Từ ngàn xưa đã có niềm tin về sự sống lại đời sau. Sách Maccabê tường thuật việc Giuđa, thủ lĩnh: AnTáng 1
Từ ngàn xưa đã có niềm tin về sự sống lại đời sau. Sách Maccabê tường thuật việc Giuđa, thủ lĩnh kháng chiến quân Do thái đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về đền thờ Giêrusalem xin dâng lễ tạ tội cho quân lính tử trận. “Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại”. Tuy có sống lại nhưng cuộc sống sẽ khác trước. Đó là điều thánh Gioan khẳng định trong sách Khải huyền. Trong thị kiến ngài thấy trời cũ đất cũ qua đi. Trời mới đất mới xuất hiện. Đẹp xinh lộng lẫy. Nhưng tuyệt vời nhất là số phận con người được đổi mới. Không còn tang tóc, đau khổ, rên la. Vì người sống lại không còn chết nữa. Con người sống với những giá trị mới vì Thiên Chúa tuyên ngôn đổi mới mọi sự. Tuy có niềm tin vào đời sau, vào sự sống lại. Nhưng thật đáng buồn là người ta không sống niềm tin đó. Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh báo thái độ mê mải đời này. Người mời gọi mọi người tỉnh thức chờ đón Người đến đưa họ vào hạnh phúc vĩnh cửu đời sau trong các dụ ngôn Người đầy tớ tỉnh thức, Mười cô trinh nữ đi đón chàng rể. Và hôm nay một lần nữa Người dùng những dẫn chứng lịch sử là nạn hồng thủy thời tổ phụ No-e và cuộc thiêu hủy thành Sơ đôm thời tổ phụ Abraham. Thời đó, người ta mải mê tất bật với đời sống của thể xác. Chúa Giêsu gợi ra hai nhu cầu người đời gắn bó, đó là ăn uống và mua sắm. Hoàn toàn cho đời sống thân xác. Ăn uống để nuôi xác, để tận hưởng. Mua sắm để trang điểm thân xác. Mê mải đó khiến người ta không tỉnh thức, mất cảnh giác với sự đổi thay bất ngờ ập tới. Trong lúc người ta mải mê lo việc ăn uống và mua sắm thì nước dâng lên cuốn trôi tất cả. Cuốn đi những gì người ta tưởng là giá trị vĩnh viễn. Ngay cả mạng sống còn không giữ được thì còn hưởng thụ, chăm chút thân xác sao được. Chỉ có No-e tỉnh thức, không bị đắm chìm vào thói ham mê ăn uống và mua sắm, nhưng chuyên chăm đóng tầu, mới thoát được nạn hồng thủy. Người ta mê mẩn gắn bó với thế giới cũ với những giá trị cũ. Bà Lót đã được cứu ra khỏi thành phố đang bốc lửa. Nhưng vẫn tiếc nuối quay lại. Tiếc nuối lắm. Vì trong thành Sôđôma có biết bao dinh thự tráng lệ. Có biết bao thú vui giải trí. Riêng bà còn biết bao tài sản không kịp mang theo. Bà có biết đâu tất cả sẽ tiêu tan thành tro bụi trong chớp mắt. Bà có biết đâu vì bà chậm trễ nên chính bản thân bà cũng chẳng thoát khỏi lửa diêm sinh để mà tiếc nuối những giá trị xưa cũ. Bà có biết đâu một thành phố mới đẹp đẽ gấp trăm ngàn lần đang chờ đón bà. Bà có biết đâu trong cuộc sống mới có muôn vàn giá trị mới cao quí hơn những giá trị cũ gấp ngàn vạn lần. Vì quá gắn bó với cái cũ, bà đành mất tất cả. Nêu lên những tấm gương tày liếp ấy, Chúa Giêsu tha thiết cảnh báo ta hãy tỉnh thức để giữ được tính mạng, để đứng vững trong ngày Chúa ngự đến. Đó là ngày bất ngờ. Chỉ những ai tỉnh thức không mê mải đời này mới được cứu thoát. Ta tự hỏi tổ phụ No-e đã tỉnh thức thế nào để làm nên khác biệt, để trở thành người được tuyển chọn, được cứu thoát, “được đưa đi” trong ngày của Chúa? Tổ phụ No-e cũng ăn uống, cũng mua sắm như mọi người. Nhưng trong khi mọi người coi ăn uống mua sắm như mục đích đời người thì tổ phụ chỉ coi đó như phương tiện. Ăn uống để sống mà đóng tầu cho Chúa, làm việc cho Chúa. Mua sắm để có đủ dụng cụ phục vụ việc đóng tầu theo Chúa truyền dạy. Và mua sắm những thú vật, cây cối, hạt giống chuẩn bị cho chương trình của Chúa. Tóm lại mọi người ăn uống và mua sắm cho thân xác và cho nhu cầu nhất thời và cho bản thân. Còn tổ phụ No-e ăn uống và mua sắm cho những gì thuộc về mai sau, cho chương trình lâu dài, và cho Chúa, cho người khác. Đó là điều khác biệt. Bà Lót chết vì tiếc của. Ra đi còn ngoái cổ lại nhìn. Bà gắn bó với đời này. Còn tổ phụ No-e ra đi không quay lại. Khi Chúa truyền tổ phụ lập tức đưa mọi người lên tầu, đóng cửa tầu lại trong bốn mươi ngày. Không luyến tiếc. Không gắn bó. Người ta ra đi luôn bất ngờ. Lời Chúa cảnh báo được chứng nghiệm tỏ tường trong những ngày này. Khắp thế giới đang sững sờ xúc động vì cơn bão Hayian tàn pháPhilippines, cuốn đi hàng vạn sinh mạng. Với những thiết bị tối tân, cơn bão đã được cảnh báo. Nhưng chẳng ai cứu được các thành phố bị cơn bão quét ngang qua. Chẳng ai cứu được những con người chìm dưới những ngọn sóng khổng lồ. Được cảnh báo trước nhưng vẫn hoàn toàn bất ngờ. Chúa đến bất ngờ cả trong vận mệnh cá nhân. Cuộc ra đi của bác Giuse Khiết khiến ta càng phải chuyên tâm lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chiều ngày Chủ nhật 10-11 vừa qua, bác Giuse Khiết lái xe đưa bác gái đi viếng nghĩa địa. Khi vừa đến nghĩa địa, một cơn đau ập đến khiến bác không nói được tiếng nào. Chỉ gục đầu vào thành xe mà chịu cơn đau. Gọi xe cấp cứu. Nhưng chưa kịp đến nhà thương thì bác đã ra đi. Bác gái ngồi bên cạnh mà không hề hay biết. Quả thật giờ chết đến bất ngờ chẳng ai biết được. Hai người ở bên nhau. Nhưng một người đã ra đi. Tuy Chúa đến bất ngờ nhưng bác Giuse Khiết đã luôn tỉnh thức. Vì không để bị những mê mải đời này cuốn đi. Tuy sống bên Mỹ là thiên đường ăn uống và mê sắm, nhưng bác không bị cuốn vào dòng thác nhu cầu tiêu thụ. Trái lại bác dành nhiều thời giờ và tiền bạc cho những công việc của Nước Trời. Ngoài những bổn phận dự lễ, đọc kinh mà bác rất chuyên chăm, bác còn tham gia phong trào tĩnh tâm Cursillos, đóng góp vào hội Bảo trợ Ơn thiên triệu, là thành viên tích cực của Gia đình Châu sơn và là hội viên của Hội Mân Côi. Việc bác được Chúa gọi giữa lúc đi viếng nghĩa địa cầu nguyện cho người đã qua đời chứng tỏ bác tỉnh thức. Cầu nguyện và đặc biệt cầu nguyện cho người đã qua đời là một việc nói lên đức tin và đức bác ái mạnh mẽ. Bác ra đi lúc đang làm việc nghĩa. Không lo lắng cho mình, không tìm hưởng thụ cho bản thân. Đó là hành động vô vị lợi. Đó là việc làm chuẩn bị cho trời mới đất mới với những giá trị mới. Thương nhớ bác Giuse Khiết, ta hãy nhớ lời Chúa dậy hôm nay và noi gương bác, không mê mải thế giới cũ kỹ với những giá trị mau tàn. Nhưng hãy tỉnh thức chuẩn bị cho những giá trị mới. Để khi giã từ trời cũ đất cũ này, ta được vào hưởng hạnh phúc trong trời mới đất mới. Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn bác Giuse Khiết vào Nước Trời. Amen. TGM. Gs. Ngô Quang Kiệt Đan Viện Châu Sơn
I. CHÚNG TA ĐỌC LỜI CHÚA. Trích : Mt 11,25-3o. 2Cr 5,1.6-10.
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe làm cho chúng ta tin tưởng, đầy phấn khởi và được yên ủi trước: AnTáng 02
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe làm cho chúng ta tin tưởng, đầy phấn khởi và được yên ủi trước cái chết của người thân yêu ra đi về đời sau. Chúng ta biết rằng cuộc sống của con người trên trần gian này rất vắn vỏi, nó như bông hoa sớm nở chiều tàn, như một cơn gió thoảng qua, không có gì là vĩnh viễn. Chúng ta cũng có thể coi cuộc sống ở trần gian này là một cuộc hành trình đi về quê trời. Không có cuộc hành trình nào mà không phải vất vả, không có một lữ khách nào mà chỉ ngồi chơi xơi nước bên vệ đường mà không nỗ lực phấn đấu để tới đích. Cuộc hành trình nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Chúng ta có thể ví cuộc đời chúng ta như một cuộc hành trình có ba giai đoạn : SINH ra là lên đường, SỐNG là chiến đấu, khắc phục, CHẾT là tới quê hương. Hôm nay chúng ta được Chúa nói với chúng ta một cách êm ái dịu dàng :”Hỡi những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bổ dưỡng” (Mt 11,26). Ngày kết thúc cuộc hành trình ở trần gian này là ngày chúng ta được Chúa cho nghỉ ngơi bồi dưỡng sau bao nhiều vất vả khó nhọc Thánh Phaolô, trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, cũng hé mở cho chúng ta biết : “Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng nên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”(2Cr 5,1) Chúng ta chỉ có thể tới được ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời khi chúng ta kết thúc cuộc hành trình ở dưới đất này. Ngày kết thúc cuộc hành trình chính là ngày chúng ta ra đi khỏi thế gian này. Như vậy chết là một điều kiện cần thiết để về quê trời, chết mang niềm hy vọng , yên ủi và phảng phất một niềm phấn khởi.
II. MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHẾT. Cả hai ngành khoa học có từ lâu, liên quan tới sự sống con người. Đó là y học và dược học. Cả hai đều nhận con rắn là biểu hiệu. Con rắn cuốn trên chiếc gậy là biểu hiệu của ngành y, và con rắn cuốn trên chiếc ly có chân, đầu hướng vào miệng ly, là biểu hiệu của ngành dược. Sở dĩ cả hai ngành quan trọng này, nhận con rắn là biểu hiệu, vì người xưa, cả đông lẫn tây phương, đều coi con rắn là tượng trưng cho sức mạnh. Người ta còn lầm tưởng con rắn là loài bất tử, do hiện tượng lột xác của nó. Cả đông lẫn tây đều truyền nhau câu truyện cổ tích, về sự bất tử của con rắn. Truyện : rắn già rắn lột. Thuở trời đất vừa được dựng nên, Tạo hoá muốn cho loài người đuợc bất tử, bằng cách lột xác, còn loài rắn thì tới già phải chết. Tạo Hoá liền sai sứ giả là vị Thiên lôi xuống trần nói ý định đó cho loài người : Tạo Hóa truyền Thiên lôi, khi gặp con người thì nói mệnh lệnh này (Một mệnh lệnh có phép mầu) : “Người già,người lột. Rắn già chạy tuột vô săng”. Thiên lôi xuống trần, vừa đi vừa lẩm nhẩm mệnh lệnh của Trời, nhưng vì Thiên lôi lơ đãng, đọc đi đọc lại thế nào, mà khi xuống trần vừa gặp con người thiên lôi lại đọc :”Rắn già rắn lột. Người già chạy tuột vô săng”. Vì thế mà con rắn được lột xác, còn con người sinh ra, lớn lên, già, chết, rồi phải đi vào săng, đem chôn. (Đỗ đình Tiệm, Lương thực hằng ngày, tr 722) Khi còn nhỏ, nghe câu chuyện cổ tích trên, chúng ta phàn nàn, nuối tiếc vì tính lơ đãng của ông Thiên lôi mà con rắn đã dành được quyền lột xác, còn con người khi già phải chết, chứ không được lột xác. Nhưng tiếc thế nào thì tiếc, mỗi người chúng ta đều phải chết, đây không phải là sự tình cờ hay ngẫu nhiên mà là một án lệnh. Mở sách Sáng thế ra, ta thấy ghi lại : Sau khi Ađam Evà phạm tội ăn trái cấm, Thiên Chúa đã ra án phạt cho ông bà. Đây là án lệnh của Chúa phán với Adam :”Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà ta đã truyền cho ngươi rằng :”Ngươi đừng ăn nó, nên đất đã bị nguyền rủa vì ngươi ; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn bởi đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất”(St 3,17-19). Trở về với bụi đất là chết chứ còn gì ? Chúa Giêsu xuống thế làm người chuộc tội cho loài người, Ngài đã xóa tội Ađam để đem chúng ta lại làm con Thiên Chúa. Chúng ta sinh ra đều mang tội tổ tông, nhưng nhờ Bí tích Thánh tẩy, chúng ta được tha tội đó và tội riêng của mình. Tuy đã được tha tội tổ tông nhưng hậu quả của tội vẫn còn và hậu quả sau cùng là phải chết (x. St 3,19). Kinh thánh cũng làm chứng về điều này. Chúng ta hãy đọc vài câu Thánh vịnh để xác tín về điều đó : * Tv 48,9-10 : Mạng sống người dù giá cao mấy nữa thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số. * Tv 38,5-6 : Lạy Chúa, xin dạy cho con biết : đời sống con chung cuộc thế nào, ngày tháng đếm được mấy mươi, để hiểu rằng kiếp phù du là thế. * Tv 38, 7a : Ấy tuổi đời con, Chúa đo cho một vài gang tấc, kiếp sống này, Chúa kể bằng không. Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu. Từ xưa đến nay có hàng tỉ tỉ người đã sống trên mặt đất này mà nay còn ai đâu. Cả những bậc anh hùng cái thế, cả những vĩ nhân lừng danh ngày nay cũng chẳng còn ai, nếu người ta có nhắc tới là nhắc tới theo sử sách. Có những người sống thọ đến mức nào nay cũng chẳng còn như ông Ađam sống tới 930 tuổi, ông Noe sống 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi, ông Bành Tổ của Trung hoa sống 800 tuổi.
III. CHẾT RỒI SẼ RA SAO ? Chết là một sự kiện, một biến cố quan trọng của cuộc đời nhưng cái nhìn về sự chết thì khác nhau : có người cho rằng chết là hết, có người cho r ằng chết mà vẫn còn ; có người cho rằng chết là một thất bại, là đi vào ngõ cụt đâm ra bi quan ; có người cho rằng chết là một khởi điểm mở ra một chân trời mới đầy lạc quan. 1. Một số người vô tín. Những người vô tín không tin có đời sau, không có thiên đàng hoả ngục để thưởng phạt. Đối với những người này, chết là hết, là tuyệt vọng. Karl Marx, ông tổ thuyết Mác-xít vô thần, trong một lá thư gửi cho người bạn của ông là Lassanler đã viết : “Cái chết của đứa con trai tôi đã làm cho tôi đảo điên. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như cái chết ấy mới xẩy ra ngày hôm qua thôi. Còn vợ tôi thì hoàn toàn ngã gục vì biến cố này”. Ai trong chúng ta cũng cảm thông được nỗi đau đớn tột cùng này của ông tổ thuyết Mác-xít vô thần. Cái chết là một mất mát mà không gì có thể lấp đầy được. Sự mất mát ấy lại càng khủng khiếp hơn khi con người không còn một niềm hy vọng nào vào cuộc sống mai hậu. Chối bỏ sự sống mai hậu cũng có nghĩa là tự đọa đầy mình vào một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp nhất. (D. Wahrheit, Phép lạ trong đời, tr 257) 2. Những người có đức tin. Những ai có đức tin thì đều công nhận rằng có đời sau, có thiên đàng hỏa ngục để thưởng phạt và linh hồn thì bất tử. Do đó, chết không phải là mất, là hủy hoại mà là một sự chuyển đổi :”Sự sống thay đổi chớ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian này bị hủy diệt tiêu tan thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời” (Kinh Tiền tụng lễ An táng). Ông Trang Tử, một nhà hiền triết Trung hoa, xuất hiện trước Chúa Giêsu, cũng có một cái nhìn rất lạc quan về sự chết, khi ông nói : “Người ta chết là trở về với Tạo Hóa, cũng như người đi ra ngoài mà trở về nhà, thế mà ta còn theo đuổi nghêu ngao khóc lóc thì chính ta chẳng hóa ra không biết mệnh trời à ? Cho nên ta không khóc lại còn hát nữa”. Hoài nam Tử cũng có một ý nghĩ như Trang Tử khi ông nói :”Sinh ký tử qui” : sống là sống gửi sống nhờ, chết mới là về. Tư tưởng này giống như của thánh Phaolô tông đồ khi viết thư gửi cho tín hữu Côrintô (x. 2Cr 5,1.6-10). Ông Wolfany Goethe, một thi sĩ kiêm triết gia Đức , còn nói một cách ví von hơn nữa :”Con người chết là một vì sao lặn để mọc huy hoàng hơn ở một bán cầu khác”. Với con mắt đức tin, chúng ta thấy chết không phải là đi vào hư vô, đi vào ngõ cụt, là tuyệt vọng, nhưng chết chính là phương tiện để chúng ta được về kết hợp với Chúa trên quê trời, như thánh Phaolô nói :”Quê hương chúng ta ở trên trời và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát Đà lạt
Mùa báo hiếu (Lễ cầu cho Các Đẳng) I. Ý NGHĨA NGÀY LỄ.
Hôm qua, Hội thánh hân hoan mừng các con cái mình vinh thắng đang hưởng mặt Chúa trên nởi vĩnh phúc. AnTáng 03
2. Hôm nay, Hội thánh là Mẹ hiền không thể quên được những đứa con đang bị đau khổ trong nơi thanh luyện. Hội thánh phải cứu giúp để đưa họ về hưởng nhan thánh Chúa. 3. Ta tin có sự hiện hữu của luyện ngục, nơi giam hãm để thanh luyện các tín hữu qua đời mà còn mang tội nhẹ hay đền tội chưa đủ. Qua tín điều các Thánh thông công, ta có thể cứu giúp được các linh hồn ấy. II. NẾU CHÚA CHẤP TỘI. Ta thường đọc kinh Vực sâu tức Thánh vịnh 130 để cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục. Ta để ý đến câu “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được” (Tv 130,3). Thiên Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng không thể nào để người ta xúc phạm đến. Thế mà con người là tạo vật Chúa dựng nên dám cả gan phạm đến Chúa khi phạm tội, vì khi phạm tội là chống lại với Chúa. Nếu Chúa chấp tội theo sự công thẳng của Ngài thì không ai được cứu rỗi. Nhưng chúng ta được an ủi vững vàng khi đọc đến câu “Bởi Chúa tôi hằng có lòng lànhcùng vì lời Chúa tôi đã hứa”. Cậy trông vào lượng từ bi hải hà và tha thứ của Thiên Chúa, ta dám xin Chúa thứ tha các tội ta phạm như lời Ngài đã hứa. Theo tín điều các thánh hiệp thông (Giáo lý Công giáo số 962) ta có thể cầu nguyện cho các người đang bị giam phạt trong luyện ngục. Đây là một hành vi thể hiện đức bác ái giữa các thành phần trong Hội thánh. III. NGÀY THỂ HIỆN ĐẠO “HIẾU”. Chữ “HIẾU” rất quan trọng đối với người Á đông. Người ta nâng chữ hiếu lên thành ĐẠO hiếu tức đạo làm con. Theo truyền thống Á đông, tội nặng nhất là tội bất hiếu.
Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao) Đạo làm con phải đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; ơn ấy người ta gọi là “ơn nghĩa cù lao”. Trong Kinh thi có câu: “Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” : thương xót thay cha mẹ sinh ta khó nhọc. Trong bài thứ 5, dạy học trò sống cho phải đạo, sách Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có viết :
Chữ rằng sinh ngã cù lao,
Bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì.
(Nguyễn Trãi) Trong mười giới răn của Đạo Công giáo có một giới răn nói về vấn đề này :”Thứ bốn thảo kính cha mẹ” (x. Xh 20,10). Thảo kính là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (x. Giáo lý Công giáo số 2215-2218). Giúp đỡ cha mẹ khi đã qua đời cũng là một bổn phận phải làm tròn đối với người công giáo cũng như người ngoại giáo. Vào rằm tháng bảy mỗi năm, người Phật tử tổ chức lễ Vu lan rất trọng thể và cảm động. Đây là lễ hội con cái báo hiếu cha mẹ. Người ta đến chùa qùy lạy trước Phật đài, đem lòng thành kính, cầu xin từ bi của Tam Bảo cứu độ cho cha mẹ được giải thoát. Nghĩa làm con, phụng dưỡng cha mẹ còn sống, cha mẹ mất cũng thắp đèn trời, ngày đêmkhấn nguyện. Chữ hiếu sống cho trọn vẹn, cao đẹp dường bao.
Công dưỡng dục thâm ơn dốc trả
Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu hạnh vi tiên.
(Kinh Vu lan bồn) Ở phương Tây, tuy không có tục thờ tổ tiên, tuy chữ hiếu không nâng lên thành đạo, nhưng không vì thế mà không có ngày dành riêng để nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Vì thế, thánh 11 hằng năm là tháng dành riêng để cầu nguyện cho những người đã qua đời, đặc biệt là ngày 02 tháng 11 mỗi năm. Như vậy, có thể nói thời gian tháng 11 là mùa Vu lan báo hiếu đến muộn của người Tây phương. Chúng ta hãy đọc lại đoạn sách GIÁO HUẤN CA 3,1-16 để hiểu biết nghĩa vụ của con cái đối với ông bà cha mẹ. Có hai câu đáng chú ý : * “Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ người mà con dược chúc phúc” (Hc 3,8). * “Lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị lãng quên và sẽ đền bù tội lỗi cho con” (Hc 3,14). Hôm nay ông bà cha mẹ đang mong con cái thực hiện thực hiện chữ hiếu mà Chúa đã răn dạy. Vậy chúng ta sẽ làm được những gì trong ngày hôm nay và mãi mãi ? Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát Đà lạt
Nhạc sĩ Tôn thất Lập viết một câu rất hay : “Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về một rừng : AnTáng 04
Nhạc sĩ Tôn thất Lập viết một câu rất hay : “Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về một rừng cây”. Tại sao vậy ?. Thưa bởi vì rừng cây là một hình ảnh gần đúng về đời người. Trong một khu rừng có cây non, cây già. Lá cây thì khi xanh khi vàng rồi rụng xuống. Rõ ràng rừng cây là hình ảnh về cuộc đời con người. Đây là một nhận định thực tế. Cuộc đời con người cho dẫu sống đến trăm năm, rồi cũng có lúc phải dừng lại, rồi cũng kết thúc nơi phần mộ. “Trăm năm nào có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì” (Nguyễn Du). Thánh Âu tinh khi suy nghĩ về sự chết đã gọi sự chết là “thầy”. Thế “thầy sự chết ´sẽ dạy chúng ta những bài học nào ?
1. Thầy dạy sự khôn ngoan như lời Tv 90 (89), 12 : “Xin dạy con biết đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan”. Tuổi đời chúng ta có khi đang được đếm ngược rồi đó ! Sự khôn ngoan dạy cho ta biết rằng đến một lúc nào đó rồi cũng phải dừng lại: “Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục; mạnh giỏi chăng là được tám mươi” (Tv 90 (89), 10). Hồi xưa tôi thường nghe người ta hát như thế này : “Em ơi, có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời”. Nếu câu hát này không đúng với ai thì ít nhất cũng đúng với Oâng cố đây. Ông đã ra đi vào lúc tuổi đời sáu mươi. Còn bài TM Luca diễn tả thật hay : hai môn đệ đi về Emmau, càng đi thì càng đụng phải ánh hoàng hôn và phải dừng lại. Đó phải chăng là hình ảnh về cuộc đời mà Giáo Hội, cách kín đáo, muốn dùng Lời Chúa mà nhắc nhở ta ?.
2. Thầy dạy ta biết kiếp người mong manh Lời của bài hát trong lễ an táng ta thường nghe: “Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”. Vâng, chỉ có Chúa là vĩnh cửu, trường tồn bất diệt, còn con người chỉ như hoa cỏ ngoài đồng, sớm nở tối tàn. 3. Thầy dạy ta hãy tìm kiếm những gì là bất diệt : “Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát và kẻ trộm không đào ngạch, khoét vách lấy đi” (Mt 6, 20). 4. Thầy dạy ta hãy làm những việc lành phúc đức, như của cải gởi về đời sau. Xin kể một câu chuyện của người Nga, nhan đề “đồng bạc nhân nghĩa”, để kết thúc. Chuyện rằng : “Có nhà phú hộ kia gần chết mà lòng vẫn chỉ nghĩ đến tiền của, một động lực đã thúc đẩy ông lao lực suốt cả cuộc đời. Dùng chút sức tàn còn lại, ông cố gỡ chiếc bao nhỏ đeo giấu ở cổ, lấy chiếc chìa khoá trao cho người tớ gái trung tín nhất, ra dấu chỉ chiếc rương nằm trong góc nhà và bảo cô lấy những túi tiền vàng bỏ vào quan tài của ông. Khi chết xong, ông sống cuộc đời mới ở thế giới bên kia, nơi đó người ta cũng ăn uống và tiêu tiền như trên trần gian vậy. Đứng trước một chiếc bàn dài đầy những cao lương mỹ vị, ông hỏi người bán hàng : “Món hàng này bao nhiêu vậy cô ?”. Cô bán hàng trả lời : “Một xu, thưa ông”. “Thế còn hộp cá mòi kia ?”. “Cũng một xu, thưa ông. Tất cả những thứ được bày bán ở đây, cái nào cũng giá một xu”. Nhà phú hộ thầm nghĩ : “Thế này thì bao giờ mới tiêu cho hết số vàng ta mang theo ”. Ông chọn một đĩa thức ăn lớn với nhiều món ăn ngon nhất, rồi lấy một đồng tiền vàng ra trả, nhưng cô thu tiền không nhận. Cô ta vừa lắc đầu vừa nói : “Thưa ông, ông đã học được quá ít trong cuộc sống”. Nghe thế, nhà phú hộ ngạc nhiên hỏi : “Thế đồng tiền vàng của tôi không đủ trả cho đĩa thức ăn này hay sao ?”. Cô bán hàng trả lời : “Không phải, ở đây, chúng tôi chỉ nhận những đồng tiền mà trong cuộc sống trước đây ở trần gian người ta đã dùng để làm việc lành phúc đức, giúp đỡ những kẻ nghèo khó túng cực mà thôi”.
Sau khi Adam Evà ăn trái cấm trái lệnh Chúa. Thiên Chúa ra hình phạt cho ông bà và con cháu, một: AnTáng 06
Sau khi Adam Evà ăn trái cấm trái lệnh Chúa. Thiên Chúa ra hình phạt cho ông bà và con cháu, một trong các hình phạt là phải chết :”Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19). 2.ThánhPhaolô . Trước cái chết thánh Phaolô tông đồ rất lạc quan. Ngài không sợ chết,Ngài vui đón nhận nó và coi nó như một hồng ân, khi Ngài nói với tín hữu Philipphê :”Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21) vì chết là giải thoát khỏi thân xác, khỏi nơi giam hãm thế gian này để về với Chúa trên quê hương Nước Trời (x. Pl 3,20; 2Cr 5,6-7). 3.Bài Tin Mừng. Chết là một điều hiển nhiên, là một công lệ, không ai có thể thoát khỏi tay thần chết và thần chết đến thật bất ngờ. Vì thế, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn sẵn sàng chờ đợi Ngài đến bất cứ lúc nào. Thái độ chúng ta phải có là luôn tỉnh thức. Ngài phán :”Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về và thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em : chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ” (Lc 12,35-38). II. MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHẾT. 1. Trong lịch sử. Trên thế giới này có biết bao vĩ nhân, biết bao anh hùng cái thế đã sống trước chúng ta. Còn đâu một César của đế quốc La mã, còn đâu Alexandre đại đế của Hy lạp, còn đâu Tần thũy Hoàng của Trung hoa vĩ đại, còn đâu Thành Cát Tữ Hãn của Mông cổ, còn đâu Trần hưng Đạo, Lê Lợi. Quang Trung của Việt nam ? Tất cả đã vang bóng một thời và nay chỉ còn trong sử sách, đúng như cổ nhân đã nói : Nhân sinh tự cổ thùy vô tử Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn thiên Trường) Con người từ cổ ai không chết Để lại lòng son rạng sử xanh. 2.Trong đời sống hằng ngày Trên thế giới ngày nay và chung quanh chúng ta mỗi ngày có biết bao nhiêu người chết : không phân biệt giàtrẻ, lớn bé, nam nữ, người trí thức hay người bán khai, thậm chí có những đứa trẻ đã chết khi chưa lọt lòng mẹ. Ai ai ccũng phải nhận lấy cái lưỡi hái của tử thần vì thần chết là người thợ không ngủ trưa và không một chút thương hại. Bởi thế người ta nói : Rắn già rắn lột, Người già chui tuột vô săng. Truyện : thủy thủ và nhà kinh doanh. Nhân chuyến tham quan con tàu buôn lớn, một nghà doanh nghiệp hỏi người thủy thủ :
Ông của anh làm nghề gì và chết ở đâu ?
Người thủy thủ thưa :
Ông của tôi làm nghề thủy thủ và chết vì đi biển.
Nhà doanh nghiệp lại hỏi :
Vậy cha của anh làm nghề gì và chết ở đâu ?
Người thủy thủ thưa :
Cha tôi cũng làm nghề thủy thủ và cũng chết vì đi biển.
Nhà doanh nghiệp bỡ ngỡ hỏi : - Thế mà anh dám làm nghề thủy thủ, và hằng ngày đi biển sao ? Người thủy thủ hỏi lại nhà doanh nghiệp :
Xin hỏi : Ông của ngài làm nghề gì và chết ở đâu ?
Nhà doanh nghiệp trả lời :
Ông tôi làm doanh nghiệp và chết trên giường.
Người thủy thủ lại hỏi :
Vậy cha của ngài làm nghề gì và chết ở đâu ?
Nhà doanh nghiệp trả lời :
Cha tôi cũng làm doanh nghiệp và chết ở giường.
Người thủy thủ tỏ vẻ bỡ ngỡõ và hỏi :
Thế mà ông dám làm nghề kinh doanh, và mỗi đêm dám ngủ trên giường sao ?
Câu truyện trên đây nhắc ta : mọi người sang, hèn, giầu, nghèo, giỏi dốt, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì rồi cũng có ngày phải bỏ cõi đời này để trở về thế giới bên kia. 3.Thái độ äcủa ta Chúa Giêsu đã nhắc nhở ta về sự chết, về việc Chúa đến bất ngờ vào ngày giờ ta không ngờ. Chúa sẽ đến với ta bất ngờ như kẻ trộm. Cho nên thái độ của ta là phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến. Muốn cho giờ chết được êm ái, nhẹ nhàng, thanh thản, không phải bồn chồn lo lắng, cần phải dọn mình luôn. Các thánh nhân đã nhận lấy cái chết một cách bình tĩnh và vui tươi vì cho giờ chết là kết thúc cuộc lữ hành trần gian để về bên Chúa hưởng vinh phúc đời đời : Như đôi chim tìm về khe đá, Người lữ khách vui tới quê nhà. (Thánh vịnh 78,16) Tục ngữ Việt nam có câu :”SINH DỮ TỬ LÀNH”. Khôâng biết anh chị em nghĩ thế nào ? Theo tôi nghiên cứu thì dân gian người ta tin tưởng rằng : đêm nằm mơ, nếu mơ sự sinh đẻ thì đó là điềm xui; còn mơ đến sự chết thì đó là dấu lành. Không biết đấy có phải là mê tín dị đoan không, nhưng người ta cứ tin như vậy, nên mới có câu : sinh dữ tử lành. Trường hợp của ông (bà) X cũng đúng với ý nghĩ của nhiều người vì ông đã qua một thời gian dài (80 tuổi) ở trần gian, ông đã phải chịu bao khổ đau, bệnh tật hành hạ.... nay mọi sự đã chấm dứt. Giờ chết là giờ giải thoát, là giờ sinh ra trong Nuớc Trời. Chúng ta tưởng nhớ đến ông X hôm nay, cầu nguyện cho ông và nhân dịp này chúng ta phải ghi nhớ và luôn suy niệm Lời Chúa :”Các con hãy sẵn sàng vì không biết giờ nào, ngày nào Con Người sẽ đến” (Mt 24,44). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Khi Chúa Giêsu vừa lên đường, một kinh sư chạy đến thưa với Ngài :”Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi: AnTáng 07:
Khi Chúa Giêsu vừa lên đường, một kinh sư chạy đến thưa với Ngài :”ThưaThầy, Thầy đi đâu, tôi cũngxin theo”. Đức Giêsu trả lời :”Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu “(Mt 8, 18-220). Chúa Giêsu cho vị kinh sư biết : Ngài không có chỗ ở nhất định, nay đây mai đó. Ngài còn tiết lộ cho biết khi kết thúc cuộc đời Ngài sẽ không có cái giường mà nằm, nếu có giường nằm thì Ngài sẽ có chỗ tựa đầu. Đàng này Ngài không có chỗ tựa đầu tức là không có giường để nằm, Ngài sẽ bị treo trên thập giá, không có chỗ tựa đầu. II. CHIẾC GIƯỜNG CHO GIẤC NGỦ NGẮN HẠN. Không ai trong chúng ta còn lạ với chiếc giường, dù tốt, dù xấu cũng là chiếc giường để nằm ngủ. Ai cũng muốn sắm cho mình một chiếc giường êm, tiện nghi để phục vụ cho giấc ngủ. Người ta thường phàn nàn về cái giường không được êm ái hoặc tiếc nuối giấc ngủ khi đã đến giờ phải trỗi dậy. Cũng nhiều người không tiếc thì giờ, tiền của để trang bị cho cái giường ngủ những tiện nghi cao nhất nơi nó và chung quanh nó. Giấc ngủ là lúc đắp đổi cho thân thể những giờ phút thoải mái sau những giờ mệt nhọc và căng thẳng, và khi ấy, cái giường là phương tiện tốt nhất cho thỏa mãn trên. Khi đã quá mỏi mệt, người ta thường thốt lên :”Tôi chỉ thèm cái giuờng”. Cái giường chỉ là cái chõng tre hay bằng gỗ tạp của người nghèo, hoặc cái giường bằng vàng, bạc hay bằng ngọc ngà của các bậc vua chúa, tựu trung cũng chỉ là phục vụ cho giấc ngủ, giấc ngủ ngắn hạn từ tối đến sáng. III. CHIẾC GIƯỜNG CHO GIẤC NGỦ DÀI HẠN. Hôm nay, tiễn đưa người thân của chúng ta đến nhà thờ lần cuối, rồi đưa vào một “cái giường” với một giấc ngủ của thân xác bình thường, rất lâu để chờ ngày phục sinh, chúng ta cùng suy nghĩ về chỗ ngả lưng dài giấc ngủ này. Và sẽ thấy thật là khiếp sợ và đáng phải chuẩn bị biết là chừng nào ! Một giấc ngủ bình thường, và sự thường, mong cho thư giãn để sáng mai thức dậy, tiếp tục công việc. Giấc ngủ này, chúng ta cũng chuẩn bị rất kỹ : đuổi muỗi, khóa cửa, mở quạt máy, giũ gối, chăn... Chúng ta khó chịu vì vài con muỗi lắm chuyện, cứ vo ve bên tai làm cản trở giấc ngủ. Còn giấc ngủ dài hơn, và cái giường, người khác sẽ chọn cho mình, thì chúng ta hay chểnh mảng, ít sửa soạn. Đó là cỗ quan tài người ta đặt chúng ta vào khi lìa đời. Một giấc ngủ, dầu muốn hay không muốn, làm bạn cùng bụi đất, lạnh lùng và cô đơn ! Không gian chỉ còn bằng đấy, vua chúa hay quan quyền, dầu cái giường đó bằng gỗ qúi hay gỗ thường, bằng vàng bạc hay ngọc thạch đi nữa, tựu trung cũng chỉ là cái giường cho giấc ngủ dài, không hơn không kém và bình đẳng. IV. CHUẨN BỊ CHO GIẤC NGỦ DÀI HẠN. Cuộc đời là một cuộc hành trình đi về quê trời. Ai cũng phải làm cuộc hành trình đó : sinh ra, lớn lên, bệnh tật rồi chết. Như người ta nghĩ , cuộc đời thường phải đi qua 4 giai đoạn đó là : sinh, lão, bệnh, tử. Kết thúc cuộc đời là chết. Nhưng chết rồi sẽ ra sao ? sẽ đi đâu ? Chúng ta hãy nghe thánh Phaolô trả lời cho chúng ta khi ngài nói với tín hữu Phi-lip-phê :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng chờ đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Ngài còn nói với tín hữu Cô-rin-tô :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một chỗ ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2Cr 5,1) Trong một cuộc hành trình, bao giờ người ta cũng phải chuẩn bị : đi tới đâu, bằng phương tiện gì, mang theo những gì nghĩa là phải có hành trang. Vậy trong cuộc hành trình đi về quê trời ta đã có hành trang gì chưa hay là ra đi với hai bàn tay trắng như thi sĩ nGuyễn công Trứ nói :”Đi không chẳng lẽ lại về không”. Người ra đi với hai bàn tay trắng là một người dại dột. Họ không biết sống để làm gì rồi sao này sẽ ra sao. Truyện : chiếc quan tài ở Tô châu. Tại chùa Tô châu bên Tàu có một nhà sư tên gọi là Viên thủ Trung nổi tiếng là tu hành đắc đạo. Nhà sư thường bầy trên án thư, trước chỗ ngồi, một chiếc quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 3 tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy thường tò mò tra hỏi, nhà sư trả lời :”Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết phú qúi, công danh, tài sắc thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì... Mỗi khi có việc không được như ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên ổn trong tâm hồn ngay. Con người sở dĩ chạy theo tiền tài danh vọng đến độ chà đạp trên người khác là bởi vì con người không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hiện, thì con người không kịp mang theo bất cứ một tài sản nào. Cái chết chỉ trở thành đáng sợ khi con người còn quá nhiều dính bén với trần thế này. Trái lại, được ôm ấp suy gẫm mỗi ngày, cái chết sẽ trở thành một người bạn đồng hành giúp con người vượt qua được mọi chán chường, bận tâm thái quá... Trong tất cả mọi sự, người khôn ngoan phải luôn nghĩ đến cùng đích. Hôm nay, trong thánh lễ tiễn đưa người thân của chúng ta, và trong xác phàm, thì không bao giờ gặp lại. Chúng ta cùng suy nghĩ và dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện, để mỗi người mỗi ngày biết lo liệu, trang bị cho mình những sự cần để khi đặt lưng xuống “cái giuờng” sau cùng và lâu dài, thì không gì thiếu sót, quên lẫn. Và lúc đó, chúng ta được ngả vào lòng êm ái của Thiên Chúa, chính Ngài mới là nơi an nghỉ thật, vì Ngài là mục đích thật mà mọi người sẽ phải tới. Lạy Chúa Giêsu, nếu người thân của chúng con đây còn những thiếu sót nào cho việc chuẩn bị giấc ngủ dài của ngày hôm nay, cúi xin Chúa thương tha thứ và ban cho người thân chúng con đây được hưởng lòng nhân từ của Chúa ngay từ bây giờ. Amen. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Ngày nay phương tiện giao thông rất thuận lợi cả đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không: AnTáng 08
Ngày nay phương tiện giao thông rất thuận lợi cả đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không. Việc giao lưu trở nên dễ dàng nên người ta hay tổ chức những cuộc du lịch đến nhiều nước, nhiều miền để tham quan, học hỏi hay giải trí. Môi trường bị ô nhiễm nhiều nên người ta cũng thích tổ chức những cuộc du lịch sinh thái, có người thích mạo hiểm muốn tổ chức những cuộc du lịch lữ hành đầy gian khổ. Có những cuộc hành trình đòi nhiều hy sinh, vất vả nhưng người ta vẫn vui thích vì đạt được mục đích. 2. Hành hương. Song song với những cuộc du lịch người ta lại tổ chức những cuộc hành hương đến những di tích lịch sử để tham quan, nghiên cứu, học hỏi và cầu nguyện, ví dụ : hành hương về đất tổ Hùng ương tại tỉnh Phú thọ để tham quan, hay hành hương tới Giêruslem, Lộ đức, Fatima hay La vang để cầu nguyện. Nói tới hành hương là phải nói tơi đích nghĩa là đi đến đâu, để làm gì. Nơi đến là động lực giúp chúng ta làm một cuộc lữ hành có khi đầy gian khổ. Ngoài ra, chúng ta đang làm một cuộc hành hương tối hậu về quê trời. Không ai được thờ ơ với cuộc hành hương này vì hiện nay chúng ta là khách lữ hành đang trên đường tiến về quê hương của chúng ta. Cuộc hành hương này phải được gọi là cuộc HÀNH HƯƠNG HY VỌNG, vì chưa biết ngày nào cuộc hành hương chấm dứt, nhưng chúng ta nắm chắc rằng chúng ta sẽ về tới đích. II. HÀNH HƯƠNG HY VỌNG. 1. Lý do của cuộc hành hương hy vọng. Triết gia Emmanuel Kant của Đức nói :”Sống trên đời, người ta phải có ba sự hiểu biết : . Biết cái gì ? . Muốn cái gì ? . Phải làm gì ? Đứng về phương diện thiêng liêng, chúng ta có thể qui ba sự hiểu biết ấy về ba nhân đức đối thần : tin, cậy, mến. Ta chỉ nói tới đức cậy : HY VỌNG. Con người sống trong hy vọng nhiều hơn là thực tế. Thực tế không thỏa mãn được những ước vọng của ta, còn hy vọng vạch ra cho ta một tương lai tốt đẹp, hấp dẫn, ví dụ một học sinh đang phải chăm chỉ học hành, vất vả nhưng hy vọng rằng ít lâu nữa mình sẽ có một mảnh bằng cử nhân, tiến sĩ, sẽ làm ông nọ bà kia... Ai cũng có quyền hy vọng như thế và phải hy vọng. Con người trên trần gian này luôn sống trong hy vọng vì chưa bao giờ tới đích là hạnh phúc tuyệt đối, chính hy vọng làm cho con người phấn khởi tiến lên như vua Charlemagne V đã từng nói:”Hơn nữa ! Hơn mãi ! Hơn nữa ! Hơn mãi mãi”. Hy vọng là điểm tựa để ta tiến lên. Francois Mauriac nói :”Hy vọng là chiếc neo của cuộc sống. Kẻ khờ dại nào không có nó mà lại dám lên tầu vượt biển trần gian, nơi đầy dẫy bão táp và cuồng phong”. Vậy điểm tựa của niềm hy vọng chúng ta là gì ? Đó là Lời Chúa . Những gì Chúa đã nói thì không bao giờ sai và phải được thực hiện : a) Chúa Giêsu phán :”Lòng anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” (Ga 14, 1-4). b) Thánh Phalô Tông đồ cũng nói để khuyến khích chúng ta :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửa ở trên trời, không do tay người thế làm ra. Chúng tôi luôn mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng : ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa, vì chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải được thấy Chúa... Vậy, chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa” (2 Cr 5,1.6-8). 2. Thực hành cuộc hành hương hy vọng. a) Sắp sẵn hành trang : Người Estonia có câu ngạn ngữ :”Cái chết ở trước mặt người già vàsau lưng người trẻ”. Đúng vậy, tuổi già thì hay nghĩ tới sự chết vì thần chết đã tới gần kề. Nhưng ai bảo người già luôn phải chết trước người trẻ vì không biết bao người trẻ đã phải nằm xuống trước người già trong khi chưa kịp chuẩn bị, nên người ta mới than : Lá vàng còn ở trên cây, Lá xanh rụng xuống có hay hỡi trời. (Ca dao) Giờ ra đi của mỗi người chúng ta đã được ấn định, không ai lường được vì giờ chết đến như kẻ trộm, chỉ có Chúa mới biết, nên hãy nghe lời Chúa dạy :”Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25, 13). Muốn làm một cuộc hành trình thì phải sắm sẵn hành trang. Kẻ lên đường mà không có hành trang là kẻ khùng vì họ sẽ ngã qụy dọc đường, không thể tới đích được. Đức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn giấu nhẹm sự nguy kịch của cơn bệnh, họ bảo ngài chỉ bị chứng loét bao tử. Nhưng Đức gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế Ngài nói :”Tôi đã dọn sẵn hành trang”. b) Đón nhận gian nan thử thách. Thánh Phalô tông đồ đã nhắc nhở cho chúng ta tưtưởng ấy trong thư gửi cho tín hữu Roma :”Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải cho chúng ta. Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,18-21). Không cuộc hành trình nào mà không có gian nan thử thách như mưa nắng, bão táp, nguy hiểm. Ra đi là phải chấp nhận những gian khô đó, nhưng có một điều an ủi là : sau quãng đường gian khổ ấy, ta sẽ tới đích. Những kinh nghiệm hằng ngày đã giúp ta nhìn thấy rõ điều đó. Ví dụ : có nhiều người bị say xe mà muốn đi Sàigòn để dự lễ, để ăn cưới hay gặp lại người thân bao năm xa cách. Họ biết rằng ngồi trên xe mà bị say xe là một cực hình đối với họ nhưng họ cứ lên xe xuống Sài gòn mặc dầu biết trước rằng cuộc hành trình này đầy gian khổ. Sở dĩ họ chấp nhận gian khổ vì hy vọng là sẽ được dự lễ hay đi ăn cưới. 3. Kết thúc cuộc hành hương hy vọng. Trong cuộc lữ hành trần gian. ta phải chấp nhận cuộc sống đầy gian nan khốn khó vì “hạt giống có mục nát ra thì mới sinh hoa kết quả”. Chúng ta luôn nuôi hy vọng, mà hy vọng của chúng ta là sẽ về trời, nơi sẽ có “trời mới đất mới”. Nói như vậy thì xem ra viển vông nhưng thực tế vì Chúa đã phán như vậy. Chính hy vọng ấy sẽ làm cho ta hăng hái tiến bước trong cuộc lữ hành trần gian vì “Không có ai ngồi mát ăn bát vàng”. Hy vọng như thế không có nghĩa là cứ ngồi đó mà chờ đợi. “Trời mới đất mới” đó phải được xây dụng ngay ở trần gian này. Bởi vì hạnh phúc mai hậu lệ thuộc vào công việc xây dựng của ta ở trần gian này. Truyện : Giấc mơ của một bà giầu có. Một bà giầu có mơ một giấc mơ mà mọi người chúng ta có thể đã mơ như thế. Bà mơ bà ở trên Thiên đàng. Bà đi quanh một vòng và thấy một biệt thự rộng lớn đang được xây cất. Bà hỏi người dẫn đường cho bà : - Nhà này xây cho ai thế ? Thiên thần dẫn đường trả lời : - Cho người làm vườn nhà bà đó. Người đàn bà giầu có đó rất đỗi ngạc nhiên, vì ở trần gian, người làm vườn nhà bà ở trong một túp lều nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi không đủ chỗ cho cả gia đình ông ta nữa. Thiên thần nói, ở trần gian này, ông làm vườn này có thể ở một căn nhà khá hơn, nếu ông không quảng đại như thế. Thiên thần và bà giầu có tiếp tục đi thêm một chút nữa, thấy một túp lều lụp xụp đang dược cất lên. Bà giầu có hỏi : - Nhà lụp xụp này cất cho ai vậy ? Thiên thần trả lời : - Cho bà đo. Bà giầu có trả lời : - Nhưng tôi ở một biệt thự rộng lớn kia mà, làm sao tôi có thể quen được với cảnh chui rúc trong một túp lều nhỏ bé thế này ? Thiên thần đáp : - Thưa, chúng tôi làm hết sức có thể, nhưng chúng tôi chỉ có thể dùng những vật liệu ở dưới đất gửi lên đây cho chúng tôi để xây cất mà thôi. Bà giầu có học được một bài học qua giấc mơ ấy và bắt đầu làm những việc thiện, tích trữ kho báu cho chính mình trên Thiên đàng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 80-82) Nhân ngày ra đi của ông X, chúng ta hãy suy nghĩ về đời sống của ta, chúng ta đang trên đường lữ thứ trần gian để về quê trời, chúng ta đã có hành trang gì chưa, chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu chưa ? Hãy tiếp tục suy niệm lời thư thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Phii-lip-phê :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3, 20-21). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Sau khi Đức Giêsu đã chịu chết trên thập giá và được táng trong mồ, các môn đệ trở nên hoang: AnTáng 09
Sau khi Đức Giêsu đã chịu chết trên thập giá và được táng trong mồ, các môn đệ trở nên hoang mang, nao núng, thậm chí có ông thật vọng vì giấc mộng đã tan vỡ, không còn chỗ cậy dựa, tương lai trở nên đen tối. Trong số những người thất vọng đó, có hai ông, một ông tên là Cờ-lê-ô-pa. Hai ông này bỏ các môn đệ khác mà trở về quê cũ là làng Em-mau. Dọc đường hai ông bàn tán về việc Đức Giêsu đã chịu chết và cũng thắc mắc về việc về mấy phụ nữ và mấy tông đồ ra tham mộ mà không thấy Ngài ở đó và thiên thần bảo họ là Ngài vẫn sống, nhưng chính họ lại không thấy Ngài. Đức Giêsu đã hiện ra với họ. dưới hình dáng là một khách bộ hành, cắt nghĩa Kinh thánh cho họ hiểu ... Khi trời đã về chiều, hai ông mời Đức Giêsu nghỉ lại qua đêm và dùng bữa. Trong khi ngồi ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Bấy giờ các ông mới nhìn ra Chúa nhưng Ngài đã biến đi trước mắt các ông. Trong một ngày đi đường với Chúa, các ông không nhận ra được Chúa, chỉ khi chiều tà, các ông dừng lại và các ông mới nhìn ra Chúa. Các ông nhìn nhận ra Chúa trong buổi chiều tà. Hình ảnh CHIÊU TÀ gợi lên cho chúng ta một suy tư nho nhỏ :Phải chăng chúng ta chỉ được gặp Chúa thực sự trong buổi chiều tà của cuộc đời ? Con người có sinh ra, lớn lên rồi chết, cũng như một ngày phải khởi đầu bằng bình minh, sang buổi trưa và tiến tới chiều tà. Cho nên, chết là một sự kiện hiển nhiên của con người : đã sinh ra thì phải có chết. Sinh ra là tiến dần đến chỗ chết cũng giống như hạt giống nảy mầm, lớn lên để sinh hoa kết trái rồi tàn lụi. Thực tế là như vậy, và mọi người sẽ phải trải qua. Nhưng chúng ta có nghĩ đến chiều tà của cuộc sống con người không hay chúng ta cứ sống như không bao giờ chết ? Chúng ta hãy suy nghĩ về buổi chiều ta của đời mình để sẵn sàng chờ đợi Chúa đến như năm cô trinh nữ không ngoan. II. CHIỀU TÀ CỦA CHÚNG TA. “Chiều tà bóng ngả về tây” nhắc nhở cho chúng ta về ngày cuối cùng của đời con người, nó nhắc nhở và đưa ra cho chúng ta mấy bài học sau đây : 1. Cuộc đời mong manh, vắn vỏi. Một buổi chiều kia, tôi ngồi ngắm cảnh hoàng hôn, cây cối nhuộm ánh nắng vàng, mặt trời khuất dần sau rặng núi rồi tắt hẳn. Màn đêm bao phủ trái đất, mọi vật chìm trong u tối. Tôi mở máy cassette nghe nhạc, tình cờ nghe một bài hát của nhạc sĩ Tôn thất Lập, trong đó có câu:”Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về một rừng cây”. Đây là một tư tưởng rất độc đáo và có tính cách triết lý, dùng phương pháp loại suy để đi từ một hình ảnh cụ thể sang một tư tưởng trừu tượng, từø một rừng cây sang một suy nghĩ về cuộc đời con người. Hình ảnh rừng cây là một hình ảnh gần đúng về đời người vì trong một khu rừng có cây non cây già, có lá xanh lá vàng. Cây già thì dần dần sẽ tàn lụi, lá vàng sẽ rời khỏi cây xanh. Đây là một nhận định thực tế. Cuộc đời con người dẫu sống đến trăm năm, rồi cũng có lúcphải dừng lại, rồi cũng sẽ kết thúc trong “bốndài hai ngắn” như thi sĩ Nguyễn Du nói : Trăm năm còn có gì đâu, Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì. Hình ảnh chiều tà và rừng cây nhắc nhở tôi về ý nghĩa của cuộc đời. Nó nhắc cho tôi cuộc đời rất vắn vỏi :”Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi” (Tv 90,10). Đời sống thật mỏng manh nó chỉ như cỏ hoa sớm nở chiều tàn, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích” (Đáp ca lễ an táng). 2. Phải biết lo cho tương lai. Hình ảnh đó còn nhắc cho tôi phải biết sống khôn ngoan :”Xin dạy con biết đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90, 12). Đang sống ở trần gian tôi phải hỏi mình hằng ngày : Tôi thuộc loại khôn ngoan hay khờ dại ? Dụ ngôn về năm người nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại luôn nhắc cho tôi biết sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian này bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một nơi cư ngụ vĩnh viễn trên trời (Tiền tụng lễ an táng). Không ai được quên nguyên tắc này :”Cẩn tắc vô ưu” (cẩn thận thì khỏi phải lo). Chết chưa phải là hết, chết mà vẫn còn. Chết chỉ là kết thúc sự hiện diện ở trên trái đất này, nhưng lại mở ra một cuộc sống mới trên thiên đàng. Ngày xưa, tuy ông Hoài nam Tử chưa biết đến Chúa Giêsu, chưa biết đến đạo công giáo, mà cũng nói được một câu hay đáo để :”SINHKÝ TỬ QUI” : sống là sống gửi, chết mới là về. Tử qui, chết là về. Chết là trở về nơi mình đã rời bỏ nó. Vậy nơi chúng ta đã rời bỏ là nơi nào ? Thánh Phaolô đã trả lời cho chúng ta :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21) Trong thư gửi cho tín hữu Corintô ngài còn cho biết thêm chúng ta đã có một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, muốn về đó, cần phải lìa khỏi xác đất vật hèn này , khi ngài nói :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2Cr 5,1).
3. Phải đầu tư vào Nước Trời. Hình ảnh chiều tà và rừng cây còn nhắc nhở cho tôi phải biết đầu tư vào Nước Trời ngay khi còn ở thế gian này. Người không ngoan là phải biết “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” (Tục ngữ), biết lo cho tương lai nghĩa là lo cho cuộc sống mai hậu. Tư tưởng này đã được Chúa Giêsu nhắc nhở trong Tin Mừng :”Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát và kẻ trộm không đào ngạch, khoét vách lấy đi” (Mt 6,20). Muốn triển khai tư tửong này, ta phải trở về với dụ ngôn cây vả :”Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn :”Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất “? Nhưng người làm vường đáp :”Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (Lc 13,6-9). Phải chăng ta là cây vả được trồng trong vườn cây Hội thánh ? Chúa chờ đợi ta phải sinh hoa kết quả. Vậy cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đã làm được những gì cho Chúa và cho tha nhân ? Ngày chết là ngày Chúa thu lượm hoa quả. Cây nào sinh hoa trái tốt thì Ngài vun trồng, còn cây nào không sinh hoa trái thì bị chặt đi và ném vào lò lửa đời đời. Truyện : Đồng bạc nhân nghĩa. Có một nhà phú hộ kia khi gần chết mà lòng vẫn chỉ nghĩ đến tiền của, một động lực đã thúc đẩy ông lao lực suốt cả cuộc đời. Dùng chút sức tàn còn lại, ông cố gỡ chiếc bao nhỏ đeo giấu ở cổ, lấy chiếc chìa khóa trao cho người tớ gái trung thành nhất, ra dấu chỉ chiếc rương nằm trong góc nhà và bảo cô lấy những túi tiền vàng bỏ vào quan tài của ông. Khi chết xong, ông sống cuộc đời mới ở thế giới bên kia, nơi đó người ta cũng ăn uống và tiêu tiền như trên trần gian vậy. Đứng trước một chiếc bàn dài đầy những cao lương mỹ vị, ông hỏi người bán hàng : - Món hàng này bao nhiêu vậy cô”? Cô bán hàng trả lời : - Một xu, thưa ông. - Thế còn hộp cá mòi kia ? - Cũng một xu, thưa ông. Tất cả những thứ được bầy bán ở đây, cái nào cũng giá một xu. Nhà phú hộ thầm nghĩ :”Thế này thì bao giờ mới tiêu hết số vàng ta mang theo”. Ông chọn một đĩa thức ăn lớn với nhiều món ăn ngon nhất, rồi lấy một đồng tiền vàng ra trả, nhưng cô thu tiền không nhận. Cô ta vừa lắc đầu vừa nói : - Thưa ông, ông đã học được quá ít trong cuộc sống. Nghe thế, nhà phú hộ ngạc nhiên hỏi : - Thế đồng tiền vàng của tôi không đủ trả cho đĩa thức ăn này hay sao ? Cô bán hàng trả lời : - Không phải, ở đây, chúng tôi chỉ nhận những đồng tiền mà trong cuộc sống trước đây ở trần gian người ta đã dùng để làm việc lành phúc đức, giúp đỡ những người nghèo khó túng cực mà thôi. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt.
Thiên Chúa yêu thương con người, đã dựng nên con người, cho họ xuất hiện trên trần gian. Ngài còn: AnTáng 10
Thiên Chúa yêu thương con người, đã dựng nên con người, cho họ xuất hiện trên trần gian. Ngài còn ban Con Một của Ngài đến cứu chuộc con người sau khi đã sa ngã phạm tội. giúp con người thoát ách tội lỗi và sự chết ,ø đem con người về hưởnh vinh quang cùng Đức Kitô như lời Ngài phán :”Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đưa các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó “(Ga 14,3). Trong thư mục vụ gửi cho tín hữu Roma, thánh Phaolô tông đồ khuyên nhủ :”Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14,7-8). Cuộc sống ở trần gian này chỉ là một cuộc hành trình về quê trời. Cuộc hành trình này thường trải qua bốn giai đoạn : sinh, lão. bệnh tử, nhưng cũng có người không theo trình tự ấy mà lại đốt giai đoạn. Và chúng ta cũng có thể rút gọn lại thành ba giai đoạn với ba ý nghĩa : SINH ra là lên đuờng SỐNG là tiến bước trên đường CHẾT là tới quê hương. Vậy chết là kết thúc cuộc hành trình ở trần gian mà tiến sang một cuộc sống khác : cuộc sống hạnh phúc trường sinh. Chết là một phương tiện cần thiết để bước vào cuộc sống mới. Thánh Phaolô tông đồ cũng nói :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra. Chúng tôi luôn mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng : ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa... Vậy, chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa” (2 Cr 1.6.8). Trong kinh Tiền tụng Thánh lễ cầu cho người qua đời có câu :”Đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ trần gian này bị tiêu hủy, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời”. Đối với các tín hữu, chết là đi về quê trời, nhưng như thánh Tông đồ dân ngoại cảnh báo :”Tất cả chúng ta sẽ phải ra trước toà Thiên Chúa, vì có lời chép rằng :”Đức Chúa phán : Ta lấy sự sống Ta mà thề : mọi người sẽ phải qùi gối lạy Ta, và mọi miệng lưỡi phải xưng tụng Thiên Chúa”. Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14,10b-12). II. TRẢ LỜI VỀ CHÍNH MÌNH. Khi học sách giáo lý Bổn đồng ấu của Đức Cha Hồ ngọc Cẩn có câu : Hỏi : Bốn sự sau là sự gì ? Thưa : bốn sự sau là sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Như vậy sau khi chết thì con người sẽ phải ra trình diện Chúa Giêsu để chịu phán xét, tức là trả lời về chính mình trước mặt Chúa về cuộc sống đã qua. Thiên Chúa trao cho chúng ta cuộc sống ở thế gian này để chúng ta quản lý chứ không phải làm chủ, không phải muốn làm gì thì làm, mọi sự phải được làm trong khuôn khổ. Chúa ban cho ai bao nhiêu nén bạc thì phải làm lợi ra theo số lượng đã được giao phó theo như dụ ngôn Chúa Giêsu đã nói với người Do thái. Ai làm lợi ra sẽ được thưởng, còn ai lười biếng không chịu làm việc để sinh lời lãi hay làm hao hụt vốn liếng Chúa giao cho thì sẽ bị phạt theo nguyên tắc : Hữu công tắc thưởng Hữu tội tắc trừng. Thánh Phaolô nhắc nhở :”Chúng ta có sống là sống cho Chúa” (Rm 14,8) Đây là nguyên tắc cho cuộc sống của người tín hữu. Vậy trong cuộc đời này chúng ta đã làm gì cho Chúa ? Chúng ta đã dùng thời giờ làm những việc gì có ích cho tha nhân là hình ảnh của Chúa :”Những gì cácngươi làm cho anh em, đó là làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Đòi sống là thời gian để chúng ta chuẩn bị hành trang cho đời sau. Có người không chịu chuẩn bị hành trang, đến giờ chết chỉ còn biết phàn nàn . Cách đây không lâu, một nhà buôn bên Pháp qua đời. Ông giầu lắm. Đời ông chỉ sống để kiếm lợi, vui chơi. Đến khi bệnh nặng thành câm, ông luôn thở dài chán nán, rồi trước khi chết, bảo đem lại một mảnh giấy, để viết câu cho người ta khắc nơi cửa mộ ông : “Đây là mộ của một người dại dột, đã sống mà không biết tại sao mình sống. Ở những người còn sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông”. (Nguyễn hài Đồng, Tự điển câu truyện, tr 136) Còn Đức Giáo hoàng Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn giấu nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo ngài chị bị chứng lở bao tử. Nhưng Đức Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế ngài nói :”Tôi đã dọn sẵn hành trang”. Những người đã dọn sẵn hành trang thì sẽ bình tĩnh trước giờ chết vì đối với họ, chết chỉ là cuộc vượt qua vào cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc.. Không những người Công giáo tin vào cuộc sống mai hậu, phải chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đó, mà ngay những người ngoại giáo họ cũng có ý tưởng đó. Trong băng nhạc “50 năm đời vẫn hát” của Khánh Ly, người giới thiệu bài hát đầu tiên là nhạc sĩ Trịnh công Sơn. Ông nói tới sự quan trọng của việc “sống tử tế với nhau” bằng một “tấm lòng tốt” đó. Theo ông thì nếu không có lòng tốt đó, ông đã không tồn tại đến nay. Bài hát kết thúc băng nhạc là bài “Những gì đem theo vào cõi chết” của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài này có nội dung như sau : Rồi mai đây tôi sẽ chết, trên đường về nơi cõi hết, tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ? Rồi mai đây, tôi hóa kiếp, trong lòng còn luyến tiếc, tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ? *** Tôi không đem theo với tôi được tiền tài hay danh vọng. Tôi không đem theo với tôi được gái đẹp hay rượu nồng. Tôi không đem theo với tôi được lầu vàng hay gác tía. Tôi không đem theo với tôi mộng giầu sang phú quí. Tôi xin đem theo với tôi một nụ cười không nghi ngại. Tôi xin đem theo với tôi đôi mắt trẻ thơ đẹp ngời... (Thanh Thủy, Con đường tình yêu, tr 163) Ngạn ngữ Anh quốc có câu : Điều tôi tiêu đi thì tôi có. Điều tôi giữ lại thì tôi mất, Điều tôi cho đi thì tôi được. Câu ngạn ngữ này nhắc cho chúng ta biết làm phúc bố thí vì giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Chúa Giêsu :”Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”. Bởi vì cho người tức là trao tặng cho chính mình. Ngoài ra chúng ta còn một câu khác được khắc trên một mộ bia, tư tưởng cũng giống như câu ngạn ngữ Anh quốc nhưng rõ ràng hơn : Cái gì tôi đã tiêu xài, bây giờ không còn nữa, Cái gì tôi đã mua sắm, bây giờ tôi phải để lại cho người khác, Chỉ cái gì tôi đã cho đi là còn thuộc về tôi. KẾT LUẬN Đây là một chân lý : kẻ trước người sau chúng ta sẽ phải ra đi khỏi trần gian này để về đời sau. Cuộc hành trình trên trần thế chấm dứt, nhưng phải có hành trang về đời sau. Tương lai nằm trong hiện tại, đời sau đã tiềm ẩn trong đời này. Nếu người ta nói :”sống sao thác vậy” thì chúng ta cũng có thể nói là “đời này thế nào, đời sau cũng vậy”. Để kết luận, chúng ta nên suy nghĩ câ nói đầy kinh nghiệm của Stephan Leacock để chuẩn bị cho tương lai đang gần dđến : “Lạ lùng thay cái chuỗi đời người. Còn nhỏ thì ước được lớn lên. Lớn lên rồi, ước đến tuổi trưởng thành. Đến tuổi trưởng thành rồi, ước được một tổ ấm. Được tổ ấm rồi, ước làm ông nội nghỉ ngơi. Được nghỉ ngơi rồi lại nuối tiếc quãng đời quákhứ và cảm thấy một luồng gió lạnh đang rì rầm thổi tới. Nhưng khi ý thức được rằng đời sống chính là ở hiện tại, ở trong ngày hôm nay, thì đã quá muộn rồi”. Rõ ràng là : Quá hiền nên vụng tính, Tôi đã phá đời tôi ! Điên rồi khi vụt tỉnh, Hạnh phúc đi xa rồi. (Huy Cận) Tôi sẽ ra đi, vâng tôi sẽ ra đi, dù muốn dù không . Nhưng người khôn ngoan trước khi lên đường phải sắm sẵn hành trang. Làm một cuộc hành trình dài hạn mà không sắm sẵn hành trang là một người điên dại. Tôi sẽ ra đi, nhưng tôi sẽ đem theo những gì ? Đó là câu hỏi chúng ta phải trả lời. Hãy nhớ lời cảnh báo của thánh Phaolô tông đồ :”Tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác” (2 Cr 5.10). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt.
Bài chia sẻ tại nghĩa trang 2-11 I. SUY NGHĨ TỪ NẤM MỒ.
Một dịp nào đó, chúng ta có dịp đi tham quan một vùng quê, bên những cánh đồng xanh tươi, hoặc sau: AnTáng 11 - 21-11
Một dịp nào đó, chúng ta có dịp đi tham quan một vùng quê, bên những cánh đồng xanh tươi, hoặc sau những lũy tre mượt mà, thế nào chúng ta cũng gặp thấy những nấm mồ nằm chen chúc cạnh nhau. Thông thường những nấm mồ dân Việt được đắp u lên như hình ảnh cái bụng người mẹ đang mang thai. Một thuở xa xưa, chính trong lòng dạ cưu mang của người mẹ mà chúng ta đã nhận lấy sự sống làm người. Rồi cũng đến một lúc, chính từ những nấm mộ đắp u lên như cái bụng người mẹ mang thai, mỗi người chúng ta sẽ lại trở về lòng đất mẹ. Hình ảnh này rất thích hợp với lời Chúakhi Thiên Chúa dựng nên con người, Ngài cho biết :”Ngươi bởi bùn đất mà ra và ngươi sẽ trở về cùng bụi đất” ( )> Khi lìa cõi đời này mỗi người chúng ta sẽ trở về lòng đất mẹ và còn ở đấy mãi đợi chờ cho đến ngày Chúa cho kẻ chết sống lại. Tại đất nước Kenya bên Phi châu người ta dùng tiếng thổ ngữ của mình mà gọi Thiên Chúa lã “Ni-a-xây” (Nyasaye) nghĩa là cái “Bụng”, cái “Tử cung để mang thai”, và khi chôn cất người chết, họ cũng đắp cái mộ u lên thành cái “Ni-a-xây”, một cái bụng người mẹ đang mang thai, giống dân Việt chúng ta. Cũng chính trong nấm mộ là cái chết của Đức Kitô Giêsu mà chúng ta đã nhận lãnh sự sống vĩnh cửu, Ngày chúng ta trở về lòng đất mẹ, chúng ta cũng trở về với Đức Kitô, để sự sống của chúng ta được đổi mới, được tham dự vào sự sống mới của Đấng đã Phục sinh. II. SỨ ĐIỆP TỪ NẤM MỒ. 1. Mối dây liên lạc. Người đã ra đi về thế giới bên kia nằm sâu trong lòng đất hay đã tiêu tan ra tro bụi. Người còn sống trên mặt đất buồn sầu tưởng nhớ người đã vĩnh viễn ra đi không còn ngày trở lại cuộc sống trên trần gian nữa. Người còn sống muốn bắc nhịp cầu thông cảm hằng năm vào ngày 2 tháng 11 có tập tục đạo đức tốt lành thăm viếng phần mộ người thân thuộc đọc kinh cầu nguyện cho họ. Ở các xứ đạo sau thánh lễ 1 tháng 11 hoặc những ngày kế tiếp, cha xứ và giáo dân tụ tập ở nghĩa trang, làm lễ, đọc kinh hoặc làm phép mồ. Vào ngày này thân nhân người quá cố dọn dẹp trang hoàng mồ mả với hoa nến để nói lên lòng thành kính thương mến với người quá cố và cũng để nói lên niềm tin : tôi tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống đời sau. 2. Người hỏi, người trả lời. Ai trong chúng ta cũng tin rằng “Sinh ký, tử quy”, sống là sống gửi còn chết là về. Nhưnng về đâu ? Chúa Giêsu trong bữa Tiệc ly với các Tông đồ đã nói với họ lời từ giã trước khi tự nguyện hy sinh chịu chết :”Thầy đi về cùng Cha Thầy” (x. Ga 14,1-14). Chỗ khác Chúa Giêsu nói với các môn đệ :”Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãi tin vào ThiênChúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến, và đưa anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Người thân yêu đã ra đi, theo niềm tin của người Công giáo chúng ta, cũng như Chúa Giêsu : về cùng Thiên Chúa Cha. Như thế họ cũng để lại di chúc lời từ giã như sau :”Tôi ra đi bây giờ nằm sâu trong lòng đất, nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng sinh thành tôi. Tôi nằm sâu trong nấm mồ này, nhưng tôi vẫn hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt như Ngài cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết”. Nhưng có phải mọi người được như thế không ? Thực tế cho biết : mọi người đều trở về lòng đất mẹ, nhưng không phải mọi người trở về “Bụng” tức Cung lòng của Thiên Chúa vì có những người bị loại ra ngoài, khi Chúa phán :”Quân bị nguyền rủ kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Qủy và các sứ thần của nó” (Mt 25,41). Tại sao ? Vì họ đã không biết phụng sự Chúa qua tha nhân :”Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát. các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã không thăm nom(Mt 25,42-43). 3. Lời đáp trả của ta. Đứng bên cạnh nấm mồ của thân nhân, chúng ta thấy thương tiếc vì họ không còn ở với chúng ta nữa. Nhưng nấm mồ nằm bất động ở đây cũng nhắc nhở cho chúng ta biết cuộc đời như bông hoa sớm nở chiều tàn, chúng ta kẻ trước người sau cũng sẽ vào nằm trong đó. Chúng ta vào nằm trong đó chỉ như đứa con nằm trong lòng mẹ hay nằm trong Lòng Thiên Chúa ? Điều này làm chúng ta suy nghĩ và phải quyết tâm sống đời thánh thiện hơn bằng cách làm mọi việc bổn phận cho đầy đủ vì lòng mến Chúa như một vị tu sĩ đã làm : Một tu sĩ nọ được giao nhiệm vụ may vá. Ngày kia thầy ngã bệnh nặng. Trong lúc hấp hối, Thầy nói :”Hãy đưa cho tôi chìa khóa thiên đàng”. Những người quanh giường bệnh bối rối nhìn nhau không hiểu Thầy muốn gì. Nhưng một Thầy hiểu ý đưa cây kim cho Thầy. Tu sĩ ấy mỉm cười hài lòng. Cây kim mà Thầy dùng mỗi ngày để may vá cho mọi người trong cộng đoàn chính là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho Thầy. (Drikwater). Vậy hôm nay đứng cạnh ngôi mộ thân nhân, anh chị em có ý nghĩ gì và quyết tâm sẽ làm gì trong tương lai ? Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. NHỮNG LỜI TIÊN BÁO. Chúng ta đọc : Lc 21,5-11 ; Mt 24,1-3 ; Mc 13,1-4.
Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ ra khỏi đền thờ về phía núi Cây Dầu, từ nơi này, nhìn thấy đền thờ: AnTáng 12
Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ ra khỏi đền thờ về phía núi Cây Dầu, từ nơi này, nhìn thấy đền thờ Giêrusalem đồ sộ nguy nga và kiên cố, các môn đệ tấm tắc khen ngợi và có cảm nghĩ đền thờ bền vững đến muôn đời ; nhưng Chúa Giêsu đã nhìn cách bi quan khi Người báo trước Đền thờ sẽ có ngày bị tàn phá bình địa. Lời tiên báo này đã trở thành sự thực vào năm 70, khi quân Roma đến chiếm và phá hủy thành Giêrusalem. Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe ghi lại phần mở đầu bài giảng về sự sụp đổ của thành Giêrusalem, và cũng là dấu chỉ về ngày cánh chung của thế giới. Đồng thời chúng ta cũng có thể suy ra rằng đền thờ của con người là thân xác chúng ta một ngày kia cũng sẽ bị phá hủy, để rồi chúng ta cũng phải nghĩ đến giờ chết của mình. Chúng ta được biết có hai đền thờ Gierusalem bị phá hủy. Trước đó dân Do thái cũng có một đền thờ nguy nga đã bị vua Babylon là Nabuchodonosor phá hủy, dân bị bắt đi lưu đầy hơn 70 năm. Sau đó, đế quốc Babylon bị sụp đổ, vua Ba tư là Đariô tha cho dân được trở về quê hương. Mọi người được trở về như sau một giấc mơ. Trong niềm vui tươi hớn hở, mọi người chung ta xây dựng một ngôi đền thờ mới dưới sự hướng dẫn tài ba của vua Salomon. Ngôi đền thờ mới nguy nga tráng lệ này phải mất 40 năm mới hoàn thành. Nhưng quân đội Roma do tướng Titô chỉ huy đã phá hủy đền thờ này vào năm 70 sau công nguyên. Tất cả mọi sự đã xẩy ra như lời Chúa Giêsu đã loan báo trước. II. MỌI SỰ SẼ QUA ĐI. 1. Chúa Giêsu báo trước ngày tận thế. Đền thờ Giêrusalem nguy nga, đồ sộ huy hoàng và kiên cố như vậy, nhưng có ngày bị sụp đổ :”Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6). Lời tiên báo đó gợi lên cho chúng ta những gì mà chúng ta coi như hấp dẫn, bền vững ở trần gian, sẽ có ngày sụp đổ tan tành, nên chúng ta hãy tỉnh thức đừng có bám víu vào thế gian nữa, mà hãy hướng về những sự trên trời, nơi quê hương thật của chúng ta, để chuẩn bị xứng đáng khi từ giã cõi đời này. 2. Cảm nghiệm của người đời. Mọi người đều có một cảm nhận là mọi sự vật sẽ qua đi, không có gì là vững bền. Tư tưởng này nơi Phật giáo càng thấy rõ : trong các văn thơ của những thi sĩ nhuốm tư tưởng Phật giáo đều có những tư tưởng rất bi quan về cuộc đời. Đại diện cho khuynh hướng ấy là thi thĩ Nguyễn Khuyến khi ông nói : Ôi ! nhân sinh là thế ấy, Như bóng đèn, như mây nổi Như gió thổi, như chiêm bao. hay : Trăm năm còn có gì đâu ? Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì. (Nguyễn gia Thiều) Một thisĩ khác nói có vẻ triết lý hơn khi nhận xét sự vật trên trần gian : không có gì là bền vững, cái gì đã có thì cùng sẽ hết : Hoa nở để mà tàn, Mây hợp để mà tan, Trăng tròn để mà khuyết, Người sống để mà chết. Theo triết lý Á đông thì “Sự vật hễ có hình thì có hoại”. Thi sĩ Nguyễn Du cũng triển khai tư tưởng này khi ông nói : “Thác là thể phách, hồn là tinh anh”. Người Kitô hữu chúng ta biết : xác con người có hình nên sẽ bị sẽ bị hư hoại, nhưng linh hồn không có hình thì không có hoại, linh hồn còn sống mãi. Vậy sau khi chết thì linh hồn sẽ ra sao ? Cầu hỏi này bắt chúng ta phải trả lời. Hãy suy niệm câu trong sách Giảng viên : Phù hoa nối tiếp phù hoa, Thế gian tất cả chỉ là phù hoa. (Gv 1,1) III. CHUẨN BỊ CHO ĐỜI MAI HẬU. Hãy nghĩ về vấn đề quan trọng nhất của con người : sau này sẽ ra sao khi tôi không còn có mặt trên trần gian này ? Tôi sẽ được kể vào số năm cô trinh nhữ không ngoan hay năm cô khờ dại? Tôi đã chuẩn bị chưa ? Có bao giờ nghĩ tới sự chết, phán xét, sự sống đời dời chưa ? Truyện : Ta đang chạy đi đâu ? Các nhà văn muốn viết một quyển truyện hay thường nghĩ trước phần kết của câu truyện. Chúng ta muốn viết quyển truyện đời mình cho hay thì cũng phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong truyện dưới đây : Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sợ đến trễ phiên họp trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo người đánh xe ngựa : - Hãy chạy hết tốc lực. Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi : - Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy ? Người đánh xe ngựa đáp : - Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực. (Clifton Gadiman) Trong cuộc sống, mỗi người phải định hướng cho cuộc đời mình. Chúng ta đang sống trên biển trần gian, biển rộng mênh mông, không biết đâu là bến bờ. Cần phải có la bàn định hướng để chúng ta có thể tới bến bờ. La bàn đây chính là Lời Chúa. Lời Chúa sẽ soi dẫn đường chúng ta đi, không bao giờ chúng ta bị lạc hướng, vì Chúa đã nói :”Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga14,6). Chúa sẽ dẫn đường chỉ lối cho ta đi. Đền thờ Giêrusalem, một công trình mất đến 40 năm mới hoàn tất, vậy mà Chúa bảo rồi sẽ có ngày bị tàn phá. Giữa những vẻ đẹp nhân tạo, những vẻ đẹp của trần thế chóng qua, Chúa muốn tôi tìm kiếm vẻ đẹp không bao giờ tàn úa. Chỉ có vẻ đẹp của tâm hồn, chỉ có sự thánh thiện mới không có gì phá hủy được. Vẻ đẹp đó chỉ có thể tô điểm bằng yêu thương và phục vụ. Hãy khôn ngoan và tỉnh thức , chuẩn bị sẵn sàng. Cả cuộc sống êm ả lẫn cuộc sống bất ổn cũng đều tiềm tàng những thuận lợi và những hiểm nguy cho đời sống thiêng liêng. Vấn đề là làm sao rút được ích lợi ngay giữa hai tình cảnh đối nghịch đó. - Nếu đời sống triền miên trong sự êm ả (Thí dụ : sống trong một xã hội sung túc đầy đủ, không bao giờ phải lo chiến tranh hoạn nạn) người ta sẽ dễ an tâm sống đạo thờ phượng Chúa. – Nhưng cũng dễ rơi vào chỗ coi thường, bất cần đến đạo, bất cần đến Thiên Chúa. Trong Cựu ước, mỗi khi dân Chúa li bì trong cảnh thái bình mà đâm ra trụy lạc, tự mãn, không coi Thiên Chúa ra gì, thì thường xuất hiện vị ngôn sứ loan báo tai họa để nhắc nhở dân (gọi là ngôn sứ báo họa). - Ngược lại, nếu luôn phải sống trong phập phồng lo sợ, người ta dễ thấy mạng sống mình mong manh, thấy của cải vật chất không bíup bảo đảm gì nhiều cho mình. Khi đó, người ta dễ chạy đến với Chúa. – Nhưng nếu cứ phải sống triền miên trong bất ổn, cuộc đời dễõ mất ổn định và khó lòng đạt được những hoa trái của sự bình an. Suy niệm đời ông Gióp giúp ta hiểu rõ hơn. (Theo Lm Carôlô). Hãy sống những giây phút hiện tại cho xứng đáng, đó là cách dọn mình tốt nhất. Ngày xưa có một thầy dòng viết lên trên mặt đồng hồ những dòng chữ sau đây : “Dĩ vãng đã qua, tương lai chưa tới, Hiện tại là lúc bạn đang làm chủ. Phút hiện tại ấy thuộc về bạn, bạn hãy dùng cho hết. Làm điều có đức sẽ được thưởng, làm điều ác phải chịu phạt. Đó là tất cả những cái gì làm sống lại”. (Toth, Chí khí người thanh niên, tr 157) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA : Chúng ta đọc : 1Ga 3,1-2 và Ga 12, 23-26.
Thánh Gioan tông đồ được gọi là con người của tình yêu. Trong cuốn Tin mừng thứ tư và các thư: AnTáng 13
Thánh Gioan tông đồ được gọi là con người của tình yêu. Trong cuốn Tin mừng thứ tư và các thư gửi cho tín hữu, Ngài luôn đề cập tới Tình yêu. Chính Ngài đã nói :Thiên Chúa là Tìnhyêu” (1Ga 4,8). Trong bức thư thứ nhất hôm nay, ngài nhắc nhở chúng ta rằng : “Chúa Cha yêu chúng ta dường nào : Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa” (1Ga 3,1). Còn tước hiệu nào cao qúi và lớn lao cho bằng được làm con Thiên Chúa. Tuy chúng ta là con Thiên Chúa nhưng chúng ta sẽ như thế nào thì điều ấy chưa được bầy tỏ. Nhưng có một điều chúng ta biết chắc rằng “Khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3,2). Chúng ta đang ở trong thời gian ngóng chờ sự việc ấy xẩy ra trong niềm tin tưởng. Tư tưởng trên sẽ được chứng minh và bảo đảm hơn trong bài Tin mừng theo thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe đọc :”Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụThầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12,26). Chúng ta là Kitô hữu, là những người theo Chúa, được mang tên Ngài, được phục vụ Ngài thì chắc chắn Ngài sẽ cho chúng ta ở với Ngài trên nơi vĩnh phúc như lời Ngài đã hứa. II. SINH DỮ TỬ LÀNH. Người Việt nam chúng ta có một câu tục ngữ rất quen thuộc , người ta thường trưng ra khi có người chết :Sinh dữ tử lành”. Sinh là đẻ và tử là chết. Theo đó người ta tin rằng nằm mơ thấy người chết sẽ gặp nhiều chuyện lành ; nằm mơ thấy việc chửa đẻ là điềm xấu, điễm dữ. Đối với câu tục ngữ này, có người tin, có người cho là mê tín. Chữ nghĩa là như vậy, còn ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Thánh Ambrôsiô kể rằng dân chúng xứ Thrace khóc và thốt lên những tiếng kêu thảm thiết khi có một người sinh ra, và trái lại họ vui mừng hát những bài ca hân hoan khi có người qua đời. Họ tin – và họ có lý – rằng tất cả những ai đi vào trong thế giới này, một thế giới tràn đầy khổ đau, đều đáng thương hại ; và khi họ thoát khỏi nơi lưu đầy buồn khổ này, người ta phải vui lên mừng cho họ. Melior est dies mortis die nativitatis : ngày chết là ngày đáng ưa thích hơn ngày sinh ra. Nếu chúng ta đọc đoạn thư của thánh Phalô tông đo gửi tín hữu Philipphê thì chúng ta thấy những người dân thành Thrace có lý :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếy hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3, 20-21). Và một đoạn thư khác gửi cho tín hữu Corintô :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có mộtnơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làmra” (1Cr 5,1). Như vậy, quê hương chúng ta ở trên trời, chúng ta có một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên đó, chúng ta đang nóng lòng mong đợi Đức Giêsu đem chúng ta về theo để “Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ qúi trọng người ấy” (Ga 12, 26). Muốn về quê hương vĩnh cửu trên trời thì phải rời bỏ trần thế này đã, mà rời bỏ trần thế này tức là “Phải chết”.
III. SỰ CHẾT LÀ THẦY DẠY TA. Thánh Augustinô đà phong hàm giáo sư cho sự chết. Ngài nói :”Hãy để sự chết làmThầy dạy ta”. Thầy là một giáo sư nổi danh và dạy giỏi. Thầy có lớp dạy trên khắp địa cầu. Thầy nói bằng đủ thứ ngôn ngữ mà người học trò nào cũng có thể hiểu được. Thầy dạy đủ mọi giống người, mọi mầu da, mọi tín ngưỡng . Thầy dạy từ người trẻ nhất đến người già nhất. Thầy dạy người giầu và kẻ nghèo, người tầm thương và kể cả người nổi danh. Thầy mở lớp ở tỉnh thành và ở thôn quê, trên không trung, nơi biển cả và trong lòng đất nữa. Thầy dạy những gì ? Thưa, chủ yếu Thầy dạy rằng :”Cuộc đời rồi phải kết thúc và dừnglại”. Ở trên dương gian này không có gì là vĩnh cửu, mọi sự chỉ là tạm bợ. Đi đâu rồi cũng sẽ đụng đến “bốn dài hai ngắn”. Đây chẳng phải là một tư tưởng bi quan yếm thế cho bằng là một chân lý của cuộc sống. Cả những triết gia nổi danh như Heidegger cũng nói rằng sống là để chết (être-pour-la-mort). Sự khôn ngoan của con người là biết rằng đến một lúc nào đó sẽ dừng lại để chuẩn bị cho cuộc ra đi vĩnh viễn. Chết là một công lệ, không ai thoát khỏi. Nhưng câu hỏi phải được đặt ra là “Chết rồi điđâu” ? Câu hỏi này gửi đến từng người vã mỗi người phải tự trả lời lấy. Họ có hai hướng phải lựa chọn : hoặc hướng lên hoặc hướng xuống, hoặc lên thiên đàng hoặc xuống hoả ngục, ngoài ra không còn hướng nào khác nữa. Tương lai nằm trong tay ta, mỗi người phải định đoạt lấy số phận của mình . Chúa không muốn dìm ta xuống hoả ngục, Ngài cũng không kéo ta lên thiên đàng mà Ngài chỉ giúp ta sau khi ta đã cố gắng hết mình. Truyện : Mua vé số. Một lần nọ, có một người tốt lành và sung đạo rơi vào lúc khó khăn. Một đêm kia khi cầu nguyện, ông ta cầu xin Thiên Chúa cho ông ta trúng số nhiều triệu đồng. Ngày hôm sau xổ số mở, ông ta rất lạc quan, nhưng không trúng, kể cả con số cuối. Ông ta lại cầu xin :”Lạy Chúa, con luôn luôn trung tín với Ngài, xin Ngài cho con được trúng số”. Đến ngày xổ số, một lần nữa không thấy xuất hiện con số trúng. Sau cùng, người ấy trở lại qùi gối và lẩm bẩm :”Lạy Chúa, tại sao Chúa không giúp con” ? Thình lình một tiếng nói ồm ồm vang lên từ thiên đàng :”Tại sao con không GIÚP TA ? Con phải mua vé chứ”. (Lm Bel San Louis, Vui sống với nụ cười, tr 125) Qua câu chuyện trên, ta thấy Thiên Chúa không giúp chúng ta nếu chúng ta không làm điều gì đưa đến chiến thắng hoặc thành công. Chúng ta hãy nhớ lại Chúa Giêsu đã phán với chúng ta rằng :”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước Trời mà chỉ có nhửng ai thi hành thánh ý Cha Ta” (Mt 7,21). Người Việt nam chúng ta cũng có câu ca dao mang ý nghĩa tương tự , nói lên sự cần thiết của cố gắng con người : Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai bỗng đem phần đến cho. Muốn lên thiên đàng thì phải chịu khó, phải chiến đấu với ba thù. Vòng hoa chiến thắng chỉ dành cho những ai đã chiến đấu và chiến thắng , chứ không dành cho những kẻ ươn lười. Ông Corneille cũng nói một câu chí lý : “Chiến đấu có gian nan, Khải hoàn mới vinh quang”. Trong cuộc chiến ở trần gian này, một cuộc chiến trường kỳ gian khổ, Chúa đòi chúng ta phải kiên nhẫn, không được bỏ cuộc. Bỏ cuộc là thất bại và thất bại này một mình phải gánh chịu, không được đổ lỗi cho Chúa vì ơn Chúa bao giờ cũng đủ cho ta như Chúa đã nói với thánh Phaolô trong lúc phải chiến đấu gay go :”Sufficit tibi gratia mea” : ơn Ta đã đủ cho con . Một lần nữa hãy nhắc lại lời Chúa nói :”Những ai kiên nhẫn đến cùng sẽ được cứu rỗi”(Mt 10,22 ; 24,13; Mc 13,13). Sau cùng Thầy Chết cũng còn dạy chúng ta rằng : ta không thể nào bình chân như vại khi đối diện với cái chết, bởi vì khi đó ta phải giáp mặt với Đấng thấy rõ lòng dạ sẽ xét xử chúng ta và chúng ta phải “trả lẽ” về những gì đã làm (x. Rm 14,12). Hôm nay tôi khuyên bạn : bạn phải “học chết” nữa (Platon, apprendre à mourir) Lạy Chúa, “xin dạy con biết đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được không ngoan” (Tv 90,12), khôn ngoan là phải biết tỉnh thức để chuẩn bị sẵn sàng. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người phú hộ giầu có để cảnh giác chúng ta đừng quá ham mê của: AnTáng 14
Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người phú hộ giầu có để cảnh giác chúng ta đừng quá ham mê của cải vì của cải không bền. Hơn nữa, của cải đầy nhà mà nếu Chúa gọi về đời sau thì để lại cho ai, trong khi đó mình ra đi với hay bàn tay trắng ? Công lao tích trữ vô ích . Còn số phận linh hồn sẽ ra sao ? Để ý nhận xét, chúng ta thấy có câu nói của người phú hộ nhủ lòng :”Hồn tôi hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ đi, cứ ăn uống vui chơi đã” (Lc 12,19). Như vậy là xác gọi hồn : hãy ăn chơi cho đã đi, tương lai được bảo đảm rồi. Qua tiếng nói của xác gọi hồn, ta có thể quả quyết rằng con người có hai phần : thể xác và linh hồn. Hai bên có thể trao đổi cho nhau, mỗi bên có một tiếng nói riêng : thân xác có tiếng nói của thân xác, linh hồn có tiếng nói của linh hồn. Nếu thân xác gọi linh hồn thì kêu là GỌI HỒN. Nếu linh hồn gọi thể xác thì kêu là HỒN GỌI. Hồn gọi và gọi hồn rất khác nhau. Một đàng là hồn gọi thân xác theo mình, một bên là thân xác gọi hồn đến với mình. Tiếng nói của linh hồn phải có trọng lượng hơn thể xác vì ngay trong truyện Kiều thi sĩ Nguyễn Du cũng viết rằng :”Xác là thể phách, hồn là tinh anh”. II. MỘT CON NGƯỜI : HAI TIẾNG GỌI. 1. Gọi hồn . Người ta gọi hồn người chết về nhập vào người sống nói chuyện để biết những điều kín đáo mà người khác không biết. Người ta hay “cầu cơ” để nói chuyện với người đã chết, gọi người chết về để nói chuyện qua dụng cụ chuyên môn. Ngay trong Kinh thánh Cựu ước cũng nói về cầu cơ. Trường hợp vua Saulê bị khốn đốn trước áp lực quân Philitinh , không biết phải hành động ra sao, đã nhờ một bà đồng bóng gọi hồn tiên tri Samuel về để thỉnh ý. Ông Samuel đã cho vua Saulê biết Thiên Chúa đã bỏ ông rồi vì ông đã không trung thành với Chúa. Thiên Chúa sẽ trao cả Israel vào tay quân Philitinh. Ngày mai, ông và con trai sẽ chết. Cả quân đội Israel nữa, Ngài cũng trao nộp vào tay người Philitinh (x 1Sm 28,3-25). Khi thân xác gọi linh hồn thì thân xác chỉ làm hại linh hồn, xúi giục linh hồn làm những điều trái ý Chúa, như thánh Phaolô đã nói : “Tôi khám phá ra luật này : Khi tôi muốn làm sự thiện thì sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì lề luật Thiên Chúa. Nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác : Luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong chi thể tôi” (Rm 7,21-23). Thân xác yếu đuối chẳng làm nên công trạng gì nhưng lại có tiếng nói rất mạnh ảnh hưởng đến linh hồn, làm cho linh hồn trở nên suy yếu và dễ chiều theo tiếng nói của thể xác. Vì thế, Chúa Giêsu đã cảnh cáo :”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào chước cám dỗ. Vì linh hồn thì hăng hái, nhưng thân xác lại yếu đuối” (Mt 26,41). 2. Hồn gọi. Nếu thân xác gọi linh hồn thì linh hồn cũng có tiếng gọi đối với thân xác. Hai tiếng gọi có hai hướng khác nhau : một hướng gọi đi lên, một hướng gọi đi xuống. Tiếng gọi của thân xác luôn luôn níu kéo linh hồn xuống như thánh Phaolô đã nói : “Nếu anh em sống theo xác thịt anh em sẽ phải chết, nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em được sống” (Rm 8,13). “Hướng đi của xác thịt là phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa” (Rm 8,7). Trái lại “hồn gọi”là hồn muốn nói với xác hãy vươn cao lên, đừng theo những đam mê thấp hèn. Tiếng “hồn gọi” là tiếng lương tâm mà Thiên Chúa in dấu nơi con người nên bao giờ cũng đúng, nó chỉ đạo cho xác. Và như thế, tiếng “hồn gọi” bao giờ cũng là tiếng gọi đẹp. “Hướng đi của thể xác là sự chết, còn hướng đi của hồn là sự sống và bình an” (Rm 8,6). Trong đời sống thường nhật, người ta đồng ý là vật chất rất cần thiết, nhưng tinh thần có giá trị đẹp hơn vật chất.Chẳng hạn, như lòng chung thủy thì đáng ca ngợi hơn nhan sắc. Tình yêu qúi hơn bạc vàng. Vì thế, mới có những hy sinh cao thượng, có người chết cho quê hương, có kẻ chết vì lý tưởng. Chính vì biết theo tiếng “hồn gọi” mà một Augustinô, một Charles de Foucauld, một minh tinh màn bạc Ève Lavallìere đã sống một đời thánh thiện. Nhà văn Túy Hồng có cuốn tiểu thuyết nhan đề :”Tôi nhìn tôi trên vách”. Đức Cha Bùi Tuần viết tập sách thiêng liêng, đặt tên là “Nói với chính mình”. Tựa đề những tác phẩm trên nói lên một nội dung có băn khoăn, có thao thức, mà cách nào đó có vấn đề giữamình và mình. Nói “Tôi nhìn tôi” là nói đến hai nhân vật. Một bên là chủ thể nhìn, một bên là khách thể bị nhìn. Cũng vậy, khi “nói với chính mình”, là có người nói, có người nghe. Nhưng ở đây, người nghe cũng là người nói, người nhìn cũng là kể bị nhìn. Trong tương quan xác – hồn thì ai theo ai khi nghe tiếng phía bên kia gọi ? Ai dừng lại khi thấy phía bên kia nhìn mình. (Nguyễàn tầm Thường, Mùa chay và... tr 82-83). III . THÁI ĐỘ CHÚNG TA. Trong cuộc sống hằng ngày , trong chúng ta luôn luôn có hai tiếng gọi : xác gọi hồn vàhồn gọi xác. Sự giằng co của hai tiếng gọi ấy làm cho chúng ta phải khổ sở, chính thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này : đời Phaolô đã khổ sở trong tiếng gọi của xác. Có hai tiếng gọi thật đấy, nhưng Phaolô đã nghe tiếng “hồn gọi” chứ không để xác “gọi hồn” theo. “Được cả thế gian mà mất linh hồn thì nào ích lợi gì” (Mt 16,26). Chúng ta hãy nhìn vào trong con người của mình như “Tôi nhìn tôi”, tôi nhìn tôi và tôi biết rõ con ngừii của tôi. Lúc này tôi đang theo tiếng “hồn gọi” hay đang theo tiếng “gọi hồn” ? Nhìn vào quan tài ông (bà) X, chúng ta hãy xem lúc này chúng ta đang sống thế nào ? Chúng ta có vô tình mà sống như phú ông trong bài Tin mừng không ? Có để cho xác gọi hồn không ? Mỗi người hãy tự trả lời và phải có thái độ nào thích hợp. Truyện : Tôi nhìn tôi. Một vị Linh mục nọ đã có một sáng kiến rất ngỗ nghĩnh để đánh động giáo dân trong giáo xứ. Một buổi sáng Chúa nhật nọ, dân chúng bỗng nghe một lời rao bảo như sau :”Một nhân vật tên tuổi trong giáo xứ vừa qua đời. Tang lễ sẽ được cử hành vào 9 giờ sáng thứ tư tới”. Nghe lời loan báo ấy, cả giáo xứ nhốn nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng đó là ai. Đúng ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp kéo đến nhà thờ. Từ cung thánh cho đến cuối nhà thờ, không còn một chỗ trống. Người ta đến không phải để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn một lần cuối cùng con người mà ai cũng muốn biết. Sau thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến từ biệt lần cuối cùng người quá cố. Ai ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết. Nhưng ai cũng đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài người chết, mỗi người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương và dĩ nhiên, khi cúi nhìn vào quan tài, mỗi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôi. Chờ cho mọi người làm xong nghi thức từ biệt ấy, vị linh mục mới giải thích :”Như anh chị em đã có thể nhận thấy, tôi đã cho đặt vào quan tài một tấm kính. Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan tài không ai khác hơn là chính mỗi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế, thưa anh chị em, mỗi người chúng ta cần phải mai tánh chính mình... Thánh lễ vừa rồi đã được cử hành cho tất cả chúng ta”. (Lẽ sống, 1991, tr 213) Con người mà mọi người nhìn thấy trong quan tài chính là khuôn mặt của mình. Điều ấy nhắc nhở cho chúng ta là mỗi người trong chúng ta sẽ chết, phải nằm trong quan tài như mọi người. Để chuẩn bị cho ngày đó, chúng ta đã sống thế nào ? Hãy nhìn vào con người của mình để biết mình đang sống thể nào, có theo tiếng “Hồn gọi” không, có sống xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu hay không, hay chỉ biết sống theo tiếng “Gọi hồn” để sau này sẽ lãnh hình phạt đời đời ? Hy vọng mỗi người chúng ta hãy thực hành lời khuyên bảo của thánh Phêrô tông đồ :”Anh em là khách lạ và lữ hành, tôi khuyên anh em hãy lánh xa những đam mê xác thịt, vốn gây chiến với linh hồn” (1Pr 2,11). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Mortuis morituri (Bài chia sẻ tại nghĩa trang 2-11) I. TƯỞNG NIỆM NGƯỜI ĐÃ CHẾT. 1. Đài tưởng niệm.
Ngày trước, dưới thời Pháp thuộc, giữa nghĩa trang thành phố Hà nội, có đài tưởng niệm người quá: AnTáng 15 2-11
Ngày trước, dưới thời Pháp thuộc, giữa nghĩa trang thành phố Hà nội, có đài tưởng niệm người quá cố với dòng chữ sau đây MORTUIS MORITURI, nghĩa là người sẽ chết tưởng niệm người đã chết. Hôm nay ở tại nghĩa trang này chúng ta cũng làm lại những việc đó. 2. Ngày 02 tháng 11. Hàng năm Hội thánh dành ngày 02 tháng 11 để tưởng niệm những người đã chết mà chúng ta gọi là ngày Các Đẳng. Giờ đây, tại nghĩa trang này, ta là những người sẽ chết tưởng nhớ đến người đã chết, đặc biệt với những người đang nằm nơi đây. Việc tưởng niệm đến sự chết là điều hữu ích giúp chúng ta sống tốt lành hơn vì kẻ trước người sau ai cũng phải chết. Sự chết là một định luật, một luật sắt cưỡng chế con người. Người ta thắng được mọi sự, nhưng chưa ai thắng được sự chết. Người ta chữa được mọi bệnh, nhưng chưa ai chữa được bệnh chết. Sự chết này chính con người đã tạo ra sau khi phạm tội :”ngươi sẽ phải chết” (St 2,17). Đứng trước cái chết, thi sĩ Xuân Diệu đã phải kêu lên : Nhưng mà tôi sẽ chết than Ôi ! Tôi run như lá, tái như đông, Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng. Năm đẩy tháng dồn tôi đã đến Trước bờ lạnh lẽo cõi hư không. (Xuân Diệu) 3. Memento morti. Ngày hôm nay ta hãy nhớ tới sự chết. Ngày xưa, các vị khổ tu chào nhau với câu :”memento morti” : ngươi hãy nhớ đến sự chết. Và Đức Giáo hoàng Piô X, khi được một vị thượng khách quen thân xin để lại một câu làm bút tích ghi nhớ suốt đời, đã hạ bút viết câu : Memento morti : hãy nghĩ tới sự chết thì sẽ sống lành thánh. II. TƯỞNG NIỆM NGƯỜI CHẾT TRONG GIÁO XỨ. Ngày lễ hôm nay là ngày cầu cho ông bà cha mẹ đã ra đi trước chúng ta. Sáng nay chúng ta đã dâng lễ cầu nguyện cho ông bà cha mẹ và các đẳng linh hồn. Chiều nay chúng ta cầu nguyện cách riêng cho những người đang nằm tại nghĩa trang này. Họ đã ra đi. Vâng, họ đã vĩnh viễn ra đi. Đối với họ, giờ lập công đã kết thúc. Sổ ghi công đã gấp lại. Họ không thể cứu thoát mình, chỉ mong chờ vào chúng ta, những người còn sống. Bên phần mộ của những người đang nằm đây, chúng ta hãy lắng tai nghe tiếng rên rỉ từ bên kia vọng lại :”Hỡi người thân nghĩa, hãy nhớ đến chúng tôi, vì bàn tay Thiên Chúa đè nặng trênchúng tôi” (Lời kinh Phụng vụ). Lời ấy chúng ta đã nghe khi tiễn biệt người quá cố . Lời ấy có lẽ chúng ta đã hứa nhưng quên mất rồi, trong khi người thân yêu đang nằm chờ trong luyện ngục. Từ ngày thành lập giáo xứ đến nay (tức tháng 11 năm 1955), đã có bao nhiêu người đã ra đi. Biết bao nhiêu người đã đổ mồ hôi, bỏ ra nhiều công sức và tiền của để xây dựng giáo xứ. Chúng ta không biết hết, chỉ có Chúa mới biết rõ. Hôm nay chúng ta dâng thánh lễ cầu nguyện cho họ, xin Chúa trả công cho họ theo công sức họ đã dành cho giáo xứ. Xin Chúa tha phần phạt cho họ và đem họ vào Nước Chúa hưởng hạnh phúc vinh quang muôn đời. III. MỘT GỢI Ý. Trong bầu khí linh thiêng buổi tối hôm nay tại nghĩa trang, chúng ta thấy gần gũi những người đã chết vì anh chị em đang đứng bên cạnh mộ của họ. Chắc hẳn những người đang năm nơi đây nhất là ông bà cha mẹ muốân nói với chúng ta đôi điều, nhưng rất tiếc, họ không thể nói được. Tôi xin thay lời cho họ để nói với anh chị em một câu thôi, một câu rất ngăn gọn : SỐNG SAO CHẾT VẬY. Chắc ai cũng muốn cho mình có một ngày chết rất tốt đẹp, một ngày đáng mừng, chứù không muốn ngày chết là ngày thê lương đáng phải nhận lấy câu nguyền rủa của Chúa Giêsu :”Thà rằng nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26,24). Tương lai thì còn xa, nhưng tương lại nằm trong hiện tại. Giờ chết của chúng ta lệ thuộc vào giờ phút hiện tại bởi vì “cây tốt thì sinh quả tốt” (x. Mt 7,17-18). Cứ nhìn vào cuộc sống hiện tại thì có thể biết giờ chết của ta sẽ ra như thế nào vì theo Kinh thánh thì “Trẻ đi lối nào, thì già đi lối đó”. Cái cây đã nghiêng về phía nào thì sẽ đổ về phía ấy. Một điều chắc chắn nữa là ngay sau khi chết mỗi người sẽ phải thanh toán với Chúa về cuộc sống của mình theo nguyên tắc “hữu công tắc thưởng, hữu tột tắc trừng” như sách Huấn ca đã nói :”Trong ngày mệnh chung, trả cho con người theo lối họ đã sống, đối với Đức Chúa, là chuyện thật dễ dàng” (Hc 11,26) Vậy, đứng bên cạnh mộ ông bà cha mẹ, họ hàng, chúng ta có ý nghĩ gì, đã có quyến tâm nào chưa ? Thời gian đang chời đợi chúng ta. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Trên chuyến xe lửa đi từ Sài gòn đến Hà nội, tôi suy nghĩ lan man : mình từ sân ga Sàigòn đến Hà nội: AnTáng 16
Trên chuyến xe lửa đi từ Sài gòn đến Hà nội, tôi suy nghĩ lan man : mình từ sân ga Sàigòn đến Hà nội, rồi mấy ngày nữa sẽ từ sân ga Hà nội trở về Sàigòn. Bến ga là nơi có chuyến tầu đến, có chuyến tầu đi. Có chuyến tầu đến với những cánh tay vẫy chào mong đợi trong vòng tay âu yếm của người thân. Cũng có những chuyến tầu đi với cánh tay vẫy chào từ biệt trong niềm thương nhớ tiếc nuối. Đã là sân ga thì phải có tầu đến tầu đi, như thế sân ga mới náo nhiệt. Sân ga nào không có tầu đến tầu đi thì sẽ trở nên hoang vắng, mọc rêu xanh, không có sức sống. II. BẾN GA CUỘC ĐỜI. Phải chăng tầu đến tầu đi là hình ảnh đời sống con người ! Ngày tôi ra chào đời là ngày người ta chào đón với những tiếng cười vui vẻ, và ngày tôi chết là rời khỏi bến ga cuộc đời với sự nuối tiếc của nhiều người ? Muốn có chuyến tầu đến, chuyến tầu đi thì cũng phải có sinh ra, phải chết đi. Đó là lẽ bình thường. Vì thế, ông Quinet nói :”Chúng ta sinh ra để chết nhưng chúng ta chết để sống”. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu trước khi chết cũng nói như thế :”Tôi không chết, nhưng đi vào cõi sống”. III. CON TẦU RỜI BẾN GA. 1. Ngày rời bến ga. Con tầu rời bến ga đến một bến ga khác rồi lại trở về bến ga cũ. Cũng thế, chúng ta được sinh ra trong trần gian này thì cũng sẽ trở lại nơi chúng ta phát xuất : nghĩa là chúng ta phát xuất từ quê hương trên trời chúng ta sẽ lại trở về đó. Như vậy ra đi là trở về , đúng như Hoài nam Tử đã nói : Sinh ký tử qui. 2. Bến ga phải tới. Chúng ta sung sướng được nghe Chúa nói với chúng ta trong bài Tin mừng vừa nghe :”Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở... Thầy đi dọn chỗ cho các con... để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14,1-4). Chúng ta sẽ trở về quê hương của chúng ta, nơi Chúa đã dọn sẵn cho ta, để Chúa ở đâu, ta cũng ở đó với Ngài. Như vậy, cuộc đời ở trần gian này chỉ là một cuộc hành trình đi về quê trời. Cuộc lữ hành này có nhiều đau khổ, nhiều gian nan thử thách nhưng rồi sẽ chấm dứt. Thánh Phaolô nói :”Chúng ta biết rằng ; nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”(2Cr 5,1). IV. HÀNH TRANG MANG THEO. Cuộc hành trình nào cũng phải có hành trang. Ai đi tay không là một sự liều lĩnh, ngớ ngẩn, không biết lo xa. Trong cuộc lữ hành về quê Trời, ta cũng phải có hành trang mang theo là các công phúc ta đã làm để trình diện Chúa. Trong dụ ngôn ông chủ giao cho đầy tớ : đứa 10 nén, đứa 5 nén, đứa một nén tùy theo khả năng, nhưng ông chủ đòi phải làm lợi ra : ai làm lợi ra sẽ được thưởng, ai không sinh lợi hay làm hụt đi sẽ bị phạt. Ta đã dùng những ơn Chúa ban như thế nào, có làm lợi ra không ?(x. Mt 15, 14-30). Mỗi người hãy tự hỏi mình và phải trả lời lấy. Truyện : hoàng đế Alexandre. Người ta kể rằng : trước khi chết hoàng đế Alexandre truyền cho người ta phải để hai bàn tay của ông ra khỏi quan tài để cho mọi người thấy rằng nhà vua ra đi với hai bàn tay trắng. Đúng vậy, chúng ta vào đời với hai bàn tay trắng, lại còn trần truồng nữa, không mang vào đời được cái gì. Suốt cuộc đời lam lũ vất vả, con người đã làm nên sự nghiệp, có người làm nên sự nghiệp lớn trong xã hội, có người chẳng có sự nghiệp gì. Nhưng rốt cuộc, khi ra đi khỏi trần gian này, con người cũng chỉ ra đi với hai bàn tay trắng, chẳng mang được gì. Những gì đã làm nên đếu bỏ lại cho người khác, kể cả chức quyền danh vọng... Ca dao Việt nam đã nói lên chân lý đó : Vua Ngô băm sáu tàn vàng, Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. KẾT LUẬN Thánh Phaolô nói :”Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa mà có chết là chết cho Chúa... Vì thế, tất cả chúng ta sẽ phải ra trước tòa Thiên Chúa... Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa”(Rm 14,10b-12). Trong cuộc lữ thứ trần gian này không ai dám nói là mình đã chu toàn mọi nhiệm vụ Chúa trao, còn nhiều thiếu sót vì “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được”. Nhưng lòng lành Chúa sẽ tha thứ cho ta nếu biết cầu xin Chúa cho người mới qua đời. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát- Đà lạt
I. NIỀM KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC. 1. Ai cũng muốn hạnh phúc.
Từ xưa đến nay, con người luôn đi tìm hạnh phúc. Pascal tiên sinh nói :”Ngay người tự tử cũng đi tìm: AnTáng 17
Từ xưa đến nay, con người luôn đi tìm hạnh phúc. Pascal tiên sinh nói :”Ngay người tựtử cũng đi tìm hạnh phúc”. Nhưng đã có ai hài lòng về hạnh phúc của mình chưa ? Có thể có, nhưng đấy chỉ là hạnh phúc tương đối. Họ vẫn còn khắc khoải muốn tìm hạnh phúc cao hơn, làm thỏa mãn niềm khát vọng của họ. Đó là hạnh phúc tuyệt đối. Vậy, ta phải trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong cuốn sách Giáo lý (Tân định) :”Người ta sống ở đời này để làm gì “? Thưa, người ta sống ở đời để nhận biết thờ phượng kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em như mình và xây dựng một xã hội tốt đẹp để sau sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời. Sách Giáo lý trả lời cho chúng ta là phải yêu Chúa và tha nhân để “sau này được hạnh phúc đời đời”. Vậy, hạnh phúc tuyệt đối chỉ có thể tìm thấy ở đời sau. Hay nói cách khác, hạnh phúc tuyệt đối chỉ có thể tìm thấy trên thiên đàng.
2. Lời Chúa bảo đảm. Lời Chúa tồn tại đến muôn đời, không thể thay đổi được. Những gì Chúa hứa thì Người sẽ thực hiện vì “Lòng trung tín của Chúa tồn tại đến muôn đời”. Chúa đã hứa ban hạnh phúc cho ta thì Chúa sẽ ban và hạnh phúc ấy chỉ có trên thiên đàng khi chúng ta được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúa Giêsu đã phán :”Ý của Đấng đã sai Ta là tất cả những kẻ Người đã ban cho Ta, Ta sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha Ta là tất cả những ai thấy Người Con và tin vào Người Con ấy thì sẽ được sống muôn đời, và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6,39-40). Chúa hứa với ta nếu ta tin vào Ngài thì Ngài muốn ở đâu thì ta cũng ở đó. Chúa đã về trời, ta cũng sẽ được về đó và được hưởng cuộc sống muôn đời.
II. PHẢI LÀM THẾ NÀO ? 1. Phải cộng tác với Chúa Chúa phán :”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước Trời mà chỉ những ai làm theo ý Cha Ta ở trên trời mới được vào” (Mt 7,21). Đời là một cuộc lữ hành về trời. Cuộc lữ hành dài hay ngắn là do Chúa quyết định. Đã là cuộc lữ hành thì có nhiều gian khổ : mưa nắng, nóng lạnh, chông gai, nguy hiểm, trộm cướp, khủng bố... Chỉ có những ai vững tâm đi hết cuộc hành trình này thì mới vào Quê trời được. Trong cuộc lữ hành, Chúa luôn đi bên ta, giúp đỡ, bênh vực, yên ủi, khích lệ ta ; nhưng Ngài không bồng bế ta mãi trên tay hay để ta ngủ say trong chiếc xe đầy tiện nghi. Ngài bắt ta phải cố gắng. Nếu ta ngồi lỳ trên đường, ta sẽ không tới đích vì không khi nào Chúa nắm tóc ta mà kéo lên trời. Chúng ta phải cộng tác với Chúa, nghĩa là phải chịu khó.
Truyện : phận ai nấy lo. Có một ông phú hộ rất khô đạo, thường hay nói với người vợ sáng Chúa nhật khi bà với các con sửa soạn đi lễ : - Em hãy đến nhà thờ dự lễ và cầu nguyện cho anh với nhé ! Mỗi lần gặp gỡ bạn bè nói chuyện về đạo, ông thường khoe với họ là ông không cần đến nhà thờ, cũng không cần phải đọc kinh, dự lễ, vì đã có vợ ông dự lễ, đọc kinh và cầu nguyện cho cả hai rồi. Ngày tháng trôi qua, một hôm ông nằm mơ thấy ông và vợ đứng xếp hàng trước cửa thiên đàng đợi đến lượt mình bước vào. Cửa trời mở ra và mọi người tuần tự vui vẻ tiến vào. Khi đến lượt ông thì thiên thần giữ cửa làm hiệu cho ông dừng lại. Thiên thần quay sang mỉm cười nói với vợ ông : - Chị hãy vào thiên đàng thay cho cả chồng chị nữa. Thế là chỉ có vợ ông tiến vào, còn ông thì phải bơ vơ đứng ngoài. Vừa tủi thân vừa tức giận đã làm cho ông thức giấc. Ông không dám thuật lại giấc mơ cho vợ, nhưng điều làm cho bà vợ ngạc nhiên hơn cả là sáng Chúa nhật hôm đó, thay vì nói với bà như thường lệ, người phú hộ đến gần vợ và nói bên tai bà : - Từ hôm nay, anh sẽ cùng em đến nhà thờ dự lễ và cầu nguyện cho chính anh nữa. (Thiên Phúc, Tình yêu mạnh hơn sự chết, tr 92) Không ai lên thiên đàng được nếu chính mình không cố gắng cộng tác với Chúa. Thánh Augustinô nói :”Khi tạo dựng nên ta, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến của ta, nhưng Người không thể cứu rỗi ta nếu ta không cộng tác với Người”. Chúa ban cho chúng ta cuộc sống dài ngắn tùy Ngài, nhưng có một điềuai cũng như ai, đó là chúng ta phải làm trọn trách nhiệm Chúa đã trao phó cho. Không ai có thể thay thế cho mình được. Việc lành việc dữ đều có thưởng phạt. Không ai được ỷ lại vào việc lành phúc đức của người khác để trốn tránh trách nhiệm của mình. Mỗi giây phút hiện tại sẽ lần lượt qua đi mà không bao giờ trở lại. Mỗi người chúng ta đang đứng trước tương lai của mình, đang đối diện với vận mệnh mà Thiên Chúa đã trao tặng. Chúng ta phảisáng suốt lựa chọn sự sống hay sự chết, hạnh phúc bất diệt hay thú vui tạm bợ. Tất cả tùy thuộc vào sự lựa chọn của ta. Không ai có thể sống thay cho ta hoặc chết thay cho ta. Mỗi người chỉ sống có một lần và chết một lần. Ta phải chủ động chứ không thể cử ai thay thế ta được.
2. Phải có công phúc. Mỗi người sẽ phải trả lẽ với Chúa về cuộc sống của mình. Không có gì có thể qua mắt Chúa được . Mọi công việc được xét xử theo nguyên tắc :”Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắctrừng” : có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Không những đối với những người Kitô hữu, mà ngay cả đến người đời, tuy không có đức tin như chúng ta, cũng có một quan niệm chung là :”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” : việc tốt việc xấu sau cùng đều có quả báo, nghĩa là việc tốt việc xấu đều có thưởng phạt. Tuy Chúa công thẳng nhưng lại rất khoan dung, Ngài không xử với ta như ta đáng tội. Ta hãy dùng Thánh vịnh 103 mà cầu nguyện với Chúa: Chúa đầy trắc ẩn và từ bi, khoan dung và giầu ơn nghĩa, Người không hạch tội luôn luôn, Người không oán hờn mãi mãi, Người không xử với ta xứng tội của ta, Người không trả cho ta xứng lỗi ta làm Ví như trời cao hơn đất thế nào,thì Người cũng cao vời trên những ai kính sợ Người. Đông, đoài cách nhau bao nhiêu, thì Người cũng cất lỗi phạm của ta ra xa ta chừng ấy. Như cha xót thương con mình thế nào, thì Chúa cũng xót thương những ai kính sợ Người như vậy. Người biết hình hài ta sao, Người nhớ lắm : ta là bụi đất. (Tv 103,8-14) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Người ta có kể một câu chuyện ngụ ngôn sau đây : Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn: AnTáng 18
Người ta có kể một câu chuyện ngụ ngôn sau đây : Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn nho lại được rào giậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách : đó là nhịn đói để gầy bớt đi. Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Nhưng sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám phá ra rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa. Thoát ra khỏ vườn nho, bụng lại đói meo. Lúc đó, con chồn mới chợt suy nghĩ : trước khi vào vườn nho, bụng ta đói meo. Vào được vườn nho rồi, được ăn một bữa hả hê, nhưng khi ra khỏi vườn nho, bây giờ bụng ta lại đói meo.. Ta được những gì ? Một bữa no bụng. Ta có mang được gì về không ? Hoàn toàn không. Vậy trước khi vào vườn, bụng ta đói và khi ra khỏi vườn, bụng ta vẫn đói và cũng chẳng mang được gì theo. Con chồn và vườn nho là hình ảnh trần gian và con người chúng ta, nhất là những Kitô hữu. Khi cất tiếng khóc chào đời, chúng ta được hiện diện trên mặt đất, được mọi người chào đón, nhưng chúng ta bắt đầu hiện diện với con người yếu đuối chẳng mang vào đời được cái gì, ngoài thân xác trần truồng với hai bàn tay trắng. Rồi suốt trong thời gian sống trên trần thếâ, con người bon chen, làm giầu, tích trữ nhiều của cải bằng nhiều cách, kể cả những cách bất lương, có khi bán cả danh dự, thậm chí bán cả linh hồn.. Câu truyện người giầu có trong Tin mừng đã nói lên điều đó : ”Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng :”Mình phải làm gì đây ? Vì còn chỗ nào đâu mà tích trữ hoa mầu”! Rồi ông tự bảo :”Mình sẽ làm thế này : phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc bấy giờ ta sẽ nhủ lòng : hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” (Lc 12, 16-21). Người giầu có trong Tin mừng giống như con chồn ở trong vườn nho : ở trong trần gian này, ông tích trữ của cải, ăn uống thỏa thuê, không lo gì đến tương lai vì cho là quá đầy đù rồi, cứ việc hưởng thụ. Nhưng khi nhắm mắt xuôi tay ông sẽ mang đi được những gì, ông giống như con chồn để bụng đói mà chui ra khỏi vườn mà chẳng mang được gì theo : ”Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ? Ấy kẻ thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế”(Lc 12, 16-21).
II. LỜI CHÚA CHO CHÚNG TA HÔM NAY. Chúa Giêsu khuyên nhủ các môn đệ hãy đi theo Ngài, hãy trở thành môn đệ của Ngài, khi Ngài nói :”Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,24-25). Chúa Giêsu đã khẳng định với chúng ta :những ai chỉ tìm cứu mạng sống mình thì sẽ mất vì con người chỉ có thể quản lý đời mình chứ không phải làm chủ được mạng sống mình, tất cả đều do Thiên Chúa chỉ định, sống chết ở trong tay chúa. Khi nói như vậy, Chúa Giêsu còn có ý nói đến sự sống đời đời : nếu chúng ta theo Chúa, trung thành với Chúa, nhất là vì Chúa mà phải chết ở đời này thì hãy nhớ rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta sự sống đời sau. Đây mới là sự sống thật, còn sự sống ở trần gian này chỉ là tạm bợ. Vì thế, Chúa Giêsu mới nói với chúng ta :”Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thìđược ích gì” (Mt 16,26 ; Lc 9,25). Ai trong chúng ta cũng muốn có một đời sống sung túc, có nhiều của cải cho mình và cho con cháu. Ai cũng muốn cho mình được sống lâu để hưởng thụ tất cả những thành quả mình đã tạo ra trong đời sống. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng tất cả những cái đó chỉ là phù hoa, chỉ là phù vân, chỉ là mây bay hoa rụng. Cuộc đời con người chỉ được coi như bông hoa sớm nở chiều tàn,” một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”. Xuất thân từ bụi đất, chúng ta chỉ trở về với bụi đất thôi. Chỉ có sự sống vĩnh cữu mới tồn tại muôn đời. Vấn đề là phải xác định xem đâu là cái được thực sự, lâu bền, trọn vẹn, đâu là cái được quan trọng nhất ? Kitô hữu là người ước ao đến say mê cái được vững bền, vĩnh cữu, tuyệt đối. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả những cái tạm bợ ở đời này : Mất công, mất của, mất thời giờ, mất uy tín và mất cả mạng sống nữa. Họ tin rằng họ có thể mất mạng sống ở trần gian này nhưng theo lời Chúa hứa, họ sẽ chiếm được đời sống vĩnh cữu trên thiên đàng. Họ chỉ mất những cái tạm bợ nhưng họ sẽ được những cái vĩnh cữu. Các thánh Tử đạo đã hiểu biết chân lý này : họ chịu mất tất cả, ngay mất cả mạng sống ở đời này. Các ngài coi trọng sự sống vĩnh cửu của mình hơn cả thế giới phú qúi vinh hoa. Có lắm người tưởng mình được, lại hóa ra mất. Có lắm người vui lòng mất, hóa ra họ lại được. Đó là mối tương quan biện chứng giữa được và mất, giữa cuộc sống vĩnh cửu và sự sống tạm bợ ở trần gian này.
III. QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÚNG TA. Mỗi khi tham dự Thánh lễ An táng, chúng tự nhiên phải suy nghĩ về con người xác đất vật hèn của mình. Một ngày kia tôi sẽ ra đi, đây là một xác tín vững mạnh, một chân lý hiển nhiên không ai có thể chối cãi được. Đi thì chắc chắn phải ra đi, ra đi khỏi thế gian này để trở về. Nhưng vấn đề là trở về đâu và sẽ ra sao ? Trong giờ học giáo lý, cha xứ hỏi một em nhỏ : - Sau khi chết rồi thì con người sẽ ra sao ? Em bé hồn nhiên trả lời : - Thưa cha, sau khi chết rồi thì con người sẽ trở thành đống xương khô ! Em nói đúng, chết rồi con người sẽ trở thành đống xương khô, hay con người được chôn trong lòng đất. Nhưng với tư cách là một người Kitô hữu, câu trả lời ấy chưa đủ, nó mới đủ cho phần xác, còn phần hồn thì sao ? Đây là câu hỏi cho chúng ta suy nghĩ, và mỗi người phải tự trả lời lấy, đồng thời cũng phải vạch ra một hướng đi cho đời sống của mình.
Truyện : ba người bạn. Người kia có ba người bạn, 2 người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia ông bị toà bắt xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ. Người thứ nhất từ chối ngay, viện cớ bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba tuy không được yêu thích nhưng tỏ ra trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa. Người bạn thứ nhất là Tiền bạc. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc quan tài và mấy tấc đất làm nhà, còn mọi cái khác phải bỏ lại cho người khác. Người ta đã có kinh nghiệm về sự kiện này : Vua Ngô băm sáu tàn vàng, Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. Người bạn thứ hai là bà con bạn hữu. Họ tỏ vẻ thương tiếc, khóc lóc đưa ta tới huyệt rồi về. Thậm chí có người còn dùng tiếng khóc để che giấu sự giả dối của mình : Thương thay cho gái quạt mồ, Hại thay cho gái lấy vồ đập săng. Người bạn thứ ba là các việc lành. Đối với của cải, chúng ta để lại tất cả và chỉ ra đi với hai bàn tay trắng. Chỉ có công phúc mới đi theo chúng ta và biện hộ cho ta trước toà Thiên Chúa. Khi ra đi khỏi cõi đời này, mọi sự đều bỏ ta bởi vì những gì chúng ta đã tiêu xài thì đã hết, những gì chúng ta đã mua sắm thì phải để lại cho người khác, chỉ có những gì chúng ta đã cho đi thì mới còn lại cho chúng ta. Tư tưởng này đã được ghi lại trong sách Khải huyền của thánh Gioan tông đồ : “Tôi là Gioan, tôi nghe có tiếng từ trời phán rằng :”Ngươi hãy biết : Ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết, mà được chết trong Chúa”! Thần Khí phán :”Phải, họ sẽ được nghỉ ngơi, không còn phải vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ” (Kh 14,13). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. LỜI CHÚA. Chúng ta đọc Lc 12,35-40 và Tx 3,10-12.
Trong bài Tin mừng vừa nghe, Chúa Giêsu nhắc cho các môn đệ một tư tưởng là phải sẵn sàng : AnTáng 19
Trong bài Tin mừng vừa nghe, Chúa Giêsu nhắc cho các môn đệ một tư tưởng là phải sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong ngày sau hết. Ngài dùng một hình ảnh quen thuộc và dễ hiểu về một người đầy tớ đợi ông chủ đi ăn cưới về vào bất cứ lúc nào và phải mở cửa cho ông ngay. Người Do thái có thói quen đi ăn cưới vào ban đêm, bắt đầu từ khi mặt trời lặn. Có khi tiệc cưới kéo dài tới gần sáng. Người đầy tớ có trách nhiệm phải cầm đèn chờ ở cửa, khi chủ về thì mở cửa cho ông. Phúc cho đầy tớ nào còn thức chờ chủ về, ông sẽ khen thưởng, ngược lại, khi ông chủ về mà thấy đầy tớ còn bê trễ thì sẽ bị phạt. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ hiểu rằng ông chủ đây chính là Ngài, còn đầy tớ là các môn đệ. Ngài sẽ đến gọi các ông về với Ngài vào bất cứ lúc nào. Công việc của các ông là phải luôn sẵn sàng chờ đợi Chúa đến.
II. TỈNH THỨC ĐỢI CHỜ. Trong bài Tin mừng Chúa Giêsu nói đến sự tỉnh thức, nhưng tỉnh thức không có nghĩa là ngồi đó khoanh tay mà đợi chờ. Để nói lên sự tỉnh thức đích thực, Chúa Giêsu dùng hình ảnh của một người đầy tớ đêm ngày trung thành với công việc được chủ giao phó. Sự tỉnh thức mà Chúa Giêsu kêu mời là sự tỉnh thức đích thực (tích cực) đòi hỏi lao tác và phấn đấu. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở cho tín hữu Thessalonica về thái độ tỉnh thúc tich cực ấy. Trong những năm đầu của Kitô giáo một số tín hữu tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại một sớm một chiều, nên họ ăn không ngồi rồi và dây mình vào chuyện của người khác. Thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy tỉnh thức bằng cách hăng say lao động và thực thi bác ái (2Tx 3,10-12).
Truyện minh họa. Một người thuộc bộ lạc miền núi cả đời chưa từng thấy ánh sáng văn minh. Một hôm ông ta được đưa xuống thăm một đô thị. Ngày đầu tiên, ông dã giật mình thức giấc vì tiếng trống vang cùng khắp đô thị. Sau khi được người chung quanh cho biết đó là tiếng trống báo động về một cuộc hỏa hoạn vừa xẩy ra tại một khu phố. Người dân miền núi nhìn về ngọn lửa đang bốc cháy tại một góc trời, rồi ông trở lại giường ngủ tiếp. Trở về làng, ông báo cáo với các chức sắc trong làng như sau : người dân thành thị có một hệ thống chữa cháy rất kỳ diệu : khi có hoả hoạn, người ta chỉ cần đánh trống là ngọn lửa được dập tắt tức khắc. Nghe thế, các chức sắn đều sai người đi mua đủ mọi loại trống phát cho dân làng, . Không bao lâu sau đó, hoả hoạn xẩy đến trong làng, tất cả dân làng đều đem trống ra khua inh ỏi vì tin chắc rằng tiếng trống sẽ xua đuổi được thần lửa. Thế nhưng, ngọn lửa cứ vô tình thiêu rụi từ căn nhà này đến căn nhà khác trước cái nhìn ngỡ ngàng và thất vọng của mọi người. Tình cờ ghé thăm bộ lạc và được nghe kể lại diễn tiến cơn hoả hoạn, một người dân thành thị mới giải thích cho dân làng như sau : “Các người thật ngây ngô, người ta đánh trống để đánh thức dân chúng và kêu gọi họ tích cực tham gia chữa cháy, chứ không ngồi đó mà chờ ngọn lửa tắt đâu”.
III. CHÚA ĐẾN BẤT NGỜ. Chúa Giêsu đã khẳng định :”Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con người sẽ đến”(Lc 12, 39-40). Đời sống người Kitô là một cuộc hành trình về nhà Cha. Cuộc hành trình dài hay ngắn do Chúa định, không ai biết. Trong kinh Lạy Nữ Vương có câu :chúng tôi con cháu Evà ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà. Trần gian này được coi như chốn lưu đầy, là thung lũng nước mắt, giống như nhà Phật chủ trương : đời là bể khổ. Chúng ta có thái độ lạc quan hơn, chúng ta coi cuộc đời này chỉ là một cuộc hành trình về quê trời, mà cuộc hành trình nào lại không có những khó khăn trên đường ? Tuy gặp khó khăn, gian nan, thử thách trên đường, chúng ta vẫn vui tươi phấn khởi vì chúng ta đang tiến gần tới đích là nhà Cha. Chúng ta đừng ngây ngô như người miền núi trên : tiếng trống không làm cho ngọn lửa tắt ngủm , mà chỉ báo cho người ta biết để dập tắt lửa. Cũng thế, phép rửa tội không phải là lá bùa có thể làm cho chúng ta trở nên thánh thiện hay đương nhiên đưa chúng ta vào thiên đàng, nhưng đã phải nỗ lực cộng tác với Chúa để sống đức tin cho mạnh, sống đức ái nồng nàn. Chính nỗ lực riêng tư của ta cộng tác với Chúa mới dẫn ta vào Nước Trời, bởi vì như Chúa nói : muốn vào Nước Trời phải qua cửa hẹp (Mt, 7,13). Như vậy, cuộc đời trần thế của chúng ta chỉ là thời gian lao tác : làm việc cho Chúa để làm vinh danh Ngài và làm việc cho tha nhân để đem hạnh phúc đến cho mọi nguời như lời Chúa dạy :”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy “ Lạy Chúa, lạy Chúa . là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào thôi”(Mt 7,21) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Chia sẻ tại Nghĩa trang 2-11 I. CHÚNG TA ĐỌC LỜI CHÚA : 1CR 15,51-58. Mt 25,31-46. II. MỘT CÂU HỎI CHO HAI THẾ GIỚI.
Những người đang nằm ở đây là những người nào ? - Họ là những người đã chết. * Những người: AnTáng 20
* Những người đang nằm ở đây là những người nào ? - Họ là những người đã chết. * Những người đang đứng ở đây là những người nào ? - Họ là những người đang sống. Hôm nay có sự gặp mặt của hai thế giới : Thế giới đã và đang tức là thế giới của những người đã chết và thế giới của những người đang sống. Thế giới của người sống và chết là trở thành : - Thế giới đã và đang dành cho người đã chết. - Thế giới đang và sẽ dành cho những người còn sống. - Cả hai thế giới này gặp nhau ở chữ ĐANG. Vậy những người đang nằm ở đây nói chuyện với những người đang đứng ở đây.
III. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT VÀ ĐANG Ở ĐÂY NÓI CHUYỆN VỚI CHÚNG TA. Cuộc trao đổi này hết sức chân tình và cảm động vì đây là những lời của ông bà cha mẹ chúng ta đang nằm ở đây muốn nói với chúng ta trong cuộc gặp gỡ này. Mọi nguời đều có một cảm nhận rằng bất cứ ai sống trên mặt đất này đều phải qua bốn giai đoạn của cuộc sống là :sinh, lão, bệnh, thử, thì đối với những người chết phải qua bốn điều sau cùng là sự sống, chết, thiên đàng và hoả ngục. Hôm nay ông bà cha mẹ muốn nói với chúng ta về những điều này.
1. Sự chết đón chờ từng phút. Kinh nghiệm của ngàn đời để lại là mọi người đều phải chết :”Nhân sinh tự cổ thùy vôtử”. Chết là công lệ của mọi người. Chết là từ bỏ tất cả những gì thuộc về ta : đồ vật, đam mê, tình nghĩa đã chen lẫn vào bản thân ta, nối dài ta ra, cấu tạo ta, đã trở thành như cơ thể, như bản thể của ta, gia đình, quê hương, bạn bè, thân bằng quyến thuộc, tất cả sẽ rã rời, tan tành chung quanh ta...”Cảm thấy mọi sự thuộc về ta đều tan rã, thật là một điều đáng kinh sợ”. Đó là lời phát biểu của Pascal. Đối với những người có đức tin thì chết là gì ? Nó cũng giống như câu hỏi : sống là gì ? Hai yếu tố nhày liên kết chặt chẽ với nhau không thể phân ly được. Sống là chuẩn bị cho chết, còn chết là một cuộc đi qua để tới đời sống đích thật. Cuộc sống là một chuyển động, một sự diễn biến, một cuộc hành trình. Cần phải biết nó đưa ta đến đâu. Nó chỉ có ý nghĩa khi nó dẫn ta tới đích, nếu không, nó chỉ là một sự chạy trốn điên dại của người mù trông mọi sự trong đêm tối, mà dám chạy vơ vẩn dẫn đến sự chết. J.H. Fabre, nhà côn trùng học trứ danh, đã viết một câu khắc trên mộ ông như sau :”Những người mà ta tưởng đã chết thì đã ra đi trước. Sự chết không phải là một sự chấm dứt, nhưng là cái ngưỡng cửa để đi vào đời sống cao đẹp hơn”. Joubert nói :”Việc lớn của con người là sống, việc lớn của đời sống là chết”. Tiên liệu và dự bị chết sẽ trấn tĩnh tâm hồn bằng cách soi sáng. Được soi sáng như vậy, ta sẽ học biết cách lựa chọn, theo kiểu La Bruỳere nhắn nhủ ta :”Có hai thế giới : một thế giới ta chỉ cư ngụ ít lâu và phải rơi bỏ mà khôn bao giờ trở lại ; một thế giới khác ta sắp phải vào mà không bao giờ được ra. Ân huệ, quyền bính, bạn hữu, danh tiếng, tiền của dành cho thế giới thứ nhất ; lòng khinh chê mọi sự dành cho thế giới thứ hai. Ta cứ chọn đi”. Theo đức tin và lý trí thì chết là thời gian duy nhất, quyết liệt quyết định số phận đời sau của ta, dành cho ta niềm vui khôn tả hoặc nỗi thất vọng vô cùng. Vậy thì ai chọn cho ta ? (Cf Lm De Parviller S.J. Niềm vui trước sự chết)
2. Cuộc phán xét nghiêm nhặt. Người ta thường nói :”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” hoặc theo nguyên tắc “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”. Không phải là những Kitô hữu mới có ý tưởng này mà các người bình dân, những người ăn ngay ở lành một cách bình thường cũng có. Đây là một quan niệm của dân gian, một quan niệm hết sứ tự nhiên. Chúng ta biết rằng mỗi người sẽ phải đối diện với cuộc phán xét của Chúa Giêsu như Kinh thánh đã nói :”Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn ; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra : Đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã ghi chép trong sổ sách”(Kh 20, 12). Việc phán xét đã được thánh Matthêu mô tả rất kỹ trong đoạn 25,31-46 : Chúa se phân chia mọi người ra hai bên, một bên kẻ lành, một bên kẻ dữ và Ngài đặc biệt phán xét về đức bác ái mà người ta đã làm cho tha nhân. Những gì làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa, còn những gì không làm cho tha nhân là không làm cho Chúa (x. Mt 20,31-46). Cuộc đời mỗi người sẽ được thẩm tra như một cuộn băng video được quay lại. Lúc đó chúng ta được thấy lại chính xác cuộc đời của mình từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Lúc đó, chính chính chúng ta tự xét đoán mình và đi đến kết luận đáng thưởng hay đáng phạt. Theo Hồng Y Billot thì “Ngay khi linh hồn ra khỏi xác, trong phút chốc thì cuốn sách lương tâm liền mở ra, làm cho ta nhận thức ngay một trật về toàn bộ các việc ta đã làm khi cònsống”. Chính ta sẽ phán xét ta, bởi tình trạng quá hiển nhiên công khai không thể chối cãi được. Công trạng và lỗi lầm sẽ xuất hiện trước mắt ta trong ánh sáng chói lọi, đồng thời cũng cho thấy những phần thưởng và hình phạt tương xứng với ta. Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng : không phải lòng khoan dung hay sự nghiêm khắc của thẩm phán, không phải sự can thiệp bên ngoài, nhưng chính ta hay đúng hơn, chính các hành vi của ta sẽ xét đoán ta. Án xử ta sẽ tự đáy linh hồn nổi lên, nó là sự kết tinh cuối cùng của tình trạng linh hồn ta vào lúc ta chết. Nếu ta chỉ sống để được chết hẳn hoi “chết lành” thì ta sẽ được tất cả ; nếu ta không thực hiện tốt cuộc sống, ta sẽ mất hết. Như vậy, trong cuộc đời chúng ta, không một giây phúc nào, không một cử chỉ nào mà không có ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc, như một bài tính cộng, mỗi con số đều ảnh hưởng đến tổng số, như một cuộc hành trình thì mỗi bước tiến hoặc giật lùi đều đưa ta lại gần hoặc đưa ta ra xa đích. Ta đi đến Thiên Chúa như các Đạo sĩ đi đến ngôi sao. Không có ngày nào được để mất đi. Tiến đến đích, đến Thiên Chúa, chỉ có điều đó là đáng kể, còn mọi sự khác chỉ là con số không. (Lm De Parviller, SJ, Niềm vui trước sự chết, tr 120)
3. Thiên đàng hoặc hỏa ngục. Một khi đã bước qua sự chết, tất cả đều ngưng, cuộc thử thách đã kết thúc. Hậu quả từ nay sẽ được quyết định bất di bất dịch. Đó là cuộc kiểm chứng ngay thẳng, cưỡng bách và quyết định số phận, công trạng, tội lỗi và tình trạng đời đời của ta. Ta mang trong mình bản án của ta do chính ta soạn thảo : bị phạt đến vô cùng hoặc được thưởng tức khắc đến vô cùng, hoặc phải đền bồi trong luyện ngục, chính nó sẽ lên án ta. Chính vào lúc chết mà ta sẽ nói lên những điều không thể rút lại được.Và lập tức phép công thẳng vô cùng sẽ đáp ứng bằng việc thi hành đúng phán quyết mà chính ta định đoạt : Thiên đàng địa ngục hai quê Ai kéo thì về, ai vụng thì sa.
III. CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI. Ông Ansome Chancel nói một câu rất vắn về số phận con người trên trần gian mà ai cũng phải trải qua, đã có sống thì phải có chết. Nếu không sinh ra thì không có chết nhưng vì chúng ta đã được sinh ra trong thế gian này thì ắt phải chết, có sinh thì phải có tử : Vào, rồi la : đó là sống. Ngáp, rồi ra : đó là chết. (Ansome Chancel) Ai trong chúng ta cũng sẽ phải ngáp một lần cuối cùng để đi ra khỏi cõi đời này. Nhưng trước khi ra khỏi cõi trần này ắt phải có chuẩn bị. Cuộc đời này là một cuộc hành trình đi về đời sau, ai không chuẩn bị cho cuộc hành trình đó là người dại vì không thể tới đích :”Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta :Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sằn đó sẽ về tay ai ? Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không làm giầu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12, 20-21). Để chuẩn bị cho việc ra đi vĩnh viễn, ta hãy suy nghĩ về dòng chữ mà ông Murillo đã chọn để khắc trên mộ ông : VIVE MORITURUS Hãy sống như người sắp chết. Chuẩn bị chết theo tinh thần Kitô giáo không phải là giảm thiểu hay làm suy yếu, hủy diệt cuộc sống, dẫn ta tới tinh thần bi quan. Trái lại, nhưng là cố gắng làm cho nó phong phú, triển nở tối đa, chính là sống cho Chúa đấy. Nhưng Chúa muốn gì ? Chúa muốn toàn diện con người ta, xác hồn được mở mang về mặt tự nhiên và siêu nhiên, hiện tại cũng như tương lai. Chúa muốn ta sống giây phút hiện tại cho đầy đủ nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của mình đối với Chúa và với tha nhân. Nếu ta được chuẩn bị như thế, lúc ấy ta sẽ được bình tĩnh nếu Chúa đến gọi ta bất cứ lúc nào, ta sẽ thưa với Chúa :”Này con đây, lạy Chúa, Chúa gọi con”.
Truyện : Tận thế ! Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng nhiên cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó Hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói :”Không biết hôm nay có phải là ngày tận thế hay không. Nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu toàn nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
MỘT TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHO CUỘC SỐNG : Kiếp đời sau tùy vào cuộc sống bây giờ Những suy tư, những hành động rõ hay mờ Được kết lại như án trời không xóa bỏ Và từ đó nhận phạt hay thưởng công nhờ. *** ... Đừng ích kỷ nhưng hãy mở rộng tình người Thi ơn lành nhận đau khổ theo ý trời Sống hy sinh phục vụ đời qua khổ giá Và công thưởng hạnh phúc lúc lìa đời. *** Vì đời sau bên Chúa Ở tại cuộc sống bây giờ Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Khi ấy, Đức Giêsu phán:” Quả thế, thời ông No-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ: AnTáng 21
Khi ấy, Đức Giêsu phán:” Quả thế, thời ông No-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông No-ê vào tầu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại ; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này : nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng , vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” Mt 24,37-44). Trong bài Tin mừng này, Chúa Giêsu dựa vào biến cố đại hồng thủy thời ông No-ê dạy chúng bài học phải tỉnh thức để sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong vinh quang. Chúa có ý đối chiếu biến cố đại hồng thủy thời ông No-ê với cuộc trở lại vinh quang trong ngày tận thế và vào giờ chết của mỗi người để đề cao cảnh giác chúng ta, giúp chúng ta phải ở trong tư thế sẵn sàng chờ Chúa đến. Chúa Giêsu dùng cụm từ”Con Người đến” có ý nói chính Ngài sẽ đến. Cụm từ đó được diễn tả bằng chữ “Parousia”. Người Hy lạp và La tinh dùng chữ Parousia để chỉ v iệc hoàng đế ngự đến hoặc chính thức thăm viếng một thành nào. Sau này, trong Giáo hội sơ khai, từ ngữ ấy được dùng để chỉ việc trở lại trong vinh quang của Chúa Giêsu vào ngày tận thế, đi liền với cuộc phán xét. Ngày nay, kiểu nói “Lúc Con Người đến”, ám chỉ ngày tận thế và cũng chỉ giờ chết của mỗi người. Hội thánh muốn nhắc nhở cho chúng ta về giờ chết của mình để chuẩn bị sẵn sàng. Chúa Giêsu so sánh giờ chết của chúng ta với cơn đại hồng thủy thứ hai, có tính cách bất ngờ. Thiên hạ thời ông No-ê không ngờ được chuyện gì cả và cứ ăn uống lấy vợ gả chồng. Sự vô tri này rất nguy hiểm : họ đã chết vì không nhận ra dấu hiệu nào của trận lụt. Ngày tận thế cũng vậy và giờ chết của chúng ta cũng không khác, tai ương treo trên đầu mỗi người và sẽ rơi lúc nào không biết, trong ngày đó có toan tính gì thì cũng đã quá muộn.
II. PHẢI TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG. Trong giờ chết của chúng ta, số phận mỗi người mỗi khác, tùy theo thái độ sống của họ trước giờ chết. Hình ảnh hai người đàn ông làm việc ở ngoài đồng và hai người đàn bà xay bột đã nói lên điều đó. Hai hình ảnh này cho thấy rằng vẻ bề ngoài người ta có thể rất giống nhau, kẻ này người kia đều lao động, cùng làm một công việc chẳng có gì khác, nhưng tùy theo cách sống đạo đức mà số phận sẽ khác nhau : một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi, nghĩa là một người được cứu rỗi và một người bị trầm luân. Giờ chết là một điều chắc chắn, nhưng chết lúc nào là cả là một vấn đề : “Sinh hữu hạn,tử bất kỳ”. Giờ chết mang theo yếu tố bất ngờ, được sánh với kẻ trộm. Chẳng bao giờ kẻ trộm cho chủ nhà biết giờ nó đến. Vì vậy, chủ nào muốn khỏi mất của thì phải chịu khó thức để đề phòng. Nhưng thức lâu vừa mệt vừa buồn ngủ nên dễ bị sao lãng. Sự tỉnh thức đối với ngày Chúa đến cũng làm cho người ta gặp khó khăn tương tự. Nhưng dù khó khăn đến đâu cũng phải tỉnh thức để sẵn sàng, vì Chúa đến bất ngờ.
Truyện : Đã dọn sẵn hành trang. Khi Đức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn giấu nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo Ngài chỉ bị chứng loét bao tử. Nhưng Đức Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế Ngài nói:”Tôi đã dọn sẵn hành trang”. Ông Giacômô âMenzu, một nhà điêu khắc nổi tiếng người Ý viết hồi ký về những giây phút sau hết của cuộc đời Đức Gioan 23 như sau:”Vào ngày cuối cùng của chính ngày đau đớn kéo dài, linh mục Capovilla, bí thư riêng của Đức Thánh Cha đến bên giuờng bệnh, hôn tay bệnh nhân và hỏi xem ngài cảm thây thế nào. Đức Gioan 23 trả lời : - Tôi cảm thấy trong mình khoẻ khoắn và an bình như thể tôi đang ở trong Chúa. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo. Linh mục Capovilla thưa : - Xin Cha đừng lo. Những người phải lo là chính chúng con, vì con đã nói chuyện với bác sĩ... Đức Gioan 23 ngắt lời, hỏi : - Họ đã nói với con những gì ? Nghẹn ngào, linh mục bí thư của Ngài nói : - Thưa Đức Thánh Cha, con muốn nói với Cha sự thực hôm nay là ngày của Chúa. Hôm nay Cha sẽ được về Thiên đàng. Nói xong linh mục bí thư quy øxuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng cha cảm thấy một bàn tay âu yếm xoa đầu mình và nghe một giọng ôn tồn nói - Hãy ngước mắt nhìn lên. Bình thường, người bí thư của tôi rất mạnh mẽ, can đảm, nên bây giờ phải trở nên mềm nhũn. Cha đã nói với người bề trên của Cha những lời hay đẹp nhất mà con người có thể nghe từ miệng của một linh mục:”Hôm nay Cha sẽ được vào Thiên đàng”. (Lẽ sống tr 394-395) Ước gì chúng ta có được sự bình thản trong giờ phút lâm tử như Đứ c Gioan 23. Ước gì như Ngài, chúng ta có được sự an bình trong tâm hồn và có niềm hy vọng để tin tưởng rằng : lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành cũng được áp dụng cho chúng ta:”Hôm nay con sẽ đượccùng Ta về Thiên đàng”. Nhưng thiên đàng là bến bờ, là mức đến, thì cuộc sống của chúng ta phải định hướng theo đó.
III. PHẢI ĐỊNH HƯỚNG CHO CUỘC ĐỜI. Con người không phải cư ùsống mãi trên hành tinh này. Mọi người sẽ phải ra đi, phải từ giã cõi đời này mặc dầu mình không muốn, mặc dầu mình tiếc xót, mặc dầu phải chua xót thốt ra những lời chua cay : Nhưng mà tôi sẽ chết, than ôi ! (Xuân Diệu) Đối với nhiều người, chết là cái gì man rợ làm cho người ta ghê sợ, kinh tởm, người ta chán ghét nó vì người ta cho cùng đích của cuộc đới là thế giới vật chất với tiền của, với tiện nghi, với những đam mê sắc dục. Đời chỉ có thế thôi ! Năm 1987, Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ đặc trách giáo dục đã thực hiện một cuộc điều tra nới các sinh viên sắp mãn đại học, vềà” mục đích của cuộc đời họ trong tương lai”. Kết quả cho thấy 75% trong số 200.000 sinh viên được hỏi ý kiến đã trả lời cho biết : “Cùng đích cuộc đời tương lai của họ là làm sao để kiếm được thật nhiều tiền”. Các sinh viên này cho biết :”Sau khi học xong, họ muốn có việc làm tốt với đồng lương cao để sống thoải mái. Không phải chỉ có những người trẻ này mới có ý nghĩ về cuộc sống hưởng thụ những của cải vật chất như vậy. Trong một xã hội thấm nhiễm tinh thần hưởng thụ vật chất như ngày nay, nhiều người trong chúng ta bị cám dỗ sống chỉ nghĩ đến nhà cửa, quần áo và tiền bạc và được hưởng dùng càng nhiều phương tiện càng tốt. Nhiều người trong chúng ta có thể có thái độ giống như người giầu có được Đức Giêsu mô tả trong dụ ngôn của Ngài nơi Phúc âm theo thánh Luca đoạn 12. Vì thế, đời là một cuộc hành trình, mà cuộc hành trình phải có điểm đến. Không ai lên đường mà không biết mình đi đâu. Chỉ có những kẻ khờ dại mới xử sự như thế. Đời là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những quyết định thay đổi cả một đời người, và có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta day dứt dằn vặt. Các nhà văn muốn viết một quyển truyện hay, thường nghĩ trước phần kết của câu truyện. Chúng ta muốn viết quyển truyện đời mình cho hay thì phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong câu truyện dứoi đây : Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sự đến trễ phiên họp, trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo nguời đánh ngựa :”Hãy chạy hết tốc lực”. Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi :”Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy”? Người đánh xe ngựa đáp:”Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực” (Clifton Gadiman). Ta đang đi trên đường đời, ta phải đặt dấu hỏi : Ta đang đi đâu ? Ta có đi đúng hướng không ? Ta đang đi lên hay đi xuống ? Bởi vì chúng ta chỉ có hai hướng đi xuống hay đi lên : Thiên đàng địa ngục hai quê : Ai khéo thì về, ai vụng thì sa ! Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô : AnTáng 22
Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giêsu đáp lại rằng:”Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Siloắc đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêruselem sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy” (Lc 13,1-9). Người ta đến báo tin cho Đức Giêsu biết quan Philatô đã hạ lệnh giết những người Galilê đang khi họ dâng lễ khiến máu họ hòa lẫn với tế vật. Và một biến cố nữa là tháp Siloe đổ xuống đè chết mười tám người. Theo quan niệm nhân quả, người ta coi đó là hình phạt mà Thiên Chúa giáng xuống người tội lỗi, và những ai thoát nạn thì được coi là công chính. Đức Giêsu bác bỏ quan niệm nông cạn này (Ga 9,2-3) và chỉ cho họ thấy rằng các biến cố đó là một lời cảnh cáo : mọi người đều có tội, nên đều phải sám hối. Nhân dịp này Đức Giêsu cũng muốn nói đến cái chết mà mọi người đều phải trải qua. Sự kiện tháp Siloe đổ xuống đè chết mười tám người cũng là dịp Ngài nhắc nhở cho chúng ta : cái chết đã bất chợt xẩy đến cho những người bị tai nạn, bất chợt cũng như kẻ trộm đến ban đêm mà chủ nhà không biết ; cũng như chủ nhà về bất chợt mà đầy tớ không ngờ (Lc 12,35-49). Giờ chết cũng bất thần giáng xuống những kẻ không đề phòng, không hối cải như vậy. Cho nên họ phải hối cải, thì sẽ không sợ các biến cố (giờ chết) xẩy đến bất ngờ. Để thúc giục dân Do thái hoán cải, Đức Giêsu giảng thêm dụ ngôn về cây vả nữa. Cây vả dùng để lấy quả làm thức ăn như một thứ rau ở Palestina. Nếu cây vả mà không sinh trái thì phải chặt bỏ đi, để nó chiếm đất. Cũng vậy, dân Do thái được ví như cây vả lâu ngày không sinh trái. Thiên Chúa toan chặt đi nhưng người làm vườn của Thiên Chúa là Đức Giêsu xin khất cho hạn một năm nữa. Thời hạn đó là những ngày giờ giảng dạy của Chúa. Đó là thời hạn cuối cùng. Lời đe doạ này không lay chuyển được lòng dân Do thái. Vì thế, thành Giêrusalem bị tàn phá bình địa sau đó 40 năm và dân Do thái bị lưu đầy khắp nơi. Dụ ngôn này nhắc nhở cho chúng ta về sự hối cải để chuẩn bị cho giờ chết của mình. Chết là một sự kiện xẩy ra hằng ngày mà không ai có thể chối cãi được. Nhìn thấy người ta chết hằng ngày nhưng có một điều lạ là không mấy ai nghĩ đến giờ chết của mình, cứ coi như mình sống mãi sống hoài. Đặc tính của cái chết là sự bất ngờ. Người đời đã chấp nhận chân lý này :”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.
II. PHẢI CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI. Mỗi người sẽ phải chết một lần, mà một lần ra đi thì không có ngày trở về ; vì thế không ai có kinh nghiệm về cái chết. Đời là một cuộc hành trình mà cuộc hành trình nào cũng phải có điểm đến. Điểm đến của chúng ta không phải là nơi nào vững chắc trên trái đất này vì mọi sự sẽ phải phá hủy, chỉ còn một nơi chúng ta đang mơ ước mà Chúa Giêsu đã hứa với chúng ta :”Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở... Vì Thầy đi dọn chỗ cho các con...để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14,2-3). Nhưng muốn đến nơi Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta , cần phải có sự chuẩn bị, phải làm việc. Công việc của chúng ta phải làm là : sám hối và sẵn sàng.
1. Hãy sám hối. “Hãy sám hối”, đó là câu mời gọi khẩn thiết được kêu gọi rất nhiều lần bởi Gioan Tẩy giả, bởi Chúa Giêsu, bởi các Tông đồ và bởi Giáo hội. Sám hối có nghĩa là trở về, trở về nơi mình đã phát xuất vì con người đang đi trệch đường. Sám hối là nhận ra mình đang trệch đường và mau mắn trở về đường chính. Qua dụ ngôn cây vả, chúng ta thấy Chúa Giêsu quả là Đấng nhân lành, thương xót và nhẫn nại : suốt ba năm trời vất vả giảng dạy dân Do thái, mà họ không trở lại ; tuy vậy, Ngài còn xin cho họ được một năm ân huệ nữa, để hoán cải. Chúa cũng yêu thương và nhân lành đối với mỗi người chúng ta, đồng thời Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta thanh tẩy đời sống và thánh hoá bản thân mỗi ngày.
Truyện : Phải qui hàng. Sau khi đánh tan một cuộc nổi loạn nhà vua bắt những kẻ phản loạn về. Ông ra lệnh thắp lên một cây nến, rồi nói với họ :”Ai chịu đầu hàng và thề trung thành với ta thì sẽ được tha, bằng không sẽ bị giết. Các ngươi hãy suy nghĩ kỹ. Khi cây nến tắt thì cuộc hành quyết sẽ bắt đầu”. Thiên Chúa cũng đối xử với tội nhân như vậy : Ngài cho họ một thời gian gia hạn. Tuy nhiên, có một khác biệt quan trọng : không ai biết cây nên của đời mình còn dài hay ngắn. (GM Arthur Tonne). 2. Hãy sẵn sàng. Khi nói đến giờ chết, Chúa Giêsu đã đưa ra nhiều hình ảnh như trận lụt đại hồng thủy, kẻ trộm, người đầy tớ tỉnh thức, những cô trinh nữ khôn ngoan... để nói lên yếu tố bất ngờ của giờ chết. Dân gian thường nói :”Tử bất kỳ” : giờ chết đến bất cứ lúc nào không ai biết. Đây là kinh nghiệm ngàn đời mà chúng ta cần phải biết và đề phòng. Tuy biết thế, nhưng ít khi người ta đề phòng. Những nhà khảo cổ đào bới được thành phố Vésuve xưa kia bị núi lửa chôn vùi cách đột ngột. Người ta thấy nhiều cảnh tượng trái ngược nhau : có người chết đang khi nhậu nhẹt, có những người đang đánh nhau để tranh dành một số tiền. Nhưng đẹp nhất là một người lính gác đứng nghiêm, gươm giáo trong tay đang thi hành nhiệm vụ. Hãy ngước mắt nhìn lên để khỏi bị chìm đắm trong những thú vui thấp hèn. “Người này chết vì leo núi”, đó là lời ghi trên mộ bia của một vận động viên leo núi. Người ấy đam mê leo núi, muốn chinh phục các điểm cao, nên đã chết vì tham vọng của mình. Câu trên đây ghi nhận công lao anh dũng của ông. Chúng ta cũng cần có thái độ của vận động viên leo núi là nhắm đích cao để tiến tới, là nhắm lý tưởng để mong đạt được. Hãy trèo lên, hãy tiến tới. Trong đường nhân đức, chúng ta phải có thái độ trèo cao để luôn tiến bộ. Trong khi chờ đợi Chúa đến, chúng ta hãy tỉnh thức và làm việc như tên đầy tớ cầm đèn sáng trong tay đợi ông chủ đi ăn cưới về. Phúc cho những đầy tớ nào đang sẵn sàng chờ đón chủ, ông sẽ khen ngợi và thưởng công cho. Hày làm việc như hôm nay Chúa gọi chúng ta về.
Truyện : Cứ làm việc. Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó Hội đồng Lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói :”Không biết hôm nay có phải là ngày tận thế hay không. Nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu toàn nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinwater). “Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút các con không ngờ, thì Con Người đến” (Lc,12-40). Lạy Chúa, xin cho con luôn biết sẵn sàng để có thể lên đường với Chúa, khi Ngài đi ngang qua đời con và cất tiếng mời gọi. Lúc ấy, con sẵn sàng thưa : Lạy Chúa, có con đây”. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Sau ba năm đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu thấy nhiệm vụ của mình sắp chấm dứt và chuẩn bị tinh: AnTáng 23
Sau ba năm đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu thấy nhiệm vụ của mình sắp chấm dứt và chuẩn bị tinh thần để đi vào cuộc tử nạn đang đón chờ, Ngài yêu thương các môn đệ hết tình, yêu cho đến cùng. Ngài thấy trước cuộc ra đi của mình sẽ làm cho các môn đệ phải bàng hoàng sợ sệt nên Ngài đã khích lệ cac ông bằng những lời sau đây:”Lòng các con đừng xao xuyến ...Hãy tin vào Thầy... Thầy đi để dọn chỗ cho các con và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đón các con, để Thầy ở đâu các con sẽ ở đó. Thầy đi đâu các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma bộc trực hỏi Chúa ngay:”Thưa Thầy, chưa ai biết nơi Thầy đi, làm sao chúngcon tìm ra lộ trình”? Dường như ông có ý nói : chúng con chỉ biết đi từ Galilê đến Giudê, còn đi đâu nữa thì chúng con không biết... Các ông hiểu về quốc lộ ! Chúa Giêsu cho biết đó là con đường thiêng liêng, con đường thông hiệp với Ngài, theo bước chân Ngài thì sẽ biết đường đi nên đã trả lời:”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống,không ai đến được với Cha mà kh6ng qua Thầy”(Ga 14,6). Ngài là đường, là Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài nguời,”Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người : đó là một con người, Đức Giêsu Kitô, Đấng tự hiến làm giá cứuchuộc cho mọi ngươiø”(1Tm 2,5-6) nghĩa là “đường” Ngài đã vạch ra, là con đường Tin mừng của Chúa. Con đường này Chúa đã giao cho Giáo hội quản lý nên cứ theo sự chỉ dẫn của Giáo hội thì sẽ đi đúng đường. Nói cụ thể hơn, hãy sống theo luật Chúa và luật của Giáo hội vì Chúa đã nói:”Không phải cứ nói Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, những chỉ những kẻ làm theo ý Cha Ta ở trên trời, kẻ ấy mới được vào”, mà sống theo ý Chúa là phải giữ giới răn của Ngài. Đó là một cuộc hành trình về quê trời nhưng người ta có công nhận như vậy không ? Nói khác đi, người ta có những cái nhìn khác nhau về cuộc đời, nên thái độ sống của mỗi người cũng khác nhau tùy theo cái nhìn của họ.
II. CÁI NHÌN VỀ CUỘC ĐỜI. 1. Câu hỏi về cuộc đời. Có những người có cái nhìn lạc quan về cuộc đời, họ công nhận cuộc đời có ý nghĩa của nó. Nhưng có những người nhìn đời bằng con mắt bi quan, họ theo cái nhìn của triết học hiện sinh vô thần của J.P Sartre. Họ đặt ra những câu hỏi cụ thể : tại sao tôi sinh ra trong đau khổ, sống trong đau khổ và chết trong đau khổ ? Họ không tìm ra được giải đáp cho những thắc mắc của họ nên họ theo chủ trương và kết luận của J.P Satre : Đời là phi lý. Qua chủ trương bi quan này, người ta lao vào cuộc sống hưởng thu vật chấtï, hưởng thụ cho nhiều để rồi ngày mai sẽ kết thúc cuộc đời trong trống rỗng , vì chết là hết mà ! Thi sĩ Tản Đà trước đây chưa biết gì về triết học hiện sinh nhưng thấy người ta có những thái độ khác nhau về cuộc sống nên đã đặt ra câu hỏi : Đời đáng sống hay không đáng sống, Cất chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm ?
2. Câu trả lời tiêu cực. Có những người sống mà không biết tại sao mình sống, sống để làm gì rồi sau này sẽ ra sao ? Họ chỉ biết sống cho qua ngày để rồi ngày mai chết là trôi vào dĩ vãng, cho nên họ mới kết luận : Sống bữa nào hay bữa ấy Hơi đâu ngồi nghĩ chuyện đâu đâu. Nếu họ hiểu được ý nghĩa cao qúi của đời sống như Hội thánh dạy thì họ được yên ủi biết bao vì đối tượng của cuộc sống là hạnh phúc, một thứ hạnh phúc tròn đầy và bất diệt :”Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và thương yêu mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, cho ngày sau được hạnh phúc đời đời”(Sách Giao lý Công giáo Tân định, số 1). Người ta đọc được tấm bia dựng trên mộ một thanh niên câu:”Anh thọ 20 tuổi”. Có người buột miệng nói:”Ít quá”. Ít thật không ? Không ! Nếu anh ta đã sống 20 năm, đã dùng 20 năm theo thánh ý Chúa, không để phút nào phí đi, thì trong mấy năm ấy, anh làm được nhiều việc vĩ đại, một thời gian bao la lâu dài (Tihamer Toth, Chí khí người..., tr 163). Những người sống mà không biết sao mmình sống và sống để làm gì thì có cái nhìn về cuộc đời rất bi quan và sống rất tiêu cực, mất tất cả : Cuộc đời buồn như giấc ngủ Sau giấc ngủ có cơn giông. Vì hôm nay chưa là đủ Và ngày mai còn có không ? (Vũ Hồ) 3. Câu trả lời tích cực. Những người có đức tin nhìn cuộc đời dưới khía cạnh lạc quan và tích cực. Họ coi cuộc đời chỉ là một cuộc hành trình về quê trời, chúng ta chỉ là khách lữ hành nơi trần thế. Trong cuộc hành trình, họ phải nỗ lực vừa chịu đựng vừa vượt qua khó khăn để đi tới đích. Họ nhớ lời Chúa đã dặn dò :”Thầy đi để dọn chỗ cho các con... Thầy sẽ trở lại đón các con...” Họ cũng tin tưởng và lạc quan với lời thánh Phaolô nói với tín hữu Philipphê:”Quê hương chúng ta ở trêntrời, và chúng ta nóng lòng chờ đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Đồng thời, thánh Phaolô cũng cho tín hữu Corintô biết thêm về ngôi nhà vĩnh cửu của chúng ta ở trên trời:”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này bị phá hủy đi, thì chúng ta có nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, ngôi nhà vĩnh cữu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2 Cr 5,1) Những người có lòng tin như thế coi đời sống là một cuộc thử thách, đau khổ sẽ qua đi và chính đau khổ sẽ là phương tiện tiến tới vinh quang. Cho đến lúc hồn ta trong hơi thở Vẫn yên vui về cõi chết xa xôi. Và u buồn là những đoá hoa tươi, Và đau khổ là chiến công rực rỡ. (Chế Lan Viên) Đối với họ, giờ chết là giờ về với Chúa, về nơi Chúa đã dọn sẵn cho mình (x. Ga 14,1-6), ngày đó không phải là ngày sầu thương tang tóc mà là một ngày vui mừng. Chính vì thế, các bổn đạo đầu tiên gọi ngày chết là Dies natalis, ngày Sinh nhật trong Nước Trời. Với ý nghĩa đó, ông Walfany Goethe đã gọi “con người chết là một vì sao lặn để mọc huy hoàng hơn ở một bán cầu khác”. Giờ chết là ngày khải hoàn sau bao năm phải chiến đấu khổ cực ở trần gian.
Truyện : cây hoa “bách niên”. Cây bách niên (agravé) cứ một trăm năm một lần nở hoa, nhưng hoa đẹp lạ lùng. Trong một thế kỷ cây ấy đã sửa soạn cho ngày tươi đẹp ấy, nó dồn sức lực, nó trang điểm, nó làm cho đẹp, bằng công việc kín đáo, không ai trông thấy. Cả một thế kỷ ! Và khi đã hết thời nó nở những cánh hoa trắng muốt để làm đẹp lòng người đến xem cái phi thường của nó. (T. Toth, Chí khí người thanh niên, tr 182)
III. CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ CUỘC ĐỜI. Chúa thương yêu chúng ta, Ngài dựng nên chúng ta để được hạnh phúc chứ không phải đẩy chúng ta vào chốn hư vô. Mà hạnh phúc ở đâu ? Chắc chắn không ở trần gian này vì con người phải trải qua 4 giai đoạn của cuộc sống : sinh, lão, bệnh , tử. Sinh ra, lớn lên, bệnh tật rồi chết đều mang trong mình mầm mống của đau khổ , mà còn đau khổ thì chưa có hạnh phúc. Chỉ ở thiên đàng mới hết đau khổ, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa nhãn tiền. Chính Chúa là hạnh phúc của chúng ta. Trần gian không phải là quê hương thật của ta, nó chỉ là nợi tạm trú hay nơi dừng chân. Cuộc hành trình còn phải kéo dài, mà cuộc hành trình nào cũng gặp nhiều trắc trở, gian nan, nhục nhằn, đau khổ. Vì thế, sống ở trần gian này con người còn phải trải qua đau khổ, phải vượt thắng con người ươn hèn của chúng ta, mới mong đạt tới quê hương : Per crucem ad lucem. Thánh Phaolô còn khuyên chúng ta phải nỗ lực hợn:”Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng : trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” Vì thế : Người đời hữu tử hữu sinh Sống lo xứng phận, chết dành tiếng thơm.
Truyện : cái chết này mới đẹp. Đôi vợ chồng đã sống với nhau 60 năm. Lúc đau nặng gần chết, ông kêu vợ lại: - Tôi sắp chết, tôi chết đi, bà sẽ làm gì cho tôi ? - Khi ông chết, tôi sẽ nằm vật vã bên xác ông, khóc lóc thảm thiết làm cho ai nấy phải cảm động . - Tôi biết bà thương tôi lắm, nhưng bà khóc lóc khi đó cũng không giúp ích gì cho tôi được. Khi đó tôi không nghe được gì nữa đâu. - Vậy tôi sẽ đóng một quan tài thật đẹp, mua hoa để đầy quan tài. - Tôi cảm ơn bà nhưng khi đã chết, hoa đối với tôi cũng vô ích vì tôi còn được ngửi mùi hoa thơm của nó đâu nữa. - Vậy tôi sẽ mua sáp để tràn quanh quan tài ông. - Cũng vô ích vì khi đó tôi không còn mắt để xem thấy nữa. - Vậy khi chôn xác ông xuống đất, tôi sẽ ở lại nơi mồ, khóc lóc thảm thiết, cố làm sao cho các giọt nước mắt thấm xuống đất và thấm vào thân xác ông. - Cũng vô ích vì khi đó tôi không còn biết gì nữa. - Ôi ! Bà vợ kêu lên, cái chết xấu xa và dễ sợ đến chừng nào ! - Nhưng cái chết thật đẹp đẽ nếu người sắp chết thấy rằng trong đời sống, mình đã làm được nhiều việc lành phúc đức. Nói xong, ông tắt thở bình an. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe là một dụ ngôn Chúa Giêsu muốn dùng nhắc nhở chúng ta phải : AnTáng 24
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe là một dụ ngôn Chúa Giêsu muốn dùng nhắc nhở chúng ta phải sẵn sàng chờ đợi Chúa đến gọi chúng ta về với Chúa. Dụ ngôn nhấn mạnh tới hai từ “Tỉnh thức”. Chúa bảo chúng ta phải luôn tỉnh thức như một người đấy tớ chờ đợi ông chủ đi ăn cưới về. Theo tục lệ người Do thái, tiệc cưới kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa. Người đầy tớ phải “thắt lưng cho gọn” tức là ở trong tư thể sẵn sàng làm việc, và”ø thắp đèn cho sẵn”là cầm đèn soi lối cho ông chủ về. Nếu biết rõ lúc nào chủ về thì dễ hơn nhiều, vì chỉ cần chờ đến lúc ấy mới thắt lưng và thắp đèn. Nhưng vì không biết chừng nào ông chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Và Chúa Giêsu kết luận : phúc cho đầy tớ nào đang canh thức khi ông chủ về, ông sẽ thưởng công bội hậu cho nó, ngược lại, nó sẽ phải trừng phạt nặng nề. Như vậy, qua bài Tin mừng Chúa Giêsu dạy chúng ta là những Kitô hữu phải luôn luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”, nghĩa đầu tiên là chờ ngày Chúa Giêsu lại đến ; nghĩa thứ hai là giờ chết của mọi người và nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng. Tỉnh thức bằng cách sống trong ơn Chúa. Muốn vậy ta phải tránh tội và chừa cải tội lỗi. Chúng ta sẵn sàng bằng cách chăm lo làm những việc lành phúc đức để chuẩn bị cho sự sống đời sau. Lời Chúa được ngỏ với con người xuyên qua cuộc sống mỗi ngày, nên cũng luôn mang tính bất ngờ, Chính trong những cái thường nhật, nhỏ bé, độc điệu mỗi ngày, con người được mời gọi để nhận ra lời ngỏ của Chúa. Chính trong những cái bất ngờ trong cuộc sống mà con người được mời gọi để nhận ra tiếng Ngài... Xin Ngài cho chúng ta luôn có đôi mắt rộng mở để nhìn thấy Ngài trong từng biến cố của cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta đôi tai tinh tường để biết lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài trong từng phút giây cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta quả tim và đôi tay rộng mở để biết chia sẻ cho tha nhân là hiện thân của Ngài (Mỗi ngày một tin vui).
II. HÃY NGHĨ TỚI GIỜ CHẾT. 1. Một nhắc nhở. Trong lễ an táng hay cầu hồn, chúng ta thuờng hát bài đáp ca : Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích” (Tv 102,15-16). Đời sống thì vắn vỏi, mọi người cố bám lấy sự sống, sống được phút nào hay phút ấy mà ít khi hay chẳng khi nào nghĩ tới giờ chết, mặc dầu biết rõ mọi người phải chết. Có những người không bao giờ nghĩ tới sự chết : chết rồi sẽ ra sao ? Nếu có hỏi thì họ chỉ biết trả lời : chết là hết. Có lẽ họ chỉ biết trả lời như em bé. Trong một lớp học giáo lý ở một xứ đạo kia, cha xứ hỏi một em bé : - Sau khi chết, con người sẽ ra sao ? Em bé ngây thơ trả lời : - Thưa cha, chết rồi, con người sẽ trở thành bộ xương khô. Đúng vậy, chết rồi ai cũng trở thành một bộ xương khô, đấy là xác sẽ thành bộ xương khô, nhưng còn linh hồn thì sao ? Về vấn đề này, chúng ta thấy mọi vật chung quanh đều nhắc cho chúng ta về sự chết : Lời Chúa, Lời giảng dạy khuyên răn, một biến cố nào đó, nhất là một người chết và ngay trong những việc bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
Truyện : Một bộ xương khô. Một thanh niên trẻ đẹp giầu có yêu một thiếu nữ cũng giầu đẹp không kém gì. Thật là môn đăng hộ đối, đẹp đôi vừa lứa mọi bề. Chẳng may vì công vụ chàng phải đi xa một thời gian. Trước khi đi, chàng đã tặng nàng một bức chân dung của mình được lồng trong một khung bằng vàng. Còn nàng cũng quyết định tặng chàng bức chân dung của mình trước lúc chàng trở về và muốn chân dung của mình phải do một hoạ sĩ bậc thầy vẽ. Vì thế nàng đến yêu cầu một tu sĩ Capucinô có biệt tài vẽ chân dung thực hiện ý muốn của mình. Trước tiên vị tu sĩ vẽ cái đầu và gửi đến xem nàng có bằng lòng không. Bức hoạ cái đầu tuyệt đẹp chưa từng thấy khiến cô gái rất ưng ý. Cô ta gửi lại bức họa với một món quà tặng quí giá kèm theo lời khẩn cầu hoàn thành càng sớm càng tốt. Vị tu sĩ lại tiếp tục vẽ. Thay vì vẽ dưới cái đầu tuyệt đẹp là một thân hình tương xứng, vị tu sĩ lại vẽ một bộ xương như thật, ai nhìn vào cũng đâm sợ hãi. Khi đã hoàn tất liền gửi ngay cho cô gái. Nóng lòng chờ đợi, cô ta vội mở ra xem và thấy bức chân dung của mình là một bộ xương , tức điên lên không nói được nên lời. Dù vậy cô ta vẫn thích nhìn cái đầu, nhưng khốn nỗi hễ nhìn đầu là phải nhìn bộ xương ghê tởm. Dần dần quen đi không còn ác cảm với bộ xương nữa. Và cô tự nghĩ:”Một ngày nào đó mình sẽ ra như thế này. Có lẽ vị tu sĩ không có ý chơi xỏ mình mà muốn nhắn gửi cho mình một bài học gì đây”. Đang trầm tư thì đúng lúc tiếng chuông Truyền tin từ tu viện Carmel gần đó vang lên khiến cô càng thêm bồi hồi. Thế là cô đến tu viện với hình ảnh bộ xương trong đầu. Cuối cùng nghe theo tiếng gọi nhiệm mầu cô ta xin vào tu viện. Từ trong tu viện cô viết thư cho người yêu, chia sẻ những suy tư của mình và khuyên chàng hãy làm như mình. Và chàng trai đó chẳng những không hận đời, trái lại nghe theo lời khuyên cũng đã xin vào dòng Capucinô. (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm A, tr 123) Như người ta thường nói thiên nhiên vạn vật là một cuốn sách tuyệt hảo luôn luôn biểu lộ quyền năng và sự hiện diện của Chúa và cũng có thể nói mà không sợ sai rằng mọi biến cố trong cuộc đời là những thông tin kỳ diệu diễn tả ý định của Chúa. Bởi vì Thiên Chúa thường lợi dụng những biến cố, hoàn cảnh trong cuộc sống để mời gọi con người đi theo Ngài và thực thi những gì Ngài muốn. 2. Một thái độï. Thái độ cơ bản của người Kitô hữu, đó là tỉnh thức. Người Kitô hữu tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đoạn mới hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa. Bài Tin mừng hôm nay giúp chúng ta đặt ra cho mình một câu hỏi và phải thẳng thắn trả lời : Trong cuộc sống tôi đã làm được những gì ? Tôi đang ở trong tư thế nào để đón chờ Chúa đến gọi tôi ? Một y sĩ nổi danh nói rằng :”Một người có thể sống mạnh khỏe đến 81 tuổi”. Dĩ nhiên với điều kiện người ấy phải là người bình thường. Y sĩ này nói thêm:”Mặc dầu người ta có thể tìm ra được thuốc chữa cho những căn bệnh giết người như ung thư hay cứng động mạch, thì thiên nhiên sẽ buông một cú đánh cuối cùng, cái mà người ta gọi là “chết”. Bàn về câu nói trên, một tờ báo đã viết:”Điều đáng kể không phải là sống bao lâu, nhưng ta đã xử dụng thời gian như thế nào ? Đúng như thế, vì một số những phần đóng góp quan trọng nhất của công ích nhân loại đã từng và hiện đang được thực hiện do những bộ óc trên 81 tuổi (Giọt nước mắt cuối cùng, tr 114). Do đó, chúng ta hãy suy niệm lời Thánh vịnh 88 : Đời con là một kiếp phù du, Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi. Sống làm người ai không phải chết, Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty ? (Tv 88,48-49) 3. Một kinh nghiệm.
Khi đối diện với cái chết, người ta không còn nghĩ gì khác nữa mà chỉ còn nhìn về quá khứ. Dù muốn dù không người ta phải đối diện với quá khứ, không thể chối bỏ được, vì lúc đó người ta chỉ còn có hai thái độ : hài lòng hay hối hận. Nữ bác sĩ Kubler Ross, thuộc trường đại học Chicago có viết một cuốn sách nhan đề “chết và hấp hối” (Death and Dying). Cuốn sách được viết ra là vì bà thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân sắp chết. Bàn vễ những cảm nghĩ của những bệnh nhân ấy về cuộc sống lúc họ nhìn ngược lại quá khứ khi đối diện với cái chết, bà viết : “Khi phân tích mọi sự lần cuối cùng, họ thấy rằng chỉ có hai điều này là quan trọng thôi : Tình yêu đối với tha nhân và tinh thần phục vụ tha nhân. Tất cả những gì khác mà ta đã từng cho là quan trọng chẳng hạn như danh tiếng, tiền bạc, uy tín, quyền lực thì đều là vô nghĩa”. Nhận xét này hoàn toàn phù hợp với điều Chúa Giêsy dạy bảo lúc Ngài còn ở dương trần. Ngài nói:”Con người không đến để được phục vụ, mà đến để phục vụ”(Mc 10,45) và Ngài cũng nói:”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12) (Thiên đàng là thế đó, tr 169-170) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA. Chúng ta đọc : Mt 16,24-28. 1. Điều kiện để theo Chúa.
Sau khi tiết lộ cho các môn đệ cuộc thương khó của Ngài, Đức Giêsu đưa ra một số điều kiện để: AnTáng 25
Sau khi tiết lộ cho các môn đệ cuộc thương khó của Ngài, Đức Giêsu đưa ra một số điều kiện để các ông suy nghĩ và tự do quyết định, có theo Ngài nữa hay không. Việc theo Ngài có tính cách hoàn toàn tự do, Chúa không bao giờ áp đặt ai, Chúa mong mỗi người hãy tự nguyện theo Chúa, như lời thánh Augustinô đã nói:”Thiên Chúa dựng nên con người, không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Điều kiện Đức Giêsu đưa ra cho các môn đệ suy nghĩ xem có nên tiếp tục theo Ngài nữa hay không là :”Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16,24). Một khi con người tự nguyện đáp trả lại lời kêu gọi của Chúa thì họ cần phải có thiện chí thực hiện 2 điều kiện này :
a) Hãy từ bỏ mình. Đây là phương diện tiêu cực của việc theo Chúa, nghĩa là phải khước từ tất cả những cản trở do bên ngoài như tha nhân, xã hội, tạo vật... và do bên trong như chính bản thân mình là các khuyết điểm, thói hư tật xấu, tội lỗi... b) Vác thập giá mình. Đây là khía cạnh tích cực của việc theo Chúa. Quả vậy, theo Chúa thì phải nỗ lực, cố gắng trong việc sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của Tin mừng trong sự chịu đựng và kiên trì. Còn “theo Thầy” không có nghĩa là môn đệ đi đàng sau Thầy hay chấp nhận giáo thuyết của Thầy, nhưng theo đây là bỏ mình và vác thập giá (Mt 16,24-25; Mc 9,35-37) và còn dám hy sinh mạng sống mình vì Thầy.
2. Sự sống đời này và đời sau. Khi đưa ra điều kiện cho các môn đệ để cân nhắc có nên theo Chúa nữa hay không, Đức Giêsu cũng hé mở cho các ông sự thưởng công bội hậu cho những ai kiên tâm theo Ngài. Chúa cũng so sánh cho các ông hai sự sống đời này và đời sau để các ông chọn lựa :”Nếu ai được lời lãi cả thế gian mà thiệt hại mạng sống mình thì được ích gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình”(Mt 16,26; Mc 8,36; Lc 9,25). Chúng ta có thể nói lại lời Chúa bằng kiểu nói này cho dễ hiểu hơn:”Nếu ai được lời lãi cả thế gian mà thiệt hại sự sống đời đời thì được ích gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống đời đời của mình”. Đức Giêsu muốn nhấn mạnh sự sống đời đời qúi giá hơn dự sống đời này bội phần. Chính vì giá trị chênh lệch giữa sự sống đời này với sự sống đời sau như vậy, nên con người sẽ phải lãnh trách nhiệm về sự lựa chọn của mình về sự sống đời này hay sự sống đời sau. Đấy cũng là lời thánh Inhaxiô Loyola khuyên thánh Phanxicô Xaviê khi ngài còn là giáo sư danh tiếng tại trường Đại học Paris. Thấm thía lời Chúa, Phanxicô đã rời bỏ ghế giáo sư đại học để đi truyền giáo cho miền Á đông. Ngài thấy một linh hồn qúi giá chừng nào nên đã hy sinh tất cả để cứu các linh hồn. Thánh Phanxicô đã biết lo cho các linh hồn người khác, còn chúng ta có biết lo cho linh hồn mình hay không ? Không ai có thể lo cho ta nếu ta không muốn, cũng như không ai có thể ăn uống thay cho ta. Phận ai người ấy lo. Thiên Chúa giầu lòng thương xót muốn ta được cứu rỗi, nhưng không thể cứu ta nếu ta không cộng tác như lời thánh Augustinô đã nói ở trên.
II. PHẢI BIẾT LO CHO TƯƠNG LAI. Ai cũng ước mong có một tương lai huy hoàng. Ai không biết lo cho tương lai là người khờ dại. Nhưng tương lai lại nằm trong hiện tại. Phải nắm lấy hiện tại và đặt cho mình câu hỏi : tương lai tôi sẽ ra sao, tôi phải làm gì ? Đâu là ý nghĩa của cuộc sống hiện tại ? Cổ nhân đã đưa ra cho chúng ta ba câu hỏi và muốn cho ta tự trả lời : Nhân sinh hà tại? Tại thế hà như ? Hậu thế như hà ? Nghĩa là : người ta bởi đâu mà đến, đến để làm gì và sau này sẽ ra sao ? Đứng trước câu hỏi này mỗi người có một câu giải đáp, tùy theo quan niệm của họ. Những người theo phái hiện sinh vô thần kiểu triết gia Jean Paul Sartre trả lới bằng một thắc mắc : Tại sao tôi sinh ra trong đau khổ, sống trong đau khổ rồi chết trong đau khổ ? Họ không tìm ra được câu trả lời cho thỏa đáng nên họ đã đi đến kết luận : Đời là phi lý ! Đối với những người có đức tin, họ biết rằng cuộc sống đời này chỉ là nơi tạm trú để làm cuộc hành trình về quê trời, quê hương vĩnh viễn Chúa dành cho họ. Thánh Phaolô đã nhắc nhở tín hữu Philipphê khi ngài nói:”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20); hoặc khi ngài nói với tín hữu Côrintô :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”(Cr 5,1).
III. MỘT CUỘC TRẢ GIÁ. Trần gian là một cuộc hành trình đi về quê trời. Không cuộc hành trình nào mà không gặp khó khăn nguy hiểm. Có những khó khăn thử thách làm ta nản lòng, nhưng cũng có những cám dỗ hấp dẫn làm ta dừng lại ở trên đường, không còn tiếp tục hướng tới mục tiêu nữa.
Truyện minh hoạ. Ngày xưa có một dân tộc ít người có tập tục là mỗi 7 năm lại đề cử một người làm vua. Trong 7 năm làm vua, người ấy có toàn quyền muốn làm gì cũng được. Nhưng người ấy phải cam kết chấp nhận là sau 7 năm sẽ bị giết chết để nhường chỗ cho một người khác. Dân tộc ấy cứ tiếp tục sống như vậy. Điều đáng ngạc nhiên là, nhiều người muốn đổi mạng mình để lấy quyền hành và tự do theo ý muốn trong một thời gian ngắn ngủi. (Giọt nước mắt cuối cùng, tr 71) Câu chuyện này không biết có thật hay không. Nhưng ngày nay, nhiều người còn dại dột hơn những người muốn làm vua trong xứ ấy. Nhiều người muốn đổi linh hồn bất diệt để được hưởng những phút khoái lạc trong chốc lát và đưa đến những hậu quả tai hại cho cả đời. Có người cứ bám mãi vào một tật xấu, mà không quyết tâm từ bỏ như rưrợu chè, cờ bạc, hút xách, dâm ô... không biết rằng cái giá phải trả là quá đắt. “Người ta lấy gì mà đổi mạng sống mình” ? Đặt ra câu hỏi này, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh cho chúng ta rằng con người khôn là con người biết sống cuộc đời hiện tại này làm sao, để khi chết được bước vào sự sống đời đời. Sau cùng, Chúa cho biết : Ngài sẽ thưởng phạt ai nấy xứng với việc họ làm. Không thể thoả mãn với cuộc sống hiện tại ở đời này bằng cách chỉ hưởng thụ, nghĩa là chỉ lo cho mình cuộc sống ở đời này. Nhưng phải biết ra công sức làm việc để có được sự sống đời sau, nghĩa là “từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Chúa”. Mỗi khi đi dự một đám tang, ta hãy nghĩ đến thân phận con người của mình và tự hỏi nếu hôm nay Chúa gọi tôi lên đường thì tôi đã sẵn sàng chưa ? Ta đã có sẵn hành trang chưa ? Hành trang của ta không phải là vàng bạc, của cải vì những cái đó ta phải để lại cho người khác. Ta chỉ có thể mang theo những công phúc mà ta đã làm được khi còn sống. Ngạn ngữ Anh quốc có câu : Điều tôi tiêu đi thì tôi có, Điều tôi giữ lại thì tôi mất, Điều tôi cho đi thì tôi được. Mọi cái đời này sẽ qua đi, sẽ mất hết chỉ còn lại những gì tôi đã cho đi, cho Chúa, cho Hội thánh và cho tha nhân. Chỉ những cái gì cho đi mới tồn tại cho đời sau. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Chúa Giêsu là người ở thôn quê chứ không phải người ở thành thị. Ngài tuy làm nghề thợ mộc nhưng : AnTáng 26:
Chúa Giêsu là người ở thôn quê chứ không phải người ở thành thị. Ngài tuy làm nghề thợ mộc nhưng cũng tiếp xúc và gần gũi với nông dân, biết cách trồng trọt nên khi rao giảng Tin mừng, Ngài hay dùng những dụ ngôn thiên về đồng quê nhất là việc trồng trọt để nói về mầu nhiệm Nước Trời. Khi muốn cho thính giả biết về cái chết của Ngài, đồng thời cũng là lúc Ngài được tôn vinh, thì Ngài nói:”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12,24). Đây là kinh nghiệm của những người làm nông : hạt giống là điều kiện cần thiết để làm cây được phát sinh, nhưng muốn cây được phát sinh thì điều kiện cần và đủ là hạt giống phải mục nát ra. Như vậy” chết đi” và” triển nở” là một tương quan biện chứng của thành công. Phải chết đi mới có sự sống, giống như hạt lúa phải mục nát ra mới có mầm non, rồi có cây và sinh hoa kết quả. Theo như chúng ta nghĩ : trong tiệc cưới ở Cana, Đức Mẹ ngỏ ý xin Chúa làm phép lạ cứu nguy cho chủ tiệc hết rượu. Ngài chỉ trả lời:”Giờ con chưa đến”(Ga 2,4). Ai cũng hiểu đó là giờ được tôn vinh, giờ tỏ ra vinh quang của Ngài. Nhưng trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu lại xác định thêm: Giờ tôn vinh đó là lúc Ngài chịu treo trên thập giá, lúc Ngài hoàn tất chương trình cứu chuộc nhân loại, lúc Ngài tôn vinh Cha và cũng được Cha tôn vinh, vì đã hoàn tất ý định yêu thương của Cha. Như vậy, Chúa Giêsu có ý nói với chúng ta là Ngài chỉ được tôn vinh sau khi đã hoàn tất thánh ý Chúa Cha, mà hoàn tất ý Chúa Cha là hy sinh mạng sống mình trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Cuộc đời của Ngài là một cuộc tự hiến triền miên, hy sinh tất cả cho ơn cứu chuộc nhân loại. Cuộc sống của Ngài được ví như như cây nến sáp để phục vụ con người. Nếu không được đốt cháy lên thì nó cứ trơ trọi một mình, vô ích, nhưng nếu đốt lên thì mới có ánh sáng. Có điều, khi nó chiếu sáng thì đồng thời chất sáp ong cũng tiêu hao đi dần cho đến khi kiệt quệ, không còn để cháy nữa. Đức Giêsu đã tìm sự tôn vinh kiểu đó . Chính cái chết của Ngài đã làm nảy sinh ra sự sống mới và nhờ đó nhiều người được sống, đúng như Ngài đã nói:”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác”(Ga 12,24).
II. GIỜ VINH QUANG CỦA CHÚNG TA. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có lúc được tôn vinh, không nhiều thì ít, nhưng giờ phút được tôn vinh đó rất ngắn ngủi, chỉ như tia chớp lóe sáng vụt tắt so với đời đời, vì đời sống con người quá ngắn ngủi, chỉ như bông hoa sớm nở chiều tàn : Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi, Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng. Một cơn gió thoảng là xong Chốn xưa mình ở cũng không biết mình. (Tv 102, 15) Sự tôn vinh của người đời thật mong manh và vắn vỏi, chỉ khi nào ta được Thiên Chúa tôn vinh thì sự tôn vinh ấy mới trường củu. Vậy khi nào chúng ta được tôn vinh ? Chỉ khi nào chúng ta nhắm mắt lìa đời ! Chúng ta sẽ được tôn vinh khi chết, giống như Chúa Giêsu được tôn vinh khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Nhưng muốn được tôn vinh, không phải là một chuyện “dễ ăn”, khó “nhá “ lắm đấy ! Nó đòi hỏi phải hy sinh rất nhiều, đòi hỏi một sự từ bỏ, một sự từ bỏ dứt khóat, dứt khoát đến độ trở thành một mất mát lớn trước mặt loài người. Sự tôn vinh ấy còn đòi hỏi chúng ta đi vào cửa hẹp để tới cõi phúc, phải qua thập giá mới tới vinh quang, phải tiêu hủy đi mới phát sinh hoa trái dồi dào. Những ý tưởng trên đã trở thành qui luật của Tin mừng, là nhân sinh quan của người Công giáo nói chung. Đời sống của chúng ta là một cuộc chuẩn bị trường kỳ cho cuộc sống mai hậu. Cuộc sống ở trần gian chỉ là thời gian tạm trú vì : Thế gian không phải quê nhà, Thiên đàng vĩnh cửu mới là quê hương. Chúng ta đã được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Chúng ta là sản phẩm tốt đẹp của lòng thương xót Chúa, cho nên chúng ta có thể coi mình như những bông hoa được Thiên Chúa trồng ở trần gian. Chúa là chủ vườn có thể hái lấy những bông hoa ấy về làm cảnh bất cứ lúc nào, sẽ có ngày Chúa hái về hết, nay hoa này, mai hoa khác, chầy kíp gì cũng xong cả. Thân con là đóa hoa phù dung, dám xin mạn phép hồi hương trước để Chúa thưởng thức và lúc đó linh hồn chúng ta được mãn nguyện và thốt lên : Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 61,2) Đứng trước linh cữu người quá cố đây, chúng ta thấy cuộc đời này rất mong manh, mỗi người sẽ kết thúc cuộc đời trước hay sau, nhưng tất cả đều kết thúc. Tuy nhiên, có một điều làm cho chúng ta phải suy nghĩ, có thể làm cho chúng ta day dứt : kết thúc trong vinh quang haytrongtủi nhục ? Chắc chắn ai cũng muốn được Thiên Chúa tôn vinh :”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa”(Mt25,24). Nhưng muốn được tôn vinh, chúng ta phải chuẩn bị ngay ở trần gian này và trong giây phút này vì tương lai đang nằm trong hiện tại và đang trong tầm tay chúng ta.
Truyện : Chiếc hộp. Đức Giáo hoàng Innocente IX, một hôm, mời cha Claudius Aquaviva, đang làm Bề trên Tổng Quyền Dòng Tên và là bạn thân của Ngài, tới đàm đạo với Ngài. Đức Thánh Cha không tiếp cha Aquaviva tại phòng khách, nhưng ở tư phòng. Tại đây, Đức Thánh Cha chỉ cho ngài một chiếc hộp nhỏ, đặt trên bàn làm việc và hỏi : - Cha có biết trong hộp chứa đựng vật gì không ? Một vật qúi đó ! Cha mở ra coi đi. Cha Aquaviva mởi nắp hộp và sửng sốt, khi thấy một hình người, rất giống Đức Thánh Cha, nằm ngay ngắn trong đó. Trong lúc phân vân chưa hiểu dụng ý của Đức Thánh Cha, thì Đức Thánh Cha giải thích : - Hình người chết, chính là tôi. Bởi đó, với tôi, nó rất qúi, vì nó luôn gợi cho tôi nhớ tới giờ chết... Trong nhiệm vụ Giáo hoàng, tôi phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Nhiều người đã tìm cách gây áp lực với tôi, không chỉ bằng tranh luận, mà bằng cả tiền tài và địa vị... Thế nên, mỗi khi phải quyết định một vấn đề quan trọng, sau khi cầu nguyện, xin ơn soi sáng, tôi vào đây, mở chiếc hộp ra, nhìn chân dung mình trong đó và liên tưởng tới giờ phút phải chết. Sau đó, tôi mới quyết định. Tôi luôn tự hỏi : Nếu phải chết ngay lúc này, tôi sẽ quyết định thế nào về điều đó ? Chính vì thế, chiếc hộp này rất quí đối với tôi. Nhớ đến giờ chết như thế là một phương pháp rất hữu hiệu để tránh những sai phạm. Chớ gì giờ chết đến không làm cho chúng ta hoảng sợ mà bình tĩnh nói như thi sĩ Tagore : Tôi đã được phép giã từ, Chúc tôi ra đi mau mắn nhé anh em. Tôi cúi đầu chào tất cả trước khi lên đường Này đây chìa khóa tôi gài lên cửa Và cả căn nhà cũng trao trọn anh em. Chỉ xin anh em lời tạ từ lần cuối Thắm đượm tình thân Từ lâu rồi sống bên nhau Chúng mình là láng giềng lối xóm Nhưng anh em đã cho tôi, nhiều hơn tôi cho lại anh em. Bây giờ ngày đã rạng Đèn trong xó tối nhà tôi đã tắt Lệnh triệu đã ban rồi Tôi đi đây. (Tagore – Bài thơ 93) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Chúa Giêsu trình bầy sứ mạng cứu thế của Ngài khi nói với dân chúng:”Ý của Đấng đã sai tôi là : AnTáng 27
ChúaGiêsutrìnhbầysứmạngcứuthếcủaNgàikhinóivớidânchúng:”Ý của Đấng đã saitôilà tấtcảnhữngkẻNgười đã banchotôi, tôikhông đểmấtmộtai, nhưngsẽchohọsốnglạitrongngàysauhết”(Ga 6,39). Khiloàingườiphạmtội, sốphậnconngườithậtbi đát : họmấtquyềnlàmconChúa, mấttấtcảcác ânhuệtựnhiênvà siêunhiênThiênChúabanchoconngườivà mấtphúctrườngsinh. NhưngThiênChúagiầulòngthươngxótkhôngmuốn đểconngườisốngtrongcảnhtrầmluân đời đời, đã saiConNgàixuốngthế, là ĐứcGiêsuKitô, chịuchếttrêncâythậptự đểcứuchuộcnhânloại, đemlạichoconngườitướcvịlàmconChúavà đượchưởnghạnhphúc đời đời. Ơncứuchuộcấybaotrùmtrênmọingười, khôngtrừai, chỉtrừnhữngaikhôngmuốnnhận :”TấtcảnhữngngườiChúaChabanchotôi đều đếnvớitôivà ai đếnvớitôi, tôisẽkhôngloạirangoài”(Ga 6,37).Chúngtaphảitinchắcrằngmìnhsẽ đượccứurỗinhưngphảicộngtácvào ơncứurỗinày.
II. CHÚA ĐEMHẠNHPHÚC ĐẾNCHOCONNGƯỜI. Như vậy, ý củaChúaChalà muốnchomọingười đượchạnhphúc, mộtthứhạnhphúc đíchthựcvà trườngcửu. Nhưngởtrầngiannàyconngườicó đượchạnhphúc đâu ? Đaukhổvâyquanhconngười đêmngày. Ngaykhisinhra đã phải đaukhổrồi : Vừasinhrasao đà khócchoé, Trầncó vuisaochẳngcườikhì ? (Caobá Quát) Đúngvậy, ThiênChúakhônghứabanhạnhphúcngayở đờinàyvì hạnhphúcở đờinàychỉlà tạmbợchóngqua ; hơnnữahạnhphúcnàomà khôngcó bóngdáng đaukhổvì Tronggặpgỡ đã có mầmlybiệt (XuânDiệu) HạnhphúcChúahứabanlà hạnhphúctrườngcửuchỉcó ở đờisautrênthiên đàng. Nhưngmuốn đượchạnhphúcấythì phảichấpnhậncáichết, phải đượcgiảithoátrakhỏicáithânxáchayhư nátnày. ThánhPhaolô đã nóivềchânlý này:”Nếungôinhà chúngtaởdưới đất, là chiếclềunày, bịphá hủy đi, thì chúngtacó mộtnơiởdoThiênChúadựnglên, mộtngôinhà vĩnhcửuởtrêntrời, khôngdotayngườithếlàmra”(2Cr 5,1). CũngtheothánhPhaolô, chiếclềutạmnàychínhlà thânxácchúngta. Baolâucònởtrongchiếclềutạmnày, chúngtacònởxaChúa, chưa đượchưởnghạnhphúcbấtdiệtấy. Muốnchiếmhữu đượchạnhphúcấy, cầnphảilìabỏthânxácnày:”Ởtrongthânxácnàylà lưulạcxaChúa... Vậy, chúngtôimạnhdạn, và điềuchúngtôithíchhơn, đó là lìabỏthânxác để đượcởbênChúa”(2Cr 5,6). Vậylìabỏthânxácnày, rờibỏthếgiannàyhaychếtlà mộttínhiệuvuihaybuồn ? Chếtcó thểlà tínhiệuvuinhưngcũngcó thểlà mộttínhiệubuồn, tùytheoquanniệmcủatừngngười, tùytheocáchsốngcủatừngngười.
Truyện : Mộttinvui, mộttinbuồn. Có ngườikiarấtgiầusangphú qúi. Mộthôm, ôngtìm đếnhang đá củavịẩntunổitiếnglà thánhthiệnvà được đặc âncó đườngdây điệnthoạitrựctiếpvớiChúa. Ngườiphú hộxinvịẩntucầunguyệnchomìnhvà hỏiChúaxemsaukhichết ôngcó đượcvàothiên đànghaykhông. Lờithỉnhxincủangườiphú hộxemrahơikhácthường, nhưngvì ngườiấycứnàinỉ, nênvịẩntuchấpnhậnsẽcầunguyệnvớiChúacho ông, với điềukiệnlà chothêm íthôm đểcầunguyệnvớiChúa. Mộttuầnlễsau, nhà phú hộtrởlạivớivịẩntu để đượcnghelờiChúamuốnnóivới ông. Vịẩntunói : - Tôi đã đượcChúachobiết điều ôngmong ướccầuxin. Nhưngcó mộttinvuivà mộttinbuồn, vậy ôngmuốnnghe điềunàotrước ? Tinvuihaytinbuồn ? Nhà phú hộphânvânsuynghĩ mộtlúc. Sau đó chọnxinchobiếttinvuitrước. Vịẩntu đáp : - Tinvuimừnglà ôngsẽ đượcrỗilinhhồnvà sẽ đượclênthiên đàng. Nghevậy, nhà phú hộvuimừngthíchchí lắmvà tựnhủ:”Ngoàitinvuimừnglớnlaonày, trên đờinàycòngì phảilà tinbuồnnữa”. Như bịtínhtò mò thôithúc, nhà phú hộhỏithêmchobiết : - Tin buồn là gì ? Vị ẩn tu đáp : - Có lẽ tin buồn mà ông không muốn nghe biết tới, đó là ông sẽ phải chết ngay hôm nay. (R. Veritas, Ánh sáng thế gian, tr 150-151) Cuộc sống con người là đi tìm hạnh phúc. Tuy mỗi người có một đường lối khác nhau trong việc tìm hạnh phúc, nhưng chung qui đều muốn tìm đến hạnh phúc viên mãn, kể cả người tự tử (theo Blaise Pascal). Là người tín hữu, ai cũng mong muốn sau khi chết được vào thiên đàng và được hạnh phúc muôn đời bên Chúa. Con người làm lụng vất vả, đổ mồi hôi sôi nước mắt để tìm kiếm cơm ăn áo mặc, nuôi dưỡng sự sống, khi đau yếu bệnh tật lại phải tìm thuốc men chữa trị, mặc dầu trong thâm tâm ai cũng biết rằng sống để rồi phải chết. Thế nhưng, tư tưởng về cái chết không hẳn là điều hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Chính vì thế nên chỉ có lòng tin vào Chúa Kitô mới là sự hỗ trợ mãnh liệt giúp chúng ta chuẩn bị và chấp nhận thực tại của cái chết. Tác giả thư gửi cho tín hữu Do thái mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô, Người đã tự nguyện nhận lấy thập giá, nhận lấy cái chết trong nhục nhã đau thương để cứu chuộc nhân loại, nhưng qua thập giá Người đã tiến tới vinh quang bên hữu Đức Chúa Cha. Với con mắt đức tin, người tín hữu nhằm thẳng tới vinh quang và phần thưởng bất diệt sau cái chết để được can đảm chấp nhận và vượt qua sự chết.
III. HÃY CHUẨN BỊ CHO GIỜ CHẾT. Cuộc đời của một Kitô hữu là một cuộc chuẩn bị triền miên cho giờ chết. Đời là một cuộc hành trình đi về quê trời. Không cuộc hành trình nào mà không gặp những trắc trở, nhưng mỗi người phải nỗ lực vượt qua, không được bỏ cuộc. Cuộc hành trình trần gian chỉ được kết thúc bằng cái chết. Chết là tới quê hương thật vì theo thánh Phaolô tông đồ :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu từ trời xuống cứu chúng ta”(Pl 3,20). Tất cả mọi sự ở trần gian này sẽ qua đi mà chỉ còn lại sự sống đời đời. Chúng ta phải tập từ bỏ tất cả để ra đi. Từ bỏ là một sự luyến tiếc, là đau khổ, nhưng đó là một điều kiện để chúng ta sẵn sàng chấp nhận giờ chết đến trong thanh thản và hy vọng. Chúng ta vẫn tập cho mình biết sống thì cũng phải tập cho mình biết chết, coi cái chết nhẹ như lông hồng, và chết một cách vinh quang.
Truyện : Cả cái này cũng sẽ qua đi. Một ông vua già xứ Ba tư băn khoăn không biết cho con mình món quà gì vào ngày sinh nhật của nó. Ông quyết định cho chiếc nhẫn. Khi ngày sinh nhật đến, người con trai vua, tức vị hoàng tử rất hãnh diện về chiếc nhẫn ấy, cho mãi đến khi đọc thấy những chữ viết trên ấy mới chột dạ. Trên chiếc nhẫn có viết:”Cả cái này cũng sẽ qua đi”. Hoàng tử không hiểu câu ấy có ý nói gì, nhưng cũng cứ đeo chiếc nhẫn đó và thỉnh thoảng đọc lại hàng chữ trên. Hoàng tử đọc đi đọc lại cho đến khi thuộc lòng. Về sau, hoàng tử ra trận, bên cạnh vua cha, Hoàng tử bị trúng tên, phải nằm điều trị đau đớn mấy tuần lễ trên giường. Rất nhiều lần, trong khi nằm đau như thế, hoàng tử thường nhìn vào chiếc nhẫn và tự nhủ:”Cả cái này – cả sự đau đớn này cũng sẽ qua đi”. Và quả nhiên hoàng tử bình phục. Hoàng tử càng ngày càng trưởng thành và lập gia đình. Lúc ấy, hoàng tử rất sung sướng, hạnh phúc, nhưng vẫn tiếp tục nhìn chiếc nhẫn và nói:”Cả cái này – cả niềm vui này, cả hạnh phúc này cũng sẽ qua đi”. Và đúng thế. Người bạn trăm năm trẻ tuổi của hoàng tử chết. Hoàng tử lại tự nhủ :”Cả cái này – cả nỗi đau xót nay cũng sẽ qua đi”. Và đúng thế. Hoàng tử đã được lên ngôi sau khi vua cha băng hà. Trong ngày lên ngôi đó, ông soi gương và tự nhủ:”Cả cái này nữa - cả tấm thân cường tráng, khôi ngô của tôi cũng sẽ qua đi”. Và đúng thế. Những lời cuối cùng của ông trước khi tắt hơi thở là:”Cả cái này – cái vương quốc rộng lớn này ta đang cai trị cũng sẽ qua đi”. Và đúng thế. (W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 76-77) Đối với chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta phải xác nhận rằng tất cả sẽ qua đi nhưng linh hồn và phần rỗi chúng ta sẽ không qua đi. Phần rỗi đời đời là một vấn đề qun trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến chúng ta. Có một bảng ghi những ý tưởng trên ở lối vào nhà thờ chính toà Milan nước Ý, rất giống những chữ khắc trên chiếc nhẫn của hoàng tử ở trên. Ở cửa chính có khắc ba bức hình. Bên trái là mấy bông hường và một giải vải. Bên dưới viết:”Tất cả những gì làm sung sướng, làm vui mắt sẽ qua đi”. Bên phải là một cây thập giá, một giải vải và những tiếng này :”Tất cả những khổ đau sẽ qua đi”. Ở chính giữa là một hình tam giác và trong hình tam giác có câu”Đời đời mới là quan trọng, mới thành vấn đề”. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA. Chúng ta đọc : Mt 8,23-27 ; Mc 4,35-41.
Chiều đến, sau khi đã giải tán đám dân chúng xong, Chúa Giêsu bảo các môn đệ sang bên kia biển hồ. : AnTáng 28:
Chiều đến, sau khi đã giải tán đám dân chúng xong, Chúa Giêsu bảo các môn đệ sang bên kia biển hồ. Vào chiều tối hay ban đêm, biển hồ này hay có những cơn bão bất thường. Và sự việc đã xẩy ra, một cơn bão lớn nổi lên, sóng to gió lớn, nuớc ùa vào làm cho thuyền sắp chìm. Trong khi đó, Chúa Giêsu ở đàng lái gối đầu mà ngủ như không quan tâm đến sự việc đang xẩy ra. Các ông lo sợ rối rít đến xin Chúa can thiệp. Chỗi dậy, Ngài dùng uy quyền mà truyền cho sóng gió và biển phải yên lặng bằng một lời nói rất vắn tắt :”Hãy im đi, lặng đi”. Mọi sự trở lại bình thường. Sự việc này đã tăng cường niềm tin cho các ông. Chúa làm chủ tể mọi lòai, ở đâu có Chúa chúng ta đừng sợ. Trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong những lúc gặp gian nan thử thách, chúng ta hãy tin rằng Chúa luôn ở bên cạnh nhưng chúng ta lại có cảm tưởng rằng Ngài không quan tâm đến chúng ta vì “Ngài đang ngủ”(x. Mt 8,24). Trong cuộc vượt biển trần gian về quê trời chúng ta cần phải cậy dựa vào Chúa. Biển càng động, sóng gió càng to, gió càng lớn, chúng ta càng cần phải cậy dựa vào Chúa bởi vì Ngài làm chủ biển cả và cầm lái con thuyền đời chúng ta thì chúng ta còn sợ gì ? Xin Chúa ban thêm niềm tin cho chúng ta để chúng ta vững vàng chèo lái con thuyền đời mình vượt biển trần gian để tiến tới bờ hạnh phúc quê trời.
II. TẢN MẠN VỀ BIỂN. 1. Biển là gì ? Biển hay bể là khỏang rộng có nước mặn. Người ta thường nói :”Năm châu bốn bể”. Bốn bể đây là Thái bình dương, Đại tây dương, Úùc đại dương và Aán độ dương. Thái bình dương là biển lớn nhất, nên nhạc sĩ Y Vân đã ví lòng mẹ rộng rãi bao la “như bển Thái bình dạt dào” (Bài Lòng mẹ). Nếu so biển và đất liền thì biển lớn gấp 4 lần trái đất, nên người ta mới nói :”Tứ hải nhất phần điền”. 2. Biển vật chất và biển thiêng liêng. + Biển vật chất : Biển vật chất là khỏang có nhiều nước mặn. Hầu hết chúng ta đã có lần được đi xem biển và đã có nhiều lần được tắm biển. Ngày nay quê hương chúng ta đã có nhiều bãi tắm đẹp, thuận lợi cho việc du lịch. Chúng ta hy vọng sẽ có nhiều dịp đi Nha trang hay Vũng tầu để tắm biển và chiêm ngắm biển bao la, công trình của Thiên Chúa tạo dựng, được ngắm cảnh bình minh hay hòang hôn trên biển để ca tụng bàn tay kỳ diệu của Thiên Chúa. + Biển thiêng liêng. Biểu tượng tôn giáo của biển cũng tìm thấy trong Tin mừng. Theo đó, biển vẫn là chỗ của ma qủi mà cả đàn heo bị quỉ ám đã nhào đầu xuống (Mc 5,13t). Lúc nổi sóng, biển luôn đe dọa con người; nhưng trước biển cả, Chúa Giêsu đã tỏ thần lực chiến thắng mọi yếu tố : Người đi trên biển với các môn đệ (Mc 6,49t; Ga 6,19t) hoặc Người đã khiến biển im lặng bằng một lời trừ quỉ cho nó :”Hãy yên đi”(Mc 4,38). Sách Khải huyền không những đặt tương quan với biển cả những uy lực xấu mà Đức Kitô phải đối phó suốt dòng lịch sử (Kh 13,1; 17,1). Và biển sẽ biến mất với tư cách là vực thẳm của Satan và quyền lực hỗn lọan…
3. Biển và đau khổ. Biển không những là thực thể vật chất mà còn là một thực thể tinh thần, vì thế người ta có chữ :”Biển đời” hay là “biển trần gian”. Biển trần gian được coi như một biển đầy sóng gió có thể làm chìm con thuyền đời người đang lênh đênh trên biển cả. Vì thế người ta phải nỗ lực và khéo léo chèo chống để con thuyền đời khỏi bị chìm. Phật giáo coi đời là “bể khổ”. Đức Phật đã tìm cách giúp con người thóat khỏi bể khổ đó.Tư tưởng đau khổ này đã được thi sĩ Nguyễn gia Thiều trình bầy trong “Cung óan ngâm khúc” : Thảo nào khi mới chôn nhau, Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra. Khóc vì nỗi thiết tha sự thế Ai bầy trò bãi bể nương dâu Tử, sinh, kinh, cụ làm nao mấy lần. Công giáo không coi đời là bể khổ, nhưng theo kinh Lạy Nữ Vương thì cũng coi đời là “thung lũng nước mắt” (lacrimarum valle). Người Công giáo cũng coi trần gian là một cái biển đầy sóng gió. Mọi người phải nỗ lực vượt qua biển trần gian này mà vào bến bờ thiên đàng. Nhạc sĩ Hòai Đức đã diễn ta tư tưởng này trong bài ca kính Đức Mẹ : Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, Soi lối cho con lúc vượt biển thế gian.
4. Vượt biển. Khi đi truyền giáo, Chúa Giêsu và các tông đồ đã phải vượt biển hồ Tiberiade mà sang bờ bên kia. Biển hồ này hay nổi sóng vào ban chiều hay ban đêm. Các tông đồ đã nhiều phen phải chống chọi với sóng to gió lớn để sang bờ bên kia. Đôi khi gặp phải những cơn bão lớn làm cho thuyền sắp chìm như đã được mô tả trong bài Tin mừng hôm nay. Công cuộc vượt biển đưa đến hai hậu quả : một là sang bờ bên kia, hai là thuyền bị chìm trong lòng biển. Mọi Kitô hữu sống trên trần gian này đều phải nỗ lực chèo chống để vượt qua biển trần gian. Một mặt phải chèo lái con thuyền đời mình, mặt khác phải trông cậy vào Chúa. Các tông đồ đã làm gương cho chúng ta về điểm này : các ngài nỗ lực chèo chống, và khi thấy nguy hiểm thì đã kêu cầu Chúa giúp đỡ. Bao lâu còn sống trên trần gian này là thời gian vượt biển và kết thúc vượt biển bằng cái chết. Chết tức là đã tới bến bờ.
III. CHẾT LÀ CUỘC VƯỢT QUA. Chúng ta có thể nói được đời sống con người là một cuộc hành trình đi về quê trời. Sống là nỗ lực vượt qua đời này để tiến vào đời sau. Cho nên đời sống con người phải là cả một vấn đề, một vấn đề quan trọng và rất gay go. Người, vật, cỏ cây đều có sự sống nhưng rất khác nhau. Cây cỏ có sự sống thảo mộc, động vật có sự sống cảm giác; và con người cao hơn, chẳng những có hai sự sống trên, mà còn có sự sống lý trí nữa. Căn cứ vào sự thật đó, C. Sullerot đã nói một câu rất xác đáng :”Lòai người và lòai vật khác nhau ở chỗ : đối với lòai người đời sống là một vấn đề. Có thể nói rằng người ta chỉ là người thật một khi người ta đã bắt đầu biết nghĩ đến đời sống” (Sullerot, Problème de la Vie). Giờ chết sẽ đến với chúng ta nhưng không biết khi nào. Và cái chết đối với mỗi người có một ý nghĩa riêng. Ta có thể ví đời người như một câu văn và cái chết là dấu chấm câu : - Có cái chết như một dấu phẩy (,) : tức tưởi không trọn vẹn. - Có cái chết như dấu chấm than (!) : buồn hiu hắt. - Có cái chết như một dấu chấm hỏi (?) : băn khoăn ray rứt.. - Có cái chết như ba dấu chấm (…) : còn bỏ ngỏ. - Và có cái chết như dấu chấm tròn (.) : thật đầy đủ, trọn vẹn, tuyệt mỹ. Cái chết của Đức Mẹ là dấu chấm tròn (.). Còn cái chết của chúng ta sẽ là gì ? Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải luôn nỗ lực làm việc với niềm tin yêu, giống như nhà xuất bản P. Văn Tươi ghi lên logo của mình diễn tả một người đang đào xới với dòng chữ “Nỗ lực rồi cậy trông”. Trong cuộc vượt qua ở trần gian này, chúng ta không bao giờ bị cô đơn vì Chúa đang ngồi ở đàng lái con thuyền đời của chúng ta. Ngài xem ta nỗ lực chiến đấu và sẽ tra tay cứu vớt khi chúng ta kêu cầu trong nguy hiểm.
Truyện : Cha em là thuyền trưởng. Trên một con tầu vượt đại dương, vị thuyền trưởng đem theo cả cậu con trai 12 tuổi đi nghỉ hè. Nửa đường, tầu bị bão ! Còi báo động nổi lên, các thủy thủ ở trong tư thế sẵn sàng ứng phó theo lệnh của thuyền trưởng, lòng hồi hộp lo sợ… Con tầu tròng trành dữ dội vì sóng lớn ! Thế mà cậu bé kia cứ bình thản ngồi bầy biện những đồi chơi của mình. Ôâng đầu bếp già vội kéo cậu vào : - Bão thế mà cháu không sợ, sao còn ngồi chơi ? - Cháu không sợ ! - Sao lại không sợ ? - Vì cha cháu là thuyền trưởng. Câu trả lời đã giải thích thái độ bình thản của cậu bé giữa giông tố : cậu hòan tòan tin tưởng ở cha cậu ! Người Kitô hữu luôn có Cha ở trên trời phù hộ, che chở; và nếu bền đỗ giữ niềm tin tuyệt đối vào Cha cho đến cùng, thì chúng ta cũng như ông (bà)… đây chắc chắn sẽ cập bến bình an và hạnh phúc. Vì Thánh vịnh 26,1 nói :”Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ, tôi còn sợ chi”. Thánh vịnh 24,3 đã diễn tả : “Chẳng ai trông cậy Chúa Mà lại phải nhục nhã tủi hổ. Chỉ có người nào tự dưng phản phúc Mới nhục nhằn tủi hổ mà thôi. Lòng tin của cô Marta luôn là bài học và kinh nghiệm vô cùng quí giá cho mỗi người chúng ta, bởi vì “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết” (1Cr 15,31). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA. Chúng ta đọc : Pl 3,20-21; 2Cr 5,1; 6,10.
Cổ nhân đã có kinh nghiệm về cuộc đời khi đưa ra một khẳng định :”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” : AnTáng 29
Cổ nhân đã có kinh nghiệm về cuộc đời khi đưa ra một khẳng định :”Nhân sinh tự cổ thùyvô tử” : người ta xưa nay ai mà không chết ! Cái chết được coi như một công lệ mà không ai được miễn trừ. Đây là một định luật phổ biến và khắt khe, xưa nay chưa ai có thể thay đổi được bởi vì:”Ngươi là bụi tro và sẽ trở về cùng tro bụi”(St 3,19). Nhưng đứng trước cái chết, mỗi người có một suy nghĩ và một thái độ riêng. Có người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lại có người coi cái chết nặng như núi Thái sơn. Có người coi chết là một sự chuyển đổi, từ đời này sang đời sau. Có người coi chết là đi vào ngõ cụt, đi vào hư vô trống rỗng, cho nên họ cho rằng chết là vô nghĩa và ngay cả cuộc đời cũng là phi lý. Trước thắc mắc cuộc đời và sự chết, thánh Phaolô đã nhắc cho tín hữu Philipphê tư tưởng này:”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta’(Pl 3,20). Trong bức thư khác gửi cho tín hữu Corintô, thánh nhân cũng xác định là chúng ta có một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, không do tay người thế làm ra”(2Cr 5,1). Vì vậy, thánh Phaolô xác tín rằng sống ở trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa và Ngài muốn nỗ lực từ bỏ thân xác này để được ở bên Chúa. Trong khi chờ đợi ngày rời khỏi thân xác này về với Chúa, chúng ta phải cố gắng làm đẹp lòng Chúa.
II. QUÊ HƯƠNG TRẦN THẾ. Con người ai cũng có một nơi sinh ra, một địa chỉ ở đời. Trên tờ khai sinh, tờ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, đều có ghi rõ những điều này. Mỗi người chúng ta đều có một quốc tịch, một địa chỉ thường trú, còn tất cả các nơi khác chỉ là tạm trú. Khi chúng ta đã nhận nơi nào làm quê hương, chúng ta tự cảm thấy mình yêu mến nơi đó, tuy đấy còn là một quê hương nghèo nàn hay chậm tiến. Những mầu sắc quê hương in đậm vào tâm trí con người, khiến mọi cảnh vật tầm thường đều trở nên dễ thương mến như nhạc sĩ Phạm Duy ghi nhận :”Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn”; hoặc như nhạc sĩ Giáp văn Thập nói lên nét đẹp thân thương trong bài ca Quê hương như “Quê hương là chùm khế ngọt, là con đònhỏ”. Đặc biệt những người xa quê hương càng nhớ về những nét đẹp trìu mến đó.
III. QUÊ HƯƠNG THIÊN QUỐC. Thế nhưng, đối với Kitô hữu, chúng ta khẳng định rằng quê hương trần thế này là nơi tạm trú, chúng ta còn có quê hương thường trú vĩnh cửu :”Quê hương chúng ta ở trên trời”. Đức Giêsu cũng có một địa chỉ, sau khi xuống trần gian này thi hành sứ mạng cứu chuộc, Ngài lại trở về địa chỉ cũ. Trước giờ biệt ly, Đức Giêsu nói :”Thầy từ Chúa Cha mà đến thế gian, Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha”(Ga 16,28). Và Ngài cũng muốn rằng khi trở về địa chỉ cũ, các môn đệ của Ngài cũng được ở nơi đó, khi Ngài xin cùng Chúa Cha :”Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con”(Ga 17,24). Địa chỉ nguyên thủy của Kitô hữu là ở trên trời, nơi thường trú vĩnh viễn. Vì thế, trong kinh Tiền tụng I lễ An táng, Hội thánh cầu :”Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chớ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian này bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời”. Khi nói về cuộc sống dương gian, chúng ta thấy người xưa gọi là “đời tạm này” và “chúng ta là thân lữ khác”. Đời là một cuộc hành trình tiến về vĩnh củu. Công đồng Vatican II đã nói lên mối tương quan giữa cái hiện tại chóng qua và hạnh phúc mai sau vĩnh cửu :”Đời này và đời sau mật thiết liên đới trong thân phận con người”(GS, số 76). Và Công đồng còn dạy thêm :”Công đồng khuyến khích các tín hữu – công dân của Nước Trời và của trần thế – phải đem hết tâm lực trung thành chu tòan nhiệm vụ trần gian mình, theo tinh thần Tin mừng. Phải kể là sai lầm, tất cả những ai cho rằng quê hương vĩnh cửu không phải ở trần gian, họ đang đi về Nước Trời, nên họ dửng dưng trước những nhiệm vụ con người. Những ai tưởng rằng xả thân vào các việc trần thế, không dính dáng gì với đời sống tôn giáo… những người ấy lầm to” (GS, số 43).
IV. TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG. Trở về với tư tưởng của bài Thánh thư, chúng ta cần phải suy nghĩ về lối sống của chúng ta hiện nay : ta tự hỏi mình sống như chỉ có ở đời này hay như người biết rằng có ngày mình sẽ được về nơi vĩnh cửu. Với thánh Phaolô, những người sống “thù nghịch với thập giá”ù, lấy cái bụng làm Chúa, thì chỉ luôn nghĩ đến những điều dưới đất, chạy theo danh vọng tiền tài, sắc dục, chè chén say sưa. Nhưng cũng có người như thánh Phaolô “coi mọi sự hết thảy là thua lỗ”, hoặc như sách Giảng viên : Phù vân nối tiếp phù vân, chi chi chăng nữa cũng là phù vân. Coi mọi sự là phù vân, không có nghĩa là “tránh xa mọi sự trần thế, tránh hết việc đời, mà chỉ vì so sánh “cái lợi tuyệt đối là được biết Đức Kitô”, “được thuộc về Đức Kitô”, được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô chết và phục sinh”, đồng dạng với thân xác vinh quang của Người (Pl 3,7tt)… thì giá trị của các vàng bạc, châu báu, chức quyền thật là chẳng có gì nặng ký. Tuy thế, cũng có người quên mất địa chỉ, họ không còn biết đi về đâu và họ thất vọng chán nản thốt lên : chết là đi vào hư vô. Từ đó họ sống bất chấp như con thuyền không lái, như chiếc xe tuột dốc, họ thả mình cho mọi tình tư dục, muốn đẩy mình đi đến đâu thì đến vì biết rằng một mai mình sẽ chết và chết là một thất bại, là đi vào ngõ cụt. Vì vậy cứ việc hưởng thụ đi như người dân quê thường nói một cách nôm na : Sống trên đời ăn miếng dồi chó, Chết xuống âm phủ biết có hay không. Có ngừoi đã chán chường cuộc đời vì đã qua một kiếp đi hoang. Họ muốn kết thúc cuộc đời đã chín mùi sầu khổ, nhưng họ cũng chưa tìm lại được địa chỉ của họ. Họ còn hoang mang trước cuộc ra đ của họ : Hỡi Thượng Đế, tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đã một kiếp đi hoang. Sầu đã chín, xin Ngài hãy hái Nhận tôi đi, dầu địa ngục thiên đàng. ( Huy Cận) Chắc chắn mọi người chúng ta còn nhớ được địa chỉ của mình, lòng vẫn còn hướng về đó và mong ước một ngày kia được trở về đó, nhưng chúng ta chỉ có thể về quê hương vĩnh cửu qua việc hòan tất những nhiệm vụ hằng ngày nơi trần thế, đặc biệt là sống “mến Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn” và “yêu tha nhân như chính mình”, sống bác ái với người nghèo khó, liên đới với đồng bào xây dựng đất nước, xây dựng một xã hội tốt đẹp. Hãy sắm cho mình một hành trang đầy đủ trong cuộc hành trình về quê trời. Ngòai việc làm trọn nhiệm vụ của một Kitô hữu, hãy tập sống siêu thóat với của cải vật chất, tốt nhất là sống bác ái, làm việc từ thiện vì những cái cho đi thì không bao giờ mất, nó vẫn còn lại với mình, còn những cái giữ bo bo cho mình thì ngày kia sẽ mất hết.
Truyện : Thạch Sùng tiếc của. Thạch Sùng, người nhà Tấn, là một tay tỷ phú chỉ biết sống xa hoa. Không may bị Tôn Tú vu oan và bị lên án trảm quyết. Trước khi mất đầu, Thạch Sùng than van nuối tiếc : - Tôi chết rồi, tài sản của tôi sẽ về tay ai ? Quan Giám sát trả lời : - Người nhiều của thì dễ mang họa. Sao anh không nghĩ đến chân lý ấy mà phân tán của cải trước đi, trong các cuộc từ thiện ? Đưa tiễn một người thân vào thế giới vĩnh cửu, với cái nhìn đức tin, chúng ta cảm tạ Chúa đã giúp người thân của chúng ta vượt qua khó khăn ở đời, để rồi hôm nay “vào chốn nghỉ ngơi”. Nhưng chúng ta cũng thêm phấn khởi, bởi lẽ, người thân của chúng ta hôm nay bỏ “chốn khách đầy” để vào an nghỉ với Chúa, là Đấng người quá cố tin tưởng gắn bó. Chúng ta cũng có ngày được như vậy. Hôm nay người quá cố thân yêu của chúng ta đã được mắt thấy tai nghe, đã được chiêm ngắm Chúa trên thiên đàng, cũng muốn nhắc nhở chúng ta tư tưởng này : Thế gian không phải ø quê nhà, Thiên đàng rực rỡ mới là quê hương.
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một”(Ga 3,16). Qua Chúa Giêsu nhập thể và cứu chuộc: AnTáng 30:
“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một”(Ga 3,16). Qua Chúa Giêsu nhập thể và cứu chuộc, tử nạn và phục sinh, Thiên Chúa tỏ bầy tình yêu của Người với thế gian . Nhìn ngắm món quà tặng, nhận ra tâm tình của người cho. Cũng vậy, càng chiêm ngắm Chúa Giêsu : qua lời Người nói, việc Người làm, chúng ta càng cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta lơn lao như thế nào. “Để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,17). Thiên Chúa muốn chúng ta tin vào Con của Người để được sống vì sứ mạng của Người là đến để cứu chuộc muôn người :”Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”(Ga 3,17). Vì thế, tin vào Chúa Giêsu là một điều kiện quan trọng và bắt buộc để được cứu độ. Nhưng thế gian cũng phải góp phần của mình vào : ai tin vào Chúa Con thì được cứu, kẻ không tin thì bị hư mất. Sự hư mấy ấy là do chính những người ấy lựa chọn cho mình. Cũng giống như một nguồn sáng đã đến trong màn đêm tăm tối, ai muốn sáng thì tới với ánh sáng đó, kẻ không tới thì phải ở mãi trong bóng tối. Tin vào Chúa Giêsu là phải sống với Ngài và trong Ngài bằng cách noi theo Chúa và vâng phục Chúa để nên giống Chúa hơn. Tin vào Chúa Giêsu còn là cùng phải chết với Người bằng cách từ bỏ tội lỗi, thói hư tật xấu; đồng thời sống lại với Người bằng cách mặc lấy con người mới thuộc về Thiên Chúa : con cái sự sáng bằng một đời sống thánh thiện. Thiên Chúa hứa với chúng ta là không phải chết, chết về phần linh hồn, còn đối với xác đất vật hèn của chúng ta thì dĩ nhiên phải chết, vì chết chỉ là sự chuyển đổi từ cuộc sống đời này sang đời sau. Vì thế, cuộc sống trần gian này chỉ là một cuộc hành trình và cuộc hành trình sẽ chấm dứt khi đã tới nơi đã định. Cuộc hành trình này có thể dài, có thể ngắn, nhưng có một điều chắc chắn là cuộc hành trình này sẽ chấm dứt và mỗi người phải chuẩn bị hành trang cho cuộc hành trình quan trọng này, mà không ai có thể thay thế được.
II. ĐỜI NGƯỜI CHÓNG QUA. Thánh Giacôbê đã viết :”Anh em không biết cuộc đời mình ngày mai ra sao. Thật vậy, anh em chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan đi” (Gc 4,14). Như đám sương mù buổi sáng, rất mong manh bốc thành hơi nước dưới ánh triều dương rồi biến mất giữa ban ngày. Đời người cũng giống như hạt sương mai hiện ra chốc lát rồi lại tan ngay. Thật vậy, sự sống chẳng khác gì cái thoi dệt cửi :”Ngày đời tôi thấm thóat hơn cả thoi đưa và chấm dứt, không một tia hy vọng” (G 7,6). Một văn sĩ khác đã viết :”Chỉ khi nào thời gian, với một bàn tay không biết chán, xé hết phân nửa số trang sách của đời mình để nung đốt lò dục vọng, lúc ấy con người mới bắt đầu nhận thấy những trang còn lại của đời sống mình không còn bao nhiêu nữa”. Tác giả Thánh vịnh cũng đã nói : ”Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, một cơn gió thỏang là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103,15-16). Ngày này nối tiếp ngày khác, trôi qua với một tốc độ tăng dần mãi, dường như theo nhịp tiến của chúng ta tới tuổi già. Những ngày của chúng ta trên mặt đất này giống hệt kiếp hoa :”Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thần khí Đức Chúa thổi qua”(Is 4,6-7). Thời giờ cứ bay đi, ngày này sang ngày khác không dừng lại, không tiếc xót, không màng tới ai. Nó lạnh lùng trôi đi trước những con mắt còn tiếc xót, muốn níu thời gian lại.
Truyện : Ông thị trưởng Paris. Một hôm đang khi đọc thư cho cô thư ký viết, ông Taitinger, thị trưởng thành phố Paris, nhìn qua cửa sổ phòng giấy và cảm nghĩ cách rộn ràng : - Kìa ! Đô thị đầy những xe cộ chằng chịt như mắc cửi. Cô thư ký hỏi : - Vậy ông nghĩ thế nào ? - Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay rồi cũng sẽ qua đi như các ngày khác. Đời tôi cũng vậy. Sáng nào thức dậy, mặt trời vừa mọc lên sau rặng cây, tôi trở ra rồi trở vào vài ba bận, nói đông nói tây dăm bảy câu, là thấy mặt trời đứng bóng. Rồi tôi lại đi lui đi tới vài ba lần, nói cười dăm bảy tiếng chi nữa, là thấy xế chiều, và màn đêm bắt đầu từ từ phủ xuống… Ngày qua đi lại tiếp nối ngày khác, thời gian cứ lững lờ trôi, dường như muốn triêu ngươi con người khiến con người đứng nhìn theo ứa lệ : Thời gian rót từng giọt buồn tê tái Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều.
III. NHƯNG ĐÃ CHUẨN BỊ CHƯA ? Tâm lý chung của con người thì ai cũng sợ chết. Chúng ta thấy cái chết diễn ra hằng ngày ở quanh ta, trong mọi nơi mọi lúc, trong mọi hòan cảnh như động đất, bão tố, lũ lụt cuốn trôi, làm thiệt hại bao nhiêu sinh mạng. Chúng ta thấy họ chết đấy nhưng lại không nghĩ đến cái chết của mình, cứ coi như không bao giờ chết. Đây là kinh nghiệm của Cesar Bergia trong những giờ phút cuối cùng của đời mình, ông nói :”Trong suốt đời sống của tôi, tôi đã tiên liệu mọi sự, trừ sự chết, và bây giờ, ôi, thật khốn nạn cho tôi, tôi phải chết mà không chuẩn bị được gì trước cho sự chết của tôi”. Một thanh niên mới hai mươi bốn xuân xanh, suốt đời mạnh khỏe, nhưng bất thình lình lâm trọng bệnh. Trước khi sắp từ giã cõi đời, anh đã rên rỉ, than van và quằn quại trên giường bệnh với những lời gào thét sau đây :”Ôâi, tôi đã phung phí những ngày xanh của tôi, tôi đã làm khánh tận đời tôi. Tôi sẽ thưa gì với Đức Chúa, khi tôi phải ứng hầu trước mắt Ngài”. Người ta dành đủ thì giờ để lo mọi việc, lo cho tương lai một cách cặn kẽ, nhưng đối với việc của Thiên Chúa và số phận đời của mình thì người ta lại bảo là không có thì giờ. Hoặc người ta cho rằng thì giờ còn dài, việc đời đời chưa cần, để đến giờ chết hãy hay, bây giờ phải dùng thì giờ vào những việc cụ thể cần hơn. Vì thế, một văn sĩ khuyết danh đã viết những câu sau đây trong bài thơ “Sách Sự Sống” : Tôi qùi cầu nguyện, nhưng chẳng lâu được; tôi có nhiều việc phải làm. Tôi phải cấp tốc đi làm vì hóa đơn đòi tiền chồng chất. Vì vậy, tôi qùi gối, đọc vội một kinh và nhảy đứng dậy. Việc bổn phận Kitô hữu của tôi đã làm xong và tâm hồn tôi thanh thản, bình an. Suốt ngày tôi không có thì giờ để buông một lời chào hỏi vui vẻ hoặc nói về Chúa Kitô cho bạn bè vì sợ họ cười nhạo tôi. Tôi luôn miệng la lớn : Không có thì giờ, không có thì giờ, nhiều chuyện phải làm quá ! Không có thì giờ để lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng cuối cùng giờ chết đã đến. Tôi trình diện trước mặt Đức Chúa; tôi đứng với đôi mắt cúi xuống, vì Đức Chúa đang cầm trong tay một quyển sách, sách sự sống. Đức Chúa nhìn vào trong sách và nói :”Cha không tìm thấy tên con, vì có lần Cha dự tính viết xuống, nhưng Cha chẳng khi nào có thì giờ”. Do miệng của tiên tri Amos, Thiên Chúa tuyên phán cho mọi người :”Ngươi hãy chuẩn bịđi gặp Thiên Chúa của ngươi” (Am 4,12). Nếu biết chuẩn bị cho đầy đủ thì coi giờ chết là chuyện bình thường và coi giờ chết là giờ cứu độ, giờ tiến vào cõi đời đời. Chính vì thế, John Bunyan, tác giả cuốn “Thiên lộ lịch trình”, đã nói lúc ông gần qua đời :”Các bạn đừng than khóc cho tôi, nhưng hãy than khóc cho chính các bạn. Tôi sẽ về nhà đời đời nơi có Đức Chúa Trời là Cha Đức Giêsu Kitô : Ngài sẽ tiếp rước tôi dù tôi là một tội nhân bởi công lao cứu chuộc của Con Ngài. Tôi tin rằng chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ gặp nhau trên nước sáng láng của Chúa để hát bài ca mới và sống sung sướng trong cõi đời đời”. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ và dân chúng biết Ngài sẽ trở lại trần gian trong ngày: AnTáng 31:
Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ và dân chúng biết Ngài sẽ trở lại trần gian trong ngày sau hết, nên mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng để đón Ngài. Nhưng coù một điều khiến mọi người phải lưu ý là Ngài sẽ trở lại bất ngờ mà không ai đóan được. Để nói lên việc đến bất ngờ này Chúa Giêsu đã đưa ra dụ ngôn về năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại đi đón chàng rể. Mười cô trinh nữ trong dụ ngôn, tượng trưng cho tất cả các Kitô hữu : nam cũng như nữ, giáo dân hay tu sĩ và giáo sĩ. Người ta có thể khôn như 5 cô khôn ngoan, hay khờ dại như 5 cô khờ dại đem đèn mà không đem dầu theo. Dụ ngôn nhấn mạnh đến việc chàng rể đến chậm, nghĩa là không biết giờ nào Chúa đến, nên phải luôn sẵn sàng. Trong dụ ngôn, các chi tiết đóng cửa lại, cũng như câu đáp của chú rể với caùc cô đến chậm là không bình thưôøng trong một đám cưới tự nhiên. Nhưng chính những chi tiết ấy làm nổi bật những ý nghĩa thiêng liêng : người ta chỉ chết có một lần thôi, không có cơ hội để làm lại nếu đã không sẵn sàng. Năm cô khôn ngoan cũng ngủ như năm cô khờ dại, thế mà được coi là có thái độ tỉnh thức, bởi vì tuy ngủ nhưng họ đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết. Như thế, tỉnh thức không phải là lúc nào cũng lăng xăng làm việc, tỉnh thức không phải là không được nghỉ ngơi. Tỉnh thức là chu tòan trách nhiệm : khi trách nhiệm chưa xong thì phải lo cho xong, khi đã xong rồi thì có quyền nghỉ ngơi.. Cách sống của 5 cô khờ dại là “mặc kệ, tới đâu thì tới đó”. Là cách sống của những người gần chết mới nghĩ tới việc linh hồn. Ai cũng phải chết, không ai có thể tránh được. Kinh Thánh đã cho chúng ta biết :”Xin nhớ rằng : đời con là một kiếp phù du. Lòai người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi ! Sống làm người ai không phải chết, ai cứu nổi mình thóat quyền lựa âm ty”(Tv 88,48-49). Tác giả Thánh vịnh 102 cũng nói lên chân lý ñoù: Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi Tươi thắm như cỏ noäi hoa đồng Một cơn gió thỏang là xong Chốn xưa mình ở cũng không biết mình. (Tv 102,15) Chết là một thực tại, không ai chối cãi được. Chỉ có điều là mỗi người có quan niệm thế nào về nó và có thái độ nào trước caùi chết đang chợ đợi.
II. NÓI VỀ LẼ SỐNG CHẾT. Mỗi người có một ý nghĩ về cái lẽ sống chết. Có người muoán sống lâu, sống hòai, có người muốn chết đi cho rồi. Nhưng cái ý nghĩ hay nhất là cứ để cho sự sống chết diễn ra tự nhiên, con người chỉ biết chờ đợi trong bình tĩnh và tỉnh thức.
Truyện : Thái độ của Dương Tử. Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Chu : - Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết, có nên không ? Dương Tử nói : - Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được ! - Thế thì cầu sống có nên không ? - Lẽ nào sống lâu mãi được , yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì ? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay. Việc đời sướng khổ, xưa cũng như nay. Biến đổi trị lọan, xưa cũng như nay. Cái gì cũng đã nghe thấy, cũng đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoûang trăm năm cũng là dư chán rồi, huống chi lại còn cầu sống để cho khổ lụy làm gì. Mạnh Tôn Dương nói : - Nếu thế, thế thì chóng chết có hơn là sống lâu chăng ? Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để cheát ngay đi có phải thỏa không ? Dương Tử nói : - Không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ thản nhiên sống, mặc cho việc gì muốn đến cứ đến . Lúc sắp chết cũng mặc, để cho nó tự nhiên đến : Có muốn hóa ra gì thì hóa... cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không có gì cả, hà tất phải cầu sống lâu hay chóng chết mà làm gì ! Người đời đã có cái triết lý về tử vong. Triết lý tử vong này được bao hàm trong câu tục ngữ người ta thường nói trên cửa miệng : Sống về mồ mả Không sống về cả bát cơm. (Tục ngữ) Triết lý tử vong có tương quan mật thiết với triết lý nhân sinh : Sinh ký , tử qui. Triết lý tử vong đem lại cho chúng ta tất cả những giáo huấn khôn ngoan, những hứng khởi sáng suốt về cuộc đời, thành thử nếu đích thực “sống khôn chết thiêng” thì cũng đích thực là triết lý tử vong chi phối triết lý nhân sinh, vì chỉ ai biết chết thiêng thì mới biết sống khôn (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 99). Theo truyền thống Việt nam (được cụ Nhất Thanh diễn tả trong quyển “Đất lề quê thói”) thì người xưa coi chết là “MÃN KIẾP” , thường ung dung thư thái đón đợi chết, sửa sọan cho lúc chết ngay từ những năm hãy còn khỏe mạnh. Nghèo khó mới đành chịu, mấy cụ đủ ăn đủ mặc, chẳng giầu có lắm, cũng lo sắm quan tài, đồ bổ khuyết, đồ khâm liệm, đề phòng khi chết.
III. PHẢI DỌN MÌNH CHẾT LÀNH. Đời người là một cuộc đợi chờ, và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ heát lòng mong chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quí chuộng. Người mẹ chờ đợi ñöùa con sắp ra đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn. Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ (“Mỗi ngày một tin vui”). Nhưng, tội nghiệp, có những người không biết sống trên đời để làm gì ? Mục đích của cuộc soáng là g ? Thi sĩ Trần tế Xương đã đại diện cho họ, đã đặt ra câu hỏi vaø tự trả lời về cách sống hiện tại của mình : Ta lên ta hỏi ông Trời, Trời sinh ta ở trên đời làm chi ? Biết chăng cũng chẳng biết gì Biết đi nhà hát, biết đi ả đào. (Trần tề Xương) Sống trên đời không phải chỉ sống như cỏ cây hoa lá hay như lòai vật chỉ biết sống theo bản năng. Con người được coi là “linh ư vạn vật” có xác có hồn nên phải vươn lên một mức sống cao hơn. Mỗi người có một bổn phận phải làm tròn. Trần gian như một sân khấu đang diễn ra một đại trường kịch, mỗi người phải đóng một vai, vai nào cũng đuợc, không quan trọng, nhưng vai nào phải đóng cho ra vai ấy, nghĩa là phải đóng cho hòan hảo không ai chê trách được. Rồi chúng ta sẽ phải bước khỏi sân khấu trần gian, cũng như khi hạ màn thì những diễn viên khuất dạng khỏi sân khấu. Cuộc đời không có phần giống như tuồng kịch, như cuộc trình diễn văn nghệ ư ? Quả thật, mỗi người sinh ra và xuất hiện trên sân khấu trần gian, hơn kém đóng đúng vai trò của mình, kẻ quan trọng, người khiêm tốn hoặc thật tầm thường : và khi trình diễn xong thì lại lui vào bóng tối. (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 104). Khi rút lui khỏi sân khấu trần gian, mỗi người sẽ phải trình diên Chúa và sẽ phải tường trình về vai trò mình đã ñoùng như thế nào trên sân khấu trần gian : có thể đóng hay và có thể đóng dở. Khi chết, tiền bạc, bạn hữu seõ boû ta , chỉ còn lại việc lành seõ theo ta.
Truyện : Ba người bạn. Người kia có ba người bạn : 2 người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia, ông bị tòa bắt xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ. Người bạn thứ nhất từ chối ngay, việc côù bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba tuy không được ông yêu thích nhưng tỏ ra trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa. Người nạn thứ nhất là Tiền bạc. Khi chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là Bà con Bạn hữu. Họ khóc lóc đưa ta tới huyệt rồi về. Người bạn thứ ba là các Việc lành. Chúng theo ta đến tòa phán xét và đưa ta vào cöûa Thiên đàng. Thiên Chúa không đòi chúng ta phải làm những việc lớn lao, những công việc hiển hách mà đòi chúng ta phải hy sinh là những việc thường nhật như một nhaø văn đã nói :”Thiên Chúa không tìm những huy chương hay bằng cấp chúng ta đạt được, nhưng Ngài đếm những vết sẹo trong cuộc đời của chúng ta”. Hãy chuẩn bị saün sàng đón giờ chết vì “sống khôn thì chết thiêng”. Khôn ngoan là phải sẵng sàng Kẻo khi Chúa đến ta đang ngủ vùi. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát- Đà lạt
Chúng ta vừa nghe bài Tin mừng do thánh Matthêu thuật lại. Có lẽ chúng ta thắc mắc vì bài Tin mừng: AnTáng 32:
Chúng ta vừa nghe bài Tin mừng do thánh Matthêu thuật lại. Có lẽ chúng ta thắc mắc vì bài Tin mừng hôm nay không ăn nhằm vào lễ an táng. Đúng vậy, vì bài Tin mừng hôm nay có hai ý tưởng chính : 1. Không ai có thể làm tôi hai chủ. Đừng “bắt cá hai tay”. Vậy phải chọn làm tôi Thiên Chúa hay làm tôi tiền của. 2. Đừng quá lo lắng về những nhu cầu của cuộc sống thân xác (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, tuổi thọ) vì đã có Chúa lo cho ta những thứ đó. Điều cần lo trước hết là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng trong thánh lễ an táng hôm nay, chúng ta có thể rút ra từ Lời Chúa một câu nói để làm đề tài cho Thánh lễ hôm nay :”Vậy nếu hoa cỏ ngòai đồng, nay còn, mai đã quăng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc cho đẹp như thế, thì huống là các con, ôi những kẻ kém tin”(Mt 6,30). Người ta thường nói :”Đẹp như hoa”. Tại sao hoa lại đẹp như thế để người ta phải ví đẹp như hoa ? Đó là Thiên Chúa ban tặng vẻ đẹp kiều diễm cho hoa đến nỗi bậc đế vương sang trọng như vua Salomon cũng không sánh bằng. Nhưng chúng ta lại thắc mắc : Hoa đẹp như vậy mà tại sao lại chóng tàn thế ? Tại sao chỉ một cơn gió thỏang cũng làm nó biến đi, chỗ nó mọc không còn vết tích ? Chúng ta lại tìm được câu trả lời trong đọan Kinh thánh vừa được trích : Chúa muốn qua lòai hoa để dạy chúng ta về sự quan phòng của Ngài và muốn chúng ta hãy phó thác cho tình yêu thương của Cha trên trời. Đồng thời, Ngài còn nhắc chúng ta về sự mỏng giòn chóng qua của kiếp nhân thế.
II. SUY NGHĨ VỀ LÒAI HOA. 1. Người ta khen :”Đẹp như hoa”. Khi khen cái gì đẹp, người ta khen đẹp như hoa. Vậy hoa tượng trưng cho cái gì đẹp, cái gì cao quí. Vì vậy, những ngày lễ tiết, người ta đều chưng hoa, thiếu hoa là mất vẻ đẹp. Ngày Tết thì nhà nào cũng phải có cành mai, cành đào hay một vài lòai hoa khác để chưng trong nhà cho ra ngày Tết. Trên bàn thờ tổ tiên đều có căm hoa nến để tỏ lòng tôn kính ông bà tổ tiên. Từ đó, người ta lại còn muốn nhân cách hóa lòai hoa. Người ta ví người đàn bà đẹp như bông hoa : Đàn bà như cánh hoa tươi, Nở ra chỉ được một thời mà thôi. (Ca dao) Người ta còn tặng cho người đàn bà đẹp câu tục ngữ “Hoa cười ngọc thốt” nghĩa là người con gái đẹp, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như tiếng ngọc : Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da. (Truyện Kiều) Ngay trong kinh cầu Đức Bà, chúng ta cũng thấy Hội thánh xưng tụng và ví Đức Me như hoa hường tươi đẹp thơm tho trong vườn hường Giêricô : “Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy”. 2. Kiếp hoa chóng tàn. Nhìn vào cuộc sống con người, mọi người đều thấy cuộc đời vắn vỏi :”Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy cũng nực cười”(Nguyễn công Trứ), một trăm năm cũng chỉ như một giấc mộng. Vì thế người ta mới ví : Đời người khác thể bông hoa Sáng ngày hé nở chiều ra đã tàn. (Ca dao) Câu ca dao này cũng giống ý tưởng trong câu Kinh thánh : Như cỏ đồng trổ mọc ban mai Nở hoa vươn mạnh sớm ngày Chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn. (Tv 90,5-6) Đúng vậy, kiếp nhân sinh thật vắn vỏi : Aáy con người khác chi hơi thở Vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu. 3. Kiếp người và kiếp hoa. Kiếp hoa thật ngắn ngủi, chóng tàn thật nhưng cuộc đời ngắn ngủi của hoa cũng phục vụ được con người. Hoa đem đến cảnh tươi đẹp làm phấn khởi lòng người, đem đến hương thơm làm ngấy ngất lòng người đến nỗi người ta phải khen : Hoa chi thơm lạ thơm lùng Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm. (Ca dao) Chúng ta cũng phải là những bông hoa cho đời, đem đến cho đời một niềm vui bằng cách biết tận tụy phục vụ mọi người. Và sau cùng, những bông hoa này sẽ được dâng tiến Chúa trong ngày nhắm mắt lìa đời như thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã viết khi sắp qua đời : “Con là hoa xuân, nay Chủ vườn muốn hái đem về làm cảnh. Chúng ta hết thảy là hoa Chúa vun trồng trong vườn thế gian, sẽ có ngày Chúa hái về hết, nay hoa này, mai hoa khác, chày kíp gì cũng xong cả. Thân con là đóa hoa phù dung, dám mạn phép hồi hương trước. Hẹn một ngày kia chúng ta cũng sẽ gặp nhau, tay bắt mặt mừng trên thiên đàng, hân hoan trong vinh phúc trường cửu”.
III. SỨ ĐIỆP TỪ LOÀI HOA. 1. Nhắc nhở một Mùa xuân Vĩnh Cửu. Hoa đến báo hiệu mùa xuân tới Mùa hy vọng, mùa sự sống vũ hòan. Sứ điệp mùa hoa không chỉ nhắc nhở cho con nguời về sự mỏng giòn chóng qua nhưng còn khơi lên niềm hy vọng : Chết không phải là hết mà là : Thu qua Đông tới Xuân về Cúc tàn Sen nở trên Quê Vĩnh Hằng. Ngay từ ngày xưa, Hòai Nam Tử đã nói một câu để đời, làm cho nhiều người phải suy tư trước cái chết :”Sinh ký tử qui” (sống là gửi, chết mới là về). Nhưng về đâu ? Hòai Nam Tử chưa xác định được, nhưng chắc là về nơi mình đã phát xuất, về với cội nguồn : “Lá rụng về cội”. Anh em Phật giáo quan niệm : nếu sống tốt, sống thiện thì khi Thu qua Cúc tàn sẽ được hưởng Muà Xuân vĩnh hằng trên tòa sen. Còn nếu sống ngược lại, thì sẽ bị hóa thân làm kiếp khác thấp hơn. Đó chính là niềm tin có sự sống đời sau được diễn tả qua thuyết Luân hồi. Còn đối với chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta không chỉ nhận ra những dấu chỉ, những mạc khải của Chúa sau cái chết qua thiên nhiên, qua khát vọng sống vĩnh cửu của con người, mà còn được chính Thiên Chúa cho biết về điều đó. Từ rất xa xưa, qua tiên tri Ezéchiel, Chúa đã thông báo cho dân Ngài và cũng cho tòan thể nhân lọai một tin mừng :”Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, và các ngươi sẽ được sống”(Ez 37,13). Trong khi rao giảøng Tin mừng, rất nhiều lần Chúa Giêsu đã nói đến sự sống đời sau, sự sống đời đời. Những người luật sĩ và biệt phái đã tin nhận điều đó, trừ ra nhóm Sađucêu. Họ chối bỏ điều đó và đưa ra những vấn nạn để bảo vệ cho chủ trương của mình, nhưng Chúa Giêsu đã đưa ra những lời giải thích rõ ràng, khiến cho họ phải im miệng(x. Mt 22, 23-33). Những lời hứa từ xưa đã được thực hiện nơi Đức Giêsu và phép lạ “kéo Lazarô ra khỏi mồ”(x. Ga 11,1-44) là một dấu chỉ, một điều báo trước cho phép lạ vĩ đại nhất, kỳ công lớn lao nhất mà Thiên Chúa, qua Thánh Thần của Ngài, sắp thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô, và chính đó là niềm hy vọng lớn lao nhất của chúng ta :”Và nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần của Người ngự trong anh em”(Rm 8,11). Như vậy muốn ra khỏi mồ thì phải vào trong mồ đã, tức là phải chết đi cho xác thịt, cho tội lỗi và sống trong Thánh Thần. Hãy chết cho xác thịt để hoa trái của Thánh Thần nở rộ giữa cuộc đời. Hãy chấp nhận làm cõi lòng tan nát Như hoa tàn dâng trái ngọt lựng hương. 2. Để đón nhận Mùa Xuân Vĩnh Cửu. Cái chết của mỗi người là việc sau cùng của cuộc sống. Nhất định nó phải tới. Nó là một phần của cuộc sống. Một phần hết sức quan trọng. Cuộc sống là một cuộc hành trình. Cái chết là việc chấm dứt hành trình cuộc sống. Sự chấm dứt này không giống bất cứ sự chấm dứt nào. Chết không có nghĩa là hết sống. Nhưng nó là một kết thúc cuộc sống này và là một khởi đầu cho cuộc sống khác. Một cách nào đó, cái chết, khi kết thúc một dòng đời, sẽ đóng ấn vào đó. Để theo dấu ấn ấy, con người sẽ đi vào cõi sau theo một hướng nhất định. Nếu một dòng đời là những chuỗi lựa chọn tốt lành đạo đức, thì khi cái chết đến chấm dứt nó, sẽ có một dấu ấn đẹp xinh được đóng vào cuộc đời ấy. Nếu một dòng đời là những chuỗi lựa chọn tội lỗi xấu xa, thì khi cái chết đến chấm dứt nó, sẽ có một dấu ấn ghê tởm đóng vào cuộc đời ấy. Dấu ấn kinh khủng này sẽ buộc người quá cố phải đi vào nơi lãnh nhận hình phạt rất đáng sợ (GM Bùi Tuần). Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn thực hành lời Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta :”Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chúa của các con đến”(Mt 24,42). Trong thực tế, khi Chúa đến sẽ có người đang tỉnh thức, có người đang ngủ vùi trong say sưa rượu chè hoặc trong những vui thú đớn hèn.
Truyện : Một cuộc điều tra. “Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết rõ chỉ còn sống đúng một ngày nữa thôi” ? Đó là câu hỏi của một nhà giáo đã đặt cho 625 học sinh người Đức trong 12 trường và có kết quả : 20% được hỏi liền trả lời :”Chúng sẽ dùng thời gian còn lại để uống say sưa, hút ma túy và vui chơi cho thỏa thích”. Cuối cùng có một nữ sinh 18 tuổi trả lời :”Tôi sẽ dành thời gian còn lại để chuẩn bị cho giờ cuối cùng của tôi. Tôi sẽ dành buổi tối cuối cùng để đến gặp Chúa và cảm tạ Chúa đã ban cho tôi một đời sống hạnh phúc và đầy đủ”. Chúa đến bất chợt, hôm nay, ngày mai hay một ngày gần đây. Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị cho giờ đó ? Hay chúng ta chỉ mải sống trong nếp sống cũ ? Hay tỉnh thức để đón chờ ngày Chúa đến gọi ta ? Chúng ta hãy sẵn sàng cho chuyến du lịch cuối cùng. Một tu sĩ dòng Tên thuật lại câu trả lời đầy tràn niềm xúc động sau đây của một thủy thủ sắp chết. Anh luôn sống đạo đức. Đây là điều hiếm có nơi các thủy thủ, và trong buổi sáng hôm đó, anh nhận của ăn đàng. Buổi chiều, khi Linh mục đến gặp anh và nhận thấy anh rất yếu, bèn hỏi : - Con đã sẵn sàng cho chuyến đi lớn lao chưa ? - Thưa Cha, hòan thòan sẵn sàng ! - Con không sợ ư ? - Sợ ? Con sợ ư ? Tại sao con lại sợ ? Và đặt tay trên ngực, nơi Chúa ngự đến buổi sáng, anh nói thêm :”Hoa tiêu đã xuống thuyền, vậy con còn sợ gì nữa chứ” ?
Sau khi Đức Giêsu giảng dạy dân chúng về vấn đề đừng ham mê của cải, hãy tin tưởng vào Chúa: AnTáng 33
Sau khi Đức Giêsu giảng dạy dân chúng về vấn đề đừng ham mê của cải, hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng và hãy tích trữ của cải cho đời sau, thì ở đây Chúa nhắc nhủ phải thực hiện giáo huấn đó để luôn luôn sẵn sàng cho giờ chết của mình. Bài Tin mừng ghi lại những lời Chúa dạy về việc phải luôn luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để bước vào sự sống đời sau. Dụ ngôn minh họa cho sự “Tỉnh thức” như một người đầy tớ đang đợi chủ đi ăn cưới không biết sẽ về vào lúc nào, vì tiệc cưới ở Do thái kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc : có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa. Người đầy tớ ấy “thắt lưng cho gọn và thắp đèn cho sẵn”, đó là tư thế sẵn sàng làm việc và sẵn sàng phục vụ để khi chủ về thấy lối mà vào nhà. Nếu biết rõ lúc nào chủ về thì dễ hơn nhiều, vì chỉ cần đến lúc đó mới thắt lưng và đốt đèn. Nhưng vì không biết chừng nào chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Khi vừa nghe thấy dấu hiện chủ về đến nơi là phải mau mắn đón chủ. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy. Dụ ngôn này nói đến việc phải tỉnh thức để đón chủ về. Chúng ta phải hiểu là mọi người phải sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa có thể đến trong ba trường hợp :
1. Chúa đến lần thứ hai để phán xét kẻ sống và kẻ chết. 2. Chúa đến kêu gọi chúng ta trong ngày sau hết của đời mình. 3. Chúa đến viếng thăm để ban ơn cho ta trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, trong cả ba trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng công cho. Lời Chúa được ngỏ với con người xuyên qua cuộc sống mỗi ngày, nên cũng luôn mang tính bất ngờ. Chính trong những cái thường nhật, nhỏ bé, độc điệu mỗi ngày, con người được mời gọi để nhận ra lời ngỏ của Chúa. Chính trong những cái bất ngờ của cuộc sống mà con người được mời gọi để nhận ra tiếng Ngài. Xin Ngài cho chúng ta luôn có đôi mắt rộng mở để nhìn thấy Ngài trong những biến cố cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta đôi tai tinh tường để biết lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài trong từng phút giây cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta quả tim và đôi tay rộng mở để biết chia sẻ cho thân nhân là hiện thân của Ngài (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).
II. KINH NGHIỆM TRƯỜNG ĐỜI. 1. Ai đã có dịp đi sinh hoạt Hướng đạo, chắc không bao giờ quên được khẩu hiệu của họ là “Sẵn sàng’ hay “Sắp sẵn”. Chúng ta phải phục những người đi sinh hoạt hướng đạo, họ là những ngươi dẫn đường nên luôn phải nhanh nhạy, tháo vát, biết đối phó với mọi hoàn cảnh một cách bình tĩnh. Chắc chắn những gnười có “bằng rừng” thì phải thuộc loại này. 2. Trong chiến tranh, yếu tố “sẵn sàng” lại càng được chú trọng. Có khi thời gian sớm hay muộn mấy phút có thể quyết định thắng bại của cuộc chiến. Đại tướng Mac Arthur, một vị tướng thời danh của Hoa kỳ, sau đệ nhị thế chiến đã nói lên kinh nghiệm của ông :”Lịch sử trong những thảm bại của chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ :”QUÁ MUỘN”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng, quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ. 3. Jules César cũng là vị tướng tài danh của đế quốc Rôma đã nói lên một câu thời danh, xem ra là mâu thuẫn, nhưng nó nói lên kinh nghiệm già dặn của một vị tướng :”Si vis pacem, para bellum” : nếu anh muốn hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh đây có nghĩa là phải đề phòng xa, phải chuẩn bị sẵn sàng, không thể để cho địch quân tấn công bất ngờ. Một khi đã chuẩn bị sẵn sàng thì phe địch không dám tấn công dễ dàng. 4. Những bậc tiền bối thời xưa, những nhà chính trị lão luyện, những nhà thông thạo chiến lược đã biết thực hành câu châm ngôn :”Bình thời luyện võ, loạn thế độc thư” : thời bình thì nên luyện võ, còn thời loạn thì nên đọc sách.. Sở dĩ thời bình phải luyện võ nghệ vì đất nước phải có một lược lượng binh hùng tướng mạnh để không cho địch quân dám tấn công. Ngược lại, trong thời gian chiến tranh thì phải đọc sách nghĩa là phải nghiên cứu chiến lược để tái thiết sau chiến tranh. 5. Ở nước Hy lạp cổ xưa có hai thành phố nổi tiếng : thành Spartes và thành Athènes. Hai thành phố có hai lối giáo dục khác nhau : dân thành Spartes chuyên về võ nghệ, còn thành Athènes chuyên về văn chương. Dân thành Spartes thực hành chủ trương của hoàng đế César xưa :”Si vis pacem, para bellum” : nếu anh muốn hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh, họ đã có một chương trình huấn luyện quân sự một cách gắt gao, mọi người phải sống một đời có kỷ luật cao, luyện tập tinh thần và thể xác cho vững chắc để trở thành những quân nhân dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Nhờ đó, họ đã biến Spartes thành một thành phố đáng nể phục,không một lực lượng nào dám đến tấn công họ.
III. PHẢI CHUẨN BỊ SẴN SÀNG. Đời là một chuyến đi. Chuyến đi nào cũng phải có đích điểm và phải được chuẩn bị kỹ càng. Ai không biết làm như thế sẽ bị gọi là người ngu dại. Cũng thế, người ta phải đặt một dấu hỏi :”Người ta sống trên đời để làm gì” ? Thế mà có nhiều người không trả lời được câu hỏi đó, vì họ không biết tạo sao mình sống, mình sống để làm gì, rồi sau này sẽ ra sao ? Họ đi vào ngõ cụt và chỉ biết sống cho qua ngày giống như cây cỏ mà triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre gọi là “cuộc đời đáng nôn mửa”. Nếu có đức tin, người ta sẽ trả lời được : “Người ta sống ở đời để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự và yêu anh em như mình, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, để sau này sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời”. Hạnh phúc thật của con người không phải là ở đời này, nhưng là ở đời sau. Như vậy, đời sống con người trên trần gian này chỉ là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình này chỉ chấm dứt khi linh hồn lìa khỏi xác. Cuộc hành trình nào cũng phải có đích điểm nghĩa là phải đi tới đâu ? Cuộc hành trình của chúng ta là đi tới Nước Trời, nên luôn phải sắm sẵn hành trang. Khi một người định đi tham quan một nước ngoài trong một thời gian, chắc chắn người đó phải chuẩn bị rất kỹ. Người ấy sẽ nói nhiều về nước đó, đọc nhiều tài liệu về tập quán, phong tục của nước ấy. Nhưng nhiều người nói rằng hy vọng một ngày kia sẽ vào Nước Trời, mà không bao giờ nói về nước ấy, cũng không đọc tài liệu hướng dẫn duy nhất là Kinh Thánh, như thế làm sao nói được là có hy vọng hay là sẽ vào Nước Trời.
Truyện : Ông chủ đi về đâu ? Một người có quyền thế danh vọng ở đời bỗng nhiên chết bất ngờ. Người quản gia vội vàng báo cho thuộc hạ trong nhà tin buồn này. Người ấy nói : - Theo các anh thì ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu ? Các thuộc hạ đáp : - Ôâng ấy lên trời chứ đi đâu nữa ! Người quản gia nói : - Không đâu. Tôi chắc chắn ông ta không lên trời. Những người thuộc hạ ngạc nhiên hỏi : - Làm sao quản gia biết là ông chủ không lên trời ? Người quản gia nói : - Thường thì đi đâu xa, chủ của chúng ta thường nói về nước sẽ đến và chuẩn bị rất là cẩn thận. Nước Trời là cõi xa xôi, nhưng tôi không bao giờ thấy ông chủ của mình nói gì về nước đó, cũng không thấy ông ta chuẩn bị gì cả. Làm thế nào mà ông ta vào Nước Trời được ?
IV. ĐỢI CHỜ TRONG TIN YÊU. Đời người là một cuộc đợi chờ, mà cuộc đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó. Đợi chờ chính là cuộc thử nghiệm của tình yêu, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay một điều gì mà mình hết lòng yêu thương hay quí chuộng. Với ý nghĩa đó, đợi chờ phải là một cuộc chuẩn bị thực sự. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp chào đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn. Lịch sử cứu độ là một cuộc đợi chờ : từ các tổ phụ đến các tiên tri trong Cựu ước để cứu nhân loại khỏi ách tội lỗi. Từ các tông đồ cho đến chúng ta ngày nay, tất cả đều mong đợi Chúa lại đến để qui tụ nhân loại trong thành Giêrusalem thiên quốc, nơi con người sẽ sống hạnh phúc trường cửu với Thiên Chúa. Đối với chúng ta, ngày Chúa đến có thể được hiểu dưới hai khía cạnh : Ngài đến trong ngày tận thế, và Ngài đến trong ngày chết của từng người. Chúng ta mong đợi Chúa đến, nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài đến, trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ có những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc thăm viếng bất ngờ. Điều quan trọng là chúng ta phải luôn sẵn sàng với đèn sáng trong tay, để khi Chúa đến, chúng ta sẽ được vui mừng trong cuộc hạnh ngộ.
Truyện : Biết lo xa. Tại một quốc gia kia ở Tây bán cầu, có một người giầu sống độc thân. Ông ta bỏ tiền ra mua một phần đất rộng rãi trong một nghĩa trang. Hàng tuần ông sẽ đến viếng nơi ông sẽ gửi thân xác khi lìa đời. Ôâng mua cỏ lạ trồng chung quanh ngôi mộ tương lai của mình, và ngày ngày ông đến mộ để tưới xén cho cỏ mọc xanh tươi đều đặn. Đến ngày tảo mộ, ông mua một bó hoa thật đẹp đặt lên trên chỗ đất ấy và đứng ngắm nghía rồi nói :“Ta thích thưởng thức sắc đẹp của hoa bây giờ, đang lúc ta còn sống, chứ đến khi ta chết rồi dầu có bao nhiêu tràng hoa phúng điếu cũng không còn thưởng thức gì được”. Một hôm ông vào tiệm bán hòm để mua một chiếc quan tài rồi gửi tại đó và nói :”Đây là chiếc nhà mới của ta”. Ngày nào đi qua tiệm bán quan tài, ông cũng ghé vào đứng ngắm nghía chiếc hòm của mình một lúc và miệng nói lẩm bẩm :”Sống cái nhà, già cái hòm, sớm muộn gì rồi mình cũng sẽ vào đó” (Báo Rạng đông, số 91, 1973, tr 3). Chúng ta đồng ý với người giầu trên với ý nghĩ :”Sống cái nhà, già cái hòm, sớm muộn rồi mình cũng vào đó”. Đấy là một thực tế, một thực tế phũ phàng, nhưng không ai có thể tránh được. Chỉ có một việc là phải chuẩn bị cho ngày đó. Chúng ta hãy nghe công đồng Vaticanôâ 2 dạy chúng ta về mầu nhiệm của sự chết : “Trước cái chết, bí ẩn về thân phận con người lên cao tới tột độ. Con người không những bị hành hạ bởi đau khổ và sự tiến dần đến tan rã của thân xác, mà hơn thế nữa, còn bị dầy vò bởi nỗi lo sợ bị tiêu diệt đời đời. Theo bản năng của lòng mình, con người có lý do để lo sợ cũng như từ chối sự hủy hoại hoàn toàn và sự tiêu diệt vĩnh viễn của bản thân. Mầm sống vĩnh cửu mà con người mang trong mình không thể giàn lược nguyên vào vật chất, nên nó nổi lên chống lại sự chết. Mọi cố gắng của kỹ thuật, dù rất hữu ích, cũng không thể làm nguôi được nỗi lo âu của con người, bởi vì đời sống sinh vật, dù có được kéo dài thêm đi nữa, cũng không thể thỏa mãn được khát vọng một cuộc sống mai hậu đã được in sâu trong lòng con người” (Hiến chế Vui mừng và Hy Vọng, số 18). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Nhân dịp có mấy người Hy lạp lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, họ muốn nhờ ông Philipphê: AnTáng 34:
Nhân dịp có mấy người Hy lạp lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, họ muốn nhờ ông Philipphê để gặp Đức Giêsu. Cũng nhân dịp này, Đức Giêsu loan báo cho các ông biết Ngài sẽ được tôn vinh qua cái chết của Ngài trên thập giá. Đức Giêsu nói :”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,23). Ngài hay dùng từ ngữø “giờ” của Ngài. Theo đó, “giờ” đây là lúc Ngài được treo trên cây thập giá để chuộc tội cho loài người, giống như hình ảnh con rắn đồng được ông Maisen treo trên cây sào trong sa mạc. Trong tiệc cưới Cana, Đức Mẹ ngỏ ý xin Chúa làm phép lạ cứu nguy cho chủ tiệc hết rượu. Chúa chỉ trả lời :”Giờ Con chưa đến”. Ai cũng hiểu giờ đó là giờ được tôn vinh, giờ tỏ ra vinh quang của Ngài. Trong bài Tin mừng vừa đọc, Chúa Giêsu xác định thêm : giờ tôn vinh đó là lúc chịu treo trên thập giá, lúc Ngài hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại, lúc Ngài tôn vinh Cha, và cũng được Cha tôn vinh, vì hoàn tất ý định yêu thương của Cha. Trong quan niệm yêu thương của Chúa Cứu Thế : chỉ có sự tôn vinh sau khi người ta đã hoàn tất ý Cha trong cuộc đời, mà sự hoàn tất này không phải là chuyện “dễ ăn”, nhưng luôn là việc hy sinh, một sự từ bỏ, từ bỏ dứt khoát nhất, dứt khoát để đến độ trở thành mất mát lớn lao trước con mắt loài người. Trong tư tưởng đó, Chúa Giêsu mới nói :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12,24). Chúa Giêsu chính là hạt giống được gieo vào lòng đất, bị mục nát đi, nhưng chính sự mục nát đó lại đem đến mầm sống mới sinh hoa kết quả gấp bội. Đúng vậy, Chúa Giêsu phải chết đi để được sống lại vinh hiển đem lại sự sống mới cho muôn người. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng :”Phải chết đi để được sống”.
II. SỰ SỐNG THAY ĐỔI CHỨ KHÔNG MẤT ĐI. 1. Chết là một qui luật. Cuộc đời của con người luôn theo qui luật sinh tử, chết là một điều nghiệt ngã của cuộc sống, là một giới hạn mà con người luôn muốn vượt qua. Người ta bảo đời nay luôn thao thức lý giải về nó và tìm cách thắng nó, cả khoa học kỹ thuật cũng muốn chứng minh và thực hiện cuộc lật đổ ngoạn mục điều bí ẩn này. Thế nhưng, cái chết vẫn đến, nhiều nền văn minh đã chết, nhiều người bao đời nay vẫn chết, và vẫn có những cái chết lãng nhách, nhưng cũng có những cái chết lưu danh muôn thuở, con người như vẫn trắc trở mãi để sao chết mà còn như sống, nhưng cái khát vọng sống vĩnh hằng là một thách đố đời người phải suy tư.
2. Chết là bước vào cõi sống.
Chết là sự biến đổi.
Đối với Đức Kitô, chết không phải là hết nhưng là Biến đổi. Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô viết :”Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này : không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi… Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”(1Cr 15,51-53). Trong kinh Tiền tụng lễ An táng, chúng ta thấy cũng có câu :”Sự chết thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời”. Cũng trong tư tưởng đó, ông Walfang Goethe nói :”Con người chết là một vì sao lặn để mọc huy hoàng ở một bán cầu khác”.
Chết là vào cõi sống.
Trước khi qua đời, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu yên ủi các chị em rằng :”Chị em đừng khóc như kẻ không có niềm tin cậy, em không chết, em đi vào cõi sống”. Sách Khải Huyền của thánh Gioan viết :”Bây giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến đi… không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,1-4). Chúa Giêsu cũng nghĩ đến cuộc đời hầu đến, Ngài làm sống lại niềm xác tín rằng, chết chưa phải là hết. Những lời cuối cùng của Edward,”Người Xưng Tội” là “xin đừng khóc, tôi không chết đâu, vì đang lúc tôi rời bỏ xứ của kẻ chết này, tôi tin mình sẽ trông thấy phúc hạnh của Chúa trong xứ của những người sống”. Chúng ta gọi thế giới này là xứ sở của những người sống, nhưng thật ra phải gọi là xứ sở của những người đang chết. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết khi cái chết đến, chúng ta không ra khỏi xứ của người sống, nhưng đi vào xứ của kẻ sống. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết mình đang trên hành trình, không phải về hướng mặt trời lặn, nhưng về phía mặt trời mọc :”Cái chết là khung cửa mở vào đường đi lên trời”(Mary Webb). Theo nghĩa xác thật nhất, chúng ta không ở trên con đường đi đến sự chết, mà đi trên con đường đến với sự sống.
Chết đi để sống.
Tư tưởng về sự chết dẫn đưa tới sự sống, chúng ta gặp thấy khắp nơi, ví dụ : Trong kinh Tiền tụng thánh lễ an táng, ta đọc rằng :”Sự sống thay đổi chứ không mất đi” Nhạc sĩ Gounod cũng đã hát lên rằng:”Chết là ra khỏi đời này để đi vào cõi sống”. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói một câu tương tự :”Tôi không chết, tôi đi vào cõi sống”. Trước tư tưởng nghịch thường đó, chúng ta tự vấn :”Phải chăng đó là một câu quá đáng, hoặc là một điều mơ mộng” ? Khi tuyên xưng : sự sống đời sau hoàn hảo hơn sự sống đời này, người tín hữu có hiểu điều mình quả quyết không ? Dĩ nhiên giáo lý đạo Thiên Chúa dạy rõ ràng về những vấn đề đó. Một điều chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống. Lẽ dĩ nhiên chết không phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường phải vượt qua để đi từ cuộc sống tạm thời này qua cuộc sống vĩnh cửu. Sự chết không phải là sự chết đơn thuần, không phải là con đường cụt, không lối thoát. Thiên Chúa không yêu thương chúng ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta, không phải để cho ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống lại và được kết hợp với Ngài.
3. Niềm tin vào sự sống lại. Đứng trước chân trời rực rỡ Phục sinh, thi sĩ Hàn Mặïc Tử đã tìm thấy một nguồn phấn khởi bao la vô hạn, giữa lúc bi ai nhất của bệnh cùi : Thịt da tôi sượng sần tê cứng Tôi đau vì rùng rợn đến vôâ biên. Chính trong lúc ấy, thi sĩ đã ý thức được ý nghĩa sáng láng cao đẹp của đời người tín hữu Chúa Kitô : Ôi, hồn thiêng liêng không hề chết đặng, Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên. Ngày tận thế là ngày thôi tán loạn, Xác của hồn, hồn của xác y nguyên. Cho nên, dẫu rồi đây, xác tôi bị chôn chặt trong ba tấc đất, cuộc đời tôi sẽ không phải vì đó mà kết thúc nơi “nắm cỏ khâu”. Nhưng tôi sẽ được … đầu đội mũ triều thiên, Và tắm gội trong nguồn ánh sáng, Ca những điệu ngọc vàng cao sang sảng, Lời văng xa truyền nhiệm đến vô biên.
III. NIỀM VUI TRONG GIỜ CHẾT. 1. Chết là về nhà Cha. Chúa Giêsu đã nói :”… Con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho Con cũng ở đó với Con”(Ga 17, 24). Và thánh Phaolô cũng nói :”Căn nhà (thể xác) dưới đất bị hủy đi, ta có căn nhà trên trời bởi Thiên Chúa làm ra; …vĩnh cửu trên trời” (2Cr 5,1-5). Chính vì thế, Hội thánh xem cuộc đời tín hữu như là thời thai nghén, và gọi ngày mỗi người ra đi là ngày Sinh nhật (Dies natalis). Các hướng đạo sinh cũng hay nói về người qua đời rằng :”Họ đã về nhà Cha”. Quả vậy, đối với người Kitô hữu, phần mộ không phải là “nhà ở cuối cùng”. Ở nghĩa trang thành phồ Lìege có khắc một hàng chữ “DOMUS SECUNDA, DONEC VENIAT TERTIA” (Đây là ngôi nhà thứ hai, trong khi chờ đợi ngôi nhà thứ ba). Nhà thứ ba này mới là nhà sau cùng. Đấy mới thật là ngôi nhà mà người Cha đang chờ đợi ta với tình yêu phụ tử. Trên cổng đi vào một nghĩa trang thời xưa thường khắc một đại tự “RESURRECTURIS” (dành cho những người sẽ sống lại). Chỉ một chữ mà có đầy ý nghĩa : linh hồn người chết vẫn sống và xác họ sẽ lại được kết hợp với linh hồn họ. (Parvillez, Niềm vui trước sự chết, tr 28-29)
2. Chết là ngày đẹp nhất đời. Chúa muốn điều thiện hảo cho con người và Ngài muốn Ngài ở đâu thì cũng cho chúng ta ở đó với Ngài (x. Ga 17,22). Vậy quê hương chúng ta là ở trên trời. Nước Trời là ước vọng thâm sâu của người Kitô hữu, nhưng cuộc hành trình trần gian là một cuộc hành trình nhiều trắc trở, cam go và nhiềâu khi mất phương hướng, nên chúng ta phải sống cho ra sống để ï được sự sống mai hậu. Chúng ta phải sống làm sao cho ngày ra đi của chúng ta phải là ngày đẹp nhất đời. Thi sĩ Chateaubriand nói :”Chính trong cái chết mà người Kitô hữu chiến thắng”. Cái chết dưới cái nhìn đức tin, không thể là một điều khủng khiếp như người ta quá quen tưởng tượng. Tín hữu cần nhìn dưới khía cạnh tốt đẹp của sự chết : kết thúc cuộc lưu đầy, thoát khỏi tội lỗi, được Chúa Kitô đón tiếp. Nhìn như thế, cái chết xuất hiện như một ngày đẹp nhất của cuộc đời, ngày sinh vào sự sống vĩnh cửu. Thánh Têrêsa thành Avila hiểu sâu sắc điều đó, đến nỗi đôi lúc ngài đã ra buồn phiền vì chưa được chết. Ngài kêu lên :”Ôi cái chết, làm sao phải ngần ngại vì trong ngươi đã thấy sự sống ? Tôi chết đi được, vì chưa được chết” (Charles Lebrun, Vượt qua cõi hồng trền, tr 72). Baruel trong cuốn “Sử ký hàng giáo sĩ trong thời Cách mạng” có ghi lại câu nói sau đây của Viollet, người đã đưa 124 linh mục lên máy chém :”Tôi thực sự không tự kiềm nổi, tôi rất đỗi ngạc nhiên từ đó đến nay, tôi không hiểu được Linh mục của các ông đã đi tới sự chết với một vẻ bình tĩnh như thể họ đi ăn cưới vậy” (Parvillez, op. cit, tr 30). Trong đđám táng nha văn Balzac, nha văn hào Victor Hugo đã dõng dạc tuyên bố :”Không, tôi không chán lặp lại điều ấy, không, đó không phải là đêm tối, đó là ánh sáng. Đó không phải là tận cùng, đó chỉ là khởi nguyên. Đó không phải là hư vô, đó là vĩnh cửu”. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Người đời quan niệm rằng cuộc đời con người thường phải đi qua bốn giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử.: AnTáng 35
Người đời quan niệm rằng cuộc đời con người thường phải đi qua bốn giai đoạn là sinh,lão, bệnh, tử. Có sinh thì có diệt, không có cái gì vĩnh viễn trên đời này. Chính vì vậy, người xưa đã đặt một dấu hỏi :”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” : người ta xưa nay ai mà không chết. Biết bao đế quốc hùng mạnh, biết bao vĩ nhân lừng danh, biết bao anh hùng cái thế đã qua đi, có chăng chỉ còn trong sử sách. Người ta đã nhọc công đi tìm những phương pháp để làm cho cuộc sống trở thành trường sinh bất tử, nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm đã thất bại, con người đành phải bó tay trước cái định mệnh nghiệt ngã này. Người ta chỉ còn giương đôi mắt nhìn sự sống qua đi trong tiếc nuối : Thời gian rót từng giọt buồn tê tái, Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều. Con người bồi hồi xao xuyến : Tôi muốn tắt nắng đi Cho mầu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. (Xuân Diệu) Trong ngày thứ Tư lễ Tro, chúng ta đã từng hát :”Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro”. Con người được dựng nên từ tro bụi thì cũng sẽ phải trở về cùng tro bụi, điều đó không ai có thể thay đổi được, nhưng chỉ có một điều được an ủi là thân xác chúng ta tuy là tro bụi nhưng là tro bụi tuyệt vời, vì một ngày kia sẽ được cùng hồn sống lại để được hưởng vinh quang đời đời. Tuy nhiên, con người không phải chỉ có thân xác mà còn cả linh hồn nữa. Hồn xác hợp lại với nhau để làm nên một con người toàn vẹn. Số phận thân xác của con người là vậy, còn linh hồn thì sao ? Đối với một Kitô hữu thì linh hồn mới là quan trọng. Khi học về tứ chung, chúng ta được biết có bốn điều phải quan tâm ví nó có liên quan đến số phận của mỗi người, đó là sự chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Số phận sau cùng của chúng ta là thiên đàng hay hỏa ngục, tùy theo cuộc sống của mỗi người ở trần gian này. Muốn cho số phận sau cùng ấy được tốt đẹp, hằng ngày chúng ta hãy suy nghĩ đến sự chết và phán xét. Chính những suy nghĩ này sẽ chuẩn bị cho giờ chết của chúng ta.
Truyện : Một cuộc thách đố. Vị Linh mục ngồi tòa giải tội ngạc nhiên khi nghe những lời này :”Thưa cha, con không muốn xưng tội. Con vào đây vì có người đánh đố, họ sẽ phải trả cho con 500.000 đồng, nếu con dám vào tòa giải tội. Cha giải tội ngạc nhiên : - Con không biết phép giải tội là một bí tích à ? - Con biết chứ, nhưng con chẳng thắc mắc về điều này. Vị Linh mục cảnh cáo : - Chúa sẽ phạt con về sự diễu cợt đó. Anh thanh niên cười : - Con cũng chẳng quan tâm. Sau một chút suy nghĩ, vị Linh mục ôn tồn : - Thôi được, con đã chấp nhận cuộc thách đố, vậy con phải hoàn tất để thắng cuộc. Đây là việc đền tội của con : Hai tuần liền, mỗi tối con phải tự nói với mình câu này :”Một ngày nào đó tôi sẽ chết, nhưng tôi bất chấp. Một ngày nào đó tôi sẽ bị phán xét, nhưng tôi bất chấp”. Cậu ta tìm cách thoái thác, nhưng vị Linh mục khéo léo buộc cậu phải làm… Khi trở về với đám bạn, cậu ta nói về việc đền tội mà vị Linh mục kia dạy phải làm, thì lũ bạn đều nhất trí là : bắt cậu ta phải làm y như thế, thì mới được coi là thắng cuộc. Nhưng, mỗi đêm, cậu thấy càng lúc càng khó đọc những câu này. Chưa hết hai tuần, cậu đã trở lại tòa giải tội. Lần này không phải để giải quyết cuộc thách đốù, mà để giải quyết phần linh hồn của cậu : Cậu đã xưng tội rất thành khẩn (Theo GM Arthur Tonne).
II. MỌI NGƯỜI PHẢI BỊ PHÁN XÉT.
Quan niệm chung của mọi người.
Mọi người đều quan niệm rằng :”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” : việc lành việc dữ đều có quả báo, nghĩa là làm lành thì được thưởng, còn làm dữ thì phải phạt, theo đúng nguyên tắc “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”. Đây là một quan niệm rất phổ biến, không cần phải họ là những người có tôn giáo. Ngay từ xưa, người ta đã áp dụng nguyên tắc này cho những kẻ chết, đặc biệt cho các vị vua chúa của nước cổ Ai cập.
Truyện : Xử tội các vị vua. Người Ai cập cổ thời có một tục rất hay, khả dĩ nhắc cho các vị vua chúa biết rằng họ có nhiệm vụ, có bổn phận, họ không thể hành động theo sở thích hay lòng ham muốn riêng của mình; nhưng phải tự coi mình như là những người bảo vệ công lý và mưu cầu hạnh phúc cho thần dân. Mỗi khi có một vị vua băng hà, người ta đem bầy xác vị vua đó trên bờ một cái hồ ở nơi ranh giới của cõi sống và cõi chết. Tại đó, một tòa án được thiết lập và gồm có 43 viên thẩm phán. Một phát ngôn viên tiến ra và kêu lên trước xác chết :
Xin ông cho chúng tôi biết lúc sống ông đã làm những việc gì ?
Một ông bộ trưởng của vị vua quá cố, đứng lên thân oan cho nhà vua và kể lại những công trạng của nhà vua lúc sinh thời, những lệ luật đã ban hành, những ích lợi đã đem lại cho dân. Đoạn, một người dân có thể đứng ra kết tội nhà vua và tự do kể lể trước mặt 43 vị thẩm phán những điều mình oan ức muốn phàn nàn. Tòa cân nhắc công và tội của nhà vua. Nếu xét ra tội nhiều hơn công, tòa kết án nhà vua. Người ta đem bôi lọ tên tuổi của vị vua đó đi, ghi vào trong sử sách, còn xác nhà vua thì, trước kia được kính trọng như một vị thần minh, bây giờ không được chôn cất, sẽ đem vứt ra bờ bãi để cho diều tha, quạ mổ (Vũ Bằng, Đông Tây cổ học tinh hoa, 1969, tr 18).
2. Theo quan niệm thông thường. Theo quan niệm thông thường của người Kitô hữu, khi linh hồn lìa khỏi xác thì phải đến trình diện Chúa Giêsu. Ngài sẽ phán xét về mọi công việc của người ấy từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, không có một việc nào bị bỏ sót. Chúa sẽ cân nhắc tội phúc và quyết định số phận của người ấy : hoặc là vào thiên đàng, hoặc là vào hỏa ngục hay lửa luyện ngục. Như vậy, mọi người coi việc xét xử này như hình thức một tòa án. 3. Theo quan niệm Đức Hồng y Billot. Theo chủ trương của Đức Hồng y Billot thì “ngay khi linh hồn lìa khỏi xác, trong phút chốc thì cuốn sách lương tâm liền mở ra, làm cho ta nhận thức ngay một trật về toàn bộ các việc ta đã làm khi còn sống”. Chính ta sẽ phán xét ta, bởi tình trạng quá hiển nhiên công khai không thể chối cãi được. Công trạng và lỗi lầm sẽ xuất hiện trước mắt ta trong ánh sáng chói lọi, đồng thời cũng cho thấy những phần thưởng và hình phạt tương xứng với ta. Như thế, chính ta sẽ tuyên án cho ta và quan tòa khoan dung hay khắc nghiệt không có gì ảnh hưởng đến bản án đó, thiên thần và quỉ dữ có trổ tài hùng biện cũng không thể thay đổi bản án đó (Parvillez, Niềm vui trước sự chết, tr 57).
4. Nhưng Thiên Chúa yêu thương và khoan dung Trong thánh lễ an táng, chúng ta hát thánh vịnh đáp ca : Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, Ngài đại lượng và chan chứa tình thương, Ngài không xử với ta như ta đáng tội Và không trả cho ta theo lỗi của ta. (Tv 102,8-10) Tư tưởng của bài Thánh vịnh này làm cho chúng ta được tràn đầy an ủi vì Chúa luôn thương yêu ta, tuy ta có lỗi thật nhiều nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ, Ngài không xử với ta như ta đáng tội. Tuy ta tự lên án cho mình, nhưng Chúa cũng giúp chúng ta bớt khắt khe với mình để tự giảm án cho ta.
III. CHUẨN BỊ CHO GIỜ PHÁN XÉT. 1. Phải lo cho tương lai. Những người khôn ngoan phải luôn biết lo xa. Chẳng những phải lo cho cuộc sống của mình trong hiện tại mà còn phải lo cho cả tương lai, nghĩa là phải sống làm sao để khi đã chết rồi mà vẫn còn danh thơm tiếng tốt như người ta nói : Người đời hữu tử hữu sinh, Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm. (Ca dao) Hoặc: Hổ tử lưu bì : Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Cổ nhân cũng đã khuyên bảo mọi người phải biết lo xa để tránh những hậu quả xấu có thể xẩy ra. Chữõ “lo xa” đây cũng có nghĩa là phải để lại danh thơm tiếng tốt : Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu. Người không biết lo xa, ắt phải buồn gần. (Luận ngữ)
2. Gieo giống nào gặt giống ấy. Sự sống và tình yêu vĩnh cửu của con người chỉ có thể có nếu chúng đã được gieo trong tại thế này, và sự gieo trồng ấy dĩ nhiên phải qua giai đoạn quyết liệt là hạt giống cần phải thối rữa, cần phải chết đi, nghĩa là phải “hết hiện hữu là hạt giống”. Nhưng công việc trồng cấy đó cần đến yếu tố thời gian : Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc Thập niên chi kế mạc như thụ mộc Bách niên chi kế mạc như thụ nhân. Người ta chỉ có gặt khi có gieo, và ai gieo giống nào thì gặt giống đó : gieo giống tốt thì gặt lúa tốt, gieo giống xấu thì gặt lúa xấu. Kẻ chỉ say sưa cuộc đời và tình yêu tại thế sẽ chẳng gặt được sự sống và tình yêu trong Nước Chúa, bởi lẽ họ đã không gieo. Chỉ có những ai biết sống, biết yêu trong đời này, nhưng vẫn khao khát sự sống và tình yêu đời đời, chỉ những người đó mới thấy viên mãn của sự sống và tình yêu Thiên Chúa. (Thiện Cẩm, báo Nhà Chúa, số 8, 4/1968, tr 21)
3. Phải xét mình hằng ngày. Muốn chuẩn bị cho ngày ra đi vĩnh viễn, ta phải xét mình hằng ngày để biết mình đang sống như thế nào. Phải biết mình thì mới điều chỉnh con người của mình được. Chúng ta phải bắt chước ông Trình Tử mà nói :”Nhất nhật tam tỉnh ngô thân” : mỗi ngày ta phải xét mình ta ba lần. Trên những tầu buôn qua Đại tây dương, người ta có thói quen bắt một thủy thủ lên chòi canh, nhìn tứ phía, lúc mặt trời sắp lặn, trước khi hành khách vào khoang ngủ. Sau khi quan sát chung quanh kỹ lưỡng, người thủy thủ đó hô ta :”Bình yên cả – Các ngài yên trí đi ngủ”. (Tihamer Toth, Chí khí người thanh niên, tr 170) Cần phải xét mình để nhắc nhở cho mình sống tốt để khỏi bị phàn nàn. Một vị nhà Nho kể lại : thời xưa, có câu :”Tức vị tri quan” : nghĩa là khi một nhà vua lên ngôi, thì trước tiên phải làm một quan tài và đặt kế cạnh phòng vua ngủ, mục đích là để vua luôn luôn nghĩ đến sự chết, và nhận thức rằng danh vọng một ngày kia sẽ qua đi. Trong tinh thần phải xét mình để biết sống tốt, tôi xin giới thiệu một cuốn sách cổ đã đưa ra những phương thế để giúp chúng ta dọn mình chết lành và được hạnh phúc đời đời : - Muốn có hạnh phúc trong một ngày ? Hãy mua một chiếc áo mới. - Muốn có hạnh phúc trong một tuần ? Hãy giết một con heo. - Muốn có hạnh phúc trong một tháng ? Hãy được một vụ kiện. - Muốn có hạnh phúc trong một năm ? Hãy cưới vợ lấy chồng. - Muốn có hạnh phúc cả đời ? Hãy sống làm người tử tế . - Muốn có hạnh phúc đời đời ? Hãy làm người có đạo tốt. (T. Toth – Phêrô Thông, Tôn giáo với thanh niên, 1949, tr 268) Muốn có một giờ chết tốt lành, muốn có một lương tâm bình tĩnh để ra trước tòa Chúa phán xét, ta hãy nghĩ về sự chết. Nghĩ về sự chết không làm cho chúng ta bi quan nhưng là làm cho chúng ta tin chắc rằng mình đang đi đúng hướng, mình đang đi đến phần rỗi, như thế nghĩ tới sự chết càng làm cho chúng ta vững tâm để sống.
Truyện : Nhạc sĩ Mozart và sự chết. Mozart, một nhạc sĩ danh tiếng Âu châu, từ trần vào năm 35 tuổi, đã viết : “Suy nghĩ cho kỹ thì sự chết là cùng đích của cuộc sống. Từ nhiều năm tôi đã quen thân với cái chết, người bạn của tôi, đến nỗi hình bóng sự chết không còn là một điều làm tôi sợ hãi, mà trái lại không có gì êm dịu và an ủi hơn. “Tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi nhận biết sự chết như chìa khóa mở hạnh phúc đích thực. Không khi nào tôi đặt mình xuống giường mà lại không nghĩ là ngày mai tôi sẽ chẳng dậy được nữa. Tuy nhiên không ai trong số những người quen biết tôi có thể nói được rằng ý nghĩ về cái chết đã làm cho tôi lo buồn. Tôi cảm ơn Chúa mỗi ngày vì đã ban cho tôi hạnh phúc đó và tôi thành thực cầu chúc mọi người anh em tôi được như vậy”. Ước gì chúng ta có một tinh thần vui tươi như Tú Mỡ. Ông là một thi sĩ trào phúng luôn có tinh thần lạc quan, biết đem niềm vui đến cho đời. Ông tự hào về cuộc sống trong tuổi già của ông vì ông đã được mãn nguyện. Chớ gì chúng ta cũng có một đời sống tươi đẹp trước mặt Chúa, không có điều gì phải phiền trách và chỉ mong chờ được về bên Chúa để được lĩnh phần thưởng đời đời trên thiên quốc. Rồi vùn vụt đến ngày tuổi tác, Đến khi ta tóc bạc da mồi. Vuốt râu ôn lại sự đời, Đời ta đầy đủ, thảnh thơi tự hào. (Tú Mỡ, Giòng nước ngược) Hy vọng rằng chúng ta sẽ kết thúc cuộc đời không phải với những chiến công hiển hách, với những công trình vĩ đại, với tiếng tăm lừng lẫy, nhưng chỉ với những công việc tầm thường nhưng được làm với một lòng mến lớn lao như thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã làm theo nguyên tắc “Communia, non communiter” : làm việc tầm thường với một cung cách khác thường: “Thiên Chúa không tìm những huy chương hay bằng cấp chúng ta đạt được, nhưng Ngài đếm những vết sẹo trong cuộc đời của chúng ta”(Elbert Hubbard). Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe thuật lại câu chuyện người phú hộ kia không biết dùng của cải ở đời : AnTáng 36
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe thuật lại câu chuyện người phú hộ kia không biết dùng của cải ở đời này, ông là người keo kiệt, không biết mở rộng lòng ra mà giúp đỡ người nghèo khó. Vì thế, khi chết đi, ông sẽ ra đi với hay bàn tay trắng và còn bị khốn khổ ở đời sau. Dụ ngôn này gợi ý từ hình ảnh quen thuộc trong xã hội Do thái lúc bấy giờ : Một xã hội có những người giầu sống tách biệt với người nghèo. Người giầu trong dụ ngôn thường xuyên đầy đủ của cải, nhưng không phải do những lối làm ăn bất chính, cũng như ông không tiêu xài của cải vào việc bất chính như ăn chơi, xa xỉ. Ông chỉ lo sống như những người giầu khác vào thời ông : ăn mặc sang trọng, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ở đây cho thấy người giầu có này không xấu về phương diện tiêu cực như làm giầu cách bất công và tiêu xài của cải cách bất chính để gây ra tội lỗi. Nhưng đối nghịch với hình ảnh người phú hộ là hình ảnh Lazarô nghèo khó. Ông là người hành khất kém may mắn, đầy bệnh hoạn, tứ cố vô thân… Ông cần sự giúp đỡ của người giầu nhưng không được. Sau cùng cả hai người cùng chết. Cái chết san bằng sự chênh lệch của mọi người. Tuy nhiên, hậu quả của cái chết khác nhau tùy theo cách sống của mỗi người khi còn sống. Ở đây, người giầu, vì đã không biết sử dụng của cải để bố thí cho người nghèo theo lời khuyên của lề luật và các tiên tri (x. Lc 16.9-14; 20,17; Mc 7,9-13), vì thế ông bị cực hình trong hỏa ngục. Còn cụm từ “Được đem đi chôn” có ý nói người giầu có này lúc chết bị chôn vùi xuống đất mà không mang của cải đi theo mình được. Đúng là ra đi với hai bàn tay trắng !
II. HÀNH TRANG VÀO ĐỜI SAU. Trong băng nhạc “50 năm đời vẫn hát” của Khánh Ly, người giới thiệu bài hát đầu tiên là nhạc sĩ Trịnh công Sơn. Ông nói đến sự quan trọng của việc “Sống tử tế với nhau” bằng “một tấm lòng tốt”. Theo ông thì nếu không có “tấm lòng tốt” đó, ông đã không tồn tại cho đến nay. Bài hát kết thúc băng nhạc là bài “Những gì đem theo vào cõi chết” của Phạm Duy. Bài này có mấy câu như sau : Rồi mai đây tôi sẽ chết, Trên đường về nơi cõi hết, Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ? *** Rồi mai đây tôi hóa kiếp, Trong lòng còn bao luyến tiếc, Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ? Theo hai nhạc sĩ đó, chúng ta có thể nói rằng, nếu có được tấm lòng tốt với nhau thì chỉ cần đem tấm lòng đó vào cõi chết là đủ rồi. Cái chết sẽ cướp đi của con người tiền bạc, danh vọng, địa vị, thân xác, nói chung là những gì không vĩnh cửu. Nhưng một “tấm lòng tốt” thì muôn đời sẽ không bao giờ sợ mất mát trước giờ chết. Tất cả những cái tốt họ đạt được đều dễ dàng mang theo vào cõi chết… Đấy là những trăn trở của những người không phải là Kitô hữu. Đây là những suy tư đáng cho chúng ta phải suy nghĩ. Còn chúng ta, những người Kitô hữu, chúng ta phải nghĩ gì về hành trang của chúng ta khi bước vào cõi đời sau ?
Những gì người ta mang theo.
Khi chết người ta chẳng mang theo được cái gì. Đấy là quan niệm bình dân và phổ biến. Đấy là kinh nghiệm của người trí thức cũng như của những người ít học. Tư tưởng này đã được những người bình dân đặt vào trong câu ca dao thật ý nghĩa : Vua Ngô băm sáu tàn vàng, Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. Chẳng thế mà, đại đế Alexandre, sau khi đã chinh phục được một số nước Phi châu, Âu châu, các nước Cận đông và gần nửa Á châu, trước khi chết đã trối lại : phải để bàn tay phải của ngài ra ngoài quan tài, để mọi người biết rằng, khi bỏ cõi đời này, một vị vua giầu sang, uy quyền đến thế, mà cũng không mang theo được gì. Người ta cũng thấy ghi khắc trên bia mộ của một người câu sau đây : Những gì tôi đã tiêu dùng thì đã mất, Những gì tôi đang có, tôi phải nhường lại cho kẻ khác, Chỉ những gì tôi đã cho đi, sẽ mãi mãi là của tôi. Bà hoàng hậu nước Pháp ngày xưa, Anne d’Autriche, một hôm mời thánh Vincent de Paul tới hoàng cung và rưng rưng nước mắt nói :”Từ lúc còn là công chúa thơ ngây, cho đến nay là một hoàng hậu già nua tuổi tác, đầu nặng trĩu vinh quang vàng ngọc, nhìn lui lại tôi chỉ thấy đời là một giấc chiêm bao trống rỗng”. Bà hoàng hậu này đã có cái nhìn kinh nhgiệm và sâu sắc về đời người. Có lẽ bà cũng đồng ý với một thi sĩ Việt nam mà nói lên : Đời tôi là giấc mộng tàn Tình tôi là chiếc lá vàng chơi vơi ! (Lê văn Tất)
Truyện : Con chồn và vườn nho. Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách : đó là nhịn đói để gầy bớt đi. Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Nhưng sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám phá ra rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗng hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa. Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ :” Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi để làm gì ? Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai bàn tay trắng”. Khi bước vào trong trần thế này, chúng ta muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Thế nhưng, khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đành phải ra đi với hai bàn tay trắng. Lời lãi cả thế gian này để được ích lợi gì ? Xuất thân từ bụi đất, chúng ta cũng chỉ trở về với đất bụi thôi. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới tồn tại muôn đời. Điều đó không đáng cho chúng ta tìm kiếm sao ?
Những gì người ta để lại.
Ở một địa điểm du lịch ở Ý, có một khu đặc biệt lôi kéo sự chú ý của mọi người. Du khách thán phục nhìn những tòa nhà, những khu vườn lộng lẫy treo lửng lơ như những tổ chim dọc theo dốc đá thẳng đứng. Đúng ngay cổng vào, người ta đọc thấy từ La tinh RELINQUENDA, có nghĩa là “NHỮNG VẬT PHẢI ĐỂ LẠI”. Không biết là người chủ, người thiết kế hay một người nào đó, đã cho đặt bảng chữ này để nói lên một triết lý sống bao hàm ý nghĩa về sự chết – mà không có ý nghĩa ấy thì sự sống trở thành vô nghĩa. Một minh tinh màn bạc nổi danh sắp chết đòi chị giúp việc phải bầy ra hết những món nữ trang mà các nhà quyền quí đã tặng cô trong những lần biểu diễn, lên một tấm mền nhỏ. Nhìn những viên kim cương lóng lánh, cô than thở :
Tôi phải bỏ lại tất cả những thứ này sao ?
Đúng, cô phải bỏ tất cả những thứ ấy lại. Cô hãy nhớ đến những lời cảnh cáo của Chúa Giêsu : “Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi săm sẵn đó sẽ về tay ai” (Lc 12,20) ?
Truyện : Lợi lộc để lại cho ai ? Thời Đông Châu mạt, nước Tề có tướng quốc Điền. Điền Anh ấp phong rộng rãi, vàng bạc đầy kho. Điền Anh vẫn ham thích tích của thêm để lại cho con cháu. Họ Điền có đứa con nhỏ lúc đó lên 5, 7 tuổi, một bữa hỏi cha :
Phụ thân ơi ! Phụ thân gọi con đây là gì ?
Điền Anh cười đáp :
Gọi mày bằng con chứ bằng gì ?
Bẩm thế con của con là gì ?
Là cháu.
Thế con của đứa cháu là gỉ ?
Chắt
Dạ, vậy con của chắt là gì ?
Chít
Bẩm con của chít là gì ?
Điền Anh bí quá, đáp :
Chịt.
Vậy con của chịt ?
Điền Anh tắc kỳ ngôn lộ. Điền Văn mới cười đáp : - Thế mà cha còn ham làm giầu để của lại cho những kẻ mà chính cha cũng không biết gọi là gì nữa, tưởng thật vớ vẩn ! Nay trong họ Điền, trong nước Tề, trong thiên hạ, hiện còn bao kẻ chẳng có đồng nào, trên đời còn bao chuyện cần thiết, sao cha không đem của cải ra dùng ? Đấy cũng chỉ là anh em con cháu trước mắt thôi.
3. Những gì còn lại cho người ta.
Những Việc Lành.
Lời Chúa phải vang vọng trong tâm hồn chúng ta, mỗi khi chúng ta đọc lại lời cảnh cáo của Chúa :”Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì người ta nào có ích lợi gì” ? Câu này đã khiến Phanxicô Xaviê bỏ mọi sự để đi theo Chúa, thành một nhà truyền giáo nhiệt tình. Mỗi người chúng ta hãy duyệt lại xem mình đang tìm kiếm những gì ở đời này (quyền lợi, thú vui, danh vọng…) Rồi nghĩ tới ngay mình nhắm mắt ra đi. Lúc đó mình sẽ mang theo được những gì ? Người kia có ba người bạn. 2 người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia ông bị tòa bắt xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ. Người thứ nhất từ chối ngay, viện cớ bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba tuy không được ông yêu thích nhưng tỏ rất trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa. Người bạn thứ nhất là tiền bạc. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là bà con bạn hữu. Họ khóc lóc đưa ta đến huyệt rồi về. Người bạn thứ ba là các Việc Lành. Chúng theo ta đến tòa phán xét, biện hộ cho ta, và đưa ta vào cửa thiên đàng.
Những việc từ thiện bác ái.
Khi ra đi, chúng ta phải để lại tất cả, chỉ có thể mang đi theo các công phúc tức là các Việc Lành chúng ta đã làm khi còn sống. Có lẽ các việc lành đó qui về việc từ thiện bác ái. Sở dĩ chúng ta dám nói như vậy, bởi vì trong ngày phán xét, Chúa sẽ nói với người lành cũng như kẻ dữ một câu, mà sự khác nhau chỉ là người có làm hay không . Chúa nói với kẻ lành :”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(Mt 25,34-36). Một người cố gắng sống trinh khiết đẹp lòng Chúa và rất tự hào về đời sống thanh tịnh của mình. Một đêm kia, họ nằm mơ thấy như thế này : họ chết và lên trình diện Chúa. Họ giơ hai tay trinh sạch lên trình diện Chúa để Chúa thưởng. Thật thế, Chúa khen hai bàn tay trắng trẻo xinh đẹp nhưng rỗng tuếch vì chưa dùng bàn tay để giúp ích cho ai cả. Cuộc đời chóng qua, chúng ta hãy bắt tay vào việc ngay để sắm sẵn cho mình một số hành trang để đến trình diện Chúa. Chúng ta hãy suy gẫm một bài thơ cổ : “Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười tôi khóc, thì lúc đó thấy thời gian bỏ tôi. Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ. Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy. Cuối cùng, khi tôi bước vào tuổi chín mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay. Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất. Ôi, lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa”. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Chúa, có mấy người Hy lạp muốn gặp Chúa Giêsu: AnTáng 37
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Chúa, có mấy người Hy lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Họ nhờ ông Philipphê làm môi giới và ông đã cùng ông Anrê đưa họ đến trình diện Ngài. Ôâng Gioan không cho chúng ta biết kết quả việc mấy người Hy lạp gặp Chúa Giêsu như thế nào, chúng ta không biết gì hết vì các người Hy lạp không được Chúa Giêsu trả lời trực tiếp, nhưng nhân dịp này Chúa Giêsu trả lời cho các môn đệ :”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,23). Giờ của Chúa Giêsu là giờ nào ? Theo ý Ngài, giờ vừa là sự chết vừa là sự tôn vinh để diễn tả sự phong phú từ cái chết của mình được mời gọi tiến đến vinh quang. Chúa Giêsu đi từ dụ ngôn ngắn gọn, quen thuộc ở nơi thôn dã về hạt lúa cần phải được mục nát đi để mang lại nhiều hoa trái. Sự tương phản mà Chúa Giêsu đưa ra, ở giữa chết hoặc sống ít hơn là giữa chết hay mang lại nhiều hoa trái. Cũng như hạt giống, Chúa Giêsu cần phải được gieo vào lòng đất, chết đi, nhờ đó mang lại hoa trái cho mọi người. Cái chết của Chúa Giêsu không chỉ là một sự bắt buộc phải kinh qua để tiến tới vinh quang mà còn là điều kiện để khai sinh và phát triển Giáo hội. Người Kitô hữu chúng ta cũng phải đi theo con đường ấy vì như thánh Phaolô đã nói với tín hữu Philipphê:”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Ngài còn nói thêm :”Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”(2Cr 5,1). Muốn được về Quê trời, muốn được về với Chúa thì điều kiện cần thiết là phải lìa bỏ thân xác này là nơi giam hãm linh hồn chúng ta :”Và chúng ta biết rằng : ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa… và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa”(2Cr 5,6.8). Vì vậy, việc từ giã cõi đời này tiến sang đời sau không phải là đi vào hư vô mà là đi vào một đời sống hoàn hảo hơn. Do đó, chết là điều kiện cần thiết cho cuộc đi về :”Sinh ký tử qui”, đi về quê hương vĩnh cửu ở trên trời.
II. TRIẾT LÝ TỬ VONG Người đời thường nói :”Sống ở nhà, già ở mồ” hay “Sống cậy nhà, già cậy mồ’(tục ngữ) người ta có ý nói nhà ở lúc sống, mồ mả lúc chết là những chuyện rất quan trọng đối với con người Việt nam. Chữ “già” ở đây có nghĩa là chết theo ý nghĩa sinh, lão, bệnh, tử. Con người càng sống lâu càng già đi và già thì sinh bệnh tật rồi chết. Tư tưởng trên còn được soi sáng thêm bằng một câu tục ngữ khác : “Sống về mồ về mả, Chẳng ai sống về cả bát cơm”. Đây là một quan niệm mê tín : người ta làm ăn phát đạt là nhờ mồ mả cha ông chôn cất nơi có địa thế tốt, kết phát. Vì vậy, người ta rất chú trọng vào việc chôn cất người chết theo địa thế đất, theo phương hướng, ngày giờ và bao nhiêu kiêng kỵ khác. Tuy là một quan niệm sai lầm nhưng nó cũng nói lên một mối ưu tư : mọi người sẽ phải chết và phải chuẩn bị cho ngày đó :”sống cái nhà, già cái mồ”. Phải làm sao cho mồ mả được thích hợp để đem phúc lộc đến cho con cháu, vì tuy ông bà cha mẹ đã chết nhưng vẫn còn liên hệ đến con cháu. Như vậy, đây được coi như một triết lý tử vong của người dân quê mộc mạc chất phác. Triết lý tử vong có tương quan mật thiết với triết lý nhân sinh : sinh ký tử qui. Triết lý tử vong đem lại cho chúng ta tất cả những giáo huấn khôn ngoan, những hứng khởi sáng suốât về cuộc đời. Thành thử nếu đích thực là “sống khôn chết thiêng” thì cũng đích thực là “triết lý tử vong chi phối triết lý nhân sinh”, vì chỉ ai muốn chết thiêng thì mới biết sống khôn.
III. SỐNG KHÔN CHẾT THIÊNG Câu tục ngữ “Sống khôn chết thiêng” muốn nói với chúng ta rằng : ai sống lành cũng sẽ chết lành, ai sống dữ cũng sẽ chết dữ. Đấy là quan niệm chung của mọi người bởi vì tự thâm tâm ai cũng phải công nhận “Sống sao chết vậy”. Khi còn sống cái cây đã nghiêng về phía nào thì khi chết cái cây cũng đổ về phía đó. Vì vây, ai cũng muốn chết lành, mà muốn chết lành thì phải sống lành, sống cho tốt. Đây là một cách dọn mình hoàn hảo và đúng đắn mà chúng ta hay khuyên bảo người khác. Chúa Giêsu đã không phán :”Hãy dọn mình chết”, nhưng phán rằng :”Hãy sẵn sàng” (Mt 24,44), nghĩa là hãy luôn luôn chuẩn bị cho cuộc kinh qua này, chúng ta phải sống như thể đã chết (x.Cl 3,3). Ngày nào cũng phải sống như thể là ngày cuối cùng của cuộc đời. Thánh Grêgôriô Cả đã nói :”Sở dĩ Chúa muốn giữ kín giờ sau hết của chúng ta , là để chúng ta không dự đoán được, thì ngày nào cũng phải sống như ngày cuối đời” (Homelia 13 in Evang). Khi người bị án tử hình biết được là đơn xin ân xá của mình đã bị bác bỏ, và không bao lâu nữa mình sẽ bị hành quyết, tất nhiên người bất hạnh ấy không còn nghĩ đến cuộc đời sắp tàn, đến thế gian, đến sự vật và người nào trên đời, là những thứ không còn ý nghĩa gì đối với mình nữa, cũng không còn nghĩ đến việc phạm tội nữa. Cũng vậy, vì nghĩ rằng ngày nào cũng có thể là ngày cuối đời, nên chúng ta cũng phải thoát ly cuộc đời, thoát ly mọi sự, nhất là thoát ly và xa lánh những gì liên quan đến tội lỗi. Chính Chúa Giêsu cũng phòng ngừa chúng ta khỏi điều mà những người thời ông Noe làm, ấy là “họ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho đến ngày ông Noe vào tầu và hồng thủy đến mà tiêu diệt họ hết thảy. Cũng như vào thời ông Lót, thiên hạ cứ ăn uống, mua bán, trồng tỉa; nhưng ngày ông Lót ra khỏi Sôđôma, thì tự trời mưa lửa và diêm sinh xuống mà tiêu diệt họ hết thảy”(x. Lc 17,26-29)
IV. MUỐN SỐNG KHÔN CHẾT THIÊNG. Phương pháp chuẩn bị hay nhất là hãy sống giây phút hiện tại. Chúng ta bước vào thời gian ngay lúc vừa mở mắt chào đời, và ra khỏi đó khi giờ chết đến. Khi suy nghĩ về thời gian, ta thường gặp một cám dỗ chính đó là thái độ thoái thác. Tất cả chúng ta quen cái khuynh hướng nhắm tới tương lai hay quay về với quá vãng một cách thái quá. Do đó, ta trở nên những kẻ bạo tợn hoặc nản lòng. Một thanh niên đã nói :”Lúc này tôi cứ ăn chơi cho đã… sau này sẽ sống nghiêm túc hơn”. Một ông già, với quá khứ rỗng không và tràn đầy tội lỗi, đã kêu lên :”Giờ này thật đã quá muộn ! Tôi đã làm hỏng mất cuộc đời”. Không khi nào quá sớm, không bao giờ qúa muộn… giây phút hiện tại là hồng ân cần nắm giữ. Đó là giây phút cứu độ. Bí quyết thành công của con người, của ơn Chúa, là can đảm và tin tưởng chấp nhận thời gian trước mắt. Thời gian hiện tại sẽ đáp ứng nhu cầu thiêng liêng và trần thế của ta cách thích đáng hơn. Nhờ đó, ta đón nhận từng giọt sự sống và tìm cách làm phong phú đời mình. Phương thế hữu hiệu để khỏi làm hỏng đời mình, là dù lúc nào, tuổi nào, ta cũng dính kết trọn vẹn vào giây phút hiện tại, như chốt cắm điện dính liền với dòng điện, để phát tỏa ánh sáng và sức mạnh (Charles Lebrun, Vượt qua cõi hồng trần, tr 24). Cuộc sống là một cuộc hành trình đi về quê trời, cuộc hành trình ấy chấm dứt sớm hay muộn không ai biết, chỉ biết chắc một điều là có ngày chấm dứt, ngày đó là giờ chết. Vậy trong cuộc hành trình đó chúng ta đem theo được những gì ? Hành trang đem theo là những gì ? Kiếp ngắn dài, một mộ bia Xoay vần cát bụi ngày lìa dương gian. Dừng chân đếm túi hành trang Những gì còn lại chuỗi vàng lời kinh. “Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì người ta nào có ích lợi gì” ? Câu này đã khiến cho Phanxicô Xaviê bỏ mọi sự để đi theo Chúa, thành một nhà truyền giáo nhiệt tình. Mỗi người chúng ta hãy duyệt lại xem mình đang tìm kiếm những gì ở đời này (quyền lợi, thú vui, danh vọng…) Rồi nghĩ tới ngày mình nhắm mắt ra đi. Lúc đó mình sẽ mang theo được những gì ?
Truyện : Ba người bạn. Người kia có 3 người bạn, 2 người trước là bạn rất thân, người thứ ba thương thường vậy thôi. Ngày kia, ông bị tòa bắt xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ. Người bạn thứ nhất từ chối ngay, viện cớ bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba tuy không được ông yêu thích nhưng tỏ ra trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa. Người bạn thứ nhất là Tiền bạc. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là Bà con Bạn hữu. Họ khóc lóc đưa ta đến huyệt rồi về. Người bạn thứ ba là các Việc lành, chúng theo ta đến tòa phán xét và đưa ta vào cửa thiên đàng. Chúa sẽ xem xét đến cả hành trang của chúng ta. Nếu hành trang của chúng ta chỉ toàn những việc lành qui hướng về mình thì cũng chưa đủ, mà còn phải qui hướng về tha nhân nữa. Một người cố gắng sống trinh khiết đẹp lòng Chúa và rất tự hào về đời sống thanh sạch của mình. Một đêm kia, họ nằm mơ thấy như thế này : họ chết và lên trình diện Chúa. Họ giơ hai tay trinh sạch lên để trình diện Chúa để Chúa thưởng. Thật thế, Chúa khen hai bàn tay trắng trẻo xinh đẹp nhưng rỗng tuếch vì chưa dùng bàn tay để giúp ích cho ai cả… Một y sĩ nổi danh nói rằng :”Một người có thể sống mạnh khỏe đến 81 tuổi”. Dĩ nhiên với điều kiện là người ấy phải là người bình thường. Y sĩ này còn nói thêm :”Mặc dù người ta có thể tìm ra được thuốc chữa cho những căn bệnh giết người, như ung thư hay cứng động mạch, thì thiên nhiên sẽ buông một cú đánh cuối cùng, cái mà người ta gọi là “chết” ! Đúng vậy, sau cùng mọi người đều phải chêt. Mỗi người chỉ chết có một lần nhưng phải chuẩn bị cho lần chết ấy. Do đó, ta phải “tập chết” mỗi ngày để cho lần chết thật đó phải đẹp, có ý nghĩa và hoàn hảo. Các cha có lệ tĩnh tâm hàng tháng và các cha hay nói là dọn mình chết lành, có khi nói đùa là “tập chết”. Cha dặn cậu giúp lễ coi nhà để cha đi tập chết. Khi khách đến hỏi cha xứ, cậu giúp lễ trả lời tỉnh bơ :Thưa ông, cha xứ đi tập chết”. Người khách ngẩn ngơ, không hiểu !!! Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 61,2) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Sau khi Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng về vấn đề ham mê của cải (Lc 12,13-22), hãy tin vào Chúa: AnTáng 38
Sau khi Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng về vấn đề ham mê của cải (Lc 12,13-22), hãy tin vào Chúa quan phòng (Lc 12,22-32) và hãy tích trữ của cải cho đời sau (Lc12,33-34), trong bài Tin mừng này Chúa Giêsu dạy về việc phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để bước vào sự sống đời sau. Chúa dạy :”Anh em hãy thắt lưng… Hãy làm như những người đợi ông chủ đi ăn cưới về”(Lc12,35-36). Tại sao Chúa Giêsu lại dạy các môn đệ phải bắt chước cách thức người đầy tớ đợi ông chủ đi ăn cưới về ? Theo tục lệ người Do thái, tiệc cưới kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa. Người đầy tớ ấy “phải thắt lưng cho gọn” và “cầm đèn cháy sáng trong tay” có nghĩa là phải ở trong tư thế làm việc, chờ đợi ông chủ về để soi sáng cho ông vào nhà. Nếu vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ cho biết chủ về sắp tới là mau mắn làm việc và phục vụ ngay. Như vậy, tỉnh thức và sẵn sàng trong tư thế “thắt lưng” và “thắp đèn” là việc đầy tớ phải sẵn sàng nghênh đón ông chủ và chờ đợi phần thưởng ông chủ ban cho. Lời Chúa được ngỏ với con người xuyên qua cuộc sống mỗi ngày, nên cũng luôn mang tính bất ngờ. Chính trong những cái thường nhật, nhỏ bé, độc điệu mỗi ngày, con người được mời gọi để nhận ra lời ngỏ của Chúa. Chính trong những cái bất ngờ của cuộc sống mà con người được mời gọi để nhận ra tiềng Ngài… Xin Ngài cho chúng ta luôn có đôi mắt rộng mở để nhìn thấy Ngài trong từng biến cố của cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta đôi tai tinh tường để biết lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài trong từng phút giây cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta quả tim và đôi tay rộng mở để biết chia sẻ cho tha nhân là hiện thân của Ngài (Trích Mỗi ngày một tin vui).
II. CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI Cách đây hơn một trăm năm, khi đường sắt vừa mới được phát minh, nhu cầu đi lại mỗi lúc một tăng, một văn sĩ nọ, trong quyển lịch sử của xe lửa và đường sắt, đã ghi ra một số chỉ dẫn cho hành khách. Trong một chương có tựa đề:”Những lời khuyên trước khi lên đường”, ông đưa ra vài căn dặn như sau :”Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, hành khách nên quyết định : mình sẽ đi đâu, sẽ lên chuyến xe lửa nào và ở đâu, tại nơi nào sẽ đổi tầu…” Trong một đoạn khác, ông nhắc nhủ hành khách như sau :”Khuyên quý khách mang theo hành lý càng ít bao nhiêu càng tốt… Riêng với các bà, các cô, không được phép mang quá ba hành lý và năm gói nhỏ”. Những lời khuyên trên đây xem chừng như không có chút giá trị nào đối với hệ thống đường sắt hiện tại ở Việt nam ngày nay. Người ta đã có những xe lửa hiện đại, rộng rãi, không phải chen chúc nhau như hồi xưa nữa và đem theo hành lý nhiều hay ít cũng không thành vấn đề nữa.Nhưng dù thanh thản trong một con tầu tiện nghi, hay chen chúc nhau trong một wagon chật hẹp bẩn thỉu mỗi khi bước vào xe lửa, ai trong chúng ta cũng được mời gọi để tưởng nghĩ đến chuyến đi của cuộc đời… Đời cũng là một chuyến đi. Bước lên chiếc xe lửa của cuộc đời, ai trong chúng ta cũng được mời gọi để chuẩn bị cuộc hành trình bằng một số câu hỏi cơ bản : Tôi sẽ đi về đâu ? Tôi phải mang những gì cần thiết trong cuộc hành trình. Trên một số tuyến đường liên tỉnh tại Phi luật tân, thỉnh thoảng hành khách có thể đọc được một bảng hiệu có thể làm cho họ phải giật mình suy nghĩ : có thể đây là chuyến đi cuối cùng của bạn. Thật ra, ít có ai khi lên đường, lại có ý nghĩ ấy. Có lẽ người ta nghĩ đến công việc, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những thú vui đang chờ đợi hơn là phải dừng lại với ý nghĩ của một cái chết bất ngờ. Thái độ khôn ngoan nhất mà Chúa Giêsu thường lặp lại trong Tin mừng của Ngài, đó là :”Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào”. Con người sinh ra để chết. Nói như thế không hẳn là một phát biểu bi quan về cuộc đời, mà đúng hơn là một cái nhìn trong suốt về hướng đi của cuộc đời. Giả như ai trong chúng ta cũng biết rằng : công việc ta đang làm trong giây phút này đây là công việc cuối cùng trong cuộc đời, thì có lẽ mọi việc đều có một ý nghĩa và một mục đích khác hẳn (Đức Ôâng Nguyễn văn Tài).
III. CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG. Đời là một cuộc hành trình, mà cuộc hành trình nào cũng phải chấm dứt, nhưng cuộc hành trình nào cũng phải có đích điểm. Người ta chỉ kết thúc cuộc hành trình khi đã đến đích điểm là Quê Trời. Vì thế, đích điểm của niềm cậy trông vĩnh hằng của chúng ta, hạnh phúc vĩnh cửu mai hậu mà chúng ta đang tiến về, quê hương Nước Trời mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng , không bao giờ là một cõi vu vơ, hão huyền như kiểu : Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Hoặc : Kiếp sau xin chớ làm người Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay. Hay lãng đãng mơ màng như lời ca trong bài hát “Một cõi đi về” của Trịnh công Sơn : Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà… Người thời nay không chấp nhận những thực tại siêu hình, những thực tại siêu nhiên. Người ta đặt dấu hỏi : có không thiên đàng, hỏa ngục, có không hạnh phúc vĩnh hằng, có không thế giới bên kia… và những thực tại đó như thế nào ? Vì thế, đã có một số người hoặc quay lưng chạy trốn hoặc bực bội khước từ. Đối với họ : cuộc sống đời thường là trên hết, hưởng thụ là cần thiết nhất, thành công phương tiện là ưu tiên số một. Mọi thứ khác chẳng đáng quan tâm. Ngay vào thời Chúa Giêsu đã có cả một phong trào, một cộng đoàn Do thái chủ trương như thế. Họ chính là nhóm Sađucêu, đã chối bỏ niềm tin vào sự sống lại và cả sự sống đời sau. Trái lại, ở cuối chân trời hy vọng, ở đích điểm vĩnh hằng, ở cội nguồn hạnh phúc của chúng ta lại là một CON NGƯỜI, MỘT NGÔI VỊ : Một Thiên Chúa Tình yêu, một Mục tử tốt lành, một Người Cha thương yêu đang ngóng đợi con về, một bạn đồng hành đang thân thương sánh bước đang từng bước đi về. Vâng Thiên Chúa của chúng ta, Đức Kitô của chúng ta không phải chỉ đứng đợi mà là đang đi tới, đang trở về, như tư tưởng thư thứ 2 thánh Phaolô gửi cho tín hữu Thessalonica : Thánh Phaolô động viên tín hữu Thessalonica hãy vững lòng trông cây đợi chờ ngày Chúa đến. Đức Kitô phục sinh sẽ giải thoát những ai đặt niềm tin vào Ngài khỏi quyền lực của ác thần và ban thưởng xứng đáng cho họ vì những việc lành mà họ đã thực hiện trong cuộc sống tại thế. Mọi người phải chuẩn bị cho chuyến đi sau cùng của đời mình vì đã đi thì không bao giờ trở lại nữa. Người Trung hoa có một câu thành ngữ rất hay làm phương châm sống cho những người quyền thế. Những người quí tộc Trung hoa thường viết câu châm ngôn này trên các bức hoành phi :”Tư hoạn dự phòng”, có nghĩa là hãy suy nghĩ về những tai họa có thể xẩy ra để đề phòng. Người Việt nam từ xưa đến nay vốn hiểu rất rõ điều đó và bài học đạo đức đó mỗi người chúng ta đều được học từ những ngày chập chững biết đi, biết nói. Còn người Công giáo thì sao ? Chúng ta còn ý thức sâu sắc hơn về điều đó bởi chúng ta biết rằng, con người không chỉ có cuộc sống chóng qua đời này mà điểm đến của con người chính là thế giới mai sau. “Hoạn” đó chính là hỏa ngục, nơi mà mọi linh hồn phải khóc lóc nghiến răng. Còn “hoạn” đối với Phật giáo đó chính là chết đi mà phải chịu cảnh trầm luân, mãi mãi không được đầu thai trở lại. Chính cái “hoạn” mai sau đó đã nhắc nhở mọi người Kitô hữu chúng ta cũng như các tín đồ của các tôn giáo khác phải biết sống lương thiện và hướng thiện, sống là phải biết yêu thương để được lãnh nhận. Người ta cũng rút ra được một câu châm ngôn trong sách Luận ngữ để làm kim chỉ nam cho cuộc sống, khuyên mọi người phải biết lo cho tương lai mai hậu : “Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu “(Luận ngữ) Người không biết lo xa, ắt phải buồn gần. Thái độ cơ bản của người Kitô hữu, đó là tỉnh thức. Người Kitô hữu tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với giai đoạn mới hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Truyện : chuyến đi cuối cùng. Một tu sĩ dòng Tên thuật lại câu trả lời đầy tràn xúc động sau đây của một thủy thủ sắp chết. Anh luôn sống đạo đức - Đây là điều hiếm có nơi các thủy thủ – và trong buổi sáng hôm đó, anh nhận của ăn đàng. Buổi chiều, khi Linh mục đến gặp anh và nhận thấy anh rất yếu, bèn hỏi : - Con đã sẵn sàng cho chuyến đi lớn lao chưa ? - Thưa cha, hoàn toàn sẵn sàng ! - Con không sợ ư ? - Sợ ? Con sợ ư ? Tại sao con lại sợ ? Và đặt tay lên ngực, nơi Chúa ngự đến buổi sáng, anh nói thêm “Hoa tiêu đã xuống thuyền, vậy con còn sợ gì nữa” ? Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Khi học về tứ chung, chúng ta biết rằng kết thúc cuộc đời của con người là sự chết, phán xét, thiên: AnTáng 39
Khi học về tứ chung, chúng ta biết rằng kết thúc cuộc đời của con người là sự chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Khi linh hồn lìa khỏi xác thì đến trước tòa Chúa Giêsu để trả lẽ với Ngài về những việc mình đã làm khi còn sống. Theo Giáo lý Công giáo, có hai cuộc phán xét : phán xét chung và phán xét riêng. Một lần dành riêng cho từng người sau khi chết, một lần dành cho mọi người trong ngày tận thế. Bài trích sách Khải huyền hôm nay đề cập đến cuộc phán xét chung cho mọi người vào ngày Chúa quang lâm. Thánh Gioan tông đồ viết : “Tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra : đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách. Biển trả lại những người chết nó đang giữ; tử thần và âm phủ trả lại những người chết chúng đang giữ. Và mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm”(Kh 20,12-13). Trong lần phát xét riêng, chỉ có hồn là lãnh nhận hình phạt hay được ân thưởng. Lần phán xét chung sẽ diễn ra sau khi xác loài người đã sống lại. Hồn xác hợp lại làm một. Theo sách Giáo lý Công giáo thì mục tiêu của cuộc phán xét chung là :”Đức Giêsu là sự thật, nên sẽ làm cho toàn bộ sự thật về mối liên hệ giữa mỗi người với Thiên Chúa được phơi bầy ra cùng với mọi hậu quả tốt xấu của nó. Người sẽ cho ta hiểu biết hậu quả tốt xấu của công trình sáng tạo và kế hoạch cứu độ, hiểu biết những điều lạ lùng kỳ diệu mà Thiên Chúa quan phòng đã dùng để dẫn đưa mọi người tới cùng đích”(Sách Giáo lý Công giáo 1996, tr 192-193). Ta không thấy đoạn sách nào nói về phán xét riêng cùng với nội dung của cuộc phán xét ấy, nhưng chắc chắn nội dung cũng giống như phán xét chung, đặc biệt là bác ái với mọi người (Mt 25,35-36), chỉ khác một điều là Chúa sẽ phán xét riêng từng người ngay sau khi chết, và số phận đã được quyết định từ đó.
II. PHẢI TRẢ LẼ VỚI CHÚA Người Việt chúng ta tin vào sự công minh của Ôâng Trời nên đã nói :”Ở hiền gặp lành, ở ácgặp ác”(Tục ngữ), có nghĩa là ăn ở hiền lành nhân đức, làm điều tốt lành cho mọi người sẽ gặp được nhiều điều tốt lành may mắn, đối xử với mọi người độc ác, tráo trở ghê gớm sẽ gặp nhiều điều bất hạnh, không hay cho mình và người thân. Câu tục ngữ dưới đây cũng đồng nghĩa với câu trên :”Tích thiện phùng thiện, tích ác phùngác” : tích góp điều thiện sẽ gặp điều lành, tích góp điều ác sẽ gặp điều ác. Nhưng có một điều mà người ta chưa giải quyết được : Tại sao có những người lành lại gặp phải sự dữ, trong khi đó có những người gian ác lại gặp điều lành ? Tư tưởng này cũng giống như tư tưởng trong sách ông Gióp : tại sao ông Gióp là người lành thánh mà phải gặp nhiều sự khốn khó như vậy ? Dĩ nhiên, vấn nạn trong sách Gióp chỉ được sáng tỏ khi Chúa Giêsu đến, Ngài sẽ chỉ cho biết ý nghĩa sự đau khổ. Tuy người Việt chúng ta không biết Thiên Chúa, không tôn thờ Ngài mà chỉ biết có Ôâng Trời. Đối với họ, Ôâng Trời có mắt nhìn xem thấy hết mọi sự, không gì có thể che giấu được con mắt ông Trời vì người ta còn nói :”Vúc vách có tai” kia mà ! Ôâng Trời phân xử rất công minh. Tuy thế Ôâng Trời chưa phân xử ngay, nhưng sẽ phân xử vào kiếp khác. Vì thế mới có thuyết”nghiệp báo”, có luật “nhân quả” để đi đến một kết luận chung : “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” : nghĩa là ai làm việc thiện hay việc gian ác đều có quả báo, đều có thưởng phạt : “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng” : có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Truyện : Con phải trả. Bên nước Sudan có một bộ lạc dân A-giăng-ti sống theo niềm tin tôn giáo tự nhiên. Họ tôn thờ linh hồn ông bà theo nhiều nghi lễ đặc sắc khác nhau. Nhưng ở trong trung tâm niềm tin tôn giáo của họ, dân A-giăng-ti đã dành một chỗ nhất cho Đấng Tối Cao, Đấng đã tạo thành mọi sự. Các thành phần trong bộ lạc thường cầu nguyện với Đấng Tối Cao bằng lời kinh sau đây : “Mặt trời chiếu sáng và tỏa nắng ấm xuống mặt đất, mặt trăng mọc ban đêm, êm đềm rực rỡ, mưa đổ xuống, nhưng rồi mặt trời lại chiếu sáng. Đôi mắt Thiên Chúa canh chừng tất cả mọi biến cố này không gì có thể trốn thoát. Dầu con đang ở trong nhà hay ngâm mình ngoài sông, hoặc đang ngồi nghỉ dưới bóng cây rừng, Thiên Chúa luôn hiện diện trên con. Con tưởng có thể lấn át người cô thế, mồ côi, nghèo hèn, hay có thể gạt gẫm dân làng, tham lam của cải kẻ khác, vì nghĩ rằng không ai có thể nhìn thấy. Nhưng con lầm. Hãy nghĩ lại đi. Con đang hiện diện trước nhan Thiên Chúa, Ngài sẽ bắt con phải trả, phải trả, phải trả… Không phải hôm nay, nhưng ngày mai, ngày mai, ngày mai…” (Theo Internet).
III. CHÚA SẼ PHÁN XÉT TA. Khi nói về việc Chúa phán xét, chúng ta thấy trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Luca xác định :”Đức Giêsu truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng : Chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết”(Cv 10,42). Trong thư gửi cho tín hữu Do thái, thánh Phaolô cũng khẳng định :”Tất cả chúng ta sẽ phải ra trước tòa Thiên Chúa, vì có lời chép rằng :”Đức Chúa phán :”Ta lấy sự sống Ta mà thề : mọi người sẽ quì gối lậy Ta, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Thiên Chúa. Như vậy, mọi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa”(Rm 14,10b-12). Còn Đức Giêsu chính Ngài cũng nói :”Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên thần theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê…”(Mt 25,31-33). Xưa kia Chúa Giêsu đến trần gian như là Đấng Cứu Thế. Giờ đây Người ngự bên hữu Chúa Cha để bầu cử cho ta. Nhưng đến ngày Người quang lâm, Người là vị thẩm phán : lúc bấy giờ, Người xét xử công minh theo đúng mọi điều thiện ác ta đã làm. Một bị cáo, sau khi xử sơ thẩm, đã kháng án để chờ xử phúc thẩm. Anh vui mừng khi nghe nói vị cố vấn pháp luật của anh ở tòa sơ thẩm sẽ ngồi ghế chánh án xử phúc thẩm vụ án của anh. Tuy nhiên, thái độ hân hoan của anh biến mất khi vị chánh án nói với anh :”Khi tôi là cố vấn pháp luật cho anh, tôi bảo vệ anh, nhưng nay tôi không là cố vấn pháp luật nữa. Bổn phận của tôi bây giờ không phải là bảo vệ, mà là phán xử. Tôi sẽ nghe vụ án, sẽ hỏi anh và sẽ phán quyết theo lời thề lúc tôi nhận chức chánh án. Chúa sẽ xét xử ta về mọi điều tốt xấu chúng ta đã làm, nhưng đặc biệt Ngài sẽ xét xử về đức Bác ai, nhất là bác ái với những người nghèo khổ, đói khát… như trong kinh Thương người có mười bốn mối đã nêu ra. Ta hãy nghe thánh Matthêu đề cập đến vấn đề này : “Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng các ngươi cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom”(Mt 25,35-36). Chúa đồng hóa mình với những kẻ xấu số, những kẻ bé mọn. Từ chối họ là từ chối Chúa. Giúp họ thì được thưởng, từ chối họ thì bị luận phạt. Việc Chúa Giêsu phán xét từng người là một việc dễ hiểu, hợp với tâm lý mọi người. Con người ai cũng có công mà cũng có tội. Theo lẽ thường, ai có công thì được thưởng, ai có tội thì đáng phạt, người ta sẽ thưởng hoặc phạt theo giá trị công việc họ đã làm. Người Ai cập cổ xưa đã làm như thế, kể cả các vua chúa của họ.
Truyện : Xử tội các vua Ai cập. Người Ai cập cổ thời có một tục rất hay, khả dĩ nhắc cho các vua chúa biết rằng họ có nhiệm vụ, có bổn phận; họ không thể hành động theo sở thích hay lòng ham muốn riêng của mình; nhưng phải tự coi mình như là những người bảo vệ công lý và mưu toan hạnh phúc cho toàn dân. Mỗi khi có một vị vua băng hà, người ta đem bầy xác vị vua đó trên bờ một cái hồ ở nơi ranh giới của cõi sống và cõi chết. Tại đó, một tòa án được thiết lập và gồm có 43 viên thẩm phán. Một phát ngôn viên tiến ra và kêu lên trước xác chết : - Xin ông cho chúng tôi biết lúc sống ông đã làm được những gì ? Một ông bộ trưởng của vị vua quá cố, đứng lên thân oan cho nhà vua và kể lại những công trạng của nhà vua lúc sinh thời, những luật lệ đã ban hành, những ích lợi đã đem lại cho dân. Đoạn, một người dân có thể đứng ra kết tội nhà vua và tự do kể lể ở trước mặt 43 viên thẩm phán những điều mình oan ức muốn phàn nàn. Tòa cân nhắc công và tội của nhà vua. Nếu xét ra tội nhiều hơn công, tòa kết án nhà vua. Người ta đem bôi lọ tên tuổi của nhà vua đó đi, ghi vào trong sử sách , còn xác nhà vua thì, trước kia được kính trọng như một vị thần minh, bây giờ không được chôn cất, sẽ đem vứt ra bờ bãi để cho diều tha, quạ mổ (Vũ Bằng, Đông tây cổ học tinh hoa, 1969, tr18). Tuy Chúa xét xử công minh nhưng dù sao Ngài vẫn một lòng yêu thương và khoan dung đối với những lầm lỗi của ta. Thánh vịnh 102 đã nói lên điều đó : Chúa là Đấng từ bi nhân hậu Người chậm giận và giầu tình thương. Người không cứ tội ta mà xét xử Không trả báo ta xứng với lỗi lầm. (Tv 102, 8-10) Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
Trong bữa Tiệc ly, thời gian cuối cùng của cuộc đời ở trần thế, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài: AnTáng 40
Trong bữa Tiệc ly, thời gian cuối cùng của cuộc đời ở trần thế, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài những lời tâm huyết mà thánh Gioan tông đồ đã ghi lại trong cuốn Tin mừng của ngài. Chúa Giêsu báo trước cho các ông việc Ngài sắp ra đi, giờ ấy rất gần, và đi đến một nơi mà tự các ông không thể tìm ra được. Những lời tuyên bố vừa úp mở vừa huyền bí… làm sao không gây hoang mang nơi các ông ? Vì thế, Chúa đã phải trấn an :”Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”(Ga 14,1). Các ông xao xuyến là phải vì các ông, tuy đã ba năm được Chúa huấn luyện, dạy dỗ, vẫn chưa đủ để các ông nhìn ra ý nghĩa cuộc sống. Bao nhiêu phép lạ đã thực hiện không đủ thuyết phục các ông về quyền năng vô biên của Ngài. Sự thương yêu săn sóc cả tinh thần lẫn vật chất bấy lâu vẫn chưa đủ bảo đảm sự quan tâm lâu dài của Ngài cho các ông. Tất cả bởi thiếu niềm tin ! Vì thế, các ông thắc mắc với câu hỏi : Thầy sắp đi đâu ? Thầy bỏ mình bơ vơ ư ? Rồi mình sẽ ra sao ? Làm thế nào tìm đến nơi Thầy được ? Các ông cần một câu trả lời. Chúa Giêsu chỉ yêu cầu các ông có một điều :”Các con hãy tin vào Thầy”. Lời loan báo của Chúa Giêsu sẽ được soi sáng thêm khi ta đọc thư của thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Côrintô :”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”(1Cr 5,1). Chúa Giêsu đã cho các ông biết Ngài sẽ về nhà Cha để dọn chỗ cho các ông và rồi “Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14,3). Chúa Giêsu sẽ đưa chúng ta về với Ngài và về đâu ? Chắc chắn là về cùng Cha Ngài ở trên trời. Như vậy, quê hương chúng ta ở trên trời nơi Chúa ngự. Vì thế, thánh Phaolô mong ngày Chúa đến đem chúng ta về với Chúa :”Ở trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa… Điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa”(2Cr 5,6-7).
II. THẮC MẮC VỀ CUỘC ĐỜI 1. Một công lệ phải theo Con người sinh ra ở đời phải tuân theo một công lệ mà không ai có thể chống cưỡng lại được, từ vua quan đế thứ dân, từ các bậc vĩ nhân, những anh hùng cái thế đều phải răm rắp tuân theo. Công lệ đó là sinh, lão, bệnh tử : sinh ra, già đi, bệnh tật rồi chết. Tần Thủy Hoàng đã truyền cho dân chúng phải khổ công đi tìm thuốc trường sinh, nhưng cũng thất bại. Cuộc đời kéo dài hay ngắn tùy theo từng người, nhưng nói chung, ai cũng thấy cuộc đời vắn vỏi. Nhà hiền triết Eùpictète nói :”Mỗi người chúng ta xa lìa cuộc sống với cảm tưởng là mình vừa mới sinh ra”. Thi sĩ Nguyễn công Trứ cũng thấy cuộc đời “ba vạn sáu ngàn ngày” rất là vắn vỏi, kiếp sống con người chỉ phù du như giấc mơ : Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
2. Chết là số phận của con người. Ngày xưa, có một vị vua muốn các nhà thông thái nói lên ý nghĩa của cuộc đời trong một câu vắn tắt. Sau một thời gian nghiên cứu, sửa chữa, ban tu thư đã trình lên vua một câu vắn gọn :”Lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa đến giờ : loài người sinh ra để khổ rồi chết”. Người ta có sống lâu đến đâu thì cũng phải kết thúc bằng cái chết. Đấy là thực tế và kinh nghiệm của mọi người, tuy lúc tạo dựng con người sống lâu lắm : Ôâng Adong 930 tuổi, ông Noe 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi. Cổ nhân cũng phải xác nhận thực tế đó và cho biết thêm đứng trước cái chết đó, mọi người đều muốn để lại danh thơm tiếng tốt của mình : Nhân sinh tự cổ thùy vô tử Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn Thiên Trường) Con người từ cổ xưa ai không chết ? Để lại lòng son rạng sử xanh.
3. Chết rồi sẽ rao sao ? Tuy mọi người đều xác nhận thực tế này : mọi người đều phải chết, nhưng người ta chưa đồng ý với nhau về số phận con người sau khi chết. Phải chăng chết là hết, là đi vào hư vô, hay chết ø mà vẫn còn ? Đó là thái độ của hai hạng người : người không có niềm tin và người có niềm tin. a) Chết là đi vào hư vô. Nhà văn Nhất Linh, một ngày bâng khuâng, ông tự hỏi mình : - Chết rồi sẽ ra sao nhỉ ? Nghĩ ngợi một chốc, rồi ông lại tự trả lời lấy : - Hồi Hai Bà Trưng, tôi chưa ra chào đời. Thế khi ấy tôi ở đâu ? Chết, tức là trở về tôi hồi ấy vậy. Nhà văn này còn bâng khuâng, không biết chết rồi số phận sẽ ra sao, nhưng ông không khẳng định chết là đi vào hư vô, là đi vào tuyệt vọng, mà đây chỉ là một câu hỏi chưa có lời giải đáp Còn Karl Marx, ông tổ thuyết Marxisme vô thần, bị suy sụp trước cái chết của con trai ông. Chết là một sự mất mát mà không gì có thể lấp đầy được. Sự mất mát ấy lại càng khủng khiếp hơn khi con người không còn một niềm hy vọng nào vào cuộc sống mai hậu. Chối bỏ cuộc sống mai hậu có nghĩa là tự đọa đầy mình vào một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp nhất. Vì nếu chết là đi vào cõi hư vô thì người ta chỉ biết sống vội sống cuồng, tận hưởng cuộc đời cho nhiều để chờ giờ chết đến, vì thế họ mới nói : Người ơi ! Tận hưởng đi mùi thế tục Trước ngày tan nát cõi tha ma. (Omar) b) Chết là đi vào cõi sống. Trái lại, có nhiều người tỏ ra lạc quan trước cái chết bởi vì họ quan niệm rằng chết mà vẫn còn, chết là đi vào cõi sống : sinh ký, tử qui. Do đó, người ta sống lạc quan, người ta chấp nhận cái chết một cách vui vẻ vì cho rằng chết là ngưỡng cửa bước vào cõi sống. Triết gia Heiddeger nói :”Nếu chết là hết, thì đời người luôn luôn sống trong lo sợ. Bởi vì biết rằng mình sẽ chết, vậy sẽ trở về cõi hư vô, thì tức là đã mang hư vô trong mình rồi. Sống làm gì để mai ngày, rơi vào cõi hư vô” ? Michel Ange, nhà họa sĩ đại tài và nhà điêu khắc trứ danh của nhân loại, đã để lại bao nhiêu tác phẩm vĩ đại cho nhân loại. Hai ngày trước khi chết, ông tâm sự :”Tôi tiếc rằng tôi phải chết, khi tôi bập bẹ những tiếng đầu đời trong nghệ thuật của tôi… Nhưng qua những tác phẩm của tôi, Thiên Chúa hiện diện”. Giữa những chán nản của giới hạn sự chết, Michel Ange dù thấy giới hạn trước cái chết, ông cũng thấy được câu trả lời của câu hỏi “Đi về đâu” để xác tín niềm tin nơi Thiên Chúa và sẵn sàng ra đi trong bình an. Trước khi chết, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng đã an ủi các chị em đang đứng chung quanh giường thương tiếc khi chị nói :”Không, em không chết, em đi vào cõi sống”. 4. Câu hỏi vẫn còn đó. Người thời nay vẫn còn đặt ra những câu hỏi cho cuộc sống : người ta bởi đâu mà đến, đến đây để làm gì và sau này sẽ đi đâu ? Sau cái chết những gì đang thực sự chờ đợi con người?Đó là những câu hỏi lớn mà người thời nay, khi đứng trước mâu thuẫn của cuộc sống, không ngừng đặt ra cho mình. Chúng ta cảm tạ Chúa, bởi vì, nhờ Đức Tin, chúng ta tìm được ánh sáng cho những câu hỏi ấy. Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, nhân loại đang mỗi lúc phải đương đầu với những thách đố lớn của cuộc sống. Người Kitô hữu được trang bị bởi đức tin đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong giai đoạn này.
III. THỬ TÌM MỘT GIẢI ĐÁP
Định hướng cho cuộc sống của mình.
Vì chưa có ai chết nên chưa biết chết là như thế nào, chưa có kinh nghiệm về cái chêt, nhưng có một số người chết hụt sẽ cho chúng ta biết một số kinh nghiệm của họ : họ chỉ muốn sống lành thánh, còn những cái khác đối với họ đều là vô nghĩa.
Truyện : Bác sĩ Elizabeth Couplaros Bác sĩ Elizabeth Couplaros là một giáo sư về môn tâm lý trị liệu tại đại học Chicago, Hoa kỳ. Một trong những tác phẩm bán chạy nhất của bà có tựa đề Sự Chết và Chết. Cuốn sách ghi lại sự phỏng vấn của tác giả với hàng trăm người đã bị bác sĩ tuyên bố là chết nhưng bỗng dưng sống lại. Có thể những người chết sống lại này đều cho biết rằng trong khoảnh khắc mà các bác sĩ gọi là chết ấy, họ như sống lại cả quãng đời của họ, cứ như thể họ xem lại cuốn phim về cuộc đời của họ. Khoảnh khắc ấy có ý nghĩa gì không ? Bác sĩ Elizabeth Couplaros đã nhận định như sau : “Khi bạn trải qua khoảnh khắc ấy, bạn chỉ thấy có hai điều quan trọng trong cuộc đời, một là bạn đã phục vụ, hai là bạn sống yêu thương; còn tất cả những điều mà chúng ta xem trọng như danh tiếng, tiền của, uy tín và quyền lực đều vô nghĩa”. Các nhà văn muốn viết một cuốn truyện hay thường nghĩ trước phần kết của truyện. Người ta thường nói là câu truyện phải có hậu. Chúng ta muốn viết cuốn truyện đời mình cho hay thì cũng phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong câu truyện sau đây : “Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sợ đến trễ phiên họp, trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ôâng nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo người đánh ngựa :”Hãy chạy hết tốc lực”. Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi :”Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy”? Người đánh ngựa đáp :”Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực”(Clifton Gadiman). Nếu chúng ta không biết định hướng cho cuộc đời của mình thì sẽ đi vào chỗ sa đọa, sống cho qua ngày, sống để hưởng thụ, sống mà không biết lý do của cuộc sống, giống như một câu trên ngôi mộ của Bopp:”Đây là nơi yên nghỉ của một người không biết tại sao mình sống”.
Ta lên ta hỏi ông Trời Trời sinh ta ở trên đời làm chi ? 2. Hãy nghĩ tới cùng đích của mình. Có một lý tưởng để đeo đuổi, có một hướng đi cho cuộc đời : đó là nguồn hạnh phúc lớn lao cho con người.Chúa không dựng nên con người để đẩy họ vào chốn hư vô không lối thoát, nhưng để họ được hạnh phúc, không phải là hạnh phúc chóng qua ở đời này nhưng là hạnh phúc trường cửu ở đời sau. Vì thế chúng ta phải nhìn vào cùng đích của mình để mà sống.
Truyện : Diogène bán sự khôn ngoan. Một ngày nọ, triết gia Diogène của Hy lạp đã đến giữa chợ Athènes và dựng lên một căn lều có ghi đậm hàng chữ như sau :”Ở đây có bán sự khôn ngoan”. Một bậc khoa cử tình cờ đi qua căn lều đọc được lời rao báo, mới cười thầm trong bụng… Muốn biết đàng sau căn lều ấy có những gì, ông mới sai người đầy tớ cầm tiền để dò la và mua cho được cái mà người bán gọi là sự khôn ngoan. Người đầy tớ cầm tiền ra đi làm theo lời căn dặn của chủ… Anh đưa cho Diogène 3 hào và nói rằng chủ của anh muốn có sự khôn ngoan. Cầm lấy 3 hào bỏ vào túi, triết gia Diogène nói với người đầy tớ một cách trang trọng như sau :”Anh hãy về đọc lại cho chủ anh câu này : Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích”. Vị khoa cử thành Athènes vô cùng thích thú vì lời khôn ngoan này. Ôâng đã cho viết trước cửa nhà như khuôn vàng thước ngọc để chính ông suy niệm mỗi ngày và tất cả những ai đi qua trước nhà ông đều có thể đọc thấy. “Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích”. Có lẽ đó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà Giáo hội muốn ngỏ với mọi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người trong chúng ta tự nhủ mình : hãy vui hưởng cuộc đời, hãy sống như thể con người không bao giờ chết : đó là sống không có định hướng, sống không có mục đích. Cái chết là cửa để bước vào cuộc sống mai hậu. Và cuộc sống mai hậu ấy tùy thuộc vào những tích chứa, những xây dựng của chúng ta trong cuộc sống tại thế này. Nếu trong cuộc sống này, chúng ta hướng tất cả hoạt động của chúng ta vào cùng đích ấy, nếu chúng ta hành động, suy nghĩ như thể chúng ta sẽ ra đi tức khắc, thì chắc chắn khi bước qua ngưỡng cửa ấy, chúng ta sẽ không ngỡ ngàng, thất vọng. Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát - Đà lạt