Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình - Sách 21

Chủ nhật - 25/06/2023 03:32
Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình - Sách 21
Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình - Sách 21
Lm. Phêrô NguyễnVăn Mễn
(sưu tầm)


Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời”

Nguồn:
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/


---------------------------------

*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;

2. Vào Internet: Youtube, Google, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, Cha Mễn kể chuyện, hoặc linh mục Mễn

3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com

5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

**** Lạy  Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.

----------------------------
Mục Lục

Bài 1: Thành phố cổ Qumran nổi tiếng. 2
Bài 2: Hãy bước ra khỏi thế giới của mình. 6
Bài 3: Chuyện những chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới 8
Bài 4: Mỗi người hãy cố thắp lên một ngọn lửa. 10
Bài 5: Schweitzer, một bác sĩ thừa sai 14
Bài 6: Chuyện chàng sinh viên nghiên cứu sinh địa chất 18
Bài 7: Thánh giá và đau khổ rất cần thiết để được cứu độ. 21
Bài 8: Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời”. 24
Bài 9: Tôi rất thích chó, vì chó biết ơn. 30
Bài 10: Anh chàng Klanarong Srisakul vừa làm dậy sóng trên mạng xã hội 33
Bài 11: Chuyện Bác sĩ tiến sĩ Howard Kelly. 37
Bài 12: Chuyện “kẻ ngoại” và “kẻ có đạo” làm ta bất ngờ. 40
Bài 13: Cách sống đức tin của một cộng đồng Kitô hữu thời bị bách hại tại Đông Âu. 44
Bài 14: Văn hóa cúi đầu của người Nhật 47
Bài 15: Cuộc gặp gỡ giữa hai ánh mắt 49

----------------------------

 

Bài 1: Thành phố cổ Qumran nổi tiếng

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 529

Bạn thân mến,

Trong một chương trình phát sóng ‘Nhìn ra Thế giới’, đài truyền hình Vĩnh Long có giới thiệu đến người xem những Thành Phố cổ, một thời nỗi tiếng của đất nước Do Thái. (Phim nước ngoài, thuyết minh Anh ngữ, phụ đề Hàn ngữ, thông dịch Việt ngữ).

Một trong bốn thành phố cổ nổi tiếng là Qumran.

Nơi đây, có các hang động lừng danh về mặt lịch sử. Chính tại một trong các hang động ấy, Bộ sách Kinh Thánh cổ quý giá của đạo Công Giáo đã được tìm thấy, trong một trường hợp hi hữu, bất ngờ và ly kỳ khó tin.

Bộ Kinh Thánh không cố ý tìm, mà lại gặp được, nhờ một hôm, người chăn chiên mất chiên, đã đi vào trong các hang để tìm con chiên lạc.

Các hang động ở đây, xưa nay vẫn thường dành làm chỗ trú ngụ cho đàn chiên, và từ lâu, cũng là nơi của nhiều người chạy giặc ẩn náu, cũng có thể nói là nơi an toàn để cất giữ nhiều cổ vật quý giá, phòng khỏi đạo quân lân bang đánh phá, cướp bóc.

Qua đó, có sự tương hợp nối kết hai động thái gợi ý độc đáo này:

- đi tìm chiên lạc, mà ngẫu nhiên phát hiện bộ Kinh Thánh đã mất.

Có thể nói: đi tìm chiên lạc, là tìm thấy ý Chúa.

Vì khi đi tìm chiên lạc, gặp lại bộ Kinh Thánh đã lạc, mà Kinh Thánh bao gồm những lời Chúa và thánh ý Thiên Chúa, được bày tỏ qua thánh chỉ Ngài dạy dỗ dân! Cũng có thể nói là tìm thấy Chúa. 

*****

Trong tường thuật của thánh Luca (Lc 15,1-32), chúng ta thấy có ghi lại cuộc tranh luận giữa Đức Chúa Giêsu và những người Pharisêu, cùng các kinh sư:

Họ lên án Đức Chúa Giêsu là thường hay thân gần với những người tội lỗi, những người thu thuế, mà còn ăn uống với họ nữa.

Một cách khách quan, để giúp họ hiểu và tránh khỏi quan điểm và thái độ tách biệt cố hữu lầm lạc xưa nay, Đức Chúa Giêsu đã đưa ra ba câu chuyện, như là ba bức minh họa, để họ suy ngẫm:

- Chuyện một con chiên lạc xa đàn,
- Đồng tiền bị lạc mất
- Đứa con trai hoang đàng của người cha nhân hậu.

Chiên lạc được chủ tìm gặp, âu yếm vác trên vai đưa về đàn, rồi mở tiệc, mời bầu bạn thỏa tình vui mừng.

Đồng tiền lạc mất cũng được người phụ nữ tìm thấy, qua bao vất vả, rồi cũng mở tiệc, mời bạn bè lối xóm đến, chia vui, ăn mừng.

Phần đứa con trai đi hoang đàng, sau một thời gian ngắn, nó nhận ra tình huống thật tồi tệ và thê thảm đang xảy đến với mình, nó mới hồi tâm, rụt rè quay trở về với cha.

Người cha thì vui mừng, tha thứ, bằng vòng tay ôm choàng lấy con vào lòng, ở tận bên ngoài cổng, cùng với những nụ hôn nồng ấm thuở nào, mà anh đã từng rất quen đón nhận.

Người cha cũng đã mở tiệc linh đình, cùng vui mừng với mọi người, vì ‘con ông đã mất, mà nay lại tìm thấy’.

Qua tất cả những bức ảnh minh họa trên, chúng ta thấy đâu là ý tưởng then chốt, mà Đức Giêsu muốn truyền đạt cho những người Pharisêu, kinh sư và biệt phái, những người tự hào, cho mình là thiện hảo, để rồi xa lánh những người tội lỗi, những người thu thuế ?

*****

Dẫu biết rằng: “không ai chỉ có một quá khứ, mà không có tương lai” (Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận).

Ý tưởng này có hàm ý bộc lộ ý tưởng, mà Đức Giêsu lồng vào trong 3 dụ ngôn, như 3 bức tranh, trong 3 câu chuyện được minh họa. 

Trước tiên, chân lý được khẳng định dứt khoát, với Thiên Chúa, không có gì do Ngài dựng nên, mà không trong trật tự kỳ diệu và trọn hảo tốt đẹp. Cho dù là ‘vật vô tri như đồng xu’, ‘sinh động vật’ mang sự sống với bản năng xúc cảm ít niều cảm thức như con chiên lạc, ‘con người như đứa con hoang đàng, sinh vật cao trọng.

Cả ba thí dụ là hình ảnh ba đại diện mang tính tổng hợp. Tất cả phân bổ theo đẳng cấp giá trị cao thấp theo nguyên lý của Đấng tạo dựng, ấn định cho mỗi chủng loại hiện hữu, để tất cả lệ thuộc vào nguyên tắc sinh tồn và sự cân bằng sinh thái hài hòa vũ trụ. Vì thế Ngài không muốn những gì, mà Ngài dựng nên, bị mai một vì bất kỳ lý do gì. Tất cả, cho dù ở tôn ti đẳng cấp nào, vẫn cần được gìn giữ, chăm sóc, bảo tồn nguyên vẹn hoàn hảo, tốt đẹp, thế giá.

Điều thứ hai, ở cuộc đàm luận, ở đây hay nhiều nơi khác, người Pharisêu và kinh sư không thể hiểu ra hay chấp nhận Đấng họ đang đối diện, như Người muốn ủy thác chính mình cho họ, Người là Đấng tìm chiên lạc!

Vai trò và sứ mệnh đó là vai trò và sứ mệnh được ủy thác cho Người, chỉ còn việc hoàn tất, tuy hiện tại chỉ mới khởi đầu, bước tiền khởi sự tái tạo mọi sự đã và còn hư đi vì tội và vì quyền lực của quỷ thần gieo rắc.

Điều như vậy, người biệt phái chẳng hề muốn biết! Mà nếu Đức Giêsu có nói để họ biết thì họ vẫn chẳng thấy tự thay đổi được gì, trừ một số nhỏ như Nicôđêmô!

Điều thứ ba, Đức Giêsu muốn những người Pharisêu, kinh sư khả thi tự hiểu mình ra làm sao trong ba câu chuyện, mà Người nói với họ, mong họ đón nhận và đổi mới.

Suy cho cùng, chính những người này thật sự là những con chiên đang ‘rất lạc’, nhưng không phải một con, mà ‘cả đàn lạc’.

Nếu chỉ lạc thôi, chưa hẳn đã mất hay sẽ mất, hoặc không giá trị nữa! Mất xác, mất hồn hay tiêu tán giá trị chỉ khi không biết quay lại để về.

Thứ làm ra lạc, chính là cái gieo rắc đam mê. Tội thì làm cho kẻ vấp ngã ra vong thân, hoen ố danh giá, nhưng phẩm tính vẫn là hình ảnh Thiên Chúa hay họa phẩm Thiên Chúa vẫn không thế hủy diệt, dẫu có bị mờ mịt.

Giá trị vô song, chính là ân ban cao cả được mang bản tính người trong đời trần.

Nhưng làm sao, để giữa ‘người’ với nhau, có ‘tầm nhìn’ nâng cấp đến toàn hảo, mỗi khi nhìn người khác, bằng cả thực chất là bản tính đồng nhất. Đồng nhất trong cùng một ngôi nhà chung, đồng nhất trong ‘kiếp sống người’, chung hành tính diệu kỳ, nhưng có tầm giới hạng, lại đầy thữ thách tấn kích cho dẫu mỏng dòn.   

Nhân loại là đoàn dân Chúa dựng nên. Sau tội Adong, đã trở nên đàn chiên lạc.

Thời Đức Giêsu đi rao giảng, có Gioan Tiền hô làm chứng, vẫn có những người thuộc thành phần không tiếp nhận Người.

Vậy có nên khám phá ra một thứ chiên mang hình thái thứ ba không? 

- Chiên tốt, thì ai cũng nhận ra được: Có khả năng nhận biết chủ, nghe biết tiếng chủ, đi theo chủ;

- Kế đến là chiên lạc, chiên rơi vào một bối cảnh nào đó, thay vì nhận ra đen tối đằng sau vẻ hấp dẫn, thì chỉ thấy toàn ánh hào quang ‘lóa mắt’, đâm ra vấp chân, té ngã, như chụp nắm lấy một ảo giác, tỉnh dậy vẫn có ân hận, rất muốn quay về.

Bác sĩ Seguin với ‘con chiên cái’ trong chuyện ngụ ngôn La Fontaine đã cho thấy có sự đồng tình trong suy nghĩ như vậy;

- Sau cùng là ‘chiên không tên’, chiên không lạc, mà đầy tự hào là chiên ‘tốt’, sống trong tâm thế tự giáo điều, ‘chủ quản cực đoan’.

Triệu chứng dễ nhận ra của họ là sống theo lối người đi vừa hát khúc ‘tình ca’: ‘đường ta ta cứ đi’, ngang nhiên bước đi tới, dù tình huống có lâm trận ‘điếc không sợ súng’, hoặc không muốn thay đổi theo kiểu ‘ếch  ngồi đáy giếng’ an vị, thay đổi thì sợ, vươn lên nơi khác biết có thành công hay rủi ro, rơi lạc phải hiểm họa nào khác?

Họ bế tắc khả năng cảm thức được tiếng Chúa mời gọi và mỏi mòn chờ đợi họ, như người cha đợi mong con trở về, cùng sống an bình trong hạnh phúc đoàn tụ.
 
Nhìn lại, Đức Giêsu trong khao khát: những người Pharisêu, kinh sư hãy nghiền ngẫm để thấy chính họ qua thái độ phán ứng của người anh cả đối với em thứ trong câu chuyện để hồi tâm.

Lời mời gọi của Người dành cho họ: hãy có tâm hồn rộng mở, để đón nhận ít nhiều cảm thông, như cảm thông đứa em hoang đàng trở về, từ chốn sa đọa tội lỗi, là đại diện cho những người thu thuế, và tất cả những người tội lỗi khác trong thiên hạ.

Câu chuyện được kể, mở đầu, gồm ba nhân vật, mà có tới ba mặt, ba lòng. Nhưng kết thúc, thì còn lại ba mặt, một tấm lòng. Kẻ tội nhân quay về để sống trong đàn chiên hợp nhất, kẻ lành biết yêu thương cảm thông, quên mình, đón nhận để có chung tâm tình đi đến hài hòa, chung niềm vui sướng trong cùng Nước Chúa hiển trị. Nếp sống đó hạnh phúc biết bao cho hôm nay và nhất là mãi đến muôn nghìn sau trong Nước Trời hằng sống!

Lạy Đức Giêsu, Đấng đi tìm chiên lạc mang về đoàn tụ trong đàn chiên hợp nhất. Xin khắc ghi sứ mệnh cao cả ấy vào tâm khảm con, sứ mệnh thiêng liêng, đẹp tình con thảo của Cha trên trời và đẹp tình làm người đồng môn nhân loại trên dương thế này.

Xin cho con biết và  quyết tâm thực hành.

Lạy Chúa, xin Chúa luôn hằng ở kề bên con, để nâng đỡ con. Amen.

-------------------

 

Bài 2: Hãy bước ra khỏi thế giới của mình

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 530

Bạn thân mến,

Vào một ngày mùa hè, người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa, nhìn qua cửa sổ, ông thấy bên ngoài có một thanh niên đang lao động.

Anh này làm việc một cách rất uể oải và chậm chạp, chốc chốc lại buông tay ngồi nghỉ.

Ông thầm nghĩ: cái anh chàng này lười biếng quá.

Ông mở cửa bước ra xem.

Vừa ra ngoài, ông đụng ngay cái nóng hừng hực của mùa hè. Sức nóng làm mồ hôi ông toát ra và khiến mọi năng lực của ông như tan biến đâu mất. Ông cảm thấy rất uể oải.

Lúc đó ông mới hối hận vì đã vội nghĩ xấu cho người thanh niên nọ: Nếu ông cũng phải lao động ngoài trời, dưới cái nóng như thế, thì chắc chắn ông cũng không làm gì khác hơn người thanh niên đó.

Người đàn ông và người thanh niên trên ở rất gần nhau, chỉ cách nhau một cánh cửa, thế nhưng, họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau. Vì thuộc hai thế giới khác nhau, nên người đàn ông không hiểu được và không thông cảm được với người thanh niên. Chỉ khi ông bước ra khỏi thế giới của mình để đi vào thế giới của người thanh niên, thì ông mới hiểu và mới cảm thông.

