Một dự báo được đăng trên trang Vietcatholic ngày 17/12/2019: Đến năm 2049, chỉ còn 250,000 TN 2-A151
Một dự báo được đăng trên trang Vietcatholic ngày 17/12/2019: Đến năm 2049, chỉ còn 250,000 người Công Giáo tại Úc thực hành đạo, chủ yếu là người Việt Nam.
Số người thực hành đạo tại Úc đang suy giảm một cách đáng báo động. Philippa Martyr của tờ Tuần báo Công Giáo cho biết khoảng 90 % người Công Giáo Úc cho rằng không cảm nhận được gì khi tham dự Thánh lễ. Nhiều người cho rằng các Thánh lễ mỗi Chúa Nhật quá nhanh, từ 25 đến 45 phút, các bài giảng ngắn ngủi, không làm đọng lại trong tâm hồn họ bất cứ điều gì.
Hiện nay có khoảng 600,000 người Công Giáo thực hành đạo tại Úc, nhưng khoảng hai phần ba trong số đó là những người trên 60 tuổi. Trong số người Công Giáo thực hành đạo tại Úc hiện nay, những người di dân chiếm một tỷ lệ rất lớn. Các Thánh lễ tiếng Việt đầy chật người, tỷ lệ người Công Giáo gốc Việt thực hành đạo được kể là cao nhất tại Úc. Tuy nhiên, tỷ lệ đáng mừng này chỉ kéo dài trong khoảng một hay hai thế hệ, vì những thế hệ tiếp theo chắc chắn bắt đầu mất dần đi lòng mộ đạo của cha mẹ họ do ảnh hưởng của đời sống cao nhưng nghèo nàn về giáo lý.
Thưa quý OBACE, xu hướng lạnh nhạt, xa rời đời sống đức tin đang diễn ra tại nhiều nơi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự lôi kéo của tiền bạc công việc, vui chơi, thái độ dửng dưng với đời sống tâm linh, các gương xấu từ trong Giáo Hội, các cử hành phụng vụ của Giáo Hội chạy theo thị hiếu nhanh gọn đã đánh mất giá trị thiêng liêng và linh thánh, không đọng lại gì nơi tâm hồn người tham dự.
Nhiều Kitô hữu đã không khám phá về Đức Giêsu, không nhận ra Ngài là động lực sống, là Đấng truyền cảm hứng sống cho mình, họ để Đức Giêsu đứng bên ngoài cuộc đời. Trong Tông huấn Christus Vivit – Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nhấn mạnh cho Giáo Hội đặc biệt cho người trẻ: “Đức Kitô Đang Sống, Ngài không bao giờ là lỗi thời, không bao giờ mất sự hấp dẫn, trẻ trung, Ngài là Đấng Cứu độ cho nhân loại.” Các bài đọc Lời Chúa hôm nay một lần nữa nhấn mạnh cho chúng ta chân lý đó: Đức Giêsu là Ánh sáng cho trần gian, Ngài là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội trần gian.
Tiên tri Isaia trong bài đọc một đã nói về sứ mạng của Người Tôi Trung của Thiên Chúa và cũng là hình ảnh của Đấng Cứu Thế sau này. Sứ mạng của Ngài là trở nên Ánh sáng cho muôn dân để đem ơn cứu độ của Thiên Chúa đến tận cùng cõi đất: “Hỡi Israel người tôi trung của ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang. Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đấn tận cùng cõi đất.” Như thế, Đấng Cứu Thế sẽ là người của Thiên Chúa, Đấng đem lại cho toàn thể nhân loại ơn cứu độ, là Đấng biểu lộ vinh quang của Thiên Chúa cho nhân loại. Ngài sẽ khởi đầu sứ vụ bằng việc quy tụ nhà Giacóp, đem Israel trở về với Thiên Chúa sau những ngày họ bị tản mác khắp nơi.
Tuần trước, Tin Mừng đã kể cho chúng ta việc Đức Giêsu tiến đến với Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình, trước sự ngỡ ngàng của Gioan Tẩy Giả. Sau khi bước lên khỏi nước, các tầng trời mở ra và có tiếng Thiên Chúa Cha long trọng giới thiệu Đức Giêsu với nhân loại: “Đây là Con ta rất yêu dấu, Người hằng làm đẹp lòng Ta.” Hôm nay, khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” Khi giới thiệu cho mọi người bằng hình ảnh “Con Chiên xoá tội trần gian”, Gioan Tiền Hô đã nhắc đến một thực hành đặc biệt trong đời sống đạo của người Do Thái: Hằng năm trong ngày lễ Xá Tội, mọi người quy tụ trước đền thờ Thiên Chúa. Vị thượng tế cử hành nghi thức sám hối bằng việc bắt một con chiên, đặt tay trên đầu nó và xưng thú tất cả tội lỗi của dân trước mặt Thiên Chúa. Con chiên ấy trở thành con chiên phải mang tất cả tội của toàn dân. Nhưng hình ảnh thiêng liêng nhất đó là con chiên trong ngày Xuất Hành vượt qua Biển Đỏ. Ngày đó mỗi gia đình phải bắt một con chiên, làm thịt và cùng ăn bữa ăn Vượt Qua, đánh dấu biến cố Thiên Chúa đã dùng cánh tay hùng mạnh để giải thoát dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, chôn vùi quân binh Ai Cập dưới lòng biển. Hằng năm Người Do Thái vẫn phải giết con chiên vào dịp lễ Vượt Qua để tưởng nhớ biến cố quan trọng này.
Như vậy khi giới thiệu Đức Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”, Gioan giới thiệu Đức Giêsu như là Đấng đổi mới, Ngài sẽ xoá bỏ tội trần gian nhờ cái chết của Ngài; Ngài sẽ đưa cả nhân loại vào một cuộc vượt qua mới đó là vượt qua cõi chết để vào cõi sống, vượt qua tối tăm để vào nơi đầy tràn ánh sáng. Tội lỗi là nguyên nhân khiến cho con người đau khổ và kẻ cầm đầu gây ra tội lỗi chính là ma quỷ. Kể từ khi nguyên tổ loài người quay lưng chống lại Thiên Chúa, bắt tay với ma quỷ thì cũng là lúc ma quỷ thống trị thế gian và gieo rắc tội lỗi trên nhân loại. Từ đó, đau khổ trở thành bóng tối triền miên bao phủ cả nhân loại. Nay Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa sẽ dùng máu của Ngài để tẩy rửa tội lỗi nhân loại, dùng quyền năng của Ngài để phá huỷ sức mạnh của ma quỷ trả lại cho con người cuộc sống tự do, thoát khỏi sự ràng buộc của tội lỗi và sự chết.
Gioan khi giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người, thì đồng thời, ông cũng khiêm tốn nhìn nhận sự giới hạn thấp kém của mình và phép rửa ông thực hiện. Ông làm chứng cho mọi người cách chắc chắn rằng: “Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi vì có trước tôi…Tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Israel.” Ông còn làm chứng cho mọi người rằng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người…Chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.” Lời chứng của Gioan đã nhìn nhận sự giới hạn của phép rửa ông thực hiện không có sức tẩy xoá tội lỗi, trái lại Đức Giêsu sẽ dùng Thần Khí để tha thứ tội lỗi cho tất cả những ai lãnh nhận phép rửa của Người.
Thưa quý OBACE, Đức Giêsu mãi mãi là Đấng Cứu Độ của nhân loại, Ngài đã dùng cái chết thập giá và cuộc phục sinh để tẩy xoá tội lỗi cho trần gian và ban tặng cho nhân loại sự sống thần linh của Người. Một điều chắc chắn rằng, tội lỗi không bao giờ đem lại niềm vui, nó chỉ có thể đem đến bất hoà và bất an mà thôi. Ma quỷ dụ dỗ chúng ta phạm tội, nó dùng khoái lạc, hưởng thụ để dụ dỗ chúng ta, nó nói với chúng ta phạm tội sẽ vui lắm, nhưng khi chiều theo cám dỗ, chúng ta sẽ bất an, sẽ đau khổ và sẽ bị lệ thuộc vào nó. Chỉ có Chúa Giêsu mới đem lại bình an và niềm vui đích thực cho tâm hồn. Đến với Chúa Giêsu chúng ta sẽ được tha thứ, được chữa lành và được phục hồi phẩm giá con người của chúng ta.
Trong Tông Huấn Đức Kitô Đang Sống, Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết với chúng ta rằng: “Trên cây thập giá, Đức Giêsu yêu thương chúng ta và chết vì chúng ta, Ngài đã xoá tội cho chúng ta. Cho đến ngày hôm nay Ngài vẫn tiếp tục cứu chuộc chúng ta. Hãy nhìn lên cây thập giá và bám chặt lấy Người, hãy để Người cứu chúng ta, bởi vì những ai để mình được Người cứu độ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền trống rỗng và cô đơn trong tâm hồn” (119). Đức Giêsu không bao giờ phản bội chúng ta, cho dù chúng ta có chống lại Ngài, Ngài vẫn yêu chúng ta vì Thiên Chúa lớn hơn tất cả những yếu đuối và nhỏ nhen của chúng ta.
Xin cho chúng ta xác tín cách chắc chắn vào Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ, để cho Ngài làm chủ và hướng dẫn cuộc đời và dám bước theo lời mời gọi của Ngài cho dù phải trải qua những thăng trầm vui buồn của cuộc sống. Xin cho chúng ta cũng mạnh dạn giới thiệu Chúa Giêsu cho đồng nghiệp và những người chung quanh như Gioan ngày xưa đã nói với mọi người: “Đây là chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xoá bỏ tội trần gian.” Amen.
Phúc Âm tuần này ông Gioan giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội TN 2-A152
Phúc Âm tuần này ông Gioan giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng diễn tả trọn vẹn sứ mạng cứu độ của Chúa luôn được Giáo hội nhắc lại tới 4 lần trong mỗi thánh lễ. Lặp lại nhiều như thế để chúng ta khắc ghi vào tâm trí rằng: Chúa Giêsu yêu thương đến độ liều thân hy sinh gánh tội cho nhân loại. Đây là một Tin Mừng vĩ đại.
Vì yêu nên Chúa không giết chết nhân loại tội lỗi, mà ngược lại Chúa chịu chết như con chiên hiến tế để cứu chuộc các tội nhân. Chúa yêu liều thân cứu độ.
Vì yêu nên Chúa không dùng công lý để kết tội, mà dùng tình thương để tha tội cho trần gian. Chúa yêu dù có tội nhiều cũng xí xóa hết.
Vì yêu nên Chúa không đầy đọa nhân loại tội lỗi, nhưng lại gánh lấy những đau khổ tội lỗi của loài người. Chúa yêu Chúa gánh nỗi đau của nhân loại.
Tạ ơn Chúa vì yêu đã liều thân gánh tội trần gian. Loài người sẽ không ỷ nại rằng: cứ phạm tội đi, Chúa thương tha thứ hết. Làm người ai làm vậy. Nhưng để đáp lại tình yêu Chúa, loài người sẽ cố gắng tránh phạm tội làm mất lòng Chúa, và noi gương Chúa sẵn lòng hy sinh tha thứ, sẵn lòng gánh lấy niềm đau của nhau.
Và chúng ta đừng quên hưởng niềm vui ơn phúc mỗi khi đi tham dự thánh lễ là đi dự tiệc Chiên Thiên Chúa như lời linh mục xướng lên trước khi hiệp lễ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian! Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.” Amen.
Tin Mừng hôm nay trình thuật cảnh Gioan Tẩy Giả giới thiệu và làm chứng những gì đã thấy TN 2-A153
Tin Mừng hôm nay trình thuật cảnh Gioan Tẩy Giả giới thiệu và làm chứng những gì đã thấy ở Đức Giêsu :
Hôm sau thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”… Ông Gioan còn làm chứng : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống, và ngự trên Người” (Ga 1,29.32).
Lời giới thiệu và lời chứng này được vang lên ngay ngưỡng cửa từ Cựu Ước bước vào Tân Ước, và Gioan đã mang vinh dự làm người giới thiệu và chứng nhân quan trọng ở giao điểm này.
Như chúng ta biết, trong Cựu Ước, chiên Vượt Qua là con chiên mà dân Do Thái đã hiến tế và ăn trước khi trốn khỏi Ai Cập, riêng máu của Chiên đã được bôi lên cửa để làm dấu, như Đức Chúa đã căn dặn : Đêm ấy, tức đêm trốn khỏi đất Ai cập, “Ta sẽ rảo khắp đất Ai Cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai Cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai Cập : vì Ta là Đức Chúa. Còn vết máu chiên trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng họa trên đất Ai Cập” (Xh 12,12-13).
Chiên Vượt Qua của Cựu Ước chính là Chiên giải phóng, Chiên cứu độ, Chiên chịu hiến tế để gánh hết tội người khác, mà ngôn sứ Isaia đã so sánh với người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa Giavê : “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca ; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu… Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt…” (Is 53,7-8).
Điều quan trọng ở đây là Gioan Tẩy Giả đã không giới thiệu Đức Giêsu là ai khác ngoài “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”, và danh hiệu “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội” được Gioan coi như danh hiệu chính xác nhất với Đức Giêsu, cao qúy nhất và xứng hợp nhất với sứ mệnh Cứu Thế của Ngài.
Gioan đã giới thiệu vì đã nhận ra ở Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ loài người ; Gioan đã xác tín lời giới thiệu quan trọng này, vì đã thấy Đức Giêsu là Đấng đến từ Thiên Chúa để chuộc tội con người, hầu hoà giải con người với Thiên Chúa.
Khi giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, hình ảnh Chiên chịu hiến tế trong Cựu Ước, hình ảnh máu Chiên cứu dân khỏi tai ương trong đêm ra khỏi đất Ai Cập, Gioan đã nhận ra và mời gọi chúng ta cùng ngài tin nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ nhân loại ở “Hài Nhi bọc tã, nằm trong máng cỏ”, ở một Giêsu ẩn dật tại Nadarét, ở một Giêsu dong duổi trên đường đời, ở một Giêsu gần gũi, giữa những người đau ốm, tật nguyền, yếu đuối, tội lỗi, bị qủy ám.
Giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, Gioan một lần nữa nhắc nhở chúng ta : Đức Giêsu, Đấng cứu chúng ta khỏi tội và khỏi chết đang mời gọi chúng ta đi theo Ngài đến tận chân Thánh Giá trên Núi Sọ.
Phung vụ Lời Chúa các Chúa nhật đầu mùa Thường niên nhằm giới thiệu với chúng ta chân dung TN 2-A154
Phung vụ Lời Chúa các Chúa nhật đầu mùa Thường niên nhằm giới thiệu với chúng ta chân dung và sứ mạng của Đức Giêsu. Tuần trước, Tin Mừng cho thấy Đức Giêsu được giới thiệu một cách long trọng, có thể so sánh như một lễ phong vương: có lời của Chúa Cha xác nhận, có hiện diện của Chúa Thánh Thần như hình chim bồ câu. Chúa nhật thứ hai hôm nay, Phụng vụ nhấn mạnh tới khái niệm “Chiên Thiên Chúa”. Có lẽ không người Do Thái nào còn xa lạ với khái niệm con chiên. Hình ảnh con chiên được nhắc tới rất nhiều lần trong Cựu Ước. Con chiên đóng vai trò quan trọng trong biến cố Vượt Qua của người Do Thái ra khỏi Aicập. Khởi đi từ biến cố này, hình ảnh con chiên gắn liền với ơn cứu rỗi, sự giải phóng, việc chuộc tội. Máu chiên đổ ra là dấu chỉ của giải phóng và cứu thoát. Con chiên trong hy lễ bị sát tế và là vật đền thay tội lỗi muôn dân. Khi nói với các môn sinh của mình “Đây Chiên Thiên Chúa”, Thánh Gioan Tẩy Giả muốn cho các ông biết sứ mạng của Đức Giêsu là cứu chuộc nhân loại. Người là Đấng muôn dân mong đợi và nay đã đến giữa trần gian. Gioan Tẩy Giả không tự mình nói điều ấy, nhưng là Đấng sai ông đi làm phép rửa trong nước đã báo cho ông điều ấy, và chứng cứ của Gioan là xác thực. Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Người đã chứng minh điều ấy qua cuộc khổ nạn. Như con chiên bị sát tế, máu của Người đổ ra trên thập giá đã gột rửa tội lỗi muôn dân. Những ai tắm mình trong dòng máu của Người thì được thanh tẩy và cứu thoát. Những người được nghe Gioan Tẩy Giả giới thiệu hôm đó chắn hẳn đã nhớ lại lời ngôn sứ Isaia: “Này đây Ta đặt ngươi như ánh sáng các dân tộc để ơn cứu độ của Ta tràn lan khắp địa cầu” (Bài đọc I). Việc Đức Giêsu khởi sự công cuộc loan báo Tin Mừng cũng là thời điểm Thiên Chúa ra tay can thiệp để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Đức tin của Giáo Hội trải qua bao thế hệ vẫn xác tín điều đó. Lời Chúa hôm nay muốn nhắc nhở các tín hữu tái xác quyết điều căn bản này, đồng thời ước mong mỗi người hãy giới thiệu Chiên Thiên Chúa, tức là Đức Giêsu, cho anh chị em mình. Giới thiệu Đức Giêsu không phải chỉ là nói về một con người của lịch sử, nhưng phải làm chứng Người là Đấng cứu độ trần gian. Nếu Đức Giêsu chỉ được giới thiệu như một nhân vật thuần túy lịch sử đã qua, thì chẳng có liên quan gì đến với con người thời nay. Việc giới thiệu Người phải đi liền với những gì Người đã và làm cho trần gian. Trước đây, Đức Giêsu đã tha thứ, chúc lành, chữa bệnh… thì hôm nay qua Giáo Hội, Người vẫn đang tiếp tục thực hiện những công việc ấy. Qua Giáo Hội, Chúa vẫn làm phép lạ, vẫn xua trừ ma quỷ. Giáo Hội được cấu thành bởi các tín hữu, nên mỗi tín hữu đều là những người chuyển tải sứ điệp vui mừng và bình an đến cho con người. Trên đất nước Việt Nam của chúng ta, vẫn còn đến 93% trong tổng dân số chưa tin Chúa Giêsu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đồng bào của chúng ta chưa tin hoặc không tin Chúa, trong đó chắn chắn có lý do vì chúng ta – các tín hữu – chưa thực sự nhiệt thành giới thiệu Chiên Thiên Chúa cho anh em mình. Trước khi giới thiệu Chúa, mỗi chúng ta phải xác tín nơi Người. Thiếu xác tín, những lời loan báo của chúng ta sẽ trở thành công thức vô hồn. Thiếu xác tín nơi người rao giảng, Lời Chúa được đón nhận bằng tai này, rồi lại ra tai kia. Chỉ có những lời xuất phát từ trái tim mới có thể đến được với trái tim người khác, rồi lưu lại và sinh hoa kết trái nơi người ấy. Lời chứng của Thánh Gioan Tẩy Giả là lời cam kết về điều mình đã thấy và đã cảm nghiệm : « Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn ». Ước chi mỗi tín hữu chúng ta cũng có thể cam kết như Vị Tiền Hô này ». Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin thương xót chúng con!
Gần đây một trào lưu tự làm livestream gây sốc như tố cáo bố mẹ vì không cho cưới nhau, hay TN 2-A155
Gần đây một trào lưu tự làm livestream gây sốc như tố cáo bố mẹ vì không cho cưới nhau, hay tố cáo mẹ ruột vì cờ bạc mà mình phải trả nợ. Và còn rất rất nhiều bạn trẻ giải bầu tâm sự qua livestream vì giận bố, chán mẹ, hận bạn đời . . .
Người xưa có câu: “Tốt khoe xấu che”, quan niệm truyền thống này đã khiến cho những câu chuyện bêu xấu bố mẹ trên mạng trở thành đề tài bàn tán không chỉ ở thế giới ảo mà lan cả ra đời thực. Có người đồng cảm, xót xa; có người phản bác vì “vạch áo cho người xem lưng”. Chuyện vợ chồng còn phải đóng cửa dạy nhau thì việc “tố” chính đấng sinh thành lại càng là điều cấm kỵ.
Điểm chung mà chúng ta thấy qua các scandal này người đăng và người bị kết án đều nổi tiếng. Họ tưởng rằng qua livestream này sẽ có người thương, người ủng hộ. Nhưng thực ra tất cả sẽ là một nạn nhân của truyền thông. Thương người này là kết án người kia. Chê người này là ủng hộ người kia sẽ mãi mãi là cuộc khẩu chiến gây đau lòng cho nhau. Chắc chắc người trong cuộc sẽ không tìm được bình an hạnh phúc khi bêu xấu, nói xấu, kết án người khác. Chắc chắc người bị đưa ra bêu xấu sẽ mãi mãi bị vết thương lòng không bao giờ chữa lành, vì lời đã ra đi như xưa chỉ là “tứ mã nan truy”, còn ngày hôm nay facebook đã lan ra thì chẳng bao giờ lấy lại được.
Xem ra nổi tiếng kiểu này là giết nhau, là gây tai tiếng cho nhau. Cả hai đều bị người đời cười chê. Xem ra chọn phương án nổi tiếng này sẽ đánh mất đi rất nhiều thứ: tình gia đình, tình người với người và mất cả nhân cách con người biết kính trên nhường dưới!
Ở đời sự nổi tiếng không do mình đánh bóng mà được, điều quan yếu là qua việc mình làm có ích cho cộng đồng sẽ được mọi người nhìn nhận trong yêu mến.
Hôm nay, tìn mừng kể về một con người được Chúa tán dương là “trong số những người con do người phụ nữ sinh ra không ai trọng hơn ông”. Đó là Gioan B. Ông không gây ồn ào bởi kết án, tẩy chay hay loại trừ người khác. Ông sống một đời giản dị, khiêm nhường. Ông không sống xa hoa ở đô hội. Ông vào hoang địa sống nghèo khó ăn trâu trấu và mật ong. Ông dành thời giờ sống cho Chúa và với Chúa để nhờ đó mà ông có thể giới thiệu Chúa cho thế gian. Ông dọn lòng cho nhân loại đón nhận Đấng Cứu Thế . Việc mà ông Gioan mời gọi mọi người cùng tham gia chính là “hãy sám hối để dọn đường Chúa đến”.
Ông nổi tiếng và được nhiều người yêu mến. Nhưng ông chỉ nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa. Ông khiêm tốn đến độ mong muốn mình nhỏ đi để Đấng đến sau ông nổi trội hơn ông. Ông càng không lợi dụng sự nổi tiếng của mình để gây chú ý cho bản thân mà lôi kéo sự chú ý đến Đấng Cứu Thế mà ông là người dọn đường.
Người ky-tô hữu cũng được mời gọi trở thành người dọn đường cho Thiên Chúa. Chúng ta cũng cần tận dụng mọi phương tiện hiện đại như Facebook hay livestream để nói về Chúa cho anh em. Phương tiện chúng ta dùng để mang lại bình an hạnh phúc cho anh em. Đừng vì ích kỷ cá nhân mà lợi dụng truyền thông để đánh bóng mình hay làm hại người khác. Hãy dùng nó như phương tiện thời đại để chuyển tải Tin mừng đến cho mọi người. Người ky-tô hữu không theo phe nhóm nào mà chỉ đi theo chân lý, theo Đức Ky-tô. Trong mọi lời nói, trong mọi hành động đều lấy Đức Ky-tô làm khuân mẫu để sống khiêm nhường và hiền lành như Chúa.
Cuộc sống tốt đẹp biết bao nếu có những con người biết dùng mọi phương tiện hiện đại để làm chứng nhân cho Tin mừng. Cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao nếu có những người biết dẫn người khác cùng sống lời Chúa, cùng thực thi Lời Chúa. Xin cho chúng ta biết sống lời Chúa trong chính cuộc sống của mình, dám làm chứng cho Tin mừng bằng cả cuộc sống là những trang tin mừng được mở ra. Ước gì chúng ta biết tận dụng khoa học hiện đại để dẫn người khác đến với niềm vui của Phúc âm, của Nước Trời. Amen.
Vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Trị. Một TN 2-A156
Vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Trị. Một hôm nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay dính đầy cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:
– “Tay bẩn lấy thì lấy nước mà rửa, còn ‘nước’ bẩn lấy gì mà rửa?”
Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì vua hỏi tiếp:
– “Nước bẩn thì rửa bằng gì?”
Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói:
– “Nước bẩn thì phải lấy máu mà rửa!”
Viên thị vệ đâu có ngờ nhà vua chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác đáng quý trọng là đất nước, là quê hương.
Đúng vậy, khi đất nước bị dơ bẩn vì sự chà đạp của quân thù thì không thể rửa sạch bằng nước mà phải rửa bằng máu. Về sau, vua Duy Tân đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục vong quốc.
Xưa kia, vua Duy Tân cho rằng “Nước bẩn thì phải lấy máu mà rửa,” thế thì khi linh hồn ta bị tội lỗi làm cho ô uế và gây ra hậu quả tai hại khôn lường, thì lấy gì mà rửa?
Không có bất kỳ chất tẩy nào trên thế gian có thể tẩy xoá được vết nhơ và hậu quả của tội lỗi. Tội lỗi loài người chỉ có thể được rửa sạch bằng máu của Ngôi Hai Thiên Chúa mà thôi.
Nhờ máu chiên, bò
Trong thời cựu ước, người có tội cần đến máu bò, máu chiên để làm lễ xoá tội cho mình. Sách Lê-vi chép: “Nếu một người đã phạm tội, làm điều Đức Chúa cấm… thì nó sẽ đưa đến một con bò, dê hoặc chiên làm lễ tiến. Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội… Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu con vật và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ…. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy và người ấy sẽ được tha. (Lê-vi 4, 27-32)
Nhờ máu Con Thiên Chúa
Tuy nhiên, qua thư Do-thái (Dt 10,4), Thiên Chúa cho biết rằng: “Máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi.” Vì thế, Ngôi Hai Thiên Chúa đành hoá thân làm người, trở thành Con Chiên mới, thay thế cho những con chiên chịu sát tế trong thời Cựu ước để rửa sạch tội lỗi thế gian.
Ngay từ đầu, ông Gioan tẩy giả đã nhận ra vai trò làm Chiên đền tội của Chúa Giê-su nên “khi thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Gioan 1, 29-30).
Thế là Chúa Giê-su cam phận làm Chiên mới để hiến thân chịu chết và đổ máu mình xoá bỏ tội lỗi thế gian, vì chỉ có máu châu báu của Thiên Chúa mới có thể rửa sạch tội lỗi loài người.
Hôm nay, tội lỗi của chúng ta cũng như của nhân loại còn đang chất ngất. Thế nên, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục sứ mạng làm con Chiên Thiên Chúa, hiến tế chính mình để xoá tội trần gian. Ngài đã dâng hiến thân mình trên thập giá trên đồi Can-vê năm xưa, đổ máu thánh mình ra rửa sạch tội lỗi muôn người. Và hôm nay, Ngài tiếp tục hy tế cao trọng ấy trong các Thánh lễ hằng ngày, tiếp tục dâng mình làm Chiên, hiến tế cho Thiên Chúa Cha để đền tội cho nhân loại. Thế nên, trước khi cho các tín hữu rước lễ, linh mục nâng cao Mình thánh Chúa và giới thiệu Chúa Giê-su là Chiên mới đang tiếp tục dâng mình, hiến máu để cứu độ thế gian: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã dùng bí tích Thánh tẩy để biến chúng con thành chi thể của Chúa và cho chúng con được thông dự vào vai trò Tư tế của Ngài và từ đó, chúng con được mời gọi làm chiên đền tội với Chúa.
Xin cho chúng con hiệp thông với Chúa trong từng phút sống, cùng vác thập giá với Chúa bằng cách làm tốt các việc bổn phận hằng ngày, cùng dâng trọn vẹn cuộc sống chúng con làm hiến lễ cho Thiên Chúa Cha, để xin Ngài ban ơn cứu độ cho bao người tội lỗi.
Vâng , thưa quý vị thưa các bạn, câu khẳng định , mang nghĩa “phủ định”, của thánh Gioan Tiền TN 2-A157
Vâng , thưa quý vị thưa các bạn, câu khẳng định , mang nghĩa “phủ định”, của thánh Gioan Tiền Hô nói lên tính chân lý thuộc về Thiên Chúa. Bởi vì, không ai có thể nhận biết Thiên Chúa, nếu Ngài không mạc khải cho. Vâng, hàng các thánh cũng không miễn trừ chân lý ấy, nhưng trái lại, các thánh là những người làm chứng về chân lý đó.
Hôm nay Lời Chúa trong ( Ga 1, 29 – 34 ) thánh Gioan Tiền Hô cho chúng ta biết điều ấy. Trong câu 31 Gioan Tiền Hô đã nói : “Tôi đã không biết Người … ), hoàn toàn , nếu nói về mối “quan hệ ” thân hữu , thì, thánh Gioan Tiền Hô không hề biết Chúa Giêsu, dù là họ hàng, phương chi là siêu nhiên. Sứ mạng Tiền Hô là “rao truyền “ Đấng Cứu Thế. Nhưng, Đấng Cứu thế “xuát hiện “ quá âm thầm, lặng lẽ, vì vậy, chính nhận vật “ dọn đường” cho Người cũng quá ngỡ ngàng. Thực hư như thế nào, không biết được.
Nhưng , nhờ dấu chỉ nào, mà Gioan Tiền Hô nhận ra “Đấng Cứu Thế “, vâng, thưa đó là : “THẦN KHÍ “ của Thiên Chúa. Vì : ” Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì Người đó chính là làm phép rửa trong Thánh Thần .” ( c 33)
Vâng, nhân vật “Hữu Hình” GIÊSU ấy là sự “mạc khải ” trọn vẹn bởi Thiên Chúa. Bởi vì, Gioan Tiền Hô là vị ngôn sứ được tràn đầy Thánh Thần, sự thần bí của Gioan không được nói đến, không ai biết được. Nhưng, Thần Khí đã mạc khải cho người biết về Đấng Cứu Thế. Sứ mạng ngôn sứ trong Cựu Ứơc rất là quan trọng, bởi vì, tiếng nói của Thiên Chúa được thể hiện qua vị ngôn sứ. Tiếng nói ngôn sứ của Gioan Tiền Hô là “tiếng nói ngôn sứ ” cuối cùng của Cựu Ứơc. Vì thế, sự làm chứng về Đấng Cứu Thế là sự làm chứng cuối cùng vềTân Ứơc đối với Cựu Ứơc. Thiên Chúa không dùng ngôn sứ “gián tiếp” nữa , mà chính Ngài phán truyền qua Người Con Một là Đức Giêsu- Kitô.
Theo đó , phép “Rửa” bởi Tân Ứơc là phép rửa bởi Thần Khí, phát xuất từ phép rửa được Gioan Tiền Hô thực hiện từ ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Vì chính Gioan Tiền Hô đã nói : “Tôi thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người “ ( c 32 ). Vâng, một dấu chỉ rõ ràng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà muôn dân mong đợi, và việc Người chịu phép rửa bởi TAY Gioan là để tỏ ra cho dân tộc Israel.
Một ngôn sứ Israel chính hiệu là Gioan Tiền Hô, nhưng vẫn bị” thế lực “ Israel loại trừ. Chúng ta thấy , dường như sự vô biên thua sự hiện hữu, sự vô hình thua sự hữu hình, Thiên Chúa thua trần gian. Bởi vì, chính Gioan là chứng nhân cho Đấng Cứu Thế cũng sẽ bị “ chém đầu ”, còn Đấng Cứu Thế thì “ bị “ đóng đinh vào Thập giá.
Theo đó, Lời Chúa hôm nay ( Ga 1, 29 – 34) có hai ý chính :
Gioan Tiền Hô giới thiệu Đấng Cứu Thế : “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian …” Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Tẩy. “Nước và Chúa Thánh Thần “ Như vậy, “ Chiên Thiên Chúa” là Đấng Cứu chuộc trần gian, mặc nhiên, Người phải gánh lấy “tội “ trần gian, là phái “ trở nên “ Hy Lể đền tội, là cái chết “ bất công”.
Vâng, bản án bất công của Đấng Cứu Thế, dường như ngay cả những người bước theo Chúa Giêsu , cũng không muốn đồng tình, ngay cả thời của Người và sau nầy cũng vậy. Chúa Giêsu là hiện thân bởi một tình yêu vô biên tuyệt đối từ Thiên Chúa là Cha. Chính bản án mà Người chịu càng bất công, mà nhân loại thấy được, cảm nếm được, thì tình yêu nơi Thiên Chúa càng lớn. Tại sao vậy , thưa quý vị ? Thưa , vì không ai hy sinh cho “ người lành”, cho kẻ vô tội, mà phải hy sinh cho kẻ có tội. Vì, dưới trần gian không một ai là vô tội cả, vì thế gian đã nhuốm màu satan, chỉ có một kẻ “duy nhất” cho mình vô tội, đó là satan. Vâng, satan , nó cho là nó vô tội. Vì vậy, bán án bất công mà Chúa Giêsu chịu mới có thế giá cứu chuộc nhân loại.
Nếu ai chưa nếm trải tình yêu của Thiên Chúa , chưa cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương nhân loại, chưa bước vào tình yêu Thập giá, thì họ nghĩ rằng Gía Thánh mà Chúa Giêsu chịu thật chẳng có ý nghĩa gì với họ. Nhưng, Gía Thánh, chính là Thánh Gía mà Chiên Thiên Chúa đã gánh để xóa tội trần gian. Như vậy, satan phải nghen tức và điều gì ghen tức với Thiên Chúa thì điều đó là satan. Về từ ngữ thì : satan là kẻ phản nghịch Thiên Chúa, là thần dữ. Về, bản chất thì, satan là một thiên thần ngỗ nghịch.
Nhưng, khi xuất hiện hữu hình, thì nhân loại quá vô cảm đối với một mầu nhiệm Nhập Thể, vì Thiên Chúa toàn năng , uy quyền phép tắc , mà quá đỗi khiêm tốn, quá đỗi từ nhân, vì vậy, ngôn sứ Gioan Tiền Hô đã làm chứng theo mặc khải của Thần Khí, chứ không phải theo loài người.
Theo đó, khi bước vào trần gian, mở đầu cho sứ vụ Cứu Thế, Người đã hạ mình để cho một nhân thế, một thụ tao là Gioan Tiền Hô làm phép rửa. phép rửa là một hình thức sám hối, tự nhận mình là tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Nhưng, phép rửa có Thần Khí là phép rửa được Đấng Tạo Thành chuẩn nhận. Vì vậy, Chúa Giêsu vừa lãnh nhận phép rửa, vừa thiết lập phép rửa hầu ban chính Thánh Thần cho kẻ lãnh nhận.
Như vậy, Chúa Giêu lãnh nhận phép rửa nói lên sự khiêm tốn của Người. đồng thời tiên báo ơn tha thứ, sự cứu độ bởi Thiên Chúa khi “ TIN “ vào Người.
Khởi đi từ bài đọc I ( Is 49 , 3 . 5 – 6) : “… Đây Ta khiến ngươi nên ánh sáng của lương dân, ngõ hầu ngươi làm việc cứu độ của Ta cho tới tận cùng thế giới “ ( c 6 b ).
Như vậy, mầu nhiệm hữu hình của Chúa Giêsu là một phương diện tỏ bày “LỜI” của Thiên Chúa trong Cựu Ứơc.
Bài đọc II thánh Phaolo ( 1 Cr 1 , 1- 3), cho chúng ta biết “thánh” là những người được lãnh nhận cùng phép rửa Thánh Thần và kêu cầu cùng Thánh Danh GIÊSU. Như vậy, từ đó phát sinh ra Hội Thánh.
Như vậy, định nghĩa được : “ Hội thánh công giáo là một cộng đoàn lãnh nhận được ân sủng và ơn cứu độ của Đức Giêsu – Kitô trong Thần Khí của Thiên Chúa, chứ không phải là một tổ chức phi Thiên Chúa tại trần thế “.
“ Vậy, kẻ nào chống lại Giáo Hội công giáo thì không bao giờ thành công , dù là satan, vì được Thánh Thần xây dựng và thiết lập.”
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng , vì lòng ái tuất, Cha đã ban ơn cứu độ muôn đời qua Đức Giêsu – Kitô cho tất cả những ai khao khát, kiếm tìm. Xin ban cho mọi người thiện tâm tìm kiếm Cha, được no thỏa trong ơn cứu độ của Đức Kitô, vì chỉ nơi đó họ mới nhận được Thần Khí của Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con ./. Amen.
Công nghệ quảng cáo ngày nay đã đạt đến một mức độ cao và có tầm ảnh hưởng rất rộng. Nhiều lần TN 2-A158
Công nghệ quảng cáo ngày nay đã đạt đến một mức độ cao và có tầm ảnh hưởng rất rộng. Nhiều lần lặp đi lặp lại một đoạn quảng cáo, sẽ làm cho người nghe nhớ đến sản phẩm nào đó. Cũng vậy, công nghệ báo chí truyền thông đang có một ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt xã hội, và có thể thay đổi xã hội. Thời Chúa Giêsu chưa có báo chí cũng như phương tiện truyền thông hiện đại, để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người, Thiên Chúa đã dùng đến một nhân vật nổi tiếng đó là Gioan.
Lời Chúa hôm nay cho thấy, khởi đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, mọi người chưa biết Ngài là ai, từ đâu đến, nhưng Gioan Tiền hô đã biết và đã công khai giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ và mọi người: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian. Chính Người là Đấng mà tôi đã nói tới: Có người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì Ngài có trước tôi.
Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng bao hàm một niềm tin sâu xa của Gioan vào Đức Giêsu, Đấng mà ông có nhiệm vụ dọn đường cho Ngài. Gioan Tiền Hô đã ý thức rất rõ về sứ mạng của mình là kẻ dọn đường và chuẩn bị cho mọi người đón nhận Đấng Cứu Thế. Ông cũng biết điểm dừng của mình, ông khiêm tôn đứng lại nhường bước cho Đấng đến sau ông. Khi chỉ cho mọi người : Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian, Gioan đã gợi lại cho môn đệ và những người nghe hình ảnh của con chiên trong mùa Lễ Xá tội của người Do Thái. Hàng năm vào dịp lễ Xá tội, toàn dân Ít-ra-en xưng thú tội lỗi mình, cầu xin Thiên Chúa tha thứ và xoá hết tội lỗi cho toàn dân. Ngày này là ngày duy nhất trong năm, thầy thượng tế bước vào nơi cực thánh trong đền thờ. Tại đây, ông lấy máu từ hy lễ rẩy trên mình và trên dân. Ông lấy một con chiên hoặc con dê, sau khi đặt tay lên đầu nó, xưng thú tất cả tội lỗi của dân lên đầu nó, ông đuổi nó vào sa mạc như dấu chỉ tội của dân đã được xua đi.
Gioan Tiên Hô còn thấy sự trổi vượt của Chúa Giêsu, Ngài không chỉ như con chiên gánh tội của dân, mà Ngài chính là Đấng xóa bỏ mọi tội lỗi cho toàn dân. Ông còn nói thêm: Ngài đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì có trước tôi. Khi nói: Ngài có trước tôi, Gioan muốn nói đến sự hiện hữu quyền năng của Đấng Cứu Thế. Ngài hiện hữu từ muôn đời và trổi vượt không chỉ trên Gioan, mà trổi vượt trên tất cả mọi vật mọi loài. Gioan đã giải thích sự trổi vượt của Đấng Cứu Thế khi nói: Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu đậu xuống trên Người. Gioan còn so sánh: Tôi chỉ rửa anh em trong nước, còn Ngài là Đấng rửa anh em trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin làm chứng rằng : Người là Đấng mà Thiên Chúa tuyển chọn.
Với những lời này, Gioan đã tin nhận và làm chứng cho mọi người về Đức Giêsu Nazaret, Ngài không phải là một con người thường, nhưng là Thiên Chúa trong hình dạng của một con người. Vì thế, nơi Ngài có đầy đủ quyền năng của một vị Thiên Chúa và Ngài đã dùng quyền năng Thiên Chúa để cứu chuộc và tẩy rửa tội lỗi cho nhân loại. Tuy nhiên, Ngài không thi hành quyền năng bằng bạo lực hoặc vũ khí hay quân đội, nhưng Ngài dùng tình yêu, lòng trắc ẩn để chinh phục thế giới, để quy tụ muôn dân trong sự săn sóc yêu thương của Ngài.
Tiên tri Isaia trong bài đọc một đã dùng hình ảnh của một Người Tôi Trung khiêm hạ để nói về Đấng Cứu Thế và sứ mạng của Ngài: Ta sẽ dùng Người để biểu lộ vinh quang, Người sẽ quy tụ Israel chung quanh Người, để tái lập nhà Giacop và đem Israel sống sót trở về. Hơn thế nữa, Thiên Chúa còn biến Người Tôi Trung của Ngài thành ánh sáng cho muôn dân, để đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất. Người Tôi Trung khiêm hạ được Isaia mô tả đã ứng nghiệm nơi con người và sứ mạng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu quả là một người Con và cũng là một tôi tớ trung thành, vâng phục, của Thiên Chúa. Vì yêu mến và vâng phục hoàn toàn ý muốn của Thiên Chúa Cha, Ngài đã chấp nhận từ bỏ địa vị của một Thiên Chúa để mang lấy thân phận giới hạn của con người. Chúa Giêsu bước vào trần gian, Ngài trở nên ánh sáng dẫn đường cho muôn dân tìm về cùng Thiên Chúa. Ngài trở nên Đấng Cứu Độ và cũng là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, cho đến tận cùng trái đất. Kể từ đây, ngoài Chúa Giêsu sẽ không có một con đường cứu độ nào khác, cũng không có một Đấng cứu độ nào khác.
Chúa Giêsu chính là Con Chiên Thiên Chúa đã mang lấy tội của cả nhân loại từ trước đến nay, Ngài đã đem nó lên thập giá cùng với cuộc tử nạn thập giá của Ngài. Từ cây thập Giá, Chúa Giêsu đã dùng dòng máu và nước từ cạnh sườn đổ ra để tẩy rửa tội lỗi cho nhân loại và quy tụ muôn dân muôn nước trở về thành dân của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định chân lý này với cộng đoàn Corintô và còn nói thêm: Bất cứ ai kêu cầu danh thánh Chúa Giêsu thì được Thiên Chúa ban ân sủng và bình an.
Ngày nay chung quanh ta, trong xóm chúng ta còn nhiều người chưa biết và chưa tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Đấng xóa bỏ tội trần gian. Chúng ta sẽ phải là người giới thiệu Chúa Giêsu cho họ. Chúng ta sẽ không thể nói về Chúa Giêsu một cách xác tín khi chúng ta chưa gặp Ngài, chưa tiếp xúc cá nhân với Ngài. Vì thế, để có thể tự tin giới thiệu cho mọi người như Gioan, chúng ta cần học biết về Chúa Giêsu nhiều hơn qua việc học hỏi giáo lý của Chúa, qua việc đọc và suy gẫm Kinh Thánh, vì không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giêsu. Kế đến, chúng ta còn phải gặp được Chúa Giêsu qua việc cầu nguyện, qua các giờ kinh sớm tối trong gia đình, nhất là gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Bí tích Giải tội và tiếp xúc đụng chạm tới Thiên Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Khi đó, chúng ta mới có thể xác tín và tự tin, không ngại ngần giới thiệu Chúa cho mọi người.
Hãy bắt đầu từ nơi các gia đình. Các bậc cha mẹ hãy đưa con đến với Chúa mỗi ngày trong thánh lễ để chỉ cho con biết Đức Giêsu chính là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian. Kế đến, cha mẹ hãy học nơi Chúa Giêsu để biến mình trở thành người “gánh tội, xóa tội” cho gia đình bằng sự hy sinh âm thầm tận tụy trong nhiệm vụ làm cha mẹ để vun đắp cho đời sống thể xác và nhất là đời sống đạo đức của con cháu và của gia đình. Vì tương lai, vì hạnh phúc của gia đình, mỗi người cần dẹp bỏ cái tôi ích kỷ, sự tự ái vụn vặt để vun đắp cho cái chung của gia đình. Chính cha mẹ cũng cần học nơi Chúa Giêsu để biết cảm thông tha thứ cho nhau, cùng nhau vun đắp cho tình yêu và hạnh phúc của gia đình, làm cho gia đình thêm ấm cúng thuận hòa.
Sự tự tin giới thiệu về Chiên Thiên Chúa cho mọi người của Gioan là tấm gương cho mọi người và cách riêng cho các bạn trẻ. Hầu hết các bạn trẻ hôm nay đều sử dụng internet và các trang mạng xã hội, các bạn hãy tận dụng sự lan tỏa của nó để nói về Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài cho người khác. Đừng chỉ vào mạng để thỏa mãn sự tò mò hoặc tự sướng, nhưng cần biết sử dụng chúng một cách cẩn trọng, khôn ngoan và có ích cho sự phát triển tốt của mình và đem đến an vui cho người khác. Quan trọng hơn, qua cuộc sống thường ngày, mỗi người được mời gọi giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho bạn hữu nơi công ty, chỗ làm việc, nơi buôn bán, để qua đời sống tốt lành hiền hòa, nhân ái của mỗi chúng ta, mọi người sẽ nhận ra Chúa Giêsu nơi chúng ta và nhận ra chúng ta là những chứng nhân đáng tin của Ngài.
Xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và đốt nóng lòng yêu mến Chúa Giêsu trong lòng chúng ta và biến chúng ta trở thành những chứng nhân không mệt mỏi nói về Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa giàu lòng thương xót cho bạn hữu và cho xã hội hôm nay. Amen.
Có nhiều Tôn Danh được dùng để nói về Đức Giêsu Kitô, nhưng có thể nói chắc chắn rằng “nickname TN 2-A159
Có nhiều Tôn Danh được dùng để nói về Đức Giêsu Kitô, nhưng có thể nói chắc chắn rằng “nickname” được sử dụng nhiều nhất là Tôn Danh “Chiên Thiên Chúa” (Con Chiên của Thiên Chúa). Thật vậy, Tôn Danh “Chiên Thiên Chúa” được Kinh Thánh Tân Ước đề cập 31 lần – sách Khải Huyền đề cập 29 lần, và Tin Mừng theo Thánh Gioan đề cập 2 lần (với cách nói “Con Chiên”).
Thông thường, “con chiên” cũng là “con cừu” (có khi gọi là “con trừu”), loài động vật có vú. Thế nhưng tại sao người ta lại gọi là “Chiên Thiên Chúa” mà không gọi là “Cừu Thiên Chúa”? Có gì khác nhau chăng? Thưa ngay rằng “có”. Vì thế, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa “con chiên” và “con cừu”, nhất là đối với người Việt Nam, vì loài động vật này không phổ biến ở đất nước chúng ta.
Chúng ta biết rằng danh từ “cừu” dùng để chỉ chung về loài động vật này, nhưng “cừu” thường dùng để nói về những con lớn hơn một năm. Còn danh từ “chiên” dùng để nói về những con nhỏ hơn một năm. Nghĩa là người ta nói “thịt chiên” để chỉ loại thịt của những con “cừu non”, nhưng người ta nói “thịt cừu” để chỉ loại thịt của những con “cừu già”.
Người Anh dùng vài từ ngữ khác nhau để nói về giống cừu: danh từ “sheep” nói chung về loài cừu, danh từ “lamb” chỉ cừu non (dưới một năm), danh từ “ram” chỉ cừu đực, danh từ “ewes” (hoặc “yoe”) chỉ cừu cái. Do đó, chúng ta gọi là Chiên Thiên Chúa, Anh ngữ là Lamb of God (dùng chữ “lamb” chứ không dùng các chữ khác).
Chiên Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Cựu Ước đã đề cập bằng danh xưng Người Tôi Trung. Qua ngôn sứ Isaia, trong bài ca Người Tôi Trung II, Thiên Chúa đã phán: “Hỡi Israel, ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang” (Is 49:3). Thiên Chúa đã tiền định và có kế hoạch riêng cho mỗi người, không ai giống ai. Đó là điều quá đỗi kỳ diệu mà chúng ta không thể nào hiểu nổi.
Thật vậy, ngôn sứ Isaia cho biết sự quan phòng và tiền định của Thiên Chúa: “Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Israel chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi” (Is 49:5). Thật hạnh phúc cho ai vâng theo Ý Chúa. Mỗi chúng ta đều được Thiên Chúa tuyển chọn và đặt vào một vị trí nhất định theo Ý Ngài, vấn đề là chúng ta có làm theo Ý Ngài hay không.
Nếu chúng ta làm tốt công việc Ngài giao phó, Ngài sẽ giao thêm vì thấy chúng ta có khả năng. Có rồi sẽ được cho thêm là thế (x. Mt 13:12; Mt 25:29; Mc 4:25; Lc 8:18; Lc 19:26). Quả thật, Người Tôi Trung làm tốt nên Ngài muốn họ làm thêm nữa: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49:6).
Người tôi trung là người vâng lời tuyệt đối, không phải vì miễn cưỡng mà vì tôn trọng và yêu mến. Yêu là muốn làm vừa lòng người mình yêu (vị tha), chứ không vì mình (vị kỷ). Tình yêu đôi lứa thế gian thường là vị kỷ nhiều hơn vị tha. Mọi nơi và mọi lúc, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người tôi trung luôn một lòng vì Chúa: “Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa, Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu” (Tv 40:2).
Yêu và được yêu là hạnh phúc nhất. Vì thế, người ta không thể không im hơi lặng tiếng, sẵn sàng làm chứng về Đấng Tình Yêu để người khác cũng nhận biết Ngài: “Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa” (Tv 40:4).
Thiên Chúa có mọi sự, Ngài không cần gì ở chúng ta, mà Ngài chỉ muốn chúng ta chân thành yêu kính Ngài hết linh hồn và hết trí khôn. Cảm nghiệm được như vậy, tác giả Thánh Vịnh thân thưa: “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: ‘Này con xin đến!’. Trong sách có lời chép về con rằng: con THÍCH LÀM theo thánh ý, và ẤP Ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con” (Tv 40:7-9). Đó cũng chính là điều nói về Chiên Thiên Chúa – Đức Giêsu Kitô.
Con chiên là con vật hiền lành, dù bị xén lông rất đau đớn cũng không kêu than hoặc giãy giụa phản đối. Con Chiên của Thiên Chúa cũng vậy. Một lòng trung tín và tuân phục, Người Tôi Trung chân thành bày tỏ khúc nhôi: “Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh” (Tv 40:10). Thật đẹp thay sự quyết tâm và lòng can đảm dành riêng cho Thiên Chúa, và phúc thay cho ai hành động như vậy!
Xưa nay chúng ta đã quen với một câu nói ngắn gọn và phổ biến trong cộng đồng dân Chúa: “Vâng lời quý [trọng] hơn của lễ” (x. 1 Sm 15:22; Tv 50:8-9). Một cách nói giản dị và dễ hiểu. Và đó cũng chính là chân lý muôn đời đối với những ai tin vào Thiên Chúa.
Từ một Saolê [Saolô hoặc Saun] hung dữ trở thành một Phaolô nhiệt thành, ông bộc bạch với dân Côrintô: “Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Kitô Giêsu, và ông Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giêsu Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an” (1 Cr 1:1-3).
Thánh Phaolô xác định rằng dân Côrintô là những người “được thánh hiến” và là “dân thánh” của Thiên Chúa, và chúng ta ngày nay cũng vậy, cũng là những “thánh nhân” trong Giáo Hội của Đức Giêsu Kitô. Như vậy, bổn phận của chúng ta là phải chân thành mến Chúa, yêu người, cùng với trách nhiệm là phải sống sao cho xứng với Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và tin tưởng chúng ta, thế nên Ngài đã muốn chúng ta là những chứng nhân của Ngài giữa thế gian này.
Chứng nhân “gạch nối” giữa Cựu Ước và Tân Ước là ột “dị nhân” nổi tiếng đặc biệt: ông Gioan Tẩy Giả (Tiền Hô). Sau ngày ông làm phép rửa cho Đức Giêsu, lúc thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, ông Gioan liền nói với những người có mặt ở đó: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1:29-31).
Ông Gioan đã mục sở thị sự việc lạ lùng tại sông Gio-đan, ông hùng hồn làm chứng về Đức Giêsu Kitô: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: ‘Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần’. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1:32-34).
Lời chứng của ông Gioan là sự thật, và thật hạnh phúc cho chúng ta vì chúng ta đã và đang tin vào chính Đấng mà ông Gioan đã làm chứng từ 20 thế kỷ trước.
Chiên Thiên Chúa vô cùng quan trọng và cao cả, nhưng Ngài lại tự hóa ra “không” chỉ vì yêu thương chúng ta. Người ta đã từng thấy cách sống lạ của Gioan Tẩy Giả, đến nỗi người ta đã tưởng ông là Đấng Mêsia. Nhưng Đức Giêsu còn có cách sống kỳ lạ hơn Gioan Tẩy Giả, và tất nhiên cách sống đó cũng khó áp dụng hơn. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Cố gắng thì sẽ được, bởi vì chúng ta không nỗ lực một mình, mà có Thiên Chúa trợ lực.
Cách sống của Đức Giêsu khác người từ Belem tới Canvê, chính Ngài đã xác định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45). Còn hơn thế nữa, vì một chỗ tựa đầu mà Ngài cũng không có (x. Mt 8:20; Lc 9:58). Còn chúng ta thì sao?
Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết làm chứng về Chiên Thiên Chúa theo khả năng và hoàn cảnh sống của con, xin giúp con hành động mọi sự vì vinh danh Ngài chứ không vì một thứ gì khác. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.
Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của con người. Ánh sáng đó không chỉ là các bức xạ điện từ được TN 2-A160
Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của con người. Ánh sáng đó không chỉ là các bức xạ điện từ được nhìn thấy bằng ánh nắng, ánh trăng, ánh đèn hay ánh sáng sinh học… mà hơn bao giờ hết nhân loại đang rất cần thứ ánh sáng dẫn đưa họ đến với một thế giới hòa bình công lý đích thực, một thế giới được kiến tạo bằng tình yêu thương. Thế giới đó chính là Nước Trời mà Đức Giêsu đã loan báo.
I. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
Bài Đọc I: Is 49, 3.5-6
Trong bài đọc thứ nhất, Isaia loan báo một con người sẽ được Thiên Chúa dùng để “biểu lộ vinh quang” của Ngài, người đó là vị tôi trung của Thiên Chúa. Tôi trung là một thuộc hạ luôn trung thành và làm theo những hướng dẫn của ông chủ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không dừng lại ở sự trung thành, nghĩa là chỉ quy hướng về Ngài, mà Ngài còn muốn làm cho người tôi trung đó trở thành căn nguyên ơn cứu độ, nghĩa là qua Ngài, mọi người sẽ đón nhận được ơn cứu độ: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất”.
Tin Mừng: Ga 1, 29-34
Gioan chỉ cho dân chúng thấy Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”. Như vậy Gioan chính là ánh sáng soi cho người khác thấy Ánh Sáng. Gioan không quy chiếu về mình, nhưng dùng uy tín của mình để dẫn người khác đến cùng Ánh Sáng thật. Ông đã nại đến Thánh Thần bảo đảm cho lời nói của mình là sự thật: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
Như vậy lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy rõ việc chỉ đường để người khác nhận ra sự thật là vô cùng quan trọng. Vai trò đó chính là việc trở thành ánh sáng để dẫn đường cho người khác đến cùng chân lý.
II. ÁNH SÁNG PHÁ TAN BÓNG TỐI
Thư Chung gửi cộng đồng dân Chúa ngày 7/10/2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có nêu lên những điều Hội đồng Giám mục Việt Nam đang băn khoăn lo lắng như: đạo đức xuống dốc nghiêm trọng, tội ác gia tăng về số lượng lẫn về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, tệ nạn tham nhũng vẫn không suy giảm, xâm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại Tây Nguyên, thảm họa môi trường tại miền Trung, thực phẩm bẩn và độc hại là mối đe dọa hằng ngày… Những vấn đề này không chỉ là mối băn khoăn lo lắng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, mà dường như của tất cả người dân Việt. Và như thế năm 2016 khép lại trong những băn khoăn lo lắng đó, như vườn hoa của người dân hoang tàn không kịp đón xuân vì thời tiết xấu trong những tháng vừa qua.
Tuy nhiên, dù hoang tàn nhưng vẫn có những cánh hoa vươn lên, nở rộ để góp thêm hương sắc cho ngày xuân sắp tới. Ví dụ như trường hợp của chị Đậu Thị Huyền Trâm ở Hà Tĩnh dù bị ung thư giai đoạn cuối nhưng đã từ chối điều trị để cứu lấy đứa con trong bụng mình, thậm chí khi mổ lấy thai, vì không thể gây mê, chị cũng sẵn sàng chịu đau đớn. Một trường hợp khác chính tôi mắt thấy tai nghe tại bến xe miền Tây trong những ngày cuối năm. Một người đàn ông mặc đồ công nhân ngồi co ro trong góc phòng chờ chuyến xe cuối ngày. Dường như có điện thoại từ người thân, ông cho biết đã đợi ở đây từ chiều mà không xe nào cho đi nhờ, ông nói biết ai đâu mà mượn, nghĩa là ông không còn tiền về quê, và ông đưa tay lau vội dòng nước mắt. Ngồi cách ông vài hàng ghế, tôi nhìn xuống chưa kịp làm gì thì có một thanh niên ngồi hàng phía trước lấy từ trong túi quần đưa cho ông 120.000 đồng để ông mua vé xe. Ông vội vã chạy ra quầy vé để mua cho kịp chuyến xe cuối cùng.
Những câu chuyện về quầy đồ miễn phí cho người nghèo trong địa bàn Họ đạo Lộ 20, Thành phố Cần Thơ với khẩu hiệu: “Ai thiếu cứ nhận, ai thừa cứ cho”; chương trình “Tiếng hát vì người nghèo” của Linh mục Nguyễn Sang; hay những “Chuyến xe mùa xuân – Tết xum vầy” cho sinh viên về quê trong dịp Tết…
Và thế là: “Mùa xuân đã đến bên em, và mùa xuân đã đến bên anh thì thầm”. Thì thầm vì những việc hết sức âm thầm nhưng đã làm làm nên một mùa xuân ấm áp. Những việc làm “thì thầm” đó cũng được ví như một thứ ánh sáng dù không rực rỡ như ánh đèn cao áp, nhưng chỉ là của ánh đèn dầu leo lét, nhưng cũng đủ phá tan đêm tối và góp phần sưởi ấm giá lạnh của cuộc đời. Đó là thứ ánh sáng được phụng vụ lời Chúa nói đến trong ngày hôm nay.
III. ĐỂ GIA ĐÌNH TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG
Ơn gọi cách chung của tất cả mọi người, đi tu, sống độc thân hay có gia đình đều là “…Này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất”. Cách riêng trong năm mục vụ gia đình này, lời Chúa càng thôi thúc những ai sống trong đời sống Hôn nhân Gia đình phải ý thức việc trở thành ánh sáng để đem ơn cứu độ không phải đến tận cùng trái đất, nhưng đến chính những người thân trong gia đình của mình.
Ý thức trở thành ánh sáng là ý thức lo cho chính mình được cứu độ Thực ra khi ý thức việc trở thành ánh sáng là lúc đem đến cho chính bản thân mỗi người chúng ta được ơn cứu độ. Một trong những vấn đề cấp bách của các gia đình hôm nay là người ta xem thường Bí tích Hôn nhân. Có những gia đình xem việc đến nhà thờ cử hành hôn lễ chỉ như một uy tín, một danh dự cho gia đình, để cũng cố gắng sắp xếp đến nhà thờ “làm phép” cho có với người ta, nhưng sau đó rồi thôi, không đi lễ, không thờ phượng Chúa nữa. Có những bậc phụ huynh khi xin thủ tục Hôn phối cho con mình thì nói rất ngon, hứa rất ngọt: “Con hứa với cha con lo cho con cái con xong, con sẽ đi lễ đàng hoàng tử tế”. Đó thường là những lời có cánh, vì nếu người ta có ý thức sống đạo, người ta không cần phải hứa. Vì vậy không lạ gì con cái của họ sau khi lãnh Bí tích Hôn phối cũng chẳng đến nhà thờ.
Đáng thương hơn nữa là trường hợp của những người tân tòng, lẽ ra những người “đạo gốc” phải làm gương sáng cho họ, vì chính những người có đạo đã ra điều kiện để người bạn đời của mình phải theo, nhưng khi theo rồi, họ đã bỏ mặc những người đó. Vì thế, nếu những người vợ, những người chồng theo đạo mà không được hướng dẫn để sống đạo tốt, thì mọi hậu quả là chính những người chồng, những người vợ đạo gốc phải gánh.
Đây là cơ hội để mọi người trong gia đình hãy ý thức việc sống đạo cho chính mình để còn làm gương sáng cho người khác.
Trở thành ánh sáng khi biết dõi theo Ánh Sáng
Nhiều gia đình, kể cả những gia đình Công giáo trong xã hội hôm nay không biết dõi theo Ánh Sáng thật, mà lại đi trong bóng tối. Bóng tối của những giá trị thuộc về thế gian này. Những giá trị này Giáo hội thường xuyên nhắc đến trong các giáo huấn cũng như các bài giảng dạy. Đó là quá bận rộn để lo kiếm tiền, quá đam mê trong cờ bạc, rượu chè, hút sách và sắc dục… Từ đó người ta bất chấp tất cả. Có những người quá lo làm ăn, đến khi giật mình, bệnh tật không hay. Có những người quá mê bài bạc, bán cả nhà cửa, ruộng nương. Có những người đam mê sắc dục bỏ cả vợ, hoặc chồng, nhất là bỏ cả con thơ nhỏ dại… Suy nghĩ cho kỹ lại, cuối cùng những người đó sẽ được gì?
Đó là câu hỏi để mỗi người chúng ta phải suy tư và suy tư thật nhiều để nó ăn sâu vào trong tâm trí của chúng ta. Nhờ ăn sâu như vậy nó mới có thể giúp những ai sống trong đời sống gia đình dám mạnh dạn khước từ mọi đam mê để trung thành với lời hứa ngày thành hôn. Khi họ nhớ những lời cam kết trung thành và yêu thương, nâng đỡ nhau trong suốt cuộc đời, thì họ cũng sẽ cố gắng để sống một đời sống đức tin tốt đẹp. Lúc đó họ trở thành ánh sáng, vì biết hướng đến Ánh Sáng thật.
Xin ơn Chúa giúp để mỗi người chúng ta, nhất là những ai sống trong đời sống Hôn nhân Gia đình luôn ý thức sứ mạng cao cả của mình để quyết tâm trở thành ánh sáng cho những người còn lại trong gia đình của mình noi theo. Khi cha mẹ trở thành ánh sáng trong việc sống đạo tốt, trong việc yêu thương nhau thì cũng là lúc họ góp phần với Giáo hội trang bị cho người trẻ những điều cần thiết để khi bước vào đời sống Hôn nhân Gia đình, họ sẽ dễ dàng bước theo, vì chính cha mẹ của họ đã làm gương sáng cho họ.
Thánh Gioan Tông đồ ghi lại lời thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”. Đấng được gọi là “Chiên Thiên Chúa”, cũng được thánh Gioan giới thiệu hết sức long trọng: “Ngài có trước tôi, Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Ngài”.
Cuối bài Tin Mừng, thánh Gioan còn giới thiệu Chúa cách quả quyết hơn, long trọng trọng hơn nữa: “Ngài là Con Thiên Chúa”. Lời giới thiệu mà thánh Gioan dâng lên Chúa Giêsu là những lời hết sức cao trọng, một sự cao trọng trên mức bình thường.
Vì sao “Con Thiên Chúa” cũng chính là “Chiên Thiên Chúa”?
Chiên là vật người Dothái nuôi nhiều. Nó hiền từ, dễ yêu. Trong đêm Vượt qua xưa của người Dothái, đêm mà Chúa cứu họ thoát cảnh lầm than nô lệ người Aicập, qua ông Môisen, Chúa truyền phải cử hành lễ Vượt qua bằng cách mỗi gia đình giết một con chiên không tì vết, không thương tật, tế lễ cho Thiên Chúa, cảm tạ lòng thương xót Chúa dành cho dân khi giải phóng họ.
Đêm lễ Vượt qua, trước khi lên đường rời khỏi đất nô lệ, toàn dân cử hành nghi thức ăn lễ Vượt qua gồm bánh không men, rau diếp đắng và thịt chiên. Họ phải ăn thật vội vả. Sau đó, ngay trong đêm, tất cả lên đường rời bỏ Aicập, vượt qua tình trạng nô lệ để sống tự do.
Hành động giết chiên mừng lễ Vượt qua phải được cử hành hàng năm để muôn đời toàn dân phải nhắc đi, nhắc lại cho con cháu, không phân biệt bất cứ thế hệ nào. Đó cũng là hành động ghi nhớ khởi đầu cuộc thanh luyện dài 40 năm trong sa mạc trước khi tiến chiếm Đất hứa mà Thiên Chúa hứa ban cho dân tộc Người tuyển chọn.
Bằng việc nhắc nhớ hàng năm, hành động ăn thịt chiên để cử hành Vượt qua, người Dothái còn giúp nhau ý thức rằng: Chính Chúa đã ban cho họ vùng đất mà họ đang sống để làm gia nghiệp, làm quê hương xứ sở. Họ phải tận trung với tình yêu bền vững, một tình yêu cuồn cuộn mà muôn đời Người đã dành cho cha ông họ và vẫn tiếp tục tuôn đổ trên họ.
Khi giới thiệu Chúa Giêsu là “chiên Thiên Chúa”, thánh Gioan như muốn nói, từ nay, không còn thể thức mừng lễ với thịt chiên của Cựu ước nữa. Đúng hơn, chiên vượt qua của giao ước cũ là hình bóng báo trước, là sự chuẩn bị cho việc mừngVượt qua của giao ước mới.
Và Chúa Giêsu, chiên vượt qua của giao ước mới, là chính Con Thiên Chúa làm người hiến dâng mạng sống mình để tha thứ, cứu chuộc ta. Chúa Giêsu vượt qua sự chết, tiến vào sự sống, để ta cùng với Người, nhờ Người, vượt qua tình trạng nô lệ của tội, tiến vào tự do được làm con Chúa.
Là Thiên Chúa, Chúa Giêsu mang nơi mình hình ảnh con chiên hiền lành bị đem đi giết. Bởi đó, thánh Gioan Tẩy giả không ngần ngại giới thiệu Chúa Giêsu cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.
Cho đến hôm nay, và mãi về sau, lời giới thiệu này được Hội Thánh lặp đi lặp lại trong từng thánh lễ. Cùng với lời đọc này, linh mục chủ tế dâng cao Mình Thánh Chúa đã được bẻ ra để mọi người tôn thờ.
Hành động bẻ đôi Mình Thánh Chúa có ý cho thấy sự tự hiến của Chúa Giêsu. Người đã bẻ chính sự sống mình, bẻ cuộc đời mình dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội ta. Hành động bẻ đôi Mình Thánh Chúa cũng nói lên sự xóa mình của Chúa Giêsu.
Ngày nay, mỗi lần dâng thánh lễ, ta cử hành lễ Vượt qua, được ăn tiệc Vượt qua, và thịt chiên Vuợt qua chính là Mình Máu Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu tự hiến mình để chia sẻ kiếp sống của ta. Người đã chịu đau khổ để thông cảm và đồng cảm cùng mọi khổ đau trong đời ta. Chỉ cần ta có lòng tin, ta sẽ nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện bên mình.
Ta cần một lòng tin.
Chuyện kể rằng: Danh họa Raphael, người Ý, muốn họa chân dung Chúa Giêsu. Ông đi khắp nơi để tìm mẫu người thích hợp khuôn mặt Chúa. Nhưng càng tìm, Raphael càng khám phá: Trên trần gian không một ai hoàn hảo như Chúa Giêsu. Và ông cũng không tài đến nỗi có thể góp nhặt tất cả mọi vẻ đẹp của mọi người để tạc vào khuôn mặt của Chúa.
Nhưng vẫn quyết tâm vẽ bằng được. Vì thế, ông bỏ thời gian dài trong nhiều năm để nghiền ngẫm về tác phẩm mà ông sẽ thực hiện. Cuối cùng, Raphael bắt tay vào thực hiện bức họa. Ông vẽ Chúa Giêsu có khuôn mặt hiền từ, khả ái.
Không ngờ, trong thời gian ông đang hoàn thành bức họa Chúa Giêsu, thì liên tiếp những bất hạnh xảy ra cho ông: Nhà ông bị cháy hết một phần. Bức tranh mà ông đang vẽ tưởng chừng như bị thiêu rụi cùng với một phần của căn nhà. May mà ông cứu nó kịp thời.
Nhưng đứa con trai đầu lòng của ông bị bỏng nặng. Vợ ông, vì chứng kiến cảnh tượng hãi hùng của đám cháy, và chứng kiến cảnh tượng thương tâm của đứa con, đã trở nên ngớ ngẩn, điên dại. Còn bản thân danh họa Raphael, vì quá đau buồn nên bị kiệt lực và bệnh nặng.
Nhưng ông vẫn gượng lấy lại bình tĩnh, lấy lại nghị lực để tiếp tục sống. Ông cũng tiếp tục dành nhiều thời gian để hoàn thành bức chân dung Chúa Giêsu. Không ai ngờ, chính trong đau khổ cùng cực của mình, nhà họa sĩ đã vẽ nên một tuyệt tác.
Khuôn mặt của Chúa Giêsu vốn đã hiền từ, khả ái, bây giờ lại càng độ lượng, đáng yêu đến mức, ai nhìn vào đó, đều nhận ra khuôn mặt của Chúa toát lên một vẽ đẹp bình an và thông cảm đến kỳ diệu. Bức chân dung Chúa Giêsu của Raphael, vì thế, trở nên nổi tiếng.
Họa sĩ Raphael, trong đau khổ tột cùng, đã phác họa chính nội tâm của mình. Ông đã trút tất cả tâm tư đầy khát vọng của tâm hồn ông lên khuôn mặt rạng ngời của Chúa Giêsu.
Bởi không phải phác họa chân dung, không đi tìm bất kỳ khuôn mặt của bất kỳ ai, mà là chính khuôn mặt của tâm hồn mình, nhà họa sĩ tài ba đã để lại cho đời tuyệt phẩm bất hủ.
Bên trong bức họa chân dung Chúa, điều mà người ta nhận thấy mạnh mẽ nhất, lớn lao nhất chính là đức tin của Raphael. Chính đức tin đã làm cho ông, trong đau khổ, không oán giận Thiên Chúa. Ngược lại, càng đau khổ, ông càng nhận ra Thiên Chúa hiền lành, nhân từ, độ lượng. Ông nhìn thấy một Thiên Chúa khả ái, yêu thương và thông cảm. Người như đang sớt chia cùng ông mọi hoàn cảnh mà ông phải trải qua.
Đức tin đã cho ông thấy Thiên Chúa. Nhờ nhận ra Chúa, tâm hồn ông đầy khát vọng sống trong Chúa, vươn lên tới Chúa và trung thành với thánh ý Người xếp đặt trong đời ông.
Như bao nhiêu anh chị em tín hữu: Họ tin mãnh liệt. Ta hãy mang lấy lòng tin bất khuất như thế, để suốt đời và hết mọi ngày trong đời, dù bi thương hay hạnh phúc, dù mạnh mẽ hay yếu đuối, ta cảm nhận sâu xa: Có Thiên Chúa ở cùng. Có Chúa Giêsu cùng ta song hành.
Nhận ra tình thương, sự hiện diện của Chúa, để cùng Chúa, ta sống lễ Vượt qua kiên trì, bền bỉ, để nhờ Chúa, ta vượt qua tội lỗi, vượt qua mọi cám dỗ, vượt qua mọi bất trắc…, mà tiến đến thánh giá, can đảm vác thánh giá hướng về ơn phục sinh của đời mình trong Chúa.
Chỉ có lòng tin như thế, cuộc đời ta mới thực là lễ Vượt qua khải hoàn, vinh thắng.