Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính thánh Scôlastica đồng trinh. Ngài là anh em sinh đôi với thánh Benedict. Hai anh em thánh Scolastica được sinh ra trong một gia đình quí phái và giầu công với xứ sở: gia đình ông Êuprôpiô và bà Abundanti. Hai ông bà đã sinh hạ nhiều con, nhưng hai trẻ sinh đôi, một trai một gái: Bênêđictô và Scholastica làm thơm danh gia đình hơn cả. Nhưng thật không may vừa chào đời được mấy tháng, hai em đã phải mồ côi mẹ. Từ đó cả hai chỉ còn biết ngoan ngoãn sống trong tình thương ấp ủ của người cha hiền từ đạo đức. Trong cảnh “gà trống nuôi con” ông Êuprôpiô càng chăm lo nuôi dưỡng và âu yếm hai con hơn để bù đắp lại một phần nào tình mẫu tử mà hai trẻ đã phải thiệt thòi.
Lớn lên, hai anh em thánh Scolastica và Bênêđictô được Cha yêu thương cho đến trường học. Hai anh em đã hết mực yêu thương nhau, khuyên nhủ nhau học hành đến nơi đến chốn để không phụ lòng tình yêu thương của người Cha lúc nào cũng tận tình chăm sóc cho con cái mình. Ông Eurôpiô quả là một người cha mẫu mực luôn là gương sáng cho con cái noi theo. Ông lại hết lòng yêu mến Chúa Thánh Thần, hằng cầu nguyện xin Người ban ơn soi sáng tâm trí cho các con nhất là cho Bênêđictô và Scolastica.
Ơn Chúa lúc nào cũng lạ lùng và bất ngờ. Sau khi thành đạt, hai anh em Bênêđictô và Scolastica lại cùng nhau xây dựng một chí hướng. Cả hai đều muốn tận hiến mình cho Thiên Chúa để phụng sự Giáo Hội và phục vụ các linh hồn.
Sau đó Bênêđictô qua Roma tiếp tục công việc học hành của mình. Các nhà viết sử hầu như yên lặng không nói gì đến Scôlastica trong suốt thời này, nhưng người ta đoán có lẽ là trong thời gian này Scôlastica đã trở về nhà phụng dưỡng cha già cho tới khi thân phụ qua đời mới xin gia nhập cộng đồng các trinh nữ. Sau đó người ta được biết thánh nữ đã dựng nhà tại Subiacô, trong một thung lũng phì nhiêu được tắm gội bằng nước sông Liris. Tuy Scôlastica cảm thấy nơi này rất am hợp cho công việc tu thân tích đức của mình, nhưng vâng lời anh mà Scôlastica coi như một người cha thiêng liêng, thánh nữ lại rời đi nơi khác để lập thêm nhiều cộng đồng khác gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm.
2. Bài học
Thánh Scholastica và Bênêđictô đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Cuộc sống của các ngài cho chúng ta thấy càng gần gũi với Ðức Kitô bao nhiêu, thì họ lại càng cảm thấy gần gũi với nhau bấy nhiêu.
Hiếm có một sự hoà hợp tốt đẹp giữa hai anh em ruột thịt trong một lý tưởng dâng hiến như thế.
Hơn nữa cuộc sống cùng một lý tưởng đã đưa hai người đến một cuộc sống khác êm đềm hơn, thánh thiện hơn. Họ cảm thấy như được gần gũi và sống thân tình với Chúa nhiều hơn.
Truyền thuyết còn để lại một giai thoại thật đẹp giữa tình cảm của hai anh em sống chung một cuộc đời dâng hiến như sau:
Hai anh em, mỗi người ở một tu viện. Tuy cùng ruột thịt, nhưng hai người rất ít khi gặp nhau; mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau một lần. Scôlastica vì là phận gái lại là em nên thường phải đích thân đến gặp anh tại đồi Cassinô, trong một căn nhà nhỏ hẹp mà qua mấy thế kỷ sau người ta còn giữ lại để kính nhớ. Mỗi lần gặp gỡ, hai người thường đàm đạo với nhau rất lâu giờ và thân mật. Đề tài các câu chuyện thường không ngoài những vấn đề tu đức. Đó cũng là dịp để Scôlastica cởi mở tâm hồn để rồi được đón nhận những lời chỉ bảo khôn ngoan của anh. Thường lệ, cứ sau bữa cơm chiều khi mặt trời gần lặn là hai người mới cáo biệt nhau ra về. Nhưng lần kia, mà cũng là lần gặp gỡ cuối cùng
Theo cuốn Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng này hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, Thánh Scolastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Bênêđictô ở với ngài cho đến ngày hôm sau.
Thánh Bênêđictô từ chối lời yêu cầu ấy mượn lý do là ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế là chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scolastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và như một phép lạ tỏ tường: một trận mưa thật lớn đổ xuống như thác khiến Bênêđictô và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện được.
Thánh Bênêđictô kêu lên:
- Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy ?
Thánh Scolastica trả lời
- Em xin anh một ơn huệ và anh cứ từ chối. Em xin Chúa, và Chúa đã nhận lời.
Thế là hai anh em ở lại nhà khách suốt đêm cùng nhau trao đổi quan niệm và kinh nghiệm đời sống thiêng liêng, nhất là tìm hiểu về những ơn phúc đời sau.
Trời vừa sáng, Bênêđictô và Scôlastica từ biệt nhau vui sướng, một lần từ biệt đánh dấu cho cuộc tương phùng vĩnh cửu mai sau. Quả thế, ba ngày sau cuộc chia ly, đứng trong phòng nhìn qua cửa sổ, Bênêđictô thấy linh hồn em, xinh đẹp như chim bồ câu, nhẹ nhàng bay về thiên quốc. Rạo rực một niềm vui, Bênêđictô dâng lời tạ ơn Chúa, rồi sai người đưa xác em về mai táng trong nhà dòng. Ngài cũng chuẩn bị cho mình một chỗ nằm bên em, để dù tử thần có đến cũng không tách biệt khỏi em, như hai linh hồn vẫn nên một trong tình yêu Thiên Chúa và đồng loại.
Ôi đẹp thay cuộc sống của những người tận hiến cuộc đời mình cho Chúa!
Hạnh phúc thay những ai biết được Chúa cho được sống thân tình với Người.
Lạy Chúa, hôm nay chúng con mừng lễ thánh Scôlastica. Xin cho chúng con biết noi gương người để lại, là biết hết lòng mến yêu tôn thờ Chúa, và cảm nghiệm tình thương Chúa ngọt ngào. Amen.
Từ cuối thế kỷ thứ VIII, lịch Phụng Vụ của Mont-Cassin định ngày kỷ niệm Scholastica vào ngày 10 tháng 02. Việc tôn kính thánh nữ được lan rộng, nhất là trong các Đan viện từ thế kỷ thứ IX.
Scholastica sinh tại Nursia (Ombrie) khoảng năm 480, là em của thánh Bênêđictô. Thánh Grégoire Cả (Dialogues II,33-34) nói rằng, chị đã tận hiến cho Thiên Chúa từ khi còn bé và có thói quen đến thăm anh một năm một lần tại núi Mont-Cassin. Hai vị thánh gặp nhau và chia tay vào lúc đêm, vì theo luật dòng, Viện phụ không được phép rời khỏi Đan viện lúc đêm.
Thánh Grégoire Cả nói, vào buổi chiều khi họ gặp nhau lần cuối cùng, Scholastica đã xin anh: “Em xin anh, đừng bỏ em đêm nay: hãy nói cho em nghe về niềm vui của đời sống trên trời.” Thánh Bênêđictô trả lời: “Em nói cái gì vậy, hãy ra ngoài Đan viện, anh không được phép.” Thánh Grégoire viết tiếp: “Bầu trời không gợn một đám mây! thánh nữ nghiêng đầu cầu nguyện. “Khi Bà ngước mặt lên, sấm sét bùng lên dữ dội và cơn mưa ập tới, đến độ vị đáng kính Bênêđictô và anh em đi theo ngài không thể vượt qua nơi mà họ đang trú…Như thế họ đã tỉnh thức suốt đêm, trao đổi những việc thiêng liêng cho tới sáng.”
Ba ngày sau, khi thánh Bênêđíctô ở Đan viện, thấy linh hồn của người em mình, dưới hình chim bồ câu, bay lên trời. Ngài hiểu rằng em đã rời bỏ trần gian và đã đi tìm xác em về đặt trong ngôi mộ ngài đã chuẩn bị cho chính mình. Câu chuyện trình thuật kết lại như sau: “Những ai đã có tinh thần luôn kết hợp trong Chúa, sẽ không bao giờ chia lìa nhau ngay cả trong mộ” (Dialogues II,34).
Hiện tại di hài của thánh nữ Scholastica và thánh Bênêđictô được yên nghỉ dưới bàn thờ trong tu viện ở Mont-Cassin.
2. Thông điệp và tính thời sự
Scholastica và Bênêđictô là hai tâm hồn luôn kết hợp sâu xa trong Chúa, vì giữa họ, tình yêu thiên linh là nguồn mọi tình bạn chân thật.
Thánh Grégoire Cả đã giải thích “phép lạ” do lời cầu nguyện của thánh nữ : “Đừng lấy làm lạ, trong trường hợp này, một phụ nữ lại mạnh hơn : em khao khát gặp anh mình lâu hơn. Và như thánh Gioan nói : Thiên Chúa là Tình yêu, Bà mạnh hơn chỉ vì Bà yêu nhiều hơn.” Bà đã nói với Viện phụ: “Em van anh, mà anh lại không chịu nghe em. Em cầu xin Thiên Chúa và Người đã nhậm lời.”
Lời cầu nguyện của thánh nữ Scholastica gợi lên “tình yêu không vấy bẩn” và “sự dịu dàng” mà các tâm hồn phục vụ Thiên Chúa được cảm nghiệm.
Bài đọc một trong Thánh lễ (1 Cr 7,25-35) ca tụng đức trinh khiết mà thánh nữ tận hiến cho Thiên Chúa : Người phụ nữ có chồng, hay các trinh nữ, chỉ lo lắng việc của Thiên Chúa; họ chỉ muốn dâng cho Người đời sống và tinh thần của mình.
Bài Phúc Âm (Lc 10,38-42) cho thấy Bà Maria ngồi bên chân Chúa, chỉ muốn nhấn mạnh đến tình yêu người trinh nữ Scholastica, vì Bà đã chọn phần tốt nhất mà không ai có thể lấy mất được (câu 42).
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính thánh Ngài là anh em sinh đôi với thánh Benedict. Hai anh em thánh Scolastica được sinh ra trong một gia đình quí phái và giầu công với xứ sở: gia đình ông Êuprôpiô và bà Abundanti. Hai ông bà đã sinh hạ nhiều con, nhưng hai trẻ sinh đôi, một trai một gái: Bênêđictô và Scholastica làm thơm danh gia đình hơn cả. Nhưng thật không may vừa chào đời được mấy tháng, hai em đã phải mồ côi mẹ. Từ đó cả hai chỉ còn biết ngoan ngoãn sống trong tình thương ấp ủ của người cha hiền từ đạo đức. Trong cảnh “gà trống nuôi con” ông Êuprôpiô càng chăm lo nuôi dưỡng và âu yếm hai con hơn để bù đắp lại một phần nào tình mẫu tử mà hai trẻ đã phải thiệt thòi.
Lớn lên, hai anh em thánh Scolastica và Bênêđictô được Cha yêu thương cho đến trường học. Hai anh em đã hết mực yêu thương nhau, khuyên nhủ nhau học hành đến nơi đến chốn để không phụ lòng tình yêu thương của người Cha lúc nào cũng tận tình chăm sóc cho con cái mình. Ông Eurôpiô quả là một người cha mẫu mực luôn là gương sáng cho con cái noi theo. Ông lại hết lòng yêu mến Chúa Thánh Thần, hằng cầu nguyện xin Người ban ơn soi sáng tâm trí cho các con nhất là cho Bênêđictô và Scolastica.
Ơn Chúa lúc nào cũng lạ lùng và bất ngờ. Sau khi thành đạt, hai anh em Bênêđictô và Scolastica lại cùng nhau xây dựng một chí hướng. Cả hai đều muốn tận hiến mình cho Thiên Chúa để phụng sự Giáo Hội và phục vụ các linh hồn.
Sau đó Bênêđictô qua Roma tiếp tục công việc học hành của mình. Các nhà viết sử hầu như yên lặng không nói gì đến Scôlastica trong suốt thời này, nhưng người ta đoán có lẽ là trong thời gian này Scôlastica đã trở về nhà phụng dưỡng cha già cho tới khi thân phụ qua đời mới xin gia nhập cộng đồng các trinh nữ. Sau đó người ta được biết thánh nữ đã dựng nhà tại Subiacô, trong một thung lũng phì nhiêu được tắm gội bằng nước sông Liris. Tuy Scôlastica cảm thấy nơi này rất am hợp cho công việc tu thân tích đức của mình, nhưng vâng lời anh mà Scôlastica coi như một người cha thiêng liêng, thánh nữ lại rời đi nơi khác để lập thêm nhiều cộng đồng khác gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm.
2. Bài học
Thánh Scholastica và Bênêđictô đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Cuộc sống của các ngài cho chúng ta thấy càng gần gũi với Ðức Kitô bao nhiêu, thì họ lại càng cảm thấy gần gũi với nhau bấy nhiêu.
Hiếm có một sự hoà hợp tốt đẹp giữa hai anh em ruột thịt trong một lý tưởng dâng hiến như thế.
Hơn nữa cuộc sống cùng một lý tưởng đã đưa hai người đến một cuộc sống khác êm đềm hơn, thánh thiện hơn. Họ cảm thấy như được gần gũi và sống thân tình với Chúa nhiều hơn.
Truyền thuyết còn để lại một giai thoại thật đẹp giữa tình cảm của hai anh em sống chung một cuộc đời dâng hiến như sau:
Hai anh em, mỗi người ở một tu viện. Tuy cùng ruột thịt, nhưng hai người rất ít khi gặp nhau; mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau một lần. Scôlastica vì là phận gái lại là em nên thường phải đích thân đến gặp anh tại đồi Cassinô, trong một căn nhà nhỏ hẹp mà qua mấy thế kỷ sau người ta còn giữ lại để kính nhớ. Mỗi lần gặp gỡ, hai người thường đàm đạo với nhau rất lâu giờ và thân mật. Đề tài các câu chuyện thường không ngoài những vấn đề tu đức. Đó cũng là dịp để Scôlastica cởi mở tâm hồn để rồi được đón nhận những lời chỉ bảo khôn ngoan của anh. Thường lệ, cứ sau bữa cơm chiều khi mặt trời gần lặn là hai người mới cáo biệt nhau ra về. Nhưng lần kia, mà cũng là lần gặp gỡ cuối cùng
Theo cuốn Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng này hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, Thánh Scolastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Bênêđictô ở với ngài cho đến ngày hôm sau.
Thánh Bênêđictô từ chối lời yêu cầu ấy mượn lý do là ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế là chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scolastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và như một phép lạ tỏ tường: một trận mưa thật lớn đổ xuống như thác khiến Bênêđictô và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện được.
Thánh Bênêđictô kêu lên:
- Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy ?
Thánh Scolastica trả lời
- Em xin anh một ơn huệ và anh cứ từ chối. Em xin Chúa, và Chúa đã nhận lời.
Thế là hai anh em ở lại nhà khách suốt đêm cùng nhau trao đổi quan niệm và kinh nghiệm đời sống thiêng liêng, nhất là tìm hiểu về những ơn phúc đời sau.
Trời vừa sáng, Bênêđictô và Scôlastica từ biệt nhau vui sướng, một lần từ biệt đánh dấu cho cuộc tương phùng vĩnh cửu mai sau. Quả thế, ba ngày sau cuộc chia ly, đứng trong phòng nhìn qua cửa sổ, Bênêđictô thấy linh hồn em, xinh đẹp như chim bồ câu, nhẹ nhàng bay về thiên quốc. Rạo rực một niềm vui, Bênêđictô dâng lời tạ ơn Chúa, rồi sai người đưa xác em về mai táng trong nhà dòng. Ngài cũng chuẩn bị cho mình một chỗ nằm bên em, để dù tử thần có đến cũng không tách biệt khỏi em, như hai linh hồn vẫn nên một trong tình yêu Thiên Chúa và đồng loại.
Ôi đẹp thay cuộc sống của những người tận hiến cuộc đời mình cho Chúa!
Hạnh phúc thay những ai biết được Chúa cho được sống thân tình với Người.
Lạy Chúa, hôm nay chúng con mừng lễ thánh Scôlastica. Xin cho chúng con biết noi gương người để lại, là biết hết lòng mến yêu tôn thờ Chúa, và cảm nghiệm tình thương Chúa ngọt ngào. Amen.
Thánh Scholastica (480-543) là em gái thánh Benêdictô, tổ phụ của những đời sống khổ tu bên Tây phương. Ngài còn được nối kết với thánh nhân như người em sinh đôi, nhưng không chắc chắn lắm. Chúng ta biết được chút ít về đời sống của thánh nữ là do cuốn Dialogue, tập hai, của thánh Grêgôriô cả, cuốn sách ghi lại đời sống thánh Bênêdictô và các phép lạ của Ngài. Như anh của Ngài, thánh nữ Scholastica đã sinh ra tại quận Sabina miền Nursia và cha mẹ Ngài được giả thuyết cho là những người dòng dõi quí phái tai miền quê.
Vào một lúc nào đó, có lẽ khi còn rất trẻ, Scholastica đã tu kín và trong những năm cuối cùng đời Ngài, chúng ta thấy Ngài sống gần Montê Cassinô, để có thể gặp được anh mình mỗi năm một lần.
Khi thánh Bênêdictô thiết lập tu viện tại Montê Cassiô, Scholastica cùng với các trinh nữ quây quần bên Ngài đã đến ở bên núi, lập thành tu viện Palumbariola, Ngài đặt mình dưới sự hứơng dẫn của anh, vì Ngài biết rằng: không có ai có thể hướng dẫn các linh hồn về trời cách chắc chắn hơn.
Nhưng Ngài không hề làm rộn anh mình và chỉ gặp anh mỗi năm một lần vào trước mùa chay, trong một trang trại của tu viện ở miền núi. Một nguyện đường đã được dựng nên tại đây để ghi nhớ những giây phút khôn tả, mà thánh Bênêdictô thông cho em mình ánh sáng thần linh Ngài thụ lãnh được và dạy dỗ em mình đường trọn lành của tu sĩ trong thống hối và yêu thương.
Nhưng lần ấy họ đã trải qua một ngày để khen ngợi Chúa và cầu xin hạnh phúc trên trời, bên ngoài khí trời tươi mát vì đã vào xuân, bầu trời trong sáng lạ thường, thánh Scholastica say sưa cảm nếm hương vị của câu chuyện đàm thọai trong khi màn đêm buông dần xuống... lúc đó thánh Scholastica nới với thánh Bênêdictô : - Anh ơi trời khuya rồi, làm sao anh về được. Thôi mình tiếp tục nói chuyện tới sáng về niềm vui cuộc sống trên trời đi.
Thánh Bênêdictô trả lời: - Em nói chi, anh không thể nhận lời em được. Anh không thể qua đêm ở ngoài nhà dòng được đâu.
Thánh Scholastica dấu mặt vào đôi lòng bàn tay và nức nở khóc. Ngài nói với Chúa ước muốn êm ái của lòng mình. Và Thiên Chúa là đấng đã chúc phúc cho cả một cuộc sống hiến dâng, lại sắp gọi thánh nữ về với mình, nên như người cha chiều con vậy, đã muốn ban cho Ngài niềm an ủi dịu dàng cuối cùng. Một trận cuồng phong nổi lên. Mưa đổ xuống như thác lũ với sấm sét dữ dằn. Chẳng ai còn có thể nghĩ tới việc ra đi nữa.
Thánh Bênêdictô bối rối, Ngài nói : - Này em, em làm gì vậy ?
Thánh Scholastica êm ái trả lời: - Em đã xin anh, nhưng anh chẳng muốn nghe em. Em đã cầu xin Chúa và Ngài đã nhận lời. Bây giờ nếu có thể được, anh hãy về nhà dòng đi.
Lúc ấy thánh Bênêdictô cảm tạ lòng thương xót Chúa, Ngài tiếp tục nói chuyện về hạnh phúc đang chờ đón những người Chúa chọn. Lời Ngài dâng cao như những chùm ánh sáng.
Đến sáng cơn giông ngừng. Anh em mỗi người một ngả và không còn gặp nhau trên trần gian này lần nào nữa.
Ba ngày sau, khi thánh Bênêdictô đang đứng bên cửa sổ đã thấy linh hồn em mình bay lên như ánh chim câu, phủ đầy ánh sáng thiên đàng. Say mê với thị kiến này, Ngài cất cao giọng hát bài thánh Ca. Đó chính là lúc thánh Scholastica êm ái tắt hơi trong tu viện mình. Thánh Bênêdictô sai các tu sĩ đi tìm xác em để chôn trong ngôi mộ dọn sẵn cho mình.
Một tháng sau nhà ẩn tu vĩ đại cũng từ giã cõi thế để hợp với thánh Scholastica trong hạnh phúc của các thánh nhân mà họ đã tha thiết khơi dậy.