*** Đọc các bài của Lm. Mễn: 1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71; 2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn 3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com 5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165
**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)
**** Lạy Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.
Cha biết rõ mình hơn ai hết. Cha quyết tâm chỉnh sửa đã không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng cuối cùng: Chứng nào tật đó vẫn được lập đi lập lại, "Vũ Như Cẫn" (vẫn như cũ)..
Năm nay, bước vào Mùa Chay thánh, cha quyết tâm thật sự. Cha nhất quyết tìm đến một nhà dòng, tìm đến một nơi thật yện tĩnh, để tĩnh tâm trong một tuần lễ.
Thế là giáo xứ mất lễ từ thứ 2 đến thứ 7.
Nhưng tất cả giáo dân, ai ai cũng đều rất hài lòng, và rất vui, vì biết được ý định của cha, vì rất thương cái quyết tâm của Cha.
Mỗi ngày ở nhà thờ và cả ở trong các gia đình, trong giờ kinh sáng tối, mọi người đều cầu nguyện rất nhiều cho cha:
Xin cho cha được ơn sửa đổi,
được ơn đổi mới.
Sau tuần tĩnh tâm, trở về giáo xứ, cha kể lại những kết quả đã thâu lượm được là trong tuần tĩnh tâm, cha được rất nhiều ơn Chúa, cha được đánh động rất nhiều.
Trong bài giảng thánh lễ đầu tiên chiều hôm mới trở về nhà xứ, cha triển khai đề tài:
"Cha sở cũ của anh chị em đã chết rồi".
Mọi người vỗ tay, và bày tỏ nỗi vui mừng phấn khởi khôn thể tả.
Chỉ được mấy ngày sau, cha trở lại khó tính như xưa.
Sau khi cử hành Thánh lễ Phục Sinh xong, Cha bước ra cuối nhà thờ, thấy một tấm bảng thật to ghi mấy hàng chữ rất lớn:
"Cha sở của chúng ta chết chưa đủ 3 ngày
thì Cha đã sống lại rồi !!!"
Đức Gioan Phaolô II bị mang tiếng là quá khắt khe ở một số lãnh vực.
Sau đây là một mẩu chuyện do chính ngài sáng tác (hoặc phóng tác) và kể lại cho người bạn của ngài là nhà văn André Frossard (Tác giả cuốn N'ayez pas peur! Dialogue avec Jean-Paul II: Đừng sợ! Đối thoại với đức Gioan Phaolô II).
---------------
Một hôm, Chúa từ thiên đàng xuống trần gian gặp Gioan Phaolô II. Người nhìn Đức Giáo Hoàng mà nói:
Đừng sợ, đây chỉ là một cuộc thăm dò như Ta vẫn thường làm đối với mọi Giáo Hoàng.
- Câu hỏi đầu tiên là: Con có nghĩ rằng: Một ngày nào đó, các linh mục được lập gia đình chăng?”
Đức Giáo Hoàng đáp: “Ồ không! Ngày nào còn con, thì không!”
- Chúa nói: “Được rồi! Câu hỏi kế tiếp là: Con có nghĩ rằng nên phong chức linh mục cho phụ nữ không?”
Đức Giáo Hoàng đáp: “Ồ không! Ngày nào còn con, thì không!”
- Chúa nói: “Được rồi! Câu hỏi cuối cùng là: Con có nghĩ rằng, Giáo Hội Công Giáo nên phê chuẩn việc hạn chế sinh sản không?”
Đức Giáo Hoàng đáp: “Ồ không! Ngày nào còn con, thì không!”
- Chúa nói: “Được rồi, cám ơn con. Ta đã làm mất nhiều thì giờ của con rồi”.
Và Chúa quay lưng, chực bỏ đi, thì Đức Giáo Hoàng bèn lên tiếng: “Lạy Chúa, con có thể hỏi Chúa một câu có được không?”
- Chúa quay lại bảo: “Được chứ, sao không. Con muốn hỏi gì?
Đức Giáo Hoàng trình: “Chúa biết, con rất yêu mến dân tộc của con và đất nước của con. Vậy con xin hỏi: Sau này còn có một Đức Giáo Hoàng Ba Lan nào nữa không?”
Sau một thời gian giúp dạy Giáo lý cho người dự tòng là một bà già.
Cha sở muốn bà tuyên xưng lòng tin vào những chân lý chính trong đạo.
Cha hỏi bà:
- Bà có tin các mầu nhiệm trong đạo công giáo không ?
Bà cụ nhanh miệng trả lời:
- Ðiều gì con cũng tin hết,
Muốn đi vào chi tiết hơn, Cha nói :
- Bà có tin mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không ?
Bà đáp trong niềm phấn khởi :
- Thiên Chúa, mà có đến 10 ngôi, hay bao nhiêu ngôi đi nữa, thì con cũng tin hết.
Lời bàn:
Câu trả lời: Chứng tỏ bà đã có niềm tin tưởng vào Thiên Chúa một cách tuyệt đối, trong niềm vui mừng phấn khởi.
Nhưng bấy nhiêu thôi thì chưa đủ. Bởi niềm tin tôn giáo cần phải có một chuẩn mực, chính xác tuyệt đối mới được, chứ không được tin một cách mơ hồ, chung chung, sao cũng được !!!
Đây là điều, mà chúng ta hằng ngày, cần phải điều chính lại niềm tin của mình, qua việc học hỏi giáo lý, qua việc đọc kinh thánh và nhất là xin Chúa giúp chúng ta.
Cha Sở bắt gặp 2 em Tâm và Tý, thiếu nhi của giáo xứ, đang đánh nhau trước nhà thờ.
Cha gọi 2 em lại nhắc nhở, khuyên bảo.
Sau khi 2 em đã bắt tay làm hoà, cha ra việc đền tội:
- Tâm, con vào nhà thờ xin lỗi Chúa và viếng Chúa 5 phút.
Còn Tý thì cũng hãy vào nhà thờ xin lỗi Chúa và viếng Chúa, nhưng phải là 10 phút.
- Tý thắc mắc hỏi cha: Tại sao vậy Cha ? Hai con cùng đánh nhau, mà cha lại phạt con viếng Chúa đến 10 phút, còn nó chỉ có 5 phút thôi.
Cha sở giải thích:
- Tại con lớn, mà lại đánh bạn nhỏ hơn. Con lại còn hung hăng đánh người ta trước.
Hai đứa vâng lời, chạy vào nhà thờ.
Bỗng cha gọi 2 đứa lại.
- Nè, sau khi viếng Chúa xong, 2 con nhớ ra nhà xứ cha biểu.
Hai em dạ. Rồi chạy thẳng vô nhà thờ. Sau khi đã làm việc đền tội xong, 2 em ra trình diện với Cha sở.
Sau khi xoa đầu 2 đứa, cha tha cho 2 em, để 2 em ra về.
Cha còn căn dặn thêm:
- Tụi con là Thiếu Nhi Thánh Thề, từ nay trở đi, nhớ đừng có đánh nhau nữa nha.
Hai em dạ, cúi đầu, từ giả cha, định quay đầu trở về, thì em Tý ngẩng đầu lên trước, thắc mắc hỏi cha:
- Thưa cha cho con xin hỏi:
Các Sơ, chắc là phạm cái tội gì nặng lắm hả Cha. Sao mà con thấy các Dì quỳ trong nhà thờ, trước khi tụi con vô, mà bây giờ các Sơ vẫn cón quỳ trong đó, chưa ra ?????
Cha sở lại xoa đầu em Tý rồi giải thích:
- Hai con quên mất rồi, hôm nay là ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, cho nên, tuy thánh lễ đã xong, nhưng các Sơ vẫn tiếp tục quỳ ở lại trong nhà thờ, chắc là chỉ để cầu nguyện cho việc Truyền Giáo đó thôi, chứ không có tôi tình gì đâu.
Tý: Tao đố mày: ông nào trong hình là ông Giuđa It-ca-ri-ót?
Tèo: Thì ông ngồi thứ tư, tay đang cầm cầm túi tiền.
Tý: Đúng, chính xác! Vậy thì ông nào là ông Gioan?
Tèo: Tao nghĩ là ông tóc vàng. Chàng thanh niên đẹp trai, ngồi bên cạnh Chúa.
Tý: Đúng luôn ! Mày cũng giỏi.
Tèo: Ê mày đố 2 câu rồi, bây giờ tới lượt tao chớ.
Tý: Ừ thì đố đi, tao sẵn sàng để trả lời.
Tèo: Mày nhìn kỷ trong hình đi, ông nào là ông Phêrô?
Tý: (gãi đầu) Cha, cái này chắc là tao chịu thua thôi, bởi Kinh Thánh đâu có nêu chi tiết nào đặc biệt của ông Phêrô đâu.
Tèo: Có chứ sao không. Đúng là mày không thuộc Kinh Thánh, lại kém thông minh. Mày nghe nè. Cái ông ngồi đầu bàn ăn, cái ông có mang cái băng trên tay, chính là ông Phêrô đó. .
Tý: Tại sao?
Tèo: Này nhá. Ông Phêrô là người được Chúa chọn đứng đầu nhóm 12 tông đồ. Nói đơn giản là Phêrô được Chúa chọn làm đội trưởng của nhóm phải không ?
Tý: Ừ! Thì sao ?
Tèo: Thì mày cũng từng đã xem các trận bóng đá, mày thấy ông đội trưởng nào cũng đều đeo băng trên tay? Vậy thì mày xem hình cho rõ đi: Cái ông ngồi đầu bàn ăn, đang deo băng trên tay. Đó không phải là dấu chứng tỏ ổng ta là đội trưởng sao? Vậy ông ta chắc chắn phải là ông Phêrô rồi còn gì.
Tý: Nghe thấy Tẻo nói có lý, nên Tý bèn chấp nhận thua.
Hôm nay, lúc lên nhà Thờ chơi, Bình gặp thấy Sơ, nhưng Bình cứ làm ngơ đi qua như không thấy.
Thấy vậy, Sơ liền gọi:
- Bình sao gặp Sơ, mà con làm ngơ không chào vậy ?
Bình trả lời:
Thưa, tại Ba con nói: "Xơ là thứ bỏ đi". Cho nên từ nay, con sẽ không chào Xơ nữa.
Lúc sau, Sơ gặp ba của Bình và nói lại câu chuyện vừa rồi. Ba của Bình quá tức giận. Ông đã la mắng Bình một trận cho nên thân, vì như thế là quá mất lịch sự, quá vô lễ, làm cho ông mất mặt, vì ông không biết dạy con.
Ba Bình quá tức giận, tóm cổ Bình quát to:
- Sao con hư quá vậy hả Bình. Ba có dạy con nói như vậy hồi nào hả?
Bình trả lời:
- Dạ, tối hôm qua, trong lúc ăn mít, ba đã nói với con như vậy mà.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha sở nói với giáo dân vài lời trước khi ra về:
- Tuần tới tôi sẽ giảng về đề tài: “Tội nói dối”.
Vậy, để giúp quí ông bà anh chị em dễ nắm bắt vấn đề, tôi xin tất cả mọi người về nhà đọc trước chương 17 Tin Mừng Thánh Marcô.
*****
Đến ngày Chúa Nhật kế tiếp, khi bắt đầu bài giảng, cha yêu cầu những ai đã đọc chương 17 Tin Mừng Thánh Marcô thì giơ tay lên.
Hơn nửa nhà thờ đều giơ tay.
Linh mục nói: Tốt lắm! Xin mọi người hạ tay xuống. Bây giờ tôi xin bắt đầu bài giảng.
Bài giảng của tôi hôm nay sẽ được trình bày, xoay quanh vấn đề "tội nói dối".
Đây là thứ tội mà ngày nay, người ta ai ai cũng đều coi thường, lại phạm rất thường, và thường đến mức mà người ta không còn coi “nói dối” là tội nữa.
Bởi hầu như ai ai cũng đều làm như vậy. Mà nếu một xã hội như hôm nay, ai ai cũng đều nói đối, thì còn có ai để tin được nữa chăng ?
Rồi nếu trong một xã hội, mà không có ai tin ai, thì chắc chắn đây sẽ là một đại hoạ cho xã hội và cho Giáo Hội chúng ta nữa.
Nhưng mà thưa quý ông bà anh chị em,
Tin Mừng do Thánh Marcô biên soạn thì chỉ có 16 chương mà thôi,
không có chương 17 đâu.
Tất cả giáo dân: (xôn xao, ồn ào, bàn tán. Có người ôm mặt tỏ vẻ xấu hổ. Mãi sau, linh mục mới ổn định được trật tự, để có thể triển khai tiếp theo bài giảng).
Hôm đó, Chúa Giêsu và thánh Phêrô đi vắng, thánh Matthêu, một quan chức thu thuế xưa kia, được phân công gác cồng Thiên đàng.
Một chị trưởng Caritas giáo phận tới trình diện.
Thánh Mat-thêu hỏi : “Con có thăm viếng, chăm sóc người đau khổ, bệnh tật không?”
Chị vui vẻ, đáp: “Thưa có.”
Lúc nầy, nét mặt Thánh Mat-thêu trở nên tươi tắn hơn, nụ cười rạng rỡ hơn, gật gù vui vẻ đáp lại:
- “Tốt, tốt lắm! Con ngoan của Ta.”
Thánh Mat-thêu tiếp: “Con có quan tâm, giúp đỡ những người bất hạnh chung quanh không?”
Chị tỏ ra vui mừng và đáp: “Thưa có.”
Bấy giờ Thánh Mat-thêu đứng lên, rời khỏi ngai toà, bước xuống ôm choàng lấy chị và lớn tiếng chúc mừng:
“Nào hãy đến, con là người được Chúa Cha chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho con từ khi tạo dựng vũ trụ”.
*****
Tiếp đến, Soeur Lucy từ tốn tới trình diện.
Thánh Mat-thêu hỏi: “Khi thấy người đói khát, con có cho họ ăn uống không?”.
Soeur Lucy cúi đầu ngập ngừng đáp: “Thưa không.” (suốt ngày trong ở trong tu viện, chẳng có dịp gặp người lạ!!!).
Bấy giờ khuôn mặt Thánh Mat-thêu trở nên đăm chiêu trầm mặc, buồn bã lắc đầu.
Rồi Thánh Mat-thêu hỏi: “Khi thấy người đau ốm… con có thăm viếng, giúp đỡ họ không?”
Soeur Lucy run run đáp: “Lạy Thánh Mat-thêu, con chưa hề giúp đỡ ai.” (suốt ngày con ở trong tu viện chẳng gặp người lạ!!!).
Tinh thần thượng tôn luật pháp nổi lên, Thánh Mat-thêu đùng đùng nổi giận, xua tay đuổi Soeur Lucy đi và quát:
“'Hỡi quân bị nguyền rủa kia, hãy lui ra, mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng!!!” (Mt 25,41).
Soeur Lucy há hốc miệng.!!! Không thốt lên được một lời...
Lời bàn: Đây chỉ là một chuyện tưởng tượng, một chuyện vui cười, chuyện bịa đặt, không có thật.... nhưng cũng tạo ra một chút suy tư...
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý:
- Nên thánh không phải chỉ là làm việc từ thiện bác ái.
- Lời Chúa không phải chỉ có Matthêu chương 25, mà con nhiều chương khác nữa, và còn nhiều tác giả khác nữa.
Một người đi biển, tình cờ gặp sóng to gió lớn, khi thuyền của ông đang vượt biển khơi.
Trong cơn nguy cấp đó, ông cũng thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển tiến về phía ông. Nhớ đến đoạn Phúc âm thuật lại chuyện Chúa đi trên mặt biển đến với các tông đồ, ông kêu to:
"Lạy Chúa, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài", và Chúa Giêsu bảo ông: "Hãy lại đây".
Nghe thế, ông vội vàng mặc chiếc phao cứu hộ, rồi nhảy ngay xuống biển, mà đến với Chúa Giêsu, bất chấp sóng to gió cả.
Chúa Giêsu đưa tay đón lấy ông và nói: "Hỡi kẻ kém lòng tin! Sao lại hoài nghi?".
Nghĩ mình bị Chúa trách oan, ông vội vã cãi lại: "Đâu có, con không bao giờ nghi ngờ lời Chúa nói".
Chúa lắc đầu và hỏi: "Không nghi ngờ, thế thì, tại sao con lại mặc chiếc áo phao cứu hộ, để đến với Ta?"
Ông gãi đầu và nói: "Cái này … con mang theo chỉ để phòng hờ thôi, kẻo lỡ ra...".
----------------
Lời bàn:
Trong cuộc sống đời thường, nhiều lúc ta vẫn thường ứng xử như vậy, nhưng ta lại cứ nghĩ là đức tin của ta vững lắm, mạnh lắm !!!!.
Ta cần kiểm điểm lại, để thống hối, để củng cố, để xây dựng lòng tin của mình, đặc biệt trong Mùa Chay thánh này.
Trong một đền thờ ở tỉnh Bayern, Đức, có một Thánh Giá rất lạ:
Đôi tay Chúa Giêsu không bị đóng đinh giăng ra, nhưng lại xoè ra như ôm lấy một vật gì.
Tại sao thế?
Số là, theo như lời truyền kể lại, một đêm âm u tối tăm kia, trong khi nhà thờ chỉ có một chút ánh sáng leo lét của cây đèn Nhà Tạm, trong khi mọi cửa nhà thờ đã đóng hết và ông từ đã về nhà nghỉ, thì có một tên trộm đào ngạch, chun vào nhà thờ. Nó chăm nhìn lên Chúa Giêsu bị treo trên Cây Thánh Giá, không phải vì nó tỏ lòng ăn năn đau đớn tội lỗi nó đã phạm làm mất lòng Chúa, nhưng vì nó thấy trên đầu Chúa Giêsu, người ta có đặt một mũ triều thiên bằng vàng chạm ngọc.
- "Ta sẽ lấy chiêc mũ triều thiên nầy. Ta sẽ giàu có, sung sướng." Nó ngghĩ bụng như vậy.
Tên trộm trèo lên bàn thờ, vói tay định lấy chiếc mũ triều thiên quý giá trên đầu Chúa Giêsu, thì bỗng hãi hùng làm sao, hai bàn tay của Chúa Giêsu cũng rời khỏi hai lổ đinh thâu và ôm choàng lấy tên trộm.
Bị Chúa ôm thình lình, tên trộm không kịp phản ứng, và dầu rất mạnh, nó vẫn không thể nào vùng vẫy được, vì Chúa ôm nó quá cứng, quá chặt.
Tên trộm nhìn vào cặp mắt của Chúa.
Chúa cũng nhìn nó lại.
Ba giờ trôi qua! Ba giờ, Chúa Giêsu và tên trộm nói chuyện thì thào với nhau trên Cây Thánh Giá.
Sau cùng, tên trộm khóc. Nó đau buồn, vì đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Nó xin xưng tội với Chúa. Nó hứa chừa tội và sửa mình lại.
Xưng tội xong, nó ôm chặt lấy Chúa để tỏ lòng ăn năn đau đớn.
Lúc đó, Chúa Giêsu lại càng ôm chặt nó hơn nữa...
-------------------
Lời Bàn: Tuy chỉ là một chuyện truyền miệng trong dân gian, nhưng nội dung rất đáng chúng ta suy nghĩ lắm.
Bởi chỉ một lần gặp Chúa với một ý đồ đen tối tội lỗi, nhưng Chúa đã không loại trừ anh ta.
Và sau lần gặp gở đó, anh đã thay đổi cả một đời. Tình Chúa và anh ta đã không bao giờ buông rời nhau nữa.
Làm cha sở thật là ... khổ sở Nếu hòa đồng bị mang tiếng không nghiêm Còn cương nghị bị chê là khó tính Khi giảng dài bị cho là "tra tấn" Lúc vắn gọn bị ca thán "qua loa" Làm việc xông pha bị xếp loại "hộ khẩu ngoài đường" Miệt mài chiêm niệm liền bị chê "lề mề tủ lạnh". Cồn phốt, su-tan, bị chê là "bóng bảy" Đơn giản sơ mi, bị xếp hạng "bố đời"
Không rượu không chè bị coi là "giữ kẽ" Chút rượu chút bia, bị kết án "rượu chè" Nếu nghỉ hè bị coi là lười biếng Còn siêng làm bị mang tiếng bao sân Chịu khó tiếp dân bị coi "lười cầu nguyện" Còn ít tiếp dân bị mang tiếng "quan liêu" Làm việc năng nổ bị xếp loại "kiêu" Giáo xứ bề gì liền mang tiếng "yếu"
Làm cha sở xem ra khổ sở Nhưng khổ vì sở là lẽ xưa nay Vậy xin cha chớ quá loay hoay Còn nhiệm sở nghĩa là còn khổ sở.
Còn nhiệm sở nghĩa là còn khổ sở Vì những niềm đau nỗi khó muôn người Đang mong chờ cha soi rọi tình trời Cho reo vui tiếng cười cứu độ.
Còn nhiệm sở nghĩa là còn bóng tối Cần nơi cha nguồn ánh sáng tâm linh Soi chiếu đường ngay ánh sáng Tin Mừng Cho rạng ngời ánh thiều quang chân lý.
Còn nhiệm sở, còn đó đây yếu đuối Còn cô đơn, túng thiếu, khổ sầu Đói khát bánh cơm, đói nguồn ơn thánh Rất cần cha khơi suối thương yêu.
Còn nhiệm sở còn quanh đây lúa mới Trĩu vàng mênh mông một cánh đồng hoang Đâu thợ gặt, đâu người chăm tưới Rất cần cha tay hái, tay liềm.
Làm cha sở dẫu mà khổ sở Cũng là đường rạng rỡ hân hoan Khổ vì yêu, khổ vì nhiệm sở Cha sống đời trọn nghĩa với sở của cha.
Chúa tạo ra vũ trụ và thấy nó thật là đẹp.
Chúa tạo ra trái đất và thấy nó thật là đẹp.
Chúa tạo ra đàn ông và thấy họ thật là đẹp.
Rồi Chúa tạo ra đàn bà, và không biết Chúa có dự tính gì, mà Ngài lại tự nhủ:
Một cô có thói quen khen ngợi các bài giảng của cha xứ mình.
Vào sáng Chủ Nhật nọ, thánh lễ vừa xong, cô khen bài giảng của cha hơi quá lời, khen đến độ gần như cô nịnh hót Cha xứ vậy.
Vị Linh mục tủm tỉm cười nói với cô:
- Này con, những lời khen của con đối với Cha cũng như "nước đổ đầu vịt thôi".
Không chút bối rối cô này liền đáp:
- Con biết, thưa Cha con biết. Nhưng dù sao đi nữa, mấy con vịt nó lại rất khoái được người ta đổ nước lên đầu nó cơ !
-----------------------
Lời bàn:
Như đã biết, đầu vịt đã thì thon thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thành ra, nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột, chẳng thể thấm vào đâu được.
Hiện tượng có thực này dễ làm người ta liên tưởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo ban của một số người.
Ở họ, dẫu có cố công giảng giải, răn bảo bao nhiêu, thì cũng vô ích. Họ không ghi nhớ, không hiểu ra, do kém trí thông minh, ít hiểu biết hoặc trì độn.
Nhưng cũng có khi không phải vì kém cỏi, tối dạ, mà là do sự bướng bỉnh, gàn quấy, hiểu cả đấy, biết là lời hay lẽ phải đấy, nhưng cứ không nghe theo, không làm theo, như chẳng nghe gì cả.
Kẻ dốt nát thì không tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc, như vịt nghe sấm. Nói với họ rõ là chán, nói với đầu gối còn hơn.
Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh, đều gặp nhau ở chỗ, là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn, đều vô tích sự, đều vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.
Dần dần thành ngữ "nước đổ đầu vịt" được mở rộng, để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung, của những lời nói, lời khuyên, lời răn đe…..
Gần nghĩa với "nước đổ đầu vịt", còn có một loạt thành ngữ như: như nước đổ lá khoai (môn), như nước đổ đầu chày...
Chàng: Thật tuyệt vời! Cuối cùng thì giờ phút anh mong đợi nhất cũng đã tới!
Nàng: Em phải ra đi à?
Chàng: Không. Thậm chỉ em đừng bao giờ nghĩ tới điều đó!
Nàng: Anh có yêu em không?
Chàng: Tất nhiên rồi!
Nàng: Anh có phản bội em không?
Chàng: Không! Sao em lại có ý nghĩ đó cơ chứ ?
Nàng: Anh sẽ hôn em chứ?
Chàng: Đương nhiên.
Nàng: Anh sẽ đánh em chứ?
Chàng: Không bao giờ!
Nàng: Anh có thể tin em được không?
----------------------
2. Sau ngày cưới;
Cũng y chang như vậy.
Nhưng hãy đọc ngược lại, từ dưới lên trên.
(Legio Mariae 7.2019) ---------------------------------
Bước vào năm mới dương lịch 2023, chúng ta cùng tìm hiểu SỰ RA ĐỜI CỦA TÂY LỊCH Cũng gọi là Dương Lịch
-------------------------------- *** Chuyện hy hữu trong lịch sử: Nǎm 1582 không có ngày 5-14 tháng 10.
Sau một buổi tối ngày thứ Năm và một buổi sáng ngày thứ Sáu, tất cả các nước Công Giáo tại Châu Âu đều thǎng nhảy, từ ngày 4 tháng 10 của lịch Ju-li-us sang ngày 15 tháng 10 của lịch Gregorius. Đây là điểm khởi đầu của lịch Grê-gô-ri-us, lịch mà cả thế giới ngày nay đều đang sử dụng.
*****
*** SỰ RA ĐỜI CỦA DƯƠNG LỊCH
1. Trước thế kỷ 16, thế giới Kitô Giáo ở phương Tây sử dụng lịch Julius, là loại lịch do Julius Caesar ban hành, từ thời La Mã Cổ Đại.
Tuy nhiên cho tới giữa thế kỷ 16, các quan sát thiên văn cho thấy: Llịch Julius đã sai lệch quá nhiều, so với năm Mặt Trời (tức là năm được xác định bằng cách tính toán vị trí của Mặt Trời, so với Trái Đất, và quỹ đạo biểu kiến của nó), dù đã được điều chỉnh bằng các quy tắc tính năm nhuận khá rắc rối. Điều này làm cho mùa màng và một số ngày lễ (như Lễ Phục Sinh) bị lệch theo, và sự đòi hỏi cần có một bộ lịch mới, trở nên cấp bách.
Vì vậy, Đức Giáo hoàng Grê-gô-ri-us XIII đã trao phó trách nhiệm cho một nhóm giáo sĩ đứng đầu, là khoa học gia, Linh mục Dòng Tên, Christopher Clavius, tiến hành các nghiên cứu đo đạc, và dựa vào sự hoàn thiện của nhiều công trình trước đó, để thực hiện cuộc cải cách này . Các quan sát của họ cho thấy: Lịch Julius, tính đến thế kỷ 16, đã lệch với năm Mặt Trời khoảng 10 ngày, vì thế Đức Giáo hoàng đã ra một sắc chỉ, rút bớt 10 ngày trong tháng 10 năm 1582, để cho mùa màng ăn khớp với lịch trở lại.
Lịch Gregorius chính thức áp dụng vào năm 1582.
Sau một đêm, tất cả các nước Công Giáo tại châu Âu, đã thăng nhảy, từ ngày 4/10 sang ngày 15/10.
Và do năm Mặt Trời có độ dài xấp xỉ bằng 365.2422 ngày, nên lịch Gregorius sử dụng bộ quy tắc tính năm nhuận mới (366 ngày, rút ra được từ các tính toán phức tạp), để cho thời gian của lịch dần khớp lại với năm Mặt Trời như sau:
- Cứ 4 năm, lại có một năm nhuận, những năm có số năm chia hết cho 4 tính là năm nhuận, nhưng trừ những năm tận cùng bằng 00 thì phải chia hết cho 400 mới được tính là năm nhuận. Vẫn có sai số, nhưng nhỏ ở mức có thể chấp nhận được (chỉ khoảng 26 giây một năm).
Vì bộ lịch mới, do Giáo hội Công Giáo đưa ra, nên các nước Tin Lành phương Tây không theo, mãi cho tới cả trăm năm sau, mới áp dụng bộ lịch này, chỉ vì lý do tôn giáo và chính trị.
Các nước Á Đông biết tới bộ lịch Grê-gô-ri-us này từ thế kỷ 19.
Riêng tại Nga và các nước Đông Âu, vẫn tiếp tục xài lịch Julius, theo như truyền thống Chính Thống Giáo, chỉ ít năm sau cuộc Cách mạng 1917, họ mới chuyển dần sang sử dụng lịch Grê-gô-ri-us.
Nếu vẫn sử dụng lịch Julius, thì hiện tại (2023), họ đang ở ngày 19/12/2021.
Ngày nay, lịch Grê-gô-ri-us được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng, như bộ lịch chính thức, cho mục đích tính thời gian đơn thuần, cũng như trong thương mại và các giao dịch, hiệp định quốc tế.
Từng có nhiều nỗ lực, nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Công Giáo trong niên lịch, bằng cách thay thế lịch Grê-gô-ri-us:
- Chính quyền Cách mạng Pháp muốn xóa bỏ hoàn toàn "tàn dư của Công Giáo", nên ra lệnh hủy bỏ lịch Grê-gô-ri-us, mà thay thế bằng một loại lịch của Cách Mạng Pháp, với những quy tắc khác, so với lịch Grê-gô-ri-us.
Và "Năm I của Kỷ nguyên Tự do" được lấy từ năm bắt đầu cuộc Cách mạng (1789), thay vì "năm Chúa Giáng Sinh".
Nhưng rồi, do phát sinh quá nhiều sai lệch và quá bất tiện, cho nên sau khi chính quyền Cách Mạng Pháp bị lật đổ, thì nước Pháp lại quay về xài lịch Grê-gô-ri-us.
Triều Tiên sử dụng lịch Juche, với năm Juche Thứ Nhất, là năm sinh chính thức của nhà lãnh tụ Kim Nhật Thành (1912), mục đích để nhồi sọ dân chúng.
Nhưng khi ra quốc tế, họ vẫn buộc phải sử dụng lịch Grê-gô-ri-us do Giáo Hội Công Giáo tạo ra.
Đó là lý do vì sao chúng ta đón mừng năm mới vào hôm nay, 1/1/2023.
(Chuyện Đời Đạo - Bài 183) ------------------------------------
Bạn thân mến,
Có một tên trộm, giữa ban ngày, bước tới cổng của một ngôi nhà. Trước cổng thấy có dán 1 tờ quảng cáo. Cổng có khóa và cửa nhà cũng khoá. Hắn nghĩ là cả nhà đều đã đi vắng.
Với sự tự tin vốn có, hắn nghĩ: Chỉ cần 1 phút là ta sẽ mở được cửa cổng và cả cửa nhà này. Mà đúng y như vậy. Chưa được 8 giây, là hắn đã mở được cổng, và cửa nhà. Hắn bình tĩnh bước vào trong nhà, cứ như là đi vào nhà của mình…
Trong nhà hoàn toàn yên tỉnh. Hắn nhìn quanh phòng khách: đầy đủ đồ gia dụng, có cả những thứ hàng nhập khẩu từ nước ngoài, có vẻ như gia đình này khá là giàu có, chuyến đi này chắc là không phí công sức.
Hắn vui vẻ bước vào phòng ngủ, bởi theo kinh nghiệm của hắn, thì người ta thường hay để những thứ quý giá ở đó.
Bỗng đột nhiên có tiếng người phụ nữ phát ra từ trong phòng ngủ: “David, David, con đã về rồi đó phải không?”.
Sau đó, một bà cụ run run bước ra, suýt chút nữa thì va phải vào hắn.
Hắn giật mình hoảng sợ. Suy nghĩ đầu tiên, đó là hắn phải tìm cách chuồn ngay. Nhưng hắn đã bị bà cụ túm được, phải làm sao bây giờ?
Bà cụ sờ sờ vào mũi, vào miệng hắn, sau đó, bà rất vui sướng nói: “David, đúng là con rồi, có phải là vì hôm nay là ngày nghỉ lễ của mẹ, nên con về thăm mẹ phải không?”
Hắn giả vờ bình tĩnh, nhè nhẹ lên tiếng “Dạ, dạ…”.
Thì ra, đây là một bà già mù, bà ta không nhìn thấy gì, đúng là ông trời đang giúp hắn.
Hắn liếc qua tấm lịch trên tường, thì mới nhớ ra: Thảo nào, hôm nay là Ngày của Mẹ, xem ra là bà ấy nhớ con trai của mình lắm rồi.
Hắn dùng giọng mũi đáp: “Ừm… ừm”
- “David à, hình như hai mẹ con ta nửa năm rồi mới gặp lại nhau. Lần trước con về nhà là vào dịp Tết thì phải. Chắc hẳn là do con bận lắm.”
Hắn nghĩ là mình không cần phải giả giọng nữa, bởi bà cụ có vấn đề, không phải chỉ có mắt, mà cả tai nữa, nên bà hoàn toàn không hề nhận ra giọng nói của hắn.
Hắn hỏi: “Sao mẹ không lấy tờ quảng cáo dán ở cửa nhà mình, con còn tưởng là mẹ… không có ở nhà”.
- “Gần đây, chân mẹ đau, nên đã hai ngày nay, mẹ không ra khỏi nhà.”
- “Bệnh xương khớp của mẹ sao ạ, người cao tuổi thường dễ bị bệnh, mẹ cần phải đi lại, hoạt động nhiều hơn. Tại sao mẹ không gọi cho con?”
- “Mẹ gọi rồi, nhưng vừa mới bắt máy, thì con nói là đang bận họp, nên gác máy luôn. Mẹ không trách con, mẹ biết là con bận, mẹ đoán hôm nay là Ngày của Mẹ, chắc hẳn là con sẽ về thăm mẹ”
Bỗng hắn nhìn thấy một vài sợi tóc bạc của bà cụ từ trên rơi xuống đất, trái tim hắn có chút lay động, hắn nói: “Mẹ ngồi xuống đi, con xoa bóp cho mẹ”.
Bà cụ ngồi xuống sô pha, hắn vừa xoa bóp bắp chân cho bà cụ, vừa nói: động tác này sẽ giúp mẹ thư giản. Bà cụ vốn đang u uất, bỗng vui hẳn lên.
Có vẻ như bà đã cô đơn rất lâu rồi. Bà nói rất nhiều, nhiều nhất là về David, hễ nói đến con trai, là bà giống hệt như một cái bóng đèn cũ được thắp sáng vậy.
Nhờ vậy, hắn đã biết được tình trạng của David: Anh ta đi làm ở thành phố, hiện đã là trưởng phòng, cả ngày bận rộn, giống như một chiếc xe chạy trên đường cao tốc, rất khó mà dừng lại để nghỉ ngơi.
Một lúc lâu sau, bà cụ vẫn còn đang nói, hắn cảm thấy hơi phiền, chuyện gì đang xảy ra đây chứ, đi trộm đồ, mà kết quả lại “trộm” trúng một bà mẹ.
Bà cụ lo lắng hỏi: “Con phải quay về làm việc rồi sao?”
Hắn nói, trời sắp tối rồi. Nói xong, hắn nhớ ra là mắt bà cụ không nhìn thấy, bèn nắm lấy tay bà: “Mẹ thử giơ tay ra ngoài cửa sổ xem, trời về tối, gió thu sẽ có cảm giác rét đấy.”
Bà cụ không nỡ xa con: “Khi nào thì con lại về thăm mẹ nữa?”
Hắn nói, khi nào con sắp xếp được thời gian, con sẽ về với mẹ.
Trước khi đi, hắn nhìn quanh căn nhà, hắn cũng không thể ra về tay trắng được, hắn phải lấy cho được một thứ gì chứ, đó là quy tắc của kẻ trộm.
Lúc này, thì chợt có người gõ cửa. Bà cụ nói hắn ra mở cửa xem thử là ai.
Hắn làm theo. Nhìn qua khe cửa, hắn thấy người giao hàng, nên yên tâm, nói vọng vào nhà: “Mẹ ơi, người ta giao hàng cho mẹ.”
Bà cụ nói hắn nhận giúp bà.
Người giao hàng đi rồi, hắn giúp bà cụ mở gói hàng ra, bên trong là một xấp phiếu mua hàng và một tờ giấy.
Hắn để xấp phiếu mua hàng sang một bên, rồi đọc tờ giấy: “Mẹ ơi, con thật sự bận quá, không thể về nhà đón lễ cùng mẹ được, con xin gởi cho mẹ một xấp phiếu mua hàng, để mẹ muốn mua gì thì mua. Ký tên: David, con của mẹ”.
Hắn chợt giật mình, con trai của bà cụ gửi cho bà ta một xấp phiếu mua hàng, thì chứng tỏ là bà cụ này không hề bị mù, vậy thì tại sao nảy giờ bà ta lại…???
Hắn quay lại nhìn bà cụ bằng ánh mắt nghi ngờ.
Bà cụ hiểu ra, và có cảm tưởng như thể vừa làm chuyện gì có lỗi với hắn, nên nói:
- “Xin lỗi con, ta không cố ý lừa con đâu, nhưng vì ta thật sự quá buồn chán, trong cảnh cô đơn này, nên rất muốn có một người bên cạnh để trò truyện. Nếu ta không giả vờ bị mù, thì sao con chịu ở lại với ta chứ? Cháu thấy rồi đấy…”
Nói xong, bà cụ nhét xấp phiếu mua hàng vào tay hắn rồi nói: “Đây, xem như là món quà bà tặng con, để cảm ơn con vì ngày hôm nay. David bảo ta muốn mua gì thì mua, nhưng mà ta không có thiếu gì hết, chỉ thiếu người ở bên cạnh để trò truyện thôi. Cám ơn con, dù con là ai, thì ta chỉ biết, là hôm nay, con đã cùng ta trải qua một buổi chiều rất vui vẻ”.
Tên trộm đã trả xấp phiếu mua hàng lại cho bà cụ. Hắn nhìn bà, rồi nghĩ đến mẹ mình ở quê, trong lòng cảm thấy rất rối ren, ngổn ngang đầy những cảm xúc thật khó tả. Hẳn là mẹ hắn cũng đang nhớ hắn, nếu biết bây giờ hắn là một tên trộm, chắc là mẹ sẽ rất đau lòng.
Thế nhưng, trước khi đi, thì cũng phải lấy cho được một thứ gì chứ. Lúc này, hắn nhớ tới tờ giấy quảng cáo dán ở ngoài cổng. Thôi thì ta sẽ gỡ nó khi ra về. Hắn quay lại, cúi đầu chào tạm biệt bà cụ: “Thưa bà, bà cố gắng chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe, khi nào có thời gian, con sẽ lại đến trò chuyện với bà.”
Lần đầu tiên, hắn biết cảm ơn Chúa, vì đã ban cho hắn có được một cuộc gặp gỡ kỳ diệu lạ lùng, trong lúc đi ăn trộm.
Lần đầu tiên, hắn vui vẻ rời khỏi căn nhà, mà trong nhà không hề có một thứ gì bị mất.
Lần đầu tiên, hắn mang theo mình tờ giấy quảng cáo “tuyển dụng”, để bước vào một cuộc sống mới, làm ăn lương thiện.
(Chuyện Đời Đạo - Bài 184) -------------------------------------- 1. Dick Hoyt 2. Liu Qiao (người Trung Quốc) 3. Một ông bố không rõ danh tính người Trung Quốc. 4. Tổng thống Lincoln 5. Ông bố Việt Nam vĩ đại, từ lời kể của những đứa con
-------------------------------
Bạn thân mến
Cha không mang nặng đẻ đau, nhưng cha lại là người hy sinh vì con, hơn tất cả những gì con biết.
Cha là vậy, đối với mỗi người, cha như ngọn đuốc soi đường chỉ lối, chính vì thế người Việt Nam mới có câu nói tôn vinh những người cha hết lòng vì con, một mình "gà trống nuôi con".
Trên thế giới có rất nhiều ông bố rất vĩ đại sống hết mình vì con mình, riêng trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu 5 ông bố sau đây.
*****
1. Dick Hoyt
Ông chính là người cha sẵn sàng hy sinh mọi thứ, để đồng hành cùng cậu con trai. Cậu con trai này, khi sinh ra đã tật nguyền, với căn bệnh bại não.
Hai cha con nhà Hoyt, đã khiến cho cả thế giới nghiêng đầu, nể phục, khi cùng nhau tham gia hơn 1.000 cuộc thi thể thao.
Năm 1962, khi vợ sinh đứa con trai đầu lòng, những tưởng rằng người cha trẻ Dick Hoyt sẽ đón con trai trong niềm hạnh phúc vỡ òa, nhưng thay vào đó, Hoyt lại đau xót khi chứng kiến con trai mình bị dây rốn quấn cổ và mang một tương lai sống thực vật do liệt não.
Lúc đó, các bác sĩ đều khuyên vợ chồng Hoyt, đưa con vào trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng làm sao có cha mẹ nào lại nhẫn tâm từ bỏ con, từ khi mới lọt lòng.
Rồi khi Hoyt thấy ánh mắt con trai mình khá linh hoạt thì người cha trẻ 22 tuổi đã nuôi hy vọng và tin tưởng Rick Hoyt, con trai mình sẽ có thể cảm nhận được sự việc xung quanh.
Dick Hoyt đã tìm mọi cách để có thể cho con trai hòa nhập vào cuộc sống: như cho con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình, và những giây phút vui chơi như những đứa trẻ khác.
Hai vợ chồng đã phải hy sinh thời gian của mình, để dành tất cả cho con và tiếp tục nuôi hy vọng.
Đến năm Rick 11 tuổi, vợ chồng Dick Hoyt đã bằng mọi cách thuyết phục các nhà khoa học của Trường Đại học Tuft, kể một câu chuyện hài cho Rick nghe và thật bất ngờ cậu bé đã bật cười trong sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học và niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ.
Từ đó các nhà khoa học cũng tin rằng: Rick nhận biết được thế giới xung quanh và rất muốn khám phá thế giới.
Vì vậy, họ đã cho làm riêng một chiếc máy tính, kết nối với não Rick, bộ phận duy nhất trên người hoạt động. Với thiết bị này thì mọi suy nghĩ của Rick sẽ được chuyển thành âm thanh điện tử và điều đầu tiên cậu bé nói với cha mẹ về môn thể thao, từ đó Dick Hoyt hiểu rằng: niềm đam mê của con trai mình là môn thể thao.
Và cũng với chiếc máy tính này, mà Rick được nhận vào học trong trường.
Niềm đam mê điền kinh của cậu bé cũng ngày càng lớn lên.
Vào năm 1977 khi thấy các bạn chạy marathon để làm từ thiện, thì Rick cũng nói với cha rằng: mình cũng muốn được chạy. Và thế là người cha Dick Hoyt lúc đó 37 tuổi, đã khổ công tập luyện, đẩy con trai chạy marathon trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Dick Hoyt đã chuẩn bị một tương lai sẽ cùng con trai chinh phục mọi thử thách.
Hàng ngày, người cha đã tập luyện, bằng cách đặt một bao xi măng bằng trọng lượng của Rick vào xe lăn, rồi tập luyện đẩy.
Sau cuộc thi đầu tiên Rick, đã nói với cha rằng: “Khi chúng ta đang chạy, con không cảm thấy mình là người tật nguyền nữa”, câu nói của người con trai sinh ra đã mắc bệnh bại não, đã khiến Dick Hoyt không cầm nổi được nước mắt.
Rồi từ đó, người cha vĩ đại và cậu con trai đầy nghị lực, đã được mọi người biết đến với cái tên “Team Hoyt”, cùng nhau vượt qua bao cuộc thi ở nhiều nơi. Dick Hoyt đã dùng thể xác của mình, để giúp con trai sống một cuộc sống hoàn thiện nhất và theo đuổi đam mê.
Đến năm 1984, sau khi đạt được nhiều thành tích và trở thành vận động viên điền kinh tên tuổi, Dick Hoyt đã được mời tham dự cuộc thi ba môn phối hợp là bơi, đạp xe và chạy bộ, nhưng với điều kiện ông chỉ được thi một mình, nên ông đã từ chối.
Vào các năm sau, vẫn là lời mời đó và ông lại tiếp tục từ chối, nếu không có con trai đồng hành.
Ông đã nói một câu, mà khiến cả thế giới xúc động: “Tôi tham gia những cuộc thi này, là vì con trai tôi, Rick chính là động lực để tôi chiến thắng. Nếu không có sự đồng hành của con trai tôi, tôi sẽ thấy hai cánh tay của mình thật vô ích”.
Và sau khi thiết kế cho con những phương tiện an toàn, hai cha con Dick được tham gia và đã nằm trong số 50% những người về đích đầu tiên.
Họ cũng đã được tôn vinh là những anh hùng của nước Mỹ trong sự ngưỡng mộ của toàn thế giới. Dick luôn nói rằng chính Rick mới là vận động viên, chứ không phải ông.
Hình ảnh người cha đáng kính, gò lưng đạp xe, kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc, hay hình ảnh ông vừa chạy, vừa đẩy con trai, một tay bơi một tay kéo cậu con trai tật nguyền, luôn in đậm trong trái tim của bao người.
Còn với nghị lực mạnh mẽ, thì Rick cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học.
Sau đó anh làm việc tại một phòng thí nghiệm máy tính của trường, giúp đỡ những người khuyết tật giao tiếp bằng đôi mắt.
Sau 36 năm kiên trì, tính đến năm 2009, hai cha con Dick Hoyt đã tham gia tất cả 1.009 cuộc thi và về đích, trong sự chúc mừng của hàng ngàn người trên thế giới.
Năm 2008, hai cha con lại được vinh danh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng.
Đến năm 2013, họ đã tham dự 1.077 cuộc chạy, đòi hỏi sức bền, trong đó có 70 cuộc chạy việt dã và 6 cuộc đua tam hợp Người Thép, tham dự 30 lần tại giải Boston Marathon.
Năm 1992, Team Hoyt còn đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ với tổng quãng đường dài là 6,011 km, trong 45 ngày.
Đến 8/4/2013, hình ảnh người cha vĩ đại vừa chạy vừa đẩy xe lăn cho con trai đã được đúc đồng để vinh danh cha con Hoyt.
Có thể nói, tình yêu mà Dick Hoyt dành cho con trai mình là không thể kể hết, ông sẵn sàng hy sinh mọi thứ để đem lại hạnh phúc, niềm vui cho đứa con trai đáng thương và không chấp nhận để con trai bị xem là người dư thừa trong xã hội.
*****
2. Liu Qiao (người Trung Quốc)
Liu Qiao (người Trung Quốc), là một viên quản lý ở Tập đoàn Tài chính JPMorgan Chase. Cả gia đình nhỏ của anh đang sống ở Mỹ.
Theo The Independent, với bức ảnh ông bố người Trung Quốc, áo ướt sũng, tay cầm ô, che cho cậu con trai nhỏ của mình đi bên cạnh, đã làm xúc động hàng triệu trái tim.
Bức ảnh được chụp trên phố Queen, thành phố New York (Mỹ) và được đăng lên các website, với tiêu đề đơn giản: "Những ông bố".
Liu nói với các phóng viên rằng:
“Hôm đó, anh đến trường mầm non để đón cậu con trai 4 tuổi Liu Rouzhuo, sau khi kết thúc công việc hàng ngày, lúc 5g chiều. Bức ảnh được chụp hôm 10/9. Lúc bố con tôi bước ra cổng trường, trời mỗi lúc một mưa lớn. Do nhà trẻ cách nhà tôi không xa, nên tôi không dừng lại để trú mưa, đó là bản năng của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Tôi không nghĩ mình lại nhận được nhiều lời khen ngợi như vậy từ người dùng mạng".
Khi được hỏi vì sao không bế con trên tay để che ô, Liu giải thích:
"Tôi muốn thằng bé có thể tự xử lý mọi việc của bản thân, vì thế, tôi đã không bế hay xách cặp giúp con. Tuy nhiên, Rouzhuo vẫn còn bé và tôi không muốn nó bị cảm lạnh".
*****
3. Một ông bố không rõ danh tính, là người Trung Quốc.
Theo Shanghaiist, thì người cha 39 tuổi, chưa rõ danh tính, cùng con trai 17 tuổi, đang lái xe lên một đoạn đường núi dốc, thuộc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, để tới một công trường xây dựng.
Bỗng nhiên, chiếc xe bị mất tay lái. Ông cố gắng ngoặt tay lái để điều khiển chiếc xe, nhưng dường như vô ích. Nhận ra tình thế không thể cứu vãn, ông lập tức đẩy con trai đang ngồi ở ghế phụ xuống đường trước khi chiếc xe chao đảo và lao xuống vực sâu.
Cậu con trai chỉ bị bầm tím mày mặt và trầy xước cơ thể. Ngay sau vụ tai nạn, đội cứu hộ đã có mặt tại hiện trường. Thi thể ông được tìm thấy dưới đống đổ nát của chiếc xe. Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân khiến chiếc xe mất lái.
*****
4. Tổng thống Lincoln
Đây là lá thư của Tổng thống Lincoln viết cho thầy giáo đang phụ trách dạy con mình:
"Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng: Không phải tất cả mọi người đều công bằng, hay tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: Cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được, do công sức lao động của mình bỏ ra, còn quý giá hơn nhiều, so với 5 đô la nhặt được trên hè phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất, lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát hương bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.
Xin tạo cho cháu sức mạnh, để không chạy theo đám đông, khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được, qua một tấm lưới chân lý, để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.
Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng: Có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu biết khoanh tay, làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và hãy đứng thẳng người, để bảo vệ những gì cháu cho là đúng…
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu, nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa, mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng: Cháu phải luôn có một niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó, cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy hãy cố gắng hết sức mình. Nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn".
*** Bức thư của vị Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ đã lay động cả thế giới, bởi không ai nghĩ một nguyên thủ, người đứng đầu một cường quốc, lại có thể suy nghĩ được như vậy: Hết lòng vì con, mong con được tốt nhất.
*****
5. Ông bố Việt Nam vĩ đại, từ lời kể của những đứa con
"Tôi thay mặt hai đứa em của tôi, viết thư này gửi đến quý Tòa soạn, để kể về người cha của chúng tôi.
Chúng tôi vừa làm giỗ đầu cho ông. Chúng tôi thống nhất với nhau, sẽ kể về người cha của mình, sau khi giỗ đầu của ông.
Trước kia, khi ông còn sống, ba anh em tôi đã ngỏ ý với cha cho phép chúng tôi viết câu chuyện về ông. Nhưng lần nào ông cũng gạt đi và nói:
"Bố nuôi nấng và thương yêu anh em con, không phải để các con hay ai đó viết một bài báo về bố. Điều bố mong ước lớn nhất, là anh em con phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, nhất là sau khi bố mẹ không còn trên cõi đời này nữa".
Mẹ tôi sinh được ba anh em tôi: hai trai, một gái. Hiện nay, tất cả chúng tôi đã trưởng thành và đã có gia đình riêng.
Tôi có thể tự hào rằng, anh em chúng tôi đã biết sống cho nhau, mặc dù cuộc sống của chúng tôi trước kia vô cùng khó khăn.
Tôi nhớ cách đây bảy năm, khi người em út của chúng tôi xây dựng gia đình riêng được một năm, thì cha tôi làm một bữa cơm và gọi ba anh em chúng tôi đến.
Cha chúng tôi vốn là một người rất vui tính. Nhưng hôm đó, thái độ của ông rất lạ: Ông lặng lẽ gắp thức ăn và giục chúng tôi ăn. Chúng tôi biết ông đang có việc gì hệ trọng lắm.
Sau bữa cơm, ông bắt đầu câu chuyện.
Ông hỏi chúng tôi: Lâu nay có nghe thiên hạ nói gì về gia đình mình không. Nhất là từ sau ngày mẹ chúng tôi qua đời. Chúng tôi thưa với ông là chúng tôi không nghe thấy điều gì cả. Ông im lặng rất lâu, sau đó cất tiếng hỏi: "Có bao giờ các con nghe ai đó nói: Bố không phải bố đẻ của các con không?".
Khi nghe ông hỏi vậy, anh em chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Hai đứa em tôi không hề biết gì về chuyện này.
Nhưng tôi có nghe một người bạn nói rằng: Tôi không phải là con của ông. Ngày ấy, tôi đã hỏi mẹ tôi. Bà nhìn tôi ngỡ ngàng một lúc lâu, rồi nói là không có chuyện như thế.
Rồi, mẹ tôi mất sớm khi chưa đến năm mươi tuổi.
Từ đó đến lúc này, bố tôi một mình nuôi dạy và lo chuyện nghề nghiệp, cho đến khi dựng vợ gả chồng cho ba anh em chúng tôi.
Ba anh em tôi nói với ông, là đừng nghĩ gì về những lời đồn thổi không thiện chí của thiên hạ. Ông nhìn chúng tôi hết sức nghiêm nghị và nói:
"Hôm nay là ngày quan trọng, bố cho gọi ba anh em chúng con đến đây, để nói cho các con biết một điều vô cùng hệ trọng. Cả ba anh em chúng con đều không phải do bố sinh ra".
Chưa bao giờ tôi lại gặp một câu chuyện bất ngờ đến như thế.
Sau những phút bàng hoàng, cả ba anh em chúng tôi biết rằng điều ông nói hoàn toàn là sự thật. Lúc đó, anh em chúng tôi đều khóc. Ông cũng khóc và nói:
“Không biết việc bố giữ kín chuyện hệ trọng đó với chúng con cho tới ngày nay có tốt hay không ? Bố tin các con đã trưởng thành và sau khi suy nghĩ chín chắn, thì bố mới dám nói điều này cho các con biết.
Dù thế nào, thì trước sau bố cũng phải nói cho các con. Các con có quyền phán xét bố. Nhưng bố rất hạnh phúc, vì đã được sống cùng các con, đã nuôi dạy các con thành những người tốt cho xã hội".
Rồi sau đó, ông cho chúng tôi biết ai là cha đẻ của chúng tôi. Đến lúc này chúng tôi mới biết ba anh em chúng tôi là ba anh em cùng mẹ khác cha. Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi biết ba anh em chúng tôi có những người cha khác nhau.
Lúc đó, chúng tôi vừa thấy đau đớn, vừa thấy xấu hổ.
Sau đó, chúng tôi hỏi ông, tại sao mẹ chúng tôi lại làm như thế. Ông nói với chúng tôi, là đừng nghĩ khác về mẹ chúng tôi. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe toàn bộ câu chuyện.
Cha chúng tôi không có khả năng sinh con. Ông đã nhiều lần khuyên mẹ chúng tôi xây dựng gia đình với người khác. Mẹ tôi kiên quyết phản đối ông. Nhưng khát khao có một đứa con đã thúc đẩy bố mẹ tôi nuôi một người con nuôi. Song đứa bé đã không sống được, vì một căn bệnh hiểm nghèo.
Sau đó mẹ tôi đi xem bói. Thầy bói nói: Mẹ tôi không thể có con nuôi, vì nuôi con nuôi, nếu con không chết thì mẹ sẽ chết. Sợ quá, mẹ tôi không dám tìm xin con nuôi nữa.
Đến một ngày, mẹ tôi quyết định xin một người đàn ông quen biết một đứa con.
Thế là tôi được sinh ra. Khi có thai, mẹ tôi sợ hãi vô cùng, vì đã phản bội bố tôi. Mẹ tôi đã khóc và nhận lỗi trước bố tôi.
Ông bàng hoàng. Nhưng những ngày sau đó, ông nói với mẹ tôi, là ông đã nhiều lần khuyên mẹ tôi đi xây dựng gia đình với người đàn ông khác, nay mẹ tôi có con với người khác, thì cũng là mong muốn của ông cho mẹ tôi.
Bố tôi còn nói với mẹ tôi, nếu mẹ tôi còn muốn ở với ông thì ông sẽ che chở cho hai mẹ con.
Thực ra, mẹ tôi yêu và kính trọng bố tôi vô cùng. Mẹ tôi đã không ra đi và hết sức chăm sóc, chiều chuộng ông như để trả ơn một phần, những gì bố tôi đã đối xử quá tốt đối với mẹ tôi.
Mấy năm sau, mẹ tôi lại có thai với một người đàn ông khác. Mẹ tôi sợ quá và tự tử. Nhưng bố tôi phát hiện và cứu sống được mẹ tôi. Ông đã tát mẹ tôi một cái thật đau và gầm lên:
"Cô định giết chết đứa bé trong bụng hay sao? Chẳng lẽ cô lại độc ác như thế hay sao?".
Lần có thai này mẹ tôi vô cùng xấu hổ. Mẹ tôi bỏ về nhà ngoại. Bố tôi tìm đến, đưa mẹ tôi về nhà và nói:
"Tất cả là tại tôi. Chỉ có hai vợ chồng mình mới hiểu được điều đó. Em hãy ở lại đây, đến khi nào em muốn".
Lần mang thai thứ hai, mẹ tôi sinh đôi. Đó chính là hai đứa em tôi bây giờ. Bố tôi đã yêu thương và chăm sóc chúng tôi hết lòng.
Khi chúng tôi tới tuổi cắp sách đến trường, thì người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi có đến gặp bố tôi, để xin lỗi và xin mang hai em tôi về nuôi. Bố tôi nói không nỡ xa hai đứa trẻ, vì đã gắn bó với chúng khi còn trong bụng mẹ, nhưng quan trọng hơn là mẹ tôi không đồng ý. Cuối cùng, người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi đành phải chấp nhận để bố tôi nuôi dạy. Bố tôi cũng nói với người đàn ông kia là khi chúng lớn sẽ cho chúng biết về cha đẻ và ủng hộ việc chúng trở về với bố đẻ của mình.
Sau khi kể cho chúng tôi nghe toàn bộ sự thật, ông khuyên chúng tôi hãy đến với những người bố đẻ của mình.
Cả ba anh em chúng tôi đều khóc khi nghe điều ấy. Chúng tôi yêu ông, mang ơn ông và thương ông vô hạn.
Hiểu ý chúng tôi, ông nói:
"Các con đừng giày vò về việc này. Bố nuôi dạy các con, vì bố yêu các con và bố cần các con, chứ không phải để chiếm hữu các con. Nay các con đã lớn, các con đủ lý trí và tư cách, để biết sự thật.
Bây giờ các con đi đâu, làm gì và ở đâu, bố cũng yên tâm. Các con là con ai không phải là quan trọng. Quan trọng nhất là các con sống như thế nào với con người và với xã hội".
Sau đó, ông đưa địa chỉ của những người bố đẻ của chúng tôi.
Chúng tôi đã gặp lại những người bố đẻ của mình. Nhưng chúng tôi phải thú thực rằng: Chúng tôi không thể nào sống xa người bố đã nuôi dạy và yêu thương chúng tôi. Ông quả là một người bố vĩ đại. Vì ông, mà chúng tôi biết sống có nhân, có đức với mọi người".
Tuổi trẻ chúng con hay suy nghĩ một chiều, nên tâm trí con dễ có những điều tiêu cực, khó lòng nhận ra những giá trị đích thực, để sống với tấm lòng rất mực bao dung.
Con bao dung không phải vì “cực chẳng đã”, không vì sợ gây cãi vã hay trả giá nặng nề, hoặc chỉ muốn đề huề cho xong chuyện, cho mình được yên thân không vướng lụy gì.
Con bao dung không phải là “Amen” với tất cả, không phải là đồng lõa xuề xòa cho qua, hoặc đưa ra chủ trương là “Dĩ hòa vi quí”, làm mất đi công lý và những gì là chân thật.
Con bao dung là chấp nhận những dị biệt, là để cho người khác được tự do thể hiện, và sống với những điều họ xác tín sâu xa, cho dù có những điều chưa hài hòa và hợp lý.
Con bao dung với con tim sáng suốt và nhân hậu, biết kính trọng, mở rộng tầm nhìn và quan điểm, tránh nguy cơ đắm chìm trong tự mãn kiêu căng, kẻo chôn vùi bao nỗ lực và khả năng người khác.
Con bao dung là chấp nhận liều lĩnh, có thể bị phản phúc và tai hại cho mình, cũng như tim Chúa bị đâm thâu là vì thế, nhưng nếu không thế thì con vẫn u mê.
Con bao dung là chống thái độ độc tôn, độc tài, là một thứ quái thai trong đời sống nhân loại, đã làm cho bao kẻ thành điên dại, khiến gây ra biết bao nhiêu điều tai hại, là thất bại lớn nhất của đời người.
Giáo hội cũng đã từng ăn năn và xin lỗi, vì thái độ và hành động bất bao dung, khi sử dụng bạo lực để duy trì chân lý, là thứ lý trí đi ngược lại với Tin Mừng.
Chính lòng nhân mới thuyết phục con người, chứ không phải tài năng hay lý lẽ cao siêu, là tình yêu chứ không phải những giáo điều, là cuộc sống chứ không nói nhiều như con nghĩ.
Bản thân con đã chẳng tốt đẹp gì, nên chẳng thể so bì hoặc quyết đoán ai, cuộc đời con còn mang nhiều sai trái, nhưng Chúa vẫn đoái hoài và đón nhận con luôn.
Xin cho con cứ bao dung đón nhận mọi người, không câu nệ điều chi, chẳng chấp nhất điều gì, bằng cách thực thi lòng từ bi nhân hậu, để thế nhân luôn tươi mới đẹp mầu. Amen.
Con tạ ơn Chúa, vì chồng của con cứ phàn nàn khi bữa cơm chưa dọn kịp, bởi lẽ anh ấy đang ở ngay bên cạnh con, chứ không phải bên ai khác.
Con tạ ơn Chúa, vì con của con cứ càu nhàu khi phải phụ rửa chén đĩa cho con, bởi lẽ thằng bé đang ở nhà chứ không phải lêu lổng ngoài đường.
Con tạ ơn Chúa, vì số thuế thu nhập mà con phải trả quá cao, bởi lẽ như thế nghĩa là con đang có một công việc tốt để làm.
Con tạ ơn Chúa, vì có nhiều thứ phải dọp dẹp sau bữa tiệc nhỏ, bởi lẽ như thế nghĩa là con luôn được bạn bè quý mến kéo đến chơi.
Con tạ ơn Chúa, vì quần áo con bỗng trở nên hơi chật, bởi lẽ như thế nghĩa là con đang được đủ ăn.
Con tạ ơn Chúa, vì cái bóng của con cứ ở sát bên con, nhìn con làm việc, bởi lẽ như thế nghĩa là con đang được sống tự do ngoài nắng.
Con tạ ơn Chúa, vì nền nhà cần quét, cửa sổ cần lau, màng xối cần sửa, bởi lẽ như thế nghĩa là con còn đang có một mái nhà để cư ngụ.
Con tạ ơn Chúa, vì hóa đơn đóng tiền điện nước của tháng này lại tăng cao, bởi lẽ như thế nghĩa là Con đang được ấm áp.
Con tạ ơn Chúa, vì cái bà ngồi phía sau con trong Nhà Thờ hát sai tông, lạc nhịp, bởi lẽ như thế nghĩa tai con còn nghe được rất tinh tế.
Con tạ ơn Chúa, vì một đống đồ rất lớn phải giặt và ủi, bởi lẽ như thế nghĩa là con có đầy đủ quần áo để ăn mặc tử tế.
Con tạ ơn Chúa, vì các cơ bắp trong người con nó mệt rũ ra vào cuối ngày, bởi lẽ như thế nghĩa là con có sức để làm việc nhiều.
Con tạ ơn Chúa, vì tiếng đồng hồ reo to thật sớm vào buổi sáng, bởi lẽ như thế nghĩa là con còn đi lại, hít thở và cười nói, bởi lẽ như thế nghĩa là con đang còn sống được thêm một ngày nữa.
Và cuối cùng…
Con tạ ơn Chúa, vì đã nhận được quá nhiều E-mails gửi về, bởi lẽ như thế nghĩa là con vẫn còn có nhiều bạn bè đang nhớ đến con…
Con viết bài này, để bạn bè con hiểu rằng: “Thiên Chúa luôn đến với con người bằng một quả tim yêu thương, cho dù chúng ta đang ở trong bất cứ tình trạng nào !”
(Chuyện Đời Đạo - Bài 188) --------------------------------------
Bạn thân mến
Có một vị hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện thấy một cậu thiếu niên bắt được một con bướm và đang nhẹ nhàng gắng úp hai bàn tay lại, để giữ cho nó khỏi bay.
Nhìn thấy người tu hành tới, cậu cất lời: “Thưa hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván có được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?”
Cậu thiếu niên trả lời: “Ngài đoán xem: con bướm trong tay cháu còn sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu”.
Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi.”
Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.”
Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.
Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu.”
Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.
Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy, nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta vui vẻ gánh gánh củi về nhà.
*****
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, mà hôm nay con lại về sớm vậy?
Cậu mới đem chuyện về rồ kể lại cho cha nghe.
Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông nói, giọng rất giận dữ:
“Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy.”
Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì.
Người cha liền lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.
Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng:
“Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ cho.”
Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.
*****
Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên, sau một khoảng thời gian băn khoăn suy nghĩ, cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.
Người cha thở dài, nói:
“Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và đã thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao?
Người ta thua một bó củi, nhưng đã thắng được cái thứ có giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi.
Còn con, con đã thua, thua đậm, vì đã để mất đi cái thứ quý giá đó, mà chẳng hề hay biết.”
(Chuyện Đời Đạo - Bài 189) --------------------------------------
Chuyện 1:
Tuần trước, vào một chiều đẹp, tôi đi taxi. Nhìn tài xế sang số xe một cách khá bẳn gắt, tôi đã hiểu anh ta đang có điều gì không ổn trong tâm trí. Tôi không ngần ngại hỏi lý do và được anh cho biết:
Không có gì bực mình hơn thế đâu, anh ạ:
Sáng nay, có một người khách đã bỏ quên cái ví tiền trên xe của tôi. Trong ví có 1.500 franc mới. Tôi để ra hơn một giờ để lần ra dấu vết người khách và đã tìm ra khách sạn ông ấy trọ.
Anh có tin, là ông ta không nói lời gì sao? Ông ta cầm ví tiền, chăm chăm nhìn tôi làm như tôi đã móc túi ông ấy vậy.
- Ông ấy không thưởng gì cho anh à?
- Không có xu nào. Tôi thất vọng, vì mình đã mất thì giờ và tốn xăng. Thực ra, tôi không cần thế. Phải chi ông ta chỉ nói với tôi một lời cảm ơn…
Lời bàn: Mọi người chúng ta đều cần một sự biết ơn tương xứng với mọi hành vi trong giao tế, trong cuộc sống hằng ngày, là một việc đạo đức cần có để sống trong xã hội, để sống với mọi người. Sự vô ơn dễ bóp chết mọi thành tâm, mọi thiện ý. Và chúng ta cũng nên nhớ rằng: sự biết ơn không bao giờ chúng ta thực hành đủ đâu.
*****
Chuyện 2:
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bà mẹ của một lính nhảy dù Mỹ, nhận thư con kể rằng: anh bị thương, đói khát, được một phụ nữ ở Avranches nuôi dưỡng và che giấu khỏi quân Đức.
Rủi thay, vài tháng sau, người lính này tử trận trong khi tấn công vùng Ardennes.
Để cám ơn người phụ nữ vô danh kia, trong suốt hai năm, bà dành tiền, vượt Đại Tây Dương, đến thành phố được nhắc đến trong thư con bà. Bà tìm được người phụ nữ đã săn sóc con bà, và tặng cho người phụ nữ này một gói quà nhỏ. Đó là chiếc đồng hồ vàng, mà con bà đã lĩnh thưởng trong kỳ thi tú tài, hiện vật có giá trị nhất của con bà.
Lời bàn: Việc bà mẹ tỏ lòng biết ơn đã gây xúc động cho người dân Normandie, đến nỗi cử chỉ ấy trở nên một huyền thoại tại Avranches và toàn vùng. Lòng biết ơn là nghệ thuật, chứng tỏ mình nhạy cảm với mọi thiện ý của người khác, dù lớn hay nhỏ. Đa số chúng ta đều cảm thấy vui thích, khi được người khác đối đãi tử tế, tặng quà hoặc giúp đỡ. Nhưng chúng ta cần hoàn thiện cách tỏ lòng biết ơn, bằng cách biến nó càng chân thành và càng riêng tư càng tốt.
----------------------
Chuyện 3:
Ông James Barrie, nhà viết kịch nổi tiếng, đã kể:
Một chiều nọ, tôi và một người bạn X-côt-len bàn chuyện làm ăn. Đứa con gái chín tuổi của ông ấy đem đến vài miếng bánh ngọt do cô bé mới làm xong. Ông bố hơi bực mình, vì câu chuyện lở dở, cầm cái bánh cắn một chút, nói lời cảm ơn, vừa vội, vừa buồn bã, và tiếp tục nói chuyện với tôi. Cô bé lặng lẽ rời căn phòng.
Vài tuần sau, mẹ cô hỏi sao cô không làm bánh nữa. Cô òa khóc và nói: “Con không bao giờ làm bánh nữa đâu!”.
Lời bàn: Không gì xúc phạm người khác, bằng lời cảm ơn qua loa, nói cho lấy có, cho lấy lệ, nơi đầu môi chót lưỡi thôi.
*****
Chuyện 4:
Lòng biết ơn, đôi khi vượt qúa khuôn khổ vấn đề riêng tư.
Con trai tôi, sinh viên y khoa, kể rằng:
Một bệnh nhân đã được cứu sống, nhờ truyền máu. Sau khi lành bệnh, người này hỏi các bác sĩ: liệu có cách nào tôi biết được tên của người đã hiến máu cho anh không.
Người ta trả lời là không.
Vài tuần sau, anh ấy trở lại bệnh viện và hiến máu mình. Anh hiến máu nhiều lần.
Một bác sĩ giải phẫu ngạc nhiên về nghĩa cử của anh, và anh đơn giản đáp:
- Một người vô danh hiến máu cho tôi. Nay tôi hiến máu, là để tỏ lòng biết ơn.
Lời bàn: Có điều an ủi để nghĩ rằng: lòng biết ơn, có thể không đơn thuần là một tình cảm chóng qua, nhưng là một nguồn mạch, làm trỗi dậy sức sống, trong một số trường hợp.
*****
Chuyện 5:
Ông W. Hudson, nhà vạn vật học, kể lại câu chuyện sau đây:
“Một tối nọ, tôi dẫn một bạn thân về nhà chơi và có gì ăn nấy. Sau bữa ăn, người bạn nói với tôi:
“Bạn may mắn có người vợ lo lắng những bữa ăn tuyệt vời, mặc dù sức khỏe chị yếu và lo gánh nặng con cái”.
Lời khen này đã mở mắt tôi. Lời khen cho tôi nhìn thấy sự anh hùng trong đời thường của vợ tôi, vốn trước đó, tôi đã xem đó là chuyện thường tình”.
Lời bàn: Lòng biết ơn cần được biểu lộ cả trong chi tiết nữa. Người đưa thư, thợ hớt tóc, thợ may, người phục vụ khách sạn… đều giúp đỡ cách nào đó cho chúng ta, lúc này, lúc khác. Khi cảm ơn họ, chúng ta biến các quan hệ máy móc thành nhân bản hơn và biến các công việc đều đặn thành dễ chịu hơn.
*****
Chuyện 6:
Một bệnh nhân của tôi, là nhân viên bán vé xe buýt ở Luân Đôn, đã kể tôi nghe chuyện này:
Đôi khi tôi chán ngấy công việc. Người ta cự nự, quấy rầy tôi, không đủ tiền mua vé nữa. Nhưng có một bà già thường xuyên đi chuyến sáng và tối, luôn cảm ơn tôi đàng hoàng, khi tôi trao vé cho bà. Tôi tưởng tượng là bà đã nói nhân danh mọi người khách, và điều này đã làm cho tôi thêm phấn chấn lên, bởi một số người kiêng diễn tả sự biết ơn, sợ rằng sẽ quấy rầy kẻ khác.
*****
Chuyện 7:
Một bệnh nhân của tôi, vài tuần sau khi rời bệnh viện, đã trở lại để cảm ơn cô y tá. Ông nói:
- Tôi không đến sớm hơn được, vì tôi nghĩ rằng chị không chịu đựng nổi số người đến cảm ơn.
Cô y tá đáp:
- Trái lại chứ. Tôi mừng vì ông đến thăm. Rất ít người hiểu rằng: chúng tôi cần lời khuyến khích động viên biết mấy, để làm tốt công việc của mình.
Lời bàn: Chúng ta đừng sợ là mình biểu lộ sự biết ơn quá nhiều. Chúng ta đừng quên rằng nụ cười, lời cảm ơn, lời nói biết ơn của chúng ta, sẽ đem lại bao lợi ích cho nhiều người trong cuộc sống của họ.
*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)
I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (4 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/ 1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1 2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2 3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3 4. Chuyện gà mái ấp trứng đại bàng– Sách 4
II. – Chuyện đời chuyện đạo: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/ 1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1 2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2 3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3 4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4 5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5 6. Phút thánh hoá gia đình đầu năm mới - Sách 6 7. Năm Mão nói chuyện con mèo - Sách 7 8. Một kiểu sống lại không vui - Sách 8
III. - Chuyện kể cho các gia đình: (18 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/ 1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1 2. Đừng bỏ cuộc - sách 2 3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3 4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4 5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5 6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6 7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7 8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8 9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9 10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10 11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11 12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12 13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13 14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14 15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15 16. Kinh nghiệm của những người trở về “Từ Cõi Chết” nói với ta - Sách 16 17. Quyển nhật ký của mẹ - Sách 17 18. Phép lạ từ việc sùng kính Đức Mẹ - Sách 18
IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/ 1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1 2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2 3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3 4. Căn hầm bí mật - Sách 4 5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5 6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6 7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7 8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8
V. – Kho sách quý: (4 cuốn) https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/ 1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1 2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2 3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3 4. Sách tháng các linh hồn – Sách 4