Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 4-B: Bài 151-169 Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền ------------------------------------------ Phúc Âm: Mc 1, 21-28: “Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. (Ðến thành Capharnaum) ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ. Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người này!” Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Ðấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa. - Ðó là lời Chúa. ------------------------------------------ Mục Lục:
Dân Do thái xưa được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu thương và chăn dắt. Để đi về đất hứa, họ TN 4-B151
Dân Do thái xưa được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu thương và chăn dắt. Để đi về đất hứa, họ đã phải trải qua một thời gian dài 40 năm trong sa mạc. Thiên Chúa đã dùng các tiên tri để nhắc nhở cho dân biết sống theo lề luật và thánh ý Thiên Chúa. Môsê là vị tiên tri đã lãnh đạo dân Do thái từ đất Ai cập để đi đến đất hứa. Ông vừa là nhà lập pháp và cũng là nhà hành pháp. Trước khi vào đất hứa, ông thấy mình sắp lìa trần nên đã cố gắng an ủi, nhắc nhủ dân những lời cuối cùng để họ thi hành khi vào đất hứa. Đàng khác, ông nói cho họ rằng, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một vị tiên tri tài danh để ở với dân Ngài, và nói cho họ những lời và mệnh lệnh của Thiên Chúa. Vị tiên tri này cũng sẽ rất mạnh mẽ như Môsê trong lời nói và hành động. Đấng Tiên tri tuyệt hảo đó sẽ là Đấng Kitô, như thư Do thái viết: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này,Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”.
Thưa anh chị em, Tiên tri là người được Thiên Chúa tuyển chọn để loan báo Lời Chúa cho mọi người, nhắc nhở mọi người biết sống theo lề luật và thánh ý Thiên Chúa, hướng dẫn dân chúng sống giao ước với Thiên Chúa. Chúa Giêsu khi đến trần gian, trong ba năm đời công khai đã rao giảng lời Thiên Chúa. Lời giảng của Người đã được các thính giả đánh giá cao: “Người gảng dạy như Đấng có uy quyền chứ không như các luật sĩ”. Quả thật, Đấng Kitô là một vị Đại Tiên Tri mà Môsê nhân danh Thiên Chúa loan báo cho dân Israel, Chúa Giêsu thật sự là Đấng Messia, nhân danh Thiên Chúa mà đến nói những lời của Thiên Chúa. Do đó, cần tuyệt đối nghe Lời Người. Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Đấng cứu độ trần gian, mang một uy quyền của Thiên Chúa, nên khi Người giảng dạy, ai nấy đều kinh ngạc về giáo lý của Người. Ngay chính ma quỷ cũng biết Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa và kêu Danh Thánh Người: “Hỡi ông Giêsu Nazarét, phải chăng ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Quả thật đúng như vậy, Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa đầy quyền năng, Người đến để kết thúc quyền lực của ác thần và ma quỉ trên con người. Vì thế, bằng một lời truyền đầy uy quyền: “hãy im đi và ra khỏi người này!”. Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Người đã truyền cho ma quỷ ra khỏi người bệnh một cách dứt khoát mạnh mẽ, khiến cho dân chúng chứng kiến đều phải kinh ngạc và tự hỏi: “Cái gì vậy? Ðấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”.
Kính thưa quý ông bà anh chị em,
Có câu chuyện kể rằng, có một ông nông dân rất giàu nhưng cũng lại rất keo kiệt. Thế rồi ông hối hận và muốn làm lại cuộc đời. Ngày kia một người hàng xóm bị cháy nhà, đến gõ cửa và xin ăn. Ông định cho người ấy một đùi heo trong bếp. Trên đường xuống bếp ma quỷ nói thầm bên tai ông: Cho cái đùi bé bé thôi nhé. Ông chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình và đã lấy cái đùi heo lớn nhất. Ma quỷ nhạo cười ông: Mày khùng quá. Thế nhưng ông đã nói lớn: Nếu mày không câm miệng lại, thì ta sẽ cho ông ta cả con heo ngay bây giờ.
Vâng, từ câu chuyện trên chúng ta thấy thời buổi cũng có ma quỷ. Cuộc chiến giữa con cái Thiên Chúa và ma quỷ vẫn tiếp tục, nên khi sai các Tông đồ đi rao giảng, Chúa Giêsu vẫn luôn kèm theo mệnh lệnh xua đuổi ma quỷ. Ước chi hôm nay chúng ta nghe tiếng Chúa chiến đấu chống lại ma quỷ bởi những sự dữ, sự ác để làm cho thế giới này bớt đi hận thù, chia rẽ và thay vào đó là một thế giới biết quý trọng sự sống, biết yêu thương và phục vụ nhau trong bình an của Chúa. Amen.
“Tôi chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt để anh chị em gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co”. (2Cor 7,35)
Điều mà thánh Phao-lô muốn nói là,Ngài khuyên những người chưa kết hôn hãy ở vậy thì tốt TN 4-B152
Điều mà thánh Phao-lô muốn nói là,Ngài khuyên những người chưa kết hôn hãy ở vậy thì tốt hơn. Vì “Thời gian chẳng còn bao lâu”(x.1Cor7,29) và “Bộ mặt thế giới này đang biến đi”(x.1Cor 7,31). Vậy còn người đã kết hôn thì sao ? Rõ ràng lời khuyên đó của thánh Phao-lô chỉ dành cho thời đó mà thôi. Còn thời đại bây giờ của chúng ta thì khác và đề nghị của thánh Phao-lô cho chúng ta là “Gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co”.
Thực tế bây giờ dù là Linh Mục; Tu sĩ hay giáo dân sống và hoạt động trong thế giới có nhiều giằng co.
Đối với Linh mục và Tu sĩ thì có sự giằng co giữa Chúa và việc Chúa; giữa việc Chúa và việc đời; giữa yêu Chúa và yêu người; giữa Chúa và đời.
Đối với giáo dân thì có sự giằng co giữa Chúa và đời; việc Chúa việc đời; Chúa và tiền; tình và hiếu,…..
Sở dĩ có những dự giằng co đó là vì ta theo Chúa, ta tin Chúa, nhưng mà…..Cái “Nhưng mà” này làm cho ta bị giằng co đây. Giằng co đây là vì ta muốn được cả hai mà không được, phải chọn một trong hai.
Thánh Phao-lô nói: “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa, họ tìm cách làm đẹp lòng Chúa”(x.”Cor7,32a). Áp dụng câu này vào đời sống các Linh Mục, ta thấy không chắc là như thế. Có nhiều Linh Mục, lo lắng việc đời, lo làm đẹp lòng người đời chứ không lo việc Chúa, không lo làm đẹp lòng Chúa.
“Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc chọn về Người cả xác lẫn hồn”(x.2Cor 7, 34a). Áp dụng câu này vào đời sống các Tu Sĩ, ta thấy không hẳn là như vậy. Các Tu Sĩ ngày nay, cũng phải lo bao nhiêu việc, nhiều khi lo việc Chúa mà quên cả Chúa; lo làm việc chuyên môn. Lo làm việc có tiền để sống, để tu mà không chăm lo đến đời sống thiêng liêng.
“Người có vợ thì lo lắng việc đời, họ tìm cách làm đẹp lòng vợ”(x.2Cor 7,32b). Người ta nói là “Nhất vợ nhì Trời” đó mà. Nếu được như vậy thì phúc cho người vợ đó quá. Dầu vậy, những người chồng, người cha đó không chỉ có lo việc đời để bao đảm hạnh phúc gia đình, mà họ còn tham gia vào công việc của Chúa nữa. Có khi lo việc bác ái quá, quên cả chăm sóc và dạy dỗ con cái.
“Người có chồng thì lo lắng việc đời, họ lo làm đẹp lòng chồng”(x.2Cor 7, 34b). Nếu được như vậy thì phúc cho ông chồng đó quá. Thế nhưng, người vợ, người mẹ đó không chỉ lo lắng việc gia đình mà còn cộng tác vào công việc của Giáo Xứ, của Xã Hội. Có khi lo việc Giáo Xứ, lo việc Xã Hội quá lại bỏ bê công việc của gia đình.
Như thế ta thấy, dù sống đời thánh hiến hay đời hôn nhân và gia đình, chúng ta bị giằng co. Làm sao chúng ta gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co đây ? Theo tôi, một trong những cách đó là ta không nên tách rời những công việc đó, mà gom lại thành một; Trừ TÌNH và HIẾU ra.
Tình và hiếu không thể gom chung làm một được, vì như thế sẽ rất khó giải quyết. Thứ nhất tình và hiếu không cùng phạm trù. Nên không thể so sánh. Ta không thể so sánh giữa cha mẹ với vợ hay chồng được. Cha mẹ là cha mẹ, vợ chồng là vợ chồng.
Thứ hai, ta không sống đời ở kiếp với cha mẹ mà sẽ nên một với vợ, với chồng của mình và sống đời ở kiếp với nhau. Cha mẹ ta một ngày nào đó cũng sẽ đi trước ta thôi.
Bởi đó tình là tình và hiếu là hiếu. Đối với cha mẹ, ta phải có lòng hiếu thảo; đối với vợ chồng ta phải có nghĩa, có tình. Không có bên nào được ưu tiên. Không vì tình mà bỏ bê cha mẹ; cũng không vì hiếu mà dứt nghĩa đoạn tình. Làm sao cho tốt đẹp cả hai là OK.
Thánh Phao-lô có nói: “Bất cứ làm việc gì, anh em hãy tận tâm làm cho Chúa chứ không phải cho người đời. Đức Ki-tô là Chủ, anh em hãy phục vụ Người”(x.Cl 23,23-24). Đây chính là chìa khóa giúp chúng ta gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co đây.
Đức Ki-tô hay Thiên Chúa là Chủ, là Chúa của Vũ trụ và Thế giới; là Chúa của Giáo Hội và Xã Hội và đương nhiên làm Chúa cả lịch sử của con người luôn. Vậy là con cái Chúa ta phải phụng sự Chúa và làm cho Chúa. Điều ta cần nhớ:
Thứ nhất là:“Bất cứ làm việc gì, ta hãy tận tâm làm cho Chúa chứ không phải cho người đời”.
Nghĩa là ta là con cái Chúa, ta là đầy tớ của Chúa nên ta chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi. Tức là dù ta có chăm sóc con cái; có làm việc ở ngoài đồng hay trong công ty; có dạy học, có chữa bệnh; có bán hàng; có cầu nguyện; có dâng lễ; có làm việc bác ái,….đi nữa thì ta phải nhớ ta làm cho Chúa. Bởi vì làm cho Chúa nên ta phải tận tâm, tận lực mà làm; phải lo chu toàn cách tốt đẹp và hoàn hảo.
Có như thế thì ranh giới của những giằng co không còn; không còn ranh giới cho việc Chúa và việc đời; không còn ranh giới cho yêu Chúa và yêu người; không còn ranh giới cho Xã Hội và Giáo Hội; không còn ranh giới cho con người và Thiên Chúa nữa. Vì Con người ở trong Thiên Chúa và Giáo Hội ở trong Xã Hội và mọi sự đều ở trong Thiên Chúa.
Thứ hai là ta sắp xếp công việc cho hợp lý, giờ nào việc đó. Sẽ ưu tiên cho những việc thuộc ơn gọi của mình.Vì mỗi người đều có một ơn gọi riêng và có cách thế riêng để chu toàn các bổn phận của mình.
Trên hết và trước hết của ta vẫn là Chúa, không có gì phải bàn cãi về vấn đề này.
Sau là ưu tiên cho những việc thuộc ơn gọi của mình. Ưu tiên cho đời sống hôn nhân là người vợ, người chồng: ưu tiên cho người sống đời gia đình là con cái và nghề nghiệp. Ưu tiên cho người sống đời thánh hiến là đọc kinh, cầu nguyện;đời sống thiêng liêng.
Sau những ưu tiên là những việc khác. Ưu tiên không phải là phải làm trước mà là dành cho những việc đósự quan tâm đặc biệt và không thể không làm, dù việc đó ở một thời điểm nào đó trong ngày. Lý do đơn giản là các việc đó ta không làm thì không ai làm thay cho ta được. Đó là ơn gọi của ta mà.
Ví dụ, ta làm cha, làm mẹ, ta mà không lo cho con cái ta thì ai sẽ lo thay cho ta đây ? Ta mà không lo làm việc để kiếm tiền nuôi gia đình thì tiền đâu mà ta xài đây. Ta đừng lấy lý do ta phải vào Hội đoàn này, phải vào Hội đoàn kia hay phải bận công tác xã hội mà không còn giờ để chăm sóc con cái và gia đình; không còn giờ để đi làm nữa; không còn giờ dành cho nhau nữa. Không ai chấp nhận“lý sự cùn” này.
Ta là Linh Mục; là Tu Sĩ mà ta không lo đọc kinh, không lo cầu nguyện, suy gẫm thì ai sẽ làm thay cho ta đây? Ta đừng lấy lý do là phải làm việc bác ái, phải lo giúp người này, người kia mà không lo cho đời sống thiêng liêng của mình. “Phải làm việc này mà không được bỏ việc kia”. Nghĩa là phải làm việc bác ái; phải lo giúp người này người kia, nhưng không được bỏ việc đọc kinh, việc cầu nguyện, việc suy gẫm; hay chỉ làm qua loa.
Thế mới hay, “LÀ NGƯỜI thì dễ nhưng LÀM NGƯỜI không dễ chút nào”. Khi được sinh ra, ta LÀ NGƯỜI, ta có hình hài của một con người. Và từ khi đó cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, ta phải LÀM NGƯỜI, ta phải hoàn thiện con người của ta. Ta phải làm việc này mà không được bỏ việc kia; ta phải biết đâu là việc chính, đâu là việc phụ; đâu là việc ưu tiên và ta phải biết đâu là ơn gọi của ta.
Chỉ có việc phục vụ mới làm cho ơn gọi của ta nên cao quí và hoàn thiện con người của ta. Ta phụng sự Chúa và phục vụ con người. Ta phụng sự Chúa qua cuộc sống gia đình; ta phụng sự Chúa qua cuộc đời thánh hiến. Ta chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi. Có được như thế, ta mới gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co. Trái lại sẽ giúp ta thăng tiến, an vui, hạnh phúc và hoàn thành sứ mạng LÀM NGƯỜI của mình.
Như Giáo hội đã hướng dẫn: “Mùa thường niên không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt TN 4-B153
Như Giáo hội đã hướng dẫn: “Mùa thường niên không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Kitô” (AC43), nhưng cùng bước với Ngài trong cuộc sống đời thường như một cuộc hành trình lên Giêrusalem để thực thi ý Cha. Trong cuộc hành trình đó, Kitô cũng giống như Thầy mình, gặp rất nhiều những khó khăn thử thách, những cám dỗ để chúng ta bỏ cuộc… Nhưng những ai bền đỗ, chiến đấu đến cùng, thì sẽ chiến thắng, bởi vì chúng ta không đi, không chiến đấu một mình, mà có Đức Kitô cùng đi, cùng chiến đấu với chúng ta .
Trong bài đọc thứ nhất 2 Đnl 18, 15-20, khi sắp từ giã cõi đời này, Môsê đã cho biết: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ để giúp anh em, anh em hãy nghe vị ấy.”
Trong đoạn Tin Mừng Mc 1, 21-28 , thánh Maccô giới thiệu nhân vật chính của Tin Mừng, Người đã được Chúa Cha tuyên bố là “Con yêu dấu”, đã được ông Môsê tiên báo là một ngôn sứ quyền năng. Quyền năng trong lời nói khi Ngài vào hội đường giảng dạy khiến mọi người phải nể phục, “vì Người giảng dạy như Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư”. Quyền năng trong việc làm khi Ngài chỉ cần phán một lời, thì thần ô uế liền xuất khỏi người nó ám hại. Từ đó cho chúng ta một sự thật: Đức Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài như một huấn luyện viên tài ba mà Thiên Chúa đã gởi đến cho nhân loại. Tuy nhiên, cũng cho chúng ta biết có một thế lực thù địch luôn âm mưu chống đối lại Thiên Chúa và tìm cách hãm hại con cái của Ngài, đó là ma quỷ.
Giáo lý dạy cho chúng ta biết ma quỷ vốn là thiên thần, nhưng vì phản nghịch cùng Thiên Chúa nên đã mất đi hạnh phúc lớn lao mà Ngài đã ban tặng. Vì vậy nó không muốn bất cứ ai có được hạnh phúc đó. Nó đã từng xin phép Thiên Chúa để thử thách ông Gióp, và Thiên Chúa đã cho phép với điều kiện không được đụng đến mạng sống của ông ta. Trong Tin Mừng đã kể lại nhiều lần Đức Giêsu trừ quỷ, có khi là cả một bầy quỷ như lần Ngài cho chúng nhập vào đàn heo và lao xuống biển chết hết. Hay như bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dùng quyền năng để bắt quỷ phải xuất khỏi người bị nó ám. Chính Đức Giêsu cũng đã từng bị ma quỷ cám dỗ trong sa mạc…
Như vậy chúng ta tin có ma quỷ, nhưng không phải là những hình ảnh đáng sợ như răng nanh, lưỡi đỏ, đít đen, có sừng, hay ở một xác người xanh chành, lạnh cóng. Vậy làm sao chúng ta biết được ma quỷ? Thưa chúng ta biết ma quỷ là nhờ hành động của nó. Hành động của ma quỷ luôn luôn là chống đối lại Thiên Chúa và lôi kéo con người ra khỏi hạnh phúc mà nó đã đánh mất vì tội bất phục tùng. Vì vậy mọi hình thức chống lại Thiên Chúa, mọi hình thức lôi kéo con người ra khỏi Chúa, dù đó là những hành động tốt đẹp đi chăng nữa thì vẫn là những hành động của ma quỷ.
Hình thức dễ nhận ra nhất chính là những hành động xấu xa tội lỗi, một lối sống bất chấp lề luật của Thiên Chúa. Mới đầu người ta còn áy náy về những hành động xấu của mình, dần dà người ta không còn sợ hãi khi làm những điều xấu nữa. Đó mới là điều nguy hiểm, vì người ta đã để cho sự xấu ăn rễ sâu trong lòng của mình, và rồi họ thuộc trọn về ma quỷ. Lúc đó, ma quỷ không cần phải hành động nữa, mà nó chỉ còn điều khiển con người làm tay sai, làm nô lệ cho nó.
Hình thức thứ hai của việc làm tay sai cho ma quỷ tinh vi hơn nhiều, bởi vì người ta cứ nghĩ làm những điều xấu mới là tay sai cho ma quỷ, nhưng không ai có thể ngờ làm điều tốt cũng là tay sai cho ma quỷ. Ma quỷ trong bài Tin Mừng hôm nay cũng đi nghe Đức Giêsu giảng, cũng tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, nó chỉ xuất đầu lộ diện khi đứng trước quyền năng của Đức Giêsu mà thôi. Như vậy, đâu phải hễ ai tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, đâu phải ai có bề ngoài đạo đức thánh thiện thì đều là con cái của Ngài, đều thuộc về phe Thiên Chúa cả đâu. Nhiều khi đó là những hình thức của ma quỷ để trấn an người thuộc về nó.
Có một người đạo đức thánh thiện, sáng nào cũng đi lễ. Một hôm ông ta ngủ quên, ma quỷ đến gọi ông dậy để đi lễ. Khi biết người gọi mình là ma quỷ, ông liền thắc mắc: “Tại sao mi lại gọi ta đi lễ?” Ma quỷ trả lời: “Ông không cần thắc mắc tại sao, ông chỉ cần biết ông là một người đạo đức thánh thiện vì đi lễ mỗi ngày thôi”. Ông này làm mạnh hơn: “Nhân danh Thiên Chúa, ta truyền cho người nói tại sao ngươi lại làm như vậy?” Lúc này ma quỷ không thể lặng thinh được nên phải nói: “Sở dĩ ta gọi ông dậy đi lễ, vì ngày nào ông đi lễ, ông tự hào vì mình tốt lành, thánh thiện, ông không lo sửa đổi cuộc sống của mình. Ngược lại, ngày nào ông không đi lễ, ông thấy mình còn sai sót nên lo sửa đổi”. Lúc đó ông già mới nhận ra sự tốt lành của mình từ trước đến giờ là do ma quỷ thúc giục, là vì mình muốn chứng tỏ cho người khác mình tốt lành chứ không phải những hành động tốt đẹp của ông xuất phát từ lòng yêu mến Chúa. Đôi khi những việc tốt là để che đậy những việc xấu xa tệ hại của mình.
Đó là sự huấn luyện tài ba của ma quỷ, nó có những chiến thuật rất tinh vi để chống lại Thiên Chúa. Tuy nhiên những ai làm theo sự hướng dẫn của ma quỷ có khi thắng được ở vòng ngoài, nhưng chắc chắn sẽ thua trong trận chung kết.
Nhận thấy được hành động của ma quỷ tinh vi như vậy, không phải để chúng ta sợ hãi, nhưng để chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa hơn. Ma quỷ càng hành động, thì chúng ta càng thấy được giá trị của hạnh phúc nước trời lớn lao biết là chừng nào. Nếu Nước Trời là giả tạo hoặc giá trị của nó như cục vàng vậy thôi thì chắc chắn ma quỷ không cần phải khổ cực để ganh tị và lôi kéo con người ra khỏi Nước Trời vậy đâu. Chúng ta cám ơn ma quỷ vì nhờ nó mà chúng ta biết được Nước Trời là rất quý giá. Đồng thời cũng phải đề phòng để mình không thuộc về phe của ma quỷ khi đồng lõa với nó để làm những chuyện xấu xa; hoặc phải cảnh giác khi làm những hành động tốt với mục đích xấu.
Cả đất nước Việt Nam đang nhắc đến vị huấn luyện tài ba người Hàn Quốc đã đưa bóng đá Việt Nam sang một trang sử mới. Nhìn về đời sống đức tin, chúng ta cũng có Đức Giêsu là một huấn luyện viên trên cả tuyệt vời, vì Ngài không chỉ có chiến thuật do trí khôn nhân loại hướng dẫn, mà còn có kinh nghiệm vì chính Ngài đã từng chiến đấu với ma quỷ, nhưng trên hết Ngài có quyền năng khiến ma quỷ phải khuất phục.
Ông Park Hang Seo, đã chia sẻ một trong những bí quyết để ông có thể dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam thành công là: “Hằng ngày tôi vẫn cầu nguyện để đội bóng tiến bộ hơn”. Đó là điều mà Đức Giêsu đã từng chỉ dạy cho các môn đệ của mình: “Giống quỷ ấy chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mc 9, 29). Đó chính là chiến thuật của Đức Giêsu, vị huấn luyện viên cho đường lối tâm linh của chúng ta. Cầu nguyện qua việc tham dự Thánh lễ và siêng năng lãnh nhận các Bí tích; cầu nguyện qua việc đọc kinh hôm trong gia đình; cầu nguyện qua các việc đạo đức bình dân; cầu nguyện qua việc sám hối chân thành…
Chúng ta mừng chiến thắng, mừng vinh quang của đội tuyển Việt Nam, đồng thời tung hô vị huấn luyện viên tài ba người Hàn Quốc. Chiến thắng đó được đánh đổi bằng biết bao mồ hôi nước mắt, nhưng quan trọng nhất là tất cả đều tuân theo sự đường lối của vị huấn luyện viên. Chúng ta có nghĩ đến chiến thắng trong đời sống đức tin của mình không? Muốn như vậy phải tuân theo chiến thuật của Đức Giêsu, vì chỉ có sức mạnh của Ngài mới có thể đối đầu với ma quỷ.
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16).
Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt TN 4-B154
Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Theo nhãn quan Cựu Ước thì ngôn sứ nào to gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).
Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.
Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.
Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Đức chân phước giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe (nghe theo) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.
Lời có sức khử trừ sự dữ và thông ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”(Mc 1,27). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,9-10).
Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống luôn cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì rất có thể là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: “Đừng nghe lời các ngôn sứ (giả hiệu) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: “Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an!” Và với những kẻ lòng chai dạ đá: “Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em” (Gr 22,16-17). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x.Gr 28,1-17).
Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Và mãi cho đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.
Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy hai phương diện đó là vừa xua trừ sự xấu, sự dữ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?
Một câu truyện dụ ngôn được kể lại sau đây. Một nông dân nghèo, chất phác và hiền lành sau TN 4-B155
Một câu truyện dụ ngôn được kể lại sau đây. Một nông dân nghèo, chất phác và hiền lành sau khi qua đời được vào thiên đàng và được thiên thần dẫn đi tham quan. Khi đi ngang qua một khu vực khang trang ông nhìn thấy những bàn dài trên đó có những vật rất kỳ lạ. Ông hỏi thiên thần: “Cái gì thế? Có phải để nấu xúp không?” Thiên thần đáp lại: “Không. Đó là những cái tai. Những cái tai này là của những người khi sống ở dưới trần gian nghe được những điều tốt, điều hay nhưng tâm hồn họ chai đá, cứng cỏi họ không thực hành, không sống. Nên khi chết, tai họ vào thiên đàng, nhưng linh hồn và các phần khác của cơ thể thì không.
Đi được một vòng thì ông lại thấy những kệ khác có những vật kỳ quái. Ông hỏi thiên thần: “Cái gì thế? Có phải để nấu xúp không?” Thiên thần trả lời: “Không. Đó là những bộ óc. Chúng là của những người sống ở đời, nghĩ những điều tốt, điều hay nhưng chính họ không sống điều đó, mà sống ích kỷ, tự cao và kiêu căng. Nên khi chết, óc họ vào thiên đàng, nhưng linh hồn và các phần khác của cơ thể thì không.
Ông bà anh chị em thân mến. Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại cho chúng ta biết sau khi được nghe Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng khâm phục và nghĩ rằng Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ. Tin mừng không cho chúng ta biết hôm đó Chúa Giê-su đã giảng gì, nhưng có lẽ Chúa dạy mọi người phải tôn thờ Thiên Chúa là Đấng tạo dựng con người, và ban cho con người nhiều ơn lành hồn xác, vì thế phải có lòng bác ái, hy sinh và quảng đại. Chúng ta chỉ biết rõ cách giảng của Chúa thì khác hẳn với các luật sĩ. Các luật sĩ giải thích Kinh thánh với thẩm quyền, Chúa Giê-su thì giải thích Kinh thánh và giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa. Kèm theo lời giảng dạy, Chúa Giêsu còn làm một phép lạ chữa một người bị thần ô uế ám. Với những lời có quyền năng, Chúa ra lệnh: “Hãy im đi và ra khỏi người này!” Thần ô uế chẳng muốn ra khỏi nơi nó đã ở. Nó chỉ ra khỏi người đó sau khi đã vật ngả người ấy và thét lên. Phép lạ này chứng minh Ngài là Thiên Chúa, Ngài có toàn quyền trên quỷ dữ.
Chúa Giêsu đến trần gian để khai mở Nước Trời như Ngài tuyên bố: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.” Chúa đã chiến thắng sự dữ và giải phóng con người khỏi nô lệ tội lỗi và sự dữ. Nhưng cuộc chiến với quỉ dữ còn kéo dài cho đến tận thế, và chúng ta phải cộng tác với Ngài để Nước Chúa mau thành tựu và danh Chúa được cả sáng.
Kinh thánh và đức tin dạy chúng ta có ma quỉ và ma quỉ luôn hoạt động khắp nơi trên trần gian, không phải chỉ có ở thời xưa mà cả thời nay, không phải chỉ ở Do thái mà còn ở khắp nơi trên thế giới, cũng không chỉ ở ngoài xã hội, mà nó còn ẩn nấp trong chính tâm hồn con người. Ma quỉ cố gắng len lỏi vào gia đình để cám dỗ làm cho hôn nhân vợ chồng mất hạnh phúc và tan nát. Ma quỉ còn tìm cách len lỏi vào cộng đoàn dùng mưu cách gây hận thù, ghen ghét, bất hòa và chia rẽ. Ma quỉ len lỏi khắp nơi dùng mọi mưu chước, nhất là dùng những thủ đoạn thường làm con người thích, vui và thoải mái, cũng như những lời quyến dũ ngon ngọt để cám dỗ người ta trở nên kiêu căng, gian dối. Nếu ma quỉ dùng những thủ đoạn làm cho chúng ta sợ hãi, đau khổ, buồn phiền và khó chịu thì làm sao có thể cám dỗ chúng ta được! Ma quỉ cám dỗ người ta tham lam, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, và mọi thứ tội lỗi, tính mê nết xấu khác, để khích động con người sống ích kỷ, lười biếng.
Để chiến thắng ma quỉ, chúng ta phải làm gì? Thưa, trước hết chúng ta phải luôn luôn ý thức: ma quỉ là loài khôn ngoan, quỉ quyệt và quyền năng hơn loài người, ẩn nấp dưới mọi hình thức, trà trộn vào mọi nơi mọi chỗ, khi thì rất xấu xa, lúc lại có vẻ rất tốt lành, đạo đức, hy sinh, lợi dụng hết mọi dịp thuận tiện và dùng mọi mưu chước. Thứ hai, để chống trả lại chúng ta phải sống khiêm nhường, hy sinh và quảng đại; phải năng lãnh nhận các Bí Tích, nhất là 2 Bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Chúng ta phải xa tránh những lời dụ dỗ hay dịp đưa đến tội lỗi, để sống trong ơn nghĩa Chúa, phải luôn tin cậy, phó thác và hết tình yêu mến Mẹ Maria. Trên hết, chúng ta phải chân thành lắng nghe và can đảm sống Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
Lời Chúa có sức mạnh hoán cải lòng người như đã hoán cải thánh Au-gút-ti-nô trụy lạc và lầm lẫn quay trở về với Chúa. Lời Chúa đã biến đổi Phanxicô Xavi ê đang là một giáo sứ tài giỏi đầy danh vọng tại một trường đại học nổi tiếng, đã từ bỏ danh vọng để hiến thân làm linh mục và đi truyền giáo mở mang Nước Chúa. Lời Chúa có sức mạnh dẹp tan bão tố, chữa được những bệnh tật, trừ được quỉ, làm được những việc mà loài người không thể tượng tượng nổi như hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều để cho đám đông dân chúng ăn no nê. Lời Chúa có sứ phục sinh như em bé 12 tuổi con một ông trưởng hội trường, hay con trai của bà góa tại Na-im, đặc biệt là Laza-rô đã chết được 4 ngày. Lời Chúa mang lại bình, ơn sủng, hy vọng và nhất là hạnh phúc Nước Trời.
Ngày nay Chúa còn chia sẻ quyền năng của Ngài cho những người tin Chúa. Chúng ta là những Ki-tô hữu tin vào Chúa, nhưng chúng ta có nhận ra uy quyền và ơn sủng của lời Chúa và chân thành sống những điều Chúa dạy chúng ta không? Hay chỉ nghe suông? Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra quyền năng của lời Chúa và có niềm xác tín rằng ai biết đón nhận, tin và sống Lời Chúa sẽ thoát khỏi sự xiềng xích cám dỗ của ma quỉ, và được sống trong ân sủng tình yêu Chúa. Xin Chúa ban ơn cho chúng ta để chúng ta thành tâm sống lời Chúa dạy, mỗi ngày chúng ta sống tốt lành hơn, bác ái hơn, quảng đại hơn, biết canh tân đời sống mỗi ngày, để những lời nói và việc làm của chúng ta phản ảnh tình yêu của Chúa và làm sáng danh Người.
Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa được loan báo từ ngàn xưa để đem ơn Cứu Độ đến cho TN 4-B156
Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa được loan báo từ ngàn xưa để đem ơn Cứu Độ đến cho nhân loại. Ơn Cứu Độ trược hết là “Lời rao giảng”, tức là Tin Mừng Cứu Độ, có nghĩa là “LỜI HẰNG SỐNG” , chúng ta thừơng nghe nói : “Lời hằng sống trong Tân Ứơc” là như vậy. Vì, “Lời “có sức sống, mang lại sự sống là như vậy, Tức là “LỜI” phát sinh ra ơn Cứu Độ, trước khi hoan tất Mầu Nhiệm Cứu Độ trên Thập Giá bởi một cuộc Khổ Hình.
Như vậy, chúng ta biết “Lời” của Thiên Chúa là Đức Giêsu – Kitô được tỏ hiện tại thế gian, nhằm ứng nghiệm Lời Thánh Kinh xưa, “Lời Chúa “ ngày xưa được phán dạy qua các ngôn sứ, gọi là “ Cựu Ứoc” là Giao Ứơc xưa, như vậy, khi Thiên Chúa muốn phán dạy điều gì cho dân chúng thì phải qua một vị ngôn sứ, gọi là tiên tri. Theo đó, nhiệm vụ ngôn sứ là phải nói “Lời Chúa”, có nghĩa là “ nhiệm vụ phát ngôn nhân”, hay “ nhiệm vụ tiên tri”.
Khởi đi từ bài đọc I hôm nay (Đnl 18 , 15 -20) cho chúng ta thấy “ Nhiệm vụ tiên tri”, như chúng ta biết Sách Đệ Nhị Luật là cuốn sách Thiên Chúa Truyền dạy lề luật của Ngài cho dân chúng qua Moi-sê. Nhưng, ý nghĩa trong Đoạn sách hôm nay là muốn nhắc đến “hình bóng” một Vị ngôn sứ bằng chính ;” Lời” của Thiên Chúa, nên chi , Đức Giêsu – Kitô, Vị Mục Tử tối Cao được sai đến , vì vậy, Người được gọi là “Ngôi Lời “ của Thiên Chúa.
Hôm nay đây, Chúa Nhật thứ IV Thường niên 2018, một lần nữa nhắc nhớ cho chúng ta về một Vị “Ngôi Lời “ đã làm Người và ở giữa nhân loại, hầu để giảng dạy Lời của Thiên Chúa, đó là Đức Giêsu – Kitô.
Như vậy , Lời Thiên Chúa từ Cựu Ứớc đến Tân Ứơc, minh chứng một “ chân lý” duy nhất , đó là sự sống hằng hữu từ Thiên Chúa, đó là Lời Chúa mang lại sự sống , sự bình an, sự hoan lạc tâm can cho nhan thế.
Tai sao lời giảng dạy của Chúa Giêsu có sức thuyết phục người nghe , kể cả ma quỷ?
Một là : Lời Chân lý Hai là : Lời đem lại sự sống hằng hữu Ba là : Lời đem lại sự bình an, hoan lạc tâm can. Vâng, như chúng ta biết, lời nói là ngôn ngữ được diễn đạt bằng ý, Ý tốt , thì lời hay, người ta thường nói lời hay , ý đẹp. Ngôn ngữ là tiếng nói được dệt bằng tư tường đúng, muốn có tư tưởng đúng, chúng ta phải biết suy tư đúng. Làm thế nào để suy tư đúng, nếu như không có sự hướng dẫn từ “tiền nhân”. Vậy, “tiền nhân” trước tiên là ai ? Há chẳng phải là Thiên Chúa, như có lần Chúa Giêsu nói : “ Lời Thầy nói là Thần Khí và là Sự Sống “. Vâng, đó là chân lý, chân lý từ thưở đời đời. Bởi vì, thẩm quyền giảng dạy của các kinh sư không có tác dụng đối với thế lực tà thần, nhưng , đối với Lời giảng dạy của Chúa Giêsu thì có sức xua đuổi tà thần. Chúng ta thấy, điểm nầy minh chứng “Lời chân lý”, vì thế lực tà thần , chính là một thế lực tăm tối siêu nhiên, chứ không phải tự nhiên, vì vậy , lời giảng dạy không thuộc chân lý của các kinh sư không có “ thẩm quyền “ đối với thế lực tà thần, vì vậy không thể xua trừ tà thần được.
Khi Chúa Giêsu nói, thế lực nơi Người phát ra, bởi vì là “LỜI CHÂN THẬT “ tức chân lý, như vậy, quỷ phát thốt lên và lui ra. Như vậy, “ Lời chân lý” chính là được thế lực tăm tối làm chứng. Như vậy, cái xấu đối khi cũng có lợi cho cái tốt, vì không có bóng đêm, thì làm sao ánh sáng ban ngày phát ra sự hữu dụng của nó mà người ta nhận ra được. theo đó, có lần Chúa Giêsu nói về dụ ngôn “cỏ lùng và lúa tốt” trong ruộng.
Cỏ lùng là thế lực không tốt, nhưng , nhờ đó phản ánh về cái tốt của lúa. Lúa là một minh chứng về điều tốt. Nhưng, nếu một mình lúa, thì làm sao nhận ra điều xấu bởi cỏ lùng.
Thiên Chúa không dựng nên điều xấu, điều ác, nhưng tà thần phản nghịch tạo dựng, từ đó phản ánh tình thương , tức ánh sáng từ Thiên Chúa. Tâm hồn con người là mảnh ruộng cho cả hai “lúa tốt và cỏ lùng” ngự trị. Công sức của con người là biết đẩy lùi cỏ lùng, nhờ Lời Chúa là ánh sáng đẩy lùi bóng tối, nhưng, nếu ai tiếp tay với bóng tối, tức tạo điều kiện cho cỏ lùng mọc lên, thì người ấy sẽ bị nhổ bỏ như cỏ lùng vào ngày sau hết.
Trở lại ý nghĩa Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy, Lời chân thật, thì đem lại sự sống hằng hữu, bởi vì Lời nói tốt thì sinh hoa kết trái, lời nói độc địa thì đem lại tai họa, tức sự dữ. Sự dối trá tất không mang lại sự sống, sự sống từ Thiên Chúa qua Lời của Người, chứ không thể qua bất cứ phương tiện nào khác. Như chúng ta biết sự sống nới Thiên Chúa là vĩnh hằng, vì vậy, Lời phát xuất từ Thiên Chúa mặc nhiên đem lại sự sống vô biên, mà thế lực tà thần không thể tiêu diệt được.
Khi chúng ta sống theo Lời Chúa, chúng ta có chân lý, Chúng ta sẽ được bình an và hoan lạc ngay tại thế gian, vì Lời Chúa là sự sống vĩnh hằng, mặc nhiên thế gian chỉ là tạm bợ, vô nghĩa, khi tin như vậy, cuộc sống trần gian của chúng ta sẽ bình an và hoan lạc.
Theo đó, Bài đọc II hôm nay, ( 1Cr 7, 32 -35), thánh Phao-lô diễn giải rất chí lý, tiếp theo , cũng vậy câu 36 -38, thánh nhân diễn giải thật chí lý đối với ai sống đời giáo dân hoặc tu sĩ. Thánh nhân thay mặt Chúa Giêsu diễn đạt diều mà nhiều người thắc mắc hỏi Chúa về đời sống độc thân và hôn thân, thật tuyệt vời. Nếu ai thêu dệt sai sự thật, thì đừng bao giờ nghe họ, hãy giở Lời Chúa ra mà xem, theo đó, Lời Chúa sẽ đem lại bình an, hoan lạc, và cuối cùng sẽ đem lại sự sống vĩnh hằng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến thế gian mang Lời Chân Lý, hầu soi chiếu thế gian, đến độ thế lực tà thần phải lui gót. Xin cho mọi người bước theo Chúa cũng biết dùng Lời Chân Lý mà xua đuổi tà thần, còn nếu ai dùng lời của tà thần, mặc nhiên nghe theo nó dẫn đến sự chết đời đời. Amen
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần IV Thường Niên, năm B này, các nhà phụng vụ muốn TN 4-B157
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần IV Thường Niên, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình: biết hết lòng thờ phượng Chúa, và thành tâm yêu mến mọi người.
Thờ phượng Thiên Chúa và yêu mến mọi người được thể hiện trong đời sống hằng ngày qua lòng tin cậy mến của chúng ta. Trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thánh Phaolô đã ca ngợi các tín hữu Thêxalônica: Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. Anh em đã quay về với Thiên Chúa để phụng sự Người là Đấng hằng sống, chân thật, để chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến. Xin Chúa Giêsu cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết.
Cũng vậy, trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Inhaxiô thành Antiôkhia cũng đã tự hào về hội thánh Ximiếcna khi nói: Tôi nhận thấy anh chị em không hề nao núng và giữ vững đức tin một cách tuyệt vời, như những người đã chịu đóng đinh cả xác lẫn hồn vào thập giá của Chúa Giêsu Kitô, và được củng cố trong đức mến nhờ máu thánh của Người.
Trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Đệ Nhị Luật cho thấy: Thiên Chúa uy nghi cao cả, thờ phượng Người thật là chính đáng và phải đạo. Thiên Chúa oai phong rực rỡ khiến Dân Chúa phải cầu xin với Môsê: Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết. Chính vì thế, Thiên Chúa phán: Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy.
Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 94, vịnh gia đã kêu gọi: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng. Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
Trong bài đọc hai của Thánh Lễ, thánh Phaolô cho thấy: Người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người. Những người không bị những ràng buộc tình cảm gia đình, thì sẽ hoàn toàn tự do, toàn tâm toàn lực mà phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Tung Hô Tin Mừng: Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Đức Giêsu chính là Ánh Sáng, là Vầng Đông phá tan bóng tối của sự chết. Những lời Người giảng dạy là ánh sáng soi dẫn cho những ai đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, biết tìm về con đường sự sống.
Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô đã cho thấy: Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền, bởi vì, Đức Giêsu là ngôn sứ của các ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả được gọi là ngôn sứ vĩ đại, ấy thế mà, ông cũng chỉ dám nhận mình là ngọn đèn, còn Chúa mới chính là Ánh Sáng; ông là phụ rể, còn Chúa mới là chàng rể; ông là người dọn đường, còn Chúa mới là Đấng phải đến.
Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh. Chỉ có Đức Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta mới có quyền uy như thế. Trong Đức Kitô, chúng ta đã được hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, vì thế, Thiên Chúa không còn xa cách, khiến chúng ta sợ hãi như trong bài đọc một của ngày lễ hôm nay, giờ đây, chúng ta thờ phượng Thiên Chúa, không như người đầy tớ khiếp sợ ông chủ hà khắc, nhưng là, con thơ kính sợ Cha hiền, và một khi, chúng ta thờ phượng Thiên Chúa như Cha của mình, thì đồng nghĩa, chúng ta phải yêu thương hết tất cả mọi người, bởi vì, tất cả chúng ta đều là con cái của Cha trên trời. Ước gì chúng ta biết hết lòng thờ phượng Chúa, và thành tâm yêu mến mọi người, như ơn xin mà các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình trong suốt Tuần IV Thường Niên này. Ước gì được như thế!
VÌ MẾN TIN CÙNG CHÚA ÔM THẬP GIÁ, BỞI LẦM LỖI TỰ MÌNH VÁC CUỘC ĐỜI. Một TN 4-B158
VÌ MẾN TIN CÙNG CHÚA ÔM THẬP GIÁ BỞI LẦM LỖI TỰ MÌNH VÁC CUỘC ĐỜI
Một định luật bất biến đã được chính Chúa Giêsu minh định: “Ai muốn theo Tôi, phải TỪ BỎ chính mình, VÁC thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23). Hai động từ với hai hành động trái ngược: Bỏ cái này để lấy cái kia. Nghe chừng rất đơn giản nhưng lại khá nhiêu khê! Tuy nhiên, theo Chúa là hành động tiên quyết mà mỗi người Kitô giáo phải thực hiện mọi ngày trong suốt cuộc đời mình. Nhưng cái gì cũng có điều kiện nhất định!
Cuộc sống không hề đơn giản, tức là khó và phải nỗ lực không ngừng, nhưng con người không phải cố gắng chiến đấu một mình. Kinh Thánh cho biết: “Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ để giúp anh em, hãy nghe vị ấy” (Ðnl 18:15). Đó là người được sai đi, chấp nhận lời sai đó tức là chấp nhận bước theo Chúa, đi theo thì phải hành động tích cực, không thể thụ động.
Và Ngài còn động viên: “Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta thì chính Ta sẽ hạch tội nó” (Ðnl 18:18-19). Ngài không hề hù dọa, mà đó chính là công lý và công bình. Mỗi người đều có trách nhiệm rao truyền và làm chứng nhân của Thiên Chúa. Trách nhiệm thì phải làm, không làm thì có tội. Thật vậy, chính Ngài đã cảnh báo: “Ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói thì ngôn sứ đó phải chết” (Ðnl 18:20).
Thánh Vịnh gia tha thiết mời gọi: “Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn” (Tv 95:1-2). Không chỉ vậy, chúng ta còn phải “cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên chúng ta, vì chính Người là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ, là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95:6). Đặc biệt và cấp bách hơn: “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa, đừng cứng lòng!” (Tv 95:7-8). Thời điểm là hiện tại, không phải là quá khứ hoặc tương lai. Đó là lời cảnh báo nhưng cũng chính là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, bởi vì Ngài vẫn kiên trì chờ đợi chúng ta trở về, cứ hết ngày dài lại qua đêm thâu.
Cuộc sống có nhiều thứ khiến chúng ta lo lắng, thế nên phải biết khéo léo buông hoặc giữ cái gì để giữ cân bằng tâm sinh lý. Một trong nhiều cách đó là tạo “khoảng riêng” để tách mình ra khỏi cuộc đời xô bồ. Chắc chắn “khoảng sa mạc” trong tâm hồn rất cần thiết để có thể lắng nghe Tiếng Chúa. Thánh Phaolô đã nói rõ: “Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì” (1 Cr 7:32). Với nguyên nhân và mục đích rất cụ thể: “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng” (1 Cr 7:33-34). Đó là hai cách thức khác nhau mà mỗi người có quyền tự do chọn lựa – bỏ cái này để lấy cái khác, chỉ có thể chọn một trong hai.
Khi nghe nói vậy, chắc chắn người đời không thể tin và không thể chấp nhận với tầm nhìn của phàm nhân bình thường, bởi vì những điều đó “không bình thường” chút nào và rất “ngược đời”, phải có tầm nhìn của đức tin mới khả dĩ chấp nhận mà hành động. Thánh Phaolô biết đó là những điều “khó nghe” mà lại rất thật, cho nên ông phân trần: “Tôi nói thế là để mong tìm ÍCH LỢI CHO ANH CHỊ EM, tôi không có ý GÀI BẪY anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em ĐƯỢC GẮN BÓ CÙNG CHÚA mà không bị giằng co” (1 Cr 7:35). Và đó cũng là lời động viên dành cho mỗi chúng ta.
Cuộc sống vốn dĩ nhiêu khê nên luôn có những điều khó chọn lựa. Có lần Chúa Giêsu đã phân tích: “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Lc 6:45). Lần khác, Ngài lại xác định: “Kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em ở đó” (Lc 12:34). Theo nghĩa bình thường, kho tàng là tiền bạc, của cải hoặc vật chất, là những gì mình sở hữu. Cũng chính “kho tàng” đó có thể là chướng ngại vật trên hành trình theo Chúa. Điển hình là thanh niên nọ đến hỏi Chúa Giêsu về cách trở nên hoàn thiện, Chúa Giêsu bảo về bán tài sản và cho người nghèo, anh ta nghe vậy thì buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (x. Mt 19:16-22; Mc 10:17-22; Lc 18:18-23).
Quả thật, sức hấp dẫn của vật chất rất mạnh, mạnh đến nỗi người ta gọi đó là ma lực. Người ta gọi thần tiền bạc là “thần tài”. Vật chất là một loại “thần” – thường mang nghĩa không tốt, vì nó có thể khiến người ta mê muội, mù quáng, mất cả nhân tính mà trở thành mưu mô và độc ác. Hàng ngày vẫn có nhiều vụ giết người dã man để cướp của đã xảy ra. Các “thần xấu” đó là các loại thần ô uế làm “biến chất” con người từ ngoài vào trong.
Rất nhiều vụ án dã man đã và đang xảy ra nơi này hoặc nơi kia, thậm chí có những vụ giết người cướp của đã xảy ra ngay trong các mối quan hệ ruột thịt gia đình. Những kẻ thủ ác là những người thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, có kẻ vẫn còn ở độ tuổi thiếu niên, và chuyện xích mích đôi khi chỉ là chuyện nhỏ, đúng như người ta nói “có bé xé ra to” hoặc “có ít xít ra nhiều”. Điều đó cho thấy rằng lòng người ta rất nhỏ mọn và luôn có “lửa” oán thù, chỉ cần chút gió là nó cháy bùng lên ngay. Thật là kinh khủng quá!
Trình thuật Mc 1:21-28 (Lc 4:31-37) đề cập sự đối đầu giữa Thiện và Ác, giữa Chúa Giêsu và thần ô uế. Một hôm nọ, trong hội đường có một người bị thần ô uế nhập, người này “chịu không nổi” nên đã phải la to: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1:24). Mắt phàm nhân chưa nhận ra nhưng “thần ô uế” đã nhận ra Chúa Giêsu là ai. Tuy nhiên, Ngài liền quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (Mc 1:25).
Chắc chắn ma quỷ không hề muốn ra khỏi “lãnh địa” mà nó đang chiếm giữ, thế nhưng nó vẫn phải tuân lệnh Chúa Giêsu. Rõ ràng Chúa Giêsu có quyền trên mọi thứ và mọi loài, cả hữu hình và vô hình. Ma quỷ không muốn quy phục Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa nhưng nó vẫn phải vâng lời, thậm chí nó còn phải trình diện Ngài (G 2:1). Nó có thể làm hại người ta nhưng nó “phải tôn trọng mạng sống” của người khác – cụ thể là trường hợp của ông Gióp (G 2:6).
Ngay sau khi “thần ô uế” xuất ra khỏi người kia, mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1:27-28). Giáo lý mới mẻ và người dạy có uy, lạ lùng lắm, xưa nay chưa hề thấy có ai làm được như vậy. Những người chứng kiến đã nhận xét như vậy thì kể ra cũng lạ thật, nhưng cũng thật đáng khen vì họ có thể mau chóng tiếp thu được cái “mới mẻ” đó. Cuộc sống rất cần tinh thần phục thiện và dễ thích nghi như vậy. Đó cũng là một cách biết bỏ cái không cần thiết để nhận lấy cái cần thiết – đặc biệt là khi “cái cần thiết” đó lại không vừa ý mình.
Điều-cần-thiết-mà-trái-ý-mình chính là “vác thập giá hàng ngày”, điều mà Chúa Giêsu luôn khuyến khích. Ngài có cách động viên cũng chẳng giống ai, rất độc đáo. Thật vậy, C. S. Lewis đã nhận định thế này: “Thiên Chúa thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui, nhưng Ngài nói to trong lương tâm của chúng ta khi chúng ta đau khổ”. Đúng là “đầu óc bã đậu” của chúng ta không thể nào hiểu nổi, và cũng chẳng bao giờ hiểu thấu, bởi vì chính Thiên Chúa đã xác định: “Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:9).
Lạy Thiên Chúa là dũng lực của con, xin ban Thần Khí Chúa để con khả dĩ chân nhận Tiếng Chúa trong chính cuộc đời con, xin giúp con mau mắn bước theo Ngài và can đảm hành động đúng Tôn Ý Ngài trong mọi hoàn cảnh sống. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.
“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Theo nhãn quan Cựu Ước thì ngôn sứ nào to gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).
Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận TN 4-B159
Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.
Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.
Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Đức chân phước giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe (nghe theo) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.
Lời có sức khử trừ sự dữ và thông ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”(Mc 1,27). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,9-10).
Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống luôn cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì rất có thể là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: “Đừng nghe lời các ngôn sứ (giả hiệu) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: “Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an!” Và với những kẻ lòng chai dạ đá: “Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em” (Gr 22,16-17). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x.Gr 28,1-17).
Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Và mãi cho đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.
Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy hai phương diện đó là vừa xua trừ sự xấu, sự dữ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?
Thiếu nhi chúng con yêu quí. Cha đố chúng con Chúa Giêsu đã làm gì trong bài Tin Mừng hôm nay ? - Thưa cha, Chúa giảng dạy và trừ quỉ. - Xuất sắc! Đúng như thế.
Tin Mừng thánh Marco hôm nay cho mọi người thấy, Chúa xuất hiện như một đấng đầy uy quyền TN 4-B160
Tin Mừng thánh Marco hôm nay cho mọi người thấy, Chúa xuất hiện như một đấng đầy uy quyền. Cha nhớ trước đây đã có lần ông Moise tiên báo về Chúa như thế này: “Từ giữa anh em, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ để giúp anh em”.
Ngôn sứ mà Moise tiên báo đó chính là Chúa Giêsu Đấng đầy uy quyền trong cả lời nói lẫn hành động.
1. Chúa Giêsu là Đấng rất uy quyền trong Lời nói.
Khi Chúa giảng cho dân chúng, họ đã thấy ngay: “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc,1,21).
Quả đúng như thế. Lời Chúa giảng là những lời đầy uy quyền. Lý do vì Lời của Chúa có sức mạnh biến đổi và hoán cải người khác. Nhiều người đã nhờ Lời Chúa mà được biến đổi. Tại sao thế ? Vì Chúa giảng bằng sức mạnh và chính cuộc sống của Chúa.
Chúng con hãy nghe câu chuyện này: Tokichi Ishii, một tên giết người không gớm tay. Y đã đạt kỷ lục về việc giết nhiều người nhất bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nổi. Y sát hại đàn ông, đàn bà phụ nữ, trẻ em với bàn tay khát máu. Y đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ y gặp và muốn giết. Nhưng rồi cuối cùng y đã bị bắt và bị kết án tử hình.
Lúc ở trong nhà tù chờ ngày bị hành quyết, có hai phụ nữ công tác tông đồ đã đến khuyên nhủ y. Nhưng tất cả những lời thăm hỏi, trò chuyện của họ đều không làm cho y mảy may xúc đổng. Trái lại y còn nhìn chằm chặp vào họ với một cặp mắt dữ tợn như muốn nuốt sống họ.
Cuối cùng, vì không còn đủ kiên nhẫn nữa, hai phụ ấy nữ ra về. Nhưng trước khi ra khỏi nơi gặp gỡ, họ để lại cho y một cuốn sách Tân Ước với hy vọng mỏng manh rằng y sẽ đọc và rồi Lời Chúa sẽ hoạt động… Và đúng như họ mong ước: Niềm hy vọng của họ đã trở thành sự thật. Ishii đã đọc. Lời Chúa thu hút Ishii khiến anh tiếp tục đọc hết đoạn tường thuật về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu… Khi đọc đến câu: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”! (Lc 23, 34), anh ta dừng lại và suy nghĩ. Anh tâm sự: “Đọc đến câu này, trái tim tôi bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu, hay là lòng thương xót của Ngài không thì tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin vào Chúa”.
Khi các nhân viên nhà giam dẫn anh ta đi để hành quyết. Họ rất ngạc nhiên thấy tử tội Ishii hòa nhã, lễ độ, chứ không như một tên giết người hung bạo như trước nữa. Ishii, đã được lời Chúa hoán cải (Trích Lẽ Sống, Radio Veritas).
Đó chúng con thấy: Lời của Chúa đã có sức mạnh như vậy đó. Lời Chúa đã biến đổi một con người như vậy. Đọc trong Lịch sử của Giáo Hội cha còn thấy rất nhiều trường hợp như thế.
2. Tiếp đến, Chúa còn là Đấng đầy uy quyền trong hành động.
Tin Mừng hôm nay ghi lại: Lời giảng của Chúa làm cho “cả các thần ô uế phải vâng theo” (Mc 1,27). Chính thái độ vâng phục của ma quỷ trước uy quyền của Chúa, đã nói lên điều đó: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!”
Sau đó chỉ một Lời của Chúa là ma quí răm rắp tuân lệnh: Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Lạ lùng chưa chúng con ?
Cha hỏi chúng con: Chúng ta có thể tìm được bài học gì qua bài Tin Mừng hôm nay không ?
Nhất định là có. Khi đọc Tin Mừng của Chúa, cha thấy tất cả các những việc Chúa làm cũng như những lời giảng dạy của Chúa đều hướng mọi người về một bài học nào đó. Chúa giảng dạy, Chúa làm phép lạ tất cả đều là để giáo dục và dạy dỗ mọi người chúng ta.
Vậy thì bài học Chúa muốn dạy chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay là gì ?
Thưa là hãy biết tin tưởng vào Chúa. Chúa là Đấng uy quyền nhưng Chúa cũng là Đấng đầy tình thương. Mọi việc Chúa làm đều vì lòng yêu thương của Chúa. Hãy biết luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa.
Truyện kể lại rằng: Có một tội nhân kia suốt đời được thiên thần hướng dẫn đi theo con đường hẹp nghĩa là đi theo đường lối Chúa đã dạy bảo, nhưng tất cả đều vô ích. Con người này cứ đắm chìm trong đường tội lỗi. Gần đến ngày ông ta phải về tính sổ trước mặt Chúa, thiên thần bản mệnh của ông chỉ còn biết khóc thầm, thương cho ông. Hơn nữa ma quỉ còn lợi dụng cơ hội này để thúc đẩy con người này tiến thẳng xuống hỏa ngục. Ma quỉ đã đến bên ông và gieo vào tâm hồn ông niềm thất vọng, chán nản. Ma quỷ nói với ông:
- Thôi, ông cứ tiến thẳng tới án phạt của ông đi vì đời sống của ông chỉ toàn là những điều gian ác.
Trong chốc lát, ông như tỉnh ngộ. Ông bước đi nhưng mắt vẫn ngước nhìn về ngai vàng nơi Thiên Chúa ngự trị và tấm lòng vẫn còn hy vọng được Thiên Chúa tha thứ vì lòng nhân từ khoan thứ vô biên của Ngài. Thấy vậy, ma quỉ nói với ông:
- Hỡi người tội lỗi cứng lòng, hãy bước đi chứ đừng hy vọng gì nữa.
Tội nhân vẫn cứ tiếp tục bước. Lòng vẫn cầu nguyện trong sự e thẹn:
- Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng công chính. Tội của con thật đáng với án phạt nhưng vì tình thương bao la của Chúa, xin tha tội cho con. Tuy dù con bất xứng trăm bề, nhưng Chúa biết rằng niềm hy vọng trong tâm hồn con chẳng bao giờ tắt, vì con luôn tin tưởng vào lòng khoan dung của Ngài. Lạy Chúa, nỡ nào Chúa lại lên án phạt con. Nỡ nào Chúa lại tuyên phạt con đời đời hay sao ?
Thiên Chúa đã cảm động trước lời cầu xin khiêm tốn của ông ta. Ngài truyền cho các thiên thần:
- Hãy dẫn người đàn ông khiêm tốn ấy đến trước mặt ta. Lửa yêu thương của Ta sẽ thiêu hủy hết tội lỗi của nó. Mặc dù nó phạm tội nhiều nhưng không bao giờ nó hết nghi ngờ lòng nhân từ vô biên của Ta, vì thế Ta muốn nó được sống trong nước vinh quang của Ta, sống bên cạnh ta để nó sẽ ca ngợi lòng nhân từ của Ta mãi mãi. Amen.
Một ông thợ ở Nadarét được mời giảng trong hội đường.
Maccô không cho ta biết Đức Giêsu đã giảng gì. Chỉ biết nội dung của lời giảng thì mới mẻ, và TN 4-B161
Maccô không cho ta biết Đức Giêsu đã giảng gì. Chỉ biết nội dung của lời giảng thì mới mẻ, và cách giảng thì khác hẳn với các kinh sư.
Kinh sư thì giải thích Kinh Thánh với thẩm quyền. Còn Đức Giêsu giải thích Kinh Thánh với uy quyền. Ngài chẳng phải dựa vào sách vở, vào truyền thống có sẵn.
Một cách mới mẻ và đầy uy quyền, Đức Giêsu loan báo Triều đại Thiên Chúa đã đến, triều đại của Xa-tan phải bị đẩy lui.
Quả vậy, sự hiện diện của Ngài trong hội đường ngày hôm ấy đã khiến cho thần ô uế phải chường mặt ra và khiếp sợ. Đức Giêsu ra lệnh: “Hãy câm đi và xuất khỏi người này.” Thần ô uế chẳng muốn từ bỏ căn nhà nó đã ở. Nó chỉ ra sau khi đã vật vã người ấy và thét lên.
Đức Giêsu đã chiến thắng và giải phóng ta khỏi nô lệ. Ngài khai mở Nước Thiên Chúa trên mặt đất. Nhưng cuộc chiến với Xa-tan còn kéo dài đến tận thế. Chúng ta phải cộng tác để Nước Chúa mau thành tựu.
Quỷ thường được vẽ như một con vật xấu xí đáng sợ. Nếu thế thì ta rất dễ nhận ra nó, và nó cũng khó lòng cám dỗ được ta. Trong thực tế, quỷ mang dáng dấp xinh đẹp và hấp dẫn. Nó tấn công ta bằng những thủ đoạn tinh tế, ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu nhất của từng cá nhân, tập thể.
Xưa nay, người bị quỷ nhập thực sự chắc không nhiều. Nhưng hẳn nhiều người bị quỷ lèo lái mà không biết.
Kitô giáo không bịa ra quỷ để hù dọa tín đồ.
Quỷ là những mãnh lực xấu xa, cố kéo ta xa Chúa. Chúng chống lại Thiên Chúa và hạnh phúc đích thực của con người.
Quỷ phỉnh phờ con người bằng thứ hạnh phúc giả tạo. “Nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, tôi sẽ cho tất cả”. Làm gì có hạnh phúc vững bền khi ta quay lưng với Thiên Chúa!
Chúng ta tự hào mình không bị quỷ ám. Nhưng thế giới hôm nay vẫn bị ám ảnh bởi nhiều thứ khác: tham vọng và dục vọng, sợ hãi và oán thù, ích kỷ và hưởng thụ…
Có những điều vốn không xấu cũng trở thành ngẫu tượng: tiền bạc, tiện nghi, thời trang, công việc làm ăn, phim ảnh…
Cái ám nào cũng làm ta bớt tự do, bớt là mình.
Cái ám từ ngoài vào, ở lại trong ta và không chịu ra.
Cái ám khi trở thành tuyệt đối thì làm ta trở nên ô uế.
Nó bắt ta phải nghĩ, phải sống như theo một lập trình. Ta không thể làm khác, không thắng được bản năng và thói quen.
Ta thấy mình bất lực, nên cần Đấng Thánh của Thiên Chúa.
“Hãy xuất ra khỏi người này”: Hôm nay Chúa muốn nói với tà thần ở trong tôi như vậy.
Tôi cầu xin Ngài trục xuất khỏi tôi điều gì?
“Hãy xuất ra khỏi thế giới này”: Nhờ ơn Chúa, tôi cũng phải ra lệnh cho ma quỷ như vậy.
Gợi Ý Chia Sẻ
Lời xin cuối của kinh Lạy Cha: Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Theo sách Giáo Lý Công Giáo, sự dữ ở đây để chỉ một nhân vật, đó là Xa-tan, là vị thiên thần đã chống lại Thiên Chúa, là ma quỷ (số 2851). Bạn tin có Xa-tan, có ma quỷ không? Ma quỷ đã có tác động xấu nào trên đời bạn?
Ma quỷ là kẻ dối trá và hay đánh lừa con người (Ga 8,44). Có khi nào việc bạn làm lúc đầu thấy là tốt, sau cùng lại thấy nó dẫn đến điều xấu không? Bạn có khi nào bị ma quỷ đánh lừa không?
Cầu Nguyện
Lạy Cha, thế giới hôm nay cũng như hôm qua vẫn có những người bơ vơ lạc hướng vì không tìm được một người để tin; vẫn có những người đã chết từ lâu mà vẫn tưởng mình đang sống; vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế, ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm; vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn, bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống; vẫn có những người bị sống bên lề xã hội, dù không phải là người phong… Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ và biết chạnh lòng thương như Con Cha. Nhưng trước hết, xin cho chúng con nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Có quỷ không? Quỷ bởi đâu mà ra? Quỷ có đáng sợ không? Đây là những câu hỏi mà các kitô TN 4-B162
Sách Giáo lý Công giáo cho ta câu trả lời (GLCG 2538). Quỷ vốn là những thụ tạo tốt đẹp do Thiên Chúa dựng nên. Sau khi phạm tội bất phục tùng, các thiên thần trở thành quỷ. Quỷ luôn chống lại Thiên Chúa, và cám dỗ con người xa Chúa. Quỷ vừa ranh ma, vừa lắm quyền năng. Nhưng may thay Thiên Chúa lại mạnh hơn quỷ gấp bội. Từ nay cho đến tận thế, cuộc chiến giữa hai bên vẫn kéo dài. Thiên Chúa là Đấng có thể thắng quỷ và bảo vệ chúng ta. Tin Mừng Máccô hay kể chuyện những người bị quỷ ám được Đức Giêsu chữa lành (Mc 1,21-28; 5,1-20; 7,24-30; 9,17-29). Trong tất cả những truyện này, quỷ luôn được gọi là thần ô uế. Nó nhập vào con người, làm con người mất tự chủ, tự do, và biến con người thành con rối trong tay nó. Người bị quỷ nhập phải sống trong đau khổ (Mc 5,3-5; 9,32). Đối với Đức Giêsu, trừ quỷ đơn giản là đuổi nó ra, vĩnh viễn không cho nó còn quyền gì trên con người. Sau khi được trừ quỷ, người đó có lại sự bình an và trở lại cuộc sống bình thường (Mc 5,15; 7,30; 9,27). Có người nghĩ rằng người bị quỷ ám chẳng qua là người mắc bệnh tâm thần, vì dấu hiệu bên ngoài của đôi bên không khác nhau là mấy. Nhưng Đức Giêsu đã thực sự đuổi thần ô uế ra khỏi con người. Thần này không chịu ra khỏi căn nhà nó chiếm hữu. Chỉ Đấng có sức mạnh vượt trội mới tống được nó ra. Đức Giêsu không trừ quỷ chỉ nhằm mục đích chữa bệnh. Ngài trừ quỷ để làm chứng về lời mình loan báo: “Nước Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15). Sự sụp đổ của nước của quỷ vương Bê-en-dê-bun (Mc 3,22) là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nước Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã thắng Xatan cám dỗ Ngài ở hoang địa (Mc 1,13). Cả sứ vụ của Ngài sau này cũng kéo dài chiến thắng đó. Phép lạ đầu tiên của Tin Mừng Máccô là phép lạ trừ quỷ. Phép lạ này xảy ra vào ngày sabát nơi hội đường Caphácnaum. Đức Giêsu được ông trưởng hội đường mời đọc Sách Thánh, và sau đó đứng giải thích đoạn sách vừa đọc. Thính giả sững sờ vì Ngài dạy như người tự mình có uy quyền, khác hẳn với lối giảng dạy của các kinh sư, vì các kinh sư hay dựa vào uy thế của truyền thống. Chính lời giảng dạy đầy uy quyền này đã làm thần ô uế khiếp sợ. Nó biết Đức Giêsu là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Sự thánh thiện của Ngài đối nghịch với sự ô uế của nó. Bởi đó, dù Đức Giêsu chưa ra tay, nó đã thấy mình bị đe dọa. Không phải chỉ mình nó, mà tất cả đồng bọn của nó. “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (Mc 1,24). Nó biết mục tiêu của sự hiện diện và sứ mạng của Ngài. Đức Giêsu đã dạy bằng lời đầy uy quyền, Ngài cũng trừ quỷ bằng một lời: “Xuất ra khỏi người này!” Thần ô uế thét to và xuất ra một cách khó khăn, vì nó không hề muốn bị trục xuất khỏi nơi êm ấm. Lời của Đức Giêsu có quyền bắt các thần ô uế phải vâng lệnh. Người Công giáo sống trong một thế giới mà người ta nói đến bùa ngải, thư ếm, bói toán, lên đồng, cầu cơ… Có những giáo phái thờ Xatan ở nước ngoài. Người bình dân tin cô hồn nhập vào hay khuấy phá người sống. Dù sao theo Giáo lý Công giáo quỷ là có thật. Nước của Xatan cũng có thật và đang hoành hành trên địa cầu. Đức Giêsu đã bị nó cám dỗ và đã đối mặt với nó. Trong Kinh Lạy Cha, Ngài dạy ta: “xin cứu chúng con khỏi Ác thần” Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần nhắc đến nó. Mỗi giáo phận có một vị được đức giám mục giao nhiệm vụ trừ quỷ. Chúng ta không hoảng hốt vì đôi khi thấy quỷ tấn công mình. Chỉ mong chúng ta giữ lời đã hứa khi chịu Phép Rửa: “từ bỏ Xatan và những việc làm của nó” và vững tin vào Đấng mạnh hơn quỷ là Đấng Thánh mang tên Giêsu.
Cầu Nguyện
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chẳng có chuyện gì xảy ra mà Chúa không cho phép. Cả những chuyện xấu xa tồi tệ mà con người làm cho nhau. Cả sự dữ đang hoành hành do Xatan gây ra trên mặt đất. Nhiều khi chúng con không hiểu được tại sao Chúa lại cho phép xảy ra những chuyện như thế. Nhưng chúng con tin rằng, đối với ai yêu mến Chúa, mọi sự đều đem lại điều tốt cho họ. Chúng con tin rằng những gì Chúa cho phép xảy ra đều vì yêu thương chúng con và vì ích lợi cho cuộc sống vĩnh hằng của chúng con. Chúa đau đớn khi phải dùng roi mà sửa dạy như người cha sửa dạy con mình để mong con nên người. Xin cho chúng con nhận ra điều Chúa muốn nhắc nhở, để cải hóa bản thân và điều chỉnh đời mình cho hợp với ý Chúa.
Lạy Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân ái, trên đường về quê trời, Chúa muốn chúng con trải qua những thử thách cam go, như bệnh tật, khổ đau và cái chết, để chúng con nên cứng cáp và trưởng thành. Xin cho chúng con đừng nổi loạn trước thử thách, nhưng biết nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, để nhẫn nại và giữ vững niềm hy vọng, kể cả khi thấy Thiên Chúa vắng bóng, thinh lặng hay khoanh tay. Ước gì dịch bệnh làm chúng con ý thức sự bất lực của mình, để tha thiết cầu xin và tín thác vào tình yêu Chúa. Ước gì khi Chúa cho chúng con khỏi bệnh, chúng con lại thấy sự sống của Chúa chiến thắng vinh quang.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe mở đầu và kết thúc với kinh nghiệm sửng sốt của người nghe, về TN 4-B163
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe mở đầu và kết thúc với kinh nghiệm sửng sốt của người nghe, về sự kiện Lời của Đức Giê-su có uy quyền:
Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.
(c. 22)
Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.
(c. 27)
Đức Giê-su vẫn tiếp tục giảng dạy qua trung gian Giáo Hội trong Thánh Lễ, trong các buổi cử hành phụng vụ và nhất là trong những lần tĩnh tâm, vì trong thời gian này, chúng ta được nuôi sống bằng Lời Chúa một cách cụ thể và thực sự hơn bất cứ điều gì khác.
Chắc chắn chúng ta đã từng có kinh nghiệm này: « Lời của Người có uy quyền ». Xin cho kinh nghiệm thiêng liêng này trở nên sâu đậm và không thể phai nhòa đối với chúng ta.
2. Sự Dữ mạnh hơn con người
Chúng ta hãy hình dung ra người bị quỉ thần ô uế nhập trong hội đường. Ngày nay, hiện tượng này hầu như không còn nữa; nhưng không vì thế mà các quỉ thần ô uế không có mặt và hoạt động mạnh mẽ. Bằng chứng là đời sống của chúng ta hiện này bị chi phối nặng nề bởi những năng động xấu, đến từ ma quỉ: ghen tị, ghen ghét, nghi ngờ, nóng giận, gian dối, lừa đảo, không tôn trọng người khác, bạo lực, ham muốn vô độ, sợ chân lí, mưu đồ, bạo lực, phi nhân, thú tính… Trong những năng động xấu này, một đàng con người có trách nhiệm tạo ra và nuôi dưỡng; nhưng đàng khác, những năng động chết chóc này lại mạnh hơn con người. như thánh Phao-lô nói:
Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
(Rm 7, 19-20)
Theo cách này, ma quỉ đã biến người ta thành tay sai của chúng để gây ra bầu khí chết chóc và đi làm hại người khác. Cách ma quỉ ám người ta như thế còn nghiêm trọng hơn là dằn vặt thân xác ở bên ngoài, như trường hợp người bị quỉ thần ô uế nhập được kể lại trong bài Tin Mừng và như chúng ta thỉnh thoảng vẫn nghe nói có người này người kia bị quỉ ám.
Như thế, luôn luôn có Tội cư ngụ ở trong chúng ta và ám chúng ta. Đó không phải là những tội chúng ta đã phạm, nhưng là Tội (viết hoa), mà thánh Phao-lô mô tả như là một nhân vật, như là Ma Quỉ hay Sự Dữ. Và ai trong chúng ta cũng có sứ mạng “trừ quỉ” ở bình diện này, sau khi đã được chính sức mạnh của Lời Chúa giải thoát.
3. Lời Chúa mạnh hơn Sự Dữ
Tội hay Sự Dữ và tất cả những gì thuộc về Sự Dữ thì mạnh hơn chúng ta (x. St 3, 1-7); và chính bản thân mỗi người chúng ta có kinh nghiệm này. Chính vì thế, trong bài Tin Mừng, chính ma quỉ lên tiếng chứ không phải người bị quỉ ám; người này không làm chủ được mình nữa. Chưa hết, dường như nó còn muốn thỏa hiệp với Đức Giê-su:
Ông Giê-su Nazareth, chuyện chúng tôi can gì ông,
mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?
(c. 24)
Nói cách khác, ma quỉ muốn sống theo nguyên tắc: nước giếng không phạm nước sông; đôi bên thỏa hiệp, không cần giao chiến với nhau làm gì cho đôi bên đều bị tổn thất ! Nhưng Đức Giê-su là Sự Thiện, là Ánh Sáng, là Chân Lý, là Sự Sống tuyệt đối, vì thế Sự Dữ, Bóng Tối, Gian Dối và Sự Chết tất yếu phải bị tiêu tan. Bạo lực của Sự Dữ tất yếu bị tiêu tan không phải vì một bạo lực khác lớn hơn, như cách hành động của con người: để trấn áp một hỏa lực (nghĩa là bạo lực), con người phải dùng một hỏa lực lớn hơn. Bởi lẽ Thiên Chúa không thể là bạo lực, cho dù là bạo lực để bảo vệ sự thiện. Nói cách khác, Thiên Chúa không thể dùng phương tiện của Sự Dữ để chống lại Sự Dữ. Nhưng Sự Dữ bị tiêu tan là do bản chất. Hình ảnh ánh sáng đẩy lùi một cách tự nhiên bóng tối minh họa rất đúng cách Thiên Chúa chiến thắng Sự Dữ, Thiên Chúa chiến thắng Sự Dữ không phải bằng bạo lực, nhưng bằng sự hiền lành, được tỏ hiện cách tuyệt đối nơi mầu nhiệm Thập Giá của Đức Ki-tô.
Sự Dữ mạnh hơn con người, nhưng lời của Đức Giê-su, Đấng Thánh của Thiên Chúa, mạnh hơn Sự Dữ. Sức mạnh của Lời Chúa không phải là sức mạnh của bạo lực, nhưng là sức mạnh của ánh sáng. Thực vậy, trong bài Đức Giê-su, Đức Giê-su quát mắng nó:
Câm đi hãy xuất ra khỏi người này.
(c. 25)
Lời của Đức Giê-su vẫn được ban cho chúng ta mỗi ngày, để giải thoát chúng ta khỏi quỉ thần ô uế, khỏi Sự Dữ, để làm cho chúng ta trở nên tự do, hiền lành, an vui và tin tưởng. Chúng ta hãy học đón nhận lời của Đức Giê-su vào trong lòng của chúng ta, vào trong gia đình, trong nhóm, trong cộng đoàn, trong xã hội của chúng ta, để cùng với các chứng nhân khác của Giáo Hội, chúng ta công bố:
Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!
(c. 27)
Nhìn lại đời mình, chúng ta thấy mình không nghe và không sống Lời Chúa được bao nhiêu; chính khi đó, tất yếu chúng ta sẽ bị cho Sự dữ và những năng động của Sự Dữ ám chúng ta, nhập vào người chúng ta và thúc đẩy chúng ta hành động. Nhưng Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta bình an và tin tưởng, bởi vì, nếu chúng ta yếu đuối và bất lực, thì Lời Chúa có sức mạnh đẩy lùi sự dữ ra khỏi nội tâm và cuộc sống của chúng ta và làm cho chúng ta được tái sinh trong tương quan mới với Chúa và với nhau.
Tương tự như trong mầu nhiệm Sáng Tạo, nhờ Lời Chúa mà cõi hỗn mang đã trở thành môi trường sống hài hòa, trật tự và đẹp đẽ, từ đó phát sinh sự sống và nơi đó sự sống được duy trì (x. St 1, 1-2, 4a). Sự sống của loài người và của từng người chúng ta sẽ tất yếu trở thành hỗn mang, nếu không được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. Như Đức Giê-su nói trong Bài Giảng Trên Núi:
Ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành. (Mt 7, 26-27)
***
Đọc lại đời mình hay một giai đoạn sống dưới ánh sáng của Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta thấy mình còn nhiều thiếu sót trong việc nghe và sống Lời Chúa. Và đó chính là nguyên nhân sâu xa làm chúng ta vẫn còn bị chi phối bởi Sự Dữ và những gì thuộc về Sự Dữ, như vô ơn, nghi ngờ, không tín thác, ham muốn, kêu trách, ghen tị và bạo lực trong tâm hồn, lời nói, việc làm…
Xin Chúa thương xót tha thứ cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những năng động xấu, những thần ô uế bằng Lời của Ngài.
Chúa Giêsu khởi đầu rao giảng. Ngài chọn miền Galilê trước hết, và gần như đó là môi trường Ngài TN 4-B164
Chúa Giêsu khởi đầu rao giảng. Ngài chọn miền Galilê trước hết, và gần như đó là môi trường Ngài chọn để công bố Nước Trời, và cũng nơi đó Ngài chọn những môn đệ đầu tiên của Ngài. Đó là vùng dân ngoại chiếm phần lớn. Nhưng Ngài cũng chú ý đến dân Do Thái vì Ngài đến cho mọi người, mang ơn cứu độ cho mọi người không trừ ai. Ngày sabat, Ngài vào Hội đường và theo thói quen của người Do Thái, một người nào đó được mời lên đọc sách thánh và giải thích. Ngài đứng lên đọc sách Thánh và giải thích Lời Chúa cho mọi người. Thánh Maccô thuật lại: “Mọi người đều sửng sốt vì Ngài giảng như Đấng có uy quyền”. Ngài là Thiên Chúa mà người ta không biết, vì Ngài sống như mọi người, không có gì đáng chú ý. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa, là Thiên Chúa. Ngài hé lộ cho thấy một nét nhỏ của Ngài thôi. Sau này chúng ta sẽ thấy rõ hơn khi Ngài tuyên bố hiến chương Nước Trời trên núi: “Người xưa dạy rằng, còn Ta, Ta nói…”. Ngài nói như đấng có quyền lập pháp, chứ không chỉ giải thích như mọi người. Tiếng nói của Ngài đi sâu vào tâm hồn người nghe đến nỗi người ta sửng sốt. Từ sửng sốt của thánh Maccô mang một ý nghĩa rất mạnh, vì có lẽ từ trước đến giờ họ chưa thấy ai giảng Lời Chúa như Ngài.
Thêm một biến cố càng làm cho người ta sửng sốt hơn nữa, là trong Hội đường có một tên quỷ ám la lên: “Ông Giêsu Nadaret, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi. Tôi biết ông là ai rồi, ông là Đấng thánh của Thiên Chúa”. Lời của tên quỷ càng cho chúng ta thấy Ngài là ai. Tên quỷ dùng từ chúng tôi, nghĩa là nhiều lắm. Hơn nữa chúng nó lại tuyên xưng Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa. Đó phải chăng là một lời tuyên xưng đức tin? Quỷ cũng nói rõ công việc của Ngài, Ngài đến để tiêu diệt chúng nó.
Chúa Giêsu không cho nó nói và truyền lệnh: “Câm đi! Hãy xuất khỏi người này”. Và chúng ta biết kết quả của lời nói đó. Ma quỷ lay mạnh người đó rồi xuất ra. Dân chúng kinh ngạc và hỏi nhau: “Thế nghĩa là gì?” Họ không thể tin được! Từ xưa đến nay, chưa có ai có thể nói một lời mà ma quỷ phải khuất phục! Có lẽ trong Hội đường lúc bấy giờ người ta vẫn còn nhớ tiếng của ma quỷ: Chúng tôi biết ông là ai rồi, ông là Đấng thánh của Thiên Chúa”, tức là Thiên Chúa. Chúa Giêsu chứng tỏ uy quyền của Ngài trong Hội đường, trước mặt mọi người. Thánh Maccô kết luận bằng một câu: “Danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê”.
Nhưng hôm nay, chúng ta thấy gì? Một thế giới dưới quyền của Satan, một thế giới tràn ngập tội ác. Tội ác thống trị trong mọi lãnh vực của cuộc sống, ngay cả trong hàng ngũ tu sĩ, giáo sĩ. Chúng ta tự hỏi: quyền năng Chúa hôm nay đâu rồi? Tại sao không thấy quyền năng Chúa thực hiện những kỳ công như thuở xưa?
Hôm nay, Chúa không hiện diện giữa chúng ta như khi xưa, Ngài trao lại cho chúng ta trách nhiệm đó. Phải diệt trừ sự dữ giữa chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài là sức mạnh của Ngài. Đến lượt chúng ta phải hành động nhân danh Ngài. Chúng ta có làm được không? “Này đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Nhưng chúng ta có ở với Ngài không? Hay chính chúng ta lại tiếp tay với ma quỷ? Chúng ta cần diệt trừ tội ác trong chúng ta, trong gia đình, trong Giáo xứ, chúng ta mới có thể đẩy lùi sức mạnh của tội ác trong xã hội.
Chúng ta cứ ngồi chờ Chúa ra tay đang lúc chúng ta không tích cực cộng tác với Ngài? Chúng ta cứ than vãn rằng, con người hôm nay không còn lương tri, chỉ biết sống cho tiền bạc đang lúc chúng ta cũng đồng lỏa với những bất công, gian dối.
Chúa Giêsu đến để khai mở Nước Trời, là nước sự thật và tình thương. Chúng ta đã làm gì? Tại sao còn biết bao nhiêu người vẫn xa lạ với Chúa? Phải chăng vì chúng ta chưa dốc toàn lực cộng tác với Chúa?
Thánh Phaolô, sau biến cố ngã ngựa đã khuất phục và đã trở thành con người mới, sống chết cho Đấng đã chinh phục mình, đã trở thành một nhà chinh phục các linh hồn, một chiến sĩ không mõi mệt của Tin Mừng. Thánh Gioan-Maria Vianney, cha sở Họ Ars, một mình trong một giáo xứ nhỏ, chín mươi chín phần trăm bỏ đạo, đã biến thành một thành phố lớn vắng bóng Satan. Người ta tuôn đến để được tha thứ, để tìm lại niềm tin. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, trong bốn bức tường của tu viện đã trở thành bổn mạng của các xứ truyền giáo. Chúng ta có thể như thánh Têrêxa, là âm thầm làm mọi việc với tất cả tình yêu. Nhỏ bé nhưng hữu hiệu. Chúng ta không có tầm vóc của các thánh đó, nhưng chúng ta cũng có thể làm việc cho Chúa, làm chứng cho tình yêu Chúa trong phạm vi nhỏ bé của chúng ta, nhưng chúng ta có làm được gì không?
Trong một giáo xứ, chúng ta thấy gì? Có những giáo xứ rất năng nổ, nhưng cũng có nhiều giáo xứ trì trệ, giáo dân chia rẽ, bất hòa… Trong các giáo xứ, số tín hữu hăng say tham gia vào việc tông đồ, truyền giáo chỉ là thiểu số. Các hội đoàn chỉ là một nhóm nhỏ. Đa số giáo dân chỉ có mặt vào lễ Chúa nhật, gần như chỉ có tên trong sổ chứ không tham gia việc gì cả, trao trọn cho cha sở hay một số người. Như thế làm sao đức tin có thể được loan truyền hữu hiệu? Làm sao đẩy lùi những đợt tấn công của ma quỷ khi chúng nó là đạo binh, vô số, còn chúng ta chỉ là một nhóm quá nhỏ? Các gia đình Công giáo, được mấy gia đình có thể là chứng nhân trong thôn xóm? Giáo xứ là “đường hay pháo đài”?
Muốn chống lại sức mạnh của Satan, chúng ta phải trở thành Lời như Chúa Giêsu là Lời của Chúa Cha. Muốn thế, chúng ta cần hiểu biết Lời Chúa. Quyển sách Tin Mừng phải được sử dụng hằng ngày cho mỗi người, cho cả gia đình. Chúng ta có khao khát lời Chúa như người ta ham tiền không? Lời Chúa có trở thành niềm hoan lạc cho chúng ta như tiên tri Giêrêmia không, hay là cái gì chúng ta loại trừ, như một cái gì làm chúng ta chán ngán? Nếu chúng ta không yêu mến Lời Chúa, có thể nói là ghiền Lời Chúa như người ta ghiền rượu thì làm sao chúng ta có thể chống lại thế lực của ma quỷ? Lời Chúa là sức mạnh cần thiết để chúng ta đủ sức chiến thắng ma quỷ, là lương thực chính yếu nuôi dưỡng linh hồn, củng cố niềm tin và tăng trưởng đức mến. Ăn lấy Lời Chúa, chúng ta sẽ được biến đổi, ví Lời Chúa là Lời sáng tạo.
Chúa lại cho chúng ta một phương tiện khác hữu hiệu hơn, là ăn lấy thịt Máu Ngài. Ngài đã muốn ban cho chúng ta Mình và Máu Ngài làm lương thực. Chính Ngài đã nói: “Hãy cầm lấy mà ăn”. “Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta sẽ sống trong Ta và Ta sẽ sống trong người ấy”. Ăn lấy Ngài để trở thành hiện thân của Ngài, cùng Ngài chống lại thần dữ, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Chúng ta không thể làm gì mà không có Ngài. Chúng ta đã ăn lấy Ngài suốt bao nhiêu năm rồi, chúng ta có thành hiện thân của Ngài chưa? Nếu chưa, chúng ta làm sao tiêu diệt thần dữ? Nếu chưa, chúng ta làm gì để càng ngày càng gắn bó hơn với Chúa? Chính Chúa tiêu diệt thần dữ chứ không phải chúng ta, nhưng Ngài muốn dùng chúng ta, khả năng của chúng ta, lòng yêu mến, sự nhiệt thành của chúng ta để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Ngài đã từng nói: “Ta là ánh sáng thế gian”. Nhưng nơi khác, Ngài lại nói: “Anh em là ánh sáng thế gian”, nghĩa là chúng ta phải như Ngài. Thánh Phaolô đã kinh nghiệm điều đó: “Sống đối với tôi là Chúa Kitô… tôi sống nhưng không còn là tôi mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Lý tưởng xem ra cao vời quá, nhưng vẫn có thể đạt được khi chúng ta dám tin vào tình yêu Chúa và dám ra tay hành động. Chúa Giêsu gọi chúng ta vào một cuộc chiến cam go và liên lỉ, nhưng Ngài luôn ở với chúng ta. Ngài chỉ mong chúng ta đem hết thiện chí theo Ngài. Chúng ta sẽ không thất vọng, vì qua những cố gắng nhỏ bé của chúng ta, Chúa sẽ thực hiện những công trình của Ngài. Chúng ta chỉ cần tin, và theo Ngài. Các tông đồ chỉ là những con người dốt nát, quê mùa, nhưng các ngài đã dám theo Chúa và đã trở thành những thợ chài lưới người.
Chúa Giêsu đã thắng thế gian. Điều đó là sự thật chứ không chỉ là một lời hứa. Thần dữ không làm gì được, mặc dù hôm nay xem ra nó đang thắng thế, nó đang thống trị thế giới, nhưng Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, Đấng ma quỷ phải khiếp sợ và vâng phục. Chúng ta dám tin không? Tin phải hành động vì “Đức tin không hành động là đức tin chết”. Phải huy động toàn lực, toàn thể tín hữu để xông vào cuộc chiến chống lại thần dữ. Cuộc chiến này không có ranh giới, cũng không bao giờ chấm dứt, sẽ kéo dài cho đến tận thế. Mọi người phải cảm thấy rằng mình là một chiến sĩ của Chúa, phải dám từ chối tội lỗi từng lúc, vì ma quỷ không mõi mệt và luôn nỗ lực xâm chiếm các linh hồn bằng mọi phương tiện. Hãy mặc lấy khí giới của ánh sáng, của tình yêu, Chúa sẽ hỗ trợ và Ngài sẽ nói tiếng nói cuối cùng, vì Ngài chính là Thiên Chúa: “Hãy vững tin, Thầy đã thắng thế gian”.
(Giải thích bản văn Tin Mừng của Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến)
Đoạn 1,21-43 nói đến những hoạt động đầu tiên của Chúa Giêsu. Trước tiên, trong hội đường Caphar TN 4-B165
Đoạn 1,21-43 nói đến những hoạt động đầu tiên của Chúa Giêsu. Trước tiên, trong hội đường Capharnaum (1,21-28), rồi đến tại nhà của Simôn và Anrê, (1,29-31), và trước căn nhà ấy (1,32-34), sau cùng là những hoạt động tại miền Galilêa (1,35-45). Đoạn 1,21-28 trình bày hoạt động chính đầu tiên của Chúa Giêsu là giảng dạy (1,21-22), và sau đó là trừ quỷ (1,23-28).
Chúa Giêsu đã có các môn đệ. Họ theo Người vào Capharnaum (1,21), rồi vào hội đường (1,29). Họ đi theo Chúa Giêsu, tới nơi Người đến và luôn thuộc dưới quyền của Người (1,16-20). Trước tiên họ vào một hội đường ở Capharnaum; ở đó, Chúa Giêsu giảng dạy. Giảng dạy là hoạt động chính của Chúa Giêsu, từ đầu sứ vụ cho đến cuối đời: “Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở đền thờ” (14,49). Bởi đó, chỉ mình Người được gọi là thầy, Thầy Giêsu. (x. Mt 23,8). Ở đây, tin mừng không nói đến nội dung giảng dạy, mà chỉ nêu sự kiện là Chúa Giêsu đã giảng dạy (x. 2,13; 6,2.6.34; 10,1). Hiệu quả giảng dạy của Người thấy được từ phản ứng của thính giả. Họ sửng sốt (1,22), đặt câu hỏi về Người (1,27), và nhận ra sự khác biệt lớn lao giữa Người và các kinh sư.
Các kinh sư dạy cho dân chúng các sách luật Môisen – nhất là Ngũ Kinh, khuyên bảo dân chúng giữ luật và làm theo giáo huấn dạy trong sách luật. Thế giá của các kinh sư dựa trên Môisen. Họ là những người đại diện của ông, nắm giữ và truyền lại những truyền thống trong dân. Phần Chúa Giêsu, Người không dựa trên thế giá của Môisen và lề luật. Người giảng dạy với tư cách là Con Thiên Chúa, Đấng được Thiên Chúa gởi đến, nên Người có uy quyền trong giảng dạy và những điều Người giảng dạy thì mới mẻ và hoàn hảo. Sự khác biệt nầy khiến dân chúng bỏ các kinh sư, mà đông đảo đi theo Chúa Giêsu để được nghe giảng dạy (1,32.45; 2,2.13; 3,20; 4,1; 6,33-34).
Lời giảng dạy của Chúa Giêsu gây sửng sốt và kinh ngạc như chính việc chữa bệnh của Người (1,27). Người trừ quỉ với quyền năng (1,23-27.34.39; 3,11-12; 5,1-20; 9,14-29), và các môn đệ của Người cũng được ban ơn nầy (3,15; 6,7.13). Ma quỉ được gọi là “thần ô uế”. “Ô uế” nghĩa là “trần tục, không tinh tuyền, bị tách ra khỏi Thiên Chúa, đối nghịch với Thiên Chúa – Đấng Thánh”. “Thần” vì có quyền lực mạnh mẽ, linh hoạt, sức người không kềm hãm chúng được (5,3-4). Trong tin mừng, các thần ô uế có những hoạt động mang tính cách người, làm những điều xấu, có những hiểu biết hơn người (1,24), và đối nghịch với Thiên Chúa. Chúng đối nghịch với Thánh Thần. Chúa Giêsu quyền năng hơn chúng. Chỉ một lời của Người, đủ để xua trừ chúng và phục hồi tự do cho người bị chúng ám. Xua trừ quỉ là cách Chúa Giêsu tỏ cho thấy Vương quốc Thiên Chúa đang đến trong quyền năng giải thoát.
Sứ mạng và căn tính của Chúa Giêsu được tóm tắt trong lời của ma quỉ: “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (1,24). Vì là Đấng Thánh và cũng là Con của Thiên Chúa (3,11; 15,39), Chúa Giêsu lo giảng dạy, xua trừ ma quỉ và tội lỗi, để cứu chữa những người chưa thánh thiện, mà ban cho họ quyền làm con của Thiên Chúa như Người (2,17; 10,45).
“Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay được Marcô thuật lại một cách rùng rợn như cảnh trong phim kinh TN 4-B166
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay được Marcô thuật lại một cách rùng rợn như cảnh trong phim kinh dị; Hollywood đã từng sản xuất các cảnh phim như thế. Vậy mà đó là cảnh của một hành động tình yêu vốn phát xuất từ lòng thương xót của Thiên Chúa; đồng thời, tiết lộ cho chúng ta ‘quyền năng và tình yêu’ của Chúa Giêsu qua hành động yêu thương của Ngài.
Đó là câu chuyện về một người đàn ông bị thần ô uế ám, một con quỷ. Vì xót thương, Chúa Giêsu đã trừ quỷ, giải phóng anh. Đây thực sự là một hành động của ‘quyền năng và tình yêu’. Sự kiện này cho thấy một sự thật hiển nhiên là, ma quỷ đang hoạt động trong thế giới của chúng ta; chúng có khả năng điều khiển, thao túng, hoặc ít nhất, cám dỗ chúng ta. Chúng là những thiên thần sa ngã đã quay lưng chống lại Thiên Chúa; và giờ đây, chúng căm thù loài người và đang tìm cách tiêu diệt loài người. Đây là một sự thật mà chúng ta phải nhận thức sâu sắc; dẫu vậy, không có lý do gì để chúng ta đánh mất hy vọng, nhượng bộ hoặc sợ hãi chúng. Bởi lẽ, ma quỷ, cuối cùng cũng phải khuất phục Thiên Chúa; chúng không thể làm gì chúng ta nếu Chúa không cho phép. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng, sức mạnh và ảnh hưởng của chúng không nhỏ; không ai được phép coi thường chúng. Cần hiểu rằng, ma quỷ có thể huỷ hoại và tàn phá cuộc sống chúng ta; chúng làm suy yếu đức tin hầu chúng ta mất niềm tin vào Chúa để rồi, chính chúng dần dần ảnh hưởng trên chúng ta, chiếm lấy linh hồn chúng ta và đẩy xa Thiên Chúa ra ngoài.
Với người lành thánh, ma quỷ có những chiến lược tinh quái hơn. Một trong những cám dỗ chúng áp dụng cho các ‘Kitô hữu trưởng thành’ là chúng khiến họ quen nhờn với các ân huệ Chúa ban, tựa hồ một phi hành gia bay vào vũ trụ, được nhìn thấy mọi sự. Bằng mọi cách, ma quỷ khiến chúng ta coi tất cả phúc lành của Chúa như là những gì hiển nhiên; chúng khiến chúng ta không còn nhận ra ‘quyền năng và tình yêu’ của Người một khi đã quá quen thuộc với những gì lãnh nhận được đến nỗi các ân phúc của Thiên Chúa không còn gợi lên nơi chúng ta một tâm tình biết ơn nào, cũng như không thúc giục chúng ta khát khao tìm kiếm chúng như đã từng khao khát và kiếm tìm. Emerson nói, “Nếu các ngôi sao chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, mọi người sẽ thức cả đêm để được nhìn thấy chúng. Chúng ta đã nhìn thấy các vì sao thường xuyên đến nỗi không buồn nhìn chúng nữa; với các phúc lành của Chúa cũng vậy!”.
Trong cuốn sách của mình, “Những Hy Sinh Quá Lớn Cho Những Lý Do Quá Nhỏ”, Ronald Meredith mô tả một đêm yên tĩnh vào đầu mùa xuân khi có tiếng ngỗng trời bay trong đêm. Ông chạy vào nhà, phấn khích viết xuống những gì ông cảm thấy. “Tuyệt vời những con ngỗng trời hoang dã đang bay về phía mặt trăng, mất hút vào trăng! Tội nghiệp những chú vịt trời đã được thuần hoá của tôi đang bơi trong ao! Chúng nghe thấy tiếng gọi hoang dã của đồng loại trong đêm như những mũi tên nhức buốt bắn sâu vào tim. Đôi cánh chúng rung lên một cách yếu ớt; một động lực bay đang thôi thúc chúng, ‘Bay lên đi, bay lên đi!’. Tiếng thì thầm ấy đã vang lên trong bộ ngực lông vũ của chúng; thế nhưng, không bao giờ chúng cất lên khỏi mặt ao được. Vấn đề đã rõ từ lâu. Ruộng ngô và đồng cỏ quá hấp dẫn! Bây giờ, mong muốn bay của chúng chỉ làm chúng khó chịu. Sự cám dỗ chúng được hưởng với cái giá khá đắt là mất khả năng bay”.
Anh Chị em,
Như vậy, với chúng ta, cuộc chiến thiêng liêng là có thật; như những con ngỗng trời, việc chúng ta chiến đấu mỗi ngày chống lại cám dỗ của ‘những hạt ngô, những cọng cỏ’ là cần thiết; và nhất là, một chỉ luôn luôn hạ mình trước mặt Chúa, sống trong tâm tình cảm tạ mỗi ngày và tin cậy tuyệt đối vào Ngài. Khiêm tốn là chìa khóa cho cuộc chiến này; đó cũng là chìa khoá để vượt qua các cuộc tấn công và các cám dỗ của ác thần cách này cách khác. Hãy đặt niềm tin vào Chúa Giêsu; ‘quyền năng và tình yêu’ của Ngài sẽ không bao giờ để chúng ta thất vọng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con tránh xa dịp tội, đừng để con đùa với lửa; trong cầu nguyện, xin ‘quyền năng và tình yêu’ Chúa củng cố con, để con khiêm nhường, luôn biết cảm tạ, cậy trông hầu có thể chiến thắng ác thần mỗi ngày”, Amen.
Mc minh chứng qua bản văn Tin Mừng này sức mạnh và uy quyền của Lời Chúa Giêsu. Người giảng TN 4-B167
Mc minh chứng qua bản văn Tin Mừng này sức mạnh và uy quyền của Lời Chúa Giêsu. Người giảng dạy như một đấng có uy quyền và chỉ dùng lời nói thôi cũng đủ để xua trừ ma quỉ. Tin Mừng mời gọi hãy tin vào sức mạnh của Lời Chúa.
Từ ngàn xưa Thiên Chúa đã dùng con người để thông truyền ý định của Ngài. Ngài dạy dỗ, hướng dẫn qua các Tổ phụ và Tiên tri. Vào kỷ nguyện Cứu Độ, Thiên Chúa đã nói với nhân loại qua Người Con Một yêu dấu là Chúa Giêsu. Người là Lời hằng sống từ Chúa Cha, là Ngôi Lời Thiên Chúa. Lời của Người là Lời uy quyền có sức mạnh biến đổi con người và thế giới.
I. Khám Phá Sứ Điệp Tin Mừng: Mc 1, 21-28
Mc minh chứng qua bản văn Tin Mừng này sức mạnh và uy quyền của Lời Chúa Giêsu. Người giảng dạy như một đấng có uy quyền và chỉ dùng lời nói thôi cũng đủ để xua trừ ma quỉ. Tin Mừng mời gọi hãy tin vào sức mạnh của Lời Chúa.
1. Người giảng dạy như Đấng có uy quyền: Khi nghe chính miệng Chúa Giêsu giảng dạy, dân chúng bỡ ngỡ nhận ra Người giảng dạy có uy quyền và hơn hẳn các luật sĩ là những người thông hiểu lề luật của Chúa, có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn người ta hiểu và thực thi đúng lề luật của Chúa. Mc không nói rõ nội dung lời giáo huấn của Chúa nhưng chỉ nhấn mạnh đến uy quyền trong Lời giảng dạy của Chúa. Điều này cho phép chúng ta hiểu rằng Mc muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của Lời Chúa, đến uy quyền của Chúa Giêsu trổi vượt trên tất cả mọi người trần gian và như thế, Người đến từ Thiên Chúa. Người biểu lộ uy quyền của mình qua lời giảng dạy. Qua đấy cho thấy đặc điểm nơi giáo huấn của Chúa Giêsu: Mới mẻ và uy quyền. Mới vì không đi theo cách giải thích kinh Thánh và lề luật theo cách thức của những Rabbi, những luật sĩ đương thời. Mới vì lời giảng dạy mang một tinh thần mới. Mới vì ngay chính uy quyền của lời giáo huấn. Uy quyền vì Người giảng dạy không dựa vào ai, không nô lệ mặt chữ, Người giải thích lề luật đứng trên lề luật và có quyền trên nó; uy quyền vì có sức thẩm thấu và lôi cuốn mọi người mạnh mẽ và uy quyền vì lời của Người khiến cả quỉ thần cũng phải vâng theo.
2. Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng nghe lời Người: Phần hai của trình thuật ghi lại sự kiện Chúa Giêsu trừ quỉ. Trình thuật này cũng đi theo một lược đồ như các phép lạ trừ quỉ khác: Giới thiệu trường hợp bị quỉ ám; quỉ nhận ra Chúa Giêsu đến trừ khử chúng; đối thoại giữa Chúa và quỉ; trục xuất bằng một mệnh lệnh; nạn nhân được cứu chữa; và cuối cùng mọi người kinh ngạc trước uy quyền của Chúa. Các cuộc trừ quỉ nói lên cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và Satan là chủ đề chiến vị trí khá lớn trong Tin Mừng theo Mc. Trong trình thuật này, Mc nhấn mạnh đến sức mạnh giáo huấn của Chúa Giêsu. Người chiến đấu với Ma quỉ không phải bằng pháp thuật như những nhà phù thuỷ, ma thuật hay các pháp sư … Người chiến đấu và chiến thắng Satan bằng chính uy quyền sức mạnh của một Vì Thiên Chúa. Do đó, Lời Người có một thế giá siêu việt khiến cho ma quỉ phải run sợ và vâng theo.
II. Chiêm Ngắm Chúa Giêsu:
Chúa Giêsu là Đấng giảng dạy có uy quyền và lời Người có sức mạnh giải thoát con người khỏi sự kềm hãm của ma quỉ. Người khiến cho người ta kinh ngạc trước giáo huấn của Người. Người quả thật là tôn sư. Người giảng dạy thu hút mọi người không chỉ thuần tuý vì có khả năng hùng biện, lý luận sắc bén, nhưng trên hết chính bởi quyền năng của Thiên Chúa. Người đến nhân danh Chúa và chỉ nói những Lời Thiên Chúa mà thôi. Vì thế, phải yêu mến và tuyệt đối nghe Lời Người.
III. Gợi ý bài Giảng
1. Sức Mạnh Lời Chúa: Tin Mừng hôm nay cho thấy sức mạnh của Lời Chúa. Không chỉ là lời giảng dạy gây kinh ngạc cho dân chúng mà cụ thể sức mạnh Lời Chúa được biểu lộ qua việc Chúa cứu chữa người bị Thần ô uế ám. Người chỉ ra lệnh quỉ thần phải xuất khỏi nạn nhân. Người trừ quỉ để trả lại tự do cho người nạn nhân và đã làm cho họ được biến đổi nên tốt hơn. Cuộc đời của người bị quỉ ám đã thực sự biến đổi đã sang trang mới tốt đẹp hơn. Nhận ra được sức mạnh của Lời Chúa như thế, Kitô hữu càng cần phải vững lòng tin, yêu mến và thực thi Lời Chúa. Ngày nay nơi mỗi người cũng như trong toàn xã hội không hiếm những trường hợp bị Thần ô uế ám. Thần ô uế ở đây chính là những tệ nạn xã hội, chính là những lối sống thụ hưởng không lành mạnh, chính là tội lỗi đã và đang làm cho biết bao người đi vào con đường lầm lạc, mê muội và vong thân. Chỉ có Chúa mói biến đổi được lòng dạ họ, chỉ có sống Lời Chúa mới có thể làm trong sạch xã hội, làm biến đổi cuộc sống mỗi người, giải thoát con người tình trạng nô lệ cho ma quỉ, tội lỗi và sự chết.
2. Một lời mời gọi yêu mến lắng nghe, học hỏi và sống Lời Chúa: Tin mừng hôm nay cho thấy thế giá trổi vượt của Lời Chúa. Người ta kinh ngạc về giáo huấn của Chúa Giêsu, bởi vì Người giảng dạy như Đấng có uy quyền và Lời của Người có sức mạnh xua trừ ma quỉ. Ngày xưa người ta kinh ngạc trứơc lời giảng dạy của Chúa. Còn ngày nay thì sao? Xem ra Kitô hữu thời nay không cảm nhận được thế giá, sức mạnh của Lời Chúa. Nhiều người thờ ơ với Lời Chúa, thận chí mang danh Kitô hữu nhưng chưa bao giờ lần giở đọc lấy một trang Tin Mừng. Vì chưa đọc, chưa tiếp cận với lời Chúa nên trong cuộc sống khó mà thực thi được giáo lý của Chúa, vì vậy, không có được sự biến đổi cuộc sống nên tốt hơn. Tin Mừng hôm nay là lời mời gọi yêu mến lắng nghe, học hỏi và thực thi Lời Chúa. Để có thể nhận ra sức mạnh của Lời Chúa có khả năng biến đổi cuộc đời; để có thể yêu mến và sống Lời Chúa, trước hết phải tiếp cận với lời Chúa, đồng thời phải tạo cho tâm hồn có những tâm tình khiêm tốn, đơn sơ, ngay thẳng là những tâm tình rất cần thiết cho việc đón nhận Lời Chúa. Sau đó, phải nỗ lực chủ động tìm hiểu, học hỏi Lời Chúa.
IV. Lời Cầu Chung
* Lời Mở: Anh chị em thân mến. Chúa Giêsu đến rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho chúng ta. Lời Người là sức sống, là đèn soi đường chúng ta đi. Trong niềm tin tưởng chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. Sứ điệp Lời Chúa đã được Chúa Giêsu trao phó cho Hội Thánh để được loan báo cho muôn dân. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi thành phần trong Hội Thánh luôn biết yêu mến và sống Lời Chúa để tất cả biết nỗ lực dấn thân canh tân cuộc sống góp phần tích cực làm lạnh mạnh xã hội và xây dựng một thế giới hòa bình, công lý và hạnh phúc.
2. Ngày nay nhiều người, nhiều nơi vẫn đang chìm trong bóng tối của tội lỗi, của biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. Chúng ta cùng cầu xin cho ánh sáng lời Chúa chiếu soi vào tâm hồn và những nơi tối tăm ấy, để mọi người tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời.
3. Người giảng dạy như Đấng có uy quyền. Chúng ta cùng cầu xin cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta nhận ra sức mạnh của Lời Chúa, để ai nấy đều yêu mến học hỏi và sống Lời Chúa, nhờ đó mỗi người được biến đổi nên thánh đức và nên chứng nhân Tin Mừng của Chúa.
* Kết Nguyện: Lạy Chúa Giêsu Kitô. Chúng con cảm tạ Chúa đã đến soi sáng, hướng dẫn và biến đổi chúng con nên con cái của Chúa Cha. Xin ban Thánh Thần Chúa đến hướng dẫn cho chúng con hiểu biết và say mê học sống Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Tin mừng Mc 1:21-28 - Tự sức riêng, ta khó mà chiến thắng được ma quỷ. Muốn chiến thắng ma quỷ, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa...
Qua bài Tin Mừng, thánh Marcô cho chúng ta thấy: "Một người bị quỉ ô uế đã nhận ra danh tánh TN 4-B168
Qua bài Tin Mừng, thánh Marcô cho chúng ta thấy: "Một người bị quỉ ô uế đã nhận ra danh tánh của Đức Giêsu và kêu lên, Hỡi ông Giêsu Nagiaret, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa."
Đức Giêsu đã quát bảo nó, "Hãy im đi và ra khỏi người này." Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi ra khỏi người ấy.
Ngày nay có lẽ nhiều người không còn nghĩ đến ảnh hưởng của thần ô uế bởi vì chúng ta có khuynh hướng cắt nghĩa theo khoa học tâm lý. Con người ngày nay thường dùng khoa trị liệu tâm lý để giải đoán hầu hết những hiện tượng không tự nhiên hay bất bình thường.
Vậy, có phải việc tin là có sự quấy phá của quỉ thần đã trở nên quá cổ xưa hay không?
Cuốn phim "The Exocist" thực hiện hồi thập niên 1970 đã dựa trên một chuyện có thật về một cậu bé 14 tuổi sống ở Mt. Rainier, Maryland năm 1949.
Tuần báo Neweek đã diễn tả như sau: "những khung hình, ghế và giường của cậu bé tự nhiên di động. Ban đêm thì cậu không thể ngủ được. Sau khi được đưa vào bệnh viện của đại học Georgetown... cậu bé bắt đầu phun ra những lời chửi thề bằng những ngôn ngữ cổ xưa. Có một lần trong khi cậu đang bị trói cột chặt trên giường thì tự nhiên có những lằn rạch đỏ hiện lên trên thân mình của cậu."
Cậu đã được giải thoát nhờ nghi thức trừ quỷ và cậu đang sống ở Wahsington D.C. Vị linh mục già tham dự vào việc trừ quỷ cho cậu đã thề hứa không nói về vấn đề này. Ngài chỉ nói rằng kinh nghiệm đó đã có ảnh hưởng mạnh và thật sự thay đổi cuộc sống của ngài.
Ngày nay, ma quỷ rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn. Chúng xuất hiện dưới những đồng tiền bất chính và hứa hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái. Chúng xuất hiện dưới chiêu bài tự do hưởng thụ để xúi giục ta lao mình vào những nơi ăn chơi độc hại. Chúng kích thích sự tò mò của thanh niên muốn thử sức với ma túy.
Với bàn tay nham hiểm, ma quỷ âm thầm len lỏi vào tận đáy tâm hồn, khơi lên những làn sóng chia rẽ, ganh ghét, thù hận, bất hòa. Chúng kích thích lòng tham lam vô đáy, đưa ta đến chỗ trộm cắp, kiện cáo và tranh giành. Chúng khơi dậy thói kiêu căng, lòng tự ái để ta ham hố vinh quang và quyền lực. Chúng vuốt ve thói ích kỷ để xui giục ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, làm ngơ trước những nhu cầu của người khác. Chúng lừa gạt ta để ta coi thường tội lỗi, mất ý thức về tội.
Ngày nay, ma quỷ rất tinh khôn, có khi nó xuất hiện như những người hiền lành thánh thiện. Một hoàng tử kia rất đạo đức, ngày nào ông cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng để đọc kinh thờ phượng Chúa. Xảy ra là có một hôm ông ngủ quên, thấy vậy, tướng quỷ Satan đến đánh thức ông. Khi biết kẻ đánh thức mình là Satan, hoàng tử tỏ dấu thắc mắc, ma quỷ nói với ông: “Tôi là ai, điều đó không quan trọng, việc tôi đánh thức ngài là một điều tốt, ngài thấy không, ai làm việc lành cũng là người tốt cả”. Hoàng tử đáp: “Không bao giờ ma quỷ lại làm điều lành, vậy nhân danh Thiên Chúa, mi phải nói rõ vì lý do nào mi đánh thức ta ? Bấy giờ ma quỷ buộc lòng phải nói thật: “Nếu ngài ngủ quên không đọc kinh sáng khi thức dậy ngài sẽ hối hận, khiêm tốn và sửa chữa để sống đạo tốt hơn, còn ngày nào cũng ra vẻ sốt sắng, ngài sẽ tự mãn, sẽ kiêu ngạo, cho là mình đạo đức đủ rồi”. Nói xong nó biến mất, ma quỷ thật tinh khôn và hiểm độc.
Ma quỷ không bao giờ làm điều lành, vì bản chất của nó là gian dối, xảo quyệt, ngay từ đầu nó đã lừa đảo và xúi giục ông bà nguyên tổ phạm tội chống lại Thiên Chúa, nó vẫn tiếp tục làm như thế để lôi kéo người ta ra khỏi tình yêu Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới yêu thương cứu vớt chúng ta, Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Kitô, Ngài đã đến trần gian để yêu thương cứu chuộc loài người, Ngài là Đấng quyền năng chiến thắng ma quỷ để giải thoát con người khỏi ách thống trị của sự dữ. Hãy tỉnh táo nhận ra ma quỷ dưới những khuôn mặt đẹp đẽ của vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, cám dỗ. Nhất là, hãy trục xuất khỏi tâm hồn ta những con quỷ gây chia rẽ, bất hòa, tham lam, kiêu căng, tự mãn, gian trá, giả hình, hám danh, ích kỷ, dửng dưng.
Tự sức riêng, ta khó mà chiến thắng được ma quỷ. Muốn chiến thắng ma quỷ, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương xót con, xin cứu con khỏi mưu chước của những bọn quỷ thời đại hôm nay. Amen.
Trong Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật IV Thường Niên Năm B, Bài Đọc I và Tin Mừng minh chứng TN 4-B169
Trong Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật IV Thường Niên Năm B, Bài Đọc I và Tin Mừng minh chứng rằng Đức Giê-su đến để thực hiện một trong những niềm mong đợi của dân Ít-ra-en: chính Ngài là vị Ngôn Sứ tuyệt hảo xuất thân từ họ và ở giữa họ.
Đnl 18: 15-20
Theo sách Đệ Nhị Luật, ông Mô-sê cảnh giác dân Ít-ra-en coi chừng những “ngôn sứ mạo danh”, nhưng đồng thời ông cũng loan báo rằng Thiên Chúa sẽ ban cho dân Ngài một vị ngôn sứ đích thật. Vị Ngôn Sứ này sẽ là “Phát Ngôn của Thiên Chúa” bên cạnh dân Ngài.
1Cr 7: 32-35
Trong đoạn trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô này, thánh nhân đề cập đến đời sống hôn nhân và đời sống độc thân.
Mc 1: 21-28
Trong Tin Mừng hôm nay, thánh Mác-cô giới thiệu Đức Giê-su có quyền năng trong lời nói cũng như việc làm; Ngài là Phát Ngôn của Thiên Chúa bên cạnh dân Ngài, đồng thời là Phát Ngôn của dân Ngài bên cạnh Thiên Chúa.
BÀI ĐỌC I (Đnl 18: 15-20)
Sách Đệ Nhị Luật là cuốn sách cuối cùng của bộ Ngũ Thư mà dân Do thái gọi là sách “To-ra”, nghĩa là sách “Luật”.
Nhan đề: “Đệ Nhị Luật”, có nghĩa “luật thứ hai” (“Thứ luật”). Quả thật, sách nầy được đặt vào trong bối cảnh ông Mô-sê nhắc lại những lời dạy của Đức Chúa cho dân Ít-ra-en như những lời trăn trối sau cùng, bản di chúc của ông, trước khi qua đời. Sách được soạn thảo vào thế kỷ thứ bảy trước Công Nguyên. Như vậy, việc khai triển Luật được định vị vào trong việc nối dài giáo huấn của ông Mô-sê. Điều nầy muốn nói rằng có một sự liên tục và trung thành với Luật; uy quyền của Luật luôn luôn được đặt dưới sự bảo lãnh của người khởi xướng. Thật ra, sách Đệ Nhị Luật phản ảnh bối cảnh dân Ít-ra-en định cư lập nghiệp ở xứ Ca-na-an hơn năm thế kỷ rồi. Vì thế, bầu khí hăng say nhiệt thành thuở ban đầu đã lắng xuống. Tuy nhiên, nhờ độ nhạy bén của những sấm ngôn, tâm tình tôn giáo lại được hâm nóng trở lại.
1. Định chế ngôn sứ.
Đoạn văn nầy được trích từ một diễn từ dài của ông Mô-sê trong đó ông tiên báo định chế quân chủ và định chế ngôn sứ. Đoạn trích hôm nay nêu lên định chế ngôn sứ. Theo văn mạch, trong một đoạn văn trước đó, ông Mô-sê vừa mới căn dặn rằng nếu dân chúng muốn tôn một người lên làm vua, thì người đó không phải là một người ngoại quốc, nhưng phải là một người trong số họ, được Thiên Chúa chọn (Đnl 17: 14-15).
Trong đoạn trích hôm nay, cũng một cách đề phòng như vậy đối với một ngôn sứ. Dân chúng không được đi tìm kiếm một nhân vật ngoại quốc nào khác thực hành ma thuật, bùa chú, bói toán, hay gieo quẻ xem xăm, vân vân. Chính “từ giữa đồng bào của anh em” mà Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện ngôn sứ của Ngài, người ấy sẽ là phát ngôn của Ngài bên cạnh dân Ngài: “Ta sẽ đặt lời Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy”.
Đây không phải là lời tiên báo về một ngôn sứ độc nhất, nhưng về những ngôn sứ mà mỗi lần dân chúng cần đến một người trung gian như ông Mô-sê. Vì thế, ông Mô-sê đã tiên báo trào lưu ngôn sứ một cách khái quát, như câu trích sau cùng nói lên cách rõ ràng hơn: “Ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết”.
Sau nầy, khi trào lưu ngôn sứ đã biến mất, người ta sẽ đọc lại bản văn này theo một cách khác và người ta sẽ hiểu lời tiên báo nầy về một vị ngôn sứ vĩ đại vào thời Thiên Sai, một Mô-sê mới. Đó là lý do tại sao những người được Giáo Quyền Giê-ru-sa-lem cử đến hỏi ông Gioan: “Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” (Ga 1: 21).
2. Thấy Thiên Chúa mà vẫn sống.
Lời tiên báo nầy đáp lại nguyện ước của dân chúng. Trên đỉnh núi Xi-nai, Thiên Chúa đã tỏ mình ra và phán dạy trực tiếp với dân chúng khiến họ khiếp sợ nên cầu xin ông Mô-sê: “Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất” (Xh 20: 19).
Đây là sự sợ hãi linh thánh rất phổ biến vào thời đó, vì người ta tin rằng không ai thấy thần linh mà có thể vẫn sống. Giữa thần linh và phàm nhân có một khoảng cách vô tận đến mức con người như bị tan biến vào trong cõi hư vô. Vì thế, khi đặt của dâng cúng trên bàn thờ, tín đồ không được nhìn ngoái lại đằng sau kẻo chẳng may nhìn thấy thần linh đến nhận của lễ mà mình phải chết chăng. Có rất nhiều giai thoại cấm nhìn lại đằng sau như bà vợ của ông Lót vì “ngoái lại đằng sau mà hóa thành cột muối” (St 19: 26) hay ngôn sứ Ê-li-a lấy áo choàng che mặt khi gió hiu hiu thổi báo hiệu sự hiện diện của Đức Chúa; vì thế, ông chỉ nghe tiếng chứ không nhìn thấy hình (1V 19: 12-13).
Bản văn Đệ Nhật Luật nầy, được đọc trong ánh sáng Tân Ước, mặc lấy tất cả mọi chiều kích của nó. Đức Giê-su là vị Ngôn Sứ đã được ông Mô-sê tiên báo. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa, Phát Ngôn trung thành của Chúa Cha, Đấng Trung Gian tuyệt hảo giữa Thiên Chúa và con người. Ngoài ra, Đức Giê-su chính là hiện thân của Thiên Chúa ở giữa loài người mà con người có thể tiến lại gần, chẳng những không phải chết, trái lại được đón nhận “hết ân nầy đến ân khác” của Ngài nữa (Ga 1; 16).
BÀI ĐỌC II (1Cr 7: 32-36)
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô. Trong đoạn trích hôm nay, thánh nhân ca ngợi đời sống độc thân trổi vượt trên đời sống hôn nhân, vì người sống đời độc thân mới có thể tận tâm tận lực “chuyên lo việc Chúa”. Có hai cách giải thích thái độ của thánh nhân trong việc đề cao đời sống độc thân và giảm nhẹ đời sống hôn nhân.
1. Kinh nghiệm bản thân.
Cách giải thích thứ nhất từ chính kinh nghiệm bản thân của thánh nhân. Với tư cách là người lữ hành của Thiên Chúa, thánh Phao-lô rong ruỗi trên khắp mọi nẽo đường, tận tâm tận lực chu toàn “sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Vì thế, trong một đoạn văn trước đó, thánh nhân không ngần ngại viện dẫn đời sống độc thân của mình ra làm gương: “Tôi ước muốn mọi người đều như tôi” (1Cr 7: 7).
2. Quan niệm văn hóa và xã hội.
Cách giải thích thứ hai từ quan niệm văn hóa thời đó, đặc biệt vị thế của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thánh nhân vừa mới nói một cách tế nhị về đời sống hôn nhân và những bổn phận hỗ tương giữa chồng và vợ, cũng như nhắc nhở họ mối giây ràng buộc bất khả phân ly của hôn nhân. Từ đó suy ra rằng đời sống độc thân giải phóng chúng ta khỏi những mối dây ràng buộc trong đời sống vợ chồng và con cái, vì thế chúng ta được hoàn toàn tự do trong việc “chuyên lo phục vụ Chúa”.
Chuyện vợ chồng giúp nhau thăng tiến đời sống tâm linh trong việc chuyên lo phụng sự Chúa không thể không nẩy sinh trong tâm trí thánh nhân. Tuy nhiên, theo quan niệm văn hóa và xã hội vào thời thánh nhân, chủ nghĩa thượng tôn nam giới tạo nên rào cản cho sự phát triển về quyền bình đẳng giữa chồng và vợ trong đời sống gia đình Ki-tô giáo. Thật ra, môi trường Cô-rin-tô thấm nhuần văn hóa Hy lạp, vì thế những người phụ nữ hưởng được một sự tự do khiến thánh nhân kinh ngạc. Chính trong bức thư nầy, thánh nhân nhắc nhở các người phụ nữ phải trùm khăn che đầu và không được lên tiếng trong các buổi hội họp cộng đồng, vì người nữ phải giữ thái độ im lặng và phục tùng, vân vân. Về quan điểm nầy, thánh Phao-lô vẫn chịu ảnh hưởng rất sâu đậm những quan niệm Do thái giáo kém tiến bộ. Tuy nhiên, thánh nhân biết công bố quyền bình đẳng của tất cả con cái Thiên Chúa: “Trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam” (1Cr 11: 11).
TIN MỪNG (Mc 1: 21-28)
Sau khi kêu gọi các môn đệ đầu tiên và được họ đáp trả một cách quảng đại và mau mắn (Chúa Nhật vừa qua), Đức Giê-su tiếp tục con đường của mình. Ngài đi dọc theo bờ hồ đến thành Ca-phác-na-um.
1. Thành Ca-phác-na-um.
Thành Ca-phác-na-um hưởng được một vị thế địa lý đặc biệt: giáp ranh giới với ba nước: Sy-ri, Phê-nê-xi, Pa-lét-tin, và có một đại lộ chạy từ Giê-ru-sa-lem đến Đa-mát. Vì thế, thành phố được mệnh danh là “Ngã Tư Quốc Tế”. Chính thành này Đức Giê-su sẽ thiết lập cứ điểm truyền giáo của Ngài, dấu chỉ hàm ẩn chiều kích phổ quát sứ điệp của Ngài. Tuy nhiên, Đức Giê-su bắt đầu giảng dạy trong các hội đường như sau nầy các Tông Đồ và cả thánh Phao-lô cũng sẽ theo gương Ngài.
Hội đường là nơi các tín hữu tụ họp và cầu nguyện. Chỉ ở Giê-ru-sa-lem mới có đền thờ và hàng giáo sĩ, ở đó các tín hữu mới có thể dâng hy lễ lên Đức Chúa, Thiên Chúa của dân Ít-ra-en. Vào ngày Sa-bát, các tín hữu tụ họp ở hội đường, luôn luôn vào buổi sáng, để cử hành phụng vụ Lời Chúa (các bản văn Luật và các sách ngôn sứ), hát thánh thi chúc tụng, ngâm thánh vịnh và cầu nguyện. Mọi tín hữu, hoặc tự nguyện hay được chỉ định, có thể công bố và giải thích những bản văn Kinh Thánh. Chính như vậy mà Đức Giê-su được mời công bố và giải thích Kinh Thánh vào một buổi phụng vụ sa-bát ở hội đường Na-da-rét, nơi Ngài sinh trưởng.
Thánh Mác-cô tường thuật cho chúng ta hai hoạt cảnh diễn ra trong hội đường Ca-phác-na-um. Một mặt, thánh ký bận tâm phác thảo diện mạo của Đức Giê-su, nêu bật uy quyền đặc biệt mà người ta nhận ra ở nơi Ngài: Đức Giê-su xuất hiện không chỉ với uy quyền của Ngôi Lời Thiên Chúa, chủ tể của Kinh Thánh, nhưng cũng với uy quyền của một con người thanh khiết và hoàn hảo đến nổi không bất kỳ sự thâm hiểm gian ác nào có thể chịu đựng nổi sự hiện diện của Ngài. Mặt khác, ngay từ đầu, thánh Mác-cô cũng nêu bật hai phương cách tiến hành thường hằng mà Đức Giê-su sẽ thực hiện trong suốt sứ vụ của Ngài: giảng dạy và dấu chỉ kèm theo, qua đó người ta nhận ra mầu nhiệm của Ngài: Đấng có uy quyền trong lời nói và việc làm, hay đúng hơn Đấng có uy quyền trong lời nói được minh chứng qua việc làm.
2. Cách thức Đức Giê-su giảng dạy:
“Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư”. Các kinh sư thường nhất là những người có bằng cấp học vị, được đào tạo trường lớp về những cách thức giải thích Kinh Thánh một cách tinh tế và uyên bác. Vì thế, những giáo huấn của họ dựa trên những truyền thống của các bậc kinh sư danh tiếng của họ. Riêng Đức Giê-su, Ngài không xuất thân từ bất cứ trường lớp nào và cũng không quy chiếu đến bất kỳ “bậc kinh sư” nào. Ngài giải thích và khai triển Kinh Thánh từ uy quyền của riêng Ngài và loan báo rằng mọi điều Kinh Thánh loan báo đều được ứng nghiệm ở nơi Ngài.
3. Dấu chỉ kèm theo:
Không ai có thể buộc tội Ngài về bất cứ điều gì, đây là một sự mới lạ khiến Xa-tan phải tò mò muốn biết. Rồi, trong hoang địa, nó đã thử hiểu mầu nhiệm của con người nầy; ở Ca-pha-na-um, nó bày tỏ qua một người bị quỷ ám khốn khổ. Đối mặt với Đức Giê-su, tên hiểm ác phải công khai nhìn nhận sự thật và sự thật khiến nó phải nao lòng chột dạ: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi. Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, Đức Giê-su buộc nó phải câm lặng.
Hoạt cảnh Ca-pha-na-um không là duy nhất, nhưng còn xảy ra nhiều lần ở những nơi khác nữa. Chính thánh ký nói với chúng ta: “Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai” (Mc 1: 34).
4. Mầu nhiệm của Đức Giê-su.
Đức Giê-su vẫn còn muốn giữ riêng bí mật về con người Ngài, vì sợ người ta hiểu lầm sứ mạng của Ngài. Thánh Mác-cô nhấn mạnh nhiều lần Đức Giê-su muốn bảo vệ mầu nhiệm của Ngài. Đó là điều mà các nhà chú giải gọi “bí mật Đấng Thiên Sai” theo Tin Mừng Mác-cô. Quả thật, trong suốt Tin Mừng nầy, Đức Giê-su kiên quyết bắt ma quỷ không được hé lộ chân tính của Ngài, cũng như Ngài cấm những người được chữa lành và ngay cả các môn đệ của Ngài không được tuyên xưng phẩm tính Thiên Sai của Ngài.
Thật không khó để hiểu được thái độ nầy của Đức Giê-su. Đấng Thiên Sai mà dân chúng biết bao mong đợi khác với hình ảnh mà Ngài sắp thực hiện: một Đấng Thiên Sai “nhân hậu và khiêm hạ tận mức”, theo hình ảnh của một Người Tôi Trung chịu đau khổ. Mầu nhiệm nầy chỉ có thể được bày tỏ một cách rực rỡ ở nơi biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài.