Chúa cùng môn đệ về làng, Nơi Na-za-rét, họ hàng thân quen. Thân bằng quyến thuộc chúc khen, TN 14-B151
Chúa cùng môn đệ về làng, Nơi Na-za-rét, họ hàng thân quen. Thân bằng quyến thuộc chúc khen, Hội đường nhỏ bé, bon chen nhóm người. Kẻ thương người ghét kẻ cười, Chúa vào giảng dạy, vui tươi đón chào. Ngạc nhiên thái độ đồng bào, Khôn ngoan lời lẽ, làm giao động lòng. Ghen tương thái độ bên trong, Nghi ngờ sứ mệnh, trông mong cứu đời. Mẹ cha chú bác cùng thời, Dân làng biết rõ, cuộc đời Thầy đây. Khinh khi vấp phạm lời này, Con ông thợ mộc, hằng ngày lao công. Ma-ry, mẹ Chúa ngắm trông, Tiên tri ẩn dấu, họ không hiểu gì.
Chúa Giêsu trở về quê nhà, nơi Ngài đã sinh sống suốt gần ba mươi năm trời. Chúa Giêsu vào giảng trong Hội đường, nhiều người đã sửng sốt về lời giảng của Ngài. Họ ngưỡng mộ nhưng không tránh khỏi những dị nghị và dèm pha. Họ nghĩ là họ quá biết Ngài. Bà con kháo láo với nhau rằng: Bởi đâu ông này được như vậy. Đúng vậy, họ đâu có xa lạ gì, hằng ngày Ngài cùng lao động và cùng chia xẻ mọi biến cố trong xóm làng với họ. Gia đình của Ngài gần đây và cha mẹ của Ngài là những người hàng xóm tốt lành. Thế sao hôm nay Ngài giảng dạy và làm nhiều phép lạ như thế. Thế là họ tỏ thái độ khinh thường Ngài.
Chúng ta thường chứng kiến những tài tử thần tượng đi tới đâu cũng được người ta đón chào và ngưỡng mộ. Nhất là các tài tử thể thao, điện ảnh và cả các chính khách cũng được nhiếu người quí mến. Người ta không đánh giá hay nhìn họ ở khía cạnh luân lý. Nói chung, họ nhìn ở tài năng diễn đạt và thuyết phục. Người ta được thong dong không bị lương tâm đặt nghi vấn.
Sứ mệnh tiên tri thì khác, tiên tri nói lên sự thật. Tiên tri vạch trần cuộc sống giả dối, kêu gọi từ bỏ đường tà và dẫn dắt trở về nẻo chính đường ngay. Dĩ nhiên họ không ưa thích, vì không am hợp với cách sống của họ. Chúa về lại quê cũ. Chúa không phải là một tài tử. Chúa về quê như một vị tiên tri có các môn đệ theo sau.
Dân làng truy tìm nguồn gốc của Chúa và họ tỏ ra không vui. Họ thiển cận không biết được chân tướng thật của Chúa Giêsu. Họ đã bị lầm. Chúa Giêsu bị kẻ xấu xuyên tạc và nhiều người nhẹ dạ bị họ giật giây. Chúa Giêsu ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Niềm tin không phải là phép bùa hay lừa đảo nhưng là một lối sống đạo.
Truyện kể vào năm 1960, khi đạo giáo bị bách hại ở Sudan. Một thanh niên tên là Taban đã trốn nguy hiểm chạy sang Uganda tị nạn. Tại Uganda, anh đã nhập Dòng Tu và sau trở thành linh mục. Khi hòa bình trở lại, linh mục trở về quê hương và được bài sai đến xứ Palotake. Giáo dân nơi đây khó chấp nhận và không tin Taban là một linh mục. Cha nói rằng người ta đã nghi ngờ tôi và họ hỏi tôi: Ông có thật là linh mục không? Ông là người da đen. Họ không thể tin. Vì người ta chưa bao giờ thấy linh mục da đen. Họ chỉ gặp linh mục da trắng cho họ quần áo và thuốc thang.
Xét đoán diện mạo bên ngoài dễ bị lầm. Hãy quảng đại để đón nhận nhiều sự lạ chung quanh. Chúa ban cho mỗi người một kho tàng và một ơn gọi riêng để phục vụ. Chúng ta hãy đón nhận mọi người như hình ảnh của Chúa.
Trở về quê Nazareth, nơi Chúa Giêsu sinh trưởng, Người không làm được phép lạ nào, vì họ TN 14-B152
Trở về quê Nazareth, nơi Chúa Giêsu sinh trưởng, Người không làm được phép lạ nào, vì họ không tin (Mc 6, 1 -6).
Tại sao họ không tin?
Người cùng quê với Chúa Giê su họ có lý do để không tìn vào Chúa Giê su. Lý do làm sao trả lời câu hỏi:”Một Thiên Chúa siêu việt, vô biên, làm sao lại trở thành con người thực tại và giới hạn được?’
Không trả lời trực tiếp câu hỏi này, nhưng con người vẫn tìn: con người có hồn có xác, hồn bất tử và xác hay chết! làm sao dung hòa được cả hai yếu tố này trong một con người?. Người ta vẫn tin nhiều cặp đôi tồn tại trong một: “vật chất – tinh thần; tự nhiên và siêu nhiên; hình và bóng..”
Chỉ có thể hiểu được như thời đại của chúng ta vì căn bệnh GATO. Người làng một số người không thể chấp nhận được con người này hơn con người kia. Con mình bao giờ cũng là số một và con ai giỏi hơn, tài năng hơn thì buông lời gièm pha, chỉ trích, tìm cớ để khinh thường. Người ta thường hay mắc bệnh khoe, khoe nhà, khoe của, khoe đẹp, khoe con… Giữa những con người Gato thì cũng chẳng có phép lạ cuộc sống nào vì không có chỗ cho bác ái, yêu thương, hiệp nhất.
Bệnh khoe khoang là một trong nhóm của lòng kiêu căng, tự mãn. Không thấy giới hạn của mình, nhất là những giới hạn của con người không thể vươn tới vô biên. Con người tiến tới phía trước luôn là con người nhận biết rằng phía trước còn là mênh mông, nếu không con người sẽ chẳng tiến bước được gì ngoài giới hạn của mình.
Chúa Giê su chấp nhận, vì phép lạ không phải là để chinh phục người ta mà chỉ là một trong dấu chỉ để người ta biết là có Chúa hiện diện. Điều cần thiết Chúa mời gọi sau những phép lạ và trong tất cả bài giảng huấn của Người là: Sám hối và tin vào Tin Mừng là chính Chúa.
Để tin vào Chúa, con gười cần đi trên một lộ trình của lòng khiêm nhường tìm kiếm, gặp gỡ và hoán cải. Bởi niềm tin vừa là một ân ban Chúa mở ra cho con người và đáp lại bằng ý chí vâng phục của con người trước Chúa.
Thực tại dẫn về Chúa
Buồn lòng trước sự cứng tin của con người. Chúa đến để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhưng con người lại thích trong tội lỗi hơn ánh sáng. Cứ mãi lẩn quẩn trong vòng vây của bóng tối và giữa những đau khổ, chán chường mà không muốn thoát.
Con người tự thân là một mâu thuẫn giữa quyến luyến và dứt bỏ, giữa cầm nắm và cho đi, giữa cái tôi và cái chúng ta… Sống trong mâu thuẫn giữa thực tại và lý tưởng, sống ảo và sống thật. Trong vòng mâu thuẫn đó con người bị đưa đẩy hết bờ này sang bờ kia.
Ngay ở trong những thảm trạng của con người trải qua, người ta kinh nghiệm về cuộc đời của mình, càng muốn nắm giữ lại càng dễ mất. Kinh nghiệm này đi đến tận cùng vào giờ chết. Thế nên, càng giải quyết sớm tình trạng quyến luyến lại càng sống thấy ý nghĩa hơn cho cuộc đời. Tìm ra lý lẽ của cuộc sống mỗi người: sống với, sống cho và sống vì người khác. Đó là kinh nghiệm của con đường dứt bỏ.
Chúa lên tiếng mời gọi “Hãy theo Ta!” Theo Chúa, đón nhận tin mừng giải thoát khỏi cái tôi của mình, khỏi sự tha hóa bởi thế tục, tìm ra ý nghĩa cuộc đời của mình ở trong Thiên Chúa. Thánh Phao lô kinh nghiệm sau khi dứt bỏ coi như mọi sự là rác, để được biết Chúa Kitô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. (Gal 2, 20).
Có một niềm tin chắc chắn, tương lai sẽ mở ra và hiện tại được chiếu sáng, ý nghĩa cuộc đời sẽ gặp. Vậy còn chờ gì nữa không đặt niềm tin vào Chúa.
Thật dễ hiểu, đối với dân làng Na-da-rét vốn tò mò, vấn đề được họ quan tâm hơn hết nơi ông TN 14-B153
Thật dễ hiểu, đối với dân làng Na-da-rét vốn tò mò, vấn đề được họ quan tâm hơn hết nơi ông Giê-su mới nổi danh trở về thăm quê quán chính là xác định được quyền năng thần linh ông có được từ đâu mà đến; “Bởi đâu ông ta được như thế?”. Cụ thể, trước mặt họ là ông Giê-su trăm phần quá quen thuộc, một đồng hương từng chia sẻ với họ cuộc sống thường nhật; “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xép, Giu-đa và Si-mon sao?” Ông Giê-su này thì họ đã quá nhẵn mặt qua những gì là tầm thường, là đời thường, là cơm áo gạo tiền. Điều mà họ không quen hoặc khó chấp nhận chính là quyền năng ‘đột xuất’ của bác thợ mộc trẻ Giê-su. Tác giả Mác-cô cho chúng ta thấy họ khó thoát ra khỏi lối suy nghĩ cố chấp này biết bao, ông này có gì mà làm nên chuyện? Đức Giê-su nhận ra ngay họ bị thái độ rẻ rúng ngăn cản để không thể chấp nhận Người, ngay cả khi Người xuất hiện trịnh trọng, đứng trước mặt họ trên bục sách trong hội đường. Tình trạng này được tác giả sách Tin Mừng gọi là bị ‘vấp ngã’, ‘họ vấp ngã vì Người’.
Đối với các tín hữu thời các tông đồ, vấn đề nặng nề nhất lại là cái chết tức tưởi và khổ nhục của thầy Giê-su trên cây thập tự; “Chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô chịu đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại coi là điên rồ” (1 Cr 1:23). Dầu có quen thuộc phần nào với cuộc sống trần gian của Ráp-bi Giê-su, các tông đồ vẫn thâm tín, qua các phép lạ Thầy thực hiện, rằng quyền năng Thiên Chúa hằng ngự nơi Thầy. Chính vì thế mà, đối với các ông, cái chết thập giá Thầy chịu là điều không thể chấp nhận được (xem Lc 24:19-24). Sau này, việc Thầy chỗi dậy từ cõi chết do quyền năng Thiên Chúa đã là cả một cái phao cứu sinh giúp họ vượt qua được cái ‘vấp ngã’ ê chề của thập giá. Chính vì thế mà niềm tin phục sinh đối với cộng đoàn Ki-tô tiên khởi là vấn đề hệ trọng bậc nhất; ‘Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng’ (1 Cr 15:14).
Còn đối với chúng ta, các tín hữu của thế kỷ XX – XXI này, cái ‘vấp ngã’ trong niềm tin có thể là gì đây? Đời thường của Đức Giê-su, đối với chúng ta, không phải là nỗi ám ảnh, vì chúng ta có bao giờ được nếm cái cảm nghiệm một ông Giê-su quá gần gũi, quá cụ thể đó đâu. Cảm nhận cái chết khổ nhục của Người trên thập giá như một nỗi thất vọng ê chề, chúng ta cũng không có nốt, vì đã biết và tin rằng Người sống lại vinh hiển từ cõi chết. Ngược hẳn với các bậc tiền bối, chúng ta sẽ rất lấy làm vinh hạnh nếu được biết đôi chút về đời thường của Đức Giê-su tại Na-da-rét, và chúng ta thậm chí còn thấy hãnh diện về cuộc tử nạn của Người (phải chăng đó là lý do người ta dựng, và ùn ùn kéo nhau đi xem cuốn phim ‘The Passion of Christ’). Tuy nhiên tôi trộm nghĩ, điều mà ngày nay đã trở thành quen thuộc đối với niềm tin của chúng ta, có lẽ quá quen thuộc nữa là đàng khác, lại chính là thần tính của Đức Giê-su và quyền năng siêu phàm của Người. Mỗi khi nói về Đức Giê-su Ki-tô là tâm trí chúng ta lại hình dung ra một vị Thánh Tử, phục sinh khải hoàn vinh quang, sẽ uy nghi ngự đến để công thẳng phán xét kẻ sống và kẻ chết, và vương quốc Ngài sẽ uy hùng bất tận. Không như các đồng hương Na-da-rét, ngày nay chúng ta chắc chắn không hề rẻ rúng Ngài, rất kính sợ nữa là đàng khác. Không như các môn đệ đầu tiên, ngày nay chúng ta không hề hoảng sợ về thập giá, ngược lại còn rất hãnh diện nữa là đàng khác. Thế thì – tôi xin phép được lặp lại vấn nạn – cái ‘vấp ngã’ trong niềm tin hôm nay thực chất có thể là điều gì? Thưa – tôi lại xin mạn phép được tự trả lời – có thể là lòng nhân từ thương xót, quá nhân từ xót thương của Người có thể làm cho chúng ta bị vấp phạm chăng?
Kể từ thời Thánh Phan-xi-cô Sa-lê (cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII) cho tới Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (cuối thế kỷ XX tới đầu thế kỷ XXI), sự hiểu biết về Đức Giê-su Ki-tô như hiện thân và mạc khải tình yêu nhân hậu và xót thương của Thiên Chúa đã tiến triển chậm chạp đến thế nào trong Giáo Hội. Như một quan niệm, người ta đã thấy nó khó được chấp nhận như thế nào; còn việc tiếp nhận điều này như nền tảng của đức tin Công Giáo thì còn trì trệ hơn nữa nhiều, nhất là đối với số đông các chư vị trong các cấp phẩm trật. Phải chăng Đức Giê-su lại phải lên tiếng một lần nữa trong trường hợp này: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng (bị hiểu lầm) thì cũng chính… giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”? Do đó, tôi thật sự cầu mong cho Hội Thánh, được mệnh danh là một tổ chức mang mục đích rao giảng Tin Mừng tình thương, sẽ sớm là nơi mà sự nhận thức về tình yêu thương xót của Thiên Chúa hoàn toàn thống trị trong mọi lãnh vực…, và trong đó mọi cơ cấu luật lệ đều diễn đạt lòng nhân ái thần linh này mà thôi!
Riêng với chính mình, vì thuộc hàng linh mục – phẩm trật của Giáo Hội, tôi thấy mình có một phần lỗi trước tình trạng này. Tôi đã khám phá ra, và loan truyền lòng thương xót Chúa quá ít và quá trễ chăng?
Lạy Chúa Giê-su, xin trở lại viếng thăm Hội Thánh Chúa, không phải với quyền phép hay dấu lạ, nhưng với mạc khải nhân từ và xót thương vô biên. Sau nhiều thế kỷ lạ lẫm hoặc có phần sợ hãi, giờ đây xin thức tỉnh Hội Thánh Chúa, nhất là các vị trong phẩm trật, được thâm tín hơn về Tin Mừng nhân ái và yêu thương, nhờ đó Hội Thánh sẽ rao giảng cho người tội lỗi sứ điệp cao đẹp nhất mà họ hằng mong mỏi được nghe, đó là “Chúa Cha yêu mến trần gian tới nỗi…” A-men.
Đức Giêsu trở về quê hương mình là Nazareth. Theo thời gian vào ngày sa-bát, Ngài vào hội TN 14-B154
Đức Giêsu trở về quê hương mình là Nazareth. Theo thời gian vào ngày sa-bát, Ngài vào hội đường và rao giảng lời Chúa. Những người đồng hương rất ngạc nhiên về lời rao giảng của Ngài, sự khôn ngoan của Ngài và nhất là những phép lạ Ngài làm ở khắp nơi mà họ đã nghe biết và họ đã thán phục Ngài: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan như vậy? Ông ta làm được những phép lạ như thế?”.
Nhưng khi nhớ đến nguồn gốc của Ngài là một bác thợ mộc tầm thường bà con với những dân làng nghèo miền Nazareth… Họ không tin Ngài, không đón nhận gióa lý của Ngài, họ coi thường Ngài. Chính vì thái độ không tin ấy, Đức Giêsu không làm phép lạ ở Nazareth. Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn đối với người đồng hương. Ngài đã nói lên một thân phận người ngôn sứ ở trong xã hội thời xưa cũng như hôm nay: “Không có một tiên tri nào được kính trọng nơi quê hương của mình”.
Ngôn sứ là một người nói thay cho Thiên Chúa, nói lời của Thiên Chúa. Tiếng nói của những ngôn sứ rất lạ thường, bởi nói lên những chân lý về Thiên Chúa. Loài người thường “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Còn lời của Thiên Chúa mà các ngôn sứ loan truyền thì luôn nói thẳng nói thật để dạy dỗ, răn đe, sửa lỗi. Sự thật mất lòng, cho nên tiếng nói của Thiên Chúa nhiều khi chói tai, khó chấp nhận. Trường hợp của Chúa Giêsu tại hội đường Nazareth là một điển hình.
Ngôn sứ nói lời của Thiên Chúa, nên nhiều khi chẳng những không được người ta nghe mà còn bị người ta ghét, loại trừ, bách hại. Ngôn sứ Êdêkien thay mặt Chúa kêu gọi dân Do Thái sám hối tội lỗi, đừng ỷ lại vào sự kiện họ có đền thờ Giêrusalem và cũng đừng nương tựa vào thế lực ngoại bang. Những lời nói này đã khiến dân Do Thái kết tội ông phạm thánh và phản quốc. Họ đã nhiều lần bách hại ông, ông chỉ thoát chết trong đường dây kẽ tóc. Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrôđê chém đầu vì nói lên sự thật, tố cáo sự loạn luân của vua. Rất nhiều ngôn sứ cũng không thoát khỏi cảnh bách hại do sứ mạng nói lời của Thiên Chúa. Thân phận của người ngôn sứ là như thế!
Ngày hôm nay trong một xã hôi duy vật vô thần, nền đạo đức xuống cấp trầm trọng ở gia đình, học đường, xã hội… Biết bao nhiêu sự thật đau lòng, bất công, tham nhũng hối lộ, người có quyền đàn áp chiếm đoạt đất đai, tài sản của nhân dân, nạn cướp của giết người ở khắp nơi… trong Giáo hội cũng xảy ra nhiều vấn đề đau buồn: linh mục, tu sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, đánh cắp những tài liệu mật ở Vatican, nhiều tiêu cực. Thiên Chúa cần những ngôn sứ can đảm nói lên sự thật để làm cho xã hội và Giáo hội được phục hồi, được thăng tiến về mọi mặt. Nhưng đáng buồn, đa số Kitô hữu, các cán bộ tin mừng, những linh mục tu sĩ đã chọn thái độ làm ngơ, im lặng. chỉ vì muốn được yên thân, an phận. Như thế là không thi hành chức năng ngôn sứ của mình.
Nhiều Kitô hữu không ý thức chức năng ngôn sứ của mình khi lãnh nhận bí tích Rửa tội được làm con Chúa, được tham dự vào 3 chức năng của Đức Giêsu Kitô là Ngôn sứ – Tư tế – Vương đế. Đáng buồn có những tín hữu chối bỏ đức tin khi làm lý lịch khai là không tôn giáo, không dám xưng mình là người có đạo, không dám làm dấu Thánh giá khi ăn cơm chung với nhiều người, đối xử thiếu nhân đạo, thiếu bác ái với anh em, bất công với người khác… Đó là những biểu hiện không thi hành chức vụ ngôn sứ trong xã hội.
Sống đạo là sống chứng nhân cho Chúa giữa đời: Sống đạo đức, lương thiện, bác ái, hy sinh phục vụ… để anh em lương dân nhìn thấy những việc làm tốt lành mà ngợi khen Thiên Chúa.
Thái độ thiên kiến, định kiến “Bụt nhà không thiêng”. “gần chùa gọi bụt bằng anh, thấy bụt hiền lành cõng bụt đi chơi”. Chỉ nhìn quá khứ với con mắt chủ quan của người đồng hương đối với Chúa làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Khi đánh giá một sự kiện, nhất là một con người cần phải có thái độ khách quan, trung thực nhìn nhận sự kiện, con người như hôm nay, bây giờ, hiện thực thì mới chính xác. Không nên nhìn quá khứ với những khuyết điểm nơi con người mà phải nhìn con người hôm nay với cái nhìn lạc quan hướng về một tương lai tốt đẹp, dĩ nhiên ai cũng có khuyết điểm, giới hạn của mình “nhân vô thập toàn”. Người đồng hương Nazareth không có cái nhìn này mà chỉ nghĩ về quá khứ: Ông Giêsu, một bác thợ mộc nghèo, tầm thường, vô danh tiểu tốt, cha mẹ Ngài cùng xóm ấp với mình. Vì thế họ không thấy được những điều hay, việc làm tốt, phi thường của Đức Giêsu nên họ không tin, mặc dù họ khâm phục Ngài. Trước thái độ của người Nazareth, Đức Giêsu đã phải thốt lên: “Không một tiên tri nào được đón nhận nơi quê hương mình”.
Khách quan nhìn nhận sự thật về mình, về người khác và công nhận con người có thể biến đổi trở nên tốt mới có thể tạo được niềm tin giữa con người trong xã hội và giúp nhau thăng tiến về đạo cũng như đời. Hãy bỏ qua quá khứ và nhìn về tương lai tốt đẹp!
Cách đây khá lâu, trong mục Tuổi Biết Buồn ở tờ Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có đăng TN 14-B155
Cách đây khá lâu, trong mục Tuổi Biết Buồn ở tờ Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có đăng tâm sự của hai chàng thanh niên bị chối từ tình yêu. Anh thứ nhất viết: Lệ Vũ mến, em rơi vào vùng cấm địa này đã 2 năm tròn. Em có thương một người, chẳng may cho em vì người ta chỉ thương hại em trong cơn sầu khổ. Khi em hỏi: “Có thương anh không?” Cô ấy thành thật trả lời: “Không và trăm ngàn lần không”. Một tháng qua hồn em như chết đi và ngớ ngẩn như gà nuốt dây thun. Đi ra cũng nhớ, trốn xa để khỏi gặp thì “nàng” cũng hiện hình; đêm về cũng nhớ. Có cách nào quên đi hình bóng “nàng” đã đến với mình. Ký tên: Hàn Băng Giá, Lincoln, Nebraska.
Anh thứ hai tâm sự: Em năm nay 30 tuổi và quen T được 5 năm thì chúng em tính đến chuyện kết hôn. Tuy nhiên T nói là chờ ba mẹ qua để làm đám cưới cho lớn. Ngờ đâu, khi cha mẹ T qua thì nhất quyết không chấp nhận và chê nào là em chân què rồi học không cao. Thế là chúng em đành chia tay. Theo Lệ Vũ, em đã học lấy Ph. D rồi mà còn bị chê là học không cao, nghĩa là làm sao? Cuộc đời em khổ nhiều hơn vui: Một tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, về sống với ông bà nội được mười mấy năm thì cho em đi vượt biên. Qua đến Mỹ, không có người thân, em phải một mình tranh đấu để học hành. Thế mà sau khi “thành tài”, không hiểu tại sao Chúa lại trao thánh giá cho em như vậy. Ký tên: Người em phiền não, TX.
Xin nhắc nhỏ với các cô là cố gắng thương yêu các anh, đừng nỡ tâm phụ lòng các anh kẻo các anh phải phiền não, phải là hàn băng giá thì quả thật là tội nghiệp cho các anh nhiều lắm đó.
Điều chúng ta cần để ý là không phải chỉ có các anh trên mới bị chối từ tình yêu. Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại Chúa về quê thăm nhà bị dân chúng khinh thường, coi rẻ vì biết rõ thân phận quá khứ của Chúa.
Nếu hai anh thanh niên đau khổ vì bị chối từ, thì có lẽ Chúa cũng vậy. Không thể hoài nghi đây là một trong những kinh nghiệm đau đớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối diện với việc bị chối từ, chúng ta nên làm gì và phải làm gì? Các anh thanh niên đã viết thư cho Lệ Vũ xin nhờ giúp đỡ tìm phương thức giải quyết. Nếu là Lệ Vũ, xin đề nghị với các anh là theo gương Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay.
Trước hết thành thật. Chúng ta nên kiểm điểm lại cuộc sống một cách thành thật với lòng mình để tìm hiểu nguyên do tại sao mình bị chối từ, phải chăng vì lỗi của mình hay vì một vài lý do nào đó khiến mình không được chấp nhận. Có thể có người nêu lên thắc mắc: Phải chăng Chúa Giêsu cũng kiểm điểm lại cuộc sống? Chúng ta không thể minh chứng bằng việc trích dẫn những câu Kinh Thánh, nhưng theo thiển ý, Chúa đã làm vì chúng ta đang nói với nhau về sự thành thật, và không ai có thể thành thật với Thiên Chúa và tha nhân nếu trước hết họ không thành thật với chính mình. Chúa Giêsu đã từng xác quyết Ngài là đường, là sự thật, và là sự sống, chắc hẳn Ngài không ngại đối diện với sự thật, ngay cả sự thật về chính mình.
Tuy nhiên, tự kiểm điểm không phải là chuyện dễ dàng, nó đòi hỏi sự khôn ngoan. Nếu tự kiểm điểm thái quá, chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng tự chỉ trích mình quá đáng. Còn nếu không kiểm điểm, chúng ta lại dễ mắc vào lầm lỗi là khiển trách người khác những lỗi lầm mà thực sự của chính chúng ta. Nếu người ta chối từ chúng ta vì chúng ta nóng nảy, kiêu ngạo, ăn nói cộc cằn hay thường xuyên phàn nàn kêu ca…, thì chúng ta cần nhận diện và thay đổi. Nếu không, chúng ta đã không đối diện với việc bị chối từ một cách thành thật.
Thứ đến, Chúa bình tĩnh chấp nhận. Không thể hoài nghi là Ngài muốn được dân làng của Ngài tiếp nhận Ngài. Đây là quê làng, nhà của Ngài, là những người thân quen mà Ngài sống chung gần như cả cuộc đời Ngài. Cũng là con người nên bị chối từ chắc hẳn làm Ngài đau khổ nhiều. Nhưng Ngài chấp nhận sự kiện bị chối từ và tiếp tục sống. Phải chăng đó là điều chúng ta cần học khi cảm nghiệm sự chối từ? Bị chối từ chưa chắc có nghĩa chúng ta là người xấu, người không xứng đáng. Mỗi người đã từng sống đều từng bị một số người chối từ. Vì thế nên bình tĩnh và tiếp tục sống.
Sau cùng, điều Chúa làm là tránh nơi bị chối từ và kiếm tìm chỗ được chấp nhận. Tin Mừng ghi lại: “Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.” Bị chối từ bởi một người hay một số người không có nghĩa là bị cả thế giới chối từ. Do đó chúng ta không được phép thất vọng và trùm chăn, không tiếp tục dấn thân đến với những người khác, bởi vì rất có thể ở một nơi nào đó có người cũng đang cần những người như chúng ta.
Xin mượn lời của Lệ Vũ như lời kết cho bài chia sẻ Tin Mừng hôm nay: “Không nên trách Chúa về những khó khăn, thử thách mình phải trải qua trong cuộc đời. Chính Con Một Chúa khi xuống thế làm người còn phải uống chén đắng, trải qua khó khăn, thử thách vì tội loài người. Chỉ khác nhau ở điểm, có người tìm đủ mọi cách để khuất phục mọi khó khăn tiến lên, trong khi đó có người xuôi tay đầu hàng vô điều kiện, tự biến mình thành nạn nhân đáng thương trong nhiều chuyện nhiều khi không đáng. Trong đời sống, con người chỉ biết giá trị thực của nụ cười khi đã biết giá trị của nước mắt. Sông có khúc, người có lúc. Mong sớm qua được cơn phiền não và tìm lại niềm vui trong đời sống.”
Trưng hoa hồng trên bàn thờ vừa đẹp, lại vừa có hương thơm. Nhưng việc trồng tỉa nó lại là TN 14-B156
Trưng hoa hồng trên bàn thờ vừa đẹp, lại vừa có hương thơm. Nhưng việc trồng tỉa nó lại là việc không mấy dễ dàng, nhất là bị những chiếc gai nhọn cào xước trên phần da thịt non nớt, để lại những vết trầy trụa xót xa!
Ở tiểu chủng viện, tôi trong ban phụng vụ, đã phải chăm sóc vườn hoa hồng của nhà trường. Khi loay hoay làm việc, đào xới, tỉa cành, vun gốc, bón phân thì chẳng thấy chuyện gì xảy ra. Nhưng sau đó vài ngày, tự nhiên thấy nhói đau ở một điểm nào đó nơi tay chân, thường thì ngay những ngón tay và cánh tay. Khi xem xét kỹ lại, thì ra là một cái gai nhọn của cây hồng đã nằm sâu bên dưới da thịt. Phải lấy nó ra cho bằng được mới hết đau!
Chỉ vài ngày sau khi làm công tác vun xới vườn hồng, cánh tay của tôi trông giống như đã vật lộn với một con mèo hoang hung dữ và bị cào cấu thê thảm. Không những gai nhọn đâm vào da thịt, gây thương tích trên người, mà ngay cả những chiếc lá hồng cũng có khả năng xước da xẻ thịt nữa. Đó là vũ khí phòng vệ của cây hoa hồng mà Thượng Đế đã ban tặng cho chúng. Những vết trầy trụa thường rất đau đớn và dễ gây nhiễm độc vì những cành lá đã được xịt thuốc diệt trừ sâu rầy pesticide.
Những bông hoa hồng sẽ không đẹp nếu thân cây không được chăm sóc bằng cách bón phân, vun xới xung quanh gốc, và cắt tỉa những cành lá mọc rối trật tự. Người ta phải tỉa những cành yếu để gia tăng sức mạnh vào những nhánh lớn hơn; do đấy, những nụ hoa đẫy đà mới nẩy sinh và trổ ra những bông hoa đẹp đẽ. Người ta phải chịu đau đớn làm một công việc gây thương tích dưới những bụi gai hồng; nhưng chỉ có cách này, mới có một vườn hồng đầy hoa thơm.
Bài Phúc Âm hôm nay (Mc 6:1-6) diễn tả một nghịch cảnh tương tự khi Chúa Giêsu và các môn đệ trở về quê quán của Ngài và giảng dạy trong hội đường vào ngày Sabbát. Chúa Giêsu là bông hoa hồng thơm ngát. Còn những người đồng hương của Ngài là những chiếc gai nhọn với những lời phê bình, chỉ trích, và gièm pha thật xót xa: “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xê, Giuđa và Si-mon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Và họ vấp ngã vì Người” (Mc 6:3).
Những người đồng hương đã nhìn vào nghề nghiệp, gia đình, bà con họ hàng của Chúa Giêsu để đánh giá về Con Người của Ngài. Họ đã nhận ra giá trị nơi những lời Ngài rao giảng: “Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Bởi đâu ông ta được như thế?” (Mc 6:2). Nhưng họ lại không thể tin vào Con Người của Ngài được!
Có một vị giáo sĩ đi du hành khắp nơi để rao giảng đạo lý. Một ngày nọ ngài đi vào một thị xã xa lạ, và hỏi thăm cậu bé con đường đi tới bưu điện. Sau khi cậu bé đã cho ngài những hướng dẫn cần thiết, vị giảng thuyết đã cám ơn cậu và nói, “Con có vẻ là một cậu bé sáng sủa và thông minh đấy. Con có muốn đến nghe bài giảng thuyết của ta tối nay để ta chỉ cho con con đường đi lên trời không?” Cậu bé sững sờ hỏi lại, “Ngài chỉ cho con đường đi lên trời, thế tại sao con đường đi đến bưu điện ngài lại không biết!”
Thánh Mác-cô đã phải nói lên một câu rất nặng nề đối với những người đồng hương của Chúa Giêsu: “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin” (Mc 6:5).
“Mọi sự đều có thể cho người tin” (Mc 9:23). Đối với Chúa Giêsu, Ngài đã không làm một phép lạ nào khi không có niềm tin. Ngài muốn làm tất cả mọi sự cho dân chúng của Ngài, nhất là những người đồng hương, nhưng Ngài cần đức tin của họ để xuất phát ra sức mạnh của Ngài. Hãy nhớ đến câu chuyện Phúc Âm tuần vừa qua (Mc 5: 21-43) nói về người phụ nữ bị loạn huyết. Nhiều người đã xô đẩy, đụng chạm vào người Chúa, nhưng không có gì xảy ra, vì họ đã không đụng chạm bằng lòng tin. Khi người phụ nữ có đức tin chạm vào Ngài (Hr 11:6), sức mạnh chữa lành liền phát xuất ra. Chúa Giêsu đầy quyền năng, nhưng chúng ta có thể làm tê liệt quyền năng của Chúa bằng sự “cứng lòng tin” hay thiếu lòng tin của chúng ta. Tại sao những người đồng hương đã không tin vào Chúa Giêsu?
Chúa Giêsu đã trả lời: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi” (Mc 6:4). Tục ngữ ca dao Việt Nam cũng có những câu tương tự, “Bụt nhà không thiêng!” hay “Gần chùa gọi Bụt bằng anh. Thấy Bụt hiền lành bế Bụt đi chơi.” Và người Tây Phương cũng nói: “Familiarity breeds contempt, Sự quen thuộc sinh ra khinh bỉ.” Dân chúng trong vùng Ca-phác-na-um đã nghĩ rằng họ biết mọi sự về Chúa Giêsu rồi: tên tuổi, gia đình, nghề nghiệp, học vấn, Ngài đâu còn xa lạ gì đối với họ nữa!
Một vấn đề dễ gây ngộ nhận qua bài Phúc Âm hôm nay, khi đề cập đến anh em của Chúa Giêsu. Đối với người Công Giáo và những Kitô hữu tin tưởng vào sự đồng trinh của Đức Maria trước và sau khi sanh Chúa Giêsu đã lập luận rằng, trong ngôn ngữ cổ Aramaic, chữ “anh em” được sử dụng với một nghĩa rất rộng. Nó được dùng không những để chỉ anh em ruột, nhưng còn anh em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh em bà con, hay những liên hệ máu mủ họ hàng khác nữa. Trong Phúc Âm, không có chỗ nào nói đến những người anh em của Chúa Giêsu như là những người con của Đức Maria cả. Nếu Đức Maria có những người con khác nữa thì tại sao khi Chúa Giêsu hấp hối trên thập giá lại phải trao phó Bà cho Gioan, môn đệ yêu quý của Ngài? (Ga 19: 26-27).
Một số người đã đề cập đến những người anh em của Chúa Giêsu là Giacôbê và Giuse (Mc 3:31-35; 6:3; 1 Cr 9:5; Gl 1:19). Về vấn đề này, sách Giáo Lý Công Giáo số 500 nói rằng: “Giáo Hội luôn hiểu các đoạn sách này không nói đến những người con khác nữa của Mẹ Maria: đúng thế, Giacôbê và Giuse ‘những người anh em của Chúa Giêsu’ (Mt 13:55) là con của một bà Maria khác, môn đệ của Chúa Kitô (Mt 27:56), và Thánh Kinh nói rõ đó là ‘một Maria khác’ (Mt 28:1). Đó là những anh em gần của Chúa Giêsu, theo kiểu nói quen thuộc của Cựu Ước (St 13:8; 14:16; 29:15)”.
Qua chính vấn đề đang tranh luận này, Thánh Sử Mác-cô đã cố gắng chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng dân chúng Ca-phác-na-um đã tự nghĩ là họ biết mọi sự về Chúa Giêsu, nhưng thật ra họ đã không biết gì về Ngài cả, hoặc là biết mà biết sai!
Một vị truyền giáo ở Ấn Độ đang giảng đạo cho một nhóm người thợ lặn đi tìm ngọc trai. Ngài nói cho họ nghe về việc Chúa Giêsu đã so sánh Vương Quốc Thiên Chúa như là một hạt giống được gieo xuống ruộng, một kho tàng ẩn dấu trong cánh đồng, một mẻ cá gồm đủ mọi thứ cá, và như một viên ngọc quý mà một người đã phải bán tất cả mọi của cải để mua lấy viên ngọc quý đó. Nghe vậy, một trong những người thợ lặn tìm ngọc trai đã quen biết rất thân tình với vị truyền giáo từ lâu, tỏ vẻ rất xúc động. Ông đã mời ngài về nhà. Khi ngài đến nhà, nguời thợ lặn đưa ra một cái hộp to lớn vững chắc. “Con đã có cái hộp này nhiều năm rồi,” ông nói. Rồi ông cẩn thận mở các lớp vải nhung bao bọc ra. Sau cùng còn lại một viên ngọc trai óng ánh, ông đặt nó vào tay vị truyền giáo. Viên ngọc sáng chói! Rõ ràng, nó đáng giá một món tiền rất lớn trên thị trường.
“Thưa cha,” ông thợ lặn tìm ngọc trai nói, “xưa kia, con đã có một người con trai. Nó là người thợ lặn ngọc trai giỏi nhất vùng bờ biển Ấn Độ này. Nó là nguồn vui của con. Và nó luôn mơ ước tìm được một viên ngọc trai nổi tiếng như thế này. Một ngày kia, nó đã tìm thấy. Nhưng viên ngọc trai đang nằm trong bàn tay ngài đây đã lấy đi mạng sống của nó. Nó đã chết vì viên ngọc trai này. Bao nhiêu năm qua, con đã giữ viên ngọc trai này, và bây giờ có một sự thúc đẩy nào nó nói với con rằng con phải trao nó cho ngài.”
“Không được!” vị truyền giáo phản đối, “ông không thể cho đi được.” “Làm thế nào tôi có thể đón nhận món quà vô giá này được?” Ông thợ lặn có vẻ kinh ngạc. “Ngài nói gì?” ông hỏi. “Thưa cha, cha không hiểu rằng người con trai của con đã phải hy sinh mạng sống vì viên ngọc trai này, nên con không thể nào bán nó được. Nhưng con muốn trao lại cho ngài bởi vì tình yêu của con dành cho ngài!” Sau đó, với những giọt nước mắt chảy xuống trên mặt, người thợ lặn đã nói với tất cả sự xúc động, “Thưa cha, đây không phải là những điều cha đã nói với con và những người khác về món quà vô giá của Thiên Chúa ban cho nhân loại, là chính Người Con Trai duy nhất của Ngài sao?”
Tin Mừng hôm nay không phải là câu chuyện buồn của những người đồng hương đã gặp Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa mà không nhận ra. Họ đã bỏ ra đi mà không lãnh nhận được một ơn lành nào vì sự cứng lòng tin của họ!
Tin Mừng hôm nay là sự bắt đầu rao giảng trong hội đường của Chúa Giêsu, Thánh Mác-cô nói với chúng ta rằng, “Nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người” (Mc 6:2). Hôm nay chúng ta đến đây để cử hành sự hiện diện của Con Thiên Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Món quà vô giá là Người Con yêu quý của Thiên Chúa đã hiệp nhất chúng ta lại trong tình yêu thương của Người. Có bao giờ chúng ta kinh ngạc và sửng sốt về thực tại này chưa? Chúng ta có phải là những thính giả sửng sốt và ngạc nhiên về sự khôn ngoan và giáo lý của Người không?
Tôi còn nhớ cách đây mấy năm có một câu chuyện đã được báo chí và truyền hình đề cập, bàn TN 14-B157
Tôi còn nhớ cách đây mấy năm có một câu chuyện đã được báo chí và truyền hình đề cập, bàn tán và bình luận rất nhiều. Đó là câu chuyện của ông Bernard Madoff, người đã gian lận hàng tỉ đô la. Ông đã bị bắt và hiện đang bị giam trong tù. Nhưng điều làm cho mọi người ngạc nhiên là câu nói của người vợ sau khi ông này bị kết án, bà nói: “Người đàn ông phạm tội gian lận không phải là người đàn ông mà tôi đã sống chung với bao nhiêu năm qua.” Có nghĩa là bà ngạc nhiên về hành động của người chồng mà bà đã sống chung bao nhiêu năm trời.
Thật vậy, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta ngạc nhiên về hành động của một người nào đó mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết người đó một cách rõ ràng, nhưng hoàn cảnh trái ngược, thật sự ra chúng ta không biết rõ người đó.
Trong trường hợp của Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin mừng hôm nay, những người thân trong gia đình, bạn bè và hàng xóm nghĩ rằng họ biết rõ về Người. Đối với họ, Chúa chỉ là một người lao động tầm thường trở thành một người rao giảng. Người không thuộc về dòng dõi thượng phẩm hay linh mục, hay có sự học vấn cao siêu như những người biệt phái hay kinh sư. Có lẽ có một số ít người cảm phục nhưng hầu hết không tin Người có cái gì đặc biệt, mặc dầu họ đã nghe đồn về công việc và một số phép lạ Người đã làm ở nơi khác.
Cho nên như chúng ta vừa nghe khi Chúa về quê hương và giảng dạy trong hội đường thì họ ngạc nhiên nhưng sau đó có thái độ khi thường: “Ông là ai? Bởi đâu ông ta đã làm được những chuyện lạ lùng như thế? Ông ta không phải là con ông Giuse và bà Maria sao? Họ hàng anh chị em của ông ta không phải là những người láng giềng của chúng ta sao? Ông ta không phải là người đã sinh sống và làm nghề thợ mộc ở đây với chúng ta sao?”
Thật sự ra thì trước khi về thăm dân làng, dân chúng đã nghe về những lời giảng dạy mới lạ đầy uy quyền của Chúa, cũng như đã nghe dân chúng bàn tán xôn xao về những phép lạ Chúa đã làm ở nơi này nơi kia. Đó là những công việc, những phép lạ Chúa Giêsu đã làm trước khi Người về Na-da-rét, quê hương của Người. Nhưng những người đồng hương của Người ngạc nhiên đến độ không tin, không thể tin và có một thái độ như khi thường. Tin làm sao được ông Giêsu đang đứng trước mặt họ đây có thể làm được những điều lạ lùng như thế, tin làm sao được ông Giêsu đây là Thiên Sai, Đấng Cứu Chuộc, là Đấng mà dân tộc họ đang trông đợi cả ngàn năm!
Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta nhiều bài học thực tế trong đời sống Ki-tô hữu. Nhưng tôi chỉ muốn chú ý đến 2 bài học quan trọng. Bài học thứ nhất là thành kiến. Nhu chúng ta biết thành kiến là một tâm trạng, thái độ lệch lạc, sai lầm rất tai hại, là một sự in sẵn, cố định trong tâm trí một đường lối, một quan niệm và một lối suy nghĩ. Bởi vậy, những người có thành kiến suy diễn, phán đoán mọi người mọi vật theo những quan niệm có sẵn trong đầu óc. Nhất là khi những tư tưởng, quan niệm hay những sự hiểu biết sai lạc đó có thể đưa đến những hậu quả không hay, gây ra những sự hiểu lầm, tranh chấp, chia rẽ nguy hại. Thật vậy như chúng ta đã hiểu biết ai đeo kính đen thì nhìn cái gì cũng tối hết, lưỡi đắng thì ăn gì cũng đắng, lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Chúng ta thường nghe: “yêu nên tốt, ghét nên xấu,” và “khi yêu nhau thì yêu cả đường đi, yêu cả những tật xấu. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.” Lòng chúng ta có khuynh hướng mạnh về điều gì, thì mắt chúng ta hay tìm, trí chúng ta hay tưởng, và rồi chúng ta phán đoán, nhận xét người khác theo khuynh hướng đó của chúng ta. Ít khi hay không bao giờ chúng ta tìm hay để ý đến những cái hay, cái tốt, hữu ích của họ, mà cảm nhận ra hay cám ơn về những ảnh hưởng đến đời sống của chính mình.
Thành kiến là một chứng bệnh di truyền kinh niên bất trị của loài người không ai thoát khỏi ngày xưa hay ngày nay cũng vậy. Chúng ta thường to tiếng chỉ trích hay kết án lối sống phô trương bên ngoài. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại hay căn cứ vào những cái bên ngoài đó mà đánh giá người khác. Sự thực thì đánh giá một người theo phương diện bên ngoài có thể đúng nhưng cũng có thể sai lầm. Chúng ta có câu nói: “Trông mặt mà bắt hình dong.” Và ngược lại chúng ta cũng thường nghe câu nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,” hay “Xanh vỏ mà đỏ lòng.” Cho nên, nhận xét đánh giá một người mà chỉ căn cứ vào thành kiến và bề ngoài có thể là nông nổi, thiển cận, nhiều khi phạm tội mất đức công bằng và bác ái, và gây ra những hậu quả chia rẽ, nghi ngờ trầm trọng, nguy hiểm và tai hại mà chúng ta thấy xảy ra trong nhiều cộng đoàn tôn giáo. Tóm lại, thành kiến đã làm cho dân làng Na-da-rét nhận xét và phán đoán sai lầm về Chúa Giêsu. Họ đã không nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế. Đối với chúng ta cũng vậy, thành kiến có thể làm chúng ta mù quáng, không nhận định và phán đoán một cách khách quan, đúng đắn được. Thành kiến làm chúng ta không thể đối thoại, cởi mở với người khác và không nhìn thấy cái hay cái tốt nơi người khác, nhiều khi, vì thiển cận và sai lầm chúng ta còn tìm cách bới móc để xuyên tạc, vu oan, giá hoạ cho người khác. Chúng ta nghe Chúa Giê-su đã nhiều lần khiển trách người Pharisêu, biệt phái và kinh sư về thành kiến của họ.
Vì thế, là những Kitô hữu có đức tin vào Chúa, chúng ta phải cố gắng loại bỏ tất cả những thành kiến, để thứ nhất đối với cá nhân bản thân, khỏi sự tự ti mặc cảm; khỏi bị thu hẹp và nhất là tự hạ thấp giá trị con người của mình. Và thứ nhì đối với những người chung quanh, có được một cái nhìn đúng đắn hơn, trung thực hơn, có một nhận xét chân thành hơn, một phán đoán khách quan hơn, và có một đời sống yêu thương cởi mở thân mật hơn.
Bài học thứ hai là chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta đừng bao giờ tự phụ là đã biết rõ Chúa. Chúng ta đi nhà thờ, chúng ta nghe về Chúa trong Tin mừng, tuyên xưng Chúa trong kinh Tin Kính, chúng ta đã học một số giáo lý và về Chúa ở lớp học, chúng ta nghe hay đọc về Chúa trong các kinh, và tự xưng là biết Chúa rõ rồi. Các thánh và các người có đời sống liên hệ mật thiết thánh thiện với Chúa luôn nhắc nhở chúng ta: mọi ngày từng giây phút trong đời sống phải có tấm lòng khao khát muốn biết rõ hơn Chúa Giê-su là ai. Vậy chúng ta phải làm sao để biết Chúa hơn? Bằng bốn điều thiết yếu sau: thứ nhất cầu nguyện, thứ hai năng chịu các Bí tích, thứ ba hy sinh khiêm nhường phục vụ và thứ bốn có tấm lòng quảng đại bác ái chân thật. Chỉ có một hay chỉ có 3 không đủ.
Tôi cũng phải thú nhận với mọi người, tôi cũng chưa biết Chúa đủ hay một cách rõ ràng, nhưng tôi cố gắng và cố gắng từng giờ, từng ngày, và tôi cũng biết tất cả ông bà anh chị em cũng đang cố gắng như vậy, đó là lý do tại sao chúng ta hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Vì thành kiến và lòng tự phụ mà người dân tại làng Na-za-rét đã không nhận được những ơn sủng của Chúa. Xin Chúa khích động chúng ta có lòng khao khát muốn biết Chúa rõ hơn, biết loại bỏ những thành kiến, có tâm hồn chân thành và quảng đại để hứng nhận ân sủng của Chúa tuôn đổ xuống cuộc sống chúng ta.
Người Do Thái có quan niệm giống người Việt, một người làm quan cả họ được nhờ, một người TN 14-B158
Người Do Thái có quan niệm giống người Việt, một người làm quan cả họ được nhờ, một người thành công cả làng hãnh diện. Thế nhưng, Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu sau khi đã thành công, nổi tiếng khắp vùng, khi trở về Nazareth, dân làng không những không hãnh diện, lại còn tỏ ra coi thường khinh bỉ. Tại sao vậy?
Có một sự thật trong cuộc sống, đó là, con người thích nghe những điều ngọt ngào, những lời khen tặng, khó chấp nhận những lời thẳng thắn phê bình góp ý. Càng làm lớn, càng khó để nghe những lời góp ý, càng có quyền càng khó chấp nhận nghe lời phê bình. Ví dụ: Vua Hêrôđê thích nghe những lời rao giảng của Gioan Tiền Hô, thế nhưng khi Gioan phê bình vua về việc vua đã cướp vợ của anh mình, thì liền sau đó, Gioan bị tống giam và chém đầu. Xã hội ngày nay cũng vậy, ai lên tiếng phê bình lãnh đạo, liền bị kết vào tội nói xấu lãnh tụ. Ai chân thành góp ý, thì bị quy vào tội làm chia rẽ nội bộ. Cuối cùng trong bộ máy lãnh đạo chỉ còn lại những người nịnh hót, bảo sao nghe vậy, không dám nói thật, không dám bênh vực sự thật.
Từ Cựu Ước cho đến ngày nay, các ngôn sứ luôn bị chối từ, bị coi thường, bởi vì các Ngài luôn nói lên sự thật, các Ngài dám chỉ ra những cái sai và kêu gọi phải đi theo đường lối của Thiên Chúa. Vì vậy, các ngôn sứ luôn bị chối từ, bị bách hại và có khi phải thiệt mạng vì những điều các ông nói ra. Bài đọc một, tiên tri Êzêkiel chia sẻ về ơn gọi của ông. Ông nhận được lời Chúa mời gọi và sai đến với dân Israel. Ông cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ hãi, nhưng Thiên Chúa đã khuyến khích ông: “Ta sẽ làm cho chân ngươi đứng vững. Ta sẽ sai ngươi đến với nhà Israel”. Như thế ông xác tín rằng ông là kẻ được sai đi; và vì được sai đi, nên ông có nhiệm vụ phải nói và làm theo ý Đấng đã sai mình. Chúa cũng cho Êzêkiel biết trước: “Israel là một dân phản nghịch đang nổi lên chống lại Ta…Chúng như những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng”. Dù biết trước sứ mệnh khó khăn, biết trước sẽ bị phản đối, nhưng vì lệnh truyền của Chúa, vị tiên tri vẫn can đảm vâng theo. Vị tiên tri cũng ý thức rằng, cho dù dân có nghe hay không nghe, thì việc ông đến với họ là vì Chúa, do Chúa, nói lời của Chúa. Nếu dân nghe lời vị ngôn sứ và điều chỉnh lại đời sống, họ lại đón nhận được tình thương của Chúa. Nếu từ chối, họ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về thái độ của họ.
Chúa Giêsu là Ngôn Sứ Chúa Cha sai đến trần gian để nói Lời và ý định của Chúa cho dân. Tuy nhiên, Tin Mừng cho thấy, khi Chúa trở về Nazareth, dân làng đã tỏ ra dửng dưng và khinh bỉ Ngài. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu đã có một nhóm môn đệ đi theo, Ngài đã giảng dạy và thu hút được nhiều người tin tại các vùng lân cận như Caphacnaum. Khi trở về Nazareth, Chúa vào giảng trong hội đường. Mọi người ngạc nhiên về sự khôn ngoan thông thái của Chúa và về các phép lạ Chúa Giêsu đã làm. Tuy nhiên sự ngạc nhiên này lại không dẫn đến sự cảm phục và tin kính, trái lại, các người Nazareth đã để cho thành kiến, nếp nghĩ coi thường người khác cản trở, khiến họ không đi xa hơn được trong việc tin Chúa Giêsu.
Họ bị cản trở bởi nghĩ rằng vùng Nazaret chẳng thể nào có được một ngôn sứ, vì Kinh Thánh không hề nói đến tên làng Nazareth bao giờ. Suy nghĩ này cũng ảnh hưởng trên ông Nathanael khi được Philipphê nói về Đức Giêsu, vị ngôn sứ thành Nazareth, ông đã trả lời: Ở Nazareth nào có cái chi hay? Ngôn sứ làm gì có ở Nazareth! Hơn nữa, người Nazareth còn mang một cái nhìn hẹp hòi thành kiến và khinh thường thế giá gia đình của Chúa Giêsu. Họ nói rằng: Con anh thợ mộc có gì đâu mà thông thái? Anh em nhà bà Maria có gì đâu đặc biệt? Chính những suy nghĩ này đã cản trở những người Nazareth đón nhận Chúa Giêsu và lời giảng dạy của Ngài. Cũng từ đó họ không thể chấp nhhận Đức Giêsu là một ngôn sứ được Chúa sai đến.
Nếu những người Nazareth có một tâm hồn khiêm nhường, họ đã có thể nhận ra ý Chúa qua lời của Vị Ngôn Sứ Giêsu; Nếu họ bỏ qua được thành kiến, họ đã có thể nhận ra Chúa Giêsu là niềm vinh dự cho cả dân làng và dân tộc của họ; Nếu họ đừng có cái nhìn khinh miệt về gốc gác, nghề nghiệp của gia đình Ngài, thì họ đã nhìn thấy nơi Đức Giêsu là ngôn sứ được sai đến; Nếu họ đừng có thái độ coi thường người khác, họ đã nhận ra việc Chúa làm qua con người của Đức Giêsu. Chúa Giêsu lấy làm tiếc cho những người Nazareth vì họ đã cố tình bỏ qua cơ hội Thiên Chúa dành cho họ: Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương của mình, hay bà con thân thuộc và trong gia đình mà thôi.
Chính vì họ khép lòng trước lời mời gọi của Thiên Chúa, họ từ chối sứ giả của Thiên Chúa, nên Tin Mừng ghi lại: “Chúa Giêsu không thể làm được phép lạ nào tại đó…vì họ không có lòng tin”. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có thể làm được mọi sự. Tuy nhiên, ở Nazareth Ngài không thể thể hiện quyền năng Thiên Chúa qua các phép lạ được vì những người ở đó thiếu một điều kiện tiên quyết đó là lòng tin. Lòng tin là chìa khóa để ta đi vào trong trái tim và khai mở lòng thương xót của Chúa. Trái lại sự cứng lòng không tin hoặc cố tình từ chối Thiên Chúa sẽ khiến cho lòng thương xót của Chúa không thể đổ vào lòng chúng ta được. Thiên Chúa chỉ có thể đổ tình yêu vào lòng chúng ta khi chúng ta mở lòng đón nhận. Ngài chỉ có thể cứu chúng ta khi chúng ta đưa tay cho Ngài nâng ta chỗi dậy. Thiên Chúa chỉ có thể ôm chúng ta vào lòng khi chúng ta như một đứa trẻ sà vào vòng tay Chúa.
Thái độ từ chối Chúa Giêsu vẫn đang diễn ra trong thế giới và xã hội hôm nay. Các nhà cầm quyền đang muốn tìm cách loại trừ Chúa Giêsu và ảnh hưởng của Ngài trong xã hội, vì họ sợ Giáo lý và Tin Mừng của Chúa chạm đến lương tâm của họ. Họ sợ Chúa có ảnh hưởng trên cộng đồng, sợ nhiều người tin theo, do đó họ tìm nhiều cách đề đàn áp, kìm hãm, gây khó khăn cho những người tin theo Chúa. Nhìn chung, vì xã hội đầy những gian dối và bóng tối, vì thế họ sợ ánh sáng và sự thật của Chúa. Không chỉ ở những quốc gia độc tài, Chúa Giêsu cũng đang bị loại trừ nơi các quốc gia có truyền thống Kitô giáo như tại Châu Âu. Các nhà lập pháp Châu âu đã từng đòi loại bỏ dấu hiệu Kitô Giáo như tượng đài, thánh giá ra khỏi nơi công cộng nhân danh sự tự do tôn giáo.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là vì con người ngày nay đã loại trừ Chúa ra khỏi lòng mình hoặc tách biệt giữa đức tin và đời sống. Khi trong lòng chứa đầy tội lỗi, vật chất, sự gian dối và hành động bất chính, thì không thể có Chúa trong lòng. Những người khác tuy vẫn còn tin Chúa, nhưng Chúa không còn ảnh hưởng gì trên cuộc sống của họ. Đời sống đạo của những người này chỉ còn là một thói quen vô hồn, hoặc Chúa chỉ còn là vật trang trí hoặc khi gặp khó khăn họ khấn vái như khấn các thần linh khác.
Trước đây, người công giáo mạnh dạn hiên ngang mang thánh giá Chúa hoặc tràng hạt trên cổ để thể hiện mình là người có đạo; vào quán ăn, họ không ngại ngùng khi làm dấu thánh giá. Nhưng nay, thánh giá chỉ được đeo trên tai như đồ trang sức, nhiều người không còn cảm thấy tự hào vì mình thuộc về Chúa Kitô. Nhiều người còn tìm cách làm mờ nhạt dấu vết của Chúa trong cuộc sống của mình, không dám khai mình là công giáo trong giấy tờ, lý lịch để có thể thăng tiến trong xã hội. Có người lý luận: “Tôi chỉ khai như thế nhưng tôi có bỏ đạo đâu?” Hành động như thế cho thấy sự gian dối trong suy nghĩ là dấu hiệu cho thấy có sự khác biệt hoàn toàn giữa lối sống bên ngoài và đời sống đạo. Nhiều người, trong đó các bạn trẻ từ chối Chúa Giêsu qua việc từ chối hoặc lười biếng học hỏi giáo lý, Tin Mừng để biết về Chúa Giêsu và những đòi hỏi của Tin Mừng. Vì thế, Chúa Giêsu vẫn mãi như người xa lạ đối với họ.
Xin Chúa thêm đức tin để chúng ta tin chắc chắn vào Chúa Giêsu, đón nhận giáo lý Tin Mừng của Ngài và mạnh dạn sống những đòi hỏi của Tin Mừng trong xã hội hôm nay. Amen
Hiện nay, không ít các lễ hội, các không gian văn hóa tâm linh bị xâm hại một cách vô thức do TN 14-B159
Hiện nay, không ít các lễ hội, các không gian văn hóa tâm linh bị xâm hại một cách vô thức do sự thiếu ý thức của khách hành hương. Không ít điều chướng tai gai mắt xảy ra như cơm bữa ở nhiều lễ hội, hay các khu di tích văn hóa là nơi cần sự tôn nghiêm, trân trọng. Ấy cũng bởi vì đa số khách hành hương đều là những người chỉ đến viếng những nơi tôn nghiêm vì tò mò hoặc vì muốn khoe bộ vó sang trọng, cái vỏ bề ngoài lòe loẹt, chưng diện như một người giàu có, thế lực. Họ không đến những nơi thờ phương Thiên Chúa với một lòng tin. Họ chính là những kẻ được ngôn sứ Ê-dê-ki-en mô tả: “Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi: Hỡi con người, hãy đi đến với nhà It-ra-en và nói với chúng những lời của Ta… Nhưng nhà It-ra-en không muốn nghe lời ngươi, bởi vì chúng không muốn nghe lời Ta: quả thật cả nhà It-ra-en đều mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá… Ngươi đừng sợ chúng, có phải giáp mặt chúng cũng đừng khiếp, bỏi vì chúng là nòi phản loạn.” (Ed 3, 4-8).
Họ là những kẻ “lòng chai dạ đá, mở miệng ra là ngạo mạn khinh đời. Rầm rập tới, kìa chúng đã bao quanh, mắt trừng trừng, như muốn quật con xuống đất, thật giống loài sư tử chực nuốt sống ăn tươi, hệt như con mãnh thú rình rập ở bụi bờ.” (Tv 17, 9-12). Quả thật họ “lòng chai dạ đá không chịu hối cải, và như vậy họ càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết công minh.” (Rm 2, 5). Chính Đức Giê-su đã nói thẳng vào mặt họ là những kẻ “lòng chai dạ đá” (“Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Người đáp: “Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì?” Họ trả lời: “Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ”. Đức Giê-su nói với họ: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông.” – Mc 10, 2-5).
Tâm lý chung của con người là cứ “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo miếng lòng mới ngon”, truy tìm lý lịch dòng dõi “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” để mà … làm quen, bắt mánh, kết thân này nọ. Cái bản tính chuộng vẻ bề ngoài ở đâu thì không biết, chớ còn ở Việt Nam thì thấy rõ lắm. Hễ mở miệng ra là “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”, “một kẻ làm quan, cả họ được nhờ”. Cứ thấy “sang” là y như “bắt quàng làm họ”. Từ đó sinh tật cố tô vẽ cái vẻ bề ngoài cho hào nhoáng để che bớt đi cái “tẩy” bên trong (“Tốt phô ra, xấu xa đậy lại”). Chưa hết! Chẳng những chuộng vẻ bề ngoài, mà còn ‘vọng ngoại’ nữa kia! Anh em trong nhà chia sẻ, bảo ban nhau, thì chẳng ai nghe ai, chẳng ai nhường ai, và anh nào cũng muốn “ăn trên ngồi trốc, quyền lực đầy mình”; đến khi hữu sự phải nhờ người ngoài, nhờ hàng xóm phân xử, thậm chí đưa nhau ra toà, lúc bấy giờ mới bừng tỉnh thấy mình “trắng tay” (“Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy thấy mình tay không!” – “Cung Oán Ngâm Khúc” – Nguyễn Gia Thiều).
Cũng xuất phát từ tâm lý đó nên mới nảy sinh quan niệm “Gần chùa gọi bụt bằng anh”, “Bụt chùa nhà không thiêng”. Điều này có thể nhìn thấy nơi Chúa Giê-su trong một lần về thăm Na-da-ret (CN XIV/TN-B – Mc 6, 1-6). Người đã đi rao giảng khắp nơi (từ Ga-li-lê tới Giê-ru-sa-lem, Pa-let-tin, Ca-phac-na-um và nhiều nơi khác), nơi nào đặt chân đến, Chúa Giê-su cũng được công chúng đón tiếp nồng nhiệt, trầm trồ khen ngợi vì những lời giảng dạy hết sức ấn tượng, những phép lạ hết sức thuyết phục của Người. Nhưng đến khi về quê hương bản quán thì sự tình lại đổi khác hẳn. Dân làng Na-da-rét, quê hương của Chúa Giê-su, đã có thái độ hết sức thờ ơ, lãnh đạm. Họ không thèm để ý đến cách giảng dạy khôn ngoan, thông thái của Người, mà chỉ chú ý đến dáng vẻ bề ngoài của một chàng thanh niên bình thường con bác thợ mộc Giu-se và bà nội trợ Maria chất phác hiền lành.
Họ bộc lộ bản tính “trông mặt mà bắt hình dong” bằng những lời lẽ khinh bỉ: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” (Mc 6, 2-3). Cái tâm lý chuộng vẻ bề ngoài bước đầu hình thành một “thiên kiến”, đó là một cách nhìn lệch lạc, không đúng, thiếu khách quan. Từ thiên kiến dần dần trở thành một lăng kính cố hữu (“định kiến”) để nhận xét, đánh giá nhân vật, sự kiện. Lăng kính đó chính là một “thành kiến” bất di bất dịch, khó lòng gột rửa (Theo từ nguyên, “định kiến” hay “thành kiến” có nghĩa là: Ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp).
Một khi đã có thành kiến về một vấn đề, một sự kịên hay một nhân vật nào đó, thì khó lòng “xoay cái nhìn ra khỏi cái tôi” cho được. Nó bám chặt vào tâm trí đến gần như trở thành bản năng. Cũng chính vì cái thành kiến đè nặng trên lương tri dân làng Na-da-ret làm cho họ không tin vào những lời giảng dạy hết sức thuyết phục của một Đấng có thẩm quyền, khiến cho “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó” (Mc 6, 5). Mới thoạt nghe tới đây, chắc ai cũng nghĩ rằng với quyền năng của Thiên Chúa thì điều “không thể” cũng sẽ trở thành “có thể”, chẳng có việc gì Người không làm được. Vậy tại sao Đức Giê-su Thiên Chúa lại không làm được phép lạ tại đó? Vấn đề cũng không đến nỗi khó trả lời. Thực ra, Đức Ki-tô đã “giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” thì Người cũng làm được phép lạ ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ trường hợp nào. Sở dĩ Người không làm phép lạ nào tại Na-da-ret, bởi vì Người thấy rõ là “họ không tin”, mà một khi họ đã cứng lòng không tin thì dù Người có làm bao nhiêu phép lạ cũng vô ích mà thôi.
Mấu chốt vấn đề chính là ở điểm này: Người bệnh – nhất là những chứng bệnh thụôc lãnh vực tâm linh – dù có tìm được những thầy thuốc siêu đẳng, cũng không thể khỏi bệnh nếu không có lòng tin vào thầy thuốc đó. Khi người thầy thuốc đó là Thiên Chúa thì cũng vậy thôi. Không thiếu những trường hợp vì yếu (hoặc không có) lòng tin, đến khi vấp ngã thì đã muộn. Nhìn vào gương các Tông đồ tiên khởi thì đủ rõ: Các ngài tin Thầy mình là Đấng quyền năng có thể làm cho các ngài “trở thành những kẻ lưới người như lưới cá” nên mới theo Người. Theo Người và tuyên xưng Người là Đấng Mê-si-a – là Thiên Chúa thật – nhưng trong lòng vẫn bán tín bán nghi, và phải chờ đến khi được Thầy ban Thần Khi (vào ngày Lễ Ngũ Tuần) mới trở thành những người sẵn sàng chết cho đức tin của mình. Trong 12 môn đệ tiên khởi thì lại có một Giu-đa It-ca-ri-ốt vấp ngã vì không có lòng tin; chẳng những thế, khi phạm tội đã được Thầy “nhìn lại” mà vẫn không hối cải, để cuối cùng lại phạm thêm một tội tày trời: Huỷ hoại công trình tạo dựng của Thiên Chúa (treo cổ tự tử – Mt 27, 1-5).
Vấn đề đã sáng tỏ như lời dạy của Thánh Au-gus-ti-nô: “Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Ngài”. Vì thế cho nên “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.” (Mc 6, 5-6). Với những người dân làng bình thường không tin vào Đức Ki-tô thì còn có thể hiểu được, nhưng đến cả những người bệnh được chữa khỏi mà cũng không tin thì quả thật… hết biết! Và vì thế mới khiến cho một vị Thiên sai là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật phải “lấy làm lạ” và cuối cùng chua chát thốt lên: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6, 4). Thế đấy!
Thực ra, cũng không phải chỉ riêng dân làng Na-da-rét mới có cái nhìn sai lệch về Thiên Chúa; mà kể cả dân tộc Do Thái từ trước đó hàng mấy thế kỷ cũng nổi loạn chống lại Thiên Chúa vì cái thành kiến đè nặng trên lương tri họ (“Người phán với tôi: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá.” – Ed 2, 3-4). Ôi chao! Cứ tưởng đó chỉ là truyện cổ tích xảy ra cách đây hơn 20 thế kỷ, nào ngờ ở cái thời đại văn minh tiến bộ vượt bậc ngày nay vẫn còn không ít cảnh “Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá” vì cái thành kiến “made in Nazareth, made in Israel” sống nhởn nhơ trên khắp địa cầu.
Ôi! Lạy Chúa! Con biết rằng cái bản tính cố chấp hẹp hòi của loài người đã định vị trong con một cách nhìn lệch lạc, không đúng đắn, thiếu khách quan về con người, sự vật hay sự kịên. Cái thành kiến ấy khiến con nhìn một công trình bằng gỗ thì chỉ chú ý đến nước sơn choáng lộn bên ngoài, mà không cần biết đến chất lượng gỗ bên trong; con đã quên mất rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Hơn thế nữa, khi nhìn anh em, con chỉ chú ý đến vẻ đẹp tô son trét phấn, áo quần loè loẹt bên ngoài, mà quên mất rằng “cái nết đánh chết cái đẹp”, quên mất rằng con người cũng chẳng khác một bông hoa “hữu xạ tự nhiên hương” (có mùi thơm thì tự nhiên có hương toả bay, còn nếu đã không có hương thơm thì cái sắc hoa bên ngoài cũng trở thành vô vị mà thôi). Cái thành kiến ấy đã khiến con gặp không ít trường hợp “tốt mã dẻ cùi” (ví kẻ chỉ có cái đẹp trau chuốt bề ngoài giống như loài chim “dẻ cùi tốt mã, dài đuôi” ), và chỉ đến lúc đó, con mới thấy sáng mắt, mới thấy “bừng con mắt dậy, thấy mình… vô duyên!”
Ôi! Lạy Chúa! Khi nhìn ra được những sai lầm, con rất muốn tẩy rửa tâm hồn cho sạch mọi vết nhơ của những thành kiến đã trở thành định kiến trong con, con rất muốn thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, nhận định thiển cận của con. Nhưng, lạy Chúa ! Con lại cũng biết rằng con người của con thật mỏng giòn yếu đuối nhưng lại rất bảo thủ, khó lòng mà “xoay cái nhìn ra khỏi cái tôi” cố hữu được. Vì thế, cúi xin Chúa ban Thần Khí khơi dậy Lửa Mến trong lòng con, soi sáng và hướng dẫn con tẩy rửa con người trong Nước và Thánh Thần như Lời Chúa đã hứa năm xưa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.
Mới đọc câu này, ta thấy khó hiểu. Tại sao thánh Phao-lô lại nói: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh TN 14-B160
Mới đọc câu này, ta thấy khó hiểu. Tại sao thánh Phao-lô lại nói: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”. Tôi yếu là tôi yếu chứ làm sao mà mạnh được ? Cái “Tôi” của thánh Phao-lô đây, đại diện cho “cái tôi” của mỗi người chúng ta. Tôi yếu là do bản thân tôi; do bản tính yếu đuối của con người tôi. Tôi mạnh là do ơn Chúa. Tôi yếu là do con người bình thường; tôi mạnh là do con người đức tin. Tôi yếu là do con người tự nhiên; tôi mạnh là do con người siêu nhiên. Điều này được thấy rõ nơi các thánh Tử Đạo.
Với con người tự nhiên, ai cũng sợ đau, sợ khổ, sợ đòn vọt, sợ tù đày và sợ chết. Thế nhưng, với ơn Chúa, với đức tin, các thánh Tử Đạo, đã dám hy sinh tất cả, kể cả mạng sống mình. Đó là con người siêu nhiên. Trong kinh tiền tụng về thánh Tử Đạo, Giáo Hội tuyên xưng: “Nhờ đó, Cha kiện toàn sức mạnh nơi những con người mỏng giòn và tăng sinh lực cho người yếu đuối, để họ làm chứng cho Cha nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con”.
Chính lúc con tự nhiên của ta yếu, thì con người siêu nhiên của ta sẽ mạnh. Ta yếu là do con người yếu đuối, mỏng giòn; ta mạnh là nhờ ơn Chúa, nhờ đức tin. Chính lúc con người tự nhiên của ta không làm được gì thì con người siêu nhiên, nhờ ơn Chúa, nhờ đức tin mà ta làm được. Đó là một cảm nghiệm sâu sắc của thánh Phao-lô về thân phận con người của Ngài.
Quả thật, với con người tự nhiên, chắc chắn thánh Phao-lô không thể hoàn thành công cuộc truyền giáo to lớn đến như vậy. Tất cả đều nhờ bởi ơn Chúa; tất cả đều nhờ bởi lòng tin. Những lúc thánh Phao-lô cảm nghiệm mình yếu đuối nhất thì cũng là lúc ngài cảm nghiệm mình mạnh hơn nhất. Thánh Phao-lô cũng là con người như chúng ta, nên cũng yếu đuối, có lúc cũng đã tự cao tự đại. Con người chúng ta là thế, chẳng ai hơn ai. Cái quan trọng là mình có biết chấp nhận con người yếu đuối của mình và cần đến ơn Chúa để ta cố gắng nên thánh nên thiện hay không.
Ta hãy suy gẫm về một số sự yếu đuối của con người chúng ta.
Cái yếu đuối đầu tiên và rõ ràng hơn nhất là, ai trong chúng ta cũng muốn làm điều tốt, điều hay, thế nhưng ta không làm được. Nói thì hay lắm nhưng khi thực hành thì không hay chút nào. May ra cũng được đôi lần. Ta ăn bao nhiêu bữa cũng được, chứ dự hai ba Thánh Lễ chắc hơi khó. Ta ngồi coi ti vi, coi đá banh hay coi phim mấy tiếng đồng hồ cũng không sao, chứ đọc kinh, suy gẫm 30 phút là thấy nó lâu, nó dài và chán ngắt. Cứ ngồi nói chuyện mãi không sao, bắt đầu đọc kinh là ngáp ngắn ngáp dài. Con người yếu đuối của ta là thế đấy.
Tiếp đó là hay quên. Học trước quên sau; mới học đó mà đã quên rồi. Mới nhớ đó, mà lại quên. Đã đời mãi không sao, vừa bóp ổ khóa mới sực nhớ để chùm chìa khóa trong phòng. Nhiều khi ta cố gắng luyện tập cho nhuần nhuyễn, thế mà khi vào việc lại quên tới quên lui. Nhiều lúc ta cũng bực mình với chính mình. Con người yếu đuối của ta là thế.
Ta hay sai lỗi. Chuyên môn là làm sai, làm bậy và làm ngược. Cứ xem các kỳ thi thì biết. Đa số là rớt. Tại vì hiểu sai, đánh dấu sai, làm sai. Học rồi, biết rồi, thế mà vẫn làm sai như thường. Người ta nói là “học tài thi phận” là vậy. Một cái mẹo muốn thì đậu trong kiểu thi trắc nghiệm, ta cứ đánh dấu bình thường, nhưng xong rồi thi đánh dấu ngược lại. Trước đánh đúng, giờ đánh là sai; trước đánh là sai giờ đánh là đúng. Trước đánh dấu chéo, giờ đánh dấu tròn; trước đánh dấu tròn, giờ đánh dấu chéo. Chắc sẽ đậu !!!
Ta hay lầm lạc. Người ta nói : “Con người là lầm lỡ”. Lầm là không biết đâu là đúng, đâu là sai; không biết thế nào là phải, thế nào là trái. Càng học càng cảm thấy mình ngu. Do đó mà phán đoán sai lầm. Sai mà cứ tưởng là đúng; đúng mà cứ tưởng là sai. Trái mà cứ nghĩ là phải; phải mà cứ tưởng là trái, nên cứ đi lạc mãi; cứ đi “đậu phộng” mãi thôi. Con người yếu đuối của ta là thế.
Ai cũng có bệnh. Là con người, ai cũng có bệnh này bệnh kia, chẳng có ai mạnh khỏe 100% cả. Trông thì khỏe khoắn đấy, khi khám thì mới biết có bệnh. Khám mới ra bệnh như “quét nhà ra rác” vậy. Người thì viêm họng, người thì viêm xoang; người thì bệnh gan, người thì bệnh thận; người thì bệnh tim, người thì bệnh phổi; người không đau răng thì cũng bị nhức đầu; không đau lưng thì cũng nhức mình nhức mẩy; không đau chân cũng đau tay; không lở mồm cũng long móng, vv…đâu có ai thoát khỏi. Mà đau cái gì cũng khổ. Mới thấy khỏe đó, chỉ một cơn gió thoảng qua là tay chân nhấc không nổi, ăn không ngon, ngủ không yên. Mới thấy phương phi, bệ vệ thế, mà xạ trị có mấy tháng, đã thấy teo héo như miếng tóp mỡ rồi. Con người yếu đuối của ta là thế.
Không chỉ có bệnh mà còn có tật nữa cơ. Tật đây là những tật xấu ấy. Nào là khoe khoang, kiêu ngạo; nào là giả hình, giả bộ; nào là ghen tương, đố kị; nào là tranh chấp, bè phái; nào là say sưa, chèn chén,…..Làm được một chút thì khoe từ đầu trên đến xóm dưới; thời đại bây giờ thì lên mạng, lên face book; thấy người khác hơn mình thì ghen với tị; khó một tí là chán; cực một tí là nản; làm ít nói nhiều; võ tay không nổi thì võ mồm, đi nói hành nói xấu; làm ít đòi hưởng nhiều,……Con người của ta là như thế đó.
Ta biết con người của ta yếu đuối thế đó, nhưng ta có cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi mình bị sỉ nhục, khi mình bị hoạn nạn, bị nói hành nói xấu hay bị vu khống không ? Nếu không, thì ta vẫn là ta, ta vẫn yếu đuối chứ không có mạnh. Ta không mạnh vì ta không chấp nhận con người yếu đuối của mình và cũng không cần ơn Chúa giúp nữa.
Nhiều khi ta nghĩ, tại sao Chúa lại để ta yếu đuối như thế; tại sao Chúa lại để ta hay quên như thế; tại sao Chúa lại để ta sai lầm như thế; tại sao Chúa lại để ta bệnh và tật như thế ? Câu trả lời đó là để ta khỏi kiêu ngạo. Nhiều lúc ta muốn Chúa cất hết những yếu đuối của ta đi. Thế nhưng Chúa mà cất hết thì ta trở thành Thiên Thần rồi, chứ không còn là con người nữa. Rồi cứ đà này, ta lại chống lại Chúa, không nghe lời Chúa nói, ta nên giống ma quỉ thôi. Điều đó có ích gì cho ta không ?
Bởi đó mà ta hãy chấp nhận thân phận con người yếu đuối của mình. Không chỉ chấp nhận mà còn vui mừngnữa cơ. Khi vui mừng chấp nhận con người yếu đuối của mình, ta mới cần đến ơn Chúa. Chúa nói với thánh Phao-lô: “Ơn Ta đủ cho con rồi, vì sức mạnh của Ta được biểu lộ trong sự yếu đuối của con”(x.2Cor 12,9).
Ta vui mừng chấp nhận con người mình yếu đuối, không phải cứ để ta mãi như vậy mà là để ta cố gắng nhờ ơn Chúa và cố gắng với Chúa. Càng ý thức con người của ta yếu đuối bao nhiêu thì ta càng phải cầu nguyện và càng cần đến ơn Chúa bấy nhiêu. Ai không cầu nguyện thì người đó không cần đến ơn Chúa và Chúa giúp. Ai không cần đến Chúa là người kiêu ngạo, là con cái của ma quỉ. Quả thật, ta mà không cầu nguyện thì ta không có ơn Chúa, ta sẽ không nên thánh nên thiện được đâu.
Vậy bước đầu tiên là ta phải chấp nhận con người yếu đuối của mình, vì đó là thân phận của một con người. Sau đó là vui mừng vì những yếu đuối đó, vì ta có cơ hội ăn năn sám hối và ta hãy siêng năng cầu nguyện. Để với ơn Chúa và sức mạnh Chúa ban, ta sẽ làm cho con người của ta nên mạnh mẽ, nên thánh nên thiện. Đúng như lời xác tín của thánh Phao-lô: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”. Ta cũng hãy nhớ và xác tín lời này cho chính ta nữa.
Xem mặt bắt hình dong, hoặc con lợn có béo thì lòng mới ngon, 2 câu thành ngữ rất đáng để chúng TN 14-B161
Xem mặt bắt hình dong, hoặc con lợn có béo thì lòng mới ngon, 2 câu thành ngữ rất đáng để chúng ta cẩn thận hơn về cách suy xét của mình, con người thời nào cũng giới hạn, dễ gục ngã bởi dáng vẻ bề ngoài hình thức. Bằng mắt giác quan, người ta có thể phân biệt đâu là xinh đẹp, là tài giỏi đức độ ; trải qua những kinh nghiệm thực tế “ở lâu mới biết lòng người”, nhưng “bí ẩn” đâu là người tốt, thế nào là người xấu, liệu có ai đủ thông thái mà lý giải ! Cuộc sống vô cùng phức tạp đến độ có người sánh ví: giữa cái có và cái không nơi người phụ nữ chỉ vừa lọt cho một sợi tóc ; như thể gianh giới giữa được và mất, vui và buồn, sai lạc và chính xác, bao giờ cũng mong manh, lý lẽ thuyết phục nhất vẫn là “hãy đợi đấy”.
Có thể nhiều lần chúng ta đã nghe các đấng bậc phán: không biết thì dựa cột mà nghe, nhưng vì nhiệt tâm nhiệt tình, hay do muốn thoả mãn vốn kiến thức của mình, người ta thật khó ngoan hiền, khi phải khoanh tay mà thực hiện “y lệnh”. Tại hội đường Na-gia-rét năm xưa, người ta thích thú vì tai được nghe giáo lý của Đức Giêsu, vì mắt được nhìn xem diện mạo xinh đẹp con bác thợ mộc, nhưng rồi tính kiêu căng đã cản trở việc nhận biết Một Thiên Chúa đang ở giữa họ. Tại bầu khí hiệp nhất cầu nguyện của chúng ta lúc này thì sao, tai mắt và tâm trí chúng ta có thực sự muốn nghe, muốn đón nhận giáo huấn của Đấng là Thầy là Chúa đang hiện diện không ? Tính khiêm tốn và lòng ngạo mạn đối nghịch nhau, tuy nhiên đó cũng là cơ hội, lưu ý từng người chúng ta sẽ nói biết hoặc không về Đấng đã đến, và đang đến cứu độ trần gian.
Người xưa nói: trăm nghe không bằng một thấy, câu thành ngữ lại một lần nữa nhắc nhớ đến khả năng, kỹ thuật tai mắt chúng ta đang sử dụng ra sao, vì thời gian vẫn đang tỉ lệ thuận với chọn lựa, nhằm giúp chúng ta nói biết hoặc nói không về tình yêu Đức Kitô. Người hôm xưa vừa được nghe, vừa được thấy Đức Giêsu, họ thán phục bởi lời hay ý đẹp đụng chạm đến việc “tin không” hoặc “không tin” Con bác thợ mộc có phải là Đấng họ trông chờ ? Cái biết tự nhiên phá hỏng cái biết siêu nhiên, chắc không phải do đấng bậc sinh thành không giáo dục tốt, đúng hơn là tính tự mãn che khuất người ta không thể và không biết mình được yêu thương. Người Do-thái năm xưa họ không mù không điếc, cũng chẳng câm, nhưng lời nói, việc làm đầy ganh tỵ, ích kỷ, dẫn tới sai lạc, và họ không thể ngờ, họ có vinh dự là người đồng hương với Ngôi Hai Thiên Chúa.
Người chẳng có khả năng thiên phú, người không được ở trong hoàn cảnh gia đình trên thuận dưới hoà, họ vẫn đủ nhận ra: kẻ mang kính đen, họ sẽ nhìn mọi vật mầu tối, người ốm đau, ăn cao lương mỹ vị cũng chẳng ngon, kẻ kiêu căng, họ nhìn ai cũng là kẻ tầm thường. Đức Giêsu trở về quê hương, Ngài vẫn mang đủ phẩm chất là Con Thiên Chúa hằng sống, đang chia sẻ sứ mạng yêu thương cho mọi người. Ngài nói to cho những ai tai không thính, Ngài uy nghi trước những phần tử mắt thể lý yếu kém. Nhưng biết và không biết Đức Giêsu là Đấng cứu độ, hệ tại người ta có để phép lạ tình yêu thương biến đổi tâm tính tội lỗi của họ không ? Phản ứng loại trừ và chối bỏ Đức Giêsu, là từ chối bỏ một truyền thống đức tin tiền nhân để lại, cám dỗ ấy sẽ mãi mãi là cám dỗ người ta ù lỳ, ích kỷ: không nghe, không thấy, để không biết.
Người thời nay rất tự hào về khả năng thưởng thức âm nhạc, tự tin với số kiến thức dồi dào đang giúp họ mở được các loại ổ khoá hạnh phúc ở đời này, đúng, sai, biết và không, thời gian sẽ trả lời. Khinh người có tật, trọng người có tài, chúng ta dư biết đó chưa thể gọi là tài giỏi ; khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ, kiêu căng một chút cũng là thừa, biết mình biết ta mới là điều cần cho mọi tương quan. Kinh nghiệm ở đời cho thấy: xem mặt bốc thuốc, thuộc về chuyên môn của ngành đông y ; nói ít hiểu nhiều, thuộc về tính cách của đôi trai tài gái sắc đang yêu ; nhìn, nghe, thấy và hiểu, phải là những người khôn ngoan, biết sử dụng những điều kiện sẵn có của mình.
Chúa Giêsu luôn thao thức con người mọi thời, dù ở hoàn cảnh nào cũng đủ nghe, đủ thấy, và đủ hiểu phép lạ tình yêu thương đang xảy ra hàng ngày xung quanh mình. Dù con người tội lỗi, bất toàn, Chúa Giêsu vẫn coi chúng ta là người đồng hương, là người nhà của Thiên Chúa, là đối tượng được yêu thương, cứu độ. Amen.