*****

Câu chuyện người phú hộ và Ladarô trong dụ ngôn Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 16, 19-31) cũng giống như thế thôi. Họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau:

- Một bên thì mặc toàn lụa là gấm vóc ; bên kia thì rách rưới tả tơi.
- Một bên thì ngày ngày yến tiệc linh đình ; bên kia thì một mụn bánh cũng không có mà ăn.
- Một bên thì sống trong biệt thự ; bên kia thì nằm trước cổng nhà.
- Tóm lại, một bên thì như sống ở thiên đàng trần thế ; còn bên kia thì như sống ở hỏa ngục trần gian.

Hai người ở sát cạnh nhau, nhưng hoàn toàn xa cách nhau. Thậm chí người phú hộ còn không biết tới sự hiện diện của Ladarô.

Hai bức tranh quá đối chọi này gợi cho chúng ta vài suy nghĩ:

1. Thiên Chúa và loài người cũng thuộc về hai thế giới khác nhau vô cùng. Nhưng Con Thiên Chúa đã bỏ Trời, đã rờ khỏi thế giới của Ngài, để bước vào thế giới nhân loại của chúng ta, để chia sẻ, để thông cảm với chúng ta. Đây quả thật là một tình thương to lớn vô cùng. Chúng ta hãy luôn tạ ơn Chúa vì ơn huệ này.

2. Có rất nhiều người ở bên cạnh chúng ta, nhưng thuộc về một thế giới khác hẳn chúng ta, cho nên chúng ta không hiểu họ, không nhận ra họ, không thông cảm với họ, không chia sẻ cho họ, thậm chí còn không ý thức đến sự hiện diện của họ. Có khi nào thỉnh thoảng, chúng ta chịu khó bước ra khỏi thế giới của mình, để bước vào thế giới của họ chưa, như Chúa đã làm gương cho chung ta chưa? Để từ đó, chúng ta biết mình nên làm gì và cần phải làm gì.

Lạy Chúa, xin mở mắt con, để con nhìn thấy Chúa trong những anh em sống chung quanh con. Xin mở tai con, để con nghe được tiếng họ đang than van đau khổ. Xin mở trái tim con, để con biết chia sẻ với mọi người những niềm vui, nỗi buồn của họ. Xin Chúa giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 3: Chuyện những chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 531

Bạn thân mến,

Ông Robert Schuller, một nhân vật nổi tiếng trên chương trình truyền hình của Mỹ, đã viết trong nhiều cuốn sách của ông như sau:

“Vào năm 1923, một cuộc họp quan trọng đã được diễn ra tại thành phố Chicago. Trong cuộc họp này gồm 9 chuyên gia tài chính quan trọng của toàn thế giới. Sau đó 25 năm, những chuyên gia tài chính này, đã trở thành những người bần cùng và có một kết quả bi thảm:

- Giám đốc công ty hãng sắt lớn nhất, trở thành một người nợ nần và sau đó tự vẫn.
- Giám đốc công ty điện nước lớn nhất, phải lánh nạn ở vùng đất khách và chết một cách nghèo khổ.
- Giám đốc công ty gas lớn nhất, bị điên.
- Người đầu cơ lúa mạch lớn nhất, bị chết tại đất khách.
- Giám đốc cổ phần tại New York lớn nhất (New York Stock) tự vẫn.
- Một nhân viên thân cận của tổng thống phải ở tù.
- Một nhân viên nổi tiếng về tiền tệ Wall Street bị ở tù.
- Một chuyên gia tư bản độc quyền tự vẫn.
- Giám đốc của một ngân hàng cũng tự vẫn….”

Qua đó, chúng ta thấy rằng: chúng ta phải làm gì với cơ nghiệp chúng ta đang có, để nó thực sự sinh ích lợi cho chúng ta?

******

Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 16, 19-31), chúng ta thấy Chúa Giêsu đã kể một câu truyện về một người đàn ông giàu có và một người đàn ông nghèo khổ Lazarô. Họ ở hai thế giới khác nhau:

- Một người thì giàu có, và người kia thì nghèo túng.
- Một người thì từ cái ăn uống, đến cách ăn mặc đều sang trọng, còn người kia thì ghẻ lở và ăn uống giống như một con chó.

Cả hai đều đã chết, và số phận của họ cũng khác nhau:

- Lazarô thì được phúc Thiên Đàng, còn người giàu có phải bị trầm luân.
- Người giàu có thấy vậy, thì liền xin cùng Abraham cho phép ông về, để cảnh cáo những người còn sống, để họ thay đổi cách sống ích kỷ của họ và biết thương yêu, chia sẻ cho những người khác, để khỏi bị trầm luân giống như ông.

Câu truyện đã được kết thúc bằng lời của Abraham rằng:

"Chúng đã có Môsê và các ngôn sứ, thi chúng cứ nghe lời các vị đó…

Môsê và các ngôn sứ mà chúng chẳng chịu nghe, thì dù người chết có sống lại đi nữa, thì chúng cũng chẳng chịu nghe đâu" (Lc 16:31).

Chúa Giêsu đã kể câu truyện trên, để giúp ích cho những người Pharisiêu, là những người, mà Ngài thường lên án, do trái tim cứng cỏi và sự lì lợm của họ, trước những chân lý Ngài rao giảng.

Chúa Giêsu nói với họ rằng: thái độ đọc và sống luật bằng chữ, nghiêm ngặt của họ, không những không giúp ích gì cho họ, mà còn làm cho những người khác, cũng không thể nhận ra chân lý.

*****

Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng giống như thế, cho nên câu truyện hôm nay cũng là bài học có thể áp dụng cho mỗi người chúng ta.

Tuy nhiên, cho dù là Chúa Kitô Phục Sinh có muốn đến với chúng ta đi nữa, mà chúng ta không đồng ý, không sẵn sàng, thì cũng vô dụng.

Cái lúc, mà chúng ta nhận thấy rằng: Mình không cần ơn trên phù trợ, chính là lúc chúng ta đóng cửa lòng mình lại.

Phương thế duy nhất để chúng ta có thể nhận lãnh ơn của Chúa, là phải qua cây Thánh Giá.

Không có một cách thức nào khác để chúng ta có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục sinh, mà không phải qua Thánh Giá.

Cho dù chúng ta đang ở trong tình trạng nào đi nữa trong lúc này: Vui mừng, phấn khởi hay là chán nản, bệnh tật hay khỏe mạnh, giàu có hay nghèo khổ, thì tình thương của Thiên Chúa vẫn hằng luôn ở cùng chúng ta.

Nếu chúng ta biết mở lòng ra trong sự khiêm nhượng, như chính Chúa Giêsu đã làm trên thánh giá, Ngài sẽ đổ vào lòng chúng ta tình yêu của Ngài.

Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta về chính con người của chúng ta và về mối liên hệ của chúng ta với tha nhân, là điều Ngài cũng thường hay làm cho các người đau khổ.

Mối liên hệ đó có thể đã bị thương do sự hiểu lầm, cắt đứt, lạm dụng, và nó tạo cho chúng ta mặc cảm tội lỗi.

Tuy nhiên, không bao giờ, mà tình yêu của Thiên Chúa không hiện diện cùng chúng ta ở những lúc cùng quẫn đó, để nâng đỡ, để chữa lành, và để tẩy rửa chúng ta.

Cũng giống như câu truyện trong bài Tin Mừng trên đây (Lc 16, 19-31), Chúa Giêsu nói với chúng ta những lời của Thiên Chúa, để cảnh cáo chúng ta, để chúng ta phải biết vâng theo.

Chúng ta phải vâng theo, vì chúng ta có được một Thiên Chúa là Cha, Đấng quyền năng, rất yêu thương chúng ta.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa dạy bảo qua Kinh Thánh, qua Giáo  Hội, qua cha mẹ và các Đấng Bề Trên, nhất là qua những nhắc nhở của lương tâm, để con nghe được tiếng mời gọi của Chúa. Amen.

-------------------

 

Bài 4: Mỗi người hãy cố thắp lên một ngọn lửa

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 532

Bạn thân mến,

Barbara Varenhorst trong cuốn sách nhan đề là Real Friends (Những người bạn chân thật) có viết về một phụ nữ tên Erma như sau:

Hôm đó, một người đàn bà tên là Erma có việc đi Chicago bằng phi cơ. Cô đến phi trường khoảng nửa tiếng trước khi máy bay cất cánh. Làm thủ tục xong, Erma ngồi chờ nơi phòng đợi.

Trong lòng cô còn đang bực mình vì những chuyện không vui tuần vừa rồi. Cô lấy một cuốn sách hay ra đọc.

Nhưng rồi, bỗng Erma nghe tiếng một người đàn bà khác đã có tuổi, đến ngồi bên và cạnh nói:

- Tôi đoán rằng tại Chicago chắc là trời lạnh lắm.

Erma mắt không rời cuốn sách, đáp lại một cách lơ đễnh:

- Có thể lắm.

Người đàn bà có tuổi kia tiếp tục nói. Erma tiếp tục trả lời lại bằng những câu cụt ngủn, lạnh lùng.

Thế rồi bà ta nói ra một tin động trời:

- Tôi hiện đi theo xác chồng tôi đem về Chicago. Anh ấy đã chết cách đột ngột, sau 53 năm hôn phối.

Đến đây, đột nhiên quả tim Erma nhảy lên, đập nhanh, đập mạnh. Cô nhận thức được rằng: người đàn bà đang ngồi bên cạnh mình là một người đau khổ, cần một người khác biết lắng tai nghe, biết cảm thông, hầu bà có thể thổ lộ tâm tình, cho vơi đi sự đau khổ đang đè nặng tâm hồn bà. Bà ấy không van xin một lời khuyên nhủ. Không van xin bạc tiền. Bà chỉ đi tìm một người biết lắng tai nghe. Thế mà Erma đã vô tình, làm người hoàn toàn xa lạ.

Bây giờ, Erma xếp sách lại, bỏ xuống ghế, đưa hai tay cầm lấy tay bà kia, và lắng tai nghe bà kể lể nỗi niềm đau thương của bà.

Trong khi lắng tai nghe bà kia kể lể, Erma đã quên hết các vấn đề khó khăn của mình. Cô bỗng cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhỏm hẳn, cuộc sống như tươi trẻ lại, can đảm hơn, và mạnh mẽ hơn.

Khi tiếng người nhân viên hàng không vang lên trong máy phóng thanh, báo tin đã đến giờ ra phi cơ đi Chicago, Erma khoác tay bà kia lên máy bay. Tới nơi, họ chia tay nhau, tới chỗ ngồi của mình. Họ ngồi cách nhau vài ba hàng ghế.

Khi Erma đang đứng, bỏ chiếc áo quàng lên hộp đựng hành lý phía trên đầu, thì Erma nghe bà kia nói với người hành khách bên cạnh bà, y như đã nói với cô trước đây.

“Tôi đoán rằng ở Chicago trời lạnh lắm...”

Nghe vậy, Erma tự nhiên thốt lên một lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa ban cho người hành khách kia ơn biết nhẫn nại và lắng tai nghe, với tất cả tấm lòng thương yêu.

*****

Câu chuyện đây giống như câu truyện Chúa phán trong bài dụ ngôn về người phú hộ và người ăn mày nghèo khổ tên là Lazarô, trong Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 16, 19-31):

Người giàu có đầy đủ hết mọi sự. Còn Lazarô thì thiếu thốn hết mọi sự. Lazarô rất cần sự giúp đỡ và chỉ cần rất ít thôi. Nếu người phú hộ kia muốn giúp đỡ Lazarô, thì chỉ cho anh ăn những mụn bánh từ bàn tiệc của ông rơi xuống đất cũng đủ. Nhưng ông không bao giờ để ý đến Lazarô cả. Ông coi Lazarô như không có. Cách xử trí của ông đối với Lazarô không khác gì cách xử trí của Erma lúc ban đầu, đối với người đàn bà đau khổ trong câu chuyện nói trên.

Cái tội làm cho người phú hộ trong dụ ngôn phải chịu cực hình trong địa ngục là tội gì?

- Ông không bảo đầy tớ đuổi Lazarô ra khỏi cổng nhà của ông.
- Ông không đánh đập Lazarô mỗi khi ông đi ngang qua chỗ anh nằm.
- Ông không chưởi bới rủa nộp Lazarô mỗi khi ông trông thấy anh.

Vậy tội làm cho người phú hộ phải chịu cực hình là tội gì?

- Thưa là tội ông ta coi Lazarô như không có!

Tội của ông ta không phải là một tội phạm, vì đã làm một điều, không được làm.

Tội ông là một tội thiếu sót: Không làm điều đáng lý ông phải làm (sin of omission).

Tội người phú hộ là tội không lay một ngón tay, để giúp đỡ một tí, một tí thôi, người nghèo cực cần được giúp đỡ.

*****

Bây giờ chúng ta hãy nhìn về chúng ta và xã hội chúng ta hôm nay.

Ai trong chúng ta mà lại không thấy rằng: câu chuyện Lazarô đang tái hiện hằng ngày giữa chúng ta ? Đang tái hiện trong mọi tầng lớp của xã hội chúng ta đang sống?

Con người chúng ta, xã hội chúng ta đang đặt ưu tiên của mình trên vật chất, hơn là trên con người.

Tổng thống Eisenhower trước đây có nói:

“Mỗi một cây súng được đưa ra, mỗi một chiến hạm được hạ thủy, mỗi một hỏa tiễn được bắn đi, xét cho cùng là một cuộc đánh cắp người nghèo đói, không cơm ăn áo mặc.”

Tổng thống John K. Kennedy còn nói mạnh hơn nữa:

“Khi người ta đặt ưu tiên của cải vật chất trên con người, không những người ta hủy hoại lớp người nghèo cực, mà còn hủy hoại cả xã hội mình đang ở giữa. Nếu một nước tự do, mà không lo cứu vớt lớp người nghèo, thì người ta cũng không thể cứu vớt được lớp người giàu.”

Nếu chúng ta không lưu tâm đến những kẻ túng thiếu ở giữa chúng ta, thì không những chúng ta hủy hoại họ, mà còn hủy hoại cả chính bản thân chúng ta nữa.

Nói như vậy, có người còn cho là mơ hồ, chưa nhìn thấy một câu trả lời cụ thể cho cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại.

Vậy chúng ta có thể trả lời cho bài học của dụ ngôn này bằng ba cách:

Cách thứ nhứt: Chúng ta xử sự như người phú hộ trong Phúc âm hôm nay: nhắm mắt lại trước mọi hoàn cảnh không may mắn, trước mọi đau khổ đang xảy đến chung quanh chúng ta.

Cách thứ hai: Chúng ta không nhắm mắt lại trước hoàn cảnh đau thương, khỗ cực, túng thiếu đang xảy ra chung quanh. Chúng ta lên tiếng phản đối ầm ĩ, bằng lời nói, hoặc bằng ngòi viết. Nhưng chỉ có bấy nhiêu thôi! Chúng ta không lay ngón tay để làm một việc gì khác nữa cả, ngoài lời nói và ngòi viết.

Cách sau cùng, thay vì nhắm mắt lại trước những cảnh đau thương khổ cực, thay vì đứng nguyền rủa bóng tối do hoàn cảnh tạo nên, chúng ta thắp lên một ngọn đèn, và thực hành một cử chỉ cụ thể nào đó.

Ngọn đèn của một mình tôi thì xem ra mờ yếu. Nhưng nếu ngần này người trong nhà thờ chúng ta hôm nay, nếu mỗi người nơi môi trường ta đang sinh sống, cùng thắp lên một ngọn đèn, thì sẽ tạo ra một rừng ánh sáng, đuổi bóng tối âm u ra khỏi khu vực của chúng ta.

Nếu mỗi người con Chúa đều thắp lên một ngọn đèn như vậy, thì không bao lâu ánh sáng sẽ lan toả ra khắp nơi, trong làng mạc chúng ta sinh sống, trong thành thị chúng ta hoạt động, trong quốc gia chúng ta đang cư ngụ, và trong toàn thế giới.

Vậy bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu thực hành những việc nhỏ mọn, như Erma đã làm đối với người đàn bà đau khổ tại phi trường trong câu chuyện mở đầu. Nghĩa là làm những gì chúng ta có thể làm. Đây chính là sứ điệp của bài Tin Mừng này, mà Đức Giêsu thách đố mỗi người chúng ta hôm nay:

“Chúng con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã thương yêu chúng con.”

- Khi chúng ta xử lạnh lùng đối với nhau, thì mọi sự đều bế tắc hỗn loạn.
- Khi chúng ta biết thương yêu lẫn nhau, thì mọi sự thảy đều xuôi gió, thuận buồm.

Lạy Chúa, xin đổ vào lòng con đầy sự ưu ái, đầy tình thương cảm đối với tha nhân, để mọi người nhận ra con là môn đệ của Chúa, và cũng để từ đó, họ có thế tìm gặp được Chúa. Amen.

-------------------

 

Bài 5: Schweitzer, một bác sĩ thừa sai

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 533

Bạn thân mến,

Năm 1950, một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu Abbert Schweitzer làm “người hùng của thế kỷ”. Hai năm sau tức năm 1952, Schweitzer được thưởng giải Nobel hoà bình. Schweitzer được toàn thế giới tuyên dương là một thiên tài đa dạng: ông vừa là một triết gia lừng danh, một thần học gia tăm tiếng, một sử gia đáng kính, một tay chơi sôlô trong dàn nhạc, và còn là một bác sĩ thừa sai.

Nhưng điểm nổi bật nhất nơi ông là niềm tin Kitô giáo sâu sắc. Chính niềm tin này đã ảnh hưởng đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong đời sống của ông:

Năm 21 tuổi, Schweitzer tự hứa với mình là sẽ nghiên cứu nghệ thuật và khoa học cho đến năm 30 tuổi, rồi sẽ cống hiến cuộc đời còn lại cho những người thiếu thốn, bằng một hình thức phục vụ trực tiếp nào đó.

Và thế rồi, vào sinh nhật thứ 30 của ông, nhằm ngày 13-10-1905 ông đến một hộp thư ở Paris để gởi một số thư từ về cho bố mẹ và bè bạn thân thiết nhất, báo tin cho họ biết, là ông sắp sửa ghi tên vào đại học để lấy bằng y khoa, sau đó ông sẽ đi Phi Châu, sống như một bác sĩ thừa sai, làm việc giữa đám dân nghèo.

Những lá thư ấy lập tức bị phản đối ngay.

Trong cuốn sách của ông nhan đề “Out of My life and Thought (Bên ngoài đời sống và tư tưởng của tôi), Schweitzer viết: 

“Bà con và bè bạn tôi đồng loạt phản đối dự tính  điên rồ của tôi. Họ bảo tôi là một người đem chôn dấu tài năng đã được uỷ thác cho mình…

Một phu nhân đầy tinh thần tiến bộ nọ cũng chứng tỏ cho tôi thấy rằng: tôi có thể sinh ích lợi hơn nhiều, bằng một giảng sư đại học, để phục vụ cho ngành Y khoa bản xứ, hơn là lao mình vào hành động, mà tôi đang toan tính”.

Tuy nhiên, Schweitzer vẫn khăng khăng thực hiện những dự tính của mình.

- Năm 38 tuổi, ông trở thành một bác sĩ Y khoa thực thụ.

- Năm 43 tuổi, ông đến Phi Châu, mở một bệnh viện cạnh bờ rừng của khu vực, lúc bấy giờ được gọi là Phi Châu xích đạo.

Ông chết ở đó vào năm 1965 hưởng thọ 90 tuổi.

Vậy động lực nào, đã giúp Albert Shweitzer quay lưng lại với danh vọng và của cải trần gian, để dấn thân làm việc cho đám dân cùng khổ nhất trong đám dân nghèo Phi Châu như thế?

Theo lời ông, thì một trong những động cơ thôi thúc ông làm điều đó, chính là do ông đã suy gẫm về đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 16, 19-31), liên quan đến người nhà giàu có và anh chàng hành khất Lazarô.

Schweitzer nói:

Tôi không thể hiểu được: tại sao tôi lại được phép sống một cuộc đời hạnh phúc như thế, đang khi chung quanh tôi, còn biết bao nhiêu người đang quằn quại… trong đau khổ”.

*****

Từ những tư tưởng này, chúng ta cũng sẽ có những suy nghĩ sâu xa hơn về Tin Mừng theo thanh Luca (Lc 16, 19-31):

Chúng ta thấy: Tội lỗi của tên nhà giàu trong đoạn Tin Mừng này:

- Không phải là vì hắn đã truyền cho Lazarô cút đi khỏi gia trang hắn,
- cũng không phải vì hắn đấm đá Lazarô hoặc thoá mạ lăng nhục chàng ta, khi chàng ta đi ngang qua hắn.

Tội của tên nhà giàu này chỉ đơn giản là hắn chẳng bao giờ để ý đến Lazarô.

Hắn xem chàng ăn mày này cũng như là một phần trang hoàng cho phong cảnh cuộc sống thế thôi.

- Tội của tên nhà giàu này, chính là hắn đã chấp nhận không hề có thắc mắc là: Sự hiện diện của Lazarô thì quá nghèo khổ, còn chính bản thân hắn thì lại quá giàu có.

- Tội của tên nhà giàu này không thuộc dạng tội phạm: Nghĩa là đã làm điều không nên làm, hoặc không được làm. Mà tội của hắn thuộc dạng tội thiếu sót, tức là không làm những gì đáng lẽ ra mình phải làm.

- Tội của tên nhà giàu này là chỉ biết hưởng thụ của cải của mình, mà chẳng đưa ra một ngón tay để cứu giúp Lazarô trong cơn túng quẫn cùng cực.

- Tội của tên nhà giàu này chính là tội mà ngày hôm nay chúng ta vẫn thường thấy xảy ra liên tục, ở khắp nơi.

Và tội này, là bước đầu gây ra tại hại trầm trọng không chỉ liên quan đến cá nhân những người nghèo khổ, mà còn cho cả xã hội nữa…

Tổng thống John F. Kennedy của Mỹ đã đề cập đến mối quan tâm này như sau:

“Nếu một xã hội tự do không thể giúp đỡ cho đa số người nghèo khổ, thì nó cũng sẽ không thể cứu thiểu số người giàu có được”.

Nói một cách khác, thiếu sự quan tâm đến những kẻ nghèo khổ, thì sẽ tiêu hủy không chỉ đám dân nghèo, mà còn phá hoại cả cấu trúc luân lý của xã hội chúng ta nữa.

Đoạn Tin Mừng trên đây mời gọi chúng ta hãy bắt chước hành động của bác sĩ Albert Schweitzer.

Đồng thời hãy tiếp tục suy niệm về câu chuyện tên nhà giàu và người hành khất Lazarô, để rồi tự đặt cho mình câu hỏi, mà Schweitzer đã từng đặt ra cho ông:

“Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc được, đang khi có biết bao nhiêu người đang đau khổ?’”

Đây cũng là dịp để chúng ta suy niệm lời của đại tướng Dwight D. Eisenhower:

“Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được khánh thành, mỗi hoả tiển được bắn ra, xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát, không được dưỡng nuôi, của những kẻ lạnh lẽo không quần áo mặc!”.

Và đây cũng là dịp mời gọi chúng ta: Hãy ghi tạc vào lòng lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng trên đây.

Chúng ta hãy kết thúc những suy tư của chúng ta, với giáo huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong chuyến viếng thăm Mỹ Quốc lần đầu tiên của Ngài.

Đây là bài giảng trong thánh lễ Chúa Nhật, tại vận động trường Yankee, Nữu Ước ngày 2-10-1979.

Ngài nói:

“Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta, nếu bất cứ ở vùng nào đó, người hành khất Lazarô của thế kỷ 20, vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ở cửa.

Trong ánh sáng bài dụ ngôn của Đức Kitô, của cải và tự do hàm chứa một bổn phận đặc biệt. Và vì thế, nhân danh sự liên đới ràng buộc tất cả chúng ta thành một cộng đồng nhân loại, một lần nữa tôi xin nói lên rằng: Mỗi người đều có phẩm giá của mình.

Anh nhà giàu và Lazarô, cả hai đều là người, đều được Thiên Chúa tạo nên giống hình ảnh Ngài, đều được Đức Kitô cứu chuộc bằng giá rất đắt, là giá máu quí báu mà Ngài đã đổ ra…

Người nghèo khổ ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh chị em của các bạn trong Chúa Kitô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẫu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho phần chính yếu của cuộc sống của mình mà thôi, chứ đừng chỉ tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Và đồng thời các bạn phải đối xử với họ như những thượng khách trong gia đình  các bạn”.

Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy những người nghèo ở chung quanh con, và ngay cả ở chính trong gia đình con, những người đang cần đến con, để con biết can đảm ra tay nâng đỡ họ. Amen.

-------------------------------------

 

Bài 6: Chuyện chàng sinh viên nghiên cứu sinh địa chất

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 534

Bạn thân mến,

Có một anh chàng sinh viên nghiên cứu sinh, đang theo học khoa khảo sát địa chất, đã ra sức đào đào, bới bới, một mảnh đất, để đem về làm thí nghiệm.

Bỗng anh ta cuốc phải một vật gì rất cứng. Ban đầu tưởng là cục đá, nhưng khi bới lên thì lại là một cái sọ người trắng phếu.

Vừa tò mò, vừa thích thú, anh ta định chẻ ra, để coi thử là sọ đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Nhưng chẻ mãi, đập mãi bẳng đủ mọi cách, cũng không thể làm sao cho cái sọ bể đôi ra được.

Quá kinh ngạc, anh ta bèn xách cái sọ người đó đến xin thầy chỉ giáo.

Sau khi nghe anh ta trình bày sự việc, thầy giáo tủm tỉm cười bảo:

- “Loại sọ này chỉ có một thứ duy nhất có thể chẻ được mà thôi”.

- “Thưa thầy xin chỉ cho con, để con làm thử coi”.

Thầy giáo đáp ngay: “Thứ đó là lửa hỏa ngục”.

Nghe nói thế, anh ta quá khiếp đảm, mới hỏi nhỏ:

- “ Tại sao vậy thầy ?”

- “Tại vì những ai khi còn sống, mà cứ cứng đầu, cứng cổ, cố chấp, lì lợm, không chịu nghe theo điều hay lẽ phải, thì sọ của họ kết thành tinh cứng, cứng hơn kim cương, không gì đập vỡ được”.

Thật hay giả, đúng hay sai: Tùy mỗi người phê phán.

Nhưng có một điều, mà ai ai cũng đều phải công nhận là: sự cứng lòng, tính cố chấp, là cả một đại họa, rất khủng khiếp cho con người, cả trong đạo, lẫn ngoài đời, đời này và đời sau.

Bởi vì, những người mắc phải chứng tật nan y này, đều có một đầu óc không bao giờ biết nhượng bộ, luôn khăng khăng nhất quyết một chiều trong sự sai lầm, bất chấp mọi điều hiển nhiên, loại bỏ mọi nguyên tắc phải trái, tốt xấu.

*****

Để hiểu rõ hơn, ta hãy tìm hiểu nhân vật phú hộ của dụ ngôn trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 16, 19-31), thì sẽ thấy:

Ông ta là một người giàu có, cũng sống bình thường như bao người giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, sung túc, dư dả, mãi về già mới chết.

Nhưng có điều, mà ai cũng phải ngạc nhiên, là không biết vì lý do gì, mà ông ta lại bị phạt trong hỏa ngục ?

- Nếu cho rằng: ông ta giàu có, mà bị phạt, thì không đúng, vì giàu có đâu phải là tội và Chúa cũng không hề lên án việc làm giàu.

- Dụ ngôn cũng không hề nói là ông ta đã làm việc gì, hay làm nghề gì bất chính, hay ông ta cũng không dùng của cải để phạm tội gì.

- Ngay cả đến những tội lỗi nào khác của ông cũng không thấy dụ ngôn đề cậ tới.

Vậy thì phải chăng, Chúa phạt lầm ?

Không đâu. Chúa không lầm và ông ta cũng không phải vô tội đâu.

Nói cách khác đi, chỉ vì một điều này, mà ông phải sa hỏa ngục:

Đó là ông đã có một sự lựa chọn duy nhất và rất dứt khoát cho cả cuộc đời mình, là chỉ quan tâm đến việc hưởng thụ của cải mình có, chẳng cần quan tâm đến ai, những người đang sống chung quanh mình. Nhất là không bao giờ ông biết dành thời giờ để suy nghĩ về sự sai lầm, trong sự lựa chọn này của mình.

Như thế, ai dám nói: Sự cứng lòng cố chấp, không nguy hiểm chết người.

Và cũng hãy coi chừng: Chứng tật này, khó có ai tránh khỏi được đâu.

Có lẽ, do chứng tật này thường xâm nhập vào con người từ từ, và rất ít có dấu hiệu tỏ lộ ra bên ngoài, cho nên nhiều người cứ chủ quan nghĩ, là mình cũng không đến nỗi nào đâu.

*****

Thật vậy, không ai tự dưng lại mắc ngay một tật xấu nào đó.

Trái lại, chúng phát triển dần dần, cho đến lúc trầm trọng, khiến người ta coi đó là cá tính riêng, không cần phải chỉnh sửa nữa.

Từ đó, sự cứng đầu, cố chấp đã hình thành, do con người thiếu cảnh giác, rồi thiếu ý chí, thiếu quyết tâm để bài trừ, hay để loại bỏ.

Hay cứ thường xuyên nhượng bộ, cứ buông lỏng theo tính mê nết xấu của mình, rồi lâu ngày trở thành nếp, trở thành thói quen, để không còn cảm nhận nó là xấu để loại trừ nữa, để chỉnh sửa.

Ngoài ra, cũng có người sống bình thường, không có gì nổi trội đặc biệt, ngày ngày âm thầm bẳng lòng với những gì mình hiện có, rất ngại ngùng thay đổi, cố giữ một lòng đạo vừa phải, không tốt quá, cũng không xấu quá: Đó là một sự cứng lòng trong ươn lười, và cố chấp trong sự thỏa mãn, an phận.

Và khi con người đã mắc phải chứng tật trầm kha này rồi, thì nó thường được biểu lộ nơi thái độ, cử chỉ, lời nói một lập trường bất khoan dung, không nhượng bộ, một đầu óc cứng cỏi đến mù quáng như một người điên khùng. Tình trạng này được biểu hiện dưới hai dạng thức sau đây:

- Loại người cứng đầu vì kiêu căng: Dù biết mình sai lầm hoàn toàn, nhưng họ vẫn ngoan cố biện minh, biện hộ cho mình, bất chấp mọi lời góp ý, khuyên bảo, phê phán, vì họ sợ rằng: Thay đổi khác đi, tức là mình hèn, sợ mất sự độc đáo riêng của mình. Chẳng hạn có người sống một cuộc đời bê tha nguội lạnh, bị mọi người lên án mà vẫn để ngoài tai, và coi đó như một sự kiện khác người, đáng để đời.

- Loại người cứng đầu vì mù quáng: Vì họ luôn nghĩ mình lúc nào cũng đúng, cũng phải, mặc cho ai nói ngược, nói xuôi, hoàn toàn khép kín và từ chối trước những đòi hỏi cố gắng hy sinh, mà chỉ bằng lòng, thỏa mãn với lối sống hiện tại và không buồn để ý tới đời sống cao đẹp hơn, thánh thiện hơn, vì cảm thấy người khác có hơn gì mình đâu. Thế là an thân, thủ phận là đủ rồi. Chính khi nghĩ như thế, mà họ đã tự khóa chặt đời mình trong cố chấp, không muốn thay đổi.

Vậy không ai trong chúng ta còn dám tự hào cho mình là không bị cố chấp, không mù quáng, để không buồn đặt vấn đề sửa sai cuộc sống xưa nay.

Cho nên, chúng ta hãy khiêm tốn trước mọi lời mời gọi, lời góp ý từ mọi phía, nhất là qua Lời Chúa trong Kinh Thánh và qua tiếng nói của lương tâm Chúa nhắc nhở chúng ta, và cũng hãy biết tận dụng những gì mình đang có như: tiền tài, sức khoẻ, khả năng, thời giờ, hoàn cảnh Chúa ban, để biết sống yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau, thì chúng ta mới tránh được những tai họa đời này, và đời sau.

Lạy Chúa xin giúp con thực hiện những quyết tâm hôm nay. Amen.

-------------------

 

Bài 7: Thánh giá và đau khổ rất cần thiết để được cứu độ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 535

Bạn thân mến,

Ông Lavallière Lepaux là một thành viên Thượng Hội đồng Quốc gia Pháp, rất ghét đạo Công giáo và luôn tìm cách công kích.

Ông đã lập ra một đạo, mang tính trí thức mới, bao gồm những triết thuyết có vẻ rất khoa học.

Ông cho các cán bộ đầy chữ nghĩa của ông đi truyền bá khắp nước Pháp đạo mới của ông, nhưng rất ít người theo.

Một hôm ông mới tâm sự với ông bạn rất thân tín tên là Barras như sau:

“Tôi không hiểu tại sao, tôn giáo của tôi là một công trình triết lý và rất khoa học, các cán bộ của tôi là những người có học thức, có huấn luyện, có đào tạo hẳn hoi, thế mà không được mấy người theo.

Còn ông Giêsu chỉ dùng mấy người chài lưới, thất học, mà gần như cả thế giới đều theo ông?”

Barras trả lời:

“Thưa ngài, nếu ngài muốn cho thiên hạ theo đạo của mình, thì ngài hãy để cho người ta đóng đinh ngài vào ngày thứ sáu, rồi sáng ngày Chúa nhật, ngài cố sống lại đi”.

*****

Chúa Kitô đã đi vào cõi chết và đã phục sinh khải hoàn, như Ngài đã loan báo:

“Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các luật sĩ loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8,31).

Lời tiên báo cuộc thương khó với thập giá, sự chết và phục sinh ngay sau khi lời giải đáp về sự việc dân chúng nhìn nhận Ngài là ai ?

- Dân chúng khi nghe Ngài giảng dạy cách lưu loát, mạnh dạng như kẻ có uy quyền, cùng với việc chứng kiến các phép lạ phi thường Ngài làm, thì họ cũng coi Đức Giêsu chỉ là một ngôn sứ, có quyền phép, làm được những dấu lạ hơn người khác như ông Gioan Tẩy giả, như ông Êlia hay như một tiên tri nào đó thôi.

Đức Giêsu đặt câu hỏi trên cho các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” khi họ đã ở với Ngài, đã thấy những việc Ngài làm, đã nghe những lời Ngài giảng và đã được Ngài sai đi (x. Mc 3,14).

Nhóm Mười hai, mà thánh Phêrô đứng đầu trả lời: “Thầy là Đấng “Christos” nghĩa là Kitô”, “Mêssia” trong tiếng Hêbrơ có một nghĩa rất mạnh, như một biến cố bùng nổ tại Israel: Đó là “Đấng được Thiên Chúa xức dầu, Đấng mà mọi người mong đợi để đến “hoàn tất lịch sử”, được các ngôn sứ đã báo trước.

Dù tuyên xưng Thầy là Đức Kitô, là Đấng Mêssia, Phêrô vẫn chưa hiểu hết được mầu nhiệm cứu độ của Ngài trong sứ mạng Mêssia.

Theo ông, Đấng Mêssia phải vinh quang, phải chiến thắng, theo kiểu loài người, Đấng đến để giải phóng dân tộc Do Thái và làm cho nước này trở nên hùng cường, làm bá chủ địa cầu.

Cho nên, với Phêrô, Đức Kitô phải được tôn vinh như: Thiên Chúa hùng mạnh, danh Ngài lừng vang trên toàn cõi đất, Người là Đấng Thánh của Israel và nước Người tồn tại đến vô cùng tận (x. Tv 11; Tv 12).

Chính vì thế, không thể có việc Đấng Kitô phải chịu đau khổ và chết một cách nhục nhã như Thầy vừa loan báo, nên Phêrô liền kéo riêng Người ra một bên và bắt đầu trách Người.

Nhưng Đức Giêsu quay lại, nhìn về phía các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Này Satan! Hãy xéo đi!. Vì tư tưởng của ngươi không phải là tư tưởng của Thiên Chúa”.

Qua việc sửa dạy Phêrô, Chúa Giêsu muốn những suy tưởng viển vông, thụ động của con người, cần phải loại bỏ và cần phải được thanh tẩy trong mầu nhiệm cứu độ, mầu nhiệm thập giá.

*****

Đấng Kitô đối diện với thập giá, trên thập giá, Ngài chấp nhận chết, để tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ, đó là hy sinh vô bờ bến để cứu chuộc nhân loại.

Chúa Giêsu đã nói:

“Không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15,13).

Chính vì thế, Đấng hy sinh trên thập tự đã làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa và được cứu độ.

Xin cho chúng ta ý thức được mầu nhiệm thập giá trong cuộc sống của chúng ta.

Thánh Phaolô nói:

“Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”(1Cr 2,2).

Lạy Chúa, đôi mắt của các tông đồ và của con không mù tối, nhưng linh hồn của các ngài và của con thì mù tối.

Chúa cho chúng con biết Chúa phải chịu đau khổ để cứu độ chúng con, và Chúa dạy chúng con bước theo Chúa trên con đường đau khổ và thánh giá. Nhưng lạy Chúa, điều này đối với con thật quá bất ngờ và quá khó chấp nhận.

Các tông đồ đã không hiểu, con cũng không hiểu. Nói đúng hơn, là con không muốn hiểu, bởi con sợ khổ đau và thánh giá. Con luôn tìm cách tránh né và than phiền về những khổ đau con gặp. Không mấy khi con tự nguyện vác thánh giá hoặc tự ý bỏ mình.

Con chưa hiểu được thánh giá và đau khổ cần thiết đến múc nào, để cứu độ con và cứu độ nhân loại. Chỉ có mình Chúa hiểu mà thôi.

Xin Chúa mở mắt linh hồn con, để con nhận ra đường lối kỳ diệu của Chúa, tuy khó hiểu nhưng rất hiệu nghiệm.

Xin Chúa hãy cầm tay con, như cầm tay người mù và dẫn dắt con đi. Bàn tay con được nằm trong bàn tay Chúa, thì thật hạnh phúc biết bao, và không bao giờ con sợ phải lạc lối.

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa và xin phó thác hoàn toàn ở nơi Chúa. Amen.

 --------------------------------

 

Bài 8: Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời”

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 536

Bạn thân mến,

Có một ông nhà giàu kia cứ tưởng sẽ được lên Thiên Đàng do chính cái thang từ thiện do mình xây dựng, nên suốt đời tận tụy cứu giúp những người cùng khổ, bênh vực kẻ yếu hèn.

Ông tin rằng: mỗi khi làm một việc thiện, thì cái thang kia sẽ dài thêm được một nấc, và cứ như vậy mãi, thì khi chết, ông sẽ có được một cái thang rất cao, có thể đưa ông lên tận Thiên Đàng.

*****

Rồi một đêm kia, trong giấc chiêm bao, ông thấy mình qua đời và trước mặt mình có một cái thang bắc lên trời thật.

Vui mừng quá, ông bèn leo lên, nhưng leo đã đến đầu thang rồi, mà thiên đàng vẫn còn xa lắm.

Đang khi tuyệt vọng, thì ông nghe tiếng than van thảm thiết như sau:

“Tất cả chúng con đã trở nên như người bị nhiễm uế: mọi việc lành phúc đức của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tất cả chúng con héo tàn như lá úa, và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi” (Is 64, 5)

*****

Thái độ của kẻ “tự bắc thang lên trời” trên đây, chính là thái độ đã bị Đức Giê-su nhắc nhở phải tránh, trong Tin Mừng theo thánh Luca:

7 “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ”Mau vào ăn cơm đi”, 8 chứ không bảo: ”Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! ? 9 Chẳng lẽ ông chủ lại phải biết ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông truyền sao? 10 Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (Lc 17 7-10)

Đoạn Tin Mừng này dạy cho chúng ta biết hai thái độ đích thực của một tông đồ, một môn đệ, đó là hãy tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa và hãy khiêm tốn lo thực hiện công việc của mình được trên trao cho.

*****

Thái độ thứ nhất của người tông đồ là tin tưởng mạnh mẽ, tuyệt đối vào Thiên Chúa

Đoạn văn này nằm trong phần “tiến lên Giê-ru-sa-lem” của Đức Giê-su:

Sau khi đã nói với phái Pha-ri-sêu (Lc 16,1-31) rồi nói với các môn đệ (Lc 17,1-4), nay Đức Giê-su ngỏ ý với các “Tông Đồ”.

Tước hiệu “Tông Đồ” (“apostoloi” trong tiếng Hy-lạp, có nghĩa là “sứ giả”, “sứ đồ”, “kẻ được sai đi”) chỉ được ban cho Nhóm Mười Hai một lần duy nhất trong mỗi Tin Mừng khác. Nhưng Lu-ca thì lại sử dụng nó tới 6 lần trong Tin Mừng của ông và 28 lần trong sách Công Vụ.

Dưới ngòi bút của vị thánh sử, duy Nhóm Mười Hai mới có quyền mang ước hiệu đó, vì họ là các chứng nhân chính thức của Tin Mừng Phục sinh, cho đến tận cùng trái đất.

Họ “thưa với Chúa: Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”.

Xin thêm lòng tin, nên các việc làm của các Tông Đồ không phải là việc làm thuần túy nhân loại!

Làm chứng nhân cho Đấng Phục sinh, không có chỗ cho lý trí đã thấy một điều hiển nhiên và buộc phải công nhận một sự kiện lịch sử, nhưng là do đức tin.

Chính đức tin mới mở lòng ta ra để đón nhận các thực tại thần linh, những thực tại có tính chất siêu việt, vượt quá mọi hợp lý, hay mọi tính toán của khoa học.

Mà đức tin lại là một “hồng ân của Thiên Chúa”. Vì ai, ngoài chính Thiên Chúa, đã có thể biến đổi các Tông Đồ, sau những lúc bỏ Thầy, chạy thảm thương và đã chối Thầy bai bải?

Ai ngoài Thiên Chúa đã khiến họ trở nên những “chứng nhân” can trường, đến độ tử đạo?

Không, đức tin chẳng phải là một điều hiển nhiên, là một cuộc chinh phục, là một cố gắng của lý trí... mà là việc khiêm tốn, đón nhận một ân sủng.

Điều đó không có nghĩa là con người chẳng cần làm gì để cộng tác: “đón nhận” là một hành vi nhân linh tích cực vô cùng...

Bạn muốn có ánh sáng ngập tràn nhà bạn, nhưng nếu nhà bạn đóng kín các cửa, thì ánh mặt trời làm thể nào mà vào được.

Đức tin là một mặt trời. Một “hồng ân” luôn luôn được ban cho tất cả. Nhưng ta phải mở lòng ta ra.

“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hại cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”.

Hình ảnh khó quên, rất đặc trưng của người Do-thái, nằm trong kiểu nói ngược đời của Đức Giê-su!

- “Hạt cải” là “hạt nhỏ nhất trong mọi hạt” (Mc 4,31).
- “Cây dâu”, theo châm ngôn của các rab-bi, là loại cây khó nhổ rễ nhất.

Dĩ nhiên Đức Giê-su ở đây không khuyên chúng ta cầu xin những phép lạ giật gân, ngoạn mục. Người chẳng bao giờ bứng một cây dâu đem trồng dưới biển, cũng như đã lắm phen Người đã từ chối hiện thực những “dấu chỉ” kỳ diệu, do thiên hạ yêu cầu.

Qua hình ảnh này, Người mạnh mẽ nói với ta rằng: đức tin giúp ta làm điều bất khả, là đưa ta tới cùng Thiên Chúa.

Một mẩu đức tin nhỏ xíu nhất cũng mạnh hơn mọi công cuộc của con người, vì nó không gì khác hơn là sự tham dự vào sức mạnh sáng tạo của chính Thiên Chúa.

Trong thực tế, hiệu lực của đức tin nơi các Tông Đồ sau ngày Phục sinh, chẳng cân xứng chút nào với các khả năng nhân loại nghèo nàn của họ:

Họ là những con người không thế lực, không tài chánh, không tổ chức, không báo chí, không truyền hình, không mạng ỉnternet, không gì hết... nhưng trong thực tế, họ đã đổi thay được dòng lịch sử nhân loại.

- Xem kìa: một trinh nữ sinh con, một người con từ Thiên Chúa, đến ở giữa chúng ta. Như vậy, nhân loại chẳng còn cô độc...

- Chỉ cần một chút đức tin, là bạn sẽ thấy cây cối xuống biển, nghĩa là những kẻ hành khất làm vua, những người quyền thế bị lật đổ, các kho tàng được chia nhau...

- Xem kìa: nước hóa thành rượu, rượu trở thành máu, bánh hóa ra nhiều, dân không còn đói nữa...

- Chỉ cần một chút đức tin là bạn sẽ thấy cây cối xuống biển, nghĩa là những kẻ nản chí sẽ lại hy vọng, các tội nhân sẽ lại chỗi dậy, các ngõ cụt sẽ có lối thoát, các cuộc chiến sẽ lụi tàn, tình yêu sẽ được tái sinh... “.

Thế giới khủng hoảng ư?
Giáo Hội khủng hoảng ư?
Cái chết chiến thắng ư?...

Xem kìa: nấm mồ của Đức Giê-su đã vỡ tung, trống rỗng. Người đã sống lại. Thần Khí của Người đã thổi khắp thế giới từ hơn hai mươi thế kỷ nay!

*****

Thái độ thứ hai của người tông đồ là phục vụ khiêm tốn.

Đây là điều Đức Giê-su muốn nói qua dụ ngôn Tin Mừng ((Lc 17 7-10).

Mới đọc ta cảm thấy hơi chói tai, và có thể công phẫn nữa.

Chúng ta cũng nên biết: Hoàn cảnh nô lệ tại Đất nước Palestina thời Đức Giê-su, trong đế quốc Rô-ma thời thánh Lu-ca, ở một vài chỗ trên thế giới thời bấy giờ, vẫn là một hoàn cảnh lệ thuộc loại bi thảm.

Nô lệ, là “vật sở hữu” của chủ, ông ta không trả lương cho y, cũng chẳng cần biết ơn y.

Nhưng xin nhớ: chúng ta không có quyền dựa trên những lời này của Đức Giê-su để biện minh cho các thái độ phản xã hội của mình.

Khá nhiều đoạn Tin Mừng bênh vực tình yêu, sự chia sẻ, tôn trọng kẻ khác.

*****

Thật ra, Đức Giê-su có ý dạy cho chúng ta một chân lý rất quan trọng, đến nỗi đã nói với chúng ta qua những hình ảnh ngược đời ấy, gần như không thể chịu đựng theo các tiêu chuẩn nhân loại hiện thời của chúng ta.

“Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì được lệnh (hiểu ngầm: Thiên Chúa buộc) phải làm...”.

Đây là điểm Người muốn nhắm tới: Không phải là bài học về các tương quan xã hội, nhưng là bài học về các tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, là Đấng tuyệt đối.

Chúng ta gặp lại chỗ này ngữ điệu Do-thái: một động từ ở thể thụ động, nhưng không có túc từ tác nhân (complément d'agent), vì muốn hiểu ngầm đó là Thiên Chúa (x. Lc 14,11).

Ta cũng nên nhớ: Đức Giê-su là con người triệt để hướng về Thiên Chúa.

Người phá hủy các tham vọng lố bịch của chúng ta. Người đặt thụ tạo lại, ở đúng vị trí đích thực của thụ tạo. Thiên Chúa là tất cả. Chúng ta chẳng là chi trước mặt Người.

Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta phải nghe chân lý hiển nhiên đó: Thiên Chúa là “Chủ tể”!

Hình ảnh khắc khổ, nhưng lại chân thật. Và không nên quên những hình ảnh khác mà Đức Giê-su đã dùng, khi nói về Thiên Chúa: Ngài là một “người cha”, một “người chồng”, thậm chí là “một tôi tớ” (x. Lc 12,37). Nghĩa là phải quân bình hai mạc khải: khiêm tốn của tạo vật, dẫn tới lòng kính sợ và thoải mái của con cái, dẫn tới tình yêu thương.

*****

Vâng, lạy Chúa, con xin đặt mình trước mặt Chúa, như một tôi tớ hết sức nhỏ bé, chăm chỉ trung tín thực thi mọi chuyện Chúa truyền, như Đức Ma-ri-a, như bao vị thánh nam nữ:

Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm bổn phận của mình thôi”.

Phải thưa như vậy, vì là Thiên Chúa, bao giờ Người có quyền đòi hỏi hơn nữa.

Nếu khi xong việc phải làm, thì chúng ta xin Người chuẩn nhận, xin Người bằng lòng về ta.

Chính vì tình yêu, mà Người muốn chúng ta luôn làm hơn và làm hơn thế  nữa.

Phái Pha-ri-sêu rốt cuộc đã tin chắc: họ đáng được hưởng thiên đường, nhờ các việc lành phúc đức của họ, y như chuyện: có đi, thì phải có lại!

Họ đứng trong tương quan người với người, ngay cả đối với Thiên Chúa.

Họ đã chỉ xem Người như một siêu chủ (super-patron) thôi.

Thế nhưng Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác hẳn, Đấng chẳng mắc nợ chúng ta chút nào, về bất cứ điều gì, Đấng chẳng ai có thể đặt tay khống chế Người.

Muốn có một quyền lực, ma thuật trên Thiên Chúa, thì nguy cơ ta coi Người là coi Người như một thứ “ngẫu tượng”.

Bỏ mình trọn vẹn, chính là thái độ duy nhất đích thực cần có trước Người.

Làm tôi tớ theo cách của Đức Giê-su, thì chẳng có gì là nhục nhã, vì là phục vụ Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin ban thêm Đức tin cho con, để con có thể tin trọn vẹn những gì Chúa dạy và Hội Thánh truyền.

Xin cho chúng con luôn có tinh thần phục vụ vô vị lợi, theo khả năng và theo sứ mạng mà Chúa trao phó. Amen.

-------------------

 

Bài 9: Tôi rất thích chó, vì chó biết ơn

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 537

Bạn thân mến,

Trong cuốn “Nói với chính mình”, Đức cha GB. Bùi Tuần có viết:

“Tôi rất thích chó vì chó biết ơn. Dầu chỉ nhận được một cục xương, con chó cũng tỏ vẻ biết ơn. Chủ đi đâu về, con vật cũng vẫy đuôi mừng rỡ. Trong khi đó, con người vô ơn là chuyện thường”.

Một sự kiện khác cũng khiến chúng ta phải ngạc nhiên và suy nghĩ không ít:

Một số người Việt nam từ hải ngoại trở về thăm quê hương, đã dưa ra nhận xét như sau:

Dầu cố gắng che dấu đến đâu cái tông tích việt kiều của họ, họ vẫn bị lộ ra. Và oái oăm thay, cái tông tích ấy được thể hiện, không phải qua cách mua sắm, tiêu xài, hay là phục sức, mà gắn liền với một chi tiết rất tầm thường. Người ta nhận ra họ, là  bởi vì họ là những người luôn miệng nói lên hai tiếng “cám ơn”.

Nếu quả thực hai tiếng cám ơn đã trở thành quí hiếm trên môi miệng của người Việt nam hiện nay, thì đây là điều hẳn phải là một báo động, và đáng lo ngại. Đó có thể là dấu hiệu của sự khô cạn tình người, trong xã hội Việt nam chúng ta.

*****

Thực vậy, khi ơn nghĩa đã bị chối bỏ, thì dĩ nhiên sự ràng buộc tình liên đới cũng trở thành mong manh.

Và khi tình người bị chối bỏ, thì tất nhiên niềm tin tôn giáo cũng sẽ chỉ là chuyện thừa thãi mà thôi.

Tin mừng theo thánh Luca (Lc 17, 11-19), có kể lại chuyện 10 người phong cùi được chữa lành, và có ghi lại lời Chúa Giêsu trách phiền:

"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".

Lời phiền trách này của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đào sâu ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống con người.

Trong số 10 người được chữa lành, chỉ có 1 người quay trở lại ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu, mà tạ ơn Ngài.

Chắc hẳn là Chúa Giêsu đã rất chua xót trước sự vô ơn của con người, nên mới thốt lên:

“Chớ thì không phải cả 10 người được lành sạch sao? Còn 9 người kia đâu, sao không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này mà thôi”.

Tỷ lệ biết ơn đúng là quá thấp, chỉ có một phần mười thôi.

Và một phần mười ấy, theo Chúa Giêsu nhận xét, lại là thành phần ngoại bang.

Ngoại bang được hiểu ở đây, theo kiểu nói quen thuộc của người Do thái thời bấy giờ, có nghĩa là người ngoại giáo.

Ngoại giáo, theo nghĩa tôn giáo Do Thái, nhưng lại rất có đạo, theo nghĩa đạo làm người.

Mà bởi đạo làm người, cũng là thể hiện của đạo Chúa, cho nên người ngoại giáo Samaria này, theo cái nhìn của Chúa Giêsu, hẳn phải là người có đạo, hơn chín người Do thái kia, bởi vì người này đã thực thi cái nhân đức cao quí nhất của con người, là lòng biết ơn.

*****

Con người không thể là người một cách sung mãn, mà không cần đến người khác. Nói lên hai tiếng cám ơn, là nói lên tình liên đới thâm sâu giữa người với người.

Tôi không thể là tôi, nếu tôi không có người khác.

Tôi cần có người khác để sống hoàn thiện, để được hạnh phúc: Từ cha mẹ tôi, gia đình tôi, những người thân thích của tôi, cho đến cả những kẻ thù của tôi… tất cả đều đã đóng góp vào sự trưởng thành của tôi.

Không ai nghèo đến độ không có gì để trao tặng.

Cuộc sống là một chuỗi những  lãnh nhận, từ sự sống, cho đến những thành đạt của chúng ta.

Không có gì chúng ta có, mà không do lãnh nhận từ người khác.

Do đó, biết ơn là một đòi hỏi hết sức thiết yếu nhất của trái tim con người. Không có lời rủa sả nào thậm tệ bằng tiếng “đồ vô ơn”.

*****

Hơn nữa, lòng biết ơn còn là con đường dẫn chúng ta đến gặp gỡ Thiên Chúa, đấng là cội nguồn của mọi ơn huệ.

Người Samaria được chữa lành, đã ngợi khen Thiên Chúa và sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn Ngài. Như vậy, lòng biết ơn chính là nẻo đường dẫn anh ta đến gặp gỡ và tri ân Thiên Chúa.

Sống cho ra người, sống cho có tình nghĩa, đó là con đường bảo đảm nhất dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa.

Vô thần, xét cho cùng , cũng chỉ là sự vô ơn.

Kẻ chối bỏ Thiên Chúa, thì dĩ nhiên cũng chối bỏ những người đồng loại của mình.

Lạy Chúa, con xin quì gối cảm tạ Chúa, vì những đau khổ con đang phải chịu, bởi đây cũng là một ơn huệ Chúa ban, để con biết chia sẻ, biết cảm thông với những khổ đau của Chúa đã chịu xưa, khi xuống trần gian sống giữa xã hội loài người chúng con.

Lạy Chúa, suốt cuộc đời con ngụp lặn trong đại dương bao la tràn ngập những ân huệ của Chúa, suốt đời con được tắm mát trong dòng suối ân tình của những anh chị em sống chung quanh con.

Xin cho con luôn biết sống có tình có nghĩa, luôn biết thể hiện lòng biết ơn, luôn biết quí trọng những hồng ân, mà Chúa đã thương ban cho con, và những gì mà anh chị em sống bên cạnh con, đã làm cho đời con thêm tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim luôn biết tạ ơn. Amen.
-------------------

 

Bài 10: Anh chàng Klanarong Srisakul vừa làm dậy sóng trên mạng xã hội

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 538

Bạn thân mến,

Tờ Báo Coconuts Bangkok gần đây có đưa một tin, gây chấn động, làm dậy sóng dân cư trên mạng xã hội:

Anh chàng Klanarong Srisakul vừa tốt nghiệp Đại Học Chulalongkorn danh tiếng tại Thái Lan.

Bất ngờ, anh đã trở nên người nổi tiếng trên mạng, nhờ khoảnh khắc anh quỳ gối cảm ơn bố, ngay trước chiếc xe chở rác.

Bố của Klanarong là một công nhân vệ sinh, chuyên chở rác tại địa phương.

Hình ảnh hai cha con anh Klanarong Srisakul trên trang cá nhân, hiện đã thu hút 86.000 like và 11.000 chia sẻ, cùng hàng nghìn bình luận tỏ ra rất cám kích, rất xúc động.

Chàng trai viết lại tâm sự của mình thời còn trẻ như sau:

“Khi còn là một đứa trẻ, không biết bao nhiêu lần tôi đã cảm thấy xấu hổ về người bố lam lũ của mình: Tại sao ông không mặc đồng phục đẹp đẽ hơn, như của cảnh sát hay của quân nhân.

Bố tôi chỉ học đến lớp 4, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là tôi phải được đi học.

Ông nói với tôi: Gia đình chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đến lớp.

Tôi muốn trở thành người lính, nhưng không thể vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm.”

Klanarong tâm sự, bố đã hy sinh cả đời, mày mò với công việc dọn rác, mà khi bé, anh đã từng cho là dơ bẩn, không đáng trân trọng.

Nhưng cũng chính những đồng tiền bố làm ra đó, mà anh đã được ăn học đến nơi đến chốn và thực hiện được ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.

Anh nói:

"Cảm ơn bố đã đồng hành cùng con trong mọi chặng đường. Con xin nói lên lời cảm ơn và mong bố sẽ hạnh phúc, khi thấy con khôn lớn, sẽ cố gắng báo hiếu hết mình sau này."

*****

Lòng biết ơn của chàng tân cử nhân Klanarong Srisakul, hẳn rất có ý nghĩa cho những Kitô hữu chúng ta, để luôn biết tỉnh táo, mà thoát cơn mê bạc bẽo, bất hiếu, lạnh lùng, vô cảm, vô ơn đối với Thiên Chúa Quan Phòng. Bởi Ngài luôn ân cần, chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ chúng ta từng giây phút trong cuộc đời của từng người, như Chúa đã nói:

“Ngay cả đến tóc trên đầu của anh em cũng được đếm cả rồi” ( Lc 12, 7 ).

Đọc Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 17, 11-19), chúng ta thấy chuyện 10 người phong cùi được Đức Giêsu chữa lành, nhưng duy nhất chỉ có một người quay trờ lại để tạ ơn, để cám ơn. Mà trớ trêu thay, người đó lại là người Samaria, một người ngoại bang. Hạng người này đã bị những người DoThái (tự hào là người con Chúa, là những người đạo đức) khinh khi, coi thường, và loại trừ, chỉ vì họ là người ngoại giáo.

Đức Giêsu lên tiếng:

"Chớ thì không phải cả 10 người được lành sạch sao ? Còn 9 người kia đâu ? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này."

*****

Thánh Phanxicô Assisiô, khi chiêm ngưỡng thiên nhiên xinh đẹp, đã hết lòng tán dương Thiên Chúa:

“Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, với muôn loài thọ tạo, đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời. Anh là ánh sáng ban ngày, nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi. Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời. Anh tượng trưng cho Ngài, lạy Đấng Tối Cao…” ( Bài Ca Mặt Trời ).

Chúa Quan Phòng luôn thương ban muôn hồng ân cho vạn vật, an nhiên, tự tại, sinh sôi nảy nở, hài hoà, trật tự, phát triển bền vững:

"Hãy nhìn xem chim trời, chúng, không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng” ( Mt 6, 26 ).

Với con người, Thiên Chúa còn ưu đãi hơn muôn ngàn lần, lại còn ban cho đời sau sẽ được hạnh phúc viên mãn.

“Hãy tìm kiếm Nước Trời trước đã, và sự công chính của Người, và các điều ấy sẽ được ban thêm cho các ngươi” ( Mt 6, 33 ).

Hằng ngày, biết bao ơn lành Chúa thương ban cho ta, như cơm ăn, áo mặc, được bình an đi lại, được yên ổn trong gia đình và trong cuộc sống, nhưng là người Kitô hữu, liệu chúng ta có ý thức được mình đang thọ ơn Chúa, hay mình lại kiêu căng, tự hào, tự phụ, rằng: Nhờ mình tài năng, mình giỏi giang, mình thông minh, mình khôn khéo, mình thành đạt,… nên mới có được trong ấm, ngoài êm như vậy ?

Thánh Inhaxiô nói: “Tội lớn lao hơn cả là tội vô ơn.”

Cám ơn là dấu chỉ của lòng tin, là biểu hiệu lòng khiêm nhường, lòng tôn kính đấng gia ơn. Đức Giêsu thân thương nói với người phong cùi biết ơn, đang sụp lạy dưới chân Ngài:

“Anh hãy đứng dậy mà về, vì lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

*****

Biết ơn là mới chỉ là nhận thức ban đầu, cần kèm theo hành động cụ thể, biểu lộ tấm lòng chân thành tạ ơn, tấm lòng con thảo hiếu với Người Cha Nhân Từ, bằng lời cầu nguyện biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen, tôn vinh Đấng Chí Thánh. “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, Chớ khá quên mọi ân huệ của Người” ( Tv 103, 2 ).

Mà cảm tạ, không phải chỉ là cứ khua môi, múa mép, đọc cho to, đọc nhiều kinh, đọc liên miên, không ngơi nghỉ, mà cần dốc lòng, biểu lộ bằng việc làm cụ thể những ý nguyện thành kính tạ ơn.

“Anh em hãy để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” ( Cl 2, 7 ).

Hãy can đảm làm chứng nhân giữa cõi đời, một xã hội đang từ chối Chúa, chống đối Chúa. Hãy hiên ngang như người phong cùi được khỏi bệnh, quay trở lại sấp mình tạ ơn Chúa.

“Một người trong bọn họ, thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người.”

*****

Điều kiện tiên quyết để được Chúa xót thương, là trở nên khiêm hạ, nhận thức mình phàm hèn, hư hỏng, yếu đuối, tội lỗi, chân tình khẩn cầu xin Lòng Thương Xót, như dụ ngôn người thu thuế, vào Đền Thờ đấm ngực thưa rằng:

“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 ).

Nhưng để được Chúa cứu giúp, thì Kitô hữu cần thiết phải tỏ ra quảng đại, xót thương tha nhân.

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” ( Mt 5, 7 ).

Nếu không làm ơn, không xót thương tha nhân, thì tất nhiên chẳng được ban ơn tha thứ, như dụ ngôn người mắc nợ không biết xót thương:

"Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ? Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.” ( Mt 18, 32-34 ).

Được Chúa thương chữa lành, người Kitô hữu vốn liên đới mật thiết mọi người, có bổn phận và trách nhiệm giúp đỡ nhau, mời gọi nhiều người đến với Chúa để được cứu chữa, cả phần xác lẫn phần hồn. Vì tất cả mọi người đều là chi thể duy nhất của Đức Giêsu Kitô.

“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ).

"Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thể theo lòng hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống, nhờ sự Phục Sinh từ cõi chết của Đức Giêsu Kitô." ( 1Pr 1, 3 ) ( Đường Hy Vọng, số 949 ).

Lạy Chúa Giêsu, nhờ Lòng Chúa Xót Thương, xin Chúa luôn cứu chữa con khỏi chứng bệnh phong cùi tâm hồn, khỏi những đam mê, ham muốn bất chính, những thói hư tật xấu đã di căn vào tận xương tuỷ, vào trong máu huyết của con.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thương nhắc nhở con luôn bắt chước Mẹ, mà luôn biết tạ ơn Chúa, luôn biết cám ơn Chúa mọi nơi, mọi lúc, và nhất là xin nhắc con luôn biết thể hiện lòng thương xót cách cụ thể đối với tất cả mọi người, như Chúa vẫn hằng xót thương con. Amen.

-------------------

 

Bài 11: Chuyện Bác sĩ tiến sĩ Howard Kelly

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 539

Bạn thân mến,

Có một cậu bé nghèo, làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền ăn học.

Một ngày nọ, hoàn cảnh thê thảm bất ngờ đến với cậu bé, bé chỉ còn một đồng trong túi, mà bụng thì đang đói, cậu ta bèn ghé ngang một nhà bên cạnh để ăn xin.

Một phụ nữ trẻ đẹp, nhìn thấy cậu bé. Cô ta đoán là cậu đang đói bụng, nên cô đã mang ra cho cậu một ly sữa lớn.

Cậu chầm chậm uống sữa, rồi hỏi: Cháu phải trả cho cô bao nhiêu tiền?

Người phụ nữ trả lời: Cháu không nợ cô cái gì cả.

Cậu bé cảm động nói: Cháu sẽ luôn biết ơn cô, từ nơi sâu thẳm của trái tim cháu.

Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe mạnh hơn và niềm tin của cậu vào con người càng thêm mãnh liệt hơn, bởi trước đó, cậu đã chán nãn đến tuyệt vọng, như muốn đầu hàng với số phận.

*****

Nhiều năm sau đó, người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương không thể chữa trị được. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn, nhờ các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ này.

Lúc ấy, bác sĩ tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn.

Ngay lập tức, ông khoác áo choàng và đi đến phòng bệnh nhân. Ông nhận ra ngay người ân nhân của mình năm xưa.

Quay về phòng, ông quyết tâm đem hết sức lực ra để cứu sống bệnh nhân này.

Sau đó, tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân mình để xem lại.

Ông viết thêm vài hàng chữ ở phía dưới hóa đơn và chuyển nó đến người phụ nữ.

Bà nhìn tờ hóa đơn và thầm nghĩ rằng: bà phải thanh toán nó cho đến hết đời cũng chưa xong.

Bỗng nhiên, có thấy gì đó khác thường, bà nhìn xuống phía dưới hóa đơn thấy có dòng chữ:

“Trị giá hóa đơn = một ly sữa.”
(trích câu chuyện tiến sỹ Howard Kelly).


*****

Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra ý nghĩa của nó, chính là lòng biết ơn.

Bác sỹ Howard Kelly là một mẫu gương cho chúng ta.

Lòng tốt luôn được đền đáp. Người mang ơn thì phải biết trả ơn:

- Con thì phải biết ơn cha mẹ, vì cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người.

- Học trò phải biết ơn thầy cô, vì họ đã dạy chúng ta nên người hữu dụng, và chúng ta cũng phải biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống….

Đó là đạo làm người.

Khi ta sống đúng với đạo lý làm người, là ta sống đạo tốt.

Ngay cả Chúa Giêsu cũng dạy và đặt câu hỏi với 10 người bị bệnh phong cùi được Chúa chữa lành bệnh.

Họ đến van xin Chúa chữa cho họ, nhưng đến khi hết bệnh, họ lại quay lưng bỏ đi, không nói một lời cám ơn hay tạ ơn Thiên Chúa.

Trong khi đó, chỉ có một người Samaria, anh ta là người ngoại bang, là người dân ngoại, đã trở lại tạ ơn Chúa.

Chúa Giêsu nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

Chúng ta nghĩ gì về 9 người bỏ đi kia. Được Chúa Giêsu chữa hết bệnh phong cùi là một điều vui sướng và hạnh phúc, họ không còn bị mọi nguời xa lánh, ruồng bỏ, họ được hội nhập vào xã hội và trở thành những con người mới. Ấy thế mà họ lại vô ơn. Con người dễ vô ơn với Chúa, khi họ đạt được mục đích.

*****

Con người ngày nay khi gặp hoạn nạn, bệnh tật, ốm đau thì van xin Chúa đủ điều, van xin rất tha thiết. Nhưng khi được rồi thì lại quay lưng. Đó là căn bệnh của thời đại.

Chín người bệnh được chữa lành bệnh trong Tin Mừng Luca trên đây, là con số đại diện cho con người chúng ta hôm nay, cũng đang vô tâm, bạc bẽo với Thiên Chúa.

Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng: chúng ta sống được là do Thiên Chúa cho ban không?

Chúng ta sống được là nhờ hít thở không khí. Mọi sinh vật trên trái đất này, là do Chúa ban cho để chúng ta hưởng dùng. Vậy có bao giờ chúng ta nhớ đến Chúa hay nói lời cám ơn Chúa không?

Thật ra, lòng biết ơn của chúng ta chẳng mang lại gì cho Chúa đâu, nhưng Chúa muốn chúng ta phải biết nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa dành mỗi nguời chúng ta trong cuộc sống này.

Lạy Chúa, xin hết lòng cám ơn Chúa, với tất cả tấm lòng biết ơn chân thành:

Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con có cha, có mẹ.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con được sinh ra.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con đức tin.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con đức mến.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con hơi thở.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con mạnh khỏe.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con hạnh phúc.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con muôn điều tốt lành.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con biết chia sẻ.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con biết sống yêu thương.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho con thành công.
Biết ơn Chúa, vì Chúa đã yêu thương con.
Nhất là biết ơn Chúa, vì Chúa đã nhận con làm con Chúa, được Chúa cứu chuộc, và còn hứa ban con được hạnh phúc đời đời sau này.

Tất cả đều là hồng ân Chúa ban cho con, con xin hết lòng cám ơn Chúa. Amen.

-------------------

 

Bài 12: Chuyện “kẻ ngoại” và “kẻ có đạo” làm ta bất ngờ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 540

Bạn thân mến,

Trong Kinh Thánh, Chúa thường đề cao “kẻ ngoại”, khiến chúng ta phải suy nghĩ về cách sống đạo của chúng ta, là những người “có đạo”.

“Kẻ ngoại” thứ nhất:

Trích sách Các Vua quyển thứ II, kể chuyện tướng Naaman, người Aram, được tiên tri Êlisa, nhân danh Thiên Chúa chữa lành bệnh cùi. Naaman trở lại tạ ơn Chúa. Trước mặt vị tiên tri, Naaman cất cao lời tuyên xưng danh Chúa:

“Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel”. Naaman thực hiện nghĩa cử hết sức ý nghĩa: Trong khi hạ mình trước mặt vị tiên tri Êlisa, ông xin một ít đất để về lập bàn thờ, thờ Thiên Chúa: “Xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một ít đất, vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa”.(2Các Vua 5,14-17)

“Kẻ ngoại” thứ hai:

Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 17,11-19) cho biết, có 10 người phong cùi đến xin Chúa Giêsu chữa bệnh. Chín người Dothái giáo (“có đạo”), sau khi được chữa lành, đã không trở lại tạ ơn Chúa. Họ quên ơn. Chỉ có một người Samaria (“ngoại giáo”) trở lại tạ ơn Thiên Chúa. Hành động của “kẻ ngoại” đáng ta khâm phục: Anh “quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn”.

*****

Thực tế có bao nhiêu kẻ “có đạo” sống vô ơn. Có khi kẻ đó, chính là bản thân ta. Hãy học cách sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Hãy “mắc cỡ” trước tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những người ngoài Kitô giáo, những kẻ mà nhiều khi ta xúc phạm, gọi họ là “kẻ ngoại”.

Biết bao nhiêu người trong những “kẻ ngoại”, những kẻ bị ta xúc phạm, hơn ta rất nhiều về lòng tin, về tình mến dành cho Thiên Chúa. Hãy để tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những anh em ngoài Kitô giáo dạy ta bài học Sống lòng biết ơn Thiên Chúa”.

*****

Tôi đã từng đọc “Năm chiếc bánh và hai con cá” của Đức Hồng y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận.

Xin ghi nhận vài tư tưởng của Đức Hồng y, để giúp chúng ta sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Nhờ biết ơn Chúa, ta chấp nhận để Chúa sử dụng mình, nhằm lợi ích cho danh Chúa, cho phần rỗi muôn người, cho chính phần rỗi của mình, như bánh và cá trong tay Chúa vậy:

Chiếc bánh thứ nhất: Sống phút hiện tại.

Sử dụng cách tối đa giây phút, mà tôi đang có đây, để làm được bất cứ điều gì cho sáng danh Chúa, cho tình yêu Hội Thánh, cho Nước Trời, tôi sẽ thực hành ngay, không chần chừ.

Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa.

Chúng ta hay bị cám dỗ lao vào công việc. Lắm lúc mất ăn, mất ngủ vì công việc. Đến khi phải chuyển công tác, ta lại cảm thấy thất vọng, muốn buông xuôi.

Sự năng động ấy tốt, nhưng đó không phải là chính Chúa. Thậm chí, nhiều lúc lao vào công việc, dễ làm ta kiêu ngạo.

Điều quan trọng, là ta vâng Thánh ý Chúa. Ta tìm chính Chúa, khám phá Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi thái độ vâng phục của mình. Nếu cần lao vào việc, thì hãy tìm chính Chúa nơi sự miệt mài mà ta có với việc ấy. Chúa muốn ta tìm Chúa, chứ không phải tìm việc của Chúa.

Chiếc bánh thứ ba: Một bí quyết: Cầu nguyện.

Hãy cầu nguyện. Hãy chuyện trò với Chúa để Chúa soi sáng, Chúa dạy dỗ từ trong nội tâm. Cầu nguyện sẽ mang lại niềm bình an vô song, bù đắp tất cả những gì thiếu thốn nơi con người mỏng dòn của ta.

Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh duy nhất: Phép Thánh Thể.

Sống và kết hợp với Thánh Thể Chúa, phải là việc đạo đức hàng đầu, không bao giờ quên. Thánh Thể Chúa là sức mạnh huyền diệu, giúp ta vững vàng trong mọi nguy biến. Thánh Thể Chúa tăng lực để ta đạp dưới chân mọi đá sỏi gai góc nhất. Thánh Thể là liều thuốc cực mạnh đưa ta đến bến bờ bình an.

Chiếc bánh thứ năm: Yêu thương đến hiệp nhất. Chúc thư Chúa Giêsu.

Như Chúa Giêsu yêu thương hết mọi người, ta cũng hãy yêu thương như vậy, không phân biệt người ngay, kẻ gian.

Như Chúa Giêsu tha thứ cho hết mọi người, ta cũng hãy tha thứ cho cả địch thù, cả kẻ sát hại ta. Như Chúa Giêsu cầu nguyện cho hết mọi người, ta cầu nguyện cho cả những người không thiện cảm với mình. Như Chúa Giêsu hiến mình cho hết mọi người, ta không được chối từ hy sinh, nếu hy sinh ấy cứu được linh hồn hay sự sống đồng loại quanh mình…

- Tình yêu là sợi dây xiết chặt mọi trái tim con người.
- Tình yêu biến đổi thù hận thành bạn bè.
- Tình yêu mang lại tươi vui, bình an.
- Tình yêu làm cho cuộc đời đáng sống, đáng phục vụ.

*****

Con cá thứ nhất: mối tình đầu của tôi: Mẹ Maria vô nhiễm.

Đức Mẹ từng hạnh phúc và đau khổ khi đồng hành cùng thánh ý Chúa suốt đời. Hạnh phúc, đau khổ đan xen suốt đời Đức Mẹ từ khi được chọn làm mẹ của Chúa, trải dài qua các mầu nhiệm Giáng Sinh, Ẩn Dật, Công Khai, Vượt Qua của Chúa, đến tận cùng cuộc đời dương thế của Đức Mẹ.

Đức Mẹ hiểu chúng ta. Trong vui – buồn – sướng – khổ của đời mình, hãy chạy đến cùng Đức Mẹ, để được Đức Mẹ đồng hành, sớt chia, cùng hiến dâng và cùng chấp nhận.

Con cá thứ hai: Tôi chọn Chúa.

Chúa là giá trị độc nhất vô nhị của đời tôi. Chỉ có Chúa, chỉ vì Chúa mà tôi yêu; tôi hoạt động; tôi thao thức; tôi suy tư; tôi cảm thông; tôi vui; tôi làm việc; tôi tương quan với mọi người, với thiên nhiên, với muôn vật, với mọi cảnh huống…; tôi cầu nguyện cho tôi, cho con người, cho sự vật…; tôi học tập; tôi rao giảng; tôi truyền giáo… Chúa là khởi đầu và là cùng đích của đời tôi, để trong tất cả, tôi ra đi từ Chúa và quay về với Chúa.

*****

Với hình ảnh “năm chiếc bánh và hai con cá” trong trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 6,1-15), qua tấm gương và những gợi ý của Đức Hồng y, chúng ta bước theo Chúa Giêsu, dâng chính đời sống mình trong tay Chúa. Xin Chúa làm cho chúng ta nên ích lợi như Chúa muốn, theo cách Chúa thực hiện trên “năm chiếc bánh và hai con cá”, là chính lòng biết ơn của ta.

Chúng ta hãy đọc lại Thánh vịnh 32, để hòa cùng mạc khải của Chúa, để ta cảm tạ Chúa. Lời của Thánh vịnh này là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.

“Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.
Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin…
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết 
và nuôi sống trong buổi cơ hàn”.

Lạy Chúa, hồng ân Chúa thật bao la, thật tuyệt vời. Từng hơi thở, từng nhịp sống và từng giây phút trong đời con là những ân huệ Chúa thương ban. Con chỉ biết cúi đầu tạ lễ và xin ơn phúc lành của Chúa.

Con xin cảm tạ ơn Chúa và tri ân Chúa suốt cả đời con. Amen.

-------------------

 

Bài 13: Cách sống đức tin của một cộng đồng Kitô hữu thời bị bách hại tại Đông Âu

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 541

Bạn thân mến,

Tác giả của tập sách nổi tiếng, có tựa đề: "Nơi Thiên Chúa khóc", do kinh nghiệm sống đức tin của một cộng đồng Kitô hữu thời bị bách hại tại Đông Âu trước đây, đã kể lại kinh nghiệm cảm động nhất của mình trong việc cầu nguyện như sau:

Tôi cùng với một số người Đức bị đưa đi đày xa quê hương từ giữa thế chiến thứ hai. Tất cả đều là người Công giáo và cùng lao động tại một nông trường. Nơi        đây không có nhà thờ, cũng chẳng có linh mục.

Nhưng chúng tôi được tụ họp mỗi chiều Chúa Nhật, tại một nghĩa địa cũ, để cầu nguyện chung với nhau.

Khi biết cách đó khoảng gần 1.000 km có linh mục, thì anh chị em Kitô hữu chúng tôi bèn quyết định: hàng tháng góp chung nhau ít tiền, để mua vé xe cho một bà già đến với linh mục đó, để xin mang Mình Thánh Chúa về cho cộng đoàn.

Thế rồi, từ đó mỗi buổi chiều Chúa Nhật, cộng đoàn gặp nhau trong nghĩa địa với tâm hồn hân hoan vui sướng, vì biết rằng có Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện với mình.

Chúng tôi sốt sắng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa.

Những ai yếu liệt, đều được trao cho của ăn đàng quí giá trước khi qua đời.

Nhờ vậy, mà trong suốt mấy chục năm trời, cộng đoàn Kitô hữu chúng tôi vẫn sống niềm tin kiên vững, đùm bọc lẫn nhau, trong tình yêu thương bác ái huynh đệ.

*****

Tác giả của tập sách nói trên được sang sống bên thế giới tự do và cho biết: chính mình là người điều khiển cộng đoàn Kitô hữu vào mỗi buổi chiều Chúa Nhật tại nghĩa địa, như đã kể trong tập sách.

Sống trong xã hội tự do, nhưng tâm hồn tác giả lúc nào cũng hướng về cộng đoàn huynh đệ vây quanh Chúa Giêsu Thánh Thể, để cầu nguyện và nâng đỡ nhau.

*****

Lời cầu nguyện thật lúc nào cũng là lời cầu nguyện của tình yêu thương và tha thứ, lời cầu nguyện liên kết mọi người lại với nhau, lời cầu nguyện của sự xây dựng cộng đoàn.

Thật là khác với những lời cầu nguyện của những người Pharisiêu, như được mô tả trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 18, 9-14).

Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta nhớ đến những lời nhắn nhủ sau đây của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tập sách "Đường Hy Vọng":

Dù con có tử đạo, nộp mình chịu thiêu, dù con có làm tông đồ, giảng dạy các thứ tiếng của nhân loại và thiên thần, dù con có hoạt động từ thiện, đem hết cả tài sản phân phát cho người nghèo khó, mà con không có lòng mến, thì cũng như không. Việc con làm không quan trọng, cách con làm mới là quan trọng.

*****

Người biệt phái cầu nguyện đứng thẳng, chi tiết này nói lên tinh thần tự kiêu, ỉ lại trước nhan Thiên Chúa, và nội dung lời cầu nguyện của ông, chỉ là những lời khoe khoang với Chúa và gây chia rẽ: "Con không phải như người thu thuế, tội lỗi kia, con không giống như những kẻ khác: tham lam, bất công, ngoại tình..."

Đó là những lời kết tội anh em, lỗi đức ái, không có chút gì tích cực trong việc xây dựng cộng đoàn và tôn vinh lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Ngược lại, người thu thuế đã ý thức được thân phận tội lỗi của mình, nên khiêm tốn, cúi mình, xin Chúa thương xót, hướng dẫn mình trở về với tình thương của Chúa, trở về với anh em, mà mình đã xúc phạm.

Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Đường Hy Vọng" đã nhắn nhủ chúng ta về việc cầu nguyện như sau:

Khi hai hay ba người hiệp nhau cầu nguyện thì có Chúa ở giữa họ. Lời Chúa Giêsu đã được ứng nghiệm, đặc biệt nơi nhiều cộng đoàn cầu nguyện. Họ sống xa linh mục cả ngàn cây số, mà vẫn hướng dẫn nhau cầu nguyện cách kiên trì, giữa những gian nan thử thách và cô đơn. Dầu miệng con không nói ra, Chúa đã hiểu thấu lòng con.

Con hãy noi gương người đàn bà bị băng huyết, chỉ động đến gấu áo Chúa và đã được nhận lời ngay.

Con tội lỗi không dám ra trước mắt Chúa, nhưng nhờ lời cầu nguyện của Hội Thánh khiến con vững tâm: "Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con".

Vậy, tất cả sự thương khó của Chúa Giêsu và công nghiệp của Đức Mẹ và các thánh không đủ để bao bọc lời cầu nguyện nhỏ bé của con sao?

Trong cuộc đời Chúa Giêsu, hình như Chúa yêu thương cách riêng những kẻ khiêm nhượng và Ngài quên hết tội lỗi của họ, không bao giờ nhắc lại: "Phêrô, Madalena, Simon phong cùi, Giakêu... Chúa đã tự đến nhà họ và đành chịu tiếng làm bạn với quân thu thuế và người tội lỗi".

Quyền năng nơi Thiên Chúa phục vụ qua lòng nhân từ của Ngài.

Quyền năng của một người Cha nhân từ đủ sức thanh tẩy và đổi mới cuộc đời tội lỗi của chúng ta, nếu chúng ta khiêm tốn để cho ơn Chúa được tự do tác động.

Lạy Chúa, như người thu thuế kia, con thành tâm kêu xin Chúa, xin Chúa thương xót con, hãy tha thứ mọi tội lỗi con và dẫn đưa con về với tình yêu: Yêu Chúa và yêu anh chị em, như Chúa đã yêu. Amen.

-------------------

 

Bài 14: Văn hóa cúi đầu của người Nhật

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 542

Bạn thân mến,

Có một người cha dẫn đứa con nhỏ ra thăm cánh đồng lúa đang độ chín vàng, chờ ngày thu hoạch.

Lần đầu tiên được tung tăng giữa cánh đồng mênh mông bao la và được nhìn tận mắt những bông lúa, mà bé chỉ được nghe kể bằng lời, hay nhìn thấy hình ảnh trong sách vỡ, nên cháu bé tỏ ra thích thú và lên tiếng hỏi ba:

- Bố ơi! Tại sao có những bông lúa cúi đầu xuống và cũng có những bông lúa khác lại vểnh đầu lên?

Người cha đáp:

- Những bông lúa cúi đầu là những bông lúa no đầy, chắc hạt, sẽ trở thành những hạt gạo ngon lành; còn những bông vểnh đầu lên là những bông lúa lép, chẳng có gì bên trong, chỉ là vỏ trấu.

*****

Hình ảnh bông lúa cúi đầu đã in sâu vào tâm trí người dân Nhật từ rất xa xưa.

Người Nhật xem bông lúa cúi đầu là biểu tượng cho những người khiêm tốn, chín chắn, có phẩm chất cao đẹp; còn bông lúa vểnh đầu lên là biểu tượng cho những người huênh hoang, rỗng tuếch.

Thế là từ đó, người Nhật rút ra một câu phương ngôn nhớ đời, in sâu vào tim óc các thế hệ về sau, đó là câu “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, hoặc: “Bông lúa cúi đầu là bông lúa chín.”

Qua phương ngôn này, những bậc tiền bối người Nhật muốn dạy con cháu: “Hãy khiêm tốn cúi đầu” trước mọi người, để chứng tỏ mình là người đức hạnh.

Thế là nền “văn hóa cúi đầu” đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, cũng như người Hàn quốc. Khi gặp nhau, họ chào nhau bằng cách gập người, cúi đầu cách khiêm tốn:

- Ông chủ cúi đầu trước khách hàng, vì xem khách hàng là ân nhân;
- Nhân viên phục vụ trên sân ga cúi đầu chào khách, khi đoàn tàu chuyển bánh;
- Cô trực thang máy cúi đầu chào, khi có người đi vào, đi ra cửa thang máy…

Đâu đâu cũng thấy đầy dẫy những người chào nhau bằng cách gập người, cúi đầu cung kính.

Bản sắc của người Nhật là như thế và đó cũng là yếu tố làm cho thế giới càng nể phục họ hơn.

*****

Bài Tin mừng theo thánh Luca (Lc 18, 9-14) có đề cập đến hai nhân vật, một người cúi đầu và một người huênh hoang ngẩng đầu thật cao khi cầu nguyện.

Người biệt phái được Chúa Giêsu đề cập tới trong Tin mừng này, thuộc dạng bông lúa vểnh đầu cao.

Ông ta là người đầy tự phụ, huênh hoang, phô trương công đức của mình. Ông tự cho mình là thánh thiện, đạo đức và tự đặt mình lên trên những người khác. Ông cầu nguyện với Chúa bằng những lời lẽ trịch thượng như sau: “Xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác, không tham lam, không bất chính, không ngoại tình, không như tên thu thuế kia!”

Rồi ông phô trương thành tích đạo đức của mình: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con...”

Còn người thu thuế thuộc dạng bông lúa cúi đầu. Ông ta vốn biết thân, biết phận thấp hèn, tội lỗi của mình, nên chỉ đứng ở đằng xa, không dám ngước mặt lên, chỉ biết đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 18, 9-14).

Thái độ khiêm tốn của người thu thuế làm đẹp lòng Thiên Chúa, nên cho dù ông có nhiều tội, ông cũng được Chúa Giêsu tuyên dương và chúc phúc;

Trái lại, thái độ tự phụ tự cao của người biệt phái bị Chúa Giêsu chê trách và lên án.

Tại sao vậy?

Chúa Giêsu cho biết lý do:

“Vì hễ ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,14).

Ngoài ra, vì khiêm tốn là đức tính cao đẹp và cần thiết, nên Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần mời gọi chúng ta:

“Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29).

Ngoài ra, Mẹ Maria cũng răn dạy chúng ta phải coi chừng hậu quả của thói kiêu căng, qua câu nói:

“Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.”

và Mẹ khuyến khích chúng ta sống khiêm nhường, qua lời dạy:

“Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Ngài nâng cao những kẻ khiêm nhường” (Lc 1, 51-52).

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con đừng bao giờ dại dột mà nâng mình lên, vì “hễ ai nâng mình lên sẽ phải bị hạ xuống” như người biệt phái trong câu chuyện trên đây, cũng đừng tranh dành chỗ quan trọng (như trong dụ ngôn bữa tiệc) kẻo có ngày chủ nhà sẽ mời xuống chỗ cuối (Luca 14, 7-11).

Xin cho con biết cư xử khiêm nhường như Chúa, để được Chúa rót đầy ân sủng và đổ đầy tình yêu thương.

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 15: Cuộc gặp gỡ giữa hai ánh mắt

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 543

Bạn thân mến,
 
Có người hỏi một học giả Á đông đã tin nhận Chúa rằng:

“Tại sao, ông là một người học sâu, hiểu rộng, đã biết đến nơi đến chốn các tôn giáo, các triết lý cao siêu của Á đông, mà ông lại tiếp nhận Tin Mừng như vậy?”

Vị học giả trả lời:

“Tôi vốn như một người chìm tàu, giữa đại dương, sóng cả dập vùi, sức người có hạn.

Các vị giáo chủ khác đã dạy tôi:

- Con phải bơi lội theo phương pháp này,
- Con tập dưỡng sức theo phương pháp kia,
- Con định hướng tìm bờ theo phương pháp nọ.


Chỉ có Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế là đã nhảy xuống biển và liều chết, để cứu vớt tôi, vì thế tôi tin nhận Người”.

*****

Trong Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 19, 1-10), chúng ta thấy có một kẻ bị vùi dập giữa đại dương tội lỗi, thất vọng và đang rảo mắt kêu cứu. May thay, một người khác thấy được và đã nhảy xuống cứu ông, bất chấp sóng cả dư luận. Hai nhân vật đó là ông Da-kêu và Đức Giê-su.

Thánh Luca kể: “Khi ấy, Đức Giê-su vào Giê-ri-khô, đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó, có một người tên là Da-kêu”.

Phải chăng Lu-ca muốn khôi hài hay chế diễu? Bởi “Zakkay”, trong tiếng Hip-ri, có nghĩa “kẻ trong sạch, người công chính”.

Một tội nhân công khai, lại mang danh là “kẻ trong sạch” như thế, khiến cho ta nghĩ tới một tên bợm tai quái, mà lại có biệt hiệu là “vô tội, hiền lành”!

Nhưng hãy chờ kết thúc câu chuyện. Biết đâu ông ta sẽ thật sự xứng danh... vào đoạn cuối.

một tội nhân do nghề nghiệp, Da-kêu lúc này lẽ ra phải được gọi là “kẻ bị trục xuất, kẻ bị loại trừ”.

Một tên bỉ ổi, bị mọi người khinh ghét, vì phục vụ cho quân xâm lược Rô-ma, thỏa hiệp với ngẫu thần Hoàng đế, bóc lột thẳng tay những người nghèo!

Một tay “sếp thu thuế” đểu cáng, đã làm giàu trên xương máu nhân dân, đang phô trương của cải và sự xa xỉ trong biệt thự sang trọng nhất của thành phố.

Một con người phải chạy trốn như bệnh dịch, một tội nhân hư hỏng hoàn toàn, bại hoại tận căn, xã hội cấm lân la gần gũi. Thiên hạ khạc nhổ xuống đất và quay mặt đi khi ngang qua con đường của hắn.

“Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai...”.

Cả một loạt “biểu tượng”:
- Da-kêu nhỏ bé, quá nhỏ bé để thấy được Đấng Ki-tô...
- đám đông thù nghịch,
- cả một dư luận phải thắng vượt, để thấy được Đấng Ki-tô...
- trèo lên cây, cây nào cao lớn bằng cây thập giá, để thấy được Đấng Ki-tô...

Nhưng lối giải thích kiểu biểu tượng, chẳng làm mất đi lịch sử tính của các chi tiết cụ thể:

Thời Lu-ca, người ta hẳn còn nhớ biến cố khó tin này, là tại Giê-ri-cô, một tay “thầu thuế[người nộp trước tổng số tiền thuế cho chính quyền theo qui định, rồi mới thu lại của nhân dân sau (trong đế quốc Rô-ma). Dĩ nhiên là họ sẽ tự do thu trội lên, không giới hạn, không có luật qui định. Đây là cách làm giàu trên xương máu nhân dân], nay đã trở lại.

Ngoài ra, mọi chi tiết đều hết sức tự nhiên:

- Ở cổng thành, Đức Giê-su đã cho một người mù sáng mắt (Lc 18,35-42).
- Tiếng đồn phép lạ lan nhanh như thuốc nổ.

Nên ta hiểu: Da-kêu đã có ước vọng được thấy Đức Giê-su.

Và rồi, vì quá lùn, lại bị mọi người khinh bỉ, chẳng ai chịu nhường chỗ cho, nên ông đành phải leo lên cây, dưới những cái nhìn mỉa mai của quần chúng. Ông chẳng bận tâm đến tư cách “trưởng ty thuế vụ” của chính quyền!

Cái gì đã thúc đẩy Da-kêu bất chấp lố lăng, xắn cao chiếc áo choàng trưởng giả, để leo lên cây như một đứa trẻ tầm thường?

- Vì tò mò ham biết?
- Vì một lôi kéo mầu nhiệm?
- Vì bất ổn tâm hồn và chán ngán kiếp phù sinh?

Ông đã trải qua cuộc đời để đếm những đồng xu và khiến cả thành ngao ngán.

Thiên hạ tránh xa ông, vì ông đã nhân danh luật pháp mà truy nã họ.

Nhưng này, thiên hạ bảo rằng Đức Giê-su đang đi ngang qua, và Người là bạn của những kẻ bị căm ghét.

Bấy giờ, để thấy được Chúa, ông đã leo lên cây vả.

Và hai cái nhìn đã gặp gỡ nhau tại đấy.

Bề ngoài, chính Da-kêu nhìn trước hết, cháy bỏng khát khao được thấy Đức Giê-su.

Nhưng, có lẽ đã không có gì xảy ra, nếu Chúa chẳng ngước mắt trông lên cư dân lạ lùng của cây vả.

Nhiều lúc, chúng ta tưởng mình kiếm tìm Thiên Chúa, trong lúc chính Người tìm kiếm chúng ta trước tự thuở muôn đời.

Đức Giê-su hẳn đã rất hạnh phúc trong ngày hôm ấy!

Chỉ vài cây số cách Giê-ru-sa-lem, và chỉ vài hôm cách cuộc Khổ nạn cứu rỗi nhân loại, thì Người đã lập được thành tích đẹp nhất của mình!

Tất cả sự chơ vơ cô quạnh của thập giá, tất cả nỗi khổ sắp gánh lấy trên lưng, tất cả sự xâu xé tay chân thân thể... Người biết rõ, Người chắc chắn là có ích. Người cứu rỗi thế giới, khi trên đường “lên Giê-ru-sa-lem”.

Và Da-kêu là hoa trái đầu tiên của công trình này.

Chính Đức Giê-su đã đưa ra sáng kiến trước tiên:

“Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”.

Tất cả xảy ra như thể Đức Giê-su đã liệu trước ngón đòn của mình:
- Người biết ông,
- gọi đích tên ông,
- tự mình, mời mình đến nhà ông,
- chuộng ông hơn mọi cư dân khác trong thành.

Người đã chọn kẻ thấp hèn nhất, bị khinh bỉ nhất.

Cách của Đức Giê-su là thế đó: Ngài đã xin ai đó giúp một việc, để rồi ban cho đương sự ơn huệ huy hoàng của mình, tựa ông vua biến thành hành khất, để cho lại sau đó, mà không bị xúc phạm.

Người có vẻ chỉ là nhà thuyết giáo lưu động, xin một bát cơm và một chỗ ngủ qua đêm.

Và thân mật biết bao trong sự vội vàng này. Chúa như thể muốn bảo: “Ông Da-kêu ơi, tôi đói lắm rồi, xin ông lẹ cho!”

Người cũng từng xin một phụ nữ Sa-ma-ri bị khai trừ, cho mình uống nước bên bờ giếng như thế, và cũng đã từng để cho một phụ nữ tội lỗi xức dầu thơm cho mình tại nhà Si-môn biệt phái như vậy.

*****

Về phần Da-kêu, “ông vội vàng tụt xuống”.

Sự vội vàng này tương ứng với sự vội vàng của Đức Giê-su. Niềm vui là dấu chỉ đã gặp được Người. Một tràng pháo hoan hỉ chạy dài từ kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ, qua nỗi vui mừng của các mục tử Bê-lem, kéo đến tận niềm hân hoan của hai lữ khách quán trọ.

Nhưng trong cảnh nhộn nhịp hân hoan đó, bỗng có một cú hãm tàn bạo, một âm thanh chói tai, một gáo nước lạnh dội vào mặt Người:

“Mọi người xầm xì với nhau: Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”

Lại cũng một cái nhìn, lối nhìn thông thường. Không hẳn là ác độc, nhưng nông cạn.

Một đám đông chẳng có thấy tâm hồn Da-kêu lẫn tâm hồn Đức Giê-su, song chỉ biết thiết lập danh mục: Da-kêu bóc lột và Giê-su nhà ngôn sứ: những thái cực không thể pha trộn vào nhau!

Nhưng hai thái cực đã nhìn nhau, bằng một cái nhìn làm vỡ tung các vẻ bề ngoài.

*****

Có bao giờ tôi biết đánh thức trong mình khát vọng thoát khỏi những xầm xì của đám đông: của phát thanh, truyền hình, báo chí, trang mạng, môi trường giáo xứ, môi trường gia đình, môi trường nghề nghiệp...?

Có bao giờ tôi biết bắt chước Đức Giê-su là người từng đòi hỏi chớ làm cớ vấp phạm (Lc 17, 1-3), song chẳng ngần ngại tạo vấp phạm đôi khi, qua những phong thái không phù hợp với dư luận đương thời... đặc biệt là qua lòng tốt lạ lùng đối với những kẻ tội lỗi?

- Người cứu thoát đến độ gây chướng kỳ.
- Người tha thứ tới mức khiến dư luận công phẫn.

Nhưng chính cách cư xử lạ lùng đó đã tạo nên hiệu quả:

Tay phú hộ đáng ghét, đã làm một cuộc đổi đời ngoạn mục:

“Lấy phân nửa tài sản, mà cho người nghèo; và nếu đã chiếm đoạt của ai, thì xin đền gấp bốn”.

Thánh Ambrôsiô, trong bài giảng ở Milanô, đã từng dạy:

“Lỗi không phải ở chỗ giàu có, nhưng là ở chỗ chẳng biết sử dụng cho nên những của cải của mình...”

Và toàn bộ Tin Mừng của thánh Luca xem ra bảo rằng: chỉ có một lối dùng nên của cải, là thoát ly nó, là trao tặng nó! (x. Lc 12,23; 16,9).

Trước lòng quảng đại của Đức Giê-su đối với mình, Da-kêu cũng đã muốn chứng tỏ cũng lòng quảng đại ấy với những kẻ khác. Từng bất hạnh với tất cả vàng bạc của mình, nay Da-kêu hết sức vui mừng phân phát trong niềm vui.

*****

Trong mọi tôn giáo, kể cả tại Ít-ra-en, Thiên Chúa là Hữu Thể đáng sợ và Đền Thờ của Người gây nên khiếp hãi linh thánh.

Nhưng Đức Giê-su lại chính là Thiên Chúa di chuyển và đến trọ “nhà tội nhân”, để ban ơn cứu rỗi, vì tội nhân cũng là con cái của Người.

Và từ ngày đó, các nhà thờ, thậm chí các nhà thờ chánh tòa vĩ đại nhất, đều cũng chỉ là ngôi nhà khiêm tốn của Da-kêu, nơi các tội nhân và thánh nhân gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa.

Giờ đây, nhân vật Da-kêu của chúng ta mới có thể mang cái tên thật của mình: “người thanh sạch”, người đã được nên thanh sạch, “người công chính”, người đã được nên công chính.

Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và con sẽ còn khắc khoải mãi, cho đến khi được an nghỉ trong Chúa. Amen. ( Thánh Augustinô ).

---------------------------------

Những sách đã in (48 cuốn):
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html

*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (5 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
4. Chuyện gà mái ấp trứng đại bàng – Sách 4
5. Chuyện “Số Con Rệp” – Sách 5

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (10 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
6. Phút thánh hoá gia đình đầu năm mới - Sách 6
7. Năm Mão nói chuyện con mèo - Sách 7
8. Một kiểu sống lại không vui - Sách 8
9. Chuyện con gà trống - Sách 9
10. Kinh cầu các thánh chẳng hề  được phong - Sách 10

III. - Chuyện kể cho các gia đình: (21 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15
16. Kinh nghiệm của những người trở về “Từ Cõi Chết” nói với ta - Sách 16
17. Quyển nhật ký của mẹ - Sách 17
18. Phép lạ từ việc sùng kính Đức Mẹ - Sách 18
19. Ngày của bố - Sách 19
20. Chuyện 2 cha con hoang đàng - Sách 20
21. Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Sách 21

IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (4 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3
4. Sách tháng các linh hồn – Sách 4

----------------------------------------------

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây