CHUYỆN CON KÉT ĐI KHÁM BÁC SĨ - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật - Sách 3

Thứ bảy - 03/09/2022 09:33
CHUYỆN CON KÉT ĐI KHÁM BÁC SĨ - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật - Sách 3
CHUYỆN CON KÉT ĐI KHÁM BÁC SĨ - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật - Sách 3
Lm. Phêrô NguyễnVăn Mễn
(sưu tầm)


CHUYỆN CON KÉT ĐI KHÁM BÁC SĨ
(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật)

Nguồn:
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/


---------------------------------

- Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;

2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn

3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com

5. ĐT: 0913.784.998; 0394.469.165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

----------------------------
Mục Lục

Bài 1: Chuyện Hoàng tử và người nghèo. 2
Bài 2: Con tàu Titanic kiêu hùng đã bị chìm sâu trong lòng biển. 4
Bài 3: Chuyện tìm sai chỗ. 6
Bài 4: Chuyện thánh Martinô thành Tua. 9
Bài 5: Một sáng kiến ngộ nghĩnh của một doanh nhân giàu có. 10
Bài 6: Ba Vua đã tìm và đã gặp được Chúa. 13
Bài 7: Chuyện người vô thần mang con đi Rửa Tội 16
Bài 8: Chuyện người phụ nữ leo lên cột điện đón Đức Giáo  Hoàng. 18
Bài 9: Chuyện tướng cướp đi tìm dấu chỉ để nhận ra người công giáo. 20
Bài 10: Chuyện thê thảm của thánh Gioan Vianney khi còn là chủng sinh. 23
Bài 11: Chuyện người giàu cũng khóc. 25
Bài 12: Chuyện yêu kẻ thù của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 26
Bài 13: Chuyện con két đi khám bác sĩ 28
Bài 14: Chuyện bà lão Yoko, ở Tp. Hirôshima: Hãy tha lỗi cho tôi 31
Bài 15: Chuyện đáng nể phục của Vị Thủ Tướng Úc. 33
Bài 16: Chuyện một Đức Kitô không có dấu đinh ở tay. 35
Bài 17: Chuyện cây vĩ cầm củ kỷ, xấu xí, bán được giá bất ngờ. 38
Bài 18: Chuyện Một dấu hiệu tha thứ lạ lùng. 40
Bài 19: BÍ Quyết Gieo Hạt Giống có thể sinh hoa kết trái trong một đêm.. 43
Bài 20: Thánh Thomas More đã biến gia đình thành một nhà thờ. 45

----------------------------

 

Bài 1: Chuyện Hoàng tử và người nghèo

(Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật Chuyện TN 34-B)
------------------------

Có 2 người con trai, sinh ra cách đây 300 năm ở London, Anh quốc, theo lời kể của Mark Twain, trong cuốn “The Prince and the pauper, Hoàng tử và người nghèo”.

Cuốn sách kể:

- Người con trai thứ nhất thì được sinh ra trong hoàng gia và trở nên Hoàng Tử xứ  Wales. Sự chào đời của Hoàng Tử được diễn tả:

“Anh quốc đã chờ đợi, hy vọng, và cầu nguyện cho ông ấy từ lâu. Và bây giờ thì ông ấy đã chào đời. Tất cả mọi người đều vui mừng... Tất cả những người giàu cũng như người nghèo đều nghỉ lễ, đếu ca hát, đếu nhảy múa tưng bừng.”

- Cùng ngày đó, một cậu bé trai khác tên là Tom Canty đã chào đời trong một gia đình nghèo, trong một túng lều lụp xụp tại London:

“Nó là một đứa bé mà không ai muốn có.”

Không một ai trông đợi sự ra đời của nó. Không một ai hy vọng hoặc cầu nguyện cho nó. Khi nó chào đời thì không ai ca hát hoặc mừng rỡ vì nó.

Rồi, cả 2 đều lớn lên trong 2 hoàn cảnh khác nhau. Cả hai đều lớn lên với những cái nhìn khác nhau về thế giới.

Tuy nhiên, điều giống nhau giữa hai đứa bé, đó là chúng đều lớn lên trong vui tươi, hồn nhiên, rạng rỡ, và hăng hái, mà chúng ta có thể nhìn thấy ở nơi bất cứ đứa con trai nào.

Một ngày nọ, Tom Canty đứng ngoài cổng cung điện. Khi nhìn vào trong, nó rất đổi ngạc nhiên về sự huy hoàng rực rỡ của cung điện. Nó tiến lại gần cánh cửa để có thể nhìn vào trong cho rõ hơn, thì bất chợt hai tên lính bắt nó và quăng xuống đất.

Cùng một lúc đó, vị hoàng tử trong cung điện nhìn thấy thảm cảnh của Tom, liền chạy ra bênh đỡ.

Sau đó, các tên lính canh rất ngạc nhiên, khi họ nhìn thấy hoàng tử đã mời Tom vào trong cung điện để tham quan.

Sau đó, hoàng tử nảy ra một ý kiến, là tráo đổi cuộc sống của nhau. Hoàng tử thì mặc quần áo rách rưới của Tom, và đi thang lang qua các ngõ hẻm nghèo nàn, với những người nghèo khổ, ở khu ổ chuột. Còn Tom thì mang bộ đồ sang trọng của hoàng gia. Sinh sống trong gia đình hoàng gia. Vi 2 trẻ có những nết tự nhiên trông giống hệt nhau, nên qua mắt được nhiều người.

Sau một thời gian ngắn, hoàng tử trở về hoàng cung, thì bị lính chận lại. Hoàng tử cố gắng kể về thân phận thật sự của mình, nhưng họ không ai tin và đã bị tóm cổ, đưa vào giam trong nhà tù.

Để rút ngắn câu truyện…… Cuối cùng, mọi sự đều đã được sáng tỏ.

*****

Tuy nhiên, trong tiến trình đó, một điều quan trọng đã xảy ra. Sau cái lần đi vào thế giới những người nghèo khổ, sống thân phận những người nghèo khổ, hoàng tử đã học được nhiều bài học quí giá:

- thế nào là sống nghèo khổ,
- thế nào là bị chà đạp,
- thế nào là bị đối xử bất công.

Sau đó, hoàng tử đã được trở thành một vị vua, một vị vua nhân từ và được hầu như tất cả mọi người đều mến chuộng. Có thể nói, đây là thời kỳ hoàng tộc trị vì nước Anh nổi danh nhất.

*****

Câu chuyện Hoàng Tử và Người Nghèo xứ Anh, có những nét nổi bật giống như câu truyện về Chúa Giêsu và mỗi người chúng ta.

Chúng ta là những đứa trẻ nghèo khổ. Còn Chúa Giêsu là Hoàng Tử, được tiền định là Vua của mọi tạo vật trên trời dưới đất.

Chúa Giêsu đã thay đổi vị trí của mình với chúng ta. Ngài thay đổi quần áo hoàng tộc thiên tính của mình, để đổi lấy những áo quần rách rưới của thân phận con người chúng ta.

Giống như hoàng tử trong câu truyện của Mark Twain, Chúa Giêsu đã học được bài học thế nào là kiếp sống con người nghèo nàn, khổ đau, nhục nhã, bất công và bị chà đạp.

****

Tuy nhiên, Chúa Giêsu khác với hoàng tử là Ngài đã giết chết do tay con người. Rồi từ cõi chết, Ngài đã sống lại, đã lên trời, và đã làm Vua khắp cả vũ trụ.

Chúng ta mừng kính Chúa Giêsu, Vua của toàn thể vũ trụ, Đấng thông hiểu được hoàn cảnh của con người, bởi vì Ngài đã trở thành một người, hoàn toàn như chúng ta (chỉ trừ tội lỗi), sống giữa chúng ta và cảm nghiệm được những nỗi vui buồn, đớn đau, tuổi nhục như chúng ta, kể cả cái chết.

Lạy Chúa, hôm nay chúng con suy tôn Chúa là Vua Vũ Trụ (TN 34B Gioan 18,33b-37), Vua gia đình chúng con, Vua lòng chúng con. Xin cho chúng con luôn biết tin yêu, cậy trông, phó thác vào Chúa, Đấng quyền năng, nhưng rất hiểu chúng con, rất cảm thông với chúng con và rất yêu thương chúng con. Amen.


---------------------------

 

Bài 2: Con tàu Titanic kiêu hùng đã bị chìm sâu trong lòng biển

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MV 1-C)
-------------------------------------

Đêm 15.04.1912 các báo đài trên thế giới đồng loạt đăng tin về tai nạn đắm tàu khủng kiếp nhất trong lịch sử hàng hải từ xưa đến nay, đó là

Con tàu Titanic kiêu hùng, đã bị chìm sâu trong lòng biển.

Con tàu Titanic nổi tiếng, đang chạy trên vùng Bắc Đại Tây Dương, thì đụng phải một tảng băng ngầm, khiến cho thành tàu bị thủng một mảng lớn, nước thoải mái tràn vào các khoang tàu. Vài tiếng đồng hồ sau, thì con tàu bị gãy làm đôi và chìm sâu xuống lòng biển, mang theo phần lớn hành khách và hầu như toàn bộ thủy thủ đoàn.

*****

Titanic là một con tàu vĩ đại nhất trong lịch sử hàng hải. Con tàu dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét, có 8 tầng lầu, có đầy đủ tiện nghi: Nào là có phố vui chơi, với nhiều trò chơi hấp dẫn, có hồ bơi, có sân chơi thể thao, có rạp hát, có vườn hoa, có nhà hàng với nhiều món ăn sang trọng, đắc tiền…

Số hành khách có mặt trên tàu lúc gặp nạn là khoảng 1.500 người.

Hầu hết họ là những người có danh giá, có địa vị xã hội, như các ông hoàng, bà chúa, chính khách, đại phú gia, nghệ sĩ và thương gia…

Con tàu Titanic khi sắp hạ thủy đã được mọi người, kể cả các chuyên gia, đánh giá là an toàn tuyệt đối, và có khả năng thách thức với mọi thời tiết.

Nhưng thực tế, mới khởi hành chưa được mấy ngày, thì con tàu đã gặp nạn.

Đây là một trong những tai nạn đường biển khủng khiếp nhất, từ trước cho đến nay, trong lịch sử hàng hải thế giới.

*****

Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Titanic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra cho độc giả một câu hỏi để suy nghĩ như sau:

“Giả như bạn cũng có mặt trên con tàu Titanic, khi con tàu đang bị chìm, thì bạn có tiếp tục vui chơi, ăn uống và khiêu vũ… mà không hề quan tâm đến việc mình sắp bị chết chìm không ?”

Câu hỏi này rất phù hợp với câu nói của Đức Giêsu, trong Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng ( Năm B ) hôm nay, mà Giáo Hội muốn chúng ta suy nghĩ:

“Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề, vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy, như một chiếc lưới, bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).

Nơi khác Chúa cũng nói:

“Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến… Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

Tuy cái chết thường đến bất ngờ, nhưng không phải hoàn toàn bất ngờ đâu. Vì Chúa vẫn thương yêu chúng ta. Người luôn ban cho chúng ta nhiều tín hiệu, báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời gian chuẩn bị:

- Mỗi khi thấy một người chết vì bệnh hay do tai nạn… là một tín hiệu Chúa gửi tới, để nhắc nhở về cái chết của mỗi người chúng ta.

- Khi chúng ta thấy có những sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, một chiếc răng bị hư, đôi mắt ngày càng bị lu mờ đi, tay chân bị thấp khớp, đau nhức, sưng lên, khiến việc di chuyển đã nên khó khăn, một cơn bệnh nặng xuất hiện… là những tín hiệu cho thấy sự lão hóa, là báo trước về giờ chết của chúng ta có lẽ đã gần đến !

Chúng ta không nên bịt tai, nhắm mắt trước, những tín hiệu ấy, nhưng hãy thành tâm suy nghĩ, chuẩn bị, để sẵn sàng chờ đón giờ chết đến.

Chúa căn dặn chúng ta phải canh chừng và phải đề phòng, đó là đừng để cho những đam mê, lạc thú bất chính, những tiện nghi vật chất, những nhu cầu thể xác như cơm, áo, gạo, tiền… chi phối chúng ta, làm cho chúng ta quên đi cái cùng đích của đời mình, là phải lo trở về Nhà Cha trên trời.

Trong khi chờ đợi ngày ấy, chúng ta cần phó thác cuộc sống của ta trong tay Chúa Quan Phòng và đừng quên dành ưu tiên trong việc tìm kiếm Nước Trời, như lời Chúa Giêsu đã dạy:

“Anh em đừng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, sẽ uống gì, hay sẽ mặc gì đây ? (Mt 6,31).

Nhớ “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

Rồi Chúa cũng đừng quên lời Chúa dạy hôm nay: Phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn.

Tỉnh thức, nghĩa là luôn trung thành chu toàn các việc bổn phận Chúa trao.

Cầu nguyện, là năng nhớ đến Chúa, thỉnh thoảng trong ngày dâng lên Chúa những lời nguyện vắn tắt, kèm theo những việc tốt, phục vụ giúp đỡ tha nhân.

Cầu nguyện, còn là siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ thường xuyên. Nhờ đó, chúng ta sẽ có chất nhựa sống là Ơn Thánh hóa của Chúa thông ban, giúp chúng ta mỗi ngày trở nên hoàn thiện hơn, giống như Cha trên trời hơn (x. Mt 5,48). Và tất nhiên, đáng được Chúa yêu thương hơn.


-------------------------------

 

Bài 3: Chuyện tìm sai chỗ

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MV 2-C
-----------------------------------


Có một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom tìm mãi một cái gì đó trên nền đất, dưới ánh đèn đường, nên hỏi:

- Này ông bạn, ông đang tìm cái gì vậy?

Người láng giềng liền trả lời: Tôi tìm cái chìa khóa của tôi bị đánh rơi.

Thế rồi, cả hai cùng lom khom, chăm chú, và cố gắng tìm tiếp.

Một hồi lâu, người này chợt nhận ra một điều gì, nên mới hỏi lại người láng giềng:

- Mà ông bạn làm rơi nó ở đâu vậy?
- Hình như ở trong nhà thì phải.
- Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?
- Vì ở đây có đèn điện sáng hơn.

*****

Có thể nhiều người trong chúng ta cũng đang đi tìm cái chìa khóa hạnh phúc gia đình mình, lại đi tìm ở bên ngoài gia đình, giống như anh bạn láng giềng đi tìm chìa khóa ở ánh đèn đường.

Hễ cứ thấy nơi nào có ánh sáng hào nhoáng, lấp lánh, hấp dẫn, có vẻ như văn minh, là y như con thiêu thân cứ lao đầu vào, chẳng có một chút suy nghĩ trước sau. Cuối cùng, rồi lăn đùng ra chết.

Nơi internet, Tivi, nơi quảng cáo, các đua đòi hơn thua với kẻ này người nọ, đã trở thành áp lực, trở thành sức ép... để phải làm thêm giờ, làm thêm nghề, phải kiếm thêm thật nhiều tiền, phải có xe đời mới, bóng láng, phải có nhà sang, phải có điện thoại hiện đại, phải có những tiện nghi này khác, để đừng thua kém ai...

Nhiều thứ phải lắm, nên phải chạy bôn ba khắp đó đây, để kiếm, để tìm. Cuối cùng không còn thời gian, để lo cho cha mẹ, cho chồng, cho vợ, cho con cái. Nghĩa là gia đình mình đang bị bỏ rơi, gia đình trở thành nơi hoang tàn, trống vắng, hoang vu lúc nào, mà không hề hay biết.

Rồi cũng từ đó, tạo ra một xã hội rối loạn, như mọi người đang thấy hiện nay.

Bao nhiêu bài khảo luận về tội ác, về băng đảng, về xì ke ma túy, về các tệ nạn xã hội…. Nhưng rồi kết quả cũng chẳng được bao nhiêu.

Bởi một khi cái rễ, cái gốc, cái căn bản của hôn nhân, của gia đình đã bị người ta coi nhẹ, coi thường, thì cái kết quả đương nhiên là phải thế thôi. Bởi sợi dây tình cảm, yêu thương, gắn bó, hợp nhất, đoàn kết của gia đình đã bị cắt đứt. Không còn mấy bữa ăn thấy có mặt đủ các thành viên trong gia đình.

Nhà hết gạo hết tiền, hết gaz… Con cái vắng đứa nào, nó đi đâu, nó ở  đâu… chớ hề quan tâm.

Kể cả Đấng thần linh hiện diện ở bàn thờ gia đình, đối với một số nhà, hình như chỉ còn là một nơi trang trí cho đẹp mắt, đẹp nhà, đẹp cửa, chứ những tâm tình đạo đức thật sự đã không còn. Những cử chỉ đạo đức chung, cũng như riêng tư đối với các thần linh, cũng đã hiếm thấy, hoặc có khi chẳng có nữa.

Người ta đã quên điều ông cha chúng ta vẫn thường nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. Gầy chuyện là của mình, còn thành chuyện là còn do ông Trời.

Ta nên nhớ: Hạnh phúc ta cần phải tìm, phải kiếm, phải xây dựng, phải vun đắp là ngay trong chính gia đình của mình, chứ không phải ở nơi nào khác. Mà yếu tố tâm linh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.

*****

Nhìn vào hang đá Bêlem chúng ta thấy gì?

Một Hài Nhi Giêsu, nằm gọn trong hang lừa máng cỏ bé tí xíu, đang ngủ ngon giữa Đức Maria đang chấp tay khấn nguyện và Thánh Giuse đang khom xuống truyền hơi ấm cho trẻ sơ sinh, nằm gọn trong máng cỏ rơm. Cả thánh Giuse và Mẹ Maria đã trở thành mái ấm che chở Hài nhi, giữ hơi ấm cho Hài Nhi giữa đêm đông lạnh lẽo giá buốt.

Bí quyết hạnh phúc gia đình là nằm ở đây: Một gia đình sum họp, đoàn tụ, giữa những ánh mắt lung linh, trìu mến, thánh thiêng, với các con tim đang cùng hòa nhịp đập, trong yêu thương.

*****

Mùa Vọng là mùa chờ đợi. Chờ đợi Chúa đến viếng thăm chúng ta, đến để ban ơn cứu độ cho chúng ta, đến để mang lại hạnh phúc cho chúng ta, hạnh phúc đời này, nhất  là hạnh phúc vĩnh cử mai sau.

Nhưng không phải là một sự chờ mong cách thụ động, mà chúng ta phải tích cực trong hành động, bằng việc kiểm điểm đời sống, bằng việc chỉnh đốn cuộc sống, trong đời sống nội tâm, trong những liên hệ giao tiếp, nhất là những trách nhiệm phải chu toàn trong xã hội, trong giáo hội, và nhất nhữa là trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con cái trong gia đình cần phải chu toàn.

Hạnh phúc trong gia đình, ngoài xã hội, hạnh phúc đời này, hạnh phúc đời sau, là do chính những nổ lực phấn đấu của chúng ta. Hạnh phúc này, không mong tìm ở bất cứ nơi nào khác đâu. Ơn Chúa chỉ trợ giúp chúng ta, khi chúng ta cố gắng phấn đấu hết của sức mình.

Thánh Gioan Tiền Hô trong Tin mừng hôm nay (CN MV2-C) đã kêu gọi chúng ta:

“Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõn phải san cho phẳng” (Luca 3,5)

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết phấn đấu hết sức mình, để cho ngày Chúa đến, Chúa không phải thất vọng vì chúng con chưa sẵn sàng. Amen.

(Phỏng theo bài Tìm Sai chỗ, trong "Tiếng Chim Hót" của Anthony de Mello)


--------------------------------

 

Bài 4: Chuyện thánh Martinô thành Tua

Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MV 3-C:

-------------------------


Thánh Martinô thành Tua (Tours), xưa là một viên sĩ quan, thuộc quân đội Pháp.

Một hôm, sau chuyến công tác dài ngày mệt mỏi trở về, Ngài gặp thấy một người ăn mày ở cổng thành, đang ngồi co ro, trong bộ quần áo ách rách tả tơi, trông thật thê thảm, vì tiết trời đông giá buốt.

Nhìn người ăn mày run rẩy xin bố thí, mà lòng ông cảm thấy tê tái.

Động lòng thương, ông liền nhảy vội xuống khỏi lưng ngựa, lấy thanh kiếm đang đeo bên mình, cắt áo choàng của ông ra làm hai phần, và trao cho người ăn mày một nửa, vì đang trên đường đi công tác, nên không có mang tiền theo trong túi.

*****

Đêm hôm đó, đang trong giấc ngủ ngon, bỗng ông thấy Chúa Giêsu hiện ra, mặc chính miếng áo choàng, mà ông đã cho người ăn mày nghèo khổ chiều hôm qua.

Ông thấy Chúa Giêsu rất vui vẻ, giữa các thiên thần đang ca hát. Bỗng có một thiên thần hỏi Chúa Giêsu: Tại sao Ngài lại khoác miếng vải bẩn thỉu trên mình như vậy.

Chúa Giêsu đã khoe với các thiên thần:

“Đây là chiếc áo, mà chiều hôm qua tôi tớ của Ta đây là Martinô đã biếu tặng. Tuy là sau sau một chuyến đi công tác dài ngày, mệt mỏi trở về, quần áo lẫm đầy bụi đất, mà con ta vẫn không làm ngơ trước những đau khổ của những người bất hạnh”.

Thì ra, để thử lòng Martino, chính Chúa Giêsu đã cải dạng thành người ăn mày, ngồi ở bên vệ đường. Và trước mặt các thiên thần, Chúa Giêsu đã công khai khen ngợi Martino, là người con trung thành của Ngài, vì  đã sống đúng tinh thần bác ái của người Kitô hữu.

*****

Sau khi nghe Gioan rao giảng về sự ăn năn, sám hối, đám đông dân chúng chen nhau đến hỏi ông Gioan Tẩy giả, bên bờ sông Gio-đan, trước khi chịu phép rửa:

“Chúng tôi phải làm gì đây?” Gioan đã trả lời: “Ai có hai áo, thì hãy chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng hãy làm như vậy” (Luca 3,10-11).

*****

Có nhiều quan niệm thật sai lầm trong cuộc sống!

- Có người nghĩ rằng: Chỉ có quyền hành, danh vọng, và của cải trần thế, mới đem lại hạnh phúc.

- Kẻ khác cho rằng: Phải làm những việc to lớn, mới đáng gọi là làm việc thiện.

- Là Kitô hữu chúng ta thì khác. Hạnh phúc của chúng ta là vì có Chúa ở trong ta, hiểu lòng ta, cùng chia sẻ những vui buồn với ta, cùng đồng hành với ta, trong từng hành vi, trong từng bước đi của cuộc sống. Cho nên, mọi lời nói, mọi hành vi cử chỉ của ta, dù to hay nhỏ, đều có gía trị trước tôn nhan Chúa, vì ta làm với Chúa, cho Chúa và vì Chúa.

Điều này được tiên tri Isaia loan báo từ ngàn xưa:

"Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Israel thật cao cả."(Isaia 12:6)

Tâm tình của Chúa Nhật 3 MV-C hôm nay, qua thánh Phaolô, Giáo hội kêu gọi chúng ta: "Anh chị em hãy vui luôn trong Chúa."(Phil 4:4)

Lạy Chúa xin dạy con biết sống an vui trước tôn nhan Chúa, trong mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.

Xin soi sáng cho con biết chia sẻ niềm vui này cho những người sống bên cạnh con, nhất là trong những ngày dọn tâm hồn mừng Đại Lễ Giáng Sinh sắp tới. Amen.


---------------------------

 

Bài 5: Một sáng kiến ngộ nghĩnh của một doanh nhân giàu có

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MV 4-C)
-----------------------------------


Một doanh nhân giàu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người:

Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố, nơi ông đang sống.

Đại khái nội dung của bích chương loan báo:

“Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày ..., tháng ..., năm .... từ 9g đến 12g, đều được ông giúp đỡ để trả nợ”.

Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán về lời mời gọi này, nhưng đa số đều nghi ngờ, xem đây chỉ là một trò đùa, chỉ là một thứ quảng cáo cho công ty, hoặc cho một thứ làm ăn kinh doanh gì đó thôi thôi.

Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Nhiều giờ trôi qua, mà không thấy có người nào đến. Mãi tới gần hết giờ mới có một người đàn ông, rụt rè đến.

Doanh nhân đã ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần đến 12 giờ, cũng có một vài người nữa đến. Và dĩ nhiên, họ cũng được ông giúp đỡ tận tình.

Còn tất cả những người khác, sau khi thăm dò và biết được lời mời gọi của doanh nhân là thật, thì đã muộn.

Lời hứa của doanh nhân trong câu chuyện trên đây quả là quá táo bạo, vì nó quá lớn, lớn đến nỗi không ai dám nghĩ tới, vì quá sức tưởng tượng để có thể thực hiện được, nên đa số đều đã không tin là thật. Chính vì đã không tin, cho nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng.

*****

Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào lời Chúa hứa, nên Mẹ đã được tràn đầy ân phúc.

Bà Êlisabét nói:

“Em thật có phúc, vì đã tin rằng: Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Luca 1,45).

- Tin là để cho Chúa thay đổi hướng đi của cuộc đời mình.
- Tin là để cho chương trình cứu độ của Chúa đảo lộn chương trình sống của chúng ta.
- Tin là chấp nhận lên đường, làm một cuộc hành trình mạo hiểm với Chúa.


Trước khi thưa lời: “Xin Vâng”, Đức Maria đã có chương trình riêng của Mẹ, và qua lời “Xin Vâng”, Mẹ đã chấp nhận hoàn toàn để cho Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Chúa đảo lộn chương trình sống, và cùng Chúa bước vào một cuộc mạo hiểm với trọn niềm tin yêu, cậy trông và phó thác.

Mẹ ra đi mà không biết mình đi đâu, chỉ biết ra đi theo sự hướng dẫn của Chúa.

Mẹ đã đi từ bước phiêu lưu này, đến cuộc phiêu lưu khác: Từ việc hạ sinh Con Thiên Chúa cách đơn nghèo, cho đến khi lạc mất con trong đền thánh; từ những lời cứng cỏi của con ở Cana và Capharnaum, cho đến khi gặp con dưới chân thập giá.

Mẹ đã “suy đi nghĩ lại trong lòng” vì những kỷ niệm ấy quả là khó hiểu dưới con mắt loài người.

Mẹ xứng đáng là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Mẹ đã dám tin vào lời Chúa và để Chúa thay đổi cuộc đời mình, để đi từng bước theo chương trình cứu độ của Người.

Mẹ thật diễm phúc vì Mẹ đã chấp nhận lên đường làm một cuộc phiêu lưu với Chúa, trong tin yêu, cậy trông và phó thác: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Chính vì Mẹ diễm phúc, mà lòng Mẹ đã là mái ấm đầu tiên, là Đền Thánh cho Con Thiên Chúa ngự, trước khi bước vào cuộc đời ở trần gian này.

Chính vì Mẹ là Đền Thánh, nên Đấng Thánh trong lòng Mẹ đã thánh hoá Gioan trong cuộc hạnh ngộ đầy linh thánh.

Chính vì cuộc hạnh ngộ đầy linh thánh giữa Mẹ và bà chị họ Êlisabét, mà Thánh Thần đã linh ứng cho bà Êlisabét nhận ra điều mắt thường không thể thấy, đó là chuyện cô em Maria thụ thai Đấng Cứu Thế.

Chính vì niềm hứng khởi và những lời chúc mừng của Êlisabét đã khiến Mẹ cảm nhận thật sâu xa hồng ân cao cả, và lời ngợi ca Thiên Chúa đã vỡ oà trên bờ môi hạnh phúc trong lời kinh Magnificat (Kinh Ngợi Khen).

Vâng, chính cuộc sống tin yêu và phó thác của Mẹ đã tuôn chảy một dòng sông của ân phúc, cuộc sống ấy đang toả hương thơm của thiên đàng.

Lạy Chúa, Chúa đã đoái thương tuyển chọn Đức Maria và bà Êlisabét, đã cho các ngài mang thai cách diệu kỳ, để hạ sinh Đấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của Người.

Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ: Tin vào lời Chúa và chương trình cứu độ của Người.

Xin cho chúng con biết ngoan ngoãn để Chúa hướng dẫn cuộc đời chúng con, với trọn niềm tin tưởng, mến yêu, cậy trông và phó thác. Amen.


---------------------------

 

Bài 6: Ba Vua đã tìm và đã gặp được Chúa

(Chuyện minh họa Tin Mừng lễ Hiển Linh)
----------------------------------------------------------


Trong một buổi sáng lạnh lẽo, ba người làm nghề hái dừa đang sưởi ấm quanh đống lửa.

Khi ấy, hai người trong bọn họ tranh luận với nhau để so sánh xem đạo của ai là đạo thật, là đạo tốt nhất, là đúng nhất.

Ông Okoro, người cao tuổi nhất trong bọn, chỉ ngồi yên lặng nghe hai người kia tranh luận.

Đột nhiên, hai người kia quay sang nói với Okoro rằng: “Xin ông quyết định giúp chúng tôi, Okoro. Tôn giáo nào đúng?”

Okoro vuốt râu, ngẫm nghĩ đôi lúc rồi nói: “Các anh nên biết rằng, có ba lối để đi từ đây, lên xưởng ép dầu trên đỉnh đồi.

- Anh có thể đi thẳng lên đồi, đây là lối ngắn nhất, nhưng phải leo dốc cao nhất.

- Anh có thể đi quanh bên phải của ngọn đồi, lối ấy không xa, nhưng đường gập ghềnh và nhiều ổ gà lồi lõm, khó đi.

- Anh có thể đi quanh bên trái của ngọn đồi, đấy là đường xa nhất, nhưng lại là lối đi dễ đi nhất”.

Okoro kết luận: “Các anh nên biết rằng, khi các anh đến nơi, người chủ không hề hỏi các anh đến bằng cách nào, qua con đường nào. Mà ông ta chỉ hỏi hoa quả các anh mang đến, có tươi tốt không? Có đúng chuẩn, theo qui cách đã định không ?”

*****

Trong câu chuyện kể về Đức Giêsu sinh ra, có hai nhóm người đến kính viếng hài nhi mới sinh, đó là mục đồng và Ba Vua.

Tại sao Giáo Hội không có lễ mừng kính các mục đồng, để tưởng nhớ việc họ đã đến kính viếng Chúa Hài Đồng, nhưng hôm nay Giáo Hội lại đặc biệt cử hành lễ Hiển Linh, để kính nhớ ngày Ba Vua đến kính viếng Hài Nhi Giêsu?

Bởi vì sự viếng thăm của Ba Vua là một sự bất ngờ. Còn các mục đồng biết được việc Chúa sinh ra, là do các thiên thần trực tiếp hiện đến trong đêm vắng báo tin cho họ.

Đây là sự bày tỏ tự nhiên, bình thường, mà hầu hết chúng ta, những người công giáo, biết Chúa và đến với Chúa, nhờ Giáo Hội.

Còn về phần Ba Vua thì khác:

Họ biết Chúa sinh ra, là do họ quan sát một ánh sao ban đêm. Ngôi sao chẳng nói với họ điều gì. Họ đã phải tự tìm hiểu dấu hiệu tự nhiên của ánh sao, để biết ý nghĩa và nơi, mà ánh sao đã dẫn đưa họ đến.  

Chúng ta nhớ rằng, Ba Vua là những người thờ lạy thiên nhiên, sùng bái tạo vật, qua việc quan sát sự di chuyển của các tinh tú và các thiên thể Chúa tạo dựng, thế mà Ba Vua đã gặp được Hài Nhi Giêsu và đã bái thờ Ngài. Đây là một thách đố lớn đối với niềm tin của chúng ta, buộc chúng ta phải suy nghĩ nhiếu lắm.

Bình thường, ai cũng đều tin rằng: Chỉ có tôn giáo truyền thống của mình, mới đúng là con đường đến với Chúa.

Đây chính là điều, mà những người công giáo chúng ta, thường hãnh diện vì câu nói Chúa Giêsu: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Gioan 14:6). Nhưng điều quan trọng chính là ta có đi trên con đường đó của Chúa không ?

Và sấm ngôn của Chúa cũng cảnh cáo chúng ta về những diễn giải hạn hẹp thường có nơi ta: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (Isaia 55:8).

Đó là lý do làm cho chúng ta phải ngỡ ngàng về việc Ba Vua từ phương xa đế kính viếng Chuá Hài Đồng tại Bêlem. Và qua câu chuyện lạ thường của Ba Vua, Chúa muốn chúng ta không được coi thường, hay giới hạn bất kỳ một giáo truyền thống tôn giáo nào.

*****

Qua biến cố Giáng Sinh, chúng ta hãy để ý xem có bao nhiêu truyền thống tôn giáo khác nhau, tìm biết Con Thiên Chúa giáng trần.

- Bọn mục đồng, bị xem là hạng người dơ bẩn không đáng được vào Đền Thờ cầu nguyện, nếu không trải qua một thời kỳ thanh tẩy. Họ đã tìm biết Chúa, qua các thiên thần trực tiếp hiện ra báo tin cho họ.

- Ba Vua đã tìm biết Chúa, bằng sự quan sát thiên nhiên, quan sát ánh sao trên trời.

- Các kinh sư của vua Hêrôđê thì tìm biết Chúa qua kinh thánh, qua sách ngôn sứ.

Thị ứng, ánh sao, sách thánh... Nhiều cách khác nhau, nhưng đã đưa đến một chân lý.

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng tốt lành như nhau.

Thánh Matthêu cho chúng ta biết rằng, khi ánh sao dẫn lối đến Giêrusalem thì tắt, và Ba Vua đã phải nhờ các kinh sư mở kinh thánh chỉ lối để đến Bê-Lem.

Tuy đã có ánh sáng tự nhiên của ánh sao soi dẫn, Ba Vua vẫn cần đến ánh sáng siêu nhiên của sách thánh, thì cuối cùng mới tìm đến được với Chúa.

*****

Vậy, vấn đề chính của câu chuyện là: “Ai đã thật sự tìm biết Chúa Giêsu?”

Vua Hêrôđê và các kinh sư, người có ánh sáng siêu nhiên là kinh thánh, nhưng lại không tìm thấy Chúa, nhưng Ba Vua là những người đi theo ánh sáng tự nhiên của ánh sao đã có thể tìm ra Chúa.

Tại sao?

Vì giới cầm quyền Do-Thái có được chân lý tỏ ra trong sách thánh, nhưng họ đã không tin theo. Họ đã không bước đi trong ánh sáng của thánh kinh.

Còn Ba Vua thì khác, họ chỉ biết ánh sao và bước theo ánh sao dẫn lối.

Việc có được chân lý không quan trọng, cho bằng bước đi trong ánh sáng của chân lý ấy, mà chúng ta đang nhận biết.

Thà rằng chúng ta có ánh sao mờ dẫn lối, còn hơn là có được ánh sáng siêu nhiên chói chan của thánh kinh, mà chúng ta lại sao lãng, hững hờ.

Là Kitô hữu, chúng ta vẫn tin rằng: Chính tôn giáo chỉ cho ta có con đường công chính. Nhưng điều ấy sẽ không đem lại lợi ích gì, nếu chúng ta không bước đi theo con đường công chính ấy.

Những người sùng bái thiên nhiên, hoặc những kẻ không biết Chúa, họ chỉ biết thành tâm quyết chí theo ánh sáng mờ ảo của thiên nhiên, có thể họ sẽ đến với Chúa Giêsu trước những Kitô hữu chúng ta, hằng ngày tán tụng tôn vinh Thiên Chúa, nhưng lại không bước đi trong đức tin mà Chúa đã chĩ dẫn.

Lạy Chúa, qua biến cố Ba Vua đã tìm và đã gặp được Chúa, xin cho chúng con cũng quyết tâm lên đường, bằng việc tích cực thực thi những giáo huấn của Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen.

Viết theo Lm. Munachi Ezeogu


----------------------------------

 

Bài 7: Chuyện người vô thần mang con đi Rửa Tội

(Chuyện minh họa Tin Mừng Lễ Chúa Gêsu chịu Phép Rửa- C)
-------------------------------


“Đông Ca-mê-lô” là tên của một cuốn phim khá nổi tiếng. Nội dung của cuốn phim này cho thấy những cuộc đối đầu liên tục giữa vị linh mục và ông thị trưởng.

Tuy, họ cùng hoạt động sát cánh bên nhau, để phục vụ cho công ích xã hội, nhưng lúc nào hai bên cũng bảo vệ quan điểm riêng của mình:

- một bên là niềm tin Công giáo,
- một bên là ý thức hệ vô thần.


Một trong những cảnh trong phim, cũng đáng chúng ta suy nghĩ, đó là ông thị trưởng có lúc cũng muốn thỏa hiệp với tôn giáo, nên ông đã lén lút, đưa đứa con mới sinh tới một nhà thờ, để xin linh mục rửa tội.

Nhưng, khi vị linh mục này hỏi, ông chọn tên thánh cho trẻ là gì, thì ông đã đưa ra một cái tên thật bất ngờ đối với người công giáo, đó là Sta-lin.

*****

Cũng như ông thị trưởng trên đây, có nhiều người Công giáo, đưa con mới sinh đến nhà thờ, để xin linh mục cử hành bí tích rửa tội, mà không hề hiểu hết ý nghĩa tôn giáo, cũng như không hiểu hết những đòi hỏi của bí tích này.

Họ hiểu việc rửa tội cho con, cũng giống như ông thị trưởng trên đây, hay cũng như nhiều người ngoài Ki-tô giáo. Đây chỉ là một nghi thức, một thứ ma thuật, bùa chú, có hiệu năng bảo vệ con người khỏi những nghịch cảnh và những bất hạnh trong cuộc sống.

Để hiểu được ý nghĩa đích thực của bí tích rửa tội, chúng ta cần phải quay trở lại dòng sông Gio-đan, nơi mà Chúa Giêsu đã đến dìm mình trong nước.

Tại đây, Gio-an Tẩy Giả đã lôi cuốn đông đảo dân chúng đến với mình, nghe giảng và cuối cùng là bày tỏ sự sám hối ăn năn, bằng việc dìm mình xuống nước

Chúa Giêsu, tuy không hề vướng mắc một chút vết nhơ tội lỗi nào, Ngài cũng đã hòa mình, xen lẫn trong đám đông dân chúng ấy, để xin Gioan làm phép rửa.

Ngài dìm mình trong nước, không phải là để thể hiện sự ăn năn, sám hối, mà là để loan báo về cái chết và sự phục sinh của Ngài:

Ngài dìm mình xuống nước, là biểu hiệu cái chết.
Ngài được đưa lên khỏi nước, là loan báo sự sống lại.


Trong nghi thức Rửa Tội, chúng ta cũng lãnh nhận một chút nước đổ trên đầu chúng ta (tượng trưng cho sự dìm mình xuống nước và được đưa lên như Chúa Gêsu), để mời gọi chúng ta tham gia vào mầu nhiệm cuộc tử nạn và Phục Sinh của Chúa.

Nhờ mầu nhiệm cuộc tử nạn và Phục Sinh của Chúa, chúng ta được tẩy xóa tội tổ tông và tội riêng, để được sinh lại làm con cái Thiên Chúa như thuở ban đầu, và được gia nhập vào Hội  Thánh Chúa.

Có thể nói, đây là một ơn tái sinh, ơn mà ta được Thiên Chúa nhận làm con, và ơn mà ta được gọi Thiên Chúa là Cha. Từ ơn huệ cha con này, ta sẽ được thông phần gia nghiệp vĩnh củu trên Thiên Đàng, sau những ngày sống ở trần gian này. Đây là ơn đổi đời, một ơn quí  trọng vô chừng, không có gì có thể sánh ví bằng.

Có một số người trong chúng ta không mừng sinh nhật, vào ngày họ được sinh ra đời, nhưng lại mừng sinh nhật, vào ngày họ được chịu phép rửa tội, ngày họ được sinh làm con Chúa. Đây là điều rất hay, rất đúng, rất đáng bắt chước.

Chính Đức Giáo hoàng Pi-ô XI, đã nói trước Đại Hội gới trẻ, có hàng ngàn thanh niên tham dự, và nhân dịp này, họ đã mừng kỷ niệm ngày rửa tội của ngài. Ngài rất vui mừng phát  biều:

“Ngày cha chịu phép rửa tội, là ngày cao quý nhất của đời cha.
Cũng vậy, ngày các con được chịu phép rửa tội, là ngày cao quý nhất của đời các con”.


Phải, nhờ phép rửa tội, chúng ta được trở thành Ki-tô hữu. Ki-tô hữu, có nghĩa là người có Chúa Ki-tô ở trong mình.

Hay cũng có thể nói: Người Ki-tô hữu là “một Đức Ki-tô thứ hai” (có nghĩa là một phiên bàn, một một bản sao của Chúa Kitô).


Do đó, người Ki-tô hữu có thể hãnh diện mà nói như thánh Phalô:

“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Galata 2,20a)


Chính nhờ động lực của Chúa Kitô thúc dẩy, mà:

- Thánh Gioan Bosco (1815-1888), ngay từ khi còn nhỏ, đã ước mơ được giúp đỡ, chăm sóc và hướng dẫn các trẻ em lang thang nơi đầu đường xó chợ. Và cả cuộc đời ngài, ngài đã cống hiến toàn tâm, toàn lực theo lý tưởng này. Và Ngài đã rất thành công, trong việc giáo dục giới trẻ.

- Rồi, Mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta (1910-1997) cũng vậy. Chính vì động lực của Chúa Kitô thúc dẩy, mà mẹ đã dành cả cuộc đời, hy sinh, tận tụy, phục vụ hết mình cho những người bần cùng, khốn khổ, tại Ấn độ.

- Và còn biết bao nhiêu vị thánh trong Giáo Hội, đã sống chết vì lý tưởng phục vụ Đức Kitô, nơi những người anh em sống bên cạnh mình.

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu và sống đúng với bài học mà Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, qua việc Chúa hòa với dân chúng, bước xuống dòng sông Giô-đan, để nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả, để loan báo sự chết và sự phục sinh của Chúa.

Xin cho con biết cố gắng sống hết mình với lý tưởng là con Chúa, để mỗi ngày trong cuộc sống con sẽ nên giống Chúa hơn, và để con cũng được Chúa Cha chúc phúc: Này là con Ta rất yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng”. Amen.


---------------------------

 

Bài 8: Chuyện người phụ nữ leo lên cột điện đón Đức Giáo  Hoàng

( Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 2-C )
-----------------------------------


Trong kỳ đại hội giới trẻ thế giới tổ chức tại thủ đô Manila, nước Phi Luật Tân (10-15/1/1995), có một sự kiện khá ngộ nghĩnh, tương tự như câu chuyện của ông Giakêu tìm cách nhìn xem Chúa Giêsu.

Số là, khi xe của Đức Thánh Cha đang di chuyển trên đường phố, có hàng triệu người đứng ở hai bên đường chào đón Người, người ta thấy một phụ nữ trèo lên cột điện, chờ xe Đức Thánh Cha đi qua, để được nhìn thấy Người.

Khi được cảnh sát phỏng vấn: Tại sao cô lại dám liều lĩnh đến như thế (bởi bị tình nghi là khủng bố).

Cô ta rất bình tỉnh và thản nhiên trả lời:

“Tôi nghĩ rằng: Đây là cơ hội duy nhất trong đời tôi, để có thể nhìn thấy Đức Thánh Cha. Và được nhìn thấy Đức Thánh Cha một lần thôi, tôi cũng đã mãn nguyện lắm rồi”. Người phụ nữ này là một người Tin Lành.

Được nhìn thấy Đức Thánh Cha, được Đức Thánh Cha viếng thăm, đã trở thành một ước mơ, một niềm vui lớn đối với nhiều người, bất kể tôn giáo nào, lương hay giáo.

Điều đó cũng dễ hiểu thôi.

Bởi sự hiện diện của Đức Thánh Cha là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, chứ chưa phải là chính Thiên Chúa. Người chỉ là sứ giả đi trước, để dọn đường cho Thiên Chúa đến với các tâm hồn và từng tâm hồn.

Nhưng, nếu sự hiện diện của sứ giả Thiên Chúa đã đem lại niềm vui to lớn dường ấy, thì sự hiện diện của chính Thiên Chúa sẽ mang lại niềm vui to lớn đến độ nào nữa ?

*****

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay (TN 2-C) nói đến sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria tại một gia đình có đám cưới, ở Cana.

Và sự hiện diện của các Ngài, không những đã mang lại niềm vui cho nhà đám, mà còn cứu vãn cho gia đình này, khỏi một bàn thua trông thấy.

Đó là:

- Nhờ các Ngài, mà rượu đã hết, lại trở nên dư dật.
- Nhờ các Ngài, mà cô dâu chú rể và gia đình nhà đám khỏi bẽ mặt trước các thực khách.
- Nhờ các Ngài, mà niềm vui của ngày cưới được tiếp tục và trọn vẹn.


Sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana, là hình ảnh sự hiện diện của các Ngài trong gia đình và trong cuộc đời của chúng ta.

Các Ngài hiện diện để thi ân giáng phúc cho chúng ta, bởi các Ngài là Cha, là Mẹ của chúng ta. Các Ngài hiểu rõ mọi nhu cầu của đời sống chúng ta, dù chúng ta chưa trình bày với các Ngài. Các Ngài sẽ bao bọc, sẽ chở che, sẽ yêu thương, sẽ dẫn dắt chúng ta qua mọi nẻo đường và trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống.

Sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria không bao giờ là một tai họa, nhưng luôn mang lại ân phúc.

Vấn đề là: Chúng ta có cho các Ngài nhập hộ khẩu vào trong gia đình của chúng ta không?

Và chúng ta có cho các Ngài đồng hành với chúng ta trong cuộc sống đời thường của chúng ta hay không?

Lạy Chúa, xin Chúa hãy đồng hành với chúng con, từng giấy phút trong cuộc sống đời thường của chúng con, để  chúng con biết Chúa muốn gì nơi chúng con, để chúng con luôn sống đúng với thánh ý Chúa, để từ đó, chúng con xứng đáng là con Chúa, và đáng được Chúa yêu thương mỗi ngày một hơn nữa. Amen.


-----------------------------

 

Bài 9: Chuyện tướng cướp đi tìm dấu chỉ để nhận ra người công giáo

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 3-C)
-----------------------------


Có một câu truyện kể về một tướng cướp khét tiếng ở vùng Viễn Đông, bị trọng thương. Người ta đưa anh ta vào nhà thương của các nhà truyền giáo, vì ở gần đó.

Sau một vài tuần tịnh dưỡng và được săn sóc tận tình, thật chu đáo, tên cướp đã được phục hồi hoàn toàn.

Tên cướp rất biết ơn các nhà truyền giáo và đã tự hứa với lòng mình rằng: Sẽ không bao giờ ăn cướp của bất cứ người Kitô hữu nào. Và anh đã thực hiện.

Thế rồi với thời gian, lời hứa này của tên cướp đã được nhiều người biết, và họ đã truyền miệng với nhau. Đến một lúc, tên cướp lấy làm lạ, gặp ai tên cướp cũng đều nghe: "Tôi là Kitô hữu."

Tên cướp thắc mắc: Làm sao biết được, ai là Kitô hữu (Công giáo) và ai không phải là Kitô hữu.

Hắn mới đã trở lại nhà thương và hỏi các nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo đã nói với hắn rằng: Nếu ai là Kitô hữu, thì tất nhiên họ phải thuộc Kinh Lạy Cha và 10 Điều Răn Đức Chúa Trời.

Từ hôm đó trở đi, trên con đường đi làm ăn, ai tự xưng mình là Kitô hữu, thì tên cướp bắt họ phải đọc Kinh Lạy Cha và 10 điều răn Đức Chúa Trời.

------------------

Bạn thân mến,

Nếu mọi người đang hiện diện nơi đây, phải làm bài kiểm tra của tên cướp, để chứng minh là Kitô hữu, bằng việc đọc thuộc lòng Kinh Lạy Cha và 10 điều răn Đức Chúa Trời, thì không biết có được bao nhiêu người sẽ trót lọt bài thi này ?

*****

Tuy nhiên, nếu có trót lọt bài thi này đi nữa, thì cũng chưa chắc người đó là Kitô hữu thật sự. Bởi dầu người ta có thể đọc thuộc lòng Kinh Lạy Cha, kinh Thập Giới, kể cả Kinh Tin Kính, những bài Thánh Vịnh, thậm chí cả Tám Mối Phúc Thật đi nữa, thì người Kitô hữu đích thật, còn đòi buộc phải cố gắng sống đúng y theo mẫu gương của Chúa Giêsu, phải là một bản sao của Chúa Giêsu, để có thể nói như thánh Phaolô:

“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Galat 2,2).

*****

Qua bài Phúc Âm hôm nay (TN 2-C), Thánh Luca kể lại cho chúng ta biến cố: Sau cuộc tĩnh tâm 40 ngày đêm của Chúa Giêsu trong hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ, thì “Ngài được quyền năng của Thần Khí thúc đẩy, Ngài đã trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đã đồn ra khắp các vùng lân cận. Ngài đã giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh" (Lc 4:14-15).

Thánh Luca kể tiếp: “Ngài đến Nagiarét, là nơi Người sinh trưởng. Ngài vào hội đường như Ngài vẫn quen làm trong ngày Sabát" (Lc 4:16). Ngài đứng lên trước mặt mọi người và đọc một đoạn sách trong sách ngôn sứ Isaia:

"Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc 4:18).

Sau đó Ngài nói với dân chúng:

"Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa được nghe."

Nói một cách khác: Sứ vụ của Chúa Giêsu bắt đầu từ hôm nay, từ đoạn kinh thánh này: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi, để tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ, làm cho kẻ mù lòa được sáng mắt, và trả tự do cho người bị áp bức”.

Và thánh Phaolô cũng nhắn nhủ chúng ta rằng: Là Kitô hữu, chúng ta phải có thái độ giống như của Chúa Kitô.

Giống như của Chúa Kitô, nghĩa là một khi đã hiểu biết Chúa Kitô, thì còn phải đem Tin Mừng của Chúa Kitô, cho thấm nhập vào trong chính con người của mình, rồi tìm mọi cách để thực hiện Tin Mừng đó cho những người sống bên cạnh mình nữa.

*****

Để giúp dễ hiểu thái độ này cách tích cực, chúng ta cùng nhau suy gẫm một câu truyện nhỏ của Sylvia Sunderlin, có tựa đề là "Bàn Tay".

Vào ngày mừng sinh nhật thứ 100 của bố chồng, tôi quì bên bố và nắm lấy bàn tay nhợt nhạt và yếu ớt của ông.

Bố chồng tôi nghiêng mình về phía tai tôi và nhè nhẹ nói: "Con có một đôi bàn tay thật đẹp, thật tuyệt vời."

Những những lời khen đó đã làm cho tôi cảm thấy xấu hổ. Bởi khi nhìn kỹ, tôi thấy bàn tay của tôi xấu quá: Các đốt ngón tay, nay đâu có xinh xắn gì. Ngón tay cái thì bị cong sang một bên. Còn ngón trỏ thì bị một cục u lồi lên ở giữa. Bàn tay đã chai cứng, và chuyển sang xám xịt.

Tuy thế, nghe bố chồng khen, tôi cũng đón nhận và thì thào với bố: "Con cám ơn bố!"

*****

Những lời khen của bố vẫn mãi tiếp tục vang vọng trong tôi. Dần dần, tôi bắt đầu quan sát bàn tay của tôi cho thật kỹ hơn. Tôi bắt đầu khám phá ra những việc nó đã làm từ xưa đến nay, mà còn đang và sẽ tiếp tục làm nữa.

Nó cầm cây bút chì và kim chỉ, cái chổi và cái xẻng, cuốn sách và cây vợt tenis.

Nó trộn pha bột làm bánh và đốt lên những ngọn nến sinh nhật.

Nó ấn lên ấn lên những phím đàn dương cầm và bàn phím vi tính, sử dụng cây cọ để vẽ và cầm chiếc bàn ủi để ủi.

Bàn tay này đã dùng để chải tóc cho con cái, gạt đi những dòng nước mắt, băng bó những vết thương cho kẻ này người nọ, và đã vỗ vễ những ai sầu khổ...

Hôm nay, tôi mới nghiệm ra lời khen của bố tôi, và tôi đã thốt lên:

“Bàn tay ta ơi, ngươi đẹp lắm, ngươi đẹp lắm !!! Tạ ơn Chúa. Tạ ơn Chúa !!!”.

Phải, con cũng phải cám ơn bố nữa, nhờ bố mà con đã nghiệm ra những cái đẹp sâu xa, tìm ẩn của đôi bàn tay, mà lâu nay con đã không thấy.

Lạy Chúa, xin cho con biết quý trọng đôi tay mà Chúa đã ban cho con, để con biết dùng nó mà phục vụ mọi người, như Chúa đã làm gương cho chúng con, trong những ngày Chúa sống với chúng con ở trần gian này, mà Tin Mừng hôm nay đã khẳng định là ngày bắt đầu sứ vụ của Chúa, một sứ vụ cứu độ con người, bằng việc phục vụ con người. Amen.


-----------------------------

 

Bài 10: Chuyện thê thảm của thánh Gioan Vianney khi còn là chủng sinh

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 5-C)
-------------------------------


Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm.

Ngày kia, một giáo sư thần học, thừa lệnh Đức giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn, để có thể tiến tới thánh chức linh mục được chăng.

Tuy đã dốc hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu hỏi nào cho trôi chảy.

Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói:

- Anh dốt đặc như con lừa. Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì.

Vianney khiêm tốn trả lời:

- Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm của con lừa, mà đánh bại được 3.000 quân Phi-li-tinh. Vậy với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao ?

Quả thật, con lừa của Thiên Chúa đó, sau này không chỉ trở thành một cha sở, mà còn được tôn phong làm thánh bổn mạng của các cha sở.

*****

Hôm nay Simon cũng vất vả suốt một đêm chài lưới, mà không bắt được một con cá nào, nhưng “vâng lời Thầy con xin thả lưới”.

Và lạ lùng thay, một mẻ cá lớn bất ngờ, đến nỗi lưới hầu như sắp rách.

Trước tình thế này, Simon chỉ còn biết bỏ thuyền, chạy đến sấp mình dưới chân Chúa mà nói:

- Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.

Kẻ nhận mình là tội lỗi yếu hèn đó, sau này đã trở thành Phêrô, một người thuyền trưởng tuyệt vời của con thuyền Giáo hội.

*****

Có một điểm gì đó rất giống nhau, giữa Vianney và Phêrô. Đó chính là nhận mình yếu hèn, nhiều khuyết điểm, và hoàn toàn để cho Chúa lèo lái điều khiển đời mình. Nhờ đó, Chúa đã ban tặng cho các ngài những đặc ân vô cùng lớn lao.

Vì ơn Chúa chỉ ban xuống cho những kẻ khiêm nhường.

Thưa thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không bắt được gì hết, nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới.

Đây là lời bày tỏ sự bất lực của con người, để chính sự bất lực này sẽ làm nổi bật quyền năng của Thiên Chúa.

Chính sự vâng phục của con người trước uy quyền của Thiên Chúa sẽ đem lại nhiều hiệu quả vượt sức tự nhiên loài người.

Từ vâng phục dẫn đến phép lạ, từ phép lạ dẫn đến niềm tin.

Thực vậy, qua phép lạ mẻ cá, Simon đã nhận ra quyền năng Thiên Chúa nơi Đức Kitô và đã tin vào Ngài.

Đồng thời, chính khi tin vào quyền năng Thiên Chúa nơi Đức Kitô, Simon đã ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, trước sự thánh thiện vô song của Thiên Chúa.

Hôm nay, Chúa đã trấn an Phêrô:

- Đừng sợ, từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta.

Quả thật ngay sau lúc đó, các ông đã bỏ mọi sự mà đi theo Ngài.

Đó là ơn gọi của Phêrô, con người đã gặp gỡ Chúa và đã được Chúa thu hút chinh phục, để rồi Phêrô ra đi chinh phục các tâm hồn về cho Ngài.


Trước khi gặp Chúa, Simon dù có vất vả suốt đêm cũng không bắt được một con cá nào.

Sau khi gặp Chúa, Chúa đã hướng dẫn ông và ông đã kéo lên được một mẻ cá bội thu.

Nhưng dù cá có nhiều đến rách lưới, ông cũng không màng, vì từ đây mục đích đời ông không phải là thành quả vàng son, mà là chính Chúa mà thôi.

Lạy Chúa, xin hướng dẫn chúng con, để chúng con trở thành những dụng cụ hữu ích cho chương trình cứu độ trần gian của Chúa . Amen.


-------------------------

 

Bài 11: Chuyện người giàu cũng khóc

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 6-C)
--------------------------------


Một cuộc khảo sát, do Đại Học PO-LY-TECH-NIC ở Hong Kong thực hiện, đã phỏng vấn khoảng 2.000 người giúp việc tại Hong Kong, và 300 ông bà chủ của họ.

Kết quả thật bất ngờ, là 92% những người giúp việc đều cảm thấy “hạnh phúc”, hơn các ông bà chủ của họ.

Tuy nhiên, một kết quả khác cho thấy một điều còn bất ngờ hơn, đó là

- Khi hỏi: Nếu được hoán đổi vị trí xã hội, để trở thành ông bà chủ, thì 100% các người giúp việc, các chị em ô-sin, đều rất vui vẻ, rất sẵn sàng để hoán đổi.

Cho dù họ biết rất rõ, là các người chủ của họ, hàng ngày phải lo lắng đối phó với biết bao điều phức tạp, như: Bị căng thẳng, do áp lực của công việc, do áp lực của sự lời lỗ trong kinh doanh, lúc nào cũng lo xem chỉ số chứng khoán lên xuống,…  nên không bao giờ cảm thấy thoải mái, không bao giờ có thời giờ để vui chơi, để ăn uống, để giải trí hay giao tiếp với người thân, với bạn bè. Lúc nào cũng phải suy nghĩ, tính toán, để cải tiến kỹ thuật, để giúp cho công ty được tồn tại và phát triển...

- Ngược lại, khi hỏi các ông bà chủ có muốn hoán đổi vị trí, để trở thành ô-sin không, thì 100% đều trả lời dứt khoát, là “không bao giờ”, dù trước đó, họ vừa công nhận là những người giúp việc của họ, đang sống thoải mái hơn họ, đang sống “hạnh phúc” hơn họ nhiều.

Như vậy cho thấy, tiền bạc tuy có giá trị thật sự, vì đó là thành quả của tài trí, khôn ngoan và lao động chăm chỉ.

Nhưng giá trị của tiền bạc cũng chỉ là tương đối thôi. Bởi  nó dễ bị tiêu tan, và không phải lúc nào cũng đem lại hạnh phúc… như tựa đề một cuốn phim: “Người giàu cũng khóc !” (Phim được sản xuất tại México vào năm 1979 do Verónica Castro thủ vai chính).

*****

Như vậy, chính cái thái độ của con người đối với tiền bạc, mới là nguyên nhân chính, làm cho người ta sẽ được hạnh phúc, hay sẽ bị bất hạnh.

Người nghèo tiền bạc, vẫn có thể hạnh phúc, nếu không quá bận tâm đến tiền bạc, nhất là nếu biết quan tâm chia sẻ cho tha nhân những gì mình đang có.

Và người giàu cũng có thể bị bất hạnh, nếu coi đồng tiền là ông chủ, và tìm mọi cách để sở hữu nó, càng nhiều càng tốt.

Nên nhớ: Hạnh phúc, chính là khi biết quên mình, để lo tìm hạnh phúc cho tha nhân, bằng việc chia cơm xẻ áo cho những người nghèo ở bên cạnh, như lời Chúa dạy:

“Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).

Đó cũng là ý nghĩa của những lời Chúa nhắc nhở chúng ta trong “Tám Mối Phúc Thật” (bốn mối phúc và bốn mối họa).


----------------------------------

 

Bài 12: Chuyện yêu kẻ thù của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 7-C)
----------------------


Ngày 13.05.1981, cả thế giới đều sửng sốt kinh hoàng trước cái tin Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát, tại chính công trường thánh Phêrô.

A-li Ac-ca (Ali Ağca ), một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ, thủ phạm bắn ngài. Ngay lúc đó A-li cũng đã bị bắt giam.

Về phần Đức Giáo Hoàng, sau một thời gian khá dài chữa trị mới được bình phục.

Sau khi hồi phục, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố với mọi người rằng:

"Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, và xin tha thứ cho họ một cách chân thành ".

Đức Giáo Hoàng đã có viết một lá thư, định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi, khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?".

Nhưng, thay vì gửi bức thư đó, Đức Giáo hoàng đã quyết định đích thân đến gặp Ağca.

Năm 1983, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Ağca và đã nói lên sự ngài tha thứ cho cho kẻ đã ám sát ngài.

Ngài còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca.

Ngài đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó. Và cũng đã có đến thăm mẹ Ağca năm 1987.  (Nguồn: Wikipedia)

*****

Chính tình yêu mến Đức Giêsu đã thúc đẩy vị đại diện của Người dưới trần gian, có lòng bác ái vô biên, là tha thứ cho kẻ giết hại mình, giống như Thầy chí thánh cũng đã từng cầu xin Thiên Chúa Cha tha tội cho những kẻ thù ghét, đã giết hại mình:

“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” ((Luca 23,34).

*****

Người xưa có câu:

“Ác gỉa ác báo”;
“Gieo gió gặt bão”;
“Làm điều ác thì sẽ gặp điều ác”.

Lấy oán báo oán là chỉ tăng thêm hận thù mà thôi.

Chỉ có ánh sáng, mới xóa tan bóng tối.
Chỉ có tình thương, mới dập tắt được hận thù.


Nếu chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giêsu, để tha thứ cho tha nhân những sự xúc phạm của họ đối với mình, thì phản ứng dây chuyền của sự ác, là hận thù sẽ tăng thêm hận thù, bạo lực sẽ kéo theo bạo lực, và tất cả chúng ta sẽ rơi vào hố sâu diệt vong.

Một nhà tâm lý đã nói rằng:

“Nếu anh nuôi lòng thù hận, muốn giết kẻ thù đã làm hại anh, thì anh hãy sắm sẵn hai chiếc quan tài:

- Một chiếc để dành cho kẻ thù sẽ bị anh giết chết,
- Còn chiếc thứ hai sẽ dành cho chính anh. Vì anh cũng sẽ bị chết dần, chết mòn, do lòng thù hận gây ra”.


*****

Thực vậy, hận thù gây tác hại cho chính người thù ghét kẻ khác. Nó làm tổn thương tinh thần của người nuôi sự oán thù trong lòng. Nó cũng hủy diệt nhân cách của họ.

Ba-con (Francis Bacon, một nhà triết gia và là chính khách nổi tiếng người Anh) đã nói:

“Khi trả thù, người ta biến mình ngang hàng với kẻ thù.
Còn khi tha thứ, thì người ta vượt cao hơn hẳn kẻ thù”.

Các chuyên gia tâm lý ngày nay đều công nhận rằng:

“Hận thù thì hủy diệt, còn yêu thương thì phát triển nhân cách một cách lạ lùng và hữu hiệu”.

Tình yêu có phép mầu, là sẽ biến kẻ thù thành bạn.

Ap-ram Lanh-côn (Abraham Lincon, tổng thống Mỹ) đã nói:

“Biến thù thành bạn, tức là ta đã tiêu diệt được kẻ thù rồi vậy!”.

Chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay (TN 7C) đã dạy chúng ta:

“Anh em hãy yêu thương kẻ thù,
và làm ơn cho kẻ ghét anh em (Luca 6,27b)


“Hãy tha thứ, thì sẽ được thứ tha.
Hãy cho đi, thì sẽ được cho lại!”.


Lạy Chúa, xin giúp con hiểu và tích cực sống theo những gì mà Chúa đã dạy con hôm nay, nhất là biết bắt chước Chúa, khi hấp hối trên thánh giá, mà còn xin Chúa Cha tha cho kẻ giết hại mình:

“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Luca 23,34)


-----------------------------

 

Bài 13: Chuyện con két đi khám bác sĩ

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật TN 8-C)
--------------------------------


Có một ông chủ một nông trại, nuôi một con két. Ông rất quí nó. Ông rất thương nó. Có thể nói, nó là con thú cưng ông nhất.

Một ngày kia, bỗng nhiên ông chú ý tiếng ho khù khụ của con két. Nó ho liên tục. Trông nó thật tội nghiệp.

Vì thương con két, sợ nó chết, nên ông vội mang nó đến bác sĩ thú y, để xin được chữa bệnh.

Sau khi khám thật kỹ, bác sĩ tuyên bố: Con két không có bị bệnh gì hết. Sở dĩ nó ho, là do bắt chước những tiếng ho khù khụ của ông, do cái bệnh nghiện thuốc lá của ông, và tiếng ho khù khụ của nó, nay đã trở thành thói quen.

Bấy giờ, ông chủ mới nhận ra, là mình mắc bệnh ho, chứ không phải con vẹt.

Từ đó, vì thương con két, ông quyết tâm cai thuốc lá và cố uống thuốc để chữa trị bệnh ho cho dứt điểm.

Kề từ khi ông hết ho, thì con két của ông cũng không còn ho khù khụ như trước nữa!

*****

Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay (Chúa Nhật TN 8-C) đã dạy chúng ta:

"Sao anh thấy cái rác trong mắt anh em, mà cái xà trong con mắt của  mình thì lại không thấy" (Lc 6,41).

Chúng ta thường hà tiện trong lời khen,
nhưng người ta lại rất quảng đại trong lời chê.


Có thể nói một trong những tội con người ta thường sai phạm, đó là thói hay xét đoán, hay nghĩ xấu, hay nghĩ quấy cho người khác, nhất là cho những kẻ mình không ưa, không thích.

Người xưa có câu:

"Việc người thì sáng,
việc mình thì quáng".


Cho nên, việc nhìn lại bản thân để tự kiểm điểm, là một việc cần phải làm hằng ngày, đối với các người tín hữu, nhất là những ai đang giữ vị trí lãnh đạo, có sứ mệnh hướng dẫn các tâm hồn.

Chúng ta hãy bắt chước thánh Au-gút-ti-nô dâng lời cầu nguyện như sau:

"Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con".

Xin Chúa cho con:

Biết mình cũng yếu hèn và hay sai lỗi, để con không lên mặt xét đoán và kết án anh em.

Biết mình hay che đậy và giả hình, để sẵn sàng cảm thông và bỏ qua lỗi lầm của kẻ khác.

Biết mình thích được khen khi làm được việc tốt, để con biết thường xuyên hơn, khen ngợi, động viên những người sống bên cạnh mình.

*****

Rồi, người ta cũng lại thường dễ phát hiện các khuyết điểm lỗi lầm, dù nhỏ bé, của người khác, mà lại khó nhận ra sai lỗi lớn lao của mình.

Nguyên nhân, là do chúng ta có thói ích kỷ, tự mãn, nên bị mù quáng và hay xét đoán kết án anh em.

Lời Chúa hôm nay cũng dạy chúng ta:

Đừng vội kết án tha nhân, vì chính mình cũng có đầy khuyết điểm, như người xưa đã dạy:

“Chân mình những lấm bê bê,
lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.


Tuy nhiên, nếu là người giữ địa vị lãnh đạo trong gia đình, học đường hoặc xã hội, có trách nhiệm giữ gìn kỷ cương, thì chúng ta cũng cần phải sửa dạy những người sai lỗi.

Khi đó, để lời sửa dạy của ta có sức thuyết phục và đạt kết quả cao, thì đòi hỏi chúng ta phải chỉnh sửa chính mình, trước khi răn dạy kẻ khác.

Một nhà thần bí Ấn độ đã phát biểu một kinh nghiệm của mình như sau:

- "Tôi là một nhà cách mạng, khi còn trẻ, và tất cả những gì tôi cầu với Chúa là: "Lạy Chúa, xin cho con quyền lực, để con có thể cải tạo thế giới này, ngày một nên tốt hơn".

- Rôì khi tới tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng: Nửa cuộc đời đã qua đi rồi, mà tôi vẫn chưa cải tạo được thế giới, nên tôi đã đổi lại lời cầu: "Lạy Chúa, xin cho con biết cách, để con hoán cải những người con có dịp tiếp xúc, gặp gỡ”.

- Bây giờ, tôi đã về già và sắp kết thúc cuộc đời, tôi thấy mình cũng vẫn chưa biến đổi được một ai, nên cảm thấy mình thật khờ dại. Vì thế tôi lại thay đổi lời cầu như sau: "Lạy Chúa, xin cho con được ơn hoán cải chính bản thân con".

Giả như ngay từ khi còn trẻ, tôi đã ý thức về sự bất lực của mình như thế, thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời cách vô ích, mà sẽ tập trung để cải tạo bắt đầu từ chính bản thân mình trước".

*****

Một kinh nghiệm khác cũng thường thấy trong cuộc sống, là chúng ta thường hay phán xét người khác, bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng thái độ và luôn đánh giá không tốt về họ.

Nhất là những khi chuyện trò với bè bạn, chúng ta lại thường hay khoe thành tích của bản thân, hay của người thân, để tự đề cao mình, hay đề cao gia đình mình, và thường lại chê trách những người ta có ác cảm.

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã dạy: “Những ai hay phán xét anh chị em mình, hay nói xấu anh chị em mình, thì họ chính là kẻ giả hình. Vì họ không đủ can đảm, để nhìn lại những thiếu sót, những lỗi lầm của bản thân mình”.

Chúa Giê-su trong cũng dạy chúng ta hôm nay:

“Sao ngươi nhìn thấy cái rác trong mắt của anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy?… Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ, để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi”.

Khi phê phán chỉ trích, kết án một người nào đó là chúng ta đã biểu lộ sự ác cảm thù ghét họ.

Những người có tình yêu thương sẽ không xét đoán ý trái hoặc kết tội người mình yêu thương, nhưng sẽ biểu lộ sự khoan dung tha thứ, sẽ luôn xét đoán với ý tốt, sẽ trở thành luật sư bào chữa lỗi lầm, thay vì làm công tố viên buộc tội cho họ.

Để luôn xét đoán với ý tốt cho tha nhân, chúng ta hãy xin Chúa gia tăng tình thương trong lòng chúng ta. Nhờ đó, chúng ta sẽ đối xử khoan dung nhân hậu hơn với những kẻ thù ghét mình, để xóa bỏ thù hận, biến thù thành bạn của mình.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho con có đôi mắt của Chúa, để con nhìn anh em như là hồng ân và là quà tặng Chúa ban.

Xin cho con có trái tim của Chúa, để con sống yêu thương, với lòng bao dung tha thứ và biết xót thương tha nhân.

Và cuối cùng, xin cho con học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng, để con nên chứng nhân cho tình thương của Chúa trước mặt người đời. Amen.


-----------------------------------

 

Bài 14: Chuyện bà lão Yoko, ở Tp. Hirôshima: Hãy tha lỗi cho tôi

(Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Lễ Tro)
--------------------------------------

Ngày nay, tại thành phố Hirôshima, Nhật Bản, người ta thường thấy một bà lão già nua, đi lang thang khắp các đường phố, chìa ra cho khách qua đường xem một chiếc nhẫn vàng đã xỉn màu và lặp đi lặp lại :

– Hãy tha lỗi cho tôi … Xin làm ơn, tha lỗi cho tôi !

Bà lão ấy tên là Yoko.
-----------------------------------------

Người ta kể lại câu chuyện về bà như sau :

Vào năm 1945, lúc ấy Yoko 14 tuổi, mồ côi cha mẹ. Cô chỉ còn lại bà ngoại là người thân thích.

Trước khi chết, vì nghèo khổ, bà ngoại cô đã gửi cô đến giúp việc cho một gia đình giàu có. Bà luôn nhắc đi nhắc lại với cô như một lời trăn trối :

– Cháu phải luôn chăm chỉ, đáng tin và trung thực. Nếu không thì hãy coi chừng, tai họa lớn đấy !

Một ngày kia, ông chủ của Yoko qua đời. Chỉ có một mình cô bên cạnh khi ông ta chết. Cô đã ăn cắp chiếc nhẫn trên tay người chết và bỏ trốn.

Khi Yoko băng qua một ngọn đồi, chỉ trong một khoảnh khắc, một quầng lửa lớn bỗng bùng lên xé nát bầu trời. Ánh sáng chói lòa phủ chụp xuống ! Yoko ngất lịm đi

…..............

Lúc đó là 8 giờ 15 phút ngày 15/8/1945, giờ phút kinh hoàng khi quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và biến tất cả thành một đống hoang tàn.

Khi tỉnh dậy, Yoko không còn nhớ gì ngoài lời nói của bà ngoại : “Cháu hãy chăm chỉ, đáng tin và trung thực, nếu không thì hãy coi chừng, tai họa lớn đấy !”.

Từ đó trở đi, trong cơn điên loạn, Yoko lang thang khắp nơi, đi tìm một ai đó để nói lời xin lỗi. Nhưng dường như tất cả đều đã chết !
(Truyện của K. Elizabeth, Australia).

-----------------------

- “Hãy tha lỗi cho tôi !”.

Đó cũng phải là lời nói của mọi người chúng ta trong suốt mùa chay thánh này.

Lời nói đó xuất phát từ đáy tâm tư, từ trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta. Đó phải là tiếng nói nghẹn ngào của một trái tim muốn quay trở về.

- “Hãy tha lỗi cho tôi !”

Không phải là một lời nói lịch sự, mà người ta thường nói với nhau trong cuộc sống hằng ngày, nhưng đó chính là tâm tình sám hối ăn năn thật sự khi nhận ra sự yếu đuối bất toàn của mình.

Sám hối chính là trở về cùng Chúa và anh em.

- “Hãy tha lỗi cho tôi !”

Là tiếng nói của sự hòa giải, là nhịp cầu đã gãy được nối lại, là khởi đầu cho một cuộc trở về …

Hôm nay, ngày Thứ Tư Lễ Tro, khởi đầu mùa chay thánh. Tất cả phụng vụ mùa chay thánh là một lời mời gọi tha thiết của Giáo Hội:

HÃY TRỞ VỀ !


----------------------------------------

 

Bài 15: Chuyện đáng nể phục của Vị Thủ Tướng Úc

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật I MC)
--------------------------------

Theo luật giao thông của nước Úc qui định, thì tất cả mọi người, khi đi xe hơi, mà không đeo dây an toàn, thì sẽ bị phạt.

Thế là có một câu chuyện đã xảy ra tại nước này, rất đáng cho chúng ta phải nể phục và phải suy nghĩ.

Số là ông Bê-phóp (Bob Hawke), đương kim là Thủ Tướng của nước Úc. Ông được coi là kẻ có quyền lực cao nhất nước của nước này.

Một hôm trên con đường đi công tác, ông bị cảnh sát giao thông phát hiện, là ông đang ngồi trên xe du lịch, bon bon chạy trên xa lộ, mà không có thắt dây an toàn.

Ông bị bị cảnh sát giao thông chận lại và phạt tiền 100 Dola Úc, mặc dầu biết, ông là Thủ Tướng Chính Phủ.

Chuyện vi phạm này của ông, lại bị đài truyền hình nước Úc, cho chiếu đoạn phim này công khai trên đài truyền hình quốc gia, làm cho mọi người trong cả nước và cả thế giới đều biết.

Nhiều khán giả của đài truyền hình, khi xem thấy cảnh đó, cảm thấy quá bức xúc, liền gọi điện thoại tới tấp đến sở giao thông, để phản đối việc làm này. Bởi, họ muốn bảo vệ thanh danh và uy tín thủ tướng của họ. Họ muốn bỏ qua chuyện này, vì muốn bảo vệ sĩ diện lãnh tụ của họ và cũng là sĩ diện của một quốc gia.

Hơn nữa, chuyện không thắt dây an toàn trên xe hơi, cũng chỉ là một lỗi nhỏ thôi trong vi phạm luật lệ giao thông. Tội này dâu có quan trọng gì. Tội này đâu có đáng là gì, để làm nhục công khai một vị thủ tướng, vị lãnh đạo cao nhất nước, đang rất có uy tín.

Nhưng, cũng trong chính ngày hôm đó, ông Thủ Tướng đã gọi điện thoại cho ông giám đốc sở cảnh sát giao thông, và đã nhận lỗi của mình. Và ông ngỏ ý muốn lên đài truyền hình, để được công khai xin lỗi trước toàn dân của cả nước, về cái tội làm gương mù gương xấu này, và xin được xử lý theo luật pháp, như mọi người công dân khác. Và ông đã thực hiện.

*****

Ý thức lỗi lầm và dám nhận lỗi lầm, là khởi đầu của sự hoàn thiện.

Sai mà không biết mình sai, sai mà không dám nhận mình sai, sẽ không thể nào có được sự hoán cải, và sẽ không thể nào có được một sự thăng tiến trong cuộc sống, nhất là trong lãnh vực đạo đức.

Thánh Gioan thánh sử đã viết như thế này trong thư thứ nhất của Ngài, đoạn 1 câu 8: “Nếu chúng ta nói rằng, chúng ta không có tội, là chúng ta nói dối, là chúng ta tự lừa dối mình.”

Thật vậy, không ai trong chúng ta là kẻ vô tội. Bởi ai trong chúng ta cũng đều mang trong mình cái bản tính yếu hèn của con người. Chúng ta cần phải khiêm tốn chấp nhận thực tế đó.

Mà vì có tội, cho nên chúng ta cần phải ăn năn, chúng ta cần phải sám hối mỗi ngày.

Nhưng, sự sám hối đích thực, không thể chỉ dừng lại ở những tâm tình ăn năn đau đớn bên trong, hay chỉ nói ra những lời hối hận nơi môi miệng, mà còn cần phải được biểu lộ ra, bằng những việc làm cụ thể bên ngoài nữa.

Nhiều người, khi nghe thánh Gioan tiền hô giảng dạy về sự sám hối và kêu gọi việc dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến, thì đã nhận ra những khuyết điểm lỗi lầm của mình, đã thấy mình có nhu cầu, cần phải sám hối, cần phải sửa chữa, nhưng họ lại không biết phải làm gì bây giờ, họ không biết phải bắt đầu từ đâu.

Cho nên, họ đã lần lượt kéo nhau đến với Gioan tấy giả, để xin Người chỉ dạy cho. Và thánh Gioan cũng đã hướng dẫn họ, và đã dạy bảo họ phải thực hiện một số việc làm cụ thể như sau:

Hãy lo chu toàn những bổn phận của mình, sao cho thật tốt đẹp, sao cho thật hoàn hảo. “Ai có hai áo, hãy cho những người không có. Ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”.

Còn đối với những người thu thuế, thì Gioan dạy bảo: “Đừng có đòi quá mức những gì đã qui định”.

Riêng những quân nhân, thì Gioan nhắc nhở: “Đừng có ức hiếp ai, đừng có cáo gian cho ai, hãy bằng lòng với số lương của mình”.

Nói chung, những lời chỉ dạy của Gioan, là hãy lo giữ sự công bình cho nghiêm túc trong cuộc sống, đừng bóc lột ai, đừng lừa đảo người nào, để kiếm lợi hay để làm giàu cho bản thân, đừng chiếm đoạt của cải của ai, đừng biển thủ của công làm của riêng mình.

Rồi hãy cố gắng mà sống bác ái yêu thương, hãy biết quan tâm tới những nỗi khổ đau thiếu thốn của những người mà chúng ta biết được, hãy biết chia sẻ những cái mình có cho những người neo đơn nghèo khổ sống bên cạnh mình.

Lạy Chúa, qua bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay ( Mùa Chay 1), chúng con đã thấy Chúa chống trả các chước cám dỗ của ma quỉ một cách quyết liệt, một cách dứt khoát và cuối cùng Chúa đã thắng.

Xin cũng giúp chúng con trong 40 ngày chay thánh này, biết can đảm nhìn lại chính mình, biết nhìn lại những thiếu sót, những sai trái lỗi lầm, trong cách sống hằng ngày, đối với Chúa và đối với mọi người, để biết ăn năn sám hối chân thành, và để biết lo chỉnh sửa, để con xứng đáng đón nhận ơn Phục Sinh của Chúa. Amen.


------------------------------

 

Bài 16: Chuyện một Đức Kitô không có dấu đinh ở tay

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MC 2-ABC)
-------------------------------------


Có một câu chuyện kể rằng:

Có một vị ẩn tu, rất thánh thiện, đang nguyện ngắm trong một cái chòi tranh, giữa khu rừng vắng, rất tĩnh mịch.

Nghe có tiếng động ngoài cửa, vị ẩn tu cất tiếng hỏi:

- Ai đó? xin mời vào.

Một người đàn ông trung niên, mặc áo cẩm bào, uy nghi,  rực rỡ, đầu đội triều thiên lộng lẫy, oai nghi tiến vào.

Vị ẩn tu ngạc nhiên hỏi.

- Ông là ai?

Người đàn ông trả lời:

-Ta là Đức Kitô, là Thiên Chúa, mà con đang tôn thờ.

Vị thánh lưỡng lự một chút rồi hỏi:

- Nhưng dấu đinh trên bàn tay của ông đâu, cho tôi xem.

Câu hỏi đó vừa dứt, thì người đàn ông biến mất, để lại mùi hôi nồng nặc.

Vị ẩn tu đã kịp thời nhận ra đó là ma quỉ đã giả dạng là Chúa Kitô, bởi vì trên bàn tay hắn không có dấu tích đau khổ của Chúa Kitô thật.

*****

Phúc Âm hôm nay (MC 2 ABC). tường thuật lại việc Chúa biến hình vinh quang trên núi Tabor.

Tuy nhiên, đọc Phúc Âm ở những đoạn trước đó, thì chúng ta thấy, trước đó 8 ngày, thì Chúa Giêsu đã ra điều kiện cho các môn đệ cần phải có khi theo Ngài, là

- Phải bỏ mình,
- Phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo.

Thật sự, ai ai cũng đều ngại bỏ mình, ngại phải chịu khổ hơn, phải hy sinh nhiều hơn, sợ khi theo Chúa sẽ bị lép vế, sẽ bị thiệt thòi, vv....

Đôi khi việc bỏ bỏ mình, còn phải trả một giá rất đắt nữa: như bị tai nạn, bị rủi ro, bị hiểu lầm, mất người thân, tàn tật, bệnh nạn khó chữa...

Nhưng, Thiên Chúa thì nhìn xa, trông rộng hơn con người.

Ngài nhắm tới hạnh phúc vĩnh cửu, hơn là hạnh phúc tạm thời.

Ngài nhắm tới quê hương thật, hơn là mảnh đất lữ hành.

Ngài nhắm tới linh hồn, hơn là thân xác tạm bợ, mau qua này của chúng ta.

Ngài biết những vui thú, những chiều chuộng xác thịt. . . sẽ là cớ dễ đẩy người ta xa Chúa, và cũng có thể là những mồi ngon, đưa đẩy con người ta tới chỗ bất hạnh đời đời.

Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta hãy cố gắng hãm mình, hy sinh, chấp nhận đau khổ một phần nào ở đời này, để sẽ được hạnh phúc đời sau.

Nhưng khi theo Chúa Kitô, và cố gắng chấp nhận những khổ đau, thì đừng để cho những khổ đau chúng ta chịu trở thành vô ích, mà phải biết thánh hoá chúng, bằng cách kết hợp với những đau khổ mà Chúa đã chịu xưa kia, để đền tội ta, để xin ơn Chúa tẩy rửa tâm hồn ta, và để lập công phúc đời đời cho ta.

Vi thế,

“Đừng bao giờ đi tìm một Chúa Kitô không có thánh giá
và cũng đừng bao giờ tìm vác một thánh giá, mà không có Chúa Kitô”.


Vì một Chúa Kitô không có thánh giá, là Chúa Kitô giả,
và một thánh giá mà không có Chúa Kitô, là thánh giá thừa.

Giả, thì không tốt,
mà thừa, thì cũng uổng công.

Chúa Kitô không "dại dột" gì kêu gọi chúng ta vác thập giá theo Ngài, để rồi cuối cùng là "huề cả làng" hay "bị thiệt thòi".

Bởi vì chúng ta thấy: Sau ngày Thứ Sáu tử nạn, là ngày Chúa Nhật Phục Sinh.

Cho nên 8 này trước, sau khi nhắn nhủ các môn đệ phải từ bỏ mình, thì hôm nay Chúa Giêsu đã biến hình vinh quang cho các ông thấy.

Vì thế cho nên, đạo Công Giáo không phải là đạo dẫn đi vào ngõ cụt, để chúng ta phải tuyệt vọng. Bởi vì thật sự:

Có phục sinh sau cái chết,
Có vinh quang sau khổ nạn,
Có hạnh phúc sau đắng cay,
Có Thiên Đàng sau cuộc đời lữ hành này, và
Có một Thiên Chúa là Đấng Chân, Thiện, Mỹ, cho tất cả những ai dám cùng chịu khổ nạn với Ngài.

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu được bài học Chúa Chúa biến hình vinh quang hôm nay, để cho trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, chúng con vẫn có thể kiên tâm, cậy trông, tin yêu và phó thác vào Chúa một cách tuyệt đối. Lạy Chúa xin giúp chúng con. Amen.


--------------------------------

 

Bài 17: Chuyện cây vĩ cầm củ kỷ, xấu xí, bán được giá bất ngờ

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MC 3-C)
-------------------------------


Trong một buổi bán đấu gía nhiều món hàng, người điều khiển chương trình nhìn  cây vĩ cầm xấu xí, lại có nết nứt bể nữa, chẳng vó giá trị là bao, nên ông chẳng bận tâm chăm sóc đánh bóng cho cây đàn đó làm chi cho phí công, mất thời giờ.

Rồi các món hàng cũng lần lượt cầm lên và ra giá. Tới phiên cây vĩ cấm xấu xí, ông lên tiếng:

“Thưa quí vị, ai sẽ bắt đầu trả giá đầu tiên cho cây đàn này đây ? Một đồng, hai đồng… Ai sẽ trả giá 3 đồng đây ? À, một người trả 3 đồng, rồi hai người trả 3 đồng. Còn ai nữa không ?”.

Bỗng nhiên, từ phía cuối căn phòng, một người đàn ông tóc đã hoa râm bước lên bục và cầm lấy cây đàn từ tay người kia. Ông ta lau sơ qua bụi bậm bám trên chiếc đàn cũ kỹ, rồi siết lại những dây bị lỏng, và chỉnh lại cho âm thanh được chuẩn.

Và sau đó, ông tấu lên một bản nhạc thật êm dịu ngọt ngào. Tiếng đàn nghe du dương thánh thót, giống như bài ca của các thiên thần trên trời.

Sau khi ngưng đàn, mọi người hiện diện đều nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng thật rôm rả.

Sau đó, người bán đấu giá lại hỏi:

“Bây giờ, tôi phải định giá bao nhiêu cho cây vĩ cầm rất hay này đây ?

Một ngàn, hai ngàn… Có ai chịu tăng lên ba ngàn không ? À, một người chịu giá ba ngàn rồi. Hai người chịu giá ba ngàn. Và còn ai nữa không ? Thôi dứt giá cây đàn là ba ngàn đô-la !

Một em bé gái ghé bên tai mẹ khẻ hỏi: “Sao kỳ lạ vậy hả mẹ ? Tại sao cây đàn từ ban đầu giá chỉ có 1-2 đồng, mà cuối cùng lại tăng giá đột biến lên gấp cả ngàn lần như thế hả mẹ ?”

Bấy giờ bà mẹ mới giải thích cho cô con gái như sau:

“Chính nhờ đôi tay điệu nghệ của ông nhạc sĩ kia, mà cây đàn đột nhiên gia tăng gía trị lên cả ngàn lần đó con ạ !”.


*****

Bạn thân mến,

Nhiều người trong chúng ta đã từng đi sai đường, đã đi lạc lối, đã từng phạm nhiều tội lỗi và bị người đời coi khinh, chẳng khác gì cây đàn vĩ cầm cũ kỹ, xấu xí kia, bị đánh giá quá thấp. Chỉ cần một ly rượu, một tép hêrôin, một số tiền bất chính, vv… cũng đủ làm cho chúng ta vùi đầu vào trong tội, đã dẫn chúng ta phạm hết tội này, đến tội khác, và còn tái phạm, tái đi, tái lại không biết bao nhiêu lần !

Nhưng, nếu chúng ta chịu để cho Chúa Giêsu chạm nhẹ vào con người chúng ta một chút thôi, là chúng ta sẽ được biến đổi, sẽ trở nên tạo vật mới, sẽ tốt đẹp trước nhan Thiên Chúa, và còn xứng đáng được hưởng phúc Nước Trời đời đời sau này.

*****

Rồi, mỗi khi xét mình để xưng tội, chúng ta lại thường chỉ để xét những tội gây hại cho kẻ khác, mà quên xét cái tội đã bỏ lỡ những cơ hội làm việc thiện, việc tốt, việc hữu ích cho tha nhân.

Chúng ta hãy chú ý cây vả trong bài Tin Mừng hôm nay (Mùa Chay 3-C), tuy nó không cho trái độc hại người, nó cũng không làm hại đến vườn nho… Nhưng nó bị kết án, vì cái tội sử dụng đất màu mở, mà lại không cho hoa trái.

Nhiều người trong chúng ta cũng đang ở trong tình trạng giống như cây vả:

Mỗi khi xét để xưng tội, chỉ thấy mình không làm điều gì xấu xa, gian ác, như: Không cướp của, không giết người, không tà dâm, không ngoại tình, không dối trá, không gian lận, không lừa gạt ai… Thế là ta cảm thấy an tâm.

Nhưng ta lại quên, không xét đến cái tội là đã làm gì, là đã sống như thế nào, để rồi tâm hồn ta lại trở nên khô khan, nguội lạnh, cằn cỗi, không thể phát sinh hoa trái đạo đức thánh thiện được, như Chúa mong muốn. Hay ta đã bỏ lỡ những cơ hội có thể làm gì đó hữu ích cho tha nhân.

Đó là cái tội Chúa kết án viên quản lý bất trung, đem nén bạc đã được chủ trao đem đi chôn, mà không đi làm lợi thêm (x. Mt 25,18), hoặc không biết quan tâm giúp đỡ những người đói khát, rách rưới, và bị đau khổ (x. Mt 25,42).

Chính khi ta không làm điều tốt cho tha nhân, là ta đã gián tiếp để cho sự gian ác hoành hành.

*****

Sống đạo không phải chỉ là lo tránh phạm tội, nhưng còn là tích cực phát huy điều thiện, điều tốt, điều hay, điều hữu ích cho người khác nữa.

Một tín hữu chỉ biết lo cho mình, và an phận với những việc đạo đức thường ngày, có thể là là một phản chứng đó.

Thế giới hôm nay rất cần những chứng nhân, sẵn sàng dấn thân và hy sinh quên mình, để phục vụ đồng loại.

*****

Rồ, “Phạm tội thì sẽ bị trừng phạt”, hay “Gieo gió thì sẽ gặt bão”, hoặc “ở hiền gặp lành”… Đó là qui luật thường tình trong cuộc sống đời thường của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta đã phạm tội, mà bây giờ vẫn còn sống, thì đó có thể là do lời bầu cử của Chúa Giêsu, như người làm vườn, trong bài Tin Mừng hôm nay, đã thân thưa với chủ vườn như sau:

“Thưa ông, xin cứ để cho nó lại thêm năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó sẽ  có trái. Nếu không thì ông sẽ chặt nó đi”.

Lạy Chúa, trong kinh thú nhận ở trước mỗi thánh lễ, chúng con đã đọc kinh “Tôi Thú Nhận” rất thành khẩn, rất tha thiết: “Con đã phạm tội nhiều, trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điểu thiếu sót”. Nhưng chúng con đã không ý thức đủ, tội phạm “những điều thiếu sót” là những tội gì ?

Xin cho con biết cố gắng thực hiện những hiểu biết hôm nay, là “Bao lâu còn thời gian, con quyết tâm sẽ làm nhiều điều thiện cho mọi người” như thánh Phaolô đã dạy trong thư gởi cho giáo dân Galata (6,10). Amen.


-------------------------------

 

Bài 18: Chuyện Một dấu hiệu tha thứ lạ lùng

(Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật MC 4-C)
----------------------------------

Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà, trốn lên thành thị. Ở đó, chàng đã ăn chơi, trác táng…

Kiếp sống sa đoạ đã đưa chàng đến chỗ thân tàn ma dại.

Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ lại nếp sống ấm êm trong gia đình.

Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về gần tới nhà, thì lại nghĩ mình quá bất xứng, và không biết cha mẹ có tha thứ cho không, nên chàng đã rẽ qua một lối khác mà đi.

Ở đó, chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi.

Chàng cũng ngỏ ý: Nếu cha mẹ tha thứ và bằng lòng cho anh trở về, thì hãy lấy chiếc áo bông của anh, treo ở trước cửa nhà, thì anh mới dám về.

Mẹ chàng đã làm gì?

Bà không những treo một cái áo bông, mà đã lấy tất cả các áo của anh trong nhà ra, treo kín cả bờ giậu, trước ngõ, như một rừng cờ, đón rước con trở về.

*****

Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta giống như thế.

Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng.

Nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây, từng phút. Tình yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng ta hơn cả sự mong đợi và sự cầu xin của chúng ta.

Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai đầy tớ mở tiệc ăn mừng.

Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho chúng ta, hơn cả sự chờ mong của chúng ta. Chính lòng thương xót của Ngài đã cứu người con.

Người con ôm gia tài của cha ra đi, mang theo bao nhiêu ước mơ của tuổi trẻ: tự do, tình yêu, hạnh phúc…

Nhưng rồi cuối cùng,  tất cả chỉ là ảo tưởng. Ước mơ hạnh phúc đã không thành. Cuối cùng chỉ còn là bụng đói, xác xơ, thân tàn, ma dại, đau khổ và tủi nhục.

*****

Điều gì đã đưa chàng thanh niên đến quyết định trở về?

Phải chăng đau khổ, thất bại, vỡ mộng, bế tắc?

Không hẳn thế. Bởi nếu chỉ có vậy thôi, thì có lẽ không đủ lý do để anh dám mang mặt trở về đâu.

Bởi, có biết bao người đã rơi vào tình cảnh, túng quẫn như anh, nhưng đâu có dám quay trở về. Họ đã buông xuôi trong tuyệt vọng và đã giải quyết bằng cách tự tử.

Phải có một cái gì khác đã trở thành động lực thúc đẩy anh trở về. Cái gì khác đó chính là tình yêu của người cha.

Phải, nếu không tin vào tình yêu của người cha, chắc chắn anh sẽ không dám quay đầu trở về. Anh vẫn luôn tin tưởng vào lòng yêu thương tha thứ của cha anh. Chính niềm tin vào lòng yêu thương của người cha, đã đem lại tia sáng hy vọng, đã nâng anh đứng dậy, đã mở đường, tạo lối thoát cho anh để trở về cùng cha.

*****

Tội lỗi đã đưa chúng đến chỗ bế tắc, dẫn chúng ta đến đường cùng, đã tách chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa, nghĩa là đưa chúng chỗ chết.

Chính Tình yêu Thiên Chúa đã mở một lối thoát, đã cảm hoá những con người tội lỗi. Nếu không có tình yêu, thì chúng ta chỉ có mặc cảm tội lỗi mà thôi.

Không phải nước mắt đổi mới tâm hồn con người, mà chính là tình yêu của Thiên Chúa mới là động lực giúp cho tâm hồn con người sám hối và đổi mới.

Nếu không có tình yêu của Thiên Chúa, nếu không tin mình được Thiên Chúa yêu thương, con người sẽ không tìm được con đường trở về.

Phải tin mình luôn được Thiên Chúa yêu thương, phải tin rằng mình luôn có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Chúa, dù có bỏ ra đi, chỗ ấy vẫn không mất, chỗ ấy vẫn còn để trống, để chỉ dành riêng cho ta.

Tấm lòng của người cha thật nhân hậu, tốt lành.

Người con, chỉ mong có được một chỗ ngủ, một bát cơm ăn, một tấm áo mặc. Nhưng cha anh đã quảng đại vô biên, đã đón nhận người con với niềm vui rộn rã: mặc áo mới cho con, mang giầy dép cho con, rồi mở tiệc ăn mừng.

Tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Tình yêu của Ngài vượt quá mơ ước của chúng ta: “Nếu lòng ta, có ray rức cáo tội ta, thì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng ta, bởi Ngài biết hết mọi sự” (Rm 5,20).

Trở về, là gặp lại niềm vui xum họp.
Trở về là “tìm lại được”, là “sống lại”.


Tìm lại được sự sống, đó là ý nghĩa đích thực của việc hoán cải và cũng là lý do của niềm vui sâu xa nơi người cha.

Người cha vui mừng mở tiệc, không phải vì từ nay đứa con trở về sẽ giúp cho ông việc này, sẽ làm cho ông việc nọ, mà chỉ vì từ nay anh sẽ được sống và được sống hạnh phúc dồi dào. Thật là một niềm vui hoàn toàn vị tha và rộng mở của người cha bao dung, nhân hậu.

Lạy Chúa, xin cho con luôn thấu hiểu được rằng: Chúa là cha của con, một người Cha đầy lòng khoan dung, nhân hậu, rất mực yêu con, yêu một cách vô bến bờ.

Và xin ban cho con ơn đảm để con, dù trong hoàn cảnh nào, cũng quyết trở về với tình thương này, để Chúa không phải chờ đợi con lâu hơn nữa, đặc biệt trong Mùa Chay thánh này. Amen.


---------------------------

 

Bài 19: BÍ Quyết Gieo Hạt Giống có thể sinh hoa kết trái trong một đêm

(Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật MC 5-C)
-----------------------------------

Ngày xưa, có một người đàn ông bị bắt vì tội trộm cắp. Anh ta bị giải tới nhà vua. Với tang chứng, nhà vua liền ra lệnh treo cổ anh ta ngay tức khắc theo luật hiện hành, để bài trừ nạn trộm cắp trong cả nước.

Tuy nhiên, trên đường bị áp tải đến cái giá treo cổ, anh ta đã thỏ thẻ tâm sự với viên cai ngục, rằng anh ta biết một điều bí mật, do cha của anh ta chỉ dạy. Anh nói: với bí quyết này, anh có thể trồng một hạt giống của cây lựu, và làm cho nó mọc lên, sinh hoa, kết trái chỉ trong một đêm. Nhưng đáng tiếc, bí quyết này sắp bị chôn vùi đi, theo cái chết của anh ta. Anh ước mong truyền đạt bí quyết này cho nhà vua.

Viên cai ngục vội vàng đến trình với nhà vua. Nhà vua đồng ý cho anh tới gặp vua, trước khi thi hành án.

Trước mặt vua, anh ăn trộm đào một cái lỗ xuống đất, và lấy trong túi ra mấy hạt lựu và nói:

“Thưa bệ hạ, theo bí quyết gia truyền của cha con truyền lại, thì những hạt lựu này, hay bất cứ hạt giống nào, nếu con gieo trồng xuống đất, thì nó có thể mọc lên, sinh hoa, kết trái chỉ trong một đêm. Nhưng hạt giống này phải được trồng, từ bàn tay của một người nào trong sạch, chưa bao giờ lấy cắp, bất cứ thứ gì của ai. Tiếc rằng, hôm nay, con là một tên trộm, nên con không thể trồng nó được. Xin vua chọn một viên  quan nào mà có bàn tay trong sạch ra đây để trồng nó”.

Thế rồi, nhà vua quay sang một trong những viên quan của nhà vua và nói “Ngài có thể trồng hạt giống này được chứ ?”

Nhưng vị quan này từ chối, nói nhỏ với vua: “Khi còn trẻ, tôi đã từng giữ một vài thứ không phải là của tôi”.

Sau đó, nhà vua quay sang người canh giữ kho tàng của nhà vua và nói: “Vậy ngài có thể trồng hạt giống này chứ ?”.

Nhưng người canh giữ kho tàng cũng từ chối: “Thú thật, từ nhiều năm nay, tôi đã giữ kho nhiều tiền bạc, nhưng không chắc là trong sạch tuyệt đối”.

Và cứ thế, cứ thế,…..

Cuối cùng, chỉ còn lại một mình nhà vua. Nhà vua bèn thủ thỉ với các quan: “Ta cũng phải xấu hổ mà nói rằng, xưa kia, đã có lần ta lấy cắp một chiếc đồng hồ của cha ta”.

Cuối cùng, nhà vua và các quan ngồi lại bàn tính với nhau:

“Tất cả chúng ta đều là cha mẹ dân, đang nắm nhiều quyền lực… thế mà không ai có thể trồng được hạt giống này, thì một tên ăn trộm này chỉ ăn cắp một thứ nhỏ mọn này để ăn, khi nó sắp chết đói nữa, mà lại bị kết án treo cổ nó. Thế có là quá đáng lắm chăng ??? ”.

Thế là nhà vua và các quan thống nhất tha bổng cho anh ta.

Câu chuyện trên đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, nhưng nếu nhà vua trong câu chuyện không được chuẩn bị để lắng nghe, với một tấm lòng quảng đại bao dung, thì kết thúc câu chuyện chắc sẽ khác hẳn.

*****

Bối cảnh của Tin Mừng hôm nay cũng có thể có một kết thúc rất tồi tệ, nếu Đức Giêsu thuận theo ý của các Kinh Sư và người Pharisêu, thì người phụ nữ ngoại tình chắc chắn sẽ phải chấp nhận một cái chết bi thảm.

Trái lại, Chúa Giêsu với tấm lòng hiểu biết, quảng đại và bao dung, hay thương xót, đã giúp cho người phụ nữ nhận ra tội lỗi của mình, và quyết tâm xóa bỏ một quá khứ lỗi lầm, để có thể bước tới những khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Sự kiện Chúa Giêsu không kết án chị ta, không có nghĩa là Người coi thường tội ngoại tình. Bởi hôm nay Người đã thấy chị ta đã bị kết án rồi. Nên điều chị ta cần lúc này là lòng thương xót. Cách thức Người đối xử với người phụ nữ này đã làm cho chị ta muốn đổi mới cuộc đời của mình.

Chúa  Giêsu nói:

“Tôi không lên án chị đâu!
Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Gioan 8,1-11)


Điều mà Thiên Chúa mong muốn, không phải là cái chết của tội nhân, nhưng Người mong muốn rằng, người đó sẽ được cải tạo, để được sống và được sống viên mãn thật sự.

Thiên Chúa thấu hiểu sự yếu đuối của chúng ta, nên Người luôn sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta, nếu chúng ta thật lòng ăn năn thống hối và quyết tâm chỉnh sửa.

Ta cũng nên nhớ, tất cả chúng ta đều là những tội nhân, nên chúng ta luôn luôn cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa.

Và chúng ta cũng hãy luôn nhớ điều này, để chúng ta luôn biết tự kiềm chế mình trong việc ném đá người khác.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực hiện những hiểu biết hôm nay. Amen.



 

Bài 20: Thánh Thomas More đã biến gia đình thành một nhà thờ

----------------------------------------

Ông Thomas More là một Kitô hữu giáo dân rất nổi tiếng, sống cách đây hơn 400 năm.

Ông là người giáo dân đầu tiên được bổ nhiệm làm quan chưởng ấn của triều đình Vua Henry VIII, nước Anh.

Nhà vua rất quí mến Thomas More vì tài cao học rộng của ông, vì trí thông minh và đức tính thân hữu của ông.

Nhưng Thomas More đã thất sủng cùng Vua, khi ông từ chối công nhận Vua là Giáo chủ Anh giáo, và phản đối việc vua ly dị để kết hôn nữa. Vua Henry VIII đã xử trảm Thomas More năm 1535.

400 năm sau, Giáo hội công giáo đã tuyên phong Thomas More lên bậc hiển thánh.

*****

Thánh Tomas More đã điều khiển gia đình mình sống đích thực là một gia đình công giáo:

- Gia đình hàng ngày cầu nguyện cùng với bài đọc Kinh thánh ngắn.

- Ngài bàn luận về những tư tưởng thiêng liêng với vợ, với con và với những bạn bè đến thăm viếng.

- Ngài tham dự Thánh lễ hàng ngày, và đọc kinh Nhật tụng Đức Mẹ.

- Ngài cùng hát với Ca đoàn nhà thờ, và đôi khi giúp lễ nữa.

- Ngài niềm nở đón tiếp những người nghèo khổ, túng thiếu, cũng như những người học thức tài ba.

Đó là một hoàn cảnh thật lý tưởng: Nhà thờ giúp đỡ Ngài, và Ngài giúp đỡ nhà thờ.

*****

Tôi xin đề nghị là, chúng ta cũng hãy làm điều gì đó giống như thế:

- Chúng ta có thể tham dự các cử hành Phụng Vụ ở nhà thờ trong những ngày Tuần Thánh đang tới, hay thi hành Tuần Thánh trong gia đình.

- Hãy bắt đầu hôm nay, Chúa Nhật Lễ Lá: Hãy đặt cành lá đã được làm phép ở nơi xứng đáng: Chẳng hạn để ở trong bình, đặt ở trên bàn, hay trên máy truyền hình, để nhắc nhở mọi người trong nhà, mỗi khi qua lại.

- Hãy nói cho nhau nghe về ý nghĩa của nó: Chúng ta tôn vinh Chúa Kitô là Vua, cùng với đám đông dân chúng trong ngày Chúa nhật lễ lá đầu tiên.

- Thời gian từ bây giờ cho đến thứ năm tuần thánh, việc cầu nguyện trong gia đình phải dồi dào ý nghĩa và sốt sắng hơn.

- Chúng ta có rhể đọc một phần của bài tường thuật về cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Kitô (Bài Thương Khó), như được công bố cho chúng ta nhiều lần trong tuần này.

- Vào ngày thứ Năm Tuần Thánh. Chúng ta hãy tổ chức bữa ăn chung trong gia đình. Trong bữa ăn, một người, tốt nhất là người cha, nhắc lại cho mọi người về những điều đã xảy ra vào ngày thứ năm Tuần Thánh đầu tiên (Thánh Lễ Tiệc Ly): Chúa Giêsu cử hành Thánh lễ thứ nhất. Đó là lần đầu tiên Chúa Giêsu trao ban chính mình trong sự rước lễ. Chúa thiết lập chức linh mục công giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho các linh mục.

Mỗi gia đình công giáo thật, phải có một tượng chịu nạn. Hãy đặt thánh giá Chúa ở nơi đặc biệt nhất trong ngày thứ sáu Tuần Thánh này, để nhấn mạnh ý nghĩa của nó: Nói về sự chết của Chúa Giêsu vì phần rỗi tất cả chúng ta.

Thỉnh thoảng chúng ta hãy đứng hay quì trước tình yêu chịu treo trên Thánh giá vì chúng ta và cầu nguyện:

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu cực hình vì con, con muốn đáp lại lòng thương yêu đó. Trên hết, con sẽ cố gắng tham dự thánh lễ nhiều hôn, sốt sắng hơn. Ngày thứ năm Tuần Thánh và thứ sáu Tuần Thánh vẫn còn sống động cho con hôm nay”.

Ngày thứ bảy Tuần Thánh, Chúng ta hãy thắp một ngọn nến ở nơi đặc biệt trong nhà, để làm tiêu biểu về Chúa Kitô, ánh sáng thế gian, ánh sáng chiếu rọi mọi chốn tối tăm của thế gian. Chúng ta hãy suy nghĩ, nhìn về ý nghĩa Lễ phục sinh.

Phải, gia đình chúng ta là nhà thờ.

Chúng ta hãy cố gắng đổi mới mọi sự vì Chúa Kitô.

Chúng ta hãy bắt đầu ở gia đình.

Chúng ta hãy cử hành tuần thánh ở đó.

Chúng ta cũng hãy cố gắng hiện diện ở đây, trong nhà thờ này.

Chúng ta hãy làm mọi sự có thể để tưởng niệm những chân lý cao cả, mà chúng ta là một sự sống lại trong tuần lễ đang tới.

Xin Chúa chúc lành  cho chúng ta.


-------------------------------

Những sách đã in (26 cuốn):

(Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5)

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5

III. - Chuyện kể cho các gia đình: (7 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7

IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây