Các Giáo phụ thường gọi Thánh Gia là Ba Ngôi dưới thế. Vì các ngài có đời sống thánh thiện gương mẫu, tạo thành một gia đình thánh thiện, làm gương mẫu cho mọi gia đình. Đời sống thánh thiện của các ngài nổi bật trong thái độ đối với Chúa và đối với nhau. Có thể tóm tắt vào những điểm sau:
Mỗi gia đình đều thành hình theo thánh ý Thiên Chúa. Nếu biết tuần hành thánh ý Thiên Chúa, gia đình sẽ tốt đẹp. Gia đình Thánh Gia là mẫu gương về tuân hành thánh ý Thiên Chúa.
Chúa Giêsu luôn tuân hành thánh ý Chúa Cha.
Trọn cuộc sống 33 năm nơi trần thế của Chúa Giêsu là một cuộc đời hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa Giêsu xuống trần để làm theo ý Chúa Cha. Như lời thư Do thái:
“Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lẽ toàn thiếu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con." (Dt 10,5-7).
Chúa tượng thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria do quyền năng Chúa Thánh Thần. Như lời sứ thần nói với thánh cả Giuse:
"Vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần" (Mt 2,20).
Ở nhà Nazareth Chúa hoàn toàn vâng phục thánh Giuse và Đức Mẹ. Vì đó là gia đình Chúa Cha chuẩn bị cho Người:
“Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài" (Lc 2,51).
Suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu luôn tìm vâng phục thánh ý Chúa Cha. Như Người tâm sự:
“Lương thực của Thấy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thấy" (Ga 4,34).
Đặc biệt trong giờ hấp hối trong vườn Giếtsimani, dù run sợ trước cái chết, Chúa vẫn đón nhận thánh ý Chúa Cha. Người cầu nguyện:
“Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng cho ý con thể hiện, mà là ý Cha" (Lc 22,42).
Lời phó dâng cuối cùng trên thánh giá có thể tóm tắt toàn bộ cuộc sống của Người là phó thác trong tay Chúa Cha:
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46).
Thư Philipphe đã tóm tắt toàn bộ cuộc đời Chúa Giêsu:
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8).
Cũng thế, Đức Mẹ luôn tuân hành thánh ý Thiên Chúa.
Đức Mẹ luôn tuân hành thánh ý Thiên Chúa.
Đứng trước ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đức Mẹ chẳng hiểu gì. Nhưng Đức Mẹ luôn sẫn sàng vâng phục. Khi sứ thần cất tiếng chào, Đức Mẹ “bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì" (Lc 1,29). Khi sứ thần nói Mẹ sẽ sinh con, Mẹ càng thắc mắc: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng" (Lc 1,34). Nhưng khi biết đó là công việc của Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ khiêm nhường đón nhận: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1, 38). Là nữ tỳ có nghĩa là hoàn toàn dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa sử dụng. Hoàn toàn từ bỏ ý riêng để phụng sự thánh ý Thiên Chúa. Hoàn toàn từ bỏ bản thân để Thiên Chúa hành động qua con người mình.
Khi lạc mất Chúa Giêsu trong thờ, Đức Mẹ hết sức lo lắng đau buồn. Nhưng khi Chúa Giêsu nói: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2,49), Đức Mẹ cúi đầu chấp nhận.
Tất cả những gì chưa hiểu, Đức Mẹ cứ “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩa lại trong lòng" (Lc 2,19).
Đón nhận mọi sự xảy đến trong đời như thánh ý Chúa. Vì thế khi ông Simeon tiên báo: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà" (Lc 2,35).
Khi đứng dưới chân thánh giá, chứng kiến cảnh “người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra" (Ga 19,34), Đức Mẹ càng xác tín vào chương trình của Thiên Chúa. Và càng hiến dâng để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện.
Thánh Giuse mau mắn thị hành thánh ý Thiên Chúa
Nếu Đức Mẹ không hiểu gì chương trình của Thiên Chúa, thánh Giuse càng mù mờ hơn. Nhưng thánh nhân vẫn luôn chấp nhận. Chỉ nghe Chúa nói trong giấc ngủ. Nhưng thánh nhân lập tức chỗi dậy và thực hành Lời Chúa truyền. Mau mắn. Tức khắc. Khi thánh Giuse định trốn đi, sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về... Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy" (Mt 1,20-24). Khi Hêrô đê tìm giết Chúa Hài Nhi, sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập.... Ông Giuse liên trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sáng Ai cập" (Mt 2,13-14).
Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài nhi và mẹ Người về đất Israel. Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về Israel" (Mt 2,19-21).
Chính nhờ mọi người trong gia đình luôn tuân hành thánh ý Thiên Chúa, nên Thánh Gia luôn an vui hạnh phúc.
Thánh Gia coi con cái là vốn quí nhất. Ta thấy việc đó qua cuộc chạy trốn sang Ai cập. Để bảo toàn mạng sống cho Chúa Giêsu Hài đồng, Thánh Gia đã phải trốn chạy sang Ai cập.
Vì con cái nên các ngài phải bỏ tất cả. Bỏ quê hương xứ sở để đến sinh sống trong nơi xứ lạ quê người. Bỏ nhà cửa ấm êm để sống đời sống tạm bợ trong nhà trọ hoặc trong túp lều thô sơ. Bỏ công ăn việc làm là nguồn thu nhập chính ở nơi quen biết.
Đó là tấm gương cho mọi gia đình noi theo. Ngày nay nhiều nơi không còn coi con cái là vốn quí nữa. Thậm chí coi con cái là gánh nặng. Có những người không muốn sinh con nữa. Và tệ nhất là người ta sẵn sàng từ bỏ con khi coi con cái là gánh nặng, là cản trở hạnh phúc, hưởng thụ, làm cho mất danh dự. Vì thế người ta dám phạm tội ác tày trời là phá thai. Điều mà thú dữ cũng không làm như tục ngữ nói: “Thú dữ không ăn thịt con".
Vì không quí trọng con cái nên người ta coi bản thân là trọng. Bỏ bê con cái để tìm hưởng thụ riêng. Tìm hạnh phúc riêng thay vì mất công chăm sóc con cái. Chỉ nghĩ đến bản thân nên sống bừa bãi không làm gương cho con cái. Vì thế gia đình mất nền tảng, lâm vào nguy cơ và dần dần suy sụp. Vì không quí trọng con cái nên người ta coi công việc là trọng. Dành hết thì giờ cho công việc. Công việc dẫn đến thành công, danh vọng và tiền bạc. Người ta đuổi theo thành công, danh vọng và tiền bạc nên không có thì giờ chăm sóc con cái. Có nhiều cha mẹ thành công, có danh vọng chức quyền, giầu có, nhưng con cái lại hư hỏng. Nếu thế thì thật đáng buồn.
Vì không quí trọng con cái nên người ta sẵn sàng ly dị. Bất chấp những tổn hại gây ra cho con cái. Chỉ nghĩ đến bản thân. Không lo cho con cái. Nên ly dị bằng mọi giá. Bất chấp con cái bị chấn thương tâm hồn. Bị bỏ rơi. Sống lang thang vất vưởng.
Thánh Gia luôn sống cùng nhau. Trong những tranh vẽ Thánh Gia ta thường thấy thánh Giuse làm thợ mộc. Đức Mẹ ngồi bên cạnh thêu thùa may vá. Chúa Giêsu bé nhỏ giúp thánh Giuse trong công việc.
Chắc chắn Thánh Gia cầu nguyện cùng nhau. Ngày thứ bảy các ngài vào hội đường đọc sách thánh và cầu nguyện. Nên sau này Chúa Giêsu có thói quen ngày thứ bảy vào hội đường, đọc sách thánh và giảng dạy. Hằng năm các ngài hành hương lên Giêrusalem theo luật định. Ta thấy điều đó khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi đi lễ rồi ở lại, khiến thánh Giuse và Đức Mẹ lo sợ đi tìm.
Và cảm động nhất là Thánh Gia cùng nhau đi trốn. Đi trốn là việc khó khăn và bất đắc dĩ. Thường người ta có khuynh hướng đi ít người nhất có thể. Nhưng Thánh Gia để bảo toàn gia đình nên luôn đi cùng nhau. Cùng sống cùng chết với nhau.
Gia đình là một thân thể. Khi chịu phép hôn phối ta nghe lời Chúa phán: Hai người trở nên một xương một thịt. Vì thế phải trung thành với nhau “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh tật cũng như lúc mạnh khỏe". Là một thân thể thì không thể tách rời.
Ngày nay, vì tổ chức xã hội, vì công ăn việc làm, vì thoải mái cá nhân, vì nhiều điều kiện, nên người ta dễ dàng chịu theo những điều kiện khác, mà quên điều kiện bất khả phân ly của gia đình. Vì công ăn việc làm nên vợ chồng con cái mỗi người mõi ngả. Nhất là khi phải tị nạn, trốn chạy, người ta dễ dàng chia tách gia đình. Đó là rơi vào bẫy của thời đại. Thời xưa vua Tư Đức đã dùng chính sách “phân sáp" để tàn phá gia đình công giáo. Thời di cư 1954 nhiều gia đình tan vỡ vì cảnh chồng bắc vợ nam. Thời tị nạn vượt biên sang Mỹ cũng thế. Nhiều gia đình tan nát vì không đi cùng nhau.
Gia đình thời mới bận rộn và tự do, nên ít qui tụ gia đình trong mâm cơm, và đặc biệt trong giờ cầu nguyện, giờ kinh tối như các gia đình xưa. Đó là nguyên nhân làm cho tình cảm gia đình phai nhạt.
Muốn xây dựng gia đình, ta phải noi gương Thánh Gia, luôn sống cùng nhau trong mọi hoàn cảnh. Phải bảo vệ gia đình trên hết. Gia đình là một thân thể. Thân thể bị chia tách sẽ tàn lụi và chết dần mòn.
Người Do thái có truyền thống gia đình rất mạnh. Đó là lý do bảo vệ được đất nước, tinh thần dân tộc và giữ được tiếng nói. Nước Israel bị phá hủy vào năm 70 khi quân đội Rôma tàn phá Giêrusalem. Người Do thái tản mát lưu lạc khắp chốn, đất nước bị mất vào tay ngoại bang. Mãi đến năm 1947 họ mới trở về tái thiết đất nước. Gần 2000 năm mất nước, điều khiến ta ngạc nhiên ngưỡng mộ, là họ vẫn giữ được tiếng nói. Đó là nhờ truyền thống gia đình. Gia đình Do thái có 2 truyền thống rất mạnh, đó là cử hành lễ Vượt Qua và lễ Trưởng Thành.
Lễ Vượt Qua
Sau khi cứu dân Do thái thoát ách nô lệ Ai cập, Chúa truyền cho Môsê hång năm cử hành Lễ Vượt Qua. Môsê đã truyền lại lệnh của Chúa như sau:
“Ông Mô-sê triệu tập tất cả các kỳ mục It-ra-en và nói với họ: “Hãy đi bắt chiến cừu về cho gia đình anh em, và sát tế làm Lễ Vượt Qua. Anh em sẽ lấy một bó hương thảo, nhúng vào máu trong chậu và lấy máu từ trong chậu bôi lên khung cửa; và không ai trong anh em sẽ ra khỏi cửa nhà mình cho đến sáng. ĐỨC CHÚA sẽ rảo khắp Ai-cập để đánh phạt, và khi thấy máu trên khung cửa, ĐỨC CHÚA sẽ vượt qua trước cửa và không để cho Thần Tru Diệt vào nhà anh em mà đánh phạt. Anh em phải giữ điều đó như điều luật vĩnh viễn cho mình và cho con cháu. Khi được vào đất mà ĐỨC CHÚA ban cho anh em như Người đã phán, anh em sẽ giữ nghi lễ đó. Khi con cháu anh em hỏi anh em: “Nghi lễ này có ý nghĩa gì đối với quý vị?", anh em sẽ trả lời: Đó là lễ tế Vượt Qua mừng ĐỨC CHÚA, Đấng đã vượt qua các nhà của con cái Ít-ra-en tại Ai-cập, khi Người đánh phạt Ai-cập và cho các nhà chúng ta thoát nạn." (Xh 12, 21-27).
Suốt mấy ngàn năm người Do thái vẫn trung thành giữ luật cử hành Lễ Vượt Qua. Một điều đáng ghi nhận là Lễ Vượt Qua không cử hành trong hội đường hay tại nơi công cộng, nhưng được cử hành trong các gia đình. Vì thế gia trưởng phải là chủ sự trong lễ nghi này và phải trả lời cho con cháu về ý nghĩa Lễ Vượt Qua. Chính vì thế gia trưởng phải nắm vững ý nghĩa nghi lễ. Và cứ thế truyền thống được truyền từ đời nọ sang đời kia. Và con cháu nhờ đó hiểu được ý nghĩa Lễ Vượt Qua. Để rồi đến lượt chúng cũng phải truyền lại cho con cháu của chúng.
Lễ Trưởng Thành (Bar Mitzvah)
Theo phong tục của người Do thái, trẻ 12 tuổi được coi là trưởng thành. Bước vào tuổi trưởng thành trẻ phải đọc được sách Lề Luật bằng tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế Chúa Giêsu khi lên 12 tuổi đã vào đến thờ để nói và nghe các tiến sĩ về Kinh Thánh.
Nhưng có lẽ phải đến thế kỷ thứ II các nghi thức mới thành hình và tồn tại cho đến ngày nay. Trong lễ nghi trưởng thành đứa trẻ rước cuộn sách Lề Luật ra trước mặt mọi người rồi dõng dạc đọc. Khi đọc xong, mọi người chúc tụng và ăn mừng.
Nghi lễ đó thật quan trọng trong đời sống gia đình. Và còn quan trọng hơn nữa khi người Do thái lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Để trẻ còn đọc được sách Lê Luật bằng tiếng mẹ đẻ, cha mẹ phải dạy tiếng mẹ đẻ cho con cháu. Vì thế, việc trẻ đọc được tiếng mẹ đẻ là một thành công lớn đáng ăn mừng.
Chính nhờ truyền thống gia đình này, mà người Do thái, dù mất nước gần 20 thế kỷ, vẫn giữ được tiếng nói, tinh thần yêu nước. Và giữ được đức tin, tôn giáo của họ.
Người Việt nam có nhiều truyền thống gia đình tốt đẹp. Nhưng những truyền thống đó đang có nguy cơ bị mai một đi trong xã hội công nghiệp hóa bận rộn hiện nay. Vì mải mê công việc. Vì có TV, phim ảnh, việc đọc kinh tối trong gia đình đang thưa thớt dần. Vì phải đi xa làm ăn, những ngày hội gia đình, dịp lễ tết không còn đông đủ mọi người nữa ... Tất cả những điều đó làm suy yếu gia đình, suy yếu đức tin. Công việc có bận rộn, nhưng không công việc nào quan trọng bằng việc giữ gìn truyền thống gia đình. Nếu ta thành công, có nhiều tiền bạc, mà đánh mất gia đình, thì là một thất bại lớn.
Hãy bắt chước người Do thái, gìn giữ truyền thống gia đình. Đặc biệt những truyền thống tôn giáo. Đó là phương thế xây dựng, gìn giữ và phát huy gia đình.
Thật cảm động khi chiêm ngắm gia đình Thánh Gia. Mọi người luôn cổ gắng hạ mình, khiêm nhường phục vụ lẫn nhau.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng trở thành người con bé nhỏ nhất trong nhà. Luôn ngoan ngoãn vâng phục thánh Giuse và Đức Mẹ. Thánh Luca tóm tắt thời niên thiếu của Chúa Giêsu: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hẳng vâng phục các ngài" (Lc 2,51).
Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng xưng mình là “nữ tỳ của Chúa". Đức Mẹ không chỉ phục vụ Chúa Giêsu, mà còn phục vụ bà chị họ Isave.
Thánh Giuse là trưởng gia đình, nhưng luôn khiêm nhường phục vụ. Ta hãy chiêm ngắm cảnh Thánh Gia trốn sang Ai cập. Đức Mẹ bế Chúa Giêsu ngồi trên lưng lừa. Thánh Giuse đi chân không, dắt lừa đi trong đêm tối. Mắt luôn hướng về Chúa Giêsu và Đức Mẹ xem các ngài có an toàn thoải mái không.
Thật là một gia đình hạnh phúc. Mọi người đều quên mình vì người khác. Mọi người đều khiêm tốn coi người khác trọng hơn mình. Mọi người đều hạ mình phục vụ người khác. Chính vì thế Thánh Gia luôn là mẫu gương cho mọi gia đình noi theo.