Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 26-C Bài 201-218 Ngườigiàu có và anh La-da-rô nghèokhó
--------------------------------------- Phúc Âm: Lc 16, 19-31: "Ngươi đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".
Lc 16: 19-31 Là môn đệ của Đức Kitô, Kitô hữu chúng ta phải cảnh tỉnh trước nguy cơ của tiền tài vật chất và phải biết dùng chúng để làm cho con người và xã hội tràn đầy tình bác ái. Biết xóa đi mọi khoảng cách phân hóa giữa giàu và nghèo trong cuộc sống.
Một lần nữa. Giáo Hội trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu, dạy chúng ta phải cảnh giác TN 26-C201
Một lần nữa. Giáo Hội trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu, dạy chúng ta phải cảnh giác chống lại mối hiểm nguy từ tiền của vật chất. Tiền bạc vật chất là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên những sự xấu của con xã hội loài người. Vì mối lợi vật chất mà người ta có thể làm nảy sinh những những xung đột xã hội, chiến tranh, bất công, đói nghèo, phân rẽ cộng đoàn và gia đình … Là môn đệ của Đức Kitô, Kitô hữu chúng ta phải cảnh tỉnh trước nguy cơ của tiền tài vật chất và phải biết dùng chúng để làm cho con người và xã hội tràn đầy tình bác ái. Biết xóa đi mọi khoảng cách phân hóa giữa giàu và nghèo trong cuộc sống.
Tìm Hiểu Lời Chúa: Tin Mừng: Lc 16, 19-31
Dụ Ngôn Người Phú Hộ Xấu Bụng Và Anh Lagiarô Nghèo Khó
Dụ ngôn này quá quen thuộc đối với chúng ta. Bài học của dụ ngôn cho thấy sự hoán đổi tình trạng trong nước Trời nếu không biết quan tâm đến anh chị em nghèo khổ, không biết thực thi tình bác ái với tha nhân, thì chính chúng ta sẽ gánh chịu tình trạng khốn khổ của họ vào ngày phán xét.
Trình thuật dụ ngôn này là của riêng Luca, Trình thuật này rất ăn khớp với toàn bộ tác phẩm, trong đó Luca thường đề cập đến nguời giàu, người nghèo để khuyến cáo hay khích lệ tuỳ trường hợp. Bản văn này cũng ăn khớp với chủ đề của hầu hết chương 16, mà đây là đoạn kết: xử dụng của cải để được ơn cứu độ.
Dụ ngôn trình bày một mâu thuẫn sống động giữa người phú hộ và anh chàng nghèo khổ Lagiarô: khi sống thì một bên sung sướng thừa mứa của cải nhưng lại thiếu lòng bác ái và không nghe theo lời Chúa và trở nên mù tối trước Chúa và nỗi khốn cùng của tha nhân, còn một bên thì nghèo khó tột cùng, đói ăn, bệnh tật nhưng trông cậy vào Thiên Chúa. Kết cục đời sau đảo ngược hoàn toàn: Người được vào Nước Chúa còn người thì không. Của cải thật là mối nguy hiểm lớn lao.
Số phận của con người sau khi chết liên hệ với việc họ sống và sử dụng của cải trần thế như thế nào. Nếu của cải có thể gây nhiều nguy hiểm thì Thiên Chúa cũng ban cho nhiều phương thế cần thiết để đương đầu và chiến thắng. Vì cứng lòng không chịu nghe lời Thiên Chúa để hối cải nên mới phải chịu số phận bi thảm sau khi chết.
Gợi Ý Suy Niệm
1. Những Khoảng Cách Đời Người: Trong mối tương quan giữa ngườivới người thường nảy sinh những khoảng cách: khoảng cách giữa giàu và nghèo; giữa người quyền thế và dân bần cùng; giữa người tốt và người xấu … Tồn tại những khoảng cách ấy là do lòng người ích kỷ, vô cảm thờ ơ đối với nhau. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu trình bày dụ ngôn người phú hộ xấu bụng và anh hành khất Lagiarô cũng nói lên khoảng cách ấy. Người phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình, sống trong nhung lụa sa hoa, lại không biết đến một người hành khất đói khổ bệnh tật ngay trước cửa nhà ông, chỉ mong mụn bánh vụn từ ban ăn của ông cho đỡ đói mà không được. Giữa người phú hộ và người hành khất có một khoảng cách có lẽ quá xa khiến hai người gần nhau mà không gặp nhau. Ông phú hộ mù mắt không thấy được, không lưu tâm đến sự hiện diện của Lagiarô. Ông mù tối vì lòng ích kỷ, thiếu bác ái; mù tối vì không quan tâm lắng nghe giáo huấn của Chúa. Và kết thúc bi thảm dành cho người phú hộ ông đã biến khoảng cách giữa ông và Lagiarô thành một vực thẳm khiến hai bên không thể qua lại đựơc nữa: khoảng cách giữa Thiên Đàng và Hoả ngục.
Cuộc sống Kitô hữu ngày nay không thể tránh khỏi những khoảng cách trong cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết xóa dần đi những khoảng cách đó bằng nỗ lực sống và thực thi Tin Mừng. Luôn biết yêu thương quan tâm đến nhau, nhất là những anh em đau khổ, hoạn nạn chung quanh. Nếu ngày nay biết sống để xóa bỏ những khoảng cách thì ngày sau tất cả cùng chung hưởng tình yêu và hạnh phúc. Nếu hôm nay chỉ biết khơi rộng khoảng cách thì ngày mai chắc chắn sẽ thành vực thẳm.
2. Chọn lựa một cách sống bảo đảm cho ơn cứu độ: Lối sống của người phú hộ đang được nhiều người tại thế bắt chước. Dụ ngôn còn nói đến những người anh em cũng giàu có, cũng có cùng lối sống với người phú hộ. Anh em ông hôm nay cũng nhiều không ít. Nhiều người đã và đang làm mọi cách để kiếm tiền và thụ hưởng cuộc sống sa hoa bất kể sự đói khổ của người khác, thận chí còn chà đạp lên nhân phẩm, nỗi đau khổ của người khác để mưu tìm ích lợi vật chất cá nhân. Với họ xem ra của cải vật chất là bảo đảm chắc chắn cho cuộc sống. Thế nhưng tất cả đã lầm lẫn, của cải, sự giàu có làm đời sống có thể sung túc nhưng không bền vững, nhất là nếu chỉ biết ích kỷ thụ hưởng quên đi sự đói khổ của anh em chúng quanh thì chắc chắn sẽ gặp bất hạnh đời sau. Chọn lựa bây giờ sẽ đón nhận hậu quả ngày sau. Cần phải biết rằng chỉ có Thiên Chúa; chỉ có việc chọn lựa lối sống Tin Mừng mới bảo đảm cho cuộc đời của mình đựơc hưởng hạnh phúc, tình yêu và sự sống đích thực của Thiên Chúa. Phải biết hối cải để sống đúng đắn. Thiên Chúa luôn hướng dẫn đầy đủ phương thế để chọn lựa một cách sống đúng, luôn ban đủ ơn cần thiết để trung thành với lối sống đựơc chọn lựa. Chỉ vì lòng người quá ích kỷ, chai đá, cố ý chối từ Thiên Chúa mà thôi hay đúng hơn chính họ đã chọn lựa lối sống chạy theo tiền của để rồi cho dù người chết có sống lại nói với họ họ cũng không tin.
Kitô hữu chúng ta hôm nay phải biết lưu tâm đến lời dạy của Chúa. Không nên có một lối sống vô tâm, thờ ơ và ích kỷ. Phải biết quan tâm chọn lựa cuộc sống với Chúa, trong Chúa và vì Chúa để biết từ bỏ những đam mê của cải, những vương vấn thế trần. Mỗi người hãy tự hỏi tôi đang chọn lựa lối sống nào: cuộc sống tại thế với những thụ hưởng ích kỷ hay một cuộc sống bác ái theo những giá trị Tin Mừng. Lời Cầu Chung
* Lời Mở: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta thực thi tình bác ái. Trong sự vâng phục và yêu mến Chúa, chúang ta cùng dâng lời nguyện xin.
1. Hội Thánh luôn vâng theo lời dạy của Chúa Giêsu, Thầy chí Thánh đã và đang hết lòng vì người nghèo qua việc đấu tranh bảo vệ công lý, qua các công việc bác ái từ thiện và qua mọi nỗ lực sống Tin Mừng của mọi thành phần. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi thành phần Hội Thánh luôn trung thành sống theo Lời Chúa.
2. Ngày nay rất nhiều người đói khổ đang hiện diện trong cuộc sống. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những anh chị em này luôn có được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người, nhiều tổ chức thiện nguyện và chính phủ.
3. Yêu thương bác ái với mọi người là giới răn căn bản của Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn có một tấm lòng quảng đại, biết quan tâm đến những anh chị em đau khổ, nghèo hèn và bất hạnh. Xin cho mỗi người luôn biết chọn lựa lối sống bác ái Tin Mừng.
* Kết nguyện: Lạy Thiên Chúa là tình yêu. Chúng con cảm tạ Chúa đã luôn yêu thương chăm sóc cho chúng con. Xin cho chúng con luôn có một tấm lòng rộng mở, một đôi mắt sáng biết quan tâm đến nỗi thống khổ của mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Ích kỷ là một thái độ tiêu cực cần phải kiên quyết loại trừ. Châm ngôn của những người ích kỷ TN 26-C202
Ích kỷ là một thái độ tiêu cực cần phải kiên quyết loại trừ.
Châm ngôn của những người ích kỷ là: “Đèn nhà ai nấy sáng”, “sống chết mặc bây”, “mạnh ai nấy sống” …
Thói ích kỷ rất tai hại vì nó hủy diệt tình nghĩa đồng bào, phá vỡ nền móng đạo đức. Ngoài ra, thói xấu này còn đưa đến hậu quả đau thương là khiến người ta phải sa vào chốn cực hình như lão phú hộ trong Tin mừng hôm nay.
Khi phải sa xuống hỏa ngục và phải chịu cực hình khốn khổ, lão phú hộ ngước mắt lên trời, nhìn thấy La-da-rô là người ăn xin khốn khổ trước đây nằm trước cổng nhà mình, giờ này đang vui hưởng hạnh phúc trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham, còn mình thì chịu vô vàn đau khổ trong ngọn lửa hừng hực này, lão cảm thấy uất hận nên than van trách móc Thiên Chúa:
- “Chúa ôi! Con đã làm gì nên tội mà Chúa đày đọa con trong chốn cực hình này? Con chưa hề trộm cắp hay cướp giật của ai. Con cũng chưa từng đánh đập, chém giết người nào. Áo của con, con mặc; cơm của con, con ăn; con hưởng dùng những sản phẩm con tạo ra từ mồ hôi nước mắt của mình… Con chẳng đụng chạm đến ai. Thế thì tại sao Chúa lại để con phải sa vào chốn cực hình này? Có oan cho con không chứ? Chúa là Đấng công bình chính trực, xin đừng xử oan cho con!”
Từ trời cao, có tiếng Chúa vọng lại:
“Ta không bao giờ xử oan cho bất cứ ai. Sở dĩ con phải sa vào chốn cực hình khốn khổ là vì con không biết xót thương và cứu giúp những kẻ khốn cùng đang sống chung quanh con, cụ thể là con chẳng hề thương xót, cứu giúp La-da-rô.”
- “Lạy Chúa! Không xót thương và cứu giúp người khốn khổ là một tội ác hay sao?”
- “Đúng! Đó là tội nặng đưa đến án phạt đời đời.”
- “Thế thì tại sao Chúa không dạy cho con biết trước điều này để con khỏi vi phạm, để con khỏi sa vào chốn cực hình này?”
- “Ta đã dạy rõ điều này qua Tin mừng Mát-thêu, trong dụ ngôn “Phán xét cuối cùng” mà con đã nghe đọc nhiều lần rồi” (Mt 25, 31-45).
Thế rồi lão phú hộ hồi tâm lại. Khung cảnh phán xét cuối cùng hiện ra trong đầu óc lão như trong một đoạn phim ngắn. Lão nhìn thấy Chúa Giêsu uy nghi, vinh hiển từ trời ngự xuống phán xét loài người trong ngày sau hết. Lão thấy các thiên thần Chúa tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ. Những người lành được xếp đứng bên phải Chúa thì hớn hở vui mừng tràn trề hoan lạc hạnh phúc, còn những kẻ dữ được xếp vào bên trái thì âu sầu phiền não, cúi mặt xuống đất chẳng dám ngửng đầu lên. Dữ dội nhất là những lời kết án nghiêm khắc, đanh thép, lạnh lùng của Chúa Giêsu đối với những người bị xếp vào bên trái vọng lại bên tai lão:
“Hỡi quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng” và tiếng Chúa kết luận: “Khi các ngươi không thương xót, cứu giúp người khác là các ngươi đã không cứu giúp Ta.” (Mt 25, 41-43).
Đến đây, lão không thể biện minh được nữa. Lão chịu khổ hình như thế này là đáng tội rồi, vì khi còn ở trần gian, ngày nào lão cũng nhìn thấy La-da-rô đói khát, rách rưới, ghẻ chốc đầy người đang mong chờ chút cơm thừa canh cặn nhà lão mà lão nào có quan tâm, cũng chẳng hề động lòng thương xót. Thế thì Chúa đã xử đúng theo điều Chúa đã dạy trong dụ ngôn phán xét cuối cùng rồi, không thể kêu ca than trách Chúa được nữa. Đời lão như vậy là khốn cùng rồi, chẳng còn cách nào cứu vãn được nữa.
Bấy giờ, lão chỉ còn một ước vọng, là liệu cách nào cho con cháu và anh em của lão đang còn sống ở trần gian, biết được bài học mà Chúa Giêsu đã dạy trong Tin mừng là: Những ai không biết xót thương cứu giúp người cùng khổ là một trọng tội và phải gánh lấy hậu quả vô cùng đau khổ là phải chịu cực hình trong hỏa ngục như lão đang phải chịu bây giờ.
Nhưng lão cũng biết rằng chắc chắn anh em và con cháu của lão ở trần gian cũng không quan tâm đến bài học này đâu, ai nấy chỉ nghĩ đến mình thôi, chỉ chăm lo cho mình thôi, chẳng biết quan tâm giúp đỡ những người cùng khổ đâu và rốt cuộc cũng rơi vào chốn cực hình như lão mà thôi…
Lạy Chúa Giêsu, Sở dĩ lão phú hộ phải sa vào chốn cực hình là vì lão sống ích kỷ, vô cảm vô tâm đối với bao người bất hạnh và chẳng xót thương cứu giúp người khốn khổ bần cùng. Xin cho chúng con đừng đi theo vết chân của lão, để mai sau khỏi phải chịu đau thương khốn khổ trong chốn cực hình.
Dụ ngôn người giàu có và người ăn mày Lazaro cho ta thấy có sự không ngờ trong cuộc đời, của TN 26-C203
Dụ ngôn người giàu có và người ăn mày Lazaro cho ta thấy có sự không ngờ trong cuộc đời, của vận mệnh con người.
Thứ nhất, đó là sự không ngờ về phía anh nhà giàu. Anh giàu nức vách đổ tường, ngày ngày yến tiệc linh đình. Anh không ngờ rằng mình bị rơi xuống hỏa ngục, chịu cực hình muôn thuở.
Anh không ngờ vì thấy mình đâu có làm gì bất chính, gian manh, hay bóc lột người khác. Anh giàu, có thể là vì anh đã có tài năng, đã đầu tư và làm ăn thành công, có thể là vì anh được hưởng gia tài kếch xù từ cha mẹ, có thể là vì anh đã tìm thấy được hũ vàng ở đâu đó, có thể là vì anh trúng số độc đắc...
Dụ ngôn không nói gì đến những hành vi gian trá, bóc lột hay cậy thế cậy quyền của người giàu có. Vì vậy, giả thiết anh là người vô tội nếu xét đến những hành vi tội lỗi, gian ác.
Anh giàu có thì anh có quyền sử dụng tiền bạc mình, đâu có gì sai trái! Anh mở tiệc đãi bạn bè hàng ngày thì đâu có gì là xấu! Và nếu có tội ăn uống, chè chén say sưa hay ham mê ăn uống thì cũng là tội nhẹ nhẹ thôi, chứ làm gì mà phải sa hỏa ngục?
Thứ hai, là sự không ngờ về phía anh ăn mày Lazarô, một người nghèo, nghèo mạt rệp.
Anh không ngờ vì qua đời sau, anh được lên Thiên đàng, được thiên thần đem vào lòng tổ phụ Abraham, được hạnh phúc viên mãn. Nhìn lại cuộc đời dương thế, anh đâu có làm gì để tạo nên công phúc gì lớn lao. Dụ ngôn đâu có kể ra việc bác ái, xả thân hy sinh phục vụ cho người khác của anh. Thế mà, anh lại được hưởng phúc Thiên đàng; mà lại hạnh phúc đời đời cơ chứ!
Thứ ba, đó cũng là sự không ngờ đối với những người Do Thái.
Tại sao vậy? Vì theo truyền thống của họ, của cải giàu sang là bằng chứng cho sự chúc lành của Thiên Chúa, còn nghèo khổ là dấu chỉ xa cách Thiên Chúa và bị Ngài chúc dữ. Chẳng hạn như trường hợp ông Job, khi bị nghèo khổ bệnh tật ghẻ lỡ, thì bà vợ và các bạn hữu đã coi ông ta bị chúc dữ, bị Chúa phạt.
Như vậy, cả hai kẻ giàu, nghèo đều thấy không ngờ, và hầu hết những người Do Thái đều thấy không ngờ! Tại sao ta có thể khẳng định là họ không ngờ như vậy? Thưa, bởi vì, chính anh nhà giàu đã xin Chúa cho người chết hiện về để báo cho anh em mình biết để mà tránh cái hỏa ngục không ngờ này.
Vậy thì, ý Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì qua dụ ngôn?
Ít ra là có ba giáo huấn của Chúa, gây nên sự không ngờ, được nhận ra trong dụ ngôn này.
Không ngờ thứ nhất, là có đời sau. Cũng nên biết thời Chúa Giêsu, người Do Thái chưa có niềm tin vào hạnh phúc đời sau, chưa tin vào sự sống lại, chỉ có tin vào Lâm bô, một nơi ở đời sau mà chưa rõ ràng nó là gì. Trong những người Do Thái, nhóm Biệt phái thì tin có đời sau, nhưng nhóm Saduceo lại không tin và họ đã tranh cải nhau kịch liệt.
Giáo huấn về đời sau đồng thời cũng sửa lại quan niệm Do Thái về của cải vật chất đời này. Chúa Giêsu cho họ thấy rằng của cải giàu sang, không là bằng chứng cho sự hiện diện và chúc lành của Thiên Chúa, còn nghèo khổ, bệnh tật không là dấu chỉ xa cách Thiên Chúa hay bị chúc dữ.
Quan điểm chung của loài người cũng thường bị sai lầm như những người Do Thái. Khi thấy mình được sinh ra đẹp trai, đẹp gái, khỏa mạnh, có nhiều tài năng, giàu có, sang trọng, có địa vị cao trong xã hội … thì nghĩ rằng mình có phúc, mình vô tội, mình được trời thưởng công. Khi thấy người khác bị bệnh tật, nghèo khổ, gặp tai nạn, phải đi ăn xin…, thì nghĩ rằng người ấy vô phúc, và có khi suy đoán rằng, ông bà cha mẹ nó làm điều gian ác, hay chính nó đã có cuộc sống tội lỗi, nên bị trừng phạt như vậy.
Không ngờ thứ hai, chính là lòng nhân hậu vô cùng, hay ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta thường nghĩ có công được thưởng, có tội bị phạt. Điều này không sai, nhưng nhiều khi không có công cũng được thưởng. Đó là trường hợp của người ăn mày Lazarô. Tổ phụ Abraham giải thích: “còn Lazarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarô được an ủi nơi đây” (Lc 16,25).
Ngài đã không giải thích, là vì Lazarô đã làm việc bác ái, đã có công trạng này kia nên được thưởng hạnh phúc Thiên đàng, nhưng chỉ nói đó là sự “an ủi” cho người trước đây đã chịu toàn là những sự bất hạnh. Sự an ủi hay hạnh phúcThiên đàng, vì vậy, đều do từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Đó là một ơn huệ nhưng không.
Chúng ta cũng hãy nhớ lời dạy trong Tám mối phúc thật (x. Mt 5,1-10): “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an”. Ngài chỉ nói đơn giản những ai “đau buồn”, sẽ được ủi an. “Ủi an” hay “hạnh phúc” ở đây không có được từ công trạng nhưng chỉ do tình yêu thương của Thiên Chúa.
Chúng ta cũng nhớ đến dụ ngôn thợ làm vườn nho (x. Mt 20,1-16a). Ông chủ trả cho người chỉ làm một giờ vào buổi chiều cũng ngang bằng với người làm tám tiếng, từ sáng sớm, cũng chỉ do lòng nhân hậu của ông chủ, chứ không phải là do trả công (Mt 20,15).
Không ngờ thứ ba, là nổi bật nhất; không ngờ rằng sự thờ ơ ích kỷ của con người lại đưa mình xuống hỏa ngục. Cái giàu sang hay sự sung sướng ở đời này, tự nó, không làm một người xuống hỏa ngục. Nhưng chính cái xử sự, cách sống trái quấy, của con người, đem con người xuống hỏa ngục. Đó là cái thờ ơ ích kỷ, không muốn chia sẻ cho người khác.
Ông bà anh chị em có thấy cái cảnh anh giàu có yến tiệc linh đình lại bỏ mặc người nghèo, đói khát bên cạnh là bất công không? Mọi người bình thường đều cảm thấy có sự bất công rõ rệt, một sự vô đạo đức rõ rệt.
Vì vậy, xét một cách khách quan, thì anh nhà giàu không bị bất ngờ. Anh có thể thấy sự bất công như chúng ta thấy. Anh bất ngờ chỉ theo chủ quan của anh, khi cho rằng anh có quyền hưởng thụ mọi cái ta sở hữu, còn người khác thì mặc kệ nó; nó tội lỗi, nó bất tài, nó lười biếng, nó đáng kiếp...
Anh đã không nghĩ rằng, mọi sự anh có được là do Trời ban cho và anh có nhiệm vụ chia sẻ cho tha nhân. Cái lương tri của con người về sự quảng đại, cứu giúp người nguy khốn, mà Đấng Tạo Hóa đặt để trong con người đã bị xóa nhòa bởi sự ích kỷ, muốn được thỏa mãn những thú vui, muốn được quyền lực, danh vọng.
Về điểm này, chúng ta cũng nhớ lại giáo huấn về ngày phán xét, Đức Vua nói với những người bên tả rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom" (Mt 25,41-42).
Người Kitô hữu chúng ta không cho phép mình rơi vào cái không ngờ mà làm cho mình mất linh hồn. Phải xác định và luôn nhớ rằng là có hạnh phúc đời sau và đó là mục tiêu tối hậu, là cùng đích của đời người. Từ niềm tin vào đời sau này, chúng ta phải luôn đặt ra cho mình một lối sống, một cách cư xử phù hợp theo giáo huấn của Thiên Chúa.
Điều cốt yếu chính là sống quảng đại yêu thương, biết chia sẻ, cứu giúp người khác. Nhưng để sống như vậy, ta phải chịu hy sinh mất mát, chịu bị thiệt thòi, và có khi chịu cả những sự thất bại và bị sĩ nhục nữa, như Đức Kitô trên Thập giá. Xin Chúa cho chúng ta có đức tin mạnh mẽ, phó thác vào tình thương của Thiên Chúa, để chúng ta có thể sống quảng đại hy sinh cho tha nhân, cho mọi người.
William Cowper (1731-1800, Anh quốc), thi sĩ và nhạc sĩ viết Thánh Ca, nhận xét: “Vinh quang xây TN 26-C204
William Cowper (1731-1800, Anh quốc), thi sĩ và nhạc sĩ viết Thánh Ca, nhận xét: “Vinh quang xây trên nền tảng ích kỷ là nỗi hối hận và sự xấu hổ”. Nhà có tốt mấy mà nền dở sẽ nguy hiểm. Ân hận thôi!
Ân hận (ăn năn, sám hối, hối hận, hối tiếc) là cảm giác ray rứt về sai lầm hoặc tội lỗi của mình. Sự ân hận rất cần thiết. Sự ân hận thường đồng nghĩa với sự muộn màng, nhưng với Thiên Chúa thì không hề muộn, vì lòng thương xót của Ngài vẫn kiên nhẫn chờ đợi tội nhân. Nhưng nỗi ân hận sẽ muộn màng nếu chúng ta đã chết!
Trình thuật Lc 16:19-31 cho chúng ta biết về “nỗi ân hận muộn màng” này. Đó là dụ ngôn “Phú Hộ và Ladarô” – một người giàu có hoang phí và một kẻ nghèo khổ khốn cùng.
Người ta gọi đó là Định Mệnh hoặc Số Phận, nhưng hãy nhớ rằng Thiên Chúa không tiền định điều xấu. Cái mà chúng ta gọi là định mệnh đó là do chúng ta “chiều xác thịt”, thích đường rộng và trải thảm nhung chứ không muốn đi vô đường hẹp và gập ghềnh, ưa vác “cây vàng” chứ không muốn vác cây thập giá. Hệ lụy có thế nào thì âu cũng là sự công bình mà thôi. Lỗi tại tôi mọi đàng!
Đẹp hay xấu, to hay nhỏ, già hay trẻ, giỏi hay dốt, cao hay thấp (nghĩa đen và nghĩa bóng), giàu hay nghèo,… ai cũng phải qua ải tử. Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng trường sinh bất tử (1 Tm 6:16). Thánh Phaolô cho biết rõ ràng: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9:27). Thánh sử Luca tường thuật dụ ngôn “người giàu và kẻ nghèo” khá chi tiết. Chúng ta cùng đọc lại:
Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Ápraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên:
– Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!
Ông Ápraham đáp:
– Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.
Ông nhà giàu nói:
– Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!
Ông Ápraham đáp:
– Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ thì chúng cứ nghe lời các vị đó.
Ông nhà giàu nói:
– Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ thì họ sẽ ăn năn sám hối.
Ông Ápraham đáp:
– Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.
Dụ ngôn này như một bộ phim, tuy ngắn gọn nhưng súc tích, mô tả cả một quãng đời dài của hai con người. Một người “đẻ bọc điều” với tràng hoa quấn cổ, cứ “vô tư” sống ung dung tự tại mà tận hưởng ngày tháng sung túc, chẳng phải lo lắng, chẳng phải động gì đến cái móng tay; còn một người khốn khổ cả đời, không một chút thảnh thơi nào, chỉ mơ ước những thứ đơn giản nhất mà cũng không có, chỉ thèm khát những thứ thừa thãi của người khác cũng không được.
Vì giàu mà “có” – giàu có, vì nghèo mà “khổ” – nghèo khổ. Và còn hơn thế nữa: Vì NGHÈO mà KHÓ, vì KHÓ mà KHỔ, vì KHỔ mà NHỤC. Đối với con người, ai giàu thì được trọng vọng, đưa đón, nịnh bợ, và được gọi là “người”, là “ông”, là “đại gia”,... còn ai nghèo thị bị khinh miệt, ghét bỏ, xa tránh, miệt thị, và bị gọi là “kẻ”, là “thằng”, là “đứa”, là “nó”,... Ôi, thế thái nhân tình!
Hai con người, hai hoàn cảnh. Theo cách nhìn của phàm nhân, đó là một người KHÔN và một kẻ KHỐN. Khôn và Khốn đều bắt đầu bằng vần “khờ”. Ngày xưa, người ta có Khôn hay Khốn cũng vẫn “ca hát”, còn ngày nay có Khôn hay Khốn cũng đều “khờ” cả thôi! Tuy nhiên, dù “ca hát” hay “khờ” thì vẫn có điều khác biệt giữa đôi bên: được cái này, mất cái kia – hoặc ngược lại. Thiên Chúa chí công!
Ngày xưa, tại nhà ông Simon Cùi, khi có một phụ nữ tội lỗi ngồi khc1 nức nở bên chân Chúa Giêsu, nhiều người thấy “ngứa mắt” nên đã đã “ngứa óc” và “ngứa miệng” mà xì xầm bàn tán với nhau. Thấy vậy, Chúa Giêsu đã nói với các thực khách hôm đó: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em” (Mt 26:11; Mc 14:7; Ga 12:8).
Thật vậy, người nghèo rất nhiều, nhiều hơn chúng ta tưởng, và họ cũng nghèo hơn chúng ta tưởng – mọi nơi và mọi lúc. Có những hoàn cảnh nghèo khổ tới mức mà chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi. Họ là những người “bé mọn” mà Chúa Giêsu luôn quan tâm một cách đặc biệt. Mẹ Thánh Teresa Calcutta là người đã thực hiện đúng ý Chúa theo nghĩa đen: phục vụ những người nghèo nhất trong những người nghèo. Ai làm gì cho họ là làm cho chính Chúa Giêsu (Mt 25:40).
Nói về Ông Phú Hộ và Chàng Ladarô Nghèo Khổ, chúng ta thấy có sự cách biệt rõ ràng, một trời một vực. Khoảng cách đó gần mà xa lắc xa lơ, nhỏ hẹp mà rộng thênh thang, như hai đường thẳng không bao giờ đồng quy. Khoảng cách đó là sự kỳ thị giai cấp, người ta cứ bảo “xóa đói, giảm nghèo” nhưng chỉ là “chiến dịch”, là “phong trào”, rồi đâu lại vào đó: Nguyễn Y Vân và Vũ Như Cẩn (vẫn y nguyên, vẫn như cũ). Lũ giàu sụ lại càng tham ô hơn để giàu thêm, còn đám dân nghèo lại càng khổ hơn vì bị bọn tham quan bóc lột tới xương tủy thì lấy gì mà họ có thể sống cầm hơi nữa? Đến gói mì tôm mà bọn quan làng xã cũng chia nhau thì đúng là tàn nhẫn hết nước nói.
Đó là sự sung sướng trước mắt, hiện tại. Họ là những người Khôn Khéo lắm! Ông phú hộ cũng rất thỏa mãn với những gì ông được tận hưởng. Với đám người trọc phú và gian ác này, nỗi ân hận của họ hóa muộn màng. Ông phú hộ là gương điển hình, là lá cờ đỏ và là tiếng chuông báo động để cảnh báo cho những ai chỉ thích vác “cây vàng” và đùn đẩy cây thập giá cho người khác.
Sau khi giã biệt trần thế, ông phú hộ không chịu nổi sức nóng của lửa-đời-đời nên cầu cứu Tổ phụ Ápraham cho vài giọt nước làm dịu cơn nóng bức, nhưng không thể, vì đó là sự công bình của Thiên Chúa: sướng trước, khổ sau – hoặc ngược lại.
Thất vọng về giải pháp cho mình, ông phú hộ nhớ tới thân nhân của ông đang sống xa hoa trên trần thế, và ông xin Tổ phụ Ápraham cho người về báo mộng để cảnh báo họ, nhưng cũng vô ích. Không ai có thể làm sai Luật Công Bình của Thiên Chúa. Ông phú hộ bị án phạt không phải vì ông giàu có, mà vì ông không biết thương xót người nghèo, không biết dùng tiền của để làm việc thiện. Ông ta GIÀU vật chất nhưng lại NGHÈO tình thương. Ông ta mới là Kẻ Khốn Khổ (3K).
Số phận có thể là định mệnh được an bài, nhưng số phận cũng có thể là định mệnh do chính mình tạo nên, nhưng người ta vẫn có thể thay đổi số phận khi sinh thời. Đức năng thắng số. Vâng, sự thật là thế! Và rồi chắc chắn ai cũng một lần đối diện Tử Thần, đó là lúc lâm chung. Giàu có cỡ nào cũng không thể mua được chút sức khỏe hoặc sự sống, tài năng tột đỉnh cũng hoàn toàn chịu thua, y khoa hiện đại nhất cũng chẳng làm gì được.
Cái chết là “ngưỡng” rất đặc biệt, dứt khoát, rạch ròi, phân minh, và số phận không thể thay đổi được nữa! Mọi động thái đều vô nghĩa, mọi nỗ lực đều vô ích. Tất cả là con số KHÔNG rất tròn, rất to và rất trống rỗng. Hãy giật mình trước khi quá muộn!
Ông phú hộ và chàng Ladarô là hai cuộc đời điển hình, hai con người này có hai cách sống, cách biệt nhưng họ vẫn bình đẳng về giá trị nhân vị và nhân phẩm, tất nhiên cũng có hai hệ quả khác biệt: “Những người bất chính ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời” (Mt 25:46).
Trong Tân Ước, chúng ta thấy có một trường hợp đặc biệt kịp sám hối ngay trước lúc chết: Tướng cướp Dismas, người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu trên Đồi Ca-vê chiều xưa, chúng ta quen gọi là “người trộm lành”. Ngay cả người cùng bị đóng đinh kia biết mình sắp chết mà vẫn ngang ngược, không chịu ăn năn, thậm chí còn hùng hổ thách thức Chúa Giêsu nữa. Vì thế, đừng tưởng mình cứ xả láng, đợi đến lúc lớn tuổi hoặc gần chết rồi tính. Tai nạn giao thông, thiên tai, cảm gió,… đủ dạng chết bất ngờ. Liệu có thể tính kịp không?
Chẳng ai biết tương lai ra sao, ngày mai thế nào, thậm chí chỉ là lát nữa thôi. Thế thì không có gì hơn là tỉnh thức và sẵn sàng như năm cô khôn ngoan, luôn chuẩn bị đầy đủ dầu yêu thương và đèn đức tin theo lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25:1-13). Như vậy có nghĩa là phải biết ân hận ngay bây giờ, đừng để nỗi ân hận hóa muộn màng.
Thánh nhân nào cũng có quá khứ, tội nhân nào cũng có tương lai. Có ý nói rằng thánh nhân cũng đã từng là tội nhân, và tội nhân vẫn khả dĩ trở nên thánh nhân. Để nỗi ân hận không hóa muộn màng, bí quyết là ĐỪNG bao giờ tuyệt vọng, và hãy chân thành TÍN THÁC vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Sống sao thì chết vậy, gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Người ta gọi đó là “luật nhân – quả”, và đó là sự công bình, vì Thiên Chúa là Đấng Thánh (Lv 11:45; Lv 19:2; Lv 20:26; Lv 21:8), là Đấng Công Chính (Ga 17:25), là Đấng Công Minh (Hc 5:3; Br 2:6; Br 2:9; Đn 9:14), là Đấng Trung Tín (2 Tx 3:3). Ngài là Tình Yêu (1 Ga 4:8 & 16) nên chúng ta cũng PHẢI yêu thương nhau, thương xót nhau.
Lạy Thiên Chúa chí công và chí thiện, xin giúp con biết Chúa, biết người và biết chính con để có thể thi hành đúng Luật Yêu Thương của Ngài. Xin giúp con luôn biết tận dụng mọi thứ đúng với Thánh Ý Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.
Thiên Chúa tạo dựng con người mà không hỏi ý kiến con người vì lúc đó chưa có con người, nhưng TN 26-C205
Thiên Chúa tạo dựng con người mà không hỏi ý kiến con người vì lúc đó chưa có con người, nhưng một khi con người được sinh ra thì Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của họ. Thiên Chúa không cứu độ con người nếu con người không đồng ý. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, nghĩa là, con người được tạo dựng có lý trí, tự do, và biết yêu. Con người được tạo dựng một cách tuyệt vời. Con người có khả năng hình thành chính mình trong không và thời gian. Hành vi đặc trưng nhất của con người là yêu thương. Yêu thương, là hành vi làm con người trở nên thần linh, trở nên giống Thiên Chúa.
Là người, ai cũng đều có thân xác như nhau. Mỗi người đều có tai mắt mũi miệng; tuy nhiên, mỗi người là một độc đáo với những nét đẹp xấu khác nhau, vì mỗi người là công trình tuyệt vời của Thiên Chúa. Con người là một tạo vật “mở,” vì con người có thể hình thành chính mình qua những quyết định chọn lựa sống của mình. Ai cũng giống ai, nhưng người ta khác nhau tùy chọn lựa sống của mỗi người. Có người đứng trước nỗi khổ của tha nhân thì động lòng thương và tìm cách giúp đỡ họ, có người đứng trước nỗi khổ của người khác thì dửng dưng vô cảm, cũng có người lại vui thích trước nỗi khổ của người khác và còn tìm cách “đổ thêm dầu vào lửa.” Qua chọn lựa sống và cách đối xử với tha nhân, người ta hình thành chính mình. Người ta trở nên tốt lành hoặc độc ác, đẹp hoặc xấu, bao dung hay xét nét, quảng đại hay nhỏ nhen, dễ thương hay đáng ghét tùy thái độ chọn lựa sống của mỗi người.
Dụ ngôn trong Tin Mừng Luca hôm nay cho thấy người phú hộ được mời gọi động lòng thương người nghèo ngồi ăn xin trước cổng nhà ông. Người phú hộ đã đóng lòng lại, không đoái hoài đến Lazarô đói rã rời chỉ mong có những gì từ bàn ăn người phú hộ rớt xuống để ăn, nhưng không được. Lazarô khốn khổ tột cùng, ghẻ lở, đói ăn, bị khinh khi coi thường; tuy vậy, người phú hộ vẫn không động lòng thương. Người phú hộ không có tình thương thật đối với con người cụ thể; điều mà ông có thể làm được và cần phải làm thì ông đã không làm. Sau khi chết, người phú hộ không cần phải lo cho người khác, như lo cho năm người anh em của ông ta. Năm người anh em của ông đã có những người khác lo, ông ta không cần bận tâm làm gì. Ông ta sợ những người khác không giúp họ được, và chỉ có ông ta mới có thể giúp họ được thôi. Điều này lại cho thấy thêm về con người của người phú hộ: ông ta cho rằng ông ta có khả năng làm điều này điều kia mà người khác không làm được. Nếu những anh em của ông ta không nghe những người còn đang sống thì cũng chẳng nghe lời ông ta.
Suy nghĩ và chọn lựa sống làm thành con người. Người phú hộ không quan tâm đến người nghèo Lazarô, và chỉ làm điều anh ta muốn; ngay cả khi anh ta chết, anh ta vẫn vậy, anh ta vẫn nghĩ rằng anh ta có thể giúp người khác nhưng điều này lại là không cần và không thực tế với anh ta. Điều thực tế nhất và là điều anh ta đã có thể làm mà anh ta đã không làm, đó là thương người nghèo khổ Lazarô đang đói khổ trước cửa nhà anh ta. Chỉ cần anh ta quan tâm một chút, chỉ cần anh ta bỏ ra một chút của ăn để giúp đỡ người nghèo, thì anh đã là con người khác. Con người trở nên tốt không phải bằng những mơ tưởng dự phóng của mình nhưng bằng những hành vi yêu thương cụ thể trong cuộc sống thường ngày.
Nghèo hay giầu đều không phải là điều xấu. Ông Giakêu một người giầu hối cải đã dùng tiền của để trang trải những bất công ông phạm đối với tha nhân; các Kitô hữu tiên khởi đã bán những gì mình có và đặt mọi sự làm của chung. Tiền là một tên đầy tớ đắc lực nhưng lại là ông chủ tàn ác. Nếu con người dùng tiền như phương tiện, tiền bạc sẽ phục vụ con người; còn nếu một người chỉ lo thu tích của cải, thì của cải sẽ chi phối và điều khiển họ. Lúc đó, người mê say tiền của không dành thời gian cho gia đình, không dành thời gian cho những công việc cần thiết để phát triển chính mình; những người ham mê tiền bạc có thể dùng những cách bất lương để chiếm đoạt tài sản của người khác, và thậm chí còn xúc phạm đến thân thể và mạng sống người khác để đạt được ý nguyện của họ.
Là người, ai cũng được sinh ra và cũng sẽ qua cái chết. Mỗi người là mình qua thái độ sống của mình với tha nhân, qua cách hành xử của mình. Nếu tôi lắng nghe, trân trọng, quý mến mọi người, tôi là người dễ thương, là người được yêu mến, là món quà quý đối với những ai tôi gặp gỡ. Còn nếu tôi nhăn nhó, hà khắc, làm người khác sợ hãi, thì tôi là mối họa cho những người gặp gỡ và sống với tôi. Tôi là tôi qua những giao tiếp và cách đối xử của tôi với tha nhân. “Không Trời ai sống được với ai.” Tin vào Thiên Chúa (hay Tuyệt Đối) giúp người ta tin vào chính mình và tin vào tha nhân, giúp người ta tin tưởng và yêu thương tha nhân.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. “Người ta trở nên mình qua những quyết định chọn lựa của mình.” Theo bạn, câu nói này có đúng không? Tại sao?
2. Đâu là dung mạo người mà bạn mong ước trở thành? Bạn làm gì để thành người như bạn mong ước?
Lc 16: 19-31 Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta thấy sự “vô cảm”, “dửng dưng”, trước nỗi thống khổ của người anh em. Một Lazarô nghèo khổ, bệnh tật nằm ở ngay gầm cầu thang của nhà phú hộ.
Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam rất vô cảm”, đăng trên http://www.giaophan vinhlong.net TN 26-C206
Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam rất vô cảm”, đăng trên http://www.giaophanvinhlong.net, tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình, M.F. đã nhận định như sau: “Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi, giúp cho con người […]tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại. Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến ‘bệnh vô cảm’”. Và, tác giả xót xa cho truyền thống nhân văn của dân tộc đang bị gậm nhấm và sói mòn. Thật vậy, còn đâu câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; hoặc “Thương người như thể thương thân…?”.
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta thấy sự “vô cảm”, “dửng dưng”, trước nỗi thống khổ của người anh em. Một Lazarô nghèo khổ, bệnh tật nằm ở ngay gầm cầu thang của nhà phú hộ. Một khoảng cách rất gần về không gian, nhưng tiếc thay, chính sự gần gũi đó lại làm cho họ xa nhau trong cuộc sống vĩnh cửu.
Ý Nghĩa Lời Chúa
Người phú hộ giàu có hôm nay được thánh Luca trình bày rất gợi cảm: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16, 19). Tác giả không nói rõ người đó to cao, mập mạp thế nào? Nhưng cứ sự thường thì đây phải là một người tốt tướng. Ông ta mang trên mình những thứ sang trọng theo kiểu cung đình. Ông được nhiều người hầu hạ. Và, ăn uống tối ngày với những món ăn đặc sản thời bấy giờ. Nhưng ngược lại với hình ảnh của nhà phú hộ, là một Lazarô nghèo khổ: “Có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu” (Lc 16, 20). Hai hình ảnh của hai con người trái ngược nhau ngay trong một căn nhà.
Nếu ông phú hộ là một người oai phong lẫm liệt, thì Lazarô lại là một người thấp cổ bé họng, bệnh tật.
Nếu ông phú hộ mặc những thứ vải vóc sang trọng, thì Lazarô có lẽ chỉ có mảnh vải rách che thân.
Nếu nhà phú hộ ăn uống linh đình, thì Lazarô chỉ mong được những mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống mà cũng không ai cho. Chỉ có những con chó đến liếm ghẻ chốc của Lazarô mà thôi.
Một sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Tuy nhiên, hình ảnh đó đã bị đảo lộn khi cả hai cùng chết. Tin Mừng cho thấy:“Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn” (Lc 16, 22). Chính cái chết làm cho tình trạng của hai người hoán đổi cho nhau. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Thưa, chính là sự “vô cảm”; “dửng dưng” của nhà phú hộ khi còn sống.
Tin Mừng làm nổi bật sự mỏng dòn của tiền bạc, một lúc nào đó tiền của không còn là chỗ dựa duy nhất. Hình ảnh của nhà phú hộ luôn coi tiền bạc như lá bùa hộ mệnh của mình; còn Lazarô thì sống dở, chết dở ngay ở cổng nhà ông. Vì vậy, ông chỉ còn một chỗ dựa duy nhất đó là Thiên Chúa.
Sứ Điệp Lời Chúa
Trong cuộc sống, hẳn mỗi chúng ta đều biết câu ngạn ngữ: “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Sự giàu sang ở đời không đảm bảo được sự sống. Mọi người đều có thể chết bất cứ lúc nào. Muốn cho cuộc sống của mình có hậu sau khi chết, thì hãy chuẩn bị cho mình những giấy “thông hành” chính là tình huynh đệ, lòng bác ái, yêu thương ngay khi còn sống. Đây là cách làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Hạnh phúc hay không là do thái độ của mỗi người khi còn sống. Nhà phú hộ trong dụ ngôn ta không thấy có những chuyện bóc lột, đàn áp, hay có lối sống bất chính. Như vậy, ông không có lỗi để đáng phải trừng phạt trong hỏa ngục. Trong toàn dụ ngôn, Đức Giêsu không nói về bất cứ lỗi nào ông ta phạm, chỉ đưa ra hai hình ảnh trái ngược nhau khi sống và lúc chết. Như vậy, tội của nhà phú hộ kia chính là sự “vô cảm”; “dửng dưng” với người anh em đang đau khổ.
Hai thái độ, dẫn đến hai sự lựa chọn và đi đến những hệ quả khác nhau. Nhà phú hộ thì an tâm vì của cải dư thừa mình có; còn Lazarô thì nghèo khổ, ốm đau; nhà phú hộ giàu về vật chất, nhưng ông lại quá nghèo về tinh thần chia sẻ; Lazarô thì nghèo về vật chất, nhưng ông lại rất giàu về đường thiêng liêng, nên sau khi chết, Lazarô lại là người giàu, còn nhà phú hộ lại là kẻ nghèo nàn trước mặt Thiên Chúa. Lazarô được hạnh phúc, con nhà phú hộ thì đau khổ. Một khoảng cách vĩnh viễn được thiết lập. Cuộc chơi đã hết. Thắng bại phân minh.
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy: giàu có không hẳn là tội, và nghèo chưa chắc đã phải là nhân đức. Nó trở nên tội hay không là do thái độ lựa chọn và sử dụng nó. Nước Trời không có chỗ cho những người ích kỷ, vì đã không biết yêu thương, do thái độ “vô cảm”; “dửng dưng” trước nỗi khốn cùng của anh chị em.
Sống Lời Chúa hôm nay
“Mọi sự đều bởi Chúa mà ra, từ Chúa mà đến”. Thật vậy “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Khi đã xác định như thế, chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa mà thôi. Nếu quản lý tốt và biết sinh lợi cho Chúa thì Chúa để cho chúng ta tiếp tục, mà nếu không biết cách sinh lời thì Chúa cất đi, mà chuyện làm lợi cho Chúa là gì nếu không phải là tình liên đới, bác ái với những người nghèo chung quanh chúng ta hằng ngày. “Hữu lộc bất khả hưởng tận” thật đúng với tinh thần kitô giáo, có lộc không nên một mình hưởng, cần phải nghĩ đến người khác.
Chúa không phạt nhà phú hộ vì ông ta giàu. Chúa cũng không cổ súy cho sự nghèo nàn của Ladarô. Nhưng Chúa mời gọi hãy sống có sự liên đới với nhau để người giàu không dư, người nghèo không đói. Vì thế, ngay từ khi còn sống trên trần gian này, chúng ta hãy gấp rút sửa mình để kẻo quá trễ như nhà phú hộ. Mọi chuyện sẽ có ngày phân định. Cái chết chính là lúc phân minh. Thưởng hay phạt chính là lúc này.
Nhưng, thật xót xa cho xã hội của chúng ta, vẫn còn đó những nhà phú hộ giàu có “dửng dưng”; “vô cảm”. Thật vậy, căn bệnh này đang trong tình trạng báo động. Vì thế, chúng ta hãy “tiêu diệt” căn bệnh này một cách triệt để, bằng cử chỉ yêu thương, tình liên đới. Bao lâu, một xã hội không biết cách vượt ra khỏi căn bệnh trên, là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của một cỗ máy vô tri (x. Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình, M.F. “Giới trẻ trước căn bệnh vô cảm”, đăng trên http://www.giaophanvinhlong.net).
Ước gì xã hội chúng ta có nhiều người quay lưng lại với sự “vô cảm”; “dửng dưng” và hướng lòng về “tình yêu thương”. Mong thay đâu đó có nhiều con người biết đồng lòng và thương cảm như học sinh Nguyễn Văn Nam. Em đã xả thân cứu bạn em khỏi bị nước cuốn trôi. Em đã coi sự sống của bạn là của mình, nên bất chấp nguy hiểm để hy sinh thay cho bạn của mình được sống. Không cần biết em Nam có phải là người Công Giáo hay không? Cũng chẳng cần biết em có bà con họ hàng gì với những em gặp nạn hôm đó không? Chỉ biết rằng em có trái tim rất đẹp và tình yêu thương vô vị lợi, đáng để cho chúng ta noi gương (x. Theo Khánh Hoan,Thanh Niên Online, ngày 6.5.2013).
Lạy Chúa Giêsu, giàu không phải là tội, mà nghèo chưa chắc đã là nhân đức. Xin cho mỗi người chúng con biết sống tình liên đới trong cuộc sống, để dù giàu hay nghèo, chúng con trở thành những người quản lý trung tín và khôn ngoan của Chúa. Xin cũng cho chúng con đừng rơi vào tình trạng “dửng dưng”; “vô cảm” như nhà phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay. A men.
Tin mừng Lc 16: 19 - 31: Tin Mừng không nói đến việc ông xua đuổi người nghèo khó trước cửa nhà ông, nhưng chắc chắn ông phải đi qua cuộc đời của họ với thái độ bàng quang lạnh lùng.
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay nói về hai cảnh đời khác nhau. Người phú hộ và anh Ladarô nghèo TN 26-C207
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay nói về hai cảnh đời khác nhau. Người phú hộ và anh Ladarô nghèo khó. Người phú hộ hạnh phúc đời này nhưng bất hạnh đời sau. Ladarô nghèo khó thì ngược lại, anh phải chịu biết bao cay đắng trong cuộc đời ô trọc thiếu vắng tình người này, nhưng anh lại được hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
Người xưa có câu: "Phú nhân bất nhân - Bần bất nghĩa". Giàu có hay khinh người, và nghèo khó thiếu tử tế. Xem ra giầu nghèo đều khó mà vào nước thiên đàng nếu không biết vượt qua những trở ngại trong phận số đời mình. Vì thế mà cha ông ta đã từng khuyên con cháu mình "đói cho sạch rách cho thơm", và "không ai giầu có ba đời", thế nên cần phải biết sống có đức, để đề phòng khi sa cơ thất thế vẫn còn có nhiều người hỗ trợ và giúp đỡ mình.
Cuộc đời của họ tuy cùng chung một thời gian và không gian, nhưng xem ra họ lại quá cách biệt với nhau. Kẻ ăn không hết, người tìm không ra. Người sống trong nhung lụa, kẻ đói rách bần cùng. Tin Mừng không đả phá về sự giàu sang, và cũng không khuyến khích sống nghèo đói. Bài Tin Mừng chỉ nói đến trách nhiệm liên đới với anh em. Giàu có không phải là tội. Cái tội của người phú hộ là dửng dưng với mảnh đời bất hạnh của đồng loại.
Tin Mừng không nói đến việc ông xua đuổi người nghèo khó trước cửa nhà ông, nhưng chắc chắn ông phải đi qua cuộc đời của họ với thái độ bàng quang lạnh lùng. Người nghèo đói nằm ở trước cửa nhà ông, nhưng ông đã làm lơ khi đi ra đi vào. Ông đã không áy láy lương tâm và cũng không một chút chạnh lòng thương đối với bất hạnh của tha nhân.
Tội của người phú hộ chính là tội vô tâm, làm ngơ, phớt lờ, không nhìn, không nghe, không thấy người nghèo, Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn đói khổ. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho người đang cần mình trợ giúp. Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải là tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.
Tình yêu thương, lòng trắc ẩn là những đức tính làm cho chúng ta trở thành con người đúng nghĩa. Khi tâm hồn thiếu vắng tình yêu thì phải thấy rằng chúng ta đang tụt hậu. Còn ai biết sống yêu thương thì lại là những người đang cùng nhau tiến nhanh trên hành trình của ơn cứu độ. Đây chính là những người mà Chúa Giêsu nói đến trong bài giảng trên núi: "Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương".
Ta thấy không phải chỉ có làm điều xấu mới là tội, nhưng tránh không làm điều tốt cũng là tự đưa mình xa rời Thiên Chúa và ngăn cách với anh em. Khi mắt ta không để ý sự đau khổ, tâm hồn ta không chút xót thương đến những người phận nhỏ, lòng trắc ẩn không hề rung động trước bi thương của anh em đồng loại sẽ tạo nên hố ngăn cách sâu thẳm giữa ta với tha nhân và với nguồn tình yêu là chính Thiên Chúa. Và như cành nho không gắn liền với thân nho, nó sẽ bị khô héo mà chết đi, mất đi sự sống thần linh, sự sống viên mãn.
Lý tướng Kitô giáo không phải là yêu mến sự khó nghèo mà là yêu thương người nghèo khó. Chúa Giêsu là Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó, Ngài luôn yêu thương và sống liên đới với người nghèo. Vì vậy người môn đi theo Chúa Giêsu chính là để trở nên giống Ngài. Tông huấn Giáo Hội Á Châu dạy rằng: Người đời dễ tin hơn tình liên đới với kẻ nghèo, nếu chính Kitô hữu biết sống giản dị theo gương Chúa Giêsu. Sự đơn sơ trong cách sống đức tin sâu xa và tình yêu không giả vờ đối với mọi người, nhất là người nghèo và bị bỏ rơi, đó là những dấu chỉ Tin mừng trong hành động.
Vẫn còn quá nhiều người nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo văn hoá. Người Kitô hữu được mời gọi sống quãng đại, liên đới giùp nhau thăng tiến. Hãy mở rộng lòng cho yêu thương, cho chia sẽ trong cuộc sống hàng ngày. Đừng sống hững hờ, cần rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh đời bất hạnh, biết quãng đại chia sẽ với những người thiếu thốn.
Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải là tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.
Sẽ có một ngày người phú hộ chẳng còn yến tiệc linh đình, chẳng còn trận vui tới sáng, trận cười suốt đêm, nhưng sẽ phải đuổi khỏi bàn tiệc và lao xuống hỏa hào muôn kiếp.
Sẽ có một ngày người Ladarô nghèo khó chẳng còn lê lết dưới đất đen, không còn nhặt những miếng bánh vụn nơi bàn tiệc người phú hộ, nhưng sẽ được nâng lên "trong lòng Abraham" vui hưởng hạnh phúc muôn đời.
Và rồi ta thấy Chúa muốn dạy ta biết: Ta sống trong cuộc đời không đơn lẻ, nhưng sống với người khác. Người ta không phải là những đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Trái lại vận mệnh chúng ta đan xen vào nhau. Vì thế trách nhiệm liên đới là không thể thiếu được. Do đó cần phải quan tâm đến những người chung quanh mình. Sự quan tâm này không phải tự nhiên có được, nhưng phải tập luyện hằng ngày. Phải rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh ngộ bất hạnh. Phải rèn luyện một trái tim quảng đại sẵn sàng chia sẻ với những anh em thiếu thốn.
Trong những tháng vừa qua, chúng ta thấy một số đài truyền hình đã đưa lên những hình ảnh về TN 26-C208
Trong những tháng vừa qua, chúng ta thấy một số đài truyền hình đã đưa lên những hình ảnh về tình trạng cuộc sống của những người vô gia cư ở những thành phố như Los Angeles, San Francisco, Sacramento, Seattle, New York, và tôi có dịp chứng kiến tận mắt những cảnh tượng này tại thành phố Portland tuần vừa qua. Đây là những thành phố có thể nói là giàu có nhất tại quốc gia Hoa kỳ này, được lãnh đạo bởi những người thuộc Đảng Dân chủ, tự cho mình là chú ý đến đời sống của người dân, nhưng tại sao lại có những cảnh tượng này? Tại sao những người lãnh đạo tiểu bang hay thành phố lại làm ngơ trước những tình huống này? Đây cũng có lẽ là những vấn đề rắc rối, khó hiểu liên quan đến chính trị tại quốc gia giàu có này, nhưng rất chia rẽ và tranh giành quyền lực cho đảng phái và cá nhân, nhưng lại làm ngơ trước tình cảnh của những người vô gia cư nghèo khổ này.
Tình cảnh của những người vô gia cư sống trong những tiểu bang giàu có ở Hoa kỳ này cũng giống như tình cảnh của người nghèo khổ La-da-rô sống bên cổng nhà ông phú hộ trong bài Tin mừng. Xem ra người phú hộ chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục. Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột. Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ tiêu sài theo ý của ông, cũng như hưởng thụ gia tài giàu sang do bàn tay, sức lực của ông làm ra. Chúng ta thấy tiêu sài và hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu? Nếu chúng ta đọc kỹ bài Tin Mừng thì sẽ thấy người nghèo khổ Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông phú hộ giúp đỡ. Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho. Nhưng chúng ta thấy ông phú hộ giàu sang biết và nhìn thấy trước mắt cảnh tượng nghèo khổ của ông La-za-rô . Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ mà người phú hộ hững hờ vô tâm đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra vì vô tâm và vô cảm cho nên người phú hộ sau khi chết bị phạt trong hỏa ngục.
Qua câu truyện trong bài Tin Mừng, chúng ta thấy hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau ở đời này và ở đời sau. Đời này là một người phú hộ giàu sang và một người nghèo khổ Lazarô. Vị thế thay đổi ở đời sau: người phú hộ thì bị muôn đời trầm luân khốn nạn trong hỏa ngục, còn người nghèo khổ Lazarô thì được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Có lẽ chúng ta biết lý do tại sao. Người phú hộ tự nghĩ rằng những gì ông đang có là do mình làm ra và là của mình, cho nên ông muốn xử dụng, cho ai hay không là tùy ý mình. Ông nghĩ: ông có quyền giúp đỡ hay không giúp đỡ những người nghèo khổ. Sống như thế ông nghĩ không có lỗi gì và hoàn toàn không có tội. Thế những, tội của người phú hộ giàu có là tội “vô cảm, vô tâm”, làm ngơ trước hoàn cảnh khốn khổ của Ladarô chờ đợi một chút bố thí của ông để sống. Người phú hộ giàu có sống ích kỷ, không có lòng thương xót và quảng đại đối với người khác.
Chúng ta chú ý đến một điểm quan trọng mà Chúa dạy chúng ta qua bài Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ, vô tâm với người khác nữa, và tội hững hờ, vô tâm này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng. Người phú hộ sở dĩ phải trầm luân muôn kiếp trong hỏa ngục, vì ông đã hờ hững làm ngơ không nhìn người nghèo khổ Ladarô, ngày ngày lê lết bên cổng nhà ông. Người phú hộ phải “chịu cực hình” không phải vì ông nhiều của cải, nhưng vì ông đã không chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ, ngay cả những của của ăn thừa thãi trên bàn tiệc cũng chẳng đến tay người nghèo. Người phú hộ phải tống xuống biển lửa không phải vì ông đã làm ra nhiều của cải, giàu có nhưng vì ông đã quá cậy dựa vào tiền bạc, trong khi người nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa và lòng thương xót của người khác.
Ông phú hộ trong cực hình trong hỏa ngục không hề kêu oan, nhưng ông đã kêu cầu cùng ông Abraham cho Ladarô về báo tin, làm chứng cho người thân của ông còn sống trên dương thế để không rơi vào tình trạng của ông. Abraham nói: “Chúng đã có Môsê và các ngôn sứ chúng hãy nghe lời các vị ấy.” Ông phú hộ đã nài xin: “Không đâu thưa tổ phụ Abraham nhưng nếu có ai từ cõi chết về gặp chúng thì chúng sẽ sám hối.” Nhưng Abraham đáp: “Khi mà chúng không nghe Môsê và các ngôn sứ thì dù có kẻ chết sống lại chúng cũng không tin đâu.”
Ngày nay chúng ta thấy có những người có ý nghĩ và hành động như ông phú hộ ngày xưa, tự cho rằng tiền bạc của cải của mình là do mình làm ra tự ý sử dụng. Chúng ta biết tất cả những gì chúng ta đang có: tiền bạc, sức khỏe và cuộc sống là do ơn Chúa ban. Tất cả chúng ta chỉ là những người quản lý của Chúa và phải sử dụng theo ý Chúa. Và Chúa muốn chúng ta là những quản lý tốt lành và khôn ngoan, dùng những ơn lành của Chúa ban làm sáng danh Chúa, xây dựng Giáo hội, giáo xứ, có lòng bác ái và quảng đại chia sẻ và giúp đỡ những ai sống trong cảnh nghèo khổ. Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta sống ở đời này biết theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức hiền lành như lời thánh Phaolô khuyên nhủ trong bài đọc 2 hôm nay, để hưởng hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
Cũng như Chúa nhật trước, Lời Chúa hôm nay lại nói với chúng ta về chủ đề tiền bạc. Tiền bạc TN 26-C209
Cũng như Chúa nhật trước, Lời Chúa hôm nay lại nói với chúng ta về chủ đề tiền bạc. Tiền bạc rất cần thiết cho con người. Tiền bạc cũng là lý do xung đột và gây nhiều thảm hoạ. Hai cuộc đời, hai số phận được Chúa Giêsu dùng trong câu chuyện dụ ngôn để gửi gắm một giáo huấn quan trọng. Người khuyên các thính giả, hãy mở lòng quảng đại và hãy nghĩ đến đời sau khi còn đang sống. Người cũng lên án những ai coi của cải thế gian là lý tưởng và cùng đích của cuộc đời. Những người này sẽ phải ân hận. Hai nhân vật chính trong dụ ngôn hoàn toàn khác nhau khi họ sống trên đời cũng như khi họ đã chết.
Hai cuộc đời: ông nhà giàu và Lagiarô là hai thái cực của cuộc sống vật chất. Một người giàu sang, một người nghèo khó. Sự giàu sang cũng như sự giàu có đều được diễn tả ở mức cao nhất. Người giàu lắm bạn bè thăm hỏi; Lagiarô chỉ có con chó làm bạn. Người giàu quần là áo lượt; Lagiarô chỉ có lở loét toàn thân.
Hai số phận: có điểm giống nhau giữa hai nhân vật, đó là cả hai người đều chết. Dụ ngôn không nói rõ, nhưng chắc chắn Lagiarô chết trong âm thầm; còn ông nhà giàu chắc phải có đám tang rất linh đình, như chúng ta thường thấy trong xã hội mọi thời. Cả hai đều chết, nhưng hậu phận lại khác nhau. Người xưa kia giàu, nay trở thành khốn khó; Lagiarô xưa kia nghèo, nay hạnh phúc thảnh thơi. Cả sự khốn khó và hạnh phúc của hai nhân vật này cũng được diễn tả ở mức cao nhất. Trước đây Lagiarô mong ước đồ ăn thừa, mà chẳng có ai cho; bây giờ ông nhà giàu chỉ mong được chấm một giọt nước vào lưỡi cho giảm nhiệt do bị thiêu đốt, cũng không được.
Người phân xử ở đây không phải là Thiên Chúa, mà là ông Abraham. Ông là Tổ phụ của dân Do Thái. Lề luật mà ông Abraham nại đến, đó là ông Môisen. Ông được tôn kính trong truyền thống dân tộc và là nhân vật biểu tượng cho lề luật. Như thế, sống ở đời là tự chọn cho mình sự phán xét. Hạnh phúc hay khốn khó, nhiều khi tự mình chọn cho mình. Trả lời cho đề nghị xin cử Lagiarô về để cảnh báo người thân, Tổ phụ trả lời: Ai có số phận người ấy. Đã có giáo huấn của ông Môisen và các ngôn sứ.
Trong tin mừng thánh Luca, dụ ngôn này được xếp liền với một chuỗi giáo huấn của Chúa Giêsu về cách sử dụng của cải. Qua hình ảnh hai nhân vật trong dụ ngôn, Chúa muốn răn dạy mọi người, hãy khôn ngoan và thận trọng khi sử dụng của cải. Ông nhà giàu đáng trách không phải vì ông ta lắm của. Giàu có không phải là một tội, cũng như nghèo nàn không phải là điều xấu. Tội của ông nhà giàu là sự dửng dưng vô cảm trước nỗi khổ của người nghèo nằm ngay trước cổng nhà mình. Khoảng cách từ bàn ăn đến cánh cổng chẳng bao xa, mà ông chẳng bao giờ vượt qua, vì ông thực sự không muốn. Theo giáo huấn của Kinh Thánh, Thiên Chúa là Đấng cảm thương và bênh vực những người nghèo khó và bé mọn. Nếu người đời hắt hủi họ, thì Thiên Chúa lại ôm họ vào lòng. Ông Abraham chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài luôn giàu lòng xót thương những người đau khổ, và bảo vệ những người bị ức hiếp.
Lời phê phán của Tổ phụ Abraham đối với ông nhà giàu cũng là lời ngôn sứ Amos (khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên) lên án những người giàu mà bóc lột người nghèo (Bài đọc I). Nếu sống ở thời đại chúng ta, ngôn sứ Amos sẽ lên án những quan tham gian lận của công, những con sâu mọt làm nghèo đất nước. Một vị lãnh đạo của Việt Nam đã nói: “họ (bọn tham quan) ăn không từ thứ gì”. Lưới trời lồng lộng, những kẻ tham nhũng có thể qua mắt người đời, nhưng không thể qua được mắt Thiên Chúa. Ngôn sứ Amos đã tiên báo: giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa”. Không những phải chấm dứt tiệc tùng xa hoa, mà tên tuổi của họ còn bị người đời lên án phỉ nhổ. Lời của ngôn sứ Amos làm chúng ta liên tưởng đến những vụ đại án hiện nay tại Việt Nam, khi một số quan chức có địa vị cao trong xã hội lần lượt ra toà.
Mối quan tâm hàng đầu của người tín hữu là gì? Thánh Phaolô trả lời: hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Đây chính là sự giàu sang thiêng liêng, không bị mối mọt với thời gian, nhưng bền vững và xứng đáng được Thiên Chúa ban thưởng. Thánh Tông đồ khuyên Timôthê: hãy chiêm ngắm và noi gương Đức Giêsu. Người vốn là Thiên Chúa cao sang, là Vua các Vua, Chúa các chúa, mà đã trở nên nghèo khó để chúng ta được giàu sang.
Sống ở đời, ai cũng cần phải có tiền bạc. Tuy vậy, không phải lúc nào tiền bạc cũng đem lại cho chúng ta hạnh phúc. “Nhiều tiền mà làm gì?” trong khi gia đình tan vỡ, vợ chồng xung đột. Trong cuộc sống của chúng ta, có cả ngàn câu chuyện buồn mà tiền bạc là nguyên nhân. Xin Chúa cho chúng ta có một cuộc sống vật chất ổn định vừa đủ, đồng thời biết sử dụng của cải để sinh lợi thiêng liêng cho mình và những người xung quanh.
Bạn có biết ông phú hộ đã phạm tội gì mà vừa qua đời xong, ông ta đã bị đày ngay xuống âm phủ TN 26-C210
Bạn có biết ông phú hộ đã phạm tội gì mà vừa qua đời xong, ông ta đã bị đày ngay xuống âm phủ như vậy không? Có người nói rằng bởi vì ông ta phạm tội…GIÀU. Bạn nghĩ sao? Giàu là một cái tội ư? Bộ cứ hễ ai giàu có, sung sướng và hạnh phúc ở đời này như ông phú hộ thì sẽ bị đày xuống âm phủ sao? Tôi không nghĩ như vậy, bởi vì tôi thấy Kinh Thánh ghi lại rằng, Tổ Phụ Abraham, là một người rất giàu, ông có nhiều súc vật và vàng bạc (St 13:2). Còn Vua Sa-lômôn nữa, ông là người trổi vượt hơn tất cả các đế vương trên mặt đất về sự giàu có và khôn ngoan… (2 Sbn 9:22). Đó là chưa kể ông Job, ông Gia-cóp, vua Đa-vít…toàn là những người giàu. Như vậy rõ ràng giàu không phải là một cái tội. Ông phú hộ bị phạt xuống âm phủ là vì tội khác, chứ không phải là tội giàu! Bạn nghĩ sao? Ông phú hộ bị phạt là bởi tội gì? Theo tôi, ông ta đã phạm tội ÍCH KỶ & KEO KIỆT.
Thật vậy, dụ ngôn kể lại rằng, khi còn sống, ông phú hộ đã BIẾT anh Lazaro rất rõ, bằng chứng là ở dưới âm phủ, ông ta đã kêu lên rằng: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” (Lc 16:24) Ông biết anh La-da-rô bị mụn nhọt đầy mình, và cũng THẤY mấy con chó đến liếm ghẻ chốc của anh ta, nhưng ông ta tỉnh bơ, ông không hề tỏ lòng thương xót, và cũng chẳng cho anh Lazaro ăn những mảnh vụn của bánh, và những thứ trên bàn ăn của ông rớt xuống.
Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với tôi rằng, ông phú hộ phải chịu cực hình và phải đau khổ là vì ông ta đã sống ích kỷ và keo kiệt, thì xin hãy tránh đừng đi vào vết xe của ông ta. Nhưng hãy cố gắng sống rộng rãi, quảng đại, biết quan tâm tới tha nhân, bắt đầu từ những người ở trong gia đình của chúng mình.
• Là con cái, xin hãy phụ giúp với ông bà, cha mẹ trong những chi tiêu ăn uống, điện nước, thuế má, sửa chữa, mua sắm…Đừng hoang phí tiêu xài quá mức, cũng đừng xài đồ chùa của cha mẹ nữa! Tội chết!
• Là giáo dân, bạn hãy ghi danh gia nhập giáo xứ, dùng phong bì dâng cúng, đóng góp cho giáo xứ, cho giáo hội một cách vui vẻ, tích cực và rộng rãi. Nếu mỗi người trong giáo xứ đang đi làm, mà mỗi tuần dâng cúng cho giáo xứ một giờ lương thôi, thì tôi tin chắc rằng, giáo xứ của bạn sẽ có đủ tiền để chi trả cho việc bảo trì, sửa chữa, cho điện, nước, gas, rác, bảo hiểm… Bạn có nhớ 5 điều răn của Hội Thánh không? "Thứ năm: góp công góp của xây dựng Hội Thánh, tùy theo khả năng của mình."
• Xin đừng dâng cúng theo cái kiểu BỐ THÍ cho Chúa, hay LÀM PHÚC cho nhà thờ nhưng phải nhớ rằng đây là BỔN PHẬN & TRÁCH NHIỆM của mình. Giáo Luật số 222 nói rất rõ: “(1) Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những gì cần thiết hầu xử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên. (2) Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa.”
Sách Huấn Ca khẳng định rằng: “Người hào phóng lại được thêm giàu có, kẻ hà tiện lại lâm cảnh túng nghèo” (11:24). Nếu bạn và tôi quan tâm và rộng rãi, quảng đại trong việc chia sẻ, bố thí, giúp đỡ cho Giáo Hội và cho tha nhân…thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban lại cho chúng mình gấp trăm gấp ngàn lần cho mà xem! Ngài không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của chúng mình đâu!
• “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6:38). Chúa Giê-su đã khẳng định rằng, sống rộng rãi và quảng đại, thì ngay ở đời này, bạn và tôi sẽ càng ngày càng giàu có thêm cả về vật chất lẫn tinh thần, và giàu cả về tình người.
• Và ở đời sau, trong ngày phán xét chung, Thiên Chúa sẽ âu yếm nói với những kẻ khi còn sống đã rộng rãi cho đi và quảng đại chia sẻ rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han." (Mt 25:34-36).
Bạn có tin rằng, khi bạn và tôi đối xử tử tế, quảng đại, rộng rãi, biết quan tâm với những nhu cầu của tha nhân bất kể người đó là ai, thì ngay ở đời này, và nhất là đời sau, Thiên Chúa sẽ ân thưởng và trả công bội hậu cho chúng mình không? Nếu tin thì xin hãy quan tâm đến tha nhân, đến giáo xứ, đến cộng đoàn, hãy quảng đại cho đi và dâng cúng rộng rãi một chút. Còn nếu cứ dửng dưng, lãnh đạm, keo kiệt và ích kỷ như ông phú hộ thì có ngày bạn và tôi sẽ cùng chung số phận với ông phú hộ, ở đó bị lửa thiêu đốt khổ lắm không dễ chịu chút nào đâu!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng cách sống của những người giàu sang phú quý TN 26-C211
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng cách sống của những người giàu sang phú quý (Am 6, 1a), cụ thể là nhà phú hộ “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) tương phản với cách sống của của Lagiarô, vị hành khất nghèo nằm trước cửa nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho” (Lc 16,20). Số phận của họ sẽ rõ ràng sau khi chết. Lời Chúa mời gọi chúng ta quan sát cách sống của những người trên để mà sống sau cho có cái kết hậu.
Những người giàu
Chúa Nhật tuần trước, tiên tri Amos đã nói đến những con người buôn bán muốn làm giàu bằng cách bóc lột người nghèo. Hôm nay, Amos nói đến hạng người có thế lực, mà người phú hộ trong bài Tin Mừng Luca là một tiêu biểu. Ông mô tả nếp sống của những người có thế giá, địa vị trong xã hội “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19); “Họ nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên Giáo Hộiế dài: ăn những chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ: người ta nghĩ mình như Đavid… dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình” (Am 6, 4-7).
Chúng ta biết rằng, chiên, cừu, bê là những vật thường được dùng đặt trên bàn thờ nơi đền thánh để dâng lễ; nay nằm trên bàn ăn của hạng giàu có. Họ đã biến phòng ăn của họ trở nên như đền thờ, nghêu ngao dạo nhạc như Ðavít. Chén lớn và dầu hảo hạng, dân Do thái dùng để xức vào các dịp lễ lớn tại Đền thờ, nay họ đùng chén và dầu này để uống và xức, quả là phạm thánh. Người Do thái không có vừa ăn vừa nằm thõng thượt. Chỉ có người Hy lạp với làm thế. Đây là hình ảnh ngoại lai. Thực tế, con người và đời sống đạo của những người trên là như thế đó. Chúa của họ bây giờ là “cái bụng” cũng như đối với những kẻ đang làm giàu: tiền mới là chúa tể. Họ chỉ biết ăn uống, chứ đâu có để mắt tới đồng bào, đồng loại, sống chết mặc bay.
Lagiarô
Nhà phú hộ trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói đây và người phú quý mà Amos mô tả, tương phản với anh Lagiarô nghèo.
Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực; nhưng không nói ông đã làm giàu cách bất lương: ông dùng của cải ông có. Lagiarô có nghĩa là (Thiên Chúa cứu giúp). Người nghèo là người đang cần được và sẽ được Thiên Chúa cứu giúp; đến bầy chó hoang, thường chỉ đi xâu xé, thế mà cũng đến liếm các ung nhọt cho Lagiarô. Và điều này càng nói lên sự bất nhân của nhà phú hộ. Nếu có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông; nhưng ông không nhận ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được. Và Thiên Chúa toàn năng phán: “Khốn cho các người là những kẻ phú quý ở Sion… vì chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse” (Am 6, 1a).
Đời sống ích kỷ khiến người giàu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ nhân.
Sự kiện bất ngờ ập đến nhà phú hộ và anh Lagiarô nghèo là cả hai cùng chết, cùng chịu xét xử. Bản án thật nghiêm khắc: người nghèo vui mừng và đầy tràn hoan lạc, được đem vào lòng Abraham, vui mừng giữa triều thần thánh. Người Do Thái quan niệm rằng các người công chính sau khi chết, sẽ được các thiên thần đưa lên trời dự tiệc, giữa cộng đoàn dân Chúa có tổ phụ Abraham chủ tọa. Và ai cũng được yêu, càng được ngồi gần vị tổ phụ. Kiểu nói “ngồi trong lòng Abraham” chỉ muốn diễn tả chỗ ngồi đặc biệt và tình âu yếm ấy. Còn nhà phú hộ được đem chôn vào lòng đất (x, Lc 16,22). Mỗi người bắt đầu cuộc sống của mình sau cái chết: người nghèo được tách khỏi thế gian này, anh được cất nhắc lên trời; người giàu khám phá ra sự hư không của một cuộc đời với những thú vui trần thế.
Thật đáng ngạc nhiên khi tình thế hoàn toàn bị đảo ngược sau khi chết, cuộc đối thoại giữa Abraham và người giàu khẳng định điều đó: nhà phú hộ đau khổ tột cùng, ông nài xin Lagiarô cho ông một chút nước để làm mát lưỡi. Thật không thể nào hiều nổi một ‘vực thẳm’ ngăn cách, khiến người ta không thể bắc cầu mà qua, hay làm được một cử chỉ nào với lòng thương xót. ‘Vực thẳm không thể qua được này’ đề cập đến sự cần thiết phải hoán cải ngay lập tức.
Thay đổi cách sống để được vào dự tiệc Nước Trời Dụ ngôn kết thúc, như một lời nhắc nhở hữu ích về ảo tưởng của sự giàu sang. Cần phải đặt mình trong tương quan với tha nhân.
Nhà phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri” sẽ thức tỉnh lương tâm họ: nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ: “Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại dụ ngôn ngay lập tức: “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.” (Lc 16,31).
Rõ ràng: nếu chúng ta từ chối nghe lời Thiên Chúa không ngừng sám hối ăn năn, cứ đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, không nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không thể gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở.
Dụ ngôn phú hộ và Ladarô cho thấy có một nghìn trùng xa cách giữa thiên đàng và hoả ngục “giữa TN 26-C212
Dụ ngôn phú hộ và Ladarô cho thấy có một nghìn trùng xa cách giữa thiên đàng và hoả ngục “giữa chúng ta đây và các con có một vực thẳm lớn…”, mối tương quan giữa cuộc sống đời này và đời sau.
1. Khoảng cách nghìn trùng
Sống ở đời này, phú hộ dư ăn dư mặc, Ladarô nghèo nàn đói lả. Người phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, Ladarô rách nát tả tơi. Phú hộ nhà cao cửa rộng, Ladarô lê lết bên cổng ăn xin. Phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình, Ladarô không có một chút bánh để ăn. Người sống chốn thiên đàng dương thế, kẻ chịu cảnh hoả ngục trần gian.
Cái chết đến và tất cả đều đảo ngược. Đời sau, Ladarô được đưa lên mây trời, phú hộ bị đày xuống vực thẳm. Ladarô được hưởng phúc thiên đàng, phú hộ phải trầm luân hoả ngục. Có một khoảng cách nghìn trùng giữa hai người mà bên này muốn qua bên kia không được và bên kia muốn qua bên này cũng không thể. Ladarô hạnh phúc trong cung lòng tổ phụ Ápraham. Phú hộ chịu cực hình, nài xin với Ápraham “sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát vì ở đây bị lửa thiêu đốt”. Khi chết, Ladarô đã tìm được những người bạn hữu: các thiên thần, Ápraham tổ phụ, những người có đức tin. Ngược lại, phú hộ chẳng có bạn bè, chẳng có trạng sư biện hộ cho hoàn cảnh của ông ta: hỏa ngục, chính là nỗi cô đơn. Nhất là ông vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa, vì đã sống xa cách anh em. Ðây là một cực hình khủng khiếp nhất.
Theo cha Nguyễn Tầm Thường: “Dụ ngôn không phải là bài giảng riêng của Chúa về đời sống sau cái chết. Không thể căn cứ vào một “dụ ngôn” để cắt nghĩa thần học về đời sau. Phải đặt dụ ngôn này trong hoàn cảnh trả lời các Pharisiêu về thái độ đối với tiền bạc và quyền lực vô cảm. Giàu có của cuộc sống hôm nay sẽ chấm dứt với mộ chôn. Nhưng cách sử dụng sự giàu có sẽ liên hệ tới họ trong cuộc sống đời sau. Hình ảnh người giàu nhìn thấy Ladarô và xin Ladarô nhỏ nước cho ta thấy liên hệ này rất ý nghĩa. Tại sao dưới âm phủ, người giàu trong dụ ngôn không nhìn thấy người khác, mà là thấy Ladarô? Tại sao không xin chính Ápraham nhỏ nước mà xin Ladarô? Vì nhà giàu có liên hệ với Ladarô lúc còn sống. Ông nhìn thấy Ladarô hằng ngày, sáng, trưa, chiều, tối trước nhà ông. Đó là những liên hệ trực tiếp giữa con người lúc còn sống. Những liên hệ này sẽ kéo tôi mặt giáp mặt trong cuộc sống ngày phán xét. (x. Phúc âm trong dụ ngôn, tập 3, trang 71).
Khoảng cách nơi cuộc sống trần gian sẽ được hoán đổi vị trí sau cái chết. Vậy phải chăng dụ ngôn muốn trình bày vấn nạn: hễ sung túc giàu có ở đời này thì bất hạnh cực hình ở đời sau? Hôm nay khốn khổ đói nghèo thì mai sau được hạnh phúc sung sướng? Có phải đó là lối an ủi ru ngủ, là thuốc phiện xoa dịu những người nghèo hãy chấp nhận, hãy an phận? Đời này cùng khốn, rách rưới thì đời sau sẽ hưởng phúc thiên đàng?. Dụ ngôn không nói rõ lý do nào ông nhà giàu phải xuống âm phủ. Phúc Âm không nói lý do nào Ladarô được ở trong lòng tổ phụ Ápraham. Chắc chắn không phải vì giàu mà phải xuống âm phủ. Không phải vì nghèo mà Ladarô được thưởng. Không thể dùng dụ ngôn này để kết án sự giàu có và ca ngợi sự nghèo khó. Phúc Âm đã chẳng nói ai có thì con được cho thêm nữa đó sao (Mt 25,29). Giàu có không phải là tội lỗi và nghèo khổ không là giấy thông hành vào Nước Trời. Trình thuật dụ ngôn rất ăn khớp với toàn bộ tác phẩm, trong đó Luca thường đề cập đến người giàu kẻ nghèo để khuyến cáo hay khích lệ tuỳ trường hợp. Dụ ngôn nằm trong chủ đề của chương 16, giáo huấn về việc sử dụng tiền bạc của cải làm sao để đạt tới ơn cứu độ. Người phú hộ bị luận phạt hoả ngục không phải vì ông ta giàu có mà vì ông đã khép cửa khép lòng, sống dửng dưng, làm ngơ trước nỗi khổ đau của người khác. Cái tội phú hộ mắc phạm là phớt lờ người nghèo, là “mackeno” (mặc kệ nó) trước sự cùng khốn của tha nhân. Phú hộ không la mắng chửi bới, không xua đuổi Ladarô ra khỏi nhà, nhưng điều đáng trách là ông ta không thèm ngó nhìn người ăn xin van lơn. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ, thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.
Trong bài đọc 1, Tiên tri Amos với lối nói cay độc chua chát đã tiên báo những sự trừng phạt khủng khiếp dành cho những kẻ giàu có đang hưởng thụ xa hoa mà không biết xót thương người khốn khổ. Của cải vật chất đã trở thành bức tường khép kín, người giàu có sống an toàn mãn nguyện trong không gian riêng mình. Chính họ đã tạo ra khoảng cách vực thẳm xa cách nghìn trùng. Họ không cần Thiên Chúa cũng chẳng cần biết đến tha nhân, khoảng cách đó lớn dần và kéo dài đến đời sau. Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau là do con người đã tạo ra ở đời này. Sau khi chết, không còn có thể thay đổi được số phận nữa. Điều quan trọng là phải thay đổi ngay từ cuộc sống tại thế.
2. Người chết trở về là điều không cần thiết
Trong các dụ ngôn, đây là dụ ngôn rất khác lạ trong lối dùng ngôn ngữ. Đem một nhân vật quan trọng bậc nhất, một tổ phụ vào một dụ ngôn giả tưởng là điều chưa thấy trong các dụ ngôn. Dụ ngôn là dùng hình ảnh biểu tượng, qua đó nhắn gửi một chân lý ở đàng sau. Nhưng ở đây, nhân vật được nói đến là người có thật trong lịch sử, có thật trong tôn giáo Do thái, đó là tổ phụ Ápraham (St 17,4). Nhân vật thứ hai được nói đến là Ladarô. Ladarô cũng là nhân vật lịch sử có thật. Đặc biệt nhân vật này sống cùng thời với Chúa Giêsu. Sự kiện đặc biệt nhất là Ladarô đã chết và Chúa cho sống lại. Chỉ có Phúc Âm Gioan nói đến nhân vật lịch sử này. Luca thì đưa tên gọi Ladarô thành chuyện dụ ngôn.
Ông nhà giàu nói: ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!’. Caipha có năm anh em mà bố vợ Caipha là thầy cả Thượng phẩm Annas. Ông nhà giàu trong dụ ngôn có năm anh em. Con số trùng hợp năm người anh em Thượng tế con ông Khanan giàu có ngoài đời. Bóng hình ông nhà giàu trong dụ ngôn ẩn hiện với bóng hình Caipha, là nhân vật có thật ngoài đời: “Caipha là Thượng tế năm ấy nói rằng: thà một người chết thay cho dân còn hơn toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11,50). Từ ngày đó họ tìm cách giết Đức Giêsu (Ga 11,53). Các Thượng tế quyết định giết cả Ladarô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do thái bỏ họ và tin vào Đức Giêsu (Ga 12,10-11). Sự cứng lòng của Thượng tế, thấy Đức Kitô cho Ladarô sống lại mà không tin. Số phận của họ được loan báo bằng số phận của ông nhà giàu trong dụ ngôn sau khi chết.
“Ông Ápraham đáp: ‘Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó’. Ông nhà giàu nói: ‘Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối’. Ông Ápraham đáp: ‘Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin’”.
Câu trả lời của Ápraham là người chết có về họ cũng chẳng tin nằm trong ý nghĩa của sự kiện lịch sử có thật là chính họ thấy Ladarô sống lại. Ladarô là nhân vật có thật ngoài đời. Sự kiện Ladarô sống lại mà Pharisiêu và các tư tế không chấp nhận là lời cắt nghĩa tại sao người chết về họ cũng không nghe. Ápraham cho việc người chết về là không cần thiết. Vì trong thực tế họ đã thấy Ladarô về từ cõi chết rồi. Họ đã không tin. Tên người nghèo trong dụ ngôn là Ladarô. Trong thực tế có một Ladarô bằng xương bằng thịt đang sống, mọi người chứng kiến phép lạ Chúa cho Ladarô từ cõi chết trở về. Sự kiện này không làm cho Pharisiêu tin Đức Kitô. Trái lại, họ muốn giết Ladarô vì sợ là chứng nhân trở về từ cõi chết. Trong chủ trương giết Ladarô của Thượng tế Khanan và Caipha đưa ta vào câu trả lời của Ápraham: “Người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin”; “giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua bên chúng ta đây cũng không được”. Trong Phúc Âm chỉ nói đến một Ladarô. Người Chúa cho sống lại từ cõi chết. Dụ ngôn này nói rõ tên nhân vật có thật là Ladarô, để khẳng định lời từ chối của Ápraham, người chết trở về là điều không cần thiết. (sđd trang 76 -77).
3. Hãy sống tình liên đới với tha nhân
Dụ ngôn người nhà giàu và Ladarô mô tả một bức tranh tương phản, một khoảng cách rất gần mà lại rất xa, hai con người với hai cuộc đời, hai hoàn cảnh trái ngược nhau. Từ nhà ông nhà giàu đến chỗ người ăn mày Ladarô chỉ khoảng vài bước, cách nhau chỉ có cái cổng thôi. Khi sống, ông nhà giàu đã không chịu bước vài bước đó, để cảm thương và giúp đỡ cho người hành khất Ladarô luôn nằm chờ đợi. Hậu quả là khi chết rồi, người nhà giàu đó bị ném vào vực sâu hoả ngục, xa cách thiên đàng. Vài bước vô tâm đã đưa tới cực hình vô tận. Đời này và đời sau làm nên hai thứ khoảng cách. Khi còn sống ở trần thế, giữa hai người có một khoảng cách rất gần. Trong thế giới mai sau, khoảng cách giữa hai bên cách xa vời vợi. Hai thứ khoảng cách đó liên hệ mật thiết với nhau. Khoảng cách gần nơi trần thế làm nên nghìn trùng cách xa trong thế giới tương lai.
Ladarô không phải vì nghèo khổ mà được trọng thưởng, được hạnh phúc ngồi trong lòng tổ phụ Ápraham, nhưng vì biết chấp nhận số phận hẩm hiu và đặt niềm cậy trông phó thác nơi Thiên Chúa. Danh xưng Ladarô theo Luca có nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi”. Người nghèo biết tin tưởng và phó thác, điều đó mới mang lại cho họ ơn phúc làm con tổ phụ Ápraham, cha những kẻ tin.
Dụ ngôn là lời cảnh báo những kẻ chỉ biết tôn thờ vật chất, hưởng thụ trần gian mà quên đi tình Chúa tình người. Dụ ngôn còn là lời kêu gọi ý thức trách nhiệm xây dựng tình liên đới với tha nhân, nhất là người nghèo.
Chúa Giêsu đã dùng tình thương để kết nối khoảng cách giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người khi Ngài làm người, một người nghèo giữa những người nghèo. Chúa Giêsu yêu thương người nghèo. Bằng thái độ và lời nói, Chúa đã nâng người cùng khổ và đem lại cho họ niềm hy vọng. Chúa ban cho họ tình yêu. Đỉnh cao nhất là Ngài cho họ chính mạng sống của mình. Ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo, giữa nô lệ và tự do giờ đây không còn nữa, tất cả là anh em của nhau, là con cùng một Cha trên trời. Mọi người được mời gọi sống Tin Mừng, sống liên đới với nhau và với người nghèo.
Lý tưởng Kitô giáo không phải là yêu mến sự khó nghèo mà là yêu thương người nghèo khó. Chúa Giêsu là Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó, Ngài luôn yêu thương và sống liên đới với người nghèo. Vì vậy, người môn đi theo Chúa Giêsu chính là để trở nên giống Ngài. Tông huấn Giáo Hội Á Châu dạy rằng: Người đời dễ tin hơn tình liên đới với kẻ nghèo, nếu chính Kitô hữu biết sống giản dị theo gương Chúa Giêsu. Sự đơn sơ trong cách sống đức tin sâu xa và tình yêu không giả vờ đối với mọi người, nhất là người nghèo và bị bỏ rơi, đó là những dấu chỉ Tin mừng trong hành động (số 34). Vẫn còn quá nhiều người nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo văn hoá. Người Kitô hữu được mời gọi sống quảng đại, liên đới giúp nhau thăng tiến. Hãy mở rộng lòng cho yêu thương trong cuộc sống hằng ngày. Đừng sống hững hờ, cần rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh đời bất hạnh, biết quảng đại chia sẻ với những người thiếu thốn.
Lạy Chúa, xin mở mắt mở, mở tai vả mở trái tim con để con thấy, con nghe, con biết sẻ chia niềm vui nỗi buồn, hạnh phúc đau khổ với hết mọi người. Amen.
Bản văn này là một phần của một loạt các dụ ngôn mà chúng ta đã nghe trong các tuần vừa qua TN 26-C213
Bản văn này là một phần của một loạt các dụ ngôn mà chúng ta đã nghe trong các tuần vừa qua: Con chiên được tìm thấy - đồng xu được tìm thấy - đứa con thứ được tìm thấy, đôi khi còn được gọi là dụ ngôn về đứa con hoang đàng. Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ tại sao Ngài lại sử dụng các dụ ngôn. Đọc lại Mátthêu, người ta thấy những dòng này: “Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu…” (Mt 13: 13).
Xin Chúa Giêsu giúp chúng ta nghe và hiểu được những gì Ngài muốn nói với chúng ta qua dụ ngôn hôm nay: người phú hộ giầu có và Ladarô nghèo khó, để làm sâu sắc hơn suy niệm và biến đổi cách sống của chúng ta trở nên tốt lành hơn.
Chúng ta thấy mình đứng trước hai nhân vật: một người giàu có sống xa hoa - không được nêu tên: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16: 19) và một người nghèo tên là Ladarô, hay Eleazar, có nghĩa là “Thiên Chúa giúp đỡ”: “Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta” (Lc 16: 20-21). Người giàu có không thương xót và không bố thí cho Ladarô. Ông ta thậm chí còn biết sự tồn tại của Ladarô? Phần còn lại của câu chuyện sẽ chứng minh điều ngược lại. Cả Ladarô và người giàu có đều phải chết: “Thế rồi người nghèo này chết,… Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn” (Lc 16: 22) nhưng số phận của họ rất khác nhau. Ladarô trước đây đáng thương bây giờ “được thiên thần đem vào lòng tổ phụ Ábraham” (Lc 16: 23), sống trong hạnh phúc, hoàn toàn khác với người giàu có, thấy mình “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình…” (Lc 16: 23). Người giầu có ấy, và cả chúng ta ngày nay nữa, có nhớ đến lời của Chúa được tiên tri Isaia tường thuật: “…vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn, cho dân Ta tuyển chọn được giải khát…” (Isaia 43: 20)? Nhưng người giàu có, lúc này lâm vào cơn hoạn nạn, mới nghĩ đến Ladarô, mà thực ra ông ta lại chỉ đang nghĩ đến mình: “Lạy tổ phụ Ábraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” (Lc 16: 24). Ông ta vẫn giữ trong tâm trí mình cái não trạng và thái độ “kẻ cả” của người có của; đối với người giầu có như ông thì người nghèo như Ladarô mãi mãi chỉ là “tôi tớ để sai bảo”, là “công cụ” để phục vụ ông ta, ngay cả ở thế giới bên kia. Sau cái chết, mọi chọn lựa thái độ sống trong cuộc đời này của một con người sẽ không thể thay đổi nữa. Người ta sẽ mãi mãi là “cái tôi” mà họ đã quyết định hình thành nơi trần thế. Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ tùy thuộc vào cái tôi đó và trở thành vĩnh viễn, “sống sao chết vậy”. Ábraham sẽ đặt mọi thứ trở lại vị trí đúng đắn của chúng: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ” (Lc 16: 25). Và không có giải pháp nào để lấy lại sự cân bằng: các mối tương quan giữa hai thế giới phúc lành và thế giới trầm luân là không thể hòa hợp: “Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được” (Lc 16: 26).
Hỏa ngục đóng một vai trò quan trọng trong dụ ngôn này, nhưng đó chắc hẳn không phải là trọng tâm. Nếu trọng tâm của dụ ngôn là địa ngục, thì phải chăng những người nghèo đương nhiên sẽ lên thiên đàng và những người giầu có tiền bạc của cải vật chất ở đời này sẽ bị kết án sa hỏa ngục?
Mối phúc đầu tiên của Nước trời mà Chúa Giêsu loan báo là: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5: 3). Đa số những người trong đám đông theo Chúa Giêsu là những người nghèo tiền của, lại càng không phải là những người quyền thế hay quan trọng trong xã hội, nhưng Tin mừng của Chúa Giêsu về Nước trời không bao giờ lý tưởng hoá sự nghèo khó vật chất. Thánh Kinh luôn trình bày sự nghèo khổ như một sự dữ cần phải nỗ lực đấu tranh xóa bỏ. “Nghèo khó” trong Thánh Kinh không bao giờ liên quan đến chuyện không có tài khoản trong ngân hàng: những người nghèo theo nghĩa Thánh Kinh là những người không có lòng kiêu hãnh, không có cách nhìn cao ngạo:
“Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi! Đường cao vọng, chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu” (Tv 131:1).
Đó là những kẻ bé nhỏ, những người khiêm nhu, luôn cậy trông vào Chúa:
“Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui. Cậy vào Chúa, Israel ơi, từ nay đến mãi muôn đời muôn năm” (Tv 131:2-3).
Họ không phải những kẻ no đầy, thỏa mãn, hài lòng về chính mình, như người Pharisêu: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18:11-12). Họ luôn cảm thấy tự sâu thẳm lòng mình còn thiếu và khát khao một điều gì đó vượt lên trên mọi sự trần thế:
“Hồn chúng con khát vọng Thánh Danh Và ước mong tưởng nhớ đến Ngài. Suốt đêm trường, hồn con khao khát Chúa, trong thâm tâm, những kiếm tìm khắc khoải” (Is 26;8-9).
Những người có tinh thần nghèo khó đích thực chỉ mong chờ Thiên Chúa lấp đầy khát khao ấy của họ. Người nghèo tiền của vật chất nhưng trong lòng lại đầy tham lam, gian dối, “bần cùng sinh đạo tặc”…chắc chắn không phải là những người nghèo theo lời giảng dạy của Chúa Giêsu, không phải là Ladarô được “thiên thần đem vào lòng tổ phụ Ábraham” hay được vào hưởng hạnh phúc vì “Nước trời là của họ” !
Chúa Giêsu, qua dụ ngôn này, càng không có ý bảo các thành viên của các tổ chức từ thiện không cần giúp đỡ những người nghèo, và cứ nói với họ rằng không sớm thì muộn họ chắc chắn sẽ được hạnh phúc trên thiên đàng nhằm để mang lại cho họ một niềm hy vọng về một thế giới mai sau tốt đẹp hơn. Liệu có đủ không khi chỉ nói với một người vô gia cư trên phố rằng anh ta sẽ có một tương lai tươi sáng ở trên thiên đàng - mà không cần cho anh ta một đồng xu nhỏ hoặc không nói một lời khích lệ nào? Chúng ta hãy nghe thánh Giacôbê nói: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gia 2: 15-16).
Chúa Giêsu không nói giầu tiền của vật chất là tội lỗi và đương nhiên phải sa cõi trầm luân, nhưng những người giầu có vật chất dễ bị nguy cơ thành tội lỗi khi cố ý “làm ngơ” những người nghèo đang ở trước cửa nhà mình, khi để cho người nghèo “thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no” và mặc kệ để cho “mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta” (Lc 16: 21). Tội lỗi của người giàu trong dụ ngôn là chỉ quan tâm đến hạnh phúc, danh tiếng và cuộc sống tiện nghi thỏa mái của riêng mình. Hỏa ngục của ông ta đang hình thành trên chính “ốc đảo vui vẻ” khép kín của mình giữa “đại dương bao la” đầy những người nghèo vốn là nạn nhân của sự thờ ơ, vô cảm, bóc lột, đàn áp bất công, “sống chết mặc bay”. Thói thờ ơ vô cảm trước những hoàn cảnh ấy sẽ đưa người đàn ông giầu có tiền bạc nhưng rất nghèo tình thương xót vào “âm phủ,… chịu cực hình” (Lc 16: 23). Tiên tri Amốt nói:
“Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xion, và sống an nhiên tự tại trên núi Samari,… Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, Mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng đàn hát nghêu ngao; như Đavít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ ! Vì thế, giờ đây chúng sẽ bị lưu đày, dẫn đầu những kẻ bị lưu đày. Thế là tan tác bè lũ quân phè phỡn!” (Am 6,1a.4-7)
Dụ ngôn là lời kêu gọi công bằng xã hội và sự chia sẻ. Để nhận ra lời kêu gọi này, không cần phải có một sự thị kiến đặc biệt nào theo kiểu “nếu có người từ cõi chết đến với họ,thì họ sẽ ăn năn sám hối” (Lc 16: 30) nhưng chỉ cần lắng nghe và thực thi Lời Chúa vì: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8: 21). Do đó, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để nói với những người Pharisêu vô cảm thời Ngài, và mỗi người chúng ta hôm nay, vốn dĩ vẫn còn ít nhiều thờ ơ, rằng tuân theo Lề luật nhưng mặc kệ “nhà hàng xóm cháy bình chân như vại” là lối sống đáng bị kết án: người ta phải nhìn thấy người nghèo đang ở trước cửa nhà mình. Đừng bao giờ để mình phải nghe lời này: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin” (Lc 16: 31).
Khi còn sống nơi trần gian, suốt trong sứ vụ của mình, Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa là tình yêu bằng cách hướng đến những người thiệt thòi nhất: bệnh tật, đau yếu, nghèo túng, để mang lại sự chữa lành và an ủi: “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Ngài. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật” (Mc 1; 32-34) và: “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9: 35-36).
Chúng ta có thể đọc lại dụ ngôn này và áp dụng vào cuộc sống của mình hôm nay. Chúng ta bị choáng ngợp bởi những lời kêu gọi ủng hộ nhiều công việc bác ái từ thiện mà tất cả đều có lẽ sống là: giúp chăm lo cho trẻ em bất hạnh, người già, người tàn tật, người ốm đau mắc các chứng bệnh khác nhau… Làm thế nào để đáp ứng tất cả những nỗi đau khổ này?
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng con về những lựa chọn mà chúng con phải thực hiện và hành động để góp phần vào việc loan báo Tin Mừng tình thương, như thánh tông đồ Phaolô khuyên bảo:
“Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa…; hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. Anh hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin, giành cho được sự sống đời đời; chính vì sự sống ấy, anh đã được Thiên Chúa kêu gọi, và anh đã nói lên lời tuyên xưng cao đẹp trước mặt nhiều nhân chứng… Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách, cho đến ngày Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, xuất hiện” (1Tim 6: 11-12, 14).
Lời tiên tri Isaia vẫn còn đó: “…vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn, cho dân Ta tuyển chọn được giải khát…” Xin cho chúng con biết chia sẻ nước này cho những ai đang khát, khát hy vọng, khát tình yêu để mọi người được vui hưởng “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gal 5: 22-23). Amen. mục lục
Năm 1950, một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu bác sĩ Albert Schweitzer (1875-1965, gốc TN 26-C214
Năm 1950, một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu bác sĩ Albert Schweitzer (1875-1965, gốc Đức, quốc tịch Pháp, phiên âm tiếng Việt là Anbớt Sutơ) làm “người hùng của thế kỷ”. Hai năm sau, ông được thưởng giải Nobel Hòa bình. Do đâu vậy? Hãy trở ngược lại đời ông. Bước vào tuổi 21, Schweitzer tự hứa với mình là sẽ nghiên cứu nghệ thuật và khoa học cho đến năm 30 tuổi, rồi sẽ cống hiến phần đời còn lại cho những kẻ bất hạnh bằng một hình thức phục vụ trực tiếp nào đó. Và thế là vào sinh nhật thứ 30 của mình, ông gởi thư cho cha mẹ bằng hữu, thông báo mình sắp sửa ghi tên vào đại học y khoa, sau đó sẽ sang Phi châu sống như một bác sĩ thừa sai làm việc giữa đám dân nghèo. Những lá thư này lập tức bị phản đối. Thân nhân bạn bè bảo ông là một người đem chôn giấu tài năng Thiên Chúa đã ban tặng. Vì quả thực Schweitzer là một kẻ đa tài: triết gia lừng danh, thần học gia tăm tiếng, sử gia uyên thâm, nhạc sĩ cự phách… Tuy nhiên ông vẫn khăng khăng thực hiện các dự định của mình. Năm năm sau khi trở thành bác sĩ, ông sang Gabon mở một bệnh viện miễn phí cho dân nghèo. Mỗi khi thiếu tiền, ông trở về châu Âu, đi một vòng biểu diễn đánh đàn pianô. Ông làm việc rồi mất ở Gabon năm 1965, hưởng thọ 90 tuổi. Theo lời ông, một trong những động cơ thôi thúc ông tận hiến chính là do đã suy gẫm về bài Tin Mừng này. Schweitzer nói: “Tôi không thấy tại sao mình lại được phép sống một đời hạnh phúc dư dật đang khi chung quanh mình còn biết bao người quằn quại đau khổ. Có một vực thẳm ngày càng sâu thêm giữa người giàu với người nghèo. Tôi phải góp phần lấp đi vực thẳm đó!”
1…vực thẳm ở đời này
Như Albert Schweitzer, Đức Giê-su đã từng chứng kiến lắm cảnh bất công thời mình và Người đã ra tay chống lại bằng việc làm lời nói. Câu chuyện Tin Mừng hôm nay là một ví dụ tiêu biểu. Nhưng trong dụ ngôn minh họa cô đọng này, người ta nhận thấy ông nhà giàu chẳng có tên: có lẽ để ai nấy trong chúng ta đều có thể nhận ra mình nơi đương sự. Phần người nghèo thì có: tên “La-da-rô”. Anh ta đã là một ai đó trước mặt Thiên Chúa rồi. Và tên mà Đức Giê-su ban cho anh (đây là lần duy nhất một nhân vật dụ ngôn mang một tên cụ thể) thật đầy ý nghĩa: trong tiếng Hip-ri, El’azar có nghĩa là “Thiên Chúa cứu giúp”.
Chúng ta đoán ngay được tay nhà giàu đã phạm tội gì. Ông ta không bị tố cáo đã lấy trộm của người nghèo, đã lột sạch anh này bằng một hoạt động thương mại khéo léo, đã chẳng trả lương cân xứng cho anh, hay đã đối xử với anh tàn tệ… Thậm chí người ta cũng chẳng nói ông đã từ chối bố thí. Tội của ông chỉ đơn giản là không thấy La-da-rô, chẳng bao giờ để ý đến kẻ đầy ghẻ chốc nằm trước cổng nhà mình, đã chấp nhận không hề thắc mắc sự kiện La-da-rô thì quá túng thiếu còn mình thì quá đầy đủ. Ông đã thiết lập giữa ông với người nghèo một vực thẳm ghê gớm, mà “cánh cổng” là hình ảnh tượng trưng minh họa: vực thẳm lãnh đạm dửng dưng, hố sâu chênh lệch tài sản: “Người nghèo thèm được những thứ trên bàn ăn ông nhà giàu rớt xuống mà ăn cho no. Nhưng chỉ được bầy chó đến liếm ghẻ chốc”. Hai vũ trụ song đối. Người giàu sống trong một thế giới khép kín, chẳng vượt qua cửa nhà mình. Y xem chàng ăn mày nọ như một phần trang hoàng cho phong cảnh cuộc sống thế thôi.
Ngày 3 tháng 7 năm 1980, tại São Paolo bên Braxin, Thánh Giáo hoàng Gio-an-Phao-lô II đã áp dụng dụ ngôn này cho toàn thể thế giới hiện đại: “Nhiều đợt sóng dân di cư chen chúc nhau trong các khu ổ chuột tồi tàn, nơi đó lắm kẻ mất niềm hy vọng và kết thúc đời trong cảnh khổ. Nhiều trẻ em, thanh niên, người lớn chẳng tìm đâu ra không gian sống để phát triển đầy đủ các năng lực thể chất và tinh thần của họ, vì bị ném ra đường, nơi làn sóng xe cộ xuôi ngược giữa những tòa nhà bê-tông… Lắm kẻ sống ở nơi thiếu những gì cơ bản nhất, bên cạnh những khu phố đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Thông thường sự phát triển trở thành một phiên bản vĩ đại của dụ ngôn ông nhà giàu và La-da-rô. Việc xa hoa kề cận khốn cùng càng làm rõ nét cảm thức bị tước đoạt của những người xấu số…”. Mẹ thánh Tê-rê-xa thành Calcutta cũng từng nói: “Đối nghịch với bác ái không hẳn là hận thù mà là dửng dưng”.
2. Sẽ không vượt qua vực thẳm ở đời sau
Nhưng này đây, tình thế hoàn toàn đảo ngược. Người nghèo đã ở trong địa ngục trên trần gian (vì có nhiều hoàn cảnh khốn khổ đúng là một địa ngục thật sự), bây giờ anh ta được hạnh phúc. Trong khi người giàu đã được đầy đủ thì nay phải bất hạnh. Ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham với La-da-rô ngồi trong lòng, ông ta xin người “thương xót và sai La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi cho mát, vì mình bị lửa thiêu đốt khổ sở”. Hiển nhiên, chớ nên tìm một mô tả về thế giới bên kia trong các hình ảnh này. Đức Giê-su chỉ sử dụng các lược đồ tư tưởng đương thời thôi. Để thiên hạ hiểu mình, Người không thể nói cách khác. Các hình ảnh bình dân này rõ ràng chỉ muốn nói một chuyện, đó là sự đảo ngược các điều kiện. Giờ đây người giàu cần đến kẻ nghèo, như một châm ngôn của Ý: “Trên dương gian, người giàu sang giúp kẻ nghèo khó. Trên nhà Thiên Chúa, người nghèo khó giúp kẻ giàu sang”.
Nhưng vì tay phú hộ đã không thực hiện vế thứ nhất, nên bây giờ chẳng được hưởng vế thứ hai của châm ngôn. Điều này được chính tổ phụ Áp-ra-ham khẳng định; người còn nói rõ là sự đoạn tuyệt giữa hai hoàn cảnh đã trở thành chung quyết: có một vực thẳm không thể vượt nổi! Qua miệng Áp-ra-ham, Đức Giê-su tái khẳng định lần nữa mối họa của những kẻ giàu và cảnh giác đề phòng nguy cơ của cải vật chất (Lc 12,15-21; 16,9-11). Đối với Đức Giê-su, của cải chứa đựng hai nguy hiểm chết người: 1) Nó khiến tâm hồn khép lại trước Thiên Chúa: người ta bằng lòng với những thú vui khoái lạc trần thế, quên điều chủ yếu là sự sống vĩnh cửu. 2) Nó khiến tâm hồn khép lại trước tha nhân: người ta chẳng còn thấy kẻ khốn khổ nằm ngoài cổng nhà mình.
Và hỏa ngục chỉ là sự nối tiếp tình trạng này: xa Thiên Chúa như đã xa dưới thế, xa người khác như dưới thế đã xa. Vực thẳm dưới âm phủ chỉ là hậu quả của vực thẳm trên trần thế mà mình đã tạo. Một lần nữa, chúng ta nhận thấy chính cá nhân “tự phán xét ngay từ đời này”. Sự trừng phạt khủng khiếp, đó chỉ là khoảng cách người giàu đã đặt giữa mình với Thiên Chúa, giữa mình với tha nhân. Vì Nước Thiên Chúa là tình yêu thông hiệp! Người giàu đã tự kết án chính mình: “cổng nhà” của y đã phân cách hai thế giới nay trở thành “vực thẳm”.
Tôi có xác tín rằng tôi đang tạo thiên đàng hay hỏa ngục cho tôi không, mỗi khi tôi mở lòng cho tha nhân và cho Thiên Chúa hay mỗi khi tôi khép lại trong chính mình? Trái đất là nơi tập sống thiên đàng và hỏa ngục! Ai chẳng yêu thương ở trần gian là tự khiến mình không tham dự “bữa tiệc của Thiên Chúa”, nơi chỉ đi vào những kẻ mở lòng với Thiên Chúa (tự nhận nghèo hèn), những kẻ mở lòng với tha nhân (sống đời phục vụ). Lòng ích kỷ, thói tự do quá trớn, thái độ vô tín ngưỡng của người giàu rốt cục khiến họ “không thể đọc được các dấu chỉ của Thiên Chúa”. Thỉnh thoảng cái chết của ai đó đến nhắc cho họ nhớ rằng việc họ dửng dưng với những điều thiêng liêng thật nguy hiểm, rằng của cải họ không bảo vệ họ được mãi mãi… Nhưng tất cả đều vô ích: vốn đã khiến họ mù quáng trước nỗi khổ của anh em, tài sản cũng khiến họ mù quáng về chính sự mong manh của họ. Họ đầy ứ chính mình, khép kín trong của cải mình…. Đang khi Thiên Chúa thì không bẻ khóa. Người chẳng thể bó buộc ai phải yêu thương.
Chấm dứt bài suy niệm bài Tin Mừng này, chúng ta nên tự hỏi: Ai giàu? Ai nghèo? Vấn đề này nghiêm túc đến độ bạn phải coi chừng nếu áp dụng quá nhanh trình thuật này cho kẻ khác: “Tôi đâu phải ông vua dầu lửa”. Hãy nhìn kỹ tâm hồn bạn. Nó có mở ra cho Thiên Chúa và tha nhân không? Bạn có nghèo không?
Phú Hộ Ung Dung Hưởng Lạc Trần Thế Người Nghèo Khổ Sở Vui Phần Nước Trời.
Số phận được tạo nên bởi tính cách, tính cách được tạo nên bởi thói quen, thói quen được tạo nên TN 26-C215
Số phận được tạo nên bởi tính cách, tính cách được tạo nên bởi thói quen, thói quen được tạo nên bởi hành động, hành động do suy nghĩ. Như vậy, chính cách suy nghĩ tạo nên số phận của mình. Số phận có thể tốt hay xấu.
Dụ ngôn “Ông Nhà Giàu và Anh Ladarô Nghèo Khó” được trình bày qua trình thuật Lc 16:19-31. Trong đó, một người giàu sang, mặc đồ hàng hiệu, đi xe xịn, ở biệt thự nguy nga, và ngày nào cũng tiệc tùng linh đình. Ngoài cổng biệt thự nhà ông có anh chàng Ladarô nghèo khó, mụn nhọt đầy mình, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông nhà giàu rớt xuống mà ăn cho no cũng không được. Vừa khổ vừa đói đã đành, đằng này lại có mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc trên thân thể của anh. Nghèo khổ đến nỗi cũng chẳng có cái mùng tơi mà rớt. Nghèo tới tận cùng bảng số!
Quy luật muôn thuở: Sinh ký, tử quy. Người nghèo chết. Người giàu cũng chết. Người nghèo được thiên thần đem vào lòng Tổ phụ Ápraham. Người giàu phải vào chốn khổ đau đời đời. Tội của ông không phải là giàu sang phú quý, mà là tội phung phí tiền bạc vào những lạc thú trần gian vô bổ, tội không biết xót thương người nghèo. Sướng trước rồi thì bây giờ phải nhường cái phúc cho người khác. Đó là hệ lụy công bình.
Hai con người, hai cuộc đời, hai số phận. Khi chịu cực hình dưới âm phủ, người giàu ngước mắt lên, thấy Tổ phụ Ápraham và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Người giàu xin tổ phụ thương xót mà sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi để làm mát ông, vì ông bị lửa thiêu đốt nóng nảy lắm. Khổ rồi mới biết sợ, nhưng hối hận quá muộn rồi!
Tổ phụ Ápraham phân tích: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.” Hai cuộc đời có hai cách sống khác nhau, thế nên hệ lụy cũng hoàn toàn khác nhau.
Thấy cầu cứu cho mình không được, người giàu chuyển sang cầu cứu cho thân nhân. Ông xin Tổ phụ Ápraham sai anh Ladarô đến nhà ông báo hung tin cho năm người anh em của ông để họ thay đổi, kẻo cũng sa vào chốn cực hình như ông. Nhưng tổ phụ đáp: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ thì chúng cứ nghe lời các vị đó.” Người giàu nói rằng họ sẽ không chịu nghe, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ thì họ sẽ ăn năn sám hối. Nhưng tổ phụ xác định: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” Đúng vậy, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, thấy quan tài rồi thì không kịp đổ lệ nữa!
Xưa nay có biết bao lời cảnh báo, nhưng người ta chỉ sợ khi mới nghe, vài ngày rồi quên, đâu lại vào đấy, chó đen giữ mực. Dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa đề cao lòng trắc ẩn, đức ái hoặc đức mến – một trong ba nhân đức đối thần, nhưng đức mến cao trọng hơn cả, (1 Cr 13:13) vì đức mến tồn tại ở cả đời này và đời sau.
Đức mến quan trọng vì chúng ta “làm gì cho những người bé nhỏ là làm cho chính Thiên Chúa.” (Mt 25:40) Mẹ Thánh Teresa Calcutta đã thực hiện như vậy, và Mẹ chia sẻ bí quyết: “Quan trọng không phải chúng ta cho đi bao nhiêu, mà là chúng ta dành bao nhiêu sự yêu thương để cho đi. Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại, nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu vĩ đại.” Quả thật, “cách cho” quan trọng hơn “của cho” là vậy.
Có hai con người nhưng có ba điều ước: 1. Ladarô ước chút cơm thừa canh cặn mà không có; 2. Người giàu ước giọt nước để làm dịu cơn nóng bức mà không được; 3. Người giàu ước có người chết về báo cho thân nhân mà không được. Điều đáng lưu ý là hai điều ước của người giàu quá muộn màng, không thể làm gì được nữa!
Chắc chắn không ai không có mong muốn hoặc mơ ước, dù chỉ là điều ước bình thường. Vì không có, vì thiếu hoặc vì ưa thích cái gì đó nên chúng ta mơ ước. Mơ ước dẫn tới hành động, hành động nhiều hóa thành thói quen, thói quen trở thành tính cách, tính cách tạo nên số phận. Cẩn tắc vô ưu!
Nhà thần luận kiêm triết gia Voltaire (1694-1778, người Pháp) xác định: “Chúng ta không thể mong ước điều mình không biết.” Câu nói đơn giản mà chí lý. Thật vậy, không ai lại mơ ước cái mà mình không hề biết nó thế nào. Mơ ước phải lớn hơn nỗi sợ hãi. Có vậy chúng ta mới dám làm những gì cần thiết để đạt được mơ ước – dĩ nhiên ở đây chỉ đề cập mơ ước tốt lành mà thôi.
Số phận có thể chính là định mệnh. Sống sao chết vậy. Hệ lụy tất yếu. Sống xả láng, chơi bời trác táng, ăn uống thỏa cơn thèm, chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng ăn được. Tương tự, cần kiêng cái này và phải cữ cái nọ để duy trì sức khỏe tâm linh!
Cuộc sống luôn phải cố gắng vượt qua đủ thứ, khó nhất là chiến thắng chính mình. Thiên Chúa đã từng cảnh cáo qua ngôn sứ Amốt: “Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Sion, và sống an nhiên tự tại trên núi Samari.” (Am 6:1a) Thiên Chúa chúc dữ cho những người nhàn hạ như vậy, còn người ta nói: “Nhàn cư vi bất thiện.” Rõ ràng đâu phải an nhàn là sướng, sướng nào có khỏe, khỏe chưa chắc thích. Bởi vì ăn ngon thì sinh bệnh, bị bệnh thì không khỏe, không khỏe thì bao nhiêu tiền cũng chẳng mua được sức khỏe. Thảo nào tiền nhân đã ví von chí lý: “Sức khỏe là vàng.” Loại vàng này còn quý hơn loại vàng ròng hoặc vàng “9999” nữa kìa!
Kinh Thánh mô tả “kiểu cách” của những người sống xả láng: “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng đàn hát nghêu ngao; như Đavít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ! Vì thế, giờ đây chúng sẽ bị lưu đày, dẫn đầu những kẻ bị lưu đày. Thế là tan tác bè lũ quân phè phỡn!” (Am 6:4-7)
Cuối cùng, hệ lụy tất yếu đã xảy ra. Cuộc đời phàm nhân cũng tương tự, điều gì đến rồi cũng phải đến – đã đến, đang đến hoặc sẽ đến! Như một ca khúc Pháp nói: “Que sera sera!” (What will be will be!)
Trong đời sống xã hội, người ta thường chia thành ba giai cấp: thượng lưu, trung lưu, và hạ lưu. Tóm gọn và đơn giản hóa thì có thể chia làm hai giới: giàu và nghèo. Người ta chỉ thích người giàu, không ai thích người nghèo – vì sợ “hãm tài.” Nhưng Thiên Chúa lại trái ngược và đối lập với chúng ta, như Thánh Vịnh gia cho biết: “Thiên Chúa xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn. Chúa giải phóng những ai tù tội, Chúa mở mắt cho kẻ mù loà. Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, Chúa yêu chuộng những người công chính. Chúa phù trợ những khách ngoại kiều, Người nâng đỡ cô nhi quả phụ, nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.” (Tv 146:7-9)
Con người đôi khi tự mâu thuẫn. Biết rõ điều gì đó tốt lành và đáng mơ ước nhưng lại không làm. Chẳng hạn, ai cũng biết việc vận động thể lý là điều cần thiết để sống khỏe nhưng có mấy ai kiên trì áp dụng? Đến lúc đuối sức rồi mới mơ ước. Muộn mất rồi! Tài năng thiên phú cũng cần được trau dồi, phải khổ luyện không ngừng, không thể tà tà mà được.
Cũng tương tự đối với đời sống tâm linh, tức là phải không ngừng vận động – tránh điều xấu, làm điều tốt. Với Timôthê, ông Phaolô khuyên: “Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy tránh xa những điều đó; hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa. Anh hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin, giành cho được sự sống đời đời; chính vì sự sống ấy, anh đã được Thiên Chúa kêu gọi, và anh đã nói lên lời tuyên xưng cao đẹp trước mặt nhiều nhân chứng. Trước mặt Thiên Chúa là Đấng ban sức sống cho mọi loài, và trước mặt Đức Kitô Giêsu là Đấng đã làm chứng trước tòa tổng trấn Phongxiô Philatô bằng một lời tuyên xưng cao đẹp.” (1 Tm 6:11-13) Và đó cũng là lời khuyên cho mỗi chúng ta thời nay.
Vừa giải thích, vừa xác định, vừa truyền lệnh, ông Phaolô nói với ông Timôthê: “Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách, cho đến ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, xuất hiện. Đấng sẽ cho Đức Kitô tỏ hiện vào đúng thời đúng buổi, là Chúa Tể vạn phúc vô song, là Vua các vua, Chúa các chúa. Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy. Kính dâng Người danh dự và uy quyền đến muôn đời.” (1 Tm 6:14-16)
Thiên Chúa có mọi thứ, chúng ta bất túc mọi thứ. Ngài giàu có nhất nhưng tự nguyện trở nên nghèo khó nhất để chúng ta được giàu có; Ngài dũng mãnh nhất nhưng tự nguyện trở nên yếu đuối nhất để chúng ta được vững mạnh. Ai khiêm nhường nhận biết mình yếu đuối thì Ngài sẽ ban sức mạnh, khiêm nhường nhận biết mình tội lỗi thì Ngài sẽ thứ tha, khiêm nhường nhận biết mình nghèo hèn thì Ngài sẽ làm cho giàu sang. Ngài là sự sống nhưng chịu chết để chúng ta được sống và sống dồi dào.
Giàu sang phú quý không phải là tội, nhưng có thể là mối nguy. Nghèo khó chưa hẳn là phúc nếu không trong sạch, và nghèo khó vẫn có thể là mối nguy nếu tham lam, trộm cướp, rồi viện cớ mình nghèo. Thái quá hóa bất cập. Tác giả sách Châm Ngôn đã khôn ngoan cầu nguyện: “Xin đừng để con túng nghèo, cũng đừng cho con giàu có; chỉ xin cho con cơm bánh cần dùng, kẻo được quá đầy dư, con sẽ khước từ Ngài. Nếu phải túng nghèo, con sinh ra trộm cắp, làm ô danh Thiên Chúa của con.” (Cn 30:8-9)
Mỗi người đều có số phận riêng, muốn khác cũng không được. Thiên Chúa quan phòng và tiền định mọi sự: “Lành dữ, sống chết, giàu nghèo, tất cả đều do Đức Chúa.” (Hc 11:14) Chính “con người đau khổ” mang tên Gióp đã từng than thở: “Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” (G 7:3) Nhưng có điều quan trọng và ai cũng phải có, đó là điều mà Kinh Thánh đã minh định: “Kẻ giàu, người sang cũng như kẻ nghèo: niềm hãnh diện của tất cả là kính sợ Đức Chúa.” (Hc 10:22)
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con an tâm vui sống với những gì Ngài dành cho chúng con, dù số phận có thế nào thì vẫn một lòng phụng sự Chúa trong mọi người. Xin giúp chúng con biết đời và biết mình để có thể vượt qua mọi sự và chiến thắng chính mình. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
Bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần này nói về lối sống nhung lụa của ông phú hộ và cảnh nghèo hèn TN 26-C216
Bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần này nói về lối sống nhung lụa của ông phú hộ và cảnh nghèo hèn đói khát của La-da-rô. Chúa không hề nói đến cách làm giàu của ông phú hộ; và cũng không hề ca tụng cảnh nghèo hèn của La-da-rô. Không có chỗ nào nói La-da-rô là một con người nhân đức, anh chỉ được giới thiệu là một người nghèo. Cũng vậy, không có chỗ nào nói ông nhà giầu là kẻ ác ôn, đã vơ vét của cải một cách mờ ám, đã chiếm đoạt, đã bóc lột một cách bất chính, đã lợi dụng La-da-rô. Chúa cũng không bảo La-da-rô là người đức hạnh và ông nhà giầu là người xấu xa. Chỉ đơn giản, ông nhà giầu là người giầu, La-da-rô là người nghèo.
Ông nhà giầu đã không nhìn thấy La-da-rô nghèo đói khốn cùng, đang nằm ở ngoài cổng. Giữa họ có một khoảng cách. Khoảng cách không phát sinh từ hoàn cảnh sống hay địa vị của họ, cho bằng thái độ sống và cách chọn lựa, đó là lòng vô cảm, không quan tâm đến người khác của ông nhà giầu. Như vậy, chúng ta mới nhận ra trọng tâm mà dụ ngôn muốn gửi đến, đó là: nếu chúng ta không quan tâm, giúp đỡ, thương yêu nhau, đặc biệt những ai nghèo hèn thì chúng ta không còn là bạn của Đức Giê-su nữa.
Vẫn biết sứ điệp thật rõ ràng. Nhưng áp dụng vào hoàn cảnh thực tế không dễ dàng.
Khi còn làm việc tại trung tâm Hoan Thiện, một cơ sở công giáo để phục vụ người Việt tại Keysborough và các vùng phụ cận thuộc về phía nam của thành phố Melbourne. Tôi thuờng gặp những hoàn cảnh thật khó xử. Có những người đến xin được giúp đỡ. Dân Việt mình thì xin chứng giấy tờ, bảo đảm đức hạnh. Còn những nguời khác, người thì xin tiền, kẻ khác đổ xăng hay trả tiền thiếu hụt thuê nhà, v.v.
Lòng thì muốn giúp, thế nhưng đầu óc, kinh nghiệm và những lời khuyên của các vị lão luyện trong việc mục vụ làm tôi chần chừ. Cuối cùng, tôi cũng tìm cách thoái thác và gửi họ đến các văn phòng xã hội lo cho người nghèo, như văn phòng của hội bác ái St. Vincent de Paul. Tuy giải quyết xong vấn nạn. Nhưng lòng tôi cảm thấy không thoải mái khi tiễn chân họ ra khỏi trung tâm. Cách hành xử như thế, tuy có chút khôn khéo nhưng chưa hẳn là khôn ngoan.
Thưa anh chị em, như đã trình bầy ở trên, trọng tâm và sứ điệp của dụ ngôn là việc chia sẻ mối dây yêu thuơng và lòng quan tâm của chúng ta dành cho người nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên để ý đến đối tượng mà dụ ngôn muốn gửi đến, đó là những người biệt phái hay có tinh thần biệt phái. Họ nghĩ rằng cuộc sống nhung lụa mà họ đang thụ huởng là phần thuởng mà Thiên Chúa phải trao ban vì những ông đức, nhất là việc chu tòan lề luật một cách chu đáo của phe nhóm họ. Còn đám dân ngọai kia biết gì về Chúa. Không biết gì về Chúa thì làm sao hiểu và chu toàn luật Chúa được. Và như thế làm sao Chúa ban ơn cho họ được. Nghèo là phần số dành cho những ai không tuân giữ lề luật của Chúa thôi! Một điều đáng buồn là trong con mắt và dưới cái nhìn của những người biệt phái thì đám dân nghèo đó thật đáng khinh. Họ giống như La-da-rô, ngồi tại cổng ra vào để chờ chực phần ăn rơi rớt từ trên bàn tiệc của những nguời biệt phái vậy.
Quan niệm của những người biệt phái thật sai lầm. Thiên Chúa của Đức Giê-su không hành động như thế. Tất cả mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Người nào cũng đáng yêu và đáng mến cả. Không có việc lọai trừ hay phân chia giai cấp dựa trên tiêu chuẩn giầu hay nghèo, sang hay hèn. Tất cả đều bình đẳng trong tương quan với Thiên Chúa. Ai trong chúng ta cũng được Chúa yêu thương. Không có một quyền lực nào có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giê-su.
Vì vậy, chúng ta được mời gọi để nhận ra, để nhìn thấy Chúa Giê-su trong nhau, và cũng nhận ra các giá trị thiêng liêng qua việc chia sẻ vật chất dành cho người khác. Và chỉ trong mối dây tuơng quan mật thiết luôn nghĩ đến nhau, luôn quan tâm cho nhau mới giúp chúng ta lắp đầy các hố sâu ngăn cách vì vô tâm, vị kỷ để nối kết con người lại gần nhau hơn, và trở thành một gia đình mà chính Chúa là nguời Cha duy nhất. Đó là mối quan hệ mà Chúa Giê-su mời gọi chúng ta xây dựng.
Vì vậy, bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta buớc ra khỏi tình trạng an tòan trong cuộc sống để ra đi bằng việc làm hàn gắn các hố sâu ngăn cách và kết nối con người lại với nhau. Chúng ta không cần chờ đến sau khi chết mới thấy hậu quả của cuộc sống “vô cảm, vô tâm” của ông phú hộ trong dụ ngôn hôm nay. Ngay đời này. Mấy ai sống trong nhung lụa mà thấy hạnh phúc. Họ đang tự chôn mình trong nỗi cô đơn mà chính họ tạo ra.
Như vậy, dụ ngôn không hề có ý mô tả cuộc sống mai sau. Dụ ngôn muốn nói rằng cuộc sống hiện tại của mấy ông nhà giầu cho dù có sướng thật, nhưng chưa hẳn là một cuộc sống có giá trị và thật sự sướng. Sự hiện diện của người nghèo không phải là một gánh nặng trong cuộc sống của ông; trái lại qua những người nghèo, mấy ông nhà giầu phải nhận ra rằng cuộc sống của họ đang thụ hưởng chỉ đem lại hạnh phúc đích thật nếu họ biết chia sẻ, xây dựng mối dây thân ái, tạo sự hiệp thông bằng việc làm như những lời vàng ngọc mà chúng ta đã nghe trong phần Lời Chúa của tuần trước là hãy dùng tiền của bất chính mà gây nhân nghĩa. Nhân nghĩa là xây dựng đền thờ trong tâm hồn con người… Nhưng hình như, uớc muốn của các người nghèo như La-da-rô trong bài Tin Mừng hôm nay không được mấy vị giầu có trong xã hội và giáo hội quan tâm đến, và như thế thì tự việc chọn lựa cách sống vô cảm, vô tâm của mấy ông nhà giầu đã quyết định cho số phận của họ rồi.
Còn chúng ta thì sao?
Trong bài Tin Mừng, Chúa nói thật rõ rằng không có ai, kể cả người chết sống lại, có thể buộc chúng ta phải yêu mến. Lời Chúa, lề luật và các ngôn sứ đã được gửi đến. Mặc khải đã có sẵn. Đức Giê-su đã đến. Việc đón nhận để áp dụng vào trong cuộc sống là bổn phận của chúng ta. Vì thế, là người tín hữu, môn đệ của Chúa Cứu Thế, chúng ta tin rằng: chỉ có việc quan tâm, để ý đến nhu cầu của người khác mới có thể tạo nên những nhịp cầu, những lối đi dẫn con người đến sự hiệp thông, đến tình liên đới. Khi biết để ý đến người khác, dù chỉ là nụ cười, đôi lời tâm sự, vài phút bên nhau…tất cả các cử chỉ nói trên đều là những dấu chỉ mà Thiên Chúa muốn chúng ta trao cho nhau. Và, trong Chúa tất cả đều dễ thương, tất cả đều trở thành cơ hội để chúng ta yêu thương. Vì thế, đừng sống vô tâm, đừng đến với nhau như những người vô cảm. Còn rất nhiều La-da-rô trong xã hội, trong lòng Hội Thánh. Họ đang chờ chúng ta băng bó, suởi ấm để cho thế giới bớt băng giá hơn.
Anh chị em hãy nhớ rằng, ai trong chúng ta cũng nghèo. Nhận ra tình trạng nghèo của bản thân để biết rằng: chỉ có trong Chúa chúng ta mới giàu có, chỉ có trong Chúa chúng ta mới làm được những gì mà Chúa muốn. Vì thế, hãy san sẻ cho nhau bởi vì chỉ có như thế Chúa mới có cơ hội ban của đầy dư để chúng ta có mà tiếp tục chia sẻ cho nhau. Amen! mục lục
Qua bài đọc 1 hôm nay (Am 6:1a, 4-7) tiên tri Amos nói về một người giàu có chỉ biết ăn chơi TN 26-C217
Qua bài đọc 1 hôm nay (Am 6:1a, 4-7) tiên tri Amos nói về một người giàu có chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, tiêu sài phung phí không thèm để ý đến những người nghèo khó khổ sở cần được giúp đỡ hiện có đầy dẫy ở chung quanh.
Tiên tri Amos đặc biệt chú ý đến người nghèo. Kẻ giàu có thì luôn luôn là mục tiêu để ông tấn công. Những kẻ giàu có ăn tiêu phè phỡn phung phí thì lại do những người nghèo chẳng có lợi lộc gì phải cung phụng. Cừu non, bê béo (6:4) để tế lễ Thiên Chúa thì họ lại dùng làm yến tiệc ăn uống hưởng thụ. Họ pha trộn sự thánh thiêng với với lò tội lỗi. Họ không thương hại lo lắng cho cảnh khốn cùng của ông Giuse, là tình trạng của phần đông dân chúng. Họ chẳng cần biết tiền bạc của cải họ tiêu sài bừa bãi như vậy là do dân chúng đóng góp?
Quang cảnh này thường thấy trong xã hội hiện nay, ngoài đời cũng như trong tôn giáo. Và, việc thưởng phạt của Thiên Chúa thì chẳng có gì là quá đáng hay thiên vị. Bởi vì trong khi họ ăn chơi chè chén họ đã cố tình quên, không thèm để ý đến những người nghèo khổ đói rách. Xã hội làm cách mạng thì Kito giáo cũng làm cách mạng. Cuộc cách mạng này để dành cho thế giới mai sau và nó bắt đầu ngay bây giờ: “Thiên Chúa kéo những kẻ quyền thế xuống và tung hô những kẻ khiêm nhường” (Lc 1:52). Những kẻ thấp hèn sẽ được Thiên Chúa tung hô; những kẻ được người đời tung hô sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống.” Quyết định trái ngược này là do Thiên Chúa.
NHỮNG TƯƠNG PHẢN
Tin Mừng Luca (Lc 16:19-31) được lồng trong dụ ngôn người giàu có và ông Lazaro, lại một lần nữa làm nổi bật nỗi ưu tư của Luca về thái độ của chúa Giesu đối với những người giầu có và những người nghèo khổ. Dụ ngôn này nói về sự tương phản rõ ràng giữa giàu và nghèo. Người giàu chỉ chú trọng đến cuộc sống hiện tại của mình, nào áo quần đắt tiền, xe hơi đủ kiểu; ăn thì cao lương mỹ vị, uống thì rượu quí đắt tiền; mức sống thì nâng cấp mỗi ngày; nhà ở thì lâu đài nguy nga mát mẻ với đũ mọi tiên nghi văn minh nhất. Ông có tất cả mọi sự mà người đời mơ ước nhưng lại chẳng hề một chút động lòng nghĩ đến những kẻ nghèo khổ. Ông chỉ nghĩ đến mình mà thôi. Giá trị con người là giàu sang phú quí, làm sao kiếm được thật nhiều tiền của, ra đường mọi người chầm trồ khen ngợi. Ông tự cao tự đại không thèm phụng sự Thiên Chúa, cũng chẳng cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Ông chỉ cần có thật nhiều tiền trong ngân hàng, nhà cửa nguy nga lộng lẫy mấy chục cái, xe loại đắt tiền ít ai có 5, 7 chiếc, uy danh nổi như cồn, muốn gì được nấy, mở miệng là có người dạ vâng là được rồi. Ông chỉ muốn có vậy. Ông Lazaro nghèo hèn khổ cực, bệnh tật, nằm co quắp ngoài cổng nhà ông, ông chẳng thèm ngó mắt.
Việc giúp đỡ ông Lazaro ở đời này nói lên tình liên đới của người giàu có với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa hiện diện nơi ông Lazaro. Người giàu có vô cảm, chỉ nghĩ đến mình thì Thiên Chúa công bằng không nhìn đến ông. Khi chết ông không được ở với ông Abraham trên thiêng đàng mà bị giam vào hỏa ngục, bị lửa nóng thiêu đốt hành hạ. Còn ông Lazaro, đã phải sống cuộc sống nghèo hèn khốn khổ ở trần gian, quần áo rách rưới, người gầy gò, ốm đau lại đói khát, bệnh tật ghẻ lở, yếu đến độ không giơ nổi được tay để đuổi con chó đến gần liếm vết thương của mình, hàng ngày phải vật lộn chỉ để sống còn chứ chẳng mong giàu sang sung túc. Ông không có nhà để ở, sống ngoài đường, xin của bố thí, nhưng lòng luôn hướng về Thiên Chúa vì ông tin tưởng vào Chúa với một niềm tin sắt son. Khi chết ông được về thiên đàng ở với Abraham và Thiên Chúa.
Cùng với Abraham trên thiêng đàng, Lazaro rất sung sướng hạnh phúc, hưởng thụ bữa tiệc liên hoan muôn đời cùng với Abraham. Hồi xưa Lazaro nghèo khổ phải sống ngoài đường, bây giờ Lazaro ở thiên đàng!
Khi hai người còn ở trần thế thì giữa họ với nhau không có hố ngăn cách. Lazaro nằm bê bết, đói khát ăn xin ngoài cổng nhà người giầu có. Người giàu có thể bước ra ngoài và giúp đỡ Lazaro lúc nào cũng được nếu ông ta muốn. Nhưng trong cuộc sống vĩnh cửu, thì giữa thiên đàng và hỏa nguc lại có một hố sâu ngăn cách. Hố này là vĩnh viễn và không thể bước qua được. Người giàu có lúc đó năn nỉ: “Lạy tổ phụ Abraham, xin truyền cho Lazaro xuống giúp con, cho con một giọt nước cho đỡ nóng” (16:24). Người giàu có vẫn tin rằng mình có thể điều khiển và kiểm soát được tình trạng! Ông đâu có biết có những hố cách không thể vượt qua được, mà nếu vượt qua rồi thì không thể trở lại được nữa!
Người giàu có đã không giữ luật Chúa, không lắng nghe lời các tiên tri dạy cách yêu thương người hàng xóm (Micah 6:8). Ông ta đã không yêu thương tha nhân. Các tiên tri cũng báo trước cho biết là đấng Thiên Sai sẽ sinh ra ở Bethlehem và là bạn của những kẻ bơ vơ khốn cùng (Micah 5:2f; 4:6; Is 61:1-2). Người giàu có đã có thể bước qua ngưỡng cửa ra ngoai để giúp đỡ, làm bạn với những người bơ vơ khốn cùng đó. Nhưng ông ta đã từ chối, vô cảm như không biết.
TÌNH LIÊN ĐỚI VÀ ĐOÀN KẾT CỦA CON NGƯỜI
Tin mừng Luca chương 16 không chỉ nói về tiền bạc và giầu sang, nhưng còn nói về tình liên đới giữa con người với nhau. Cho của bố thí, giúp người hoạn nạn nghèo khó 1, 2 trăm bạc thì tốt, nhưng xâm mình can dự vào công tác giúp đỡ thì tốt hơn. Giúp những người hoạn nạn, nghèo khó, bị áp bức, tinh thần sa sút lại là cơ hội làm giàu khả năng giúp người của chúng ta. Mục đích của chúng ta là sự an vui của những người nghèo khó và bị áp bức. Khi cho đi cũng là lúc chúng ta nhận được (Th. Phanxico). Thiên Chúa yêu thương những ai cho đi một cách vui vẻ! Chúng ta phụ thuộc vào cái gì? Chúng ta có nghĩ là giàu có đồi vời Thiên Chúa thì thế nào? Chúng ta có lo lắng đủ cho đời sau vĩnh cửu không?
THÁNH GIOAN PHAOLÔ II VÀ ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI NÓI VỀ TÌNH LIÊN ĐỚI
Bàn về bài đọc hôm nay, chúng tôi lại nhớ đến bài giảng tại thánh lễ ở Edmonton, Alberta của thánh GH Gioan Phaolô II dịp thăm mục vụ của ngài tại Canada, ngày 17-9-1984, Ngài nói:
“Con người sống trong một cộng đồng xã hội. Họ chia sẽ với cộng đồng những đói khát, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, nỗi khốn khổ và tất cả những thiếu thốn do xã hội đó sinh ra. Trong chính con người gọi là loài người thì phải biết cảm nghiệm được những nhu cầu của tha nhân. Vậy Chúa Giêsu là quan tòa đã nói về”một trong những người sau chót của anh em,” đồng thời Người cũng đang nói về mỗi người chúng ta và tất cả chúng ta.
Đúng vậy, Người đang nói về bất công và tội ác trên toàn thế giới. Người đang nói về điều mà ngày nay người ta thường gọi là sự chênh lệch giữa Đông và Tây. Và không chĩ giữa Đông và Tây mà còn giữa Nam và Bắc: miền Bắc càng ngày càng giàu hơn, miền Nam thì ngày càng nghèo đi.
Đúng vậy! Miền Nam –đang trở nên nghèo đi; và miền Bắc –đang trở thành giầu hơn. Giàu có hơn vì nguồn lợi khí giới mà các siêu cường và các khối có thể đe dọa nhau. Họ đe dọa nhau -như những tranh cãi đang có hiện nay- nhưng để không hủy giệt nhau.
Đây là một chiều kich riêng biệt, và theo như nhiều người nghĩ, nó là chiều kích xung phong, một loại đe dọa chết người đang treo lơ lửng trên đầu thế giới văn minh ngày nay đang cần phải đươc quan tâm đặc biệt.
Ngoài ra, dưới ánh sáng Lời Chúa, miền Nam nghèo này sẽ xét sử miền Bắc giàu có. Và dân nghèo, cùng những quốc gia nghèo –nghèo đủ thứ, không phải chỉ thiếu cơm bánh mà còn thiếu cả tự do và nhân quyền- họ sẽ xét xử những người này là những kẻ đã lượm nhặt bòn góp tài nguyên của xứ sở họ về cho mình kiểu đế quốc độc quyền về kinh tế chính trị siêu cường mà tốn kém người khác phải lãnh chịu.
Hai mươi sáu năm trước đây, Thánh GH Gioan Phaolô II đã nói những lời mạnh mẽ đó, ngày 17-9-2010 Đức Benedict XVI đã phát biểu tại Westminster Hall lịch sử ở Luân Đôn, có đông đủ cả chính phủ như sau:
Những giải quyết không đầy đủ, chỉ có tính lý thuyết và ngắn hạn cho vấn đề luân lý đạo đức phức tạp đã để lộ chân tướng rõ ràng ở kỳ khủng khoảng tài chính thế giới vừa qua. Thiếu nền tảng luân lý đạo đức vững chắc trong sinh hoat kinh tế đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn và trầm trọng mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải gánh chịu. “Mỗi một quyết định về kinh tế đều đưa đến một hậu quả luân lý”, do đó về phương diện chính trị, chiều kích luân lý đạo đức của một chính sách sẽ đưa đến những hậu quả quá xa mà không một chính phủ nào mà không biết, (….)
Những năm gần đây, người ta đã thấy có dấu hiệu tích cực về sự đoàn kết lớn mạnh với người nghèo trên khắp thế giới. Nhưng để thúc đẩy sự đoàn kết đó tới chỗ hành động có hiệu quả lại cần phải có một suy tư mới khả dĩ sẽ cải tiến điều kiện sống về những phạm vi quan trọng như sản xuất thức ăn, nước uống trong sạch, tạo công ăn việc làm, giáo dục, y tế căn bản, giúp đỡ gia đình, đặc biệt những người di dân. Khi đời sống con người được để ý tới thì thời gian lại luôn luôn ngắn ngủi. Tuy nhiên thế giới đã từng chứng kiến những tài nguyên bao la mà nhà nước có thể lấy ra để cứu những cơ quan tổ chức tài chánh kể là “quá lớn để thất bại” Chắc chắn là phát triển con người trên khắp thế giới một cách trọn vẹn thì không phải là vấn đề ít quan trọng. Đây là một xí nghiệp, đáng cho cả thế giới để ý tới, rằng thực sự là “quá lớn để thất bại.”
KHIÊM TỐN VỚI THIÊN CHÚA THÌ KHÔNG DỄ
Đối với những người giàu có, đầy quyền lực và chuộng “công bằng” thì quả là rất khó có thể công khai hạ mình trước Thiên Chúa. Họ tin tưởng vào những kho tàng của họ và chính sự an toàn của họ. Họ đâu có biết an toàn thực sự là dựa vào tình bạn với Thiên Chúa và phụng sự Người: Làm đầy tớ loài người và Thiên Chúa theo gương chúa Giesu thành Nazareth. Tự tâng bốc mình là một hình thức tự tin ở mình, đối nghịch với tin tưởng nơi Thiên Chúa. Hành động này cho thấy rõ ràng những người giàu sang, phú quí, tự mãn, hầu như tỏ ra kiêu căng, hãnh tiến, ta là Chúa một cách tự nhiên. Là con người, bản tính yếu đuối nhưng chúng ta lại luôn luôn che dấu sự yếu đuối đó bằng cách tìm kiếm an toàn nơi quyền lực và sự giầu sang trần thế. Sự phỉnh gạt này cuối củng cũng không thể che dấu được Thiên Chúa. Người sẽ phán xét công minh. Chỉ có cách duy nhất để được cứu rỗi là nhận biết sự yếu đuối của mình trước Thiên Chúa và tìm sự an toàn nơi Người mà thôi. Khiêm tốn không phải là hạ mình xuống tỏ vẻ thấp hèn, bị nhục mạ, nhưng là chấp nhận cử chỉ đó như một hành động phục vụ. mục lục
Dụ ngôn người giàu – giàu đến mức Chúa Giêsu không gọi tên anh ta, thay tên gọi, Chúa gọi anh TN 26-C218
Dụ ngôn người giàu – giàu đến mức Chúa Giêsu không gọi tên anh ta, thay tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Người giàu - người nghèo; sự đối lập giữa giàu - nghèo, sự tương phản giữa sung sướng do giàu - khổ đau, đói rách do nghèo thời nào mà chẳng có. Bức tranh cuộc sống có những gam màu sáng - tối giữa "kẻ ăn không hết" và "người lần không ra" luôn là thứ hiện sinh vây lấy con người.
Tuy nhiên, giàu, tự bản thân, không là tội. Nghèo cũng không phải hình phạt. Chúa không kết án phú hộ vì đã bóc lột, lăng nhục hay xua đuổi Lazarô. Chúa cũng không lên án ông sống gian dối, tham lam, trộm cướp. Mạch văn cho ta hiểu thêm: ông trở nên phú hộ là do bươn chải, vất vả, bỏ công tích cóp mới có. Công sức ông đổ ra, ông có quyền được hưởng.
Chúa cũng không cho thấy Lazarô ngửa tay xin giúp đỡ và bị phú hộ từ chối. Lazarô chỉ nằm đó trong cái xác đói lả, co ro, rét mướt và ghẻ lở ngay ngưỡng cửa nhà người giàu.
Vì lý do gì người phú hộ sa hỏa ngục? Chỉ một lý do duy nhất: Người giàu đã không nhìn thấy người nghèo ở ngay bên. Ông quá ích kỷ. Ông bỏ qua cơ hội cứu giúp người nghèo bớt đói, giảm thiểu khả năng bị cái chết tấn công, trong khi việc cứu giúp ấy hoàn toàn nằm trong tầm tay ông.
Vô cảm và tiếc rẻ tiền bạc khiến ông chai cứng tâm hồn trước nhu cầu sống của người anh em sát cạnh. Không chỉ anh em trên phương diện làm người, đó còn là người cùng niềm tin vào Thiên Chúa, cùng tuân giữ luật Môsê như ông.
Dù không chủ trương hay cố tình ác tâm, nhưng thói vô cảm và tiếc rẻ tiền của, biến ông nên người ác. Ông phải trả giá cho lối sống khô cứng của mình.
Theo Vụ Các vấn đề Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp quốc, năm 2019 thế giới có khoảng 1,3 tỷ người thu nhập chưa đầy một đôla mỗi ngày. Nghĩa là họ sống dưới mức nghèo khổ.
Từ khi dịch cúm Vũ Hán bùng phát đến nay, người ta chưa có số liệu chính xác về người nghèo, nhưng chắc chắn, đã tăng ngất ngưỡng. Đó là chưa kể, hiện nay, do việc Nga xâm lược Ucraina, trong khi cả hai quốc gia đều nằm trong số những quốc gia hàng đầu về việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu khác của đời sống thế giới, cộng với việc Mỹ và phương Tây buộc phải sử dụng nhiều biện pháp chế tài gắt gao dành cho Nga, chắc chắn số lượng người nghèo, người đói của thế giới đang gia tăng hãi hùng.
Đọc hay nghe những bản tin như trên, có thể chúng ta bàng quan cho rằng, đó là chuyện đại sự, chuyện của thế giới, mỗi cá nhân làm sao có thể làm gì để bù đắp những thiếu thốn chất đầy như núi?
Nếu là người tin Thiên Chúa, biết mình luôn hưởng nhờ tình yêu của Chúa, luôn ý thức cao và mạnh rằng, Chúa đòi ta phải lên đường đến với anh em đói nghèo, bệnh tật, chúng ta không dám có những suy nghĩ tiêu cực như vừa nói.
Bởi không thể làm gì lớn, ta vẫn có thể thi hành nhiệm vụ của mình trong khả năng có thể có được. Lối suy nghĩ như trên là lối suy nghĩ thoái thác, trốn trách nhiệm, ích kỷ và vô cảm.
Điều quan trọng không nằm ở chỗ có nhiều hay ít, cánh tay có thể vươn ra thế giới hay không. Nhưng quan trọng ở chỗ, ta có thực tâm yêu Chúa, yêu người, thực tâm muốn sống Lời Chúa bằng thi hành đức bác hay không mà thôi!
Hãy yêu. Hãy tập yêu. Tình yêu sẽ cho ta cách để yêu, để trao tặng, để cho đi. Không có cá nhân biết đặt tình yêu con người lên hàng đầu, thế giới không có những tập thể, những chủ trương, những đường lối hướng đến người nghèo.
Đức ái Kitô buộc ta phải sống với người nghèo, người khổ, người đau bệnh, người bất hạnh để thực hành nguyên lý "cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống".
Là Kitô hữu, ta tuyệt đối không dửng dưng với người đau khổ, không đồng lõa với bất công, với những chủ thuyết vô nhân đạo trong xã hội. Mọi nơi, mọi lúc, hãy nêu cao Mối Phúc thứ Năm mà Chúa công bố trong Hiến chương Nước Trời: "Phúc cho ai biết thương xót, người ấy sẽ được xót thương".
Hoặc lời khẳng định của Chúa: Ai cho anh em mình dù chỉ một chén nước lã thôi, người ấy đã trao ban cho chính Chúa.