(Chuyện Đời Đạo - Bài 122)
-------------------------------------------------------------- Đức Thánh Cha Phanxicô
giải thích ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật, hình tượng
nơi hang đá Giáng sinh
đến các nhân vật phụ trong đó, ĐTC chỉ ra vai trò của mỗi người trong hang đá Giáng sinh, và diễn giải về vai trò ấy trong bức Tông thư mới. Trong Tông thư có tựa đề là Admirabile signum (Dấu chỉ tuyệt vời), ĐTC Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trưng bày các hang đá Giáng sinh, tại tư gia cũng như ở các nơi chung, trong Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh. ĐTC khuyến khích các gia đình gìn giữ truyền thống này, và giải thích ý nghĩa tượng trưng về mặt tâm linh, đàng sau mỗi hình tượng, nhân vật trong hang đá Giáng sinh. ĐTC công bố Tông thư này khi ngài thăm nơi thánh Phanxicô đã làm hang đá Giáng sinh đầu tiên. Dưới đây là phần lược trích, minh hoạ cho bức Tông thư của ĐTC Phanxicô khi ngài đề cập một cách rõ ràng đến 11 hình tượng hay nhân vật:1. Đêm tràn ngập ánh sao “Chúng ta có thể suy ngẫm về tất cả những khoảng thời gian trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta trải qua bóng tối của màn đêm. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta... Sự gần gũi của Người mang lại ánh sáng nơi có bóng tối và chỉ đường cho những người sống trong bóng tối khổ đau.”
“Những tàn tích là dấu hiệu hữu hình của loài người sa ngã, của tất cả mọi thứ chắc chắn rơi vào cảnh hoang tàn, suy tàn và thất vọng. Khung cảnh tuyệt mĩ này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là sự mới mẻ giữa một thế giới già cỗi, rằng Người đến để chữa lành và xây dựng lại, để khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại huy hoàng lúc ban đầu.”
“Với biết bao cảm xúc, chúng ta nên sắp xếp những ngọn núi, dòng suối, con cừu và người chăn cừu trong khung cảnh Chúa giáng sinh! Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta được nhắc nhở rằng, như các tiên tri đã báo trước, tất cả các sáng tạo đều vui mừng trong sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai.”
“Không giống như nhiều người khác, bận rộn về nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: món quà của sự cứu rỗi. Đó là những người khiêm tốn và nghèo khổ chào đón sự kiện Nhập Thể.”
“Có những người ăn xin và những người khác chỉ biết sự giàu có của trái tim. Họ cũng có mọi quyền để đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng; không ai có thể đuổi họ đi hoặc điều họ ra khỏi một chiếc nôi tạm bợ đến mức người nghèo dường như cũng thấy như là nhà của mình.”
“Từ người chăn cừu đến thợ rèn, từ thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước cho đến trẻ em nô đùa: tất cả những điều này nói lên sự thánh thiện hàng ngày, niềm vui làm những việc bình thường theo cách phi thường.”
“Giuse ấp ủ sự trân trọng trong lòng mình trước bí ẩn lớn lao xung quanh Chúa Giêsu và Maria là hiền thê trên danh nghĩa của mình; Là một người đàn ông chính trực, ngài luôn phó thác bản thân theo ý Thiên Chúa, và đưa nó vào thực tế.”
“Khi, vào Lễ Giáng Sinh, chúng ta đặt bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Chúa giáng sinh đột nhiên trở nên sống động. Thiên Chúa xuất hiện là một hài nhi, để chúng ta ôm vào vòng tay của chúng ta. Bên dưới sự yếu đuối và mỏng giòn, Người giấu sức mạnh của mình tạo ra và biến đổi tất cả mọi sự.”
“Các Đạo sĩ dạy chúng ta rằng mọi người có thể đến với Đức Kitô bằng một con đường rất dài. Những người giàu có, hiền triết từ xa, khao khát vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm sẽ đưa họ đến Bêlem... Họ không bị chướng tai, gai mắt bởi môi trường xung quanh nghèo nàn, mà ngay lập tức họ quỳ xuống để tôn thờ Người.” Philip Kosloski, aleteia.org Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi