Sinh tại Syrie qua đời tại Rôma dưới thời Trajan (98-117). Thánh Ignatio với biệt danh là Theophoros: 17/10-1
Sinh tại Syrie qua đời tại Rôma dưới thời Trajan (98-117)
Thánh Ignatio với biệt danh là Theophoros (người mang Chúa) là vị Giám mục thứ ba của thành Antiochia, sau thánh Phêrô, được xem như người thành lập giáo đoàn này, và thánh Evodis.
Tục truyền rằng, ngài là đứa bé được Chúa đặt giữa các Tông Đồ, khi họ tranh chấp ai là người lơn nhất trong Nước Trời. Tông Đồ Gioan có lẽ là Thầy của ngài.
Khoảng năm 110, ngài bị bắt vì đức tin và bị giải về Rôma dưới trào hoàng đế Trajan. Trong cuộc hành trình gian nan này, ngài viết 7 lá thơ, nói lên tình yêu nồng suy của ngài đối với Đức Kitô và ưu tư của ngài về sự hiệp nhất của cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của vị giám mục. Ngài gởi về giáo đoàn Rôma lá thơ, van xin họ đừng làm gì để người ta thả ngài.
Tại Rôma, ngài bị kết án và cuối cùng bị quăng cho thú xé xác tại hí trường Colosseum. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
A. Hạt giống...
Nghịch lý là những chân lý mà thoạt nghe thì xem như vô lý nhưng khi ta suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy rất có lý. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu dạy những nghịch lý về sống và chết, được và mất:
- Có dám chết thì mới sống: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
- Có dám mất thì mới được: “Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”. B.... nẩy mầm.
1. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Bạn hãy đọc lại câu này nhưng đổi một số chữ: hạt lúa = người tín hữu ; đất = thế giới này ; chết đi = hy sinh để phục vụ.
2. Hãy suy nghĩ thêm về những nghịch lý giữa sống và chết, được và mất:
- Các thánh tử đạo dám chết vì Chúa cho nên đã được sự sống đời đời. - Chúa nói rằng ai bỏ cha mẹ anh em ruộng nương…. thì sẽ được lại gấp trăm. - Chúa cũng nói rằng dù được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì. - Cỏ để cho con người cũ chết đi thì mới sống lại thành con người mới. - v.v.
3. “Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy ; và Thầy ở đâu thì kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó”: mà Chúa đã đi con đường thánh giá thì người môn đệ cũng phải theo Ngài trên con đường đó ; Chúa đã ở trong đau khổ thì người môn đệ cũng phải ở đó, rồi mới được ở trong vinh quang hạnh phúc với Ngài.
4. Có một chàng Muối chất phác trên đường dạo chơi bỗng gặp được một cái gì thật rộng lớn mênh mông. Ngạc nhiên, chàng hỏi:
- Người là ai ? là cái gì ? - Tôi là Biển. Có tiếng đáp lại. - Biển là gì ? - Biển là tôi.
Chàng Muối vô cùng thắc mắc, không thể hiểu nổi “Tôi là Biển” và “Biển là tôi”. Tiếng ấy nói tiếp:
- Muốn hiểu tôi, anh hãy đến gần đây và chạm vào tôi.
Chàng Muối rụt rè đến gần Biển và nhúng mấy đầu ngón tay vào Biển. Lạ thay, vừa mới đụng có chút vậy mà chàng Muối đã bắt đầu hiểu được bí nhiệm Biển. Nhưng đồng thời chàng cũng nhận thấy mấy đầu ngón tay mình tan biến đâu mất. Chàng la lên:
- Biển ơi, chị làm gì vậy ? Tôi cụt hết mấy ngón tay rồi nè ! - Ô hay. Anh phải cho tôi chút gì của anh rồi mới hiểu được tôi chứ !
Vì đã biết chút ít bí mật về Biển, chàng Muối khao khát được hiểu biết nhiều hơn. Chàng bước xuống Biển và bắt đầu tan dần cách êm ái trong Biển. Trong mức độ hòa đồng đó, chàng Muối ý thức được chính mình và hiểu biết Biển nhiều hơn. Chàng cứ tiếp tục tan đi như thế, cho tới lúc một làn sóng cao ập tới, cuốn toàn thân chàng xuống tận đáy Biển. Khi đó chàng vui sướng hiểu được câu nói bí mật hồi nảy của Biển: “Biển chính là tôi”.
Kết: Chàng Muối chất phác chỉ bắt đầu hiểu được Biển và biết được chính mình khi chàng chịu cho Biển cái gì là của mình, rồi cho cả chính mình chàng. Sự hiểu biết êm dịu chàng cảm nghiệm được tiêu theo mức độ từ bỏ, bỏ cả cái tôi, như lời Chúa Giêsu nói “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình mà theo Ta” (Góp nhặt).
Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã ôm vào: 17/10-2
Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã ôm vào lòng và đặt giữa các tông đồ để làm gương mẫu về lòng trong trắng và đức khiêm tốn Kitô giáo. Vài tác giả còn quả quyết rằng: Ngài là đứa trẻ đưa năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu làm pháp lạ nuôi 500 người ăn. Điều chắc chắn là Ngài đã được đặt làm giám mục thứ nhì kế vị thánh Phêrô tại Antiôkia khoảng năm 68, sau khi thánh giám mục Evôda qua đời. Suốt bốn muôi năm cai quản giáo phận, kể cả những năm bị bách hại dưới triều Domitianô, Ngài đã tỏ ra là một giám mục gương mẫu về mọi nhân đức.
Mười lăm năm bình lặng sau cái chết của bạo vương Domitianô qua đi, cơn bách hại lại nhen nhúm ở vài tỉnh dưới thời Trajanô. Vị hoàng đế cuồng tín này cho rằng: mình đạt được nhiều chiến thắng là nhờ các thần minh. Ong coi việc bách hại các tín hữu Chúa là một nghĩa cử để tỏ lòng biết ơn các thần minh. Tháng giêng năm107, ông tới Antiôkia. Được biết tại đây có giám mục Inhaxiô đã không vâng lệnh thờ cúng tượng thần, lại còn ngăn cản người khác, ông truyền điệu Ngài tới để xét hỏi. Sau khi đe dọa và dụ dỗ đủ cách mà vô hiệu, ông kết án vị giám mục thánh thiện này phải điệu về Roma cho thú vật xâu xé.
Cuộc hành trình về Roma mang sắc thái một cuộc khải hoàn. Mỗi khi con tàu dừng bến nào, dân chúng đều tuốn đến chào kính vị tử đạo. Nhân dịp này thánh Inhaxiô có dịp tiếp xúc với nhiều giáo đoàn và đã viết bảy bức thư cho các Giáo hội. Tuy vậy, chuyến đi không dễ chịu gì. Bọn lính áp giải đã cố tình hành hạ thánh nhân để mong được các tín hữu ngưỡng mộ Ngài đút lót tiền bạc. Thánh nhân viết với lòng khiêm tốn:
- Trên đất liền hay ngoài biển khơi, ngày đêm tôi phải chiến đấu với các súc vật, bị xiềng vào mười con sư tử. Tôi muốn nói là những người lính canh giữ tôi. Người ta càng cho tiền, họ càng hung dữ. Những người đối xử tàn tệ của họ là trường đào luyện tôi mọi ngày, nhưng không phải vì vậy mà tôi được nên công chính đâu”.
Ở Smyrna, thánh Inhaxiô đã gặp thánh Pôlycarpô. Vị giám mục thánh thiện này cũng là môn đệ của thánh Gioan như thánh Inhaxiô. Thánh Pôlycarpô đã hôn xiềng xích của người bạn lừng danh. Tại đây thánh Inhaxiôco có dịp gặp đại diện của nhiều Giáo hội tới thăm. Biết rằng ở Ahila Delphia có sự chia rẽ trong hàng giáo sĩ, Ngài đã viết thư khuyên nhủ họ:
- Hãy tránh xa những phân rẽ và các giáo thuyết nguy hiểm. Hãy theo mục tử các bạn khắp nơi như đoàn chiên. Tôi vui sướng hết mực những góp phần củng cố đức tin các bạn, nhưng không phải do tôi mà do Chúa Giêsu Kitô. Được mang xiềng xích vì danh Chúa, hơn lúc nào, tôi cảm thấy mình còn quá xa sự trọn lành. Nhưng kinh nguyện của các bạn sẽ làm cho tôi được xứng đáng với Thiên Chúa và với di sản mà lòng nhân từ và đã dọn sẵn cho tôi.
Các thư của các thánh nhân gửi riêng cho mỗi nơi, Ngài ca tụng tinh thần kỷ luật của tín hữu Manhêsianô (Magnésiens):
- Tôi hãnh diện được gặp các bạn nơi cá nhân đức giám mục Damas của các bạn. Tuổi trẻ của Ngài không được nên cớ để các bạn suồng sã với Ngài. Các bạn cần phải tôn kính chính Thiên Chúa là Cha nơi Ngài.
Với dân Trallianô (Tralliens) Ngài viết:
- “Hãy yêu thương nhau. Xin cầu nguyện cho tôi nữa. Tôi cần đức ái và lòng nhân hậu Chúa để được nhận vào hưởng gia nghiệp mà tôi đã sẵn sàng chiếm hữu”.
Nhưng Ngài sợ dân Rôma, vì nhiệt tâm mà cất mất triều thiên tử đạo của mình. Nhờ một du khách đi Italia, Ngài khẩn khoản:
- “Các bạn không thể trao tặng cho tôi một bằng chứng quí mến nào khác, là để cho tôi được tế hiến mình cho Thiên Chúa. Ân huệ tôi van xin các bạn là hãy hát bài ca cám tạ ơn Chúa mà nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Đức giám mục Smyrna bên Tây phương đã được, để Ngài được đưa vào vinh quang. Hãy để cho tôi thành của ăn nuôi thú vật, hầu tôi được vui hưởng Thiên Chúa, Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thành bánh tinh tuyền của Chúa Kitô.
Tốt hơn, hãy săn sóc các thú vật này để chúng thành nấm mồ của tôi. Chính lúc này tôi đang trở nên một môn đệ chân chính. Chớ gì những hình khổ độc dữ nhất đổ xuống mình tôi, miễn là tôi được Chúa Giêsu Kitô. Được cả thế gia này nào có ích lợi gì cho tôi ? Tôi chỉ ước mong được kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô...
Ngài còn viết thêm:
- Ước mơ của tôi là được đóng đinh vào thập giá. Trong tôi chỉ có một dòng nước hằng sống vẫn rì rầm lời kêu gọi: Hãy về với Cha”.
Thánh nhân còn viết nhiều điều khác nữa, bàn về chân lý đức tin, kỷ luật Giáo hội và những sai lầm nguy hại. Ngày 20 tháng 12 năm 107 là ngày cuối cuộc vui cũng là ngày thánh Inhaxiô tới Roma. Sau khi đọc bức thư của nhà vua, quan tổng trấn truyền đem thánh nhân đến thẳng hí trường. Dân chúng đang tụ họp đông đảo. Ngài lập lại câu nói đã viết trong trường hợp gửi dân Roma: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thánh bánh tinh tuyền của Chúa Kitô”. Hai con sư tử gầm rống và bổ tới thánh nhân mà cắn xé. Người ta kính cẩn thu nhặt những khúc xương còn lại và đưa về Antiôkia. Dưới thời Hêracliô, xương Ngài lại được đưa về Roma.
Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã ôm vào 17/10-3
Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã ôm vào lòng và đặt giữa các tông đồ để làm gương mẫu về lòng trong trắng và đức khiêm tốn Kitô giáo. Vài tác giả còn quả quyết rằng: Ngài là đứa trẻ đưa năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu làm pháp lạ. Điều chắc chắn là Ngài đã được đặt làm Giám mục thứ nhì kế vị thánh Phêrô tại Antiôkia khoảng năm 68, sau khi thánh Giám mục Evôda qua đời. Suốt bốn muôi năm cai quản giáo phận, kể cả những năm bị bách hại dưới triều Domitianô, Ngài đã tỏ ra là một Giám mục gương mẫu về mọi nhân đức.
Mười lăm năm bình lặng sau cái chết của bạo vương Domitianô qua đi, cơn bách hại lại nhen nhúm ở vài tỉnh dưới thời Trajanô. Vị hoàng đế cuồng tín này cho rằng: mình đạt được nhiều chiến thắng là nhờ các thần minh. Ông coi việc bách hại các tín hữu Chúa là một nghĩa cử để tỏ lòng biết ơn các thần minh. Tháng giêng năm 107, ông tới Antiôkia. Được biết tại đây có Giám mục Inhaxiô đã không vâng lệnh thờ cúng tượng thần, lại còn ngăn cản người khác, ông truyền điệu Ngài tới để xét hỏi. Sau khi đe dọa và dụ dỗ đủ cách mà vô hiệu, ông kết án vị Giám mục thánh thiện này phải điệu về Rôma cho thú vật xâu xé.
Cuộc hành trình về Rôma mang sắc thái một cuộc khải hoàn. Mỗi khi con tàu dừng bến nào, dân chúng đều tuốn đến chào kính vị tử đạo. Nhân dịp này thánh Inhaxiô có dịp tiếp xúc với nhiều giáo đoàn và đã viết bảy bức thư cho các Giáo Hội. Tuy vậy, chuyến đi không dễ chịu gì. Bọn lính áp giải đã cố tình hành hạ thánh nhân để mong được các tín hữu ngưỡng mộ Ngài đút lót tiền bạc. Thánh nhân viết với lòng khiêm tốn: - Trên đất liền hay ngoài biển khơi, ngày đêm tôi phải chiến đấu với các súc vật, bị xiềng vào mười con sư tử. Tôi muốn nói là những người lính canh giữ tôi. Người ta càng cho tiền, họ càng hung dữ. Những người đối xử tàn tệ của họ là trường đào luyện tôi mọi ngày, nhưng không phải vì vậy mà tôi được nên công chính đâu”.
Ở Smyrna, thánh Inhaxiô đã gặp thánh Pôlycarpô. Vị Giám mục thánh thiện này cũng là môn đệ của thánh Gioan như thánh Inhaxiô. Thánh Pôlycarpô đã hôn xiềng xích của người bạn lừng danh. Tại đây thánh Inhaxiôcó dịp gặp đại diện của nhiều Giáo Hội tới thăm. Biết rằng ở Ahila Delphia có sự chia rẽ trong hàng giáo sĩ, Ngài đã viết thư khuyên nhủ họ: - Hãy tránh xa những phân rẽ và các giáo thuyết nguy hiểm. Hãy theo mục tử các bạn khắp nơi như đoàn chiên. Tôi vui sướng hết mực những góp phần củng cố đức tin các bạn, nhưng không phải do tôi mà do Chúa Giêsu Kitô. Được mang xiềng xích vì danh Chúa, hơn lúc nào, tôi cảm thấy mình còn quá xa sự trọn lành. Nhưng kinh nguyện của các bạn sẽ làm cho tôi được xứng đáng với Thiên Chúa và với di sản mà lòng nhân từ và đã dọn sẵn cho tôi.
Các thư của các thánh nhân gửi riêng cho mỗi nơi, Ngài ca tụng tinh thần kỷ luật của tín hữu Manhêsianô (Magnésiens): - Tôi hãnh diện được gặp các bạn nơi cá nhân Đức Giám mục Damas của các bạn. Tuổi trẻ của Ngài không được nên cớ để các bạn suồng sã với Ngài. Các bạn cần phải tôn kính chính Thiên Chúa là Cha nơi Ngài.
Với dân Trallianô (Tralliens) Ngài viết: - “Hãy yêu thương nhau. Xin cầu nguyện cho tôi nữa. Tôi cần đức ái và lòng nhân hậu Chúa để được nhận vào hưởng gia nghiệp mà tôi đã sẵn sàng chiếm hữu”.
Nhưng Ngài sợ dân Rôma, vì nhiệt tâm mà cất mất triều thiên tử đạo của mình. Nhờ một du khách đi Italia, Ngài khẩn khoản : - “Các bạn không thể trao tặng cho tôi một bằng chứng quí mến nào khác, là để cho tôi được tế hiến mình cho Thiên Chúa. Ân huệ tôi van xin các bạn là hãy hát bài ca cám tạ ơnChúa mà nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Đức Giám mục Smyrna bên Tây phương đã được, để Ngài được đưa vào vinh quang. Hãy để cho tôi thành của ăn nuôi thú vật, hầu tôi được vui hưởng Thiên Chúa, Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thành bánh tinh tuyền của Chúa Kitô”. - “Tốt hơn, hãy săn sóc các thú vật này để chúng thành nấm mồ của tôi. Chính lúc này tôi đang trở nên một môn đệ chân chính. Chớ gì những hình khổ độc dữ nhất đổ xuống mình tôi, miễn là tôi được Chúa Giêsu Kitô. Được cả thế gia này nào có ích lợi gì cho tôi ? Tôi chỉ ước mong được kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô...”
Ngài còn viết thêm : - Ước mơ của tôi là được đóng đinh vào thập giá. Trong tôi chỉ có một dòng nước hằng sống vẫn rì rầm lời kêu gọi: Hãy về với Cha”.
Thánh nhân còn viết nhiều điều khác nữa, bàn về chân lý đức tin, kỷ luật Giáo Hội và những sai lầm nguy hại. Ngày 20 tháng 12 năm 107 là ngày cuối cuộc vui, cũng là ngày thánh Inhaxiô tới Rôma. Sau khi đọc bức thư của nhà vua, quan tổng trấn truyền đem thánh nhân đến thẳng hí trường. Dân chúng đang tụ họp đông đảo. Ngài lập lại câu nói đã viết trong trường hợp gửi dân Rôma: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thánh bánh tinh tuyền của Chúa Kitô”. Hai con sư tử gầm rống và bổ tới thánh nhân mà cắn xé. Người ta kính cẩn thu nhặt những khúc xương còn lại và đưa về Antiôkia. Dưới thời Hêracliô, xương Ngài lại được đưa về Rôma.
Thánh Ignatiô thành Antiochia chịu tử đạo tại Rôma trong cuộc bách đạo của hoàng đế Trajanô: Ngài 17/10-4
Thánh Ignatiô thành Antiochia chịu tử đạo tại Rôma trong cuộc bách đạo của hoàng đế Trajanô: Ngài bị ném cho thú dữ trong hí trường của thành phố. Lễ nhớ ngài được cử hành vào ngày 17 tháng 10 tại Antiochia, do lịch Nicomeđia ấn định (khoảng năm 360). Giáo Hội Syria cũng mừng lễ kính vào ngày này. Chính Giáo Hội này cũng đã tôn kính mộ của ngài ở cổng thành Antiochia, là nơi mà theo chứng từ của thánh Hiêrônimô, hài cốt của thánh tử đạo được di dời và chôn cất trong nghĩa trang ngoài cổng Daphnê. Các Giáo Hội Byzantin thì mừng lễ thánh Ignatiô ngày 20 tháng 12, ngày giả thiết có cuộc di dời hài cốt ngài.
Thánh Ignatiô thành Antiochia, cũng gọi là Theophorus (người mang Thiên Chúa), như chính ngài tự xưng danh trong các lá thư, là người kế vị thứ hai của thánh Phêrô trên ngai giám mục Antiochia, thành phố chính lâu đời nhất của Kitô giáo. Chính tại thành phố thuộc quyền tổng trấn Syria này, các người theo Chúa Kitô lần đầu tiên nhận tên gọi là Kitô hữu.
Trong một đợt bách đạo, dưới thời hoàng đế Trajanô (98-117), giám mục Ignatiô bị bắt, kết án tử hình và dẫn tới Rôma để ném cho thú dữ ăn thịt trong hí trường thành phố. Được dẫn đi dưới sự hộ tống của mười tên lính mà ngài gọi là “hổ báo”, ngài đi qua Tiểu Á, đến Philadelphia, Lyđia, rồi Sardes, trước khi tới Smyrna, tại đây ngài được thánh Pôlycarpe tiếp rước. Từ thành phố này, ngài viết thư gửi đi nhiều cộng đoàn Kitô hữu khác nhau khi các cộng đoàn này gửi phái đoàn tới viếng ngài: Êphêsô, Magnésie và Tralles. Ngài cũng viết thư cho Giáo Hội Rôma “là Giáo Hội trông coi việc bác ái, đã đón nhận luật Chúa Kitô và danh thánh Chúa Cha . . .” Đây là lá thư duy nhất đề ngày tháng, “ngày mồng chín trước ngày sóc tháng chín”, tức là ngày 24 tháng 9. Ngài nài xin các tín hữu Rôma đừng cướp mất cuộc tử đạo mà ngài hằng khao khát. Ngài viết: “Anh em đừng cung cấp thêm điều gì cho tôi, trừ ân huệ được hiến dâng làm hy tế cho Thiên Chúa. Hãy chỉ cầu xin cho tôi được sức mạnh tâm hồn và thể xác mà thôi.”
Theo chứng từ của giám mục Eusèbe, từ Troas thánh Ignatiô còn viết ba thư nữa: cho Giáo Hội Philadelphie, Giáo Hội Smyrna, và thư riêng cho giám mục Polycarpe, giám mục của cùng thành phố này. Sau đó ngài lên tàu đi Néapolis (Macédoine), đi tiếp qua Philippes và băng qua Macédoine qua ngả via Egnatia trước khi lại tiếp tục lên tàu đi Dyrrachiurn (Durazzo), trên biển Adriatique, để đến nước Ý. Theo thánh Irênê (khoảng 180) và Origène (khoảng 235), “ngài bị ném cho thú dữ ăn thịt, tại Rôma, trong cuộc bách đạo”.
II. Thông điệp và tính thời sự
Các bản văn phụng vụ riêng của lễ nhớ thánh Ignatiô được lấy từ những lá thư của ngài mà người ta có thể đánh giá như là bản dẫn nhập hay nhất về lịch sử Hội Thánh vào đầu thế kỷ II. Đặc biệt hai đề tài xuất hiện trong những thư của vị thánh giám mục Antiochia: a) sự duy nhất của Hội Thánh; b) mầu nhiệm Đức Kitô Thiên Chúa thật và người thật, “sự sống đời đời”, và mẫu mực của người tín hữu: “Anh em đừng làm gì mà không có giám mục . . . hãy yêu mến sự hiệp nhất, tránh chia rẽ, và hãy bắt chước Chúa Giêsu Kitô, như chính Người bắt chước Cha Người” (Thư gửi tín hữu Philadelphia VII, 2).
Lời Nguyện của ngày, Hội Thánh được gọi là “Thân Mình” mầu nhiệm Chúa Kitô, hợp với giáo lý của thánh Ignatiô – lý thuyết gia về quyền giám mục – Ngài hằng lo lắng cho sự hiệp nhất của từng Giáo Hội quanh giám mục của mình, và của mọi Giáo Hội với nhau. Cộng đoàn Hội Thánh qui tụ xung quanh giám mục của mình để cử hành Thánh Thể, bí tích hiệp nhất, trong sự hiệp thông với Giáo Hội Rôma là Giáo Hội “chủ trì đức ái” phổ quát. Chính thánh Ignatiô là người đầu tiên nói tới Hội Thánh “công giáo”, theo nghĩa Hội Thánh phổ quát: “Tất cả anh em hãy theo giám mục, như Chúa Giêsu Kitô theo Chúa Cha . . . Ở đâu có giám mục, ở đó cũng có cộng đoàn, và ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, ở đó có Hội Thánh công giáo (katolikè ekklèsia) (Thư gửi tín hữu Smyrna VIII, 1-2).b)
Lời Nguyện trên lễ vật cho thấy rõ “lễ hy tế của thánh Ignatiô thành Antiochia, hạt lúa miến của Chúa Kitô, bị răng thú dữ nghiền nát và trở nên bánh tinh tuyền . . .” Lời nguyện này lấy lại gần như nguyên văn đoạn thư thánh Ignatiô gửi tín hữu Rôma: “Hãy để tôi trở thành thức ăn cho thú dữ, nhờ chúng, tôi có thể tìm thấy Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa miến của Thiên Chúa, và tôi phải được nghiền nát bởi răng thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền của Chúa Kitô.” (VII, 1). Điệp ca Hiệp lễ cũng lấy lại nguyên văn một phần đoạn trích này. Tuy nhiên, đối với thánh Ignatiô thành Antiochia, tử đạo chỉ là một phương tiện để đạt sự hiệp thông với Đức Kitô: “Tôi ao ước bánh của Thiên Chúa, Mình Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít. Tôi muốn uống chén máu thánh, tôi muốn tình yêu không tàn phai.” (Điệp ca của bài Magnificat, trích từ Thư gửi tín hữu Rôma, VII, 3). Lời Nguyện sau hiệp lễ, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta “sức lực mới, để khi nhìn những hành động của chúng ta, người ta thấy chúng ta xứng đáng gọi là Kitô hữu.” Lời nguyện này lấy ý từ một đoạn của thư thánh Ignatiô gửi tín hữu Rôma: “Hãy chỉ cầu xin cho tôi có sức lực nội tâm và thể xác . . . để không chỉ mang danh là Kitô hữu, mà thực sự là Kitô hữu.” “Đức tin và đức ái là nguyên thuỷ và cùng đích của đời sống . . . Người tuyên xưng đức tin thì không thể phạm tội, và người có đức ái thì không thể giận ghét. Người ta xem quả thì biết cây; cũng vậy, người ta sẽ nhận biết các Kitô hữu nhờ những hành vi của họ.” (Thư gửi tín hữu Êphêsô XIV, 1-2).
Giờ Kinh Sách cho chúng ta suy niệm hai đoạn trích thư gửi tín hữu Rôma, như là một bản thánh thi phấn khởi của thánh Ignatiô dâng lên Chúa Kitô chết và phục sinh: “Người là Đấng tôi kiếm tìm: Người đã chết cho chúng ta. Người là Đấng tôi khao khát: Người đã sống lại cho chúng ta . . . Hãy để tôi ôm ấp ánh sáng tinh tuyền . . . Nơi tôi chỉ có nước hằng sống đang thì thầm nói trong tôi: Hãy đến với Chúa Cha!” (VI, 1-2).
Thánh Ignatiô thành Antiochia, hạt lúa gieo xuống đất và chết đi để làm chứng tình yêu mình đối với Đức Kitô, ngài tiếp tục nuôi dưỡng đức tin của tín hữu vào Đức Kitô và Hội Thánh qua các thế kỷ. Lời khuyên nhủ hiệp nhất của ngài, gửi tới các tín hữu Êphêsô của thế kỷ II, vẫn còn hợp thời biết bao đối với chúng ta ngày nay: “Cũng như Chúa Giêsu Kitô, sự sống không thể phân ly của chúng ta, là tư tưởng của Chúa Cha thế nào, thì các giám mục được đặt lên ở khắp mọi miền trái đất cũng là tư tưởng của Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy anh em hãy hiệp nhất với giám mục của anh em . . . như thế, khi anh em hiệp nhất trong tâm hồn và hoà hợp trong bác ái, anh em ca ngợi Chúa Giêsu Kitô” (Thư gửi tín hữu Êphêsô III, 2).