GIỜ THÁNH - GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2009

Thứ sáu - 10/03/2023 05:22
GIỜ THÁNH - GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2009
GIỜ THÁNH - GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2009
GIỜ THÁNH
GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2009

-------------------------------------

LỄ CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN

Ngày 26 tháng 7 năm 2009

1. Đặt Mình Thánh Chúa

2. Hát : Thành tâm thờ kính

3. Cầu Nguyện.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện nơi đây trong Bí tích Thánh Thể và trong tâm hồn mỗi người chúng con. Chúng con tôn thờ và cảm tạ Chúa, vì nơi Thánh Thể chúng con gặp được chính Chúa, Đấng đã nhập thể làm người và hiến thân trên thập giá để cứu độ chúng con ; đồng thời nhờ sự kết hợp với Chúa chúng con cũng được hiệp nhất với nhau hơn. Chúng con cảm tạ Chúa vì nơi Thánh Thể Chúa, chúng con được sống bằng chính sức sống của Chúa trao ban, và cảm nhận được tình yêu của Chúa cách cụ thể và dồi dào hơn bao giờ hết, một tình yêu duy nhất và bền vững của Đấng đã phục vụ và yêu thương đến cùng.

Trong bầu khí của dịp mừng kính Chân phước Anrê Phú Yên, bổn mạng các giảng viên giáo lý, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Hoäi Thaùnh Việt Nam nói chung và cho các giảng viên giáo lý chúng con nói riêng, có được một mẫu gương như Chân phước Anrê Phú Yên biết “lấy tình yêu đáp đền tình yêu, lấy mạng sống đáp đền sự sống”. Xin cho mỗi người chúng con biết theo gương nhiệt tâm của vị thánh bổn mạng mà trở nên khí cụ của Chúa, đem Tin Mừng cho mọi người bằng một đời sống thấm nhuần tinh thần Phúc Âm và hăng hái loan báo Tin Mừng trong sứ vụ giảng dạy giáo lý mà Hội Thánh mời gọi và sai chúng con đi.

4. Hát : Khúc cảm tạ

5. Lời Chúa và suy niệm :

a. Lời Chúa : Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô (Mc 16,15-20)

15 Người nói với các ông : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ." 19 Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

b. Suy niệm :

§      Sứ mạng của các tông đồ và của Hội thánh

là loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.

Trước khi từ giã các tông đồ để về trời và để hiện diện một cách khác bên cạnh các ông, Chúa đã trăn trối nhiều điều. Những lời trăn trối quan trọng nhất là những lời Ngài nói ra trong bữa tiệc ly trước khi ra đi chịu tử nạn và ngay trước khi về trời.

Những lời trăn trối trong bữa tiệc ly nói lên tinh thần mà tông đồ của Ngài phải có : là yêu thương nhau (Ga 13), liên kết chặt chẽ với Ngài (Ga 15), hiệp nhất với nhau (Ga 16) ; Còn lời trăn trối cho các tông đồ của Chúa trước khi Chúa về trời là “hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”, nghĩa là Chúa đã ra chỉ thị cho các tông đồ của Chúa ra đi trên vạn nẻo đường, ban cho họ nhiều quyền năng để rao giảng Tin Mừng và đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chính nhờ các tông đồ đầu tiên ấy, rồi đến từng lớp các tông đồ khác kế tiếp nhau trung thành thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng ấy, đến nỗi Công Đồng Vaticanoâ II, trong sắc lệnh hoạt động truyền giáo đã khẳng định rằng : “Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo” (Ad gentes 2).

Nói cách khác, Chúa Giêsu đã dùng Hội Thaùnh như đôi tay nối dài của Ngài để tiếp tục công cuộc cứu độ. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mệnh đó cho Hội Thaùnh, Chúa Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Hội Thaùnh mà Chúa muốn tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại tôùi hạnh phúc vĩnh cửu.

§      Niềm tin đích thực

là nền tảng cần thiết cho công cuộc rao giảng

Là chi thể của Hội Thaùnh, thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, mỗi Kitô hữu nói chung, và giảng viên giáo lý nói riêng cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô. Vậy muốn trở nên cánh tay mở rộng của Chúa Kitô thì mỗi người phải có lòng tin đích thực, nghĩa là tin và sống điều mình tin và khi đó sẽ có những dấu lạ kèm theo như lời Chúa đã nói trong bài Tin Mừng : “Họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ”.

Như thế, người có lòng tin đích thực vào Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống của mình thì có thể thắng được những thế lực của sự ác, tội lỗi, những cám dỗ, nói theo Tin mừng là “họ sẽ trừ được quỷ”. Đồng thời, người có đức tin đích thực và sống nhuần nhuyễn đức tin ấy còn là người “nói được những tiếng mới lạ” nghĩa là cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa và Đức Giêsu, nhờ đó họ có thể tự diễn đạt đức tin của mình theo đủ mọi phương thức khác nhau, chứ không dùng những kiểu nói sáo ngữ, trống rỗng, thiếu chất sống. Mặt khác, người có lòng tin đích thực còn là người “cầm được rắn trong tay”, tâm hồn họ an bình và đầy tràn tình yêu. Họ coi mọi người dù xấu hay đáng nghét cũng trở thành anh chị em của mình để sẵn sàng hy sinh phục vụ cho họ. Những người có đức tin thật sự thì dù coù gaëp nhieàu nghịch cảnh, nhieàu đau khổ trong cuộc đời cũng không thể làm mất được sự bình an và hạnh phúc trong tâm hồn. Nên “dù có uống nhằm thuốc độc cũng chẳng sao”. Với đức tin, họ biết rằng tất cả những đau khổ hay nghịch cảnh Chúa gửi tới đều là những hồng ân do tình thương của Ngài. Họ tin rằng : “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28). Cuối cùng, người có lòng tin đích thực còn là người có sức cảm hóa và giúp những người tội lỗi, trở về nẻo chính đường ngay, nâng đỡ và thêm sức mạnh cho những người yếu đuối tinh thần, nên “họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ”.

§      “Có Chúa cùng hoạt động”

với người rao giảng Tin Mừng

Để làm được các việc trên các tông đồ không chỉ tin mà còn phải “có Chúa cùng hoạt động”, điều này được thánh Marcô đã mô tả : “Các tông đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Điều quan trọng nhất để việc loan báo Tin Mừng trở nên hữu hiệu là sự hiện diện của Chúa trong mọi hoạt động của người tông đồ. Nói cách khác, việc rao giảng mà không có Đức Kitô hoạt động thì việc rao giảng ấy sẽ là những sáo ngữ và cũng chỉ cho người khác thấy sự khôn ngoan của con người. Vậy để có Chúa ở cùng, người rao giảng Tin Mừng luôn gắn bó với Chúa bằng tình yêu chân thành bằng việc lắng nghe lời Chúa, chiêm ngắm Chúa qua Bí tích Thánh Thể, có như thế người rao giảng Tin mừng mới có khả năng thuyết phục những người nghe, lời nói trở nên sống động, mạnh mẽ, đầy sức hấp dẫn.

(Thinh lặng)

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng con là những Giảng Viên Giáo Lý đến phục vụ cho công cuộc loan báo Tin Mừng qua việc truyền đạt giáo lý cho các em thiếu nhi,caùc döï toøng trong Giáo xứ của mình, đó là một ân huệ và là một vinh dự. Ân huệ và vinh dự là bởi vì chúng con đang đi trên con đường mà Chúa đã đi và đã muốn các tông đồ ngày xưa cùng đi, để qua chính lời rao giảng và cách sống yêu thương của chúng con có thể cảm hoá người khác. Xin cho chúng con bắt chước mẫu gương của Chaân Phöôùc Anrê Phú Yên, biết rao giảng Tin mừng bằng chính con tim, tình yêu và ngay cả mạng sống của mình, để qua đó chúng con biết làm tròn trách nhiệm của người rao giảng Tin mừng, nhất là tại Hội Thánh địa phương, hầu Hội Thánh luôn phát triển theo Lời của Chúa : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành tông đồ … ” (Mt 28,19).

Hát : Chứng nhân tình yêu.

c. Lời Chúa : Lời Chúa trong thư thứ hai của Thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Côrintô (2Cr 11,18.21b-30)

Vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào.19 Vốn là người khôn, anh em lại sẵn lòng chịu đựng kẻ điên !20 Phải rồi, anh em đành chịu người ta áp chế, cấu xé, tước đoạt, đối xử ngạo ngược và tát vào mặt !21 Tôi nói thế, thật là nhục nhã, như thể chúng tôi đã tỏ ra nhu nhược. ..22 Họ là người Híp-ri ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là người Ít-ra-en ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư ? Tôi cũng vậy !23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư ? Tôi nói như người điên : tôi còn hơn họ nữa ! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết.24 Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một ;25 ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi !26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em.27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng.28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh !29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ? 30 Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu đuối của tôi.

d. Suy niệm :

Chúa trao cho Hội Thaùnh sứ mạng rao giảng Tin mừng. Công cuộc rao giảng Tin Mừng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, điều đó ta thấy trong cuộc hành trình theo Chúa và phục vụ Chúa của Thánh Phaolô, vị Tông đồ cho dân ngoại đã gặp biết bao khó khăn, lao nhọc và gian nguy, thử thách và ngược đãi, ngay cả mạng sống cũng không được bảo toàn. Thánh nhân không phải kể ra để cho mọi người biết Ngài can đảm, hay để người khác khen, mà là để nhắc nhở mọi người khi phục vụ cho công cuộc rao giảng Tin Mừng thì cũng sẽ đi con đường mà Thánh nhân đã đi : khó khăn, trở ngại, thử thách, đau khổ, đòn vọt,… nhưng thánh nhân vẫn ý thức rằng : Ngài đã được Thiên Chúa yêu thương và trao tặng một hồng ân đặc biệt. Cũng thế, Thánh Bổn mạng của chúng ta cũng không đi ngoài con đường ấy và cao điểm của thử thách là làm chứng bằng chính máu và mạng sống của mình.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người chúng con đây cũng nghiệm thaáy raèng để sống sứ mệnh rao truyền Tin Mừng của Chúa trong thời đại hôm nay không phải là dễ, bởi đời sống ngày hôm nay đang đổi thay không ngừng : Nào là miếng cơm manh áo, nào là cuồng xoay với những nhu cầu ngày càng nảy sinh, nào là những điều tốt đẹp đang mất dần, con người đang có nguy cơ ngày càng lìa xa Chúa, đời sống đức tin không còn được xem là quan trọng và là điều thiết yếu. Và điều đó đang tràn vào những tâm hồn bé thơ, các em bị cuốn trôi theo trào lưu, quá bận rộn với việc học hành, mê mẩn trước những trò vui, những trò giải trí thiếu lành mạnh. Và nhiều khi chúng con có cảm tưởng, mình đang dần dần bất lực trước các em, không biết phải làm sao để cho các em thực sự vui thích, yêu mến và bước đi theo Chúa. Còn chúng con cũng thế, cuộc sống cũng lôi cuốn chúng con đi, khiến mình không đủ quảng đại, và siêng năng cho công việc giảng dạy giáo lý.

Xin Chúa cho chúng con xác tín rằng, đời sống của người sống sứ mạng rao giảng Tin Mừng bao giờ cũng đầy sóng gió, thử thách, để mỗi người chúng con biết can đảm hầu có thể sống lời mời gọi và sứ mạng loan báo Tin Mừng của Chúa cho con người hôm nay. Đồng thời, xin Chuùa ban ôn giuùp söùc ñeå chúng con có thể thốt lên rằng : “Chỉ có tình yêu mới đáp đền tình yêu và chỉ có mạng sống mới đáp đền sự sống” như Thánh Bổn mạng đã làm gương cho chúng con.

Hát : Đường con đi.

6. Kinh Giáo Lý Viên.
7. Hát Cầu cho Đức Giáo Hoàng : Này con là Ðá
8. Hát thờ lạy Thánh Thể : Đây nhiệm tích
9. Phép lành Mình Thánh Chúa
10. Hát kết thúc : Kinh hòa bình

-----------------------------------------
Ban Giáo Lý và Phụng Vụ
Giáo Phận Đalạt
15-7-2009
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây