Ngày 4/10 thánh Phanxicô Assisi

Thứ năm - 03/10/2024 21:04
ngày 4 10 th  Phanxico Assisi
ngày 4 10 th Phanxico Assisi
Ngày 4/10 thánh Phanxicô Assisi
---------------------------------

Mục Lục:

04/10-1: THÁNH PHAN-XI-CÔ THÀNH ASSISI 1
04/10-2: PHANXICÔ, CON NGƯỜI HOÀ BÌNH, QUA “BÀI CA CÁC THỤ TẠO”. 3
04/10-3: Trích Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô. 8
04/10-4: THÁNH PHAN-XI-CÔ ÁT-XI-DI 8
04/10-5: LỊCH SỬ.. 9
04/10-6: Thánh PHANXICÔ ASSISI 12
04/10-7: Thánh Phanxicô Assisi 14
04/10-8: THÁNH PHANXICÔ ASSISI, SỨ GIẢ HÒA BÌNH.. 15
04/10-9: THÁNH PHANXICÔ SỐNG TIN MỪNG TẠO DỰNG.. 18
04/10-10: 23

---------------------------------

 

04/10-1: THÁNH PHAN-XI-CÔ THÀNH ASSISI


( 1182 - 1226 )

 

Thánh Phan-xi-cô thành Assisi hay còn gọi là Phan-xi-cô sống: 04/10-1


Thánh Phan-xi-cô thành Assisi hay còn gọi là Phan-xi-cô sống khó nghèo ( Francis Assisi ) vào một ngày nọ đã được sứ điệp Phúc Âm của Chúa đánh động và cảm hứng, nên Phan-xi-cô đã thực hành tất cả những gì mà Chúa nói trong Phúc Âm – thực hành theo nghĩa đen đến tận cùng lời Chúa – Ngài chẳng những sống theo lời Chúa chỉ dậy mà còn sống trong tinh thần vui tươi, không biên giới và không bao giờ quan trọng hóa chính mình.

Truyện kể rằng, một ngày kia cơn bệnh nặng đã làm Phan-xi-cô, một trong những tràng trai trẻ nổi bật ở thành Assisi, nhìn thấy sự trống rỗng trong cuộc đời phóng túng của mình. Từ đó chàng bắt đầu quỳ gối cầu nguyện – chàng thường cầu nguyện lâu giờ và đôi khi rất khó khăn – nhưng nhờ những giờ cầu nguyện với Chúa mà chàng đã nhìm ra được viễn tượng là phải tự từ bỏ hết tất cả như chính Chúa Giêsu đã trút bỏ hết mọi sự.

Thế rồi một ngày kia – có thể gọi là cao điểm trên con đường kiếm tìm Chúa – là lúc mà Phan-xi-cô gặp mặt một người cùi trên đường, Phan-xi-cô đã làm một quyết định ôm và ấp ủ người đó vào lòng.

Cử chỉ này biểu hiệu một sự tùng phục và dấn thân trọn vẹn của Phan-xi-cô đối với những gì mà Phan-xi-cô đã nghe được trong lời cầu nguyện: “Hỡi Phan-xi-cô ! Mọi sự mà con đã yêu thích và đã ước muốn nơi thân xác con, thì bổn phận của con giờ đây là khinh bỉ và ghét bỏ nó, nếu con muốn biết được ý định của Ta. Và khi con bắt đầu được, thì tất cả những gì mà giờ đây con xem là ngọt ngào và yêu kiều đối với con, chúng sẽ trở nên không dung thứ và cay đắng, nhưng tất cả những gì mà trước con thường tránh né thì giờ đây lại trở nên ngọt ngào và vô cùng hoan lạc”.

Từ cây thánh giá trong một nhà nguyện San Damiano đã lâu ngày bỏ hoang giữa cánh đồng, Chúa Giêsu đã nói với Phan-xi-cô: “Phan-xi-cô, con hãy ra đi và xây dựng lại nhà của ta, vì nó gần sụp xuống rồi”. Từ đó Phan-xi-cô tuân hành lời Chúa, trở nên một người thợ hoàn toàn nghèo khó và khiêm hạ. Có lẽ có lúc Phan-xi-cô cũng nghi là có một ý nghĩa nào thâm sâu hơn trong việc “xây dựng nhà của ta”. He must have suspected a deeper meaning to "build up my house." Nhưng Phan-xi-cô tự bằng lòng trong cả cuộc sống là một người nghèo và “không là gì” đang khi đặt từng viên gạch trong những ngôi nhà nguyện hoang tàn khắp nơi.

Ngài đã bỏ lại hết những cái vật chất mà ngài có, ngay cả áo quần và những cuộn vải vóc mà cha ruột của ngài cho ngài, ngài cũng phân phát cho người nghèo hết, để rồi ngài có thể hoàn toàn thong dong cất vang lời “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Có những lúc mà Phan-xi-cô bị coi là một tu sĩ “điên khùng”, vì ngài đi xin từ cửa nhà này qua nhà khác, đang khi mà ngài có thể có tiền bạc từ gia đình hay là do công việc ngài làm ra được. Sự kiện đó đã làm các bạn cũ của ngài chán nản, buồn phiền, khinh miệt, có khi còn cười nhạc là khác, vì không thể tưởng tưởng nổi, con người Phan-xi-cô đã biến đổi như vậy !

Nhưng sự chân chính từ lối sống xác tín đã nói lên tất cả. Có một số ít người bắt đầu nhận ra rằng con người này thực sự đang cố gắng trở thành một người Kitô hữu đích thực. Phan-xi-cô tin thực vào lời Chúa nói: "Hãy rao giảng nước trời! Đừng có vàng, có bạc hay đồng trong bị, cũng đừng mang theo hành lý, không giầy, không gậy chống” ( xem Lc 9, 1 – 3 ).

Luật đầu tiên cho những người muốn theo đuổi linh đạo mới của ngài là thu thập các lời dạy trong Phúc Am. Thực ra không bao giờ Phan-xi-cô nghĩ mình đang lập lên một Dòng Tu mới, nhưng một khi cộng đoàn huynh đệ đã khởi sự thành hình rồi thì ngài bảo vệ và chấp nhận tất cả các cơ chế luật lệ cần thiết để hổ trợ nó. Sự tận hiến và lòng trung thành của ngài đối với Hội Thánh là tuyệt đối và được coi là tấm gương cao qúi trong thời buổi mà có những phong trào khác nhau cũng muốn cải tổ Giáo Hội nhưng lại có khuynh hướng tách lìa khỏi sự hiệp nhất với Giáo Hội.

Phan-xi-cô có lúc bị giầy xé dằn vặt giữa cuộc sống chuyên tâm để cầu nguyện không thôi và một đời sống muốn tích cực dấn thân rao giảng Tin Mừng. Và ngài quyết định chọn con đường sau là hoạt động, nhưng khi nào có thể ngài luôn trở về với yên tĩnh để lắng đọng tâm hồn cầu nguyện. Ngài đã muốn trở thành một nhà truyền giáo đi đến Syria hay là sang Phi châu, nhưng cả hai lần đều bị đắm tầu và bệnh tật cản trở chuyến đi. Ngài cũng đã cố gắng thuyết phục cho một vị quyền chức Hồi giáo người Ai-cập trở lại đạo trong chuyến Thập Tự Quân sang Thánh Địa lần thứ 5.

Thánh Phan-xi-cô là một người nghèo chỉ trong ý nghĩa là ngài muốn giống Chúa Ki-tô Ngài yêu mến thiên nhiên và mọi tạo vật, chim trời, cá biển và thú vật, bởi vì chúng trình bày vẻ đẹp huy hoàng của Thiên Chúa.

Phan-xi-cô coi và gọi tất cả tạo vật đều là chị em. Đến nỗi ngài cũng làm việc đền tội và xin lỗi “anh em thân xác” của mình vì có lúc ngài đã phải kỷ luật mạnh mẽ với anh theo ý muốn của Chúa. Sự nghèo kó của ngài có ‘em’ tên là ‘khiêm cung’. Tất cả đều có nghĩa là ngài tùy thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa tốt lành. Và trái tim trọng tâm của con đường tu đức của Phan-xi-cô có thể được tóm tắt là ‘trong tình yêu Thiên Chúa và được diễn tả trọn vẹn trong phép Thánh Thể’. Câu cầu nguyện thời danh của Phan-xi-cô là “Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, chúng con thờ lạy và chúng con chúc tụng Chúa, nơi đây và trong tất cả các nhà thờ trên thế giới, bởi vì Thánh giá Chúa đã cứu chuộc thế giới”.

Trong những năm cuối cuộc đời, một cuộc đời kể là tương đối vắn vỏi ( ngài chết lúc 44 tuổi ) ngài bị nửa mù lòa và nửa bị bệnh tật hành hạ. Hai năm cuối cùng trước khi chết, ngài được ghi dấu 5 dấu thánh thương khó của Chúa ( stigmata ) tức là trên hai tay hai chân và cạnh sườn được ghi dấu đanh của Chúa, nên rất là đau đớn.

Trên giường hấp hối, Ngài nói đi nói lại khúc ca thêm vào trong Bài Ca Mặt Trời như sau: “Lạy Thiên Chúa, đáng ca ngợi, vì Em Chết của chúng ta” ( Be praised, O Lord, for our Sister Death ). Ngài hát lên thánh Vịnh 141, và cuối cùng xin bề trên cho phép được cởi hết quần áo ra khi giờ phút cuối cùng lúc tắt hơi thở, và được phép nằm trần truồng – bắt chước Chúa lúc tắt thở – và nằm trên mặt đất khi trút hơi thở cuối đời.

Trích KINH HÒA BÌNH của Thánh Phan-xi-cô ( Peace Prayer of St. Francis )
 
Lord, make me an instrument of your peace:
Where there is hatred, let me sow love;
Where there is discord, harmony;
Where there is injury, pardon;
Where there is error, truth;
Where there is doubt, faith;
Where there is despair, hope;
Where there is darkness, light;
Where there is sadness, joy.
 
Lm. John TRẦN CÔNG NGHỊ

---------------------------------

 

04/10-2: PHANXICÔ, CON NGƯỜI HOÀ BÌNH, QUA “BÀI CA CÁC THỤ TẠO”

 

Khi được anh Phục-Vụ Tỉnh chỉ định giảng trong ngày lễ: 04/10-2


Khi được anh Phục-Vụ Tỉnh chỉ định giảng trong ngày lễ Phanxicô năm nay, tôi đã lên phòng đóng cửa lại, mở lịch phụng vụ ra và thấy lễ cha thánh năm 2001 rơi vào ngày thứ năm đầu tháng. Ngày đầu tháng thứ năm đã gợi ngay cho tôi đề tài để giảng: Phanxicô và bí tích Thánh-Thể—vì Chúa Giêsu ngày xưa đã lập bí tích này trong ngày thứ năm.

Nhưng đề tài trên được chọn trước ngày 11.9.2001. Ngày 11.9, có chiếc phi cơ bay từ Boston đến Los Angeles, nhưng đã bẻ tay lái quặt lại New York đâm vào toà tháp đôi Trung Tâm thương Mại Thế giới. Sự đổi hướng của chiếc phi cơ trên khiến tôi cũng bị ảnh hưởng để thay đổi đề tài cho phù hợp hơn trong tình hình gây hấn hiện tại: Phanxicô, con người hoà bình sẽ là đề tài hôm nay. Nhưng đề tài hoà bình nơi Phanxicô thì thật mênh mông. Tôi xin giới hạn vào bài ca các thụ tạo mà thôi. Vậy đề tài sẽ là: Phanxicô, con người hoà bình qua bài ca vạn vật. Phải (1) nhận diện kẻ thù để (2) tìm ra bạn hữu là hai điểm ta sẽ triển khai.

1. Nhận diện kẻ thù

Bài ca các thụ tạo với lời ca tụng Tạo Hoá, Đấng dựng nên trời trăng mây nước, có yếu tố gì là gây hấn đâu để ta có thể dựa vào mà nói về đề tài hoà bình? Phân tích kỹ một chút, thì có đó.

Một tác giả kia đã tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa Phanxicô và một nhà trí thức bi quan như sau:

“Như thường lệ, mỗi lần gặp bất cứ ai, vị sứ giả hoà bình Phanxicô thường cất lên bài ca vạn vật chúc tụng Đấng Tối Cao đã tạo dựng trời đất nước cũng như trăng sao mây trời, gió lửa và cả chị chết.

“Nhà trí thức bi quan lắng nghe hết bài ca, nước mắt lăn dài trên gò má của ông. Nhưng đây không phải là nước mắt cảm động mà là nước mắt uất hận. Khi không kềm được nữa, ông trút toàn cơn giận của ông trên vị sứ giả hoà bình này:

“Này người anh em kỳ diệu, với cái nhìn trong sáng, người anh em ca tụng mặt trời, nhưng người anh em có bao giờ thấy người ta chết vì mặt trời thiêu đốt chưa? Người anh em có bao giờ thấy cả một sa mạc nắng cháy khô cằn chưa? Người anh em có bao giờ thấy cả triệu người chết đói vì hạn hán chưa?

“Người anh em ca tụng nước, nhưng người anh em có bao giờ thấy cảnh lụt lội màn trời chiếu nước, cảnh nhà cửa bị nước cuốn trôi cùng với biết bao mạng người bụng no đầy nước, nhưng lại thiếu hẳn một miếng đất nhỏ để chôn cất họ khi chị nước của người anh em mở rộng tấm lòng mênh mông quá đáng? Cảnh lũ lụt miền Tây đang là một ví dụ sống động.

“Người anh em ca tụng mẹ đất, nhưng người anh em có bao giờ rùng mình kinh sợ khi mẹ đất của người anh em rung mình nhè nhẹ chưa? Chỉ cần mẹ đất của người anh em cựa mình một chút thôi, là nhà tan cửa nát, mạng sống chôn vùi.

“Người anh em ca tụng anh gió, nhưng người anh em có bao giờ ra khơi chưa để chứng kiến cảnh chới với đến tuyệt vọng của những người đi biển gặp cuồng phong? Những cơn gió lốc thổi tốc mái nhà năm nào cũng có, miền nào cũng có, gây thiệt hại biết bao vật lực và nhân lực, người anh em có biết chăng?

“Người anh em ca tụng anh lửa, nhưng người anh em có bao giờ chứng kiến anh lửa đẹp đẽ và hùng mạnh của người anh em thiêu đốt cả ngàn mẫu rừng, bình địa nhiều thành phố lớn, để lại bao xác chết cháy đen chưa? (Nếu cuộc đối thoại này diễn ra sau ngày 11.9.2001, thì ắt hẳn sẽ có thêm mẩu thoại này: Người anh em ca tụng anh lửa, nhưng người anh em có biết không, chính anh lửa quá nóng của người anh em đã là nguyên nhân chính làm cho khung đỡ của toà nhà đôi Trung Tâm Thương Mại Thế giới tại Nữu Ước bị mềm đi và sụp đổ hoàn toàn, chôn vùi mấy ngàn sinh mạng, kể cả một người anh em của anh là linh mục Michael Judge, tu sĩ Phanxicô Tỉnh Dòng Thánh Danh).

Nghe những lời tả oán của nhà trí thức bi quan trên, con người hoà bình Phanxicô khẽ cúi đầu, im lặng giây lát và đáp lại:

“Phải, hỡi người anh em, tôi biết và tôi biết tất cả những gì anh vừa kể ra; tôi biết rằng ngay những điều tốt lành cũng có thể trở thành tệ hại xấu xa do con người sử dụng không đúng cách. Và tôi cũng biết có những tai ương không phải do con người sử dụng không đúng cách, màhình như do Ông Trời, điều mà người ta gọi là thiên tai: tai hoạ bởi Trời. Nhưng phải chăng vì vậy mà mình thù nghịch với thiên nhiên. Vượt xa trên thù nghịch, thiên nhiên phải là bạn hữu, là anh em.” Nhận diện rõ kẻ thù để nhìn thấy kẻ thù đó chính là bạn hữu.

2. Tìm ra bạn hữu.

Đâu là bí quyết, đâu là triết lý sống của Phanxicô, con người hoà bình, trên con đường tìm ra bạn hữu này? Phanxicô không nói, nhưng ta nói dùm Phanxicô mà cầm chắc sẽ không lạc xa tư tưởng cha thánh. Bí quyết này gồm 3 bước:

a) Nhìn mặt tốt hơn là nhìn mặt xấu.

Trong bài ca vạn vật, ta không hề thấy Phanxicô lật mặt trái của đối tượng. Anh mặt trời không nắng nóng như thiêu như đốt, nhưng Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời, Anh tượng trưng Ngài, ôi Đấng tối cao.

Một anh lửa mà người ta kinh hãi tránh xa: Cấm lửa ! Cấm lửa !, thì Phanxicô nhìn thấy đẹp đẽ dễ coi: Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, Vì Anh Lửa, Nhờ Anh, Chúa sáng soi đêm, Anh đẹp và vui tươi, Hùng tráng và mạnh mẽ. Kim-Long thì phổ nhạc bằng những lời này: anh hùng mạnh, anh đẹp anh dễ coi. Có lẽ không dễ coi chút nào đâu, vì đến gần là xém mặt. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào truyền thuyết Hi-Lạp, thì chính lửa là biểu tượng cho văn minh nhân loại. Không có một vị thần nào đó ăn cắp lửa đem xuống trần, thì con người cứ mãi ăn lông ở lỗ thôi. Mặt tốt của lửa phải luôn được nhìn vào.

Nước cuồn cuộn gây lũ lụt, Phanxicô không nhìn tới, mà chỉ thấy: Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, Vì Chị Nước, Thật ích lợi và khiêm nhu, Quí hóa và trinh trong. Bất cứ khi nào rửa tay, Phanxicô cũng thu xếp để đứng chỗ nào mà không dẫm đạp lên nước, “vì chị Nước thật lợi ích và khiêm nhu, quí hóa và trinh trong” (BcMt 8 ; Tk Per. 88).

Một cô giáo kia muốn dạy học trò (đã lớn rồi) một bài học, nên hai tay cô giơ chiếc khăn trắng lớn có dính một vết mực nhỏ cho các em và hỏi xem các em thấy gì. Mười em trên một chục trả lời thấy vết mực. Cô giáo nói: Cái khăn trắng lớn, các em không thấy, mà chỉ nhìn rõ có mỗi vết mực nhỏ trên khăn. Cái đẹp của cuộc sống không nhìn mà cứ soi mói cái đen tối của cuộc đời.

Thử hỏi động đất chiếm bao nhiêu khoảnh khắc trong một năm, ảnh hưởng không phẩy không không mấy phần trăm mặt địa cầu, trong khi không biết Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất, Mẹ nâng đỡ, Mẹ dưỡng nuôi, Mẹ sinh ra bao thứ trái trăng.

Thử hỏi mặt tối của mặt trời gây ra hạn hán có che lấp nổi mặt sáng của Kim Ô, mà không có nó, sẽ chẳng có sự sống không?

Ta cũng hãy thử hỏi những câu tương tự như thế với anh Gió, với chị Nước …Riêng với chị Nước, tôi không dám gợi ý đặt câu, sợ trở thành vô cảm, dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào lũ lụt miền Tây!

Nhìn vào mặt sáng, mặt tốt, mặt đẹp để nhận ra bạn khi gặp kẻ thù, đó là bước thứ nhất trên con đường nhận diện kẻ thù để tìm gặp bạn.

b) Từ mặt xấu nhìn thấy mặt tốt

Nếu ở bước thứ nhất, nhìn mặt tốt hơn là nhìn mặt xấu, ta lại không thể chỉ nhìn mặt tốt, mà cứ phải diện đối diện với mặt xấu, thì hãy từ mặt xấu đó mà tìm ra điều tốt.

Cũng trong câu chuyện tưởng tượng trên kia giữa Phanxicô và nhà trí thức bi quan, Phanxicô đã nói: ngay cả những điều xấu, Thiên Chúa cũng có thể biến thành khởi nguồn cho những điều tốt đẹp. Trong bài ca vạn vật, Phanxicô có nhắc tới sự chết và tội lỗi là 2 điều xấu nhất, kinh khiếp nhất.

Nhưng cái chết có thể là khởi điểm của hồng ân. Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Chết đang đợi chờ thân xác. Không ai sống trên đời hòng thoát nổi. Phúc thay người trong giờ chị tới, Thánh ý Ngài một mực tuân theo, Chết thứ hai không làm hại được. Trong Kinh Hoà Bình, Phanxicô nói: lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Còn về tội lỗi là sự xấu trên mọi sự xấu, và tiền công của nó là sự chết, thì thánh Phaolô đã chẳng từng nói trong thư Roma như thế này sao: Nơi nào tội lỗi đầy tràn, nơi đó ân sủng càng chan chứa (Rm 5,20).

Trên đường đi, hễ thấy con sâu nào bò trên đường là Phanxicô lượm lên bỏ bên vệ đường, kẻo chúng bị người qua lại dẫm nát (2 Cel 165). Phanxicô nhìn thấy khuôn mặt Đức Giêsu Kitô nơi con sâu xấu xí ghê tởm đó, như lời Tv 21: Thân sâu bọ chứ người đâu phải, con bị đời mắng chửi dể duôi, thấy con ai cũng chê cười, lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai.

Khi thấy bệnh đau mắt của mình tới giai đoạn trầm trọng, Phanxicô phải để người ta mời một nhà phẫu thuật đến chữa trị, mang theo một y cụ để nung đỏ trong lò lửa. Thấy vậy toàn thân ngài run sợ hãi hùng. Để phục hồi dũng cảm, Phanxicô kêu gọi lửa: “Anh lửa ơi, Đấng Tối cao đã ban cho anh một vẻ huy hoàng mà mọi tạo vật đều thèm muốn. Người đã dựng nên anh là vật hữu ích, hùng mạnh và đẹp đẽ. Xin anh hãy đối xử tốt và nhã nhặn đối với tôi, bởi lẽ cho tới nay tôi hằng yêu mến anh trong Chúa. Nguyện xin Đức Chúa uy phong, là Thiên Chúa tạo ra anh, đoái thương làm dịu bớt nhiệt tính của anh, hầu tôi đủ sức chịu đựng cái vuốt ve nóng bỏng của anh”. Cầu nguyện xong, thánh Phanxicô làm dấu thánh giá chúc lành cho ngọn lửa và dũng cảm chờ đợi, không run sợ nữa. Nhà giải phẫu cầm lấy y cụ đỏ rực. Anh em bỏ chạy không dám đứng xem (…) Phanxicô mỉm cười bảo: “Sao anh em nhát gan, khiếp nhược thế ! Tôi bảo thật các anh, tôi không cảm thấy bị bỏng, da thịt tôi không đau đớn !” Rồi quay lại phía y sĩ, Phanxicô nói: “Nếu chưa đủ chín thì anh có thể làm nữa !” (2 Cel 166)

Con người có thể từ điều hung dữ rút ra được điều hữu ích không? Có thể biến sức nóng chói chan của anh mặt trời thành năng lượng mà người ta gọi là pin mặt trời không? Có thể biến sức mạnh tàn phá của sóng nước thành nhà máy thuỷ điện không? Có thể biến sức gió vũ bão thành động cơ gió hữu dụng không? … Cùng với sức tàn phá, lũ lụt cũng mang lại phù sa màu mỡ và tôm cá tràn dư. Ngôn Sứ Isaia diễn tả bằng một lối nói khác:
Họ đúc gươm đao thành cuốc thành cày
Họ rèn giáo mác nên liềm nên hái (Is 2,4)

Chẳng khác nào xe tăng chiến tranh biến thành xe cào ủi đất, vỏ đạn đại bác thành cột cổng chào như ta thấy trước đây khi chiến tranh chấm dứt.
Từ điều xấu rút ra điều tốt, từ sự dữ kéo ra sự lành, nhìn kẻ thù nhận ra bạn hữu, đó là bước thứ hai trên con đường hoà bình của Phanxicô.

c) Xem vạn vật là anh chị em

Có lẽ còn một bước nữa mà tôi chỉ nhắc đến chứ không triển khai là nâng bạn bè thành anh chị em (ruột). Khi xem trời trăng mây nước như là bè bạn, thì không phải Phanxicô giống thi sĩ, như vần thơ nào đó đã ví, đại ý: là thi sĩ nghĩa là mơ theo gió, bạn với trăng và thơ thẩn cùng mây… nhưng Phanxicô bạn trong tình nghĩa anh em con của một Cha. Khi gọi anh mặt trời, chị mặt trăng, anh gió, chị nước, em thỏ, em chim… không phải Phanxicô làm thơ đâu. Một thi sĩ nào đó cũng có thể gọi như vậy, và dệt nên những vần thơ về trăng về sao chắc chắn hay hơn nhiều so với trăng sao trong bài ca vạn vật của Phanxico :

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì chị Trăng và muôn sao
Chúa tạo dựng trên nền trời:
Lung linh, cao quí và diễm lệ.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì Anh Gió, Không khí và Mây trời,
Cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời
Nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.

Cho nên, cái chính không phải là thơ, cái chính không phải là gọi anh, gọi chị gọi em, mà cái chính là ý thức sâu xa của Phanxicô về tình huynh đệ, tình tỉ muội, tình anh chị em phổ quát của muôn vật muôn loài có một Cha chung (có lẽ điểm này Phanxicô có nét giống với Triết Ấn Độ về Đại Ngã, Tiểu Ngã).

3. Kết luận

Nếu muôn loài còn xem như anh chị em, thì loài người càng phải xem là anh, là chị, là em biết chừng nào, bất kể họ là ai. Kể cả Hồi giáo, kể cả Hồi giáo cực đoan và dĩ nhiên kể cả Bin Laden. Phải dũng cảm lắm mới có thể kềm được máu trả thù sục sôi trong lòng, như TNS Mc Cain đại diện cho sự sôi sục này với lời lẽ mạnh mẽ: “Cho dẫu trời có tha cho các ngươi, thì chúng ta cũng không tha cho các ngươi đâu.”

Phanxicô nếu còn sống đến ngày 11.9.2001 vừa qua, ngài sẽ xử sự ra sao. Có nhận diện kẻ thù để tìm thấy bạn nơi kẻ thù và xem bạn trong kẻ thù như là anh chị em hay không, ta không biết. Nhưng thời của ngài đang có cuộc thập tự chinh của người Công-giáo chống lại người Hồi giáo, với sự vận động của những vị thánh như Bernardo: “giết kẻ thù không phải là giết người” thì Phanxicô đã không tham dự cuộc thánh chiến đó, mà đã đi thẳng đến vua Hồi Giáo, tay mang vũ khí duy nhất là Lời Chúa.
Trong các biểu ngữ của người biểu tình phản đối chiến tranh, chống lại bạo lực, chống lại báo thù sau ngày 11.9 có một áp-phích ý nghĩa: Nếu mắt đền mắt, cả hai sẽ mù. Người ta đâm mình mù, mình đâm họ mù lại. Cả hai cùng mù. Nhưng ý nghĩa không chỉ vậy, mà ý nghĩa là mù con mắt lương tâm. Lấy thù báo thù sẽ mịt mù trong thù oán. Cả hai cùng mù.

Chúng ta ở Việt-Nam khá xa Nước Mỹ, không ở trong niềm đau nỗi uất của người trong cuộc, nên có thể nhìn bàng quan như thế chăng? Thôi hãy để một người, tiếng Mỹ gọi là New Yorker (dân Nữu Ước) lên tiếng: đó là Đức Hồng Y Edward Egan, TGM giáo phận New York (thay thế ĐHY O’ Connors qua đời năm ngoái). Ngài đã đến hiện trường ngay những phút đầu tiên khi toà tháp đôi sụp đổ. Rất nhiều “con chiên” ngoan đạo của giáo phận ngài bị chôn vùi trong đó. Ngài có nói đến báo thù không? Không. Tư tưởng của ngài phản ảnh trong thông cáo của HĐGM Hoa kỳ ngay sau đó: “Xem ra, nếu bi thảm là thành quả của những hành động khủng bố, thì chúng ta cầu xin cả cho những người mang trong mình mối thù ghét lớn lao như vậy đến độ đưa họ đến chỗ phạm những tội ác chống lại tất cả nhân loại. Ước gì họ có thể hiểu rằng bạo động như vậy không đem lại công bình, trái lại chỉ đem đến những bất công lớn hơn nữa“. Thông cáo kết thúc bằng lời mời gọi các tín hữu “hãy củng cố đức tin nơi Thiên Chúa và khước từ những thành quả cay đắng của sự thù ghét”.

Hôm kia (1/10), ĐHY Egan của Nữu Ước đang dự THNGM kỳ 10 tại Roma với tư cách là Tổng Tường Trình Viên, đã họp báo và nói: “Những chữ như ‘trả thù’ và ‘trả đũa’ không xứng đáng đối với những người văn minh”. Đức Hồng Y mong rằng những biến cố ngày 11/09/2001 sẽ hướng người ta nhận thức “sự cần thiết của một cuộc tự vấn lương tâm”. Đức Hồng Y mạnh mẽ cho rằng Hoa Kỳ cần phải thành thật tự vấn lại những chính sách quốc gia… Đó có phải là bước tìm điều tốt từ cái xấu nơi Phanxicô chăng? Trong cuộc họp báo nói trên, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giám Mục và là một trong 3 vị Chủ Toạ Uỷ Quyền của THNGM đã nhiệt liệt khen ngợi Đức Hồng Y Egan trong vai trò chữa lành tâm linh cho người dân New York trước sự choáng váng do cuộc tấn công tàn bạo gây ra.

Lạy thánh Phanxicô, sứ giả bình an, con người hoà bình, xin hãy giúp chúng con tìm ra được điều tốt từ điều dữ: lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long do chị Nước hung hãn phải tạo ra tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau; tàn phá chết chóc kinh hoàng tại nước Mỹ phải giúp nhân loại nhận ra được bạn nơi kẻ thù khủng bố. Quả là khó, cực kỳ khó, nhưng có Chúa giúp, có Phanxicô con người hoà bình nêu gương đi trước, hy vọng mọi sự sẽ có thể. Amen

---------------------------------

 

04/10-3: Trích Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô


 (Peace Prayer of St. Francis )

 

Lord, make me an instrument of your peace: Where there is hatred: 04/10-3


Lord, make me an instrument of your peace:
Where there is hatred, let me sow love;
Where there is discord, harmony;
Where there is injury, pardon;
Where there is error, truth;
Where there is doubt, faith;
Where there is despair, hope;
Where there is darkness, light;
Where there is sadness, joy.

LM John Trần Công Nghị

---------------------------------

 

04/10-4: THÁNH PHAN-XI-CÔ ÁT-XI-DI


Lc 10,13-16

 

Cuộc đời của bất cứ vị thánh nào trong Giáo Hội cũng đều bắt đầu bằng cuộc sám hối: 04/10-4


Cuộc đời của bất cứ vị thánh nào trong Giáo Hội cũng đều bắt đầu bằng cuộc sám hối. Sám hối của các thánh có nghĩa là nhìn vào Chúa để bắt chước Chúa hơn là nhìn vào mình để ngao ngán, chán nản mà không muốn vươn tiến. Mỗi thánh đều có một cung cách sống, đều có một hướng đi riêng biệt, muôn vẻ, muôn mầu, muôn sắc, nhưng tựu trung, tất cả đều có một mẫu số chung là trở nên giống Chúa Kitô . Thánh Phanxicô Atxidi là vị sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn cũng không đi ra ngoài đường lối của Chúa. Ngài phó thác, tin,cậy, yêu, mến Chúa để càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu.

MỘT CUỘC ỊỜI NGẮN NGỦI. MỘT CON NGƯỜI GIỐNG CHÚA

Thánh Phanxicô Átxidi chỉ sống cuộc đời trần thế có 45 năm. Nhưng cuộc đời của Ngài là cả một bài ca. Một bản nhạc với những dòng nhạc, với những cung bậc, hòa nên một bản trường ca tình yêu tuyệt vời. Người ta trong nhiều thế kỷ đã không ngớt ca ngợi thánh nhân vì con người lạ lùng của thánh nhân giữa cuộc đời. Ngay anh em trong Dòng cũng không nhận ra Ngài có gì đặc biệt mà sao lạ lùng thu hút mọi người.

Thánh nhân đã rất khiêm nhượng, sự khiêm tốn của một tâm hồn thánh thiện đã nhìn ra con người đầy khiếm khuyết, đầy tội lỗi của mình và có làm được gì là do ân huệ nhưng không của Chúa, đã biến cái tầm thường nên cái phi thường, đã biến cái đơn sơ, nhỏ bé nên cái vĩ đại khôn lường. Vì thế, tình yêu của Phanxicô Átxidi là một tình yêu mang tính cụ thể, thánh nhân yêu mọi người, mọi vật, Ngài biến mọi sự vật, mọi thụ tạo nên sinh động và có nhân tính. Ngài yêu tất cả vì Ngài thấy Thiên Chúa nơi tất cả mà trung tâm là Chúa Giêsu.

Thánh nhân yêu thương mọi người với tất cả con tim của mình, với cả cuộc đời mình vì chính Chúa đã chết cho nhân loại trong đó có cả Phanxicô Átxidi. Tình yêu của Phanxicô Átxidi là tình yêu mang tính vui tươi,thoải mái, Ngài sống trong niềm vui vì lúc nào Ngài cũng mang Chúa trong con người của mình,Ngài đồng hóa mọi sự và nhân cách hóa tất cả để tất cả ca ngợi Chúa trong niềm vui.

Thánh nhân sinh ở Átxidi khoảng năm 1182. Cha Ngài là ông Bênađô là một thương gia tơ sợi nổi tiếng và mẹ Ngài là bà Pica, một người đạo đức, thánh thiện đã hun đúc Ngài nên một vị thánh thời danh. Cuộc nổi loạn của những người lê dân chống lại những nhà quí tộc. Thánh nhân bị bắt và bị giam cầm trong suốt một năm trời ròng rã. Ngài bị một căn bệnh hiểm nghèo và được Chúa cứu chữa, Ngài được khỏi bệnh và Chúa đã cảm hóa Ngài với câu: " Lạy Cha chúng tôi ở trên trời ".

Năm 1206, thánh nhân quyết định rũ bỏ bụi trần, từ bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu, dù rằng bị người cha già hết sức phản đối, thánh nhân rất thương cha nhưng không dám làm trái ý Chúa. Thánh nhân phân phát tất cả của cải mình có cho những người nghèo, Ngài chỉ giữ lại một chiếc áo choàng cũ kỹ, rồi ra đi rao giảng Tin Mừng.

Ịược Chúa thúc đẩy, soi sáng, thánh nhân đã lập Dòng Anh Em Hèn Mọn. Thời gian sau đó, Ngài lui về Alverne, một nơi thật cô liêu phía Bắc Átxidi để ăn chay, cầu nguyện và sống tình thân với Thiên Chúa. Chúa yêu thương Ngài cách đặc biệt, nên trong lúc Ngài xuất thần, Ngài nhìn thấy Tổng Lãnh Thiên Thần Séraphim và một ảnh chuộc tội. Tỉnh dậy, Ngài đã được Chúa in năm dấu thánh trên người lúc đó là năm 1224. Chỉ hai năm sau đó, Ngài lâm trọng bệnh. Trước khi ra đi về với Chúa, thánh nhân khuyên nhủ anh em trong Dòng giữ đức khó nghèo tuyệt đối và trung thành với Giáo Hội Chúa Kitô. Thánh nhân qua đời vào ngày 4.10.1226. Ịức Thánh Cha Grêgoriô đã tôn Ngài lên bậc hiển thánh.

THÁNH PHAN-XI-CÔ ÁT-XI-DI NÓI GÌ CHO TA ?

Cuộc đời của thánh nhân là mẫu gương của tình yêu. Ngài là vị thánh của tình yêu, một tình yêu cụ thể, tận tình và vui tươi. Thánh nhân đã làm toát lên hương thơm nhân đức. Sự khó nghèo Ngài thực hiện nơi cuộc đời của Ngài hoàn toàn phù hợp với mối phúc thứ nhất của Chúa Giêsu. Ngài đã sống tận cùng cái khó nghèo như hy lễ tạ ơn Thiên Chúa. Thánh nhân đã sống cái điên rồ của thập giá. Ngài không thích mặt nạ mà mọi sự luôn phải theo ý của Chúa. Ngài luôn trung thành với Tin Mừng, với giáo lý chân chính của Chúa và của Hội Thánh.Ngài sống cái tầm thường của cuộc đời nhưng nó là cái lớn lao của nước trời. Thánh nhân đã biết biến cuộc đời khó nghèo của mình trở thành hồng phúc cho mình và cho mọi người. Thánh nhân đã nói lên tất cả tình yêu của mình cho mọi người, một tình yêu không bôi sáp mà là tình yêu, trung thực, hy sinh, quên mình. Thánh nhân đã gửi cho nhân loại một sứ điệp dễ chấp nhận nhất: sứ điệp của tình yêu, sứ điệp thập giá.

"Lạy Chúa, Chúa đã soi sáng cho thánh Phanxicô chọn cuộc đời hèn mọn khó nghèo để trở nên hình ảnh sống động của Ịức Kitô. Xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà thiết tha gắn bó cùng Chúa, và hăm hở bước theo Ịức Kitô, lòng chan chứa an vui và đầy tràn yêu mến" ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phan-xi-cô At-xi-di ngày 4/10 ). Lnm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

---------------------------------

 

04/10-5: LỊCH SỬ


4.10 Thánh Phanxicô thành Assisi : Mt 11,25-30

* LỊCH SỬ

 

Sinh tại Assise năm 1182, qua đời tại đây ngày 3,10.1226. Như thánh Bonaventura viết, người: 04/10-5


Sinh tại Assise năm 1182, qua đời tại đây ngày 3,10.1226

Như thánh Bonaventura viết, người ta thấy được ân huệ của Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, trong con người của thánh Phanxicô thành Assisi.

Thánh Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi, ở phía bắc thủ đô Rôma. Cha là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuên nghề bán len dạ ; mẹ làbà Pica, một phụ nữ hiền đức, hiếm có.

Cậu Phanxicô rất Hội Thánh ào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên cậu mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gôthiê đơ Briên-nơ đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.

Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá : “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát !”Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại ba ngôi nguyện đường cạnh Assisi. Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.

Ngày 24.2.1208, đang buổi lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm : “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng... Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...” (Mt 10,10). Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, từ nay quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Tự (Mt 19,21 ; Lc 9,1-6 ; Mt 16,24). Phanxicô vừa đi rao giảng Tin Mừng vừa khất thực.

Với tình yêu sự khó nghèo, đòi buộc Phanxicô phải yêu những người nghèo, những bệnh nhân mà ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.

Năm 1220, vì những khó khăn nội bộ của Hội Dòng do một số anh em cấp tiến muốn sửa đổi lý tưởng nghèo khó thuở ban đầu, Phanxicô phải bỏ cuộc truyền giáo cho người Hồi giáo để trở lại nước Ý. Một cuộc tử đạo đặc biệt sắp bắt đầu. Năm 1224, Phanxicô xin rút lui về ẩn mình tại núi Laverna.

Nơi đây, ngài được Chúa in năm dấu thánh của Người trên chân tay và cạnh sườn. Phanxicô đã sống một cuộc tử đạo này trong hai năm trời ; các vết thương luôn rỉ máu, cộng với nỗi đau khổ do một số anh em sống xa lý tưởng ban đầu gây ra. Trong nỗi cô đơn và đau khổ do bệnh hoạn, ngài chỉ muốn hoàn tất ý định của Thiên Chúa cho đến khi “Bạn Chết” của ngài đến kết thúc cuộc đời vào ngày 3.10.1226.

Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16.7.1228. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)

A. Hạt giống...

1. Văn mạch : sau khi khiển trách những thành ven Biển Hồ đã không tin Ngài vì cậy vào sự thông thái của mình (cc 20-24), Chúa Giêsu lên tiếng tạ ơn và chúc tụng Chúa Cha đã mặc khải Tin Mừng cho những người bé mọn, tức là những người "nghèo trong tinh thần" mà Ngài đã nói trong Bát phúc (Tv 19,8 116,6), những người tội lỗi, những kẻ ít học.

2. Ngài còn nói "Vì ý Cha đã muốn an bài như vậy". Nghĩa là những thái độ hoặc tin hoặc cứng tin mà Chúa Giêsu gặp chẳng phải là chuyện may rủi, cũng chẳng phải do tài năng hoặc bất tài của Ngài, mà là chương trình khôn ngoan của Thiên Chúa là như vậy : Ngài luôn ưu ái những kẻ bé mọn và hạ bệ những bậc khôn ngoan.

3. Sau đó, Đức Giêsu kêu gọi những kẻ “mang gánh nặng nề” hãy tới “mang lấy ách” của Ngài. Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, “gánh” chỉ luật lệ, và “mang ấy ách” nghĩa là học với. Chúa Giêsu kêu mời chúng ta học với Ngài và đón nhận luật của Ngài.

- Học với Chúa Giêsu là học được tính hiền lành và khiêm tốn.

- Luật của Ngài là luật yêu thương.

Bởi thế ai mang lấy ách của Ngài và học với Ngài thì tâm hồn người đó sẽ gặp được bình an.

B.... nẩy mầm.

1. Chúa Giêsu là một con người lạc quan. Mặc dù vừa thất bại ở các thành ven Biển Hồ, Ngài vẫn lên tiếng tạ ơn và chúc tụng Chúa Cha. Sở dĩ Ngài lạc quan vì Ngài thấy được kế hoạch của Chúa Cha.

Sau khi bị thất bại, tôi dễ chán nản muốn bỏ cuộc. Xin Chúa cho con lạc quan như Chúa, để luôn tin tưởng vào thành công cuối cùng của việc loan Tin Mừng. Xin cho con lạc quan đến nỗi vẫn ca tụng tạ ơn Chúa vì những thất bại của con.

2. Thiên Chúa giấu không cho những người khôn ngoan biết những mầu nhiệm của Ngài, mà lại mặc khải cho những người bé mọn biết những điều ấy. “Chúa hạ bệ những kẻ kiêu căng, Ngài nâng cao những người phận nhỏ”.

Dù con có biết được điều gì đi nữa, dù con có thành công bao nhiêu đi nữa, xin cho con luôn khiêm tốn, tự biết mình chỉ là kẻ bé mọn trước mặt Chúa.

3. Được Thiên Chúa mặc khải cho biết về Ngài, đó là một đặc ân cao quý. Biết bao người thông thái nhưng không có đức tin. Còn con, từ hồi mới sinh ra đã được ơn đức tin. Con xin tạ ơn và chúc tụng Chúa.

4. Niềm vui và sự phấn khởi là sợi chỉ xuyên suốt của toàn bộ Thánh Kinh. Thánh Phaolô đã nhắc nhở tín hữu “Anh em hãy vui lên. Tôi xin nhắc lại, anh em hãy vui luôn”. Cho dù cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu có là trọng tâm của Kitô giáo, cho dù hy sinh có là con đường tu đức của các kitô hữu, thì Tin Mừng vẫn là tên gọi của Đạo Chúa. Kitô giáo thiết yếu là một Tin Mừng để đón nhận, để sống và để loan báo. Mà nói đến Tin Mừng là nói đến hân hoan (Chờ đợi Chúa)

5. Một hôm sói hỏi sóc :

- Vì đâu mà họ nhà sóc của mi luôn vui vẻ nhảy nhót còn bọn sói chúng ta luôn buồn rầu ?
- Ông buồn vì ông ác. Tính độc ác bóp nghẹt tim ông. Còn chúng tôi vui vẻ vì chúng tôi hiền lành và không làm điều ác cho một ai (Tolstoð kể)

6. “Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11,26)

Lạy Chúa, Chúa đã đến và đã xin con tất cả, và con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất Cả : cặp mắt, đôi chân và đôi bàn tay. Vì con là phụ nữ, ưa ngắm nhìn mái tóc óng ả của con, ưa nhìn ngắm những ngón tay thon nuột xinh xắn của con. Thế mà giờ đây đầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào, cũng chẳng còn đâu những ngón tay hồng hồng xinh xinh nữa, chỉ còn lại vài que củi khô nhám nhúa… Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn, con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn… Bởi vì, đời con đã được quá ư đầy tràn đến diệu kỳ. Sống đắm mình trong tình yêu, cuộc đời con đã được Chúa lấp đầy chan chứa.

Lời nguyện cầu của chị Véroniquae đẹp quá. Cứ dạt dào, bay vút, hòa quyện với lời tạ ơn của Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết khám phá nơi con những khả năng Cha ban, biết trân trọng những tặng vật Cha ký thác, và tận dụng những cơ hội Cha gởi trao. (Hosanna)

7. “Hãy đến với Ta hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng” : Ôi một lời kêu gọi xuất phát từ một tấm lòng yêu thương bao la ! Chúa rất quan tâm lo lắng khi thấy tôi khổ đau và mệt mỏi. Ngài rất muốn nâng đỡ và xoa dịu tôi nên mới lên tiếng kêu mời tôi. Lẽ ra tôi phải tìm đến Ngài trước, thế mà Ngài lại kêu mời tôi trước.
Mà sở dĩ Ngài kêu mời tôi là vì rất nhiều lần khi gặp khốn khổ tôi đã không chạy đến với Ngài, tôi chạy đến với ai khác, tôi ngã lòng không muốn cầu nguyện nữa…
8. “Ta hiền lành và khiêm tốn” : hẳn là 2 đức tính này quý giá đặc biệt lắm nên Chúa mới tự mô tả mình như thế.
Tôi có hiền lành không ? Tôi còn phải học gì thêm ở tính hiền lành của Chúa ?
Tôi có khiêm tốn không ? Tôi còn phải học gì thêm ở tính khiêm tốn của Chúa ?
9. “Ách Ta êm ái” : Điều làm cho Luật của Chúa trở thành êm ái đó là tình yêu. Nếu tôi không yêu Chúa thì việc tôi giữ luật sẽ trở thành nặng nề. Nếu tôi không yêu thương anh chị em thì việc tôi sống chung với họ sẽ làm cho họ khổ sở. Xin giúp con ngày càng yêu thương nhiều hơn.
10. Ở Á Đông, thương cho roi cho vọt. Nhưng câu nói này lại hoàn toàn vô nghĩa trong xã hội Mỹ. Mới đây một tòa án tại bang Dalas đã tuyên án phạt một ông bố 3 roi vì tội đánh con của mình. Vụ án trên là một minh họa cho vấn đề Luật và Tình thương. Một gia đình sung túc đến đâu mà trong đó không có tình thương thì cũng như một nghĩa địa. Một xã hội văn minh kỹ thuật đến đâu mà không có tình thương thì chỉ là một bãi sa mạc. (Theo “Chờ đợi Chúa”).

11. “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28)

Buồn và chán vì mọi người trong gia đình chẳng hiểu mình, tôi chạy đến những người bạn để mong trút hết bầu tâm sự. Nhưng đứa thì đi học, đứa đi làm, đứa đi chơi… Chiều muộn rồi, tôi chẳng biết đến với ai. Chạy lòng vòng ngoài phố càng khó chịu nặng nề thêm vì tiếng ồn, khói xe và bụi. Tới đường Tú Xương, bỗng nhiên tôi nghĩ đến nhà thờ Mai Khôi nhỏ bé, đơn sơ nhưng không khí yên tĩnh, thánh thiện. Tìm lấy một góc, tôi thầm kể cho Ngài tất cả. Tôi bỗng thấy nhẹ nhàng và bình an lạ lùng vì hình như có ai đó đã nghe tôi, hiểu tôi.

Kinh nghiệm này giúp tôi hiểu và cảm nghiệm sâu xa hơn Lời Chúa ngày hôm nay.

Lạy Chúa, xin cho con cảm nghiệm được : chỉ nơi Ngài con mới kín múc được niềm vui và sự bình an đích thực. (Hosanna)
12. Mầm khác

---------------------------------

 

04/10-6: Thánh PHANXICÔ ASSISI


(1181 - 1226)

 

Thánh Phanxicô sinh tại Assisi, miền Umbria, năm 1181. Ong Phêrô Bernadone là một thương: 04/10-6


Thánh Phanxicô sinh tại Assisi, miền Umbria, năm 1181. Ong Phêrô Bernadone là một thương gia giầu có, lúc sinh ra thánh nhân, ông đang ở Pháp, nên đã đặt tên cho Ngài theo tên quốc gia này. Thời thơ ấu, thánh nhân chịu ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ nhiệt thành và khả ái. Ngài tỏ ra vui vẻ, mạo hiểm, quảng đại và bình dân. Dầu được chuẩn bị để theo nghề buôn bán như cha, Ngài vẫn thường mơ ước trở thành hiệp sĩ.

Năm 1201, Phanxicô tham gia cuộc chiến ở Perugia và bị bắt tù một năm. Kinh nghiệm đau xót này cùng với cơn bệnh ngặt nghèo là khởi đầu cuộc trở lại của Ngài. Dầu vậy, năm 1205, Ngài vẫn còn tham dự vào cuộc viễn chinh tại Apulia. Trong một giấc mơ, Phanxicô được Chúa Kitô mở lời kêu gọi phục vụ Người. Ngài trở về và hiến mình chăm sóc các bệnh nhân.

Ngày 16 tháng 4 năm 1206, Phanxicô lại nghe tiếng Chúa Kitô kêu gọi Ngài tái thiết đền thờ thánh Damianô. Luôn mau mắn và tận tâm, Phanxicô đã từ bỏ đời sống cũ và chấp nhận sống như một ẩn sĩ. Khi bị cha bỏ tù, rồi dẫn đến đức giám mục như một đứa con bất phục, thánh nhân đã từ khước mọi quyền lợi lẫn của cải, cả đến áo quần đang mặc nữa.

Hai năm sau, có lẽ vào ngày 24 tháng 2 năm 1209, Ngài nghe đọc đoạn Tin Mừng Mt 10,9 và thấy mình được ơn gọi đi rao giảng sự thống hối. Đây là giây phút quyết liệt. Thánh nhân cởi bỏ tu phục ẩn sĩ, mặc áo vải thô, thắt giây lưng và bắt đầu rao giảng Chúa Kitô. Có hai người bạn đi theo, Ngài cho họ một bản luật gồm ba câu thánh kinh Mt 20,21; 10,9 và Lc 9,23. Khi con số môn sinh lên tới 11, Ngài viết cho họ một bản luật vắn (bản Primitiva, nay đã thất lạc), và dân họ tới Roma để được Đức Giáo hoàng phê chuẩn.

Đức giáo hoàng Innocentê III, sau phút ngập ngừng, đã nhận ra nơi người giáo dân ngay thật và nhiệt tình này một tông đồ chân chính, và ban lời chuẩn nhận (tháng 6 năm 1210). Nhóm huynh đệ trở về Assisi. Họ sống trong những chiếc chòi ở Rivetortô. Gần Porziuncola và rao giảng sư thống hối trên khắp nước Ý. Đầy đơn sơ, họ làm đủ mọi việc và sống bằng nghề ăn xin. Chính sự đơn sơ như thiên thần của Phanxicô mà họ coi là hiền huynh và hiền mẫu, là gương sống hứơng dẫn họ trên đường thiêng liêng. Chưa có một tổ chức nào cả, với phép của Phanxicô, họ đi khắp nơi, như các anh em thống hối nghèo miền Assisi.

Năm 1212, Phanxicô khích lệ Clara, một thiếu nữ danh giá trong thành phố, thiết lập nhóm chị em sống đời nghèo khó và cầu nguyện ở nhà thờ thánh Damianô. Họ đã trở thành các bà nghèo khó và ngày nay gọi là các nữ tu Clara.

Không bao giờ Phanxicô muốn lập một “Hội dòng”. Ngài chỉ muốn theo Chúa Kitô trong các sách Tin Mừng một cách hoàn toàn đến từng chữ viết. Dầu vậy, nhóm huynh đệ đã theo một hình thức tu dòng nào đó. Họ đọc kinh nhật tụng, ngủ và ăn chung như các tu sĩ. Khi nhóm huynh đệ đã tăng số cách lạ lùng, mau chóng, Phanxicô phải ủy quyền cho các người lãnh đạo mà Ngài gọi là “Hiền mẫu” hay là “tôi tớ” của các nhóm. Hàng năm  các anh em họp nhau một lần tại Porziuncola.

Năm 1216, Phanxicô tham dự đám táng Đ. G.H Innocentê III và được Đức Honoriô IV ban ân xá cho thánh đường Perziuncola. Năm sau, Ngài được cảm tình của đức Hồng y Ugôlinô, là đấng sẽ trung  tín bảo trợ  Ngài mãivề sau.

Năm 1219. Nhóm huynh đệ tăng số đông đảo và phải chia thành nhiều tỉnh dòng. Cánh đồng truyền giáo đầu tiên của nhóm vượt qua rặng núi Alpes. Chính Phanxicô, bất chấp những cân nhắc khôn ngoan, đã bỏ nước Ý để tham gia thập tự quân và đã đến gặp Sultan. Trong khi Ngài vắng mặt, nhóm huynh đệ gồm nhiều học viên mới, có học thức và thuộc hàng giáo sĩ, họ như con thuyền không lái và rơi vào cuộc khủng hoảng. Vấn đề chỉ giải quyết xong khi kêu mời Phanxicô trở về, nhờ tài khéo léo của Đức hồng y Ugôlinô, và nhóm phải chọn một khuôn mẫu thông thường của đời sống tu trì.

Trước sức ép liên tục, bây giờ Phanxicô phải viết một bản luật chi tiết hơn (bản Regula Prima) dầu vậy, bản luật này vẫn còn quá đơn sơ và đòi hỏi các người lãnh đạo mới của cộng đoàn về đàng thiêng lêng. Sau khi sửa lại, bản luật mới này được đức giáo hoàng Honoriô III chấp nhận năm 1223 (bản Rehula Secunda hay Bullata nay vẫn còn được xử dụng) Trong khi đó, Phanxicô trở nên yếu đau và lo âu. Ngài trao quyền quản trị nhóm huynh đệ cho người đại diện. Từ năm 1221, anh Elia đầy bí nhiệm đảm nhận chức vụ.

Chính Phanxicô lại lui vào trong núi. Ngày 14 tháng 9 năm 1224, sau một thời sống ẩn dật, Ngài đã được Chúa Kitô in dấu. Từ đây, bệnh tình Ngài tăng thêm và trở nên mù lòa hầu như hoàn toàn. Ngài được bốn anh em trung tín mang đi đây đó. Có lẽ vào năm 1224, Ngài đã viết “bài ca mặt trời”. Năm 1226, Ngài viết chúc thư (testament) long trọng nhấn mạnh đòi buộc sống nghèo khó tuyệt đối, vâng lời luật dòng đến từng chữ viết và từ khước mọi đặc ân.

Ngày 02 tháng 10  năm 1226, sau khi viếng thăm Clara cùng các nữ tu và chúc lành  cho thành Assisi, Ngài từ trần tại Porziuncola. Hai năm sau Ngài được bạn cũ là Ugôlinô bấy giờ là ĐGH grêgoriô IX tôn phong lên hàng hiển thánh. Năm 1228, xác Ngài được dời về mai táng tại đại giáo đường do anh Elia xây cất.

---------------------------------

 

04/10-7: Thánh Phanxicô Assisi


Ngày 4 tháng 10: Kính Thánh Phanxicô Assisi.

VietCatholic News (04/10/2004 )

 

Thánh Phanxicô sinh tại Umbrian, thành phố Assisi vào năm 1182. Cha ngài là Pietro di Bernadone: 04/10-7


Thánh Phanxicô sinh tại Umbrian, thành phố Assisi vào năm 1182. Cha ngài là Pietro di Bernadone, một thương gia giàu có. Khi còn trẻ tuổi, Phanxicô ham vui chơi và mơ mộng trở thành anh hùng nên gia nhập đội binh đi đánh xứ kế cận Perugia. Bị bắt cầm tù và chính trong tù Phanxicô được biến đổi và hướng cuộc sống về với Thiên Chúa.

Phanxicô là con nhà giàu nên sống hoang phí và sợ hãi các bệnh tật. Một ngày kia khi đang đi ngựa qua vùng quê thì ngài gặp một người phong cùi. Ngài liền xuống ngựa cho người cùi chiếc áo choàng và do một cảm xúc thiêng liêng thúc đẩy ngài liền ôm hôn người cùi. Từ lúc đó trở đi Phanxicô đổi hẳn cuộc sống, từ bỏ hoàn toàn những giá trị gia đình và thế tục là tiền bạc và danh vọng.

Khi cầu nguyện trước thánh gía trong nhà thờ Thánh Damiano đổ nát, Phanxicô nghe tiếng vọng nói với mình; “Phanxicô hãy tu sửa lại nhà thờ của Ta, như ngươi thấy đó, nhà thờ đã đổ nát và hoang tàn.” Phanxicô hiểu là phải sửa sang lại nơi thờ tự, nhưng sau này Phanxicô còn thấu hiểu là sứ mệnh của mình còn thuộc về lảnh vực tinh thần theo ơn gọi là sống đúng như tinh thần Phúc Âm, sống nghèo khó theo như hình ảnh Chúa đã sống.

Để có tiền sửa nhà thờ, Phanxicô đã dùng tiền bạc của người cha giàu có. Ông này nổi giận xin Đức Giám mục sở tại xét xử. Phanxicô nhìn nhận lỗi của mình và trả lại tiền bạc cùng cổi tất cả áo quần đẹp đẽ đắt tiền trả lại cho cha mình. Đức Giám mục phải lấy một bộ áo người nghèo mặc cho Phanxicô. Từ đó Phanxicô thay đổi hoàn toàn từ tinh thần đến vật chất.

Người thanh niên giàu có nay sống nơi các túp lều nghèo nàn, phục vụ người nghèo, làm việc lao động với hai bàn tay, rao giảng Tin Mừng làm cho một số người trong thành Assisi nhạo báng. Tuy vậy có một số thanh niên đi theo Poverello, họ trở thành nòng cốt cho Dòng Anh Em Nghèo khó. Có một thiếu nữ xinh đẹp Clare of Assisi, nữa đêm trốn ra khỏi lâu đài đến xin tu hành dâng mình cho Chúa. Thánh Phanxicô đã cắt tóc cho Clara đưa Bà vào sống trong cuộc đời nghèo khó và hiến dâng Bà lên Thiên Chúa.

Cọng đòan nhỏ bé càng ngày càng lớn rộng. Năm 1210 họ đến Roma và được Đức Giáo Hoàng Innocent III phê chuẩn. Một số các vị cố vấn của Đức Giáo Hoàng khuyến cáo là lối sống nghèo nàn của nhà Dòng không thực tiển. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhận thấy phong trào này sẽ mang lại một sức mạnh tinh thần và luân lý cho Giáo Hội.

Phanxicô không để lại nhiều bài viết, nhưng lối sống chứa đựng một sứ điệp nên có nhiều truyền thuyết được thêu dệt chung quanh vị thánh này. Những tín hiệu đó phát ra một niềm vui tự nhiên và xinh đẹp. Phanxicô gọi sự nghèo khó là “Người vợ yêu quí, xinh đẹp mỹ miều nhất trần gian.”. Phanxicô còn khuyến khích đống bạn vui mừng đón nhân mọi sự khinh khi và nhạo báng như cùng Chúa vác Thánh gía. Mọi sự khốn khó vì Chúa sẽ mang lại một niềm vui viên mãn.

Đàng sau những “ngông cuồng”, Phanxicô đã đặt ra những thách đố cho Giáo Hội và xã hội thời bây giờ. Phanxicô đã chọn một Giáo Hôi của người nghèo. Giữa lúc có những tranh chấp và chiến tranh Thập Tự quân, Phanxicô là người bất bạo động đứng ra hòa giải và tìm mọi cách chuộc lại những tù binh.

Phanxicô có một cái nhìn thật khác biệt về các tạo vật. Mọi tạo vật đều được Thiên Chúa tạo dưng nên với tất cả lòng yêu thương trìu mến. Phanxicô đã đặt bài ca “Ca tụng tạo vật” hát những lời ngợi khen “Anh Mặt trời”, Chị Mặt trăng, cho đến gọi sự chết là Chị.” Đối với thánh Phanxicô mối tương quan giữa sự vật và tất cả mọi người đều bình đẳng trong một vũ trụ nhân sinh quan hòa hợp.
Với mối kết hiệp thâm sâu và lòng yêu mến Chúa đến cao độ nên đến năm 1224, khi đang cầu nguyện thì Phanxicô nhận được những “dấu thánh” trên tay và chân. Trong những năm cuối đời Phanxicô chịu đựng đau đớn thể xác quá độ, nhưng tinh thần có một niềm vui khôn tả đến nổi Phanxicô “ vui mừng Chào đón Chị Chết đến”. Phanxicô xin anh em trong Dòng hãy để mình nằm dưới đất trong bộ áo quần cũ kỷ nghèo nàn và nói với các Anh em : “Tôi đã hoàn tất phần của tôi.” Và nói tiếp: “Xin Chúa hướng dẩn và giúp anh em làm phần của mình.” và từ từ lià khỏi cuộc đời trong an bình. Đó là ngày 3 tháng 10 năm 1226.
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

------------------------------

 

04/10-8: THÁNH PHANXICÔ ASSISI, SỨ GIẢ HÒA BÌNH

 

Ngày 04-10 hàng năm, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh được nhắc nhớ, yêu mến và tôn kính: 04/10-8


Ngày 04-10 hàng năm, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh được nhắc nhớ, yêu mến và tôn kính nhiều nhất, đó là Thánh Phanxicô Assisi, vị sứ giả hoà bình.  Cuộc sống của ngài thật đơn sơ thanh thoát, sống hòa bình, thực thi hòa giải, đã trở thành lý tưởng cho con người của mọi thời đại.

1. Thánh Phanxicô chọn nếp sống nghèo khó

Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi phía bắc Rôma.  Cha của ngài là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ.  Mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức.  Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên mặc sức ăn chơi phung phí.  Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gauthie de Brienneur đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi.  Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.  Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa.  Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn.  Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát!”  Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại các Nhà thờ cạnh Assisi.  Trong hai năm, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Assisi: nhà thờ Thánh Đamianô, nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Porziuncula.  Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.

Ngày 24-2-1208, đang dự lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng… Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy…” (Mt 10, 10).   Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, nên quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Giá (Mt 19, 21 ; Lc 9, 1-6 ; Mt 16, 24).   Phanxicô công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa.  Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ.  Với tình yêu sự khó nghèo, Phanxicô yêu những người nghèo, những bệnh nhân.  Ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ.  Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.

Lối sống của ngài thu hút trước tiên hai anh bạn đồng hương: anh Bernađô Cantavalê giàu có và anh Phêrô Catanê, nhà giáo luật.  Tiếp đó có 9 anh khác nhập đoàn.  Họ trở thành 12 “người đền tội” và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định.  Lúc đầu Phanxicô soạn một ít quy luật sống và đã được Đức Giáo Hoàng Innôxentê III chấp thuận bằng miệng; cuối cùng, ngài viết ra bản Luật Dòng Anh em Hèn mọn và đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III phê chuẩn năm 1223 bằng sắc dụ.

Phanxicô bị giằng co giữa một đời sống tận hiến cho sự cầu nguyện và một đời sống tích cực rao giảng Tin Mừng.  Và ngài đã quyết định theo đuổi đường lối sau, nhưng luôn luôn trở về sự tĩnh mịch bất cứ khi nào có cơ hội.  Ngài muốn đến truyền giáo ở Syria và Phi Châu, nhưng trong cả hai trường hợp ngài đều bị đắm tàu và đau nặng.  Ngài cũng cố gắng hoán cải các vua Hồi Giáo ở Ai Cập trong lần Thập Tự Chinh thứ năm.

Trong những năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi (ngài từ trần khi 44 tuổi) ngài gần như mù và đau nặng.  Hai năm trước khi chết, ngài được in năm dấu thánh, là những vết thương của Ðức Kitô ở tay chân và cạnh sườn của ngài. Trong giờ phút cuối cùng, ngài lập đi lập lại phần phụ thêm của Bài Ca Anh Mặt Trời, “Ôi lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì người Chị Tử Thần.”  Ngài hát Thánh Vịnh 141, và khi đã đến giờ lìa đời, ngài xin cha bề trên cho ngài cởi quần áo ra để nằm chết trần truồng trên mặt đất, giống như Ðức Giêsu Kitô.  Ngài qua đời vào tối ngày 3-10-1226.  Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16-7-1228.

2. Thánh Phanxicô được nhận Năm Dấu Thánh

“Sáng tinh sương ngày 14 tháng 9 năm 1224, tức là ngày lễ Suy tôn Thánh giá, trên đỉnh Alverna đã xảy ra một phép lạ tân kỳ.  Lúc mặt trời gần dãi lên nền trời những tia sáng vàng tươi, Phanxicô quì tựa lưng vào một tảng đá, hướng về phương đông, mắt tuôn đôi hàng lệ, ngài than thở: “Lạy Chúa, trước lúc qua khỏi đời này, con chỉ xin Chúa ban cho con hai ơn: một là, xin Chúa cho tâm hồn cũng như thể xác con cảm thông hết nỗi đau đến thê thảm Chúa chịu trong giờ tử nạn; hai là, xưa kia khi Chúa tử nạn, Chúa yêu loài người tội lỗi chúng con đến độ nào, thì xin cho lòng con cũng được yêu Chúa đến độ ấy.”  Bỗng vụt như làn chớp, một thiên thần Chí ái tự trời bay xuống.  Sáu cánh chói loà.  Hai cánh phủ đầu, hai cánh dương bay và hai cánh khép che toàn thân.  Thiên thần hiện xuống đứng trên phiến đá, rõ hình một người chịu đóng đinh vào thánh giá.  Thiên thần ấy chính là Chúa Giêsu tử nạn, mặc hình người hiện đến với Phanxicô.  Ngài nhìn Phanxicô, đôi mắt như thiết tha, như thiêu cháy cả tâm hồn rồi vụt biến.  Phanxicô quỵ xuống, ngất đi.  Khi bừng tỉnh dậy, ngài thấy tay chân đã bị đinh đóng thâu qua.  Đầu đinh tròn và đen nổi rõ giữa lòng bàn tay và trên mặt bàn chân.  Đinh đóng thâu qua tay chân, mũi đinh quắp lại trên lưng bàn tay và giữa gan bàn chân.  Ngực bên phải, cạnh trái tim, dấu một lưỡi đòng đâm qua còn nguyên nét, máu chảy rìn rịt thấm ướt đến tận lớp áo ngoài.”

Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.

Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan sinh.  Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu.  Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh. (Lm Nguyễn Hồng Giáo. ofm)

3. Phanxicô, sứ giả hoà bình

Khi thánh Phanxicô cư ngụ tại Agodio, có một con chó sói hung dữ đã xuất hiện, quấy nhiễu và gieo rắc tai họa cho mọi người.  Mỗi lần đi ra ngoài, ai ai cũng phải trang bị khí giới sẳn sàng giao chiến với con thú dữ, có người sợ đến nỗi không dám ra khỏi nhà.  Thấy vậy, ngày nọ thánh nhân quyết định đến chạm chán với con thú dữ, Ngài làm dấu thánh giá, đặt tất cả tin tưởng vào Chúa, rồi tiến thẳng đến trước mặt con vật.  Vừa thấy thánh nhân, con vật nhe răng và chuẩn bị tấn công, nhưng thánh nhân không lùi bước.  Ngài tiến lại gần, làm dấu thánh giá và gọi nó lại.  Ngài nói với nó như trò chuyện với một con người: “Này anh sói, anh lại đây, nhân danh Chúa Kitô tôi truyền cho anh đừng hãm hại ai nữa.”

Như một phép lạ, con chó sói hung dữ ngoan ngoãn khép miệng lại và quấn quýt bên thánh nhân, thánh nhân lại tiếp tục bài giảng: “Này anh sói, anh đã gây ra không biết bao thiệt hại cho vùng này, anh giết hại những tạo vật của Chúa mà không có phép Ngài, anh không những sát hại súc vật mà còn giết hại cả loài người là hình ảnh của Thiên Chúa nữa, anh đáng bị trừng phạt vì tội giết người, ai cũng ca thán kêu ca vì anh.  Nhưng tôi, tôi muốn giảng hoà giữa anh và họ để anh không còn hãm hại ai nữa.”

Thánh nhân vừa nói xong những lời đó thì con sói vặn mình ra chiều sám hối và chấp nhận đề nghị của Ngài, thánh nhân nói tiếp:  “Này anh sói, hẳn anh thích được làm hoà với mọi người.  Tôi hứa rằng: bao lâu anh còn sống anh sẽ không bị đói khát nữa, anh có hứa với tôi là sẽ không hãm hại bất cứ người và vật nào nữa không?  Con vật cúi đầu như đoan hứa, thánh nhân đặt tay trên nó và đại diện cho thị dân Agodio long trọng cam kết những lời Ngài vừa hứa với con chó sói.”

Con chó sói đã được sống 2 năm tại Agodio, ngày ngày ra vào bất cứ nhà nào như chính nhà của nó, nó không làm hại ai mà cũng chẳng ai hãm hại nó, sau 2 năm, con vật qua đời giữa tiếng thương khóc của dân Agodio.

Giai thoại về con chó sói Agodio và bài ca vạn vật của thánh Phanxicô chứng minh ngài là hiện thân của hoà bình, là sứ giả của bất bạo động.  Ngài giao hòa với vạn vật, với thiên nhiên, với chim trời, với núi rừng, với không khí, với nước non.  Chỉ với một tâm hồn thanh thản và hài hoà với thiên nhiên với con người như thế mới có thể xây dựng hoà bình.  Thánh Phanxicô chính là vị sứ giả hoà bình.

Tình huynh đệ của Phanxicô không dừng lại nơi loài người, nhưng còn nới rộng ra tới mọi tạo vật, sống động cũng như vô tri vô giác trong vũ trụ.  Ngài không coi tạo vật là xấu xa, nguy hiểm phải đề phòng.  Ngài cũng không có thái độ chủ nhân ông, nhìn tạo vật chỉ là đối tượng cho mình khai thác tùy thích.  Nhưng ngài thiết lập một mối quan hệ thân ái, hài hòa với mọi vật.  Ngài đã sáng tác “Bài ca vạn vật” để ca ngợi mọi công trình tạo dựng của Thiên Chúa: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, nước, lửa, trái đất với ngàn hoa, cây cỏ và trái trăng.  Ngài gọi tạo vật là anh, chị: anh Cá, anh Chim, chị Trăng, chị Nước… không chỉ theo nghĩa thi phú, mà theo một cảm nghiệm sâu xa rằng tất cả đều là công trình của Cha trên trời và mang dấu ấn của tình thương.

Phanxicô muốn người ta quí chuộng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; ngài dạy các môn đệ mình khi đốn cây sử dụng theo nhu cầu, thì đừng chặt tận gốc, để cây còn có thể đâm chồi mới.  Con người thời đại chúng ta có thể học biết bao nhiêu điều nơi thái độ của thánh nhân.  Chắc chắn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ như thế khi ban Tông Thư ngày 29-9-1979 công bố thánh Phanxicô là bổn mạng các nhà môi sinh học.  Suốt cuộc đời, Thánh Phanxicô luôn quan niệm sống là sống với, sống chung chan hòa với con người và muôn tạo vật.

Lạy Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh Phanxicô, xin cho chúng con biết yêu chuộng hoà bình, hòa bình với mọi người và nhất là với những người đối nghịch với chúng con.  Xin cho lời kinh Hoà Bình mà thánh Phanxicô để lại được thấm vào tim, vào phổi, vào khối óc của chúng con biến chúng con thành người sứ giả hoà bình của Chúa. Amen.
LM Giuse Nguyễn Hữu An

------------------------------

 

04/10-9: THÁNH PHANXICÔ SỐNG TIN MỪNG TẠO DỰNG

 

Nếu trước đây, “Kinh Hòa bình” dựa theo tinh thần của thánh Phanxicô đã đi vào lòng người và 04/10-9


Nếu trước đây, “Kinh Hòa bình” dựa theo tinh thần của thánh Phanxicô đã đi vào lòng người và con âm vang mãi đến nay, thì trong những ngày này, người ta thích thú suy niệm về tinh thần bảo vệ môi sinh của Cha Thánh trong “Bài ca Vạn vật”. Lý do là vì ĐGH Phanxicô đã lấy ý tưởng từ đó để viết một Thông điệp mới rất hợp thời, và tên của Thông điệp là các chữ đầu tiên của bài ca này:

“Laudato sii, mio Signore, con tutte le tue creature/ Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, cùng với muôn loài thụ tạo”. Trong Thông điệp này, ĐGH Phanxicô nhấn mạnh: “Trình thuật tạo dựng trong sách Sáng Thế, chứa đựng những lời giảng dạy sâu xa về hiện sinh con người và thực tại lịch sử của nhân loại. Trình thuật này muốn nói, hiện sinh con người dựa trên ba sự liên hệ căn bản, liên kết với nhau thật mật thiết: liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân và với trái đất” (s. 66). Quả thật, Kinh Thánh lặp đi lặp lại rằng:

Thiên Chúa thấy mọi sự Người làm đều TỐT. Đó là Tin mừng Tạo dựng. Tin mừng ở đây là TIN TỐT, TIN VUI. Tin Mừng này có thể được tóm gọi trong một chữ HÒA – THÁI HÒA.

Theo triết lý đong phương, THÁI HÒA là hòa điệu mọi sự trong trời đất. Thái hòa diễn tả bốn mối hòa trong tương quan với con người.

-Hòa giữa CON NGƯỜI với TRỜI = an hòa.
-Hòa giữa THÂN XÁC và TÂM HỒN trong chính một con người = hài hòa.
-Hòa giữa TA với THA NHÂN = thuận hòa.
-Hòa giữa TA và THIÊN NHIÊN VẠN VẬT = hòa hợp.

Trong ngày lễ kính thánh Phanxicô, vị thánh được mệnh danh là Đấng bảo vệ tạo thành, chúng ta tìm hiểu xem ngài đã sống Tin Mừng tạo dựng, đã sống THÁI HÒA như thế nào, để rút ra một vài điểm co thể đêm vào áp dụng trong đời sống của chúng ta.

1. An hòa với Thiên Chúa

St 1 thuật lại rằng: Thiên Chúa tạo chim trời cá biển, mọi loài trên trời dưới đất. Chúng hòa hợp với nhau trong vũ điệu của thiên nhiên. Và Thiên Chúa thấy thế là TỐT.

Sau cùng, Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, theo “con người theo hình ảnh của Thiên Chúa” để con người thông phần vào quyền quản trị vũ hoàn của Thiên Chúa. Bên cạnh, việc tạo dựng con người sau các thụ tạo khác cũng nhằm diễn tả rằng con người là đỉnh cao của toàn bộ công trình sáng tạo, và Thiên Chúa giao cho con người quyền cai quản các loài thụ tạo khác. Và Thiên Chúa thấy mọi sự đều TỐT.

Có người nói rằng: người nữ được tạo dựng sau người nam nên rất hoàn hảo. Vì người nam được làm trước nên chỉ là bản nháp. Người nữ được dựng nên sau, mới là “đỉnh của đỉnh”, mới được gọi là “người đẹp”, người “hoàn hảo” và là người “cai quản tất cả”, kể cả cai người nam. Thôi cứ cho là thế. Nhưng Kinh Thánh không có chủ đích nói vậy. Điều căn bản là mọi người nam nữ đều được mời gọi thông phần vào việc quản trị vũ hoàn của Thiên Chúa.

Một trình thuật khác của sách Sáng Thế (St 2,4b‒25) nói rằng Thiên Chúa đặt con người trong vườn địa đàng- Êđen để “canh tác và trông coi vườn” (St 2,8-9.15). Ở đây, con người không chỉ thống trị muôn loài thụ tạo khác, mà phải “trông coi” chúng, nghĩa là phải bảo tồn và gìn giữ tạo thành. Điều này nhấn mạnh rằng con người được Thiên Chúa dựng nên là “con người làm việc”.

Thông thường, làm việc là để kiếm sống, để đáp ứng những nhu cầu cá nhân, gia đình, để làm phát triển xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người. Đó là ý nghĩa tự nhiên của làm việc.

Đó là ý nghĩa tự nhiên của làm việc. Tuy nhiên, còn có những giá trị cao cả hơn giá trị vật chất nhiều: Làm việc giúp con người phát huy khả năng Thiên Chúa trao ban. Qua làm việc, con người ghi dấu ấn của mình trên vạn vật và được cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này khiến con người giống hình ảnh Thiên Chúa, vì Thiên Chúa hằng làm việc.

Đã nhiều lúc chúng ta quên mất vai trò này, mà chỉ nhớ tới con người có quyền thống trị nên đã bắt tất cả phải phục vụ con người.

Khai thác tất cả mọi thứ tài nguyên đến mức kiệt quệ, không chăm sóc trái đất là ngôi nhà chung nữa, không bảo vệ môi sinh. Tàn phá tất cả mà quên đi nhiệm vụ bảo tồn và gìn giữ trái đất.

Chính thánh Phanxicô đã sống tinh thần này, khi người thích làm việc chân tay. Trong Di chúc, ngài nói: “Phần tôi, tôi đã làm việc tay chân và vẫn muốn làm việc. Tôi tha thiết muốn tất cả anh em khác đều phải chuyên tâm làm một công việc lương thiện” (DC 20). Nơi khác, ngài còn khuyên: “Hãy luôn luôn làm một việc lương thiện để ma quỉ thấy bạn luôn bận làm việc” và “Ăn không ngồi rồi làm hại cho linh hồn” (L Ksc 7,10-11).

Ngài đã sống trọn vẹn Tin Mừng tạo dựng: đó là làm việc để cộng tác với Thiên Chúa, và cụ thể hơn là để xây ngôi nhà của Thiên Chúa. Ngôi nhà vừa theo nghĩa đen, nhưng đặc biệt là nghĩa bóng “ngôi nhà chính là Giáo Hội”. Vì thế, bài đọc hôm nay đã trích sách Huấn Ca để nói về ý nghĩa của lao động nơi cuộc đời thánh Phanxicô:

“Trong cuộc đời, người đã trung tu ngôi nhà Thiên Chúa, lúc sinh thời, ông đã củng cố đền thờ” (Hc 50,1). Dựa vào gương của thánh Phanxicô, chúng ta thấy con người sống an hòa với Thiên Chúa qua làm việc, nhờ đó được sống trong hoan lạc và bình an. Nhưng khi đã có được sự an hòa với Thiên Chúa thì kéo theo việc thuận hòa với tha nhân.

2. Thuận hòa với tha nhân.

Thánh Phanxicô đề cao việc sống thuận hòa với tha nhân vì từ xa xưa thế giới đã có bất hòa.

Khi Thiên Chúa tạo dựng người nam tên là Ađam, thấy anh ta ở một mình không tốt. Người đã dựng một người nữ từ xương sườn của người nam (St 2,21-22). Người ta tự hỏi tại sao lại lấy xương sườn mà không phải xương mông hay xương đùi hoặc xương ngón tay.

-Không phải xương mông, vì không muốn người nữ đè đầu cưỡi cổ người nam.
-Không phải xương đùi, vì không muốn người nữ chà đạp người nam dưới chân.
-Cũng không phải xương ngón tay, vì chẳng ai muốn nàng lại chỉ huy chàng.
-Nhưng là xương sườn, nằm cạnh trái tim. Chàng và nàng sẽ kề vai sát cánh bên nhau để nâng đỡ nhau, để trao cho nhau yêu thương từ trái tim. Hai người sống với nhau rất tự nhiên và hài hòa, kết hợp và bổ túc cho nhau.

Đẹp là thế, nhưng mỗi khi đã bất tuân Thiên Chúa thì con người cũng bất hòa. Sau khi giơ tay hái trái cấm mà ăn, một hanh vi biểu tượng về việc bất tuân với Thiên Chúa và muốn ngang bằng Thiên Chúa, hai vợ chồng lúc này đổ lỗi cho nhau. Khi Chúa hỏi Ađam tại sao ngươi ăn trái cấm, thì Ađam đổ lỗi tại “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.” Người đàn bà đổ lỗi tại “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” Không ai nhận trách nhiệm về mình.

Ađam và Eva- Phu phụ bất hòa, sau này Cain và Aben là hai anh em con của họ cũng huynh đệ tương tàn: anh giết em chỉ vì ghen tương nhau. Đã thế, khi Chúa hỏi “Em ngươi đâu?” Cain còn trả lời “Tôi không biết. Tôi đâu phải là người giữ em tôi?” Thật vô trách nhiệm. Hành vi của Cain là khởi đầu cho bạo lực lan tràn trên trái đất như chúng ta thấy: Anh chị em ruột tranh giành chém giết nhau chỉ vì những chút lợi cỏn con, chỉ vì mấy tấc đất, do tranh chấp đường ranh giới vườn tược hay nhà cửa. v.v.v.

Như vậy lúc này cần phải có một chữ hòa. Thuận hòa với nhau. Theo triết lý Đông Phương, chữ Hòa : được ghép bởi bộ hòa đơn () có nghĩa là cây lúa, và bộ khẩu () có nghĩa là cái miệng. Ở đây, chữ hòa được hiểu là “cái miệng mà có đủ lúa mà ăn thì sống sẽ hòa hợp” hay “giữ được miệng lưỡi thì sẽ thuận hòa”.

Như vậy chữ hòa ở đây có liên quan tới “ăn” và “nói”. - Ăn: Do thiếu sự phân phối của ăn, của cải vật chất nên dẫn đến bất hòa. ĐGH Phanxicô trong TH Niềm vui của Tin Mừng đã chỉ ra nguyên nhân bất hòa là do “nền kinh tế loại trừ và chênh lệch xã hội”. Nền kinh tế loại trừ chỉ nhắm đến hiệu năng và lợi tức nên loại bỏ người già, kẻ vô gia cư, người đói khổ khốn cùng, xem họ như là đồ thừa, cản trở cho sự phát triển và thịnh vượng (s. 53). ĐGH nhận định: bao lâu còn sự loại trừ và chênh lệch xã hội thì còn bạo lực, chiến tranh sẽ bùng nổ. Đó là “phản ứng của những người bị loại ra bên lề xã hội” (s. 59). Như vậy muốn hòa bình, thì phải tạo cơ hội làm việc cho mọi người để họ có của ăn, có điều kiện sống ở mức tối thiểu.

-Bên cạnh, muốn thuận hòa thì cần thuận trong “tiếng nói”.

Trong cuộc sống hằng ngày, có khi vì lời châm chọc, dẫn đến tức khí mà sinh ra đâm chém giết nhau. Chính cha ông chúng ta cũng khuyên:

-Một sự nhịn, chín sự lành. Ngay cả trong cuộc sống gia đình, nhiều khi nguyên nhân gây bất hòa cũng chỉ vì lời ăn tiếng nói. Để tránh điều đó, cha ông khuyên:

Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê. Đằng này, có nhiều anh, quý ông chẳng bao giờ biết động viên vợ mình một câu. Đã thế lại còn chọc tức. Có lần đến thăm gia đình một người bạn thân, anh chồng đố tôi. Đố cha:

-Con gì ăn ít nói nhiều,

Mau già, lâu chết miệng kêu tiền tiền.

Tôi không hiểu vì bất ngờ. Chị vợ nhanh nhảu đáp: -Anh đố về “con vợ” đó cha ạ.

Vợ mình, mình không thương chẳng lẽ lại để ông hàng xóm thương dùm? Xin quý OBAEM nghĩ tới việc sống thuận hòa với tha nhân, nhưng cần bắt đầu từ gia đình: hòa với vợ, thuận với chồng, hòa đồng với con cái. Gia đình là trường dạy đầu tiên của xã hội, nơi đó con cái sẽ học biết liên đới,thuạn hòa, yêu thương trước khi vào đời.

Đối với thánh Phanxicô thuận hòa với tha nhân là nét đặc trưng thứ hai trong linh đạo của ngài: “Tình Anh Em”, bên cạnh, “Nghĩa Hèn mọn”.

Ngài yêu mến mọi người, nhất là người nghèo, vì Đức Giêsu đã làm người và là người nghèo giữa chúng ta. Trong Tin mừng Mátthêu,

Đức Giêsu đã đồng hóa mình với người đói, khát, khách lạ, trần truồng. Người nói rằng mỗi lần các ngươi giúp đỡ cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy (x. Mt 25,35-41). Bên cạnh, những người nghèo được Chúa mạc khải cho họ mầu nhiệm Nước Trời, nên khi hòa mình vào nhóm người nghèo, thánh Phanxicô cũng được ân huệ đó, như bài Tin mừng chúng ta vừa nghe “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngời khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm nước Trời,nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Nhờ có con mắt chiêm ngưỡng như trên, ngài đã chọn lối sống của một người nghèo, để gắn bó và yêu thương hết mọi người cùng khốn hèn mọn, vì tất cả ĐỀU LÀ ANH CHỊ EM có cùng một CHA CHUNG TRÊN TRỜI.

Có lẽ việc sống thuận hòa với tha nhân được diễn tả không ở đâu rõ nét bằng trong Kinh Hòa Bình, dựa theo tinh thần của Cha Thánh. Chúng ta không có dịp bàn nhiều ở đây.

Với thánh Phanxicô, khi đã sống an hòa với Thiên Chúa khiến người ta thuận hòa với tha nhân, thì sẽ dẫn đến hòa hợp với vạn vật.

3. Hòa hợp với vạn vật.

Những ngày đầu của tạo dựng, con người sống cùng muôn vật rất hòa hợp. Ađam đặt tên cho từng con vật, vì thế có thể gọi tên chúng đến cùng với con người hòa điệu bài ca ngợi khen Chúa. Nhưng bỗng một ngày, con người bất tuân với Thiên Chúa rồi bất hòa với tha nhân, và từ đó, bất hợp với muôn loài. ĐGH Phanxicô cũng đã nhận định như thế khi nói: “Theo như lời Thánh Kinh, ba liên hệ sống động này đã bị phá vỡ, không những bên ngoài, nhưng cả nội tại bên trong. Sự đổ vỡ này là do tội lỗi” (số 66).

Sự liên đới nguyên thủy giữa con người và vạn vật bị phá vỡ khởi đi từ tương quan giữa con người và đất, như sách Sáng thế thuật.

Thiên Chúa nói với Ađam: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ‘Ngươi đừng ăn nó’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (x. St 3,17-19). Sau đó, cũng vì ghen tương mà người anh Cain đã giết em trai mình là Aben và máu của người vô tội đã đổ trên đất. Thiên Chúa nói: “Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa” (x. St 4,11-12).

Kể từ đó, tương quan giữa con người và trái đất trở nên hỗn độn, muông thú chống lại con người. Vì thế, cần có sự hòa hợp. Đối với các ngôn sứ, sự hòa hợp đó chỉ có được vào ngày Đấng Mêsia đến, thời hòa bình cánh chung: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang” (Is 11,6-8).

Thánh Phanxicô đã đi bước trước trong việc phục hồi tình trạng nguyên thủy địa đàng đó, như được diễn tả trong tinh thần “Bài ca vạn vật”, gợi hứng những tư tưởng được ĐGH triển khai trong thông điệp Laudato si’. Trong bài ca này, thánh Phanxicô đã gọi muôn vật bằng chị bằng anh. Vì ngài ngẫm ra rằng các vật đó cũng như con người, đều do cùng một Cha Toàn năng tác thành.

Giờ đây có lẽ không nên bàn nhiều về bài ca này vì OBACE đã cảm nhận được tinh thần HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG PHỔ QUÁT TRONG TOÀN THỂ VŨ HOÀN được diễn tả trong bài ca đó rồi. Có lẽ chúng ta không chỉ nghe rồi khen ngợi tinh thần của thánh Phanxicô, mà sau đó không có một phản tỉnh hay hành động gì. Dến đây, thiết nghĩ cần nhắc lại lời của thánh Phanxicô trong Huấn ngôn 6: “Thật xấu hổ cho chúng ta là các tôi tớ Thiên Chúa, vì các thánh đã hành động, còn chúng ta, chúng ta lại thích kể lại công việc các ngài đã làm để được vinh quang và danh dự.”

Vì thế, chúng ta có thế nhớ đến một sáng tác khác được gợi hứng từ “Bài ca vạn vật”, đó là bài “Xin mở cho con đôi mắt”. Bài ca này có thể giúp chúng ta phản tỉnh điều gì đó cụ thể hơn để áp dụng cho đời sống của chúng ta:

“Xin mở cho con đôi mắt, để con thấy tình Cha tuyệt thánh.
Xin mở cho con đôi mắt, để con thấy tình Cha tuyệt vời.
Tình Cha sáng tạo muôn loài, khắp bầu trời mặt đất biển khơi.
Tình Cha sáng tạo con người cho làm chủ công trình của Ngài”.

Vâng, xin Chúa mở cho chúng ta đôi mắt để thấy tình thương của Chúa nơi vạn vật, thấy được vũ điệu của thiên nhiên, nghe được lời yêu thương của Chúa đang được thì thầm trong tiếng suối reo, hay trong tiếng gió ngàn; nghe được sứ điệp Chúa nhắn gửi nơi các loài hoa, nơi tiếng hót của loài chim, và trong tiếng kêu của muông thú,…Không chỉ thế, xin cho chúng ta nghe được tiếng kêu than của Chúa nơi những người nghèo khổ bất hạnh, bị gạt ra bên lề hiện sinh cuộc sống. Họ đang ở rất gần chúng ta nhưng…cũng ở rất xa. Gần về không gian vật lý, nhưng rất xa về không gian tâm lý và tinh thần.

Quý ông bà anh chị em rất thân mến, có người nói “cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, cho ta ngày mới để yêu thương”. Phải chi lời cảm ơn đời và ước muốn yêu thương đó được thể hiện cụ thể hơn qua việc nghĩ tới sự LIÊN ĐỚI và HÒA HỢP tuyệt hảo trong “đời”, trong vũ trụ: THÁI HÒA:

AN HÒA giữa Thiên Chúa và con người; THUẬN HÒA giữa con người và HÒA HỢP giữa con người và vạn vật.

Xin bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày, như trồng những mảng cây xanh nhỏ trong khung cửa sổ hay sân vườn của gia đình; ít xài máy lạnh, tiết kiệm điện nước; làm sạch sẽ môi trường mình sống, đổ rác vào đúng nơi quy định. Không đổ rác ra đường, trời mưa sẽ làm nghẹt các ống cống rồi nước dâng lên ngập phố ngập nhà. Không đốt hoặc quăng các bịch nilông vào thùng rác, mà gom lại cho những người mua ve chai để tái chế. Không đổ nước thải, chất thải xuống các dòng kênh khiến các chết các sinh vật bị tiêu diệt, hệ thống nước ngầm bị ô nhiễm. Những điều đó không chỉ đe dọa trái đất nói chung, mà trực tiếp đe dọa mạng sống của chúng ta.

Chúng ta cố gắng bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt như thế.

Đó là cách chúng ta bắt đầu chung tay bảo vệ “Trái Đất này là Ngôi Nhà Chung của chúng ta” bảo vệ “Trái Đất này là Món Quà Chung dành cho mọi người”. Nhờ đó, con người và muôn loại thụ tạo đều có thể hân hoan ca ngợi Chúa:

LAUDATO SI’! XIN NGỢI KHEN CHÚA, CHÚA ƠI.
LAUDATO SI’! XIN NGỢI KHEN CHÚA MUÔN ĐỜI.
Amen!

Lễ Cha Thánh Phanxicô 2015
Tu sĩ Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây