Thỉnh thoảng nên ngưng việc chốc lát là điều tốt. Và theo lời Chúa dạy nên noi gương người quả cảm, trước khi xây tháp, anh ngồi suy tính để thông suốt công trình, xác định mục tiêu, cân nhắc phương tiện. Luôn xông xáo, láo liên tứ phía về mọi việc, rốt cuộc sẽ lấy cái phụ làm chính, lấy phương tiện thay cho mục đích, chọn việc hạng hai bỏ việc số một. Cái nguy hại lớn cho nhiều nhà giáo dục, là khi bốc đồng thường hay quên mục đích tối thượng của sinh hoạt. Đọc sách lâu mắt sẽ mỏi và bị nhoà, nên đôi khi phải thôi đọc, phóng tầm mắt nhìn ra xa. Bạn muốn giữ cho tầm nhìn vào sự việc được trong sáng và lành mạnh chứ? Bạn hãy nhận xét sự việc không theo tầm nhìn của bạn, mà theo tầm nhìn của Chúa. Trong trường hợp quá bận bịu hay mệt mỏi, mục đích có bị xa mờ trong làn mây đục, thì bất cứ giá nào phải tự tháo gỡ, trở về yên tĩnh và tự đặt cho mình mấy câu hỏi sau: - Tôi ở đây làm gì? - Chúa chờ đợi chi ở tôi? - Tôi tìm cái gì? Vinh danh tôi, hay vinh danh Chúa. Thành quả cho tôi, hay thành quả cho Chúa trong các tâm hồn được trao phó cho tôi? - “Ước muốn liên miên của tôi, khát vọng thâm sâu của tôi là thăng tiến mãi, và làm cho người ta, những người tôi ảnh hưởng tới, cũng thăng tiến mãi về lòng đạo hạnh” (Hồng Y Mercier).
Để đạt mục đích, có nhiều phương tiện sẵn sàng chờ bạn: Phương tiện hành động cá thể, phương tiện hành động tập thể. Đối với trẻ em dầu thế nào đi nữa, tất cả, từ cuộc chơi đến giờ huấn đức, từ buổi xem phim đến giờ viếng Thánh Thể đều giúp huấn luyện các em sống đạo, làm tông đồ. Nhưng có một điều kiện để được sai mắn thiêng liêng không thể thiếu được: đó là kết hiệp với Chúa. Một mình Chúa là chủ tâm hồn. Một mình Chúa là tác giả sự thiện. Một mình Chúa có thể sáng soi lý trí. Một mình Chúa rung cảm con tim. Chúng ta chỉ là nguyên do phụ. Chúng ta chỉ làm nên sự thiện, sự thiện bền bỉ tuỳ theo mức độ Chúa hành động nhờ ta. Và Chúa chỉ làm nên sự thiện nhờ ta tuỳ theo mức độ ta kết hiệp với Ngài. Đó là những sự thật rất quen thuộc, nhưng ta cần nghiền ngẫm hoài, nếu không muốn nó cùn mòn đi... Và những nguyên lý mau bị cùn mòn khi người ta không sống theo nó. Chính lúc người ta không sẵn sàng hồi tâm lại là lúc người ta cần làm. Đừng nói: “Tôi không thể hồi tâm. Tôi không có giờ”. Nếu đúng vậy thì đó lại là một lý do nữa đòi tôi phải “cô tịch và nghỉ ngơi ít phút” (Mahaut). Trong những ngày tôi bận bịu nhiều và không biết khởi đầu bằng việc gì, tôi nên nguyện ngắm thêm nửa giờ nữa! (RP. De Ravignan). Khi tôi rối lên trước nhiều công việc cấp bách, và tôi không còn sáng suốt. Lúc ấy tôi nên ngưng lại và tự nhủ: “Chúa không muốn tôi tiếp tục trong cơn hoảng hốt”. Tôi cầu nguyện, tôi suy nghĩ... Sau đó, sự bình tĩnh trở lại. Tôi duyệt xét, và lạ chưa, tôi có cảm tưởng như mọi việc đều đã ổn định (Abbé Poppe). Bạn bận nhiều việc. Bạn vất vả quá. Cho phép tôi gởi bạn một ước nguyện: Bạn làm ít thôi, mà làm tốt. Mỗi đêm bạn ngủ tám tiếng, và nhớ sáng ngày nguyện ngắm. Đó là phương pháp tốt để không mất thời giờ, và cũng là phương pháp tốt để có lợi nhiều giờ. Tôi xin được giới thiệu phương pháp ấy với các người hay than phiền là không có giờ (Card. Saliège). Mấy lời để tâm niệm: “Ta chọn và cắt đặt anh em đi để sinh hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại” (Ga 15,16). “Không dính liền với cây, cành cây không tự mình sinh hoa trái thế nào, nếu không kết hiệp với Ta, anh em cũng không sinh hoa trái như vậy” (Ga 15,4). “Ai ở trong Ta, và Ta ở trong họ, người ấy sẽ sinh nhiều trái” (Ga 15,5). “Không có Ta, anh em không làm nên chuyện gì” (Ga 15,5). “Người trồng không là gì, người tưới cũng chả là chi, chỉ người làm cho cây mọc lên mới đáng kể, đó là Thiên Chúa” (1 Cr 3,7). “Vì họ Con tự thánh hoá, để chính họ cũng được thánh hoá trong sự thật” (Ga 17,19). Một giám đốc phong trào không muốn sống đầy đủ chức vụ linh mục. Ông có thể là một nhà giảng thuyết sáng chói, một nhà điều hành giỏi, tổ chức rất hay các cuộc lễ. Nhưng ảnh hưởng của ông chỉở ngoài mặt, không đạt tới chiều sâu các tâm hồn. Chiều sâu đó là gì? Là đào tạo nên người Kitô hữu. Trong bầy trẻ của bạn có một đứa nhận năm nén bạc, có đứa nhận hai, có đứa nhận một. Điều cốt yếu là đứa nào cũng phải làm lợi đến mức tối đa. Đứa nhận năm nén phải làm ra mười nén. Đứa nhận hai phải làm ra thành bốn. Đứa nhận một thay vì chôn vùi dưới đất phải làm ra gấp đôi. Nói cách khác, đó là Chúa đòi các em không phải sinh lời 30% hay 50% mà là 100%. Chúng ta ở thời đại không khi nào được phép làm Kitô hữu nửa vời. Biết đâu trong số các em lại không có em được Chúa gọi làm chứng nhân cho Người đến phải đổ máu? Cách chung, thì ai cũng phải làm chứng nhân cho Chúa bằng nếp sống mình. Nếu muốn đào tạo các em nên Kitô hữu 100% thì ta phải sống là người của Chúa 100%. Cũng một lời nói cho cùng một người bởi hai linh mục mà sinh hiệu quả khác nhau. Tại sao vậy? Tại vì nơi vị này Chúa Kitô nói, còn nơi vị kia thì một người nói. Một hôm gặp người đi săn với con chó, cha sở họ Ars khen ông: “Chà, con chó ông đẹp quá, phải chi linh hồn ông cũng đẹp như vậy thì Chúa sung sướng biết chừng nào”. Và thay vì nổi giận, ông đã ăn năn và xin xưng tội. Một cách tốt nhất trao ban Chúa cho người ta là mình đừng xa lìa Chúa. Khi còn trẻ, tôi tưởng sẽ dễ dàng cải hoá các tâm hồn. Thế là tôi thử nghiệm đủ thứ: giảng giải, tranh biện... Nhưng luống công hoàn toàn. Phải là Chúa nói với các tâm hồn, Chúa tác động họ. Và ơn chi chỉ được người ta đón nhận nhờ nếp sống hoàn thiện và kết hiệp với Chúa của tôi (Dom. Marmion). Điều Chúa đòi không phải sự kết hiệp căng thẳng và liên lỷ ý thức. Song đó là sự hoà nhập chân tình và sâu đậm với thánh ý Chúa. Điều Chúa đòi nữa là đừng khi nào quên vai trò của mình chỉ là nguyên nhân dụng cụ, nên không bao giờ vơ về mình thành quả Chúa đã nhờ mình làm nên. Bạn biết phương thế nào tốt để hoàn thành việc siêu nhiên có hiệu quả giữa cuộc sống bận rộn này không? Đó là luôn phó thác nơi Chúa Thánh Thần và Đức Trinh Nữ Maria. Dưới đây là lý do tại sao: - Nếu Chúa đặt bạn ở đây nơi bạn hiện cư là để bạn phát sinh hoa trái: “Ut fructum afferatis”. Mà hoa trái nói đây không gì khác là Đức Giêsu Kitô: “Jesum benedictum fructum”. Chính nhờ hành động liên hiệp của Chúa Thánh Thần và Đức Maria mà Chúa Giêsu đã đến trong thế gian: “Conceptus de Spiritu Sancto, natus ex Maria Virgine”. Nên cũng chính nhờ hành động liên hiệp của Chúa Thánh Thần và Đức Maria mà ta sản sinh Đức Kitô nơi các linh hồn. Và Chúa Thánh Thần cùng với Đức Mẹ hành động nhờ ta đến mức độ nào tuỳ ở ta cầu cứu các Ngài và ngoan ngoãn vâng theo ơn các Ngài. - Sự sống siêu nhiên linh hồn nơi trẻ em cũng như nơi người lớn, tinh thần đạo, đức kính yêu chân thành, lòng hâm mộ những sự trên trời, ý chí bảo vệ đức trong sạch và sự căm thù tội lỗi vv... tất cả đều như miền đất u uẩn, ở đó, diễn tiến sự giằng co giữa tình yêu và hận thù liên hệ đến cuộc sống vĩnh cửu, đều không thuộc quyền ta. Nó vượt khỏi tầm tay của ta. Đối với ta nó tối tăm như mầu nhiệm đức tin. Hành động hiểm độc của nhục dục trong xương tuỷ người trẻ, sự xuất hiện đột nhiên lối sống va chạm và đổi thay, giao tranh bất thường với tật xấu, mưu mô xảo quyệt của dò lưới ma quỷ, những gặp gỡ bất thần giữa các giác quan với những quyến rũ bên đường, hoặc những tác động tinh vi và thầm lặng của những tư tưởng tốt, hoạt động kỳ diệu của tình yêu Thiên Chúa hoà với Máu Thánh Đức Kitô hứa hẹn sẽ chiếm đoạt được tâm hồn người trẻ, luôn ồn ào và giao động hơn cả biển khơi, tất cả đều ở xa tầm nhìn và tầm tay của ta. Chỉ ai dại khờ mới dám tự phụ mình có thể làm chủ được các điều đó. Rất may là tâm hồn trẻ thơ, nếu có ở ngoài ảnh hưởng nhân loại của ta thì vẫn còn ở trong tay Chúa. Ông thầy tại ngoại là chúng ta có thể điều hành tại chỗ nhờ vị tôn sư nội tại là Thiên Chúa. - Bí quyết của khoa giáo dục tâm hồn là hợp đồng với vị tôn sư bề trong ấy. Sự thắng lợi của việc lành được thành tựu cũng một cách như sự thắng lợi của điều xấu: Một đàng do sự đồng loã của sự phản bội từ thâm cung tâm hồn, một đàng nhờ sự đồng trợ của các lực lượng trung nghĩa. Thầy thuốc không chữa lành được bệnh nhân nếu không có phản ứng sinh động của con người bệnh nhân ấy. Vậy nên phải bàn hỏi với Thiên Chúa Đấng ngự trị trong các tâm hồn, và tin tưởng ở sự cộng tác sáng suốt và đầy quyền uy của Ngài. Thế lực siêu nhiên của ta trên tha nhân cân bằng với thế lực của ta nơi Chúa Thánh Thần.
Thế giới trẻ em đang sống, nhiễm lây chủ thuyết duy vật. Hiện nay nhiều người chỉ nhận được những gì họ nhìn thấy, họ đá đến và sờ mó được. Nhiệm vụ của ta là khai sáng cho các em biết thế giới siêu nhiên nữa. Người của Chúa phải là chứng nhân hữu hình về những chân lý vô hình. Chính nhờ họ các em nhận được phần lớn sự hiểu biết về đạo trong cả đời chúng. Bản chất đức tin là hay lây. Khi tiếp xúc cần phải cho các em cảm thấy Chúa Kitô không phải là một cái gì, mà là một người, không phải là một người vô tình xa xôi, song là một người bạn thân tình cao quý mà ta luôn đích thân liên hệ. Nhờ kiểu cách trình bày về đạo, ta bày tỏ cho các em thấy đức tin là nguồn vui, hạnh phúc và hứng khởi. Khi giảng dạy về Thiên Chúa ta không được tỏ ra dửng dưng như vô cảm. Là thừa tác viên và là người phân phát chân lý siêu nhiên, cần người của Chúa không chú trọng đến dáng vẻ bên ngoài (RP. Plus). Nên tập cho quen nhìn thấy linh hồn các em qua bội diện của chúng, và qua linh hồn nhìn thấy Chúa Giêsu đang muốn được sống và lớn lên trong ấy. Nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi sự và trong mọi người là một lý tưởng cao đẹp. Nhưng muốn được thế phải thanh tẩy tư tưởng và ý chí. Chỉ ai có lòng thanh sạch mới tri giác thường xuyên về Thiên Chúa được. Khi chiếm đoạt cái gì cho mình dù rất bé nhỏ, cái đó sẽ là làn mây che mất Thiên Chúa. Nhưng vừa nhận ra ta đang đi tìm mình liền bứt bỏ ngay đi, bầu trời liền rạng sáng và Thiên Chúa lại tỏ hiện. Hãy làm cho những người gần gũi ta thèm khát những gì ta yêu và tín phục những gì ta tin.
Phải xác tín cầu nguyện cho các tâm hồn thuộc trách nhiệm là cần thiết và hiệu lực. Hãy nhận định giờ dâng thánh lễ, đọc kinh cầu nguyện, viếng Thánh Thể vv... không phải là giờ vô ích cho việc tông đồ, mà trái lại rất hữu ích. Có thứ quỷ chỉ bị trừ diệt nhờ cầu nguyện và ăn chay. Có những ơn các em chỉ nhận được khi ta cầu nguyện cho chúng. Không gì cự lại được với lời cầu nguyện kiên trì. Hãy nhớ lại về dụ ngôn trong Phúc Âm về người bạn quấy rầy ban đêm. Trong nhiệm vụ ta có thể gặp trở ngại không ngờ, nhưng nếu có đức tin bằng hạt cải, ta dời được cả núi non cơ mà. Nhìn nhận mình thật là trung gian giữa các em và Thiên Chúa, nên phải nhân lên mãi đối tượng của lời cầu nguyện. Đọc kinh cầu nguyện mà trong tâm trí ta đem theo hết mọi người thuộc trách nhiệm để cầu xin thay cho ho, thì ta sẽ cầu nguyện sốt sắng hơn và hiệu lực sẽ đạt đến mức đáng kể. Cùng lúc hợp với Chúa Giêsu và cả thế giới, tôi thành tâm chậm rãi đọc kinh Lạy Cha, lời kinh ấy có giá vô cùng và có tính cách hoàn vũ. Nghĩ tới các em không làm tôi chia trí mà còn phấn khích tôi. Tôi tưởng như chúng đang ở đây với tôi, mỗi em đang chờ tôi khẩn cầu cho em cách riêng. Một cách thức cầu nguyện tông đồ khác nữa là tưởng nghĩ rằng Chúa Kitô ở trong ta, ở trong các em, Ngài cũng cầu nguyện luôn cho ta và cho các em được những ơn cần thiết. “Chúa hằng sống để cầu bầu cho ta”. Như vậy hợp lời cầu nguyện liên lỷ với Chúa cho các em, tưởng không còn cách nào hiệu nghiệm hơn. Ta cũng đừng quên là từ Chúa Giêsu Thánh Thể thường toát ra một sức truyền cảm nhiệm mầu, một thứ phóng xạ thần linh. Trong trí tưởng, ta hãy đặt các em mù loà, câm điếc, phong bùi, bất toại, trước tia phóng xạấy. Gặp một tâm hồn làm ta lo lắng, hãy dâng em lên Chúa khẩn nài Chúa thương, như người xưa khi thấy Chúa ngang qua đã dẫn người tàn tật đến xin Chúa cứu giúp. Không khởi sự một lớp giáo lý, một buổi hội họp, một giờ ngủ nghỉ, hay bất cứ một tiếp xúc nào mà không âm thầm dâng các em lên xin Chúa chúc lành. Đừng ngại kêu gọi sự giúp đỡ siêu nhiên, như hoặc chính mình mình, hoặc hướng dẫn các em biên thư xin cầu nguyện nơi các tu viện... Cũng hãy tin tưởng hiệu lực lời cầu nguyện của các bệnh nhân, người tàn tật, người già cả neo đơn. Nói cho họ hiểu và sử dụng sức mạnh cứu rỗi của họ đối với các tâm hồn thuộc trách nhiệm ta.
Gương sáng là một trong những phương pháp giáo dục hiệu nghiệm nhất. Thái độ trong giờ kinh nguyện, cách thức làm dấu Thánh giá, sự trân trọng khi dâng thánh lễ, mắt nhìn bộc lộ lòng tin vào Bánh Thánh, tác động mạnh mẽ nơi các tâm hồn nhiều hơn bài giảng với lời hay ý đẹp. Về giáo dục điều đáng kể là cách ta sống, hay ít ra ta cố gắng sống như thế, hơn là lời dạy bảo suông. Sống và làm sẽ lợi ích hơn là chỉ có nói (Abbé Laprune). Phương pháp tốt nhất để gầy dựng và kiên vững niềm tin nơi người quây quần bên ta là minh chứng cho họ bằng cả cuộc sống, bằng hành động ăn khớp với điều ta quả quyết và xác tín những gì ta dạy bảo. Không gì tai hại cho trẻ em bằng làm cho chúng quen thói nhìn nhận nhân đức của đạo là những đề tài để thuyết giảng, chứ không là nhiệm vụ phải thi hành. Lúc ấy đạo Kitô chỉ còn là cái lưỡi, không còn là lẽ sống. Theo tâm lý tuổi trẻ, ta cần đào sâu hơn nữa những lý lẽ nâng gương sáng trổi vượt hơn lời nói. Cái lớn ầm thêm mãi nơi tuổi trẻ là tính cách tự lập, đồng thời cũng xác định bản lãnh của em. Sẽ có ngày em gạt bỏ cái được coi là ách, hiện tại đang đè nặng trên em và cái ách trong tương lai nữa. Nhờ bản năng tinh tế, em có thể phân biệt cái gì thuộc quyền người khác, cái gì thuộc quyền chính em. Và từ đó, phải quy chiếu hiệu quả sâu bền hơn về cho ảnh hưởng gián tiếp, không định, không tên hơn là cho ảnh hưởng trực tiếp đã tác động trên ý chí em bằng sức ép và bắt buộc. Tinh thần đối kháng không phải chỉ là trò đùa tuổi trẻ vui thích, song nó thuộc về bản năng. Lối sống rất vị kỷ và tự ái, đến nỗi bất cứ giá nào nó cũng lột bỏ những gì không phải là nó. Vì thế điều quan trọng là việc đào tạo thiêng liêng không được phát xuất từ lệnh truyền, vì có nguy cơ bị chống lại nếu không công khai thì âm thầm, song phải đi ra từ lòng cảm phục mến yêu nhờ gương sáng sống động.
Bên ngoài càng không tìm khoái trá cho sự đắc ý, ta càng có uy thế và ảnh hưởng tốt trên các tâm hồn. Đức khiêm hạ chính tông là nguồn sáng giúp ta xuyên suốt qua các thành quả bên ngoài nhận ra sức mạnh của ơn Chúa phù trợ. “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, ban ơn cho người khiêm nhu”. Trẻ em không đến để phục vụ ta, song ta hiện diện là để phục vụ các em. Công việc ta dấn thân làm, không phải việc của ta song là việc của Đức Kitô. Ta thực hiện công việc ấy không theo tư tưởng của ta, mà theo tinh thần của Chúa là phục vụ. Trong hoạt động tông đồ, không được tìm khoái trá cho sự đắc ý, mà phải sống theo lối thánh Gioan tiền hô: “Ngài phải được nổi lên, phần tôi cần phải nhỏ lại”. Sự từ bỏ cao cả hứa hẹn sẽ được Chúa chúc phúc dồi dào, đó là trong hoạt động khước từ lợi lộc bản thân, và gạt bỏ việc xây bệ tôn vinh mình hoặc thân thuộc mình về việc thiện đã hoàn thành. Hết sức tránh tự đặt mình là trung tâm thế giới, là đầu não công trình. Mình chỉ là thành phần của một tập thể lớn. Nhiều người đã làm trước ta, và nhiều người hiện đang cùng làm với ta, sát cạnh bên ta. Vui vẻ chân thành nhận rằng nhiều người làm tốt hơn ta, như vậy chủ ý của ta cũng đã đạt là Chúa được nhận biết hơn, mến yêu hơn và phụng sự hơn. Khi một việc không trôi chảy, một lầm lỗi xảy ra, tiên vàn hãy tìm hiểu phần trách nhiệm của mình đã, rồi mới xét hỏi trách nhiệm người khác. Trái lại, khi thành công đừng vơ huân nghiệp về cả cho mình. “Lạy Chúa, không phải cho con, song cho vinh quang Chúa thôi!”. Kiêu căng làm mù quáng và vô tích sự hoá. Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn làm lành tối đa trong bóng tối nhất mực tương hợp với việc lành ấy.
Phải dành hết khả năng siêu nhiên và tự nhiên để phục vụ Chúa và các linh hồn. Ơn Chúa trổi vượt hơn bản năng nhưng không bỏ qua bản năng. Siêu nhiên biến thân các luật tự nhiên chứ không xoá bỏ. Khi kêu gọi sự cộng tác của con người. Chúa đòi sự cộng tác ấy phải xứng hợp với bản năng là một tạo vật có lý chí và có ý chí tự do. Chúa đặt hành động của Ngài tuỳ theo sự ta cộng tác nhiều hay ít ý thức và quảng đại. Đứng trước tình hình đáng lo sợ của Âu châu, một vị Hồng Y tuyên bố: “Chỉ còn cách giải quyết tốt nhất là cầu nguyện”. Đức Thánh Cha trả lời: “Tôi không bảo tôn huynh đừng cầu nguyện, nhưng cầu nguyện thôi chưa đủ. Thiên Chúa ban cho ta cái đầu đặt trên đôi vai là để ta sử dụng nó”. Giám đốc phong trào muốn thành công nơi bạn trẻ, phải khởi sự bằng nhận thức nghiệp vụ của mình. Không ai dám tự cho mình là nhà giáo dục. Vì đó là một nghề khó hơn các nghề và là một khoa học. Phải có nguyên tắc, luật lệ, sự hiểu biết xác đáng và biết cách thi hành. Nên lòng đạo và thiện chí thôi chưa đủ. Chuyên môn nghề nghiệp không chỉ là điều kiện hàng đầu, mà còn là vấn đề lương tri nữa. Để điều hành tốt công việc cần phải: - Nếu không trực giác thì ít ra cảm thức mau ý thích nhu cầu, phản ứng của bọn trẻ. - Biết đáp ứng bằng lời nói, việc làm và những quyết định tương xứng. - Biết cach tạo bầu khí trong sáng vui tươi thân thiện. - Có số vốn hiểu biết dồi dào và thực tiễn về những gì tập cho các em làm. - Điều hành một cách sống động vui vẻ các hoạt động giáo dục. Vì thế cần có một tổng hợp kiến thức chính xác, mà không phải ngày một ngày hai đã thủ đắc được. Để tậu được khả năng ấy, dứt khoát là phải phán đoán, suy tư, so sánh, đọc sách báo, học hỏi, tham khảo, và thích nghi không ngừng với bọn trẻ mình tiếp xúc. Đã hẳn giáo dục không phải là một khoa học nằm trong sách vở, và có nhiều điều người ta chỉ biết được qua kinh nghiệm. Nhưng rất có thể sẽ bị hợm và tai hại nếu tự mình mình tìm tòi các luật tâm lý tuổi thơ. Kiểu như Pascal tự mình ông tìm ra tất cả các định lý hình học cho đến đề xuất thứ 32 của Euclide. Tại sao không lợi dụng những nhận xét, những kinh nghiệm của người khác, nhất là từ mấy năm rồi họ đã có những bước tiến dài về vấn đề này. Một kỹ sư không đọc sách báo kỹ thuật có nguy cơ bị các khám phá mới đẩy lùi lại sau. Cũng vậy, một giám đốc phong trào phải biết cập nhật hoá, tham dự các buổi học hỏi, các cuộc hội nghị. Nhưng nhất là đọc sách với bút bic trong tay, và các tạp chí chuyên biệt, trong ấy có những chỉ dẫn cho ngành chuyên môn của ông. Chưa bao giờ Chúa hứa làm phép lạ để bù vào những thiếu sót do lỗi của ta.
Biết trẻ em là thông suốt môi trường sống ảnh hưởng đến đứa trẻ, như gia đình, học đường, khu xóm vv... Biết trẻ em còn là sau mỗi hoạt động của chúng, nhận những động lực nào hữu ý hoặc vô tình đã xui khiến chúng. Đừng quên trẻ em là một phức hợp các năng lực luôn tìm đường biểu hiện và tìm cách được thoả mãn. Cho nên, một xu hướng có thể tìm được thoả mãn trong nhiều hoạt động khác nhau. Vì lẽ đó, khi một xu hướng phát hiện được trong những hành động tốt thì phải tăng cường sự kết hợp giữa xu hướng và các hữu hiệu ấy bằng cách làm cho hành động ngày càng trở nên dễ hơn, thích thú hơn. Trái lại, khi xu hướng được phát hiện qua một hành vi xấu thì phải thay thế bằng một hành vi tốt, mà vẫn giữ nguyên khả năng biểu hiện ý chí hăng say. Thí dụ: Gặp trẻ em ném đá vào xe cộ chạy trên đường, thì việc cấm hành vi xấu ấy mà thôi chưa đủ. Còn nên tổ chức trò chơi, trong ấy các em có thể thoả mãn nhu cầu ném vào các vật di động mà chúng đã biểu hiện trong hành vi xấu. Trò chơi ấy có thể là “Belle au chasseur” săn bằng trái banh. Trẻ em là trẻ em không phải vì còn bé, song nó đang chờ được lớn lên. Đó là người lớn đang hình thành. Bằng tất cả năng lực em lớn dần, cao thêm. Em không thích được đối xử như hạng con nít, cũng không thích được gọi như vậy. Michel mới 3 tuổi rưỡi. Bà dì hỏi em: Bao giờ con lớn bằng thanh niên? Michel cắt phức câu hỏi và trong dáng điệu xác tín em trả lời: “Thì hiện giờ con là thanh niên đây”. Trẻ em đòi được đối xử nghiêm chỉnh. Em muốn được coi là một người, chứ không là một sự vật. Khi đến với nghiệp vụ, điều quan trọng đối với nhà giáo dục là sớm biết tên gọi và nhất là tên họ của các em. Người viết thiên tiểu sử anh hùng của linh mục Lenoir kể: Là tuyên uý thuỷ quân lục chiến thời thế chiến 1914, ngài đã học thuộc tên của đơn vị ngài phụ trách. Trước thế chiến được mời làm giáo sư của một trường trung học tại Bỉ. Mấy hôm trước ngày tựu trường, ngài xin ảnh học sinh từng lớp của trường và ngài học tên các em lớp sẽ phụ trách. Cả lớp đã hết sức ngỡ ngàng, vì ngay buổi đầu thầy trò gặp nhau mà đã nghe thầy gọi tên rành rẽ từng em. Cả khi chỉở với các em thời gian ngắn, chẳng hạn như trong trại hè, một lỗi lầm lớn là chỉ gọi các em bằng con số. Trẻ em cảm thấy nhu cầu minh định mình trong mọi lãnh vực, do đó, có một số em, để đề cao cá tính của mình thì dễ có xu hướng đối kháng. Tỉ dụ như một em chống đối và chỉ trích tất cả các việc đã thực hiện, chỉ vì em không được hỏi ý kiến, hoặc vì nhận xét của em đã không được đếm xỉa tới. Em đã phẫn nộ và lôi kéo cả bầy theo mình, vì người ta đã không biết lợi dụng năng khiếu lãnh đạo của em. Kết luận: Không đối xử với trẻ em như kẻ bề dưới, song như một cộng tác viên. Trước khi kết án em nào là một kẻ bướng bỉnh, nên coi lại xem có phải tại ta vụng dại đã phạm đến nhân phẩm của em là một người có trách nhiệm, có tự do. Không đối xử với em như hạng tôi đòi chỉ cúi đầu vâng lệnh, song là một người có lý trí và tự do. Em cũng có vai trò chủ động phải hoàn tất trong việc đào tạo bản thân và mưu công ích. Trẻ em muốn sống: Cũng như cây non hướng về ánh sáng thế nào, thì trẻ em với tất cả con người thể xác và tinh thần đều hướng về những gì giúp em triển nở. Do đó, cần phải tạo bầu khí vui tươi phấn khởi giữa các em. Trẻ em rất năng động. Hệ cơ bắp của em nẩy nở mau hơn so với bộ não, nên em cần hoạt động. Tĩnh không làm em thích bằng động. Vì thế phải hiểu sự sung sức của em mà đừng bắt em lặng yên và khoanh tay lâu giờ. Nên tổ chức cho các em chơi trò chơi lớn tập thể. Đối với trẻ em sống là chơi. Trẻ em quý mến người tổ chức chơi giỏi, nhờ đó trí tưởng tượng, nguồn sinh lực mới, nhu cầu hoạt động và thử nghiệm, tính thích tranh đua được dịp tha hồ biểu lộ. Đừng quên lợi dụng tính thích chơi vào chính việc đào tạo các em. Trẻ em chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhạy cảm hơn người lớn, và sự dễ cảm thụấy cân bằng với uy tín mà người lớn có nơi các em. Giữ nguyên uy tín, cần thiết về việc làm lợi cho các em, nhà giáo dục còn phải quan tâm đừng dùng đường lối hăm doạ, cũng đừng làm gì có thể làm tê liệt sự phát triển hay dập tắt tính tự phát của các em. Trẻ em coi trọng những gì nhà giáo dục coi trọng. Do đó, cần nhà giáo dục phải có đầu óc quân bình, không gán cho điều phụ thuộc sự quan trọng quá đáng. Do bản năng trẻ em cảm thức mình yếu kém, nên tự thấy mình cần tựa dựa vào người khác. Cũng theo bản năng các em có nhu cầu sống hợp quần, và có xu hướng sống thành đoàn hơn người lớn. Vì thế, tổ chức cho các em thành đoàn đội sẽ rất có lợi. Trẻ em chịu ảnh hưởng mạnh các luật lệ tâm lý của tập thể. Một việc được nhận là thật khi số đông người nhận như vậy. Một ý kiến được nhiều người đồng loạt nhất trí sẽ có giá nơi mỗi em cân bằng với số người nhất trí. Một quyết định được nhiều người đồng tình sẽ chiếm được nơi mỗi em một sức mạnh mới tương đương với số người cùng quả quyết. Vì thế, đừng sợ gây cho tập thể các em lòng yêu thích điều lành và ghét bỏ điều xấu. Chẳng hạn như cho các em la lên: Lêu lêu để chế giễu điều xấu như chơi xấu, ăn gian, nói tục, nói dối vv... và hoan hô những nỗ lực thực hành điều tốt... (trong cả hai trường hợp chỉ nhằm điều xấu tốt nào thôi, chứ không chỉ đích danh em nào). Rất nhạy cảm về điều người ta nghĩ về mình, nên các em thường sẵn sàng thực hành theo ý nghĩ và tư tưởng mà nhà giáo dục đã có về các em. Chẳng hạn như một em tính hay nhút nhát, nếu được kể là mạnh dạn trong nhóm, em ấy sẽ hành động mạnh dạn thực sự. Nếu trước một em bạn quả quyết hoài là em kém trí nhớ, em đó sẽ không cố gắng học nữa, viện lẽ là tôi không có trí nhớ thì dại gì mà học... Kết luật thực hành: - Luôn cho rằng trong các em có đức tính cần thấy được phát triển. - Các lỗi phạm của em là một bất trắc chứ không là một cố tật. - Luôn cổ vũ em, và đừng bỏ qua dịp có thể phấn khích em làm điều lành. - Dễ bén nhạy về lời tưởng lệ và lời chê trách của người có uy thế. Nhưng những lời ấy sẽ mất hiệu lực nếu cứ được tái diễn hoài một cách khách sáo. - Khi được tưởng lệ làm hài lòng và phục vụ tha nhân thường là các em cảm thấy ham thích hơn. - Em nào cũng có nguồn cảm hứng riêng. Cần khám phá và lợi dụng niềm cảm hứng ấy cho điều thiện. Baden Powh nói: Trong con người xấu mấy cũng có 5 phần trăm tốt. Như lòng thương má, yêu em bé, thích giúp đỡ. Đôi khi cũng nên khích lòng tự ái của em: “Tôi biết em khá mạnh dạn, làm được việc này em sẽ được loại chiến trong các bạn”. Trí tưởng tượng của các em khá phong phú. Nơi các em trí tưởng tượng dẫn đến ý chí. Ý chí có bị ngăn chặn thường em cũng tìm được thực hiện. Tư tưởng nào đến với các em cũng dẫn đến hành động. Do đó, cần chọn lọc sách truyện, sách thần thoại, và phải coi chừng các phim ảnh. Trẻ em không ham trò chơi quá hoàn bị không còn chỗ cho các em sáng tạo. Trò chơi chính mà em đặt ra làm em thích thú hơn trò chơi tiền chế. Em vui lòng thực hiện chương trình em đề xuất hơn là chương trình áp đặt từ bên ngoài. Do đó, nơi trẻ em bình thường có một phương hướng rất rõ rệt là xây dựng và cần cù. Đối với trẻ em không có gì là huyền hoặc; những chuyện thần tiên, những chuyện hưảo em đều cho là tất nhiên. Em dễ dàng gán cho búp bê một hồn sống, cho đồ vật và thú vật có khả năng biết nói. Một thanh gỗ, với em có thể mau chóng trở thành một con tàu, một cây cầu, một con ngựa. Khuynh hướng ấy phát triển và biển đối cân phân với tuổi trong cái thú mạo hiểm mà em dễ dàng thực sự cho là anh hùng. Cho nên cần phải chọn lựa sách đọc và tính cách đạo đức của các anh hùng trong truyện. Tính hiếu thắng rất tự nhiên nơi các em. Em thích đứng nhất, thích được trổi vượt. Em có khả năng làm việc cực nhọc để đạt đích. Nên lợi dụng tính thi đua ấy vào việc huấn luyện các em. Nhưng phải đề phòng, đừng để tính kiêu căng xâm chiếm đầu óc em. Tốt hơn là hướng dẫn các em thích vượt thắng mình hơn là qua mặt bạn bè. Xu hướng đấu tranh ấy nên được cổ vũ khi nó có tính cách tập thể: Đội tranh với đội, đoàn tranh với đoàn. Nhưng cũng có nguy hiểm duy-ngã tập trung, và sự kiêu hãnh tập thể. Nên cần mở rộng tinh thần thi đua chân chính và luôn nhắc đến bổn phận mỗi người phải làm tốt cho đoàn thể. Trẻ em thiên về cảm giác, thường khó lĩnh hội được những gì quá trừu tượng. Muốn cho một tư tưởng xâm nhập vào em, tư tưởng ấy phải được mặc một hình ảnh, hay tốt hơn cả là được diễn tả bằng một hành động. Kết luận thực hành: - Nói với em bằng ngôn từ cụ thể. - Dùng từ ngữ gợi hình. - Lợi dụng các điệu bộ và trò chơi. - Trình bày bằng gương mẫu sống cho em thấy phải thực hành điều được giảng dạy thế nào. Khả năng chú ý của em rất giới hạn, em mau chán nên cần có sự thay đổi. Em thích những việc bất ngờ. Trẻ em hướng về ngoại giới. Tâm tư đối với em là một chuyện khó, hoặc phải cố gắng nhiều và không thể kéo dài. Nên bắt trẻ em suy nghĩ giờ lâu là không trúng. Trẻ em sống hoàn toàn cho hiện tại, không thấy trước hiệu quả của việc mình làm và lời mình nói. Vì thế cần khai triển nơi em ý nghĩa trách nhiệm mà em chưa hiểu từ cũng như chưa biết chính sự của trách nhiệm là gì. Trẻ em thiếu kinh nghiệm và tình liên đới. Em tưởng mình là rốn vũ trụ. Em hạn định thế giới ở những gì em thấy em sờ được. Nên tính ích kỷ và cái tôi nơi em là việc tự nhiên. Vì thế phải khai triển, phải đào tạo các em về đức ái, về tinh thần và về hành động phục vụ tha nhân: “Bạn bè trước tôi”, “Bạn bè trước đã” luôn kêu gọi lòng tốt của em. Thường tình em thích được chú ý đến mình. Nhà giáo dục không được đồng loã với em về xu hướng ấy. - Tránh lời khen em trước bạn bè. - Không tỏ ra thương em này hơn em khác. - Không khi nào dua nịnh các em. Trẻ em nhạy cảm sâu sắc về sự công minh cũng như sự bất công, nhất là khi em thấy mình phải thiệt. Trẻ em không biết so đo tính toán, cũng không hiểu gì việc cợt đùa. Nếu đùa cợt với em, em dễ dàng thiếu nhã nhặn lại với ta. Biết các em chung chung mà thôi không đủ. Phải biết riêng rẻ từng em. Biết tên gọi, tên họ, tên thánh của em. Muốn dạy em Phước học tiếng Latinh phải biết gì trước: - Phải biết tiếng Latinh. - Không, phải biết em Phước trước (Chesterton). Có những tâm tư chỉ nắm bắt nhờở thiện cảm mà ta xâm nhập được tâm hồn em. Trẻ em không như một cuốn sách để nhờ đó ta đọc biết được các em. Muốn biết em phải thích ứng với em, phải thông chia với em mối thiện cảm bền bỉ, cảm xúc điều em cảm xúc, nghiệm xét các năng khiếu, dự đoán, khuynh hướng và chen vào tới nhịp độ sống của em. Trước khi ra lệnh hay nói gì với các em, hãy đặt mình vào vị thế các em, và nhớ lại bạn thế nào hồi còn nhỏ. Rồi hãy tự hỏi bạn sẽ phản ứng ra sao, nếu người ta nói với bạn điều bạn sắp nói, hay người ta đòi hỏi bạn điều bạn sắp đòi hỏi các em. Theo Pascal cách đó được mệnh danh là: “Suy bụng ta ra bụng người”.
Lợi dụng phương pháp tập thể là một việc thích đáng. Linh mục không thể làm tất cả, nói tất cả cho mọi người. Cần tổ chức những khoá học hỏi, luyện tập bao quát phổ cập cho mọi người, không những để cho tiện lợi thời giờ mà còn vì lý do tâm lý. Bởi vì như trên đã nói: Những cảm xúc cùng lúc làm rung động nhiều người sẽ mạnh mẽ hơn nơi mỗi người, chỉ vì số đông người cùng cảm tưởng như vậy. Cái làm nên tập thể không phải là các cá nhân xếp lại bên nhau, song là sự thông đồng về lợi ích và nhu cầu mà lương tâm người ta nhận ra phải như thế. Nút dây thắt buộc người này lại với người kia càng chặt chẽ, sức cô tụ họ càng lớn lao. Người ta tạo được một bầu khí, một cảnh trạng, một tinh thần đồng nhất sẽ rất có ảnh hưởng nơi tâm hồn cá nhân. Việc huấn luyện tập thể này không được quan niệm như việc của một người làm cho mọi người, song là việc của nhiều người làm cho mỗi người, nên đòi hỏi sự cộng tác chân tình và sinh động của mọi tham dự viên. Nhờ sức mạnh và luật căn bản của khoa xã hội học làm nền tảng cho mọi hoạt động, việc huấn luyện tập thể như thế đem lại sự đồng nhất và một ảnh hưởng rất lớn. Luật đó là: “Thường ai cũng gắn bó với ý tưởng tự mình tìm ra, truyền bá và sẵn sàng hy sinh vì nó”. Cho nên huấn luyện tập thể đòi tạo dựng bầu khí chung ảnh hưởng trên toàn thể các em. Tuy nhiên vẫn tán trợ hành động cá nhân trên mỗi em. Đó cũng là lý do cho việc sử dụng các kỹ thuật giáo dục: Trò chơi, hát múa, thủ công vv... Nó giúp xây dựng một tinh thần chung, đồng thời cũng giúp phát triển năng khiếu và tính tình riêng mỗi em. Đây cũng cần vai trò đồng đội và tinh thần đồng đội can dự vào. Tập thể là một tập hợp của nhiều cá nhân, nên ít nữa phần nào giá trị của tập thể tuỳ thuộc giá trị của từng cá nhân. Khi gặp ai chủ trương chỉ quan tâm đến cá nhân vì lợi ích tập thể và sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tập thể, thì phải quả quyết cho họ thấy rằng không bao giờ con người bị biến mất trong tập thể, mà nguyên nó phải được tập thể tôn trọng và tập thể hiện hữu là vì con người, nên chi bằng hãy điều hoà con người và thích ứng nó vào tập thể. Bởi vì mỗi người có nhiệm vụ riêng, ơn gọi riêng, và một số năng khiếu riêng. Cho nên phải ứng dụng một phương thức huấn luyện chung cho tất cả, nhưng tuỳ theo dữ kiện riêng của mỗi tâm hồn, như tính tình và bầu khí thiêng liêng đòi hỏi: người này cần được kích thích, người kia cần phải thắng lại. Có người cần được cổ vũ, người khác lại cần phải dè dặt. Mỗi người đều có những khó khăn riêng, tính khí riêng, những tối tăm hoặc sáng sủa đặc biệt của họ. Những nố lương tâm cụ thể xảy ra cho một em không hoàn toàn giống như của một em khác, nên em đòi một giải quyết xác đáng cho riêng em. Có những điều không thể nói chung cho tập thể, cũng như có những vấn đề hoàn toàn cá biệt, chỉ nên nói riêng cho một mình đương sự. Sinh hoạt cá nhân ấy Phúc Âm cũng nói tới. Ta nhớ lại dụ ngôn về mục tử tốt lành: “Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta”. Chúa không biết cách chung chung mà biết riêng rẽ từng con một; Phúc Âm ghi: “Chúa gọi tên mỗi con”. Chúa không dựng nên các tâm hồn từng loạt, nên không thể có hai tâm hồn y hệt nhau, cũng như trong rừng không thể tìm được hai chiếc lá hoàn toàn như nhau. Nên bổn phận của ta là phải cúi mình trên các em với chú tâm gây thiện cảm và trân trọng, cố tìm ra những phức tạp đang sinh động trong em để giúp em thực hiện những gì Chúa đang mong chờ nơi mỗi em.
“Chúa chọn ta làm dụng cụ cho lòng yêu thương hải hà đầy tình phụ tử của Ngài, để ta thiết lập và làm triển nở lòng yêu thương ấy trong các tâm hồn” (St. Vinc. De Paul). Trẻ em nhiệt tình với ai yêu thương nó. Nên yêu mến trẻ và được trẻ yêu mến là bí quyết lớn của việc giáo dục. Ước chi từ giọng nói, điệu bộ đến cách sống và xử sự của ta không đảo ngược sự thật nền tảng sau đây: “Chúng ta là thừa tác viên của tình yêu Thiên Chúa”. Lòng nhân hậu hoán cải nhiều tâm hồn hơn sự sống sắt suông, hơn cả thông thái và tài lợi khẩu. Bộ ba ấy không hoán cải được ai nếu lòng nhân hậu không có phần can dự vào (R.P. Faber). Chúa chỉ muốn sự lành chỉ truyền đạt được cho người ta khi ta mến thương họ. Sự vô tình và lòng vô cảm luôn bất lực lôi cuốn người ta nhận chân lý và thực hành nhân đức (Lacordaire). Lạnh lùng làm băng giá, khinh thị làm tổn thương, giận dữ gây chống đối, ngờ vực đóng cửa tâm hồn. Muốn chiếm được tâm hồn trẻ em, phải chứng tỏ cho em thấy rằng em được tín nhiệm và mến thương. Ảnh hưởng vị tuyên uý trên trẻ em thế nào thì tuỳ ở sự trẻ em cảm thấy em được ngài biết đến và thương mến. Chúa nhân lành không muốn linh mục của Ngài co thắt con tim lại, mà phải trải rộng ra. Ta phải yêu mến các linh hồn cũng bằng mối tình mà Chúa Giêsu yêu thương họ. Cần cho các em cảm thấy được rằng ta yêu các em là cho các em chứ không phải cho ta. Điều đó đòi ta phải bỏ mình đến độ ra khỏi mình để dấn thân để làm các việc lợi ích cho các em. Về điều này các em rất nhạy bén không cần phải phô trương, và chính điều này sẽ quy định sự các em tín nhiệm nơi ta. Đừng sợ được các em yêu thương, miễn là ta lợi dụng tình thương ấy làm cho các em mến Chúa hơn. Cần phải được các em yêu kính. Bao lâu chưa chiếm được con tim của các em, những lời ta khuyên nhủ không mấy giá trị. Dầu ta có đủ đức tính để có uy, để được kính trọng, kể cả khi đã làm được cho các em vâng lời, giữ kỷ luật, ít là trước sự hiện diện của ta, nhưng nếu chưa nắm bắt được sự tín nhiệm, mối thiện cảm và tình mến thương, ta chưa gợi được nơi các em lòng hăng hái tiến về sự thiện. Sự tín nhiệm, lòng cung kính và lòng mến thương không phải cứ ra lệnh là được, song là giá của bao nhiêu công lao. Không phải nói với các em: “Các em phải yêu mến tôi, phải tín nhiệm nơi tôi” là tức khắc ta được như vậy. Mục tử nhân lành hiến mạng sống mình cho đoàn chiên. Không tình yêu nào cao quý hơn là tình yêu, người liều mạng sống vì người mình yêu. Luôn sẵn sàng cho đi thời giờ, sức khoẻ, cuộc sống, và nếu cần cả dòng máu mình nữa cho mỗi người trong tập thể các em. Một bí quyết lớn để yêu các em cách siêu nhiên là nhìn Chúa Giêsu trong các em. “Những gì bạn làm cho một trong các em nhỏ này là bạn làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Hãy vô tư trong sự tận tuỵ dấn thân. Đừng mong chờ được trảơn. Nếu có bị vô ơn cũng không ngỡ ngàng. Ta không làm việc để được phần thưởng trần gian. Chính sự vô tư và siêu thoát hoàn toàn ấy tạo cho ta được sức mạnh và quyền chân chính được các em tín nhiệm, trân trọng và mến yêu. Hoạt động mà chỉ nghĩ đến được đền đáp là người có tâm hồn con buôn, chứ không phải người trưởng thành, càng không phải là linh mục tông đồ.
Trẻ em có một cảm thức sắc bén về đức công minh. Một ông thầy bị mang tiếng là bất công chỉ có thể gây sợ hãi chứ không được quý mến. Đừng quên trẻ em có đầu óc liên hợp, và chỉ phán đoán theo sự bên ngoài, nên cố ý công minh mà thôi chưa đủ, còn phải thực hiện ra bên ngoài nữa. Tự nhiên trẻ em tin tưởng vào sự thành tín của các bậc thầy, nên ông thầy phải chú tâm giữ sự ngay thật luôn. Không thể đánh lừa trẻ em mà không bị trả oán. Muốn bạt tai để phạt một em hay phá rầy, ông giám đốc gọi em với lời lẽ ngon ngọt hấp dẫn: “Phúc, lại dây, ông có mấy mòn quà tặng em”. Em vui vẻ đến, ông liền bốp bốp hai cái vào mặt em. Tự hậu hẳn là em đó luôn đóng cửa lòng lại với ông. Đừng tỏ vẻ thương một em nào hơn các em khác. Không có gì nguy hại cho em đó hơn, và cũng không có gì làm bạn mất thế giá hơn. Bạn phải nhận rằng về các em mà bạn yêu riêng, thích hơn đó, có ngày bạn sẽ bị bẽ bàng. Các em chỉ chấp nhận sựưu đãi dành cho các em ốm đau, nghèo khổ, tật nguyền. Cũng phải tránh đừng tỏ dấu ác cảm với em nào. Để được như vậy, bạn thương hết mọi em không phân biệt, bằng cùng một tình yêu Chúa Kitô yêu các em. Không bao giờ có hành động yêu thương giác cảm với một em nào; không vuốt ve, không ôm ẵm bất cứ dưới lý do nào. Một cái xiết tay mạnh là đủ rồi. Cử chỉ yêu thương giác cảm ấy không những vô ích, mà còn nguy hiểm nữa, nếu không cho nhà giáo dục, thì ít nữa là cho trẻ em. Các em không mãi là trẻ em, lớn lên, các em sẽ phán đoán nghiêm ngặt, và kết án các cử chỉấy là những hành động hèn yếu. Trong trại hè, đêm đến không nên ngồi lại giường các em, viện lẽ là khuyên nhủ em mấy lời. Đơn giản hơn, là sau buổi chơi, trước khi lên giường, tập cho các em chúc bạn “Ngủ ngon” thế là tốt rồi. Đừng bao giờ quên, bạn phải là nhà giáo dục trước đã, rồi mới an ủi vỗ dành sau. Không nên nhìn sự vật qua cặp kính đen, cũng không để bị ám ảnh quá. Nhưng dù nhân đức bạn đã đến độ nào, dù tuổi đời bạn đã cao, bạn luôn khôn ngoan dè dặt theo lời thánh Phaolô dạy: “Ai tưởng mình đang đứng, phải cẩn thận kẻo ngã”. Bao nhiêu có thể bạn phải lo cho có bàn giấy làm việc. Không tiếp các em trong phòng ngủ. Đừng bao giờ làm cớ cho người ta dư luận xấu về bạn. Bạn không có quyền gây nguy hại cho thanh danh của bạn. Thái độ của bạn lúc nào cũng phải thẳng thắn nghiêm chỉnh, sẽ ngừa trước được những lời kháo láo, luôn sẵn sàng được tung ra thành lời nói hành nói xấu. Bạn đừng bao giờ ngạc nhiên nếu ngày nào cảm thấy có mối tình riêng sôi nổi về em này em khác. Lúc ấy bạn phải cương quyết không tỏ vẻ gì riêng tư với em ấy. Nếu bạn luôn hiệp thông với tình yêu của Chúa Giêsu đối với mỗi em, bạn sẽ thương mến các em cũng bằng tình yêu mà Chúa yêu thương các em và như thế tâm hồn bạn không bị trói buộc. Một khuôn vàng thước ngọc: “Hiến thân mà không bị chiếm đoạt”.
Phải nhẫn nại: vì tiến bộ từng bước mà kiên trì hiệu quả sẽ tốt hơn, bền bỉ hơn là tung ra một chặp. Tuy là nồng nhiệt, nhưng lại có nguy cơ kiệt lực và kết quả không có ngày mai. Đừng mong thấy hiệu quả ngay. Thời gian không khoan đãi những gì người ta làm không có nó. Muốn cho cây mọc nhanh mà cứ kéo dần cây lên là một phương cách tồi. Vì có thể làm cây bị đứt rễ. Giáo dục là công việc đòi hỏi phải kiên nhẫn. Trước những khó khăn buổi đầu, đừng vội nản. Vai trò của bạn là tập cho các em có những tập quán tốt, những thói quen tốt lành. Chỉ ít lâu sau nỗ lực và cố gắng sẽ giảm, tập quán sẽ hiển hiện như bản tính thứ hai. Đừng thúc bách quá, phải biết điều hợp cái bạn đòi hỏi với khả năng hiện tại của trẻ em. Khi bị cám dỗ muốn đi nhanh, hoặc muốn thấy thành quả sớm, hãy nhìn vào sự nhẫn nại của Đức Kitô là tôn sư của các nhà giáo dục: “Hiện giờ anh em không lĩnh hội được hết” (Ga 16,12). Đôi khi cần vận dụng ý chí đểở lặng hơn là để nói, để nghỉ yên hơn là hành động, để chờ đợi hơn là cứ tiến. Biết chờ đợi để chọn thời giờ hợp tâm lý mà nhắc nhở cảnh cáo, phiền trách là nghệ thuật của lương tri và của đức nhẫn nại. Để cổ võ ta dễ nhẫn nại, bạn hãy nhớ dụ ngôn người gieo giống. Điều Chúa đòi là bạn gieo hạt giống tốt, làm cho cây mọc lên là phần việc của Chúa. Đừng ngỡ ngàng khi không được kết quả ngay: phải qua nhiều tháng bông lúa mới chín, thì cũng phải qua nhiều năm mới thấy được bước tiến của một tâm hồn, của một tập thể. Nhẫn nại và chịu chờ là một biểu hiện của sức mạnh chứ không phải là của dại khờ. Nhà giáo dục thiếu nhẫn nại trước trẻ em sẽ thốt ra những lời đáng tiếc, hoặc vung ra những cử chỉ hung giận, chứng tỏ mình không tự chủ thì còn làm chủ được ai.
Thành quả nào cũng đòi ý chí cương quyết và kiên trì. Trẻ em cần được tựa vào cây trụ mạnh. Các em thường hãnh diện và cảm thấy được an toàn dưới bóng huấn luyện viên quyền uy. Trẻ em và thanh thiếu niên không vui khi uy quyền yếu nhược. Trái lại chúng sung sướng gặp được vị hướng đạo đầy nghị lực cho chúng nương tựa. Ý chí cương quyết làm chúng yên tâm. Ý chí nhu nhược đẩy chúng vào sự ngờ vực và sau cùng chúng sẽ ngao ngán (Lacordaire). Đừng bao giờ nói: “Tôi hết muốn rồi”. Nói thế, bạn sẽ mất luôn những gì còn lại. Bạn phải tin rằng về khả năng ý chí bạn có thừa, không như bạn tưởng. Nên bạn phải luôn mồm: “Tôi có nhiều nghị lực và ý chí, tôi phải tăng triển nó mỗi ngày cho việc thiện, không phải để chứng minh việc nó hiện hữu, nhưng để giúp bạn thực hiện điều đã dốc quyết”. Bạn luôn phải tự nhủ. Bạn sẽ đạt được dễ dàng nơi trẻ điều bạn mong muốn mà không phải ra lệnh nhiều. Vì ý chí mạnh để toát ra một dòng nghị lực khiến trẻ em chấp nhận và thi hành cái một. Có được ý chí mạnh, bạn sẽ được lời nhiều. Vì để đạt cùng một hiệu quảấy, bạn đỡ phí sức hơn, và nhờ cùng một hành động ấy, bạn giảm thiểu được những mệt nhọc thừa. Đừng lúc nào cũng nói: “Tôi sẽ làm việc này, việc kia” hoặc nói: “Nếu muốn tôi có thể làm được việc kia việc nọ”. Nhưng bạn hãy làm đi, đừng còn sẽ hay nếu nữa. Đừng dốc quyết cách nông nổi nhẹ dạ, phải dành thời gian suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề, rồi mới chọn điều dốc quyết. Hãy lục lọi, nghiên cứu sách báo về giáo dục. Đến với thực nghiệm như trường dạy môn giáo dục tốt. So sánh và trao đổi kinh nghiệm của bạn với các đồng nghiệp. Nhưng đừng đánh mất mình trong lý thuyết suông, cũng đừng kéo dài những tranh luận vô bổ mà phải chuyển sang hành động. Điều đáng kể là thành quả. Bạn hãy là người thực hành. “Hành động là sự giằng co giữa lý tưởng và thực tại” điều đúng đắn là ta phải nỗ lực xen vào. Tự mình thử nghiệm và bằng một sức đẩy mạnh đem vào thực tế điều ta mơ tưởng. Đừng để đi quá xa, nhất là về kết quả. Điều cần là có tiến bộ, tiến bộ thực sự, rồi có ngày người khác có thể đi xa hơn (R. Garric). Ít ý kiến mà thực hành hơn là nhiều mà không ý kiến nào được thực hành cả. Chọn lựa tức là phải bỏ đi một cái. Một quyết định tuy dù bất toàn, nhưng được cương quyết thực hiện sẽ tốt hơn là ngồi chờ một dốc quyết lý tưởng, nhưng không hoặc chậm trễ thi hành. Quyết định có giá hơn chính xác. Phương án đã chọn sau khi đã suy nghĩ kỹ và bàn hỏi với các vị thẩm quyền thì đừng còn thay đổi, trừ trường hợp cần cải tiến vì lý do can hệ. Mỗi tháng thay đổi phương án, kết cục chỉ hỗn độn. Người thay đổi hoài ước định làm nhiều mà không đi đến đâu. Sau cùng chỉ còn ta dậm chân tại chỗ. Đặc tính người chỉ huy là: Can đảm, quân bình, tự chủ.
Tâm thần bải hoải là tật hay lây, đức điềm tĩnh cũng dễ lây như vậy. Làm sao để tất cả con người bạn luôn toát ra một cảm giác bình thản. Một chút dấu hiệu lo buồn, chán nản, phương chi lại hoảng hồn nữa, đối với bạn có thể chưa đến nỗi trầm trọng. Nhưng trên tập thể trẻ em sẽ có những tác động đáng phàn nàn. Bạn đã chẳng nói là: trăm con mắt soi mói chăm chăm nhìn bạn đó sao. Nếu trên gương mặt bạn, trẻ em nhận thấy có sự bải hoải, nhọc mệt, ngao ngán, ấn tượng ấy tức khắc phản ảnh trên tập thể các em với một hệ số cũng mạnh bằng sự tin tưởng của các em vẫn đặt để nơi bạn. Đi lạc trong rừng, nếu tỏ ra thất vọng, bạn sẽ làm thế thật, vì bạn sẽ buông bỏ mọi phương tiện, nên sự hốt hoảng của trẻ em sau cùng sẽ huỷ hoại ý chí bạn. Vậy bạn hãy ca lên cho trẻ em cũng ca lên với bạn. Và thế là bạn sẽ can đảm hơn, bình tĩnh hơn để đưa ra một quyết định, tìm ra được lối thoát. Đừng bao giờ để thốt ra lời cho trẻ em thấy được bạn lúng túng, bạn thất bại, bạn hết thế: vì cái đó giảm uy tín bạn đi nhiều lắm. Tinh thần trẻ em hiển hiện trên nét mặt người hướng dẫn chúng. Hành vi cử chỉ và hình như cả đến tâm tư nhà giáo dục đều tác động đến hữu hiệu và tư tưởng của trẻ em. Đừng khi nào nói: “Tôi hết kham nổi rồi”. Bởi vì chỉ ít lâu sau điều đó sẽ thành một xác quyết cần thiết. Rốt cuộc bạn tin có thật như vậy, thế là mở cửa cho mọi bất nhẫn, chán nản ùa vào. Phải biết giữ gìn sức khoẻ và từng bước tiến tới thành quả. Phải ý thức về việc cân đối. Đừng để vì một lời không đáng kể, bạn la lối quá lời. Đừng lúc nào cũng xen mình vào. Xen mình vào luôn khi không có lý do cần thiết chỉ làm mệt trẻ em và gây nguy hại cho uy thế bạn. Giảm thiểu các hiệu lệnh bằng gõ bàn hoặc thổi tu hít. Ban bố điều gì mà một lời đủ rồi thì đừng nói thêm lời nữa. Cùng lúc có thể dùng lời hay điệu bộ để làm cho các em hiểu, bạn nên chọn điệu bộ. Trong mọi trường hợp, bạn đừng la lối, đừng tạo cho các em một ấn tượng là bạn đang sôi động. Trái lại, bạn phải bao trùm các em trong bầu khí thinh lặng và tin tưởng. Đừng quan trọng hoá việc gì. Nên nhớ lời thống chế Roch: “Việc không đâu đừng bi thảm hoá, việc bi thảm phải giản dị đi hơn”. Tại Kiến Hành một đám cháy bùng ra trong một nhà hát. Ông giám đốc nói với khản giả: “Không sao, không chút nguy hiểm gì cho quí vị”, khán giả cứ bình tĩnh đi ra, và mọi sự đều tốt đẹp, không ai hề hấn gì. Ở một tỉnh khác, đám cháy bật ra trong phòng để máy chiếu phim, rõ là không nguy hiểm gì cho khán giả. Thế mà, vì ông giám đốc kêu thất thanh: “Chúa ơi, thật là khủng khiếp”. Mọi người đều hoảng hốt sợ hãi, chạy đạp lên nhau gây tử vong và thương tích cho một số người. Để giữ luôn được sự thản nhiên, bạn hãy tập cho quen chấp nhận vui vẻ những trái ý cỏn con. Đừng nghiền ngẫm mãi nỗi băn khoăn. Đừng để việc làm trở thành mối bận tâm lo lắng.
Muốn gây ảnh hưởng lớn nơi trẻ em, nhà giáo dục phải luôn linh hoạt vui vẻ. Với thái độấy ông thu hoạch được nhiều nơi trẻ em hơn là với điệu bộ khắc nghiệt, lạnh lùng, trầm buồn ươn ế. Bạn nên làm cho trẻ em yêu thích việc chúng sắp làm bằng cách thêm ý vị cho lời bạn dạy bảo, chẳng hạn như: - Các em thấy đấy, công việc trôi chảy rất tốt. - Chúng ta sắp trải qua một ngày cao đẹp chừng nào. - Chúng ta sẽ sung sướng hết sức khi biết đạt được thành quảấy... Cũng nên khuyến khích các em tin rằng các em có thể dễ dàng hoàn thành: “Các em hãy chân nhận: thông minh và quảng đại như các em, việc ấy dễ như trò chơi”. Khi một sự cố xảy tới, cũng không tuyên bố một cách bất lợi. Tỉ dụ như bạn đã chuẩn bị tổ chức một cuộc đốt lửa trại, bất thần cơn mưa đổ xuống. Tiếp tục tổ chức để các em ngồi trên đất ướt là điều thiếu khôn ngoan. Vậy phải hoãn một tổ chức các em đã từng mong đợi. Thay vì báo tin đó với dáng điệu buồn, như nói: “Thông báo cho các em một tin buồn là tối nay không thể chơi lửa trại. Để thay thế, các em sẽ nghe kể chuyện”. Nhưng nếu nói với giọng vui tươi phấn khởi: “Các em thân mến, rất may là trời cho chúng ta thêm 24 giờ nữa để chuẩn bị chu đáo hơn bài hát và trò chơi. Nên tối nay các em được nghe kể chuyện rất hay ngoài dự tính của các em”. Thường tình thái độ vui cười phấn khởi gây được cảm tình và niềm tin. Nếu bạn thản nhiên trước mọi cảnh sống và vô cảm trước mọi tình huống, bạn sẽ được đáp trả như vậy. Bạn hãy là người lạc quan động. Người lạc quan động khác với người lạc quan tĩnh. Người lạc quan tĩnh không làm gì cả, chỉ lặng lẽ chờ cho mọi sư xoay vần thuận lợi cho mình. Người lạc quan động năng nổ sáng tạo, vì biết rằng cái gì cũng có khía cạnh tốt cần khám phá và khai thác. Thánh Phaolô đã chẳng nói: “Đối với người kính mến Chúa, cái gì cũng giúp họ nên tốt”. Và thánh Augustinô nói thêm: “Kể cả tội của mình và của người khác”. Người lạc quan tĩnh nói: “Mọi sự rồi đâu vào đó cả”. Người lạc quan động tuyên bố: “Biến cố nào cũng có khía cạnh tốt, cần biết ứng dụng”. Có người chỉ nhìn thấy những khó khăn. Có người lại muốn nhắm mắt cho khỏi nhìn thấy. Hay hơn cả là, khi nhìn thấy các khó khăn cũng nhận ra khả năng tháo gỡ. Khả năng gây sức bật cho việc tháo gỡ. Có hai lối sống và nghĩ tưởng mà tôi gọi là bi quan và lạc quan. Bi quan là chỉ dán mắt vào những khuyết điểm nơi con người và trong các tổ chức, chứ không phải để sửa chữa mà chỉ để lướt qua, luôn nhìn về phía sau và tìm đường ly cách và phân tán. Lạc quan là vui vẻ nhìn thẳng vào cuộc sống và nhiệm vụ nó đề ra, là tìm thấy trong mỗi người điều tốt phải tăng triển vun trồng, là không thất vọng về tương lai do chính mình nhào nặn nên, là thông cảm lỗi lầm và yếu đuối của con người. Sự cảm thông ấy khiến ta hành động, không để cho ngày sống của ta trở thành son sẻ (Elisabeth Leseul). Hãy dạy cho trẻ em biết: - Nhân đức làm sáng tỏ bí quyết hạnh phúc thật. - Sống đạo không đi đôi với sống buồn. - Sống đạo thánh hoá và cổ vũ niềm vui trong sáng. - Nụ cười chân tình là hành vi đạo đức. - Vui vẻ là một hồng ân Chúa ban. Chúa yêu thương những người tự hiến với nụ cười trên môi. Hãy tập cho trẻ em nhìn nhận mọi sự theo khía cạnh tốt và luôn tươi cười. Đó là sức mạnh lớn cho đời em và là một trong những giúp đỡ đáng kể nhất bạn có thể dành cho em. Phương pháp cười luôn còn sinh hiệu quả trong nhiều trường hợp: Đây hai em đang cãi nhau, nến bạn bè chung quanh vừa vỗ tay vừa reo vui: nào anh em ta cùng cười lên, ta cũng vui lên... sự bất bình của hai em sẽ biến mất cách kỳ diệu. Khi một em đến than van khóc lóc với bạn, bạn nói với em: lời em kêu nài chỉ được lắng nghe, nếu em nói với nụ cười thật tươi. Tức khắc, lời than van của em sẽ hết nức nở. Ngạn ngữ Đông phương quả quyết: “Khi buồn, một đống mối bạn cũng không vượt qua được, khi vui, bạn băng qua được trái núi”. Tính khí vui vẻ phát sinh nhiệt tình, tăng thêm nghị lực. Nhờ tính khí vui vẻ người ta cảm thấy bớt mệt, chịu đựng tốt hơn những nghịch cảnh, những chống phá hoặc thử thách. Nhờ tính vui vẻ, trí óc trong sáng hơn, tư tưởng minh bạch hơn, tâm hồn thanh thản hơn. Với người có tâm hồn vui vẻ, hoạt động sẽ hoàn hảo hơn, có cơ may thành đạt hơn. Bạn nên chú trọng điều này là sự vui vẻ bạn bồi dưỡng cho mình cũng bằng kiếm tìm cho tha nhân. Khi bạn tập cho các em vui cười để người khác được sung sướng là bạn đã tạo được bầu khí tốt thuận lợi cho các em phát triển toàn diện con người. Nên giảm thiểu lời trách mắng và hình phạt để làm cho niềm tin và sự sống vui ngự trị trên tập thể các em. Nhờ vậy, những thói xấu tai hại nhất như sự bất hoà, lòng độc dữ, tính giả hình vv... không còn đất sống. Vui vẻ là đức tính tự tạo, tự vun trồng, tự bảo trì, và tự hoàn hảo hoá. Nó không lệ thuộc vào tuổi tác già hay trẻ. Nó có thể nở rộ cả trong bậc cao niên. Trước hết, vui vẻ là một thái độ can đảm. Vui vẻ không phải là chuyện dễ. Nó đòi hỏi phải có ý chí, phải có nghị lực. Nó biểu hiện sự đắc thắng liên tục, một tư thế thắng lợi và một não trạng đi lên. Để duy trì sự vui vẻ, phải khởi sự hoài. Cuộc thắng không bao giờ dứt khoát. Có rất nhiều cám dỗ để dừng chân, để trụ lại, để sơ cứng hoá. Lúc ấy, sinh hoạt chỉ còn theo thói lệ và sau đó là độc điệu. Độc điệu là nguyên nhân chính sinh ra sự buồn rầu bất mãn. Tính vui vẻ luôn đổi mới, sáng tạo, giàu sáng kiến. Nó lan toả một bầu khí nhiều khám phá. Vì thuộc loại đức tính quả cảm, nên vui vẻ thường dễ bác ái. Nó mến chuộng tha nhân và những gì không phải là mình. Những gì thuộc bác ái và giao hoán thực sự, nó nhìn nhận với ý tưởng cho đi và nhận lại: nó tin tưởng tha nhân cũng như tha nhân tin tưởng nó. Nó không thu vén cho mình vì nó kêu gọi người ta không thu vén cho họ. Nó tự cho đi, sống theo tinh thần đồng đội, không sống lẻ loi, vì nó đã được tạo dựng cho tình bác ái huynh đệ. Nó nghiền ngẫm nguồn suối lạ lùng phát sinh niềm vui chứa đựng trong lời dạy của Đức Kitô: “Anh em hãy thương yêu nhau”. Đối với người chung quanh nó để ý đến khả năng hơn là những thiếu sót của họ. Đã hẳn nó không hề chê bai, nhưng nó mạnh dạn và kịp thời đưa ra lời trách cứ với dáng vẻ lạc quan tin vào tiềm năng và cơ may cải biến, mà chính nó đã gợi lên tiềm năng và cơ may ấy. Tính lạc quan của nó không tĩnh, mà sáng tạo với đầy đủ ý nghĩa của ngôn từ. Khả năng của nó ở cùng mình như calo trong người. Đúng thật niềm vui đã tham dự vào công trình sáng tạo của Chúa. Có lúc người ta đã liên tưởng đến niềm vui bao la của Đấng Tạo Hoá trong các thụ tạo của Người. Vui vẻ còn là niềm tin: tin vào điều lành, có nghĩa là tin vào sự trợ giúp của Chúa. Sự lạc quan bắt nguồn từơn cứu độ. Nhờơn cứu độ mà cái gì cũng có thể thánh hoá được. Vui vẻ lại không là dấu chỉ của lòng biết ơn đó sao? Biết ơn đây không chỉở nói “cám ơn” ngoài miệng, song là cả một thái độ biết ơn, từ nét mặt bật sáng lên tâm tính biết ơn, lấp lánh và hấp dẫn như ánh sao mai.
Quyền bính là tập hợp các đức tính, nhờ đấy nhà giáo dục dễ dàng hướng dẫn trẻ em ưa thích và ham chuộng điều xứng tiện đem lại lợi ích cho trẻ em. Quyền bính không thủ đắc vì quyền quản trị, hay nhờ vào trách nhiệm nắm giữ, mà phải làm cho mình đáng được. Khi thi hành quyền bính, nhà giáo dục phải nhằm lợi ích hơn hết cho trẻ em: “Ở đây hơn nơi nào hết, quản trị là phục vụ”. Đừng lầm lẫn quyền bính với độc đoán. Độc đoán là hiếm hoạ của quyền bính, nhờ đó người ta truyền lệnh không cần có lý do tương xứng. Không gì nguy hiểm bằng độc đoán, vì luôn can dự vào mọi chuyện. Người ta dập tắt những tự phát nơi trẻ em, rốt cuộc sẽ bị ghét bỏ. Nên lưu ý điều này là người yếu kém mới hay độc tài. Vì không nắm vững chính mình, nên cần phải thị uy bằng những quyết định xào đi xáo lại không mấy hợp thời, chủ ý là để ra vẻ ta đây bậc thầy. Điều cốt yếu không phải là truyền lệnh, song là lệnh được tuân hành. Lý tưởng nhất là lệnh được tuân hành mà ít phải ra lệnh. Cụ thể là khi gánh một trách nhiệm, bạn phải nắm vững quyền uy tương xứng với trách nhiệm ấy. Nếu uy tín bạn không cân bằng với trách nhiệm, sẽ phát sinh sự hỗn độn, gây tai hại lớn cho bạn và cho nhiều người khác. Hơn nữa dễ mất uy tín, quyền bính sẽ không được tôn trọng, mở đường cho sự tự quyền, chống đối và phản loạn. Sự thường trẻ em không vâng lời là lỗi tại người điều khiển. Nhà giáo dục không có uy tín sẽ sớm thấy sự tháo thứ hoành hành nơi các em. Ra lệnh hoài mà không có hiệu lực, bó buộc nhà giáo dục phải làm lấy công việc không được tuân hành. Do đó, ông dễ bị mệt, kiệt sức, chán nản, và rốt cuộc phải chuốc lấy những hiệu quả thảm hại. Không gây được ảnh hưởng nơi các em, cũng khó cổ vũ các em biết cố gắng. Cố gắng là điều kiện cần thiết cho các em thủ đắc được những đức tính lành thánh. Trẻ em cần được giúp đỡ chống lại những khuynh hướng xấu, để đạt được những tính tốt các em còn thiếu hay phát triển những mầm non mới nhú lên trong các em. Đó là nhiệm vụ các nhà giáo dục như cha mẹ, thầy cô, linh mục vv... Nhờ có ảnh hưởng tốt các vị giúp đỡ, các em dần dà tập luyện được những đức tính tốt ấy. Hành xử quyền uy không phải là thực hiện quyền lực, song là phục vụ vì đức ái, mà lý tưởng là dắt dìu các em, phát huy con người các em. Con người tự nhiên có uy như một đức tính bẩm sinh. Họ gây được ảnh hưởng những người chung quanh cách rõ rệt. Người ta nói là tự nơi họ tiết ra một sức truyền cảm nhiệm mầu, nhờ đó họ cải hoá được cả cảnh trạng đang sống. Họ không cần lên tiếng bảo phải im lặng. Sự im lặng tự nhiên được tuân giữ khi họ giảng dạy. Trái lại, có người không làm thế nào cho trẻ em chú ý nghe mình được. Nhà giáo dục có quyền uy bước vào phòng họp, trật tự tức khắc được vãn hồi chỉ vì sự hiện diện của họ. Lyautey khuất phục người ta như bậc thầy nhờở một thứ phát quang từ con người ông. Nó chính là phản chiếu tâm hồn nồng nhiệt của ông. Không một ai không chịu ảnh ảnh một sức mạnh ở độ cao phát ra từ tính tình hăng say, từ luồng sáng chói về nếp sống ông đang tiến hành để luyện thép và phẩm chất các tâm hồn (G. de Tarde). Trong ít nhiều trường hợp, quyền uy là do tính khí, là do di truyền. Tuy nhiên, cũng vẫn là chuyện thủ đắc được. Nó có thể phát huy và cũng có thể mất đi, tuỳ theo một số luật mẹo cần phải biết. Nếu muốn trẻ em tôn trọng bạn, bạn phải biết tự trọng: không nói lời bất xứng, lời ẩn ý. Không giỡn đùa cách buông thả, nghi ngại, suồng sã. Tránh lối ăn mặc cẩu thả, lố lăng. Phải làm sao cho trẻ em cảm mến bạn là cha, là thầy và là linh mục. Nhờở độ tuổi, ở kinh nghiệm, ở tài đức, ở thông thạo tâm lý, nhà giáo dục càng được các em tín nhiệm bao nhiêu, càng phải quan tâm đừng để nhân cách mình bị tắt phụp đi. Song phải chăm sóc cho nó ngày càng nở rộ hơn.