*** Đọc các bài của Lm. Mễn: 1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71; 2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn 3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com 5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165
**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)
**** Lạy Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà.
Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.”
Người đàn ông mỉm cười và nói: “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.”
Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa. Rồi đặt hoa, nhờ họ giao hoa đến tận nhà mẹ mình.
Khi họ rời khỏi tiệm hoa, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình.
Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại, người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ mẹ.
*****
Người đàn ông vội trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa, và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng về nhà của mẹ mình. Tuy ngôi nhà mẹ cách xa hơn 200 dặm, nhưng nhờ cuộc gặp gỡ với cô gái, mà ông hiểu ra rằng: Nếu hôm nay ông không về với mẹ, có khi ngày mai, ông sẽ chẳng còn cơ hội để gặp mẹ nữa. -------------------------
Bài học rút ra:
Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nên hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn, để yêu thương và để quan tâm đến những người mà mình quý mến.
Hãy tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc với họ, trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng.
Nên nhớ, không có thứ gì trên đời, quan trọng hơn gia đình đâu !
Văn hào Nga Leon Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có.
Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
*****
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật.
Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục.
Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.
Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ:
"Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
--------------------- Lời bàn: Tha thứ là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điều cao cả nhất, mà Kitô Giáo đã cống hiến cho con người.
Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình, là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ.
1. Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương, bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình. Của lễ hy sinh trên thập giá của Chúa Giêsu đã nên trọn, khi Ngài thưa với Chúa Cha:
"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm".
2. Tha thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả.
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng...
3. Tha thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên giống Thiên Chúa.
(Chuyện Đời Đạo - Bài 023) Sự bất ngờ đã làm nên điều kỳ diệu - Thủ Tướng Anh Winston Churchill - Bác Sĩ Alexander Fleming Sự bất ngờ đã làm nên điều kỳ diệu - Thủ Tướng Anh Winston Churchill - Bác Sĩ Alexander Fleming Ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con mình về miền quê để nghỉ mát. Trong khi nô đùa, một tai nạn đã xảy ra: Cậu con trai nhỏ của họ bị sa chân, ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi.
Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã mau chạy đến tiếp cứu.
Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo.
Nhưng thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, thì ông ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước, thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
*****
Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống, đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill.
Còn cậu bé quê nhà nghèo, đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê. Nên cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới. Đồng thời cũng là ân nhân cho cả nhân loại, khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.
*****
Lại không ai ngờ rằng, đến khi Thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã hầu như bó tay, thì bác sĩ A.Fleming khi hay tin, đã tự ý tìm đến, và đã cứu sống được thủ tướng, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa.
------------------------------- Lời Bàn: - Có những bất ngờ thật diệu kỳ. xảy ra thật không ai hiểu gì. Nhưng cuối cùng, phải công nhận có Bàn Tay Tối Thượng của một Đấng Toàn Năng Trên cao đã an bài, sắp xếp mọi sự thật diệu kỳ trong trời dất vũ trụ này.
Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:
- Chú về nhà, rồi hãy mở ra xem nhé.
Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều!
*****
Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
''Thưa thầy, em là T- H, đã học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi xe ôm kiếm sống, lúc nào Thầy cũng đeo khẩu trang kín mít, để đừng có học trò nào nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy ngay, khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư.Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa, mà đặt mối với thầy, để Thầy chở em đi học hết lớp chín, hết phổ thông, và lên đại học.
Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một phần cho em đến lớp ngồi ăn, phần thứ hai biếu thầy, và phần thứ ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua của bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.
Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì chiều em nên bố mẹ cũng đồng ý”.
****** Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web riêng, để dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.
Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại kiến thức cơ bản toán bị hổng, để các bạn có nền tảng mà học tiếp. Thầy tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững vàng về toán.
Thì ra, ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”. Bây giờ lên mạng, thấy thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn giữ uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.
*****
Hình như trời không phụ lòng người. Thầy không biết là em mua số mãi rồi cũng trúng số. Lúc đó, em đang học năm thứ ba Đại Học. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay.
Hôm nay, em đã tốt nghiệp, nên sẽ không còn đi xe ôm của Thầy nữa, mà sẽ tự lái xe máy đi làm. Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số của em, như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít công ơn của thầy trong đó.''
“Nhất tự vi sư Bán tự vi sư”
Mai này dù có đi xa, hằng ngày không còn ngồi trên xe của thầy, nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm”, thân thể gầy gò, có trái tim tình người quý báu. Và dưới mái tóc đã bạc ấy của Thầy, là một tâm hồn thật vĩ đại, cao cả.
1. Trải ghiệm mà không chiêm nghiệm, thì chưa có trưởng thành.
Một anh chàng đi du lịch nhiều nước, đọc hàng tá cuốn sách, nhưng khi đứng trước một người nông dân, anh ta phải tự nhận rằng mình thật yếu kém.
Anh ta hỏi người nông dân, theo ông lý do vì sao như vậy.
Người nông dân trả lời:
- Anh trải nghiệm nhưng không "từng trải". - Là sao? – Anh chàng khá thắc mắc. - Anh nhìn nhưng không thấy. Anh trải nghiệm nhưng không cảm nghiệm và chiêm nghiệm thì làm sao anh có thể đi vào những tầng lớp sâu hơn của trải nghiệm ấy? Anh mới chỉ đang đi bề mặt.
Anh gật gù chợt hiểu.
***** 2. Người ném ra hòn đá, thì kẻ vướng ngã lại là chính mình.
Trong bữa tiệc Mark Twain ngồi đối diện với một phụ nữ trẻ, theo phép lịch sự ông nói:
– Cô quả thật rất đẹp!
Quý cô này không hiểu thiện ý của ông, bèn cao ngạo nói:
– Đáng tiếc là tôi không thể nào dùng lời như thế để khen ông được.
Mark Twain bình thản nói:
– Không sao, cô có thể làm giống như tôi, cứ nói dối một câu là được rồi.
Người phụ nữ đó không biết làm gì hơn, đành cúi đầu xấu hổ.
***** 3. Hãy đứng trên góc độ người khác, để mà xem xét họ
Trong bếp, vợ đang lúi húi nấu ăn. Người chồng đứng bên cạnh nói liên hồi:
– Chậm một chút!
Lát sau anh nói:
– Cẩn thận, lửa to quá rồi! Mau mau lật cá đi. Dùng thìa lật nhanh lên, sao mà nhiều dầu quá.
Chưa được bao lâu, anh lại kêu lên:
– Cắt đậu phụ bằng phẳng một chút, chứ sao lại lem nhem thế này.
Cuối cùng, anh nói:
– Ái chà, em biết nấu ăn như thế nào mà.
Người vợ thấy trong lòng khó chịu, bèn buột miệng nói:
– Dĩ nhiên là em biết rồi!
Lúc này người chồng mới nháy mắt nói với vợ rằng:
– Anh chỉ muốn để em biết rằng, khi anh đang lái xe, em ngồi bên cứ liên chi hồ điệp, thì cảm giác của anh như thế nào.
Cảm nnhận: Lượng thứ cho người khác không khó, chỉ cần bạn thực sự đứng trên góc độ và lập trường của họ để xem xét vấn đề.
***** 4. Đã làm gì thì phải làm đến mức tốt nhất.
Bác thợ già sắp nghỉ hưu, ông chủ quý mến không nỡ xa bác, bèn bảo bác làm thêm một căn nhà nữa rồi hãy về nghỉ. Bác thợ già miễn cưỡng nhận lời, nhưng không còn để tâm vào công việc. Vì để nhanh chóng được về quê, bác thợ chỉ làm quấy quả cho xong.
Khi nhà mới hoàn thành, ông chủ cười tươi nói rằng đây là quà nghỉ hưu của bác. Bác thợ không ngờ ngôi nhà này lại là nhà của chính mình, trong lòng vừa xấu hổ vừa hối hận.
Cảm nnhận: Mỗi việc trong cuộc đời đều là làm cho mình, đã làm gì thì phải làm đến mức tốt nhất.
*****- 5. Nếu nỗi thống khổ vốn không thể nào cứu vãn được, thì tốt nhất là buông bỏ.
Trên chuyến tàu cao tốc, một cụ già bất cẩn làm văng chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ tàu, mọi người xung quanh ai nấy đều cảm thấy nuối tiếc thay cho cụ. Nào ngờ cụ già cầm chiếc giày còn lại ném qua cửa sổ…
Hành động này khiến mọi người kinh ngạc. Cụ già giải thích:
– Chiếc giày này dẫu có đắt giá đến mấy thì đối với tôi cũng là vô dụng. Nếu có ai đó nhặt được một đôi giày, chưa biết chừng họ còn có thể đi được.
Cảm nnhận: Nỗi thống khổ vốn không thể nào cứu vãn được thì tốt nhất là buông bỏ càng sớm càng tốt.
*****- 6. Muốn mang lại niềm vui cho người khác, thì hãy đặt mình vào vị trí của họ.
Ngày thứ nhất đi câu cá, thỏ con không câu được con nào. Ngày thứ hai thỏ con lại đi câu, nhưng kết quả vẫn như cũ. Ngày thứ ba, khi thỏ con vừa đến nơi thì một con cá lớn ở dưới sông nhảy lên quát to:
– Nếu ngươi vẫn còn dùng cà rốt làm mồi câu thì ta sẽ…
Cảm nnhận: Thứ bạn cho đi thường là thứ bạn muốn cho chứ không phải thứ người khác cần. Nếu muốn mang lại niềm vui cho người khác, thì hãy đặt mình vào vị trí của họ chứ không phải suy xét từ góc độ của chính mình.
***** 7. Tâm thái lạc quan, có thể là thần dược trị được nhiều thứ bệnh.
Một bác sĩ làm phẫu thuật ung thư cho người bạn cũ của mình.
Sau khi mổ ra, mới phát hiện rằng khối u này không thể cắt được, anh đành phải khâu lại.
Sau đó anh giải thích tình hình với bệnh nhân. Bệnh nhân không hiểu các thuật ngữ y học, cứ tưởng rằng đã mổ xong thì bệnh sẽ khỏi.
Bác sĩ không làm cách nào giải thích cho người bạn cũ của mình hiểu được, đành phải cấp giấy cho xuất viện.
Sau một năm người bạn cũ quay lại khám, bác sĩ kinh ngạc phát hiện ra rằng bệnh đã khỏi rồi, tế bào ung thư cũng hoàn toàn biến mất.
Bác sĩ ấy vốn là tiến sỹ y khoa, sau lần đó liền đi học tiến sỹ tâm lý.
Cảm nnhận: Tâm thái lạc quan chính là thần dược.
***** 8. Hạnh phúc tầm thường bạn đang có, nhưng lại là thứ mà người khác đang ngưỡng mộ.
Có hai con hổ:
- Một con trong chuồng và một con trong rừng. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của mình không tốt, kẻ này luôn ngưỡng mộ kẻ kia.
Thế là chúng quyết định đổi chỗ cho nhau.
Ban đầu, chúng vô cùng vui sướng hạnh phúc. Nhưng không lâu sau, cả hai con hổ đều chết: Một con chết vì đói, một con chết vì buồn rầu.
Cảm nnhận: Đối với hạnh phúc của bản thân, người ta nhìn mà không thấy, chỉ dán mắt vào hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, điều bạn có chính là thứ mà người khác ngưỡng mộ.
***** 9. Để thuyết phục được người khác, bạn phải biết quý trọng họ.
Một cô gái dung mạo bình thường đã có bài diễn thuyết như sau:
– Nếu tôi được chọn làm hoa khôi, thì mấy năm sau, các chị em hiện đang ngồi tại đây có thể tự hào nói với chồng mình rằng: “Khi em học đại học, em còn đẹp hơn hoa khôi của lớp”.
Kết quả cô đã chiến thắng với số phiếu bầu tuyệt đối.
Cảm nnhận: Để thuyết phục người khác ủng hộ, bạn không cần phải chứng minh mình ưu tú hơn người khác, mà là khiến người khác cảm thấy vì có bạn mà họ trở nên ưu tú, có cảm giác thành công.
Những tình huống, trong những bối cảnh khá phức tạp, giúp ta có những suy nghĩ, để chọn lựa cho mình một cuộc sống hữu ích.
1. CÁI BÁNH BAO THỨ NHẤT
A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi. Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng.
B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân bày biện rất nhiều đồ ăn ngon. Người này từ cảm thấy mang ơn rất nhanh chuyển sang phẫn nộ. Anh ta giương đao giết chết người nông dân, bởi vì anh ta phát hiện người nông dân có nhiều đồ ăn ngon như thế mà lại không cho anh ta.
*****
Suy nghĩ 1: Cùng một hành vi mà kết quả hoàn toàn khác nhau, cũng bởi cái đôi mắt này, nếu tự mình chứng kiến những gì mình có được, sẽ thấy biết ơn; còn một khi thấy những gì mình không có, sẽ sinh tâm oán hận.
Suy nghĩ 2: Việc nông dân cứu người bằng bánh bao với nước, và việc anh ta chỉ có hai bàn tay trắng vốn không có liên hệ.
Thế nhưng, theo cách giáo dục hiện nay, sự hào hiệp chỉ được đánh giá cao khi người đó trắng tay, và đó mới là cao thượng. Trên thực tế, tấm lòng lương thiện tồn tại ở mọi nơi trong cuộc sống, là điều rất đỗi bình thường, mỗi người đều có thể chia sẻ sự thiện lương, chứ không phải cần chờ đến khi trắng tay như người nông dân trong trường hợp A.
Suy nghĩ 3: Cảm ơn hay oán hận, thường do tiểu tiết quyết định, mà quên đi bản chất. Nếu chịu nhìn vào bản chất, dẫu tình huống A hay B, kết quả đều nên là sự biết ơn người cứu mạng, có lẽ sự làm ơn này chỉ giữ được khi con người còn lý tính.
***** 2. CÁI BÁNH BAO THỨ HAI
A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Thế nhưng về sau, mọi người mới phát hiện người được cứu này là một tham quan đang bị truy nã. Thế là, rất nhiều người oán hận người nông dân, cho rằng anh ta đang “trợ Trụ vi ngược”.
B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Thế nhưng về sau, mọi người mới phát hiện người được cứu này là một người lương thiện đã từng nhiều lần giúp đỡ người khác. Thế là, rất nhiều người tán thưởng người nông dân, cho rằng anh ta đã làm được một việc thiện to lớn.
*****
Suy nghĩ 1: Cứu người còn muốn chất vấn xem thân phận người được cứu, rồi dựa trên tiêu chuẩn của chính mình, mà quyết định nên cứu người nào, người nào không. Thế nên, rất nhiều người có suy nghĩ “thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện”, gặp người nào cũng không cứu.
Suy nghĩ 2: Nếu như mọi người dưới hai tình huống này, đều có thể duy trì tâm thái ngưỡng mộ đối với người nông dân thì sự thiện lương sẽ được phát triển bền bỉ. Ngược lại, dưới sự ảnh hưởng của nịnh bợ, cảnh giác, dè chừng… sẽ khiến sự thiện lương ngày càng lụi tàn.
***** 3. CÁI BÁNH BAO THỨ BA
A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân này, chỉ tay qua nhà một người nông dân khác và nói: “Nhìn đi, nhà đó là chuyên làm bố thí cứu người, sang đó mà xin!”
Người đói khát vất vả lắm mới đến được nhà người đó, người nông dân nhà này mở cửa ra, áy náy nói: “Tôi không có gì để ăn cả”. Thế là, người trong cả thôn đều oán hận người nông dân này, mà không có ai chỉ trích người nông dân đầu tiên cả.
B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân này, chỉ tay qua nhà một người nông dân khác và nói: “Nhìn đi, nhà đó là chuyên bố thí cứu người, sang đó mà xin!”
Người đói khát vất vả lắm mới đến được nhà người đó, người nông dân nhà này mở cửa ra, nói: “Tôi chỉ có nửa cái bánh bao thôi”. Thế là, người trong cả thôn đều khinh bỉ người nông dân này, mà không có ai chỉ trích người nông dân đầu tiên đến mà không cứu cả.
*****
Suy nghĩ 1: Đối với người có tâm lương thiện, tiêu chuẩn của người đó sẽ tự nhiên không ngừng nâng cao lên.
Suy nghĩ 2: Đối với người có tư tâm, sự kỳ vọng của người đó sẽ hạ xuống thấp nhất, cho nên sẽ dẫn đến thất vọng.
Suy nghĩ 3: Người không có nhân cách đạo đức sẽ tự khắc đánh rơi sự thiện lương, thẳng tay đóng cửa đối với kẻ đói khát.
***** 4. CÁI BÁNH BAO THỨ TƯ
A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi.
Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng. Đồng thời, đối với bất kể hành vi nào của người nông dân, anh ta đều không cần biết thiện ác, toàn lực hỗ trợ. Người nông dân mất đi tấm gương, cho rằng hết thảy những gì mình làm đều là đúng. Về sau, vì phạm sai lầm lớn mà hủy hoại một đời.
B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi.
Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng. Thế nhưng, đối với hành vi của người nông dân, anh ta chỉ ủng hộ việc thiện, còn việc ác thì thẳng thắn chỉ ra, người nông dân vất vả chăm chỉ cày cấy, không ngừng trau dồi đạo đức, dần trở nên thịnh vượng, quảng bá sự thiện lương đến muôn người.
******
Suy nghĩ 1: Cách trả ơn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
Suy nghĩ 2: Tư duy chính, thường bất cứ lúc nào cũng muốn bảo trì; nói thẳng, góp ý thường là cách tốt hơn.
Suy nghĩ 3: Kỳ thật, sau khi ăn xong cái bánh bao, uống một chén nước, rồi quay người rời đi, cũng là một kiểu cảm ơn. Rất nhiều khi, người cứu người, chỉ là một việc nên làm thôi, cũng không có ý hy vọng nhận được tán thưởng, ca ngợi hay là hồi báo.
************* 5. CÁI BÁNH BAO THỨ NĂM
A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Người trong thôn chứng kiến được nên ca ngợi anh ta đã làm được một chuyện đại thiện. Về sau, ngay cả gặp phải chuyện chính mình không thể giúp được, người nông dân này cũng chủ động ra tay tương trợ.
B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu.
Có người nghi ngờ hành động đẹp của người nông dân, thậm chí nghi ngờ người đói khát này là do người nông dân tìm người đóng vai. Về sau, anh ta gặp người cần giúp đỡ, đã nhanh chóng lẩn mất từ phía xa xa, sợ lại bị chửi bới.
******
Suy nghĩ 1: Ca ngợi hay chửi bới, thường sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người khác, hành vi của những người tâm trí không đủ thành thục.
Suy nghĩ 2: Nếu như muốn một hành vi nào đó nhận được một đánh giá thống nhất, chỉ có thể khiến chính mình bị điên đầu thôi.
Suy nghĩ 3: Người gặp chửi bới liền muốn trốn tránh, vĩnh viễn, chỉ có thể là người nhu nhược.
Suy nghĩ 4: Người nông dân nên nhanh chóng quên đi chuyện cái bánh bao và chén nước kia, cũng nên quên hẳn đi những gì người khác nói, tĩnh tâm, làm việc của chính mình, làm một người nông dân vui vẻ.
1. Không "và" quá 3 lần, khi đưa bát cơm lên miệng.
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn, để chọn miếng ngon hơn.
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa.
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
37. Chỉ có người cao tuổi 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn, mới không bị coi là bất lịch sự.
38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
49. Không được phép quá chén.
50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà. ------------------------ Nguồn: https://www.facebook.com/.../a.17969.../2424154284470847/...
trời nóng sợ lê hỏng thì tiếc, nên mỗi ngày đều chọn ra những quả sắp hỏng đến nơi để ăn, cuối cùng là ăn cả giỏ lê hỏng.
Cuộc đời cũng giống như ăn lê vậy, vì những chuyện không như ý mỗi ngày mà sống cả đời buồn bã, lo âu.
Vứt bỏ hết đi những muộn phiền trong lòng, mỗi ngày tích cực, vui vẻ lên một chút, cả cuộc đời bạn cũng sẽ theo đó mà rực rỡ, sáng lạn.
Trân trọng hiện tại, tích cực vui vẻ! Đừng bao giờ nhốt mình trong cái vòng luẩn quẩn của cảm xúc tiêu cực.
***** 2. Con vẹt gặp con quạ, con vẹt đang ở trong lồng yên bình, con quạ ở ngoài tự do bay nhảy.
Con vẹt ngưỡng mộ sự tự do của con quạ, con quạ lại ngưỡng mộ sự an nhàn của con vẹt, hai con quyết định hoán đổi vị trí cho nhau.
Con quạ được an nhàn, nhưng lại không có được sự yêu mến của chủ nhân, cuối cùng trầm uất mà chết.
Con vẹt được tự do, nhưng vì đã quá quen với sự an nhàn mà mất đi khả năng sinh tồn độc lập, cuối cùng cũng chết vì không biết kiếm thức ăn.
Vậy, - Đừng mù quáng ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác, có lẽ nó không hề phù hợp với bạn.
- Sống ở đời, đừng đi so sánh với người khác, cứ sống tốt cuộc sống của mình, tận hưởng cuộc đời của mình là được.
***** 3. Nước hoa,
95% là nước, chỉ có 5% còn lại là khác nhau, và nó là bí kíp của các nhà sáng chế.
Con người cũng vậy, về cơ bản thì 95% là giống nhau, mấu chốt nằm ở 5% còn lại, bao gồm đạo đức, nhân phẩm, dục vọng, chúng quyết định sự vui buồn của đời người.
Tinh chất thơm phải được ủ tới 5,10 năm mới được cho vào nước hoa, con người cũng như vậy, phải trải qua sự mài dũa, vấp ngã của tuổi trưởng thành, mới có thể hình thành nên được cái dư vị có một không hai của riêng mình. Vì vậy, học hỏi là rất quan trọng, và kiên trì cũng vậy.
***** 4. Con cáo
phát hiện ra chuồng gà, vì quá béo nên không thể chui được vào chuồng, nên nó đã nhịn đói ba ngày để vào được chuồng.
Nhưng sau khi ăn xong lại không thể ra ngoài, chỉ đành nhịn đói tiếp 3 ngày nữa để trở được ra.
Cuối cùng nó than thở, ngoài việc thỏa mãn được cái mồm ra, thì toàn bộ việc này đều là vô ích.
*****
Đời người chẳng phải cũng như vậy sao, đến rồi đi, đi rồi lại đến:
- Dùng cả thanh xuân để kiếm tiền, khó mua lại được thanh xuân; - Dùng cả sinh mạng để kiếm tiền, khó mua lại được sức khỏe; - Dùng thời gian để kiếm tiền, khó kiếm lại được thời gian; - Dù có kiếm được tiền của cả thế giới, thì cũng chẳng thể dùng số tiền đó để mua lại được cả cuộc đời.
Vì vậy, học cách nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui là điều vô cùng quan trọng.
***** 5. Vào ngày họp phụ huynh,
cô giáo viết lên trên bảng 4 phép tính:
2+2=4;
4+4=8;
8+8=16 và
9+9=20
Các phụ huynh trông thấy đều nhốn nháo lên:
"Cô ơi, cô làm sai một phép tính rồi."
Cô giáo quay người lại, chậm rãi nói:
"Đúng, mọi người đều biết là phép tính này sai, nhưng 3 phép tính đúng trước đó mà tôi làm, lại không có ai khen tôi cả, vì sao mọi người lại chỉ nhìn vào phép tính sai? - cô giáo nói tiếp - Các vị phụ huynh, giáo dục thực sự không nằm ở việc phát hiện lỗi sai của con trẻ, mà là khen ngợi và đánh giá cao những việc đúng đắn mà chúng làm."
Làm người cũng vậy, bạn tốt với họ 100 lần, họ có thể sẽ quên hết; nhưng chỉ một lần trái ý họ thôi, họ sẽ nhớ cả đời.
***** 6. Bạn bè với nhau cũng vậy, người thân họ hàng với nhau cũng vậy.
Bạn bè với nhau, nhường một bước là "thượng", người thân với nhau, lùi một bước là "cao".
Một giọt ân huệ, một thùng báo đáp, đây mới là cái đạo làm người.
Điều này đúng với trẻ em, và với cả người lớn. -------------------------- Nguồn: hatgiongtamhon.vn
Có một vị sĩ quan trong quân đội Nga đến gặp một vị mục sư Hungari và xin được được nói chuyện riêng với ông.
Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng khí hung hãn và dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng:
“Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra, để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những kẻ giàu dễ dàng kiềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt.
Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: Ông không bao giờ tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”.
*****
Vị mục sư cười và trả lời rằng: - “Này, ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”.
Vị sĩ quan hét lên. - “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng giễu cợt tôi”.
Anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa: - “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẽ nổ súng”.
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời: - “Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Bởi Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa”.
Viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn và chạy đến ôm lấy vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói:
“Đúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi không thể tin rằng: có những người dám chết vì Đức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cám ơn Ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng có thể chết cho Đức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Điều này có thể làm được”.
***** “Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: Chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số, nhưng sống trong niềm tin là ơn gọi của mọi tín hữu”.
*****
Cộng đồng Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho hội thánh và mỗi tín hữu một mùa xuân mới, đã nêu bật và tạo cho mọi tín hữu nhiều cơ hội để biểu lộ niềm tin qua hành động: Sống đạo và Hành đạo.
Nhờ quan niệm này, đạo đã không bị giới hạn trong nhà thờ và trong những giờ kinh, nhưng Đạo và Niềm tin đã được đem ra Sống và Thực hành trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh sống.
*****
Nhưng câu vấn nạn thường gây ra nhiều thắc mắc vẫn là: sống niềm tin và thực hành trong niềm tin nào?
Quan trọng nhất có lẽ là tin vào Thiên Chúa tình yêu. Đối với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa tình yêu này có một chương trình, để dẫn dắt chúng ta đi trong tin yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo.
Rồi bước thứ hai là thực hành tình yêu với câu hỏi đơn sơ: Nếu Chúa là tôi, thì trong hoàn cảnh cụ thể này, Ngài sẽ xử trí và hành động như thế nào?
(Chuyện Đời Đạo - Bài 031) Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin đã phát biểu 4 điều như sau:
1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta. 2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi. 3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười. 4. 6 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là:
- mặt trời, - sự nghỉ ngơi, - luyện tập, - ăn kiêng, - lòng tự trọng, - bạn bè.
Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình, và hãy tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh...
- Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế... - Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế... - Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế.
*****
- Hãy tin điều đó, mà tận hưởng cuộc sống. - Hãy làm những việc mà mình cảm thấy thoái mái nhất, vui vẻ, hữu ích nhất cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng. - Hãy sống trọn vẹn hạnh phúc và hữu ích cho ngày hôm nay!
- Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng quá lo lắng về ngày mai: Ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Matthêu 6,34).
(Chuyện Đời Đạo - Bài 032) --------------------------------------------------------
1. Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác.
2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này? Ham muốn là thứ lớn nhất trên thế giới. Nhiều người trở nên khốn khổ vì họ cho phép ham muốn thoải mái. Hãy cẩn thận với ham muốn.
4. Cái gì cứng (hàm ý "khó") và nặng nhất trên thế giới này? Lời hứa là thứ khó nhất trên thế giới này. Dễ dàng nói, nhưng cực kỳ khó làm.
5. Cái gì nhẹ nhất trên thế giới này? Sự khiêm nhường là thứ nhẹ nhất trên thế giới. Rất dễ để quên đi sự khiêm nhường và rời bỏ sự khiêm nhường. Hãy nhìn vào rất nhiều người đang đuổi theo tiền tài và danh vọng. Họ đơn giản từ bỏ sự khiêm nhường.
6. Cái gì gần nhất với chúng ta trên thế giới này? Cái chết là thứ gần nhất với chúng ta trên thế giới. Cái chết là chắc chắn và có thể đến với chung ta bất cứ lúc nào.
7. Cái gì dễ làm nhất trên thế giới này? Việc dễ làm nhất là làm người khác tổn thương, đau buồn. Cho nên chúng ta nên thận trọng với loại việc dễ làm này !
(Chuyện Đời Đạo - Bài 033) -------------------------------------------
1. Đức Piô IX
- Một ông đến gặp Đức Piô IX (1846-1878). Ngài hỏi ông đã lập gia đình chưa:
– Trọng kính Đức Thánh Cha, may mắn thay con tránh được cái bẫy này!
– Ồ, tôi không biết có 6 bí tích và một cái bẫy!, giáo hoàng trả lời.
*****
Một ngày nọ có tu sĩ lớn tuổi đến dự buổi tiếp kiến và khóc. Đức Piô IX hỏi vì sao. Vị tu sĩ trả lời: “Trọng kính Đức Thánh Cha, người ta nói có một vị Phản-Kitô (Antichrist) đã được sinh ra.
– Vậy sao, người đó bao nhiêu tuổi?
– Dạ 3 hoặc 4 tuổi.
– Vậy thì không sao, chuyện này để người kế vị của tôi lo. Chúng ta yên tâm ngủ và chờ.”
*****
Trong một buổi tiếp kiến khác, có một bà đến cám ơn Đức Piô IX: “Trọng kính Đức Thánh Cha, con bị đau một chân từ nhiều năm nay. Con vừa xin được một chiếc bít tất của cha, con mang và con được lành ngay lập tức”. Đức Giáo hoàng bật cười và nói: “Thưa bà, bà thực sự may mắn hơn tôi. Mỗi buổi sáng tôi đều mang hai chiếc bít tất, nhưng tôi vẫn còn đi đứng khó khăn!”
-------------------------------------------------
2. Đức Lêô XIII
Đức Lêô XIII (1878-1903) kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình, được nâng lên cao giữa đám đông trên chiếc ghế giáo hoàng thời xưa (bây giờ là xe giáo hoàng). Hai phụ nữ Rôma hô: “Vạn tuế Đức Thánh Cha, cầu chúc Đức Thánh Cha sống lâu trăm tuổi!” Giáo hoàng bật đứng dậy và nói: “Các con của cha, vì sao các con lại hạn chế lòng tốt của Chúa Quan phòng như thế?”
*****
Đức Lêô XIII đã 92 tuổi (một năm trước khi ngài qua đời), khi đến từ giã ngài để ra về, một hồng y người Mỹ hớ hênh nói: “Trọng kính Đức Thánh Cha, chúng ta sẽ không gặp lại nhau trên Trái đất này, vĩnh biệt cha,,,”. Phản ứng của giáo hoàng: “Thưa hồng y, ngài không được khỏe sao?”
-------------------------------------------
3. Đức Piô X
Đức Piô X (1903-1914) xin đừng vỗ tay trong Đền thờ Thánh Phêrô, ngài giải thích: “Chúng ta không vỗ tay cho tôi tớ trong nhà chủ của họ.”
------------------------------------------
4. Đức Bênêđictô XIV
Một ngày nọ, có một hoàng tử đặt câu hỏi với Đức Bênêđictô XIV (1914-1922): “Dù rất hài hòa, vì sao Giáo hội không chia Mùa Chay thành bốn kỳ, mỗi kỳ mười ngày theo bốn mùa trong năm?” Giáo hoàng trả lời: “Giáo hội rất có thể làm được điều này, nhưng Giáo hội nghĩ sẽ không thận trọng khi làm như vậy. Vì con người có thể mừng lễ hội bốn lần, nhưng nhịn ăn bốn lần thì khó!”
--------------------------------------
5. Đức Piô XI
Đức Piô XI (1922-1939) khá trang nghiêm nhưng rất linh hoạt. Một ngày nọ, một họa sĩ vẽ chân dung ngài. Giáo hoàng không vui lắm, chính ngài cũng không nhận ra. Cuối cùng, họa sĩ xin ngài viết một chữ gì đó ở góc bức tranh. Đức Piô XI viết: “Gioan, chương 6, câu 20.” Người họa sĩ hỏi: “Câu này có nghĩa là gì?” “Ông về mở Kinh Thánh và sẽ thấy.”
Về nhà, người họa sĩ mở Kinh Thánh ra và đọc lời Chúa Giêsu: “Chính Ta đây, các con đừng sợ!”
-------------------------------------
6. Đức Gioan XXIII
Đức Gioan XXIII (1958-1963) nổi tiếng hài hước, ngài thích tự trào. Ngài hay lập lại: “Rốt cuộc, mình chỉ là giáo hoàng!” Ngài vừa được bầu, các nhiếp ảnh gia vây quanh ngài, ngài thốt lên: “Chúa của chúng ta đã biết rõ từ bảy mươi bảy năm nay, có ngày tôi sẽ là giáo hoàng, vậy mà Ngài không làm cho tôi ăn ảnh hơn một chút sao?”
*****
Khi ngài còn làm sứ thần ở Paris, trong một buổi tiếp kiến, giáo hoàng tương lai tiếp một đại diện Liên Xô, người cũng thừa ký như mình, ngài nói: “Thưa ngài đại sứ, chúng ta không cùng giáo xứ, nhưng tôi rất vui khi thấy chúng ta cùng ở một quận!”
*****
Trong một bữa ăn tối, ngài được xếp ngồi gần một bà rất thanh lịch, bà mặc áo hở ngực quá hở hang. Khi ăn tráng miệng, ngài mời bà một quả táo. Trước sự ngạc nhiên của bà, ngài giải thích: “Chỉ khi ăn quả táo, Eve mới nhận ra mình đang trần truồng!”
*****
Với một nhà ngoại giao vừa trình ủy nhiệm thư, ông này hỏi ngài có bao nhiêu người làm việc tại Vatican, ngài trả lời: “Ồ! Không quá nửa!”
Một ngày nọ, Đức Gioan XXIII đến thăm bệnh viện Chúa Thánh Thần ở Rôma, một nữ tu xúc động tự giới thiệu: “Trọng kính Đức Thánh Cha, con là bề trên của Chúa Thánh Thần. – Ồ, con thật may mắn, cha chỉ là người đại diện Chúa Kitô!”
--------------------------------
7. Đức Gioan-Phaolô I
Đức Gioan-Phaolô I (1978-1978), với triều giáo hoàng quá ngắn ngủi, ngài có biệt danh là “giáo hoàng tươi cười”. Vào cuối bữa ăn tối mừng ngài được bầu chọn, một hồng y người Tây Ban Nha xin phép được hút thuốc, ngài trả lời: “Được… nhưng chỉ được nhả khói trắng!” (khói trắng là dấu thông báo có giáo hoàng mới.)
---------------------------------
8. Đức Gioan-Phaolô II
Đức Gioan-Phaolô II (1978-2005) cầu nguyện với Chúa và xin Ngài: “Lạy Chúa, liệu Ba Lan có được thịnh vượng và dân chủ không?” – Có, nhưng không phải lúc con còn sống?” Nghe thế, giáo hoàng nằn nì hỏi: “Sau con, liệu có một giáo hoàng Ba Lan nào khác không?” Chúa trả lời: “Không, cho đến khi Ta còn sống!” (Chuyện do Đức Gioan-Phaolô II phóng tác và ngài kể cho bạn của ngài là ông André Frossard nghe.)
*****
Một ít thời gian sau khi bị ám sát, Đức Gioan-Phaolô II miễn cưỡng khai trương chiếc xe giáo hoàng. Các người thân của ngài giải thích: “Chiếc xe giáo hoàng hạn chế được các rủi ro. Thưa cha, chúng con không thể làm gì, chúng con chỉ lo cho cha.”
Ngài trả lời: “Cha cũng vậy, cha đang lo cho sự thánh thiện của cha.”
-------------------------------------
9. Đức Phanxicô
Khi đến Naples, Đức Phanxicô hài hước trả lời khi một hồng y cho ngài biết, thánh tích máu của thánh bổn mạng thành phố, được giữ trong nhà thờ chính tòa sẽ hóa lỏng trước sự chứng kiến của giáo hoàng. Đức Phanxicô trả lời: “Thánh Janvier chỉ thương chúng ta một nửa.”
---------------- Nguồn: Marta An Nguyễn dịch (phanxico.vn)
Có một chàng thanh niên trẻ đến gặp cha xứ và tuyên bố:
– Thưa Cha, từ nay trở đi con không đi nhà thờ, không đi dự lễ nữa, và cũng không muốn giữ đạo nữa !!
Cha xứ hỏi: – Vậy à, con có thể cho Cha biết lý do không?
Người thanh niên trả lời:
– Thưa cha, khi đến nhà thờ con thấy rất nãn.
Bởi ở đây, con thấy người ta hay nói xấu nhau, này nói xấu người kia.
Người đọc Sách Thánh thì có khi đọc lấp ba lấp bắp, không ra làm sao.
Ca đoàn vừa chia rẽ, lại hay hát sai, thật chói tai, rất khó nghe.
Người đi xem lễ, thì chỉ chăm chăm nhìn điện thoại.
Đó là không nói đến ngoài nhà thờ, họ là những người ích kỷ, cao ngạo…
Cha xứ nói với anh: – Con có lý.
Nhưng trước khi dứt khoát rời bỏ nhà thờ, con có thể làm cho Cha một việc này không: Con rót một ly nước cho đầy, rồi đi quanh nhà thờ ba vòng, mà không làm đổ một giọt nước nào. Sau đó, con có thể bỏ nhà thờ.
Người thanh niên tự nhủ: Quá dễ! Và anh ta đã đi ba vòng như Cha xứ dặn. Khi đi xong, anh về nói với cha: – Con đi xong rồi.
Cha xứ hỏi: Khi con đi, con có thấy người này, người kia nói xấu nhau không?
Người thanh niên trả lời: – Thưa Cha không.
Con có thấy người này người nọ chúi mũi vào điện thoại không?
Người thanh niên trả lời: – Thưa Cha không.
Con thấy có ai ra vào nhà thờ không? Người thanh niên trả lời: – Thưa Cha không. ………… Con có biết vì sao con không thấy không: Vì con lo tập trung chú ý vào ly nước, để ly nước không bị đổ.
Cuộc đời cũng vậy: Khi tâm hồn chúng ta tập trung vào Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ không có thì giờ để quan tâm đến các sai lầm của kẻ này, người nọ. Chẳng lẽ con lại muốn bỏ nhà thờ, bỏ Chúa, bỏ đạo, chỉ vì những chuyện linh tinh của những người khô khan, nguội lạnh, bê bối, đạo đức giả… sao? Còn Chúa thì con không hê quan tâm chút nào sao?
Người thanh niên từ giả cha xứ, mà lòng có đầy miên man những suy nghĩ.
----------------------
Lời bàn: Khi vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, hay khi dâng Thánh Lễ, ta hãy cố gắng tập trung sự chú tâm của ta vào Chúa Giêsu. Bởi, chỉ có Chúa mới là Đấng đáng cho ta quan tâm, đáng ta tôn thờ và ta phải lo tôn thờ sao cho thật xứng đáng, và nhớ chỉ một mình Ngài mà thôi, vì ta là con của Chúa. Còn những người khác, những chuyện linh tinh của kẻ này người nọ, không đáng để cho ta quan tâm chút nào đâu. ----------------------------- Nguồn: Người Công Giáo.
Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hòa, để hòa hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý.
Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hóa kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.
Nói hoặc im lặng,
đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế, bởi nếu lời nói vô ích, thì có thể phản tác dụng. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan, mang tất cả tài sản vào trong đầu”.
Đó chính là giá trị của sự im lặng.
*****
NHƯNG KHI NÀO NÊN IM LẶNG ? 1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm,… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
3. Khi người khác không hiểu mình
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù. 4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng. 5. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng. Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.
Tuân Tử dạy:
“Im lặng - lắng nghe - ghi nhớ - hành động và khôn ngoan, là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”.
Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. ------------------------ Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hóa cao cấp.
(Chuyện Đời Đạo - Bài 036) Có một chuyện kể về một trong những ông thị trưởng đầu tiên của thành phố New York bên Hoa Kỳ như sau:
Một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: “Gia đình tôi đang chết đói”.
Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biện bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau:
“Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô la”.
Vừa công bố bản án, ông tỉnh trưởng rút trong túi của mình ra 10 đô la và trao cho người đàn ông khốn khổ. Rồi quay xuống cử tọa, ông nói tiếp:
“Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt, vì sống dửng dưng đến độ, để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp”.
Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền và trao tất cả cho ông lão.
Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô la 50 xu.
--------------------------
Trong sứ điệp Mùa Chay năm 1991, Đức thánh Cha Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta hãy đọc và suy ngẫm về bài dụ ngôn trong Kinh Thánh, nói về người giàu có và Lazarô nghèo khó (Luca 16,19-31):
19 “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. 20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, 21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. 22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. 24 Bấy giờ ông ta kêu lên: ”Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! 25 Ông Áp-ra-ham đáp: ”Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. 26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.
27 “Ông nhà giàu nói: ”Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, 28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! 29 Ông Áp-ra-ham đáp: ”Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. 30 Ông nhà giàu nói: ”Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. 31 Ông Áp-ra-ham đáp: ”Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” ---------------------
Mới nghe qua, chúng ta có cảm tưởng người giàu có trong bài dụ ngôn đã không làm điều gian ác nào để đến độ phải bị trầm luân.
Chúa Giêsu đã không nói: Ông đã trộm cướp, hay biển lận hoặc gian xảo trong việc làm ăn.
Ngài cũng không kết án việc ông ngày ngày yến tiệc linh đình.
Vậy thì đâu là tội của người phú hộ?
Thưa, đó là tội dửng dưng trước nỗi khổ của người khác.
Chúa Giêsu nói đến sự hiện diện ngày qua ngày của một người khốn khổ trước cửa nhà ông, để cho chúng ta thấy sự đang tâm làm ngơ của người giàu có...
*****
Máu chảy, ruột mềm. Trước cảnh khốn khổ của người đồng loại, mà người giàu có ấy vẫn không biểu lộ một chút xúc động hoặc làm như không nhìn thấy, thì quả thật không gì đáng trách bằng, bởi vì người giàu có đã làm cho trái tim của mình khô cứng.
Dửng dưng trước nỗi khổ của người khác không là một thái độ vô thưởng vô phạt, mà là một hành động tội ác.
Ông thị trưởng thành phố New York trong câu chuyện trên đây quả thực đã thấy được tội ác của chính ông và của thị dân của ông, đối với lão ông ăn cắp bánh mì. ------------------
(Không bao giờ là quá muộn khi muốn tìm ân sủng của Chúa). -------------------------------------
Vào ngày 24-2-1954, Jacques Fesch đã sát hại một cảnh sát và làm bị thương 3 người khác ở gần đó. Tội phạm thật rõ ràng. Trong quá trình cố ăn trộm từ một nhà buôn tiền, mọi thứ đã không diễn ra êm xuôi. Jacques bị kết tội giết người và bị kết án tử hình. Ngày 1-10-1957, anh bị xử tử.
Jacques sinh ra trong một gia đình giàu có. Cha của anh là một chủ ngân hàng thành công đến từ nước Bỉ. Ông cũng là một nghệ sĩ và một người vô thần, rất ít quan tâm đến cậu con trai. Được mẹ nuôi dưỡng thành tín hữu Công giáo, Jacques là một người hay mơ mộng. Anh cũng lười biếng và chẳng có tham vọng gì. Cha mẹ anh ly hôn khi anh 17 tuổi. Jacques trở nên khép kín, và có hạnh kiểm tồi tệ đến mức bị trường đuổi học. Cha anh đã giao cho anh một công việc tại ngân hàng của ông, nhưng Jacques, người đã từ bỏ đức tin Công giáo, bắt đầu ăn chơi và gặp rắc rối.
Bạn gái của Jacques là Pierrette đã có thai. Khi Jaques 21 tuổi, anh và Pierrette đã kết hôn trong một đám cưới dân sự. Anh nghỉ việc ở ngân hàng của cha mình, bắt đầu chè chén say sưa và không làm được việc gì có ý nghĩa. Anh bỏ bê vợ con của mình, và có con với một người phụ nữ khác.
Jacques lúc đó 24 tuổi. Anh đã có vợ và một con gái, và một đứa con khác nữa với nhân tình. Anh quá mệt mỏi căng thẳng nên đã ngỏ lời xin người cha giàu có của mình mua cho anh một chiếc thuyền để đi Tahiti. Cha anh từ chối. Không hy vọng thoát khỏi cuộc sống mà anh đã tạo ra cho chính mình, Jacques Fesch mua một khẩu súng và toan tính đi ăn cướp của một nhà buôn tiền.
Tên người buôn tiền là Alexander Silberstein. Fesch đánh vào đầu hắn, nhưng Silberstein đã bấm chuông báo động. Một cảnh sát tên Jean Vergne ở gần đó đã chạy đến hiện trường. Jacques, chạy ra khỏi hiện trường, quay lại và bắn trả dữ dội vào viên cảnh sát đang lao tới. Jean Vergne chết tại hiện trường. Ba người chứng kiến bị thương. Jacques Fesch bị bắt vài phút sau đó khi anh cố gắng chạy vào tàu điện ngầm.
Tội ác này đã tạo ra một cơn chấn động. Các bài báo về sự tàn bạo này bùng nổ trên khắp nước Pháp, và đám tang của viên cảnh sát bị giết đã xuất hiện trên tất cả các bản tin truyền hình. Báo chí theo dõi phiên tòa của Jacques, và bầu không khí “kịch tính” đã khiến cả nước theo dõi diễn tiến phiên tòa sát sao cho đến hồi kết. Vào ngày 6-4-1957, Jacques Fesch bị kết án tử hình vì (các) tội ác của mình. Cách hành quyết ở Pháp là xử tử hình bằng máy chém.
Jacques bị biệt giam tại nhà tù La Sante ở Paris. Khi vị tuyên úy nhà tù lần đầu tiên tiếp cận người đàn ông bị kết án, Jacques đã đuổi ngài đi. Nhưng vị tuyên úy vẫn tiếp tục nỗ lực, và sau cùng hai người trở nên thân thiết. Trong thời gian này, một người bạn cũ của Jacques đã được thụ phong linh mục. Ngài bắt đầu đến thăm anh. Và còn một nhân vật thứ ba nữa đã khiến Jacques hoán cải, chính là luật sư của anh. Tên ông là Baudet, một người Công giáo sùng đạo.
Với Chúa, mọi sự đều có thể
Ba nhân vật này đã làm việc cùng nhau như những công cụ của ân sủng ban xuống từ trời cao. Người đàn ông bị kết án tử này bắt đầu xem xét lại cuộc sống của mình. Khi nhìn nhận mình đã gây ra nỗi đau và thống khổ cho quá nhiều người, anh đã đi vào một hành trình hoán cải. Jacques đã trở lại với đức tin Công giáo của mình, đã ôm lấy nó với cả con tim.
Jacques bấy giờ đã coi phòng giam của mình như một tu viện. Anh đọc tiểu sử tâm linh của Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Têrêxa thành Lisieux. Anh thường xuyên liên lạc với gia đình, đặc biệt với người anh trai và mẹ kế của anh. Anh viết nhật ký tâm linh hằng ngày - mà một ngày kia sẽ thành cuốn sách thu hút trí tưởng tượng của nhiều người. Anh đã làm hòa với vợ vào đêm trước khi chết. Vào ngày 1-10-1957, gần 6 tháng sau khi bị tuyên án, Jacques Fesch đã bị xử tử vì tội ác của mình.
Pierrette - vợ của Jacques, và Veronica - con gái của anh, đã tìm cách công bố những bức thư của anh như là điển hình của ơn cứu độ. Lúc đầu, không ai quan tâm. Nhưng với sự giúp đỡ của nữ tu Veronique Dòng Cát Minh và linh mục Augustin-Michel Lemonnier, họ đã xuất bản các tác phẩm của anh. Từ những năm 1970 cho đến hôm nay, những tác phẩm này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Vào ngày 21-9-1987, Đức Hồng y Jean-Marie Lustiger - Tổng Giám mục Paris - đã mở một cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời của Jacques Fesch (nhằm phong chân phước cho anh). Năm 1993, án phong thánh cho anh chính thức được mở tại Rôma, mang lại cho Jacques danh hiệu Tôi tớ của Chúa.
Chúng tôi đã mở đầu bài viết này bằng hai câu của dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”, một Phúc âm về sự tha thứ. Chúng tôi sẽ kết thúc bài viết này bằng hai câu khác cũng của Phúc âm Luca, phản ánh sự hoán cải đáng chú ý nhất mọi thời đại. Kẻ trộm lành Dismas đã nói với Chúa Giêsu khi Ngài bị treo trên thập giá:
"Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"
Đức Giêsu nói với anh ta:
"Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23, 42-43)
Vâng, đối với Chúa, lòng thương xót và sự tha thứ luôn hằng tồn tại đến muôn đời.
Larry Peterson (Aleteia), Tóc Ngắn chuyển ngữ, (tgpsaigon.net).
Hãy luôn tỏ ra là người tốt và Luôn cố gắng làm nhiều việc tốt
*******
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Và, khi con chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào, vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong cuộc sống này.
Bạn có thể có đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng, thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây…
Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1. Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chớ không phải để chúng ta nhìn về những sự việc ở đằng sau.
2. Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chớ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ nghe những lời tâng bốc êm tai.
3. Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chớ không phải để chúng ta nói nhiều nghe ít và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
4. Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chớ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5. Ngài đặt một trái tim nằm trong lồng ngực của chúng ta, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chớ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài…!
----------------- Vậy: Hãy xin cho được trái tim nhân hậu và xót thương của Chúa. Hãy có đôi mắt hiền lành của Chúa. Hãy có khối óc của Chúa để phân biệt phải trái. Hãy có đôi tai của Chúa để biết lắng nghe và cảm thông. Hãy có cái miệng và lưỡi của Chúa để rao truyền tình yêu và tha thứ.
Và hãy luôn mang trong mình tinh thần tự hạ, hy sinh, phục vụ và hiến mạng sống mình vì tha nhân.
- Con à, từ nay về sau, con đừng bao giờ “giúp mẹ” làm việc nhà nữa nhé.
- Tại sao kỳ vậy? Tại sao con lại không được giúp mẹ làm việc nhà?
*****
Lúc này người bố mới ôn tồn giải thích:
- Con thấy không, mỗi lần bố rửa chén, có bao giờ bố nói là giúp mẹ rửa chén không? Mỗi lần bố dọn dẹp nhà, có bao giờ bố nói là giúp mẹ dọn dẹp nhà không? …..
Tất nhiên là không rồi. Bởi vì, chúng ta đều cùng đang sống chung dưới một mái nhà. Chúng ta đều cần phải ăn cơm, đều cần phải dùng chén bát… Là một thành viên trong nhà, thì chúng ta đều có trách nhiệm chung. Ai làm được việc gì, thì xăn tay áo lên mà làm. Nó là việc của mình, chứ đâu phải là việc riêng của ai.
Cho nên từ nay về sau, con đừng bao giờ nói là “giúp mẹ làm việc nhà nữa nhé”. Chúng ta chỉ đang làm việc của mình, việc nên làm, cần làm, và phải làm thôi.
Đôi điều suy nghĩ:
Những lời chỉ dạy này của người cha có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho con cái mình, và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời của đứa bé, để đứa trẻ có thể từ từ cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, đối với xã hội, đó là tập dần tính ý thức về trách nhiệm của cuộc sống trong mọi lãnh vực. Nhất là tập dần tính tự lập, tính biết quan tâm đến người khác, biết yêu thương người khác. Đây cũng là bước đầu của những thành công trong cuộc sống.
*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)
I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/ 1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1 2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2 3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/ 1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1 2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2 3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3 4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4 5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
III. - Chuyện kể cho các gia đình: (14 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/ 1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1 2. Đừng bỏ cuộc - sách 2 3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3 4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4 5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5 6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6 7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7 8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8 9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9 10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10 11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11 12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12 13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13 14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/ 1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1 2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2 3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3 4. Căn hầm bí mật - Sách 4 5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5 6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6 7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7 8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8
V. – Kho sách quý: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/ 1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1 2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2 3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3 ----------------------------------------------