Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 30-C Bài 151-164: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ----------------------------------------- Phúc Âm: Lc 18, 9-14: "Người thu thuế ra về được khỏi tội".
Đoạn Lời Chúa trong trang Tin Mừng thánh Luca 18 hôm nay, chính là nói về “tính tự kiêu”, tự TN 30-C151
Đoạn Lời Chúa trong trang Tin Mừng thánh Luca 18 hôm nay, chính là nói về “tính tự kiêu”, tự tôn, tự tăng bốc chính mình, thì sẽ trở thành tự cao, tự đại, tự dẫn đến con đường chết cho chính những kẻ kiêu căng.
Vâng, tự kiêu là căn bệnh ăn sâu vào tiềm thức, vào tâm khảm, tâm can của kẻ mê muội. Tự cao, tự kiêu là căn bệnh mà Thiên Chúa muốn loại bỏ nó từ lúc khai thiên lập địa. Vâng, nói như thế, để nhắc nhớ chúng ta về tội nguyên tổ, hầu hiểu được rằng, tự kiêu cần loại trừ ngay trong trứng nước, vì mầm mống của nó đi ngược với ĐứcTin Kitô giáo. Sự tự kiêu luôn mâu thuẫn với đức bác ái, mà người ta gọi là ” đi ngược”, vì không thể có người mạnh đức tin mà lại tự kiêu, nếu ai đó cho rằng mình có Đức Tin Công giáo mạnh, nhưng lại có một tính cách tự kiêu, thì thật đáng tiếc cho họ.
Thưa quý vị, các bạn có thể nói Đoạn Lời Chúa hôm nay ( Lc 18, 9 -14) là một Đoạn cần thiết cho mọi người Kitô hữu, nhưng rất cần thiết như một môn tu đức học cho tất cả mọi người muốn bước theo Đức Giêsu- Kitô. Người ta nói:” Kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình, chứ không phải đạp trên đôi vai người khác”.
Từ đó, chúng ta thấy giá trị khiêm nhường đem đến sự sống, nhưng giá trị của sự tự kiêu sẽ dẫn đến cái chết, chết đời đời.
Nên chi, Đoạn Lời Chúa hôm nay như một kim chỉ nam cho sự khiêm nhường, vì sự khiêm tốn mới dẫn đến yêu thương, và mọi sự yêu thương đều phát xuất từ khiêm nhường. Trong đời sống Đức Tin, người ta thường phân biệt “ Đạo dòng, Đạo gốc”, Đạo dòng là chạy dòng dòng, Đạo gốc là ngồi gốc cây khi đi Lễ.
Tóm lược nội dung Tin Mừng ( Lc 18, 9-14) hôm nay, chúng ta thấy có hai người lên Đền thờ CẦU NGUYỆN, một người Pharisiêu, có nghĩa là thầy tư tế, tự cho mình đạo đức, thánh thiện, kể công với Thiên Chúa về những công trạng của mình, tự hào về những việc đạo đức mình làm, tỏ ý khinh chê người thu thuế, nghèo khó. Còn người thu thuế kia thì cảm thấy mình tội lỗi, không thực hiện được những điều đạo đức như người Pharisieu giàu có kia, ông ấy chỉ nói :” Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Như vậy, Chúa Giêsu kết luận :” Tôi nói cho các ông biết, người thu thuế nầy ra về thì được nên công chính còn người kia thì không ; Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” ( c 14).
Vâng, tự hạ và khiêm nhường là nhân đức hàng đầu, chứ không phải là đọc kinh, cầu nguyện.
Vì đọc kinh, cầu nguyện là để múc lấy sự khiêm nhường là ân sủng siêu nhiên làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì mọi việc đạo đức không phải để tự kiêu, mà là để cảm tạ Thiên Chúa, vì đừng nghĩ rằng mình làm nhiều việc đạo đức là công trạng của mình, kể ra để được “ thưởng công”, nhưng Chúa Giêsu bảo : Sự công chính là sự khiêm hạ.
Thực sự, Thiên Chúa không cần chúng ta làm điều gì cho Thiên Chúa, ngoài sự khiêm hạ và yêu thương tha nhân. Vì, chúng ta nhớ rằng : Thiên Chúa đồng hóa và đồng hình, đồng dạng với người khó khăn, thiếu thốn, về tinh thần cũng như vật chất. Nếu chúng ta có của ăn , hay tài năng học thức, sức khỏe hay nhan sắc, tất cả những điều ấy là do Thiên Chúa ban, như vậy chúng ta phải biết chia sẻ cho tha nhân, vì đức bác ái chính là sự khiêm nhường đích thực. Trong Đoạn Tin Mừng ngày Cánh Chung, Chúa Giêsu không nói : con đọc bao nhiêu kinh, nhưng Người nói : “Ai làm cho một trong những kẻ bé mọn nầy là làm cho chính ta”, như vậy, Thiên Chúa đã đồng hình, đồng dạng với người nghèo bằng sự yêu thương và “treo mình chịu chết vì họ”, nghèo ở đây không chỉ có nghĩa là vật chất không thôi, mà là kẻ tội lỗi cần đến LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa.
Thiên Chúa Cứu Độ hết thảy mọi người và muốn tất cả nên thánh,có nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa, nên gọi là Hội Thánh, nhưng trong Hội Thánh không phải mọi người đều được hiển thánh. Như vậy, chỉ số ít những người thực thi Lời Chúa, cụ thể như cuộc đời các thánh là những người chịu đau khổ, thiệt thòi vì Tin Mừng ngay trong môi trường dòng tu của mình. Như thánh Martino de Porres, vị thánh da màu khiêm hạ trong dòng Đa-minh v…vv….
Vâng, chỉ có yêu thương mới từ bỏ chính mình, quên mình để nghĩ đến tha nhân. Như thánh Phaolo, vị tông đồ dân ngoại đã nói :” Trên hết anh em phải có đức bác ái là mối dây kiện toàn lề luật “ Rõ ràng người Công giáo phải hơn về điểm nầy, nhưng thực tế, người Công giáo cũng “lắm” tự kiêu, vì họ chưa thấm nhuần Đoạn Lời Chúa hôm nay. Vâng, với ý tưởng của Đoạn Lời Chúa hôm nay, hầu triển khai cho ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tuần qua, vì , vì Sắc Lệnh của Công Đồng Vaticano II Missio Ads Gentes –Truyền Giáo cho Muôn Dân là hư thế. Mong thay.
Thiết nghĩ chọn Đọan Lời Chúa hôm nay làm kim chỉ nam cho việc Truyền Giáo thật tuyệt vời !
Là một chủ đề lớn trong Kinh Thánh, đề tài cầu nguyện được Phụng vụ trình bày liên tiếp mấy TN 30-C152
Là một chủ đề lớn trong Kinh Thánh, đề tài cầu nguyện được Phụng vụ trình bày liên tiếp mấy tuần lễ vừa qua. Lời Chúa hôm nay đặc biệt nhấn mạnh đến thái độ khiêm nhường khi chúng ta cầu nguyện. Bài đọc 1 đề cập tới sức mạnh và hiệu quả của lời cầu nguyện mà kẻ nghèo hèn dâng lên Thiên Chúa vì Người không “coi thường” lời khấn nguyện của kẻ mồ côi và người góa bụa. Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô biểu lộ niềm tin vào Chúa vì “Chúa đứng bên cạnh và ban sức mạnh” cho ngài trong khi mọi người bỏ rơi ngài. Đó cũng là một khía cạnh của đức khiêm nhường khi cầu nguyện. Sau hết trong dụ ngôn hai người lên Đền Thờ cầu nguyện, Chúa Giê-su đã cho thấy rõ đức khiêm nhường là yếu tố không thể thiếu mỗi khi chúng ta cầu nguyện.
Sách Huấn ca có rất nhiều lời khuyên thực tế về đời sống đạo hạnh của dân Ít-ra-en. Hầu hết nội dung sách Huấn ca nói đến những cách cư xử theo đức khôn ngoan, không phải lẽ khôn ngoan của người đời, nhưng lẽ khôn ngoan của Chúa, nhất là Lề Luật Người. Tuy nhiên, bên cạnh những bài học luân lý về lối sống, sách cũng nhắc đến đời sống của những người không may mắn trong xã hội, như kẻ nghèo hèn, người bị áp bức, kẻ mồ côi, người góa bụa. Họ không còn chỗ nương tựa nào chắc chắn hơn là trông cậy vào tình yêu Thiên Chúa. Giữa những nghịch cảnh của cuộc sống, họ chỉ còn biết ngước mắt nhìn lên Thiên Chúa, “Đấng xét xử và chẳng thiên vị ai”. Vì Chúa đặc biệt quan tâm đến những người nghèo hèn (anawim), nên lời cầu nguyện của họ thực sự phát xuất từ cõi thẳm sâu của đức khiêm nhường, tuyệt đối tin tưởng vào lòng nhân hậu và quảng đại của Thiên Chúa. Càng khốn nạn, họ càng tin tưởng vào Chúa hơn. Do đó, sách Huấn ca mô tả sức mạnh lời cầu nguyện của họ có thể “vọng tới các tầng mây và vượt ngàn mây thẳm”. Như thế, chẳng có không gian nào mà lời cầu nguyện của họ không vượt qua được để đến với Thiên Chúa. Ngoài sức mạnh ra, lời cầu nguyện của họ còn mang đặc tính kiên trì và không nao núng. Kẻ kêu xin Chúa sẽ không an lòng, sẽ không bỏ đi nếu Chúa chưa đoái nhìn và chưa xét xử cho người công chính.
Với bài Tin Mừng, bài học cầu nguyện càng rõ ràng hơn. Tuy đây là câu chuyện dụ ngôn, nhưng lại dựa trên những thực tại thường xảy ra ngoài đời đối với nhóm Pha-ri-sêu, những người vẫn “tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác”. Như chúng ta đã thấy nhiều lần Chúa Giê-su nói thẳng với nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư về lối sống giả đạo đức của họ, dụ ngôn hôm nay đúng ra không phải là dụ ngôn, mà là sự kiện ai chũng có thể nhận thấy. Cầu nguyện ở đâu thì người Pha-ri-sêu cũng muốn cho người khác thấy họ là người đạo đức, công chính. Nếu có dịp khoe khoang, họ sẽ không ngại kể lể những “việc lành” của họ trước mặt người khác mà không chút xấu hổ. Thế mà hôm nay ông Pha-ri-sêu này còn dám kể lể trong Đền Thờ và trước mặt Thiên Chúa những thành tích đạo đức của ông. Để đánh bóng mình trước mặt Chúa, ông còn ngạo nghễ so sánh mình với “tên thu thuế kia” nữa! Quả là kiêu căng hết cỡ rồi. Cầu nguyện kiểu này, ông muốn bắt Chúa phải thưởng công ông, vì ông bảo ông xứng đáng với những công nghiệp của mình: nào là ăn chay (cho dù ông “không có tội” và không cần sám hối!), nào là ông “cho” Chúa những một phần mười thu nhập của ông (không biết ông thu nhập kiểu gì, có lẽ nhờ đã nuốt chửng gia tài của một bà góa nào đó!). Như vậy mà Chúa không ân thưởng cho ông thì đúng là “trời không có mắt”.
Tuy nhiên một điều tuyệt vời trong dụ ngôn này là sự tương phản giữa ông Pha-ri-sêu với tên thu thuế. Ông Pha-ri-sêu càng tôn mình lên cao bao nhiêu thì người thu thuế càng hạ mình xuống bấy nhiêu. Một người đứng thẳng, còn một người thì chỉ dám “đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời”, luôn đấm ngực thú nhận thân phận tội lỗi mình. Tuy không nói ra đức khiêm nhường của người thu thuế, nhưng lối mô tả phong cách khiêm nhường của người thu thuế khi cầu nguyện thì lại vô cùng sống động. Cuối câu chuyện dụ ngôn là kết quả của hai lối cầu nguyện: người thu thuế trở về nhà thì đã được nên công chính, còn ông Pha-ri-sêu thì không! Rồi Chúa Giê-su còn bồi thêm một bài học đích đáng: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. Chúa muốn bảo: Nhớ nhé, khi con cầu nguyện thì phải khiêm nhường!
Sống sứ điệp Lời Chúa
Hễ nói đến sống sứ điệp Lời Chúa là ta không thể quên gương mẫu của thánh Phao-lô! Từ trong tù viết cho môn đệ Ti-mô-thê, thánh nhân đã tâm sự về nỗi khốn khổ của ngài khi rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Ngoài hiểm nguy trên đường truyền giáo, Phao-lô còn bị tấn công tư bề, nhất là do chính đồng bào của ngài khắp nơi. Trong thư, ngài viết: “Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi”. Nhưng một điều Phao-lô biết chắc, đó là “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh”. Nếu ngài không khiêm nhường cầu nguyện với Chúa, thì sao ngài có thể cảm nghiệm được Chúa ở bên để bênh vực ngài? Đây là kết quả của đời sống khiêm nhường cầu nguyện, nhờ đó Phao-lô đã thắng được mọi trở ngại. Bạn có muốn làm như thánh Phao-lô khi thấy mình khốn khổ không?
Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người TN 30-C153
Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người được xem là đạo hạnh, đáng trọng kính theo cái nhìn của người đương thời, thế mà bị đem ra để đối trọng với thế bại trận trước phường thu thuế đáng khinh, đáng phỉ nhổ. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (một người thuộc nhóm Pharisiêu và người kia thì làm nghề thu thuế) mà Chúa Giêsu kể chắc hẳn khiến nhiều người lúc bấy giờ tức anh ách.
Người ta thường khuyên nhau rằng viết thì phải lách, dạy thì phải dỗ, nghĩa là nhẹ nhàng, từ tốn thì sẽ đạt hiệu quả, còn cứ nói, cứ viết trực diện theo kiểu thẳng tàu ruột ngựa thì khó mà đạt kết quả như ý mà nhiều khi còn chuốc lấy thất bại. Thế nhưng, tư tưởng của Thiên Chúa thì vượt quá tư tưởng nhân loại chúng ta, đường lối của Người cũng hoàn toàn khác xa đường lối của chúng ta. Bỏ trời cao, xuống thế gian này “để làm chứng cho sự thật”, Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày những chân lý thoạt nghe qua rất đỗi “chối tai”. Một chân lý được tỏ bày khi mà người nói đã sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả xấu xa hay tồi tệ xảy đến cho mình thì chân lý ấy quả là quan trọng và cần thiết biết bao cho người nghe. Và cái chân lý của câu chuyện dụ ngôn “hai người lên đền thờ cầu nguyện” đã được thánh sử Luca nói rõ: “Khi ấy, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác”(Lc 18,9). Và người số người này sẽ không được nên công chính (x.Lc 18,14). Xin cùng xét xem đôi nét “đáng thương” của ngài biệt phái trong câu chuyện dụ ngôn.
Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng “công trạng” hay có thể nói là “đức độ” của vị biệt phái quả là đáng khâm phục, vì vượt xa đức độ cũng như công trạng của nhiều người. Giữ mình khỏi những hành vi xấu xa như trộm cắp, ngoại tình và những việc bất chính cũng đã là một nỗ lực rất đáng khen. Vị biệt phái này còn ăn chay mỗi tuần hai lần trong khi luật Do Thái chỉ buộc ăn chay một ngày trong năm đó là ngày Lễ chuộc tội. Vị này cũng đã dâng một phần mười tất cả các khoản thu nhập để tỏ lòng kính sợ Chúa, tạ ơn Chúa (x.Đnl 14,22-23), để nuôi hàng Tư tế, các thầy Lêvi, những người ngoại kiều, cô nhi quả phụ (x.Đnl 14,28-29; 26,10-11). Và việc thưa trình với Thiên Chúa những gì mình đã làm cũng là chính đáng và hợp luật (x.Đnl 26,12-15). Dù không quá đáng ghét, nhưng vị biệt phái “đạo đức” này vẫn là “kẻ đáng thương” như thánh sử Luca nói từ đầu câu chuyện dụ ngôn.
-“Kẻ đáng thương!”: Với thế dáng đứng thẳng của vị biệt phái mà câu chuyện dụ ngôn kể nói lên sự lầm tưởng của ông ta. Khi vị biệt phái tự hào cho mình là người công chính thì ông lầm tưởng rằng những gì ông đạt được là do bởi công sức và đức độ của mình. Phận bình sành, lọ đất mà dám lên mặt với người thợ gốm sao? Vị Pharisiêu này đứng thẳng mà không nhìn lên Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên ông ta từ cõi hư vô. Ông lại còn nhìn ngang nhìn ngửa, nhìn trước nhìn sau để chứng tỏ công trạng của mình. Ông đã dùng người anh em thu thuế đứng đằng sau làm tấm bình phong để tự tôn mình lên.
Biết bao lần chúng ta đã đặt mình vào tình trạng “kẻ đáng thương” hay “đồ đáng thương” vì lầm tưởng về các khả năng hay công trạng mình đang có. Vì cái lầm này khiến chúng ta quên đi chân lý nền tảng đó là ngay sự hiện hữu của chúng ta ở đời này là do lãnh nhận. Quả thật chẳng có một ai trong nhân loại đã bỏ ra chút công sức hay của tiền để được làm người, để được chào đời. Nếu ý thức và chân nhận sự sống, sự hiện hữu của mình là do lãnh nhận thì chúng ta sẽ chẳng có lý do gì để tự cao, tự đại về những thành quả hay thành công đạt được cách này cách khác, mặt này, mặt kia. Thánh Phaolô khẳng định : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? (1Cr 4,7). Nếu Chúa không nâng đỡ thì không ai có thể tồn tại và phát triển. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ chẳng làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Sự lầm lẫn khiến người biệt phái đã xa rời sự thật nền tảng này.
-“Người được xót thương”: Dữ kiện người thu thuế không dám tiến gần chính điện, cũng không dám ngước mặt lên trời muốn khẳng định thái độ khiêm nhu nhìn nhận sự bất xứng, bất toàn của anh. Anh lại còn đấm ngực thú nhận thân phận tội lỗi của chính mình. Với thái độ khiêm nhu, người thu thuế đã sống trong sự thật. Và sự thật đã giải thoát anh (x.Ga 8,32). Anh ra về và được nên công chính, nghĩa là đã được Chúa xót thương.
Có phải Thiên Chúa không thương xót người biệt phái chăng? Có thể trả lời cách không sợ sai lầm rằng Thiên Chúa xót thương hết thảy mọi người. Vị biệt phái không nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa chỉ vì ông ta không thấy mình cần được xót thương. Nước mưa từ trời tuôn đổ xuống nhưng cái nắp chai không được mở ra thì chai vẫn mãi rỗng không. Khi khiêm hạ nhìn nhận sự thật của mình, người thu thuế đã mở rộng tấm lòng và ông đã đón nhận được tình xót thương của Thiên Chúa.
Tác giả Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa nhậm lời kẻ nghèo hèn khẩn xin (x.Tv 33). Những tâm hồn tan nát khiêm cung là những người biết nhìn nhận sự thật. Chẳng phải họ có công trạng gì hơn người khác nhưng hoàn cảnh bi đát đau thương là một điều kiện thuận lợi để họ sống trong sự thật, đó là loài người tuy cao cả nhưng lại mong manh và bất toàn. Trái lại, một khi chúng ta thành công hoặc đạt được những kết quả mặt này mặt kia thì chúng ta dễ bị cám dỗ sinh tự mãn, tự kiêu. Người tự kiêu, tự mãn không chỉ lên mặt coi thường tha nhân mà vô tình hay hữu ý còn bất cần cả Thiên Chúa.
Giúp nhau nhìn nhận sự thật: “chúng ta là loài được dựng nên; sự sống, các khả năng của chúng ta là do lãnh nhận”, và giúp nhau can đảm sống trong sự thật: “chúng ta vốn mỏng manh và bất toàn”, chính là một phương thế tuyệt hảo đưa nhau ra khỏi tình cảnh “kẻ đáng thương” để trở thành “người được xót thương”. Nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đó là sống bác ái trong chân lý bằng việc nói lời sự thật trong tình thương. Thiết nghĩa rằng đây là một phương thế truyền giáo đẹp lòng Chúa Kitô, vì chúng ta dõi theo chân Người, Đấng đã từng khẳng định trước Philatô rằng mình bỏ trời xuống thế gian là để làm chứng cho sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát nhân loại chúng ta (x.Ga 18,37).
Là người tín hữu, ai trong chúng ta cũng đã có những giây phút cầu nguyện. Tuy vậy, nhiều khi TN 30-C154
Là người tín hữu, ai trong chúng ta cũng đã có những giây phút cầu nguyện. Tuy vậy, nhiều khi chúng ta cầu nguyện theo thói quen, hoặc chỉ đến để xin xỏ điều nọ điều kia, mà chưa chắc đã có tâm tình cầu nguyện đích thực. Dụ ngôn Chúa Giêsu kể hôm nay chứng minh điều đó.
Hai người lên Đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Trong quan niệm thông thường vào thời Chúa Giêsu, người biệt phái là người đạo đức, người thu thuế là người tội lỗi. Người biệt phái có chỗ ưu tiên trong các buổi hội họp, người thu thuế bị người ta xa lánh không muốn ngồi gần. Tuy vậy, trong cái nhìn của Chúa Giêsu, thì người thu thuế lại có tâm hồn chân thành, khiêm tốn; trong khi người biệt phái lại giả hình, kiêu ngạo. Tệ hơn nữa, sự khoe khoang của người biệt phái lại là sự khoe khoang trước mặt Chúa, là Đấng tối cao, trong khi mỗi người biệt phái đều thuộc lòng câu Thánh vịnh: “Tư tưởng phàm nhân, Chúa đều thấu rõ, thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài” (Tv 94,11). Như thế, người biệt phái lên Đền thờ cầu nguyện, không chỉ với sự giả hình đối với con người, mà cả đối với Thiên Chúa. Ông đại diện cho những người háo danh. Ông đến để khoe khoang công trạng của mình. Tư thế của ông không phải tư thế của người cầu nguyện, mà là của một diễn viên trên sân khấu kịch. Nội dung cầu nguyện của ông toàn là vênh vang, thậm chí còn muốn tố cáo vu khống người khác.
Người thu thuế, nhận biết mình là tội nhân và kêu xin lòng thương xót của Chúa. Chúa Giêsu nhắc đến 4 điểm trong tư thế cầu nguyện của ông:
-Đứng xa xa: Đây là sự cảm nhận thân phận tội lỗi của mình, không dám đến gần Thiên Chúa là Đấng chí thánh. -Cúi sâu, không dám ngửa mặt lên trời: Tâm tình khiêm tốn trước mặt Chúa. -Đấm ngực: Cử chỉ sám hối, thú nhận tội lỗi của mình và thể hiện sự quyết tâm chừa cải. -Kêu xin: Lạy Chúa, xin thương xót tôi: Đây là lời van nài, cầu xin lòng thương xót của Chúa.
Kết quả của hai lời cầu nguyện khác nhau. Người thu thuế được Chúa nhận lời và người Biệt phái thì không. Xem ra đó là một điều nghịch lý. Chúa Giêsu đã giải thích cho chúng ta: “Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Người Biệt phái đã được thưởng công ở đời này, vì ông đã tìm lời khen ngợi nơi loài người. Người thu thuế âm thầm khiêm tốn. Ông đến cầu nguyện với hai bàn tay trắng và tâm hồn sám hối. Chính tâm hồn sám hối của ông lại là của lễ Chúa ưa thích, vì thế mà ông được Chúa nhận lời.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, chúng ta hãy có tâm tình của người thu thuế mỗi khi cầu nguyện. Mỗi khi khởi đầu Phụng vụ Thánh Thể, cộng đoàn tín hữu đều xương lên “Kinh thương xót”. Chúng ta nài xin lòng thương xót của Chúa tha thứ và thanh tẩy chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Khi đi liền với sự khiêm nhường, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ tỏa hương thơm và đẹp lòng Chúa. Tác giả Sách Huấn Ca đã khẳng định: “Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây”. Quả thật, Chúa là Đấng luôn lắng nghe và sẵn lòng cứu giúp những ai kêu cầu Ngài. Ngài cũng sẵn sàng bênh vực kẻ bị áp bức, và giải phóng kẻ tù đày, đau khổ (Bài đọc I).
Lời cầu nguyện đích thực không chỉ được thực hiện trong khi vui mừng bình an, mà còn trong khi gian nan đau khổ. Thánh Phaolô đang ở trong tù. Ngài biết ngày chết đã gần kề. Trong thư viết cho ông Timôthê, thánh nhân vẫn tỏ ra lạc quan tin tưởng vào Thiên Chúa, vì ông biết chắc, Chúa sẽ dành cho ông triều thiên công chính. Tâm tình cầu nguyện đã nâng đỡ ông trong cảnh tối tăm của ngục tù (Bài đọc II).
Có những khi chúng ta chỉ đọc kinh mà không cầu nguyện, vì lời kinh của chúng ta chỉ là những “sáo ngữ” mà không giúp ta gặp được Chúa. Lời cầu nguyện đích thực là lời kinh đi liền với trái tim khiêm tốn chân thành và tâm tình yêu mến thiết tha ta dành cho Chúa. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta về đời sống cầu nguyện. Mặc dầu bận rộn với công việc rao giảng Tin Mừng, Người vẫn cầu nguyện với Chúa Cha để tìm thánh ý Chúa Cha. Đức Mẹ và các thánh đã đạt tới sự trọn lành nhờ đời sống cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa.
Theo từ nguyên, “Tự cao tự đại” có nghĩa: Tự cho là mình giỏi, xem người khác là kém cỏi. Nói TN 30-C155
Theo từ nguyên, “Tự cao tự đại” có nghĩa: Tự cho là mình giỏi, xem người khác là kém cỏi. Nói cách khác, đó chính là tình kiêu căng, ngạo mạn (kiêu ngạo). Với Ki-tô giáo thì kiêu ngạo là tội đứng hàng đầu trong “Bảy mối tội đầu”. Ngay từ Cựu Ước, ngôn sứ Gióp đã lý giải cụ thể: “Đức Chúa triệt hạ kẻ ăn nói kiêu căng và cứu vớt ai khiêm nhường cúi mặt.” (G 22, 29); Sang đến Tân Ước, Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – Mẹ Giáo hội khi cất lời “Ngọi khen” Thiên Chúa, cũng nêu bật sức mạnh của Đấng Chí Tôn đối với hạng người kiêu căng, quyền thế: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.” (Lc 1, 51-52). Thánh Phê-rô đã khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1Pr 5, 5).
Cũng chỉ vì “một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác” (Lc 18, 9), nên Đức Ki-tô mới kể dụ ngôn “Người Pha-ri-sêu và người thu thuế” (xc bài Tin Mừng CN XXX/TN-C – Lc 18, 9-14). Hai người cùng lên Đền Thờ cầu nguyện. Lên Đền Thờ khẩn cầu, tạ ơn, xin ơn là một việc tốt, nhưng ở đây hai người có hai thái độ trái ngược nhau. Người Pha-ri-sêu không thành thật cầu nguyện mà là tự khoe khoang, kể công, kể phúc. Ông cầu nguyện nhưng thực ra ông đang liệt kê một bảng thành tích: Ông đã giữ luật, đã không dám làm những điều lề luật cấm. Những điều được phép làm, ông còn làm nhiều hơn. Còn người thu thuế, tuy rằng ông tội lỗi thật vì đã từng phạm nhiều tội ác, nhưng ông đã hối hận và thành thật nhìn nhận tội lỗi của mình. Ông không dám nói nhiều, mà chỉ một câu ngắn gọn bộc lộ hết tấm lòng chân thành của mình: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Cũng đã có nhiều bài chia sẻ cho rằng người Pha-ri-sêu đã sống và làm những việc tốt lành và ông đến Đền Thờ là để cảm ơn Thiên Chúa chớ không phải để khoe khoang thành tích (lý do là ông đã chỉ “nói thầm” với Thiên Chúa, chớ không nói to cho mọi người cùng nghe). Vấn đề đặt ra ở đây không phải là nói nhỏ hay nói to, mà là nói những gì với mục đích ra sao. Hơn ai hết, người Pha-ri-sêu đã biết Thiên Chúa thấu hiểu tất cả những gì thầm kín nhất của con người, không cần nói ra thì Người đã hiểu tận căn nội dung và mục đích người đến cầu nguyện. Những việc làm tốt đẹp ấy của người Pha-ri-sêu nếu thật sự phát xuất từ tình yêu, thì ông ta đã chẳng cần phải mở đầu bằng câu: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.” (Lc 18, 11). Và sau đó là một loạt những thành tích để chứng mình ông ta là người công chính chớ không “tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia”. Đúng là thái độ của một kẻ kiêu ngạo, tự tôn, háo thắng, coi khinh người khác.
Người Pha-ri-sêu tưởng rằng ông ta có thể cậy vào việc giữ lề luật và những việc đạo đức của mình để tự hào là công chính trước mặt Thiên Chúa. Thực ra, sự công chính không đến từ việc làm hay việc tuân giữ lề luật, mà đến từ việc tin vào ân sủng của Thiên Chúa và sống phù hợp với niềm tin ấy. Do đó, càng cậy vào việc giữ luật và những việc mình làm để tự hào về sự công chính của mình, thì càng trở nên bất chính trước mặt Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy“ (Rm 3, 20). Những “dân nội” It-ra-en chỉ chuyên đi “tìm một luật làm cho họ nên công chính thì lại không đạt tới Luật đó. Tại sao thế? Tại vì họ không tìm cách nên công chính nhờ đức tin, nhưng nhờ việc làm.” (Rm 9, 31-32). Trong khi đó thì đã có biết bao nhiêu tấm gương “các dân ngoại không tìm cách để được nên công chính, thì được nên công chính, mà được nên công chính là nhờ đức tin.” (Rm 9, 30). Người thu thuế trong bài Tin Mừng hôm nay là một ví dụ điển hình.
Nói đến đức tin thì không thể quên được đức mến. Thật vậy, “chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5, 6). Nếu “mến Chúa” mà không “yêu người” thì chưa thể gọi được là đã đặt hết lòng tin vào Thiên Chúa Tình Yêu. Thánh Phao-lô trong Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô đã nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (1Cr 13, 3). Thật vậy, với những việc làm tốt đẹp, nhưng được làm với sự vô cảm, làm theo thói quen, theo truyền thống, hoặc làm để khoe khoang “ra vẻ ta đây”, mà không làm vì lòng “mến Chúa, yêu người”, thì cũng kể như không. Lời khuyên phù hợp nhất trong trường hợp này là đừng bao giờ tự hào về sự thánh thiện hay những việc làm tốt đẹp của mình, vì “Người nào không dựa vào việc làm nhưng tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ vô đạo nên công chính, thì lòng tin sẽ làm cho người ấy được Thiên Chúa kể là công chính.” (Rm 4, 5).
Lời khuyên chí tình vẫn mãi mãi là “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9, 35). Hãy thẳng thắn nhìn lại chính con người của mình, không kiêu căng tự phụ, nhưng cũng không tự ti thái quá về tội lỗi của mình. Với con người trần thế đã “bị tội lỗi thồng trị” kể từ khi Nguyên tổ sa ngã, thì không ai tránh khỏi tội lỗi, và trước mặt Thiên Chúa, “không ai là người công chính, dẫu một người cũng không” (Rm 3, 10). Tuy nhiên, không vì thế mà Thiên Chúa ghét bỏ, trái lại Người càng thương nhiều hơn và tìm mọi cách cứu vớt con người khỏi vòng tội lỗi. Điều hiển nhiên không cần bàn cãi vì thực tế đã chứng minh: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội. Như vậy, nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì ân sủng cũng thống trị bằng cách làm cho người ta nên công chính để được sống đời đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Rm 5, 20). Duy chỉ có điều con người có biết nhìn lại mình một cách chân thực để thấy được tội lỗi đã mắc phạm, đồng thời có thực lòng ăn năn hối cải về những sai lầm thiếu sót của mình hay không, mà thôi.
Có lẽ cũng vì thế nên Phụng vụ Giáo hội để bài Tin Mừng này vào Chúa nhật Truyền Giáo. Truyền giáo ư? Chắc cũng không cần phải định nghĩa lại việc truyền giáo, vì nó là sứ mạng duy nhất, nhất quán của Giáo hội, của mỗi Ki-tô hữu (“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” – Mt 28, 19-20). Sứ vụ chỉ có một, nhưng thể hiện ra bằng việc làm, bằng hành động thì muôn màu muôn vẻ, không nhất thiết phải cứ thế này hay thế khác. Hoạt động truyền giáo không chỉ giới hạn trong việc “giảng đạo” như trước đây ở Việt Nam vẫn quan niệm, và do đó mà cho rằng chỉ có các linh mục, tu sĩ, các vị thừa sai… mới được giảng đạo, còn giáo dân thì chỉ việc nghe và chấp hành. Công việc truyền giáo cũng ví như các cành nho (Ki-tô hữu) hút nhựa từ thân cây nho (Đức Giê-su Ki-tô) và có bổn phận phải trổ sinh hoa trái. Chính vị sứ giả truyền giáo vĩ đại Giê-su Ki-tô cũng nhiều lần răn dạy môn đệ: “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào rầm rộ, không phô trương khua múa, khoe khoang thành tích; mà là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Như vậy truyền giáo có thể là dùng lời nói, mà cũng có thể dùng việc làm, nhưng tốt hơn cả là kết hợp chặt chẽ giữa lời nói với việc làm, hoặc nói cách khác là truyền giáo bằng chính cuộc sống chứng nhân của một Ki-tô hữu đích thực. Như thế thì đừng lo mình không có khả năng nói, giảng, thì không truyền giáo được. Bởi vì và trên tất cả, truyền giáo tuỳ theo phẩm trật trong Giáo hội, đồng thời cũng tuỳ thuộc vào đặc sủng do Thần Khí Chúa ban cho mỗi người (“Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.” – 1Cr 12, 4-7 ). Do đó, bất kỳ ai cũng có thể truyền giáo và truyền giáo bằng nhiều cách, nhiều phương thế khác nhau.
Từ khái niệm ấy, trở lại với bài Tin Mừng, sẽ thấy cả anh chàng Pha-ri-sêu và người thu thuế đều có thể truyền giáo được. Sẽ không có gì là mâu thuẫn hay nghịch lý, nếu anh chàng Pha-ri-sêu đã thực sự làm những việc đúng như anh nói (ăn chay tuần 2 lần, dâng Chúa 1/10 của cải thu nhập), anh làm với tất cả tâm tình mến Chúa yêu người, và không cần tới báo cáo hay khoe khoang thành tích (và đặc biệt hơn cả là tuyệt đối không “làm láo, báo cáo hay”!). Còn người thu thuế? Tuy rằng anh không giảng đạo, không làm chứng gì cả, nhưng anh đã biết nhìn lại con người tội lỗi của mình mà cầu xin lòng thương xót của Chúa. Như vậy là anh đã sống đúng với lời giáo huấn của vị sứ giả truyền giáo vĩ đại Giê-su Ki-tô, và như thế là anh đã truyền giáo rồi vậy (“Hoạt động truyền giáo không gì khác hơn, cũng không gì kém hơn là biểu lộ hoặc bày tỏ ý định của Thiên Chúa và hoàn tất ý định đó nơi trần thế và trong lịch sử thế trần, chính trong lịch sử này mà Thiên Chúa hoàn thành lịch sử cứu rỗi một cách rõ rệt nhờ việc truyền giáo.” – SL Truyền Giáo “Ad Gentes”, số 9).
Khi nói về Truyền giáo, Thánh GH Gio-an Phao-lô II đã nhấn mạnh: “Chúng ta không thể rao truyền Phúc Âm cho người khác, nếu trước tiên ta không rao truyền Phúc Âm cho chính mình, nếu chính chúng ta không phải là đối tượng của công cuộc rao truyền ấy.” (Thông điệp Sứ mệnh Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Missio”, số 87). Nói cách khác, rao truyền Phúc Âm chính là công cuộc Phúc-Âm-hóa, mà Phúc-Âm-hóa là phương cách biến đổi con người theo Phúc Âm, làm sao để có thể “trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô” (Pl 3, 10). Vâng, “Mục tiêu của Phúc-Âm-hoá là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giê-su Ki-tô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm.” (Thư Chung 2013, số 3). Một cách cụ thể, chính cuộc đời người Ki-tô hữu phải được biến đổi theo Phúc Âm, phải được củng cố và làm mới lại đức tin của bản thân, nhiên hậu giúp những anh chị em đã xa rời đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin.
Tóm lại, nếu anh có làm được một vài công việc mưu ích cho tha nhân, cho đời, thì cũng đừng vội lên mặt tự hào phô trương; và nếu anh có được Thiên Chúa ban cho một cuộc sống tương đối cả về thể chất lẫn tinh thần ở trần thế này, thì cũng đừng vội tự hào cho rằng mình là người công chính, mà hãy thành khẩn nhìn nhận khiếm khuyết của mình trước Thiên Chúa, trước anh em, như người thu thuế đã làm. Tắt một lời, với khả năng và trong hoàn cảnh cụ thể của anh, anh hãy sống và làm việc theo giáo huấn của Đức Ki-tô (mến Chúa yêu người), biến đổi con người của mình theo Phúc Âm để trở thành “muối, men và ánh sáng” cho đời.
Ôi! “Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, xin hãy nhìn đến cánh đồng đầy lúa chín và đoái thương sai thợ gặt đến rao giảng Phúc Âm cho muôn loài, để dân Chúa được lời hằng sống qui tụ và được thần lực các bí tích thúc đẩy, biết tiến bước trên đường cứu độ và bác ái. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ Lễ Khánh nhật Truyền giáo).
Có những cuộc hẹn để hợp đồng, thỏa thuận, ký kết làm ăn, cuộc gặp gỡ đó họ chỉ mong thể hiện TN 30-C156
Có những cuộc hẹn để hợp đồng, thỏa thuận, ký kết làm ăn, cuộc gặp gỡ đó họ chỉ mong thể hiện được bản lĩnh trước đối tác, thế là đủ. Người người nhà nhà đem tiền mua sắm chi tiêu là bình thường, còn làm gì để túi tiền không vơi không cạn, đó mới là vấn đề ta nên suy nghĩ cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Có những điểm hẹn nhằm mục đích diễn tả niềm tin tôn giáo, nơi mà ngưới ta tìm kiếm bình an và niềm vui rất thiêng liêng. Trong cuộc sống cũng có nhiều cuộc gặp, giải tỏa được những căng thẳng, bồi bổ tình yêu thương, hoặc giúp thay đổi được tâm tính đáng trân trọng.
Không đánh mà khai, hay vạch áo cho người xem lưng, đó có phải là những câu thành ngữ nói về tình cờ, vô tình, khiến ta phải khổ, ví như : cái miệng hại cái thân ? Nếu không, đâu đến nỗi người ta phải chịu oan, phải ngậm bồ hòn làm ngọt ! Có nhiều kế hoạch được chúng ta “cài đặt” trước, có nhiều chương trình tự phát bởi những tương quan xã hội, mời gọi ta chia sẻ với người túng thiếu, an ủi kẻ âu lo phiền muộn. Kitô giáo chúng ta còn ngầm nhắc tới một điểm hẹn là tình yêu, nơi không phải chỉ để “trút bầu tâm sự”, mà còn để giúp tâm hồn người ta giãi bày với Đấng mình tin thờ, gọi là cầu nguyện.
Chúa Giêsu diễn tả điểm hẹn rất cụ thể qua hai đối tượng lên đền thờ cầu nguyện, vừa có ý thức tỉnh bạn đừng lầm tưởng mình công chính, vừa khích lệ bạn đừng ngã lòng vì tội lỗi nặng hay nhẹ của mình. Người Tín hữu hàng ngày hàng tuần đến nhà thờ cầu nguyện đâu có gì lạ, nhưng chúng ta dâng lễ nguyện cầu thế nào, hẳn còn tùy vào tâm trạng vui buồn, công việc thuận lợi hay bất trắc ? Nếu đến cầu nguyện gặp Chúa với niềm tự hào vì ta được gọi là Kitô hữu thì không có gì đáng trách, nhưng tự mãn vì ngộ nhận mình là người công chính, đúng là bất thường.
Dụ ngôn cho thấy người biệt phái và người thu thuế đều có chung một điểm hẹn, đó là cầu nguyện, đặt mình trước Đấng toàn năng, dù là “đạo hình thức” hay “đạo tại tâm” đều sai hết. Lầm lạc của người biệt phái là biến cuộc gặp của ông thành buổi kể lể công trạng. Bất ổn của người thu thuế là chưa thể hiện được đức công bình yêu thương, thái độ của ông còn ẩn chứa nhiều ngờ vực, thương hại khác thương xót. Sống ở đời vẫn đầy những phức tạp, được duyên dáng xinh đẹp là mơ ước của người con gái, ấy vậy mà Cụ Nguyễn Du lại cho rằng hồng nhan bạc phận, hoặc chữ tài chữ mệnh, khéo là ghét nhau ! Đạo đức, tài giỏi, dễ kiêu căng ; thiếu đức, thiếu tài, dễ mặc cảm tự ti.
Điểm hẹn của mỗi chúng ta hiện đang ở đâu ? ở công danh sự nghiệp, ở bàn thờ gia đình hay bàn thờ giáo xứ ? Dù ở đâu hoàn cảnh nào, đích điểm của chúng ta là phải có Chúa, có tình yêu thương trong các tương quan nơi cuộc sống, nếu không tài năng đức độ của ta cũng vô ích mà thôi. Có phải chúng ta thường không mấy phấn khởi về tinh thần sống đạo của các biệt phái ? Chúng ta lại dễ có thiện cảm với người thu thuế, phải chăng theo gương sám hối, khiêm tốn đứng xa xa Chúa mà than thở đám ngực như người tội lỗi dễ hơn ? Chúa Giêsu không lên án tinh thần đạo đức của người biệt phái, có chăng thì Chúa lên án thái độ tự kiêu, tự mãn, tự cho mình có quyền xét nét anh em. Chúa Giêsu không bình luận hay nhận xét về nghề thu thuế, Ngài khen tinh thần khiêm tốn, thống hối, biết nhận ra mình tội lỗi, cần được thứ tha.
Nói theo lẽ tự nhiên, ai cũng có quyền kiếm tìm hạnh phúc, ai cũng được tự do tới điểm hẹn cầu nguyện, mọi người đều bình đẳng như nhau : hơn nhau tấm áo manh quần, thả ra bóc trần ai cũng như ai. Con người yếu đuối tội lỗi, con người khao khát tìm kiếm bình an, mơ ước được trọn vẹn tình yêu thương của Chúa, không có gì sai cả. Nếu ở đời, người thành công là người sở hữu được tiền của danh vọng, thì trong đời sống siêu nhiên, người thành công là người có niềm vui bình an, có tình Chúa, tình người trong các tương quan. Điểm hẹn cầu nguyện gặp gỡ Chúa chỉ có giá trị, khi người biệt phái, người thu thuế, và người tín hữu hôm nay, chúng ta cùng ý thức chu toàn bổn phận, sống giáo huấn yêu thương, để được Chúa dẫn dắt trở nên công chính.
Trong tương quan xã hội, chẳng mấy ai vui khi phải thở than câu thành ngữ : có tiếng mà không có miếng. Trong cầu nguyện, thiếu khiêm tốn, thiếu lòng thành, thì ăn chay giữ luật, đọc kinh thật nhiều cũng chỉ là lý thuyết, là môi mép chứ không phải là tạ ơn. Phủ Đổng Thiên Vương, cần phải có ngựa sắt, áo giáp, roi sắt để đi đánh giặc Ân. Anh em nhà Tây Sơn đầy mưu lược, nhưng họ phải nhờ đến chí khí anh hùng dân tộc, đồng tâm đồng lòng đánh đuổi quân nhà thanh, họ mới dành được thắng lợi. Người thu thuế không phải tự mình mà biết đấm ngực sám hối, ông ta phải có một quá trình nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa qua những anh chị em đạo đức sống chung quanh. Điểm hẹn của mỗi người tín hữu chúng ta là niềm vui, bình an trong tình yêu Chúa và tha nhân, xin cho tâm tình cầu nguyện gặp Chúa mỗi ngày, cũng sẽ là tâm tình sẻ chia giúp nhau cùng đạt tới hạnh phúc thật. Amen.
“Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống” là một giáo huấn rất quan trọng nên thường được Chúa Giê-su đề cập nhiều lần trong Tin mừng dưới nhiều hình thức (Lc 18,14. Lc 14, 7-11. Mt 23,12)
Lần nầy, để minh hoạ cho bài học của mình, Chúa Giê-su nêu lên hai nhân vật: Người biệt phái và TN 30-C157
Lần nầy, để minh hoạ cho bài học của mình, Chúa Giê-su nêu lên hai nhân vật: Người biệt phái và người thu thuế.
Người biệt phái rất tự phụ, vênh vang, phô trương công đức của mình. Ông tự cho mình thánh thiện, đạo đức và tự đặt mình lên trên những người khác: “Xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác, không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, không như tên thu thuế kia!”
Rồi ông phô trương thành tích đạo đức của mình: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.”
Quả là ông nầy có nhiều thành tích tốt lành ít ai bì kịp. Thế nhưng ông không nhận được ơn lành của Thiên Chúa vì ông ta như chiếc bình đầy tràn, đầy kiêu căng tự phụ, nên chẳng còn chỗ cho Chúa rót ân sủng vào.
Trong khi đó, người thu thuế vốn biết thân biết phận tội lỗi của mình nên chỉ đứng ở đằng xa, thậm chí không dám ngước mặt lên, chỉ biết đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
Anh nầy đến với Chúa như một chiếc bình trống rỗng, nghĩa là với lòng thống hối khiêm cung và khao khát được Chúa tuôn đổ ơn tha thứ… nên anh đã được Thiên Chúa rót đầy tình yêu thương và sự thứ tha.
Với dụ ngôn nầy, Chúa Giê-su ghi sâu bài học đáng nhớ nầy vào tâm khảm chúng ta: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 18,14)
Mẹ Maria cũng đã cảm nghiệm được bài học quý báu nầy và nhắc nhở chúng ta: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Ngài nâng cao những kẻ khiêm nhường.” Chúa làm như thế không phải vì Chúa thiên vị người nầy, chê bỏ kẻ kia, nhưng vì, cũng như người ta không thể rót thêm nước vào một ly đã đầy tràn, thì Thiên Chúa cũng không thể rót thêm ân sủng cho những tâm hồn đầy kiêu căng tự mãn.
Đầy thì đổ
Một hôm khi cùng với học trò vào thăm miếu của vua Hoàn Công, nước Lỗ, Đức Khổng Tử thấy có cái lọ đứng nghiêng. Ngài nói với môn sinh: Ta nghe nói vua Hoàn Công có một vật quý để răn dạy người đời. Đó là một chiếc lọ đặc biệt, khi để trống không thì nghiêng, khi đổ nước vào vừa phải thì đứng; nếu đổ đầy nước vào thì lọ đổ nhào. Không rõ vật ấy có phải là cái lọ nầy không?
Rồi ngài sai học trò đổ nước vào thử xem. Quả thật, mới đầu lọ đứng nghiêng, khi nước được rót vào được một nửa, thì chiếc lọ chuyển sang vị thế đứng thẳng; rồi cứ đổ tiếp cho đầy tới miệng thì lọ đổ nhào.
Người đông phương ngày xưa khôn khéo tạo nên chiếc lọ đặc biệt như thế để ghi khắc vào tâm khảm người đời bài học khiêm tốn, bài học trung dung, một cách ấn tượng.
Còn người phương tây cũng diễn tả nội dung đó qua một ngạn ngữ khá phổ thông: “virtus in medio – nhân đức nằm ở mực trung.” Người nhân đức là người biết sống trung dung, không bất cập mà cũng không thái quá.
Bởi vì bất cứ điều gì quá dư đầy phải sụp đổ.
“Mặt trời đứng bóng rồi phải xế, Mặt trăng tròn đầy rồi sẽ khuyết, Vật gì thịnh lắm rồi cũng phải suy.” (Thái Trạch)
Thế nên, Lão tử khuyên chúng ta:
“Thông minh duệ trí, thủ chi dĩ ngu, Dũng lực chấn thế, thủ chi dĩ khiếp.”
Bậc thông minh uyên bác thì nên giữ mình bằng khiêm nhường, nhận rằng mình còn nhiều điều chưa biết; bậc anh hào có sức mạnh chấn động thế giới hãy biết bảo trọng bằng cách sống như người nhát sợ…
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa dạy chúng con chớ dại dột nâng mình lên vì “hễ ai nâng mình lên sẽ phải bị hạ xuống” như trường hợp người biệt phái trong câu chuyện trên đây, cũng đừng tranh dành chỗ quan trọng (như trong dụ ngôn bữa tiệc) kẻo có ngày chủ nhà sẽ mời xuống chỗ cuối. (Luca 14, 7-11.)
Xin cho chúng con biết khiêm nhường như Chúa để được rót đầy ân sủng và yêu thương.
Qua dụ ngôn người chánh án và bà góa quấy rầy trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Chúa TN 30-C158
Qua dụ ngôn người chánh án và bà góa quấy rầy trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với thái độ chân thành và kiên trì. Qua dụ ngôn “Hai người lên đền thờ cầu nguyện” trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta một lần nữa về thái độ khiêm nhường và tâm tình thống hối khi cầu nguyện. Chính thái độ và tâm tình này sẽ quyết định kết quả của việc cầu nguyện, những việc lành phúc đức, cũng như việc thờ phượng mà chúng ta thường thực hành trong đời sống Ki-tô hữu, và giúp chúng ta trở nên công chính trước mặt Chúa.
Chúng ta nhận thấy qua lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu, chúng ta biết những điều tốt lành mà ông đã làm đều là sự thật và có thể nói là tấm gương sáng cho chúng ta. Nếu so sánh những hành động, sự hy sinh, việc làm đạo đức và tốt lành của ông với chúng ta, thì chúng ta phải thành thật thú nhận rằng chúng ta thua kém ông xa. Chúng ta cũng biết được tình trạng tội lỗi mà người thu thuế thú nhận trước mặt Chúa cũng đều là sự thật, và có thể đó cũng là tình trạng cuộc sống của chúng ta. Cho nên theo sự nhận xét và tiêu chuẩn của chúng ta, thì chúng ta có thể quả quyết rằng người Pha-ri-siêu mới là người công chính và tốt lành, còn người thu thuế đích thực là người tội lỗi. Nhưng câu kết luận của Chúa Giê-su làm chúng ta ngạc nhiên và có thể sững sờ: “Tôi nói cho các ông biết người này (tức là người thu thuế), khi trở về nhà thì được nên công chính; còn người kia (tức là người Pha-ri-siêu) thì không.”
Chúng ta nhận thấy sự phán đoán và dạy dỗ của Chúa Giê-su về sự công chính, sự làm đẹp lòng Chúa và yêu mến Chúa, hoàn toàn khác hẳn tiêu chuẩn phán đoán của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi căn cứ hay dựa vào lý do gì mà Chúa khẳng định như vậy. Và, thưa ông bà anh chị em, đó cũng chính là bài học mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay.
Trước hết, chúng ta biết Tin mừng thánh Luca có khoảng 40 dụ ngôn được chia thành 2 nhóm. Một nhóm có nguồn trong các sách Tin mừng của Mát-thêu và Mác-cô, và nhóm thứ hai thuộc nguồn riêng của Lu-ca. Dụ ngôn trong bài Tin mừng hôm nay thuộc nhóm thứ 2. Xét về ý nghĩa nội dung, dụ ngôn này giống như các dụ ngôn “Người con hoang đàng”, “Người Samari tốt lành”, “Ông nhà giầu và Ladarô”, và “Người phú hộ dại dột.” Chúng ta nhận thấy, các dụ ngôn trên đây đều nhằm đưa ra những thí dụ và câu truyện cụ thể về thái độ, và qua đó Chúa dạy chúng ta thái độ nào nên theo và thái độ nào nên tránh. Đương nhiên, nếu chúng ta chú ý, Chúa lấy thái độ của tâm hồn làm mẫu mực cho cách phán đoán của Người, mẫu mực đó là sự thống hối, lòng thành tâm và nhất là sự khiêm nhường.
Qua dụ ngôn, chúng ta nhìn thấy thái độ, cử chỉ, nghe được nội dung lời cầu nguyện, và biết được thái độ của người Pha-ri-sêu và của người thu thuế. Ðây là hai mẫu người tương phản nhau vào thời Chúa Giêsu. Pha-ri-sêu, còn được gọi là Biệt phái, là những người rất được dân chúng kính trọng vì đời sống đạo đức của họ. Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tuân giữ tỉ mỉ mọi khoản luật. Ngược lại, hạng người thu thuế thường bị mọi người khinh dể, vì thứ nhất, họ phục vụ làm việc cho ngoại bang đang cai trị đất nước, thứ hai vì phục vụ ngoại bang và giàu có, họ khi dể và áp bức dân chúng, và thứ ba, họ gian lận khi hành nghề bắt dân chúng đóng thuế cao và nhiều hơn để làm giàu mau chóng. Hai người đều lên đền thờ cầu nguyện, nhưng tâm tình và thái độ cầu nguyện của họ thật khác xa nhau. Người Pha-ri-sêu thì tự hào, tự kiêu về đời sống “chuẩn mực” của mình, và “cái tôi” to lớn của mình. Vì thế, chúng ta thấy ông tự đề cao chính mình, khi thường và xét đoán người khác. Chúng ta hãy nghe lại lời nguyện thầm của ông: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi.” Trong khi đó, chúng ta thấy người thu thuế khiêm nhường nhận ra con người yếu đuối và tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và với mọi người, không dám ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực và vừa ăn năn thống hối tội lỗi mình. Ông đã thốt lên lời thú tội từ cõi lòng sám hối chân thành với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.” Chúng ta thấy Chúa Giêsu ca ngợi thái độ khiêm nhường và lòng chân thành của người thu thuế, và đón nhận lời cầu nguyện của ông.
Ông bà anh chị em thân mến. Dụ ngôn này còn kêu gọi chúng ta thứ nhất sống khiêm nhường thực sự trước mặt Thiên Chúa và đừng xét đoán tha nhân, bởi vì chúng ta là những người tội lỗi và không hoàn hảo hơn ai. Và thứ hai, cảnh bảo chúng ta nếu chúng ta chỉ căn cứ vào những “việc làm hay công trạng” của mình, thì cũng giống với người Pha-ri-sêu kia, tự cho mình có nhiều công trạng chắc chắn được hưởng phần thưởng, được Chúa ban ơn lành. Chúng ta biết công trạng của chúng ta chẳng đáng là gì trước mặt Thiên Chúa, và không thể nào so sánh và cân xứng với những ơn lành vô cùng lớn lao mà Thiên Chúa đã, đang và sẽ ban cho chúng ta. Chúng ta xác tín Thiên Chúa yêu thương, nhân từ và quảng đại với tất cả mọi người chúng ta, và chúng ta tin, chắc chắn Ngài sẽ không bỏ qua bất cứ một nỗ lực nào của chúng ta mà không ban thưởng hay ơn lành xứng đáng. Tuy nhiên, ơn lành và phần thưởng mà mỗi người chúng ta nhận được không hoàn toàn tùy thuộc vào công trạng của mình, nhưng tùy thuộc vào lòng quảng đại đầy thương xót của Thiên Chúa.
Chúng ta sống đức tin và thực hành Lời Chúa vì chúng ta khao khát trở nên thánh thiện và muốn mật thiết với Chúa hơn, để chúng ta sống trong an bình và ơn sủng của Chúa. Nhưng chúng ta phải luôn ý thức rằng nên thánh và ơn sủng Chúa không phải là chuyện “tôi làm” mà là chuyện “để Thiên Chúa tự do làm nơi tôi.” Chúng ta biết sau khi được Thiên thần truyền tin, Ðức Maria đã khiêm nhường thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền” nghĩa là xin Thiên Chúa hãy thực hiện nơi tôi điều Ngài muốn. Ðó là hai tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria mà trong Tháng Mân Côi này chúng ta suy niệm. Xin Mẹ giúp chúng ta đến với Chúa Giê-su, Con Mẹ, trong Thánh lễ hôm nay với tâm tình thống hối, và với thái độ khiêm nhường như khi Mẹ tiếp nhận Lời Chúa, và xin cho Lời Chúa cũng tác động và biến đổi đời sống mỗi người chúng ta hôm nay.
Bạn có biết trên thế giới này, dân nào có tính kỳ thị nhất không? Dân Mỹ, dân Campuchia, dân Lào TN 30-C159
Bạn có biết trên thế giới này, dân nào có tính kỳ thị nhất không? Dân Mỹ, dân Campuchia, dân Lào, dân Trung Quốc hả? Tôi không nghĩ như vậy! Dân kỳ thị nhất đó là chính dân Việt nhà mình đấy! Bạn tin không? Người Việt kỳ thị ghê lắm! Tôi xin đơn cử ra đây một vài ví dụ để chứng minh:
• Tôi không thích mua nhà ở gần người Việt Nam, vì dân Việt Nam hay để ý đến đời tư của người khác, hay dòm ngó và hay…nhiều chuyện!
• Tôi hay dùng những ngôn từ mà trong đó hàm ẩn sự khinh dể, thiếu sự tôn trọng và thiếu tế nhị đối với những người khác miền, không cùng quê, nói ngọng, nói chữ L thành N và ngược lại! • Tôi không đi nhà thờ này, tôi bỏ giáo xứ nọ…là bởi vì ông cha sở mới về là người không cùng quê với tôi, nói giọng khó nghe, nói giọng nặng nề, nói giọng bắc kỳ đặc sệt…
• Tôi không muốn tham gia ca đoàn, Hội Các Bà Mẹ, LMTT…bởi vì trong đó có nhiều người bắc, hay nhiều người miền nam, hoặc nhiều người miền trung …
Bạn thân mến, thông điệp mà Chúa Giêsu gửi đến cho chúng ta ngày hôm nay qua Dụ Ngôn Người Pha-ri-sêu & Người Thu Thuế rất rõ ràng và ngắn gọn: “Không được kỳ thị!” Nếu bạn chưa bao giờ rơi vào một trong những hình thức kỳ thị như tôi vừa nêu trên, thì tôi xin chia vui và chúc mừng!
Còn nếu bạn, giống như tôi, đã từng có những lúc kỳ thị người khác qua lời nói, qua những hành vi, hoặc qua những cử chỉ, hay qua những cái nhìn...thì chúng mình hãy suy nghĩ lại, bởi vì những thái độ, suy nghĩ và hành vi cử chỉ mang tính kỳ thị người khác sẽ gây ra những tai hại rất lớn cho chính mình, cho gia đình mình và nhất là cho cuộc sống mai hậu của chúng ta.
• Khi tôi tỏ thái độ, hoặc có những suy nghĩ, hay tệ hơn nữa có những lời nói hàm ý kỳ thị người khác vì họ kém cỏi hơn tôi, dốt nát hơn tôi, nghèo hơn tôi, kém may mắn hơn tôi, xấu xí hơn tôi, hay tội lỗi yếu đuối hơn tôi…thì chính lúc đó tôi đã gây ra những sự bất an trong tâm hồn, gây nên sự bất hòa trong gia đình, trong cộng đoàn dòng tu, hoặc trong nơi tôi làm việc, và coi chừng những người bị tôi khinh chê, bị tôi coi thường sẽ lôi tôi ra tòa vì tội kỳ thị nữa không chừng! Lúc đó thì tiền mất tật mang, ở tù như chơi chứ không phải là chuyện đùa!
• Khi tôi coi thường và khinh rẻ người khác, giống như người Pha-ri-sêu khinh bỉ người thu thuế: “Lạy Thiên Chúa … con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia …” thì lúc đó tôi tự động trở thành kẻ đối nghịch với Thiên Chúa, nếu không muốn nói tôi trở thành kẻ thù của Ngài. Trở thành kẻ thù của Thiên Chúa là kể như Amen, kể như tiêu tùng rồi, bởi vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo … Ngài giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Gc 4:6, Lc 1:51). Mà đã là kẻ thù của Thiên Chúa rồi thì làm sao mà ở gần Ngài được? Mà nếu không được ở gần bên Chúa thì làm sao mà lãnh nhận được những ân huệ, những phúc lành, sự hạnh phúc viên mãn và sự sống đời đời của Chúa được nữa? Bạn đồng ý không?
Bạn thân mến, người ta thường nói núi này cao, còn có núi kia cao hơn - không ai giàu ba họ mà cũng chẳng ai khó ba đời - sông có khúc, con người cũng có lúc… Chẳng có cái gì tồn tại lâu dài trong cuộc đời của mình cả, nay khôn mai dại, nay đẹp mai xấu, nay giỏi mai dở, nay giàu mai nghèo, cuộc đời lên voi xuống chó là chuyện thường tình, nó đã và đang xảy ra mỗi ngày. Như vậy bạn và tôi đừng nên kỳ thị, kiêu căng, vênh váo, và lên mặt khinh chê người khác.
Chỉ khi nào bạn và tôi sống hoà thuận, vui vẻ, tôn trọng tất cả mọi người từ lời ăn tiếng nói, từ những suy nghĩ và hành động … thì lúc đó chúng mình mới có thể sống trong bình an, vui vẻ, hạnh phúc và đẹp lòng Chúa được. Đừng bao giờ khinh khi hay kỳ thị người khác bởi vì Chúa Giê-su đã phán: “Mỗi lần các ngươi [khinh khi, hay kỳ thị] một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã [khinh dể, và kỳ thị] chính Ta vậy (Mt 25:40). Khinh khi và kỳ thị Chúa là tội nặng lắm đấy! Chớ có dại!
Cầu chúc bạn và gia đình một tuần lễ mới bình an, mạnh khỏe, và luôn sống trong ơn nghĩa của Chúa.
Dụ ngôn tuần trước về bà góa và quan tòa mời gọi chúng ta kiên tâm trong thử thách, cầu nguyện TN 30-C160
Dụ ngôn tuần trước về bà góa và quan tòa mời gọi chúng ta kiên tâm trong thử thách, cầu nguyện không nản lòng. Trong câu chuyện bà góa, thánh Luca cho thấy cầu nguyện không phải là chuyện xin thì được ngay lập tức, không phải là xin Chúa thỏa mãn một cách nhanh chóng một danh sách các nhu cầu của chúng ta. Cần phải cầu nguyện kiên tâm bền bỉ với lòng tin tưởng: “Khi Con Người ngự đến, liệu Ngài còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18: 8). Dụ ngôn hôm nay cho thấy một thái độ cơ bản khác khi cầu nguyện.
Từ quan tòa gian ác đến kẻ công chính giả dối
Câu giới thiệu của dụ ngôn hôm nay cho phép thánh Luca chỉ ra một trong những điểm mà dụ ngôn về bà góa và quan tòa có lẽ chưa nói hết. “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế” (Lc 18: 9-10). Khi chúng ta cầu nguyện vớiThiên Chúa, Ngài khác hẳn với ông quan tòa gian ác: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài sao? Lẽ nào Ngài bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Ngài sẽ mau chóng minh xét cho họ” (Lc 18: 6-8). Nhưng hôm nay: “Chúa Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác” (Lc 18: 9).
Hai nhân vật đang ở trong Đền thờ, nơi hiện diện linh thiêng của Thiên Chúa, xa khỏi cái nhìn của người trần thế. Cầu nguyện trong Đền thờ là cơ hội để nhận biết cõi lòng của con người, không theo chuẩn mực người đời, nhưng theo ánh nhìn của Thiên Chúa. Thánh Luca lấy việc cầu nguyện này như cơ sở để suy ngẫm về sự phán xét và sự công chính dưới con mắt của Thiên Chúa. Công chính dưới mắt của Thiên Chúa có nghĩa gì?
Để có sự công chính.
Trong Sách thánh Do thái giáo, công chính liên quan đến cách hành xử công bằng, ngay thẳng, không gian dối: “Các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử, cũng như khi đo đạc hay cân đong. Các ngươi phải có cán cân đúng, quả cân đúng, đúng thùng, đúng lít” (Lv 19: 35-36) hoặc: “Kính sợ Thiên Chúa là gớm ghét điều dữ. Thói kiêu căng ngạo mạn, và lối sống bất lương cũng như những lời gian manh, tráo trở, đó là những điều ta chê ghét” (Cn 8,13). Người công chính là người biết kiềm chế bản thân và hành xử theo lẽ phải, lẽ công minh, chính trực: “Người nào ăn ở công chính, thi hành điều công minh chính trực, không dự tiệc trên núi, không ngước mắt nhìn các ngẫu tượng của nhà Israel… không bóc lột ai, trả của cầm cho người cầm của, không cướp của ai, cho kẻ đói bánh ăn, lấy áo che thân kẻ mình trần, không cho vay ăn lời, không lấy lãi quá nặng, không nhúng tay vào chuyện bất công, xét xử công minh giữa người với người, sống theo những quy tắc của Ta và tuân giữ các quyết định của Ta mà thể hiện lòng trung tín của mình, người ấy mới là người công chính” (Ed 18,5-9). Trong nhãn quan Kinh Thánh, công chính vừa là ân huệ của Thiên Chúa vừa là bổn phận của người lãnh nhận. Người nào điều chỉnh bản thân mình để sống luôn trung thành với các điều răn của Ngài thì đó là người công chính. Vì vậy, chúng ta nhớ đến Nôê là một người công chính, hoàn hảo: “Ông Nôê là người công chính, hoàn hảo giữa những người cùng thời với ông, và ông đi trong đường lối của Thiên Chúa” (Kn 6,9) và “Ông Nôê được xem là người công chính vẹn toàn; trong thời thịnh nộ, ông đã trở thành một chồi non: Nhờ có ông, mặt đất còn lại một số sót, khi hồng thuỷ xảy ra” (Hc 44,17) hay ông Ábraham là người đã tin vào Chúa và Chúa coi ông là người công chính: “Ông tin Thiên Chúa, và vì thế, Thiên Chúa kể ông là người công chính” (Kn 15,6). Trở nên công chính là được đảm bảo sự cứu rỗi, giống như được cứu thoát khỏi cơn đại hồng thủy, và nhận được phúc lành thiêng liêng cho bản thân và gia đình mình.
Không giống những người khác.
Người Pharisêu là người tỉ mỉ tuân giữ các lề luật và điều răn của Thiên Chúa. Ông có thể hài lòng với những việc làm của mình. Ông ta đứng giơ hai tay lên trời mà cầu nguyện: “Người biệt phái đứng sững mà cầu nguyện” (Lc 18: 11), theo lời Thánh vịnh: “Hãy giơ tay hướng về cung thánh mà dâng lên lời chúc tụng Ngài” (Tv 134:2). Ông ta cảm tạ Chúa vì đã trung thành thực thi Lề luật, và ông nêu ra một danh sách những việc tốt được làm: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18:12). Theo lý mà nói, thì người Pharisêu đã cố gắng sống trung thành với các điều răn dạy của luật Môsê. Hẳn ông nghĩ rằng điều đó cho phép ông thấy bản thân mình đã sống phù hợp với Thiên Chúa, và tránh xa được tội lỗi. Ông ta đã làm tốt và đáng được sự ưu ái và phúc lành của Thiên Chúa chứ không phải hứng chịu điều ác và tội lỗi. và ông ta cho rằng mình đáng được gọi là công chính. Nhưng thực tế ông ta chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ gì đến Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ còn là cái cớ để ông ta kể lể khoe khoang “công đức” của riêng mình. Thậm chí ông ta còn nâng mình lên trên người khác: “Con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia” (Lc 18:11).
Lời cầu nguyện của người thu thuế.
Ngược lại với người Pharisêu, người thu thuế, dù cũng là người Do Thái, nhưng lại phục vụ quyền lực của đế quốc Rôma đang cai trị dân tộc mình. Anh ta không chỉ lấy tiền của những người đồng đạo nộp cho Rôma, mà còn lấy cho riêng mình nhiều hơn những gì suất thuế quy định, tùy theo nhu cầu hoặc mong muốn riêng của anh ta. Những người thu thuế không được người Do thái giáo của cả hai miền Giuđê và Galilê coi là đồng bào, thậm chí họ bị coi là người ngoại giáo, kẻ phản quốc, quân tội lỗi: “Những kinh sư thuộc nhóm Pharisêu thấy Chúa Giêsu ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Ngài: "Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!” (Mc 2: 16) Sự gần gũi của họ với thế giới ngoại giáo khiến họ trở thành những người phải tránh xa đối với người công chính.
Người thu thuế tội lỗi này ý thức thân phận xã hội của mình, và vì thế anh ấy chọn một chỗ đứng xa xa: “Còn người thu thuế thì đứng đằng xa” (Lc 18:13). Làm sao anh ấy dám đứng giơ hai tay lên trời như bất cứ người cầu nguyện tốt lành nào; anh chỉ cúi mặt xuống với thái độ ăn năn: “thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời” (Lc 18: 13). Nhưng điều căn bản còn thiếu trong lời cầu nguyện của người Pharisêu, người thu thuế đã làm trọn vẹn: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18:13). Một lời cầu nguyện ngắn gọn, cô đọng. đầy chân thật. Một lời thú nhận, một cái nhìn đúng thật về bản thân, về những gì nặng nề nhất và khó thú nhận nhất. Thú nhận mình là tội nhân, anh ấy biết rằng mình chỉ có thể trông cậy vào Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu được anh ấy. Trong khi người Pharisêu xác định sự cứu rỗi của mình bằng những việc làm tốt lành của mình thì người thu thuế khiêm tốn nhìn nhận ơn cứu độ của mình là ở nơi hành động nhân từ của Thiên Chúa. Ở đây, người thu thuế, có lẽ giàu có tiền của vật chất, bộc lộ sự nghèo nàn về con người và tâm hồn của mình. Đối diện với Thiên Chúa, anh biết mình là một tội nhân, nhưng hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ có cái nhìn nhân từ đối với anh. Đó là tất cả niềm tin của anh.
Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống.
Theo quan niệm phổ biến của những người Do thái giáo thời Chúa Giêsu, người công chính đối nghịch với tội nhân, vì người công chính là người đi theo đường lối Chúa và sống theo ý muốn và lề luật của Ngài: “Người nào ăn ở công chính, thi hành điều công minh chính trực” (Êdêkiel 18,5). Dụ ngôn của Chúa Giêsu, cụ thể đối với Luca, một lần nữa đảo ngược quan điểm. Bởi vì, theo những người Pharisêu, lòng trung thành với Lề luật bảo đảm họ là người công chính, không giống như người thu thuế tội lỗi này. Giờ đây, một trong những người thu thuế tội lỗi này lại được tuyên bố là công chính chỉ vì lời cầu nguyện khiêm hạ của anh ta. Ngược lại, ở đây người Pharisêu đã cố gắng hết sức để vâng theo ý Chúa, kể cả trong việc bố thí và bác ái, lại không nhận được danh hiệu công chính này.
Đây là điều không thể hiểu được và thậm chí quá quắt. Làm nhiều việc “đạo đức tốt lành” đến thế để được gì, nếu một tên thu thuế tội lỗi, chẳng làm gì ngoài một lời cầu nguyện lại có thể làm cho hắn nên công chính?
Những việc làm của người Pharisêu thúc đẩy sự kiêu ngạo của ông ta nhiều hơn là thúc đẩy ông ta đến với đức tin vào Thiên Chúa và lòng thương xót đối với người tội lỗi đang bên cạnh. Sự tự hãnh của ông ta thậm chí đã trở thành một thứ khinh miệt, như một bức tường ngăn chặn không để bất cứ điều gì hướng về người khác lọt qua được. Một tâm thế xem mình là trung tâm, ngoài cái tôi của ông ta ra không còn ai khác là quan trọng, kể cả Thiên Chúa! Trong khi đó, người thu thuế trong dụ ngôn chỉ biết trông cậy vào một mình Thiên Chúa, Đấng thấu hiểu tình trạng nghèo hèn của mình và mong muốn có được ân huệ của Ngài. Vậy, việc đạt tới sự công chính không còn được đo lường bằng những công trình được coi là tốt lành, nhưng chỉ bằng sự chân thành khiêm tốn trong một việc duy nhất: tin vào ân sủng nơi Thiên Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Ngài.
Trong dụ ngôn bà góa, thánh Luca cho thấy cầu nguyện không phải là đòi hỏi Thiên Chúa thỏa mãn nhanh chóng những yêu cầu của mình, nhưng cầu nguyện là một tiếng kêu bền bỉ của đức tin lên Thiên Chúa. Cầu nguyện thực chất là một thái độ sống tin tưởng, phó thác và yêu mến liên lỉ đối với Thiên Chúa trong từng giây phút của cuộc sống. Còn dụ ngôn hôm nay cho thấy tầm quan trọng của lời cầu nguyện như là một cách thế để nhận ra sự thật về bản thân “đáng tội” của mình theo cái nhìn của Thiên Chúa và nhờ đó biết khiêm hạ cậy nhờ vào lòng thương xót của Ngài và đi vào tương quan gặp gỡ cảm thương với người khác. Chỉ khi đó người ta mới có thể làm theo lời khuyên của thánh Phaolô: “Hãy cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giận hờn, không xung khắc” (1 Tm 2:8). mục lục
Tuần trước, qua dụ ngôn đầy tính hài ước với hai nhân vật mang tính biểu tượng : một bên là TN 30-C161
Tuần trước, qua dụ ngôn đầy tính hài ước với hai nhân vật mang tính biểu tượng : một bên là vị thẩm phán bất công, đại diện kẻ áp bức, bên kia là bà góa đi kiện, điển hình của kẻ bị áp bức. Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng ngã lòng và xác tín rằng, Thiên Chúa hằng nhận lời chúng ta (x. Lc 18,1-8).
Chúa nhật tuần này, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn khác cũng gồm hai nhân vật : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi lên Đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,9-14). Và Người khuyên chúng ta khiêm tốn cầu xin thì sẽ được Chúa nhận lời.
Lời người khiêm nhường vang lên tới Chúa
Nếu chúng ta đọc và nghe lại những lời Chúa trong sách Huấn Ca viết: “Chúa là quan án, Người không xem sao vinh quang loài người. Chúa không vì nể kẻ nghịch với người nghèo khó, và Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu. Người không khinh rẻ kẻ mồ côi khẩn nguyện, cũng không khinh rẻ người goá bụa, khi nó bày tỏ lời than van.
Nỗi hồn đắng cay, của lễ được nhận, và tiếng kêu oan kíp thấu tầng mây. Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây: nó sẽ không yên lòng cho đến khi lời nguyện nó đến nơi, và nó chẳng rút lui cho đến khi Đấng Tối Cao đoái nhìn. Chúa sẽ không trì hoãn, Người sẽ xét đoán những người công chính và sẽ ra lời phán quyết” (Hc 35,15b-17. 20-22a (Hl 12-14.16-18).
Ðoạn sách trên nói đến kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa, là những thành phần cô thân cô thế trong xã hội. Tác giả dùng nhiều hình thức của nhiều câu văn lặp đi nhắc lại chỉ một ý tưởng: Thiên Chúa nghe lời người khó nghèo kêu xin. Ðó là của lễ được nhận...
Người nghèo bao gồm cả con cái Israel thời bấy giờ. Họ phải phiêu bạt đi nhiều nơi, bị dân ngoại chèn ép không nhận được pháp luật bảo vệ trong việc thờ phượng và giữ luật của cha ông. Nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với giao ước; vẫn thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ; và khẩn cầu Danh Ngài. Ðó mới thật là kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa. Lòng đạo đức của họ nhất định đẹp lòng Chúa và chắc chắn Người sẽ thi hành công lý cho họ khi Ðấng chí công xét xử.
Người thu thuế ra về khỏi tội
Dụ ngôn được Chúa Giêsu kể trong Tin Mừng hôm nay gồm hai nhân vật đại diện cho con người chúng ta: một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi, tay sai cho bọn đế quốc, vơ vét tiền bạc trên lưng của đồng bào (x. Lc 18,9-14).
Hôm nay, Ðức Giêsu nói dụ ngôn này với với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác để dạy họ cần phải học cho thuộc bài học khiêm nhường, đồng thời phủ nhận một lối sống đạo tự cao tự đại, một sự công chính sai lầm và đề ra tinh thần đạo đức thánh thiện thật.
Người Pharisêu
Người Pharisêu đại diện cho người bảo thủ cảm thấy mình phù hợp với Thiên Chúa và tha nhân, khinh thường kẻ khác. Người thu thuế là kẻ đã phạm lầm lỗi, nhưng anh nhìn nhận lỗi lầm đó và khiêm tốn xin Chúa tha thứ. Anh nghĩ, mình không thể cứu được mình nên cậy nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Câu cuối cùng của dụ ngôn minh chứng: Người này, khi trở về nhà, thì được nên công chính, nghĩa là, được tha và hoà giải với Chúa; người Pharisêu trở về nhà trong tình trạng y như hồi ra đi vẫn giữ cảm giác về sự công chính của mình, đương nhiên mất sự công chính của Chúa (x. Lc 18,14).
Trong thực tế, người Pharisiêu đã đặt ra cho mình chỉ tiêu công chính. Ông không như người khác: ăn chay, nộp thuế… Ông tự xây dựng hình ảnh người công chính cho mình mà quên mất điều quan trọng nhất của lề Luật là tình yêu tha nhân.
Tệ hơn nữa là thái độ của ông. Ông "tạ ơn Thiên Chúa"; nhưng không được, ông thích liệt kê những kẻ tội lỗi. Trong lời cầu nguyện, ông không cần đến Thiên Chúa. Như thế, ông không công chính với chính mình. Một người hài lòng với chính mình, làm sao có thể giao tiếp được với Thiên Chúa?
Người thu thuế
Người thu thuế biết mình không có gì để khoe, và cũng chẳng có ai thấp kém hơn mình để đạp. Anh chỉ biết mình được xếp loại ngang hàng với gái điếm, nên đứng xa xa, không dám ngước lên trời, đấm ngực và nói lên điều mà lòng anh đang khao khát: "Lạy Chúa, xin thương con là kẻ có tội" (Lc 18,13). Anh khao khát tình thương nên anh được Chúa đoái thương nhận lời anh cầu xin. Một kẻ tội lỗi như anh, có thể chứa đựng lòng thương xót, bởi vì không giống như người pharisiêu đóng cửa lòng mình và thỏa mãn với sự đầy đủ của mình, anh mở rộng tâm hồn, sẵn sàng đón lấy ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Bài học từ hai người trên
Một kết luận thực tế: Rất ít người vừa Pharisêu vừa là người thu thuế, tức là, công chính trong mọi sự hay là tội lỗi trong mọi sự. Phần đông chúng ta có một chút ít cả hai trong cuộc sống. Lúc tồi tệ nhất chúng ta ứng xử như quan thu thuế trong cuộc sống, kinh doanh vô đạo đức, và lúc khác chúng ta như người Pharisiêu trong đền thờ, được cho là hợp lý bởi hành vi tôn giáo của chúng ta. Điều tệ nhất có lẽ là hành động như người thu thuế trong đời sống thường ngày và như người Pharisêu trong nhà thờ. Những người thu thuế là những kẻ tội lỗi, không có áy náy lương tâm, coi tiền bạc và nghề nghiệp trên hết mọi sự. Những người Pharisêu, ngược lại, là rất khắc khe và chăm chú đến lề luật trong sự sống hằng ngày của mình.
Chúng ta hãy cầu xin cho chính chúng ta được hưởng lòng thương xót Chúa. Amen.
Kẻ Tự Kiêu Hợm Mình Khoác Lác. Người Khiêm Hạ Đấm Ngực Ăn Năn. Ca dao Việt Nam nói TN 30-C162
Kẻ Tự Kiêu Hợm Mình Khoác Lác
Người Khiêm Hạ Đấm Ngực Ăn Năn.
Ca dao Việt Nam nói: “Người trồng cây Hạnh người chơi – Ta trồng cây Đức để đời về sau.” Cách ví von thật thâm thúy, đồng thời liên quan cả đời sống thể lý và tinh thần, đời này và đời sau.
Sống không chỉ là ăn uống và hít thở. Đó là sống phần thể lý, nếu vậy thì chỉ là “sống thụ động.” Có một số người vì bệnh tật mà họ sống thực vật. Họ vẫn sống, nhưng không thể làm gì được. Vì thế, Chúa Giêsu xác định: “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì.” (Ga 6:63)
Ý thức càng cao, cuộc sống càng có ý nghĩa. Cuộc đời có thể bình thường nhưng không thể sống tầm thường. Người Việt nói cụ thể: “Thùng rỗng kêu to.” Thùng càng rỗng càng kêu to. Thùng có chứa gì đó thì gõ không thể kêu vang. Người ta cũng thế, càng dốt càng chảnh, càng chảnh càng tự ái, càng tự ái càng “nổ” to. Người ta khoe khoang vì muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình, không muốn người khác biết “thùng mình rỗng.” Nhưng càng “nổ” mạnh thì càng văng miểng nhiều, làm cho người khác “sợ” dính miểng nên phải xa lánh.
Khiêm nhường là nhân đức cần thiết nhưng lại khó thể hiện, vì “cái tôi” nhỏ bé nhưng cồng kềnh, khó đè nó xuống. Trình thuật Lc 18:9-14 nói về dụ ngôn “Người Pharisêu và Người Thu Thuế” – một người kiêu ngạo, một người khiêm nhường. Hai thái cực đối lập, hai động thái trái ngược.
Nhóm Pharisêu là nhóm “đặc cách” – được tách khỏi dân thường và có nhiệm vụ riêng biệt, nên gọi là Biệt Phái. Vì được coi trọng nên họ kiêu hãnh, ngạo mạn, ỷ lại, luôn ra vẻ ta đây. Nhưng đó chỉ là động thái giả hình, thích bề ngoài, trọng hình thức, khoái nghi thức, nhưng bên trong hoàn toàn rỗng tuếch. Chúa Giêsu đã từng gọi họ là “mồ mả tô vôi,” (x. Mt 23:27) bên ngoài sơn son thếp vàng nhưng bên trong đầy giòi bọ hôi thối.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn này nhắm vào những kẻ tự nhận mình công chính mà khinh chê người khác. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người thuộc nhóm Pharisêu và một người làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng thẳng và cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” Còn người thu thuế đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
Theo mặc định của xã hội Do Thái, người Biệt Phái là người công chính, người thu thuế là người tội lỗi – vì họ làm việc cho ngoại bang mà đàn áp dân lành, và có thể lóm lém tiền bạc. Rõ ràng có những động thái đối lập: ngẩng đầu – cúi đầu, dang tay – khép tay, chê người – thú nhận, tự mãn – khiêm nhường. Chúa Giêsu xác định: người thu thuế khi trở xuống mà về nhà thì đã được nên công chính, người Biệt Phái thì không. Xã hội không thiếu những kẻ có “máu” Pharisêu, bất kể nơi nào, cả ngoài đời và trong đạo. Chúa Giêsu kết luận: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Ý thức là vấn đề quan trọng. Nhưng phải nhận thức đúng đắn thì mới ý thức tốt đẹp. Đại nhân Khổng Tử xác định: “Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo không đủ tài mà nhận lãnh chức vị mà thôi.” Đó là cách nhận thức giản dị mà thâm thúy, khả dĩ giúp người ta sống thanh thản, không ảo tưởng, dù là ai và ở cương vị nào. Hãy cứ bình thường khi gặp người khác, dù người đó là ai. Không vồn vã, cũng không bất cần. Người như vậy có thể sẽ bị coi là lạnh lùng, dửng dưng, khinh người,… nhưng không phải vậy.
Bắt chước là hèn nhát, nịnh bợ là nhục nhã. Hãy cứ là chính mình. Không sợ hãi trước kẻ quyền thế, không hống hách với người yếu thế, không luồn cúi hoặc nịnh bợ người khác để có lợi cho mình, đó chính là phong cách của quân tử. Cái kiểu “cáo mượn oai hổ” là dạng đê tiện, hèn hạ. Đó là “phong cách” của kẻ tiểu nhân.
Ý thức sống là biết mình và biết người. Đó là điều cần thiết trong cuộc sống. Nhưng cao cấp nhất là nhận thức tâm linh – nhận biết Thiên Chúa là ai và nhận biết mình là gì. Thánh Augustinô phân tích: “Nhận biết Thiên Chúa làm cho con người nhận biết mình; cũng vậy, nhận biết mình cũng khiến cho người ta nhận biết Thiên Chúa.” Thật tuyệt vời!
Rất đáng suy nghĩ về nhận thức của George Washington (1732-1799), vị tổng thống tiên khởi của Hoa Kỳ: “Một khi bị cướp đi quyền tự do ngôn luận, chúng ta trở nên câm lặng và ngu xuẩn như những con cừu bị dẫn đến lò sát sinh. Sự thật sẽ luôn chiến thắng ở bất kỳ nơi đâu có nỗ lực để đưa nó ra ánh sáng.” Nhận thức và ý thức về chân lý như vậy rất phù hợp với Chúa Giêsu, vì Ngài đã xác định: “Sự thật sẽ giải thoát quý vị.” (Ga 8:32)
Nhận thức là quá trình bao gồm sự nhận biết (mức độ thấp) và sự hiểu biết (mức độ cao). Có nhận thức đúng đắn thì mới khả dĩ ý thức. Có nhiều thứ cần nhận biết, nhưng khó nhất vẫn là nhận biết chính mình. Muốn nhận biết chính mình thì phải can đảm đối diện với chính mình, nhờ đó có thể nhận biết về bản thân, trong đó có nhiều thứ: sức mạnh, sức khỏe, điểm yếu (nhược điểm, sở đoản), điểm mạnh (yếu điểm, sở trường), tài năng, kiến thức, quan điểm, niềm tin, ước vọng, cảm xúc, bản năng, thói quen, tâm lý,...
Allan Rufus có cách ví von về cuộc đời khá thú vị: “Cuộc đời như ổ bánh mì kẹp. Sinh ra là một lát bánh, và chết đi là lát bánh còn lại. Điều bạn kẹp vào giữa là tùy bạn. Ổ bánh mì của bạn thơm ngon hay chua cay?” Đừng tự lừa dối, kẻ lừa bịp đáng sợ nhất là chính mình. Và rồi chính Albert Einstein cũng đã từng thắc mắc: “Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi cảm thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên?” Cuộc đời luôn là một ẩn số, không có cách lý giải chuẩn xác. Nội tại luôn quan trọng hơn ngoại tại, đúng như Agatha Christie nhận xét: “Chính điều bên trong con người của bạn làm cho bạn hạnh phúc hay bất hạnh.”
Cách nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” thật chí lý. Từ ánh mắt của ai đó, người khác có thể nhận thấy họ có sức mạnh, uy tín, đáng tin hay khả nghi,… Người ta sợ nhau từ ánh mắt. Thật vậy, khi hai người nhìn nhau, ai yếu bóng vía sẽ tự cảm thấy mình “lép vế” ngay. Dám nhìn thẳng vấn đề là một thế mạnh của người quân tử.
Đời là bể khổ. Cái khổ có liên quan nước mắt. Nước mắt của nhà giàu và nhà nghèo giống nhau về vị mặn, nhưng khác nhau xa về tính chất và nguyên nhân. Kinh Thánh đặt vấn đề: “Nước mắt quả phụ lại không giàn giụa trên gò má, và tiếng bà kêu lại chẳng cáo tội kẻ làm bà phải khóc sao? Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người sẽ được Người chấp nhận, lời họ kêu xin sẽ vọng tới các tầng mây. Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng.” (Hc 35:15b-17)
Xã hội thời nào cũng phức tạp. Trước mặt người đời, người nghèo là cái gai cần phải đập gãy, nhưng với Thiên Chúa thì không như vậy. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, không thể làm ngơ trước lời van xin tha thiết của những con người hèn mọn, khốn khổ. Điều gì chưa xảy ra, ngay cả công lý, là vì Thiên Chúa chưa cho phép xảy ra, chưa đến lúc theo sự quan phòng và tiền định của Ngài.
Người ta sẽ thanh thản nếu tin tưởng, an tâm để Ngài dẫn dắt. Loài người chẳng đáng gì mà phải sợ, chỉ sợ Thiên Chúa mà thôi. Chắc chắn điều gì đến sẽ phải đến: “Sẽ đến lúc Người đập gãy lưng bọn tàn ác, và báo oán chư dân. Sẽ đến lúc Người tiễu trừ lũ ngạo ngược, đập tan vương trượng bọn ác nhân. Sẽ đến lúc Người trả cho ai nấy theo việc họ làm, và xét xử hành động của người ta theo ý hướng của họ.” (Hc 35:20-22a) Tất cả đều đúng thời, đúng lúc, không gì có thể xảy ra ngoài Thánh Ý Chúa, bởi vì tóc trên đầu mà Ngài còn đếm cả kia mà!
Quả thật, Thánh Phaolô tha thiết nhắn nhủ: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu.” (Pl 4:6-7) Thánh Vịnh gia cũng chân thành bày tỏ: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi. Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.” (Tv 34:2-3) Dù vui – buồn, sướng – khổ, cứ tâm sự với Chúa, cứ phó thác cho Ngài và để Ngài hành động.
Phàm nhân vốn dĩ xấu xa, đầy tội lỗi và nhiều sai lầm, thế mà không cha mẹ nào nỡ lòng muốn điều xấu cho con cái, những đôi lứa yêu nhau cũng luôn muốn điều tốt cho nhau, thậm chí cọp dữ còn chưa nỡ ăn thịt con kia mà. Chắc chắn Thiên Chúa còn hơn như vậy: “Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu. Họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.” (Tv 34:17-18)
Và còn hơn thế nữa, Thánh Vịnh gia dẫn chứng cụ thể: “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề.” (Tv 34:19) Đúng vậy, ngôn sứ Isaia nói rõ ràng và chi tiết hơn: “Cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gẫy; tim đèn leo lét, Ngài chẳng nỡ tắt đi.” (Is 42:3)
Văn hào Victor Hugo (1802-11885, Pháp) nói: “Ai khổ vì yêu, hãy yêu hơn nữa; ai chết vì yêu là sống trong tình yêu.” Thật chí lý! Nhưng chúng ta không hiểu thấu lòng thương xót của Thiên Chúa. Tình yêu tuyệt đối của Ngài viên mãn tới mức đôi khi chúng ta nghi ngờ, không dám tin. Tình yêu ấy điên rồ. Vâng, Ngài yêu như điên!
Thế nhưng nhờ “khối tình điên” ấy mà chúng ta mới hiện hữu và sống tới hôm nay. Nhận thức như vậy để có thể hoàn toàn tín thác vào Ngài: “Chúa cứu mạng các người tôi tớ, ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ.” (Tv 34:23) Và ý thức hơn để sống vì Ngài và sống cho tha nhân.
Thánh Phaolô nhắn nhủ Timôthê: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.” (2 Tm 4:6-8) Dù là một “tân tòng,” nhưng ông Phaolô đã nhận thức sâu sắc về ơn gọi của mình, đồng thời biết mình sống thế nào nên ông tin tưởng mình sẽ được cứu độ. Ước gì mỗi chúng ta cũng biết Chúa và biết mình như vậy để sống tốt hơn!
Cụ thể và rạch ròi, Thánh Phaolô dẫn chứng: “Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ. Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng. Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (2 Tm 4:16-18)
Thánh Phaolô được đặc ân nhưng không tự mãn, chấp nhận sự vô cảm của người khác, đặc biệt là ngài noi gương Thầy Giêsu xin Thiên Chúa tha thứ cho những người đã đối xử tệ với mình. Cao thượng như vậy là nhờ ý thức rõ ràng về Thiên Chúa và về chính mình. Nhận biết để nhận thức, nhận thức để ý thức. Đó là quá trình cần thiết nhưng không hề đơn giản, cần nhờ ơn Chúa và không ngừng nỗ lực.
Lạy Thiên Chúa, xin soi sáng cho con nhận biết Ngài trong mọi đường đi nước bước, xin Ngài san bằng đường nẻo con đi. (Cn 3:6) Xin giúp con nhận biết con để không ảo tưởng, không tìm hư danh, nhờ đó con nhận biết Ngài là Thiên Chúa đích thực. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
Đức Giê-su trong bài Tin Mừng tuần trước đã khuyên chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện. Cầu nguyện TN 30-C163
Đức Giê-su trong bài Tin Mừng tuần trước đã khuyên chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện. Cầu nguyện liên lỷ. Cầu nguyện không ngừng. Bởi vì, không cầu nguyện con người sẽ mất chỗ dựa, mất đi nguồn sống.
Tiếp tục xoay quanh chủ đề cầu nguyện, bài Tin Mừng hôm nay mô tả việc hai người lên đền thờ cầu nguyện: Một ông Pha-ri-sêu, tự nhận mình là người công chính. Còn ông bên kia là tay thu thuế, cường hào ác bá, bóc lộc dân chúng bằng nghể thâu thuế; và bị coi là phường tội lỗi!
Người Pha-ri-sêu được mô tả thật sống động. Ông đứng thẳng người bộc lộ dáng vẻ tự tin, thì thầm với Thiên Chúa. Chúng ta phải thú nhận rằng những việc ông làm, nào là không trộm cắp, không có hành vi bất chính, không ngoại tình, còn tuân thủ việc đóng thuế thập phân cho đền thờ là những việc tốt và rất đáng khích lệ và ông ta đã hành động theo đúng luật Chúa. Ông ta làm được nhiều việc hơn chúng ta. Thật cảm phục cho các tín hữu dám công khai nói như người Pha-ri-sêu hôm nay.
Ông đã tạ ơn Chúa; nhưng cách ông tạ ơn dường như để khoe khoang chứ không để tỏ bầy cử chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Sau đó, đã sai ông lại tiếp tục sai khi vịn vào thành tích rồi hợm mình để chê bai người khác. Ông làm như đã trở thành con người hoàn hảo bởi các việc ông làm.
Chúng ta tưởng rằng chỉ mấy ông Pha-ri-sêu thời Đức Giê-su mới hành xử như thế. Thật ra trong mọi thời đại và dù bất kỳ sống trong môi trường nào thì lối sống như ộng Pha-ri-sêu vẫn còn hiện diện và được khuyến khích trong các cơ cấu, ngay cả các tổ chức công giáo. Họ là những người tự cho mình là đạo đức, dựa vào công nghiệp và những đóng góp rồi coi kẻ khác không ra gì.
Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều biết rằng chúng ta có làm được các việc như thế cũng là hống ân của Chúa ban cho. Tất cả đều là hồng ân, là quà tặng của Chúa trao ban để chúng ta chia sẻ cho người khác. Đó là bổn phận, nếu không hành động thì chúng ta là người có lỗi, lấy gì mà vinh vang.
Nếu ai trong chúng ta có muốn so sánh thì hãy lấy tiêu chuẩn của Tin Mừng ra mà so sánh. Tất cả chúng ta, dù là ai hay dù đang nắm giữ tác vụ nào của Hội Thánh, tất cả đều là tội nhân, là những con người khuyết hẳn vinh quang và sự Thánh Thiện của Chúa nơi mình.
Vì thế, hãy học vẻ đẹp của người thu thuế. Ông biết các công việc của ông, như cộng tác với chính quyền, thu thuế và làm giàu trên xương máu của nhân dân khiến cho ông tuy giầu có nhưng lại bị dân chúng ghét bỏ. Ông nhận ra một sự thật là cho dù liêm khiết và thành thật đến đâu thì ông cũng là người có tội với dân tộc và với dân chúng. Chính vì thế, ông chẳng có gì để hãnh diện hay trình bầy thành tích trước mặt Chúa. Ông đứng tự đàng xa, không dám ngước mắt nhìn ai, nhìn vào cõi lòng, hẳn nhiên khi nhìn vào cõi lòng ông thấy sự uy nghiêm và thánh thiện của Chúa, nên ông đấm ngực mà thân thưa cùng Chúa rằng: “Lậy Thiên Chúa, xin thương xót, con là kẻ tội lỗi.”
Giống như anh con thứ trong dụ ngôn Tình Phụ Tử, người cha đã không cho phép anh kể hết các tội của mình, không cho phép anh đánh mất mối tương quan khi anh dự định nói rằng mình không xứng đáng là con của ông. Ông đã cắt đứt việc anh con thứ kể lể về tội của anh thế nào thì ở đây cũng thế. Chúng ta không thấy người thu thuế liệt kê các tội của anh. Với thái độ nhìn rõ sự thật và vị trí trong thân phận của một kẻ có tội, anh đã được Thiên Chúa thương và làm cho anh trở nên công chính. Nói khác đi, anh ra về và được khỏi tội.
Thưa anh chị em,
Nơi câu đầu của dụ ngôn, Thánh Lu-ca đã nói mục đich của dụ ngôn này là bài học mà Đức Giê-su muốn trao ban cho một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác. Chúng ta có nằm trong đối tượng mà Đức Giê-su dậy bảo hôm nay hay không?
Tôi thấy cách hành xử của hai người: Pha-ri-sêu và thu thuế, đều được tôi lập lại trong cuộc sống hằng ngày. Sống trong một môi trường coi trọng thành tích, chúng ta nói cho nhau nghe các thành tựu, liệt kê một mớ bảng tạ ơn hay trọng thưởng. Chúng ta muốn nói cho người khác biết là chúng ta đang làm rất tốt; rồi từ đó chúng ta cũng nghĩ rằng Chúa đang mong đợi các điều tương tự từ nơi chúng ta, Chúa sẽ có ấn tượng tốt qua các thành công của chúng ta. Bị ảnh hưởng bới các yếu tố đó nên ông Pha-ri-sêu của mọi thời đại đã làm giống như người Pha-ri-sêu trong bài Tin Mừng. Cho dù ông mở đầu bằng lời tạ ơn, nhưng tâm tình tạ ơn của ông đâu chẳng thấy mà chỉ thấy ông khoe thành tích, kể công nghiệp hàm ý rằng những gì mà ông đang thụ hưởng là một sự đáp trả mà Chúa phải ban qua các việc ông đã làm. Ông không còn nhận ra những gì mà ông có được là hồng ân từ Chúa thì làm sao ông có thể tạ ơn được.
Chúng ta không cần tạo một ấn tượng tốt nơi Thiên Chúa. Chúa biết rõ chúng ta là ai, và Người còn biết tận tường chúng ta muốn gì. Vì thế, việc nhận ra vị trí và thân phận của chính mình là điều tiên quyết mà chúng ta cần có khi đến với Ngài. Thiên Chúa làm gì còn chỗ đứng nơi những kẻ chỉ biết đến mình. Sự thật giúp chúng ta nhận ra rằng mình là người có tội và chính vì thế chúng ta cần Chúa.
Muốn được như thế, chúng ta cùng nghĩ rằng:
Bản thân và tất cả những gì chúng ta có được đều thuộc về Thiên Chúa. Đừng nghĩ rằng mình xứng đáng và chiếm hữu nó; trái lại hãy xử dụng mà chia sẻ cho nhau. Như vậy, những gì mà chúng ta có thể làm được cũng là hồng ân của Chúa; chúng ta đâu còn có gì để báo cáo thành tích mà vinh vang.
Tất cả mọi người, dù già hay trẻ, cao hay thấp, sang hay hèn, cao trọng hay thứ dân, đều được mời gọi để trở nên công chính và thánh thiện. Mức độ thánh thiện không tùy thuộc vào công trạng của con người nhưng tùy thuộc vào mối tương quan giữa Chúa và ta. Khởi điểm của việc thiết lập mối tương quan đó là nhận ra sự thật than phận tội lỗi của mình mà bám víu vào lòng Thương xót của Thiên Chúa. Không vịn vào công trạng mà là một tâm tình phó thác trọn vẹn vào Đấng luôn yêu thương mình.
Sau cùng, giống như người thu thuế, chúng ta hãy can đảm chấp nhận thân phận tội lỗi của mình, đến với Chúa để xin được tha thứ và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và muốn cho mọi người được cứu thoát. Đó chính là khởi điểm của cuộc sống mới. Cuộc sống không bị mặc cảm tội lỗi dầy vò; nhưng qua đó mà chúng ta nhận ra Tình Yêu của Chúa cao cả dường bao. Vì Ngài là tình yêu, và Tình yêu chính là bản chất và sức sống của Thiên Chúa. Amen! mục lục
Giống như Chúa Nhật tuần trước, tuần này cũng bàn về cầu nguyện. Bài Phúc Âm hôm nay (Lc18:9-15) TN 30-C164
Giống như Chúa Nhật tuần trước, tuần này cũng bàn về cầu nguyện. Bài Phúc Âm hôm nay (Lc18:9-15) bàn về cầu nguyện qua 2 dụ ngôn, một dụ ngôn nói về thái độ tự cao tự đại của một người biệt phái, coi mình đạo đức tốt lành hơn người; một dụ ngôn khuyên chúng ta phải biết tự nhận mình là kẻ tội lỗi, và hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa.
Bài Phúc Âm giúp chúng ta nhớ lại chuyện Chúa Giesu tha thứ cho người đàn bà tội lỗi (Lc 7:36-50), trong đó diễn tả hai thái độ trái ngược nhau giữa người biệt phái tên Simon và người đàn bà phạm tội nhưng yêu Chúa nên được Chúa tha thứ.
Tài của Luca trong bài Tin Mừng hôm nay là diễn tả kết quả trái ngược ngày Chúa đến. Câu chuyện nhắm vào người biệt phái, thành phần đặc biệt thời bấy giờ, tự cho mình là giữ luật lệ khắt khe và coi người khác là bê bối tội lỗi. Tự coi mình là công chính, người biệt phái cầu nguyện với “chính mình”. Toàn thể bài cầu nguyện của ông là nói về mình, về cái hay cái đẹp của mình, ông là thần tượng, là gương sáng cho mọi người, khác hẳn với người thu thuế, thành phần bị xã hội khinh khi.
ĐỨNG THẬT XA CẦU NGUYỆN
Trái lại, người thu thuế biết mình chẳng tốt lành gì. Ông không thể làm đảo ngược được những việc gian dối của ông. Nếu ông hối hận, cố gắng bồi hoàn những cái ông đã ăn gian thì cũng chẳng giúp ông được gì. Ông chẳng trông mong người ta bỏ qua và tha thứ cho ông. Điều duy nhất ông biết và có thể, là đến trước mặt Chúa và nhận mình có tội và xin Chúa tha thứ. Nhưng ông cũng không dám hy vọng. Cách duy nhất là ông đã cảm nghiệm được lời Chúa nói với ông: “Cha chấp nhận lời con để con trở nên tốt lành.”
Người thu thuế đứng thật xa bàn thờ mà cầu nguyện. Khoảng cách này không chỉ có tính không gian mà còn là thái độ khác biệt giữa hai người. Người thu thuế khi cầu nguyện, thì kêu van xin Chúa thương xót!
Bài Tin Mừng khuyên chúng ta phải để ý đến lời ăn tiếng nói và cung cách khi cầu nguyện. Theo Do Thái giáo, nếu ai trước khi về nhà mà không vào đền thánh để xét mình thì chỉ có thể là người thu thuế. Họ làm việc cho chính phủ nước ngoài để thu thuế dân mình. Họ cộng tác với quân xâm lăng, phản bội chính trị, tham nhũng và hà khắc đều là những kẻ đáng khinh bỉ. Họ có đạo nhưng gian ác, miệng thì lúc nào cũng leo lẻo “Xin Chúa Thương xót tôi / Miserere” (Tv.51), nhưng cuộc sống thì gian dối lừa đảo.
PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG VẪN LÀ Ở CHÚA!
Theo câu chuyện thì người biệt phái chưa chắc đã là kẻ gian xảo bất lương, và người thu thuế cũng không hẳn là người quảng đại và tốt lành. Nếu diễn tả hai người này bằng một bức tranh hí họa thì có thể thiếu trung thực và không công bằng. Vẽ người biệt phái thành một tên lưu manh và người thu thuế thành một người hiền đức thì có vẻ cưỡng bức vì mỗi người đều có những giá trị riêng của họ. Lúc đó ân sủng Chúa ban sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên và câu chuyện dụ ngôn sẽ mất đi ý nghĩa xâu xa đích thực của nó.
Không phải tất cả mọi người biệt phái đều bất lương, gian xảo và kiêu căng. Không phải tất cả những người thu thuế đều thực sự nghèo khó, khiêm tốn và thành thật, lại có đời sống nội tâm sâu xa. Hãy suy nghĩ kỹ lời Luca nói: Tự đặt mình xa cách và khác biệt với “mọi người” lúc đi về nhà là “bất chính, không được Chúa chấp nhận và ban ơn!” Quả thật, cái gì cũng có mặt trái và mặt phải.
Ơn cứu chuộc của Chúa Giesu Kito thì bao la rộng lớn hơn cả trời biển. Ân sủng mà mỗi người chúng ta nhận được đều do Chúa ban “nhưng không” mặc dù chúng ta “bất xứng.” Nếu xem xét cẩn thận hai nhân vật này theo những đức tính của họ và sự phán xét công bằng của xã hội, thì câu chuyện vẫn gây xúc động, vẫn tạo sức mạnh cho cả người tội lỗi lẫn người được chúc phúc, vì họ đều có cái hay cái dở. Chúng ta không thể nghĩ và hiểu chuyện này theo nghĩa đen về những đặc tính của các nhân vật trong dụ ngôn, để khi ra khỏi cửa nhà thờ, ta có thể tự nhủ và tự mãn nói với những người khác: “Cám ơn Chúa, tôi không giống như người biệt phái...”
Nên nhớ, kết quả rất có thể trái ngược! Phán quyết cuối cùng vẫn là ở Chúa! Chúa biết hết mọi sự, dù che dấu thâm sâu thế nào đi nữa.
CHÚA LẮNG NGHE NGƯỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM TỐN
Tuy nhiên, người cầu nguyện khiêm tốn thì được Chúa lắng nghe. Bài đọc 1 sách Sira (35:12-14, 16-18) rất phù hợp với ý nghĩa của dụ ngôn trong bài Phúc Âm: “Những ai tự nguyện phụng sư Chúa thì được Chúa lắng nghe; lời khẩn cầu của họ đạt tới thiên cung. Lời cầu nguyện của những kẻ khiếm tốn vọng lên các tầng mây; nó không ngồi yên cho đến khi đạt được yêu cầu, cũng chẳng chịu thoái lui cho đến khi đấng Tối Cao đáp ứng, phán xét công minh và xác nhận người công chính và Chúa sẽ không trì hoãn.”
ĐỜI SỐNG THÁNH PHAOLÔ TRÀN ĐẦY NHƯ SUỐI NƯỚC THÁNH
Bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi Timothy (2 Tm 4:6-8, 16-18) cho thấy mục vụ của thánh Phaolo rất quan trọng. Lúc ở trong tù tại Rome, Phaolo đã thấy cái chết gần kề nên đã chấp nhận và hy vọng. Phaolo đã sống an bình trong Chúa và với chính mình, bình thản đối đầu với tử thần vì biết rằng mình đã không ngại gian khổ, luôn luôn cố gắng cả đời để phục vụ Tin Mừng. Phaolo biết mình chết là tử vì đạo. Ông coi đó là một cử chỉ hiến tế và ông sẽ hy sinh đổ máu đào (Xh 29: 38-40; Pl 2:17). Lúc kết thúc cuộc đời, Phaolo đã chứng minh là mình đã hoàn thành điều mà chính chúa Kito đã nói trước về ông lúc ông ngã ngựa: “Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy chịu vì danh ta” (Cv 9:16).
Ngày nay, tượng hai thánh Phero và Phao lo vẫn đứng xừng xững tại Rome. Những đức tinh đặc thù của mỗi thánh nhân và cảm nghiệm của mỗi người và toàn thể Giáo Hội chứng minh rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi các ngài, ngay cả những lúc bị thử thách cam go nhất. Chúa đã ở với Phero để giải cứu ông khỏi tay những kẻ thù tại Jerusalem. Chúa đã ở với Phaolo liên tục trong mọi công tác tông đồ để truyền thông cho ông sức mạnh của ân sủng Chúa, để biến ông thành tông đồ loan truyền Tin Mừng cho dân ngoại, cho mọi quốc gia không hề hoảng sợ (2Tm 4:17).
Cuộc đời Phaolô đã rập khuôn với cuộc đời chúa Giesu. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói trước về biến cố trên đồi Calvary, Người chấp nhận cái chết trên thập giá, và với sự chấp nhận ấy, Người biến bạo động thành ban ơn và tận hiến. Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Philiphê 2:17 vào giờ phút tử đạo của ngài đã sát kề: “Ngay cả nếu tôi phải đổ máu ra như suối nước thánh để làm của lễ cho niềm tin của anh em dâng lên Chúa thì tôi cũng vui mừng và chia sẻ niềm vui ấy với tất cả anh em.”
SỐNG LIÊN LỶ MẬT THIẾT VỚI THIÊN CHÚA
Để kết luận, xin trích một đoạn trong thư ĐGH Biển Đức XVI gửi các chủng sinh -được công bố ngày 18-10-2010- để cùng suy niệm. Dù được viết vào dịp kết thúc năm linh mục, lá thư cũng có thể áp dụng cho tất cả chúng ta vì được viết dưới ánh sáng bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay.
“Bất cứ ai ao ước trở thành linh mục thì trước tiên và trên hết phải là ‘người của Chúa’ như kiểu nói của thánh Phaolô (2 Tm 4:16). Đối với chúng ta, Thiên Chúa không phải là một giả thiết trừu tượng, Người cũng không phải là kẻ xa lạ đã để lại quang cảnh sau hiện tượng “big bang”. Thiên Chúa biểu lộ chính Người trong Đức Giêsu Kitô. Trước mặt Đức Giêsu Kitô, ta thấy mặt Thiên Chúa. Trong Lời Người, chúng ta nghe chính lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Nó cho thấy, điều quan trọng nhất trên bước đường đi tới thiên chức linh mục và trong suốt đời sống linh mục của chúng ta là tình liên đới của từng cá nhân chúng ta với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.
“Linh mục không phải là người lãnh đạo một hiệp hội hay công ty nên phải cố công bảo toàn và phát triển các hội viên.
“Linh mục là sứ giả của Thiên Chúa được sai đến với dân Người. Chúa muốn ông hướng dẫn họ đến với Chúa, và theo phương cách đó, nuôi dưỡng sự hiệp thông thực sự giữa mọi người (cả nam và nữ). Do đó, quả là quan trọng, anh em thân mến, anh em phải học cách sống mật thiết và liên lỉ với Thiên Chúa. Khi Chúa biểu chúng ta phải ‘cầu nguyện liên lỉ’, rõ ràng Người không đòi hỏi chúng ta phải đọc những kinh cầu dài vô tận, nhưng Người khuyến cáo chúng ta đừng bao giờ để mất tình thân thiết nội tâm của chúng ta với Thiên Chúa.
“Cầu nguyện là làm triển nở tình thân thiết ấy. Vậy thì điều quan trọng là mỗi ngày của chúng ta đều phải bắt đầu và kết thúc bằng cầu nguyện. Chúng ta lắng nghe Chúa như là đọc Kinh Thánh vậy. Chúng ta chia sẻ với Người những ước nguyện và hy vọng của chúng ta, những vui mừng và sầu buồn của chúng ta, những thất bại và những tri ân của chúng ta đối với tất cả những ân phúc Người ban. Vậy thì chúng ta phải luôn luôn có Người hiện diện trước mặt chúng ta như điểm tham khảo hướng dẫn cho đời sống chúng ta. Với phương cách đó, chúng ta sẽ nhận ra những thất bại của chúng ta để mà cải tiến, đồng thời cũng nhận thức ra được vẻ đẹp và tốt lành mà Chúa ban cho chúng ta để mà tạ ơn. Với lòng biết ơn, chúng ta sẽ hứng khởi vì có Thiên Chúa ở gần chúng ta và chúng ta có thể phụng sự Người”
Chớ gì Chúa biến chúng ta thành những người đầy tớ xứng đáng hơn để chúng ta làm những điều chúng ta phải làm, không bon chen, không chú ý đến chuyện tốt hơn người hay cao trọng hơn người, nhưng nhận thức ra mình là những đầy tớ thấp hèn hơn những đầy tớ khác, vì lẽ chúng ta đã được cho, được tha thứ và được chúc phúc quá nhiều.
Chớ gì Thiên Chúa ban cho chúng ta trái tim quảng đại khi chúng ta phục vụ Chúa và yêu Chúa nơi tha nhân. Sáng danh Thiên Chúa bây giờ và đến muôn đời! mục lục