Suy Niệm Tin Mừng Lễ Các Đẳng 2/11 Bài 101-150 Cầu nguyện cho ông bà cha mẹ qua đời.

Thứ ba - 30/10/2018 11:12
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Các Đẳng 2/11 Bài 101-150 Cầu nguyện cho ông bà cha mẹ qua đời.
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Các Đẳng 2/11 Bài 101-150 Cầu nguyện cho ông bà cha mẹ qua đời.
Suy Niệm Tin Mừng Lễ các đẳng 2/11 Bài 101-150 Cầu nguyện cho ông bà cha mẹ qua đời
---------------------------------------

Lễ I: Gioan 6,51-59:
"Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Dothái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Dothái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được ?"
Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời". - Ðó là Lời Chúa.

Lễ II: Luca 23,33.39-43
"Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm". Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục người rằng: "Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa".
Ðối lại, tên kia mắng nó rằng: "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao ? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu ?" Và anh ta thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giêsu đáp: "Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta". - Ðó là Lời Chúa.

Lễ III: Gioan 17,24-26
"Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, (Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng:) "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa". - Ðó là Lời Chúa.

-------------------------------------------
2/11-101: Lòng biết và thảo kính đối với tổ tiên. 3
2/11-102: Bài giảng của ĐGM. Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản. 6
2/11-103: Lễ CÁC ĐẲNG – Lm. Đaminh Vũ Đình Thái 9
2/11-104: Lyện ngục. 11
2/11-105: HUYỀN NHIỆM SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT.. 13
2/11-106: CÓ TÔI KHÔNG ?. 15
2/11-107: SỐNG VÀ YÊU.. 17
2/11-108: “Mọi sự rồi sẽ qua đi”. 19
2/11-109: Lễ chiều nghĩa trang: Xin nhớ đến tôi 21
2/11-110: Bài giảng lễ các đẳng linh hồn của TGM Leopoldo Girelli 23
2/11-111: Lễ Các Ðẳng Linh Hồn ( 2.11 ) 26
2/11-112: Thứ Hai sau Chúa nhật XXXI thường niên. 27
2/11-113: Suy niệm của Lm. Gioan B. Nguyễn Đình Lưu. 30
2/11-114: LÁ RỤNG VỀ CỘI 32
2/11-115: HÃY CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN.. 37
2/11-116: NHỚ ĐẾN CỘI NGUỒN.. 40
2/11-117: Luyện ngục. 41
2/11-118: LỄ CÁC LINH HỒN.. 43
2/11-119: Hãy nhớ đến công đức của các ngài 45
2/11-120: NGHỈ YÊN TRONG CHÚA.. 48
2/11-121: CHUYẾN LỮ HÀNH.. 52
2/11-122: CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI 57
2/11-123: RA ĐI CŨNG LÀ TRỞ VỀ.. 60
2/11-124: Xác loài người sẽ sống lại 62
2/11-125: Nguồn gốc Lễ Cầu hồn và Tháng Cầu hồn. 65
2/11-126: Sự Chết 68
2/11-127: Giáo huấn Công giáo về Luyện hình. 74
2/11-128: Có Luyện Ngục Không?. 76
2/11-129: Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI 83
2/11-130: Luyện Ngục Ở Đâu. 86
2/11-131: Thai nhi nhờ xin lễ. 93
2/11-132: Hình Khổ Luyện Ngục Thế Nào?. 94
2/11-133: Trở Về Nhà Cha. 102
2/11-134: Linh Hồn Luyện Ngục Thanh Tẩy Trong Thời Gian Bao Lâu?. 104
2/11-135: Nên Rửa tội cho trẻ em hay không?. 106
2/11-136: Linh Hồn Cằn Cỗi 109
2/11-137: Linh Hồn Nóng Lòng Chờ Người Yêu. 111
2/11-138: Thời Điểm Những Ngôi Nhà Ma Ám.. 114
2/11-139: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình. 118
2/11-140: Tràng Chuỗi Mân Côi Có Sức Mạnh Chống Lại Ma Qủy! 120
2/11-141: Những Phương Thế Tránh Luyện Ngục Lâu Dài 124
2/11-142: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình. 130
2/11-143: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình. 133
2/11-144: Một việc đền tội rất dễ thi hành. 137
2/11-145: Đức Mẹ Bày Tỏ Ước Muốn Qua Các Linh Hồn Luyện Ngục. 139
2/11-146: Có linh hồn mồ côi không?. 141
2/11-147: Mẹ chỉ cần duy nhất một Thánh Lễ. 148
2/11-148: Từ vực thẳm con kêu lên Ngài, lạy Chúa! 150
2/11-149: Bóng câu. 152
2/11-150: Có được cúng vái, dâng đồ ăn đồ uống cho người chết không?. 155

-----------------------------------------
 

2/11-101: Lòng biết và thảo kính đối với tổ tiên


(CHẾT CHÓC VÀ THƯƠNG NHỚ)

(Bài giảng của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)

Kính thưa quý OBACE,

 

Bầu không khí của những ngày cuối năm dường như làm cho con người vội vã tất bật hơn, ai cũng: 2/11-101


Bầu không khí của những ngày cuối năm dường như làm cho con người vội vã tất bật hơn, ai cũng vội vàng và tranh thủ thời gian để hoàn tất kế hoạch của một năm. Có lẽ cũng vì mải chạy theo dòng thời gian và công việc, khiến cho nhiều người đã quên cả sự hiện diện của người bên cạnh, quên cả người thân đang ở trong cùng một mái nhà. Trong không khí vội vàng ấy, thì Giáo Hội đã dành cả một tháng cuối năm để nhắc cho người tin hữu nhớ rằng: dù mỗi người có vất vả bon chen đến đâu thì cũng phải nhớ đến chung cuộc đời mình, và cái chết là điểm hẹn chung của mỗi người. Cũng trong tâm tình ấy, Giáo hội nhắc cho mọi người nhớ đến và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên ông bà, cha mẹ, người thân, những người đã ra đi trước chúng ta và đã đang an nghỉ trên mảnh đất này, đồng thời biết quý trọng, biết ơn và thảo hiếu với những bậc sinh thành những người đang còn sống.

Tất cả chúng ta sẽ phải chết, đó là sự thật không thể thay đổi, thế nhưng điều quan trọng là chúng ta sẽ chết như thế nào và sau cánh cửa sư chết, điều gì sẽ đến với chúng ta, niềm vui sướng hạnh phúc, hay đau khổ hối hận đời đời, điều đó sẽ tùy thuộc ở nơi mỗi người biết sống hôm nay như thế nào. Tất cả sẽ phải chết, vì đó là thân phận của con người có sinh thì có tử, không ai có thể trốn tránh được. Cái chết nó vốn là tiến trình tự nhiên, nhưng từ khi con người phạm tội, cái chết nó còn mang một ý nghĩa khác, nó trở thành hình phạt cho con người, chính vì thế, cái chết nó trở nên kinh khủng cho con người. Vì sợ hãi, nên con người tìm cách tránh né nó, không dám đương đầu đối diện với nó, và vì thế nhiều người còn tìm cách lẩn trốn nó bằng một cuộc sống ồn ào náo nhiệt, một cuộc sống bận rộn với công việc và quay cuồng với tiền bạc của cải, và khi cái chết đến khiến họ tiếc nuối và sợ hãi.

Mọi người đều phải chết, nhưng điều quan trọng là mỗi người sẽ chết như thế nào và điều gì sẽ đến với chúng ta sau cái chết? Cứ nhìn vào những nấm mồ của những người an nghỉ, chúng ta có thể thấy, nhiều người khi sinh thời họ đã từng là những con người nổi tiếng, ngang dọc khắp nơi, và bây giờ cũng chỉ có một nấm mồ, điều đó chẳng còn ý nghĩa gì, điều quan trọng là tình trạng hiện nay của họ ra sao, họ đang ở nơi nào? Nhìn như thế để mỗi người có dịp kịp thời điều chỉnh lại nếp sống của bản thân, chúng ta chỉ có thể bước vào nhà của Chúa nếu từ bây giờ chúng ta yêu mến Chúa và chọn Chúa. Chúng ta sẽ phải để lại tất cả ở trần gian và ra đi với hai bàn tay trắng, vì chúng ta không mang gì vào trần gian, thì chúng ta cũng sẽ không thể đem theo bất cứ thứ gì ra khỏi thế gian. Chỉ một thứ tài sản duy nhất chúng ta có thể mang theo đó là tình yêu đối với Chúa và tình thương của chúng ta đối với anh em, và chỉ có một thứ hành lý duy nhất là các việc lành việc tốt, việc bác ái và hy sinh.

Mỗi lần ra đất thánh này không chỉ nhắc cho chúng ta về cái chết, mà còn dịp nhắc cho chúng ta biết cách sống, phải sống thế nào cho trọn đạo làm người và đạo làm con đối với ông bà tổ tiên. Đứng bên nấm mồ của người thân, sẽ không chỉ có những giọt nước mắt thương nhớ, mà còn có những giọt nước mắt của sự hối hận muộn màng vì đã sống vô tình hay phũ phàng với người đã khuất.

Ngày hôm nay trong xã hội mọi sự đều tăng giá, chỉ có đạo đức làm người là giảm giá và mất giá trầm trọng, con người đối xử với nhau càng ngày càng như dã thú, tình cảm gia đình anh em ruột thịt cũng bị coi như hàng hóa, đạo làm con đối với cha mẹ cũng bị tính toán, bao nhiêu cảnh đối xử tệ bạc với mẹ cha đang diễn ra từng ngày xung quanh chúng ta. Có nhưng người đã không tiếc lời chửi mắng cha mẹ, coi cha mẹ không bằng một đứa ôsin trong gia đình, không chỉ chửi bới, nhiều kẻ còn đánh đập nhục mạ những đấng đã dày công sinh thành dưỡng dục mình, người ta có thể bỏ ra bạc triệu cho những bữa nhậu với bạn bè, nhưng cha mẹ lại không được một lời hỏi thăm, một tấm bánh. Đám tang tổ chức cho lớn, xây mộ cho to cho đắt tiền, việc làm đó không phài là báo hiếu, không phải là lòng biết ơn, mà nó chỉ còn là giả hình, là phô trương che mắt thiên hạ.

Thảo hiếu biết ơn tổ tiên và các bậc sinh thành không chỉ là bổn phận của đạo làm con, mà còn là một đòi buộc của Đạo Chúa: Thứ bốn thảo kính cha mẹ. Giới răn này đòi buộc chúng ta phải hết lòng yêu mên, kính trọng, và biết ơn đối với cha mẹ của mình và cả cha mẹ vợ cha mẹ chồng của mình, khi các ngài còn sống và cả khi các ngài đã qua đời; Vì chính cha mẹ là những đấng đã cộng tác với Thiên Chúa để sinh ra chúng ta, nuôi cho chúng ta khôn lớn với biết bao vất vả gian nan, bao hy sinh, bao mồ hôi nước mắt. Cha mẹ chính là những người đã hy sinh cả cuộc đời để nuôi chúng ta khôn lớn và dạy chúng ta nên người, vì thế chúng ta mắc nợ các ngài món nợ sư sống và món nợ của tình yêu thương. Hãy kính trọng các Ngài, thông cảm an ủi khi các ngài tuổi cao sức yếu, đừng nặng lời, đừng khiến các ngài tủi thân, hãy chịu đựng và chăm sóc các ngài, như ngày xưa các ngài cũng đã từng phải chịu đựng và chăm sóc cho chúng ta. Hãy lo lắng cho phần thiêng liêng của cha mẹ bằng việc giúp các ngài được lãnh nhận các bí tích và ơn Chúa để nâng đỡ cho tuổi già của các ngài, hãy làm tất cả những gì tốt nhất cho cha mẹ khi các ngài còn sống, vì khi cha mẹ mất đi, sẽ mãi mãi không bao giờ tìm lại được.

Không chỉ biết ơn khi cha mẹ còn sống, mà còn phải biết ơn cha mẹ khi các ngài đã qua đời, bằng việc đọc kinh cầu nguyện, bằng việc hy sinh hãm mình, dâng lễ cầu nguyện cho các ngài, nhắc nhở cho con cháu biết ơn các bậc tổ tiên. Hãy nhớ đến cha mẹ chồng cha mẹ vợ bằng việc chu toàn việc hiếu thảo hương khói, giỗ chạp trong gia đình, đừng để mang tiếng, những người có đạo là những người vô ơn bất hiếu với tổ tiên.

Hãy biết ơn và thảo hiếu với tổ tiên bằng việc giữ lấy nề nếp gia phong của gia đình, thực hiện và làm phát triển tài sản tinh thần mà cha ông đã để lại cho con cháu qua việc giáo dục con cái nên người, qua việc giữ gìn đạo đức gia phong của gia tộc, bảo vệ danh dự của tổ tiên, đừng để cho đồng tiền cho sự nghèo đói làm cho chúng ta trở nên bần tiện nhỏ nhen. Đừng quên giáo dục con cái biết sống hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, bằng chính gường sáng của mình qua việc tôn kính thào hiếu với ông bà, vì sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy; chúng ta gieo giống nào thì sẽ gặt quả ấy, chúng ta vạch mực đến đâu, thì con cái chúng ta sẽ đi đến đó. Vì thế không có bài học nào sâu đâm và lay động cho bằng bài học bằng gương sáng của cha mẹ.

Điều răn thứ bốn của Thiên Chúa đồng thời cũng đòi buộc bổn phận của cha mẹ đối với con cái, trước hết là bổ phận giáo dục, nuôi dưỡng. Hãy giáo dục dạy dổ cho con cái sống đúng với đạo làm người làm con Chúa, sống đúng với phẩm giá con người. Đừng quá chú trong đến việc học hành văn hóa mà bỏ qua hoặc coi nhẹ việc giáo dục đức tin cho con cái, và xây dựng nếp sống đạo đức cho cả gia đình. Cha mẹ hãy tạo nên một bầu khí đạo đức và cầu nguyện cho gia đình, và trở thành gương sánh cho con cái trong việc cầu nguyện và các việc đạo đức. Hãy tập cho con cái yêu mến và hăng say làm việc tông đồ trong giáo xứ theo lứa tuổi của mình, vì khi còn nhỏ, các em có thói quen và tinh thần tông đồ, thì sau này các em sẽ trở thành người tín hữu nhiệt thành. Hãy làm cho gia đình mình mỗi ngày trở nên ấm cúng thuận hòa qua các giờ kinh sáng tối mỗi ngày, qua các bữa cơm chung đầm ấm. hãy cố gắng làm cho bữa cơm gia đình thật sư là lúc mọi người được tràn ngập niềm vui và sự chia sẻ, đừng biến bữa cơm trở thành tòa án để kết tội nhau.

Nhưng người cha, hãy thực sự là cột trụ trong đời sống của gia đình, là điểm tựa cho vợ con và cả nhà. Các người mẹ hãy dùng đời sống đạo đức và sự đảm đang của một phụ nữ làm cho gia đình thêm ấm cúng, hãy cùng nhau làm cho căn nhà cùa mình rộn rã tiếng cười, đừng biến gia đình mình trở thành căn nhà trọ sáng đi tối về. Các người làm con hãy góp phần mình làm vơi đi sự nhọc nhằn của cha mẹ bằng việc sống ngoan ngoãn vâng lời và chịu khó học tập và làm việc. Mỗi người hãy sống thế nào để khi ngườui tân có mất đi, mình sẽ không phải hối hận vì đã chưa làm được gì cho họ. Amen.

-----------------------

 

2/11-102: Bài giảng của ĐGM. Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản


(Rm 5,5-11; Ga 17, 24-26)

Anh chị em thân mến,

 

Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe là đoạn cuối của Lời nguyện Hiến Tế. Trong bữa Tiệc Ly, sau khi: 2/11-102


Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe là đoạn cuối của Lời nguyện Hiến Tế. Trong bữa Tiệc Ly, sau khi rửa chân cho các môn đệ để dạy cho các ngài bài học yêu thương phục vụ trong khiêm tốn, Chúa Giêsu nói cho các môn đệ về con đường tiến về nhà Cha: Ngài chính là con đường dẫn mọi người đến với Thiên Chúa. Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Ngài. Ngài chính là vinh quang của Thiên Chúa Cha, ai thấy Ngài là thấy Cha. Ngài còn hứa ban Thánh Thần cho những ai yêu mến Ngài và tuân giữ mệnh lệnh của Ngài. Chúa Giêsu còn nói đến mối liên hệ giữa Ngài và các môn đệ qua hình ảnh của cành nho gắn liền với thân nho. Cành nào kết hợp với cây, sẽ được cây nuôi dưỡng và sinh nhiều hoa trái. Cành nào lìa cây sẽ bị khô héo. Vì người môn đệ gắn liền với cuộc sống của Thầy, nên cũng được chia sẻ vinh quang cũng như sự đau khổ với Thầy. Nếu thế gian có ghét các môn đệ, là bởi họ không chấp nhận Chúa Giêsu, và bởi vì các ngài không thuộc về thế gian. Và Chúa Giêsu an ủi các môn đệ: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an.Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên Thầy đã thắng thế gian” (16,33).

Sau đó, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất vầ chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô».

Chúa Giêsu có quyền ban sự sống đời đời cho những ai đến với Người. Và sự sống đời đời được ban cho người môn đệ là họ nhận biết Thiên Chúa Cha, Đấng Duy Nhất, để ngoài Ngài ra không còn tôn thờ đấng nào khác. Và nhận biết Đức Giêsu Kitô là Đấng Chúa Cha sai đến trần gian làm Đấng Cứu Chuộc. Để có thể nhận biết Thiên Chúa Cha và Đấng Người sai đến là Đức Giêsu Kitô, con người phải biết đón nhận, tin vào Ngài, để Ngài dạy cho chúng ta cách sống của người con Thiên Chúa.

Và Chúa Giêsu cầu nguyện tiếp: «Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yeu thương con trước khi thế gian được tạo thành».

Người môn đệ được chia sẻ điều kiện sống của Thầy, sự vâng phục trong sự hạ mình và sự tôn vinh trong vinh quang.Sự chiêm ngưỡng vinh quang của Đức Giêsu Kitô cũng là sự hiểu biết về tình yêu liên kết Chúa Cha và Chúa Con: chính trong sự hiệp nhất này mà nền tảng của sự hiện hữu con người tìm thấy chỗ đứng của mình.

Vì người tin vào Chúa Giêsu và trở thành môn đệ của Ngài, hiện diện trong Chúa Ba Ngôi, nên người đó được tham dự vào sự sống của Thiên Cha: đó là sự sống đời đời. Chúa Giêsu ao ước là Ngài ở đâu thì người tin vào Ngài cũng được ở đó. Nơ Chúa Giêsu ở không phải tùy thuộc vào nơi chốn, vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và Chúa Giêsu luôn hiện diện với Chúa Cha.khi Chúa nhập thể làm người, Ngài hiện diện hữu hình giữa các môn đệ và vẫn liên kết với Thiên Chúa Cha. Khi Ngài chịu an táng trong mồ, các môn đệ không thấy Ngài, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa các ông trong sự vắng mặt. Bằng chứng là sau khi sống lại, Chúa hiện ra với các môn đệ và Ngài biết rõ những điều họ lo lắng, nghi ngờ. Sau khi về trời ngự bên hữu Thiên Chúa, hứa Giêsu vẫn tiếp tục hiện diện bên các môn đệ trong Thánh Thần, Đấng làm cho các môn đệ nhớ lại Lời Chúa Giêsu và bầu cử cho họ trước mặt Thiên Chúa.

Vì thế, trong khi đi rao giảng, các môn đệ vẫn luôn cảm nhận được sự hiện diện của Thầy Chí thánh bên cạnh. Dẫu cho các ngài sống trong điều kiện thuận tiện, hay chịu thử thách trăm bề, các ngài vẫn luôn gắn bó với Chúa Giêsu.

Anh chị em thân mến,

Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu giới thiệu Ngài là “Bánh Hằng Sống từ trời xuống, ai ăn bánh này thì có sự sống đời đời. Và bánh ta sẽ ban, chính là thịt TA, để cho thế gian được sống”. Ngài còn nhấn mạnh: “Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết”.

Bánh Hằng Sống là lương thực làm cho sống. Không phải như mân trong sa mạc chỉ nuôi dưỡng phần xác, Bánh Hằng Sống làm cho người ăn có được sự sống đời đời. Câu hỏi “làm thế nào có được sự sống đời đời”, là thao thức của nhiều người tìm đến với Chúa Giêsu. Người hướng dẫn họ tuân giữ Lề Luật theo một tinh thần mới, hoán cải đời sống và tin vào Đấng được Thiên Chúa sai đến.

Tin vào Chúa Giêsu không chỉ là một sự chấp nhận của lý trí, nhưng còn phải sống theo Lời Người và kết hợp mật thiết với Người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa nhấn mạnh đến việc “ăn thịt và uống máu Người”

“Ăn thịt và uống máu Người” nói lên sự hiệp thông giữa người môn đệ và Chúa Giêsu, giống như hình ảnh cành nho gắn liền với thân nho. Những ai ăn và uống máu Người thì có sự sống của Người thông truyền ngay khi còn ở đời này. Sự sống này không bị gián đoạn do cái chết, vì Chúa hứa cho sống lại trong ngày sau hết. Giữa khoảng cách của cái chết và sự sống lại trong ngày sau hết, sự sống của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng người tín hữu.

Tin vào Chúa Giêsu mang lại sự sống đời đời; “Như ông Môi-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc. Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 14-16)

Anh chị em thân mến,

những người thân của chúng ta đã tin vào Chúa Giêsu, đã cố gắng cả cuộc đời mình để nên hoàn thiện như Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, đã nổ lực không ngừng vượt lên trên những sự yếu đuối trong thân phận con người để bươc theo Chúa Giêsu trong đời sống thực tế của mình. Chỉ có Chúa mới biết sự thiện chí và lòng trung thành của mỗi người. Và cũng chỉ có Chúa đánh giá đúng mức những điều tốt đẹp hay sai lỗi.

Chúng ta tin rằng những người thân của chúng ta đã từng sống trong đức tin, sống trong niềm trông cậy, sống trong sự hoán cải không ngừng, chắc chắn đã nhận biết Thiên Chúa là Đấng hay thương xót, biết Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc. Dẫu cho những người thân của chúng ta bước vào một thế giới khác, một cách hiện hữu khác, chúng ta vẫn tin rằng các ngài đang thông hiệp với sự sống của Thiên Chúa. Và vì thế, chúng ta tiếp tục cầu nguyện để họ được luôn sống trong sự sống đời đời trong khi trông chờ ngày sống lại cùng với Chúa Giêsu.

Trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn, Giáo hội tạo điều kiện cho chúng ta có dịp thông công với những người đã khuất. Vì thé từ trưa ngày lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, nếu ai viếng nhà thờ, thì được ơn đại xá. Từ ngày 01 đến hết ngày 08, nếu ai viếng nghĩa địa, cầu nguỵen cho các linh hồn cũng được ơn đại xá. Những ơn đại xá này sẽ được nhường lại cho các linh hồn.

Xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống kết hợp với Chúa Ba Ngôi và với những anh chị em đang chịu thanh luyện.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.

-----------------------

 

2/11-103: Lễ CÁC ĐẲNG – Lm. Đaminh Vũ Đình Thái


(Ga 19, 1.23-27a ; Rm 5, 5-11; Ga 6, 37- 40)

 

Chúng ta vừa bước vào tháng 11, tháng dành riêng cầu nguyện cho các kẻ đã qua đời. Thực ra, chẳng: 2/11-103


Chúng ta vừa bước vào tháng 11, tháng dành riêng cầu nguyện cho các kẻ đã qua đời. Thực ra, chẳng ngày nào mà Giáo Hội, qua các Thánh Lễ, lại chẳng cầu nguyện cho họ. Nhưng tháng này, Giáo Hội muốn chúng ta sống ý thức hơn và thực hành mạnh mẽ hơn việc đạo đức này. Như vậy, hôm nay quả là dịp tốt để dâng lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã khuất; trong đó có ông bà, cha mẹ, thân quyến, bạn hữu và các bậc thầy của chúng ta nơi Chủng Viện này. Nhờ Ơn cứu chuộc của Đức Kitô, xin cho mọi người đã “vắng bóng”được tha thứ mọi tội lỗi và hưởng phúc lộc Thiên đàng”.

Để xứng đáng dâng lễ và cầu ơn, chúng ta xin Chúa thanh luyện chúng ta trước.

Giảng lễ:

I. Tôi tin có đời sau.Tôi tin sự sống lại và sự sống vĩnh cửu.

Chẳng phải là tín hữu ngày nay chúng ta mới hùng hồn tuyên tín như thế (Credo). Nhưng từ xa xưa, Gióp đã tuyên bố: “Sau khi da tôi đây bị tiêu hủy, thì với tấm thân này, tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Ngài, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải là người xa lạ” (G 19, 26-27a). Ông tin có đời sau. Ông tin rằng Đấng hằng bênh vực ông vẫn sống và sau cùng, Ngài sẽ đứng lên trên cõi đất để cứu ông. Niềm tin của ông bền vững, chắc chắn đến độ ông ước ao lời ấy của ông được tạc vào đá cho đến muôn đời.

Là tín hữu, chúng ta xác tín mạnh mẽ vào lời của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu chuộc chúng ta, khi Người nói: “Ý của Đấng sai tôi là tất cả những kẻ Ngài đã ban cho tôi, tôi không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6, 39). “Ai tin vào Người Con, thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).

Không để mất một ai nghĩa là thế nào? Thánh Phaolô, qua thư Rôma, giải thích rõ ràng rằng “ngay khi chúng ta còn là tội nhân, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Người chết cho chúng ta được cứu, khi chúng ta không có sức làm được gì để cứu lấy mình”. Không để mất một ai là “bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng. Ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Ngài vẫn để Con Ngài chết. Ngài muốn cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, bằng cách cho chúng ta được nên công chính nhờ máu Đức Kitô đổ ra. Làm như vậy là để chúng ta được hoà giải với Thiên Chúa. Giải pháp ấy là kế hoạch cứu chuộc được thực hiện nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 5, 6-11).

Chúng ta nhắc lại Lời Chúa như vậy để củng cố thêm niềm tin của chúng ta vào đời sau, vào sự sống lại và cuộc sống trường sinh hạnh phúc với Chúa. Làm sao chúng ta có thể cầu nguyện cho những người đã chết được, nếu tiên vàn chúng ta còn hiểu nhạt nhoà mơ hồ về Tình yêu Cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong Đức Kitô như thế.

II. Phải cầu nguyện cho những vong nhân.

Cầu nguyện cho những người đã khuất là một bổn phận không thể xao lãng của chúng ta.

Biết Chúa cứu, tin rằng Chúa không để mất một ai là một chuyện. Nhưng Giáo Hội luôn dạy chúng ta phải, bằng tinh thần hiệp thông luôn cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời, chứ không được ỷ lại vào Chúa.

Công đồng Vatican II nhắc lại mầu nhiệm Giáo Hội cùng thông công như sau: “Trong số những môn đệ Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được tinh luyện và có những người đang được chiêm ngưỡng rõ ràng Thiên Chúa Ba Ngôi vinh hiển. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Nhận biết đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm thể Chúa Kitô, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, cầu nguyện cho những người đã chết”.

Hơn nữa, người tín hữu đã chết trong Ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa sạch hết mọi tội, và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời đời này, thì không thể vào thẳng Thiên đàng được, vì chưa xứng đáng hưởng Thánh Nhan Chúa. Thánh Gioan cảnh báo rõ trong sách Khải huyền: “Tất cả những gì ô uế, cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và gian tà, đều không được vào thành…” (Kh 21, 27). Tất nhiên, họ phải chờ tinh luyện xong mới vào được Thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Nên Công đồng Florence (1439) mới định tín có luyện ngục để tinh luyện các linh hồn.

Purgatorium, chỉ luyện ngục, có nghĩa là tinh luyện.

Bởi thế, hằng ngày Giáo Hội dâng lễ nài xin Ơn tha thứ cứu độ của Chúa Giêsu cho các linh hồn; suốt tháng 11 này và đặc biệt hôm nay ngày 2.11 còn tăng lên gấp 3 (mỗi Linh mục được làm 3 lễ trong ngày). Giáo Hội kêu gọi chúng ta luôn nhớ về và sốt sắng cầu nguyện cho những người đã khuất. Cầu nguyện là góp phần mình vào mở kho Ân xá, nhường cho các linh hồn nơi luyện ngục, khi họ không thể làm được việc lành cứu mình. Giáo Hội còn khuyến khích đi viếng nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn, vì: “Mồ thật chôn các người chết là trái tim của người sống” (Tục ngữ).

Thế nên, người sống có nhớ đến, có cầu…thì người chết mới mát mẻ thanh nhàn. Thật ra, không phải cầu cho người “chết”. Nếu chết là chấm tận, hết chuyện thì cầu làm gì và ích lợi gì? Nhưng là cầu cho nguời vượt qua cõi chết, đi vào cõi sống muôn đời.

-----------------------

 

2/11-104: Lyện ngục

 

Từ cổ chí kim, cũng như từ đông sang tây, người ta đều có truyền thống thương tiếc và an táng người quá: 2/11-104


Từ cổ chí kim, cũng như từ đông sang tây, người ta đều có truyền thống thương tiếc và an táng người quá cố một cách kính cẩn. Ngày xưa, người ta thương tiếc và dâng tặng người quá cố một thánh lễ an táng trọng thể, một bài điếu văn chải chuốt, rồi tụ tập ăn uống linh đình, tiếng khóc biến thành những câu chuyện ròn rã bễn cỗ bàn rượu thịt ê hề. Nỗi thương nhớ trôi mất theo từng ly rượu của bàn tiệc, để rồi khi tiệc tan, trở về nhà và không còn nghĩ gì đến người quá cố đang khổ đau vì bị thanh luyện nữa.

Có một người sau khi chết được dẫn vào luyện ngục. Anh ta thấy mọi người trong đó đang đứng trong một vũng bùn lên tới quá đầu gối. Có người đang hút thuốc. Người khác thì uống cà phê và mọi người đều cười nói với nhau một cách vui vẻ. Anh ta thầm nghĩ: Nếu luyện ngục là như vậy, thì đâu có gì tệ lắm.

Vừa nghĩ thế, anh ta liền nhìn thấy một người trong bọn trông giống như một viên cai ngục, vỗ tay ra hiệu và tuyên bố: Hết giờ nghỉ xả hơi rồi. Bây giờ hãy chống cằm xuống đất và chổng hai chân lên trời.

Nghe đến đây, anh ta bỗng ngất xỉu. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.

Vậy luyện ngục là gì?

Dĩ nhiên luyện ngục không phải là một căn hầm hay một vũng bùn như trong câu chuyện vừa nghe. Theo lời các thánh, luyện ngục chính là nơi các linh hồn được thanh tầy, để trở nên trong sạch, xứng đáng được hưởng kiến tôn nhan thánh Chúa.
Các linh hồn nơi luyện ngục chắc chắn đã được cứu độ, nhưng chưa phải là trong giây phút hiện tai. Do đó, luyện ngục thực sự là một dấu chứng của lòng Chúa xót thương.

Một ông cụ luôn khuyên nhủ con cháu hằng ngày đọc kinh sớm tối kẻo mất linh hồn. Thế nhưng, một người con của cụ trả lời: Không cần đọc nhiều, mà chỉ cần đọc ba kinh Kính mừng là đủ lên thiên đàng cả giường lẫn chiếu.

Ông cụ đáp lại: Lên thiên đàng, thì chúng mày đừng hòng. Tao chỉ mong chúng mày xuống luyện ngục là đã phúc lắm rồi.

Thực trạng bất toàn của con người khiến chúng ta cảm thấy không xứng đáng được diện kiến, gặp gỡ mặt đối mặt với Thiên Chúa, bởi vì Ngài là đấn thánh thiện vô cùng.

Sự thánh thiện của Thiên Chúa và tội lỗi là hai cái gì đối kháng nhau, như lửa với nước, như ánh sáng với bóng tối. Do đó, tội lỗi làm cho chúng ta phải xa lìa Thiên Chúa, khiến chúng ta quay lưng chống lại Ngài và đi ngược lại với bản tính thánh thiện tuyệt vời của Ngài. Thực vậy, Thiên Chúa thánh thiện không thể nào chấp nhận một chút bợn nhơ xấu xa nào trong vương quốc của Ngài.

Đối với các linh hồn đáng thương còn mang dấu ấn của tội lỗi, thì luyện ngục chính là nới ẩn náu đầy yêu thương, là tiền đường của thiên đàng. Các ngài vui mừng trong đau khổ. Và nỗi đau khổ nặng nề nhất không phải là cực hình hỏa ngục, mà là khát vọng được diện kiến thánh nhan Thiên Chúa, mà hiện nay chưa được trở thành sự thật, mà vẫn còn bị trói buộc trong sợ mòn mỏi trông chờ và mong đợi.

Với ý thức về tội lỗi của mình, các ngài sẽ không rời xa luyện ngục, cho tới khi được tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Còn mang lầy một chút dấu vết của tội lỗi trong tâm hồn mình cũng là một đớn dau cho các ngài, khi cảm thấy mình bất xứng.

Chính vì thế, trong niềm hiệp thông, chúng ta hãy giúp đỡ các ngài bài những hy sinh, những lời kinh và những thánh lễ chúng ta dâng lên, bởi vì đó mới chính là những điều các ngày đang cần đến, đỗng thời đó cũng là cách thức chúng ta báo hiếu, đền đáp công ơn của các ngài một cách sâu xa và có ý nghĩa nhất.

-----------------------

 

2/11-105: HUYỀN NHIỆM SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT

 

Mạc Khải Kitô Giáo cho biết: Cái chết như cánh cổng mở vào chánh điện niềm vui Vĩnh Hằng: 2/11-105


Mạc Khải Kitô Giáo cho biết: Cái chết như cánh cổng mở vào chánh điện niềm vui Vĩnh Hằng,như Thánh Phaolô xác định: “Vào ngày cuối cùng,cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử trong ta sẽ trở thành bất tử” ( 1 Cr 15, 53 ). Chúa Giêsu gọi giờ chết của mình là giờ được tôn vinh. "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” ( Ga 12, 23 ). Sư tôn vinh của Ngài cũng là sự tôn vinh của con người trong Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. "Phần tôi, khi bị dương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người về với tôi” ( Ga 12, 32 ) và để được tôn vinh, con người phải thông phần vào sự Chết với Chúa Kitô, phải dám chết đi con người cũ tội lỗi của mình, dám hy sinh chính bản thân mình.

Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài đã chiến thắng sự dữ là cái chết Thập Giá của mình, và loài người cũng cần biết thêm rằng: Ngài không thể chiến thắng sự dữ tại nơi bản thân mỗi con người chúng ta ! Vì đó là một hệ lụy ! trong thực tế, ta phải gánh chịu những khổ đau trong thân phận kiếp phàm nhân ! Niềm tin và hy vọng, cho dù không diệt nổi cái bản năng sinh tồn, nhưng sẽ đem lại tâm tình đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn, khi biết sống vui trong Ân Sủng, sẽ đón nhận cái chết an bình thảnh thơi..,

Thực tế trong cuộc đời, ít ai có thể nói vui với cuộc sống, bởi vì nó tràn đầy những bi đát và khổ đau, giành giật, bạo tàn, hà khắc, với những nỗi sợ vây quanh: sống bấp bênh, cô đơn, tật bệnh, già yếu và cuối cùng là cái chết ! Nhưng trong niềm tin, nhờ cái chết của Chúa Giesu, cái chết nơi con người đã trở thành một tiến trình khai sinh sự sống, tiếp nhận một điều tự nhiên nhất nẩy sinh sự siêu nhiên.

Sự Phục Sinh, khắc họa trong Bí Tích Thánh Tẩy, xác tín đó. Người Kitô hữu được định nghĩa đơn giản là những người "tận tình với sự chết và nhiệt tình với cuộc sống".

Chết là một sự biến hóa. Hết đời con sâu xấu xí, thì chào đời một cánh bướm mỹ miều. Trong sự tinh luyện đời sống tâm linh, ta cũng có cảm nhận như thế, nếu biết chết đi từng giây phút trong quá khứ, ta sẽ gặp được sự sống phục sinh hoàn hảo hơn. Vì “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đơi” một khi biết giũ bỏ mọi đam mê bất chính, ta sẽ được sống trọn vẹn cùng với vinh quang của Chúa phục Sinh trong giây phút cuối cùng đời mình, vì “nếu hạt lúc gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu nó mục nát chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” ( Ga 12, 24 ).

Lời Chúa là Chân Lý, “ai tin và thực hành như vậy thì được sống muôn đời”.

Tuy nhiên, trong thực tế, ai cũng ham sống sợ chết, chẳng ai có thể an nhiên bình thản trước cái chết và còn mãi những thao thức ước mong là hạt lúa trơ trọi cô đơn, dù nói là để sinh nhiều hạt khác thì nào có ích gì một khi chinh bản thân phải tan vỡ, chính mình phải hy sinh !?! Vì thế, sống và chết sẽ còn mãi là một mầu nhiệm bí ẩn với con người, cho dù ai cũng biết cuộc sống này chỉ là tạm bợ chóng qua.

Thực tế trong một đám tang, miệng thì hát ca vang "khi Chúa thương gọi tôi về, hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ” và có lẽ chỉ là một giấc mơ, khi nhìn xung quanh chỉ toàn là một mau tang tóc ảm đạm, chỉ thấy toàn là nước mắt và khổ đau, từ những vòng hoa phúng viếng đến nhưng lời phân ưu chia buồn ! Rất hiếm họa bắt gặp một một vòng hoa mang sứ điệp của niềm vui hân hoan như “Hân hoan bước về nhà Cha”. Nghịch lý chăng ? Vâng, có thể nghịch lý trong đời thường nhưng lại thuận tình với niềm tin và hy vọng của Tin Mừng.

Sự chết mãi là điều ám ảnh hãi hùng với mọi người ! Chính Đức Giêsu trong thân phận phàm nhân, cũng đã từng trải qua những giây phút đau thương ấy ! "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con mà theo ý Cha !" ( Mt 26, 39 ). Rồi trước giờ ly biệt, Ngài cũng từng xao xuyến tâm tình với các Môn Đệ rằng: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được !” Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài đã chiến thắng tử thần là sự chết, để những ai tin vào Ngài, và cùng chết với Ngài cũng sẽ bước vào vinh quang sự sống vĩnh hằng.” Dù sự chết luôn tràn đầy khổ đau và nước mắt, nhưng niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh sẽ dẫn đến nguồn hy vọng với cái nhìn lạc quan hơn.

Sinh và tử, sống và chết luôn song hành trong một con người về sinh học, mỗi phút giây qua đi có hằng triệu triệu tế bào chết rời bỏ ta và song song triệu triệu tế bào mới phát sinh. Vì thế R. Tagore cảm nghiệm rằng: "Tôi yêu cuộc sống và tôi yêu cả sự chết. Khi mẹ giằng con khỏi bầu vú bên này, con òa khóc, nhưng liền đó con lại thấy niềm an ủi nơi bầu vú bên kia".

J. CHUYÊN

-----------------------

 

2/11-106: CÓ TÔI KHÔNG ?

 

Thật là hả hê ! Sau bao nhiêu mánh lới để thử thách Chúa Giêsu, giờ đến lúc đám kinh sư và: 2/11-106


Thật là hả hê ! Sau bao nhiêu mánh lới để thử thách Chúa Giêsu, giờ đến lúc đám kinh sư và Pharisiêu bị Chúa Giêsu lật tẩy một cách công khai. Cũng đáng thôi, họ là những người “ngôn hành bất nhất”, chuyên sống trên sự sợ hãi của kẻ khác. Họ đem Kinh Thánh và Lề luật ra đe nẹt thiên hạ nhưng chính bản thân họ lại chẳng làm, chẳng giữ. Trong suốt 3 năm giảng dạy, Chúa Giêsu chưa từng lên án ai; từ một tay thu thuế gian ác như Giakêu, người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang cho đến những kẻ đã nhạo báng và hành hình Người… Người chỉ lên án đám kinh sư và Pharisiêu ! Người lại còn dùng họ như tấm gương nghịch chiều để ngăn ngừa chúng ta đi theo “vết xe đổ” đó.

Tại sao lại cần phải ngăn ngừa nhỉ ? Phải rồi, tuy là “vết xe đổ” nhưng lại rất hấp dẫn người ta đi theo nó. Nó như một thứ “trái cấm” thời hiện đại, vì nó tôn vinh cái “Tôi” và đem lại nhiều đặc quyền đặc lợi ! Nó là cách giữ đạo nhẹ nhàng và thoải mái. Nó giúp tôi không phải vác Thánh giá vì đã chất lên vai người khác:

Áo quần chỉnh tề, đeo thẻ Ban Tổ Chức để đón Đức Cha nhưng treo băng rôn thì… không có tôi !

Đại diện Ban Hành Giáo để đọc lời chào mừng nhưng kê bàn ghế thì… không có tôi !

Tham gia đoàn thể để đi giao lưu, hành hương nhưng quét nhà thờ thì… không có tôi !

Đóng vai Giuse, Maria trong hoạt cảnh Giáng sinh nhưng thu dọn đạo cụ thì… không có tôi !

Hát solo trong ca đoàn nhưng đọc kinh cho kẻ liệt thì… không có tôi !

Cứ như thế, càng lúc tôi càng giống những người Pharisiêu ngày xưa lúc nào không hay. Họ may hộp kinh trên mũ, còn tôi thì sách kinh kè kè trên tay, “thẻ bài” trước ngực, phù hiệu hội đoàn trên ve áo. Họ may tua áo thật dài, còn tôi cũng khăn choàng, cravat, thắt nơ hoặc bất cứ thứ gì tôi nghĩ ra để đánh dấu mình khác mọi người. Họ thích được gọi là “rabbi” thì tôi cũng thích được chào là ông cố, bà cố, ông chánh, cụ trùm, chị trưởng, anh phó… Còn chuyện ngồi cỗ nhất trong bàn tiệc và ghế đầu trong hội đường thì xưa nay vẫn “thế gian sự thường”, có ai làm khác đâu ?

Tôi tự vạch ra cho mình một vị trí, một thế đứng, một phong cách, một chân dung độc đáo và đóng khung nghiêm cẩn. Chiếc khung sơn son thếp vàng khiến mọi người kính ngưỡng. Tôi không dám bước ra khỏi chiếc khung đó, sợ… đánh mất mình ! Tôi đã quá quen với sự kính trọng của người khác đến nỗi không nhận ra mình tầm thường, tội lỗi. Tôi đã quá quen với sự ngưỡng mộ của người khác đến nỗi quên rằng mình dốt nát, hèn kém… Bấy lâu nay tôi sống trong hoang tưởng mà không hề hay biết !

Hai tay thợ may lém lỉnh trong câu chuyện “Hoàng đế ở truồng” của nhà văn Andersen đã biết lợi dụng điều đó để phỉnh cả một triều đình về một thứ vải mà chỉ có người khôn ngoan mới nhìn thấy. Tất cả vua quan trong triều đều chẳng nhìn thấy gì nhưng không dám nói, vì thú nhận điều đó khác nào tự nhận mình ngu. Thế là cứ hết lời ca ngợi bộ long bào “độc nhất vô nhị” kia, cho đến khi một đứa bé reo lên: “Hoàng Đế ở truồng”. Vậy mà, cả đoàn tùy tùng cứ làm như chẳng nghe thấy gì !

Khi ta làm nô lệ cho cái “Tôi” cũng chính là lúc ta chối bỏ chân lý. Tôi cũng muốn được cứu rỗi nhưng theo cách của tôi chứ không phải theo cách của Chúa. Tôi muốn làm lãnh đạo nhưng hầu hạ anh em thì… bần tiện quá, không xứng đáng với phẩm cách của tôi, làm sao tôi có thể làm việc lâu dài ? Trong thời đại mà mọi người sẵn sàng dẫm đạp nhau để ngoi lên thì việc hạ mình xuống để chờ người khác nâng lên rõ là… ảo tưởng ! Không khéo còn bị đạp mất xác nữa chứ.

 Tôi quên mất rằng chính Chúa Giêsu đã nêu gương phục vụ bằng cách rửa chân cho các môn đệ, chứ không phải Chúa chỉ dạy suông và áp đặt chúng ta noi theo. Từ thân phận một vì Thiên Chúa tối cao vô thượng, Chúa đã chấp nhận thân phận con người rồi chịu sỉ nhục, cực hình, chết treo Thập Giá thảm thương để tha thứ và cứu rỗi tội lỗi của toàn nhân loại. Bản thân tôi không thể đoái công chuộc tội cho mình, Chúa chỉ cần tôi cúi mình một chút để đón nhận ơn Cứu Chuộc đó cho chính tôi mà tôi còn nặng lòng cân nhắc sao ?

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ghi khắc điều Chúa truyền dạy trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ. “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13, 14 – 15 ). Chúa không mong chúng con dạy dỗ lề luật cho bằng sống yêu thương và phục vụ anh em. Xin cho chúng con biết phân biệt được đâu là cốt lõi trong đời sống Đức Tin để ngày sau chúng con được thực sự hưởng ơn Cứu Độ của Chúa. Amen.

Pio X LÊ HỒNG BẢO

-----------------------

 

2/11-107: SỐNG VÀ YÊU

 

Chị Brittany Maynard, 29 tuổi, được chẩn đoán có khối u ác tính trong não ở giai đoạn 4 từ hồi : 2/11-107


Chị Brittany Maynard, 29 tuổi, được chẩn đoán có khối u ác tính trong não ở giai đoạn 4 từ hồi tháng 4 năm 2014, và bác sĩ nói chị chỉ còn sống thêm trong vòng 6 tháng.

Ngày 1.11.2014, chị sẽ kết thúc cuộc đời với sự trợ tử của bác sĩ bằng phương pháp “an tử” ( làm cho chết êm ái ). Chị cho biết rằng chị không muốn chị và gia đình chịu nỗi đau khổ vì chứng ung thư não của chị. Chắc chắn đây là tình cảm tốt đẹp khi người ta không muốn những người thân chịu đau khổ, nhưng đó không phải là cách yêu thương !

Các phương tiện truyền thông hết lời ca tụng quyết định của Brittany là can đảm. Thật mắc cười khi các phương tiện truyền thông khen chị dám chết vì không muốn gia đình đau khổ, và kêu gọi những người khác hủy hoại sự sống mà không cần bác sĩ trợ tử. Nhưng các phương tiện truyền thông ca tụng một phụ nữ trẻ mới kết hôn mà lại muốn chết chứ không muốn sống. Các phương tiện truyền thông ca tụng sự chết, dù đó là phá thai, an tử, hoặc trợ tử, họ gọi đó là sự chọn lựa, sự tự do, hoặc sự can đảm. Tuy nhiên, Thiên Chúa cấm chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể là gánh nặng cho người khác vì sức khỏe giảm sút hoặc cần được chăm sóc về y tế.

Sợ hãi là động lực có thật: Sợ những gì ở phía trước, sợ đau khổ, sợ không thể kiềm chế... Các phương tiện truyền thông và xã hội muốn chúng ta sống trong nỗi lo sợ vì nỗi lo sợ khiến chúng ta phải kiểm soát. Nỗi lo sợ biến chúng ta thành nô lệ dưới chiêu bài của sự tự do, sự can đảm, và sự tự tha thứ cho mình. Nỗi lo sợ xoay chúng ta hướng vào bên trong ( tự hướng nội ) và làm cho chúng ta tin rằng mình đáng bị thu nhỏ lại.

Chân Phước Chiara Luce Badano đã không sống trong nỗi lo sợ mặc dù Chị chịu đau khổ và chết vì chứng ung thư xương rất đau nhức khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Thay vì đầu hàng nỗi đau đớn thể lý, Chị đã chịu đựng đau khổ và nhìn cha mẹ thấy Chị chống chọi với bệnh tật. Chị dùng đau khổ để thánh hóa chính mình và những người khác. Chị dùng đau khổ làm phương tiện để hy vọng.

Ngược lại, chị Brittany Maynard lại dùng đau khổ làm phương tiện để tuyệt vọng ! Buồn biết bao khi Brittany cho phép bóng tối làm tiêu tan chính mình. Chân Phước Chiara được một người bạn đặt cho biệt danh Luce khi Chị gia nhập phong trào Focolare, vì Chị là ánh sáng cho người khác. Chị như ánh đuốc soi sáng trong bóng đêm của cuộc sống này để đi tới Chúa Giêsu và sự sống đời đời.

Các phương tiện truyền thông chẳng bao giờ ca tụng những loại ánh sáng này của con người. Bạn sẽ không bao giờ nghe nói về những con người thầm lặng chịu đau khổ trên đời này, hoặc thời gian kỳ diệu mà họ cố gắng sống tốt, và hôm nay họ vẫn sống vô thường dù ngày mai họ sẽ chết, họ sống như thể là bất tử. Những con người này là những ánh đuốc sáng thực sự trong thế giới này, họ đối diện với bóng tối và tuyên bố: “Mi cứ làm điều tồi tệ nhất ! Tôi sẽ không bị hủy diệt”. Những người này sống trọn vẹn tình yêu thương, hoàn toàn biết từ bỏ mình, ngay cả khi họ phải đối diện với tử thần, họ không bao giờ chịu thua sự cám dỗ của nỗi thất vọng, vì họ biết rằng SỰ SỐNG và TÌNH YÊU đáng tận hưởng. Dù sao thì cuộc đời cũng vẫn đáng sống, không đáng chấm dứt.

Bạn sẽ chẳng bao giờ nghe nói về những con người như Ginnie Levin. Chị được chẩn đoán bị ung thư vú, mặc dù cắt cả hai vú và các khối u, chứng ung thư vẫn di căn tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Chỉ còn ít thời gian ngắn ngủi trên thế gian này, chị muốn dành tất cả cho gia đình. Người bà và người mẹ của chị đã chết vì ung thư, người cha của chị cũng đang phải điều trị ung thư. Ginnie muốn tới thế giới của Walt Disney với gia đình một lần nữa, tạo ký ức vui mừng một lần cuối. Xin mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho chị Gennie Levin !

Trong một thế giới ca tụng việc hủy hoại sự sống, chúng ta hãy ca tụng Sự Sống. Hãy tạo sự khác biệt trong cách sống của chúng ta hôm nay !

Thánh nữ Teresa Margaret Thánh Tâm Chúa ( Dòng Kín Chân Đất, 1747-1770 ) nói: “Không có gì phải than phiền, tôi sẽ chịu đựng mọi thứ vì yêu mến Chúa, tôi không có gì phải lo sợ”. Chân Phước Chiara Luce được an táng với chiếc áo cưới vì Chị sẽ đi gặp Đức Lang Quân là Chúa Giêsu trong cõi trường sinh. Chết lúc mới 19 tuổi vì bệnh trầm kha, nhưng Chân Phước Chiara Luce vẫn khả dĩ nói: “Tôi không còn lại gì, nhưng tôi vẫn còn trái tim, và tôi có thể yêu thương bằng trái tim đó”.

Chị Chiara Luce Badano sinh ngày 29.10.1971 tại ngôi làng nhỏ Sassello ở Ý quốc, qua đời ngày 7.10.1990 sau một năm đau đớn vì chứng ung thư xương. Chị được Giáo Hội tôn phong Chân Phước ngày 25.9.2010.

TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ IgnitumToday.com

-----------------------

 

2/11-108: “Mọi sự rồi sẽ qua đi”


(Lễ sáng nhà thờ:)

 

 Có ai đó đã  viết rằng: “Mọi thứ rồi cũng qua Cái loa rồi cũng hỏng Nước sôi rồi hết nóng 2/11-108


 Có ai đó đã  viết rằng:
 “Mọi thứ rồi cũng qua
Cái loa rồi cũng hỏng
Nước sôi rồi hết nóng
Đắm say rồi thờ ơ

Thờ ơ rồi cũng qua
Để bắt đầu say đắm
Nước lại đun để tắm
Loa này thay loa kia


 Nhớ ngày nào mình còn rất nhỏ bé, thế mà nay đã đi qua nửa đời người. Nhìn những người đi trước họ đã và đang lần lượt từ bỏ dương gian để về cõi trăm năm cuối trời. Nhìn vào biết bao người nổi danh, nổi tiếng thế mà nay cũng vào cõi vĩnh hằng, vì:

 “Trăm năm còn cò gi đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”

Ôi cuộc đời thật phù du như hoa sớm nở rồi tàn!

 Có một câu chuyện kể rằng: có một ông vua muốn làm bẽ mặt một vị cận thần của mình vốn nổi tiếng thông thái và tài trí. Ông bảo vị quan nhân lễ hội này hãy mang về một vật mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui. Thời gian cận kề, vị quan buồn bã vì chưa tìm được một món vật như thế, ông liền quyết định đi đến nơi nghèo nhất kinh thành, khi đi ngang qua một lão già bán hàng rong, ông dừng lại và hỏi lão có biết một vật như thế không, ông lão bèn đưa cho vị quan ấy một cái vòng.

 Vị quan nhìn vào thấy một dòng chữ liền mỉm cười vui sướng. Lễ hội đến, nhà vua hào hứng chắc mẩm rằng tên quan kia sẽ bị một vố bẽ mặc ra trò. Thế nhưng vị quan thông thái ấy ung dung bước vào, cầm theo cái vòng đưa cho nhà vua trước sự ngơ ngác của hết thảy mọi người. Nhà vua hồ nghi, cầm cái vòng lên, nụ cười trên môi, sự hào hứng lập tức tan biến. Thật sự trên đời có tồn tại thứ ấy. Thứ mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào sẽ vui. Chiếc vòng với dòng chữ “Mọi việc rồi sẽ qua.”

 Mọi sự rồi sẽ qua đi. Nghe qua sao bẽ bàng! Thế mà nó lại là một sự thật, một chân lý về cuộc sống. Sum họp rồi tan. Như hơi nước kết thành mây rồi cũng rã tan thành cơn mưa giông hòa biến trong không gian. Như cánh hoa rực rỡ mấy rồi cũng khô héo tàn lụi. Cuộc đời con người rồi cũng sẽ qua đi. Không ai ở mãi dương gian. Có sinh, có tử. Có hiện hữu có tan đi. Cho dẫu con người đã cất công tìm kiếm cây thuốc trường sinh nhưng cho đến hôm nay vẫn hão huyền, vô vọng!

 Nếu cuộc đời này rồi sẽ qua đi, vậy ta sống ở đời này để làm gì?

 Chắc chắn Thiên Chúa không dựng chúng ta hiện hữu một cách vô tình như cây cỏ. Thiên Chúa càng không dựng chúng ta nên một vật sớm nở rồi tàn như vạn vật. Ngài dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài. Ngài cho chúng ta tham dự vào sự sống vĩnh hằng như Ngài. Thế nên, cuộc sống của chúng ta phải là cuộc sống tìm kiếm Ngài và ở trong Ngài. Đừng đánh mất Ngài trong cuộc sống. Đừng quay lưng lại với Ngài chỉ vì những vinh hoa phú quý trần gian.

 Nhìn vào những người đang nằm dưới các nấm mồ cho chúng ta hiểu rằng: “mọi sự rồi sẽ qua đi”, nhưng sự qua đi này lại dẫn chúng ta về với Đấng tạo thành, về với Đấng trường sinh bất tử, về với cội nguồn sự sống của chúng ta. Thế nên, điều quan yếu là chúng ta phải tìm kiếm Ngài trong cuộc đời. Đừng tìm kiếm những danh lợi thú mau qua mà đánh mất Ngài. Hãy ở lại trong Ngài nơi cuộc sống dương gian để Ngài cho chúng ta ở với Ngài nơi thiên quốc sau cuộc sống tạm bợ nơi dương gian.

 Nhưng đáng tiếc có rất nhiều người đã cố tình đánh mất Ngài để bám vào đồng tiền, vào danh vọng, vào lạc thú. Họ đã vì tiền mà bỏ đạo. Vì danh vọng mà quay lưng lại với Đấng tạo thành. Vì lạc thú mà phản bội với tình yêu của Ngài. Họ quên rằng “mọi sự rồi cũng qua đi” nên vẫn cố bám vào những cái phù du mau qua. Danh lợi thú chỉ như áng mây bay qua cuộc đời, rồi tan biến chỉ còn lại mình phải đối diện với Đấng tạo thành.

 Hôm nay ngày lễ các đẳng linh hồn, là dịp để chúng ta nghĩ về thân phận mỏng dòn của mình để sống cho có ý nghĩa. Đồng thời cũng là dịp để chúng ta làm một nghĩa cử cao đẹp cho những người đã khuất. Nghĩa cử mà họ đang cần chúng ta không phải là mâm cao cỗ đầy mà là những lời kinh nguyện, những hy sinh, những việc bác ái mà khi còn sống họ đã thiếu sót với Thiên Chúa và với tha nhân. Hôm nay họ đã bị phiến đá ngàn năm đè bẹp khiến họ không thể làm điều mà họ muốn làm. Họ cần đến chúng ta hãy vì yêu thương mà làm thay cho họ. Hãy cứu độ họ bằng hiến tế mà chúng ta tham dự hằng ngày. Vì:

 -      Cuộc sống bon chen họ đã quên thờ phượng Chúa thì nay nhờ thánh lễ chuộc tội của Chúa Giê-su, chúng ta xin đền bù những thiếu sót của họ.

-      Cuộc sống mưu sinh mà họ đã từng lỗi công bình bác ái với tha nhân, thì nay chúng ta hãy làm một việc bác ái nào đó để đền bù lỗi lầm cho họ.

 -      Những cuốn hút của danh lợi thú đã khiến họ lao vào vòng xoáy của tiền, tình, quyền mà thiếu sót bổn phận với gia đình, thì nay chúng ta dâng hy sinh việc lành phúc đức để đền bù cho họ.

 Mỗi người chúng ta đều có những người thân đã khuất. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy những người thân của chúng ta đang cần chúng ta cứu vớt họ. Xin cho chúng ta biết dùng tháng các linh hồn này để cứu độ các linh hồn. Ước gì đây là dịp để chúng ta báo hiếu ông bà tổ tiên và quảng đại với anh em qua cầu nguyện, dâng lễ và thực thi bác ái cho các đẳng linh hồn. Amen
 Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

-----------------------

 

2/11-109: Lễ chiều nghĩa trang: Xin nhớ đến tôi

 

 Nếu giả như chúng ta phải ra đi vội vàng, tức tưởi, chúng ta sẽ trăn trối lại điều gì? Điều gì khiến 2/11-109


Nếu giả như chúng ta phải ra đi vội vàng, tức tưởi, chúng ta sẽ trăn trối lại điều gì? Điều gì khiến chúng ta quan tâm nếu phải dứt bỏ cuộc đời một cách vội vàng?

 Trong tai nạn máy bay boeing 747 của hãng hàng không Nhật bản vào ngày 12-8-1985 đã khiến 520 người thiệt mạng. Điều đáng nói là phi hành đoàn cũng như hành khách trên chiếc Boeing 747 này biết họ gặp nạn, máy bay của họ không thể điều khiển được và họ còn một ít thời giờ trước khi chết, nên mấy người đã lấy viết ghi lại các lời trăn trối của họ.

 Trong số này có ông Kawaguchi đã viết được vài điều trăn trở trên cuốn lịch nhỏ như cuốn sổ bỏ túi. Ông viết cho vợ: Thôi, vĩnh biệt! Em hãy thay anh lo lắng săn sóc con cái.

 Ông khuyên 3 người con, hai gái một trai rằng: Các con phải hòa thuận với nhau, phải cố gắng làm việc và giúp đỡ mẹ.

 Riêng với cậu con trai út tên Tsuyoshi, ông viết: Cha đặt nhiều hy vọng nơi con.

 Người thứ hai là kiến trúc sư Kazuo Yoshimura chỉ viết được mấy chữ trên một tấm giấy: Tôi muốn cả gia đình được mạnh khỏe.

 Người thứ ba là một nhà kinh doanh tên là Masakazu Tamguchi đã viết cho tỉnh Osaka, cho thành phố Min và cho vợ tên là Machiko như sau: Xin nuôi nấng, săn sóc mấy đứa con tôi.

 Xem điều mà con người quan tâm trước khi chết chính là lo cho người còn sống. Có thể là cha mẹ, là vợ con, là đồng nghiệp, . . . những con người mà họ đang có bổn phận che chở giữ gìn mà nay cái chết đến, họ không còn khả năng bảo vệ người thân yêu. Họ mong rằng những người thân của họ vẫn tiếp tục sống, vẫn tiếp tục được yêu thương, được hạnh phúc. Người ta bảo rằng có người đã không thể nhắm mắt vì họ còn có quá nhiều bổn phận với gia đình và xã hội, và chắc chắn họ không thể nhắm mắt vì còn lo lắng nhiều cho người thân.

 Hôm nay chúng ta quây quần bên nghĩa trang, nơi những người thân đang an nghĩ. Họ là người đã từng có trách nhiệm với chúng ta. Họ là người đã từng yêu thương chúng ta. Nhưng họ cũng là người đã từng mang đến cho chúng ta vui buồn, hạnh phúc và khổ đau. Dầu khi sống họ đối xử với chúng ta như thế nào thì chắc chắn một điều, trước khi nhắm mắt xuôi tay điều họ quan tâm vẫn là lo lắng cho hạnh phúc của chúng ta. Họ vẫn mong chúng ta được bình yên. Họ vẫn không yên lòng ra đi vì chúng ta vẫn còn đang ở lại.

 Họ có thể là một người người cha, người mẹ đã từng vỗ về chúng ta, từng ao ước cho chúng ta được sống hạnh phúc. Họ đã từng chung nỗi niềm lo lắng cho con cái cái ăn, cái học, và cả niềm vui trong cuộc sống. Họ dám đánh đổi cả mạng sống mình cho con cái niềm vui.

 Họ có thể là một người bạn tri kỷ hay trăm năm đã từng cùng với chúng ta chia vui sẻ buồn. Họ cũng từng nuôi ước vọng đi với chúng ta đến tận chân trời để che chở, bảo vệ chúng ta. Họ đã hiến dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc của chúng ta.
 Họ có thể là cha mẹ, anh em vì yếu đuối mà sa vào tội lỗi nên bê tha bổn phận, gây phiền toái cho chúng ta, nhưng có lẽ họ vẫn từng ăn năn sám hối vì đã phụ bạc với chúng ta.

 Dù là người đã làm chúng ta vui hay buồn thì hôm nay họ vẫn đang cần chúng ta “xin hãy nhớ đến họ”. Nhớ đến họ như xưa khi còn sống chúng ta nhớ đến nhau: có cái ăn, có niềm vui, có nỗi buồn cũng chia sẻ cho nhau, thì hôm nay họ càng cần chúng ta nhớ đến họ để giúp họ vượt qua biển lửa luyện tội để bước vào thiên đàng. Nhớ đến họ để van xin lòng thương xót của Chúa cứu họ khỏi nơi tối tăm luyện tội mà đưa vào ánh sáng tình thương.

 Tháng 11 thật quý giá. Quý giá vì nó giúp chúng ta nhớ đến nhau. Nhớ đến người quá cố mà lâu nay vì mải miết làm ăn mà ta đã bỏ quên họ. Nhớ đến họ để làm điều gì đó cho họ. Thiết tưởng điều họ cần chính là cầu nguyện cho họ khỏi sự công thẳng của Thiên Chúa và nhất là đền tạ những thiếu sót trong thân phận con người của họ qua những hy sinh, những việc lành phúc đức mà khi xưa họ đã không làm. Họ đang cần những việc lành của chúng ta để đền bù cho những thiếu sót trong bổn phận của họ.

 Xin cho chúng ta biết dùng tháng 11 như là dịp để làm việc phúc đức thay cho các linh hồn tiên nhân và bạn hữu của chúng ta. Xin nhờ những lời kinh, những việc lành của chúng ta mà Chúa nhân lành xót thương cứu vớt họ. Amen

 Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

-----------------------

 

2/11-110: Bài giảng lễ các đẳng linh hồn của TGM Leopoldo Girelli


tại nhà thờ Quảng Ngãi

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/11/2013 15:19 - Người đăng bài viết: BTTVHQN
Anh chị em thân mến,

 

Phúc âm hôm nay bày tỏ Chúa Giê-su là Người thật và là Thiên Chúa thật. Trước hết, Thánh sử  2/11-110


Phúc âm hôm nay bày tỏ Chúa Giê-su là Người thật và là Thiên Chúa thật.

Trước hết, Thánh sử nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su cảm thấy buồn vì người đàn bà trong thành phố Na-in đã mất đứa con trai.

Đồng thời, Chúa Giê-su đã tỏ ra uy quyền tuyệt đối liên quan đến cái chết này.

Quyền năng của Chúa trên sự chết đã không ngăn cản Chúa Giê-su khỏi lòng thương cảm sâu xa vì nỗi buồn của sự chia lìa.

Con tim của Chúa Ki-tô vừa thiên tính vừa nhân tính: trong Ngài, Thiên Chúa và con người gặp nhau trọn vẹn, không có phân cách và lẫn lộn. Ngài là hình ảnh, hay hơn nữa, là sự nhập thể của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, thương xót, nhân hậu và là sự sống.

Thật vậy, có lần Chúa Giê-su quả quyết với Mác-ta: "Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào Thầy, dù có chết cũng được sống, và bất cứ ai sống và tin vào Thầy sẽ không chết bao giờ". Và Ngài còn thêm: "Con có tin điều này không?" (Yn 11, 25-26).

Đây là câu hỏi mà Chúa Giê-su nhắn gởi tới mỗi một người chúng ta: một câu hỏi nâng cao phán đoán khôn ngoan của chúng ta, nâng cao khả năng hiểu biết của chúng ta, và đòi chúng ta phó thác bản thân chúng ta cho Ngài như Ngài đã phó thác bản thân cho Chúa Cha.

Câu trả lời của Mác-ta là gương mẫu: "Vâng, lạy Chúa; con tin rằng Ngài là Đấng Ki-tô,  Con Thiên Chúa, đã đến trong thế gian" (Yn 11, 27).

Vâng, lạy Chúa! Chúng con cũng tin. Chúng con tin Ngài vì Ngài có những lời ban sự sống đời đời. Chúng con muốn tin vào Ngài, là Đấng ban cho chúng con niềm hy vọng và sự sống viên mãn trong Vương quốc ánh sáng và hoà bình của Ngài.

Các bạn thân mến, lễ trọng kính Các Thánh hôm qua và lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời hôm nay nói với chúng ta rằng chúng ta cần sự sống đời đời. Mọi hy vọng khác là quá ngắn ngủi và quá hạn hẹp với chúng ta.

Đời sống con người chỉ được giải thích nếu có Tình yêu vượt trên sự chết. Đời sống đó cũng chỉ được giải thích nếu có Thiên Chúa.

Chúng ta hãy nghĩ một chút về cảnh tượng trên đồi Can-vê và hãy lắng nghe lại những lời của Chúa Giê-su từ trên cao Thập giá, nhắn gởi với người trộm lành bị đóng đinh bên phải Ngài rằng: "Quả thật, Ta nói với ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta"

Khi đọc kinh Tin Kính vào mỗi Chúa nhật, chúng ta tuyên xưng lại sự thật này. Và trong khi cầu nguyện với tình cảm và lòng yêu mến cho  những người quá cố của chúng ta, chúng ta được mời gọi canh tân đức tin vào sự sống vĩnh cửu với lòng can đảm và sức mạnh.

Chúng ta phó thác bản thân cho Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của Các Thánh, trong  cuộc lữ hành tiến về quê hương trên trời, cũng như chúng ta khẩn xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ cho anh chị em chúng ta đã qua đời. Amen.

Bản tiếng Anh

 Dear Brothers and Sisters,

Today’s Gospel shows Jesus as true Man and true God.

First of all, the Evangelist underlined that Jesus felt sorry for the woman of the city of Nain who has lost her son.

At the same time, Jesus has shown an absolute power regarding this death.

This lordship over death does not impede Jesus from feeling sincere "com-passion" for the sorrow of detachment.

Christ's heart is divine-human:  in him God and man meet perfectly, without separation and without confusion. He is the image, or rather, the incarnation of God who is love, mercy, tenderness and life.

In fact, once Jesus solemnly declared to Martha:  "I am the resurrection and the life; he who believes in me, though he die, yet shall he live, and whoever lives and believes in me shall never die". And he adds, "Do you believe this?" (Jn 11: 25-26).

It is a question that Jesus addresses to each one of us:  a question that certainly rises above us, rises above our capacity to understand, and it asks us to entrust ourselves to him as he entrusted himself to the Father.

Martha's response is exemplary:  "Yes, Lord; I believe that you are the Christ, the Son of God, he who is coming into the world" (Jn 11: 27).

Yes, O Lord! We also believe. We believe in you because you have the words of eternal life. We want to believe in you, who give us hope and full life in your Kingdom of light and peace.

Dear friends, the Solemnity of All Saints of yesterday and the Commemoration of all the faithful departed tell us that we need eternity. Every other hope is too brief, too limited for us.

Human life can be explained only if there is a Love which overcomes death. It can be explained only if there is God.

Let us think for a moment of the scene on Calvary and listen again to Jesus’ words from the height of the Cross, addressed to the good thief  crucified on his right: “Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise”.

Every Sunday in reciting the Creed, we reaffirm this truth. And in praying with affection and love for our departed, we are invited to renew with courage and with strength our faith in eternal life.

We entrust ourselves to the Virgin Mary, Queen of All Saints, our pilgrimage towards the heavenly homeland, as we invoke her maternal intercession for our departed brothers and sisters. Amen!


Tác giả bài viết: TGM Leopoldo Girelli
Nguồn tin: Gpquinhon.org


-----------------------

 

2/11-111: Lễ Các Ðẳng Linh Hồn ( 2.11 )

 

Cũng theo Francis Mershman, lễ tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời được Giáo Hội 2/11-111


Cũng theo Francis Mershman, lễ tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời được Giáo Hội mừng vào ngày 2.11. Căn bản thần học về lễ này dựa vào niềm tin rằng: Những ai chết trong ân sủng và trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.

Giáo Hội gọi luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Khi trình bày giáo lý của đức tin về Luyện Ngục tại Công Ðồng Florencia và Trento, cũng như dựa vào một số bản văn Thánh Kinh (1 Cr 3, 15; 1 Pr 1, 7), Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện như sau: “Ðối với một số lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán Xét theo như những gì mà Ðấng là Chân Lý đã dạy ..” (Giáo Lý, 1030-1031).

Vào thời Giáo Hội tiên khởi, người Ki-tô hữu có thói quen ghi tên các giáo hữu đã qua đời vào “danh sách những người đã ra đi” để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ. Các Dòng Bênêđitô có nghi thức tưởng nhớ đến các thành viên tu sĩ đã qua đời. Tại Tây-ban-nha, có ngày cầu cho các linh hồn vào Chúa Nhật 2 Mùa Chay, hoặc Thứ Bảy trước Lễ Hiện Xuống. Tại Ðức, từ khoảng cuối thế kỷ 10, có lễ cầu hồn vào 1.10. Lễ này được Giáo Hội chấp thuận.

Khởi đầu từ tu viện Cluny, năm 1080, các tu hội Bênêđitô mỗi năm dành một ngày cầu cho Các Ðẳng Linh Hồn. Sau đó, lễ lan qua Bỉ, Pháp, Ý vào ngày 15.10 và chuyển đến ngày 2.11. Riêng tại Tây- ban-nha, Bồ-đào-nha và Mỹ La-tinh, ngày 2.11, các Linh Mục làm ba lễ. Giáo hữu trình thỉnh nguyện thư xin tổ chức lễ cầu hồn trong Giáo Hội hoàn vũ và Ðức Giáo Hoàng Leo XIII ( 1878-1903 ) ban chỉ thị làm lễ Cầu Hồn “Requiem” cho Các Ðẳng.

Trong các Giáo Hội theo nghi lễ Hy-lạp và Acmenia cũng có ngày Lễ Cầu Hồn.
 (sưu tầm)

-----------------------

 

2/11-112: Thứ Hai sau Chúa nhật XXXI thường niên


Cầu cho các tín hữu đã qua đời

Lễ I :  (Ga 6,37-40)
Lễ II: ( Lc 23,33,39-42)
Lễ III: ( Ga 11,17-27)


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

37 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

Ghi nhớ:

 

Đức Chúa liền phán: “ Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết 2/11-112


Đức Chúa liền phán: “ Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết,cũng sẽ được sống” (Ga 11,25)

Suy niệm:

Con người ai ai cũng không thể thoát khỏi cái chết, thế nên trong Thánh vịnh có câu:

“Kiếp phù sinh,
tháng ngày vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thoảng là xong
chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103, 15-16).


Cứ mỗi độ xuân về, hay mỗi dịp ngày giỗ chạp, đặc biệt người Công giáo chúng ta hàng năm có ngày 2/11 là Thánh lễ “Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời”, đồng thời cũng trong ngày này chúng ta cũng xin nhiều Thánh lễ  và cầu nguyện cho các Đẳng linh hồn, hoặc những người thân yêu đã  qua đời.

Trong cuộc sống người ta thường nói có sinh ắt có tử, chết là hết, chết là đi vào cõi hư vô. Nhưng với người Công giáo thì người đã khuất là người đi về cội nguồn, tìm về nơi an bình, hạnh phúc,vĩnh cửu trong Thiên Chúa. Với niềm tin Kitô hữu, chúng ta luôn tin rằng hết thảy mọi người khi trở về đều phải ra trình diện Ngài và phải trả lẽ về những gì ta đã sống và làm những gì nơi trần gian này.

Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay chúng ta cảm thấy an tâm, vững vàng nơi con người luôn mong mỏi khát khao, một niềm tin, để ta nhìn thấy cuộc đời hư ảo, tạm bợ, qua đi thật nhanh chóng vì Thiên Chúa đã minh định rõ ràng: “Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính, để hưởng sự sống muôn đời”( Mt 25,46).

Một khi ta trưởng thành trong đức tin sẽ tạo điều kiện cho đạo đức phát triển và những việc làm thánh thiện giúp cho tâm hồn luôn bình an hân hoan trong Chúa. Nhưng khi không còn đức tin, con người sẽ sống buông thả chiều theo bản thân mình dễ làm điều bất chính tội lỗi, với biết bao quyến rũ, dịp tội đang rình rập để thách đố đức tin của ta. Do vậy, để củng cố đức tin vào Thiên Chúa, mỗi người tin vào đời sống vĩnh cửu nước Trời mai sau, ngay từ bây giờ ta phải chiến thắng cái tôi của mình, từ bỏ thói hư tật xấu, gian tham, oán thù ghen ghét hay vui chơi sa đọa v.v… Với tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời, ta có thể ngẫm lại cuộc sống của mình, từ lúc chào đời cho đến khi lớn khôn, ta đã sai phạm mất lòng Chúa rất nhiều, càng sống và ý thức về sự vô thường ngắn ngủi của một kiếp người một cách sâu sắc, thì cách sống, cách hành xử của chúng ta luôn đi tìm sự yêu thương trong bàn tay nhân từ của Thiên Chúa.

Giờ đây ta không thể để gần chết mới chuẩn bị phần hồn, mà ngay bây giờ phải biết lắng lo bằng cách sửa đổi thói hư tật xấu, bao lo âu tội lỗi thời son trẻ và biết thổn thức chạy đến cùng Chúa, biến thành niềm tin tưởng đổi mới cho hoàn thiện hơn. Ta có thể bắt đầu lại từ đầu từ sự quyết tâm tận dụng những ngày còn lại của cuộc đời, để thức tỉnh và cầu nguyện như Chúa nói: “Hãy tìm kiếm nước Thiên chúa” (Mt 6, 33) để ta một lòng cậy trông, ăn năn sám hối quay trở về cùng Chúa.Trong niềm tin vào tình yêu và sự xót thương của Ngài, ta luôn an tâm, bình tĩnh đi tìm ngẫm suy về sự chết, để ngày cánh chung ta không hề hối tiếc về cách sống mình nơi trần gian này, từ đó đối với sự chết là đi về là tìm sự bình an vĩnh cửu trường tồn trong Thiên Chúa.

Được – mất gì ở cuộc sống trần gian

Khi nằm xuống cũng là về cát bụi
Tàn nắm hương nấm mồ đêm hoang lạnh
Lửa cõi trần có ấm nổi tim con?


Sống lời Chúa:

Chúa nói “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33).

Cầu nguyện:
Lạy Chúa! con tin, con tin, xin nâng đỡ đức tin còn non yếu của chúng con. A.men.
M.Liên

-----------------------

 

2/11-113: Suy niệm của Lm. Gioan B. Nguyễn Đình Lưu

 

Con hãy nhớ đến mẹ mỗi khi dâng thánh lễ”. Lời thánh Monica cũng chính 2/11-113


“Con hãy nhớ đến mẹ mỗi khi dâng thánh lễ”. Lời thánh Monica cũng chính là ý nguyện mà các linh hồn tiền nhân muốn nhắc nhở cùng chúng ta là con cháu của các ngài.

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tối Thứ Năm tuần trước có phát đi chương trình: “Những đứa con hiếu thảo”. Một trong những khuôn mặt được giới thiệu đó là anh Kim Sơn. Tuổi thơ của anh là những tháng ngày đen tối, bởi cha mẹ đã sớm ly dị khi đã có với nhau ba mặt con. Thiếu sự yêu thương dạy dỗ, Kim Sơn xa dần trường học để bước vào trường đời. Bài học đầu đời mà Kim Sơn học được đó là bài học lừa lọc, dối trá, đấu đá để dành quyền sống. Kết cục của những tháng ngày ngang dọc là những ngày đen tối trong chốn lao tù, là sự hận đời đen bạc, là nỗi buồn tuyệt vọng cô đơn.

Trong lúc đó, mẹ của anh vẫn tần tảo với gánh bún riêu, lê gót qua các phố chiều, chắt chiu từng đồng, để đổi lấy cho anh những hũ chao, những lon ruốc sả. Trải qua nhiều năm tháng, tình thương của người mẹ không hề xói mòn, hy vọng của mẹ không hề bị dập tắc. Cuối cùng tình mẹ đã chiến thắng. Năm 2005, anh được ra khỏi trại và quyết tâm làm lại cuộc đời. Ổn định cuộc sống, anh lập gia đình và đưa mẹ về sống chung để có dịp phụng dưỡng. Anh dứt khoát không để mẹ phải gánh bún đi bán, anh hứa với lòng mình: mẹ muốn ăn gì, mặc gì, anh sẽ mua cho mẹ. Anh còn tuyên bố: hạnh phúc nhất của đời tôi là được sống với mẹ, là được ở bên mẹ mãi mãi.

Câu chuyện của anh Kim Sơn, hẳn phải làm ấm ấp bao tấm lòng của các bà mẹ, đang được sống trong sự chăm sóc ân cần của con cháu, sau một đời tần tảo vất vả. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng những ngày tháng hạnh phúc trong sự đùm bọc của con cái. Lại càng ít người còn nhớ và lo lắng cho cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Chính vì thế mà Giáo hội đã dành ngày 2 tháng 11 này, và trọn tháng 11 để khơi dậy lòng hiếu thảo nơi những người Kitô hữu, cũng là những người con của gia đình.

Ai trong chúng ta lại chẳng một lần sinh ra bởi cha mẹ, chẳng được ấp ủ trong mái ấm gia đình. Đây chính là chiếc nôi của tình yêu, ngôi trường của lòng nhân ái. Từ trong cái xã hội nhỏ bé ấy, chúng ta đã được bú mớm, nuôi dạy, và từng ngày lớn lên trong vòng tay yêu thương của tình cha, và tiếng ru ầu ơ của mẹ. Để đổi lấy cho chúng ta sức khỏe, cha mẹ đã phải đổ bao mồ hôi sức lực để có bữa cơm miếng cá cho con; lại còn biết bao trăn trở lo lắng cho chúng ta về đường đức tin, học vấn. Hôm nay, chúng ta thành người, có địa vị, có cuộc sống an lành, có gia đình ổn định, lại chính là lúc mà các ngài nhắm mắt xuôi tay. Cái giá mà các ngài phải trả cho sự thành đạt, thành nhân của chúng ta, đâu chỉ là công sức, là nước mắt, là những héo hắt khổ đau, mà có khi còn cả mạng sống mình. Ca dao ViệtNam đã mượn hình ảnh rất quen thuộc để diễn tả sự hy sinh ấy:

“Con cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng...”

hay:

“Cha mẹ thương con như biển hồ lai láng,
con thương cha mẹ tính tháng tính ngày”.

Giờ phút này, nghĩ lại công ơn to lớn của các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, ai trong chúng ta lại không cảm thấy dạt dào niềm xúc động nhớ thương. Nỗi niềm trắc ẩn thôi thúc chúng ta phải làm một cái gì đó cho các ngài, giúp đỡ các ngài, báo hiếu các ngài.

Ai dám quả quyết: hạnh phúc đang ở trong tầm tay của các người thân yêu chúng ta, hay vẫn còn đang là số phận đau thương của chốn hỏa hòa rên xiết.

Vì vậy cùng với lòng tưởng nhớ tri ân, chúng ta hãy thực hiện điều mà các ngài ngày đêm mong chờ khao khát: đó là sớm giúp các ngài ra khỏi chốn luyện hình đau thương, vào chung hưởng hạnh phúc với Chúa. Công việc này, tự sức các ngài không làm được, chỉ biết trông cậy vào chúng ta là con cháu.

Theo lời khuyên bảo của Giáo hội, chúng ta hãy gửi đến cho các đẳng linh hồn nhiều lời cầu nguyện, nhiều việc lành hy sinh, nhất là những thánh lễ trên Bàn Thờ. Bài đọc sách Mikea mà chúng ta vẫn nghe trong thánh lễ an táng đã đề cao việc quyên góp xin lễ cho các linh hồn, là một điều hết sức cần thiết và quí giá. Bởi vì khi cử hành thánh lễ, là tái hiện hy tế Thập giá của Chúa Giêsu, là hiện tại hóa Mầu Nhiệm cứu độ cho các đẳng linh hồn, là mở ra cánh cửa hy vọng cho các người thân của chúng ta, là đưa các ngài từ chốn đau khổ tối tăm vào nơi ánh sáng hạnh phúc.

Và còn gì hạnh phúc hơn, khi chúng ta biết rằng một khi được đón nhận vào tham dự hạnh phúc với Thiên Chúa, các linh hồn sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta là con cháu của các ngài còn đang phải từng ngày chiến đấu vật lộn với những cam go thử thách. Cuộc thử thách ấy đang diễn ra từng ngày không cân sức, giữa thế lực của ma quỷ, của sự tội, của đam mê với niềm tin còn quá mỏng dòn và non yếu của người Kitô hữu.

Như Đức Kitô đã từng an ủi các Tông đồ trong giờ phút biệt ly đầy nước mắt và đau thương: Lòng các con đừng xao xuyến... thì các đẳng linh hồn cũng đang khích lệ và ngỏ lời cùng chúng ta:

- Đừng xao xuyến vì Con Thiên Chúa đã chết để đền thay tội lỗi của chúng ta.
- Đừng xao xuyến vì Ngài đi là để dọn đường cho chúng ta.
- Hãy tin vào Thiên Chúa vì Ngài là Đấng từ bi và giàu lòng thương xót.
- Hãy tin vào Thiên Chúa và trung thành với Ngài qua các công việc bổn phận hằng ngày và việc giữ các giới răn của Chúa.

Xin vì công nghiệp của Đức Kitô, nhờ lời cầu bầu của các thánh và cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, Chúa sẽ tha thứ, và sớm đưa các đẳng linh hồn về hưởng hạnh phúc, sau cả đời đã tin tưởng phó thác nơi Chúa.

Kim Sơn sau cả một quãng thời gian đi hoang, không màng đến sự hy sinh vất vả và nước mắt của mẹ, nhưng cuối cùng, anh đã làm cho người mẹ mình thỏa lòng mát dạ khi đã hối hận trở về, cùng dành trọn thời gian còn lại để lo lắng chăm sóc tuổi già của mẹ.

Còn phần chúng ta, được đánh thức qua câu chuyện của anh Kim Sơn, chúng ta sẽ làm gì cho các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, anh chị em thân yêu của mình trong ngày hôm nay và trong tháng các đẳng linh hồn này?

Xin Chúa cho mỗi chúng ta, luôn biết tỏ lòng thảo kính đối với các bậc tổ tiên ông bà, cha mẹ, anh chị em đã qua đời, bằng việc đọc kinh, dâng những hy sinh việc lành, và đặc biệt là thánh lễ mồng 2 tháng 11 hôm nay, xin vì công nghiệp của Con Chúa trên Thập giá, mà thứ tha muôn tội lỗi và đưa các ngài về hưởng hạnh phúc tôn nhan Nước Chúa.

-----------------------

 

2/11-114: LÁ RỤNG VỀ CỘI


Bài chia sẻ nơi nghĩa trang

 

Hôm nay chúng ta tụ họp nơi nghĩa trang này để cầu nguyện cho các người đã qua đời, đặc biệt cho 2/11-114


Hôm nay chúng ta tụ họp nơi nghĩa trang này để cầu nguyện cho các người đã qua đời, đặc biệt cho những người nằm nơi đây, trong đó có những người thân yêu và bạn bè của chúng ta.

          Chúng ta đang đứng giữa nghĩa trang  được bao bọc bằng một rừng cây. Cảnh vật chung quanh có thể gợi cho chúng ta một vài tư tưởng để chúng ta có thể chia sẻ với nhau trong giờ cầu nguyện này.

          I. NHÌN CẢNH LÁ RƠI.

          Hôm nay đã cuối thu sang đông, tiết trời se lạnh, gió hiu hiu thổi, nhìn những hàng cây chung quanh, tự nhiên tôi liên tưởng đến bài thơ “Tiếng thu” của thi sĩ Lưu trọng Lư, trong đó có câu :

                                      Em nghe không rừng thu,
                                      Lá thu bay xào xạc,
                                      Con nai vàng ngơ ngác
                                      Đạp trên lá vàng khô.

          Theo thời tiết trong năm, khi trời sang thu, lá cây đổi mầu, vàng úa rồi rụng xuống. Lá rơi ! Lá rơi xào xạc ! Nhìn những chiếc lá rơi, chúng ta thấy có những chiếc lá khi rụng, chao đảo vài vòng rồi nhẹ nhàng đặt mình dưới gốc cây; nhưng cũng có những chiếc lá vừa lìa khỏi cành đã bị trận bão loạn gió cuồng cuốn bay đi xa lắc.

          Nhình cảnh lá rơi, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ của dân gian :”Lá rụng về cội”. Theo người ta giải thích, câu tục ngữ này có nghĩa là : con cháu dù đi xa, dù được ai nuôi dưỡng, lớn lên cũng tìm về, nhớ về quê cha đất tổ. Vì “cội” là gốc và quê cha đất tổ là gốc của con người.

          Tức cảnh sinh tình. Cảnh vật chung quanh như cũng có hồn, có tâm tình, nó gợi cho chúng ta những ý nghĩ  mà chúng ta không nên bỏ qua. Ngắm nhìn cảnh lá lìa cành rơi trên mặt đất, tự nhiên chúng ta nghĩ ngay đến thân phận con người, và coi đời người như những chiếc lá rơi vì ngày xưa Chúa đã nói với con người :”Ngươi chỉ là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất”(St 3,19).

          Như lá được sinh ra và nuôi dưỡng từ chất nhựa từ cội là gốc rễ đưa lên cành thế nào, con người cũng được sinh ra, lớn lên sinh hoạt trong dòng đời, từ chính cội nguồn của sự sống là Thiên Chúa. Cái chết của con người cũng giống như chiếc lá lìa cành. Những chiếc lá lìa cành đó có trở về cội nguồn  hay lại bay đi đâu ?

 II. ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN ?

          Người Việt nam chúng ta luôn chú trọng đến chữ hiếu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ, không ai có thể quên công ơn sinh thành dưỡng dục của các đấng ấy, vì người ta có cha có mẹ, có ai ở lỗ nẻ chui lên đâu. Vì thế, mọi người phải khẳng định rằng con người phải có căn nguyên cội nguồn :

                                      Người ta có cố có ông,
                             Như cây có cội, như sống có nguồn.


          Đành rằng ông bà cha mẹ là cội nguồn của chúng ta, nhưng nếu đi xa hơn, chúng ta phải đặt thêm câu hỏi : cội nguồn của tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta ở đâu và rồi chúng ta cũng sẽ đi về đâu như khi chiếc là lìa cành ?

          Đứng trước câu hỏi này, từ xưa, ông Hoài Nam Tử đã trả lời cho chúng ta :”Sinh ký, tử qui” : sống là tạm gửi , chết mới là về.  Nhưng về đâu ? Và đâu là cội nguồn ? Đó mới là vấn đề.

          Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn khắc khoải trong việc đi tìm cội nguồn. Ôn diễn tả khắc khoải ấy trong một bài hát trong đó có câu :

                                      Bao năm rồi còn mãi đi xa…
                                      Đi lên non cao đi về biển rộng.
                                      Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
                                      Chẳng biết nơi nào là chốn quê nhà.


          Ông chưa biết nơi nào là chốn quê nhà tức là ông chưa tìm được nguồn gốc của mình để sau cùng ông sẽ trở về đó.  Người ta vẫn băn khoăn với câu hỏi : sau cùng người ta đi về đâu : Có phải về với lòng đất ? Có phải là về với hư không ? Có phải là về với tổ tiên ? Hay là về chốn bồng lai tiên cảnh ?... Điều đó tùy thuộc quan niệm và niềm tin của từng người.

          Người Công giáo chúng ta tin rằng con người có linh hồn bất tử, và khi chết, linh hồn của mình sẽ về cùng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình. Thiên Chúa là cội nguồn. Từ Thiên Chúa, có muôn loài muôn vật, có chính mình. Bởi thế, chết là một cuộc “lá rụng về cội” lớn lao nhất, quan trọng nhất.

 Truyện : Trở về với Tạo Hóa.

          Tuy Trang Tử sống trước Chúa Giêsu nhiều năm, không hề biết giáo lý Công giáo, nhưng ông cũng có quan niệm về cái chết giống hệt như quan niệm của ta.

          Vợ Trang Tử chết,

          Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử ngồi duỗi xoạc hai chân ra, gõ nhịp vào bồn nước mà hát.

          Hệ Tử bảo :

- Mình đã ăn ở với người ta, có con với người ta, bây giờ người ta già, người ta chết, mình đã không khóc cũng đủ, mà lại còn gõ bồn mà hát, chẳng là quá lắm ư ?
Trang Tử nói :

          - Không phải thế, vợ tôi mới chết, tôi cũng lấy làm thương tiếc lắm… nhưng xét cho cùng, thì người ta chết, là trở về với Tạo Hóa, cũng như người ta ra ngoài về nhà, thế mà ta vẫn cứ còn theo đuổi, than van, khóc lóc, thì chẳng hóa ra  ta không biết mệnh trời ư ? Cho nên ta không khóc, mà lại hát.

 III. CHUẨN BỊ VỀ VỚI NGUỒN CỘI

 1.    Cuộc đời chóng qua.

 Khi nhìn chiếc là lìa cành, chúng ta nghĩ ngay đến ngày chúng ta phải từ giã cõi đời này vì trần gian chỉ là nơi tạm trú, không có gì là vĩnh viễn.  Mọi người đều có cảm tưởng thời gian mau qua, vừa mới sinh ngày nào nay đã đến tuổi già, mà càng già càng cảm thấy thời gian đi mau hơn. Chúng ta hãy thưởng thức một bài thơ cổ nói về cuộc đời chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng : 

Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười tôi khóc, thì lúc đó thấy thời gian bỏ tôi.
Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.
Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy.


Cuối cùng, khi tôi bước vào tuổi chín mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay.
Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất.


Ôi, lạy Chúa Giêu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa (Thiên đàng là thế đó, tr 92).

 2.    Chuẩn bị cho ngày ra đi, 

 Khi quan sát chiếc lá rụng , chúng ta thấy có chiếc lá chao đảo mấy vòng rồi nằm xuống gốc cây, nhưng cũng có những chiếc lá bay vèo đi nơi xa lắc. Lá rụng nhưng đâu lá có về cội. Cũng thế, nếu lá rụng chưa chắc đã về cội thì con người khi chết cũng chưa chắc sẽ được về cùng Chúa là nguồn cội. Về được với Chúa hay không, cái đó còn tùy ở cách sống của mình, hoàn toàn tùy ở minh.

          Triết lý tử vong của người Việt chúng ta nằm trong câu tục ngữ này :

                                      Sống về mồ về mả,
                                      Chẳng ai sống về cả bát cơm.


          Đây là một quan niệm mê tín : người ta làm ăn phát đạt là nhờ mồ mả cha ông chôn cất vào nơi có địa thế tốt, kết phát.  Nhưng dầu sao, triết lý tử vong có tương quan mật thiết với triết lý nhân sinh : sinh ký, tử qui. Triết lý tử vong đem lại cho chúng ta tất cả những giáo huấn khôn ngoan, những hứng khởi sáng suốt về cuộc đời, thành thử nếu đích thực là “sống khôn chết thiêng” thì cũng đích thực là “triết lý tử vong chi phối triết lý nhân sinh”, vì chỉ có ai biết chết thiêng thì mới biết sống khôn (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 99).

          Từ quan niệm ấy, người Việt nam hình như không sợ hãi khi đối diện với cái chết. Vì thế,những cụ già xây sẵn phần mộ, mua sắm cỗ quan tài, ra vào vuốt ve ngắm nghía nó như ngắm một vật thân quí, đôi khi vào nằm thử một cách bình tĩnh.  Các cụ còn định sẵn cả chương trình cho đám táng của mình, phải tổ chức ra sao, nghi thức thế nào. Thật là một sự chuẩn bị cho một cuộc trở về.

          Mọi người giầu nghèo sang hèn, giỏi dốt ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, thì rồi cũng có ngày phải rời bỏ cõi đời này để trở về thế giời bên kia. Chết là một án lệ không ai có thể trốn tránh được, chỉ có một điều là phải chuẩn bị cho ngày đó.

 Truyện : Rồi cũng phải chết.

          Ngày xưa, mỗi lần vua Ấn độ ra gặp thần dân, ông ngồi trên ngai đặt trên lưng voi, có tiền hô hậu ủng.

          Một viên quan đi trước xứng lên :”Đây là đấng thiên tử vĩ đại, là hoàng đế nước Ấn độ, hùng cường và đáng kính phục, sống trong cung điện, lợp bằng trăm nghìn viên hồng ngọc, và có hai vạn vong hoa bằng kim cương”.

          Lời tung hô vừa dứt, thì viên võ quan đứng sau nhà vua lại hô tiếp :”Đấng thiên tử hết sức hùng cường và hết sức vĩ đại ấy, rồi cũng phải chết… Rồi cũng phải chết”.
          Cuộc sống làm nên ý nghĩa của sự chết. Cuộc sống quyết định cho đích điểm của một chuyến đi. Chuyến đi xa nhất, quan trọng nhất của đời người. Đây cũng là chuyến đi cô đơn nhất vì không ai đồng hành với ta.
          Thánh Kinh nhắc bảo chúng ta :”Con hãy nhớ : tử thần luôn sẵn sàng đó”(Hc 14,12) , nên Chúa Giêsu đã khuyên chúng ta phải nhớ và suy niệm lời Ngài :”Các con hãy sẵn sàng, vì không biết giờ nào, ngày nào Con Người sẽ tới”(Mt 24,44).
 Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt


-----------------------

 

2/11-115: HÃY CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN


(LỄ CÁC LINH HỒN 2013)

Jos. Vinc. Ngọc Biển

 

Người Á Đông chúng ta nói chung và người Việt nam nói riêng, rất coi trọng chữ hiếu. Nhiều nước 2/11-115


Người Á Đông chúng ta nói chung và người Việt nam nói riêng, rất coi trọng chữ hiếu. Nhiều nước còn đưa chữ hiếu lên thành đạo. Nói về lòng biết ơn, người ta thường nhắc con cháu ngược dòng lịch sử để nhớ về cội nguồn: “Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn”. Hay: “con ai chẳng là con cha, cháu ai là chẳng cháu bà cháu ông” (ca dao tục ngữ Việt Nam). Vì thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên là bổn phận phải làm đối với thế hệ hậu sinh.

Người Tây phương, họ không nâng lên thành đạo, nhưng họ lại không dừng lại ở chữ hiếu, mà con dành riêng ra hai ngày để nói lên lòng biết ơn đối với bậc sinh thành, đó là ngày của mẹ (mother’s. day) vào ngày Chúa nhật thứ hai trong tháng năm và ngày của cha (father’s. day) vào ngày Chúa Nhật thứ ba trong tháng sáu.

Còn với Đạo Phật, người ta dành ngày rằm tháng 07 âm lịch và Mùa Vu Lan báo hiếu để nói lên lòng biết ơn Tam Bảo và hiếu nghĩa với mẹ cha.

Với đạo Công Giáo, trong vai trò Giáo Huấn của mình, Giáo Hội luôn nhắc con cái của mình hãy nhớ công sơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên: “Con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ, nhớ mà ghi tâm. Đèn soi trong chốn tối tăm, ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân”(Cn 6,20,23). Vì thế, Giáo Hội Công Giáo, đã dành trọn tháng 11 hằng năm, để cầu nguyện cho các linh hồn. Trong tháng 11 này, nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được thực hiện như: xin lễ cầu cho ông bà tổ tiên, viếng nghĩa địa (vườn thánh), chỉnh trang những ngôi mộ cho mới hơn và nếu thuận tiện thì nhiều gia đình cũng tảo mộ nữa....

Thánh Công Đồng Vatican II cũng nói trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội như sau: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh..."; "Khi được về quê Trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha...". Sự trao đi nhận lại này nói lên tinh thần hiệp thông, bổn phận và đức ái.

Hôm nay, Giáo Hội hoàn vũ dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn, tại Việt Nam, nhiều nơi có truyền thống dâng thánh lễ tại nghĩa địa (vườn thánh). Khi tham dự thánh lễ ngoài nghĩa địa như thế, chúng ta quây quần bên cạnh các ngôi mộ của người thân. Hẳn lòng không khỏi bùi ngùi khi thắp que nhang, cây nến để tưởng nhớ người đã khuất. Rồi sốt sắng tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các ngài sớm được về nơi hạnh phúc và bình an. Lời bài hát mà mỗi khi thánh lễ an táng được cử hành, chúng ta thường hay hát: “Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy”. Khi hát như thế, chúng ta biểu hiện niềm tin của mình thật mạnh mẽ vào sự sống đời sau, vì chết không phải là hết. Chết chỉ là cửa ngõ để bước vào sự sống vĩnh cửu. Khi cầu nguyện như thế, ấy là lúc chúng ta đang sống niềm tin của mình vào Đấng đã Phục Sinh từ cõi chết và, mong sao người thân của chúng ta đã lìa đời cũng được phục sinh như vậy. Tuy nhiên, Giáo lý Công Giáo dạy chúng ta rằng: có thiên đàng để thưởng người lành, có hoả ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết. Như vậy, khi ở bên nấm mồ của người đã khuất, gợi cho chúng ta ý thức về sự linh thiêng và hiệp thông sâu xa trong mầu nhiệm Các Thánh cùng thông công.

Khi sống mầu nhiệm hiệp thông này, có lẽ không gì quý hơn là chúng ta cầu nguyện cho các ngài, bởi vì các ngài chưa được về cùng Chúa, nên các ngài còn bị giam cầm trong luyện ngục để thanh luyện cho tinh ròng trước khi được diện kiến tôn nhan Chúa cách trọn vẹn.

Các linh hồn chính là những người trước đó đã từng sống với chúng ta. Các ngài là cha mẹ, ông bà, tổ tiên, là những người ân nhân, thân nhân, là ông hàng xóm, là bà bán rau, là cháu học sinh... Các ngài là những người đã ra đi trước chúng ta để trở về với nơi mà từ bụi đất mình đã là khởi điểm kiếp người.  Khi cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta thể hiện lòng biết ơn, là sống tinh thần hiệp thông, liên đới trong đức ái. Không lẽ chúng ta bỏ mặc các ngài trong khi các ngài không thể làm gì hơn được nữa để cứu lấy chính mình?.

Cầu nguyện cho các linh hồn còn là một bổn phận mà xét theo sự liên đới đây thì đây chính là lẽ công bằng, bởi vì biết bao điều tốt đẹp các ngài đã làm cho chúng ta khi còn sống, đôi khi vì chúng ta, mà các ngài phải chịu liên lụy và phải đền bù trong luyện ngục. Như vậy, trong thiếu xót, bất toàn của các ngài, chúng ta một phần có trách nhiệm, nên việc cầu nguyện cho các linh hồn chính là lẽ công bằng buộc chúng ta phải làm vì lòng biết ơn các ngài... Sự hy sinh của các ngài thật lớn lao, không bút nào viết cho hết, không miệng nào kể cho xuể. Quả thật, chúng ta được lớn khôn và nên người là nhờ vào sự vất vả một nắng hai sương, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của cha mẹ, ông bà.... Từ những đêm thức trắng lo toan, ' Gió mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh chày thức đủ trọn năm'' đến những ngày ngược xuôi bươn trải để kiếm cho con cháu chén cơm ăn cho ấm lòng, chiếc áo ấm che thân khi trời lạnh, mấy đồng xu cho ta học hành, thuốc thang... Cha mẹ chấp nhận tất cả để miễn sao cho con cái có tiếng cười, được hạnh phúc và bình an. Như vậy trong sự sung túc, niềm vui của chúng ta có đau khổ (sự chết) của đấng sinh thành.

Hãy cầu nguyện cho các linh hồn vì đây là việc làm có giá trị hơn hết, bởi vì trong Giáo Hội, chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông. Hôm nay chúng ta dâng lễ, những hy sinh, lời cầu nguyện cho các linh hồn sớm được siêu thoát, để các ngài trở nên những vị thánh trước tòa Chúa, các ngài lại cầu nguyện cho chúng ta.

Và mỗi khi đứng trước nghĩa địa, trước các phần mộ của người thân, hay chứng kiến một đám tang nào đó, ta hãy nhớ rằng một ngày nào đó tôi cũng sẽ phải chết như họ. Nghĩ được như thế, ấy là dịp chúng ta nghĩ đến thân phận mong manh của kiếp người. Nghĩ được như thế, là ta chuẩn bị cho hành trang về với Chúa qua những cái giấy thông hành được kết tinh từ những những việc lành phúc đức, những hy sinh... Nghĩ được như vậy, là ta đang tiến dần đến sự sống. Nói như thánh Phaolô thì:  “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết”. Đối diện với nó để ta chuẩn bị cho ngày cái chết đến rước chúng ta về với Chúa trong thanh thản và bình an.

Lạy Chúa, mỗi khi chúng con đứng trước nấm mộ của người thân, xin cho chúng con biết nhớ đến các linh hồn để cầu nguyện cho các ngài, và xin cũng cho chúng con ý thức được thân phận mỏng manh của kiếp người để sám hối và chuẩn bị cho cuộc ra đi của mình có ý nghĩa. Ước gì mai sau chúng con cũng được hợp cùng các bậc tổ tiên để ca ngợi Chúa không ngừng trên Thiên Quốc. Amen.

-----------------------

 

2/11-116: NHỚ ĐẾN CỘI NGUỒN

 

Con người có tổ có tông, như cây có cội như nước có nguồn, đó là câu ca dao mà từ tấm bé ai cũng 2/11-116


Con người có tổ có tông, như cây có cội như nước có nguồn, đó là câu ca dao mà từ tấm bé ai cũng đã nghe, còn sống tâm tình uống nước nhớ nguồn hay làm con phải hiếu, thì cả thế giới luôn được mời gọi để cùng nhau sống đạo hiếu ấy. Không ai thờ cha kính mẹ bằng môi miệng, vì thế mà khi các ngài còn sống, con cháu thăm hỏi, lúc qua đời có bàn thờ tổ tiên, có di ảnh ông bà hoặc cha mẹ. Tới nghĩa trang mộ phần của các ngài sạch đẹp lại còn có hoa tươi nhất là những ngày đầu tháng 11 này…… Đó có phải là tình cha nghĩa mẹ đong đầy trong con không ? Dĩ nhiên lòng biết ơn đâu thể tính tháng tính ngày, hoặc bằng hình thức phô trương ra bên ngoài.

Họp nhau tại nghĩa trang đây, cầu nguyện trong thánh lễ này có phải là sự hiệp thông của những người làm con đang sống tinh thần “nhớ đến cội nguồn” hay không ? Tổ tiên dòng tộc, người thân thì ai ai cũng có, truyền thống sống đạo hiếu tuy khác nhau, nhưng ca dao vẫn nhắc đến một tình yêu thương thật đẹp giống nhau hoàn toàn : cha là núi mẹ là sông, dù ở hoàn cảnh nào, cha mẹ vẫn là bóng mát che chở đời con. Nhiều người vẫn thắc mắc không biết tại sao Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, Ngài cầu nguyện sốt sắng như thế ? Khi được dân chúng tung hô, khi vừa thực hiện phép lạ Chúa cầu nguyện sốt sáng thì đã đành…?

Và nhiều người chúng ta không khỏi thắc mắc, tại sao có rất nhiều các bậc cha mẹ khi còn sống con cái chẳng cho ăn, khi mất mới làm ma cúng tế ! thật đau lòng ! Người xưa nói rằng : bạc tình bạc nghĩa, bạc luôn lối đi…., đó là dấu hiệu của bất hạnh, là hậu quả khổ đau mất mát, sẽ không gì bù lấp nổi, nếu điều ấy xảy ra ngay trong gia đình mình. Kinh nghiệm cho thấy ai chập chững tập đi mà lại không té lên té xuống, ai đạt đến thành công mà lại không từng nếm mùi thất bại ? ai có tình, có hiếu mà lại không nhớ về tổ tiên, đấng bậc sinh thành.

Khi nhớ người yêu, lẽ nào người ta lại không sắp xếp công việc để đến gặp gỡ nói chuyện, và hôm nay kính nhớ cha mẹ ông bà lại không đến nghĩa trang linh thiêng này để thắp nhang dâng lễ cầu nguyện cho người thân của mình…. Biết ơn tổ tiên, là dịp để ta sống đức thảo hiếu, cũng là dịp để ta nhớ về mầu nhiệm các thánh cùng thông công, trước ơn gọi Chúa Giêsu là TRUNG TÂM của lịch sử ơn cứu độ.

Vì nhờ lời cầu nguyện của Đức Giêsu, mà chúng ta mới biết cầu nguyện là đi sâu vào tâm tình hiệp thông với Thiên Chúa là Cội Nguồn, được Chúa Giêsu hé mở đôi chút cảm nghiệm về hạnh phúc thiên đàng. Đức Giêsu khởi đầu kinh nguyện ấy, với tư cách là Con trong Cha, vừa là Thày dạy, là anh Cả của chúng ta, và cũng là Chúa của kẻ sống và kẻ chết. Nhờ tình yêu chúng ta biết rằng Chúa không chỉ yêu thương trong phạm vi nhỏ hẹp khi xưa dành cho các tông đồ, cho người Do Thái, mà là tất cả chúng ta hôm nay.

Chúa cầu nguyện cho những ai đang liên đới tình yêu mến, có thao thức làm môn đệ theo Chúa Giêsu, cho đến tận thế Chúa Giêsu vẫn làm công việc hiệp thông, kêu cầu Chúa Cha cho chúng ta được ở với Ngài. “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con, thì Con muốn rằng : Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con”. Dù vui sướng hay đau khổ, dù ưu tư hay vô tư, mỗi chúng ta đều được mời gọi duy trì tinh thần uống nước nhớ về cội nguồn, vì chúng ta thuộc về Đức Kitô.

Làm sao mà kể hết được công ơn sinh thành của tổ tiên…., tất cả những gì mà ông bà cha mẹ làm cho con cái đều miễn phí, không tính bằng tiền, các ngài chỉ mong sao con cháu tiếp tục duy trì được tình yêu thương. Có kính nhớ, có liên đới với bậc sinh thành thì người ta cũng liên đới và hiệp thông được với Chúa Giêsu là Thầy là Chúa trong Đại gia đình yêu thương. Đạo làm người luôn ý thức chúng ta : “tận cùng của thiện không bằng có hiếu, tận cùng của ác không bằng bất hiếu” ! có hiếu là có đạo, có hiếu người ta mới hiểu được câu ca dao : thờ cha kính mẹ con nào dám quên !

Người xưa cũng có câu : “không thể lấy bụng dạ tiểu nhân để đo tấm lòng người quân tử”, và sống phận làm con, người ta không thể biết ơn các ngài bằng môi miệng, lại không thể báo đáp công ơn sinh thành bằng sự hời hợt giả tạo. “Tháng 11 được gọi là tháng để người Tín hữu sống phận làm con, biết dành thời giờ, công sức, tình yêu thương để kính nhớ tới CÁC LINH HỒN”. Ai trong chúng ta mà chẳng có CỘI NGUỒN, hãy biết tận dụng tháng 11 như là tháng báo hiếu cho TỔ TIÊN, tháng làm việc bác ái cho người đã khuất. Sống chữ hiếu là biết đến chữ đạo của Chúa Giêsu, là nhớ tới lời cầu nguyện mà Chúa đã thưa với Chúa Cha khi xưa, “để Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con, để tình Cha yêu Con ở trong chúng và Con cũng ở trong chúng nữa”. Vì của lễ, vì tấm lòng thành, hy vọng lời cầu nguyện lúc này, là món quà quý giá nhất mà chúng ta cùng tiến dâng lên Chúa, kính nhớ tới ông bà cha mẹ và người thân yêu của chúng ta. Amen.

-----------------------

 

2/11-117: Luyện ngục

 

Nói tới luyện ngục, hẳn chúng ta không khỏi có những cảm nghĩ buồn vui lẫn lộn. Vui vì người vào đó 2/11-117


Nói tới luyện ngục, hẳn chúng ta không khỏi có những cảm nghĩ buồn vui lẫn lộn. Vui vì người vào đó sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày ra. Buồn vì số người vào đó chắc chắn là đông đảo. Hay nói một cách khác: mấy ai sẽ thoát được lửa luyện tội?

Ngay từ xa xưa, Giáo Hội vẫn tin rằng những người đã chết trong tình trạng ơn nghĩa cùng Chúa, nhưng còn vướng mắc những tội nhẹ, hay chưa đền bù hết những hình phạt tạm bởi tội, sẽ phải vào luyện ngục đền bù cho xong, rồi mới được lên thiên đàng, hưởng hạnh phúc muôn đời cùng Chúa.

Cựu Ước đã đề cập tới luyện ngục khi ghi lại hành động cao đẹp của ông Macabêô, khi ông quyên tiền gửi về Giêrusalem để dâng của lễ xóa tội cho một số anh em binh lính đã chết, mà lúc còn sống đã mang trong mình những ảnh tượng ngẫu thần, là điều mà lề luật Do Thái ngăn cấm.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng đã nói về luyện ngục:

Hãy liệu làm hòa với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan tòa, quan tòa lại trao ngươi cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống vào ngục. Ta bảo thật cho ngươi biết: ngươi sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,25).

Ra khỏi đó, không phải là ra khỏi thiên đàng, vì thiên đàng không phải là nơi đền bù tội lỗi. Ra khỏi đó, cũng không phải là ra khỏi hỏa ngục vì một khi đã rơi vào hỏa ngục, thì đời đời không bao giờ ra được nữa. Như vậy, ra khỏi đó chỉ có thể hiểu là ra khỏi luyện ngục mà thôi. Tuy nhiên, việc ra khỏi đó lâu hay mau, còn tùy thuộc vào thời gian đền bù. Thật vậy, khi người ta cố tình phạm một tội trọng, thì đã đáng phải sa hỏa ngục. Thế nhưng, vì thật lòng ăn năn, nên tội trọng đó đã được tha, án phạt trầm luân đời đỡi đã được xóa bỏ, nhưng hình phạt tạm, nếu chưa được xóa bỏ hết, thì người ta vẫn phải đền ở đời này, hoặc đời sau trong luyện ngục.

Những linh hồn trong luyện ngục phải chịu đau khổ, nhưng không còn lập được công như khi còn sống ở trần gian, bởi vì thời gian lập công đã hết. Các ngàiï phải chịu đau khổ, nhưng lại không thểu tự cứu lấy mình được. Các ngài phải ở đó cho tới khi trả hết đồng xu cuối cùng.

Do đó, hình phạt ở luyện tội lâu hay mau còn tùy ở tội lỗi và sự đền bù của mỗi người. Tuy nhiên, những người còn đang sống vẫn có thể dâng những lời kinh, những hy sinh và những thánh lễ, để xin Chúa sớm giải thoát những linh hồn nơi luyện ngục, trong đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng quyến thuộc và bạn hữu. Những người thân quen này, rất có thể vì yêu thương chúng ta, mà đã không tuân giữ những điều Chúa truyền dạy. Đồng thời chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi không ai tưởng nhớ đến. Thế nhưng trước hết và trên hết, chúng ta hãy cố gắng cải thiện đời sống, xa tránh tội lỗi, thực thi những việc bác ái yêu thương, để chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục, cũng như để bản thân chúng ta cũng được giảm bớt thời gian thanh luyện sau khi chết.

-----------------------

 

2/11-118: LỄ CÁC LINH HỒN


Ông bà anh chị em thân mến. 

 

Tháng Mười Một được Giáo hội dành riêng để kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn nơi 2/11-118


Tháng Mười Một được Giáo hội dành riêng để kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội, và cũng là dịp tốt để chúng ta thể hiện đức bác ái Ki-tô giáo với những người đã qua đời, trong tình liên kết với “Các Thánh Thông Công.” Và cũng trong Tháng Các Linh Hồn này, chúng ta cũng có cơ hội tưởng nhớ, và đặc biệt thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời.  Đây là giới răn Chúa dạy và cũng là bổn phận phải thảo hiếu với cha mẹ còn sống và đã qua đời. Tuy trong một bầu khí u sầu và thương nhớ, nhưng chúng ta hãy suy nghĩ, trong tháng này có biết bao nhiêu linh hồn được thanh luyện, và được hợp cùng các thánh hưởng hạnh phúc thật trên Thiên đàng, diện kiến tôn nhan và ca tụng Thiên Chúa.

Sách giáo lý của Giáo hội nhấn mạnh đến sự thanh luyện của các linh hồn và tôi xin tóm lại và chia sẻ một số điểm như sau.  Thứ nhất, các linh hồn cần được thanh luyện để trở nên hoàn toàn thánh thiện để được vào Thiên đàng. Thứ hai, chúng ta chú trọng vào sự thanh luyện, được hiểu là sự thay đổi trạng thái, hơn là vào “nơi chốn”, và càng không thể hạn định chắc chắn “thời gian” bao lâu. Nơi luyện tội không phải là một hoả ngục ngắn hạn, luyện tội hoàn toàn khác xa hoả ngục. Và thứ ba, sách giáo lý đề cập đến “lửa thanh luyện” có nghĩa là các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, nhưng là “lửa tình yêu” hay “lửa bác ái.”

Ông bà anh chị em thân mến. Sự thanh luyện của các linh hồn nói lên lòng lân tuất và nhân từ của Thiên Chúa. Ngài muốn linh hồn của chúng ta nên hoàn thiện, hoàn toàn thanh sạch để xứng đáng chiêm ngắm thánh nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu cao quí của Thiên Chúa. Thật vậy, khi còn sống ở trần gian, Thiên Chúa ban cho chúng ta một chân lý, đó là giới răn Mến Chúa Yêu Người, và Chúa muốn chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết sức, hết tâm hồn, hết trí khôn và thương yêu tha nhân như chính mình. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn chúng ta sống giới răn Yêu Thương “để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa.”  Và “Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con.”  Chúng ta ý thức sống trọn vẹn, hoàn tòan giới răn yêu thương của Chúa rất khó, vì sự yếu đuối và giới hạn của con người.  Chính thánh Phaolô cũng phải thú nhận rằng trở thành giống hình ảnh Thiên Chúa nơi trần gian thật khó khăn. Thật vậy, chúng ta nhận định rằng không mấy ai trong chúng ta có thể thực hiện được điều răn thương yêu này một cách trọn vẹn được trước khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay.  Và do đó, chốn luyện hình là nơi linh hồn của những người đã qua đời sẽ được thanh luyện nhờ sự giúp đỡ của những người còn sống, qua những việc tốt lành, bác ái, quảng đại và nhất là lời cầu nguyện, đặc biệt là Thánh lễ. Qua những việc tốt lành này, linh hồn của những người đã qua đời được thanh luyện trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa.

Ông bà anh chị em thân mến. Tất cả chúng ta tin vào lời Chúa dạy về ơn cứu độ, về sự phán xét, về sự sống vĩnh cửu, và về hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên đàng. Nếu không tin vào lời Chúa và những điều Chúa dạy thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn làm gì, và cũng chẳng có lễ cầu hồn, như Thánh lễ ngày hôm nay. Nếu chúng ta không tin vào lời Chúa về sự phán xét và thưởng hay phạt sau khi chết, và những lời nhắn nhủ của thánh Phaolô với chúng ta trong bài đọc 2 hôm nay là cuộc sống này là tạm bợ, Quê Trời mới là chỗ vĩnh viễn, thì chúng ta không cần phải có đức tin, không cần phải sống yêu thương, hy sinh, bác ái, không cần phải cầu nguyện, không phải thờ phượng, kính mến Chúa, và những việc bác ái cùng những lời cầu nguyện chúng ta dâng cho cho người đã qua đời đều trở nên vô nghĩa. Là những Ki-tô hữu, tin vào Chúa và Lời của Người, chúng ta được kêu gọi sống Lời Chúa, sống thánh ý Chúa và đẹp lòng Chúa để được hưởng hạnh phúc phúc Quê trời.

Chúng ta biết anh chị em bên giáo phái Tin lành không tin về sự thanh luyện và cũng không cầu nguyện cho các linh hồn của những người đã qua đời.  Có những anh chị em Tin lành cũng không tin vào sự phán xét và sự thưởng hay phạt ngay sau khi chết như Lời Chúa đã dạy. Còn chúng ta, chúng ta tin vào Lời Chúa dạy và khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã qua đời là chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống, sự thưởng và phạt sau khi chết.

Ông bà anh chị em thân mến. Tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm của Giáo hội, là Giáo hội của “Các Thánh Thông Công” là chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, qua cái chết và phục sinh của Chúa, đã nối kết các thánh, các linh hồn và chúng ta bằng mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Chính mầu nhiệm tình yêu thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô đã nối kết các thánh đang hưởng hạnh phúc Nước Trời với các linh hồn nơi luyện hình và những người Ki-tô hữu còn sống lại với nhau. Chính vì thế mà lời cầu bầu của các thánh cho chúng ta, cũng như lời cầu nguyện và việc việc hy sinh, bác ái của những người còn sống trở nên có giá trị vô cùng.

Tóm lại, khi dâng các việc lành phúc đức và lời cầu nguyện cho những người thân thuộc đã qua đời là chúng ta sống Lời Chúa, là trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, lòng thảo hiếu, và lòng bác ái đối với các ngài, đồng thời cũng là cách thế chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công, vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa, và vào sự sống lại và sự sống vĩnh cửu.

Trong ngày lễ Các Linh Hồn hôm nay, chúng ta xin tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa thanh tẩy những tội lỗi của các linh hồn những người thân thuộc, những người đã sống trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, còn đang trong chốn luyện hình, và đưa các linh hồn vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên đàng, được “chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa Cha.”  Và chúng ta cũng cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của các thánh, nhất là cả Thánh Giuse bổn mạng giáo xứ, và các thánh tử đạo Việt Nam, giúp chúng ta cố gắng và thành tâm sống chân lý, giới răn “Mến Chúa Yêu Người”, và cũng luôn ý thức và sống hiếu thảo với những người đã qua đời là tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân thuộc đã qua đời.  Xin cho ánh sáng tình yêu của Chúa chiếu soi vào các linh hồn. Amen.

-----------------------

 

2/11-119: Hãy nhớ đến công đức của các ngài


Tu sĩ: Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP

 

Tại đất nước của chúng ta hay trên thế giới, có lẽ không ai lại không biết đến cây chuối. Có nhiều 2/11-119


Tại đất nước của chúng ta hay trên thế giới, có lẽ không ai lại không biết đến cây chuối. Có nhiều loại chuối, nhưng các loại chuối đều giống nhau ở một điểm là: chúng chỉ sản sinh ra một buồng chuối duy nhất, không bao giờ có buồng thứ hai. Lúc mới lớn, chúng to cao, thân vạm vỡ, lá xanh tươi. Nhưng khi chúng bắt đầu có buồng, thì cũng là lúc chúng chuẩn bị héo tàn xơ xác với thời gian, và, khi buồng chuẩn bị chín, cây chuối mẹ sẽ ủ rũ, héo úa như muốn dồn hết sức lực còn sót lại để nuôi chúng. Sự sống của nó kết thúc khi buồng chuối đã chín hẳn.

Như vậy, trong quá trình sinh trưởng của buồng, cây chuối mẹ phải hy sinh những tinh túy nhất của mình cho buồng chuối. Có thế, chúng ta mới được tận hưởng những trái chuối to, thơm ngon và bổ dưỡng….

Cây chuối là biểu tượng cho một tình yêu cao thượng. Nhìn cây chuối đang mang buồng, chúng ta suy nghĩ đến sự quảng đại, hy sinh đến quên mình của những bậc tiền nhân chúng ta.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành thánh lễ Cầu Hồn để cầu nguyện cho các linh hồn là những ông bà, cha mẹ, tổ tiên, những người thân yêu, ân nhân, thân nhân, bạn hữu…. của chúng ta đã ra đi về với Chúa.

1.     Lý do cần cầu nguyện cho các linh hồn

Cầu nguyện cho các ngài là bổn phận, là sống tinh thần hiệp thông, là thể hiện đức ái và nhất là biểu lộ niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa.

Như vậy, tháng 11 đối với đạo Công Giáo được gọi là tháng báo hiếu tổ tiên. Vì thế, những người con, cháu, chắt hãy nhớ công ơn trời bể, nhất là những lời dạy dỗ, bảo ban của các ngài mà khắc cốt nghi tâm: “Hỡi con, lệnh cha con truyền, hãy lo tuân giữ, lời mẹ con dạy, chớ bỏ ngoài tai […], vì huấn lệnh là ngọn đèn, lời dạy dỗ là ánh sáng, và lời quở trách bảo ban là đường dẫn tới sự sống” (x. Cn 6,20.23).

Thật vậy, cả cuộc đời của các ngài đã sống hết mình vì con cái. Đôi khi vì hạnh phúc của con mà người mẹ phải chấp nhận tần tảo ngược xuôi, ăn bữa nay, lo bữa mai, nhưng nhất quyết không để con mình phải đói, phải rách, hay bị thất học…. Có những người mẹ đã cống hiến luôn cả một phần cơ phận của mình để có tiền lo cho con cái ăn học hay chữa bệnh…:

“Nuôi con buôn tảo bán tần, chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, con đau làm mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”.

Hoặc có những người cha đã phải thức khua dạy sớm, làm lụng vất vả để nuôi sống gia đình và lo cho con cái bằng bạn bằng bè:

“Cha tôi tuy đã già rồi, nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà. Sớm hôm vừa dấy tiếng gà, cha tôi đã dạy để ra đi làm”.

Đó là về vật chất, còn về tinh thần thì sao? Chắc hẳn không có người cha, người mẹ nào lại muốn con cái mình sinh ra hư hỏng, trái lại, các ngài luôn mong muốn cho chúng càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan, đạo hạnh…. Tuy nhiên, vì sự lêu lổng, tính ham chơi và tuổi đời bồng bột, nên đã biết bao lần con cái làm cho cha mẹ phải tủi nhục đắng cay! Đấy là chưa kể đến những đứa con bất hiếu đến độ đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chửi mắng các ngài chỉ vì không đáp ứng những nhu cầu bất chính của chúng! Quả đúng là: “Cha mẹ thương con như biển hồ lai láng, con thương cha mẹ tính tháng tính ngày”.

Nhiều khi con cái đâu có hiểu được rằng: chúng được thành đạt, nên người; được cơm no áo ấm; được nở mặt nở mày với những nụ cười rạng rỡ; được nhiều người thương mến, kính trọng…. Có bằng này chức kia lại là kết quả của cha mẹ một nắng hai xương, dầm mưa dãi nắng; cầy sâu cuốc bẫm; suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để dành dụm được chút ít dư dật, hầu lo cho con cái được ấm no, hạnh phúc.

Nói chung: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Đây là gia tài quý báu mà các ngài truyền lại cho con cháu.

Thật vậy, công đức, gương sáng của các ngài đã để lại cho chúng ta là cả một gia tài vô giá, vì thế,“Uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”, vì:  “Mẹ cha vất vả nuôi mình. từ khi trứng nước công trình biết bao. Làm con phải nhớ công lao, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Nhưng có lẽ món quà quý giá nhất giờ đây mà các ngài mong muốn nơi chúng ta, đó là dâng thánh lễ và lời cầu nguyện.

2.     Cầu nguyện là món quà quý giá nhất dành cho các linh hồn

Vì thế, niềm tin Kitô Giáo cho chúng ta một niềm hy vọng rằng: chết không phải là hết, nhưng là một cuộc đi về Quê Thật, vì: “Sinh ký, tử quy”. Chính trong niềm tin này mà chúng ta có một sự liên hệ mật thiết giữa người sống và người chết cách nhiệm mầu, nhưng sống động. Thế nên, khi đứng trước hay nhìn thấy các nấm mồ của người thân yêu đã quá cố, chúng ta không thể quên công ơn của các ngài, vì: “Mồ thật chôn các người chết là trái tim của người sống” (Tục ngữ). Sự sống và tinh thần của các bậc tổ tiên được lưu truyền hậu thế mãi mãi nơi những khuôn mặt, trái tim của hậu sinh là chúng ta.

Vì thế, Mẹ Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy tưởng nhớ công ơn của các ngài để noi gương và nhất là dâng lời cầu nguyện, hy sinh cho các linh hồn. Đây là cách báo hiếu tốt nhất dành cho người quá cố và đây cũng là niềm tin của mỗi chúng ta. Trong Kinh Thánh, chúng ta vẫn tuyên xưng: “Tôi biết rằng Ðấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa” (G 19,25-26).  Xác tín này cũng chính là niềm tin của Mattha trước cái chết của Lazarô, vì thế, cô được Đức Giêsu mặc khải về sự sống sau cái chết nơi những người tin: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26). Lời hứa về sự sống đời đời còn được Đức Giêsu mặc khải nhiều lần khác nhau: “Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6, 39). Lúc khác Ngài khẳng định mạnh mẽ hơn: Ai “tin vào người Con, thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40). Hay: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
3.     Sứ điệp ngày lễ
Mỗi khi tháng 11 đến,  ngoài việc cầu nguyện cho các linh hồn, Giáo Hội mời gọi chúng ta ý thức rằng: “Nay người, mai ta”. Sự ra đi của tiền nhân là dấu chỉ báo trước cho chúng ta biết, một mai chúng ta cũng sẽ lần lượt ra đi như các ngài để trở về thế giới bên kia, vì: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến” (thánh Augúttinô).

Tuy nhiên, thông điệp được sáng lên từ những nấm mồ tưởng chừng như bất động kia lại rất sống động khi nó chuyển tải cho chúng ta những chân lý như: cuộc đời này thật hữu hạn. Sẽ có ngày tôi cũng phải từ giã mọi người để ra đi về với Chúa và được chôn cất trong ba tấc đất nhỏ bé kia. Thân xác chúng ta sẽ trở về với cát bụi, và mọi cố gắng đến đây chấm dứt, chỉ còn biết cậy trông lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng nhân ái của mọi người bằng đời sống hy sinh và cầu nguyện mà thôi.

Bên cạch đó, từ mơi nấm mồ toát lên lời mời gọi chúng ta: hãy sống lành để được chết thánh; hãy yêu thương để được yêu thương; hãy tha thứ để được thứ tha; hãy sống như ngày mai sẽ chết, để ngay từ giây phút này sám hối ăn năn, đây chính là tinh thần tỉnh thức trong ân sủng.

Lạy Chúa Giêsu, chính Chúa là sự sống đời đời, xin ban cho các linh hồn được an nghỉ trong tình thương của Chúa và xin cho chúng con sống tốt trong cuộc sóng hiện tại, để mai ngày được cùng tổ tiên chúng con ca tụng Chúa trên Nước Trời. Amen.

-----------------------

 

2/11-120: NGHỈ YÊN TRONG CHÚA


( THÁNG CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI )
Khao khát được nghỉ yên trong Chúa

 

Cùng với Giáo Hội, chúng ta dâng lên Chúa câu kinh sốt sắng này: “Lạy Chúa xin cho các linh hồn 2/11-120


Cùng với Giáo Hội, chúng ta dâng lên Chúa câu kinh sốt sắng này: “Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy”.

Lời cầu xin ấy, bỗng tha thiết hơn vào dịp lễ cầu cho các đẳng linh hồn, khi dâng lễ tại các nghĩa trang, khi mỗi chúng ta đứng trước phần mộ của những người thân trong gia đình, trong cộng đoàn chúng ta. Cũng vậy, hôm nay, nơi đây, trước mắt chúng ta là những nấm mồ im lặng của những con người đã từng chung sống trong một mái nhà, trong cộng đoàn, từng ăn, từng ngủ, từng sinh hoạt với nhau, đã từng yêu thương nhau, lo lắng hy sinh cho nhau, cầu nguyện cho nhau, giúp nhau nên thánh và có thể, cũng đã từng có những kỷ niệm giận hờn, oán trách, hơn thua, ganh tỵ với nhau nữa là đàng khác. Đối với những người đã ra đi, thì những kỷ niệm trên cuộc đời này, cho dù là thánh thiện hay tội lỗi, đẹp đẽ hay xấu xí, cũng mãi mãi là quá khứ, vĩnh viễn là quá khứ. Nhưng đối với những người còn lại đây, thì ước gì, cuộc sống hiện tại hôm nay sẽ trở thành một quá khứ thiện hảo, một quá khứ xinh đẹp, không có gì đáng trách trong ngày Đức Giêsu Kitô hiện đến.

Vâng, nơi đây, những người thân của chúng ta ngủ giấc vĩnh cửu.

Về phần xác, thì ai giàu nghèo, đẹp xấu, cao thấp, có tài cũng như kém tài, có học vị bằng cấp, cũng như thất học, hay ít học, thành công hay thất bại ở đời này, tất cả đều bình đẳng như nhau trong lòng mộ kia, tất cả đều đang bất động như trong một giấc ngủ vĩnh cửu. Thân xác của họ trong lòng mộ, tưởng bình yên, nhưng không, thân xác ấy, đang thối vữa, đang tan biến, đang trở thành nắm cát bụi vô danh. Cát bụi không tên tuổi, không danh phận gì hơn là cát bụi.

Về phần linh hồn, họ có được yên giấc nghìn thu không, thì chỉ có Chúa mới biết được, và chỉ có Chúa mới ban cho được. Điều chúng ta có thể biết, đó là chúng ta có bổn phận cầu xin cho linh hồn được nghỉ yên trong Chúa. Bổn phận của Chữ Hiếu, của Đức Bác Ái. Bổn phận của những người tin vào Chúa Giêsu Kitô. Cũng là bổn phận của những người đã cùng sống với nhau trong cộng đoàn các tín hữu.

“Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy”.

Đó là lời nguyện của chúng ta ngay lúc này, trước phần mộ trong nghĩa trang.

Thiết tưởng, khi cầu nguyện cho các linh hồn được nghỉ yên trong Chúa, thì cũng là lúc chúng ta gẫm suy về những ngày sống của đời mình. Khát khao được nghỉ yên trong Chúa phải là khát khao cả đời của mỗi chúng ta, như Thánh Augustino bày tỏ: “lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên lòng con khắc khoải không nguôi, cho tới khi con được nghỉ yên trong Chúa”.

“Được nghỉ yên trong Chúa”, đó không chỉ là nỗi khát khao của mỗi chúng ta, mà còn là nỗi khao khát bỏng cháy của Chúa Giêsu đối với mỗi chúng ta ngay khi còn sống đây. Khao khát ấy được Chúa Giêsu tỏ bày trực tiếp với chúng ta, và biểu lộ trực tiếp với Thiên Chúa Cha của Người.

Chúa Giêsu khao khát chúng ta được nghỉ yên trong Chúa

- Khao khát của Chúa tỏ bày trực tiếp với chúng ta, khi Chúa nói  “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11, 28-30).

Vâng! Hãy đến với Chúa và học sống hiền lành khiêm nhượng để được nghỉ ngơi bình yên trong Chúa, đó là khát khao của Chúa.

Đừng để cái tôi kiêu căng trong chúng ta cứ lao xao la hét ầm ỉ, đòi mình phải là mình như mình thích, đòi mình phải giữ lại cho mình cái danh dự, cái uy tín, đòi phải khẳng định mình là lớn lao, là vĩ đại là tài năng hơn người. Hãy khiêm nhượng mà từ bỏ tận căn cái tôi kiêu ngạo không mang lại bình yên, chỉ chuốc vào thân những thảm họa, những khốn đốn, những bất an trong đời sống này, và không có gì chắc chắn cho một giấc bình yên vĩnh cửu.

Đừng để cái tôi kiêu căng trong chúng ta bịt tai chúng ta lại chẳng muốn nghe ai, chẳng muốn phục quyền ai, chẳng muốn nể trọng ai, cũng chẳng nghe được tiếng Chúa nói, hiểu được ý Chúa muốn, một chỉ nghe và làm theo ý riêng của mình. Hãy biết rằng cội rễ mọi sự dữ của chúng ta và trên đời này, đều do bởi lòng kiêu căng bịt tai, bịt mắt, bịt kín cõi lòng mình và mọi người, cho mọi người chẳng nghe nhau, chẳng thấy nhau, chẳng hiểu nhau, và tiếng Chúa cũng không lọt vào được tâm trí con người kiêu ngạo. Hãy học với Chúa Giêsu bài hiền lành khiêm nhượng, để nghe được tiếng Chúa, và làm theo thánh ý của Người, tâm hồn chúng ta mới được bình yên thư thái, mới được nghỉ yên trong Chúa.

Đừng mê muội mà vừa sống trong tình trạng kiêu căng, lại vừa ca tụng, khẩn cầu, kêu xin Chúa. Bởi vì Chúa biết rõ lòng dạ của người kiêu căng là giả dối gian tà, chẳng thật thà công chính. Người kiêu căng giả hình lừa gạt con người chưa đủ, còn có thể giả nhân giả nghĩa, giả hình mà lừa gạt Thiên Chúa nữa sao? Không đời nào có thể lừa dối Thiên Chúa được. Và cuộc sống gian tà như thế, không thể nào là cuộc sống bình yên trong Chúa được. Hãy khiêm nhường sâu thẳm. Hãy chân thành sống trong Thần Khí của Sự Thật. Cách sống đó mới là cách sống được Chúa yêu thương, được Chúa nhậm lời ca tụng, nhậm lời cầu khẩn và Người ban cho ơn nghỉ yên trong Chúa ngay hôm nay.

Đời sống của các tín hữu phải là một đời sống được “nghỉ yên trong Chúa”, ngay hôm nay, ngay lúc này, nhờ vào việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, sống hiền lành và khiêm nhượng như Người. Thánh Giá Chúa Giêsu sẽ trở nên êm ái, nhẹ nhàng, và bình yên, vì chúng ta yêu mến Chúa, vì chúng ta hiền lành và khiêm nhường như Người muốn, vì Người đã gánh hết phần nặng cho chúng ta.

Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha cho chúng ta được nghỉ yên trong Chúa

- Khao khát của Chúa Giêsu biểu lộ với Thiên Chúa Cha, trong Lời Nguyện Tế Hiến của Người, mà Thánh Gioan ghi lại trong chương 17, câu 20 đến 26: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”

Vâng, chính Chúa Giêsu cầu xin cùng Chúa Cha cho các Tín hữu của Người được nghỉ yên trong Nước Thiên Chúa muôn đời. “Con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con…” Những người Cha đã ban cho con là những người đã được ơn Thánh Thần soi dẫn mà đến với Chúa Giêsu, tin vào Chúa Giêsu, và nhất là học sống đời sống Chúa Giêsu hiền lành khiêm nhượng.

Ước gì khi nghe được tâm tình cầu nguyện của Chúa Giêsu nơi đoạn Tin mừng này, lòng mỗi tín hữu chúng ta như cháy lên niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô, Đấng chân thật vô cùng. Không chỉ Người hứa với chúng ta “Ai tin vào ta sẽ không chết bao giờ” mà Người còn cầu khẩn với Thiên Chúa Cha để Thánh Thần Thiên Chúa gìn giữ chúng ta không mất một người nào, cho tới khi hết thảy được cư ngụ cùng Người trong Nước Thiên Chúa. Nhờ nỗi khao khát, tình thương, và công nghiệp của Chúa Giêsu, chúng ta tin rằng, hiện nay, vô số linh hồn các tín hữu của Người đã được sum họp cùng Người hưởng vinh quang Thiên quốc muôn đời, nghỉ yên trong Chúa muôn đời.

Khát khao được nghỉ yên trong Chúa, là một khát khao thánh thiện, chính đáng, phải đạo, một khát khao về cùng đích đời người, một khát khao từ nỗi lòng Thiên Chúa Ba Ngôi, một khát khao bỏng cháy từ trái tim Đức Giê-su hiền lành khiêm nhượng muốn cứu tất thảy con người khỏi phải chết muôn đời vì tội kiêu ngạo của nguyên tổ.

Đứng trước những phần mộ hôm nay, chúng ta tha thiết dâng lời cầu xin cho các linh hồn được nghỉ yên trong Chúa, với lòng tin chắc chắn rằng:

- Lòng thương xót khiêm nhượng của Thiên Chúa sẽ thanh tẩy bao tội lỗi của các linh hồn, vì Người thấu cảm con người mang thân phận mỏng dòn yếu đuối.

- Thiên Chúa, luôn khao khát cứu rỗi các linh hồn, vì Lòng Thương Xót vô cùng lớn lao của Thiên Chúa được thực hiện nơi công trình “hiền lành khiêm nhượng” của Đức Giêsu Kitô.

- Thiên Chúa sẽ cứu rỗi các linh hồn, để họ được nghỉ yên trong Chúa, như lòng mong ước, khát khao của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, con của Người, và như lòng khao khát chính đáng của chúng ta nữa.

Và, đứng trước các phần mộ hôm nay, chúng ta nguyện xin Chúa cho chúng ta được nghỉ yên trong Chúa ngay hôm nay trong cõi đời tạm này, nhờ việc Tin vào Lời Chúa, mà buông bỏ mọi sự nặng nề mê muội thế gian, buông bỏ cái tôi kiêu căng, để kết hiệp hoàn toàn với Đức Giêsu Kitô Hiền Lành, Khiêm Nhượng mà thực hiện Thánh Ý của Thiên Chúa trong đời sống chứng tá của mình. Amen.

PM. CAO HUY HOÀNG, 1.11.2017

-----------------------

 

2/11-121: CHUYẾN LỮ HÀNH

 

Kiếp người là một chuyến lữ hành, tất nhiên có khởi hành và kết thúc. Chuyến lữ hành có thể dài hoặc 2/11-121 Lễ An táng


Kiếp người là một chuyến lữ hành, tất nhiên có khởi hành và kết thúc. Chuyến lữ hành có thể dài hoặc ngắn, nhưng ai cũng có hai điểm: Sinh và Tử – khởi hành từ lúc sinh ra và kết thúc vào lúc trút hơi thở cuối cùng. Sinh ra thì không mấy lo, nhưng chết là mối quan ngại lớn!

Chết là “chuyến định mệnh” của mọi người, không ai tránh khỏi, như Thánh Phaolô đã xác định: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9:27). Tiền bạc, danh vọng, sự nghiệp, mọi thứ đều không thể đem theo. Của thế gian trả lại thế gian, chỉ có một thứ duy nhất có thể đem theo: Nhân Đức.

Lúc nào cũng thấy có người chết, nhắc nhở chúng ta lúc nào cũng phải nghĩ đến cái chết của chính mình, không chỉ nghĩ đến Tử Thần mỗi dịp Mùa Chay và Tháng Cầu Hồn, hoặc một dịp đặc biệt nào đó. Thật vậy, cái chết có thể xảy đến với chúng ta bất cứ giây phút nào, đừng tưởng mình còn trẻ hoặc còn “ngon lành” mà khinh suất. Mỗi người chỉ có một “chuyến lữ hành” mà thôi. Và đừng quên điều quan trọng này: KHÔNG CÓ KIẾP LUÂN HỒI. Đừng ảo tưởng!

Cuộc đời có rất nhiều chuyến xe: Xe khách, xe tải, xe buýt, xe xích lô, xe ôm, xe chở hàng, xe buôn lậu, xe tăng, xe hủ lô, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe hành hương, xe cứu trợ, xe cảnh sát, xe dân sự, xe hoa, xe tang, … Trong đó có loại xe tốt, có loại xe không tốt, có chuyến xe an toàn, có chuyến xe không an toàn – tốt hay xấu, an toàn hay không an toàn được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cuộc đời có nhiều chuyến xe, nhưng mỗi người chỉ có một “chuyến đời”, một chuyến duy nhất để mà sống, không thể “rút kinh nghiệm” cho chuyến nào khác. Tuy nhiên, với “chuyến đời” ấy, vấn đề không phải là dài hay ngắn, đi trên đường đất bụi mù hay đường nhựa trơn láng, đường hẹp và đầy ổ gà hay đường rộng thênh thang và đẹp đẽ, mà vấn đề là “chuyên chở” những thứ gì.

Ngay từ hồi còn niên thiếu, không hiểu sao tôi đã cảm thấy thích ca khúc “Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời” của nhạc sĩ Hoài Linh. Theo tôi, ca khúc này đầy triết lý của kiếp người. Với cấu trúc phổ biến A – A’ – B – A’’ đối với các ca khúc trong nửa sau của thế kỷ XX, nhưng “Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời” không hề đơn điệu, giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, ca từ bình dị mà thâm thúy: “Chuyến xe đầu, đưa người từ lòng nôi vào dương thế chơi vơi. Tay không hành lý ngóng nhìn về tương lai, ngỡ ngàng lên tiếng khóc cười, thay cho lời đầu tiên người nói”.

Người ta bật khóc ngay khi vừa sinh ra. Sinh ra là niềm vui lớn, sao lại khóc? Phải chăng vì “tay không hành lý” hay là “điềm báo” về chuyến đời đầy gian truân, khổ ải trần gian này? Có lẽ trước tiên vì “tay không hành lý” nên chính chuyến xe đầu tiên ấy đưa con người vào “dương thế chơi vơi”, thế nên con người cứ “ngóng nhìn về tương lai”, để rồi biết bao lần “ngỡ ngàng lên tiếng khóc, cười”. Chưa gì đã thấy buồn rồi!

Khởi đầu cuộc đời bằng tiếng khóc, nối tiếp là những nỗi buồn: “Tháng năm dài, vui buồn tuổi chẳng thêm, ngọt cay cũng mau quen. Xe lăn một chuyến cát bụi mòn chân đen, sang giàu may mắn phút đầu, hay nhịp độ gãy đôi ba cầu”. Cuộc sống cứ trầm lặng chứ không ồn ào, náo nhiệt!

Vâng, nỗi buồn quá nhiều, mà niềm vui quá ít. Nhưng cứ phải chịu đựng mãi rồi cũng thành quen. “Người ăn không hết, kẻ lần không ra” như một quy luật. Nhiều người phải gian nan đủ thứ mới được thanh thản đôi chút, như người ta thường nói: “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”. Mệt thật! Hạnh phúc nào cũng tốn nhiều nước mắt, vinh quang nào cũng chứa nhiều tủi nhục, thành công nào cũng nếm nhiều thất bại.

Thế mà sóng đời vẫn chưa chịu lặng, cuộc đời cứ chông chênh mãi: “Xe hoa đưa người êm ấm tình nồng, em anh nên đôi vợ chồng, xe tơ hồng một duyên hai bóng. Duyên đưa, có người chỉ một xe đầu, có người vài lần thương đau, có người chẳng bao giờ đâu”.

Chuyến xe được người ta quan tâm nhất là “chuyến xe hoa”. Thế nhưng các cô gái miền quê có lấy chồng cũng chẳng được ngồi xe hoa về nhà chồng, có chăng việc “lên xe hoa” của họ là ngồi trên chiếc xe trâu hoặc xe bò lọc cọc leo đồi mà về nhà chồng, thậm chí có những người còn phải lội bộ. Đối với họ, “xe hoa” chỉ có trong thơ văn, nghệ thuật.

Có những cô gái chỉ một lần lên xe hoa, nhưng có người lên xe hoa chưa được bao lâu đã phải khóc thương người chồng bạc mệnh, hoặc vì lý do nào đó mà phải chia tay. Có người bước thêm bước nữa nhưng rồi cũng chẳng vui hạnh phúc được bao lâu. Tái giá vài lần mà hạnh phúc vẫn xa tầm tay. Và “có người chẳng bao giờ đâu”, nghĩa là họ không lên xe hoa, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau. Không ai hiểu được ẩn số cuộc đời nên người ta gọi đó là “duyên số” hoặc “duyên phận”, hoặc “định mệnh”.
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Biển không bao giờ cạn nước, thế nên khổ hải (bể khổ) cũng chẳng bao giờ hết đau khổ: “Sáng trưa chiều, khi tuổi đời nặng gieo, vòng tay cũng xuôi theo. Công danh ngày ấy, giấc mộng tình hôm nay, cũng về như chiếc lá gầy, xe đơn lạnh tiễn ai trong này”.

Ai cũng một thời trẻ, rồi già: “Khi tuổi đời nặng gieo”. Và đó là lúc “vòng tay cũng xuôi theo”, nghĩa là Tử thần bắt đầu “dòm ngó” hoặc đứng chờ ngoài cửa. Công danh, sự nghiệp, tiền tài, địa vị, tình yêu, … cũng chẳng còn nghĩa lý gì, vì tất cả “cũng như chiếc lá gầy”, cuối cùng chỉ còn là “chuyến xe đơn lạnh” mà thôi. Chuyến xe đó chính là chuyến xe tang!

Cuộc sống có nhiều “cái cuối”. Cuối giờ. Cuối ngày. Cuối tháng. Cuối năm. Và đặc biệt là cuối đời. Định luật muôn thuở và bất biến. Thời gian không nhanh, không chậm, muôn thuở vẫn vậy. Cảm giác nhanh hay chậm là do cảm giác của con người tùy thuộc cảm xúc vui hay buồn. Người ta vui thì thấy thời gian trôi qua mau, người ta buồn thì thấy thời gian trôi qua chậm. Người ta trẻ thì thấy thời gian “dài” với sắc màu rực rỡ, người ta già thì thấy thời gian “ngắn” với sắc màu ảm đạm. Chuyện đời bình thường vậy thôi!

Người ta gọi cuộc sống là “dòng đời” vì người ta thấy nó cũng cứ trôi đi như dòng sông. Sông hoặc biển cũng đều có sóng. Và cuộc sống cũng có một loại sóng đặc trưng là “sóng đời”. Với ý nghĩa đó, trong ca khúc “Sóng Về Đâu”, Trịnh Công Sơn viết: “Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người… Biển sóng biển sóng đừng trôi xa, Bao năm chờ đợi sóng gần ta, Biển sóng biển sóng đừng âm u, Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”.

Trăm năm tưởng dài mà ngắn. Đời người qua nhanh tựa “bóng câu qua cửa sổ” (Trang Tử – Nam Hoa Kinh). Tương tự, Nguyễn Gia Thiều (1741–1798) cũng đã diễn tả trong “Cung Oán Ngâm Khúc”: “Đời người như bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi”. Đó là sự thật minh nhiên, không thể chối cãi. Tác giả Thánh Vịnh nhận định:

Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi
Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng
Một cơn gió thoảng là xong
Chốn xưa mình ở cũng không biết mình
(Tv 103:15-16).

Nghe buồn quá. Nhưng đó là sự-thật-của-sự-thật. Không ai có thể làm gì. Không còn cách nào khác. Con người xem chừng đành thúc thủ, nhưng người ta vẫn có thể “quản lý” những “vật dụng” trong “chuyến đời” của mình. Bằng cách nào?

Chắc hẳn chẳng còn cách nào khác hơn là “sống tốt”. Có nhiều cách sống tốt, nhưng có thể tạm tóm lược qua mấy điểm chính: Đứng đắn, tử tế, nhân bản, yêu thương, và hòa nhã. Đó là cách sống tích cực trong mọi hoàn cảnh. Một danh nhân đã nói: “Chỉ có người biết yêu thương mới xứng đáng nhận danh hiệu con người”. Quả đúng là như vậy!

Thánh Faustina tâm sự về “chuyến đời” của Chị: “Tôi luôn hiện diện trước mặt Thiên Chúa trong linh hồn tôi, và tôi kết hiệp mật thiết với Ngài. Tôi làm việc với Ngài, tôi giải trí với Ngài, tôi chịu đau khổ với Ngài, tôi vui mừng với Ngài; tôi sống trong Ngài và Ngài sống trong tôi. TÔI KHÔNG BAO GIỜ CÔ ĐƠN, vì Ngài luôn đồng hành với tôi” (Nhật Ký, số 318).

Ước gì chúng ta cũng được như vậy! Theo lời khuyên (và cũng là mệnh lệnh) của Chúa Giêsu, chúng ta cần phải thực hành điều Ngài đã mặc khải qua Kinh Thánh: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16), hoặc “ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy” (Ga 3:36), và qua mặc khải với Thánh Faustina: “Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài!”.

Có một truyện ngụ ngôn “Hành Trang Cuộc Đời” như thế này… Một người hấp hối thấy Chúa vừa ưu ái trao cho chiếc vali vừa nói: Đến giờ con ra đi rồi! Người này ngạc nhiên:

– Bây giờ sao Chúa? Sớm quá, con còn nhiều việc chưa làm! – Rất tiếc vì tới giờ con phải ra đi thôi!
– Có gì trong vali vậy, thưa Chúa? – Hành trang của con đó.
– Sở hữu của con, y phục, tiền bạc? – Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất!
– Vậy có phải ký ức của con? – Không phải của con, của thời gian!
– Phải chăng tài năng của con? – Không phải của con, của hoàn cảnh!
– Có phải bạn bè hay gia đình con? – Rất tiếc cũng không phải của con, chỉ là tiến trình cuộc đời.
– Phải chăng vợ và con của con? – Không phải của con, mà là tâm tư con!
– Có phải là thân xác của con? – Cũng không phải của con, nó là cát bụi!
– Phải chăng tâm linh con? – Không, đó là của Ta!

Phập phồng người chết nhận chiếc vali Chúa trao và liền mở ra xem. Bên trong không có gì cả. Trống rỗng! Bàng hoàng, người này nói: “Không có cái gì là của con cả!” Chúa nói: “Đúng thế, chỉ có THỜI GIAN CON SỐNG là của riêng con”.

Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài (Tv 130:3-4). Xin cho chuyến đời của chúng con được đến Bến An Bình. Amen.

TRẦM THIÊN THU
---------------
+ Nghe hát: https://www.youtube.com/watch?v=ob78v30W1KA

(*) Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, người gốc miền Bắc, sinh vào khoảng 1925. Ông cũng sáng tác những bài hát có nét nhạc cổ điển ảnh hưởng bởi thời cuộc, ca từ lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh thời gian đầu là bài Nếu Đừng Dang Dở và Sầu Tím Thiệp Hồng.

Sau đó, ông có nhiều bài khác được nhiều người biết đến: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Căn Nhà Màu Tím, Chuyến Đò Không Em, Cô Bé Ngày Xưa, Giọt Lệ Vu Quy, Hai Đứa Giận Nhau, Khách Lạ Đò Xưa, Lá Thư Trần Thế, Nhịp Cầu Tri Âm, Tám Nẻo Đường Thành, Tâm Sự Nàng xuân, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Xin Tròn Tuổi Loạn, Xuân Muộn, ... Nói chung, ông có khá nhiều ca khúc quen thuộc với người thưởng thức âm nhạc.

-----------------------

 

2/11-122: CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

 

Trong bài hát “Nối vòng tay lớn”, Trịnh Công Sơn nói lên niềm vui của ngày gặp gỡ những người 2/11-122


Trong bài hát “Nối vòng tay lớn”, Trịnh Công Sơn nói lên niềm vui của ngày gặp gỡ những người thân xa cách nhau lâu năm nay được gặp lại. Theo cái nhìn của tác giả, niềm vui gặp gỡ này không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa những con người, mà còn là cuộc nối kết hồn thiêng sông núi, cuộc nối kết giữa người chết với người sống , ông viết rằng : “Người chết nối linh thiêng vào đời và mụ cười nở trên môi”. Quan điểm của tác giả họ Trịnh phát xuất từ một niềm tin nằm sâu trong mỗi con người, đặc biệt người Việt Nam tin rằng : Thác là thể phách còn là tinh anh. Phần chết chỉ là thể phách, là cái xác bên ngoài, phần tinh anh chính là phần còn tồn tại mãi mãi. Cái tinh anh ấy chính là phần hồn trong mỗi con người.

Thưa quý OBACE, chỉ có những người vô thần, vô đạo mới là những người tuyên bố rằng chết là hết, họ là những kẻ không tin sự hiện diện của phần thiêng liêng trong con người mà chúng ta gọi là linh hồn. Nếu chết là dấu chấm hết theo như người vô thần, thì cuộc sống của con người chẳng khác chi con vật, chỉ biết ăn, tranh giành, rồi chết. Nếu con người chỉ có như thế thì việc tưởng nhớ cầu nguyện cho người đã qua đời sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

Họp nhau nơi đây trong ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, chúng ta cùng với Giáo Hội tuyên xưng niềm tin của chúng ta về sự sống đời sau, về sự liên đới hiệp thông của các thành phần trong Giáo Hội, gồm các thánh, những người đã hoàn tất tốt đẹp cuộc đời, các linh hồn còn đang phải thanh luyện và những người còn đang chiến đấu trên hành trinh trần thế ; đồng thời nhắc mỗi chúng ta bổn phận thảo hiếu, biết ơn đối với các bậc tiền nhân, những người đã ra đi trước chúng ta.

Niềm tin vào sự sống đời sau là niềm tin đã được Thiên Chúa đặt để trong con người. Từ những dân tộc thiểu số trên núi, trên rừng hoặc những người thổ dân vùng rừng sâu nước độc tại Châu Phi, Nam Mỹ cho đến những người văn minh, đều tin rằng con người có một phần linh thiêng bất tử mà người ta gọi là hồn. Khi hồn không còn kết hợp với xác, thì xác chỉ còn là xác chết. Đối với người Kitô hữu, chúng ta được dạy rằng : Con người là do Thiên Chúa tạo dựng, xác được tạo dựng từ vật chất, còn linh hồn thì do Thiên Chúa trực tiếp dựng nên và trao ban cho mỗi người. Xác là vật chất, nên phải theo quy luật của vật chất, tức là quy luật sinh tử, còn linh hồn là phần thiêng do Thiên Chúa trao ban, nên linh hồn là bất tử.

Con người được Thiên Chúa đưa vào trần gian, và đến một ngày Thiên Chúa muốn, con người sẽ phải từ giã trần gian để trở về với cội nguồn của mình là Thiên Chúa qua ngưỡng cửa của sự chết. Vì thế, chết là một cuộc trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về này là một cuộc trở về trong hân hoan hay trong sợ hãi, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào sự chọn lựa của con người khi còn sống. Nếu hôm nay chúng ta chọn lựa Thiên Chúa, thì ngày trở về, chúng ta sẽ được gặp Thiên Chúa ; trái lại, nếu hôm nay chúng ta từ chối Thiên Chúa, thì ngày trở về, chúng ta không thể gặp được Ngài. Hơn thế nữa, giáo lý Công Giáo cũng chỉ cho chúng ta thấy : Cái chết cũng chỉ là một giai đoạn tạm thời và nó không phải là điểm cuối cùng, mà sự sống mới là điểm cuối cùng. Chết là thời gian thanh luyện chuẩn bị cho ngày tất cả chúng ta sẽ được sống lại để trình diện Thiên Chúa. Người lành sẽ được hạnh phúc, còn kẻ dữ thì bị án phạt đời đời. Đó cũng là niềm tin mà ông Gióp tuyên xưng một cách chắc chắn : Tôi biết rằng Đấng Cứu độ tôi hằng sống, và ngày sau hết tôi sẽ từ bụi đất sống lại và trong xác thịt tôi, tôi sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa của tôi, và chính mắt tôi sẽ được nhìn ngắm Ngài.

Sự chết có thể lấy đi tất cả mọi sự của con người, nhưng có một điều nó không thể lấy mất của con người, đó là tình yêu và sự hiệp thông. Chính tình yêu và sự hiệp thông làm cho người chết và người sống trở nên gần gũi, gắn bó với nhau. Trong Giáo Hội, sự gần gũi, gắn bó này được gọi là mầu nhiệm Các Thánh cùng thông công. Tức là những người đã được hưởng hạnh phúc bên Thiên Chúa, gọi là các thánh và những kẻ còn ở trần gian và các linh hồn có sự hiệp thông ân sủng với nhau. Mỗi thành phần vẫn có thể liên đời với nhau bằng lời cầu nguyện, bằng sự chia sẻ, sự hy sinh và ân sủng mà Thiên Chúa ban cho. Các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho những người còn sống, những người còn sống thì làm nhiều việc lành hy sinh cũng như cầu nguyện cho các linh hồn, và các linh hồn trong khi đang thanh luyện vẫn có thể cầu xin cùng Chúa cho chúng ta. Niềm tin này được đặt trong niềm tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Cứu độ và được bảo đảm chắc chắn bởi chính Đức Giêsu, Đấng đã mạc khải cho chúng ta, khi Ngài khẳng định rằng : Tất cả những kẻ Chúa Cha đã ban cho tôi, thì sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, thì sẽ không bị loại ra ngoài… và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.

Chính từ tình yêu và sự hiệp thông mà hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội dành trọn một tháng để nhắc nhở mỗi người hãy nhớ đến những người đã qua đời, hãy làm phong phú tình yêu và sự hiệp thông ngay hôm nay ; đồng thời cũng cảm nhận được tình yêu mà những người thân và những người chung quanh dành cho ta bằng lời cầu nguyện, sự thảo hiếu và lòng biết ơn.

Nhớ đến những người đã qua đời là bày tỏ lòng biết ơn, dâng lời cầu nguyện cho họ. Những người đó có thể là ông bà cha mẹ, là vợ chồng con cái, là bạn bè hoặc những người thân quen mà chúng ta có dịp gặp gỡ. Đứng bên nấm mồ của người thân gợi lên cho chúng ta những tâm tình, những cảm xúc khác nhau. Có thể là sự tiếc nuối vì biết bao điều tốt đẹp đáng lẽ ta có thể làm cho người thân, nhưng ta chưa kịp làm ; đáng lẽ ta có thể yêu thương nhiều hơn, tha thứ thông cảm cho người thân nhiều hơn, nhưng ta đã không làm, mà nay không còn cơ hội nữa. Đứng bên phần mộ của người thân còn có cả sự hối hận và những giọt nước mắt muộn màng, vì khi người thân còn sống, ta đã đối xử quá tệ bạc hoặc thiếu trách nhiệm với người thân thương. Tất cả những tiếc nuối đó sẽ chẳng bao giờ chúng ta có cơ hội để làm lại, nhưng có một điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện, làm nhiều việc tốt, việc hy sinh cho những người thân đã qua đời ; đồng thời hãy sống tốt, cử xử thật tốt, thật đầy tràn yêu thương với ông bà cha mẹ, vợ chồng khi họ còn đang sống bên chúng ta, để khi họ ra đi, chúng ta không phải hối hận vì chưa kịp làm gì cho nhau.

Chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với người thân, ông bà cha mẹ qua việc chúng ta xây mồ yên mả đẹp cho các Ngài, dâng lễ cầu nguyện cho các Ngài. Thế nhưng, không thiếu những ngôi mộ rất đẹp, rất mắc tiền mà con cái hoặc những người còn sống làm cho người đã chết, nhưng rồi sau đó, người còn sống không bao giờ nhớ đến người thân và cũng không mấy khi ra thăm ngôi mộ đó nữa, người ta gọi đó là chôn lần thứ hai. Việc xây mồ mả cho ông bà tổ tiên là việc làm tốt, nhưng việc làm tốt hơn là hãy bày tỏ lòng biết ơn ngay khi ông bà cha mẹ còn sống. Hãy yêu thương, chăm sóc ông bà cha mẹ bằng cả trái tim và tình yêu, với lòng hiếu thảo biết ơn, dù các ngài có thay tính đổi nết, dù các ngài đau lâu ốm dài. Đừng bao giờ có những lời nói, cách cư xử gây đau lòng, tủi thân cho các ngài ; đừng bao giờ khinh thường, hắt hủi và vô lễ với các ngài. Vì sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, hôm nay chúng ta cư xử với mẹ cha thế nào, thì sau này, con cái chúng ta cũng sẽ cư xử với chúng ta giống như thế. Vì vậy, ngay khi cha mẹ còn sống, hãy cố gắng yêu thương, thông cảm và làm cho tuổi già các ngài được hạnh phúc.

Đứng trong nghĩa trang những ngày cuối năm này để mỗi người rút ra được những cảm nghiệm cho riêng mình, để thấy cuộc đời con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc, cũng không còn mang vết tích.. Mới ngày nào còn sống bên nhau, mà giờ đây âm dương cách biệt, mới ngày nào ngang dọc một thời, bao nhiêu dự định, bao nhiêu tính toán, bao nhiêu đất đai tài sản, vui buồn giận hờn… thế mà giờ đây, tất cả đều im lặng dưới nấm mồ và đất thánh này mới thực sư là điểm hẹn của tất cả mỗi người. Nhìn thấy như thế, để ngay từ hôm nay, mỗi người hãy biết loại bỏ những giành giật tranh chấp, loại bỏ những thù oán vụn vặt, để biết sống yêu thương hơn. Hãy sử dụng tốt cuộc sống hiện tại để làm giàu tình yêu thương hơn là làm giàu của cải, vì cuộc đời như nước chảy hoa trôi, chỉ có tình thương để lại đời.

Nhớ đến ông bà tổ tiên không chỉ trong tháng này, mà mỗi ngày, trong gia đình, hãy thể hiện lòng biết ơn bằng cách làm cho gia đình mình thêm ấm cúng hơn, duy trì và bồi đắp, làm cho gia sản tinh thần và đạo đức của tổ tiên để lại được phát triển tốt đẹp hơn nữa. Anh chị em trong gia đình hãy sống yêu thương, bác ái với nhau, đừng vì một vài tấc đất, một vài viên gạch mà làm mất đi tình anh em ruột thịt. Hãy dành những giờ kinh tối sớm mỗi ngày trong gia đình để nhắc nhở cho con cháu, giáo dục con cháu lòng thảo hiếu, biết ơn tổ tiên ông bà qua việc đọc kinh cầu nguyện.

Mỗi người, mỗi gia đình thực hiện như thế, chúng ta sẽ giữ gìn được nề nếp gia phong của gia đình, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của mình vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công mà chúng tuyên xưng. Amen

-----------------------

 

2/11-123: RA ĐI CŨNG LÀ TRỞ VỀ

 

Đối với những ai không tin có sự sống đời sau thì sự chết là thảm hoạ khủng khiếp nhất, vì khi sự 2/11-123


Đối với những ai không tin có sự sống đời sau thì sự chết là thảm hoạ khủng khiếp nhất, vì khi sự chết đến, nó sẽ cướp đi tất cả, không những là tất cả tài sản, của cải tiền bạc, công danh sự nghiệp của một đời người, mà còn cướp luôn mạng sống của họ nữa. Thật là một mất mát lớn lao không gì có thể bù đắp được.

Tuy nhiên, đối với những Ki-tô hữu, cái chết không còn bi đát hãi hùng, không phải là một mất mát, nhưng chỉ là một sự trở về: chết là về nhà Cha.

Xin mượn câu chuyện sau đây để minh họa cho chân lý nầy :

Có năm người con đưa tiễn người mẹ yêu quý xuống tàu vượt biển đến một bến bờ xa cách vạn dặm nằm bên kia bờ đại dương bát ngát.

Tàu rời bến, năm người con vẫy tay tiễn biệt mẹ mà lòng tê tái buồn. Họ đứng lặng trên bờ, đăm đăm nhìn con thuyền rẽ sóng đưa mẹ ra khơi cho đến khi con tàu chỉ còn là một đốm trắng li ti và mất hút ở cuối chân trời. Mắt mỗi người đều ngấn lệ vì mẹ đã đi xa, xa thật xa tưởng như không bao giờ trở lại.

Trong khi đó, ở bờ bên kia của đại dương, ông bà ngoại, cậu, dì và nhiều người thân yêu đang tụ tập trên bến chờ đón mẹ về. Và khi những người nầy thấy thấp thoáng từ xa con tàu buồm trắng mà họ tin là có mẹ trên đó, thì họ cảm thấy tâm hồn nao nức mừng vui. Đến khi mẹ vừa ra khỏi tàu, thì ông bà ngoại, cậu dì chạy ra ôm choàng lấy mẹ, mọi người rất vui mừng hân hoan vì đã chờ đợi mẹ rất lâu mà mãi tới hôm nay mới có ngày sum họp.

Thế là việc ra đi của mẹ ở bờ bên nầy lại là sự trở về của mẹ ở bờ bên kia. Sự vĩnh biệt đau thương bên nầy được tiếp nối với cuộc đoàn tụ hân hoan hạnh phúc ở cõi bên kia.

Giáo Huấn của Hội Thánh công giáo cho ta biết sự chết như là con tàu buồm trắng trong câu chuyện trên đây, đưa người ta rời khỏi bờ bến nầy để đưa họ sang bờ bến khác, giúp con người từ giã thế giới tạm bợ đời nầy để bước vào thế giới vĩnh cửu, để được đoàn tụ với Thiên Chúa, với ông bà tổ tiên và thân nhân đã lìa đời trên thiên quốc.

Chính vì thế, qua trích đoạn Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su an ủi những ai còn ở bờ bên nầy, nghĩa là những người còn sống trên dương gian rằng:  “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3)

Như thế, Chúa Giê-su về trời không phải để lìa bỏ đoàn con của Ngài côi cút trên dương gian, nhưng đó là Ngài đi trước là để dọn chỗ cho đoàn con trên Thiên đàng và lo liệu cho ngày đoàn tụ, như lời Ngài nói: “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,3)

Như ông bà ngoại, cậu dì trong câu chuyện trên đây chờ mong ngày mẹ về đoàn tụ với họ ở bên kia bờ đại dương, thì Chúa Giê-su cũng mong ước chúng ta, là những người con yêu quý đang lưu lạc chốn dương gian, sớm có ngày đoàn tụ với Ngài trên Thiên quốc. Chính Chúa Giê-su đã bày tỏ ước nguyện nầy qua lời cầu cùng Thiên Chúa Cha:

“Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.” (Ga 17,24)

Như thế, ngày chết mà người ta gọi là ngày đại hoạ, ngày kinh hoàng, thì đối với người con Chúa, đó lại là ngày đoàn tụ sum vầy. Ngày đó, chúng ta sẽ được “đồng hưởng sự sống đời cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa; Thánh Giu-se bạn trăm năm Đức Trinh Nữ; các Thánh Tông Đồ và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại”, nếu hôm nay ta sống theo Lời Chúa dạy (Kinh nguyện Thánh Thể II). Thật là ngày hạnh phúc vô biên!

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đi trước để dọn chỗ cho đoàn con và mai đây Chúa sẽ trở lại để đưa đoàn con về với Chúa. Xin cho anh chị em tín hữu đã ly trần nhưng còn đang được thanh luyện, sớm thoát khỏi chốn luyện hình để đến nơi Chúa đã dọn sẵn cho họ trên thiên quốc và được đồng hưởng hạnh phúc cùng với ba ngôi Thiên Chúa và triều thần thánh đến muôn đời. Amen.

-----------------------

 

2/11-124: Xác loài người sẽ sống lại


29/10/2012 Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

 

Nhân một buổi cầu nguyện tại nghĩa trang Công giáo, một người giáo dân đã đặt câu hỏi: “Tại sao 2/11-124


Nhân một buổi cầu nguyện tại nghĩa trang Công giáo, một người giáo dân đã đặt câu hỏi: “Tại sao lại có dòng chữ ‘Nơi an nghỉ cuối cùng của các tín hữu’ tại cổng vào nghĩa trang, vì những người đã chết đâu có nằm đây mãi mãi?’ Câu hỏi khiến người viết bài này suy nghĩ và nghiệm ra rằng, trong “ngôn ngữ nhà đạo” có những khái niệm giáo lý, khi được diễn tả qua ngôn ngữ bình dân, đôi khi thiếu chính xác và dễ gây hiểu lầm.

Cách nói: “Xin cho các linh hồn được an nghỉ đời đời”; hoặc “Tiễn đưa ông/bà X. đến nơi an nghỉ cuối cùng”, có thể làm cho người ta hiểu, chỉ có linh hồn được cứu thoát, còn thân xác thì mãi mãi an nghỉ trong lòng đất. Tệ hại hơn, hạnh phúc thiên đàng có thể bị hiểu sai, giống như một giấc ngủ triền miên vĩnh viễn.

Cách nói: “Linh hồn Phêrô/Maria đã qua đời” (như trong Kinh Vực Sâu) có thể làm cho người ta hiểu là linh hồn ấy đã chết, mà thực ra thì linh hồn được Chúa dựng nên bất tử. Trong phụng vụ, bản dịch Việt ngữ đã rất chi tiết khi đề rõ: “Ông Bà Anh Chị Em… T. đã nhắm mắt lìa đời”. Điều đó muốn khẳng định: cầu nguyện cho người qua đời tức là cầu nguyện cho người ấy được ơn cứu rỗi vinh quang cả hồn và xác.

Do ảnh hưởng của thuyết Nhị nguyên, đã có một thời người ta khinh ghét thân xác, cho rằng thân xác là tù ngục của linh hồn. Theo thuyết này thì linh hồn con người được một vị thần lành dựng nên và xác thịt lại do một thần dữ dựng nên để giam cầm linh hồn. Vì thân xác làm cho linh hồn ra xấu xa nên phải hành xác để nó không làm hại đến linh hồn. Quan niệm này ảnh hưởng nhiều đến lý tưởng tu trì thời trung cổ, được biết đến với những hình thức hãm mình ép xác và “đánh tội” rất nghiêm ngặt. Lối suy nghĩ này cũng tồn tại nơi nhiều người Công giáo, cho rằng “xác đất vật hèn” nên ít để ý tới việc chăm sóc phần mộ người quá cố. Với cách lý luận và thực hành “đào sâu chôn chặt”, nhiều người đã mất phần mộ của người thân chỉ một thời gian ngắn sau khi họ qua đời. Rất may là từ vài thập kỷ trở lại đây, việc xây cất và chăm sóc phần mộ đã được nhiều người quan tâm để ý.

Giáo lý Công giáo dạy chúng ta như sau: “Do sự chết, linh hồn bị tách biệt khỏi thân xác, nhưng khi phục sinh, Thiên Chúa sẽ trả lại sự sống bất hoại cho thân xác đã được biến đổi của chúng ta, Ngài lại kết hợp nó với linh hồn chúng ta. Cũng như Đức Kitô đã phục sinh và sống muôn đời, tất cả chúng ta sẽ sống lại trong ngày sau hết” (SGLCG, số 1016).

Như thế, thân xác không nghỉ yên mãi mãi trong nấm mộ, cũng không vĩnh viễn tách lìa khỏi linh hồn. Trong cuộc sống trần gian, thân xác đã cộng tác với linh hồn để tôn vinh Chúa và làm những việc lành. Khi một người chết, thì linh hồn tách rời khỏi thể xác. Thân xác sẽ bị mục rữa trong lòng đất, còn linh hồn thì được dẫn đến trình diện Thiên Chúa và chịu phán xét, ngôn ngữ bình dân gọi là “cuộc phán xét riêng”. Linh hồn con người bất tử, nhưng thể xác con người, mặc dù đã mục nát trong lòng đất, cũng sẽ được sống lại để kết hợp với linh hồn vào ngày tận thế.

Thiên Chúa không chỉ cứu chuộc linh hồn, mà là cứu chuộc con người toàn vẹn. Không chỉ linh hồn được hưởng Thánh nhan Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu, mà là cả con người, tức là hồn và xác. Những người công chính sẽ được chiêm ngưỡng Chúa (bằng thị giác), cảm nghiệm sự tốt lành của Chúa (bằng trái tim) và được ca tụng Chúa muôn đời (bằng môi miệng).

Như thế, nấm mồ không phải là chốn định cư vĩnh viễn của con người. Nghĩa trang không phải là nơi an nghỉ cuối cùng. Nấm mồ và nghĩa trang chỉ là một điểm dừng, một “phòng đợi” nơi đó thân xác chờ đợi để được kết hợp với linh hồn. Đó là ý nghĩa của lời tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”.

Để giải tỏa mối băn khoăn về thân phận của thân xác và về sự sống bên kia cái chết, Thánh Phaolô đã viết cho giáo dân Côrintô: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: Gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1 Cr 15,42-44).

Đức tin vào sự sống lại của thân xác con người đặt nền tảng nơi sự phục sinh của Đức Giêsu. Đức Giêsu đã chết trên thập giá và đã được an táng trong mồ, nhưng Người đã sống lại vào ngày thứ ba. Người là vị tiên phong trong đoàn ngũ những người từ cõi chết sống lại. Thánh Phaolô gọi Đức Giêsu là “người mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,20). Sự phục sinh của Người là một lời hứa hẹn và bảo đảm rằng chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Người. Trong sự sống lại của Người, chúng ta thấy hé mở niềm hy vọng của đời sống vĩnh cửu. Lời tuyên xưng “xác loài người ngày sau sống lại” đi liền với lời tuyên xưng vào sự sống đời đời cũng chứng minh cho thấy hạnh phúc Nước Trời dành cho con người trọn vẹn gồm cả thân xác và linh hồn. Vào ngày tận thế, người lành kẻ ác đều sẽ sống lại, nhưng người lành sống lại để được sống hạnh phúc, còn người ác sống lại để bị kết án một lần cho mãi mãi. Đức Giêsu đã khẳng định điều đó: “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).

Khi tin rằng xác loài người sẽ sống lại, chúng ta được mời gọi tôn trọng thân xác của mình và của người khác. Không những thân xác đã cộng tác với linh hồn để làm việc lành, mà thân xác còn được coi là Đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19). Việc thân xác phải trải qua sự chết được coi như là hậu quả của tội lỗi (x. Rm 5,12). Khi một người nhắm mắt xuôi tay, cũng là lúc người ấy trút bỏ một “mối nợ” hay một thù địch cuối cùng (x. 1 Cr 15,26). Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã hiểu được điều ấy, nên sự chết không còn là nỗi lo sợ đối với Thánh nữ: “Tôi không chết, tôi đang bước vào cõi sống…”. Chết chính là khởi đầu cho một cuộc sống mới, cũng là cuộc gặp gỡ trình diện với Đấng Tối Cao.

Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Họ được chia sẻ vinh quang của Ngài. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống chứ không phải là Chúa của kẻ chết. Con người sống trên trần gian có một mục đích: đó là được sống hạnh phúc với Chúa ngay từ cõi đời này và nhất là nơi Quê hương vĩnh cửu. Mỗi ngày sống tốt lành sẽ giúp chúng ta đến gần Chúa hơn. Mỗi việc tốt chúng ta làm sẽ giúp chúng ta gặp gỡ Ngài trong chính cuộc sống hôm nay, như bảo đảm cho cuộc gặp gỡ trong hạnh phúc đời đời.

Những người theo Đạo Ông Bà tưởng nhớ người đã khuất vào dịp Thanh Minh. Những anh chị em Phật giáo cầu nguyện cho cha mẹ vào dịp rằm tháng Bảy, gọi là “xá tội vong nhân”. Người Công giáo cầu nguyện cho cha mẹ và những người qua đời mỗi ngày. Một cách đặc biệt, Giáo Hội dành cả tháng 11 dương lịch để cầu nguyện cho các linh hồn. Bên nấm mộ của những người thân, chúng ta ôn lại những kỷ niệm với người đã nằm xuống, đồng thời suy tư về ý nghĩa cuộc đời, về lối sống hiện tại của mình.

“Nay người, mai tôi”, thành ngữ ấy nhắc nhở cho chúng ta thấy mình đang đi về một đích điểm, đó là sự chết. Tuy vậy, đối với những ai tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, thì sự chết sẽ là khởi đầu cho cuộc gặp gỡ hạnh phúc với Thiên Chúa. “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời tuyên xưng ấy giúp chúng ta tìm ra định hướng cuộc đời.

Hải Phòng, những ngày cuối tháng 10-2012

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Nguồn: WHĐ

-----------------------

 

2/11-125: Nguồn gốc Lễ Cầu hồn và Tháng Cầu hồn


27/10/2018 Lm. Mark, CMC.

 

Theo sách vở ghi lại, thì thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này thời 2/11-125


Theo sách vở ghi lại, thì thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này thời đó nằm trong phần đất của đế quốc Germany.

Ngài là người thánh đức, thường cầu nguyện, hi sinh, và dâng lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Truyện kể rằng:

Một hôm, một đan sĩ Dòng ngài đi viếng Đất thánh Giêrusalem. Trên đường trở về Đan viện Cluny. Tàu chở đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ cho biết:

“Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên Thiên đàng và là sự đau khổ cho quỉ dữ dưới Hỏa ngục”.

Sau khi nghe biết sự việc này, cha Odilo đã lập lễ Cầu hồn vào ngày 2 tháng 11 và trước hết cử hành trong đan viện Cluny của ngài  vào năm 998 (có sách nói năm 1030). Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nuớc Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo hoàng Gioan 14 đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo hội Rôma.

Từ thời đó, nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn, họ đi thăm viếng, sửa mồ mả cha ông. Vào buổi chiều lễ Các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn, họ hát những bài ca cổ truyền cổ động cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục.

– Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là “Ngày người chết”. Ngày đó, người ta có thói quen tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình họ rồi cho chúng ăn, cho quần áo, cho quà bánh, đồ chơi.

– Tại miền quê nước Poland, người ta kể: nửa đêm lễ Cầu hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu ơn giải thoát khỏi luyện ngục. Người ta nói là, sau đó trở lại thăm lại nhà mình, thăm nơi mình quen thuộc, làm việc mình đã làm khi còn sống. Và để đón tiếp những linh hồn này, người ta để cửa sổ mở suốt đêm mùng 2.

– Tại Việt nam, nhất là miền Bắc, trước Công đồng Vaticanô 2 (62-65) người ta thường sửa mồ mả cha ông vào dịp Tết Nguyên đán đầu năm Âm lịch, tính theo mặt trăng, còn lễ Cầu hồn, người ta đi viếng các nhà thờ chung quanh suốt ngày lễ Các Thánh để lãnh ân xá chỉ cho các linh hồn đã qua đời. Cảnh người lớn trẻ em tấp nập ra vào rất vui vẻ. Người ta dự lễ và xin lễ rất nhiều để cầu cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ sớm về hưởng phước Thiên đàng.
————————–

* Thương nhớ người quá cố, nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình là chuyện tự nhiên của con người.

* Ao ước cho người thân mình được “nghỉ yên muôn đời trong nơi mát mẻ hạnh phúc” cũng là tâm lí thông thường.

*Do đó việc cầu cho người thân đã qua đời là việc cần thiết, vừa cho linh hồn người chết được cứu thoát khỏi Luyện ngục, vừa cho người sống được tỏ lòng hiếu thảo đền ơn.

Những điều trên không những hợp lòng người, mà còn hợp giáo lí trong đạo. Giáo lí Công giáo do Đức Thánh cha Gioan Phaolo 2 ban hành năm 1992 có 3 số như sau:

– Số 1030: Cần có Luyện ngục:
“Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.

– Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy:

“Giáo Hội gọi là  luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia( xem DS 1304) và Trentô( xem DS 1820; 1580).

Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh( Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), Truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện:”Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau” (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau” ( Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).

– Số 1032: Người sống cứu người chết:

“Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: “Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình” (2 Mcb 12,46).

Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ( xem DS 856), để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp các người đã qua đời:

Chúng ta hãy cứu giúp họ và hãy tưởng nhớ họ. Nếu các con ông Gióp đã được thanh tẩy nhờ lễ hy sinh của cha họ( xem G 1,5), tại sao chúng ta lại có thể hoài nghi rằng những của lễ của chúng ta dâng cầu cho người chết sẽ không mang lại ủi an cho họ? Vậy chúng ta đừng ngần ngại cứu giúp những người đã ra đi, và dâng những kinh nguyện cầu cho họ (Th. Gioan Kim khẩu, Hom. in 1 Cr 41,5).

* Ngày 10 tháng 8 năm 1915, Trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ Cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý ĐTC (không bổng) và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng). Giáo hội cũng xác định dành trọn  tháng 11 dành để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

* Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai “viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).

————–
Tháng cầu hồn ta lo cứu giúp,
Các linh hồn luyện ngục chờ mong,
Thoát ra khỏi ngọn lửa hồng,
Vui về bên Chúa trả công cứu người.
———————
Trong mầu nhiệm các thánh thông công, chúng ta cầu cho các linh hồn Luyện ngục, để khi về Thiên đàng, các Ngài sẽ cầu lại cho ta trước tòa Chúa.
MB. tháng Cầu hồn 2007

-----------------------

 

2/11-126: Sự Chết


26/10/2018 Elisabeth Nguyễn

“Con ơi, nếu có của, hãy làm cho đời con được tốt đẹp và tiến dâng lễ vật lên Đức Chúa sao cho xứng đáng. Hãy nhớ rằng, cái chết không trì hoãn đâu và ngày hẹn của âm phủ, con nào có biết“ (Hc 14,11-12)

 

Tôi không nhớ nhà văn hay nhà tu đức nào nói “Cái chết của người già ở trước mặt, cái chết của tuổi 2/11-126


Tôi không nhớ nhà văn hay nhà tu đức nào nói “Cái chết của người già ở trước mặt, cái chết của tuổi trẻ ở sau lưng“ câu nói này nhắc nhở con người ta nên biết: người già thì biết mình đang chờ cái chết, còn với tất cả mọi người bất cứ ở tuổi nào, ngày hẹn của âm phủ đến lúc nào, không thể biết“ và không ai có thể biết được ngoài Thiên Chúa. Người đời thường cho sự chết là điều bất hạnh tột cùng, là tận điểm cuộc sống, kết liễu tất cả.

Đã bao nhiêu lần tôi kề cận cái chết vì tai nạn, thế mà Chúa vẫn cho sống đến bây giờ, trải qua 75 năm dài trên thế gian. Hồi nhỏ lúc tôi còn mài đũng quần ở bậc trung học, chứng kiến cảnh tang chế trong đại gia đình khi ông nội tôi qua đời, tôi cũng rất sợ, nhìn xác chết nằm cứng đơ, lạnh lẽo, tôi không dám lại gần quan tài.

Nhất là khi nhìn thấy mẹ tôi và các con dâu của cụ trong y phục tang chế, vải thô trắng, khăn che đầu bằng vải màn trắng, tóc xõa dài, nằm lăn trên mặt đất từ cửa chính của căn nhà, cũng cả trăm thước dài, dưới quan tài để đưa người chết là cha chồng ra khỏi cánh cổng nhà, tôi còn hoảng sợ hơn.

Khi bà nội tôi qua đời, tôi bớt sợ hơn một chút, có lẽ vì tôi trưởng thành hơn, hiểu biết về lẽ sống ở đời hơn. Tôi thấy sinh bệnh lão tử là thường tình, có sinh thì có tử, mỗi ngày sống là mỗi ngày đi dần đến cái chết, nên tôi cũng không suy nghĩ gì về sự chết.

Theo dòng đời, cuộc sống của tôi cũng bình thường như những người con gái khác, rời trường học, đi làm, lập gia đình, có con cái, chồng là quân nhân nên thường vắng nhà. Cuộc sống vẫn bình lặng trôi, một mình tôi vừa đi làm, vừa cung cúc tận tụy muôi con. Trong đời sống hằng ngày cũng đầy đủ vui buồn sướng khổ, có nhiều chuyện xảy ra trong gia đình, họ hàng, những va chạm đắng lòng, cay mắt, nhức tim, song vì bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ 4 đứa con nhỏ, tôi không có thì giờ để suy tư và chẳng bao giờ nghĩ đến cái chết, mặc dầu chồng là quân nhân, thường vắng nhà.

Đại gia đình tôi có hai nguòi anh họ, một em họ và một anh rể chết trận mạc, thật bàng hoàng, thật đau lòng vì chiến tranh tương tàn giữa cùng một dân tộc, kẻ bắc người nam. Những lúc ấy tôi thật đau đớn, buồn thương cho thân phận những người trai thời chiến và oán hận chiến tranh lắm vì đại gia đình thường xuyên bao trùm không khí đau thương, nghẹn ngào, sầu khổ, buồn bã. Nhất là ông bà nội tôi và các bậc cha mẹ cứ ray rứt khóc than „lá vàng chưa rụng mà lá xanh đã vội lìa cành“.

Tháng 9. 2012 mẹ tôi qua đời ở VN, thọ 95 tuổi, tôi cảm thấy vui và mừng cho bà vì bà được toại nguyện như lời bà cầu nguyện hằng ngày: „Chúa ơi, khi con đau ốm, xin Chúa cho con chịu đau đớn ngắn ngày để khỏi làm khổ con cháu và xin cho con được chết lành“. Mẹ tôi đã được toại nguyện. Từ khi bà trở bịnh cho đến khi đưa vào bệnh viện và qua đời chỉ trong vòng khoảng 20 ngày, vì tôi đã chứng kiến nhiều gia đình rất khổ sở và cực nhọc chăm người bịnh già yếu nằm một chỗ có khi cả 10 năm hay hơn.

Khi về đến VN đứng trước quan tài mẹ, lòng tôi êm ả bình an ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, Ô! Tạ ơn Chúa! Nguời mẹ kính yêu của chúng tôi chết mà đẹp như thiên thần, tôi ngạc nhiên vì mẹ đẹp như thời mẹ còn trẻ (nhà quàn không trang điểm) tôi thầm cám ơn và ngợi khen Thiên Chúa. „Mẹ ơi, con về thăm mẹ lần cuối đây và tiễn mẹ đi thăm bố chúng con và về hưởng hạnh phúc bên Chúa nha. Mẹ đẹp quá, mẹ bình an quá, tạ ơn Chúa, vinh danh Ngài“. Tôi nói những lời ấy và đứng lặng rất lâu bên quan tài với chồng và con gái thật lâu.

Tôi kể cho mẹ tôi nghe những tâm tình của tôi mỗi khi nghe mẹ bịnh thì tôi lo lắng và tìm cách về nhà càng sớm càng tốt, để được săn sóc mẹ lúc đau ốm trên giường bệnh như những lần trước, nhưng lần này chắc là mẹ không muốn nên khi con về đến thì mẹ đã…

Sau đó, tôi mới lần lượt ôm chào người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình, ai ai cũng rất ngạc nhiên tại sao tôi từ xa xôi, cách nửa vòng trái đất về, nhìn xác mẹ mà không nhỏ một giọt nước mắt nào. Hôm sau, mãi đến khi đưa quan tài rời khỏi nhà, tôi nói vài lời giã từ mẹ kính yêu, lúc bấy giờ tôi mới bật khóc và thổn thức mãi…

 Sự chết đối với Chúa Giêsu Kitô là khởi đầu của hạnh phúc, là cửa ngõ đưa đến hạnh phúc đời đời. Từ ngày Chúa cho tôi được gặp gỡ Đức Kitô, Ngài chạm đến trái tim tôi thật nhẹ nhàng mà thắm thiết qua một khóa tĩnh tâm theo phương pháp Linh Thao của Thánh I-nhã thành Loyola, tôi mới biết Chúa là ai để biết mình là ai? Tôi được đổi mới, trở thành một người yêu đời hơn, sống vui vẻ hơn, bớt buồn, bớt giận hơn, biết nhẫn nhịn với tất cả mọi người, cả với những em trẻ và những người dưới mình, biết bỏ ngoài tai những lời dèm pha, chế diễu hay vu khống.

„Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh…. Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình…“ (lời bài hát). Từ đó, hằng ngày cầu nguyện, học hỏi và cảm nghiệm Thiên Chúa qua Thánh Kinh, tôi thấy Chúa yêu tôi vô vàn và tôi cũng yêu Chúa mỗi ngày mỗi thắm thiết hơn. Theo lịch Phụng Vụ của Giáo Hội thì đến tháng 11 hằng năm là tháng cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, giúp giáo dân biết suy niệm sự chết là đi đến sự sống đời sau với Chúa, nên khi suy nghĩ đến sự chết tôi cảm thấy bình an chứ không sợ sệt. Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn sự chăm sóc con cái của Giáo Hội.

Tôi yêu cuộc đời, thấy cuộc sống có Chúa hiện diện, đồng hành với mình đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui sâu xa tận đáy lòng, tôi sung sướng, hãnh diện được làm con của Chúa và được phục vụ Ngài trong yêu thương và tự do. Tôi yêu sự sống đời này và cũng yêu sự sống đời sau nên tôi hay nghĩ đến sự chết, tôi thấy mình rất bình thản, bình an, bình tâm, vui vẻ, sẵn sàng đón nhận nó, „tôi ước ao được ra đi để ở với Đức Kitô“ (Pl 1,21b) vì chết là ra khỏi đời này, đi về nhà Chúa. „đi về nhà Chúa… thân tâm con hoan lạc Chúa ơi… „(lời bài hát). Đi về nhà Chúa là „đi về nhà hội ngộ của tất cả nhân sinh“ (Jb 31,23b).

Mặc dầu ao ước được như vậy nhưng Chúa định thế nào tôi cũng „xin vâng“. Chúa cho sống già hơn với những giới hạn và sự yếu đuối của tuổi già cộng với bệnh hoạn, tôi cũng vui vẻ „xin vâng“ bằng cách dâng những đau khổ này kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Khi không còn tự mình lo mọi việc cá nhân cho mình thì xin Chúa cho tôi sống trong viện dưỡng lão. Nguyện xin Chúa luôn ở với tôi để nâng đỡ an ủi, ban cho tôi có đủ nghị lực để tôi cố gắng sống chịu đựng nhẫn nhục những lúc tinh thần yếu đuối, thể xác đau đớn, và cho tôi biết ghi ơn những người săn sóc thể xác già yếu của mình, thông cảm những khó nhọc của họ. Mong „ơn Cha luôn đủ cho con“ vì chỉ có Chúa là nguồn an ủi duy nhất đời đời mà.

 „Trước khi chết, hãy làm ơn cho thân hữu, và rộng rãi với họ theo khả năng của con“ (Hc 14,14) „Hãy cho và nhận, hãy làm cho tâm hồn mình khuây khỏa vì trong âm phủ con tìm đâu ra khoái lạc“ (Hc 14,16). Để theo Thầy, lâu nay tôi đã tập từ bỏ cái tôi của mình. Từ bỏ cái tôi của mình thật khó lắm, song với ơn Chúa tôi cũng thực hành được, mỗi ngày một chút. Từ bỏ cái ăn, cái mặc, cái tham, cái ganh, cái ghét, cái tranh hơn thua, cái khoe khoang, cái kiêu căng, cái giận hờn v.v… và v.v… chịu đưng mọi sự khó nhiều hơn, nhường nhịn nhiều hơn, biết tha thứ nhiều hơn, biết cho đi nhiều hơn.

Lâu nay tôi từ bỏ mình bằng cách học và tập linh đạo của cha Albert Periguère  „hãy để Chúa Kitô chiếm lấy mình“ thì tất cả những tiêu cực trong trí tâm thân của mình sẽ dần dần biến mất.

Tôi ước ao được chết, vì chết bây giờ, ở tuổi này, được về với Chúa thì hạnh phúc biết bao. Để chuẩn bị cho sự chết tôi tập buông xả mọi thứ… mỗi ngày một chút, cho đi… cho đi… để khi Chúa gọi thì con sẵn sàng „xin vâng“ cách bình an, vui vẻ và nhẹ nhàng, mặc dầu, trước mặt Chúa tôi vẫn còn đầy thiếu sót, nhiều vấp phạm, còn vương nhiều tội lỗi. Nhưng chắc chắn Chúa sẽ lấy Lòng Thương Xót mà xót thương tôi, lấy Tình Yêu Thương của Ngài mà tha thứ và ôm ấp đứa con bất toàn này trong tay Ngài.

„Từ xa Đức Chúa đã hiện ra với tôi: „Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương“ (Jer 31, 3) Ngài sẽ cho tôi được mau mau rời khỏi luyện ngục, một nơi mà Thiên Chúa ưu đãi cho chúng ta, sau khi lìa khỏi cõi đời này, được ở đấy để „make-up“ cho linh hồn trở nên đẹp đẽ, tinh tuyền, trong trắng, hoàn hảo mà trình diện trước mặt Ngài.

Có người hỏi tôi: – Chuẩn bị chết thì chuẩn bị gì? chuẩn bị mua hòm? mua đất? chôn cất ra sao? Cha nào làm lễ an táng? Bài đọc nào? Ai đọc? Để lại gì cho con cái? v.v… Tôi chỉ mỉm cười và trả lời: – “Đó không phải cách chuẩn bị cái chết của tôi, tôi chỉ xin Chúa giúp tôi chuẩn bị phần tâm linh, tập từ bỏ cái tôi của mình đi, bằng cách mỗi ngày mỗi yêu Chúa hơn, để Chúa chiếm lấy mình, để linh hồn của mình mỗi ngày mỗi được gội rửa sạch sẽ hơn để trở nên đẹp đẽ hơn mà trình diện trước Thánh Nhan Thầy yêu dấu”. Tất cả những gì còn lại thì “để kẻ chết chôn kẻ chết”.

Bình thường con người ta sống khổ sở quá, bị bách hại, bị dồn vào chỗ không lối thoát đi đến tuyệt vọng thì thường tìm đến cái chết. Trường hợp ông Giop, tiên tri Elia và ôngTobit, là những người công chính, cùng cô Xara trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng lâm vào cảnh khốn cùng nhưng họ không tự tìm đến cái chết mà họ xin Chúa cho họ được chết. Thật là những gương nhân đức, vâng phục và kính trọng quyền năng của Đức Chúa.

Ông Tobit là người công chính, ông sống rất quảng đại và bác ái “tôi đã từng ăn ở theo sự thật và lẽ ngay suốt ngày đời tôi. Tôi rộng tay bố thí cho anh em và đồng bào tôi, những người cùng đi đày với tôi qua xứ Ninivê, ở xứ Atsua” (Tb 1,3). Khi trở về quê, một hôm ông đang ngủ thì bị phân của một con chim dính vào mắt nên ông bị mù. Mọi người cười nhạo, nhục mạ, chế riễu ông, cho rằng ông sống tốt lành mà sao Chúa của ông lại để cho ông phải khổ sở, phải bị mù nên ông sống trong buồn phiền, đau khổ. Người vợ đầu ấp tay gối của ông cũng dày vò, mỉa mai, nhiếc móc ông nên ông không chịu đựng nổi, ông lâm vào tuyệt vọng xin được Chúa cho ông chết đi: “Lạy Chúa, xin truyền lệnh cho con được giải thoát khỏi số kiếp gian khổ này. Xin để con ra đi vào cõi đời đời. Lạy Chúa, xin đừng ngoảnh mặt không nhìn con. Quả thật, đối với con, thà chết còn hơn suốt đời phải nhìn thấy bao nhiêu gian khổ và phải nghe những lời nhục mạ” (Tb 3,6b). Chúa không cho ông được chết mà ông được Thiên Chúa đoái thương và sai Thiên Sứ Raphael đến chữa lành cho ông.
·  
Tôi đang sống vui vẻ hạnh phúc với chồng, với các con, các cháu dễ thương, tôi thương yêu mọi người và mọi người thương yêu tôi, tôi thương yêu, quý trọng gia đình này. Tôi yêu những con người và những đất nước tự do, đầy nhân ái đã cưu mang gia đình tôi và đồng bào chúng tôi trong cơn hồng thủy tị nạn CS. Tôi yêu thương thế giới chung quanh tôi, những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lạ lùng, tuyệt mỹ  mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Tôi quý trọng tất cả những tác phẩm nghệ thuật do con người sáng tác ra, tôi trân quý những con người tài năng, giỏi giang, những con người hiếu thảo, những con người thủy chung, tôi trân trọng và an vui với những tình bạn thắm thiết mà tôi nhận được, cũng như tôi đã trao đi, tôi yêu thế giới mà tôi đang được hưởng không khí tự do trong trật tự của Thiên Chúa.

Tôi yêu Giáo Hội và quý trọng những tu sĩ, những tín hữu đã góp công xây dựng Nước Chúa ở trần gian này, tôi cũng thương yêu những người nghèo khó, những người bị ức hiếp, chèn ép nhất là những dân tộc thiểu số sống trong rừng sâu. Tôi thương xót và đau buồn cho những người dân sống trong các quốc gia đang có chiến tranh, những người dân sống trong nô lệ của chế độ Cộng Sản. Tôi yêu và luôn cầu nguyện cho quê hương , cho dân tộc VN tôi đang còn nhiều lầm than. Tôi yêu kính tất cả những bậc tu hành chân chính của mọi tôn giáo trên mặt đất này (Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Hindu, Hồi Giáo, Bà Hai giáo, đạo thờ tổ tiên ông bà v.v…) Tôi yêu quý, kính trọng  những nguyên thủ quốc gia và những chính trị gia hết lòng vì dân vì nước của họ. v.v. Tóm lại tôi yêu tất cả loài người và thế giới hiện hữu bao la trên trái đất mà tôi đang hít thở hằng ngày.

Tôi ao ước được chết là đi về với Chúa, về với người mình yêu quý, về nhà Chúa. (Như em bé sống trong bụng mẹ và sinh ra thế gian này. Như con người ta sống ở thế gian này, sinh vào lòng Thượng Đế). Tất cả mọi sự trên đời sẽ qua đi, chỉ có tình thương mến của Chúa mới có thể biến những cái hữu hạn trở nên điều kỳ diệu.

Khi viết những dòng này tôi muốn gởi gấm đến người thân trong gia đình, (cách riêng). Và mọi người (cách chung) rằng sống ở thế gian này ai cũng bị lệ thuộc bởi những giới hạn của trần gian. Đây chỉ là cuộc sống tạm, đừng để đời mình bén rễ sâu, nặng nề bằng những tham vọng, tham danh, tham tiền tài, vật chất mà quên đi sự sống siêu nhiên Thiên Chúa ban cho loài người để sống thăng hoa, an bình, hạnh phúc ở trần gian này, để làm cho đời sống này đẹp đẽ, an hòa, nhân ái hơn lên, để vinh danh Chúa hơn.

Cái chết không có gì đáng sợ hãi, chết là đi về nhà Chúa thì ta vui mừng được sống với Chúa đời đời. Hạnh phúc biết bao! Khi Ngài gọi, tôi sẵn sang vui vẻ nắm tay Ngài mà hân hoan đi với Ngài. Về với Ngài chúng ta được sống trong tình yêu thương thắm thiết của Ngài.  
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngày hôm nay con sẵn lòng và hoàn toàn chấp nhận cái chết thế nào tùy ý Chúa muốn gởi đến cho con cùng với những đau khổ khó nhọc và sợ hãi đi theo cái chết ấy. Amen (Lời Thánh Alfonsô Maria)

Elisabeth Nguyễn

-----------------------

 

2/11-127: Giáo huấn Công giáo về Luyện hình


30/10/2012 Trầm Thiên Thu

 

Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội Đau khổ, nhưng 2/11-127


Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội Đau khổ, nhưng cũng là ngày gợi lên nhiều câu hỏi ở cả những người Công giáo lẫn không Công giáo. Vậy Giáo hội nói gì về Luyện hình?

Dưới đây là những điều trong giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Hãy đọc cẩn thận. Các đoạn văn dưới đây xua tan nhiều cách hiểu sai của Tin Lành và Chính thống giáo Đông phương về Luyện hình:

Số 1030 – Những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thanh luyện hoàn toàn, chắc chắn được hưởng ơn cứu độ đời đời; nhưng sau khi chết họ chịu thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết để hưởng niềm vui Nước Trời.

Số 1031 – Giáo hội gọi sự thanh luyện đối với những người được chọn là Luyện hình hoặc Luyện ngục, hoàn toàn khác với sự trừng phạt đối với những người bị nguyền rủa. Giáo hội đã công thức hóa tín điều về Luyện hình, nhất là tại Công đồng Florence và Trentô. Truyền thống Giáo hội, có tham khảo văn bản Kinh thánh, nói về ngọn lửa thanh tẩy:

Đối với lỗi lầm nhỏ, chúng ta phải tin rằng, trước giờ phán xét sau cùng, có ngọn lửa thanh luyện. Đấng là Chân lý nói rằng những ai thốt ra lời nguyền rủa Thánh Thần sẽ không được tha đời này và đời sau. Từ câu này, chúng ta hiểu rằng các lỗi phạm nào đó có thể được tha ở đời này, nhưng các lỗi phạm khác được tha ở đời sau (Thánh Grêgôriô Cả, Đối thoại 4, 39; PL 77, 396; x. Mt 12, 31.).

Giáo huấn này cũng dựa vào lời cầu nguyện cho người quá cố, đã được nói tới trong Kinh thánh: “Vì thế [Giuđa Macabê] đã đền tội cho người qua đời, họ có thể được tha tội”. Từ ban đầu, Giáo hội đã tưởng niệm người qua đời và cầu nguyện cho họ, để họ được thanh luyện và có thể sớm hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bác ái, lãnh ân xá, và ăn năn đền tội thay những người đã qua đời: Chúng ta hãy giúp đỡ và nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp được thanh tẩy nhờ sự hy sinh của ngời cha, tại sao chúng ta nghi ngờ việc dâng lễ đền tội cho người qua đời đem lại sự an ủi cho họ? Chúng ta đừng lưỡng lự giúp đỡ những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ (611, Thánh Gioan Kim khẩu, Bài giảng về 1 Cr 41, 5; PG 61, 361; x. G 1, 5.).

Thứ nhất, Luyện hình không là Hỏa ngục. Thứ nhì, chỉ những người được chọn, các Kitô hữu được cứu độ, vào nơi đó. Luyện hình là nơi chỉ dành cho những người đang trên hành trình về Nước Trời. Đó là sự thanh luyện cuối cùng đối với những người đã chết trong tình thân hữu với Đức Kitô.

Có những đoạn Kinh thánh liên quan việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nếu người ta chấp nhận 2 Macabê (như đã trích ở trên) là đúng quy tắc Giáo hội, người ta phải chấp nhận việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nhiều học giả tin rằng thánh Phaolô đã cầu nguyện cho một người bạn quá cố trong 2 Timôthê 1:

[16] Xin Chúa tỏ lòng thương xót gia đình anh Ô-nê-xi-phô-rô, vì đã nhiều lần anh làm cho tôi lên tinh thần, và đã không hổ thẹn vì tôi phải mang xiềng xích, [17] trái lại, vừa đến Rô-ma, anh vội vã đi tìm và đã thấy tôi. [18] Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.

Đức Kitô là Đấng Cứu Độ cũng đề cập cơ hội tha thứ ở đời này và sau khi qua đời: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12, 32).

Nhưng đoạn văn thuyết phục nhất là 1 Cr 3, 13-15:

[13] Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. [14] Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. [15] Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.

Trước tiên, mỗi người sẽ bị xét xử và việc mình làm “sẽ được phơi bày bằng lửa”. Việc lành chúng ta làm sẽ thoát khỏi lửa và sẽ được “thưởng công”. Việc ác chúng ta làm sẽ bị “thiêu đốt” và “người đó sẽ chịu sự mất mát, dù người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ qua lửa”.

Ở đây chúng ta thấy loại lửa không là Hỏa ngục, mà “người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ qua lửa”. Chữ “lửa” theo tiếng Hy Lạp là “pur” và cùng nguyên ngữ với tiếng Indo-European là “PUR-gatory” (Việt ngữ gọi là Luyện ngục hoặc Luyện hình). Luyện hình là tình trạng thanh luyện bằng lửa dành cho những người được cứu độ rồi.
Người Tin Lành có thể hỏi về điểm này: “Nếu một người đã được cứu độ, vậy tại sao phải chịu lửa này? Chúa Kitô đã không chết vì tội lỗi của họ sao?”
Đúng, Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của họ và đã cứu độ họ. Nhưng Ngài chết để chúng ta có thể thực sự thánh thiện: “Hãy thánh thiện như Tôi thánh thiện”. Lửa luyện hình là lửa yêu thương của Thiên Chúa làm cho chúng ta “chịu sự mất mát” bằng một dạng đền tội cuối cùng. Đó là đau khổ vì cúng ta phải từ bỏ mọi ham muốn của xác thịt và đối mặt với những thất bại. Điều này nghĩa là “chịu sự mất mát”. Chúng ta không thể loanh quanh lời của thánh Phaolô nói rằng các Kitô hữu phải qua lửa sau khi qua đời.

Nếu Uzzah bị chết vì chạm vào Con tàu Giao ước, chúng ta phải được thánh hóa trọn vẹn để được vào Thiên đàng. Món nợ đã trả nhưng chúng ta chưa hoàn toàn biến thành hình ảnh của Chúa Kitô. Ngài chết để chúng ta hoàn toàn thực sự thánh thiện. Luyện hình là sự biến hình cuối cùng bằng các động thái tập trung vào Chúa Kitô để được chấp nhận và ảnh hưởng tội lỗi bị thiêu hủy.

1 Cr 12, 26 – Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.

Tốt nhất, chúng ta nên dâng lễ thay cho những người đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta là một đại gia đình trong Đức Kitô. Khi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, chúng ta xin Thiên Chúa, Đấng là “ngọn lửa thiêu”, thương giúp những người đang chịu sự đền tội và sự thanh luyện cuối cùng để họ chuẩn bị hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa trọn vẹn.

Vì cuộc khổ nạn đau thương, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, xin Chúa ân thương và tha thứ cho các linh hồn. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ Catholic News

-----------------------

 

2/11-128: Có Luyện Ngục Không?


02/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Kinh Thánh Cựu ước nói tới Luyện ngục cách gián tiếp như sau: 1. Tiên tri Mika ví luyện ngục như 2/11-128


I. Kinh Thánh Cựu ước nói tới Luyện ngục cách gián tiếp như sau:

1. Tiên tri Mika ví luyện ngục như trong nhà tù tối tăm:

” Nếu tôi phải ngồi trong tối tăm, thì Yavê là ánh sáng cho tôi. Tôi xin mang lấy phẫn nộ của Yavê, vì tôi đã có lỗi với Người, Người sẽ đem tôi ra ánh sáng và tôi sẽ được thấy đức độ của Người” (Mk 7,8-9).

2. Sách thứ 2 Macabê kể việc ông Yuđa xin tiền cầu cho lính đã chết:

“Yuđa thu quân và đi đến thành Ôđôlam, và vì ngày thứ Bảy đến nơi rồi, họ đã thanh tẩy mình theo lệ và qua ngày Hưu lễ ở đó. Hôm sau người ta đến gặp Yuđa, xin để đi thu lượm xác những người đã thiệt mạng, mà đem về chôn cất họ với thân thuộc nơi mộ tổ. Nhưng dưới áo lót của mọi người chết, người ta đã tìm thấy những đồ cúng cho tượng thần Yamnia, điều lề luật cấm chỉ người Do thái, nên mọi người đều rõ vì duyên do nào mà các người ấy đã bị thiệt mạng. Bấy giờ mọi người đều chúc tụng cách xử sự của Chúa, Đấng phán xét chí công và tỏ bày ra những điều giấu kín. Và họ đã quay đầu khẩn nguyện, xin cho tội phạm được hoàn toàn tẩy xóa. Còn vị anh hùng Giuđa thì ra lời khuyên nhủ đạo quân giữ mình sạch tội, một khi họ đã thấy nhãn tiền sự  xảy ra vì tội những người đã thiệt mạng.

Đoạn ông quyên tiền nơi mọi người và gửi về Giêrusalem lối hai ngàn quan, để dâng lễ tế đền tội: Ông đã làm một điều rất tốt lành và cao quí, vì nghĩ đến sự sống lại, vì nếu ông không trông rằng những người bị thiệt mạng ấy sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết là việc dư thừa và ngớ ngẩn, còn nếu ông nhìn đến phần thưởng tuyệt hảo dành cho những người đã an nghỉ cách đạo đức, thì quả là ý nghĩ lành thánh và đạo hạnh; do đó ông đã xin dâng lễ tế xá tội cho những người đã chết để họ được tha thứ tội lỗi”.

(2 Mcb 12,38-45- Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR).

II. Kinh Thánh Tân Ước cũng nói tới Luyện ngục cách gián tiếp như sau:

1. Phúc âm theo thánh Matthêu Chương 5 câu 25-26 Chúa Giêsu phán:

“Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan tòa, quan tòa lại trao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi nơi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng”.

Theo lý luận của các nhà giải nghĩa Kinh Thánh: “Ra khỏi nơi đó” không thể hiểu là ra khỏi Thiên đàng, vì Thiên đàng không phải là nơi ngục tù. Ai đã được vào Thiên đàng thì không bao giờ phải loại ra. “Ra khỏi đó” cũng không thể hiểu là ra khỏi Hỏa ngục, vì đã vào Hỏa ngục thì đời đời không được ra nữa. Vậy “ra khỏi nơi đó” chỉ có thể hiểu là ra khỏi Luyện ngục, nơi linh hồn đã đền tội xong.

2. Cũng Phúc âm theo thánh Matthêu chương 12 câu 32 Chúa Giêsu phán:

 “Bất cứ ai nói phạm đến Con Người sẽ được tha thứ, nhưng bất cứ ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ không được tha, dù đời này dù đời sau”.

Các Thánh Tiến sĩ như Augustinô, Gregoriô Cả, Benađô, Bêđa, đều cắt nghĩa rằng lời Chúa phán “không được tha dù đời sau” không thể hiểu về Thiên đàng, nơi đó không cần sự tha thứ; cũng không thể hiểu về Hỏa ngục, nơi đó không có sự tha thứ. Vậy “được tha thứ đời sau” chỉ có thể hiểu về Luyện ngục.

3. Thư Thánh Phaolô gửi dân thành Corinhtô nói đến lửa thử các việc làm của con người, đoạn sau đây cũng thường được cắt nghĩa về Luyện ngục:

“Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quí, gỗ cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mọi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Thật thế, ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì ngày ấy tỏ rạng trong lửa, chính lửa này sẽ thử nghiệm các giá trị công việc của mọi người. Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn công việc của ai bị thiêu hủy, thì người ấy sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa” (1 Cr 3,11-15).

Các Thánh Giáo phụ giải nghĩa “vàng, bạc, đá quí” là những việc lành. “gỗ, cỏ, rơm” là những tội nhẹ, những khuyết điểm.

III. Thánh Truyền Giáo hội minh chứng Luyện ngục:

1. Thánh Clêmentê thành Alexandria năm 205 dạy rằng:

“Những người hối cải trên giường chết mà không có giờ làm việc đền tội, thì họ sẽ được lửa thanh luyện trong đời sống mai sau”.

2. Trong Hang Toại đạo, nơi ẩn trốn của giáo dân Rôma thời bắt đạo, người ta đọc được trên tường một hầm mộ  viết:

“Con yêu dấu, nơi đây đời con chấm dứt, nhưng lạy Cha trên trời, chúng con nài xin lòng Cha thương xót, thương cứu  con chúng con đang phải chịu những nỗi đớn đau. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”.

3. Thánh Grêgôriô Cả:

“Ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy một số lỗi lầm nhẹ trước ngày Phán xét chung, căn cứ vào những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy, khi Ngài nói rằng, bất cứ ai nói lời phạm thượng chống lại Thánh Thần, sẽ không được tha thứ cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng: một số tội lỗi có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác có thể tha ở đời sau”.

4. Thánh Gioan Kim khẩu khuyên:

“Chúng ta hãy cứu giúp và tưởng nhớ tới các linh hồn. Nếu các con ông Gióp đã được thanh tẩy nhờ lễ hi sinh của cha họ (G 1, 5), tại sao chúng ta lại có thể hoài nghi rằng những của lễ của chúng ta dâng cầu cho người chết sẽ không đem lại an ủi cho họ? Vậy chúng ta đừng ngần ngại cứu giúp những người đã ra đi, và dâng những kinh nguyện cầu cho họ”.

5. Thánh Augustinô kể về bà thánh Monica   Mẹ Ngài (trong sách Tự thuật) như sau:

Trước khi qua đời, bà Thánh đã nói với con mình là thánh Augustinô rằng: “Khi   Mẹ chết rồi, con chôn xác   Mẹ ở đâu cũng được, đừng bận tâm về việc chôn táng, Mẹ chỉ xin các con một điều là, bất cứ  các con ở đâu, hãy nhớ tới Mẹ nơi bàn thờ Chúa”.

IV. Các Công đồng Giáo hội tuyên ngôn:

1. Công đồng Lyon (1245 và 1247), Công đồng Florence (1438-1445), và nhất là Công đồng Trentô (1545-1563) trong khóa 6, số 22 và 25 dạy rằng:

“Ai dám quả quyết sau khi được ơn thánh sủng, tội lỗi được tha và hình phạt đời đời được xóa bỏ cho các hối nhân, và không có hình phạt tạm bởi tội ở đời này cũng như trong Luyện ngục trước khi cửa Thiên đàng được mở, thì kẻ ấy phải vạ tuyệt thông”.

2. Công đồng Trentô khóa 25, ngày 4 tháng 12 năm 1563 tuyên ngôn thêm:

“Giáo hội Công Giáo được Chúa Thánh Thần dạy , theo các văn kiện và truyền thống xa xưa của các Giáo phụ, và mới đây trong Công đồng này dạy rằng: Có Luyện ngục, và các linh hồn bị thanh tẩy tại đó, được giúp đỡ nhờ những lời cầu nguyện của các tín hữu, và nhất là bởi công nghiệp Thánh lễ Misa”.

3. Công đồng Vaticanô 2 (năm 1962-65) trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội đã tuyên ngôn:

“Cho tới khi Chúa ngự đến trong uy nghi, có tất cả các thiên thần theo Người, và khi sự chết bị hủy diệt, mọi vật đều qui phục Người, thì trong số các môn đệ Chúa, có những kẻ còn tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh luyện, và có những kẻ được hiển vinh đang chiêm ngưỡng rõ ràng chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba ngôi như Ngài hằng có” (GH 49)

4. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (Đức GH Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992) xác định:

Số 1030 viết: “Những ai chết trong ân sủng và tình nghĩa Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng”.

5. Số 1031 viết thêm:

“Giáo hội gọi Luyện ngục là cuộc thanh tẩy cuối cùng này của những người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị kết án trầm luân. Giáo hội đã trình bày giáo lý đức tin về Luyện ngục, nhất là tại Công đồng Florentia năm 1439 và Công đồng Trentô năm 1563. Dựa vào một số bản văn Kinh Thánh, Truyền thống Giáo hội nói đến thứ lửa thanh luyện (1 Cr 3, 15; 1 Pr 1,7).

6. Số 1032 viết tiếp:

“Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ đã chết, như được nói đến trong Kinh Thánh: “Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hi lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát tội lỗi mình” (2 Mcb 12, 46). Ngay từ những thời gian đầu, Giáo hội đã tôn trọng việc tưởng nhớ những người đã qua đời, và dâng lời cầu khẩn cho họ, nhất là dâng thánh Lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào phúc chiêm ngưỡng Thiên Chúa (Công đồng Lyon 2 năm 1274). Giáo hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và làm các việc đền tội để giúp những người đã qua đời”.

V. Tâm lý con người muốn có nơi đền tội hơn là bị đọa phạt muôn đời:

Nhiều người dân các nước trên hoàn cầu vẫn tin có nơi đền tội trước khi linh hồn được siêu thoát về nơi cực lạc.

Theo tâm lý chung, khi cha  mẹ, vợ chồng, anh chị em, họ hàng, bạn hữu ta qua đời, ai trong chúng ta lại không muốn các ngài được siêu thoát, được sống trong nơi hạnh phúc, mát mẻ, an nhàn. Nhưng nếu các ngài chưa đáng được vào nơi hạnh phúc Thiên đàng ấy, nếu các ngài chưa thanh sạch để vào gặp Chúa thanh sạch vô cùng, nếu các ngài chưa thánh thiện để vào gặp Chúa thánh thiện vô cùng, tự các ngài sẽ muốn có một thời gian, một nơi để tẩy luyện, để chuẩn bị gặp Chúa. Đàng khác, bởi con người yếu đuối lầm lỗi, ta không dám nghĩ rằng, người thân yêu của ta sẽ được lên Thiên đàng ngay, ta cũng không muốn nghĩ rằng người thân yêu của ta đã làm điều gian ác đến nỗi phải xuống Hỏa ngục, nếu suốt đời đã cố gắng giữ đạo Chúa.

Vậy chắc các ngài  còn phải đền bù tội lỗi ở một nơi nào đó, nơi đó gọi là Luyện ngục.
 
Có Luyện ngục

(bằng chứng từ người đã chết)

 Trong sách Mạc khải của thánh nữ Gêtruđê in năm 1875 tại Poitiers bên Pháp kể rằng:

1. “Trong tu viện thánh nữ có một nữ tu trẻ rất đạo đức nên được thánh nữ yêu mến cách riêng, nữ tu này qua đời trong hương thơm thánh thiện. Khi thánh nữ đang phó dâng linh hồn nữ tu này cho Chúa, thánh nữ được ngất trí đi. Bà thấy nữ tu mới qua đời đang đứng trước tòa Chúa, quanh mình nữ tu có hào quang sáng láng và được mặc y phục diễm lệ. Tuy nhiên nữ tu tỏ vẻ buồn và luống cuống, mặt cúi xuống đất, xấu hổ, không dám nhìn tôn nhan Chúa. Hình như nữ tu muốn chạy trốn đi ẩn mình. Thánh nữ Gêtruđê rất ngạc nhiên, bà thưa cùng Bạn Các Trinh nữ:

 – “Lạy Chúa êm dịu tốt lành vô cùng, sao Chúa không gọi bạn Chúa đến cùng Chúa, cho bạn Chúa vào Nước Thiên đàng mà để bạn Chúa đứng xấu hổ, e thẹn trước Nhan Chúa như vậy?”. Chúa Giêsu mỉm cười, vời nữ tu lại gần, nhưng nữ tu run rẩy, kinh hãi định chạy trốn. Thánh nữ liền nói với nữ tu:

– “Sao Chúa gọi con mà con không đến, con lại chạy đi?

 – ” Nữ tu trả lời:”Thưa   Mẹ yêu dấu, con thấy mình không đáng đến trước mặt Con Chiên trong sạch vô cùng. Con vẫn còn vài lầm lỗi. Để được đứng trước Con Chiên, con phải trong sáng như ánh mặt trời. Con chưa được trong sạch như vậy, dù cửa Thiên đàng mở sẵn cho con, con cũng không dám vào, trừ khi con được thanh tẩy hoàn toàn mọi vết nhơ. Nếu con vào bây giờ, ca đoàn trinh nữ theo sau Con Chiên sẽ kinh hãi đẩy con lại”.

–  Thánh nữ lại nói:
 – “Mẹ thấy quanh con đã có ánh sáng bao bọc rồi mà?”
 – “Nữ tu trả lời: “Thưa   mẹ, đó chỉ là phần ngoài của ánh vinh quang, để mặc chiếc áo vinh quang này, người ta phải sạch hết mọi vết nhơ tội lỗi” (Purgatory p. 70-72).

2. Trong hạnh tích nữ tu Catherine de Saint Augustine có kể truyện sau này:

Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Lớn lên cũng chẳng sửa mình. Người miền ấy chán ngấy vì những phóng đãng của nàng, họp nhau trục xuất nàng ra khỏi thành phố, cho ở trong một cái hang ngoài vùng họ. Ở đó, nàng mắc một bệnh ghê hồn: từng mảng thân thể rơi rụng dần. Sau ít lâu nàng chết không được chịu các phép Bí tích, không được một người nào đoái hoài. Xác nàng được người ta chôn táng ngoài đồng, không một lễ nghi tôn giáo. Bốn năm sau, một hôm có linh hồn ở luyện ngục hiện về với nữ tu, nói:

– Tôi khổ quá bà ơi! Bà cầu nguyện cho mọi người đã chết; có mỗi mình tôi đáng thương nhất bà lại chẳng hề thương cảm!

Nữ tu hỏi:

– Hồn là ai?
– Tôi là Maria, tội lỗi đáng thương, đã chết ở ngoài hang đá.
Nữ tu Catherine ngạc nhiên kêu lên:
– Sao? Chị cũng được rỗi ư?
– Vâng, tôi được rỗi nhờ tình thương của Mẹ Maria. Trong giây phút cuối cùng đời tôi, thấy bị mọi người bỏ rơi và đầy tội lỗi ghê gớm, tôi nhớ đến Mẹ Thiên Chúa.

Tự đáy lòng, tôi kêu xin: “Ôi Mẹ, là nơi nương ẩn của mọi người trơ trọi, xin thương xót con. Người ta từ bỏ con hết cả rồi, chỉ còn có Mẹ là hy vọng độc nhất của con đó thôi. Xin Mẹ đến cứu lấy con!” Tôi chẳng cầu nguyện uổng công. Chính nhờ Mẹ cầu bầu mà tôi được thành tâm thống hối, ăn năn tội cách trọn và thoát khỏi hoả ngục.

Rồi nàng xin nữ tu dâng lễ cầu cho mình được giải thoát khỏi luyện ngục. Ít lâu sau, nàng hiện về sáng láng như mặt trời nói với nữ tu:

– Tôi lên trời đây, tôi sẽ ca tụng tình thương vô biên của Chúa. Xin cám ơn bà.

(Thánh Anphongsô, Vinh quang Ðức Mẹ tập 1, tr 37 / Mẹ ơn Cứu rỗi tr. 88-90)

Chúng ta cùng tin như Giáo hội dạy rằng: Sau khi chết và chịu phán xét, có một nơi để thanh tẩy, để đền bù phần phạt bởi tội lỗi chưa được đền bù, hoặc đền bù chưa đủ khi còn sống, nơi đó là Luyện ngục. Luyện ngục, nơi Thiên Chúa tỏ ra công bằng nhưng cũng tỏ ra thương xót con người yếu đuối, ham điều hữu hình hơn điều vô hình.

Giáo hội luôn khuyến khích con cái mình khi còn sống, cứu giúp các linh hồn Luyện ngục, bởi khi đã phải vào nơi đó, các ngài không thể tự cứu mình được nữa, thời gian lập công đã chấm dứt.

Phúc cho người Công Giáo tin vào mầu nhiệm các Thánh Thông công: Các Thánh trên Thiên đàng, các linh hồn trong Luyện ngục, các tín hữu còn sống trên trần gian cùng thông hiệp giúp đỡ nhau. Điều đó an ủi người còn sống cũng như người đã ra đi trước chúng ta.

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-129: Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI


trong Thánh lễ cầu nguyện cho các hồng y và giám mục qua đời trong năm 2011
(3-11-2012)

Thưa quý anh em đáng kính, Anh chị em thân mến,

 

Bầu khí các Thánh thông công và việc tưởng niệm các tín hữu đã qua đời đang hiện diện và sống động 2/11-129


Bầu khí các Thánh thông công và việc tưởng niệm các tín hữu đã qua đời đang hiện diện và sống động trong trái tim của chúng ta, mà phụng vụ trong ít ngày vừa qua đã giúp chúng ta cảm nghiệm cách mạnh mẽ. Đặc biệt, khi đi viếng phần mộ, chúng ta làm mới lại mối dây liên kết với những người thân yêu đã rời bỏ chúng ta. Nghịch lý thay, cái chết lại bảo tồn những gì cuộc sống không thể giữ được. Những người quá cố của chúng ta đã sống như thế nào, yêu thương điều gì, lo sợ và hy vọng những gì, từ bỏ những gì, chúng ta sẽ khám phá được một cách rất đặc biệt những điều ấy từ những ngôi mộ. Những ngôi mộ ấy cũng giống như tấm gương cho biết đời sống của họ, thế giới của họ. Chúng mời gọi chúng ta và đưa chúng ta đến chỗ tái lập cuộc đối thoại mà sự chết làm cho bị khủng hoảng. Như vậy, các nghĩa trang là nơi tập họp, nơi đó người sống gặp được người thân của mình đã chết và cùng với họ tái khám phá mối dây hiệp thông mà cái chết không thể bẻ gãy. Và ở tại Roma đây, trong các nghĩa trang lạ thường là các hang toại đạo, chúng ta cảm thấy – không như ở nơi nào khác, mối dây liên kết sâu xa với Kitô giáo cổ đại, mà chúng ta cảm thấy rất gần gũi. Khi chúng ta bước vào hành lang của các hang toại đạo – cũng như hành lang trong những nghĩa trang của các thành phố và quốc gia chúng ta – là như bước qua một ngưỡng cửa phi vật chất và đi vào hiệp thông với những người bị giam cầm bên trong, với quá khứ của họ, dệt bằng những niềm vui và nỗi buồn, mất mát và hy vọng. Sở dĩ như thế vì cái chết vẫn còn liên quan đến con người ngày hôm nay như thời đó, và nếu như nhiều điều trong quá khứ đã trở nên xa lạ với chúng ta, thì cái chết vẫn là như nhau.

Đối mặt với thực tế này, con người ở mọi lứa tuổi đều tìm kiếm một tia sáng đem lại hy vọng, tiếp tục nói về cuộc sống, và việc thăm viếng nghĩa trang cũng thể hiện mong muốn này. Nhưng người Kitô hữu chúng ta trả lời vấn nạn về cái chết như thế nào? Thưa với đức tin vào Thiên Chúa, với một cái nhìn của niềm hy vọng vững chắc, đặt nền tảng trên cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Và rồi cái chết sẽ mở ra cho sự sống, sự sống đời đời, sự sống ấy không phải là gia hạn hiện tại đến vô hạn, nhưng là điều gì hoàn toàn mới. Đức tin của chúng ta dạy chúng ta rằng sự bất tử thật sự mà chúng ta mong ước không phải là một ý tưởng, một khái niệm, nhưng là mối quan hệ hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống: đó là được ở trong tay của Ngài, trong tình yêu của Ngài, và nên một với Ngài cùng với tất cả anh em chị em mà Ngài đã tạo dựng và cứu chuộc, với toàn thể thụ tạo. Như thế, niềm hy vọng của chúng ta dựa trên tình yêu của Thiên Chúa toả sáng từ Thập Giá của Chúa Kitô, và vang lên trong lòng chúng ta lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành: “Hôm nay anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi” (Lc 23,43). Đó là cuộc sống trọn vẹn: cuộc sống trong Thiên Chúa, một cuộc sống mà bây giờ chúng ta chỉ có thể thấy được thấp thoáng như như bầu trời xanh nhìn qua màn sương mù.

Anh em thân mến, trong bầu khí của đức tin và cầu nguyện, chúng ta tụ họp chung quanh bàn thờ để dâng lên Hy tế Thánh Thể để cầu nguyện cho các hồng y, tổng giám mục và giám mục, đã kết thúc cuộc sống trần thế trong năm qua,. Đặc biệt, chúng ta nhớ đến những người anh em yêu quý là các Đức Hồng y John Patrick Foley, Antonio Bevilacqua, José Sánchez, Ignace Moussa Daoud, Luis Aponte Martinez, Rodolfo Quezada Toruño, Eugenio de Araujo Sales, Phaolô Thiện Quốc Tỉ, Carlo Maria Martini và Fortunato Baldelli. Chúng ta cũng nhớ đến tất cả các tổng giám mục và giám mục đã qua đời, xin Thiên Chúa nhân từ, đầy lòng thương xót và công bằng (x. Tv 114) ban cho các ngài phần thưởng đời đời đã hứa cho các tôi tớ trung tín của Tin Mừng.

Nhìn lại chứng tá của các anh em đáng kính của chúng ta, chúng ta có thể nhận ra nơi họ là những môn đệ “hiền lành”, “thương xót”, “có tâm hồn trong sạch”, “xây dựng hòa bình” mà chúng ta đã nghe trong đoạn Tin Mừng (x. Mt 5,1-12): đó là các người bạn của Chúa, tin tưởng vào lời Chúa hứa, ngay giữa những khó khăn và bách hại, họ vẫn vui sống đức tin, và bây giờ đang sống trong nhà Chúa mãi mãi, hưởng phần thưởng trên trời, tràn đầy hạnh phúc và ân sủng. Thật vậy, các mục tử mà chúng ta nhớ đến trong ngày hôm nay đã trung thành và yêu thương phục vụ Giáo Hội, có khi phải đối mặt với những thử thách cam go, để bảo đảm luôn quan tâm và chăm sóc đoàn chiên được giao phó cho các ngài. Tài năng và công việc đa dạng của các ngài là một ví dụ về sự siêng năng chăm lo, sự khôn ngoan và nhiệt thành tận tuỵ vì Nước Thiên Chúa, đem lại những đóng góp có giá trị cho thời hậu công đồng, là thời gian canh tân trong toàn Giáo Hội.

Các mục tử, trước hết là tín hữu, rồi tiếp đến là những thừa tác viên, được gần gũi Bàn tiệc Thánh Thể hằng ngày, là nơi các ngài được nếm trước những điều Chúa đã hứa trong “Bài Giảng Trên Núi”: được ban Nước Trời và tham dự bữa tiệc của Giêrusalem Thiên quốc. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài được hưởng những gì Chúa đã hứa. Lời cầu nguyện của chúng ta được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng chắc chắn rằng “chúng ta không phải thất vọng” (Rm 5,5), như Chúa Kitô đã bảo đảm, những ai muốn sống kinh nghiệm cái chết trong xác thịt để chiến thắng cái chết bằng sự Phục sinh diệu kỳ. “Sao lại tìm người sống ở giữa kẻ chết? Ngài không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi” (Lc 24,5-6). Sứ điệp này của các thiên thần vào buổi sáng Phục Sinh ở ngôi mộ trống, đã đến với chúng ta qua các thời đại, và cho cộng đoàn phụng vụ chúng ta lý do chính để hy vọng. Thật vậy, “Nếu chúng ta đã chết với Chúa Kitô – Thánh Phaolô ám chỉ đến Phép Rửa để nhắc nhở chúng ta – chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ được sống lại với Người” (Rm 6,8). Chính qua cùng một Chúa Thánh Thần, mà tình yêu của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta, để bảo đảm rằng niềm hy vọng của chúng ta không vô ích (x. Rm 5,5). Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót đã ban Con Một của Ngài chịu chết vì chúng ta trong khi chúng ta còn là tội nhân. Thế thì khi chúng ta được nên công chính nhờ máu của Ngài, ắt chúng ta sẽ nhờ Ngài mà được cứu độ hơn nữa (x. Rm 5,6-11)! Sự công chính của chúng ta dựa trên đức tin nơi Chúa Kitô. Ngài là “Đấng công chính” mà Kinh Thánh đã báo trước, nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ngài – vượt qua ngưỡng cửa sự chết, mà mắt chúng ta được nhìn thấy Thiên Chúa, được chiêm ngưỡng dung nhan Ngài (x. Giop 19,27a).

Khi còn ở dương thế, Con Thiên Chúa luôn được Mẹ Rất Thánh của Người đồng hành. Chúng ta tôn kính Mẹ là thụ tạo duy nhất Vô nhiễm nguyên tội và là Đấng đầy ân sủng. Những người anh em hồng y, giám mục mà chúng ta tưởng nhớ ngày hôm nay, đã được Đức Trinh Nữ Maria yêu thương đặc biệt và các ngài đã đáp lại tình yêu ấy bằng tình con thảo. Giờ đây chúng ta phó thác linh hồn các ngài cho lòng từ mẫu của Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu và giới thiệu các ngài vào vương quốc vĩnh cửu của Chúa Cha, được vây quanh bởi rất nhiều tín hữu mà các ngài đã dâng tặng cuộc sống cho họ. Với ánh mắt yêu thương, xin Mẹ Maria dõi nhìn các ngài, bây giờ các ngài đang ngủ giấc bình yên, chờ đợi phục sinh. Và chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện của chúng ta cho các ngài, hy vọng một ngày kia được gặp lại và đoàn tụ vĩnh viễn với các ngài trên Nước Trời. Amen.

ĐGH Bênêđictô XVI

Minh Đức chuyển ngữ

Nguồn: WHĐ

-----------------------

 

2/11-130: Luyện Ngục Ở Đâu


04/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Kinh Thánh không nói rõ Luyện ngục ở đâu. a/ Có người cho rằng: Luyện ngục là một “nơi” 2/11-130


* Kinh Thánh không nói rõ Luyện ngục ở đâu.

a/ Có người cho rằng: Luyện ngục là một “nơi” thanh tẩy các linh hồn.

Theo thánh Tôma Aquinô: “Thiên đàng , Hỏa ngục ,Luyện ngục , những nơi này đều có nơi (location) nào đó, linh hồn không lang thang vớ vẩn như phái Platon chủ trương”.

Ngài cho rằng: “Ý kiến có thể nhận được, và thấy hợp với những lời các thánh được mạc khải tư là Luyện ngục có hai nơi: một nơi dành chung cho các linh hồn, nơi này gần hoả ngục hơn; một nơi dành riêng cho một số trường hợp không thông thường, từ nơi này nhiều linh hồn được phép hiện về” (Purgatory p. 9).

b/ Có người cho rằng: Luyện ngục là một “tình trạng” (state) thanh tẩy, chứ không có “nơi” nào hết. Theo họ, nếu Luyện ngục, hỏa ngục ở trong lòng đất, thì người ta có thể đào ra, phá đi…

Thực ra, đây là chuyện của đời sau, chuyện của thế giới thiêng liêng, người còn sống ở đời này biết thế nào mà diễn tả cho đúng, nếu không dựa vào quyền Giáo hội. Đàng khác, có “nơi”, hay chỉ là “tình trạng” thì đâu quan trọng gì, điều quan trọng là đừng phải vào đấy, hay vào mà chóng được ra để về Thiên đàng, nên người sống gắng lo cứu thân nhân, ân nhân mình càng nhanh càng tốt.

* Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 công bố năm 1992, đã dành 3 số nói về Luyện ngục, nhưng cũng không nói rõ luyện ngục là một nơi hay một tình trạng.

– Số 1030 viết: “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng”.

– Số 1031 viết thêm: “Giáo Hội gọi là luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt (trong hỏa ngục)…

– Số 1032 viết tiếp: “Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: “Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình” (2 Mcb 12,46). Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ( xem DS 856), để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp các người đã qua đời”.

– Mạc khải tư nói: Luyện ngục ở trong lòng đất: (tin hay không tùy ý)

* Theo ý kiến chung các nhà thần học ngày trước như Thánh Augustinô, thánh Bêđa, Bellarminô… thì Luyện ngục ở trong lòng trái đất.

Truyện chứng:

1/ Thánh nữ Têrêsa Avila thương các linh hồn Luyện ngục cách đặc biệt. Bà hay giúp các linh hồn bằng lời cầu nguyện, hi sinh và việc từ thiện. Để thưởng công, Thiên Chúa thường cho bà được thấy các linh hồn lúc ra khỏi Luyện ngục về Thiên đàng. Các linh hồn này từ lòng đất đi ra. Bà thánh viết:

” Tôi được tin một Bề trên Tỉnh dòng mà tôi quen biết đã qua đời. Khi còn sống ngài đã giúp tôi nhiều. Dù vị tu sĩ này được coi là có nhiều nhân đức, nhưng tôi thấy cần cầu nguyện cho linh hồn ngài, bởi ngài làm Bề trên trong thời gian 20 năm, nên tôi e ngại nhiều về việc săn sóc các linh hồn đã được trao phó cho ngài. Phiền muộn, tôi đi tới nhà Nguyện dâng lên Chúa chút việc lành đã làm, và van nài công nghiệp vô cùng của Chúa, xin giải thoát linh hồn vị Bề trên này khỏi Luyện ngục. Trong khi tôi đang sốt sắng khẩn nài như vậy, tôi thấy vị Bề trên này từ lòng đất đi lên phía bên phải tôi, rồi lên thẳng Thiên đàng cách vui vẻ. Vị Bề trên này đã cao tuổi, nhưng tôi thấy dáng người như ở tuổi ba mươi, vẻ mặt rạng ngời ánh sáng. Thị kiến này xảy ra rất ngắn, nhưng tôi không nghi ngờ chút nào về sự thật tôi đã được thấy. Dù ở xa chỗ ngài qua đời, đôi khi tôi cũng cảm thấy cái chết của ngài, nước mắt ngài chảy ra và khiêm tốn phó mình cho Thiên Chúa.

“Một nữ tu dòng tôi, qua đời chưa được hai ngày, khi chúng tôi đang đọc kinh nguyện cho chị, tôi thấy linh hồn chị đi từ lòng đất lên thẳng Thiên đàng.

“Cũng trong tu viện này, một nữ tu khác quãng 18 đến 20 tuổi mới qua đời. Chị thật là một mẫu gương sốt sắng, kỉ luật và nhân đức. Đời chị đã chịu nhiều đau khổ, bệnh nạn cách rất kiên trì. Tôi không nghi ngờ gì khi thấy cuộc sống như vậy, nghĩ rằng chắc chị sẽ khỏi phải vào Luyện ngục. Tuy nhiên, sau khi chị qua đời mười lăm phút, lúc chúng tôi đang cầu cho chị trong nhà Nguyện, tôi thấy linh hồn chị từ lòng đất bay thẳng về trời” (Purgatory p. 11-13).

2/ Theo hạnh tích thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh do cha Antist cùng dòng và sống cùng thời với thánh nhân viết trong cuốn Acta Sanctorum kể rằng: ngày 10 tháng Mười năm 1557, khi thánh Bertrand trông coi tu viện tại Valenti, cả thành phố bị ôn dịch. Cơn dịch khủng khiếp lan nhanh như vũ bão đe dọa sinh mạng mọi người. Trong tu viện của ngài có cha Clement ước ao được chết cách thật thánh thiện, đã xưng tội chung với thánh nhân, cha còn nói: Thưa cha, nếu con chết bây giờ, con sẽ hiện về cho cha biết tình trạng của con ở đời sau”. Cha Clement đã chết thật. Đêm hôm sau ngài hiện về với thánh nhân. Cha nói rằng cha đang ở trong Luyện ngục để đền một số tội nhẹ, và nhờ thánh nhân xin cộng đồng tu viện cầu cho mình. Thánh Bertrand lập tức đi xin anh em cầu nguyện và dâng thánh lễ cho cha Clement. Sáu ngày sau, một người dân trong thành, không hay biết gì về cha Clement đã qua đời, đã tới xưng tội với cha Betrand, cho biết là linh hồn cha Clement mới qua đời đã hiện về với mình. Ông thấy đất mở ra, và linh hồn cha Clement bay thẳng về trời giống như một ngôi sao rực sáng” (Purgatory p. 13-14).

3/ Trong hạnh tích bà thánh Madalena de Pazzi, cha linh hồn bà là Cepari dòng Tên có ghi lại rằng: Bà thánh đã được chứng kiến một nữ tu trong dòng chết ít lâu trước. Một hôm, khi thánh nữ đang qùi chầu Mình Thánh, ngài thấy linh hồn nữ tu đã qua đời từ Luyện ngục trong lòng đất đi lên. Nữ tu khoác chiếc áo choàng lửa, bên trong là chiếc áo choàng sáng láng che chở cho nữ tu khỏi nóng rát. Nữ tu qùi hàng giờ tại chân bàn thờ, thờ lạy Chúa ẩn mình trong hình bánh. Đây là giờ đền tội cuối cùng trước khi nữ tu được bay thẳng về trời”.

– Đền tội tại nơi phạm lỗi:

Ngoài nơi nhất định là trong lòng đất như trên, một vài Chân phước còn cho biết thêm: Không những bị phạt trong Luyện ngục, mà có khi còn bị phạt tại một nơi nào đó, có khi gần mồ mả, gần bàn thờ Mình Thánh Chúa, có khi trong căn phòng nơi có người cầu nguyện cho mình, có khi ngay tại nơi linh hồn đã phí phạm thời giờ khi còn sống.

* Chân phước Frances Thánh Thể đã thấy linh hồn các nữ tu chịu cực hình ngay tại phòng ngủ, tại nơi hát kinh của Tu viện, nơi các nữ tu đã phạm lỗi ngày trước.

* Chân phước Benađô Colagno dòng Tên thấy một linh hồn bị phạt 43 năm tại một đường phố thành Rôma.

Mạc khải của chân phước Ann Lindmayer về Luyện Ngục

Chân phước Ann Lindmyer là Nữ Tu dòng kín Camêlô, một nhà thần bí, là con thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa Avila. Chân phước Ann Lindmayer được Thiên Chúa ban đặc ân thường xuyên liên lạc với các Linh Hồn trong Luyện Ngục. Người nhận được rất nhiều mạc khải và thị kiến liên quan đến nguyên nhân, bản chất và thời gian chịu đau khổ của các Linh Hồn trong Luyện Ngục, về sự ghê gớm của tội lỗi cũng như thời gian cần thiết để tảy sạch mọi tội lỗi của Linh Hồn. Chân phước Ann Lindmyer đã chịu rất nhiều đau khổ để giải thoát họ.

Ngoài ra, người cũng nhận được những mạc khải và thị kiến liên quan đến thế giới siêu nhiên, mục đích để khai mở tâm trí chúng ta và giúp đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nguội lạnh.

* Giáo hội dạy thế nào về Luyện Ngục?

Kinh Thánh nói rằng, ông Judas Maccabeeus đã gửi tới Jêrusalem hai ngàn đồng (tiền Hy Lạp) như một hy sinh để cầu cho các binh sĩ tử trận (2 Macc 12,39-45). Đó thật là hành động tốt lành và hữu ích để cầu cho người chết, để họ có thể được tha thứ tội lỗi (2Macc 12,48). Giáo hội dạy chúng ta rằng:

”có Luyện Ngục, nơi các Linh Hồn bị giam giữ. Các Linh Hồn được cứu giúp bởi lời cầu nguyện của các tín hữu còn sống, và nhất là dâng Thánh Lễ cầu cho họ.”

* Thị kiến và sự diễn tả về Luyện Ngục

Ngày 15 tháng Năm, sau khi rước Mình Thánh Chúa, tôi được dẫn vào trong Luyện Ngục. Tôi thấy trước mặt là một vực thẳm khổng lồ không đáy, vì vực thẳm hoàn toàn tối tăm. Dù vậy, tôi vẫn có thể hiểu là có người trong đó, nhưng tôi không thể diễn tả hình dáng đúng của nó. Nó giống như một nơi cực kỳ hỗn độn và xông mùi ghê tởm như một chuồng heo. Tôi phải ở trong đó một thời gian khá lâu, mặc dù nó làm tôi cảm thấy muốn nôn mửa. Sau cảnh này, tôi được thấy một nơi khác ở phía bên phải, ngay sát với một vực thẳm khổng lồ. Chỗ này trông giống như bánh xe máy xay, từ đó nước dâng lên chảy cuồn cuộn như thác, nhưng đó là một thác lửa đang rơi xuống, và tôi kinh ngạc khi thấy đó lại là thác nước nóng như lửa. Khi tôi tỉnh lại, tôi hiểu được rằng: vực thẳm không đáy là hỏa ngục, thác nước là Luyện Ngục, nơi các Linh Hồn đáng thương bị chìm trong thác nước nóng như lửa. Vì tôi có liên hệ với các linh hồn trong Luyện Ngục, cho nên tôi biết rõ rằng họ hoàn toàn vâng theo ý muốn Thiên Chúa; họ vui lòng chấp nhận đau khổ; họ rất đỗi vui mừng vì đã thoát khỏi hỏa ngục là nơi họ đáng phải vào vì các tội lỗi của họ khi họ còn sống, và được biết mình đang ở trong Luyện Ngục. Tôi mong sao chúng ta hãy tích cực noi gương sự vui lòng chịu đau khổ này của các Linh Hồn trong Luyện Ngục, để chấp nhận các đau khổ và nghịch cảnh của chúng ta cách vui lòng, nhờ thế, chúng ta sẽ không bất mãn khi sống trên trái đất này.

* Một giờ có vẻ dài hơn hai mươi năm

Tôi được biết đối với các Linh Hồn, một giờ chịu khổ trong Luyện Ngục có vẻ dài hơn hai mươi năm chịu những đau khổ ghê gớm trên thế gian. Tôi cũng hiểu được rằng, ngay cả giả như chúng ta có thể lo cho các Linh Hồn ra khỏi Luyện Ngục để lên Thiên Đàng, dù chưa được hoàn toàn tinh sạch, thì các Linh Hồn vẫn thà ở lại trong Luyện Ngục cho đến Ngày Phán Xét, hơn là ra trước Mặt Thiên Chúa với dù chỉ một chút bợn nhơ! Tôi thấy, nơi các Linh Hồn đáng thương trong Luyện Ngục một sự nhẫn nại phi thường, và tôi học được nơi các Linh Hồn việc chấp nhận vâng phục với tình yêu mến. Tôi hiểu được, nhờ gắn bó với nhân đức thánh thiện này, chúng ta giúp đỡ và đem lại cho họ những lợi ích lớn lao và mau chóng như thế nào. Ôi đúng như vậy. Thực ra chúng ta có thể gọi họ là những Linh Hồn thánh thiện trong Luyện Ngục, vì họ đầy lòng yêu mến Thiên Chúa. Họ cháy lên ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa, và khao khát được ở với Người, Đấng tốt lành, và hân hoan trong sự hiện diện của Người. Ngọn lửa này thiêu đốt họ mạnh hơn là lửa trừng phạt.

* Sự trình bày Luyện Ngục dưới những hình thức khác nhau

Một lần khác, tôi thấy Luyện Ngục như một nhà tù lửa, một nơi với những ngọn lửa đáng sợ. Mọi thứ lửa trên trần gian này không thể đem so sánh với nó, và các Linh Hồn tội nghiệp lao mình xuống đó như những tia lửa. Họ đông vô số kể, đến nỗi mắt tôi không thể nhìn thấy hết. Thật là đông đảo.

Sau đó không lâu, tôi lại thấy Luyện Ngục giống như một chiếc ao thả cá rộng lớn, trong đó có vô số cá. Những con cá này hoàn toàn trắng và đang há miệng hướng về phía tôi. Điều này cho tôi biết rằng tôi nên làm khuây khỏa họ bằng những giọt nước mắt của tôi và bằng Máu Chúa Giesu Kytô. Tôi cũng được nói cho biết tôi nên rải muối lên họ. Lúc đầu tôi không hiểu việc này, cho đến khi tôi nhận được lời giải thích: tôi phải làm và dâng các việc thiện để cầu cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục. Để giúp tôi có một ý niệm về số đông các Linh Hồn tội nghiệp này, Thiên Chúa đã cho tôi thấy Luyện Ngục dưới dạng một tổ kiến. Tôi hỏi Thiên Chúa tại sao lại cho tôi thấy các Linh Hồn dưới dạng này. Tôi được trả lời là tổ kiến có một vỏ bọc bên ngoài, cho nên chúng ta không thể thấy được số lượng kiến lớn lao bên trong. Nhưng nếu chúng ta lấy cây khuấy động tổ kiến, hay nếu chúng ta hun khói nó, thì hàng ngàn con kiến sẽ chạy ra. Qua hình ảnh này, tôi hiểu được rằng, có nhiều, nhiều Linh Hồn trong Luyện Ngục đang bị che khuất trước mắt chúng ta, giống như tổ kiến bị bọc lại ở trên kia. Hình ảnh này khiến tôi cảm thấy rất nhiệt tình trong việc cứu giúp các Linh Hồn. Chúa Kytô muốn tỏ cho chúng ta biết rằng có rất ít người nghĩ đến các linh hồn trong Luyện Ngục và sẵn lòng cứu giúp họ. Người dùng tôi như đầu cây để khuấy động ổ kiến để tôi có thể thấy số đông các Linh Hồn đang bị che khuất, những Linh Hồn mà chúng ta tưởng họ đã được lên Thiên Đàng rồi!

* Tôi nên nghĩ đến kết quả chung cuộc

Một lần nữa tôi lại được cho biết, tôi nên nghĩ đến thời gian rất ngắn ngủi của những đau khổ mà, nếu đem so với sự vĩnh cửu, nó chỉ là một khoảnh khắc ngắn, chẳng là gì. Cũng như nghĩ đến phần thưởng đời đời trên Thiên Đàng sau khi vui lòng chấp nhận những đau khổ này. Để chiếm được Thiên Đàng, chúng ta phải chịu đau khổ. Ngày nay phần lớn người ta không chịu đau khổ, vì họ không tin vào nhân đức này, đó là chúng ta phải làm việc sám hối để đền bù tội lỗi chúng ta. Nếu không, họ sẽ bị giam giữ một thời gian lâu dài trong Luyện Ngục!

Luyện Ngục là nơi Thánh Vịnh gọi là ”Vùng Đất bị Quên Lãng” (Tv 88,13) và là nơi Đấng là Chân Lý muôn đời nói: ”Ta nói rất thật với các ngươi, các ngươi sẽ không thể ra khỏi đó, cho đến khi các ngươi trả hết đồng xu cuối cùng” ( Mt. 5,26). Đối với nơi cực hình này, chúng ta áp dụng lời Thánh Vịnh: ”Bạn bè lối xóm Người tách xa tôi, bầu bạn với tôi chỉ còn bóng tối” (Tv. 88,19).

Nói về thời gian chịu đau khổ trong Luyện Ngục, đấng đáng kính nói: ”Các Linh Hồn tội nghiệp tỏ cho tôi biết rằng, trong cuộc sống đời sau, tất cả đều được tính ở độ chính xác tuyệt đối mà trong cuộc sống đời này rất khó để có thể hiểu. Từ đầu, tôi đã thường ngạc nhiên vì có quá nhiều Linh Hồn trong Luyện Ngục và phải giam hãm trong đó rất lâu, trong khi chúng ta lại nghĩ rằng họ ở đã trong cõi Hạnh Phúc Vĩnh Cửu từ lâu rồi. Tôi có thể hiểu được điều này dựa vào trường hợp của ông bà tôi, vì bà tôi hiện về với tôi sau mười bảy năm trong Luyện Ngục. Các Linh Hồn bị giam hãm trong Luyện Ngục có thể lên tới hàng trăm năm. Những điều này cho tôi hiểu, tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa nặng nề biết bao. Những tội, lỗi nếu chưa đền ở đời này, sẽ phải đền ở đời sau. Thiên Chúa ban cho chúng ta những phương thế để tảy sạch Linh Hồn chúng ta ở đời này và thanh luyện chúng ta ở đời sau. Nhưng chúng ta có dùng nên các phương thế Thiên Chúa ban cho chúng ta không?

Các Linh Hồn trong Luyện tội dạy tôi rằng, chúng ta cần xử dụng tốt các Bí Tích, các lời cầu nguyện, các ân xá, rằng do bởi chấp nhận đau khổ, nghịch cảnh, bệnh tật, chúng ta có thể đền bù tội lỗi của chúng ta được rất nhiều.

Khi tôi hiểu được những điều này, lúc đó tôi không còn ngạc nhiên khi thấy có nhiều Linh Hồn đã chết từ trăm năm trước hay lâu hơn vẫn còn ở trong biển lửa Luyện Ngục,. Tôi được dạy hãy luôn suy đến Thiên Chúa vô cùng tốt lành như thế nào, so với tội lỗi xấu sa chống lại Ngài làm sao. Tôi được dạy rằng những đau khổ trong Luyện Ngục ngắn ngủi như thế nào, nếu đem so với sự đời đời và rằng tất cả mọi đau khổ đều là không, nếu đem so với những đau khổ trong hỏa ngục.

* Chúng ta có thể cứu giúp các Linh Hồn bằng cách nào?

Những phương thế hiệu quả nhất để cứu giúp các tín hữu đã qua đời là những phương thế đang được dùng trong Giáo Hội: Lễ Hy Sinh Thánh trong Thánh Lễ, các Bí Tích, cầu nguyện.v.v. Đó là lý do tại sao thánh Pièrre Damien đã cầu nguyện: ”Ôi Chúa Giesu Thánh Thể, Đấng phá cửa Luyện Ngục và mở cửa Vương Quốc trên Trời cho các tính hữu trung thành được vào.”

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-131: Thai nhi nhờ xin lễ


05/11/2012 Lm. Đoàn Quang, CMC

 

Nhân đọc tin bên Việt nam trong internet: – Việt nam được kể vào số 1/3 nước phá thai nhiều nhất 2/11-131


Nhân đọc tin bên Việt nam trong internet:

– Việt nam được kể vào số 1/3 nước phá thai nhiều nhất thế giới (hàng triệu thai mỗi năm),

– Tin một số người ở Nha trang lập nghĩa trang chôn cất cá thai nhi,

– Tin các nhà Thần học quốc tế họp tại Roma tháng 9 – 06 tuyên bố rằng: không có lâm bô (limbo) cho những trẻ em chết khi không được rửa tội, tin vào lòng Thương xót Chúa, nên nghĩ rằng: “các em được lên Thiên đàng thì tích cực hơn” là “phải ở trong lâm bô, nơi không sướng cũng không khổ. Tôi muốn kể chuyện này về thai nhi mà tôi đã có dịp nghe:

Một lần kia, trong khi đi xe, linh mục Giuse Bảng hiện phục vụ tại Houston, Texas đã kể câu chuyện về thai nhi bị chết oan uổng. Sau lại được nghe chính đương sự, một huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể kể qua ghi âm.

1/ Năm 1976, tại Châu đốc Việt nam, anh hunh trưởng này có cô em gái bị một ông thầy người Chàvà (Miên)làm bùa hại. Chị này không đến nỗi điên khùng, nhưng đổi tính người, ba hồi thế nọ, ba hồi thế kia. Người anh buồn lắm. Một hôm đang đêm anh ta đi tới nơi tôn kính 2 thánh tử đạo Việt nam : Thánh Emmanuel Phụng, và thánh Đoàn Công Quý được tôn kính ở Châu đốc để nài nỉ, xin các Ngài chỉ cách chữa bệnh cho cô em.

Hai thánh nhận lời, đang đêm các Ngài cho hồn một trẻ em đã chết nhập vào nói qua người em, bảo ông anh đi theo hồn trẻ tới nơi gặp ông thầy cho thuốc chữa bệnh.

Trong khi đi đường tới nhà ông thầy, hồn trẻ cho biết, có người nào đó thù cô em, đã nhờ chính ông thầy này với giá 3 cây vàng để làm bùa hại cô.

Hồn em nhỏ dẫn ông anh đi tới 7 cây số, vào nhà một người đàn ông lạ. Sau khi hỏi thăm, biết đúng là nhà ông thầy, có những hồn trẻ kéo nhau tới như tấn công ông ta! Ông thầy hoảng sợ, tuyên bố thua cuộc. Sau khi nghe người anh kể chuyện về cô em…Ông thầy làm thuốc chữa bệnh. Ông ta đưa một chai nước thuốc bảo đưa về cho cô em uống.

Sau khi chị A được giải bùa, chị nói với các bào thai nhỏ này:

– Các em muốn chị đền ơn làm sao?

– Bào thai nói: Chúng em chết khi chưa được rửa tội , hiện giờ “chưa có chỗ ở”, nhờ chị xin linh mục nào dâng cho chúng em một thánh lễ.

Chị A đã xin linh mục dâng lễ chỉ cho các hồn trẻ này. Linh mục nhận lời, nhưng rồi lắm việc nên quên không dâng lễ.

Tuần sau, các bào thai này lại về với chị, vẫn nói rằng:” Chúng em chưa có chỗ ở!”

Chị A hỏi lại linh mục: đã làm lễ chưa? Mấy ngày sau, linh mục dâng lễ cầu cho các hồn trẻ ấy. Từ bấy giờ, không thấy các em về với chị A nữa.

2/ Khi xe dừng lại, ghé vào thăm một gia đình khác mới nhập đạo được ít lâu. Ông chồng đã từng làm việc trong Hội đồng Mục vụ của Cộng đoàn Công giáo Việt nam xứ Notre Dame, Houston, hiện ông đang bị bệnh nan y. Bà vợ tiếp nước và kể cho chúng tôi chuyện khác:

” Bà bị sẩy thai. Đứa con bà cũng cứ về với bà cả tuần lễ, làm bà nặng bên vai phải, nó nói” Con chưa được rửa tội, chưa có chỗ ở, mẹ xin cho con một lễ”. Bà xin với linh mục Giuse trên, linh mục bận rộn nên cũng quên luôn. Một tuần sau bé cũng về nài nỉ mẹ xin lễ. Sau khi linh mục dâng lễ, em không còn về xin mẹ nữa, vì em “đã có chỗ ở” rồi.

Lm. Đoàn Quang, CMC

-----------------------

 

2/11-132: Hình Khổ Luyện Ngục Thế Nào?


06/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Trong Luyện ngục, các linh hồn phải chịu 3 thứ khổ: – Khổ vì lửa khao khát Chúa (pain of loss), 2/11-132


Trong Luyện ngục, các linh hồn phải chịu 3 thứ khổ:

– Khổ vì lửa khao khát Chúa (pain of loss), – khổ vì lửa thiêu đốt, và – khổ vì các hình khổ khác (pain of sense).

1. Khổ vì khao khát được thấy Chúa, được kết hợp cùng Chúa trên Thiên đàng, đó là nỗi khổ lớn lao nhất, ví như lửa thiêu đốt linh hồn. Lý do vì khi ra trước tòa Chúa phán xét, linh hồn đã thấy Chúa đẹp đẽ, tốt lành, nhân từ đáng mến vô cùng, bây giờ phải xa cách, nên nóng lòng mong ước được thấy lại Chúa đáng mến vô cùng, sự mong mỏi quá sức, làm linh hồn héo hon chờ đợi.

* Thánh nữ Catarina thành Genova quả quyết: “Lòng ước muốn về gặp Chúa của linh hồn, chính là ngọn lửa cực nóng nảy làm héo hắt và gây đau thương cho các ngài hơn bất cứ thứ lửa thật nào khác”.

* Thánh nữ Têrêsa Mẹ viết trong sách Lâu đài Tâm hồn rằng: “Hình khổ mong thấy Chúa vượt quá mọi hình khổ có thể tưởng tượng, vì linh hồn khao khát thấy Chúa mà còn bị phép Công bằng Chúa giữ lại. Giống như một thủy thủ sau bao chiến đấu với sóng dữ để được vào bờ nhưng lại bị bàn tay vô hình đẩy ra xa bờ bến. Các linh hồn Luyện ngục còn đau khổ gấp ngàn lần người thủy thủ trên” (Purgatory p. 38).

* Năm 1880, một linh hồn kể lại với bà Thánh Mechtilđê rằng, “Tôi không cảm thấy khổ, nhưng tôi không được thấy Chúa, Đấng mà tôi nhiệt liệt khát khao ,  mọi sự mong ước của loài người trên trái đất hợp lại cũng không sánh được với sự khát khao của tôi.”

2. Khổ thứ hai bị lửa thiêu đốt, để thanh tẩy linh hồn nên thanh sạch, để đền bù các hình phạt tạm chưa đền đầy đủ khi còn sống.

* Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Lửa thiêu đốt các linh hồn trong Hỏa ngục cũng là lửa thiêu các linh hồn trong Luyện ngục. Sự đau đớn nhỏ nhất trong Luyện ngục, cũng là sự đau đớn lớn nhất ở trần gian”(Purgatory p. 34).

* Thánh nữ Catarina thành Genoa viết rằng:” Linh hồn Luyện ngục phải chịu cực hình quá sức không lời diễn tả, không ý niệm nào giúp cho hiểu dễ dàng một chút, nếu Chúa không giúp cho cách riêng. Không miệng lưỡi nào có thể nói lên, không tâm trí nào có thể tạo nên một ý tưởng đúng về Luyện ngục. Về các đau khổ ở đó, đúng là như trong Hỏa ngục” (Purgatory p. 37).

* Người ta hỏi cha thánh Pio năm dấu:

– Cha có thể nói về lửa ở Luyện ngục được không?

– Cha Pio đáp:“Nếu Chúa cho phép một linh hồn đi từ lửa Luyện ngục để đến chỗ lửa nóng nhất trên trần gian, thì giống như đi từ nước nóng đến nước lạnh vậy.”

(Bàn tay linh hồn hiện về in vào tường trước khi trở lại Luyện ngục. Hình này hiện còn giữ tại Nhà thờ Luyện ngục tại Rôma)

3. Khổ vì những hình khổ khác:

* Thánh nữ Brigitta thấy có những linh hồn chịu lạnh lẽo giá buốt.

* Thánh nữ Hedvigê  thấy kẻ kiêu ngạo bị ném vào vũng bùn và nơi nhơ nhớp, kẻ không chịu vâng lời phải cúi gò lưng xuống như đang mang đồ nặng, kẻ khác bị thuốc độc như bất tỉnh, kẻ tham ăn bị cơn đói khát cồn cào ruột gan, kẻ phạm tội lỗi trong sạch bị lửa thiêu đốt cháy khét.

* Thánh nữ Mađalena de Pazzi có người anh sống rất đạo hạnh. Sau khi anh chết, bà thánh được thấy anh ở trong Luyện ngục để đền một số tội nhẹ. Bà thấy rất nhiều linh hồn trong Luyện ngục đang chịu các hình khổ, nhưng các ngài vui vẻ chịu đựng. Xúc động bởi đã thấy cảnh tượng rợn rùng, bà vội chạy đến cùng Mẹ Bề trên, qùi gối xuống chân bà, kêu lên: “Lạy   Mẹ, cảnh Luyện ngục kinh sợ chừng nào, con không thể tin được, nếu Chúa đã không tỏ cho con…tuy nhiên con không thể gọi là nơi tàn bạo, bởi từ nơi đó các linh hồn được đưa tới Thiên đàng (Purgatory p. 59).

* Thánh nữ Christina sinh tại nước Bỉ vào thế kỷ 12, xác ngài hiện còn giữ tại nhà thờ thành Tronđô do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Thánh nữ qua đời lúc 32 tuổi, xác được đặt trong nhà thờ, quan tài mở nắp theo phong tục thời ấy, khi sắp đưa đi chôn, thánh nữ đột ngột chỗi dậy trước mặt mọi người hiện diện, kể lại rằng:

“Khi linh hồn tôi vừa ra khỏi xác, thiên thần dẫn tôi tới một nơi u ám đầy dãy các linh hồn. Họ phải chịu các cực hình khốn khổ quá sức, tôi không thể dùng lời nào diễn tả các hình khổ ấy được. Tôi thấy trong số đó có nhiều người tôi đã quen. Tôi rất cảm xúc trước tình trạng buồn khổ của họ. Tôi hỏi thiên thần đây là nơi nào, bởi tôi nghĩ rằng đây là Hỏa ngục, nhưng thiên thần bảo: đây chính là Luyện ngục, nơi các tội nhân bị phạt, bởi trước khi chết họ đã thống hối tội lỗi, nhưng chưa đền tội đủ trước mặt Chúa.

Từ nơi đó tôi được dẫn tới Hỏa ngục, ở đó tôi cũng nhận ra một số người tôi đã quen biết.

Thiên thần lại dẫn tôi vào Thiên đàng, trước tòa Thiên Chúa. Chúa nhìn tôi với mặt nhân từ, tôi rất vui mừng bởi nghĩ rằng mình sẽ được ở lại với Chúa đời đời. Nhưng Cha trên trời thấu suốt lòng tôi, Ngài phán: “Hỡi con cưng của Cha, con sẽ được ở với Cha, nhưng Cha cho con chọn: hoặc ở lại với Cha, hoặc trở về thế gian tiếp tục sứ mạng cứu độ của con qua những hành động bác ái và đau khổ. Để cứu các linh hồn Luyện ngục đang đau khổ, con sẽ phải chịu nhiều cực hình, con sẽ đền tội cho họ, và con còn nêu gương lôi kéo nhiều tội nhân sám hối. Khi mãn đời, con sẽ lên đây hưởng phúc đời đời”. Sau khi nghe những lời đó, tôi đáp lời ngay không do dự, tôi muốn trở về thế gian, và tôi đã chỗi dậy.

Thánh nữ Christina lập tức bắt đầu chương trình đền tội khắc nghiệt: Từ bỏ tất cả những tiện nghi của cuộc sống, bà sống không nhà, không lửa nấu, như chim trời không tổ. Chưa hài lòng, bà còn tìm ra mọi thứ gây đau khổ. Bà lao mình vào đám lửa cháy, ở trong đó nhiều giờ chịu thiêu đốt, nhưng khi ra khỏi đó không ai thấy dấu vết bị thương. Vào mùa đông, tại sông Meuse băng giá, bà lao mình xuống sông không những hàng giờ, hàng ngày mà còn cả nhiều tuần lễ để cầu xin ơn thương xót của Chúa. Bà thánh còn để cho bánh xe đè, cho chó cắn, cho gai đâm đến chảy máu…Sau 42 năm hành xác, Chúa đã đưa thánh nữ về hưởng phúc đời đời.  Truyện này đã được Tổng Giám mục Cambray, ông Bellarmine, Hồng y Giacôbê de Vitry xác nhận (Purgatory p. 45-49).

* Thánh Bêđa thuật truyện sau cũng khá rùng rợn. Truyện xảy ra bên Nước Anh (miền Northumberland): Một người tên là Drythelm, ông và gia đình sống đời đạo hạnh theo tinh thần Công giáo. Ông mắc bệnh và bệnh tình ngày càng gia tăng. Kiệt lực, ông đã chết. Vợ con khóc lóc thương tiếc vô vàn. Con cái ngồi bên xác ông khóc lóc cả đêm. Nhưng hôm sau, trước khi đóng nắp quan tài, ông đột nhiên chỗi dậy. Thấy chuyện lạ, mọi người hoảng hốt trốn chạy. Chỉ còn lại vợ ông, run run sợ hãi ngồi lì đấy. Ông trấn an: “Đừng sợ, chính Chúa cho phép tôi sống lại từ cõi chết. Tôi sẽ sống một đời sống mới”. Nói rồi ông đứng thẳng lên, đi tới nhà thờ, ở lại đó ông cầu nguyện lâu giờ. Ông trở về nhà gặp bà con bạn hữu, nói lên cuộc sống của ông từ nay sẽ chỉ là để dọn mình chết lại. Ông còn khuyên mọi người noi gương ông. Rồi ông chia tài sản thành ba phần: cho con cái, cho vợ và cho người nghèo khó. Xong xuôi, ông đến gõ cửa Tu viện, nài xin cha Bề trên cho ông ở đó như một tu sĩ đền tội, làm tôi tớ mọi người. Cha Bề trên cho ông một phòng nhỏ. Ông chia thời giờ làm ba khoảng: cầu nguyện, làm việc cực nhọc và hãm mình khác thường. Ăn chay nhiệm nhặt nhất, ông cho là không có gì đáng kể. Mùa đông, ông lao mình xuống hồ nước băng giá, ở đó nhiều giờ cầu nguyện, đọc đủ 150 Thánh vẹnh vua Đavit.

Đời sống hãm mình của ông, thái độ luôn cúi mặt xuống đất, và cử chỉ của ông tỏ cho thấy nỗi sợ Thiên Chúa phán xét chừng nào. Ông giữ im lặng tuyệt đối, nhưng để cho người khác hiểu những gì đã xẩy ra cho ông sau khi chết, ông diễn tả:

“Khi linh hồn tôi lìa khỏi thân xác, có một thanh niên tốt lành bảo tôi đi theo. Mặt anh sáng láng, mình cũng có ánh sáng bao bọc. Anh dẫn tôi tới một thung lũng rộng bát ngát, tôi rất kinh sợ, run rẩy hãi hùng. Nơi này chia thành hai phía: môt bên tràn ngập lửa thiêu, gió nóng hừng hực, bên kia tràn đầy băng tuyết, gió thổi tái tê. Trong thung lũng lạ lùng này có rất nhiều linh hồn, tôi không thể đếm được, họ đang bị nhào lộn từ vực nóng qua vực lạnh và từ vực lạnh qua vực nóng, cứ liên hồi như vậy mà không được nghỉ. Tôi tưởng như tôi đang thấy Hỏa ngục bởi ở đây ghê gớm kinh hoàng quá, nhưng người thanh niên bảo tôi rằng, đó chỉ là Luyện ngục. Các linh hồn bị phạt như vậy bởi đã không chịu ăn năn sám hối khi còn khỏe mạnh, mà chỉ kịp ăn năn trong phút chót trên giường bệnh nhờ lòng thương xót Chúa. Nhiều linh hồn phải chịu phạt ở đây đến ngày Phán xét chung, một số sẽ được ra khỏi đó trước, nhờ lời cầu nguyện của các giáo dân, sự làm phúc bố thí, ăn chay đền tội, và nhất là công phúc Thánh lễ Misa dâng lên cầu cho họ” (Purgatory p. 41-43).

Khi được hỏi, tại sao ông lại hãm mình quá như vậy, tại sao lại lao mình xuống hồ nước lạnh, ông mạnh mẽ trả lời: Sự khổ hạnh tôi chịu bây giờ chưa thấm vào đâu với hình khổ Luyện ngục tôi đã được thấy. Về sau ông qua đời như một vị thánh. Gương lành của ông đã lôi kéo một số tội nhân ăn ăn sám hối trở về đường lành.

* Thánh nữ Frances, sáng lập dòng Oblates, qua đời tại Rôma năm 1440, được Chúa soi sáng cho biết tình trạng các linh hồn Luyện ngục rất rõ ràng. Bà thấy Hỏa ngục và những hình khổ cực dữ trong đó. Bà cũng được thấy Luyện ngục nữa. Vâng lời các Bề trên, bà đã ghi lại những gì bà đã thấy theo lệnh cha linh hồn là cha đáng kính Canon Matteotti. Bà thánh viết: “Sau khi thấy những hãi hùng trong Hỏa ngục, tôi được thoát ra khỏi nơi đó và thiên thần dẫn tôi vào Luyện ngục. Luyện ngục không có cảnh hãi hùng và vô trật tự, cũng không có thất vọng và tối tăm đời đời, Luyện ngục có sự hy vọng thần linh ngời sáng, nơi thanh tẩy này coi như cuộc hành trình hy vọng. Các linh hồn Luyện ngục chịu đau đớn dữ dằn, nhưng các thiên thần thăm viếng, an ủi họ. Luyện ngục được chia làm ba phần, như ba địa hạt rộng lớn trong vương quốc đau khổ. Nơi nọ ở trên nơi kia với những loại linh hồn khác nhau. Những linh hồn ở tầng sâu hơn bởi có nhiều điều phải thanh tẩy hơn và phải ở đó lâu hơn. Tầng sâu nhất đầy lửa nóng hãi hùng nhưng không đen kịt như Hỏa ngục, đó là một biển lửa mênh mông, với những ngọn lửa bừng bừng. Vô số linh hồn phải lao mình vào đó. Họ là những linh hồn mắc tội trọng, đã thành thực xưng thú, nhưng chưa đền tội đủ khi còn sống. Với tất cả những tội trọng đã được tha, họ phải chịu đau đớn trong bảy năm. Thời gian này không thể đo lường cách rõ ràng, bởi tội trọng có ác tính khác nhau, đó chỉ là hình phạt trung bình. Và dù các linh hồn bị lửa vây quanh, hình khổ của họ cũng không giống nhau, nó khác nhau tùy theo số lượng và bản chất mọi tội.

Trong tầng sâu Luyện ngục này, có những giáo dân và tu sĩ. Giáo dân tuy đã phạm tội, nhưng sống hạnh phúc sau khi ăn năn chân thành. Tu sĩ đã hiến mình cho Thiên Chúa không sống thánh thiện theo bậc mình. Bà thánh cũng thấy linh hồn một linh mục bà đã quen biết, nhưng bà không nói tên, vị này che mặt bằng một tấm vải, tuy linh mục này có đời sống tốt lành, nhưng không luôn giữ điều độ mà còn quá tìm thỏa thích nơi bàn ăn.

Bà thánh lại được dẫn vào tầng giữa Luyện ngục, nơi dành cho những linh hồn không phải chịu hình khổ dữ dằn. Nơi này được chia thành 3 ngăn: Ngăn nhất giống như một khu ngục băng giá, buốt giá không thể tả, ngăn hai lại là một vạc dầu sôi vĩ đại, ngăn thứ ba giống như cái hồ chứa vàng bạc lỏng” (Purgatory p. 15-17).

* Theo thánh nữ Mađalena de Pazzi, nữ tu dòng Kín Florence, do cha linh hồn ghi lại trong truyện đời thánh nữ thì: Vào năm 1607, ít lâu trước khi thánh nữ qua đời, một chiều kia, khi thánh nữ đang ngồi với mấy chị em đồng tu trong khu vườn tu viện, thánh nữ được ơn xuất thần, được thấy Luyện ngục và được mời đi thăm viếng. Thánh nữ cho biết: ngài đã đi trong khu vườn rộng lớn 2 giờ đồng hồ, đôi khi ngừng lại. Chị em thấy mặt ngài tái nhợt và đôi lúc la lên: Lạy Chúa hay thương, xin xuống, giải thoát, lạy Máu Thánh Chúa. Ôi các linh hồn khốn khó, họ chịu đau khổ dữ dằn nhưng bằng lòng và vui vẻ”.

Thánh nữ còn được dẫn xuống tầng sâu hơn nữa, ngài do dự, nhưng rồi cũng xuống,  đột nhiên ngài dừng lại, rồi thở dài, kêu lên: Lạy Chúa tôi, những linh hồn tu trì phải hành hình khổ sở chừng nào! Bà thánh không tả nỗi khổ, nhưng coi thái độ kinh hoàng của bà, người ta đoán được hình khổ hãi hùng. Bà còn được dẫn vào ngục tù của những linh hồn đơn thành, các trẻ em và những người phạm lỗi bởi thiếu hiểu biết, hình khổ của họ dễ chịu hơn. Nơi đó có giá lạnh và lửa nóng. Có các thiên thần Bản mạnh ở bên các linh hồn này, giúp họ can đảm chịu khổ. Bà cũng thấy quỉ dữ mặc những hình thù ghê gớm gia tăng nỗi khổ cho các linh hồn này.

Đi xa hơn, bà thánh thấy các linh hồn bất hạnh, bà kêu lên: Ôi nơi này khốn nạn chừng nào! Đầy những quỉ xấu xa ghê gớm và những hình khổ không thể tả, họ bị đâm chém và xẻ ra từng mảnh”. Bà thánh cho biết, họ là những kẻ giả đạo đức.

Xa hơn chút nữa, bà thánh thấy rất đông những linh hồn bị thương tích, bị đè dưới máy ép, bà thánh hiểu họ là những kẻ nghiện ngập, bất nhẫn, bất vâng phục khi còn sống. Một lúc sau, bà thánh lại kêu lên ghê sợ: Những kẻ dối trá bị giam phạt gần Hỏa ngục, hình khổ của họ là bị đổ chì lỏng vào miệng và đồng thời bị run rẩy bởi băng giá.

Bà cũng được dẫn đến ngục những linh hồn phạm tội bởi yếu đuối, nhưng họ cũng phải bị thiêu bằng thứ lửa gay gắt.

Bà lại được đi nữa, tới nơi phạt những linh hồn quá gắn bó với những của cải đời này, họ phạm tội hà tiện, keo kiết. Bà thánh kêu lên: Ôi, mù tối chừng nào! mong muốn tìm những của mau qua, họ đã được giầu có mà vẫn không thỏa lòng, bây giờ ở đây chịu khổ hình lên tới cổ họng, họ bị tan chảy như nến sáp trong lò lửa.

Bà lại tới chỗ những linh hồn phạm tội thiếu trong sạch. Bà thấy họ bị giam ở nơi dơ bẩn và dịch tả làm nôn mửa. Bà vội quay mặt khỏi nơi ghê tởm đó. Bà thấy những kẻ tham lam và kiêu căng, bà nói: Đây là những kẻ muốn sáng chói trước mặt người đời, bây giờ họ bị án sống nơi tối tăm ghê rợn. Bà còn được thấy những kẻ sống vô ơn Thiên Chúa, họ bị những hình khổ không thể tả, bị ngâm trong hồ  chì lỏng để đền bù những tội vô ơn.

Cuối cùng, bà được dẫn tới nơi phạt những tội nhân không có nết xấu nào đáng kể, nhưng bởi thiếu lòng nhiệt thành, họ phạm đủ thứ tội lặt vặt, đôi khi họ phạm tội này tội nọ chứ không phạm theo thói quen.

Sau khi được chứng kiến Luyện ngục hãi hùng, thánh nữ nài xin Chúa đừng bao giờ để ngài phải chứng kiến lần nữa, những hãi hùng ngài nghĩ là không đủ sức chịu đựng. Ngài thưa cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa có ý gì khi tỏ cho con những hình khổ ghê sợ trong Luyện ngục như vậy, dù con chưa thấy hết và chưa hiểu tỏ, ôi lạy Chúa, Chúa muốn con hiểu là Chúa thánh thiện vô cùng, và muốn con chê ghét tội lỗi dù là tội rất nhẹ, nó cũng rất đáng ghê tởm trước mặt Chúa (Purgatory p. 17-21).

* Thánh nữ Lidwina thành Schiedam qua đời ngày 11 tháng Tư năm 1433. Trong tiểu sử bà do một linh mục đồng thời có thế giá viết lại rằng: Bà thánh này thật là một quãng gương kiên nhìn và là một miếng mồi ngon cho mọi bệnh tật đau đớn tàn phá trong suốt 38 năm dài. Nỗi đau da diết làm cho bà không thể ngủ được. Bà đã qua đi những đêm dài thức trắng trong nguyện cầu. Bà được thiên thần Bản mạnh dẫn vào Luyện ngục, nơi đó bà thấy những ngục tù, những tội nhân, những hình khổ, và gặp cả những người bà đã quen biết.

Bà thánh nhớ rõ ràng những nơi được dẫn đi qua. Bà tả lại rằng: Bà gặp một tội nhân mắc đủ thứ tội xấu xa ở đời, nhưng sau cùng ông ta đã sám hối, đã xưng thú thành thực và được lãnh ơn xá giải, nhưng ông ta không có đủ giờ sống để đền tội, ông ta chết một thời gian sau bởi bệnh dịch. Bà thánh đã dâng lời cầu và các đau khổ chỉ cho linh hồn ông. Bà thánh muốn biết linh hồn ông còn ở Luyện ngục hay không, và tình trạng hiện nay thế nào? Thiên thần dẫn bà tới nơi và chỉ cho bà: Ông ta đang ở đó và rất đau đớn, Thiên thần hỏi bà có muốn chịu thêm đau khổ để cứu ông ta không? Bà thánh thưa : Có. Bà kinh hãi khi nhìn thấy những hình khổ và bà kêu lên: Đây là Hỏa ngục sao? Thiên thần trả lời rằng: Không, đây là Luyện ngục nhưng ở phía trên Hỏa ngục. Nhìn quanh, bà thấy như một nhà tù rộng rãi, bao bọc bằng những bức tường rất cao, rất đen, xây bằng những viên đá khổng lồ. Bà nghe thấy những tiếng kêu la, gào thét hỗn độn, tiếng xích sắt va chạm, tiếng đập đánh, tát vả. Tiếng kêu la này còn lớn hơn những tiếng ồn ào trên thế giới, hơn tiếng reo hò xông vào trận địa, không gì có thể so sánh được. Bà thánh xin thiên thần đừng cho mình thấy cảnh tượng này: “Xin đừng để tôi thấy cảnh kinh hãi quá sức này, tôi không thể chịu được”.

Đi tiếp, bà thấy một thiên thần ngồi buồn bã bên bờ giếng. Hỏi ra, bà được biết đó là thiên thần Bản mạnh của tội nhân trên. Linh hồn tội nhân đang ở dưới giếng, đó là một Luyện ngục biệt giam. Bà thánh muốn coi, và thiên thần đã mở nắp giếng lên, tức thì một đám lửa phực cháy và tiếng la kinh hãi vang lên rùng rợn. Thiên thần hỏi: Bà có nhận ra tiếng ai không? Bà có muốn thấy ông ta không? Thiên thần gọi tên ông, và kìa trong linh thiêng, ông ta ở trong khối lửa giống như kim loại đỏ rực trong lò. Ông ta kêu rên: Ôi bà Lidwina, tôi tớ Thiên Chúa, ai sẽ cho tôi được chiêm ngắm Nhan thánh Chúa tối cao? Tiếng thở dài của linh hồn này làm bà thánh không sao quên được, bà kinh hãi đến nỗi giây thắt lưng bung ra và bà chợt tỉnh giấc ngất trí. Bà hứa sẽ cầu nguyện và dâng đau khổ cho linh hồn này. Ít ngày sau, thiên thần cho bà biết, người bà cầu nguyện đã được chuyển qua Luyện ngục thông thường. Như thế cũng chưa đủ. Bà thánh tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn đáng thương ấy cho tới khi thấy linh hồn ông bay về Thiên đàng (Purgatory p. 21-25).

* Thánh nữ Brigitta kể lại trong cuốn thứ sáu về những mạc khải như sau: Tôi được đưa xuống Luyện ngục, và tôi thấy một thiếu nữ ở giữa những linh hồn khác. Thiếu nữ này trước kia là con nhà giầu, và thường ăn diện rất xa hoa theo thói đời. Thiếu nữ này đã kể lại tình trạng đời sống của mình cho thánh nữ Brigita nghe, và thêm rằng: “Phúc cho tôi, bởi trước khi chết, tôi đã được xưng tội dọn mình chết, tôi không phải rơi vào Hỏa ngục, nhưng tôi phải chịu cực hình trong Luyện ngục bởi cuộc sống trần tục mà Mẹ tôi đã không chỉ cho tôi tránh, không chỉ dẫn cho tôi sống đạo hạnh” (Purgatory p. 117-118).

* Thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh kể rằng: Khi ngài ở tại Tu viện Valencia, có một tu sĩ trẻ trong tu viện này miệt mài với những khoa học trần thế. Tưởng mình thông thái, một hôm, không rõ bởi chuyện gì, tu sĩ này nói nặng cha Bertrand: “Thưa cha, ai cũng thấy rằng cha rất kém học thức”. Cha Bertrand trả lời cách khiêm tốn nhưng quả quyết: “Luciphe rất thông thái, nhưng hắn đã bị phạt”. Lời nói thiếu khiêm tốn và bác ái kính trọng của tu sĩ trẻ người non dạ đã phải đền bù. Dù là tu sĩ rất đạo đức, thầy không nghĩ tới việc sám hối lời nói đó. Một thời gian sau, thầy bị bệnh rất nặng, thầy được lãnh các Bí tích cuối cùng, và qua đời bình an.

Ít lâu sau, cha Bertrand được bầu làm Bề trên tu viện. Một hôm, khi ngài đang đọc kinh Sáng với cộng đoàn, tu sĩ trẻ hiện về mình đầy lửa quấn quanh, sấp mình trước mặt cha Bề trên Bertrand: “Lạy cha, xin tha thứ cho lời con đã nói thiếu lịch sự với cha ngày trước, Chúa không cho phép con được thấy mặt Chúa trước khi được cha tha thứ và dâng lễ cầu cho con”. Cha Bề trên vui lòng tha thứ, và sáng hôm sau đã dâng lễ cầu cho thầy. Đêm kế tiếp, khi đang cầu nguyện, ngài được thấy linh hồn thầy dòng trẻ tuổi rực sáng lên hưởng phúc Thiên đàng  (Purgatory p. 153-154).
Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-133: Trở Về Nhà Cha


06/11/2012 Lm. Vũ Xuân Hạnh

THÁNG KÍNH CÁC ĐẲNG LINH HỒN

 

Khoảng cuối mùa Phục Sinh năm 2002, giáo phận Phú Cường và cả Đại Chủng viện thánh Giuse 2/11-133


Khoảng cuối mùa Phục Sinh năm 2002, giáo phận Phú Cường và cả Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, đón nhận chung một tin buồn: Thầy Q.T.H., một chủng sinh của giáo phận P.C. qua đời. Tính đến ngày ra đi, Thầy đang học năm thứ III thuộc khóa VI Đại Chủng viện thánh Giuse. Thầy chết sau một thời gian rất ngắn bị bệnh nặng, có thể coi như một cái chết bất ngờ. Cộng thêm một yếu tố đáng tiếc thương hơn nữa: Thầy mới ở tuổi 37, nghĩa là còn rất trẻ, còn có khả năng để phục vụ nhiều, vì thế rất nhiều người thương tiếc, quý mến, cảm động. Thám dự lễ tang, nghe ôn lại lịch sử đời tu của Thầy phải vượt qua quá nhiều gian nan, và mỏi mòn chờ đợi, lại càng làm nhiều người không cầm được xúc động. Trong cộng đoàn tham dự lễ tang hôm ấy, đâu phải chỉ có những người trẻ, ngược lại có rất nhiều người lớn tuổi. Hóa ra tre già lại khóc cho măng non vừa ngã xuống. Nhất là người ta nhìn hình ảnh người cha già nua của Thầy khóc con trai mình, lại càng thấy chạnh lòng. Quả là một cái chết để lại nhiều thương tiếc…

Một cái chết như thế thật là tang thương. Vậy mà khi gia đình và giáo xứ báo tin, thì lại nói rằng, Thầy Q.T.H. đã “Về Nhà Cha”. “Về Nhà Cha”, một cụm từ rất quen thuộc, người Công giáo vẫn sử dụng để nói đến một người thân qua đời.

“Về Nhà Cha”, cụm từ này, trước hết mang tính chất loan tin. Nhưng cao cả hơn, nó còn là một lời tuyên xưng đức tin. Rõ ràng khi nói “đã Về Nhà Cha”, nghĩa là chúng ta tin rằng, sau cái chết không phải là hết. Đúng hơn, đó là một sự trở về: Từ giã cõi sống tạm bợ này để về Nhà Cha, về với Cha, về cõi vĩnh cửu, và cũng là được Cha gọi về, được Cha triệu hồi về. Đối với tôi, cụm từ “Về Nhà Cha” là một cụm từ rất đẹp. Đẹp trong ngôn ngữ và cả trong nội dung. Vì chỉ cần có vài chữ, cụm từ này đã diễn đạt đầy đủ một đức tin, một niềm hy vọng lớn lao của người Kitô hữu. Quang trọng hơn, vì nó không phải là cụm từ do ta sáng chế để mà nói, nhưng được bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu.

Cũng vào khoảng cuối mùa Phục Sinh, Hội Thánh long trọng mừng lễ Chúa Giêsu về trời. Chúa về trời là trở về cùng Cha, về Nhà Cha. Chúng ta nhớ lại, ngay trước lúc chịu tử nạn, Chúa từ giã các môn đệ: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó” (Ga 14, 1-3).

Khi mà Chúa sắp bước vào cuộc thương khó, cái chết đang gần kề, lòng các môn đệ rối bời xao xuyến vì ngỡ như mình mất đi nơi nương tựa vững chắc, vậy mà chính giây phút đó, Chúa Giêsu lại nói: nào là “Lòng các con đừng xao xuyến”, rồi lại “trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”, để bây giờ, chính Thầy sẽ về Nhà Cha mà dọn chỗ cho các con. Thầy dọn chỗ như thế, là để cuối cùng, các con cũng sẽ về Nhà Cha cùng với Thầy. Những lời an ủi ấy cần thiết biết bao nhiêu ngay trong giờ phút lo âu này. Nó mang lại hơi ấm, phần nào giúp các môn đệ bớt ngã lòng.

Chúa Giêsu về trời, nghĩa là Người về Nhà Cha. Ta biết mình sẽ về trời với Chúa Giêsu, vì thế ta biết mình cũng sẽ về Nhà Cha như Người, vì Người đã hứa “Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó”. Bởi đó, cụm từ “Về Nhà Cha” là một cụm từ đẹp.

Nghĩ về cái chết, người Công giáo không bi quan, nhưng lại lạc quan, sự lạc quan trong đức tin. Nhờ thái độ của đức tin, họ nói về cái chết không như một kết thúc của cuộc sống, nhưng như cái đích phải đến ở phía cuối cuộc hành trình trở về Nhà cha của một đời người. Tháng các Đẳng linh Hồn, ta nhắc nhau về bổn phận cầu nguyện cho các Đẳng. Các đẳng là những người đã nằm xuống. Họ là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt, là bạn bè, là lối của mình, là những người mà mình đã từng gặp gỡ hay chưa quen biết bao giờ… Họ đã được Cha triệu hồi trước chúng ta. Dù vậy, cũng như chúng ta, là những con người, chắc không thoat khỏi những vướng mắc mà kiếp người bất tất có thể gây ra. Vì thế, rất đỗi cần thiết để mọi người nhắc cho nhau bổn phận tưởng nhớ và dâng những hy sinh để cầu nguyện cho họ.

Mặt khác, khi tưởng nhớ các Đẳng, còn là dịp tốt để bạn và tôi nhắc cho nhau bổn phận làm Kitô hữu, một bổn phận cao quý: bổn phận tiến về cùng Cha của mình. Nhưng trong cuộc hành trình Về Nhà Cha cùng với Chúa Giêsu, bổn phận làm Kitô hữu ấy có một việc làm, đúng hơn, một điều kiện rất cụ thể mà Người đã trối lại: Sứ mạng rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Chúa dạy: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho các con” (Mt 28, 19-20). Chúa trở về Nhà Cha là chấm dứt cuộc sống trần thế, chứ không chấm dứt sứ mạng, vì thế, để cùng Người tiến về Nhà Cha, ta chỉ có một con đường duy nhất, đó là tiếp nối sứ mạng mà Chúa đã trao: làm chứng tá cho Chúa, cho Tin Mừng cứu độ mà Chúa trao ban cho thế giới. Đời sống chứng tá là tất cả chuỗi ngày sống, là những gì ta có hôm nay, là chính sự sống của riêng từng người một. Tin rằng, với một đời sống chứng tá như thế, đến cuối cuộc hành trình trần thế này, bạn và tôi hạnh phúc, vì được cùng Chúa Kitô vinh quang bước vào Nhà Cha của Người, cũng là Cha của tất cả mọi người.

Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

-----------------------

 

2/11-134: Linh Hồn Luyện Ngục Thanh Tẩy Trong Thời Gian Bao Lâu?


07/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Người còn sống ở trần gian không thể có cảm nghiệm đúng với hình khổ các linh hồn Luyện ngục 2/11-134


Người còn sống ở trần gian không thể có cảm nghiệm đúng với hình khổ các linh hồn Luyện ngục đang phải chịu.

* Thánh Tôma Aquinô viết: “Sự đau đớn của các linh hồn cùng một hình phạt thì giống nhau, nhưng khác nhau về thời gian lâu mau”. Lâu, bởi mong ước từng giây được sớm về cùng Chúa. Khi càng mong, càng nóng ruột, thời giờ càng như chậm lại, ngày dài như cả ngàn năm.

* Cha Tôma a Kempis, tác giả sách Gương Chúa Giêsu cũng viết: “Nơi đó, một giờ chịu hành hình còn dữ dằn hơn cả trăm năm chịu cực hình hung bạo trên dương thế” (Gương Chúa Giêsu, quyển một , chương 24, đoạn 2).

* Thánh Augustinô nói rằng, ” Hình khổ Luyện ngục lâu mau là tùy ở tội lỗi và sự đền bù của mọi người”. Có thể một ngày, có thể lâu hơn, mười năm, hai mươi năm. Một linh hồn hiện về nói, tôi chịu phạt 3 ngày mà lâu như 3 ngàn năm.

* Bà Đáng kính Frances Thánh Thể kể lại rằng: “Một số bà sơ đạo đức dòng Carmelô chịu khổ 20 năm, 40, 50 năm. Một Giám mục chịu khổ 55 năm bởi thiếu cẩn thận trong một số điều. Một linh mục bị phạt 40 năm cũng chỉ bởi thiếu cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ. Một người giầu bị phạt 55 năm chỉ bởi quá ham mê cờ bạc”.

* Thánh Antôniô kể lại trong sách Summa của người (Phần 4 tiết 4) câu truyện sau được trích trong cuốn Niên ký dòng của người năm 1285:

“Có một người đạo đức kia đã chịu đau khổ nhiều năm bởi bệnh tật. Sợ mình chán nản ngã lòng, ông ta xin Chúa cho mình được chết sớm cho bớt khổ. Ông ta không nghĩ rằng được chịu đau khổ là do lòng Chúa thương mình, mà chỉ muốn chấm dứt những đau khổ càng sớm càng tốt.

Đáp lời ông cầu nguyện, Chúa sai thiên thần Bản mạnh ông tới, cho ông chọn một trong hai: một là chết ngay và phải vào Luyện ngục 3 ngày, hai là chịu bệnh một năm nữa rồi chết, và được lên Thiên đàng ngay. Ông bệnh nhân này không ngần ngại chọn điều thứ nhất, ông muốn chịu đau khổ 3 ngày trong Luyện ngục hơn là chịu bệnh cả năm nữa trên trần gian.

Sau khi ông chết được một giờ, thiên thần Bản mạnh vào thăm ông trong Luyện ngục. Thấy thiên thần, ông lên tiếng phàn nàn coi như đã để ông phải chịu cực hình một thời gian quá lâu, ông lên tiếng: “Sao thiên thần nói với tôi là có ba ngày mà để tôi chịu cực hình ở đây quá lâu như vậy?”. Thiên thần hỏi: “Ông nghĩ lâu là bao lâu?”. Ông trả lời: “Ít ra cũng nhiều năm”. Thiên thần tiếp: “Này, tôi cho ông biết: Ông mới ở trong Luyện ngục một giờ. Đau khổ ở đây làm cho thời giờ sai biến, một lúc thành một ngày, một giờ thành nhiều năm”. Linh hồn khẩn khoản: “Lạy thiên thần, tôi thật ngu dại quá khi chọn vào chốn này, xin tha thứ cho tôi và cầu Chúa cho tôi được trở lại trần gian, tôi bằng lòng chịu những bệnh nạn đau đớn nhất, không phải chỉ vài năm mà bao nhiêu năm tùy Thánh Ý Chúa. Sáu năm chịu cực hình khốn khổ ở trần gian còn hơn một giờ ở trong vực thẳm ghê gớm này” (Purgatory p.63-64).

* Thánh nữ Lutgarda thuật truyện về một Bề trên Dòng rất đạo đức nhưng lại quá nghiêm ngặt đã bị phạt 40 năm trong Luyện ngục. Tên ngài là Simon, Bề trên dòng Xitô. Thánh nữ Lutgarda rất kính phục ngài, và luôn theo những ý kiến ngài khuyên bảo. Hai vị rất hợp nhau trong tình bạn thiêng liêng. Điều đáng tiếc là Bề trên Simon không nhân từ với các anh em thuộc hạ như ngài nhân từ với thánh nữ. Ngài nghiêm khắc trong khi điều hành Tu viện, muốn mọi chuyện đã sắp đặt phải xảy ra đâu vào đó như ý ngài, ngài quên bài học của Thầy Chí thánh dạy gương hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Sau khi cha Bề trên qua đời, thánh nữ Lutgarda sốt sắng cầu nguyện và làm việc lành chỉ cho ngài. Cha Bề trên được hiện về với thánh nữ cho biết mình phải phạt trong Luyện ngục 40 năm. Hân hạnh cho ngài, bởi có thánh nữ Lutgarda đại lượng đã gia tăng gấp đôi lời cầu nguyện và việc lành xin Chúa tha thứ cho Bề trên Simon. Thánh nữ đã cầu nguyện cho tới khi thấy ngài về Thiên đàng.

Cậy nhờ lòng thương xót vô cùng của Chúa, lòng từ tâm rộng mở của Đức Mẹ, sự cầu bầu của các Thánh, ta hãy cứu giúp các linh hồn, và hãy tự lo cứu giúp chính chúng ta khi còn thời giờ, hơn là chờ khi nằm xuống mới trông vào anh em, con cháu. Họ còn sống đấy, nhưng mọi người một việc và có trăm điều phải lo phải sắm, họ có nhớ tới kẻ đã chết để mà cứu vớt hay không? Đó chỉ là điều phụ thuộc đối với họ.

Muốn sớm chấm dứt thời giờ đau khổ, nhưng lúc này không phải là lúc đền tội lập công như khi còn sống. Linh hồn Luyện ngục chịu đau khổ mà không được tính công nghiệp gì. Đau khổ mà không cứu được mình, và phải ở đó cho tới khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,26).

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-135: Nên Rửa tội cho trẻ em hay không?


07/11/2012 Lm. Giuse M. Kim Ngân, CMC

 

Sau mấy tháng trời, câu truyện hồn của bé Tư về nhập vào chị Năm xem như im ắng vì nghe rằng 2/11-135


Sau mấy tháng trời, câu truyện hồn của bé Tư về nhập vào chị Năm xem như im ắng vì nghe rằng bé Tư đã hoàn thành nhiệm vụ rồi. Tôi cũng tò mò xem câu truyện như thế nào, vì trước đấy, tôi chỉ nghe qua Cha Phạm Ngọc Liên, CMC hoặc Thầy Trần Trung Thần, CMC kể lại, nên cũng muốn hiểu rõ câu truyện hơn. Chiều hôm ấy trên con đường từ Saigon về, đi qua ngã tư Bình Phước, tôi ghé chiếc Honda vào một quán nước dừa, đối diện với chiếc nhà lá của anh chị Năm, nằm ngay phía bên kia đường, đó là xa lộ Đại Hàn.

Câu chuyện của gia đình anh chị Năm và bé Tư được các anh trực tiếp trong câu chuyện cho biết:

” Trong gia đình, Bé Tư là chị, chị Năm là em. Bé Tư, năm ấy quãng 3 tuổi, một hôm không biết chơi giỡn thế nào mà té xuống mương ở gần nhà và chết đuối.
Sau khi chết, Bé Tư thương chị Năm nhiều, nên sau khi chị Năm lập gia đình, nhưng rất nghèo khó. Ngôi nhà lá của anh chị ấy gọi là một cái lều thì đúng hơn. Vào nhiều buổi sáng, bé Tư thường nhập vào chị Năm để chỉ cho anh Năm biết những nơi nào bán trái cây rẻ để anh Năm tới đó mua lại. Khi đi, chị Năm và bé Tư đạp xe đi trước, và bảo anh Năm đạp xe theo sau, tới chỗ mà người ta đang đào khoai hoặc bẻ bắp, . . . để anh Tư có thể mua lại rồi đem ra chợ bán lấy chút tiền lời sống qua ngày.

Chị Năm là người bên lương, anh Năm là người đạo Công giáo, nhưng khi lấy chị Năm, anh đã không có phép chuẩn để lấy chị Năm, ngược lại từ ngày sống với chị Năm, anh Năm cũng bỏ đạo luôn. Bé Tư đã nói với anh Năm là phải đưa chị Năm tới gặp một linh mục Công giáo để ngài giúp cho chị Năm trở lại đạo Công giáo và xin ngài hợp thức hóa cho anh chị Năm. Vì thế, anh Năm đã đưa chị Năm tới với cha Vũ Long Toàn, CMC, Cha xứ Châu Bình để xin giúp cho chị Năm nhập đạo Chúa và hợp thức hóa hôn nhân theo luật đạo.
Khi được hỏi tại sao mà Chúa đã thương anh chị Năm như thế: vì đã cho bé Tư về giúp đỡ kinh tế của gia đình mà còn giúp anh chị trở lại đạo Công giáo, anh Năm đã trả lời: “Đó là hồng ân của Đức Mẹ, vì con vẫn có lòng tôn kính Đức Mẹ và vẫn còn giữ một mẫu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.”

. . . . Quán bán nước dừa chiều nay cũng vắng khách. Bà chủ đã chặt một trái dừa, rót ra ly và đưa cho tôi. Sự thực thì lúc ấy tôi chẳng khát nước gì, mà cũng chẳng vì thèm ly nước dừa mà ghé vào quán, nhưng để nhờ ly nước dừa để tìm hiểu về câu chuyện bé Tư như thế nào. Tôi cất tiếng hỏi bà bán hàng:

– Chào bà, bà có biết ở đây có một linh hồn nào hiện về không?
– Có, bé Tư về nhập vào chị Năm. Nhà ở bên kia đường kìa.
– Lâu nay bé Tư có còn nhập vào chị Năm không?
– Không? Vì anh chị Năm đã trở lại đạo Công giáo rồi, nên bé Tư không về nữa.
– Vậy khi bé Từ về như vậy có câu chuyện gì hay bà kể cho tôi nghe?

– Có nhiều chuyện lắm, ông. Khi bé Tư về như vậy thì anh Năm hỏi bé Tư là bé Tư hiện đang ở đâu? Có bị khổ không? . . .

– Bé Tư nói bé Tư không bị khổ, cả ngày chơi vui với những đứa trẻ bé như bé Tư, và bé Tư sống quanh quẩn chung quanh nhà của anh chị Năm. Thỉnh thoảng cũng có những ông lớn ở trên trời xuống dậy bé Tư cùng các em bé như bé Tư. Khi hỏi bé Tư có nhìn thấy quỉ không. Bé Tư trả lời là có nhìn thấy quỉ và chúng đông lắm.

(Bé Tư chết khi còn nhỏ và cha mẹ là người bên lương nên bé không biết các danh từ của đạo Công Giáo, nên có thể “các ông lớn ở trên trời” xuống dạy cho bé Tư và các đồng bạn của bé Tư có thể là các thiên thần ở trên trời xuống (?). Khi nói về ma quỉ thì bé Tư nói nó đông lắm và đi lại như bộ đội, vì sau năm 1975 thì miền Nam tràn ngập bộ đội VC).

Bà chủ quán kể tiếp:

– Tôi có một người con chết lúc 2 tuổi rưỡi. Cũng té xuống mương mà chết. Tôi hỏi bé Tư là con tôi bây giờ ở đâu thì bé Tư trả lời: “Con bà ở với tụi cháu. Cũng ở chung quanh nhà bà, nhưng không được lên trời.”

Anh chị Năm cũng có một đứa con bị bệnh mà chết. Anh Năm hỏi bé Tư con anh chị Năm hiện giờ ở đâu? Bé Tư trả lời:

– “Con anh chị Năm đã được lên trời, vì trước khi con anh chị Năm chết thì anh Năm đã “đổ nước” cho nó, nên nó được lên trời.”

(Khi nghe nói con anh chị Năm được lên trời vì nó đã được đổ nước, tôi nghĩ ngay là, mặc dầu anh Năm không còn sống đạo nữa, nhưng thấy đứa con của anh gần chết cũng còn nhớ làm phép Rửa Tội cho nó, nên nó được lên Thiên Đàng). Tôi ngắt lời bà:

– Con anh chị Năm được lên trời vì anh Năm đã đổ nước cho nó, nghĩa là anh Năm đã làm cái nghi thức gia nhập đạo Công giáo cho nó. Nó trở nên một người Công giáo, nên nó được lên trời.

Bà chủ hàng quán kể tiếp:

– Còn bà mẹ chồng tôi cũng chết cách đây 6 tháng. Tôi hỏi bé Tư là bà mẹ chồng tôi hiện đang ở đâu thì bé Tư trả lời:

– “Bà mẹ chồng của bà bị phạt dưới một cái ngục tối tăm, bị nhiều hình khổ lắm.”

– Vậy bà có tin bà mẹ chồng bị phạt dưới cái ngục tối ấy không?

– Tôi tin như vậy, vì bà mẹ chồng của tôi sống ác đức lắm, nên Trời phạt.

Tôi ngắt tiếp lời bà:

– Bà mẹ chồng bị phạt dưới cái ngục tối đầy hình phạt ấy người Công Giáo chúng tôi gọi là hỏa ngục. Nơi dành để phạt những người làm những việc tội lỗi mà không ăn năn sám hối xin Trời tha. Tôi khuyên bà nên trở lại đạo Công giáo. Con anh chị Năm vì được đổ nước để gia nhập đạo Công giáo nên con anh chị Năm được lên trời, còn người con của bà vì không gia nhập đạo Công giáo nên không được lên trời. Mặc dù con bà không có tội lỗi gì nhưng vì không là người Công Giáo nên không được lên trời. Bé Tư cũng chẳng có tội gì nhưng vì không là người Công giáo cũng không được lên trời. Bà nên trở lại đạo Công Giáo để được lên trời. Tôi nói thật, ngay bà mẹ chồng của bà nếu khi còn sống mà bà ấy trở lại đạo Công giáo, chịu đổ nước, nghĩa là xin Thiên Chúa thanh tẩy sạch các tội lỗi thì cũng được lên trời. Bà trở lại đạo Công giáo đi.

Bà đáp lại:

– Ông bà cha mẹ tôi đã theo đạo Phật nên tôi không thể bỏ đạo Phật được, đạo của ông bà tôi.

Nghe bà trả lời chối từ, tôi cũng hơi buồn và thương hại cho bà.

Fr. Joseph M. Kim Ngân, CMC

-----------------------

 

2/11-136: Linh Hồn Cằn Cỗi


07/11/2012 Tuyết Mai

 

Ai trong chúng ta cảm thấy hay nhận thấy mình thuộc loại Linh Hồn cằn cỗi?. Ai trong chúng ta 2/11-136


Ai trong chúng ta cảm thấy hay nhận thấy mình thuộc loại Linh Hồn cằn cỗi?. Ai trong chúng ta từng thấy những cây cổ thụ già sống hằng trăm tuổi? Hoặc thấy những căn nhà cũ kỹ bị bỏ phế hoang tàng và mục nát theo thời gian?.
Cây cằn cỗi tới độ chúng bị nứt đôi nứt ba ra, rễ cây chúng to lồi cả lên trên hẳn mặt đất, chỉ cần một cơn lốc chúng sẽ tróc rễ mà bay theo cơn lốc gió. Còn nhà hoang tàn mục nát cũng chỉ cần một cơn động đất nhỏ cũng đủ để làm chúng sập mà không còn hòn gạch nào trên hòn gạch nào. Ai trong chúng ta cảm thấy Linh Hồn sống đời của chúng ta nó giống như hai ví dụ trên?.

Rồi thì chúng ta sẽ làm gì đối với cái cây già cằn cỗi ấy? Có muốn làm cho cây 100 tuổi nó sống lại và sống dồi dào hơn không?. Có ai muốn được để sửa chữa căn nhà mối mọt bị gặm nhấm ấy cho tươm tất, để nó có thể che mưa che nắng. Cột được thay mới, vách mới để chúng ta có thể tạm trú thêm một thời gian không biết là bao lâu?.

Vâng, mọi thứ đều có thể sửa chữa được thưa anh chị em! Chỉ cần điều duy nhất là chúng ta “muốn” mà thôi! Và hẳn Chúa rất hiểu rõ cái bản ngã con người của chúng ta. Chúa hiểu, cộng lòng nhân từ, lòng độ lượng, và rất khoan dung của Người nên Người luôn cho chúng ta có cơ hội để làm lại từ đầu, để lập công, và tu đức ngay cả ở hơi thở cuối cùng cho cuộc đời của chúng ta.

Nhân tháng 11 cầu cho các Linh Hồn, ta cũng nên nhớ Linh Hồn quý báu của mình đặt trên hết mọi sự, vì một Linh Hồn lành mạnh sẽ luôn mãi có thể còn làm được rất nhiều việc cho Chúa và cho tha nhân. Cũng như là sự nhắc nhở ta nên yêu ta trước, rồi mới đến gia đình, và anh chị em lân cận được. Nếu không thì ta chỉ muốn làm cho cái “ta” nó được nổi, được tiếng để trục lợi, và lợi dụng Danh Thiên Chúa để ta được hưởng thụ cho một mình ta.

Lợi dụng tháng 11 này để nhắc nhở cho hết thảy chúng ta biết luôn nuôi dưỡng Linh Hồn sống đời của mình được tốt tươi, tốt lành, muốn trở thành con cái đích thực của Chúa. Đem lợi ích cho Linh Hồn còn sống cũng như qua đời hiện đang sống trong Luyện Ngục, rất cần lời cầu nguyện liên lỉ của chúng ta.

Việc cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, và mọi việc chúng ta làm có tính cách hướng thiện, đều tốt lành và rất hữu ích cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục. Do đó có hữu ích không trong tháng 11 này chúng ta cũng được nhắc nhở để cầu nguyện cho Linh Hồn của chính mình, và của cả gia đình. Xét xem ta có thể làm gì hơn để giúp cho Linh Hồn nơi Luyện Ngục đang bị cô đơn sầu khổ, tê liệt, tật nguyền, không còn có thể làm được gì cho chính họ.

Có đáng thương không cho những Linh Hồn mồ côi không có được một ai nghĩ đến họ?. Có đáng thương không cho những Linh Hồn mà khi còn sống họ chỉ biết nghĩ cho riêng họ, chẳng qua vì họ cũng chỉ vì chạy theo những gì trần gian mời gọi và họ đã đáp lại sự mời gọi vô cùng hấp dẫn đó!. Cũng vì chạy theo những đam mê của trần gian nên họ đã gian dối và lừa gạt, hãm hại, và giết chết nhau.

Cũng vì chạy theo những của cải chóng qua, chóng teng sét, và mối mọt nên họ đã bỏ quên Chúa mà quay qua thờ quỷ ma. Tin vào những mê tín, dị đoan, và bói toán. Thay vì Tin vào Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng, Người làm chủ của mọi loài trên Trời và dưới đất, ngay cả sự sống của con người ngay tại đời này và ở cả đời sau. Có thương tiếc lắm thay vì chúng ta cứ nghĩ rằng sẽ không có ngày mai và sự chết chỉ có thể xẩy đến cho ai đó chứ không đến với mình?.

Ấy sự suy nghĩ này hà tất là của những con người họ có nhiều Của! Vì có Của nhiều nên họ mới phải lo cất giữ và bảo toàn nó cho khỏi bị mất cắp. Đáng thương cho Linh Hồn ta là ở chỗ đấy! Vì có phải đời luôn dậy chúng ta rằng “có ai giầu ba họ, có ai khó ba đời”, “đời là cơn gió thoảng”, hay “như hoa sớm nở tối tàn”, v.v…. Ai lại không hiểu rằng trên trần gian này không có loại thuốc nào để được “trường sinh bất tử” cả!.

Lậy Mẹ Mân Côi, Mẹ Maria! Giúp chúng con trong tháng 11 này được siêng năng trong kinh nguyện. Siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Siêng năng làm việc để tạo nhiều phúc đức. Ăn chay, hãm mình, làm những việc thật nhỏ thôi để xin dâng lên cho Chúa Mẹ với ý chỉ cầu xin cho gia đình và thế giới được sống trong an bình. Con người bớt khổ nghèo, bớt bị bệnh tật hoành hành trong thân xác. Giáo Hội Chúa thêm nhiều Thợ Gặt tốt lành, người người biết thương yêu nhau và sau cùng là xin Mẹ Maria thương ban cho hết thảy Linh Hồn con cái Mẹ trong Luyện Ngục sớm được về Trời hưởng Nhan Thánh Chúa, sống hạnh phúc muôn đời. Amen.
Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai
(11-06-12)


-----------------------

 

2/11-137: Linh Hồn Nóng Lòng Chờ Người Yêu


08/11/2012 Tuyết Mai

 

Trên đời tôi thiết nghĩ có rất nhiều người trải qua chuyện tình sử của đời mình đẹp như trong mộng 2/11-137


Trên đời tôi thiết nghĩ có rất nhiều người trải qua chuyện tình sử của đời mình đẹp như trong mộng cũng có, bi thương ai oán cũng có. Đến với nhau được trong sự thoải mái dễ dàng cũng có, hay đoạn tuyệt một mối tình trong tiếc nuối trong luyến thương cũng có, dù là già hay trẻ thưa có phải?. Ở đây tôi chỉ muốn mượn đề tài nóng lòng chờ người yêu là để cho ta dễ dàng cảm nhận sự chờ đợi ấy “nó” như thế nào?. Để chúng ta hiểu được và thông cảm được cho tất cả Linh Hồn anh chị em của chúng ta đang sống trong Luyện Ngục và họ đang vô cùng đau khổ. Vì muốn, vì khao khát được nhanh chóng lên Trời diện kiến Thiên Chúa và được ở lại cùng Người. Là Đấng mà không một Linh Hồn nào lại dại khờ muốn chối từ để được sống trong Nhà của Người.

Trước khi ta đến Luyện Ngục thì không một Linh Hồn nào lại không được diện kiến Thiên Chúa một lần duy nhất. Bởi lý do được diện kiến Người mà tất cả mọi Linh Hồn đều quá đau khổ, chịu đựng mọi hình phạt, nhưng cái đau đớn nhất vẫn là sự nóng lòng chờ Người Yêu (là Thiên Chúa chúng ta). Chờ đợi được có ngày hưởng phúc vinh cùng Thiên Chúa trên Nhà Cha trên Trời. Linh Hồn nào khi còn sống trên thế gian làm nhiều việc lành phúc đức thì sự cứu xét để được có giấy thông hành và giấy cho đi xuất ngoại sẽ được bảo đảm nhanh chóng hơn. Còn những Linh Hồn nào khi còn sống gieo họa nhiều hơn làm phúc cho anh chị em mình, thì cái ngày được trùng phùng cùng Thiên Chúa “nó” sẽ xa vời biết bao, thưa anh chị em!.

Tuy dù khi ta còn ở trên trần gian ít có ai hiểu được tường tận cách thức giúp cho chúng ta Con Đường Về Trời cách đúng nhất hay hữu hiệu nhất!?. Nhưng có phải Chúa Giêsu đã sinh hạ xuống trần gian là để dậy dỗ, củng cố, và cho chúng ta thật nhiều cơ hội biết trước được Nước Trời trong tất cả Lời của Ngài và Gương Sống của Ngài?. Và không gì mạnh Tin cho bằng là Sự Sống Lại của Chúa Giêsu. Đại khái những bài học Nước Trời của Thầy Giêsu dậy dỗ người đời chúng ta thì không gì trên trần gian này có thể sánh ví cho bằng. Do đó muốn được lên ấy không phải là chuyện dễ dàng nhưng không vì thế mà Ngài làm cho chúng ta ra nản lòng.

Bởi có phải chuyện gì nó cũng có giá của nó? Trên trần gian nếu chúng ta muốn có bằng cấp cao trong bất cứ ngành nghề gì thì ta cũng phải tìm cho được đúng trường và điều kiện phải là trường học đó giỏi và có tiếng. Đã tìm được đúng trường thì sau đó ta chỉ cần bỏ công sức và hết tâm trí để lo học hành và chờ đến ngày được Áo Mũ Ra Trường, thưa có phải??. Ngược lại nếu chúng ta muốn tìm được Con Đường Về Trời, thiết tưởng chúng ta cũng nên sớm tìm hiểu để đạt được ước nguyện như sự mong đợi.

Công nhận rằng con đường nào thì cũng dẫn chúng ta tới La Mã, nhưng ăn thua chúng ta mượn phương tiện nào để dẫn chúng ta đến được La Mã mà thôi!. Trên Trời thì chúng ta không sợ ai lên chậm phải uống nước đục, nhưng vì thời gian của mỗi con người chúng ta là một sự rất huyền nhiệm mà không một ai biết trước ta sẽ sống được bao lâu trên trần gian này. Thưa đây mới là vấn đề rất quan trong để một con người có thể chuẩn bị cho chính mình Nơi chúng ta muốn đến!.

Theo tôi thấy và nhận biết thì Trường Học về Nước Trời (about heaven) thì chúng ta hãy tìm chạy đến cùng Đức Mẹ Maria Mẹ Mân côi của chúng ta, bảo đảm Mẹ sẽ giúp đưa chúng ta đến đúng trường qua Chúa Thánh Linh và nhờ Chúa Thánh Linh dậy dỗ và chỉ bảo. Nhưng điều rõ ràng nhất là Trần Gian và Thiên Đàng là hai nơi không bao giờ gặp được nhau vì nó là hai con đường đi song song. Hễ muốn tìm được Nước Trời thì ta phải học cách từ bỏ mọi sự gì mà trần gian ban phát hay luôn gọi mời. Giản dị có thế và không gì là khó hiểu cả!. Sự lựa chọn này thì không khác mấy với một anh chàng đang đứng trước ngã ba đường để anh sẽ chọn ai và sẽ bỏ ai, để cho anh chọn cưới làm vợ??.

Vì danh nghĩa Vợ thì anh phải có trách nhiệm và bổn phận lo và bảo bọc cho vợ anh cho đến hết cả cuộc đời của anh. Nên anh tốn biết bao nhiêu đêm trường thức trắng, vắt tay lên trán để suy nghĩ về chuyện hệ trọng của đời anh, là lẽ tất nhiên thôi. Sự so sánh này thưa có rõ ràng lắm không là con người ai muốn chọn Chúa thì ngay bây giờ ta phải tập cuộc sống từ bỏ, sống nghèo, không tham lam, sống thờ phượng Chúa và yêu người như yêu chính mình. Luật Chúa và Lời Chúa ta phải thi hành vì thời gian rất có hạn. Vì tận thế cũng sẽ tuần tự xẩy đến cho từng người chúng ta, khác cách thức, và sự Ra Đi không ai sẽ giống ai.

Còn những ai chọn Trần Gian thì cơ hội Về Trời là chuyện không ai muốn đặt vấn đề? Nhưng nếu chúng ta đã là con cái của Chúa qua bí tích Rửa Tội thì Thiên Chúa Người cũng tìm cách và tìm cơ hội để đưa chúng ta trở về Đường thẳng Nẻo ngay. Trong giai đoạn của một đời người Thiên Chúa sẽ tìm đúng lúc mà đến Nhà Tâm Hồn chúng ta để gõ cửa. Hy vọng chúng ta hết thảy mau mắn mà mở cửa mời Người vào nhà mà đừng có ý xua đuổi Người ra vì đâu biết chừng cơ hội ấy chỉ đến với ta chỉ một lần trong đời?.

Nhân tháng 11 Cầu cho các Linh Hồn xin được nhắc nhở hết thảy mọi người tìm đọc những mẩu chuyện kể về Linh Hồn đang sống trong Luyện Ngục để mở mang trí hiểu biết mà chuẩn bị sớm cho Nơi chúng ta sẽ lần lượt đến đó là Luyện Ngục. Vâng, điều mà không bao giờ phí thời gian, công sức hay sai là chúng ta hãy siêng năng chạy đến cùng Mẹ Maria Mẹ Mân Côi của chúng ta.

Lậy xin Mẹ Maria, giúp chúng con đừng lãng phí thời gian trên thế gian này mà bỏ đi cả một kho tàng vô giá đang chờ đợi con cái của Mẹ là Nước Thiên Đàng. Mà Linh Hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được. Nhưng quan trọng nhất cho một Linh Hồn sống đời là nóng lòng chờ được sum họp với Người Yêu của mình (là Thiên Chúa chúng ta) mới có thể làm cho một Linh Hồn được ngụp lặn trong sung sướng, trong đam mê, trong sự chiêm ngắm mãi không bao giờ mỏi mắt của một Thiên Chúa rất là thiện hảo vô cùng. Amen.

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(11-07-12)


-----------------------

 

2/11-138: Thời Điểm Những Ngôi Nhà Ma Ám


08/11/2012 Cố Lm. Trần Cao Tường

 

Cuộc đời mình cũng đang vụt qua mau,Với bao đỉnh cao và tô vẽ thêm chất chồng thành tích. 2/11-138


Cuộc đời mình cũng đang vụt qua mau,
Với bao đỉnh cao và tô vẽ thêm chất chồng thành tích.
Một trăm năm nữa nhìn lại con đường xưa ta đi
Cũng chỉ thấy bồng bềnh vài cụm mây trắng bay bay.


THỬ ĐI GẶP MA

Có ma thật không? Tin hay không tin thì xin mời đến một trong hai ngàn ngôi nhà ma ám có địa chỉ đàng hoàng do William Hauck thu thập trên toàn nước Mỹ, và xuất bản thành cuốn Những Nơi Ma Ám: Sách Hướng Dẫn Về Ma Tới Những Nơi Xẩy Ra Những Hiện Tượng Lạ Thường Trên 50 Tiểu Bang Nước Mỹ (Haunted Places: A Ghostly Guidebook to Sites of Supernatural Phenomena in all 50 States). Ðây là những nhà ma có thật chứ không phải những nhà tạo ra để kiếm tiền trẻ em dịp Halloween.

Nguyên ở New Orleans cũng có tới cả chục ngôi nhà ma. Tại địa chỉ 1113 đường Chartres đối diện với nhà dòng Ursuline cũ, lâu lâu người ta thấy hồn tướng Beauregard đi lại điều khiển trận đánh Shiloh với quân quốc rầm rập. Ðây là địa điểm xảy ra trận đánh nhau chết nhiều người trước kia có ghi lại trong lịch sử.

Ở ngôi nhà ma số 1447 đường Constance thì thấy hai người lính nét mặt ủ rũ nhợt nhạt đi lại và hát nghêu ngao. Người ta kể lại câu chuyện về hai người lính này vốn là hai người giữ kho thời nội chiến Bắc Nam. Một hôm bị phát giác phạm tội biển thủ lớn nên phải ra tòa án quân sự lãnh án tử hình. Ðêm đó hai tên liền rủ nhau kề súng vào nhau mà bắn để cùng chết một lúc.

Hiện tượng thật lạ là ma Hermann Grima ở số nhà 820 đường St Louis không hề phá phách làm ai sợ sệt, nhưng thường tỏa mùi hoa hồng thơm dịu; trời lạnh thì sưởi ấm cho nhà. Nhưng bọn ma LaLaurie Hona ở 1140 đường Royal thì ồn ào động đạc quá sức: chúng là hồn những người nô lệ bị hành hạ trước kia chết ở đây.

Ở ngôi nhà ma Garlette-LePretre ở đường Dauphine thì thường thấy hồn của cặp vợ chồng người Thổ Nhĩ Kỳ bị giết. Và còn nhiều địa chỉ khác nữa như ma Vodoo Queen Marie Lavean ở số 1020 đường St Ann; Ma ở nghĩa địa St Louis I, St Louis II, ma ở 514 đường Chartres; ma ở 739 đường Bourbon v.v.

Mà muốn trải qua kinh nghiệm gặp ma trong tuần này thì xin đến nhà hai nhạc sĩ ở đường Magazine. Larry Jones, 38 tuổi, chơi kèn hắc tiêu và William Moore, 42 tuổi, chơi đàn dương cầm. Hai người mua ngôi nhà này từ bẩy năm qua. Ngay hôm chuyển vào nhà thì hai người đều gặp hồn ma đứng ở hành lang chào đón. Ðó là một người đàn ông trung tuổi, nét mặt rất buồn, chằm chằm nhìn vào hai người, nhưng không có tính cách đe dọa, lúc biến đi để lại mùi hoa hồng thơm dịu. Ma này vẫn thường xuyên xuất hiện trong nhà như thế nhưng không phá phách làm hại gì cả nên hai chàng nhạc sĩ sống riết rồi cũng quen. Ðược hỏi không sợ ma à, thì hai chàng trả lời tỉnh bơ rằng: thì cũng như chấp nhận được khí hậu ở New Orleans, lúc nóng lúc lạnh thất thường. Cái gì cũng quen cả thôi. Cứ coi là có một người thứ ba sống trong nhà.

LÀM SAO CHO HẾT MA ÁM?

Ma hiện hình, đôi khi hiền lành, đôi khi phá phách, đều có một mục đích là nhắc nhở một chuyện: tôi cần bạn giúp tôi! Có thể vì còn quá quyến luyến những người thân yêu hay của cải nhà cửa. Bác sĩ Kenneth McAll trong cuốn Tháo Cởi Dây Trói Buộc trong Dòng Họ (Healing the Family Tree, A Sheldon Press Book, 1982) đã cho biết một số trường hợp hồn người chết nhập vào những người thân còn sống hay gây ra những bệnh lạ.

Những trường hợp ma phá phách ồn ào thường là vì bị chết oan ức tức tưởi như rất nhiều truyện đã kể lại, hoặc hồn vía vẫn lẩn khuất đâu đây vì còn vướng mắc ràng buộc điều gì mà chưa được siêu thoát. Truyện một số tàu hay máy bay bị mất tích không để lại một dấu vết gì ở Tam Giác Bermuda ngoài khơi Florida vẫn là một điều huyền bí. Bác sĩ Kenneth McAll nghiên cứu nguyên nhân thì khám phá ra chi tiết đã được ghi nhận về những chiếc tàu buôn nô lệ từ Phi Châu qua Mỹ. Ðã có khoảng hai triệu người Da Ðen bị bắt đưa đi bán làm nô lệ. Phim Roots của Haley cũng kể lại chuyện này. Rất nhiều nô lệ đã bị vất xuống biển cho chết trước khi tàu vào Mỹ. Có thể vì những người nô lệ đã quá bệnh và yếu, nhưng vì một điều không ai ngờ là “những tay buôn thường thu được nhiều tiền qua bảo hiểm vì những nô lệ bị mất tích hơn là được bán trực tiếp vào Virginia” (Kenneth McAll, trang 60 sách trên).

Chính bác sĩ Kenneth McAll đã cho biết qua kinh nghiệm về 65 trường hợp trừ được ma ám qua lời cầu nguyện và thánh lễ. Ông kể về một nhà ma ám ở miền Nam nước Anh, cứ nửa đêm là có tiếng động và la hét. Ông đã áp dụng hai điều trên đây thì tự nhiên hết. Ngay trong trường hợp Tam Giác Bermuda từ ngày phát giác ra oan hồn những nô lệ bị vất xuống biển, thì đã có rất nhiều thánh lễ được dâng để xin ơn siêu thoát, và từ năm 1977 tới nay không nghe nói về những trường hợp tàu hay máy bay bị mất tích ở vùng này nữa. Linh mục dòng Biển Ðức chuyên môn về trừ quỉ là Dom Robert Petitpierre đã luôn áp dụng bốn bước rất truyền thống trong đạo Chúa để giải thoát ma ám:

Bước 1: Dùng nước thánh để xua đuổi mọi hồn ma ám ảnh trong phòng.
Bước 2: Dâng thánh lễ với ý cầu nguyện cho người chết có hồn ma đó. Trong trường hợp người chết còn quyến luyến chưa dứt bỏ được thì đây là lúc gia đình bằng lòng phó dâng để cho người đó ra đi bình an.
Bước 3: Làm phép toàn thể khu nhà và các phòng.
Bước 4: Dâng một thánh lễ kính vị thánh bổn mạng hay các thiên thần và tạ ơn Chúa, phó dâng mọi sự trong tay Chúa.

TIN VUI GỬI NGƯỜI SỢ THÀNH MA ÐÓI

Dịp đầu tháng 11 ở Mỹ trẻ em có thói chơi trò Ma Ðói. Chúng hóa trang thành những con ma với hình dáng ghê sợ khủng khiếp đi từng đàn lang thang xin ăn với lời đe dọa: cho ăn hoặc là bị phá!

Trò chơi này đã trở thành phổ thông đúng là một thời điểm cho tâm trạng con người ngày nay. Trong thâm tâm nhiều người mang mặc cảm tội lỗi khó được siêu thoát mà phải bị “giam hãm” thành những con ma đói. Bởi vì người ta đã phí phạm đời sống, đã chẳng chuẩn bị mang theo gì về đời sau mà xây nhà vĩnh cửu.

Nhìn kỹ và phân tích chất máu con người thời đại, người ta ngỡ ngàng nhận ra khuynh hướng vơ vào hơn là cho ra, lo vun quén cho lợi tức gia tăng, cho những tiêu sài mua sắm. Những từ như hy sinh quên mình, cho đi… hầu như thiếu vắng trong ngôn ngữ thông thường. Và như vậy, con người càng ngày càng trở thành ích kỷ hơn ra chăng?

Có thể vì “trí nhớ ngắn” chẳng nghĩ kịp tới chuyện một ngày gần đây mình cũng sẽ chết. “Con người là con vật kinh tế” mà. Chết như vậy là hết theo nghĩa duy vật và duy con vật. Ra sức mà làm cho mình và người khác ra như vậy mà lại lớn tiếng hô hoán là cổ võ nhân bản mới lạ! Thân xác mình có thể chỉ là một bị thịt bầy nhầy những đam mê dục vọng hay những nhu cầu ăn uống của động vật tính. Cuộc sống không còn lấy một phút an tĩnh để hướng về tâm linh, mà chỉ còn biết vật lộn với những nhu cầu vật chất.

Người đàn bà góa và nghèo trong Tin Vui hôm nay đã biết “đầu tư” một trương mục đường dài, đã biết bỏ vào đó tất cả những gì mình có, để sẵn của mà nuôi hồn chứ không muốn trở thành con ma đói!

Tháng 11 là tháng dừng chân nhìn xa hơn và cao hơn lên một chút, nhìn về đời sau: tôi sẽ đi về đâu sau một quảng ngắn ngủi trên cuộc sống trần gian này? Một bia mộ trong một nghĩa trang đã khắc mấy hàng chữ tóm lược tất cả mọi sinh hoạt cuộc sống trong mấy chục năm trời xoay xở nhớn nhác thu góp tích trữ như thế này:

Những gì tôi đã tích trữ nay không còn nữa.
Những gì tôi đã mua sắm ngay người khác sài.
Những gì tôi đã cho đi nay là của tôi.


Hôm nay con ngồi nhìn lại cuộc sống của mình từ lúc vào đời. Chắc chắn có một ngày mình cũng sẽ chết. Thân xác này sẽ bị hủy hoại thối rữa trong ba ngày hay một thời gian ngắn. Mình sẽ tự hỏi: Những gì còn lại để mang theo vào thế giới bên kia mà xây cho mình một ngôi nhà vĩnh cửu có Ðấng Hằng Sống hằng ngự trị?
Cuộc sống mình càng lo bon chen vơ vét càng thêm đầy đặc đến ngột ngạt căng thẳng mà mãi không thỏa! Lúc này mới thấy cần thiết phải dừng chân dành cho mình một khoảng trống để nhìn lại chính mình mà cất lời trần tình theo lời thơ Nguyễn Trùng Khánh:

Soi gương nhìn lại chính mình
Men say đã thấm nhuộm tình đời cay
Giật mình lạ lẫm thân gầy
Ô hay có phải ta đây không kìa?
Kiếp ngắn dài, một mộ bia
Xoay vần cát bụi ngày lìa dương gian.
Dừng chân đếm túi hành trang
Những gì còn lại chuỗi vàng lời kinh.


Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường 
(từ tác phẩm Vũ Khúc Thăng Ca, Thời Điểm xuất bản)


-----------------------

 

2/11-139: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình


09/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Chúa Giêsu đã phán: “Hãy dùng tiền của vô nghĩa mà mua chuộc bạn bè, để khi ngươi hết 2/11-139


Chúa Giêsu đã phán: “Hãy dùng tiền của vô nghĩa mà mua chuộc bạn bè, để khi ngươi hết của, họ sẽ đón ngươi vào nơi ở muôn đời” (Lc 16,9).

* Thánh Anphongsô cũng dạy: “Ai cứu giúp các linh hồn Luyện ngục là những con cái rất thân thương của Chúa, người ấy có thể tin tưởng rằng mình sẽ được cứu rỗi, bởi nếu một linh hồn được giải thoát nhờ lời cầu nguyện và các việc lành của ai, linh hồn được cứu sẽ cầu nguyện không ngừng cho người đã cứu mình, và Chúa sẽ không từ chối lời cầu xin của bạn thân thiết Người”.

1. Các linh hồn cầu bầu cho các ân nhân trước mặt Chúa.
2. Các linh hồn giúp đỡ các ân nhân trong công việc làm ăn đời này.
3. Các linh hồn biết ơn các ân nhân bằng cách giúp phần rỗi đời đời.
4. Các linh hồn giúp đỡ các ân nhân khi họ qua đời và trước tòa Chúa phán xét.

Các nhà thần học như Gregoriô, Valencia, Berlaminô, Suarez, Sylviô, và nhiều vị khác đồng ý rằng các linh hồn Luyện ngục cầu bầu cho các tín hữu cách chung, nhưng cầu bầu cho những ân nhân và thân nhân mình còn sống trên trần gian  cách riêng.

* Thánh nữ Magarita thành Cortona có lòng thương các linh hồn Luyện ngục lắm. Trong truyện đời thánh nữ, người ta kể rằng: Sau khi qua đời, thánh nữ đã thấy vô số linh hồn mà người đã cứu khỏi Luyện ngục đã mặc hình người đón linh hồn thánh nữ vào thiên quốc.

* Thánh Philip Nêri cũng được nhiều linh hồn con thiêng liêng người hiện ra với người sau khi họ qua đời, hoặc để xin người cầu nguyện, hoặc để cảm ơn người đã cứu giúp. Khi thánh nhân qua đời, một linh mục dòng người được thấy vô số linh hồn đến vây quanh và đưa người vào Thiên đàng.

* Cha Lacordaire, một Linh mục nổi tiếng nước Pháp kể truyện sau đây trong cuốn sách Các Bài giảng về linh hồn bất tử:

Một hoàng tử vô thần người Ba lan đã viết xong một quyển sách chống vấn đề linh hồn bất tử . Hoàng tử sắp cho in ra. Ngày kia, ông đang đi bộ trong công viên, một phụ nữ chạy tới qùi xuống chân ông khóc lóc: “Lạy hoàng tử, chồng tôi chết mấy ngày nay, có lễ linh hồn ông ta đang ở dưới Luyện ngục đau khổ, nhưng tôi nghèo không có lấy một đồng để xin lễ cho linh hồn chồng tôi, xin hoàng tử giúp tôi để tôi giúp lại chồng”. 

Dù không tin có đời sau, hoàng tử cũng mủi lòng và đưa cho bà ta một đồng tiền vàng ông đem theo mình. Người đàn bà mau mắn  chạy đến nhà thờ xin lễ cho chồng. Ba hôm sau, vào buổi chiều, hoàng tử đang ngồi nghỉ trong phòng đọc sách vắng vẻ, bận bịu sửa chữa lần chót quyển sách nói trên, bỗng ông nghe có tiếng động đậy, vội nhìn chung quanh, ông đã thấy sừng sừng trước mặt một người ăn vận kiểu nhà quê đang đứng đó. Ngạc nhiên và tức giận, sao lại có người nhà quê vào phòng lúc này khi ông chưa cho phép. Ông đứng dậy đuổi đi ngay. Người nhà quê biến mất. Hoàng tử gọi các tôi tớ đến trách mắng tại sao lại cho người nhà quê vào phòng không xin phép trước. Các tôi tớ ngạc nhiên không biết ai đã vào phòng ông. Họ quả quyết không có khách lạ vào dinh lúc này. Hoàng tử im lặng về phòng, nhưng đinh ninh rằng “Chắc chắn có người đã vào”. 

Cũng cùng giờ chiều hôm trước, khi ông ta đã quên truyện ấy, người nhà quê lại hiện ra đứng trước mặt ông không nói nửa lời. Lần này hoàng tử nổi giận quát mắng xua đuổi ra ngay. Người nhà quê lại biến mất. Hoàng tử chạy tìm quanh nhà không thấy người ấy đâu. Tôi tớ xục xạo khắp chốn nhưng không ai hiểu ra sao hết. Hoàng tử bắt đầu suy nghĩ, chờ đợi. 

Chiều hôm sau cũng giờ ấy, người nhà quê đến nữa, nhưng trước khi hoàng tử nổi nóng đuổi đi thì ông đã lên tiếng: “Thưa hoàng tử, tôi tới đây cảm ơn ngài, tôi là chồng của đàn bà nghèo khổ, ngài đã bố thí cho một đồng vàng để bà ta xin lễ cầu cho linh hồn tôi cách đây mấy bữa. Cử chỉ bác ái của ngài đẹp lòng Thiên Chúa. Chúa cho phép tôi về đây để cảm ơn hoàng tử và quả quyết với ông rằng “có đời sau”, và linh hồn người ta không chết. Hoàng tử hãy dùng ơn Chúa ban đây để lo phần rỗi đời đời của mình”. Nói xong người nhà quê biến đi. Hoàng tử đã chợt bừng tỉnh, ông quyết định không xuất bản quyển sách chống linh hồn bất tử nữa (Charity p. 298).

* Thánh nữ Catarina thành Bologna chứng thực rằng, bất cứ khi nào bà xin Chúa ơn gì, bà luôn nhờ các linh hồn Luyện ngục, và hầu như lần nào bà cũng được ơn xin. Bà thánh thêm rằng, nhiều ơn bà xin các Thánh không được, bà xin các linh hồn Luyện ngục lại được, bà nói: “Khi tôi muốn được ơn nào từ Cha nhân lành, tôi thường xin qua các linh hồn đau khổ trong Luyện ngục, và tôi thường được ơn tôi xin” (Charity p. 299).

* Đấng Đáng kính Frances Thánh Thể rất hay cứu giúp các linh hồn quả quyết rằng: Các linh hồn giúp đỡ bà trong mọi nơi nguy hiểm và cho bà biết ma quỉ đặt ra cạm bẫy để cám dỗ bà. Một linh hồn hiện ra nói rằng: “Quỉ dữ tìm mọi cách hại bà, nhưng đừng sợ, chúng tôi che chở bà”. Linh hồn khác nói rằng: “Chúng tôi cầu cho bà hằng ngày. Khi ai nhớ tới chúng tôi, chúng tôi cũng nhớ tới và cầu bầu cho họ trước mặt Chúa, nhất là chúng tôi xin cho họ được ơn trung thành phụng sự Chúa  và được ơn chết lành” (Charity p. 299).

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-140: Tràng Chuỗi Mân Côi Có Sức Mạnh Chống Lại Ma Qủy!


12/11/2012 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Bà Maria Simma chào đời năm 1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal (Vorarlberg) bên nước Áo 2/11-140


Bà Maria Simma chào đời năm 1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal (Vorarlberg) bên nước Áo. Theo chương trình THIÊN CHÚA bà nhận công tác tông đồ giúp đỡ Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Xin trích chứng từ bà nói về các mưu mô phá hoại của Satan và sức mạnh khôn lường của Tràng Chuỗi Mân Côi.
Một hôm một linh hồn hiện về với tôi và ra lệnh:
– Không nên lo lắng giúp đỡ cho linh hồn sắp đến!
Trước đó, Cha Linh Hướng ra lệnh cho tôi phải giúp đỡ mọi Linh Hồn. Tôi liền hỏi:
– Tại sao lại không giúp linh hồn này?


Nó liền trả lời:

– Bởi vì linh hồn này cần giúp đỡ bằng các đau khổ mà bà không có sức chịu đựng nổi!

Tôi đáp lại:

– Trong trường hợp này thì THIÊN CHÚA sẽ không để cho linh hồn ấy hiện về!
Nó vẫn nói:


– THIÊN CHÚA thử bà để xem bà vâng lời hay không vâng lời.

Khi tôi không chắc chắn hoặc không hiểu rõ về một điều gì đó, tôi đều khẩn cầu Đức Chúa Thánh Thần soi sáng và Ngài không bao giờ bỏ rơi tôi.

Ngay chính lúc ấy trong trí tôi bỗng nổi lên ý tưởng có lẽ đây là trò chơi của ma quỷ chăng. Tôi quyết định phản ứng ngay. Tôi ra lệnh cho nó:

– Nếu ngươi là kẻ thù, thì tôi ra lệnh cho ngươi, nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ, hãy xéo đi!

Tức khắc có tiếng rú lên và cuộc hiện ra biến mất! Tôi hiểu ngay nó là ”tên quỷ” là ”kẻ thù” xuất hiện dưới hình dáng một Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình.

… Ngày nào nơi giáo xứ chúng tôi có Thánh Lễ cầu cho những người quá cố vào lúc 9 giờ sáng thì Cha Sở sẽ cho giáo dân Rước Lễ vào lúc 7 giờ.

Một lần trong một ngày như thế tôi đến nhà thờ vào lúc 6 giờ 45 phút. Thông thường đều có 2 hay 3 người trong nhà thờ. Nhưng hôm ấy chỉ có mình tôi. Bỗng chốc tôi trông thấy cha sở xuất hiện với dáng điệu hối hả khác thường. Trong cơn hối hả, quên cả chuyện bái gối, nhưng tiến thẳng về phía tôi và nói với giọng hung hăng:

– Hôm nay bà không được Rước Lễ!

Nói xong lại hối hả ra đi và cũng quên luôn cả chuyện bái gối!

Tôi không hiểu gì ráo trọi. Tôi liền bắt đầu lần hạt Mân Côi. Một lúc sau, khoảng trước 7 giờ sáng, Cha Sở và cũng là Cha Linh Hướng của tôi, ung dung bước vào nhà thờ. Tôi thầm nghĩ:

– Mình phải đi ra ngay vì mình không được phép Rước Lễ mà trong nhà thờ lại không có ai!

Nhưng trái với các lo lắng của tôi, Cha Sở đi thẳng vào Phòng Thánh. Tôi nhìn chung quanh một lần nữa xem có người nào không. Không có ai hết! Tôi liền đi vào Phòng Thánh và hỏi Cha Sở:

– Thưa Cha, tại sao hôm nay con lại không được Rước Lễ?

Cha Sở ngạc nhiên hỏi:

– Ai nói với bà như thế?

Tôi thưa:

– Chính Cha nói với con như vậy!

Cha Sở muốn biết ai là người đã nói như thế. Tôi liền kể lại cho Cha nghe câu chuyện vừa xảy ra mấy phút trước đó. Cha Sở trấn an tôi và nói:

– Bỏ qua hết cái chuyện này. Tôi chưa hề bước chân nhà thờ. Đây chính là kẻ thù. Hãy an tâm Rước Lễ như thường lệ!

… Tại Haslen thuộc bang Appenzello bên nước Thụy Sỹ tôi có quen một bà tên là Maria Graf (1906-1964). Bà là tín hữu Công Giáo đơn sơ giản dị. Bà thường được Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA hiện ra và trao cho các sứ điệp.

Một ngày bà Maria Graf đến gặp tôi và xin tôi khuyên phải làm gì. Một đàng bà cảm thấy có bổn phận phải làm cho thế giới biết các sứ điệp của Đức Mẹ MARIA. Đàng khác Đức Giám Mục lại muốn bà không nên nói gì cả.

Tôi hỏi:

– Bà có thường xuyên nói chuyện với Đức Mẹ không?

Bà khẳng định là có. Tôi liền khuyên bà nên hỏi ý Đức Mẹ cho biết phải làm gì. Phần bà, bà biết rõ là Đức Giám Mục không đồng ý. Bà liền hỏi Đức Mẹ và Đức Mẹ trả lời:

– Con cứ vâng lời Đức Giám Mục. Chính Mẹ sẽ canh chừng và tìm cách làm cho các sứ điệp được phổ biến.

Bà Maria Graf vâng lời Đức Mẹ. Tại toàn bang Appenzello hầu như không ai tin các đặc ân ngoại thường của bà Maria Graf, ngay cả chồng bà cũng không hề tin. Nhưng không một ai có thể ngăn cản chương trình của THIÊN CHÚA.

Bà Maria Graf qua đời ngày 19-2-1964. Chỉ một ít lâu sau đó, liền xảy một phép lạ khỏi bệnh khác thường nhờ lời chuyển cầu của bà Maria Graf. Sự kiện này khơi động sự chú ý của nhiều người. Họ liền đến gặp chồng bà Maria Graf và xin ông coi lại giấy tờ của vợ xem bà Maria Graf có để lại bút tích nào không. Thế là người ta tìm thấy các tài liệu trong đó bà Maria Graf ghi lại nhiều lần Đức Mẹ MARIA bày tỏ ước muốn rằng:

– Để cầu cho các tội nhân ăn năn trở lại thì mỗi ngày phải sốt sắng lần Chuỗi Mân Côi. Tràng Hạt Mân Côi là khí giới mạnh nhất có khả năng chống lại sức tàn phá khủng khiếp của ma quỷ.

… Một thời gian ngắn sau các tin tức trên đây, tôi nhận được hai lá thư có nội dung gần giống y như nhau:

– Tại nơi chúng tôi ở, gần đây xảy ra những hiện tượng khác thường. Có lẽ đây là dấu hiệu có sức tung hoành phá phách của ma quỷ chăng?

Đọc xong hai bức thư tôi tự nhủ:

– Mình phải trả lời cho cả hai và nói rằng cần phải lần hạt Mân Côi mỗi ngày để xin ơn hoán cải cho các tội nhân.

Hôm ấy là ngày 16-12-1964. Tôi lấy ra 2 tờ giấy viết thư, đặt giữa bàn, với hai phong bì để ngay bên cạnh. Tôi thường có thói quen viết địa chỉ trên phong bì trước. Bỗng tôi nghe một tiếng rít thật lớn nghe nhức tai. Tôi bỗng cảm thấy kinh hoàng. Tên quỷ đang ở cạnh tôi. Nó nắm hai tờ giấy viết thư và ném ra xa tận góc bàn, để lại nơi hai tờ giấy viết thư một vết cháy nám đen. Hiện tượng này là một dấu chứng rõ ràng làm cho tôi hiểu rằng Tràng Chuỗi Mân Côi có sức mạnh thật lớn lao có thể chống lại ma quỷ.

… LẠY NỮ HOÀNG TÔN NGHIÊM

Lạy Nữ Vương Tôn Nghiêm thiên quốc và là Bà Hoàng Các Thánh Thiên Thần, THIÊN CHÚA đã ban cho Mẹ quyền lực và sứ mệnh đạp nát đầu Satan, chúng con khiêm tốn xin Mẹ hãy gởi đạo binh thiên quốc đến, hầu thừa lệnh Mẹ, các ngài sẽ đánh hạ ma quỷ, diệt trừ chúng ở bất cứ nơi đâu, trừng trị cái táo bạo của chúng, hầu chúng bị tống sâu vào vực thẳm. Ai bằng THIÊN CHÚA?

Ôi lạy Mẹ nhân lành và đầy ưu ái, Mẹ sẽ mãi mãi là tình yêu và là niềm hy vọng của chúng con. Ôi lạy Mẹ THIÊN CHÚA, xin Mẹ gởi Các Thánh Thiên Thần đến bảo vệ chúng con và đẩy kẻ thù tàn bạo ra xa chúng con. Lạy Các Thánh Thiên Thần và Các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần, xin bảo trợ và gìn giữ chúng con. Amen

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni Villadiseriane, Ottava edizione, trang 87-90)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn: Vietvatican

-----------------------

 

2/11-141: Những Phương Thế Tránh Luyện Ngục Lâu Dài


12/11/2012 Lm. Mark, CMC.

1. ĂN NĂN SÁM HỐI

 

Điều phải gắng trước hết là TRÁNH PHẠM TỘI. Tội trọng chỉ được tha với lòng ăn năn thật và 2/11-141


Điều phải gắng trước hết là TRÁNH PHẠM TỘI. Tội trọng chỉ được tha với lòng ăn năn thật và xưng thú cùng linh mục, trừ khi không có thể. Tội nhẹ được tha bằng nhiều cách: Ăn năn sám hối, qua Bí tích Hòa giải, qua Bí tích Thánh Thể, qua dấu Thánh giá với Nước thánh. Sách Gương Chúa Giêsu khuyên ta: “Thà gột rửa tội lỗi và khử trừ thói hư ngay bây giờ, còn hơn đợi đến trong kiếp sau” (Q. một, chương 24, đoạn 2)

2. ĐỀN TỘI

Muốn khỏi đền tội lâu dài trong Luyện ngục, chỉ có cách lo đền tội trước ở đời này như Chúa Kitô đã phán: Hãy làm việc khi trời còn sáng, đêm tối đến biết đường đâu mà làm. (Ga 9,4)

Đền tội có thể bằng nhiều cách, như ta đã nghe qua ở các chương trên: Có thể bằng đền trả những xâm phạm bất công về tiền của và danh giá, bằng hy sinh, hãm mình, chịu đau khổ theo thánh Ý Chúa; có thể bằng lãnh ân xá Giáo hội ban, bằng chia sẻ của cải, giúp đỡ tha nhân, yêu mến Chúa (tôn thờ Thánh Thể Chúa và sự Thương khó Chúa), yêu mến Đức Mẹ; xây đắp Giáo hội Chúa … Ở đây xin nhấn mạnh tới một vài việc:

3. HY SINH, HÃM MÌNH, VUI CHỊU ĐAU KHỔ

Hãm mình là điều rất cần thiết để tiến tới trong đàng nhân đức, và rất cần để đền bù tội lỗi khi được hợp với những đau khổ của Chúa Kitô. Nhờ hãm mình, chịu đau khổ ta cứu được ta và ta cứu được các linh hồn Luyện ngục.

Thánh nữ Catarina thành Siena, theo lời cha Đáng kính Raymond Capua kể lại rằng: Tôi tớ Chúa có lòng rất nhiệt thành cứu các linh hồn, trước hết, tôi xin kể về việc cứu cha của người là ông Giacômô. Ông bố này nhận ra sự thánh thiện của con gái mình nên ông có lòng kính trọng con ông lắm, ông bảo mọi người trong nhà không bao giờ được làm gì trái ý cô, nhưng để cho con tự do làm việc lành phúc đức. Tình cha con ngày một tăng tiến. Catarina kiên tâm cầu nguyện cho phần rõi của cha. Ông Giacômô vui cách tốt lành trong các nhân đức của con, hy vọng nhờ đó ông được ơn trước mặt Chúa.

Ông Giacômô đã chết bởi cơn trọng bệnh, Catarina cầu nguyện xin Chúa là Bạn Trăm năm trên trời của mình cứu chữa cha khỏi bệnh, nhưng Chúa trả lời, Gicômô cha của con phải chết, bởi có sống lâu, ông cũng không ích lợi cho ông. Catarina liền khuyên cha sẵn lòng ra khỏi cuộc đời, thánh nữ cảm ơn Chúa hết lòng và không dám tiếc xót. Nhưng thánh nữ cầu xin Chúa ban ơn tha tội cho cha bà, hơn nữa được Chúa nhận vào Thiên đàng ngay sau khi chết, không phải qua lửa Luyện ngục. Chúa phán: “Cha con đã sống đời tốt lành trong bậc gia đình, đã làm những việc lành đẹp lòng Chúa, cách cư xử với con của cha con làm đẹp lòng Chúa, nhưng sự Công bằng của Chúa đòi cha con phải thanh luyện bằng lửa, để tẩy hết mọi vết nhơ dính bén sự đời”. Thánh Catarina van nài: “Lạy Chúa, làm sao con chịu được cảnh người đã nuôi con, dạy con cách yêu thương, đã cư xử tốt lành với con cả cuộc đời phải chịu đau đớn trong lửa nóng nảy như vậy? Con xin Chúa nhân từ vô cùng đừng để linh hồn cha con rời xác đến khi được sạch hoàn toàn để không còn phải qua Luyện ngục…nếu con không xin được ơn này, xin Chúa cho con được chịu đau khổ thay cho cha con tất cả những đau khổ nào vừa Ý Chúa”. Chúa trả lời: “BỞI lòng con mến Chúa, Chúa bằng lòng chấp nhận điều con xin, con sẽ phải đau khổ thay cho cha con”. Thánh nữ cảm tạ Chúa vô ngần, quay sang phó linh hồn cho cha. Vừa lúc ông Giacômô tắt thờ, thánh nữ bị cơn đau đớn dữ dội lập tức, tưởng phải chết đến nơi, nhưng thánh nữ rất can đảm chịu đựng không hé môi. Người cầu nguyện: Chúc tụng Chúa và mở miệng mỉm cười như nói với cha: Cha ơi, con ước gì được như cha bây giờ. Trong tang lễ, thánh nữ an ủi Mẹ và mọi người cách can đảm. Linh hồn ông Giacômô đã lên Thiên đàng ngay như người trộm lành được ơn tha thứ (Purgatory p. 310-314). Thánh nữ tiếp tục phải chịu đau khổ để bù phần phạt cho cha mình, nhờ đó thánh nữ cũng được tiến cao trên đường nhân đức.

Tác giả Sách Gương Chúa Giêsu khuyên ta: “Ai ngày nay khiêm tốn chịu người đời xét đoán… chịu khinh bởi Chúa Kitô…đến ngày công phán sẽ vui mừng. Lúc đó thân xác bị cầm hãm sẽ nhảy mừng hơn là được nâng niu. Lúc đó chiếc áo thô sẽ tỏa sáng hơn lụa là lộng lẫy. Lúc đó xó lều tranh còn quí hơn lầu vàng. Lúc đó lòng nhìn nhục quí hơn quyền lực thế gian. Lúc đó lương tâm trong sạch quí hơn thông minh xuất chúng” (Quyển một, chương 24, đoạn 3)

4. VÂNG THEO Ý CHÚA ĐÌNH ĐOẠT MỌI SỰ, KỂ CẢ SỰ CHẾT

(Theo G.B. Saint-Jure, S.J. Tin Cậy Chúa Quan Phòng trang 70-73).

Chúng ta còn phải đem sự tuân theo Thánh Ý Chúa vào việc nhận lấy cái chết của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ chết, đó là một quyết định không có thể kháng cự được. Chúng ta sẽ chết vào ngày giờ và bằng thứ chết mà Chúa sẽ muốn. Chính cái chết đó Người đã định cho ta phải vui nhận, bởi đó là cái chết Chúa đã xét là hợp với sự vinh quang của Người nhất. Một hôm bà thánh Gertruđê trèo đồi, trượt chân, lăn xuống một thung lịng. Chỗi dậy an lành, bà lại trèo đồi và nói: “Lạy Chúa đáng mến, thực là một phúc lớn cho con, nếu cái ngã vừa rồi đã giúp con một phương tiện tiến đến Chúa sớm hơn”. Các chị em đứng chung quanh hỏi: “Lúc đó bà không sợ chết mà không được chịu các phép sau hết sao?”. “Ồ, bà thánh trả lời, thực tôi ao ước hết lòng được chịu các Bí tích trong giờ sau hết nhưng tôi còn yêu mến thánh Ý Chúa hơn. Tôi tin chắc rằng sự dọn mình chết tốt nhất và chắc chắn nhất để chết lành là tuân phục Ý Chúa muốn. Cho nên cái chết Chúa muốn cho tôi qua để về cùng Ngài là cái chết tôi mong ước và tôi tin rằng: được sửa soạn như thế, thì dù chết cách nào, sự thương xót của Chúa cũng đến giúp tôi”.

Hơn nữa, nhiều nhà tu đạo học nổi danh đã cùng thánh Louis de Blois dạy rằng: Ai trong lúc sắp chết làm một việc tuân theo Ý Chúa hoàn toàn, thì sẽ được giải thoát không những khỏi Hỏa ngục, mà còn khỏi cả Luyện ngục nữa, dù một mình người đó đã phạm hết mọt tội của cả thế gian. Lý do là bởi- thánh Anphongsô nói thêm- kẻ nhận lấy cái chết một cách nhìn nhục hoàn toàn, thì được công nghiệp giống như công nghiệp các thánh tử đạo là những vị đã tự hiến mạng sống mình bởi Đức Chúa Giêsu. Hơn nữa, người đó chết vui vẻ và thỏa mãn, dù ở giữa những đau đớn mãnh liệt nhất.

5. THỰC THI ĐỨC BÁC ÁI

Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán với người phụ nữ sám hối rằng: “Chị này nhiều tội nhưng đã được tha thứ cả, bởi chị yêu mến nhiều” (Lc 7, 47). Chúa còn khuyên nhủ “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9). Cụ Tobia trong Cựu Ước cũng khuyên con mình như sau: “Con hãy lấy của con có mà làm phúc, đừng ngoảnh mặt đi trước kẻ nghèo nào. Và nhan Thiên Chúa cũng không ngoảnh đi với con. Có của bao nhiêu, tùy theo số lượng, con hãy lấy mà bố thí. Quả đó là kho tàng con cất cho mình vào ngày túng quỞn chật vật. BỞI chưng việc bố thí giựt khỏi sự chết và không để lâm phải tối tăm. Quả thế, bố thí là lễ tế tốt đối với mọi kẻ lo (bố thí) trước nhan Thượng đế” (Tb 4,7-11- Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn).

* Thánh Phêrô Đamianô đã thuật lại trong sách của người truyện này: Ở thành Rôma có một ông chúa tên là Gioan Patrixi đã qua đời. Cuộc sống của ông, tuy là một người Công giáo, được coi như một người giầu có, khác xa với Thầy Chí Thánh là Chúa Kitô nghèo khó, đau khổ, đội mạo gai, chịu đánh đòn. Tuy nhiên ông ta rất có lòng bác ái thương người nghèo, có khi ông cho cả áo choàng của mình để che thân họ. Ít ngày sau khi ông qua đời, một linh mục thánh thiện, khi đang cầu nguyện, được ơn ngất trí, thấy mình được đưa đến đại thánh đường thánh nữ Cecilia, một trong những thánh đường nổi tiếng ở Rôma. Linh mục thánh thiện này trông thấy vô số thánh nữ đồng trinh từ trời xuống, thánh Cecilia, thánh Anê, thánh Agata và các vị thánh khác vây quanh cỗ kiệu lộng lẫy Đức Nữ Đồng Trinh Maria đang ngự, có các thiên thần và linh hồn hạnh phúc bao quanh.

Vào lúc đó, một người phụ nữ nghèo khó, mặc áo rách rưới, nhưng lại khoác áo choàng lông đắt giá trên vai bà. Bà nghèo này qùi khiêm tốn trước nhan thánh Đức Mẹ, tay chắp, mắt tràn đầy dòng lệ, thân thưa với niềm vui: “Lạy Mẹ Tình thương, nhân danh lòng tốt lành vô biên của Mẹ, con xin Mẹ thương xót người bất hạnh là Gioan Patrixi vừa mới chết, và bây giờ đang chịu cực hình Luyện ngục”. Ba lần, người phụ nữ nghèo đều cầu nguyện một lời như nhau, mỗi lần một sốt sắng hơn, nhưng vẫn không được Đức Mẹ trả lời. Bà ta lại van xin: “Lạy Mẹ là Nữ vương rất hay thương xót, Mẹ quá biết, con là kẻ ăn xin ngồi ở cửa đền thánh, xin của bố thí vào mùa đông rét buốt, con không có áo che thân, mà chỉ có manh dẻ rách. Con run rẩy bởi giá lạnh. Thế nhưng khi con xin ông Gioan nhân Danh Mẹ, ông đã đưa áo choàng lông đắt giá đang mặc cho con, không kể gì đến bản thân mình. Ông đã làm việc bác ái anh hùng đó, lại không đáng được Mẹ, Ôi Maria, ban cho chút ân xá sao?”. Nghe thế, Đức Nữ vương động lòng thương xót, âu yếm cúi xuống trên người phụ nữ đáng thương đang kêu van nói rằng: “Người mà con đang cầu xin cho đã phải luận phạt một thời gian lâu, với những đau khổ dữ dằn để đền những tội vô số của ông ta, nhưng bởi ông ta có hai nhân đức nổi bật là lòng thương kẻ nghèo khó và lòng tôn sùng các bàn thờ Mẹ, Mẹ sẽ xuống cứu vớt ông ta”. Sau những lời này, cả đoàn thánh nhân lộ vẻ vui mừng biết ơn Mẹ Tình Thương. Ông Patrixi được dẫn đến: thân hình xanh xao, hình thù ghê gớm, mang đầy xiềng xích, nhiều vết thương sâu hoắm. Đức Nữ Vương nhìn ông ta một lúc với dạ cảm thương, rồi Người ra lệnh tháo xiềng, mặc cho ông áo vinh quang, cho ông được tham dự vào đám đông đang vây quanh Mẹ. Lệnh được thi hành lập tức và chấm dứt cuộc ngất trí.

Vị linh mục thánh thiện này từ đó đã không ngớt ca tụng Tình Thương Vô biên của Mẹ Maria là Nữ Vương Thương xót. đối với các linh hồn khốn khổ trong Luyện ngục, nhất là những linh hồn đã chân thành tôn kính phụng sự Người, và những ai đã biết thương xót bác ái với những người nghèo khó (Purgatory p. 379-381).
6. KÍNH MẾN ĐỨC MẸ (LẦN HẠT MÂN CÔI, ĐEO ÁO ĐỨC MẸ…)

Truyện sau đây lưu ý ta về lời khuyên của thánh Gioan Vianey xứ Ars bên Pháp, về lòng sùng kính Đức Mẹ và việc lành cầu cho các linh hồn:

* Một linh mục dòng giảng truyền giáo cho các quí bà ở thành Nancy. Trong số các bà, có một bà vẻ mặt âu sầu, mình mặc áo tang đến với cha dòng nói rằng: “Thưa cha, cha khuyên chúng con tin cậy cầu khẩn cho các linh hồn, những gì mới xảy đến cho con minh chứng điều đó. Con có người chồng rất tử tế và dễ thương, dù đời sống của chồng con không có điều gì tội lỗi, nhưng anh ấy lơ là việc sống đạo. Con đã cầu nguyện và khuyên nhủ nhưng không kết quả gì. Trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ, trước khi nhà con qua đời, theo thói quen, con làm một bàn thờ nhỏ trong phòng con và trang hoàng hoa nến để kính Đức Mẹ. Chồng con cứ ngày Chúa nhật là về miền quê, nhưng khi trở lại nhà, anh thường đem về cho con một bó hoa chính anh đã hái, con dùng những bông hoa ấy trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Anh có biết điều đó hay không? Anh tặng hoa cho vui lòng con? Anh có lòng kính mến Đức Mẹ? Con không biết, chỉ biết rằng anh luôn mang hoa về cho con.

Vào tháng sau, nhà con qua đời, không kịp lãnh các Bí tích cuối cùng trong đạo. Con đau đớn vô ngần, bởi những hy vọng đưa anh về với Chúa đã tiêu tan. Trong nỗi chán chường như vậy, con đâm ra yếu đau, xuống tinh thần rõ rệt. Gia đình con khuyên con nên đi nghỉ ngơi ở miền Nam một thời gian. Khi con đi qua thành Lyon, con muốn qua thăm cha sở xứ Ars, nên con viết thư xin được gặp người, và xin người cầu cho chồng con đã chết bất ngờ, ngoài ra con không nói thêm gì nữa.

Đi tới xứ Ars, vào gặp cha Sở. Con thật hãi hùng khi nghe người nói với con những lời này: “Thưa bà, bà đang lo buồn, bà đã quên những bó hoa chồng bà đã đem về cho bà các ngày Chúa nhật trong tháng Năm phải không?”. Thật không thể giấu được nỗi ngạc nhiên khi nghe những lời cha Gioan Vianey vừa nói, người nhắc cho con điều con đã không hề nói với ai, như vậy người chỉ có thể biết nhờ ơn Chúa tỏ ra. Người nói thêm: “Thiên Chúa tỏ lòng thương xót cho những ai tôn kính Mẹ Thánh Người. Vào lúc chết, chồng bà đã thống hối, linh hồn ông đang ở trong Luyện ngục, lời cầu nguyện và việc lành của chúng ta sẽ giải thoát ông khỏi chốn này” (Purgatory p. 274- 275).

* Thánh nữ Brigitta cho biết Đức Mẹ đã nói với bà rằng: ” Mẹ là Mẹ các linh hồn Luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng”. Điều này rất thích hợp, bởi Mẹ trần gian khi thấy con mình rơi vào đống lửa sẽ cứu ra ngay lập tức, Đức Mẹ là Mẹ nhân từ bội phần lẽ nào thấy con mình rơi vào lửa Luyện ngục cực khốn khổ, sao lại không cứu giúp. Mẹ thúc giục những con cái còn sống dâng lời cầu nguyện và những việc lành cầu cho các linh hồn, hoặc Đức Mẹ xin Chúa cho các linh hồn Luyện ngục về thế gian xin người sống cứu giúp. Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.

Những người con yêu của Đức Mẹ khi sống siêng năng và sốt sắng đọc kinh Mân côi tôn kính Mẹ, khi chết Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện ngục rất sớm.

Những người có lòng tin kính sùng mộ đeo Áo Đức Mẹ (mảnh trước ngực mảnh sau lưng, sau một thời gian có thể đeo ảnh vảy Áo Đức Mẹ thay thế, theo ơn Đức Giáo hoàng Piô 10 ban năm 1910) còn được hứa ban ơn thoát khỏi Luyện ngục sớm hơn nữa. Đức Mẹ đã hứa cùng thánh Simon Stock Bề trên dòng Carmelô ngày 16 tháng 7 năm 1251 rằng: “Những ai sùng kính đeo Áo này sẽ được cứu thoát khỏi Hỏa ngục. Đây là dấu cứu rõi, gìn giữ khỏi bị tiêu diệt, là sự hứa ban bình an và che chở đặc biệt tới mãn đời”. Sau khi thánh Simon qua đời được 15 năm, một buổi sáng kia, khi Đức Giáo hoàng Gioan 22 đang cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra mang Áo Đức Mẹ Carmelô và phán: “Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời”. Những lời vừa qua được công bố trong Tông thư “Sabbatine Bull” công bố ngày 3 tháng 3 năm 1322. Theo Tông thư này, muốn hưởng đặc ân trên phải giữ 3 điều kiện: 1. Ghi tên vào sổ nơi giáo xứ mình và đeo Áo Đức Mẹ, 2. Giữ đức trinh khiết theo bậc mình, và 3. Đọc kinh Tiểu nhật khóa Đức Mẹ hằng ngày, ai không đọc kinh Tiểu nhật khóa Đức Mẹ được, thì phải kiêng thịt các thứ Tư và Thứ Bảy. Linh mục nào có năng quyền có thể thay điều kiện thứ 3 bằng một việc đạo đức khác, ví dụ đọc kinh Mân côi hằng ngày. Bởi ơn ích rất trọng của ơn được cứu khỏi Luyện ngục ngày thứ Bảy (Sabbat), dòng Carmelô đề nghị điều kiện thứ 3 được thay thế bằng việc đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, 7 kinh Sáng Danh. (Purgatory p. 411-412).

Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.


Lm. Mark, CMC
Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ

-----------------------

 

2/11-142: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình


(Phần Xác)

14/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Thánh nữ Brigitta, trong cơn ngất trí nghe thấy nhiều linh hồn kêu lên: “Lạy Thiên Chúa Toàn 2/11-142


* Thánh nữ Brigitta, trong cơn ngất trí nghe thấy nhiều linh hồn kêu lên: “Lạy Thiên Chúa Toàn năng, Chúa thưởng gấp trăm lần cho những ai giúp đỡ chúng con bằng lời cầu nguyện, bằng việc lành, để chúng con được về hưởng Tôn nhan Chúa”.

* Cha thánh Gioan Vianey nói: “Các linh hồn Luyện ngục có thần thế chừng nào đối với Trái Tim nhân lành của Chúa, nếu chúng ta biết đã nhận bao nhiêu ơn lành do các linh hồn cầu bầu, ta sẽ không quên cầu cho các ngài”. Thánh nhân nói thêm: “Ta phải cầu thật nhiều cho các linh hồn Luyện ngục, để các linh hồn Luyện ngục cầu nhiều cho ta” (Purgatory p. 339).

* Đấng Đáng kính Crescentia có thói quen cầu xin các linh hồn Luyện ngục giúp đỡ, và bà quyết chắc rằng bất cứ khi nào bà ước muốn được Chúa ban ơn gì đặc biệt, bà cũng được nhận lời.

1. Bà Bề trên Macrina kể lại truyện này cùng Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9, ngài truyền thuật lại cho mọi người nghe như sau:

“Năm 1843, những người bắt đạo Công Giáo thời Cêzar Nicholas nhốt chúng tôi vào tù, bắt nhịn đói và bắt uống nước pha muối, để bởi khát khô cổ mà chị em chúng tôi phải bỏ đạo. Hai ngày đầu cơn khát nước hành hạ chúng tôi khổ sở lắm, da và môi chúng tôi se lại.

Trong nơi khổ sở này, chúng tôi nhớ đến cơn khát của các linh hồn Luyện ngục nóng nảy rát rúa và khát nước hằng sống gấp bội chúng tôi. Chúng tôi liền sấp mặt xuống đất cầu nguyện cho các linh hồn ấy. Chúa đã thương chúng tôi, bởi mấy ngày sau cũng bị bắt nhịn đói và uống nước muối, nhưng chúng tôi không thấy đói  khát nữa. Tới ngày thứ bảy người ta mở cửa tù ra và tưởng chúng tôi ù chạy tới vòi nước uống cho giải khát, nhưng chúng tôi lại xin chịu khát để kính 7 sự đau đớn Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc. Người quản tù ngạc nhiên và rất tức bực, lớn tiếng quát hỏi người canh tù tại sao kết quả  xảy ra trái ngược như vậy,  tại sao chúng tôi không chết, hay là chúng tôi có phù phép gì đây? Nhưng không, chính Chúa, Đức Mẹ, các linh hồn Luyện ngục đã cứu giúp chúng tôi (Charity p. 306).

2. Vào năm 1827, tại thủ đô Paris nước Pháp, có một thiếu nữ nghèo nhưng được học  giáo lý từ ngày còn nhỏ. Bởi nhà nghèo cô phải đi ở mướn. Cô có thói lành là tháng nào cũng xin lễ cho các linh hồn Luyện ngục. Khi rời miền quê theo ông chủ lên ở tỉnh thành, cô cũng vẫn giữ thói quen đó. Hơn nữa chính cô đi dự lễ hợp lời cầu nguyện với linh mục chủ tế để cầu cho các linh hồn sắp được ra khỏi Luyện ngục. Chúa muốn thử lòng cô gái nghèo bằng một cơn bệnh. Không những cô đau đớn bởi bệnh, cô còn bị mất việc làm và tiêu xài hết cả món tiền nhỏ đã dành dụm được. Khi khỏi bệnh, túi cô chỉ còn một đồng bạc. Làm sao bây giờ? Cô ngửa mặt cầu xin Chúa ban cho chỗ làm khác. Nghe nói có một nhà cuối phố muốn tìm người ở mướn, cô liền tìm đến xin việc làm. Khi đi được nửa đường, gặp nhà thờ, cô vào để kính viếng Chúa.

Cô nhớ lại cả tháng nay không được dự lễ, nên nảy ra ý định lấy đồng bạc cuối cùng xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn, nhưng bụng đói quá làm sao chịu được. Cuối cùng cô vào phòng mặc áo lễ với niềm tin “Chúa biết mọi sự, bởi vinh Danh Chúa, Chúa không bỏ con”. Cô đã xin một lễ cầu cho linh hồn Luyện ngục, rồi cô sốt sắng dâng Thánh lễ đó.

Dự lễ xong cô tiếp tục đi về cuối phố, phó thác tương lai cho Chúa. Đang khi cô lủi thủi bước đi thì một thanh niên dáng vẻ xanh xao đi ngược chiều. Gặp cô, chàng hỏi: “Có phải cô đang đi tìm việc làm không? Cô cứ đến nhà đường này, số này, vào tìm bà này… bà ta sẽ nhận cô và xử tử tế với cô”. Nói xong chàng biến đâu mất, cô chưa kịp cám ơn chàng. Tìm đến đúng đường và đúng số nhà, cô ấn chuông cổng. Một cô gái khác đã bị bà chủ đuổi, sắp phải ra đi, vẻ tức giận càu nhàu ra mở cổng nói xẵng: “Vào mà gõ cửa, bà ta sẽ mở cho!” Rồi cô ta xách gói đồ của mình đi thẳng ra phố.

Bà chủ nhà nghe tiếng gõ cửa, ra mở và thấy cô thiếu nữ nghèo, bà hỏi ai chỉ cho mà biết đường tới đây xin việc. Cô thật thà kể lại tình cảnh. Thấy truyện hay hay, bà bảo cô kể lại từ đầu, kể xong cô nhìn bức ảnh trên tường reo lên: “A! Thưa bà, chính anh này bảo con tìm đến nhà bà”. Bà chủ nhà rất xúc động thấy cô nhà nghèo có lòng thương các linh hồn , đã bỏ ra đồng bạc cuối cùng để xin lễ, và như có sức thúc giục, bà ôm chầm lấy cô, nói trong nghẹn ngào: “Con ơi, con không phải là người làm mướn của ta, con là con ta. Chính con trai ta đã chỉ cho con tới đây, nó chết hai năm nay rồi, và con đã cứu nó. Ta tin rằng nó về chỉ lối cho con. Từ nay hai chúng ta sẽ hợp nhau cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục chóng lên Thiên đàng (Charity p. 307-309).

3. Một người kia buôn bán thế nào mà hàng hóa còn ứ đọng rất nhiều trong sáu bảy năm trời, đến nỗi như sắp bị vỡ nợ. Ông ta đã xin một số lễ cầu cho các linh hồn Luyện ngục xin cứu giúp. Lời cầu đã được nhận, hàng hóa sau một thời gian vắn đã bán hết và thoát khỏi cảnh vỡ nợ, mất nhà, dịp tiệm (Charity p. 315).

4. Công tước Eusebiô sống vào thế kỷ 13 kể truyện sau thật lạ lùng:

Siêng cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục ông chưa coi là đủ, ông còn dành một phần mười lợi tức để cứu giúp các linh hồn. Đến sau xảy ra một cuộc chiến gay go giữa phần đất của ông và vua đảo Silicia. Quân ông bị vây hãm rất gắt đến nỗi ông nghĩ phải bỏ thành chạy thoát thân. Sáng hôm sau ông thấy một đạo quân đông đúc chừng 4 ngàn chiến sĩ đồng phục trắng, cỡi ngựa và đeo binh khí hùng hậu không rõ từ đâu tới giúp. Chính vua đảo Sicilia cũng trông thấy như vậy, nên đã bằng lòng ký hiệp ước hòa bình với công tước Eusebiô.

Công tước này tạ ơn Chúa và Tướng quân đã đến giúp. Vị Tướng đạo quân vô danh nói với công tước rằng: “Những người lính ông thấy đây hầu hết là những linh hồn Luyện ngục ông đã cứu. Chúa cho chúng tôi hợp thành đoàn quân tới giúp ông. Xin ông tiếp tục cầu nguyến cứu giúp các linh hồn. ông càng cứu được nhiều linh hồn thì trên Thiên đàng ông càng có nhiều người phù hộ. Trên đó họ sẽ xin Chúa chúc phúc lành cho hồn xác ông (Charity p. 310).

5. Cha Lui Monaco rất thương các linh hồn Luyện ngục. Ngài kể:

Lần kia ngài đi bộ một mình qua khu rừng vắng, miệng lẩm bẩm đọc kinh Mân côi cầu cho các linh hồn như thói quen mọi khi đi đường. Lúc ấy, có hai tên cướp chờ sẵn trong bụi rậm tính giết khách bộ hành cướp của. Bất ngờ khi chúng đến gần thì gặp ngay lúc các linh hồn Luyện ngục đến giúp ân nhân. Các ngài kết tay bao quanh cha Monaco thành một vòng tròn. Hai tên cướp không hiểu người đâu tự nhiên đến đông như thế, chúng hoảng sợ nháy nhau vội rút lui thật lẹ vào rừng rậm. Thế là cha dòng được thoát nạn. (Charity p. 310)

6. Một người đã được thoát chết lạ lùng kể lại:

Ông này rất tôn sùng Đức Nữ Đồng Trinh và hay cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục. Ông có thói quen tối nào cũng đọc kinh Cầu Đức Bà để cầu cho các linh hồn.  Một hôm, đọc kinh vừa xong ông lên giường nằm ngủ và ngủ rất say sưa mệt mã. Trong xóm này có mấy người ghét ông bởi một lý do nào đó, từ lâu, họ đã tính giết ông. Tối hôm ấy chờ ông đi ngủ, họ bẻ khóa cửa, rón rén đi vào chỗ ông nằm. Thấy áo  vắt trên ghế, nhìn vào giường không thấy ông ta đâu, chung quanh cũng không có. Lạ thật, tức giận đầy đầu, kẻ thù ông chán nản bảo nhau ra đi. Thì ra Chúa, Đức Mẹ đã che mắt không cho chúng  thấy để giết ông đêm đó.

Mấy ngày sau, bọn kẻ thù bàn định  trở lại giết cho được mới thôi. Tối hôm ấy, ông ta đi đâu, mệt mã trở về phòng, đọc kinh như thường lệ, nhưng đọc mới nửa kinh cầu Đức Bà, ông đã bỏ đi ngủ. Quan sát kỹ càng, kẻ thù mừng thầm bảo nhau vào chỗ ông nằm. “Lần này không chạy đâu được nữa con ơi”. Đúng vậy, ông ta đang nằm dài trên giường, nhưng kỳ thật, sao ông ta bị chặt làm đôi, khúc đầu biến đâu mất, còn lại có khúc từ bụng trở xuống đang nằm đó. Hoảng sợ, mấy tên sát nhân bảo nhau bỏ chạy lập tức.

Sáng hôm sau mấy kẻ thù rất bỡ ngỡ khi thấy người mình định giết tối hôm qua vẫn còn sống lành mạnh  đang đi ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra hôm qua. Họ tưởng ông là ma. Sau khi hỏi han và thú thật dự tính định giết ông, và bắt ông kể lại lý do. Ông đã kể lại và nhận ra rằng bởi có lòng thương giúp các linh hồn Luyện ngục nên Chúa đã cứu, nhưng bởi ông đọc  nửa kinh cầu Đức Bà nên chỉ có nửa mình được giấu đi. Cả đôi bên đều tạ ơn Chúa Đức Mẹ và các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 312).

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-143: Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn Ân Nhân Đã Cứu Mình


(Phần Linh Hồn)

16/11/2012 Lm. Mark, CMC.

 

Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 8 kể như sau: Cha thánh Anphongsô Lotesi thuộc dòng Tên 2/11-143


1. Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 8 kể như sau: Cha thánh Anphongsô Lotesi thuộc dòng Tên, bị cám dỗ rất nặng nề về đức khiết tịnh, ngài đã cố gắng mọi cách để giữ mình khỏi sa ngã chước cám dỗ ấy. Ngài chạy đến cầu khẩn cùng Đức Mẹ là Đức Nữ Đồng Trinh vẹn sạch. Đức Mẹ hiện ra dạy ngài sốt sắng cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục, ngài vâng nghe lời và được khỏi cơn cám dỗ (Charity p. 321).

2. Một người khá giả kia là ân nhân lớn của các linh hồn Luyện ngục. Đêm kia khi ông đang ngủ thì có người đánh thức bảo phải đi xưng tội ngay, càng nhanh càng tốt, bởi tử thần sắp đến rước ông. Ông ta đã nghe lời đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đã chết đúng như lời người lạ loan báo. Chúa đã thương ông bởi ông đã thương các linh hồn (Charity p. 321).

3. Sơ Magarita Ebner dòng Thánh Đaminh, rất thân thiết với các linh hồn Luyện ngục. Bà đã hy sinh cầu nguyện và cứu được nhiều linh hồn. Bà rất muốn tiến nhanh trên đường trọn lành kính mến Chúa, nên xin với các linh hồn cách riêng về chủ ý này. Các linh hồn đã trả ơn bà. Chính bà khuyến khích rằng: “Nếu ai muốn tiến tới trên đường trọn lành, hãy nhờ các linh hồn Luyện ngục cầu bầu cho, các linh hồn sẽ giúp được như lòng mong ước” (Charity p. 321).

4. Một Linh mục nói rằng, nhiều năm làm cha xứ, ngài nhận thấy các học sinh lớp giáo lý rất khó nhớ bài học. Ngài đã xoay xở mọi cách để giúp các trẻ em mà kết quả rất kém. Lưỡng lự bởi thấy trẻ em ngoan ngoãn, không lẽ không cho chúng xưng tội rước lễ lần đầu. Nhớ lại đã đọc mấy chuyện về các linh hồn Luyện ngục giúp đỡ, ngài liền bảo các em sáng tối đọc kinh cầu nguyện chỉ cho các linh hồn Luyện ngục xin giúp các em nhớ bài giáo lý. Kết quả rực rỡ, khi khảo bài, các em không những trả lời được các câu hỏi, mà còn trả lời một cách rất xuôi xắn nữa (Charity p. 322).

5. Tại đô thành Paris nước Pháp, có người Công Giáo kia tìm hết cách để khuyên ông già bạn sắp chết ăn năn xưng tội. Cố gắng khuyên bao nhiêu lần mà ông già gân vẫn cứng lòng từ chối. Sau cùng ông nghĩ tới một cách là hứa xin một số lễ cho các linh hồn mồ côi cô độc nhất trong Luyện ngục, xin các ngài giục lòng ông già kia ra mềm  mà chịu xưng tội rước lễ như của ăn đàng trước khi chết. Thật lạ lùng, chính ngày cuối đời, ông già đã được ơn đón nhận các Bí tích cuối cùng và chết lành bình an (Charity p. 333).

6. Truyện sau đây xảy ra năm 1884 tại Florence nước Ý, một người Công Giáo tên Parrini theo hội kín Tam điểm. Ông ta đã viết chúc thư rằng, sau khi đấu kiếm với người bạn, nếu ông ta có bị thương, thì cũng không linh mục, mục sư bất cứ đạo nào được quyến dụ ông ăn năn. Sau khi ông chết,  chỉ có gia đình và bạn bè được đưa xác, không cần nghi lễ tôn giáo nào hết.

Tới gần ngày định đấu kiếm, ông lại viết một chúc thư khác giống như chúc thư ông ta đã viết hai năm trước. Lập trường cứng rắn không thay đổi. Không tin tưởng tôn giáo, thánh thần nào hết.

Sau 16 hiệp đấu kiếm, ông ta bị thương nặng, chắc chắn chết tới nơi. Người ta khiêng xác hấp hối ông về nhà. Biết mình không qua khỏi, ông nói với bà bạn đi bên cạnh: “Bà làm ơn đi mời linh mục cho tôi, đi thật nhanh, tôi muốn gặp linh mục, tôi chắc chắn muốn gặp, bà đi thật nhanh cho tôi, tôi muốn gặp linh mục”.

Khi cha xứ vào phòng ông đang nằm, ông vui như gặp vị sứ giả từ trời xuống. Hai người nói truyện riêng xong, cha xứ ra mời hai người vào làm chứng. Cha xứ đã hỏi ông ta có bằng lòng từ bỏ hội Tam điểm, có chừa đấu kiếm, có rút lại các bài báo nhục mạ Giáo hội không? Ông đã mạnh dạnh tuyên bố trước tượng Chúa để trên ngực, trước cha xứ và hai chứng nhân rằng ông xin từ bỏ hết, ông xin rút lại di chúc chị, xin mọi người tha thứ và cầu xin Chúa tha thứ cho ông ta. Bản tuyên bố từ bỏ này còn giữ lại tại Văn khố Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận.

Sau đó ông ta được xưng tội, rước Mình Thánh Chúa. Ông ghì chặt Thánh giá trên môi nài xin ơn tha thứ. Ông chịu các phép Bí tích cuối cùng thật sốt sắng làm mọi người Công Giáo hay không, đang đứng đó cũng phải cảm động. Ông giục lòng tin cậy mến ăn năn tội và cầu xin Đức   Mẹ cứu giúp. Cha xứ xức dầu xong, ông tắt thì khi còn đang kêu tên cực trọng Giêsu Maria và ôm Thánh giá trên ngực.

Người này được ơn trở lại là nhờ ai? Là bởi từ đáy lòng ông ta chưa bỏ hẳn đức tin mà bà Mẹ đạo đức đã dạy ông hồi còn nhỏ. Và dù bên ngoài ông chống đạo nhưng ông vẫn hay làm việc bác ái, giúp đỡ người nghèo và các linh hồn Luyện ngục cách rộng rãi. Trong thời gian nhập hội kín Tam điểm, ngày nào ông cũng đọc kinh Vực sâu cầu cho các linh hồn. Mọi khi nghe có người bạn qua đời, ông liền đọc kinh Vực sâu cầu cho họ. Ông đã được chết trong Giáo hội là nhờ các linh hồn Luyện ngục bầu cử cho (Charity p. 336-338).

7. Linh mục Henry người nước Bỉ kể rằng: Sau khi thụ phong linh mục, ngài được cử đi dạy học và giảng đạo tại nước Đức. Ở đâu cha cũng tỏ ra là người bạn tốt của các linh hồn Luyện ngục, và thường được các linh hồn tỏ ra biết ơn. Một lần ở Cologna, sau khi dự đám táng của thầy dòng Phanxicô, cha Henry tiếp tục cầu cho thầy và cho các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 338).

Thầy dòng Phanxicô mới qua đời được phép hiện về cảm ơn cha Henry, bởi nhờ lời cầu của ngài mà thầy chỉ phải ở Luyện ngục  nửa ngày. Bây giờ thầy được lên Thiên đàng với 24 linh hồn khác cũng nhờ lời cha cầu nguyện cho.

Khi cha Henry được cử đi Wimpfen  dạy học, người ta nói với cha có một người mới qua đời, khi còn sống người này đã muốn vào dòng Thánh Đaminh, người này đã giúp nhà dòng rất nhiều, coi như một đại ân nhân của dòng. Cha Henry thương cầu cho ông ta hằng ngày. Tới ngày giáp năm qua đời, ông ta hiện về với người bà con, nhờ người này đến cảm ơn cha Henry đã cầu nguyện cho mình được thoát Luyện ngục.

Sau cùng khi cha Henry gần qua đời, ngài bị bệnh rất đau đớn, nhưng ngài đã được biết trước, nên rất nhìn nhục chịu đựng. Ngài bình tĩnh chờ Đức Mẹ và các linh hồn Luyện ngục đến. Lúc ngài tắt thở, một bà già đã được thấy ngài lên Thiên đàng với 336 linh hồn khác cùng lên với ngài (Charity p. 339).

8. Thầy dòng Simon và thầy Gioan Fabriciô dòng Chúa Giêsu, cả hai đều là ân nhân của các linh hồn Luyện ngục, đã được các linh hồn giúp đỡ khi sắp qua đời. Một số lớn linh hồn Luyện ngục các ngài đã cứu vây quanh giường các ngài để an ủi và khi các ngài qua đời, liền đem linh hồn các ngài về Thiên đàng (Charity p. 341).

9. Một giáo dân đạo đức tại miền Britany nước Pháp rất hay cầu nguyện cho các linh hồn, ông mắc bệnh sắp chết. Người ta mời cha xứ tới cho ông lãnh các Bí tích cuối cùng. Bởi mệt quá, cha xứ đã nhờ cha phó đi thay mình. Khi cha phó tới cho ông ta xưng tội, xức dầu, rước mình Thánh Chúa rồi trở về nhà. Khi đi qua nghĩa địa gần nhà xứ, ngài nghe tiếng gọi lớn: “Hỡi những kẻ chết, chỗi dậy, tới nhà thờ cầu nguyện cho đại ân nhân chúng ta mới qua đời, chúng ta mắc nợ, bởi ông hay cầu nguyện cho chúng ta!”

Cha phó bỗng thấy cửa nhà thờ mở ra và trên cung thánh thắp nến sáng, và ngài nghe có tiếng  từ bàn thờ gọi kẻ chết đến cầu nguyện. Rồi ngài nghe tiếng ồn ào các bộ xương cử động bước ra khỏi mồ, xếp hàng đi vào nhà thờ hát kinh cầu cho kẻ chết. Hát xong, các bộ xương lại im lặng trở về mồ mình tại nghĩa địa, nến nhà thờ tắt hết, chung quanh im lặng hãi hùng. Tái mặt sợ hãi, run rẩy, cha phó chạy vào nhà hỏi xem cha xứ có thấy gì như mình  không, cha phó thuật lại đầu đuôi, nhưng cha xứ không tin bởi ngài chưa biết người bệnh đã chết hay chưa. Trong khi hai vị còn đang nói,  có người nhà vào báo tin bệnh nhân đã qua đời. Cha phó bị ám ảnh mạnh mẽ về những gì đã thấy. Ngài đã xin bỏ xứ để vào dòng, về sau lên chức Bề trên, ngài thường kể lại chuyện này cho anh em nghe mà cầu cho các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 339-340).

Lm. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-144: Một việc đền tội rất dễ thi hành


16/11/2012 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Câu chuyện xảy ra tại nước Ý vào hậu bán thế kỷ XIX dưới thời Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Pio IX 2/11-144


… Câu chuyện xảy ra tại nước Ý vào hậu bán thế kỷ XIX dưới thời Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Pio IX (1846-1879).

Một ngày, một người đàn ông giàu sang và đắm mình trong tội lỗi quyết định lên đường đến thủ đô Roma để được xưng tội với Đức Thánh Cha.

Đức Giáo Hoàng Pio IX ưu ái tiếp ông và lắng nghe ông xưng tội. Hối nhân tỏ ra thật lòng ăn năn về các tội đã phạm. Thế nhưng đến phần lãnh việc đền tội – chắc chắn tương ứng với các tội đã phạm – hối nhân tỏ ra bất mãn và chống đối. Về việc ăn chay thì ông lấy cớ là sức khoẻ yếu kém không làm được. Còn chuyện đi bộ hành hương thì cũng thế, ông không đủ sức thi hành. Nếu phải đọc nhiều kinh thì ông lại không có giờ vì ông luôn bận bịu với công ăn việc làm. Thật ra ngăn cản chính yếu đến từ sự kiện hối nhân thấy rằng với các việc đền tội vừa kể không thích hợp chút nào với điều kiện xã hội giàu có cao sang của ông.

Sau tất cả các lý lẽ để từ chối việc đền tội như thế, Đức Thánh Cha Pio IX liền quyết định trao cho hối nhân chiếc nhẫn bằng vàng trên đó có khắc hàng chữ ”Memento mori – Hãy nhớ rằng con sẽ chết” và truyền phải lập đi lập lại nhiều lần câu ”Hãy nhớ rằng con sẽ chết” trong ngày. Hối nhân vui vẻ chấp nhận và bằng lòng ra về.

Kể từ đó, cứ mỗi lần đôi mắt nhìn xuống chiếc nhẫn bằng vàng ông đều lập lại câu nói cứu rỗi cho đến độ câu nói như khắc sâu vào tâm trí khiến ông không thể nào quên được. Chưa hết. Với thời gian câu nói khiến ông phải hồi tâm suy nghĩ. Ông tự nhủ:

– Bởi vì đàng nào cũng phải chết, thì cách tốt nhất là phải dọn mình cho biến cố trọng đại này. Và ích lợi gì nếu mình thu góp thật nhiều tài sản và tiền của để rồi khi chết lại không mang theo được qua thế giới bên kia? Hơn nữa, không nên thu tích của cải đời này bởi vì cuộc sống thật ngắn ngủi và thật mau qua y như chiếc bóng hoặc như cánh lá bị gió thoảng mang đi!

Từ những suy tư trên đây ông nhà giàu tự ý buộc mình làm các việc đền tội còn nặng nề hơn là các việc đền tội mà Đức Thánh Cha Pio IX đã đề nghị vào ngày ban phép giải tội cho ông.

Ông bắt đầu một cuộc sống thật sự chuẩn bị dọn mình chết. Sau cùng khi giờ chết đến, ông giơ đôi tay chào đón với lòng tràn đầy tin tưởng nơi Tình Yêu khoan hồng của THIÊN CHÚA là CHA. Ông êm ái trút hơi thở cuồi cùng.

… Câu chuyện thứ hai liên quan đến cuộc đời thanh nữ Rosalinda.

Mặc dầu là thiếu nữ đạo hạnh, Rosalinda không thờ ơ với việc chú ý đến nhan sắc. Cô thích trang điểm và ăn mặc hợp thời trang. Đặc biệt cô chăm sóc thật kỹ mái tóc óng ả của mình. Cô dành rất nhiều thời giờ để vuốt ve chải chuốt bộ tóc.

Một ngày như thường lệ, cô đứng trước gương soi để ngắm nghía và để kiểm xem các lọn tóc có ngay ngắn không, thì, thay vì nhìn thấy hình ảnh của mình, cô lại trông thấy gương mặt đầy vết thương và đẫm máu của Đức Chúa GIÊSU Chịu Khổ Nạn. Đầu Chúa mang vòng gai, bị gai đâm thủng. Đôi mắt Chúa đầy nước mắt và máu chảy dài xuống mặt. Môi Chúa bị rách và bị khô vì khát nước. Một gương mặt làm đau nhói con tim khi chiêm ngắm. Cùng lúc ấy, tai cô nghe các lời này của Thầy Chí Thánh:

– Con thấy CHA bị thảm thương như thế nào chưa? Con có thấy các mũi gai nhọn đâm thủng đầu CHA không? Chính cái đỏm-dáng phù-du của con là những chiếc gai đâm thủng đầu CHA! Hơn thế nữa, con thấy rõ là CHA vẫn yêu con mặc dầu con xúc phạm đến CHA cách nặng nề! Có người đàn ông nào yêu con cho đến tình trạng tàn tệ này không? Vậy thì con muốn làm vui lòng ai nếu không phải là làm vui lòng CHA?

Thế là cô Rosalinda liền quỳ sụp dưới chân Đức Chúa GIÊSU, lòng đau đớn và bồi hồi khôn kể xiết. Cô bật lên khóc nức nở. Cô cắt ngay bộ tóc đẹp và tận hiến toàn thân cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chịu Đóng Đinh. Cô cũng quyết định giữ mình đồng trinh và không chọn người nào khác ngoại trừ Đức Chúa GIÊSU KITÔ là phu quân duy nhất của lòng mình.

… ”Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời? Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. Gió thổi xuống phía nam, rồi xoay về phía bắc: gió xoay lui xoay tới rồi gió đi; gió trở qua trở lại vòng vòng. Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới. Điều đã có, rồi ra sẽ có, chuyện đã làm, rồi lại sẽ làm ra: dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ?” (Sách Giảng Viên 1,2-9).

(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2012 – 31 Dicembre 2012, Anno VI, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 263-264+268)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nguồn: Vietvatican

-----------------------

 

2/11-145: Đức Mẹ Bày Tỏ Ước Muốn Qua Các Linh Hồn Luyện Ngục


16/11/2012 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Bà Maria Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal ở Vorarlberg bên 2/11-145


Bà Maria Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal ở Vorarlberg bên nước Áo. Theo chương trình THIÊN CHÚA bà nhận công tác tông đồ giúp đỡ Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Xin trích chứng từ của bà về việc Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA bày tỏ ước muốn qua trung gian Các Đẳng Linh Hồn.

Một Linh Hồn Luyện Ngục tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA ước muốn người ta xây một nhà nguyện tại Sonntag và chỉ rõ nơi trước đây có một phòng cầu nguyện nhỏ dâng kính Đức Mẹ. Phòng cầu nguyện này bị phá khi làm một con đường xuyên qua đó. Lúc ấy người ta có hứa là sẽ cho xây một phòng cầu nguyện khác. Nhưng lời hứa bị rơi vào quên lãng như vẫn thường xảy ra. Bây giờ cần phải xây một nhà nguyện đủ lớn để có thể cử hành Thánh Lễ.

Tôi liền trình bày với Cha Linh Hướng về ước muốn của Đức Mẹ. Cha Sở tiếp nhận điều tôi nói cách thật nghiêm chỉnh bởi lẽ Cha biết rằng đúng thật nơi ấy trước kia có phòng cầu nguyện nhỏ, điều mà tôi không hề biết. Chỉ có các vị cao niên trong xứ mới có thể còn nhớ mà thôi.

Việc xây cất nhà nguyện phải được bảo đảm với tiền dâng cúng. Nhưng tòa thị chính gây khó dễ. Người ta không muốn hiểu tại sao nhà nguyện lại xây tại nơi chỉ có hai căn nhà mà không xây nơi có nhiều dân cư sinh sống hơn.

Thể theo ước nguyện của Cha Linh Hướng tôi liền hỏi một Linh Hồn Luyện Ngục nếu nhà nguyện được xây tại Turtsch nơi có đông dân hơn thì có được không? Linh Hồn trả lời:

– Nếu người dân ở Turtsch thấy cần xây một nhà nguyện thì chính họ phải bỏ tiền ra xây: nhà nguyện của họ không được xây bằng tiền dâng cúng của người khác.

Như thế, nhà nguyện đã được xây tại chính nơi Đức Mẹ chỉ rõ, và trước tiên là nhờ sự can thiệp của Cha Linh Hướng của tôi là Cha Sở Alfonso Matt.

Khi ấy tại Vorarlberg chưa có nhà nguyện nào dâng kính Đức Mẹ Người Nghèo Banneux và Đức Mẹ bày tỏ ước muốn người ta đặt một tượng Đức Mẹ Banneux trong nhà nguyện.

Cha quản đốc đền thánh Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ đã đích thân mang đến Sonntag một bức tượng Đức Mẹ MARIA đã được làm phép tại Banneux.

Khi nhà nguyên được xây cất xong, Mẹ THIÊN CHÚA lại bày tỏ ước muốn qua trung gian một Linh Hồn Luyện Ngục rằng, trong nhà nguyện nên đặt một bức ảnh vẽ Đức Mẹ Thương Xót Các Đẳng Linh Hồn Luyện Ngục. Nhưng cần phải vẽ bức ảnh với nét đẹp tự nhiên chứ không phải vẽ uốn-vẹo rắc-rối theo lối nghệ thuật tân thời!

Tôi liền xin Mẹ THIÊN CHÚA đề nghị với tôi một họa sĩ tốt. Một thời gian ngắn sau đó có một Linh Mục Ba Lan là Cha Stanislao Skudrzyk dòng Tên đến thăm tôi. Tôi bày tỏ với ngài ước nguyện của tôi. Tôi biết là Cha có quen một họa sĩ tài giỏi ở Cracovia là giáo sư Adolfo Hyla, có lẽ là người có đủ khả năng thực hiện bức ảnh Đức Mẹ MARIA theo đúng tiêu chuẩn mong muốn.

Cha Stanislao sống tại Amburgo. Cha đích thân chịu trách nhiệm về phí tổn vẽ bức ảnh cũng như việc mang ảnh thánh từ Ba Lan đến Sonntag. Và mọi việc đã diễn ra thật tốt đẹp.

Tháng 5 năm 1959 nhà nguyện được làm phép. Kể từ đó đến nay nhà nguyện trở thành đích điểm thân thương của nhiều cuộc hành hương và nhắc tín hữu Công Giáo nhớ đến Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục.

Nhà nguyện xây trên một địa điểm thật tuyệt đẹp. Nó nằm tại làng cuối cùng của Grossewalsertal nhìn xuống thung lũng nơi có nhiều hoa thơm cỏ lạ chen lẫn với tiếng hát của ve sầu. Thật là nơi chốn phúc lành độc nhất vô nhị. Ai muốn rút vào thinh lặng để cầu nguyện giữa thiên nhiên và gần gũi THIÊN CHÚA thì đều có thể tìm được một căn phòng nhỏ nơi đó họ cảm thấy an toàn và thật ẩn kín.

… Lạy THIÊN CHÚA, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca. Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ, suốt năm canh con thầm thĩ với Ngài. Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài con hớn hở reo vui. Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì (Thánh Vịnh 63(62),2-9).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni Villadiseriane, Ottava edizione, trang 92-94)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn: Vietvatican

-----------------------

 

2/11-146: Có linh hồn mồ côi không?


17/11/2012 Lm. Mark, CMC.

1- Giáo lý Công giáo nói chung “người đã qua đời”

 

Trong sách giáo lý Giáo hội Công giáo do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 chỉ viết 2/11-146


*Trong sách giáo lý Giáo hội Công giáo do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 chỉ viết “Những ai chết, những người được chọn, những người đã qua đời “
“Những ai chết trong ân sủng và tình nghĩa Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng” (GLCG số 1030)

“Giáo hội gọi Luyện ngục là cuộc thanh tẩy cuối cùng này của những người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị kết án trầm luân.(số 1031)

“Ngay từ những thời gian đầu, Giáo hội đã tôn trọng việc tưởng nhớ những người đã qua đời, và dâng lời cầu khẩn cho họ, nhất là dâng thánh Lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào phúc chiêm ngưỡng Thiên Chúa (Công đồng Lyon 2 năm 1274). Giáo hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và làm các việc đền tội để giúp những người đã qua đời”.(số 1032)

Giáo hội cổ động cầu cho “các linh hồn”, không những cầu trong Lễ Cầu hồn (lễ 1, lễ 2, lễ 3 ngày 2 tháng 11 hàng năm), mà cầu trong cả tháng 11, cầu hằng ngày trong Thánh lễ “:

Trong thánh lễ hằng ngày, trong kinh Nguyện Thánh Thể 2 viết:

-Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T…mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa….

-Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa…
Giáo hội soạn những bài lễ riêng cầu cho linh hồn ĐGH, giám mục, linh mục, ông bà, cha mẹ, thân nhân, ân nhân, các tín hữu…
 
2- Có những linh hồn bị bỏ quên, người CGVN gọi là các linh hồn mồ côi

*Theo văn hóa, người Việt nam thấy có, hiểu rõ và rất thương cảm hoàn cảnh các em mồ côi, nhất là mồ côi mẹ.

“Mồ côi cha, con ăn cơm với cá,  Mồ côi mẹ, con liếm lá gặm xương (Ca dao ).
“Mấy đời bánh đúc có xương,  Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng” (Cd)

Trẻ em mồ côi cha mẹ thì dễ thấy (mồ côi vì chiến tranh, mồ côi vì cha mẹ bỏ tại nhà thương, tại cổng chùa, cạnh thùng rác…). Trong xã hội đã có những nhà nuôi trẻ mồ côi…

Còn những linh hồn mồ côi là những linh hồn nào?

Đó có thể là những linh hồn trẻ em bị mẹ phá thai? những người lính chết ngoài chiến trận,  những người tù cải tạo đã bị bắn chết bí mật, những người vượt biên đã chết chìm trong đại dương…, mà người nhà chưa biết rõ tin, hoặc những người chết có sổ sách khai tử, nhưng con cái lại thờ ơ không hề cầu nguyện, xin lễ cho bao giờ, còn nhiều và còn rất nhiều…linh hồn bị bỏ quên.

Vì thế, việc cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi vì là một điều rất nên có, một truyền thống tốt đẹp của giáo dân Việt Nam rất đáng trân trọng, khuyến khích, vừa theo văn hóa, vừa theo tình thương, vừa theo luật tự nhiên “Nay ta thương người, mai Chúa soi cho người khác thương ta”.

Người Công giáo Việt Nam tốt lành xin rất nhiều lề cầu cho các linh hồn mồ côi trong Tháng Cầu hồn. Đối lại, họ cũng được các linh hồn trả ơn rất nhiều phần hồn phần xác.

*Sau đây là vài truyện chứng minh có linh hồn mồ côi (hay linh hồn bị quên lãng):
 
    1/ Trong hạnh tích nữ tu Catherine de Saint Augustine có kể truyện sau này:

Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Lớn lên cũng chẳng sửa mình. Người miền ấy chán ngấy vì những phóng đãng của nàng, họp nhau trục xuất nàng ra khỏi thành phố, cho ở trong một cái hang ngoài vùng họ. Ở đó, nàng mắc một bệnh ghê hồn: từng mảng thân thể rơi rụng dần. Sau ít lâu nàng chết không được chịu các phép Bí tích, không được một người nào đoái hoài. Xác nàng được người ta chôn táng ngoài đồng, không một lễ nghi tôn giáo. Bốn năm sau, một hôm có linh hồn ở luyện ngục hiện về với nữ tu, nói:

– Tôi khổ quá bà ơi! Bà cầu nguyện cho mọi người đã chết; có mỗi mình tôi đáng thương nhất bà lại chẳng hề thương cảm!

Nữ tu hỏi:
– Hồn là ai?
– Tôi là Maria, tội lỗi đáng thương, đã chết ở ngoài hang đá.

Nữ tu Catherine ngạc nhiên kêu lên:
– Sao? Chị cũng được rỗi ư?

– Vâng, tôi được rỗi nhờ tình thương của Mẹ Maria. Trong giây phút cuối cùng đời tôi, thấy bị mọi người bỏ rơi và đầy tội lỗi ghê gớm, tôi nhớ đến Mẹ Thiên Chúa. Tự đáy lòng, tôi kêu xin: “Ôi Mẹ, là nơi nương ẩn của mọi người trơ trọi, xin thương xót con. Người ta từ bỏ con hết cả rồi, chỉ còn có Mẹ là hy vọng độc nhất của con đó thôi. Xin Mẹ đến cứu lấy con!” Tôi chẳng cầu nguyện uổng công. Chính nhờ Mẹ cầu bầu mà tôi được thành tâm thống hối, ăn năn tội cách trọn và thoát khỏi hoả ngục.

Rồi nàng xin nữ tu dâng lễ cầu cho mình được giải thoát khỏi luyện ngục. Ít lâu sau, nàng hiện về sáng láng như mặt trời, nói với nữ tu:

– Tôi lên trời đây, tôi sẽ ca tụng tình thương vô biên của Chúa. Xin cám ơn bà.
(Thánh Anphongsô, Vinh quang Ðức Mẹ tập 1, tr 37 / Mẹ ơn Cứu rỗi tr. 88-90)
 
    2/ Trong hồ sơ xin phong thánh cho Cha Domenico di Giesu Maria, qua đời năm 1630 tại Roma, có ghi lại câu chuyện sau đây.

Cha Domenico là đan sĩ dòng Kín Carmelô. Theo thói quen của dòng, các đan sĩ thường đặt trong phòng riêng một quan tài thật bằng gỗ. Chiếc quan tài giúp đan sĩ vừa suy niệm về sự chết vừa nhớ cầu nguyện cho những người đã qua đời.

Khi Cha Domenico đến sống tại một đan viện ở Roma, thì trong căn phòng dành cho ngài, đã có đặt một quan tài. Một đêm, Cha Domenico nghe rõ từ quan tài phát ra tiếng nói thật lớn gần như là tiếng thét: – Không ai nhớ đến tôi!

Tiếng nói lập lại nhiều lần và vang ra xa nên tất cả dãy phòng cạnh Cha Domenico đều nghe rõ. Cha Domenico rất kinh hãi. Cha nghĩ đến hiện tượng ma quỷ quấy phá các đan sĩ. Cha liền quỳ xuống, tha thiết cầu xin Chúa soi sáng cho biết phải làm gì. Sau đó, Cha lấy Nước Thánh và rảy lên quan tài. Lần này, cũng cùng tiếng nói, khẩn khoản:– Nước Thánh! Nước Thánh nữa đi – Xin thương, xin thương xót!

Cha Dominico liền hỏi tiếng nói là ai và muốn gì? Người chết trả lời:
– Con là một người Đức, đến Roma hành hương các Nơi Thánh và qua đời tại đây. Xác con được chôn từ lâu năm tại nghĩa trang thành phố Roma. Trong khi Linh Hồn con còn bị giam cầm nơi Lửa Luyện Hình, chịu nhiều hình khổ đớn đau, để thanh tẩy các tội đã phạm. Nhưng con bị mọi người quên lãng. Không còn ai nhớ đến con để làm việc lành phúc đức và cầu nguyện cho con. Vậy xin Cha hãy động lòng thương xót, rảy Nước Thánh liên tục trên con, và nhất là xin Cha hãy khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA Nhân Từ, xin Ngài sớm giải thoát con ra khỏi Chốn Luyện Hình.

Cha Dominico liền hứa sẽ đặc biệt cầu nguyện cho người quá cố mồ côi. Cha ăn chay, hãm mình và cầu nguyện thật nhiều cho ông.


Chỉ mấy ngày sau, người chết hiện ra trong phòng Cha Dominico, báo tin cho ngài biết ông được lên Thiên Đàng và hứa sẽ đền đáp ơn ngài cách bội hậu.

(”L’Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 38-39) Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

  3/ Bà Maria Valtorta (1897-1961) là phụ nữ Công Giáo người Ý. Bà được người mẹ từ Luyện ngục hiện về ngày 4-10-1949 khuyên như sau:

– Con cứ cầu nguyện cho mẹ y như Mẹ còn bị giam ở đây. Bởi vì nơi Lửa Luyện Ngục, có rất nhiều Linh Hồn bị quên lãng, bị bỏ rơi, thuộc đủ hạng người, cấp bậc, đặc biệt là các bà mẹ. Cần phải yêu thương và nghĩ đến tất cả mọi người. Bây giờ mẹ mới hiểu rõ điều đó… Cũng chính bây giờ đây, Mẹ không còn than trách Chúa nữa, nhưng hiểu rằng, Thiên Chúa là Đấng Xét Xử Chí Công! (Maria Valtorta, ”I Quaderni dal 1945 al 1950”, Centro Editoriale Valtortiano, 1987, trang 523-525.)

3- Các linh hồn mồ côi cần cầu nguyện


Những người còn sống, còn có thời giờ lập công nghiệp, còn có thể cầu cho các linh hồn Luyện ngục. Ngược lại, các linh hồn Luyện ngục bây giờ đã hết thời giờ lập công,  dù phải chịu nhiều đau khổ.

Như lời Chúa Giêsu đã có lần nói: “Đêm đến, không ai có thể làm việc được” (Ga 9,4).

– Cần cầu cho Cha mẹ đã qua đời:

Có những cha mẹ khi còn sống, thương lo cho con phần xác đầy đủ, sung sướng hơn con người ta, do đó phạm lỗi công bằng, bác ái, ngày nay đang phải thanh tẩy trong Luyện ngục. Con cái còn sống Chúa cho làm ăn khá giả, giầu có bạc triệu, nhưng không hề cầu nguyện, xin lễ cầu cho cha mẹ bao giờ. Thật đáng buồn. Coi chừng “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Sau này họ bị con cái bỏ quên!
 
Vào thập niên 90, một bà mẹ CG Việt nam định cư bên Hoa kỳ gọi điện thoại về tòa báo TTĐM bang Missouri than thở như sau:

Bà bảo cậu con trai lớn:

– Hôm nay ngày giỗ bố đấy, con đi lễ cầu cho bố. Người con cưng của bà trả lời:

– Ai lên thì lên, ai xuống thì xuống, cần gì phải cầu.

Đau lòng chết được, bà mẹ tức mình nói:

– Biết vậy tao để mày ở nhà với Việt cộng cho rồi, vất vả đưa mày đi Mỹ làm gì. Sau này tao chết, mong gì được lời cầu nguyện của mày!

Có người bạo miệng nói rằng “Chúa nhân từ thương xót vô cùng”, Chúa cũng tha hết. Chúa đâu có ác độc như vị thần nghiêm khắc, đứng chờ phạt từng chút từng chút ???.

Đúng, Chúa thương xót vô cùng, nên ta mới đọc: “Nếu Chúa chấp tội, nào ai rỗi được, bởi Chúa tôi hằng có lòng lành…“.

Nếu Chúa không có lòng lành thì Chúa chẳng cho Con Một xuống thế gian, chịu chết chuộc tội.

Nếu Chúa không có lòng lành thì  loài người phạm đến Chúa sẽ bị phạt sa hỏa ngục hết.

Chúa, Đức Mẹ lòng lành, thương xót luôn tìm mọi cách cứu giúp, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn luyện ngục, đau khổ.

Nhưng có lẽ họ không biết hay không nhớ rằng: Chúa có 9 phẩm tính. Chúa lòng lành, thương xót vô cùng, nhưng Chúa cũng công bằng vô cùng.

Nếu không công bằng thì những việc tốt nhỏ mọn của họ chỉ có Chúa biết, Chúa sẽ quên, không thưởng công.

Nếu không công bằng thì những người làm ác bất công cho họ, Chúa bỏ qua, không phạt. Chắc chắn không.

Đàng khác, dù Chúa có cho một linh hồn còn nhơ bẩn lên Thiên đàng thì linh hồn đó cũng không dám lên nơi thanh sạch vô cùng.

Thử hỏi người vừa cầy ruộng ở ngoài đồng về, có dám để thân mình hôi hám, quần áo lấm lem như vậy vào dự tiệc bên cạnh đức vua, hoàng hậu, cả triều đình bá quan văn võ…không?

– Cũng xin cầu cho các linh mục mình quen biết:

Trong số các linh hồn mồ côi, cũng có những linh hồn Linh mục mồ côi (người ta thường nói: “Cha chung không ai khóc”).  Nếu đã nhớ tới bậc cha mẹ sinh ra phần xác, cũng xin thương nhớ tới những Linh mục đã giúp đỡ phần hồn. Chúa đã nhờ họ rửa tội cho ta, giải tội cho ta, chứng kiến hôn phối…Là con người yếu đuối dại dột, họ được ban nhiều ơn, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm, thiếu sót, nên họ sẽ bị đòi nhiều. Tin mừng theo Thánh Luca viết rõ ràng: “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều…  Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được trao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”. (Lc 12,47- 48).

* Bà Đáng kính Frances Thánh Thể kể lại rằng: “Một số bà sơ đạo đức dòng Carmelô chịu khổ 20 năm, 40, 50 năm. Một Giám mục chịu khổ 55 năm bởi thiếu cẩn thận trong một số điều. Một linh mục bị phạt 40 năm cũng chỉ bởi thiếu cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ.(Luyện ngục, nơi thanh tẩy cuối cùng, Chương 4, Luyện ngục bao lâu)

“Các linh mục sau khi qua đời cũng rất dễ trở thành những linh hồn mồ côi. Linh mục là người tế lễ hằng ngày để thờ phượng Chúa và xin ơn tha tội cho người tội lỗi. Tuy nhiên thường không mấy ai nghĩ rằng linh mục cũng cần lời cầu nguyện vì người ta cho rằng linh mục phải thánh thiện hơn giáo dân. Rồi khi một linh mục nằm xuống vĩnh viễn thì thường ông bà cố thân sinh cũng như các anh chị đã ra đi trước, không còn mấy ai để nhắc nhở cho các cháu chắt cầu nguyện cho nữa. Như vậy phải chăng linh mục khi chết rồi, có thể trở thành những linh hồn mồ côi chăng? (Tư tưởng của Linh mục Trần Bình Trọng).

* Việc cầu nguyện cho người quá cố luôn luôn cần thiết. Thiên Chúa đưa linh hồn người quá cố lên thiên đàng là do quyết định của Chúa.

Nếu người quá cố được lên thiên đàng rồi mà ta vẫn cầu nguyện, thì theo Tín điều các Thánh Cùng Thông công (hiệp thông), những ơn ích của lời cầu nguyện đó sẽ được chuyển cho những linh hồn khác nơi luyện ngục.

*Chúa phán với bà thánh Gêtrudê rằng:“Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy”.

Linh mục. Mark, CMC

-----------------------

 

2/11-147: Mẹ chỉ cần duy nhất một Thánh Lễ


18/11/2012 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Ngày 3-2-1944, một cụ bà gần 80 tuổi qua đời.  Cụ bà đó không ai khác là thân mẫu tôi. Tôi lặng 2/11-147


Ngày 3-2-1944, một cụ bà gần 80 tuổi qua đời.  Cụ bà đó không ai khác là thân mẫu tôi.

Tôi lặng lẽ chiêm ngắm gương mặt Mẹ dịu hiền nơi nhà nguyện nghĩa trang, trước khi hạ huyệt.  Trong tâm tình con thảo và nhất là, trong tư cách Linh Mục, tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ à, từ ngày có trí khôn đến giờ, con chưa bao giờ thấy Mẹ lỗi phạm nặng nề một luật nào của Chúa!”

Và tôi hồi tưởng những chặng đường qua của cuộc đời Mẹ.

Mẹ tôi có một đời sống thật gương mẫu.  Sở dĩ tôi được làm Linh Mục phần lớn là nhờ công lao của Mẹ hiền.

Mỗi ngày, Mẹ tôi tham dự Thánh Lễ rước lễ, kể cả vào những năm cuối đời, tuổi đã cao.  Khi đi cũng như lúc về, Mẹ tôi đều cầm tràng hạt trong tay.  Mỗi khi rỗi rảnh, Mẹ thường lần hạt, đọc kinh Mân Côi.  Mẹ tôi rất có lòng bác ái, thương người đến độ mất một con mắt, chỉ vì liều mạng cứu sống một người đàn bà nghèo.  Chưa hết.  Mẹ tôi luôn chấp nhận thánh ý Thiên Chúa.  Ngày thân phụ tôi qua đời, Mẹ tôi hỏi: “Trong lúc này đây, Mẹ có thể than thở gì với Đức Chúa GIÊSU để làm đẹp lòng Ngài?”  Tôi trả lời: “Mẹ cứ lập đi lập lại câu: Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thực hiện.”

Trên giường bệnh, Mẹ tôi lãnh các Bí Tích sau cùng với Đức Tin sâu xa.

Mấy giờ trước khi tắt thở, Mẹ tôi đau đớn vô cùng.  Nhưng Mẹ không ngừng lập đi lập lại: “Lạy Đức Chúa GIÊSU, con muốn xin Chúa giảm cơn đau cho con.  Tuy nhiên, con không dám áp đặt ý con trên thánh ý Chúa.  Trái lại, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện.”

Với lời sau cùng này, Mẹ tôi – người phụ nữ đã cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục tôi nên người – trút hơi thở cuối cùng.  Sau khi Mẹ tôi qua đời, ai ai cũng nức lời khen ngợi Mẹ, người đàn bà đức hạnh.  Tuy nhiên, tôi không để ý đến lời ca tụng của người đời cho bằng nghĩ đến sự phán xét công minh của Thiên Chúa.  Do đó, tôi làm nhiều việc lành, sốt sắng dâng Thánh Lễ và không ngừng cầu nguyện cho Linh Hồn Mẹ sớm tận hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa.

Ngoài ra, mỗi khi có dịp giảng, tôi đều nhắn nhủ các tín hữu Công Giáo hãy năng nhớ giúp đỡ các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục.  Giúp đỡ bằng nhiều cách: tham dự Thánh Lễ, rước lễ và làm việc lành phước đức, bố thí giúp đỡ người nghèo.

Thiên Chúa Nhân Lành cho phép Mẹ hiện về với tôi.

Đúng hai năm rưỡi sau khi qua đời, Mẹ tôi bỗng xuất hiện trong phòng, dưới hình dạng con người.  Mẹ trông thật buồn bã.  Mẹ tôi nói: “Các con đã bỏ quên Mẹ trong Luyện Ngục!”

Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Ủa, cho tới bây giờ mà Mẹ còn ở trong Luyện Ngục hay sao?”

Mẹ tôi đáp: “Đúng thế! Mẹ vẫn còn ở trong Luyện Ngục.  Bóng tối vây phủ Linh Hồn Mẹ, khiến Mẹ không thể trông thấy Ánh Sáng là Thiên Chúa… Mẹ đang ở ngưỡng cửa Thiên Đàng, gần nơi an vui vĩnh cửu và Mẹ nồng nhiệt ước muốn được vào, nhưng Mẹ không thể nào vào được! Không biết bao nhiêu lần Mẹ tự nhủ: Nếu các con biết mình đang bị dằn vặt khốn khổ khôn lường, hẳn là chúng đã cấp tốc ra tay cứu giúp mình!”

Tôi hỏi tiếp: “Sao trước đây Mẹ không hiện về báo cho chúng con biết?”

Mẹ tôi buồn bã trả lời: “Mẹ đâu có được phép!”

Tôi lại hỏi: “Mẹ vẫn chưa được trông thấy Thiên Chúa sao?”

Mẹ tôi giải thích: “Khi vừa tắt thở, Mẹ đã được trông thấy Chúa nhưng chưa được trông thấy trọn Ánh Sáng Vinh Quang của Chúa.”

Tôi hỏi tiếp: “Chúng con có thể làm được gì để giúp Mẹ ra ngay khỏi Luyện Ngục?”

Mẹ tôi nói: “Mẹ chỉ cần duy nhất một Thánh Lễ.  Chúa cho phép Mẹ hiện về để xin con điều đó.”

Tôi không quên dặn dò Mẹ: “Khi nào được vào Thiên Đàng, Mẹ nhớ hiện về ngay báo tin cho con biết.”

Mẹ tôi trả lời: “Nếu Chúa cho phép Mẹ hiện về…  Ôi Ánh Sáng thật tuyệt đẹp!”

Vừa nói Mẹ tôi vừa biến mất.

Chúng tôi dâng 2 Thánh Lễ cầu cho Linh Hồn Mẹ.

Một ngày sau, Mẹ tôi hiện về nói: “Mẹ đã được vào Thiên Đàng rồi!”

 Chứng từ của Cha Giuseppe Tomaselli, người Ý, Dòng Don Bosco.

… “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.  Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.  Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.  Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người.  Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.  Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130).

 (”L’Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 265-266)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

-----------------------

 

2/11-148: Từ vực thẳm con kêu lên Ngài, lạy Chúa!


22/11/2012 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Chúa Nhật 20-2-1955, Linh Mục Alfonso Matt (+1978) Cha Sở giáo xứ Sonntag (nước Áo) gởi 2/11-148


Chúa Nhật 20-2-1955, Linh Mục Alfonso Matt (+1978) Cha Sở giáo xứ Sonntag (nước Áo) gởi cho Đức Cha Franz Tschann (+1955), Giám Mục Phụ Tá giáo phận Feldkirch, bản tường trình về sự kiện bà Maria Simma nhận sứ vụ giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục. Bà Maria Simma là bổn đạo thuộc giáo xứ Sonntag. Xin trích phần Cha Sở trình bày lời nhắn nhủ của Các Đẳng Linh Hồn qua ghi chép của bà Maria Simma.

Các Đẳng Linh Hồn rất quan tâm đến chúng ta và đến Nước THIÊN CHÚA. Các ngài nhắn nhủ chúng ta như sau. Không nên than phiền về thời đại đang trải qua. Cần phải nói với các bậc làm Cha Mẹ rằng chính họ là những người mang trách nhiệm chính. Cha Mẹ gây thiệt hại lớn lao cho con cái khi thỏa mãn mọi yêu sách của chúng, cung cấp cho chúng tất cả những gì chúng muốn, chỉ vì lý do đơn giản là làm vui lòng chúng và để chúng khỏi la ó!

Làm như thế thì tính kiêu ngạo có thể đâm rễ trong lòng đứa bé. Lớn lên khi đứa trẻ bắt đầu cắp sách đến trường nó không biết đọc Kinh Lạy Cha cũng không biết làm Dấu Thánh Giá. Đôi khi hoàn toàn không biết gì về THIÊN CHÚA. Các Cha Mẹ thường thoái thác trách nhiệm khi cho rằng đó là bổn phận của các giáo lý viên và các thầy cô dạy môn tôn giáo. Nơi nào việc dạy giáo lý không bắt đầu ngay từ lúc tuổi còn thơ thì sau này lớn lên tôn giáo cũng không được coi trọng bao nhiêu.

Phải dạy cho con trẻ biết ”từ bỏ”! Tại sao ngày nay có hiện tượng dửng dưng tôn giáo? có chuyện nền luân lý xuống cấp? Thưa bởi vì các trẻ em không được học biết ”từ bỏ”! Sau này lớn lên chúng trở thành những người bất mãn, những kẻ không kín đáo muốn xen mình vào đủ mọi thứ chuyện và muốn có mọi thứ một cách hoang phí. Điều này gây ra các lệch lạc sai trái về tính dục, các tệ nạn ngừa thai và phá thai.

Kẻ nào ngay từ nhỏ không học biết ”từ bỏ” thì lớn lên sẽ trở thành một người ích kỷ, vô tâm và tàn bạo. Vì lý do này mà ngày nay có rất nhiều oán thù và thiếu bác ái. Nếu chúng ta muốn trông thấy một thời đại tươi sáng tốt đẹp hơn thì phải bắt đầu ngay công trình giáo dục trẻ em.

Người ta phạm tội cách kinh hoàng chống lại lòng yêu mến tha nhân, nhất là bằng cách nói hành nói xấu, lừa đảo và vu khống. Nó bắt đầu từ đâu? Thưa, từ trong tư tưởng. Cần phải học biết tất cả những điều này ngay từ thời thơ ấu và tìm cách xua đuổi tức khắc những tư tưởng trái nghịch với đức bác ái. Cần phải đánh tan ngay tất cả các tư tưởng chống lại đức bác ái và đừng bao giờ đi tới chỗ phán xét tha nhân mà không có đức bác ái.

Đối với mỗi tín hữu Công Giáo thì công tác tông đồ là một bổn phận. Có người thi hành bổn phận với nghề nghiệp và có người khác với việc nêu cao gương sáng. Chúng ta thường than phiền có những tệ nạn phát xuất từ các bài diễn văn chống lại luân lý và chống lại tôn giáo. Vậy tại sao những người khác lại câm miệng? Những người tốt lành cũng phải biết bênh vực các xác tín của mình và dám tuyên xưng mình là tín hữu Công Giáo! Theo dòng lịch sử Giáo Hội, phải chăng sức khoẻ tâm linh và nền văn minh Kitô Giáo không phải là bổn phận cấp thiết và khẩn trương dành cho các tín hữu giáo dân như trong thời đại chúng ta đang sống sao? Mỗi tín hữu Công Giáo cần phải đặt mình trở về với việc tìm kiếm Nước THIÊN CHÚA và tìm cách làm cho Nước THIÊN CHÚA được mở rộng, bằng không thì loài người sẽ không còn ở trong cấp độ nhận biết sự cai trị của THIÊN CHÚA Quan Phòng.

Mối quan tâm lo lắng cho phần rỗi linh hồn không được bóp nghẹt bởi sự chăm sóc thái quá thân xác.

Ngày 22-6-1955 ban đêm bà Maria Simma nghe rõ ràng câu nói: ”THIÊN CHÚA đòi buộc một việc đền bù!” Và chính với các hy sinh tự ý làm, được chấp nhận với lời cầu nguyện mà có thể đền bù phần lớn tội lỗi, nhưng nếu các hy sinh này không được vui lòng chấp nhận, thì THIÊN CHÚA sẽ dùng sức mạnh để đòi buộc. Bởi vì, ”cần phải có một việc đền bù!”

… ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130(129).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni Villadiseriane, Ottava edizione, trang 42-46)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn: Vietvatican

-----------------------

 

2/11-149: Bóng câu


31/10/2013 Trầm Thiên Thu

 

Chỉ khi nào phàm nhân khả dĩ “nhìn thấy” Sự Thật thì mới thực sự được hưởng tự do đích thực 2/11-149


Chỉ khi nào phàm nhân khả dĩ “nhìn thấy” Sự Thật thì mới thực sự được hưởng tự do đích thực, vì Chúa Giêsu bảo: “SỰ THẬT SẼ GIẢI PHÓNG ANH EM” (Ga 8:32). Một trong những chân-lý-bất-biến đó là “sự chết”. Có sinh ắt có tử, như có mở đầu thì có kết thúc! Chết cũng là giải thoát, như Thánh Phaolô nói: “Sống là Đức Kitô, và chết là một MỐI LỢI” (Pl 1:21).

Có câu thành ngữ Hán–Việt: “Câu quang quá kích”. Nghĩa là cái bóng vụt sáng của con ngựa qua khe cửa. Tiếng Việt quen nói là “bóng câu qua cửa sổ”, chứ đúng ra phải nói là “bóng ngựa qua cửa số”. Chữ “câu” là từ Hán–Việt, nghĩa là con ngựa, được dùng xen vào các từ Việt ngữ thì không “chuẩn”. Ở đây ý nói con ngựa còn non nên rất khỏe và chạy nhanh. Khi nghe tiếng vó ngựa, chợt nhìn ra cửa sổ thì thấy nó vụt qua mất, chẳng kịp nhìn thấy lông nó màu gì nữa! Thời gian cũng vậy, tưởng chừng nó trôi chậm, thế mà thắm thoắt đã vài chục năm, nhanh như chớp vậy!

Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh tính toán: “Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi” (Tv 90:10).

Quả thật, kiếp người quá vắn vỏi, khác chi đóa phù dung sớm nở tối tàn: “Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103:15-16). Như một kết luận, tác giả Thánh Vịnh nói: “Ấy con người khác chi hơi thở, vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (Tv 144:4). Những cách ví von rất thật, rất thực tế, chắc hẳn không còn cách so sánh khoảng-ngắn-dài nào độc đáo hơn nữa!

Đời là thế, là lẽ tất nhiên, như tác giả sách Giảng Viên nhận định: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế” (Gv 3:1-2). Các câu tiếp theo, tác giả cho biết những “thời” khác. Có lẽ cũng chẳng lạ, nhưng chúng ta thường không lưu ý hoặc không muốn biết “sự thật phũ phàng” như thế! Không chỉ vậy, cuộc sống còn có “kiểu ngược đời” đặc trưng:“Càng nhiều khôn ngoan, càng nhiều phiền muộn, càng thêm hiểu biết, càng thêm khổ đau” (Gv 1:18).

Cảm nhận được sự ngắn ngủi của cuộc đời, nhạc sĩ Y Vân (1933-1992) đã viết ca khúc “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời”. Ông viết bài này khi còn trẻ, nhưng có điều lạ là nó đã “ứng nghiệm” vào chính cuộc đời ông – vì ông mất khi đang ở tuổi 60 (ngày 28-11-1992).

Ông nói: “Anh ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời, 20 năm đầu, sung sướng không bao lâu, 20 năm sau, sầu vương cao vời vợi, 20 năm cuối là bao!”. Cứ 20 năm là chu kỳ một thế hệ. Chưa thấy sung sướng đã vương sầu, còn lại chặng cuối thì có đáng chi!

Ông than thở, nhưng không bi lụy, mà để tích cực vươn lên: “Ơ là thế, đời sống không được bao! Ơ là bao, đời không lâu là thế! Ơ được bao năm sống mà yêu nhau”. Biết cuộc đời ngắn ngủi để mà ráng yêu nhau. Chữ YÊU ở đây không chỉ riêng tình yêu đôi lứa, mà chữ YÊU bao hàm mọi thứ tình cảm trong các mối quan hệ.

Ông tiếp tục nhận định: “Anh ơi có bao nhiêu 60 năm cuộc đời, khi xa anh rồi em biết yêu thương ai, nên khi yêu nhau thì yêu cho trọn đời, anh ơi ta sống được bao!”. Yêu thì phải yêu cho trọn vẹn, yêu sung mãn. Văn hào Victor Hugo nói: “Chết cho tình yêu là sống trong tình yêu”. Một tư tưởng tuyệt vời quá! Tại sao? Vì yêu tới điên thì mới thực sự là yêu. Chúa Giêsu đã thực sự “điên vì yêu”. Ngài điên hơn mọi người vì Ngài yêu chính những người ghét bỏ và giết chết Ngài, còn đối với người ta, có “cao cấp” lắm thì cũng chỉ dám chết cho người-mình-yêu mà thôi!

Kết thúc một bản nhạc nào cũng có “giai kết trọn”, dù là kết nam hay kết nữ cũng đều là nốt kết thúc. Cuộc đời ngắn ngủi gợi nhớ “sự kết thúc cuộc đời”, đó là khi người ta trút hơi thở cuối cùng để bước vào cõi vĩnh hằng. Sự chuẩn bị phải được tiến hành cả đời, vì đâu ai biết lúc nào lá rụng, lá vàng rụng đã đành, mà lá xanh cũng rụng! Do đó mà phải cố gắng cho “giai kết trọn” thật đẹp, thật ngọt ngào. Khi ta sinh, ta bật khóc thì người vui cười, hãy cố gắng sống sao để khi ta chết, ta thanh thản vui cười mà người phải bật khóc!

Tháng Cầu Hồn nhắc nhở chúng ta đừng quên các linh hồn, vì việc cầu nguyện cho các linh hồn là việc rất quan trọng, vừa lợi cho người vừa ích cho ta. Đồng thời chúng ta cũng đừng quên những người hấp hối. Lúc nào cũng có người hấp hối. Cầu nguyện cho những người hấp hối cũng là việc quan trọng, vì Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustinas: “Hãy cố gắng hết sức cầu nguyện cho những người hấp hối. Hãy xin cho họ được niềm tin vào Lòng Thương Xót của Ta, vì họ cần nhất niềm tín thác, và ít nhất là thế. Hãy bảo đảm rằng Ơn Cứu Độ cho các linh hồn trong giờ sau hết cũng còn tùy vào lời cầu nguyện của con” (Nhật Ký, số 1777).

Trong thi phẩm “Tiếng Thu”, thi sĩ Lưu Trọng Lư (1912-1991) đã khả dĩ cảm nhận khoảng-kỳ-diệu-khác-thường của không gian và thời gian của mùa Thu:

Em nghe không mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

Mùa Thu luôn có sắc vàng, vàng của cỏ cây, vàng của con người, vàng của ý nghĩ… Buổi sáng se lạnh, nhưng buổi trưa hanh nóng, cái nắng nóng rất lạ, với kiểu khô khốc cũng khác. Có chút gì đó hoang vu, mênh mang, cô tịch, lắng đọng,… Mùa Thu nhắc nhở mỗi người về Sự Chết. Nghe mà nẫu cả lòng, nghe mà buồn thúi ruột!

Nhưng không, với các Kitô hữu, chết không là hết, mà chết là biến đổi, chết là “hân hoan về Nhà Cha”, vậy sao lại buồn? Không thể buồn, vì đó là nơi Chúa Giêsu đã đi trước để dọn chỗ (Ga 14:2) và là “Vương Quốc dọn sẵn ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25:34) cho những tôi trung của Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa, nếu Ngài chấp tội thì chẳng ai đứng vững, nhưng Ngài vẫn rộng lòng tha thứ để mọi người biết kính sợ Ngài (Tv 130:3). Cảm tạ Ngài luôn giàu lòng xót thương, đã không cứ tội con mà xét xử, không trả báo xứng với lỗi lầm của con (Tv 103:10). Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Mùa Cầu Hồn – 2013

-----------------------

 

2/11-150: Có được cúng vái, dâng đồ ăn đồ uống cho người chết không?


31/10/2013 Lm. Ngô Tôn Huấn

 

HỎI:  Nhân tháng cầu cho các linh hồn,(tháng 11) xin cha vui lòng giải đáp  thắc mắc mắc sau 2/11-150


HỎI:  Nhân tháng cầu cho các linh hồn,(tháng 11) xin cha vui lòng giải đáp  thắc mắc mắc sau đây :

1–Người Công giáo phải  làm gì  để giúp các linh hồn đã ly trần?

2-Có được phép mang đồ ăn, đồ uống như rượu bia và  trái cây ra đặt  ở mộ thân nhân chôn ngoài nghĩa trang, hay bày  đồ ăn trên bàn thờ ông bà, cha mẹ nhân ngày giỗ, tết  không?

TRẢ LỜI: Những người theo Đạo thờ ông bà (Tổ tiên) hay các tôn giáo khác thì tin là vong hồn những người chết có thể về với con cháu sau khi chết. Vì thế, con cháu thường mang theo đồ ăn, đồ uống ra đặt ngoài nghĩa trang nơi an nghỉ của người quá cố. Đặc biệt, đến ngày giỗ, Tết, con cháu thường làm một mâm cỗ với của ngon vật lạ để dâng lên bàn thờ người quá cố cùng với nhang đèn để cúng vái, trước khi hạ cỗ cho con cháu hưởng chung. Đây là tục lệ có từ lâu  đời  trong xã hội ViệtNam. Là người  Công giáo, chúng ta tôn trọng, và không dám phê bình niềm tin của người khác.

Tuy nhiên, là  tín hữu Chúa Kitô,  thì ngược lại, chúng ta  không tin có sự trở về của linh hồn người quá cố để ăn uống chung vui cách vô hình nào đó với con cháu, anh  em còn sống. Giáo lý Công giáo dạy rõ như sau về số phân của một người sau khi chết :

“Mỗi người lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình phần trả công muôn đời cho mình. Ngay sau khi chết, trong một cuộc phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẽ trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng diễm phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt đời đời.” (x. SGLGHCG, số 1022)

Như vậy, theo lời dạy trên của Giáo Hội , thì  linh hồn của một người  đã chết có thể được vào ngay Thiên Đàng để vui hưởng Thanh Nhan Chúa, hoặc phải xa lìa Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục (hell). Hay phải “tạm trú” một thời gian trong nơi gọi là “Luyện tội = Purgatory” để được thanh luyện  cho sạch khỏi mọi vết nhơ   của tội lỗi đã được tha qua bí tích hòa giải nhưng hậu quả còn để lại  mà  chưa đền bù cho đủ khi còn sống. Nên cần được tinh luyện cho sạch trước khi được vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng.

Như thế rỏ ràng cho thấy là không  có trường hợp nào  linh hồn  những người quá cố còn có  thể về chung vui cách vô hình đời sống con người trên trần thế với con cháu được nữa.Lại càng vô lý hơn nữa , khi có người cho rằng các linh hồn có thể trở về xin Rửa tội vì đã không được lãnh nhận bí tích này khi còn sống. Điều này hoàn toàn trái với giáo lý của Giáo Hội trích dẫn trên đây.

Từ xưa đến nay và ở khắp mọi nơi, người ta đã nói nhiều về những hiện tượng “ma quái” quấy phá trong nhà sau khi có người chết, hoặc  linh hồn người chết hiện về với thân nhân trong giấc mơ  để van xin điều này, hoặc cảnh cáo con cháu  việc khác v.v. Trước sự kiện này, Giáo Hội  cho đến nay vẫn giữ  thái độ im lặng, không đưa ra một giáo lý nào để giải thích ý nghĩa của những sự kiện khác thường đó, mà chỉ dạy giáo hữu phải cầu nguyện, làm việc lành, hoặc xin lễ cầu cho các linh hồn, cách riêng trong tháng 11 mà thôi. Đây là việc bác ái có giá trị cứu giúp các linh hồn đang ở nơi luyện tội để giúp họ mau chóng được tha hình phạt hữu hạn ( temporal punishment) để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc được  chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa cùng với các thánh nam nữ ở đây.

Nhưng chắc chắn là Giáo Hội không dạy hay  khuyến cáo chúng ta phải mang  đồ ăn, đồ uống ra nghĩa trang đặt nơi mộ phần của thân  nhân đã qua đời, hay dâng  mâm đồ ăn trên bàn thờ người quá cố trong những ngày giỗ tết.

Tuy nhiên, vì  lòng thảo kính, thương nhớ,  giáo dân ngày nay được phép đốt nhang, đèn, nến và trưng hoa trước bàn thờ tổ tiên hay nơi mộ phần của thân nhân để nói lên lòng yêu mến,  tôn kính và thương nhớ  đối với những người thân đã ly trần.

Nhưng tuyệt đối phải tin rằng:

1- Những linh hồn đã được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng không cần sự trợ giúp nào của người còn sống trên trần thế. Họ đã gia nhập hàng ngũ các Thánh và đang hưởng hạnh phúc Nước Trời với Thiên Chúa, là hạnh phúc của các Thánh, các Thiên Thần. Ngược lại, các Thánh trên Thiên Đàng có thể cầu xin đắc lực  với Chúa cho những người còn sống trên trần gian và những linh hồn trong luyện ngục.

2- Chỉ  có các linh hồn trong luyện ngục  mới cần sự trợ giúp của các thánh trên Thiên Đàng và của những người còn sống đang hiệp thông với Giáo Hội trên trần thế mà thôi. Các linh hồn đang còn ở luyện ngục không thể tự giúp gì cho họ được nữa  vì thời giờ đã mãn cho họ làm việc lành hay phạm tội gì thêm nữa. Đó là lý do tại sao Giáo Hội dạy và khuyến khích các tín hữu cầu nguyện, làm việc lành và nhất là xin lễ cầu cho các linh hồn thánh (holy souls) còn đang được thanh luyện trong luyện ngục. Ngược lại, các linh hồn ở nơi này có thể cầu xin  hữu hiệu cho các tín hữu còn sống trên trần thế, nơi mọi người còn thì giờ để làm thêm việc lành, phúc đức hay phạm tội thêm mất lòng Chúa.

Tóm lại, các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn nơi luyện ngục và các tín hữu còn sống trên trần gian đều có thể hiệp thông cầu nguyên và giúp ích  cho nhau như đã nói ở trên.Đây  là tín điều các thánh thông công ( Communion of  Saints) như Giáo Hội dạy.

3- Sau hết, các linh hồn đang xa cách Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục thì các Thánh trên trời , các linh hồn nơi luyện tội và các tín hữu trên trần thế, không ai có thể cứu giúp gì cho họ được nữa, vì không có sự hiệp thông nào (communion) giữa nơi này ( hỏa ngục ) với  Thiên Đàng, luyện ngục và các tín hữu còn sống đang hiệp thông trong Giáo Hội  lữ hành trên trần thế.. Cũng cần nói thêm là những ai đang ở hỏa ngục thì đó không phải là vị họ bị Chúa trừng phạt hay trả thù mà chính vì họ, khi còn sống, đã tự chọn nơi cư ngụ đáng sợ này khi tự do  làm những điều gian ác, tội lỗi và không hề xám hối xin Chúa thứ tha vì họ cũng hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương của Người, là  “ Đấng muốn cho mọi người được cửu rỗi và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2 : 4)

Tóm lại, dù ở nơi nào, Thiên Đàng, Luyện ngục hay hoả ngục, linh hồn những người đã ly trần không thể trở về trần thế để “ăn uống” gì với thân nhân còn sống được  nữa. Vì thế, người công giáo không nên đem bất cứ đồ ăn của uống gì ra đặt  nơi mộ phần của những người đã chết ngoài nghĩa trang hay  trưng bày trên bàn thờ trong những dịp giỗ tết để “mời các vong hồn” về chung vui, thưởng thức với con cháu còn sống. Làm như vậy là vô tình  đi ngược lại với  giáo lý của Giáo Hội về số phận của những người đã chết như đã nói ở trên.

Chúng ta chỉ có thể bày tỏ lòng mộ mến,  gắn bó, thương xót những thân nhân đã ly trần bằng cách cầu nguyện, làm việc lành và xin dâng thánh lễ cầu cho họ để nói lên những tâm tình này mà thôi. Và chắc chắn đó cũng là những gì các linh hồn mong đợi nơi con cháu, thân nhân còn sống nhớ đến mình sau khi họ lìa khỏi thân xác qua sự  chết, và còn đang được thanh luyện nơi luyện ngục.

Vậy chúng ta hãy tha thiết cầu xin cho các linh hồn trong tháng 11 này.

 Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

-----------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây