Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa TN 1-A Bài 151-169: Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta

Chủ nhật - 08/01/2023 09:10
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa TN 1-A Bài 151-169: Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa TN 1-A Bài 151-169: Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa TN 1-A Bài 151-169: Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta
----------------------------
Phúc Âm: Mt 3, 13-17: "Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta". - Ðó là lời Chúa.
-------------------------------

TN 1-A151: Con yêu dấu của Cha – AM Trần Bình An. 1
TN 1-A152: Vì loài người chúng ta. 5
TN 1-A153: Con Yêu Dấu – AM Trần Bình An. 7
TN 1-A154: Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. 10
TN 1-A155: Con cái Chúa. 11
TN 1-A156: Phép Rửa và Ơn Cứu Chuộc. 12
TN 1-A157: Cuộc gặp gỡ sâu xa với Đức Giêsu Kitô. 14
TN 1-A158: Ơn gọi người Kitô hữu – McCarthy. 15
TN 1-A159: NGƯỜI KITÔ HỮU TRONG CƠN THỬ THÁCH – McCarthy. 17
TN 1-A160: Biết mình để hạ mình. 18
TN 1-A161: Trời mở ra – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu. 20
TN 1-A162: Phép rửa. 23
TN 1-A163: Chu toàn sứ mạng Chúa Cha trao. 25
TN 1-A164: Suy Niệm của Lm Trần Bình Trọng. 26
TN 1-A165: Ngày hội lớn cho nhân loại – Phaolô Ngô Suốt 27
TN 1-A166: Này là con Ta yêu dấu – Lm. Thu Băng. 29
TN 1-A167: Đây con Cha yêu dấu- Lm. Minh Vận. 30
TN 1-A168: Quí tử thiên đường- Br. B.M. Thiện Mỹ. 33
TN 1-A169: Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển. 35
-----------------------------

 

TN 1-A151: Con yêu dấu của Cha – AM Trần Bình An

 

Đức Giám mục Thomas Msusa, thuộc  giáo phận Blantyre, miền Nam Malawi. Sinh ra là đạo TN 1-A151


Đức Giám mục Thomas Msusa, thuộc  giáo phận Blantyre, miền Nam Malawi. Sinh ra là đạo Hồi giáo, ngài đã trở lại đạo Công giáo. Năm nay ngài 53 tuổi là phó Giám đốc hiệp hội tám nước thành viên Hội đồng Giám mục Phi châu Đông phương. Ngài được thụ phong linh mục ở Dòng Truyền giáo Mẹ Maria, Dòng còn có tên là Dòng Truyền giáo Montfortains. Ngài chia sẻ câu chuyện trở lại đạo Công giáo của mình và của cha mình:

 “Tôi làm việc ở địa phận Zomba trong mười năm. Mỗi năm có 100 đến 150 người rửa tội ở nhà thờ chính tòa và còn có nhiều người khác được rửa tội ở các giáo xứ. Tôi hỏi họ vì sao họ trở lại. Họ cho biết nhờ nghe đài phát thanh Radio Maria, một đài rất quan trọng ở đất nước tôi và lúc nào đài cũng có mặt ở những lễ lớn. Trước khi nghe được đài Radio Maria thì họ chỉ nghe toàn tuyên truyền chống đạo Công giáo. Khi biết được sự thật về Giáo hội, họ quyết định theo đạo Công giáo. Đây không phải là vấn đề ở đất nước tôi. Trong làng tôi có đến 99,9 % dân số là người theo Hồi giáo. Cha tôi là một tu sĩ Hồi giáo.

Tôi rời nhà lúc lên 7 vì tôi muốn đi học. Tôi ở lại giáo xứ. Đến năm 12 tuổi, tôi xin được rửa tội. Tôi muốn làm linh mục. Và thế là tôi được gởi vào chủng viện. Khi tôi học xong, gia đình không nhận tôi, tôi ở lại giáo xứ. Tôi được thụ phong linh mục và để tạ ơn Chúa, tôi muốn dâng thánh lễ tại nhà. Tôi xin những người trưởng lão trong Giáo hội và xin bác tôi, người đã trở lại Công Giáo, tổ chức cho tôi một thánh lễ ở ngoài trời. Nhiều người trong gia đình tôi và cha tôi đến dự. Cha tôi nói với tôi: «Hồi đó cha không muốn con vào đạo Công giáo nhưng bây giờ cha tin, nhờ con mà có thể tất cả chúng ta sẽ được lên Thiên Đàng».

Khi đã làm Giám mục, tôi về nhà và mời bà con đến nhà.  Lúc đó cha tôi quỳ xuống và nói: «Cha xin được rửa tội». Tôi tươi cười nói với cha tôi: «Cha ơi, bao nhiêu năm qua cha nói con sẽ xuống hỏa ngục. Cha muốn xuống theo với con không?» Tôi nói thêm: «Nếu cha muốn theo đạo, cha phải học giáo lý ba năm». Cha tôi chấp nhận và tôi đã rửa tội cho cha tôi năm 2006. Ngày 29 tháng 10 tôi sẽ về Malawi để mang bình an đến cho gia đình tôi. Cha tôi bây giờ đã lớn tuổi và bị bệnh, cha phải tuyên bố trước mặt tất cả mọi người là cha muốn theo đạo, để tránh tất cả mọi vấn đề khi ông chết. Đó là trách nhiệm của tôi, trách nhiệm của một Kitô hữu là cho cha tôi một mộ phần theo đạo Công giáo.

Một ví dụ khác, hồi mới đầu cha tôi nói với tôi: «Con sẽ xa văn hóa của chúng ta». Bây giờ ngay cả người tộc trưởng cũng cho tôi một ngôi làng và mời tôi làm trưởng làng. Tôi chăm lo cho 62 gia đình. Là Giám mục, tôi còn nhiều trách nhiệm khác, bây giờ chị tôi là trưởng ngôi làng này. Đó là ngôi làng vừa Công giáo lẫn Hồi giáo. Sau Thượng Hội đồng Phi châu năm 2006, tôi đã mời cả người Công giáo và người Hồi giáo. Chúng tôi bắt đầu bằng dâng thánh lễ và sau đó chúng tôi cùng ăn với nhau. Tôi nói với họ: «Anh chị em hãy quên vấn đề của mình, hôm nay là ngày lễ chung vui». Người công giáo nhận Mình Thánh Chúa trước sự hiện diện của người Hồi giáo. Từ đó, ai cũng sốt ruột mong chờ đến ngày này. (Nguyễn Tùng Lâm dịch, Một giám mục Công giáo rửa tội cho người cha theo đạo Hồi giáo của mình, Phanxicovn)

Bí Tích Thanh Tẩy luôn là niềm vui, bình an và hạnh phúc. Tin Mừng Luca hôm nay tường thuật Đức Giêsu chịu Phép Rửa từ tay ông Gioan Tẩy Giả, nêu bật lên tấm gương chói lọi khiêm hạ, cầu nguyện và hiệp nhất của “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.”

Khiêm hạ

Trong đời phàm, bản năng con người luôn có xu thế hướng thượng, ước muốn thăng tiến bản thân, mưu tìm vị trí cao hơn thiên hạ để tồn tại và tiến thân, thoả mãn lòng vị kỷ hẹp hòi, tánh kiêu ngạo cố hữu, thói đam mê quyền lực, tật háo danh.

Thế nhưng vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước là ông Gioan Tẩy Giả, lại chân thật lại hạ mình trước muôn dân, đang lũ lượt kéo đến, sám hối, ăn năn, chờ đợi được lãnh nhận Phép Rửa: “”Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!” Sự khiêm hạ của Gioan thật đáng cho người Kitô hữu khâm phục và noi theo. Tuy thế, tấm gương tự hạ của Đức Giêsu còn sáng chói hơn thế nữa.

Khi Đức Giêsu cùng hoà mình vào đám đông, đến xin lãnh nhận Phép Rửa, ông Gioan thấy Người, liền từ chối ngay, vì e rằng làm như thế là quá phạm thượng, bất kính. Nhưng Đức Giêsu thuyết phục Gioan chấp hành. Một sự khiêm hạ vô tiền khoáng hậu. Đấng Thánh Chiên Thiên Chúa tự hạ, dìm mình xuống sông Giocđan, để cho thụ tạo là ông Gioan làm nghi thức thanh tẩy. Trong khi, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” ( Pl 2, 6-7 )

Đức Giêsu trong trắng vô ngần, đã tự nguyện hạ mình nhập thể, còn gánh lên vai tất cả tội lỗi nhân loại, trở nên Con Chiên hiến tế hoàn hảo, khấn xin Thiên Chúa Cha thương xót tha thứ.

“Con chỉ hiểu được đức khiêm nhượng, khi suy nghiệm cả cuộc đời Chúa Giêsu, con Thiên Chúa hạ mình, chịu mọi sự ngớ ngẩn, dốt nát, hiểu lầm sâu độc suốt 33 năm, vì yêu chúng ta.” ( Đường Hy Vọng, số 510 )

Cầu nguyện

Để luôn lắng nghe, tâm sự và vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu luôn luôn kết hợp mật thiết với Ngài qua những buổi cầu nguyện liên lỉ.“Lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra..”

Người cầu nguyện sáng tối hằng ngày, trước và sau khi rao giảng, trước khi quyết định tuyển chọn các môn đệ, cũng như trước cuộc thương khó kinh hoàng.

Trước khi chính thức bước vào sứ vụ cao cả, đem Tin Mừng rao giảng đến muôn dân, Đức Giêsu đã vào hoang mạc tĩnh tâm, chay tịnh, cầu nguyện ròng rã suốt 40 ngày đêm. Người cũng luôn mời gọi tín hữu chuyên tâm tỉnh thức và cầu nguyện, hầu xứng đáng lãnh nhận Lòng Thương Xót Chúa. “Hãy tỉnh thức luôn, cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con người.” ( Lc 21, 36 )

“Con hãy cầu nguyện luôn  luôn bất cứ ở đâu. Chúa Giêsu đã nói: “Hãy cầu nguyện không ngừng..” ( Đường Hy Vọng, số 123 )

Hiệp nhất

Hoà mình vào dòng thác người tỉnh ngộ, ăn năn, sám hối, đến xin ông Gioan Tẩy Giả ban Phép Rửa, Đức Giêsu cùng kề vai, sát cánh, gần gũi, thân thiết đến với những thân phận tội lỗi, mặc dù Người hoàn toàn vô tội. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” ( Ga 1, 14 ) Bởi vì “Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.” ( Lc 19, 10 ), như Người luôn công khai tuyên bố mục đích nhập thể: ”Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” ( Mc 2, 17 ) Như vậy, Đức Giêsu đã tự nguyện trở nên Con Chiên Hiến Tế, lãnh nhận toàn thể tội lỗi con người, chịu hy sinh đền tội thay cho nhân loại.

Đức Giêsu còn luôn bộc lộ cho mọi người biết Người đến  trần gian, để thực thi Thánh Ý Cha, cứu chuộc nhân loại khỏi vòng tội lỗi và sự chết: ”Này con đến để thực thi ý Cha.“ ( Dt 10, 7 ) Như thế qua cầu nguyện, Người luôn kết hợp mật thiết, hiệp nhất cùng Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa:“Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.” Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất cùng hiện diện, thật vô cùng kỳ diệu!

Qua mầu nhiệm nhập thể, Đức Giêsu đã kiến tạo nên sự kết hiệp mật thiết, hiệp nhất đất với Trời, Thiên Chúa với nhân loại, con người hài hoà với nhau và con người với mọi loài thụ tạo.“Anh  em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một Phép Rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.” ( Ep 4, 3-6 )

“Tôi tin có Hội Thánh, duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Một niềm tin, một hạnh phúc, một quyết tâm.” ( Đường Hy Vọng, số 250 )

Lạy Chúa Giêsu, qua trình thuật Tin Mừng hôm nay Chúa muốn dạy bảo chúng con biết sống khiêm nhường, cầu nguyện và hiệp nhất với Chúa và tha nhân, để có thể xứng đáng lãnh nhận ơn cứu rỗi, còn được vinh dự làm “con yêu dấu”, nhờ Lòng Thương Xót Chúa vô cùng.

Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Đồng Trinh đã khiêm hạ, chỉ dám tự nhận làm Nữ tỳ Thiên Chúa, luôn vâng phục Thánh Ý Chúa. Mẹ đã được hồng ân hiệp nhất với Con Mẹ trong thân xác lẫn linh hồn. Khấn xin Mẹ chỉ bảo và cầu bầu chúng con biết hạ mình, cầu nguyện noi theo Mẹ và Con Mẹ, để luôn có Chúa ở cùng. Amen.

-------------------------------

 

TN 1-A152: Vì loài người chúng ta

 

Cha Zundel có một nhận định như sau: “sự khiêm nhường nhất của Thiên Chúa là khi Ngài chấp TN 1-A152


nhận cho con người dùng ngôn ngữ của mình để nói về Ngài”. Bởi lẽ, ngôn ngữ của con người chúng ta không thể làm diễn tả hết sự thật về Thiên Chúa, đôi khi còn làm méo mó khuôn mặt thật của Ngài nữa. Hôm nay, mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, chắc chắn khi người ta thấy Đức Giêsu đứng sắp hàng cùng với đám tội nhân, thì họ sẽ nghĩ rằng Ngài cũng là một tội nhân. Đây cũng là một sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Ngài chấp nhận cho người khác nghĩ sai về Ngài. Nhưng chúng ta thử hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại làm như thế? Thưa vì Ngài yêu thương con người và Ngài muốn làm bạn với hết mọi người. Đây chắc hẳn là mầu nhiệm của tình yêu mà chúng ta chưa hiểu thấu hết được.

Có một câu chuyện kể như sau: Có một vị quan lớn mở tiệc mời nhiều người đến dự. Tất cả các người được mời đều ăn mặc sang trọng và dùng xe đi đến. Trong số ấy có một người khách già. Rủi thay, vì già yếu nên ông cụ này khi xuống xe đã trượt chân té vào vũng bùn. Khách đến dự tiệc được mộp phen cười thoả thích. Vị khách già này xấu hổ và cảm thấy mình không xứng đáng vào dự tiệc nữa, ông quyết định quay về nhà của mình. Gia nhân của vị quan nài nỉ cách mấy ông cũng không chịu ở lại dự tiệc. Rồi bất ngờ, vị quan chủ tiệc bước ra sân, đi tới chỗ vũng nước đó, rồi cố tình té ngã vào vũng nước mà ông cụ đã té trước đó. Thế là áo quần của ông quan cũng dơ dáy y như cụ già kia. Mọi người chung quanh chẳng ai dám cười nhạo nữa! Sau đó, vị quan lớn đến cầm lấy tay ông cụ đưa vào phòng tiệc. Ông cụ chẳng còn lý do nào để chối từ. Chỉ có hành động cố tình té ngã của vị quan lớn kia, mới có thể đưa ông cụ vào bàn tiệc.

Hình ảnh và hành động của vị quan lớn trong câu chuyện trên đã minh hoạ cho chúng ta thấy được phần nào về hình ảnh của Chúa Giêsu. Ngài là Đấng cực thánh mà đã tự “té vào” thế gian để dẫn đưa con cháu Ađam bước vào dự tiệc cưới Thiên đàng.

Khi sinh xuống làm người trong hình dáng của một trẻ thơ yếu ớt, nghèo khổ, thiếu thốn mọi bề, Chúa Giêsu đã trở thành trung gian nối kết trời với đất. Ngài đã từ trời cao bước chân xuống đất thấp đến với con người để con người từ đất thấp bước chân lên trời cao. “Đất với trời giao duyên, Thiên Chúa đến ở với con người”. Rồi hôm nay, khi sắp hàng trong đám tội nhân, Chúa Giêsu đã cất khỏi mọi rào cản, mọi khoảng cách để con người được tự do đến với Thiên Chúa và được Ngài mở rộng vòng tay ôm lấy tất cả.

Thánh Gioan tông đồ đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không ai thấy được tình yêu cả. Người ta chỉ có thể thấy được những bằng chứng của tình yêu mà thôi. Và Chúa Giêsu của chúng ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bằng chứng của tình yêu: Xuống trần vì yêu, sống vì tình yêu, làm mọi việc tốt lành vì tình yêu, chết vì yêu và sống lại cũng vì tình yêu. Làm sao kể hết được những việc Chúa Giêsu đã làm để minh chứng cho tình yêu mà Ngài thực hiện trong suốt cuộc đời dương thế của Ngài. Ngài yêu thương con người bằng chính tình yêu của Thiên Chúa Cha yêu thương Ngài: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”.

Chúa Giêsu làm đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng nhờ biết Ngài biết ý của Cha mình và Ngài luôn chu toàn mọi sự đúng theo ý Chúa Cha dù mình có “tan nát tấm thân” đi chăng nữa. Ngài đã từng nói với các tông đồ rằng: “lương thực nuôi sống Thầy là làm theo ý của Cha Thầy”. Và trong lúc cô đơn nhất, đau khổ nhất, Ngài vẫn thân thương với Cha: “Xin đừng theo ý Con, nhưng xin làm theo ý Cha”. Đó là tư cách làm Con của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha dù Ngài vẫn là Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha của mình.

Để biết được Thánh ý Chúa Cha trong cuộc đời này, ta phải làm gì? Làm sao biết ta biết được Thánh ý Chúa? Ý Chúa Cha trong cuộc đời chúng ta được thể qua lương tâm ngay lành của chúng ta, qua Lời Chúa trong Kinh Thánh đặc biệt là Giới Luật Yêu thương, qua 10 Giới răn của Chúa cũng như qua những Giáo huấn chính thức của Hội thánh dạy chúng ta. Khi ra sức thực hành những điều ấy, chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa Cha nói với chúng ta rằng: “Con là con yêu dấu của Cha”.

Hãy trở thành những người con yêu dấu của Cha trên trời. Hãy nhiệt tâm sống niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống theo gương của chính Chúa Giêsu để lại cho chúng ta. Hãy để cho “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta” để chúng ta dám ra khỏi con người của mình, sống liên đới trách nhiệm với mọi người hầu ý Chúa Cha được thể hiện trong trần gian này. Khi hoàn tất sứ mạng cao quý này với lòng nhiệt tâm và yêu mến, chúng ta sẽ được theo chân Chúa Giêsu bước vào trời cao hưởng hạnh phúc muôn đời.

------------------------------

 

TN 1-A153: Con Yêu Dấu – AM Trần Bình An

 

Anh Sanjay Kumar, một thợ điện 42 tuổi đã gánh cha và mẹ trên vai đi suốt quãng đường 216km, từ TN 1-A153


Anh Sanjay Kumar, một thợ điện 42 tuổi đã gánh cha và mẹ trên vai đi suốt quãng đường 216km, từ Uttar Pradesh đến thủ đô Delhi, Ấn Độ, để giúp hai vị phụ huynh thực hiện ước nguyện, được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar.

“Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được niềm hạnh phúc được phục vụ cha mẹ. Tôi gánh cha mẹ trên vai để thể hiện sự kính trọng và biết ơn vì họ đã cho tôi được sống trên thế giới này. Đối với tôi, họ chính là những vị thần.” Kumar nói.  Cha mẹ của Kumar là ông Lala Ram, 95 tuổi và bà vợ, 80 tuổi đã rất cảm động trước hành động của con trai mình.

“Chúng tôi đã cản nó đừng nên làm việc này, nhưng nó không chịu nghe, lại còn quỳ xuống xin phép.” Mẹ anh cho biết. Bất chấp trời mưa to, đường lầy lội, Kumar vẫn gánh cả cha và mẹ cùng lúc trên vai đi một quãng đường khoảng 25-30km mỗi ngày. Họ chỉ dừng lại giữa đường để rửa ráy và ăn uống. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ xuống chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.  Câu chuyện này lan đi rất nhanh từ làng này sang làng khác. Hàng ngàn người dân đã đến gặp họ để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar.  (theo Hindusantimes 3/8/2010)

 Bài trích thuật Tin Mừng thánh Luca hôm nay còn giới thiệu một người con hiếu thảo vô cùng hơn nữa. Không ai có thể mường tượng nổi rằng, con một bậc đại vương lại sinh hạ nơi hang bò lừa hôi hám, trong đêm đông giá rét, trong sự ghẻ lạnh của thôn xóm. Không ai có thể tin rằng, người con đó hoàn toàn tự nguyện, rời bỏ chốn cao sang, xuống lám thân phận người nghèo nàn, cùng đinh. Thực tế, Cha Người còn uy danh gấp bội vua chúa thế gian. Thế mà Người đã vâng lời nhập thể, để thi hành sứ mạng cứu nhân độ thế.

Vâng lời nhập thể

Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài đã tác tạo muôn vật, muôn loài, và nhất là dựng nên con người. Nhưng con người sớm vong ân bội nghĩa, phạm tội, chống báng lại Đại Ân Nhân. Nhưng Tình Yêu Chúa không hề suy giảm, đã cho Con Một xuống thế ở giữa loài người, để cứu thoát khỏi ách phạt muôn đời. Người Con vâng phục và khiêm nhường nhập thế trong cảnh cơ hàn. Thái độ này mới có thề xóa nhòa đi tội bất tuân và kiêu ngạo của tổ tông loài người. Nên ngày Chúa Giêsu giáng sinh trở nên ngày hồng phúc cho toàn thể nhân loại.

Con người thì thường trái lại: “Con vua thì được làm vua, con của sãi chùa thì quét lá đa.” Mặc nhiên công nhận cái tôn ti trật tự đó, hầu như đúng đắn và hợp tình hợp lý, dù rất phi nhân bản và bất công. Nhưng Thiên Chúa không chấp nhận thói đời đó. Ngay bản thân mỗi người, cũng khó thoát ra khỏi tháp ngà của cái tôi bền vững và độc đoán. Khó thoát khỏi những đam mê hưởng thụ, để quan tâm, giúp đỡ, an ủi và chia sẻ với tha nhân

 Vâng lời gánh tội trần gian

Người Con tinh tuyền, chẳng hề nhuốm tội tình nào, nhưng Người cũng sánh vai với dân chúng tội lỗi, xin ông Gioan Tẩy Giả làm Phép Rửa: “Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê su cũng chịu phép rửa.” (Lc 3, 21)

Khi xin ông Gioan làm phép rửa, Người đồng hành cùng dân Người trên đường sám hối. Người khiêm nhường tự hạ, bên cạnh những kẻ gian manh, dâm ô, độc ác. Đồng thời, Người cũng chính thức gánh nhận tội lỗi loài người, để rồi hóa giải bằng chính cuộc Khổ Nạn sau này. Người chính là con chiên hy tế chuộc tội với Chúa Cha.

Con người thì lại chọn thái độ mackeno của quan Philatô: Rửa tay vô trách nhiệm. Dửng dưng, vô cảm với tội ác, với gian manh, với thói xấu và với cả sự đau khổ của đồng loại. Cơn cám dỗ này như chứng bịnh hay lây, đang lan tràn như vũ bão trong xã hội thực dụng, khiến cho lương tâm dần trở nên băng giá với đồng loại. Xa nhau, dần coi nhau như thù địch cần loại bỏ.

 Gắn bó mật thiết với Chúa Cha

Người luôn cầu nguyện liên lỷ với Thiên Chúa hằng ngày, tỏ ra mối liên kết gắn bó chặt chẽ với Chúa Cha. Ngay khi đi rao giảng sau này, dù mệt nhọc, dù mải mê chăm lo đoàn dân bơ vơ không người yên ủi, Chúa Giêsu vẫn không hề sao nhãng, dành thì giờ chiều tối, để thiết tha cầu nguyện.

Do vậy, vừa lãnh nhận phép rửa xong, Người liền sốt sáng “cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người, dưới hình dáng như chim bồ câu.”(Lc 3, 22) Mặc khải cho toàn dân thấy Người chính là Đấng Messia, chính là Ngôi Hai nhập thể. Đấng mà dân Chúa hằng mong đợi bao lâu.

Con người trái lại thường kiêu ngạo, tự mãn, vô ơn, khg hề nhìn nhận Tất cả đều là hồng ân. Nên không cần cầu nguyện, không cần tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa. Vẫn cậy vào sức mình, cậy vào tài năng và may mắn, con ngưới thường hợm hĩnh hãnh diện về bản thân mình, mà không cần biết ân huệ từ đâu ban cho mình..

 Con dấu yêu

Với tấm lòng vâng phục, khiêm nhường và câu nguyện, Chúa Giêsu được nhìn nhận xứng đáng là Người Con dấu yêu. “Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là con yêu dâu của Cha; Cha hài lòng về con.” (Lc 3, 22)

Người con hiếu thảo là luôn biết vâng phục theo ý cha. Chúa Giêsu luôn làm theo Thánh Ý Cha. Như khi mới 12 tuổi, Người ở lại rao giàng trong Đến Thờ. Người đặt mối tương quan với Thiên Chúa, bên trên tương quan huyết thống. Luôn luôn dành ưu tiên cho Chúa.

Người con yêu dấu luôn làm đẹp lòng cha. Chúa Giêsu chấp nhận cuộc sống bần hàn, chấp nhận bị xua đuổi, bị đố kỵ, ganh ghét, thù địch, vì không hề sống theo ý riêng, không theo bản năng con người, vốn ham sống sợ chết, ham hưởng thụ, ăn ngon, mặc đẹp, vinh thân phì gia. Hơn nữa, Người còn chấp nhận cuộc đời sóng gió, kết thúc bằng cái chết khổ nhục, để thực hiện hoàn hảo công cuộc cứu rổi loài người khỏi chết lầm than.

Người con yêu dấu luôn biết phụng dưỡng cha, hầu chuyện, gặp gỡ, thăm hỏi, tâm sự với cha. Bằng những buổi cầu nguyện liên lỷ và sốt sắng, Chúa Giêsu luôn hiện hữu bên cạnh Chúa Cha.

Chúa Cứu Thế đã cách mạng, muôn triệu người hưởng ứng, khẩu hiệu cùa Ngài: “Vâng lời đến chết!” ( Đường Hy Vọng, 395)

Con chỉ hiểu được đức khiêm nhượng, khi suy nghiệm cả cuộc đời Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hạ mình chịu mọi sự, ngớ ngẩn, dốt nát, hiểu lầm sâu độc, suốt 33 năm vì yêu chúng ta.”(Đường Hy Vọng, 510)

Lạy Chúa Giêsu, Người bắt đầu sứ vụ bằng khiêm tốn nhận phép rửa, xin dạy cho con biết khiêm nhường hối lỗi, để nhận được sự thứ tha của Thiên Chúa.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp con biết vâng lời và khiêm nhường như Mẹ, để xứng đáng lãnh nhận ơn Đức Chúa Thánh Thần, hầu con thêm sức mạnh chống trả các cơn cám dỗ, mà trung thành đi theo Chúa mãi. Amen.

-------------------------------

 

TN 1-A154: Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa


“Đức Giêsu cũng chịu phép rửa” (Lc 3,21)

 

Đức Giêsu chuẩn bị thi hành sứ mạng của mình bằng hai việc quan trọng, thứ nhất là đời sống TN 1-A154


Đức Giêsu chuẩn bị thi hành sứ mạng của mình bằng hai việc quan trọng, thứ nhất là đời sống nội tâm với việc ăn chay và cầu nguyện trong sa mạc suốt 40 ngày đêm, thời gian đủ dài để suy nghĩ, tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và nền tảng bước vào sứ mạng quan trọng. Thứ hai, Ngài chịu phép rửa sám hối của Gioan như bao nhiêu người dân thường khác.

Biến cố Giáng Sinh, Thiên Chúa đã chấp nhận hoàn toàn sống thân phận con người như chúng ta. Kể từ đây Chúa Giêsu sống như con người chia sẻ và đón nhận kiếp người. Cụ thể là Ngài “cũng chịu phép rửa” như những con ngươi đồng thời với mình chuẩn bị tâm hồn chờ đợi Đấng cứu thế. Nhưng khác biệt ở đây Ngài chính là Đấng cứu thế.

Sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa là lúc ý định của Chúa Cha muốn giới thiệu Ngài cho nhân loại, Ngài chính là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ và cũng như Ngài thực sự bắt đầu đời sống công khai rao giảng Tin Mừng cứu độ, Ngài cũng chính là Đấng cứu độ. Ai nghe, tin và sống như Ngài thì được cứu độ.

Dân chúng vẫn còn mơ hồ về Đấng cứu thế, họ lẫn lộn giữa Gioan và Đức Giêsu, lẫn lộn giữa phép rửa của Gioan và Đức Giêsu. Giờ đây Thiên Chúa Cha khẳng định chính thức và công khai giới thiệu cho họ biết Chúa Giêsu mới là Đấng cứu độ. Chỉ nơi Ngài và lãnh nhận phép rửa của Ngài bởi “Thánh Thần và lửa” sẽ mang đến cho chúng ta ơn cứu độ.

Với việc Chúa Giêsu chịu phép rửa và sự giới thiệu của Chúa Cha, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã hành động như bao con người thiện chí, muốn sám hối quay về với Thiên Chúa. Ngài noi gương cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, sống hoà đồng, chia sẻ, thông cảm và đón nhận giới hạn của nhau. Ngài không phân biệt, khoảng cách hay vạch rõ ranh giới với con ngươi dù Ngài vẫn là Thiên Chúa. Ngài yêu thương và cứu độ chúng ta. Nhìn lên Chúa Giêsu chúng ta hãnh diện vì mình tôn thờ một Đấng đích thực trong đời sống đức tin và hành trình đời người.

Ước gì mỗi ngày chúng ta càng ngày tin mạnh mẽ vào Chúa, luôn tuyên xưng niềm ra bên ngoài cho mọi người xung quanh và làm cho mọi nhận ra rõ ràng rằng Đức Giêsu là Đấng cứu độ, Đấng mang lại bình an và hạnh phúc cho mọi người.

Lạy Chúa, qua bí tích Rửa tội chúng ta được phúc làm con Chúa, xin con luôn biết noi gương Chúa đem ơn cứu độ, bình an và hạnh phúc cho mọi người bằng cách sống giống như Chúa.

-------------------------

 

TN 1-A155: Con cái Chúa.

 

Như chúng ta đã biết: Geoge Wasinhton là vị tướng tài ba và là vị tổng thống đầu tiên của Hoa TN 1-A155


Như chúng ta đã biết: Geoge Wasinhton là vị tướng tài ba và là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Thế nhưng, rất ít người biết ông còn là một tấm gương sống động về lòng hiếu thảo đối với người mẹ của mình.

Sau những trận chiến cam go nhất, cũng như giữa những công việc bề bộn và nặng nề nhất của một vị nguyên thủ quốc gia, ông vẫn dành thời giờ về thăm hỏi và trò chuyện lâu giờ với người mẹ già. Một hôm mẹ đã hỏi ông như sau: Tại sao con dành nhiều thời giờ thăm nom mẹ như vậy? Ông liền trả lời: Thưa mẹ, ngồi bên mẹ để lắng nghe mẹ nói thực không phải là việc mất giờ. Chính sự bình thản và lòng tốt của mẹ dạy con muốn tiếp tục sống.

Đoạn Tin Mừng hôm nay, cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa Đức Kitô với Chúa Cha, cũng như giữa chúng ta với Thiên Chúa. Trước hết là mối liên hệ giữa Đức Kitô và Chúa Cha.

Như chúng ta đã biết Đức Kitô chính là người con duy nhất của Chúa Cha. Vì vâng phục Ngài đã xuống thế làm người để cứu độ chúng ta. Ở mọi nơi và trong mọi lúc, nỗi ưu tư số một của Ngài là chu toàn thánh ý Chúa Cha, đến nỗi thánh Phaolô đã phải viết: Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.

Chính vì thái độ vâng phục vô điều kiện này, mà hôm nay bên bờ sông Giođan, cũng như mấy năm sau trên đỉnh Taborê, chính Chúa Cha đã tuyên phong Ngài: Này là con Ta yêu dấu. Ta hài lòng về con. Hãy vâng lời Ngài.

Còn mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa thì sao? Như chúng ta đã biết nhờ công nghiệp tử nạn của Đức Kitô qua dòng nước của bí tích Rửa Tội, chúng ta được tẩy xoá khỏi mọi dấu vết tội lỗi, lấy lại được địa vị làm con cái Thiên Chúa. Thế nhưng để xứng đáng làm con cái Ngài, thì chúng ta cần phải vâng phục, cần phải chu toàn thánh ý Ngài trong lòng cuộc đời chúng ta.

Thực vậy, một người con ngoan sẽ không phải là một người con vùng vằng cãi trả mỗi khi cha mẹ sai bảo điều gì. Trái lại phải là một người con mau mắn vui vẻ tuân giữ những điều cha mẹ chỉ dạy. Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Để xứng đáng làm con cái Chúa, chúng ta cũng phải vui vẻ và mau mắn thực thi thánh ý Ngài. Thánh ý ấy được biểu lộ qua tiếng nói lương tâm, qua mười điều răn Ngài truyền cho Maisen trên núi Sinai, qua những điều Ngài truyền dạy trong Kinh Thánh, nhất là qua giới luật yêu thương của Phúc Âm. Cũng như qua những điều Giáo Hội, thay quyền Chúa mà chỉ dạy cho chúng ta.

Thế nhưng, nếu như lúc này Ngài nhìn mỗi người chúng ta, liệu Ngài có thể nói lên như xưa Ngài đã nói với Đức Giêsu bên bờ sông Giođan: Này là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng hay không?

-------------------------

 

TN 1-A156: Phép Rửa và Ơn Cứu Chuộc

 

Ơn cứu chuộc đã được Thiên Chúa hứa ban cho loài người và được các Tiên tri nhắc lại nhiều TN 1-A156


Ơn cứu chuộc đã được Thiên Chúa hứa ban cho loài người và được các Tiên tri nhắc lại nhiều lần trong thời Cựu ước, đặc biệt là Tiên tri Isaia trong Bài đọc I: Khi Đấng Cứu Thế đến, Người sẽ xét xử các dân cách công bình và đặt công lý trên địa cầu. Muôn dân trông đợi lề luật Người; Người đối xử nhân từ với nhân lọai, mở mắt người mù, giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết.

Lời hứa đó đã được ứng nghiệm rõ ràng nơi Chúa Giêsu. Ngài đã đến trong trần gian. Và việc Ngài chịu phép rửa tại sông Giođan hôm nay tiên báo trước cái chết của Ngài trên thánh giá: Ngài sẽ dùng máu mình mà rửa sạch tội lỗi thế nhân.

Chính đức Giêsu, Con Chiên Vô Tỳ Tích đã đến dòng sông Giođan cùng với những tội nhân. Ngài tự đồng hóa mình với tội nhân và gánh lấy mọi tội lỗi nhân loại đã xúc phạm đến Thiên Chúa quyền uy vô cùng. Ngài là một con người, với tư cách một người đại diện cho nhân loại, đồng thời Ngài cũng là Thiên Chúa đã dâng mình làm của lễ lên Thiên Chúa Cha mà chuộc lại lỗi lầm của nhân loại. Vì thương chúng ta, Ngài đã không quản việc hóa thân làm người, bỏ đi khoảng cách vốn có giữa vị Thiên Chúa là Tạo Hóa với loài thụ tạo thấp hèn là nhân loại tội lỗi. Ngài làm người để đồng cảm với những nỗi khổ của con người, chia sẻ thân phận mỏng dòn của con người, ngay cả cái chết Ngài cũng không từ nan.

Trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy rõ: Ý định cứu chuộc lỗi lầm cho con người của Chúa Giêsu được Chúa Cha ưng nhận. Khi để Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình, Chúa Giêsu đã khẳng định vai trò gánh tội thay cho nhân loại và Chúa Cha lúc đó đã phán lời ưu ái với một con người: Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Con đẹp lòng Cha. Chúa Giêsu là một con người như chúng ta nhưng luôn làm theo ý Chúa Cha và được Chúa Cha ưu ái đặc biệt. Đến lượt chúng ta, những kẻ tin theo Chúa Giêsu rồi cũng sẽ được Chúa Cha gọi tên vào Nước Trời với lời thân ái: hỡi con yêu dấu của ta, các con đã nghe lời Con Chí Ái của Ta, hãy vào hưởng phúc Thiên Đàng đời đời với Chúng Ta.

Vấn đề là loài người có nhận ra tình thương của Chúa Giêsu hôm nay hay chưa, có nhận biết sự cao trọng và cần thiết của Ơn Cứu Chuộc hay chưa? Ơn Cứu Chuộc cần thiết đến độ Ngôi Hai Thiên Chúa thấy cần phải rời bỏ trời cao đến ở với loài người, trở nên bé nhỏ như loài người để giải thóat con người khỏi sự chết đời đời. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài thấy rõ điều gì cần thiết và ích lợi cho chúng ta nhất. Còn loài người chúng ta có khi lại đáp trả lại tấm lòng ưu ái đó bằng sự thờ ơ, từ chối, phủ nhận sự hiện diện của Ngài bằng nhiều hình thức khác nhau! Nhiều người kitô hữu chỉ giữ đạo hình thức, vì luật buộc thôi, chưa tương xứng gì với tình thương hy sinh của Ngôi Hai cứu chuộc! Ngày hôm nay, trong việc đầu tư buôn bán, người ta hay tính toán so đo sao cho: làm ít, lời nhiều. Trong việc giữ đạo, chúng ta không nên so đo tính tóan với Chúa. Chúng ta giữ đạo, đọc kinh, đi lễ không thể chỉ vì cái lợi vật chất, mong ăn nên làm ra, mau giàu có hoặc để khỏi bệnh hoạn yếu đau nhưng phải nhắm mục tiêu xa hơn, chính đáng hơn là phần rỗi linh hồn và hạnh phúc đời đời. Những mục tiêu như sức khỏe, học hành, làm ăn khá tuy cũng cần nhưng chỉ là thứ yếu so với hạnh phúc đời đời. Vì vậy, tuy chúng ta có thể cầu xin cho mình tất cả những thứ đó, nhưng lời cuối cùng khi cầu nguyện là: con sẵn sàng đánh đổi tất cả để được hạnh phúc đời đời bên Chúa. Vì Chúa Giêsu cũng đã sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình trên thập giá cho hạnh phúc của chúng ta. Chúa yêu thương chúng ta vô cùng, thì chúng ta cũng phải đáp trả lại tương xứng với tình yêu ấy.

Xin Chúa cho chúng con biết nhận ra tầm quan trọng của hạnh phúc đời đời để mọi hoạt động, mọi ước mơ trong cuộc đời này đều nhắm tới gia tài đời sau là hạnh phúc Thiên đàng, nơi Chúa hiển trị.

-----------------------------

 

TN 1-A157: Cuộc gặp gỡ sâu xa với Đức Giêsu Kitô.


(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)

 

Sự ăn năn sám hối thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng là âm vang của truyền thống Do Thái. Chúng ta TN 1-A157


Sự ăn năn sám hối thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng là âm vang của truyền thống Do Thái. Chúng ta trích dẫn đoạn văn tuyệt tác Ezêkiel sẽ đọc trong phụng vụ Phục Sinh (thật vậy, việc Chúa chịu phép Rửa tiên báo mầu nhiệm Vượt Qua): “Trên các ngươi Ta sẽ rảy nước trong sạch và các ngươi sẽ được trong sạch… Ta sẽ ban cho các ngươi một tâm hồn mới, một tinh thần mới”. Sự thanh tẩy bằng nước là một chủ đề dễ hiểu, nhưng dẫu sao nguồn mạch phải trong sạch để cung cấp một thứ nước trong sạch. Nguồn thanh tẩy thiêng liêng là Thiên Chúa. Mà tác động của Người không chỉ ít hay nhiều nhắm vào bề ngoài con người. Sự thanh tẩy không chỉ là một sự dội nước đơn giản, nó thấm sâu tâm hồn và thần trí như lửa vào sâu trong vật bị nung đốt để loại bỏ tất cả những gì là cặn bã dơ bẩn. Phép Rửa của thánh Gioan khuyên giục dân chúng cải thiện nếp sống, chuẩn bị tâm hồn để gặp gỡ Chúa Giêsu. Phép Rửa của Đức Giêsu thấm sâu nội tâm, cho chúng ta một tâm hồn đổi mới nhờ ơn Chúa Thánh Linh. Chúng ta có được hai kết luật:

1) Nhờ dấu chỉ nào để trong thế giới ngày nay, nhận biết ai là tiền hô đích thật? Người ta nói rất nhiều về thế giới đang đột biến, đang chuyển mình, từ mọi phía nổi lên những tiếng nói tiên đoán về ngày mai của Giáo Hội. Trên bình diện đức tin, người ta không lầm khi tự hỏi: những “tiên tri” ấy có hướng dẫn đến với Đức Giêsu Kitô không? Tiếng nói của Gioan Tiền Hô hướng dẫn thính gỉa đến với Đức Giêsu. Những “tiên tri” ngày nay hô hào thay đổi thái độ, thay đổi điều kiện sinh hoạt, thay đổi cơ cấu xã hội, v.v… nhưng không hướng dẫn người ta đến với Đức Kitô, nghĩa là không hô hào thay đổi tâm hồn nhờ tác động Chúa Thánh Linh. Xét về bình diện Giáo Hội, tiếng nói của họ chẳng có giá trị loan báo Tin Mừng. Những tiền hô đích thật thì hướng dẫn đến cuộc gặp gỡ thật sự và thân thiết với Đức Kitô.

2) Con là Con chí ái của Ta, được Ta hết lòng sủng mộ. Chúng ta đồng quan điểm với thánh Luca rằng: Tiếng phán của Thiên Chúa trên con người của Đức Giêsu là một biến cố. Trong bối cảnh chung là sự thanh tẩy dân chúng và bối cảnh riêng là lời cầu nguyện của Đức Giêsu, thánh chép sử đặt lời phán của Thiên Chúa như một đoạn kết thúc. Đây là một biến cố có hai diện. Trước hết là một sự tiên báo rõ ràng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Tiếng phán từ trời cao vọng xuống chính là tiếng nói của Đức Chúa Cha chỉ định Đức Giêsu là Con và Chúa Thánh Linh ngự xuống người ấy mà sau này đức tin sẽ nhận ra là Người –Chúa. Kế tiếp, biến cố cho thấy Đức Giêsu được hưởng trọn vẹn niềm sủng ái của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa nhiều hay ít tuỳ theo mức độ hiệp thông nhiều hay ít với Người –Chúa là Đấng duy nhất được Thiên Chúa hết lòng sủng ái.

-------------------------

 

TN 1-A158: Ơn gọi người Kitô hữu – McCarthy.


ƠN GỌI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

 

Hiện nay, Giáo Hội rất bận tâm với những ơn gọi. Nhưng ở đây, ơn gọi được hiểu theo một cách TN 1-A158


Hiện nay, Giáo Hội rất bận tâm với những ơn gọi. Nhưng ở đây, ơn gọi được hiểu theo một cách rất giới hạn. Một cách cơ bản, chúng ta đang nói về ơn gọi trở thành linh mục. Đây là một ơn gọi quan trọng, nhưng không phải là ơn gọi quan trọng nhất trong Giáo Hội.

Ơn gọi đầu tiên và quan trọng nhất, phổ biến đối với tất cả những người đã được rửa tội, đó là ơn gọi trở thành người Kitô hữu, hoặc ơn gọi làm người môn đệ của Đức Giêsu. Đây là ơn gọi cốt lõi. Tất cả những ơn gọi khác trong Giáo Hội đều phải được coi như liên hệ với ơn gọi của Đức Giêsu “Hãy đến, hãy đi theo Ta”. Nói cách khác, chúng ta tiếp nhận ơn gọi trở nên người môn đệ của Đức Giêsu.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là có nhiều người được rửa tội đã sống không khác biệt gì, so với người không được rửa tội. Nếu họ thực hành lòng tin của họ, thì đó lại thường là một lòng tin không trưởng thành, dựa trên cách thực hành thường lệ, không dứt khoát. Điều cần thiết là tin tưởng với sự hiểu biết; và đi theo Đức Kitô bằng lòng tin của cá nhân mình.

Lần kia, Đức Hồng Y Newman đã hỏi cộng đoàn của ngài “Việc trở thành một người Kitô hữu tạo ra sự khác biệt gì trong lối sống hằng ngày của chúng ta?”. Câu kết luận là “Tôi e rằng hầu hết chúng ta cứ tiếp tục làm những gì chúng ta đã làm, nếu chúng ta cho rằng đạo Công giáo không hơn gì một câu chuyện ngụ ngôn”.

Ơn gọi làm người Kitô hữu bao gồm cái gì? Theo những lời trong Tin Mừng, thì ơn gọi làm người Kitô hữu là một tiếng gọi trở nên “muối đất, ánh sáng thế gian”. Đạo Công giáo nói về lối sống như thế nào, chứ không chỉ nói về lòng tin vào điều gì. Không nên có sự phân biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và những hoạt động thường ngày. Lòng tin phải được chuyển thành hành động. “Đừng ngại loan báo điều mà bạn tin tưởng, trừ phi bạn hành động một cách phù hợp” (Catherine de Hueck Doberty).

Với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta đóng một vai trò rất tích cực trong thế giới. Chúng ta có những thứ để hiến tặng, những thứ mà thế gian cần đến một cách tuyệt vọng, mặc dù không nên e ngại hoặc biện hộ về vai trò của chúng ta. Điều này cần đến một lòng can đảm và sự gan dạ nào đó.

Việc đi theo Đức Kitô nghĩa là gì đối với người bình thường? Điều này có nghĩa là trở nên một người Kitô hữu ngay tại nơi bạn sinh sống, và ngay trong nghề nghiệp mà bạn chọn lựa. Có nhiều cách thức để phục vụ Đức Kitô và Tin Mừng của Người. Lời mời gọi trong trường hợp đầu tiên không phải dành cho vai trò làm Tông đồ, mà là vai trò làm người môn đệ của Chúa.

Chắc hẳn là nếu không bao giờ nghe được tiếng gọi của Đức Giêsu, thì chúng ta sẽ có một cuộc sống dễ dãi hơn. Nhưng liệu chúng ta có được một cuộc sống hạnh phúc hơn và liệu chúng ta có được sống nhiều hơn thế nữa chăng? Đức Giêsu nói “Thầy đến để anh em được sống và sống dồi dào”. Tin Mừng đưa ra cho chúng ta một lối sống chính đáng hơn và sâu xa hơn cho cuộc sống của chúng ta. Và Tin Mừng gieo vào trong tâm hồn chúng ta những hạt giống của sự sống đời đời.

Ơn gọi là người Kitô hữu tạo ra viễn tượng về một cuộc sống cao cả hơn và trong sạch hơn trước mặt chúng ta. Đồng thời, ơn gọi này còn thông truyền cho chúng ta sự hy sinh và phục vụ người khác. Ơn gọi này mở rộng những khả năng yêu thương và can đảm của con người. Đó không phải là công việc chỉ dành cho cá nhân người Kitô hữu, mà còn dành cho toàn thể cộng đoàn Kitô hữu nữa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội, chúng ta được đón nhận vào một cộng đoàn những kẻ tin.

Ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa nhắc nhở chúng ta về ngày chúng ta được lãnh nhận phép Rửa tội. Mỗi khi vào nhà thờ, và lấy nước thánh làm dấu, là chúng ta đang tự nhắc nhở mình về phép Rửa tội của chúng ta, và tự cam kết sống trọn vẹn với ơn gọi của phép Rửa tội ấy.

---------------------------------

 

TN 1-A159: NGƯỜI KITÔ HỮU TRONG CƠN THỬ THÁCH – McCarthy

 

Trong một số quốc gia, là một người Công giáo tức là mắc một trọng tội. Ông bà Moran bị kết TN 1-A159


Trong một số quốc gia, là một người Công giáo tức là mắc một trọng tội. Ông bà Moran bị kết án là người Công giáo. Thay vì từ chối trách nhiệm, cả hai ông bà đều thừa nhận điều này một cách cởi mở, và họ chuẩn bị đương đầu với những hậu quả. Họ bị đưa ra toà, để bị xét xử trước một bồi thẩm đoàn. Vốn đã bỏ đạo, nên tất cả những người trong họ hàng của hai ông bà đều mong muốn cứu thoát họ khỏi bị tù tội hoặc tệ hơn thế nữa. Vì thế, họ thuê một luật sư, để biện hộ cho hai ông bà khỏi phải chịu trách nhiệm. Lời bào chữa của ông ta ngắn gọn như sau.

“Hai thân chủ của tôi bị cáo buộc là người Công giáo. Mục đích của tôi là muốn chứng tỏ rằng trên thực tế, hai ông bà không phải là như vậy, mặc dù họ có thể cứ khăng khăng tự nhận một cách can đảm rằng mình là người Công giáo. Các sự kiện đều đi ngược lại hai người. Và tôi cần phải nói rằng, trường hợp này sẽ cần phải xét xử dựa trên các sự kiện.

“Tôi xin nói rằng: Hai ông bà Moran đều có lối sống tốt đẹp, chăm chỉ làm việc. Tôi biết chắc chắn rằng cả hai người chưa bao giờ bị lôi cuốn vào bất cứ việc làm nào phi pháp. Họ là những người đáng kính, theo bất cứ tiêu chuẩn nào.

Người ta có thể thán phục nhiều điểm trong cuộc sống của họ. Họ là những con người chân thành. Và người ta có thể thán phục sự trung thành của họ, về việc tuân giữ các lễ nghi bên ngoài trong tôn giáo của họ, như tham dự Thánh Lễ và các phép Bí tích. Trên thực tế, tôi cho rằng họ là những người Công giáo chỉ trên danh nghĩa. Họ tham dự Thánh Lễ vào sáng Chúa Nhật, và là những người rất sốt sắng về mặt này. Nhưng điều này vẫn chưa đủ.

“Ông Giêsu đã nói trong Tin Mừng, và tôi xin trích dẫn “Cứ xem họ sinh quả thế nào, thì biết họ là ai (Mt 7,6). Rõ ràng từ bối cảnh này, ông Giêsu ý muốn nói “hoa quả” là “những hành động tốt đẹp”. Tôi e rằng trong trường hợp của ông bà Moran, hoa quả không đơn giản là điều đó.

“Tôi không tìm được chứng cứ nào trong cuộc sống của họ, hoặc trong thái độ của họ, rằng họ sống theo những lời rao giảng của ông Giêsu một cách nghiêm túc. Chẳng hạn, liệu có bất cứ người nào có thể nghiêm khắc buộc tội hai thân chủ của tôi về bất cứ mối quan tâm đặc biệt nào đối với người nghèo khổ, đau yếu, kém may mắn hoặc bị khinh miệt chăng? Tôi cho rằng không hề có một chút chứng cứ nào xác nhận cho một lời buộc tội như vậy. Họ đã không hề làm điều gì hơn bất cứ một người nào trong chúng ta. Trên thực tế, họ lại còn làm ít hơn, so với một số người nào không bao giờ mơ tưởng đến việc tự nhận mình là người Công giáo.

“Tuy nhiên, đây đúng là mẫu người, mà chính ông Giêsu đã thực hiện theo cách thức của ông ta, để giúp đỡ mọi người, khi ông ta còn tại thế. Và ông ta còn tuyên bố dứt khoát rằng những kẻ đi theo ông ta sẽ bị xét xử, không phải vì số lần họ cầu nguyện, hoặc những hành động thờ phượng mà họ tham dự, nhưng là do cách họ đáp ứng những nhu cầu của những người như vậy.

“Các môn đệ đầu tiên của ông Giêsu đều là những Tông đồ nồng nhiệt, mà ông ta sai đi để biến đổi thế giới. Họ sẽ không thừa nhận rằng hai ông bà Moran thuộc về cùng nhóm của họ đâu”.

(Đến đây, ông Moran nhảy dựng và la lên: “Nhưng chúng tôi đều là người Công giáo”).

“Thưa ông Moran, tôi chưa nói xong. Tôi xin đưa ra để quý toà xem xét rằng hai thân chủ của tôi không phải là người Công giáo theo ý nghĩa thực sự –theo ý nghĩa dành cho những người mà đối với họ, người hàng xóm của họ phải được thương mến như chính bản thân họ vậy. Tất cả lỗi mà họ phạm phải, đó là họ đã tự lừa dối mình, và đó không phải là một tội nặng. Do đó, tôi yêu cầu bãi bỏ lời cáo buộc chống lại hai thân chủ của tôi, bởi vì thiếu chứng cứ rõ rệt”.

Sau đó, thẩm phán tuyên bố “Bồi thẩm đoàn sẽ rút lui, để xem xét lời phán quyết”.

Ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa nhắc nhở chúng ta về ngày chúng ta được lãnh nhận phép Rửa tội. Khi lãnh nhận phép Rửa tội, chúng ta được đón nhận lời mời gọi trở nên những môn đệ của Đức Giêsu. Do đó, câu hỏi mà chúng ta đều có thể hỏi là: Nếu trở thành người Công giáo là một trọng tội, thì liệu đã có đủ chứng cứ trong cuộc sống của tôi, để đảm bảo cho một niềm tin chưa?

----------------------------

 

TN 1-A160: Biết mình để hạ mình

 

Đến ngày lễ “Chúa Giêsu chịu phép rửa” có rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Thắc mắc vì tư TN 1-A160


Đến ngày lễ “Chúa Giêsu chịu phép rửa” có rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Thắc mắc vì tư tưởng của họ không thể chấp nhận được: Tai sao Chúa Giêsu lại phải chịu phép rửa của Gioan? Chúa là Đấng vô tội là con chiên tinh tuyền, thì lẽ gì cần phải sám hối, cần phải ăn năn. Có rất nhiều ý kiến khác nhau nói về điều này, nhưng hầu như không làm thõa đáng, hoặc chỉ làm hài lòng ở một khía cạnh nào đó thôi. Ở đây không nhằm tìm kiếm xem thế nào? Và vì sao? Nhưng điều quan trọng là chúng ta nhận ra tình yêu Thiên Chúa qua việc Ngài chấp nhận chịu phép rửa và sứ điệp Ngài muốn gởi đến. Qua bài Tin Mừng chúng ta dễ dàng nhận ra hai hành động cho chúng ta noi theo. Hai hành động không “chỏi” nhau mà lại bổ túc cho nhau cách hoàn hảo; một là biết mình nơi Gioan, hai là hành động hạ mình nơi Đức Giêsu.

Biết mình

Khi Đức Giêsu bắt đầu rao giảng thì Gioan đã là người rất nổi tiếng, dân chúng lũ lượt kéo đến với Ngài, họ coi ông như Đấng Messia, Nhưng ông “biết mình” nên đã từ chối và nói: “Không phải ta đâu mà là Đấng khác”, Ông hướng họ tới Đức Kitô. Ta thử suy nghĩ xem, nếu ngài không biết mình chấp nhận mình thì ngài đã xưng mình là Đấng Messia, vì đây là cơ hội và là dịp thuận tiện để lấy lòng tin nơi dân chúng. Nhưng không ! Bổn phận của ngài là đưa tha nhân về với Chúa. Vì giữa Đấng Messia và ngài có một cách biệt qúa lớn “như người đầy tớ không đáng cởi giày cho Chủ”. Hơn nữa, ông còn cho biết: “Phép rửa của ông trong nước, sẽ có Đấng quyền năng hơn tôi, Người sẽ rửa các ông trong thánh Thần và lửa”. Phép rửa của Gioan chỉ là bên ngoài, như nước chảy trên thân xác, còn phép rửa của Chúa Giêsu bên trong như lửa thiêu hủy tất cả. Nhờ có Thánh Thần mà sức nóng của Ngài ăn sâu tận đáy lòng và biến đổi tất cả. Gioan nhờ “biết mình” mà ông tự biết “lu mờ” đế Đức Giêsu “Sáng lên”. Chính khi biết mình thì ông lại thấy mình nhỏ bé để lại càng sống phó thác hơn. Cũng chính vì biết mình để nhận ra mình yếu đuối chỉ là không trước mặt Chúa thì ông mới biết quên mình để nhiệt tình rao giảng phúc âm. Cũng chính vì “biết mình” mà ông đã trở thành những ngộn sứ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, và cũng là mẫu gương cho các ngôn sứ ngày nay. Nếu chúng ta biết mình thì sẽ dễ dàng nhận ra mình nhỏ bé để mà chấp nhận người khác. Hơn nữa, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận thánh ý Chúa, và để Thiên Chúa lớn lên trong ta mỗi ngày trên con đường phục vụ.

Hạ mình

Hầu như rất nhiếu người thắc mắc: Tại sao Đức Giêsu là Chúa mà lại chịu phép rửa của Gioan. Điều này chỉ có thể giài thích được khi biết lý luận dưa trên tình yêu. Chúng ta không thể hạ mình xuống với một người nhỏ hơn, vì chúng ta chưa đủ yêu họ, vì khi yêu thật thì phải “hy sinh cho người mình yêu”. Hơn nữa Chúa là Chúa cả trời đất, có nơi nào được coi là xứng đáng, có hành động nào được gọi là công bằng, có hành động là phải được. Vì chúng ta chỉ là những thụ tạo, những “con nợ” có gì mà so sánh với tình yêu Chúa được. Nhưng không như ta nghĩ, Đức Giêsu đã hạ mình xuống như người tội lỗi, và yêu thương họ. Vì thế mà Thánh Phaolô đã thốt lên: “Thiên Chúa giống ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi”.

Qua hành động của Đức Giêsu khom người xuống để chịu phép rửa của Gioan, là hành động hạ mình xuống thấp như những người tội lỗi khác. Tuy Ngài vô tội nhưng Ngài đã hòa mình như những người có tội. Ngài không đứng trên họ như người phán xét, mà chấp nhận liên đới để kéo họ lên. Chỉ khi nào mình là người trong cuộc mới hiểu thấu được nỗi thống khổ hoàn cảnh người đó chịu. Chính sự hạ mình đó đã làm cho cả nhân loại thấy được tình yêu cao siêu và vô biên Thiên Chúa đã dành cho con người. Đức Giêsu cũng có thể hoàn toàn đứng hiên ngang như người vô tội, hoặc dùng lời nói hay một quyền phép để cứu ca nhân loại. Nhưng Ngài không làm thế, vì cách đó chỉ như một ân huệ dư thừa ban phát, như một trò chơi chủ tớ. Điều đó hoàn toàn không thể hiện tình yêu mà chỉ khi hành động tự hạ như một người tội lỗi và tột đỉnh là cái chết mới thể hiện được tình yêu vô biên của Ngài dành cho nhân loại, đó mới chính là tình yêu được thể hiện cách sống động và cụ thể. Vì thế, cảm nghiệm được tình yêu Chúa đòi hỏi ta phải biết sống khiêm hạ. Vì mỗi lần khiêm hạ là một lần hy sinh. Mà hy sinh là chấp nhận đau đớn. Vì cuộc thanh tẩy nào cũng có mất mát và đổ máu.

Lạy Chúa xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa để con biết khiêm tôn, biết phó thác, biết chấp nhận hy sinh và cho đi chính con người của mình. Amen.

------------------------------

 

TN 1-A161: Trời mở ra – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu


(Trích trong ‘Manna’)

Suy Niệm

 

Các Kitô hữu ở thế kỷ đầu thật hết sức bối rối trước sự kiện Đức Giêsu lãnh phép rửa của Gioan TN 1-A161


Các Kitô hữu ở thế kỷ đầu thật hết sức bối rối trước sự kiện Đức Giêsu lãnh phép rửa của Gioan.

Tại sao Ngài lại đến với Gioan như một môn đệ để chịu phép rửa, nhằm bày tỏ lòng sám hối? Ngài có cần sám hối không nếu thật sự Ngài vô tội?

Đã có bao câu trả lời cho vấn nạn này.

Chúng ta chỉ cần nhìn ngắm Đức Giêsu bên bờ sông Giođan. Ngài đứng xếp hàng cùng với dân tộc của Ngài. Ngài trà trộn với những tội nhân muốn sám hối. Ngài chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng sông. Có ai nhận ra Ngài là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian không?

Đấng thánh thiện lại khiêm nhu đứng bên kẻ tội lỗi. Đấng sẽ làm phép Rửa trong Thánh Thần nay lại xin được chịu phép rửa sám hối trong nước.

Hành vi đầu tiên công khai của Đức Giêsu lại là một hành vi khiêm hạ, dìm mình, mất hút…

Ngài chỉ là một kẻ vô danh bên cạnh một Gioan tăm tiếng.

Nhìn Đấng Cứu Độ cúi mình chịu phép rửa, chúng ta hiểu được thế nào là đồng hành và liên đới.

Đồng hành với người khác đòi tôi phải đi chậm lại.

Liên đới với người khác đòi tôi nhỏ bé đi.

Đồng hành đòi tôi có chung một tâm tình với người khác.

Đấng vô tội nếm được cái ray rứt của tội nhân và cảm được nỗi khát khao đổi đời của họ. Đức Giêsu đã đồng hành với con người cho đến chết. Ngài đã chia sẻ thân phận của người nghèo, người khổ đau, người bị bỏ rơi, bị thất bại, bị kết án và cả thân phận khắc khoải của tội nhân.

Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm đồng hành.

Thiên Chúa tập làm người để hiểu được con người. Ngài cúi xuống để nâng con người lên.

Sau khi chịu phép rửa, Đức Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngài muốn gặp gỡ Cha trong tư cách là Con. Chính trong giây phút hiệp thông sâu đậm này mà Ngài cảm thấy được Thánh Thần tràn ngập, và tự thâm tâm, Ngài nghe rõ tiếng của Cha. Cha âu yếm gọi Ngài là Con và phong Ngài làm Mêsia:

“Con là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”

Từ hôm nay, Đức Giêsu hiểu rằng giờ lên đường đã điểm. Thời gian ẩn dật ở Nadarét đã kết thúc.

Cha ban Thánh Thần để ủy thác cho Ngài một sứ mạng.

Đức Giêsu đã trải qua một kinh nghiệm tuyệt vời…

Sông Giođan, nơi Ngài gắn bó với tội nhân, với dân tộc, đã trở nên nơi Ngài gắn bó với Cha trong Thánh Thần.

Nơi đi xuống cũng là nơi đi lên.

Nơi Ngài được sai đến cũng là nơi Ngài đang hiện diện.

Chúng ta đã chịu phép Rửa của Đức Giêsu trong Thánh Thần. Phép Rửa này có đưa chúng ta lên đường phục vụ không?

Mỗi ngày, ta có lại thấy mình được Cha sinh ra không?

Gợi Ý Chia Sẻ

Càng lúc con người càng cảm thấy mình không thể sống lẻ loi. Sống là đồng hành, liên đới với người khác. Bạn nghĩ gì về khả năng sống với và sống cho người khác của bạn?

Khi Đức Giêsu cầu nguyện thì Thánh Thần ngự xuống và Cha ngỏ lời với Ngài. Có khi nào bạn được một kinh nghiệm tương tự như Đức Giêsu không?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, khi đến với chúng con Chúa thường đến như một người hành khất. Chúa cần chút nước của người phụ nữ Samari. Chúa cần năm chiếc bánh và hai con cá. Chúa cần nhà ông Giakêu để nghỉ chân.

Chúa khiêm tốn cúi xuống xin chúng con, để rồi tuôn đổ trên chúng con nhiều gấp bội.

Xin dạy chúng con biết cách đến với mọi người, và khám phá ra đốm lửa nhỏ của sự thiện vẫn cháy sáng nơi lòng người tội lỗi. Ước gì chúng con nhìn tha nhân bằng ánh mắt của Chúa, dám hy vọng không ngơi vào lòng tốt của mỗi người, và can đảm tin tưởng vào sự quảng đại của họ, nhờ đó thế giới của chúng con trở nên nhân bản hơn và thần linh hơn.

--------------------------------

 

TN 1-A162: Phép rửa.

 

Trong sinh hoạt của Giáo Hội, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vừa là một kết thúc, vừa là một TN 1-A162


Trong sinh hoạt của Giáo Hội, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vừa là một kết thúc, vừa là một mở đầu. Kết thúc trong Mùa Giáng sinh và bắt đầu Mùa thường niên. Hôm nay với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Giáo Hội bắt đầu tuần thứ nhất Mùa thường niên.

Trong cuộc đời của Chúa Giêsu thì biến cố Chúa Giêsu đến lãnh phép rửa của Gioan tẩy giả nơi sông Giócđan cũng là một kết thúc và là một mở đầu. Kết thúc cho quãng đời sống ẩn dật âm thầm và bắt đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, thực hiện chương trình mà Chúa Cha đã trao phó cho.

Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là một biến cố mạc khải quan trọng và ta có thể nói đây là mạc khải đầu tiên công khai không những về thực thể, về sứ mạng của Chúa Giêsu, nhưng còn là một mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi.

Một người đứng xếp hàng giữa bao tội nhân thống hối đến lãnh phép rửa thống hối của Gioan để chuẩn bị đón nhận ơn cứu rỗi không phải chỉ là một người phàm trần đơn thuần, nhưng lại là Con Thiên Chúa, Con Thiên Chúa nhập thể làm người: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”. Đó là lời mạc khải của Thiên Chúa Cha về Chúa Giêsu Kitô, lời mạc khải long trọng và công khai cho nhiều người trong lúc đó nghe được, đồng thời cũng chính lúc đó Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu như bài Tin Mừng tường thuật lại.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được vén mở cho con người, để rồi sau này chính Chúa Giêsu sẽ giảng dạy thêm cho các đồ đệ trong nhiều dịp khác nhau, mà dịp kết thúc cuối cùng cũng liên quan đến phép rửa là phép rửa trọn hảo của Chúa Giêsu, đó là phép rửa trong Chúa Thánh Thần khi Chúa Phục sinh ra lệnh cho các tông đồ: “Chúng con hãy đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, dạy dỗ họ tuân giữ những gì Thầy đã truyền cho anh em và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Nơi phép rửa chuẩn bị của Gioan, Chúa Giêsu đã vén mở cho dân chúng nhìn thấy trước phép rửa trong Thánh Thần mà Ngài sẽ thiết lập và truyền cho các môn đệ thi hành. Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa bằng nước nơi sông Giócđan của Gioan tẩy giả, Ngài bước lên và tràn đầy Chúa Thánh Thần, nhưng Chúa Thánh Thần và Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải trong biến cố khởi đầu này.

Nhìn vào bài tường thuật chúng ta vừa đọc trên, chúng ta có thể lưu ý đến một chi tiết đầy ý nghĩa khác nữa, đó là chi tiết được tác giả Phúc âm diễn tả bằng từ ngữ “Trời mở ra”. Từ ngữ này nhắc nhớ đến hình ảnh Kinh Thánh Cựu ước nơi thánh vịnh, chúng ta đọc thấy lời nguyện cầu tha thiết sau đây: “Lạy Chúa, xin hãy xé trời ra mà ngự xuống trên trần gian này”. Nơi sách tiên tri Isaia, ngài đã cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, tại sao Ngài không xé trời mà ngự xuống với chúng con trên trần gian này. Dân Israel cũng như mọi thành phần trong dân chúng chắc chắn đều biết lời cầu nguyện này của tiên tri Isaia và đã cầu nguyện như vậy, qua đó nói lên tâm hồn khao khát ơn cứu rỗi, khao khát Đấng Thiên sai, Đấng Thiên Chúa Cha sai xuống để cứu rỗi con người.

Lời cầu nguyện trên nói lên nỗi khát vọng của con người muốn gặp được Thiên Chúa, của một con người cảm thấy thân phận mình yếu hèn cần đến sự trợ lực của Thiên Chúa. Người Việt Nam chúng ta trong cơn khốn cùng cũng thường kêu lên: “Trời ơi, hãy xuống mà xem”. Như thế, chi tiết trời mở ra trong biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là một chi tiết mạc khải quan trọng, đó là đã đến lúc Thiên Chúa nhận lời cầu xin của Con Người: “Đây là Con Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng”. Thiên Chúa trọn vẹn Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần đã đáp lại khát vọng của con người, Ngài sai Con Một Ngài xuống trần làm người để thực hiện chương trình cứu rỗi, dẫn đưa nhân loại trở về cùng Ngài, trở về trời.

Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa nhắc lại cho con người nhớ rằng, con người khao khát cần đến Thiên Chúa, khao khát được cứu rỗi và Thiên Chúa đáp lại khao khát này trong Chúa Giêsu Kitô Con Ngài, nơi một con người không phải là con người tầm thường đã đến nhận phép rửa của Gioan nơi sông Giócđan, mà nơi một con người vừa là Con Thiên Chúa: “Đây là Con Ta yêu dấu, Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”.

Yếu tố thứ hai của biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, đó là Chúa Thánh Thần ngự xuống cũng mang một ý nghĩa sâu xa. Khởi đầu sách Sáng Thế khi bắt đầu công cuộc tạo dựng, Thánh Thần Chúa đã bay lượn là là trên mặt nước, và trong biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu. Dĩ nhiên, bay lượn xuống trên Chúa Giêsu, chi tiết này nói lên sự tạo dựng mới mà Chúa Giêsu thực hiện và phép rửa là điểm khởi đầu của công cuộc tái tạo nên mới trong Chúa Thánh Thần.

Mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa ban cho ta được ơn biết lắng nghe Lời Chúa, sống vâng phục với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.

---------------------------------

 

TN 1-A163: Chu toàn sứ mạng Chúa Cha trao

 

Một nhà thần học nọ đã nói: “Mỗi con người khi được sinh ra là người nhưng chưa trở thành người TN 1-A163


Một nhà thần học nọ đã nói: “Mỗi con người khi được sinh ra là người nhưng chưa trở thành người đúng nghĩa. Vì thế, để được trở thành người đúng nghĩa con người ấy cần phải nổ lực tự đào luyện mỗi ngày “.

Với tư tưởng này chúng ta cũng có thể nói khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội người kitô hữu chúng ta được là con Thiên Chúa nhưng chưa trở thành con Thiên Chúa đúng nghĩa. Do đó, chúng ta cần phải mỗi ngày cùng với ơn Chúa giúp tự đào luyện mỗi ngày để xứng đáng với tư cách làm con Thiên Chúa nhiều hơn. Nói cách khác người kitô hữu chúng ta cần chu toàn tốt sứ mạng được Chúa Cha trao phó.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Ðây là biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian này. Qua biến cố này Chúa Giêsu chính thức công khai ra đi rao giảng Tin mừng sau 30 năm sống ẩn dật.

Chúng ta còn nhớ đoạn Tin mừng nói về Chúa Giêsu vào Hội đường Nagiaret để đọc đoạn sách tiên tri Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa ” (Lc 4, 18 – 19). Khi đọc xong Người nói thêm: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” (Lc 4, 21). Do đó, Tin mừng mà Chúa Giêsu đem đến cho toàn thể nhân loại là sự giải thoát. Giải thoát cho con người khỏi nô lệ của tội lỗi và của sự chết đời đời. Ðó là sứ mạng Người đã nhận từ nơi Chúa Cha. Sứ mạng ấy đã được Người chu toàn hết sức tốt đẹp. Cho nên, hôm nay Chúa Cha chính thức tuyên bố: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” . (Lc 3, 22b)

Chúng ta thử tưởng tượng một gia đình ở vườn muốn đi ra đường lớn phải nhờ qua đất của gia đình phía trước. Ngày nọ, những người trong gia đình đem xây hàng rào tự cô lập mình. Người chủ của gia đình phía trước mới vô năn nỉ xin những ngưỡi trong gia đình này cho phá hàng rào để gia những người trong gia đình này không còn bị cô lập nữa.

Với tình huống này, chắc chắn chúng ta sẽ cho rằng không thể nào có thể xảy ra được. Thế nhưng, đây là hình ảnh minh họa cho Thiên Chúa của chúng ta. Mặc dầu chúng ta từ chối nguồn sống từ Chúa nhưng Chúa vẫn không bỏ chúng ta. Người tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ðó chính là sứ mạng của Chúa Giêsu được Chúa Cha trao cho.

Mỗi người chúng ta dù ở chức phận nào cũng có chung sứ mạng làm sáng danh Chúa trong môi trường sống của mình. Nguyện xin Chúa cho chúng ta biết chu toàn tốt sứ mạng Chúa trao. Nhờ đó, mỗi ngày chúng ta sẽ trở thành người và người kitô hữu đúng nghĩa hơn.

-----------------------------

 

TN 1-A164: Suy Niệm của Lm Trần Bình Trọng


TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI

 

Đời sống công khai của Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc Người chịu phép rửa (Lc 3:21). Mặc dầu TN 1-A164


Đời sống công khai của Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc Người chịu phép rửa (Lc 3:21). Mặc dầu phép rửa mà Chúa lãnh nhận không phải là bí tích rửa tội, nghĩa là không để được tha tội vì Người không có tội, phép rửa đó cũng đánh dấu quyết liệt trong đời sống của Người. Phép rửa đánh dấu cái sứ mệnh công khai của Người trong việc rao giảng và chữa lành. Còn đời sống người Ki-tô giáo cũng bắt đầu bằng Phép Rửa tội. Trong nước Rửa tội, ta trở nên người mới với đời sống mới. Bí tích Rửa tội vừa là việc kết thúc vừa là việc khởi đầu. Bí tích Rửa tội kết thúc đời sống trong bóng tối tội lỗi và bắt đầu đời sống mới trong ơn nghĩa với Chúa. Bí tích Rửa tội là việc tham dự vào cái chết và phục sinh của Chúa, nghĩa là nhờ Bí tích Rửa tội, người tín hữu chết đi cho tội lỗi, để được sống lại với Chúa trong ơn thánh. Đó là ý nghĩa của lời Chúa nói với Ni-cô-đê-mô: Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy nước Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra bởi nước và Thánh thần (Ga 3:5). Và rồi Chúa thiết lập bí Tích Rửa tội: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh thần (Mt 28:19).

Bí tích Rửa tội là một biến cố lớn trong đời sống người tín hữu, bất kể khi rửa tội, người ta đã khôn lớn hoặc còn nhỏ dại. Hoặc là ta được rửa tội khi còn tuổi măng sữa, hay khi đã lớn khôn lớn, ta cần đem ý nghĩa vào việc rửa tội. Nếu được rửa tội khi đã khôn lớn, ta phải có xác tín về đức tin và về đạo. Nếu được rửa tội lúc còn nhỏ dại, ta phải phê chuẩn cái đức tin mà ta đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội. Ta không thể cậy dựa và tuỳ thuộc vào đức tin của cha mẹ mãi mãi. Ta phải tập đi tập đứng trong đức tin. Nhiều người tưởng được rửa tội là là đã đi tới cuối đường và đã đạt đích. Thực sự không phải thế. Khi mà hạt giống đức tin được vun trồng trong đời sống, ta phải nuôi dưỡng, chăm sóc, nếu muốn cho đức tin được tăng trưởng, và sinh hoa kết quả thiêng liêng. Phép rửa tội mới chỉ gieo vãi hạt giống đức tin. Các bí tích kế tiếp mới làm cho người ta trưởng thành và mang lại kết quả.

Bí tích Rửa tội không phải là cái giấy thông hành để được vào Nước trời. Người ta có thể chứng minh có tất cả các giấy chứng chỉ: chứng chỉ rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức, cưới hỏi.. Tuy nhiên chưa chắc người ta đã sống đức tin và trưởng thành trong đức tin. Ta có thể chịu Phép rửa tội lâu năm, nhưng đời sống vẫn không có gì thay đổi, vẫn khô khan, nguội lạnh và làm biếng việc lành. Tại sao lại như vậy? Có lẽ tại vì người ta làm việc đạo một cách máy móc cho qua lần chiếu lệ, hay mặc cả với Chúa để được hưởng giá rẻ trong việc giữ đạo.

Cái tiến trình đức tin của ta được đi tuần tự như sau: Người tín hữu chấp nhận đức tin khi chịu phéo Rửa tội. Họ phê chuẩn đức tin khi chịu phép Thêm sức. Họ làm mới lại đức tin khi đến tòa Cáo giải. Họ lặp lại lời cam kết đức tin khi đi dự thánh lễ. Nếu đức tin của ta là cái gì có tính cách chân thật, ta phải giữ lời cam kết khi chịu phép Rửa tội một cách vững chắc bằng việc thực hành. Đó là cái tiến trình của đức tin luôn được đổi mới. Lời cam kết đức tin khi chịu phép Rửa tội không phải là một lần. Mỗi ngày đòi ta phải làm mới lại lời đáp trả đức tin. Và mỗi lời đáp trả không phải là một việc tách biệt riêng rẽ, nhưng là một phần trong toàn bộ cái tiến trình đổi mới đức tin.

-----------------------------

 

TN 1-A165: Ngày hội lớn cho nhân loại – Phaolô Ngô Suốt

 

Sau ba mươi năm sống ở Nazareth -một nơi không có gì đáng nói cả-, hôm nay thế giới được diễm TN 1-A165


Sau ba mươi năm sống ở Nazareth -một nơi không có gì đáng nói cả-, hôm nay thế giới được diễm phúc nhìn thấy Đấng Thiên Sai bắt đầu cuộc đời rao giảng ngắn ngủi của mình. Cũng như tất cả các biến cố trong chương trình cứu độ, hôm nay Thiên Chúa đã chuẩn bị hết sức tinh vi, độc đáo khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Jordan. Hãy cùng tìm hiểu bối cảnh, ý nghĩa và hệ lụy của nó đối với từng người chúng ta.

Theo luật thời bấy giờ: không ai được giảng thuyết trước công chúng nếu chưa đủ ba mươi tuổi. Vài tháng trước, Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện kêu gọi mọi người ăn năn thống hối, và phép rửa được xem như là dấu chỉ đầu tiên cho sự thay đổi đời sống luân lý của mỗi người. Hôm nay Chúa Giêsu -sau vài tháng (vì Chúa sinh sau Gioan 6 tháng)- cũng đến để nhận phép rửa từ Gioan, như bao nhiêu người Do Thái tốt lành khác, dù Ngài là con người y như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài không hề có tội nên không cần phải ăn năn thống hối, nhưng Ngài đã thể hiện lòng khiêm tốn, và yêu thương chúng ta tột độ; vì lợi ích cho chúng ta. Bởi thế khi Ngài tự hạ mình để chịu phép rửa, Ngài chấp nhận toàn bộ tội lỗi của nhân loại, Ngài đại diện cho tất cả tội nhân trên thế giới này, để mọi người được trở nên công chính. Ngài là Đấng trung gian để hòa giải giửa nhân loại phạm tội và Thiên Chúa cao cả.

Dù là anh em họ, nhưng Gioan Tẩy Giả không biết Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai (Gioan một lần vui sướng khi còn ở trong bụng mẹ, lúc Bà Maria đến thăm, và Gioan đã được Chúa xoá cho tội nguyên tổ). Mãi cho đến khi được Thánh Linh báo cho biết Gioan mới nhận ra Đấng Cứu Thế. Lạ lùng hơn cả là: bỗng nhiên các tầng trời mở ra, và có Thần Khí như chim bồ câu đậu xuống trên mình Ngài. Có tiếng phán rằng:”Này là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”. Một quang cảnh sống động chưa từng thấy! Hơn cả quang cảnh ngày một vị đại Hoàng đế đăng quang. Mà còn hơn thế, hôm nay là ngày hội lớn cho toàn nhân loại. Ngày Đấng Cứu Thế chính thức, công khai rao giảng nước Thiên Chúa. Có ba điểm cần nhấn mạnh đến trong biến cố lịch sử trọng đại hôm nay.

Thứ nhất, như Gioan Tẩy Giả tuyên bố:”Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”. Như vậy, khi dìm mình xuống nước Ngài đã thánh hóa nước, biến nó trở thành phương tiện, để nhờ đó (qua Bí Tích Thanh Tẩy mà Chúa thiết lập sau này) con người có thể trở về với cội nguồn của mình, vết tì ố của tội tổ tông được xóa bỏ, con người được trở thành một tạo vật mới, được quyền làm con Thiên Chúa và thừa hưởng gia nghiệp vĩnh cữu của Ngài.

Thứ hai, Ngài đến để kiện toàn lề luật, do đo, ngoại trừ những luật lệ Ngài muốn điều chỉnh, còn lại Ngài luôn luôn tôn trọng lề luật, Ngài tuân giữ nghiêm chỉnh như bất kỳ một người Do Thái đạo đức nào -dù Ngài không nhất thiết phải làm như thế-. Điều này đáng làm cho chúng ta lưu ý về những giới luật của Hội Thánh Công Giáo. Thường thì chúng ta chỉ tập chú vào mười điều răn, và nghĩ rằng giữ mười điều răn là tốt rồi. Điều này rất đúng, nhưng chưa đủ. Vì Giáo Hội muốn chúng ta hoàn hảo, nên nhắc nhở những điều hệ trọng cần thiết, nếu Giáo Hội không nhắc nhở, giải thích, không bao giờ chúng ta tự hiểu cho đúng được cả. Vì ngày xưa Chúa ban lề luật (mười điều răn) qua Maisen. Nhưng Chúa Kitô đến để ban ân sủng và chân lý. Do đo, Ngài đã thiết lập những Bí Tích để chuyển thông ơn Thánh; cũng như để giải thích, dạy dỗ chân lý: Ngài dùng Hội Thánh Công Giáo vừa là công cụ, vừa là phương tiện, vừa là phương thế. Bởi vậy chúng ta chớ coi thường những điều răn, những giáo huấn của Hội Thánh. Nếu ngày xưa Chúa Cứu Thế còn phải tôn trọng lề luật, thì hôm nay chúng ta cũng phải tuân giữ giới luật của Giáo Hội một cách đàng hoàng.

Thứ ba, Đấng Cứu Thế tinh tuyền, vô tội đã tự đồng hoá mình với người tội lỗi, để cứu chuộc nhân loại. Còn những con người yếu đuối, tội lỗi như chúng ta? Bản tính nhân loại của Con Thiên Chúa được nối dài xuyên qua yếu tố con người trong các Bí Tích. Do đó chúng ta không cần phải tìm đâu xa xôi, vì chính Thiên Chúa đã hiện diện ngay trong Giáo Hội của Ngài, cụ thể nhất là trong các Bí Tích. Có điều chúng ta có đủ can đảm, khôn ngoan nhận ra mình là người có tội hay không! Có dám ăn năn thống hối để tìm đến với các Bí Tích hay không!

Tóm lại, trong ngày Chúa chịu phép rửa ở sông Jordan hôm nay, đúng là ngày hội lớn cho toàn thể nhân loại, ngày Chúa công khai rao giảng về ơn cứu độ, hé mở cánh cửa Thiên đàng. Ngài muốn nhắc nhở chúng ta một điều: hãy giảm bớt tính vô ơn, bù vào đó bằng sự cảm kích đối với những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta nhận thức rõ về cuộc đời: chỉ là một khoảnh khắc chuyển tiếp; là một cuộc hành trình ngắn ngủi -như cuộc đời rao giảng ngắn ngủi của Ngài- tiến về tương lai vinh quang mà Ngài đã dành được cho chúng ta. Nếu thật sự nhắm đến đích điểm của sự sống vĩnh cửu đó, chúng ta thấy rằng Chúa đã chịu muôn vàn đau khổ để nhân loại được vui sướng. Từ đó chúng ta sẽ cảm thấy những gian truân ở đời này, những khổ đau mà chúng ta đang gánh chịu, sẽ không nặng nề lắm; nếu so với hạnh phúc chung cuộc -mà Chúa đang chờ đón chúng ta- chỉ là những chuyện tầm thường.

---------------------------------

 

TN 1-A166: Này là con Ta yêu dấu – Lm. Thu Băng

 

Ngôi nhà thờ Đức Bà Cả tại một tỉnh nhỏ đã xây xong, chỉ còn cây Thánh Giá trên chóp đỉnh ngọn TN 1-A166


Ngôi nhà thờ Đức Bà Cả tại một tỉnh nhỏ đã xây xong, chỉ còn cây Thánh Giá trên chóp đỉnh ngọn tháp chưa hoàn tất. Nhưng dàn ráo không cao đủ. Thấy vậy, một người thợ to lớn vạn vỡ tình nguyện kiệu người thợ hàn trên vai để anh cho thể hàn cây Thánh Giá lên ngọn tháp. Mọi người nín thở đứng dưới nhìn và cuối cùng công việc đã hoàn tất tốt đẹp. Người thợ hàn nhảy xuống khỏi vai người kiệu mình. Rồi người thợ ấy cũng trèo xuống một cách chậm chạp. Khi xuống tới mặt đất, anh cởi áo ra và ôi chao hai vai cũng như cánh tay anh bị phỏng đỏ lừ. Tại vị khi gắn cây Thập Giá thì cây thiếc hàn chảy ra và rớt xuống từng giọt trên vai và hai cánh tay anh thợ cõng. Dù bị phỏng đau đớn, anh cũng không nhúc nhích vì khi nhúc nhích có thể làm anh thợ hàn bị té chết. Phải mất hai tuần lễ sau những vết phỏng trên cánh tay anh mới lành lặn hẳn.

Hôm nay chúng ta cũng gặp một người can đảm và hy sinh không kém anh thợ vạm vỡ là thánh Gioan Tiền Hô. Vì Chúa Cứu Thế mà thánh Gioan mặc áo lông cừu, ăn châu chấu rừng, ra trước công chúng và tuyên bố: “Này Con chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” và đã không ngớt chỉ trích vua Herode đã phá luật công chính. Ngài thẳng thắn phản đối đến bị lụy vào thân và cuối cùng đã bị chặt đầu vì công lý. Sứ mạng của Ngài là loan báo Đấng Thiên Sai, là làm cho Chúa Giêsu được mọi người biết đến, và tôn nhận Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi.

Chúng ta cũng được mời gọi làm chứng về Chúa như thế trước một xã hội không sống theo công lý, không sống công bình: Loạn luân, loạn tình loạn ý, giết hại con trẻ, đồng tình luyến ai, giết êm…

Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai. Ngài truyền cho Gioan làm phép rửa cho Ngài. Đây là một phép thống hối giúp ta nhớ đến Phép Rửa tội được Chúa Kitô mời gọi gia nhập Giáo Hội Chúa, mời gọi ta trở thành tông đồ loan truyền Chúa Kitô cho muôn dân nhận biết. Ngài là Đấng Cứu Độ bằng cây Thập Giá, bằng cách sống đạo đức thánh thiện, bằng cách sống đúng tinh thần Chúa, bằng cách chia sẻ tình thân…… Lòng bác ái của chính cuộc sống Chúa cho người khác và cầu nguyện cho chính Chúa được mọi người nhận biết. Đây chính là lúc mà Chúa Giêsu đã chờ đợi cho mọi người nhận biết sự yếu đuối của mình và cần đến sức mạnh của trời cao. Chúa Giêsu không thể đi vào cuộc sống của chúng ta để biến đổi, nhưng cho tới khi chúng tá biết lỗi của mình và cần đến Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện để có thể nhận biết và chấp nhận Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp để biến đổi cuộc sống này trở thành một cuộc sống hạnh phúc và bình an.

------------------------------

 

TN 1-A167: Đây con Cha yêu dấu- Lm. Minh Vận

 

Hồi thế kỷ IV, Ariô, một ông vua đã dám lợi dụng uy thế của ông trong suốt triều đại trên ngôi TN 1-A167


Hồi thế kỷ IV, Ariô, một ông vua đã dám lợi dụng uy thế của ông trong suốt triều đại trên ngôi vị Hoàng Đế, để truyền bá một lạc thuyết độc hại này là: “Đức Giêsu Kitô không phải là Con Thật của Thiên Chúa”. Sau khi băng hà, Thái Tử Theodosiô lên ngôi thế vị vua cha, cũng lại nỗ lực cổ võ và thổi phồng cái tà thuyết lầm lạc của Ariô… Thế rồi, vào dịp Hoàng Đế Theodosiô truyền mở cuộc tiếp tân rất long trọng mừng sinh nhật thứ 16 của Thái Tử Acadiô, Hoàng Đế Theodosiô rất cưng Thái Tử của ông, đến nỗi ông đã đặt Thái Tử ngự trị trên ngai vàng, như một vị Tân Vương, đồng trị nước với ông, và coi Thái Tử như một người bạn đồng hàng.

Trong các thượng khách dự tiệc, có một vị Giám Mục rất thời danh, đó là Đức Cha Anphilocô, sau khi dâng đôi lời chúc mừng, ngài sửa soạn ra về; thì lập tức Hoàng Đế Theodosiô bầng bầng nổi cơn lôi đình, giận dữ quát lớn tiếng với Đức Giám Mục: “Người không chú trọng gì đến Thái Tử cưng yêu của trẫm sao? Ngươi không biết rằng, trẫm đã đặt Thái Tử lên, như người bạn ngang hàng đồng trị nước với trẫm sao?”

Đức Giám Mục đã anh dũng đáp lại: “Tâu Hoàng Đế, ngài tỏ ra phẫn nộ về sự thiếu sót bên ngoài của tôi đối với Thái Tử quí yêu của ngài; bởi tôi đã tỏ ra không tôn trọng Thái Tử như tôi đã kính trọng ngài. Vậy thưa ngài, Thiên Chúa Đấng vĩnh cửu và toàn năng sẽ phải có thái độ nào đối với ngài, khi ngài đã dám hạ bệ, dám thóa mạ phẩm giá Đức Giêsu Kitô, là Con Một Yêu Dấu, đồng hằng hữu, đồng quyền năng, đồng cấp bậc với Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa chân thật?”

CHÚA CHA TUYÊN DƯƠNG CON MỘT NGƯỜI
Hôm nay, nhân ngày mừng kính Mầu Nhiệm Chúa Kitô chịu Phép Rửa, Giáo Hội trưng lại bài sách tiên tri Isaia, lời Thiên Chúa Cha tuyên xưng Con Một Yêu Dấu của Người: “Này là Tôi Tớ mà Ta nâng đỡ, là Người Ta tuyển chọn, Ta hài lòng về Người. Ta ban thần trí Ta trên Người…” Và sau khi ca ngợi lòng nhân từ dịu hiền và trung thành của Chúa Con, Chúa Cha đã tiếp lời tuyên dương: “Ta đặt Con làm giao ước của dân và nên ánh sáng của muôn dân, để Con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong bóng tối tăm!” (xem Is 42:1-4, 6-7)

Thánh Phaolô cũng đã cao lời tuyên xưng: “Chúa Giêsu thành Nazareth, là Đấng Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng của Ngài mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỉ ám, bởi vì Thiên Chúa hiển ngự nơi Người” (xem Act 10:38).

Mầu Nhiệm Chúa chịu Phép Rửa nêu cho chúng ta thấy tấm gương vô cùng khiêm nhu của Chúa Cứu Thế, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa cao cả, là Con Một Duy Nhất, Chúa Cha sai đến cứu chuộc trần gian, đã không nệ nhập thể, mặc lấy thân phận tôi đòi, đến chịu Phép Rửa bởi Gioan tại sông Jordan như một tội nhân.

Người càng hạ mình xuống, thì Chúa Cha càng tôn vinh Người, nên khi Người vừa ra khỏi nước, các tầng trời liền mở ra và Thánh Thần như hình Chim Bồ Câu ngự xuống trên Người, tấn phong cho Người và tiếng Chúa Cha từ trời tuyên phán: “Con là Con Yêu Dấu của Cha, Con hằng đẹp lòng Cha” (xem Mc 1:11).

SỨ MẠNG CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ

Hiện trạng của thế giới hôm nay, một chủ thuyết độc hại và nham hiểm nhất là thuyết vô thần, họ chủ trương chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa, chối bỏ Đức Giêsu là Con Một Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian và còn biết bao triết thuyết độc hại khác nữa cùng toa rập, trực tiếp hoặc gián tiếp xóa bỏ niềm tin, chối từ tôn giáo; đặt khoa học, đặt tự do và vật chất lên hàng đầu, vượt trên hết tất cả, không khác gì Ariô và Theodosiô, bọn họ đã nỗ lực cổ võ dùng mọi mánh khóe xảo quyệt cách khoa học, để chối bỏ Thiên Chúa, loại bỏ Ngài ra khỏi đời sống con người, tạo nên biết bao đồi phong bại tục như ly dị, phá thai, đồng tính luyến ái, hôn nhân bất hợp pháp; thêm vào đó, còn biết bao sách báo, phim ảnh, màn kịch vô luân, tục hóa tôn giáo: Nào bộ phim the Last Temptation, nhằm xóa nhòa thiên tính Chúa Kitô và kết tội Ngài vô luân, bộ phim Hail Mary nhằm thóa mạ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, bộ phim Monsignors, nhằm bôi xấu Giáo Hội Công Giáo…

Mừng Lễ Chúa chịu Phép Rửa, chúng ta cùng nhau dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban chúng ta, nhất là đặc ân chúng ta đã được trở nên con cái Chúa do việc lãnh nhận Nhiệm Tích Thánh Tẩy.

Với danh hiệu là Kitô Hữu, là con cái Thiên Chúa, là người mang Chúa Kitô trong bản thân, người thuộc về Chúa Kitô, chúng ta hãy tự hồi tâm kiểm điểm, chúng ta đã sống thế nào để cân xứng với danh hiệu diễm phúc ấy? Tha nhân đã thực sự thấy hình ảnh Chúa Kitô, tinh thần Chúa Kitô, giáo lý Chúa Kitô hiển hiện nơi cuộc sống và cách cư xử của chúng ta, khiến tha nhân sinh lòng cảm phục và noi theo bắt chước chúng ta chưa?

Kết Luận

Gioan khi chu toàn sứ mạng là Tiền Hô của Chúa Cứu Thế, đã khiêm tốn tuyên xưng trước mọi người: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền năng hơn tôi, tôi không xứng đáng quì xuống cổi giây giầy cho Người!” (Mt 3:11) Trong mọi dịp, ngài luôn đề cao Đấng đã sai ngài, còn ngài thì, luôn ẩn mình đi, che dấu mình đi, trong một châm ngôn bất hủ: “Người cần phải được trổi lên, còn tôi phải hạ xuống!” (Jn 3:30)

Còn chúng ta, chúng ta đã làm thế nào khi chúng ta thi hành Sứ Mạng Tông Đồ, rao giảng và trao ban Chúa Kitô cho các linh hồn?

------------------------------

 

TN 1-A168: Quí tử thiên đường- Br. B.M. Thiện Mỹ

 

Ở Hoa Kỳ, ông Bim là chủ một nông trại nuôi bò rất lớn. Ông được mọi người gọi ông là “Ông TN 1-A168


Ở Hoa Kỳ, ông Bim là chủ một nông trại nuôi bò rất lớn. Ông được mọi người gọi ông là “Ông Bim quảng đại” vì ông rất thương người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, nhất là những người nghèo khó bệnh tật.

Ông chỉ có đứa con trai duy nhất. Rủi thay trong chuyến đi nghỉ cuối tuần bị tai nạn xe hơi, làm cho vợ và đứa con một của ông thiệt mạng!

Trong những ngày đau buồn, ông đi lang thang trong nông trại, bỗng ông gặp một đứa bé ăn mặc rách rưới bơ vơ. Ông gọi nó đến hỏi thăm gia cảnh của nó, mới biết nó là đứa trẻ mồ côi, tên là Jimi sống nay đây mai đó nhờ lòng hảo tâm của mọi người. Ông thương đem nó về nuôi và làm chúc thư cho nó:

“Nếu ngày nào tôi chết, tất cả tài sản của tôi sẽ để lại cho Jimi, đứa con nuôi của tôi”. Bạn hữu ông nghe biết thế thì ngạc nhiên hỏi:

-Sao bạn làm thế!

-Vì tôi thương nó. Nó giống con tôi. Tôi nhìn thấy con tôi trong nó.

Chúng ta là con cháu Adong Eva, chúng ta bị mất ơn Chúa do tội nguyên tổ và sống tất tưởi như đứa trẻ mồ côi. Nhưng dù sao chúng ta cũng là hình ảnh đẹp đẽ của Thiên Chúa theo chương trình sáng tạo của Ngài. Rồi qua lời hứa Chúa Cứu Thế nhờ phép rửa tội, chúng ta lại được trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa và được làm gia nghiệp khi lãnh nhận muôn vàn ân sủng để rồi chúng ta được sống lại với Đức Kitô trong vinh quang Thiên Quốc. Vì thế vinh dự trọng đại nhất là muôn đời được làm con Thiên Chúa như thứ nhất của Thánh Gioan có chép: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa” (1Jn.3,1).

Qua đó, bí tích Thánh Tẩy là căn nguyên cho tất cả đời sống Kitô hữu, của mọi bí tích, mọi ân sủng mà chúng ta sẽ lãnh nhận cho đến khi lìa cõi thế. Trong Tin Mừng hôm nay có ba dạng phép rửa khác nhau:

Phép rửa của Gioan Tẩy Giả là phép rửa sám hối, giúp người ta ăn năn tội lỗi. Đó là bước đầu của hành trình Đức Tin, như lời Người chứng minh: “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để thúc giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” (Mt. 3,11).

Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa tái sinh, ban cho người lãnh nhận một đời sống mới hoàn toàn, như Thánh Phaolo xác quyết: “Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa… nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô” (Cl. 2,12).

Còn phép rửa Thánh Gioan Tẩy Giả làm cho Chúa Giêsu mà Tin Mừng thuật lại hôm nay là phép rửa mặc khải, vì sự việc bày tỏ cho chúng ta biết: Thiên Chúa đã từ trời xuống thế gian, Chúa Thánh Thần bắt đầu cuộc tạo dựng mới, Chúa Cha xác nhận Chúa Giêsu là Adong mới trong công cuộc tái tạo thế giới.

Từ xưa tới nay trong Giáo Hội có một số người hay thắc mắc rằng: “Tại sao Chúa Giêsu lại đến với Thánh Gioan để chịu phép rửa? Vì chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là Đấng vô tội.” Có phải vì lý do lời kêu mời rao giảng thống hối của Thánh Gioan mà Chúa Giêsu cảm nhận tội lỗi và giục lòng sám hối ăn năn không?

-Thánh Luca nói việc Chúa Giêsu chịu phép rửa thống hối như dân chúng không phải là nói Ngài thống hối cho mình, vì Người hoàn toàn vô tội, nhưng là để Ngài đền bù thay cho nhân loại. Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa cũng là báo trước việc Chúa chịu phép rửa cuối cùng của Người trên Thập Giá (Lc. 12,50) để đền tội thay cho nhân loại. Các Đấng Giáo Phụ nói: Có nhiều lẽ khiến Chúa Giêsu làm như thế. Ngài chịu phép rửa để nêu gương khiêm nhượng cho dân chúng và để khuyến khích họ chịu phép rửa của Thánh Gioan, đồng thời để tỏ sự ưng thuận việc Đấng Tiền Hô đã làm. Sau nữa Ngài xuống nước chịu rửa để thông cho nước sức thiêng liêng mà tắm rửa linh hồn người ta trong phép thanh tẩy Ngài sẽ lập sau này. Cho nên không có kết cấu giữa nghi thức tẩy rửa và sự hiển linh của Ngài. Nghi thức tẩy rửa biểu lộ sự liên đới hoàn toàn giữa Chúa Giêsu và dân chúng. Còn sự hiển linh xảy ra đang khi cầu nguyện.

Sau đây chúng ta cùng nhau suy niệm về sự hiển linh của Chúa Giêsu:

“Trời mở ra”: Theo truyền thống Do Thái, từ thời các ngôn sứ cuối cùng thì các tầng trời nơi Thiên Chúa đã khép lại rồi. Ngôn sứ không còn nói nữa, nên mối liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người cũng bị cắt đứt. Bởi thế hôm nay là một thời đại mới đã bắt đầu mở màn, mối liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người được tái lập.

“Thánh Thần ngự xuống trên Người”: Trước khi Đức Giêsu đến, Thần Khí như đã bị dập tắt: Người không còn ngự xuống để tác động thêm những ngôn sứ mới. Việc Chúa Giêsu vừa lên khỏi nước sông Giodan liền thấy Thần Khí ngự xuống trên mình, chỉ định người làm vị ngôn sứ của thời đại mới.

“Con yêu dấu của Cha”: Thiên Chúa chứng thực cho sứ mạng của Đức Chúa Giêsu: Người không chỉ là một ngôn sứ như bao ngôn sứ khác. Nhưng Thiên Chúa Cha giới thiệu cho nhân loại về Thiên Tính của Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, khởi sự sứ mệnh cứu chuộc nhân loại.

Như vậy qua bài Phúc Âm hôm nay chúng ta hiểu rõ được giá trị của bí tích rửa tội, chúng ta phải ý thức sống những điều đã được đoan hứa thay cho mình trong lúc chịu Thanh Tẩy, nghĩa là phải thực thi những thỉnh cầu, những lời thề hứa, những đoan nguyền từ bỏ Satan. Chiếc áo trắng Giáo Hội trao cho, chúng ta hiểu rằng mình phải luôn giữ tâm hồn tinh tuyền cho tới ngày Chúa phán xét. Từ sự quí trọng bí tích rửa tội chúng ta phải biết sống xứng đáng với ơn Chúa, đồng thời tích cực tham gia vào việc rửa tội cho người khác bằng lời cầu nguyện, nhất là học biết rửa tội cần thiết cho các linh hồn trong khi nguy tử.

Xin Mẹ Maria luôn trợ giúp cho tính mỏng giòn yếu đuối của con người và che chở trong tà áo Vô Nhiễm của Mẹ để chúng con luôn được thanh tẩy khỏi tội lỗi và những đam mê tật xấu, hầu xứng đáng là nghĩa tử yêu dấu của Nước Trời.

----------------------------------

 

TN 1-A169: Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển


TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG CỨU ĐỘ

 

Người ta có kể một câu chuyện đầy cảm động rằng: có một linh mục nọ, được Tòa Thánh bổ nhiệm TN 1-A169


Người ta có kể một câu chuyện đầy cảm động rằng: có một linh mục nọ, được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục của một Giáo phận truyền giáo với số giáo dân vỏn vẹn có vài ngàn người. Toàn Giáo phận duy chỉ còn một linh mục già trên dưới 100 tuổi và một nữ tu cũng gần đất xa trời. Giáo lý viên thì không có; các hội đoàn đã tan rã; nhà thờ không còn đáng là bao, hoặc có còn thì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng có lẽ giống như nhà hoang thì đúng hơn, vì không có người chăm nom! Giáo dân gần như không được tham dự thánh lễ vì lý do không có linh mục. Cuộc sống cứ thế trôi đi, khiến số tín hữu thưa thớt này cũng không còn tha thiết với việc đi lễ, nhà thờ hay kinh hạt nữa…!

Đón nhận Giáo phận trong tình trạng xuống cấp trầm trọng như thế, vị Giám mục này đã bắt tay vào việc:

Ưu tiên của ngài trước tiên là đào tạo nhân sự, thiết lập các hội đoàn, khơi gợi lại tinh thần sống đạo. Tuy nhiên, điều mà ngài phải làm ngay, đó là: chính ngài phải kinh qua tất cả những những vai trò như: làm ca trưởng, giáo lý viên, ông từ kéo chuông, mở cửa nhà thờ và cất kinh, làm các chú lễ sinh dọn lễ, người phu quét dọn nhà thờ…

Khi nghe thấy tin mong manh ở đâu có người Công giáo, dù xa xôi hàng trăm kilômét, ngài cũng lặn lội tới thăm cho bằng được, để an ủi, động viên, khích lệ và khơi gợi lên trong họ ngọn lửa của niềm tin…

Chính vì lối sống của ngài như vậy, mà chẳng mấy chốc, giáo dân đến nhà thờ đông lên, đời sống đạo có phần khởi sắc, chương trình giáo lý được gây dựng lại, các hội đoàn được tái lập, nhiều nhà thờ mới mọc lên, có các bạn trẻ xin đi tu… tại vì họ thấy: “Ông này chơi được, vì ông ý giống Đức Giêsu”. Đây là lối nói thể hiện lòng kính trọng, quý mến của người dân địa phương nơi đây.

Nhiều người đặt vấn đề: liệu có cần phải làm như thế trong tư cách là một giám mục không? Câu trả lời là không! Nhưng vì lòng mến Chúa, yêu quý các linh hồn và tha thiết với sứ vụ, nhất là ngài đã lựa chọn con đường tự hủy, khiêm hạ, liên đới và cảm thông với con chiên của mình, nên vì họ, mà ngài đành mất tất cả, chỉ cần được mối lợi tuyệt vời là Đức Kitô và miễn sao Ngài được rao giảng (x. Pl 1,18)

Đời sống của vị giám mục trong câu chuyện trên đã phản ánh phần nào đời sống của Đức Giêsu, nhất là làm sống lại tinh thần của biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan khi xưa.

Ý nghĩa của việc Đức Giêsu chịu phép rửa
Thánh sử Luca trình thuật: để đánh dấu đời sống công khai thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ, Đức Giêsu đã đến xin ông Gioan Tẩy giả làm phép rửa tại sông Giorđan.

Trước tiên, Ngài xin Gioan làm phép rửa cho mình không phải là Ngài có tội như mọi phàm nhân, nhưng Ngài đến xin Gioan làm phép rửa là nhằm thánh hóa dòng nước để thanh tẩy trong Bí tích Rửa Tội mà Ngài sẽ thiết lập sau này.

Thứ đến, sự kiện này cho thấy: Đức Giêsu tiếp nối giữa Giao ước cũ và Giao ước mới; tiếp nối giữa lời rao giảng của vị tiên tri cuối cùng với lời loan báo của chính Ngài để thiết lập một triều đại mới, triều đại của những người được cứu chuộc bằng chính giá máu của Đấng thiết lập nên mình.

Mặt khác, Đức Giêsu hòa mình trong đoàn người đó để nêu gương khiêm hạ cho mọi người. Vì thế, việc Ngài chịu phép rửa, không phải cho Ngài, mà là cho chúng ta, vì chúng ta. Hình ảnh Ngài sáp nhập cùng dòng người đến xin Gioan ban phép rửa cho thấy: từ nay, Đức Giêsu đứng về phía người tội lỗi không phải để cổ võ họ phạm tội, mà là tìm cách đưa họ ra khỏi con đường tội lỗi, tiến đi trên con đường thánh thiện, công chính để được cứu chuộc.

Hơn nữa, hành vi của việc lãnh nhận phép rửa nơi Đức Giêsu loan báo chính cái chết và sự phục sinh của Ngài: dìm mình xuống nước là biểu hiệu cái chết, trồi lên khỏi nước là loan báo sự sống lại.

Cuối cùng, Thiên Chúa mặc khải cho ta biết một cuộc phong vương của Thiên Chúa Cha cho con Chí Ái của mình, để Ngài ra đi thiết lập một vương quốc mới với thần dân là những người thuộc về Vị Vua hiền lành, khiêm nhường, yêu thương và tha thứ…

Sống sứ điệp Lời Chúa
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta cách nhưng không, đó là hồng ân của Bí tích Rửa Tội.

Qua Bí tích này, chúng ta được trở nên con Thiên Chúa, được thanh tẩy mọi tội lỗi, từ tội nguyên tổ cho đến những tội riêng của chính mình. Do đó, chúng ta được dìm mình vào trong một khuôn đúc mới, để xuất hiện một hình ảnh mới, hình ảnh của Đức Kitô phục sinh. Kể từ đó, chúng ta được gọi là Kitô hữu, trở nên “một tạo vật mới” (2Cr 5,17), nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), được thông phần vào sự sống thần linh (x. 2Pr 1,4), trở nên người thừa kế của Đức Kitô (x. Rm 8,17) và được gọi là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6,19).

Qua đó, chúng ta được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cách sống động khi sẵn sàng khước từ những điều không phù hợp với giá trị Tin Mừng như thánh Phaolô khuyên dạy: “Anh em hãy mặc lấy Đức Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng”(Rm 13,14). Mặc lấy Đức Kitô là từ bỏ ý riêng, sống tinh thần tự hủy, chết đi cho tội lỗi, để trở nên chính Ngài: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Vì thế: “Những người tin theo Đức Kitô được mệnh danh là Kitô hữu, nghĩa là thuộc về Đức Kitô, nên họ đã và phải có một tâm tình như Đức Kitô. Họ không sợ chết. Họ không sợ hình khổ. Họ không sợ bách hại. Bởi vì họ đã đi cùng một đường với Chúa” (Tertullianô).

Như vậy, mỗi người Kitô hữu chúng ta khi đã được gia nhập Giáo Hội, trở thành đoàn dân của những người tin Chúa, chúng ta có trách nhiệm phản ánh chân thực bản chất của người Công Giáo là yêu thương, không lấy oán báo ơn; không thù hằn ghen ghét, không phân biệt giai cấp, không coi rẻ người nghèo, không khinh khi người có tội… sống công bằng không tham lam, bóc lột, hối lộ, nêu cao gương bác ái, liên đới, sẻ chia, và nhất là sống và làm chứng cho sự thật, bởi vì chúng ta thuộc về nước của Sự Thật.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết mặc lấy sự khiêm nhường, liên đới của Chúa, để chúng con sống xứng đáng là con của Cha trên trời, và là anh chị em với nhau nhờ được liên kết với Chúa là đầu của Giáo Hội. Amen.

-----------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây