Cha Micae Phạm Quang Hồng suy niệm tin mừng Chúa Giêsu Kitô Theo thánh Mátthêu:
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Anh em hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào chúa của anh em đến. Nhưng anh em phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, chắc hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho nó đào ngạch quét vách nhà mình. Vậy, anh em cũng phải sẵn sàng: Vì lúc anh em không ngờ, thì con người sẽ đến.
Vậy, anh em nghĩ: ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà chủ đặt lên coi sóc da nhân của ông, để cứ đúng giờ, mà phân phát lương thực cho họ. Phúc cho đầy tớ: Khi chủ về thấy anh ấy đang còn làm như vậy. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ đặt người ấy lên coi sóng tất cả gia sản của ông. Nhưng nếu đầy tớ ấy xấu: Nghĩ trong lòng rằng, chủ tôi về muộn, rồi nó đánh đập các đầy tớ, lại còn chè chén với lũ say sưa, chủ đầ tớ ấy trở về, vào ngày nó không ngờ, và vào giờ nó không biết, ông sẽ xé xác nó ra, và cho nó chung số phận với những kẻ giả tình. Ở đó, nó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng.
*****
Không biết quý ông bà nghe cái đoạn này rất nhiều lần, mà có để ý tới một cái chữ ghê sợ lắm: “Ông sẽ xé xác nó ra”.
Mình phải hiểu theo nghĩa nào?
Không biết có ông chủ nào là nhân từ như Thiên Chúa, mà đi xé xác không?
Hay là cũng như cái bài hát, mà bây giờ ít nghe ca đoàn hát: “Chúa xô con xuống lòng vực thẳm”.
Chúa chơi cái gì kỳ vậy ?
Tôi nghĩ như vậy đó. Cho nên bây giờ ít nghe.
Đó là những lời của Thánh Vịnh trong Cựu Ước.
Chúng ta thấy cái chương 24 hôm nay là những câu cuối cùng của chương. Bản văn của Matthêu và Luca có chung một chủ đề là tỉnh thức.
Tôi đố quý vị canh thức với tỉnh thức có khác nhau không? Có ai bao giờ ngồi suy nghĩ không ?
Hồi nãy, tôi thấy chiếu lên bảng đầu lễ phải canh thức. Còn tỉnh thức, cái nào bên ngoài, cái nào bên trong ? Mình phải tự đặt câu hỏi. Chứ nó khác nhau hoàn toàn, tôi không có giờ để nói ở đây. Tỉnh thức là chủ đề phúc âm rất lớn, nói đi, nói lại rất nhiều lần:
- Ví dụ 10 cô Trinh Nữ đi đón chàng rễ, rồi không mang dầu theo với đèn. - Ví dụ cây vả, - Ví dụ người đầy tớ trung tín hôm nay, - Ví dụ những nén bạc được trao, - Ví dụ ngày phán xét chung, v.v… - Hay là câu chuyện con tàu của ông Noe: Người ta đang còn vui chơi thỏa thích, hưởng thụ, mà không biết cái gì sắp xảy đến. Mathhêu cũng có nhắc lại cái ý tưởng đó. Nhưng mà theo tôi nghĩ: Đây là lời chú giải trong quyển kinh thánh, sau cái bài giảng về Giêrusalem và nói về tận thế, thì Matthêu kể 3 cái dụ ngôn.
Chúa nhắn nhủ từng thành phần trong hội thánh phải tỉnh thức, đặc biệt là cho những người lãnh đạo tôn giáo.
Chúa gọi là Quản lý, để cứ đúng giờ thì phân phát lương thực cho các gia nhân khác, đó là những người lãnh trách nhiệm tinh thần tôn giáo: Các tu sĩ nam nữ, các linh mục, các giám mục, các Hồng y, Giáo Hoàng, vv…
Cái nguy hiểm ở đây: cái bài này nói là, trước khi mình thi hành chức vụ được trao phó làm quản lý, thì những vị này đã có nhiều lần quên mất, mình chỉ là người quản lý, chứ không phải mình là ông chủ, hay ông vua.
Thật sự đúng, nếu nghĩ như vậy, thì cái chữ giáo dân, nghe sao sợ quá.
Có thể tôi hơi nhạy cảm, nên tôi tôi thấy nó hơi kỳ thôi. Tôi thích nói giáo hữu, tín hữu, những người có lòng tin. Tôi rất tránh chữ giáo dân, là vì có dân thì có vua, có dân thì có quan. Mà cái đầu não của mình thường coi những người có trách nhiệm làm quản lý, như ông quan, ông vua.
Thậm chí, nâng lên rất cao để làm cho họ hư thân, mất nết.
Họ chỉ là quản lý, không hơn không kém.
Nếu họ không làm nhiệm vụ, Chúa đòi gắt hơn.
Cho nên rất tường vị đã quên mình chỉ là người quản lý, chứ không phải chủ nhân, nhất là họ quên rằng: Tưởng mình làm xong rồi là hết. Không. Chúa còn tính sổ việc của các vị đó.
Như vậy, thì người tín hữu sẽ được nhẹ hơn.
Nhưng không, tín hữu lại là quản lý của gia đình mình, của con cái mình, của người bạn đời của mình và của chính mình.
Cho nên, cái chữ tỉnh thức, nó đòi tôi phải suy đi nghĩ lại hoài:
Tôi đi tưới cây, tôi cũng nghĩ, tôi nói thiệt chứ không phải tôi khoe đâu.
Tôi cứ nghĩ:Không biết canh thức, khác với tỉnh thức làm sao. tôi chạy chơi, lái xe, hay làm cái gì, tôi cũng tìm chữ nào đó để tôi nghĩ, thưa quý vị, đó là sự thật.
Cho nên, tôi ráng, tôi đào sâu vô.
Bây giờ, tôi nhìn lại những cuộc ra đi của cha Madrid Hupe và rất nhiều người biết, cao cao, môi phậm phậm, rất thương người Việt.. ông mới mới qua đời. Rồi cha Cha qua đời. Rồi anh Tăng qua đời. Rồi nhiều vị khác qua đời. Cứ lá vàng là nó sẽ rụng.
Tôi biết mùa thu đến: Nghe tin người này giã từ cuộc sống, tôi biết mình cũng vậy thôi, không thoát được đâu.
Rồi trời se lạnh, gió thổi buốt, tôi biết chiếc lá của mình nó úa dần, nó sẽ rụng chắc chắn, nhưng không biết nó sẽ rụng ở đâu, lúc nào, ra sao.
Rồi nghe tin những người thân bên này, bên Việt Nam, bên Mỹ, bên châu Âu, nhắm mắt lìa đời. Do đó, không có gì gọi là ngày giờ, mà mình biết trước được. Không.
Thực sự, ai cũng biết mình chết, nhưng có mấy ai tỉnh thức, để chuẩn bị cho cái chết.
Chính vì vậy, mà cái tỉnh thức sẽ cho mình sự khôn ngoan, quý vị ơi.
Càng tỉnh thức, càng khôn ngoan.
Mà người khôn, thì sẽ biết tự bớt bận rộn, để hưởng cuộc sống. Còn người dại, thì cứ sống bận bịu, bận bịu, bận bịu, không có giờ để thở.
Tội nghiệp giữa hai thái độ:
- người khôn hay là người tỉnh thức, thì đối với họ: Hễ buông cái gì ra, là được thêm tự do, cho bớt cái gì đi, thì được tự do.
Còn người dại và người thiếu tỉnh thức, thì buông là thấy tiếc ,vì đã biết mình mất.
Một bên thì thấy tôi bớt được một gánh nặng, để cái gì cồng kềnh, khó cho tôi chui vào cái cửa hẹp, tôi vất đi, thì tôi tự do hơn.
Còn cái người không tỉnh thức, thì ủa mới mất một món đồ. Cho là mất, đưa là mất.
Hôm qua, có người trong YouTube bên Mỹ gửi cho tôi, có mấy chữ hà, vui lắm:
Mình chơi với bạn thật hết lòng, nghe hay không ? Bạn chơi với mình thật hết hồn. Nghe nó vui vui.
Có những người không tỉnh thức, mới tính những chuyện đó.
Còn cái người tỉnh thức sẵn sàng, thì cuộc đời luôn luôn là trọn vẹn.
Còn người không sẵn sàng, thì lúc nào cũng thấy chưa làm xong, còn dang dở, còn chưa kịp.
Nó có thể đó là những cây thước, để mình đo, mình có tỉnh thức không ?
Người tỉnh thức thì thấy nước biển, nước bao la như biển vậy.
Còn người dại, thì thấy biển chỉ là nước thôi, chứ không có gì khác, không thấy sự mênh mông, bát ngát của nó.
Người tỉnh thức, thấy đêm là trăng với sao.
Người thiếu tỉnh thức, thì thấy đêm, sao nó dài lê thê, lại sợ ma nữa.
Người tỉnh thức và sẵn sàng, thì cứ thấy cái gì bất chợt là vui.
Người không sẵn sàng, thì thấy cái gì bất chợt cho là điềm xui xẻo, cho nên mình không thấy được cái mình đang có.
Đó, cái chính của tỉnh thức, không phải là để canh chừng cái gì hết, mà tất cả tin mừng của Matthêu và Luca, là muốn nói: Hãy tỉnh thức, để nhìn lại cái gì mình đang có. Cái ý chính là ở chỗ đó, thưa quý vị.
Chứ bây giờ tôi hỏi: Tỉnh thức để làm gì ? Tỉnh thức để nghĩ cái gì ?
Không, để biết mình đang có cái gì. Mình đang có một cuộc sống, đáng sống. Và cuộc sống đó, nó kết thúc từ từ, từ từ, từ từ, mà mình chưa chuẩn bị gì hết.
Mình biết: Mình có một linh hồn thật tinh vi, thật tinhdiệu, thật tuyệt vời, mà mình không có biết, để rồi để cho nó bị ô uế đi mà không thấy tiếc à.
Mình biết cuộc đời mình chỉ có một lần, không còn cơ hội thứ hai, sao mình không sửa lại, để cho nó kịp, vv...
Cho nên, tôi thích cái ý này: Matthêu và Luca đều nhấn mạnh rằng, cái việc tỉnh thức, là ý thức mình đang có cái gì.
Người quản lý biết ông chủ mình, đang có niềm tin của ông chủ đặt vào mình, vậy thôi. Chứ không phải là tôi có quyền, để đi ăn hiếp những người cấp dưới.
Tôi đọc cái đoạn sau này, tôi thấy thích cái sự tỉnh thức hay canh thức của tin mừng, không chỉ nói về ngày chết, ngài tận thế, ngày canh chung, với những hối tiếc rất muộn màng, vì mình làm không kịp.
Mà còn nói về niềm vui, vì những ơn phúc mình đang có. Theo, mình tỉnh thức thì biết mình đang vui.
Cái cái nghèo của cuộc sống, không phải là chuyện thiếu thốn đâu, mà là phần lớn là không biết mình đang giàu. Nó khác nhau đó, thưa quý ông bà. Suy nghĩ một chút thì sẽ thấy nó vui lắm.
Có nhiều người cứ cho rằng, sao mình không bằng người ta: Người ta sao giàu sang quá, làm ăn phát đạt quá, còn tôi sao nghèo hèn quá, là tại vì họ không biết, họ đang giàu.
Cái giàu là cái giàu về tiền bạc, hay cái giàu về tâm hồn, về những đức tính nhân bản, những giá trị con người ?
Đây là câu chuyện của cha Tầm Thường sưu tầm:
Một buổi sáng điểm tâm, bên Mỹ. Chắc chắn bên Việt Nam không có ăn bánh mì nướng, với trét bơ.
Ngài đưa ra, chắc là ngài tới thăm gia đình đó.
Buổi sáng, thức dậy, cô vợ đã chuẩn bị hết thức ăn. Gia đình có một đứa bé trai thôi, nó khoảng 7, 8 tuổi.
Nó ngồi ăn, thì nó thấy cái trên cái đĩa của nó có hai miếng bánh mì chiên, mẹ nướng thật vàng, đẹp lắm, để đó, còn thơm mùi bánh mới. Cái nó nhìn qua cái đĩa của bố, nó thấy một miếng cháy đen. Nó thấy ái ngại lắm. Nó nói, thế nào bố cũng hét lên, hay mẹ không để ý.
Thì chính lúc đó, bố nó từ trên lầu đi xuống. Nè con, làm dấu Thánh Giá.
Hai bố con ă. Ông ấy trét bơ lên, Ổng ăn tỉnh bơ.
Thằng nhỏ cứ ngó: Không lẽ bố không biết bánh mì cháy khét ?
Rời tự nhiên ở dưới bếp, có cái tiếng: I’m Sorry, hunny, cho em xin lỗi nha, anh thân yêu. Hồi nãy, em lỡ tay, làm cháy bánh mì, hay là anh đừng ăn, để đó.
- Không, em không biết sao, cái tính của anh là thích ăn bánh mì cháy mà. Ông chồng gỡ lại thật dễ thương.
Thằng nhỏ ngạc nhiên, lâu nay đâu có biết bố thích ăn bánh mì cháy, nếu biết thì nó dồn cho ông hết, nó không biết.
Rồi tối hôm đi học về, nó cứ nghĩ nghĩ hoài: Hay hén, từ nay, hễ có bánh mì cháy là mình để cho bố hết, tại bố thích.
Rồi, trước khi nó đi ngủ, ổng vào để chào nó.
- Bố ơi, bố thật sự really, thích ăn bánh mì cháy hả. Nó vẫn còn nhớ từ sáng tới đó. Ổng thì quên mất rồi. Không, không phải đâu con. Ba đâu có thích ăn bánh mì cháy, đắng lắm. Con không thấy mẹ vất vả cả ngày sao ? Mẹ phải dậy sớm hơn chúng ta sao ? Mẹ phải làm đủ thứ chuyện: Gom quần áo dơ bẩn của chúng mình để đi giặt, dọn lại nhà cửa, rửa đống chén dĩa tối hôm qua còn lại. Rồi mẹ phải vừa làm, vừa nướng bánh mì, vừa chiên trứng, cho nên, bánh mì là chuyện bình thường, không có ai hoàn hảo hết. Mà ba, cũng đâu có hoàn hảo gì. Bố này cũng không hoàn hảo. Thế mà mẹ vẫn thương bố mà. Cho nên bố nói như vậy và bố ăn ngon lành.
Những cái không hoàn hảo nho nhỏ như thế, nó cứ xảy ra hoài, trong mỗi gia đình, trong mỗi cuộc đời. Ai cũng có những cái bất toàn nho nhỏ, không đáng kể.
Thằng bé nó vào đời, lớn lên, nó vẫn nhớ tới cái bánh mì cháy, mà bố nó nói thích ăn. Và nó nhớ lại là bố không có thích, nhưng vì bố cảm thấy bố hạnh phúc, bởi có một người vợ rất đảm đang, rất yêu thương gia đình.
Cái đó là gia tài. Còn những chuyện khác, nhỏ hơn. Ổng ý thức được cái ông đang có, nhất là ổng nhận: Bố đâu có hoàn hảo phải không con, thế mà sao mẹ vẫn thương bố mà. Rất dễ thương quý vị ạ.
Sau này, chắc là ông bố cũng lớn rồi, cũng già, cũng chẳng nhớ gì, nhưng thằng bé nó nhớ mãi.
Nhiều hoàn cảnh tương tự như vậy xảy ra, nhiều gia đình cũng có những lát bánh mì cháy, nhưng không ai ý thức được những gì mình đang có, cứ chấp nhất vào một cái bất toàn nhỏ nhỏ đó, sinh sự, sinh cãi nhau, dèm pha nhau, mỉa mai nhau: Hôm nay, đâu có ai sình bụng đâu mà cho ăn bánh ì có than. Bởi vì ăn cái than vào, thì nó hút hết cái hơi sình bụng.
Và con cái cũng vậy học từ cha mẹ. Không học được những cái mình ý thức, đang có cái rất tốt, rất hạnh phúc, may mắn, ân phúc, vv...
Cho nên thánh Matthêu muốn chúng ta tỉnh thức. Thánh Luca cũng vậy, để thấy kho tàng Chúa ban ở khắp mọi nơi.
Nếu tỉnh thức thì sẽ nhìn thấy. Nếu qua loa cưỡi ngựa xem hoa, không thấy gì hết. Còn nếu vội vàng thì hoàn toàn mù tịt. Cả cuộc đời đáng tiếc.
Cho nên, câu kết luận câu chuyện của ông Noel đó: Họ không hay biết gì. Họ cứ lo mãi ăn chơi, nhậu nhẹt, cho đến khi nạn Hồng Thủy ập tới, cuốn đi hết thảy. Câu đó ghê chứ hả. Họ không biết là mình đang có cơ may, có hạnh phúc, có thời giờ để chuẩn bị.
Tôi nói dài quá rồi.
Cảm ơn quý vị đã kiên nhẫn nghe. Nhưng xin nhớ cho: Tỉnh thức, không phải là để canh cái gì, cũng không phải làm gì hết, mà là để lâu lâu nhìn lại: Tôi đang có cái gì mà tôi đang đánh mất, những ơn Chúa ban, tình thương tôi đang có, những người thân yêu của tôi đang có trong tầm tay. Tôi không biết giữ. Tôi đánh mất, nhất là tôi đánh mất ân sủng trong tâm hồn mình. Tôi không làm người quản lý tốt, lúc chủ đến, tôi còn đang mải mê đi hà hiếp người khác, tôi ăn hiếp linh hồn tôi: Tôi bắt nó phạm tội. Ối trời ôi, ghê thật, cho nên một ngày lễ ngày thường, nếu chúng ta suy nghĩ về Lời Chúa, không có lời Chúa trong ngày là thiệt hại. Lời Chúa là là vô giá.
Nhưng đặc biệt tôi kết luận bằng một cái tin: Tòa Giám Mục cách đây một tuần hơn, có ra thông báo: Từ nay, không còn vấn đề thánh lễ online thế cho thánh lễ ở nhà thờ.
Chắc nhiều người buồn lắm.
Tôi đợi chừng nào cha quản nhiệm in lên trên tờ Tình Yêu thông báo hết cho mọi người. Nhưng hôm nay tôi nói trước: Đức tổng Timothy Costello nói: đã hết tình trạng dịch bệnh, thì vấn đề thánh lễ Online thay thế cho thánh lễ thực sự ở ngoài đời (Bởi vì bí tích là phải tham dự một cách sống động, bí tích không có tham dự qua truyền hình, truyền thanh và telephone. Bằng chứng là có người điện thoại tới nhà xứ cũ hoi: Cha, cha có rãnh không ? – Để làm chi ? – Để con xưn tội được không ? Nữ nha, tiếng nói ngọt ngào, dễ thương lắm, tôi chả biết mặt. Nếu mà tôi biết, thi hôm nay tôi đã đến tận nơi tôi hỏi cho ra. Tôi không biết. Lúc đó tôi mới về. Xưng tội qua telephone được không chị Đinh Lan ? – Được hả. Hay à nghen !!!
Rồi mình xưng tội qua email được không: Mình gõ bàn phím mấy chữ.. . mình sent !! Mà coi chừng đánh lộn Email Address nó đến chỗ khác, gởi qua ôn chồng mình là chết !!! Nói cho vui.
Cảm ơn Chúa đã cho chúng con ý thức được một điều: Hãy tỉnh thức để biết và quý những gì Chúa đang cho con.