Hình Tượng Đức Mẹ Maria, trong thời kỳ Đạo Công Giáo bị bách hại tại Nhật Bản

Thứ năm - 27/05/2021 09:55
Hình Tượng Đức Mẹ Maria, trong thời kỳ Đạo Công Giáo bị bách hại tại Nhật Bản
Hình Tượng Đức Mẹ Maria, trong thời kỳ Đạo Công Giáo bị bách hại tại Nhật Bản
Hình Tượng Đức Mẹ Maria,
trong thời kỳ Đạo Công Giáo bị bách hại tại Nhật Bản
-----------------------------
Bài 1:  ĐỨC QUÁN THẾ ÂM MAI AN (MARIA) 1
Bài 2:  MARIA KANNON  (MARIA QUAN ÂM) 2
Bài 3:  MATERNAL-STYLE MARIA KANNONS. 4

---------------------------------
 

Bài 1:
ĐỨC QUÁN THẾ ÂM MAI AN (MARIA)


Linh nmục Nguyễn Đức Thắng
https://www.facebook.com/100001845153379/posts/5764717870266328/?sfnsn=mo
---------------------------------------------------
Những ngày cuối tháng năm, cách tình cờ, mình liên tục xem được hình ảnh Đức Mẹ Quán Thế Âm, xin viết vội vài hàng về bức tượng độc đáo kỳ lạ này.

*****

Đạo Công Giáo đã được rao giảng ở Nhật Bản từ thế kỷ 16 với Thánh Phanxicô Xavie.

Sau một thời gian phát triển huy hoàng, rồi bị bách hại cách man rợ, trong suốt hai thế kỷ 17 – 19, từ khi Mạc chúa Tokugawa trị vì.

Cảnh giết các tín hữu cách dã man hoang rợ, được kể lại trong tiểu thuyết Silence và được lên phim ảnh bởi đạo diễn Martin Scorsese.

Ai đã từng xem phim này, hẳn không quên một linh mục dòng Tên, và là một giáo sư rất nhiệt huyết hăng say truyền giáo, nhưng vì những sự ác độc người ta gây ra, không chỉ cho bản thân ông, mà còn cho các tín đồ nữa, nên ông đã bỏ Đạo và trở thành một tu sĩ phật giáo, rất được tôn kính.

Khi ông chết, các đồ đệ trong chùa đem hỏa thiêu ông theo nghi thức trọng thể. Lúc đó, một cây Thánh Giá, mà ông luôn mang bên mình kể cả trong những lúc nguy hiểm nhất, đã rơi ra từ người của ông. Chi tiết hết sức nhỏ, nhưng đắt giá này, phản ảnh câu chuyện lớn về cách giữ đạo Công Giáo của tín hữu Nhật Bản trong thời cấm Đạo.

Bức Tượng Đức Quán Thế Âm Mai An ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó.

Tên Maria được phiên âm thành Mai An, và tượng của Người được đặt trong các chùa chiền, là nơi được chính thức thờ phượng.

Đó là một trong những cách Thiên Chúa dùng để nuôi dưỡng đức tin cho con cái lúc hiểm nguy.

Khi Minh Trị (Meiji) lên ngôi 1873, ông đã bãi bỏ lệnh cấm vô cùng tàn bạo và lạc hậu nói trên. Từ lúc đó, rất nhiều tín hữu công khai bày tỏ tôn giáo Công Giáo của mình, làm cả thế giới ngạc nhiên cho là phép lạ. Vì ai cũng nghĩ rằng sự ác độc kinh hoàng trải dài hai thế kỷ, đã làm cho đức tin trên vùng đất ấy lụi tàn rồi.

Xin chúc tụng Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, đã bao bọc chở che con cái, qua hình ảnh bức tượng Đức Quán Thế Âm Mai An, trong suốt hai thế kỷ tại Nhật Bản và vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng chở che cho tới ngày nay.
---------------------------------

 

Bài 2:
MARIA KANNON

(MARIA QUAN ÂM)

- Là một trong những biểu tượng từng xuất hiện trong thời kỳ cấm đạo Công giáo tại Nhựt Bốn (thế kỷ 17, 18). Được UNESCO xếp vào "Danh mục Di sản thế giới" (năm 2018) cùng với một số giáo đường xưa trong thời kỳ này.

1) Vị giáo sĩ Francisco Xavier (còn gọi: Francisco Javier), người Tây Ban Nha, thuộc dòng Tên, là tên tuổi gắn liền với buổi ban đầu của công cuộc truyền giảng về ơn Cứu độ của Chúa Jésus Cristo (tiếng Anh: Jesus Christ) vào Nhựt Bốn, cuối thế kỷ 16 (năm 1549).

Địa bàn tiếp nhận Đức tin đầu tiên là Trường Kỳ (Nagasaki), thu hút nhiều người Nhựt cải đạo, gồm cả một số lãnh chúa địa phương ("daimyo". dịch sát nghĩa là "đại danh")

Francisco Xavier đã được Giáo hội Công giáo hoàn vũ tuyên Thánh.

2) Tuy nhiên, bước qua đầu thế kỷ 17, sử Nhựt Bốn gọi là thời kỳ Giang Hộ (Edo), tức thời Mạc phủ, việc cấm đạo Công giáo bắt đầu xảy ra và ngày càng khốc liệt.

Các Ki-tô hữu người Nhựt buộc phải sống đạo một cách bí mật, kín đáo hơn, họ được gọi là Ki-tô hữu "ẩn" (tiếng Nhựt gọi là "Kakure" Kirishitan, "Hide" Christian)

Họ thờ phượng Chúa trong những căn nhà riêng bí mật (vì các giáo đường bị dẹp bỏ). Những lời cầu nguyên được "ẩn" trong cách thức tụng kinh như bên Phật Giáo, nhưng trong đó vẫn giữ lại một số từ ngữ đọc bằng tiếng La-tinh, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Kinh Thánh được chia nhau học thuộc, truyền miệng, (vì các cuốn Kinh Thánh có thể bị nhà cầm quyền tịch thu).

Và, các "Kakure Kirishitan" chế tác nhiều bức tượng, như hình tượng đức Maria được "ẩn" trong sự mô phỏng hoàn toàn tượng Bồ tát Quan Âm (tiếng Nhựt gọi "Kannon") - mà điễm khác biệt: chỉ là dấu thánh giá xuất hiện trên ngực Quan Âm, và ẵm bồng một hài nhi (tức Jesus). Họ gọi với nhau, đó là "Maria Kannon" (Maria Quan Âm).

(Ở đây, "Maria" cho thấy duy trì ảnh hưởng từ tiếng Tây Ban Nha / Bồ Đào Nha là Maria. Khác với tiếng Anh là Mary, tiếng Pháp là Marie).

3) Có những luồng ý kiến tranh biện quanh bức tượng "Maria Quan Âm".

- Một đàng không đồng ý, với quan niệm: Maria là Maria, Quan Âm là Quan Âm, nước sông không phạm nước giếng.

- Một đàng cho rằng: tượng "Maria Quan Âm" thể hiện một sự tiếp biến văn hóa, tương tự như trường hợp Đức Me Maria ở Châu Phi thì đen ơi là đen. Maria ở Hàn Quốc thì mặc hanbok, mắt một mí. Và ở Việt Nam, Đức Maria chít khăn mỏ quạ trên đầu, hoặc mặc áo bà ba....

Năm 2018, UNESCO đưa những căn nhà dùng làm thánh đường bí mật thời Giang Hộ (Edo), hình tượng "Maria Kannon" vào Danh mục Di sản thế giới.

Nói gì thí nói, đây là những chứng tích về một giai đoạn lịch sử nước Nhựt/ về sự giao thoa văn hóa / và về cách thức sáng tạo, để duy trì Đức tin Công giáo của Ki-tô hữu Nhựt Bồn.

4) Cuốn tiêu thuyết "Sự Im lặng" ("Chin moku" ) của Shūsaku Endő, viết vào năm 1966, được đánh giá là "một trong những tiểu thuyết hay nhất của Nhựt Bổn thế kỷ 20”. Đó là câu chuyên vê một nhà truyền giáo Dòng Tên, được cử đến Nhựt Bổn vào thế kỷ 17, chia sẻ cảnh sống của các "kakure Kirishitan" bị ngược đãi, vì kiên trung với đức tin vào Chúa.

Cuốn tiêu thuyết "Sự Im lặng" ("Chin moku" ), vào năm 2016, được đạo diễn người Mỹ Martin Scorsese chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh.

Năm2018, video game “Thánh Địa Nửa Khuya” được phổ biến rộng rãi, đề cậpđến cuộc đàn áp Công giáo ở Nhựt Bổn vào thế kỷ Giang Hộ (Edeo). Trong đó, sử dụng hình tượng “Maria Kannon” (Maria Quan Âm) làm biểu tượng cho nội dung của video.
---------------------------------
Nguồn:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1205428179891160&id=100012719672028&sfnsn=mo

*****

 

Bài 3:
MATERNAL-STYLE MARIA KANNONS


Dehua Kilns Maria Kannon

https://rwsmith.omeka.net/exhibits/show/maria-kannon/maternal-maria-kannons?fbclid=IwAR1Dbyhwdo9BiwABNjOH7EknNkTdLMEyBoQ4QPoyBHcTee5POBVB4MonD6A

-----------------------------------------------------------

Most Maria Kannon images were not produced in Japan because of the severe punishment for creating illegal Christian items. Japanese Christians imported numerous white ceramic and ivory Maria Kannon statues from Fujian Province in southern China, also a dangerous endeavor. Kilns, such as the one in Dehua County that created this statue, produced images of Guanyin (觀音, the Chinese reading of Avalokiteśvara) and the Madonna for underground Christian, European, Filipino, and Buddhist customers.[1]
----------------------------
[1] Chelsea Foxwell, “‘Merciful Mother Kannon’ and Its Audiences,” The Art Bulletin 92, no. 4 (December 1, 2010), 331.

*****

A majority of Maria Kannon have stylistic similarities to White-Robbed Kannon (白衣観音, Byakue Kannon), one of the thirty-three manifestations of Kannon, which wears a hooded white robe, has its hair combed upward, and usually holds a willow or lotus branch. White-Robbed Kannon typically have an androgynous appearance but this manifestation of Kannon is sometimes associated with the ability to grant children, especially male heirs. The similar appearance of White-Robbed Guanyin and Madonna iconography led in part to the development of Marian Guanyin images.[1]
------------------------------
[1] Marsha Smith Weidner, Patricia Ann Berger, Helen Foresman Spencer Museum of Art, and Asian Art Museum of San Francisco. Latter Days of the Law : Images of Chinese Buddhism, 850-1850. (Lawrence, KS: Spencer Museum of Art, University of Kansas ; Honolulu, Hawaii, 1994), 169-170, 172-173.

*****

This statue of Komori Kannon, like many other Maria Kannon statues worshipped by underground Christians, has feminine facial features and holds an infant. Feminized adaptations of Guanyin arose in 15th-century China due to the popularity of values such as filial piety and chastity.[1] After the introduction of Madonna and Child images by Christian missionaries in China, images of Sòngzi Guanyin (Child-Granting Guanyin) dispersed throughout the country and travelled abroad.[2] This association between Maria and Avalokitesvara/Kannon continued in Japan prior to the illegalization of Christianity, when icons of the Madonna were made to resemble Kannon.[3]
------------------------------
[1] Marsha Smith Weidner, Patricia Ann Berger, Helen Foresman Spencer Museum of Art, and Asian Art Museum of San Francisco. Latter Days of the Law : Images of Chinese Buddhism, 850-1850. (Lawrence, KS: Spencer Museum of Art, University of Kansas ; Honolulu, Hawaii, 1994), 160.

[2] Chelsea Foxwell, “‘Merciful Mother Kannon’ and Its Audiences,” The Art Bulletin 92, no. 4 (December 1, 2010), 330.

[3] Junhyoung Michael Shin, “Avalokiteśvara’s Manifestation as the Virgin Mary: The Jesuit Adaptation and the Visual Conflation in Japanese Catholicism after 1614,” Church History 80, no. 1 (March 1, 2011), 13.

*****

The artisan who sculpted this Maria Kannon portrayed the deity sitting with a child in a symmetrical shape. The lines defining her face and folds of her robe on her right and left sides mirror one another. While her right foot rests in front of her left one, they do not interrupt the rest of the composition’s symmetry.

In 1928, this icon of Koyasu Kannon was discovered in Ryusenji Temple in Yamagata Prefecture, which is in the northern part of Japan’s main island Honshu. Even though scholars originally deemed the icon a Maria Kannon, whether or not it is one is disputed. It may belong to the group of Kannon with child images that do not have a Christian association. On the other hand, the cloud-shaped halo surrounding the bodhisattva resembles the ones used in Japanese-cast medallions of the Virgin Mary worshipped by underground Christians.[1] This statue is one of many examples of how Buddhist temples incorporated underground Christian iconography into their space.
------------------------------
[1] Yoshikazu Uchiyama and Teiji Chizawa, Kirishitan no bijutsu (Hōbunkan ; 1961), 185-186.

*****

Underground Christians originally imported this Maria Kannon from Fujian Province, China[1] and it currently belongs to Oura Cathedral (1865), the first church in Japan consecrated by European missionaries after their banishment from the country.[2] This Maria Kannon has abbreviated facial features and the child on her lap is similarly defined by few details. A corner of the throne on which Maria Kannon sits has broken off, but one cannot say whether or not it was broken intentionally or accidentally.
-----------------------
[1] Junhyoung Michael Shin, “Avalokiteśvara’s Manifestation as the Virgin Mary: The Jesuit Adaptation and the Visual Conflation in Japanese Catholicism after 1614,” Church History 80, no. 1 (March 1, 2011), 21.

[2] Stephen R. Turnbull, The Kakure Kirishitan of Japan : A Study of Their Development, Beliefs and Rituals to the Present Day (Japan Library, 1998), 50.

*****

The Aizu Jibo Daikannon, erected in 1987, towers at a monumental 57 meters (187 ft.) in Aizu Park in Aizuwakamatsu, Fukushima, Japan. While the statue’s status as a Maria Kannon is debatable, the robe she wears and the infant she holds aligns this contemporary image with the older heritage of Komori, Koyasu, and Maria Kannon images. 6,000 small gold Kannon statues are enshrined inside the hollowed out Jibo Kannon,[1] endowing the larger statue with their compassion and salvific abilities.
-----------------------
[1] Aizu Mura (Aizu Park), 2014, "Aizu jibo daikannon to rokuman tsubo no daiteien (Aizu Large Jibo Kannon and 60,000 Meter Park)," Shukyohojin hokunitera Aizu betsuin (Aizu Branch of Hokunitera Religious Organization), accessed May 21, 2015. http://aizumura.jp/shisetsu.html.; Selena Hoy, 2013, "Aizu Jibo Dai Kannon-Fukushima-Japan Travel," Japan Travel, accessed May 21, 2015, http://en.japantravel.com/view/aizu-dai-jibo-kannon.
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây