Tổng luận thần học
Phần I: THIÊN CHÚA VÀ THỨ TỰ SÁNG TẠO Câu hỏi 1: BẢN TÍNH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC THÁNH
- Th. Tôma Aquinô ---------------------------------
Để đặt mục đích chúng tôi trong giới hạn nhất định, chúng tôi trước tiên nghiên cứu bản tính của môn học thánh; và do đó xuất hiện mười điểm sưu tầm.
---------------------------------
Bản dịch Việt ngữ: LINH MỤC GIUSE TRẦN NGỌC CHÂU Giáo phận QUI NHƠN
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Ấn bản kính mừng NĂM THÁNH GIÁO PHẬN QUY NHƠN Và kính nhớ Linh mục Giuse TRẦN NGỌC CHÂU (1920-2000) --------------------------------- Nội Dung:
Một bộ sách không thể thiếu trên kệ sách của các Đại chủng viện hàng trăm năm qua, một tác phẩm vĩ đại có tầm ảnh hưởng vượt không gian và thời gian, một công trình nghiên cứu bao trùm hầu hết những vấn đề thần học và hàm chứa một kiến thức uyên bác về Thánh Kinh, thần học và triết học, khiến cho tác giả của nó được truy tặng danh hiệu “Tiến sĩ thiên thần” (Doctor angelicus), đó là bộ sách đồ sộ mang tên Summa Theologiae của thánh Tôma Aquinô, tiến sĩ Hội Thánh. Bộ sách gồm 3 phần, với 512 câu hỏi và 2.699 tiết mục, qua đó thánh Tôma Aquinô trình bày cách rõ ràng và thích đáng các chân lý đức tin dựa trên Thánh Kinh và các Giáo phụ, chủ yếu là thánh Augustinô, bằng cách vận dụng những phương pháp và tư tưởng của các triết gia Hy Lạp, nhất là của Aristote, để đạt đến những công thức chính xác, rõ ràng và thích hợp về các chân lý đức tin, trong một tổng hợp hài hoà giữa đức tin và lý trí. Chính vì thế, trong thông điệp Fides et Ratio về các mối tương quan giữa đức tin và lý trí, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Thánh Tôma đã luôn được Giáo Hội giới thiệu cách chính đáng là bậc tôn sự về tư tưởng và là khuôn mẫu của một phong thái đúng đắn trong công tác suy tư thần học” (số 43). Một công trình nổi tiếng và bao gồm nhiều nội dung phong phú như thế nhưng lại bị hạn chế trong việc tham khảo đối với các sinh viên, chủng sinh, tu sĩ, thậm chí đối với một số linh mục và nhà nghiên cứu tại Việt Nam, vì nó được biên soạn bằng tiếng Latinh. Để bộ sách được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, cần có những bản dịch Việt ngữ. Với ưu tư như thế, một số dịch giả đã cố gắng thực hiện công trình dịch thuật này và đã đóng góp nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu hay biên soạn. Nhằm góp phần vào công trình dịch thuật ấy, cố linh mục Giuse Trần Ngọc Châu (1920-2000), thuộc giáo phận Qui Nhơn, đã vận dụng rất nhiều tài năng và công sức, để hoàn thành bản dịch Việt ngữ cho bộ sách quan trọng này. Ngoài công việc mục vụ tại các giáo xứ với tư cách là quản xứ và quản hạt, ngài còn lại vị giáo sư uyên bác và nhân đức tại Đại chủng viện Qui Nhơn và Tiểu chủng viện Làng Sông, thông thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp và tiếng Anh. Ngài rất tâm đắc với học thuyết của thánh Tôma Aquinô, nên đã cố gắng dịch sang Việt Ngữ bộ Summa Theologiae bằng tiếng Latinh của thánh nhân để phổ biến cho mọi người. Ngài đã bắt đầu công trình dịch thuật từ năm 1978 và đã ký xác nhận hoàn thành vào ngày 15 tháng 04 năm 1992. Cũng như con người của thánh Tôma Aquinô được bộc lộ rõ nét qua bộ Summa Theologiae, thì một cách nào đó chúng ta cũng có thể nói rằng con người của cha Giuse Trần Ngọc Châu đã để lại những dấu ấn đặc biệt và riêng biệt qua bản dịch bộ Tổng Luận Thần học này. Văn là người, vì vậy bản tích này được in nguyên văn, để ghi lại cách trung thức phong cách của ngài trong việc sử dụng từ ngữ và cách hành văn. Bản dịch được gia đình cha Giuse Trần Ngọc Châu xuất bản, nhân dịp giáo phận Qui Nhơn cử hành Năm Thánh (26.07.2017 – 26.07.2018) kỷ niệm 400 năm Giáo phận đón nhận Tin Mừng tại Nước Mặn (1618-2018), đồng thời cũng để tưởng nhớ cha Giuse, nhân kỷ niệm 25 năm ngày cha hoàn thành công trình dịch thuật đầy tâm huyết này (1992-2017). Đây là một tác phẩm thuộc tủ sách Nước Mặn do Giáo phận Qui Nhơn thiết lập trong bối cảnh chuẩn bị Năm Thánh, để giới thiệu những tác phẩm được biên soạn do các tác giả có liên hệ với Giáo phận, kể từ ngày Nước Mặn trở thành khởi điểm truyền giáo của Giáo phận và đồng thời cũng là một trong những chiếc nôi của chữ quốc ngữ, nhất là từ khi nhà in Làng Sống – Qui Nhơn ra đời và các thế hệ kế tiếp cho đến hôm nay. Tôi trân trọng giới thiệu bản dịch Tổng Luận Thần học này với quý độc giả và các nhà nghiên cứu, với ước mong công trình này sẽ góp một phần không nhỏ vào việc học hỏi và nghiên cứu thần học, đặc biệt tại các chủng viện và dòng tu. QUI NHƠN, mồng một Tết Đinh Dậu Lễ thánh Tôma Aquinô, 28 tháng 01 năm 2017 + Matthêô NGUYỄN VĂN KHÔI Giám mục Giáo phận Qui Nhơn
Ac Ai Ca Am Amốt Br Barúc Cl Côlôxê Cn Châm ngôn 1 Cr 1 Côrintô 2 Cr 2 Côrintô Cv Công vụ Tông đồ Dc Diễm ca Dcr Dacaria Ds Dân số Dt Do Thái Đn Đanien Ed Êdêkien Ep Êphêxô Er Étra Et Étte G Gióp Ga Gioan 1 Ga 1 Gioan 2 Ga 2 Gioan 3 Ga 3 Gioan Gc Giacôbê Gđ Giuđa Gđt Giuđitha Ge Giôen Gl Galát Gn Giôna Gr Giêrêmia Gs Giôsuê Gv Giảng viên Hc Huấn ca Hs Hôsê Is Isaia Kb Khabacúc Kg Khácgai Kh Khải huyền Kn Khôn ngoan Lc Luca Lv Lêvi Mc Máccô 1 Mcb Macabê quyển 1 2 Mcb Macabê quyển 2 Mk Mikha Ml Malakhi Mt Mátthêu Nk Nakhum Nkm Nơkhemia Ôv Ôvađia Pl Philípphê Plm Philêmôn 1 Pr 1 Phêrô 2 Pr 2 Phêrô R Rút Rm Rôma 1 Sb Sử biên niên quyển 1 2 Sb Sử biên niên quyển 2 1 Sm Samuen quyển 1 2 Sm Samuen quyển 2 St Sáng thế Tb Tôbia Tl Thủ lãnh 1 Tm 1 Timôthê 2 Tm 2 Timôthê Tt Titô Tv Thánh vịnh 1 Tx 1 Thêxalônica 2 Tx 2 Thêxalônica 1 V các Vua quyển 1 2 V các Vua quyển 2 Xh Xuất hành Xp Xôphônia CÁC CHỮ VIẾT TẮT P Phần T Tập CH Câu hỏi t Tiết
Có thể xem ra ngoài Triết học, chúng ta không cần đến một môn học khác. 1. Nhân loại không tìm hiểu biết những cái gì vượt quá trí năng của mình, theo lời ghi chép: “Ngươi đừng sưu tầm những điều cao quá đối với ngươi” (Hc 3,22). Mà bất cứ cái gì không vượt quá trí năng nhân loại, trí năng đã nhận thức đầy đủ ở Triết học. Vậy bất cứ môn học nào ngoài Triết học, đều dư thừa. 2. Môn học thánh chỉ liên hệ với hữu thể, vì không cái gì được hiểu biết ngoài sự thực. Mà sự thực khả hoán với hữu thể. Mà mọi hữu thể đều được nhận thức ở Triết học, ngay Thiên Chúa cũng vậy. Do đó, có một bộ môn Triết học mệnh danh là Thần lý học hay Khoa học về Thiên Chúa, như Triết gia chủ trương (Metaph., 6). Vậy ngoài Triết học, không cần đến môn học nào khác. TRÁI LẠI Cờ lời ghi chép: “Tất cả Kinh Thánh đã được Thiên Chúa linh ứng, có ích cho việc giảng dạy, khuyên bảo, sửa trị và rèn luyện sự công chính” (2Tm 3,16). Và Kinh Thánh do Thiên Chúa linh ứng, không phải là một bộ môn của Triết học đã được phát sinh do trí năng nhân loại. Vậy ngoài Triết học, còn có một môn học nữa được Thiên Chúa linh ứng, thật là hữu ích. TRẢ LỜI Để cứu rỗi nhân loại, cần thiết phải có một môn học do Thiên Chúa mạc khải, không kể triết học đã được sưu tầm do trí năng nhân loại. Trước tiên, bởi vì nhân loại được chỉ đạo hướng về Thiên Chúa là mục đích vượt quá tầm hiểu biết của trí năng nhân loại: “Ôi, lạy Chúa, ngoài Chúa, mắt chúng con không thấy được những gì Chúa đã sắm sẵn cho những ai trông đợi Chúa” (Is 66,4). Nhưng mục đích trước tiên phải được nhận biết bởi những người phải hướng ý định và hành động để đạt mục đích này. Do đó, cho được cứu rỗi, nhân loại cần thiết phải được Thiên Chúa mạc khải các chân lý vượt quá trí năng nhân loại. Mặc dầu có một số chân lý về Thiên Chúa mà trí năng nhân loại sưu tầm được, nhân loại vẫn cần thiết được Thiên Chúa mạc khải dạy cho biết về các chân lý này. Vì chân lý về Thiên Chúa theo khả năng nhân loại có thể nhận biết được, thì chỉ một ít cá nhân nhận biết thôi, và nhận biết được sau một thời gian lâu dài tìm kiếm, và đồng thời sự nhận biết này có thể vướng mắc nhiều sai lầm. Bởi vì sự cứu rỗi nhân loại toàn diện, thì ở nơi Thiên Chúa, do ở sự nhận biết chân lý này. Bởi đó, để sự cứu rỗi nhân loại được thực hiện cách thích hợp hơn và chắc chắn hơn, nhân loại cần thiết phải được dạy cho biết các chân lý về Thiên Chúa, qua sự mạc khải của Thiên Chúa. Như vậy, ngoài môn triết học được nghiên cứu do trí năng nhân loại, thì cần thiết phải có môn học thánh do mạc khải. GIẢI ĐÁP 1. Dầu những điều vượt tầm hiểu biết của nhân loại, không thể được nhân loại dùng trí năng mà sưu tầm; tuy nhiên, cái gì được Thiên Chúa mạc khải, phải được chấp nhận bằng đức tin. Do đó, bản Kinh Thánh nói tiếp: vì nhiều điều đã được tỏ bày ở đó qua sự hiểu biết của nhân loại (Hc 3,25). Và môn học thánh cốt ở tại những điều như vậy. 2. Các khoa học được phân loại do bản tính dị biệt của các đối tượng có thể nhận biết được. Vì nhà thiên văn và nhà vật lý học cả hai cùng chứng minh một kết luận, thí dụ: trái đất tròn. Nhà thiên văn sử dụng toán học trừu xuất ra ngoài vật chất. Còn nhà vật lý sử dụng chính vật chất. Bởi đó các vấn đề được nghiên cứu ở triết học theo hết khả năng của trí năng tự nhiên, không có lý do gì mà chúng lại không được nghiên cứu hết mức sâu xa do ánh sáng mạc khải của Thiên Chúa. Vậy khoa Thần học được bao gồm trong môn học thánh dị biệt giống với khoa Thần học một môn học của triết học và được mệnh danh là Thầy lý học.
Xem ra môn học thánh không phải là khoa học. 1. Tất cả các khoa học thành hình do các nguyên lý tối thượng hiển nhiên. Trong khi môn học thánh thành hình do các tín điều, không hiển nhiên, vì sự thực của các tín điều không được mọi người chấp nhận: “Vì chẳng phải ai cũng có đức tin” (2Tx 3,2). Bởi đó, môn học thánh không phải là khoa học. 2. Khoa học không có tính chất đặc thù. Mà môn học thánh nghiên cứu các sự kiện đặc thù, như các hành vi của Abraham, của Isaac và Jacob, cùng các hành vi tương tự. Bởi đó, môn học thánh không phải là Khoa học. TRÁI LẠI Thánh Augustin nói: “Đức tin nhờ đó có sự cứu rỗi, đã được sinh ra, nuôi dưỡng, bảo vệ và kiên cố thì thuộc về Khoa học này mà thôi” (De Trin. 14,1). Lời nói này không thể chỉ về một khoa học nào, trừ phi chỉ về môn học thánh. Bởi đó, môn học thánh là Khoa học. TRẢ LỜI Môn học thánh là Khoa học. Chúng ta phải để ý hai loại khoa học. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, số học, hình học cùng những khoa học tương tự. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn; như thế, quang học thành hình do các nguyên lý được thiết lập bởi hình học, âm nhạc thành hình do các nguyên lý được thiết lập bởi số học. Vậy môn học thánh là khoa học, vì thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn, tức là khoa học về Thiên Chúa và là khoa học hạnh phúc. Thì ra, như âm nhạc tiếp nhận các nguyên lý được giảng dạy bởi nhà toán học, môn học thánh cũng tiếp nhận các nguyên lý được Thiên Chúa mạc khải. GIẢI ĐÁP 1. Các nguyên lý của bất cứ khoa học nào, hoặc là hiển nhiên trong chính mình, hoặc là có thể quy về sự tri thức của khoa học cao hơn. Vậy, như chúng ta đã trình bày, các nguyên lý của môn học thánh cũng quy về khoa học cao hơn như vậy. 2. Các sự kiện đặc thù được nghiên cứu trong môn học thánh, không phải vì môn học thánh quan hệ một cách chính yếu với chúng. Chúng được đem vào đó với tính cách là những gương sáng cho đời sống chúng ta noi theo, như trong các khoa học đạo đức, đồng thời cũng để thiết lập thế giá của các nhân vật đã lãnh nhận sự mạc khải của Thiên Chúa; sự mạc khải này làm cơ sở nền tảng cho môn học thánh, tức là Kinh Thánh đã được quý Ngài truyền lại cho chúng ta.
Xem ra môn học thánh không phải là một khoa học đơn nhất. 1. Theo Triết gia, khoa học là một khoa học đơn nhất, nghiên cứu chỉ một loạt vấn đề duy nhất, nhưng Đấng sáng tạo và thụ tạo là hai loại hữu thể không thể hợp lại chung trong một loại vấn đề; mà cả hai cùng được nghiên cứu trong môn học thánh. Bởi đó môn học thánh không phải là một khoa học đơn nhất. 2. Hơn nữa, trong khoa học thánh, chúng ta nghiên cứu về thiên thần, các thụ tạo hữu hình và đạo đức của nhân loại. Các đối tượng này thuộc về các môn triết học khác nhau. Bởi đó, môn học thánh không phải là một khoa học đơn nhất. TRÁI LẠI Kinh Thánh nói về môn học thánh là một khoa học đơn nhất: Đức khôn ngoan... Chỉ cho người am hiểu... Nhất biết (Khoa học) các sự vật thánh (Kn 10,10). TRẢ LỜI Môn học thánh là một khoa học đơn nhất. Đơn nhất tính của năng lực hay của tập quán phải được đo lường, được đánh giá do chính đối tượng của nó, dứt khoát nhất định không phải theo dung mạo chất thể của đối tượng, nhưng theo dung mạo mô thể quyết định bản tính của đối tượng. Thí dụ, một người, một con lừa, một hòn đá, hoà hợp nhau trong cùng một mô thể là hữu thể có màu sắc; và màu sắc là đối tượng mô thể của thị giác. Bởi đó cho nên Kinh Thánh, như chúng tôi đã nói, nghiên cứu một ít sự vật theo mô thể được Thiên Chúa mạc khải: tất cả mọi sự vật được Thiên Chúa mạc khải, đều có mô thể của đối tượng thuộc về khoa học này. Bởi đó, chúng được bao gồm trong môn học thánh là một khoa học đơn nhất. GIẢI ĐÁP 1. Môn học thánh không nghiên cứu Thiên Chúa và các thụ tạo một cách ngang hàng; nhưng nghiên cứu Thiên Chúa cách căn bản, còn các thụ tạo, chỉ được môn học thánh nghiên cứu về dung mạo chúng quan hệ với Thiên Chúa là nguyên thuỷ hoặc là cùng đích của chúng. Bởi đó, đơn nhất tính của khoa học này không bị sứt mẻ, không bị tổn thương. 2. Không gì cản trở các năng lực hạ tầng hoặc các tập quán hạ tầng, được phân loại theo các đối tượng mà các đối tượng này hoà hợp với nhau và cùng đi lên làm cho đối tượng năng lực cao hơn, hoặc cho tập quán cao hơn; vì năng lực cao hơn hoặc tập quán cao hơn thì theo một mô thể phổ quát hơn. Như thế, đối tượng của giác quan công cộng là khả giác hữu, bao gồm bất cứ cái gì có thể thấy, có thể nghe, vv... Bởi đó, dầu là một năng lực đơn nhất, đạt tới tất cả mọi đối tượng của ngũ quan. Cũng một thể cách như thế, các đối tượng của nhiều khoa Triết học khác nhau có thể được nghiên cứu bởi một môn học thánh đơn nhất theo một dung mạo duy nhất, tức là, theo mức độ được Thiên Chúa mạc khải. Vậy theo thể cách này, môn học thánh đánh dấu khoa học về Thiên Chúa, một khoa học đơn nhất và độc nhất, mà đạt tới tất cả mọi sự vật.
Xem ra môn học thánh là khoa học thực tiễn. 1. Theo Triết gia, Khoa học thực tiễn chung quy là hành động. Mà môn học thánh được xếp đặt để hành động. “Tuy nhiên, phải thực hành theo Lời, chứ không phải nghe suông, rồi lừa dối mình (Gc 1,22). Bởi đó, môn học thánh là khoa học thực tiễn. 2. Môn học thánh được chia ra Cựu Ước và Tân Ước. Sự giao ước thuộc về khoa học đạo đức, một khoa học thực tiễn. Bởi đó, môn học thánh là khoa học thực tiễn. TRÁI LẠI Mọi khoa học thực tiễn quan hệ với các việc người ta có thể làm; như khoa học đạo đức quan hệ với các hành vi nhân linh, và nghệ thuật kiến trúc quan hệ với các ngôi nhà rộng lớn. Nhưng môn học thánh chủ yếu có quan hệ với Thiên Chúa, chính là Đấng tạo thành nhân loại. Bởi đó, môn học thánh không phải là khoa học thực tiễn, nhưng là khoa học suy lý. TRẢ LỜI Môn học thánh là một khoa học đơn nhất, đạt tới các sự vật thuộc về các khoa Triết học khác nhau, bởi vì nó nghiên cứu mọi sự vật theo cùng một phương diện mô thể, tức là hoàn toàn theo phương diện chúng được nhận biết xuyên qua ánh sáng của Thiên Chúa. Bởi đó, mặc dầu giữa các khoa Triết học, một số có tính chất suy lý, và một số khác có tính chất thực tiễn. Môn học thánh vẫn bao gồm cả hai; vì Thiên Chúa, bằng cũng một khoa học đơn nhất, biết chính Ngài và biết các việc Ngài làm. Tuy vậy, môn học thánh suy lý hơn là thực tiễn, vì quan hệ với các việc thuộc về Thiên Chúa hơn là các hành vi của nhân loại; chính trong các hành vi của nhân loại, môn học thánh chỉ nghiên cứu nhân loại với tính cách được xếp đặt do bởi các hành vi ấy để đạt được sự hoàn toàn hiểu biết Thiên Chúa mà sự hiểu biết này là hạnh phúc vĩnh cửu cho nhân loại. GIẢI ĐÁP Như thế là lời giải đáp đầy đủ cho các vấn nạn trên.
Xem ra môn học thánh không cao quý hơn các khoa học khác. 1. Sự cao quý của khoa học cốt tại sự chắc chắn của nó. Các khoa học khác mà các nguyên lý không nghi ngờ được, xem ra chắc chắn hơn môn học thánh. Vì các nguyên lý của môn học thánh, tức là tín điều có thể bị nghi ngờ. Bởi đó các khoa học khác cao quý hơn. 2. Một phần của khoa học hạ-tầng dựa vào khoa học thượng tầng; như khoa học âm nhạc dựa vào môn toán học. Trong khi môn học thánh dựa vào khoa Triết học, vì thánh Hiêrônimô đã nhận xét trong thơ gởi cho Magnus. Các nhà tiến sĩ thời xưa làm phong phú các quyển sách của mình với rất nhiều học thuyết và cần tin tưởng của các Triết gia, đến nỗi ngài không biết ca ngợi cái gì trong các quyển sách ấy, ca ngợi sự uyên thâm bác học trần thế hoặc ca ngợi sự thông giỏi Kinh Thánh. Bởi đó môn học thánh thấp kém hơn các khoa học khác. TRÁI LẠI Các khoa học được mệnh danh là các đầy tớ gái của môn học thánh đơn nhất này: sự khôn ngoan phái nữ tì của mình sai đi mời các bậc tài giỏi lỗi lạc khắp thành phố (Cn 9,3). TRẢ LỜI Bởi vì môn học thánh là một khoa học có tính chất một phần suy lý một phần thực tiễn, và nó vượt lên trên tất cả các khoa học suy lý và thực tiễn khác. Một khoa học suy lý được coi là cao quý hơn, hoặc vì bởi nó xác thực hơn, hoặc vì nó có đối tượng cao trọng hơn. Ở hai phương diện này, môn học thánh vượt trổi hơn mọi Khoa học suy lý khác: về quan điểm xác thực, bởi vì tất cả các khoa học suy lý khác được sự xác thực, là do ở sự sáng tự nhiên của trí năng nhân loại, mà trí năng nhân loại có thể sai lầm; đang khi môn học thánh nhận lấy sự xác thực của mình từ sự sáng trong sự tri thức của Thiên Chúa mà sự tri thức của Thiên Chúa không thể sai lầm. Về quan điểm đối tượng cao trọng hơn, bởi vì môn học thánh nghiên cứu chủ yếu về các sự vật có tính chất cao siêu vượt lên trên trí năng nhân loại, đang khi các khoa học khác chỉ nghiên cứu các sự vật trong phạm vi hiểu biết của trí năng. Còn đối với các khoa học thực tiễn, khoa học nào càng được xếp đặt hướng về cùng đích, thì cao trọng hơn, như khoa học chính trị kém khoa học chiến tranh, vì sự ích lợi của quân đội được hướng về sự lợi ích của Tổ Quốc. Nhưng mục đích của môn học thánh về phương diện thực-tiễn, đó là hạnh phúc vĩnh cửu mà hạnh phúc vĩnh cửu là cùng đích cho tất cả mọi khoa học thực tiễn khác. Như vậy, người ta trông thấy rõ ràng môn học thánh cao trọng hơn các khoa học thực tiễn khác. GIẢI ĐÁP. 1. Rất có thể xảy ra điều này, là sự vật trong yếu tính của mình càng xác thực, xem ra đối với chúng ta thì càng kém xác thực, bởi sự yếu kém của trí năng nhân loại: trí năng nhân loại bị mù loà trước các sự vật xán lạn của Thiên Chúa, như con chim cú mèo bị quáng mắt bởi ánh sáng mặt trời. Bởi đó sự kiện này xảy ra là một số người hồ nghi các tín điều, không phải yếu tính không xác thực của các tín điều, nhưng do sự yếu hèn của trí năng nhân loại. Lại nữa, nhận biết một chút xíu về những sự cao cả nhất, thì đáng được ước ao hơn hơn là sự nhận biết chính xác nhất về những sự thấp hèn nhất. Triết gia đã đề cập đến điều đó khi nó về thú vật (Metaph., 9,1). 2. Môn học thánh có thể nhờ đến Triết học, không phải để làm cho chính mình được hoàn hảo, nhưng để được phổ biến rõ ràng hơn. Vì môn học thánh bao hàm các nguyên lý không xuất phát từ các khoa học khác, nhưng đã được Thiên Chúa mạc khải trực tiếp. Bởi đó, môn học thánh không nhờ đến các khoa học khác như những khoa học cao ơn, nhưng sử dụng chúng như các khoa học thấp kém hơn và như đầy tớ và cũng các khoa học chính sử dụng các khoa học phụ, chẳng hạn như môn học chính trị, môn học quân sự. Và như thế môn học thánh sử dụng các khoa học khác, không phải vì môn học thánh thiếu sót, không đầy đủ, nhưng vì trí năng nhân loại thấp kèm: trí năng nhân loại được hướng dẫn cách dễ dàng bởi những gì được nhận biết ngang qua trí năng tự nhiên, nguồn gốc phát sinh các khoa học khác, hơn là bởi những gì vượt lên trên trí năng như các học lý của môn học thánh.
Xem ra môn học thánh không phải là sự khôn ngoan. 1. Không môn học nào đi mượn các nguyên lý của mình, mà đáng được gọi là khôn ngoan, bởi vì người khôn ngoan thì chỉ đạo, chứ không bị chỉ đạo. Mà môn học thánh mượn các nguyên lý của mình; nên không phải là sự khôn ngoan. 2. Việc minh chứng các nguyên lý của những khoa học khác là khôn ngoan và được gọi là mẹ các khoa học, như Triết gia đã trình bày rõ ràng ở Đạo đức học (Eth., 6,7). Mà môn học thánh không minh chứng các nguyên lý của các khoa học khác. Vậy, môn học thánh không phải là sự khôn ngoan. 3. Hơn nữa, môn học thánh được đắc thủ bởi học hỏi nghiên cứu, đang khi sự khôn ngoan được đắc thủ do sự linh ứng của Thiên Chúa và nhờ đó được kể vào các ơn Đức Chúa Thánh Thần (Is 11,2). Vậy, môn học thánh không phải là sự khôn ngoan. TRÁI LẠI Có lời ghi chép: Hãy tuân cứ, hãy thi hành chu đáo vì đó là sự khôn ngoan và tri thức của các ngươi trước mặt mọi dân tộc (Đnl 4,6). TRẢ LỜI Môn học thánh là sự khôn ngoan trên hết tất cả mọi sự khôn ngoan của nhân loại, không phải chỉ giới hạn trong một hạng ngào, nhưng với tính cách tuyệt đối. Vì việc sắp đặt trật tự và phán đoán là việc làm của người khôn ngoan, và vì các sự vật thấp kém hơn được phán đoán trong sự sáng của một nguyên nhân cao cả hơn; ai nghiên cứu nguyên nhân cao cả nhất một hạng nào, được gọi là khôn ngoan trong hạng đó. Như thế, trong lãnh vực tri thức, người tạo nên cái hoành đồ một toà nhà, được kể là người khôn ngoan, là kiến trúc sư, tương đối với việc nhân công phụ thuộc lo đẽo gỗ cho bằng và sửa soạn các hòn đá cho sẵn sàng, như đã ghi chép: Tôi như kiến trúc sư khôn ngoan, đã đặt nền móng (1Cr 3,10). Lại nữa, trong trật tự toàn thể đời sống nhân loại người cẩn thận được gọi là người khôn ngoan theo mức độ người ấy chỉ đạo đem các hành vi của mình về mục đích thích hợp, như đã ghi chép: kẻ ngu đần làm ác cười phào, người khôn ngoan ước ao minh trí (Cn 10,23). Bởi đó, kẻ nào một cách tuyệt đối, nghiên cứu nguyên nhân cao cả nhất của toàn thể vũ trụ, tức Thiên Chúa, là người khôn ngoan nhất. Do đó, sự khôn ngoan là sự tri thức về các sự vật thuộc về Thiên Chúa, như thánh Augustin đã nói (De Trin., 12,14). Môn học thánh, một cách chủ yếu, nghiên cứu về Thiên Chúa là nguyên nhân cao cả nhất, và môn học thánh nghiên cứu về Thiên Chúa chẳng những theo mức độ Ngài được nhận biết do các thụ tạo, như các Triết gia hiểu biết Ngài, như đã ghi chép: vì những điều họ có thể biết về Thiên Chúa đã được tỏ ra cho họ. Chính Thiên Chúa đã tỏ ra cho họ (Rm 1,19); mà còn theo mức độ chính Ngài biết chính Ngài và đã mạc khải cho những người khác. Vậy môn học thánh một cách đặc biệt được gọi là sự khôn ngoan. GIẢI ĐÁP 1. Môn học thánh lấy được các nguyên lý của mình không phải từ một sự hiểu biết nào của nhân loại, nhưng từ trong sự biết của Thiên Chúa, chính do sự biết của Thiên Chúa mà tất cả sự hiểu biết của chúng ta được sắp đặt. 2. Các nguyên lý của các khoa học khác hoặc là hiển nhiên và không thể minh chứng được hoặc là được minh chứng do trí năng tự nhiên của nhân loại như ở nơi một khoa học nào khác. Nhưng sự hiểu biết riêng biệt của môn học thánh phát xuất do sự mạc khải và không phải do trí năng tự nhiên của nhân loại. Bởi đó, chức năng của môn học thánh không phải là minh chứng các nguyên lý của các khoa học khác, nhưng chỉ phán đoán các nguyên lý ấy. Vì bất cứ cái gì gặp trong các khoa học khác trái ngược với chân lý của môn học thánh đều bị kết án là sai lầm. Bởi đó, có lời ghi chép: Chúng tôi phi bác được các lý luận, triệt hạ được lòng kiêu căng, trái ngược sự thông minh và khôn ngoan của Thiên Chúa (2Cr 10,5). 3. Vì sự phán đoán thuộc về sự khôn ngoan, có hai thể cách phán đoán, có hai thứ khôn ngoan. Người ta có thể phán đoán một cách theo khuynh hướng, bất cứ ai có tập quán nhân đức, thì phán đoán chính xác về cái gì nhân đức do khuynh hướng riêng biệt đối với nhân đức. Như chúng ta đọc ở Đạo đức học (Aristote, Eth., 10,5), người nhân đức là sự đo lường và cái thước đo cho các hành vi nhân linh. Còn thể cách khác để phán đoán, đó là cách phán đoán tri thức, như một người thông thạo khoa Đạo đức học, có thể phán đoán chính xác về các học viên nhân đức, dầu chính người ấy không nhân đức. Thể cách thứ nhất phán đoán về các điều thuộc về Thiên Chúa, thuộc về một sự khôn ngoan được gọi là ơn Đức Chúa Thánh Thần. Và Denys nói: “Hiérothée đã trở nên khôn ngoan, không những do học hỏi, mà còn do cảm thấy các điều thuộc về Thiên Chúa”. Thể cách phán đoán thứ hai thuộc môn học thánh này, theo mức độ được đắc thủ như sự học hỏi nghiên cứu, mặc dầu các nguyên lý của nó được lãnh nhận bởi sự mạc khải.
--------------------------------
TIẾT 7 THIÊN CHÚA LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC THÁNH KHÔNG?
VẤN NẠN
Xem ra Thiên Chúa không phải là đối tượng của môn học thánh. 1. Theo Triết gia, trong mỗi khoa học, yếu tính của đối tượng được phỏng định trước. Nhưng môn học thánh không thể phỏng định trước yếu tính của Thiên Chúa, vì Damaseno đã nói: Nói ra yếu tính của Thiên Chúa, là một việc bất khả. Bởi đó, Thiên Chúa không phải là đối tượng của môn học thánh. 2. Mọi kết luận đạt được trong bất cứ khoa học nào, đều phải được lãnh hội bao hàm trong đối tượng của khoa học ấy còn trong Kinh Thánh chúng ta đạt kết luận không phải quan hệ với Thiên Chúa, nhưng quan hệ với nhiều sự vật khác nhau, chẳng hạn như với các vật thụ tạo và luân lý đạo đức của nhân loại: vậy Thiên Chúa không phải là đối tượng của môn học thánh. TRÁI LẠI Đối tượng của một khoa học, là một cái gì mà các nguyên lý được khoa học này nghiên cứu; trong môn học thánh việc nghiên cứu chủ yếu hướng về Thiên Chúa; vì môn học thánh được gọi là Thần học, tức là nghiên cứu Thiên Chúa. Vậy Thiên Chúa là đối tượng của môn học thánh. TRẢ LỜI Thiên Chúa là đối tượng của môn học thánh. Tương quan giữa môn học thánh với đối tượng của nó, cũng thuộc về một loại tương quan giữa một tập quán hoặc một năng lực và đối tượng của nó. Nói đích xác, đối tượng của một năng lực hoặc một tập quán, là một cái gì mà do mô thể của nó, tất cả các sự vật được có quan hệ đến năng lực ấy hoặc tập quán ấy, như một người và một hòn đá được có quan hệ đến thị giác, bởi chúng nó có màu sắc là mô thể chung. Bởi đó, màu sắc là đối tượng riêng biệt của thị giác. Nhưng trong môn học thánh, tất cả mọi sự vật đều được nghiên cứu dưới phương diện của Thiên Chúa, hoặc vì các sự vật ấy là chính Thiên Chúa hoặc vì các sự vật ấy có tương quan đến Thiên Chúa là nguyên thuỷ và cùng đích của chúng. Bởi đó, dĩ nhiên kết luận Thiên Chúa là đối tượng của môn học thánh. Sự kết luận còn được sáng tỏ do các nguyên lý của môn học thánh, tức là các tín điều của đức tin, và đức tin liên hệ với Thiên Chúa. Đối tượng của các nguyên lý và của toàn thể một khoa học phải cùng là đơn nhất, duy nhất, vì toàn thể một khoa học một cách tiềm tàng được chứa đựng trong các nguyên lý của khoa học ấy. Tuy nhiên một số người nhìn sơ qua các điều được nghiên cứu trong môn học thánh, và không nhìn đến phương diện mà môn học thánh được nghiên cứu, quả quyết đối tượng của môn học thánh là một cái gì khác Thiên Chúa, nghĩa là, hoặc là những sự vật và các dấu lạ, hoặc công trình cứu rỗi, hoặc, Chúa Kitô toàn thể, tức là, đầu và các chi thể. Về tất cả mọi sự vật này, thật sự chúng ta nghiên cứu trong môn học thánh, nhưng theo mức độ chúng được xếp đặt hướng về Thiên Chúa. GIẢI ĐÁP 1. Dầu chúng ta không được yếu tính của Thiên Chúa cốt ở tại yếu tố nào, thì ít ra, trong môn học thánh, chúng ta vẫn sử dụng được các hiệu quả do bản tính Thiên Chúa, hoặc do ân sủng của Thiên Chúa tác thành, thay thế định nghĩa Thiên tính, và sử dụng chúng đối với bất cứ điều gì được nghiên cứu trong môn học thánh có tương quan với Thiên Chúa. Chúng ta cũng suy luận như thế với một vài môn Triết học: chúng ta minh chứng về nguyên nhân, nhờ hiệu quả của chính nguyên nhân, bằng cách nắm lấy cái hiệu quả, thay thế định nghĩa chính cái nguyên nhân. 2. Bất cứ kết luận nào đạt được trong môn học thánh, đều được bao hàm trong Thiên Chúa, không phải như bộ phận, không phải như các loại, cũng không phải như các tuỳ thể, nhưng với tính chất một cách nào đó được sắp đặt đến Thiên Chúa.
Xem ra môn học thánh biện luận. 1. Thánh Ambroise nói: Bỏ các chứng cứ khi người ta tìm đức tin (De Fide, 1,63). Mà trong môn học thánh, đức tin được tìm kiếm cách đặc biệt theo lời ghi chép: “Các điều đó viết đây, là để anh em tin rằng Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, và khi đã tin, thì nhờ Danh Ngài anh em được sống” (Ga 20,31). Vậy, môn học thánh không biện luận. 2. Nếu môn học thánh biện luận, chứng cứ lấy hoặc ở nơi thế giá, hoặc ở trí năng. Nếu môn học thánh nhờ thế giá, xem ra không thích hợp với phẩm giá cao trọng của mình, vì chứng cứ thế giá là hình thức chứng cứ yếu nhất theo Boèce (In Top. Cicer. 1). Nhưng nếu môn học thánh lấy chứng cứ ở nơi trí năng, nó không thích hợp với mục đích của mình, vì theo thánh Grégoire, Đức Tin không có giá trị ở nơi các sự vật mà chính trí năng nhân loại nhận biết được (Pn Evang. 2, hom. 26). Vậy môn học thánh không biện luận. TRÁI LẠI Kinh Thánh nói: Giám mục trung thành giữ các điều như giáo lý dạy, để có đủ khả năng khuyên bảo người ta theo đạo lành và bác bỏ những người chống đối (Tt 1,9). TRẢ LỜI Như các khoa học khác không biện luận minh chứng các nguyên lý của mình, nhưng sử dụng các nguyên lý của mình mà biện luận minh chứng các chân lý khác trong các khoa học này; cũng vậy môn học thánh không biện luận minh chứng các nguyên lý của mình, tức là các tín điều; nhưng sử dụng các tín điều mà môn học thánh tiếp tục minh chứng các sự vật khác; như thánh Tông đồ đi từ sự Phục sinh của Chúa Kitô, biện luận minh chứng sự phục sinh của toàn thể nhân loại (1Cr 15,12). Tuy nhiên, trí-năng nhân loại phải thấy điều này là đối với các môn Triết học, các môn Triết học hạ tầng không minh chứng các nguyên lý của mình, cũng không thảo luận với những người phủ nhận chúng, nhưng giao việc tranh cãi này cho môn Triết học cao hơn; còn môn triết học cao nhất là môn siêu hình học, chỉ có thể thảo luận với người phủ định các nguyên lý của nó, nếu người phản đối nhượng bộ một phần. Nếu họ không nhượng bộ gì hết, thì không có thể thảo luận với họ, mặc dầu có đáp lại các chứng cứ của họ. Bởi đó, Kinh Thánh, vì không có môn học nào cao hơn nữa, chỉ thảo luận với người phủ nhận các nguyên lý của Kinh Thánh, nếu kẻ phản đối công nhận một vài chân lý đã biết được do Thiên Chúa mạc khải. Vậy, chúng ta có thể biện luận người Kitô hữu ly khai với những đoạn Kinh Thánh, và đối với những người phủ nhận một tín điều, chúng ta có thể dùng tín điều khác mà biện luận. Nếu người phản đối chúng ta, mà họ không tin gì hết về Thiên Chúa mạc khải, thì không còn cách nào minh chứng các tín điều bằng chứng cứ trong trường hợp này, chúng ta có thể giải đáp các vấn nạn họ nêu lên, nếu họ không chống đối đức tin. Vì đức tin dựa trên chân lý không thể sai lầm, và vì sự trái ngược lại một chân lý, khi chẳng bao giờ minh chứng được. GIẢI ĐÁP 1. Mặc dầu các chứng cứ lấy từ trí năng nhân loại, không có thể giúp minh chứng những gì thuộc về đức tin; tuy nhiên, môn học thánh căn cứ vào các tín-điều mà minh chứng các chân lý khác. 2. Tính cách đặc biệt cố hữu của môn học thánh là biện luận với chứng cứ thế giới, theo mức độ các nguyên lý được mạc khải; như vậy, chúng ta phải tin tưởng thế giới của những người đã tiếp nhận sự mạc khải. Sự sử dụng chứng cứ thế giới không làm mất đi cái phẩm giá cao cả của môn học thánh, vì mặc dầu chứng cứ thế giới căn cứ trên trí năng nhân loại, yếu nhất, nhưng chứng cứ thế giá căn cứ trên sự mạc khải của Thiên Chúa, mạnh nhất. Nhưng môn học thánh cũng sử dụng trí năng nhân loại, nhất định không phải để minh chứng đức tin, vì làm như thế, giá trị của đức tin biến mất; nhưng để làm sáng tỏ các sự vật khác được trình bày trong môn học thánh. Vì ân sủng không tiêu huỷ bản tính, nhưng làm hoàn hảo bản-tính, trí năng tự nhiên có thể phục vụ đức tin, như khuynh hướng tự nhiên của ý chí phục vụ cho đức mến. Bởi đó, thánh Tông đồ dạy: “Chúng tôi phi bác được các lý luận, triệt hạ được lòng kiêu căng trái ngược với sự thông minh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (2Cr 10,5), chính môn học thánh cũng dùng thế giá các triết gia trong những vấn đề mà họ có khả năng biết được chân lý nhờ trí năng nhận biết, như thánh Phaolô đã dẫn chứng “một danh ngôn của Aratus”, như mấy thi sĩ của các vị cũng đã nói: “Chúng ta cũng thuộc dòng dõi Người” (Cv 17,28). Tuy nhiên, môn học thánh sử dụng các thế giá này như những chứng cứ ngoại tại và cố nhiên, nhưng một cách cố hữu, sử dụng thế giá của Kinh Thánh, như sụ minh chứng cần thiết, và sử dụng thế giá của các nhà tiến sĩ của Giáo Hội như sự minh chứng có thể sử dụng được, cũng có tính cách cố nhiên thôi. Vì đức tin của chúng ta dựa trên sự mạc khải cho các Tông đồ và các Tiên tri, là những đấng đã viết các quyển sách Kinh điển, và không dựa trên sự mạc khải cho các nhà tiến sĩ khác, nếu có vị nào được như vậy. Bởi đó, thánh Augustin nói: “Chỉ đối với những quyển sách trong bộ Kinh Thánh, gọi là, các sách Chính lục, tôi đã học biết rất mực tôn trọng các sách này, đến nỗi tôi tưởng là các tác giả sách này đã không sai lầm chút nào, khi các ngài viết ra. Nhưng với các tác giả khác, tôi đã đọc mà không tưởng có cái gì trong các sách của họ là chân thật, vì thuần tuý chính họ đã nghĩ và viết ra tất cả những điều đó do sự thánh thiện và sự học thức của họ” (Epist, LXXXII, 33,277).
Xem ra Kinh Thánh không sử dụng phép ẩn dụ. 1. Cái gì riêng biệt thích hợp cho khoa học thấp nhất, xem ra không thích hợp cho môn học thánh, là khoa học cao nhất, nhưng tiến hành bằng cách sử dụng nhiều thứ so sánh hình ảnh là việc cố hữu cho việc làm thơ, chứ không thích hợp cho các khoa học. Bởi đó, môn học thánh mà sử dụng các sự so sánh như thế, không thích hợp. 2. Hơn nữa, môn học thánh xem ra được dự định để bày tỏ chân lý. Bởi đó, có phần thưởng để dành cho những ai bày tỏ chân lý: “Ai làm rạng rỡ Ta, sẽ được sống muôn đời” (Hc 24,31). Nhưng qua những sự so sánh như thế đó, chân lý bị che khuất. Bởi đó, đặt chân lý dưới những hình ảnh, những sự so sánh của các sự vật hữu hình, không thích hợp với môn học thánh. 3. Các vật thụ tạo càng cao đẳng, thì càng giống Thiên Chúa. Nếu vật thụ tạo phải phản ánh Thiên Chúa, sự phản ánh phải xuất phát từ các vật thụ tạo cao đẳng, chứ không phải từ các thụ tạo hạ tầng. Nhưng sự phản ánh này, sự tiêu biểu này năng gặp trong Kinh Thánh. TRÁI LẠI Có lời ghi chép: Ta đã ban cho nhiều thị kiến và Ta đã sử dụng những sự so sánh qua thừa tác vụ của các Tiên tri (Hs 12,11). Nhưng bày tỏ một sự vật nào bằng cách so sánh, tức là sử dụng phép ẩn dụ. TRẢ LỜI Việc làm thích hợp Kinh Thánh, là bày tỏ các chân lý thuộc về Thiên Chúa, các chân lý thiêng liêng bằng cách so sánh với các sự vật hữu hình. Vì Thiên Chúa lo liệu cho mọi sự theo khả năng bản tính của chúng. Vậy, thật tự nhiên với nhân loại, là đạt tới các chân lý tinh thần ngang qua các sự vật khả giác, vì toàn bộ sự hiểu biết của nhân loại phát nguyên từ giác quan. Bởi đó, trong Kinh Thánh các chân lý thiêng liêng được dạy một cách thích hợp nhờ sự so sánh với các sự vật hữu hình tương tự. Đó là điều mà Denys đã nói: Chúng tôi được soi sáng bởi các tia sáng của Thiên Chúa, trừ phi chúng nó bị che khuất trong sự che đậy của nhiều chiếc màn Thánh (De Cael. Hier. 1,2). Cũng thích hợp cho chính Kinh Thánh, vì Kinh Thánh được trình bày cho tất cả mọi người, không phân biệt hạng người: Tôi có bổn phận đối với người Hy Lạp cũng như người lạc hậu, với người thông thái cũng như với người bình dân (Rm 1,14); thích hợp với việc trình bày các chân lý thiêng liêng nhờ các hình ảnh lấy từ các sự vật hữu hình, để nhờ đó, người bình dân vốn không có khả năng tiếp thu các sự vật tinh thần, trở nên có khả năng hiểu biết được. GIẢI ĐÁP 1. Làm thơ, sử dụng phép ẩn dụ để tạo nên sự miêu tả, sự tượng trưng, vì tự nhiên nhân loại thích thú với sự tiêu biểu, sự tượng trưng. Còn môn học thánh sử dụng phép ẩn- dụ vừa cần thiết vừa hữu ích. 2. Tia sáng Thiên Chúa mạc khải không bị lu mời bởi những tỉ dụ khả giác che đậy, như Denys nói (De Cael. Hier., 1,2); và chân lý được Thiên Chúa mạc khải không cho phép những người đã tiếp nhận sự mạc khải, đứng lại ở các tỉ dụ, nhưng được nâng lên để hiểu biết các chân lý có thể hiểu được; và nhờ các người đã được Thiên Chúa mạc khải, những người khác cũng lãnh nhận được giáo huấn trong các chân lý này. Bởi đó, các điều được dạy cách ẩn dụ ở trong một phần của Kinh Thánh, thì ở trong các phần khác, được dạy rõ ràng hơn. Việc thật sự che khuất chân lý trong các hình ảnh, có lợi cho trí năng suy nghĩ và ra như để chống lại sự nhạo báng của những người không tin đạo, theo lời đã ghi chép: Anh chớ ném của Thánh cho chó, chớ vứt hạt trai cho lợn (Mt 7,16). 3. Như Denys nói: Thích hợp hơn là trình bày chân lý thuộc về Thiên Chúa qua những hình ảnh kém cao quý hơn là qua những hình ảnh các vật cao quý hơn. Chủ trương này có ba lý do: Trước hết, bởi vì trí năng nhân loại nhờ đó được bớt đi nhiều sai lầm. Hiển nhiên các hình ảnh đó không miêu tả các chân lý thuộc về Thiên Chúa theo từng nét từng chữ, các chân lý này có thể bị nghi ngờ, nếu được bày tỏ qua những hình ảnh các vật cao quý đối với những tin tưởng không có gì cao quý hơn các vật hữu hình. Thứ đến, việc trình bày về Thiên Chúa qua các hình ảnh kém hơn, thích hợp cho sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa trong đời sống hiện tại, ở trần gian. Vì điều Thiên Chúa thực sự không có, thì đối với chúng ta, nó rõ ràng hơn điều Thiên Chúa đang có. Bởi đó, các sự so sánh lấy ra từ các vật cách Thiên Chúa rất mực xa xôi, tạo ra trong chúng ta một sự đánh giá trung thực hơn, là Thiên Chúa ở trên tất cả những gì chúng ta có thể nói, hoặc có thể tưởng nghĩ về Thiên Chúa. Thứ ba là bởi vì các chân lý thuộc về Thiên Chúa, nhờ đó, được che khuất cách tốt đẹp hơn khỏi những người bất xứng.
Xem ra môn học thánh từ ngữ không có nhiều nghĩa. 1. Các từ ngữ có thể có nhiều nghĩa khác nhau: ý nghĩa lịch sử hay từng chữ (đen), tỉ dụ, ẩn dụ hoặc đạo đức và loại suy. Vì nhiều ý nghĩa trong cùng một bản văn, tạo nên sự lộn xộn và sự lầm lẫn, cũng làm tiêu tan tất cả sức mạnh của chứng cứ. Bởi đó, không phải chứng cứ nhưng chỉ có những nguỵ biện được kết luận do các vấn đề đa dạng phức tạp. Mà Kinh Thánh phải có khả năng nói lên chân lý không chút sai lầm. Vậy, Kinh Thánh không thể có từ ngữ hiểu nhiều ý nghĩa. 2. Thánh Augustin nói: Cựu Ước có bốn bộ môn: Lịch sử, suy nguyên luận, loại suy và tỉ dụ. Nhưng bốn bộ mục này đi chung với nhau thì khác biệt với bốn ý nghĩa nói ở vấn nạn 1 ở trên. 3. Hơn nữa, ngoài các ý nghĩa này, còn có ngụ ngôn không vào trong bốn bộ mục nói trên. TRÁI LẠI Grégoire nói: Kinh Thánh, do cách thức phát ngôn, vượt lên trên tất cả các Khoa học, vì trong cùng một câu, đang khi câu này diễn tả một sự kiện, mạc khải một mầu nhiệm (Moral, 20,1). TRẢ LỜI Tác giả và Kinh Thánh là Thiên Chúa. Việc làm thuộc về quyền năng Thiên Chúa, là biểu thị ý định của Thiên Chúa, không những bằng ngôn ngữ, như nhân loại có thể làm, mà còn bằng chính các sự vật. Như thế, đang khi trong tất cả mọi khoa học, các sự vật được biểu thị bằng ngôn ngữ, thì môn học thánh có đặc tính; là các sự vật được biểu thị bằng ngôn ngữ, thì chính chúng nó lại biểu thị ý nghĩa khác nữa. Bởi đó, sự biểu thị thứ nhất sử dụng ngôn ngữ, bày tỏ các sự vật, đó là ý nghĩa thứ nhất, gọi là ý nghĩa lịch sử hay nghĩa đen. Chính sự biểu thị thứ nhất này mà nhờ đó, các sự vật được lên bằng ngôn ngữ và có ý nghĩa khác nữa, thì còn được gọi là ý nghĩa thiêng liêng: Ý nghĩa thiêng liêng này có căn cứ trên nghĩa đen và giả thiết nghĩa đen. Còn nghĩa thiêng liêng có ba bộ mục. Vì như thánh Phaolô nói: Cựu Ước là hình của Tân Ước (Dt 10,1) và Denys nói: Tân Ước là hình của sự vinh quang đời sau (De Cael. Hier. 5,2). Lại nữa trong Tân Ước, bất cứ điều gì mà Đầu của chúng ta làm, là kiểu mẫu điều chúng ta phải làm. Bởi đó, theo mức độ các sự vật trong Cựu Ước biểu thị các sự vật trong Tân Ước có ý nghĩa tỉ dụ; theo mức độ các sự việc đã thực hiện nơi Chúa Kitô, hay theo mức độ các sự vật biểu thị Chúa Kitô, là cái lệnh cho điều chúng ta phải làm, có ý nghĩa đạo đức; còn theo mức độ các sự vật biểu thị điều có quan hệ với vinh quang vĩnh cửu, có ý nghĩa loại suy. Vì nghĩa đen là ý nghĩa được tác giả chú ý, và bởi vì tác giả của Kinh Thánh là Thiên Chúa: Thiên Chúa bằng một hành động đơn nhất, bao gồm tất cả các sự vật do trí năng của Ngài; thánh Augustin nói: Chính theo nghĩa đen, một từ ngữ trong Kinh Thánh có nhiều nghĩa, thật là thích hợp. GIẢI ĐÁP 1. Sự đa dạng phức tạp của ba ý nghĩa này không tạo nên sự dùng chữ không rõ nghĩa hay một thứ phức tạp nào khác, vì ba ý nghĩa này hoá ra nhiều bởi một từ ngữ biểu thị nhiều sự vật nhưng bởi vì chính các sự vật được biểu thị bởi các từ ngữ, lại biểu thị các sự vật khác. Vậy, Kinh Thánh không có sinh ra sự lẫn lộn, vì tất cả mọi ý nghĩa đều căn cứ vào một ý nghĩa duy nhất, đó là ý nghĩa đen. Từ ý nghĩa đen duy nhất này, rút lấy ra mọi chứng cứ chứ không phải từ ý nghĩa tỉ dụ, như thánh Augustin chủ trương. Tuy nhiên không có gì trong Kinh Thánh, mà mai một, bởi việc lấy ý nghĩa đen làm nền tảng, vì tất cả những gì cần thiết cho Đức tin, đều được chứa đựng trong ý nghĩa thiêng liêng, mà các ý nghĩa thiêng liêng này được Kinh Thánh trình bày rõ ràng trong ý nghĩa đen, ở nơi khác. 2. Ba bộ môn: Lịch sử, Tầm nguyên luận (suy nguyên luận) và Loại suy, được tập hợp nơi ý nghĩa đen. Vì như Augustin trình bày, cái gì được thuật lại, đó là lịch sử; nguyên nhân của các sự kiện lịch sử, được chỉ định đó là tầm nguyên luận, như chúng ta thấy trong việc Chúa Giêsu giải thích lý do tại sao Môisen cho phép ly dị, tức là, sự cứng lòng của nhân loại (Mt 19,8). Cuối cùng có loại suy, khi một đoạn văn Kinh Thánh được trình bày không mâu thuẫn với chân lý của một đoạn văn nữa. Trong bốn bộ môn thì môn tỉ dụ thay thế cho ba ý nghĩa thiêng liêng kia. Như vậy, Hugh de Saint Victor bao gồm ý nghĩa loại suy và ý nghĩa tỉ dụ, chỉ để lại ba ý nghĩa thôi, đó là những ý nghĩa đen, tỉ dụ và ẩn dụ. 3. Ý nghĩa ngụ ngôn được chứa đựng trong ý nghĩa đen, vì nhờ từ ngữ mà các sự vật được biểu thị ý nghĩa chính xác và ý nghĩa bóng. Không phải chính hình ảnh là nghĩa đen; nhưng chính sự vật được hình ảnh biểu thị, là nghĩa đen. Khi Kinh Thánh nói về cánh tay của Thiên Chúa, thì cái nghĩa đen không phải là Thiên Chúa có một chi thể như vậy, nhưng cái nghĩa đen là cái gì được biểu thị bởi chi thể này, tức là cái quyền năng hành động. Bởi đó, rõ ràng điều này là không có gì sai lầm ở trong nghĩa đen của Kinh Thánh.