Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Chuyện kể Gia Đình - Sách 23

Chủ nhật - 23/07/2023 05:51
Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Chuyện kể Gia Đình - Sách 23
Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Chuyện kể Gia Đình - Sách 23
Lm. Phêrô NguyễnVăn Mễn
(sưu tầm)


Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ

Nguồn:
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/


---------------------------------

*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;

2. Vào Internet: Youtube, Google, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, Cha Mễn kể chuyện, hoặc linh mục Mễn

3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com

5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

**** Lạy  Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.

----------------------------

Mục Lục

Bài 1: Thập giá là biểu tượng cao nhất của tình yêu. 2
Bài 2: Niềm vui được giải thoát 4
Bài 3: Những lợi ích của việc ăn chay. 7
Bài 4: Quyết định của Bác Sĩ Nguyễn Viết Chung thật bất ngờ. 11
Bài 5: Chuyện tình éo le giữa Antôn và Valery. 14
Bài 6: Chuyện một ông giáo ngạo mạn thách thức Thiên Chúa. 18
Bài 7: Sức mạnh của 4 chữ: “Em viết hay lắm!”. 21
Bài 8: Một tập tục rất lạ. 24
Bài 9: Phương cách giúp hiểu được người khác. 26
Bài 10: Bài học từ chiếc cầu Sông Kwai 29
Bài 11: Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ 32
Bài 12: Giấc mơ lạ của người phụ nữ. 35
Bài 13: Longinô, người lính đã cầm lưỡi đòng đâm cạnh sườn Chúa. 40
Bài 14: Cảm nghiệm của Steve Garwood về phép Mình Thánh. 43
Bài 15: Niềm hãnh diện của người vô tín ngưỡng. 45
Bài 16: Chuyện khá thú vị về một tên cướp. 47
Bài 17: Vị tiên tri cô độc. 49

----------------------------

 

Bài 1: Thập giá là biểu tượng cao nhất của tình yêu

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 564

Bạn thân mến,

Có một người mẹ, bị chứng đau tim nặng và bác sĩ khuyến cáo rằng: Nếu bà không được giải phẩu thay tim ngay, thì ngày sống còn lại của bà, chỉ được đếm trên mấy đầu ngón tay.

Thế rồi người ta đề nghị một trong các con của bà hiến tim cho mẹ, để cứu lấy sinh mạng của bà.

- Khi người anh cả được mời gọi hiến tim cho mẹ, thì dù rất thương mẹ, anh ta cũng lắc đầu, từ chối, với lý do: Anh là con trai trưởng, là rường cột của gia đình, anh cần phải sống, để chăm sóc đàn em, để trông coi nhà từ đường, để nối dõi tông đường, vv….

Anh đề nghị đứa em gái nên hiến tim cho mẹ thì hợp lý hơn, vì theo anh nghĩ: tim người phụ nữ có lẽ thích hợp cho người phụ nữ hơn!

Ðứa em gái nghe vậy liền giẫy nẩy lên và quyết liệt từ chối, với lý do: cô là con gái duy nhất trong nhà. Và gia đình nào cũng cần có bàn tay người phụ nữ trông nom, sắp xếp, mới gọn gàng, trật tự. Thiếu cô, thì lấy ai đi chợ, nấu ăn; thiếu cô, thì lấy ai quét dọn nhà cửa, giặt giũ áo quần, cũng như đảm đang nhiều việc nội trợ rất quan trọng khác... Vậy cô cần phải sống.

Có lẽ đứa em trai út, vốn hay lêu lỏng, chơi bời, là người vô tích sự, để em hiến tim chết thay cho mẹ thì hợp lý hơn, thì phải lẽ hơn...

Ðến lượt đứa em nầy lên tiếng, thì em cũng viện lý do: là nó mới chỉ mười sáu tuổi tròn, chưa hưởng đời được bao nhiêu, lẽ nào lại từ giã cuộc đời quá sớm! Anh Hai hoặc Chị Ba đã hưởng được nhiều vui thú trên đời, hơn nó cả chục năm rồi, nếu có phải giã từ đời nầy trước đứa em út, thì cũng không có gì để ân hận... Thôi, Anh Hai hoặc Chị Ba vui lòng hiến tim cho mẹ thì phải lẽ hơn.

Thế là, dù yêu thương mẹ vô vàn, nhưng không người con nào dám hiến tặng trái tim cho người mẹ yêu quý của mình.

*****

Thế nhưng, có một Ðấng vô cùng cao cả và đầy quyền năng, không những đã hiến ban Trái Tim, mà còn hiến ban toàn cả thân xác và cả mạng sống của Người, để cứu độ chúng ta, đó là Ngôi Hai Thiên Chúa. Người đã hạ mình xuống thế, mang lấy tội lỗi chúng ta và chết thay cho chúng ta.

Thánh Phêrô nói:

“Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể, mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương, mà anh em đã được chữa lành” (I Phêrô 2, 24)

Trước mặt Thiên Chúa toàn năng tốt lành cao cả thì loài người chúng ta chỉ là sâu bọ, chỉ là cỏ rác, chỉ là cát bụi thấp hèn, thế mà Chúa Giêsu, là Chúa Tể càn khôn, là Vua của muôn vua, là Ðấng quyền năng và vô cùng cao cả, đã vui lòng hiến ban thân xác và mạng sống cho loài người thấp hèn tội lỗi chúng ta.

Thật là điều nhiệm mầu của tình yêu, mà trí khôn loài người không thể nào hiểu thấu được.

*****

Trên thập giá, Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta, không những Trái Tim bị đâm thủng, mà còn cả sinh mạng của Người, với trọn vẹn tình yêu và lòng tha thứ vô biên.

Từ đó, Thập giá Chúa Giêsu trở thành biểu tượng cao nhất của tình yêu.

Nơi đây, vang lên sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa Cha:

“Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã trao ban Con Một, để những ai tin vào con của Người, thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Gioan 3, 16)

Nơi đây, cũng vọng lên sứ điệp yêu thương của Chúa Con:

“Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống cho bạn hữu mình.” (Gioan 15, 13)

Yêu thương đến nỗi hiến thân chịu chết cho người khác, quả là một tình yêu hết sức cao vời và đó là tột đỉnh của tình yêu.

*****

Mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, không phải là chúng ta tôn thờ hình ảnh trái tim rỉ máu của Chúa Giêsu, nhưng là tôn thờ Tình Yêu Cao Cả, vô biên của Thiên Chúa, mà Thánh Tâm là biểu tượng.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy cho con hiểu bài học yêu thương của Chúa: Yêu thương, không phải là chiếm đoạt, nhưng là trao ban.

Chúa đã tạo dựng con theo hình ảnh Chúa. Chúa đã phú bẩm cho con một trái tim để yêu thương. Xin giúp con luôn biết tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống trong yêu thương và phục vụ, nhất là yêu thương và phục vụ những người nghèo khổ chung quanh con.

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 2: Niềm vui được giải thoát

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 565

Bạn thân mến,

Trong một quyển sách có tên: "Tên buôn lậu của Thiên Chúa" (God's smuggler), mà tác giả là một vị linh mục thừa sai người Hà Lan, có thuật câu chuyện về một chú khỉ như sau:

Ngày nọ, vị thừa sai đang đi truyền giáo ở In-đô-nê-xi-a, có mua được một con khỉ rất dễ thương, từ một người dân bản xứ.

Nhưng sau đó, ông nhận xét thấy chú khỉ này thường hay nhăn mặt và kêu lên đau đớn mỗi lần ông chạm phải thắt lưng của chú ta.

Sau khi quan sát kỹ lưỡng, ông khám phá ra có một vết sưng ngang hông, vòng quanh người chú khỉ. Ông liền đè chú khỉ ra, vén lớp lông phủ quanh vết sưng để tìm nguyên nhân.

À thì ra, từ khi chú khỉ còn bé xíu, người chủ cũ đã dùng một sợi dây thép cột ngang hông, để làm chỗ cột dây, và cho tới nay, sợi dây thép đó vẫn chưa được tháo ra.

Khi chú khỉ này ngày càng lớn lên, thì sợi dây càng lặn sâu thêm vào trong da thịt của chú.

Chiều hôm đó, vị thừa sai quyết định giải thoát cho chú, bằng cách dùng một lưỡi lam, cạo sạch vùng lông bao quanh sợi dây, rồi cắt dây thép và từ từ kéo ra khỏi da thịt con vật tội nghiệp.

Trong thời gian làm việc này, chú khỉ kiên nhẫn nhắm mắt và im lặng chịu đau.

Rồi đến khi vị thừa sai lấy được sợi thép ra, thì chú ta mừng quá, nhảy tới, nhảy lui, rồi ôm chặt lấy vai vị thừa sai.

Thế là chú khỉ đã được giải thoát khỏi sợi dây kẽm, gây bao đau đớn, mà chú phải chịu đựng từ bấy lâu nay.

Chú ta tỏ ra rất vui mừng, vì được tự do và đã bày tỏ lòng biết ơn đối với người vừa giải thoát cho mình.

*****

Đọc Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 2, 1-12), khi chữa người bại liệt, chúng ta thấy Đức Giê-su nói:

"Này con, con đã được tha tội rồi" (Mc 2,5),

và nhất là sau đó Người tuyên bố:

"Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà !" (Mc 2,11).

Qua đó, chúng ta thấy: anh ta vừa được tha tội, lại vừa được giải thoát khỏi tê liệt là hậu quả của tội, ắt hẳn là anh ta cũng cảm thấy vui mừng hân hoan, tương tự như chú khỉ trong câu chuyện trên.

Anh ta đã lập tức vác chõng ra về, vừa đi vừa dâng lời ca tụng ngợi khen Thiên Chúa (x. Lc 5,25).

*****

Có người nào trong chúng ta nhiều năm sống lạc xa Chúa, ngụp lặn trong đam mê tội lỗi bất chính, và tâm hồn luôn phiền muộn, bất an ?

Thế rồi, một ngày kia, được ơn Chúa trợ giúp, người ấy quyết tâm giải thoát mình khỏi tình trạng tội lỗi ấy, bằng cách dọn mình đi xưng tội.

Nhờ thành tâm ăn năn sám hối, người ấy đã lấy hết can đảm, bước vào tòa Giải Tội, xưng thú mọi tội lỗi với linh mục giải tội. Và đã cảm nhận được một niềm vui lớn lao trong tâm hồn, sau khi ra khỏi toà giải tội.

Nhưng có một điều ta đừng quên: Tòa Giài Tội không phải là một thùng rác, hễ cứ ném tội vào đó là xong.

Chưa đâu: Để được tha tội, thì ngoài việc ăn năn tội, xưng thú tội, thì tiếp theo là họ phải làm việc đền tội cho cân xứng, và “dốc lòng chừa" nữa.

Dốc lòng chừa, nghĩa là, họ phải quyết tâm xa lánh các dịp tội. Đây là cách để "Chúa thấy họ có lòng tin vững mạnh" (Mc 2,5), mà tha tội cho họ.

*****

Đức Cha Hen-đơ Ca-ma-ra (Helder Camara) có kể lại một câu chuyện về người anh ruột của mình, anh ta hơn ngài năm tuổi, như sau:

“Hồi mới thụ phong linh mục, tôi sống chung với người anh này và với người chị gái.

Lúc bấy giờ, anh của ngài đã hoàn toàn mất đức tin.

Tuy nhiên, mỗi lần tôi sắp đi giảng hay chuẩn bị đi dâng lễ tại một nhà thờ nào đó, thì anh tôi lại cặn kẻ hỏi:

"Hôm nay chú định giảng về đề tài gì đó?".

Tôi lại kiên nhẫn trình bày cặn kẽ cho anh nghe những điều tôi sắp giảng.

Tình trạng ấy kéo dài hơn tám năm.

Sau đó, một hôm, anh tôi lâm bệnh nặng, sắp chết, anh cho gọi tôi tới bên giường và nói:

"Tôi biết chú thông minh, học rộng và hiểu biết nhiều. Mấy năm qua, tôi thấy chú nhiệt tình sống theo những lời chú giảng dạy. Nghĩa là chú có một lòng tin thật vững mạnh vào Thiên Chúa.

Vậy giờ đây tôi xin hỏi chú: Tôi có thể nhờ lòng tin của chú, mà tôi được cứu rỗi hay không?"

Tôi trả lời: "Em thấy anh có một lòng tin vững mạnh, thì chắc anh sẽ được Chúa thương và ban ơn cứu độ".

Nghe mấy lời ấy, anh tôi rất xúc động.

Sau đã dọn mình kỷ, anh tôi xin xưng tội.

Tôi định mời một cha khách đến để giải tội cho anh, thì anh tôi lại quyết định xưng tội với tôi.

Sau khi tôi đã giải tội và cho Rước Mình Thánh Chúa, anh tôi đã nhắm mắt về với Chúa trong bình an, ít lâu sau đó.

Lạy Chúa Giêsu, bao nhiêu tâm hồn đang bại liệt vì cứng lòng tin, và nhiều khi cũng tại con không biết khiêng họ đến cùng Chúa.

Xin Chúa thương cho họ nhận ra những lỗi lầm của họ và nhận ra quyền năng của Chúa, nhất là cảm nhận được lòng thương xót của Chúa, để họ biết ăn năn trở về với Chúa, để họ cũng được Chúa yêu thương tha thứ. Amen.

-------------------

 

Bài 3: Những lợi ích của việc ăn chay

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 566

Bạn thân mến,

Ngày xưa:

- người Ai Cập thường ăn chay, để được trẻ trung hơn;
- người Hy Lạp ăn chay, để tinh thần được lanh lợi hơn;
- người thổ dân Nam Mỹ ăn chay, để biểu lộ lòng can đảm.
- các nghệ sĩ vẽ tượng thánh người Nga, thường ăn chay, để vẽ cho đẹp hơn…

Những sự kiện lý thú này, cũng như nhiều sự kiện khác nữa, được tìm thấy trong quyển sách hấp dẫn của Bác sĩ Allan Cott nhan đề: “Chay tịnh: phương pháp kiêng cử tối ưu nhất” (Pasting: The Ultimate Diet.)

Tờ bìa của quyển sách được mọi người ưa thích này có ghi: “Ăn chay, có thể giúp chúng ta cảm thấy khoẻ mạnh hơn về mặt thể lý, cũng như về mặt tâm linh.

*****

Thật thế, việc ăn chay trong một thời gian dài, cũng không làm hại cho sức khoẻ của họ. Ngược lại, ăn chay đem cho họ nhiều lợi ích.

Bác Sĩ Cott kể ra hai trường hợp thú vị để minh hoạ điều ông nói:

- Những người lính Nhậ,t ẩn náu trong vùng rừng núi Philippines hơn 30 năm sau thế chiến thứ 2, vì họ không muốn đầu hàng đồng minh, họ vẫn khoẻ mạnh hơn nhiều, so với các chiến hữu của họ đã trở về Nhật sinh sống.

- Và dân chúng Anh quốc, trong thời kỳ thực phẩm khan hiếm suốt thế chiến thứ 2, phải ăn theo khẩu phần, thế mà họ vẫn trông thật tráng kiện.

Khi chế độ khẩu phần chấm dứt, thì tình trạng sức khoẻ trong nước bắt đầu tồi tệ, và những bệnh tật hầu như không thấy xuất hiện trong thời kỳ ăn theo khẩu phần, thì nay lại bắt đầu lộ diện.

Bác sĩ Charler Goodrich kết luoận rằng: Trở ngại chính, khiến cho ngày hôm nay nhiều người không làm được gì hết, theo ông, nó nằm sâu trong mỗi người chúng ta.

***

Ngoài việc ăn chay vì những lý do tự nhiên như để trẻ trung hơn , khỏe mạnh hơn và để biểu lộ lòng can đảm, thì người xưa còn ăn chay vì những lý do về tâm linh nữa.

Hầu hết mọi tôn giáo trên thế giới đều tán dương việc ăn chay.

- Truyền thuyết kể rằng: Đức Phật vì ăn chay nhịn đói, nên đã gầy guộc đến nỗi, khi hóp bụng lại, ngài có thể chạm vào xương sống của mình.

- Bắt chước Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày trong sa mac, các kitô hữu thời sơ khai cũng đã ăn chay, để ăn năn tội và để cầu xin sự trợ giúp đặc biệt của Chúa.

Dân Do Thái ngày xưa cũng ăn chay vì những lý do tương tự:

- để ăn năn tội,
- để biểu lộ lòng thương tiếc kẻ chết,
- để chuẩn bị và hối thúc Đấng Messia và Nước Chúa đến.

Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy người ta tranh luận sôi nổi về vấn đề ăn chay trong Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 2, 18-22).

Bài Tin Mừng không kể rõ lý do các môn đệ thánh Gioan tẩy giả ăn chay, nhưng có lẽ họ làm thế, là để chuẩn bị cho việc Đấng Messia và Nước Thiên Chúa sắp đến.

Thực thế, thánh Gioan tẩy giả đã thông báo cho các môn đệ Ngài một điều vĩ đại đang xảy ra.

Điều này giải thích được câu trả lời của Chúa Giêsu khi Ngài nói:

Điều trọng đại đang xảy ra.

“Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay ”.

*****

Bây giờ mà vẫn ăn chay, thì khác nào tiếp tục băng bó cánh tay, sau khi nó đã lành hẳn rồi, khác nào tiếp tục che dù, sau khi cơn mưa đã tạnh!

Điều trên đây nêu cho chúng ta một điểm quan trọng: việc sống đạo của chúng ta đôi khi giống hệt lối sống đạo của dân Do Thái ngày xưa. Họ ăn chay là để chuẩn bị chờ đón Đấng Mêsia và nước Thiên Chúa đến, thế mà khi Đấng Mêsia và Nước Chúa đã đến, thì họ lại vẫn cứ tiếp tục ăn chay.

Có lẽ vì đã có thói quen ăn chay quá lâu, nên họ quên mất lý do đầu tiên của việc ăn chay, để rồi việc ăn chay giờ đây chỉ còn là một thói quen máy móc.

*****

Các nhà tâm lý cảnh giác chúng ta:

Đừng để thói quen và tập quán chế ngự một số lãnh vực trong đời sống chúng ta.

Thực ra, thói quen vô cùng hữu ích cho chúng ta trong một số lãnh vực, nhưng đồng thời, cũng có thể gây tác hại trong một số lãnh vực khác.

Tôn giáo, là một lãnh vực cần đến thói quen, chẳng hạn thói quen cầu nguyện mỗi ngày thực vô cùng ích lợi.

Tuy nhiên, trong một số lãnh vực khác, thói quen lại gây tác hại.

Chẳng  hạn: Việc chúng ta nhúng tay vào nước thánh và làm dấu thánh giá khi bước vào nhà thờ, có thể đã trở nên quá thường, thường đến nỗi chúng ta làm điều đó, mà chả có một chút ý thức hay suy nghĩ gì.

Chúng đã trở nên quen, thành máy móc, đến nỗi không còn nhớ đến ý nghĩa của việc chúng ta làm nữa.

Chúng ta có thể đã trở nên giống đám dân Do Thái thời Chúa Giêsu: Họ đã không nhận ra lý do khiến họ ăn chay nữa.

Cũng vậy, chúng ta có thể không còn nhận ra lý do tại sao chúng ta dùng nước thánh làm dấu thánh giá, khi chúng ta bước vào nhà thờ.

Vì thế, thỉnh thoảng chúng ta cần phải hồi tâm suy nghĩ lại.

Chúng ta cần nhớ lại lý do chúng ta dùng nước thánh làm dấu: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Điều này nhắc ta nhớ lại ngày ta được rửa tội, bằng nước với lời đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Vì thế, dùng nước làm dấu thánh giá trên mình, nhằm giúp chúng ta ý thức lại Bí tích rửa tội chúng ta đã lãnh nhận.

Tương tự thế, việc đứng, việc quì và việc ngồi trong Thánh Lễ, cũng có thể trở nên quá quen hoá lờn, khiến chúng ta có thể làm những cử động ấy, mà chẳng suy nghĩ gì hết.

Thông thường, chúng ta quên mất rằng:

- quì gối là nhằm biểu lộ lòng tôn kính đặc biệt,
- ngồi xuống là để lắng nghe, để chăm chú hồi tâm,
- còn đứng lên là nhằm công bố một cách trang trọng.

Cũng thế, khi chúng ta làm dấu thánh giá trên trán, trên môi, trên tim trước khi nghe đọc Phúc Âm, là chúng ta muốn nài xin Chúa ghi tạc lời Ngài vào tâm trí, vào miệng lưỡi và vào trái tim chúng ta.

Chúng ta biết rằng: Thói quen và tập quán rất hữu ích trong một số lãnh vực, thuộc đời sống Tôn Giáo của chúng ta.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không cành giác, chúng sẽ trở nên vô cùng tác hại. Chẳng hạn:

Chúng ta có thể thực hành một số hành vi tôn giáo cách máy móc, đến nỗi, làm mà không nghĩ gì hết, chúng không còn ý nghĩa gì đối với chúng ta nữa;

Khi đó, chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, giống như đám người do Thái trong đoạn Tin Mừng trên đây:

- Họ đã quên mất lý do ăn chay của họ.
- Họ đã quên mất rằng: đó chỉ là dấu hiệu cho thấy lòng khao khát chuẩn bị đón chờ Đấng Messia và nước Thiên Chúa đến.

Lạy Chúa, xin nhắc con, để con đừng bao giờ cầu nguyện và thực hành các nghi thức tôn giáo một cách máy móc theo thói quen.

Xin cho mọi lời nói và mọi nghi thức tôn giáo, mà con thực hành, được thực sự là những hành vi thờ phượng Chúa một cách có ý thức. Amen.

-------------------

 

Bài 4: Quyết định của Bác Sĩ Nguyễn Viết Chung thật bất ngờ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 567

Bạn thân mến,

Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung, nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu.

Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Đức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá sao quá tốt đẹp, quá cao thượng và vô tình Đức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu

*****

Nói về Phạm Viết Chung, thì phải nói: Đây  là một sinh viên Phật tử, đứng đầu trong cuộc thi tốt nghiệp đại học y Sài Gòn.

Nhà trường muốn giữ anh lại cho công việc giảng dạy, nhưng anh từ chối.

Đơn xin việc của anh, đã làm cho cả ban giáo sư ngạc nhiên: Anh xin về trại phong ở Bến Sắn, Bình Dương để phục vụ.

Người ta bảo: Thằng Chung nó điên rồi.

Mà Chung đã “điên” thật, điên do chính cái điên của 3 người thầy, những thần tượng vô cùng đáng kính, đã làm Chung trở nên điên.

Hình ảnh đầu tiên làm đảo lộn những suy nghĩ và cách sống của Chung, đó là hình ảnh của Đức Cha Cassaigne, một giám mục của giáo phận Sài Gòn.

Sau khi rời chức vụ, Đức Cha đã trở về trại cùi Di Linh, để tiếp tục sống chung với những người mắc bệnh cùi, và phục vụ họ cho đến chết tại đây.

Tại sao Ngài lại có một lựa chọn dại dột như thế?

Lý do nào đã khiến Ngài từ bỏ vinh quang, để rồi chọn lấy đau đớn, nghèo khó như vậy?

Người thầy thứ hai đã làm sinh viên Chung bị điên, là một thầy dạy trường y, người Bỉ, dạy về môn phôi thai học, giáo sư Lichtenberger.

Đây là một giáo sư vô cùng giỏi giang, uyên bác, nhưng lại cũng rất hiền lành, bình dân, hòa mình và rất khiêm tốn.

Sự uyên bác và lối sống ấy xưa nay của thầy, đã làm say mê Chung. Và sự say mê ấy đã dâng lên tới cực điểm, khi khám phá ra vị giáo sư ấy, chính là một linh mục công giáo.

Người thầy thứ ba là sơ Loan (Dì Hai Loan), bà nhất, trưởng cộng đoàn các Sơ Nữ Tử Bác Ái, đang phục vụ trại phong Bến Sắn, cũng là Phó Giám Đốc Trại.

Sự hy sinh và tình yêu nhẫn nại của sơ và chị em cộng đoàn dành cho các bệnh nhân, đã làm cho sinh viên Chung phải chao đảo, ngỡ ngàng, để rồi cuối cùng, vào năm 1994, đã xin được học đạo và sau một thời gian tìm hiểu, bác sĩ Augustinô Phạm Viết Chung đã xin đi tu, nơi Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn. Và sau một thời gian được đào tạo chính qui của Đại Chủng Viện, bác sĩ Chung đã được  thụ phong Linh mục vào năm 2011.

*****

Câu chuyện trên đây, trùng hợp một cách nào đó với đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 4, 26-34): Nước trời ví như hạt giống được gieo xuống đất. Dù người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn cứ mọc lên.

Đức Cha Cassaigue, Cha Lichtenberger, Sơ Loan, đã gieo những mảnh yêu thương một cách quảng đại, vô tư; nhưng không ngờ, tình yêu cao cả ấy, hạt giống ấy, đã rơi vào cánh đồng tâm hồn của Phạm Viết Chung.

Những hạt giống của tám mối phúc thật, mà chúng ta gieo vãi, sẽ không bao giờ trở nên vô ích, hay rơi vào quên lãng.

Ngay cả những lời nói, những hành động, thật nhỏ bé, khiêm tốn, làm vì Chúa, và vì tình yêu đối với đồng loại, sẽ có ngày trở nên ích lợi lớn lao, như dụ ngôn Chúa vừa nói:

“Hạt cải, là loại nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên, sẽ trở thành một thứ cây to hơn mọi thứ rau cỏ, xum xuê đến nỗi chim trời tới làm tổ dưới bóng”.

Lạy Chúa, trong những bổn phận, dù âm thầm hàng ngày, xin cho con biết tin tưởng và phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho công việc của con thực hiện theo ý Chúa, đạt được kết quả tốt nhất.

Như thế con sẽ sinh ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con biết kiên trì gieo hạt giống Lời Chúa nơi môi trường con sống, dù gặp điều kiện thuận lợi hay không.

Xin Chúa giúp con. Amen.


-------------------

 

Bài 5: Chuyện tình éo le giữa Antôn và Valery

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 568

Bạn thân mến,

Có một câu chuyện tình có thật, đã được dựng thành phim và đã được chiếu rộng rãi, khắp trên càc đài truyền hình Pháp năm 1996. Câu chuyện có nội dung như sau:

Có một chàng trai tên là Antôn người Phi châu, mồ côi mẹ, sống với cha trên đất Pháp, không giấy tờ, cũng chẳng có việc làm. Nơi ở của họ chỉ là một góc tối, trên một căn gác chật hẹp.

Điều trớ trêu là:

Antôn lại yêu Valery, một cô gái người pháp, thuộc gia đình giàu có, nặng óc kỳ thị chủng tộc.

Tình yêu của hai người rất bấp bênh, vì màu da chủng tộc.

Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ không bao giờ để cho con gái của họ sống chung với người da đen.

Đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời riêng cho chính họ.

Thế là cô gái lấy cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa.

Nhưng họ đã bị cảnh sát bắt ngay trong chính đêm họ muốn trốn đi.

Quá xúc động, bởi nhiều biến cố dồn dập, Valery đã bị nhồi máu cơ tim, phải vào bệnh viện.

Gia đình cô lợi dụng cơ hội này, để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người.

Và để ngăn ngừa hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cho cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn.

Nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai thất tình còn mãi lang thang ngoài đường phố.

Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery cần phải được thay tim, mới có hy vọng sống còn.

Tình cờ biết được tin này, Antôn đã ghé thăm người yêu đang đau nặng.

Trở về căn nhà của anh, vắng bóng cha, chàng trai đau khổ, khóc suốt đêm, cho đến khi cảnh sát ập đến để bắt chàng, họ thấy chàng đang mê man bất tỉnh.

Thay vì đưa chàng vào nhà tù, thì họ đã chở chàng đến bệnh viện và chỉ vài tiếng sau Antôn tắt thở.

Trong túi áo của chàng, người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc, với dòng chữ:

“Xin được trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi”

Và Valery đã được cứu sống, nhờ trái tim của người tình da đen bất hạnh và đau khổ ấy (nguồn: Internet).

*****

Tình yêu của Antôn dành cho Valery trong câu chuyện trên đây, phản ánh phần nào tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng lễ trọng thể Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch của tình yêu.

Tình yêu của Ngài được khởi đi từ việc vâng lời Đức Chúa Cha, để sinh xuống trần gian, làm người, sống cuộc đời ẩn dật, nơi đơn hèn ở Nazareth, trong suốt 30 năm.

Sau thời gian sống ẩn dật đó, Ngài bắt đầu ra đi thi thố tình yêu của mình cho nhân loại.

Ngài rao truyền giáo huấn tình yêu của Ngài cho mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc.

Ngài gặp gỡ hết mọi hạng người trong xã hội. Ai gặp được Ngài cũng được biến đổi, được chữa lành, hay được lãnh nhận một điều gì đó.

- Ngài hóa bánh ra nhiều cho dân chúng đang đói được ăn no nê.
- Ngài chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã 12 năm.
- Ngài chữa lành người bất toại.
- Ngài chữa lành cho người bị câm, bị điếc, bị mù, bị què quặt…
- Ngài gặp gỡ và biến đổi những người tội lỗi như Lê-vi, Gia-kêu, Maria Madalena…
- Ngài tha thứ cho ông Phê-rô, kẻ trộm lành, ông Saolô…
- Vì yêu nhân loại nên Ngài đã lập các Bí tích, nhất là Bí tích Truyền chức và Bí tích Thánh Thể, để ở lại cùng nhân loại, mọi ngày cho đến tận thế.

Đúng như lời Thánh Gioan nói: “Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1), và chóp đỉnh của tình yêu đó là cái chết trên thập giá.

*****

Khi cảm nghiệm được tình yêu của Thánh Tâm Đức Giêsu đối với nhân loại như thế, mỗi chúng ta được mời gọi đến với Ngài, nhất là những lúc gánh gồng của cuộc sống đè nặng, để múc lấy sức mạnh nơi suối nguồn yêu thương:

“Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).

Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay.

*****

Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ (1 Ga 4, 7-16), Thánh nhân đã nhắc nhở chúng ta rằng:

“Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy sẽ biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì sẽ không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).

Chính Đức Giêsu cũng đã dạy:

Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em (x.Ga 15, 12).

- Để yêu thương, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ, biến đổi những người tội lỗi, giúp họ trở về nẻo chính đường ngay.

- Để yêu thương, chúng ta hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta.

- Để yêu thương, chúng ta hãy đóng góp phần mình, để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của những người bệnh tật.

- Để yêu thương, chúng ta hãy sẵn sàng săn sóc và đóng góp công, của, để cứu chữa những người gặp nạn, như người Samaritanô nhân hậu.

*****

Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương.

Hằng ngày, chúng ta vẫn chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội:

Từ cảnh học sinh đánh nhau, trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô, đến cảnh vợ chồng “hạ cẳng tay, thượng cẳng chân” trước sự khóc lóc kêu la của con cái.

Rồi, những cảnh bạo lực xảy ra nơi đường xá, chợ búa, thậm chí tại các cơ quan công quyền.

Bên cạnh đó, biết bao cảnh đời bất hạnh diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta: nghèo đói, bệnh tật, áp bức, tù tội, các nạn nhân của thảm họa môi trường, của bão tố, lũ lụt do thiên tai và nhân tai…

Có thể người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe tiếng kêu gào đau đớn của họ. Nhưng người ta cứ làm ngơ, hoặc vì người ta bất lực, hoặc vì người ta sống vô cảm, sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân.

Như thế, người ta đang tiếp tay cho kẻ xấu, cấu kết và đồng phạm với họ, như lời vua Napoleon I đã nói:

“Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ, không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng của những người tốt”.

Vì vô cảm, nên người ta vẫn chứng kiến cảnh đánh nhau, nhưng không can ngăn.

Vì vô cảm, nên người ta vẫn thấy cảnh đói nghèo, bệnh tật, nhưng không cứu giúp.

Đó là hành động đi ngược lại với tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Kiểm điểm lại đời sống, có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã là những con người vô cảm như thế.

Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha.

Và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

-------------------

 

Bài 6: Chuyện một ông giáo ngạo mạn thách thức Thiên Chúa

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 569

Bạn thân mến,

Một giáo sư đại học tự xưng mình là vô thần. 

Một hôm, ông tuyên bố trước mặt các sinh viên rằng: ông sẽ chứng minh được là không có Thiên Chúa. 

Ông chế diễu:

"Này Chúa, nếu Chúa thật sự hiện hữu, thì tôi muốn Chúa đánh ngã tôi văng khỏi cái bục giảng này. Tôi cho Chúa đúng 15 phút."

Cả phòng yên lặng, và mười phút trôi qua, ông lại ngạo mạn: "Tôi đang ở đây, và tôi đang chờ đợi."

Một anh lính mới giải ngũ, và mới về, mới được trở lại ngồi lại ghế của trường Đại học, đã rời khỏi chỗ ngồi, từ từ đi lên gặp vị giáo sư, và tặng ông một cú đấm thật mạnh vào mặt, khiến ông văng khỏi bục giảng, ngã xuống đất, gần như bất tỉnh. 

Sau đó, anh lính bình tĩnh quay về chỗ ngồi.

Vị giáo sư dần dần tỉnh lại, nhìn anh lính và hạch hỏi:

"Có chuyện gì với anh vậy?  Tại sao anh lại đánh tôi?"

Anh lính trả lời: 

"Thiên Chúa đang quá bận rộn, nên ngài gửi tôi tới." (God is too busy, so He sent me).

*****

Thiên Chúa của chúng ta là Đấng như thế nào? 

Phải chăng Ngài tạo dựng vũ trụ và rồi thoải mái ngồi chơi xơi nước, không để ý gì chuyện thế gian, hay vẫn tiếp tục quan tâm đến cuộc sống của các thụ tạo? 

Phải chăng Ngài quá bận rộn việc chăm sóc những nhân vật quan trọng và vì thế không còn đủ thời giờ để săn sóc quan tâm đến những người tầm thường bé nhỏ?

*****

Qua Tin Mừng (Mc 5, 21-43), thánh Marcô đã trả lời cho chúng ta: Ngài trình bày khuôn mặt Đức Giêsu rất sống động, là một Thiên Chúa luôn yêu thương, luôn quan tâm đến con người:

Đám đông dân chúng đã đang tụ họp lắng nghe Chúa giảng dạy. Đây là dịp tốt, rất thuận lợi cho việc truyền bá giáo lý, nên chắc hẳn Chúa đã chuẩn bị cẩn thận bài nói chuyện.  

Chúa đang giảng, bỗng dưng chương trình của Chúa bị xáo trộn, bởi ông Giairô trưởng hội đường, đến cắt ngang bài nói chuyện và xin Chúa chữa con gái ông sắp chết. 

Nhìn thấy nỗi khổ của người cha, Chúa đã sẵn lòng hy sinh, bỏ chương trình riêng, bỏ kế hoạch riêng của Chúa, để đáp ứng nhu cầu của người đang cần cứu giúp.

Tin Mừng cũng cho thấy: Chúa không hề phàn nàn, trách móc, hay kêu ca, vì người ta cắt ngang, làm Chúa phải bỏ dở chương trình của Chúa.

Rồi trên  đường  đi, Chúa cảm thấy có người đụng chạm vào Ngài, người đó là một người  đàn bà bị bệnh loạn huyết.

Chúng ta có thể hiểu và thông cảm cho Chúa: nếu Chúa có trở nên gắt gỏng, bất nhẫn, khó chịu với bà:

"Tại sao bà lại làm phiền tôi chứ? Bà không thấy rằng: tôi đang bận phải đi cứu giúp gấp con ông trưởng hội đường khỏi chết sao?  Bà và chuyện của bà có thể đợi được mà?"

Nhưng, thay vì bất nhẫn hay trách móc, Chúa Giêsu đã nhận thấy người đàn bà này cũng đáng thương, cũng cần được chữa lành, tuy dù bệnh tật của bà không quan trọng bằng chuyện đứa con sắp chết của ông Giairô. Nhưng với lòng thương cảm, Chúa đã quay lại bảo bà: "Này con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và con được khỏi bệnh."

*****

Qua  đoạn Tin Mừng trên đây, chúng ta thấy được hình ảnh của một Thiên Chúa giàu lòng yêu thương và luôn quan tâm đến mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc.

- Ngài không quá bận, trong việc điều khiển vũ trụ.
- Ngài có thời giờ cho những nhân vật quan trọng có tên tuổi như ông Giairô trưởng hội đường, nhưng Ngài cũng có thời giờ cho những người tầm thường bé nhỏ như người đàn bà không tên tuổi bị bệnh loạn huyết. 
- Ngài có thời giờ cho Đức Giáo Hoàng, cho các vị lãnh đạo, cho những người quan trọng, và Ngài cũng có thời giờ cho những người tầm thường như chúng ta.

Kiểm điểm lại cuộc sống, có lẽ chúng ta cần phải khiêm nhường xin ơn tha thứ, vì rất có thể nhiều lần chúng ta, tuy không quá bận như Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại không dành thời giờ cho việc thờ phượng Chúa, ngày Chúa Nhật ở nhà thờ, và sáng chiếu cho giờ kinh gia đình. Và chúng ta cũng lại không dành thời giờ cho những anh chị em sống bên cạnh, khi họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. 

Hơn nữa, thay vì ân cần lắng nghe, theo dõi, đáp ứng những nhu cầu của anh chị em, chúng ta đã vô tình, đã nhẫn tâm nhắm mắt, bịt tai, và xua đuổi họ.

Có lẽ còn lâu lắm và không biết đến bao giờ chúng ta mới học được ở nơi Chúa: bài học của sự cảm thông nâng đỡ, để được nên giống Chúa, để được Chúa thương?

Nếu ngày xưa, Chúa đã có thời giờ lo cho dân chúng, lo đáp ứng những nhu cầu của họ, thì ngày hôm nay Ngài cũng vẫn luôn có thời giờ cho mỗi người chúng ta.

Điều quan trọng là chúng ta có đến với Chúa, để kêu xin Người giúp đỡ không ?

Nếu Chúa đã có thời giờ lo cho chúng ta, thì chúng ta cũng phải tìm thời giờ mà phục anh chị em chúng ta nữa. 

Lạy Chúa, xin giúp con biết tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, biết cố gắng biểu lộ lòng tin, và lòng nhiệt thành cùa con đối với Chúa, qua việc quan tâm giúp đỡ những anh chị em đang cần đến sự giúp đỡ của con. Amen.

-------------------

 

Bài 7: Sức mạnh của 4 chữ: “Em viết hay lắm!”

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 570

Bạn thân mến,

Malcolm Dalkoff là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương. Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình.

Một lần nọ, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn: Loài vật là bạn thân của con người.

Sau đó, cô phân công mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện.

Dalkoff thích lắm. Ngay chiều hôm ấy, cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin, đem nộp truyện của mình cho cô giáo, vào buổi học tuần sau.

Những gì cậu viết, cũng như điểm số mà cô giáo đã cho, không hề quan trọng.

Đối với cậu, điều quan trọng nhất, mà cũng là điều cậu nhớ nhất lại chính là 4 chữ cô giáo đã phê:

Em viết hay lắm!

Chỉ 4 chữ này cũng đủ thay đổi toàn bộ cuộc đời cậu bé.

Trước khi nhận được 4 chữ đó, cậu chưa bao giờ có khái niệm về bản thân hay những điều mình đã làm.

Còn sau buổi học hôm ấy, cậu đã chạy thật nhanh về nhà, ngồi ngay vào bàn và bắt đầu viết một câu truyện ngắn, một câu truyện về tất cả những điều cậu đã từng mơ tới và không bao giờ dám nghĩ: mình có thể biến những giấc mơ đó thành hiện thực.

Cậu viết ngày càng nhiều hơn. Và cứ được một truyện, cậu lại mang ngay tới cho cô giáo của mình để xin nhận xét.

Nhiều năm trôi qua, Malcolm Dalkoff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, thay cho cậu bé tự ti ngày nào.

Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình.

Điều cậu phải cảm ơn cô, không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu, mà chính là 4 chữ đầu tiên cô đã từng phê “Em viết hay lắm!”, bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời cậu.

(Nguồn: Trái tim có điều kỳ diệu - Nhà Xuất Bản trẻ  2002)

*****

Có những lời nói, có những cử chỉ tưởng như vô tình, lại trở thành nguyên nhân thay đổi cho cả một đời người.

- Biết bao con cái rơi vào sự tự ti mặc cảm, khi cha mẹ vô tình lặp lại lời chê trách đối với con.

- Biết bao con người trở thành hung dữ, khi cha mẹ luôn gieo vào tâm trí trẻ thơ những lời nói, những việc làm, chất chứa đầy hiềm khích, bất công.

Và ngược lại,

- Biết bao con người đã bẻ gãy ổ khoá tự ti mặc cảm, để can đảm vào đời, khi nhận được một sự khích lệ, một sự cảm thông từ những người thân.

- Biết bao con người đã hoàn thiện, nhờ vào gương lành của tha nhân đã gieo vào lòng họ những lời nói, những việc làm tốt.

Những lời nói, những việc làm của ta, tưởng như vô tình, nhưng thực ra nó vẫn âm thầm gieo vào lòng những người chung quanh ta, để có thể biến đổi họ, theo cách sống của chúng ta.

Cha ông ta vẫn thường nói:

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Nói cho vừa lòng nhau, không phải là xu nịnh, để lấy lòng nhau, hay lừa dối lòng mình.

Nhưng là lựa lời để nói:

- Nói để xây dựng con người.
- Nói để giúp họ thăng tiến.

Đừng dùng lời nói làm đau lòng người khác, và cũng đừng dùng lời nói để kết án anh em.

Một lời nói có thể thay đổi cả đời người.

Vậy: Hãy trao tặng cho anh em những lời nói thật chân tình và đầy ắp yêu thương.

Lời nói không mất tiền mua, không phải để chúng ta phung phí bừa bãi, nhưng biết quý trọng từng lời.

Lời nói thể hiện nét đẹp văn hoá nơi con người.

- Hãy biết chắt lọc ngôn ngữ.
- Hãy làm cho lời nói của ta có giá trị, bằng cách biết dùng lời cho vừa lòng nhau.

*****

Lời Chúa trong Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 4, 26-34) mời gọi chúng ta:

- Hãy ra đi gieo vãi Lời Chúa.
- Gieo trong kiên trì.
- Dù đêm hay ngày.

Người gieo giống luôn gieo vào nhân thế hạt giống của Tin Mừng, hạt giống của yêu thương và hạnh phúc.

Nếu cô giáo của Malcolm Dalkoff đã không gieo vào lòng cậu bé lòng tin và nghị lực, thì không có một nhà văn tài ba.

Người Kitô hữu không gieo Lời Chúa, thì làm sao có cánh đồng lúa bát ngát bông lúa vàng, là tâm hồn các tín hữu?

“Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này cứ âm thầm nảy mần và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy cũng không hề biết”.

Sự kỳ diệu của hạt giống, là vẫn âm thầm lớn lên, theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả, cho đàn chim đến trú ngụ.

Người Kitô hữu hãy gieo trong kiên trì, gieo với niềm cậy trông, để nhờ ơn Chúa, những lời ta nói, những việc ta làm, sẽ sinh hoa, sẽ kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn cố gắng gieo vãi yêu thương và hy vọng trong hành trình cuộc sống của con, để mỗi bước chân con đi, luôn để lại những dấu ấn của yêu thương và hy vọng cho mọi người. Amen.

-------------------

 

Bài 8: Một tập tục rất lạ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 571

Bạn thân mến,

Tại một vùng của nước Pháp, dân chúng tại đây có tập tục rất lạ:

Đó là vào sáng sớm Chúa nhật Phục sinh, khi hồi chuông đầu tiên của nhà thờ vừa vang lên, thì tất cả mọi người trong làng đều chỗi dậy, chạy nhanh ra giếng làng, để rửa mắt, trong dòng nước mát lạnh.

Nhiều bạn trẻ không hiểu vì sao mọi người lại chạy ra giếng để rửa mắt, trong khi ngày nay, nhà nào cũng có các vòi nước trong nhà.

Lúc ấy các vị bô lão mới giải thích:

Đó là hình thức cầu nguyện bằng hành động, để qua đó, dân làng cầu xin Thiên Chúa ban cho họ đôi mắt đức tin mới, để họ thấy Đức Giêsu Phục sinh, đang hiện diện sống động ở giữa họ.

*****

Với con mắt định kiến, thiển cận và hẹp hòi, những người đồng hương với Đức Giêsu đã không nhận ra khuôn mặt thật của Người (Mc 6,1-6):

- Họ không tin Người là một tiên tri,
- Lại càng không thể tin Người là Đấng cứu thế,
- và chắc chắn là họ chẳng ngờ: mình là người đồng hương với Con Thiên Chúa.

Chính lòng ghen tỵ, là một trong những nguyên nhân khiến “các tiên tri không được kính trọng ở tại chính quê hương mình”.

Mc. Kenzie nói: “Người có tình yêu thì nhìn bằng viễn vọng kính, còn người ghen tỵ thì nhìn bằng kính hiển vi”.

- Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy quá khứ rất đỗi bình thường của Chúa Giêsu.
- Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy hiện tại của Người không một chút hào quang.
- Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy nơi Người một bác thợ mộc rất mực âm thầm, khiêm tốn.

Chính vì không tin nên họ đã không thấy.

- Thấy ở đây là thấy toàn vẹn con người của Thiên Chúa.
- Thấy ở đây là thấy Người bằng cái nhìn luôn đổi mới.
- Thấy ở đây là thấy với con mắt đức tin.

Tác giả thư Do thái viết: “Đức tin là bảo đảm cho những gì ta hy vọng, là bằng chứng cho những gì ta không thấy”.

James Woodbridge viết: “Đức tin là con mắt để nhìn thấy Chúa, là bàn tay để nắm lấy Người, là sức mạnh giúp ta tự hiến cho Người”.

Cho dù Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Ngài có thể làm được mọi sự, nhưng Người phải bó tay trước sự cứng lòng của con người.

Người đã trở nên bất lực trước những kẻ thiếu niềm tin.

Và quả thật, “Người đã không thể làm được phép lạ nào” tại chính quê hương mình.

Thế mới biết: Con người có khả năng cản trở Thiên Chúa, con người có toàn quyền từ chối quà tặng của Người.

Nếu phép lạ là quà tặng của Thiên Chúa, cần được đón nhận với niềm tin, thì chính niềm tin là ân huệ của Thiên Chúa chỉ có thể nhận được với lời cầu nguyện.

Cần phải cầu nguyện để có niềm tin.

Nhà bác học kiêm triết gia Pascal đã nói: “Để có niềm tin, con người phải quì gối cầu xin”.

Lạy Chúa, chỉ có yêu thương mới xoá bỏ được hận thù, xoá bỏ được thành kiến, xin cho con biết nhìn anh em bằng cặp mắt tôn trọng, biết chấp nhận những khác biệt nơi họ.

Xin xoá tan nơi con những thành kiến, để ngày ngày con gần gũi với mọi người và gắn bó với Chúa hơn. Amen.

-------------------

 

Bài 9: Phương cách giúp hiểu được người khác

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 572

Bạn thân mến,

Có một nữ tu đã kể lại một sự việc đã xảy ra trong cộng đoàn mình như sau:

Vào năm 1982, khi quân đội Israel xâm chiếm Liban, họ đã dồn rất đông người Palestine vào trường học của chúng tôi, để cho những người này tị nạn.

Phản ứng tự nhiên của chúng tôi, dĩ nhiên là phải dè dặt, thủ thế và nghi kỵ.

Bởi, làm sao chúng tôi có thể đối xử niềm nở đối với những hạng người ô hợp, không có văn hoá như thế này:

- Họ tháo gỡ Thánh Giá Chúa khỏi các lớp học, rồi chà đạp dưới chân,
- Họ bẻ gảy các các chân bàn ghế để nấu cơm.
- Nét mặt của họ lúc nào cũng câm lặng, hầm hầm, trông rất khó thương, và cũng rất đáng sợ.

Thế nhưng, các nữ tu của chúng tôi cũng động viên nhau: cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của họ, để tích cực tiếp nhận họ, mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào.

Chúng tôi cố gắng hiểu rằng: Họ đã bị người ta kìm kẹp, dồn nén trong sự dốt nát, để dễ dàng sai khiến và lèo lái.

Rồi dần dần, tâm hồn chúng tôi đã được hoán cải. Và chính những người Palestine này cũng được biến đổi. Và mỗi khi chúng tôi xuống sân trường, thì họ đều chào hỏi chúng tôi cách niềm nở với cách rất thân thiện.

*****

Chúng tôi đã nghiệm ra rằng:

Phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thì chúng ta mới hiểu được họ và thông cảm được với họ.

Đó là bài học, mà chúng ta cần phải học hỏi và rút ra từ chính cuộc đời của Chúa Giêsu, để có thể sống đúng luật bác ái của Ngài:

Để cảm thông với nhân loại tội lỗi, thì Thiên Chúa đã hoá thân làm người.

Và khi làm người, Ngài đã chọn kiếp sống nghèo hèn, cũng như sống thân thiết với người nghèo.

Thiên Chúa muốn nên một với con người, nhất là những người nghèo hèn, cùng khổ, những người bị người ta gạt bỏ ra ngoài lề của xã hội.

*****

Đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 6, 30-34), chúng ta thấy thánh Marcô đã ghi lại sự cảm thông này nơi Chúa Giêsu,

- Trước tiên là với các Tông Đồ: Ngài biết các ông đã rất là mệt mỏi sau chuyến đi công tác về. Ngài không cần đợi các ông ngỏ ý, mà chính Ngài đã lên tiếng trước, khuyên các ông:

“Chính anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng, mà nghỉ ngơi đôi chút”.

- Còn đối với đám đông, Thánh Marcô đã tóm gọn như sau:

“Ngài động lòng thương”.

Trái tim giàu lòng thương xót của Thiên Chúa, như đang từng giây, từng phút, bừng cháy một ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cảm thông và trìu mến, đối với tất cả mọi người chúng ta.

*****

Như vậy, chúng ta đã thấy thật rõ nét:

Chúa Giêsu xuống thế, làm người, là để sống và để thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho loài người.

Có lẽ ai trong chúng ta, ít là cũng đã một lần, được nghe các đoạn Tin Mừng nói về lòng thương xót của Chúa:

– Chúa Giêsu động lòng thương trước cái chết của ông Lazarô và Ngài đã cho ông này được sống lại.

– Chúa Giêsu đã động lòng thương trước sự hối cải của tên trộm trên đồi Calvê và đã hứa ngay Thiên Đàng cho anh: Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi.

– Chúa Giêsu động lòng thương trước cái chết của một thanh niên, con bà goá ở thành Na-in và Ngài đã cho anh ấy sống lại.v.v…

Qua những việc làm cao cả đó, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy được tình yêu của Ngài, đồng thời Chúa Giêsu cũng muốn tỏ bày cho chúng ta nhân tính đích thực của con người Ngài:

Không thể làm người, mà không biết xúc động, cảm thông, trước những nỗi khổ đau của những người chung quanh.

Tục ngữ ca dao dân gian Việt Nam có câu:

“Con nhà tông, không giống lông thì cũng giống cánh”.

- Chúng ta là dân riêng của Chúa Giêsu, là học trò của Chúa Giêsu, và là con cái của Chúa Giêsu. Vậy, chúng ta đã học được điều gì nơi Ngài, để xứng đáng được gọi là học trò của Ngài?

-Chúng ta đã nên giống Ngài ở điểm nào, để xứng đáng được gọi là con cái của Ngài ?

Vậy qua đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô trên đây, mỗi người chúng ta cần phải kiểm điểm lại mình xem:

– Đã bao lần ta thực sự cảm thông, trước lầm lỗi của người khác?
– Đã bao lần ta thực sự chia sẻ, trước những đau khổ của người khác?
– Đã bao lần ta thực sự động lòng thương, trước những người ngày ngày lê lết trên đường phố?…

Lạy Chúa, xin giúp con hạ bức màn che của thế gian xuống khỏi mắt con, để con được nhìn thấy ánh sáng của Chúa.

Xin lấp đầy tâm hồn con bằng tình yêu của Chúa, để con chỉ sống cho Chúa và cho anh anh chị con, để con luôn được an vui trong Chúa, cùng với anh chị em con. Amen!

-------------------

 

Bài 10: Bài học từ chiếc cầu Sông Kwai

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 573

Bạn thân mến,

Cách đây khá lâu, Earnest Gordon thuộc trường đại học Princeton University, đã viết một bài báo với tựa đề: "Chuyện xảy ra bên dòng sông Kwai".

Bài báo tả lại một kỷ niệm của ông, trong khi ông là một tù nhân tại Thái Lan, bên dòng sông Kwai (thuộc tỉnh Kanchanaburi).

Dòng sông này, sau này đã trở nên một bối cảnh cho một cuốn phim nổi tiếng tên "Bridge Over The River Kwai" (Chiếc Cầu Trên Dòng Sông Kwai).

Gordon đã bị bắt phải làm việc, để hoàn thành một con đường rầy xe lửa, dài 250 miles (415 Km), gọi là "Đường Rầy của Sự Chết" do người Nhật xây.

Gordon đã diễn tả:

"Chúng tôi (hơn 16.000 tù binh và khoảng 100.000 dân phu) làm việc từ rạng đông cho đến mặt trời lặn... Chúng tôi lao công với đầu trần và chân không, dưới ánh nắng nóng thật gay gắt. Nhiều người lính phải lảo đảo, vì những cơn bệnh sốt, mà vẫn phải làm công việc của mình. Những người này khi ngã qụy, thì phẳi nằm luôn ở chỗ đó, và cho đến khi mặt trời lặn, mới được bạn đồng nghiệp khiêng về trại tù.

Nhưng, Gordon kể rằng: Kẻ thù số một không phải là người Nhật, hoặc là cuộc sống khó khăn, khổ sở, nhưng chính là những tù nhân. Các tù nhân đã bị mắc chứng bệnh hoang tưởng, do sự sợ hãi quá sức đối với người Nhật. Họ đã sống bằng luật rừng. Họ đã ăn cắp đồ của nhau. Họ không còn tin tưởng ở nhau. Và để lấy một chút thiện ý của người Nhật, họ đã tố cáo nhau. Những người lính Nhật đã té ra cười, khi họ nhìn thấy cảnh các tù nhân cắn xé lẫn nhau.

Nhuệ khí của các tù nhân đã đi đến chỗ kiệt quệ. Họ cần phải làm một điều gì đó để lấy lại nhuệ khí đó, nhưng họ có thể làm gì trong cảnh khó khăn như thế này?

Sau cùng, đã có hai người, được coi là còn giữ được niềm tin vào Thiên Chúa, đã đứng lên và cố gắng làm một việc gì.

Họ có được một cuốn Thánh Kinh và tổ chức nhóm cầu nguyện vào mỗi tối. Nhóm cầu nguyện được phát triển từ mười hai người lên đến con số một trăm.

Qua những bài đọc và chia sẻ, họ đã dần dần biết Chúa Giêsu một cách sâu xa. Những khó khăn trong cuộc đời của họ cũng giống như những khó khăn, mà Chúa Giêsu đã từng trải qua.

Chúa Giêsu cũng đã trải qua những lúc đói bụng, mệt mỏi, bị phản bội, và những lằn roi đau đớn in vào sau lưng. Tất cả những gì về Chúa Giêsu, những việc Ngài làm, những điều Ngài nói, và chính con người của Ngài, đã trở nên rất ý nghĩa, rất sống động cho cuộc sống thực tại của họ.

Các tù nhân đã từ từ không còn nghĩ rằng: Mình là những nạn nhân trong một hoàn cảnh tàn bạo nữa. Họ ngừng tố cáo và giết chết lẫn nhau. Từ đó, cuộc sống của họ được biến đổi hoàn toàn thấy rõ. Họ bắt đầu cầu nguyện, không cho chính bản thân, cho bằng cầu nguyện cho người khác. Và khi họ cầu nguyện cho chính họ thì chẳng phải là để lãnh một ơn gì, nhưng là để xin cho mình được biết chia sẽ những gì mình lãnh nhận được.

Họ tụ họp hát Thánh Vịnh. Những bài Thánh Vịnh đã làm cho đêm tối trở nên sống động và hy vọng. Cái khác biệt giữa những tiếng vui hân hoan và những ngày tháng thinh lặng ngột ngạt, chính là giữa cái chết và sống”.

*****

Câu truyện của hai người lính tiền phong đã biến đổi cả một doanh trại tù nhân, mang một ý nghĩa rất đặc sắc, giúp chúng ta hiểu được phần nào đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 6, 1-15), kể lại phép lạ Chúa đã làm cho bánh hóa ra nhiều, cho khoảng 5.000 người ăn no nê, từ 5 cái bánh lúa mạch và 2 con cá. Ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ thích. Mọi người đều đã ăn no nê. Và sau cùng, họ thu lại được 12 thúng đầy bánh ăn còn dư.

Cũng giống như hai người lính xung phong đã làm những gì mình có thể, giống như em bé trong bài Tin Mừng cũng đã làm điều mình có thể. Em đã dâng cho Chúa Giêsu những gì mình có và để cho Chúa Giêsu làm tất cả. 

Trong hoàn cảnh của em bé, Chúa Giêsu đã biến đổi vài chiếc bánh đơn sơ của em thành rất nhiều phần, ngoài sự tưởng tượng của mọi người.

Trong hoàn cảnh của hai người lính xung phong ở trên, Chúa Giêsu đã lấy danh dự và niềm tin nhỏ bé của họ, để làm nên những việc lạ lùng, không ai dám nghĩ đến.

Điều mà Chúa Giêsu đã làm cho đám đông trong đoạn Tin Mừng trên, và những gì Ngài đã làm cho những người tù nhân trong thời thế chiến, thì cũng là điều mà Chúa Giêsu cũng muốn làm cho chúng ta hôm nay:

- Ngài muốn nuôi sống hàng triệu người đang đói khổ trên thế giới.
- Ngài muốn biến đổi hàng triệu người đang sống trong cảnh thù hận.

Nhưng, Chúa Giêsu cần đến em bé, để đưa cho Ngài mấy chiếc bánh đơn sơ và những con cá cỏn con.

- Ngài cũng cần chúng ta mang cho Ngài những chiếc bánh và những con cá nho nhỏ.

- Ngài cần chúng ta cho Ngài những tài năng, những lời cầu nguyện hằng ngày, và những hy sinh chúng ta làm được.

Nếu chúng ta biết dâng những điều này cho Chúa Giêsu, thì Ngài sẽ lãnh nhận và sẽ chúc lành cho chúng ta, ngoài sự tưởng tượng của chúng ta.

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho con, để con luôn biết sống yêu thương, luôn biết chia sẻ, để góp phần nhỏ bé của con vào công việc phục vụ những anh chị em nghèo khó, đang sống cạnh bên con. Amen.

-------------------

 

Bài 11: Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 574

Bạn thân mến,

Vai chính trong cuốn phim về một nhóm ca sĩ "Damn Yankees" là một người đứng tuổi, tên là Joe Boyd.

Từ khi còn bé, Joe đã ước mơ một ngày nào đó, anh sẽ trở thành một cầu thủ nổi tiếng chơi banh baseball.

Bây giờ Joe đã lớn tuổi, giấc mơ không thể thực hiện được nữa, nhưng chàng vẫn tiếp tục mơ ước.

Rồi vào một buổi tối nọ, một điều kỳ lạ đã xảy ra:

Một người đàn ông tên Applegate đã đi vào cuộc sống của Joe. Applegate đã nói với Joe rằng: Ông ta có thể giúp Joe thực hiện được giấc mơ của mình.

Ông có thể làm cho Joe, từ một người đàn ông đứng tuổi, trở thành một cầu thủ 22 tuổi, chơi cho đội banh Washington Senators.

Vào thời đó, đội Washington Senators là một đội trong liên hội Hoa Kỳ (American League).

Tuyệt vời hơn nữa, là Joe không những sẽ trở thành cầu thủ nổi tiếng, mà còn giựt được cờ vô địch New York Yankees.

*****

Applegate là ai vậy?

Có lẽ chúng ta có thể đoán ra được câu trả lời rồi, đó là thằng quỉ đội lớp người.

Sau khi nói sơ qua những gì Joe sẽ được, thì Applegate ra một điều kiện là anh phải bán linh hồn mình cho nó, để đổi lấy danh tiếng.

Joe nghĩ: chẳng có lý do gì, mà mình lại chối từ, không đồng ý với thằng quỉ Applegate, để thực hiện giấc mơ của mình.

Sau cùng, Joe đã đồng ý với thằng quỉ, nhưng với một điều kiện là nếu bất thình lình trước khi giựt được cờ vô địch, thì hợp đồng vẫn có thể bị hủy bỏ.

Applegate nghĩ rằng: một khi Joe đã được nổi tiếng rồi, thì chắc chắn anh sẽ bị danh tiếng làm cho ngu muội và sẽ không bao giờ hủy bỏ hợp đồng đâu, và nó đã đồng ý.

Sau khi mọi sự đã được thỏa thuận, Joe đã hôn lên má người vợ của mình đang ngủ và để lại một tấm giấy với những lời tạm biệt. Joe bắt đầu một cuộc sống khác.

Joe đã gia nhập vào đội banh Senators như là một lính mới và dần dần anh đã được nổi tiếng trong nhóm. Joe đã được nhiều người thích baseball mộ mến, và nhiều người trẻ đã coi Joe là một thần tượng. Nhiều người già còn mơ ước rằng Joe là một trong những người con của họ.

Đó là những giây phút thật hào hứng. Anh không bao giờ dám nghĩ rằng: cuộc sống của anh tràn đầy sự ngọt ngào đến như thế. Anh không bao giờ dám mơ rằng thế giới tuyệt vời đến như thế.

*****

Tiếp tục cuốn phim, một điều không ngờ đã xảy ra cho Joe:

Mặc dù có danh tiếng và có những vận may bất ngờ, Joe vẫn cảm thấy chán nản trong cuộc sống.

Một buổi tối nọ, Joe đã ngồi và nhìn vào một bức tường, và trong thâm tâm của anh, anh đang nhìn thấy một sự trống rỗng. Danh tiếng và vận may đã không có thể nào làm cho tâm hồn no thỏa được. Và Joe vẫn không hiểu tại sao.

Rốt cuộc, ngày hạn đã sắp đến để giao linh hồn mình cho quỉ.

Còn danh tiếng, cờ hiệu, trong tâm trí của Joe chỉ là con số không.

Sau cùng, Joe đã quyết định một việc mà anh không bao giờ nghĩ đến, đó là trước khi giựt được giải cờ hiệu, anh sẽ hủy bỏ hợp đồng với Applegate.

Có lẽ lý do mà Joe quyết định hủy bỏ hợp đồng, là bởi vì trong tâm trí của Joe đã nghe được tiếng nói của Chúa Giêsu:

"Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình thì được ích gì?" (Lc 9:25).

Cho dù là lý do nào đi nữa, thì Joe đã biến khỏi thế giới của môn thể thao baseball một cách huyền bí, giống như lúc anh bước vào.

Một vài ngày sau, Joe đã trở về căn nhà của mình. Anh hôn vợ của mình và anh đã trở lại một người đàn ông đứng tuổi hồi trước, Joe Boyd, một người đã từng mơ ước để trở thành một cầu thủ baseball nổi tiếng.

*****

Câu truyện của Joe Boyd gợi lên một tư tưởng, mà chúng ta gặp thấy trong đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan:

"Các ngươi hãy ra công làm việc, không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời... Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ." (Ga 6, 24-35).

Điều mà Chúa Giêsu phán, có thể được tóm gọn trong một câu: Không vật gì ở thế gian này có thể thỏa mãn được trái tim đói khát của con người.

Đó là bài học, mà chúng ta cần phải biết, nếu chúng ta muốn đi tìm hạnh phúc thật.

Danh tiếng và của cải sẽ hứa cho chúng ta được no thỏa về phần xác, nhưng cuối cùng, nó chỉ làm cho cuộc đời chúng ta càng thêm đói khát, và rống rỗng vô nghĩa thôi.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con đừng bao giờ quên đi một chân lý cao cả, mà Chúa đã dạy con hôm nay: Của ăn, của uống thuộc thế giới vật chất này, sẽ không bao giờ làm no thỏa trái tim đói khát của con, bởi trái tim con được dựng nên cho Chúa, cho nên con chỉ có thể được no thỏa trong Chúa mà thôi.

Xin Chúa giúp con hiểu và sống cách sâu xa bài học này. Amen.

-------------------

 

Bài 12: Giấc mơ lạ của người phụ nữ

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 575

Bạn thân mến,

Vào một đêm nọ, một người phụ nữ nằm mơ:

Chị thấy mình bước vào một siêu thị khá lớn. Khách hàng ở đây cũng khá tấp nập.

Có một quầy hàng thật đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên, cố nhón gót chân lên, thì bỗng thấy Chúa Giêsu đang đứng bán hàng ở quầy hàng này.

Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng nữa sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?

Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.

Chị liền nói một hồi:

Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và có tự do không sợ hãi…. Suy nghĩ một lúc, rồi chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi, nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.

Chúa mỉm cười và nói: Này con yêu dấu, ở đây, Ta không có bán hoa trái, mà chỉ bán hạt giống mà thôi. (Anthony de Mello).

*****

Đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 4, 26-34), chúng ta thấy Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống, để rao giảng về Nước Thiên Chúa.

Hình ảnh Chúa dùng rất cụ thể và cũng rất dễ hiểu:

Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất.

- Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt.

Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người, sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành.

Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu, của sự thật, không ngừng tăng trưởng xuyên suốt, dọc theo thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa.

Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong các nền văn hoá.

Chúng ta thử nhìn nơi quê hương Việt Nam chúng ta:

Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam đã gần năm thế kỷ.

Trước đó, cả ngàn năm thì đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam.

Những phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện, bởi tất cả những mầm sống, kể cả những giới hạn của các tín ngưỡng đó.

Trên nền tảng của đời sống tâm linh phong phú, mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà, đã xây dựng từ nhiều ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái:

Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung, làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến.

Với những đức tính, như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và thích chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt, để đón nhận những giá trị thiêng liêng, hàm chứa trong Tin Mừng.

Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành:

- những thường thức về vệ sinh, khoa học,
- những hiểu biết mới,
- những đồ vật quý hiếm, cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn,
- những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái...

đã khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý, mà những nhà truyền giáo mang đến cho họ.

Nhờ đó, những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế), như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ, nay được cởi bỏ.

Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.

*****

Rao giảng Tin Mừng cho họ, cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục.

Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ.

Ðó là những điều cần phải làm trước tiên.

Và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự.

Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập, ngõ hầu những thành phần của các địa phương có thể tiếp nối công việc rao giảng Phúc Âm cho chính đồng bào của họ.

Chính họ sẽ là những giáo dân có đức tin vững mạnh, có trình độ kiến thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa những anh chị em mình.

*****

Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, đang truyền giáo tại Hàn Quốc cho biết:

“Trong suốt 50 năm qua, có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển mạnh mẽ và liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc.

Sự phát triển mạnh mẽ này, cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa.

Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người.

Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm.

Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công giáo, tức khoảng 5,4 triệu.

Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”.

(Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).

Với 5.000 linh mục hiện nay, thì tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu.

Hồi năm 2008, số tín hữu Công giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.

Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008.

Trong năm 2009, có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.

Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết:

Trong 10 năm qua, số tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất Châu Á.

Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.

Hiện nay, Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo, làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.

*****

Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).

Một Giáo Hội khiêm nhu, nhỏ bé, dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á.

Và một Giáo Hội không quyền lực, dễ gần gũi với số đông những người nghèo, chỉ mơ ước được làm người, được cơm no, áo ấm, được học hành và có việc làm.

Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội, như là những cộng đồng nhỏ bé, để dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo:

Những cộng đồng nghèo, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, khi gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng, hơn là khép kín.

Sau cùng, đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo.

Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo".

Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế, mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề này.

Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng, không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là

"Làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là

- “làm muối,”
- “làm men,”
- “làm ánh sáng”...

như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ.

Muối, men, ánh sáng, thì không ồn ào, không  áp chế. Công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.

Lạy Chúa, trong những bổn phận dù âm thầm hàng ngày, xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác cho quyền năng, đầy yêu thương của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho công việc của chúng con được thực hiện theo ý Chúa, sẽ đạt kết quả tốt.

Như thế, chính con sẽ trở nên hữu ích cho bản thân con, cho tha nhân, cho mọi người và cho Nước Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con biết kiên trì gieo Lời Chúa, dù gặp điều kiện thuận lợi hay không.

Xin Chúa giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 13: Longinô, người lính đã cầm lưỡi đòng đâm cạnh sườn Chúa

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 576

Bạn thân mến,

Như chúng ta đã biết:

Vào chiều Thứ sáu Tuần Thánh, trên đỉnh đồi Canvê, có một người lính lấy lưỡi đòng đâm thủng cạnh sườn, trúng trái tim Chúa Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra.

Tương truyền rằng:

Kẻ dùng ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Chúa tên là Longinô.

Anh đã được gặp Chúa, đã được biết Chúa và đã được trở lại cùng Chúa.

Khi chết, anh đã được chôn cất tại Pháp và trên phần mộ của anh, người ta cho ghi mấy dòng chữ như sau:

Đây là nơi an nghỉ của Longinô, người đã lấy cây đòng, đâm vào cạnh sườn Đấng Cứu thế.

*****

Chúa Giêsu đã đổ máu, không phải riêng gì do lưỡi đòng của người lính này.

Thực ra, cả nhân loại đã đứng lên giết Chúa.

Trong đó có chính bản thân chúng ta nữa.

Tuy nhiên, cái chết của Chúa, không phải là một vụ thảm sát, nhưng là một cuộc cách mạng.

Cái chết của Chúa không phải là một sự thất bại, nhưng là một thành công to lớn, bởi vì máu Chúa đem lại sự sống, như hạt lúa phải mục nát đi, để mầm sống xanh tươi được vươn lên.

Máu Chúa đem lại ơn tha thứ, như dòng nước tinh tuyền, gột sạch tâm hồn chúng ta, đem lại sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau.

Nếu như tâm hồn chúng ta đang thất vọng, chán nản vì tội lụy, nếu như tâm hồn chúng ta đang mang những vết thương cuộc đời, thì chúng ta hãy chạy đến với Chúa, để Người chăm sóc và băng bó, để Ngài chuyền máu, mà cứu chữa. Bởi vì, chỉ trong Người, chúng ta mới biết được sự sống thực là gì.

Tiếp đến, chúng ta hãy nhìn thẳng vào trái tim Chúa, để cảm nghiệm được tình yêu của Chúa chảy sang tâm hồn chúng ta.

Và để trái tim của chúng ta có chung một nhịp đập với trái tim Chúa.

*****

Thực vậy, dù là ai ai đi chăng nữa, chúng ta cũng vẫn có quyền được chia sẻ với trái tim Chúa, chúng ta vẫn được nghe nhịp đập của trái tim Chúa thổn thức như Gioan thuở trước.

Nhân loại ngày nay đang cố gắng thay tim và ghép tim.

Chúng ta cũng hãy đến với Chúa, để Ngài đổi cho chúng ta một trái tim mới.

Đúng thế,

- Có khi con tim chúng ta đã già nua và bệnh hoạn, trong khi tuổi đời vẫn còn trẻ.

- Có khi con tim của chúng ta đã bị chia năm xẻ bảy, trong đó Thiên Chúa chưa chắc đã có lấy được một phần nhỏ nhoi.

- Có khi con tim của chúng ta đã mệt mỏi và trở nên băng giá, không còn hăng hái nhiệt thành như thuở chúng ta mới biết Chúa và yêu Chúa.

- Có khi con tim của chúng ta đã ngoại tình, đã lang chạ, nghĩa là không còn trung thành với Chúa, trái lại đã xé rào, để chạy theo những thần tượng giả dối, như tiền tài, lạc thú và danh vọng….

*****

Hãy hồi tâm, xét mình và kiểm điểm lại đời sống, để xem tình trạng con tim của mình như thế nào.

Bởi vì, không ai muốn mang lấy một trái tim bệnh hoạn, không ai muốn chấp nhận một trái tim bị chia xẻ.

Cựu ước đã diễn tả: Thiên Chúa là Đấng hay ghen, cho nên Ngài càng không thể chấp nhận trái tim bệnh hoạn, chia sẻ và chai đá.

Ngài chỉ bằng lòng cư ngụ trong một trái tim trong sạch, và hoàn toàn trống cho Ngài.

Tất cả những danh vọng, của cải và lạc thú…., phải được dời qua một bên, để dành chỗ ưu tiên số một cho Chúa.

Hãy dâng lên Chúa trái tim nhỏ bé của chúng ta, cùng với một tình yêu trọn vẹn, không chia năm xẻ bảy, để cuộc đời chúng ta được thuộc trọn về Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng con theo hình ảnh Chúa. Chúa đã phú bẩm cho con một trái tim để yêu thương.

Xin cho con luôn biết tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống trong yêu thương và phục vụ, nhất là yêu thương và phục vụ những người nghèo khổ đang sống chung quanh chúng con. Amen.

-------------------

 

Bài 14: Cảm nghiệm của Steve Garwood về phép Mình Thánh

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 577

Bạn thân mến,

Steve Garwood là một nhà thầu tại tiểu bang South Carolina và cũng là một thừa tác viên Thánh Thể của giáo xứ.

Một hôm, sau Thánh Lễ Chúa Nhật, ông mang Mình Thánh Chúa đến cho bệnh nhân như thường lệ.

Hôm đó, trong khi bệnh nhân đang chuẩn bị, dọn mình để rước Chúa, thì Steve đặt lên bàn thờ của gia đình một cái hộp nhỏ, mạ vàng, bên trong có đựng Mình Thánh Chúa.

Khi Steve đang nghiêm trang quì gối trước Mình Thánh Chúa và cúi đầu thật sâu, đang cầm lòng cầm trí cầu nguyện thật sốt sắng, thì bỗng nhiên một cảm nghiệm thật ngọt ngào nảy sinh trong ông, giúp ông nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện thật sự trước mặt mình. Một cảm nghiệm ngọt ngào, mà theo ông, không lời nào có thể diễn tả được. Cảm nghiệm này đã làm cho ông thật sung sướng. Ông đã tả lại như sau: 

Máu đã dồn vào tai tôi, và tất cả những sợi tóc trên đầu tôi đều dựng đứng lên hết. Tôi đã cầu nguyện: 'Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con, một kẻ tội lỗi. Ngài đang ở trước mặt con và Ngài hằng luôn chúc lành cho con' (trích trong cuốn: And You, Who Do You Say I Am?).

*****

Câu truyện trên đây thích ứng với đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 6, 41-52), bởi vì nó nói lên niềm tin và lòng tôn kính đặc biệt nơi Chúa Giêsu Thánh Thể.

Thứ nhất, nó nhấn mạnh đến trung tâm mầu nhiệm của đức tin, đó là niềm tin mà người Công Giáo chúng ta vẫn luôn tin rằng: Chúa Kitô Phục Sinh, đang sống với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, cũng như Ngài đã từng sống xưa kia ở đất Do Thái, cách đây hơn 2.000 năm.

Giải thích rõ ràng hơn về mầu nhiệm này, Công Đồng Vaticanô II đã nói:

"Chúa Kitô vẫn hằng luôn hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong những khi cử hành phụng vụ. Ngài hiện diện trong Thánh Lễ, trong con người linh mục... và nhất là trong phép Thánh Thể.

Chúa Kitô hiện diện trong các bí tích, bằng quyền năng của Ngài. Qua đó,

- Khi một ai đó lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, thì chính là Chúa Giêsu rửa tội cho người đó.

- Chúa Giêsu còn hiện diện qua những lời Phúc Âm. Khi Giáo Hội tuyên bố Phúc Âm, thì những lời đó chính là Chúa Giêsu phán.

- Sau hết, Ngài còn hiện diện khi Giáo Hội cầu nguyện và ca hát, bởi chính Ngài đã hứa: "Ở đâu có hai ba người tụ lại cầu nguyện với Danh Ta, thì Ta ngự ở giữa họ" (Constitution on the Sacred Liturgy).

*****

Trong tất cả mọi cách, Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, Bí Tích Thánh Thể vẫn là cách đặc biệt nhất.

Điều này được giải thích trong đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan:

"Ta là bánh ban sự sống... Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là Thịt Ta, để cho thế gian được sống." (Ga 6, 41-52),

Và như thế, chúng ta thấy câu truyện của Steve Garwood nhấn mạnh mầu nhiệm chính yếu của đức tin, đó là Chúa Giêsu Phục Sinh đang ngự giữa chúng ta, qua Bí Tích Thánh Thể một cách sống động như thời xưa.

Do đó, người Công Giáo có lòng tôn kính đặc biệt đối với Bí Tích Thánh Thể.

Cũng giống như Tôma, người môn đệ đã quì gối xuống trước mặt Chúa Giêsu Phục Sinh và thốt lên:

"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa con!" (Gn 20:28)

thì chúng ta cũng cần phải tìm những giây phút thinh lặng, để quì gối trước Thánh Thể Chúa, và khiên tốn thân thưa với Chúa như Tôma xưa: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa con!"

Lạy Chúa, xin tăng thêm niềm tin cho con, để con có thể xác tín thật sự: Máu và Thịt của Con Chúa đang hiện diện trong phép Thánh Thể, để con thường xuyên đến kính viếng, và nhất là siêng năng đến lãnh nhận với tất cả lòng thành, để hôm nay con được kết hợp với Chúa, và mai sau con được sống với Chúa muôn đời. Amen.

-------------------

 

Bài 15: Niềm hãnh diện của người vô tín ngưỡng

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 578

Bạn thân mến,

Có một người vô tín ngưỡng, dừng chân lại ở một nông trại, qua những câu chuyện trao đổi về cuộc sống thường nhật, anh đã lớn giọng nói với ông chủ trại:

- Chẳng bao giờ tôi tin điều tôi không hiểu.

Ông chủ nông trại nói:

- Điều này hơi “bị” khó đấy nha !

- Này nhé, thí dụ trong trại này, cậu có thấy đồng cỏ không?
- Ngựa của tôi ăn cỏ, lớn lên nó mọc lông khắp mình.
- Con cừu ăn cỏ, thế là nó có len.
- Con ngỗng của tôi ăn cỏ, cả mình nó đầy lông vũ….

Cậu có hiểu tại sao không?

*****

Thực vậy, cho dù thông minh uyên bác đến mấy, người ta cũng không thể hiểu rõ toàn bộ những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, hay trong cuộc sống quanh ta.

Một số kiến thức khoa học, chúng ta cũng chỉ nghe nói lại, chứ đâu phải là ta đích thân thí nghiệm và biết cặn kẽ chính xác.

Vậy mà chúng ta vẫn tin, chúng ta tin có vi trùng, chúng ta tin trái đất tròn, chúng ta tin nước gồm hai thành phần khí hợp lại...

Từ lãnh vực tự nhiên, chúng ta bước sang lãnh vực siêu nhiên cũng vậy.

Không ai hiểu được các mầu nhiệm trong đạo:

- Chúng ta tin, là vì Chúa dạy, vì Chúa thấu suốt mọi sự và cũng vì yêu thương chúng ta, mà Chúa đã tỏ bày cho chúng ta. Đó là căn bản của mọi niềm tin.

- Mầu nhiệm Thánh Thể, là mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đích thân dạy dỗ. Thánh Gioan đã nghe và tường thuật lại cho chúng ta, tường thuật khá đầy đủ.

Nhưng chính thánh Gioan, cũng như đa số những người nghe Chúa nói, không ai đã hiểu hết được.

Họ đã chia làm hai phe:

- Một phe tỏ ra khó chịu. Họ cho rằng những lời này làm chói tai, ai có thể chấp nhận được, nên họ đã bỏ ra đi.

- Một phe thiểu số còn lại, cũng không hiểu gì mấy, nhưng vẫn tin vào Chúa, vì tin Ngài là Đấng Cứu Thế, tin là Con Thiên Chúa hằng sống nói.

Chúa biết trình độ hiểu biết giới hạn của con người, kể cả những nhà hiền triết Đông Tây, nên Chúa đòi hỏi phải có lòng tin, tin vào Lời Ngài.

Thấy nhiều người bỏ đi, Chúa buồn lắm, nhưng Chúa không rút lại lời đã khẳng định.

Chúa cũng đã không níu kéo họ lại, bởi vì lòng tin phải được biểu lộ hoàn toàn tự do.

Niềm tin đòi ta vượt lên trên ánh sáng của khoa học.

Không phải chỉ học về lòng tin, mà là dấn thân, mà là thực hành trong cầu nguyện, trong việc đón nhận lời mạc khải từ Thiên Chúa.

Lắng nghe Lời Chúa và làm theo lời Chúa dạy, từ đó sẽ có lòng tin, một lòng tin chính Chúa ban tặng cho.

Lòng tin vào Thánh Thể, có thể nói được là lòng tin trung tâm của đời sống Kitô hữu, đến nỗi người ta thường gọi người giữ đạo là những người có đi lễ.

Lòng tin vào Thánh Thể gồm hai khía cạnh rõ rệt:

- Thứ nhất là ăn bánh sự sống,
- Thứ hai là chia sẻ sự sống Đức Kitô, Ngài là tình yêu hiện thực.

Lòng tin như thế, nhất thiết phải xây dựng trên Lời Chúa, phải tiếp nhận Lời Chúa với lòng mến yêu tôn kính. Vì “Lời Chúa là Thần Trí và là Sự Sống”.

Đó là tâm tình chúng ta cần phải có khi đọc Tin Mừng.

Chúa Giêsu thường được kể là một vĩ nhân, một học giả, một ngôn sứ, một nhà giải phóng... Nhưng còn hơn thế nữa, Ngài là Thiên Chúa yêu thương.

Lạy Chúa, bỏ Ngài, chúng con biết theo ai? Vì Ngài có những lời ban sự sống đời đời. Chúng con tin nhận Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho con và giúp con chia sẻ tình thương của Chúa cho mọi người, trong cuộc sống hằng ngày, qua những chia sẻ, qua những việc từ thiện bác ái của con. Amen.

-------------------

 

Bài 16: Chuyện khá thú vị về một tên cướp

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 579

Bạn thân mến,

Trong quyển nhật ký đời mục vụ, cha Mu-rây (Murray) cỏ kể lại một câu chuyện khá thú vị, nhưng cũng rất đáng chúng ta suy nghĩ:

Một hôm, cha Mu-rây đang lủi thủi đi trên một phố vắng, giữa đêm khuya, để mang Mình Thánh Chúa đến cho một bệnh nhân hấp hối, đang nguy kịch.

Tới một góc phố, bỗng cha gặp một tên cướp, từ trong hẻm tối nhảy ra, chĩa súng vào cha và quát to: “Đứng lại, đưa bóp tiền đây!”.

Cha Mu-rây mở áo khoác, để lấy tiền.

Trong ánh sáng lờ mờ của đèn đường, tên cướp ngó thấy ngài mặc áo sơ-mi đen và ở cổ lại có miếng thẻ nhựa trắng ngang cổ (Clergyman, áo của tu sĩ), nó nhận ra ngay đó là một linh mục.

Hắn ta ấp úng đôi lúc rồi nói:

“Thưa Cha, con không biết. Con xin lỗi, Cha cất tiền đi”.

Cha Mu-rây bình tĩnh lại, rồi ngài móc gói thuốc ra mời hắn ta một điếu. Nhưng hắn lại làm cha ngạc nhiên thêm một lần nữa, khi nghe hắn nói:

“Cám ơn Cha, bây giờ là đang Mùa Chay, con không hút thuốc”.

*****

Có những người coi việc giữ luật là quan trọng, còn tình trạng tâm hồn họ thế nào thì họ không quan tâm, họ coi là không đáng kể:

Họ thấy cần thiết phải giữ chay. Còn việc đi ăn trộm, ăn cướp thì coi chả ra sao.

Đó là một sai lầm, mà Chúa Giêsu luôn tìm cách để chính sửa.

Có thể coi đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa tâm tình và cách giữ đạo của những người biệt phái và của nhóm các môn đệ của Chúa Giêsu:

- Các biệt phái nghiêm chỉnh giữ luật rửa, luật tắm rửa trước khi dùng bữa. Những kiểu tắm rửa, lau chùi, rửa bình.... Không phải vì lý do vệ sinh, nhưng là do nghi lễ thanh tẩy.

Họ khó chịu, chê trách Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài, vì đã không tuân giữ các lề luật đó.

Chúa không khắt khe với các môn đệ trong việc giữ luật cũ, dù nhóm môn đệ rất nhiệt thành giữ đạo.

Nhưng đôi khi trong nếp sống, cũng họ cũng bị lây nhiễm một vài thói tục, mà người biệt phái cho là phóng túng.

Chúa Giêsu coi những chuyện này không quan trọng, bởi chủ yếu là do tấm lòng.

Chúa luôn bảo vệ, và bênh vực những kẻ, mà nhóm bảo thủ cho họ là người xấu, người tội lỗi, những người thu thuế, các cô gái điếm.

Chúa tỏ lòng nhân từ và khoan dung với những người nghèo khó, bé mọn.. nhất là khi những người này bị xét đoán gay gắt.

*****

Một lý do khác nữa, là Chúa Giêsu nghĩ tới một Giáo hội phổ quát, chứ không đóng khung trong dân tộc Do Thái.

Những phong tục, tập quán của Do Thái là tốt, nhưng đã đến lúc phải mở rộng hơn, để đón nhận mọi nếp sống, mọi nền văn minh trên toàn thế giới.

Vậy phải sàng sảy, phải chọn lọc, chỉ giữ lại những gì là cốt yếu và phải coi nhẹ những điểm phụ thuộc.

Chúa bảo: Có một số cổ lệ, không do Thiên Chúa, mà chỉ do con người lập ra. Những cổ lệ đó cần phải đổi thay, cần phải điều chỉnh, để làm sáng tỏ tinh thần tôn kính Thiên Chúa và chu toàn bác ái đối với anh em.

Nếu không, chúng ta sẽ bị ngôn sứ Isaia nặng lời quở trách:

Dân này thờ kính Ta chỉ ngoài môi miệng, mà lòng trí thì ở xa Ta”.

- Phải làm sao cho sáng tỏ tinh thần, không bị lu mờ hay che khuất, bởI nếp sống hình thức bên ngoài.

- Phải làm sao cho mọi người, tín đồ, cũng như những người chưa tin, thấy điều quan trọng là ở tâm tình, chứ không phải ở luật lệ, ở hình thức, hay ở lễ nghi thờ tự. Những điều này chỉ có giá trị, nếu làm nổi bật tinh thần bên trong, đó là mến Chúa, yêu người.

Lạy Chúa, xin thanh tẩy con, để con biết tôn trọng tinh thần của luật, hơn là câu nệ ở những thói quen, hay tục lệ, luôn biết nhìn anh em theo hướng bác ái yêu thương như Chúa đã dạy và đã làm gương cho con. Amen.

-------------------

 

Bài 17: Vị tiên tri cô độc

Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 580:

Bạn thân mến,

Người Ấn Ðộ thường kể lại cho nhau câu chuyện ngụ ngôn sau đây:

“Vì tội lỗi của loài người, nên Thượng đế doạ sẽ trừng trị họ bằng một trận động đất. Ðất sẽ nứt nẻ ra và nước sẽ bị rút hết vào trong lòng đất... Sau đó, một thứ nước độc sẽ tràn ngập khắp mặt đất. Ai uống vào sẽ trở nên bất bình thường”.

Một vị tiên tri nọ đã không dám xem thường lời đe doạ của Thượng đế, nên ông đã chuẩn bị để đương đầu với biến cố này, bằng cách từng ngày, ông đem nước lên một ngọn núi cao. Ông là làm một cái hồ dự trữ, rồi cho số nước dự trữ vào đó. Số nước ông dự trữ đủ để cho ông sống đến ngày tàn của cuộc đời...

Rồi trận động đất đã xảy đến, bao nhiêu sông nước trên mặt đất đều lần lượt biến mất, một thứ nước khác được thay thế vào.

Một tháng sau, vị tiên tri trở lại đất bằng, để xem những gì đang xảy ra cho loài người.

Ðúng như lời đe doạ của Thượng đế, mọi người sống trên mặt đất đều hoá ra điên điên, dại dại.

Nhưng kỳ lạ thay, loài người không ý thức được tình trạng điên dại của mình. Trái lại, ai cũng muốn ra đường để chế diễu vị tiên tri, vì họ cho rằng ông mới là người điên dại...

Buồn tình, vị tiên tri trở lại chốn núi cao của mình. Ông sung sướng, vì nước dự trữ vẫn còn và ông vẫn là người duy nhất còn có một tâm trí lành mạnh, bình thường...

Nhưng, ngày qua ngày, ông cảm thấy không chịu nổi sự cô đơn của mình. Ông khao khát được sống một cách bình thường với những người đồng loại.

Thế là một lần nữa, ông xuống núi, trở lại đồng bằng.

Và một lần nữa, ông lại bị dân chúng ruồng rẫy, vì họ cho rằng ông không còn giống họ nữa.

Không còn chịu dựng nỗi sự cô đơn, sự hắt hủi, và sự ruồng rẫy của những người đồng loại, nên vị tiên tri đành quyết định rời bỏ chốn núi cao, nơi dự trữ nước an toàn của mình, và đã xuống đồng bằng, cùng uống nước mới với người đồng loại, và chấp nhận trở nên điên điên, dại dại như họ...”

Con đường dẫn đến chân lý, không phải là con đường rộng thênh thang.

Người đi tìm chân lý, thường là người cô độc...

*****

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng kính thánh Toma tông đồ (03/07). Chúng hãy cùng suy nghĩ về lời bất hủ của ngài, khi ngài tuyên bố về sự sống lại của Chúa:

“Nếu tôi không xỏ tay tôi vào lỗ đinh và cạnh sườn Ngài, tôi không tin...” (Ga 20, 24-29)

Theo phương pháp khoa học, thì nhiều người đã lấy câu nói của Toma làm châm ngôn cho việc đi tìm kiếm chân lý: Nghĩa là, nếu tôi không kiểm chứng được, nếu tôi không sờ mó được, thì tôi không chấp nhận điều đó là đúng...

Thái độ này chưa hẳn là thái độ thực tiễn trong cuộc sống. Bởi, giá trị cao cả nhất trong cuộc sống, đó là sự tin tưởng, sự tín nhiệm đối với người khác:

- Ðau yếu, thì đi mua thuốc, chúng ta buộc phải tin tưởng ở người bán thuốc.

- Đau nặng hơn, thì chúng ta phải tìm đến Bác sĩ, tìm đến bệnh viện…..

- Lạc đường, thì chúng ta buộc phải tin tưởng ở lòng thành thật của người chỉ lối...

- Thái độ đó càng đúng hơn trong lĩnh vực Ðức Tin...

Chúng ta tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu, không phải vì chúng ta đã thấy Người hiện ra, nhưng chỉ vì lời chứng của các tông đồ, của các tiền nhân...

Một thái độ như thế, đòi hỏi rất nhiều phấn đấu của lý trí.

Lắm khi, chúng ta chỉ là một thiểu số cô độc.

Chúng ta dễ dàng rơi vào nỗi cô độc của những người đang đi tìm chân lý.

Người Kitô hữu thường phải đi ngược dòng:

- Ðiều người đời cho là bất bình thường, thì có lẽ phải là cái bình thường đối với người Kitô.

- Ðiều người đời cho là yếu nhược, thì có khi lại là sức mạnh của Thiên Chúa, của người Kitô.

- Ðiều người đời cho là điên dại, có khi lại là lẽ khôn ngoan của người Kitô.

Lạy Chúa Giêsu, đức tin của con như hạt sương mai nằm trên lá, trên nhành cây, để nguyên thì nó còn, mà nếu đụng vào thì nó sẽ mất.

Xin Chúa thêm đức tin cho con, để cho dù con không thấy Chúa, nhưng con vẫn vững tin Chúa đang hiện diện bên con trong cuộc đời. Amen.

-------------------

Những sách đã in (50 cuốn):
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html

*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (5 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
4. Chuyện gà mái ấp trứng đại bàng – Sách 4
5. Chuyện “Số Con Rệp” – Sách 5

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (10 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
6. Phút thánh hoá gia đình đầu năm mới - Sách 6
7. Năm Mão nói chuyện con mèo - Sách 7
8. Một kiểu sống lại không vui - Sách 8
9. Chuyện con gà trống - Sách 9
10. Kinh cầu các thánh chẳng hề  được phong - Sách 10

III. - Chuyện kể cho các gia đình: (23 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15
16. Kinh nghiệm của những người trở về “Từ Cõi Chết” nói với ta - Sách 16
17. Quyển nhật ký của mẹ - Sách 17
18. Phép lạ từ việc sùng kính Đức Mẹ - Sách 18
19. Ngày của bố - Sách 19
20. Chuyện 2 cha con hoang đàng - Sách 20
21. Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Sách 21
22. Chuyện Quỷ Ám là có thật - Sách 22
23. Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Sách 23

IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (4 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3
4. Sách tháng các linh hồn – Sách 4

----------------------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây