Ngày 22/2 Lập tông tòa thánh Phê-rô

Thứ sáu - 21/02/2025 07:27
ngày 22-2 lập tông tòa thánh Phêrô
ngày 22-2 lập tông tòa thánh Phêrô
Ngày 22/2 Lập tông tòa thánh Phê-rô

---------------------------------
Nội dung:
22/2-1: ÂN HUỆ VÀ TRÁCH NHIỆM... 1
22/2-2: LÒNG TIN CỦA PHÊ-RÔ.. 2
22/2-3: “ABBA!” (“CHA ƠI!”) 2
22/2-4: Lễ kính Lập Tông tòa Thánh Phêrô, Tông đồ. 3
22/2-5: LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ.. 5
22/2-6: 22/2-:22/2-7: 22/2-:22/2-8: 22/2-9:22/2-10: 9


---------------------------------

 

22/2-1: ÂN HUỆ VÀ TRÁCH NHIỆM


“Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời.” (Mt 16,19)

 

Phê-rô hẳn đã quá đỗi kinh ngạc bởi vì chỉ từ một lời tuyên xưng Đức Giê-su Na-da-rét, một con 22/2-1


Suy niệm: Phê-rô hẳn đã quá đỗi kinh ngạc bởi vì chỉ từ một lời tuyên xưng Đức Giê-su Na-da-rét, một con người bằng xương bằng thịt, là Con Thiên Chúa hằng sống, mà ông được Chúa Giê-su khen tặng “là người có phúc” vì đã được “Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” mạc khải những điều cao trọng; ông lại lại còn được Ngài trao cho sứ mạng trọng đại: trên con người mỏng dòn của ông, Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài bền vững đến độ “quyền lực tử thần cũng không thắng nổi”. Ngài trao chìa khóa Nước Trời cho ngư phủ Phêrô với toàn quyền cầm buộc hay tháo cởi, có hiệu lực cả trên trời cũng như dưới trần gian này. Tất cả những điều đó là ân ban và đồng thời cũng là sứ mạng mà Thiên Chúa kêu mời Phêrô đáp trả với lòng tri ân và tinh thần trách nhiệm.

Mời Bạn: Gia đình Ki-tô hữu là một Hội Thánh tại gia. Gia đình Ki-tô hữu lãnh nhận hồng ân và chu toàn sứ mạng của mình giữa lòng Hội Thánh khi tuyên nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa là Đầu của gia đình mình. Năm “Phúc-Âm-hoá Gia đình”, Hội Thánh mời gọi chúng ta nhìn lại những hồng ân và trách nhiệm Chúa đặt nơi mỗi gia đình Ki-tô hữu để nỗ lực xây dựng gia đình mình thành một gia đình thánh thiện, một gia đình truyền giáo.

Sống Lời Chúa: Để thực hiện “Phúc-Âm-hoá gia đình”, toàn gia đình quyết tâm cầu nguyện chung và hy sinh quên mình phục vụ lẫn nhau.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su là Đầu và là Hôn Phu của Giáo Hội, xin thương đến gia đình chúng con và giúp chúng con sống thánh thiện và làm chứng nhân tình yêu Chúa ở giữa lòng thế giới hôm nay.

---------------------------------

 

22/2-2: LÒNG TIN CỦA PHÊ-RÔ


“Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,16)

Suy niệm: Chúng ta nhìn vào đức tin của thánh Phê-rô, hầu rút ra bài học cho mình trong Năm Đức Tin này. Phê-rô vừa biết Chúa Giê-su thì đã tin vào Ngài, trở nên một trong bốn môn đệ đầu tiên. Ông được nghe lời giảng dạy của Chúa và chứng kiến những phép lạ Chúa làm. Tưởng chừng như lòng tin của ông kiên vững lắm. Nhưng ta chưng hửng biết bao khi thấy ông tỏ ra yếu tin, ngã lòng, thất đảm, thậm chí chối bỏ đức tin nữa. Các trình thuật về việc Phêrô đi trên mặt nước rồi bị chìm (Mt 14,22-33), chối Chúa ba lần (Mc14,66-72), trốn chạy khi Chúa chịu nạn… cho thấy long tin của ông như thế nào! Cuối cùng, sau những lần yếu đuối, Phê-rô đã kiên vững trong lòng tin cho đến chết. Gương của Phê-rô cho thấy đức tin là một ơn của Chúa, con người khó mà có được lòng tin vững mạnh nếu Chúa không nâng đỡ (Lc 22,31-32). Về phần Chúa, ta thấy Ngài luôn lạc quan, tin tưởng vào Phê-rô, dù biết rõ con người của ông.

Mời Bạn: Hẳn bạn không thể tự mãn về lòng tin của mình, dù bạn vẫn giữ đạo tốt, vẫn tin vào Chúa. Bạn cũng chẳng dám cho rằng mình có đức tin “lớn bằng hạt cải” (Lc 17,6). Đức tin của bạn phải trải qua thử thách thì mới là đức tin thật và mạnh mẽ.

Sống Lời Chúa: Khiêm tốn nài xin Chúa nâng đỡ lòng tin yếu kém của bạn, trong sự xác tín rằng đức tin của bạn sẽ được củng cố nhờ cầu nguyện, nhờ Lời Chúa và bí tích Thánh Thể.

Cầu nguyện: Tâm sự với Chúa bằng lời Phúc Âm: – “Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17,5); – “Lạy Chúa, con tin, nhưng xin nâng đỡ lòng tin yếu kém của con” (Mc 9,24).

---------------------------------

 

22/2-3: “ABBA!” (“CHA ƠI!”)


Ông Phê-rô thưa: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,16)

 

Ben Hur trong bộ phim cùng tên đã thốt lên: “Tại sao Con Thiên Chúa không muốn làm vua Do Thái 22/2-3


Suy niệm: Ben Hur trong bộ phim cùng tên đã thốt lên: “Tại sao Con Thiên Chúa không muốn làm vua Do Thái hở mẹ? Những điều kỳ diệu Ngài làm khiến con kinh ngạc. Chỉ cần một hơi thở của Ngài đủ hủy diệt sức mạnh Rô-ma. Thế mà Ngài lại từ chối sự trợ giúp của các binh đoàn, khiến bao gian lao trở thành vô ích? Chúng ta lại phải rên siết dưới sự bảo hộ của Rô-ma và để vũ khí mà ta khổ công rèn đúc phải rỉ sét ư?” Anh cũng như nhiều đồng hương đã thất vọng về Đức Giê-su, vì chờ đợi Ngài như Đấng Cứu Thế vinh quang bằng cách trừng phạt quân đội Rô-ma, mang lại phồn vinh cho trần thế qua sức mạnh chinh phục. Ngài quả thật là Con Thiên Chúa hằng sống, là Đức Ki-tô Cứu Thế như Phêrô tuyên xưng. Thế nhưng, là người Con hiếu thảo với Cha, đời Ngài chỉ canh cánh một điều là làm đẹp ý Cha trong mọi sự. Thế mà ý Cha là sai Con mình đến, không phải để luận phạt, nhưng để cứu thế gian và để thế gian nhờ đó được sống dồi dào.

Mời Bạn: Bạn không tin Thiên Chúa cách chung chung như những tín đồ tốt lành của các tôn giáo khác. Bạn tin và đến với Thiên Chúa qua người Anh Cả Đức Giê-su, Đấng là Thiên-Chúa-thần- linh, nhưng đồng thời cũng là con-người-xương-thịt như bạn. Nhờ sống trong tương quan thân thiết với người Anh Cả Thiên-Chúa-con-người này, bạn gặp được Thiên Chúa và dám mở miệng gọi Thiên Chúa: “Áp-ba!” (“Cha ơi”).

Sống Lời Chúa: Xem lại cách tôi sống với Đức Giê-su như thế nào: gắn bó thân thiết như nên “một” với Ngài hay hờ hững qua loa? Và tìm mọi cách để có thể như Ngài sống trong tôi mỗi ngày.

Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha

---------------------------------

 

22/2-4: Lễ kính Lập Tông tòa Thánh Phêrô, Tông đồ

 

Lễ kính hôm nay hướng sự chú ý của chúng ta vào ngai tòa hay “Tông tòa” của Thánh Phêrô – hay 22/2-4


Lễ kính hôm nay hướng sự chú ý của chúng ta vào ngai tòa hay “Tông tòa” của Thánh Phêrô – hay đúng hơn, là sứ vụ đặc biệt mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Thánh Phêrô. Lễ này có từ thế kỷ thứ 3 và khác biệt với ngày kính nhớ cuộc tử đạo của Thánh Phêrô vào ngày 29 tháng 6. Lễ này được bắt nguồn từ ngai tòa của Thánh Phêrô, nơi mà vị Giám mục Rôma ngự trị và cai quản Giáo hội. “Tông tòa” là ngai tòa cố định của vị Giám mục, được đặt trong nhà thờ mẹ của giáo phận – từ đó xuất phát thuật ngữ “nhà thờ chính tòa” – là biểu tượng quyền bính của vị Giám mục, người với tư cách là kế vị các Thánh Tông đồ, được kêu gọi để chăm sóc đoàn chiên và truyền giảng Tin Mừng cho cộng đoàn Kitô hữu. Chúng ta có thể nói rằng “nhà thờ chính tòa” đầu tiên chính là Phòng Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu tụ họp các môn đệ để cử hành Bữa Tiệc Ly và cũng là nơi họ, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần. Sau đó, Thánh Phêrô đến Antiôkia, thành phố được Thánh Banaba và Thánh Phaolô loan báo Tin Mừng, nơi các môn đệ của Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là “Kitô hữu” (x. Cv 11,26). Thánh Phêrô trở thành vị Giám mục đầu tiên của Antiôkia, điều giải thích lý do họ cử hành lễ Lập Tông tòa Thánh Phêrô vào ngày 22 tháng 02. Sau này, Thánh Phêrô đến Rôma, nơi kết thúc đời của ngài bằng cuộc tử đạo. Chính vì “cái chết vinh quang” này mà Rôma được chọn làm địa điểm chính thức của Tông tòa Thánh Phêrô, với ngày lễ được cử hành vào ngày 18 tháng 01. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã hợp nhất hai ngày lễ này và bãi bỏ ngày cử hành sau.

Quyền mục tử và giảng dạy mà Chúa Kitô trao cho Thánh Phêrô tông đồ, như được nhắc lại trong bài Tin Mừng được chọn cho lễ kính hôm nay, là trọng tâm của ý nghĩa ngày lễ. Có hai văn bản cổ xưa giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng và giá trị của lễ này. Thánh Giêrônimô đã viết: "Tôi quyết định tham khảo ý kiến từ Tông tòa Thánh Phêrô, nơi đức tin đã được cao rao qua môi miệng của một Tông đồ; giờ đây tôi đến xin lương thực nuôi dưỡng linh hồn mình ở đó, nơi tôi đã nhận lãnh tấm áo của Chúa Kitô. Tôi không theo ai ngoài Chúa Kitô, vì thế tôi hiệp thông với mối phúc của ngài, nghĩa là với Tông tòa Thánh Phêrô, vì tôi biết rằng đây là tảng đá trên đó Giáo hội được xây dựng.” Và Thánh Augustinô cũng viết: “Lễ trọng hôm nay có tên gọi ‘Ngai tòa’ từ các bậc tiền nhiệm, bởi lẽ người ta nói rằng vị Tông đồ đầu tiên, Thánh Phêrô, đã ngồi trên ngai Giám mục này. Vì vậy, thật xứng hợp để các Giáo hội tôn kính nguồn gốc của Tòa Thánh này, nơi mà vị Tông đồ đã đảm nhận vì lợi ích của các Giáo hội."

Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simôn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,13-19).

Thầy là Đấng Kitô

Sau khi hỏi các môn đệ về việc “người ta” nghĩ Ngài là ai, Chúa Giêsu đã thu hẹp phạm vi và hỏi họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Đây là một câu hỏi đã vang vọng qua mọi thời đại, nhấn mạnh rằng đức tin vào Đức Giêsu là đức tin vào Chúa, vào Chúa Giêsu Kitô, gắn liền với vai trò của Thánh Phêrô và các Đấng kế vị. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, luôn dẫn dắt Giáo hội qua mọi giai đoạn lịch sử. Vì thế, không có cơn bão nào có thể khiến con thuyền Giáo hội bị đắm chìm.

Dấu chỉ hiệp nhất

Thánh Phêrô và các Đấng kế vị được chọn làm “dấu chỉ hữu hình và chính yếu của sự hiệp nhất”, trở thành điểm quy chiếu để mọi người bước đi trên hành trình đức tin cách tự tin và vững vàng. Vì thế, lễ kính Lập Tông tòa Thánh Phêrô là sự nhìn nhận ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Phêrô và các Đấng kế vị, đồng thời là một biểu lộ đặc biệt tình yêu của Thiên Chúa, Mục Tử nhân lành và vĩnh cửu của chúng ta. Ngài muốn quy tụ toàn thể Giáo hội của Ngài và hướng dẫn Giáo hội trên con đường dẫn đến ơn cứu độ.

Tâm Bùi chuyển ngữ
từ Vatican News

---------------------------------

 

22/2-5: LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ


I. ĐÔI HÀNG LỊCH SỬ

 

Trong quyển lịch cổ nhất của Rôma (Depositio martyrum) có từ năm 354, chúng ta thấy Thánh Lễ 22/2-5


Trong quyển lịch cổ nhất của Rôma (Depositio martyrum) có từ năm 354, chúng ta thấy Thánh Lễ “Ngai Tòa Thánh Phêrô - Chaire de Saint Pierre” đã được chính thức mừng kính ngày 22.02, ngày dân Rôma nhớ đến những người quá cố. Sau đó, vì các Giáo Hội xứ Gaule không cử hành trọng thể các lễ trong Mùa Chay, nên Thánh Lễ này được dời vào ngày 18.01, trong khi Giáo Hội Rôma vẫn giữ ngày cũ. Nội dung ngày lễ cũng khác và chủ đề cũng khác: trong xứ Gaule, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Rôma”; còn tại Rôma, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Antiochia”. Cuối cùng hai lễ mới nhập lại thành một và được xác định vào ngày 22.02, dưới một chủ đề duy nhất là Ngai Tòa Thánh Phêrô.

Trong đại thánh đường thánh Phêrô tại Roma, người ta còn giữ được ngai tòa (tiếng La Tinh cathedra) của vị giáo hoàng tiên khởi, có nghĩa là ngai tòa, theo truyền thống, thánh Phêrô đã sử dụng ngai tòa này. Chính vì thế mà nó đã trở thành biểu tượng cho uy quyền của Đức Giáo Hoàng như là Thầy dạy, là Thượng Tế và mục tử của Hội Thánh toàn cầu.

Khi cử hành thánh lễ kính tông tòa thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã đặt vị thủ lãnh tiên khởi của Giáo Hội trên đó nói khi Người nói: “Phêrô, Con là đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” hay “Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho những anh em khác vững tin” (Lc 22, 32). Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm nặng nề cho Phêrô là chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài. Do đó, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối: Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo hội toàn cầu. Vì thế, thánh lễ lập tông tòa thánh Phêrô là một lời tuyên xưng hết sức quan trọng và cũng lại rất long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng trong toàn thể Hội Thánh.

II. Ý MUỐN CỦA GIÁO HỘI

Với ngày lễ lập tông tòa Thánh Phêrô hôm nay, Giáo hội muốn mời gọi chúng ta hãy hướng về vị cha chung của Giáo hội là Đức Giáo Hoàng Phanxicô để hiệp thông với ngài trong lời cầu nguyện tạ ơn Chúa đã nâng đỡ Giáo hội và làm cho Giáo hội ngày một vững mạnh. Bởi Giáo hội từ khi khai sinh đến nay, Giáo Hội luôn phải trải qua biết bao gian nan khốn khó.

Chính vì thế mà Giáo muốn mỗi người chúng ta phải tin tưởng vào Giáo Hội vì Giáo Hội là của Chúa, do chính Chúa sáng lập.

Nhìn lại lịch sử Giáo Hội chúng ta thấy, từ khi Chúa thiết lập Giáo Hội cho tới hôm nay, hỏi đã có được bao nhiêu năm trời Giáo Hội được bình an đâu. Ngày xưa cũng như ngày nay, Giáo Hội luôn phải đương đầu với nhiều thử thách nặng nề. Có nhiều người bi quan tưởng rằng con thuyền Giáo Hội chìm đắm đến nơi. Thế nhưng như lời Chúa phán với Thủ Lãnh Phêrô: “Con là Đá, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy trên Đá này và cửa Địa ngục cũng không thắng nổi” (Mt 16,18-19). Cho tới hôm nay Giáo Hội Chúa vẫn hiên ngang làm chứng cho Chúa.

Voltaire ở thế kỷ XVIII, thông minh, nhưng nham hiểm. Ông đã viết bao nhiêu sách và đã diễn thuyết bao nhiêu bài cổ động, hô hào tiêu diệt Hội thánh Công Giáo.

Khi làm chủ tướng nước Đức, Bismarck (1815-1898) một tay anh hùng đầy thế lực cũng đã quyết định đánh đổ Hội thánh trong chiến dịch văn hóa của ông (Kulturkampf).

Tóm lại, trước đây cũng như mãi mãi về sau, dù Giáo Hội địa phương có thể mất vì nhiều nguyên do, nhưng Hội thánh toàn cầu nhất định sẽ mãi mãi tồn tại. Henrich Heine (1797-1856) thi hào người Đức, đã phải đồng ý như thế khi ông viết: “Đã lâu rồi, tôi không còn công kích Hội thánh Công Giáo nữa. Tôi đã đo sức trí khôn ngoan của loài người và nhận thấy rằng: Các đợt tấn công vào tảng Đá khổng lồ và kiên cố đó không thể làm cho tảng đá sứt mẻ hoặc nhúc nhích được”.

* Tiếp đến là phải luôn cầu nguyện cho Giáo Hội. Cụ thể là cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng để ngài luôn có đủ ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần mà lãnh đạo Giáo hội. Vì vị Giáo Hoàng nào cũng là thụ tạo, là con người mỏng giòn, rất cần có ơn của Chúa và sự cộng tác nỗ lực của mỗi đoàn chiên khắp nơi trên thế giới.

Ngày 16-10-1975 Đức Hồng Y ‎Karol Józef Wojtyła người nước Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng với danh hiệu là Gioan Phaolô II. Trước khi trở về Roma để cử hành thánh lễ đăng quang, tại phi trường Bilace, Đức Thánh Cha đã từ biệt quê hương thế này: “Giờ phút đã điểm, tôi phải từ giã giáo phận Cracoute và tổ quốc Ba Lan. Mặc dầu sự chia ly này, không thể cắt đứt những mối dây thiêng liêng sâu đậm, và những tâm tình thắm thiết, ràng buộc tôi lại với thành phố của tôi, quê hương của tôi. Tôi vẫn cảm thấy đau đớn về sự chia ly ấy. Nhưng bây giờ toà giám mục của tôi là Roma, và tôi phải trở về đó, nơi mà không người con nào của Hội Thánh, và chúng ta có thể nói rằng: không một người nào, Ba Lan hay quốc tịch nào, bị xem là xa lạ cả.

Tôi xin cám ơn tất cả anh chị em. Tôi muốn gửi tiếng “cám ơn” này, đến tận những người tôi mang ơn, và tôi không biết có ai trong nước Ba Lan này, mà tôi không mang ơn họ. Những ngày ngắn ngủi ở Ba Lan càng làm cho tôi gắn bó hơn nữa, những sợi dây thiêng liêng kết hợp tôi với quê hương yêu quí, với Giáo Hội Ba Lan, Giáo Hội mà tôi muốn phục vụ với tất cả sức lực tôi, qua thừa tác vụ Giáo Hoàng của tôi .

Tôi cám ơn anh chị em đã hứa cầu nguyện cho tôi. Từ nơi xa xăm ấy, bên kia núi Alpes, tâm trí tôi sẽ lắng nghe tiếng chuông kêu gọi giáo dân cầu nguyện, nhất là lúc nguyện kinh Truyền tin, lúc mà tôi nghe nhịp tim của đồng bào tôi.

Tôi xin tạm biệt giáo phận Cracoute. Tôi xin chúc Cracoute một mùa xuân mới. Tôi cầu chúc cho Cracoute, mãi mãi là một chứng tích cao đẹp của lịch sử đất nước, của Giáo Hội , trước mặt dân Ba Lan, Âu Châu và thế giới như ngày hôm nay.

Tôi xin tạm biệt nước Ba Lan, quê hương yêu quí của tôi. Giờ ra đi này, tôi xin hôn kính đất Ba Lan, mảnh đất mà lòng tôi không bao giờ xa rời được.

Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho anh chị em: nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Nói xong Đức Thánh Cha đã quỳ xuống hôn đất Ba Lan tại phi trường Bilace, rồi lên máy bay.

* Cuối cùng nếu có thể được thì cộng tác với Giáo Hội đặc biệt các Giáo Hội địa phương để Giáo hội có phương tiện chu toàn được bổn phận của mình theo ý Chúa muốn.

Tại một nhà thờ nọ, kẻ trộm đột nhập vào đánh cắp chén thánh ở nhà tạm làm Mình Máu Thánh Chúa vung vãi khắp nơi. Bằng một giọng nói run rẩy và nước mắt chảy tràn, Cha sở báo tin đó cho các giáo dân biết. Ngài mời gọi mọi người tham dự một buổi phụng vụ để đền bù lại sự xúc phạm đến Chúa. Đồng thời Ngài cũng kêu gọi sự đóng góp của các giáo dân để mua một chén thánh mới.

Trong số những người đầu tiên đến dâng cúng có một bà góa nghèo, mẹ của 08 đứa con. Bà đưa cho cha sở một đồng tiền vàng mà bà đã giữ như một vật thánh cho đến nay, và đó là toàn bộ gia tài của bà, vị Linh mục cảm động, nói:

- Cha không thể nhận nó, quá nhiều đi! Thiên Chúa chắc sẽ rất vui khi nhìn món quà của con, nhưng chắc là Người chỉ bằng lòng chút ít thôi. Cha không thể nhận một hy sinh lớn như thế. Con cần, rất cần nó để mua sắm, nuôi nấng các con cái của con. Cha xem như có lỗi nếu Cha nhận đồng tiền này!

- Nhưng thưa Cha - người đàn bà trả lời - tại sao Cha lại không muốn nhận nó ? Ai nói với cha là con cho cha. Con đâu có cha cha, mà con dâng cho Chúa cơ mà. Chúa sẽ hoàn trả nó lại cho con với cả tiền lời nữa!

Nghe nói thế vị Linh mục không biết làm gì hơn là cầm lấy đồng tiền vàng. Ngài bảo:

- Thưa bà, đức tin của bà thật lớn! quá sức lớn!

---------------------------------

22/2-6: 22/2-:22/2-7: 22/2-:22/2-8: 22/2-9:22/2-10:

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây