Suy Niêm Tin Mừng Lễ Thánh Giuse 19/03 Bài 1-50 Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền

Thứ hai - 19/03/2018 18:10
Suy Niêm Tin Mừng Lễ Thánh Giuse 19/03 Bài 1-50 Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền
Suy Niêm Tin Mừng Lễ Thánh Giuse 19/03 Bài 1-50 Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Giuse 19/3 Bái 1-50: Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền
---------------------------------
Mục Lục:

PHÚC ÂM: Mt 1, 16. 18-21. 24a. 2
19/03-1: THÁNH GIUSE,VỊ THÁNH VĨ ĐẠI 3
19/03-2: Thư Mục Vụ của ĐC Nicolas Huỳnh văn Nghi/ gửi các GIA TRƯỞNG.. 4
19/03-3: UY QUYỀN VÀ THƯƠNG XÓT.. 6
19/03-4: THÁNH GIUSE THINH LẶNG.. 7
19/03-5: SỰ THINH LẶNG NƠI THÁNH GIUSE – Đc. Bùi Tuần. 10
19/03-6: MẪU GƯƠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CHA.. 15
19/03-7: LỊCH SỬ.. 16
19/03-8: THÁNH GIU-SE, NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN CÙ.. 18
19/03-9: THÁNH GIU-SE – NGƯỜI CÔNG CHÍNH.. 21
19/03-10: THÁNH GIU-SE, CHA NUÔI CỦA ĐỨC GIÊ-SU.. 23
19/03-11: GIU-SE, VỊ THÁNH THẦM LẶNG.. 26
19/03-12: Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria. 30
19/03-13: THÁNH GIUSE, NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG TIN TRONG ĐÊM TỐI. 32
19/03-14: Mẫu đối thoại với Thánh Giuse. 34
19/03-15: Kính Thánh Cả Giuse. 36
19/03-16: Người Công Chính. 37
19/03-17: Những bài học của thánh Giuse, Quan thầy các lao công. 38
19/03-18: GIUSE.. 40
19/03-19: GIUSE.. 43
19/03-20: THÁNH GIUSE.. 43
19/03-21: Việc tôn sùng Thánh Cả Giuse trong lịch sử Giáo hội. 44
19/03-22: VÀI SUY NGHĨ VỂ SỰ THINH LẶNG NƠI TÁNH GIUSE.. 47
19/03-23: LỄ KÍNH THÁNH GIUSE, BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA.. 51
19/03-24: Thánh GIUSE, BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA.. 55
19/03-25: NGƯỜI PHÚ HỘ VỚI LAZARÔ.. 57
19/03-26: THÁNH GIUSE, ĐẤNG BẢO VỆ HỘI THÁNH.. 58
19/03-27: Thánh Giuse, Người im lặng trầm lắng. 60
19/03-28: Thánh Giuse - Vị Thánh Im Lặng. 62
19/03-29:  Im Lặng là vàng. 63
19/03-30: THÁNH GIUSE NGƯỜI CHA CỦA ĐỨC GIÊSU.. 64
19/03-31: Thánh Giuse - Người Công Chính. 68
19/03-32: LẦN CHUỖI VỚI GIA TRƯỞNG 19-3. 69
19/03-33: THÁNH GIUSE VỊ GIA TRƯỞNG ÍT LỜI 74
19/03-34:  TIN TƯỞNG NƠI SỰ CHUYỂN CẦU CỦA THÁNH CẢ GIUSE.. 76
19/03-35: THÁNH GIUSE, VỊ BẢO TRỢ QUYỀN NĂNG.. 78
19/03-36: KINH ĐỌC TRONG TUẦN CỬU NHẬT CHUẨN BỊ LỄ THÁNH CẢ GIUSE.. 79
19/03-37:  VỊ GIA TRƯỞNG ÍT LỜI 80
19/03-38:  THÁNH GIUSE, BẠN ĐỨC MARIA.. 82
19/03-39: SUY NGHỈ VỀ SỰ THINH LẶNG CỦA THÁNH GIUSE.. 85
19/03-40:  THÁNH GIUSE – NHẠY BÉN VÀ KIÊN QUYẾT.. 88
19/03-41:  THÁNH GIUSE – YÊU MẾN ĐỨC  KHIÊM NHƯỜNG.. 90
19/03-42:  THÁNH GIUSE – VỊ THÁNH TUYỆT VỜI 92
19/03-43: BÓNG THÁI SƠN.. 94
19/03-44: HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ.. 97
19/03-45:  LỜI CẦU XIN CÙNG THÁNH CẢ GIUSE.. 99
19/03-46: ĐỜI SỐNG THANH NIÊN GIUSE QUAY 3600 101
19/03-47: DUNG MẠO THÁNH CẢ GIUSE.. 105
19/03-48: THÁNH GIUSE–MẪU GƯƠNG VIỆC SỐNG LỜI KHẤN VÂNG PHỤC.. 107
19/03-49: GIUSE – MẪU GƯƠNG CỦA SỰ VÂNG PHỤC.. 109
19/03-50:  BÀI ĐỌC THÊM: THÁNH GIUSE THUỘC TÂN ƯỚC HAY CỰU ƯỚC.. 111

---------------------------------
 

PHÚC ÂM: Mt 1, 16. 18-21. 24a


“Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền”.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu (Mt 1, 16. 18-21. 24a)
Gia-cóp sinh Giu-se là bạn của Ma-ri-a, mẹ của Chúa Giê-su gọi là Ðức Ki-tô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Ma-ri-a đính hôn với Giu-se, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giu-se bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giu-se con vua Ða-vít, đừng ngại nhận Ma-ri-a về nhà làm bạn mình, vì Ma-ri-a mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giê-su: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Khi tỉnh dậy, Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.
Ðó là lời Chúa.Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu.
Gia-cóp sinh Giu-se là bạn của Ma-ri-a, mẹ của Chúa Giê-su gọi là Ðức Ki-tô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Ma-ri-a đính hôn với Giu-se, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giu-se bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giu-se con vua Ða-vít, đừng ngại nhận Ma-ri-a về nhà làm bạn mình, vì Ma-ri-a mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giê-su: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Khi tỉnh dậy, Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền. - Ðó là lời Chúa.

---------------------------------

---------------------------------

 

19/03-1: THÁNH GIUSE,VỊ THÁNH VĨ ĐẠI

 

Ngày 19/03, chúng ta cử hành Lễ Thánh Giuse. Vào trung tâm của Mùa Chay: 19/03-1


Ngày 19/3, chúng ta cử hành Lễ Thánh Giuse. Vào trung tâm của Mùa Chay, Phụng Vụ trình bày cho chúng ta vị thánh vĩ đại nầy như là mẫu gương để noi theo, và như là Đấng bảo vệ để chúng ta cầu khẩn.
Trước hết, thánh Giuse là mẫu gương sống Đức Tin cho chúng ta. Như Tổ Phụ Abraham, thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa; vì thế Ngài là mẫu gương khích lệ, nhất là khi chúng ta được mời gọi tin tưởng vào Chúa, dựa trên "lời ngài" đã phán, mà không nhìn thấy được rõ ràng Ý Định của Chúa.
Hơn nữa chúng ta được mời gọi noi gương ngài, trong việc khiêm tốn thực thi sự vâng phục, một nhân đức chiếu sáng nơi ngài trong nếp sống thinh lặng và trong việc làm ẩn khuất. Trường Học Nazareth là quý giá biết bao cho con người thời nay, bị bao vây bởi một nền văn hóa rất thường đề cao vẻ bề ngoài và sự thành công, đề cao sự độc lập và một quan niệm sai lầm về tự do cá nhân! Ngược lại, thật là cần thiết biết bao, việc phục hồi lại giá trị của sự đơn sơ và vâng phục, sự tôn trọng và yêu mến đi tìm thánh ý của Thiên Chúa!
Thánh Giuse đã sống phục vụ cho vị hôn thê của mình và cho Con Thiên Chúa; và như thế, đối với các tín hữu, thánh Giuse trở thành chứng ta hùng hồn cho biết phải cai trị hay phục vụ như thế nào. Đặc biệt, tất cả những ai, trong gia đình, trong trường học và trong giáo hội, có trách vụ sống làm cha, làm người hướng dẫn, đều có thể nhìn về Thánh Giuse, để được huấn luyện sống tốt lành. Nhất là tôi nghĩ đến những người cha, mừng lễ của họ vào đúng ngày lễ dành cho thánh Giuse. Tôi cũng nghĩ đến tất cả những ai mà Thiên Chúa đã thiết lập trong giáo hội để thực hiện "tình cha thiêng liêng". Và trong số những người cha nầy, anh chị em hãy cho phép tôi nhắc đến 9 vị giám mục mà ngày mai, 19 tháng 3/2001, trong đền thờ Thánh Phêrô, tôi sẽ được vui mừng phong chức giám mục cho. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tất cả các tân giám mục, và cho tất cả mọi vị chủ chăn trong Giáo Hội.
Nguyện xin Thánh Giuse, vị thánh mà dân kitô tin tưởng khẩn cầu, luôn hướng dẫn những bước tiến của đại gia đình Thiên Chúa. Xin thánh nhân hãy đặc biệt trợ giúp cho những ai đang chu toàn vai trò làm cha tự nhiên hoặc cha thiêng liêng. Xin Thánh Giuse hãy cùng đồng hành với những lời khẩn cầu của chúng ta và xin Mẹ Maria khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta, Mẹ là vị hôn thê đồng trinh của Thánh Giuse và là Mẹ của Đấng cứu chuộc.
Sau những lời trên, ĐTC xướng kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người. Sau phép lành ĐTC nói thêm vài lời khuyến khích chiến dịch "Bảo Trợ cho một Người Cha Gia Đình", do sáng kiến của Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo phục vụ cho nền Văn Minh Tình Thương. ĐTC đã nói như sau:
"Tôi xin gởi lời chúc đặc biệt đến tất cả nhửng người cha gia đình; và tôi vui mừng khuyến khích chiến dịch "Hãy Bảo Trợ cho Một Người Cha", do sáng kiến của Ủy ban Liên Lạc Những Người Công Giáo phục vụ cho nền Văn Minh tình thương. Đây là một hình thức "bảo trợ từ xa": qua trung gian trực tiếp của những nhà truyền giáo, sự bảo trợ nầy cho phép bảo đảm cho có công ăn việc làm xứng đáng cho một người cha gia đình tại những quốc gia nghèo nhất. Tôi hết lòng chúc lành cho sáng kiến nầy, một sáng kiến giúp cho các gia đình được duy trì sự hiệp nhất với nhau, và góp phần tạo nên một thế giới huynh đệ hơn và có tình liên đới hơn."

---------------------------------

 

19/03-2: Thư Mục Vụ của ĐC Nicolas Huỳnh văn Nghi/ gửi các GIA TRƯỞNG


TÂM THƯ CỦA ĐỨC CHA NICOLAS HUỲNH VĂN NGHI GỞI CÁC GIA
TRƯỞNG

 

Thứ ba 19-3-2002 sắp đến là lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các gia trưởng: 19/03-2


Anh em gia trưởng thân mến,

Thứ ba 19-3-2002 sắp đến là lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các gia trưởng. Trong bức thư mục vụ vừa qua, tôi đã trình bày với anh em về con người và về sứ vụ cao cả của Thánh nhân, nhất là về những đức tính hiền hậu, khiêm nhu, đạo đức, thánh thiện và lòng nhiệt thành chăm sóc Đức Maria và Chúa Giêsu, tức là gia đình của người. Anh em đã có dịp học tập bức thư mục vụ này.

Hôm nay, với tất cả lòng trìu mến và kính trọng, tôi xin đề nghị với anh em một số hoạt động mục vụ mà Giáo phận đặt niềm tin ủy thác cho gia trưởng trong các giáo xứ, giáo họ, các khu phố và các thôn ấp. Tôi tạm quy nạp chúng vào 3 mục chính. 1. Mục đời sống đức tin.

Trong cuộc hành hương Rôma vừa qua, Đức Thánh Cha đã nói với các Giám mục Việt Nam: "Làm sao không cảm tạ vì sức sống và lòng can đảm của giáo dân trong các Giáo phận của anh em… Tôi mời gọi họ ngày càng trân trọng ơn gọi đến từ Bí tích Rửa tội của mình và đảm nhận vai trò chứng nhân của Đức Kitô trong đời sống đức tin và sứ mạng dân Chúa ở bất cứ nơi đâu". Là những nhà lãnh đạo các gia đình, anh em hãy cùng với hiền thê của mình sống đức tin mạnh mẽ. Lời khuyến dụ của Thánh Phêrô trong bức thư I gởi cho các vị kỳ mục cũng có thể được áp dụng cho anh em. Đó là "hãy chăn dắt đoàn chiên - tức là gia đình - mà Thiên Chúa giao phó cho anh em: lo lắng cho họ… với lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị, … nhưng hãy nêu gương sáng cho họ" (1 Pr 5,2). "Gia đình của anh em phải trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa" (Thư chung HĐGMVN ngày 1-5-1980). Anh em hãy một lòng một ý vận động tất cả các gia đình tín hữu trong khu phố, giáo họ và giáo xứ của mình thực thi lời giáo huấn của các Giám mục. Sống và làm nhân chứng đức tin: qua việc thánh hoá ngày Chúa nhật, đọc kinh cầu nguyện tối sáng trong gia đình, lãnh nhận thường xuyên các bí tích, học hỏi Lời Chúa, tôn sùng Thánh Thể, tuân giữ luật Chúa, sống bác ái, hoà thuận, đoàn kết và triệt để yêu thương nhau. Đó là những hoạt động thuộc mục thứ nhất.

2. Mục đời sống bác ái.

Mở đầu Hiến chế Giáo Hội và thế giới ngày nay, Công đồng Vatiacan II đã dạy: "Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ" (số 10). Là gia trưởng, tức là những người có khả năng hoạt động rộng lớn nhất, anh em phải quan tâm đến đời sống xã hội, nơi sinh sống của anh em và gia đình. Vì xã hội tác động trên con người, và con người tác động lại trên xã hội. Vậy trước hết, anh em phải quan tâm đến môi trường sống của anh em: môi trường vật lý như nhà cửa, đường sá, ao mương, sân vườn, quần áo, thức ăn và thân thể. Tất cả đều phải sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự và xinh đẹp. Kế đến là môi trường luân lý và đạo đức, môi trường này phải lành mạnh, lương thiện và đàng hoàng. Hãy cố gắng diệt trừ sự dữ và tội lỗi, diệt trừ những tệ đoan và tật xấu xã hội: như sự giả dối, lươn lẹo, bất công, sự kỳ thị vì lý do sắc tộc, giai cấp hay tôn giáo, sự áp bức, khủng bố, óc thống trị, địa phương. Các gia trưởng hãy ngồi lại với nhau, nghiên cứu tình hình luân lý và đạo đức của khu phố, giáo họ và giáo xứ của mình. Rồi ra tay hành động để xóa bỏ những cái xấu. Ngoài ra, vì con người không chỉ sống bằng bánh, nhưng còn bởi những giá trị do miệng Chúa phát ra. Những giá trị đó chính là lòng nhân hậu, sự công bình, quyền bình đẳng, sự tự do, tình liên đới, lòng thành tín, sự tương thân tương trợ, lương tâm và tinh thần trách nhiệm. Chúng ta hãy nỗ lực truyền bá và cổ vũ việc áp dụng những giá trị nói trên. Đây là những giá trị rất cần cho đời sống xã hội. Chểnh mảng hay phủ nhận những giá trị này là làm cho xã hội thụt lùi hay hỗn loạn. Giáo phận ủy thác nhiệm vụ này cho hội các gia trưởng.

3. Mục sứ vụ tông đồ.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế như sau: "Sứ vụ truyền giáo liên hệ đến tất cả mọi tín hữu, tất cả mọi Giáo phận, và mọi tổ chức trong Giáo Hội" (số 2). Vì thế, các gia trưởng cũng như các linh mục phải quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm này. Sứ vụ truyền giáo hôm nay gồm hai mặt: tái truyền giáo và truyền giáo cho anh em lương dân. Khắp nơi trong các giáo xứ, anh em gia trưởng vẫn được chung sống với rất nhiều gia đình có đạo nhưng không hành đạo: như những gia đình khô đạo, những anh em đang gặp khó khăn, thử thách trong đời sống đức tin, những gia đình rối rắm, những người rời bỏ Giáo Hội. Chúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt những gia đình ấy. Vì như Người nói: "Người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Thầy không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17). Anh em hãy siêng năng viếng thăm, chuyện vãn, kết bạn tận tình mến yêu và giúp đỡ các anh chị em này. Hãy kiên trì cho đến khi được thấy họ trở về sum họp lại với Chúa… Còn công việc thứ hai, là chia sẻ đức tin cho người lương. Hãy nói cho anh chị em ấy biết là Thiên Chúa yêu thương họ, Người muốn họ sống như Người, được chia sẻ sự sống thần linh và hạnh phúc của Người. Người muốn họ yêu thương nhau như Người yêu thương họ… Các giáo xứ hãy dành thêm đôi chút thời giờ, đôi chút tài năng và của cải, đôi chút nhân sự và hội đoàn cho công cuộc truyền giảng Tin Mừng cho lương dân. Chúa sẽ trả công cho anh em, theo mức độ mà anh em đã làm cho những đồng bào chưa biết Chúa. Hãy cố gắng đạt chỉ tiêu 15/1000 được giao phó. Hãy tích cực loan Tin mừng. Thánh Phaolô đã viết: "Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1 Cr 9,16)
+ Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi


---------------------------------

 

19/03-3: UY QUYỀN VÀ THƯƠNG XÓT


Hãy đến cùng Giuse.

 

Thánh cả Giuse được chọn giữa muôn người để làm cha nuôi Chúa cứu thế. Ngài là một người khiêm: 19/03-3


Thánh cả Giuse được chọn giữa muôn người để làm cha nuôi Chúa cứu thế. Ngài là một người khiêm nhường về công chính, được diễm phúc chăm lo cho Chúa Giêsu mọi thứ, từ nhà ở đến của ăn thức uống, đã dâng Chúa Giêsu vào đền thờ và cứu thoát khỏi cơn thịnh nộ của Hêrôđê. Ngài đã làm việc bằng đôi tay chai cứng để đem lại một đời sống vật chất ấm no cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
 Ngoài tước vị là cha nuôi Chúa Giêsu, ngài còn là bạn thanh sạch Đức Maria. Điều đó phải giả thiết rằng, ngài hội đủ những nhân đức trổi vượt. Và sự thánh thiện của ngài phải tương xứng với sự thánh thiện của Mẹ Maria. Chắc hẳn thánh cả Giuse đã thương yêu mẹ Maria bằng một tình thương trong trắng. Đã an ủi Mẹ trong những giây phút đau khổ, đã hướng dẫn Mẹ trên những nẻo đường xa lạ, và đã bảo vệ Mẹ khỏi mọi mưu toan hãm hại.
Chính vì thế mà Đức Hồng y Fulton Sheen đã quả quyết :
- Mẹ Maria và thánh cả Giuse đã đem vào trong cuộc hôn nhân của các ngài không  chỉ lời hứa trong sạch mà còn là hai trái tim ngập tràn thương yêu, không ai có thể có được.
Thực vậy, không một người chồng, cũng như không một người vợ nào có thể yêu thương nhau đến thế. Và Mẹ Maria cũng không thể trao gửi trái tim mình cho một người nào xứng đáng hơn. Đó là một cuộc hôn nhân thực sự, nhưng được miễn trừ những quyền lợi xác thịt, đồng thời cân bằng về nhân đức.
Từ hai tước vị này chúng ta thấy ngài thực sự là đấng quyền thế.
Đúng thế, ngài là đấng quyền thế nơi cõi lòng Chúa Cha vì Chúa Cha đã cho ngài tham dự vào chức vụ làm cha, cũng như trao phó cho ngài sứ mạng cao cả, xứng với niềm tin tưởng tuyệt vời.

Ngài còn là đấng quyền thế nơi cõi lòng Chúa Con, là Đấng  ngài đã yêu thương và chăm sóc suốt những tháng năm sống nơi trần thế.
Sau cùng, ngài còn là đấng quyền thế nơi cõi lòng Mẹ Maria, vì ở dưới đất các ngài đã yêu thương và làm đẹp lòng nhau thế nào, thì bây giờ ở trên trời, chẳng lẽ Mẹ Maria lại không thể đoái nhìn đến lời cầu bầu của thánh cả Giuse hay sao?
Là đấng quyền thế mà thôi chưa đủ, ngài còn là đấng đầy lòng xót thương.
Như chúng ta thường nghe nói :
- Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Thánh cả Giuse là đấng đã trải qua mọi khổ cực, mọi cay đắng của kiếp người, nên ngài cảm thông với chúng ta hơn hết.
Bởi vậy, cùng với Mẹ Maria và Chúa Giêsu, thánh cả Giuse, sẽ đặc biệt chăm sóc đến chúng ta và bầu cử cho chúng ta trước ngai tòa Thiên Chúa.
Chính vì thế, hãy chạy đến cùng thánh cả Giuse trong mọi cơn gian nguy thử thách, vì ngài là đấng quyền thế và đầy lòng xót thương.

---------------------------------

 

19/03-4: THÁNH GIUSE THINH LẶNG


01-03-2003

 GB. BÙI TUẦN

 

Đọc Phúc Âm để tìm hiểu thánh Giuse, tôi thấy một bầu khí âm thầm bao phủ Ngài: Có một chọn 19/03-4


Đọc Phúc Âm để tìm hiểu thánh Giuse, tôi thấy một bầu khí âm thầm bao phủ Ngài. Có một chọn lựa khiêm nhường trong bầu khí đó. Khiêm nhường ấy đầy khó nghèo và khôn ngoan.
Ngắm nhìn các ảnh tượng thánh Giuse, tôi thấy lòng sùng kính các nơi dành cho thánh Giuse thực rất phong phú và đa dạng.
Nhưng năng lui tới thánh Giuse trong đời sống hằng ngày, nhất là qua các giờ phút cầu nguyện, gẫm suy, tôi thấy thánh Giuse rất gần gũi, rất sống động, nhất là rất dễ thương. Có một điểm dễ thương nơi Ngài đã gây ấn tượng sâu sắc nơi tôi, đó là sự thinh lặng của Ngài.
Sự thinh lặng của Ngài là trường dạy tôi về tu đức, mục vụ và truyền giáo. Tôi gọi đây là sự thinh lặng thánh.
Bởi vì không phải thinh lặng nào cũng tốt cả. Ai cũng biết có vô số thứ thinh lặng tiêu cực. Như thinh lặng vì kiêu căng. Thinh lặng vì lập dị. Thinh lặng vì dốt nát. Thinh lặng vì sợ sệt. Thinh lặng vì bất cần. Thinh lặng vì dửng dưng. Thinh lặng vì hờn giận. Thinh lặng vì ích kỷ vv...
Trái lại, sự thinh lặng của thánh Giuse là một hoạt động thường xuyên tích cực.
1. Trước hết sự thinh lặng của thánh Giuse tích cực ở chỗ Ngài luôn vâng phục đức tin.
Ngài tin con trẻ mà thiên thần báo mộng sẽ sinh ra bởi Đức Maria, đúng thực là “Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Cho dù gặp muôn vàn thử thách, Ngài vẫn vững tin: Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng ta đó chính là Con Thiên Chúa giáng trần. Con trẻ đó  chính là Đấng cứu thế.
Ngài tin Thiên Chúa thương yêu Ngài một cách hết sức đặc biệt. Ngài biết tình thương đặc biệt Chúa dành cho Ngài là hoàn toàn nhưng không, chứ không phải do công phúc nào của Ngài.
Ngài tin vào sứ vụ Chúa trao phó cho Ngài là vô cùng lớn lao. Sứ vụ đó là bảo vệ Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Ngài biết Chúa Giêsu sẽ làm chuyện lớn, nhưng bề ngoài chưa thấy có gì là lớn. Thực nhiệm mầu. Ngài chỉ biết tin. Ngài chưa hiểu hết. Nhưng không thắc mắc. Một sự kín đáo trong niềm tin đầy khiêm tốn, với nhận thức sâu sắc về tình trạng khó nghèo, bất xứng của mình, đó là một sự thinh lặng đáng kính phục.
Bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong hoàn cảnh thời đó nơi đó đầy khó khăn là một trách nhiệm rất nặng nề, đòi nhiều khôn ngoan sáng suốt và đức tin vững vàng. Ngài đã tin vững vàng và khôn ngoan sáng suốt trong thinh lặng. Thinh lặng đó không phải vì sợ. Nhưng vì vâng phục đức tin.
Tin Mừng là một mầu nhiệm “vốn được giữ kín từ ngàn xưa” (Rm 16,25) sẽ được biểu lộ, sẽ được thông báo cách nào, lúc nào, bởi ai, cho ai, thì phải tuỳ ở Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí mà thôi. Chúa muốn như vậy (Rm 16,27).
Tôi thiết nghĩ thánh Giuse đã có đức tin như thế, và đã vâng phục đức tin đó. Vì thế mà Ngài khiêm tốn thinh lặng, Ngài tin rằng: Sứ mạng Chúa trao cho Ngài không phải là loan báo, mà là bảo vệ và giữ kín.
2. Ngoài ra, sự thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực ở chỗ Ngài được âm thầm đào tạo để có một sự tự do mới.
 Đọc Sách Thánh và chuyện các thánh, tôi thấy Thiên Chúa có một lối đào tạo độc đáo đối với các người của Ngài. Khi Thiên Chúa tính chuyện trao cho ai một sứ mệnh khó khăn, Ngài thường đưa họ vào sa mạc. Hoặc sa mạc địa lý là nơi vốn thanh vắng. Hoặc sa mạc tâm hồn là nơi phải thinh lặng.
Ông Môisen vào sa mạc Madian.
Thánh Gioan tiền hô vào sa mạc Giuđê.
Thánh Phaolô vào sa mạc Syria.
Thánh Benedictô lên núi Subiacô.
Thánh Phanxicô khó khăn vào hang Assisi.
Chính Chúa Giêsu vào sa mạc 40 đêm ngày.
Đối với thánh Giuse, sa mạc là tâm hồn thinh lặng của Ngài. Trong sự thinh lặng của sa mạc tâm hồn, Chúa đào tạo cho Ngài có một sự tự do mới. Đó là một sự tự do biết chọn Chúa là tất cả, chọn ý Chúa là trên hết. Một sự tự do sẵn sàng dứt bỏ ý riêng, để mau lẹ thực thi ý Chúa.
Đọc Phúc Âm, tôi gặp thấy một cách nói hay được dùng, khi thuật lại việc phục vụ của thánh Giuse, để vâng phục ý Chúa. Cách nói đó là sẵn sàng và mau lẹ.
Ngài sẵn sàng đón Maria về nhà mình (Mt 1,24). Ngài mau lẹ đang đêm, đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập (Mt 2,14). Ngài liền vội vã chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel (Mt 2,21).
Những thái độ đó, được sự thinh lặng đào tạo, chứng tỏ thánh Giuse có một tâm hồn rất tự do. Không phải tự do đối với của cải và ý riêng, mà là tự do cho Chúa và cho những việc Chúa muốn.
Tôi có cảm tưởng là Chúa đôi khi cũng muốn bản thân tôi và những người thuộc về Ngài, phải bắt chước thánh Giuse xưa, có lúc phải vào sa mạc mà tế lễ Chúa. Tế lễ trong sa mạc là tế lễ trong tình trạng rất thiếu thốn: Không có nhà thờ, bàn thờ, đồ thờ. Không có những trang trọng vật chất. Không có cả những nhân đức cần có. Chỉ còn tập trung vào một mình Chúa đầy tình yêu thương xót. Chỉ còn chính bản thân mình là của lễ mà thôi. Thiếu tất cả, nhưng được tất cả. Chỉ còn thinh lặng tôn thờ và vâng phục với lửa thiêng của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mình như tia hy vọng. Sẽ rất nghèo, nhưng cũng rất vui mừng. Vì thấy mình được thông công vào việc Chúa cứu độ.
3. Sau cùng, tôi thấy thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực trong sự hiện diện phong phú của Ngài giữa đời.
Kinh nghiệm cho thấy: Nhiều khi sự hiện diện thinh lặng vẫn có sức gây được cảm tưởng tốt về Tin Mừng, hơn một sự hiện diện nhiều lời. Nhất là khi sự hiện diện đó có Chúa ở cùng. Tôi có cảm tưởng là thời nay tại Việt Nam này, dân chúng vẫn trân trọng và khát khao những người, tuy không nói, nhưng toả ra được ánh sáng tâm linh, lửa thiêng tâm hồn, hương thơm từ những giá trị nội tâm. Họ thinh lặng nhưng có chiều sâu tâm hồn, biết phân định, biết phấn đấu, biết sắp xếp, biết thanh luyện, biết ý tứ, biết tế nhị.
Điều đó không có nghĩa là thinh lặng luôn luôn có giá trị hơn nói. Tôi thiết nghĩ chọn thinh lặng hay chọn nói là một chọn lựa tuỳ ơn gọi. Các ơn gọi và các ơn thánh rất khác nhau. Con đường tốt hơn ta nên chọn là con đường mà sứ vụ Chúa trao cho ta, con đường mà hoàn cảnh chỉ cho ta, con đường mà ta thấy thích hợp cho tính tình và khả năng của ta, con đường mà ta cho rằng có thể thực hiện tốt hơn việc mến Chúa yêu người trong những hoàn cảnh cụ thể, đúng với yêu cầu của thời điểm.
Riêng tôi, trong năm Mân Côi này, tôi xin thánh Giuse cho tôi và mọi người chúng ta
- biết thinh lặng hơn để nghe ý Chúa,
- biết thinh lặng hơn để suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi,
- biết thinh lặng hơn để đón nhận ơn cứu độ,
- biết thinh lặng hơn để cộng tác vào chương trình cứu độ,
- biết thinh lặng hơn để khám phá ra những kỳ diệu Chúa Thánh Thần đang làm trong các linh hồn,
- biết thinh lặng hơn, để đón nhận những bất ngờ Chúa gởi đến với đức tin sáng suốt.
Hình như nhiều linh hồn đang được ơn ấy. Họ là những người đơn sơ tỉnh thức và thinh lặng như thánh Giuse. Họ đang thinh lặng gieo rắc hạt giống Tin Mừng giữa xã hội Việt Nam hôm nay.

---------------------------------

 

19/03-5: SỰ THINH LẶNG NƠI THÁNH GIUSE – Đc. Bùi Tuần


Thánh Giuse là người thinh lặng.

 

Tôi nghĩ là ngài cũng đã nói năng như mọi người bình thường. Nhưng, khi soi dẫn các thánh: 19/03-5 BT


Tôi nghĩ là ngài cũng đã nói năng như mọi người bình thường. Nhưng, khi soi dẫn các thánh sử viết Phúc âm, Chúa Thánh Thần đã chủ ý không muốn ai ghi lại lời nói nào của thánh Giuse.
Sự kiện đó phải được coi là một lựa chọn tốt, đề cao sự thinh lặng của thánh Giuse như một vẻ đẹp. Hơn nữa đó cũng là một bài học đạo đức cho các thế hệ mai sau.
Như vậy, thánh Giuse là một trường học dạy thinh lặng. Noí đứng ra thầy dậy ở trường này là Chúa thánh Linh. Vì thế mọi tài liệu bàn về sự thinh lặng của thánh Giuse, nhất là bài này, chỉ nên được coi là những gợi ý yếu ớt Đọc thì cứ đọc, nhưng việc quan trọng cần làm để hiểu và để học, chính là cầu nguyện với Chúa Thánh Linh.
Riêng trong bài này, xin chia sẻ vài suy nghĩ riêng tư. Có nghĩa là những suy nghĩ này đã ảnh hưởng đến đời tôi, từ đó tôi có phần nào kinh nghiệm.
Điểm phát xuất những suy nghĩ sau đây của tôi là hình ảnh con trẻ Giêsu tại Nagiarét sống bên Đức Mẹ và thánh Giuse thinh lặng . "Con trẻ dần dần đã lớn lên đầy khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta thương mến" (Lc 2,52). Theo cái nhìn đó, thánh gia là một cộng đoàn Hội Thánh cực nhỏ. Chúa Giêsu, tuy là con, nhưng là vai chính trong kế hoạch cứu độ, đổi mới con người. Đức Mẹ và thánh Giuse là những người cộng tác gần gũi nhất. Đây là những cộng tác viên đắc lực đưa lại kết quả cao. Bởi vì đã góp phần làm cho trẻ Giêsu được nổi tiếng là phát triển về khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta mến thương.
Vậy, cộng tác đắc lực của thánh Giuse là gì ? Thưa chính là sự cộng tác thinh lặng. Tất nhiên đây là sự thinh lặng tích cực. Thinh lặng tích cực đó được thể hiện như thế nào ? Trước hết tôi nghĩ ngay tới sự thinh lặng tu thân.
Thinh lặng tu thân
Phong tục A châu rất coi trọng việc tu thân. Những người muốn cải cách tôn giáo, chủ trương cứu độ, đổi mới con người và xã hội, thường phải xây dựng uy tín cho mình trước hết bằng việc tu thân. Thời này vẫn là thế. Thời xưa còn hơn bây giờ.
Thánh gia là một cộng đoàn đề cao tu thân. Một cách tu thân bình dân, phổ thông nhưng chất lượng cao. Trong cái ấy, thánh Giuse là một người tu tại gia. Nội dung tu thân của thánh gia nói chung và của thánh Giuse nói riêng là thực hiện trước những gì mà chúa Giêsu sẽ rao giảng sau này. Có thể tóm gọn lại là tu thân nhắm mục đích trở nên một tao vật mới, dần dần nên giống Chúa là tình yêu và kết hợp với Ngài là Tình yêu. Muốn được thế phải thực thi thánh ý Chúa, hết tình yêu mến Ngài và chân thành yêu thương moị người.
Như vậy, tu thân là hằng ngày vun tưới chăm sóc những hạt giống tình yêu Chúa đã gieo sẵn trong lòng mình. Tu thân là hằng ngày học hành tập luyện, để biết tự do chọn điều lành và tự do bỏ điều xấu. Lựa chọn tốt nhất và quan trọng nhất là chu toàn bổn phận phục vụ của mình.
Phục vụ tốt là đáp ứng đúng nhu cầu, bằng đúng việc, với đúng cách, vào đúng lúc. Tất cả trong tình mến Chúa và yêu người với mức cao nhất.
Nhìn thoáng qua tu thân là như thế, chúng ta có thể tưởng tu thân là việc đơn sơ. Đúng là đơn sơ, nhưng chính là một cuộc phấn đấu thinh lặng cam go và thường xuyên với  chính mình. Bởi vì có một vấn đề gai góc đứng đàng sau việc tu thân đó là một sự thực phũ phàng mà thánh Phao lô đã thực thà thú nhật : "Vẫn biết rằng Lề luật là Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thực vậy tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu : Vì diều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm... Tôi biết là sự thiện không có ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi... Theo con người nội tâm, tôi vui thích luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác. Luật này chiến dấu chống lại luật của lý trí và giam tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi" (Rm 7,14-23).
Như thế, tu thân đòi phải học hành, tập luyện để biết phân định điều lành điều dữ. Biết rõ rồi, lại phải biết can đảm chọn lựa điều  lành một cách tự do. Chọn rồi, lại phải kiên cường thực hành điều mình đã tự do chọn lựa. Để được thế phải phấn đấu nhiều lắm, phải từ bỏ mình nhiều lắm, phải cầu nguyện nhiều lắm.
Tôi dám chắc là thánh gia nói chung và thánh Giuse nói riêng đã thực hiện việc tu thân một cách trọn vẹn từng ngày, từng tháng, từng năm. Suốt 30 năm tu thân trong thinh lặng, đúng là một hành trình phát triển ơn khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Thiên Chúa và được người ta thương mến.
Suy nghĩ trên đây co phép tôi rút ra một kinh nghiệm về mục vụ và truyền giáo. Đó là người có chức vụ cộng tác với Chúa vào kế hoạch cứu độ, đổi mới con người và xã hội, sẽ phải  quan tâm rất nhiều đến việc tu thân nơi chính mình. Tu thân một  cách thinh lặng là một yếu tố quan trọng có sức cứu độ. Rất mong kinh nghiệm này của thánh Giuse được sống lại mạnh mẽ nơi mỗi người tín hữu, nhất là nơi các tông đồ ngày nay, bất kỳ là giáo sĩ, tu sĩn hay giáo dân.
Thinh lặng gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện
Kinh nghiệm cho thấy : Sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa được ban đồi dào cho những người thực sự tu thân. Và kinh nghiệm còn cho thấy : Sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa còn được trao ban rất dồi dào cho những người gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện.
Một nơi thuận lợi để Chúa gặp gỡ con người, chính là nơi thinh lặng : "Ta sẽ dẫn nó vào sa mạc và sẽ nói với lòng nó" (Ose 2,14). Sa mạc là biểu tương nơi yên tĩnh. Nơi yên tĩnh là không gian thinh lặng, và nhất là tâm hồn thinh lặng.
Ai cầu nguyện suy gẫm và chiêm niệm trong thinh lặng sẽ dễ gặp được Chúa. Và khi Chúa đã đến với lòng họ, Chúa lại làm cho lòng họ càng thinh lặng hơn. Để rồi lúc đó sự thinh lặng trở nên đầy sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong gặp gỡ thinh lặng này, con người không còn tìm hiểu Chúa nữa, mà là có chính Chúa. Họ cảm nghiệm được Chúa là tình yêu, là hạnh phúc của mình. Lúc đó con người sẽ thấy mọi sự đều rất đơn giản. Bất cứ việc gì tốt mình làm mặc dù bề ngoài coi là rất bé nhỏ, rất âm thầm, nhưng nếu làm với một tình mến lớn lao, chỉ vì Chúa, thì sẽ là việc rất giá trị có sức cứu độ, đổi mới bản thân, đổi mới con người và xã hội.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, con người cũng sẽ thây rõ mình hơn. Mình chẳng là gì, chẳng thể làm gì có sức cứu độ nếu không có sự hỗ trợ của Chúa. Do đó mà phải chết đi cho chính mình để quyền năng Chúa ngự trị hoàn toàn trong con người của mình, từ lớp ý thức đến lớp tiềm thức và vô thức sâu thẳm, từ trí khôn cho đến ý chí và tình cảm, ký ức, trí vẽ và mọi tiềm nang sáng tạo.
Người học hành cần thinh lặng. Người nghiêm cứu suy nghĩ cần thinh lặng. Người sáng tạo cần thinh lặng. Người tìm minh triết cần thinh lặng. Người hồi tâm cần thinh lặng. Phương chi người muốn gặp gỡ, lắng nghe Chúa càng cần phải thinh lặng. Bởi vì Chúa muốn được thờ phượng trong tinh thần và trong chân lý, chứ không hài lòng với những hình thức ồn ào. Và bởi vì Chúa chỉ nói nhỏ nhẹ với những tâm hồn thinh lặng. Và bởi vì ơn đổi mới con người cũng chỉ được thực hiện nơi những con người khiêm tốn, thinh lặng.
Thánh Giuse, cần cù, nhiệt thành, tâm hồn khát khao tuân phục thánh ý Chúa, không bị ràng buộc bởi bất cứ kiêu căng ích kỷ nào. Đóa là một thinh lặng thuận lợi co việc cầu nguyện sống thân mật với Chúa, lắng nghe được ý Chúa.    
Thời gian thinh lặng cầu nguyện nơi thánh Giuse là suốt đời mình. Dài mấy chục năm. Đó là một cộng tác qúi báu vào công trình cứu độ của Chúa. Đây là một gương sáng rất quan trọng ma mọi người đang cộng tác với Chúa tại Việt Nam hôm nay cần suy nghĩ và bắt chước.
Bởi vì tôi thấy hiện nay sự thinh lặng cầu nguyện đang có chiều hướng giảm dần, nhường chỗ cho những hình thức thờ phượng và hoạt động tôn giáo nhiều khi quá ồn ào, trình diễn, chiếu lệ, phô trương, cạnh tranh, lố lăng.   Thinh lặng cảm thương thân phận con người đau khổ
Bất cứ ở đâu và ở thời điểm nào, lịch sử những người làm cách mạng chân chính đều làm chứng họ là những trái tim rực cháy lửa cảm thương số phận dân mình. Họ sống không những vì dân, cho dân, nhưng nhất là gân dân, giữa dân và như dân. Dân nói đây là lớp dân khổ đau. Họ đồng cảm   nỗi lo nỗi khổ của lớp người đau khổ lo âu. Họ cùng trải quạ những hoàn cảnh khó khăn bế tắc như lớp người nghèo khổ nhất.
Trong ba năm đi rao giảng, Chúa Giêsu tỏ ra Ngài đã có những thương cảm đặc biệt sâu sắc đối với mọi thứ người đau khổ. Riêng đôi với những người tội lỗi, Chúa Giêsu đã không ngại yêu thượng gần gũi, tìm đến, với tất cả tấm lòng cảm thương lạ lùng chưa từng thấy "Thầy không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn" (Lc 5,32).
Tôi nghĩ là trước đó thánh Giuse cũng đã âm thầm cộng tác với Chúa Giêsu trong lãnh vực cảm thương. Suốt mấy chục năm tại Nagiareth, thánh gai nói chung và thánh Giuse nói riêng đã được dân nghèo coi như những người thân thương của họ. Và nhất là những người tội lỗi đã coi các Ngài như những người hiểu họ, thương họ, cảm hóa được họ và lôi kéo họ về đàng lành.
Những cảm thương của thánh Giuse dành cho những người tội lỗi là rất sâu sắc. Bởi vì ngài được Đấng cứu độ chia sẻ cho sự thực về những nỗi kinh hoàng mà những kẻ tội lỗi sẽ phải gánh chịu. Nói cho đúng ra, thì không phải Chúa sẽ phạt họ, nhưng chính những việc xấu của họ sẽ kết án họ. An rất nặng nề, rất đáng sợ.
Vì cảm thương số phận người tội lỗi, thánh Giuse coi việc cứu con người khỏi xiềng xích tội lỗi là ưu tiên, hàng đầu. Xiềng xích do tính xấu xác thịt, xiềng xích do thói xấu thế gian, xiềng xích do ác quỉ Sa tan, tất cả làm nên một hệ thống mãnh lực ghê gớm nô lệ hóa con người tội lôi.
Giải cứu họ là cả một thách đố lớn. Khuyên bảo dạy đỗ chỉ là một phương cách thô sơ nhất. Trừng trị, đe dọa cũng vẫn chỉ là một cach may ra sinh  kết quả tạm thời. Sau cùng Chúa Giêsu đã hết sức cầu nguyện và tự hiến mình chịu chết để đền tội thay cho tội nhân.
Những tội nhân sẽ chỉ được cứu, nếu họ biết đón nhận ơn tha thứ và cộng tác vào việccứu độ của họ. Thực tế cho thấy rất nhiều người đã không biết dón nhận ơn cứu dộ, đã không cộng tác vào ơn cứu độ. Đây là một thảm họa kinh hoàng, mà thánh Giuse đã thinh lặng cảm nhận. Do đó ngài đã âm thầm hiến dâng đời mình để cam lòng chịu mọi hy sinh cùng với Chúa Giêsu dấn thân vào con đường cứu độ. Giai đaọn sau cùng của Chúa Giêsu là sự thinh lặng chịu chết trân cây thánh giá. Thánh giá là khí cụ cứu độ. Tôi nghĩ là thánh Giuse cũng đã phần nào chia sẻ tất cả những chặng đường cứu độ của Chúa Giêsu. Chia sẻ một cách thinh lặng nhưng đã gây được kết quả tốt cho nhân loại. Sám hời, sửa mình, đổi mới cách sống, trở về đàng lành, đó là những việc rất cần có ơn thánh giá mới thực hiện được
Thinh lặng bảo vệ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa
Đe cứu độ nhân loại, Thiên Chúa có kế hoạch riêng của Ngài. Trong kế hoạch đó, Thiên Chúa chọn một số người. Mỗi người được trao nhiệm vụ nhất định, để thi hành tại những nơi nhất định và trong thời điểm nhất định. Thánh Giuse được trao trách nhiệm bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chắc là ngài cũng biết nhiều chuyện về Chúa Giêsu và Đức mẹ Nhưng ngài thinh lặng. Ngài là người bảo mật tối đa. Ngài là người thận trọng tuyệt đối với trật tự mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã phần nào soi sáng cho ngài. Đó là phải tuân phục thánh ý Cha trên trời, như con trẻ Giêsu đã mạc khải : "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha của con sao (Lc 2,49).
Với sự thinh lặng và thận trọng đó, thánh Giuse lùi vào bóng tối. Chính nhờ vậy mà tất cả Tin Mừng đều tập trung vào Chúa Giêsu. Tập trung vào Chúa Giêsu, đó là điểm căn bản của kế hoạch cứu độ. Điểm căn bản này đã được thánh Giuse thực hiện một cách triệt để, khi ngài khiêm tốn ẩn mình vào thinh lặng hoàn toàn.
Phải chăng đây cũng là gương để chúng ta chỉnh đốn lại cách sống đạo. Khi mà nhiều nơi mục vụ xem ra càng ngày càng bớt tập trung vào Đức Kitô để đến nỗi trên thực tế, nơi nhiều người và nhiều cộng đoàn, Chúa Giêsu thực sự trở nên mờ nhạt, cô đơn, giữa những sùng kính phụ thuộc càng ngày càng đua nhau phát triển tưng bừng.
Thiết tưởng một sự kiện như thế giữa một tình hình Hội Thánh đang có nhiều vấn đề phúc tạp không là dấu chỉ của một lòng đạo phát triển khôn ngoan và ân sủng.
Khi tĩnh tâm tại các tu viện chiêm niệm, tôi cảm thấy thấm thía một nhu cầu khẩn cấp hiện nay của tu đức, mục vụ và truyền giáo. Nhu càu khẩn thiết đó là sự thinh lặng mà tích cực tôi vừa trình bày ở trên. Thinh lặng tu thân, thinh lặng gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, thinh lặng cảm thương số phận những người khổ đaư tội lỗi, thinh lặng bảo vệ kế hoạch cứu độ của Chúa. Những đấng hiện nay đang gây được ảnh hưởng rộng lớn trong việc đổi mới con người, xã hội và Hội Thánh như thánh nữ Têrêsa thành  Lisieux, Mẹ Têrêsa Calcutta, Anh Charles de Foucauld, đều là những người đã thinh lặng nhưng tích cực trong bốn lãnh vực nói trên. Thiết tưởng các vị đó đã đi con đường thinh lặng của thánh Giuse. Thời nay, nhất là tại Việt Nam này, người ta quá nhàm chán với những thứ người ồn ào la lối về cái rác nơi mắt người khác, còn cái xà nơi mắt mình thì lại không thấy (Lc 6,41-42).
Con đường thinh lặng mà tích cực đang mở rộng. Chúa tha thiết mời gọi chúng ta đi vào. Nguyện xin thánh Giuse giúp đỡ chúng ta biết mộ mến con đường đó. Hy vọng bằng con đường đó, chúng ta chứng minh được chúng ta là những người thực sự có sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa, đẹp lòng Chúa và đáng được người ta mến thương, tin cậy.

---------------------------------

 

19/03-6: MẪU GƯƠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CHA


Bài của Billy Stainsby. Lm. Duy Sinh dịch

 

Theo thánh ý Chúa thì Con Ngài đã sống ẩn dật trong Thánh gia. Cũng như Chúa Giêsu chúng ta: 19/03-6


Theo thánh ý Chúa thì Con Ngài đã sống ẩn dật trong Thánh gia. Cũng như Chúa Giêsu chúng ta cũng lớn lên trong ơn Chúa (Lc 2:52).
Theo hình ảnh trên phương tiện thông tin thì hôn phối và gia đình chỉ là mồ chôn tình yêu. Nhưng trái lại Chúa là nguồn tình yêu lại sống giữa gia đình nếu gia đình có Ngài.
Hơn lúc nào hết lúc này gia đình Nadaret là la bàn cho mọi gia đình được sống và yêu.
CHỒNG VÀ CHA
Nhờ gương tận tụy với Chúa và gia đình, Thánh Giuse cho thấy làm chồng và làm cha phải thế nào.
Đức Lêô 13 dạy: "Khi Chúa cho Thánh Giuse làm bạn cùng Đức Mẹ thì biến Ngài thành nhân chứng của lòng tận tụy, thành người gác cho Trinh nữ.
VỀ NADARET:
Nếu Thánh Giuse được trao nhiệm vụ nuôi Chúa Giêsu cho lớn lên, thêm khôn ngoan và ân sủng thì ta phải nhận như Tông huấn "Người Coi Sóc Đấng Cứu Thế" rằng: Thánh Giuse đã yêu và lo cho Chúa Giêsu đặc biệt dường nào.(số 8).
Thánh Giuse đã đem hết tài lực và thời giờ ra phục vụ Chúa Giêsu và Đức Mẹ.Để đáp lại tình cảm ấy thì Chúa Giêsu đã" vâng lời cha mẹ".(Lc. 2:51)
NGƯỜI CAN THIỆP:
Dưới đất Thánh Giuse đã liên kết với Chúa Giêsu thì trên trời càng liên kết.
Thánh Bêna kể: "Chúa Giêsu không từ chối lời cầu của Thánh Giuse: Thánh Phêrô giữ cửa Thiên đàng. Có lần Thánh Giuse bị tố là lấy thang bắc cho người ta trèo vào Thiên đàng. Thánh Phêrô chặn lại thì Thánh Giuse bảo: "Tốt thôi. Tôi sẽ đưa Chúa Giêsu và Đức Mẹ đến đây". Thánh Phêrô chịu thua.
BÀI HỌC THINH LẶNG:
Thánh kinh không ghi lời nào của Thánh Giuse chỉ ghi những việc của Ngài. Đó là gương khiêm nhường cho những ai vĩ đại. Khiêm nhường thì lắng nghe, hy sinh, từ bỏ những rườm rà nhưng trung thành…
DÀNH CHỖ CHO CHÚA:
Muốn kết hợp với Chúa cần phải thinh lặng giữa những bận rộn cũa gia đình. Thinh lặng là dấu Chúa hiện diện và là bầu khí của gia đình Nadaret. Thánh vịnh viết: "Hãy ở yên rồi biết ta là Chúa". Muốn đơn sơ, khiêm tốn, xa sự trần tục thì hãy ở yên trong kỷ luật.
Đức Phaolô 6 dạy: "Thánh gia Nadaret đã phục hồi ý thức về sự cao quí của lao động. Ngòai lợi ích kinh tế lao động còn đem lại cho người lao động cái tự do, làm trưởng thành về sinh lý và tâm lý và giúp gần gũi nhau.
Có lẽ Thánh Giuse cũng như Thánh Phaolô kêu gọi: "Xin anh em dâng mình làm của lễ cho Chúa. Đó mới là tôn thờ.
Sau cùng chúng ta hãy nghe lời nguyện của Đức Gioan Phaolô 2: "Xin Thánh gia giúp mỗi người theo tinh thần Thánh gia: hiểu sứ vụ của gia đình trong Giáo hội và xã hội khi nghe Lời Chúa, cầu nguyện và chia sẻ đời sống. Xin Đức Mẹ tình yêu cao cả, Thánh Giuse, người canh giữ Chúa Cứu thế ở cùng anh chị em…

---------------------------------

 

19/03-7: LỊCH SỬ


 - Lm. Trọng Hương

* lịch sử

 

Chỉ có Phúc Âm Mát-thêu và lu-ca mới nói về thánh Giuse. Theo hai thánh sử, Giuse thuộc chi: 19/03-7


Chỉ có Phúc Âm Mát-thêu và lu-ca mới nói về thánh Giuse. Theo hai thánh sử, Giuse thuộc chi tộc Đa-vít : người được xem như dây liên hệ giữa dòng dõi Đa-vít với Đấng Mê-si-a.
Những chặn đường đời của thánh Giuse cũng được thấy rõ : thánh nhân là con người của niềm tin và phó thác, một người được chia sẻ để hiểu biết Mầu Nhiệm của Thiên Chúa. Thánh nhân là con người thinh lặng. Nhưng được Thiên Chúa chọn làm Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ. Người cũng được trao phó việc chăm sóc con Thiên Chúa, như một người cha.
Thánh nhân sống bao lâu, chúng ta không rõ mấy. Lần cuối cùng chúng ta thấy người xuất hiện tại Giêrusalem là khi trẻ Giêsu lên 12 tuổi.
Giáo Hội Phương Tây chính thức tôn kính thánh Giuse vào thế kỷ thứ XIV XV. Thánh lễ hôm nay chỉ gặp được trong phụng vụ Rô-ma vào năm 1962. Đức Thánh Cha Pi-ô XI công bố : Thánh Giuse là quan thầy của Hội Thánh (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
A. Hạt giống...
Trong bài Tin Mừng này, Thánh Matthêu kín đáo cho biết một số chi tiết quan trọng về Đức Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu :
1. Về Đức Maria : một số chi tiết chứng tỏ Maria là một Trinh nữ (do đó đứa con trong bụng Người không phải là con của Thánh Giuse) :
- “Maria đã đính hôn với Giuse” (câu 18) : Mt dùng chữ “đính hôn” chứ không phải “kết hôn”.
- “đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần” (câu 18) ; “vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần” (câu 20).
2. Về Thánh Giuse : “Là người công chính” (những chữ này thiếu trong bản dịch Phụng vụ) : “công chính” có 2 nghĩa : a/ nghĩa thông thường là “công bình”, điều gì không phải của mình thì mình không nhận. Giuse biết thai nhi không phải của mình nên không dám nhận làm cha, do đó muốn bỏ đi ; b/ nghĩa đạo đức : công chính là tuân theo ý Chúa. Khi được thiên sứ cho biết Thiên Chúa muốn Giuse rước mẹ con Đức Maria về nhà mình thì Giuse mau mắm vâng theo.
3. Về Chúa Giêsu : Ngài là một đứa con đặc biệt : “thụ thai “bởi phép Chúa Thánh Thần” (câu 18 và 20), “chính Ngài sẽ cứu dân mình khỏi tội” (câu 21).
B.... nẩy mầm.
Thánh Giuse nêu gương cho chúng ta về nhiều điểm :
1. Một người luôn làm theo ý Chúa : theo khuynh hướng tự nhiên, việc tuân theo ý Chúa để nuôi dưỡng Đức Maria và Chúa Giêsu là điều rất khó, vì Đức Maria không phải là vợ Người đứng nghĩa, và Chúa Giêsu không phải là con ruột của Người. Nhưng Thánh Giuse đã nuôi dưỡng hai Đấng, không phải một cách miễn cưỡng mà hết sức chu đáo.
2. Một người chu toàn nhiệm vụ cách âm thầm : Trong các sách Tin Mừng, chúng ta không nghe Thánh Giuse nói một lời nào, cũng không thấy Giuse được vinh dự gì nổi bật. Lời nói của Người là làm bổn phận, vinh dự của Người là chu toàn bổn phận, niềm vui của Người cũng là chu toàn bổn phận.
3. Giáo Hội coi Thánh Giuse là “Đấng giữ gìn các kẻ đồng trinh”. Người đã giữ gìn Đức Maria. Người cũng sẵn sàng giữ gìn những người tận hiến đời mình cho Chúa.
4. Có một người làm công, ngày ngày đi quét lá rừng rụng xuống, gom lại một nơi rồi hốt đi. Một hôm một đoàn người lên rừng chơi, thấy người quét lá, họ rất đỗi ngạc nhiên, và họ càng ngẩn ngơ khi biết rằng chính Hội đồng Thành phố đã thuê với số lương 7000 đồng một tháng.
 Sau một hồi vãng cảnh, đoàn người trở về. Một số người tìm đến ông Chủ tịch Hội đồng thành phố đề nghị hủy bỏ phụ khoản chi tiêu cho việc quét lá rừng vì quá vô ích. Ông Chủ tịch cũng như Hội đồng chẳng hiểu căn do của phụ khoản kia, vì họ chỉ làm theo truyền thống, nên cuối cùng quyết định không thuê người quét lá rừng nữa.
 Ngay giữa thành phố có một cái hồ rộng lớn, nước trong xanh, cây to in bóng mát, người qua lại dập dìu. Mọi người ca tụng nó là viên ngọc trai điểm trang cho thành phố. Nhưng lạ thay, một tháng sau ngày người quét lá rừng nghỉ việc, nước hồ trở nên đục ngầu bẩn thỉu, không còn thấy bóng người hóng gió ngoạn cảnh, quán xá bên bờ hồ vắng tanh... Cả thành phố trở nên buồn tẻ mà không hiểu tại đâu. Hội đồng Thành phố nhóm ngay phiên họp bất thường để tra xét hiện tượng trên. Và sau cùng họ tìm ra nguyên nhân : do người phu quét lá rừng nghỉ việc nên lá rừng rụng xuống, gió đùa lá bay tứ tung trên mặt đường, rồi rơi xuống hồ nước trong xanh, gây nên tình trạng ô nhiễm...
 Và ngay hôm đó họ tái dụng người phu quét lá với số lương còn cao hơn xưa. (Trích ”Phúc”)
5. “Này ông Giuse là con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20)
Học xa…
Mỗi lần tôi về nhà, đám em tôi lại ùa ra tíu tít, mẹ thì hỏi dồn dập khiến tôi không kịp trả lời. Riêng ba chỉ lặng lẽ nhìn tôi, với ánh mắt ấm áp một nụ cười.
Cuộc đời ba là những tháng ngày âm thầm làm việc nuôi chúng tôi khôn lớn. Bà là bệ phóng vững chãi cho chúng tôi vào đời. Mỗi đứa con cứ thế lấn lượt đi lên từ bệ phóng ấy.
Lạy Thánh Giuse, ngày xưa Ngài đã sống một đời âm thầm cho Giêsu được lớn lên. Xin dạy con biết sống vì và cho người khác (Hosanna)

---------------------------------

 

19/03-8: THÁNH GIU-SE, NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN CÙ

 

Dừng lại khía cạnh lao động để nói về Thánh Giu-se Người Công Chính, tôi muốn cùng mọi người: 19/03-8


Dừng lại khía cạnh lao động để nói về Thánh Giu-se Người Công Chính, tôi muốn cùng mọi người trong đó có anh chị em Dân tộc K’Hor chiêm ngưỡng một người cha, một người gia trưởng đầy lạ lùng, nhưng khiêm tốn và im lặng trầm lắng. Thánh Giu-se được Giáo Hội ca tụng là người quản gia trung tín và khôn ngoan, Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa ( Lc 12, 42 ).
MỘT CÁI DUYÊN
Tìm về nguồn gốc, người K’Hor có thần thoại Xơ-rơ-đen. Đây là ông tổ của người K’Hor. Xơrơđen thuộc dòng dõi con cháu của các nữ thần mặt trời. Đây là nguồn gốc có tính thần kỳ của những cư dân Nam Á. Dòng tộc của người K’Hor có khác biệt với người Việt: Con Rồng Cháu Tiên. Người Coho trước kia thường thờ nhiều thần: thần núi, thần đá, thần sông, thần suối, thần cây, thần rơmơs ( thuồng luồng) v.v... Sau những năm phục vụ người Dân Tộc K’Hor ở Fyan và tìm tòi học hỏi, một hôm có một già làng đã kể cho tôi câu chuyện, một câu chuuện có tính thần thoại nhưng nói lên niềm tin và cái tinh túy của người K’Hor:
”Trước kia, nghĩa là đã từ lâu lắm ( bơh kut bơh ku, bơh yu bơh yău ), các già làng, tổ tiên ( pàng yău ) của người K’Hor đã muốn chọn một ngọn núi ở Phú Mỹ, Fyan ( vì họ cho là trung tâm ) để cúng tế trời đất, cúng tế các thần ( yang ). Người K’Hor tổ tiên ( pàng yău ) quan niệm trời giống như một cái nong lớn ( vũ trụ ). Người K’Hor cho mình là khôn ngoan, nên coi mình là cái rún của vũ trụ và cái núi chọn để cúng tế tượng trưng cho cái rún của trời. Sau này, các tộc trưởng, các già làng đã chọn ngọn núi Lăng Biăng ở Đàlạt làm nơi cúng tế, làm nơi giao hòa trời đất. Đó là cái rún của người K’Hor”.
Qua câu chuyện này làm ta suy nghĩ tới cái tinh túy, cái rún của Ki-tô Giáo: Khi rao giảng Tin Mừng cho người Dân Tộc, đặc biệt là người K’Hor, các vị Thừa Sai đã đưa họ về nguồn gốc của vũ trụ. Ki-tô Giáo có Thiên Chúa Ba Ngôi ( Bàp yang pe hê ) và Chúa Giê-su ( Yang Jesus ) là Ngôi Hai Nhập Thể đã có một người cha và một người mẹ như mọi người ở trần gian. Đi từ hình thức rất đơn giản và thông thường như vậy, người Dân Tộc K’Hor đã biết cha của Chúa Giê-su là Thánh Giu-se và mẹ là Đức Ma-ri-a.
Thánh Giu-se theo Kinh Thánh sinh tại Na-da-rét, một thôn làng nhỏ bé và nghèo nàn. Điều này quả thực rất phù hợp với người Dân Tộc K’Hor vì hầu hết họ xuất thân từ các bản làng nằm trong rừng, nằm trong vùng sâu vùng xa. Cuộc đời của họ gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với núi, rừng, suối nước, cây, cỏ v.v... Đời sống của người Dân Tộc thật là đơn giản, bình dị và chân chất núi rừng, hoang dã. Thánh Giu-se thuộc hoàng tộc Đa-vít, nhưng vì gia cảnh nhiều đời sa sút, nên ngài sống trong cảnh nghèo, làm nghề lao động, làm thợ mộc để sinh sống và nuôi gia đình Na-da-rét.
Hoàn cảnh của Thánh Giu-se, mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su rất gần gũi với anh chị em Dân Tộc K’Hor vì hầu hết mọi gia đình người Dân Tộc đều sống bằng nghề trồng rẫy, trồng nương, sau này làm nghề lúa nước và trồng cây công nghiệp. Thánh Giu-se làm nghề lao động, một nghề phổ thông của hầu hết con người. Trước mắt thế gian, Thánh Giu-se chỉ là một con người lao động, đến nỗi khi thấy Chúa Giê-su rao giảng, những người đồng hương đã nói một cách rất tự nhiên, nhưng đầy mỉa mai: ”Ông ấy lại không phải là con bác thợ mộc sao ?” ( Mt 13, 55 ) và khi Chúa Giê-su làm nghề thợ mộc, nghề của Thánh Giu-se, cha Người hì họ lại khinh chê, chế diễu không thương tiếc: ”Ông ấy không phải là bác thợ mộc đó ư ?” ( Mc 6, 3 ).
Nhưng, Thiên Chúa, như thánh Phao-lô viết: ”Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người” ( 1 Cr 1, 25 ), Người có đường lối riêng của Người mà thế gian vô phương hiểu thấu. Thiên Chúa đã dùng Thánh Giu-se với công việc lao động để thánh hoá giá trị của công ăn việc làm. Thánh Giu-se đã cho thấy vẻ đẹp của lao công, của những lo âu, vất vả, của mồ hôi mới có miếng cơm manh áo và như thế công việc dù tay chân hay trí thức đều góp phần vào việc kiến tạo một thế giới mới, một trời mới, đất mới, góp tay vào Công Trình Cứu độ của Thiên Chúa.
Và người Dân Tộc đã được cắt nghĩa họ có dòng dõi còn cao, còn quý hơn cả thần mặt trời nữa, vì họ có một Cha trên Trời, Người là Thiên Chúa yêu thương con người và yêu thương đến sai con một của mình là Đức Giê-su Ki-tô đến trần gian, mặc xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần và như mọi con người ở trần gian, Chúa Giê-su đã có một người cha là Thánh Giu-se. Được học Giáo Lý, được các vị Thừa Sai và nhiều người hướng dẫn, khai mở, người Dân Tộc K’Hor đã rất mến yêu cội nguồn của mình là Thiên Chúa Ba Ngôi, yêu kính trọng Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a. Đó là cái duyên, một cái duyên xem ra bình thường, nhưng cũng rất lạ lùng và kỳ diệu vì biết được cha mẹ của Chúa Giê-su, người Dân Tộc đã hết mình tôn kính và kêu cầu khấn nguyện với Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a.
THÁNH GIU-SE CÓ THẦN THẾ TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI
Thánh Tê-rê-xa thành Avila đã viết: ”Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng Thánh Giu-se mà không được như ý. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các Thánh giúp ta việc này việc nọ nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giu-se giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy Danh Chúa mà xin những ai không tin lời tôi hãy thử mà xem”.
Tôi còn nhớ trong một lớp Giáo Lý cho người Dân Tộc, bài hôm hôm đó được trình bầy như sau: Chúa Giê-su là Chúa nhưng để làm người, Người đã có mẹ, có cha. Một em Dân tộc hỏi tôi: ”Thưa Cha, làm sao Chúa Giê-su là Thiên Chúa, dựng nên trời đất, vũ trụ, con người mà lại có cha có mẹ”.
Tôi ngạc nhiên vì câu hỏi hết sức thông minh ấy, tôi nói với em và cả lớp rằng sở dĩ Chúa là Thiên Chúa nhưng lại có mẹ có cha vì Người chấp nhận làm người, mặc xác phàm làm người, nên phải có mẹ có cha, nếu Người tự trời rơi xuống hoặc tự dưới đất chui lên thì con người sẽ khó gần gũi Người được. Người làm người, có mẹ có cha để con người dễ dàng gần gũi và tôi nói tiếp Chúa Giê-su có mẹ là Ma-ri-a, làm nội trợ, có cha là Giu-se làm nghề thợ mộc, làm nghề lao động. Như thế, mọi người dễ biết Người, dễ tới với Người hư con cũng có cha mẹ sống trong bản làng, nên ai trong bản làng thấy con, cũng biết tên cha mẹ của con. Em bé Dân Tộc và cả lớp vỗ tay tán thưởng...
Thánh Giu-se quả thực đã sống trọn vẹn Tin Mừng, đã giữ và đã sống Lời Chúa cách sâu xa, tuyệt đối. ngài là cha nuôi Đức Giê-su Ki-tô, nhưng thực tế Chúa Giê-su coi ngài như chính cha của mình và Thánh Giu-se có một chỗ đứng rất cao vời trong Lịch Sử Cứu Độ, trong gia đình Na-da-rét. Trong những năm tháng sống với Chúa Giê-su và mẹ Ma-ri-a tại Na-da-rét, Thánh Giu-se đã không được Thánh Sử nào ghi lại một lời vì tất cả các lời của Thánh Giu-se đều bình thường, đều có giá trị, sách vở ghi chép sẽ không có chỗ để ghi lại.
Tuy nhiên, Thánh Giu-se luôn có một tấm lòng như Ma-ri-a ”ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Thánh Giu-se đã được nhiều người biết tới, chạy đến kêu cầu, khẩn xin. “Hãy tới với Giu-se”. Anh chị em Dân Tộc đã được biết Thánh Giu-se rất nhiều vì tất cả các Nhà Thờ, Nhà Nguyện, Điểm Đọc Kinh do các cha, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách đều có trưng ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Giu-se. Các cha các thầy cũng luôn nhắc nhớ cho anh chị em Dân Tộc biết về vai trò, chỗ đứng của Thánh Giu-se và Đức Mẹ trong Lịch Sử Cứu Rỗi, nhờ đó họ có lòng sùng kính rất đặc biệt đối với Thánh Giu-se và Đức Mẹ.
Nơi tôi phụ trách, có một số Khu Giáo trong tháng 3 kính Thánh Giu-se, giáo dân Kinh cũng như Dân Tộc cứ mỗi tối luân phiên đọc kinh từng nhà để kính Thánh Giu-se. Lòng sùng kính ấy còn được biểu lộ khi các anh chị em Dân Tộc thường hái hoa rừng tiến dâng Thánh Cả Giu-se trên bàn thờ gia đình, trên chỗ có ảnh tượng kính Thánh Giu-se.
Tôi còn nhớ, một lần nọ, trong lớp Giáo Lý Tân Tòng cho người K’Hor, tôi đã kể cho họ nghe câu chuyện con chồn hoang được thuần hóa trong tác phẩm ”Hoàng Tử Nhỏ” ( Le Petit Prince ) của văn hào Pháp Saint-Exupéry, tôi nói với họ rằng: “Con chồn hoang được bắt từ rừng về, được huấn luyện, làm cho nó quen với con người, được thuần hóa, hoàng tử nhỏ rất thích nó và mến nó. Về phía chúng ta, chúng ta còn hơn con chồn hoang gấp bội vì khi biết Chúa, chúng ta được Chúa, được mẹ của Chúa là Ma-ri-a và cha của Chúa là Thánh Giu-se mến chuộng, yêu quý và giữ gìn, vì thế chúng ta phải biết tôn kính các Đấng...” Thế là tất cả lớp vui vẻ, tán thành. Tôi còn cắt nghĩa cho người Dân Tộc hiểu rằng: “Trên Nước Trời bây giờ và ngay khi Thánh Giu-se còn sống ở trần gian, ngài có quyền thế, ngài truyền lệnh hơn là van xin, vậy anh chị em hãy mau chạy tới với Thánh Cả Giu-se, anh chị em sẽ được toại nguyện, hài lòng...”
“Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Đức Giê-su cho Thánh Cả Giu-se, và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho Giáo Hội biết luôn cộng tác với Đức Giê-su, để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu” ( Lời Nguyện Nhập Lễ, Lễ Thánh Giu-se ).
Lm. Giu-se NGUYỄN HƯNG LỢI, DCCT, Giáo Điểm Fyan, Giáo Phận Đà Lạt

---------------------------------

 

19/03-9: THÁNH GIU-SE – NGƯỜI CÔNG CHÍNH

 

Ông Giu-se, bạn bà là Người công chính và không muốn làm ố danh bà, nên đã định bỏ bà cách: 19/03-9


"Ông Giu-se, bạn bà là Người công chính và không muốn làm ố danh bà, nên đã định bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1, 19 ). Đây là câu chuyện duy nhất trong Tân Ước diễn tả trực tiếp về con người của vị Thánh mà toàn thể Giáo Hội mừng kính hôm nay: Thánh Giu-se, bạn Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam, và cũng là bổn mạng của mỗi cộng đoàn, mỗi gia đình chúng ta.
Được gọi là "công chính", theo ý nghĩa của Kinh Thánh, là được Thiên Chúa cho thông dự vào chính sự công chính, sự thánh thiện của Người. Ở đây, Thánh Giu-se là người không những luôn ngay thẳng chân chính trước mặt Thiên Chúa, mà còn trung thành tận tụy chu toàn mọi bổn phận của một người chồng và một người cha trong cuộc sống gia đình và xã hội. Ngài được Thiên Chúa công chính hóa và yêu thương cách đặc biệt, vì thật sự Ngài xứng đáng được như thế.
Lần giở lại những trang Tân Ước có liên quan đến Thánh Giu-se, chúng ta có thể khám phá và học hỏi những đức tính nổi bật làm cho Ngài trở nên một con người công chính vĩ đại.
Trước tiên, là đức tính hoàn toàn Vâng Phục Thánh Ý Chúa. Kinh Thánh thuật lại việc thiên thần thông báo cho Ngài biết Ý Chúa, nhờ vậy, Ngài đã bỏ ý định ly dị Đức Ma-ri-a cách kín đáo ( Mt 1, 19 ). Ngược lại, Ngài đã trỗi dậy ngay trong đêm khuya để đem Con Trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai-cập ( Mt 2, 14 ), cũng như sẽ lại vâng theo Ý Chúa mà đem Con Trẻ và Mẹ Người trở về Pa-lét-tin ( Mt 2, 21 ), đến sinh sống tại làng Na-da-rét, âm thầm và ân cần lấy sức lao động nuôi sống cả gia đình qua những tháng năm dài sau đó.
Tiếp đến, Tân Ước thuật lại câu chuyện Thánh Giu-se thất lạc và tìm gặp lại Đức Giê-su trong Đền Thánh ( Mt 1, 44 – 49 ). Qua đó, chúng ta khám phá ra một đặc tính khác của Ngài, hay nói đúng hơn, một đức tính mà các Thánh viết Phúc Âm chú ý nhấn mạnh nơi Thánh Giu-se: Không một lời nói nào của Ngài được ghi lại trong Tân Ước. Thế nhưng, chính Ngài lại là một nhân chứng hùng hồn của Đức Vâng Lời và Niềm Tin trong hành động, những hành động xem ra vô lý và đầy nguy hiểm, thì Ngài đã khiêm tốn, can đảm và kiên trì để thực hiện hoàn toàn theo đúng Thánh Ý của Thiên Chúa.
Quả thật, với những đức tính như thế, Thánh Giu-se xứng đáng là chủ gia đình của Na-da-rét, một gia đình thánh thiện, vì gồm ba tâm hồn luôn sẵn sàng lắng nghe và thực hành những gì Thiên Chúa muốn. Thiết nghĩ, chỉ thế thôi, Thánh Giu-se đúng là một gương mẫu sống động và cụ thể cho mỗi người chúng ta trong gia đình và trong cộng đoàn.
Kinh Thánh Cựu Ước sách Sáng Thế có kể chuyện Tổ Phụ Giu-se trong hoàn cảnh đói khổ mất mùa của toàn dân, nhà vua Ai-cập đã bảo với thần dân của mình: ”Hãy đến với ông Giu-se, người dạy sao, hãy làm như vậy”. Và từ đó, ”hằng ngày ông Giu-se đã mở công lẫm để phân phát thực phẩm cho dân” ( St 41, 35 – 36 ). Hôm nay, chúng ta cũng nhìn nhận hình ảnh Tổ Phụ ấy nơi Thánh Cả Giu-se để đến với Ngài. Thiên Chúa như thể muốn nhắc bảo chúng ta: ”Hãy đến với Thánh Giu-se, Người dạy sao hãy làm như vậy”.
Thánh Tê-rê-xa thành Avila đã tâm sự: ”Chưa bao giờ tôi cầu xin sự gì cùng Thánh Cả Giu-se mà không được như ý. Kỳ diệu thay, những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban đầy tràn cho tôi, và đã giải thoát tôi khỏi mọi nguy hiểm phần hồn cũng như phần xác, do lời cầu bàu của Vị Thánh Cả vinh phúc này”. Thánh nữ tha thiết mời gọi tất cả những ai không tin hoặc chưa tin, hãy thử mà cậy nhờ, hãy thử cầu khẩn Thánh Cả Giu-se vinh hiển, thì đoan chắc không có ơn nào mà ngài lại từ chối !
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa đã trao tặng Thánh Giu-se cho mỗi người chúng ta, cho gia đình chúng ta, và đặc biệt cho Giáo Hội Việt Nam. Nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giu-se, xin Chúa chúc lành cho chúng ta là những người chồng, những người cha, giúp chúng ta thêm can đảm và kiên tâm chu toàn bổn phận trong gia đình. Xin Chúa cũng chúc lành cho mọi gia đình và Giáo Hội Việt Nam, giúp mọi người sống xứng đáng với ơn gọi làm chứng nhân cho Tình Yêu Chúa trong hoàn cảnh hiện tại nơi quê hương Việt Nam.
Cũng xin gợi thêm một vài ý suy tư nho nhỏ nhân năm nay là Năm Thánh Hóa Gia Đình theo lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2:
 Sự kiên nhẫn trung thành chu toàn bổn phận của Thánh Cả Giu-se trong gia đình Na-da-rét có làm cho tôi suy nghĩ về cách cư sử của mình trong gia đình không ?
Tôi đã bao giờ kêu cầu với Thánh Giu-se, xin Ngài bầu cử và ban ơn để chu toàn nghĩa vụ làm chồng, làm cha trong gia đình tôi không ?
Trước những cam go thử thách của gia đình, tôi biết cậy nhờ ai trước nhan Thiên Chúa hơn là chạy đến với Thánh Cả Giu-se ?
Lm. Giu-se NGUYỄN HUY TẢO, Giáo Phận Bắc Ninh

---------------------------------

 

19/03-10: THÁNH GIU-SE, CHA NUÔI CỦA ĐỨC GIÊ-SU

 

Đức Chúa Thánh Thần nói rất ít về những nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, điển hình là: 19/03-10


Đức Chúa Thánh Thần nói rất ít về những nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, điển hình là Thánh Giu-se. Giu-se là nhân vật nổi bật nhất trong Phụng Vụ, chỉ sau Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Ấy vậy mà Kinh Thánh không hề trích dẫn hoặc ghi lại bất kỳ lời nói nào của ngài.
Trong bài này chúng ta chỉ nêu ra 5 nhân đức của Thánh Giu-se. Mỗi nhân đức sẽ được đề cập vắn tắt để rồi rút ra những bài học áp dụng cho chúng ta.
1. ĐỨC KHIÊM TỐN CỦA THÁNH GIU-SE
Khiêm tốn là biết nhận chân, nhìn nhận sự thật. Nhân đức khiêm tốn giúp ta nhận ra chân giá trị của mọi sự và hành động theo sự nhìn nhận mối tương quan thực của chúng ta, trước hết, là đối với Thiên Chúa và rồi với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, Thánh Giu-se là một người rất khiêm tốn. Ngài nhận ra vị trí của mình đối với Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su. Ngài biết mình thua kém về mặt ân sủng so với cả hai đấng. Ấy vậy mà ngài chấp nhận vai trò người chồng của Đức Ma-ri-a và người bảo trợ Con Thiên Chúa.
Bài học cho chúng ta là nếu ta khiêm tốn thật, ta sẽ không tìm cách tỏ ra ta đây tài giỏi hơn, đạo đức hơn con người thật của mình. Đồng thời, ta cũng không đánh giá thấp bản thân mình. Một người khiêm tốn không đánh giá mình quá cao nhưng cũng chẳng đánh giá thấp bản thân mình.
Nếu ta khiêm tốn thật, ta sẽ không giả bộ tỏ ra tài giỏi, đạo đức hơn con người thật của mình. Đó là thái độ kiêu ngạo. Ta cũng không phủ nhận khả năng thật của mình hoặc cho rằng mình tài hèn sức mọn, thua kém mọi bề. Đó là khiêm tốn giả tạo.
Khiêm tốn là nhân đức luân lý giữ ta khỏi đi quá trớn. Đức khiêm tốn giúp ta không khao khát quá mức và thèm muốn vô độ danh vọng cho bản thân, trái lại khiêm tốn dẫn đưa ta vào trong một tình yêu bản thân có trật tự, dựa trên sự đánh giá đúng về vị trí của mình trong tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Sự khiêm tốn của người tôn giáo nhìn nhận con người hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và mọi người đều là thụ tạo bình đẳng với nhau. Khiêm tốn không chỉ đối nghịch với kiêu ngạo mà còn đối nghịch với sự tự ti không dám nhận mình được Thiên Chúa ban cho các tài năng để mình sử dụng theo Thánh Y Chúa.
2. ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA THÁNH GIU-SE
Truyền thống Hội Thánh luôn cho rằng Thánh Giu-se sống cuộc đời khiết tịnh thánh hiến. Một số sách ngụy thư mô tả Giu-se như một ông già, thậm chí còn là một người đàn ông goá vợ. Tuy nhiên, đây không phải giáo huấn của Hội Thánh.
Ta tin rằng Giu-se là người khiết tịnh, đã sống đời hôn nhân khiết tịnh với Đức Ma-ri-a nhằm bảo vệ phẩm giá và danh tiếng của Ma-ri-a và Người Con của Mẹ.
Chúng ta có thể học được điều gì ? Đó là Đức Khiết Tịnh có một mục đích Tông Đồ. Đức Khiết Tịnh giúp ta chinh phục các tâm hồn. Đức Khiết Tịnh được Thiên Chúa đánh giá cao. Người quan phòng sắp xếp một loạt các phép lạ liên quan đến Đức Khiết Tịnh:
Sự thụ thai của Đấng Cứu Thế
Sự kiện Con Thiên Chúa sinh ra bởi một trinh nữ
Cuộc hôn nhân giữa Ma-ri-a và Giu-se
Cuộc đời Chúa Giê-su Ki-tô.
Khiết tịnh là nhân đức điều hoà, chế ngự thú vui xác thịt theo các nguyên tắc của Đức Tin. Với người lập gia đình, đức khiết tịnh điều hoà ước muốn ấy cho phù hợp với cuộc sống của mình. Với người độc thân muốn lập gia đình, ước muốn phải bị chế ngự cho đến khi lập gia đình. Với những ai có ý định không lập gia đình, ước muốn ấy bị hy sinh hoàn toàn.
Khiết tịnh có nghĩa là chế ngự mọi hành vi hoặc tư tưởng không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh về việc sử dụng cơ quan truyền sinh. Đặc biệt, Đức Khiết Tịnh nhấn mạnh đến việc xa lánh những gì làm cho tâm hồn trở nên nhơ uế.
3. ĐỨC VÂNG LỜI CỦA THÁNH GIU-SE
Đức vâng lời của Giu-se bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống của ngài. Ngài vâng lời mọi lúc mọi nơi: Ngài vâng lời khi bước vào đời hôn nhân với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Ngài vâng lời khi đến Bê-em đăng ký sổ bộ cùng với Ma-ri-a và chấp nhận cảnh Đức Giê-su sinh trong hang bò. Ngài vâng lời khi đem Hài Nhi và Mẹ Người đang đêm lánh sang Ai-cập.
Ngài vâng lời khi đem Hài Nhi lên Giê-ru-sa-lem theo quy định của Lề Luật, chấp nhận Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa khi Hài Nhi bị lạc, và chấp nhận Thánh Ý còn nhiệm mầu hơn nữa của Thiên Chúa khi Trẻ Giê-su tuyên bố với Đức Ma-ri-a rằng: Người còn phải lo việc Cha Người – dẫu rằng điều ấy hết sức làm phiền lòng người cha nuôi Giu-se của mình, để vâng phục Cha Người trên Trời.
Bài học cho chúng ta là gì ? Vâng lời là một trắc nghiệm về tình yêu của ta đối với Thiên Chúa. Lề luật của Người là phương thế giúp ta chứng minh tình ta yêu Người. Ở đâu không có vâng phục, ở đấy không có tình yêu. Ở đâu có sự vâng phục nhiều, ở đấy có tình yêu nhiều.
Giu-se là người gia trưởng. Ngài đứng đầu Thánh Gia. Trên ngài không có ai để ngài tuân phục. Như vậy. sự vâng phục của Giu-se chủ yếu là vâng phục nội tâm.
Mỗi lần cần phải vâng phục, Giu-se lại được linh hứng. Chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giu-se hãy kết hôn cùng Đức Trinh Nữ Diễm Phúc. Chính sự linh hứng nội tâm bảo Giu-se hãy kết hôn cùng Đức Ma-ri-a sau khi ngài phát hiện Ma-ri-a đang mang thai. Cũng chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giu-se hãy cùng Ma-ri-a chạy sang Ai-cập. Chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giu-se hãy trở về Pa-lét-tin. Cuối cùng cũng chính được Thiên Chúa linh hứng mà Giu-se được chỉ thị hãy sống cùng Giê-su và Ma-ri-a tại Pa-lét-tin.
Sự vâng phục của Giu-se có nguồn gốc sâu xa từ bên trong. Ngài vâng phục Thiên Chúa bằng một bản năng siêu nhiên. Giu-se vâng phục không phải chỉ vì hễ được bảo gì thì cứ vậy mà làm mà còn do tâm trí của ngài luôn luôn hoà hợp với tâm trí của Thiên Chúa.
4. ĐỨC KHÔN NGOAN CỦA THÁNH GIU-SE
Đức Khôn Ngoan của Thánh Giu-se thể hiện rõ nét nhất nơi việc ngài thực hành đức thinh lặng. Dĩ nhiên Giu-se có nói. Tuy nhiên, Phúc Âm không ghi lại một lời nào của ngài, hẳn nhiên muốn dạy ta rằng nếu ta muốn thực hành nhân đức khôn ngoan, ta phải biết thực hành Đức Thinh Lặng.
Ta cần giữ thinh lặng khi có người muốn nói và ta thực hành Đức Bác Ai bằng sự tự chế ấy. Ta cần giữ thinh lặng khi đã rõ đành rành cần bắt tay hành động và thôi nói về việc cần làm. Một số người có thói quen cứ nói đi nói lại mãi như thể đó là phương thế để thực hiện Thánh Ý Chúa. Tuy nhiên lời nói không thể thay thế cho việc làm được.
Thánh Giu-se dạy ta rằng khôn ngoan là hiểu biết đúng đắn việc gì cần làm, việc gì phải tránh. Khôn ngoan là nhân đức của trí khôn giúp ta biết phân tích vấn đề, biết nhận chân phân biết phải trái, tốt xấu. Theo nghĩa này, khôn ngoan là nhân đức luân lý giúp ta biết suy tính, biết lựa chọn và biết chuẩn bị các phương thế thích hợp để tránh điều xấu. Khôn ngoan là có đầu óc thực tiễn, và ta thủ đắc nhân đức khôn ngoan bằng cách hành động vừa do được thấm nhuần ơn thánh sủng. Có thể nói rằng đức khôn ngoan vừa mang tính tự nhiên tận nhân lực, vừa mang tính siêu nhiên vì được Thiên Chúa tiếp sức.
Là một nhân đức, sự khôn ngoan bao gồm ba bước: suy tính kỹ, bàn hỏi với người khác; biết nhận định, phán đoán trên cơ sở những chứng cứ thu thập; và bắt tay hành động sau khi đã đi đến quyết định.
5. ĐỨC YÊU THƯƠNG CỦA THÁNH GIU-SE ĐỐI VỚI CHÚA GIÊ-SU VÀ MẸ MA-RI-A
Các nhân đức khác của Thánh Giu-se rất đáng ta ngưỡng mộ, tuy nhiên tình yêu đặc biệt mà ngài dành cho Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a rất đáng ta noi theo. Thiên Chúa quan phòng đã đặt ngài sống với Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a và ngài đã sống đúng lòng kỳ vọng của Thiên Chúa bằng cách tận tình yêu thương, chăm sóc Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a.
Điểm đáng quan tâm ở đây không phải việc Thánh Giu-se được kề cận bên Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a trong nhiều năm, mà là việc ngài biết thực hành Đức Yêu Thương. Thánh Giu-se không chỉ nói với Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a rằng ngài yêu cả hai vị lắm mà ngài thể hiện tình yêu bằng hành động. Ngài sống đức yêu thương.
Đó là bí quyết của tình yêu chân chính. Ta tôn sùng Chúa Ki-tô và Mẹ Người đích thực khi ta thực hiện điều mà ta biết là Chúa Ki-tô và Mẹ Ma-ri-a muốn ta làm. Nghĩa là ta nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa mọi lúc, mọi sự trong cuộc đời của ta:
nơi những thất vọng và thất bại
nơi những biến cố xảy ra bất ngờ
nơi những trì hoãn, trục trặc
nơi những dấu chỉ của thời đại
nơi những hành vi kỳ quặc của một số người
nơi sự im lặng nhiệm mầu của Thiên Chúa, là Đấng thường ẩn giấu ý định của Người đối với ta, mà lại sử dụng những người khác – mấu chốt là ở đây, nghĩa là thông qua những người khác – để nói với ta điều mà Người muốn ta làm.
Thánh Giu-se rất đáng để ta học hỏi và chạy đến khẩn cầu. Vậy, ta hãy thưa cùng ngài:
Lạy Thánh Giu-se, cha nuôi Chúa Giê-su và người bảo bọc Đức Trinh nữ Ma-ri-a, xin dạy chúng con bài học khó nhất mà chúng con cần phải học trong cuộc sống: xin dạy chúng con biết yêu thương như ngài đã yêu bằng cách thực hành đức ái, bằng cách thực thi các tình cảm mà chúng con thường biểu lộ ra trong khi cầu nguyện. Xin dạy chúng con hiểu điều Mẹ Ma-ri-a muốn nói khi Mẹ thưa: “Xin thành sự nơi con theo ý chỉ của Chúa”. Và điều Chúa Giê-su muốn nói khi Người dạy: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì anh em sẽ giữ lệnh truyền của Thầy”.
Lm. JOHN A. HARDON, Dòng Tên ( Catholic Faith, March – April 1999 )
Bản dịch của Gs. ĐAN QUANG TÂM

---------------------------------

 

19/03-11: GIU-SE, VỊ THÁNH THẦM LẶNG

 

Nếu bạn hỏi 10 người, xem vị Thánh lớn nhất đối với họ là ai, thì có đến 6, 7 người sẽ nói: 19/03-11


Nếu bạn hỏi 10 người, xem vị Thánh lớn nhất đối với họ là ai, thì có đến 6, 7 người sẽ nói rằng: đó là Thánh Giu-se. Nhưng nếu lại đề nghị họ hãy kể cho bạn nghe những gì Thánh Giu-se đã làm, thì rất ít người có thể nói được một điều gì mới lạ, ngoại trừ việc Thánh Giu-se là cha nuôi của Chúa Giê-su, hoặc một vài truyện truyền kỳ về ngài mà chúng ta không biết đúng sai đến độ nào. Ví dụ như câu truyện chàng thanh niên Giu-se được chọn làm hôn phu của cô Ma-ri-a chỉ vì cây gậy của chàng trổ hoa !
Chúng ta hãy trở về với Kinh Thánh để xem các tác giả Tin Mừng viết gì về Thánh Giu-se. Trước tiên, Thánh Mát-thêu giới thiệu về ngài như sau:
“Bà Ma-ri-a, mẹ của Đức Giê-su, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” ( Mt 1, 18 – 21 . 24 )
Bạn thuộc đoạn văn trên đến độ tôi rất do dự khi phải chép lại. Mọi chuyện đã rõ: Thánh Giu-se có do dự đấy chứ, nhưng sứ thần của Chúa đã đến sắp xếp mọi việc và đâu lại vào đấy, đúng với “chương-trình-mầu-nhiệm-của-Thiên-Chúa”
Thế mọi sự có thật sự xảy ra dễ dàng như vậy không ? Tôi không chắc đâu ! Hình ảnh Thánh Giu-se luôn luôn là một cụ già râu tóc uy nghi, một người cha nhân lành và không hề biết thế nào là những đam mê tuổi trẻ !?!
Xin các bạn nhớ lại cho: cô Ma-ri-a lúc ấy là một cô gái vào khoảng 15, 17, thế thì chàng hôn phu không thể là một ông già. Chàng Giu-se lúc ấy có lẽ là một chàng trai đầy sức sống ở lứa tuổi đôi mươi thì đúng hơn. Chàng Giu-se và nàng Ma-ri-a yêu nhau thắm thiết. Cặp tình nhân đẹp tuyệt vời, nhất là ở nét đẹp tâm hồn. Và Giu-se đã thật hạnh phúc và bình an: một người như cô Ma-ri-a thì không thể có gì bất trắc xảy ra khiến cho cuộc sống gia đình tương lai của họ có thể bị đe dọa...
Thế mà, đùng một cái, người hôn thê thánh thiện của Giu-se lại đã mang thai ! Chàng có giàu óc tưởng tượng đến đâu cũng không tài nào tưởng tượng được một tiếng sét giữa trưa hè chói chang như thế.
Sự thể hiển nhiên là như vậy. Tuy nhiên, tự thâm sâu, tình yêu của Giu-se vẫn trổi vượt. Chàng không hề quay lại bản thân mình để cảm thấy bị lừa dối xúc phạm, nhưng chỉ hướng về người yêu để tiếp tục tin rằng vị hôn thê của mình vẫn thật sự trong sạch vẹn tuyền. Chàng không hề tra hỏi cô Ma-ri-a một lời nào, chàng chỉ im lặng ôm lấy nỗi đau, và âm thầm trả Ma-ri-a về với bí mật của nàng. Bạn sẽ bảo rằng tình yêu đó đã được thưởng, bởi sau đó, sứ thần của Chúa đã đến trình bày mọi sự. Bạn có đi quá xa thực tế chăng ?
Kinh Thánh ghi rõ: “Sứ thần Chúa hiện đến báo mộng...” Bạn thử sống trong hoàn cảnh của Giu-se lúc ấy mà xem: Bạn có một người hôn thê, người hôn thê ấy có mang, rồi bạn nằm mộng thấy thiên thần đến bảo rằng hôn thê của mình chưa bao giờ liên hệ với một thanh niên nào, và bào thai trong lòng cô là do phép lạ của Thiên Chúa. Khi thức giấc, bạn có tin không ? Tôi thì dứt khoát không ! Thế mà Giu-se đã làm gì nào ? “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” Đơn giản chỉ có thế. Đơn giản đến độ vô lý !
Vâng, thế đấy, sự vâng phục Thánh ý Thiên Chúa của Giu-se thật chóng vánh, quyết liệt và dứt khoát đến độ vô lý. Giu-se chỉ cần một dấu hiệu cỏn con là đã đọc được Thánh ý Thiên Chúa và thực thi ngay lập tức. Và đó là lý do mà ông được gọi là “Người-Công Chính”.
Còn bạn và tôi thì sao ? Chúng ta có tự coi mình là công chính chăng ? Chúng ta có sẵn sàng đón nhận Thánh ý Thiên Chúa qua một dấu hiệu thật nhỏ bé và rồi tuân theo mà không bàn cãi chăng ? Hay chúng ta chờ đợi những phép lạ nhãn tiền, và sau đó là lý luận, mặc cả trước khi hành động ?
“Người-Công-Chính” Giu-se hình như là một người suốt cả cuộc đời luôn luôn thức tỉnh trước Thánh ý Thiên Chúa, thức tỉnh ngay cà trong giấc ngủ. Bằng chứng ? Đó là: cứ mỗi lần Thiên Chúa tỏ ý là mỗi lần ông lại nằm mộng. Ngoài lần nằm mộng ở Na-da-rét thì ít nhất còn ba lần khác:
Ở Bê-lem: “Sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !” Ông Giu-se liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.” ( Mt 2, 13 – 14 )
Ở Ai-cập: “Sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. ”Ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en.” ( Mt 2, 19 – 21 )
Ở Giu-đê: “Vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông Giu-se sợ, không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét.” ( Mt 2, 22 – 23 )
Sở dĩ Giu-se xác tín rằng các giấc mộng của mình đúng là Thánh Ý Thiên Chúa, vì cứ mỗi lần ông nằm mộng là mỗi lần phải quyết định ngược hẳn với ý định riêng của mình.
Khi ông dự định âm thầm rời bỏ cô Ma-ri-a thì Thiên Chúa lại bảo ông ở lại với người hôn thê của mình. Ngược lại, khi 3 nhà chiêm tinh ( hoặc đạo sĩ ) đến xác nhận vương quyền của Hài Nhi, và hẳn là người cha nuôi nghĩ rằng mình sẽ được thoải mái ở lại Bê-lem cho đến khi con mạnh và mẹ khỏe, thì chính lúc đó, Thiên Chúa bảo ông trỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc, cũng chẳng phải là về quê hương mình mà là sang Ai-cập để sống kiếp lưu đày.
Giu-se đã nghĩ gì khi trước mặt là đường dài vạn dặm mà vợ yếu con sơ ? Giu-se đã nghĩ gì khi ở xứ lạ quê người, tương lai cũng tối đen như trời khuya hôm ấy ? Kinh Thánh nói rất gọn: “Ông Giu-se liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.” Cũng lại thật đơn giản. Đơn giản đến độ vô lý !
Khi đã tạm yên thân ở Ai-cập sau những ngày đầu khó khăn, Giu-se hẳn đã sắp xếp ổn định cuộc sống gia đình, thì một lần nữa, Thiên Chúa lại bảo ông phải bỏ tất cả mà ra đi. Ông đã nghĩ thế nào khi nhìn lại những gì đã vun quén xây dựng được từ hai bàn tay trắng ? Ông đã nghĩ gì khi nhìn lại cái nơi chốn quê hương đã muốn hại con mình, mà bây giờ ông lại phải trở về, rồi không biết sẽ ở đâu ?
Nhưng Giu-se vẫn là Giu-se. ”Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en.” Cũng lại đơn giản đến độ vô lý !
Tất cả những truân chuyên mà Giu-se gánh chịu, rốt cuộc để làm gì ? Phải chăng vì lợi ích cho bản thân mình ? Tuyệt nhiên là không ! Tất cả là để bảo vệ Hài Nhi, một Hài Nhi mà có một lần trong mộng, ai đó đã bảo rằng đó sẽ là Đấng Cứu Tinh cho dân tộc. Giu-se không bao giờ đặt lại vấn đề. Không bao giờ ông lại cho rằng Hài Nhi đã gây cho ông quá nhiều rắc rối. Trong mọi tính toán dự liệu hằng ngày, ông chỉ một mực canh giữ Hài Nhi, Người Con do Chúa Thánh Thần.
Bạn và tôi, chúng ta có sẵn sàng trả giá để Chúa Giê-su luôn cư ngụ mãi trong tâm hồn mình không ? Hay nhiều khi quá mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn yên thân để lo toan chuyện của mình và bỏ mặc Chúa Giê-su ra sao thì ra ?
Giu-se đã trả mọi giá để giữ gìn Chúa Giê-su. Nhưng, cũng đôi khi sức người cũng có hạn. Trong chuyến đi Giê-ru-sa-lem, khi trẻ Giê-su mới 12 tuổi, ông đã để Giê-su vuột khỏi tầm tay. 3 ngày ròng ông kiếm tìm, 3 ngày ròng cả hai ông bà đã phải “cực lòng tìm con”. Thế rồi, ngay khi vừa tìm thấy thì ông được gì ? Như thể một gáo nước lạnh tạt vào mặt: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” ( Lc 2, 48 – 49 ).
Cậu bé Giê-su ấy, khi ra đời chỉ là một Hài Nhi nằm gọn trong máng cỏ, 12 năm trời chịu kham chịu khổ để cho cậu khôn lớn như thế này. 12 năm trời tình thương để thêm thịt thêm da, cho thành một thiếu niên nặng cân như thế. Mà tình thương thì có nặng gì cho cam, phải tốn bao nhiêu tình thương để tạo thành một con người như thế ? Vậy mà một tiếng kêu “cha ơi” âu yếm Giu-se cũng không được nghe. Ông không hiểu gì cả, nhưng ông vẫn lặng thinh đón nhận.
Và đấy cũng là chiều kích bất ngờ của Thánh Giu-se. Trong suốt 4 cuốn sách Tin Mừng, không có một câu nói nào của Thánh Giu-se. Đức Ma-ri-a được coi là mẫu mực của sự thinh lặng nguyện cầu, Mẹ luôn luôn ghi nhớ và suy niệm trong lòng. Thế nhưng cũng còn có đến 6 lần Mẹ đã lên tiếng: 2 lần ngày được sứ thần truyền tin, 1 lần trước bà Ê-li-sa-bét, 1 lần khi tìm lại được trẻ Giê-su, 2 lần trong tiệc cưới ở Ca-na.
Còn Thánh Giu-se thì tuyệt đối không nói một lời nào ! Ngay cả trong lần lại được con ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem thì chính người mẹ đã lên tiếng chứ không phải là ông: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con !” ( Lc 2, 48 ).
Trong xã hội Do-thái lúc bấy giờ, người phụ nữ là hạng người không đáng kể. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu ghi lại 2 lần Chúa Giê-su làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, lần đầu để nuôi 5.000 người không kể đàn bà và trẻ con ( x. Mt 14, 21 ); lần thứ hai cho 4000 người cũng người không kể đàn bà và trẻ con ( x. Mt 15, 38 ). Vậy mà Thánh Giu-se dẫu biết mình là chủ gia đình, nhưng ông vẫn không nói gì cả, người lên tiếng vẫn là Đức Ma-ri-a.
Thánh Giu-se sống một cuộc sống càng ngày càng mờ đi để cho Chúa Giê-su càng ngày càng sáng lên. Ông sống mờ nhạt đến độ những người trong thị trấn Na-da-rét không buồn nhớ tới tên ông, mà chỉ gọi là "ông-thợ-mộc”. Theo Thánh Mát-thêu và Thánh Mác-cô, ngày Chúa Giê-su trên đường rao giảng, trở về Na-da-rét, người đồng hương đã bàn tán: “Ông ta không phải là con bác thợ mộc đó sao ? Mẹ của ông ta không phải là bà Ma-ri-a đó sao ?” ( Mt 13, 55; Mc 6,3 ). Sau này, khi viết lại sách Tin Mừng, Thánh Lu-ca hẳn đã thấy cái chua chát đó nên đã ghi cách khác: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao ?” ( Lc 4, 22 )
Dù sao đi nữa, sự âm thầm của Thánh Giu-se quả là một đặc trưng của ngài. Âm thầm đến độ mà khi Chúa Giê-su bắt đầu lên tiếng trong cuộc đời công khai, thì Thánh Giu-se không còn được nhắc đến mẩy may nào, thậm chí, ngài chết bao giờ, thế nào, ở đâu thì cũng chẳng ai biết. Trong cuộc đời công khai của Chúa Giê-su thì Thánh Giu-se có vẻ như bị xem nhẹ hơn cả bà nhạc của ông Phê-rô hay đứa con gái của ông Giai-rô.
Thế nhưng, chính điều đó đã biến Thánh Giu-se thành một vị Thánh lớn, bởi vì ngài đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn rao giảng rằng: “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” ( Ga 3, 30 ). Thánh Giu-se đã sống điều đó mà không nói một lời nào. Tiếng “xin vâng” của Mẹ Ma-ri-a ở Na-da-rét và tiếng “xin vâng” của Chúa Giê-su ở vườn Ghết-sê-ma-ni đã được hòa âm trong trọn vẹn cả cuộc đời Thánh Giu-se.
Và Thánh Giu-se sẽ mãi mãi là tấm gương cho bạn và tôi.
Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Thiên Chúa, và khi nghe được rồi thì đáp lại không chần chừ, dù cho phải trả giá.
Tấm gương của một con người luôn luôn làm đủ mọi cách gìn giữ Chúa Giê-su bên mình. Và nếu chẳng may lạc nhau thì không đi tìm không ngưng nghỉ cho đến khi gặp lại mới thôi.
Tấm gương của một con người “công chính” chỉ làm có một điều duy nhất là trình bày Chúa Giê-su cho mọi người, rồi âm thầm xóa mình đi khi Chúa Giê-su bắt đầu lên tiếng...
Gs. TRẦN DUY NHIÊN

--------------------------------

 

19/03-12: Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria

 

Thánh Luca viết: " Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan, Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình: 19/03-12


Thánh Luca viết: " Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan, Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa"( Lc 12, 42 ) và qua Tin Mừng của thánh Matthêu, Chúa nói:" Hỡi gia nhân tài giỏi và trung tín. Hãy vào chung hưởng phúc lạc với chủ nhân"( Mt 25, 21 ). Thánh Giuse được Giáo Hội ca ngợi là người trung tín và khôn ngoan. Cuộc sống của thánh nhân là cả một cuộc đời âm thầm, khiêm nhượng. Thánh Giuse đã tận tụy gìn giữ gia đình Nagiarét mà Chúa trao phó cho Ngài coi sóc, trông nom. Ngài đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao với tất cả lòng tin, sự hiền lành và khiêm nhượng.
Thánh Giuse là ai ?
Tin Mừng thánh Matthêu đã vỏn vẹn viết về thánh Giuse như sau:"Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo"( Mt 1, 19 ). Đây là một câu mà thánh Matthêu đã nói về vai trò của thánh Giuse khi thánh Giuse đã đính hôn với Maria mà Ngài phát hiện ra Maria đang mang thai.
Thánh Giuse quả thực đã trằn trọc, lo âu, sao xuyến vì Chúa chưa khai mở tâm trí cho Ngài. Thánh Giuse quả thực là người công chính vì Ngài được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt, hơn thế nữa, Thiên Chúa cho Ngài tham dự vào sự thánh thiện của Chúa. Kinh Thánh đã đưa nhân loại đi từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì thánh Giuse có đầy đủ những tính cách của một con người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, hoàn toàn được Chúa thương yêu.
Thánh Giuse vì là con người thánh nên đã luôn làm theo ý Chúa dù rằng định tâm bỏ Maria, nhưng khi biết được ý Chúa, Ngài đã nhiệt tình nhận Maria về nhà, săn sóc, thương yêu mẹ Maria. Khi được triệu báo của Thiên Thần, thánh Giuse đã đưa Chúa Hài Đồng Giêsu và mẹ Maria trốn qua Ai Cập và được triệu báo, thánh Giuse lại đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trở về quê hương và sống ở Nagiarét cho tới khi lìa đời. Tại Nagiarét, thánh Giuse đã sống xứng đáng là một gia chủ khôn ngoan, Ngài đã ân cần nuôi dưỡng mẹ Maria và Chúa Giêsu bằng nghề lao động: thợ mộc của mình.
Thánh Giuse đã sống một cuộc đời thật thầm lặng ở Nagiarét, Ngài đã không nói một lời nào đặc biệt. Kinh Thánh không hề ghi lại một lời nào của thánh Giuse dẫu rằng trong biến cố tìm gặp con trong đền thờ Giêrusalem, thánh Giuse có thể nói và cần nói nhiều với Chúa Giêsu. Nhưng Ngài vẫn hoàn toàn im lặng. Cuộc sống của thánh Giuse làm nhiều hơn nói và đây là đặc tính nổi bật của Ngài. Thiên Chúa đã dung thánh Giuse như cột trụ của gia đình Nagiarét, nhưng con người của thánh Giuse luôn khiêm nhượng, âm thầm, trầm lắng. Đức tính trầm lắng nói lên sự chín chắn, khôn ngoan, trung tín của thánh Giuse. những đức tính này nói lên sự thánh thiện tuyệt đối của thánh Giuse khiến Thiên Chúa hết lòng yêu mến Ngài.
Một con người hoàn toàn khiêm nhượng và phó thác
Đọc lại Tin Mừng và qua những kinh nguyện khẩn cầu thánh Giuse, chúng ta nghiệm ra rằng, thánh Giuse là một con người luôn khiêm tốn. Sự từ tâm, lòng quảng đại, bao dung của thánh Giuse đã giúp Ngài luôn thuộc trọn về Chúa. Qua thánh ý của Thiên Chúa, thánh Giuse đã hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa vì rằng Thiên Chúa đã sắp xếp để thánh Giuse kết bạn với Đức trinh nữ Maria để mẹ Maria luôn bảo vệ được sự trinh khiết của mình, để mẹ Maria sinh con sẽ hợp pháp và không bị nghi ngờ gì về tội ngoại tình và không bị ném đá. Chính vì ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, thánh Giuse đã bảo vệ Đức Mẹ và làm cho nhân loại thấy sự lạ lùng Thiên Chúa đã làm nơi mẹ qua Chúa Thánh Thần.
Thánh Giuse khiêm hạ và phó thác vì Ngài đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu và bảo vệ, yêu thương săn sóc mẹ Maria trong suốt quãng đường sống bậc vợ chồng.Thánh Giuse hoàn toàn tín thác nơi Chúa vì rằng gia đình thánh gia là gia đình thánh, gia đình gương mẫu cho mọi gia đình khác. Thánh Giuse quả thực là con người nắm giữ vai cột trụ của gia đình, Ngài trở thành mẫu gương cần cù lao động, góp phần vào việc cứu độ nhân loại.
Ngay trong ca nhập lễ ngày lễ thánh Giuse, chúng ta cầu nguyện : " Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Đức Giêsu, và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho Giáo Hội biết luôn luôn cộng tác với Đức Giêsu để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu".
Thánh Giuse quả thực là một con người hết sức lạ lùng vì trong ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, Ngài đã sống hết sức khiêm nhượng, nhưng là hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa như con của Ngài: Đức Giêsu: " Lạy Cha, nếu có thể thì xin cho con khỏi uống chén này, đừng theo như ý con mà là theo ý của Cha". Thánh Giuse đã làm theo ý Thiên Chúa và đã xứng đáng là người công chính vì được Chúa đặt làm quản lý gia đình của Chúa... Sau cuộc sống trần gian, thánh Giuse đã ra đi bình an, trở về với Chúa. Giáo Hội chọn ngày 19/3 kính trọng thể thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria và ngày 01/5 kính thánh Giuse lao động.
Lạy thánh Giuse, xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu. Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi người ta có thể nói rằng:" Trên trời thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin". Và như thánh Têrêsa Avila đã viết:"Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng thánh Giuse mà không được như ý. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các thánh giúp ta việc này việc nọ nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy danh Chúa mà xin những ai không tin lời tôi hãy thử mà xem".
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

--------------------------------

 

19/03-13: THÁNH GIUSE, NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG TIN TRONG ĐÊM TỐI.

 

Càng ngày chúng ta càng sống gần ngày 19 tháng 3, ngày ấy là ngày gì mà cả Giáo Hội đang hướng: 19/03-13


Càng ngày chúng ta càng sống gần ngày 19 tháng 3, ngày ấy là ngày gì mà cả Giáo Hội đang hướng về, đặc biệt phần đông là nam giới Kitô hữu. Theo thời gian, ngày 19 tháng 3 hằng năm là ngày kính lễ Thánh Cả Giuse nói chung, và nói riêng là ngày lễ kính quan thầy của nhiều giáo xứ, khu họ và của một số người,v.v… Vậy chúng ta có gì để cảm nghĩ về ngày 19 tháng 3?
Tiếc thay, khi nói về tiểu sử hay là viết về Thánh Giuse thì có rất ít sách viết về Ngài. Thậm chí cả một bộ Kinh Thánh chỉ có vài đoạn viết về Ngài. Ấy thế, Ngài lại là người đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Phải chăng, do cuộc sống âm thầm của Ngài tại xóm lao động nghèo Nazarét hay là vì Ngài không có quyền chức cao sang trong xã hội đế quốc Rôma nên ít người biết đến Ngài, nên ít sách viết về Ngài. Thật ra đó chỉ là một lý do mà chúng ta dùng lý thuyết để biện minh cho Ngài, chứ Ngài đâu có biện minh. Với lời biện minh ấy cũng có thể đúng ở một khía cạnh nào đó về hoàn cảnh của Ngài qua cái tên gọi: “Bác thợ mộc nghèo”. Tên  gọi “Bác thợ mộc nghèo” nghe sao thật đơn sơ, bình dân nhưng lối sống của ngài chẳng đơn sơ, bình dân tí nào, mà ngược lại Ngài đã biến đơn sơ, bình dân ấy thành một con người có một lối sống “phi thường” của một “người cha giàu lòng tin trong đêm tối”.
Trong Giáo Hội, chúng ta nghe những danh hiệu đặt cho Thánh Giuse rất nhiều chẳng hạn: Thánh Giuse người cha sống nội tâm, Thánh Giuse là Đấng bảo trợ, Thánh Giuse là người cha khiêm nhường,… Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về Thánh Giuse “người cha giàu lòng tin trong đêm tối”.
Với cái tên gọi như thế, chắc các bạn và tôi đã cảm nhận ra một điều gì đó nơi “Người Công Chính” của Thánh Giuse không kém gì với Abraham. Vì cả hai người đều tin mạnh mẽ đã dấn bước cuộc đời trong niềm tin đầy tăm tối. Chắc hẳn sống giữa những người xung quanh, dân tộc của mình, Thánh Giuse cũng chia sẻ niềm tin: Thiên Chúa sẽ thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế đến cho dân tộc của mình qua lời báo mộng của Thiên Sứ. Từ lời báo mộng ấy Thánh Giuse đã mơ thấy Đấng Mêsia hùng mạnh xuất hiện để cứu ông và dân tộc ông ra khỏi ách nô lệ của đế quốc Rôma. Cũng từ lời báo mộng ấy, chính Giuse được Thiên Chúa chọn, và đòi hỏi nơi Giuse một tình yêu, một niềm tin mãnh liệt hơn. Một tình yêu, một niềm tin không phải là một lời nói bằng lý thuyết mà cả một hành động táo bạo không quản ngại đến bản thân, đó là việc đón nhận Maria về nhà của mình. Từ hành động này mà Thánh Giuse đã nổi bật tước hiệu: Người Công Chính hay Người Cha Giàu Lòng Tin trong đêm tối. Việc đón nhận của Thánh Giuse, không phải là đón nhận Maria về nhà cho đỡ xấu hổ hai bên, nhưng chính là để săn sóc Maria và bào thai của Maria với tất cả trách nhiệm và tình thương, để đón nhận trẻ Giêsu như con thật của mình, đưa Giêsu vào hoàng tộc Đavít của mình. Bằng cách đó Giuse đã chính thức tham gia vào công trình cứu độ.
Thánh Giuse tin vào tình yêu của mình, tin vào vai trò mới của mình, thế nhưng mọi chuyện đâu phải dễ dàng êm xuôi mà trong mọi điều Thánh Giuse đều phải lặng lẽ tìm Thánh Ý Thiên Chúa trong đời mình. Như vậy chúng ta thấy nhiều khi Ngài bước đi trong một niềm tin mịt mù. Đôi khi Thánh Giuse nghe Trẻ Nhỏ Giêsu xây một triều đại vô tận, ấy vậy mà Giêsu vừa lọt lòng mẹ đã có bao người tìm cách giết hại. Thậm chí lúc còn trong bào thai đã bị nhiều người xua đuổi không đón nhận. Đức Giêsu là kết quả của Thánh thần sức mạnh, lại bất lực trước khó khăn của gia đình, làng quê và đất nước mình. Vậy có lẽ lời mà Chúa Giêsu nói ”Phúc cho ai không thấy mà tin” phải được áp dụng trước tiên cho Thánh Giuse.
Vậy ngày nay, chúng ta cầu xin với Thánh Cả dạy cho chúng ta biết sống cuộc lữ hành đức tin của người trần thế, dù bước đi trong đêm tối, vẫn luôn biết tín thác vào ánh sáng đang rạng tỏ mỗi lúc một huy hoàng trong tâm hồn người tin.
GIUSE TUẤN

--------------------------------

 

19/03-14: Mẫu đối thoại với Thánh Giuse

 

Một tâm hồn có lòng kính mến Thánh Giuse đến trước tượng ngài trong thánh đường và tâm sự: 19/03-14


Một tâm hồn có lòng kính mến Thánh Giuse đến trước tượng ngài trong thánh đường và tâm sự với ngaì về những thắc mắc tò mò của mình như sau:
1. Con xin chào Thánh cả Giuse. Ong Bà Cha mẹ con thường nói với con về Thánh cả, nhưng chẳng ai rõ về Thánh cả bao nhiêu, ngoài hình tượng của Thánh cả trong hang đá ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh và tượng trong nhà thờ&Con Thấy người ta làm hình tượng Thánh cả sao có nhiều râu ria và chống gậy gìa qúa vậy?
Thánh Giuse: Phải chính là ta đây. Và đúng như vậy, không có sử sách nào ghi lại cuộc đời của ta cả. Trong phúc âm có ghi lại vài dòng như quê quán nơi sinh ở Bethlehem, nơi Chúa Giêsu giáng sinh trên cánh đồng; rồi sống lư u lạc với Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu bên Ai-cập sau cùng trở về sinh sống nơi làng quê miền Na-da-rét đất nước Do Thái. Về nghề nghiệp ta làm nghề thợ mộc đóng bàn ghề, tủ đựng thức ăn chén bát, xây nhà cửa có khi lát gạch cả lối đi ngoài cổng nữa, làm kế sinh sống nuôi gia đình. Và trẻ Giêsu cũng học làm nghề này với ta cả.
Có lẽ vì thế mà xưa nay người ta tạc khắc vẽ hình tượng ta với cái cưa, cái đục, cái búa, cái bay thợ nề. Điều đó không có gì sai cả. Trái lại tốt thôi. Ta vui mùng vì người ta đã biết qúy trọng công việc làm ăn tay chân.
2. Vâng con nghe nói Thánh cả trong thời gian thành lập gia đình với Đức Mẹ Maria và cả sau khi Chúa Giêsu chào đời, thánh nhân đã trải qua những giai đoạn phức tạp khó khăn hầu như ngoài ý muốn của mình. Có phải như vậy không? Thánh Giuse: Đúng vậy. Maria, người, ta muốn cùng xây dựng một tổ ấm uyên ương, lại có thai trước đó! Điều đó làm ta bối rối khó xử. Ta đã hằng đêm suy nghĩ mất ăn ngủ về việc này.Nhưng bỗng dưng ta có một giấc mơ lạ lùng!
3. Một giấc mơ ư?
Thánh Giuse: Phải, Thiên Chúa đã gửi đến cho ta một giấc mơ. Trong giấc mơ đó ta cảm thấy càng khó xử hơn !
4. Tại sao vậy?
Thánh Giuse: Trong giấc mơ, ta được tỏ cho biết hài nhi trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa và ngưòi cha con trẻ là Thiên Chúa, Cha chúng ta trên trời!
Ta tỉnh dậy và càng thêm bối rối sợ hãi. Nhiều thắc mắc càng đến dồn dập: Như thế nghĩa là gì? Không thể được, ta không thể là cha của hài nhi trong bụng Maria được? Ta có nên cưới Maria làm người bạn đường nữa không? Ta có cần thiết giữ vai trò gì trong việc này nữa không?&
Dẫu vậy, trong cơn bối rối lo âu ta vẫn giữ lòng trông cậy nơi Thiên Chúa. Ta hằng cầu nguyện cùng Ngài, xin ơn soi sáng giúp sức.
5. Trong Kinh thánh ghi lại: Thiên Thần Chúa hiện ra trong giấc ngủ với thánh nhân, báo tin cắt nghĩa cho thánh nhân và khuyên nhủ thánh nhân nên xử sự như thế nào rồi mà?
Thánh Giuse:Phải, đúng như vậy. Ta được Thiên Thần nói cho biết ý của Thiên Chúa về hài nhi là con Thiên Chúa trong bụng Maria và ta là cha nuôi là của hài nhi này, như chương trình của Thiên Chúa đã sắp đặt. Nhưng dẫu vậy lúc đó ta không hiểu nổi chương trình ý định của Thiên Chúa, nên ta sinh ra bối rối lo âu&
6. Sau này Thánh nhân, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu sống trong một gia đình ở miền quê Na-da-rét. Thánh nhân có thể kể cho con nghe về đời sống của gia đình thánh nhân khi xưa thế nào?
Thánh Giuse: Con trẻ Giêsu lớn lên như bao con trẻ khác trong làng xóm. Gia đình nghèo, nên ngài phải giúp ta trong công việc làm ăn sinh sống, lúc ngài còn còn trẻ. Lẽ tất nhiên ngài cũng được cắp sách đi học ở trường làng như các trẻ em khác. Trẻ Giêsu ham đọc sách kinh thánh, sách kề luật trong đạo, sách các Tiên tri, sách Thánh vịnh. Và càng ngày chúng ta càng nhận ra ngài siêng năng cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Maria và ta cắt nghĩa cho ngài về thiên nhiên về con người, về phong tục cuộc sống ở đời. Trẻ Giêsu chăm chú nghe và yêu thích cảnh vật thiên nhiên, yêu thích cuộc sống liên đới tình người. Chúng ta, bậc cha mẹ lẽ tất nhiên vui mừng hãnh diện về ngài lắm.
7. Chúa Giêsu khi sống còn sống bên cha mẹ ở nhà, có luôn luôn vâng lời cha mẹ không?
Thánh Giuse: Vâng, ngài haèng sống ngoan ngoãn vâng lời chúng ta. Nhưng có một lần ngài làm cho chúng ta lo âu sợ hãi. Ta không biết có phải ngài không vâng lời chúng ta lần này không?
Số là gia đình chúng ta cùng đi hành hương lên đền thánh Chúa ở Giêrusalem, lúc đó trẻ Giêsu lên 12 tuổi. Bỗng dưng ngài biến mất khỏi đoàn hành hương. Chúng ta lo lắng đi tìm ngài khắp nơi.Sau cùng tìm thấy ngài còn lưu lại nơi đền thánh đang ngồi tranh cãi với các thầy cả, các bậc thông thái về luật lệ, về Lời Chúa sôi nổi&
Là cha me, chúng ta vui mừng vui tìm thấy lại con mình, nhưng cũng buồn giận. Chúng ta trách ngài: tại sao con không cùng đi về với cha mẹ và để cha mẹ lo lắng tìm con như vậy?
Ngài nhìn chúng ta và trả lời: Cha mẹ tìm con. Con cám ơn lòng cha mẹ thương con, lo lắng cho con. Nhưng con muốn tìm hiểu học biết nhà Cha con ở trên Trời. Điều đó cha mẹ phải biết chứ!
8. Nhưng sau thời gian chung sống ở nhà với Đức Mẹ Maria và thánh cả, Chúa Giêsu lại bỏ nhà ra đi?
Thánh Giuse: Phải, đúng như vậy. Khi ngài được ba mưoi tuổi, ngài nói với chúng ta: Ngài muốn đi đây đó rao giảng về tình yêu nước Thiên Chúa cho mọi người. Từ đó cuộc đời Ngài nay đây mai đó, không chỉ rao giảng mà ngài còn làm phép lạ chữa bệnh cho nhiều người và đem lại cho tâm hồn họ niềm vui hạnh phúc.
9. Nhưng trong kinh thánh sau này không nói gì về thánh cả nữa?
Thánh Giuse: Đúng như vậy. Những người viết sách phúc âm sau này chỉ chú trọng ghi chép lại Lời rao giảng, đời sống cùng việc làm của Chúa Giêsu thôi. Ta đã hoàn thành nhiệm vụ được Thiên Chúa trao ban ủy thác cho: Nuôi nấng dậy dỗ Chúa Giêsu thành người khôn lớn. Và từ lúc đó, ta càng cảm nghiệm nhận ra lòng tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa là thế nào cho đời sống:
10. Có phải vì thế mà ngài được tôn vinh là Thánh cả và được mọi người tôn sùng yêu mến hay còn có điều gì khác hơn nữa?
Thánh Giuse: Ta không biết nhiều hơn con đâu. Vì ý Chúa nhiệm mầu. Nhưng ta nghĩ, càng ngày những người tín hữu nhận ra gía trị một đời sống đơn giản âm thầm, sống làm việc tay làm hàm nhai và có lòng tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

Đó là đời sống của gia đình ta khi xưa với đức mẹ Maria và Chúa Giêsu. Có lẽ vì thế mà ta được tôn vinh yêu mến và chọn làm quan thầy cho người lao động thợ thuyền, cho các gia đình, cho mọi người trong Hội Thánh Chúa Giêsu ở trần gian.
11. Sao thánh nhân lại có bông hoa trên tay vậy?
Thánh Giuse: Đó là ông hoa huệ đó con. Bông hoa huệ mầu trắng biểu hiệu cho tâm hồn thanh sạch có lòng yêu mến, trông cậy phó thác nơi Thiên Chúa là Cha cuộc đời mình.
12. Thưa Thánh cả Giuse. Kinh thánh chỉ ghi lại rất ít về đời sống của Thánh cả, nhưng không ghi chép một lời nào của Thánh cả đã nói hết.
Thánh Giuse: Con biết đấy: người ta có thể không cần nói gì, mà cũng vẫn là một người tốt lành thánh thiện được, và có thể là thánh nữa.
Nói hay, nhiều người có thể làm được. Nhưng sống thực hành theo ý Chúa muốn, đó là điều quan trọng hơn. Con cám ơn Thánh Cả đã cho con được hầu truyện thánh cả. Con xin đốt cây nến trước tòa Thánh cả. Con ra trở về nhà không quên ơn Thánh cả và xin Thánh cả đừng bỏ con. Vì con cần Thánh cả cầu bầu cùng Chúa cho đời sống con,
 Lm. Nguyễn ngọc Long 

-------------------------------

 

19/03-15: Kính Thánh Cả Giuse.

 

Các sách Tin Mừng nói rất ít về Thánh Giuse: chỉ cho biết là thuộc dòng dỏi vua David, sinh tại: 19/03-15


Các sách Tin Mừng nói rất ít về Thánh Giuse: chỉ cho biết là thuộc dòng dỏi vua David, sinh tại Bethlehem, làm nghề thợ mộc tại Nazaret, chồng của Đức Bà Maria, cha nuôi của Chúa Giêsu. Đó là những chi tiết cần thiết về thánh Giuse. Thánh Giuse là Abraham mới, được Thiên Chúa gọi, được thiên thần của Thiên Chúa báo tin đầu tiên về ơn cứu độ. Thánh Giuse là người công chính, tin tưởng và vâng lời tuyệt đối chương trình cứu độ nhiệm mầu của Thiên Chúa. ẪThánh Giuse đã chăm sóc như một người cha Con Một Thiên Chúa, Đấng đã được nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria bởi phép Đức Chúa Thánh thần.Ữ
Thánh Giuse đã được gặp gở Đức Bà Maria. Các ngài đã yêu nhau với một mối tình rất thánh. Người ta chú ý rất ít về mối tình ấy, đến cuộc hôn nhân tuyệt vời đó. Nhưng các văn hào thời danh từ thánh Augustin đến Paul Claudel đã hết lời ca tụng mối tình đó cũng như đời sống gia đình tuyệt vời của các ngài. Trong thời đại chúng ta giữa lúc đời sống gia đình lứa đôi bấp bênh đầy sóng gío, văn hào Caffarel cũng không ngớt ca tụng mối tình gia đình nồng ấm của ẪGia Đình ThánhỮ với lời văn đẹp đẽ quyến rủ lạ thường.
Thánh Giuse chỉ là cha nuôi của Chúa Giêsu, nhưng có người cha đẻ nào sánh kịp! Marcel Pagnol viết :Ữ Người cha thật không phải chỉ là người gieo mầm sống, mà chính là người chăm sóc yêu mến!Ữ Có một người cha nào đã yêu thương chăm sóc Con Một Thiên Chúa bằng thánh Giuse không? Người thợ mộc thành Nazaret đã truyền nghề lại cho Con Thiên Chúa, nên Chúa Giêsu còn được gọi là Ẫcon của bác thợ mộc.Ữ
Thánh Giuse là Đấng Che chở "Gia Đình Thánh", Đấng phù trợ Hội Thánh Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, che chở phù hộ gia đình giáo dân. Thiên Chúa đã giao trọng trách cho thánh Giuse gìn giữ những nhiệm mầu của ơn cứu độ. Thánh Giuse cũng đã làm như Abraham: ẪHãy thức dậy, mang con trẻ và mẹ người đi đến..." và thánh Giuse đã chổi dậy, ra đi đến nơi xa lạ Ai cập, cho đến khi được gọi trở về sống âm thầm tại làng Nazaret. 
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

-------------------------------

 

19/03-16: Người Công Chính


"Ông Giuse, bạn bà là kẻ công chính và không muốn làm ố danh bà, nên đã định bỏ bà cách kín đáo".

 

Đây là câu chuyện duy nhất trong Tân Ước diễn tả trực tiếp về con người của vị thánh mà Giáo: 19/03-16


Đây là câu chuyện duy nhất trong Tân Ước diễn tả trực tiếp về con người của vị thánh mà Giáo hội mừng kính hôm nay: Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ Maria, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. Được Tân Ước gọi là "công chính", Thánh Giuse không những là người đã giữ đức công bình và trung thành chu toàn mọi bổn phận của một người chồng và một người cha.
Được gọi là "công chính", theo ý nghĩa của Kinh Thánh, là được Thiên Chúa công chính hóa, được Thiên Chúa cho tham dự vào sự công chính, sự thánh thiện của Người. Vì thế, người được công chính hóa xứng đáng để Thiên Chúa yêu thương, thương yêu thật sự vì Thiên Chúa không bao giờ đóng kịch, giả vờ như người nào đó đáng được thương yêu nhưng trong thực tế không phải thế.
Trong chiều hướng tư tưởng này, gọi thánh Giuse là kẻ công chính, Kinh Thánh muốn nói là: Ngài được Thiên Chúa công chính hóa và được Thiên Chúa yêu thương vì thật sự Ngài xứng đáng. Lần giở lại những trang Tân Ước có liên quan đến Thánh Giuse, chúng ta có thể khám phá ngay những đặc tính làm cho Ngài xứng đáng được Thiên Chúa yêu thương.
Trước tiên, là đặc tính hoàn toàn vâng phục Thánh ý Chúa. Trong trường hợp cuộc đời Thánh Giuse, Tân Ước diễn tả Thiên Thần là người thông báo cho Ngài biết ý Chúa. Vì thế, nghe lời Thiên Thần truyền, Thánh Giuse đã bỏ ý định ly dị Đức Maria cách kín đáo. Ngược lại, Giuse đã trỗi dậy ngay trong đêm khuya để đem Con Trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai Cập cũng như đem Con Trẻ và Mẹ Người về nước Israel, đến sinh sống tại thành Nagiaréth và âm thầm nhưng ân cần lấy sức lao động nuôi sống gia đình trải qua những tháng năm dài sau đó.
Tiếp đến Tân Ước nhắc đến Thánh Giuse trong biến cố thất lạc và tìm gặp Đức Giêsu trong đền thánh. Qua đó chúng ta khám phá ra một đặc tính khác của Ngài hay nói đúng hơn một đặc tính mà các thánh ký viết Phúc Âm chú ý nhấn mạnh nơi Thánh Giuse: Không một lời nói nào của Ngài được ghi lại trong Tân Ước. Nhưng Thánh Giuse đã hùng hồn nói trong hành động, những hành động xem ra vô lý và đầy nguy hiểm, nhưng Ngài đã khiêm tốn, can đảm và kiên trì làm để thực hiện hoàn toàn thánh ý của Thiên Chúa.
Qua đó, Thánh Giuse xứng đáng là chủ gia đình của Nagiaréth, một gia đình thánh thiện, vì gồm ba tâm hồn luôn sẵn sàng lắng nghe và thực hành những gì Thiên Chúa muốn. Và cũng qua đó, Thánh Giuse trở nên công chính, được Thiên Chúa thực sự yêu thương.
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa đã trao tặng Thánh Giuse cho gia đình Nagiaréth và đặc biệt cho Giáo Hội Việt Nam. Nhờ lời cầu bàu cho Thánh cả Giuse, xin Chúa chúc lành cho những người chồng, cho những người cha, giúp họ can đảm và kiên tâm chu toàn bổn phận trong gia đình. Xin Chúa cũng chúc lành cho mọi gia đình và Giáo Hội Việt Nam, giúp mọi người sống xứng đáng với ơn gọi làm chứng nhân cho tình yêu Chúa.
Trích Lẽ Sống  Chân Lý Á Châu

-------------------------------

 

19/03-17: Những bài học của thánh Giuse, Quan thầy các lao công


"Lao động phải phục vụ lợi ích thực của Nhân loại"
Sau đây là toàn văn bài huấn dụ của Đức Gioan Phaolo II trong buổi triều yết chung tại quãng trường Thánh Phêrô vào ngày Thứ Tư hàng tuần 19/3.

 

Hôm nay chúng ta mững lễ trọng thánh Giuse, bạn Đức Maria (Mt 1: 24; Lc 1: 27). Phụng vụ diễn: 19/03-17


1. Hôm nay chúng ta mững lễ trọng thánh Giuse, bạn Đức Maria (Mt 1: 24; Lc 1: 27). Phụng vụ diễn tả Người như "người cha" của Chúa Giêsu (Lc 2: 27, 33, 41, 43,48), sẵn sàng thực thi những dự án của Chúa, cho dầu những dự án đó con người không hiểu biết nổi. Qua "người con vua Đavid" này (Matthew 1: 20; Lc 1: 27), những lời Kinh Thánh được trọn vẹn và Ngôi Lời Đời Đời làm người, bởi phép Chúa Thánh Thần, trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Thánh Giuse được diễn tả trong Tin Mừng như một "người công chính" (Mr 1: 19), và Người là một mẫu sống đức tin cho tất cả những kẻ tin.
2. Tiếng "công chính" khơi lên tính ngay thẳng đạo đức của Người, sự gắn bó chân tình của Người đối việc thi hành lề luật và thái độ hoàn toàn cởi mở theo ý muốn của Chúa Cha trên trời. Dầu trong những lúc khó khăn, những giây phút bi thảm, người thợ mộc khiêm tốn thành Nadareth không bao giờ đòi cho mình quyền thách đố đến chương trình Thiên Chúa. Người chờ đợi tiếng gọi trên Cao và trong thinh lặng tôn trọng mầu nhiệm, để Thiên Chúa hướng dẫn mình.
Một khi Người đã nhận lãnh nhiệm vụ, Người thi hành nhiệm vụ đó với trách nhiệm vâng phục. Người hăng hái nghe thiên thần khi được yêu cầu đón Trinh nữ Nadareth làm vợ mình (x. Mt 1: 18-25), trong khi trốn qua Ai cập (x. Mt 2: 13-15) và trong lúc trở về lại Israel (x. ibid. 2: 19-23).
Trong một ít dòng đầy ý nghĩa, các thánh sử diễn tả Người như người lo lắng gìn giữ Chúa Giêsu, như người chồng chăm chú và trung tín, thực thi uy quyền gia đình của Người trong một thái độ phục vụ liên tục. Kinh Thánh không nói gì thêm về Người, nhưng qua sự thinh lặng này được gói gém điểm đặc sắc nhất cho sứ vụ của Người: một cuộc sống sống ảm đạm thường ngày nhưng với lòng vững tin nơi Chúa Quan phòng.
3. Mỗi ngày thánh Giuse phải lo liệu cho các nhu cầu gia đình qua việc lao động tay chân khó nhọc. Vì lẽ này, Giáo hội rất đúng để tôn Người làm quan thầy các nhà lao công.
Do đó, ngày lễ trọng hôm nay cũng là một dịp thuận tiện để suy tư đếntầm quan trọng của lao động trong sự sống con người, trong gia đình và trong cộng đồng.
Con người là chủ thể và chủ động cho công việc, và trong ánh sáng của chân lý này, người ta có thễ dễ dàng nhận thấy sự liên hệ cơ bản hiện hữu giữa con người, lao động và xã hội. Công Đồng Vatican đã nhắc đến sinh hoạt nhân bản phát xuất từ con người và hướng về con người. Với tư cách là một cá nhân và một phần tử xã hội, theo chương trình và ý muốn của Thiên Chúa lao động phải phục vụ lợi ích thiết thực của nhân loại và cho phép "con người" trau dồi và thực hiện ơn gọi trọn vẹn của mình" (x. "Gaudium et Spes," 35).
Muốn làm tròn công tác này, một "linh đạo thực sự về lao động nhân bản" phải được phát triển và được đâm rễ vững chắc trong "Tin mừng lao động" và những tín hữu được kêu gọi cao rao và minh chứng cho ý nghĩa lao động theo tinh thần Kitô Giáo trong các sinh hoạt lao động khác nhau của mình (x. "Laboris Exercens," 26).
4. Ước chi thánh Giuse, một vị thánh cao cả và khiêm tốn dường ấy, là một mẫu gương nhờ đó các Kitô hữu lao động được llnh hứng, bằng cách kêu xin Người trong mọi hoàn cảnh. Với Đấng gìn giữ quan phòng của Thánh Gia Thất thành Nadareth, tôi muốn phó thác hôm nay những người trẻ đang chuẩn bị cho một cơ nghiệp tương lai, những người thất nghiệp và những người thiếu việc làm chịu cảnh khổ, những gia đình và toàn thể giới lao động với những chờ đợi và thách đố, những vấn đề và những hoàn cảnh mà tất cả biểu lộ nên đặc điểm của nó.
Ước chi thánh Giuse, quan thầy phổ quát của Giáo hội, canh phòng toàn thể cộng đồng giáo hội và, với tư cách là con người hòa bình xin cho toàn thể nhân loại, cách riêng cho những dân tộc bị đe dọa trong thời buổi chiến tranh này được ân ban sự hòa thuận quý báu và an bình.
Cuối buổi triều yết, Đức Thánh Cha nói tóm bằng tiếng Anh
Anh chị em thân mến,
Thánh Giuse, mà chúng ta mừng lễ hôm nay, là một mẫu gương của sự sống trong đức tin , cho chúng ta. Với tư cách người bảo vệ Thánh Gia Thất, người "công chính " này (Matthew 1: 19) là một lao công khiêm tốn, và là một người chồng trung tín và là một người cha. Đời sống của Người dạy chúng ta một sự phó thác không giao động trong Chúa Quan phòng.
Dầu xem ra quá sự hiểu biết con người, Thánh Giuse sẵn lòng ôm lấy chương trình của Chúa đối với Người và Đức Maria, .
Giáo hội cũng mừng thánh Giuse như là Thánh QuanThầy của những người lao động. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, điều quan trọng là chúng ta nên nhớ rằng phẩm giá con người phải quan trọng hàng đầu trong tất cả sự phát triển xã hội và kinh tế. Như một con người hòa bình, chúng ta cầu xin với thánh Giuse binh đỡ những kẻ bị chiến tranh đe dọa và chúng ta cầu xin ân ban quí báu hòa thuận trên toàn thể gia đình nhân loại.
Tôi gởi lời chào đặc biệt tới những người hành hương nói tiếng Anh hôm nay, gòm những nhóm từ nước Anh, Đan mạch, Hàn quốc, Nhật bản, và Hoa kỳ và, cách riêng tới ca đoàn Giáo xứ Cecilia tại Houston,Texas. Ước chi cuộc thăm viếng của anh chị em tại Rome mang lại sự phong phú thiêng liêng. Tôi cầu xin ân sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta trên tất cả quý anh chị em, .  Đức Ông Nguyễn Quang Sách

-------------------------------

 

19/03-18: GIUSE

 

Hơm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ kính thanh Cả Giuse Một chút so sánh ơn gọi và: 19/03-18


Hơm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ kính thanh Cả Giuse Một chút so sánh ơn gọi và cuộc đời của Giuse với một số các tổ phụ và Đức Mẹ trong Tin Mừng .
1. So sánh với một số các nhân vật được nhắc đến nhiều ở trong Kinh Thánh.
a- Với Abraham : Thiên Chúa đã hỏi ý kiến - đưa ra những lời hứa.
b- Với Moise Chúa cũng phải "vất vả" chinh phục. Moise đã đưa ra đủ mọi lý do để thoái thác. Sau cùng Chúa đã phải hứa hẹn đủ điều, phải đưa ra cả những bảo đảm cụ thể như cây gậy thần, lúc đó Moise mới chấp nhận.
c- Với Đức Maria Chúa đã sai sứ thần đến tạn nhà - hỏi ý kiến. Cách chung là có sự trao đổi trước.
d- Còn đối với Giuse Thiên Chúa chỉ dùng những mệnh lệnh. Không một lời hỏi ý.
Với những vị trên Thiên Chúa còn sai sứ giả hay ít ra cũng bằng những hình ảnh cụ thể như bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi. Còn đối với Giuse Thiên Chúa chỉ ra lệnh trong giấc mơ. 
2- Cuộc sống sau khi đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
a - Với Abraham rất nhiều lần Chúa nhắc lại lời hứa làm cho ông trở thành tổ phụ của một dân tộc đông như sao trên trời như cát bãi biển.
b - Với Moise hầu như Thiên Chúa phải vất vả với ông rất nhiều. Chúng ta thử đọc lại sách Xuất hành chúng ta sẽ thấy điều đó. Nhiều lần ông đã trách móc Chúa. Nhiều lần ông đã rủa mình. Chúa đã phải can thiệp.
Còn đối với Giuse Ông chỉ biết thi hành. Ông không được hứa hẹn gì. Ông thi hành như một người lính, không tìm hiểu lý do, không đòi hỏi điều kiện. Ông im lặng chấp hành và hoàn thành nhiệm vụ với tất cả tấm lòng của mình.
Unamuno, thi hào người Tây Ban Nha, đã viết những dòng sau đây để ca tụng những cuộc sống âm thầm của những người không làm nên lịch sử.
"Báo chí không hề đá động đến. Từng giây từng giờ trên khấp thế giới cứ khi mặt trời lên, họ lại thức giấc ra đồng để làm công việc âm thầm. Mỗi ngày và muôn thuở, một công việc như thế cũng giống như công việc của những tảng san hô chìm sâu giữa lòng đại dương. Đây là những công việc xây nền đắp móng cho những hòn đảo của lịch sử được nhô lên. Chính trong thinh lặng mà âm thanh mới được sống động, chính từ cái khối người bao la thinh lặng ấy mới trồi lên được những người có tiếng nói trong lịch sử ".
Nếu Tin mừng còn ghi lại một vài câu nói của Mẹ Maria, thì tuyệt nhiên hoàn toàn thinh lặng về những lời phát biểu của thánh Giuse. Ngay giữa lúc được thiên thần hiện đến trong giấc mộng để báo tin về việc Mẹ Maria cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa, thánh Giuse xem chừng cũng không nói một lời nào, nhất tà ngài cũng âm thầm biến khỏi cuộc đời còn lại của Mẹ Maria và Chúa Giêsu lúc nào cũng không ai hay biết. Thánh Giuse quả là vị thánh của thinh lặng.
Như những tảng san hô chìm sâu giữa lòng đại dương xây nền đắp móng cho những hòn đảo của lịch sử được nhô lên thì những cuộc sống âm thầm của chúng ta cũng có những giá trị cho lịch sử của loài người như thế.
Hãy nhìn vào cuộc đời của thánh Giuse chúng ta mới thấy được giá trị của những hy sinh âm thầm. Chỉ trong thinh lặng chúng ta mới lắng nghe được những hạt giống của tin yêu và hy vọng đang nẩy mầm.
Xin cho những hạt giống chúng ta âm thầm gieo vãi từng ngày được trổ bông chín vàng trong ngày mùa sau hết.
*****
Đang ngủ ông được lệnh nhấp nhận đức Maria, ông tức dậy và Tin Mừng bảo ông đón Maria về nhà của mình.
Rồi khi Chúa Giêsu mới được sinh ra, cũng lại ban đêm ông nhận được lệnh phải đem Đức Chúa Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Aicập. Thế là đang đêm ông cất bước lên đường.
Rồi đang yên ổn ở bên Aicập, ông lại được báo mộng ở trong giấc mơ. Ông cũng lại thức dậy và lại lên đường.
Cứ như thế. Đời của ông là đời của một chiến sĩ hơn là cuộc đời của một người bình thường. Ông chỉ biết làm mà không cần biết đến lý do. Ông chỉ biết làm mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Ông chỉ biết làm mà không cần ai biết tới. Tất cả là vì Chúa. Ông chỉ biết có thế.
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Mũntes, nước Đức:
Một vị Linh mục, đêm kia vừa vào giường thì có một ông già, đến rước Ngài đi kẻ liệt, là một bà lão sở gần đó. Khi đến nhà kẻ liệt thì thấy cửa đóng then cài và mọi người trong nhà dường như đã ngủ yên. Gọi cửa một chặp thì mới thấy chủ - lại là một anh em bạn của Cha - thức dậy, lò dò ra mở cửa. Thấy Ngài, chủ nhà ngạc nhiên hỏi Ngài có việc gì cần mà đến tìm vào lúc này.
Ơ anh này! -vị Linh mục cũng ngạc nhiên không kém- Anh đã cho người đến rước tôi đi làm phúc cho bà mẹ ốm nặng gần chết, mà bây giờ lại hỏi thế sao?
- Ủa, tôi đâu có sai người đi rước Cha. Vả lại, mẹ của tôi vẫn mạnh khỏe chứ có ốm đau gì đâu!
Nghe nói vậy, vị Linh mục lấy làm lạ và quay lại nhìn người đến rước mình, nhưng chẳng thấy ông già đâu cả. Chủ nhà và mọi người có mặt cũng chẳng hiểu sao. Chợt anh ta nói:
- Hay là mẹ tôi vừa mới lâm bệnh và Chúa đã đưa Cha đến giúp mẹ tôi chăng?
Vừa nói xong, anh ta chạy nhanh lên tầng gác, nơi bà mẹ anh đang ngủ. Bước vào phòng, anh nhận ra là bà mẹ vừa mới tỉnh dậy sau một cơn trúng gió, đang ú ớ nói mấy tiếng gì đó.
Sau khi cử hành các Bí Tích cho bà, vị Linh mục mới hỏi:
- Xưa nay, bà có lòng kính mến thánh nào cách riêng không? Bà có xin ơn nào không?
- Thưa Cha, con có lòng kính mến Thánh Giu-se cách riêng và đã từ lâu rồi, mỗi ngày con vẫn đọc kinh cầu Thánh Giu-se, xin Ngài bầu cử cho con được ơn chết lành.
Nói được chỉ bấy nhiêu, bà cụ trở lại trạng thái hôn mê, và một giờ sau thì qua đời. Bấy giờ mọi người mới hiểu ra rằng chính Thánh Giu-se đã mặc hình ông già đến rước Linh mục cho người đã đặt giờ quyết liệt nhất của đời mình trong tay thánh Cả.

-------------------------------

 

19/03-19: GIUSE

 

Con đường làm cho tên của Giuse thành bất tử. 1. Về phương diện trần thế, Giuse không có gì: 19/03-19


Con đường làm cho tên của Giuse thành bất tử.
1. Về phương diện trần thế, Giuse không có gì đáng nói.
- Học thức chẳng bằng ai
- Địa vị xã hội: Chỉ là một bác thợ mộc
Nghề thợ mộc ở một đất nước sa mạc....không có gỗ...quả là một nghề không có gỉ đáng nói.
- Gia tài rất nghèo
Phúc Âm không nói rõ  nhưng căn cứ vào lễ vật Ông Bà dâng cho Chúa ngày dâng Chúa trong đền thánh là một cặp bồ câu con....
- Kinh thánh có cho biết Giuse thuộc dòng dõi Đavid.....nhưng đã hết thời.
2. Vậy tại sao mà Giuse còn được nhớ tới cho tới ngày hôm nay?  Lý do nổi bất nhất đó là Giuse có một mối dây liên hệ đặc biệt đối với Chúa. Chính sự đời đời của Chúa làm cho sự có cùng có hạn của Giuse thành bất tử.
3. Bằng cách nào?
Giuse là người công chính = lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
- Sẵn sàng nghe : Trong giấc mơ.
- Sẵn sàng thi hành: Trong đêm tối.
- Thi hành trong khiêm nhường, Cả Phúc Âm Giuse không nói một lời nào.
Chính vì thế mà Giuse đãthành bất tử.

-------------------------------

 

19/03-20: THÁNH GIUSE

 

Chỉ có Tin Mừng Matthêu và Luca nói về Thánh Giuse. Theo hai thánh sử:  Giuse thuộc chi: 19/03-20


Chỉ có Tin Mừng Matthêu và Luca nói về Thánh Giuse. Theo hai thánh sử:  Giuse thuộc chi tộc Đavid: Người được xem như dây liên hệ giữa dòng dõi Đavid với Đấng Messia.
Những chặng đường của thánh Giuse cũng được thấy rõ:
Thánh nhân là con người của niềm tin và phó thác
Một người được chia sẻ để hiểu biết Mầu Nhiệm Thiên Chúa
Thánh nhân là một con người của thinh lặng nhưng được Thiên Chúa chọn làm bạn trăm năm của Đức Trinh nữ.
Người cũng được taro phó chăm sóc con Thiên Chúa như một người cha
Thánh nhân sống bao lâu, chúng ta không rõ mấy. Lần cuối cùng chúng ta thấy người xuất hiện tại Giêrusalem là khi trẻ Giêsu lên 12 tuổi.
Giáo hội Phương Tây chính thức tôn kính thánh Giuse vào thế kỷ thứ XIV-XV. Thánh lễ hôm nay chỉ gặp được trong Phụng Vụ Roma vào năm 1962. Đức Thánh Cha Piô XI công bố: Thánh Giuse là quan Thầy của Hội thánh.
A. Hạt Giống
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Matthêo kín đáo cho biết một số chi tiết quan trọng về Đức Maria, thánh Giuse và Chúa Giêsu .
1. Về Đức Maria: Một số chi tiết chứng tỏ Đức Maria là
- một trinh nữ (do đó Đứa con trong bụng Người không phải là con của Thánh Giuse)
- Maria đã đính hôn với Giuse (Câu 18): Mt dùng chử "đính hôn" chứ không phải "kết hôn"
-  "đã thụ thai bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần" (Câu 18) vì mang thai là bởi Phép ĐCTT" (câu 20)
2. Về Thánh Giuse
- "Là người công chính" (Những chữ này thiếu trong bản dịch Phụng vụ)
Công chính có hai nghĩa:
+ Nghĩa thông thường là "công bình", điều gì không phải của mình thì mình không nhận. Giuse biết thai nhi không phải là của mình cho nên không dám nhận là cha, do đó muốn bỏ đi.
+ Nghĩa đạo đức: Công chính là tuân theo thánh ý Chúa. Khi được thiên sứ .

-------------------------------

 

19/03-21: Việc tôn sùng Thánh Cả Giuse trong lịch sử Giáo hội.


VietCatholic News(25/03/2001).

 

Ngày 19 tháng 3 hằng năm, Giáo hội cử hành lễ trọng kính Thánh cả Giuse. Tại nhiều nước, ngày: 19/03-21


Ngày 19 tháng 3 hằng năm, Giáo hội cử hành lễ trọng kính Thánh cả Giuse. Tại nhiều nước, ngày lễ này được mừng cách long trọng và được coi là ngày lễ buộc, nghĩa là các tín hữu công giáo dự thánh lễ và nghỉ các công việc làm nặng nhọc hằng ngày.

Theo truyền thống Cựu Ước,Thánh Cả Giuse là con ngưòi công chính và trung thành. Thiên Chúa đã đặt Ngài làm Vị canh giữ Nhà của Người. Thánh Cả Giuse liên hệ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, với Dòng dõi Vua Đavit (Mt 1, 1-16 ; Lc 3, 23-38). Thánh Cả Giuse là Bạn cực sạch Đức Trinh Nữ Maria, Thành Nagiaret và là Cha nuôi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Thánh Cả Giuse là người hướng dẫn Thánh Gia trong lúc trốn sang Ai cập và trong lúc trở về cư ngụ tại Nagiaret (Mt 2, 13 -21).

Thánh Cả Giuse thời danh như vậy; nhưng việc sùng kính Ngài chỉ được phổ biến trong toàn Giáo hội từ thế kỷ 19 đến nay, cách riêng thời Đức Pio IX (1846-1878), Vị Giáo Hoàng đã lập lễ kính Thánh Cả Giuse, Bạn cực sạch Đức Maria và tôn phong ngài làm Quan Thầy Giáo hội, được cử hành vào ngày 19 tháng 3 hằng năm – và Đức Gioan XXIII (1958-1963), đã ghi tên Thánh Cả Giuse vào trong Kinh Nguyện Thánh Thể một, cũng gọi là “Qui lễ Roma“.
Đức Pio IX (được phong Chân phước ngày 3.9.2000, Năm Thánh). Với Sắc lệnh “Inclytus Patriarcha Joseph“ ngày 7.7.1871, ngài dành cho Thánh Cả Giuse một sự tôn sùng cao hơn sự tôn sùng dành cho Các Thánh khác. Ngài quả quyết: Thiên Chúa đã ban những ơn đặc biệt cho Vị Thánh Hộ thủ Chúa Cứu Thế trong chương trình cứu chuộc. Trong Sắc lệnh này, ngài nhắc đến lòng sùng kính cách riêng của ngài từ thời thơ ấu đối với Thánh Cả. Vì thế ngày 10.9.1847, một năm sau được bầu làm Giáo Hoàng, với Sắc lệnh “Inclytus Patriarca Joseph“, ngài đã cất nhắc lễ Thánh Cả Giuse lên bậc hai trong toàn Giáo hội, một lễ theo ơn rộng Tòa Thánh đã được cử hành tại nhiều nơi.

Việc gợi lại Sắc lệnh “Inclytus Patriarca Joseph“ mang ý nghĩa sâu xa. Đây là chứng tá hùng hồn nói lên sùng sùng kính của Vị Giáo Hoàng này trong các năm về sau. Với Sắc lệnh “Quemadmodum Deus“, công bố ngày 8.12.1870, Đức Pio IX nhắm đến việc tuyên bố Thánh Cả Giuse là Quan Thầy toàn Giáo hội, vì ngài nhìn thấy những đe dọa đang đè nặng trên Dân Chúa và trên Tòa Thánh, năm Bè Nhiệm nổi dậy tại Ý và chiếm Nước Tòa Thánh chính năm 1870.

Việc tôn sùng của Đức Piô IX đối với Thánh Cả Giuse, một đàng, được nuôi dưỡng bởi những biến cố của Giáo hội và đàng khác, nhằm đến việc nêu gương sáng thúc đẩy việc phổ biến lòng sùng kính này trong toàn Giáo hội. Trong các Văn kiện của Hội nghị giáo phận Bordeaux (Pháp) năm 1868, có ghi lại như sau: “Được hấp dẫn bởi gương sáng của Vị Chủ chăn tối cao, các tín hữu đã thi đua nhau trong việc sùng kính Thánh Tổ Phụ bằng những tâm tình bên trong và bằng cả những dấu hiệu bên ngoài nữa, như xây cất các đền thờ, lập các Dòng Tu, các Hội đoàn... kính nhớ Thánh Cả và đặt các giáo xứ, các gia đình dưới sự che chở của Ngài. Trong 32 năm Triều Giáo Hoàng của Đức Pio IX đã có tới 65 Dòng Tu được thành lập mang tên Thánh Cả Giuse hoặc theo Linh đạo của Ngài.

Cũng như Đức Pio IX vị Tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan XXIII (cũng được tôn phong lên bậc Chân phước ngày 3.9.2000, Năm Thánh, cùng với Đức Pio IX) có lòng sùng kính Thánh Cả Gisue cách riêng. Trong Hội nghị mật các Hồng Y ngày 19.3.1962, Đức Gioan 23 đã tuyên bố như sau: “Thánh Cả Giuse là Vị Thánh rất yêu quí đối với Ta, vì hai lý do này: Vào ngày lãnh Bí tích Rửa tội, Ta đã nhận Ngài làm Thánh Quan Thầy và trong ngày lễ của Ngài, năm 1925, Ta được tấn phong Giám mục tại Roma, kinh thành đời đời“. Nhắc lại Kinh kính Thánh Cả Giuse do Đức Leo XIII (1878-1903) đã soạn: “Kính lạy Thánh Cả Giuse ...”, ngày 29.9.1961, Đức Gioan 23 cho biết như sau: “Kinh này rất quí báu đối với Ta, vì Ta đã học từ lúc còn nhỏ“. Lòng sùng kính này gia tăng với thời gian, cách riêng từ lúc lên lên làm Giáo Hoàng.

Trong Tông thư “Le Voci“ (các tiếng nói) công bố 19.3.1961 (Lễ Thánh Cả Giuse), sau khi lược tóm các văn kiện của các Vị Tiền nhiệm về hình ảnh và lòng sùng kính đối với Thánh Tổ phụ, Bạn cực sạch Đức Maria, Đức Gioan XXIII đặt Thánh Cả Giuse làm Quan Thầy Công đồng chung Vatican II. Nên nhớ lại: Việc triệu tập Công đồng chung Vatican II đuợc Đức Gioan loan báo 25.01.1959, tại Đền Thờ Thánh Phaolô ngoài Thành và được khai mạc 11.10.1962, sau ba năm chuẩn bị. ĐTC viết : “Không Vị Thánh nào trên trời Ta có thể phú thác Công Đồng cho, cách tốt hơn là Vị đứng đầu Thánh Gia Đình Nagiaret và là Quan Thầy toàn Giáo hội, là Thánh Cả Giuse“.

Đón nhận ước mong và lời thỉnh cầu từ năm 1815, được thấy tên của Thánh Cả trong Kinh Nguyện Thánh Thể, nên ngày 13.11.1962, Đức Gioan 23 đã viết như sau: “Qua trung gian của Hồng Y Quốc Vụ Khanh, Ta bày tỏ công khai với các Nghị phụ của Công đồng, tụ họp nhau trong Đền thờ Thánh Phêrô, và Ta truyền ghi tên của Thánh Cả vào Kinh nguyện Thánh Thể (Canon Romanum) kể từ ngày 8.12.1962, ngày lễ Đức Maria vô nhiễm“.



Để như dấu hiệu cụ thể của lòng sùng kính, ngày 19.3.1961, Đức Gioan truyền tu bổ lại nhà nguyện và bàn thờ Thánh Cả Giuse, bên phía tay mặt trong Đền thờ Thánh Phêrô, nơi cử hành Công đồng. Nơi thánh này phải trở nên như nơi gợi lên lòng đạo đức của mỗi tín hữu và của các đoàn hành hương. Hai năm sau, cũng ngày 19.3.1963, ĐTC muốn làm phép ảnh Thánh Cả Giuse được trưng bày trong nhà nguyện này, nhân dịp mừng 38 năm tấn phong Giám mục. Ngài viết: “Ta muốn thực hiện công việc này đối với người Bạn cực sạch Đức Maria, Người Bảo Vệ Chúa Giêsu và như để trọn lời khấn hứa của Ta về việc đốt lên ngọn lửa sùng kính, cả trong Đền thờ lớn nhất của Giáo hội, đối với Thánh Cả Giuse, “Protector Sanctae Ecclesiae“, Đấng Bảo Vệ Hội Thánh và là Đấng Bảo Vệ Công đồng chung Vatican II“.

Như vậy không những Đức Gioan XXIII có lòng sùng kính riêng đối với Thánh Cả Giuse, nhưng ngài còn muốn thông truyền cho người khác lòng sùng kính này. Ngày 29.7.1961, ngài khuyên các Giám đốc chủng viện nhắn nhủ các chủng sinh hãy có lòng sùng kính cách riêng đối với Thánh Giuse. Và ngày 17.3.1963, trước lễ Thánh Cả, ngài khuyên các linh mục và anh chị em giáo dân của mọi thời đại hãy theo gương ngài trong việc sùng kính Thánh Cả Giuse. Suốt đời ngài, Thánh Cả Giuse luôn luôn là điểm tham khảo thiêng liêng chắc chắn. Cũng ngày 17.3.1963, ngài nói: “Với người Bạn trung thành lo lắng này, Đấng đã gìn giữ Chúa Giêsu trong lúc Người sống ở trần gian và luôn luôn che chở từ trời Nhiệm Thể của Người, cùng với lời cầu nguyện đầy tin tưởng, Ta phú thác các lo lắng hiện tại và tương lai của việc quản trị Giáo hội“.

Giáo hội và giáo dân Việt nam từ trước tới giờ vẫn sùng kính cách riêng Thánh Cả Giuse, vì chính ngày lễ của Ngài 19.3.1533, dân tộc Việt nam được nghe giảng Tin Mừng. Hằng năm các giáo xứ, các họ đạo, các gia đình vẫn dành cả tháng ba để kính riêng Thánh Cả. Rất nhiều người, nhiều giáo xứ, nhiều họ đạo đã nhận Thánh Cả Giuse làm Quan Thầy.

(Đài Veritas Á Châu, Msgr. Peter Nguyễn Văn Tài)
Msgr. Peter NGUYỄN VĂN TÀI


---------------------------------

 

19/03-22: VÀI SUY NGHĨ VỂ SỰ THINH LẶNG NƠI TÁNH GIUSE

ĐGM Bùi Tuần

 

Thánh Giuse là người thinh lặng. Tôi nghĩ là ngài cũng đã nói năng như mọi người bình thường: 19/03-22


Thánh Giuse là người thinh lặng. Tôi nghĩ là ngài cũng đã nói năng như mọi người bình thường. Nhưng, khi soi dẫn các thánh sử viết Phúc âm, Chúa Thánh Thần đã chủ ý không muốn ai ghi lại lời nói nào của thánh Giuse.
Sự kiện đó phải được coi là một lựa chọn tốt, đề cao sự thinh lặng của thánh Giuse như một vẻ đẹp. Hơn nữa đó cũng là một bài học đạo đức cho các thế hệ mai sau.
Như vậy, thánh Giuse là một trường học dạy thinh lặng. Noí đứng ra thầy dậy ở trường này là Chúa thánh Linh. Vì thế mọi tài liệu bàn về sự thinh lặng của thánh Giuse, nhất là bài này, chỉ nên được coi là những gợi ý yếu ớt Đọc thì cứ đọc, nhưng việc quan trọng cần làm để hiểu và để học, chính là cầu nguyện với Chúa Thánh Linh.
Riêng trong bài này, xin chia sẻ vài suy nghĩ riêng tư. Có nghĩa là những suy nghĩ này đã ảnh hưởng đến đời tôi, từ đó tôi có phần nào kinh nghiệm.
Điểm phát xuất những suy nghĩ sau đây của tôi là hình ảnh con trẻ Giêsu tại Nagiarét sống bên Đức Mẹ và thánh Giuse thinh lặng . "Con trẻ dần dần đã lớn lên đầy khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta thương mến" (Lc 2,52). Theo cái nhìn đó, thánh gia là một cộng đoàn Hội Thánh cực nhỏ. Chúa Giêsu, tuy là con, nhưng là vai chính trong kế hoạch cứu độ, đổi mới con người. Đức Mẹ và thánh Giuse là những người cộng tác gần gũi nhất. Đây là những cộng tác viên đắc lực đưa lại kết quả cao. Bởi vì đã góp phần làm cho trẻ Giêsu được nổi tiếng là phát triển về khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta mến thương.
Vậy, cộng tác đắc lực của thánh Giuse là gì ? Thưa chính là sự cộng tác thinh lặng. Tất nhiên đây là sự thinh lặng tích cực. Thinh lặng tích cực đó được thể hiện như thế nào ? Trước hết tôi nghĩ ngay tới sự thinh lặng tu thân.
Thinh lặng tu thân
Phong tục A châu rất coi trọng việc tu thân. Những người muốn cải cách tôn giáo, chủ trương cứu độ, đổi mới con người và xã hội, thường phải xây dựng uy tín cho mình trước hết bằng việc tu thân. Thời này vẫn là thế. Thời xưa còn hơn bây giờ.
Thánh gia là một cộng đoàn đề cao tu thân. Một cách tu thân bình dân, phổ thông nhưng chất lượng cao. Trong cái ấy, thánh Giuse là một người tu tại gia. Nội dung tu thân của thánh gia nói chung và của thánh Giuse nói riêng là thực hiện trước những gì mà chúa Giêsu sẽ rao giảng sau này. Có thể tóm gọn lại là tu thân nhắm mục đích trở nên một tao vật mới, dần dần nên giống Chúa là tình yêu và kết hợp với Ngài là Tình yêu. Muốn được thế phải thực thi thánh ý Chúa, hết tình yêu mến Ngài và chân thành yêu thương moị người.
Như vậy, tu thân là hằng ngày vun tưới chăm sóc những hạt giống tình yêu Chúa đã gieo sẵn trong lòng mình. Tu thân là hằng ngày học hành tập luyện, để biết tự do chọn điều lành và tự do bỏ điều xấu. Lựa chọn tốt nhất và quan trọng nhất là chu toàn bổn phận phục vụ của mình.
Phục vụ tốt là đáp ứng đúng nhu cầu, bằng đúng việc, với đúng cách, vào đúng lúc. Tất cả trong tình mến Chúa và yêu người với mức cao nhất.
Nhìn thoáng qua tu thân là như thế, chúng ta có thể tưởng tu thân là việc đơn sơ. Đúng là đơn sơ, nhưng chính là một cuộc phấn đấu thinh lặng cam go và thường xuyên với  chính mình. Bởi vì có một vấn đề gai góc đứng đàng sau việc tu thân đó là một sự thực phũ phàng mà thánh Phao lô đã thực thà thú nhật : "Vẫn biết rằng Lề luật là Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thực vậy tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu : Vì diều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm... Tôi biết là sự thiện không có ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi... Theo con người nội tâm, tôi vui thích luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác. Luật này chiến dấu chống lại luật của lý trí và giam tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi" (Rm 7,14-23).
Như thế, tu thân đòi phải học hành, tập luyện để biết phân định điều lành điều dữ. Biết rõ rồi, lại phải biết can đảm chọn lựa điều  lành một cách tự do. Chọn rồi, lại phải kiên cường thực hành điều mình đã tự do chọn lựa. Để được thế phải phấn đấu nhiều lắm, phải từ bỏ mình nhiều lắm, phải cầu nguyện nhiều lắm.
Tôi dám chắc là thánh gia nói chung và thánh Giuse nói riêng đã thực hiện việc tu thân một cách trọn vẹn từng ngày, từng tháng, từng năm. Suốt 30 năm tu thân trong thinh lặng, đúng là một hành trình phát triển ơn khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Thiên Chúa và được người ta thương mến.
Suy nghĩ trên đây co phép tôi rút ra một kinh nghiệm về mục vụ và truyền giáo. Đó là người có chức vụ cộng tác với Chúa vào kế hoạch cứu độ, đổi mới con người và xã hội, sẽ phải  quan tâm rất nhiều đến việc tu thân nơi chính mình. Tu thân một  cách thinh lặng là một yếu tố quan trọng có sức cứu độ. Rất mong kinh nghiệm này của thánh Giuse được sống lại mạnh mẽ nơi mỗi người tín hữu, nhất là nơi các tông đồ ngày nay, bất kỳ là giáo sĩ, tu sĩn hay giáo dân.
Thinh lặng gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện
Kinh nghiệm cho thấy : Sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa được ban đồi dào cho những người thực sự tu thân. Và kinh nghiệm còn cho thấy : Sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa còn được trao ban rất dồi dào cho những người gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện.
Một nơi thuận lợi để Chúa gặp gỡ con người, chính là nơi thinh lặng : "Ta sẽ dẫn nó vào sa mạc và sẽ nói với lòng nó" (Ose 2,14). Sa mạc là biểu tương nơi yên tĩnh. Nơi yên tĩnh là không gian thinh lặng, và nhất là tâm hồn thinh lặng.
Ai cầu nguyện suy gẫm và chiêm niệm trong thinh lặng sẽ dễ gặp được Chúa. Và khi Chúa đã đến với lòng họ, Chúa lại làm cho lòng họ càng thinh lặng hơn. Để rồi lúc đó sự thinh lặng trở nên đầy sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong gặp gỡ thinh lặng này, con người không còn tìm hiểu Chúa nữa, mà là có chính Chúa. Họ cảm nghiệm được Chúa là tình yêu, là hạnh phúc của mình. Lúc đó con người sẽ thấy mọi sự đều rất đơn giản. Bất cứ việc gì tốt mình làm mặc dù bề ngoài coi là rất bé nhỏ, rất âm thầm, nhưng nếu làm với một tình mến lớn lao, chỉ vì Chúa, thì sẽ là việc rất giá trị có sức cứu độ, đổi mới bản thân, đổi mới con người và xã hội.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, con người cũng sẽ thây rõ mình hơn. Mình chẳng là gì, chẳng thể làm gì có sức cứu độ nếu không có sự hỗ trợ của Chúa. Do đó mà phải chết đi cho chính mình để quyền năng Chúa ngự trị hoàn toàn trong con người của mình, từ lớp ý thức đến lớp tiềm thức và vô thức sâu thẳm, từ trí khôn cho đến ý chí và tình cảm, ký ức, trí vẽ và mọi tiềm nang sáng tạo.
Người học hành cần thinh lặng. Người nghiêm cứu suy nghĩ cần thinh lặng. Người sáng tạo cần thinh lặng. Người tìm minh triết cần thinh lặng. Người hồi tâm cần thinh lặng. Phương chi người muốn gặp gỡ, lắng nghe Chúa càng cần phải thinh lặng. Bởi vì Chúa muốn được thờ phượng trong tinh thần và trong chân lý, chứ không hài lòng với những hình thức ồn ào. Và bởi vì Chúa chỉ nói nhỏ nhẹ với những tâm hồn thinh lặng. Và bởi vì ơn đổi mới con người cũng chỉ được thực hiện nơi những con người khiêm tốn, thinh lặng.
Thánh Giuse, cần cù, nhiệt thành, tâm hồn khát khao tuân phục thánh ý Chúa, không bị ràng buộc bởi bất cứ kiêu căng ích kỷ nào. Đóa là một thinh lặng thuận lợi co việc cầu nguyện sống thân mật với Chúa, lắng nghe được ý Chúa.    
Thời gian thinh lặng cầu nguyện nơi thánh Giuse là suốt đời mình. Dài mấy chục năm. Đó là một cộng tác qúi báu vào công trình cứu độ của Chúa. Đây là một gương sáng rất quan trọng ma mọi người đang cộng tác với Chúa tại Việt Nam hôm nay cần suy nghĩ và bắt chước.
Bởi vì tôi thấy hiện nay sự thinh lặng cầu nguyện đang có chiều hướng giảm dần, nhường chỗ cho những hình thức thờ phượng và hoạt động tôn giáo nhiều khi quá ồn ào, trình diễn, chiếu lệ, phô trương, cạnh tranh, lố lăng.   Thinh lặng cảm thương thân phận con người đau khổ
Bất cứ ở đâu và ở thời điểm nào, lịch sử những người làm cách mạng chân chính đều làm chứng họ là những trái tim rực cháy lửa cảm thương số phận dân mình. Họ sống không những vì dân, cho dân, nhưng nhất là gân dân, giữa dân và như dân. Dân nói đây là lớp dân khổ đau. Họ đồng cảm   nỗi lo nỗi khổ của lớp người đau khổ lo âu. Họ cùng trải quạ những hoàn cảnh khó khăn bế tắc như lớp người nghèo khổ nhất.
Trong ba năm đi rao giảng, Chúa Giêsu tỏ ra Ngài đã có những thương cảm đặc biệt sâu sắc đối với mọi thứ người đau khổ. Riêng đôi với những người tội lỗi, Chúa Giêsu đã không ngại yêu thượng gần gũi, tìm đến, với tất cả tấm lòng cảm thương lạ lùng chưa từng thấy "Thầy không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn" (Lc 5,32).

---------------------------------

 

19/03-23: LỄ KÍNH THÁNH GIUSE, BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA

Thánh Giuse, người sống theo lời Chúa

VietCatholic News (18/03/2004 )

LỄ KÍNH THÁNH GIUSE, BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA - Ngày 19/3

Bài đọc 1: 1 Sm 7, 4-5a. 12-14a. 16

Bài đọc 2: Rm 4, 13. 16-18. 22

Tin mừng: Mt 1, 16. 18-21. 24a

Kính thưa…

Không biết từ bao giờ, người Công giáo chúng ta vẫn thường gọi thánh Giuse là “Thánh Cả”. Khi : 19/03-23

Không biết từ bao giờ, người Công giáo chúng ta vẫn thường gọi thánh Giuse là “Thánh Cả”. Khi gọi thánh Giuse với danh xưng như thế, phải chăng chúng ta muốn nói đến sự cao trọng, lớn lao của ngài. Thế nhưng, đọc suốt Thánh Kinh, chúng ta không bắt gặp một lời nào của thánh Giuse. Thánh Kinh chỉ ghi lại những việc làm của thánh Giuse như: đón Đức Maria về nhà, đưa Mẹ Maria về Bêlem đăng ký sổ bộ, đưa Thánh Gia trốn sang Ai Cập rồi trở về định cư tại Nazareth, cùng với Đức Maria dâng Con lên Đền thờ và cuộc hành hương lên Giêrusalem khi Hài Nhi Giêsu lên 12 tuổi. Những việc làm này nhìn qua thật đơn giản nhưng lại có một điểm chung, đó là tất cả đều làm theo lời dạy của Thiên Chúa. Và phải chăng, đây là điều làm cho thánh nhân trở nên cao trọng.

Thật vậy, chúng ta chỉ có thể trở nên cao trọng khi sống theo lời Chúa. Vì lúc đó, chúng ta không chỉ là thắng một trận chiến, hay thắng một người nào khác từ bên ngoài, nhưng là chiến thắng chính mình. Và đây mới thực sự là cuộc chiến thắng vinh quang nhất. Kinh nghiệm cuộc sống cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ khi chúng ta làm chủ được mình, chúng ta mới thật sự là người trưởng thành như lời cha ông chúng ta vẫn thường nói: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. “Bình thiên hạ” nhìn bên ngoài là một việc lớn, nhưng để làm việc này, thì trước đó cần phải chu toàn một việc quan trọng và nền tảng hơn, đó là “tu thân”, nghĩa là phải tập làm chủ mình, hay nói theo cái nhìn đức tin là vượt thắng bản thân, để sống theo lời Chúa.

Luôn cố gắng sống theo lời Chúa cũng là một đặc điểm của vua Đavít. Vua Đavít mặc dù là một vị đế vương, nhưng vẫn luôn cố gắng sống theo Lời Chúa mà câu chuyện chúng ta vừa nghe trong bài đọc một là một ví dụ cụ thể. Lúc đó, sau khi đã bình ổn được đất nước, chấm dứt thù trong, giặc ngoài, và đã xây dựng cho mình một dinh thự nguy nga, vua Đavít đã muốn xây một Đền Thờ cho Thiên Chúa. Ông đã bàn bạc việc này với ngôn sứ Nathan. Nhưng thánh ý Thiên Chúa lại khác. Qua ngôn sứ Nathan, Thiên Chúa đã cho nhà vua biết rằng: không phải vua xây nhà cho Chúa, nhưng chính Chúa sẽ xây nhà cho vua, nghĩa là làm cho ngôi báu, cho triều đại của nhà vua được vững bền như lời Chúa phán: “Ta sẽ là Cha của ngươi, và ngươi sẽ là con Ta. Nhà của ngươi và triều đại ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Ta, ngôi báu ngươi sẽ vững bền mãi mãi”.

Lời hứa này trước mắt là nói đến vua Salomon, con của Đavít, một vị vua nổi tiếng vì sự khôn ngoan. Chính vua Salomon đã xây đền thờ Giêrusalem và xây dựng một triều đại huy hoàng. Nhưng theo truyền thống từ xa xưa, dân Chúa vẫn coi đây là lời hứa tiên báo về triều đại của Đấng Messia. Như thế, nhờ luôn lắng nghe và sống theo lời Chúa, vua Đavít đã nhận được lời hứa trở nên tổ phụ của Đấng Cứu Thế. Lời hứa đó, hôm nay đã trở nên hiện thực với lời sứ thần của Thiên Chúa báo mộng cho thánh Giuse: “Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình,…bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu”. Với việc giao cho thánh Giuse, một người thuộc dòng dõi vua Đavít đặt tên cho Đức Giêsu, Thiên Chúa đã thực hiện trọn vẹn lời hứa của mình với vua Đavít.

Tin Mừng thuật tiếp: “Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền”. Thánh Giuse đã làm như lời thiên thần truyền mà không một lời thắc mắc hỏi han. Điều này cho thấy một đức tin vững chắc vào Thiên Chúa của thánh Giuse. Thánh nhân đã dám làm những điều mà theo suy nghĩ tự nhiên là không thể, đó là nhận lãnh sứ mạng làm cha của Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa của mình. Đây không phải là một đức tin mù quáng, nhưng là một đức tin của người tin rằng Thiên Chúa có thể làm những điều mà con người không thể. Và chỉ có đức tin đó mới có thể làm cho chúng ta trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa, như lời thánh Phaolô nói về tổ phụ Abraham: “Mặc dầu tuyệt vọng, ông vẫn tin rằng mình sẽ trở thành cha nhiều dân tộc, như có lời đã phán với ông rằng: “Dòng dõi ngươi sẽ như thế”. Vì vậy, ông đã được kể như sự công chính”.

Tin tưởng, lắng nghe và thực hành tất cả những điều Thiên Chúa dạy là những điều mà thánh Giuse đã làm trong suốt cuộc sống của mình. Chính vì thế, thánh nhân được gọi là “Thánh Cả”, hay nói theo cách nói của Thánh Kinh, thánh nhân còn được gọi là: “Người Công Chính” và được giao một nhiệm vụ quan trọng là trở thành thầy dạy đầu tiên và là “người gìn giữ Đức Giêsu trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ” như chúng ta vừa nghe trong lời nguyện Nhập lễ.

Tóm lại, chính nhờ đức tin mà thánh Giuse có thể sống phó thác hoàn toàn cuộc đời của mình trong bàn tay Thiên Chúa, sẵn sàng làm mọi điều Chúa dạy. Và nếu chúng ta cũng luôn sống theo lời Chúa như thế, chúng ta sẽ có một giá trị to lớn trước mặt Thiên Chúa.

Mừng lễ thánh Giuse hôm nay trong tư cách là một người Gia trưởng như tên gọi của ngày lễ đã diễn tả: Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria, gợi lên cho từng người chúng ta nhiều bài học.

Trước hết, theo nghĩa rộng, tôi thiết nghĩ đây là ngày lễ của tất cả từng người chúng ta đây, không trừ một ai. Bởi vì nếu gia trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho một tập thể, thì phải chăng, từng người chúng ta cũng đang là một gia trưởng cho chính con người của chúng ta với một tập thể có rất nhiều các bộ phận khác nhau: từ khối óc cho đến con tim; từ con mắt cho tới tay chân, miệng lưỡi… Do đó, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, tình cảm, lời nói và hành động của chúng ta. Vì thế, bài học đầu tiên, chúng ta học được nơi thánh Giuse là hãy đặt trọn vẹn con người của chúng ta dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, như lời của thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Galata: “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi. Đời sống của tôi lúc này trong thân xác, tôi sống nó trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và phó nộp mình vì tôi” (Ga 2, 20). Cụ thể, trước mỗi lời nói, hành động, chúng ta hãy suy nghĩ, Chúa có muốn tôi nói và làm điều đó không?

Kế đến, đó là ngày lễ của tất cả những người chịu trách nhiệm về một cộng đoàn: cộng đoàn đó có thể là một gia đình, nhưng cũng còn là một giáo xứ, một dòng tu, một đoàn thể, một giới, hay đơn giản hơn: một lớp giáo lý. Trong tư cách là người chịu trách nhiệm trên những người khác, chúng ta hãy nói gương thánh Giuse, sẵn sàng bỏ ý riêng để thực hiện ý Chúa. Khi gặp những điều trái ý, chúng ta không vội vàng, không nóng nảy, nhưng bình tĩnh tìm hiểu thánh ý của Thiên Chúa, rồi giải quyết mọi sự theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Giờ đây, nhờ lời bầu cử của Thánh Cả Giuse, xin cho từng người, từng gia đình chúng ta luôn siêng năng học hỏi và sống lời Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Nhờ đó, gia đình và cộng đoàn của chúng ta sẽ luôn sống trong bình an và tình yêu của Thiên Chúa. Amen.
Tôi nghĩ là trước đó thánh Giuse cũng đã âm thầm cộng tác với Chúa Giêsu trong lãnh vực cảm thương. Suốt mấy chục năm tại Nagiareth, thánh gai nói chung và thánh Giuse nói riêng đã được dân nghèo coi như những người thân thương của họ. Và nhất là những người tội lỗi đã coi các Ngài như những người hiểu họ, thương họ, cảm hóa được họ và lôi kéo họ về đàng lành.
Những cảm thương của thánh Giuse dành cho những người tội lỗi là rất sâu sắc. Bởi vì ngài được Đấng cứu độ chia sẻ cho sự thực về những nỗi kinh hoàng mà những kẻ tội lỗi sẽ phải gánh chịu. Nói cho đúng ra, thì không phải Chúa sẽ phạt họ, nhưng chính những việc xấu của họ sẽ kết án họ. An rất nặng nề, rất đáng sợ.
Vì cảm thương số phận người tội lỗi, thánh Giuse coi việc cứu con người khỏi xiềng xích tội lỗi là ưu tiên, hàng đầu. Xiềng xích do tính xấu xác thịt, xiềng xích do thói xấu thế gian, xiềng xích do ác quỉ Sa tan, tất cả làm nên một hệ thống mãnh lực ghê gớm nô lệ hóa con người tội lôi.
Giải cứu họ là cả một thách đố lớn. Khuyên bảo dạy đỗ chỉ là một phương cách thô sơ nhất. Trừng trị, đe dọa cũng vẫn chỉ là một cach may ra sinh  kết quả tạm thời. Sau cùng Chúa Giêsu đã hết sức cầu nguyện và tự hiến mình chịu chết để đền tội thay cho tội nhân.
Những tội nhân sẽ chỉ được cứu, nếu họ biết đón nhận ơn tha thứ và cộng tác vào việccứu độ của họ. Thực tế cho thấy rất nhiều người đã không biết dón nhận ơn cứu dộ, đã không cộng tác vào ơn cứu độ. Đây là một thảm họa kinh hoàng, mà thánh Giuse đã thinh lặng cảm nhận. Do đó ngài đã âm thầm hiến dâng đời mình để cam lòng chịu mọi hy sinh cùng với Chúa Giêsu dấn thân vào con đường cứu độ. Giai đaọn sau cùng của Chúa Giêsu là sự thinh lặng chịu chết trân cây thánh giá. Thánh giá là khí cụ cứu độ. Tôi nghĩ là thánh Giuse cũng đã phần nào chia sẻ tất cả những chặng đường cứu độ của Chúa Giêsu. Chia sẻ một cách thinh lặng nhưng đã gây được kết quả tốt cho nhân loại. Sám hời, sửa mình, đổi mới cách sống, trở về đàng lành, đó là những việc rất cần có ơn thánh giá mới thực hiện được
Thinh lặng bảo vệ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa
Đe cứu độ nhân loại, Thiên Chúa có kế hoạch riêng của Ngài. Trong kế hoạch đó, Thiên Chúa chọn một số người. Mỗi người được trao nhiệm vụ nhất định, để thi hành tại những nơi nhất định và trong thời điểm nhất định. Thánh Giuse được trao trách nhiệm bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chắc là ngài cũng biết nhiều chuyện về Chúa Giêsu và Đức mẹ Nhưng ngài thinh lặng. Ngài là người bảo mật tối đa. Ngài là người thận trọng tuyệt đối với trật tự mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã phần nào soi sáng cho ngài. Đó là phải tuân phục thánh ý Cha trên trời, như con trẻ Giêsu đã mạc khải : "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha của con sao (Lc 2,49).
Với sự thinh lặng và thận trọng đó, thánh Giuse lùi vào bóng tối. Chính nhờ vậy mà tất cả Tin Mừng đều tập trung vào Chúa Giêsu. Tập trung vào Chúa Giêsu, đó là điểm căn bản của kế hoạch cứu độ. Điểm căn bản này đã được thánh Giuse thực hiện một cách triệt để, khi ngài khiêm tốn ẩn mình vào thinh lặng hoàn toàn.
Phải chăng đây cũng là gương để chúng ta chỉnh đốn lại cách sống đạo. Khi mà nhiều nơi mục vụ xem ra càng ngày càng bớt tập trung vào Đức Kitô để đến nỗi trên thực tế, nơi nhiều người và nhiều cộng đoàn, Chúa Giêsu thực sự trở nên mờ nhạt, cô đơn, giữa những sùng kính phụ thuộc càng ngày càng đua nhau phát triển tưng bừng.
Thiết tưởng một sự kiện như thế giữa một tình hình Hội Thánh đang có nhiều vấn đề phúc tạp không là dấu chỉ của một lòng đạo phát triển khôn ngoan và ân sủng.
Khi tĩnh tâm tại các tu viện chiêm niệm, tôi cảm thấy thấm thía một nhu cầu khẩn cấp hiện nay của tu đức, mục vụ và truyền giáo. Nhu càu khẩn thiết đó là sự thinh lặng mà tích cực tôi vừa trình bày ở trên. Thinh lặng tu thân, thinh lặng gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, thinh lặng cảm thương số phận những người khổ đaư tội lỗi, thinh lặng bảo vệ kế hoạch cứu độ của Chúa. Những đấng hiện nay đang gây được ảnh hưởng rộng lớn trong việc đổi mới con người, xã hội và Hội Thánh như thánh nữ Têrêsa thành  Lisieux, Mẹ Têrêsa Calcutta, Anh Charles de Foucauld, đều là những người đã thinh lặng nhưng tích cực trong bốn lãnh vực nói trên. Thiết tưởng các vị đó đã đi con đường thinh lặng của thánh Giuse. Thời nay, nhất là tại Việt Nam này, người ta quá nhàm chán với những thứ người ồn ào la lối về cái rác nơi mắt người khác, còn cái xà nơi mắt mình thì lại không thấy (Lc 6,41-42).
Con đường thinh lặng mà tích cực đang mở rộng. Chúa tha thiết mời gọi chúng ta đi vào. Nguyện xin thánh Giuse giúp đỡ chúng ta biết mộ mến con đường đó. Hy vọng bằng con đường đó, chúng ta chứng minh được chúng ta là những người thực sự có sự khôn ngoan và ân sủng của Chúa, đẹp lòng Chúa và đáng được người ta mến thương, tin cậy.

---------------------------------

 

19/03-24: Thánh GIUSE, BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA

 

Là người thợ  trong làng, thánh Giuse, con người ẩn dật nhất trong các thánh. Thuộc dòng dõi: 19/03-24


Là người thợ  trong làng, thánh Giuse, con người ẩn dật nhất trong các thánh. Thuộc dòng dõi vương giả của Israel. Nhà David đã mất vẻ huy hoàng và trở thành nghèo khó. Giuse sống bằng nghề lao công tay mình làm ra, giống như mọi người dân khiêm tốn ta gặp gỡ hàng ngày. Phúc âm gọi người là “Người công chính” đồng nghĩa với người thánh thiện,. Với tâm hồn ngay thẳng, Ngài luôn đi trước nhan thánh Thiên Chúa.
Và Thiên Chúa, Đấng đã chọn tạo vật trong trắng nhất làm Mẹ Đồng Trinh, cũng chọn người công chính làm Đấng bảo trợ của Chúa Con, làm cha nuôi của Người trên trần gian.
Giuse biết lời hứa giữ đức khiết trinh của Đấng được trao phó cho mình như một kho tàng. Và này Ngài khám phá ra rằng: Đấng vô nhiễm tội sắp sinh con. Bi kịch nơi người công chính này ai đo lường nổi, Ngài có phải xua đuổi đấng Ngài đã tin cậy không ? Thiên thần trấn an Ngài:
- Hỡi Giuse, con vua David, đừng ngại nhận Maria bạn ông, bởi vì Đấng hình thành nơi lòng Người là công cuộc của Thánh Thần, Ngài sẽ sinh một con trai. Ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, bởi vì Người sẽ cứu dân Người cho khỏi tội.
Giuse thờ lạy những kế đồ khôn dò của Thiên Chúa, Ngài tin vào mầu nhiệm hoàn thành nơi người bạn trinh khiết của mình. Không ai nghi ngờ về ảnh hưởng thần linh trong tổ ấm này. Giuse chú ý tới các mệnh lệnh từ trời cao gửi xuống. Khiêm tốn sâu thẳm, Ngài không bỏ qua một lời nào. Trước hết Ngài chịu đựng mệt nhọc để đưa Maria về Bêlem theo lệnh kiểm tra dân số của nhà vua, Ngài đau khổ khi thấy mọi hàng quá chối từ và chỉ tìm được chỗ trú ngụ nơi chuồng bò.
Chúa Kitô sinh ra. Thánh Giuse là người đầu tiên thờ lạy Ngôi Lời nhập thể, Ngài thờ lạy Chúa với tâm hồn chân thành họa hiếm. Thánh Gioan Kim Khẩu nói:
 - Thiên Chúa, một cách nào đó, đổ vào lòng thánh Giuse tia sáng tình yêu vô cùng đối với con của Ngài 
Thánh Giuse đã thấy các mục đồng có lòng thanh sạch, các đạo sĩ giàu có quì lạy Chúa hài Đồng. Nhưng rồi, Ngài lại cũng tiên cảm thấy những khổ đau. Bởi vì khi dâng con trẻ vào đền thánh Ngài vui mừng nghe thánh ca đầy hoan lạc của cụ già Simêon, để tiếp ngay sau đó lại nghe lời tiên báo rằng: con trẻ sẽ nên cớ vấp phạm cho nhiều người và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn mẹ con trẻ. Giuse sống với cây thánh giá này, Ngài đã lo lắng nhiều khi một đêm kia, thiên thần lại hiện ra nói với Ngài:
- Hãy chỗi dậy, mang con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai cập vì Hêrodê đang tìm giết con trẻ.
Giuse đã vâng lời không bàn cãi. Ngài vội vã chuẩn bị rồi lên đường bắt đầu cuộc hành trình đầy vất vả: phải tránh những nơi người ta có thể nhận ra, khó tìm được của ăn, ban dêm không chỗ nghỉ. Đặt người mẹ và con trẻ lên lưng lừa, Ngài đi bộ dẫn dắt cho qua những nguy hiểm, kiềm chế mệt nhọc và âu lo, tới Ai cập Ngài làm thợ nuôi gia đình và chờ đợi một lệnh mới từ trời cao. Hêrôđe chết đi. Giuse lại thấy thiên thần bảo rời bỏ đất Ai cập vì những kẻ tìm giết con trẻ đã chết.
Trở lại Nazareth, Giuse luôn ẩn dật, săn sóc Chúa Giêsu dạy nghề cho con trẻ. Đấng cứu chuộc thế gian vâng phục người.
Hàng năm thánh Giuse và Mẹ Maria lên Gierusalem mừng lễ vượt qua. Năm ấy Chúa Giêsu 12 tuổi cũng theo các Ngài. Trở về các Ngài không thấy Chúa Giêsu đâu và sau ba ngày tìm kiếm đã  thấy Người ở trong đền thờ, ở giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi họ: Mẹ Maria nói với Người:
- Cha con và mẹ đau khổ tìm con.
- Sao lại tìm con ? Cha mẹ không biết rằng: con phải làm việc cho cha con hay sao ?
Đó là lần đầu tiên, Chúa Giêsu xưng mình là con Thiên Chúa. Sau khi loan báo những lời mang âm hưởng vĩnh cửu ấy, Người trở lại cuộc sống của một con trẻ đơn sơ với thánh Giuse và Mẹ Maria .
Không có gì nói tới việc thánh Giuse qua đời. Thánh Phanxico Salêsiô ghi nhận:
- Người ta không thể nghi ngờ là thánh Giuse đã qua đời trước khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chịu chết, bởi vì nếu không phải như thế Chúa Giêsu đã không trối phó Đức Mẹ cho thánh Gioan.
Các Kitô hữu tưởng tượng rằng thánh Giuse đã an nghỉ trong tay Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Và niềm tin này đã khiến cho người ta kêu cầu thánh Giuse như Đấng bảo trợ cho được chết lành.
Đức giáo hoàng Piô IX đã đặt thánh Giuse là quan thầy bầu cử Hội Thánh.

---------------------------------

 

19/03-25: NGƯỜI PHÚ HỘ VỚI LAZARÔ

 

Tất cả lề luật và các lời tiên tri đều quy về hai điều này: "Mến Chúa và Yêu Người". Đó là cốt: 19/03-25


Tất cả lề luật và các lời tiên tri đều quy về hai điều này: "Mến Chúa và Yêu Người". Đó là cốt tủy của đạo Chúa truyền cho con người trong thời Cựu Ước của dân Do thái cũng như trong Tân Ước qua mạc khải trọn hảo của Chúa Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, câu nguyện ngụ ngôn trên của Chúa Giêsu nói về người giàu có và người ăn mày Lazarô xem ra muốn nhấn mạnh vào việc sử dụng tiền của như thế nào? Người giàu có trong dụ ngôn chỉ dùng tiền của mà ông có, để phục vụ những nhu cầu riêng của mình mà thôi. Ông vận toàn gấm vóc, lụa là và ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông không biết chia sẻ với người anh em ăn xin nằm trước cửa nhà, ông không biết sống liên đới với kẻ khác. Ông đã không yêu Chúa mà cũng chẳng biết yêu người. Tiền của dư thừa đã làm cho ông bỏ quên Chúa và anh em đồng loại. Tiền của dư thừa là một nguy hiểm cho những ai không có lòng yêu mến Chúa. Ngược lại, người có lòng yêu mến Chúa thật thì sẽ biết sử dụng tiền của Chúa ban mà làm muôn điều ích lợi cho tha nhân.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Đường Hy Vọng" đã lưu ý các người con tinh thần của mình về tinh thần thanh bần trong Phúc Âm như sau: Của cải chôn vùi con, nếu con đội nó lên đầu. Của cải làm bệ chân con, nếu con đứng trên nó. Không có của mà tham vẫn chưa phải là thanh bần. Có của mà không dính bén có thể có lòng khó khăn thực sự. Dùng của cải cách quảng đại, chính là của Chúa trao cho con sử dụng để trao ban cho những người nghèo. Con là quản lý của Chúa, Ngài trao nhiều cho con giữ nhiều, trao ít cho con giữ ít. Ngài thu lại con bằng lòng, nhưng con chịu trách nhiệm về của Ngài. Thanh bần ghen ghét, thanh bần chỉ trích, thanh bần bất lực... không phải là thanh bần Phúc Âm.
Để có thanh bần theo Phúc Âm, nhất là để sống thanh bần Phúc Âm cần có tràn đầy tình thương Chúa: "Con hãy về bán tất cả những gì con có, lấy tiền của phân phát cho người nghèo rồi hãy đến theo Thầy". Chàng thanh niên không thể đáp lại lời mời gọi sống thanh bần Phúc Âm trên bước đường theo Chúa, nên đã êm đềm rút lui, vì anh ta có nhiều của cải mà không có nhiều tình yêu Chúa.
Thật là một trường hợp đầy ý nghĩa khi chính trong mùa Chay Thánh này, vào ngày 19 tháng 03, Giáo Hội mừng kính thánh Giuse, một vị thánh nghèo đầu tiên của những người rất giàu niềm tin vào tình yêu đối với Chúa.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse cầu cùng Chúa Giêsu ban cho mỗi người chúng con sống trọn vẹn ơn gọi của mình cho đến cùng trong âm thầm, trong nghèo khó để chúng con phục vụ Chúa trong chương trình cứu rỗi của Ngài.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài.

---------------------------------

 

19/03-26: THÁNH GIUSE, ĐẤNG BẢO VỆ HỘI THÁNH


- Gm JB Bùi Tuần

VietCatholic News (18/03/2004 )


Bài giảng thánh lễ kính Thánh Cả Giuse, tại nhà thờ Chánh Toà Long Xuyên, ngày 19 tháng 3 năm 2004

 

Thánh Giuse là một Đấng thánh thinh lặng. Ngài không nói gì trong Phúc Âm. Nhưng Phúc Âm giới: 19/03-26


Thánh Giuse là một Đấng thánh thinh lặng. Ngài không nói gì trong Phúc Âm. Nhưng Phúc Âm giới thiệu Ngài là con người làm việc, con người hoạt động, con người phục vụ.
Ngài được coi như điểm tựa của Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu trong một quãng lịch sử đầy khó khăn.

Ngài được rất nhiều nơi, nhiều người mộ mến. Riêng trong giáo phận Long Xuyên này, tất cả 156 nhà thờ lớn nhỏ đều có ảnh tượng Ngài. Trong tổng số 205 linh mục của giáo phận, thì đã có 63 vị nhận thánh Giuse làm quan thầy. Rêng Đức Giám Mục giáo phận Trần Xuân Tiếu vẫn được gọi bằng một danh gọi thân thương: Đức Cha Giuse. Bởi vì thánh Giuse là Bổn mạng Ngài.

Mỗi người chúng ta có thể nhìn thánh Giuse bằng tâm tư riêng của mình, dựa theo Kinh Thánh và cảm nghiệm tư riêng.

Riêng tôi, tôi vẫn quen nhìn thánh Giuse là Đấng bảo vệ Hội Thánh. Cái nhìn này càng đậm nét hơn qua những kinh nghiệm phục vụ giáo phận Long Xuyên thân yêu này.

Thực vậy, thánh Giuse đã bảo vệ Hội Thánh địa phương qua biết bao thăng trầm. Không những chỉ bảo vệ, mà còn phát triển. Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên hai ơn, mà tôi cho là đặc biệt quí giá, Ngài đã ban cho giáo phận ta.

Ơn thứ nhất là ơn truyền giáo và tái truyền giáo.

Giáo phận Long Xuyên có hai cảnh thiên nhiên, mà Chúa Giêsu hay nói tới. Đó là cánh đồng và sông biển.

Trên cánh đồng xã hội bao la này, trong mấy chục năm nay, biết bao hạt giống Tin Mừng đã được gieo vào, cho tới những vùng sâu vùng xa.

Trên những dòng sông và biển cả là dòng lịch sử địa phương bao la, biết bao lưới tình thương đã được thả xuống, chỗ nông cũng như chỗ sâu.

Tất cả đều âm thầm, đúng lúc, đúng cách, mà Chúa muốn.

Một điều cũng nên nhắc ở đây, là trong truyền giáo có tái truyền giáo. Việc tái truyền giáo tại giáo phận ta đã chú trọng đến việc tập trung vào Lời Chúa, phép Thánh Thể và Bác ái.

Tất cả cũng âm thầm, đi vào nội tâm và đơn sơ vắn gọn.

Bên cạnh ơn truyền giáo và tái truyền giáo, còn có một ơn thứ hai, tôi cho là rất quí giá. Tôi xin nói:

Ơn thứ hai là ơn nhân sự.

Trong những năm qua, nhờ thánh Giuse, những nhân sự đã từng cộng tác vào việc bảo vệ và phát triển Hội Thánh địa phương ta là một con số rất đông và rất đa dạng. Trước tiên, chúng ta phải kể đến Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ, vị giám mục tiên khởi, cha chung của chúng ta. Bên cạnh ngài là bao nhiêu cộng tác viên, thuộc đủ mọi thành phần. Có những người đã qua đời. Có những người còn sống. Họ là những nhân chứng về Chúa Giêsu, Đấng cứu độ loài người.

Về ơn nhân sự, tôi muốn nhắc lại ở đây trường hợp hai Đức Cha thân mến, rất gần gũi với chúng ta. Tôi biết rất rõ trường hợp này. Hồi đó Cha Giuse Trần Xuân Tiếu đang là Tổng đại diện kiêm Cha Sở nhà thờ chánh toà Long Xuyên và Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, đang là thư ký Toà Giám Mục Long Xuyên. Khi biết hai cha được Toà Thánh đưa vào danh sách đề cử lên Giám mục, tôi đã khấn cầu tha thiết với thánh Giuse. Để thánh ý Chúa được thực hiện, thánh Giuse đã nhận lời. Kết quả xảy ra rất tốt đẹp, rất mau lẹ, rất êm xuôi. Chỉ trong ba tháng, một vị đã trở thành Giám mục ở biên giới Việt Nam phía Bắc, một vị đã làm Giám mục ở biên giới Việt Nam phía Nam. Cả hai Giám mục đều là Giuse.

Với sự nhắc lại biến cố trên đây, tôi muốn xin anh chị em tạ ơn thánh Giuse. Xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho hai Đức Cha, nhất là cho Đức Cha Giuse đang là giám mục giáo phận chúng ta. Các ngài đang và sẽ phải gánh nhiều trọng trách nặng nề. Đặc biệt là trong thời kỳ đức tin cần được thanh luyện, và nhân sự cần được rèn luyện một cách sâu sắc hơn.

Tâm sự của tôi xin được kết thúc bằng một cái nhìn và một hy vọng.

Cái nhìn của tôi phản ánh cái nhìn của Đức Mẹ ở Fatima. Đó là đã đến lúc con cái Chúa phải trở về con đường Phúc Âm một cách triệt để, dứt khoát. Nếu không, sẽ khó tránh được những tại hoạ phần hồn phần xác.

Với cái nhìn cảnh báo đó, tôi hy vọng lương tâm chúng ta sẽ được thức tỉnh, để bắt chước thánh Giuse, hết sức bảo vệ Hội Thánh, bằng sự khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa, với điểm tựa là Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria.

Thiết nghĩ đó là cách tốt nhất để mừng kính thánh Giuse, Đấng bảo vệ Hội Thánh Việt Nam chúng ta.

+ Gm JB Bùi Tuần

---------------------------------

 

19/03-27: Thánh Giuse, Người im lặng trầm lắng


VietCatholic News (18/03/2004 )

LỄ KÍNH THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA - Ngày 19/3

Lc 2, 41-51a


 

Viết về thánh Giuse, nghĩ về thánh Giuse, có lẽ ai cũng chỉ biết nói lên một tiếng” khâm phục” với tất cả: 19/03-27


Viết về thánh Giuse, nghĩ về thánh Giuse, có lẽ ai cũng chỉ biết nói lên một tiếng” khâm phục” với tất cả con tim của mình. Mà không khâm phục sao được khi nhân loại đang đối diện với một con người toàn hảo, một con người xem ra rất dân dã, nhưng lại rất khôn ngoan theo ngôn ngữ của Thiên Chúa. Đọc Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng của thánh Gioan, chúng ta không thấy các thánh sử đề cập tới một câu nói nào của Người. Do đó, chúng ta có thể nghiệm ra rằng thánh cả Giuse là con người trầm lắng. Người hành động, Người sống hơn là nói suông. Thái độ của Người là làm theo ý Thiên Chúa. Chính cử chỉ, hành động và lối sống của Người minh chứng thánh Giuse là con người luôn im lặng để lắng nghe Chúa nói và tuân hành ý Chúa.
THÁNH GIUSE LÀ CON NGƯỜI IM LẶNG:

Đọc lại Tin Mừng nhất lãm, chúng ta quả thực hết sức ngạc nhiên về thái độ của thánh Giuse. Vì rằng cả cuộc đời của Người là một sự im lặng kéo dài, nhưng cái im lặng bàng bạc thánh này nói lên tất cả con người siêu người của thánh Giuse. Khi nghiên cứu lại cuộc đời của Người, một chuỗi những biến cố như hiện rõ trước mắt chúng ta: Maria, mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, làm sổ kiểm tra hộ khẩu tại Bêlem, Chúa Giêsu sinh ra tại máng cỏ, trốn sang đất Ai Cập, trở về quê hương Nagiarét…Trước mọi biến cố của cuộc đời, thánh Giuse luôn im lặng làm theo ý Chúa. Do đó, Tin Mừng gồm tóm cả đời sống thánh thiện và gương mẫu của thánh Giuse bằng hai tiếng công chính. Ngôn từ công chính Tin Mừng nói tới gợi lên cho chúng ta lòng khâm phục về thánh cả Giuse, một con người luôn sống hoàn toàn cho Chúa, hiến thân cho ơn cứu chuộc của Chúa. Nhìn vào thánh Giuse, nhân loại bắt gặp một con người từ tốn, khiêm nhu, đơn sơ, chất phác, dù Người thuộc dòng họ hoàng tộc, nhưng vì gia cảnh sa sút qua bao đời, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời lao động vất vả. Dưới con mắt trần gian, thánh Giuse chỉ là một bác thợ mộc nghèo nàn, một con người trầm tư, ít nói. Nhưng trước mặt Thiên Chúa, thánh Giuse lại là cha của Chúa Giêsu và là bạn trăm năm của Đức trinh nữ Maria. Thiên Chúa đã chọn một con người hết sức khiêm tốn để thực hiện công việc cứu thế của Ngài và đã chọn thánh Giuse, và Đức trinh nữ Maria săn sóc, lo lắng cho Chúa Giêsu trong cuộc đời trần thế của Người, đồng thời để hai Đấng tuyệt thánh giữ gìn, bảo vệ đức khiết tịnh mà hai Đấng đã hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa.

SỰ IM LẶNG THÁNH CỦA THÁNH GIUSE SOI CHIẾU CUỘC ĐỜI CỦA MỌI NGƯỜI:

Đương đầu với những thử thách căm go của cuộc đời, thánh Giuse vẫn luôn giữ thái độ im lặng. Một thái độ trầm mặc để vâng theo ý Chúa. Người không la lớn, nói to, Người không bào chữa cho những hành động của Người, nhưng tất cả đều theo ý Thiên Chúa. Thánh Giuse đã im lặng, chấp nhận dù rằng người cũng rất trăn trở, băn khoăn, bồn chồn, lo lắng. Mọi biến cố xẩy đến trong cuộc đời của thánh Giuse đều được Người chấp nhận với lòng tin thâm sâu: Người hy sinh lợi ích riêng cho kế hoạch, cho nhiệm cục cứu rỗi của Thiên Chúa. Sự im lặng thánh, cái trầm mặc thánh của thánh Giuse gợi lên cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta biết bao ý nghĩa. Vì chỉ có sự phó thác thẩm sâu nơi bàn tay nhân từ của Thiên Chúa với tất cả đức tin sâu xa, con người mới nhận ra đôi mắt nhân hiền, trái tim quảng đại và tình thương vô biên của Thiên Chúa đối với từng người. Thánh Giuse đã có mặt trong mọi lúc nguy biến mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ cần đến, nhưng tới thời Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai thì cuộc đời của thánh Giuse cũng bắt đầu chấm dứt nơi trần gian này. Rõ ràng sự im lặng kéo dài suốt cuộc đời của thánh Giuse từ lúc Người được sinh ra cho đến ngày Người nhắm mắt xuôi tay. Sự im lặng thánh của thánh Giuse diễn tả cuộc đời của một con người hoàn toàn thuộc về Chúa, cho Chúa và vì Chúa và như thế, thánh Giuse là mẫu gương tuyệt vời cho mọi người noi theo.

Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Đức Giêsu cho thánh cả Giuse, và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho Giáo Hội biết luôn luôn cộng tác với Đức Giêsu để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu. ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria ).

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

---------------------------------

 

19/03-28: Thánh Giuse - Vị Thánh Im Lặng


VietCatholic News (18/03/2004 )

19.3.2003. Thứ Sáu tuần thứ III Mùa Chay.

Lễ Kính Thánh Giuse là Bạn Đức Trinh Nữ Maria.

“Ông đang toan tính như vậy thì thiên thần hiện ra báo mộng…” (Mt 1:20.)


 

Nếu có dịp tìm kỹ trong các sách Tin Mừng mà các Thánh Sử đã viết về cuộc đời của Chúa Kitô, có lẽ: 19/03-28


Nếu có dịp tìm kỹ trong các sách Tin Mừng mà các Thánh Sử đã viết về cuộc đời của Chúa Kitô, có lẽ chúng ta sẽ không tìm thấy một ‘Lời’ nào của Thánh Giuse mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Cho dù không nói ra lời nào nhưng trong tư tưởng của Thánh Giuse đã suy nghĩ và tính toán gì đều không thể nào ‘hành động’ ngoài thánh ý của Thiên Chúa được. Ngài đã âm thần hoàn tất những hoạch định của Thiên Chúa trong ‘Thinh Lặng của một ‘Người Công Chính’ với sự suy nghĩ ‘Công Chính’ của thánh nhân.

Có thể những bậc ‘Cha Chú’ trong Cộng Đoàn Xứ Đạo hay Gia Đình nên noi theo nhân đức ‘Thầm Lặng’ của Thánh Cả Giuse trong cách cư xử giao tế ngày hôm nay là biết ‘Lắng Nghe’ hơn là dùng quyền bính. Trong thinh lặng của nội tâm, những bậc Cha Chú sẽ tìm được sự bình an của tâm hồn và sẽ nghe được nhiều tiếng vọng lại của những phần tử trong gia đình hay Cộng Đoàn Xứ Đạo của mình.

Lời Nguyện:

Lạy Thánh Giuse, xin trao ban cho chúng con nhân đức ‘Thinh Lặng’ để có thể kiềm chế được những tính nóng nảy, bốc đồng, kiêu căng. Xin cho cái tôi của chúng con được chế ngự bằng sự lắng nghe trong kiên nhẫn những phần tử trong gia đình hay Cộng Đoàn Xứ Đạo, để từ đó chúng con sẽ định hướng được cho những quyết định thiết thực cho lợi ích chung.

Fr Francis Ly

-------------------------------

 

19/03-29:  Im Lặng là vàng

 

Im lặng là vàng. Đó là câu châm ngôn mang nhiều ý nghĩa và được coi như là một triết lý sống. Triết: 19/03-29


Im lặng là vàng. Đó là câu châm ngôn mang nhiều ý nghĩa và được coi như là một triết lý sống. Triết lý sống ấy, phần lớn do người ta ngao ngán với “nhân tình, thế thái”. Mặt khác, cũng có một số người nghĩ im lặng sẽ đảm bảo cho sự an toàn của bản thân trong mọi lúc, mọi nơi. Rồi từ chỗ ít nói, ngại nói, không dám nói những điều mình đang trăn trở, nghĩ suy, người ta trở nên dửng dưng trước mọi biến động của xã hội. Dẫn đến tình trạng tôn thờ chủ nghĩa MAKENO, dửng dưng với những bất hạnh của tha nhân. Im lặng là vàng cũng rất cần thiết để mình cân nhắc sự việc, để mình suy tính, không vội vã mà hành động khôn ngoan hơn.

Im lặng là vàng đôi khi còn là cơ hội để đón nhiều sự may mắn và niềm vui.

Người ta kể rằng: Edison vừa phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng im lặng chưa biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:

- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?

Đúng là “Im lặng là vàng”. Ở đời người ta chỉ cần học được chữ nhẫn, chữ nhịn trong im lặng sẽ mang lại biết bao niềm vui của chiến thắng hân hoan.

Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm một con người đã làm lên chuyện phi thường trong im lặng. Trước mọi vấn đề Ngài đều im lặng để tìm hiểu, để suy xét và đón nhận. Sự im lặng của Ngài không phải là của kẻ khiếp nhược trước sự dữ của cuộc đời. Sự im lặng của ngài thể hiện lòng phó thác tin yêu trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Ngài im lặng để tìm kiếm ý Chúa. Ngài im lặng để lắng nghe tiếng nói của con tim luôn rung nhịp yêu thương. Ngài im lặng để cho tiếng Chúa vang lên trong tâm hồn của mình mà nhờ đó Ngài đã hết lòng phụng sự theo thánh ý Chúa.

Đó chính là thánh cả Giuse. Một vị đại thánh không để lại một lời huấn dụ nào nhưng lại được cả Giáo hội qua bao thế hệ yêu mến, tôn kính. Ngài không để lại di ngôn nhưng để lại một đời sống nội tâm thật phong phú.

Phúc âm ghi lại trước mỗi biến cố xảy đến ngài thường chọn im lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Ngài đã im lặng khi biết tin Maria đã mang thai, nhờ đó mà ngài nghe được tiếng Chúa bảo ngài đón nhận Maria về nhà làm bạn mình. Ngài im lặng trước biết bao phong ba bão tố trong cuộc đời hài nhi, nhờ đó mà ngài đã làm cho mọi sự nên trọn khi ngài gìn giữ hài nhi Giê-su vượt qua giông tố cuộc đời. Ngài đã im lặng khi tìm kiếm con bôn ba suốt ba ngày trời, nhờ đó mà ngài đã vâng theo thánh ý Chúa dù rằng ngài chưa hiểu hết những gì đang xảy ra.

Lý do cho sự im lặng của ngài không phải là do sợ hãi hay nhu nhược mà là ngài tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Thử hỏi, nếu ngài không tin vào Thiên Chúa có lẽ ngài đã ngã lòng trước biết bao biến cố xảy ra trong cuộc đời hài nhi Giê-su ? Từ khi nhập thể cho đến khi chào đời, khôn lớn phải trải qua biết bao sóng gió. Nhờ đức tin ấy mà ngài đã dẫn dắt gia đình sống trong bình yên. Nhờ đức tin ấy mà ngài đã chu toàn mọi sự theo thánh ý Thiên Chúa.

Cuộc đời luôn có biết bao điều xảy ra ngoài dự định của chúng ta, và đôi khi còn vượt lên trên trí hiểu của chúng ta. Xin cho chúng ta biết im lặng để tìm ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời. Xin cho chúng ta biết noi gương thánh Giu-se luôn tận tụy với bổn phận của mình trong niềm phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa. Ước gì chúng ta cũng học bài học im lặng để khôn ngoan cân nhắc trước mọi biến cố xảy ra. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền


-------------------------------

 

19/03-30: THÁNH GIUSE NGƯỜI CHA CỦA ĐỨC GIÊSU


 - Trần Duy Nhiên

 

Nếu bạn hỏi mười người xem, ngoài Đức Mẹ, vị thánh lớn nhất đối với họ là ai, thì có sáu đến: 19/03-30


Nếu bạn hỏi mười người xem, ngoài Đức Mẹ, vị thánh lớn nhất đối với họ là ai, thì có sáu đến bảy người sẽ nói rằng đó là thánh Giuse. Nhưng nếu đề nghị họ kể bạn nghe những điều thánh Giuse đã làm thì rất ít người có thể nói một cái gì mới lạ; họ sẽ bảo rằng thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu hoặc kể vài chuyện truyền kỳ về ngài mà ta không biết đúng sai đến độ nào: ví dụ như câu chuyện chàng thanh niên Giuse được chọn làm hôn phu của cô Maria vì cây gậy của chàng trổ hoa...
Ta hãy trở lại Kinh Thánh để xem các tác giả viết gì về thánh Giuse. Thánh Mat-thêu giới thiệu như sau:
Bà Maria thân mẫu của Đức Giêsu đính hôn với ông Giuse, nhưng trước khi chung sống thì đã có thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, vốn là người công chính, không muốn tố cáo bà công khai, nên định bỏ bà kín đáo. Ông tính làm như vậy thì có sứ thần của Chúa đến báo mộng rằng: “Này Giuse, đừng sợ rước Maria về...” Thức giấc, ông Giuse vâng theo sứ thần Chúa dạy rước vợ mình về nhà. (Mt 1, 18-24)
Bạn thuộc đoạn văn trên nằm lòng đến độ tôi rất ngại ngùng khi phải chép lại. Mọi chuyện đã rõ: thánh Giuse có do dự đấy, nhưng thiên sứ đã đến sắp xếp mọi việc và đâu lại vào đấy đúng với ‘chương-trình-mầu-nhiệm-của-Thiên-Chúa’
Mọi chuyện có thực sự xảy ra dễ dàng như thế không?
Tôi không chắc đâu.
Hình ảnh thánh Giuse luôn luôn là một cụ già râu tóc uy nghi, một người cha nhân lành và không biết thế nào là đam mê tuổi trẻ. Xin bạn nhớ cho: Cô Maria lúc ấy là một thiếu nữ vào độ tuổi 15-17, thế thì chàng hôn phu không thể là một ông già! Chàng Giuse lúc bấy giờ là một chàng trai đầy sức sống ở lứa tuổi đôi mươi. Chàng và Maria yêu nhau thắm thiết. Cặp tình nhân đẹp tuyệt vời, nhất là ở nét đẹp tâm hồn. Giuse thật hạnh phúc và bình an: một người như Maria thì không thể có gì bất trắc xảy ra khiến cho cuộc sống gia đình tương lai họ bị đe dọa.
Thế mà đùng một cái người hôn thê thánh thiện của chàng lại mang thai! Giuse có giàu óc tưởng tượng đến đâu cũng không thể hình dung nổi một tiếng sét giữa trưa hè chói chang như thế!
Thế nhưng, sự việc đã hiển nhiên như vậy đó. Dù vậy, tự thâm sâu, tình yêu của Giuse vẫn trỗi vượt. Ông không hề quay lại bản thân để cảm thấy mình bị lừa dối, bị xúc phạm, mà chỉ hướng về người yêu để tiếp tục tin rằng người hôn thê mình trong sạch vẹn tuyền. Ông không hề tra hỏi dằn xéo Maria một lời, ông im lặng ôm lấy nỗi đau và âm thầm trả Maria về với bí mật của cô.
Bạn sẽ bảo rằng tình yêu này đã được tưởng thưởng, bởi vì sau đó sứ thần đã đến trình bày mọi sự. Bạn có đi quá xa thực tế chăng?
Kinh Thánh ghi rõ: “Sứ thần đến báo mộng...” Bạn thử sống lại hoàn cảnh của Giuse lúc ấy xem. Bạn có một người hôn thê, bỗng nàng có mang, bạn nằm mộng thấy thiên thần bảo rằng hôn thê mình chưa bao giờ liên hệ với một thanh niên nào và bào thai trong lòng là do phép lạ Thiên Chúa. Khi thức giấc, bạn có tin không? Tôi thì dứt khoát không. Thế mà Giuse đã làm gì nào? “Thức giấc, Giuse vâng theo sứ thần rước vợ mình về nhà.” Đơn giản chỉ có thế. Đơn giản đến độ vô lý.
Vâng, thế đấy! Giuse vâng phục thánh ý Chúa một cách chóng vánh, quyết liệt và dứt khoát đến độ vô lý. Ông chỉ cần một dấu hiệu cỏn con là đọc được thánh ý Chúa và thực thi ngay lập tức: đó là lý do mà ông được gọi là ‘người công chính’.
Còn bạn và tôi thì sao? Chúng ta có tự coi mình là công chính chăng? Chúng ta có sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa qua một dấu hiệu thật nhỏ và tuân theo mà không bàn cãi chăng? Hay chúng ta chờ đợi những phép lạ nhãn tiền và sau đó lý luận, mặc cả trước khi hành động?
‘Người công chính’ Giuse suốt đời là một người luôn thức tỉnh trước thánh ý Chúa, thức tỉnh ngay cả trong giấc ngủ. Bằng chứng? Bằng chứng là mỗi lần Chúa tỏ ý là mỗi lần ông nằm mộng.
Ngoài lần nằm mộng ở Nazaret thì ít nhất còn ba lần khác:
- Ở Bêlem: Sứ thần đến với ông Giuse báo mộng rằng: Hãy chỗi dậy, đem Hài nhi trốn sang Ai-cập... (Mt 2,3)
- Ở Ai-cập: Sứ thần hiện ra báo mộng cho ông Giuse ở bên Ai-cập bảo rằng: Hãy chỗi dậy, đem Hài nhi về Israel... (Mt 2,19)
- Ở Giuđê: Khi biết Akêlao thay Hêrôđê thì ông sợ, thế là theo như lời Thiên Chúa báo mộng ông lánh sang vùng Galilê (Mt 2,23)
Sở dĩ Giuse xác tín rằng các giấc mộng của mình đúng là thánh ý Chúa, ấy là vì cứ mỗi lần nằm mộng là mỗi lần ông phải quyết định ngược lại với mọi toan tính của mình.
Khi ông dự định âm thầm rời bỏ Maria thì Thiên Chúa bảo ông ở lại với hôn thê mình.
Ngược lại, khi ba vị đạo sĩ đến xác nhận vương quyền của Hài nhi và hẳn là người cha nuôi nghĩ rằng mình sẽ có thể thoải mái ở lại Bêlem cho đến khi con mạnh mẹ khỏe, thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông trỗi dậy đi ngay, giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc; không phải về quê nhà mà sang Ai-cập để sống kiếp lưu đày. Ông nghĩ gì khi trước mặt là đường dài vạn dặm mà vợ yếu con sơ? Ông nghĩ gì khi ngày mai, ở xứ lạ quê người, tương lai ông cũng tối đen như trời khuya hôm ấy? Thánh Kinh nói rất gọn: “Giuse trỗi dậy, đem Hài nhi và Mẹ trốn sang Ai-cập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,13). Lại thật đơn giản. Đơn giản đến độ vô lý.
Sau những ngày đầu khó khăn ở Ai-cập, giờ đây Giuse hẳn đã sắp xếp ổn định cuộc sống gia đình. Thế nhưng, một lần nữa, Chúa lại bảo ông phải bỏ tất cả mà ra đi. Ông nghĩ gì khi nhìn lại cơ ngơi mà ông đã xây dựng từ hai bàn tay trắng? Ông nghĩ gì khi nhìn về cái quê hương đã muốn giết hại con mình, rồi giờ này ông lại phải trở về mà không biết sẽ cư ngụ nơi đâu? Nhưng Giuse vẫn là Giuse. “Giuse trỗi dậy đem Hài nhi và Mẹ về đất Israel”(Mt 2,21). Cũng lại đơn giản đến độ vô lý.
Tất cả những truân chuyên mà Giuse gánh chịu rốt cuộc để làm gì? Phải chăng vì lợi ích bản thân? Tuyệt nhiên là không. Tất cả là để bảo vệ Hài nhi, mà có lần trong mộng ai đó đã bảo rằng Hài nhi ấy sẽ là vị cứu tinh dân tộc. Giuse không bao giờ đặt lại vấn đề. Không bao giờ ông cho rằng con trẻ gây cho ông quá nhiều rắc rối, ông chỉ một mực canh giữ con trẻ, người con do Thánh Thần, trong mọi toan tính hằng ngày.
Bạn và tôi có sẵn sàng trả giá để cho Chúa Giêsu luôn mãi sống trong mình chăng? Hay nhiều khi quá mệt mỏi, ta chỉ muốn yên thân lo toan chuyện của mình và bỏ mặc dung mạo Chúa Giêsu ra thế nào thì ra?
Giuse đã trả mọi giá để giữ gìn Giêsu, nhưng đôi khi sức người cũng có hạn. Trong chuyến đi Giêrusalem, năm con trẻ 12 tuổi, ông đã để Giêsu vuột khỏi tầm tay. Ba ngày ròng ông kiếm tìm, ba ngày ròng ông bà ‘đau khổ tìm con’. Và khi tìm thấy thì ông được gì? Một gáo nước lạnh tạt vào mặt: “Sao lại phải tìm con? Các người không biết là con phải ở trong nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49)
Cậu bé ấy khi ra đời chỉ là một hài nhi nằm gọn trong máng cỏ. Mười hai năm trời chịu kham chịu khổ để cho cậu khôn lớn thế này. Mười hai năm trời yêu thương để thêm da thêm thịt cho cậu thành một thiếu niên nặng cân như thế. Mà tình thương thì có nặng gì cho cam, phải tốn bao nhiêu tình thương cậu mới được như ngày hôm nay! Vậy mà một tiếng “Cha” Giuse cũng không được nghe. Ông không hiểu gì cả, nhưng ông vẫn đón nhận lặng thinh.
Và đấy cũng là chiều kích bất ngờ của thánh Giuse. Trong suốt bốn cuốn Tin Mừng, không thấy ghi lại một câu nói nào của thánh Giuse. Đức Maria được xem là mẫu mực của sự thinh lặng nguyện cầu, Người luôn ghi nhận và suy niệm trong lòng, thế nhưng cũng có 6 lần Người lên tiếng.   (2 lần ngày truyền tin, 1 lần trước Ysave, 1 lần khi tìm lại trẻ Giêsu, 2 lần trong tiệc cưới Cana). Còn thánh Giuse thì tuyệt đối không hề nói một lời. Ngay cả lần tìm lại con ở đền thờ, thì cũng chính người mẹ lên tiếng: “Sao con lại làm như thế, cha con và mẹ đã đau khổ tìm con” (Lc 2,48)
Trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ, phụ nữ là hạng người không đáng kể. Phúc âm thánh Mat-thêu ghi lại hai lần Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, lần đầu để nuôi 5000 người, không kể đàn bà và trẻ con, lần thứ hai 4000 người, không kể đàn bà và trẻ con (x. Mt 14,21; 15,38). Giuse biết mình là chủ gia đình, nhưng người lên tiếng vẫn là Maria.
Giuse sống cuộc sống càng ngày càng mờ để cho Đức Giêsu càng ngày càng sáng. Ông sống mờ nhạt đến độ những người trong thị trấn Nazaret không buồn nhớ đến tên ông, mà chỉ gọi là ‘ông thợ mộc’.
Theo thánh Mat-thêu và Mac-cô, khi Đức Giêsu trở về Nazaret sau những ngày rao giảng, người đồng hương bàn tán: “Ông ấy không phải là con ông thợ mộc và bà Maria sao?” (Mt 13,55; Mc 6,3). Sau này, khi viết lại Phúc âm, thánh Luca hẳn đã thấy cái chua chát đó nên đã sửa lại: “Ông ấy không phải là con ông Giuse sao?” (Lc 4, 23).
Dù sao đi nữa, sự âm thầm của Giuse quả là một đặc trưng của thánh nhân. Âm thầm đến độ mà khi Đức Giêsu bắt đầu lên tiếng trong đời sống công khai, thì Giuse không còn được nhắc đến mảy may; thậm chí thánh nhân chết lúc nào, thế nào, ở đâu thì cũng chẳng ai nói đến. Trong cuộc đời công khai của Chúa thì thánh Giuse, người cha của Đức Giêsu, có vẻ như bị xem nhẹ hơn cả bà gia của Phêrô hay đứa con gái của Zairô.
Nhưng chính điều đó đã biến thánh Giuse thành một vị đại thánh, bởi vì ngài đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động.
Gioan Tẩy giả đã khiêm tốn rao giảng: “Chúa phải lớn lên và tôi phải nhỏ lại”. Thánh Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời.
Tiếng ‘xin vâng’ của Đức Mẹ ở Nazaret và tiếng ‘xin vâng’ của Chúa Giêsu ở Getsêmani đã được hoà âm trong trọn cuộc đời thánh Giuse.
Và thánh Giuse sẽ mãi mãi là tấm gương cho bạn và tôi.
Tấm gương của một con người luôn luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa, và khi nghe được thì đáp lại không chần chừ dù cho phải trả giá.
Tấm gương của một con người luôn luôn làm đủ mọi cách để gìn giữ Chúa với mình, và nếu chẳng may lạc nhau thì đi tìm Chúa không ngơi nghỉ cho đến khi gặp lại.
Tấm gương của một ‘người công chính’, chỉ làm có mỗi một điều là trình bày Chúa Giêsu cho mọi người, rồi âm thầm xóa mình đi khi Chúa bắt đầu lên tiếng với các linh hồn

-------------------------------

 

19/03-31: Thánh Giuse - Người Công Chính


18.03.2010 10:53

 

Tin mừng hôm nay xưng tụng thánh Giuse là người công chính. Đã có nhiều giải thích về sự: 19/03-31

<!--

 /* Style Definitions */
 p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
  {mso-style-parent:"";
  margin:0in;
  margin-bottom:.0001pt;
  mso-pagination:widow-orphan;
  font-size:14.0pt;
  font-family:"Times New Roman";
  mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}
@page Section1
  {size:8.5in 11.0in;
  margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
  mso-header-margin:.5in;
  mso-footer-margin:.5in;
  mso-paper-source:0;}
div.Section1
  {page:Section1;}
-->
Tin mừng hôm nay xưng tụng thánh Giuse là người công chính. Đã có nhiều giải thích về sự công chính. Nhưng có lẽ bài sách thánh thứ 2 trích trong thư thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma hôm nay thực sự soi sáng cho ta hiểu công chính là gì.
Khi nói về tổ phụ Abraham, thánh Phaolô cho biết tổ phụ đã hoàn thành lời hứa của Chúa nhờ sống công chính. Sự công chính của tổ phụ được chứng tỏ qua đức tin. Đức tin của tổ phụ đã được bày tỏ qua ba cuộc thử thách.
Cuộc thử thách thứ nhất : Chúa gọi tổ phụ bỏ quê hương xứ sở để đến một vùng đất mới. Bấy giờ Abraham đã lớn tuổi, cơ nghiệp đã vững vàng, gia tộc đã yên ổn. Thế nhưng khi nghe tiếng Chúa gọi, ngài đã lên đường, bỏ cả quê hương xứ sở, bỏ cả cơ nghiệp, bỏ cả cuộc sống ổn định, đi vào miền sa mạc mênh mông gió cát, đi vào tương lai bấp bênh, đi vào xứ sở xa lạ. Tất cả chỉ vì tin vào Thiên Chúa.
Cuộc thử thách thứ hai : Chúa hứa cho tổ phụ một dòng dõi đông như sao trên trời, như cát dưới biển. Bấy giờ tổ phụ đã lớn tuổi, khó mà có con, nhưng ngài
vững tin vào lời Chúa hứa, dù lời hứa đó xem ra khó thực hiện theo suy nghĩ của người đời.
Cuộc thử thách thứ ba cũng là cuộc thử thách gay go nhất : khi Abraham có con trai là Isaac, Chúa truyền phải sát tế làm của lễ dâng cho Chúa. Thật là một thử thách lớn lao. Nhưng ngài vẫn vâng lệnh Chúa không chút hoài nghi. Vì thấy rõ lòng tin sắt đá của ngài nên Chúa đã cho ngài trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc, là cha những người tin. Và thánh Phaolô đã nói tổ phụ Abraham nên công chính nhờ sống đức tin mãnh liệt.
Như thế có thể nói, thánh Giuse là người công chính vì đã sống đức tin mãnh liệt vào Chúa. Đức tin của thánh Giuse thật lớn lao. Hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa trong tất cả mọi việc. Hoàn toàn tin tưởng đến độ hoàn toàn bỏ hết ý riêng để chỉ làm theo ý Chúa. Chỉ cần biết đó là thánh ý Chúa, thánh nhân thi hành ngay không chậm trễ, không tính toán thiệt hơn, không một ý kiến riêng tư, dù nhiều việc rất khó khăn, rất trọng đại, ảnh hưởng đến vận mạng, đến tính mạng của ngài. Như hôm nay, ngài đã toan tính bỏ trốn, nhưng khi nghe thiên thần truyền đạt thánh ý Chúa, ngài đã lập tức bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa. Dù thánh ý Chúa chỉ đến một cách nhẹ nhàng, có khi mơ hồ trong khi mê ngủ, ngài cũng vẫn mau mắn thi hành và thi hành một cách trân trọng, cặn kẽ. Ngài hoàn toàn phó thác mọi việc trong tay Chúa. Ngài coi mình là một dụng cụ trong tay Chúa để Chúa muốn sử dụng thế nào mặc ý Chúa.
Luân lý định nghĩa công bình là trả cho người khác những gì thuộc về họ. Ta có thể nói, công chính là trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Mà con người ta, tất cả những gì ta có, kể cả mạng sống ta, cả linh hồn thân xác ta, tất cả là của Chúa. Nên nếu có sống cho Chúa, hoàn toàn từ bỏ ý riêng để thực hiện thánh ý Thiên Chúa cũng chỉ là điều công bình và hợp lý.
Thiên Chúa là Cha toàn năng và yêu thương ta vô cùng. Nên khi ta bỏ hết ý riêng để thực hiện ý Chúa, ta không bị mất gì mà còn được tất cả. Nhất là được tham dự vào chương trình của Chúa. Chương trình ấy không những ích lợi cho bản thân ta mà còn cho mọi người. Tổ phụ Abraham nhờ sống theo ý Chúa mà đạt được lời Chúa hứa, trở thành tổ phụ của những người tin. Thánh Cả Giuse, nhờ hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa mà đưa công cuộc cứu độ của Chúa đến thành công, mở đầu một dân tộc mới trong Nước Thiên Chúa. Đó chính là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan Chúa đặt lên để coi sóc gia nghiệp của Chúa.
Mừng lễ thánh Cả Giuse, ta hãy noi gương Thánh Cả, biết trả lại cho Chúa những gì thuộc về Chúa. Điều này không phải dễ dàng. Vì con người luôn bị cám dỗ muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng của Thiên Chúa, muốn chiếm đọat quyền làm chủ của Chúa, muốn gạt Chúa ra khỏi đời mình. Nhưng ra khỏi vòng tay của Chúa, con người chỉ trở nên nghèo nàn khốn khổ. Oâng bà nguyên tổ đã muốn làm theo ý riêng, muốn chiếm đọat quyền của Thiên Chúa nên đã trở nên nghèo nàn khốn khổ, trần trụi xấu hổ. Chỉ khi đi theo sự hướng dẫn của Chúa, thực hành thánh ý Chúa con người mới nên phong phú và đạt được ý nghĩa đời mình.
Lạy Thánh Cả Giuse, xin thương che chở phù hộ Giáo phận Hà nội chúng con. Amen.
+ĐTGM.Ngô Quang Kiệt

-------------------------------

 

19/03-32: LẦN CHUỖI VỚI GIA TRƯỞNG 19-3


PM. Cao Huy Hoàng

 

HD. Thật là ý nghĩa và hạnh phúc khi cả gia đình lần chuỗi Mân Côi với suy gẫm Năm Sự: 19/03-32


HD. Thật là ý nghĩa và hạnh phúc khi cả gia đình lần chuỗi Mân Côi với suy gẫm Năm Sự Thương, trong tháng 3 nầy, và nhất là quanh những ngày  mừng Lễ Thánh Giuse, bổn mạng các Gia Trưởng.

Ý nghĩa là vì chúng ta đang được mời gọi sống mùa chay thánh.

Hạnh phúc  là vì chúng ta được chiêm ngưỡng tấm gương chay tịnh của Mẹ, của Thánh Giuse và nhất là của Chúa Giêsu, trong gia đình thánh.

Chúng ta cùng suy niệm về chay tịnh, để gắn bó đời mình, không chỉ với một đoạn đường chay tịnh, mà cả cuộc đời trong tinh thần chay tịnh của Thánh Gia Thất đã đi qua.
Nếu đường chay tịnh của Chúa Giêsu đã bắt đầu từ con đường vui lòng “nầy con xin đến” làm theo ý Cha là bỏ ngai trời xuống làm người thế, thì con đường của Mẹ bắt đầu từ tiếng “xin vâng”, và của Thánh Giuse là âm thầm làm theo ý Chúa “đón nhận Maria trinh nữ mang thai” về bảo dưỡng, chăm sóc.

Cả ba trong gia đình thánh đều bắt đầu bằng sự vâng phục tuyệt đối để ý định của Thiên Chúa được thực hiện.

Cũng vậy, trước khi suy gẫm Năm Sự Thương, tượng trưng cho con đường chay tịnh cuộc đời, chúng ta cùng nguyện xin cho được biết nói lời xin vâng như Ba Đấng

Hát: XIN VÂNG
Năm sự thương

THỨ NHẤT
X. Thứ nhất thì gẫm, Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
Đ. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.

HD. Chúa Giêsu, Đấng Vô Tội, đang lo buồn đổ mồ hôi máu. Ngài lo nỗi lo của Thiên Chúa Cha, là thực hiện chương trình cứu độ. Ngài buồn nỗi buồn của Thiên Chúa Cha, là tội lỗi nhân loại quá nhiều, quá nặng đến nỗi cái giá phải trả, phải đền, đến mức quá đắt. Trong khi đó, ma quỷ vẫn luôn cám dỗ thân phận con người yếu hèn của Con- Thiên-Chúa-làm-người để may ra Ngài quyết định trì hoãn, thối lui. Sự giằng co mỗi lúc mỗi găy go đến nỗi Chúa Giêsu đổ mồ hôi rươm rướm máu hồng.

Chúa Giêsu đang tái hiện nỗi lo buồn của Mẹ Maria khi nhận cộng tác với Thiên Chúa. “Làm sao có chuyện như vậy được. Tôi không hề biết đến người nam”.
Chúa Giêsu cũng đang tái hiện nỗi lo buồn của Thánh Giuse, làm sao chấp nhận được Maria và bào thai trong dạ.
Nhưng rồi cả ba, đều đã chiến thắng nỗi lo buồn, để chương trình của Thiên Chúa được thực hiện, để con người được thứ tha, và được cứu độ.

Lạy Chúa, mỗi gia trưởng chúng con có quá nhiều chuyện lo buồn về đời sống kinh tế vật chất, đã vậy, đôi khi còn lo buồn vì những ham muốn hư hèn tội lỗi.
Xin cho con đường chay tịnh của chúng con phải bắt đầu bằng việc lo buồn chính đáng, đó là: lo buồn vì những tội lỗi mình đã phạm, và quyết tâm không phạm tội nữa.
Xin Mẹ Maria giúp chúng con. Xin Thánh Giuse cầu bầu cho chúng con .

(đọc kinh lạy Cha - mười kinh kính mừng - kinh sáng danh)

THỨ HAI
X. Thứ hai thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
Đ. Ta hãy xin cho đặng hãm mình chịu khó bằng lòng.

HD. Đi sâu vào con đường chay tịnh của Chúa Giêsu là chấp nhận những nỗi đau tàn tạ thân xác, vì những lằn roi của cuộc đời. Chấp nhận mà không kêu than, không oán trách. Chấp nhận để tình yêu và trách nhiệm tròn trĩnh ý nghĩa hiến thân cho người mình yêu, chu toàn trách nhiệm với người mình yêu. Những tên lính kia vẫn tha hồ đánh đập mà không thấy một sức kháng cự, chống trả. Chúa Giêsu đau đớn, tàn tạ nhưng vẫn tiếp tục con đường tình yêu và trách nhiệm: để cứu người tội lỗi, Chúa Giêsu chấp nhận gánh lấy tội lỗi của con người như những lằn roi lún vào da thịt đau thấu xương tủy, thấu tâm can con người.

Mẹ Maria bước theo chân Chúa trên đường tử nạn, không la lên kêu oan, nhưng đau đáu trong lòng mà vẫn phải lúc khóc lóc thảm thiết, rồi lúc nín thinh thút thít cho Con chu toàn Thánh ý.

Chúa Giêsu đang tái hiện nỗi đau thân xác trên dọc dài cuộc đời của Thánh Giuse vất vả, xuôi ngược cho Mẹ và Con Thiên Chúa. Những lằn roi cuộc đời vẫn luôn là tội lỗi nhân loại, chắc chắn cũng in hằn vào thân người Thánh Giuse, thành những dấu vết của hãm mình hy sinh chịu đựng vì chương trình cứu chuộc.

Lạy Chúa, mỗi gia trưởng chúng con, vẫn nhân danh tình yêu và trách nhiệm với gia đình với con cái, nhưng vẫn từ chối những hy sinh hãm mình, những đớn đau cực nhọc, cho hạnh phúc gia đình, thật là vô lý.
Xin cho con đường chay tịnh của mỗi gia trưởng chúng con phải được cụ thể hơn bằng những hy sinh, cực nhọc và chấp nhận tàn tạ đời mình để gia đình được hạnh phúc.
Xin Mẹ Maria giúp chúng con. Xin thánh Giuse cầu bầu cho chúng con.

(đọc kinh lạy Cha-mười kinh kính mừng- kinh sáng danh)

THỨ BA
X. Thứ ba thì gẫm, Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai,
Đ. Ta hãy xin cho được chịu sự sỉ nhục bằng lòng.

HD. Nỗi đau thân xác Chúa Giêsu đã nên kinh khủng thế nào, thì danh dự Con Thiên Chúa của Ngài bị sỉ nhục càng kinh khủng hơn nữa. Triều thiên, vương miện Con Thiên Chúa bây giờ là một vòng gai nhọn hoắc sắc bén gắn lên đầu. Máu trên đầu chảy tràn xuống khuôn mặt để xóa nhòa đi chân dung “Con Yêu Dấu” của Ngôi Thiên Tử.”
 
          Tội càng nặng, gai càng sắc, đâm càng sâu, máu tươi càng phun vọt, khuôn mặt Con Thiên Chúa càng nhòa đi vì đầy lên những dòng máu khô cứng.

          Con Thiên Chúa chịu sỉ nhục để chuộc lại cho nhân loại vinh dự làm con cái Thiên Chúa.

Mẹ Maria cùng chịu sỉ nhục với con trên đoạn đường nầy. Lòng dạ nào được chúc phúc hôm xưa “phúc thay lòng dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho thầy bú”, bây giờ, cũng lòng dạ ấy tan nát như tương khi nhìn đứa con đội vòng gai của tên tử tội. Sỉ nhục của con cũng là sỉ nhục của Mẹ vậy.

Thánh Giuse hẳn cũng đã trải qua những phút tủi nhục trong cuộc đời làm chồng làm Cha, đem danh dự uy tín mình mà đổi lấy bát cơm manh áo và cuộc sống cho vợ con và gia đình, nơi đất khách quê người, nơi mái tranh nghèo nàn ở thôn xưa Nagiaret…

Lạy Chúa, xin cho con đường chay tịnh của mỗi gia trưởng chúng con phải tiến vào sâu hơn để chạm cho được Đấng Cứu Thế bị sỉ nhục. Và noi gương ấy, chúng con vui vẻ hy sinh cả quyền hạn, danh phận gia trưởng của mình để vui lòng phục vụ vợ con.
Xin Mẹ Maria giúp chúng con. Xin Thánh Giuse cầu bầu cho chúng con.

(đọc kinh lạy Cha-mười kinh kính mừng- kinh sáng danh)

THỨ BỐN
X. Thứ bốn thì gẫm: Đức Chúa Giêsu  vác cây Thánh Giá.
Đ. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.

HD. Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ngài đang gánh tất cả tội lỗi của nhân loại trên vai mình, trong đó có tội của mỗi người chúng ta.

Con đường cứu chuộc luôn đi đôi với Thánh Giá. Không có Thánh Giá không có ơn cứu chuộc. Thánh Giá của Chúa Giêsu nặng làm Chúa ngã xuống mấy lần. Tình yêu thương và trách nhiệm cứu rỗi nhân loại đã là động lực thôi thúc Ngài đứng lên, vác tiếp và bước tiếp cho trọn hành trình lên đỉnh đồi tử nạn. Tình yêu thắng vượt những thách đố, những nặng nề của tội lỗi. Trách nhiệm bởi tình yêu và vâng phục Thiên Chúa Cha, và  tình yêu đối với nhân loại thắng vượt những lần ngã quỵ vì thân xác yếu hèn.

Cũng vậy, Mẹ Maria đang vác nỗi buồn đau cùng con đi lên tế hiến. Sự tế hiến mà Thánh Giuse đã cảm nếm suốt một đời gia trưởng.

Tình yêu và trách nhiệm của Ba Đấng mở ra cho mỗi gia trưởng chúng con một bước tiếp trong hành trình chay tịnh: vác thánh giá theo chân Chúa.

Lạy Chúa, Thánh Giá trong đời gia trưởng của chúng con có thể là những lỗi lầm thiếu sót của gia đình, của con cái, của xã hội, mà chúng con phải chấp nhận thứ tha với tinh thần khoan dung hiền dịu. Nhưng Thánh Giá còn là gánh nặng trong cuộc đời rong ruỗi với cái mưu sinh, thấp thỏm với chuyện ăn học, và nhất là gương mẫu trong việc giáo dục đức tin cho con cái.
Xin cho chúng con biết làm gương trong việc vác thánh giá Chúa hằng ngày, để chu toàn trách nhiệm chính yếu cho con cái, là con cái của chúng con và là con cái của Thiên Chúa.
Xin Mẹ Maria giúp chúng con. Xin Thánh Giuse cầu bầu cho chúng con.

(đọc kinh lạy Cha-mười kinh kính mừng- kinh sáng danh)

THỨ NĂM
X. Thứ năm thì gẫm, Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá.
Đ. Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.

HD. Thiên Chúa Cha không tàn nhẫn với Con mình, nhưng tội lỗi nhân loại thì tàn nhẫn khủng khiếp đến độ có thể đóng đinh một con người mang bản tính Thiên Chúa vào cây gỗ của phàm trần. Cây gỗ ấy, chính Thiên Chúa đã tạo sinh ra. Thật trớ trêu. Nhưng sợ trớ trêu khó hiểu ấy lại là sự thật kinh hoàng. Rồi chính Ngài đã chết trên cây gỗ ấy, là cái giá phải trả cho Thiên Chúa để nhân loại được cứu rỗi.

Chỉ có cái chết của Chúa Giêsu  mới xóa được tội lỗi trần gian. Chỉ có cái chết của Chúa Giêsu mới đủ sức giao hòa tội nhân với Thiên Chúa. Chỉ có cái chết của Chúa Giêsu mới trả lại cho con người đặc quyền là con cái Thiên Chúa mà nguyên tổ đã đánh mất.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, có cái chết của Mẹ Maria và cả một đời thánh Giuse chết đi cho hạt mầm cứu rỗi lớn lên.

Lạy Chúa, đường chay tịnh của mỗi gia trưởng chúng con phải kết thúc bằng tế lễ cho Thiên Chúa, mà lễ tế chính là cả linh hồn và thân xác chúng con. “không có tình yêu nào quí hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”. Và để được chết đi, được hiến mạng sống mình cho gia đình, xin cho mỗi gia trưởng chúng con bằng lòng đóng đinh những tính hư tật xấu, đóng đinh những ước muốn thấp hèn, đóng đinh con người cũ của tội lỗi.
Xin Mẹ Maria giúp chúng con. Xin thánh Giuse cầu bầu cho chúng con.

(đọc kinh lạy Cha-mười kinh kính mừng- kinh sáng danh)
PM. Cao Huy Hoàng 10-3-2011

-------------------------------

 

19/03-33: THÁNH GIUSE VỊ GIA TRƯỞNG ÍT LỜI


(Riêng tặng những gia trưởng của Gia Đình Nazareth)

Trần Mỹ Duyệt
 
 

Nếu Thánh Bênađô có một câu nói bất hủ về lòng trung tín và xót thương của Đức Trinh Nữ : 19/03-33


 Nếu Thánh Bênađô có một câu nói bất hủ về lòng trung tín và xót thương của Đức Trinh Nữ Maria: “Xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến với Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.” Thì Thánh Têrêsa d’Avilla cũng có một câu tương tự về Thánh Giuse: “Tôi chưa bao giờ xin điều gì với Thánh Giuse mà không được như ý.”
 
Nếu Thánh Bênađô có một câu nói diễn tả về quyền năng bầu cử của Đức Mẹ: “Nếu ai đã cầu xin với Đức Mẹ mà Đức Mẹ chẳng nhận lời, xin hãy cho tôi biết, để tôi nói cho mọi người đừng cầu xin với Người nữa.” Thì Thánh Têrêsa d’Avilla cũng có một câu còn mạnh mẽ hơn nữa về Thánh Giuse: “Trên trời, thánh Giuse không cầu xin, nhưng truyền lệnh.”
 
Ảnh hưởng của Thánh Giuse trước mặt Thiên Chúa, do đó, nói được là còn mạnh mẽ hơn của Đức Mẹ nếu nhìn theo một tầm nhìn có tính nhân loại. Bởi vì Thánh Giuse không những là dưỡng phụ của Chúa Giêsu, mà còn là chồng đồng trinh của Đức Trinh Nữ Maria nữa. Một mình Đức Mẹ đã làm cho tất cả những ai đến với Mẹ được bằng an, và tin tưởng, thì thêm vào đó, lòng hiếu thảo của Chúa Giêsu dành cho dưỡng phụ của Ngài càng trở nên mạnh thế hơn nữa. Và vì vậy, không có gì khó hiểu đối với câu nói của Thánh Têrêsa: “Trên trời, thánh Giuse không cầu xin, nhưng truyền lệnh.”
 
          Hiển nhiên Đức Maria sẽ kính trọng và muốn làm hài lòng bạn thánh của mình. Và cũng hiển nhiên, Chúa Giêsu muốn làm vui lòng Nghĩa Phụ của mình. Chính vì thế, lời cầu xin của Thánh Giuse có một chỗ đứng rất đặc biệt. Cựu Ước đã cho chúng ta một hình ảnh về sức mạnh và quyền năng này khi giới thiệu về Giuse, người con áp út của Gia-Cóp. Thánh Kinh cho biết, cả Pharaon cũng phải kính nể và trao toàn quyền cho Ông, tới nỗi bất cứ thần dân nào muốn kêu xin chuyện gì, thì nhà vua chỉ nói với họ một câu: “Ite ad Joseph” - Hãy đến cùng Giuse. (Sáng Thế Ký 41:55)
 
Nhưng có một điều xem như khó hiểu, đó là sự im lặng, âm thầm của Thánh Giuse. Một sự im lặng đến ít lời và câm nín. Đối với người nóng nảy. Những kẻ thiếu nhẫn nại, và không có niềm tin vững vàng sẽ cho sự im lặng này là một thái độ bạc nhược, là thiếu năng động. Nhưng một sự thật dường như khó hiểu khác nữa, đó là, cả ba Đấng trong nhà Nazareth đều rất thích sống âm thầm và cũng rất ít lời. Vì thế có thể nói, một sự im lặng thánh đã bao trùm mọi sinh hoạt mái ấm Nazareth. Trong đó, Thánh Giuse được kể là người ít lời nhất.
 
Thật vậy phải đọc và suy niệm kỹ lời do Thánh Linh đã linh ứng cho Mátthêu mới hiểu thế nào là giá trị sự im lặng của Giuse: “Maria mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse. Nhưng trước khi ông bà về chung sống với nhau, bà đã mang thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Giuse, chồng bà là người công chính không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mat 1:18-19).
 
Thánh Giuse là người công chính. Đây là chìa khóa mở cửa tâm hồn thánh thiện của Ngài, và cho phép ta có thể chiêm ngắm sự im lặng của Ngài, một sự yên lặng mang ý nghĩa công chính. Im lặng, ít lời nhưng không nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm. Tiếng nói nội tâm của Ngài đã khiến Thiên Chúa phải lắng nghe và can thiệp. Lối sống và lối hành xử ấy, Thánh Giuse đã thực hiện trong suốt cuộc sống gia đình giữa Đức Maria và Chúa Giêsu. Không ỷ quyền làm chồng, không cậy thế làm cha, Ngài luôn trầm lặng để suy niệm, tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa, nhất là sống theo Thánh Ý ấy. Nói ít và làm nhiều. Ngài đã hướng dẫn Thánh Gia trên hành trình tốt nhất, và vượt qua những khúc quanh nguy hiểm nhất.
 
Sự im lặng của Thánh Giuse còn mang chiều kích tham dự trực tiếp vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Do chiêm niệm và sống lời Chúa, Ngài đã biết mình là ai và vì ý thức được vai trò của mình, nên không muốn ảnh hưởng đến công việc cứu chuộc của Chúa Cứu Thế. Ngài đã hơn cả Gioan Tẩy Giả khi chịu lép vế, chịu ẩn mình để cho Chúa Giêsu được mọi người biết đến. Đức Maria còn nói vài lời mà Thánh Kinh ghi nhận, còn Thánh Giuse thì tuyệt đối im lặng. Một sự im lặng phản ảnh đức tin và đức khiêm nhường. Một sự im lặng do lòng yêu mến Thiên Chúa thúc đẩy.
 
Ngoài ra, Thánh Giuse cũng đã tỏ cho thấy lối cư sử tế nhị của mình khi giới thiệu người bạn đời của mình. Không như những người chồng khác, Thánh Giuse đã rất tế nhị với Đức Maria, mặc dù trong những tình huống rất khó giải quyết. Thí dụ, dịp Mẹ mang thai Chúa Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần, và dịp trẩy hội Đền Thánh trong đó cả Ngài và Đức Maria đã phải vất vả tìm lại Chúa Giêsu. Trước những biến cố này, sự khiêm nhường, đức tin vững mạnh, và lòng yêu mến Thiên Chúa đã biến sự im lặng của Thánh Giuse thành niềm vui, hiệp nhất, và thanh bình cho cả gia đình.
 
Sống trong thời đại tin học và cơ giới hóa, con người phải chạy đua với tốc độ và thời gian. Bị khua động bởi trăm nghìn tiếng va chạm nội tâm cũng như bên ngoài. Về phần mình, nhiều người đã nói nhiều hơn làm, và thường là nói những lời rỗng tuếch, khoe khoang hoặc tiêu cực đem đến sự nghi kỵ, chia rẽ, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhau. Do đó, con người thời đại hôm nay, hơn bao giờ hết cần học nơi tấm gương im lặng của Thánh Giuse. Đặc biệt, đối với những người gia trưởng, những người làm chồng, và làm cha. Phải nói khi nào? Nói gì, và nói như thế nào để đem lại hạnh phúc, an vui, hài hòa trong gia đình. Để đem lại sự bình an cho chính bản thân, gia đình và xã hội chung quanh. Bài học này, nếu khiêm tốn, chúng ta có thể học được nơi Thánh Giuse, vị gia trưởng ít lời.

Lễ kính Thánh Giuse  - 19 tháng 3 năm 2011
Trần Mỹ Duyệt

-------------------------------

 

19/03-34:  TIN TƯỞNG NƠI SỰ CHUYỂN CẦU CỦA THÁNH CẢ GIUSE


Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt

 

Câu chuyện xảy ra vào năm 1856 khi cơn bệnh dịch tả hoành hành tại thành phố Fano ở miền: 19/03-34


... Câu chuyện xảy ra vào năm 1856 khi cơn bệnh dịch tả hoành hành tại thành phố Fano ở miền Trung nước Ý.
Nơi Học Viện của Các Cha Dòng Tên có một học sinh lâm bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ tìm mọi cách để cứu sống thiếu niên nhưng sau cùng đành bó tay lắc đầu thất vọng nói:
- Vô phương chữa trị !
Một trong các Bề Trên học viện khi biết bệnh nhân bị các bác sĩ chê và khoa học không giúp gì được, liền khuyên thiếu niên hãy chạy đến cùng Thánh Cả GIUSE. Cha nói:
- Các bác sĩ bất lực không biết phải làm gì để cứu sống con. Trong trường hợp này, cần một phép lạ. Gần đến ngày 19-3 lễ trọng kính Thánh Cả GIUSE. Chúng ta hãy đặt trọn lòng tin tưởng nơi sự trợ giúp của Thánh Cả GIUSE. Vào chính ngày đó, con hãy sốt sắng rước lễ mừng kính Thánh Cả. Ngoài ra trong ngày 19-3 còn có 7 Thánh Lễ được dâng để tưởng nhớ 7 điều thương và 7 điều mừng của Thánh Cả GIUSE. Phần con, trong phòng con, hãy đặt ảnh Thánh Cả GIUSE và thắp hai cây nến để bày tỏ lòng chúng ta tin tưởng nơi sự cầu bầu quyền năng của Ngài.

Thánh Cả GIUSE đã âu yếm đáp lại lòng tin tưởng và lòng kính mến dành cho Ngài. Chỉ một thời ngắn sau đó cậu thiếu niên được hoàn toàn bình phục. Trước sự khỏi bệnh nhanh chóng và lạ lùng này, Các Cha Dòng Tên đồng thanh công nhận và phổ biến tin vui phép lạ cho mọi người biết. Đây là cử chỉ vừa để tỏ lòng tri ân Thánh Cả GIUSE vừa để khích lệ các tín hữu Công Giáo hãy sùng kính và đặt trọn lòng tin tưởng nơi sự chuyển cầu vạn năng của Thánh Cả GIUSE.
... Câu chuyện thứ hai cũng xảy ra tại Ý nhưng vào thời gian gần hơn, tức là trong thế kỷ XXI này.
Nơi thành phố Niscemi thuộc tỉnh Caltanisetta nằm trên đảo Sicilia ở miền Nam nước Ý, có bà Giuseppa Ticli Galanti 51 tuổi sinh sống. Sau hai lần bị đứt mạch máu não, bà phải ngồi xe lăn và đôi mắt cũng bị tê liệt một phần.
Sáng tinh sương ngày 21-3, lúc vẫn còn nằm trong giường với chồng, bà đã có thị kiến trông thấy Thánh Cả GIUSE tay cầm gậy và truyền cho bà đứng lên. Ông Vincenzo - chồng bà - nghe tiếng động bất thường liền chỗi dậy bật đèn sáng xem vợ mình có cần gì không. Ông ngỡ ngàng ngạc nhiên tưởng mình đang mơ khi trông thấy vợ chẳng những tự động đứng lên không cần ai giúp mà cả đôi chân cũng cử động được. Khi nhìn kỹ hơn thì ông lại thấy đôi mắt bà cũng trở lại bình thường chứ không bị tê liệt một phần như trước.
Khi trông thấy rõ ràng vợ tự mình đi đứng trước mắt, và nhất là sau khi nghe vợ kể lại ”thị kiến” trông thấy Thánh Cả GIUSE, ông Vincenzo không nghi ngờ gì nữa. Phép lạ đã xảy ra! Ông vui mừng điện thoại báo tin ngay cho bốn đứa con đã lập gia đình ra ở riêng được biết. Khi nghe thân phụ nói đến hai chữ ”phép lạ” các con thầm nghĩ rằng có lẽ Ba bị ”mát mát thần kinh” chăng? Nhưng khi chúng đến tận nơi và trông thấy tận mắt thân mẫu - bà Giuseppa - đang đi đứng bình thường và vui mừng gọi tên từng đứa con, thì không ai còn nghi ngờ gì nữa! Phép Lạ đã xảy ra! Mọi người cảm động òa lên khóc và cùng nhau kính cẩn làm dấu Thánh Giá.
Tin vui phép lạ lan nhanh trong xứ và truyền đi như vết dầu loang. Chẳng mấy chốc có khoảng chục người chạy đến để xem ”người được phép lạ”. Họ cũng cảm động đến cầu nguyện trước bức ảnh Thánh Cả GIUSE mà đôi vợ chồng Vincenzo và Giuseppa đặt trên bàn thờ nhỏ để tỏ lòng tôn kính tri ân.
Sau đó chính bác sĩ Salvatore Cunsolo - bạn của gia đình - cũng đến. Ông không ngần ngại tuyên bố:
- Thân chủ tôi bị đứt mạch máu não cách đây 5 năm. Sau đó lại bị thêm lần thứ hai. Tôi nghĩ bà sẽ nằm liệt suốt đời trên giường vì tình trạng sức khoẻ quá kém. Tháng 10 năm vừa qua tôi còn tưởng bà sẽ vĩnh viễn ra đi. Vậy thì, điều xảy ra hoàn toàn không thể giải thích được trên bình diện khoa học!
Riêng ông Vincenzo chỉ đơn sơ bày tỏ:
- Hiền thê tôi hết lòng kính mến vị bảo trợ là Thánh Cả GIUSE. Chính Thánh Cả GIUSE đã cho vợ tôi được khỏi bệnh!
Kinh THÂN LẠY THÁNH CẢ GIUSE
Thân lạy Thánh Cả GIUSE, là đấng bàu chữa và là Cha kẻ đồng trinh. Bởi Thánh GIUSE giữ lòng trinh khiết, nên đáng gìn giữ Đức Chúa KITÔ là chính sự vẹn sạch, và Đức Nữ Đồng Trinh MARIA. Nhân vì Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA là hai của lễ rất châu báu của Đức Chúa CHA, thì con nài xin gìn giữ xác con khỏi mọi bợn nhơ, trí con luôn thanh tịnh, lòng con vẹn sạch hầu con nên trung thành tinh khiết cùng Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA cho đến muôn đời. Amen. (Trích từ ”La Mia Messa”, 1 Gennaio 2012 - 31 Marzo 2012, Anno VI/B, vol.I, Casa Mariana Editrice, trang 375+459-460)
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt

------------------------------

 

19/03-35: THÁNH GIUSE, VỊ BẢO TRỢ QUYỀN NĂNG


Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt

 

Tại một thành phố nước Ý có một tín hữu Công Giáo mang tên thánh rửa tội là Giuseppe: 19/03-35


Tại một thành phố nước Ý có một tín hữu Công Giáo mang tên thánh rửa tội là Giuseppe (Thánh GIUSE). Ông Giuseppe có cuộc sống thật đáng xấu hổ nghĩa là ăn chơi sa đọa. Thế nhưng, ông thường tự hào và khoe với mọi người:
- Tôi mang tên vị Thánh Cả, Quan Thầy người hấp hối. Tôi tin tưởng vững chắc vào ngày cuối đời, tôi sẽ được Thánh Cả GIUSE đến cứu giúp!
Một buổi tối, sau khi vui chơi thỏa thích, ông Giuseppe lê bước trở về nhà. Đến nơi, ông trông thấy cửa nhà hé mở và một luồng ánh sáng kỳ lạ từ trong nhà chiếu ra. Ông bỗng có cảm giác ớn-lạnh với tư tưởng đầu tiên: ”Có lẽ kẻ gian lẻn vào nhà để ăn trộm!” Nghĩ thế nhưng ông lấy hết can đảm mở toang cánh cửa và nói lớn tiếng:
- Có ai đang ở trong nhà không?!
Tức khắc, xuất hiện ngay trước mắt ông hình ảnh Thánh Cả GIUSE cùng với Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA trên tay bồng Chúa Hài Nhi GIÊSU. Cả Ba Đấng chăm chú nhìn ông Giuseppe với nét mặt thật buồn bã. Rồi Thánh Cả GIUSE tiến đến trước mặt ông và nói:
- Làm sao con có thể tự hào mang tên của Ta và hy vọng Ta sẽ cầu bầu cho con vào ngày sau cùng, trong khi con sống bất xứng, xúc phạm nặng nề đến Hai Đấng mà Ta hết lòng yêu mến?
Vừa nói Thánh Cả GIUSE vừa giơ tay chỉ vào Đức Mẹ MARIA đang bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng trên tay!
Nghe đến đây và thấy tỏ tường Ba Đấng đang đứng trước mặt, ông Giuseppe chỉ còn biết quỳ sụp xuống đất. Ông cảm thấy xấu hổ và thật lòng ăn năn thống hối về mọi tội đã phạm với cuộc sống đáng chê đáng trách. Ông thề hứa với Thánh Cả GIUSE, với Đức Mẹ MARIA và với Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng là ông sẽ thay đổi lối sống.
Kể từ ngày ấy ông Giuseppe trở về với Giáo Hội Công Giáo. Ông sống xứng với tên gọi của thánh quan thầy là Thánh Cả GIUSE. Ông cũng cố gắng sống thế nào để vào giờ hấp hối, ông được chính Thánh Cả GIUSE đến giúp chết lành và đưa ông về vui hưởng Thánh Nhan THIÊN CHÚA trên Thiên Đàng.

------------------------------

 

19/03-36: KINH ĐỌC TRONG TUẦN CỬU NHẬT CHUẨN BỊ LỄ THÁNH CẢ GIUSE


(19-3)

 

Lạy Thánh Cả GIUSE, Cha nuôi trung tín của Hài Nhi GIÊSU, phu quân đồng trinh của Mẹ: 19/03-36


Lạy Thánh Cả GIUSE, Cha nuôi trung tín của Hài Nhi GIÊSU, phu quân đồng trinh của Mẹ THIÊN CHÚA, Vị Bảo Trợ quyền năng của Hội Thánh, chúng con chạy đến cùng Ngài để xin Ngài ơn che chở đặc biệt.
Ngài không hề tìm kiếm điều gì nơi trần gian ngoài việc tìm kiếm Vinh Quang THIÊN CHÚA và lợi ích cho tha nhân. Dâng hiến hoàn toàn cho Đấng Cứu Thế, niềm vui của Ngài là cầu nguyện, lao động, hy sinh, chịu đau khổ và chịu chết vì Chúa. Thế gian không biết Ngài nhưng Đức Chúa GIÊSU biết Ngài. Chúa hài lòng nhìn cuộc đời Ngài giản dị và dấu ẩn nơi Chúa.
Lạy Thánh Cả GIUSE, Ngài từng giúp đỡ không biết bao nhiêu người! Chúng con chạy đến cùng Ngài với niềm tin tưởng bao la. Ngài nhìn thấy trong ánh sáng THIÊN CHÚA những gì còn thiếu sót nơi chúng con. Ngài biết rõ những lo âu, những khó khăn và những phiền muộn của chúng con. Chúng con xin phó thác nơi sự ân cầu chăm sóc phụ tử của Ngài chuyện đặc biệt này ... ... Chúng con xin đặt vào đôi bàn tay Ngài từng cứu sống Hài NHi GIÊSU.
Nhưng nhất là, xin Ngài khẩn cầu THIÊN CHÚA ban cho chúng con ơn không bao giờ lìa xa Đức Chúa GIÊSU do tội trọng của chúng con, nhưng được biết Chúa và yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn, cũng như yêu mến Mẹ Chí Thánh của Chúa. Xin Ngài khẩn cầu THIÊN CHÚA cho chúng con biết luôn luôn sống dưới sự hiện diện của THIÊN CHÚA và làm mọi sự vì vinh quang THIÊN CHÚA và vì lợi ích cho các linh hồn, để một ngày kia được chiêm ngắm thánh nhan THIÊN CHÚA và mãi mãi chúc tụng Chúa cùng với Ngài. Amen.(Trích từ ”La Mia Messa”, vol II, Marzo-Aprile-Maggio/2009, Anno III/B, Casa Mariana Editrice, trang 120+145)
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt

------------------------------

 

19/03-37:  VỊ GIA TRƯỞNG ÍT LỜI


Trần Mỹ Duyệt

 

Truyền thống Công Giáo dành tháng 3 để biệt kính Thánh Giuse, Gia Trưởng của Gia Đình: 19/03-37


Truyền thống Công Giáo dành tháng 3 để biệt kính Thánh Giuse, Gia Trưởng của Gia Đình Nazareth. Ngài là một vị thánh tuy rất được sùng mộ vì có nhiều quyền năng bầu cử trước mặt Thiên Chúa, nhưng cũng lại là một con người hết sức ẩn dật và ít lời. Nhân ngày 19 tháng 3, ngày Giáo Hội Công Giáo mừng kính ngài, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thái độ ít nói ấy, và ứng dụng vào đời sống hôn nhân gia đình để giúp thăng hoa hạnh phúc gia đình, đặc biệt trong vai trò người làm chồng và làm cha.
Giuse hay Thánh Giuse là gia trưởng, là người cha, người chồng của Gia Đình Nazareth. Gia đình này gồm Giuse, Maria, và Giêsu, tức là Thiên Chúa Nhập Thể, Đấng Thiên Sai. Sự hiểu biết thông thường mà ai cũng có thể biết nếu để ý đọc Tin Mừng, đó là Chúa Giêsu Kitô khi nhập thể đến với nhân loại, Ngài đã đi qua cửa ngõ gia đình. Ngài không từ trời nhẩy dù xuống. Hoặc từ trong lòng đất nhẩy vọt ra. Điểm nổi bật hơn nữa, là Ngài không xuất thân từ một gia đình giầu có, vương giả nhưng đã chọn sinh ra trong một gia đình nghèo. Dưỡng phụ Ngài - Giuse là một bác phó mộc. Còn mẹ Ngài - Đức Trinh Nữ Maria không thấy nói gì về nghề nghiệp và hiểu như thế có nghĩa đơn thuần là một bà nội trợ.
Riêng cái nghèo của gia đình này thì Thánh Kinh đã miêu tả rất rõ, nghèo đến độ Ông phải chấp nhận đưa gia đình tới tạm trú trong một chuồng nuôi súc vật ngoài thành Belem, dù đó là trong mùa Đông giá lạnh, do không ai chứa chấp vì nghèo. Nhưng điểm chính có lẽ phần đông các gia trưởng của thời đại chúng ta hôm nay cần học hỏi nơi con người ấy là làm thế nào để hướng dẫn, lèo lái một gia đình qua thái độ và cử chỉ ít lời như Giuse đã làm.
Thật vậy, ngay cả đối với những người Kitô hữu, thì vẫn có một điều gì đó xem như khó hiểu về sự im lặng, âm thầm của Giuse. Một sự im lặng đến ít lời và như câm nín. Điều này càng khó hiểu và khó chấp nhận đối với những ai thường ngày nóng nảy, vội vàng, thiếu nhẫn nại, và không có tính tự chủ. Họ có thể coi sự im lặng này là một thái độ bạc nhược, thiếu nam tính, thiếu năng động, không có phản ứng mạnh. Nói theo văn chương và lối diễn tả bình dân, là một anh chàng “sợ vợ”!
Nhưng phải đọc và suy niệm kỹ lời do Thánh Linh đã linh ứng cho Mátthêu viết ra mới hiểu thế nào là giá trị sự im lặng của Giuse. Chính do sự im lặng, ít lời này đã giúp Ông giải quyết rất nhiều những khó khăn và hiểu lầm trong đời sống, cách riêng đời sống gia đình.
Gia đình của Giuse cũng như mọi gia đình khác, cũng có những khó khăn của nó, cũng có những phức tạp của nó. Những điều này đòi hỏi sự quan tâm, lo lắng, và hướng dẫn của một gia trưởng đạo đức, giầu tình thương, kinh nghiệm và có trách nhiệm. Nhờ ít lời, Giuse đã phản ảnh tâm tình và suy nghĩ của một gia trưởng đại đức, hiền lành, quảng đại, hiểu biết. Một người chồng, người cha nhậy cảm đối với nhu cầu, hoàn cảnh và những khó khăn của người khác, cách thực tế hơn là của vợ, của con. Ngôn ngữ đạo đức gọi đó là tâm hồn của người công chính: “Giuse, chồng bà là người công chính!” (Mat 1:19). Luân lý xã hội và tâm lý gọi đó là những người trưởng thành, có ý thức trách nhiệm và đạo đức. “Công chính” chính là chìa khóa mở cửa tâm hồn, và cho phép ta có thể chiêm ngắm sự im lặng của Giuse, một sự yên lặng mang ý nghĩa thánh thiện.
Để tạo ra một gia đình thánh (Thánh Gia Nazareth). Để đạt được danh hiệu “công chính”, Giuse đã thực hành và sống với thái độ “Im lặng”. Có nghĩa là ít lời nhưng không nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm và bổn phận. Ít lời nhưng không lạnh lùng, xa cách và gây căng thẳng, khó chịu cho vợ con. Qua lối sống và hành xử ấy, Giuse đã thực hiện trong suốt cuộc sống gia đình. Không ỷ quyền làm chồng, không cậy thế làm cha, Ngài luôn trầm lặng để suy niệm, tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa, sống theo Thánh Ý ấy. Nói ít và làm nhiều, nhờ đó, Ngài đã hướng dẫn thành công gia đình của Ngài trên hành trình tốt nhất, và vượt qua những khúc quanh nguy hiểm nhất.
Sự im lặng như thế cũng phản ảnh thái độ tự tin và đức khiêm tốn cần thiết. Trong đời sống hôn nhân, gia đình do thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, do thiếu nhận thức về giới hạn và phạm vi của mình, nhiều người chồng, người cha đã có những hành động vũ phu, lộng ngôn và lỗ mãng. Lời nói và hành động họ phản ảnh thái độ thiếu giáo dục, vô đạo đức. Những hành động ấy, ngôn ngữ ấy chỉ nói lên một tâm lý sống thiếu tự tin, thiếu trưởng thành, và thiếu hiểu biết. Những gia trưởng này cần phải học nơi Giuse sự yên lặng. Vì im lặng giúp tự kìm hãm, tự chủ, và khiêm tốn. Chỉ trong thinh lặng, họ mới có thời gian và hoàn cảnh khám phá ra những nét đẹp, những nét đáng yêu của vợ, của con để vui mừng, hãnh diện, đồng thời để nâng đỡ. Chỉ trong thinh lặng, họ mới có thể học để kiểm soát tư tưởng, lời nói và hành động sao cho những lời nói ấy trở thành khuôn thước, trở thành sự an ủi và khích lệ cho mọi thành phần trong gia đình. Qua đó, họ sẽ nhận ra rằng không phải hễ la mắng, chửi rủa, hoặc trấn át vợ con là mọi chuyện đều được giải quyết. Và cũng sẽ hiểu thêm rằng họ không thể áp đặt những thái độ vũ phu để nhằm che lấp những thiếu sót và yếu điểm của mình.
Sống trong thời đại văn minh và cơ giới hóa, con người phải chạy đua với tốc độ và thời gian. Bị khua động bởi trăm nghìn tiếng va chạm nội tâm cũng như bên ngoài. Về phần mình, nhiều người đã nói nhiều hơn làm, và thường là nói những lời rỗng tuếch, khoe khoang hoặc tiêu cực đem đến sự nghi kỵ, chia rẽ, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhau. Những lời nói nhằm thỏa mãn tính kiêu căng, ghen tương, và phách lối. Những lời nói nhằm thỏa mãnh cái tôi ích kỷ, hẹp hòi, nông cạn. Do đó, con người thời đại hôm nay, hơn bao giờ hết cần học nơi tấm gương im lặng của Giuse. Đặc biệt, đối với những người gia trưởng, những người làm chồng, và làm cha. Phải nói khi nào? Nói gì, và nói như thế nào để đem lại hạnh phúc, an vui, hòa bình trong gia đình. Để đem lại sự bình an cho chính bản thân, gia đình và xã hội chung quanh. Bài học này, nếu khiêm tốn, chúng ta có thể học được nơi Thánh Giuse, vị gia trưởng ít lời.
Trần Mỹ Duyệt

------------------------------

 

19/03-38:  THÁNH GIUSE, BẠN ĐỨC MARIA


Tuyết Mai

 

Lạy Thánh Cả Giuse ngài là bạn thanh sạch của Đức Bà Maria, xin cho tất cả chúng con đây là: 19/03-38


Lạy Thánh Cả Giuse ngài là bạn thanh sạch của Đức Bà Maria, xin cho tất cả chúng con đây là những người mang tên Thánh Giuse giống ngài, được bắt chước theo gương sống gia đình rất mẫu mực rất thánh của ngài. Ngài là Đầu và là gia chủ của một gia đình gương mẫu. Ngài đã luôn sống yêu thương và luôn kính trọng Đức Mẹ là người bạn đời của mình. Ngài đã vì kính sợ Thiên Chúa mà Xin Vâng trong tất cả mọi điều để Thánh Ý Thiên Chúa được nện trọn hảo. Vì nghe lời Thiên Chúa mà ngài phải từ bỏ ý muốn sống một mình mà kết hợp với Mẹ Maria để cưu mang Con trẻ Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Chúa Cha, trong Mầu Nhiệm Nhập Thể vô cùng tối cao nhờ quyền phép của Chúa Thánh Thần. Nhờ Thánh Giuse hiểu được như thế là tuy rằng cùng ở chung với Đức Mẹ vô cùng khiết khinh, mà cả hai vẫn giữ được sự trinh khiết, mà ngài đã không bỏ Đức Mẹ Maria đang cưu mang một Đấng Tối Cao mà sau này sẽ Cứu Độ toàn thể nhân loại.
Có phải Thánh Cả Giuse đã hiểu được trách nhiệm vô cùng lớn lao của mình là được Thiên Chúa Tối Cao giao phó trong tay một trọng trách thật vĩ đại mà ngài không dám sao nhãng và từ chối để bảo toàn Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Con Trẻ Giêsu trong suốt thời gian thụ thai và Con Trẻ lớn lên sau này?. Vâng, khi hiểu được một trách nhiệm được giao phó Từ Trên thì Ngài đã làm được gì và ngài đã phải sống làm sao trong một cuộc sống đầy khó khăn và gian nan trước mặt?.
Để gánh vác một gia đình, bình thường đã là một chuyện thật khó, thì hà huống chi ngài biết gia đình của ngài đây mà ngài phải lo lắng và chu toàn là Con Thiên Chúa và Mẹ của Chúa Con Giêsu. Ở đây khi nhắc đến Thánh Cả Giuse có phải tất cả chúng ta ai ai cũng đều phải biết đến Gia Đình Nazarét là một gia đình Thánh Gia với Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Giêsu đấy không?. Một người chồng và một người cha làm nghề thợ mộc rất tầm thường trong một xã hội, mà nghề của ngài chỉ đủ nuôi gia đình trong mức lương rất khiêm nhường, không nói nhưng chúng ta cũng hiểu được rằng gia đình chắc cũng có rất nhiều lúc phải thiếu hụt?.
Nhà thì bằng vách đất đủ cho chúng ta hiểu rằng gia đình không khá giả gì, thế mà các Ngài luôn sống trong yêu thương. Luôn làm tròn bổn phận với trách nhiệm và với chức vụ của mình là cùng nhau hiệp ý để giáo dục và dậy dỗ con trẻ trong tinh thần lành thánh, đạo đức, yêu thương, và bác ái với tha nhân.
Thánh Cả Giuse có một đặc tánh rất tốt mà hầu như ai cũng biết đến là ngài dành rất nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện và làm việc nhiều hơn ngài nói, trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu sống dưới trần gian này. Tâm tình và cuộc đời của Thánh Cả Giuse sống dưới trần gian đã luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa vì ngài đã luôn sống trong tâm tình kính sơ Thiên Chúa và ao ước được dâng trọn cả cuộc đời cho Thiên Chúa. Ngài đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của ngài tuy không như ý ngài muốn nhưng ngài đã biết dành cho Thiên Chúa hai chữ Xin Vâng. Thật tốt đẹp thay nếu tất cả chúng con là những người nam Tu hay có gia đình biết sống một tâm tình giống như ngài thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp, lành mạnh, và lành thánh hơn nhiều phải không thưa Thánh Cả Giuse?.
Xin Thánh Cả Giuse, cho chúng con là những người chồng người cha biết có trách nhiệm và bổn phận là điều chính yếu trong một gia đình nhỏ bé. Không vì tham việc, tham công, tham tiền, tham danh lợi thú trần, mà bỏ bê vợ con. Cho chúng con biết trách nhiệm làm chồng như thế nào để vợ chồng cùng sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau, gầy dựng một gia đình có nền tảng là đạo đức phải được cho lên hàng đầu. Có nghĩa là chúng con để Chúa làm chủ đời sống tâm linh và cuộc đời ngày lại ngày của chúng con.
Có phải khi chúng con có Chúa là chúng con đã có tất cả?. Không gì quan trọng cho bằng là tình nghĩa thiêng liêng đã được Thiên Chúa kết hợp và giao kết cho chúng con là tình vợ chồng?. Có phải chúng con trước kia đã luôn ao ước là được sống gần nhau, yêu thương nhau, và thề ước là sẽ lo cho nhau cho đến trọn đời?. Sướng cùng sướng và khổ cùng khổ?. Thế thì sau khi về chung sống với nhau thì điều gì đã làm cho chúng con phải ra mệt mỏi và chán ngán lẫn nhau?. Điều gì đã làm chúng con ra bất mãn để đến nỗi gia đình phải xào xáo phải đảo lộn cả thứ ngôi?. Điều gì đã làm chúng con không thiết tha trong công việc cáng đáng gia đình, mà lại thiết tha cáng đáng những việc tào lao ngoài đường? Điều gì và điều gì. ...?.
Có phải tiền của, bon chen, xe xua, và giao du quá trớn quá mức đã làm cuộc đời của chúng con ra nông nỗi?. Có phải vì bon chen, ai có gì mình phải có cái nấy, đã làm chúng con bỏ quên trách nhiệm cao cả và quên đi sự cần thiết là cuộc sống gia đình?. Nhất là trong thời đại sống chạy theo duy vật này!. Có tiền thật nhiều, để sắm cho thật nhiều, để chất đầy những thứ không cần thiết không quan trọng làm chủ đích cho đời sống cung phụng cho thân xác đớn hèn này thì mới gọi là thỏa mãn?. Mà không nhìn thấy điều thật thiếu thốn thật nghèo nàn trong tình nghĩa vợ chồng và con cái. Không nhìn thấy sự đói khát và khát khao những ước muốn thật tầm thường của vợ con là họ cần mình?. Cần giờ giấc của mình để chia sẻ, để có giờ bên nhau, để vợ còn biết rằng mình còn có chồng, và con còn biết chúng có người cha còn sống đấy chứ!. Chứ chồng và cha đã chết đâu, nhưng sao gia đình đã trở thành một sa mạc hoang vu và tiêu điều từ hồi nào mà các ông không hay không biết?.
Xin Thánh Cả Giuse hãy mở mắt và nhất là mở tâm hồn của chúng con ra để chúng con biết tiền của Chúa ban cho mức sống bao nhiêu thì tiêu xài trong ngân khoản bấy nhiêu. Biết thế nào là vừa đủ mà không tiêu hao sức lực để gia đình phải đi vào con đường của chia cách của đổ vỡ và đó là mức báo động hiện nay của rất nhiều gia đình đang muốn ly dị và đã ly dị. Cho chúng con biết sống hy sinh giờ giấc và công sức của mình để mong cho vợ con được có chỗ để nương tựa và là Mái Ấm Gia Đình như Gia Đình Thánh Gia vậy ngài ơi!.
Cho chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse luôn sống thật khiêm nhường với những công việc trông thật là tầm thường nhưng đủ nuôi sống một gia đình nhỏ bé. Một mái nhà tranh, hằng ngày dùng đủ, gia đình êm thắm luôn có tiếng nói tiếng cười và nhất là của bầy trẻ, lại còn luôn giúp đỡ những kẻ khốn cùng, đang sống chung quanh. Có phải đôi khi chúng con luôn đi tìm những gì thật xa tầm tay với rồi sau khi đã quá mệt mỏi mới biết tìm và quay trở về thì hỡi ôi. ... người xưa chốn cũ đã đi phương nao rồi?.
Cho chúng con biết quý khi có được con cái là quà tặng Chúa trao ban, là hạnh phúc Chúa giao để chúng con có được hạnh phúc là nhờ chúng. Có phải khi chưa có con thì chúng con van xin khẩn thiết và tha thiết lắm!?. Chúng con đã đi hết chỗ linh thiêng này cho đến chỗ linh thiêng khác để cầu xin cho được mụn con. Rồi chúng con tốn bao nhiêu tiền của để nuôi những bác sĩ cấy cho được thành những thai nhi không theo luật tự nhiên do Thiên Chúa tác tạo.
Rồi thì khi Chúa đã ban cho chúng con được mụn con, thì điều gì đã làm chúng con ra vô trách nhiệm và vô lương tâm, đã để chúng trẻ sống cù bơ cù bất. Mang tiếng là chúng có người cha nhưng không bao giờ cha chúng có mặt ở nhà để mà dậy dỗ chúng. Hoặc vợ mang tiếng là có chồng nhưng sống cũng giống như ông đã chết vì ngày nào cũng bon chen để cho bằng chị hơn em?. Và cho chúng con biết dằn cơn nóng giận vô lối của chúng con để không thốt lên những lời nói thô tục giáng trên đầu của vợ con của mình. Không thượng cẳng tay hạ cẳng chân lên trên vợ con những lúc không được tỉnh táo, cùng quẫn, hay say mèm; vì đã để cho những cơn ghiền của thời đại đang giết chết chính bản thân mình và gia đình.
Cho chúng con biết bắt chước ngài trong tinh thần sống luôn cầu nguyện. Có giờ cầu nguyện cùng với gia đình để xin Thiên Chúa luôn ban cho những ơn cần thiết mà biết gìn giữ linh hồn luôn sống tội lỗi của chúng con. Cho chúng con biết sắp xếp thời giờ để chúng con còn có thời giờ mà cầu nguyện và để gia đình được vui vẻ hạnh phúc bên nhau, để cảm thông, để chia sẻ, và để thương yêu nhau ngày một hơn.
Không gì khôn ngoan cho bằng nếu chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse thì Nước Trời sẽ không xa tầm tay với của chúng con và đó là một bảo đảm và là giấy thông hành để đưa chúng con trở về Quê Trời một nơi muôn đời là Hạnh Phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì chúng con đã biết bắt chước ngài làm một gia trưởng có trách nhiệm và bổn phận trên vợ con của mình.
Amen
Tuyết Mai

------------------------------

 

19/03-39: SUY NGHỈ VỀ SỰ THINH LẶNG CỦA THÁNH GIUSE


Gm. JB Bùi Tuần

1. Đọc Phúc Âm để tìm hiểu thánh Giuse, tôi thấy một bầu khí thinh lặng âm thầm bao phủ Ngài.

 

Có một chọn lựa khiêm nhường trong bầu khí đó. Khiêm nhường ấy đầy khó nghèo và khôn: 19/03-39


Có một chọn lựa khiêm nhường trong bầu khí đó. Khiêm nhường ấy đầy khó nghèo và khôn ngoan.
Sự thinh lặng của thánh Giuse là trường dạy tôi về tu đức, mục vụ và truyền giáo. Tôi gọi đây là sự thinh lặng thánh.
Bởi vì không phải thinh lặng nào cũng tốt cả. Có nhiều thứ thinh lặng tiêu cực. Như thinh lặng vì kiêu căng. Thinh lặng vì lập dị. Thinh lặng vì dốt nát. Thinh lặng vì sợ sệt. Thinh lặng vì bất cần. Thinh lặng vì dửng dưng. Thinh lặng vì hờn giận. Thinh lặng vì ích kỷ v.v...
Trái lại, sự thinh lặng của thánh Giuse là một hoạt động thường xuyên tích cực.
2. Trước hết sự thinh lặng của thánh Giuse tích cực ở chỗ Ngài luôn vâng phục đức tin.
Ngài tin con trẻ mà thiên thần báo mộng sẽ sinh ra bởi Đức Maria, đúng thực là “Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Cho dù gặp muôn vàn thử thách, Ngài vẫn vững tin: Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng ta đó chính là Con Thiên Chúa giáng trần. Con trẻ đó chính là Đấng cứu thế.
Ngài tin Thiên Chúa thương yêu Ngài một cách hết sức đặc biệt. Ngài biết tình thương đặc biệt Chúa dành cho Ngài là hoàn toàn nhưng không, chứ không phải do công phúc nào của Ngài.
Ngài tin vào sứ vụ Chúa trao phó cho Ngài là vô cùng lớn lao. Sứ vụ đó là bảo vệ Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Ngài biết Chúa Giêsu sẽ làm chuyện lớn, nhưng bề ngoài chưa thấy có gì là lớn. Thực nhiệm mầu. Ngài chỉ biết tin. Ngài chưa hiểu hết. Nhưng không thắc mắc. Một sự kín đáo trong niềm tin đầy khiêm tốn, với nhận thức sâu sắc về tình trạng khó nghèo, bất xứng của mình, đó là một sự thinh lặng đáng kính phục.
Bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong hoàn cảnh thời đó nơi đó đầy khó khăn là một trách nhiệm rất nặng nề, đòi nhiều khôn ngoan sáng suốt và đức tin vững vàng. Ngài đã tin vững vàng và khôn ngoan sáng suốt trong thinh lặng. Thinh lặng đó không phải vì sợ. Nhưng vì vâng phục đức tin.
Tin Mừng là một mầu nhiệm “vốn được giữ kín từ ngàn xưa” (Rm 16,25) sẽ được biểu lộ, sẽ được thông báo cách nào, lúc nào, bởi ai, cho ai, thì phải tuỳ ở Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí mà thôi. Chúa muốn như vậy (Rm 16,27). Thánh Giuse cũng tin như vậy.
Tôi thiết nghĩ thánh Giuse đã vâng phục đức tin. Vì thế mà Ngài khiêm tốn thinh lặng, Ngài tin rằng: Sứ mạng Chúa trao cho Ngài không phải là loan báo, mà là bảo vệ và giữ kín.
3. Ngoài ra, sự thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực ở chỗ Ngài được âm thầm đào tạo để có một sự tự do mới.
Đọc Sách Thánh và chuyện các thánh, tôi thấy Thiên Chúa có một lối đào tạo độc đáo đối với các người của Ngài. Khi Thiên Chúa tính chuyện trao cho ai một sứ mệnh khó khăn, Ngài thường đưa họ vào sa mạc. Hoặc sa mạc địa lý là nơi vốn thanh vắng. Hoặc sa mạc tâm hồn là nơi phải thinh lặng.
· Ông Môisen vào sa mạc Madian.
· Thánh Gioan tiền hô vào sa mạc Giuđê.
· Thánh Phaolô vào sa mạc Syria.
· Thánh Benedictô lên núi Subiacô.
· Thánh Phanxicô khó khăn vào hang Assisi.
· Chính Chúa Giêsu vào sa mạc 40 đêm ngày.
Đối với thánh Giuse, sa mạc là tâm hồn thinh lặng của Ngài. Trong sự thinh lặng của sa mạc tâm hồn, Chúa đào tạo cho Ngài có một sự tự do mới. Đó là một sự tự do biết chọn Chúa là tất cả, chọn ý Chúa là trên hết. Một sự tự do sẵn sàng dứt bỏ ý riêng, để mau lẹ thực thi ý Chúa.
Đọc Phúc Âm, tôi gặp thấy một cách nói hay được dùng, khi thuật lại việc phục vụ của thánh Giuse, để vâng phục ý Chúa. Cách nói đó là sẵn sàng và mau lẹ.
Ngài sẵn sàng đón Maria về nhà mình (Mt 1,24). Ngài mau lẹ đang đêm, đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập (Mt 2,14). Ngài liền vội vã chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel (Mt 2,21).
Những thái độ đó, được sự thinh lặng đào tạo, chứng tỏ thánh Giuse có một tâm hồn rất tự do. Không phải tự do đối với của cải và ý riêng, mà là tự do cho Chúa và cho những việc Chúa muốn.
Tôi có cảm tưởng là Chúa đôi khi cũng muốn bản thân tôi và những người thuộc về Ngài, phải bắt chước thánh Giuse xưa, có lúc phải vào sa mạc mà tế lễ Chúa. Tế lễ trong sa mạc là tế lễ trong tình trạng rất thiếu thốn: Không có nhà thờ, bàn thờ, đồ thờ. Không có những trang trọng vật chất. Không có cả những nhân đức cần có. Chỉ còn tập trung vào một mình Chúa đầy tình yêu thương xót. Chỉ còn chính bản thân mình là của lễ mà thôi. Thiếu tất cả, nhưng được tất cả. Chỉ còn thinh lặng tôn thờ và vâng phục với lửa thiêng của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mình như tia hy vọng. Sẽ rất nghèo, nhưng cũng rất vui mừng. Vì thấy mình được thông công vào việc Chúa cứu độ.
4. Sau cùng tôi thấy sự thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực trong sự Ngài âm thầm tu thân giữa đời.
Tu thân nơi thánh Giuse là hằng ngày vun tưới chăm sóc những hạt giống tình yêu Chúa đã gieo trong lòng mình.
Tu thân nơi thánh Giuse là hằng ngày tập luyện, để biết tự do chọn điều lành và tự do bỏ điều xấu.
Tu thân nơi thánh Giuse là tự nguyện sống khó nghèo, giữa những người nghèo khó, để chia sẻ thân phận lầm than vất vả với những người khổ đau.
Tu thân nơi thánh Giuse là thinh lặng phấn đấu thường xuyên với chính mình, để luôn luôn thuộc về Chúa, và cũng để biết sống tế nhị với mọi người xung quanh.
Tu thân nơi thánh Giuse là luôn kết hợp với Chúa, để biết rõ mình. Mình chẳng là gì, chẳng thể làm gì có sức cứu độ, nếu không có sự hỗ trợ của Chúa. Do đó, mình phải chết đi cho chính mình, để quyền năng Chúa ngự trị hoàn toàn trong khắp con người của mình.
5. Những điều suy nghĩ trên đây không có nghĩa là thinh lặng luôn luôn có giá trị hơn nói.
Tôi thiết nghĩ chọn thinh lặng hay chọn nói là một chọn lựa tuỳ ơn gọi. Các ơn gọi và các ơn thánh rất khác nhau. Con đường tốt hơn ta nên chọn là con đường mà sứ vụ Chúa trao cho ta, con đường mà ta cho rằng có thể thực hiện tốt nhất việc mến Chúa yêu người trong những hoàn cảnh cụ thể, đúng với yêu cầu của thời điểm. Chọn lựa của ta phải thực sự khiêm tốn, hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa.
6. Riêng tôi, trong tình hình hiện nay, tôi xin thánh Giuse cho tôi và mọi người chúng ta
· biết thinh lặng hơn để nghe ý Chúa và suy niệm Lời Chúa,
· biết thinh lặng hơn để dâng mình làm của lễ,
· biết thinh lặng hơn để biết cộng tác vào chương trình cứu độ,
· biết thinh lặng hơn để khám phá ra những kỳ diệu Chúa Thánh Thần đang làm trong các linh hồn,
· biết thinh lặng hơn để đón nhận những bất ngờ Chúa gởi đến với đức tin sáng suốt.
Hình như nhiều linh hồn đang được ơn ấy. Họ là những người đơn sơ tỉnh thức và thinh lặng như thánh Giuse. Họ đang thinh lặng gieo rắc hạt giống Tin Mừng giữa xã hội Việt Nam hôm nay.
Gm. JB Bùi Tuần

------------------------------

 

19/03-40:  THÁNH GIUSE – NHẠY BÉN VÀ KIÊN QUYẾT


Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

 

Trong nghi thức làm phép ảnh tượng các thánh, thừa tác viên Giáo Hội cầu nguyện:“Lạy: 19/03-40


Trong nghi thức làm phép ảnh tượng các thánh, thừa tác viên Giáo Hội cầu nguyện:“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa không chê bác việc tạc vẽ tượng ảnh các thánh, để mỗi lần con mắt thể xác chiêm ngưỡng ảnh tượng đó, chúng con cũng dùng con mắt ký ức để suy niệm các hành vi và đời sống thánh thiện của các Ngài mà bắt chước. Chúng con nài xin Chúa làm phép + và thánh hóa tượng ảnh này để tôn kính và tưởng niệm đến…Xin Chúa đoái thương, để ai siêng năng tôn kính…trước tượng ảnh này, thì nhờ công nghiệp và sự che chở của Người, được Chúa ban ơn thánh ở đời này và vinh hiển ở đời sau. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”.
Người Kitô hữu tôn kính các thánh qua các ảnh tượng. Con mắt thể xác chiêm ngưỡng vị thánh thì con mắt ký ức suy niệm hành vi và đời sống thánh thiện của ngài để noi gương bắt chước.
Bước vào tháng kính Thánh Giuse, chiêm ngắm và học nơi Ngài hai nhân đức cần thiết cho đời sống đức tin.
1. Nhạy bén
Đọc Phúc Âm, ta thấy Thánh Giuse có tâm hồn mở ra với tiếng gọi của Thiên Chúa và rất nhạy bén trước ý định của Người.Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hễ biết là ý Thiên Chúa, Thánh Giuse vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn Thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20); rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt 1,20). Nhận ra thánh ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel” (Mt 2,21). Trước Thánh ý Thiên Chúa, Giuse nhạy bén lắng nghe và vâng phục chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để nhạy bén với tiếng gọi của Thiên Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, Ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi Ngài. Thánh Giuse hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, Ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
2. Kiên quyết.
Phúc Âm nói rất ít về thánh Giuse. Nhưng có một điều chắc chắn đã giúp Ngài chu toàn bổn phận bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Điều đó là đức tính kiên định.
Nhạy bén tình hình thực tế nên thấy mối đe dọa cho Hài Nhi, Ngài mau mắn lên đường lánh nạn. Đường xa vạn dặm từ Do thái sang Ai cập mà vợ yếu con thơ, núi đồi hiểm trở, cướp bóc rình rập, nhưng Thánh Giuse luôn kiên quyết đã quyết định là làm cho đến cùng để bảo vệ gia đình.
Đọc Phúc Âm ta thấy rõ đức tính ấy. Từ khi đưa Đức Maria đang mang thai về quê hương Bêlem để khai sổ kiểm tra cho đến khi định cư tại Nazareth, Thánh Giuse luôn kiên quyết bảo vệ gìn giữ gia đình. Về quê quán, đường xa xôi cách trở. Khi đến nơi “Maria đã đến ngày sinh nở”, và phải sinh con “nơi hang đá bò lừa” vì “hai ông bà không tìm được nhà trọ”(Lc 2,7). Chỉ ít lâu sau được lệnh “Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,13). Vâng theo ý Chúa, “ngay đang đêm, Giuse chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người lên đường đi Ai cập” (Mt 2,14). Định cư tại Ai cập cho đến khi nhận được lệnh thiên sứ “hãy đưa con trẻ trở về quê hương”, Giuse “lại chỗi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiaret”. Bất cứ hoàn cảnh nào, dù gặp những thử thách gian truân, Thánh Giuse vẫn can đảm kiên cường vượt qua. Ngài là cột trụ gia đình, kiên nhẫn làm việc đổ mồ hôi nước mắt, bằng sức lao động để nuôi sống và đem lại hạnh phúc cho gia đình. Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn nhạy bén tình hình thực tế và khi đã nghe tiếng gọi của Thiên Chúa thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn kiên định xin vâng trước Thiên ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Nhờ hai đức tính nhạy bén và kiên quyết mà Thánh Giuse đã trở thành đấng bao bọc che chở Chúa Giêsu trong cuộc sống trần thế của Người rất hiệu quả. Đó cũng là bài học quý giá cho đời sống đức tin và trách nhiệm mà Chúa giao phó cho chúng ta. Luôn nhạy bén với tiếng Chúa gọi, nhạy bén với tiếng lương tâm, với các biến cố đời sống, với những biến chuyển của thời đại và với những lời nhắn nhủ của anh chị em mình. Nhạy bén trước những mối nguy hiểm đe dọa những nguy cơ rình rập đời sống, cần kiên quyết để vượt qua. Bất cứ việc gì, đã quyết định là làm cho đến cùng với tinh thần trách nhiệm.
Thánh Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”.Thánh Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống đời thường đã biến thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động.
Lạy Thánh Giuse, xin cho mỗi người chúng con học nơi Ngài, luôn biết nhạy bén và kiên quyết sống theo hướng dẫn của đức tin. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

------------------------------

 

19/03-41:  THÁNH GIUSE – YÊU MẾN ĐỨC  KHIÊM NHƯỜNG


Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng

 

Thánh Giuse được Tin Mừng nhắc đến qua biến cố Giáng Sinh của Đức Giêsu (x. Lc 2, 16 ; 27: 19/03-41


Thánh Giuse được Tin Mừng nhắc đến qua biến cố Giáng Sinh của Đức Giêsu (x. Lc 2, 16 ; 27 ; 33;41 ; 48). Cũng qua biến cố này, chúng ta được biết ngài là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria (x. Mt 1, 18). Ngoài thời niên thiếu của Đức Giêsu ra, chỉ thấy Thánh Kinh đích danh nêu danh tính của thánh nhân thêm một lần nữa trong dịpĐức Giêsu trở về thăm quê hương Nazareth (x. Mt 13, 55).
So với Đức Maria, thánh Giuse ít được nói đến và đặc biệt hơn nữa, không hề có một lời nói nào của ngàitrong Thánh Kinh. Chỉ vỏn vẹn chừng ấy dữ liệu thôi cũng đủ để chúng ta phác hoạchân dung vị Phu Quân của Đức Maria. Ngài được nhắc đến như một vị thánh thầm lặng,một bậc gia trưởng gương mẫu, hay là người công chính đích thực. Nơi vị thánh ấy,chúng ta còn khám phá ra một nhân đức khác nữa rất trổi vượt của ngài, đó là đứckhiêm nhường.
Liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Đức Giêsu, thánh Giuse được biết qua giấc mộng là trở thành chồng và cha trong sự chấp nhận mình không là gì cả. Người ta vẫn nói rằng nam giới thường hay chủ động. Họ cũng rất tự hào về phái tính mạnh mẽ của mình. Trong khi đó Giuse lại trở nên thụ động để đón nhận một con trẻ từ Chúa Thánh Thần.Đây chính là sự khiêm nhường tuyệt vời của thánh nhân.
Khiêm nhường trước hết không phải là thứ tình cảm khinh bỉ hay hạ giá bản thân. Khiêm nhường chính là một thái độ của sự thật đối với Thiên Chúa, đối với người khác và đối với chính bản thân. Nói đúng hơn, khiêm nhường là tiếng vang vọng trong trái tim con ngườivề sự thán phục trước Thiên Chúa Thánh Thiện và Tình Yêu, về cái nhìn tích cực đối với những người khác. Sự thán phục và cái nhìn tích cực ấy cho phép con người sống trong sự thật trước Thiên Chúa và người khác, bước vào bên trong của một mốiquan hệ đón nhận và hỗ tương, và chấp nhận chính mình với những ưu điểm cũng như những hạn chế. Thái độ của sự thật, khiêm nhường dẫn đến tình yêu. Tốt hơn nữa, khiêm nhường tập hợp chung tất cả tình yêu Thiên Chúa, tình yêu người khácvà tình yêu bản thân. (Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư công giáo Théo).
Với cái nhìn ấy, đức khiêm nhường của thánh Giuse giúp cho mỗi thành viên trong gia đình của ngài được triển nở và lớn lên trong sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Tình Yêu, dướitác động của Chúa Thánh Thần.
Đức Trinh Nữ Maria, phận nữ tì hèn mọn và khiêm nhường, lại hoàn toàn tin tưởng một cách mãnh liệt vào lờiđã triển nở trong mình hoa trái của Chúa Thánh Thần (x. Lc 1, 38). Bản thân thánh Giuse, vị Phu Quân mẫu mực, luôn luôn nhận ra thánh ý Chúa trước mỗi biến cố xảy ra trong cuộc đời và mau mắn thực thi điều Chúa truyền dạy (x. Mt 1, 24 ;Mt 2, 14, Mt 2, 21). Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang, nhập thể để mang thânphận con người và cư ngụ giữa loài người(x. Ga 1, 14) thì luôn luôn được gọi là Con Yêu Dấu của Chúa Cha (x. Mc 1,11)vì biết lắng nghe và thực thi thánh ý Chúa Cha (x. Ga 4, 34).
Thánh Kinh cũng chochúng ta biết Thánh Giuse thuộc dòng dõi Vua Đavít (x. Mt 1, 1-16). Tuy nhiên, ngườihậu duệ ấy lại kiếm sống bằng một nghề rất bình thường của một phó thường dânkhông hơn không kém : nghề thợ mộc. Không hề có chức trọng quyền cao trongxã hội, cũng chẳng chọn cho mình một nghề an nhàn thư thái, Thánh Cả Giuse khiêm tốn hành nghề thợ mộc để làm kế sinh nhai và chu cấp cho gia đình. Ngài làm công việc tầm thường ấy một cách phi thường với tất cả lòng mến yêu. Chínhcon người không tầm thường này đã hợp thức hoá cho Ngôi Hai Thiên Chúa được liệt vào dòng giống con Vua Đavít (x. Lc 1, 32). Chính bằng nghề thợ mộc tầm thường ấy,thánh Giuse đã hướng dẫn Con Thiên Chúa Nhập thể bài học làm người để sống đíchthực bản tính nhân loại như những con người khác, ngoại trừ tội lỗi (x. Lc 2,52). Đức Giêsu đã sống trọn vẹn kiếp người đến nỗi sau những ngày rong ruổi khắpđó đây trên đất nước Palestin, Ngài trở về quê hương Nazareth và giảng dậy trong hội đường. Dân chúng rất ngạc nhiên về lời giảng dậy của Ngài và những phép lạ Ngài làm thì đã tự hỏi : « Ông không phải là con bác thợ mộc đó sao?» (Mt 13, 55).
Mừng lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy dâng tất cả các gia đình của mỗingười cho Thánh Cả trong niềm tin tưởng vào lời chuyển cầu rất có thần thế của ngài. Đồng thời cũng xin thánh nhân dạy cho chúng ta luôn quý trọng đức khiêm nhường để thánh ý Chúa được thực hiện trong mỗi khoảnh khắc và trọn vẹn trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng

------------------------------

 

19/03-42:  THÁNH GIUSE – VỊ THÁNH TUYỆT VỜI


Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CScR

 

Tháng thánh Giuse năm nay nằm trong mùa chay. Thực vui và hạnh phúc vì lúc nào trong đời: 19/03-42


Tháng thánh Giuse năm nay nằm trong mùa chay. Thực vui và hạnh phúc vì lúc nào trong đời sống của tôi cũng có thánh Giuse đồng hành. Suy nghĩ về thánh Giuse, một con người thinh lặng, trầm lắng, một con người hết mực làm theo ý Thiên Chúa. Điều ấy giúp tôi hiểu rõ hơn và mộ mến một Đấng Thánh cao cả, tuyệt vời, một vị thánh hay làm phép lạ và một vị thánh đã để lại mẫu gương khiêm nhượng và hiền lành.
Vâng, đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta thấy các thánh sử rất ít đề cập tới Ngài. Nếu không suy nghĩ và thiếu lòng tin, chúng ta sẽ khó hiểu về một Đấng Thánh cao cả, đã được Thiên Chúa chọn lựa làm bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria và là Cha nuôi của Chúa Giêsu.
Tôi luôn yêu mến, tôn kính thánh cả Giuse vì Người là Đấng có uy quyền, thần thế trước mặt Đức Giêsu Kitô và triều thần thánh trên trời. Tôi còn nhớ rất rõ lời của thánh nữ tiến sĩ Têrêsa Avila viết: ” …Tôi nhớ rõ, chưa bao giờ tôi cầu xin sự gì cùng Thánh Cả Giuse mà không được như ý. Kỳ diệu thay, những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban đầy tràn cho tôi, và đã giải thoát tôi khỏi mọi nguy hiểm phần hồn cũng như phần xác, do lời cầu bàu của Vị Thánh vinh phúc này “. Thánh Têrêsa Avila viết tiếp: ” Dường như Đấng Tối Cao ban ơn cho các thánh giúp chúng ta việc này, việc nọ, nhưng kinh nghiệm cho tôi biết thì Thánh Giuse vinh hiển có quyền năng rộng rãi giúp chúng ta trong mọi việc. Như thế là Chúa muốn cho chúng ta hiểu rằng, như xưa Chúa đã vâng phục Thánh Cả dưới thế, đã nhìn nhận Người với quyền làm Cha và làm Giám Quản, thì nay ở trên trời, Chúa cũng sẵn lòng chiều theo ý muốn của Người, mà nhận mọi lời Người cầu xin. Những người khác mà tôi khuyên chạy đến cùng Vị Bảo hộ này, cũng nhận thấy điều ấy như tôi, do kinh nghiệm “.
Thánh nữ Têrêsa Avila, một vị thánh có lòng sùng kính đặc biệt thánh cả Giuse. Thánh nữ cũng như thánh Bênađô, Bà đã nhìn thấy trong một thị kiến. Thánh Têrêsa Avila viết: ” Ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, tôi được xuất thần…Tôi được mặc một chiếc áo thật trắng và chói sáng. Thoạt đầu tôi không biết ai đã mặc cho tôi. Nhưng rồi, tôi thấy Đức Mẹ ở bên hữu và Cha tôi, Thánh Giuse, ở bên tả đã mặc cho tôi. Và tôi được nghe: từ đây tôi được rửa sạch mọi tội lỗi của tôi. Sau việc mặc áo, tôi cảm thấy đầy hạnh phúc và sung sướng, và tôi thấy Đức Mẹ cầm tay tôi và nói: ” Mẹ rất vui thích khi thấy Con tôn sùng Thánh Cả Giuse vinh hiển,. Tôi có thể tin rằng ý định lập dòng của tôi sẽ thành tựu. Chúa Kitô và Hai Đấng sẽ được tôn vinh “.
Riêng tôi, khi sống với người Dân tộc Kơho đã lâu, tôi luôn cảm nghiệm tình thương và sự can thiệp của Thánh Giuse. Sống với người Dân tộc là một niềm vui và hạnh phúc bởi vì theo tôi:” người Dân tộc rất chân thành, đơn sơ và chất phác, nói một cách dân dã hơn là người Dân tộc còn chân chất núi rừng dù rằng cuộc sống hôm nay với đà văn minh tiến bộ, họ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tấm lòng của họ vẫn luôn tốt đẹp. Họ đã theo Chúa thì tôn kính Chúa và nhiệt tâm với đạo. Tôi vẫn nói với họ về vai trò của Thánh Giuse và Đức Mẹ. Nhiều người Dân tộc có lòng sùng kính Hai Đấng một cách rất đặc biệt. Tôi luôn khuyên nhủ họ chạy đến với Thánh Giuse, xin Ngài an ủi, đỡ nâng trong mọi hoàn cảnh thuận cũng như nghịch. Người Dân tộc đã được rất nhiều ơn lạ và họ cũng như tôi luôn tin tưởng cậy trông Hai Đấng: Mẹ Maria và Thánh Giuse. Mùa nào, tháng nào kính Mẹ và kính Thánh Giuse, chúng tôi đều có những giờ, những giây phút cầu nguyện và lòng tôn kính đặc biệt “. Tôi còn nhớ, một hôm tôi đang ngồi đọc Kinh Nhật Tụng trong phòng, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy một chị Dân tộc vai đeo một đứa con nhỏ và tay dắt một đứa khác đang đứng ngoài sân Nhà xứ, tôi làm dấu, gấp sách lại và ra gặp chị, tôi chào chị và hỏi chị:
- Chị ở đâu tới đó?
- Chị chào tôi ( Niam să Bap – chào Cha ).
Tôi chào chị và nói:
- Chị đi đâu đấy?
Chị thưa:
- con xin Rửa tội cho con của con ( An dăn Bap rào tis oh ăn dê ).
Tôi hỏi:
- ”Sao chị sinh hai đứa gần nhau thế?“.
Chị thưa:
- Chúa, Mẹ và Thánh Giuse cho.
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi chị nói tới cả Thánh Giuse và thán phục về đức tin của chị.
Tôi thầm cám ơn Chúa vì Ngài đã cho những người nhỏ bé, những người ít học, ít chữ biết Thánh Giuse. Tôi mời chị vào nhà thờ, rồi tôi Rửa tội cho đứa con trai bé của chị mới sinh được hơn một tháng.
Trước ảnh Đức Mẹ Ban Ơn và Thánh Giuse, tôi đã tạ ơn hai Đấng và nói với chị cám ơn Mẹ và Thánh Giuse. Chị đã cúi đầu rất sốt sắng cầu nguyện tạ ơn Đức Mẹ và Thánh Giuse. Chị đã trao, đã dâng đứa con trai bé nhỏ cho Thánh Giuse. Tôi rất cảm động về thái độ, cử chỉ cung kính của chị dân tộc Kơho đối với Chúa, Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Tháng Thánh Giuse, người Dân tộc thường có thói quen hái bông rừng dâng kính Thánh Giuse. Hôm nay, tháng 3 đã đi được một nửa, mùa chay đã về, ngồi đây, tôi nghĩ lại những tháng ngày ở vùng truyền giáo Dân tộc Kơho. Tập tục, nhân sinh quan, vũ trụ quan của họ như: Ù dùl kơnắc (đất một cục). Rắc dùl nơm rơsòn (chim một tổ). Tê kăc kòe (tay suốt lúa). Yơng lot gùng (chân để đi) bơr rắc Yàng, dơschờ (miệng để cầu nguyện, để hát) vv… giúp tôi càng hiểu người Dân tộc hơn.
Trong niềm vui mừng kính Thánh Giuse, một Đấng Thánh tuyệt vời, một Đấng Thánh hay làm phép lạ, luôn truyền lệnh hơn là van xin (lời Thánh Têrêsa Avila). Tôi và anh chị em dân tộc Kơho đang sống hạnh phúc bên núi rừng, bên bản làng Cao nguyên để chuẩn bị mừng kính Thánh Cả Giuse ngày 19/3.
Xin Thánh Cả Giuse, giúp mọi người chúng con biết khiêm nhường, hiền hậu như Thánh nhân để chúng con luôn noi gương bắt chước Ngài làm theo Lời Chúa. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CScR

-------------------------------

 

19/03-43: BÓNG THÁI SƠN


Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

 

Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi: 19/03-43


Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi những người mắc nợ đến để yêu cầu thanh toán nợ nần. Ông phán bảo những con nợ rằng: nếu các ngươi không thể trả nợ cho ta ở đời này thì các ngươi phải cam kết thề hứa một cách trọng thể là sẽ hoàn trả các món nợ của các ngươi ở kiếp sau, ta sẽ đốt hết các tờ khế ước mà các ngươi đã ký kết với ta. Nghe vậy, người thứ nhất mắc nợ ông 10 lượng vàng đến qùy gối thưa:
- Thưa ông, trong kiếp sau con hứa trả nợ cho ông bằng cách làm con ngựa để ông cưỡi lên và con sẽ đưa ông đi bất cứ nơi nào ông muốn.
Người thứ hai mắc nợ ông 100 lượng vàng cũng đến qùy gối và thưa:
- Thưa ông, trong kiếp sau con xin chấp nhận làm trâu kéo cày, kéo xe chở đồ cho ông để hoàn trả món nợ đời này.
Người phú hộ ưng nhận lời hứa của hai người này và bằng lòng đốt tờ khế ước xóa nợ cho họ.
Sau cùng, người thứ ba với món nợ cũng rất khổng lồ là 1000 lượng vàng cũng đến qùy gối trước mặt ông và thưa:
- Thưa ông, để hoàn trả món nợ khổng lồ của con với ông từ trước đến nay, kiếp sau con sẽ làm cha của ông.
Nghe vậy, người phú hộ tức giận, ông truyền đem roi sắt đến đánh cho một trận nhừ tử vì tội vô lễ và bất kính, nhưng người này bình tĩnh giơ tay ngăn cản người phú hộ và xin được phân trần sự việc. Ông nói:
- Thưa ông, con vốn biết món nợ của con lớn lao lắm, cho dù kiếp sau con có làm thân trâu ngựa cũng không đủ trả nợ cho ông, nhưng con sẵn sàng làm cha của ông, vì chắc hẳn ông cũng quá rõ trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với con cái mình. Con sẽ làm việc ngày đêm để lo cơm ăn áo mặc cho ông. Con sẽ che chở cho ông như cha mẹ che chở đứa con thơ và chăm sóc ông những khi ông đau ốm cho tới tuổi già, con sẽ không ngại bao gian khó hy sinh nào, cho dù có phải hy sinh tính mạng để ông được no ấm và không thiếu thốn gì, và khi chết, con sẽ để lại cho ông tất cả gia tài mà con đã thu tích được với sức lao động và mồ hôi nước mắt của con. Ông thử nghĩ xem đó có phải là cách đẹp nhất để con trả món nợ khổng lồ kia cho ông sao?
Người giàu có lim dim đôi mắt trầm tư lắng nghe. Một lúc sau ông gật gù mỉm cười rồi đứng dậy đốt bỏ khế ước, tha món nợ khổng lồ của hắn như đã tha cho hai người trước.
Câu chuyện trên đây phản ánh phần nào về tình yêu và trách nhiệm của người cha trong gia đình. Khi con còn thơ “cha là con ngựa con cỡi con chơi”, và khi con đã khôn lớn cha là chỗ dựa vững chắc cho con niềm tin, nghị lực dấn thân vào đời. Tình cha thật ấm áp, thật thân thương trìu mến. Tình cha là một tình yêu không thể thiếu cho con cái sự tự tin, tính ngay thẳng để bước đi trong cuộc đời như lời bài hát “Tình cha” đã diễn tả:
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan,
Ân tình đậm sâu bao nhiêu,
Cha hỡi Cha già dấu yêu
Và con nhớ mãi những ngày tháng qua
Kỷ niệm năm nào khó phai trong long
Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha,
gian khổ ngày đêm chăm lo
Mong muốn con được lớn khôn
Còn nhớ những ngày ấy,
những đêm trường giá lạnh
Và Cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài
Nhè nhẹ hôn con và Cha khẽ nói: Này con yêu ơi...
Con hãy nhớ.. hãy nhớ...
lời Cha sống cho nên người
và con hãy chớ bao giờ dối gian
Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm!
Những lời của Cha năm xưa
Con nguyện ghi sâu trong tim
Cha hỡi Cha già dấu yêu...
Vâng, chấp nhận trở nên người cha, người mẹ của ai là như tự gánh lấy cho mình một món nợ khổng lồ mà chỉ có thể hoàn trả đầy đủ bằng tình thương mà thôi. Thật vậy, tình thương của người cha là tình thương không tiền bạc nào có thể mua được. Nó là thứ tình thương chân thật và sâu xa, là phản ánh tình thương bao la của Thiên Chúa với nhân loại. Cho đi cách nhưng không và không mong được đền ơn báo đáp.
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội tôn vinh một người cha trong gia đình là Cha Thánh Giuse. Ngài đã trở thành mẫu gương cho tấm lòng của một người cha luôn dấn thân cách dứt khoát, không nề quản gian nan để bảo vệ gia đình và giúp gia đình vượt qua những sóng gió nghi nan. Ngài luôn bình tâm trước mọi biến cố thăng trầm của dòng đời. Ngài luôn can trường để vượt qua mọi gian nan khốn khó. Ngài không chùn bước trước khó khăn và nhất là luôn đón nhận thánh ý Chúa với niềm tin yêu phó thác và cậy trông.
Nhìn vào cuộc đời của Ngài, có lẽ Ngài là một người cha đầy bôn ba, đầy vất vả. Ngài đã phải dẫn dắt gia đình đi qua biết bao sóng gió nguy nan ùa tới như muốn nhận chìm gia đình. Sự khốn khó nguy nan đã khởi sự từ ngày Con Thiên Chúa hạ sinh. Thánh Giuse đã phải đối phó với biết bao cực nhọc. Từ việc bôn ba tìm kiếm quán trọ cho mẹ con hài nhi. Rồi đưa vợ con trốn chạy sang Ai Cập. Nơi đất khách quê người Ngài đã phải vật lộn với miếng cơm manh áo từng ngày cho gia đình. Thế nhưng, Ngài đã vượt qua tất cả. Ngài vẫn mãi mãi là chỗ dựa vững chắc cho gia đình thánh gia. Ngài đã chu toàn bổn phận một gia trưởng trong gia đình đầy khó khăn, với những sóng gió tư bề. Vì thế, cuộc đời của Ngài thực sự là một mẫu gương cho các người cha. Một người cha không sợ nghi nan, không thoái thác trách nhiệm nhưng luôn là điểm tựa cho gia đình được yên vui và hạnh phúc.
Và có lẽ, cuộc đời hôm nay vẫn rất cần những con người như Cha Thánh Giuse. Một người cha để bảo vệ gia đình khỏi những sự tấn công của tục hoá đang làm băng hoại luân lý gia đình và xã hội. Một người cha có trách nhiệm để mang lại cho vợ con điểm tựa của cuộc sống. Một người cha dám quên đi hạnh phúc riêng của mình để mang lại an cư lạc nghiệp cho gia đình. Một người cha biết tuân phục thánh ý Chúa để nêu gương sống đạo cho con cái. Một người Cha dám chấp nhận mọi đắng cay, cực khổ để mong mỏi đàn con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:
"Còn Cha gót đỏ như son
Đến khi Cha mất, gót con dính bùn"
Ước mong cho các người cha trong giáo xứ chúng ta luôn biết noi gương thánh Giuse để trở thành chỗ dựa cho đàn con. Ước gì tình thương và tấm lòng của mọi người làm cha đểu được con cái tôn vinh:
Cha là núi cả trên cao
Cho con sỏi đá đi vào trần gian
Cha là nghiêm khắc vô vàn
Cho con chân cứng đá mềm trường chinh
Chính tình cha vững bền như thế mà đạo làm con luôn dạy phải khắc ghi trong lòng:
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

------------------------------

 

19/03-44: HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ


Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

 

Cái tựa đề của bài suy niệm này thoạt nghe có vẻ đao to búa lớn. Nói về Thánh cả Giuse, mộ: 19/03-44


Cái tựa đề của bài suy niệm này thoạt nghe có vẻ đao to búa lớn. Nói về Thánh cả Giuse, một người thợ mộc bình thường với những lời lẽ như thế có hơi quá khích chăng ? Để thẩm định đúng sai, thái quá hay bất cập, không gì hơn ta hãy xem Thánh Kinh nói gì về Thánh Cả. Bài Tin Mừng trong Thánh Lễ kính Thánh Giuse tường thuật lời của Sứ thần : “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”(Mt 1,20-21)

Theo Thánh Kinh, tên là người và tên cũng nói lên sứ mạng của người ấy. Giêsu nghĩa là Thiên Chúa cứu độ. Cái tên này vừa nói lên căn tính vừa nói lên sứ mạng của con trẻ. Chính Giuse phải đặt tên cho con trẻ. Cũng theo Thánh Kinh, việc đặt tên nói lên trách vụ đào tạo, giáo dục. Và chính Thánh Cả Giuse đảm nhiệm trách vụ cao cả này. Theo lời Sứ thần thì Thánh Giuse phải đảm nhận trọng trách giáo dục, đào tạo nên Giêsu (Thiên Chúa cứu độ) cho nhân trần.

Con người là sinh vật có tính giáo dục. Chính sự giáo dục đã góp phần quan trọng để con người lớn lên và phát triển thành người xứng với phận người. Khi vào trần gian, để làm người thì Con Thiên Chúa hẳn không đi ra ngoài quy luật này. Theo truyền thống Đông phương trước đây, con cái trong nhà chịu ảnh hưởng của người cha tương đối nhiều. Cái hiện tượng này bắt nguồn từ cái vị thế quyền lực của người cha trên con cái và đặc biệt nơi chính cái đạo hiếu thảo. “ Quân xử thần tử, thần bất tử thần bất trung. Phụ xử tử vong tử bất vong tử bất hiếu”. Chính vì thế mà dấu ấn của người cha trên con cái thật là đáng kể. Và hệ quả kéo theo là : “ cha nào con nấy”, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Quan niệm đề cao vị thế của người đàn ông, người cha gia đình trong xã hội thời Chúa Giêsu dường như không khác mấy so với xã hội nước ta bấy giờ.

Ta cần chân nhận rằng một trong những phương pháp giáo dục, đào tạo hữu hiệu đó là làm gương sáng. Nào chúng ta hãy xem tấm gương của Thánh Cả Giuse đã phản chiếu trên nhân cách, lối ứng xử và cuộc đời của Chúa Giêsu như thế nào.

1. Giuse : người công chính: Hai tiếng “công chính” theo Thánh kinh không chỉ có nghĩa là ngay thẳng, chính trực… như là một trong các nhân đức nhân bản mà đặc biệt muốn nói đến sự tín thành trong tình yêu. Thánh Phaolô khi nói Thiên Chúa là Đấng Công chính nghĩa là Thiên Chúa luôn tín trung với lời đã hứa, với giao ước đã ký kết với dân Người. Dù Israel có thay đổi thì Thiên không hề đổi thay. Phía con người, chúng ta được nên công chính nhờ tin vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giesu Kitô ( Rm 3,26; 10,4 ). Thánh Giuse đã yêu Maria thì dù trước sự thể không hiểu được là Maria mang thai không phải bởi mình thì Ngài vẫn mãi yêu Maria. Vì yêu Maria nên Giuse không muốn làm hại bạn mình. Ngài đã chọn con đường rút lui trong âm thầm, một giải pháp thua thiệt cho bản thân vì sẽ mang tiếng là “sở khanh”. Một quyết định can đảm nói lên tình yêu và tấm lòng quảng đại của Ngài. Giuse đúng thật là người công chính. Tấm gương sáng Giuse đã phản ánh rõ nét trên cuộc đời của Chúa Giêsu sau này. Dù bị nhiều luật sĩ, biệt phái âm mưu hãm hại, dù bị cả người thân hiểu lầm là mất trí thì Giêsu vẫn không ngừng giáng phúc thi ân cho những người bất hạnh. Dù biết các môn đồ sẽ bội phản, Người vẫn cúi xuống rửa chân cho các ông và nhận các ông làm bạn hữu. Dù bị quân lính hành hạ, bị các Tư Tế sỉ nhục, bị dân chúng “ ăn cháo đái bát” thì Giêsu vẫn yêu thương xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết. Viên sĩ quan dưới chân thập giá đã thốt lên : “ Quả thật, ông này là người công chính” ( Lc 23,47 ).

2. Giuse: người thực hiện thánh ý Chúa: Thoạt nhận ra thánh ý Thiên Chúa dù chr là trong giấc mộng, Giuse đã mau mắn thi hành : đón nhận Maria về nhà làm bạn; dẫn con trẻ và Mẹ Người sang Ai Cập lánh nạn; đem hai mẹ con trở về Nagiarét. Một Giuse luôn đặt thánh ý Chúa trên hết đã dệt nên một Giêsu luôn lấy thánh ý Cha làm lương thực của mình. (x Ga 4,34), một Giêsu luôn nỗ lực vâng theo Thánh ý Cha trên trời : “ Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha”(Mt 26, 39).

3. Giuse: người cha nhân hậu: Những tháng ngày học nghề thợ mộc với Giuse có lẽ đã gợi mở cho Giêsu nhiều điều để rồi sau này Người mạnh dạn nói với người Do Thái : Cha ta làm thế nào, ta làm như vậy; Ta không làm điều gì mà không thấy Cha ta làm. Trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu, chắc chắn dụ ngôn “người cha nhân hậu” là dụ ngôn đẹp nhất về tình Cha trên trời. Phải chăng kỷ niệm ở Đền Thờ Giêrusalem năm lên 12 tuổi đã ghi đậm vào tâm khảm của Giêsu ? Hình ảnh Thánh Giuse không nói một lời quở trách, chỉ biết mừng vui và dẫn con trẻ về đã giúp cho Giêsu hiểu về lòng nhân hậu bao la của Cha trên trời.

“Hổ phụ sinh hổ tử”. Thật là chính đáng và hợp lý để áp dụng ngạn ngữ này cho Thánh Cả Giuse. Chúng ta đã yêu mến và tôn kính Thánh Cả cách đặc biệt. Chúng ta đã thường chạy đến nương nhờ Ngài trong những hoàn cảnh khó khăn : rất tốt. Chúng ta thường nhờ Ngài phù trợ những khi xây dựng các công trình : rất tốt. Tuy nhiên có lẽ điều tốt nhất là xin Thánh Cả cầu bàu để ta trở thành người giáo dục, đào tạo nên những Giêsu cho đời. Đồng thời biết noi gương Thánh Cả sử dụng phương pháp đào tạo hàng đầu là làm gương sáng cho con cháu chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

------------------------------

 

19/03-45:  LỜI CẦU XIN CÙNG THÁNH CẢ GIUSE


Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc long

 

Trong tập tục đạo đức của Hội Thánh Công giáo, Thánh Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu trên: 19/03-45


Trong tập tục đạo đức của Hội Thánh Công giáo, Thánh Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian cùng với Đức Mẹ Maria được tôn kính sùng mộ cách đặc biệt.
Tháng ba hằng năm là tháng dành kính Thánh Giuse. Một năm có hai ngày lễ mừng kính Thánh Giuse: ngày 19.03. và ngày 01.05.

Tên Thánh cả Giuse được nhắc kể đến 05 lần trong Phúc âm theo Thánh Matthêo (Mt 1,16,18,19,20,24); 05 lần trong phúc âm theo Thánh Luca (Lc 1,27; 2,4,16;3,23;4,22), và 01 lần trong Phúc âm theo Thánh Gioan (Ga 1,45).
Tên Thánh Giuse được nhắc đến trong Phúc âm như vậy đều có liên quan đến đời sống Chúa Giêsu vào giai đoạn thời thơ ấu Chúa Giêsu sinh ra làm người trên trần gian. Từ giai đoạn thời Chúa Giêsu trưởng thành ra giảng đạo nước Thiên Chúa, tên Thánh Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu, không còn được nhắc tới nữa.
Cũng không có sách nào ghi viết tiểu sử của Thánh Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu. Nhưng Thánh Giuse lại là vị Thánh được cả Hội Thánh hoàn vũ biết đến với lòng cung kính sùng mộ xưa nay.
Sử sách không ghi chép nói gì về cuộc đời Thánh Giuse, nhưng những đặc thù cá biệt tốt lành thánh thiện của cuộc đời Thánh Giuse lại luôn sống động cùng là gương mẫu cho mọi người trong đời sống.
Trong đời sống làm người xưa nay, khi lớn lên đi vào đời, con người ai cũng phải làm việc xây dựng bản thân mình, cùng góp phần kiến tạo đời sống xã hội chung cũng như riêng. Và có như thế, đời sống con người mới có phát triển và có hạnh phúc.
Chính vì thế, trong kinh cầu Ông Thánh Giuse có lời ca tụng cầu xin: “Ông Thánh Giuse là mẫu mực các kẻ làm ăn.“
Xưa nay gia đình là nền tảng của xã hội cũng như của Hội Thánh. Đời sống gia đình có niềm vui hạnh phúc không phải vì gia đình có đời sống của cải sung túc dư thừa, tuy của cải là yếu tố cần thiết để sinh sống. Nhưng hạnh phúc gia đình còn tùy thuộc nơi đời sống tinh thần nhiều hơn nữa.
Vì thế, người tín hữu Chúa Kitô cầu xin cùng Thánh Giuse qua lời cầu trong kinh cầu: “Ông Thánh Giuse là Đấng mọi nhà phải cậy nhờ cho được vững vàng“
Cuộc đời con người ai cũng mong muốn sao cho xuông xẻ thuận buồm xuôi gió trong mọi giai đoạn đường đời. Nhưng nỗi vướng trở khúc mắc, niềm bất hạnh đau khổ thường xảy đến trong đời sống nhiều hơn. Gặp vướng mắc vào hoàn cảnh như thế, là con người hầu như ai cũng lúng túng chao đảo mất tinh thần. Những lúc như thế này, niềm tin, sự an ủi rất cần thiết cho tinh thần được đứng vững, nhất là khi cảm nhận thấy có người cùng thông cảm nâng đỡ.
Vì vậy, trong kinh cầu Thánh Giuse, chúng ta thành khẩn giới thiệu kêu xin: “Ông Thánh Giuse yên ủi các kẻ khốn nạn.“
Trong đời sống sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần là món qùa tặng cao qúy của Trời cao, mà không gì có thể so sánh với, cùng không sao mua được bằng tiền bạc. Chúng ta có hay không có sức khoẻ. Khi có sức khoẻ phải gìn giữ bảo vệ. Khi sức khoẻ yếu kém cần phải tìm cách chữa chạy để có trở lại. Thuốc uống là phương pháp cần thiết cho việc chữa trị để sức khoẻ bình phục trở lại. Nhưng lòng cậy trông vào sức thiêng liêng cũng là phương dược hiệu nghiệm giúp cho không chỉ tinh thần mà còn cả thể xác tìm trở lại được sức sống phấn khởi vươn lên.
Nên, người tín hữu Chúa Kitô trong kinh cầu đã có tâm tình cầu xin: “Ông Thánh Giuse làm cho kẻ liệt lào được cậy trông.“
Đời người xưa nay ai cũng có ngày mở mắt sinh ra trong đời sống. Khi sinh ra bước chân vào đời, thường con người hay nắm chặt bàn tay. Qua cử chỉ này muốn truyền đi tín hiệu: tôi ham sống. Đời sống là niềm vui. Tôi sẵn sàng bắt nắm cơ hội sống vươn lên!
Nhưng đời sống đâu có ai được mãi trẻ khoẻ đẹp. Trái lại, ai cũng có ngày cùng tận. Khi ngày cùng tận tới kề, lúc đó sức lực cũng hết, đôi bàn tay nắm chặt ngày còn thơ bé, lúc thanh thiếu niên, quãng đời trưởng thành, giờ đây duỗi buông xuôi thẳng mềm ra. Đức tin vào Thiên Chúa là điểm tựa cuối cùng của đời sống.
Và trong giờ phút đó, người có niềm tin kêu xin: “Ông thánh Giuse là quan thầy các kẻ mong sinh thì“
Chúa Giêsu sinh sống trên trần gian giữa con người tất cả 33 năm. Ngài dành ba năm đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cho con người. Trong quãng thời gian đó, Ngài kêu gọi 12 Tông đồ làm nền tảng xây dựng Hội Thánh ở trần gian. Sau khi Chúa Giêsu trở về trời, Hội Thánh do Chúa Giêsu thành lập trên nền tảng 12 Tông đồ có nhiệm vụ tiếp tục sứ mạng gìn giữ, làm chứng cùng loan truyền giáo lý Chúa đã rao giảng cho con người: Anh em hãy đến với muôn dân!
Trong dòng thời gian lịch sử hơn hai ngàn năm, Hội Thánh Chúa Giêsu đã trải qua không biết bao nhiêu biến cố thắng trầm, vâng có rất nhiều chao đảo biến đổi. Nhưng đức tin vào Chúa là sức mạnh giúp Hội Thánh vượt qua khó khăn, vượt qua được sóng gió cùng thung lũng bóng tối.
Nhìn vào Thánh Giuse, là người gìn giữ bảo vệ gia đình Chúa Giêsu ngày xưa, nên Giáo Hội hằng kêu xin cùng Thánh nhân trong kinh cầu: “Ông Thánh Giuse gìn giữ phù hộ Hội Thánh.“
Dù mỗi người có thể nhìn vào Thánh Giuse với cách nhìn tầm hiểu biết khác nhau. Nhưng Thánh Giuse vẫn luôn là gương mẫu cho người tín hữu Chúa Kitô về đời sống đức tin vào Thiên Chúa trong mọi cảnh ngộ đời sống.
“Ông Thánh Giuse là Đấng rất trung nghĩa“
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc long

------------------------------

 

19/03-46: ĐỜI SỐNG THANH NIÊN GIUSE QUAY 3600


Lm. FX. Nguyễn Hùng Oánh

 

Nếu chàng thanh niên Giuse khoảng ba mươi thì đúng vào tuổi “tam thập nhi lập” (tuổi ba mươ: 19/03-46


Nếu chàng thanh niên Giuse khoảng ba mươi thì đúng vào tuổi “tam thập nhi lập” (tuổi ba mươi trưởng thành) hoặc như hình vẽ một ông gia tặng cho thánh Giuse thì ông vào tuổi “tri thiên mệnh” (tuổi năm mươi biết được sắp đặt của trời ). Dầu vào tuổi nào, Giuse khi đa ký “hôn ước” với cô Maria thì Giuse vẫn muốn sống theo cuộc sống gia đình như mọi người nghĩa là vợ chồng sẽ sống chung với nhau vàsinh con cái càng nhiều càng tốt (trước khi Chúa gọi).
Do thái không có quan niệm như ta: cưới vợ thì cưới liền tay, rước dâu thì rước trong ngày cho xong. Do đó, cô Maria mới có thời gian đi từ miền Bắc Galilê tới miền Nam Giuđêa để thăm bà chị Elizabet đang mang thai được sáu tháng. Chia vui với bà Chị mang thai trong cảnh già do Chúa cho và bà Chị cũng phát hiện ra em mình đang mang “Chúa tôi” mới được mấy ngày do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bài Magnificat ngắn do Đức Maria ca ngợi Thiên Chúa “thực hiện việc trọng đại nơi mình “(Luca I,49) và lời khen của ba Chị: ” Phúc cho em vì em tin vào Lời Chúa phán cùng em được thực hiện” (Lc I,45) tất cả nói lên niềm tin tưởng vững bền vào Thiên Chúa bên cạnh một vị tư tế câm vì thiếu niềm tin.
Giuse hình như không biết gì cả. Khi cô Maria trờ về nhà thì cô đã mang thai được ba tháng rồi. Dáng đi của cô được các bà trong thôn xóm dễ dàng phát hiện: cô có thai. Người lo lắng nhất là bà Anna, rồi bà truyền cái lo nầy cho chồng. Các nhà làm phim de dàng khai thác cảnh nầy. Maria đứng trước cha mẹ, bà Anna nói, rồi ông bố nói theo luật: nếu mà con của Giuse thì tốt lắm nhưng con của người khác thì chết với Giuse … bi ném đá đó. Maria công nhận mình đang mang thai, nhưng bào thai nầy không phài của Giuse và cô xin cha mẹ yên tâm và cô hứa sẽ nói với Giuse. Giuse đã nghe được dư luận trong xóm nói về cô Maria đi thăm chị về và cô có thai, tức tốc chạy tới nhà Gioakim. Hai ông bà vừa tin con, vừa hiểu được thái độ bực tức của Giuse nên bảo Giuse xuống nhà dưới gặp Maria.
Giuse biểu lộ bực tức ra và giơ tay đe … Maria binh tĩnh xác nhận mình đang mang thai, và nói: thai nầy không phải của ai cả mà do Thiên Chúa. Giuse yên lặng, bực mình đi về. Dĩ nhiên, là chàng rất buồn, va ngồi ngủ thiếp đi dươí bóng mát một cây nhiều lá. Và sứ thần Chúa đến giải thích cho Giuse biết phép mầu của Thiên Chúa để Maria mang thai con trai và dạy Giuse đưa Maria về nhà và phải đặt tên con trẻ là Giêsu ( Thiên Chúa cứu độ). Thiên Chúa đã quay 360 độ cho cuộc đời Giuse.
Thế là đời sống gia đình của bác thợ mộc Giuse có Đức Trinh nữ Maria và Con Thiên Chúa làm người, hoàn toàn thuận theo Ý Chúa Cha, không có “tình dục vợ chồng”. Cha Gioakim Nguyễn Văn Hiếu, Giám Đốc Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Saigon đã giảng trong Thánh lễ Bổn Mạng Chủng viện: Đức Mẹ tắm trong phòng, tiếng nươc chảy róc rách, Thánh Giuse bào, đục, cưa ở ngoài, nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm, là con người, không phải là vật vô cảm nhưng Ngài đã lướt thắng vì ơn Chúa và vì ý chí của Ngài.
Để hiểu về giá trị đồng trinh và giá trị giới tính và tính dục, thiết nghĩ xin nói đôi nét ở đây: Tính dục ăn sâu vào bản ngã con người, nhưng là di tích của thú tính (thấy rõ trong những lỗi phạm thuộc giới răn thứ sáu và báo chí đăng tệ nạn mại dâm, phạm pháp hiếp dâm ) chỉ la phương tiện nhất thời để tình yêu hôn nhân được triển nở, nhưng có thể bỏ qua được, vượt qua được và chỉ còn giữ lại những yếu tố thiêng liêng của tình yêu hôn nhân (ông bà ngoại của tôi, khi về già, ông một giường gỗ lim, bà một giương gỗ lim, ở giữa là một tủ lớn trên có bàn thờ và tiếp là bàn dài với đôi trường kỷ dài để tiếp khách. Tôi thỉnh thoảng leo lên giường ngủ với ông hoặc với bà. Đời sống của ông bà tôi thật là tuyệt hảo. Khi ông tôi qua đời, bà và con cháu đi dưới quan tài go vàng tâm của ông, và tôi thấy và nghe bà tôi khóc … tôi không diễn tả nỗi ). Nơi Thánh gia, Thiên Chúa đã muốn đề cao tình trạng thiêng liêng của bậc hôn nhân.
- Nói như vậy không phải để hạ thấp giá trị của phương diện giác quan của tình ái trong bậc hôn nhân (amour sensible). Nó cần thiết, nhưng chỉ đóng vai trò yếu tố dẫn khởi, nâng đỡ và tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng bền vững. Nếu chỉ biết tình yêu hôn nhân qua hoạt động tính dục thì sẽ đưa tới đổ vỡ (thời nay, ra tòa ly dị vì chồng hoặc vợ bất lực sinh lý hoặc ngoại tình v.v ). Trái lại, đặt tình yêu hôn nhân đúng mức của nó là tình yêu thiêng liêng bền vững thì gia đình không bị lung lay và được hạnh phúc.
Đức Maria và Thánh Giuse đã sống phần cốt yếu của lý tương hôn nhân và đồng thời hưởng phần châu báu của lý tưởng trinh khiết. Nơi Đức Maria có vẻ đẹp của sự đồng trinh và cả vẻ đẹp của lý tưởng hôn nhân. Nơi thánh Giuse sáng chói của gia trưởng công chính trong bầu khí gia đình thánh thiện, thanh khiết. Cà hai thánh sống bậc gia đình trong sự đồng trinh đã cho biết tình yêu đã vượt khỏi hoạt động sinh lý là một thứ tình yêu hoàn hảo hơn hẳn tình yêu phải nhờ giác quan và sinh lý. Tình yêu trong đức trinh khiết là thứ tình yêu giống tình yêu trong gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi, tiên báo cách rõ ràng đời sống sau nầy ở trên trời: ”Khi sống lại, người ta sẽ sống như Thiên thần“ (Mt 22,30).
Ca ngợi Đức Maria đã mong ước sống đồng trinh trước khi lập gia đình và ngay khi đính hôn với bác thợ mộc Giuse mà quên con người thánh Giuse được Kinh Thánh gọi là bậc công chính trong dịp nầy là một thiếu sót. Để học hỏi, ta thử xem các bản dịch liên quan tới vấn đề nầy (Matheu 1, 18-19):
Bản Latinh (Vulgata): Christi autem genatio sic erat: cum esset desponsata mater eius Maria Ioseph, antequam convenirent, inventa est in utero habens de Spiritu Sancto. Ioseph autem vir eius, cum esset iustus et nollet eam traducere, voluit occulte dimittere eam. (ghi chú: desponsata nghĩa là người nữ đã đính hôn, đã hứa hôn, fiancée).
Bản tiếng Việt của Đức Hồng Y Giuse Maria Trinh Văn Căn: Chúa Giêsu giáng sinh như sau: Bà Maria, Mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse, song hai ông bà chưa ở cùng nhau, thì Bà đã chịu thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, bạn bà là kẻ công chính và không muốn làm ố danh bà, nên đã định bỏ bà cách kín đáo.
Bản dịch tiếng Việt của Uy Ban Giám mục về Phụng vụ (Cha Nguyễn văn Vi) về Thánh lễ Thánh Giuse: Chúa Kytô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo.
Bản dịch của Cha Nguyễn thế Thuấn năm 1965: Việc Đức Kytô sinh ra thì thế nầy: Maria, Mẹ Ngài đã đính hôn với Yuse; song trước khi chung sống cùng nhau, thì bà đã mang thai bởi phép Thánh Thần. Yuse, chồng bà, vì là người công chính, vả lại không muốn lộ việc bà, nên đã muốn đoạn giao cách thầm kín. (Cha Thuấn chú giải Mt 1, 19: Biết được Maria thụ thai cách lạ lùng, như các người công chính Cựu ước, Yuse kính giới cách mầu nhiệm, nên không muốn lấy Maria làm vợ, đâu dám để người đời nghĩ mình là cha của hài nhi siêu phàm đó. Ngài lại không muốn lộ bí mật. Phải có một can thiệp siêu phàm đến, Ngài mới hết phân vân, và lại được biết, theo tư cách con Đa vít, Ngài có nhiệm vụ nhận hài nhi vào dòng dõi Đa vít ).
Bản dịch của Nhóm Phụng vụ giờ kinh, imprimatur của Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn văn Bình, ngày 11-5-1993, in năm 1994: Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kytô: bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần, Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kiến đáo. (Nhóm Phụng vu GK chú giải: Theo phong tục về hôn nhân của dân Israen thì đính hôn đã là thành vợ chồng trước mặt pháp luật, nhưng việc rước dâu thường cách xa lễ đính hôn, có khi cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước khi rước dâu, nhưng giả như có con với nhau trong giai đoạn nầy vẫn là con hợp pháp. Hai điểm khó giải thích trong đoạn nầy là: Sự công chính của ông Giuse ở cho nào và ông Giuse có biết việc Đức Mẹ Maria thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần trước khi thiên thần báo tin không? Các giải thích vấn đề thứ nhất tùy thuộc cách giải thích vấn đề sau. Lời thiên thần báo cho ông Giuse biết có thể hiểu là một lời báo cho biết sự thật về nguồn gốc bào thai trong lòng Đức Maria hoặc là một lời xác nhận ông Giuse đã biết. Nếu nhờ lời thiên thần báo tin ông Giuse mới biết sự thật, thì sự công chính của ông là ở chỗ không nhận là của mình cái gì không về mình, đồng thời tôn trọng điều ông không hiểu nơi Đức Maria và chọn cách âm thầm bỏ đi. Còn nếu trước khi thiên thần báo tin, ông đã biết sự thật, thì sự tôn kính của ông là tôn trọng mầu nhiệm Thiên Chúa đa thực hiện nơi Đức Maria. Dù sao thì lời thiên thần nói với ông Giuse chính là nói với chúng ta để giải thích nguồn gốc và sứ mạng của Chúa Giêsu: Người là Thiên Chúa mà đến, sinh làm người trong dòng dõi vua Đa vít để cứu dân Người khỏi tội lỗi.
Bản dịch của Nhóm Phụng vụ giờ kinh, imprimatur như trên, nhưng có nói: giúp đỡ của Liên hiệp Thánh Kinh Hội (United Bible Societis): Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kytô: bà Maria, mẹ Người đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.
Nhóm nầy đã thay từ ngữ “đính hôn” ra “thành hôn”.
Bản dịch của Thánh Kinh hội tại Việt nam năm 1974: Việc Chúa Giê-xu Cơ-đốc giáng sanh như sau: Mẹ Ngài là bà Maria đã được hứa gả cho Giô-xep nhưng trước khi họ chung sống với nhau thì bà đã có thai bởi Đức Thánh Linh. Ông Giô-xep, chồng bà là người ngay lành, không muốn bêu xấu bà trước công chúng, liền âm thầm từ hôn.
Bản dịch song ngữ (Anh Việt) của Thánh Kinh hội in năm 2004:
This is how Jesus Christ was born, / Sự giáng sinh của Đức Chúa Giê-xu Cơ
A young woman named Mary was engaged to Joseph / đã xảy ra như sau: Maria, mẹ Ngài đã hứa hôn với Gio-sép
from King David’ s Family. But before they were married / nhưng trước khi chung sống với nhau thì
she learned that she was going to have a baby by God ‘s Holy Spirit / nàng mang thai bởi Đức Thánh Linh .
Joseph was a good man and did not / Gio-sép, chồng nàng là người công chính,
want to embarrass Mary in front of everyone. / không muốn bêu xấu nàng,
So he decided to quietly call off the wedding. / nên định âm thầm từ hôn.
Bản dịch tiếng Pháp của Bible de Jérusalem in năm 1961: Et voici comment Jésus Christ fut engendré. Marie, sa mère, était fiancée à Joseph: or, avant qu ‘ ils eussent mené vie commune, elle se trouve enceinte par le fait de l’ Esprit Saint. Joseph, son époux qui était un homme droit et ne voulait pas la dénoncer publiquement, résolut de la répudier sans bruit. (fiancée =đã
hưá hôn )

Bản dịch tiếng Pháp của TOB năm 1988: Voici quelle fut l’ origine de Jésus. Marie, sa mère, était accordée en mariage à Joseph; or, avant qu’ ils aient habité ensemble, elle se trouva enceinte par le fait de l’ Esprit Saint. Joseph, son époux, qui était un homme juste et ne voulait pas la diffamer publiquement, résolut de la répudier secrètement. (accordée en mariage = thỏa thuận kết hôn, đồng ý kết hôn)
Bản dịch tiếng Anh của Công giáo Mỹ, imprimatur năm i981: Now this is how the birth of Jesus Christ came about. When his mother Mary was betrothed to Joseph, but before they lived together, she was found with child through the Holy Spirit. Joseph her husband, since he was a righteous man, yet unwilling to expose her to sharm, decided to divorce her quietly. (betrothed = hứa hôn)
Bản dịch tiếng Trung quốc dùng từ ngữ đính hôn.
Các bản dịch đã tỏ ra hết sức thận trọng với từ ngữ desponsata trước sự thật nơi thánh Giuse và Đức Mẹ: “kết hôn nên vợ nên chồng rồi mà chưa hoạt động vợ chồng“. Hầu hết dùng từ ngữ: đính hôn hoặc cách nói nôm na nhưng rất rõ ràng: được hứa gả.
Dùng từ ngữ: thành hôn ? Chữ “thành” trong nghĩa của chữ Hán có nghĩa là xong, xong rồi. Trong tiếng Nôm, nghĩa chữ “thành “còn mạnh hơn, rõ hơn vì xong rồi, đạt tơi đích rồi. Cac từ ngữ: đính hôn, kết hôn, thành hôn, một số từ điển xem như gần giống nghĩa với nhau, nhưng dùng cho trường hợp cụ thể, thực tế thì có ý nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ trong cuộc sống thực tế, cụ thể.
Thánh Giuse được Thánh Kinh ca ngợi là người công chính, không những là Người biết kính sợ Thiên Chúa, giữ luật Chúa nghiêm chỉnh, mà nhất là tin tưởng tuyệt đối vào Chúa trong vâng phục, phó thác, khiêm nhu. Muốn dịch đoạn Kinh Thánh trên thiết tưởng phải giống thánh Giuse trước đã.
Lm. FX. Nguyễn Hùng Oánh

---------------------------------

 

19/03-47: DUNG MẠO THÁNH CẢ GIUSE


X ĐTC Bênêdictô 16

 

Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI trong buổi kinh chiều đọc tại Vương Cung Thánh Đường: 19/03-47


Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI trong buổi kinh chiều đọc tại Vương Cung Thánh Đường Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, thành phố Yaoundé, nước Cameroon, cùng với hàng giáo sĩ địa phương và đại diện các phong trào công giáo tiến hành. Đây là một trong những sinh hoạt tôn giáo trong chuyến công du Phi Châu đầu tiên của ĐTC Bênêđictô XVI. ĐTC khai triển những nét thật đẹp trong dung mạo của Thánh Cả Giuse, đúng vào dịp Hội Thánh Công giáo long trọng mừng kính Người, là bạn thanh khiết của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, là cha nuôi Chúa Cứu Thế, và cũng là vị Thánh bổn mạng của toàn thể Hội Thánh công giáo toàn cầu. Đặc biệt, Thánh Cả Giuse còn là bổn mạng của chính ĐTC (tên khai sinh của ngài là Giuse Ratzinger).
ĐTC nói rằng khi suy niệm về bước hành trình nhân loại và thiêng liêng của Thánh Cả Giuse, ta như được mời gọi nhìn vào ơn thiên triệu của thánh nhân trong toàn thể chiêù kích phong phú của nó, cũng như nhìn nhận Người như là kiểu mẫu trung thực cho tất cả những ai đã hiến dâng cuộc đời cho Chúa Kitô trong chức linh mục, trong đời sống thánh hiến, hoặc trong các hình thức dấn thân khác giữa nếp sống đời thường.
Tuy không phải là cha đẻ của Chúa Giêsu, bởi vì chỉ duy Thiên Chúa mới là Cha thật của Ngài, nhưng Thánh Cả Giuse đã sống đầy đủ và trọn vẹn nghĩa vụ làm cha của mình theo ý nghĩa là Người đã phục vụ Chúa Kitô và làm cho Ngài phát triển về mặt nhân bản. Làm cha, trước hết, có nghĩa là phụng sự đời sống và sự tăng triển. Theo ý nghĩa này, Thánh Cả Giuse là một chứng nhân hùng hồn: vì lợi ích của Chúa Kitô, Người phải chịu bách hại, lưu đầy và sống kiếp nghèo khổ. Người phải đành định cư ở xứ người, xa nơi chôn rau cắt rốn. Phần thưởng duy nhất của Người là được ở gần bên Chúa Kitô. Lúc được Sứ Thần truyền tin, thì Mẹ Maria đã đính hôn với Giuse rồi. Bởi thế, khi ngỏ ý riêng với Mẹ Maria, Chúa đã liên kết Giuse thật sát chặt với mầu nhiệm Nhập Thể. Và Giuse đã chấp nhận trở thành một thành viên trong các biến cố lớn mà Thiên Chúa đã chuẩn bị nơi cung lòng vị hôn thê của Người. Vì vậy, Giuse đã đưa Maria về nhà trong tâm tình vui sướng đón nhận mầu nhiệm nơi Maria và mầu nhiệm là chính Maria. Giuse yêu và kính trọng Maria, điều này là dấu chứng của một tình yêu chân thực.”
Tình Yêu Không Sở Hữu
ĐTC nói tiếp: “Giuse dậy ta rằng: có thể yêu mà không cần sở hữu. Khi chiêm ngưỡng Giuse, bất kể mình là nam hay nữ, nhờ ơn Chúa, ta đều cảm nghiệm rằng mình đang được thuyên chữa khỏi những vết thương cảm xúc, nếu biết tuân hành kế hoạch mà Thiên Chúa đã khởi sự nơi những ai sống thân mật với Ngài, y hệt như Giuse lúc bước vào công trình cứu chuộc của Chúa qua Maria, và là kết quả của điều Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ. Từng khoảnh khắc, Giuse đã chìm khuất trong mầu nhiệm Nhập Thể. Không phải chỉ bằng thân xác, mà còn bằng cả tâm hồn nữa, Giuse đã bộc lộ cho ta cái bí quyết của một kiếp người đắm sâu trong sự hiện diện của mầu nhiệm, mà lòng vẫn rộng mở trước mầu nhiệm ấy từng giây từng phút trong cuộc sống thường ngày. Như thế, nơi Giuse, niềm tin không tách rời khỏi hành động. Niềm tin đưa đến hiệu quả quyết liệt là hành động. Nhưng thật là nghịch lý, chính vì hành động, chính vì chu toàn trách nhiệm của mình mà Người đã bước sang một bên rồi để mặc cho Chúa tự do hành động, không hề đặt ra một chướng ngại vật nào trên lối đi của Ngài. Giuse là người công chính—‘just’--bởi vì sự hiện hữu của Người được điều chỉnh—‘ad-justed’—cho phù hợp với lời của Chúa” (ĐTC chơi chữ ‘just’ và ‘ad-justed’ ở đây).
Để kết luận, ĐTC nói rằng: “ Vì vâng phục lời Chúa, đời sống của Thánh Cả Giuse là một dấu chỉ hùng hồn cho tất cả mọi môn đệ của Chúa Giêsu khi đang tìm cách xây dựng tình hợp nhất của Hội Thánh. Gương sáng của Giuse cho ta hiểu rằng chỉ khi nào hoàn toàn suy phục ý Chúa thì ta mới có thể trở nên người thợ lành nghề trong việc phụng sự kế hoạch của Ngài là quy tụ toàn thể nhân loại vào trong một gia đình, một cộng đoàn, một Hội Thánh (‘Ecclesia’).
Chuyển ngữ: Nguyễn Kim Ngân

---------------------------------

 

19/03-48: THÁNH GIUSE–MẪU GƯƠNG VIỆC SỐNG LỜI KHẤN VÂNG PHỤC


Lm. Anmai, CSsR

 

Trình thuật truyền tin cho ông Giuse kể lại rằng: “Bà Maria đã thành hôn với ông Giuse” nghĩa: 19/03-48


Trình thuật truyền tin cho ông Giuse kể lại rằng: “Bà Maria đã thành hôn với ông Giuse” nghĩa là về mặt pháp lý mà nói, hai ông bà đã thành vợ thành chồng với nhau. Ngày đón dâu tuy chưa đến nhưng sớm muộn gì cũng sẽ đến và hạnh phúc trong tầm tay. Thế nhưng, một biến cố đã xảy ra, hoàn toàn trái ngược với kế hoạch hạnh phúc riêng tư của hai ông bà. Đó là: trước khi hai ông bà về chung sống với nhau thì “bà Maria đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Đứng trước biến cố đó, các sách Tin mừng không ghi lại một mảy may băn khoăn thắc mắc nào của ông Giuse về tiết hạnh của người bạn đời, cũng không nói gì đến một sự thất vọng, chán nản buồn phiền hay giận dữ nào của ông đối với Bà Maria.
Biết được bà Maria người bạn đời yêu quý, thụ thai một cách lạ lùng, ông Giuse tôn trọng công trình của Thiên Chúa nơi Bà Maria. Ông tự nhủ: mình không được quyền đem về nhà mình một kẻ mà Thiên Chúa đã dành riêng cho Người, mình cũng không được phép để cho người đời nghĩ rằng: mình là cha của đứa trẻ siêu phàm.
Trước mầu nhiệm ấy ông Giuse muốn âm thầm rút lui vì tế nhị đối với Thiên Chúa và vì không muốn tiết lộ mầu nhiệm thần linh nơi người bạn đời của ông. Thế nhưng khi được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse là con cháu vua Đavid, đừng ngại đón Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi bị tội lỗi của họ” (Mt 1, 20-21).
Được sứ thần báo mộng, ông Giuse không còn thụ động nữa, thức dậy ông tuân hành răm rắp lệnh truyền “rước vợ về nhà”, và khi bà Maria đã sinh con, ông đặt tên cho con trẻ là “Giêsu”, đưa con trẻ vào dòng tộc vua Đavit và đóng vai trò là người bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria, là dưỡng phụ của Đức Giêsu.
Ông Giuse là một con người thầm lặng, ông hành động chứ không nói. Ông luôn lắng nghe và vâng phục thánh ý Chúa một cách chóng vắn và triệt để. Có thể nói cả cuộc đời của ông Giuse là luôn tỉnh thức trước thánh ý của Thiên Chúa. Ông tỉnh thức cả trong giấc ngủ nữa. Do đó, ông có thể nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tin mừng Matthêu kể lại rằng: ngoài lần nằm mộng ở Nazaret “đừng ngại đón Maria vợ ông về” thì còn ít nhất ba lần nữa ông đã nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tại Bêlem, trong một đêm đông rét mướt ông Giuse đã được sứ thần báo mộng “Dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2, 13-14). Tại Ai cập, khi những ngày đầu gian khổ khó khăn đã qua, cuộc sống nơi đất khách quê người xem như đã tạm ổn thì đang đêm lại được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse, dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi, ông liền chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel” (Mt 2, 20-22). Tại đất Israel khi nghe biết Ac-khê-lao lên kế vị vua Hêrôđê cai trị miền Giuđê nên “ông sợ. .. thế là vừa được sứ thần báo mộng ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trở về Galilê định cư tại Nazaret, một làng quê nghèo ít ai biết đến”.
Qua một vài nét chấm phá về con người và cuộc đời của Thánh Giuse, chúng ta nhận thấy rằng Ngài gặp rất nhiều truân chuyên, hết truân chuyên này đến truân chuyên khác. .. Thế nhưng Thánh Giuse luôn vượt khó, chu toàn sự mệnh được uỷ thác: đó là bảo vệ Hài Nhi Giêsu mà trong một lần báo mộng nào đó Ngài được biết là “Đấng Cứu Tinh nhân loại”.
Thánh Giuse đã bảo vệ Hài Nhi Giêsu và mẹ Ngài trong thầm lặng nhưng rất hữu hiệu, bởi vì Ngài luôn kết hợp mật thiết với Thiên Chúa đến nỗi Ngài có thể nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong mộng báo và thi hành thánh ý ấy một cách triệt để, không do dự, không chần chờ, không sợ hãi gì cả.
Thánh tổ An-phong cho rằng: “Sự trọn lành Kitô giáo thiết yếu được thể hiện trong việc yêu mến và sống theo thánh ý của Thiên Chúa”. Nếu ta muốn thánh hoá chính mình thì tất cả những công việc ta phải làm chỉ là: “đừng bao giờ làm theo ý riêng mà chỉ thực hiện thánh ý của Thiên Chúa”. Sống theo thánh ý của Thiên Chúa đó là làm đẹp lòng Người, đó là bản chất của đức vâng phục. Nhưng để sống được nhân đức này điều kiện tiên quyết là phải từ bỏ ý riêng của mình để toàn tâm toàn ý sống điều Thiên Chúa muốn. Vậy, theo Thánh An-phong: “Kẻ vào Dòng chúng ta phải từ bỏ hẳn ý riêng và hoàn toàn hy sinh nó cho đức vâng phục”.
Nếu hiểu bản chất của đức vâng phục Kitô giáo là tuân phục thánh ý của Thiên Chúa thì thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho chúng ta, cho mọi tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế nhất là cho các sinh viên đang trong giai đoạn đào tạo huấn luyện về việc sống lời khấn vâng phục.
Có thể nói: cả cuộc đời của Thánh Giuse là tìm thánh ý Thiên Chúa và vâng phục thánh ý Người một cách chóng vắn, dứt khoát và triệt để, dù đó là chén đắng đi chăng nữa.
Ước gì mỗi một sinh viên chúng ta trong giai đoạn đào tạo và tự đào tạo này hãy để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn chúng ta trở nên những thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế như lòng Chúa mong muốn, bằng việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua các Bề Trên, qua Ban Giám Đốc, qua các cha giáo, qua các cha các thầy trong Dòng, qua các giáo dân mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống, qua việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Hiến pháp và Quy luật, của nội quy Học Viện, của ý kiến tập thể. ..
Chúng ta càng khiêm tốn vâng phục thánh ý của Thiên Chúa bao nhiêu thì càng đón nhận được nhiều ân huệ Chúa ban cho chúng ta bấy nhiêu, qua những con người tuy còn nhiều giới hạn nhưng đã được Thiên Chúa ủy thác cho công việc đào tạo huấn luyện chúng ta. .. hầu ngày mỗi ngày chúng ta thành quà tặng cao quý Chúa ban cho tha nhân nhất là cho những người nghèo đói túng cực, những người tất bạt mà chúng ta đã chọn như là đối tượng ơn gọi của Hội Dòng chúng ta.
Thánh Giuse mãi mãi là mẫu gương cho chúng ta sống lời khấn vâng phục.
Lm. Anmai, CSsR

---------------------------------

 

19/03-49: GIUSE – MẪU GƯƠNG CỦA SỰ VÂNG PHỤC


Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

 

Lịch sử là một chuỗi những biến cố xảy ra trong quá khứ. Lịch sử cứu độ là sự can thiệp cách: 19/03-49


Lịch sử là một chuỗi những biến cố xảy ra trong quá khứ. Lịch sử cứu độ là sự can thiệp cách khôn ngoan và lạ lùng của Thiên Chúa trong từng biến cố của dòng đời. Thiên Chúa luôn can thiệp vào những thăng trầm của dòng đời để ghi dấu sự hiện diện của Ngài trong lịch sử. Ngài đã can thiệp vào việc thành hình một dân riêng của Ngài qua việc tuyển chọn Abraham. Ngài đã chọn Mô-sê để giải thoát dân khỏi kiếp nô lệ Ai Cập. Ngài đã tuyển chọn các ngôn sứ để dẫn dắt dân Thiên Chúa đi trong đường lối những huấn lệnh của Ngài. Và đến thời sau hết Ngài đã sai Con Một xuống thế làm người và được sinh ra trong một dòng tộc vua Đavit đó là thánh Giuse.
Tháng ba Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về thành Giuse là mẫu gương cho đời sống tận hiến của chúng ta. Một mẫu gương tuyệt hảo về sự vâng phục theo thánh ý Chúa.
Theo thánh kinh, Thánh Giuse đã được chọn để làm cha nuôi của Chúa Giê-su và là bạn trăm năm của Đức trinh nữ Maria. Thánh Giuse đã dấn thân một cách quảng đại và không hề so đo tính toán. Ngài đã hành động dứt khoát và mau lẹ. Bởi vì ngài biết rằng: Thiên Chúa đang cần một người cha để bảo vệ sự sống cho một hài nhi. Thiên Chúa đang cần một người bạn trăm năm để bảo vệ danh tiết cho một người phụ nữ. Ngài không thể chần chờ. Vì nếu chần chờ thì tính mạng của một người mẹ, của một thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Ngài không thể so đo tính toán, bởi vì Thiên Chúa là Chúa của ngài, ngài phải hết lòng phụng sự cho chương trình của Thiên Chúa.
Thánh Giuse đã trở thành mẫu gương cho sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã gác bỏ mọi toan tính của bản thân để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao. Ngài đã vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành sứ vụ được trao. Ngài đã dám quên đi bản thân để cho chương trình của Chúa được thực hiện. Thánh Kinh không để lại một lời nào của ngài, nhưng sự im lặng của ngài là để cho ý Chúa được thực hiện. Đó là sự im lặng trong sự tuân phục. Đó là sự im lặng biểu lộ một tâm hồn thanh thoát bình an.
Cuộc đời dâng hiến là một chuỗi những tháng ngày tuân phục theo thánh ý Chúa. Vì người đi tu là để ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời của mình. Ngày chúng ta đi tu đó là ngày chúng ta mang ước nguyện để trở thành nữ tỳ cho Thiên Chúa. Chúng ta cũng mang một ước nguyện như Samuel: “Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Nhưng ý Chúa luôn trái với ý mình. Ý Chúa luôn làm chúng ta phải đau khổ, phải từ bỏ, phải chấp nhận trong sự khiêm tốn phó thác và cậy trông. Hơn nữa, Người đi tu hiến dâng đời mình để phục vụ cho chương trình của Chúa không phải là một lần trong ngày khấn mà liên lỉ trong suốt cuộc đời. Nhiều khi chúng ta cũng ghen với các thánh tử đạo, chỉ chịu đau khổ một thoáng thôi là đã lãnh triều thiên vinh quang, còn chúng ta thì phải chịu thua thiệt hết tháng này qua tháng kia . .. Sự vâng phục đôi khi làm chúng ta cay đắng trong nước mắt, tuân phục đến độ nước mắt chảy ngược vào tim. Sự vâng phục đôi khi đòi chúng ta phải im lặng trước bất công do chính những người cùng chung chí hướng đưa tới, do bề trên đưa tới mà không hề hé răng phàn nàn hay phản đối. Thực vậy, có những người rất đau khổ khi phải sống nơi mình không thích, sống với những người mình không ưa, làm cái việc không đúng sở trường . . .Nhưng họ vẫn phải vâng phục để ý Chúa được thể hiện trong đời sống dâng hiến của mình. Họ vâng phục không phải là nhịn cho xong hay nín thở qua sông mà là đón nhận nhau theo thánh ý Chúa, trong bao dung và thứ tha. Cuộc sống thầm lặng trong đau khổ cứ kéo dài dằng dẵng không chỉ một vài tháng, một vài năm mà có khi suốt cả cuộc đời. Trước nghịch cảnh đó chúng ta hãy nhìn xem thánh Giuse, Ngài đã chấp nhận cho thánh ý Chúa được thực hiện. Ngài đã âm thầm lặng lẽ, không than van, không trách móc, Ngài chỉ tìm cách để cho ý Chúa được nên trọn. Chúng ta nhớ một điều là thánh Giuse đã qua đời trước khi Chúa Giê-su bước vào cuộc đời công khai rao giảng. Điều đó cũng có nghĩa là thánh Giuse vẫn chưa hiểu hết về đường lối của Chúa, nhưng Ngài vẫn im lặng trong vâng phục để chu toàn bổn phận của mình, dầu rằng Ngài không hiểu gì hết.
Bên cạnh đó, Chúa Giê-su cũng đang cần chúng ta trở nên dấu chỉ cho sự hiện diện của Chúa giữa thế giới hôm nay. Nếu ngày xưa, Chúa Giê-su cần đến sự cộng tác của thánh Giuse để Ngài có một vị trí trong xã hội được sinh ra trong một gia đình, một dòng tộc vua Đavit, thì ngày nay, Ngài cũng cần lòng quảng đại của chúng ta để Ngài lại tiếp tục được sinh ra giữa dòng đời hôm nay. Chính Ngài cũng tự đồng hoá mình với những mảnh đời khổ đau, bất hạnh trên đường đời. Chính Ngài đang hiện diện trong những người nghèo đói, tật nguyền, trong người bị ngược đãi, bị bỏ rơi. Ngài đang cần chúng ta gạt ra ngoài những toan tính trần thế, những nghi nan, những khó khăn để mạnh dạn và quảng đại đón nhận những anh em hèn yếu, đói khổ đang cần sự trợ giúp của chúng ta. Chính Ngài cũng hứa trả công bội hậu cho những ai đã đón nhận và giúp đỡ Ngài. Ngài đã từng nói rằng: “Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng Nước Trời là gia nghiệp đã dành sẵn cho các ngươi, vì khi xưa Ta đói, Ta khát, Ta trần truồng, bị bỏ rơi, tù đầy, bị ngược đãi các ngươi đã cho ăn, cho uống và tiếp rước.
Hôm nay, Chúa vẫn thiết tha mời gọi chúng ta hãy để cho Chúa được tiếp tục hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Hãy để cho Chúa làm chủ cuộc sống của mình bằng việc tuân hành thánh ý Chúa, đừng sợ những nghi nan, những khó khăn khi phải tuân theo thánh ý Chúa. Hãy đón nhận Chúa qua những người anh em đang cần sự trợ giúp, nâng đỡ, bác ái và cảm thông của chúng ta. Hãy chia sẻ nỗi đau của Chúa qua những người bất hạnh đang cần sự trợ giúp của chúng ta. Hãy là một Giuse của thời đại để vì Chúa mà yêu mến anh em, vì Chúa mà dấn thân phục vụ vì lợi ích của tha nhân. Vì Chúa chúng ta đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse cầu thay nguyện giúp cho chúng ta biết lắng nghe lời Chúa và dám thực thi trong cuộc sống hằng ngày. Ước gì mỗi người chúng ta biết noi gương thánh Giuse, biết đón nhận Chúa vào trong cuộc đời mình và qua đời sống tuân hành thánh ý Chúa, chúng ta gieo vãi niềm vui và sự an bình của Chúa cho anh chị em chung quanh. Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

---------------------------------

 

19/03-50:  BÀI ĐỌC THÊM: THÁNH GIUSE THUỘC TÂN ƯỚC HAY CỰU ƯỚC


Lm. Hoàng Sĩ Quý, SJ

Vấn đề đặt ra

 

Lòng tôn sùng thánh Giuse phát triển mạnh hẳn từ thế kỷ XV nhờ công thánh Bernarđinô thành: 19/03-50


Lòng tôn sùng thánh Giuse phát triển mạnh hẳn từ thế kỷ XV nhờ công thánh Bernarđinô thành Siêna. Người ta thường kính thánh Giuse như một tổ phụ, tức thuộc Cựu Ước, và thánh Bernarđinô thành Siêna xưng tụng ngài là tận kết các tổ phụ.
Giuse mà là tận kết các tổ phụ ư? E rằng tư thế đó thuộc về Gioan Tẩy giả mất rồi. Vâng, chính Gioan Tẩy giả, người cuối cùng của CƯ, đã đại diện cho CƯ đứng ra làm lễ bàn giao với người đầu của TƯ là Đức Giêsu Kytô vào lúc Chúa đến chịu rửa (dìm) trên sông Giócđan : Gioan thì giới thiệu Chúa là người phải đến với phép rửa (dìm) bằng Thánh Thần, còn Trời thì công bố :”Đây là Con Ta…” (Mt.3.13-17…).
Chẳng những vì vai trò ấy của Gioan, mà còn do sự lành thánh vượt bậc của ông, mà về ông, Chúa Giêsu đã đánh giá như sau:
“…trong số những kẻ sinh ra từ phụ nữ, không ai lớn hơn (meizôn) Gioan Tẩy giả, nhưng dù người nhỏ hơn cả (mikroteros) trong Nước Trời cũng còn lớn hơn (meizôn) ông ta.” (Mt.11.11)
“Sinh ra từ phụ nữ”, đó là sinh bằng sinh sản tự nhiên (dù sinh trong CƯ cũng vậy), sinh như thế không thể so sánh mảy may với việc sinh trong Nước Trời, bởi lẽ, như Chúa khải mạc (mở màn) cho Nicôđêmô : “từ xác thịt (sarx) sinh ra thì (chỉ) là xác thịt”, “từ Thần khí sinh ra mới là thần khí (pneuma, tức thiêng liêng, siêu nhiên)” (Gio.3.5-6).
Sinh ra từ Thánh Thần -cũng là Thần khí Chúa Giêsu Con TC-, thì nơi Chúa người ta trở thành con TC, có Ba Ngôi trong hồn, được dự phần thiên tính (2Phr.1.4), và cùng với ân sủng có Tín-Vọng-Ái thiên phú như khả năng và sức mạnh để nên thánh giống Cha trên Trời, và đây cũng là sống toàn vẹn tinh thần Phúc âm, con đường Phúc âm ấy vượt xa con đường công chính của CƯ. Chứ Gioan Tẩy giả thì không được thế, dù ông là người công chính nhất của CƯ, với sự công chính ấy ông dám thẳng thừng lên án nhà vua vi phạm luật mà cướp vợ người, và thẳng thắn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Chúa đến thôi, chưa kể ông còn sống rất khổ hạnh, sống đạm bạc chỉ bằng mật ong rừng và châu chấu.
Người lớn nhất của CƯ như Gioan mà còn không bằng người nhỏ nhất của TƯ như anh và tôi, thì thử hỏi thánh Giuse còn lép vế tới đâu nếu ngài chỉ là một tổ phụ?
Thế nhưng dựa vào đâu mà người xưa coi ngài thuộc CƯ nhỉ? Phải chăng chỉ vì ngài qua đời trước khi có Phép rửa bằng nước và Thần khí? Hay vì Phúc âm Matthiêu đánh giá ngài là “người công chính”, mà công chính là từ ngữ quen dùng để chỉ người lành thánh theo tinh thần CƯ?
Sự “công chính” của Giuse
Theo Phúc âm Matthiêu, thấy Maria có thai mà chưa về sống chung với mình, “Giuse chồng nàng, vì là người công chính (dikaios) và không muốn đưa nàng ra trước công chúng (deigmatisai), nên quyết định bỏ nàng [tức từ hôn] một cách bí mật” (Mt.1.19).
Dikaios, dikaiosunê, mà Công giáo VN quen dịch là “công chính”, là người tôn trọng công lý và hết lòng giữ luật Maisen:
“Phúc cho ai giữ luật và luôn thực thi công lý” (Tv.106.3)
Sau này, người ta cũng thêm vào lòng thương xót nữa, như ông Gióp tự coi mình “mang công chính như áo trong, mang công lý như khăn và áo choàng” vì đã cứu giúp kẻ khốn đốn (Giop, 29.12-17). Dù sao chăng nữa, trung thành với Luật vẫn là điều căn bản của dikaiosunê.
Thế thì, là người “công chính”, phải chăng Giuse có thể vì bác ái mà lén bỏ đi chứ không rẫy vợ công khai như luật dạy?
Theo chú giải của T.O.B. (Bản dịch Kinh thánh Đại kết), thì không một bản văn CƯ nào có thể biện bạch cho tính “bí mật” của sự bỏ vợ như thế. Theo luật thì ngưới phụ nữ là sở hữu của đàn ông, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” y như trong phong tục Trung Quốc xưa. Do đó xâm phạm đến họ (bằng chuyện chăn gối) được kể chung với các tội xâm phạm quyền lợi người khác (Xh.20.14; Nl.5.18; Gr.7.9), bởi thế hãm hiếp một thiếu nữ thì phải xin cưới cô ta với bố cô, và không có quyền rẫy vợ nữa, còn như chung chạ với một đàn bà thì người này bị ném đá vì ngoại tình, trong khi người đàn ông, dù có vợ hay không, chỉ bị xử chung do tội đồng lõa thôi (Lv.20.10; Nl.22.22-24). Tuy thế, trong thực hành, người chồng bị cắm sừng có thể rẫy vợ công khai bằng giấy tờ (Nl.24.1; Gr.3.8), cố nhiên là sau khi đã điều tra rõ chân tướng, và do đó người phụ nữ kia sống không bằng chết khi bị đưa ra bêu riếu công khai như vậy.

Chính vì muốn tránh cho Maria khỏi chết hay chịu nhục mà Giuse muốn bỏ đi biệt tích. Nhưng làm như vậy đâu có hợp luật đây? Thế mà Phúc âm Mt lại đánh giá Giuse là “người công chính”. Và đây là điều gây tranh cãi, như bản dịch TOB nói rõ. Vâng, đúng như thánh Giêrônimô nói, “làm sao Giuse có thể được coi là người công chính, khi mà ngài che dấu tội ác của vợ mình?”
«««
Theo tôi nghĩ, giải đáp cho vấn đề phải tìm ở chính ý nghĩa của tiếng công chính này, công chính hiểu theo CƯ hay TƯ. Vì quả thực tiếng Dikaios cũng lắm khi được dùng trong TƯ nữa, có khi theo ý nghĩa CƯ, có khi theo một ý nghĩa khác hẳn. Theo ý nghĩa thứ hai này, thì công chính đi đôi với “sự sống” (zôê) của Gioan và “ân sủng” (kharis) của Phaolô. Chính theo Phaolô, công chính là sống bằng đức tin, -mà tin đây là tin vào Đức Giêsu như Con TC, đấng cứu thế bằng cái chết của mình-, nhờ đó được sống sự sống siêu nhiên. Còn theo Gioan, thì người ta phải nên công chính “như đức Giêsu là công chính”, nghĩa là công chính theo sự công chính của nền móng TƯ là Đức Giêsu Kytô. Và như thế, công chính thành một với hoàn hảo, hoàn thiện (teleios) như lời Chúa dạy trong Mt.5.48:
“Hãy nên hoàn thiện như Cha trên Trời là hoàn thiện!”
Thế thì thánh Giuse công chính theo ý nghĩa CƯ hay TƯ đây? Không ai mà không nhận thấy thái độ khoan dung của Giuse y hệt thái độ của Thầy Giêsu đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình :
“Cả Ta, Ta cũng không kết tội chị đâu. Hãy đi đi, và đừng phạm tội nữa!” (Gio.3.11)
Tội thì vẫn là tội, nhưng Chúa muốn lòng thương xót (Mt.9.13; 12.7) và cần sự cải hối thôi! Vì Chúa đến là để cứu chúng ta khỏi sự tội và sự chết thiêng liêng nó là hậu quả khủng khiếp của tội.
Xem như thế, khi coi Giuse là công chính khi khoan dung với Maria, Matthiêu -hoặc tác giả của nguồn văn mà Matthiêu dựa vào để viết- chắc chắn đã hiểu Dikaiosunê theo tinh thần bao dung TƯ. Và ít là ở điểm này, thánh Giuse đã thuộc về TƯ, cũng như Đức Maria thuộc TƯ khi không muốn “biết” người đàn ông, nghĩa là làm ngược lại bản năng truyền sinh mãnh liệt của loài người (cũng là của động vật nói chung) và yêu quý sự đồng trinh.
Phép rửa bằng nước và Thánh Thần
Gioan Tiền hô công bố Đấng đến sau ông sẽ “rửa bằng Thần khí” (Gio.1.33). Theo Chúa, chỉ ai “sinh ra từ nước và Thần khí thì mới là thiêng liêng và thuộc về Nước Trời” (Gio.3.5-6). Thế mà rửa bằng nuớc và Thần khí, Chúa chỉ sai nhóm Mười hai đi làm việc ấy sau khi Chúa về Trời đã sai Thánh Thần xuống (Mt.28.19).
Thế thì làm sao Thánh Giuse có thể thuộc về Nước Trời cả trước khi Chúa đi công bố Tin mừng, chịu chết, về Trời và sai Thánh Thần đến lập quốc được?
Thế nhưng dù mấy tháng nữa mới thăng vinh, Chúa đã hứa với kẻ ác hối hận :”Ngay hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên thiên đường!” (Lc.23.43). Sớm hơn thế, các tử đạo anh hài cũng được tôn kính như thánh của TƯ luôn. Như vậy, thời gian không thể trói chặt ân sủng Chúa vốn là của “cho không”!
Còn biết và sống Phúc âm? Phúc âm đã bắt đầu được giảng dạy ngay dưới mái trường Thánh gia từ lâu, trước khi được công bố cho thiên hạ. Vâng, Phúc âm được giảng dạy trong gia đình bằng chính cách sống, cách xử sự và nói năng của cậu bé Giêsu trong vô số những tình huống khác nhau, để Giuse và Maria hiểu một cách thấm thía rằng Chúa đến là để vâng lời và hầu hạ, chứ không phải để được hầu (Mc.10.45); rằng phải tha cho anh em, không phải bảy lần, mà mãi mãi (Mt.18.22); rằng phải làm ơn cho kẻ làm hại mình (Lc.6.27tt.), nghịch hẳn với luật “mắt đền mắt, răng đền răng” của CƯ (Xh.21.23-25), mà Chúa sẽ nói trắng ra sau này trong Mt.5.38tt.
Cậu Giêsu chẳng những đáng mến đối với người xung quanh, mà còn sống vô cùng thân mật với TC (Lc.2.52) nữa. Vâng, mỗi khi cậu hướng về Trời trong cầu nguyện hay khi nói về TC với mẹ cha, cậu đều tỏ rõ một sự thành kính đậm mùi thương mến, chứ không thành kính suông như thánh hiền CƯ, và đó là khúc dạo đầu cho kinh Lạy Cha. Để rồi mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được khải mạc chính thức lúc Chúa mười hai tuổi trưởng thành:
“Ông bà không biết rằng tôi phải ở nhà Cha tôi sao?” (Lc.2.49)
Quả thật, bằng giọng lưỡi khách khí ấy, Chúa tỏ ra giữ một khoảng cách giữa Ngài và cha mẹ Ngài. Không, Ngài không chỉ có một nguồn gốc : con đẻ của bà Maria, mà còn một nguồn gốc khác nữa: Ngài là Con Thiên Chúa, do đó ở lại nhà của Cha (tức đền thờ) là điều phải đạo thôi. Đây cũng là lúc Chúa giúp Maria và Giuse, chẳng những để siêu nhiên hóa tình cảm phụ mẫu-tử tự nhiên, mà còn để “tôn giáo hóa” liên hệ của họ với Chúa nữa. Vâng, Chúa không chỉ là con của các ngài, Chúa còn là Chúa của các ngài. Nói cho đúng ra, Đức Mẹ không quên lời thiên thần Gabrien :”người sinh ra sẽ là thánh và được gọi là con TC” (Lc.1.35). Nhưng Maria ngờ đâu Giêsu là Con thật sự của TC. Và tình cảm của nàng, dù không khuyết điểm gì cả, vẫn phải được uốn nắn và mài rũa để ngày càng thiêng liêng và hoàn hảo hơn : Mẹ phải học bằng giữ khoảng cách như thế để yêu Chúa cho thật xứng đáng, cũng như chính Chúa phải học vâng lời bằng đau khổ vậy (Hyb.5.8). Riêng với Đức Mẹ, sau này ngài sẽ còn phải học thêm mỗi khi Chúa lại giữ khoảng cách như thế:
Bà muốn tôi làm gì: Giờ của tôi chưa đến! (Gio.2.4)
Ai thực thi ý Cha Ta Đấng ngự trên Trời, người ấy là mẹ, là anh chị em Ta! (Mt.12.50)
Hỡi người phụ nữ, đây là con bà…! (Gio.19.26-27)
Được khải mạc[1] về Ba Ngôi rồi, cùng với ĐM, Giuse còn được khải mạc về kế hoạch cứu thế nữa. Và đây là lời sấm Simêon với biến cố nó gắn kết hai mẹ con trong cùng một nỗi đau với cùng một hậu quả phổ biến:
Ngài có đó để nhiều người ngã xuống hay đứng lên ở Israen. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ xuyên qua lòng bà khiến các tâm tư hiển lộ.” (Lc.2.34-35)
Vâng, đây là những nét sơ phác cho bức tranh Can va sau này, với Chúa trên thập giá và Maria đứng dưới chân. Thế nghĩa là ngay từ bây giờ, mầu nhiệm bộ ba (Nhập thể-Thánh giá- Phục sinh) trong kế hoạch cứu thế của Chúa đã được hai ông bà chia sẻ. Và đây là Phép rửa bằng máu và nước mắt (Rom.6.4; Col.2.2; Mt.3.11; Mc.10.38; Lc.12.50) mà cùng với Maria, Giuse phải chịu khi nghe lời sấm Simêon, khi hốt hoảng đưa Chúa trốn chạy sang Ai cập, để rồi, như Đức Mẹ (Lc.2.51), còn niệm suy và lo nghĩ mãi cho đến khi chết trong vòng tay của chàng thanh niên Giêsu. Phép rửa bằng máu và nuớc mắt ấy há chẳng thay thế được phép rửa bằng nuớc (như trướng hợp các thánh Anh hài), để Chúa Thánh Thần khiến Giuse nên một với Giêsu, và nơi Giêsu trở thành con Cha hay sao? Vâng, ngay nhóm Mười hai cũng đâu có được rửa bằng nước nhân danh Chúa Kytô. Họ được rửa trực tiếp bằng Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, để đến lượt họ mới rửa cho người khác bằng nước và Thần khí.
------------------------------
[1] Apokaluptô, Revelare là Bỏ, Mở tấm màn che (kalupsis, velum), mà Mở màn là Khải (mở ra) mạc (tấm màn), cũng như Ăn cơm là Thực phạn (cơm) vậy, chứ không phải Phạn thực. Quả không thể dịch là mạc khải được, ít nhất khi đây là động từ.
Lm. Hoàng Sĩ Quý, SJ

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây