Suy Tư của Đức Cha Gioan B. Bùi Tuần Bài 2151-2200

Thứ ba - 22/06/2021 22:44
Suy Tư của Đức Cha Gioan B. Bùi Tuần Bài 2151-2200
Suy Tư của Đức Cha Gioan B. Bùi Tuần Bài 2151-2200
Suy Tư của Đức Cha Gioan B. Bùi Tuần Bài 2151-2200

----------------------------------------
Bùi-Tuần 2151: ĐỨC KITÔ HÔM NAY.. 2
Bùi-Tuần 2152: ƠN GỌI TRỞ VỀ - Cấm Phòng 1991. 5
Bùi-Tuần 2153: TÁI TRUYỀN GIÁO.. 9
Bùi-Tuần 2154: NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG.. 14
Bùi-Tuần 2155: LÃNH ĐẠO TINH.. 18
Bùi-Tuần 2156: HÃY TỎ RA LÀ MÌNH TỐT.. 23
Bùi-Tuần 2157: MỘT ĐỨC TIN ĐÃ LÀM CHÚA GIÊSU NGẠC NHIÊN VUI SƯỚNG.. 28
Bùi-Tuần 2158: MỘT ĐỨC TIN ĐƯỢC CHÚA HUẤN LUYỆN.. 34
Bùi-Tuần 2159: MỘT ĐỨC TIN ĐƯỢC CHÚA CHỈ ĐƯỜNG.. 39
Bùi-Tuần 2160: TÂN-PHÚC-ÂM-HOÁ.. 45
Bùi-Tuần 2161: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA GIÁO XỨ.. 46
Bùi-Tuần 2162: TÂN-PHÚC-ÂM-HOÁ CHÍNH MÌNH.. 51
Bùi-Tuần 2163: VIỆC TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA TRƯỚC NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN   56
Bùi-Tuần 2164: DẪN NHẬP: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ HUẤN LUYỆN TRƯỜNG KỲ LINH MỤC.. 60
Bùi-Tuần 2165: MỘT SỐ KINH NGHIỆM... 64
Bùi-Tuần 2166: ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ.. 68
Bùi-Tuần 2167: PHÂN ĐỊNH.. 71
Bùi-Tuần 2168: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ HIỆN TÌNH PHÁT TRIỂN ĐỨC TIN TẠI HỘI THÁNH VIỆT NAM... 75
Bùi-Tuần 2169: NHẠY CẢM VÀ VÔ CẢM... 78
Bùi-Tuần 2170: HƯỚNG TỚI NĂM THÁNH 2000, NHÌN VÀO HÌNH ẢNH LINH MỤC.. 80
Bùi-Tuần 2171: ẨN MÌNH TRONG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU.. 84
Bùi-Tuần 2172: “TA KHÁT” NỀN TẢNG ƠN GỌI LINH MỤC.. 86
Bùi-Tuần 2173: BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI DỰ HỘI THẢO CỦA ĐÀI PHÁT THANH CHÂN LÝ Á CHÂU TẠI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM... 88
Bùi-Tuần 2174: Thư gởi ĐỨC HỒNG Y Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN.. 90
Bùi-Tuần 2175: Vài suy nghĩ về sự thinh lặng nơi thánh Giuse. 91
Bùi-Tuần 2176: Kinh nghiệm về đối thoại với xã hội trong vấn đề tôn giáo. 99
Bùi-Tuần 2177: TRƯỜNG THÁNH GIÁ.. 107
Bùi-Tuần 2178: Sự tỉnh thức của Đức Mẹ trong hành trình sống ơn gọi 114
Bùi-Tuần 2179: Mấy đường hướng Phúc Âm cần nắm vững lúc. 121
Bùi-Tuần 2180: NGƯỜI NGOẠI GIÁO TỐT.. 127
Bùi-Tuần 2181: ĐÔI DÒNG TÂM SỰ.. 130
Bùi-Tuần 2182: Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được vinh thăng Hồng Y.. 133
Bùi-Tuần 2183: ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA TÌNH YÊU.. 134
Bùi-Tuần 2184: MỘT CHÚT TÂM TÌNH.. 135
Bùi-Tuần 2185: ĐỒNG HÀNH.. 137
Bùi-Tuần 2186: Kỷ yếu viết về giáo phận Long Xuyên. 139
Bùi-Tuần 2187: XIN ƠN BÌNH AN.. 140
Bùi-Tuần 2188: Toà Thánh vừa bổ nhiệm Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Hà Nội 142
Bùi-Tuần 2189: Thư gởi Trần Bạch Đằng. 143
Bùi-Tuần 2190: MỪNG QUỐC KHÁNH.. 144
Bùi-Tuần 2191: Thơ gởi Lê Đình Bảng. 148
Bùi-Tuần 2192: SỨC MẠNH GIẢI CỨU.. 149
Bùi-Tuần 2193: LINH MỤC VỚI NHỮNG CÁI NHÌN ĐỔI MỚI 151
Bùi-Tuần 2194: DỌN MÌNH ĐI VÀO NHỮNG CHÂN LÝ SAU CÙNG.. 154
Bùi-Tuần 2195: TRỞ VỀ.. 156
Bùi-Tuần 2196: HIỆP THÔNG.. 158
Bùi-Tuần 2197: TRONG CÁI NHÌN VỀ NƯỚC THIÊN CHÚA.. 161
Bùi-Tuần 2198: MỘT THỨ CẢM QUAN.. 165
Bùi-Tuần 2199: ƠN KÊU GỌI MỚI 168
Bùi-Tuần 2200: CHIẾC CHÌA KHÓA. 171

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2151: ĐỨC KITÔ HÔM NAY


(Cấm Phòng năm các Linh Mục Tổng Giáo Phận TP. HCM 1990: ĐỨC TIN– Bài Gẫm 4)

 

Câu thứ bốn Đức Giám Mục hỏi tôi trong lễ phong chức linh mục là: “Con có muốn ngày càng liên Bùi-Tuần 2151


Câu thứ bốn Đức Giám Mục hỏi tôi trong lễ phong chức linh mục là: “Con có muốn ngày càng liên kết mật thiết hơn với Chúa Giêsu Thượng Tế, Đấng đã tự hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền vì chúng ta, và có muốn cùng với Người hiến thân cho Thiên Chúa để cứu độ loài người không?”. Tôi đã thưa “Con muốn”. Giờ đây tôi suy gẫm về lời tuyên hứa trên.

Với câu trả lời “Con muốn” trên đây, tôi đã tự nguyện đi theo giáo lý truyền thống của Hội Thánh là tập trung vào Đức Kitô. Đức Kitô là trung tâm điểm của hệ thống giáo lý, của nếp sống đạo, của nền tu đức, của các phương án truyền giáo. Đức Kitô là trung tâm điểm, đó là điều mà tôi cùng với Hội thánh vẫn nói lên hầu như mỗi ngày: “Chỉ có Người là Đấng Thánh, chỉ có Người là Chúa, chỉ có Người là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha”. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha cùng với Chúa Thánh Thần muôn đời”.

Đức Kitô là trung tâm đời tôi, khi tôi nhìn Người là mô hình hoàn hảo nhất của tôi, là mối tình thắm thiết nhất của tôi, là Đấng Cứu Độ duy nhất của tôi.

Chúa Kitô là trung tâm đời tôi, nên tất nhiên tôi có nhiều bổn phận đối với Người. Tuy nhiên, trong lễ phong chức linh mục, Hội Thánh qua Đức Giám Mục đã nhắn nhủ tôi hai bổn phận cần để ý cách riêng.

Bổn phận thứ nhất tôi cần để ý cách riêng là “Ngày càng liên kết mật thiết hơn với Chúa Giêsu Thượng Tế”.

Sự liên kết mật thiết với Chúa Giêsu được thực hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng quan trọng nhất chính là liên kết về mặt tâm tình, đường lối và hành động. Chúa Giêsu có tâm tình nào, đường lối nào, hành động nào, thì tôi cũng phải cố gắng có như vậy. Để hành động, đường lối và tâm tình của tôi sẽ là những phản ánh, mặc dầu khiêm tốn, của tâm tình đường lối và hành động của Đức Kitô. Như thế qua những phản ánh đó, người ta nhìn thấy được phần nào dung mạo của Đức Kitô hôm nay đang có mặt trong lịch sử cứu độ trên mảnh đất này.

Xưa cũng như nay, tâm tình nổi nhất của Đức Kitô vẫn là thao thức cho vinh quang Thiên Chúa, mong ước Chúa là các tâm hồn có ơn công chính, yêu thương bình an mau tăng lên, và hết mọi người được cứu rỗi.

Xưa cũng như nay, đường lối của Đức Kitô vẫn là đường lối nhập thể, để cùng với nhân loại, Người cầu ngyuện tạ ơn Chúa Cha, và để ở giữa nhân loại, Người phục vụ thăng tiến con người, chấp nhận hy sinh làm giá cứu chuộc loài người. Theo hướng đó, đường lối đơn giản của Đức Kitô là một lời trối: “Hãy yêu thương nhau”.

Xưa cũng như nay, hành động của Chúa Kitô vẫn là hành động của Đấng Cứu Độ. Đó là những việc làm của kẻ được sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, của người cha đi đón đứa con phung phá trở về, của người chủ chiên lặn lội đi tìm con chiên lạc, của tâm hồn người con thơ ấu đơn sơ hoàn toàn tin tưởng phó thác ở Cha trên trời. Hành động của Đức Kitô cũng vẫn là việc làm của người mẹ hiền từ, khiêm tốn âm thầm, tha thứ hơn là kết án, thích lòng nhân hậu hơn là của lễ, muốn thay thế những gánh nặng lề luật bằng gánh tình thương nhẹ nhàng êm ái.

Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ dạy tôi. Nhìn chúa Kitô, rồi nhìn lại mình, tôi thấy giữa tâm tình của tôi với tâm tình của Người, giữa đường lối của Người với đường lối của tôi, giữa hành động của tôi với hành động của Người, vẫn chưa có một sự liên kết nào đáng kể. Hơn nữa có chỗ xem ra lại còn mâu thuẫn nhau.

Cũng may là Chúa đã cho tôi một cách rất hiệu nghiệm để tôi liên kết với Người, đó là sự ăn năn sám hối, và cầu nguyện. Với cách đó, tôi sẽ liên kết với Đức Kitô không theo tư cách người thánh thiện, nhưng với tư cách kẻ tội lỗi.

Bổn phận thứ hai tôi cần để ý cách riêng là “Cùng với Đức Kitô hiến thân cho Thiên Chúa để cứu độ loài người”.

Về điểm này, tôi nên thực tế và lương thiện với chính mình. Tôi sẽ chẳng thực tế và lương thiện, nếu tôi tuyên bố sẵn sàng hy sinh mạng sống vì phần rỗi các linh hồn, đang khi đó tôi vẫn chẳng chịu hy sinh gì khi đụng tới tiền của, danh dự, tự ái và quyền bính của tôi, mặt dầu đó là những đòi hỏi chính đáng bé nhỏ vì phần rỗi các linh hồn.

Chúa Giêsu hôm nay đang gọi tôi qua tiếng gọi của bao kẻ nghèo túng cơ cực, của bao người bệnh tật khổ đau, của bao kẻ cô đơn tuyệt vọng, của bao người khát khao Lời Chúa và các bí tích. Đó là ơn gọi thứ hai tiếp nối ơn gọi thứ nhất tôi đã nghe, khi đi lên chức linh mục. Đây là ơn gọi mới mà Chúa Kitô hôm nay đang gởi đến tôi. Ơn gọi thứ hai này vang lên mọi ngày trong lương tâm tôi. Nó là thời sự ở đây lúc này. Tôi hãy đáp lại ơn gọi thứ hai này trong những lãnh vực thực tế trước mắt tôi. Sẽ chẳng thiếu việc có thể làm. Chỉ sợ thiếu lòng quảng đại mà thôi.

Satan chẳng ưa gì chuyện tôi hiến thân để cứu các linh hồn. Nhưng nó thừa khôn để không xúi giục tôi chối bỏ lý tưởng đó. Mưu mô của nó là làm tôi dửng dưng với lý tưởng, và dần dần biến chất các hiến thân của tôi, để rồi tới lúc nào đó các hiến thân của tôi bề ngoài vẫn mang mầu sắc quyền lợi Hội Thánh, nhưng thực chất bên trong lại đầy căng tính chất vị kỷ cá nhân và quyền lợi hẹp hòi cục bộ giai cấp, gây hại cho việc cứu rỗi các linh hồn.

Đôi khi Satan cũng muốn lừa dối sự hiến thân của tôi, khi xúi tôi nghĩ rằng: Hiến thân là phải dấn thân làm cái gì đó khác thường, đang khi sự hiến thân thực sự Chúa muốn nơi tôi chính là ưu tiên chu toàn bổn phận linh mục của tôi.

Có lúc hiến thân để cứu các linh hồn lại đòi tôi phải nói như Chúa Kitô xưa đã nói với các môn đệ: “Thầy ra đi thì có lợi hơn cho các con”. Những lúc như vậy, tôi càng hiểu hơn ý nghĩa của sự hiến thân để cứu độ loài người. Bên nào có hy sinh lớn hơn mới là bên hiến thân thật sự.

Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, theo gương các Thánh, con nhìn Chúa Giêsu là trung tâm điểm của đời con. Và con muốn Chúa Giêsu cũng phải là trung tâm điểm của nhà thờ của con, của nếp sống đạo của cộng đoàn của con, của từng tín hữu của con. Xin các Thánh thương giúp chúng con càng ngày càng biết liên kết mật thiết hơn với Chúa Giêsu, và càng ngày càng biết cùng với Người hiến thân hơn cho phần rỗi các linh hồn. Chúng con hy vọng với cách đó, chúng con sẽ góp phần vào việc giới thiệu Chúa Giêsu hôm nay trong Giáo Hội Việt nam hôm nay, trên Quê Hương Việt nam hôm nay.

Tuần tĩnh tâm Linh Mục giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, năm 1990.

+ GB. Bùi-Tuần, Giám mục GP. Long Xuyên

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2152: ƠN GỌI TRỞ VỀ - Cấm Phòng 1991


(Cấm Phòng năm 02/02/1991: TÁI TRUYỀN GIÁO – Bài 1)

 

Cuối năm vừa qua, 1990, tôi được may mắn theo đoàn các Đức Cha Việt Nam sang Vatican. Chuyến đi Bùi-Tuần 2152


Cuối năm vừa qua, 1990, tôi được may mắn theo đoàn các Đức Cha Việt Nam sang Vatican. Chuyến đi này được gọi là chuyến đi Ad Limana. Đây là dịp thuận lợi để tôi học hỏi thêm. Để tài tôi tự chọn cho chuyến đi học hỏi này là Truyền Giáo, cũng gọi là Phúc-Am-hóa.

Học hỏi trong một chuyến đi là xem, nghe, đọc và suy nghĩ, cầu nguyện trên các dữ kiện. Học hỏi như thế là một hành trình nội tâm, đàng sau cuộc hành trình bên ngoài. Trong dịp Tĩnh tâm này, tôi xin chia sẻ với anh em cuộc hành trình nội tâm đó của tôi. Sự chia sẻ bao giờ cũng thân tình. Tôi sẽ vắn gọn, trên mỗi trường học của tôi.

Trường học thứ nhất của tôi là hai thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và một vài vị thánh khác.

Trong tháng 11/1990, tôi đã nhiều lần đến viếng mộ thánh Phêrô, và thánh Phaolô ở Rôma. Tôi đã suy nghĩ về cuộc đời hai Đấng thánh. Các ngài đã là những con người trở về, và đã làm cho biết bao người trên khắp thế giới trở về.

Ngày 30/11/1990, ngày giỗ Cha Charles de Foucauld, tôi đồng tế tại nhà thờ thánh Augustin ở Paris. Tôi cũng đã suy nghĩ về cuộc đời của thánh Augustin. Ngài đã là con người trở về, và đã giúp cho vô số người trở về.

Tối khuya cùng ngày 30/11/1990, tôi đến viếng chiếc tòa giải tội lịch sử còn giữ tại nhà thờ thánh Augustin. Chiếc tòa giải tội này rất cũ kỹ, có mang tấm bảng ghi hàng chữ sau đây: “Tại tòa giải tội này, Charles de Foucauld đã xưng tội với Cha Huvelin, và đã được ơn trở lại”. Chiếc tòa giải tội này đã gợi ý cho tôi suy nghĩ về cuộc đời Cha Charles de Foucauld. Ngài đã là con người trở về và đã lôi kéo được đủ mọi hạng người trở về.

Ngày 1/12/1990, tôi đi Lisieux. Sau khi dâng thánh lễ tại dòng Kín Carmel, tôi đến xóm Buissonnets, vào viếng ngôi nhà mà thánh nữ Têrêsa đã ở, trước khi đi tu. Phòng nào, đồ vật nào tại đây cũng gợi lên sự trong trắng dễ thương của Têrêsa. Vào phòng khách, tôi nhìn qua các tấm ảnh cô bé Têrêsa, và tự nói với chính mình: Ít ra là lần này, tôi được viếng thăm nhà một vị thánh không bao giờ cần trở lại. Nhưng đang khi tôi bước lên cầu thang với những ý nghĩ vẩn vơ như vậy, thì tôi nghe tiếng người dẫn đường nói: “Chính tại đây, một đêm Noel, Têrêsa đã được một ơn lớn lao mà thánh Têrêsa gọi là ơn trở lại. Bởi vì chính khi Têrêsa nhận quà Noel đêm đó, với những lời nhắn nhủ của người cha nhân từ, Têrêsa đã được ơn bước vào giai đoạn mến Chúa một cách trưởng thành hơn.

Qua các cuộc hành hương trên đây, tôi càng nhận thấy rõ các vị thánh của tôi đều là những người trở về. Không phải chỉ trở về một lần, mà là trở về nhiều lần, trở về từng bước, luôn mãi, trên suốt cuộc đời. Đó là những sự thực chứng minh một sự thực chung. Sự trở về là một tiến trình liên tục, áp dụng cho bất cứ ai.

Thực vậy, trên nguyên tắc, con đường trở về có ba quãng. Quãng một là tình trạng lầy lội u tối của tội lỗi và không tin. Quãng hai là quyết tâm bỏ tội lỗi và tin vào Chúa. Quãng ba là những bước đi sáng sủa tới bậc trọn lành. Nhưng trên thực tế, ba quãng đường này thường chen kẽ nhau. Bởi vì đang khi ta quyết tâm bỏ tội lỗi, và ngay cả khi ta đi tìm sự trọn lành, ta vẫn thường có lúc phạm tội. Hơn nữa, trong ta vẫn còn nhiều vùng sâu dưới quyền các thần tượng chống phá Thiên Chúa. Đó là các khuynh hướng xấu như đam mê dang vọng, địa vị, tiền bạc, vui thú xác thịt thế gian. Cũng có thể là xem qua, thì toàn thể con người ta đã thuộc về Thiên Chúa, nhưng xem kỹ, thì Thiên Chúa ấy không phải là Thiên Chúa của Phúc Âm, mà là một Thiên Chúa do não trạng của ta nhào nặn ra theo sở thích của mình, một Thiên Chúa kiểu “Idole domestique” hẹp hòi và tính toán. Cũng có thể là xem qua, thì toàn thể con người ta đều có vẻ mang sự sống đức tin, nhưng kiểm tra kỹ, ta thấy nhiều tầng lớp tâm sinh lý trong ta vẫn cực kỳ phản động đối với đức tin. Trong ta, vẫn còn nhiều vùng ngoại đạo, vẫn còn nhiều chỗ chưa được hoàn toàn Phúc Âm hoá.

Có lần thánh Phêrô đã trình với Chúa Giêsu một ý kiến rất đạo đức. Nhưng Chúa Giêsu đã cho biết ý kiến ấy không do ơn Chúa soi sáng, mà do xác thịt đó thôi. Như thế có nghĩa là ngay cả trong lời nói đạo đức, với ý hướng đạo đức, nơi người rất đạo đức như thánh Phêrô, vẫn có thể ẩn tàng những động lực không phải là ý Chúa. Vẫn còn chỗ xa Chúa, cần phải trở về.

Sự trở về đã được các vị thánh của tôi cảm nghiệm như thế nào?

Nhìn sâu vào sự kiện trở về của thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Augustin, cha Charles de Foucauld và thánh nữ Têrêsa, tôi thấy sự trở về của các ngài đã được các ngài cảm nghiệm như một sự đổ vỡ những gì đã cũ, và bắt đầu mọc lên những gì rất mới.

Những gì đã cũ, đó là não trạng cũ, nếp sống cũ, tình cảm cũ, cách suy nghĩ cũ, cũng có thể là toàn thể cái tội cũ. Trong chốt lát, các vị thánh ấy cảm thấy như tất cả những cái cũ ấy bị sụp đổ tan tành, nhưng đồng thời lại mọc lên những cái mới, cái tôi mới, sự sống mới, hướng đi mới, thao thức mới.

Sự trở về như vậy không hẳn là kết quả của những điều dốc lòng, mà cũng không hẳn là kết quả của những nỗ lực kéo dài, mà rõ ràng là do ơn Chúa. Ơn cứu độ của Chúa tràn vào con người của họ, tác động trên họ, xâm nhập vào các tài năng của họ. Các ngài nhận thấy thực rõ chân lý Phúc Âm này: Không có ơn Chúa sẽ không có sự trở lại.

Những lúc ấy, tình yêu cứu độ được tỏ hiện ra như một sức mạnh tuyệt vời. Sức mạnh này không đi ngược chiều với sự yếu đuối con người. Nó cũng không phải là một sức mạnh chi viện được thêm vào sức mạnh con người sẵn có. Nhưng nó là một sức mạnh trong sáng ngọt ngào mới mẻ, được đổ vào cái hố sâu những yếu đuối con người, để tẩy rửa, để cứu chuộc, để thứ tha, để làm cho con người nên mới. Sự trở về như vậy là bước của tình yêu Chúa đến với con người, hơn là bước của tình yêu con người đến với Chúa.

Tuy nhiên, con người trở lại không phải chỉ là thụ động. Họ phải chuẩn bị để đón ơn Chúa. Theo tôi, thì các chuẩn bị thông thường là dùng một chiếc thang. Chiếc thang này không dùng để leo lên, nhưng là để bước xuống. Chiếc thang đó là chiếc thang khiêm nhường. Càng bước xuống nhiều bậc, bậc thang khiêm nhường người ta càng dễ trở về với Chúa.

Sự khiêm nhường này hệ tại hai điều: Một là nhận biết mình yếu hèn tội lỗi, hai là hết lòng cậy tin ở lòng thương xót Chúa. Sự khiêm nhường như vậy đã được nhắc nhủ nhiều lần trong Kinh Thánh. Thánh Phaolô rất ý thức điều này, nên có lần Ngài đã khoe ra những yếu đuối của mình, để rồi kết luận: “Chính khi tôi yếu, là lúc tôi mạnh”. Nói thế là rất đúng với Phúc Âm. Theo dõi dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện thì rõ. Người biệt phái coi mình là công chính nên đến trước bàn thờ, ngẩng mặt lên, cao giọng tạ ơn Chúa vì bao việc lành mình đã làm. Còn người thu thuế, nhận biết mình là kẻ tội lỗi, chẳng có công phúc gì, nên đứng cuối nhà thờ, cúi mặt xuống, xin Chúa chỉ một ơn thôi, đó là xin thương xót thân phận khốn cùng của mình. Dụ ngôn kết luận thế nào, thì ta đã biết.

Tới đây, tôi nghĩ tới cuốn sách mới của Cha André Louf, tựa đề: “Au gré de sa grâce”. Trong sách này, có một chỗ tác giả nói về les pécheurs endurcis và les justes endurcis, những kẻ tội lỗi cứng lòng và những người công chính cứng lòng. Kẻ tội lỗi cứng lòng thì dễ hiểu rồi. Còn người công chính cứng lòng là những người đạo đức tự mãn. Họ coi mình chẳng có gì cần phải trở lại. Họ không bước xuống bậc thang khiêm nhường. Họ không có kinh nghiệm về tình yêu Chúa cứu độ thương xót tha thứ. Lòng họ trở nên khô khan cứng cỏi, băng giá, không những đối với người khác, và cũng cả đối với Chúa nữa. Vì thế, loại người công chính cứng lòng rất khó trở về.

Trong một phòng khách Đức Giáo Hoàng, tôi thấy có một tượng thánh Phêrô bằng đồng đen, đặt trên bệ cao. Có lần tôi tò mò lại gần xem, thì thấy tay ông thánh Phêrô cầm một chùm hai chìa khoá. Tôi tử hỏi: Mở cửa thiên đàng thì một chìa đã đủ, sao phải hai chìa? Và, đột nhiên, một ý tưởng thoánt qua trả lời tôi rằng: Chùm khóa này là để mở lòng người. Kẻ tội lỗi cứng lòng thì một chìa đủ mở. Còn người công chính cứng lòng thì hai chìa chưa chắc đã mở được.

Đọc Phúc Âm, tôi cũng có cảm tưởng như vậy. Đối với kẻ tội lỗi như Madeleine, người phụ nữ ngoại tình, người thu thuế, kẻ trộm, thì chỉ vài lời nhẹ nhàng của Chúa, hoặc chỉ vài cử chỉ nhân ái của Người cũng đã đủ để đưa họ trở về. Còn những kẻ công chính, như các thượng tế, các luật sĩ, các thầy biệt phái, được nghe bao nhiêu bài giảng, được thấy bao nhiêu phép lạ, cũng cứ vẫn trơ trơ. Họ không trở về, bởi vì họ không nhận mình tội lỗi. Họ mù mà cứ tưởng mình sáng. Có lần Chúa Giêsu đã nói với họ rằng: “Nếu các ông là những người mù, thì các ông sẽ không có tội. Nhưng đằng này, các ông nói: Chúng tôi thấy chứ! Nên tội các ông còn đó”. Với lời trên đây, Chúa cho thấy: Kẻ nhận mình mù, thì cái mù đó sẽ được cứu chữa. Còn kẻ mù mà cho mình là sáng, thì cái mù của họ vẫn cứ mãi tồn tại. Như vậy cái đáng tiếc nghiêm trọng không phải là sự mình có tội, nhưng là có tội mà vẫn cứ tưởng mình đạo đức.

Kẻ tội lỗi mà mù quáng thì thường do sự yếu đuối của họ muốn trốn tránh ánh sáng sự thực. Còn người đạo đức mà mù quáng thì thường do sự tự mãn của họ cố tình ngăn chặn ánh sáng sự thực. Cái mù nào cũng tai hại cả. Nhưng kẻ tội lỗi mù quáng sẽ được xét xử khoan dung hơn kẻ đạo đức mù quáng. Tôi hiểu như thế, kih nghe Chúa Giêsu cảnh giác các người đạo đức tự mãn cứng lòng. Chúa cho họ biết: Sau này, các người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Trời trước họ.

Những suy nghĩ trên đây khuyên tôi nên khiêm tốn đứng vào hàng ngũ những tội nhân, cần phải trở về. Tôi nhớ lại lời thánh Phaolô nói: “Chính vị thượng tế cũng mắc phải yếu đuối tư bề, vì thế cũng như ngài, phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì ngài cũng dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy” (Dt 5,1-10). Lời thánh tông đồ trở lại là một Tin Mừng gởi tới tôi và cũng gởi tới mọi anh em linh mục.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1991

----------------------------------

 

Bùi-Tuần 2153: TÁI TRUYỀN GIÁO


(Cấm Phòng năm 02/02/1991: TÁI TRUYỀN GIÁO – Bài 2)

 

Nhiều lần đứng bên mộ thánh Phêrô, tôi đã nhớ lại lời Đức Kitô nói với ngài: “Này con là đá Bùi-Tuần 2153


Nhiều lần đứng bên mộ thánh Phêrô, tôi đã nhớ lại lời Đức Kitô nói với ngài: “Này con là đá. Trên viên đá này Ta sẽ xây dựng Hội Thánh của Ta”. Suy gẫm lời Chúa trên đây, tôi thấy bản chất viên đá Phêrô là truyền giáo. Việc truyền giáo được thánh Phêrô hiểu là việc loan báo Tin Mừng cứu độ, đưa các linh hồn về hạnh phúc Nước Trời. Chúa cắt nghĩa việc đó bằng hình ảnh kẻ ra khơi, kéo lưới để bắt cá.

Thời Hội Thánh sơ khai, các Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục đã hân hoan sống ơn gọi truyền giáo với những thao thức linh động như người đi chài cá.

Nhưng từ khi đế quốc Constantin được Công-giáo-hoá, đồng thời Công giáo cũng bị đế quốc Constantin-hóa phần nào, thì việc truyền giáo có nhiều chuyển biến. Tại nhiều nơi, việc truyền giáo được tập trung vào những việc nội bộ, giống như vục giữ cá và nuôi cá trong ao, hơn là việc đi chài cá ngoài khơi. Tại nhiều nơi, những đấu tranh của Hội Thánh được tập trung vào mục đích bảo vệ quyền lợi Hội Thánh hơn là cứu rỗi các linh hồn và chia sẻ Tin Mừng cho những người ngoài Hội Thánh.

Thực tế cho thấy, hiện nay, tại nhiều nơi, Hội Thánh đang có những điều kiện rất thuận lợi cho những hoạt động nội bộ, và cho việc phát triển các quyền lợi của Hội Thánh đối với xã hội.

Nhân dịp chuyến đi ad Limina, tôi muốn nhìn vào một vài nơi đó, để học hỏi thêm. Vì thế, trường học thứ hai của tôi trong chuyến đi này là một vài nơi Hội Thánh địa phương có những hoàn cảnh thuận lợi.

Trước hết là Rôma. Phải nói ngay là không đâu có hoàn cảnh thuận lợi cho đức tin bằng Rôma. Với tổng số người công giáo là 2.690.000 trong toàn dân số 2.800.000, thủ đô Rôma là một thành phố kể như toàn tòng công giáo. Giáo phận này có trên 6.000 linh mục, gần 30.000 tu sĩ nam nữ, 620 nhà thờ, trên 800 tổ chức giáo dân và hơn 400 cơ quan từ thiện. Tất cả 293 giáo xứ của Rôma đều được sắp xếp chu đáo. Rôma có nhiều mồ mả các thánh, nhiều di tích thánh. Phố phường bày bán la liệt sách báo đạo, ảnh tượng đạo. Nhiều tên đường, tên phố, tên ngân hàng, tên quán ăn là tên các thánh, tên các Đức Giáo Hoàng, tên các Đức Hồng Y, Đức Giám Mục giáo phận Rôma chính là Đức Giáo Hoàng. Ngài cũng là vua nước Vatican, đồng thời cũng là vị lãnh đạo toàn thể Giáo Hội Công giáo trên khắp thế giới.

Với biết bao thuận lợi cả về mặt đạo, cả về mặt đời như vậy, Rôma cho phép tôi nghĩ rằng: Mọi người công giáo Rôma đều sống đạo tốt. Thế nhưng tháng Ba năm rồi, 1990, Đức Hồng Y Ugo Poletti, đại diện Đức Giáo Hoàng cai quản giáo phận Rôma, trong một Hội nghị các Cha Sở giáo phận Rôma, đã báo động một tình hình rất đáng kinh ngạc, ngài nói: “Chỉ còn 15% đến 20% người công giáo Rôma thực hành đều đặn đời sống đức tin, như là đi lễ Chúa nhật” (30 jours dans l'Eglise et dans le monde, n03, mars, 1990, trg 11).

Ngoài Rôma ra, thì trong số những nơi có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho đức tin, thiết tưởng phải nhìn sang Tây Đức. Giáo Hội Tây Đức không thiếu tự do, không thiếu tiền, không thiếu cơ sở, không thiếu người giỏi, không thiếu bất cứ sự gì xét thấy là cần. Được trang bị bằng những phương tiện tốt nhất, Giáo Hội Tây Đức hẳn là nơi phát triển đức tin một cách mau lẹ và vững mạnh. Thế nhưng, cũng trên tạp chí “30 jours dans l'Eglise et dans le monde” số kể trên, có một bài báo làm tôi sửng sốt. Bài báo mở đầu thế này: “Tại Đức, không phải chỉ có bức tường Berlin sụp đổ, mà những ảo tưởng về một Giáo Hội Công giáo Đức cũng đang đổ vỡ ra từng mảnh” (trang 30). Rồi tác giả Tommaso Ricci nói đến bản điều tra dài 70 trang của viện “Allensbach” do Hội Đồng Giám Mục Tây Đức nhờ làm. Theo bản điều tra mới này thì thời gian gần đây, mỗi năm có khoảng 100.000 người công giáo Đức từ bỏ Hội Thánh Công giáo, số người đi lễ Chúa nhật chỉ còn khoảng 10%. Các phương tiện truyền thông càng ngày càng công khai chế giễu Công giáo. Họ coi đạo công giáo như con tàu đã bị vỡ ra từng mảnh, và các mảnh vỡ đó chỉ còn chỗ trong các thứ bảo tàng đồ cổ. Bản điều tra cũng cho biết thêm về một chuyển biến tâm lý nữa đối với công giáo, đó là nhiều người không những không tin đạo, mà còn xa tránh đạo. Trước đây, mặc dầu họ không tin, nhưng họ vẫn thích dùng các đồ đạo có tính chất văn hoá để trang trí. Cũng như các cô gái đeo đôi bông tai hình thánh giá, để làm đẹp theo mốt, chứ chẳng phải vì tin Chúa. Nhưng nay, cả đến loài người dùng đạo như một thứ dầu thơm trang sức cũng không còn bao nhiêu.

Rồi, đề cập đến những nơi có những hoàn cảnh thuận lợi cho đức tin, tôi không thể không nhìn đến Hoa Kỳ. Giáo Hội Hoa Kỳ sống trong bầu khí tự do thoải mải, văn minh khoa học, đầy đủ phương tiện. Một bầu khí như vậy chắc sẽ hỗ trợ nhiều cho Hội Thánh. Thế nhưng, cũng trên tạp chí “30 jours dans l'Eglise et dans le monde” n04, Avril, 1990, tôi đọc thấy hai tin lạ lùng này: Tin thứ nhất là tin Đức Hồng Y Josef Bernadin, Tổng Giám Mục Chicago, tuyên bố: Từ 30/6/1990, ngài buộc lòng phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo và 6 truyền tiểu học công giáo trong địa phận ngài (trang 38). Tin thứ hai, là tin Đức Hồng Y Szoke, Tổng Giám Mục giáo phận Detroit, ngài tuyên bố quyết định trong năm 1990 sẽ đóng cửa 30 giáo xứ thuộc giáo phận ngài (trang 42). Lý do đóng cửa là vì thiếu người và thiếu tiền.
Rồi, nói đến những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đức tin, tất nhiên phải nhìn sang Pháp. Giáo Hội Pháp có nhiều vị thừa sai nổi tiếng, có nhiều nhà thần học trứ danh, có những đóng góp to lớn cho việc truyền bá đức tin trong thế giới thứ ba, có những nơi hành hương thu hút khách thập phương. Với những vốn liếng đó, Giáo Hội Pháp có vẻ không cho phép xảy ra một sự suy thoái nào về đời sống đức tin. Thế nhưng, thực tế Giáo Hội Pháp hôm nay không thiếu bóng tối. Ngoài phong trào tục hoá  và dửng dưng đang làm tăng số người xa rời Hội Thánh, thì mối đe dọa lớn hiện nay tại Giáo Hội Pháp là khủng hoảng về việc học giáo lý của trẻ em. Tạp chí “30 jours dans l'Eglise et dans le monde” n04, Avril, 1990, cho biết trẻ em Pháp hiện nay khó tìm được thời giờ để học giáo lý. Trước đây luật Jules Ferry 1882 và sau đó được Thủ Tướng Michel Debré hỗ trợ năm 1959 đã bảo đảm cho trẻ em được một ngày tự do trong tuần, để xả hơi và có thể học giáo lý. Ngaỳ đó là thứ năm, rồi đổi sang thứ tư. Nay nhiều phong trào đòi chuyển ngày nghỉ đó sang thứ bảy. Mà ngày thứ bảy tại Au châu đã trở thành ngày nghỉ cuối tuần, để gia đình đi chơi, giải trí. Trong một ngày có bầu khí như vậy, thì cả người lớn, lẫn trẻ em đều cảm thấy việc đi học giáo lý là lạc lõng, không hợp tình hợp lý. Nhất là trong xã hội kỹ nghệ, người ta lại quen tính từng giờ, từng khắc, từng phút, vì mỗi mẫu thời gian đều mang khả năng kinh tế và hưởng thụ. Trong xã hội như thế, con người bắt buộc phải vội vã. Nếu cha mẹ đã vốn dửng dưng với đạo, con cái cũng chẳng nhiệt tình gì với đạo. Luật lệ xã hội càng mở về hướng tự do hưởng thụ, thì việc dạy và học giáo lý sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, tại Pháp, khủng hoảng linh mục cũng không phải là không đáng ngại. Tuổi trung bình linh mục Pháp hiện này là 70. Số linh mục giảm đi mỗi năm:

NĂM :...........SỐ LINH MỤC
1948...................42.500
1960...................41.700
1965...................40.994
1975...................36.014
1978...................32.600
1985...................28.099
(Trích Jean Rigal, Préparer l'avenir de l'Eglise, trang 140).

Những mẫu tin thời sự trên đây chỉ là một phần nhỏ của cả một phong trào tục hoá đang lan mạnh trong chính những nới có hoàn cảnh thuận lợi nhất cho đức tin. Tôi không dám đi xa trong việc tìm hiểu nguyên nhân đám đông bỏ Chúa hay bỏ Hội Thánh. Nhưng tôi thấy nên nhắc lại những lời Đức Giáo Hoàng đã ám chỉ về tình hình này. Đức Thánh Cha Phaolô VI nói: “Người ta đang chứng kiến một cảnh khuynh đảo sâu rộng trong thế giới và trong Hội Thánh. Điều ta muốn nói là đức tin. Ở đây, ta nhớ tới một câu nói u sầu của Đức Kitô: “Khi Con Người trở lại liệu Ngài sẽ còn tìm được đức tin trên trái đất này không?” (Le secret de Fatima et l'apostasie dans l'Eglise, 30 jours dans l'Eglise et dans le monde, n03, Mars, 1990, trang 7). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã nói ở Fatima ngày 13/5/1982: “Các xã hội đang bị đe dọa bởi nạn bỏ đạo, nạn suy thoái đạo đức. Sự sụp đổ đạo đức sẽ kéo theo sự sụp đổ các xã hội” (id). Nay thì ai cũng đã thấy rõ nạn bỏ Hội Thánh và suy thoái đạo đức đang là những sự thực to lớn công khai sờ sờ trong chính Giáo Hội tại những địa phương được ưu đãi.

Những địa phương công giáo này cần được tái truyền giáo. Và tôi đã thấy việc tái truyền giáo đang được thực hiện tốt. Lực lượng chủ yếu là những nhóm nhỏ đầy sinh khí Phúc Âm. Họ thuộc đủ loại người, hầu hết là giáo dân. Họ sống mật thiết với Chúa, và rất nhiệt tình với Hội Thánh. Đời sống và con người của họ có sức lôi kéo nhiều người trở về. Họ đang làm nên một phong trào, mà tôi tạm gọi là phong trào canh tân, đem lại luồng gió tái Phúc Âm hóa cho những giáo hội địa phương khô cằn ảm đạm.

Ở đây tôi xin giới thiệu sơ qua ba nét lớn của phong trào truyền giáo này.

Nét lớn thứ nhất là họ có những đức tính xã hội mang vẻ đẹp của lễ Truyền tin.
Trong lễ Truyền tin có thiên thần ban báo Tin Mừng, và có Đức Mẹ đón nhận Tin Mừng. Thiên thần loan báo Tin Mừng một cách ân cần và tế nhị. Còn Đức Mẹ đón nhận Tin Mừng một cách ân cần và khiêm tốn. Cũng vậy, họ được ơn Chúa Thánh Thần, nên rất ân cần lắng nghe mọi tín hiệu Chúa gởi cho họ qua Lời Chúa, qua các tiếp xúc, qua các sự việc xảy ra. Chúa Thánh Thần cho họ đọc được ý nghĩa các tín hiệu ấy. Họ khiêm tốn đón nhận và ân cần trả lời. Do đó, có một sự đối thoại thân mật thường xuyên giữa Chúa và họ.

Và vì mến Chúa yêu người, họ tích cực chia sẻ Tin Mừng cho kẻ khác. Tin Mừng của họ là hạnh phúc được Chúa yêu thương  cứu độ. Họ chia sẻ ân cần, nhưng tế nhị. Nói ít và nói với tất cả tấm lòng chân thành xác tín. Họ làm chứng bằng kinh nghiệm đời sống hơn là bằng lý thuyết. Họ kể lại hơn là giảng dạy. Họ là những kẻ làm chứng đích thực về Chúa. Bởi vì những gì họ nói về Chúa, đều là những sự họ đã từng cảm nghiệm, đã từng gặp thấy. Tin Mừng mà họ loan báo không phải là những gì họ đã học được trong sách cho bằng những gì họ đã từng kinh nghiệm, do gặp được Chúa và do tin vào Lời Chúa.

Nét lớn thứ hai là họ có một sức nóng tâm hồn rút ra từ bốn lò lửa sau đây: Lời Chúa, bí tích Thánh Thể, luật bác ái phúc âm và cầu nguyện.

Qua Lời Chúa, họ thường xuyên đi sâu vào niềm tin ở Đức Kitô là trung tâm đời họ. Họ có bốn suy tư về Lời Chúa:

a) Suy tư hệ thống (réflexion systématique) là học hỏi các chân lý đạo được sắp xếp theo một trật tự thần học, trong đó cái nọ gắn bó với cái kia.

b) Suy tư lịch sử (réflexion historique) là học hỏi lịch sử cứu độ, trước và sau Đức Kitô, xem Tin Mừng đã được loan báo và tiếp nhận thế nào, và đã chuyển biến ra sao qua các thời đại và các dân tộc.

c) Suy tư thực hiện (réflexion empirique) là đọc Lời Chúa trong cuộc sống chính mình và trên nhân loại hôm nay. Kiểm tra con người mình có sống hợp Lời Chúa hay không.

d) Suy tư tu đức (réflexion sản phẩmirituelle) là suy gẫm Lời Chúa bằng đức tin, đức cậy, đức mến, để Lời Chúa biến thành lương thực thiêng liêng nuôi sống linh hồn mình.

Qua Bí tích Thánh Thể, họ thường xuyên đi sâu vào mầu nhiệm Đức Kitô là Đấng cứu chuộc loài người. Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà họ ngợi khen, cảm tạ Chúa Cha giàu lòng thương xót, đã sai Con Một Người xuống thế cứu chuộc nhân loại. Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà họ hiến dâng chính mình và đời mình là của lễ cho Thiên Chúa hằng sống. Chỉ có Người là Đấng thánh, chỉ có Người là Chúa, chỉ có Người là Đấng tối cao. Chỉ có Người là Đấng cứu độ mà họ phải hết lòng tin cậy.

Qua luật bác ái Phúc Âm, họ thường xuyên đi sâu vào niềm tin Đức Kitô hiện diện ở giữa những người cùng nhau cầu nguyện, và phục vụ kẻ khác. Nhóm họ, nếu là ba người, thì họ tin là có bốn, bởi vì Đức Kitô ở giữa họ. Niềm tin ấy sẽ là động lực thiêng liêng thúc đẩy họ dấn thân.

Họ cầu nguyện rất nhiều. Đối với họ, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên với Chúa đồng thời cũng mở tâm hồn mình về phía kẻ khác.

Nét lớn thứ ba là họ có một cái nhìn rộng lớn.

Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, họ thấy một Thiên Chúa lớn hơn. Lớn hơn Hội Thánh, lớn hơn mọi luật đạo, lớn hơn mọi nghi lễ, lớn hơn mọi hiểu biết thần học, lớn hơn mọi diễn tả. Họ cũng thấy một Hội Thánh lớn hơn. Hội Thánh không phải chỉ là các phẩm trật mà là toàn dân Chúa. Và dân Chúa không phải chỉ là những kẻ công chính, mà cũng gồm cả những người tội lỗi. Hội Thánh cũng không phải chỉ là tổng số những người đã chịu phép rửa, mà cũng gồm những người ngay chính thông hiệp với Hội Thánh vô hình. Họ cũng cảm thấy một sự tự do lớn hơn. Họ chợn lựa điều này, từ bỏ điều khác, do sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, chứ không do một áp lực nào, dù áp lực đó là một dư luận tốt. Họ có những thao thức lớh hơn. Thao thức của họ là thao thức Chúa cứu thế đã chia sẻ cho, đó là làm cho nhiều người được cứu rỗi, được nên tốt hơn, được hạnh phúc hơn. Họ cũng thấy một Nước Trời rất lớn. Lớn hơn Hội Thánh, lớn hơn mọi nước trần gian.

Với ba nét trên đây, các chiến sĩ Phúc Âm trở thành những Kitô hữu đích thực. Họ là những người có Đức Kitô. Và chỉ là thế thôi, họ sẽ như men, như muối, tái truyền giáo cho những môi trường đã xa rời Hội Thánh.

***

Trong năm 1990, tôi đã tham dự tang lễ của một Đức Hồng Y, hai Đức Giám Mục và ba linh mục. Tôi thấy linh cữu các ngài được một số người khiêng vào nhà thờ. Có đội hình khiêng xác là 20 người, có nơi 30, có nơi tới 60 người. Thấy cảnh các đấng bậc được người ta khiêng vào nhà thờ, tôi thầm nghĩ trong lòng rằng: biết đâu, ngay Kitô hữu tôi còn sống, có lúc tôi cũng không đủ sức trở về với Chúa. Tôi đến với Chúa được, cũng là do nhiều bàn tay dắt đi, khiêng đi. Từ ý nghĩ đó, tôi ước mong mỗi họ đạo nên có những nhóm người tốt, đầy sức mạnh Phúc Âm. Khi cần, những nhóm nhỏ ấy sẽ khiêng các người khô cứng về với Chúa. Và nếu chính ta khô cứng, thì họ sẽ là những ân nhân quí giá của ta.
Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1991

------------------------------

 

Bùi-Tuần 2154: NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG


(Cấm Phòng năm 02/02/1991: TÁI TRUYỀN GIÁO – Bài 3)

 

Ngày 24/11/1990, tôi được tham dự thánh lễ đồng tế do Đức Giáo Hoàng chủ sự. Tôi thấy trên Bùi-Tuần 2154


Ngày 24/11/1990, tôi được tham dự thánh lễ đồng tế do Đức Giáo Hoàng chủ sự. Tôi thấy trên bàn thờ nhiều đồ thánh: Sách thánh, chén thánh, đĩa thánh, khăn thf, bánh thánh. Các vị chung quanh bàn thờ đều có chức thánh.

Tuy nhiên, có những đồ không thánh và những không không có chức thánh, nhưng lại rất cần cho việc công bố Lời Chúa. Đó là chiếc mirco, chiếc máy quay Vidéo, và những chuyên viên thu hình thu thanh. Những chiếc máy đó là rất đời. Những chuyên viên đó cũng hoàn toàn đời. Nhưng nhờ có những máy ấy và những chuyên viên ấy, Lời Chúa mới được tới tai các người dự lễ, và hình ảnh cũng như âm thanh cuộc lễ mới tới được nhiều người, nhiều nơi trên thế giới.

Từ nhận xét trên đây, tôi nghĩ tới những chuyện đời, những giá trị không gọi là thánh, nhưng lại rất hữu ích cho việc truyền bá chân lý Phúc Âm. Nhiều nơi Giáo Hội bị hạn chế, nhưng vì biết tận dụng những thứ đó, nên vẫn tích cực sống đạo và truyền đạo được. Tôi nói như vậy, bởi vì tôi thấy điều đó đã xảy ra ở Giáo Hội Tiệp Khắc cách đây ít năm. Và đây là trường học thứ ba của tôi trong chuyến đi Ad Limina.

Theo báo chí kể lại, thì chế độ trước đây của Tiệp Khắc, đã rất khắt khe với công giáo. Họ muốn đẩy công giáo vào một tình hình chỉ cò những việc tế tự mà thôi. Họ không muốn đức tin là một sự sống thiêng liêng cần được thể hiện, bồi dưỡng và phát triển. Ý họ là như thế. Và họ cũng dùng nhiều cách để thực hiện ý định đó.

Thế nhưng, mặc dầu gặp khó, các người công giáo Tiệp vẫn đưa được đức tin đi ra xã hội bằng những tuyến đường công khai hợp pháp.

Tuyến đường thứ nhất là gặp gỡ đối thoại. Xu hướng này được nhà thần học Josef Zverina cổ võ. Người công giáo gặp gỡ những người ngoài công giáo. Trong tình người và trong tình đồng bào. Có những dây liên hệ tốt. Có những giúp đỡ qua lại thân tình. Chẳng cần và cũng không nên bàn chãi về ý thức hệ và đức tin. Cuộc sống đâu có thiếu vấn đề. Trao đổi là lắng nghe và góp ý. Một cách cởi mở chân thành, trong tinh thần tôn trọng chân lý và phát huy tình thương. Trong mọi gặp gỡ, người có sự sống Đức Kitô sẽ không thiếu cách để nâng tâm hồn người mình gặp lên những lý tưởng đẹp, và trong mọi trường hợp, người sống đức ái Phúc Âm sẽ luôn luôn tỏ ra mình là khí cụ bình an của Chúa. Khi được huấn luyện và khích lệ, kẻ tha thiết với phần rỗi đồng bào, sẽ coi sự gặp gỡ, trao đổi, đối thoại như một tuyến đường rất thích hợp để chuyên chở Tin Mừng vào các linh hồn và vào bầu khí xã hội.

Tuyến đường thứ hai là hoạt động văn hoá, xã hội, từ thiện. Xu hướng này được triết gia Neubauer khích lệ. Thời nay, hoạt động văn hoá, xã hội, từ thiện là những ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với hết mọi loại người. Chỉ trong khoảnh khắc, cả mấy triệu người trước máy Tivi có thể xúc động do ảnh hưởng một bài hát, một bản kịch, một cuốn phim, một khuôn mặt người nghệ sĩ được quần chúng mộ mến. Một bài báo hay, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, thường có sức mạnh sâu rộng trên tâm lý quần chúng hơn các bài giảng tôn giáo. Người ta cũng nhận thấy điều này là các việc xã hội, và từ thiện đã trở thành dấu chỉ của một tôn giáo tốt. Vì thế, đối với những người công giáo Tiệp có tinh thần truyền giáo và thăng tiến đồng bào, việc đào tạo những con người và đầu tư những con người có trình độ văn hoá, có các đức tính xã hội và có tâm hồn bác ái là quan tâm hàng đầu. Cũng do động lực đức tin, họ muốn có mặt ở các sinh hoạt văn hoá, xã hội và từ thiện. Dấn thân trên các địa bàn này là việc khó hơn sinh hoạt tôn giáo trong nhà thờ. Nhưng chính nhờ những sinh hoạt ngoài nhà thờ mà lý tưởng công bình bác ái Phúc Âm mới phục vụ đông đảo đồng bào và làm chứng được cho đạo một cách thuyết phục.

Tuyến đường thứ ba là chính trị. Trong Quốc Hội Tiệp hồi đó, có nhóm chính trị gọi là Đảng Nhân Dân do ông Josef Sartoncik đứng đầu, và một nhóm chính trị khác gọi là Dân Chủ Thiên Chúa Giáo do ông Vaclak Benda lãnh đạo. Thành viên hai nhóm này là người công giáo. Họ làm việc với Đảng Cộng Sản, nhưng họ không quên họ là những người công giáo. Nên, mặc dầu trong hoàn cảnh hạn hẹp, họ vẫn đóng góp được phần nào trong việc giải quyết các vấn đề của nhân dân một cách công bình bác ái theo tinh thần Phúc Âm. Cũng do động lực Phúc Am, nhiều người công giáo Tiệp đã có mặt trong mọi  hoạt động chính trị, từ lập pháp, đến hành pháp và tư pháp, từ trung ương đến địa phương. Đối với người có lý tưởng tông đồ, thì có mặt trong chính trị vẫn có lợi hơn là vắng mặt, và đi ra xã hội vẫn có lợi hơn là rút vào nhà thờ.

Tuyến đường thứ bốn là thích nghi. Xu hướng này muốn làm chứng rằng: Trong mọi hoàn cảnh, người ta vẫn có thể sống đạo tốt và truyền đạo được một cách hữu hiệu, nếu người ta biết thích nghi. Đứng đầu xu hướng này là Đức Cha Jan Korec. Ngài được thụ phong linh mục chui năm 1950, hồi 26 tuổi. Năm sau, ngày 24/8/1951, ngài được tấn phong Giám Mục, cũng chui, lúc mới 27 tuổi. Ngài tiếp tục làm công nhân tại một nhà máy hóa chất ở Bratislava. Năm 1960 Ngài bị lộ và bị bắt. Năm 1968, Ngài được tha, dịp “Mùa Xuân Praha” Ngài được phép đi Vatican viếng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Về nước khi tình hình khó lại, Ngài không được Nhà Nước công nhận là Giám Mục và linh mục, Ngài vào làm việc tại một xí nghiệp sửa chữa các thang máy. Lãnh đạo xí nghiệp là một chủng sinh chui. Năm 1984, Ngài bị chính quyền địa phương cho về hưu non. Ngài về sống trong nhà một kỹ sự sau này đi tu dòng Tên. Từ 6/2/1990 đến nay Ngài là Giám Mục chính thức địa phận Nitra. Được hỏi về tinh thần của Ngài trong những năm làm giám mục thợ trong nhà máy, trong xí nghiệp, và 8 năm trong nhà tù, cũng như mấy năm sau cùng, sống ở nhà giáo dân, Đức Cha Korec trả lời đại khái là tinh thần  Ngài rất vui nhờ đức tin. Nếu không có đức tin, thì không nhìn thấy một tia hy vọng nào cả. Nhờ đức tin, Ngài biết thích nghi với mọi hoàn cảnh. Ở đâu, và với điều kiện nào, Ngài vẫn tích cực truyền bá đức tin được, và kết quả thực là lớn lao.

Tuyến đường thứ năm là đồng hành với dân tộc. Trên tuyến đường này, người ta nhận thấy một khuôn mặt nổi bật, đó là Đức Hồng Y Frantisek Tomasek, Tổng Giám Mục Praha. Với tư cách là người đứng đầu Giáo Hội địa phương, Đức Hồng Y luôn tỏ ra mình là người canh thức, luôn có mặt trong các vấn đề của dân tộc mình. Đồng hành với dân tộc, Ngài chia sẻ những mừng vui và lo âu của dân, Ngài tham gia một cách có trách nhiệm vào những thăng trầm của lịch sử đất nước, Ngài góp phần vào việc giải quyết các nguyện vọng của dân, nhất là của những người nghèo, những người là nạn nhân của những bất công, kỳ thị. Với chủ trương đồng hành với dân tộc, Đức Hồng Y Tomasek, mặc dầu già yếu, vẫn giới thiệu được một bộ mặt trẻ trung của Giáo Hội Tiệp nhìn về phía trước, với niềm tin vững chắc nơi Thiên Chúa giàu lòng thương xót, và với tình yêu nước nồng nàn, nhận trách nhiệm góp phần đổi mới quê hương.

Qua năm tuyến đường trên đây, người công giáo Tiệp thao thức với Nước Trời đã chuyên chở được Tin Mừng vào mọi lãnh vực của cuộc sống đồng bào mình. Nhìn tổng quát năm tuyến đường đó, tôi thấy một nét chung này là Giáo Hội Tiệp đã biết tận dụng những cái có trong tầm tay, để mở lối đi ra xã hội, đồng thời để thanh luyện đời sống đức tin cho nên trong sáng và dễ thương do tinh thần bác ái chan hòa của Đức Kitô.

Năm tuyến đường trên đây đều ở giữa xã hội. Toàn là những tuyến đường đời. Đường đời là đường đi của người truyền giáo. Bởi vì trên đường đó, có những địa chỉ, mà Chúa Giêsu sai họ đến. Những địa chỉ đó là những người chưa biết Chúa, những người đã bỏ Chúa, những người lao đao trong cuộc sống, những người bị đời bỏ rơi, những người đánh mất hy vọng và niềm tin.

Điều tôi coi là một chọn lựa sáng suốt nhất của Giáo Hội Tiệp trước đây, chính là việc biết đặt vấn đề đào tạo con người lên hàng ưu tiên. Muốn phát triển một Giáo Hội cũng như muốn đưa một đất nước lên, người ta không nên dồn sức, dồn của vào việc xây cất các cơ sở vật chất, nhưng cần chú ý hơn đến việc xây dựng con người. Có được những con người tốt với trình độ văn hoá cao, nhân bản vững, đi vào chuyên môn, tính phục vụ cởi mở, nhất là lương tâm đạo đức, và tinh thần dân tộc trưởng thành, Giáo Hội địa phương mới có khả năng trở thành điểm tựa cho đồng bào mình.

Tại các nơi, mà việc truyền giáo bị hạn chế như tại Tiệp Khắc trước đây, thì sự đầu tư ch việc đào tạo con người là rất cần thiết. Các thánh tông đồ xưa đã làm như vậy. Chính Chúa Giêsu xưa cũng đã nêu gương sáng đó.

Ở đây, tôi đặc biệt nhớ tới một hướng mà Chúa Giêsu đã vạch ra, khi đào tạo các môn đệ trường giáo của mình, đó là hướng mở ra một cách tế nhị về phía những người bị dư luận đạo Do Thái kỳ thị. Nhiều Lời Chúa nói và nhiều việc Chúa làm đã chỉ rõ hướng mở ra đó chính là một chọn lựa quyết liệt của Đức Kitô, mặc dầu phải trả bằng nhiều khổ đau sẽ phải gánh chịu.

Để có một mô hình trong Phúc Âm về hướng mở ra, tôi hay nghĩ tới trường hợp Chúa Giêsu đối thoại với người phụ nữ Samaria (Ga 4). Thời đó, dân Do Thái nhìn người Samaria với con mắt khinh khi. Họ kỳ thị người Samaria còn hơn là kỳ thị người vô đạo. Vì thế, họ tránh đi qua vùng Samaria, cũng như tránh mọi tiếp xúc với người Samaria. Hôm đó, Chúa Giêsu đi từ Giuđêa sang Galilêa. Theo thói quen thì người Do Thái đi vòng qua ngã Pêrêa để khỏi qua Samaria. Nhưng Chúa Giêsu dẫn các môn đe Ngài đi thẳng qua Samaria, bất chấp dư luận. Hơn thế nữa, khi Ngài đang ngồi bên bờ giếng Giacóp ở Sichem, một phụ nữ Samaria bước tới thì chính Ngài chủ động bắt chuyện trước: “Thưa cô, xin cô làm ơn cho tôi chút nước uống”. Cố ý nói chuyện như vậy lại là một bước nữa trái với dư luận tôn giáo Do Thái. Rồi đang khi nói chuyện, có lúc Ngài đã mạc khải: “Chớ chi cô biết được ơn Chúa ban cho cô”. Nói lời đó chẳng khác gì nói lời khen cô ta. Rồi khi đề cập đến đời tư của cô với năm đời chồng, Ngài cũng chẳng một lời kết án nào. Rồi khi người phụ nữ ấy nói về sự khác biệt tôn giáo giữa hai dân tộc, bên Do Thái thờ Chúa ở Giêrusalem, bên Samaria thờ Chúa ở Garisim, thì Đức Kitô không bảo bên Samaria làm sai, hoặc bên Do Thái làm đúng. Nhưng Ngài đưa ra một kết luận tế nhị: “Đã đến thời, mà những người thờ phượng đích thực sẽ thờ Chúa trong tinh thần và chân lý”. Với lời đó, Đức Kitô đã mở ra về hướng thờ phượng Chúa một cách sâu sắc, phổ quát, không bị ràng buộc vào một nơi, một lễ nghi, một thời gian, nhưng chỉ ràng buộc vào một người. Người phụ nữ nói: “Tôi biết là Đấng Messia mà người ta gọi là Đức Kitô sẽ đến. Khi Ngài đến, Ngài sẽ báo cho chúng ta mọi sự”. Và Chúa Giêsu trả lời: “Chính tôi đây, Người đang nói với cô đây”.

Câu chuyện truyền giáo của Chúa Giêsu cho người phụ nữ Samaria dạy tôi phải biết mở ra, và trên bất cứ tuyến đường nào tôi đi để truyền giáo, tôi phải luôn kết hợp mật thiết với một Đấng vô hình, đó là Đức Kitô. Chính Đức Kitô là đường, là sự thực và là sự sống. Tình yêu cứu độ của Đức Kitô sẽ giúp tôi nhạy bén và tế nhị trước hoàn cảnh phức tạp của từng xã hội, từng tập thể và từng người còn xa Chúa.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1991

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2155: LÃNH ĐẠO TINH


(Cấm Phòng năm 02/02/1991: TÁI TRUYỀN GIÁO – Bài 4)

 

Cao điểm chuyến đi ad Limina là viếng ĐGH. Thấy Ngài, gặp Ngài, nói chuyện với Ngài, dùng bữa Bùi-Tuần 2155


Cao điểm chuyến đi ad Limina là viếng Whg. Thấy Ngài, gặp Ngài, nói chuyện với Ngài, dùng bữa với Ngài, đồng tế với Ngài, tôi cảm thấy bị lôi cuốn bởi sức mạnh tinh thần của Ngài. Nơi Ngài có một vẻ đẹp tinh thần tỏa ra trên dung mạo, có một ttrọng lượng tinh thần hiện ra trong lời nói và trong ánh mắt. Đức Thánh Cha quả là một vị lãnh đạo tinh thần. Tất nhiên, Ngài là một trường học sống động của tôi.

Điều thứ nhất tôi nhận thấy nơi Đức Thánh Cha là tinh thần quảng đại và những phán đoán nhạy bén trước các chuyển biến trong nội bộ Giáo Hội.

Cách đây vài chục năm, thần học mà tôi đã học ở Chủng viện và Đại học, chỉ là thần học hệ thống với các trường phái cổ điển. Nay tôi thấy xuất hiện những thần học mang tên mới lạ, thí dụ: La théologie Latinoaméricaine, la théologie noire-américaine, la théologie noi Sud-Africaine, la théologie Africaine, la théologie asiatique. Đọc Benno Chenu, Théologies des tiers mondes, Le Centurion, 1989, và Eglise et Culture, N013, 1990, tôi đã bàng hoàng trước các vấn đề thần học mới. Những suy tư thần học mới này phát xuất từ ý muốn sống đạo và truyền đạo một cách tốt hơn trong những vùng đất có nền văn hoá, kinh tế, chính trị khác với châu Au. Công Đồng Vatican II đã vạch ra hướng suy nghĩ mới đó, khi đưa ra nhãn quan về Hội Thánh trong thế giới hôm nay. Hội Thánh không ở ngoài thế giới. Hội Thánh không là một thực tại không có liên hệ gì với thế giới. Và thế giới không phải chỉ là châu Au, hoặc phải chọn châu Au làm trung tâm điểm nhân loại. Muốn sống đạo tốt, muốn truyền đạo tốt, Hội Thánh phải thực hiện mầu nhiệm Nhập thể ngay chính nơi mình hoạt động. Vì thế, những cố gắng của Hội Thánh địa phương trong vấn đề hội nhập văn hoá dân tộc và đồng hành với dân tộc đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II theo dõi với một tinh thần truyền giáo cởi mở. Ngài mong muốn mọi cánh cửa của mọi dân tộc đều mở ra, và tất nhiên, chính cánh cửa của Hội Thánh càng phải mở rộng ra hơn.

Cũng cách đây vài chục năm, cách sống đạo và truyền đạo thường tìm ổn định bằng tinh thần vâng phục và trung thành với Hội Thánh. Nhưng, từ khi Công Đồng Vatican II nhận định Hội Thánh là toàn thể Dân Thiên Chúa, phải trở về với Đức Kitô là trung tâm điểm, thì thần học, mục vụ, tu đức, cũng như mọi thành phần Dân Chúa đều cảm thấy có trách nhiệm giúp nhau đi theo hướng đó. Vì vậy, đã xảy ra những vụ góp ý có tính cách dấu chỉ thời đại. Tih1 dụ năm 1988, một trăm sáu mươi ba nhà thần học đã công bố một bản kiến nghị lên Toà Thánh, bày tỏ sự quan ngại của họ trước chính sách đường lối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về một số vấn đề. Bản kiến nghị này có nội dung nặng uy tín. Tôi không biết Đức Thánh Cha có buồn vì bị phê phán không. Nhưng tôi không hề đọc thấy một lời nào của Ngài, và cũng không hề nghe thấy một thái độ nào của Ngài tỏ ra Ngài đã có phản ứng nhân loại tầm thường đối với biến cố ấy. Phản ứng đạo đức của Ngài là một vẻ đẹp tinh thần càng tăng thêm uy tín cho Ngài.

Rồi, cũng trước đây vài chục nă, khi nền văn minh khoa học còn thấp, tinh thần dân Chúa chưa cao, màng lưới truyền thông chưa rộng, thì người có đạo dễ tuyệt đối hóa Giáo Hội và các vị lãnh đạo trong Giáo Hội. Nay thời thế đó thay đổi, não trạng con người cũng đã đổi thay. Niềm tin của người tín hữu đối với Chúa vẫn tuyệt đối như xưa. Nhưng niềm tin của họ đối với Hội Thánh và các đấng các bậc đã trở thành tương đối. Có nơi mức độ tương đối của niềm tin ấy báo hiệu một cuộc khủng hoảng. Thí dụ, sự tín nhiệm của người công giáo Đức hiện nay đối với Đức Giáo Hoàng là một báo động. Theo bản điều tra của viện “Allensbach” do Hội đồng Giám Mục Đức nhờ làm, thì lòng mộ mến của Giáo Hội Đức đối với Đức Thánh Cha đang giảm sút trầm trọng. Năm 1980, có 33% người công giáo Đức đánh giá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là rất tốt. Năm 1990 số người như thế chỉ còn 7%. Năm 1980, có 46% gọi Ngài là  người tốt. Năm 1990, có 12% cho Ngài là tạm được. Năm 1990, số người như thế lên tới 26%. Năm 1980, chỉ có 3% coi Ngài là xấu. Năm 1990, số người như thế lên tới 15%. Năm 1980, chỉ có 2% kết án Ngài là rất xấu. Năm 1990, số người như thế lên tới 9%. Thình hình thay đổi trên đây không thể không làm cho Đức Giáo Hoàng suy nghĩ. Tôi thấy mới rồi, Ngài đã làm việc với Hội đồng Giám Mục Đức về một số vấn đề quan trọng. Chứng tỏ Ngài rất nhạy bén và biết giải quyết các vấn đề với ý thức trách nhiệm rất cao.

Dịp đi ad Limina vừa rồi, tôi cũng đã đọc một số sách bàn về việc chuẩn bị tương lai cho Giáo Hội. Thí dụ cuốn: Préparer l'avenir de l'Eglise, của Jean Rigal, Cerf 1990. Cuốn Préparer aujourd’hui l'Eglise de demain, của Đức Cha Gabriel Matagrin, Cerf, 1976. Cuốn Vers une Eglise différente của Louis Lochet, Desclée de Br. 1989. Cuốn Un hom de foi et son Eglise của Marcel Légaut, đoạn 6: Pour préparer aujourd’hui des Eglises de demain, Desclée de Br. 1988. Tôi thấy: tác giả nào cũng cho rằng đạo công giáo sẽ không tránh được tình trạng suy thoái càng ngày càng tăng nếu cơ chế không được sửa lại, và từng cá nhân không lo trở về đời sống thiêng liêng. Tôi không biết Đức Thánh Cha đã nghĩ gì về các ý kiến trên. Nhưng tôi chắc chắn rằng các ý kiến như tế của những người yêu mến Hội Thánh đã gợi ý cho Đức Giáo Hoàng và cũng đang hỗ trợ ch Ngài trong việc đem lại mùa xuân cho Hội Thánh. Tôi nghĩ rằng tinh thần quảng đại và khả năng phán đoán bén nhạy của Đức Thánh Cha đang giúp cho các sức sống đa dạng và các chuyển biến nội bộ trở thành những yếu tố xây dựng và phát triển một Hội Thánh đổi mới khuôn mặt trẻ trung của Đức Kitô. Với cung cách lãnh đạo như thế, Đức Thánh Cha đang nói lên một sự thực quan trọng, đó là người lãnh đạo tôn giáo lãnh nhận rất nhiều nơi Chúa và nơi đoàn chiên của mình.

Điều thứ hai tôi nhận thấy nơi Đức Thánh Cha là tinh thần hòa bình trong mọi đối thoại với các tôn giáo khác và với mọi xã hội.

Tôi không thể không tinh thần hòa bình của Ngài, bởi vì ngay trong thời gian hai tháng cuối năm ở Rôma, tôi đã nghe Ngài đề cập đến vấn đề hòa bình nhiều lần, đặc biệt là trong vụ xung đột đẫm máu ở Liban, trong vụ căng thẳng ở vùng Vịnh, trong cuộc tiếp xúc giữa Đức Thánh Cha và Tổng thống Liên Xô Goócbachóp. Thực sự, đã từ lâu, Đức Thánh Cha vẫn tỏ mình là một khí cụ bình an của Chúa. Ngay đầu năm 1979, sau khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã tuyên bố là Ngài cầm chiếc gậy hành hương hòa bình của đấng tiền nhiệm trao lại, để lên đường với Phúc Âm hòa bình (Sứ điệp ngày 1/1/1979). Từ đó đến nay, Ngài không ngừng rao giảng Phúc Âm hòa bình và xây dựng những con đường hòa bình. Đọc “Chemins de la paix” do Uỷ ban Toà Thánh Công lý và Hoà bình xuất bản, sẽy rõ tinh thần hoà bình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Tinh thần hòa bình của Ngài là một lý tưởng cuộc sống với những tương quan hợp tình hợp lý, được xây dựng trên sự tôn trọng công bình, chân lý, tự do, và nhất là thực thi bác ái. Việc xây dựng này là một cuộc đấu tranh kiên trì. Ở đây, tôi nhớ lại một lời mà Đức Thánh Cha đã nói với tôi cách đây mấy năm. Trong một buổi tiếp kiến riêng, khi đề cập đến một mục tiêu cần phải tranh đấu, Đức Thánh Cha đã nói: “Ne luttons pas contre, phai luttons pour”. Qua lời đó, tôi hiểu rằng, khi đấu tranh, phải luôn luôn nhắm mụ đích tích cực và dùng những phương tiện tích cực. Đấu tranh cho hòa bình cũng vậy. Phải xây dựng một nền hòa bình có nội dung tích cực, bằng những phương tiện có tính cách tích cực. Thí dụ, để xua đuổi bóng tối, thì phải có ánh sáng, và hãy thắp lên nhiều ngọn đèn sáng. Cũng thế muốn đẩy lùi một bầu khí nặng tinh thần chia rẽ nghị kỵ, thì cách tốt nhất là hãy đào tạo nhiều người có tinh thần hòa bình và trước hết chính mình phải là người có tinh thần hòa bình. Như vậy, ai muốn rao giảng hòa bình, thì phải bắt đầu từ quyết tâm đấu tranh với chính mình, để chính mình trở thành ngọn đèn bác ái, chân lý tự do và công lý.

Trong cuốn “Assise, journée mondiale pour la paix, 27, October 1986”, tôi thấy Đức Gioan Phaolô II đúng là một ngọn đèn hoàn bình rực sáng. Hôm đó, do sáng kiến của Đức Thánh Cha, một cuộc họp mặt các vị lãnh đạo các tôn giáo đã được tổ chức tại Assisi, để cầu nguyện cho hòa bình. Hơn 100 đại diện cấp cao các tôn giáo từ năm châu đã tới dự. Hình ảnh Đức Thánh Cha đứng giữa các vị đại diện các tôn giáo cầu nguyện cho hòa bình là một hình ảnh tuyệt đẹp đầy ý nghĩa. Theo Đức Thánh Cha (Diễn văn 22, XII, 1986), thì hình ảnh này muốn ụ thể hóa  phần nào định nghĩa về Hội Thánh là “Dấu chỉ và là dụng cụ của sự kết hợp mật thiến với Chúa, và của sự hợp nhất với nhân loại” (Lumen Gentium, 1.9). Ngoài ra, qua hình ảnh này, Hội Thánh Công giáo muốn tuyên xưng một điều mà Công Đồng Vatican II đã xác định, đó là: “Hội Thánh Công giáo không loại trừ bất cứ sự gì là chân lý và thánh thiện trong các tôn giáo. Hội Thánh cũng hô hào con cái mình đang khi làm chứng về đức tin và đời sống đạo của mình, thì cũng hãy nhìn nhận, gìn giữ và làm phát triển thêm những giá trị thiêng liêng, luân lý và xã hội văn hoá có trong các tôn giáo khác” (id.). Hơn nữa, qua hình ảnh này, Đức Thánh Cha muốn nói lên một tinh thần còn cao sâu hơn tinh thần hòa bình. Ngài nói: “Mọi lời cầu nguyện chính đáng đều do ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần... do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, là Đấng hiện diện một cách mầu nhiệm trong lòng mọi người”. Đức Thánh Cha cũng còn muốn nói lên một sự hiệp thông sâu xa về mục đích chung mà mọi người thuộc mọi tôn giáo đều nhắc tới.

Tôi thấy nội dung tinh thần hòa bình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một kho tàng truyền giáo. Nó đang được coi như một sức mạnh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền hoàn bình thế giới hiện nay.

Điều thứ ba tôi nhận thấy nơi Đức Thánh Cha là tinh thần tông đồ. Tông đồ là kẻ được sai đi, để làm chứng về Đức Kitô, mà chính mình đã gặp.

Tôi thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một nhân vật được rất nhiều người đến viếng thăm. Mỗi tuần có từng ngàn người đến từ khắp nơi trên thế giới, thuộc đủ mọi tầng lớp. Họ đến với Ngài, không phải để chiêm ngưỡng một ngôi sao khoa học, văn hoá hay chính trị, nhưng để thấy một vị lãnh đạo tinh thần, một người mang trong con người mình một cái gì rất thiêng liêng, một người đang đi trên một con đường vô hình hướng về những giá trị siêu việt cao cả.

Đức Thánh Cha gặp họ, tiếp xúc với họ, chỉ trong khoảnh khắc. Ngài không nói nhiều và thực sự những người đến với ngài cũng không cố ý đến để nghe ngài nói nhiều. Tuy nhiên, các cuộc tiếp xúc vắn vỏi ấy vẫn đem lại kết quả tốt nơi các người đến viếng thăm ngài.

Qua một lời nói, qua một cử chỉ của Ngài, hình như có một ánh lửa thiêng liêng nào đó đã từ đã từ Ngài bay sâu vào trái tim người khác, để thắp sáng lên trong lòng họ một niềm vui, một niềm hy vọng, một chân lý vốn tiềm ẩn nơi lòng họ. Tia lửa đó không phải là một điều về thần học, càng không phải là một chỉ thị, cũng không phải là những lời khuyên răn khích lệ hay là một phán quyết, nhưng chính là một sự sống Thiên Chúa vốn bừng sáng trong nội tâm Ngài. Ngài có sự sống ấy, Ngài có nhiều kinh nghiệm về sự sống ấy. Và Ngài có khả năng chia sẻ sự sống ấy cho người khác.

Ngài không giống những người giảng dạy giáo lý mà không có sự sống Thiên Chúa, không có kinh nghiệm về sự sống ấy và không có khả năng chia sẻ sự sống ấy, Đức Thánh Cha truyền đạt những chân lý đã trở thành sự sống thiêng liêng. Sự sống ấy được diễn tả ra qua vẻ đẹp tình nhân ái bao la chân thành. Vẻ đẹp của tình nhân ái này nơi Đức Thánh Cha có sức lôi cuốn, bởi vì nó phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót, từ tình yêu Đức Kitô, Đấng cứu độ loài người, từ tình yêu Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa con người, và tình yêu Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của mọi người và của mọi dân tộc.

Nói cho ngay, thì những kẻ đến với Đức Thánh Cha vốn đã mang trong mình phần nào sự sống thiêng liêng, hoặc với một mức độ tương đối, hoặc chỉ là tiềm năng như một hạt giống. Nay gặp được Ngài như một nhân tố có sức khơi dậy và giải phóng, sự sống nội tâm nơi họ sẽ nảy nở và phát triển. Tôi thấy kết quả đó không do số lượng những gặp gỡ, mà do phẩm chất sự gặp gỡ. Tất nhiên, phẩm chất cuộc gặp gỡ nào cũng từ hai phía: kẻ gặp và kẻ được gặp, mặc dầu với những mức độ trách nhiệm khác nhau.

Đến Rôma, nhìn số lượng khách thập phương hằng ngày đến thăm viếng Đức Thánh Cha, tôi thấy rõ Ngài đúng là một tông đồ đang loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc, tới tận cùng trái đất. Tin Mừng mà Đức Thánh Cha loan báo là chính Đức Kitô, Đấng Cứu độ loài người. Ngài hoàn toàn sống cho Tin Mừng ấy. Khẩu hiệu của Ngài là “Totus tuus”: con hoàn toàn là của Chúa, tất cả đời con là thuộc về Chúa, con tuyệt đối tin cậy Chúa, con luôn luôn trở về với Chúa. Huy hiệu của Đức Thánh Cha là Thánh giá có mẫu tự M đứng một bên. Có nghĩa là Đức Thánh Cha nhìn con đường cứu độ chính là con đường thánh giá của Chúa Kitô, mà Đức Mẹ đã từng tham dự. Ngoài con đường ấy, sẽ không có con đường nào khác. Đầy tớ không trọng hơn Thầy. Nếu Chúa Giêsu là Thầy đã chọn con đường ấy để cứu các linh hồn, thì các tông đồ được sai đi cũng phải bước theo con đường ấy. Với lòng tin tưởng và hân hoan. Bởi vì lúc nào đó, tông đồ là ké nói được như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1991

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2156: HÃY TỎ RA LÀ MÌNH TỐT


(Cấm Phòng năm 02/02/1991: TÁI TRUYỀN GIÁO – Bài 5)

 

Dịp các Đức Cha Việt Nam sang Toà Thánh, là dịp tốt nhất để có một số liệu tương đối chính xác Bùi-Tuần 2156


Dịp các Đức Cha Việt Nam sang Toà Thánh, là dịp tốt nhất để có một số liệu tương đối chính xác về số người công giáo của từng giáo phận tại Việt Nam. Cộng tất cả, thì tổng số người công giáo Việt Nam hiện nay tại Việt Nam là vào khoảng 4 triệu người.

Với 4 triệu người trong tổng số 65 triệu dân, Giáo Hội Việt Nam là một thiểu số bé nhỏ. Lượng là thế, còn phẩm thì sao? Dĩ nhiên mình cho mình là tốt, với mức tương đối cao. Nhưng khối hơn 60 triệu đồng bào ngoài công giáo có đánh giá Giáo Hội Việt Nam ta như ta tự đánh giá ta không? Nếu theo sách báo ngoài Công giáo thì phải nói là không. Còn nếu theo dư luận thu lượm được từ các tiếp xúc, thì có khen, có chê, có thiện cảm, có ác cảm, và có rất nhiều dửng dưng bất cần.

Khi ở nước ngoài, tôi đã tìm đọc một số sách báo mang nội dung lịch sử có liên quan đến công giáo Việt Nam như “Thiên Chúa giáo và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam” của tiến sĩ Cao Huý Thuần, in tại Hoa Kỳ, “Phật giáo Việt Nam 1963” do Chùa Khánh Anh Paris xuất bản, “Việt Nam khói lửa, Quê Hương tôi” của Đỗ Mậu, xuất bản tại Hoa Kỳ. Đọc mấy tài liệu đó, tôi cảm thấy nhức nhối, có cảm tưởng là cái nhìn của nhiều vị lãnh đạo Phật giáo và nhiều người trí thức Phật giáo về công giáo VIỆT Nam là một phê bình có tính cách lịch sử, rất bất lợi cho việc truyền giáo của chúng ta.

Tình hình trên đây nên được biết rõ, biết đúng. Và khi suy nghĩ về truyền giáo, ta cần suy nghĩ trên tình hình cụ thể ấy. Tình hình có nhiều phức tạp. Nhưng không thể không truyền giáo. Bỏ việc truyền giáo là một thiếu sót lớn. Không có việc nào có thể thay thế được bổn phận thiêng liêng hàng đầu đó của Hội Thánh nói chung và của từng giáo sĩ nói riêng. Nhận định đó là tất nhiên, nhưng nên truyền giáo thế nào cho có kết quả?

Theo tôi, thì công thức nên chọn là các cộng đoàn đức tin hãy tỏ ra là mình tốt.

Tôi chọn công thức này do gợi ý của lễ Noel. Bởi vì thời gian tôi từ giã Rôma để về Việt Nam là trước Noel. Lúc đó, khắp nơi nhất là tại Rôma, đâu đâu cũng bày bán ảnh tượng Sinh Nhật với Thánh giá nơi hang đá, với ngôi sao và với Ba Vua. Tôi nhìn Ba Vua là những người ngoại đạo tìm đến hang đá Bêlem, và tự nhiên tôi thấy đi theo Ba Vua là cả từng triệu triệu người ngoại đạo khác, trong mọi thời mọi nơi. Tôi coi cảnh Ba Vua đến hang đá là một trường học nữa cho tôi.

Xưa Ba Vua khao khát đi tìm Đấng cứu thế. Trên đường đi, các ngài đã nhìn thấy một ngôi sao lạ. Cái lạ của nó là sự nó đồng hành với Ba Vua, di chuyển với Ba Vua, để rồi trở thành kẻ phục vụ cho Ba Vua. Sự lạ ấy là một tín hiệu. Tuy lặng lẽ, ngôi sao đã trở thành người bạn chí thiết của Ba Vua. Giữa Ba Vua và ngôi sao lạ, đã có một mối dây liên hệ mật thiết vô hình. Sau cùng, nhờ sự phục vụ của ngôi sao, Ba Vua đã tới được nơi Chúa Cứu thế sinh ra.

Thời ngài ay, biết bao đồng bào ngoại đạo của chúng ta cũng giống như Ba Vua, ở chỗ họ khao khát đi tìm một Đấng Cứu độ. Họ mong muốn gặp được một ngôi sao lạ mang tín hiệu nào đó, để họ bám víu vào. Họ hy vọng gặp được một người tốt, một động lực tốt để họ bám vào. Theo tôi, thì cái tín hiệu có ý nghĩa nhất đối với họ là biết quan tâm tới họ, biết thương họ, biết đồng hành với cuộc sống họ, biết có mặt trong các quãng đường lịch sử họ đi, biết giải đáp thích đáng cho những ẩn khuất cuộc đời của họ. Thực sự, hầu hết mọi đồng bào đang đi tìm một ngôi sao như vậy. Nhiều người quyết rằng ngôi sao như  được rõ ở bầu trời Phật giáo, hoặc ở bầu trời Tin Lành, hoặc ở một bầu trời nào đó. Nếu đại đa số đồng bào không nhìn thấy ngôi sao ấy ở bầu trời công giáo, thì câu hỏi khiêm tốn đặt ra cho ta Hội Thánh ta nói chung và cộng đoàn địa phương ta nói riêng có tỏ ra là mình tốt không?

Dư luận chung cho rằng: Công giáo Việt Nam rất tốt ở chỗ đông người đi lễ, nhiều tâm hồn thuộc kinh, và dễ qui tụ theo một nề nếp có sẵn, được bảo vệ chặt chẽ vững vàng. Đang khi đó, công giáo Việt Nam lại rất bị chỉ trích về tinh thần công bình bác ái. Mà nếu tinh thần công bình bác ái được coi là một tín hiệu có sức lôi kéo người ta đến Đức Kitô, thì ta phải nghĩ sao đến những cộng đoàn dễ an tâm và hãnh diện với thói quen đi lễ đọc kinh đông, nhưng lại đứng nhất nhì về những chuyện trái đức công bình bác ái? Không thiếu cộng đoàn đúng là như thế, và nếu thói quen suy nghĩ đó đã trở thành một não trạng, một cơ chế, thì còn gì là bản chất đạo công giáo, và làm sao công giáo có thể được đồng bào ngoài Hội Thánh nhìn nhận là một ngôi sao dẫn đường về Thiên Chúa được?

Ở đây, tôi nhớ tới một ý của Simone Weil: Người thời nay đánh giá đức tin kẻ có đạo không ở thái độ và lời nói của người đó đối với Chúa, mà là ở thái độ và lời nói của người đó đối với người khác.

Ở đây, tôi cũng nhớ tới một đoạn trong bản tuyên ngôn của Hội nghị VII Hội đồng các Giáo Hội Á châu (CCA): “Tại Á châu đang nảy sinh một tình trạng mới của tinh thần, đó là sự thức tỉnh của quần chúng. Một lịch sử mới đang được viết ra trong thời đại chúng ta. Những điểm chính của lịch sử không còn là những cuộc chiến thắng và những khám phá của các quyền lực, nhưng là những hoạt động sâu rộng của tinh thần con người, cũng như sự liên đới giữa các người trong dân chúng với nhau!”.

Nếu để ý theo dõi tình hình tại Việt Nam, chúng ta cũng phải thấy một sự thức tỉnh của quần chúng đang trở thành một sức mạnh tinh thần mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Quần chúng Việt Nam hôm nay đang đọc lịch sử hôm nay với cái nhìn mới. Những cá nhân cũng như những tập thể được họ coi là những ngôi sao của họ trong lịch sử hôm nay, không phải là những khuôn mặt anh hùng của một ý thức hệ, hay những vầng trán mang hào quang thánh của riêng một thời gian, nhưng là những người biết sống liên hệ mật thiết với quần chúng, cách riêng là với tầng lớp nghèo.

Cái nhìn mới đó của dân chúng Việt Nam hôm nay cũng phản ảnh phần nào cái nhìn của Ba Vua xưa, khi gặp Hài Nhi Giêsu trong hang đá Bêlem. Ba Vua đã nhận ra cái đẹp, cái tốt, cái cao cả nơi Hài Nhi Giêsu và đã nhìn nhận Hài Nhi đó chính là Đấng Cứu thế, giáng sinh từ trời.

Tôi tự hỏi, tại sao Ba Vua, khi nhìn một em bé trong cảnh khốn cùng nằm trong máng cỏ, lại thấy được cái đẹp, cái tốt, cái cao cả nơi em bé đó, để rồi tự quỳ gối xuống thờ lạy và dâng lễ vật. Hài Nhi Giêsu đâu có gì chứng tỏ mình có uy tín hơn, có quyền lực mạnh, có của cải nhiều. Trái lại là đàng khác. Hài Nhi Giêsu đâu có làm gì để gọi được là đấu tranh cho nhân quyền, cho quyền lợi tôn giáo mình, cho quyền lợi của chính mình. Hài Nhi Giêsu đâu có nói lời nào, đâu có giảng gì, đâu có hứa gì. Thói thường, thì một em bé như thế chỉ đáng thương thôi, chứ không đáng tôn trọng. Thế mà Hài Nhi Giêsu đã được Ba Vua kính trọng tôn thờ.

Tôi nghĩ là Ba Vua nhờ ơn Chúa mới nhận ra được Hài Nhi Giêsu là Đấng Cứu thế. Tuy nhiên, Chúa cũng đã dùng một số dấu chỉ bề ngoài có sức đánh động và soi sáng tâm hồn Ba Vua, để chuẩn bị cho ơn thánh mặc khải. Những dấu chỉ ấy ở nơi Hài Nhi Giêsu, và cũng ở nơi Đức Mẹ và thánh Giuse. Đó là sự khó nghè tự nguyện, sự quên mình một cách can đảm anh hùng, sự tự hạ đến mức độ cuối cùng, sự chia sẻ thân phận con người cùng khổ, sự từ bỏ những gì mình được quyền có, sự cởi mở đón tiếp những người không cùng tín ngưỡng. Ơn mặc khải đã đi vào tâm hồn Ba Vua qua những dấu chỉ đó, để rồi những dấu chỉ ấy cũng đã được nội tâm hóa nơi Ba Vua, tạo nên trong tâm khảm Ba Vua một dung mạo Đức Kitô dễ mến dễ thương, đáng kính đáng thờ, với những nét lạ lùng đầy hiền từ khiêm tốn, chan hòa tình thương cứu độ.

Theo tôi thấy, thì đồng bào Việt Nam hôm nay cũng đang đi tìm một Đấng Cứu độ có dung mạo Đức Kitô dễ mến dễ thương như vậy. Nhưng đâu là những dấu chỉ sống động cộng tác vào ơn mạc khải của Chúa. Hội Thánh phải là dấu chỉ, mỗi cộng đoàn đức tin phải là dấu chỉ. Từng tín hữu phải là dấu chỉ. Nhất là từng giáo sĩ, tu sĩ phải là dấu chỉ. Nhưng trên thực tế, dấu chỉ đó chưa được rõ nét. Tôi không dám có tham vọng được thấy ở Giáo Hội Việt Nam nhiều dấu chỉ rực sáng như Mẹ Têrêsa Calcutta. Nhưng tôi khát mong ít là các giáo sĩ, tu sĩ và các tông đồ giáo dân quyết tâm rèn luyện chính mình và đào tạo những kẻ thuộc về mình theo gương Mẹ Têrêsa. Đó là ngôi sao Phúc Âm đích thực.

Trong bài diễn văn đọc trước Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 29/11/1990, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quả quyết: “Không ai có thể nghi ngờ rằng: Người công giáo không thật sự sẵn sàng hiến thân phục vụ các người nghèo khổ, các người xấu số, các bệnh nhân, trong viễn tượng một xã hội có công lý, tình yêu thương , và nền thịnh vượng”. Lời khẳng định trên đây của Đức Thánh Cha là một lời khen và là một lý tưởng.

Nhưng cách đây ít ngày, tôi đã nghe một số người cả lương lẫn giáo phát biểu là họ thật sự nghi ngờ về lòng bái ái công bình của người công giáo Việt Nam đối với những kẻ mình không ưa, kể cả không ưa chỉ vì lý do khác quan điểm, khác gốc gác, và vì những thành kiến hẹp hòi. Cách trả lời tốt nhất cho những nghi ngờ như thế là ta hãy tỏ ra mình thực sự công bình bác ái qua những việc làm và thái độ cụ thể.

Một trong những việc cụ thể, mà Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trong bài diễn văn trên, là việc hòa giải. Ngài nói: Ước gì các tín hữu luôn luôn hành động cho việc canh tân Giáo Hội và xứ sở họ, trong tinh thần hoàn giải giữa các người công giáo tại những nơi cần đến hòa giải, giữa người công giáo và những người đồng hương thuộc các tín ngưỡng khác nhau tại những nơi còn có những chống đối gay go. Đừng để lại một sự cay đắng nào giữa anh chị em của một dân tộc. Tất cả mọi người hãy cởi mở tâm hồn tiến theo giáo huấn mới mẻ của Phúc Âm, và tiến đến hy vọng về một thế giới được hòa giải trong bình an!”.

Tôi cảm tạ Đức Thánh Cha đã nói lên ý đó. Đây là những lời nhắn nhủ ân cần có liên hệ mật thiết đến mục vụ tại Việt Nam lúc này. Tôi nghĩ rằng đã đến thời điểm, mà tinh thần hòa giải sẽ được coi là dấu chỉ của một tín hữu tốt. Đã đến thời điểm, mà một giáo sĩ thiếu tinh thần hòa giải sẽ bị coi là phản chứng, phản lại Phúc Âm và phản lại Hội Thánh.

Sự hòa giải đích thực phải xuất phát từ lòng trung tín tưởng thành đối với Đức Kitô và Phúc Âm Người, và từ lòng trung tín trưởng thành đối với Tổ Quốc Việt Nam, cũng như từ lòng trung tín trưởng thành đối với mọi sự thực.

Cần bén nhạy và cởi mở trước mọi sự thực đạo đời, trên Quê Hương ta và trên thế giới. Cần gắn bó với Đất Nước Việt Nam hôm nay là địa chỉ Chúa sai ta đến để sống ơn gọi. Cần kết hợp mật thiết với Đức Kitô là trung tâm đời sống đức tin.

Trở về với ba đòi hỏi trên, chính là yêu cầu căn bản của mọi giáo sĩ Việt Nam thực sự quyết tâm dấn thân vào sứ mệnh truyền giáo. Diễn văn Đức Thánh Cha cho thấy đường hướng đó. Thiết tưởng đường hướng đó cũng là tiêu chuẩn nên căn cứ vào, để chọn nhân sự và đào luyện nhân sự.

Không phải vô tình mà trong suốt bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã hầu như chỉ nói đi nói lại đến việc đào luyện nhân sự. Đúng là Giáo Hội Việt Nam hôm nay đang thiếu nhân sự. Về lượng và nhất là về phẩm. Đúng là việc xây dựng nhân sự phải trở nên một tha thứ năng động của những người lãnh đạo tôn giáo tại mỗi địa phương. Đúng là sự đầu tư cho việc đào tạo nhân sự phải chiếm địa vị ưu tiên số một trong mục vụ Việt Nam hôm nay. Nếu không, thì Giáo Hội Việt Nam sẽ không thể tỏ ra được là mình tốt, có khả năng góp phần vào việc đổi mới Đất Nước, kéo được mối thiện cảm của các đồng bào ngoài công giáo, chuẩn bị cho ơn trở lại trên đường truyền giáo.

***

Tới đây, một lần nữa, tôi đọc lại lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Đức Giám Mục Việt Nam trong diễn văn ngày 24/11/1990: “Ước chi cuộc hành hương của Chư Huynh đến Rôma... trở nên một chặng đường thiêng liêng đem lại sức bổ dưỡng và một thúc đẩy mới cho hoạt động mục vụ của Chư Huynh”. Ước nguyện của Đức Thánh Cha là rất sâu sắc. Tôi đã cố gắng thực hiện theo khả năng khiêm tốn của tôi và trong giới hạn thời gian tôi được phép có. Tất nhiên cuộc hành trình thiêng liêng của tôi là cho riêng tôi, với những cảm nghĩ riêng tư của tôi. Tôi chia sẻ những riêng tư đó cho anh em, chỉ vì tôi thương mến anh em. Tôi hy vọng sự chia sẻ này sẽ là một dấu chỉ hữu hình mang tín hiệu vô hình về một sức sống thiêng liêng của một Hội Thánh hiệp thông và hiệp nhất, đang cùng với các thành Tử Đạo Việt Nam, nhìn về phía trước, với niềm tin vững vàng đặt nơi Đức Kitô khổ nạn và Phục sinh.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, Long Xuyên, ngày 02/02/1991

-------------------------

 

Bùi-Tuần 2157: MỘT ĐỨC TIN ĐÃ LÀM CHÚA GIÊSU NGẠC NHIÊN VUI SƯỚNG


(Cấm Phòng năm 13/01/1992: MỘT ĐỨC TIN – Bài 1)

 

Cuối năm 1991 vừa qua, có một bản tin tôn giáo đã kéo chú ý của tôi một cách đặc biệt, đó là Bùi-Tuần 2157


Cuối năm 1991 vừa qua, có một bản tin tôn giáo đã kéo chú ý của tôi một cách đặc biệt, đó là bản tin về tình hình tôn giáo tại Ba Lan.

Ba Lan là một nước hầu như toàn toàng công giáo, là quê hương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, là nơi có một hàng Giáo phẩm mạnh, có một đội ngũ linh mục tu sĩ đông đảo, có một Tổng thống công giáo ngoan đạo, có một cơ chế chính trị tự do trăm hoa đua nở, có sự trợ giúp lớn lao của các cường quốc kinh tế.

Hội Thánh trong một Ba Lan như thế hiện nay ra sao?

Trong tờ “Témoignage Chrétien” số ra ngày 26/10/1991, tác giả Elizabeth Kulakowska, đã mở đầu bài báo của mình như sau: “Thời vàng son của Công giáo Ba Lan đã chấm dứt với sự chấm dứt của chế độ Cộng Sản tại Ba Lan”. Rồi tác giả đưa ra những chi tiết cụ thể nói lên tình hình suy thoái của công giáo Ba Lan hiện nay.

Chẳng hạn, dưới chế độ Cộng Sản, các Giám Mục và Linh mục là những điểm tựa có uy tín lôi kéo được niềm tin của đông đảo quần chúng. Nay, trong chế độ mới, đứng trước các vấn đề mới của nền văn minh tự do dân chủ, khoa học thực dụng, các vị ấy không còn được dân chúng coi là điểm tựa nữa. Hơn thế, nhiều người Ba Lan bây giờ không ngại coi các vị ấy là một giai cấp độc tài, lạc hậu tôn giáo, thay thế một giai cấp độc tài lạc hậu chính trị đã ra đi. Thời chống Cộng, số người công giáo Ba Lan ủng hộ lập truyền xã hội của Hàng Giáo phẩm giáo sĩ của họ lên tới 98%.  Người ủng hộ lập trường xã hội của các ngài tục xuống, chỉ còn 28%. Mới trong hai năm dưới chế độ tự do, tỷ lệ người công giáo đi lễ Chúa nhật đã sút giảm nhiều. Trước đây là 90%, nay chỉ còn 50%. Số phá thai hiện nay tại Ba Lan được kể là cao nhất tại Au châu. Số linh mục giã từ áo chức cũng tăng lên.

Tình hình tôn giáo suy thoái tại Ba Lan cảnh giác tôi điều này là: Nếu Hội Thánh tại Việt Nam không được chuẩn bị kỹ ngay từ bây giờ, thì khi đất nước mở rộng ra, đạo Chúa sẽ không tránh được những suy thoái còn trầm trọng hơn tại Ba Lan nhiều.

Vì lợi ích chung, tôi thấy có bổn phận đưa ra lời cảnh giác đó.

Thời điểm đang tới là thời điểm thị trường. Đời sống xã hội sẽ là một cái chợ bao la. Trong cái bao la ấy sẽ bày bán các mặt hàng kinh tế, sẽ có những cọ sát của nhiều nền văn hoá, sẽ có những so sánh của nhiều tôn giáo.

Thị trường nào cũng đầy quảng cáo, cũng có cạnh tranh, có phê bình, có so sánh. Hàng hòa nào cũng tự quảng cáo là mình tốt. Nền văn hoá nào cũng tự cho mình là đẹp. Tôn giáo nào cũng khẳng định mình là đạo đức. Phải nói rằng: Sẽ có nhiều cái tốt hấp dẫn, và cũng có nhiều cái xấu hấp dẫn hơn những cái tốt.

Trong một tình hình như vậy, sẽ không lạ gì, nếu có người công giáo cho rằn ghẹo gặp được nhiều cái hấp dẫn ngoài Hội Thánh hơn là trong Hội Thánh, để rồi dựa vào lý do đó, họ dửng dưng với Hội Thánh, hoặc xa lìa Hội Thánh.

Như vậy, để đối phó với những nguy cơ dẫn tới suy thoái đức tin, tôi thấy lúc này cần phải chuẩn bị kỹ. Một trong những cách chuẩn bị mà tôi nghĩ tới đầu tiên, đó là cộng đoàn chúng ta và chính chúng ta phải có một đức tin thực chất, và biết diễn tả đức tin ấy bằng các việc làm có chất lượng với phong cách hợp thời. Và đó chính là đề tài những buổi nói chuyện trong tuần tĩnh tâm này. Tôi sẽ gợi ý theo Kinh Thánh.

***

Trước hết, giờ đây, tôi xin nói về một đức tin đã làm Chúa Giêsu ngạc nhiên vui sướng.

Trong Phúc Âm có hai trường hợp cho thấy Chúa Giêsu tỏ ra ngạc nhiên. Trường hợp thứ nhất là khi Ngài ngạc nhiên vì các người đồng hương của Ngài không tin Ngài. Trường hợp thứ hai là khi Ngài ngạc nhiên vì viên sĩ quan ngoại giáo đã tin vào Ngài. Tan nên nhìn kỹ đức tin của các người đồng hương với Chúa Giêsu và đức tin của viên sĩ quan ngoại giáo, để xem đức tin của người ngoại giáo này có cái gì tốt đẹp hơn đức tin của các người đồng hương với Chúa, khiến Chúa ngạc nhiên vui sướng.

Đức tin dân thành Nagiarét.

Phúc Âm thánh Mátthêu, đoạn 13, phần cuối tả lại sự Chúa Giêsu trở về thành Nagiarét là quê huyên Ngài. Các người đồng hương của Ngài rất biết Ngài. Họ biết rõ tên tuổi Ngài, lý lịch Ngài, bố mẹ tên gì, bên nội có ai, bên ngoại có ai, nhà ở xóm nào, làm nghề gì. Họ quá quen với giọng nói Ngài, với khuôn mặt sắc da của Ngài, với dáng đi của Ngài. Họ đã nhiều lần tiếp xúc với Ngài. Thời gian quen biết Ngài là từng tháng, từng năm. Một điều rất chắc chắn là họ đã nhìn thấy Ngài tận mắt, đã nói chuyện với Ngài nhiều lần, đã sống gần Ngài, đã làm việc chung với Ngài nhiều năm. Về mặt đó, họ hơn hẳn người sĩ quan ngoại giáo. Họ còn hơn người sĩ quan ngoại giáo ở chỗ đức tin của họ được trang bị bởi nhiều chân lý tôn giáo. Họ biết những gì phải tin, phải xin, phải chịu, phải giữ. Đức tin của họ khởi đi từ những bài học có sẵn, được bồi dưỡng bằng các lễ lạy, các cuộc họp tại hội đường. Sinh hoạt đức tin của họ là cử hành các lễ nghi, đọc kinh, giữ luật đạo, và học hỏi lẽ đạo.

Không ai dám nói là họ khô khan. Nhưng dù với một nếp sống như thế, và dù với những tiếp xúc với Chúa Giêsu như vậy, họ vẫn không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng cứu thế mà các tiên tri đã loan báo trên suốt lịch sử từng ngàn năm.

Xem ra có một cái then vô hình đã chặn cửa lòng họ, xem ra có một cái chốt vô hình đã đóng chặt lòng họ, không cho Tình-Yêu-Cứu-Độ của Thiên Chúa đi vào. Cái then đó, cái chốt đó, chính là sự tự mãn. Họ cho rằng sống đức tin như họ đang sống với những lề luật và các lễ nghi là đã đủ rồi. Họ không thấy đức tin của mình cần phải được cứu. Và cho dù họ thấy đức tin của mình cũng cần được cứu, họ lại tưởng rằng chỉ cần đánh đuổi quyền lực đế quốc Rôma ra khỏi bờ cõi là xong. Họ không nghĩ rằng cái cần phải đánh đổ trước hết chính là tính tự mãn của họ. Không những họ không nghĩ tới chuyện đó, mà còn làm nhiều cách để bảo vệ và nuôi dưỡng cái tự mãn truyền thống ấy. Chính vì vậy mà lòng họ không mở ra được. Họ vẫn là người có đức tin, một đức tin vững, nhưng là một đức tin đã trở thành khô cằn, cứng cỏi, khép kín.

Đức tin của viên sĩ quan ngoại đạo.

Bây giờ, chúng ta nhìn vào đức tin của viên sĩ quan ngoại đạo, mà Phúc Âm thánh Matthêu, đoạn 8, đã thuật lại.

Ông là người ngoại giáo, rất ít biết về đạo, chỉ nghe nói sơ sơ về Chúa Giêsu. Ong là người ngoại quốc thuộc thành phần quân đội đế quốc Rôma. Ong nắm trong tay một số quyền lực. Ong có thể lợi dụng địa vị của ông để mời công dân Giêsu tới nhà ông. Nhưng ông đã không làm như vậy, ngược lại, tuy là người có địa vị, có quyền lực, ông đã lên đường đi đến với Chúa Giêsu.

Khi nghe tin Chúa Giêsu có nhã ý đến nhà ông, ông đã khiêm tốn nói: “Tôi không đáng Ngài bước chân vào nhà thôi”. Ong không ngại nói lời đó trước mặt nhiều người. Ong nhận biết mình không có gì gọi được là xứng đáng để Chúa đến cả. Ong không là người có đạo. Ong không chịu phép cắt bì. Ong không biết luật đạo. Mặc dầu ông có làm đôi việc lành, nhưng ông không tự mãn chút nào về các việc lành ấy. Ong càng không tự mãn mảy may nào về địa vị của ông. Ong chỉ cậy tin vào quyền năng vô biên của lòng thương xót Chúa mà thôi. Thái độ khiêm tốn của ông vừa sâu sắc trong nội tâm, vừa can đảm trong diễn tả.

Với thái độ khiêm tốn chân thành ấy, ông đặt hết niềm cậy trông vào Chúa Giêsu. Niềm cậy trông này không phải chỉ là một tiếng kêu cầu mà còn là một tình nghĩa chân tình gởi tới Chúa Giêsu. Tình nghĩa ấy là một lựa chọn. Bởi vì ông có thể dành tình nghĩa ấy cho kẻ khác. Nhưng ông đã dành tình nghĩa ấy cho Chúa Giêsu. Tình nghĩa ấy không phải chỉ là chung chung, mà là một tình nghĩa đề cao Chúa Giêsu. Việc làm của ông có thể đụng tự ái các thầy cả, các luật sĩ, các biệt phái. Việc làm của ông cũng có thể gây rắc rối cho ông do chính quyền thực dân đế quốc của ông. Thái độ của ông rõ ràng là do sức thúc đẩy của tình mến yêu chấp nhận liều lĩnh. Ong mến thương người đầy tớ bệnh hoạn của ông, và cũng rất mến thương Chúa Giêsu. Đức ái nơi ông là rất mạnh.

Niềm cậy tin của ông không diễn tả bằng một công thức giáo lý, mà bằng một tâm tình xuất phát từ đáy lòng.

Niềm tin cậy của ông không phải là sự chấp nhận những giáo điều, mà là sự chấp nhận chính Đấng Kitô, một vị đang sống như một Tình Yêu Cứu Độ, như một nhân chứng cho chân lý, bấp chấp được khen hay bị chê.

Niềm cậy tin đầy khiêm tốn và chân tình ấy có thể ví như chiếc chìa khóa thiêng liêng có sức mở lòng Chúa và Người đã mở lòng ông để đón nhận ơn Chúa.

Người ngoại đạo này không những tin cậy vào bản thân Chúa Giêsu, mà còn đi xa hơn nữa. Ong đã tin vào Lời Chúa Giêsu. Ong tin rằng Lời Chúa tự nó có sức mạnh. Ong nói: “Xin Ngài chỉ nói một lời, là đầy tớ của tôi sẽ được mạnh”. Với câu nói khiêm tốn đầy cậy tin đó, ông biểu lộ ý nghĩ của ông, đó là không cần Chúa cầm tay bệnh nhân, cũng không cần Chúa tới gần bệnh nhân, Chúa chỉ nói một lời, thì dù cách xa nghìn dặm, bệnh nhân cũng sẽ được khỏi bệnh. Có nghĩa là chỉ cần Chúa muốn là đủ rồi. Ý Chúa thế nào, thì mọi sự sẽ phải xảy ra như vậy.

Niềm tin của ông thực là sống động, rạng rỡ, kiên cười và sâu sắc. Niềm ti đã là Chúa Giêsu ngạc nhiên vui sướng. Chúa đã tỏ cho ông biết Ngài là Đấng cứu thế quyền năng giàu lòng thương xót. Và ông đã nhận ra Ngài. Quyền năng thương xót của Chúa đã đi vào tâm hồn ông. Ong được đổi mới, với những cái nhìn mới, với những hy vọng mới, với những lựa chọn mới.

Đức tin của ông không phải chỉ là tin có Chúa, mà là tin vào Chúa. Tin vào Chúa là một sự xuất phát nội tâm. Ong từ bỏ mình, để đến với Chúa, để đi vào tình yêu Chúa, để đặt mình vào thánh ý Chúa.

Đức tin như vậy chính là gặp gỡ Chúa, trong sự gặp gỡ ấy, ông thấy Chúa Giêsu là Tình Yêu Cứu Độ, còn mình là kẻ thấp hèn, bất xứng, cần được cứu độ. Sự gặp gỡ ấy luôn là sợi dây nối kết Chúa-Cứu-độ và người khát khao được cứu độ.

Đức tin Chúa muốn.

Chúng ta đã thấy điều này là Chúa Giêsu không làm phép lạ ở Nagiarét, lý do vì các người Nagiarét không tin Ngài. Có nghĩa là không phải Ngài thiếu quyền năng và tình thương, nhưng quyền năng và tình thương của Ngài bị từ chối bởi sự thiếu lòng tin của dân Nagiarét.

Cũng vậy, Chúa sẽ không can thiệp vào đời ta, bao lâu ta không tin vào Ngài, không phó thác hoàn toàn nơi Ngài với ý thức bản thân ta yếu đuối. Thực sự, Chúa luôn đứng trước mỗi người chúng ta với tất cả quyền năng và tình yêu cứu độ của Ngài. Nhưng bao lần ta đã không nhìn Ngài, bao lần ta đã không đón nhận Ngài. Vì thế Ngài không đi vào lòng ta và đời ta.

Sự mà Chúa Giêsu tìm nơi ta, chính là sự khó nghèo và lòng phó thác. Đó là mảnh đất Chúa muốn bước vào, để từ đó sẽ làm những phép lạ, các phép lạ do chính Ngài làm, nhưng Ngài lại muốn cho là cũng do lòng tin của ng1. Chúa Giêsu đã nói với viên sĩ quan: “Ong hãy về, ông được như lòng ông tin” (Mt 8,13). Chúa cũng nói như thế với người đàn bà bị bệnh xuất huyết: “Đức tin của bà đã chữa bà” (Mt 9,22). Chúa cũng nói như thế với người phong cùi: “Anh hãy đứng dậy và về đi, đức tin của anh đã cứu anh” (Lc 17,19). Chúa cũng nói như thế với người mù thành Giêricô: “Hãy nhìn đây, đức tin của anh đã cứu anh” (Lc 18,42). Chúa cũng đã nói như thế với người đàn bà xứ Canaan đến xin chữa con bà khỏi quỉ án: “Bà có lòng tin rất mạnh, bà được như bà xin” (Mt 15,2-8).

Chúa đòi một lòng tin mạnh, dù hoàn cảnh xem như tuyệt vọng. Chúa nói với ông quản đốc hội đường, khi ông được tin con ông đã chết: “Đừng sợ, hãy vững tin, con ông sẽ được sống” (Lc 8,50). Cũng thế, Chúa cũng đã nói với người cha đứa trẻ bị quỉ ám: “Sao ông nói nếu Thầy có thể. Cái gì cũng có thể đối với người tin” (Mc 9,22).

Tới đây chúng ta càng thấy rõ đối tượng của đức tin là gì. Đức tin đức tin của ta, ít là bước đầu, không phải là hệ thống các chân lý tôn giáo, mà là quyền năng tình yêu cứu độ của Chúa hiện diện trong Lời Chúa, và trong các dấu chỉ và dụng cụ cứu rỗi được Chúa thiết lập cho Hội Thánh. Đối tượng của đức tin là chính Đức Kitô đã sống lại.

Với một đối tượng như thế, đức tin sẽ cứu ta khỏi chính cái tôi tội lỗi của ta. Cái then cài lòng ta sẽ được tháo gỡ. Lòng ta mở ra. Làn sóng tình yêu cứu độ của Chúa sẽ tràn vào hồn ta, để đổi mới ta. Lúc đó, đức tin của ta sẽ là một biến cố lạ lùng. Chúng ta sẽ trở nên bé nhỏ trước mặt Chúa, trước mặt mọi người và trước chính lương tâm ta. Để ta như chìm đắm trong tình yêu đầy quyền năng cứu độ của Chúa. Và để Chúa thực hiện trong ta lời thánh Phalô đã nói: “Chúa toàn năng thực hiện uy quyền của Chúa nơi chúng ta và hằng ban cho chúng ta dư dật, quá sự chúng ta tin và quá sự chúng ta biết” (Eph 3,20). Đúng như lời thiên thần đã nói với Đức Mẹ: “Không có gì mà Thiên Chúa không làm được” (Lc 1,37).

Một đức tin như vậy không phải chuyện dễ. Nó không phải là kết quả tất nhiên của những giờ học hỏi giáo lý. Kinh Thánh cho thấy để có một đức tin như vậy, người ta phải cầu xin ơn Chúa giúp đỡ. Các tông đồ xưa, mặc dầu sống cạnh Chúa, cũng đã có lần cảm thấy đức tin Chúa đòi là chuyện quá khó, nên đã cầu xin với Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin Thầy thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17,5). Người cha đứa bé bị quỉ ám cũng cảm thấy khó khăn của đức tin thực là quá lớn, nên đã cầu xin với Chúa rằng: “Lạy Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp tôi tin, vì tôi kém lòng tin” (Mc 9,23).

Một đức tin là gặp gỡ Chúa, với sự dứt lìa cái tôi tự mãn, với sự phó thác trọn vẹn nơi Chúa, với sự tin tưởng hoàn toàn ở Lời Chúa, với sự tùng phục tuyệt đối thánh ý Chúa, quả là một sự sống mới. Chính đức tin như vậy đã là một phép lạ, từ đó nảy sinh ra nhiều phép lạ khác. Một đức tin như vậy sẽ là nhân chứng đích thực của Chúa giữa thế gian này.

Đức tin của ta và của giáo đoàn ta có như vậy không? Thực ra, ta đã nhận được đức tin, ngay khi ta lãnh bí tích Rửa tội. Nhưng đó mới là một hạt giống, một cái mầm non. Hạt giống ấy, mầm non ấy sẽ chỉ lớn lên, nếu được chăm sóc. Hãy dùng cách chăm sóc truyền thống rút từ Kinh Thánh, đó là chăm chỉ cầu nguyện, phụng vụ Lời Chúa, tham dự bí tích Thánh Thể, và chia sẻ đời sống huynh đệ của cộng đoàn Dân Chúa (Cv 6,4).

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã ban ơn đức tin cho con và cho giáo đoàn của con. Con nài xin Chúa luôn đổi mới đức tin của con và của giáo đoàn của con, để nhờ đức tin, chúng con được trở thành những phép lạ sống động, làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1992

---------------------------

 

Bùi-Tuần 2158: MỘT ĐỨC TIN ĐƯỢC CHÚA HUẤN LUYỆN


(Cấm Phòng năm 13/01/1992: MỘT ĐỨC TIN – Bài 2)

 

Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã thực hiện một chuyến đi mục vụ quan trọng tại Brasil, Nam Bùi-Tuần 2158


Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã thực hiện một chuyến đi mục vụ quan trọng tại Brasil, Nam Mỹ. Chuyến đi này là một trắng nghiệm về lòng đạo của dân công giáo Brasil đối với Đức Thánh Cha. Theo nhận xét của các nhà quan sát, thì chuyến đi lần này của Đức Thánh Cha rất khác với chuyến đi của Ngài năm 1980 tại Brasil. Lần này, số người đón Đức Thánh Cha giảm sút rõ rệt, tình cảm dành cho Ngài không còn nồng nhiệt như trước, thái độ đón nhận lời Ngài là từ dè dặt đến dửng dưng. Tờ Témoignage Charétien số ra ngày 20/10/1991 tường thuật chuyến đi này với tựa đề: “Wojtyla không còn là một hấp dẫn nữa. Chuyến đi thăm Brasil lần thứ hai của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp thất bại”.

Cũng theo tin ngoại quốc, thì từ chuyến đi trước cho đến chuyến đi này của Đức Thánh Cha, số người công giáo Brasil bỏ Hội Thánh Công giáo là vào khoảng một triệu. Đang khi đó, các giáo phái đua nhau mọc lên tưng bừng. Tính đến nay đã có tới 250 giáo phái đang hoạt động tại Brasil.

Trước tình hình suy thoái trên đây, Đức Thánh Cha cho rằng tại Brasil đã thiếu huấn luyện về Tu đức, đức tin đang trở thành trống rỗng, thiếu nội dung.

Đối với tôi, nhận xét trên đây của Đức Thánh Cha cũng là một lời cảnh giác cho Giáo Hội Việt Nam. Có nghĩa là: Nếu Giáo Hội Việt Nam lo là với việc huấn luyện Tu đức và không chịu đi sâu vào nội dung đức tin, thì sớm muộn đức tin nhiều người sẽ chỉ còn là những cái vỏ rỗng tuếch. Khi làn sóng tự do tràn mạnh vào Việt Nam, những cái vỏ như vậy sẽ bị trôi đi dễ dàng. Hôm nay, một lần nữa, tôi xin chuyển tới anh em lời cảnh giác đó.

Để gợi ý về việc huấn luyện Tu đức và đi sâu vào nội dung đức tin, tôi xin đưa ra một nhân vật trong Phúc Âm, đã được Chúa Giêsu huấn luyện rất công phu. Nhân vật đó là thánh Phêrô.

Phải nói ngay rằng: Chúa Giêsu huấn luyện thánh Phêrô bằng các việc hơn là bằng các bài giảng, và thời gian huấn luyện là trường kỳ, kể cả khi Phêrô đã được chọn làm Giáo Hoàng.

Để dễ nhớ sơ đồ huấn luyện Chúa đã thực hiện nơi Phêrô, tôi thường xem đi xem lại những diễn tiến đã xảy ra cho Phêrô ở hồ Giênêsarét (Lc 5).

1. Yêu cầu Phêrô một việc phục vụ.

Phúc Âm nói rằng: Chúa Giêsu ngỏ ý mượn thuyền Phêrô (Lc 5,3). Tưởng cũng nên biết rằng lúc đó Phêrô không có một chút ý nghĩ nào về thiên tính nơi Thầy mình. Phêrô coi Chúa Giêsu như một người thầy, một người bạn. Thế thôi. Phêrô cũng đang mệt mỏi và thất vọng. Phúc Âm nói là ông đang giặt lưới, vì qua một đêm chài vất vả, ông chẳng bắt được con cá nào. Ong muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu ngỏ ý muốn nhờ thuyền ông, ông đã vui vẻ đồng ý.

Việc Chúa yêu cầu Phêrô trên đây là một bước tu đức Chúa huấn luyện Phêrô. Thực vậy, tuy sự đón Chúa vào thuyền mình để Chúa có chỗ giảng, cho dân đứng trên bờ chỉ là một việc phục vụ nhỏ, nhưng cũng đòi Phêrô phải một chút quên mình vì lòng quí mến dành cho Thầy mình và vì lòng quảng đại dành cho đồng bào mình. Việc làm phục vụ ấy mở lòng Phêrô, chuẩn bị cho ngài biết nhận ra ý nghĩa các trường hợp tương tự sẽ xảy đến cho ngài sau này. Bởi vì sau này, trên suốt đời truyền bá đức tin, ngài sẽ gặp thấy Chúa đến “quấy rầy” ngài hoài hoài. Nhưng vì mến Chúa, ngài sẽ từ bỏ ý riêng, mà phục vụ Chúa và phục vụ nhân loại vì Chúa.

2. Yêu cầu Phêrô một việc phó thác.

Phúc Âm nói: “Giảng xong, Chúa bảo ông Simon: Hãy ra khơi thả lưới đánh cá” (Lc 5,4). Đây là một lời dễ gây bực bội. Bởi vì một đàng Phêrô mới từ khơi trở về, đi với hy vọng, về với thất vọng. Đàng khác xét về chuyên môn, thì Phêrô là người trong nghề, biết nghề, còn Thầy Giêsu đâu có kinh nghiệm nghề cá, mà dám cho rằng ra khơi lúc này sẽ bắt được cá.

Nhưng Phêrô đã thưa lại: “Thưa Thầy, chúng tôi khó nhọc suốt đêm mà không bắt được gì, nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5).

Việc trên đây lại là một bước tu đức nữa Chúa huấn luyện Phêrô, dẫn ngài đi vào nội dung đức tin. Nội dung đức tin là tin vào quyền năng tình yêu Chúa. Nhưng Chúa Giêsu không nói trước là ra khơi sẽ có phép lạ. Chúa muốn Phêrô cứ ra đi, với ý chí vâng lời, với tâm tình phó thác.

Việc trên đây rất có ích cho Phêrô sau này. Bởi vì rồi đây, ngài sẽ bị ném vào những hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng, mục vụ của ngài có lúc như đi vào ngõ cụt, tất cả như hoàn toàn bế tắc. Nhưng Phêrô sẽ đứng vững, khi nhớ lại lời mình đã nói với Thầy: “Con chẳng thấy có kết quả gì, nhưng vì Chúa dạy con làm, nên con làm, chỉ vì Chúa muốn”. Một tâm tình phó thác tuân phục ý Chúa như vậy sẽ rất cần cho một đức tin trưởng thành.

3. Giúp Phêrô cảm nhận được quyền năng Chúa.

Phúc Âm kể rằng: “Họ thả lưới, và bắt được nhiều cá, gần rách hết lưới. Họ phải gọi đồng bạn ở thành kia đến giúp. Các đồng bạn tới và chất lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Thấy vậy ông Simon và các đồng bạn đều bỡ ngỡ, kinh khiếp” (Lc 5,6-7;9).

Sự việc xảy ra quá đột ngột làm Phêrô choáng váng. Trước đó, ngài không bao giờ nghĩ tới chuyện lạ như thế. Ngài không chờ chuyện lạ đó. Bây giờ thì ngài cảm thấy rõ ràng quyền năng Chúa đang ở trước mặt ngài, một quyền năng cao vời vượt quá sức tưởng tượng của Ngài. Quyền năng ấy đã đến với ngài, đã chạm đến ngài, đã chọn ngài. Cái đang cuốn hút ngài lúc này không phải là hai thuyền đầy cá, mà là quyền năng vô hình ẩn trong Thầy mình. Kinh Thánh mô tả phản ứng của Phêrô là sửng sốt, bỡ ngỡ, sợ hãi (Lc 5,9). Đó chính là thái độ khiêm cung.

Thực ra, một người tự phụ vẫn có thể cho rằng mẻ cá đó là do công của mình, do tài khéo của mình. Họ cũng có thể cho rằng mẻ cá đó là do tình cờ may mắn mà thôi. Tắt một lời, người ta không thiếu cách để cắt nghĩa sự việc đó, để tự phụ, tự mãn, tự kiêu.

Nhưng Phêrô thì không. Ong đơn sơ, hồn nhiên. Ong mở toang tâm hồn mình, để quyền năng Chúa đi vào ngự trị. Ong nhận ra ngay mẻ cá lạ lùng đó chính là do quyền năng Chúa.

Sự việc xảy ra trên đây lại là một bước tu đức nữa Chúa huấn luyện đức tin Phêrô. Chúa dạy Phêrô biết nhìn các biến cố xảy ra bằng cái nhìn mới của đức tin. Cái nhìn mới đó là do sự sáng thiêng liêng Chúa ban cho kẻ tin. Với sự sáng đó, kẻ tin biết đọc những ý nghĩa cứu độ chìm sâu trong các hiện tượng, biết nắm bắt được các tín hiệu thiêng liêng phát ra từ các biến cố.

4. Giúp Phêrô nhận ra Chúa và nhận ra mình.

Phúc Âm kể: “Thấy vậy, ông Simon Phêrô sấp mình xuống chân Chúa và nói: Thưa Thầy, xin Thầy đi xa tôi, vì tôi là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Qua câu đó, Phêrô cho thấy ngài đã nhận ra Thầy mình là một Đấng Rất Thánh, để rồi, trong một dịp khác sau này, ngài càng nhìn rõ hơn, và sẽ tuyên xưng Thầy mình chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Cùng với cái nhìn ấy, ngài thấy mình là kẻ tội lỗi, bất xứng. Đột nhiên, liên hệ giữa ngài với Thầy được đổi mới. Thầy mình chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ đang đến với ngài là kẻ tội lỗi, ngài nhận biết mình là kẻ tội lỗi cần được cứu.

Thái độ Phêrô sấp mình xuống chân Chúa, xưng mình là kẻ tội lỗi, không xứng đáng đứng gần Chúa, là một thái độ khiêm nhường nội tâm, rất cần để đón nhận Chúa.

Chính để huấn luyện thêm thái độ khiêm nhường cần thiết ấy, Chúa Giêsu sau này, khi nghe Phêrô tuyên xưng Chúa là Con Thiên Chúa hằng sống, đã xác định ngay với Phêrô rằng: “Hỡi Simon, con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải máu thịt đã tỏ cho con biết điều đó, mà là Cha Ta trên trời đã tỏ cho con” (Mt 16,17). Với lời đó, Chúa Giêsu rõ ràng muốn Phêrô nhận rõ đức tin của Phêrô là do ơn Chúa ban cho, để Phêrô đừng ảo tưởng, đừng tự phụ, tự mãn.

Ý thức mình tội lỗi còn được Chúa nhắc lại cho Phêrô nhiều lần bằng các sự việc Chúa để xảy ra. Thí dụ lần Phêrô đi trên sóng biển bỗng dưng bị chìm xuống, để rồi ngài bị Chúa trách là kẻ kém lòng tin. Và thí dụ lần Phêrô chối Chúa, liền sau khi Phêrô quả quyết sẽ không bao giờ bỏ Chúa, để rồi sau đó Phêrô được Chúa nhìn với đôi mắt yêu thương  tha thứ. Tất cả những sự việc xảy ra đó đã huấn luyện đức khiêm nhường của Phêrô, để ngài nhận biết mình, dù ở tuổi nào, dù ở địa vị nào, vẫn luôn luôn cần được Chúa cứu.

Thái độ khiêm tốn của Phêrô cho thấy kẻ tin là kẻ đi giữa hai bờ vực thẳm. Một bên là vực thẳm tội lỗi của mình. Một bên là vực thẳm tình yêu thương xót Chúa. Ai bước xuống vực thẳm tội lỗi mình, mà quên lòng thương xót Chúa, sẽ chìm vào tuyệt vọng. Còn ai muốn bước vào vực thẳm tình yêu thương xót Chúa, mà không nhận biết mình tội lỗi, sẽ sa vào tự mãn.

5. Trao cho Phêrô sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Phúc Âm kể: “Bấy giờ Chúa Giêsu bảo ông Simon rằng: Đừng sợ, từ nay con sẽ là kẻ chài lưới các tâm hồn” (Lc 5,10). Với lời ấy, Chúa Giêsu cho Phêrô thấy đức tin Chúa ban cho ngài là để ngài chia sẻ cho các người khác. Việc chia sẻ như vậy là việc khó, như việc bắt cá giữa biển khơi. Khi ngài kéo người ta vào đức tin, thì đức tin của ngài phải dựa vào quyền năng Chúa, còn thuyền đức tin của ngài phải có Chúa ở trong. Ngài cần được Chúa chỉ cho biết phải quăng lưới lúc nào, chỗ nào. Nếu được nhiều người trở về, thì ngài đừng vì thế mà tự phụ. Nếu chẳng mấy ai trở về, thì ngài cũng đừng vì thế mà nản lòng. Bởi vì chỉ mình Chúa biết rõ thời giờ của Chúa. Ngài chỉ cần làm trọn bổn phận của mình, theo ý Chúa.

Vì vừa trải qua một kinh nghiệm sống động, nên Phêrô, khi nghe sứ mạng được trao, đã hiểu biết mình phải khiêm tốn thế nào, và phải sống phó thác thế nào.

***

Phép lạ mẻ cá trên đây nên được coi là một bài học tu đứct bổ ích cho chúng ta trong chương trình huấn luyện trường kỳ.

Tưởng cũng nên nhắc qua ở đây về tu đức.

Tu đức là đời sống trong Thần Linh Chúa. Tu đức là sống những chân lý mạc khải một cách cụ thể và quyết liệt. Tu đức có ba đòi hỏi chính:

Một là hấp thụ những chân lý mạc khải, làm cho những chân lý ấy thấm vào tâm hồn, nhất là lương tâm, và nhờ Chúa mở mắt linh hồn, người tu đức thông qua các chân lý ấy mà nhận ra được thánh ý Chúa trong các chi tiết cụ thể của đời mình.

Hai là diễn tả những chân lý mạc khải bằng những khả năng phong phú tự nhiên và siêu nhiên Chúa ban cho mình. Dù với những hình thức khác nhau và dù với những trình độ khác nhau, các diễn tả ấy vẫn nói lên được quyền năng của tình yêu Chúa cứu độ.

Ba là không ngừng hướng tới một đích điểm xa hơn đích điểm đã tới. Người tu đức không bao giờ coi mình là đã tới đích, nhưng luôn luôn là kẻ lên đường.

Khi tôi hiểu tu đức đại khái là như vậy, thì tôi sẽ dựa vào ba điểm trên đây mà dùng bài Phúc Âm phép lạ mẻ cá để bồi dưỡng tu đức nơi tôi.

1. Tôi cần suy đi gẫm lại những gì Chúa muốn dạy tôi qua phép lạ đã dành cho Phêrô. Tôi suy gẫm với thái độ khiêm cung, nghèo khó nội tâm, khát khao đón nhận ý Chúa. Tôi sẵn sàng để Chúa dùng các chân lý của Chúa và tra vấn lương tâm tôi, mà đào xới tâm hồn tôi, mà uốn nắn con người của tôi. Chẳng hạn lời thánh Phêrô nói với Chúa xưa: “Vâng lời Thầy, con thả lưới”. Tôi có thể nói lời đó trong mọi việc tôi làm không?

2. Tôi cần xét lại những cách tôi đã dùng để diễn tả các chân lý Chúa đã dạy trong phép lạ mẻ cá. Để chọn cách diễn tả chân lý Phúc Am, tôi để ý đến ba điểm này: một là Phúc Âm, hai là truyền thống Hội Thánh, ba là thế giới hôm nay nói chung và địa phương tôi đang sống nói riêng. Tôi vâng lời Chúa mà thả lưới thiêng liêng. Lưới đó phải là gì theo ba điểm đó! Nếu tôi chọn không đúng lưới, thì cá sẽ xa tránh lưới, lưới sẽ xua đuổi cá đi, thay vì kéo cá vào lưới.

Như vậy, tu đức bao giờ cũng tìm thực hiện Lời Chúa, nhưng khi thực hiện, bao giờ cũng bám sát thực tế trước mặt và kinh nghiệm đã qua. Nhờ đó, mà những cách diễn tả chân lý Phúc Âm trở thành những chứng từ mang mầu sắc thời sự, có sức hấp dẫn.

3. Tôi cần ý thức mình chưa đi tới đâu cả. Dù tôi đã mang chức thánh từ nhiều năm, đã thực hiện nhiều hoạt động tông đồ, nếu tôi có tinh thần tu đức, tôi vẫn phải bắt chước thánh Phêrô, mà sấp mình xuống dưới chân Chúa, mà xưng mình là kẻ tội lỗi bất xứng.

Xem qua mấy việc trên đây của tu đức, ta sẽ thấy điều này: Bồi dưỡng tu đức khác với bồi dưỡng trí thức tôn giáo.

Từ ít lâu nay các nơi hay nói đến việc huấn luyện trường kỳ cho Linh mục. Tôi thiết nghĩ rằng: Trong chương trình huấn luyện trường kỳ này, việc bồi dưỡng trí thức tôn giáo như thần học, giáo luật, giáo sử, là cần thiết, nhưng đừng quên tu đức. Hơn thế nữa, theo tôi, tu đức nên được chú trọng nhiều hơn hết. Bởi vì sức mạnh tàn phá nền đạo đức hiện nay là rất mạnh. Để đối phó với sức mạnh tàn phá đạo đức, thiết tưởng phải do một sức mạnh đạo đức thực chất xuất phát từ một nguồn tu đức thực sự Phúc Âm.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, năm 1992

---------------------------------

 

Bùi-Tuần 2159: MỘT ĐỨC TIN ĐƯỢC CHÚA CHỈ ĐƯỜNG


(Cấm Phòng năm 13/01/1992: MỘT ĐỨC TIN – Bài 3)

 

Dửng dưng với Hội Thánh và bỏ Hội Thánh, đó là một hiện tượng hiện nay đang trở thành phong Bùi-Tuần 2159


Dửng dưng với Hội Thánh và bỏ Hội Thánh, đó là một hiện tượng hiện nay đang trở thành phong trào có tính cách quần chúng tại các nước Au Châu. Henri Denis đã bàn về phong trào này trong cuốn Chrétiens sans Eglise (Desclée de Brouwer, Bellarmin, 1979). Đọc cuốn sách dày 147 trang này, tôi thấy một phong trào như thế có thể thấm nhập vào Giáo Hội Việt Nam trong tương lại. Bởi vì nó có liên hệ mật thiết với các trào lưu văn minh đang đi vào đất nước chúng ta. Thử coi đây. Thời điểm hiện nay là thời điểm tinh thần khoa học đang dâng cao, càng ngày con người càng ưa chuộng những gì là chính xác, là kiểm chứng được, là có hệ thống. Đang khi đó, có thể là người ta lại ít gặp được những tính cách khoa học trong các lời giảng dạy của các đấng bậc Hội Thánh của họ, nên dần dần họ coi thường và dửng dưng.

Thời điểm hiện nay là thời điểm tinh thần thực dụng đang rất mạnh, càng ngày con người càng ưa chuộng những gì là thực tế, là thiết thực, là thực chất, có lợi cho cuộc sống. Đang khi đó có thể là người ta lại ít gặp được thực chất trong con người các đấng bậc và trong các lời giảng dạy, các luật lệ tôn giáo. Nên dần dần họ xa cách.

Thời điểm hiện nay là thời điểm tinh thần tự do dân chủ đang rất phổ biến, càng ngày con người càng ưa chuộng những gì là tôn trọng tư do, là khích lệ dân chủ. Đang khi đó có thể là người ta lại ít gặp được những tính cách tự do dân chủ trong nếp sống đạo và nếp suy nghĩ của giáo đoàn mình, nên dần dần họ bỏ.

Thời điểm hiện nay là thời điểm tinh thần hoài nghi đang len lỏi cùng khắp, càng ngày con người càng nghi ngờ những ai tự xưng mình là tốt. Đang khi đó có thể là người ta thấy Hội Thánh tự xưng mình là tốt, nhưng vô số người trong Hội Thánh lại không tốt. Nên họ hoài nghi chính Hội Thánh.

Tôi nghĩ rằng các lý do người ta vịn vào để dửng dưng với Hội Thánh và bỏ Hội Thánh đều không đủ chính đáng. Tuy nhiên, khi thấy một người bỏ Hội Thánh bất cứ vì lý do nào và bất cứ ở đâu, đều làm tôi đau đớn xót xa. Phương chi thấy cả triệu người.

Nếu ta cho rằng trong giáo đoàn của ta chắc chắn sẽ không có ai ra đi như thế, ta cũng không nên vì thế mà tự phụ quá sớm. Thánh Phêrô cũng đã rất tự mãn với đức tin của mình, nhưng rồi ngài đã ngã một cách thê thảm.

Dù sao, cách tốt nhất nên làm để tránh cho giáo đoàn ta khỏi những bước ra đi sau naỳ, là ngay bây giờ giáo đoàn ta và chính bản thân ta nên tích cực hơn trong việc chỉnh đốn lại nếp sống đức tin. Để gợi ý, tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ về dụ ngôn người Samaria tốt lành (Lc 10,25-37).

1. Luôn qui chiếu về Kinh Thánh như nền tảng tuyệt đối vững chắc.

Phúc Âm viết: “Lúc đó, một luật sĩ đứng dậy, hỏi thử Chúa Giêsu rằng: Tôi phải làm gì để tôi được sống đời đời? Chúa đáp: Trong luật pháp đã chép thế nào? Ong đọc thấy gì trong đó?”. Chúa có ý nói về luật ghi trong Kinh Thánh. Luật sĩ đó cũng hiểu như vậy. Nên khi ông thưa lại đúng Lời Chúa ghi trong Kinh Thánh, Chúa liền nói: “Ong trả lời đúng. Ong hãy làm như vậy thì ông sẽ được sống đời đời” (Lc 10,28).

Chi tiết trên đây dạy tôi rằng: trong mọ vấn đề có liên quan đến sự sống đời đời, Chúa muốn tôi tìm hiểu trong Kinh Thánh, lấy Lời Chúa làm đường đi.

Công Đồng Vatican II, trong Hiền chế tín lý Dei Verbum, đã khẳng định vai trò ưu tiên của Lời Chúa. Hội Thánh được gọi là thánh chính vì biết vâng phục Lời Chúa và bảo vệ Lời Chúa. Chỉ khi biết tuân theo Lời Chúa, Hội Thánh mới phát triển đúng hướng, đúng đường.

Trong cuốn Dieu Cherche l'homme (Centurion, 1989), tác giả Armido Rizzi cho rằng: Hiến chế Dei Verbum, với chủ trương đặt Lời Chúa lên địa vị ưu tiên số một, đã là một cuộc cách mạng Copernic đối với nhiều nhà thần học và tu đức. Bởi vì không thiếu nhà thần học vì quá lo bênh vực các quyền lợi xã hội của Hội Thánh, nên đã cố tình dựa và các lý luận biện chứng hơn là dựa trên Lời Chúa. Quan niệm Hội Thánh như một Societas Perfecta là một ví dụ. Cũng không thiếu những nhà tu đức dựa vào triết học Platon hơn dựa vào Lời Chúa để vạch ra con đường Fuga Mundi như con đường dẫn tới sự trọn lành. Armido Rizzi viết: “Người ta nhận thấy là Kinh Thánh đã mất địa vị trung tâm trong đời sống Hội Thánh”.

Nhờ Hiến chế Dei Verbum, nhiều nơi trong Hội Thánh đã thức tỉnh, và đã duyệt xét lại nếp sống đức tin của mình. Còn chúng ta thì sao?

Khi quan sát các nếp sống đạo và các phản ứng tôn giáo tại nhiều nơi trong địa phương ta, tôi có cảm tưởng là rất nhiều nếp sống đạo và rất nhiều phản ứng tôn giáo đã qui chiếu vào tập tục, vào dư luận, vào những chọn lựa chính trị, và vào những lợi ích riêng tư, chứ không qui chiếu vào Kinh Thánh, hoặc nếu có đem Lời Chúa ra để biện minh, Lời Chúa lúc đó chỉ là một thứ dụng cụ đến sau, để hỗ trợ cho những gì thực chất là ngoài Lời Chúa và phản lại Lời Chúa. Tôi cũng có cảm tưởng là phần đông giáo dân ta hay suy nghĩ việc đạo theo cảm tính hơn là theo Lời Chúa.

Trong tương lại, một nếp sống đạo như thế, sẽ dễ rơi vào khủng hoảng. Lý do chính là vì thiếu sức mạnh Lời Chúa. Cai trị là thấy trước. Chúng ta có thấy trước nguy cơ đó không? Chúng ta có vâng lời Hiến chế Dei Verbum của Công Đồng Vatican II mà duyệt xét lại các bài giảng và các bài giáo lý cũng như các thái độ sống của ta không? Hằng ngày Chúa cũng bảo ta như đã bảo ông luật sĩ: “Trong Kinh Thánh đã chép thế nào? Con đọc thấy gì trong đó?”. Ta sẽ trả lời thế nào?

2. Luôn qui chiếu về luật mến Chúa yêu người là luật căn bản.

Phúc Âm viết: “Người luật sĩ thưa: Con phải kính mến Chúa là Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn, và   phải thương yêu anh em như thương yêu chính mình”. Chúa đáp: “Ong đã trả lời đúng. Ong hãy làm như vậy, thì ông sẽ được sống đời đời” (Lc 10,27-28).

Lời Chúa trên đây thực rõ ràng: “Ong hãy làm như vậy, thì ông sẽ được sống đời đời”. Lời Chúa phán trên đây như được rót vào tai tôi và được thấm sâu vào con người của tôi, khi tôi đọc cuốn Dieu, Coeur de L'homme, của chị Chiara Lubich (Nouvelle Cité, Paris, 1979). Trên suốt 159 trang, chị Chiara đã nói về luật mến Chúa yêu người qua các kinh nghiệm bản thân của chính chị. Chị viết: “Kinh nghiệm của chúng tôi dạy chúng tôi nhận thấy rằng: Tình yêu đối với anh em đến từ tình yêu đối với Chúa, và tình yêu đối với Chúa được nảy nở trong lòng chúng tôi khi chúng tôi yêu thương  anh em” (trang 134). Chị cũng kể một kinh nghiệm nội tâm khác, mà chị đã cảm được về một bài học Chúa đã dạy thánh nữ Catarina đệ Siena xưa: “Cha muốn nói với con về một sai lần, mà một số người mến Cha đã sa vào. Họ đặt mọi vui thích của họ vào sự đón nhận những an ủi nội tâm. Họ tưởng rằng nếu bỏ đi những ủi an đó thì sẽ làm mất lòng Cha. Không phải thế đâu, thực sự, họ sẽ làm mất lòng Cha, khi họ không cứu giúp anh chị em họ đang gặp cảnh thiếu thốn. Khi họ không cứu giúp anh chị em mình, họ sẽ giảm bớt đức ái của họ đối với tha nhân, và do đó, tình yêu thương Cha dành cho họ cũng giảm đi” (Catherine, Dialogue, Paris, 1976, trang 236-237).

Theo nhận xét của chị Chiara, thì “Một trong những nét khích lệ của dung mạo Hội Thánh hiện nay trong cơn khủng hoảng đang lay chuyển Hội Thánh, chính là sự hiểu biết có phần nào đổi mới nơi nhiều tín hữu về địa vị ưu tiên của tình mến Chúa yêu người. Sự đổi mới này được tỏ hiện trong khoa cắt nghĩa Tâm hồn, trong khoa thần học Luân lý và trong khoa thần học Tu đức. Sự đổi mới ấy đang là một thực tại sống động trong những dòng tu và phong trào đạo đức nào, trong đó người ta hoàn toàn hiểu rằng: Tình yêu Kitô hữu thực sự không thể có được, nếu không có thánh giá Chúa Giêsu, nhưng chính nhờ vậy, mà tại các nơi ấy lại thấy ngự trị một niềm vui làm cho người ta nghĩ tới thiên đàng” (trang 138).

Khi đọc những dòng trên, tôi nghĩ tới bộ mặt nhiều cộng đoàn đức tin tại Việt Nam. Tôi thấy nhiều bộ mặt đã đổi mới. Nhưng nhiều bộ mặt vẫn mãi như xưa với cái xưa của họ. Nghĩa là những cộng đoàn ấy vẫn là những cộng đoàn đức tin, với những nếp sư nghĩ và nếp sống kiên cố, nhưng chưa là những cộng đoàn đức ái. Bộ mặt đức tin thiếu nét đức ái có phải là bộ mặt đức tin hợp Lời Chúa không?

3. Luôn cố gắng thực hiện mến Chúa yêu người bằng những việc làm bác ái cụ thể đối với con người.

Trong dụ ngôn, người luật sĩ lại hỏi Chúa: “Ai là người anh em tôi?”. Chúa Giêsu nói: “Một người đi từ Giêrusalem đến Giêricô, trên đường anh rơi vào bọn cướp. Chúng trấn lột và đánh đập anh, rồi bỏ đi, để anh nửa sống nửa chết bên lề đường. Tình cơ, một thầy cả đi tới, thấy anh ta, liền qua bờ đường bên kia để tiếp tục đi. Cũng vậy, một thầy Lêvi tới, cũng thấy anh ta, và cũng rẻ qua bờ đường bên kia, để tiếp tục đi.

Nhưng một người Samaria đi tới, thấy anh ta, liền động lòng thương. Ong lại gần, băng bó vết thương, lấy dầu và rượu đổ vào vết thương, rồi nâng anh ta lên lưng ngựa, chở anh ta đến một quán trọ và chăm sóc anh. Hôm sau, ông trở lại, trả chủ quán hai đồng và nói: “Xin làm ơn chăm sóc người này, tất cả phí tổn tôi sẽ trả cho ông lúc tôi trở về” (Lc 10,30-35).

Rồi Chúa hỏi ông luật sĩ: “Trong ba người đó, theo ý ông, ai là người có tình anh em đối với kẻ bị cướp trấn lột?”. Luật sĩ đáp: “Chính là người đã thương giúp kẻ bị nạn”. Chúa tiếp: “Ong hãy về và làm như vậy” (Lc 10,36-37).

Chúng ta thấy trong phần đối thoại trước (Lc 10,25-28) Chúa và nhà luật sĩ chỉ nói chuyện với nhau về lý thuyết. “Luận viết gì? Đọc thấy gì?”. Nội dung đối thoại là những quan niệm, là một mảng lý thuyết. Khi nói về yêu thương  anh em, thì anh em là một ý tưởng suông, chỉ về một người chung chung, trống vậy. Không xác định là ai cả. Theo nhà luật sĩ, thì cứ nói chung chung trên lý thuyết như vậy, là chắc ăn rồi.

Nhưng khi thấy người luật sĩ ấy xem ra muốn lý sự trên lý thuyết, Chúa liền kéo ông ta vào cụ thể. Con người cụ thể là một nạn nhân nửa sống nửa chết nằm ở vệ đường. Các việc cụ thể là rửa vết thương, băng bó vết thương, đổ rượu và dầu vào vết thương, nâng nạn nhân lên ngựa, đưa tới nhà trọ, chăm sóc, trả tiền trọ, hứa sẽ chịu hết phí tổn. Qua sự nêu lên một chuỗi các việc làm cụ thể đó, Chúa muốn người luật sĩ hãy phiên dịch cái lý thuyết mến Chúa yêu người ra ngôn ngữ cụ thể, đó là việc bác ái thực sự dành cho những người khổ đau thiếu thốn. Thành ra ban đầu người luật sĩ đã đặt câu hỏi với Chúa: Tôi phải làm gì để tôi được sống đời đời, thì bây giờ ông được mời trả lời cho các thực tế đặt ra cho ông: Tôi phải làm gì để cứu giúp người này người nọ. Xem ra Chúa muốn ông hãy bắt tay vào việc làm hơn là cứ xoay quanh chủ trương đường lối trên lý thuyết.

4. Những việc bác ái ưu tiên.

Nói đến các việc bác ái, tôi thấy thực mênh mong. Mỗi người chúng ta, ai làm được gì, thì cố gắng làm. Ở đây, tôi xin nêu lên mấy việc, mà tôi nghĩ là nên đặt vào hàng ưu tiên.

Việc thứ nhất là hãy giáo dục những người của cộng đồng chúng ta thành những người biết chấp nhận và kính ttrọng kẻ khác với tinh thần hòa giải và hòa hợp Phúc Âm. Theo tôi, thì vị thầy cả và người Lêvi trong dụ ngôn không phải là loại người không có lòng mến Chúa yêu người, nhưng họ thuộc loại người chỉ chấp nhận những ai hợp với họ, thuộc về gốc gác của họ, có liên hệ sắc tộc tôn giáo và địa phương với họ. Đức tin của họ nặng tính cách xá tránh. Đức ái của họ nặng khuynh hướng loại trừ. Họ chủ trương xa tránh loại người thế này, loại trừ loại người thế kia. Với những chủ trương như thế, lòng đạo của họ trở nên hẹp hòi, dần dần tạo ra một bầu khí tôn giáo sặc mùi nghi kỵ, hận thù, chia rẽ và mặc cảm xung đột. Rõ ràng một bầu khí tôn giáo như vậy là không hợp với luật mến Chúa yêu người. Dụ ngôn hôm nay chứng tỏ điều đó. Thế nhưng, một bầu khí như vậy vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trong Hội Thánh Việt Nam. Vẫn còn những chuyện không cHà nộih nhau chỉ vì lý do Nam Bắc, vì gốc này vì khuynh hướng nọ. Vẫn còn những chuyện không chấp nhận nhau chỉ vì lý do tranh giành ảnh hưởng uy tín. Thành kiến còn nhiều. Kỳ thị còn nhiều. Ích kỷ còn nhiều. Tự ái còn nhiều. Tôi thấy những chuyện hẹp hòi như thế đã gây hại lớn cho bao linh hồn và cho Đất nước.

Một trật tự mới đang được thiết lập trên thế giới và tại Việt Nam. Nếu chúng ta không thức tỉnh, nắm bắt tình hình và cởi mở theo tinh thần hòa hợp hòa giải Phúc Âm, thì chúng ta sống sai Lời Chúa, làm sai những lời Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ trong bài diễn văn đọc trước các Đức Giám Mục Việt Nam cuối năm 1990. Hậu quả sẽ rất bất lợi cho Hội Thánh.

Việc thứ hai là hãy đào tạo những người của cộng đoàn chúng ta thành những người có thiện chí phục vụ, có khả năng phục vụ và biết cách phục vụ. Người Samaria trong dụ ngôn, sở dĩ được nêu gương, chính vì ông có ba điều kiện đó. Phục vụ là tiêu chuẩn xã hội được đề cao khắp nơi trên thế giới hôm nay. Người ta dựa theo tiêu chuẩn phục vụ mà đánh giá một tôn giáo, một thể chế chính trị, một con người. Có thiện chí phục vụ không? Có thiện chí, nhưng có khả năng phục vụ không? Có thiện chí và khả năng, nhưng có biết cách phục vụ không? Phục vụ là đáp ứng một nhu cầu cụ thể đúng lúc đúng nơi. Nhìn Hội Thánh Việt Nam như một nhân tố phục vụ Đất Nước trong một tương lai cởi mở, tôi tự hỏi: Sẽ có bao nhiêu người công giáo đủ trình độ khả năng để hoạt động trong các trường Trung học và Đại học, trong Quốc Hội, trong các cơ quan hành pháp, kinh tế, xã hội, trong giới nhà văn nhà báo. Thời nay, muốn phục vụ hữu hiệu, thì phải có khả năng chuyên môn và phải có lương tâm tốt.

Nhưng thực tế thì sao? Nhìn vào việc học và đào tạo nhân sự trong các họ đạo hiện nay, chúng ta có thể đoán được khả năng phục vụ của Hội Thánh Việt Nam trong tương lai Tổ Quốc. Nếu tương lai bắt đầu từ hôm qua và hôm nay, thì tôi không dám lạc quan. Nạn nhân của dụ ngôn vẫn vô số kể. Nhưng những người có thiện chí phục vụ, có khả năng phục vụ và biết cách phục vụ như người Samaria của dụ ngôn sẽ không nhiều.

Tối thứ nă, 9/01/1992, vừa qua, đài truyền hình Cần Thơ chiếu một chương trình phóng sự tựa đề: “Vươn lên từ nỗi bất hạnh”. Nội dung tường thuật những thành công của các trẻ em mồ côi tàn tật, nhờ ý chí phấn đấu và sự giúp đỡ của những người hảo tâm. Khi theo dõi chương trình ấy, tôi đã nghĩ tới các giáo đoàn chúng ta. Với con số 71 Linh mục được thụ phong sau giải phóng, nhất là với niềm tin vào Đức Kitô, chúng ta không sống trong nỗi bất hạnh, mà là sống trong một mùa hồng ân Thiên Chúa. Từ mùa hồng ân ấy, chúng ta chỉ có một chọn lựa, đó là phải vươn lên. Nếu không vươn lên, thì đó là nỗi bất hạnh lớn, ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa.

Xin Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam giúp chúng ta biết làm cho giáo đoàn của ta vươn lên, để góp phần phát triển Đất nước, làm vinh danh Chúa, sinh ích cho phần rỗi các linh hồn.

Tuần tĩnh tâm Linh mục, ngày 13/01/1992

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2160: TÂN-PHÚC-ÂM-HOÁ


(Cấm Phòng năm 11-15/01/1993: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA – Bài 1)

 

Trong cuốn Vraie et Fausse Réforme dans l'Eglise, tác giả Yves J.M.Congar O.P. đã nêu lên Bùi-Tuần 2160


Trong cuốn Vraie et Fausse Réforme dans l'Eglise, tác giả Yves J.M.Congar O.P. đã nêu lên ba lầm lỗi lớn trong Hội Thánh, khi nhìn Hội Thánh là dân Thiên Chúa. Ba lầm lỗi lớn này có tính cách tập thể. Chúng gây ra trong lịch sử Hội Thánh nhiều hậu quả tai hại. Ba lầm lỗi tập thể tai hại đó là: Tính trì trệ, tính hẹp hòi và tính thiếu chân thành.

Dựa theo sự chỉ dẫn trên đây của Cha Congar để xét mình, tôi thấy Hội Thánh tại địa phương ta, trong đó có tôi, cũng chẳng sạch sẽ gì cho lắm. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải coi những lỗi lầm ấy như là những tên phản bội nguy hiểm đang góp phần vào việc làm suy thoái Hội Thánh.
Trong mục đích sửa cái tiêu cực bằng cách vươn lên cái tích cực, tôi xin trình bày ở đây những gợi ý về việc Tân-phúc-âm-hoá, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã hô hào nhiều lần tại nhiều nơi, bằng nhiều cách. Nhưng việc hưởng ứng của chúng ta đã có trì trệ, đã có hẹp hòi và cũng đã có thiếu nhiệt tình chân thực. Tôi giới hạn vấn đề vào vài điểm mà thôi.

Tuần tĩnh tâm linh mục Long Xuyên, từ ngày 11-16/01/1993

---------------------------------

 

Bùi-Tuần 2161: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA GIÁO XỨ


(Cấm Phòng năm 11-16/01/1993: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA – Bài 2)

 

Tân-phúc-âm-hóa giáo xứ là đổi mới giáo xứ. Giáo xứ không ưu tiên là một cơ sở, một cơ chế Bùi-Tuần 2161


Tân-phúc-âm-hóa giáo xứ là đổi mới giáo xứ. Giáo xứ không ưu tiên là một cơ sở, một cơ chế, một địa hạt có ranh giới, nhưng ưu tiên là một cộng đồng các tín hữu, (giáo luật 515,1), là một gia đình của Chúa, một huynh đoàn chỉ có một linh hồn (Lumen gentium 28,1964), là căn nhà của gia đình đầy tình huynh đệ sẵn sàng đón tiếp, (Gioan Phaolô II Catechesi tradendoe, 1979).

Giáo xứ nào cũng là một sự sống. Để tránh cho sự sống giáo xứ khỏi rơi vào tình trạng cằn cỗi, trái lại, để nó luôn luôn trẻ trung, càng ngày càng phát triển, giáo xứ cần phải được thường xuyên đổi mới.

Đổi mới cách nào?

Thưa sẽ không có một mô hình nào dám tự nhận là lý tưởng. Dưới đây, tôi chỉ xin nêu lên một số gợi ý. Một phần rút ra từ cuốn La Vigne et les Sarments của Pierre Coughlan, Fayart, 1992, và một phần rút ra từ những kinh nghiệm mục vụ đó đây.

1. Những cộng đoàn nhỏ

Hiện nay, những cộng đoàn nhỏ đang là một yếu tố quan trọng trong việc đem lại sinh khí cho giáo xứ. Có nơi gọi họ là cộng đoàn cơ sở (communauté ecclésiale de base). Có nơi gọi họ là cộng đoàn sự sống (communauté de vie chrétienne). Thường thường các cộng đoàn nhỏ này có khuynh hướng tồn tại lâu dài. Nhưng nếu được huấn luyện, thì các loại tổ chức ngắn hạn như: Hội đồng giáo xứ, nhóm giáo lý viên, ca đoàn, cũng có thể đứng vào diện những cộng đoàn nhỏ có khả năng đổi mới giáo xứ.

Các cộng đoàn nhỏ này cần được huấn luyện về hai mặt: Một mặt là tu đức, một mặt là dấn thân phục vụ.

Trong huấn luyện tu đức, họ được hướng dẫn tập trung vào sự hiệp thông với Chúa Giêsu, “Hãy ở lại trong Cha như Cha ở trong con” (Gioan 15,1-4). “Ai ở trong Cha và Cha ở trong họ, kẻ ấy sẽ mang nhiều hoa trái” (Gioan 15,5). Bởi vì, “Cha là thân cây nho, chúng con là những cành nho” (Gioan 15,5). Họ phục vụ, bởi vì chính Đức Kitô gọi họ dấn thân: “Tại sao con còn đứng đó, cả ngày không làm gì cả...Hãy đi làm vườn cho Cha” (Matt 20,6).

Đối với họ, dấn thân là cộng tác với các bề trên trong đạo, nâng đỡ và xây dựng giáo đoàn, là thao thức tìm cách nâng cao đời sống giáo đoàn lên, nhất là về mặt đạo đức, là bén nhạy với những nhu cầu của kẻ nghèo túng, bệnh nạn, cô đơn, là tham gia vào việc truyền giáo. Họ phục vụ, bởi vì họ biết các ơn họ được là do Chúa Thánh Linh ban cho, để họ lo cho công ích (1Cor 12,7...).

2. Những phong trào

Những phong trào này có tính cách Hội Thánh. Chúng giống như những đợt gió mạnh, yểm trợ cho các nhu cầu mũi nhọn của thời điểm. Hiện nay, trong Hội Thánh nói chung và trong Hội Thánh Việt Nam nói riêng, đang nổi dậy ba phong trào quan trọng sau đây:

a. Phong trào thánh kinh

Trở về với thánh kinh, đó là điều mà công đồng Vaticanô II đã kêu gọi qua hiến chế “Mạc khải”. Từ đó, các nền tu đức, các bài giảng, các kinh, các thể loại sùng kính đã trở về tìm chất lượng nơi thánh kinh. Ngày nay, trước sự nảy nở và phát triển tràn lan của các thứ giáo phái, mọi Hội Thánh địa phương đều cảm thấy việc trở về với thánh kinh là nhu cầu bức thiết. Mới rồi, Liên-Hội-Đồng các Giám Mục Phi Châu và Madagascar đã ra văn thư kêu gọi các thành phần dân Chúa hãy tăng cường việc học kinh thánh, phải coi kinh thánh là trọng tâm và nền tảng của đời sống đạo. Trong văn thư ấy, các Đức Giám Mục cho rằng lơ là với thánh kinh, đó là mặt yếu nhất của nhiều Hội Thánh địa phương. Các Ngài phàn nàn là đang khi các giáo phái tập trung vào việc phổ biến thánh kinh, thì giới công giáo vẫn giữ thói quen phổ biến ảnh tượng hơn là kinh thánh. Tài liệu cũng cho biết là mỗi năm, giáo hội tại Brésil mất đi khoảng 600.000 người công giáo, vì số này đã theo các giáo phái. Riêng tại Phi Châu đã có hơn 10.000 giáo hội khác nhau, cùng với những giáo phái khác nhau (Réflexion de la Rencontre de collaboration africaine, Mars, 1992).

Tôi thấy nhiều giáo xứ còn rất coi nhẹ lời Chúa, ngay nhiều linh mục cũng chưa quan tâm đủ đến lời Chúa là nguồn ban sự sống. Nếu cứ đà này, đời sống đạo sẽ khó tránh khỏi nhiều mất mát trong những năm tới, khi các giáo phái ùa vào Việt Nam.

b. Phong trào thánh nhạc

Thời nay, tham gia tích cực vào đời sống Hội Thánh là một đòi hỏi quan trọng. Hình thức tham gia đơn sơ và tối thiểu là hát cộng đồng trong thánh lễ. Hát thánh nhạc cộng đồng, đó cũng là điều Liên-Hội-Đồng các Giám Mục Phi Châu và Madagascar nêu lên, như là một trong các biện pháp để đối phó với sự lan tràn các giáo phái. Hát thánh nhạc cộng đồng còn là một hình thức cầu nguyện chung, có sức khơi động những cảm xúc lành thánh, cùng với những tư tưởng tốt đẹp, nâng tâm hồn lên.

Một linh mục cho biết, việc đầu tiên Ngài đã làm, để giúp một họ đạo trước đây khô khan được hồi sinh, là dạy họ hát thánh ca cộng đồng trong các thánh lễ. Kết quả thực không ngờ. Nhà thờ dần dần đông lên, các giờ thánh lễ trở nên sốt sắng hơn. Tất nhiên, cần chọn những bài bình dân, hay và vắn.

c. Phong trào xã hội

Qua sự tham gia các phong trào xã hội, người tín hữu tập quen mở đời sống đức tin về hướng xã hội, theo tinh thần hiến chế “Hội Thánh trong thế giới hôm nay”.

Đức thánh Cha Gioan Phaolô II trong Christifideles laici, số 2 đã chỉ rõ hai cơn cám dỗ đang làm suy yếu đức tin. Một là muốn tách rời đức tin ra khỏi cuộc sống, biến đức tin thành một môn khoa trình bày lý thuyết về các chân lý tôn giáo, để nghiên cứu, để học, để nhớ, thế thôi. Hai là muốn tách rời Hội Thánh ra khỏi thế gian, biến Hội Thánh thành một pháo đài khép kín. Hai cơn cám dỗ này dụ dỗ người tín hữu trốn tránh các trách nhiệm dấn thân. Tại Việt Nam, hai cơn cám dỗ này đã không hoàn toàn thất bại. Nhiều người công giáo Việt Nam vẫn an tâm với việc tuyên xưng đức tin bằng các công thức nghi lễ theo chế độ đền thờ, chứ không để ý đến việc làm chứng đức tin bằng hướng mở ra cuộc sống và xã hội.

3. Tiếp xúc riêng

Tiếp xúc riêng là tiếp xúc với từng cá nhân, với từng gia đình, với từng nhóm, với từng giới. Khi các tiếp xúc này có tính cách mục vụ, linh mục sẽ hiểu được phần nào tình hình các linh hồn, nhất là những chuyển biến tâm lý xã hội. Nhờ đó ngài sẽ lãnh nhận và sẽ cho đi một cách thích hợp.

Theo ý kiến Đức Cha Luigi Giussani vị sáng lập phong trào Communio et Liberatio, thì nhờ có những tiếp xúc mục vụ riêng, mầu nhiệm Hội Thánh đã được nhiều người cảm nghiệm như một tình yêu sống động, hoạt động. Người ta sẽ thấy hình ảnh một Hội Thánh dễ thương, khác với hình ảnh Hội Thánh cơ chế, một hình ảnh không dễ gây thiện cảm đối với nhiều người (La Vigne et les Sarments, trang 147).

Khi theo dõi các bài giảng đó đây, tôi thấy nhiều bài mang dấu ấn của thời điểm và địa điểm, nên có sức sống lôi cuốn. Được vậy, tác giả các bài ấy chắc đã có nhiều kinh nghiệm do nhiều tiếp xúc.

Kinh nghiệm cũng cho thấy, những tiếp xúc riêng với các bệnh nhân, các người bị bỏ rơi, những người có vấn đề, thường gây được nhiều kết quả tốt, góp phần làm cho bầu khí cộng đoàn trở nên huynh đệ hơn.

4. Văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc

Qua các cuộc thăm viếng mục vụ tại các giáo đoàn và qua các tiếp xúc chung riêng, tôi có nhận xét này là con người thời nay, nhất là giới trẻ, rất nhạy bén với những giá trị văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc. Họ muốn được thấy nội dung đức tin khoác chiếc áo đẹp, có nét văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc. Chúng ta thường trình bày đức tin qua các bài giảng, tiếp xúc, các nghi thức, các bài hát, các cuộc tổ chức lễ, kiến trúc, trang trí và qua chính các con người. Những cách đó chỉ là những hình thức diễn đạt. Nhưng cách diễn đạt đức tin với hình thức mang trình độ cao về văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc, bao giờ cũng gây được nhiều kết quả cao, khác với hình thức diễn đạt thiếu trình độ về các mặt đó.

Cũng do nhận thức ấy, tại nhiều giáo đoàn đã có những sáng kiến khuyến khích, hổ trợ phát triển các giá trị ấy, như cấp học bổng cho học sinh nghèo, mua sách báo tốt về cho dân đọc, tạo dịp cho giới trẻ tiếp cận với những người và những môi trường có trình độ văn hoá cao. Những sáng kiến ấy gây hứng khởi cho nhiều người trong cộng đoàn, tạo nên bầu khí mở ra về các giá trị lớn.

Dịp lễ Noel 1992 vừa qua, đài truyền hình Việt Nam đã trình chiếu một đoạn phim tài liệu về nhà thờ Chánh toà Phát Diệm. Từng triệu khán giả đã theo dõi và khen ngợi công trình lịch sử ấy. Ai cũng coi đây là một thánh đường rất đẹp, có nhiều nét văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc. Từ sự kiện trên đây, tôi thầm nghĩ: Nếu toà nhà đức tin của Hội Thánh Việt Nam nói chung, và của mỗi giáo xứ nói riêng, đã là một công trình đẹp, được trình bày với những nét văn hoá, khoa học, nghệ thuật và bản sắc dân tộc, thì công việc truyền giáo chắc sẽ khác hơn bây giờ.

5. Nhịp cầu

Nhịp cầu nói đây là những người và những việc có khả năng đối thoại để xây dựng những liên hệ tốt đối với các tôn giáo bạn và với các người không tín ngưỡng.

Nhờ các nhịp cầu, nhiều giáo đoàn đã tạo được sự thông cảm và tình nghĩa giữa công giáo và ngoài công giáo. Họ sống thanh thản, làm chứng cho Tám Mối Phúc, khác với những cộng đoàn khép kín, sống trong thế cô đơn, nghi kỵ, với những cái nhìn hẹp hòi, lố bịch, thiếu cả đến những đức tính nhân bản như sự trung thực, tình liên đới và sự bao dung.

Trong cuốn Vraie et Fausse Réforme dans l'Église, cha Congar nêu lên một nguy cơ thường xảy ra nơi một số Hội Thánh địa phương, đó là phong cách sống đạo theo kiểu Synagogue, tức Hội Đường của đạo Do Thái. Ngài ám chỉ não trạng chủ trương loại trừ những ai không cùng quan điểm tôn giáo với mình. Não trạng đó, nếu còn tồn tại nơi cộng đoàn, sẽ rất hại cho việc truyền giáo.

6. Hướng huấn luyện chung giáo đoàn

Nói một cách tổng quát, thì việc Tân-phúc-âm-hóa chung giáo đoàn chọn hai hướng huấn luyện, một là huấn luyện có tính cách nuôi dưỡng lòng đạo, hai là huấn luyện có tính cách sai đi làm chứng cho Thiên Chúa bằng phục vụ tha nhân.

Huấn luyện về tín lý, về luân lý, về nhân bản, về truyền giáo, về văn hoá, về lòng yêu tổ quốc, nhưng nhất là về tinh thần hiệp thông của lời Chúa “Ta là cây nho, các con là ngành” (Gioan 15,5).

Như vậy, việc giáo dục, đào tạo nhân sự là rất quan trọng. Không có nhân sự giáo dân được đào tạo đúng hướng, linh mục sẽ không thể làm tốt được việc Tân-phúc-âm-hoá giáo đoàn. Mà xây dựng con người, đào tạo nhân sự là chuyện đòi nhiều thời gian, có khi từng chục năm. Tôi e rằng: Về vấn đề xây dựng con người, đào tạo nhân sự, chúng ta vẫn chưa tránh được hoàn toàn ba lầm lỗi, đó là trì trệ, hẹp hòi, và thiếu chân thành.

* * *

Để kết, tôi nghĩ sẽ không phải là thừa, nếu tôi quả quyết rằng: Việc Tân-phúc-âm-hoá giáo xứ tuỳ thuộc rất nhiều vào ý chí và tài đức linh mục phụ trách giáo đoàn. Tôi không nhìn vào những kết quả lớn cho bằng nhìn vào những gì đã bắt đầu và đang mọc lên. Tôi nhận thấy rất nhiều, rất đẹp. Và cũng rất đẹp sự ta nhìn nhận những thiếu sót lỗi lầm.

Xin Đức Kitô là Chúa chiên lành thương đến ta và giáo đoàn của ta.

Tuần tĩnh tâm linh mục Long Xuyên, từ ngày 11-16/01/1993

------------------------------

 

Bùi-Tuần 2162: TÂN-PHÚC-ÂM-HOÁ CHÍNH MÌNH


(Cấm Phòng năm 11-16/01/1993: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA – Bài 3)

 

Một cách giảng được ưa chuộng nhất hiện nay là chia sẻ kinh nghiệm về sự Chúa đã là Tin Bùi-Tuần 2162


Một cách giảng được ưa chuộng nhất hiện nay là chia sẻ kinh nghiệm về sự Chúa đã là Tin mừng thế nào cho mình qua cuộc sống hằng ngày và qua các biến cố. Bài nói chuyện của tôi hôm nay sẽ được thực hiện dưới dạng đó. Tôi xin chia sẻ phần nào những kinh nghiệm nội tâm có tính cách Tân-Phúc-âm-hóa chính mình.

1. Tin Mừng của tôi là gặp gỡ Đức Kitô

Khi đọc và nghe những gì về Chúa, tôi rất vui. Khi đọc kinh, thực hành nghi lễ, tôi càng vui hơn. Tôi có vô số niềm vui khác đến từ những gì thuộc về Chúa. Nhưng tất cả những niềm vui ấy sẽ trở thành quá yếu, khi sánh với niềm vui được gặp gỡ Đức Kitô.

Đức Kitô xuất hiện những lúc không ngờ. Ngài đến những khi tôi cần được cứu, những khi tôi xác tín chỉ có Ngài mới cứu được tôi. Tâm trạng cần được cứu là thường xuyên trong tôi. Vì tôi biết mình yếu đuối. Nhiều lúc tâm trạng ấy trở thành tiếng gọi khẩn thiết.

Đức Kitô đến như một Tình-Yêu mãnh liệt hiện diện bên tôi và ở trong tôi. Lập tức tôi nhận ra dung mạo Ngài. Rõ ràng Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng gánh tội cho tôi, Đấng đền tội cho tôi, Đấng tha tội cho tôi, Đấng xóa tội cho tôi.

Ngài gọi tôi, đầu tiên không phải để trao nhiệm vụ, mà là để tôi sống với Ngài. Sự hiện diện của Ngài tạo ra môt bầu khí tình nghĩa, hiệp thông. Ngài trở nên men, nên muối cho tôi. Và cứ thế dần dần Ngài biến cải tôi.

Ngài gọi tôi với tất cả lịch sử con người của tôi, với những giới hạn, với những yếu đuối, với những khát vọng của tôi. Tôi là gì và có gì, thì Chúa gọi tôi như vậy. Chính vì thế, mà tôi thấy mình gần gũi với Ngài và gắn bó với Ngài. Ở đây, tôi nhớ lại lời Thánh Phaolô Tông đồ đã viết: “Anh chị em hãy suy nghĩ về ơn Chúa gọi anh chị em. Trong anh chị em không có mấy ai là khôn ngoan, là quyền chức, là sang trọng. Thiên Chúa đã chọn những người dại dột ở thế gian, để làm cho các kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và cũng đã chọn những kẻ yếu hèn ở thế gian, để làm cho những kẻ hùng mạnh phải điêu đứng. Thiên Chúa đã chọn những sự hèn hạ và đáng khinh chê ở thế gian, và cũng đã lấy những gì như không có, để hủy diệt những cái có. Như thế không ai có thể khoe khoang trước mặt Chúa” (I Cor 1,26-29).

Đức Kitô là Đấng gọi tôi, và đồng thời Ngài là Đấng tôi gọi. Những tiếng gọi bằng tên nhau tạo ra một thế giới riêng tư. Mỗi lần gọi và được gọi, tôi hiểu là tôi phải trở về.

Trở về với Ngài là trở về với tuổi thơ, mà Ngài đã nói trong Phúc-âm: “Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời”. Có nghĩa là tôi phải biết mình bé nhỏ, phải cậy trông phó thác hoàn toàn nơi tình yêu đầy xót thương của Chúa. Phải tuyệt đối lệ thuộc và vâng phục Thánh ý Ngài.

Lúc gặp gỡ Đức Kitô, tôi cảm thấy như tất cả những gì tôi cho là các nguyên tắc lý thuyết đều mờ nhạt đi. Chỉ còn Ngài là hiện diện, chỉ Ngài là Đấng hướng dẫn tôi bằng Thần khí của Ngài. Mọi tư tưởng tiền chế đã nhường chỗ cho chính Đấng là sự thật, là đường và là sự sống. Tôi có cảm tưởng rằng: Nếu đạo công giáo chỉ là một lý thuyết, một đạo lý, thì nói cho cùng, tôi không thấy đạo ấy hiện diện mãnh liệt trong tôi. Cái hiện có một cách sống động trong tôi là sự gặp gỡ Đức Kitô. Và tôi hiểu Phúc-âm-hóa bản thân tôi chính là gặp gỡ Đức Kitô, là đón nhận Đức Kitô, là sống với Đức Kitô, là được Đức Kitô cải đổi.

Đức Kitô nói với tôi, không phải chỉ là nhắc lại lời Kinh Thánh, mà còn là những lời rất mới. Mới cho mỗi ngày. Bởi vì ngày nào cũng là quãng thời gian mới, với những chuyển biến mới. Cho dù hôm nay sẽ có nhiệm vụ như hôm qua, thì nhiệm vụ hôm nay vẫn có thể chu toàn một cách mới hơn, với một tâm tình mến Chúa yêu người mới hơn. Ngài bảo tôi hãy biết đón nhận những cái mới của mỗi ngày như những hồng ân. Ngài dạy tôi hãy biết đặt chân mình vào các dấu chân rất mới của Ngài. Vì Ngài là kẻ vẫn đi gieo khắp nơi. Vì Ngài là kẻ vẫn quăng lưới bất cứ chỗ nào có cá.

Sống với Ngài không là an nghỉ, nhưng là đi theo Ngài. Đối với tôi, mỗi ngày là một ơn gọi. Sống ơn gọi hôm nay, đó là Thánh ý Chúa. Mỗi ngày đều có thể nói: “Hôm nay là ngày thuận lợi, chính hôm nay là ngày Cứu-Độ” (II Cor 6,2). Và mỗi phút đều phải nói: “Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác linh hồn con” (Tv 31,6). Và tôi hiểu thế nào là nên thánh trong giây phút hiện tại, và thế nào là cầu nguyện bằng trao đổi tâm tình thường xuyên với Chúa, cũng như bằng sự chu toàn trách nhiệm hằng ngày.

2. Tin Mừng của tôi là một thế giới rạng đông

Mỗi ngày, khi đi theo Đức Kitô bằng cách chu toàn trách nhiệm do Ngài trao phó, tôi có cảm tưởng là tôi đi trên đường ranh phân biệt hai thế giới: Một thế giới cũ như hoàng hôn sắp lặn xuống, và một thế giới mới như rạng đông đang ló dạng. Thế giới hoàng hôn là những gì cằn cỗi, lỗi thời, trống rỗng, giả tạo, bất công, hận thù, ích kỷ. Thế giới mới là những gì trẻ trung, thức thời, có phẩm chất, công bình, yêu thương, hoà giải, vị tha.

Tôi thấy thế giới cũ còn rất mạnh nhưng sẽ phải lụi tàn. Còn thế giới mới đang mọc lên, với những mầm sống nhỏ. Những mầm sống này xuất hiện ở các đời thường. Trong lãnh vực siêu nhiên, cái có giá trị không phải là cái khác thường, mà là cái thường, cái bé nhỏ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh. Những cái thường, những cái bé nhỏ ấy giống như những sợi chỉ đẹp đang dệt nên cuộc sống, như muốn giới thiệu những mảng đời đời trên dòng thời gian.

Mỗi ngày ở các đời thường, tôi thấy biết bao người đang sống tinh thần phục vụ ở mức độ cao. Nhất là trong các gia đình Việt Nam, người ta sống cho nhau, với vô vàn hy sinh âm thầm. Từ những trái tim phục vụ ấy, tôi nghe tiếng vọng của Tình-yêu Thiên Chúa. Ngài gọi họ, và họ đã tích cực đáp lại. Nếu phục vụ kẻ khác là một cách phục vụ chính Chúa, thì Nước Chúa hiện nay là rất rộng, đang đi vào lòng người, không phân biệt ai.

Mỗi ngày ở các đời thường, tôi thấy biết bao đangngười sống tinh thần liên đới với mức độ cao. Nhất là đối với những kẻ nghèo nàn, khổ đau, cô đơn, tủi nhục. Họ sống liên đới, là họ chia sẻ tình thương, là họ giúp đỡ, là họ cảm thông. Từ những trái tim sống tình liên đới ấy, tôi như nếm được hương vị bác ái Phúc-Âm. Nếu bất cứ ai có những tâm tình và việc làm bác ái đều được kể là thuộc về Thiên-Chúa-Tình-yêu, thì số kẻ thuộc về Thiên Chúa hiện nay là vô kể.

Mỗi ngày ở các đời thường, tôi thấy biết bao người đang sống tinh thần bao dung một cách vị tha quảng đại. Họ chấp nhận những người khác họ. Họ không loại trừ những ai đi khác con đường của họ. Họ không nghi kỵ những kẻ không cùng quan điểm với họ. Từ những tấm lòng bao dung ấy, tôi như nghe thấy tiếng gọi của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ đầy khoan dung, nhân ái. Và nếu bất cứ ai sống tinh thần tám mối phúc đều được Chúa trọng thưởng, thì số người được Chúa thương và thưởng hiện nay là vô số kể.

Mỗi ngày ở các đời thường, tôi thấy biết bao người đang sống cặn kẽ tinh thần trách nhiệm. Họ lo làm tốt trách nhiệm trong gia đình, trong lối xóm, trong xã hội. Từ những mẫu gương ấy, tôi nghe như muôn vàn lời ca chúc tụng Thiên Chúa. Và nếu ai làm tốt bổn phận của mình là sống vâng phục Thánh ý Chúa, thì thế giới người thánh chính là hôm nay, đang ở giữa chúng ta.

Khi đi theo Chúa, tôi khám phá ra rằng: Chúa gọi mỗi người bằng nhiều cách. Qua Hội Thánh, qua các người tốt, qua các biến cố, nhiều khi cũng qua những gì mà người đời cho là rủi ro, là tiêu cực. Mỗi người đều được gọi, rồi chính họ lại gọi người khác. Những người được gọi làm việc tốt và những người gọi người khác làm việc tốt, hiện nay rất đông. Tôi có cảm tưởng là những người như thế đang tích cực đón nhận Nước Trời.

Nước Trời đến với họ từ bên trong lòng họ, khi từ lương tâm họ thức tỉnh dậy những khát vọng tốt lành, những cái nhìn hướng về sự thiện. Nước trời đến với họ, khi họ có những cố gắng vươn lên, để phát triển những gì là tốt thuộc bản chất con người của họ, nhất là để tinh-thần-hóa các tài năng của họ.

Nước Trời đến trong họ với muôn màu sắc khác nhau. Bởi vì Thần Linh Chúa rất tự do. Thiên Chúa luôn luôn là Đấng sáng tạo. Nghĩ rằng Ngài phải sao chép lại cái cũ là nghĩ sai. Vì thế mà trong việc Phúc-âm-hóa con người hôm nay, nếu tôi và các người Hội Thánh của tôi không có cái nhìn rộng, cởi mở, và một trái tim nhạy bén với các sáng kiến của Chúa Thánh Linh, thì thay vì cộng tác vào việc Phúc-âm-hóa theo Thánh ý Chúa, có thể chúng ta lại phá cản việc Phúc-âm-hóa của Ngài.

Với tính hẹp hòi, chúng ta sẽ không thể là Tin Mừng cho ai trong thế giới hôm nay. Và với tính tự mãn, chúng ta cũng sẽ không đón nhận được Nước Trời. Tuy nhiên, nhìn chung, Hội Thánh vẫn luôn luôn là động lực quan trọng trong việc giúp tôi đổi mới.

3. Tin Mừng của tôi là một Hội Thánh trên đường đổi mới

Thực vậy, khi tôi đón nhận một thế giới mới đầy hy vọng đang mọc lên như rạng đông, và khi tôi gặp gỡ Đức Kitô, thì tôi là thành phần của dân Thiên Chúa. Tôi nghĩ rằng chính vì tôi ở trong Hội Thánh, và chính vì tôi là thành phần của một Hội Thánh đang đổi mới, nên tôi đã được các ơn ấy.

Thực tế cho thấy, Hội Thánh tại nhiều nơi đang trên đường đổi mới. Hội Thánh đoàn sủng, Hội Thánh sám hối, Hội Thánh đồng hành, Hộ Thánh dấn thân, Hội Thánh truyền giáo. Có nơi đổi mới nhiều, có nơi đổi mới chậm. Cái hay cái tốt của nơi này trở thành sức sống có tính cách khích lệ chung. Cái dở cái xấu của nơi kia cũng trở thành tiếng chuông có tính cách cảnh giác chung. Trong kế hoạch cứu độ của Chúa, cái tốt và cái xấu bao giờ cũng xen kẽ nhau, như thể mỗi cái tốt và xấu đều giữ một vai trò riêng, nhưng nằm trong một công trình chung, có thể sinh ích cho những người biết lợi dụng.

Trên đường đổi mới, có nơi và có người bắt đầu rất trễ. Nhưng nay, nơi đó, người đó lại tiến mau hơn nơi khác và các người khác. Trái lại, có nơi có người bắt đầu rất sớm. Nhưng đến nay họ vẫn như dậm chân tại chỗ. Đúng như lời Chúa phán: Kẻ sau cùng trở nên trước hết, và kẻ trước hết trở thành sau chót. Sự kiện này là một bài học. Muốn đổi mới, muốn Phúc-âm-hóa, và tân-Phúc-âm-hóa, thì luôn luôn phải có lửa Thánh Linh trong tâm hồn. Lửa ấy có thể nguội, nếu không được chăm sóc. Lửa ấy là động lực rất cần, nhưng không miễn trừ ai khỏi học hỏi mỗi ngày, bởi vì mỗi ngày là một nguồn ơn mới về mọi mặt.

Trên đường đổi mới, tôi thấy Hội Thánh nhiều nơi sáng rực lên những dấu chỉ mới của sức sống bên trong. Như những đời sống tám mối phúc, sự nhiệt thành truyền giáo, tinh thần dấn thân phục vụ kẻ nghèo, tinh thần bao dung, hòa bình, hòa giải, tinh thần khó nghèo nội tâm, tinh thần phục vụ Thánh ý Chúa trong mọi sự, tinh thần trách nhiệm, nhất là tinh thần đơn sơ Phúc âm.

Đối với tôi, những cái nhanh và những cái chậm đó đây đều có tác động giúp tôi tân-Phúc-âm-hóa chính mình.

***

Từ những kinh nghiệm trên đây, tôi thấy Phúc-âm-hóa chính là Kitô hóa, và tôi thấy tân-Phúc-âm-hóa chính là vượt qua những gì không thực chất là Kitô hóa, để gặp gỡ Đức Kitô và để Thần Linh của Đức Kitô đổi mới.

Tôi rất cảm ơn Hội Thánh nói chung và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói riêng đã kêu gọi tái Phúc âm.

Nhìn kỹ lại nếp sống đạo hiện nay, tôi thấy cần phải Tái-Phúc-Âm-Hóa chính mình và cộng đoàn của mình, bởi vì còn nhiều cái mang danh là đạo, nhưng thực sự không là Kitô-hóa, mà chính là tục-hóa, là Pharisêu-hóa, là hội- đường-khép-kín-hóa, là ý thức hệ-hóa. Phải vượt qua tất cả những trở ngại đó, để gặp Đức Kitô. Chính Ngài là Đấng vượt qua, Ngài đã vượt qua sự chết để sống lại.

Tuần tĩnh tâm linh mục Long Xuyên, từ ngày 11-16/01/1993

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2163: VIỆC TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA TRƯỚC NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN


(Cấm Phòng năm 11-16/01/1993: TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA – Bài 4)

 

Giáo xứ không đứng ngoài đất nước và thế giới. Thế giới đang chuyển biến. Đất nước Việt Nam Bùi-Tuần 2163


Giáo xứ không đứng ngoài đất nước và thế giới. Thế giới đang chuyển biến. Đất nước Việt Nam đang chuyển biến. Thì tất nhiên cộng đoàn tín hữu của ta cũng đang và sẽ chuyển biến theo.
Do đó, sẽ không có ổn định về nhân sự. Bởi vì có những người từ những nơi khác tới giáo xứ mình, đồng thời có những người của giáo xứ mình đi nơi khác. Giống như một cuộc di dân lặng lẽ. Khi kinh tế phát triển, khuynh hướng bỏ đồng ruộng tuốn về thị thành sẽ thấy rõ, như kinh nghiệm các nước đang phát triển làm chứng.

Người không đi đâu cũng sẽ coi như thường xuyên di chuyển. Bởi vì sẽ được thấy nhiều, sẽ được nghe nhiều, do các tiếp xúc và các nguồn thông tin báo, đài. Rồi đây, lượng thông tin sẽ rất phong phú và đa dạng, đổ vào khắp các gia đình mỗi ngày, như những trận mưa hình ảnh, quảng cáo, tin tức, bình luận, chuyện phim, ca hát vv...

Tất cả các chuyển biến ấy sẽ tạo nên những chuyển biến về não trạng. Con người, nhất là giới trẻ, dù ở nông thôn, sẽ có cách suy nghĩ mới, sẽ có cách đánh giá mới, sẽ có những ham muốn mới. Chính các giáo sĩ, tu sĩ cũng vậy.

Ở đây, tôi xin nêu lên ba chuyển biến lớn, theo gợi ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Chritifideles laici. Đây là 3 sức mạnh đang nổi dậy khắp nơi có tính cách công phá thế giới sự thiện.

Sức mạnh công phá thứ nhất là khuynh hướng tục hóa đang nhắm vào tinh thần Kitô-hóa.

Tục hóa là khuynh hướng muốn gạt Thiên Chúa ra. Nó đi từng bước. Bước đầu là gạt Thiên Chúa ra khỏi lãnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, xã hội. Mục tiêu này xem ra đã đạt được một cách vẻ vang tại nhiều nước Âu Mỹ. Tiếp đến, là gạt Thiên Chúa ra khỏi gia đình. Mục tiêu này xem ra cũng đã đạt được một cách khả quan tại các nước của thế giới tự do. Tiếp đến, là gạt Thiên Chúa ra khỏi đời tư cá nhân. Ai muốn tin gì, làm gì thì hoàn toàn tự do, bất chấp lời Chúa, luật Chúa. Mục tiêu này xem ra cũng đã đạt tới mức độ cao, đến nỗi tôi nhìn vào đó mà thấy choáng váng. Hiện nay, khuynh hướng tục hóa đang bước thêm một bước mới, đó là muốn gạt Thiên Chúa ra khỏi chính Thiên-Chúa-giáo, để sẽ là một Thiên-Chúa-giáo không Thiên Chúa. Một Thiên-Chúa-giáo chỉ còn là một hệ thống tư tưởng, nguyên tắc, mà không lo gặp Chúa. Một Thiên-Chúa-giáo chỉ còn là một bó lề luật lớn nhỏ, như một căn nhà luật pháp, mà vắng Chúa. Một Thiên-Chúa-giáo chỉ còn là một mớ lễ nghi bề ngoài mà không làm chứng được là để thờ phượng Chúa.

Trên đây là một bước tục hóa rất nguy hiểm, có tính cách tàn phá quyết liệt.

Trước tình hình này, chúng ta phải làm gì, để đức tin của giáo đoàn ta và của chính ta khỏi bị tàn phá?

Thưa xin để ý hai việc.

Một là ta đừng vô tình, nông nổi cộng tác vào khuynh hướng tục hóa đó. Phải nói là chúng ta sẽ mắc tội cộng tác vào việc gạt Thiên Chúa ra khỏi Thiên-Chúa-giáo chúng ta, nếu chúng ta tục hóa bài giảng, khi nội dung bài giảng chỉ làm xàm những chuyện thế gian. Và nếu chúng ta tục hóa thánh lễ, khi thánh lễ bị lợi dụng như những phương tiện để kiếm tiền và phô trương quyền lực. Và nếu chúng ta tục hóa chức linh mục, khi chức linh mục được coi như một nghề, một cách thăng tiến xã hội. Và nếu chúng ta tục hóa các lễ nghi phượng tự, khi chúng ta coi các lễ nghi đó là chính, còn cầu nguyện và gặp Chúa là phụ.

Hai là ta tích cực nắm bắt một khuynh hướng mới đang mọc lên, có tính cách đẩy lùi khuynh hướng tục hóa. Khuynh hướng mới này là khuynh hướng trở về với thần thánh. Hiện nay khuynh hướng này xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhìn chung thì khuynh hướng trở về với thần thánh có một nét chung này là diễn tả tình cảm của mình với thần thánh một cách tự phát, hồn nhiên. Đồng thời nó cũng có một nét chung nữa, đó là thao thức về ý nghĩa cuộc đời, muốn đời mình được bảo đảm hơn, nhờ tựa vào một Đấng thiêng liêng ở trên mình, nhưng mình không rõ Ngài là ai.

Khi tôi nói, ta nên tích cực nắm bắt khuynh hướng trở về với thần thánh, là tôi muốn nói tới sự theo dõi những diễn tả của nó. Đừng coi thường, đừng vội chối từ, đừng vội cản ngăn. Nếu thấy những diễn tả của nó là tốt, thì nên tạo cho nó có những điều kiện để phát huy. Nếu thấy những diễn tả của nó là sai lạc thì cần cản ngăn một cách khôn ngoan. Để làm như vậy, người lãnh đạo giáo đoàn cần có ơn Chúa Thánh Thần, giúp phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu. Tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân biệt, là tinh thần bác ái và khiêm nhường.

Nhiều nơi, để đáp ứng nhu cầu sinh thái và khuynh hướng diễn tả đức tin một cách hồn nhiên tươi mát, thích hợp với tâm lý con người thời nay, người ta đã quan tâm một cách đặc biệt đến không gian xung quanh nhà thờ. Cần một không gian rộng với thiên nhiên đẹp, như cây cối, vườn bông, thảm cỏ. Tại đó, người ta gặp Chúa, gặp nhau, và gặp thiên nhiên trong bầu khí đức tin cởi mở. Một không gian như vậy, khi biết lợi dụng, sẽ là nơi bắt gặp và đón nhận được nhiều khuynh hướng về nhu cầu đi tìm tôn giáo, và tìm gặp Chúa ngoài chế độ đền thờ.

Sức mạnh công phá thứ hai là khuynh hướng nô-lệ-hóa con người đang nhắm vào mục đích băng hoại con người.

Tất nhiên, chẳng ai sẽ nói rằng: Tôi làm việc này việc nọ là để nô-lệ-hóa con người. Nhưng những việc họ làm, dù với ý ngay lành, cũng sẽ tự nó đi tới mục đích biến con người thành một thứ nô lệ. Trong Christifideles laici, Đức Thánh Cha cho thấy một số sức mạnh khi nhằm khai thác con người, thì chính là những quyền lực nô-lệ-hóa con người. Chẳng hạn, khi một mạng lưới thông tin nhắm vào việc đầu độc con người, khi một bộ máy tiền của nhắm vào việc sai bảo con người, khi một hệ thống chính trị nhắm vào việc uy hiếp con người, khi một kế hoạch giải trí nhắm vào việc kinh-tế-hóa con người, thì dù họ có những lời hoa mỹ tới đâu, kết quả việc làm của họ vẫn là làm cho con người bị băng hoại.

Trước tình hình trên đây, chúng ta phải làm gì, để con người của giáo đoàn và của chính ta khỏi bị băng hoại, trở thành một thứ nô lệ?

Thưa, cũng xin để ý đến hai việc.

Một là, ta đừng vô tình nông nổi cộng tác vào khuynh hướng nô-lệ-hóa đó. Ở đây, tôi nghĩ tới những tệ đoan vẫn còn tồn tại ở một số giáo đoàn: Như tệ đoan ăn uống chè chén dịp ma chay, tệ đoan cờ bạc say sưa, tệ đoan hay nói xấu nói hành, tệ đoan hay nghi kỵ kết án. Nhiều người coi những tệ đoan đó là những cái làm thoái hóa con người, thế mà chúng vẫn tồn tại một cách ung dung vững chắc, nhờ sự dung dưỡng của các vị có chức quyền trong giáo đoàn. Cũng đừng quá khắt khe gay gắt, gây cho bầu khí giáo đoàn sự sợ hãi, như thể đạo là một gánh nặng tâm hồn.

Hai là ta nên tích cực nắm bắt một khuynh hướng mới đang mọc lên có tính cách đẩy lùi khuynh hướng nô-lệ-hóa con người. Đó là khuynh hướng bảo vệ, kính trọng và phát triển con người. Khuynh hướng này cũng đang xuất hiện dưới nhiều hình thức: Như bảo vệ nhân quyền, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người nghèo, an ủi giúp đỡ những người kém cỏi, khổ đau.

Một số người đã nói với tôi rằng: Nơi nhiều người tín hữu, mặt đức tin thì không rõ tốt hay xấu, nhưng mặt nhân bản thì rõ ràng là suy thoái. Con người của họ xem ra bị băng hoại. Ngay từ cái sơ đẳng nhất, như tính thực thà. Họ lươn lẹo, gian dối, giả tạo, hai mặt, bôi bác, giả hình. Khi quan sát, tôi có cảm tưởng nhận xét trên đây là đúng. Không phải đúng cho phần đông, nhưng đúng cho một số nhỏ đáng kể. Như vậy trong chương trình xây dựng và phát triển con người, chúng ta đừng quên rằng: Sẽ không làm chứng được cho đức tin vào Thiên Chúa, nếu ta và những người thuộc về ta thiếu những đức tính nhân bản, như sự chân thành đối với người khác.

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại ở đây một điều vắn tắt, nhưng rất cần, trong việc đối phó với khuynh hướng nô-lệ-hóa con người, đó là chính chúng ta phải sống thế nào để chúng ta làm chứng mình có tự do không làm nô lệ thói hư nết xấu nào.

Sức mạnh công phá thứ ba là khuynh hướng tranh-chấp-hóa cuộc sống, đang nhắm vào mục đích phá hoại nền hòa bình là dấu chỉ đẹp nhất của Nước Trời.

Tranh-chấp-hóa cuộc sống là coi việc tranh chấp quyền lợi như một sinh hoạt thường xuyên của cuộc sống. Tranh chấp để mình phải thắng, kẻ khác phải thua. Tranh chấp bằng bất cứ phương tiện nào, dù phải dùng tới những cách bất công. Tranh chấp đến độ muốn tiêu diệt nhau. Khuynh hướng tranh-chấp-hóa đôi khi cũng tràn vào lãnh vực đạo đức. Theo đó, có người cho rằng phải tranh chấp bất cứ với giá nào, vì lý do đạo đức... Khi tranh-chấp-hóa cuộc sống lại đươc hổ trợ bởi tranh-chấp-hóa đạo đức, thì tình hình dễ trở nên bi đát. Như đang xảy ra tại nhiều điểm nóng hiện nay trên thế giới, nhất là tại Đông Âu, Ấn Độ, Phi Châu, và Trung Đông.

Trước tình hình trên đây, chúng ta phải làm gì, để giáo đoàn và ta khỏi bị sức mạnh công phá ấy lôi cuốn?

Thưa cũng xin để ý đến hai việc:

Một là ta đừng nhẹ dạ cộng tác vào khuynh hướng tranh-chấp-hóa cuộc sống và tranh-chấp-hóa đạo đức. Ở đây, tôi nghĩ tới tinh thần tranh chấp đang bùng nổ tại một số giáo đoàn, và còn đang âm ỉ tại một số cộng đoàn khác. Điều đáng buồn là tinh thần tranh chấp này càng ngày càng leo thang, biến tình hình đời sống tôn giáo trở thành phản chứng. Khích động tự ái, lợi dụng người có của, gây nên khoảng cách tâm lý giữa kẻ giàu người nghèo. Khích động tự mãn tự tôn, gieo nghi kỵ thù hận đồi với những người không cùng quan điểm đạo đức và chính trị với mình, phải chăng đó cũng là những hình thức đi vào khuynh hướng tranh-chấp-hóa cuộc sống, và tranh chấp hoá đạo đức.

Hai là ta nên tích cực nắm bắt một khuynh hướng mới đang mọc lên, có tính cách đẩy lùi khuynh hướng tranh-chấp-hóa, đó là khuynh hướng hòa giải, hòa bình. Khi hát bài “Kinh Hòa Bình”, tôi thấy đó là tóm tắt Phúc âm của hòa giải, hòa bình. Tôi khỏi cần nói thêm. Chỉ có một điều thiết tưởng nên nói, tuy nói lên sẽ không mấy hợp với tính tự ái chúng ta, đó là tôi có cảm tưởng rằng: Trong thời gian tới, cái khó lớn nhất xảy ra cho một số giáo đoàn, sẽ không do ngoại cảnh, mà sẽ do nội bộ gây nên. Bởi vì sẽ có những tranh chấp nổi lên. Thường lại là những tranh chấp giữa những người đạo đức. Nếu hôm nay không quen sống tinh thần hòa giải, hòa bình của Tám-mối-phúc-thật, với ý chí tuân phục Thánh ý Chúa và làm chứng cho Chúa, thì khi bị thử thách, bất cứ do đâu, chúng ta sẽ không dễ trở thành dấu chỉ và dụng cụ của việc xây dựng, bảo vệ và phát triển sự bình an của Chúa Kitô.

***

Những chia sẻ trong ba bài nói chuyện của tôi, tuy chỉ là những chứng từ, nhưng khi được anh em đón nhận như những món quà tinh thần tôi thân tặng anh em trong tình huynh đệ, thì tôi tin rằng: Chúa Kitô đang ở giữa chúng ta. Thế là đủ rồi. Mọi sự rồi sẽ tốt đẹp.

Lời cầu chúc hôm nay tôi thân ái gửi tới anh em và các cộng đoàn là cầu chúc một mùa xuân nở rộ hoa Tân-phúc-âm-hoá. Bởi vì Tân-phúc-âm-hoá chính là phong cách của người linh mục đang đi về năm 2000. Tân-phúc-âm-hoá chính là vẻ đẹp đặc điểm của các cộng đoàn Hội Thánh tích cực đồng hành với một thế giới đang chuyển mình bước sang kỷ nguyên mới.

Tuần tĩnh tâm linh mục Long Xuyên, từ ngày 11-16/01/1993

-------------------------------

 

Bùi-Tuần 2164: DẪN NHẬP: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ HUẤN LUYỆN TRƯỜNG KỲ LINH MỤC


(Cấm Phòng năm 24-29/01/1994: MỘT SỐ KINH NGHIỆM – Bài 1a)

 

Nhân loại đang đi gần tới năm 2000. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn bị ch Hội Thánh bước Bùi-Tuần 2164


Nhân loại đang đi gần tới năm 2000. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn bị ch Hội Thánh bước vào kỷ nguyên mới bằng chiến dịch “Tân Phúc Âm hoá”.

Trong chiến dịch này, Đức Thánh Cha đặc biệt để ý đến vai trò linh mục. Ngài muốn mọi linh mục phải được huấn luyện trường kỳ, để có thể thích ứng với thời đại mới. Tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992) là một văn kiện trình bày ý muốn đó được trải dài và rộng trên các nhận định cũ mới.

Huấn luyện trường kỳ không có nghĩa là chỉ ôn lại những gì đã học thời trước thụ phong, mà còn là thường xuyên tiếp nhận những cái mới, và không ngừng xem xét lại những vốn liếng cũ. Nói một cách khác, huấn luyện trường kỳ là một cách tái huấn luyện.
Việc đó nhiều nơi đã thực hiện. Chỗ nhiều chỗ ít. Cách này hay cách khác. Tôi cũng đã thực hiện cho bản thân mình, và cũng đã góp phần thực hiện cho những cộng đoàn thuộc về tôi.
Hôm nay nhìn vào quãng đường tái huấn luyện riêng và chung đang còn tiếp tục, tôi thấy nổi bật một số kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này thuộc về ba điểm, mà tôi thấy rất cần cho linh mục chúng ta hôm nay. Điểm tôi xin chia sẻ trước hết, đó là thái độ khiêm nhường.

Bài 1. SỐNG KHIÊM NHƯỜNG - Cấm Phòng 1994 BT71

Trên lý thuyết, chúng ta vốn kết án tự mãn. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn dễ rơi vào tự mãn. Vì chúng ta tưởng tự mãn là chuyện của kẻ khác, chứ không là chuyện của chính mình. Chúng ta biết tự mãn đã tàn phá những công trình tuyệt đẹp như Lucifer và vô số thiên thần trước sa ngã, và như hai ông bà tổ phụ loài người trước khi ăn trái cấm. Nhưng chúng ta chưa thấy rõ tự mãn cũng đang tàn phá bao tác phẩm đẹp, đó là nhiều linh mục, trong đó biết đâu có chính chúng ta.

Nguy cơ sẽ rất lớn, nếu chúng ta tưởng mình tương đối đầy đủ, hoặc ít ra cũng hơn một số kẻ khác, nên chúng ta coi thường việc tái huấn luyện mình.

Chúa muốn chúng ta khiêm tốn hơn. Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là ta đừng coi mình đạo đức hơn kẻ khác. Điều này đã được Chúa dạy rõ trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (Luca 18). Theo tinh thần dụ ngôn này, chúng ta nên tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho chúng ta thấy sự thực về mình. Sự thực về ta là ta xấu kém hơn kẻ khác, chỉ biết cậy trông vào tình xót thương cứu độ của Chúa. Chứ đừng như ai đó đã tự mãn dám nói: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như kẻ khác” (Luca 18,11).

Thánh Phaolô dạy: “Hãy coi những kẻ khác như kẻ trên anh em” (Ph. 2,26).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là đừng cậy vào các việc ta làm, kể cả những việc ta làm vì Chúa. Rất tiếc là nhiều người chúng ta vẫn thích kể công, vẫn coi những việc đạo đức mình làm như số tiền thiêng liêng mình có công sắm được, để mua nước thiên đàng.

Thánh Phaolô viết: “Chính bởi ơn huệ mà anh em được cứu, nhờ lòng tin, chứ không do tự anh em. Đó là ơn Chúa ban, không phải do tự việc làm, để đừng có ai vênh vang tự đắc” (Eph. 2,8-9).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là đừng tự phụ vì ta ở bậc độc thân, giữ mình trinh khiết, giữ đúng chương trình đạo đức mà chúng ta đã chọn cho mình. Trong dụ ngôn 10 người trinh nữ, có 5 cô cũng giữ mình đồng trinh, cũng đọc kinh cầu nguyện, nhưng đã không được vào Nước Trời. Bởi vì họ đã tự mãn với những gì họ tự sắp xếp, không chịu khiêm tốn tỉnh thức đón nhận sự Chúa đến theo chương trình của Chúa. Lời Chúa Giêsu nói sau đây tóm tắt căn bản đức khiêm nhường: “Thầy không tìm ý riêng Thầy, nhưng tìm ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan. 5,30).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là chúng ta phục vụ kẻ khác, nhưng không phục vụ kiểu ban phát, kiểu truyền lệnh, kiểu độc tài quyền bính. Gương Chúa Giêsu quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và những lời giảng kèm theo dạy chúng ta phải phục vụ kẻ khác một cách khiêm nhường như người đầy tớ. “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà đã rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy nêu gương cho các con, để như Thầy đã làm cho các con thế nào, các con cũng làm như vậy” (Gioan. 13,14-15).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là nhận biết mình yếu đuối như cây sậy, mong manh như chiếc bình giòn mỏng, luôn có thể tái diễn thảm kịch thánh Phêrô xưa: Thề thốt quyết liệt, nhưng vấp té rất mau.

Trong tông huấn Pastores dabo vobis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên các chủ chăn: “Đừng che giấu những khó khăn”. Theo tôi, có những khó khăn chúng ta tự nhiên muốn che giấu và có lúc cũng chủ trương phải che giấu, đó là những khó khăn nội bộ. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do tự ái, tự mãn.

Lịch sử Hội Thánh có một đoạn dài u âm, đó là thời suy thoái đạo đức. Thời này kéo dài suốt mấy thế kỷ. Hồi ấy, Hội Thánh được hoàn toàn tự do, các đấng bậc nắm nhiều quyền đạo đời. Các ngài vừa là những người lãnh đạo Hội Thánh, vừa là những thế lực chính trị, và tiền bạc. Nhiều người xin đi tu, phấn đấu để bước lên các cấp bậc chức thánh. Động lực ngấm ngầm nơi một số người là để tìm địa vị, tìm bổng lộc, để tiến thân dưới chiêu bài hiến thân. Cả đến những chức vị lớn nhất cũng có lúc bị hoen ố bởi những chuyện lem nhem (Fernand Mourrret, Histoire générale de l'Eglise, 1910. La décadence de la Chrétienté et la Renaissance, p. 15-274).

Trước tình hình suy thoái đạo đức đó, Đức Giáo Hoàng Phaolô IV (1555-1559) một lần đã tỏ bày với các Hồng Y ý Ngài muốn chấn chỉnh lại Hội Thánh. Nghe vậy, Đức Hồng Y Pacheco nói ngay: “Tâu Đức Thánh Cha, ý Đức Thánh Cha là rất tốt. Việc chấn chỉnh lại Hội Thánh là rất cần. Nhưng nên bắt đầu từ chính Đức Thánh Cha”. Lời nói đó đã không làm Đức Phaolô IV buồn giận. Trái lại nó đã giúp Ngài thêm khiêm tốn và cương quyết cải tổ Hội Thánh từ trên xuống dưới.

Thời nay, đạo đức giáo sĩ cũng đang là vấn đề được đặt ra rộng khắp. Có nơi đạo đức được cân đo bằng các hoạt động tôn giáo như làm bí tích, giảng dạy bảo vệ quyền lợi Hội Thánh. Có nơi đạo đức được đánh giá qua các việc công bình, bác ái, liên đới xã hội. Có nơi đạo đức được nhận định qua sự vâng lời các bề trên trong đạo, khẳng định các đạo khác kém hơn đạo mình, vv... Còn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong tông huấn Pastores dabo vobis thì đạo đức giáo sĩ là sống theo gương Đức Kitô. Thực là vắn gọn mà đầy đủ.

Chúng ta có thực sự đạo đức theo gương Đức Kitô không? Nếu ta tự nhận mình đã đạo đức, thì đó là dấu chắc chắn ta chưa đạo đức. Hơn nữa, nếu ta lại tự nhận mình đã thực sự đạo đức theo gương Đức Kitô, thì ngay điều đó cũng đủ cho phép mọi người nghĩ rằng chúng ta còn rất xa mẫu gương Đức Kitô.

Dù chúng ta có đạo đức kiểu nào, đạo đức đến mức nào, nếu thiếu khiêm tốn, chúng ta cũng sẽ bị coi là thiếu đạo đức.

Điều tôi lo ngại cho tôi và cho các linh mục của tôi hiện nay không phải chỉ là sự suy thoái về các nhân đức, mà còn là sự suy thoái về những điều kiện cần thiết cho việc lãnh đạo giáo đoàn trong thời điểm mới. Thí dụ suy thoái về khả năng nhạy bén, về quân bình tâm lý, về khả năng ứng phó, về khả năng đối thoại với các người trẻ, người khoa học, người vô thần, người tôn giáo khác, về khả năng trút bỏ những thành kiến cũ và những suy nghĩ lỗi thời.

Mới rồi, có một thánh lễ với nhiều Đức Giám mục đồng tế. Sau lễ, một nữ giáo dân đã nói với tôi: “Con chưa bao giờ được tham dự một thánh lễ có nhiều Đức Cha như hôm nay. Con thấy hầu hết các Đức Cha đều già yếu, bệnh tật, mệt mỏi. Con rất thương mến các Đức Cha. Nhưng con xin phép nói thêm cảm tưởng này là: Các người ghét Hội Thánh khi nhìn thấy các vị lãnh đạo Hội Thánh Việt Nam như thế này, chắc họ sẽ mừng trong bụng và coi đây là rất đủ để mà an tâm”. Tai tôi nghe mà tim tôi ê ẩm. Bởi vì tôi cũng già, cũng bệnh, cũng mệt mỏi và còn nhiều yếu đuối nữa. Tôi hiểu người ấy có ý nói về những suy thoái theo tuổi và sức khoẻ của chúng tôi. Không thuộc lãnh vực đạo đức. Nhưng nếu tôi thản nhiên cho rằng những suy thoái ấy không ảnh hưởng chút nào đến việc lãnh đạo đoàn chiên trong thời điểm này, thì đó mới là thái độ không đạo đức. Ở đây tôi lại nhớ tới lời Đức Thánh Cha trong tông huấn Pastores dabo vobis: “Đừng che giấu những trở ngại”. Và khi nhận ra trong chính bản thân mình đang chứa rất nhiều trở ngại, tôi mới hiểu thấm thía Lời Chúa phán xưa: “Sao ngươi thấy được mảnh dằm nơi mắt anh em ngươi, còn cái xà nơi mắt ngươi, thì lại không để ý” (Matthêu 7,2).

Không thấy được cái xà trong mắt mình, hoặc có thấy nhưng lại muốn che giấu đi, đó là do tự mãn, một trở ngại rất lớn có thể đang còn tồn tại nơi chính chúng ta. Thiết tưởng nên chân thành chấp nhận sự có thể đó, để biết khiêm tốn tích cực dấn thân vào việc huấn luyện trường kỳ.

Huấn luyện trường kỳ là việc chúng ta không có quyền chọn. Phải thực hiện thôi. Nhưng mỗi người có thể chọn cách nào thích hợp hơn cho mình.

Tuy nhiên có một cách ai cũng phải cho là thích hợp nhất cho mình, đó là những cuộc tĩnh tâm thinh lặng để cầu nguyện, suy gẫm, với tinh thần khiêm cung thống hối của người thu thuế đứng cuối đền thờ (Luca 18,13-14).

Trong cuốn Les nouvelles communautés, (1992), tác giả Frédéric Lenoir đã kể lại những chuyển biến lạ lùng đã xảy ra cho một số người trước đây rất tự mãn. Những người này đã nhiền năm sống ung dung với sự tự mãn của mình. Họ cho rằng họ chẳng có gì cần phải sửa lại cả. Nhưng rồi dịp bất ngờ lôi kéo họ đi tĩnh tâm trong những nơi chan hoà bầu khí bác ái và cầu nguyện. Trong tĩnh tâm, họ được biến đổi. Chiếc khoá tự mãn bị một Đấng vô hình bẻ gẫy, tâm hồn họ được mở ra. Ngài đi vào tâm hồn họ. Tên Ngài là Tình Yêu. Họ cảm thấy mình thực bất xứng nhưng được yêu thương vô vàn. Từ đó họ nhìn Chúa với cái nhìn đầy khiêm tốn tràn đầy yêu mến. Và từ đó họ nhìn mọi người với cái nhìn yêu thương dạt dào khiêm tốn. Họ yêu thương người khác như Chúa đã yêu thương họ. Thì ra khiêm tốn và yêu thương cùng đến một lượt trong tâm hồn họ.

Mong rằng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp cho chúng ta nhận định rõ: Đức khiêm nhường của người chủ chăn sẽ được biểu lộ qua đức thương yêu, cũng như đức thương yêu của người chủ chăn phải được xuất phát từ đức khiêm nhường.

Tuần tĩnh tâm Linh Mục Long Xuyên, năm 1994

---------------------------------

 

Bùi-Tuần 2165: MỘT SỐ KINH NGHIỆM


(Cấm Phòng năm 24-29/01/1994: MỘT SỐ KINH NGHIỆM – Bài 1b)

 

Trên lý thuyết, chúng ta vốn kết án tự mãn. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn dễ rơi vào tự mãn Bùi-Tuần 2165


Trên lý thuyết, chúng ta vốn kết án tự mãn. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn dễ rơi vào tự mãn. Vì chúng ta tưởng tự mãn là chuyện của kẻ khác, chứ không là chuyện của chính mình. Chúng ta biết tự mãn đã tàn phá những công trình tuyệt đẹp như Lucifer và vô số thiên thần trước sa ngã, và như hai ông bà tổ phụ loài người trước khi ăn trái cấm. Nhưng chúng ta chưa thấy rõ tự mãn cũng đang tàn phá bao tác phẩm đẹp, đó là nhiều linh mục, trong đó biết đâu có chính chúng ta.

Nguy cơ sẽ rất lớn, nếu chúng ta tưởng mình tương đối đầy đủ, hoặc ít ra cũng hơn một số kẻ khác, nên chúng ta coi thường việc tái huấn luyện mình.

Chúa muốn chúng ta khiêm tốn hơn. Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là ta đừng coi mình đạo đức hơn kẻ khác. Điều này đã được Chúa dạy rõ trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (Luca 18). Theo tinh thần dụ ngôn này, chúng ta nên tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho chúng ta thấy sự thực về mình. Sự thực về ta là ta xấu kém hơn kẻ khác, chỉ biết cậy trông vào tình xót thương cứu độ của Chúa. Chứ đừng như ai đó đã tự mãn dám nói: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như kẻ khác” (Luca 18,11).

Thánh Phaolô dạy: “Hãy coi những kẻ khác như kẻ trên anh em” (Ph. 2,26).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là đừng cậy vào các việc ta làm, kể cả những việc ta làm vì Chúa. Rất tiếc là nhiều người chúng ta vẫn thích kể công, vẫn coi những việc đạo đức mình làm như số tiền thiêng liêng mình có công sắm được, để mua nước thiên đàng.

Thánh Phaolô viết: “Chính bởi ơn huệ mà anh em được cứu, nhờ lòng tin, chứ không do tự anh em. Đó là ơn Chúa ban, không phải do tự việc làm, để đừng có ai vênh vang tự đắc” (Eph. 2,8-9).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là đừng tự phụ vì ta ở bậc độc thân, giữ mình trinh khiết, giữ đúng chương trình đạo đức mà chúng ta đã chọn cho mình. Trong dụ ngôn 10 người trinh nữ, có 5 cô cũng giữ mình đồng trinh, cũng đọc kinh cầu nguyện, nhưng đã không được vào Nước Trời. Bởi vì họ đã tự mãn với những gì họ tự sắp xếp, không chịu khiêm tốn tỉnh thức đón nhận sự Chúa đến theo chương trình của Chúa. Lời Chúa Giêsu nói sau đây tóm tắt căn bản đức khiêm nhường: “Thầy không tìm ý riêng Thầy, nhưng tìm ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan. 5,30).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là chúng ta phục vụ kẻ khác, nhưng không phục vụ kiểu ban phát, kiểu truyền lệnh, kiểu độc tài quyền bính. Gương Chúa Giêsu quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và những lời giảng kèm theo dạy chúng ta phải phục vụ kẻ khác một cách khiêm nhường như người đầy tớ. “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà đã rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy nêu gương cho các con, để như Thầy đã làm cho các con thế nào, các con cũng làm như vậy” (Gioan. 13,14-15).

Đức khiêm tốn mà Chúa muốn chúng ta thường xuyên rèn luyện, đó là nhận biết mình yếu đuối như cây sậy, mong manh như chiếc bình giòn mỏng, luôn có thể tái diễn thảm kịch thánh Phêrô xưa: Thề thốt quyết liệt, nhưng vấp té rất mau.

Trong tông huấn Pastores dabo vobis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên các chủ chăn: “Đừng che giấu những khó khăn”. Theo tôi, có những khó khăn chúng ta tự nhiên muốn che giấu và có lúc cũng chủ trương phải che giấu, đó là những khó khăn nội bộ. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do tự ái, tự mãn.

Lịch sử Hội Thánh có một đoạn dài u âm, đó là thời suy thoái đạo đức. Thời này kéo dài suốt mấy thế kỷ. Hồi ấy, Hội Thánh được hoàn toàn tự do, các đấng bậc nắm nhiều quyền đạo đời. Các ngài vừa là những người lãnh đạo Hội Thánh, vừa là những thế lực chính trị, và tiền bạc. Nhiều người xin đi tu, phấn đấu để bước lên các cấp bậc chức thánh. Động lực ngấm ngầm nơi một số người là để tìm địa vị, tìm bổng lộc, để tiến thân dưới chiêu bài hiến thân. Cả đến những chức vị lớn nhất cũng có lúc bị hoen ố bởi những chuyện lem nhem (Fernand Mourrret, Histoire générale de l'Eglise, 1910. La décadence de la Chrétienté et la Renaissance, p. 15-274).
Trước tình hình suy thoái đạo đức đó, Đức Giáo Hoàng Phaolô IV (1555-1559) một lần đã tỏ bày với các Hồng Y ý Ngài muốn chấn chỉnh lại Hội Thánh. Nghe vậy, Đức Hồng Y Pacheco nói ngay: “Tâu Đức Thánh Cha, ý Đức Thánh Cha là rất tốt. Việc chấn chỉnh lại Hội Thánh là rất cần. Nhưng nên bắt đầu từ chính Đức Thánh Cha”. Lời nói đó đã không làm Đức Phaolô IV buồn giận. Trái lại nó đã giúp Ngài thêm khiêm tốn và cương quyết cải tổ Hội Thánh từ trên xuống dưới.

Thời nay, đạo đức giáo sĩ cũng đang là vấn đề được đặt ra rộng khắp. Có nơi đạo đức được cân đo bằng các hoạt động tôn giáo như làm bí tích, giảng dạy bảo vệ quyền lợi Hội Thánh. Có nơi đạo đức được đánh giá qua các việc công bình, bác ái, liên đới xã hội. Có nơi đạo đức được nhận định qua sự vâng lời các bề trên trong đạo, khẳng định các đạo khác kém hơn đạo mình, vv... Còn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong tông huấn Pastores dabo vobis thì đạo đức giáo sĩ là sống theo gương Đức Kitô. Thực là vắn gọn mà đầy đủ.

Chúng ta có thực sự đạo đức theo gương Đức Kitô không? Nếu ta tự nhận mình đã đạo đức, thì đó là dấu chắc chắn ta chưa đạo đức. Hơn nữa, nếu ta lại tự nhận mình đã thực sự đạo đức theo gương Đức Kitô, thì ngay điều đó cũng đủ cho phép mọi người nghĩ rằng chúng ta còn rất xa mẫu gương Đức Kitô.

Dù chúng ta có đạo đức kiểu nào, đạo đức đến mức nào, nếu thiếu khiêm tốn, chúng ta cũng sẽ bị coi là thiếu đạo đức.

Điều tôi lo ngại cho tôi và cho các linh mục của tôi hiện nay không phải chỉ là sự suy thoái về các nhân đức, mà còn là sự suy thoái về những điều kiện cần thiết cho việc lãnh đạo giáo đoàn trong thời điểm mới. Thí dụ suy thoái về khả năng nhạy bén, về quân bình tâm lý, về khả năng ứng phó, về khả năng đối thoại với các người trẻ, người khoa học, người vô thần, người tôn giáo khác, về khả năng trút bỏ những thành kiến cũ và những suy nghĩ lỗi thời.

Mới rồi, có một thánh lễ với nhiều Đức Giám mục đồng tế. Sau lễ, một nữ giáo dân đã nói với tôi: “Con chưa bao giờ được tham dự một thánh lễ có nhiều Đức Cha như hôm nay. Con thấy hầu hết các Đức Cha đều già yếu, bệnh tật, mệt mỏi. Con rất thương mến các Đức Cha. Nhưng con xin phép nói thêm cảm tưởng này là: Các người ghét Hội Thánh khi nhìn thấy các vị lãnh đạo Hội Thánh Việt Nam như thế này, chắc họ sẽ mừng trong bụng và coi đây là rất đủ để mà an tâm”. Tai tôi nghe mà tim tôi ê ẩm. Bởi vì tôi cũng già, cũng bệnh, cũng mệt mỏi và còn nhiều yếu đuối nữa. Tôi hiểu người ấy có ý nói về những suy thoái theo tuổi và sức khoẻ của chúng tôi. Không thuộc lãnh vực đạo đức. Nhưng nếu tôi thản nhiên cho rằng những suy thoái ấy không ảnh hưởng chút nào đến việc lãnh đạo đoàn chiên trong thời điểm này, thì đó mới là thái độ không đạo đức. Ở đây tôi lại nhớ tới lời Đức Thánh Cha trong tông huấn Pastores dabo vobis: “Đừng che giấu những trở ngại”. Và khi nhận ra trong chính bản thân mình đang chứa rất nhiều trở ngại, tôi mới hiểu thấm thía Lời Chúa phán xưa: “Sao ngươi thấy được mảnh dằm nơi mắt anh em ngươi, còn cái xà nơi mắt ngươi, thì lại không để ý” (Matthêu 7,2).

Không thấy được cái xà trong mắt mình, hoặc có thấy nhưng lại muốn che giấu đi, đó là do tự mãn, một trở ngại rất lớn có thể đang còn tồn tại nơi chính chúng ta. Thiết tưởng nên chân thành chấp nhận sự có thể đó, để biết khiêm tốn tích cực dấn thân vào việc huấn luyện trường kỳ.

Huấn luyện trường kỳ là việc chúng ta không có quyền chọn. Phải thực hiện thôi. Nhưng mỗi người có thể chọn cách nào thích hợp hơn cho mình.

Tuy nhiên có một cách ai cũng phải cho là thích hợp nhất cho mình, đó là những cuộc tĩnh tâm thinh lặng để cầu nguyện, suy gẫm, với tinh thần khiêm cung thống hối của người thu thuế đứng cuối đền thờ (Luca 18,13-14).

Trong cuốn Les nouvelles communautés, (1992), tác giả Frédéric Lenoir đã kể lại những chuyển biến lạ lùng đã xảy ra cho một số người trước đây rất tự mãn. Những người này đã nhiền năm sống ung dung với sự tự mãn của mình. Họ cho rằng họ chẳng có gì cần phải sửa lại cả. Nhưng rồi dịp bất ngờ lôi kéo họ đi tĩnh tâm trong những nơi chan hoà bầu khí bác ái và cầu nguyện. Trong tĩnh tâm, họ được biến đổi. Chiếc khoá tự mãn bị một Đấng vô hình bẻ gẫy, tâm hồn họ được mở ra. Ngài đi vào tâm hồn họ. Tên Ngài là Tình Yêu. Họ cảm thấy mình thực bất xứng nhưng được yêu thương vô vàn. Từ đó họ nhìn Chúa với cái nhìn đầy khiêm tốn tràn đầy yêu mến. Và từ đó họ nhìn mọi người với cái nhìn yêu thương dạt dào khiêm tốn. Họ yêu thương người khác như Chúa đã yêu thương họ. Thì ra khiêm tốn và yêu thương cùng đến một lượt trong tâm hồn họ.

Mong rằng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp cho chúng ta nhận định rõ: Đức khiêm nhường của người chủ chăn sẽ được biểu lộ qua đức thương yêu, cũng như đức thương yêu của người chủ chăn phải được xuất phát từ đức khiêm nhường.

Tuần tĩnh tâm Linh Mục Long Xuyên, năm 1994

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2166: ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ


(Cấm Phòng năm 1994: MỘT SỐ KINH NGHIỆM – Bài 2)

 

Trong việc huấn luyện trường kỳ, chúng ta thường đón nhận nhiều tài liệu, nhiều vị giảng huấn. Nhưng Bùi-Tuần 2166


Trong việc huấn luyện trường kỳ, chúng ta thường đón nhận nhiều tài liệu, nhiều vị giảng huấn. Nhưng có một Đấng ta cần đón tiếp đặc biệt hơn, Đấng ấy là Đức Kitô.

Tông huấn Pastores dobo vobis dạy các chủ chăn phải đạo đức, tinh thần đạo đức nơi các ngài phải là tinh thần đạo đức của Đức Kitô.

Hiểu đúng tinh thần đạo đức của Đức Kitô không phải là việc dễ. Thực hiện tinh thần đạo đức ấy càng không dễ chút nào.

Cần phải học với chính Đức Kitô. Cần phải đón chính Ngài vào trong ta.

Nếu vắng Ngài, chúng ta có thể là những người nghiên cứu Thánh Kinh giỏi, nhưng có thể chúng ta sẽ vẫn mãi là Saolô thôi. Saolô rất giỏi Thánh Kinh, khi thấy đạo mới không hợp với những gì Sấm Truyền cũ đã chép, ông liền ra tay đàn áp đạo mới. Mãi đến khi ông gặp được Đức Kitô, được Đức Kitô mở lòng trí ra, Saolô mới hiểu đúng Thánh Kinh, và nhận ra đâu là đàng, là sự thực và là sự sống.

Nếu vắng Đức Kitô, chúng ta có thể cứ suy gẫm hoài Thánh Kinh, cứ trao đổi với nhau hoài về Lời Chúa, nhưng có thể chúng ta vẫn mãi là hai môn đệ Chúa trên quãng đường đến Emmaus. Trên quãng đường ấy, hai môn đệ Chúa mải miết đọc Kinh Thánh, nhưng chỉ thấy thất vọng mịt mù. Đến khi Đức Kitô đến với họ, đàm đạo với họ, họ mới thấy trí khôn mình sáng rực, trái tim mình bừng cháy.

Lúc ấy họ mới cảm thấy Tin Mừng chính là Đức Kitô đang ở cạnh họ. Họ thấy sức cải đổi họ đã đến, không phải chỉ từ một cuốn sách thánh, nhưng từ một Đức Kitô sống động, mà sách thánh đã nói trước và bây giờ họ đã gặp.

Các vị chủ chăn nhiều kinh nghiệm thường nói với tôi về hai loại hiểu biết Đức Kitô. Một loại hiểu biết do học hỏi qua nghe giảng, đọc sách, nghiên cứu. Một loại hiểu biết khác do gặp gỡ và sống với chính Đức Kitô. Loại hiểu biết thứ hai này sẽ rất cần cho các chủ chăn đang được đoàn chiên và xã hội hôm nay mời gọi làm chứng về Đức Kitô.

Trong cuốn Apôtres pour l'an 2000 (1989) tôi đọc thấy những chứng từ khác nhau của các bạn trẻ. Họ kể lại chuyện họ được đổi mới, nhờ gặp được Đức Kitô. Họ làm chứng về một Đấng Vô Hình đã lôi cuốn họ, đã thuyết phục họ, một Đấng Vô Hình đã dùng tình yêu bắt họ phải đầu hàng, phải đi theo Ngài dấn thân trên đường cứu độ.

Đồng bào Việt Nam hôm nay, nhất là giới trẻ cũng đang đổi não trạng. Họ không còn thích nghe những bài giảng trình bày lý thuyết. Điều họ thích nghe là những chứng từ, những bài giảng rút ra từ những tâm hồn đã sống Lời Chúa và đã gặp được Chúa. Họ muốn các chủ chăn hãy chia sẻ cho họ những gì các Ngài đã nhận được từ tình yêu Chúa. Họ muốn được nghe những chứng từ như thánh Phaolô xưa: “Chúng tôi rao giảng những điều mà mắt chưa xem thấy, tai chưa nghe được, lòng chưa nghĩ tới, nghĩa là tất cả những điều Thiên Chúa đã dành cho các kẻ yêu mến Chúa” (I Cor 2,9).

Trong khi lòng họ cô đơn, giữa cuộc đời xô bồ nhưng trống vắng, họ muốn được nghe những chứng từ sống động về một Đức Kitô “Đang ở giữa chúng ta” (Gioan 1,14).

Trong khi lòng họ âm thầm khát khao gặp được một Đấng thiêng liêng nâng đỡ cuộc sống mong manh của họ, thì những chứng từ của các kẻ đã gặp được Đức Kitô sẽ là những tiếng reo vui loan báo một niềm hy vọng quí giá.

Qua sách báo và tiếp xúc tại nhiều nước, tôi nhận thấy một khuynh hướng đạo đức hiện đang nổi lên mạnh mẽ và đang từ từ lan đi đó là khuynh hướng sống sự kiện Đức Kitô đang ở giữa chúng ta. Khuynh hướng đạo đức này đang được nhiều người ái mộ. Người ta làm chứng sự hiện diện của Đức Kitô bằng những việc đang xảy ra. Người ta giới thiệu một Đức Kitô vừa có thiên tính vừa có nhân tính, một Đức Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, đồng thời cũng là người, rất là người, với những đức tính nhân bản quân bình dể mến, một Đức Kitô rất gần gũi chúng ta.

Khuynh hướng đạo đức này có thể được coi là một đặc điểm của thời đại hiện nay đang bước gần tới năm 2000. Nó đang là một sức mạnh thiêng liêng hữu hiệu bậc nhất trong việc truyền giáo và Tân-Phúc-Âm hoá.

Trong tông huấn Pastores dobo vobis, Đức Thánh Cha cũng đã gián tiếp giới thiệu khuynh hướng đạo đức đó, khi Ngài nói lên niềm tin của Ngài vào sự Chúa đang ở giữa chúng ta, để Ngài vững tâm giải quyết vấn đề ơn gọi linh mục.

Một khi đã nhìn thấy ý Chúa đang dùng mầu nhiệm Chúa ở cùng chúng ta, Chúa gần gũi chúng ta để Tái-Phúc-Âm hoá nhân loại thời đại này, chúng ta sẽ hiểu việc đón Đức Kitô vào trong ta là một phần tất yếu của việc sống mầu nhiệm ấy.

Những nhận định trên đây gợi ý cho các chủ chăn nên đi tìm những phương cách mới về tu đức, về giảng dạy, về huấn luyện giáo đoàn, về truyền giáo. Sao cho hợp với khuynh hướng đạo đức mới. Việc truyền giáo sẽ có kết quả hơn, nếu các ngài có nhiều kinh nghiệm bản thân về sự đón nhận Đức Kitô, và về sự Đức Kitô đang ở giữa các ngài.

Đọc tạp chí Il est vivant, các số cũ và các số mới nhất, tôi thấy nội dung các số tạp chí này đều nói lên duy một đề tài, đó là Ngài đang sống. Toàn là những chuyện thời sự khắp nơi trong mọi lãnh vực làm chứng về sự Chúa đang ở giữa chúng ta. Toàn là những chuyện người này người nọ đó đây đã đón nhận được Đức Kitô, và Đức Kitô đã biến đổi họ nên những con người mới.

Chứng từ của họ không phải là những phép lạ thuộc loại lợi lộc vật chất như khỏi bệnh, được tiền bạc, nhưng là bỏ được những nếp sống cũ không tốt, được Phúc-Âm hoá nhiều hơn, được vượt qua những trở ngại cho việc truyền giáo.

Một loại chứng từ họ hay đưa ra đó là tinh thần bác ái, khiêm nhường và phó thác. Có những người trước đây thích tự mãn, thích phô trương nay trở nên khiêm tốn âm thầm. Có những người trước đây không thể tha thứ cho những ai xúc phạm tới họ, nay tha thứ với tâm hồn bao dung quảng đại. Có những người trước đây ít tin vào lòng thương xót Chúa nay hoàn toàn sống phó thác bình an.

Điều đã kéo chú ý tôi hơn cả, đó là sự họ dấn thân làm nhiều việc, để đón nhận Đức Kitô và sống với Đức Kitô đang ở giữa họ.

Tất nhiên thái độ tâm hồn là rất quan trọng. Nhưng thái độ tâm hồn dù khiêm tốn, khó nghèo tới đâu, cũng không miển trừ họ khỏi phải làm những việc có mục đích đón nhận Đức Kitô và phát huy cuộc sống thân mật với Đức Kitô. Những việc đó là:

* Cử hành thánh lễ và tham dự thánh lễ trong tinh thần hiệp thông với Đức Kitô đã lập phép Mình Thánh để biến đổi mình nên người phục vụ khiêm tốn.

* Thinh lặng cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa hằng ngày.

* Rao giảng những Lời Chúa mà tâm hồn mình đã sống thực sự một cách chân thành sâu sắc.

* Sống khắc kỷ bằng thực hiện thái độ nhân bản đối với những người xung quanh.

* Chăm chỉ rèn luyện mình về phương diện chân lý: Ham mộ sự thực, nói sự thực, học hỏi các sự thực, cởi mở đối với các sự thực.

* Dấn thân vào những việc từ thiện, bác ái, nhất là đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, cô đơn, tội lỗi.

* Sống gắn bó với Hội Thánh bằng tinh thần biết ơn và phục vụ.

Những việc trên đây giúp họ sống như những người được Đức Kitô gọi, và đồng thời như những người có nhiệm vụ gọi kẻ khác đến với Đức Kitô là Đấng cứu độ duy nhất của họ, một Đức Kitô đã ban Thần Linh của Ngài cho họ, một Đức Kitô đang dẫn họ trở về với Thiên Chúa Cha.

Trong cuốn Les Prêtres, La Vie au quotidien (1990) Đức Cha Georges Gilson coi cuộc sống đời thường của linh mục khi diển tiến tốt chính là nơi thuận lợi nhất cho chủ chăn gặp được Đức Kitô và làm chứng về sự Đức Kitô đang ở giữa nhân loại.

Nhận định đó rất hợp với nhận định của tông huấn Pastores dobo vobis. Những nhận định ấy cũng rất hợp với những kinh nghiệm của chúng ta, thúc dục chúng ta không ngừng để Chúa Phúc-Âm hoá cuộc sống đời thường của ta mỗi ngày mỗi sâu hơn. Ở đây chúng ta đã nhìn thấy phần nào tầm quan trọng của việc huấn luyện trường kỳ linh mục. 

Tuần tĩnh tâm Linh Mục Long Xuyên, năm 1994

-------------------------------

 

Bùi-Tuần 2167: PHÂN ĐỊNH


(Cấm Phòng năm 1994: MỘT SỐ KINH NGHIỆM – Bài 3)

 

Tất cả mọi linh mục chúng ta đều mong muốn mình trở nên của lễ đẹp lòng Chúa. Và tất cả Bùi-Tuần 2167


Tất cả mọi linh mục chúng ta đều mong muốn mình trở nên của lễ đẹp lòng Chúa. Và tất cả mọi linh mục chúng ta cũng đều nghĩ rằng: Của lễ đẹp lòng Chúa chính là làm mọi sự theo ý Chúa Cha (Heb 10,6-9).

Nhưng trên thực tế rất khó phân biệt được sự gì là hợp ý Chúa Cha, sự gì là không hợp. Xin đưa ra một trường hợp lịch sử.

Khi Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ biết Ngài phải đi Giêrusalem, tại đó Ngài sẽ phải chịu nhiều đau khổ, sẽ bị bắt, sẽ bị kết án, sẽ bị giết. Nghe vậy, thánh Phêrô can thầy đừng để mình bị khổ nhục như vậy. Việc can ngăn đó của Phêrô đâu phải là việc xấu. Thế mà Phúc Âm viết: “Chúa Giêsu quay mặt lại khiển trách Phêrô và nói: Hỡi Satan, hãy xéo đi, sao lại cản ngăn thầy, quan điểm của con không phải là quan điểm của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt.16,23).

Nếu Đức Kitô không đích thân nói rõ cho Phêrô biết sự thực đó, thì chắc Phêrô sẽ cứ tưởng mình nghĩ tốt, rồi sẽ ra tay hoạt động theo ý nghĩ mà mình cho là tốt đó, và sẽ cho việc mình làm đó là tốt.

Làm sai mà tưởng mình làm đúng, nếu chỉ liên quan đến việc thánh hoá riêng mình, thì hậu quả có thể sẽ nhỏ, nhưng nếu liên quan đến việc lãnh đạo giáo đoàn, thì hậu quả sẽ lớn.

Vì thế trong tông huấn Pastores dabo vobis Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự người chủ chăn phải phân biệt cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì là nên và cái gì là không nên. Việc phân biệt như thế tạm gọi là phân định.
Tôi mới đọc qua một số tài liệu xuất bản mấy năm vừa qua có liên quan đế vấn đề này:

- Art et pratique du discernement spirituel của Thomas Green, 1991, 235 trang.
- Discernement des esprits của Philippe Madre, 1992, 71 trang.
- Le discernement des esprits, trong cuốn Charisme et Renouveau Charismatique của Francis A. Sullivan, 1992, 284 trang.
- Le Charisme de discernement trong cuốn Effusion du Saint Esprit et dons charismatiques của Giuseppe Bentivegna, 1992, 202 trang.

**************

Những tài liệu phong phú trên đây giúp tôi hiểu hơn ý muốn của Đức Thánh Cha, khi ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải biết phân định một tình hình cụ thể, để rồi biết chọn những việc làm thích hợp nhất, có lợi hơn cả cho phần rỗi các linh hồn.

Với những tài liệu trên, cộng với những gì tôi học hỏi được nơi các chủ chăn kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ một số nhận định có liên quan đến phân định mục vụ:

1./ Chúa tỏ cho Hội Thánh nói chung và từng chủ chăn nói riêng những đường hướng, những nguyên tắc, chứ không chỉ dẫn từng chi tiết. Mỗi chủ chăn phải cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa một cách trưởng thành, bằng sự tìm ra những cách cụ thể thích hợp để áp dụng nguyên tắc, đường hướng. Vâng phục không dập tắt sáng kiến.

2./ Khi lựa chọn sáng kiến, nên dựa theo những chỉ dẫn của Kinh Thánh. Thí dụ trong việc rao giảng Tin Mừng, gương thánh Phaolô tông đồ là một kho tàng chỉ dẫn sáng kiến. Để thực hiện bổn phận truyền giáo mà Đức Kitô đã trao, Phaolô đã có một kế hoạch như sau:

a./ Rao giảng bằng những cuộc tiếp cận trực tiếp với đám đông.

b./ Rao giảng qua những cộng sự riêng, mà ngài đã huấn luyện.

 - Có những cộng sự viên phụ trách việc giảng dạy và bàn thờ.
- Có những cộng sự viên phụ trách việc từ thiện và lo đời sống vật chất.
- Có những cộng sự viên phụ trách việc xây dựng liên đới với các người ngoài Hội Thánh.

Đọc các thư thánh Phaolô, chúng ta thấy nhóm cộng tác viên của ngài thuộc nhiều thành phần, có nam có nữ. Luca, Titô, Timôthêô, Epafra (Col. 1,7), Tichico (Eph. 6,21), Erastô (2 Timot. 4,20), Febe, Prisca, Aquila (Rom. 16,1.3).

c./ Rao giảng bằng những tiếp xúc, đối thoại với các vua quan, các nhà trí thức, các con cái Israel, các người dân ngoại.

d./ Rao giảng bằng các văn thư. Với 14 lá thư, Phaolô là người đã thấy rõ sự viết sách báo đóng vai trò quan trọng thế nào trong việc truyền giáo.

e./ Rao giảng bằng cách thiết lập các giáo đoàn, để rồi các giáo đoàn đã thành hình lại có bổn phận chia sẽ Tin Mừng cho những đồng bào xung quanh, tiến tới việc thành lập những giáo đoàn mới.

3./ Không phân định được đâu là mục đích, đâu là phương tiện, đó là chứng bệnh gây nhiều tai hoạ trong đạo xưa và nay. Chúa Giêsu đã đặt vấn đề đó qua câu hỏi: “Ngày Sabbat cho con người, hay con người cho ngày Sabbat?” (Marc.11,27). Thí dụ mở rộng guồng máy tổ chức, phát triển uy tín các đấng bậc và cộng đoàn, đó là những phương tiện, nhưng rất nhiều khi đã trở thành mục đích. Cha Yves M. J. Congar đã viết một đoạn rất hay về vấn đề này trong cuốn Vraie et Fausse réforme dans l'Eglise, 1950, trang 155-168.

Coi phương tiện là mục đích, đó là một não trạng rất cản trở việc Phúc Âm hoá. Nhiều nơi, não trạng đó đã được hệ thống hoá, bao trùm cả một tập thể giáo đoàn suốt đời nọ sang đời kia. Ai dám nói não trạng đó là bệnh hoạn sẽ bị kết án liền. Đạo đức Pharisêu đâu chỉ là chuyện xưa.

4./ Phân định được cái gì là nhu cầu thiêng liêng khẩn cấp cho giáo đoàn mình trong thời điểm này, đó là một bổn phận quan trọng của người chủ chiên.
Để làm tốt việc đó, cần phải có một cái nhìn rộng và sâu về tình hình Hội Thánh trong thế giới hôm nay. Cái nhìn như thế chỉ có thể có được với 2 điều kiện này: Một là phải theo dõi các nguồn thông tin đời đạo qua các sách, báo, đài và tiếp xúc. Hai là phải khiêm tốn cầu nguyện với Chúa Thánh Linh của Đức Kitô.

Hai điều kiện trên đây thường có nơi các chủ chăn, nhưng nhiều khi vẫn ở một mức còn có thể tốt hơn. Vì thế mà trì trệ. Và khi trì trệ trở thành một thói quen, kể cả trước việc Tân-Phúc-Âm-Hoá và việc huấn luyện trường kỳ, thì cộng đoàn nói chung và chủ chăn của cộng đoàn nói riêng sẽ mất đi sức sống tươi trẻ, mà Chúa dành cho những ai tỉnh thức và cầu nguyện.

5./ Một việc phân định thiêng liêng được gọi là tốt nơi người chủ chăn thường không phải là một kết luận thuần lý, nhưng là một kết quả vừa của lý trí và vừa của trái tim, vừa của các nhân đức siêu nhiên và vừa của các đức tính nhân bản. Nơi nhiều vị chủ chăn, việc phân định được thực hiện mau lẹ như một trực giác. Tuy mau lẹ, nhưng không do cảm tính, mà do một ơn khôn ngoan, mà chúng ta vẫn thấy nơi các tiên tri và các tông đồ trung tín khôn ngoan Phúc Âm.

Mấy nhận định trên đây giúp chúng ta thấy, để có một khả năng phân định tương đối tốt cần thiết cho người chủ chăn Việt Nam hôm nay, chúng ta còn phải tiếp thu nhiều, làm việc nhiều.

Chúng ta tích cực huấn luyện trường kỳ cũng vì thao thức đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không do các việc huấn luyện trường kỳ mà nên hoàn hảo đâu. Nhưng tôi chắc chắn rằng: Khi chúng ta tích cực huấn luyện trường kỳ vì vâng lời Đức Thánh Cha, thì việc vâng lời này sẽ giúp cho chúng ta ít là bớt được phần nào những thiếu sót về khả năng người chủ chăn, mà Chúa muốn ám chỉ, khi Chúa nói: “Ta sẽ cho các con những mục tử như lòng Ta mong ước” (Ga.3,15).

Tuần tĩnh tâm Linh Mục Long Xuyên, năm 1994

---------------------------

 

Bùi-Tuần 2168: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ HIỆN TÌNH PHÁT TRIỂN ĐỨC TIN TẠI HỘI THÁNH VIỆT NAM


(Cấm Phòng năm 1996 – Bài 1)

 

Hiện nay đức tin tại Hội thánh Việt Nam phát triển hơn mấy năm trước. Mức độ phát triển đức Bùi-Tuần 2168:


Hiện nay đức tin tại Hội thánh Việt Nam phát triển hơn mấy năm trước. Mức độ phát triển đức tin tại mỗi giáo phận một phần lớn tuỳ theo những yếu tố sau đây :

1. Phát triển ơn gọi tông đồ giáo dân.
2. Phát triển sự hiện diện của linh mục.
3. Phát triển ơn tiên tri về mục vụ của giám mục.
4. Phát triển đổi mới của dòng tu.
5. Phát triển các lớp đào tạo.

Thử nhìn qua từng yếu tố.

1. Phát triển ơn gọi tông đồ giáo dân.

Đó đây, giáo dân có những sinh hoạt nổi bật như sau:

Chia sẻ tích cực nhiều công tác mục vụ mà trước đây vốn dành cho giáo sĩ : như mục vụ giáo lý, thánh lễ, lời Chúa, bệnh nhân, gia đình<193>v.v.

Đem vào Hội thánh địa phương những giá trị trần thế, như văn hoá, khoa học kỹ thuật làm cho bộ mặt Giáo hội địa phương trở nên trẻ trung, hợp thời.

Hăng hái tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục, gây được nhiều ảnh hưởng tốt nơi đồng bào ngoài công giáo.

Đối thoại với xã hội về nhiều vấn đề trong các lãnh vực mà giáo sĩ không có mặt được.

Làm chứng đạo đức trong đời sống gia đình xóm ngõ bằng gương sáng công bình bác ái, thăng tiến và phục vụ con người.

Siêng năng cầu nguyện, chịu các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ và tham gia các việc nhà thờ.

Xem ra nhiều nơi chưa quan tâm đủ đến việc khuyến khích đào tạo giáo dân về sứ mệnh truyền giáo. Tuy nhiên nhiều nhóm giáo dân đã tự động làm việc truyền giáo bằng những việc nhỏ trong đời sống hằng ngày.

2. Phát triển sự hiện diện của linh mục.

Hiện diện trước Chúa, tức là có khả năng gặp gỡ Đức Kitô, lắng nghe Thánh Linh, ham thích sống thân phận người con đối với Chúa Cha.

Hiện diện trước chính mình, tức là có khả năng hồi tâm, biết mình, ý thức về ơn gọi của mình.

Hiện diện trước đoàn chiên, tức là có khả năng thương yêu họ, gần gũi họ, hiểu họ và phục vụ họ.

Hiện diện trong lòng dân tộc, tức là có khả năng nắm bắt được những tiềm năng, những thời cơ để đưa Tin mừng đến với dân tộc, và có khả năng đồng hành với dân tộc trong các chặng đường lịch sử.

Hiện diện trước những chuyển biến, tức là có khả năng theo dõi sự thay đổi về não trạng, tâm lý, văn hoá, tình hình xã hội và tôn giáo, các trào lưu tư tưởng và luân lý đang nảy sinh tại Việt Nam, để biết phân định và chọn lựa khôn ngoan trong mục vụ.

Hiện diện trước những giáo huấn mới của Toà thánh và Công đồng, để biết tân-phúc-âm-hoá chính mình và cộng đoàn.

Xem ra nhiều giáo sĩ vẫn không hiện diện đủ ở những điểm trên. Mặc dầu vậy, nói chung việc truyền giáo vẫn tích cực, năng động, sáng tạo với nhiều thiện chí.

3. Phát triển ơn tiên tri về mục vụ của giám mục.

Hội thánh Việt Nam đang và sẽ càng ngày càng gặp nhiều thách đố lớn, thí dụ việc giáo dục giới trẻ, việc hội nhập văn hoá, cảnh nghèo, phong trào tự do, hưởng thụ, sự cạnh tranh của các tôn giáo khác, ảnh hưởng của các giáo phái, hoạt động của Tam điểm, khuynh hướng đẩy Hội thánh ra ngoài lề xã hội, sự phát triển các tệ đoan đi theo sự phát triển du lịch, phong trào tục hoá, cá nhân chủ nghĩa.

Thế nhưng một số vị giám mục chưa kịp đưa ra những đường hướng chuẩn bị thích hợp với các thách đố trên.

Hầu hết các vị đều cao tuổi, sức khoẻ yếu, mệt mỏi, thiếu nhân sự chuyên môn và phương tiện nghiên cứu. Tuy nhiên một số vị đã nhìn thấy trước tình hình, đang chuẩn bị tốt cho cộng đoàn dân Chúa.

4. Phát triển ơn đổi mới của các dòng tu.

Hầu hết các dòng tu hiện nay đều có bốn khuynh hướng này : cởi mở, tham gia, năng động và hiệp thông, để đi vào các hoạt động linh thao, giáo dục, từ thiện. Nhờ các hoạt động này, họ truyền giáo một cách có hiệu quả. Đáng mừng nữa là nhiều dòng đang đi vào đời sống chiêm niệm.

5. Phát triển các lớp đào tạo.

Hiện nay tại nhiều giáo phận có những lớp đào tạo, bồi dưỡng, cấm phòng cho các hội đồng giáo xứ, các huynh trưởng, các ca trưởng, các tu sĩ và các giới. Riêng cho linh mục, nhiều nơi có tĩnh tâm tháng, tĩnh tâm hàng năm, họp nhóm và bồi dưỡng định kỳ.

Chương trình lớp đào tạo thường gồm 3 phần : thông tin, học hỏi, suy nghĩ và hoạch định hành động, theo hướng tân-phúc-âm-hoá của Giáo hội.

Một vấn đề đang được đặt ra, là cần đào tạo những người-đào-tạo.

Riêng về chủng viện, vấn đề đào tạo sao cho thực tốt, để đáp ứng cho nhu cầu mục vụ trong tương lai tại quê nhà, càng trở thành khẩn thiết.

Vì không được đào tạo đầy đủ và không được tu nghiệp bồi dưỡng thường xuyên, nhiều giáo sĩ hiện nay bị coi là tụt hậu về khả năng phục vụ, thiếu kiến thức, tư cách, một vài đức tính xã hội và chiều kích nội tâm.

Thiết tưởng chính các vị giám mục cũng cần được bồi dưỡng về trí thức đạo đời, để có thể phục vụ đức tin trong tình hình mới một cách có hiệu quả hơn.

Đào tạo một lớp trí thức mới có khả năng phục vụ Dân Tộc và Nước Trời trong tình hình mới, cũng là một vấn đề lớn phải đặt ra.

Hội thánh phải có mặt trong mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật và giáo dục. Nhưng nếu không cố gắng tìm cách đào tạo nhân sự, thì làm sao Hội thánh sẽ hiện diện được?

Xã hội Việt Nam đang đi về hướng hiện đại hoá, dân tộc hoá và khu vực hoá. Dân tộc Việt Nam xưa nay cần cù, can đảm, thông minh, đang quyết tâm vươn lên.

Trong viễn tượng đó, hội thánh Việt Nam có thể đóng góp gì cho tương lai đất nước ? Đó là điều cần suy nghĩ thêm.

Tuần tĩnh tâm Linh Mục Long Xuyên, năm 1996

-----------------------

 

Bùi-Tuần 2169: NHẠY CẢM VÀ VÔ CẢM


+ GB. Bùi Tuần

 

Càng về già, càng đau yếu, tôi càng bám vào Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ ở bên, tôi cảm nhận thấy Bùi-Tuần 2169


1.
Càng về già, càng đau yếu, tôi càng bám vào Đức Mẹ Maria.

Đức Mẹ ở bên, tôi cảm nhận thấy rõ điều này: Mẹ nhạy cảm lạ lùng.

Mẹ đọc thấy những gì tôi thao thức.

Mẹ nắm bắt được những gì là cần thiết nơi tôi, từng chi tiết nhỏ.

2.
Mẹ không nói, nhưng dần dần Mẹ giúp tôi hiểu: người môn đệ Chúa phải hết sức tránh xa thói vô cảm.

Mẹ dẫn tôi nhìn lại cảnh Chúa Giêsu đã khóc thương thành Giêrusalem xưa. Chúa vừa khóc vừa nói: “Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái các ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi đã không chịu.

Thì này, nhà các ngươi sẽ sẽ bị bỏ hoang. Từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa.” (Mt 23,37b-39a)

3.
Qua cảnh Chúa khóc thương thành Giêrusalem với những lời trách thảm thương trên đây, tôi hiểu thành Giêrusalem lúc đó đã quen sống vô cảm. Vô cảm đó sẽ đưa tới diệt vong.

4.
Với cảnh Chúa Giêsu khóc thương thành Giêrusalem, Đức Mẹ dạy tôi hai điều:

Một là hãy tránh xa thói sống vô cảm.
Hai là hãy vun trồng đức tính nhạy cảm.

5.
Cho đến lúc này, Đức Mẹ vẫn giúp tôi học hai điều trên đây:

Tránh vô cảm.
Vun trồng nhạy cảm.

Học hai điều đó không dễ chút nào. Hơn nữa, càng học, càng cảm thấy mình quá yếu, quá thiếu.

6.
Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vui, vì cảm nhận được hương vị thơm tho ngọt ngào của tình Mẹ dành cho tôi là đứa con bé nhỏ của Mẹ.

7.
Nhất là lúc này, khi cuộc sống trở thành mong manh, làn ranh giữa sự sống và sự chết chỉ là gang tấc, tôi thấy vô cảm là hết sức nguy hiểm, nhưng nhạy cảm đúng như cần lại là điều cực kỳ khó.

8.
Nhận thức trên đây đang giúp tôi vững tin vào Chúa.

Tin vào Chúa một cách đơn sơ, một cách tuyệt đối, đó chính là cách tôi tránh vô cảm và vun trồng nhạy cảm.

9.
Tôi tin tuyệt đối vào Chúa, vì Chúa là mục tử nhân lành.

Chúa đã phán:

- “Tôi là mục tử nhân lành… Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,14-15)

- “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được. Nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10,18a)

10.
Như vậy, Chúa Giêsu đã rất tránh xa vô cảm, nhưng đã hết sức nhạy cảm trong đối xử với đoàn chiên.

11.
Là môn đệ Chúa Giêsu, tôi hết sức học theo gương Chúa. Và đó là niềm vui của tôi.

12.
Nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay cũng đang đi theo gương Chúa như vậy. Họ đang an ủi tôi, và khuyến khích tôi đi theo họ.

Tránh vô cảm, vun trồng nhạy cảm.

Long Xuyên, ngày 30.5.2021

----------------------------

 

Bùi-Tuần 2170: HƯỚNG TỚI NĂM THÁNH 2000, NHÌN VÀO HÌNH ẢNH LINH MỤC


(Bài nói chuyện với các Linh mục tu sĩ, tĩnh tâm tháng 7/1997)

 

Tháng 07 này, nhiều nơi sẽ tổ chức lễ phong chức linh mục và lễ tạ ơn sau thụ phong. Trong tinh Bùi-Tuần 2170


Tháng 07 này, nhiều nơi sẽ tổ chức lễ phong chức linh mục và lễ tạ ơn sau thụ phong. Trong tinh thần hiệp thông, tôi xin được nói lên niềm vui và ước nguyện của tôi. Niềm vui có thêm số linh mục. Ước nguyện các tân linh mục sẽ khởi đầu đời linh mục của mình bằng những bước tích cực hướng về mục đích Năm Thánh 2000.

Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, mục đích Năm Thánh 2000 là làm cho Hội Thánh nên mới hơn, bằng cách mọi thành phần Hội Thánh cố gắng thuộc về Đức Kitô nhiều hơn. Các linh mục, những thành phần quan trọng của Hội Thánh, hẳn phải ý thức rõ điều đó. Nên các ngài sẽ nêu gương cố gắng thuộc về Đức Kitô hơn, ngay từ cái nhìn về con người linh mục của mình.

Đã có nhiều hình ảnh về linh mục. Ở đây chỉ nói về vài hình ảnh tốt quen thuộc có cơ sở Kinh Thánh. Trong số này, có nhiều hình ảnh cũ đang được làm mới lại, và có nhiều hình ảnh mới đang gây ấn tượng mạnh.

Những hình ảnh cũ đang được làm mới lại.

Linh mục, đấng có quyền tế lễ (x. Lc 22,9; 1 Cr 11,24-25; LG 28; PO 5), đó là một hình ảnh phổ biến đã lâu đời. Nó đề cao chức trọng quyền cao của linh mục. Nhưng nay, hình ảnh đó không còn gây được nhiều uy tín cho linh mục.

Bởi vì quan niệm về Hội Thánh đã thay đổi. Hội Thánh là Dân Thiên Chúa. Tất cả mọi thành phần Hội Thánh đều tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô. Tất nhiên, trong cái nhìn mới này, linh mục vẫn giữ một chức năng đặc biệt. Nhưng cách quá đề cao chức năng đặc biệt của linh mục trong việc tế lễ có thể gây những hiểu lầm thiệt hại về phía những người không có chức linh mục.

Nhất là khi linh mục lại được giới thiệu như một bậc trên có quyền ban phát, còn giáo dân là một bậc dưới có bổn phận đón nhận, thì việc đề cao chức quyền dễ gây ra dị ứng.

Hơn nữa, trong môt tình hình mà phong trào tục hoá lên mạnh, người ta không còn quý trọng thánh lễ và các bí tích như xưa, thì hình ảnh linh mục, đấng tế lễ, sẽ chỉ gây được một ảnh hưởng hạn hẹp. Đối với người ngoài công giáo, hình ảnh ấy sẽ khó gợi ý được nhiều. Biết đâu nó lại làm cho họ nghĩ rằng linh mục là loại người không có ích lợi gì cho họ.

Vì thế, hình ảnh linh mục, thầy tế lễ, đang được đổi mới, bằng cách gắn thêm vào đó việc linh mục tế lễ chính mình với những từ bỏ tự nguyện, và với những hy sinh của tình yêu phục vụ. Thánh lễ đời thường của ngài gắn thêm vào đó sẽ là một vẻ đẹp có sức thuyết phục. Vẻ đẹp này phải có thực chất, dễ thấy chứ không phải chỉ là biểu tượng. Và đây chính là một thách đố lớn cho linh mục.

Linh mục, nhà truyền giáo (x. Mt 28,19-20; Mc 16,15; LG 28; PO 4), đây cũng là một hình ảnh quen thuộc, đã gây được cảm tình trong nhiều thời đại. Nhưng nay cũng cần làm mới lại.

Bởi vì, theo quan niệm mới về Hội Thánh, thì toàn thể Hội Thánh phải là truyền giáo. Trên thực tế, nhiều giáo dân đang thực hiện tốt sứ mệnh truyền giáo. Trong nhiều hoàn cảnh, họ giữ vai trò truyền giáo một cách hữu hiệu hơn các linh mục.

Hơn nữa, trong những xã hội và trong những thời điểm có nhiều phức tạp, việc giới thiệu hình ảnh linh mục dấn thân truyền giáo sẽ không thích hợp. Hơn nữa, nó có thể gây rắc rối cho linh mục nói riêng và cho Hội Thánh nói chung.

Vì thế, hình ảnh linh mục, nhà truyền giáo, cũng đang được làm mới lại. Băng cách nhấn mạnh việc truyền giáo không phải chỉ là rao giảng, mà chủ yếu là chia sẻ Tin Mừng bằng các việc làm và chính cuộc sống. Cụ thể là, qua cách sống, linh mục trở thành dấu chỉ sống động của Thiên Chúa, giàu tình yêu thương xót. Và qua việc đồng hành với dân tộc, linh mục trở nên dụng cụ đoàn kết giữa các con người với nhau và giữa con người với Thiên Chúa. Chia sẻ Tin Mừng kiểu đó đòi hỏi linh mục phải có rất nhiều chất người, nhưng lại phải đặc biệt thuộc về Thiên Chúa, với một tự do nội tâm vững mạnh nhờ biết phấn đấu, không để mình bị khống chế bởi tính hư thói xấu, tội lỗi, và các thành kiến hẹp hòi, và nhờ biết cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần. Đó cũng là một thách đố lớn cho linh mục.

Những hình ảnh mới đang gây ấn tượng mạnh.

Linh mục, người mục tử tốt lành (x.Ga 10,11; LG 28; PO 6) có đặc điểm là yêu thương đoàn chiên đến hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Đoàn chiên nói đây được hiểu rất rộng. Đó là hình ảnh rất đẹp, có sức thuyết phục, dễ gây xúc động và giàu giá trị quy tụ.

Tình yêu chấp nhận hy sinh được thực hiện hằng ngày bằng đời sống phục vụ. Phục vụ là thăng tiến từng người, để họ càng ngày càng nên người hơn. Phục vụ là xây dựng từng cộng đoàn thành những cộng đoàn huynh đệ nối kết với nhau bằng dây bác ái, sống chan hoà tình thương và chân lý. Phục vụ là góp phần lành mạnh hoá các lĩnh vực xã hội và các liên đới giữa những con người. Phục vụ là đáp ứng những nhu cầu tâm linh chính đáng của con người. Phục vụ là đánh thức những tiềm năng tốt nơi con người, biết tỉnh thức để cảnh báo trước những nguy cơ tha hoá con người và xã hội. Còn bao việc khác nữa.

Phục vụ hằng ngày như thế đòi phải hy sinh nhiều lắm, đặc biệt đòi phải từ bỏ cái tôi trung tâm, để biết sống tinh thần vị tha quảng đại. Chính vì thế mà hình ảnh linh mục người mục tử tốt lành, đã kéo được nhiều chú ý. Không những người công giáo quý mến, mà nhiều người không công giáo cũng trọng nể.

Linh mục, chứng nhân về sự phục sinh qua thử thách của thánh giá (x. Lc 24,47-48; Cv 1,8). Đây cũng là một hình ảnh linh mục đang được mến mộ. Linh mục làm chứng cho sự phục sinh, không phải căn cứ vào những gì mình đã học, đã đọc, đã biết, mà căn cứ vào những gì mình đã trải qua và đã cảm nghiệm.

Ngài làm chứng bằng tác phong. Chẳng hạn bằng một cách sống tỏ lộ tâm tình khiêm tốn ca ngợi Thiên Chúa đã bao lần làm cho chính bản thân linh mục được sống lại một cách thiêng liêng. Và chẳng hạn bằng một thái độ sống chan hoà tình xót thương đối với những người cần được sống lại nhưng chưa sống lại được. Và chẳng hạn một lối sống có kỷ luật và cầu tiến, luôn biết vượt qua cái không tốt, để vươn tới cái tốt, và cái tốt hơn.

Ngài làm chứng bằng khả năng. Chẳng hạn khả năng sám hối, biết nhìn nhận lỗi lầm thiếu sót, có thiện chí sửa mình. Và chẳng hạn khả năng khám phá được những mầm mống phục sinh trong những con người coi như đã chết về mặt thiêng liêng. Và chẳng hạn khả năng dùng sự tốt để đẩy lùi sự xấu. Và chẳng hạn khả năng sống tám mối phúc, khơi tìm được hạnh phúc ngay trong những khổ đau. Và chẳng hạn khả năng nhận ra những nẻo đường, mà Chúa đang dùng, để đem ơn phục sinh đến cho nhân loại hôm nay.

Ngài làm chứng bằng nhân đức. Chẳng hạn nhân đức khiêm nhường, trở nên bé nhỏ, để có thể đón nhận được ơn phục sinh. Và chẳng hạn nhân đức nhẫn nại, biết kiên trì tin tưởng chờ đợi sự sống lại ngay trong những tình huống u ám nhất. Và chẳng hạn đức ái, biết lấy yêu thương để thắng hận thù, lấy bao dung để quy tụ rộng rãi.

Ngài làm chứng bằng định hướng. Chẳng hạn chọn cho mình con đường phục vụ như người đầy tớ, mà theo Kinh Thánh kể lại, chính Đức Kitô đã chọn, để đi tới phục sinh. Và chẳng hạn chọn cho mình con đường truyền thống Phúc Âm với những sáng tạo dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, để đồng hành với Đức Kitô Đấng Cứu độ, trong lịch sử hôm nay đầy chuyển biến, hầu đưa nhân loại tới phục sinh, theo mô hình hợp ý Chúa Cha.

***

Bốn hình ảnh linh mục trên đây được công nhận là đẹp. Vẻ đẹp này do những giá trị thiêng liêng, trong đó có tình yêu phục vụ cho dù phải hy sinh. Thiết tưởng linh mục sẽ chẳng còn là gì, nếu thiếu tình yêu quảng đại bao dung chân thành, nếu không phục vụ nhiệt tình vị tha, nếu không chấp nhận khiêm tốn hy sinh, từ bỏ chính mình. Nơi linh mục, chiều kích thiêng liêng là hết sức quan trọng. Chiều kích này được xây dựng nhờ thường xuyên trở về với Chúa để được chia sẻ sự sống của Ngài, thường xuyên gần gũi với con người để chia sẻ cho con người những Tin Mừng cứu độ bằng ngôn ngữ của con người, và thường xuyên phấn đấu với chính mình để trở nên con người mới với những giá trị mới.

Với những suy nghĩ trên đây, tôi mong các cuộc lễ có liên quan đến việc mừng chức linh mục sẽ được tổ chức hợp lý và hợp hoàn cảnh. Tránh mọi nội dung và hình thức xa lạ với Phúc Âm. Tránh những thói quen phô trương, gây tổn phí, và gây ảo tưởng về uy tín linh mục và vinh quang Hội Thánh, làm cớ cho người ta có một cái nhìn tục hoá về chức linh mục và Hội Thánh. Nhất là hiện nay lại đang xuất hiện trong dư luận nhiều nơi những hình ảnh đáng buồn về các loại linh mục tha hoá.

Hãy thuộc về Đức Kitô một cách đích thực hơn, bằng cách cố gắng thực hiện nghiêm túc lời Ngài đã dạy, và cố gắng sống theo gương Ngài để lại.

Có như thế, chúng ta mới góp phần làm mới lại Hội Thánh, và đi đúng đường dẫn tới mục đích Năm Thánh 2000.

Bài nói chuyện với các Linh mục tu sĩ, tháng 7/1997

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2171: ẨN MÌNH TRONG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


+ GB. Bùi Tuần

 

Hôm nay là ngày đầu tháng 6. Theo năm phụng vụ, tháng 6 là tháng dành cho việc kính trái tim Bùi-Tuần 2171


1.
Hôm nay là ngày đầu tháng 6. Theo năm phụng vụ, tháng 6 là tháng dành cho việc kính trái tim Chúa Giêsu.

Đức Mẹ khuyên tôi: Tháng 6 này là rất quan trọng. Hãy tìm ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa Giêsu, để đón nhận ơn bình an cho mình và cho những kẻ thuộc về mình.

2.
Vâng lời Mẹ. Tôi vội vàng tìm đến Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đón tôi vào trái tim của Người.

Trong trái tim Chúa, tôi cảm nghiệm được điều này: Chúa là tình yêu thương xót.

3.
Chúa xót thương tôi. Không phải vì tôi là người đạo đức, mà vì tôi là kẻ tội lỗi.

4.
Thực tế hiện nay là thế này.

Hằng ngày, tự mình tôi không đứng dậy được. Chúa đã giúp tôi đứng lên.

5.
Tự mình tôi không bước đi được. Chúa đã giúp tôi bước đi từng bước.

6.
Tự mình tôi không đứng vững được. Chúa đã giúp tôi đứng vững một mình trong nhiều phút.

7.
Tôi bị cám dỗ mình bị nhiều người ruồng bỏ, xa tránh. Chúa an ủi tôi, cho tôi cảm thấy tôi vẫn được Chúa yêu thương.

8.
Tôi bị cám dỗ mình bị nhiều người kết án về đủ thứ tội. Chúa an ủi tôi, cho tôi cảm thấy tôi được Chúa thứ tha, cho dù tôi đầy tội lỗi.

9.
Tự nhiên tôi nhớ lại lời kinh mà nhiều nơi vẫn đọc: “Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn êm ái dịu dàng…”

10.
Đúng là như vậy. Tôi cảm nhận được phần nào Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn an ủi dịu ngọt cho tôi, lúc tôi đang sa sút về nhiều lĩnh vực cả hồn lẫn xác.

11.
Khi tôi được Chúa cho tôi ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa, tôi cảm thấy bình an, và muốn chia sẻ sự bình an đó cho những người khác.

12.
Chính trong tình trạng đó, tôi đã gặp được rất nhiều người muốn chia sẻ với tôi về Thánh Tâm Chúa.

13.
Nhờ vậy, tôi mới khám phá ra Thánh Tâm Chúa đang là nguồn cứu độ cho bao người trên Đất nước Việt Nam hôm nay.

14.
Việt Nam hôm nay có nhiều hy vọng đẹp. Nếu biết nhìn Thánh Tâm Chúa là một nguồn cứu độ, thì tôi chắc chắn Việt Nam của chúng ta sẽ đẹp hơn nhiều.

15.
Ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa, đó là việc tôi đang làm. Xin mọi người cùng làm như thế. Thánh Tâm Chúa là nguồn an ủi chúng ta.

16.
Một điều nên nhớ để Thánh Tâm Chúa cho chúng ta vào ẩn mình trong đó là chúng ta phải hết sức khiêm nhường.

Khiêm nhường như Đức Mẹ, khiêm nhường như thánh Giuse.

17.
Với sự khiêm nhường sâu xa của tất cả các thánh, chúng ta xin Thánh Tâm Chúa đón nhận chúng ta vào ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa.

18.
Riêng tôi, khiêm nhường còn là biết ơn giáo phận, Hội Thánh, Tổ quốc của tôi, những người đã và đang nâng đỡ tôi.

Xin mọi người tha thứ những lỗi lầm của tôi.

19.
Tôi đang ẩn mình trong trái tim Chúa. Trái tim Chúa đang chịu khổ đau thay cho tôi. Tôi tin tuyệt đối ở tình yêu thương xót Chúa.

Long Xuyên, ngày 01.6.2021

-------------------------------------

 

Bùi-Tuần 2172: “TA KHÁT” NỀN TẢNG ƠN GỌI LINH MỤC

 

Mừng kỷ niệm 25 năm linh mục một cách đơn giản, tập trung vào suy niệm và cầu nguyện, đó là Bùi-Tuần 2172


Mừng kỷ niệm 25 năm linh mục một cách đơn giản, tập trung vào suy niệm và cầu nguyện, đó là chọn lựa của Đức Cha Phó giáo phận Long Xuyên, Giuse Trần Xuân Tiếu, về lễ Ngân Khánh Linh mục của ngài (10.08.1999).

Theo ý hướng đó, tôi xin góp phần bằng vài chia sẻ có tính cách suy niệm. Chia sẻ này sẽ trình bày quan niệm của tôi về nền tảng ơn gọi linh mục.

Thực ra đây là nền tảng mọi ơn gọi Kitô hữu, nhưng các linh mục được kêu mời thấu hiểu nền tảng này một cách sâu sắc hơn, nhất là sống với nền tảng này một cách triệt để hơn. Vì thế, đối với linh mục, nền tảng này cần phải được nhấn mạnh như của riêng mình.

Theo thiển ý của tôi, nền tảng ơn gọi linh mục có thể tóm tắt trong một lời của Đức Kitô trên thánh giá. Lời đó rất thê thảm, rất khẩn cấp, rất thiết tha, rất khiêm nhường, nghèo khó, đó là: “Ta Khát”.

Để hiểu một cách đúng đắn lời Ta Khát của Đức Kitô như một chúc thư tâm huyết, tôi không có cách nào khác ngoài sự đứng bên Đức Mẹ dưới cây thánh giá, để cùng với Đức Mẹ chia sẻ tâm tình của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu khát là khát làm chứng cho tình yêu Chúa Cha giàu lòng thương xót. Mặc dù đã tận hiến trọn vẹn, đã cho đi tất cả, Chúa Giêsu vẫn khát được làm chứng hơn nữa cho tình yêu Chúa Cha, nếu còn cách nào khác mà Chúa Cha muốn.

Chúa Giêsu khát là khát cho mọi người nói chung và các linh mục nói riêng cảm nghiệm được sức lôi kéo mạnh mẽ và ngọt ngào của tình yêu Chúa Cha, như Ngài đã cảm nhận, cho dù nhiều khi Ngài rơi vào cô đơn, khổ nhục.

Chúa Giêsu khát là khát trở về với Chúa Cha, qui tụ và hướng mọi vinh quang về Chúa Cha, là Đấng đã sai Ngài đi để mạc khải về tình yêu giàu lòng thương xót vô biên vô bờ của Chúa Cha.

Chúa Giêsu khát là khát cho mọi người nói chung và các linh mục nói riêng biết yêu thương nhau, như Chúa Cha đã yêu thương Ngài và yêu thương họ, với một sự chia sẻ sự sống thiêng liêng trọn hảo đời đời hạnh phúc xuất phát từ Thiên Chúa là Tình yêu.

Khi biết nền tảng ơn gọi của mình là Lời Chúa “Ta Khát”, thì nền tảng đó cần được nội tâm hóa. Nội tâm hóa có nghĩa là sẽ không dừng ở sự biết đúng hiểu sâu, mà phải tiến tới sự biến đổi tâm tình của mình, sao cho tâm tình của mình trở nên thực nóng và thực sáng. Với ánh sáng mới và với sức nóng mới phát xuất từ trái tim Chúa Giêsu, con người chúng ta được nên mới, từ cái nhìn, ước muốn đến những chọn lựa.

Trong công cuộc nội tâm hóa lời Chúa Ta Khát, chúng ta không thể coi nhẹ việc cầu nguyện, chiêm niệm và dâng thánh lễ một cách sốt sắng.

Ở đây, tôi xin phép chia sẻ 3 kinh nghiệm của tôi: Một là Chúa Giêsu vẫn thì thầm nói vào lòng chúng ta lời Ta Khát, nhưng rất nhiều khi chúng ta vẫn dửng dưng, hoặc đón nhận một cách bất xứng. Hai là sự lắng nghe và đón nhận lời Ta Khát của Chúa bao giờ cũng đưa chúng ta đến sự chia sẻ những khổ đau của Chúa trên thánh giá. Vì thế người sống ơn gọi này sẽ phần nào sống cuộc tử đạo, một cuộc tử đạo không đổ máu, một cuộc tử đạo âm thầm, kéo dài kín đáo. Ba là đau khổ thánh giá đi kèm theo lời Ta Khát dễ mở lòng chúng ta và lòng người khác để đón tình yêu cứu độ một cách có hiệu quả hơn là bất cứ sự vui vẻ sung sướng nào.

Với những quan niệm và kinh nghiệm vừa được chia sẻ, tôi nhìn con người linh mục không phải là người mang chức cao quyền trọng, mà là người được Chúa Kitô gọi đi theo Ngài một cách triệt để hơn, đến tận cây thánh giá, đến những giây phút sau cùng của trái tim hấp hối của Ngài, để rồi biết tiếp tục sống mãi lời Ta Khát của Ngài như một sứ điệp tu đức, mục vụ và truyền giáo.

Nếp sống Lời Chúa “Ta khát” sẽ giải thoát linh mục khỏi những khát khao phàm tục, tạo nên chiều kích thiêng liêng, uy lực tinh thần, sức mạnh đổi mới.
Tôi tin rằng Đức Cha Phó Giuse đã đi được một quãng đường dài như thế. Chúng ta cầu xin Chúa cho Ngài, trong quãng đời linh mục còn lại, sẽ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để giúp đào tạo các ơn gọi, nhất là ơn gọi linh mục, theo đúng thánh ý Chúa. Hội Thánh của thế kỷ 21 rất cần các ơn gọi được đào tạo kỹ càng trên nền tảng lời Chúa “Tôi Khát”. Amen.

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2173: BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI DỰ HỘI THẢO CỦA ĐÀI PHÁT THANH CHÂN LÝ Á CHÂU TẠI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

Tháng 8 vừa qua, Đài Phát thanh Chân lý Á châu đã tổ chức một tuần lễ hội thảo. Thời gian từ Bùi-Tuần 2173


Tháng 8 vừa qua, Đài Phát thanh Chân lý Á châu đã tổ chức một tuần lễ hội thảo.
Thời gian từ ngày 6 đến 12/8/2000.

Địa điểm là Nhà Tĩnh Tâm Dòng OMI tại Manila, Philipino.

Số thành viên tham dự trên 100 người. Đa số là các chuyên viên. Trong số khách mời có khoảng 15 Giám Mục đến từ Thái Lan, An Độ, Indonesia, Srilanca, Mianma, Đài Loan, Lào, Việt Nam, Philipino. Con được Ban Giám Đốc Đài trực tiếp mời. Cha Lê Xuân Tân, thư ký Toà Giám Mục Long Xuyên cùng đi với con.

Nội dung Hội thảo gồm những bài của các nhà chuyên môn nổi tiếng về truyền thông thế giới, những bài trình bày hoạt động chung của Đài Chân lý, những bài của các ban phụ trách các ngôn ngữ khác nhau. Hiện nay đài phát ra 17 ngôn ngữ sau đây: Bengali, Hindi, Sinhala, Tamil, Telugu, Urdu, Burmese, Kachin, Karen, Indonesia, Mandarin, Cantonese, Philipino, Việt Nam, Russian, Hmong, Zomi-Chin.

Đây là mấy nhận định chung:

1. Đài Chân Lý Á châu đã tới được nhiều vùng đất xa xôi, nghèo khó. Đài đã đưa Tin Mừng đến cho những dân tộc ít được rao giảng Phúc Âm.

2. Số người nghe Đài và sử dụng tài liệu của Đài là rất đông. Họ gồm nhiều thành phần trong xã hội và Giáo Hội.

3. Tâm lý chung trên thế giới hiện nay là ưa xem truyền hình hơn nghe phát thanh. Tâm lý đó có thể sẽ càng ngày càng làm giảm số người nghe phát thanh.

4. Phong trào toàn cầu hoá đang gây nên sự lan tràn và cạnh tranh giữa các tổ chức dùng phương tiện truyền thông: Phát thanh, truyền hình, sách báo, Internet, băng hình, vv... Tốt có, xấu có. Không thể nào cấm cản được làn sóng truyền thông. Trong cảnh lan tràn và cạnh tranh, truyền thông nào muốn hấp dẫn, sẽ phải có trình độ cao về chính xác, về sâu sắc, về nghệ thuật chọn lựa và trình bày.

5. Vì những chuyển biến càng ngày càng lớn và càng phức tạp, các ban ngôn ngữ của Đài cảm thấy cần phải cố gắng phục vụ thính giả với những nội dung và hình thức có chất lượng cao hơn. Thế nhưng lực bất tòng tâm, khả năng về tài chính và về nhân sự chuyên môn đều có hạn.

6. Riêng Ban Việt ngữ lại còn có thêm những khó khăn riêng. Nhân sự chủ chốt gồm hai vị, đó là Đức Ông Nguyễn Văn Tài và Cha Thục. Các ngài giàu thiện chí, nhưng sống xa quê hương, nên khó sâu sát với thực tế Việt Nam. Tiền lương thì khiêm tốn. Cuộc sống thì nghèo, ít phương tiện để nghiên cứu. Số người viết bài cho Đài là rất hiếm. Trong nước đã vậy, mà ở ngoại quốc cũng thế.

Đức Ông Tài muốn rằng: Ban Việt ngữ, khi có hoàn cảnh thuận tiện, sẽ hoạt động với sự liên hệ chặt chẽ hơn với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tới một lúc nào đó, chính Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ đảm nhận hoàn toàn Ban Việt ngữ, về nhân sự cũng như về các chương trình phát thanh.

Để kết, con xin phép nói lên cảm nghĩ riêng của con, khi được tham dự cuộc hội thảo của Đài Chân Lý Á Châu. Con cảm thấy vai trò của truyền thông vốn là rất quan trọng trong mục vụ và truyền giáo, nay càng trở nên quan trọng hơn. Cách truyền giáo thích hợp nhất hiện nay là các người của Hội Thánh cần hiện diện tích cực trong mọi lãnh vực xã hội. Hiện diện để làm chứng, và để phục vụ. Hiện diện như vậy đòi phải có chất lượng cao. Đặc biệt là người của Hội Thánh cần hiểu biết truyền thông và cần hiện diện một cách trí thức trong mọi hình thức của truyền thông. Do đó việc đào tạo nhân sự để có thể hiện diện trong sách báo, truyền thanh, truyền hình, văn hoá phải được coi là một vấn đề đòi nhiều quan tâm.

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2000
+ G.B. BÙI TUẦN

----------------------------

 

Bùi-Tuần 2174: Thư gởi ĐỨC HỒNG Y Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN

Người gửi:: G. B. BÙI TUẦN
Tòa Giám Mục Long Xuyên, An Giang
   ĐT.     076. 846.279
Fax :  84.76. 844.569

Người nhậ:n: ĐỨC HỒNG Y
Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN
Fax :    003906. 69887371
             003906. 69887205
                            

Chú Phanxicô rất thân mến,

 

Sáng nay, thứ bảy, 17-02, tôi đi Sàigòn. Cùng đi có Bác sĩ  riêng. Vì sức khoẻ của tôi bất ổn Bùi-Tuần 2174


Sáng nay, thứ bảy, 17-02, tôi đi Sàigòn. Cùng đi có Bác sĩ  riêng. Vì sức khoẻ của tôi bất ổn.

Mục đích đi Sàigòn là để cố gắng lo cho Chú, như động viên báo Công Giáo và Dân Tộc đăng một số bài tốt về Chú, tìm tiếp xúc với mấy vị có ảnh hưởng trong xã hội, để có thể gây được một luồng dư luận thuận lợi cho Chú.

Tối qua, Ban Tôn Giáo của Chính Phủ ở Hà Nội đã điện thoại báo cho tôi biết một số quan điểm về Chú. Còn kết luận sau cùng sẽ do cấp trên của Nhà Nước quyết định và sẽ được công bố.

Thư của Chú gởi Cụ Chủ tịch Nước được Toà Đại Sứ báo về. Nhưng tới hôm nay vẫn chưa đến! Kỳ quá vậy!.

Ban Tôn Giáo có trao đổi nhiều với Đức Cha Sang, khi các bạn bàn về Chú. Chú hỏi Đức Cha Sang sẽ rõ.

Chú Nho và Sách không được địa phương đồng ý cho đi. Còn Trung Ương thì chủ trương giải quyết cho tất cả những ai muốn đi lễ của Chú đều được đi.

Số điện thoại di động của tôi là 091.752.903. Từ 12 giờ trưa mai, 18.2, tôi sẽ có mặt tại Long Xuyên.

Chú Yến thì còn kẹt, vì Toà Đại Sứ Ý chưa cấp visa. Hy vọng thứ hai 19.02 mới được.

Nếu tới phút chót tôi vì đau bệnh, không đi được, thì sẽ có thư gởi mừng Chú một cách chính thức.

Thân.

Long Xuyên, ngày 17 tháng 02 năm 2001

GB. Bùi Tuần
Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên.

-------------------------------

 

Bùi-Tuần 2175: Vài suy nghĩ về sự thinh lặng nơi thánh Giuse


(Cấm phòng tháng 3 năm 2000, Gím mục GB. Bùi Tuần nói chuyện với các linh mục tu sĩ)

 

Đề tài chia sẻ hôm nay “Vài suy nghĩ về sự thinh lặng nơi thánh Giuse”. Chúng ta sẽ để ý Bùi-Tuần 2175


Đề tài chia sẻ hôm nay “Vài suy nghĩ về sự thinh lặng nơi thánh Giuse”. Chúng ta sẽ để ý nhiều đến sự thinh lặng nơi thánh Giuse, và từ thinh lặng đó chúng ta sẽ  suy nghĩ về sự thinh lặng của Đức Mẹ đứng dưới chân thánh gia, và sự thinh lặng của Hội Thánh Việt Nam hôm nay.

Những lý do nào khiến tôi chọn đề tài này để chia sẻ: lý do là tháng 3 là tháng thánh Giuse, trong tháng này không những chúng ta cầu nguyện với thánh Giuse, mà còn nhìn lại cuộc đời thánh Giuse để học để tập, và để bắt chước gương sáng thánh Giuse để lại. Một đặc điểm của thánh Giuse mà chúng tôi cho là gương sáng hiếm có đó là sự thinh lặng. Sự thinh lặng nơi thánh Giuse thế nào, có ý nghĩa dạy chúng ta những gì, đó là một vấn đe. Lý do thứ hai là lý do Mùa Chay, phụng vụ thời điểm này là thời điểm Mùa Chay, mà Mùa Chay nhắc lại thời gian 40 đêm ngày Chúa Giêsu thinh lặng trong sa mạc để  cầu nguyện chay tịnh suy nghĩ. Thời điểm Mùa Chay cũng gợi ý cho chúng ta  sự thinh lặng đối với chúng ta là những người đi tu. Trong Mùa Chay chúng ta có thói quen viếng đàng thánh giá. Còn một cách đi đàng thánh giá tốt nhất là chúng ta hiệp thông với Trái Tim Đức Mẹ, đi theo Chúa Giêsu vác thánh giá và đứng dưới chân thánh giá. Mẹ đứng đó thinh lặng hiệp thông với những đau khổ hiến dâng của Chúa làm giá  cứu chuộc nhân loại. Sự thinh lặng của thánh Giuse của Đức Mẹ đều có ý nghĩa cứu chuộc. Lý do thứ ba là lý do thời sự thời sự hôm nay tại Việt Nam, trong địa phận ta cũng có những nỗi lo buồn chẳng hạn như sự kiện 2 linh mục chúng ta mới chết cách đột ngột, rồi sự kiện một số linh mục tu sĩ chúng ta đau yếu, sự kiện giáo dân đồng bào chúng ta hiện nay sinh sống gặp nhiều khó khăn, sự kiện mới rồi mà đài Việt Nam phát đi. Sự kiện tôn giáo ồn ào chống đối chế độ và công khai kết án chế độ về vấn đề tự do tín ngưỡng. Những sự kiện này làm cho chúng tôi suy nghĩ, chúng tôi nghĩ rằng khi có những tình hình khó khăn xảy tới chúng ta phải  nghĩ đến cách giải quyết. Có nhiều cách giải quyết, theo đức tin và kinh nghiệm thì cách giải quyết tốt nhất là cách giải quyết thinh lặng với Chúa, trước Chúa, để Chúa hướng dẫn tâm hồn con người. Chúa có thể đổi sự dữ ra sự lành ta phải thinh lặng giải quyết với Chúa trước,  đừng ồn ào, đừng gây ra chia rẽ bất bình. Nội dung chia sẻ gồm 3 phần sau đây: thứ nhất là sự thinh lặng của thánh Giuse, phần thứ hai là sự thinh lặng của Đức Mẹ dưới chân thánh giá, phần thứ ba là sự thinh lặng nên có nơi Hội Thánh Việt Nam hôm nay.

Tôi nói vắn tắt bởi vì sự thinh lặng nơi thánh Giuse đã có in ra, tôi chỉ nói tóm tắt về những điều mà bản in không có. Thứ nhất là thánh Giuse  thinh lặng đó là thinh lặng tích cực chớ không phải tiêu cực. Thứ nhất là thinh lặng tu thân. Ta biết là tại Á châu vấn đề tu thân rất được đề cao, nhất là đối với những người có chương trình cải cách tôn giáo, xã hội thì luôn phải  phải xây dựng uy tín bằng cách là tu thân trước đó và bây giờ cũng còn như vậy. Nếu không có nét tu thân thì những người đứng đầu cải cách tôn giáo, cải cách xã hội, đổi mới lòng người không có uy tín. Tu thân cốt cách nó là cái gì? Theo tinh thần Phúc Âm tôi nói ở đây vắn gọn như là cách tu thân mà người đời, trong nhà tu  chúng ta cần phải biết. Tu thân sau cùng chỉ là một cách làm sao cố gắng huấn luyện mình với ơn Chúa để trở nên tạo vật mới và nên giống Chúa là tình yêu. Kết hợp với Thiên Chúa là tình yêu như vậy thì đi tu là cố gắng vun tưới những hạt giống tình yêu   Chúa gieo vào lòng mình, và nhổ đi những cỏ rác nó cản trở tình yêu Chúa phát triển trong ta. Bởi chúng ta biết thánh Phaolô nói: mỗi người chúng ta có luật, tình yêu phải có luật. Tôi làm điều tôi không muốn, điều tôi muốn thì tôi không làm. Tất cả những điều đó là cuộc chiến giữa sự thiện và sự ác, giữa tình yêu và sự  ích kỷ kiêu căng. Đó là điều mà chúng ta thấy trong đời sống chúng ta mà thánh Phaolô đã nói: đi tu là mình phải phấn đấu để cho tình yêu phát triển. Những gì nghịch với tình yêu là kiêu căng ích kỷ, hẹp hòi, xét đoán v.v... nó phải chết đi trên thực tế.

Tôi không nói những điều tôi viết, mà tôi nói thực tế, Chúng ta thấy bây giờ những người tu trong nhà tu hay  tu tại gia hay là tu ngoài đời đều phải chú ý. Thứ nhất: tu là biết tạ ơn Chúa một cách khiêm tốn mọi nơi, mọi lúc, như lời trong Sách Thánh mà chúng ta đọc trong thánh lễ. Tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng ta. Cho nên khi thất bại, khi thành công cũng tạ ơn Chúa. Khi gặp người nhân đức cũng tạ ơn Chúa, khi thấy người ta sa ngã cũng tạ ơn Chúa, huấn luyện cho lòng mình  trở nên khiêm tốn và biết tạ ơn Chúa vì Chúa là Đấng khiêm nhường tốt lành, là Đấng khôn ngoan. Mình chỉ thấy một chút sự thực, còn những gì xảy ra trong thế gian này mình đâu hiểu được ý Chúa, người tội lỗi cũng có nhiều điều tốt lành. Mình không nhìn thấy những khó khăn thất bại coi như là cản trở của bước tiến lịch sử, nhưng mình đâu thấy trong đó có vận chuyển của sự lành .Cho nên người đi tu luôn  biết tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, và khi thực hiện được như vậy lòng mình bình an lắm, bởi vì Chúa là Đấng đã làm cho những sự thế gian này xảy ra. Chúng ta thấy trong Kinh Thánh Đức Me, Chúa Giêsu luôn luôn tạ ơn Chúa, các thánh tông đồ khi bị sỉ nhục, vừa ra khỏi ngục đã tạ ơn Chúa. Thì những người tu việc đầu tiên phải tập là biết tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc. Đó là mến Chúa yêu người. 

Thứ hai tu thân là biết khiêm tốn phục vu: phục vụ một cách ân cần và khiêm nhường, phục vụ cách tốt nhất. Nhưng thường chúng ta đặt ra là phục vụ ai? nhiều khi chúng ta phục vụ những người của chúng ta. Không đúng! Chúng ta phải phục vụ con người, phục vụ Hội Thánh, phục vụ Nước Trời. Nhiều khi chúng ta đi tu chúng ta lo cho nhà dòng, lo cho giáo xứ  nhưng đó có phải là thực sự phục vụ cho Nước Trời cho dân tộc cho con người không. Phải để ý cách phục vụ phục vụ Hội Thánh phục vụ Nước Trời một cách tốt nhất. Cho nên khi chúng ta đi tu,  đi vào chủng viện, đi vào tập viện, đi vào học hành  là đào tạo chúng ta trở nên những người có khả năng về trí thức, về nhân đức, về nhân bản để phục vụ. Bởi vì tình yêu phải diễn tả bằng phục vụ, phục vụ một cách ân cần có chất lượng và khiêm tốn nhất đấy là tu mà chúng ta cố gắng thực hiện.

Thứ ba là chúng ta phải  làm các việc đạo đức một cách khiêm tốn âm thầm. Đức Kitô  căn dặn điều này “Khi cầu nguyện thì cầu nguyện trong kín đáo vì Cha trên trời thấy,   khi ăn chay phải làm việc đó cách kín đáo và thinh lặng bố thí cũng vậy”. Ba lời khuyên đó đúng là phải được thực hiện nơi người không có phô trương, thinh lặng cầu nguyện. Bởi vì nếu không, chúng ta chẳng khác gì người đời nghĩa là làm gì cũng phô trương. Tu là khiêm tốn âm thầm cầu nguyện ăn chay, bố thí.

Thứ bốn chúng ta tu là đối xử tốt với mọi người, nhất là đối xử tốt với những người bắt bớ chúng ta, làm khổ chúng ta. Đi tu hơn người khác là hơn chỗ đó, mình không ăn miếng trả miếng. Tu là đối xử tốt như Chúa Kitô. Chúng ta hãy nên trọn lành như Cha trên trời mưa xuống, cho mặt trời mọc lên cho mọi người. Ai vả má này, đưa má khác cho họ vả. Nghĩa có đối xử rất là tu, không theo tính con người mà là theo tính Đức Kitô  thương yêu những người bắt bớ ta, những người thù oán ta.

Sau cùng đi tu là phải toả sáng ra, chúng ta có Chúa trong lòng. Tôi sống không phải là tôi sống nhưng là Đức Kitô sống trong tôi. Cho nên dù ở đây hay ở ngoài đường khi tiếp xúc người ta phải thấy được rằng  ta có cái gì không giống người khác, bởi vì chúng ta có Chúa trong lòng ta dù không nói gì cả. Nếu chúng ta bày ra nhiều thứ khác, coi điều này là chính yếu của đời sống Phúc Âm thì không phải là tu. Chúng ta đừng quên để được như vậy thì phải phấn đấu nhiều lắm. Thư thánh Phaolô nói “Tôi phải đóng đinh xác thịt tôi vào thánh giá Đức Kitô bởi vì nếu không đóng đinh thì thế nào nó cũng chỗi dậy cũng cai trị những cái tốt trong lòng anh. Chúng ta phải chế ngự khắt khe với xác thịt chúng ta, chúng ta cần phải vui, cần phải đẹp về thân xác, nhưng mà đóng đinh xác thịt là đóng đinh tính kiêu ngạo, đóng đinh sự hận thù, đóng đinh với những cái không hợp với tinh thần của Đức Giêsu. Tôi nghĩ là thánh Giuse suốt 30 năm trời thinh lặng đã là một người tu tại gia, thứ hai thinh lặng của thánh Giuse là thinh lặng gặp ơn Chúa  trong cầu nguyện. 30 năm thánh Giuse cầu nguyện để chuẩn bị cho con mình đi rao giảng, chứng minh rằng sự cầu nguyện trong thinh lặng là rất cần.

Ơ đây tôi xin nói sơ qua về sự thinh lặng mà người đạo đức bây giờ hướng về ta. Thứ nhất là sự thinh lặng  để cầu nguyện. Bây giờ xã hội phương đông đã thấy Đức Giáo Hoàng này cầu nguyện một cách rất đơn sơ  đó là câu khởi đầu thánh lễ “Lạy Chúa xin thương xót con”. “Xin thương xót chúng con” khi ta đọc lời đó rất khiêm nhường, chân thực,  đặt mình cùng với những người tội lỗi nhất, không tách rời khỏi người tội lỗi. Nhất là xin Chúa thương xót con bởi vì con tội lỗi, con là người tội lỗi hơn người tội lỗi nhất. Con là người yếu đuối hơn người yếu đuối nhất. Con không thể làm gì được trong những người ít khả năng nhất, thì lời cầu nguyện đó trong thinh lặng đặt chúng ta trong những người khiêm nhường. Bởi vì khiêm nhường là điều kiện đầu tiên trong cầu nguyện. Nếu chúng ta cầu nguyện mà nói rằng: con không giống như những người khác, người khác thì tội lỗi còn con thì nhân đức. Thế là hỏng hết! Lời cầu nguyện trong thinh lặng cần nhất bây giờ là xin Chúa thương xót con. Tất cả đều tội lỗi, riêng con tội lỗi hơn cả người tội lỗi khác. Khi chúng ta cầu nguyện như vậy với Chúa Thánh Linh thì ơn Chúa đến với chúng ta, ơn Chúa đổ trên chúng ta, ơn cứu độ đến với chúng ta. Ơn cứu độ ấy không phải là  ban ơn phúc đời sau mà là ngay từ đời này ngay từ bây giờ. Là giải thoát khỏi những sai lầm thành kiến ,thành kiến về chính mình. Khi cầu nguyện trong thinh lặng thì Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta thấy mình  mình tội lỗi, mình bất lực, tự nhiên Chúa cứu chúng ta khỏi sai lầm thành kiến  về chính mình. Nếu chúng ta không được giải phóng khỏi sự đó, thì chúng ta sống trong ảo tưởng chính mình. Chúa giải cứu chúng ta khỏi sai lầm thành kiến đối với người khác. Chúng ta tưởng rằng những người tội lỗi sẽ bị kết án, người kia thánh thiện sẽ được tôn vinh. Nhưng nhìn vào cuộc tử nạn Chúa Giêsu ta thấy: người trộm được ơn cứu độ, cô gái điếm Madalena lại đứng bên thánh giá, người đã coi việc đóng đinh Chúa là viên sĩ quan Rôma đã ăn năn. Thành ra Chúa giải cứu chúng ta khỏi sai lầm đối với người khác. Chúng ta tưởng Chúa bằng lòng với việc này, việc kia. Chúng ta tìm ra các nghi thức ồn ào nhưng Chúa nói rằng “Thiên Chúa không bằng lòng với những lễ hy sinh  mà Chúa chỉ bằng lòng với người con của Chúa đến nói với Chúa “Lạy Chúa này con đây con xin làm theo ý Cha”. Chúa chỉ bằng lòng với sự chúng ta sống theo thánh ý Chúa. Còn những hiến tế, những lễ nghi Chúa không bằng lòng, như thế xem ra mình có sáng kiến sai lệch về Chúa. Thánh ý Chúa là nên khí cụ bình an của Chúa, đi đâu cũng gieo rắc sự bình an, sự yêu thương sự tha thư.  Thánh Giuse suốt đời cầu nguyện, chia sẻ tinh thần của Đức Kitô. Chúng ta nên áp dụng điều này trong đời sống. Nhiều khi tôi nghĩ đến câu Chúa Giêsu nói: “hãy đến cùng Ta hỡi người mang ách nặng nề vì ách Ta êm ái và nhẹ nhàng”. Tại sao nhiều khi chúng ta kéo người ta vào đạo, rồi đặt trên vai người ta  gánh nặngnhư vậy. Còn sự thinh lặng cầu nguyện đơn giản lắm, quan trọng nhất là hiền lành và khiêm nhường. Đấy là tôi hiểu sự thinh lặng cầu nguyện của thánh Giuse giúp dân làng chung quanh hiểu được Đức Kito, đến cứu họ khỏi những sai lầm  nặng nề trong vấn đề giữ đạo.

Sự thinh lặng nơi thánh Giuse là cảm thương những người nghèo khổ, những người tội lỗi. Trong 30 năm thánh gia nói chung và thánh Giuse nói riêng chỉ là những người chia sẻ thân phận con người đau khổ. Chúng ta biết là những người đứng đầu Giáo Hội đứng đầu cách mạng bao giờ cũng thực hiện điều kiện này là: phải sống giữa dân, phải sống như dân, phải sống cảm thương số phận người dân. Các linh mục chúng ta thấy nhất là Đức Kitô, Ngài đã khổ sở với dân, đã sống nghèo với dân, đã chịu nhục với dân và vì thế Ngài cảm thương dân, rồi sau đó cảm thương số phận những người đau khổ, những người tội lỗi. Bởi tôi thấy bấy giờ dân chúng không phải không có những người lãnh đạo. Thực ra có rất nhiều người lãnh đạo nhưng mà Chúa Giêsu nhìn thấy dân chúng Ngài thương như đoàn chiên không người chăn dắt, bởi vì những người đứng đầu lãnh đạo bấy giờ có tinh thần áp chế lắm, không thương dân, không thương người tội lỗi, thành ra Chúa Giêsu thương những người tội lỗi. Số phận của họ đáng thương quá đi!  Nên khi thinh lặng cảm thương như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta sẽ làm gì để theo gương thánh Giuse.

Tôi thấy những điều đó đều phản ánh những điều Chúa Giêsu làm: thứ nhất là phải làm cho người tội lỗi biết rằng họ nô lệ, đội rất nhiều xiềng xích, xiềng xích do tính xấu của riêng mình, xiềng xích do tính xấu thế gian mà mình mắc phải, xiềng xích do ác quỷ Satan. Những xiềng xích đó nó xiềng xích con người. Chúng ta có cảm nghiệm trong chính bản thân của chúng ta, số phận người tội lỗi họ phải gánh chịu hậu quả do họ làm, do họ tự do chọn lựa trong đời này. Đức Kitô hay nói đến đời sau, hoả ngục, thiên đàng, phán xét. Tôi nghĩ rằng trong Mùa Chay, cấm phòng chúng ta ít nói đến sự gọi là tứ chung, nhưng mà trong Phúc Âm Chúa Giêsu  nói rất nhiều để cho người tội lỗi suy nghĩ số phận của họ.

Sau cùng chúng ta thấy tôn giáo không được cứu con người đơn thuần bằng những lời khuyên, bằng những đe doạ, bằng những biện pháp kỷ luật, mà thương số phận con người bằng sự hiệp thông với những đau khổ, thì mới thương họ được. Muốn cứu một con người tội lỗi thì phải thương họ, mà thương họ thì phải hy sinh chính mạng sống mình cho họ. Chúng ta nhớ lại trường hợp Đức Kitô trừ quỷ. Khi trừ quỷ rồi Ngài nói là có một sư đoàn quỷ trong người đó, tức là người tội lỗi bị xiềng xích có cả một sư đoàn trong lòng họ. Chúng ta thấy ở Fatima khi Đức Mẹ cho ba trẻ thấy hoả ngục, thì ba trẻ nói rằng quá sợ. Về hình phạt dành cho người tội lỗi là kinh khủng cho nên ba trẻ rất thương người tội lỗi, khi thương như vậy thì tìm mọi cách để cứu họ, cầu nguyện cho họ, răn đe họ. Phải làm sao cho họ thấy rằng Chúa thương họ, Hội Thánh thương họ, linh mục thương họ, tu sĩ thương họ. Thương bằng cách là sẵn sàng hy sinh đời mình cho họ.  Sau cùng thánh Giuse thinh lặng là để bảo vệ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta thấy mỗi người  được Chúa trao phó cho kế hoạch rộng lớn của Người. Người thì Chúa trao nhiệm vụ này, nhiệm vụ kia. Thánh Giuse được trao phó nhiệm vụ bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Ngài chu toàn bổn phận đó một cách thinh lặng. Nếu mà ngài nói ra có thể là  hư hỏng hết chương trình cứu độ,  cho nên Ngài bảo mật làm như không biết gì cả. Nhưng theo tôi nghĩ thì Ngài biết rất nhiều chuyện về Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria. Trong chương trình cứu độ của Đức Kitô, Thiên Chúa muốn đề cao, tập trung Tin Mừng là Đức Kitô mà thôi, cho nên Đức Mẹ cũng như thánh Giuse lùi vào bóng tối để cho Đức Kitô nổi lên như một Tin Mừng. Ta thấy Chúa Thánh Thần soi cho các tông đồ khi viết về Phúc Âm thánh Giuse và Đức Mẹ lui vào bóng tối để đề cao Tin Mừng là Đức Kitô.

Trong điểm này chúng ta hãy bắt chước thánh Giuse, là tập trung Tin Mừng vào Đức Kitô, Đức Kitô trong phép Mình thánh. Hiện nay chúng ta thấy phong trào đạo đức bỏ quên phép Mình Thánh quá nhiều, hay là coi thường phép Mình Thánh, hoặc là lòng tôn sùng phép Mình Thánh mờ nhạt đi nhường chỗ cho những tôn sùng khác không cần thinh lặng.

Thứ hai là Chúa Giêsu trong những người nghèo khó đau khổ,  điều này trong Phúc Âm Chúa nói rất rõ và chúng ta hãy tập trung nhiệm vụ chúng ta trong phép Mình Thánh, trong người nghèo kho. Ai làm cho những người hèn mọn nhất là làm cho chính ta. Hãy tập trung vào Đức Kitô là hãy làm bổn phận mình. Khi chúng ta chu toàn bổn phận chúng ta, mỗi một người có bổn phận và nếu làm cho tốt thì Chúa sẽ ở đó. Khi tập trung Tin Mừng vào Đức Kitô có một số điều chúng ta dùng để mà trở nên thinh lặng nhưng mà thinh lặng tích cực theo gương thánh Giuse.

Thứ hai chúng ta sẽ suy nghĩ về Sự thinh lặng của Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá. Khi chúng ta đi đàng thánh giá nhất là trong Mùa Chay chúng ta để ý đến điểm này: khi chúng ta hiệp thông với Đức Mẹ, thấy  Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá không bị đòn, nhưng rất đau đớn bởi thấy sự giao tranh giữa sự thiện và sự ác đang diễn ra trong bối cảnh thương khó Đức Kitô. Thứ nhất đáng lẽ ra cây tốt thì phải sinh trái tốt, lành sinh ra sự lành, sự lành lại gây ra sự ác. Ai ngờ Đức Kitô toàn làm những sự lành ,làm việc thiện,chính ngài là Đấng Thánh  nhưng lại sinh ra cớ làm cho người ta chống đối, hận thù ghen ghét. Để chúng ta thấy rằng sự ác rất mạnh! nó có thể biến sự lành ra sự dữ, Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá cảm nghiệm được sự ác là ghê gớm. Thứ hai là thực tế quá phũ phàng, đáng lẽ ra con người phải nuôi dưỡng những tư tưởng lành mạnh thế mà thực tế trong viễn cảnh cuộc thương kho,  thấy lòng người chứa đầy những tư tưởng hắc ám. Từ đó nó sinh ra lời nói việc làm tội lỗi, hại đến Chúa, gây thêm đau khổ thiệt hại cho người khác  đúng như Chúa Giêsu nói. Tất cả những cái xấu là do miệng mình xấu, do lòng chúng ta xấu, cho nên nhìn thấy thiên hạ đều xấu. Cái thứ ba là thực tế quá phũ phàng trong cuộc giao tranh giữa thiện và ác. Đúng lý ra những người gần Chúa Kitô, biết Chúa Kitô phải hiểu Ngài, thương Ngài và bảo vệ Ngài, nhưng thực tế đã đảo ngược hết.  Các tông đồ là người Đức Kitô thương nhất nhưng khi bị thử thách kẻ thì nộp Ngài, kẻ thì trốn Ngài, kẻ thì chối Ngài. Rõ ràng sự ác quá mạnh, chính người đồng hương với Đức Kitô đã sống với thánh gia 30 năm thế mà khi Đức Kitô về làng, vừa nói đổi lại truyền thống giữ đạo, thì lập tức người đồng hương phản đối bắt Ngài lên cao để tìm cách xô Ngài xuống vực thẳm. Rồi chính những người dòng tộc của Đức Kitô khi thấy dư luận kết án Đức Kitô thì cũng quay ra nói rằng ông này chắc là mất trí. Chính các  thượng tế, những người kinh sư, luật sĩ không những sai lầm về Đức Kitô mà còn đưa sự sai lầm đó đến sự ác ,để diệt trừ  Đức Kitô chính là Thiên Chúa làm người đến để cứu độ trần gian.

Đức Mẹ cảm thấy cuộc giao tranh giữa sự thiện và sự ác thì sự ác rất mạnh cho nên không thể giải quyết đơn thuần bằng khuyên bảo bằng cầu nguyện, mà phải bắt chước Đức Kitô thinh lặng, dâng mình làm của lễ đền tội cho thiên hạ. Trong thinh lặng có giá cứu độ. Khi Đức Mẹ hiệp thông với Đức Kitô trên thánh giá thì Đức Mẹ cũng như Đức Kitô làm chứng Thiên Chúa là tình yêu, mà tình yêu được thể hiện qua sự phục vụ một cách khiêm tốn đến chết và phục vụ khiêm nhường đến chịu chết trên thánh giá. Đức Kitô làm chứng cho tình yêu khiêm tốn tình yêu hy sinh. Điều thứ hai là làm chứng cho niềm tin phải chết rồi sống lại, thà chết để sống lại, phải qua con đường đau khổ mới phục sinh, hạt giống phải thối đi mới sinh được hoa trái. Đức Kitô nói: Con Người phải bị nộp, bị tra tấn nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.

Cho nên khi thinh lặng cùng Đức Mẹ ta đã làm chứng cho điều tôi vừa nêu lên trong đời sống chúng ta. Chúng ta tin rằng hôm nay chúng ta khổ, hôm nay chúng ta chịu thất bại, hôm nay chịu đủ mọi thứ nhục nhã, nhưng phải tin đấy là con đường cứu độ. Đi qua con đường đó rồi tin vững vàng Chúa sẽ làm cho sống lại.  Khi cảm thông cùng Đức Mẹ, hiệp thông với Đức Kitô thinh lặng thì làm chứng rằng đời sống thánh thiện là tuân phục thánh ý  Chúa Cha. Chúa Cha muốn cho con mình phải chết nhục nhã như vậy để cứu độ nhân loại chớ không cứu bằng cách đem vinh quang  đến để thuyết phục.  Đức Kitô tuân phục theo ý Chúa Cha. Khi chúng ta cảm thông với Đức Mẹ trên con đường thánh giá mà thinh lặng, chúng ta cầu xin làm sao cho chúng ta làm chứng cho tình yêu, làm chứng cho sự tuân phục thánh ý Chúa Cha, làm chứng cho đức khiêm tốn. Bởi vì chúng ta biết việc mục vụ chúng ta nhiều khi đòi chúng ta phải rất thinh lặng, nhưng thinh lặng đó là thinh lặng hiến dâng, thinh lặng tích cực mà phải can đảm lắm mới có thể làm được.

Phần nói về sự thinh lặng hôm nay Giáo Hội Việt Nam khuyên chúng ta cần phải thực hiện trong phần thứ ba này: phần lớn là tôi rút ra từ những liên lạc giữa Đức Hồng Y Thuận với tôi. Hơn tháng nay qua điện thoại khi chúng tôi nói chuyện thì nói về tình hình, chúng tôi cần phải giữ, cần thống nhất với nhau giữa ích chung của Hội Thánh vì ích chung của dân tộc. Lúc này chúng ta cần phải thinh lặng nghĩa là tránh những kêu ca trách móc bất cứ kêu ca trách móc đối với đời hay là trong đạo. Mà phải tích cực hơn với sự hy sinh và cầu nguyện  để cứu Hội Thánh Việt Nam để hoàn thiện đất nước chúng ta. Đức Hồng Y nói với tôi  lúc này chúng ta cần giữ sự thinh lặng, tránh đòi quyền lợi mà tăng cường tích cực phục vụ nhiều hơn. Thời điểm này là thời điểm người ta cứ nhao nhao đòi quyền lợi có những quyền lợi nhiều khi không xứng đáng. Nhưng mà hãy như Đức Kitô cứ tiếp tục phục vụ đến cùng, phục vụ âm thầm, phục vụ hy sinh rồi Chúa Cha trên trời sẽ thấy mà cứu độ Hội Thánh chúng ta.  Sự phục vụ tích cực của chúng ta không cần đòi hỏi dần dần sẽ cảm hoá được những người xung quanh chúng ta. Lúc này chúng ta tránh những lời kết án bới móc xét đoán người khác, nhưng chúng ta hãy cải thiện chính bản thân chúng ta. Cách đây vài ngày ngài có nói với tôi Đức Kitô nói rõ cái rác nơi người khác thì thấy rõ còn cái xà ở mắt mình thì không thấy. Mình cứ tố cáo chế độ mình, cứ tố cáo người khác, nhưng trong Hội Thánh mình thiếu gì những cái xấu, bản thân những người tố cáo thì đầy những cái xấu. Thực sự bên nào cũng sai quấy. Họ có lý của họ, không ai nhịn ai cả. Một sự  thinh lặng nữa là tránh sự chia rẽ hãy tích cực nói lời hoà giải hoà bình. Khi tôi chưa kịp nói với ngài về bất ổn ở Tây nguyên, ở Bắc, ở Nam mà tôi biết thì ngài cũng biết khá rõ. Trong lúc này anh em hãy hết sức vực lên tinh thần hoà giải và đối thoại với chế độ một cách khiêm tốn. Chứ nếu bây giờ mình khích động lên gây chia rẽ thì sẽ có loạn, mà loạn thì đất nước mình không còn gì, nhất là thiểu số công giáo mình sẽ khó. Chẳng hạn như bây giờ chế độ này họ lẳng lặng xem công giáo mình đánh giá chế độ làm sao, đối với đất nước ra làm sao, rồi sau đó họ sẽ có quyết định chọn những người nào. Nếu là công giáo họ sẽ xem những người nào kích động đất nước, những người nào không đánh giá công lao của cách mạng, thì bấy giờ họ sẽ chọn những người có thái độ cứng, như vậy kết quả sẽ ra sao? Cho nên Đức Hồng Y nói lúc này là lúc cần phải khôn khéo thinh lặng. Ngài nói với tôi là chú ở nhà nên đối thoại rất nhẹ nhàng tế nhị. Tôi cũng khuyên ngài hãy tách cuộc lễ ra khỏi chính trị không ai được động đến chính trị trong cuộc lễ của ngài. Ngài nói khi đi Pháp có một nhóm ngài gọi là nhóm cơ hội chỉ muốn ngài lên tiếng chống phá chế độ chỉ vì lợi ích riêng của họ thôi. Không dại gì làm những chuyện đó chỉ hại cho Hội Thánh thôi, ý đồ chia rẽ sẻ sinh ra hậu qủa xấu cho Hội Thánh sau này. Lúc này mình phải thinh lặng đào tạo nhân sự của mình tránh những sự  bất hoà bới móc nhau, đấu đá nhau. Hãy thinh lặng đào tạo chính mình, đào tạo con chiên đào tạo tu sĩ nên những người giỏi những người tài. Đến lúc nào đó dân tộc mình không phân biệt ý thức hệ nữa, ai giỏi ai tài thì người ta chọn. Mà muốn như vậy thì đừng mất giờ vào những việc cãi cọ nhau. Một sự thinh lặng khác là  lúc này cần phải tránh những thù oán những chuyện cũ mà tích  cực đề cao sự tha thứ  bao dung .

---------------------------------

 

Bùi-Tuần 2176: Kinh nghiệm về đối thoại với xã hội trong vấn đề tôn giáo


(Bài nói chuyện của Đức Cha GB, Bùi Tuần với các linh mục tu sĩ, dịp Tĩnh Tâm tháng 6/2001)

 

Đề tài chia sẻ hôm nay là vài kinh nghiệm về đối thoại với xã hội trong vấn đề tôn giáo. Trước hết Bùi-Tuần 2176


Đề tài chia sẻ hôm nay là vài kinh nghiệm về đối thoại với xã hội trong vấn đề tôn giáo. Trước hết xin xác định từ “đối thoại”. Đối thoại nói đây phải hiểu theo nghĩa rộng có thể đối thoại bằng trao đổi ý kiến, hoặc bằng tranh luận lý lẽ hoặc bằng gặp gỡ thân tình hoặc chỉ là sự hiện diện, nên đối thoại ở đây phải hiểu theo nghĩa rất rộng. Những lý do đề cập đến vấn đề ngày hôm nay là:

Thứ nhất là sắp có một cuộc đối thoại giữa phái đoàn Toà Thánh và Chính phủ Việt Nam. Theo chương trình thì phái đoàn Toà Thánh sẽ tới Việt Nam vào ngày 11/6 và sẽ rời Việt Nam ngày 16/6. Nội dung là để đối thoại giữa Việt Nam và Toà Thánh, giữa Toà Thánh và Việt Nam về một số vấn đề quan trọng có liên quan đến tôn giáo. Đây là một cuộc đối thoại rất tế nhị, rất phức tạp và rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của tôi thì những đối thoại như thế này có những phần đối thoại trực tiếp và có những phần đối thoại gián tiếp. Gián tiếp là qua những trung gian. Trực tiếp là chính thức qua thành phần của hai phái đoàn, có đối thoại chính thức ở trên bàn hội nghị có thư ký có người viết biên bản. Nhưng sau đó có những cuộc đối thoại bên lề khi giải lao khi ăn cơm, khi trên máy bay v.v... Có nhiều hình thức đối thoại lắm, nhiều khi những đối thoại gián tiếp và bên lề lại có phần quyết định, nó giúp cho những suy nghĩ và sự gần gũi lại với nhau.

Trong dịp này khi tôi chia sẻ với anh em về vấn đề đối thoại, tôi cũng xin anh em trước là hãy cầu nguyện cho việc đối thoại gặp gỡ giữa Toà Thánh và Chính phủ Việt Nam được nhiều kết quả tốt đẹp, và mỗi một người theo khả năng của mình nếu có thể nắm bắt được phần nào cho bên này bên kia được gần lại với nhau vì ích chung của Hội Thánh, vì ích chung của đất nước thì rất là khích lệ. Phần riêng tôi, tôi cũng đóng góp cho cả hai bên nhất là phía Toà Thánh. Khi mình đã biết bên Việt Nam nghĩ cái gì muốn cái gì, thì mình phải làm sao giúp cho Toà Thánh hiểu được cái đó.Và khi biết Toà Thánh biết cái gì muốn cái gì mình trao đổi với Việt Nam trước, để chính khi các phái đoàn gặp nhau dễ đi tới chỗ thống nhất. Tôi xin nói lại là nó rất phức tạp.

Lý do thứ hai khiến tôi đề cập đến vấn đề đối thoại về tôn giáo là vì trong Tông Huấn Giáo Hội tại Á châu mà Đức Giáo Hoàng mới tuyên bố thì đặt vấn đề đối thoại như một nhiệm vụ quan trọng trong việc giới thiệu Tin Mừng, và truyền giáo. Theo tinh thần Tông Huấn thì hiện nay Á châu và một số nước ít biết đến tôn giáo mình. Tính  cách truyền giáo bây giờ là phải biết đối thoại, đối thoại với các tôn giáo khác, với chính quyền, với các chính thể, với xã hội, với dân chúng, nghĩa là bây giờ dùng đối thoại với nhau chớ không như trước dùng những áp lực.

Lý do thứ ba là vì theo kinh nghiệm mục vụ, chúng ta đều biết là tất cả các cha, các thầy, các sơ đều có trách nhệm với cộng đoàn  khi phải giải quyết vấn đề gì về tôn giáo. Thường phải đối thoại với chính quyền, với tôn giáo bạn, với dân chúng chung quanh. Ngay sự hiện diện của cộng đoàn chúng ta giữa lương dân, nếu chúng ta sống tốt lành, khiêm nhường, bác ái, nhịn nhục, trong sáng, thì dù chúng ta không nói gì thì đó cũng là cách đối thoại để người ta nhận ra Tin Mừng ở nơi chúng ta. Phương chi khi chúng ta phải gặp chính quyền, gặp tôn giáo bạn để trao đổi  tất nhiên chúng ta phải có đường lối đối thoại và sau đường lối phải có sự hỗ trợ thiêng liêng giúp cho đối thoại mang tính chất Tin Mừng.

Lý do nữa là từ mấy tháng nay, qua phương tiện truyền thông chúng ta biết là có một số người đang hối thúc Hội Thánh Công giáo Việt Nam bỏ con đường đối thoại với xã hội mà quay về với con đường đối lập đối chất, đối đầu, đối kháng. Thậm chí là hô hào chống lại Nhà Nước chớ không có đối thoại nữa. Chúng ta biết đây chỉ là một số ý kiến, còn chính Toà Thánh và Hội Thánh Việt Nam đứng đầu là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ trước đến nay đã và đang chọn con đường đối thoại. Đối thoại một cách khiêm tốn, một cách khôn ngoan. Và vì thế lúc này chúng ta cũng nên xem lại cách đối thoại của chúng ta nhất là sau thời gian Đại hội Đảng, đã có những nhân sự mới và có những khúc mắc mới do những phong trào quá khích gây nên, làm cho người ta tưởng rằng mình bây giờ bỏ con đường đối thoại mà chọn con đường đối lập đối kháng.

Sau cùng lý do nữa là từ mấy tháng nay, tôi thấy đã bắt đầu chiến dịch chỉ trích phá hoại bôi lọ Hội Thánh Việt Nam. Nhất là nhắm vào các Linh mục các Giám Mục các Tu sĩ, và chiến dịch bôi lọ này nó nằm ngay trong chính nội bộ Hội Thánh Việt Nam, do những thành phần kiêu căng  bất mãn, ít học, bị xúi giục, bị mua chuộc và họ rất hung hăng, càng ngày tôi càng thấy rõ đó là những đợt sóng ngầm rất nguy hiểm đang phân rẽ Hội Thánh Việt Nam. Họ khích chúng ta đối chất lại với họ, và nếu mình không khôn ngoan thì việc đối thoại sẽ trở nên một cuộc chiến nội bộ chỉ gây chia rẽ làm cớ cho người ta khinh dể đạo Chúa.

Bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào nội dung. Nội dung gồm 2 phần chính.

Phần thứ nhất nói về những bước đầu đối thoại mang tính cách văn hoá. Mình nói về tôn giáo nhưng mà đối thoại của mình bao giờ cũng mang tính chất văn hoá, nghĩa là xứng đáng một người có học, có trí thức, có văn hoa, chớ không phải là đối thoại kiểu những người buôn bán ngoài chợ, ăn nói không lịch sự .

Phần thứ hai là đàng sau những bước đầu đối thoại mang tính chất văn hoá thì chúng ta có một sự hỗ trợ thiêng liêng. Hỗ trợ đó là thế nào.

I. Kinh nghiệm về bước đầu những đối thoại về tôn giáo mang tính cách văn hoá.

Thứ nhất là khi chúng ta đối thoại với các tôn giáo bạn, với chính quyền cộng sản, với những người không biết Chúa thì cần phải khám phá nơi họ những gì là giá trị chân thiện mỹ. Không những khám phá ra mà chúng ta còn nhìn nhận đó là những giá trị đáng khen ngợi, để rồi sau đó chúng ta cũng biết ca ngợi nơi họ những giá trị chân thiện mỹ. Chớ không phải khi gặp nhau đối thoại là nói ngay anh sai, tôi phải, anh mất linh hồn, tôi đi đúng đường. Người có văn hoá bao giờ cũng phải tìm khen người nghe mình về những gì tốt mà họ đang có. Điều này tôi thấy Đức Hồng Y Bộ trưởng Bộ văn hoá Toà Thánh nhấn mạnh lắm. Ngài nói rằng tất cả những gì là chân thiện mỹ trong công giáo hay ngoài công giáo đều do Chúa cả. Ngài rất buồn vì một số người công giáo quá khích chỉ biết khen giá trị nơi đạo mình, còn những văn hoá khác chứa rất nhiều giá trị cao đẹp thì lại không khen, chỉ vì những giá trị đó nằm trong những giá trị văn hoá nằm ngoài công giáo. Khi đọc Phúc Âm chúng ta thấy Đức Kitô làm gương sáng về vấn đề này chẳng hạn khi nói về vấn đề bác ái thì Đức Kitô lấy gương người Samaria là người ngoại đạo, Chúa khen những giá trị của người ngoại đạo. Rồi khi nói về sự biết ơn Chúa cũng vẫn lấy gương người ngoại đạo. Mười người phong cùi được chữa khỏi chỉ có một người trở lại cám ơn, người đó là người ngoại đạo. Đức Kitô không lần nào lấy người Do Thái làm gương. Rồi khi nêu gương về đức tin thì Đức Kitô lại lấy gương người ngoại đạo, đó là vị sĩ quan xin Chúa chữa bệnh cho đầy tớ. Chúa nói rằng tôi chưa thấy có người nào trong Israel có đức tin mạnh bằng người này. Trong chuyến công du của Đức Giáo Hoàng tháng trước đây ở Trung Đông, Đức Giáo Hoàng áp dụng những điều đó rất rõ. Khi vừa xuống sân bay Ai Cập Đức Giáo Hoàng được đưa vào dinh tổng thống và trong bài đọc ở đó Ngài rất ca ngợi văn hoá Hy Lạp. Đại khái Ngài nói là triết học công giáo của chúng tôi lấy từ Socrate, Platon là những triết gia nổi tiếng của Hy Lạp. Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy Lạp. Chúng tôi rất biết ơn Hy Lạp, Ngài nói về văn hoá, thể thao, thể dục cũng bắt nguồn từ Hy Lạp. Ngài khen nơi bắt đầu thăm viếng. đấy là những cách đối thoại mang tính chất văn hoá gây được thiện cảm với người nghe, chớ không khăng khăng chưa chi đã nói xấu về người ta, nói về cái xấu của người, cái không tốt của người và phô trương  mình là đúng.

Bước thứ hai là cách đối thoại mang tính văn hoá giúp chúng ta giới thiệu Tin Mừng là chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những thiếu sót của chính Hội Thánh ta, của chính bản thân ta. Về điểm này thánh Phaolô tông đồ là một gương sáng, không những ngài nói mà còn viết ra cho mọi đời  thấy một câu: Sự tôi muốn thì tôi không làm sự tôi không muốn thì tôi lại làm, khốn nạn cho tôi. Rõ ràng ngài nói rằng trong tôi có nhiều cái xấu lắm chớ không phải trận chiến giữa sự thiện và ác; giữa  sự lành và dữ; giữa hai bên chúng ta, như anh xấu, tôi tốt ; anh dữ tôi lành. nhưng mà trận chiến đó là của chung anh cũng phấn đấu trong nội tâm và tôi cũng thế thôi. Bản thân tôi đầy cái xấu, Hội Thánh công giáo của tôi cũng đầy những cái xấu, phải cố gắng mà phấn đấu, ai cũng vậy thôi chúng ta cùng chung một số phận. Nhờ Chúa Thánh Thần tìm ra cái tốt, chớ không kết án ai đó cũng là cách tôi thấy Đức Giáo Hoàng mới rồi đã áp dụng. Ngài khiêm tốn xin lỗi Giáo Hội Chính Thống xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà Giáo Hội công giáo đã làm cho anh em Chính Thống trong quá khứ ,đấy là sự khiêm tốn nhìn nhận làm cho người ta tự nhiên có thiện cảm với mình, mặc dầu trước đó nhiều người tỏ ra ác cảm. Nhưng với  thái độ Ngài khen nơi mình đến và nhận những khuyết điểm của tập thể mình đối với nơi mình đến tự nhiên người ta có thiện cảm.

Bước đối thoại thứ ba mang tính chất văn hoá về tôn giáo, đó là chúng ta tìm cách để người ngoài công giáo hiểu rằng đạo công giáo cơ bản không phải là một cơ chế, cũng không phải là nghi thức ,cũng không phải là một hệ thống hợp lệ nhưng bản chất là tình yêu một tình yêu, rất tự do, rất kính trọng, rất vị tha. Điều đó dễ làm cho người ta hiểu công giáo. Chớ còn nếu bây giờ đến một nước nào đó mà khoe đạo công giáo thế này thế nọ có phẩm chất thế này thế kia thì người ta dội ra. Nhưng mà nói rằng đạo công giáo căn bản chỉ là tình yêu, chỉ là giải cứu con người khỏi khổ đau, và giúp con người  gần lại với nhau, yêu thương nhau, đây thực sự là căn bản của đạo. Về điểm này chúng ta thấy Đức Kitô nói rất rõ  trong bài giảng đầu tiên Thánh Thần Chúa ngự trên tôi Ngài sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người bệnh tật. Khi Đức Giáo Hoàng đến Trung Đông Ngài gặp 3000 thanh niên tại một hội đường gồm Công giáo Hồi giáo và  Chính Thống thì Đức Giáo Hoàng nói rất rõ đạo công giáo chỉ là Tin Mừng của tình yêu, và mục đích là thiếp lập một nền văn minh tình yêu. Tôi nhìn đó là bài học để chúng ta nói chuyện với dân tộc Việt Nam hôm nay về bản chất của chúng ta là tình thương thôi. Chính vì thế chúng ta cần tránh những tục lệ, những hống hách, chúng ta chỉ giải cứu cho khỏi những áp bức những dốt nát những bệnh tật  đưa người ta lại gần với nhau trong yêu thương nhau.

Bước thứ tư mang tính chất văn hoá trong đối thoại là chúng ta tìm cách làm cho chính quyền và các tổ chức xã hội hiểu rằng đạo chúng ta  nhắm vào vấn đề đổi mới con người. Nhà Nước cũng chủ trương đổi mới, đạo chúng tôi cũng đổi mới nhưng mà đổi mới sâu sắc từ lương tâm. Đây là đường lối của chúng ta, của Công Đồng. Đức Kitô đòi chúng ta phải đổi mới, phải sinh lại, phải tái sinh để trở nên một tạo vật mới. Và hoạt động của chúng ta  thực sự chỉ muốn đào tạo con người trở nên mới. Tôi thấy các bí tích, các bài giảng của chúng ta cũng chỉ làm sao để cho con người biết sợ tội, biết làm việc lành, biết thờ cha kính mẹ, biết trung hiếu với Tổ Quốc đồng bào đấy là đổi mới sâu sắc từ lương tâm. Nếu trong  vấn đề đối thoại làm cho những người nghe chúng ta hiểu được như vậy thì chúng ta sẽ tin rằng thực sự chúng ta đã đi vào  con đường đổi mới sâu sắc hơn.

Sau cùng, điểm này hơi khó. Bước đầu trong tính cách văn hoá chúng ta không những  đưa ra lý thuyết tốt đẹp về tôn giáo mà phải đưa ra những chứng từ chứng nhân một cách cụ thể. Nhất là bây giờ Đảng Cộng sản của chúng ta rất là thực dụng nghĩa là khi nghiên cứu  để cho một tu sĩ được nhập hộ tại địa phương đó thì người ta cân nhắc xem là cá nhân người đó có lợi gì cho địa phương không hay là ít ra không có hại cho địa phương. Thực tế là anh có làm gì có thành tích giúp cho dân  hay là quấy rối địa phương, người ta tìm cho ra vấn đề cụ thể. Chứng thực điểm này chúng ta thấy Đức Kitô nói rất rõ chúng ta hãy nên nhân chứng cho Người. Bây giờ vấn đề đạo chúng ta cần có những nhân chứng về bác ái, về sự đổi mới đất nước, đổi mới con người. Điều này  đối thoại với chính quyền chẳng hạn như là khi tôi nói với Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ông nhận xét chẳng hạn là Tỉnh Kiên Giang có Huyện Tân Hiệp 90% là đạo công giáo mà theo nhận xét của cá nhân ông chúng ta tốt lắm bởi vì kinh tế cũng lên, văn hoá cũng lên, trật tự xã hội cũng tốt, rồi vấn đề hợp tác với chính quyền về việc thiện là rất tốt. Ông nói chỉ cần đưa ra nhân chứng cụ thể mình phải đưa ra những nhân chứng. Khi nói về các nhà dòng thì tôi nói chẳng hạn như là trẻ em gởi vào nơi có các bà sơ đào tạo coi sóc thì về nhà tử tế hơn, thì họ có kiểm chứng và xác nhận là đúng và bà sơ đó có ích cho xã hội có lợi cho địa phương là giúp đổi mới con người, giúp cho người nghèo chung quanh được sự an ủi, và không bao giờ có lời lẽ chống đối nhà nước gây mất an ninh trật tự. Đấy là những điều mà khi đối thoại cần phải có chứng từ chứng nhân cụ thể. Tôi thí dụ thật cụ thể trường hợp Đức Cha Kiệt trước khi Đức Cha được nhận thì ở đây điều tra rất kỹ. Mặt Trận điều tra, Dân vận điều tra, công an điều tra, UBND tỉnh điều tra và sau khi  nhất trí rồi họ thấy Đức Cha Kiệt là người có quá trình hiền hậu, giúp dân, hoà mình. Sau khi được báo cáo Trung Ương ra lệnh cho Rạch Giá  điều tra gia đình làm sao có những sự gì, sau đó lệnh cho Lạng Sơn điều tra. Và sau cùng tất cả hồ sơ đó được đúc kết lại trên thường vụ bộ chính trị nắm vấn đề, bộ nội vụ làm báo cáo lên thủ tướng quyết định, họ dựa vào thành tích cụ thể chớ không phải chỉ mình nói mà được. Lạng Sơn gởi một phái đoàn xuống Rạch Giá rất là kín đáo để điều tra về Đức Cha Kiệt. Như vậy là vấn đề đối thoại khó khăn lắm phức tạp lắm  nhất là đối với Toà Thánh trong vấn đề việc cử các vị làm Giám Mục. Chúng ta thấy rằng rất cần những chứng tư, những thành tích, để người ta đánh giá mình là người có lợi cho địa phương hay ít ra không phá phách người ta. Qua mấy tháng vừa qua tôi đã nghe người ta bắt đầu nghi công giáo qua một vài cá nhân thôi. Trên đây tôi nói về những bước đầu trong đối thoại có tính cách văn hoá mà càng ngày tính cách này càng quan trọng trong khi giới trí thức ngoài đời tiến lên cao. Không phải là đối thoại với Nhà Nước mà là đối thoại với trí thức, trí thức họ cũng tỉnh táo lắm họ cũng nghiên cứu nhiều lắm cho nên mình phải tỉnh táo trong vấn đề trong những bước đi của mình, của đối thoại. Tôi nghĩ rằng trong vùng quê nó không có những đòi hỏi gay gắt nhưng trong chính cuộc sống của chúng ta, sự hiện diện, cách cư xử của chúng ta phải có tính cách văn hoá.

II. Kinh nghiệm về những sự hỗ trợ thiêng liêng đằng sau những bước đối thoại về tính cách văn hoá, về xã hội. Thực sự ra theo kinh nghiệm của chúng ta về truyền giáo thì sự hỗ trợ sau mới là quan trọng.

Thứ nhất sự hỗ trợ làm sao chúng ta có một đời sống thấm nhuần tinh thần Đức Kitô, điều này tôi rút ra từ Tông đồ công vụ khi thánh Phêrô nói với dân chúng tìm người thay thế Giuđa thì ngài nói thế này: Hãy chọn  những người trong chúng tôi theo Chúa Giêsu sống giữa chúng ta từ lúc Ngài chịu phép rửa cho đến khi Ngài lên trời. Họ phải là một chứng nhân về Đức Kitô sống lại. Điều kiện quan trọng mà Phêrô đòi để người đó được thay thế Giuđa là người đó phải có sự sống về Đức Kitô một cách sâu đậm. Một Đức Kitô nhập the, một Đức Kitô hiền lành và khiêm nhường, một Đức Kitô đối thoại với dân bằng thánh giá của Người, tình yêu của Người, nhất là bằng sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúng ta thấy rằng ngay trong vấn đề chọn người để cộng tác với chúng ta, chọn người để tiến chức linh mục, không phải căn cứ những điểm họ có ở những môn học, không phải là chọn người biết nói về Thiên Chúa Tiêu chuẩn thứ nhất là chọn những người thực sự có kinh nghiệm về Đức Kitô, thấm nhuần sự sống của Đức Kitô. Cho nên đối với Phêrô là phải chọn những người từng sống với Đức Kitô đã chứng kiến và thấm nhuần gương sáng Đức Kitô. Như vậy chúng ta thấy rằng hiện nay những người đối thoại với chúng ta họ hay nhìn vào để kính trọng đạo chúng ta đó là sự tu thân của chúng ta. Vì Đức Kitô là một người rất từ bỏ mình tuân phục thánh ý Chúa Cha. Khi chúng ta đối thoại với xã hội, với người cộng sản, với các tôn giáo bạn, với người trí thức, người ta không nhìn thấy nơi ta có sức thiêng về sự tu thân. Mình cũng buông tuồng mình cũng là người hưởng thụ thì tất nhiên mình không có sự hỗ trợ thiêng liêng đằng sau, mặc dù mình làm những việc coi như từ thiện bác ái, nhưng mà nó không có sự thiêng liêng hỗ trợ, là sự tu thân của đời sống Đức Kitô. Cho nên phải làm sao khi chúng ta đối thoại chúng ta có thể tương đối nói rằng tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi.

Sự hỗ trợ thứ hai giúp chúng ta đối thoại với xã hội hôm nay là tinh thần  cầu nguyện và phục vụ cộng đoàn. Phục vụ Hội Thánh tôi cũng lấy ra điểm này từ Tông đồ công vu. Khi các tông đồ thấy bận bịu nhiều việc quá thì xin dân chúng chọn ra một số người giúp việc về vật chất để các ngài rảnh rang làm việc tông đồ. Phêrô nói rằng không lẽ chúng tôi bỏ việc bổn phận để lo việc  giúp bàn, vậy theo chúng tôi là anh chị em hãy chọn trong anh chị em bảy người có tiếng tốt đầy Chúa Thánh Thần và khôn ngoan, còn chúng tôi thì sẽ để thời giờ chăm lo việc cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa. Như vậy thì khi đối thoại với người khác chúng ta luôn luôn phải là người có tinh thần cầu nguyện. Bởi vì  đó là nhiệm vụ của tông đồ Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện thường xuyên, cầu nguyện lâu giờ và theo sách Tông đồ công vụ nói rằng cầu nguyện là phục vụ lời Chúa, nghĩa là không phải phục vụ cho ích lợi riêng của mình, mà là phục vụ Hội Thánh. Chẳng hạn như trong lần phái đoàn Toà Thánh sang thì cụ thể là tìm thoả thuận vị  Giám Mục cho Bùi Chu,  phụ tá cho thành phố Hồ Chí Minh, phó cho Phan Thiết, Giám Mục Chánh Toà cho Hưng Hoá và một số vấn đề khác… Thì tất nhiên phái đoàn Toà Thánh chọn những người đưa ra đàm đạo với nhà nước cũng chọn những người có tiêu chuẩn, có tinh thần cầu nguyện, có lợi cho ích chung và nhiều khi chúng ta không thống nhất. Có những người có tinh thần cầu nguyện có phục vụ ích chung có sự khôn ngoan nhưng không phải là cái gốc địa phận đó thì nội bộ chúng ta không chấp nhận. Như vậy là mình không có sự hỗ trợ thiêng liêng cho chính nội bộ của mình thành ra cản ngăn vấn đề xây dựng ích chung. Sự hỗ trợ thiêng liêng là mình tìm ích chung, mặc dầu người Toà Thánh đưa ra không phải là gốc địa phận tôi, không phải là gốc miền Nam, không phải là gốc miền Bắc, nhưng mà họ đủ tiêu chuẩn thì chấp thuận. Phấn đấu để cho Toà Thánh được việc  chứ đừng đòi hỏi người ta phải có như cái như mình muốn, điều nầy không phải là đường lối của Chúa.

Sự hỗ trợ thứ ba là phải có ơn Chúa Thánh Thần. Khi đối thoại tôi cũng lấy đoạn sách vừa nêu là khi chọn bảy người để lo  giúp bàn mà tông đồ đòi có ba điều kiện là đạo đức tốt có ơn Chúa Thánh Thần và có sự khôn ngoan. Tôi cũng lo là bây giờ chọn bà bếp không có ba đức tính đó thì cũng chết, nghĩa là phải có ơn Chúa Thánh Thần, có đạo đức tốt và có sự khôn ngoan để dọn bàn. Phương chi là khi đối thoại với Nhà Nước, với tôn giáo bạn về những vấn đề nhân sự, những người đứng đầu càng cần có những điều kiện trên. Sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để đối thoại mà sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần thì rất bao la, rất bất ngờ, vì mình cứ tưởng rằng thế này là khôn ngoan, lợi cho Hội Thánh, lợi cho dòng mình. Nhưng mà không phải, người ta nghĩ khác, có thể là khôn ngoan về nội dung nhưng cách làm thì không. Nơi làm không đúng, thời gian làm không hợp, mức độ mình làm chưa phải là ý Chúa. Cho nên sự khôn ngoan rất thiêng liêng. Chúng ta biết chỉ một câu nói thôi thì người này nói thì hấp dẫn, có người thì nói không ra hồn gì. Trong vấn đề đối thoại cũng vậy, nhất là đối thoại với thế giới hôm nay, phương chi là đối thoại với Việt Nam hôm nay trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, mình là thiểu số, rất cần phải biết những bước mang tính chất khôn ngoan sau đó phải có sự hỗ trợ đàng sau rất là thầm kín thiêng liêng cầu nguyện khiêm tốn.

Để kết tôi xin chia sẻ hai loại sự kiện mà tôi mới gặp gây ấn tượng khá mạnh khiến tôi đề cập vấn đề đối thoại hôm nay.

Sự kiện thứ nhất gây ấn tượng rất mạnh trong mấy tuần qua với tôi là sự trở lại của một số người trước đây rất ác cảm với Hội Thánh, rất căm thù với linh mục lâu năm rồi. Và đứng đầu lại là một linh mục xuất, họ qui tụ một nhóm phân công hai người theo dõi địa phận Xuân Lộc, hai người kia theo dõi Long Xuyên, hai người khác theo dõi Phan Thiết, nghĩa là có tổ chức theo dõi ghi chép những hống hách của linh mục, những bê bối của linh mục, đời sống sa đoạ của linh mục trong cộng đoàn, của các dòng. Hồ sơ có sẵn khi cần phát đi các nơi, và những tổ chức này có được tiền bạc của một số giáo phái của Tam Điểm. Tình cờ thì tôi  có gặp một số người trong đó qua trung gian và trực tiếp đối thoại nhẹ nhàng, đối thoại trong khiêm tốn, và nhất là đằng sau đối thoại đó có sự cầu nguyện của nhiều người. Sau một thời gian có một số người xin trở lại, họ đi xưng tội làm hoà với Thiên Chúa, đốt những tài liệu ghi chép để sẵn sàng tung ra bôi lọ Hội Thánh. Trong mấy tuần qua tôi gặp bốn trường hợp như vậy rất là xúc động khi họ trở lại họ cám ơn tôi và nói rằng: giả sử trước đây có vị đối thoại với chúng con rất nhẹ nhàng khiêm tốn nhân từ thì đâu  nỗi đến thế này. Các ngài chỉ mắng thôi, chỉ hống hách, chỉ kết án thôi. Sau cùng đẩy chúng con tới chỗ phải căm thù. Tôi kết luận được rằng mình cứ khiêm tốn nhân từ thông cảm và cũng nhận rằng chính chúng tôi cũng có khuyết điểm  nhưng mà khi có ơn Chúa Thánh Thần giúp họ nhận ra  thì tất cả đều là sự Chúa đến. Ai mở lòng ra một cách khiêm tốn thì ơn Chúa sẽ vào, làm cho họ nhận ra  sự thực. Chương trình của Chúa mầu nhiệm lắm nếu mình không khiêm tốn thì mình không nhận ra đâu, mà chỉ nhận ra cái xấu của người khác mà thôi và làm hại cho Hội Thánh.

Sự kiện thứ hai làm cho tôi thấy ray rức đó là  tôi nhận thấy những làn sóng ngầm đã bắt đầu tràn vào Hội Thánh Việt Nam. Những làn sóng ngầm có tính cách hung hăng để phá hoại, để tấn công, để chia rẽ Hội Thánh Việt Nam, mà như vậy tôi thấy nó có đường dây. Từ Việt Nam ra nước ngoài đều có tài trợ và bây giờ thì nó rất mạnh  tôi sợ nhất là nội bộ của mình, chính nội bộ của mình hại mình. Đó là những người tu xuất, linh mục xuất, những người bất mãn với Hội Thánh. Chính những người đó làm nên những làn sóng và vô tình chính mình cũng có những sơ suất, những yếu đuối, những khi dùng quyền quá đáng v.v… thì làm cớ cho người ta phá phách Hội Thánh. Điều mà tôi nói là làn sóng ngầm bây giờ chính Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến đó là: sự hưởng thụ lan tràn khắp nơi trong Hội Thánh, sự nguội lạnh dửng dưng với Hội Thánh đối với việc truyền giáo đối với phần rỗi các linh hồn. Mình thấy người ta bỏ đạo chống đạo mình cứ dửng dưng không quan tâm gì cả.

Một điều nữa là sự mất hướng  trong giới trẻ bây giờ. Một số anh em công giáo bây giờ không còn hướng sống. Thời giờ là để hưởng thụ, còn đi lễ đọc kinh chỉ là máy móc rồi sau đó là sự hẹp hòi, ích ky, sự cục bộ trong Hội Thánh Việt Nam. Tất cả những điều đó là những làn sóng ngầm đang đi vào Hội Thánh Việt Nam do chính nội bộ của mình.

Một làn sóng ngầm nữa là về kinh tế. Khi đến Cái Sắn tôi được nghe có xứ trong một tuần có 7 gia đình  bán đất bán nhà ra đi, mà đất nhà bây giờ không ai thèm mua bởi vì sống ở nông thôn không còn hy vọng thăng tiến, nhất là thăng tiến cho con cái mình. Tất cả những cái đó làm nên một làn sóng ngầm về kinh tế, về chính trị, về tôn giáo. Nó làm cho mình mất sự hăng say về truyền giáo về bình tĩnh về nội tâm. Có những điều đáng lo ngại như vậy tôi nghĩ rằng không có cái gì  là không có thể được trước mặt Thiên Chúa, tôi tin như vậy và Thiên Chúa yêu thương Hội Thánh, yêu thương những người Chúa chọn, mặc dầu chúng ta là những người Chúa chọn có yếu đuối, có sa sút, nhưng mà  vẫn là những người Chúa thương, cho nên trong tháng Trái Tim chúng ta hãy cầu nguyện nhiều.  Chúa chỉ cần chúng ta trở lại với Chúa, trở lại bằng ý chí khiêm tốn. Có thể là hôm nay chúng ta quyết tâm mà ngày mai chúng ta lại tái phạm, chúng ta khiêm tốn cầu xin phó thác thế nào Chúa cũng thương chúng ta. Chúng ta đừng làm nên cớ cho Chúa để Chúa gởi đến cho chúng ta một cơn thử thách mới, những đau đớn và mất mát bởi vì chúng ta cứng lòng quá buộc Chúa  phải thanh luyện.

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2177: TRƯỜNG THÁNH GIÁ


(Bài nói chuyện của Giám mục GB. Bùi Tuần với các linh mục tu sĩ, dịp Tĩnh Tâm  tháng 9/2001)

 

Đề tài chia sẻ hôm nay là trường thánh giá. Có những lý do sau đây khiến tôi chọn đề tài trường Bùi-Tuần 2177


Đề tài chia sẻ hôm nay là trường thánh giá. Có những lý do sau đây khiến tôi chọn đề tài trường thánh giá để chia sẻ ;

Thứ nhất là thời sự đầu tháng 9 đang chú ý đến việc tựu trường tựu trường là để học trẻ con có trường cho trẻ con  thiếu nhi có trường cho thiếu nhi thanh niên có trường cho thanh niên những người chuyên nghiệp có trường chuyên nghiệp để đào tạo riêng đối với chúng ta những người môn đệ Đức Kitô thì cũng cần phải có trường để được đào tạo trong những trường đào tạo chúng ta có trường thánh giá vì thế hôm nay đầu tháng 9 này nhân dịp tựu trường toàn quốc tôi muốn nhắc qua đến việc chúng ta phải biết học những bài học từ  trường thánh giá Chúa Kitô

Thứ hai là giữa tháng 9 này tức là ngày 14/9 có lễ suy tôn thánh giá suy tôn thánh giá không có nghĩa chỉ là thờ kính thánh giá mà thôi mà còn phải biết học những bài học Chúa dạy trên thánh giá vì thế ngay từ hôm nay chúng ta chuẩn bị mừng lễ suy tôn thánh giá bằng cách cùng nhau nhớ lại những bài học Chúa dạy trên thánh giá

Thứ ba là hiện nay việc tu đức mục vụ và truyền giáo nhiều nơi  xem ra đang có khuynh hướng thích thực hiện những cách dễ chịu dễ dàng như là trau dồi trí thức mở mang cơ sở sắm sửa những hình thức bề ngoài mặc dù những việc đó là cần thiết nhưng nếu chỉ có thế mà không cộng tác với Chúa bằng cách đi vào con đường thánh giá thì tôi sợ tu đức mục vụ truyền giáo sẽ có ngày khánh kiệt chúng ta không sợ xã hội cấm cách mà chúng ta sợ chúng ta đi sai con đường Phúc Âm tức là sai con đường thánh giá Chúa đã đi trước mà nếu như vậy không phải là người ta huỷ diệt ta mà chính ta huỷ diệt chính mình nội dung bài chia sẻ này sẽ chỉ có một phần chính nhắc lại năm bài học  rút ra từ thánh giá tất nhiên thánh giá có nhiều bài học nhưng tôi xin phép chỉ nêu lên năm bài học mà thôi

*****

Bài học thứ nhất là về sự khôn ngoan trong chương trình cứu độ tất cả các thánh đều có một quan niệm này là để cứu độ nhân loại Chúa có nhiều cách dễ dàng thông thoáng và nhất là  tỏ quyền lực của mình nhưng Chúa đã không dùng những cách đó mà làm chọn một cách đau khổ đó là thánh giá sự Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá là một chọn lựa rất đớn đau chịu chết treo trên thánh giá là cách chết đứng chớ không phải chết nằm chết ngồi mà là chết đứng với  biết bao đau khổ tinh thần và vật chất để đền tội để xin ơn tha tội để trở thành lễ tế  để vâng phục thánh ý Chúa Cha vậy sự gì Chúa Giêsu đã chọn đó là sự lựa chọn khôn ngoan sự lựa chọn khôn ngoan này nó nhắm mục đích gì trước hết là để chúng ta nhận thức phần rỗi linh hồn là cực kỳ quan trọng phần rỗi chúng ta được mua bằng giá máu của Chúa Kitô bằng biết bao khổ hình của Chúa phần rỗi linh hồn của chúng ta được rửa bằng  bằng máu Chúa cho khỏi tội lỗi được đền tội bằng những đau khổ của Chúa bằng sự khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa Cha của Chúa Kitô tóm tắt  để chúng ta nhận thức phần rỗi linh hồn được hưởng mặt Chúa  tránh sa hoả ngục là một việc rất  quan trọng mà điểm này tôi nghĩ nhiều khi ta chưa nhắc nhở đủ cho giáo dân mình cứ tưởng rằng được rỗi linh hồn thì dễ lắm nếu dễ thì Chúa Giêsu đã không chọn con đường thánh giá khổ đau như vậy rồi  cứ tưởng rằng mình phạm tội rồi đền tội bằng ba kinh Kính Mừng đơn sơ quá đi  Chúa Giêsu đã chịu bao nhiêu khổ cực để chuộc tội để đền tội  rõ ràng để chúng ta nhận thức phần rỗi linh hồn là cực kỳ quan trọng được mọi sự thế gian mà mất linh hồn nào ích gì cho nên Chúa chọn chết trên thánh giá là để nhắc nhở phần rỗi linh hồn là rất quan trọng  Chúa đã lập công cho ta nhưng ta cũng phải lập công tham gia vào đó mục đích thứ hai là để mạc khải tình yêu của Chúa là vô cùng lớn lao Kinh Thánh nói Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một mình xuống thế và Người đã tự nguyện nộp mình chịu chết đền tội thay cho nhân loại đấy là điều chúng ta rất cần phải nhắc nhở cho chính mình  cho đồng bào cho những người thuộc về chúng ta tôi nói lại là sự Chúa Giêsu đã chọn tức là chọn cách  khôn ngoan thì chúng ta phải khôn ngoan lựa chọn con đường Chúa đã chọn trước chúng ta cho chúng ta và thay cho chúng ta có nghĩa là trong mục vụ trong truyền giáo trong tu đức chúng ta đừng bao giờ tránh xa con đường thánh giá cả bởi vì chỉ có thể cứu chuộc được chỉ có thể mạc khải được tình yêu của Thiên Chúa qua con đường thánh giá thí dụ như là chúng ta làm những công việc thường ngày cụ thể như việc ngồi đây chúng ta cũng phải ráng nhưng mà chúng ta không làm vì bổn phận máy móc nhưng chúng ta làm một cách chăm chú với tinh thần tham gia vào mầu nhiệm thánh giá chúng ta nghe chúng ta suy gẫm chúng ta nói năng chúng ta tiếp xúc hợp với tinh thần của Đức Kitô trên thánh giá có thực hiện việc này để hiến tế đời con con thực hiện việc nhỏ bé này với sự vất vả để đền tội con đền tội cho cộng đoàn của con con làm việc này một cách hết tận tình để xin ơn tha tội cho đất nước con  con làm việc này để xin Chúa ban ơn cứu rỗi ơn trở lại cho những người đang hấp hối vv nghĩa là trong bất cứ lúc nào chúng ta hãy cố sớm lựa chọn khôn ngoan theo Đức Kitô  là đường thánh giá để mà mua lấy phần rỗi ngoài bổn phận hằng ngày tôi thiết tưởng mỗi người chúng ta trong tu đức cũng đã thực hiện tự nguyện hãm mình ép xác tự nguyện đối với những cái chúng ta có quyền hưởng thụ nhưng chúng ta tự ý bỏ đi chúng ta tự  ý khước  từ nhất là chúng ta tự ý giữ một kỷ luật thinh lặng trong nội tâm  bởi trong thinh lặng chúng ta lắng nghe tiếng Chúa và trong thinh lặng chúng ta kết hợp với Chúa là sự bình an nhất là trong một thế giới đầy những ồn ào đầy những tiếng nói đầy những gợi ý không đúng Phúc Âm  chúng ta cần phải bắt chước Đức Kitô đi vào con đường thánh giá nhất là chúng ta sống tinh thần lựa chọn sự khôn ngoan trong công trình cứu độ bằng cách hiệp thông với Chúa Thánh Thần cũng như Đức Kitô khi Người trên thánh giá đi vào cuộc tử nạn thì cũng là vâng phục sự hướng dẫn của Thánh Thần để qua thái độ lời nói việc làm cách sống chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa là tình yêu có thể là anh chị em đã có những kinh nghiệm và nhiều người cũng đã kinh nghiệm  tôi cũng vậy nhiều khi đi làm nhiều khi nói chuyện  mà nhìn thấy một người mình không quen nhưng chỉ nhìn sơ qua cách họ sống cách họ đối xử nói năng thì cảm thấy có Chúa Thánh Thần trong họ  nó toả ra một cái gì đó thiêng liêng đặt câu hỏi cho mình tại sao người đó có khác hơn những người xung quanh là vì họ sống mầu nhiệm thánh giá họ hãm mình ép xác họ dâng chính mình làm của lễ theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần chính đó là cách chúng ta truyền giáo trong một xã hội nhiều khi hạn chế những hoạt động bề ngoài

Bài học thứ hai về tu tâm đời sống thiêng liêng chúng ta đi tu thường nói về đời sống thiêng liêng những người ngoài công giáo thường hay nói về đời sống tâm linh đời sống tâm linh hay là đời sống thiêng liêng là một điều mà người Á Châu rất mộ mến trong Thượng Hội Đồng các Giám Mục Á Châu tôi thấy tất cả các Đức Cha thuộc nhiều nước khác nhau đều nói rằng người Á Châu có 2 đặc điểm này một là nghèo túng hai là sống đạm bạc rất giàu về tâm linh  nếu để ý quan sát thì chúng ta thấy mấy ngày qua ngày 14, 15, 16 âm lịch những người lương đã ăn chay đã cầu nguyện đã bố thí để tỏ lòng hiếu thảo với những người đã qua và giúp đỡ những linh hồn mồ côi trong những ngày vừa qua nhiều cú điện thoại gởi tới cho tôi do giáo dân thành phố và những tỉnh xa họ nói rằng họ là những công chức bác sĩ  những thầy cô giáo thay vì tổ chức đi chơi họ đi tìm những nơi tu viện để tĩnh tâm cầu nguyện thì rõ ràng là trong đạo ngoài đời  đời sống tâm linh hiện nay đang phát triển mạnh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần tôi nói là cả người ngoài công giáo cũng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để đi vào đời sống tâm linh cầu nguyện bố thí ăn chay thì đây là một cách chúng ta có thể dùng khi chúng ta tìm về trung tâm đời sống tâm linh nhìn vào Đức Kitô trên thánh giá chúng ta tự hỏi rằng Ngài dạy đời sống tâm linh nhất là ở điểm nào theo tôi thì Ngài nhắc nhở nhất là  hãy nhận thức rõ đâu là trung tâm đời sống thiêng liêng trung tâm đời sống thiêng liêng chính là tìm Nước Thiên Chúa chúng con đừng phải lo gì ăn gì sắm gì nhưng tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước mà Nước Thiên Chúa là gì thưa là để cho Thánh Thần ngự trị  hướng dẫn trong ta để chúng ta thực thi thánh ý Chúa Cha đi về với Chúa Cha lạy Cha xin đừng theo ý Con nhưng theo ý Cha mọi đàng đó là dấu Đức Kitô sống trung tâm đời sống thiêng liêng là vâng phục thánh ý Chúa Cha chọn Nước Thiên Chúa lạy Cha con xin phó dâng linh hồn con trong tay Cha  đó là Nước Thiên Chúa Nước Thiên Chúa là để cho Thánh Thần tình yêu Thiên Chúa ngự trị hướng dẫn trong lòng ta Đức Kitô nói Nước Thiên Chúa không ở chỗ này chỗ kia mà Nước Thiên Chúa ở trong lòng các ngươi tức là để cho Chúa ngự trị để cho Chúa hướng dẫn Chúa hướng dẫn làm những sự thánh ý Chúa Cha muốn điểm này chúng ta cũng cố gắng khi vào trong đời sống tu sĩ của chúng ta bởi vì nhiều khi chúng ta làm nhiều việc mà chúng ta tưởng rằng đó là mở Nước Chúa nhưng không phải làm theo ý Chúa Cha không phải là làm theo khả năng của ta và làm theo sở thích của ta mà làm những gì có lợi ích thiêng liêng cho các linh hồn theo thánh ý Chúa chúng ta thấy Đức Kitô khi chọn lựa thánh giá để cứu chuộc nhân loại thì trước mặt con người coi như đó là một cái chết thô thiển không khôn ngoan nhưng Đức Kitô đã chọn bởi vì Ngài muốn  vâng phục ý Chúa Cha đến cùng để giới thiệu Nước Thiên Chúa  là như vậy đó trọng tâm của Nước Thiên Chúa là đi về với Cha bằng cách tuân phục ý Cha bằng cách tuân phục hướng dẫn Thánh Thần của Cha trong vấn đề trung tâm đời sống thiêng liêng chính mình cũng phải nhắc đi nhắc lại cho mình  mỗi một ngày chúng ta trở về với trung tâm đó nhiều khi chúng ta quên trung tâm đó  rồi cứ ở những vũng nước bởi vì tình yêu của Thiên Chúa như biển cả như giòng sông không bao giờ hết còn mình thì không đi vào đó không trầm mình vào biển cả tình yêu mà cứ đi tìm nước trong sình lầy trong những cái giếng cạn rồi mình lo lắng đó không phải là Nước Chúa Nước Chúa là mênh mông tình yêu ở trong lòng ta Thiên Chúa ở trong ta ta ở trong Chúa đó là Nước Chúa  Mấy ngày nay tôi có suy nghĩ về biến cố 2/9 , 30/4 tôi nghĩ rằng trong đó có thánh ý Chúa và một khi mình nhìn thấy rõ ràng thánh ý Chúa muốn như vậy thì mình phải lập tức vâng phục thánh ý Chúa và đi vào những con đường khôn ngoan trong tu đức trong truyền giáo  để đưa đồng bào Việt Nam đến Nước Thiên Chúa một cách thích hợp nếu không tìm ra thánh ý Chúa  chúng ta sẽ không có giới thiệu được tình yêu của Thiên Chúa không giới thiệu được bộ mặt Hội Thánh phục vụ yêu thương khiêm tốn đối thoại  bởi vì chúng ta đi sai không nhận ra ý Chúa không nhận ra trung tâm Nước Chúa  mà chỉ trung tâm Nước Chúa chỉ được mạc khải cho những linh hồn bé mọn khiêm tốn còn mình kiêu căng muốn thắng người ta muốn ngồi trên người ta thì không phải Đức Kitô dạy trung tâm Nước Chúa trên thánh giá trong thế một người thua nhưng mà thua để Nước Chúa thắng

Bài học thứ ba về sự thinh lặng nhìn Chúa Giêsu trên trên thánh giá chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thinh lặng Ngài nói chỉ mấy lời việc Đức Mẹ và đứng dưới chân thánh giá những người trò của Đức Kitô hai vị đó cũng rất thinh lặng không nói tiếng nào thầy trò trong trường thánh giá đều thinh lặng cầu nguyện trong thinh lặng hy sinh trong thinh lặng yêu thương trong thinh lặng hiến tế mình trong thinh lặng và vâng phục thánh ý Chúa Cha trong thinh lặng chúng ta thấy thinh lặng ngay trong tâm lý thường cũng là một điều gì có tính cách thánh thiện thì phương chi sự thinh lặng trong mầu nhiệm thánh giá quan sát chuang quanh và quan sát chính mình khi một tình yêu đi đến một đỉnh cao cực độ thì người ta thường thinh lặng không nói người mà nói nhiều là người không yêu trên một đỉnh cao rồi khi hy sinh đến đỉnh cao thì thường hy sinh trong câm nín chứ không phải là vừa hy sinh vừa la lối vừa kể lể hy sinh thường rất thinh lặng khi cầu nguyện trrên đỉnh cao thì ta thấy tâm hồn mình không nói gì cả chỉ muốn nhìn Đức Kitô nhìn Ba Ngôi lắng nghe tiếng Chúa yêu mến hiệp thông kết hợp  đây là một bài học quý để chúng ta thực thi trong phụng vụ trong tu đức và trong những cuộc tiếp xúc của chúng ta bởi vì hiện nay nhiều nơi có phong trào cả trong thánh lễ thích ồn ào thích náo động  thích múa máy thích nói năng cả trong nhà dòng nhiều khi cũng vậy  bởi vì nhà dòng là nơi trưởng thành rồi không cần phải gợi ý nhiều quá làm như tất cả mọi người đều là con nít phải có một người cầu nguyện thay hãy thinh lặng sự thinh lặng khi cầu nguyện như vậy để chúng ta gặp gỡ Chúa và để chúng ta lắng nghe ý Chúa tôi quan niệm rằng cầu nguyện là nghe tiếng Chúa hơn là nói với Chúa như vậy thì thinh lặng nhiều lắm tôi thấy có nhiều người công giáo  đi học Kinh Thánh với các anh em Tin Lành và về thì họ đổi rất khác họ cầu nguyện theo kiểu Tin Lành đọc lên 1 Lời Chúa chia sẻ với nhau đôi phút rồi  thinh lặng cầu nguyện cho nhau  phong trào người công giáo đi học Kinh Thánh nơi Tin Lành là khá đông Cái Sắn cũng đã có nhiều lắm tại thành phố cũng vậy  người ta khen cách dạy Kinh Thánh nơi Tin Lành và cách cầu nguyện nơi Tin Lành hơn mình  mình sáng chế nhiều nghi thức quá những kỷ niệm gây ấn tượng cho tôi là   khi cầu nguyện thinh lặng trong nhóm có những nhóm cầu nguyện chúng tôi có kỷ luật đơn sơ khi họp nhóm  nhóm này thực hiệnở bây TÂy nhiều nước khác nhau nhưng mà trong một tổ chức  bắt đầu hỏi thăm nhau sau đó mỗi một người trình bày một số khó khăn đời sống tu đức của mình và sau cùng thì cùng nhau đi chầu Mình Thánh một tiếng đồng hồ sau đó có bữa cơm thân mật gia đình trong giờ cầu nguyện trước Mình Thánh chỉ có Lời Chúa mà thôi không ai nói một lời nào kinh nghiệm khác đó là những lần tôi dâng thánh lễ với Đức Thánh Cha trong nhà nguyện riêng khi ngài nói chúng ta dâng lời cầu nguyện thì ngài ngưng một lúc khá lâu hay là khi ngài hô hào ăn năn đền tội trước  lễ thì cũng thinh lặng rồi khi đọc Phúc Âm xong ngài ngồi suy gẫm thinh lặng  tất cả những giây phút đó linh thiêng đặc biệt là một số lần tôi gặp riêng ngài thì ngài và tôi vào nhà nguyện quỳ xuống đất cầu nguyện chung cầu nguyện cho đất nước Việt Nam cầu nguyện cho Hội Thánh  đấy là những cách đi vào tâm hồn mình không cần nói gì cả cứ nhìn lên Mình Thánh nhìn lên tượng Đức Kitô nhìn lên Đức Mẹ mà cầu nguyện  hai người cầu nguyện cho Hội Thánh vậy thôi sự đó gây ra xúc động và những kỷ niệm không bao giờ quên tôi nghĩ không phải vì bề ngoài mà chính là tâm hồn cầu nguyện khi chúng tôi cầu nguyện trong thinh lặng thì Chúa đến giữa chúng tôi.

Bài học thứ tư là bài học về sự liên đới với những kẻ khổ đau  khi Chúa Giêsu tự ý nên giống những người bị khinh miệt bị khước từ bị khai trừ  thì Đức Kitô làm cho người ta nhận thấy Đức Kitô không nên giống những người giàu sang mà Đức Kitô  chọn nên giống những người đau khổ những người hèn kém và chính bài học đó bây giờ và mãi mãi sau này khiến đạo ta nói chung và Đức Kitô nói riêng trở nên một hình ảnh bác ái vị tha quảng đại quên mình người ta thuật lại rằng trong nhà tù giam những tử tù  những người trong đó phẫn nộ chống lại Chúa đánh lẫn nhau  nhưng trong đó có một linh mục tức là cha maximilianô Kolbe khi ngài tự ý chịu chết thay cho một người thì lập tức phòng tử tù đó đổi không khí  mọi người đều trở nên đạo đức cảm tạ Thiên Chúa Chúa đến với chúng ta qua vị linh mục tự ý đến với chúng ta tự ý nên giống với chúng ta mới rồi người ta cũng kể một nhà tù bên  những tử tù rất khổ đau người ta làm loạn rồi một ngày kia có một người nữ tu xin tình nguyện vào tù và chịu chấp nhận thân phận người tù như những người tù trong trại giam chỉ có một điều là chị bình tĩnh cầu nguyện an ủi  ít ngày sau cả trại giam đó đổi mới  người ta thay vì cãi nhau thì bắt đầu yêu thương nhau bởi vì thấy rằng Chúa đến với họ Chúa trở nên như họ và người ta tự hỏi tại sao chị này có một sức mạnh như vậy thì Chúa soi sáng cho thấy chị đó có Chúa Kitô  Chúa đã trở nên một người như một người đau khổ nhất Chúa  sai chị đến với những người khổ đau để họ tìm thấy ơn cứu độ ơn tha tội trong kỳ bão lụt trước đây ở Huế tôi có dịp ra thăm một vùng gọi là vùng  quê quán của những người   khi thấy chúng tôi đến và ai cũng ca ngợi mấy nữ tu ở đó những nữ tu ở đó cả năm mới có dịp trở về đi lễ  bởi vì xa xôi lắm khi bị bão lụt mấy chị chịu cùng một số phận như những người khác cũng rất khổ khi bão lụt qua đi trong nhà còn gì thì chia tất cả cho người xung quanh tôi thấy những người chung quanh mừng lắm họ ca tụng các chị ca tụng đạo công giáo họ nói rằng cho đến bây giờ chưa có pphái đoàn nào của nhà nước hay ngoại quốc đến thăm chúng tôi cả an ủi chúng tôi là mấy chị nữ tu đây một câu hỏi đặt ra là tại sao mấy chị có một tinh thần như vậy tức là  liên đới với kẻ khổ đau tự nguyện trở nên nghèo túng như những người khổ đau tự nguyện hhoà mình với những khổ đau đó là một bài học truyền giáo một cử chỉ như vậy làm cho người ta đón nhận Đức Kitô

Bài học sau cùng là bài học về tự do nội tâm khi Chúa Kitô bị đóng đinh thì hoàn toàn bị mất hết tự do tay bị đóng đinh không làm được gì chân bị đóng đinh không bước đi đâu được và tất cả mọi cái chung quanh đều do lính tráng canh gác  nhưng nội tâm của Đức Kitô hoàn toàn tự do không ai trói buộc được nội tâm Ngài nội tâm của Đức Kitô hoàn toàn tự do mến Chúa Cha hết lòng thương yêu người khác như chính mình hiến tế chính mình thay cho nhân loại tự do tha thứ cho kẻ làm hại mình tự do vâng phục thánh ý Chúa Cha không ai cản trở được mình làm những việc đạo đức đó sự kiện này giúp chúng ta hiểu rằng vấn đề tự do tôn giáo  quan trọng ở tự do tâm hồn tự do tâm hồn tự do nội tâm chứ không phải là tự do bề ngoài để tổ chức mọi nghi thức nhưng mà trong một hoàn cảnh nào đó tự do tôn giáo có hạn chế hay là không còn thì chúng ta cũng còn tự do nội tâm mà nội tâm ssẽ có những việc Chúa Thánh Thần hướng dẫn để chúng ta làm những việc vĩ đại nhờ chúng ta sống mầu nhiệm thánh giá hiện nay chúng ta thấy trong nhiều nhà dòng có những chị đau ốm có những vị giám mục đau ốm có những giáo xứ linh mục đau ốm có những giáo dân nghèo túng bệnh tật như bị đóng đinh mình trên giường bệnh  đừng tưởng rằng họ không làm gì đâu tất cả những người đó vẫn còn tự do nội tâm khi được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và được thúc đẩy họ dâng hy sinh của mình cầu nguyện của mình cho các linh hồn cho chúng ta hoạt động có hiệu quả hơn ai đã sống trong cảnh đau đớn tinh thần vật chất theo tinh thần Đức Kitô thì hiểu được nếu không có một thánh giá đi kèm thì tất cả những hoạt động bề ngoài của chúng ta nhiều khi trở nên trống rỗng.

Để kết, tôi nhắc lại lời Kinh Thánh và cũng là lời chúng ta hát lúc nãy thánh giá là con đường đến phục sinh không thể mến phục sinh mà không phải đi qua con đường thánh giá tình hình hiện nay cho thấy tội ác gia tăng tăng một cách thuyết phục và đạo đức đang xuống ở nhiều nơi cách thê thảm tình hình này cho phép chúng ta nghĩ rằng quyền lực Satan hiện nay đang mở rộng đang đắc thắng ở nhiều nơi Đức Thánh Cha Phaolô VI có một lần nói Satan đã lẩn vào Hội Thánh và khói của Sata đã  lẻn vào những lổ trống của toà nhà Hội Thánh bây giờ chúng ta đang thấy như vậy để chống Satan thì Chúa đã dạy là hãy dùng cầu nguyện và hãm mình vì thế chúng ta chỉ có thể làm cho Hội Thánh chúng ta phục sinh làm cho giáo xứ và chính ta được sống lại  nhờ hãm mình ép xác nhờ đi vào con đường thánh giá thánh giá của chúng ta thì ai cũng biết việc bổn phận thường ngày nhưng mà bổn phận  với những vất vả chứ không phải với những chuyện máy mọc vất vả để mà tu luyện vất vả phấn đấu để đào tạo chính mình vất vả để xoay sở học hỏi  đối thoại với xã hội vất vả để đổi mới đoàn chiên vất vả để đổi mới giáo xứ vất vả để phát triển con người thánh giá của chúng ta là tỉnh thức để mà chống lại ba thù Satan xác thịt và những thói xấu của thế gian nhất là phải giữ một kỷ luật về nội tâm bởi vì nếu chúng ta sống không có kỷ luật nội tâm  tới đây hay tới đó tôi sợ rằng đời tu của chúng ta quá buông thả không còn là tu chỉ là một nghề nghiệp thôi thánh giá của chúng ta là những bệnh nạn, những mệt mỏi những hao mòn những vụng về những giới hạn nhiều khi cũng là tội lỗi của chúng ta nữa thánh giá của chúng ta là những khó khăn trong đời sống chung với nhau riêng tôi tôi thấy thực sự thánh giá nặng nhất đối với tôi   là chính mình tôi với những hạn chế về mặt này mặt khác mình không muốn mà nó cứ tồn tại đó là thánh giá rất nặng  nhưng mà chúng ta tin rằng khi mà chúng ta đón nhận thánh giá khi chúng ta sống mầu nhiệm thánh giá với tinh thần của Đức Kitô thứ nhất là để lo phần rỗi mình và con chiên mình thứ hai để tìm trọng tâm của Nước Thiên Chúa và giới thiệu tình yêu bao la của Thiên Chúa nhất là để cho Thiên Chúa ngự trị trong chính lòng mình tôi thấy bình an lắm mỗi một lần mình chấp nhận như vậy thì mầm mống sự chết  bớt đi mầm mống sống lại thêm lên chúng ta đọc Phúc Âm thấy rằng khi cất xác Chúa Giêsu và táng trong mồ thì người ta lấy một tảng đá rất lớn che kín cửa mồ lại người ta tin rằng mồ đó sẽ chôn vĩnh viễn Đức Kitô nhưng mà ai ngờ chỉ ít ngày sau tảng đá đó bị lăn ra Chúa đã sống lại thì hiện nay trong lòng ta cũng có những tảng đá rất lớn nó che lấp cánh cửa vào của Thánh Thần của  Đức Kitô giáo xứ chúng ta Hội Thánh của ta đồng bào của ta cũng vì những hòn đá rất lớn đó là  ý riêng mình  che đi cửa ơn thánh nhưng mà nếu một số người được Chúa kêu gọi  trong đó có chúng ta biết sống mầu nhiệm thánh giá chấp nhận mầu nhiệm thánh giá thì chúng ta tin tưởng rằng những hòn đá che cửa lòng ta  dù nặng thế nào to thế nào một ngày nào đó nó cũng phải lăn đi bấy giờ mồ trở nên trống Đức Kitô sẽ sống lại sống lại cho  ta sống lại trong Hội Thánh của ta sống lại trong quê hương của ta sống lại trong thế giới của ta

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2178: Sự tỉnh thức của Đức Mẹ trong hành trình sống ơn gọi


(Bài nói chuyện của Giám mục GB. Bùi Tuần với các linh mục tu sĩ, dịp Tĩnh Tâm  tháng 10/2001)

 

Đề tài chia sẻ hôm nay là sự tỉnh thức của Đức Mẹ trong hành trình sống ơn gọi. Trước hết ý Bùi-Tuần 2178


Đề tài chia sẻ hôm nay là sự tỉnh thức của Đức Mẹ trong hành trình sống ơn gọi.

Trước hết ý nghĩa tổng quát của đề tài này là Đức Mẹ tỉnh thức trong ơn gọi của mình, tức là Đức Mẹ biết sống ơn gọi một cách thích hợp đáp ứng nhu cầu Phúc Âm của từng tình hình.

Có hai lý do khiến tôi đề cập vấn đề này:

Lý do thứ nhất là tháng Mân côi trong tháng Mân côi chúng ta cũng như mọi người quen chú ý tăng cường cầu nguyện bằng việc đọc kinh Mân côi và khi đọc kinh Mân côi chúng ta thường suy gẫm 15 mầu nhiệm được gợi ý trước từng đầu chục kinh Mính Mừng riêng đối với những người tu chúng ta nhất là những người có nhiệm vụ đứng đầu cộng đoàn chúng ta cũng có thể suy gẫm một cách khác suy gẫm mà tôi xin gợi ý ở đây là suy gẫm về ơn gọi của Đức Mẹ Chúa gọi Đức Mẹ cộng tác vào việc cứu độ và Đức Mẹ đã trải qua nhiều tình hình khác nhau và khi trải qua các tình hình khác nhau như vậy  Đức Mẹ đã sống ơn gọi với những cách khác nhau nhất là khi Chúa thấy nhu cầu của từng hoàn cảnh thì Chúa gọi Đức Mẹ hãy đề cao một điểm đạo đức nào đó được coi là thích ứng được coi là đáp ứng được nhu cầu của tình hình đó và Đức Mẹ đã tỉnh nhận ra và đã thực hiện  như vậy ơn gọi không phải là cứ sống đều đều ngày nào cũng như ngày nào tình hình nào cũng như tình hình nào  nhưng mà phải thay đổi lúc đề  cao lúc này lúc đề cao điểm khác chúng ta xin  để mà bắt chước.

Lý do thứ hai là lý do thời sự thời sự thế giới đang chuyển biến qua nguồn thông tin chúng ta thấy nhân loại có vẻ đang đi vào một giai đoạn lịch sử rất khác trước đây lịch sử chúng ta đang nhìn thấy trước mắt có một đặc điểm là sẽ nổ ra nhiều xung đột  gay gắt xung đột gay gắt có tính cách tôn giáo có tính cách sắc tộc có tính cách văn hoá có tính cách chính trị ít ngày nay chúng ta thường nghe thấy Hồi giáo Thiên Chúa giáo  vv vẫn có xung đột rồi thời sự Hội Thánh Việt Nam cũng có vẻ đang chuyển biến và xem ra cũng đang đi vào một giai đoạn lịch sử khác trước giai đoạn đang tới xem ra có  đặc điểm là bất ổn bất ổn về kinh tế bất ổn phần nào về tôn giáo bất ổn về đạo đức gia đình trật tự xã hội trong những tình hình chuyển biến này ơn gọi của Hội Thánh Việt Nam nói chung ơn gọi của từng dòng từng giáo xứ nói riêng nhất là của từng người chúng ta cần phải nhấn mạnh đến điểm nào cho thích hợp để biết điều đó thiết tưởng chúng ta nên theo gương hành trình sống ơn gọi của Đức Mẹ.

Nội dung chia sẻ gồm 2 phần:

Phần thứ nhất là phần chính sẽ phân tích tình hình ơn gọi Đức Mẹ.

Hhành trình này sẽ chia ra làm 4 thời kỳ quan trọng, để chúng ta xem trong mỗi một thời điểm quan trọng Đức Mẹ đã sống ơn gọi mình thế nào.

Phần thứ hai về một số kinh nghiệm cụ thể của ơn gọi truyền giáo của tôi, của anh chị em của địa phận chúng ta.

*****

Phần thứ nhất là chúng ta xem hành trình ơn gọi Đức Mẹ chúng ta chia hành trình cứu độ của Chúa Giêsu ra làm 4 thời kỳ và Đức Mẹ đã cộng tác vào 4 thời kỳ đó.

Thời kỳ Thứ nhất là hành trình Tin Mừng được chuẩn bị khai trương.

Trong thời kỳ thứ nhất này là thời kỳ Đức Mẹ cộng tác vào sự chuẩn bị cho Tin Mừng sắp được khai trương.

Tthời kỳ này khá dài 30 năm tức là từ biến cố Đức Kitô được truyền tin cho Đức Mẹ cho đến biến cố Chúa Giêsu vào sa mạc ăn chay 40 đêm ngày và vào hội trường Nadarét giảng lần đầu tiên.

Tthời kỳ này Đức Mẹ sống ơn gọi của mình thế nào tôi thấy vẻ đẹp nổi nhất của ơn gọi Đức Mẹ được Phúc Âm trình bày trong một câu “Đức Mẹ giữ kín các sự đó trong lòng”.

Thánh Luca viết 2 lần câu đó:

Lần thứ nhất là sau khi đẻ thì Luca viết  “còn về bà Maria bà giữ lại các biến cố  và suy gẫm trong lòng” (Lc 2,19).

Sau đó, khi đi tìm thấy Chúa trong đền thờ, thì Luca lại viết “và Mẹ Ngài giữ lại tất cả những biến cố đó trong lòng mình” (Lc 2,51).

Suốt 30 năm, thời kỳ chuẩn bị cho Tin Mừng khai trương có thể nói Đức Mẹ suy gẫm trong lòng, cầu nguyện trong lòng.

Chúng ta biết cách cầu nguyện của Đức Mẹ, suy gẫm của Đức Mẹ chủ yếu là đối diện với Thiên Chúa, nhất là lắng nghe Thiên Chúa nói với mình, chứ không chủ yếu đọc cho nhiều kinh.

Chúa nói với Đức Mẹ qua lời Cựu Ước, qua lời Thiên Chúa là Đức Kitô, qua các biến cố xảy ra. Nhất là Chúa nói với Đức Mẹ qua chính đời sống khiêm nhường, khó nghèo, tự hạ, ẩn dật, của Chúa Giêsu, và nhờ tinh thần cầu nguyện như vậy, tức là sống giữa cái nhìn của Thiên Chúa, lắng nghe Thiên Chúa, thì Đức Mẹ khám phá ra dung mạo thực của Thiên Chúa.

Sự khám phá ra dung mạo của Thiên Chúa phải có sự ngắm nhìn dung mạo của Đức Kitô, và khi dung mạo của Thiên Chúa đã trở thành trung tâm đời sống Đức Mẹ, thì Đức Mẹ biến đổi. Biến đổi trong cái nhìn của mình, trong suy nghĩ của mình, trong lựa chọn của mình.

Trong thời kỳ này, chúng ta nhận thấy chân dung của Đức Mẹ là chân dung con người cầu nguyện.

Đức Mẹ vẫn giữ chân dung đẹp đó khi chúng ta đọc lịch sử Hội Thánh,  nhất là những biến cố Đức Mẹ hiện ra. Bên đó, chúng ta luôn thấy Đức Mẹ hiện ra giữ chân dung con người cầu nguyện. Đức Mẹ cầu nguyện ngây ngất như thể cầu nguyện là bản tính của Đức Mẹ, như thể cầu nguyện là vẻ đẹp căn cốt của Đức Mẹ.

Đúng là Đức Mẹ đã tỉnh thức với ơn gọi của Chúa, để trong suốt 30 năm chuẩn bị cho Tin Mừng khai trương Đức Mẹ chỉ cầu nguyện suy gẫm.

Điều này dạy chúng ta là khi đào tạo chính mình để trở nên người truyền giáo, chúng ta phải rất quan tâm chuẩn bị mình bằng việc cầu nguyện, suy gẫm.

Chương trình đào tạo những người sẽ trở nên linh mục sẽ trở nên tu sĩ làm việc truyền giáo, chúng ta phải để ý dành một số năm để dạy họ biết cầu nguyện và thích cầu nguyện.

Tôi nói là phải thích cầu nguyện, chứ không phải là đọc cho nhiều kinh. Cầu nguyện như tôi vừa nói là thinh lặng, là đặt mình dưới cái nhìn của Chúa.

Lắng nghe Chúa là khám phá ra dung mạo thực của Chúa và lấy Chúa làm trung tâm đời mình.

Sự này đã dạy chúng ta là ngay khi chúng ta sắp làm một việc gì về mục vụ và truyền giáo, sắp giảng dạy, sắp giao tiếp với những người chúng ta cần phải thuyết phục, chúng ta phải rất cầu nguyện trước. Bởi vì, phải có ơn Chúa, ta không nói, nhưng chính Thánh Thần nói trong ta, thì mới có thể  làm việc truyền giáo được.

Tôi nói như vậy,  là cũng đển nói với chính mình tôi, trước khi mình giảng, mình phải tập trung cầu nguyện. Mà bài giảng của mình, bài Phúc Âm của mình sắp đọc, cũng phải xem trước, cũng phải cầu nguyện trước, chứ không phải đến giờ mở ra bài nào là đọc bài đó, căn cứ vào đó mà giảng theo hứng. Phải cầu nguyện trước như Đức Mẹ trong thời gian chuẩn bị cho Tin Mừng khai trương

Thời kỳ thứ hai của hành trình ơn gọi Đức Mẹ là khi Tin Mừng bắt đầu được khởi sự trong giai đoạn này Đức Mẹ sống ơn gọi của mình thế nào tôi thấy ơn gọi của Đức Mẹ được tập trung vào một đoạn Phúc Âm “khi Chúa Giêsu còn đang nói với các ông thì có Mẹ và anh em của Ngài đứng bên ngoài tìm cách nói chuyện với Ngài. Có kẻ thưa Ngài rằng thưa Thầy có Mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Thầy. Chúa Giêsu bảo người ấy rằng ai là Mẹ Thầy ai là anh em Thầy. Rồi Ngài chỉ các môn đệ và nói đây là Mẹ Thầy và đây anh em Thầy vì hễ ai thi hành thánh ý Chúa Cha Đấng ngự trên trời người ấy là anh em Thầy là Mẹ của Thầy đoạn Phúc Âm này cho ta thấy trong thời kỳ Chúa Giêsu khởi sự rao giảng Tin Mừng thì Đức Mẹ sống nổi bật nhất về sự từ bỏ mình và vâng phục ý Chúa Cha Đức Mẹ không còn dám đi tìm con mình để về cùng sống với mình để sống ấm áp trong cảnh mẹ con như trước mà từ bỏ những cái đáng lẽ ra mình được quyền hưởng  rồi phải sống thi hành thánh ý Chúa Cha ai thi hành thánh ý Chúa Cha Đấng ngự trên trời người ấy là anh em là mẹ Thầy trong thời kỳ này Đức Mẹ tỉnh thức và nghe được việc Chúa muốn và thế nào là thi hành thánh ý Chúa Cha  điểm này chúng ta cũng nói với mình với người khác  Đức Kitô dạy làm theo  ý Chúa Cha làmtheo ý Đấng đã sai Ta làm tất cả những gì trong phạm vi kẻ được sai đi đó là làm theo ý Chúa Cha không làm những sự gì trong phạm vi kẻ được sai đi đó là không đúng tất cả đều làm vì được sai đi  như Cha đã sai Thầy Thầy cũng sai các con  trong bổn phận của tôi của anh chị em  luôn luôn phải hỏi mình xem làm việc này làm việc kia có nằm trong phạm vi của kẻ được sai đi không trong phạm vi kẻ được sai đi như của tôi của anh chị em  có điều gì chúng ta biết mà không chịu làm không đấy là những cái đề cao trong thời gian Chúa gọi chúng ta làm chứng cho Chúa rao giảng cho Chúa  các thánh đã đi theo con đường đó chẳng hạn như là thánh Phanxicô Atdixi mà chúng ta sắp mừng kính  thánh Phanxicô có 4 chi tiết ngài nhìn ngắm Đức Kitô trên thánh giá ngài  được Chúa Kitô trên thánh giá nói với ngài rằng  toà nhà Hội Thánh sắp sụp đổ Cha sai con đi đỡ toà nhà đó khỏi sụp đổ  ngài biết là ngài được sai đi nhưng mà đỡ toà nhà Hội Thánh khỏi sụp đổ bằng cách nào thì dần dần ngài biết là bằng cách như Đức Mẹ sống từ bỏ mình sống khó nghèo và khi ý định của Phanxicô được bề trên tác động ngài đã sống rất khó nghèo và gắn bó với Đức Kitô Đức Kitô  chính là Tin Mừng Đức Kitô chính là đường Đức Kitô chính là sự sống ngài đã biết  để cứu Hội Thánh thì ngài phải khó nghèo  trở nên khiêm tốn trở nên bé nhỏ thì mới đỡ được toà nhà Hội Thánh khỏi sụp đổ chứ không phải dùng tiền bạc hay quyền lực nhiều khi hiện nay cũng như trước đây nhiều người không muốn tin vào Hội Thánh chúng ta là bởi vì họ thấy chúng ta không từ bỏ chúng ta sống như là người trần thế chúng ta lại làm theo ý riêng chạy theo những lợi lộc  thế gian thành ra họ không thấy một cái gì là sức mạnh của Thiên Chúa  trong chúng ta trong ơn gọi chúng ta nhất là qua lúc này tôi thiết tưởng bắt chước Đức Mẹ tăng cường sự từ bỏ mình thực thi thánh ý Chúa hoặc làm tích cực những gì mà nhiệm vụ những kẻ được sai đi phải làm.

Thời kỳ thứ ba là thời kỳ Tin Mừng trong hoàn cảnh bi đát  đó là thời kỳ Chúa Giêsu bị bắt bị kết án bị chết khổ nhục môn đệ thì sợ hãi  chối thầy trốn chạy còn dân chúng thì chế giễu Chúa Kitô trong hoàn cảnh mà Tin Mừng bị rơi vào  hoàn cảnh suy sụp bi đát bề ngoài như vậy ơn gọi của Đức Mẹ là thế nào tôi có thể nói là Đức Mẹ nhớ lại tiên tri Simêon “phần bà một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng bà” lúc này Đức Mẹ đã đón nhận lời Đức Kitô nói trên thánh giá nói với Đức Mẹ đây là con Mẹ Đức Mẹ biết ơn gọi Đức Mẹ trong lúc đó là phải trở nên người mẹ hiền  biết an ủi con cái biết khích lệ niềm tin  giúp đỡ những kẻ sa ngã tôi nghĩ là trong thời gian đó khi Chúa Thánh Thần chưa hiện xuống Hội Thánh bị nhỏ hẹp lại thì Đức Mẹ như người mẹ nhân ái  an ủi Phêrô an ủi các tông đồ  và giơ hai tay ra để nâng đỡ an ủi những kẻ còn chút tin về Thiên Chúa lúc đó Đức Mẹ sống ơn gọi như câu chúng ta thường đọc trong kinh cầu Đức Mẹ Đấng  an ủi  kẻ âu lo nơi .. của kẻ tội lỗi  tôi thấy trong lịch sử Hội Thánh nhiều khi Hội Thánh rơi vào hoàn cảnh bi đát chẳng hạn như Đức Giáo Hoàng bị cô đơn bị mất nước các phong trào kế tục nổi lên  cuộc cách mạng văn hoá nổi lên nhiều người bỏ Hội Thánh quyền lực Hội Thánh bị suy sụp bấy giờ nổi lên một ơn gọi Têrêxa Hài đồng Giêsu  ngài đi rao Thiên Chúa là tình yêu chứ không phải Thiên Chúa là quyền lực như trước đây ngài thương xót tha thứ  và không như những người trước đó đã làm những việc thật vĩ đại còn  Têrêxa nói làm những việc rất nhỏ sống bé nhỏ  đó là một gương an ủi  Hội Thánh an ủi  những người yếu đuối  an ủi  những người trong cảnh khó nghèo túng thiếu tội lỗi đừng có oán trách nữa đừng đòi hỏi nhiều nữa mà hãy đưa ra một ơn gọi của một mẹ nhân từ của một Thiên Chúa thương xót thương những người bé nhỏ và nhờ những bé nhỏ đó mà đi về với Chúa trên trời  giàu lòng thương xót tôi nghĩ đấy là những ơn gọi rất thích hợp như Đức Mẹ đã làm khi Hội Thánh rơi vào  những hoàn cảnh bi đát điều này giúp chúng ta ý thức ơn gọi của chúng ta  phải nâng niu trong khi chúng ta thấy đoàn chiên ta Hội Thánh ta có những lúc rơi vào hoàn cảnh bi đát  kinh nghiệm của chúng ta thì rất rõ  con người của chúng ta nhiều khi  sống cuộc sống của cầu nguyện đã khổ lắm rồi ở một hoàn cảnh nào đó nếu bây giờ theo đạo thì khổ thêm một gánh nặng về tôn giáo nữa thì làm sao chịu nổi được bị oán trách bị phạt vạ bị nhục mạ hãy bắt chước Đức Mẹ khi thấy con cái mình rơi vào hoàn cảnh bi đát  thì luôn tỏ ra nhẹ dàng duyên dáng yên ủi khích lệ  đừng bao giờ làm cho người ta  mất hy vọng mặc dù họ đứng trên một vực thẳm 
Thời kỳ Tin Mừng được phát triển một cách kỳ diệu đó là thời kỳ sau lễ Ngũ Tuần các tông đồ được ơn Chúa Thánh Thần ra đi ra đi một cách vững lòng để giới thiệu Tin Mừng mà Tin Mừng rất đơn sơ Tin Mừng là Chúa Giêsu đã chịu chết và sống lại cuối cùng Tin Mừng bằng yêu thương bằng phục vụ bằng đối thoại  với mọi dân tộc mọi văn hoá mọi tầng lớp  đối thoại một cách lịch sự hoà nhã đối thoại không bằng lý sự và đối đầu chỉ trích  nhưng đối thoại bằng cách nói lên những gì mình đã được thấy  đã được cảm nghiệm nhất là đối thoại trong sự hướng dẫn dịu dàng của Chúa Thánh Linh Đức Mẹ đã sống ơn gọi của mình thế nào thưa Đức Mẹ đã lui vào bóng tối Đức Mẹ để các tông đồ ra đi như một người trưởng thành trong Thánh Thần  không còn tụ họp với nhau nữa không còn quấn quít mẹ con như trước nữa mỗi người ra đi trưởng thành chịu lấy trách nhiệm của mình  cái gì cũng phải Thánh Thần và xem tình hình trước mắt  Người rút lui và chỉ cầu nguyện cho từng tông đồ chứ không còn ra mặt nữa trên đây là một thoáng nhìn của chúng ta về vấn đề sống ơn gọi ơn gọi không phải là hành trình luôn được đề cao các nhân đức như nhau nhưng có những giai đoạn khác nhau  chúng ta cần phải tỉnh thức muốn tỉnh thức thì nên theo gương Đức Mẹ  để xem trong mỗi tình hình như vậy  mình phải nhấn mạnh đến điểm nào hơn

*****

Phần thứ hai tôi xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể của tôi và của tập thể.

Chúng ta trước hết là về việc đào tạo nhân sự truyền giáo  trong địa phận chúng ta việc này tôi cũng cầu nguyện với Đức Mẹ và tôi luôn được nghe Đức Mẹ trả lời con Mẹ bảo con làm gì thì con hãy cứ làm như vậy đó cũng là câu Đức Mẹ đã nói với đầy tớ trong tiệc Cana tôi lắng nghe Chúa Giêsu sai bảo  Chúa Giêsu sẽ làm nhiều sự lạ lùng trong việc truyền giáo cho dân tộc ta cho Hội Thánh ta cho địa phận ta nhưng khi Ngài làm những sự lạ lùng đó Ngài bảo tôi và anh chị em phải góp phần của mình vào như tiệc cưới Cana các phần mà đầy tớ phải góp vào bằng cách nào các đầy tớ phải đi tìm nước sạch không phải đi tìm bùn hay nước dơ rồi phải xách về đổ vào các chum các vại được rửa sạch như vậy chúng ta thấy việc chúng ta đào tạo nhân sự để góp phần vào việc làm cho những người đó trở nên tông đồ chúng ta phải đi tìm những nước sạch tức là những người tương đối nhìn thấy là lương thiện là tốt  rồi chúng ta phải có công xách về đổ vào chum tập họp lại rồi cái chum cái vại đó tức là môi trường đã được rửa sạch sẵn  khi chúng ta chọn những cá nhân tương đối tốt rồi tập họp lại  môi trường tương đối cũng phải tốt  chính Chúa sẽ làm cho họ trở nên rượu ngon muốn được như vậy tyhì phải cầu nguyện khi các tông đồ là chúng ta những nhân sự là chúng ta như là nước trở nên rượu mà rượu đó là rượu thơm ngon thì người  truyền giáo trở nên dễ dàng cho rượu truyền giáo  chớ không phải là khả năng khôn khéo tự nhiên 

Thứ hai là cách truyền giáo  tôi cũng hỏi Đức Mẹ thì Đức Mẹ cũng bảo rằng Con Mẹ bảo làm gì  thì cứ làm như vậy và tôi lắng nghe Chúa Giêsu bảo con hãy ra đi làm chứng cho Thầy Ngài muốn chúng ta làm chứng  trước hết là mình cần có ơn Chúa gắn bó với Chúa Chúa là gia nghiệp đời con con là người của Chúa bằng yêu thương phục vụ con người người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con thương yêu nhau biết sống với  biết cộng tác với  biết phát triển với dân tộc mình biết wth5 với các tôn giáo bạn điều này hiện giờ đang đòi hỏi chúng ta rất nhiều nhất là biết sống với biết cộng tác với biết làm việc với những khác biệt với chúng ta cộng sản khác với chúng ta nhưng làm sao mình biết sống với biết hợp tác với để phát triển được dân tộc mình mà vẫn giữ được đặc điểm của ta thì chúng ta không bị tha hoá làm chứng cho Chúa nhất là chúng ta sẵn sàng theo gương Chúa  Khi nào Thầy bị treo lên Thầy sẽ kéo mọi sự lên cùng Thầy trong đời sống của chúng ta nhất là  những người đã đến tuổi hưu làm việc truyền giáo lâu năm thì thấy rõ và không sớm thì muộn cách này hay cách khác mình phải bị treo lên thánh giá cách này cách nọ bệnh tật bị chống đối buồn phiền thất bại  nhưng khi mà chính khi chúng ta sẵn sàng bị treo lên như vậy   thì chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa chớ chúng ta không oán hờn ai chúng ta không báo oán ai  chúng ta hy sinh chịu treo lên để chứng tỏ chúng ta mến Thiên Chúa yêu thương con người tôi thấy trong những kinh nghiệm làm chứng cho Chúa như vậy nhất là  trong thời buổi chúng ta sống ở chế độ xã hội chủ nghĩa có những điểm đối thoại quan trọng lắm mà nhiều khi trong chương trình đào tạo nhân sự chúng ta không để ý  có những trường hợp khó gỡ nhưng mà nếu chúng ta được ơn biết đối thoại thì  có thể là giải quyết được thì trong kinh nghiệm riêng tôi đã thấy rất rõ gần đây có nguy cơ căng thẳng giữa Hội Thánh và Nhà nước qua việc chọn nhân sự  HĐGM Việt Nam nhưng mà cũng cố gắng mà đối thoại khi đối thoại luôn với tư cách người được Hội Thánh sai đi cách này cách khác cũng phải hết sức cầu nguyện dùng tình nghĩa  dùng lý lẽ dùng cách này cách khác  để gỡ rối cho Hội Thánh tôi thấy rằng có hy vọng gỡ được một cách nhẹ nhàng  khi chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ Đức Mẹ sẽ ban cho chúng ta những ơn chúng ta có thể để phát triển Tin Mừng một cách kỳ diệu làm cho những người trước đây không hiểu Chúa bây giờ hiểu Chúa hơn làm cho những người như là Phaolô trước đây rất ghét đạo bây giờ trở nên tông đồ của Chúa  đấy là những ơn  chúng ta chỉ được khi biết cầu nguyện

Điểm sau cùng về kinh nghiệm truyền giáo là về sự hiểu biết về tình hình xã hội và tôn giáo  khi truyền giáo chúng ta cần phải hiểu biết tình hình tôi có hỏi Đức Mẹ  thì Đức Mẹ cũng trả lời con Mẹ bảo con làm gì thì con hãy cứ làm như vậy đọc Phúc Âm thì tôi thấy có một lần Đức Kitô hỏi các tông đồ người ta nghĩ Thầy là ai tức là Đức Kitô thăm dò dư luận Đức Kitô tìm hiểu tình hình và Đức Kitô nhận được những câu trả lời và những câu trả lời đó cho thấy tình hình rất phức tạp rất đa dạng chứ không như chúng ta chủ quan thấy được  như thế sự tìm hiểu tình hình phải nhờ nhiều người phải nhờ tập thể có người nhìn thấy tình hình ở chỗ này  có người nhìn thấy tình hình ở chỗ kia có người chỉ nhìn thấy những gì xảy ra ở trên bề mặt  phẳng lặng của tình hình có những người họ  nhìn thấy những sóng ngầm hoạt động ở dưới đáy thẳm sâu của tình hình khi thấy được những sự đó thì người lái con tàu Hội Thánh là một địa phận là một cộng đoàn là một một giáo xứ thì mình phải đối phó thế nào cho khôn ngoan  cho hợp với ý Chúa đây là một gợi ý thôi để chúng ta khai triển cho chính mình và cho cộng đoàn của mình trong  tháng mười nghĩa là tháng mười có lễ truyền giáo tôi nghĩ rằng chúng ta tất cả là những người tội lỗi  cho nên khi đọc kinh Kính Mừng thì tôi thường đọc phần haicủa kinh Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội chúng ta cố gắng đến đâu chúng ta cũng vẫn là kẻ có tội và trong tư thế nhận thức mình tội lỗi  chúng ta cầu xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta được sống với ơn gọi của mình một cách thích hợp theo tình hình của mỗi lúc và mỗi nơi  tôi nghĩ rằng khi Đức Mẹ nhìn thấy chúng ta cầu nguyện với thân phận của kẻ yếu đối tội lỗi thì chắc chắn  Đức Mẹ sẽ không bỏ chúng ta đâu.

-------------------------------

 

Bùi-Tuần 2179: Mấy đường hướng Phúc Âm cần nắm vững lúc


(Bài nói chuyện của Giám mục GB. Bùi Tuần với các linh mục tu sĩ, dịp Tĩnh Tâm  tháng 11/2001)

 

Mấy đường hướng Phúc Âm cần nắm vững lúc này có 3 lý do khiến tôi đề cập đến vấn đề này Bùi-Tuần 2179


Mấy đường hướng Phúc Âm cần nắm vững lúc này có 3 lý do khiến tôi đề cập đến vấn đề này tức là mấy đường hướng Phúc Âm thứ nhất là phụng vụ tháng 11 tháng 11 là thời gian phụng vụ Hội Thánh nhắc cho chúng ta suy nghĩ về sự chết và số phận đời đời sau cái chết số phận đời đời của mỗi người  chúng ta sau cái chết sẽ được định đoạt tuỳ theo đường hướng mà mỗi người đã đi theo khi còn sống nếu khi còn sống chúng ta đi theo đúng đường hướng Phúc Âm tức là sống theo thánh ý Chúa thì chúng ta sẽ được an ủi  trong giờ chết nhất là chúng ta có cơ sở để hy vọng được rỗi đời đời bằng nếu khi còn sống chúng ta sống không theo đường hướng Phúc Âm hoặc có sống theo đường lối Phúc Âm nhưng mà đường hướng đó đã biến chất biến thể chỉ có hình thức mà thiếu nội dung thì chúng ta bấy giờ có lý do để mà lo sợ lúc này còn thời giờ chúng ta nên hồi tâm xem lại đời sống ta có đi theo đúng đường hướng Phúc Âm không

thứ hai là lý do thời sự tôn giáo thời sự tôn giáo lúc này có đủ thứ tin tức có những xung đột tôn giáo có những nhận định và ý kiến tôn giáo rất khác nhau tương phản nhau có những lựa chọn về tôn giáo rất khác nhau và kết quả là rất khác nhau tình hình này có vẻ xô bồ bát nháu bất an trong tình hình chúng ta rất cần nắm vững những đường hướng chính yếu của Phúc Âm trước là để chính bản thân chúng ta được an tâm tiếp theo đó là sống đừng ... quá lệ thuộc vào những tin tức xung quanh sau là để giúp cho những người thuộc về chúng ta cũng được vững tâm sống đạo trong tình hình đầy những bất ổn lúc này chúng ta có thể nói là xem ra những điều Chúa Giêsu nói sẽ xuất hiện những ngôn sứ giả những phản Kitô giáo đưa ra những đạo đức rất mơ hồ

thứ ba khiến tôi đề cập đến vấn đề này là cho cái nhìn chính trị về công giáo ở nước ta và ở địa phương ta không gây nên những bất lợi cho Hội Thánh chúng ta chúng ta sống trong chế độ Xã hội chủ nghĩa mà Chủ nghĩa xã hội có một cái nhìn rất cảnh giác về các tôn giáo đặc biệt là các tôn giáo quá khích trong đó có Hồi giáo có Công giáo chúng ta cũng biết là trong đạo cũng có nhiều khuynh hướng trong đó có những khuynh hướng muốn chống lại công giáo  trong tình hình như vậy nếu tôn giáo chúng ta có những hoạt động hay là có những quan điểm gây nên bực bội khó chịu cho những người lãnh đạo địa phương thì có thể gây nên hiểu lầm do đó không chừng sẽ có những quyết định đem lại cho Hội Thánh địa chúng ta những giới hạn những khó chịu để tránh những điều đó thiết tưởng chúng ta nên nắm vững đường hướng Phúc Âm và tiện thể nữa là nắm vững đường hướng mà các thư chung HĐGM Việt Nam đã đưa ra. Phúc Âm là một thư chung các giám mục là hai hai cơ sở chính người Việt Nam đã biêt và công nhận khi chúng ta sống theo đường hướng đó thì một đàng chúng ta chắc chắn là  ... Chúa phù trợ chúng ta mặc dầu có khi chúng ta bị khó ... nhưng có quyền tin vào Chúa giúp đỡ chúng ta để chúng ta sống đúng ... đường hướng Phúc Âm đường hướng của HĐGM ... nội dung hôm nay gồm 3 phần phần thứ nhất những việc chính  yếu phải để ý trong nội bộ công giáo chúng ta phần thứ hai chúng ta tiếp tục ra đi truyền giáo về phía những người ngoài công giáo phần thứ ba là chúng ta tỉnh thức trước những mưu mô ... của ma quỉ.

Thứ nhất tôi xin tóm tắt ... là dựa theo sách Tông đồ Công vụ Tông đồ Công vụ khi nói về cộng đoàn tín hữu đầu tiên đã đưa ra một chân dung Hội Thánh có bốn nét đơn sơ này thứ nhất là chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy về Đức Kitô nội dung mà  các tông đồ giảng là chính lời Đức Kitô ... việc Đức Kitô Đức Kitô là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai xuống thế gian để cứu chuộc để làm chứng cho tình yêu nên nội dung của các tông đồ giảng dạy lúc đó thì tập trung vào Đức Kitô mà các tín hữu ... rất chuyên cần nghe các tông đồ giảng và các tông đồ cũng ... chỉ tập trung lời giảng vào lời Đức Kitô đó là nét thứ nhất chúng ta nên nắm vững trong lời giảng chúng ta nên tập trung vào Đức Kitô mà thôi. Nét thứ hai là siêng năng tham dự lễ bẻ bánh tức là phép Thánh Thể các tín hữu tin Chúa Giêsu hiện diện và chủ toạ lễ Thánh Thể ... lễ đền tội và lễ tạ ơn nghĩa là cũng dưới cái nhìn của Đức Kitô ... chủ toạ là Đức Kitô nét thứ ba là cầu nguyện không ngừng ở đây tín hữu nhớ lại lời Đức Kitô hứa ở đâu có hai ba người họp nhau cầu nguyện thì Ta ở giữa họ cho nên khi cầu nguyện cũng là Đức Kitô cầu nguyện với Đức Kitô trong Thánh Thần của Đức Kitô  nét thứ bốn là hiệp thông với nhau theo điều răn mới mà Đức Kitô trối lại là hiệp thông một cách cụ thể ... và chia sẻ của cải là thương nhau dùng bữa chung và rửa chân cho nhau bằng cách giúp nhau sống đạo đức thánh thiện trên đây là bốn nét tôi gọi là đường hướng Phúc Âm trong nội bộ Hội Thánh ... nếu hôm nay khi nhìn vào một giáo sĩ tu sĩ ... hay nói về chúng ta người ta có thể nói đó là một con người hăng say với lời Chúa đó là một con người nhiệt tình với phép Thánh Thể đó là một con người siêng năng cầu nguyện đó là một con người nhiệt tâm xây dựng hiệp thông thì tôi nghĩ đó là một lời khen rất chính đáng và chớ gì mỗi người chúng ta mang được những nét đó lời Chúa Mình Thánh Chúa cầu nguyện với Chúa hiệp thông trong Chúa khi chúng ta làm được những điều đó thì chúng ta đi đúng đường hướng Phúc Âm và theo Tông đồ Công vụ thì vì theo đúng đường hướng đó ... nên bầu khí của Hội Thánh sơ khai được tả lại như sau: Hội Thánh được bình an trong tất cả xứ Giuđêa, Galilêa, Samaria được bình an được xây dựng và sống động trong sự  kính sợ Chúa mặc dầu là cũng có nhiều sự lo lắng nhưng mà ... tâm hồn mọi người được bình an và thứ hai là kính sợ Thiên Chúa thứ ba là tiến triển nhờ sự an ủi  của Chúa Thánh Thần (Cv 9) qua hình ảnh của Hội Thánh ban đầu và bầu khí của Hội Thánh ban đầu ta thấy cách sống đạo hồi đó khó khăn lắm ít tổ chức ít ban bệ nó thông thoáng không nhiều nghi thức nó tập trung vào Đức Kitô nhiều hơn tôi nghĩ lúc này ít là trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay dưới chế độ ta ... chúng ta hãy bớt những ban bệ đi những gì có tính cách tổ chức không cần thiết chúng ta cứ nắm chắc bốn điều chính yếu đó thì một phần chúng ta dễ sống đạo và một phần chúng ta bớt đi ... cho Hội Thánh những lo âu bởi vì tôi thấy nhiều khi chúng ta không giữ cái chính là  ... Lời Chúa và Mình Thánh Chúa và sự cầu nguyện xây dựng hiệp thông mà cứ đi tìm những gì ở ngoài rồi ... nó gây rắc rối cho mình nhiều khi không phải chúng ta làm sự tội nhưng mà nó ... không hợp thời tôi thí dụ như mới xảy ra trong địa phận chúng ta có một hội đoàn mới xuất hiện nhà nước khám phá thấy mời làm việc không biết là ... người được mời trả lời thế nào nhưng mà ông trưởng ban tôn giáo nói lại với tôi hội này có 3 điều khi tôi họp ... thứ nhất là không được nói ra thứ hai là không được viết ra thứ ba là ... không được nghe lời chính quyền theo tôi biết thì chủ trương của phong trào này không có chính trị nó tốt thứ hai là các linh mục địa phận tôi không bao giờ có trình độ chất vấn về chính trị cho nên những gì có hơi hám đến vấn đề bất tuân chính quyền thì tôi cam đoan là không chính thức ... tôi thiết tưởng rằng đây là một báo động cho chúng ta là nhiều khi nó biến chất một chỗ nào đó rồi sinh ra nhiều rắc rối trong địa phận đức cha có một người đại diện cho 12 tỉnh miền nam ... về phong trào này để liên lạc với toàn quốc và ngoại quốc tất cả những cái đó là những cái mới nó không phải là xấu nhưng mà trong tình hình lúc này chính phủ rất cảnh giác ... thì chúng ta không nắm chắc mấy đường hướng Phúc Âm vừa nói là Lời Chúa Mình Thánh Chúa cầu nguyện với Lời Chúa và xây dựng hiệp nhất yêu thương nhau trong Chúa tức là bớt đi những rắc rối mà một khi rắc rối rồi thì phiền hà cho chính mình cho địa phương mình và cho Hội Thánh mình phần

thứ hai là tiếp tục lắng nghe Chúa để ra đi rao giảng Tin Mừng cho người ngoài công giáo ... về điểm này tôi rất sẵn sàng nói rõ là tôi làm việc truyền giáo tôi nhắc lại sự kiện đã xảy ra cho Hội Thánh sơ khai được ghi lại trong Tông đồ Công vụ bấy giờ Hội Thánh sơ khai bế tắc về đường hướng rao giảng Tin Mừng nghĩa là những người Do Thái không chịu để cho các tông đồ đi về phía dân ngoại chính và Chúa đã phá vỡ bế tắc đó bằng biến cố ... Co-nê-li-ô và Phêrô ở thành Gia-phô đại khái là đoạn Tông đồ công vụ 10 Co-nê-li-ô là ... đại đội trưởng quân lính Rôma ông là người ngoại một hôm khoảng giờ thứ 9 ông thấy thị kiến và một thiên sứ vào nhà ông báo sai người đến thành Gia-phô ... tìm một người tên là Simon ông liền cho 3 người đi thì hôm sau đang khi ba người gần tới Gia-phô thì thánh Phêrô lên sân thượng cầu nguyện lúc đó khoảng giờ thứ sáu Phêrô thấy đói bụng thèm ăn bấy giờ ngài được xuất thần ngài thấy trời mở ra có một bọc bằng vải trải xuống trong đó có rắn rết và có tiếng từ trời nói: Phêrô hãy làm thịt mà ăn thì Phêrô thưa: Lạy Chúa tôi không thể ăn được những của ô uế này thì trên trời có tiếng phán: Những gì Thiên Chúa đã cho là thanh sạch thì ngươi không được gọi là ô uế. Ba lần xảy ra như vậy Phêrô còn đang phân vân về thị kiến đó thì ba người của Co-nê-li-ô bước vào nhà ... và thần trí nói với Phêrô hãy đi theo họ vì CHính Ta sai họ đến với ngươi và Phêrô lên đường đi với họ tới nhà Co-nê-li-ô ... khi vừa vào nhà thì Phêrô thấy rất đông người ngoại giáo đứng đợi Phêrô phân vân nói rằng: Tôi là người Do Thái người Do Thái vào nhà người ngoại đạo là một điều cấm kỵ nhưng Thiên Chúa đã sai tôi đến và Người nói rằng Thiên Chúa đã không cho là ô uế thì tôi cũng không được coi là ô uế như vậy trước mặt những người ngoại giáo Phêrô đã giảng về Đức Kitô và khi ngài bắt đầu giảng thì Thánh Thần đầu ngự xuống trên những người ngoại giáo họ chưa rửa tội mà chỉ nghe Phêrô nói về Đức Kitô thì Thánh Thần đã ngự xuống trên đầu họ ... và thấy vậy thì Phêrô nói rằng Thánh Thần đã ngự xuống trên những người này thì tại sao tôi không rửa tội cho họ và ngài đã rửa tội cho những người ngoại giáo khi Phêrô trở lại Giêrusalem thì cộng đoàn người Do Thái chỉ TRích Phêrô tại sao ông đi về phía dân ngoại ông vào nhà người ngoại rôi lại ăn uống với người ngoại đạo thì Phêrô nói Thiên Chúa đã nói với tôi rằng những gì Thiên Chúa đã cho là không ô uế thì chúng ta cũng không .... được cho là ô uế thứ hai là những người đó đã được Chúa Thánh Thần ngự xuống trước khi tôi rửa tội thì rõ là những người đó đã được Thiên Chúa yêu thương  nhờ ... biến cố này để các tông đồ yên tâm mở đường đi về phía dân ngoại thứ nhất là kính trọng người ngoại ... thứ hai là rao giảng Đức Kitô cho người ngoài thứ ba là tin tưởng Thánh Thần của Đức Kitô làm việc trong tâm hồn những người ngoại đây là hướng mà tôi nghĩ chúng ta cần nắm vững bởi vì tôi sở vẫn còn những khuynh hướng trong chúng ta cho là tại sao ... chúng ta mở đường về phía những người cộng sản những người Hoà Hảo những người Phật giáo những người không theo đạo thực sự chúng ta chỉ vâng lời thôi Chúa chúng ta không kết ai là ô uế cả chúng ta vẫn tin rằng .... Thánh Thần vẫn làm việc trong các tâm hồn thiện chí thứ ba là chúng ta tin rằng Chúa sai chúng ta đi sai chúng ta đi rao giảng Tin Mừng về phía những người chưa biết Chúa ... trong khi chúng ta bị dao động bởi ý kiến này bởi lời chỉ trích kia chúng ta cứ tin vào đường hướng Phúc Âm ... đã được vạch ra bởi vì chính ban đầu Phêrô là Giáo Hoàng cũng không biết là mình có nên mở ra về phía dân ngoại không và Chúa đã phá vỡ bế tắc đó ... bằng những thị kiến thì bấy giờ mình vững tâm đi rao giảng ... trong hoàn cảnh hiện tại đường hướng Phúc Âm truyền giáo chúng ta cố gắng giữ được điều đó cho dù người ta có nói thế này thế nọ ... tôi xin chia sẻ lại những gì tôi viết sách viết báo ... cũng chỉ là đi ề phía những người ngoại bởi vì những gì tôi viết thường là những người ngoại đạo rất nhiều ... kể cả những đảng viên và thường dùng Lời Chúa giảng đó là cách đi về phía ấy ... theo sự sai đi của Thiên Chúa còn anh chị em làm cách này hay cách khác trong đời sống thường cũng không sợ giao tiếp ... với những người không có đạo và chính nhờ giao tiếp để bao dung để mến người mến Chúa mà chúng ta thấy có nhiều kết quả cho nên chúng ta vững tâm đi theo con đường đó không sợ những lời chỉ trích
phần thứ ba chúng ta tỉnh thức trước những mưu mô của ma quỉ ... trong Kinh Thánh thì ma quỉ có nhiều tên tên thứ nhất là kẻ giết người từ thuở ban đầu tên thứ hai là kẻ vu hoạ cáo gian tên thứ ba là kẻ gây chia rẽ tên thứ bốn là kẻ dối trá ... khi nói về quỉ thì Gioan thường dùng kẻ dối trá kẻ gây chia rẽ vụ hoạ cáo gian kẻ giết người từ thuở ban đầu thực ra bốn từ này chúng ta có thể thấy được trong đời sống chúng ta bóng dáng mả quỉ khi thấy chúng ta thấy những người dốit rá ... khi chúng ta thấy những người hay gây chia rẻ khí chúng ta thấy những người hay vu hoạ cáo gian khi chúng ta thấy những người âm mưu hại người giết người bằng miệng lưỡi ... bằng mưu mô chước quỷ chúng ta biết ngay có quỷ can dự ... hành động của ma quỉ thế nào trong Hội Thánh thì chúng ta cũng tìm trong sách Thánh ở đây tôi xin đưa ra mấy trường hợp trích từ Kinh Thánh nhất là trong Tông đồ công vụ trường hợp thứ nhất là trường hợp Phêrô mắng Annania chúng ta biết sau khi Annania bán ruộng ... đem tiền nộp cho các tông đồ nhưng mà nói dối thì Phêrô mắng thế này tại sao trái tim anh đầy ma quỉ để đến nỗi anh nói dối chúng ta ... nói dối cả Thánh Thần hoạt động của ma quỉ theo lời nói của Phêrô thì nó ám vào trái tim con người và lòng con người ... một khi ma quỉ đã ám vào con người rồi ... thì nó xúi những ham muốn những tham muốn tham tiền bạc tham danh lợi thì nó xúi ... dối trá lường gạt ma quỉ tìm cách đi vào trái tim ta ... lòng ta để ở đó nó nuôi những tư tưởng những hình ảnh những ước muốn những tham vọng trường hợp thứ hai nói về ma quỉ là trường hợp Phaolô mắng tên phù thuỷ Ê-ly-ma chúng ta biết ở đảo Síp bấy giờ Phaolô giảng lời Chúa ... thì có một tên phù thuỷ đứng ra ngăn cản dân chúng thì Phaolô nói rằng hỡi con người đầy mưu mô hỡi con người là con của quỷ tại sao anh hay làm cho con đường ngay thẳng của Thiên Chúa cong queo lời của Phaolô thì một trong những hành động của ma quỉ là bẻ cong con đường ngay thẳng của Thiên Chúa nó làm cho chúng ta đi trệch đường ngay thẳng làm cho ta không ngắm vào đích là vinh danh Thiên Chúa ...  hoàn toàn chúng ta không làm điều ác mà mục đích tốt lành bị cong đi trệch con đường của Thiên Chúa nếu xét mình lại chúng ta cũng thấy nếu chúng ta không tỉnh thức ... thì những điều mình làm nhân danh Thiên Chúa nhân danh Hội Thánh ... cũng dễ bị trệch lắm trường hợp thứ ba là sự kiện thánh Phêrô và phù thuỷ Simon ... ông này thấy các tông đồ đặt tay trên người ta ... và do sự đặt tay thì có Thánh Thần thì anh ta mang tiền đến nộp cho Phêrô xin ngài cho ông ta được quyền ... đặt tay  thì Phêrô nói quỉ đã xúi giục anh những ham muốn bất chính thành ra những lời Phêrô nói thì quỉ hay xúi chúng ta ... có những ham muốn bất chính kể cả ham muốn quyền chức trong Hội Thánh ... dùng tiền bạc để mua chức mua quyền ... trường hợp sau cùng là trường hợp Đức Kitô nói về kẻ gieo giống Đức Kitô nói rằng Thiên Chúa các môn đệ của Chúa gieo những hạt giống tốt nhưng ban đêm quỉ gieo vào đó những hạt giống xấu qua lời giảng của Đức Kitô thì hoạt động của ma quỉ là hay gieo những cái xấu lẫn vào cái tốt lừa dối ... giữa tốt và xấu có hình thức như giống nhau làm cho xấu tốt khó phân biệt ... vậy bây giờ có thể nói là mưu quỉ xúi giục chúng ta đi sai đường lối của Chúa thứ hai là chúng ta có những ham muốn bất chính thứ ba là xúi chúng ta lừa dối lừa dối cách này lừa dối cách khác vậy để đối phó với ma quỉ thánh Phêrô có một câu mà ... mỗi ngày ban tối chúng ta đọc hãy tỉnh thức và tiết độ vì ma quỉ rình rập như sư tử gào thét tìm mồi cắn xé chúng ta hãy tỉnh thức cầu nguyện và tiết độ tiết độ là ép xác hãm mình chỉ có cách đó mới tránh được những mưu mô của quỉ dữ để kết tôi xin phép nhắc lại hai trường hợp được kể lại trong Phúc Âm để giúp cho chúng ta biết khiêm tốn và cảnh giác chính mình nhất là khi chúng ta tiến về đời sau trường hợp thứ nhất là đoạn Đức Kitô nói về ngày phán xét: Ngày đó nhiều người sẽ nói với Ta rằng con đã chẳng nhân danh Thầy mà trừ quỉ con đã chẳng nhân danh Thầy mà nói tiên tri sao con đã chẳng từng ăn uống gần gũi với Thầy sao nhưng lúc đó Ta sẽ trả lời Ta không biết các ngươi là ai bởi vì các ngươi đã làm ... những việc đó không phải vì Ta mà vì các ngươi. Đó là điều mà những người tu chúng ta phải suy nghĩ để cảnh giác mình ... chúng ta cũng có thường ăn uống với Chúa gần gũi với Chúa ... chúng ta cũng có thể trừ ma quỉ nói tiên tri làm những việc đạo đức chúng ta có thể khoe những việc ấy với Chúa nhưng Chúa lại nói Ta không biết các ngươi là ai cả đấy là điều chúng ta đáng sợ ... trường hợp thứ hai trong Phúc Âm là khi Chúa Giêsu nói về sự cầu nguyện bố thí và ăn chay thì Chúa nói đừng có phô trương ... đừng tìm tư lợi thì biết đâu là khi chúng ta nói với Chúa rằng trong đời con đã ăn chay nhiều cầu nguyện nhiều bố thí nhiều nhưng mà trong Phúc Âm Chúa nói rằng con đã nhận được phần thưởng rồi suốt đời tu của mình ăn chay nhiều lắm cầu nguyện nhiều lắm ... bố thí nhiều lắm nhưng mà mình phô trương ... bởi vì ma quỉ nó lẫn vào đó nó làm cong queo đi con đường ta đi đến Chúa chúng ta cảnh giác về chính đời sống coi như đạo đức của chúng ta ... để kết tôi nghĩ thế này thứ nhất chúng ta hãy cố làm ... những việc mà chúng ta biết chắc chắn là đúng đường lối Phúc Âm thí dụ như chúng ta say mê với lời Chúa giảng lời Chúa đúng đường hướng ... thứ hai là chúng ta gắn bó với gia đình thánh làm lễ sốt sắng thứ ba là chúng ta cầu nguyện thì đấy là những việc là chính con đường ... thứ hai là khi chúng ta làm việc đó chúng ta hãy ... làm với lòng mến Chúa với ý hướng trong sạch ... không phải vì tư lợi riêng ta mà chỉ vì danh Chúa mà thôi ... chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau nhất là trong thời điểm có những thử thách xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn và trong thời điểm có những điều chúng ta tưởng rằng không sao đâu nhưng mà rồi sẽ có những ... ảnh hưởng làm cho mình và Hội Thánh mình thiệt hại ... nếu chúng ta thành tâm đi về hướng Chúa trở về bên Chúa với những điều chúng ta vừa chia sẻ thì chúng ta hy vọng điều  đó làm cho tâm hồn chúng ta được bình an Hội Thánh ta được bình an và nhất là khi chúng ta ra trước mặt Chúa chúng ta cũng hy vọng được Chúa che chở cho chúng ta trở về bên Chúa chỉ vì đã đi đúng đường hướng của Chúa.

Tháng 11 /2001

----------------------------

 

Bùi-Tuần 2180: NGƯỜI NGOẠI GIÁO TỐT


 GB. BÙI TUẦN

 

Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy nhiều trường hợp Chúa Giêsu khen người ngoại giáo. Theo thói quen Bùi-Tuần 2180


Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy nhiều trường hợp Chúa Giêsu khen người ngoại giáo.

Theo thói quen nội bộ, người ngoại giáo được hiểu là người ngoài Thiên Chúa giáo. Cách gọi đó chỉ do thói quen đơn giản, chứ không do một cái nhìn bất kính nào.

Mà bất kính sao được, khi bao người ngoại giáo đã sống rất tốt. Nhất là khi họ được chính Chúa Giêsu khen ngợi, đề cao như những gương sáng. Thí dụ:

- Gương sáng đức tin mạnh và đức khiêm nhường sâu của người đàn bà xứ Canaan (Mt 15,21-28).

- Gương sáng lòng biết ơn của người phong cùi được Chúa chữa lành (Lc 17,11-18).

- Gương sáng lòng thương người vô vị lợi của người Samari đối với một nạn nhân nằm bên vệ đường (Lc 10,29-37).

Tất cả những người nói trên đều là ngoại giáo.

Hôm nay, do nhìn lại con đường mục vụ tương đối dài đã qua, tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một người ngoại giáo xưa đã được kể trong Phúc Âm, đang lại hiện ra trong nhiều người ngoại giáo, mà tôi được gặp.

Một người ngoại giáo được kính trọng xưa kia.

Người ngoại giáo, mà tôi có ý nói ở đây là viên đại đội trưởng ở thành Caphácnaum (Lc 7,1-10; Mt 8,5-13).

Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, thì viên đại đội trưởng này là người ngoại giáo.

Phân tách các bài Phúc Âm nói về ông, người ta có thể ghi nhận nơi ông những đức tính tốt sau đây:

- Ông có lòng xót thương, chăm sóc những người dưới quyền ông.
- Ông có thiện cảm với những người tin thờ Thiên Chúa.
- Ông có lòng tốt giúp xây dựng hội đường cho những người tin thờ Thiên Chúa.
- Ông có lòng tin vững mạnh vào quyền năng và lòng nhân lành của Chúa Giêsu.
- Ông tuyên xưng: Chúa Giêsu chỉ phán một lời, thì đủ để chữa lành đầy tớ ông.
- Ông có lòng khiêm tốn, nhận mình bất xứng, không đáng được Chúa Giêsu đến nhà ông.

Xúc động trước một tấm lòng rất tốt như ông, Chúa Giêsu đã làm phép lạ chữa lành đầy tớ ông.

Đồng thời với phép lạ đó, Chúa Giêsu đã phán những lời sau đây khiến chúng ta phải giật mình: “Tôi bảo thật các ông: Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế.

Tôi nói cho các ông hay: Từ phương Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp trong Nước Trời.

Nhưng con cái Nước Trời sẽ bị quăng vào chỗ tối tăm bên ngoài, nơi đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 8,10-12).

Những lời Chúa phán trên đây đã đi xa hơn mục đích khen ngợi lòng tốt của viên đại đội trưởng.

Chúa nhìn rộng, nhìn xa. Không biết tôi và chúng ta sẽ được Chúa xếp vào nhóm từ ngoài được vào trong, hay nhóm từ trong bị đuổi ra ngoài.

Phần tôi, tôi chỉ tin cậy vào tình yêu Chúa sẽ thương chấp nhận tôi, chứ tôi chẳng có gì xứng đáng, để mà dám đòi hỏi.

Những người ngoại giáo đáng kính trọng hôm nay.

Tôi coi hình ảnh ông đại đội trưởng kể trên đây là một ngọn đèn sáng. Ngọn đèn sáng như thế đang được nhân lên khá nhiều trong địa phương tôi. Từ thành thị đến thôn quê, cho đến những vùng sâu vùng xa, họ cùng với những người công giáo tốt đang cùng nhau thắp sáng lên những giá trị thiêng liêng.

Tôi đã gặp những người ngoại giáo sống đời tu nhiệm nhặt trong cảnh ẩn dật.

Tôi đã gặp những người ngoại giáo dấn thân vào các hoạt động từ thiện dưới nhiều hình thức.

Tôi đã gặp những người ngoại giáo chan hoà thiện cảm đối với các người công giáo.

Tôi đã gặp những người ngoại giáo giúp của giúp công xây dựng nhà thờ công giáo, và các cộng đoàn đức tin.

Tôi đã gặp những người ngoại giáo cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ với tấm lòng tin tưởng đơn sơ khiêm nhường.

Gặp những người ngoại giáo trên đây, tôi chỉ biết trân trọng, và nhìn họ là những người được Thiên Chúa yêu thương. Từ cái nhìn đó, tôi gần gũi họ, họ gần gũi tôi, để cùng nhau sống tình yêu thương và dấn thân với một niềm tin siêu việt thăm thẳm trong lương tâm mình.

Qua đối thoại bằng cuộc sống với họ, tôi nhận thấy giữa chúng tôi có những điểm giống nhau, đó là:

- Để ý đến sự mình là gì, hơn sự mình có gì.

- Để ý đến sự mình sống cho người khác, hơn là sự mình sống cho chính mình.

Từ những nhận thức như trên, chúng tôi khao khát sự công chính chân thật. Một sự công chính chân thật trong các liên hệ xã hội, trong các hành vi của bản thân, trong bổn phận đối với  Đấng Tối Cao.

Phải chăng đó là một hy vọng Chúa đang gieo vào địa phương chúng ta, và chúng ta có bổn phận phải đón nhận với tâm hồn cởi mở tỉnh thức và biết ơn.

Trên con đường truyền giáo, sự trân trọng những người ngoại giáo tốt không những là một việc hợp tâm lý, mà còn là một việc hợp chân lý. Nó có sức xây dựng đoàn kết, nâng tâm hồn mọi người lên, để ca tụng Thiên Chúa là Cha chung giàu tình yêu thương xót.

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2181: ĐÔI DÒNG TÂM SỰ

 

Đời tôi là một hành trình. Có những cái mốc dễ nhớ: 28 tuổi thụ phong Linh mục, 48 tuổi thụ Bùi-Tuần 2181


1/ Đời tôi là một hành trình. Có những cái mốc dễ nhớ:

28 tuổi thụ phong Linh mục,
48 tuổi thụ phong Giám mục.

Năm nay được 48 tuổi linh mục và 28 tuổi giám mục.

Riêng gánh nặng sứ vụ giám mục được bắt đầu ngày 30 tháng 4 năm 1975, và được nhẹ đi ngày 02 tháng 9 năm 2003.

Cả hai ngày trên tại Việt Nam đều rợp cờ phất phới.

2/ Giáo phận Long Xuyên của tôi có những vẻ đẹp thiên  nhiên thường được nói tới trong Phúc Âm. Đó là ruộng, vườn, sông, núi, biển. Xưa, Chúa Giêsu hay qua lại những nơi đó. Ngài cũng hay nhắc tới những nơi đó trong các bài giảng của Ngài.

3/ Do đó, hoạt động mục vụ truyền giáo của tôi cũng chịu ảnh hưởng. Có thể tóm tắt vào mấy việc mang hình ảnh này:

- Gieo,
- Trồng,
- Thả lưới,
- Xây dựng trên núi.

* Tôi gieo Lời Chúa khắp nơi có thể.
* Tôi trồng các cộng đoàn nhỏ Hội Thánh ở mọi vùng sâu vùng xa.
* Tôi thả lưới tình thường vào khắp địa phương và xã hội qua mọi liên hệ tốt nhất.
* Tôi xây dựng những cột đèn trên núi, để người ta nhìn được ánh sáng Phúc Âm từ xa.

4/ Thực sự, tôi, gieo, trồng, thả lưới và xây dựng không chỉ một mình, nhưng cùng với nhiều môn đệ Chúa và với nhiều người thiện chí. Nhất là với Đức Mẹ, với Chúa.

5/ Công việc chẳng dễ dàng gì. Nhưng dù bị muôn vàn khó khăn, chúng tôi vẫn cố gắng lên đường. Điều quan trọng đối với tôi là mang theo lửa thao thức: Mến Chúa, yêu người, cậy trông và tỉnh thức.

Tất cả phải được nung nấu trong thực chất Phúc Âm và thực tế cuộc sống.

Sáng nào, tôi cũng suy gẫm Phúc Âm.

Sáng nào, tôi cũng đọc và nghe tình hình thế giới, Việt Nam và địa phương.

Nhìn vào hai phía đó cho thực rõ, thực sâu, để chọn hướng đi và điều chỉnh hướng đi cho thích hợp với sứ vụ.

Ngủ trong tự mãn và lười biếng, dửng dưng trước những đổi thay của cuộc sống, coi thường những làn sóng ngầm trong thời cuộc. Đó là những nội thù rất tai hại cho mục vụ truyền giáo, mà tôi cố tránh và cố dẹp.

6/ Cho đến tuổi này, tôi vẫn thấy mình còn rất dốt, rất dại khờ, rất nông về Phúc Âm, nên tôi không ngừng phấn đấu để khá hơn thêm một chút. Tôi xin Chúa nhìn thiện chí của tôi. Chứ hoa trái thì chẳng có gì đáng nói.

7/ Càng ngày, tôi càng thấy làn sóng đi tìm hưởng thụ và tục hoá càng mạnh và càng rộng khắp. Nó đi kèm với não trạng thực dụng.

Nhìn chung, tôi thấy nó đang gây nên hai hậu quả này:

Một là mỗi người đều muốn khẳng định mình phải tự sức đi tìm hạnh phúc riêng cho mình, tại đây và lúc này.

Hai là sự khát khao hạnh phúc và sự khẳng định đó đang bị cám dỗ vượt giới hạn gia đình, xã hội và Giáo Hội, khi những nhân tố này bị coi là rào cản. Nhất là khi những yếu tố này không còn giữ được nề nếp đạo đức đủ uy quyền đứng làm gương mẫu cho những giá trị cao đẹp.

Một tình hình như vậy đang là những làn sóng ngầm dưới một bề mặt tình hình coi như ổn định. Nhưng thực sự đây là một tình hình rất đáng ngại cho những ai còn tâm huyết đối với Hội Thánh và Quê Hương Đất Nước.

8/ Vì thế, theo thiển ý tôi, việc quan trọng trong mục vụ truyền giáo là làm chứng cho đức tin vào Thiên Chúa của chúng ta.

Một lần, khi nói chuyện với nhóm anh chị em ngoài công giáo về hiện tượng đổi đạo, tôi bất ngờ nghe một người phát biểu: Ai dại gì lại đổi cái tốt mình đang có để lấy cái xấu.

Ở đây, xấu tốt ám chỉ đời sống của những người theo đạo. Một người có đức tin mạnh, nhưng đời sống luân lý thì kém, thiện chí phục vụ thì chẳng hơn ai, khả năng chuyên môn thì thấp. Một người như vậy sẽ bị đánh giá là xấu. Xấu không phải là đức tin. Nhưng xấu do đời sống luân lý, phục vụ và chuyên môn. Thí dụ một thầy cô công giáo có đức tin rất anh hùng, nhưng thiếu lương tâm bác ái và trách nhiệm, thiếu trình độ nghề nghiệp, thì khó làm chứng cho Chúa, cho đức tin anh dũng của mình.

9/ Vì tình hình đổi thay và sẽ còn đổi thay về hướng rất phức tạp, nên tôi nghĩ người làm chứng cho Chúa phải có ít nhất một số giá trị chung, mà mọi người và mọi tôn giáo đều kính trọng. Những giá trị đó như tu thân, hiến thân, dấn thân, xả thân vì tình yêu cao thượng.

Tôi đang thấy hiện tượng vong thân và hư thân bắt đầu có chỗ đứng trong đạo ngoài đời tại Việt Nam ta.

10. Cũng vì thế, tôi muốn nhấn mạnh và đề cao khát vọng của tôi được về với Chúa. Không phải về với Chúa có nghĩa là chết, nhưng là cố gắng thuộc về Chúa, gắn bó với Chúa, đi về với Chúa, sống trong Chúa và Chúa sống trong tôi.

Được như vậy, việc tôi làm chứng cho Chúa sẽ có ý nghĩa thực sự, sẽ có chất lượng thực sự. Nhất là nhờ đó, việc tôi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó mới được Chúa nâng đỡ.

Giờ phút tôi giã từ sứ vụ Giám Mục Chính Toà mở ra cho tôi những nẻo đường mới, để làm chứng cho Chúa. Nhưng những nẻo đường đó đều sẽ gắn liền với con đường Chúa Giêsu đã đi, để làm của lễ. Và vì thế tất nhiên, luôn luôn sẽ có rất nhiều tình yêu và thánh giá. Vác thánh giá vì tình yêu. Giàu tình yêu nên ôm lấy thánh giá.

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2182: Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được vinh thăng Hồng Y

 

Hỏi: Đức Cha có cảm nghĩ gì, trước việc Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Bùi-Tuần 2182


Hỏi: Đức Cha có cảm nghĩ gì, trước việc Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được vinh thăng Hồng Y?

Thưa: Khi vừa được tin Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita được vinh thăng Hồng Y, tôi lập tức điện thoại cho Ngài. Nội dung vui và vắn. Như sau:

1/ Nếu Đức Tổng được mời đi bầu Giáo Hoàng, thì xin Đức Tổng ráng đi. Được bầu Giáo Hoàng là một quyền rất hiếm.

2/ Nếu Đức Tổng được thế giới bầu làm Giáo Hoàng, thì xin Đức Tổng ráng nhận. Chức vị Giáo Hoàng là một quyền hết sức lớn lao.

3/ Nếu lúc đó Đức Tổng muốn chọn một hiệu toà, thì tôi đề nghị hiệu toà: Gioan Phaolô III.

Bởi vì Gioan là tên thánh Đức Tổng.

Phaolô là tên thánh Đức Tổng Nguyễn Văn Bình.

Hiệu toà đó nói lên quyền tự do của Đức Tổng.

Tôi nghe Đức Tổng cười trong điện thoại. Ngài xin tôi cầu nguyện cho Ngài.

---------------------------

 

Bùi-Tuần 2183: ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA TÌNH YÊU


Bài giảng thánh lễ kỷ niệm Chúa Giáng sinh năm 2003 tại Nhà Thờ Chánh Toà Long Xuyên

 

Thánh lễ Giáng Sinh đêm nay có một điều khác thường. Điều khác thường, như chúng ta vừa Bùi-Tuần 2183


Thánh lễ Giáng Sinh đêm nay có một điều khác thường.

Điều khác thường, như chúng ta vừa chứng kiến, đó là nghi thức khai mạc Năm Thánh Truyền Giáo.

Chúng ta đón nhận điều khác thường này với lòng khiêm tốn. Chúng ta tha thiết ước mong Năm Thánh Truyền Giáo đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Để được thế, chúng ta có nhiều cách. Nhưng, thiết tưởng có một cách quan trọng không thể thiếu, đó là gặp được chính Chúa Giêsu, Đấng giáng sinh cứu đời.

Bởi vì chính Chúa Giêsu là Đấng truyền giáo và là thầy dạy truyền giáo.

Vậy chúng ta sẽ gặp Chúa Giêsu thế nào?

Thưa việc gặp gỡ sẽ được thực hiện với hai đặc tính.

Đặc tính thứ nhất là nội tâm. Nghĩa là hãy đến với Chúa bằng tâm tình khao khát, nhìn Chúa bằng tâm tư tin mến, nói với Chúa bằng tâm hồn khiêm tốn, phó thác vào thánh ý Người.

Chúa Giêsu từ trời bước xuống trần gian, do động lực yêu thương, không phải để đi vào đền thờ, lầu đài, nhưng để đi vào nội tâm từng người. Nhờ vậy, mà mọi người, dù trong hoàn cảnh nào, vẫn có thể cùng với Chúa tìm được hy vọng và lẽ sống.

Trong cái nhìn đó, Đức Mẹ Maria và thánh Giuse đã đón Chúa Giêsu bằng nội tâm của mình. Nội tâm mới là yếu tố chính của sự gặp gỡ Chúa.

Đặc tính thứ hai là đơn sơ. Nghĩa là hãy đến với Chúa bằng tinh thần thơ ấu, trẻ thơ. Khi chính Chúa đã đến với nhân loại trong thân phận một hài nhi bé bỏng, nghèo nàn, thì bất cứ ai nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, khốn cùng nhất cũng có thể đến được với Người. Họ chắc chắn sẽ được Người chia sẻ và đồng hành. Vì thế, ta đừng dại đến gặp Người với chức tước, địa vị, công phúc, tài đức. Nhưng hãy đến với Người một cách khó nghèo bé nhỏ. Hãy đến với Người như kẻ cần được cứu độ về mọi mặt.

Nhờ tinh thần đó, các mục đồng Belem đã gặp được Chúa Giêsu.
Với tinh thần đơn sơ và thái độ nội tâm, khi ta gặp Chúa Giêsu, ta sẽ chào kính Người bằng một lời, mà Người ưa thích nhất. Lời đó là: Con tin Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8).

Thực vậy, yêu thương là bản tính của Thiên Chúa. Đó là bản tính vô cùng đẹp. Khi được gặp Thiên Chúa là tình yêu, chúng ta sẽ dần dần nhận ra một Thiên Chúa rất dịu dàng, dễ thương mến, dễ gần gũi.

Chúng ta cũng sẽ dần dần cảm nhận thấy: Tình yêu Thiên Chúa chính là nguồn chảy ra mọi thứ sáng kiến cứu độ: Như mọi thứ thương xót, mọi thứ thương cảm, mọi thứ thương giúp, mọi thứ thương tha, mọi thứ thương tình.

Từ đó, chúng ta sẽ biết cách truyền giáo một cách thích hợp nhất. Truyền giáo một cách thích hợp chính là làm chứng Thiên Chúa là Tình Yêu. Chúng ta làm chứng bằng chính đời sống bác ái yêu thương của ta. Mến Chúa trên hết mọi sự, và yêu thương người khác như Chúa thương ta, nhất là biết xây dựng bình an, như lời các thiên thần cầu chúc cho chúng ta đêm Chúa giáng sinh.

Như thế là truyền giáo bằng gương sáng đời sống hơn là bằng lý thuyết suông.

Và vì thế, thiết tưởng chính chúng ta rất cần được tái truyền giáo. Xin Chúa Cứu thế thương đổi mới mọi người chúng ta một cách sâu xa, để chúng ta xứng đáng phần nào là người truyền giáo đích thực.

Với những tư tưởng như trên, tôi xin thân ái cầu chúc mọi người và từng người một lễ Noel tốt đẹp, một mùa Giáng sinh tràn đầy ơn Chúa và một năm biết làm chứng cho Chúa Giêsu là Tin Mừng cứu độ. Amen.

---------------------------------

 

Bùi-Tuần 2184: MỘT CHÚT TÂM TÌNH


Dịp gặp gỡ nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả “Dòng sông thơ ấu”

 

Đời tôi ví tựa một dòng sông. Nếu cần đặt tên cho dòng sông đời tôi, thì tôi xin phép gọi nó Bùi-Tuần 2184


Đời tôi ví tựa một dòng sông. Nếu cần đặt tên cho dòng sông đời tôi, thì tôi xin phép gọi nó là “Dòng sông tình yêu”.

Bởi vì:

Tôi được sinh ra bởi tình yêu. Tôi được dưỡng dục trong tình yêu. Tôi được trưởng thành từng bước nhờ tình yêu. Tôi được ở trong dòng chảy của tình yêu mỗi ngày mỗi mới.

Cái làm cho một tình yêu mỗi ngày mỗi mới, đó là khả năng sáng tạo.

Tất nhiên, tình yêu nói đây là tình yêu đẹp, có sức thay đổi con người nên tốt hơn, mỗi ngày mỗi nên người hơn, mỗi ngày mỗi xứng đáng là người con của Chúa hơn.

Khả năng sáng tạo của tình yêu có thể thực hiện trong ba lãnh vực này:

Lãnh vực cho đi tình cảm chia sẻ.
Lãnh vực cho đi việc làm phục vụ.
Lãnh vực cho đi chính mình bằng những hy sinh.

Sự cho đi trong mỗi lãnh vực đều tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan rất đa dạng và rất thay đổi. Yếu tố chủ quan cũng rất đổi thay và cũng rất dễ bị hạn chế.

Vì thế mà tình yêu không tránh được đau khổ.

Hồi còn thanh niên, tôi đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Tôi cũng đã làm một luận án tiến sĩ triết học đệ trình Đại học Fribourg, Thuỵ Sĩ, về vấn đề đó. Luận án mang tựa đề “Nguồn gốc đau khổ của tình yêu” (1960).

Phải nói thật là luận án này, tuy chỉ là một công trình khiêm tốn, nhưng đã được viết với nhiều nghiên cứu và nhiều kinh nghiệm tâm linh. Vì đó cũng là đòi hỏi của những giáo sư trong hội đồng chấm thi luận án tiến sĩ triết học.

Kinh nghiệm tâm linh như nỗi nhớ quê hương.

Hồi còn du học nước ngoài, có lúc trời mưa tuyết, tôi một mình thầm hát bài “Làng Tôi” và “Đàn Chim Việt”. Tim se lại, lòng đau buốt. Sau này, tôi kể lại chuyện đó cho nhạc sĩ Văn Cao. Ông đã rất xúc động.

Dòng sông tình yêu của tôi hiện nay đã được báo trước là chặng sau cùng. Bởi vì tuổi đã cao, sức khoẻ càng ngày càng sút giảm. Nên tôi gọi quãng sông tình yêu của tôi hiện giờ là Quãng sông tuổi tác.

Ở chặng sông này, tôi nhìn về mọi nơi mà dòng sông đã đi qua, để cảm ơn, nhớ nhung và báo hiếu.

Cũng ở chặng sông này, tôi nhìn vào tôi, để nhận ra cái hay cái dở, mà dòng sông đã chuyên chở. Có lúc nước trong, có lúc nước đục. Có đoạn êm đềm, có đoạn sóng gió. Tôi nhìn lại, để chấn chỉnh nội tâm.

Và cũng ở chặng sông này, tôi chuẩn bị để dòng sông chảy về Đại dương một cách thanh thản. Đại dương nói đây là Thiên Chúa của tôi, của chúng ta. Bản tính của Người là tình yêu. Người sai tôi đi rao giảng tình yêu là giới răn mới, mà Đấng Cứu thế trối lại.

Tôi trở về với Người. Như nước trở về nguồn. Với tâm tình phó thác, đơn sơ và tin tưởng của “Dòng sông tình yêu” bé nhỏ.

------------------------------

 

Bùi-Tuần 2185: ĐỒNG HÀNH

 

Trong thánh lễ hôm nay có 3 sự kiện về cuộc đời linh mục. - Một là cuộc đời linh mục sắp được Bùi-Tuần 2185


Trong thánh lễ hôm nay có 3 sự kiện về cuộc đời linh mục.

- Một là cuộc đời linh mục sắp được chính thức trao cho 13 tân chức.
- Hai là cuộc đời linh mục của Đức Cha Giuse đã mang nặng thêm chức vụ Giám mục được 5 năm.
- Ba là cuộc đời linh mục của Đức Cha Cố Micae đã qua được một thời gian dài 70 năm.

Như vậy,

Đối với Đức Cha Cố Micae, cuộc đời linh mục nặng về quá khứ.
Đối với Đức Cha Giuse, cuộc đời Linh mục nặng về hiện tại.
Đối với 13 tân chức, cuộc đời linh mục nặng về tương lai.

Nói thế có nghĩa là cuộc đời linh mục được hiểu như một trách nhiệm nặng nề.

Vì thế, nhân cơ hội này, tôi xin phép chia sẻ tư tưởng: Cuộc đời linh mục là một trách nhiệm nặng nề.

Nặng nề một phần lớn vì phải đồng hành: Đồng hành với đoàn chiên, và đồng hành với Chúa. Tôi sẽ vắn gọn:

1/ Trước hết, linh mục phải đồng hành với đoàn chiên.

Đồng hành để làm gì? Thưa đồng hành để thi hành thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa muốn linh mục đồng hành với đoàn chiên, để giúp đoàn chiên đổi mới tâm hồn. Đổi mới tâm hồn chính là sự tái sinh, mà Chúa Giêsu muốn.

Sự tái sinh này tất nhiên sẽ do ơn Chúa Thánh Thần, nhưng linh mục sẽ là trung gian. Ngài cùng với Chúa Thánh Thần xây dựng đoàn chiên trên nền tảng duy nhất là Đức Giêsu Kitô (1 Cr 3,2).

Nhờ vậy, mà cộng đoàn được tái sinh,

mỗi ngày mỗi trở nên nội tâm hơn,
mỗi ngày mỗi trở nên bác ái hơn,
mỗi ngày mỗi đơn sơ hơn.

2/ Ngoài việc đồng hành với đoàn chiên, cuộc đời linh mục còn cần một đồng hành nữa, đó là đồng hành với Chúa Giêsu.

Sự đồng hành này là rất quan trọng đối với cuộc đời linh mục. Đồng hành với Đức Kitô là được Đức Kitô luôn sống trong mình, đến mức có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Được Đức Kitô sống trong mình, nên suốt cuộc đời, linh mục sẽ nhìn mọi sự theo cái nhìn của Đức Kitô, sẽ có những nhận xét và đánh giá về mọi sự như cách Chúa Giêsu nhận xét và đánh giá. Nhất là linh mục sẽ nói được như thánh Phaolô xưa: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Ga 6,14).

Anh chị em thân mến,

Khi đem hình ảnh đồng hành nêu trên áp dụng vào Đức Cha Cố Micae, tôi tạ ơn Chúa và mừng cho Ngài.

Khi áp dụng vào Đức Cha Giuse, tôi tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Ngài.

Khi áp dụng vào 13 tân chức, tôi lo cho tương lai và cầu nguyện cho tương lai.

Để kết, tôi xin mọi người cầu nguyện cho cuộc đời linh mục của tất cả chúng tôi luôn thể hiện lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Thiên Chúa trước đã, rồi mọi sự sẽ ban cho chúng con sau” (Mt 6,33). Amen.

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2186: Kỷ yếu viết về giáo phận Long Xuyên


Kính gởi: Anh chị em thân mến,
Thuộc Giáo phận Long Xuyên quý yêu.

 

Được tin một Kỷ yếu viết về giáo phận Long Xuyên sắp ra đời, tự nhiên tôi e ngại. Điều tôi băn Bùi-Tuần 2186


Được tin một Kỷ yếu viết về giáo phận Long Xuyên sắp ra đời, tự nhiên tôi e ngại.

Điều tôi băn khoăn nhất là phần nội dung nói về phát triển.

Tôi không biết phần đó có phản ánh đúng sự thật không. Vì có phát triển tốt và cũng có phát triển xấu. Có phát triển bề ngoài và cũng có phát triển âm thầm bên trong.

Giả sử nói đúng, thì có nên nói lúc này không? Sẽ có lợi hay hại cho việc đoàn kết nội bộ? Có gây được thiện cảm nơi đồng bào ngoài công giáo không? Có hợp thánh ý Chúa không?

Nhưng, tôi nghĩ ban Biên tập dưới sự chỉ đạo của Đức Giám Mục giáo phận đã quyết định, thì quyết định này phải có lý do chính đáng.

Vì thế, được yêu cầu viết tâm tình gởi Giáo phận trong Kỷ yếu này, tôi xin giãi bày đôi chút tấm lòng của tôi.

Tấm lòng của tôi luôn tha thiết với Giáo phận nói chung, và với từng anh chị em nói riêng, nhất là với Đức Cha Cố Micae và Đức Cha Giuse.

Tấm lòng của tôi luôn khao khát làm những gì tốt nhất cho Giáo phận, cho Hội Thánh, cho địa phương và cho Đất Nước.

Nhưng, tôi rất yếu đuối về mọi mặt. Nhìn lại thời điểm phục vụ đã qua của tôi, tôi thấy thời điểm đó yếu kém cũng do tôi. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi. Xin Giáo phận thứ tha cho tôi.

Nếu nên có một lời khuyên tha thiết cần để lại, thì lời khuyên của tôi là: "Hãy cầu nguyện và tỉnh thức" (Mc 24,38) để đón nhận Chúa Giêsu và đi theo Chúa Giêsu.

Xin tận tình cảm ơn anh chị em đã góp phần dọn đường cho Nước Chúa tình yêu vào các tâm hồn.

Chúng ta nhớ cầu nguyện cho nhau, cho Giáo phận, cho Hội Thánh và cho Tổ Quốc chúng ta.

Thân ái

+ GB. BÙI TUẦN

------------------

 

Bùi-Tuần 2187: XIN ƠN BÌNH AN


Bài giảng Thánh lễ ngày Mồng Một Tết Ất Dậu, tại nhà thờ Chánh Toà Long Xuyên,  ngày 9 tháng 02 năm 2005

 

Để mừng Xuân mới, theo thông lệ, tôi xin Chúa ban cho đại gia đình chúng ta một Lộc thánh. Lộc Bùi-Tuần 2187


Để mừng Xuân mới, theo thông lệ, tôi xin Chúa ban cho đại gia đình chúng ta một Lộc thánh.

Lộc thánh nói đây là Lời Chúa. Lời Chúa sẽ mang lại cho ta nguồn ánh sáng và hy vọng. Đó là lợi lộc tốt nhất cho hành trình cuộc sống ta trong năm mới.

Vậy, Lộc thánh mà Chúa gởi chung cho chúng ta đầu năm nay là Lời nào của Chúa? Thưa là lời Chúa Giêsu đã chào chúc các môn đệ yêu dấu của Người chiều Phục sinh. Lời đó là: "Bình an cho các con" (Ga 20,20).

Theo tôi, bình an là điều mà chúng ta luôn rất cần. Bình an là món quà tặng quý nhất cho mọi hoàn cảnh đời ta.

Nhưng, để lời chào chúc bình an của Chúa trở thành một mùa Xuân thiêng liêng thực sự cho ta, ta nên đón nhận ý Chúa đi liền với ơn bình an.

Ý Chúa là thế này:

Ngay sau lời chào chúc bình an cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã thân mật truyền đạt rõ ràng quyết định của Người: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con" (Ga 20,21).

Như vậy, ơn bình an luôn gắn liền với ơn gọi sai đi. Phải sống đúng ơn gọi sai đi, mới đón nhận được ơn bình an.

Xin nói ngay rằng: Mọi người chúng ta, ai cũng được Chúa sai đi. Sai vào đời. Sai vào nơi mình ở và làm việc. Sai vào lịch sử của Đất Nước và của Hội Thánh đang cưu mang mình.

Chúa sai ta đi để làm gì? Chúa phán: "Các con hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15).

Tin Mừng Chúa bảo chúng ta loan báo là "Sám hối, để được ơn tha tội" (Lc 24,53), và đi theo Người "là đường, là sự thực và là sự sống" (Ga 14,6) hầu được về với "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8).

Chúng ta loan báo Tin Mừng đó ít ra bằng cách chúng ta thực hiện Tin Mừng đó nơi bản thân ta.

Nếu ta hiểu ơn gọi là như vậy, thì, ngay ngày đầu năm, ta đã có một cái nhìn đúng về hướng đi đời ta trong năm Ất Dậu này.

Năm Ất Dậu này, cho dù đang được mở đầu với những vẻ đẹp huy hoàng và với những hứa hẹn tốt, nó vẫn không che giấu được nhiều băn khoăn, nhiều lo lắng, nhiều trăn trở của biết bao người, nhất là của những người thiện tâm, thiện chí.

Thực tế cho thấy:

Có những cái mong manh bên cạnh những cái ổn định. Những mối đe doạ sát liền với những thành công. Những cái ta tự chọn có thể bị lung lay và tan vỡ bởi những gì vượt khỏi ý muốn và khả năng của ta.

Trên đây là chút nhìn xa. Không bi quan, nhưng là sự thực. Nhận thức sự thực này, để biết sống ơn gọi của mình, theo thánh ý Chúa, đó là cách ta đón nhận ơn bình an của Chúa. Một sự bình an không đồng nghĩa với nghỉ ngơi, nhưng là phấn đấu, là làm việc, là tin cậy, theo ơn gọi của mình. Chúa Giêsu phán: "Như Cha Thầy luôn làm việc, thì Thầy cũng luôn làm việc" (Ga 5,17). Chúng ta cũng làm việc và phấn đấu, trong thánh ý Chúa như vậy.

Với vài tâm tình trên đây, tôi xin cùng với Đức Cha Cố Micae và Đức Cha Giuse Giám mục giáo phận xin tha thiết cầu chúc anh chị em một năm mới đầy bình an của Chúa.

-------------------------

 

Bùi-Tuần 2188: Toà Thánh vừa bổ nhiệm Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Hà Nội


CG&DT: Toà Thánh vừa bổ nhiệm Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Hà Nội. Hầu như ai cũng biết: Giữa Đức  Tân Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Cha có liên hệ mật thiết đặc biệt. Vậy, xin Đức Cha vui lòng cho biết cảm tưởng của Đức Cha về biến cố mới này.

ĐGM Bùi Tuần:

 

Việc bổ nhiệm Đức Cha Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Thủ đô Hà Bùi-Tuần 2188


Việc bổ nhiệm Đức Cha Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Thủ đô Hà Nội là việc của Toà Thánh.

Nhưng, theo thiển ý của tôi, chức vụ đó xem ra không thích hợp lắm với Đức Cha Kiệt. Hơn nữa, tôi thực sự rất lo cho vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Giá Đức Cha Kiệt được hiến thân trọn vẹn cho giáo phận Lạng Sơn thì có lẽ hay hơn.

Tôi hiểu Đức Cha Kiệt khá nhiều. Bởi vì tôi gần gũi Ngài nhiều năm. Từ khi Ngài còn là chủng sinh học trò của tôi, rồi làm linh mục thư ký của tôi.

Tính Ngài vui sống âm thầm, ưa làm những việc bé mọn, thích địa vị thấp, hăng say dấn thân cho những người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Tôi mong, khi Ngài vâng lời nhận chức Tổng, Ngài hãy nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Chức càng cao thì thánh giá càng gây nhiều đau đớn.

Các vị tiền nhiệm của Ngài đều rất đạo đức. Xin các Đấng nâng đỡ Ngài.

Xin Thánh Giuse, Quan thầy Tổng Giáo phận Thủ đô, và cũng là Bổn mạng của Ngài, phù hộ Ngài trên đường thực thi thánh ý Chúa.

Tôi hy vọng giáo phận Lạng Sơn không vì biến cố này, mà bị giảm đi sự phấn khởi mới vừa vụt sáng chưa được bao lâu.

Tình trạng “Giám quảm” là tạm thời. Mong một giải pháp tốt sớm được đưa ra.

--------------------------

 

Bùi-Tuần 2189: Thư gởi Trần Bạch Đằng


Long Xuyên, ngày 30 tháng 9 năm 2005

Kính gởi Anh Trần Bạch Đằng.

Thưa Anh thân mến,

 

Báo "Thanh Niên" số 271 (2567) thứ tư, 28/9/2005, đã đem lại cho tôi một bất ngờ thích thú. Đó Bùi-Tuần 2189


Báo "Thanh Niên" số 271 (2567) thứ tư, 28/9/2005, đã đem lại cho tôi một bất ngờ thích thú. Đó là bài của Anh: "Sự đồng nhất quý giá".

Trong mấy trang báo đó, Anh đã nhắc nhiều tới bài tôi trả lời phỏng vấn của tờ Công Giáo và Dân Tộc, dịp lễ Quốc Khánh, 02/9/2005.

Anh đã thấy: Lịch sử quá khứ chúng ta có thời rất khắc nghiệt. Nó đã gây nên trong tôi nhiều ray rứt về tương quan Đời Đạo.

Tôi đã diễn tả suy nghĩ của tôi về thời đó qua mấy dòng nhẹ nhàng. Anh cũng đã ghi lại thời đó của Anh, vắn tắt trong một bài thơ. Những hình ảnh Anh nêu lên đều rất cụ thể và kinh hoàng. Đó là bài "Khám đường và giáo đường".

Đêm nằm nghe tiếng chuông ngân
Giáo đường chỉ mấy bước chân khám đường
Ở kia, cầu nguyện tình thương
Ở đây, da thịt trần truồng, điện roi
Ở kia, tiếng hát nửa vời
Ở đây, rên siết của người trần gian
Êm đềm nghe tiếng cha ban
Giáo đường có lũ sát nhân khám đường
Tay nào tanh máu nực nồng
Tay nào ra dấu: Thánh thần, a men?
Đức Bà đồ sộ tôn nghiêm
Ca-ti-na Tác giả bị giam ở Sở mật thám Catinat đó, một bên cặp kè!
5-1949
(Trích tuyển tập thơ Hưởng Triều, NXB Văn Học, tháng 7/1997, trang 29).

*****

Thời buồn đó đã qua rồi. Nhìn lại, tôi thấy thời đó, cái gì phải rõ đã rất rõ. Như trong lãnh vực chống, thì đối tượng chống, hình thức chống, mặt trận chống, ranh giới chống đều rõ.

Còn bây giờ thì khác. Đạo Đời không chống nhau. Nhưng giữa Đạo đức và không đạo đức có vấn đề chống nhau. Trong lãnh vực này, nhiều khi cái phải rõ lại không rõ. Không rõ về đối tượng chống. Không rõ về hình thức chống. Không rõ về địa chỉ chống. Không rõ về ranh giới chống. Không rõ về liên minh chống.

Thiết tưởng thế mới là một tình hình khó, đáng phải quan tâm một cách thông minh.

Tôi nay là Giám mục về hưu. Sợ mình lẩm cẩm mà không biết mình sai. Nên, tôi viết thư này, mục đích thăm Anh thôi. Tôi vẫn ở gần Mặc Cần Dưng, quê ngoại của Anh.

Tôi đọc báo Thanh Niên mỗi ngày. Số nào có bài của Anh, tôi thích lắm. Tôi thấy Anh đã cao tuổi, cũng yếu về sức khoẻ, nhưng vẫn minh mẫn. Xin cầu chúc Anh luôn được bình an.

Thân ái

Bùi Tuần

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2190: MỪNG QUỐC KHÁNH


nhắc tới những khó khăn

(Bài CG&DT phỏng vấn ĐGM GB. Bùi Tuần)

Nguyễn Thanh Long CG&DT:
Năm nay, ngày Quốc Khánh được tổ chức trọng thể khác thường. Dịp này, các phát biểu trên toàn quốc đều đồng loạt nhắc về quá khứ. Một quá khứ kéo dài đầy những khó khăn. Nhưng nhân dân ta đã anh dũng vượt qua.

Riêng đối với Đức Cha, quá khứ của Đức Cha trong lịch sử Đất Nước chắc cũng trải qua nhiều khó khăn. Đức Cha có thể chia sẻ phần nào?

+ ĐGM. Bùi Tuần:

 

Phải thành thực nói rằng: Tôi đã sống trong nhiều khó khăn và với nhiều khó khăn. Có nhiều thứ Bùi-Tuần 2190


Phải thành thực nói rằng: Tôi đã sống trong nhiều khó khăn và với nhiều khó khăn. Có nhiều thứ khó khăn cùng loại với mọi người. Có những khó khăn là của riêng tôi. Trong số những khó khăn riêng, tôi phải kể đến một khó khăn thuộc về lương tâm. Đó là:

Một đàng, độc lập và hoà hợp dân tộc luôn là lý tưởng tôi khao khát.

Một đàng, chống Cộng lại là một mệnh lệnh thiêng liêng của Bề trên trong đạo, mà tôi phải vâng.

Khó khăn lớn nhất là ở chỗ: Thời điểm lịch sử tập trung vào việc giành độc lập và xây dựng đoàn kết chống ngoại xâm lại do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Có những lúc, lương tâm cảm thấy diễn ra những xung đột gay gắt. Xung đột có chiều sâu thăm thẳm và có chiều rộng mênh mông. Xung đột lại kéo dài từ năm này sang năm khác. Vì thế, xin thú thực là quá khứ của tôi trong quá khứ của Đất Nước có nhiều nỗi nặng nề và đau đớn riêng khó tả.

NTL: Những khó khăn mà Đức Cha vừa nói quả là lớn lao. Đức Cha có thể cho biết Đức Cha giải quyết thế nào?

+ ĐGM. BT: Tôi phải giải quyết và đã giải quyết. Nhất là khi tôi là linh mục, rồi làm Giám mục.

Cách giải quyết của tôi thực rõ ràng. Tôi vừa vận dụng những khả năng tự nhiên, như trí khôn với trình độ trí thức, kinh nghiệm lịch sử với sự khôn ngoan. Và vừa đón nhận những khả năng siêu nhiên như các ơn Chúa Thánh Thần.

Tôi rất để ý đến việc cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần.

Ơn Chúa Thánh Thần không phải là các nhân đức, nhưng là một thứ khả năng giúp tôi biết đón nhận các ơn trên. Thí dụ: Khả năng đón nhận ánh sáng siêu nhiên giúp trí khôn tôi nhìn xa thấy rộng, nhất là nhận ra thánh ý Chúa. Thí dụ: Khả năng đón nhận hứng thú siêu nhiên, giúp ý chí tôi khát khao điều thiện và hăng say thực thi điều Chúa muốn. Và thí dụ: Khả năng phân định thiêng liêng, giúp cho sự tự do của tôi biết có những chọn lựa khôn ngoan.

Thế là tôi có những cái nhìn mới. Nhưng đồng thời cũng có những thánh giá mới.

NTL: Với cách giải quyết như trên, chắc Đức Cha đã đạt được nhiều kết quả tốt?

+ ĐGM. BT: Đó chỉ hy vọng. Còn kết quả chắc chắn thế nào, thì tôi không dám xác định.

Tuy nhiên, tôi cũng được an ủi  về phía những xác định của các Bề trên.

Mới rồi, một lá thư của Bộ Truyền Giáo đề ngày 12/8/2005, với  nội dụng mừng 50 năm linh mục của tôi, đã đưa ra 3 điểm cụ thể. Nguyên văn như sau:

1/ "Trong nửa thế kỷ qua, với lòng quảng đại và trung tín, Đức Cha đã không tiếc sức mình để hoàn thành sứ vụ linh mục của Đức Cha. Đức Cha đã làm chứng một Đức Kitô khiêm tốn, đơn sơ, khó nghèo và thương xót qua đời sống của Đức Cha".

2/ "Bài giảng và bài viết của Đức Cha rất nhiều, chứng tỏ rõ Đức Cha coi việc truyền bá Tin Mừng chính là nhiệm vụ nền tảng đời mục tử của Đức Cha".

3/ "Như vị tông đồ dân ngoại, Đức Cha đã đào tạo không những người kế vị Đức Cha trong nhiệm vụ cai quản Giáo Hội địa phương của Đức Cha, mà còn đào tạo nhiều Giám mục giá trị đã dâng hiến cho Giáo Hội Việt Nam".

NTL: Nhiều người đã coi thư trên đây của Toà Thánh là một bản tuyên dương. Còn Đức Cha tiếp nhận thế nào?

+ ĐGM. BT: Tôi tiếp nhận như một chỉ dẫn.

- Chỉ dẫn thứ nhất là: Dù tình hình có những khó khăn, các môn đệ Chúa vẫn có thể làm chứng cho Chúa bằng cách này hay bằng cách khác.

- Chỉ dẫn thứ hai là mọi cách làm chứng cho Chúa phải hợp với gương mẫu của Chúa Giêsu, của các tông đồ Chúa và của Phúc Âm.

NTL: Những chỉ dẫn trên, nếu được các người tin Chúa thực hiện trên quê hương Việt Nam hôm nay, thì có thể coi đó là những đóng góp thiết thực vào việc giữ gìn nền độc lập và hạnh phúc của đồng bào không?

+ ĐGM. BT: Được lắm chứ. Tôi vẫn xác tín điều này: Hạnh phúc của một cá nhân, một tập thể, một dân tộc tuỳ thuộc rất nhiều vào những giá trị thiêng liêng.

Một sự phát triển phong phú đáp ứng hoàn toàn cho hoài vọng hưởng thụ, mà thiếu phát triển đạo đức, sẽ dễ sinh ra các tệ nạn, các tội lỗi.

NTL: Theo Đức Cha, tình hình hiện nay có còn khó khăn không?

+ ĐGM. BT: Còn nhiều chứ. Báo chí hằng ngày nói nhiều đến các thứ tiêu cực như lãng phí, tham nhũng, hình thức, trì trệ, hưởng thụ, đua đòi, gian lận, giảm lòng tin, cá nhân chủ nghĩa, mất phẩm chất.

Các thứ tiêu cực đó trong xã hội là những khó khăn không nhỏ cho sự bảo vệ và phát triển Đất Nước.

Riêng trong đạo cũng đang phát sinh một số khó khăn, như nhiều người chọn những đường lối sống không phù hợp với Phúc Âm, tìm tư lợi và uy tín cá nhân dưới danh nghĩa Hội Thánh Chúa, để quyền và tiền điều khiển đưa con người xa dần đức tin.

Tôi thấy thời nào cũng có những khó khăn của thời đó.

Theo tôi, xem ra những khó khăn nguy hiểm nhất hiện nay đang âm ỉ rình phá Đất Nước và Hội Thánh là các thứ ngòi xung đột:

Xung đột giai cấp,
Xung đột quyền lợi,
Xung đột tôn giáo,
Xung đột cũ mới,
Xung đột thiện ác,
Xung đột  khát vọng,
Xung đột giàu nghèo.

Chẳng có chiến thắng nào dễ cả.

Quốc Khánh hẳn là vui. Nhưng vui, mà đừng quên cảnh giác, và đừng rơi vào ảo tưởng.

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2191: Thơ gởi Lê Đình Bảng


Toà Giám Mục Long Xuyên, Ngày 12 tháng 6 năm 2007

Kính gửi Nhà thơ Lê Đình Bảng

Anh Bảng thân mến,

 

Anh đã có nhã ý gửi tặng tôi tập thơ qúi, tác phẩm của anh. Xin hết lòng cảm ơn anh. Đọc một Bùi-Tuần 2191


Anh đã có nhã ý gửi tặng tôi tập thơ qúi, tác phẩm của anh. Xin hết lòng cảm ơn anh.

Đọc một bài thơ thì mau. Đọc một tập thơ thì chậm, nhất là một tập thơ nhiều trang, có nhiều đề tài.

Đối với tôi, mỗi tập thơ là một nguồn thông tin:

1. Thông tin về một tiếng nói mới của một trái tim nhạy cảm mới trước cõi bao la của Chân Thiện Mỹ.

2. Thông tin về hướng chọn lựa của tác giả. Tại sao trong tập thơ lại chọn những đề tài này, mà không chọn những đề tài khác.

3. Thông tin về mức độ gần gũi giữa tác giả với các đối tượng mà tác giả gặp gỡ.

4. Thông tin về cách diễn tả của tác giả. Cách diễn tả gây được nhiều cảm xúc là một giá trị cao.

5. Thông tin về những gợi ý, mà tác giả mời gọi độc giả khám phá thêm.

Cách suy nghĩ như trên của tôi là một đối thoại âm thầm với tác giả.

Theo cách suy nghĩ đó, tôi thấy tập Hành Hương của anh đạt được nhiều giá trị cao, vừa về văn thơ, vừa về đạo đức, vừa về tôn giáo.

Xin tận tình chúc mừng anh. Cầu mong anh tiếp tục Hành Hương.

Thân ái

Bùi Tuần

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2192: SỨC MẠNH GIẢI CỨU


+ GB. BÙI TUẦN

Kính trình Đức Cha Giuse.
Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ và tòan thể anh chị em thân mến.

 

Vâng lời Đức giám mục giáo phận, tôi xin chia sẻ trong thánh lễ này. Đề tài chia sẻ là: Sức mạnh Bùi-Tuần 2192


Vâng lời Đức giám mục giáo phận, tôi xin chia sẻ trong thánh lễ này.

Đề tài chia sẻ là: Sức mạnh giải cứu.

Lý do chọn đề tài này là tìm một giải pháp cho tình hình tế nhị đang diễn tiến một cách phức tạp tại Giáo Hội Việt Nam từ ít tháng nay.

Thưa anh chị em thân mến,

1. Từ xa xưa, lịch sử được mô tả như một cuộc chiến đấu giữa thiện và ác.

Theo sách Đaniel và sách Khải Huyền, thì đứng đầu phía thiện là Đức Tổng Lãnh thiên thần Micae. Ngài chỉ huy một số thần lành. Còn đứng đầu phía ác là Luxiphe. Nó nắm giữ một số thần dữ.

Hai bên giao chiến ác liệt. Sau cùng, phía Đức Micae toàn thắng, phía Luxiphe thảm bại. Chúng bị xua đuổi xuống hoả ngục.

Sau này, cuộc chiến đó đã được trình bày bằng ảnh tượng, Đức Tổng Micae dùng gươm giáo đâm đầu Luxiphe, đạp nó dưới chân Ngài.

Hình ảnh đó đề cao sức mạnh của quyền lực. Như thể quyền lực là dấu chỉ của Thiên Chúa, Đấng giải cứu muôn dân.

Hình ảnh quyền lực đó đã một thời ám chỉ quyền lực của Hội Thánh.

2. Nhưng, trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã phác hoạ hình ảnh lịch sử một cách khác.

Lịch sử vẫn là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Thiện và ác đều có mặt cả trong xã hội lẫn trong Hội Thánh. Nay đứng đầu phía thiện là Chúa Giêsu. Đứng đầu phía ác vẫn là ma quỷ.

Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, giải cứu con người bằng một khí cụ khác gươm giáo. Khí cụ đó là cây thánh giá.

Thánh giá của Chúa Giêsu là khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh, từ bỏ mình.

Từ đó, Hội Thánh ca ngợi thánh giá Đức Kitô bằng lời sau đây: "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người, ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và là sự phục sinh của ta".

3. Nhờ niềm tin vào sức mạnh của thánh giá Đức Kitô, Hội Thánh xây dựng sức mạnh tu đức, mục vụ và truyền giáo trên nền tảng khiêm nhường, khó nghèo, yêu thương và hy sinh từ bỏ mình.

Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, những người theo Chúa vẫn bị cám dỗ bỏ con đường thánh giá Chúa.

Thực tế cho thấy, nhiều người chúng ta hay coi nhẹ sức mạnh của nội tâm, để đề cao sức mạnh của quyền lực bên ngoài và những phương tiện trần thế.

Đó là một nguy hiểm lớn cho Hội Thánh

4. Khi bị cám dỗ coi thường sức mạnh của nội tâm nơi thánh giá cứu độ, tôi nhớ về Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.

Đời Ngài là con đường thánh giá.

Con người của Ngài là khí cụ hoà bình của Chúa Giêsu.

Hình ảnh Ngài là can đảm của hy sinh, khiêm nhường, yêu thương, khó nghèo.

Sức mạnh thuyết phục của Ngài là đời sống nội tâm dạt dào đức ái và từ bỏ mình.

Cái máng Ngài dùng để chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn là thánh giá của Ngài kết hợp với thánh giá Đức Kitô.

Được ở bên Ngài, tôi thấy rõ điều này: Ngài biết buông ra những gì không cần thiết, và biết nắm vững những gì là cần phải nắm, nhất là trong những hoàn cảnh phức tạp khó khăn.

Chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta một vị mục tử thánh thiện là Đức Cha Cố Micae.

Nguyện xin Chúa nhân lành ban cho chúng ta luôn được ơn khôn ngoan và can đảm, biết con đường nào là đúng con đường thánh ý Chúa, để làm chứng hữu hiệu cho Chúa trong thời điểm rất phức tạp này.

Thánh ý Chúa rõ ràng nhất chính là sám hối, cầu nguyện và từ bỏ mình.

Chúa Giêsu đã luôn dạy điều đó trong Phúc Âm. Đức Mẹ đã tha thiết nhắc nhở điều đó tại Lộ Đức và Fatima.

Chúng ta hãy khiêm tốn xin vâng thực hành.

Rồi Chúa sẽ đưa Hội Thánh và quê hương ta đi vào con đường mà Chúa muốn. Amen.

-----------------------------------

 

Bùi-Tuần 2193: LINH MỤC VỚI NHỮNG CÁI NHÌN ĐỔI MỚI


Nhân năm Linh Mục

+ GB. BÙI TUẦN

"Dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới" (2 Cr 4,16).

 

Thánh tông đồ Phaolô nói về con người bên ngoài và con người bên trong. Đó là một kinh nghiệm Bùi-Tuần 2193


Thánh tông đồ Phaolô nói về con người bên ngoài và con người bên trong. Đó là một kinh nghiệm mà các linh mục cần có.

Với kinh nghiệm của mình, linh mục có thể kể ra đôi chút về sự đổi mới con người bên trong của mình. Ở đây, xin nói về một dấu chỉ của sự tiến triển của con người bên trong, đó là cái nhìn.

1/ Cái nhìn càng ngày càng bao quát, tổng hợp

Linh mục càng có kinh nghiệm mục vụ và truyền giáo, càng nhìn cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và Hội Thánh của mình với một cái nhìn cởi mở, bao quát.

Ngài nhìn thấy những đốm sáng làm chứng cho Chúa ở nhiều loại người. Có những người âm thầm như Đức Mẹ và thánh Giuse. Sống chôn vùi, nhưng lại sáng rực vinh quang Thiên Chúa.

Có những người bình dân phục vụ những việc nhỏ, như thánh Matta và thánh Maria Madalena. Nhưng lại toả sáng niềm tin yêu gây được nhiều ảnh hưởng tốt.

Có những người đơn sơ, thấp kém, như các mục đồng Belem. Nhưng lại được Chúa chọn để loan báo Tin Mừng Chúa Cứu thế giáng trần.

Có những người dân ngoại lại nêu gương sáng về sự biết ơn Chúa, đức tin và bác ái như nhiều trường hợp xưa được Chúa khen trong Phúc Âm.

Có những người đau bệnh, mang trong mình nhiều thứ khổ cực, chống chọi hằng ngày với các thử thách. Nhưng họ đã một mực sống tinh thần dâng hiến.

Và còn bao nhiêu người vẫn thường xuyên sống trong cảnh tăm tối của sự nghèo túng, vất vả. Nhưng từ những mảng đời đó lại loé sáng những gương lành về tình liên đới và niềm cậy trông.

Nhìn những đốm sáng trên đây, rồi quy chiếu vào những lời Chúa trong Phúc Âm, linh mục liên kết lại thành một toàn cảnh nói lên sức mạnh của ơn thánh Chúa. Cái nhìn đó khiến linh mục khiêm tốn. Ngài sẽ nói như thánh Phaolô: "Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được gì. Nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Chúa" (2 Cr 3,4). Sự khiêm tốn là một thứ ánh sáng nội tâm giúp cho linh mục nhìn rộng và nhìn đúng.

Nhìn đúng ở đây là nhìn thấy ơn cứu độ và vinh quang nơi thập giá. Như lời thánh Phaolô quả quyết: "Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Gl 6,14).

2/ Cái nhìn càng ngày càng sát với lòng thương xót Chúa

Thời đại nào của nơi nào cũng chuyển biến. Đọc những chuyển biến ấy, linh mục có thể nhìn được thánh ý Chúa về mục vụ và truyền giáo. Chuyển biến của thời đại là một dấu chỉ, một tiếng gọi. Theo nhiều người đạo đức, dấu chỉ thời đại hiện nay là: Hãy đi theo hướng tình yêu thương xót Chúa.

Trước hết, khi linh mục đọc lại đời mình, ngài dễ nhận ra những dấu ấn của lòng thương xót Chúa.

Lòng thương xót Chúa không phải là đã bịt mắt linh mục để không nhìn thấy những yếu đuối của ngài, nhưng đã giúp ngài nhìn nhận thực tế cái tôi của ngài một cách bình thản, với những khích lệ sám hối và tin cậy vào Chúa mà đứng lên.

Lòng thương xót Chúa không phải là đã cho linh mục cảm tưởng mình đạo đức, nhưng đã giúp ngài tin rằng mình được Chúa yêu thương, để yên tâm phấn đấu với những mặt yếu kém của mình trong sự vâng phục ý Chúa.

Lòng thương xót Chúa không phải là đưa ngài vào một cảnh sống đạo đức ồn ào, hiếu động, để quên đi chính mình, nhưng đã giúp ngài ở thinh lặng trong nội tâm và trong ngoại cảnh. Ngài sống trước mặt Chúa. Trong thinh lặng đó, lòng thương xót Chúa cho ngài khám phá ra những cái xấu ẩn khuất trong ngài. Khám phá ấy là kết quả của sự tỉnh thức thinh lặng.

Ngoài ra, khi linh mục đọc lại những liên đới của ngài, ngài cũng nhận ra sự hướng dẫn của lòng thương xót Chúa.

Lòng thương xót Chúa không phải chỉ yêu cầu linh mục chúc bình an cho những người đau khổ cô đơn, nhưng còn phải có những thái độ rất nhân từ đối với họ. Nghèo khổ cô đơn là những đợi chờ.

Lòng thương xót Chúa không phải chỉ thôi thúc linh mục nghiên cứu sâu rộng về việc hiệp thông với các tầng lớp Hội Thánh và xã hội, nhưng nhất là phải đặt nặng việc thực hiện đức ái một cách thiết thực.

Bác ái đầy xót thương, quên mình sẽ góp phần xây dựng một quê hương tự do, thịnh vượng và chân lý. Bác ái ấy phải kết hợp với tình yêu thương xót sống động trong trái tim Chúa Giêsu hiền từ và khiêm nhường.


Với những cái nhìn không ngừng được đổi mới trên đây, linh mục cảm thấy mình được an ủi rất nhiều.

An ủi đến từ các Lời Chúa gởi cho ngài.
An ủi đến từ những việc Chúa làm cho ngài.
An ủi đến từ chính Chúa sống động trong ngài.

Linh mục có thể nói như thánh Phaolô: "Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn lòng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó" (2 Cr 1,3-4).

----------------------------

 

Bùi-Tuần 2194: DỌN MÌNH ĐI VÀO NHỮNG CHÂN LÝ SAU CÙNG


+ GB. BÙI TUẦN

 

Ai cũng phải chết. Sau chết, ai cũng phải chịu Chúa phán xét. Sau phán xét, ai cũng nhận được quyết Bùi-Tuần 2194


Ai cũng phải chết. Sau chết, ai cũng phải chịu Chúa phán xét. Sau phán xét, ai cũng nhận được quyết định: Hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống hoả ngục.

Chết, phán xét, thiên đàng, hoả ngục là 4 chân lý sau cùng chờ đợi mỗi người chúng ta ở cuộc đời này. Chuyến đi đời ta sẽ kết thúc ở những chân lý sau cùng ấy. Đó là một kết thúc quyết định, một kết thúc không thay đổi, một kết thúc dẫn ta vào hạnh phúc đời đời, hoặc khổ cực muôn kiếp.

Vì thế, khi còn có thời giờ, chúng ta nên sống những chân lý sau cùng dưới ánh sáng đức tin. Mục đích là để dọn mình đi vào cõi sau với nhiều hy vọng.

Chia sẻ này là một cách dọn mình.

Chúng ta sẽ dọn mình bằng một số việc sau đây:

1/ Cần nhận thức 4 chân lý sau cùng là thiết thân thực sự

Khi ta nhìn sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hoả ngục, ta sẽ không nghĩ đó là chuyện của người khác, nhưng phải nghĩ đó là chuyện của chính ta. Lúc này, ta không có kinh nghiệm về cái chết, về sự phán xét, về thiên đàng, hoả ngục. Nhưng đến một lúc nào đó ta sẽ có kinh nghiệm. Chính lúc đó, kinh nghiệm sẽ chẳng giúp gì cho ta.

Điều có thể giúp ta không phải là kinh nghiệm về những chân lý đó, mà là những gì Chúa đã dạy ta về cái lợi cái hại phải cân nhắc ngay ở đời này. Vì những lợi hại đó là thiết thân, là có thực, là chắc chắn sẽ xảy ra.

Ở đây, chỉ xin nhắc tới vài trường hợp ghi trong Phúc Âm.

Nếu ta tìm tiếng khen như phần thưởng về các việc đạo đức ta làm, thì Chúa phán: "Chúng đã được phần thưởng rồi" (Mt 6,2-5.16). Thế nghĩa là ta sẽ không được phần thưởng đời sau. Rõ ràng lợi mà ra hại.

Nếu ta tìm của cải hay quyền lực để mở rộng uy tín, thì Chúa phán: "Được cả thế gian này mà mất linh hồn mình, thì nào có lợi gì" (Mt 17,26). Rõ ràng lợi trước mắt coi như lớn,  nhưng hại sau thì không gì ví được.

Nếu ta chỉ lo trích trữ kho tàng dưới đất, thì Chúa phán: "Anh em đừng tích trữ kho tàng dưới đất... nhưng hãy trích trữ kho tàng trên trời" (Mt 6,19-20). Rõ ràng tích trữ của cải thiêng liêng là việc có lợi hơn.

Mấy lời Chúa dạy trên đây cho chúng ta thấy: Cách đánh giá của Chúa rất khác cách đánh giá của chúng ta. Đến giờ phán xét, chúng ta sẽ thấy rõ những gì là lợi thực sự, những gì là hại thực sự. Nhưng ngay bây giờ, chúng ta phải dùng đức tin mà phân định. Đừng đợi đến giờ chết, ra trước toà Chúa, mới chịu  nhận ra, thì sẽ quá muộn.

2/ Cần biết sợ thực sự

Điều đáng sợ trước hết là sự đảo ngược các bậc thang giá trị. "Những người đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những người đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. Vì kẻ được gọi thì  nhiều mà người được chọn thì ít" (Mt 20,16).

Một điều đáng phải sợ thực sự nữa là sự đảo ngược số phận kẻ giàu kẻ nghèo. Dụ ngôn ông phú hộ và người hành khất Ladarô cho thấy rõ sự thực đó (x. Lc 16,19-26). Số phận ông phú hộ ở đời sau làm chứng lời Chúa phán xưa về kẻ giàu là đúng. "Quả thật, con lạc đà chui qua lỗi kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa" (Lc 18,26). Giàu nói đây là sự tham lam dính bén ràng buộc vào bất cứ loại của cải nào.

Phải sợ thực sự một điều nữa là hoả ngục. Đó là một nơi kinh khủng dành cho các quỷ dữ. Hình phạt nặng nhất ở đó là thiếu vắng mọi tình yêu.

Trước 4 chân lý sau cùng, điều đáng phải sợ nhất là sự cứng lòng khiến người ta không ngại đi từ tội phạm đến tội phạm khác.

Biết kính sợ Thiên Chúa là một đặc ân của Chúa Thánh Thần. Ơn đó là đầu mối mọi sự khôn ngoan.
Biết kính sợ Thiên Chúa.
Biết sợ mất tình yêu Chúa.
Biết sợ đi vào những con đường xa Chúa.
Biết sợ hoả ngục mất Chúa.

Với những biết sợ thành thực đó, chúng ta sẽ dọn mình đi vào 4 chân lý sau cùng một cách lành mạnh và hữu hiệu.

3/ Biết cậy trông phó thác thực sự

Nhưng chúng ta không dừng lại ở sự biết sợ, mà sẽ từ chỗ biết sợ, chúng ta đi tới sự cậy trông phó thác.

Cậy trông phó thác thực sự đòi một thái độ khiêm nhường. Đức Mẹ Maria khiêm nhường nhận mình là nữ tỳ hè mọn của Chúa, rồi xin vâng phó thác.

Cậy trông phó thác thực sự đòi phải nhận biết mình nhỏ bé yếu hèn. Những trẻ thơ được Chúa Giêsu đưa ra như gương mẫu để vào Nước Trời, là vì chúng nhỏ bé yếu đuối.

Cậy trông phó thác vốn đi liền với nhận thức mình đang trong nguy kịch. Trên thánh giá, Chúa Giêsu than thở: "con xin dâng linh hồn con trong tay Cha" (Lc 25,46). Chúa Giêsu nói lời đó khi Người chìm trong vực thẳm cô đơn, đau đớn, sỉ nhục.

Cậy trông phó thác thực sự sẽ là một sự bỏ mình, sự tha thứ trong khiêm hạ, sự tập trung triệt để vào lòng Chúa thương xót.

*****

Nhân loại hôm nay rất ngại nhìn thẳng vào 4 chân lý sau cùng. Hơn nữa, nhiều người còn trốn tránh. Hiện tình đó càng thôi thúc chúng ta nên thực hiện việc dọn mình đi vào 4 chân lý sau cùng với tinh thần cầu nguyện sâu xa. Để cầu cho ta và cũng cầu cho người khác. Chúa sẽ cùng đi với ta. Có Chúa ở bên, chúng ta sẽ đi về cõi sau một cách bình an với nhiều nâng đỡ của Chúa nhân lành.

------------------------------

 

Bùi-Tuần 2195: TRỞ VỀ


(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 1

 

Mỗi chị em khi bước vào nhà dòng này, đều có cảm tưởng là mình đang trở về. Thực vậy, ta Bùi-Tuần 2195


Mỗi chị em khi bước vào nhà dòng này, đều có cảm tưởng là mình đang trở về.

Thực vậy, ta đang trở về với cái nhà đã là nơi sinh sống của các nữ tu đầu tiên của nhà dòng tại Việt Nam. Ta đã trở về với nơi đã chứng kiến bao nhiêu bước thăng trầm của nhiều thế hệ nữ tu của dòng. Ta đang trở về với đại gia đình dòng, vô số người đã chết, mồ mã bên cạnh ta đây, nhưng linh hồn họ không xa ta, vô số người còn sống không có mặt ở đây hôm nay, nhưng vẫn thông hiệp với ta bằng tất cả tâm hồn, và chúng ta đây, với con số giới hạn, vẫn là những mạch máu quan trọng của dòng. Ta đang trở về với một cảnh vật lịch sử đã để lại cho toàn thể nhà dòng, và mỗi người chúng ta nhiều kỷ niệm thân thương không thể nào quên.

Đúng là trở về. Hơn nữa, dịp này sự trở về của ta còn là sự trở về với Chúa. Đó là mục tiêu lớn của tuần tĩnh tâm. Ta quá biết, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ta cần phải luôn luôn trở về với Chúa.

“Lạy Cha, này con đến”. Lời Kinh Thánh quen thuộc ấy giờ đây ta xin mượn để thưa với Chúa. “Lạy Cha, này con đến để làm theo thánh ý Cha”. Thánh ý Chúa là điều ta muốn tìm hiểu và muốn tuân giữ. Nhưng trên thực tế, ta không dễ đạt được điều ta muốn đó. Nhiều khi ta đã không hiểu ý Chúa. Hoặc dù có hiểu, ta đã không tuân giữ ý Chúa. Bởi vì ta rất yếu đuối.

Vì thế, việc thứ nhất ta để ý làm trong tuần tĩnh tâm là, khiêm tốn ăn năn sám hối với tâm tình trở về của người con phung phá: “Lạy Cha, con đã lỗi phạm đến Cha”. Con đã lỗi phạm trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại con, lỗi tại con mọi đàng, chứ không đổ trách nhiệm cho ai. Khiêm tốn ăn năn mà không bối rối, bởi vì khi sám hối, ta nhìn vào lòng thương xót vô biên của Chúa, hơn là nhìn vào vực thẳm tội lỗi của ta. Ta ăn năn sám hối với tâm tình phó thác và lòng cậy trông. Bởi vì ta tin vững vàng ở Chúa, Đấng đã an ủi kẻ có tội: “Ta không được sai đến với những người công chính, mà được sai đến với những người tội lỗi”.  Việc thứ hai ta để ý làm trong tuần tĩnh tâm là khẩn khoản cầu nguyện với tâm tình gắn bó thiết tha của người con trở về.

“Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ”. Ta biết lời Chúa phán xưa: “Không có Cha, con không làm gì được”. Thế mà ta đang tính làm những việc rất khó, đó là tìm ánh sáng để hiểu ý Chúa, và tìm sức mạnh để tuân hành ý Chúa. Những việc ấy không dễ chút nào. Ý Chúa thì tất nhiên Chúa biết. Và để tuân hành ý Chúa thì tất nhiên Chúa vẫn là nguồn phù trợ không thể thiếu được. Vì thế, ta hãy cầu nguyện thực nhiều.

Phần tôi, tôi đến với chị em như một khí cụ khiêm tốn và như một dấu chỉ bé mọn của lòng thương yêu Chúa. Đừng ai tưởng rằng tôi sẽ đưa ra một chỉ thị nào, hoặc sẽ vẽ ra một chương trình hoạt động nào. Không đâu. Chẳng ai vẽ ra giấy một cái rễ, một cái mầm, một cái chồi, rồi bắt buộc cây phải trổ sinh rễ, mầm, chồi đúng hình mẫu đã vẽ. Nhưng người làm vườn cứ tưới, cứ bón, cứ chăm sóc cây, rồi cây sẽ trổ rễ, trổ mầm, trổ chồi. Thế nào, cách nào, thì tuỳ sức sống bên trong của nó. Cũng vậy, tôi chỉ góp phần chăm sóc ơn kêu gọi của chị em, bằng những chia sẻ đơn sơ nhỏ bé, để rồi, mỗi ơn kêu gọi sẽ tự trổ sinh ra những tư tưởng, và những việc làm cụ thể theo những hình thức riêng của mình, tuỳ ơn Chúa ban cho.

Trong Kinh Thánh, ta thấy rất nhiều lần Chúa đã dặn ta: “Các con đừng sợ, hãy cậy trông”. Chúa an ủi ta, bởi vì Chúa biết ta yếu đuối lắm. Điều ta nên sợ nhất, chính là sự yếu đuối của ta. Nên một lần nữa, ta hãy trở về với tất cả tâm hồn khiêm tốn và cậy trông.

Lạy Chúa,

“Nơi tình thương Chúa, con tin cậy mãi mãi đến muôn đời”.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992

--------------------------------

 

Bùi-Tuần 2196: HIỆP THÔNG


(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 2

 

Khi nhận lời nhà dòng đi làm lễ tuần tĩnh tâm, tôi đã tự hỏi: Trong lễ mình sẽ nói gì đây. Ngay lúc Bùi-Tuần 2196


Khi nhận lời nhà dòng đi làm lễ tuần tĩnh tâm, tôi đã tự hỏi: Trong lễ mình sẽ nói gì đây. Ngay lúc đó tự nhiên tôi nghĩ tới đề tài “Giáo Hội”. Tôi không rõ lý do tại sao. Nhưng có lẽ vì lúc ấy tôi đang bị ám ảnh bởi một câu của công đồng Vatican II về Giáo Hội, một câu đã là cơ sở thần học mà thư chung HĐGMVN 1980 đã dựa vào, để hô hào các thành phần dân Chúa ở Việt nam hãy gắn bó với Hội Thánh và tích cực phục vụ quê hương Việt Nam XHCN. Câu đó thế này: “Giáo Hội là bí tích cứu độ, nghĩa là khí cụ và là dấu chỉ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và với sự hợp nhất của toàn thể nhân loại”.

Qua câu đó, tôi có cảm tưởng như nghe tiếng Chúa hỏi tôi: Là thành phần của Giáo Hội, con có cố gắng đẩy mạnh sự kết hợp với Chúa và hợp nhất với nhân loại không? Nói cách khác nhẹ nhàng hơn, con có thực sự sống tinh thần hiệp thông không?

Những câu hỏi đó thôi thúc tôi suy nghĩ. Mặc dầu chính tôi cũng chưa hài lòng với những suy nghĩ của tôi, tôi vẫn xin chia sẻ những suy nghĩ đó với các chị em. Các suy nghĩ của tôi trong loạt bài tĩnh tâm này, sẽ xoay quanh vấn đề HIỆP THÔNG, rút ra từ sứ mệnh Giáo Hội.

Tất nhiên, khi tôi nói hiệp thông, tôi mong người nghe cũng hiệp thông. Nghĩa là có hiệp ý và thông cảm. Bởi vì có như vậy, chúng ta sẽ có cơ sở để tin Chúa đang ở giữa chúng ta, như lời Chúa đã hứa: Đâu có hai người hợp nhau cầu nguyện, thì Cha ở giữa họ. Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời.

Trước hết hiệp thông là gì?

Để dễ suy nghĩ, tôi xin đưa ra các thí dụ. Khi tôi đọc kinh Magnificat “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” thì miệng tôi đọc, nhưng lòng trí tôi hiệp thông với tâm tình của Đức Mẹ và của Hội Thánh, để gặp gỡ Chúa. Sự tôi gặp gỡ Chúa đây cũng chính là cách tôi thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa.

Như vậy, trong hiệp thông vừa nói, có kết hợp sự thông công. Tôi kết hiệp và thông công vào những gì Đức Mẹ và Hội Thánh nhận thức về Chúa và về mình. Tôi kết hiệp và thông công vào những gì mà Đức Mẹ và Hội Thánh tin yêu. Tôi kết hiệp và thông công vào sự sống của Chúa và thánh ý Chúa. Tôi kết hiệp và thông công vào những công phúc bao la của Đức Mẹ và của Hội Thánh.

Thí dụ trên đây cho ta thấy: Hiệp thông là một thái độ cởi mở, nó đưa ta tới người khác và góp phần với người khác, để được chia sẻ với người khác.

Lại một thí dụ nữa, và đây là sự kiện đang diễn ra giữa chúng ta. Chỉ thoáng nhìn cuộc tĩnh tâm này, chúng ta cũng thấy ngay được đây là một sự sống hiệp thông, được xây dựng do nhiều trí khôn, do nhiều trái tim, do nhiều chân tay. Từ chị giám tỉnh đến chị nhỏ nhất dòng, từ các chị lao động đến các ngoại nằm liệt trên giường, từ chính quyền ấp, xã đến chính quyền tỉnh, từ Toà Giám Mục đến các họ đạo có nữ tu Chúa Quan Phòng phục vụ. Mỗi người điều góp phần mình vào sự sống hôm nay của nhà dòng. Có phần vật chất, có phần thiêng liêng. Có phần thuộc về lý trí, có phần thuộc về tình cảm. Có phần thuộc về ý chí và hoạt động.

Một phần riêng rẽ chưa là gì. Nhưng nhiều phần hợp lại, đã kết thành một sự sống hiệp thông phong phú. Như nhiều hạt nước kết thành dòng sông. Như nhiều cây lúa làm nên cánh đồng. Chúng ta biết: Ích lợi của một hạt lúa cũng do sự kết hợp với nhiều hạt lúa khác. Ích lợi của một giọt nước cũng do sự nó tan hợp vào các hạt nước khác. Một hạt lúa cô đơn sẽ dễ trở thành vô dụng. Một giọt nước lẻ loi thường khó gây được lợi ích gì. Sự hiệp thông là một điều kiện để bảo trì và phát triển sự sống.

Sự hiệp thông cũng giống như sự hô hấp. Thở ra hít vào cũng là một hình thức hiệp thông. Nó là dấu chỉ của sự sống. Tương tự cũng vậy, sự hiệp thông với người khác là một dấu chỉ của sự sống tinh thần. Người ta có thể đoán được tình trạng sức sống tinh thần của một người, của một tập thể, qua thái độ hiệp thông của họ. Một người cởi mở, ham học hỏi, biết hiệp thông được với các kiến thức đạo đời mỗi ngày một tăng. Một người bén nhạy biết thông hiệp được với những gì là đẹp, là hay, là tốt, xuất hiện không ngừng trong cuộc sống. Một người khôn ngoan biết thông hiệp được với các tiềm năng tốt, đa dạng của các cá nhân, của các loại người, người đó sẽ được coi là người có sức sống tinh thần mãnh liệt.

Tới đây, tôi nhớ tới sự kiện một số nhà dòng bên Tây, đang lâm vào cảnh chết dần chết mòn. Theo tôi nghĩ, một trong những nguyên do đáng kể là vì thiếu hiệp thông. Các người cũ thường được huấn luyện theo một nếp truyền thống, với một thái độ sống cũ, với những cách suy nghĩ cũ. Đang khi đó, con người đời nay, nhất là giới trẻ, đã và đang có những chuyển biến mau lẹ về cách suy nghĩ và thái độ sống. Cái mới, cái cũ không hợp nhau. Thế là có khoảng cách, và nhiều tu viện trở thành cô đơn giữa đời. Tôi không đổ lỗi cho ai. Nhưng tôi nghĩ rằng: Hiệp thông là luật sống. Biết hiệp thông thì sống, không biết hiệp thông thì chết.

Chúa Giêsu nói: “Cha là cây nho, chúng con là cành. Cành nào kết hợp với cây, sẽ trổ sinh hoa trái. Cành nào lìa cây sẽ bị héo tàn”. Tôi thiết nghĩ Chúa có mặt ở mọi sự tốt lành. Nếu vì định kiến, hoặc vì ngại ngùng, tôi khước từ hiệp thông từ sự tốt lành này đến sự tốt lành khác, thì có lúc tôi sẽ trở thành một cành lìa cây.

Một người chỉ quen với một vài thứ đồ ăn rồi, vì thế, không chịu được các thứ đồ ăn khác dù rất bổ, sẽ dễ bị suy dinh dưỡng. Cũng vậy nếu tôi chỉ chịu hiệp thông với một số giá trị nào đó theo hứng của tôi, bất chấp những giá trị khác không kém phần quan trọng, thì chắc gì tôi đã xử trí theo đúng luật sống. Bởi vì sống không phải chỉ là phấn đấu, bảo trì sự mình đang có. mà còn phải cố gắng làm cho con người mình được phát huy thêm không ngừng. Sống là phải vươn lên cái mới. Do đó, cần phải hiệp thông với tất cả những sức mạnh có nhiều hướng vươn lên, nhắm vào mục tiêu xây dựng hạnh phúc toàn diện cho bản thân mình, và cho đồng bào mình.

Mô hình hiệp thông của đời sống đạo mà tôi luôn suy gẫm, đó là Chúa Giêsu Kitô.

Nếu ta mở sách Phúc Âm ra, lấy bút màu vàng gạch dưới những câu kể lại nội dung các cuộc giao tiếp của Chúa Giêsu với các tầng lớp dân chúng, rồi lấy bút màu xanh gạch dưới những đoạn kể lại nội dung các cuộc trao đổi của Ngài với các môn đệ, rồi lấy bút màu hồng gạch dưới những lời kinh Ngài nói với Đức Chúa Cha, rồi lấy bút màu tím gạch dưới những chi tiết ghi lại tình thân mật của Ngài, đối với những người trong gia đình và các người thân, rồi lấy bút màu đỏ gạch dưới những đoạn diễn tả các liên hệ của Ngài với xã hội, với chính quyền và với Giáo quyền, ta sẽ thấy cuộc đời Chúa Giêsu là cả một cánh đồng hiệp thông bao la rực rỡ, nhiều màu sắc. Hiệp thông bằng những sợi dây tình thương, hiệp thông bằng những sợi dây chân lý, qua các chi tiết thông thường của cuộc sống.

Chúa Giêsu, dù có bản tính Thiên Chúa, nhưng cũng rất là người, hoàn toàn là người. Ngài đã ăn uống, đã ngủ nghỉ, đã lao động, đã nói, đã hỏi, đã nghe, đã trả lời, đã giao tiếp, đã đọc kinh. Ngài chuyển tình thương và chân lý vào mọi người, qua những ngã đường rất tự nhiên đó của con người và Ngài cũng đã dùng những ngã đường rất tự nhiên đó của con người, để đưa con người kết hợp với Thiên Chúa.

Chúa Giêsu là đầu và là mẫu mực của Hội Thánh. Nhờ Người, với Người và trong Người, mà Hội Thánh cũng sẽ là khí cụ và là dấu chỉ của sự kết hợp với Thiên Chúa, và của sự hợp nhất của toàn thể nhân loại. Chúng ta được Chúa gọi cộng tác vào sứ mệnh của Chúa Giêsu và của Hội Thánh. Nên trong những ngày tĩnh tâm này, chúng ta nên tập trung vào việc sống nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu. Chúng ta sốt sắng cầu nguyện, để tinh thần Chúa Giêsu hoạt động mãnh liệt trong ta. Nhờ đó, ta có thể hiểu được đúng ý Chúa và nhất là có đủ điều kiện nội tâm mà thực thi ý Chúa, để mỗi người chúng ta được góp phần vào việc làm cho Hội Thánh Việt Nam nói chung, và nhà dòng của ta nói riêng, được đúng là khí cụ và là dấu chỉ của sự kết hợp mật thiết với Chúa, và của sự hợp nhất với mọi thành phần Hội Thánh địa phương, và mọi tầng lớp xã hội trên quê hương Việt Nam hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu,

Con tin Chúa đang ở giữa chúng con. Con tin Chúa thương yêu chúng con bằng một trái tim của Đấng Cứu Thế, đầy khoan dung nhân ái. Xin đừng chấp tội lỗi chúng con, nhưng xin nhìn đến công phúc đức tin của Hội Thánh Chúa, mà ban cho chúng con được ơn gặp Chúa, được ơn hiểu Chúa và được vâng ý Chúa. Amen.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2197: TRONG CÁI NHÌN VỀ NƯỚC THIÊN CHÚA

                                           
(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 3

 

Trong thánh lễ Misa, có một lời kinh rất thiết tha và rất trịnh trọng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội Bùi-Tuần 2197


Trong thánh lễ Misa, có một lời kinh rất thiết tha và rất trịnh trọng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa. Xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo thánh ý Chúa”. Tôi biết, mỗi ngày, hàng trăm ngàn người trên thế giới đọc kinh đó. và từ non 2000 năm nay, đã có triệu triệu người đọc kinh đó. Thế nhưng, sự hiệp nhất vẫn là điều còn đang phải tiếp tục xây dựng, chứ chưa là một điều đã thành rồi. Và sở dĩ chưa thành, một phần cũng do tội lỗi của ta. Vì thế, ta cần “Xin Chúa đừng chấp tội lỗi chúng con”.

Từ suy nghĩ như thế, tôi thấy rằng: “Khi lòng ta mong muốn hiệp thông với Chúa và với mọi người, ta cần phải có một cái nhìn chân thành, khiêm tốn về chính bản thân mình. Ta đừng khởi sự xây dựng sự hiệp thông bằng cách trách móc người khác. Nhưng hãy cùng với Hội Thánh, khiêm tốn khởi sự từ việc nhìn vào sự yếu đuối của mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội lỗi chúng con”.

Theo tôi, sự yếu đuối thông thường nhất của các tín hữu hôm nay trong vấn đề hiệp thông, là ít chịu hiểu sự hiệp thông trong một cái nhìn thanh thản về Nước Thiên Chúa như hồi Giáo Hội sơ khai.

Trong những năm đầu của Hội Thánh, người có đạo cầu nguyện và xây dựng sự hiệp thông trong một cái nhìn rất mãnh liệt về Nước Thiên Chúa. Họ năng chiêm ngắm Nước Thiên Chúa. Một nước có Chúa là Cha ngự trị, Chúa kêu gọi họ làm con Chúa. Chúa sẽ nhận họ làm con Chúa, sống gắn bó với Chúa và yêu thương nhau. “Người ta cứ dấu này, mà nhận biết chúng con là môn đệ Cha, là chúng con thương yêu nhau”.

Lúc bấy giờ, người có đạo nhìn Nước Trời theo những lời đơn sơ mà Chúa Giêsu và các tông đồ truyền lại. Những lời đó thực rất vắn tắt. Hội Thánh lúc bấy giờ chỉ mới là những cộng đoàn khiêm tốn khó nghèo, hầu hết gồm những kẻ bị áp bức. Họ sống hoàn toàn tựa nương vào Chúa và tựa nương vào nhau. Họ tựa nương với lòng khiêm tốn và với tâm tình cảm tạ. Mối hiệp thông của họ rất là đơn giản, thanh thản, khắn khít và trong sáng.

Nhưng sau khi Hội Thánh được tự do, đã tổ chức thành cơ cấu, có nhiều hình thức hoạt động, có nhiều luật lệ, có nhiều kho tàng kiến thức và của cải, có nhiều quyền lợi, thì người có đạo lại hay nhìn Nước Trời qua những nét cụ thể đó của Hội Thánh. Dần dà đã có biến thể trong quan niệm về Nước Trời, để rồi sản sinh ra thói quen đồng hóa quyền lợi Nước Trời với quyền lợi Giáo Hội cơ chế, hoặc với quyền lợi Giáo Hội địa phương, hoặc với quyền lợi riêng tư của một cộng đoàn, hay của một cá nhân tôn giáo. Tệ hơn nữa, rất nhiều người không còn để ý gì đến ích chung. Họ chỉ mến Chúa yêu người vì những lợi ích riêng, với những hoạt động ích kỷ, và trong phạm vi chật hẹp của tư lợi. Trong hoàn cảnh như thế, vấn đề hiệp thông dễ trở thành vấn đề giải quyết các hàng rào quyền lợi, hơn là nhắm vào ích lợi tối cao của Nước Trời.

Đọc cuốn Quo Vadis, ta thấy hồi Giáo HỘi sơ khai đang bị bắt bớ, người có đạo sống đức tin một cách rất trong sáng. Họ không có sách báo đạo, nhưng Phúc Âm đã được phiên dịch ra đời sống của họ. Họ ít biết, ít hiểu, ít thuộc các điều trong đạo, nhưng họ tập trung cuộc sống vào đức ái là căn bản của đạo. Họ không có nhà thờ, nhưng bao nhiêu trái tim người có đạo là bấy nhiêu nhà thờ. Họ thường cảm tạ Chúa nhiều hơn là xin ơn này, ơn nọ. Lòng họ như chỉ có yêu thương và trông cậy. Tài sản mà họ quí nhất là được thông hiệp với Chúa, được thông hiệp với Hội Thánh, được thông hiệp với quê hương tổ quốc của mình. Sức mạnh đã bảo vệ và phát triển đức tin của họ là hoàn toàn thiêng liêng, chính là sự sống của Chúa, của các thánh, của cả Giáo Hội được thông chia sang cho họ. Qua sự hiệp thông thiêng liêng sống động như thế, họ không những nhìn thấy Nước Trời, mà còn có cảm nghiệm được hương vị Nước Trời ngay trong lòng họ. Nhờ đó, họ khám phá thấy mình bé nhỏ mà được kêu gọi, bất xứng mà được yêu thương, yếu hèn mà được mạnh mẽ. Họ hiệp thông trong bầu khí Nước Trời, như con cá bơi lội trong nước.

Tôi tự hỏi mình rằng: Do đâu mà đời sống đức tin của Hội Thánh thời đó lại được trong sáng lạ lùng như vậy? Sau nhiều suy nghĩ, tôi đi tới kết luận này: Chúa đã tôi luyện đức tin của họ bằng chính hoàn cảnh cuộc sống thực tế lúc ấy của Hội Thánh. Lúc ấy, người của Hội Thánh bị cô đơn lắm. Họ chẳng còn ai khác để bám vào ngoài Thiên Chúa và sức thiêng của Hội Thánh. Lúc ấy, người của Hội Thánh nghèo túng lắm. Họ chẳng có gì khác để bảo vệ, ngoài tình yêu Thiên Chúa, Hội Thánh và quê hương. Lúc ấy, người của Hội Thánh không có điều kiện để học nhiều và để dạy nhiều. Họ không dám nhấn mạnh tràn lan nhiều điều quá, mà chỉ nhấn mạnh đến đức ái là căn bản của đạo. Lúc ấy, người của Hội Thánh ít gặp được các trung gian, đó là các Giám Mục, linh mục và các bí tích, nên hằng ngày họ chỉ còn cách tìm gặp Chúa một cách trực tiếp bằng lời cầu nguyện riêng tư. Hoàn cảnh sống của họ rất là eo hẹp. Chính vì thế mà nếp sống đạo của họ được tôi luyện. Việc tôi luyện đức tin là việc Chúa làm. Chính Chúa đã dùng áp lực cuộc sống để tôi luyện đức tin.

Với nhận xét như trên, tôi nhìn vào các địa phận, các họ đạo, các dòng tại Việt Nam hôm nay. Và tôi không ngần ngại quả quyết rằng: Chúa đang thanh luyện nếp sống đạo người Công Giáo Việt Nam qua thực tế cuộc sống hôm nay. Những nếp sống nào cồng kềnh, không giúp làm sáng tỏ Nước Trời sẽ bị đào thải. Sẽ chỉ còn ít nếp thôi, nhưng sẽ là những nếp phản ánh đúng hơn khuôn mặt, tâm tình và cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Ai khiêm tốn nhận mình cần được thanh luyện, và quảng đại cộng tác với bàn tay thanh luyện của Chúa, sẽ cảm được sự thanh thản của Nước Trời ngay trong chính khi mình bị thanh luyện. Sự khiêm tốn mở ra cho họ những con đường hiệp thông phong phú mới mẻ. Càng nhìn vào sự bé bỏng của mình, họ càng thấy mình cần phải hiệp thông với sự sống của Nước Chúa. Càng được hiệp thông vào sự sống của Nước Chúa, họ càng thấy mình bất xứng, cần phải được thanh luyện thêm. Họ coi sự thanh luyện là một nhiệm vụ thường xuyên của kẻ muốn hiệp thông trong Nước Thiên Chúa.

Đã hẳn, người của Giáo Hội luôn luôn được kêu gọi phải thanh luyện chính mình, chúng ta cũng vẫn nhận là phải như thế, và chúng ta cũng vẫn thường làm việc ấy, bằng cách xưng tội, cầu nguyện, tĩnh tâm, suy gẫm.

Nay, Chúa đẩy mạnh hơn việc thanh luyện bằng cách để chúng phải cọ sát nhiều với những thực tế của cuộc sống mới. Bằng những cọ sát như thế, lời Chúa trong sách thánh, và ơn Chúa soi rọi bên trong, đã giúp cho nhiều tâm hồn khiêm tốn nhận ra sự phong phú khôn lường của Nước Thiên CHúa đang ở giữa họ.

Tôi xin nhắc lại một từ tôi đã cố ý dùng nhiều lần ở đây. Đó là khiêm tốn.

Tôi mong ước trong tuần tĩnh tâm này, nhờ bầu khí thinh lặng và cầu nguyện, mỗi người chúng ta sẽ thành thực hơn, khi đọc lời Hội Thánh: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội chúng con”.

Tội chúng con. Đó là tội chưa nhận thức đủ và chưa cố gắng đủ trong nhiệm vụ hiệp thông với Chúa và với con người.

Tội chúng con. Đó là tội chưa có một cái nhìn sống động về Nước Trời, trong khi xây dựng hiệp thông.

Tội chúng con. Đó là tội không chân thành khao khát được Chúa thanh luyện, hầu nên giống Chúa Kitô hơn, trên đường về Nước Chúa.

Tội chúng con. Đó là tội chưa cộng tác đủ với Chúa, trong việc lợi dụng chính cuộc sống hôm nay, để thanh luyện các dây hiệp thông với Chúa, và với các người chung quanh theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa,
Xin đừng chấp tội lỗi chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa, mà ban cho chúng con ơn hiệp nhất và bình an. Amen.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992

-----------------------------

 

Bùi-Tuần 2198: MỘT THỨ CẢM QUAN


(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 4

 

Từ Long Xuyên đến Cù Lao Giêng, tôi phải qua 2 con sông lớn. Tại mỗi bến đò, tôi thấy cảnh hành Bùi-Tuần 2198


Từ Long Xuyên đến Cù Lao Giêng, tôi phải qua 2 con sông lớn. Tại mỗi bến đò, tôi thấy cảnh hành khách đi lại bao giờ cũng thế. Người thì đông, đường lên lối xuống lại hẹp. Kẻ đi lên, người đi xuống, sát bên nhau, bên cạnh nhau, liền bước nhau. Ai cũng nhìn trước, ngó ngang, ý tứ từng bước, thấy chỗ nào bước được thì bước, không có lối nào dành riêng cho mình cả. Trong đò cũng thế, ai thấy chỗ nào có thể đứng được thì tới đứng. Nhích một chút. Tới một chút. Lùi một chút. Người nọ nhường một chút cho người kia, người này nhích một chút cho người nọ. Tuy chật chội, chen chúc, nhưng thường ai cũng tỏ ra hiểu biết, nhiều người vui vẻ, làm cho người chung quanh cũng vui lây. Tôi có cảm tưởng là ai cũng có một thứ cảm quan về thực tế thích nghi, kẻ nhiều người ít, để tự mình thấy phải đi đứng, xử sự thế nào trong một đám đông, cùng một chuyến đò, cùng một đường đi.

Từ cái thí dụ vừa kể, tôi nghĩ tới cuộc sống của tôi. Đối với tôi, cuộc sống mình cũng là một hành trình. Trong suốt chuyến đi này, để thông hiệp với Chúa và với con người, tôi cũng cần có một cảm quan về thực tế hiệp thông. Cảm quan là một tài năng làm cho con người cảm được một cách tự nhiên và mau lẹ, sự gì là hay là dở. Thí dụ, có người khi vừa liếc qua những bông tươi chưng trên bàn thờ, tức khắc có thể thấy ngay được người cắm hoa có óc thẩm mỹ hay không? Thấy ngay được như vậy , là do có một cảm quan riêng, mà tôi tạm gọi là cảm quan về thực tế nghệ thuật cắm hoa. Cũng thế, người có cảm quan về thực tế hiệp thông sẽ dễ cảm được, thấy được mình phải xử sự thế nào trong một hoàn cảnh cụ thể, để mình có thể hợp được với Chúa và với người ta.

Trong cảm quan về thực tế hiệp thông, thường có một năng khiếu tự nhiên, nhờ đó có người dễ được người khác thông cảm và dễ thông cảm với người khác. Có những cái nhìn như tự nhiên, có sức kéo người khác lại. Có những cách nói như tự nhiên khiến người nghe thấy mát mẻ trong lòng. Năng khiếu thường gắn liền với tính tình, với nền giáo dục, và với ảnh hưởng môi trường sống.

Năng khiếu hiệp thông có thể được uốn nắn và bồi đắp. Yếu tố căn bản nhất để uốn nắn và bồi đắp, đó là lòng muốn. Ta phải thực sự muốn kết hợp với Chúa và hợp nhất với người khác, trong những hoàn cảnh cụ thể của thực tế cuộc sống, chứ không phải chỉ muốn sơ sơ trong lý thuyết là đủ.

Trong mấy tuần nghĩ ở nhà dòng nọ, sáng nào tôi cũng nghe các tu sĩ đọc một kinh sau rước lễ. Tôi đoán đó là kinh riêng của nhà dòng. Tôi có nhớ câu này: “Chúng con mến Chúa hết lòng, và yêu thương mọi người, chẳng trừ một ai”. Có lần tôi hỏi một tu sĩ nhà dòng đó: “Sáng nào tôi cũng thấy các tu sĩ nói: “Yêu thương mọi người, chẳng trừ một ai”. Thế mà mấy hôm nay, tôi nghe tu sĩ đã trừ ra nhiều người lắm. Tu sĩ mới nói là: “Dứt khoát không thể nào thương được mấy người đó, vì họ bắt bớ đạo Chúa”. Rồi mới rồi, tu sĩ cũng đã nói là: “Dứt khoát không thể nào thương được mấy người nọ, vì họ có ý đồ làm hại nhà dòng”. Nghe tôi nói, tất nhiên tu sĩ ấy chữa mình. Những trường hợp như trên như không hiếm đâu. Trên thực tế, nhiều khi chúng ta loại trừ nhiều người ra khỏi giới luật yêu thương mà ta đang giảng dạy. Một số bị loại trên phạm vi ý thức. Một số bị loại trong tiềm thức. Thành thử, chúng ta cũng bị lời Chúa răn đe: “Nếu các con chỉ chào những kẻ yêu mến các con, thì các con có hơn gì kẻ khác”.

Vì thế, ta nên năng xem xét lại sự ta muốn kết hợp với Chúa và hợp nhất với mọi người, hầu cho cái cảm quan về thực tế hiệp thông được bén nhạy hơn.

Trước hết, sự muốn của ta đừng khô khan như kiểu muốn thuộc lòng. Nếu có ai hỏi ta: Có muốn kết hợp với Chúa và hợp nhất với người ta không? Thì chắc chắn chúng ta thưa: Muốn. Nhưng cái gì đã thúc đẩy ta thưa như vậy. Có thể là trả lời cho hợp lý, có thể là trả lời cho hợp ý người hỏi, có thể là trả lời cho đúng bài vở. Thế thôi. Kiểu muốn thuộc lòng như vậy, sẽ bị Chúa Giêsu cảnh cáo: Dân này mến ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng vẫn xa ta.

Rồi sự muốn của ta cũng đừng vụ lợi, ích kỷ. Bà mẹ 2 môn đệ Gioan và Giacôbê xin Chúa Giêsu cho các con mình được gần Chúa, đứa ở bên hữu, đứa ở bên tả. Nhưng Chúa Giêsu đã từ chối. Cũng thế, nhiều khi chúng ta muốn được nhiều thời giờ gần Chúa trong nhà thờ, và muốn luôn được gần gũi người nọ người kia. Nhưng Chúa không vui với những cái muốn đó. Bởi vì, Chúa thấy trong đó có nhiều ích kỷ.

Rồi, sự muốn của ta cũng đừng rời xa thực tế. Như thế, tình yêu của ta đối với Chúa và đối với con người phải là hoàn toàn siêu nhiên, giống các thiên thần, không có xác thịt. Như thế, có thể tình yêu của ta có thể đi thẳng vào bất cứ ai, mà không cần phải đi qua thái độ sống và cách suy nghĩ của từng người, trong từng hoàn cảnh xã hội và lịch sử. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi các con vào nhà nào, các con hãy ăn những đồ ăn nhà ấy dọn ra cho chúng con ăn”. Trong lời khuyên đó, Chúa muốn các môn đệ hãy đem chân lý và tình thương đến với con người, qua những liên hệ thích nghi tầm thường bé nhỏ như thế của cuộc sống, chứ không bằng những cách nào quá siêu thoát đâu.

Trong đời tôi, không biết bao nhiêu lần tôi đã nói: “Tôi phải kết hợp với Chúa và hợp nhất với mọi người”. Nhưng tôi có kinh nghiệm này, là chỉ những khi tôi nói lời đó như lời cầu nguyện, thì ý muốn của tôi mới đúng là có dồi dào sức sống mãnh liệt. Lúc ấy, ý muốn như có hơi nóng của trái tim, có sự khát khao của đời sống, có sự nâng lên của tâm hồn.

Lời cầu nguyện là lời nói từ cõi lòng. Cũng thế, ý muốn hiệp thông cũng phải là tiếng nói từ lòng ta, do lòng ta, với tất cả lòng ta. Chính tình trạng cõi lòng sẽ ảnh hưởng đến cảm quan thực tế hiệp thông. Mađalêna đang khóc và thất vọng, bỗng nghe tiếng gọi “Maria”, bà lập tức nhận ra ngay Thầy mình. Gioan thấy một người đứng trên bờ hồ đàng xa liền hớn hở nói với Phêrô: “Kìa Thầy đó”. Chính vì Mađalêna và Gioan có lòng mến thương Thầy đặc biệt thiết tha, nên có cảm quan rất bén nhạy về Thầy.

Cũng từ nhận xét đó, tôi cho rằng: Trong việc hiệp thông với Chúa và với con người, tấm lòng là rất quan trọng. Khi nhìn ảnh tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ, giới thiệu trái tim trước ngực, tôi có cảm tưởng Chúa nhắc bảo tôi rằng: GIá trị của các liên hệ nơi con người tùy thuộc ở trái tim. Chính vì thế, mà tôi nghĩ rằng: Trong phương diện đạo đức, việc thanh luyện trái tim là vấn đề cần phải được rất chú ý.

Khi nói đến việc thanh luyện trái tim, tôi không nghĩ đến các tội cho bằng nghĩ tới những tình trạng mất quân bình của trái tim, khiến những liên hệ với Chúa và với người chung quanh trở nên lệch lạc.

Thanh luyện lòng mình là việc rất khó. Tuy khó, nhưng là việc phải làm. Có người tưởng cứ hiểu và cứ thuộc giáo lý cho thực nhiều, là lòng người trở nên tốt. Tưởng thế là không hoàn toàn đúng. Thánh Phaolô tông đồ đã than: Sự tôi muốn làm thì tôi không làm. Sự tôi không muốn thì tôi lại làm. Chúng ta cũng như thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm về những sức mạnh cực kỳ mâu thuẫn trong con người của chính mình ta. Chúng ta cũng đã từng kinh nghiệm về khoảng cách giữa hiểu biết và ý muốn, và về khoảng cách giữa sự mình muốn và sự mình thực hiện. Chúng ta cũng đã từng kinh nghiệm về tính cách phức tạp của lòng người.

Phải ý thức rõ ràng về những sự thực đầy đau xót đó, ta mới thấy cần phải khiêm tốn nhiều lắm trong việc thanh luyện lòng mình. Ta thanh luyện lòng ta, và ta xin Chúa chủ động thanh luyện lòng ta. Để rồi đây, lòng ta có thể nhận lãnh nhiều hơn, và biết cho đi nhiều hơn trong suốt hành trình cuộc sống.

Lạy Chúa Giêsu nhân từ,

Trái tim Chúa là trường dạy sự hiệp thông với Thiên Chúa và với con người, xin thương giúp cho trái tim con được phần nào nên giống trái tim Chúa. Xin Thánh Thần Chúa sống trong con. Xin Chúa yêu thương trong trái tim con. Xin Chúa thanh luyện lòng con bằng lửa tình yêu Chúa.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992



 

Bùi-Tuần 2199: ƠN KÊU GỌI MỚI


(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 5

 

Tôi quen biết một tu sĩ. Tu sĩ này xưa kia là một giáo sư dạy ở nhiều trường, đi nhiều nơi, giao Bùi-Tuần 2199


Tôi quen biết một tu sĩ. Tu sĩ này xưa kia là một giáo sư dạy ở nhiều trường, đi nhiều nơi, giao thiệp với nhiều người, thường xuyên bận bịu với nhiều hoạt động xã hội. Sau ngày giải phóng ít lâu, tu sĩ bị bệnh, thôi dạy, thôi các hoạt động xã hội, ít đi lại, ít giao thiệp. Tu sĩ dần dần trở nên âm thầm. Tình trạng sức khoẻ suy yếu, cộng với những thiếu thốn vật chất, làm cho cuộc sống tu sĩ trở nên khác xưa. Có lần gặp lại, tôi thấy tu sĩ mặc dầu thể xác xanh xao gầy ốm, nhưng nét mặt toả ra nhiều tinh thần hơn xưa. Tu sĩ nói với tôi rằng: Con đang sống một ơn kêu gọi mới. Bây giờ thì con yếu đuối hèn mọn lắm. Khi đi tu, con không nghĩ tới ơn gọi này. Nhưng ơn kêu gọi mới này đến với con qua hoàn cảnh mới của cuộc đời. Con nhận ra ơn Chúa gọi. Và con thấy ơn kêu gọi mới này giúp con sống với Chúa một cách thân mật, và gần gũi với con người hơn xưa rất nhiều.

Những lời tâm sự trên đây của người tu sĩ ấy đã gợi cho tôi nhớ tới một ý mà tôi đã đọc trong cuốn “L'Innocent” của M.J.Le Guillon: “Muốn tìm ra đặc điểm của sự thánh thiện của thế kỷ 20, ta phải chiêm ngắm sự hèn yếu của Đấng Cứu Thế vô tội, và để sự hèn yếu của Người thấu dọi qua chúng ta.

Suy nghĩ theo những tư tưởng trên đây, tôi thấy rằng: Đặc điểm của sự thánh thiện thế kỷ 20, cũng như đặc điểm của ơn kêu gọi mới cùng gặp nhau ở chỗ này, là hiệp thông với sự hèn yếu tự nguyện của Đấng Cứu Thế vô tội, là tham dự vào sự hèn yếu nhiệm mầu của Chúa Kitô, là phản ánh sự hèn yếu mang tính cứu độ của Chúa Kitô trong chính bản thân ta.

Nhận xét trên đây không phải là để chấp nhận. Bởi vì tôi vốn đã quen nghe, quen nhìn, quen nói: Thiên Chúa là Đấng toàn năng cao sang vô cùng. Tôi cũng đã quen nhìn Giáo Hội như một tổ chức mạnh, có nhiều quyền lực. Những cách nhìn như thế đã thành nếp, nên khi gặp ý kiến cho rằng: Có một ơn kêu gọi muốn đề cao sự hèn yếu của Chúa Cứu Thế, và sống với sự yếu hèn đó chính là đặc điểm của sự thánh thiện thế kỷ nầy, thì tôi tự nhiên như muốn bỏ qua ý kiến ấy. Nhưng suy nghĩ lại tôi thấy ý kiến đó soi sáng tôi rất nhiều

Thực vậy, một trong những mục đích của người hiến thân cho Chúa, là muốn sống mãnh liệt một đặc điểm nào đó của cuộc đời Chúa Cứu Thế. Chúa Cứu Thế có nhiều nét đẹp. Nhưng có một nét rất nổi mà ta không thể từ chối, đó là sự hèn yếu tự nguyện của người. Hãy đọc lại Kinh Thánh, ta sẽ thấy nét đó như một sợi dây màu tím xuyên qua suốt các hình ảnh về Chúa Cứu Thế.

Tiên tri Isaia đã gọi Chúa Cứu Thế là người đầy tớ Đức Giavê. Không phải là người đầy tớ theo nghĩa thông thường, mà là người đầy tớ mang một thân phận đặc biệt hèn yếu. Trong Isaia đoạn 53 có bài ca của người đầy tớ ấy. Bài ca không bao giờ quên trong Kinh Thánh, nhưng dễ quên ở lòng người tín hữu, bài ca mô tả người đầy tớ Đức Giavê bị chê bai ruồng bỏ, bị đánh dập, bị trao nộp, bị xếp vào hàng tội nhân, bị tước đoạt mọi danh dự, bị kết án tử hình và bị chết đau thương nhục nhã trước mặt thiên hạ.

Những lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm nơi Chúa Kitô. Người đã sinh ra khó nghèo trong hang đá như kẻ yếu hèn. Người đã sống âm thầm nghèo túng giữa dân lao động bị áp bức. Người đã gần gũi những kẻ yếu hèn, đã yêu thương họ, đã phục vụ họ. Người đã chết trên Thánh Giá một cách hổ nhục giữa những kẻ bị coi là hèn hạ nhất.

Chúa Giêsu đã sống thân phận hèn yếu, vì vâng lời thánh ý Chúa Cha, để lập công cứu chuộc một nhân loại thích bám vào sự kiêu căng, mặc dầu sự kiêu căng là một cạm bẫy chuyên đẩy con người xuống hố diệt vong đời đời.

Thực tình mà nói, thì ai mà ham hèn, ai mà thích yếu, chẳng ai muốn bị chê là hèn yếu. Chính vì thế mà các người có đạo thời Chúa Giêsu vốn chờ một Đấng Messia có nhiều quyền lực. Chính các môn đệ Chúa Giêsu cũng muốn Ngài xuất hiện như một người hùng, một người mạnh. Chúa Giêsu đã không làm như thế, nên Người đã bị phản bội. Thảm kịch đó vẫn diễn lại hoài hoài trong mọi thời gian sau nầy, cho đến hôm nay.

Ngay bây giờ, cả đến nhiều người đã tu lâu năm, cũng vẫn không sao chấp nhận được điều nầy: Sống yếu hèn theo gương Chúa Kitô, chính là một ơn gọi thích hợp có lợi cho Hội Thánh ngày nay.

Riêng tôi, tôi xin quả quyết rằng: Thời nay rất cần những người như tông đồ Phaolô, không xấu hổ nói: Chúng tôi hèn yếu trong Chúa Kitô (2Cor 13,4). Thời nay rất cần những người như tông đồ Phaolô dám khẳng định niềm xác tín của mình là sức mạnh của Chúa tỏa rộng ra trong sự hèn yếu. Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh (2Cor 12)

Tôi tâm sự với các chị em mấy suy nghĩ trên đây, để giúp các chị em được an tâm, khi Chúa gởi đến các chị em ơn kêu gọi mới, là hãy hiệp thông với sự hèn yếu của Chúa Kitô và hãy cùng với Chúa Kitô hiệp thông với mọi người hèn yếu.

Lúc này, các chị em đang sống với ơn kêu gọi đó, kẻ nhiều người ít. Hãy biết cảm tạ Chúa vì ơn kêu gọi được đồng hành với người đầy tớ Đức Giavê. Những bước đi âm thầm của những kẻ đồng hành như vậy, sẽ dần dần đưa Hội Thánh nói chung và nhà dòng nói riêng vào đúng lộ Phúc Âm.

Chúa Thánh Thần đang dùng ơn kêu gọi mới này để tạo nên một dòng nước sạch, thanh luyện não trạng các người muốn phục vụ Hội Thánh. Não trạng cần thanh luyện, đó là não trạng thích đòi hỏi người khác, nhưng lại ưa quên lời Chúa đã đòi hỏi chính họ: “Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác Thánh Giá mà theo ta”. Đó là não trạng Pharisêu núp dưới hình thức đạo đức để tìm kiến và bảo vệ lợi ích riêng tư. Đó là não trạng của người đạo cũ, muốn biến Giáo Hội và các tổ chức Giáo Hội thành những khu vực quyền lợi, hơn là những đầy tớ của Đức Giavê. Những não trạng này dễ làm cho các nhà dòng, các họ đạo mau trở nên cằn cỗi già nua, và làm cho những người bảo vệ não trạng đó mau trở thành những người phản bội Chúa.

Thực ra, đối với nhiều người đi tu, ơn kêu gọi mới vẫn chưa là một thao thức. Nhưng nếu ta năng chia sẻ với Chúa Giêsu Thánh Thể, và năng nhìn Chúa Giêsu trong các người nghèo hèn yếu đuối, ta sẽ thấy ơn kêu gọi mới ngấm sâu vào hồn ta. Và rồi, ta sẽ thấy không ngày nào trống vắng, bởi vì ngày nào cũng có vô số dịp để ơn kêu gọi mới giúp ta nhận lãnh thêm, và cho đi thêm.

Có lần tôi đến thăm một cộng đoàn nhỏ. Các chị em suốt ngày lo phục vụ những người làng xóm. Đúng là một đời sống âm thầm với các việc rất tầm thường. Tiền bạc không thành vấn đề. Vấn đề chỉ là tình người, tình nghĩa vị tha chân thành thủy chung, giúp con người bớt chút khổ đau, thêm chút hạnh phúc. Chiều về, chị em đọc sách riêng, rồi cầu nguyện âm thầm lâu giờ bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Chỉ có thế thôi. Thế mà chị em nào cũng cảm thấy đời mình đầy ngập ý nghĩa. tôi cảm được trong cộng đoàn có sự hiện diện của Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường. Nhờ vậy, nhiều người, không phân biệt trẻ con người lớn, đã tìm được ở cộng đoàn bé nhỏ ấy những giây phút của cõi đời đời. Và những việc làm nhỏ bé của các chị em không chỉ là những sự việc, mà là những làn sóng nhỏ, những làn sóng ấy lan rộng êm đềm cho đến tận đâu, ai mà biết được.

Tôi vẫn cầu mong có được nhiều cộng đoàn như vậy. Tôi tin rằng mọi chị em đều đi vào chiều hướng đó.

Lạy Chúa,

Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa. Vì Chúa đã gọi con, vì Chúa đã chọn con, vì Chúa đã dắt dìu con. Cuộc sống của con ở trong tay Chúa. Với Chúa,con nhìn cuộc sống con không phải như một bài toán, không phải như một ván cờ, không phải như một cuộc thi, không phải như một cuộc mạo hiểm, nhưng là một buổi lễ. Chúa ở với con. Con hiệp thông với Chúa và với mọi người. Con tin rằng buổi lễ của Nước Trời đang bắt đầu từ cuộc sống hôm nay. Amen.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992

----------------------------

 

Bùi-Tuần 2200: CHIẾC CHÌA KHÓA.


(NÓI VỚI NỮ TU ) Bài 6

 

Một người đã hỏi tôi rằng: Ơn kêu gọi là gì? Tôi đã thưa: Ơn kêu gọi là một cái chìa khóa để người Bùi-Tuần 2200


Một người đã hỏi tôi rằng: Ơn kêu gọi là gì? Tôi đã thưa: Ơn kêu gọi là một cái chìa khóa để người ta mở cửa cuộc đời. Tôi cắt nghĩa đơn sơ như thế này: Muốn vào một dãy nhà có cửa khóa, thì phải mở khóa. Mà mở khóa thì phải có chìa. Cửa nào thì chìa đó. Chìa phải hợp với khóa. Đúng chìa mới mở được khóa. Không đúng chìa thì không mở được. Và nếu không đúng chìa mà sau cùng cũng mở được, thì khó tránh được hư hỏng.

Tương tự cũng vậy, cuộc sống có những hoàn cảnh rất khác nhau. Chẳng hạn, cuộc đời ở tỉnh khác cuộc đời ở quê. Cuộc đời dạy học khác cuộc đời làm ruộng. Cuộc đời bên tư bản khác cuộc đời bên chủ nghĩa xã hội. Mỗi người tu đều được kêu gọi đi vào một cuộc đời cụ thể, mà nét chung là cùng với Chúa Giêsu chia sẻ với lớp người hèn yếu để nâng họ lên. Cuộc đời cụ thể như thế ví như một dãy nhà có nhiều cửa khóa. Chúa gọi ta vào dãy nhà đó là Chúa cho ta một chùm chìa khóa để mở. Nhưng ta phải biết lựa chìa mà mở. Phải mở thế nào để khi ta bước vào, thì cuộc đời cụ thể chấp nhận ta, để ta có thể thực hiện được phần nào chức năng xây dựng hiệp thông với Chúa và với con người.

Chìa khóa ta lựa phải thế nào? Tôi nghĩ nó phải là thứ chìa khóa mà Chúa Giêsu đã dùng xưa, để mở cuộc đời dương thế của Ngài.

Thứ nhất, chìa khóa đó là sự Ngài yêu mến cuộc đời những kẻ hèn yếu. Đọc Phúc Âm ta thấy Chúa Giêsu đã thương những kẻ nghèo túng, bệnh tật, yếu đuối, khổ đau đến thế nào.

Thứ hai, chìa khóa đó là sự Ngài chia sẻ thực sự cuộc sống ở Calvariô, thì thấy rõ. Ngài đã nên giống họ một cách triệt để về mọi mặt, ngoại trừ tội lỗi.

Thứ ba, chìa khóa đó là sự Ngài luôn tìm cách giúp cho họ bớt được đau khổ, thêm được hạnh phúc, Ngài đã cho kẻ đói được ăn, cho kẻ bệnh tật được lành mạnh, cho kẻ buồn sầu được ủi an, cho kẻ ngã lòng được có hy vọng.

Thứ bốn, chìa khóa đó là sự Ngài luôn sống hiền lành, khiêm nhường trong tinh thần vị tha, “Đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ”. Cách Ngài sống, lời Ngài giảng, việc Ngài làm đã chứng minh điều đó.

Tôi coi bốn điều trên đây, như bốn cái cạnh tâm lý xã hội của chiếc chìa khóa ơn kêu gọi của Chúa Cứu Thế. Thiết tưởng đó cũng là chìa khóa mẫu để mở cửa cuộc đời cho người tu, trên quê hương xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay.

Nói tới đây tôi nhớ đến một bài đăng trên báo Công giáo và Dân tộc số 571 ngày 3/8/1986. Trong bài đó chủ tịch Phidel Castro đã ca ngợi mấy nữ tu Công Giáo ở Cuba. Ông khen nữ tu là những người hăng say làm việc, chặt chẽ trong việc tiêu dùng, có những phương pháp và lề lối làm việc rất ích lợi. Sau khi phân tích và so sánh, ông kết luận: Viện dưỡng lão do các nữ tu bảo quản thì ít tốn kém mà lại hữu hiệu hơn chính người của nhà nước bảo quản.

Mấy nữ tu được chủ tịch Phidel Castro khen ngợi hẳn mừng lắm. Và còn một niềm vui lớn mà ta chia sẻ với họ, đó là niềm vui của một người được ơn kêu gọi, đã biết lựa đúng chìa khóa để mở ra cho mình một cuộc đời không dễ.

Theo tôi, thì đi vào cuộc đời cụ thể nào cũng là vấn đề phức tạp, phương chi đi vào cuộc đời có nghĩa là gặp gỡ con người sống với con người. Con người thì kẻ thế này, kẻ thế kia. Cũng một người có lúc dễ tính, có lúc khó tính, hôm qua như vậy, hôm nay thế khác. Vì thế, điều ta chẳng nên quên bao giờ, đó là phải yêu thương kiên trì, trung tín, chân thành, vị tha với niềm tin vững vàng vào Đấng kêu gọi ta.

Có những kết quả dễ thấy được trong hiện tại, nhưng có những kết quả mãi mãi sau này mới thấy. Để sống đức tin không nên quan tâm nhiều lắm đến những kết quả trước mắt, nhưng chỉ lo một điều là thi hành đúng ý Chúa.

Thánh Phaolô tông đồ trên đường truyền giáo, đã xác tín hai điều này: Một là chia sẻ Tin Mừng cho dân ngoại, đó là điều Chúa muốn. Hai là để làm việc đó, thì mình phải trở nên tất cả cho mọi người, ngoại trừ tội lỗi, đó cũng là điều Chúa muốn. Nhiều người có đạo bảo thủ đã không đồng ý với đường lối của Ngài. Họ tìm nhiều cách để cản trở. Nhưng Ngài vẫn tiếp tục đường lối của Ngài, bởi vì Ngài tin rằng: Đường lối đó là đúng ý Chúa. Với tâm hồn đầy xác tín như thế, Thánh Phaolô tông đồ đã kiên trì cố gắng mở các cửa còn khóa, để Tin Mừng có thể đi vào các tâm hồn thiện chí.

Theo tôi nghĩ, lịch sử đời cũng như lịch sử đạo, hễ muốn tiến thì phải tìm mở cửa ra, chứ đừng tìm đóng cửa lại.

Một người mà phải mở nhiều cửa khác nhau thường phải cực lắm. Nhưng trong một nhà dòng Chúa thường trao sẵn một chùm chìa khóa. Chị A là chìa khóa tốt để mở hoàn cảnh này, chị B là chìa khóa tốt để mở hoàn cảnh kia vv... Mỗi chị là một chìa khóa, nếu chìa khóa nào cũng tích cực, thì nhà dòng sẽ mở được nhiều cửa, để thông hiệp với Chúa và với con người.

Trong một buổi mạn đàm tại Rôma với nhóm tu sĩ thuộc mấy nước Nam Mỹ, tôi thấy họ chú ý nhiều đến các hoàn cảnh tâm lý xã hội liên quan đến ơn gọi của họ. Họ khẳng định ơn gọi của họ là sống phục vụ người nghèo, trong một xã hội mà hoàn cảnh kinh tế còn quá thấp kém, và hoàn cảnh tâm lý chung chung của con người là muốn vươn lên. Trong những hoàn cảnh như thế, họ chọn cho mình những việc làm khiêm tốn nhất. Có thể nói là âm thầm nhất và bạc bẽo nhất, những việc chẳng ai tranh giành, chỉ vì mục đích cùng với Chúa Kitô giúp cho người nghèo bớt đi một chút khổ, thêm được một chút hạnh phúc. Đó là chìa khóa của họ. Và tôi thấy họ sống ơn gọi của họ một cách vui tươi đầy tin tưởng. Tất nhiên, các tu sĩ ấy đã sống ơn gọi trong cái nhìn về Nước Trời. Họ nhìn về Đấng sau này sẽ nói với họ lời phán quyết ngọt ngào của Phúc Âm: Con đã cho kẻ đói được ăn, cho kẻ rách được mặc, cho kẻ bệnh tật được thuốc men, cho kẻ khổ đau được an ủi, cho kẻ chán nản được hy vọng. Tất cả những gì con làm cho họ, thì Cha kể như đã làm cho Cha. Con hãy lên Trời chia sẻ hạnh phúc với Cha.

Thì ra, chiếc chìa khóa đã mở cho ta cuộc đời dưới đất, cũng sẽ mở cho ta cuộc sống trên trời.

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đến trong thế gian, không phải để luận phạt, nhưng để cứu rỗi. Xin thương cứu con khỏi tính ích kỷ, tính hèn nhát. Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con mở ra cho nhiều người được thấy tình thương bao la cao quí của Nước Thiên Chúa.

Tĩnh Tâm Cho Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, tháng 6/1992

-----------------------------

 

Tác giả: + GB. Bùi-Tuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây