Nhân Lễ Kính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Học Nơi Thánh Nữ Têrêsa: Ngày 01/10-1
NHÂN LỄ KÍNH THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, HỌC NƠI THÁNH NỮ TÊRÊSA
Thánh nữ Têrêsa, mà tôi nói tới ở đây, mang theo nhiều tên phụ, như:
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, thánh Têrêsa thành Lisieux, thánh Têrêsa, bổn mạng các xứ truyền giáo, thánh Têrêsa, tân tiến sĩ Hội Thánh, thánh Têrêsa nhỏ, thánh Têrêsa trẻ đẹp.
Tên phụ nào trên đây cũng dễ thương. Chính nữ tu 24 tuổi này (1873-1897) càng rất dễ thương.
Lần nào sang Pháp, tôi cũng đến Lisieux, vào cầu nguyện tại tu viện Carmel, nơi Têrêsa đã sống 9 năm đời tu. Tại đó, tôi thường dâng thánh lễ trên bàn thờ, mà xưa Têrêsa dọn đồ lễ.
Cách đây mấy năm, Mẹ Bề trên tu viện tặng tôi một kỷ vật nhỏ. Đó là chút tóc của Têrêsa. Với sợi tóc này, khoảng cách coi như không còn là vấn đề.
Khoảng cách trong lãnh vực tình cảm được gần lại rất nhiều và mau lẹ một cách tự nhiên. Nhưng khoảng cách trong lãnh vực tư tưởng chỉ gần lại do học hỏi dần dần.
Càng ngày, tư tưởng của thánh nữ càng thu hút nhiều người, trong đó có tôi. Nhất là từ khi cuốn Giáo lý Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng công bố ngày 11/10/1992 đã nhiều lần trích dẫn tư tưởng của thánh nữ, như một uy tín lớn. Nếu muốn kiểm chứng, xin xem các số sau đây trong Giáo lý Hội Thánh Công giáo: 127, 826, 956, 1011, 2011, 2558.
Mọi tư tưởng đạo đức của thánh nữ được gói ghém trong Thủ bản Tự thuật do thánh nữ viết theo lệnh Mẹ Bề trên.
Tôi có cảm nghĩ này: Sở dĩ các tư tưởng của thánh Têrêsa được trân trọng và học hỏi, là vì một đàng các tư tưởng đó chan hoà sự sống Phúc Âm, và một đàng, tinh thần nữ tu Têrêsa là một thứ hơi thở thiêng liêng, mà Chúa Giêsu thổi vào Hội Thánh, để ban Chúa Thánh Thần cho một thời điểm cần nhiều đổi mới.
Khi học hỏi nơi thánh Têrêsa, tôi vẫn xin Chúa Thánh Thần chỉ dẫn. Sau đây, là một số điều trong những gì tôi đã học được nơi thánh nữ.
HỌC PHÚC ÂM.
Có thể nói Têrêsa là một sách Phúc Âm sống. Để chuẩn bị cho Têrêsa đi vào Phúc Âm, Chúa đã cho chị qua con đường sách Gương Phúc. Sách Gương Phúc mang nội dung “Bắt chước gương Chúa Giêsu”. Têrêsa viết: “Từ lâu, con đã sống bằng thứ bột tinh tuyền chứa đựng trong cuốn Gương Phúc. Đó là cuốn sách độc nhất đã đem lại cho con nhiều ơn ích, vì lẽ lúc bấy giờ con chưa biết tìm kiếm kho tàng giấu ẩn trong Phúc Âm. Con thuộc lòng hầu hết mọi chương cuốn sách Gương Phúc quí giá”. Thời gian lúc đó, Têrêsa mới 13 tuổi.
Gương Phúc đưa tới Phúc Âm. Khi nói về Phúc Âm, Têrêsa khẳng định: “Trên tất cả, vẫn là Phúc Âm. Nó nâng đỡ con suốt giờ nguyện gẫm. Nơi Phúc Âm, con tìm được tất cả những gì cần thiết cho linh hồn non yếu của con. Con luôn luôn tìm được ở đó những nguồn sáng mới, những ý nghĩa bí ẩn và huyền nhiệm”.
Thực vậy, đọc Thủ bản Tự Thuật, tôi có cảm tưởng suốt đời Têrêsa đã đi trên một con đường được chiếu sáng bởi những chặng cột đèn Phúc Âm, san sát chạy dài.
Nếu tìm Phúc Âm trong đời Têrêsa do chính Têrêsa kể lại, người ta thấy những tư tưởng Phúc Âm được nhắc lại rất nhiều lần, hoặc nguyên văn hoặc ý nghĩa.
Chỉ xin nêu lên một ít nguồn Phúc Âm và số lần được dùng trong Tự Thuật.
Các nguồn Phúc Âm, khi đi vào đời Têrêsa, đã không còn là một lý thuyết, nhưng đã biến thành sự sống của Têrêsa. Thiên Chúa trong Phúc Âm là tình yêu của chị. Con đường Chúa Giêsu đi trở nên cuộc đời của chị. Khi Têrêsa nói Thiên Chúa là tình yêu của tôi, là Đấng cứu độ của tôi, thì chữ “của tôi” mang rất nhiều ý nghĩa sống động.
Chính tình tiết đó đã là một yếu tố thúc đẩy tôi học Phúc Âm nơi thánh nữ Têrêsa. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng là một vẻ đẹp thu hút tôi đến với tư tưởng Têrêsa. Yếu tố là tinh thần đổi mới.
TINH THẦN ĐỔI MỚI.
Trong một giai đoạn lịch sử có thói quen quá đề cao nhiều thứ giá trị, nhưng lại hạ thấp đức bác ái ít là trên thực tế, thì Chúa đã dùng nữ tu Têrêsa để nhấn mạnh đến đức ái. “Ôi Giêsu! Tình yêu của con ôi! Con đã tìm thấy ơn gọi của con rồi, ơn kêu gọi của con là tình yêu... Trong trái tim Hội Thánh Mẹ con, con sẽ là tình yêu”.
Trong một nếp sống đạo mà việc cạnh tranh thành tích, ưa thích địa vị, có nguy cơ trở thành bình thường, thì Chúa gởi chị nữ tu dòng kín Carmel này đến giới thiệu con đường thơ ấu bé nhỏ: “Con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một tiểu lộ, vừa thẳng lại vừa ngắn, một tiểu lộ hoàn toàn mới... Thế rồi, con đã đi tìm trong Sách Thánh,. .. và con đã đọc thấy những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: “Ai thực bé nhỏ thì hãy đến với Ta”... Vì thế mà con chẳng cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày càng sẽ bé dần đi mãi”.
Trong một tình hình mà con người muốn khẳng định mình một cách quá đáng, cả trong lãnh vực thiêng liêng, Chúa cho chị nữ tu Têrêsa đưa ra một chân lý đầy khiêm tốn, đề cao vai trò ơn thánh, nhìn nhận sự yếu đuối của mình: “Lúc đời tàn, con sẽ trở về với Chúa, hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa đếm các việc con làm. Trước mặt Chúa, sự công chính của con vẫn còn đầy thiếu sót. Bởi vậy, con muốn mặc lấy chính sự thánh thiện của Chúa và chiếm đoạt chính Chúa cho đến muôn đời. Con chẳng muốn hưởng ngai báu hay triều thiên nào khác hơn là chính Chúa, ôi lạy Chúa Giêsu con yêu mến”.
Trong một cách sống đạo quen an phận với việc giữ đạo nhàn hạ trong nội bộ, với cái nhìn hẹp hòi, Chúa dùng chị dòng trẻ Têrêsa nói lên niềm thao thức truyền giáo một cách mê say: “Con muốn đi rao giảng Phúc Âm khắp năm châu, đến tận cùng những hải đảo xa xôi nhất. Con muốn làm vị thừa sai không những trong một ít năm, mà còn muốn được làm thừa sai từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế”.
Thiết tưởng những gì trên đây mà Têrêsa đã nghĩ và sống, đều có thể thực hiện được đối với chúng ta. Nếu cần, mỗi người chúng ta hãy bắt đầu lại hành trình thiêng liêng của mình. Thời của Hội Thánh sẽ đến, khi nhiều người của Hội Thánh sống trong thế gian như những trái tim đầy lửa yêu thương, mang thánh giá cứu độ, thích đi vào những con đường bé nhỏ phục vụ một cách khiêm nhường, để giới thiệu Thiên Chúa là tình yêu xót thương.
Thánh nữ Têrêsa có lần đã hứa: Khi về trời, sẽ làm mưa hoa hồng xuống.
Tôi thấy là thánh nữ đã và đang giữ lời hứa ấy. Nhưng điều nên để ý ở đây là: Mọi người có đón nhận các hoa hồng đó không? Bởi vì đây là những hoa hồng có thánh giá, tượng trưng cho hy sinh.
Hai vẻ đẹp đó vốn đi đôi với nhau. Tình yêu thiếu hy sinh là tình yêu giả. Hy sinh thiếu tình yêu là hy sinh thừa. Vì thế, tượng ảnh thánh nữ Têrêsa thường ôm hoa hồng và thánh giá. Chúng ta nên tâm sự nhỏ nhẹ với thánh nữ về hình ảnh như thế của riêng ta. Thiết tưởng đó cũng là cách chúng ta mừng lễ của vị thánh thân thương đã có một thời ao ước được sang tu tại Việt Nam chúng ta.
Là một cái tên có thể gặp thấy trong các ngôn ngữ. Là một vị thánh được người ta kêu cầu ở: Ngày 01/10-2
Là một cái tên có thể gặp thấy trong các ngôn ngữ. Là một vị thánh được người ta kêu cầu ở khắp nơi trên thế giới.
Ngay khi hiểu về chị thánh này, người ta sẽ mỉm cười vui sướng. Hầu như ở bất cứ lúc nào, cũng có ai đó kể về một phép lạ do vị thánh lừng danh thế giới này chuyển cầu.
Vậy thì… Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, chị là ai?
Có phải chị đã đi chu du khắp nơi khiến mọi người đều biết đến? Hay chị đã sống trường thọ và vinh quang?
Không, hoàn toàn không! Đó chỉ là một cô gái nhỏ bình thường của miền Normandie, nhưng ngay từ ấu thơ đã yêu Chúa hết lòng: Cô yêu Người đến độ muốn chứng minh hết sức cho Người thấy tình yêu của mình bằng cách hiến dâng chính cuộc sống cô cho Người.
Cô mơ về những vùng đất xa xôi mà chính mình có thể đi tời để làm cho người ta hiểu biết và yêu mến Danh Chúa Giêsu. Nhưng rồi cô lại vào dòng Carmel lúc mười lăm tuổi rưỡi sau khi suy nghĩ kỹ càng, vì cô xác tin rằng: Chính cách sống này, một khi từ bỏ mọi sự, bỏ ngay cả niềm vui được hoạt động tích cực, sẽ giúp cô yêu mến tha thiết nhất và cứu thoát được nhiều linh hồn hơn.
Trong suốt những năm Têrêsa sống tại tu viện Carmel thành Lisieux, người ta không thể không chú ý đến cách thức hoàn hảo cô đã thực hiện đồi với mọi việc cô phải làm. Tuy nhiên, những việc này rất đỗi bình thường, chỉ là những việc nội trợ, dọn bàn, giặt giũ& Ngay cả các nữ tu sống gần cô cũng không ngờ được mức độ hoàn thiện mà cô đạt tới…
Trong đời sống thân mật với Chúa Nhân Từ cũng thế. Cô chỉ muốn mình là một trẻ thơ luôn tìm cách làm vui lòng người Cha trên trời của mình. Nhưng muốn đạt được trọn vẹn như cô đã làm, phải trở nên một Vị Thánh.
Cô đã làm như vậy ở tu viện suốt cả đời mình, lúc nào cũng đầy dũng cảm và nhất là đầy tình yêu. Chính vì Chúa rất hài lòng về cô, một đứa con mãi mãi bé nhỏ của Người, nên Người đã làm cho cô trở thành một vị đại Thánh.
Ngay khi vừa chết, cô đã làm nhiều phép lạ để biểu lộ quyền năng lớn lao Chúa ban cho cô. Chỉ vài năm sau, danh tiếng của người nữ tu dòng Carmel trẻ trung chưa hề bước ra khỏi đan viện này, đã lan truyền đến tận cùng trái đất.
Cô giúp đỡ với tất cả lòng nhân hậu cho người giàu cũng như người nghèo, người lớn cũng như trẻ nhỏ và làm Ẫmưa hoa hồngỮ xuống khắp chốn khắp nơi.
Điều cô mong ước nhất là làm cho nhiều tâm hồn hiểu rằng: Yêu mến Chúa Nhân Lành hết sức mình…
Thánh Têrêxa là người con thứ năm của một gia đình Công giáo trung lưu thánh thiện và đạo đức: 01/10-3
Thánh Têrêxa là người con thứ năm của một gia đình Công giáo trung lưu thánh thiện và đạo đức. Mẹ của Bà qua đời khi Bà mới bốn tuổi, Bà cùng bốn người chị được người cha thánh thiện nuôi nấng dạy dổ. Cha của Bà là ông Martin và năm người con gái dọn về định cư tại Lisieux để được gần gủi với gia đình. Một thảm cảnh thứ hai lại xẩy đến với Bà là các chị Pauline và Maria mà Bà xem như người mẹ đều vào tu Dòng kín Carmel… Trong một đêm Noen, với một ân sủng lạ lùng và cao cả, Bà tìm lại được niềm vui cho tuổi trẻ và trong niềm hy vọng tràn trề với Tình Yêu Thiên Chúa mà Bà được nhận lảnh. Một cô bé nhút nhát yếu ớt trở nên bạo dạn và cương quyết, Bà cùng với cha mình đến Roma, trong buổi triều kiến ngày 9 tháng 4 năm 1888, Bà đã vượt qua mọi người và lính gác đến quì duới chân Đức Giáo Hoàng và xin phép được vào tu Dòng Carmel dù Bà mới 15 tuổi. Với lòng trung kiên tuyệt đối Bà tiến tới trên con đường nên thánh.
Bà bị bệnh lao phổi trầm trọng và kinh niên, Bà phú thác mọi sự trong tay Chúa Kitô. Trong sự đau khổ triền miên, Bà hiến dâng lên Chúa để cầu xin cho những người tội lỗi trở lại với Đức Tin. Bà qua đời vào năm 1897 lúc mới 24 tuổi. Bà hứa sẽ làm Ẫmưa hoa hồngỮ xuống trần thế và lên Thiên đàng bằng Ẫcon đường nhỏỮlà làm những việc thiện dưới trần thế này. Chỉ vài năm sau khi Bà lìa đời, câu chuyện cuộc đời của Bà ẪCâu chuyện một linh hồnỮ, viết theo lệnh của Bề trên Dòng được phát hành và mọi tầng lớp dân chúng đã đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người hành hương đến viếng tu viện Lisieux, họ đã nhận được những phép lạ và những ân sủng lạ lùng khi cầu xin cùng Thánh Têrêxa. Bà được phong hiển thánh năm 1928, và tuyên xưng là Đấng Bảo trợ các nhà truyền giáo. Đến năm 1997 thì Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II tấn phong Tiến sĩ Hội Thánh.
Hôm nay Giáo hội kính nhớ thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội thánh. Đây là dịp: Ngày 01/10-4
Hôm nay Giáo hội kính nhớ thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội thánh. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại sứ điệp của thánh nữ. Têrêxa Hài Đồng Giêsu sinh ngày 2.1.1873 tại Alencon Pháp quốc, là con út của gia đình có chín người, trong đó có bốn người mất sớm cho nên có rất được cha mẹ và anh chị cưng chiều. Lên bốn tuổi rưỡi cô mất mẹ , sau đó gia đình rời về Lisieux, cô lớn lên trong nề nếp trưởng giả của một gia đình tư sản kính nể , với lối giáo dục kín cổng cao tường.
Khi Têrêxa lên chín tuổi, người chị lớn là Paulin vào dòng kínCarmel, Têrêxa rất buồn vì mất đi người chị thân yêu mà có đã xem như người mẹ thứ hai của mình, nhtíng Têrêxa đã được chữa khỏi sau khi đã được thị kiến Đức Mẹ hiện ra mỉm cười với có.
Khi Têrêxa lên mười ba tuổi, một người chị khác là Maria cũng nối gót người chị cả vào giòng kín, Têrêxa lại càng buồn thê, tâm hồn có lúc nào cũng buồn phiền xao xuyến. Thế nhtíng dịp lễ Giáng sinh 1886 khi đi dự lễ đêm về có đã trải qua một sự biến đổi hoàn toàn. Trong quyển tự thuật Têrêxa đã ghi lại: “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi, tôi cảm thấy cần phải quyên mình để làm đẹp lòng tha nhân và kể từ đó tôi sống hạnh phúc”.
Mấy tháng sau, có cùng với cha già và người cị thứ tư đi cùng với phái đoàn hành hương tại Rôma để yết kiến Đức Thánh Cha Lêo XIII và xin cho có được gia nhập dòng kín sớm hơn luật quy định. Ngày 9.4.1889 khi có bước chân qua ngưỡng của của Đan viện Lisieux thì dòng này cũng vừa mừng 50 năm thành lập. Đây là một dòng tu khắc khổ chỉ định bảy tháng, một năm, suốt đời kiêng thịt, cấm khẩu suốt ngày, cho nên các chị lớn tuổ trong nhà vô cùng thán phục Têrêxa, vì có lúc nào cũng tuân thủ luật Dòng với tinh thần điềm đạo vui tươi. Từ những năm đó, Têrêxa đã sống âm thầm và loan truyền sứ điệp cùa mình là “yêu và chấp năm được yêu”. Càng ngày càng trở nên bế nhỏ để được Thiên Chúa bồng ẵm trên cánh tay cũng như làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa và tận tụy làm vinh danh Giáo hội bằng cách cứu vớt các linh hồn .
Tuy sống trong dòng kín, Têrêxa đã ước mong được đi truyền giáo ở Đông phương, nhtíng có đã bị nhiều bệnh như lao phổi, những cơn gió mùa lạnh buốt, và đời sống khắc khổ đã nhanh chóng làm cho sức khỏa của có suy sụp. Trong mười tám tháng cuối đời Têrêxa đã vâng lời bề trên viết lại tiểu sử đời mình. Ngày 30.91897, Têrêxa trút hơi thở cuối cùng hay như có nói: “Tôi không chết , tôi đi vào cõi sống”.
Năm 1923, Têrêxa được phong chân phước, hai năm sau có được Đức Piô XI tôn phong lên bậc Hiển thánh và năm 1997 vừa qua, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II phong làm tiến sỹ hội thánh .
Qua cuốn tự thuận của thánh nữ Têrêxa , Giáo hội đã khám phá ra một linh đạo mới mẻ được gọi là “con đường nhỏ”. Theo Thánh nữ làm thánh không phải là những chuyện phi thường, mà đơn giản là chấp năm bé nhỏ để thiên Chúa yêu thương mình. Trong thánh lễ tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc tiến sỹ Hội Thánh ngày 19.10.1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong làm tiến sĩ Hội thánh.
Qua cuốn Tự thuật của thánh nữ Têrêxa, Giáo hội dã khám phá ra một linh đạo mới mẻ được gọi là "Con Đường Nhỏ” Theo thánh nữ làm thánh không phải là làm những chuyện phi thường, mà đơn giản là chấp năm bé nhỏ để Thiên Chúa yêu thương mình. Trong thánh lễ tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc tiến sĩ Hội thánh ngày 19.10.1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích: Khi tuyên phong một người làm tiến sĩ Hội thánh, huấn quyền muốn chỉ rõ cho mọi tín hữu, cách riêng những ai thực thi trách vụ giảng dạy hay những ai đang làm công tác kế vị người giảng dạy và nghiên cứu thần học biết rằng giáo huấn thần học được một người nào đó tuyên xtíng và công bỏ có thể là điểm qui chiếu, không phải vì giáo huấn ấy chỉ phù hợp với chân lý mạc khải, mà còn vì ánh sáng mới chiếu rọi trên mầu nhiệm Đức tin, giúp hiểu rõ hơn mầu nhiệm Chúa Kitô " . Theo Đức Thánh Cha, sự đóng góp lớn lao của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu qua kinh nghiệm bản thân, thánh nữ đã giúp cho tín hữu thấy được một cách sâu xa những thực tại thiêng liêng. Con đường nhỏ mà thánh nữ vạch ra quả là sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Giới trẻ hâm mộ thánh nữ không phải vì ngài là một vị thánh nữ trẻ, nhtíng ngài có đức tính triệt để và đơn giản.' Cùng với ngày kính nhớ thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu hôm nay, thế giới đang theo dõi những cuộc lễ vĩ đại đang diễn tiến ra tại Trung quốc nhân dịp nước này mừng 50 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa. Dù có tự hào bao nhiêu về những thành quả kinh tế đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, nhiều người dân Trung quốc khó quên được bước nhảy vọt vĩ đại hồi thập niên 50 và cuộc cách mạng văn hoá 1966 do Mao Trạch Đông khởi xướng, bước nhảy vọt vĩ đại và cuộc cách mạng văn hoá ấy đã và còn tiếp tục hy sinh bao nhiêu vật tế thần thì ngày nay thế giới đã rõ. Thế giới vẫn luôn luôn cần có những cuộc cách mạng, nhtíng cách mạng bạo động đù có đạt được mục tiêu và cao cả đến đâu vẫn mãi mãi là những bước thụt lùi trong lịch sử nhân loại. Cũng như thánh phanxicó Assisi đã làm một cuộc cách mạng mà ngay cả Lênin cũng phải thán phục. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu không những đã vạch ra cho Giáo hội một con đường tu đức, mà còn khởi xướng một cuộc cách mạng cho thế giới, linh hồn của cuộc cách mạng đó là chấp năm để cho Thiên Chúa yêu thương, sống sung mãn với giây phút hiện tại, quên mình để đống cho tha nhân. Dù có thừa mứa của cải vật chất và tiện nghi đến đâu, con . Người thời đại cũng sẽ mãi mãi bắt hạnh, nếu họ chưa sống theo tinh thần con đường nhỏ mà thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu vạch ra. Nguyện xin thánh nữ cầu thay nguyện giúp để chúng ta được đi vào con đường nhỏ ấy. Amen.
Thánh Têrêxa sinh tại Alençon ngày 2.1.1873, qua đời tại Lisieux ngày 30.9.1897. Thánh: Ngày 01/10-5
Thánh Têrêxa sinh tại Alençon ngày 2.1.1873, qua đời tại Lisieux ngày 30.9.1897
Thánh Tê-rê-xa chào đời ngày 2.1.1873 tại Alençon nước Pháp. Song thân là cụ Louis Martin (+ 1894) và bà Maria Guérin (+ 1877) có tất cả 9 người con, nhưng chỉ sống có 5 ; cả 5 cô con gái đều bước vào tu viện. Khi Tê-rê-xa chưa tròn 4 tuôi, bà mẹ Guérin qua đời để lại một tang buồn cho gia đình, nhất là Tê-rê-xa. Bà phải chịu ung thư suốt 12 năm đến lúc kiệt sức phải qua đời. Từ Ngôn sứ ày đó ông Louis bỏ Alençon lui về Lisieux với cả gia đình.
Vào tháng 4.1888 Têrêxa vào đan viện Cát Minh ở Lisieux lúc được 15 tuổi. Lúc ấy chị có cản nghiện phong phú về đời sống đạo đức. Chính chị xem đêm Giáng Sinh 1886 như là một sự kiện quyết định trong đời sống của chị. Chị cảm nhận hồng ân của một cuộc chuyển đổi hoàn toàn ; từ đấy, chị hiểu ơn gọi của cuộc đời mình là yêu Chúa Kitô và yêu con người.
Cuộc đời trong dòng Cát Minh của chị, mặt ngoài rất đơn sơ, nhưng con đường nội tam càng ngày càng lên cao. Chị hiểu rõ tình yêu của chị đối với Chúa Kitô phải được thực hiện trong việc theo Chúa trên con đường khổ nạn. Thánh Kinh đối với chị ngày càng nên sách đọc duy nhất, nhưng kèm theo đó là thử thách nội tâm và đau khổ phần xác lại diễn ra hằng ngày.
Trong đêm thứ sáu Tuần Thánh năm 1896, chị bị ho ra máu lần đầu tiên. Mười tám tháng cuối cùng là một cuộc tử đạo triền miên. Chị qua đời ngày 30.9.1897, hưởng dương 24 tuổi, với tiếng thì thào : “Lạy Chúa, con yêu Chúa !”
Chúng ta biết được con đường nội tâm của thánh nữ nhờ vào quyển “Lịch sử một tâm hồn” và “Các lời nói” do bà chị ruột cũng là bề trên sưu tập. Têrêxa đi vào cái trọn vẹn, cái vĩ đại : chị muốn yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ ai trên thế giới ; chị muốn dâng mình cho tình yêu nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu ; chị muốn yêu tất cả mọi người, như Chúa Giêsu đã yêu. Chống lại kêu ngạo, chị luôn nhận thức mình hoàn toàn bất lực và nếu có làm được gì, đó là do sức mạnh tình yêu của Chúa ban cho.
Đức Thánh Cha Piô XI nâng Têrêxa lên hàng hiển thánh và đặt làm thánh quan Thầy cho các xứ truyền giáo. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
A. Hạt giống...
Các môn đệ đã tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Trong nếp sống cộng đoàn, vấn đề làm lớn làm nhỏ cũng thường gây va chạm. Chúa Giêsu dạy phải trở nên trẻ nhỏ : trở nên trẻ nhỏ là khiêm tốn chấp nhận thân phận của mình trong gia đình, và sẵn sàng vâng lời người lớn…
Trong những lời dạy các môn đệ hãy trở lại nên như trẻ nhỏ, Chúa Giêsu khẳng định hai điều :
- Đó là điều kiện để được vào Nước Trời
- Kẻ tự hạ như trẻ nhỏ sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.
B.... nẩy mầm.
1. Trong cộng đoàn, sự ganh ghét nhau về địa vị, danh dự đã làm cho biết bao người khổ sở. Kẻ bị ganh ghét khổ, mà chính người ganh ghét cũng khổ. Sao chúng ta không sống đơn sơ như những đứa trẻ trong gia đình : cha mẹ đặt đâu là chúng ở đó, cha mẹ bảo gì là chúng làm nấy, không hề nghĩ ngợi so đo, chỉ nhắm đến điều duy nhất là làm cho cha mẹ hài lòng.
2. Theo khuynh hướng tự nhiên, tôi thường khinh dễ những người kém hơn tôi (mà Chúa Giêsu gọi là “những kẻ bé mọn”). Nay tôi đã nghe Chúa Giêsu bảo rằng khinh họ là khinh Chúa, đón tiếp họ là đón tiếp Chúa. Tôi nghĩ sao ?
3. Hãy nghĩ đến một đứa trẻ. Nó có nhiều đức tính rất đáng phục, như : lúc nào cũng hồn nhiên không lo lắng, vì nó tin rằng cha mẹ đã lo mọi sự cho nó ; rất ngưỡng mộ cha mẹ, coi cha mẹ như thần tượng ; luôn vui vẻ sống giây phút hiện tại ; nó cũng thường xích mích với những trẻ khác nhưng rất mau quên ; có những lúc nó giận cha mẹ, nhưng cha mẹ dỗ ngọt vào lời là nó bỏ qua ngay v.v.
Bởi thế, Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã chọn nên thánh bằng con đường trẻ thơ.
4. “Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo : Thầy bảo thật anh em nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ em thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,2-3)
Nếu trẻ thơ chẳng biết giận lâu ; thì với con : sống để dạ, chết mang theo. Trẻ thơ không màng giành chức tước ; riêng con nghiêng mình trước công danh. Trẻ thơ luôn biết mình yếu đuối ; còn con khẳng định mình trên hết. Trẻ thơ yêu với cả tâm hồn ; còn con theo bề ngoài đánh giá. Trẻ thơ sống những gì mình có ; con thường nặn mình rất công phu.
Lạy Cha, có những bài học của trẻ thơ tuy đơn sơ mà cao vời vợi, để người lớn học cả đời chưa tròn nghĩa một câu. Xin dạy con nên như trẻ nhỏ, để con bước trên đời không chỉ bằng đôi chân của con, nhưng biết buông mình trong tay Cha từ ái. (Hosanna)
5. “Ai tự hạ, coi mình như anh em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời.” (Mt 18,4)
Một lần nọ, tôi đọc được lời nguyện này của một người bạn : Lạy Chúa, xin cho con lòng khiêm nhường để biết nhìn ra mọi sự là hồng ân. Xin cho con lòng khiêm nhường để dám đối diện với sự thật. Xin cho con lòng khiêm nhường để can đảm vác thập giá hàng ngày theo Chúa. Xin cho con lòng khiêm nhường để không mệt mỏi vươn lên. Xin cho con lòng khiêm nhường để không đòi cho được phải hơn kẻ khác, nhưng luôn biết chấp nhận sự trổi vượt nơi mỗi con người, và xin cho con lòng khiêm nhường để bớt đi mọi lời khoe mẽ, nhưng thay bằng những lời tạ ơn.
Và Lạy Chúa, lời nguyện của con hôm nay : xin cho con luôn sống khiêm nhường để xây dựng Thiên Đàng quanh con. (Hosanna)
Kính tặng mẹ nhân ngày lễ Bổn Mạng Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Khi bàn về cách thức cầu nguyện, một người anh lớn bên Mỹ bảo với tôi rằng, trước cổng: Ngày 01/10-6
Khi bàn về cách thức cầu nguyện, một người anh lớn bên Mỹ bảo với tôi rằng, trước cổng của một Nhà Thờ anh em Tin Lành bên ấy có treo dòng chữ “Thiên Chúa luôn trả lời cho những ai quỳ gối và cầu khẩn Người” ( God always reply to your knee-mail ). Nghĩa bóng của câu này là một gợi ý tốt để giải thích cho một số vấn nạn sau.
Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận ít câu hỏi từ các bạn trẻ về mối liên quan giữa vận dụng lý thuyết vào thực hành. Một võ sinh học Karatedo 6 năm, đã tập cả ngàn lần cho các bài quyền một chống bốn, nhưng khi đối diện với thực tế ngoài đường phố, một chống hai lại rất rụt rè ? Một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính loại khá vẫn lúng túng khi được giao một công việc đơn giản, xây dựng một phần mềm ứng dụng nhỏ ? Một Giáo Dân dù đã đọc kinh Lạy Cha vài chục ngàn lần vẫn thấy khó nếu phải tha thứ cho người xung quanh, khi đụng đến cái tôi to lớn ? Mẫu trả lời chung cho những câu hỏi dạng này phụ thuộc hai ý sau:
- Cái gì diễn ra trong trí óc của chúng ta lúc thi triển một bài quyền, khi nghe giáo viên giảng bài hay lúc đọc kinh Lạy Cha ?
- Mục tiêu của mỗi cá nhân khi tập võ, khi đến trường hay theo đuổi một tôn giáo là gì ? Mục tiêu này sẽ chi phối các suy tư diễn ra trong hệ thần kinh suốt quá trình tập luyện của võ sinh, học tập của sinh viên hay cầu nguyện của Kitô hữu.
Nếu chúng ta đọc Kinh Lạy Cha vì nghĩa vụ và trong trạng thái trống rỗng của tâm lẫn trí thì việc quá khó trong tha thứ lỗi lầm cho anh em là một tất yếu. Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong một lãnh vực là tỉ lệ nghịch với cường độ mà khối óc, con tim mà ta dành riêng cho lãnh vực ấy. Nếu cường độ càng lớn thì khoảng cách càng bé.
Nói về mối tương qua giữa lý thuyết và thực hành, ngành khoa học sư phạm chỉ rằng, có 5 bậc thang mà một con người có thể nhận thức về một chủ đề trong kho tàng hiểu biết của nhân loại. Các bậc của thang đo có thứ tự từ thấp đến cao như sau:
1. Biết một ít, có tính sơ lược. 2. Hiểu thành thạo từ tổng quan đến chi tiết. 3. Ứng dụng được tri thức để giải các bài toán thực tế. 4. Tổng hợp, phân tích và so sánh tri thức. 5. Đề xuất giải pháp mới liên quan.
Chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng, thời đại ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Điều này là chính xác. Khi đối chiếu với thang đo năm mức ở trên, một chứng nhân đang ở vị trí thứ ba, nó cao hơn thầy dạy vì chỉ đang ở mức hai ( xin phép loại trừ các vị thầy đang ở mức 4, 5 ). Thánh nữ Têrêsa là một con người mẫu mực kết hợp hài hòa giữa giáo lý và đời sống, giữa lý thuyết và thực hành cho linh đạo Tình Yêu – là tâm điểm của “con đường nên thánh”.
Không chỉ dừng lại tình yêu với các chị em Nữ Tu Dòng Cát Minh, Thánh Têrêsa còn đặc biệt cầu nguyện cho những người tội lỗi. Ngài tâm sự: “Lạy Chúa Giêsu nếu bàn ăn mà những người tội lỗi làm bẩn đi, cần được tẩy sạch bởi một linh hồn yêu mến Chúa, thì con đây xin chấp nhập ngồi lại đó để ăn bánh thử thách cho đến khi Chúa muốn đưa con vào nơi đầy ánh sáng của Chúa”. Trong một đoạn khác, Thánh nữ viết: “Tôi nói với Chúa là tôi lấy làm sung sướng hy sinh không nếm cảnh thiên đàng trên mặt đất, để xin Chúa mở cửa cõi đời đời cho những kẻ không tin đáng thương”. Và trên hết là tình yêu và sự tín thác đến tận cùng mà Thánh nữ dành cho Thiên Chúa. Khách hành hương sẽ nhìn thấy trên vách phòng trong tu viện của Thánh Têrêsa dòng chữ “Chúa Giêsu là tình yêu duy nhất của con”.
Với thang đo 5 mức, người có trình độ cử nhân cần thường đạt ở mức 3. Nếu là tiến sĩ cần thể hiện rõ mức thứ 5 trong luận án của mình. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu khi tìm kiếm cho chủ đề “con đường nên Thánh”, ngài đã chỉ ra một giải pháp mới ( mức 5 ) cho vấn đề này một cách hoàn hảo và đặc sắc. Con đường ấy là hoàn hảo vì sau khi phát hiện, Thánh Nữ đã phân tích các yếu tố Thần Học của con đường tu đức – tín thác và khiêm nhường đến tận cùng. Ngài còn thiết kế qui trình, cách thức vận hành và vận dụng một cách mỹ mãn trên chính bản thân với phát kiến này. Con đường ấy là đặc sắc, đơn sơ vì phù hợp cho số đông, cho nhiều trường hợp và kết hợp chắc chắn với sự mặc khải của Tân Ước: “Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như những em nhỏ này sẽ không vào được nước trời” ( Mt 18, 3 ).
Chúng ta có thể thấy sự đơn sơ của tác phẩm “con đường nhỏ” khi đối chiếu nó với cuốn “Lộ trình tâm linh lên cùng Thiên Chúa” của một Tiến Sĩ Hội Thánh khác – Thánh Bonaventura. Luận án về con đường nhỏ này có tiêu đề “Con đường thơ ấu thiêng liêng”. Đây là một lý do quan trọng để ngài vinh dự trở thành vị nữ Tiến Sĩ Hội Thánh thứ 3 trong Giáo Hội Công Giáo, người trẻ tuổi nhất đứng giữa những bậc thầy thiêng liêng và cao lớn khác.
Thiên Chúa – Ngài thường làm những chuyện vĩ đại bắt đầu từ những việc rất nhỏ bé. Ngài dùng David – người chăn cừu trẻ tuổi để chiến thắng người khổng lổ, hùng mạnh Gôliat ( 1Sm 40, 54 ). Người dùng 300 quân của Ghit-ôn, võ trang bằng ống tù và, để chiến thắng quân Mađian nhiều vô số kế như chấu chấu ( Tl 7, 22 ). Ngài chọn một thanh niên đánh cá làm môn đệ, đã từng chối Ngài đến 3 lần, để trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên. Và bây giờ, Ngài lại dùng Thánh Têrêsa chỉ với 24 tuổi đời; 9 năm tu Dòng – thời gian tu tập vừa đủ cho một Linh Mục thụ phong; hàng ngày chỉ suy niệm, cầu nguỵện và làm các việc phục vụ nhỏ trong bốn bức tường của dòng kín, trở thành “vị Thánh lớn nhất của thời đại mới”, như lời của Đức Giáo Hoàng Pio X tuyên bố.
Masseo – một người bạn của Thánh Phanxico Assisi – hỏi: “Tại sao thiên hạ lại rùng rùng chạy theo cha”. Thánh Phanxicô trả lời như sau “Chúa là Đấng nhìn thấu suốt tâm can mọi người. Chúa đã tìm khắp thế gian, không ai xấu xa ngu dốt, yếu hèn như tôi nên Người chọn tôi để làm việc của Người”.
Lạy Thánh Têrêsa, trước đây có một người học trò là tiên tri Êlisa, cầu xin với thầy mình là Ngôn Sứ Êlia “xin cho con được hai phần thần khí của thầy” ( 2V 2, 9 ), thì nay chúng con – những người con bé nhỏ cũng xin như thế đối với Thánh nhân vào dịp lễ Quan Thầy Têrêsa thành Lisieux.
Toàn thể Giáo Hội hôm nay mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài là một vị thánh vĩ: Ngày 01/10-7
Toàn thể Giáo Hội hôm nay mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài là một vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội và là một vị thánh có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người Kitô hữu chúng ta. Tuy nhiên, điều mà chúng ta biết về ngài không phải là một vị thánh có tài giảng thuyết, cũng không phải là một đấng uyên thâm về tri thức, lại càng không phải là một nam nhi, mà là một phụ nữ, chân yếu tay mền, mới 24 tuổi xuân, 9 năm sống trong nhà dòng, và lại là một tu sĩ dòng kín.
Như vậy, xét theo phương diện con người, cuộc sống của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng chẳng có gì là nổi nang, nhưng lại được Giáo Hội tuyên dương là bậc thây thiêng liêng, một vị thánh lớn và là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Tại sao vậy?
1. Một con đường mang đậm nét thơ ấu thiêng liêng
Có lẽ cần phải nói ngay là: thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã sống hết mình, đã chu toàn bổn phận cách xuất sắc. Đã phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Sống giây phút hiện tại cách nhiệm mầu. Đã yêu và yêu hết mình. Ngài đã không để một giây phút nào qua đi mà không sinh ích cho phần rỗi của mình và ơn cứu độ nơi các linh hồn.
Quả thật, thánh nhân đã yêu Chúa bằng một tình yêu đơn sơ, chân thành như một em bé yêu cha mẹ. Tình yêu của thánh nhân phát xuất từ tâm hồn, từ trái tim, nên không hề có chuyện được thua. Mọi chuyện ngài làm đều khởi đi từ tình yêu, vì thế, nơi ngài: cứ yêu trước rồi làm sau.
Ngài luôn có một cảm thức rằng: nếu không yêu thì có làm được những chuyện lớn lao cũng chỉ là vô ích. Nhưng nếu yêu, thì không có gì qua đi mà vô hiệu cả.
Thánh nhân đã khám phá ra linh đạo của trẻ thơ, nên ngài đã sống trọn vẹn linh đạo ấy bằng tâm hồn thơ bé mà ta vẫn gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng. Vì thế, ngài đã nói: “trong Giáo Hội, con sẽ là tình yêu”. Thánh nhân đã để cho tình yêu của Chúa và tha nhân thấm vào từng thớ thịt, đụng chạm đến tận trái tim và thôi thúc ra từng lời nói cũng như hành động, nên vì yêu, ngài đã đón nhận tất cả. Điều này đã được ngài thốt lên cách liên liên lỷ: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ".
Cuộc đời của thánh nữ được thấm nhuần bởi câu nói của Đức Giêsu: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời" (Mt 18, 3). Vì thế, thánh nhân đã sống cuộc sống kỳ diệu với những triết lý thô sơ của trẻ thơ, nhưng lại uyên thâm và mầu nhiệm đối với bậc thông minh thượng trí. Đây quả là một khoa học thánh, khoa học của tình yêu.
Ngài đã âm thầm hy sinh trong sự khiêm nhường. Sẵn sàng hy sinh làm những việc tầm thường, vui vẻ khi bị chỉ trích, luôn nhường nhịn phần hơn cho chị em, đón nhận chị em như tiếp rước chính Chúa, kể cả những chị em không ưa mình. Luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người. Ngài luôn khước từ sự sung túc, an nhàn... luôn coi những hy sinh đó như những đóa hoa hồng dâng lên trước tôn nhan Chúa. Lại vui hơn khi gặp những nghịch cảnh. Vì thế, trong cuốn tự thuật của thánh nhân, ngài đã viết: "... con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng ‘hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau’”.
Thật vậy: thánh nữ Têrêsa đã không bị tử đạo theo nghĩa đen, nhưng ngài đã cố gắng sống trung thành với Chúa, đơn sơ, khó nghèo, luôn coi ý bề trên là ý Chúa và sẵn lòng đón nhận mọi thử thách vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn thì quả là một cuộc tử đạo liên lỷ trong cuộc đời và nơi tâm hồn của ngài. Đây cũng chính là quan niệm các nhà tu đức hiện nay.
Thánh Têrêsa đã làm cho tình yêu của mình được triển nở từng giây, từng phút trong cuộc sống của ngài. Ngài cũng không ngừng làm cho tình yêu đó được vươn xa đến tận chân trời góc biển bằng lời cầu nguyện. Chính nhờ linh đạo này, ngài đã trở thành vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo.
Bên cạnh đó, ngài cũng trở thành vị thánh của thời đại qua con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Nên thánh bằng con đường ấu thơ
Vẫn một tình yêu. Vẫn một trái tim. Vẫn một linh đạo của trẻ thơ. Và mầu nhiệm tình yêu trong các chiều kích đó được tô đậm.
Cuộc đời của thánh nhân chỉ vỏn vẹn có 24 năm, 9 năm sống đời đan sĩ, ấy vậy mà khi ngài qua đời không bao lâu, tinh thần của ngài đã nhanh chóng lan xa như vết dầu loang. Các phong trào của nhiều thành phần đã khám phá, yêu mến và đi theo tinh thần thơ ấu thiêng liêng của ngài.
Một khoa tu đức thật đơn giản và hiệu nghiệm. Đơn sơ mà giá trị. Tại sao thế? Thưa đơn giản là: chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình và mình yêu lại Chúa cách chân thành như con cái yêu cha mẹ mình. Nếu cha mẹ không chấp lỗi con thơ, ngược lại các ngài lại rất thích sự hồn nhiên trong trắng của chúng thì hẳn ta cũng vậy, không có gì là khác cả. Nguyen lý của ngài là: nếu trẻ em cần đến cha mẹ thế nào thì chúng ta cần đến Thiên Chúa như thế. Nếu trẻ em tin tưởng tuyệt đối nơi cha mẹ thế nào thì chúng ta cũng cần tín thác như vậy. Nếu trẻ em mong được bố mẹ yêu thương thế nào thì chúng ta cũng khao khát nên thánh như thế.
Con đường nên thánh của ngài chính là con đường của thời hiện đại. Điều này đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII, lúc đó còn là Hồng Y, trong chuyến viếng thăm nước Pháp để phong thánh và làm phép đến thờ kính ngài đã nói: "Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của người nhiều như cát biển sao trời... các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với người... Xin người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm". Và Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung thánh Têrêsa và nói: "Đây là vị thánh lớn nhất thời hiện đại". Chỉ 2 năm sau khi phong thánh, Giáo Hội nhận ra con đường tuyệt diệu của thánh nhân trong việc loan báo Tin Mừng, nên đã đặt ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1997, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh.
Như vậy, thánh nhân xứng đang trở thành vị thánh vĩ đại của thời đại chúng ta, bởi vì con đường nên thánh của ngài là một con đường phù hợp với hết mọi người, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, từ người giàu đến người nghèo, từ người có quyền lẫn thường dân... không ai mà không thể nên thánh được chỉ cần có tình yêu và yêu rồi làm... Bởi vì tình yêu bao gồm mọi ơn gọi, tình yêu là tất cả; tình yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian.
3. Sống sứ điệp của thánh Têrêsa Hài Đồng
Sứ điệp mà thánh nhân gửi đến cho tất cả mỗi người chúng ta chính là con đường thơ ấu thiêng liêng, đó là: sống như trẻ thơ, không kiêu ngạo, không than trách, không bảo thủ. Luôn tin tưởng, tín thác và bán víu vào Thiên Chúa như trẻ thơ. Hãy trở nên bé nhỏ trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả được thêu dệt bởi tình yêu. Khi yêu như thế, chúng ta được ở lại trong Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1x. Ga 4, 16).
Thật vậy, nếu không có tình yêu, thì dù chúng ta có làm những chuyện lớn lao kỳ vĩ đi chăng nữa, hẳn cũng không thể có chút giá trị gì. Nhưng nếu có tình yêu, thì mọi chuyện bình thường sẽ trở nên phi thường vì: chỉ có tình yêu, mọi cơ năng trong con người của mình mới có thể vận động và theo chiều hướng thuận, đồng thời phát sinh công hiệu.
Cứ yêu rồi thích làm gì thì làm. Luôn hướng mọi chuyện về mục đích tối hậu là Nước Trời. Khao khát nên trọn lành trong từng giây phút. Làm mọi chuyện vì lòng yêu mến Chúa, dù là việc nhỏ nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương thánh Têrêsa, luôn yêu mến Chúa và thi hành mọi việc vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn. Amen!
THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
Tại Tu viện dòng kín Lisieux hồi 7g30 tối ngày 30-9-1897 cách đây đúng 100 năm, một chị dòng kín bậc hai đã nhắm mắt từ giã cõi đời sau khi Ngày 01/10-8
A. Tại Tu viện dòng kín Lisieux hồi 7g30 tối ngày 30-9-1897 cách đây đúng 100 năm, một chị dòng kín bậc hai đã nhắm mắt từ giã cõi đời sau khi đôi môi chị đã mấp máy nói lên những lời cuối cùng rất đẹp như sau: “Ôi lạy Chúa trời con, con yêu mến Chúa”. Chị dòng kín ấy chính là chị Têrêsa. Năm ấy chị được 24 tuổi, tuổi rất trẻ so với những chị em khác trong dòng và rất trẻ so với chị em khác cùng trang lứa.
4 ngày sau (4-10-1987) một thánh lễ an táng rất đơn sơ được tổ chức để tiễn đưa chị vào lòng đất mẹ. Trong lễ an táng này người ta chỉ thấy có sự hiện diện của vài vị giáo sĩ, một ít bà con thân thuộc và một số chị em trong dòng.
Trên cây Thánh giá được dựng lên trước mộ của chị, người ta đọc thấy dòng chữ rất cảm động này: “Tôi muốn về trời để mưa ơn lành xuống cho trần gian.”
B. “Tôi muốn về trời để mưa ơn lành xuống cho trần gian”. Đó chẳng khác gì một lời tiên tri. Vì chỉ 28 năm sau đó tức là năm 1925 Đức Thánh Cha Pio XI đã chính thức tôn phong chị lên hàng hiển thánh. Và như thế là giấc mơ của chị đã trở thành hiện thực. Không còn một chút nghi ngờ gì nữa… Chị đã là máng thông chuyển xuống cho trần gian biết bao nhiêu ơn lành của Thiên Chúa. Chúng ta không thể kể hết được những gì chị đã làm, chúng ta không thể nào đếm được con số những người đã chọn chị làm bổn mạng, chúng ta cũng không thế thống kê hết được những việc nhờ chị đã được hoàn thành.
Chúng ta tự hỏi: Lý do nào đã khiến một người con gái mới chỉ đầy 24 tuổi đời, đã chết vì một cơn bạo bệnh mà lại được nhiều người yêu mến như thế.
Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Vì Têrêsa là thánh. Vì Têrêsa đã làm thánh. Nếu Têrêsa không làm thánh thì ngày hôm nay chẳng ai trong chúng ta biết đến Têrêsa. Nếu Têrêsa không làm thánh thì việc chúng ta nhắc đến Têrêsa hôm nay sẽ phải bị coi là điên khùng như J.Paul Sartre một nhà triết học hiện sinh đã nói. Nhưng vì Têrêsa là thánh cho nên chúng ta cùng với biết bao nhiêu người trên hành tinh này đã hân hoan mừng kính Người.
Đâu là con đường nên thánh của chị Têrêsa?
1. Nói tới việc nên thánh chúng ta thường nghĩ đến những con đường gian khổ, đầy thử thách. Chính chị Têrêsa cũng đã có lần cảm thấy như thế. Trong một lá thư gửi cho một vị thừa sai, Têrêsa viết:” Thỉnh thoảng khi đọc sách tu đức,con thấy đường trọn lành được mô tả như là một con đường có nhiều trắc trở... Chính vì vậy mà tấm thân bé bỏng của con cảm thấy choáng váng, mệt đừ. Con phải gấp ngay những tập sách thông thái đó lại, nếu không thì con sợ... con sẽ bị loạn óc và thất vọng mất”
2. Có nhiều lần tôi cũng đã nói với anh chị em về con đường hẹp. Con đường này quả thực cũng làm cho chúng ta lo sợ. Nhưng Thiên Chúa lại xếp đặt một con đường khác cho Têrêsa. Con đường mà Thiên Chúa giới thiệu cho Têrêsa là một con đường nhỏ bé….Têrêsa gọi con đường đó là con đường thơ ấu thiêng liêng. Đó là con đường hoàn toàn tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa.
Con đường ấy như thế nào thì Têrêsa đã quảng diễn bằng những hành động rất cụ thể như sau:
“Từ tháng 7 năm ấy, em giặt quần áo cho các chị em trong dòng. Ngoài ra em còn quét cầu thang, phòng ngủ.4 giờ chiều thì em làm cỏ.
Sau ngày mặc áo dòng thì em giữ nhiệm vụ dọn bàn ăn, quét nhà ,kín nước, dọn phòng thánh.
Sau 3-4-1896 vì em mắc bệnh lao cho nên mẹ cho em làm phụ nhà may” Toàn là những việc tầm thường , không có gì là vĩ đại cao cả…
Nhưng Têrêsa đã làm những việc tầm thường ấy một cách khác thường.
Têrêsa làm tất cả những việc đó vì lòng yêu mến Thiên Chúa không một chút nào vì chính mình: “Việc hãm ép xác mà tôi được phép làm là giết chết đi lòng tự ái trong tôi”
Têrêsa làm tất cả những việc đó trong tinh thần của một trẻ thơ: “Con ước ao trở nên vô danh tiểu tốt trước vạn vật. Con không mơ ước danh vọng của loài người.
Chị biết rất rõ giá trị của những việc làm vì yêu Thiên Chúa: “Với lòng kính mến Chúa thì dù cúi xuống đất nhặt một cây kim nhỏ, tôi cũng cứu được một linh hồn”
Một lần kia chị coi nhà thương khuyên Têrêsa nên đi bộ mỗi ngày 15 phút. Têrêsa đã làm như lời khuyên đó nhưng một chị em khác thấy việc đi bộ như thế chỉ làm cho Têrêsa thêm mệt nhọc thêm cho nên đã khuyên chị: “Chị về nằm nghỉ có lẽ còn có lợi hơn , đi như thế chỉ thêm mệt chứ có lợi gì !”
Chị trả lời: “Vâng, chính thế, nhưng chị có biết em lấy sức gì để đi được như thế không? Em đi để làm ích cho một vị truyền giáo - với ý nghĩ ở cõi xa xăm kia có vị truyền giáo dường như đã kiệt sức vì mải miết theo đuổi công cuộc mở mang nước Chúa. Em muốn dâng lên Thiên Chúa những bước đi mệt nhọc của em để vị tông đồ đó được đỡ mệt nhọc hơn”
Vâng trong bốn bức tường của dòng kín Lisieux không có những việc phi thường, không có những việc lớn lao, không có nhưng việc mà người ta phải vận dụng đến nhiều khả năng của khối óc mới làm nổi, không có những việc lạ lùng. Vâng những việc như thế không thể tìm thấy được trong cái khung cảnh trầm lặng và tầm thường của dòng kín Lisieux nhưng bằng những khát vọng như vô biên Têrêsa đã biết biến con người của mình thành cao cả dưới con mắt của Thiên Chúa
“Con thấy mình có ơn kêu gọi làm chiến sĩ, làm linh mục,làm tông đồ,làm tiến sĩ và chịu tử đạo. Oâi Chúa Giêsu con xin Chúa cho con ơn an bình và tình yêu vô bờ bến. Xin cho con tử đạo trong lòng hay thân xác…hay tốt hơn….được tử đạo cả hai.'
“Một phương thế để nên trọn lành ư? Tôi chỉ biết có tình yêu”
Vâng chỉ có thế. Đó là con đường mà Têrêsa đã đi và đó cũng là con đường mà Chúa muốn chúng ta đặt chân vào để cùng bước đi như lời đức Bênêđictô 15 nói: “Các tín hữu thuộc mọi dân tộc, bất kể tuổi tác, bất kể phái tính, dù đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào,đều được tha thiết mời gọi bước vào Con đường nhỏ. Chính con đường này đã đưa chị Têrêsa Hài đồng Giêsu tới đỉnh trọn lành của các nhân đức”
Mùa Xuân năm 1995 tôi có dịp hành hương Lisieux nới mà trước đây chị Têrêsa đã sống. Hôm đó trời có tuyết rất lạnh. Tôi đi thẳng đến đền thờ dâng kính chị. Đó là một basilique: Đại vương cung thánh. Ngôi đền thờ nguy nga nằm trên một ngọn đồi rất đẹp. Trong nhà thờ phía bên tay phải ở ngay gian giữa là bàn thờ với hình tượng chị nằm trong một tư thế rất thanh thản. Lúc nào trước bàn thờ cũng đầy nến cháy.Và phía trên giữa bàn thờ chính Mình Thánh Chúa trong chiếc mặt nhật lúc nào cũng được trưng ra để cho khách hành hương thờ kính.
Sau khi kính viếng bên trong thánh đường, chúng tôi vòng ra phía sau để thăm phần mộ của ông Bà thân sinh ra chị thánh. Từ vị trí này người ta có thể thấy được ngôi nhà của hai ông bà và các con ở ngay lưng chừng ngọn đồi. Ngôi nhà rất đẹp.
Tiếp theo trên con đường đi xuống, chúng tôi ghé thăm một ngôi nhà nhỏ nằm gần sát bên đường nơi chị Têrêsa đã sống cuộc đời dâng hiến tại đó. Phải có người dẫn đường và giới thiệu tôi mới biết đó là Tu viện dòng kín Lisieux. Ngay lối vào Tu viện người ta làm một ngôi nhà nho nhỏ diện tích vào khoảng 30 mét vuông. Người ta đặt tên cho chỗ đó là Museum….Bảo tàng viện để lưu giữ những kỷ vật của chị Thánh. Một bộ áo dòng dã cũ…một đôi dép đã mòn….một cuốn sách Thánh Kinh chị sử dụng mỗi ngày và đặc biệt là mái tóc vàng ánh còn rất sáng chị đã cho cắt đi khi chị bắt đầu bước vào đời dâng hiến.Du khách được hướng dẫn bởi một cặp loa phóng thanh nhỏ treo ở hai góc tường. Đó là những thứ mà Têrêsa còn để lại.
Trên con đường trở về Paris tôi bâng khuâng suy nghĩ. Cách bố trí vị trí những gì có liên quan đến chị làm cho tôi liên tưởng đến con đường mà chị đã đi qua để làm cho cuộc đời của mình thành bất tử.
Trước hết là chị dã biết chọn con đi xuống. Từ ngôi nhà lớn sang trọng của Cha mẹ ở lưng chừng ngọn đồi chị đã đi xuống ngôi nhà tầm thường của Tu viện Lisieux nằm ở tận dưới chân đồi để rồi chính từ vị trí thấp bé này Chúa đã đưa chị lên cao…thật cao…cao ngất ngây trên đỉnh một ngọn đồi …rất hùng vĩ và rất oai phong.
Chị đã biết chọn cho mình làm cho mình thành nhỏ bé…nhỏ bé tới mức độ dường như không muốn ai biết tới… để rồi từ cuộc sống dường như bị lãng quên đó chị đã được Thiên Chúa biến chị thành vĩnh cửu…biến chị trở thành đời đời trong tình thương bao la của Chúa.
12551 Thánh Tê rê xa Hài Đồng Giêsu I. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ
Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu qua đời tại tu viện Carmel ở Lisieux, ngày 30 tháng 9 năm 1897, được phong thánh năm 1925; từ đó lễ kính thánh nữ được mừng vào ngày 1 tháng 10. Thánh nữ được chọn làm bổn mạng thứ hai của nước Pháp, cùng với thánh Jeanne d’Arc, và bổn mạng các xứ truyền giáo, cùng với thánh Phanxicô Xavie.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu tên thật là Marie Françoise Thérèse Martin, sinh tại Alençon (Normandie, Pháp) ngày 02 tháng 01 năm 1873, con gái út của một gia đình đã có bốn cô con gái. Ông Louis Martin, cha cô, là một thợ sửa đồng hồ đã nghỉ việc; bà Zélie Guérin, mẹ cô, gánh vác gia đình bằng việc trông coi một cửa hiệu đăng-ten. Bà qua đời khi Têrêxa chưa đầy năm tuổi. Ông Martin cùng năm cô con gái dời đến ở Lisieux; Têrêxa trở nên cô bé tính khí thất thường, bối rối và hay dằn vặt, lại được cha và các chị nuông chiều. Giáng sinh năm 1886, một cuộc “hoán cải” diễn ra nơi cô: những thái độ trẻ con và bối rối nơi cô biến mất; cô đạt được sự trưởng thành lúc mới 14 tuổi. Cô xin vào sống trong tu viện Carmel ở Lisieux, tại đây đã có hai chị gái của mình đã là nữ tu. Cô được nhận vào dòng năm 15 tuổi với tên gọi là Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh-Nhan (Thérèse de l’Enfant-Jésus et de la Sainte-Face). Têrêxa sống trong tu viện Carmel ở Lisieux được 9 năm, cho tới khi qua đời; tu viện này có 25 nữ tu, tất cả đều già hơn chị rất nhiều, trừ hai người. Kinh Thánh – đặc biệt sách Diễm Ca và các sách Tin Mừng – và các thi ca thần bí của thánh Gioan Thánh Giá nuôi dưỡng linh đạo của chị nữ tu trẻ bây giờ đã sớm đạt tới một mức thánh thiện rất cao. Năm 1893, chị Têrêxa được cử trông coi việc đào luyện các tập sinh, và năm 1894, mẹ Agnès yêu cầu chị viết hồi ký tuổi thơ của chị; một năm sau, tập hồi ký này được xuất bản cùng với các bài viết khác của chị trong cuốn Tiểu Sử Một Tâm Hồn. Tác phẩm này về sau được in ra hàng triệu bản, vạch cho toàn thế giới một phương pháp nên thánh đơn sơ nhưng anh hùng, “con đường nhỏ”, và góp phần biến Lisieux thành một nơi hành hương được cả thế giới công giáo biết đến.
II. Thông điệp và tính thời sự
Các bản văn phụng vụ diễn tả khoa linh đạo siêu vời của thánh nữ Têrêxa, bắt đầu bằng Ca Nhập lễ, lấy ý tưởng trong Đệ Nhị Luật (32, 10-12) . . . “Tựa chim bằng giương cánh đỡ con và cõng trên mình, duy một mình Thiên Chúa dẫn dắt dân.”
Lời nguyện trong ngày lấy ý tưởng trong Mt 11, 25, cầu xin Thiên Chúa – Đấng mở cửa Nước Trời “cho những người bé mọn”– cho chúng ta “biết theo chân thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, bước đi trên con đường phó thác”. Ngay từ 3 tuổi, Têrêxa đã hứa không bao giờ từ chối Chúa Giêsu điều gì; giờ đây con đường chị đi đã dẫn chị tới chỗ dâng hiến đời sống làm lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa tình thương, qua sự bỏ mình và phó thác hoàn toàn. Đó là “con đường nhỏ” mà thánh nữ nói đến trong Tiểu Sử Một Tâm Hồn: “Con là tạo vật hèn mọn nhất, con biết sự khốn nạn và yếu hèn của con, nhưng con cũng biết các tâm hồn cao quí và quảng đại yêu thích làm điều thiện biết bao. Vì vậy con nài xin Chúa, Đấng toàn phúc ở trên trời, xin nhận con làm con Chúa . . . Ôi Người Yêu của con, con nài xin Ngài ghé mắt đoái nhìn vô số những tâm hồn bé mọn; con nài xin Ngài thương chọn trong thế giới này một đạo binh những nạn nhân bé mọn đáng dược Ngài yêu thương.”
Điệp ca của bài Benedictus: “. . . hãy trở nên giống trẻ thơ” làm vang lên Tin Mừng của thánh lễ (Mt 18, 1-4): Thật, tôi bảo thật anh em: Nếu anh em không hoán cải và trở nên giống trẻ thơ . . . “Trẻ thơ” đối với thánh Têrêxa Lisieux là người “chấp nhận tất cả”, với thái độ vâng phục và phó thác của Người Đầy Tớ đau khổ (xem sách Isaia) không ngừng thưa lên: Này con đây ! Chương trình sống này đã có khi Têrêxa chọn tên mình lúc vào dòng Carmel: Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan. Đủ loại thử thách không ngừng giúp thanh luyện chị và dẫn chị tới mức độ thánh thiện ngày càng cao hơn. Đời sống hằng ngày trong tu viện, “cái lạnh chết người”, tình trạng khô khan thiêng liêng, những cám dỗ về đức tin, những cơn đau do xuất huyết phổi . . . “Hồi ấy con không hề nghĩ phải chịu đau khổ rất nhiều để đạt sự thánh thiện …”, chị viết trong Tiểu Sử Một Tâm Hồn (Thủ bản A). Tất cả điều này làm chứng một tâm hồn thanh tịnh và mạnh mẽ phi thường, hoàn toàn phó thác cho tác động của Thánh Thần và hoàn toàn dâng hiến cho Tình Yêu nhân từ của Chúa. “Ôi, con yêu Chúa … . lạy Chúa .. con yêu Chúa!” là những lời cuối cùng của chị.
Lời nguyện trên lễ vật gợi lên một khíab cạnh khác của hy tế thầm lặng trong “đời sống đơn sơ và can đảm” của thánh Têrêxa Lisieux. Chính vào lễ Chúa Ba Ngôi ngày 9 tháng 6 năm 1895, thánh nữ được Chúa soi sáng để hiến mình cho Tình Yêu nhân từ. Không lâu sau khi thực hiện cuộc dâng hiến này, khi bắt đầu con đường thánh giá, chị cảm thấy như có một “thương tích tình yêu” giống như hiện tượng in dấu thánh thần bí của thánh nữ Têrêxa Avila.
Têrêxa Lisieux ước muốn đón nhận và đáp lại tất cả các ơn gọi: “Con cảm thấy ơn gọi làm chiến binh, linh mục, tông đồ, bác sĩ, tử đạo”, với “ước muốn thực hiện mọi hành vi anh hùng nhất . . .” Thế rồi một ngày kia, khi đọc Thư 1 Côrintô, chị hiểu rằng “mọi ân điển hoàn hảo nhất cũng chẳng là gì nếu không có đức ái . . . Đức ái là con đường tuyệt hảo chắc chắn dẫn đến Thiên Chúa.” Sau cùng, đây là câu trả lời và là “sự yên nghỉ” đối với thánh Têrêxa: “Con hiểu rằng đức ái bao gồm mọi ơn gọi, đức ái là tất cả . . . Lúc đó, lòng tràn ngập niềm vui ngây ngất, con la lên: Ôi Giêsu, tình yêu của con . . . ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm ra, ơn gọi của con là tình yêu! Vâng, con đã tìm ra vị trí con trong Hội Thánh. Ôi lạy Chúa, chính Chúa ban ơn gọi này cho con . . . trong lòng Hội Thánh, Mẹ của con, con sẽ là tình yêu . . . như thế con sẽ là tất cả . . .” (Thư thánh Têrêxa viết cho chị Maria Thánh Tâm, trong Bài đọc Giờ Kinh Sách).
Lời nguyện hiệp lễ nhấn mạnh một tính cách đặc trưng khác của thánh Têrêxa, đó là niềm say mê “vì phần rỗi mọi người”. Sau khi qua cuộc kiểm tra theo giáo luật để tuyên khấn trong dòng (8 tháng 9 năm 1890), chị đã tuyên bố chị vào dòng Carmel để “cứu rỗi các linh hồn và nhất là để cầu nguyện cho các linh mục”. Năm 1895, chị được cử làm “chị linh hướng” cho một chủng sinh có ý hướng đi truyền giáo, thầy Bellière, và năm sau, thầy này có thêm một “anh linh hướng”, cha P. Roulland, thuộc Hội Truyền Giáo. Tháng 11 năm 1896, chị làm tuần chín ngày kính thánh tử đạo Théophane Vénard († 1861) để xin ơn được đi truyền giáo ở Đông Dương, nhưng không lâu sau chứng xuất huyết phổi của chị tái phát. Chị trút hơi thở cuối cùng ngày thứ năm 30 tháng 9, 1897, lúc 7 giờ 20 tối, sau một cơn hấp hối kéo dài hai ngày. Đức giáo hoàng Piô XI phong thánh cho chị này 17 tháng 5 năm 1925 tại Đại Thánh Đường Phêrô ở Rôma, và ngày 14 tháng 12 năm 1927, ngài công bố thánh nữ Têrêxa là bổn mạng tất cả các nhà truyền giáo, nam cũng như nữ, và của tất cả các xứ truyền giáo trên toàn thế giới. Ngày 3 tháng 5 năm 1944, Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thánh Têrêxa là bổn mạng phụ của nước Pháp, ngang hàng với thánh nữ Jeanne d’Arc.