Để được ơn khiêm nhường, chúng ta cần trở về nguồn. Nguồn nói đây là nơi tuôn chảy ra ơn thánh Bùi-Tuần 2109
Để được ơn khiêm nhường, chúng ta cần trở về nguồn.
Nguồn nói đây là nơi tuôn chảy ra ơn thánh cứu độ, nơi mạc khải Thiên Chúa là tình yêu, nơi toả sáng các nhân đức quan trọng, cần thiết cho những ai đi theo Đấng Cứu thế.
Nguồn đó chính là Chúa Giêsu.
Như thế, trở về nguồn là trở về với Chúa Giêsu. Cụ thể như: Lại gần Ngài, ở lại bên Ngài, thinh lặng lắng nghe tâm tình của Ngài, tạ ơn Ngài, cầu nguyện với Ngài.
Chắc chắn là chẳng ai trở về với Ngài, mà lại bị Ngài ruồng bỏ. Trái lại, cho dù chúng ta là người đầy tội lỗi, chúng ta vẫn có quyền tin rằng: Chúng ta được Ngài thương yêu, được Ngài tha thứ, được Ngài đón nhận. Miễn là chúng ta hết sức chân thành. Nhất là chân thành xin vâng ý Chúa.
Vậy ý Chúa là thế nào?
Tôi có cảm tưởng là: Nếu chúng ta hỏi Chúa điều đó, thì Chúa sẽ không trả lời ngay đâu. Nhưng trước hết, Chúa đòi ta phải có những điều kiện căn bản đã. Theo tôi thì:
Điều kiện thử nhất là khiêm nhường. Điều kiện thứ hai là khiêm nhường. Điều kiện thứ ba cũng là khiêm nhường.
Thực vậy, khi trở về nguồn, chúng ta sẽ thấy khiêm nhường là phong cách lạ lùng Chúa Gièsu đã chọn để thực hiện chuơng trình cứu độ.
Khiêm nhường khi giáng sinh tại Belem. Khiêm nhường khi trốn sang Ai Cập. Khiêm nhường trong 30 năm sinh sống ở Nagiarét. Khiêm nhường trong ba năm ngược xuôi rao giàng. Nhất là khiêm nhường trong cuộc thương khó.
Phải rat khiêm nhường mới có thể vâng phục ý Chủa Cha đến cùng.
Phải rất khiêm nhường mới có thể yêu thương con người đến cùng
Do dó, khiêm nhường là điều ít nguười muốn chọn, bởi vì khó chọn. Ngay trong tuần thánh, chúng ta đã thấy: Một người sau này sẽ giữ vai trò lãnh đạo Hội Thánh, tức thánh Phèrô, cũng phản đối quyết liệt sự chon lựa quá khiêm nhường của Chúa Gièsu.
Khi thấy Chúa Giêsu quỳ gỗi xuống rửa chân cho các môn đệ, thánh Phêrô đã cực lực choi từ. Ngài cho việc làm khiêm nhường như vậy là không đúng, không hợp với bậc thầy. Nhung Chúa vẫn cử làm, sau khi giải thích.
Khi thấy đoàn người đến bắt Chủa Gièsu, thánh Phêrô đã cương quyết ra tay chống lại. Ngài cho rằng thầy không nên để mình bị nhục như thế. Nhưng Chúa Giêsu đã cử để mình bị bắt, sau khi trách mắng Phêrô.
Thế rồi, trong khi bị hạch hỏi, bị đánh đập, bị xỉ vả, bị kết án, Chúa Giêsu vẫn một mực khiêm tốn. Khiêm tốn trong lời nói. Khiếm tồn trong thái độ. Khiêm tổn trong cái chết. Và khiếm tồn cả khi sống lại.
Tôi nghĩ là: để khiêm tốn lâu dài, khiêm tốn khắp nơi, khiêm tổn đến tận cùng như vậy, thì phải có sức mạnh thiêng liêng phi thường.
Với đức khiêm nhường, Chúa Giêsu đã đưa ra một cách mới trong việc sử dụng quyền bính. Đối với Ngài, sử dụng quyền bính là sử dụng tình thương. Mà đối với Ngài, thương là thương đến cùng. Mà đối với Ngài, thương đến cùng là tự hạ, tự nguyện làm người hầu hạ, đến một lúc nào đó dám tự nguyện chết đi.
Như thế, khiêm nhường là con đường minh chứng. Chúa. Giêsu minh chứng Ngài tuyệt đối vâng phục ý Chúa Cha.
Như thế, khiêm nhường là con đường trao tặng. Chúa Giêsu trao tặng chính mình như một của lễ đền tội.
Như thế, khiêm nhường là con đường hy vọng. Chúa Giêsu cho thấy ai khiêm nhường chắc chắn sẽ đi tới phục sinh.
Như thế, khiêm nhường là con đường đón nhận. Chúa Giêsu sẽ đón nhận bất cứ những ai biết mình bé nhỏ, tội lỗi, bất xứng, hết sức khiêm nhường, không dám kết án ai, để khỏi bị Chúa kết án.
Khi ngắm nhìn gương khiêm nhường của Chúa Giêsu trong tuần thánh, tôi thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu chính là câu trả lời cho những thao thức của chúng ta, về mình, về gia đình, về quê hương, về Hội Thánh.
Nhiều khi chúng ta có những lo toan chính đáng. Và để giải đáp, chúng ta có những lựa chọn mà chúng ta tưởng là tốt. Nhưng, đó là ý riêng ta. Còn ý Chúa thì lại khác. Để đón nhận được ý Chúa và tuân phục ý Chúa, chúng ta rất cần khiêm nhường. Những tâm hồn tự mãn, kiêu căng sẽ không bao giờ là đất tốt để cho Ý Chúa gieo vào đó nẩy mầm sinh cây được.
Với nhận thức như trên, chúng ta trở về Nguồn là Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc chúng ta bằng sự khiêm nhường. Cúi xin Ngài thương xót chúng ta, giúp chúng ta biết khiêm nhường.
Để biết khiêm nhường, chúng ta cần phải có ơn Chúa: ơn thông thường và ơn khác thường. Nhờ đó, chúng ta sẽ biết vâng phục ý Chúa Cha và biết yêu thương người khác như Chúa đã yêu thương chúng ta.