MỘT PHÉP LẠ TỪ MỘT TÌNH THƯƠNG CHO ĐI - Chuyện đời đạo - Sách 5

Thứ tư - 06/04/2022 19:29
MỘT PHÉP LẠ TỪ MỘT TÌNH THƯƠNG CHO ĐI - Chuyện đời đạo - Sách 5
MỘT PHÉP LẠ TỪ MỘT TÌNH THƯƠNG CHO ĐI - Chuyện đời đạo - Sách 5
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Mễn
(sưu tầm)


MỘT PHÉP LẠ
TỪ MỘT TÌNH THƯƠNG CHO ĐI


Nguồn:
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/


---------------------------------

*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;

2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn

3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com

5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

**** Lạy  Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.

----------------------------

Mục Lục

Bài 1: Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật nơi hang đá Giáng sinh. 2
Bài 2: Một nghĩa cử đẹp đêm Giáng Sinh. 5
Bài 3: Một phép lạ từ một tình thương cho đi 8
Bài 4: Một bài thi tuyển kỳ lạ. 12
Bài 5: Một hành vi kỳ lạ của một doanh nhân giàu có. 14
Bài 6: Chung quanh chuyện BF. 16
Bài 7: Bốn bà mẹ "Nổ". 17
Bài 8: Nên duyên vợ chồng nhờ món quà Giáng Sinh. 18
Bài 9: Lễ Giáng Sinh đến, hãy cố gắng làm một việc tốt 19
Bài 10: Chuyện bên lề một lớp giáo lý ở Tây Nguyên. 20
Bài 11: Thượng Đế chỉ cho một chiếc giày. 21
Bài 12: Món quà Giáng Sinh giữa những con người giàu lòng thương yêu. 23
Bài 13: Đàn chim trốn tuyết đêm Giáng Sinh. 28
Bài 14: Tình mẹ đêm Giáng Sinh. 30
Bài 15: Giáng Sinh là Thiên Chúa đi tìm con người 32
Bài 16: Lời nguyện xin ơn khiêm tốn. 34
Bài 17: Lời cầu nguyện của ĐTC. Phanxicô tuần lễ cầu hiệp nhất 36
Bài 18: Năm Dần nói chuyện hổ. 36
Bài 19: Vài mẩu chuyện vui hài hước của các Đức Giáo Hoàng. 43
Bài 20: Lạc quan vui sống. 45
Bài 21: Chuyện cọp năm Dần 2022. 46
Bài 22: Một phát minh hay nhất 54
Bài 23: Chuyện kể về 3 vị tu sĩ 56

----------------------------

 

Bài 1: Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật nơi hang đá Giáng sinh

(Chuyện Đời Đạo - Bài 122) 

Đức Thánh Cha (ĐTC)  Phanxicô giải thích ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật, hình tượng nơi hang đá Giáng sinh, bắt đầu từ bầu trời đêm ngập tràn ánh sao, đến các nhân vật phụ trong đó, ĐTC đã chỉ ra vai trò của mỗi người trong hang đá Giáng sinh, và diễn giải về vai trò ấy trong bức Tông thư mới.

Trong Tông thư có tựa đề là Admirabile signum (Dấu chỉ tuyệt vời), ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trưng bày các hang đá Giáng sinh, tại tư gia, cũng như ở các nơi chung, trong Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh.

ĐTC khuyến khích các gia đình gìn giữ truyền thống này, và giải thích ý nghĩa tượng trưng về mặt tâm linh, đàng sau mỗi hình tượng, nhân vật trong hang đá Giáng sinh.

ĐTC công bố Tông thư này, khi ngài đến thăm nơi thánh Phanxicô đã làm hang đá Giáng sinh đầu tiên.

Dưới đây là phần lược trích, minh hoạ cho bức Tông thư của ĐTC Phanxicô, khi ngài đề cập một cách rõ ràng đến 11 hình tượng hay nhân vật:

1. Đêm tràn ngập ánh sao

 “Chúng ta có thể suy ngẫm về tất cả những khoảng thời gian trong cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta trải qua bóng tối của màn đêm.

Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta...

Sự gần gũi của Người mang lại ánh sáng nơi có bóng tối và chỉ đường cho những người sống trong bóng tối khổ đau.”
 
2. Những tàn tích vỡ đổ

“Những tàn tích là dấu hiệu hữu hình của loài người sa ngã, của tất cả mọi thứ chắc chắn rơi vào cảnh hoang tàn, suy tàn và thất vọng.

Khung cảnh tuyệt mĩ này cho chúng ta biết rằng: Chúa Giêsu là sự mới mẻ, giữa một thế giới già cỗi, rằng: Người đến để chữa lành và xây dựng lại, để khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại huy hoàng lúc ban đầu.”
 
3. Các con vật

“Với biết bao cảm xúc, chúng ta nên sắp xếp những ngọn núi, dòng suối, con cừu và người chăn cừu trong khung cảnh Chúa giáng sinh!

Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta được nhắc nhở rằng: Như các tiên tri đã báo trước, tất cả các sáng tạo đều vui mừng trong sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai.”
 
4. Các thiên thần & ngôi sao dẫn đường

“Các thiên thần và ngôi sao dẫn đường, là dấu chỉ cho thấy chúng ta cũng được mời gọi lên đường đến hang đá và thờ phượng Chúa.”
 
5. Các mục đồng

“Không giống như nhiều người khác, bận rộn về nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: Món quà của sự cứu rỗi.

Đó là những người khiêm tốn và nghèo khổ, chào đón sự kiện Nhập Thể.”
 
6. Những người ăn xin và người nghèo

“Có những người ăn xin và những người khác, chỉ biết sự giàu có của trái tim.

Họ cũng có mọi quyền để đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng: Không ai có thể đuổi họ đi, hoặc điều họ ra khỏi một chiếc nôi tạm bợ, đến mức người nghèo dường như cũng thấy như là nhà của mình.”
 
7. Dân chúng

“Từ người chăn cừu đến thợ rèn, từ thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước, cho đến trẻ em nô đùa: Tất cả những điều này nói lên sự thánh thiện hàng ngày, niềm vui làm những việc bình thường theo cách phi thường.”
 
8. Đức Maria

“Ở Mẹ, chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không chỉ gìn giữ Con mình, mà còn mời gọi mọi người tuân theo lời của Người và đưa vào thực hành.”
 
9. Thánh Giuse

“Giuse ấp ủ sự trân trọng trong lòng mình, trước bí ẩn lớn lao xung quanh Chúa Giêsu và Maria là hiền thê trên danh nghĩa của mình.

Là một người đàn ông chính trực, ngài luôn phó thác bản thân theo ý Thiên Chúa, và đưa nó vào thực tế.”
 
10. Hài nhi Giêsu

“Khi, vào Lễ Giáng Sinh, chúng ta đặt bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Chúa giáng sinh đột nhiên trở nên sống động.

Thiên Chúa xuất hiện là một hài nhi, để chúng ta ôm vào vòng tay của chúng ta.

Bên dưới sự yếu đuối và mỏng giòn, Người giấu sức mạnh của mình tạo ra và biến đổi tất cả mọi sự.”
 
11. Các đạo sĩ

“Các Đạo sĩ dạy chúng ta rằng: Mọi người có thể đến với Đức Kitô, bằng một con đường rất dài.

Những người giàu có, hiền triết từ xa, khao khát vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm, sẽ đưa họ đến Bêlem...

Họ không bị chướng tai, gai mắt bởi môi trường xung quanh nghèo nàn, mà ngay lập tức, họ quỳ xuống để tôn thờ Người.”

Philip Kosloski, aleteia.org
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi

 

Bài 2: Một nghĩa cử đẹp đêm Giáng Sinh

(Chuyện Đời Đạo - Bài 123)

Vào năm 1951, lúc đó tôi lên 9 tuổi.

Vì gia đình quá nghèo, tôi đến xin bác Mi-ce-li, nhận tôi vào việc phát báo - sau giờ học - cho một số gia đình, ở vùng phụ cận thành phố Chicago.

Bác Mi-ce-li là chủ thầu phát tờ nhật báo American's Herald.

Bác đồng ý với điều kiện là tôi phải có chiếc xe đạp.

Ba tôi làm đến bốn nghề:

- Ban ngày, ba làm việc ở công xưởng.
- Ban chiều, ba đi bỏ hoa cho các tiệm bán hoa.
- Ban tối, ba lái taxi cho đến nửa đêm.
- Vào ngày thứ bảy, ba đi từng nhà để quảng cáo các bảo hiểm.


Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ. Nhưng vừa mua xong, người ngã bệnh nặng phải vào nhà thương, nên chưa kịp tập cho tôi đi xe đạp.

Thật ra, bác Mi-ce-li không hỏi tôi có biết đi xe đạp không, bác chỉ hỏi tôi có xe đạp không. Do đó tôi mang xe đạp đến cho bác xem và bác nhận tôi vào số những đứa trẻ phát báo cho bác.

Tôi mang chiếc bị sau lưng và đặt các tờ báo trên ghi-đông xe đạp, rồi tôi dắt xe đi trên lề đường.

Nhưng dắt chiếc xe đạp chất đầy báo như thế, quá cực! Do đó , sau vài ngày, tôi đổi chiến thuật. Tôi bỏ xe đạp ở nhà và mượn cái giỏ đi chợ có bánh xe lăn của Mẹ.

Tôi bó báo vào giỏ, rồi kéo giỏ đi phát báo cho từng nhà.

Nếu trời mưa hay có tuyết rơi, tôi cẩn thận lấy áo mưa của ba phủ lên giỏ, để báo khỏi bị ướt.

Tôi mất rất nhiều giờ để phát báo với chiếc giỏ đi chợ của Mẹ.

Trong khi đó, nếu tôi biết đi xe đạp, chắc hẳn là sẽ nhanh chóng hơn.

Nhờ việc đi đến từng nhà bỏ báo, tôi bắt đều gặp gỡ và quen biết hầu hết các khách hàng của tôi.

Phần đông họ, những người di dân thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, như Ý, Đức, và Ba Lan.

Có điều đặc biệt, là ai ai cũng dễ thương và cư xử rất tốt với tôi.

Khi rời nhà thương về nhà, ba tôi bắt đầu đi làm trở lại.

Nhưng vì còn yếu, nên người chỉ làm được một công việc ban ngày mà thôi.

Trong khi đó, gia đình chúng tôi ngày càng lâm cảnh túng thiếu.

Sau cùng, Ba Mẹ tôi quyết định bán chiếc xe đạp cũ của tôi. Tôi chưa biết đi xe đạp, nên không ngăn cản, cũng chẳng than trách gì!

Trong vòng 8 tháng phát báo, tôi đã nâng con số khách hàng từ 36 lên 59. Những khách hàng mới thường là do khách hàng cũ giới thiệu, hoặc đôi lúc gặp tôi trên đường đi, họ xin tôi ghi tên vào danh sách các khách hàng của tôi.

Từ thứ Hai cho đến thứ bảy, cứ mỗi tờ báo phát đi, tôi lãnh được 5 xu.

Tôi thu tiền báo vào mỗi chiều thứ năm và giao tiền cho bác Mi-ce-li vào ngày thứ Sáu.

Nhưng cứ mỗi lần thu tiền báo, tôi thường nhận được tiền hoa hồng từ 5 đến 10 xu.

Do đó, đôi khi tiền hoa hồng của tôi cũng cao bằng tiền bán báo của bác Mi-ce-li.

Thật là điều may mắn, vì ba tôi còn yếu, chưa làm được nhiều việc, nên chưa kiểm được nhiều tiền. Tôi giao tất cả tiền lãnh được cho Mẹ.

*****

Ngày thứ Năm Vọng lễ Giáng Sinh, 24 tháng 12 năm 1951, như thường lệ, tôi đi phát báo và thu tiền nơi từng nhà.

Nơi căn nhà đầu tiên, tôi bấm chuông cửa, nhưng không ai trả lời. Tôi sang căn nhà thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư… Cũng chẳng thấy một ai.

Tôi đi gần hết các nhà khách hàng của tôi, nhưng không ai trả lời cho tôi.

Tôi bắt đầu lo lắng thực sự.

Tôi tự nhủ:

Lạ thật, ngày mai là lễ Giáng Sinh, vậy mà không một người nào ở nhà cả! Chẳng lẽ mọi người đều đi phố mua sắm vào buổi chiều Vọng Lễ Giáng Sinh sao?

Do đó, khi đến căn nhà của bác Gor-don, và nghe tiếng nói cùng tiếng nhạc từ trong nhà phát ra, tôi vui mừng vô kể.

Tôi bấm chuông.

Tức khắc, cánh cửa rộng mở, bác Gor-don tươi cười xuất hiện, và kéo tôi vào phòng khách.

Nơi đây, tất cả 59 vị khách hàng của tôi đều có mặt.

Ở giữa phòng khách là chiếc xe đạp mới tinh, màu đỏ tươi như trái táo bằng đường!

Trước ghi-đông xe, lửng lẳng cái bị đầy ứ các phong bì.

Còn đang bỡ ngỡ, thì bác gái Gor-don vừa chỉ chiếc xe đạp, vừa nói với tôi:

Đây là món quà Giáng Sinh cho cháu.

Tất cả các bác đã chung tiền mua cho cháu.

Trong các phong bì có thiệp Giáng Sinh, tiền báo và tiền hoa hồng cho cháu.

Tôi ngạc nhiên đến độ không thốt lên được lời nào.

Tôi đứng im không nhúc nhích.

Sau cùng, một bác gái khác ra hiệu, xin mọi người im lặng.

Bác dẫn tôi vào đứng giữa phòng khách và nói: Cháu là đứa trẻ phát báo tuyệt hảo nhất của các bác.

Không một ngày nào báo thiếu hoặc đến trễ hay báo bị rách, bị ướt!

Tất cả các bác đều trông thấy cảnh cháu đi trong mưa, đi dưới tuyết, còng lưng kéo cái giỏ đi chợ đầy báo!

Do đó các bác đều nghĩ rằng, cháu cần phải có chiếc xe đạp để đi phát báo…

Tôi vô cùng xúc động, và chỉ biết ấp úng hai tiếng Cám Ơn.

Rồi tôi nói đi nói lại, nhưng cũng chỉ nói được hai tiếng Cám Ơn mà thôi!

Khi về nhà, tôi cẩn thận mở các phong bì. Tôi đếm được tất cả 100 Mỹ kim tiền hoa hồng!

Ngày Lễ Giáng Sinh năm đó, gia đình tôi đã mừng một Lễ Giáng Sinh với trọn ý nghĩa của nó, trong vui tươi và no ấm!!

Riêng tôi, tôi không bao giờ quên món quà Giáng Sinh và bài học, mà các bác khách hàng trao tặng tôi vào ngày Vọng Lễ Giáng Sinh năm ấy. Đó là:

Bạn hãy ngẩng cao đầu, đem hết tâm lực làm việc, dù cho việc làm của bạn là một công việc hết sức khiêm tốn, như nghề bỏ báo chẳng hạn…

(Truyện do ông Marvin J. Wolf, người Mỹ kể lại)
Gương Chứng Nhân - Minh Nguyệt

-------------------------------

 

Bài 3: Một phép lạ từ một tình thương cho đi

đã nhận lại được một tình thương chữa lành
(Chuyện Đời Đạo - Bài 124)

*****

Mỗi tháng, người quản lý nghĩa trang đều nhận được một số tiền từ một bà mệnh phụ tật nguyền, đang được điều trị tại một bệnh viện trong thành phố. Số tiền ấy dành để mua hoa đặt lên mộ người con trai của bà ta, một chàng trai trẻ đã chết trong một tai nạn ô tô hai năm về trước.

*****

Ngày nọ, một chiếc ô tô đi vào nghĩa trang và dừng lại trước ngôi nhà phủ đầy dây trường xuân, đó là nơi bác quản lý nghĩa trang sử dụng làm văn phòng để tiếp khách.

Người tài xế bước xuống xe.

Ở băng ghế sau, một người phụ nữ lớn tuổi, ngồi nhắm mắt bất động, bà ta trông xanh xao, như một xác chết.

Người tài xế nói với bác quản lý nghĩa trang:

“Bà ta yếu quá, không thể ra khỏi xe được. Xin bác vui lòng bước lên xe, đưa chúng tôi đến mộ của thằng bé con bà ấy. Và bà ta cũng có một chút ước nguyện, muốn nhờ cầu bác giúp đỡ cho một số việc.

Bác thấy đấy, bà ta không còn sống được bao lâu nữa. Bà ấy đã yêu cầu tôi, một người bạn cố cựu của gia đình, đưa bà ấy đến đây để thăm mộ con trai bà lần cuối.”

Bác quản lý nghĩa trang lên tiếng: “Có phải là bà Wilson đây không?”

Ông tài xế gật đầu.

Bác quản lý đưa mắt nhìn sang bà mệnh phụ ngồi trong xe, và nói: “Vâng, tôi biết bà, vì hằng tháng, bà Wilson có gửi tiền cho tôi, để đặt mua hoa cho ngôi mộ của con bà ta”.

*****

Bác theo ông tài xế lên xe, ngồi ở vào hàng ghế sau, cạnh bà mệnh phụ. Hai người lặng lẽ chào nhau qua ánh mắt.

Bác quản lý thầm nhận xét: “Bà ta trông mong manh quá, như cánh hoa tàn úa và xanh xao như một xác ướp”.

Trong con người của bà ta, tất cả đều đã buông xuôi và từ chối cuộc sống, ngoại trừ đôi mắt. Đôi mắt sâu thẳm, mang nặng một nỗi đau thầm lặng và u uất.

Bà ta khẻ nói với bác quản lý, trong hơi thở rất nhẹ nhàng: “Tôi là Wilson, hai năm qua, mỗi tháng…”

Bác quản lý nhẹ nhàng đỡ lời: “Vâng, đúng vậy. Mỗi tháng tôi đều nhận được tiền của bà”.

Bà Wilson cố gắng nói tiếp: “Hôm nay, tôi đến đây, là bởi vì các bác sĩ trong bệnh viện nói rằng: Tôi chỉ còn sống được vài tuần lễ nữa thôi. Trước khi tôi chết, tôi muốn được nhìn mộ con trai tôi lần cuối. Và cũng nhân tiện, tôi muốn gặp ông, để thu xếp việc gửi tiền đặt mua hoa cho mộ con tôi sau này”.

Bà có vẻ kiệt sức vì phải nói nhiều.

Chiếc xe chầm chậm, rẽ vào một ngõ hẹp, tiến dần đến ngôi mộ đứa con trai bà mệnh phụ ấy, rồi dừng lại.

Bà mẹ tội nghiệp, cố sức ghé đầu qua ô cửa kính, để nhìn mộ con.

Không gian tĩnh lặng, tiếng chim líu lo hót đâu đó bên trên những tán cây.

Bác quản lý nghĩa trang lên tiếng, phá tan bầu không khí im lặng:

- “Thưa bà, tôi luôn lấy làm tiếc, vì món tiền bà đã thường xuyên gửi đến để đặt mua hoa cho ngôi mộ”.

Thoạt đầu bà mệnh phụ có vẻ không nghe được câu nói ấy. Sau đó bà chầm chậm xoay đầu lại:

- “Xin lỗi ông” – bà ta thì thào – “Ông đang nói đến việc gì thế!? Con trai của tôi…”

- “Vâng, tôi hiểu” – bác quản lý dịu dàng ngắt lời – “Bà biết không, tôi là thành viên trong một nhóm thiện nguyện của nhà thờ, chuyên lo đi cứu trợ.

Hàng tuần, chúng tôi đều tổ chức đi thăm các bệnh viện, trại tế bần, nhà dưỡng lão, nhà tù…

Ở những nơi ấy, có rất nhiều người sống cần được quan tâm, đa số họ đều yêu thích hoa. Họ còn có thể nhìn ngắm màu sắc và thưởng thức mùi vị, hương thơm của hoa. Còn cái ngôi mộ này…” – bác quản lý đưa mắt về phía ngôi mộ… – “không có sự sống trong đó, không có ai nhìn ngắm và thưởng thức nét đẹp và hương thơm của hoa. Vì thế, tôi…” – Bác quay mặt đi và tránh cái nhìn của người mẹ sầu khổ, giọng của bác lạc dần, rồi tắt hẳn.

Bà mệnh phụ không nói gì cả, mắt đăm đăm nhìn về phía ngôi mộ của cậu con trai. Dường như gần cả tiếng đồng hồ đã trôi qua, trong bầu không khí lặng lẽ và ngột ngạt. Cuối cùng, bà ta khẽ đưa tay ra hiệu cho người lái xe, cho xe quay trở về.

- Bác quản lý nghĩa trang đưa mắt nhìn theo chiếc xe, mà lòng thầm nghĩ: “Mình đã xúc phạm bà ta. Đúng ra mình không nên nói cho bà ta biết điều ấy”.

*****

Vài tháng sau, bác quản lý nghĩa trang không khỏi ngạc nhiên, trước một cuộc viếng thăm bất ngờ và thú vị.

Sau một thời gian không lâu, bà mệnh phụ ấy, lại đến tìm gặp bác quản lý nghĩa trang.

Lần này thì không có tài xế theo, mà bà ta tự mình lái xe đến nghĩa trang. Bác quản lý không còn tin vào mắt của mình nữa.

- “Vâng, ông đã nói đúng, ông quản lý thân mến!” – Bà Wilson vui vẻ mở lời – “Về chuyện thưởng thức hoa đó mà! Đó chính là lý do tại sao tôi ngưng gởi tiền cho ông trong suốt mấy tháng vừa qua.

Hôm ấy, khi trở về bệnh viện, những lời của ông đã nói làm tôi suy nghĩ mãi, không thể nào xóa khỏi tâm trí.

Sau đó, tôi bắt đầu đặt mua hoa gởi tặng cho các bệnh nhân trong bệnh viện, những người không được ai tặng hoa bao giờ.

Tôi cảm thấy vui, khi họ yêu thích và thưởng thức chúng – những cánh hoa tươi đẹp, đến từ một người hoàn toàn xa lạ. Điều đó đã khiến họ vui và tin tưởng nhiều hơn ở cuỗc sống.

Nhưng quan trọng hơn cả, điều đó lại làm tôi được hạnh phúc và vui với cuộc sống hơn bao giờ hết”.

“Không có vị bác sĩ nào hiểu được” – bà ta nheo mắt – “phép lạ nào, đã khiến tôi được bình phục nhanh đến thế. Chỉ có tôi mới biết được điều ấy thôi!”

Lạy Chúa, xin cho con biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người có những hoàn cảnh ít may mắn, đang sống bên cạnh con, để những bệnh tật và những khuyết điểm lỗi lầm nơi con cũng được chữa lành. Amen.

---------------------------

 

Bài 4: Một bài thi tuyển kỳ lạ

(Chuyện Đời Đạo - Bài 125)

Một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học thuộc loại xuất sắc. Anh tự tin dự tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh vượt qua các vòng đầu tiên và đến vòng cuối cùng, đích thân giám đốc phỏng vấn anh, để đưa ra quyết định tuyển dụng.

Khi xem qua hồ sơ xin việc của chàng trai, vị giám đốc nhận thấy trong suốt các năm học, anh luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Từ trường trung học, cho đến khi vào đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào chàng trai này không đạt danh hiệu xuất sắc.

Vị giám đốc hỏi:

- “Trong bốn năm đại học, anh có đi làm thêm không?”.

- “Dạ không thưa ông”, chàng trai trả lời.

- “Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”.

- “Cha tôi mất từ năm tôi một tuổi, vì vậy toàn bộ tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.

- “Mẹ anh đang làm công việc gì?”

- “Mẹ tôi giặt quần áo thuê cho người ta.”

Vị giám đốc nghe vậy, bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay của anh khá đẹp và mềm mại. Ông hỏi:

- “Anh đã bao giờ giúp đỡ mẹ trong việc giặt quần áo chưa?”.

- “Chưa bao giờ”, chàng trai thẳng thắn đáp. “Tôi cần tập trung học cho việc học tập sao cho thật tốt. Hơn nữa, mẹ tôi giặt thì nhanh hơn tôi chứ.”

Nghe vậy, vị giám đốc nói,

- “Tôi có một yêu cầu nhỏ. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ. Rồi sáng hôm sau anh đến đây gặp tôi”.

Chàng trai trẻ cảm giác cơ hội trúng tuyển của mình rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và đề nghị rửa tay cho mẹ. Người mẹ cảm thấy khó hiểu trước yêu cầu của con trai, nhưng vẫn đưa hai tay ra cho con rửa.

Chàng trai chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của anh rơi xuống, khi anh rửa tay cho mẹ.

Lần đầu tiên, anh nhận ra đôi bàn tay của mẹ, không chỉ nhăn nheo, mà còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này, hẳn là rất đau đớn, vì anh cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình, mỗi khi anh nhúng tay mẹ vào nước.

Đó cũng là lần đầu tiên chàng trai nhận ra chính đôi bàn tay này đã ngày ngày cần mẫn giặt quần áo, để có thể trang trải tiền học phí cho anh. Những vết sẹo trên đôi bàn tay mẹ, cũng là cái giá cho những bảng điểm xuất sắc của anh.

Sau khi rửa sạch đôi bàn tay mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt chỗ quần áo còn lại trong ngày.

Tối hôm đó, mẹ con anh đã trò chuyện với nhau rất lâu.

Sáng hôm sau, chàng trai quay lại công ty. Vừa nhìn thấy anh, vị giám đốc hỏi:

- “Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được gì, trong ngày hôm qua không?”.

- "Chàng trai khóc và trả lời: Tôi đã rửa tay cho mẹ và cũng giặt nốt chỗ quần áo còn lại”.

- “Cảm giác của anh như thế nào?”, vị giám đốc hỏi.

Chàng trai trả lời trong nước mắt tầm tã:

- Thứ nhất, tôi hiểu rằng: Nhờ có mẹ, mà tôi mới có được như ngày hôm nay.

- Thứ hai, tôi hiểu: Việc mọi người kiếm ra tiền phải vất vả đến như thế nào.

- Và thứ ba, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình đối với mình.

Vị giám đốc nói: “Đó cũng chính là điều tôi cần tìm ở một người quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên biết ơn, khi được người khác giúp đỡ, thấu hiểu được những giá trị công sức lao động của người khác, và không xem tiền bạc là mục đích sống duy nhất. Anh đã hiểu được những điều đó, vì vậy chúc mừng anh được gia nhập vào công ty chúng tôi”.

*****

Đằng sau sự thành công của mỗi người, là mồ hôi, là nước mắt, có khi hòa lẫn cả máu thịt của mẹ cha nữa.

Lạy Chúa, những chuyện mà hằng ngày, con cứ tưởng là chuyện bình thường, nên không bao giờ con quan tâm cho đủ, để thấy trong đó, có biết bao những giọt mồ hôi đã đổ ra, hòa lẫn với nước mắt và cả máu nữa, để con có được như ngày hôm nay.

Xin cho con, ngay từ ngày hôm nay, biết phải làm gì, để đền đáp phần nào công ơn  sinh thành, dưỡng dục, mà cha mẹ con đã dành cho con. Kẻo một ngày nào đó, khi cha mẹ mất đi, thì sự hối hận của con đã trở thánh quá muộn, và sẽ trở thành vô nghĩa. Amen.

----------------------

 

Bài 5: Một hành vi kỳ lạ của một doanh nhân giàu có

(Chuyện Đời Đạo - Bài 126)

Có một doanh nhân rất giàu có, và phải nói là rất nổi tiếng nữa, lại có một thói quen rất kỳ lạ:

Là thỉnh thoảng, cứ 5-3 tháng một lần, ông lại dẫn đưa vợ và các con đến lò hỏa táng để xem.

Không thấy ai trong họ cầu kinh hay lễ nhang.
Cũng chẳng thấy ai trong họ có một hành động, hay cử chỉ gì.


Cả nhà im lặng, đứng xem và ngắm nhìn một thi hài được đưa vào lò hỏa thiêu. Độ chùng 5-10 phút sau đó, họ quay trở về nhà.

Có người không hiểu, thắc mắc hỏi ông nguyên do. Ông trả lời:

Chỉ cần đến nơi hỏa táng, thì cái tâm nóng nảy sẽ mau chóng tan biến, sự an tĩnh sẽ trở lại, và sẽ thấy danh lợi tiền tài, trở nên thật nhẹ nhàng.

*****

Mà đúng như vậy.

Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to, quý tộc, giàu sang, quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách, hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng, đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế nằm xuống, bất động.

Sau đó, bị đưa vào bên trong lò hỏa táng, lửa bốc cháy ngùn ngụt. Khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ, được bọc trong tấm khăn.
 
Khi đến trần gian này, chúng ta chẳng mang theo thứ gì. Rồi khi ra đi khỏi trần gian này, nhìn lại trông chỉ như một làn khói.

Ngẫm lại đời người thật đơn giản thế thôi!

Vinh hoa, phú quý, rồi cũng thoáng qua theo ngày tháng, ân ái, tình thù, rồi cũng trở về với cát bụi.
 
Hôm nay chúng ta sống trong một thế giới đầy vật chất, dục vọng, bởi những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc, ăn ngon, mặc đẹp…, dễ làm cho con người trở nên ngông cuồng, ngạo mạn, đam mê và tư lợi.

Khi ta cảm thấy thực tại và ước mơ, có mộ sự chênh lệch quá lớn, khiến ta cảm thấy không kiềm chế được tâm: Ân oán, tình thù, hơn thua, được mất, thủ đoạn, với danh lợi, quyền thế, mà mưu tính hại nhau…, sao ta không thử đi đến nơi lò hỏa táng, để nhìn ngắm cho thật kỹ nắm tro tàn, là cái còn lại của một kiếp người.

Rất có thể, đó là người, mà ta mới vừa trò chuyện, đầy ngưỡng mộ và say mê, chỉ vài hôm trước đó thôi… Bây giờ, ta mới cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, khỏi những áp lực đang đè nặng nơi tâm hồn của ta, chỉ vì những thứ phù hoa mà ta đang theo đuổi.

*****

Lạy Chúa, thánh 11 hằng năm, Giáo Hội nhắc nhở chúng con phải siêng năng suy nghĩ về cái chết: Cái chết của ông bà cha mẹ và những người thân, để cầu nguyện cho các Ngài.

Đồng thời, cũng để nhắc nhở mỗi người chúng con, phải năng suy nghĩ về cái chết của mình.

Bởi có sinh thì ắt phải có tử, đó là quy luật tất yếu chung cho tất cả vạn vật, trong trời đất vũ trụ này.

Để chúng con còn biết lo chuẩn bị sao cho thật tốt, thật chuẩn, cho ngày chúng con phải ra trình diện trước Tôn Nhan Chúa, khi kết thúc cuộc sống ở trần gian này, để cho những ngày sống ở trần gian này, sẽ trở nên hữu ích thật sự cho chúng con. Amen.

--------------------------

 

Bài 6: Chung quanh chuyện BF

(Chuyện Đời Đạo - Bài 127)

1. Một chàng trai nọ nói với một cô gái: Chúng ta là BF !
- Cô gái hỏi: BF là gì?
- Nghĩa là Best Friends (là bạn thân nhất)

*****

2. Sau này khi họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái: Anh là BF của em !
- Cô lại nhẹ nhàng hỏi: BF là gì ?
- Là Boy Friend đấy ! (là bạn trai)

*****

3. Nhiều năm sau khi họ đã cưới nhau, rồi sinh những đứa con đáng yêu, anh lại dịu dàng nói: Anh là BF của em !
- Cô gái vẫn dịu dàng đáp lại: BF là gì ?
- Chàng trai nhìn lũ con của mình, rồi nhìn người vợ, hạnh phúc nói: Là Babies' Father (là bố của các con)

*****

4. Khi những đứa con lớn dần, chàng trai lại nói: Chúng mình là BF.
- Cô vợ tươi cười hỏi: BF gì nữa đây anh ?
- Là  Beautiful Family ! (là gia đình hạnh phúc).

*****

5. Một ngày, có đôi vợ chồng già, cùng ngắm hoàng hôn, ông lão nói với vợ mình: Bà nó à, tôi là BF của bà đấy !
- Bà lão cười, với những nếp nhăn trên mặt: BF là gì hả ông ?
- Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thần bí: Là Be Forever ! (là chúng ta mãi mãi thuộc về nhau)

*****

6. Khi ông lão hấp hối, ông vẫn nói: Tôi BF bà nha.
- Bà lão trả lời với những giọt nước mắt đang lăn trên má: BF là gì vậy ông?
- Ông lão đáp: Là Bye Forever! (là tạm biệt mãi mãi).
*****

7. Rồi ông nhắm mắt.
- Vài tháng sau, bà lão cũng ra đi, trước khi nhắm mắt bà nói nhỏ bên mộ ông lão: BF nha ông (Beside Forever – là chúng ta sẽ ở bên nhau mãi mãi).

--------------------

 

Bài 7: Bốn bà mẹ "Nổ"

(Chuyện Đời Đạo - Bài 128)

Bốn bà mẹ ngồi nói chuyện với nhau.

Bà thứ nhất mới nói:
- Con trai tôi làm linh mục, nên đi đâu cũng nghe người ta nói: "Lạy Cha".

Bà thứ hai nghe thế liền nói:
- Còn con tôi thì chỉ làm giám mục thôi, nên đi đâu cũng nghe người ta nói: "Lạy Đức Cha".

Bà thứ ba nghe thế liền đáp lại ngay:
- Con của hai bà đều thua con tôi rồi. Nó lên tới chức Hồng Y, nên đi đến đâu, người ta cũng đều cúi mình chào: "Kính lạy Đức Hồng Y".

Bà cuối cùng chỉ đợi có thế:
- Còn con tôi, thú thật, nó chẳng có chức thánh gì cả. Nó chỉ cao 1,9 mét, lại đẹp trai, cho nên đi đến đâu, các bà, các cô đều xuýt xoa: "Lạy Chúa tôi".

--------------------------

 

Bài 8: Nên duyên vợ chồng nhờ món quà Giáng Sinh

(Chuyện Đời Đạo - Bài 129)

Câu chuyện tình yêu "nửa vòng trái đất" được anh Tyrel Wolfe (người Mỹ) và chị Joana (người Philippines), kể lại trên trang Maskonline, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên khắp thế giới.

*******

14 năm trước, tức vào năm 2.000, một bé gái từ Philippines bất ngờ nhận được hộp quà Giáng sinh, từ cậu bé 7 tuổi, ở một thị trấn nhỏ của Idaho (Mỹ), cách đó hơn 11.000 km.

Tyrel cho biết:

Ngày ấy, anh đã tự gói một hộp quà, để gửi đến một chương trình từ thiện Cơ đốc giáo, với mục đích trao gửi niềm vui Giáng Sinh, đến các bạn nhỏ khác trên thế giới.

Bé gái Joana đã nhận được nó, khi tham gia học lớp Thánh Kinh mùa hè, ở thành phố Quezon, ngoại ô Manila.

Trong chiếc hộp ấy, có một món quà và bức ảnh cậu bé mặc áo cao bồi, tay cầm dây thừng, với dòng chữ ghi họ, tên và địa chỉ.

Thích thú với món quà nhỏ, Joana đã viết một bức thư để cảm ơn.

Lá thư ấy không đến được với cậu bé kia.

Bẵng đi 11 năm sau, một lần tình cờ tìm kiếm cái tên Tyrel Wolfe và địa danh Idaho trên Facebook, Joana đã kết bạn với chính người tặng món quà nhỏ cho mình năm xưa.

Họ cùng nhau ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu và chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Từ đó tình cảm ngày càng lớn dần lên.

Tháng 3/2013, lần đầu tiên Tyrel bay đến Manila gặp cô gái đã làm trái tim anh xao xuyến,  khi trò chuyện qua mạng.

Vừa nhìn thấy Tyrel, Joana òa khóc trong hạnh phúc.

Sau đó hơn nửa năm, cặp trai gái quyết định kết hôn.

**********

Mỗi vị khách tham dự lễ cưới hôm đó, được yêu cầu mang theo một hộp quà, để làm từ thiện.

Qua câu chuyện của mình, Tyrel kêu gọi mọi người hãy mở lòng, chia sẻ những món quà nhỏ, để đem đến hạnh phúc cho những trẻ em trên khắp thế giới.

Biết đâu, chính người cho đi, lại nhận được niềm hạnh phúc thật kỳ diệu như anh hôm nay.

--------------------------

 

Bài 9: Lễ Giáng Sinh đến, hãy cố gắng làm một việc tốt

(Chuyện Đời Đạo - Bài 130)
------------------------


Ethan Van Leuven (4 tuổi, ở tiểu bang Utah, Mỹ) đã chiến đấu với căn bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính suốt 2 năm qua. Các bác sĩ thông báo cho biết: Em chỉ có thể sống thêm được một thời gian ngắn nữa thôi.

Biết cậu bé rất thích được tham gia lễ hội Giáng sinh, nên đông đảo cư dân của thị trấn Utah quyết định giúp em có những giây phút hạnh phúc nhất trong đời, bằng việc tổ chức sự kiện "3 trong một": Mừng Giáng sinh, Halloween và cả sinh nhật của em, rực rỡ trong suốt 10 ngày.

Ethan đã được mặc bộ đồ siêu nhân mà em thích, ngồi trên xe đẩy đi tham quan khắp thị trấn và đi "đòi kẹo" trong lễ hội ma quỷ (Halloween).

Em cũng được diện bộ quần áo ông già Noel và cười vang, khi cùng với mọi người đón lễ Giáng sinh sớm (ngày sinh nhật của em) trong bầu không khí rực rỡ.

*****

Giáng sinh là ngày lễ Ethan thích nhất, nên gia đình và tất cả mọi người trong thị trấn Utah đã giúp em thỏa ước mơ nhỏ bé này, trong những ngày cuối đời.

Lạy Chúa,  xin giúp chúng con biết quan tâm hơn nữa đến những người có những hoàn cảnh ít may mắn, để giống như những cư dân trong thị trấn Utah, đã bắt chước Chúa Giáng Sinh, Đấng đã quên mình, bỏ Trời xuống trấn gian, để làm điều tốt cho con người, để cứu độ nhân loại. Amen.

-----------------------------

 

Bài 10: Chuyện bên lề một lớp giáo lý ở Tây Nguyên

(Chuyện Đời Đạo - Bài 131)

Việc truyền giáo trên Tây Nguyên, cái trở ngại khởi đầu luôn luôn là rào cản về ngôn ngữ. Hai bên đều phải học tiếng nói của nhau, để giao tiếp và nhất là trong việc dạy giáo lý.

*********

Nhà truyền giáo dạy đám trẻ con về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:

- Chúa Cha bằng Chúa Con, Chúa Con bằng Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi bằng nhau. Ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa mà thôi.

Tuần sau, nhà truyền giáo gọi một đứa nhỏ lên trả bài, đứa bé miệng uốn éo, giọng phát âm thật chắc nịch:

- Chúa Cha bắn (bằng) Chúa Con, Chúa Con bắn Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi bắn nhau, chỉ có một Chúa thôi.

Cả lũ nhóc vẫn ngồi tỉnh bơ, chỉ có ông thầy phải bấm bụng cười, để giữ bầu khí nghiêm trang trong lớp.

*****

Mấy hôm sau học tiếp về tình yêu Ba Ngôi, một đứa nhỏ đứng lên trả bài:

- Trên trời ba đứa thương nhau, nên ở dưới đất này, mình cũng phải thương nhau như vậy!

Thật hết ý!!!

--------------------------

 

Bài 11: Thượng Đế chỉ cho một chiếc giày

(Chuyện Đời Đạo - Bài 132)

Ở Mỹ, có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo. Từ nhỏ đến khi đi học, cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách.

Cậu bé nghe nói:

Vào dịp lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn, thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày, có bày bán những đôi giày rất đẹp, nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng:

“Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế, để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề. Ông cầm lấy đôi giày rồi nói:

“Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”.

Sau đó, ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày, rồi đưa cho cậu bé và nói:

“Cháu bé, Thượng Đế nói rằng: Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi:

“Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói:

“Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền. Nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.”

Ông chủ cười nói:

“Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la, bằng cách nhặt ve chai. Cậu bé vui vẻ chạy đến cửa hàng để trả tiền.

Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giày còn lại.

Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giày mới rất đẹp.

*****

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề, như:

- Nhân viên cứu hộ,
- Bình luận viên,
- Phát thanh viên,
- Rồi bước vào giới nghệ thuật và
- Trrở thành một ngôi sao nổi tiếng.

Vào năm 1980, cậu bé ấy đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được phóng viên hỏi về việc gì có ảnh hưởng lớn nhất, đối với sự trưởng thành của ông ?

Ông đã kể về câu chuyện:

“Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giày” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết:

“Sau này, tôi mới biết được giá gốc của đôi giày đó là 38 đô la. Một nửa, giá của nó cũng phải đến 19 đô la, nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấy của tôi 2 đô la, để dạy cho tôi một điều rằng:

"Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn,
nhưng Ngài chỉ cho bạn một phần mà thôi,
bạn phải tự mình nỗ lực để lấy phần còn lại.”

---------------------------

 

Bài 12: Món quà Giáng Sinh giữa những con người giàu lòng thương yêu

(Chuyện Đời Đạo - Bài 133)

Cô Della, hàng ngày cố gắng chi tiêu thật ít tiền khi đi chợ:

Hằng ngày, mỗi khi đi chợ, cô thích đi loanh quanh khắp chợ, để tìm mua những thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày.

Ngay cả những lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi, cô cũng vẫn cố đi tìm kiếm như vậy. Bởi theo cô, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Cô Della ngồi đếm lại một lần nữa, số tiền ít ỏi của mình.

Không hề có sự nhầm lẫn. Đúng là chỉ có một đồng, tám mươi bảy xu, mà ngày mai  là Lễ Giáng sinh rồi.

Cô sẽ không thể làm gì hơn được nữa, chỉ còn cách ngồi xuống mà khóc thôi. Cô đang nức nở, bởi nhìn quanh nhà cô đang ở, chỉ là một căn phòng nhỏ, tồi tàn, chẳng có gì là quí giá.

Trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này, chỉ có 2 con người: Cô và chồng của cô là 'Jim' (James Dillingham Young), ở thành phố New York.

Họ chỉ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp.

Jim may mắn hơn cô, vì anh ấy có việc làm ổn định. Nhưng không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy rồi.

Della đã cố gắng rất nhiều, để tìm một công việc làm, nhưng vận may đã không mỉm cười với cô.

Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc, khi được ôm Jim trong vòng tay, mỗi khi anh đi làm về.

*****

Bỗng sực nhớ ra một điều gì đó, nên cô Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt, rồi đứng nhìn qua cửa sổ, trông thấy một chú mèo xám, đang đứng tần ngần phía trên bức tường, dưới bóng đèn mờ của bóng đèn đường, đã gợi lên cho cô nhiên suy nghĩ miên man:

Ngày mai là tới lễ Noel rồi, mà trong túi chỉ còn vỏn vẹn một đồng, tám mươi bảy xu, làm sao có thể mua được một một món quà gì cho James.

Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu của cô dành cho anh.

Cô Della, bỗng đi tới chiếc gương treo trên tường. Cô xoay qua xoay lại. Mắt cô bỗng sáng lên. Cô nhớ ra: Cho đến bây giờ, gia đình mình chỉ có hai vật quí giá nhất.

- Một thứ, là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này, trước đây, thuộc sở hữu của cha anh ta. Và trước nữa, phải nói là của ông nội anh ta.

- Thứ còn lại, là mái tóc của mình. Della thả mái tóc dài óng mượt xuống lưng, trước tấm gương. Chính cô lúc này phải xuýt xoa, tấm tắc, tư khen là đẹp.

Cô nghĩ: Nó tuyệt đẹp, không khác nào một chiếc áo khoác, đang choàng qua người cô. Rồi, cô Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng trước gương một lúc.

Sau đó, cô đi ra khỏi nhà, bước chậm rãi dọc theo các cửa hàng hai bên đường. Rồi cô dừng lại trước bảng hiệu: "Madame Eloise".

Tiếp cô, là một phụ nữ mập mạp. Bà ta chẳng có một chút dáng vẻ gì là "Eloise" !!

Cô Della cất tiếng hỏi:

- Bà có mua tóc của tôi không?

- Tôi là chuyên mua tóc mà cô - bà ta đáp.

Bà bảo: “Cô hãy bỏ nón ra, để tôi xem tóc của cô đã”

Suối tóc nâu, đẹp tuyệt vời, đang từ từ buông thả xuống lưng.

- Hai mươi đồng - bà ta định giá, đang khi bàn tay bà đang nâng niu mái tóc óng ả.

- Được. Bà hãy cắt nhanh đi! Và đưa tiền nggay cho tôi, vì tôi đang có việc rất cần - Della nói.

*****

Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng.

Cô tìm mua quà cho James trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả.

Cuối cùng, cô cũng chọn được một thứ. Đó là một sợi dây đồng hồ bằng vàng.

James rất quý chiếc đồng hồ của mình, nhưng rất tiếc là nó không có dây, vì dây đã quá xưa cũ, nên dã hư, không còn dùng được nữa.

Khi Della trông thấy sợi dây này là thích nay. Cô tin là anh Jim cũng se rất thích. Và cô quyết phải mua nó cho bằng được.

Sau khi đã trả hai mươi mốt đồng để mua sợi dây vàng, cô đã vội vã trở về nhà, với tám mươi bảy xu còn lại trong túi.

Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm:

“Mình có thể làm gì với nó đây?”  Co đã ra tiệm uốn tóc.

Nửa giờ tiếp theo, cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ.

Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của mình bây giờ toàn là những sợi quăn quăn khắp đầu.

“Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!”.

Cô tự nhủ: “James sẽ nói gì, khi thấy mình như thế này?”

*****

Bảy giờ tối, bữa ăn được chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt của James.

Thế rồi cửa mở, James bước vào. Anh ấy trông rất gầy, trong bộ cái áo khoác dày cộm.

James nhìn chằm chằm vào Della.

Cô không thể hiểu được anh ta đang nghĩ gì ? Cô bắt đầu lo sợ.

Nhưng anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.

Anh đứng tần ngần ra đó, nhìn cô với một ánh mắt thật kỳ lạ.

Della chạy đến bên James, ôm anh ta và òa lên khóc:

“Xin anh đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc, là chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra thôi mà. Em phải bán nó thôi, Jim à.  Hôm nay, anh hãy nói: “Giáng Sinh vui vẻ”. Em có một món quà này rất hay cho anh, dịp lễ Giáng Sinh!”

- Em đã cắt mất tóc rồi à? - James hỏi.

- Đúng thế, em đã cắt và bán rồi. Mà vì vậy, anh không còn yêu em nữa sao? Em vẫn là em mà! - Della nói.

James nhìn quanh, rồi hỏi lại một cách ngớ ngẩn:

- Em vừa nói, là em đã bán tóc à?

- Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa anh, James?

*****

Chợt James vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn.

- Anh yêu em, Della. Dù cho tóc em ngắn hay dài. Em hãy mở cái hộp này ra xem, rồi sẽ hiểu tại sao khi nãy, anh sững sờ đến như vậy.

Della đã xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung sướng. Liền sau đó là những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.

Trong hộp đó, là một bộ kẹp tóc tuyệt đẹp, rất phù hợp với mái tóc óng ả của Della. Và cô đã thầm mơ ước có được nó từ lâu, khi vừa trông thấy lần đầu tiên, qua cửa kính một gian hàng. Đẹp thì có đẹp, nhưng quá đắt tiền, nên Della chỉ biết ấp ủ trong mơ thôi. James biết rõ điều đó, nhưng đành phải chịu thôi, vì gia cảnh của họ đâu có khá giả gì.

Bây giờ, thì bộ kẹp tóc tuyệt đẹp đó đã thuộc về cô. Nhưng tóc cô thì không còn đủ dài, để kẹp được nữa!

- Tóc em sẽ chóng dài ra thôi mà James - nói xong cô chợt nhớ đến cái dây đồng hồ vàng, định tặng cho James, nên liền vội vàng chạy vào trong lấy.

- Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy. Giờ thì chắc anh sẽ phải thích nó lắm, và nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi.

Nhanh lên đi anh, đưa những chiếc kẹp đó cho em đi, James !

Anh ngồi xuống, vòng tay ra sau đầu Della và mỉm cười nói:

“Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ, để mua kẹp này cho em đó. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi, em yêu.”

Della nâng niu những món quà trên tay, mà lòng tràn đầy hạnh phúc.

Tác giả: O-Henry

Lời bàn:

Cả hai nhân vật trong câu chuyện, đều là những con người giàu lòng thương yêu, luôn biết nghĩ đến nhau, người này nghĩ đến người kia, mà không hề quan tâm gì đến mình.

Della và James là đôi vợ chồng trẻ, tuy cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, nhưng họ luôn muốn dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải hi sinh lợi ích riêng của bản thân.

Những thách thức, mà họ gặp phải khi bí mật mua quà Giáng Sinh cho nhau, chính là điểm hấp dẫn của câu chuyện, và cũng là đề tài đáng chúng ta suy nghĩ nhiều trong dịp lễ Giáng Sinh.

Chúng ta hãy quyết tâm hơn: Hãy luôn cố gắng mà trân trọng những tình cảm yêu thương của những người đang sống bên chúng ta, dành cho chúng ta.

----------------------------------

 

Bài 13: Đàn chim trốn tuyết đêm Giáng Sinh

(Chuyện Đời Đạo - Bài 134)

Có một người đàn ông rất tử tế, rất lịch sự, nói chung là một người tốt. Ông rộng lượng với gia đình, đúng đắn trong tiếp nhân xử thế.

Có điều, ông không tin gì hết về chuyện Thiên Chúa xuống thế gian làm người, như các nhà thờ vẫn rao giảng mỗi dịp Giáng Sinh. Chuyện ấy theo ông chả có nghĩa lý gì. Mà bởi lẽ ông là người quá trung thực nên ông không muốn giả vờ tin tưởng.

Ông bảo vợ:

- Anh thật sự xin lỗi em, anh sẽ không cùng em đi lễ nhà thờ đêm Giáng Sinh được. Bởi anh không muốn giả làm người đạo đức, khi đến nhà thờ, mà tâm trí anh vẫn chưa hề xác tín. Cho nên anh chỉ muốn ở nhà thôi. Phần em, em cứ đi nhà thờ. Anh sẽ thức khuya đợi em và con tan lễ về, rồi chúng ta ăn "Réveillon" (Rê-vây-dong) mới đi ngủ.

Thế là ông ở nhà, còn vợ con thì cứ đi dự thánh lễ nửa đêm.

Vợ con ông lái xe ra khỏi nhà chẳng mấy chốc thì tuyết bắt đầu rơi. Ông ra đứng ở cửa sổ dõi mắt nhìn cơn mưa tuyết.

Bất ngờ, bão tuyết mỗi lúc một trở nên dữ dằn hơn. Rồi ông trở lại chiếc ghế, kê bên cạnh lò sưởi để đọc báo.

Mấy phút sau ông bị giật mình, vì có cái gì đó rớt nghe cái phịch. Lại thêm tiếng nữa, và tiếng nữa....

Thoạt đầu ông ngỡ là có ai đó nghịch ngợm, vò tuyết thành cục ném vào cửa sổ phòng khách nhà ông.

Nhưng khi bước ra cửa để xem xét, thì ông thấy một đàn chim khốn khổ túm tụm vào nhau trước nhà ông, giữa trời tuyết lạnh. Chúng gặp bão tuyết, nên cố tìm chỗ trú ẩn, bằng cách bay qua ô cửa kính to tướng lắp ở phòng khách nhà ông. Ông không thể để cho các sinh vật đáng thương này nằm ngoài trời chết cóng.

Ông nhớ đến cái chuồng ông quen dùng để nhốt chú ngựa con. Ông nghĩ: Chuồng ngựa đó sẽ là chỗ trú ẩn ấm áp, nếu ông có thể lùa hết đàn chim vào trong đó.

Ông đã nhanh nhẹn khoác áo choàng, mang ủng lội tuyết, rồi giẫm lên lớp tuyết dày, đi ra chuồng ngựa. Ông mở toang cửa, thắp đèn lên, nhưng lũ chim không chịu vào.

Ông lại nghĩ: Có lẽ thức ăn sẽ dụ được chúng chăng ?

Thế là ông vội vàng trở vào nhà, tìm bánh mì, xé vụn ra, rồi rắc lên mặt tuyết trắng. Ông rải thành con đường từ chỗ đàn chim suốt tới cửa chuồng ngựa đang mở toang và sáng trưng đèn. Nhưng lũ chim chẳng hề ngó ngàng tới bánh mì, mà chúng cứ tiếp tục vỗ cánh tuyệt vọng trong tuyết.

Ông cố lùa chúng vào chuồng ngựa, bằng cách đi vòng chung quanh đàn, xua tay qua lại, mồm thì xuỵt xuỵt liên tục. Lũ chim chỉ tản mác ra, chứ chẳng chịu ùa vào cái chuồng ngựa đang sáng đèn, và rất ấm áp.

Ông liền hiểu ngay: Lũ chim đang sợ ông. Bởi ông là kẻ xa lạ, nên chúng sợ.

Ông thầm nghĩ: Ước gì ta có thể nghĩ ra cách chi đó để giúp chúng hiểu rằng, chúng có thể tin cậy ông, rằng ông không có ý làm hại chúng, rằng ông chỉ cố gắng cứu giúp chúng thôi.

Nhưng cách chi đây?

Ông nhủ thầm:

“Ước gì ta có thể biến thành chim, để có thể nhập bọn với chúng, nói được ngôn ngữ của chúng, để chúng có thể nghe được tiếng ta, để chúng có thể hiểu được ta, để chúng không còn sợ ta. Thế là ta có thể dẫn dắt cả đàn đi vào chuồng ngựa an toàn, ấm áp”.

-------------------------

Khi ông vừa nghĩ tới đó thì chuông nhà thờ đổ rền. Tiếng chuông vang vọng thấu tai ông, át luôn cả tiếng gió rít. Ông đứng đó lắng nghe những hồi chuông ngân vang, và tự nhiên miệng ông lại khe khẽ hát những bài thánh ca quen thuộc.

Rồi bỗng một lúc nào đó, ông đã khuỵu gối xuống như một phản xạ không hề hay biết...

Ông đã chắp tay cầu nguyện trên nền tuyết lạnh:

“Lạy Chúa, bây giờ thì con đã hiểu rồi. Con đã hiểu, vì sao Thiên Chúa phải xuống thế làm người.

Con cám ơn Chúa, vì nhờ đàn chim Chúa gởi đến, mà con đã hiểu được, tại sao Chúa lại xuống thế làm người. Một giáo lý sơ đẳng, thế mà từ bấy lâu nay, con vẫn cứ thắc mắc.

Xin Chúa tiếp tục mở mắt con, mở trí não con, mở trái tim, để con biết đón nhận, để con hiểu biết những gì biết Chúa muốn nói với con. Amen

-------------------

 

Bài 14: Tình mẹ đêm Giáng Sinh

(Chuyện Đời Đạo - Bài 135)

Có một cô bé mồ côi cha, sống với mẹ, tại một vùng quê hẻo lánh.

Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn.

Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi, nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn.

Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót... và những bông hoa rực rỡ...

Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được. Cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len, để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô, luôn tái xanh vì lạnh.

*****

Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ:

“Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi.

Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”.

 Bà mẹ âu yếm vỗ về:

“Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ.

Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để vượt qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”.

Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô.

Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel.

Người mẹ nhìn vào đôi giày của con, mà lòng thì buồn rười  rượi, khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái mình, nếu buổi sáng hôm sau, cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó trong đôi giày.

Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được.

Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy thật sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày.

Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà.

Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh.

Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ, khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó.

Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình.

Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên:

“Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”.

Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn.

Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc.

Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng, nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ....

Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ...

Vì không muốn làm con thất vọng, nên bà đã vào rừng đêm hôm đó, hy vọng tìm thấy được một thứ gì để làm quà tặng con, thay cho ông noel, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này....

------------------------

 

Bài 15: Giáng Sinh là Thiên Chúa đi tìm con người

(Chuyện Đời Đạo - Bài 136)
------------------------------------


Chuyện kể rằng, có hai người bạn chia tay nhau đi tìm điều qúy giá nhất trên đời.

Họ hẹn sẽ gặp lại sau khi đã tìm thấy.

Người thứ nhất đi tìm viên ngọc qúy.

Bất cứ nơi nào bán đá qúy, anh đều tìm đến. Cuối cùng, anh cũng mãn nguyện, vì đã tìm được viên ngọc qúy. Anh trở lại quê hương chờ bạn.

Người thứ hai đi tìm Chúa.

Anh đi khắp nơi, thọ giáo nơi các bậc thánh hiền, cặm cụi đọc sách, nghiền ngẫm, nhưng vẫn không tìm được Chúa.

Nhiều năm trôi qua, đang lúc tuyệt vọng, anh nhìn dòng sông lững lờ, thấy một đàn vịt con, đang bơi lội tung tăng.

Trong khi vịt mẹ tìm con, thì bày con lại cứ muốn rời mẹ đi tìm ăn riêng.

Vịt mẹ chẳng hề tỏ vẻ giận dữ, cứ lẽo đẽo theo bày con và gom chúng lại.

Thấy cảnh vịt mẹ mải mê tìm con như thế, anh mỉm cười trở về quê hương.

Khi người bạn hỏi điều qúy, mà anh đã tìm được là gì, mà khiến gương mặt anh rạng rỡ như thế.

Lúc đó, con người trở về với hai bàn tay trắng, nhưng tâm hồn tràn ngập niềm vui mới thốt lên:

Điều qúy giá, mà tôi đã tìm thấy,
đó là trong khi tôi đi tìm Chúa,
thì chính Chúa đã đi tìm tôi.

------------------------

“Ngôi Lời đã nhập thể, và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).

Nhiều khi, chúng ta tưởng mình đi tìm Chúa, nhưng thật sự là chính Chúa đi tìm chúng ta trước:

- Ngay khi con người sa ngã phạm tội,
Thiên Chúa đã lên kế hoạch cứu chuộc.

- Ngay khi con người phản bội bất trung,
Thiên Chúa đã mở lối cho họ quay bước trở về.

- Ngay khi con người vô phương cứu lấy chính mình,
Thiên Chúa đã sai Con Một đem thân cứu độ

-----------------------------

Đêm nay, đêm Giáng Sinh, là đêm giao duyên đất trời, đêm hội hoa đăng, đêm đầy ánh sáng, đêm Thiên Chúa viếng thăm con người.

Đúng như thông điệp chứa chan hy vọng của tiên tri Isaia:

“Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta
và một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta” (Is 9,5).

Con người không thể lên tới Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã xuống với con người. Chúa xuống trần gian, để cho trần gian biết đường về trời.

Chúa mặc lấy bản tính con người, để cho con người trở nên con cái Chúa.

Thánh Gioan viết:

“Những ai tin ở Người
 thì Người ban cho
quyền được làm con Thiên Chúa” (Ga 1,12).

Giáng sinh là mùa tặng quà:

“Đức Giêsu là quà tặng qúy giá nhất Thiên Chúa trao gởi cho con người (x Ga 3,16).

Đến lượt mình, chúng ta cũng hãy trao tặng cho anh em những gì họ cần thiết nhất, với tất cả lòng yêu qúy, trân trọng, như chúng ta đang dâng tặng cho chính Hài Nhi Giêsu.

Những kẻ nhỏ bé nhất, những người cô độc nhất, những kẻ chịu nhiều đau khổ nhất, lại chính là những con người cần được tặng quà nhất.

Chúng ta cần chứng tỏ rằng họ đáng kể đối với chúng ta, rằng tên họ chiếm một vị trí trong quả tim chúng ta.

Đó chính là quà tặng, mà Hài Nhi Giêsu đang mong đợi.

Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao ban vô vị lợi, trao ban không tính toán, trao ban trọn vẹn.

Mẹ Têrêsa Calcutta định nghĩa:

“Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã tìm kiếm chúng con, đã cứu chuộc chúng con, và đã cho chúng con được làm con Chúa.

Xin cho chúng con mau mắn đáp lại tình yêu bao la của Chúa, bằng cách yêu thương anh em, với tất cả trái tim nồng cháy của chúng con. Amen!

Thiên Phúc

-----------------------------

 

Bài 16: Lời nguyện xin ơn khiêm tốn

của đức thánh cha Phanxicô trước biến cố Covid kéo dài
(Chuyện Đời Đạo - Bài 137)
---------------------------------------


Lạy Cha Vĩnh Hằng, Cha đã khiến cả thế giới dừng bước trong một thời gian.

Cha đã buộc im lặng những tiếng ồn, mà chúng con đã tạo ra xung quanh mình.

Cha đã khiến chúng con phải quỳ gối và cầu xin một phép lạ.

Cha đã đóng cửa các Nhà thờ, để chúng con nhận ra thế giới của chúng con đen tối như thế nào, khi không có Ngài ở trong đó.

Cha đã làm bẽ mặt những kẻ kiêu hãnh và mạnh mẽ. Nền kinh tế đang sụp đổ, các doanh nghiệp đóng cửa.

*****

Chúng con đã rất tự hào khi nghĩ rằng mọi thứ chúng con có, mọi thứ chúng con sở hữu, đều là kết quả của quá trình làm việc vất vả của chúng con.

Nhưng, chúng con đã quên rằng: Chính ân sủng của Ngài, lòng thương xót của Ngài, đã làm cho chúng con trở thành con người của chúng con hôm nay và đã ban cho chúng con tất cả những gì chúng con có.

Chúng con đang đi lòng vòng để tìm cách chữa trị căn bệnh này, trong khi thực tế chúng con cần phải hạ mình, xin sự hướng dẫn và sự khôn ngoan từ Ngài.

Chúng con đã sống cuộc sống của mình, như thể chúng con ở đây trên Trái đất mãi mãi, như thể không có Thiên đàng, không có Luyện ngục, không có Địa ngục.

Có lẽ, vi rút này thực sự là cách mà Cha dùng để thanh lọc tâm hồn chúng con, đưa chúng con trở lại với Cha.

Hôm nay, khi những dòng chữ này lan truyền trên internet, mong cho tất cả những ai nhìn thấy chúng đều chung lòng và chắp tay cầu nguyện, cầu xin sự tha thứ, cầu xin ơn chữa lành và bảo vệ chống lại loại vi rút này.

Nhưng trên hết, xin cho Thánh ý của Cha được thể hiện, chứ không phải ý của chúng con.

Lạy Thiên Chúa, chúng con cầu xin Ngài, xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ trên Trái đất, nếu đó là ý muốn của Ngài!

(Trích Bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô)

---------------------------

 

Bài 17: Lời cầu nguyện của ĐTC. Phanxicô tuần lễ cầu hiệp nhất

(Chuyện Đời Đạo - Bài 138)
(18-25/1)
-------------------------------

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương/ từ mối hiệp thông sâu xa trong sự sống thần linh của Chúa,/ xin tuôn đổ dạt dào trên chúng con tình yêu huynh đệ./ Xin ban cho chúng con tình yêu biểu lộ nơi các hành động của Chúa Giêsu,/ trong gia đình Nadarét và trong cộng đoàn tín hữu sơ khai.

Xin giúp các Kitô hữu chúng con biết sống Tin Mừng,/ khám phá Chúa Kitô nơi mỗi con người,/ nhận ra Người chịu đóng đinh trong những thống khổ/ của những người bị bỏ rơi và bị lãng quên trên thế giới này,/ và nhận ra Chúa sống lại nơi mỗi anh chị em đang thực hiện một cuộc bắt đầu mới.

Lạy Chúa Thánh Thần,/ xin hãy đến và tỏ cho chúng con thấy vẻ đẹp của Chúa,/được phản chiếu nơi mọi dân tộc trên trái đất,/ để chúng con có thể khám phá một lần nữa/ rằng mọi người đều quan trọng và mọi người đều cần thiết,/ là những khuôn mặt khác nhau của một nhân loại duy nhất mà Chúa rất đỗi yêu thương./ Amen.

(Được ban hành tại Assisi, bên mộ Thánh Phanxicô, vào 3.10.2020 áp lễ kính Thánh nhân, năm thứ tám triều Giáo hoàng của tôi. Phanxicô.)

--------------------

 

Bài 18: Năm Dần nói chuyện hổ

(Chuyện Đời Đạo - Bài 139)
(Nhâm Dần 2022)


Người xưa có câu: “ Trâu chậm uống nước đục”.

Quả đúng thế ! Trong năm vừa qua, dân ta vì uống nước đục, mà sức khoẻ đi xuống thậm tệ, bị dịch Cô - vít tấn công, quá lo sợ nên phải nhốt mình trong căn phòng nhỏ hẹp, nhai thức ăn nhàm chán như cọng rơm khô, thỉnh thoảng ngó qua cửa sổ, nhìn người mắc bệnh đem đi cách ly vội vã như người phong hủi.

Có nơi, còn coi người bệnh như tội phạm, áp giải lên xe cứu thương, hú còi inh ỏi, thật đáng sợ ! Ngày đi thì có, ngày về thì không biết ra sao ?

Nếu khỏi, được gọi là “trở về trong trạng thái bình thường mới”.

Còn không, người thân đến nhận về một “hũ tro” lạnh lẽo.
 
*****

Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần (2022) sắp tới.

Chúng ta phải đứng dậy, phải bước đi hùng dũng, phải mở miệng gầm vang như Hổ, để mọi vật, mọi loài, thấy sức mạnh của loài người chúng ta.

*****

Dần là chi thứ ba trong 12 chi, Tý, Sửu, Dần ….

Năm Dần là năm con Hổ, người miền bắc gọi là Hổ, người miền nam gọi là Cọp.

Ngoài ra, người ta còn dùng nhiều từ khác nữa để gọi con thú họ nhà Mèo này, như là Ông Hùm, Ông Ba Mươi, Ông Chúa Sơn Lâm.

Hổ là một loài hung dữ, nên những gì có tính cách hung dữ, đều được người ta gọi là “Hổ”, như rắn Hổ, rắn Hổ Mang, nhện hắc Hổ, Hổ Chúa…

    Nói dến Hổ ta liên tưởng đến sự hùng Hổ, mạnh mẽ, hung ác;
    Nói đến Hùm ta liên tưởng đến tiếng gầm dữ dội, đe doạ đối phương;  
    Nói đến Cọp ta liên tưởng đến động tác ngoạm, đánh cắp, mang đi, chép bài của người khác

   Trong tâm linh người Việt, hình tượng con Hổ mang nhiều ý nghĩa như:

- Là loài ác thú, nhưng được kính sợ, đến độ người ta lập đền, để thờ Thần Hổ ở làng Ngọc Cục, Hải Dương.

Hổ là thần Hộ Mệnh, đặt trước cửa đền thờ, đặt trước cửa các công ty xí nghiệp, để tà ma không quấy nhiễu.

Có nơi lại coi Hổ là Phúc Thần, được vẽ tranh thờ, để trừ tà yểm quái.
 
Hổ tuy mạnh thật, nhưng có khi lại thua con Chồn, vì Chồn mưu lược hơn.

Một hôm, Hổ bắt được con Chồn. Hổ doạ xé xác con Chồn ra để ăn thịt.

Chồn chỉ thẳng mặt Hổ, nghiêm nghị nói:

“ Này, đừng có xúc phạm đến Ta. Ta được Trời sai xuống dương gian này, là để làm bá chủ muôn loài. Nếu ngươi không tin, ngươi cứ đi theo sau Ta rồi sẽ thấy”.

Quả nhiên, khi Chồn đi trước, Hổ đi sau, các loài thú trong rừng đều bỏ chạy tán loạn, mà Hổ nào có hay, có biết: Các con thú chỉ vì sợ Hổ mà chạy, chứ nào có sợ Chồn đâu,
 thế là Chồn thoát nạn.
 
*****

Nỗi oan cho những người sinh vào năm Dần ( Cọp ).

Nếu là phụ nữ sinh vào năm cọp, thì rầu thối ruột, bởi mạng Cọp nuốt mạng người chồng, làm cho người ta sợ không dám lấy.

Hoặc vợ tuổi Cọp, chồng sẽ chết sớm, làm ăn không ngóc đầu lên nổi.

Đó là các trường hợp ngẫu nhiên, trùng hợp. Bởi, trên thực tế, nhiều gia đình rất hạnh phúc, cô vợ rất hiền, dễ thương, chồng sống thọ, làm ăn khá giả, thì không ai đem ra nói … Rồi đổ thừa cho Cọp. Rất may là Cọp không nghe được tiếng người, chớ mà Cọp nghe được, biết được, thì chắc là nó sẽ vả cho xưng cả mặt, rụng hết răng luôn.

***

Ngày nay, hình ảnh con Hổ được sử dụng làm linh vật, biểu tượng, huy hiệu, cờ hiệu của nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ, các tổ chức công ty, các lực lượng quân sự …

- Hổ Bengal, là biểu tượng quốc gia cả hai nước Ấn Độ và Bangladesh.

- Hổ Mãn Châu, là biểu tượng cho quốc gia Nam Hàn và là linh vật trong Olympic tổ chức tại Seoul.

*****

Tại Việt Nam, Hổ bị bắt, bị buôn bán trái phép, chủ yếu là sử dụng trong các sản phẩm, được cho là thuốc như: Cao hổ cốt, rượu hổ cốt.

Ngoài ra, thịt Hổ được dùng làm thực phẩm cao cấp ở các nhà hàng quý phái thượng đẳng. Còn da Hổ được trưng bày làm các sản phẩm quà lưu niệm.

Tại thị trường chợ đen, giá một ký thịt Hổ lên đến 2,5 triệu đến 3 triệu đồng.

Đắc quá ! Làm sao mua nổi ??

Thôi thì đành phải dùng tiểu Hổ làm mồi nhậu, cũng không kém phần hấp dẫn đâu: Thịt mèo xào rau má. Thịt mèo tái chanh …

Hiện nay, số lượng con thú này giảm nhanh chóng. Theo các nhà chuyên môn ước tính: Cả nước có khoảng 200 con Hổ hoang dã và 95 con trong các vườn thú, trại chăn nuôi.

*****

Nhìn vào lịch sử Ơn Cứu Độ.

Khi dân Do Thái được tuyển chọn làm dân riêng của Chúa, đã được Chúa cho định cư trên Đất Chúa Hứa. Vậy mà có lúc Dân này đã bỏ Chúa, đi thờ các ngẫu tượng, như một người vợ ngoại tình, như Éphraim đi làm đĩ, Israel đã bị Chúa coi là ô uế.

Chính vì thế, mà Ngôn sứ (tiên tri) Hô- sê đã cảnh cáo dân chúng: Sẽ bị Chúa đánh ghen, bằng những hình phạt kinh khủng, để cho chúng thức tỉnh, mà quay trở về với Chúa.

“Đối với Éphraim, Ta sẽ như Sư Tử, Ta sẽ như Hùm Tơ cho nhà Giuđa, Ta sẽ cấu xé chúng, Ta sẽ tha chúng đi, mà không một ai có thể gỡ thoát” ( Hs 5, 14 )

Ngôn sứ Isaia đã nói đến cái hùng mạnh, tàn sát như vũ bão của quân thiện chiến Átsua:

“Tiếng chúng như Sư Tử rống, chúng gầm thét như Cọp non, chúng sẽ gầm gừ, chúng sẽ quắp lấy mồi, tha đi, mà không ai gỡ thoát được” ( Isaia 5,29 ).

Tránh Hùm phải Hạm. Nhưng ai nương tựa Đấng Tối Cao, thì Ngài sẽ là nơi họ náu ẩn an toàn, vững chắc, vì chính Chúa giữ gìn, như Ngài đã hứa:

“Kẻ gắn bó cùng Ta sẽ được ơn giải thoát, Người nhận biết Ta sẽ được sức phù trì”.

Vì thế:

“Bạn có thể giẫm chân lên Hùm thiêng rắn độc, đạp nát đầu sư tử khủng long”. (Tv 91,13 ).

***

 Hổ là loài thú dữ ăn thịt, nên chẳng bao giờ có thể sống chung được với người.

Nhưng trong đời sống tinh thần của con người, thì nó lại là con vật rất thân thương gần gũi. Ta thấy rõ điều này qua ca dao, tục ngữ.

Dân gian thường mượn con Hổ, để răn mình và nhắc nhở người khác.

 - “Cáo mượn oai Hùm”, là dựa vào uy thế của người có chức, có quyền lực, để lên mặt với người khác.

- “Chớ thấy Hùm ngủ mà vuốt râu, đến khi Hùm dậy đầu lâu chẳng còn”, là không nên trêu tức, chọc giận kẻ hung ác, kẻo sẽ rất thê thảm.

- “Chui vào hang Hùm”, là cảnh giác, cẩn thận, coi chừng kẻo lọt vào nơi nguy hiểm, hoặc làm việc gì có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình.

- “Điệu Hổ Ly Sơn”, là chiến lược tách kẻ mạnh ra khỏi hoàn cảnh, môi trường có lợi, để dễ chinh phục đối phương.

- “Hổ phụ sinh hổ tử”, là cha nào, con nấy, người con có tài giống như người cha của nó.

- “Hổ vằn ngoài da, người vằn trong bụng”, là lòng người ta khó mà lường được.

- “Miệng Hùm gan sứa”, là kẻ nói thì mạnh miệng, chứ thực chất thì nhút nhát, chẳng ra cái thá gì.

- “Cọp dữ, không chống nỗi sói bầy”, là tinh thần đoàn kết, chung lòng, chung sức, sẽ vượt thắng được mọi khó khăn, mọi kẻ thù, mọi kẻ hung ác.
 
***

Khi nói về con Hổ, con Cọp, mà không nhắc đến sự tích sau đây, thì phải kể là rất thiếu.

Ngày xửa ngày xưa, loài người và muông thú trong rừng, đều sống rất gần gũi, rất hài hoà và thân thiện với nhau.

Một hôm con Cọp từ trong rừng đi ra, thấy anh nông dân đang cùng với con Trâu cày ruộng.

Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị con người dùng roi quất vào mông một cái.

Cọp ta lấy làm ngạc nhiên lắm!

Đến trưa, lúc trâu được nghỉ ngơi, và đang gặm cỏ ven rừng, Cọp ta lân la đến hỏi:

- Này anh bạn, người anh thì to lớn, khoẻ mạnh phi thường như vậy, mà tại sao anh lại để cho con người đánh đập hành hạ như thế ?

Trâu liền nói nhỏ vào tai Cọp:

Bọn con người, chúng tuy nhỏ, nhưng lại có trí khôn anh ạ !

Trí khôn là cái gì ? Nó như thế nào ?

Trâu trả lời: Cứ đến gặp nó mà hỏi.

Cọp từ từ tiến lại gần anh nông dân, và cất tiếng hỏi :

Trí khôn của anh để ở đâu ? Cho tôi xem một tí có được không ?

Anh nông dân nói: Được, nhưng trí khôn của tôi, tôi lại để ở nhà rồi.

Cọp nói: Về lấy cho tôi xem đi ! Một tí thôi !

Anh nông dân nói: Không được, tôi về nhà, thì ở đây anh ăn thịt con Trâu của tôi thì sao ?

Hay là để cho ăn chắc, tôi xin phép được tạm buộc anh vào gốc này, để tôi được yên tâm khi vắng mặt.

Cọp đồng ý.

Anh nông dân lẩy dây thừng, buộc Cọp thật chặt vào gốc cây, lấy rơm chất chung quanh, lấy cây đập liên hồi vào đầu Cọp, rồi châm lửa đốt, và nói: Trí khôn ta đây ! Trí khôn ta đây! Ngươi có thấy chưa.

Con Trâu thấy vậy, khoái chí, cười lăn, cười bò, nên hàm răng trên va vào đá liên tục, nên hàm trên rụng hết cả răng.

Khi lửa đã cháy bừng, làm đứt dây thừng. Cọp mới ba giò, bốn cẳng, một mạch chạy nhanh vào rừng để thoát thân, mà không dám quay lại phía sau ! 

Từ đó, các con của Cọp sau này, phải mang trên mình những cái vằn năm xưa.

Còn Trâu thì chẳng còn cái răng ở hàm trên, thật tội nghiệp !

Tạ ơn Trời đã cho con người có trí khôn, trổi vượt hơn muôn vật muôn loài, trong trời đất vũ trụ.

Bạn thân mến,

Trâu chậm, uống nước đục, là một thiệt thòi.

Nạn dịch Cô- Vít là một mối đại hoạ, đã làm cho cuộc sống chúng ta chậm lại về mọi mặt. Nhưng có khi chậm lại, cũng là một lợi thế, mà ta chưa nghĩ ra, hoặc chưa nghiệm thấy.

Cũng giống như chuyện xưa, có một Lão Ông, có một con ngựa quí ( Bạch mã ), bỗng dưng bị lạc mất, bà con chòm xóm đến chia buồn với ông.

Lão Ông rất bình tĩnh, và rất thản nhiên nói: Biết đâu trong việc mất ngựa quí, lại là một điều phúc.

Mà đúng như vậy.

Ba ngày sau, ngựa nhà dắt về cho ông hai con ngựa quí khác. Thế là hoạ và phúc đan xen vào nhau, làm cho ta rất khó xác định.

Nhưng chúng ta nên xác tín rằng:

Chúng ta là Con Trời, nên Trời luôn thương yêu ta, hằng luôn ở bên ta, để giúp ta thắng vượt mọi nghịch cảnh và mọi sự dữ.

*****

Do đó, chúng ta không nên quá sợ Cô –vít.

Tuy Cô –vít vẫn còn đó, nhưng chúng ta vẫn hãy an tâm và vẫn vui, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng ta từng bước đi trong cuộc sống.

Đầu xuân Nhâm Dần, chúng ta hãy cầu chúc cho nhau :

- Có sức khoẻ, mạnh như Hổ, cả tinh thần, lẫn thể xác.

Nhất là biết bỏ đi cái tính hà tiện, vì “ ký ca, ký cóp chi cho Cọp nó tha ” thì …uổng lắm! Hãy quan tâm hơn, mà ra tay giúp gỡ những người đang sống bên cạnh chúng ta, đang rất cần sự giúp đỡ chúng ta đó.

---------------------------

 

Bài 19: Vài mẩu chuyện vui hài hước của các Đức Giáo Hoàng

(Chuyện Đời Đạo - Bài 140)

1. Đức Thánh Cha Sixtô V

Một hôm, Đức Thánh Cha được mời đến chứng kiến một phép lạ xảy ra tại một trong những nhà thờ ở Roma. Đó là phép lạ về một cây thánh giá chảy máu.

Khi ngài đến, nhận ra có điều gì đó mờ ám, ngài đã yêu cầu một cái rìu. Đứng trước cây thánh giá, ngài nói: “Ta tôn thờ bạn (cây thánh giá) như Đức Kitô thì ta cũng chặt bạn như gỗ”

Sau khi chặt cây thánh giá đó, ngài đã lật tẩy trò bịp. Bên trong cây thánh giá, có một miếng xốp thấm ướt đầy máu.

Câu chuyện này khiến cho nhiều người dân ở Roma thường nói: “Như Đức Thánh Cha Sixtô, người đã không tha thứ cho Chúa Giêsu.”

2. Đức Thánh Cha Leô XIII

Đức Thánh Cha thường nuôi những con vật ngài được tặng trong khu vườn Vatican.

Một ngày nọ, khi ngài đang đi dạo trong khu vườn, một con linh dương bất thình lình chạy qua, khiến cho ngài bị té ngã, làm cho những người cùng đi với ngài hoảng hốt.

Tuy nhiên, ngay lập tức, ngài đã trấn an mọi người: “Có khi nào thì các con thấy một con sư tử lại sợ hãi một con linh dương vô tội chưa?”

Một lần khác, Đức Thánh Cha tiếp kiến một quý ông Tây Ban Nha.

Quý ông này đã tỏ lòng biết ơn với ngài: “Con cám ơn Đức Thánh Cha về niềm vui lớn lao này. Con chợt nghĩ, những ngày trước khi Đức Piô IX qua đời, ngài cũng cho con cơ hội được gặp gỡ ngài.”

Đức Thánh Cha trả lời: “Nếu cha biết con nguy hiểm cho các Đức Giáo Hoàng như thế, cha sẽ hoãn cuộc gặp gỡ này một ít năm nữa vậy.”

3. Đức Thánh Cha Gioan XXIII

Trong một bài giảng, ngài đã kể lại: “Cha thường hay thức dậy lúc nửa đêm và bắt đầu nghĩ về những vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Sau đó, cha quyết định vào buổi sáng sẽ đi và nói với Giáo Hoàng về những việc đó. Sáng hôm sau, khi đã thực sự tỉnh táo, cha mới nhớ ra, cha là Giáo Hoàng các con ạ!”

4. Đức Thánh Cha Phaolô VI

Một hôm, ngài gọi điện đến Hội Dòng Chúa Thánh Thần ở Roma.

Một nữ tu trả lời điện thoại: “Xin chào! Đây là Mẹ Bề Trên của Chúa Thánh Thần.”

Đức Thánh Cha đã đáp lại: “Cha xin lỗi vì Mẹ sẽ phải chấp nhận nói chuyện với vị đại diện hèn mọn của Đức Kitô trên trần gian!”

5. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Trong mật nghị Hồng Y để bầu Giáo Hoàng, một vị hồng y cao tuổi đã đến trách nhẹ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi ấy là hồng y Wojtyla rằng: “Thưa Hồng Y đáng kính, tôi nghe bảo, ngài biết trượt tuyết, leo núi, chạy xe đạp và bơi lội nữa. Tôi không tin những thứ đó phù hợp cho một vị đứng đầu giáo hội đâu.”

Vị giáo hoàng tương lai đã trả lời: “Ngài không biết sao, ở Ba Lan, phân nửa số lượng các Hồng y đều biết những thứ đó đấy.”

Lúc đó, ở Ba Lan, chỉ có hai vị hồng y gồm có ngài và một vị hồng y khác.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô

Khi vừa được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại đến trụ sở Dòng Tên ở Roma.

Ngài nói: “Chào buổi sáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đây. Cha muốn nói chuyện với cha Bề Trên Cả.”

Vị Giêsu-hữu trực điện thoại đã trả lời: “Vâng, tôi là Napoleon đây!”

—o0o—

Một lần khác, Đức Thánh Cha gọi điện đến Dòng Cát Minh để hỏi thăm. Khi đó, các nữ tu đang trong giờ cầu nguyện, nên không thể trả lời điện thoại được.

Đức Thánh Cha đã để lại một tin nhắn như sau: “Mấy nữ tu này đang làm gì mà không trả lời điện thoại đây?”
------------------------------

(Chuyển ngữ: Đức Thiện SJ., dongten.net 07.02.2017/ Aleteia, 04/02/2017)
http://conggiao.info/nhung-mau-chuyen-vui-ve-cac-duc...

 

Bài 20: Lạc quan vui sống

(Chuyện Đời Đạo - Bài 141)

Tuổi già hãy chọn niềm vui,
Đừng ngồi một chỗ ngậm ngùi nghĩ lo,
Có tiền đừng giữ bo bo,
Ky ky cóp cóp ốm o gầy mòn,
Ốm đau lại khổ các con,
Có tiền cất kỹ miếng ngon chẳng xài,
Nhiều tiền chưa hẳn hơn ai,
Nhiều tiền ky cóp không xài là ngu,
Ra đường gặp bạn lu bu,
Giao lưu chia sẻ vô tư mà cười,
Có cơ hội hãy đi chơi,
Danh lam thắng cảnh bạn mời là đi,
Sống đừng so sánh suy bì,
Mỗi nhà mỗi cảnh có chi mà buồn,
Vào phây búc (FB) để mà buông,
Tuổi già quên hết nỗi buồn cũng qua,
Đừng bao giờ nghĩ mình già,
Mình vui mình khỏe thế là ô kê.

---------------------------

 

Bài 21: Chuyện cọp năm Dần 2022

(Chuyện Đời Đạo - Bài 142)

Năm hết, Tết đến. Đông qua, Xuân tới. Đó là quy trình theo định luật tự nhiên – định luật bất biến của Thiên Chúa.

Năm 2022 là năm Nhâm Dần, cầm tinh Con Cọp – còn gọi là Hổ, Hùm, Ông Ba Mươi, và được mệnh danh là Chúa Tể Sơn Lâm, là vì có đặc tính kiêu hùng, dũng mãnh, khiến muôn vật khiếp sợ.

Nhâm Dần là kết hợp thứ 39 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông, được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy Dương) và địa chi Dần (cọp).

*****

Năm 2021 Tân Sửu, cứ tưởng Con Trâu hiền từ lắm, nào ngờ “mắc dịch” quá trời, dân chúng lao đao khốn khổ. Nhưng rồi tất cả cũng qua đi.

Năm 2022 Nhâm Dần, Con Cọp dữ dằn lắm, ai cũng lo sợ.

Nhưng đó chỉ là chuyện thế gian, con vật nào hiền hay dữ còn tùy ở chính chúng ta.

Bởi vì ơn Chúa vẫn chan hòa, như Chúa xác định với Thánh Phaolô:

“Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2 Corintô 12,9)

Và Ngài cũng nói với mỗi chúng ta như vậy, đặc biệt là năm mới này.

Có lẽ vì cọp là con vật dữ dằn, nên người ta tin nhảm nhí rằng: Người tuổi Dần cũng dữ tợn, hung hăng.

Do đó, mà người ta kỵ người tuổi Dần, vì sợ họ “dữ như sư tử Hà Đông.”

Thật là vô lý và… vô duyên vô cùng!

*****

Tục ngữ Hán-Việt nói:

“Họa hổ họa bì nan họa cốt,
tri nhân tri diện bất tri tâm.”

Vẽ cọp chỉ vẽ da, chứ khó vẽ xương, biết người chỉ biết mặt chứ không biết lòng.

Ca dao cũng nói tương tự:

“Sông sâu còn có kẻ dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.”

Cũng có dị bản thế này:

“Lòng sông lòng biển dễ dò,
Ai từng bẻ thước mà đo lòng người.”

Hoặc:

“Dò sông dò biển dễ dò,
Đố ai lấy thước mà đo lòng người.”

Thật vậy, “cái tôi” nổi dậy, khiến người ta nham hiểm vô cùng, chẳng khác gì cọp dữ gầm rú, rồi nhảy tới xé xác con mồi.

Và rồi người ta thủ đoạn tới cùng, dám hành động cách dã man nhất đối với bất kỳ ai – kể cả đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

Vụ án Cain giết Abel là trường hợp điển hình đã xảy ra từ xa xưa.

******
 
1. CỌP TRONG THIÊN NHIÊN

Cọp thường thích ăn mồi, mà nó tự bắt được, nhưng nó cũng không bỏ qua việc ăn xác thối khi khan hiếm thức ăn, lúc đói ngấu, thậm chí nó có thể cướp mồi từ các động vật khác.

Mặc dù các động vật ăn thịt thường tránh né nhau, nhưng nếu con mồi bị tranh giành hoặc gặp phải đối thủ gay gắt cạnh tranh, nó thể hiện tính hiếu chiến ngay lập tức.

Cọp là loài độc cư, chỉ đến thời kỳ giao phối, chúng mới sống cùng nhau.

Thông thường, con đực có tính trăng hoa, còn con cái khá chung tình, nhưng rất kén chọn, trong việc chọn bạn tình.

Độ tuổi phát dục của cọp tương đối giống nhau:

Con cái khoảng 3 tuổi rưỡi, con đực muộn hơn.

Thời kỳ động dục của cọp từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Trong khoảng thời gian đó, tiếng gầm của cọp rất to, vang xa hơn bình thường gấp nhiều lần, có thể đạt tới 2 km, để có thể quyến rũ bạn tình.

Một con cọp 3 tuổi có thể giao phối và sinh sản, cọp cái mang thai khoảng 102-106 ngày, mỗi lứa sinh khoảng từ 2-4 con, cọp mới đẻ nặng khoảng từ 780gr đến 1.600gr.

Khả năng tử vong của cọp con khi chào đời tương đối cao, sau khi sinh nó không thể nhìn thấy. Nó mở mắt khi được 6 đến 14 ngày.

Răng sữa của cọp con mọc khi được khoảng 2 tuần, bắt đầu ăn thịt lúc được 8 tuần.

Lúc đó, con cái thường chuyển cọp con tới nơi khác, và cọp con có thể đi săn với cọp mẹ một thời gian ngắn, rồi nó đi lang thang cho đến khi lớn lên.
 
2. CỌP TRONG CỔ TÍCH

Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Thấy trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông, cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, trâu được tháo ách cày, cọp liền đi lại gần trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho con người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu nói nhỏ với cọp:

– Này, con người tuy nhỏ, nhưng có trí khôn, lạ lắm!

Cọp không hiểu nên tò mò:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời đại khái:

– Trí khôn là trí khôn chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì cứ đi mà hỏi con người xem!

Cọp thong thả bước lại chỗ người nông dân và hỏi:

– Trí khôn của ông đâu, cho tôi xem nó thế nào, có được không?

Người nông dân chau mày suy nghĩ một lát rồi nói:

– À, trí khôn tao để ở nhà. Ðể tao về nhà lấy cho mày xem. Và nếu cần, thì tao có thể cho mày một chút.

Nghe con người nói vậy, cọp mừng lắm.

Người nông dân toan bước đi, rồi làm như sực nhớ ra điều gì nên nói:

– Nhưng mà khi tao đi khỏi, lỡ mày ăn mất trâu của tao thì sao?

Cọp băn khoăn, chưa biết trả lời thế nào, thì người nông dân nói tiếp:

– Hay là mày chịu khó để tao buộc tạm mày vào gốc cây này, để tao yên tâm mà về lấy trí khôn ra đây, được không?

Cọp đồng ý.

Người nông dân vội lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào gốc cây, xong rồi lấy rơm chất chung quanh cọp, vừa châm lửa đốt, vừa quát lớn:

– Trí khôn của tao đây này! Trí khôn của tao đây này!

Thấy vậy trâu thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Một lúc sau, dây thừng cháy đứt, cọp liền vùng dậy rồi ba chân bốn cẳng chạy một mạch thẳng vào rừng, mà không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vết đen dài, đó là dấu những vết cháy.

Còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên.

*****

Là con người, dù là ai, thì cũng vẫn khôn hơn loài vật, vì được Thiên Chúa ban “sinh khí đặc biệt” – tức là Thần Khí, khác với động vật và thực vật, đó chính là linh hồn.

Loại sinh khí của động vật và thực vật, cũng làm chúng sống, nhưng không có lý trí như con người.

Loại sinh khí ở động vật gọi là giác hồn, loại sinh khí ở thực vật gọi là sinh hồn.

Linh hồn của con người thì rất đặc biệt và bất tử.

Chúa Giêsu đã xác định:

“Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì.” (Gioan 6,63)
 
3. CỌP GỢI SUY TƯ

Kho tàng vô giá là ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn, phương ngôn,... đúc kết kinh nghiệm của tiền nhân, nên giống như những viên ngọc bích, giúp chúng ta thêm khôn hơn trong cuộc sống.

Theo ý phàm nhân, những đàn ông “râu hùm, hàm én” được coi là diện mạo oai phong. Đó là trời phú.

Thật tồi tệ đối với những kẻ hèn nhát, mà lại ra vẻ “cáo mượn oai hổ,” chỉ dựa vào uy thế của người có quyền lực, để hống hách với người khác. Đó là dại dột.

Đáng lẽ phải “cầm gươm đằng lưỡi, cưỡi hổ đằng đầu” thì họ lại làm ngược lại, không chỉ ngu xuẩn, mà còn nguy hiểm.

“Biết điều” là cách sống không dễ, nhưng cần thiết, do đó mà phải cố gắng. Vì thế,

- “Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu, đến khi hùm dậy đầu nâu chẳng còn.”

Theo lẽ thường,

“Chim cùng thì mổ, hổ cùng thì vồ” vì đó là cách phản ứng tự vệ, khi người ta bị dồn vào thế cùng.

Đừng ngu ngốc, mà chọc tổ ong vò vẽ. Nếu thực sự can đảm, thì phải dám “chui vào hang cọp” để chứng tỏ bản lĩnh, chứ đừng khoác lác, hoặc chỉ tay năm ngón kiểu Biệt Phái.

Chẳng mấy ai dám “vuốt râu hùm,” chẳng mấy ai dám thẳng thắn, bộc trực, chỉ hành động theo kiểu “mượn gió bẻ măng” mà thôi.

Mạnh miệng, mà không dám mạnh tay. Đích thực là dạng hèn nhát.

Vì thế, chớ có “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau” theo kiểu “cõng rắn cắn gà nhà.”

Chính người thân và đồng bào mình, mà còn không thương, thì từ thiện hoặc giúp đỡ người khác để làm gì? Phải chăng có mưu đồ?

Người ta có “điệu hổ ly sơn” – đưa cọp ra khỏi núi. Đó là hành động của những kẻ yếu thế, họ tìm mọi cách để tách người mạnh ra khỏi hoàn cảnh, môi trường có lợi, để dễ bề chinh phục, tiêu diệt hoặc thực hiện âm mưu đen tối, hầu có thể giành tư lợi một cách dễ dàng hơn.

Đúng là “hổ vằn ngoài da, người vằn trong bụng” nên khó lường trước lòng dạ con người.

Thực sự có những người thuộc loại “miệng hùm, gan sứa” mà thôi. Miệng họ nói thì mạnh bạo, nhưng thực chất thì nhút nhát và hèn hạ.

Thông thường, “hổ phụ sinh hổ tử” là đúng quy trình tự nhiên với cách giáo dục đúng đắn.

Nhưng có những trường hợp ngược lại, hổ phụ không sinh hổ tử, mà sinh ra thứ khác loài.

Thật vậy, có những người cha viết sách, mà lại có những đứa con đốt sách.

Chẳng có gì tuyệt đối ở thế gian này, cha con mà vẫn khác xa nhau một trời, một vực.

Sống tiết kiệm là điều tốt. Tiết kiệm chứ đừng hà tiện.

Cứ “ki cóp cho cọp nó tha” thì thật là ngu ngốc, bởi vì lo hà tiện, dành dụm, tích trữ, ăn không dám ăn, xài không dám xài, đàn con lũ cháu cũng chẳng được thơm lây chút gì, cuối cùng để cho kẻ khác cuỗm mất sạch. Công dã tràng.

Đó cũng là một dạng tội thờ ngẫu tượng!

Là phàm nhân, cũng có lúc ông Gióp tỏ ra yếu đuối. Ông Êliphát nói với ông Gióp:

“Này, anh đã khuyên nhủ bao người, đã làm cho những đôi tay rã rời nên mạnh mẽ. Người lảo đảo mà đứng vững được là nhờ lời anh. Cũng nhờ anh mà đầu gối lung lay thành cứng cáp.

Giờ đây, đến lượt anh, anh lại ra yếu nhược, đến phiên anh bị đánh, anh sợ hãi bàng hoàng. Chẳng lẽ lòng kính sợ của anh không làm anh tin tưởng, và cuộc sống vẹn toàn chẳng giúp anh hy vọng hay sao?” (Gióp 4,3-6)

Chúng ta thấy chính mình qua hình ảnh ông Gióp. Chúng ta cũng rất yếu đuối và nhiều lần ngã gục khi đau khổ.

Sau đó, ông Êliphát xác định với ông:

“Xin anh nhớ kỹ: Có ai vô tội mà phải tiêu vong? Có nơi nào người công chính lại bị huỷ diệt? Điều tôi thấy rành rành, là những người vun trồng tội ác và gieo tai rắc họa, cuối cùng chỉ gặt lấy họa tai. Chúng bị tiêu vong do hơi thở của Thiên Chúa, chúng phải tận diệt, vì nộ khí của Người. Tiếng sư tử gầm, tiếng hùm thiêng rống, Người làm cho im bặt. Người bẻ gãy nanh sư tử con.” (Gióp 4,7-10)

Chẳng ai nắm tay được từ sáng tới tối.

Không chỉ là “nhân vô thập toàn”, mà là rất yếu đuối, sức mạnh không bằng con kiến.

Thật vậy, Thánh Phaolô tâm sự:

“Tôi biết rằng : Sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7:18-20)

Đúng là “nói trước, bước không qua” mà. Thật đáng quan ngại!

Thiên Chúa biết sức con người có hạn, nhưng Ngài cũng biết rõ ai có sức chịu đựng tới mức nào, chứ Ngài không bắt ai chịu quá sức.

Ngài cho phép đau khổ xảy ra với chúng ta vì Ngài muốn tôi luyện chúng ta nên can trường.

Cũng là cách Ngài giúp chúng ta “lập công” cho chính mình và hoàn thiện để nên thánh.

Đau khổ có giá trị cao lắm. Chắc chắn, những người thành tâm tín thác vào Ngài, thì được an toàn, có thiên thần che chở, nếu gặp nguy hiểm cũng không sao:

“Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn độc, đạp nát đầu sư tử khủng long.” (Thánh vịnh 91:13)

Cuối cùng, suốt đời chúng ta, cần ghi nhớ lời Thánh Phêrô nhắn nhủ:

“Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1 Phêrô 5,8)

Điều đó phải là điều tâm nguyện cho năm mới và suốt đời chúng ta, trên đường lữ hành trần gian này.

Chiếc khẩu trang Tin-Cậy-Mến là “lá chắn đặc biệt” cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh.

Xin Thiên Chúa thương xót và gia ân cho chúng con.

Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Maria và Đức Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp cho chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU
Tân Niên Nhâm Dần – 2022

-------------------------

 

Bài 22: Một phát minh hay nhất

(Chuyện Đời Đạo - Bài 143)

Nhân lúc rảnh rỗi công việc đồng áng, ba nông dân cùng vừa uống trà vừa bàn chuyện với nhau. Một người trong nhóm bỗng hỏi:

- Này các anh, theo ý các anh thì hiện nay phát minh nào hay nhất thế giới?

Không chút do dự, anh nông dân lớn tuổi nhất trả lời:

- Theo ý tôi, thì phát minh hay nhất thế giới là phát minh ra máy in cách đây nhiều trăm năm. Vì nhờ máy in, mà con người khắp nơi trên mặt đất này có sách báo để đọc. Nhờ máy in, mà trí thức con người từ thế hệ này, có thể truyền thông qua thế hệ khác.

Anh nông dân này chưa hết lời khen ngợi những công tác bổ ích của chiếc máy in thì người thứ hai vội ngắt lời:

- Nhưng theo ý tôi thì phát minh hay nhất thế giới là phát minh ra điện lực. Vì nhờ điện lực, mà con người có ánh sáng soi ban đêm. Có thể sử dụng điện lực để chạy các thứ máy, phát triển kỹ nghệ. Tất cả mọi máy móc kỹ thuật đều cần điện để hoạt động. Nếu không có điện thì mọi sự sẽ như chết tại chỗ.

Nhưng người thứ ba, kẻ đã có sáng kiến đặt ra câu hỏi, liền góp ý:

- Ðành rằng điện là nguồn năng lượng cần thiết cho tất cả mọi người, mọi máy thứ máy móc.

Nhưng theo tôi nghĩ thì đó không phải là phát minh hay nhất. Phát minh hay nhất đối với tôi là cái bình thủy. Ðể đồ ăn nóng vào thì nó biết giữ lấy sức nóng. Mà hễ bỏ đồ lạnh vào thì nó cũng biết giữ lạnh hoài. Ðó không phải là phát minh hay nhất sao?

* * *

Mỗi người chúng ta có thể tham dự vào cuộc trao đổi với ba nông dân trên.

Mỗi người chúng ta có thể biện hộ cho một thứ phát minh nào đó hay nhất thế giới theo quan điểm của mình.

Và cuộc bàn cãi có thể sẽ kéo dài tới vô tận.

*****

Chúng ta cũng có thể dừng lại suy nghĩ thêm và cho rằng phát minh hay nhất thế giới và có thể nói được là cổ nhất thế giới. chính là phát minh ra con người, chính là sự tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, để con người được hiệp thông với Thiên Chúa, chia sẻ đời sống vĩnh cửu với Ngài.

Ðầu óc thông minh của con người đã phát minh ra tất cả mọi thứ máy móc, mọi kỹ thuật đang sử dụng, và sẽ còn phát minh ra nhiều kỹ thuật tối tân hơn nữa trong tương lai.

Vậy thì việc tạo dựng con người không phải là một phát minh hay ho nhất sao? Và Ðấng Tạo Hóa, đấng đã ban cho con người một bộ óc thông minh như vậy, một bộ óc không ngừng sáng tạo ra những điều tốt đẹp để phục vụ đời sống con người, Đấng đó lại không đáng chúng ta kính phục, tôn thờ sao?

Có bao giờ chúng ta dâng lời cảm tạ Ngài, vì đã tạo dựng sự sống, vì đã tạo dựng con người, vì đã ban cho chúng ta được sống trên trần gian này không?

Hết lòng thán phục, biết ơn và yêu mến, chúng ta hãy cùng với tác giả "Thánh Vịnh 138" thân thưa Ngài:

"Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
Công trình Ngài kỳ diệu xiết bao!" (TV 138)

----------------------

 

Bài 23: Chuyện kể về 3 vị tu sĩ


(Chuyện Đời Đạo - Bài 144)

Có 3 vị tu sĩ vào quán cơm, và gọi 3 món ăn, gồm: đĩa thịt, đĩa cá, đĩa rau muống luộc, với chén nước mắm.

Vì năm nay 2015, năm “Phúc-Âm-hoá cộng đoàn thánh hiến”, cho nên 3 tu sĩ có sáng kiến muốn lấy Kinh Thánh ra áp dụng vào bữa ăn hôm nay.

*****

Có một tu sĩ đề nghị: “Ai trích dẫn được câu Kinh Thánh, có liên quan đến món ăn đang có, thì sẽ ăn món đó”.

Được cả nhóm đồng ý, nên tu sĩ thứ nhất lên tiếng: “Tôi đi đánh cá đây”. Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 21, câu 3. Thế là ông bê cả dĩa cá về phía mình.

Tu sĩ thứ hai kể lại đoạn sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 10, câu 10-13 như sau: "Đang khi người ta dọn bữa thì ông Phêrô xuất thần. Ông thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, đang được thả xuống đất. Trong đó, có mọi giống vật bốn chân và rắn rết sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời. Có tiếng phán bảo ông: “Phêrô, đứng dậy, làm thịt mà ăn!”. Thế là tu sĩ thứ hai bê cả dĩa thịt về phía mình.

Còn lại có mỗi đĩa rau muống và chén nước mắm. Tính sao đây? Đang khi hai tu sĩ kia vẫn đang ngồi trước dĩa cá và đĩa thịt, mà chưa ăn, đang chờ đợi câu Kinh Thánh thứ 3 xem sao?

Bỗng vị tu sĩ thứ ba cầm cọng rau muống luộc, chấm vào nước mắm, vừa rảy lên mình 2 tu sĩ kia, vừa đọc câu thánh vịnh 51, câu 9 như sau: “Lạy Chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, thì con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết”.

Thế là 2 vị tu sĩ kia vội vàng đứng lên, ba giò bốn cẳng chạy như bay, chẳng còn tha thiết gì đến đĩa cá hay đĩa thịt nữa, bởi các ông vừa nhớ ra là chúng ta đang sống trong năm "Phúc-Âm-hoá cộng đoàn thánh hiến”.

--------------------------------------------------

Những sách đã in (33 cuốn):
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html

*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5

III. - Chuyện kể cho các gia đình: (14 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14

IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3
----------------------------------------------


 

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây