+ Lớn lên Hiêrônimô du học ở Roma, học chuyên về sử và triết lý.
Hiêrônimô có công tìm kiếm và mua sắm nhiều sách rất quí giá.
Lúc học ở Roma Hiêrônimô sống hơi buông thả một chút những lúc nào cũng giữ được lòng kính sợ Thiên Chúa.
Chính Đức Giáo Hoàng Liberrio rửa tội cho người.
Sau khi học xong Hiêrônimô có đi một vòng qua nước Pháp đến thành Trèves.
Cuối cùng thì Hiêrônimô sang và ở luôn tại Antioche trong xứ Syria. Thời gian ở đây đáng dấu một bước ngoặc rất quan trọng trong việc hình thành ơn gọi nơi ngài. Ngài đã được chịu chức linh mục tại đây. Một đêm kia người mơ thấy Chúa hiện ra với mình.
Chúa hỏi: Hiêrônimô con là ai vậy?
Ngài trả lời: Con là con của Chúa, con là người có đạo.
Chúa trả lời lại: "Nói láo...Phải nói con là của Cicérô mới đúng.
Hiêrônimô hiểu là ý Chúa muốn trách mình quá say mê Cicêro - Cicêrô vừa là một nhà văn vừalà một nhà hùng biện rất nổi tiếng ở Roma - nên Hiêrônimô quyết tâm sửa mình lại.
Ngay sau đó Hiêrônimô bắt đầu học tiếng Hy lạp và Do thái với một mụch đích duy nhất là có đủ khả năng dịch sánh Kinh Thánh từ tiếng Hy lạp ra tiếng Latinh.
Trong thời gian này Hiêrônimô có được Đức Thánh Cha Damsus gọi Ngài về Roma một thời gian để làm thư ký riêng cho Ngài. Và cũng chính ở đây mà Ngài đã bắt đầu một công trình có một tầm vóc hết sức quan trọng cho Giáo hội : Ngài bắt đầu dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh.
Ở Roma được một thời gian, có lẽ vì cảm thấy Roma không phải là chỗ thích hợp cho công việc quá đặc biệt này cho nên Ngài đẵ trở lại xứ Palestine, vào sống một cuộc đời thầm lặng trong một tu viện ở Belem. Ngài sống tại đây suốt 34 năm trời...vừa tiếp tục học hỏi, tra cứu thêm để phục vụ Chúa trong các tác phẩm chống lạc giáo và nhất là để hoàn thành việc chuyển ngữ toàn bộ bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh.
Ngài là bạn rất thân của thánh Augustino. Chính thánh Augustinô cũng đã có nhiều lần nhắc đến Ngài như một người bạn và như một bậc thầy.
Bài học
1. Dám hy sinh vì Chúa
- Bỏ cả sở thích riêng của mình. Đây là một điều rất khó.
- Hy sinh cả cuộc đời cho Lời của Chúa
Chúng ta hãy cứ tưởng tượng xem một công trình như vậy mà hầu như chỉ có một mình Ngài thực hiện thì phải mất thời giờ đến mức độ như thế nào.
Để có một chút sa sánh thì chúng ta hãy nhìn vào Giáo hội VN của chúng ta. Giáo hội công giáo VN đã có tạm gọi là hơn 4 thế kỷ nay. Vậy mà chỉ mới đây chúng ta mới có một tin vui là nhóm PVGK sẽ cho ra đời trọn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Việt đầu tiên. Trước đây đã có một vào bản những có quá nhiều sai sót. Bản của Thánh Hiêrônimô đã được Giáo hội dùng suốt từ thời đó cho đến nay. Điều đó đã tự khẳng định về chỗ đứng cũa nó trong lịch sử Giáo hội. 2. Đã biết chọn thật đúng nhu cầu của Giáo hội và đã làm hết sức mình để đáp ứng lại nhu cầu đó - Thời đại của văn hóa Hy lạp đã suy tàn. Thời đại văn minh Tây phương đi lên. Phải nói Hiêrônimô là một con người rất thức thời. Hiểu được những nhu cầu của Giáo hội và đáp ứng lại một cách hết sức tốt đẹp. Đây là bài học chung cho cả Giáo hội. Công đồng Vaticanô cũng nhắm chiều hướng này.
Thánh Hiêrônimô chào đời khoảng năm 340 tại Stridon gần Aquila, miền tam biên giữa Dalmatia, Pannonia và Italia. Tên đầy đủ của Ngài là Eusêbiô Hiêrônimô Sôphrôniô. Dường như Ngài thuộc một gia đình giàu có và được giáo dục đầy đủ về văn chương, theo thường lệ dành cho các thiếu niên thượng lưu thời đó. Trước hết Ngài đã theo học tại Stridon rồi sau đó tại Roma với nhà văn phạm thời danh Donatô, Ngài đã học để viết văn Latin cho tuyệt diệu tinh ròng và chính xác. Bởi đó Ngài say mê các tác phẩm cổ, dầu sau này Ngài coi chúng như một thứ cám dỗ. Trong một bức thư gởi cho Eustochium, Ngài có kể lại một giấc mơ khi nằm tại bệnh viện Antiochia. Trong giấc mơ Ngài thấy mình phải đến trước vị quan án. Ngài tự xưng mình là Kitô hữu, nhưng quan án trả lời:
- Ngươi không phải là Kitô hữu. Ngươi là đồ đệ Cicêrô. Kho tàng ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó. Mà kho tàng của ngươi là các thứ tác phẩm của Cicêrô.
Sau đó Ngài bị đánh đòn và hứa sẽ từ bỏ các tác phẩm trần tục này.
Thánh Hiêrônimô được giáo dục để trở thành Kitô hữu và luôn coi trọng tôn giáo. Dầu vậy 19 tuổi Ngài mới lãnh bí tích rửa tội ở Roma vào ngày Phục sinh năm 366. Khi viếng thăm Trier, sau khi hoàn tất việc học ở Roma, Ngài hiểu biết ít nhiều về lối sống khổ hạnh, có lẽ do thánh Athanasiô bị lưu đày tới và đã quyết rằng đó là ơn gọi của Ngài. Ngài gia nhập một cộng đoàn linh mục và giáo dân tại Aquileia năm 370. Cộng đoàn bị tan vỡ vì một cuộc tranh chấp nào đó. Năm 375, Hiêrônimô đi về hướng đông với mấy người bạn, tới miền tổ đời khổ hạnh Kitô giáo. Sau khi dừng lại ở Antiochia ít lâu, Ngài đến sống trong sa mạc Chalcis như một ẩn sĩ, nơi dây Ngài “không có bè bạn nào khác ngoài bò cạp và hoang thú”. Ngài khổ cực vì bệnh tật mà nhất là các cơn cám dỗ. “Trong đầu óc tôi thường thấy mình giữa đám gái nhảy”. Và Ngài khóc thương rằng: “Một người chết yểu trong xác thịt như vậy mà ngọn lửa thèm muốn còn cháy lên dữ dội”.
Để kiềm chế óc tưởng tượng, sau khi đã xử phạt xác mà không được, Ngài chú tâm học tiếng Do thái. Như vậy Ngài đã khởi đầu công trình chính yếu trong đời làm học giả nhiệt thành giải thích thánh kinh.
Năm 378, Ngài trở lại Antiochia và đến với Constantinople để học thánh kinh với nhà thần học lừng danh là thánh Gregôriô thành Nazian. Năm 382, Ngài đến Roma và trở thành thư ký của Đức giáo hoàng Đamasô. Tại đây Ngài bắt đâu công trình hệ trọng về thánh kinh. Ngài hiệu đính các bản dịch Latinh về Phúc âm và thánh vịnh. Ngoài ra Ngài cũng hăng hái khích lệ phong trào sống khổ hạnh giữa các phụ nữ Roma. Nỗ lực này đã gây nên một số chống đối của một số giáo sĩ Roma. Chống lại, Ngài đã viết những dòng sống dộng:
- “Cái gì sơn phết lên khuôn mặt người Kitô hữu. Các miếng cao dán đầy tham vọng này là dấu chỉ của đầu óc thiếu trong sạch. Làm sao có thể nói được rằng một phụ nữ khóc than tội mình mà nước mắt họ cầy luống trên cặp má tô vẽ của họ. Hạnh phúc trông đợi gì từ thiên đàng khi mà cầu khẩn Chúa, họ lại chường mặt ra cho đấng tạo thành không còn nhận diện được họ nữa ?”
Do những lời quở trách này mà Ngài trở nên xa lạ với dân gian. Sau cái chết của thánh Damasô, Ngài lại lui về phương đông (năm 348).
Một nhóm phụ nữ đã sống dưới sự hướng dẫn của Ngài đã theo Ngài, đứng đầu là thánh nữ Paula với con Ngài là thánh nữ Eustochium. Họ lập thành một nhóm các tu viện gần đại giáo đường Giáng sinh tại Bêlem, tại đây thánh Hiêrônimô đã trải qua những ngày an bình hạnh phúc cuối đời, Ngài cũng dự phần vào nhiều cuộc tranh luận dữ dội. Một trong các cuộc tranh luận ấy là cuộc tranh luận giáo thuyết của Origen. Nhưng công cuộc lớn lao nhất của đời Ngài ... chính là công cuộc Ngài đã chuẩn bị từ sa mạc Chalcis, đã khởi sự từ Roma, công cuộc phiên dịch thánh kinh ra tiếng Latinh. Dựa vào công trình này mà thế giá Ngài tồn tại mãi trong Giáo hội công giáo, cũng như sự thánh thiện của Ngài có được một bằng chứng hùng hồn.
Toàn bộ thánh kinh bằng tiếng Latinh, gọi là bản phổ thông đều được thánh Hiêrônimô phiên dịch hay nhuận đính trừ các sách: Khôn ngoan, Huấn ca, Baruch và hai sách Macabê. Ngài thực hiện bản dịch thứ nhất đã làm tại Roma, chính bản dịch thứ hai này nằm trong bản dịch thánh kinh phổ thông và được Giáo hội dùng trong phụng vụ giờ kinh.
Thánh Hiêrônimô qua đời bình an tại Belem ngày 30 tháng 9 năm 420. Thánh Paula và Eustochium đã chết trước Ngài. Thi thể Ngài được chôn cất với họ trong nhà thờ Giáng sinh, nhưng sau này được đưa về Roma và nay đang được chôn cât tại đề thờ Đức bà Cả.
Giêrônimô sinh vào khoảng 347 trong xứ Dalmatia. Lớn lên Giêrônimô du học ở Roma Ngày 30/09-3
Giêrônimô sinh vào khoảng 347 trong xứ Dalmatia.
Lớn lên Giêrônimô du học ở Roma, học chuyên về sử và triết lý.
Giêrônimô có công tìm kiếm và mua sắm nhiều sách rất quí giá.
Lúc học ở Roma, Giêrônimô sống hơi buông thả một chút những lúc nào cũng giữ được lòng kính sợ Thiên Chúa.
Chính Đức Giáo Hoàng Liberrio rửa tội cho ngài.
Sau khi học xong, Giêrônimô có đi một vòng qua nước Pháp đến thành Trèves.
Cuối cùng thì Giêrônimô sang và ở luôn tại Antioche trong xứ Syria. Thời gian ở đây đánh dấu một bước ngoặt rất quan trọng trong việc hình thành ơn gọi nơi ngài. Ngài đã được chịu chức linh mục tại đây. Một đêm kia người mơ thấy Chúa hiện ra với mình.
Chúa hỏi:
- Giêrônimô, con là ai vậy?
Ngài trả lời:
- Con là con của Chúa, con là người có đạo.
Chúa trả lời lại:
- Nói láo! Phải nói con là của Cicêrô mới đúng.
Giêrônimô hiểu là ý Chúa muốn trách mình quá say mê Cicêrô - Cicêrô vừa là một nhà văn vừa là một nhà hùng biện rất nổi tiếng ở Roma - nên Giêrônimô quyết tâm sửa mình lại.
Ngay sau đó Giêrônimô bắt đầu học tiếng Hy lạp và Do thái với một mục đích duy nhất để có đủ khả năng dịch sách Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Latinh.
Trong thời gian này Giêrônimô được Đức Thánh cha Damsus gọi Ngài về Roma một thời gian để làm thư ký riêng cho Ngài. Và cũng chính ở đây mà Ngài đã bắt đầu một công trình có một tầm vóc hết sức quan trọng cho Giáo hội: Ngài bắt đầu dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh.
Ở Roma được một thời gian, có lẽ vì cảm thấy Roma không phải là chỗ thích hợp cho công việc quá đặc biệt này cho nên Ngài đã trở lại xứ Palestine, vào sống một cuộc đời thầm lặng trong một tu viện ở Belem. Ngài sống tại đây suốt 34 năm trời...vừa tiếp tục học hỏi, tra cứu thêm để phục vụ Chúa trong các tác phẩm chống lạc giáo và nhất là để hoàn thành việc chuyển ngữ toàn bộ bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh.
Sau này chính Công Đồng Triđentinô đã tu sửa bản dịch này và đến nay vẫn được coi là văn bản chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma.
Ngài là bạn rất thân của thánh Augustino. Chính thánh Augustinô cũng đã có nhiều lần nhắc đến Ngài như một người bạn và như một bậc thầy.
Theo cuốn niên sử ông Prosper thì thánh Giêrônimô qua đời quãng năm 420, hưởng thọ 92 tuổi tại Bethlehem.
Mặc dầu qua đời ở Palestina vào thời hỗn chiến, thánh Giêrônimô đã được toàn thể thế giới công giáo tôn sùng ngay từ mấy năm sau khi ngài tạ thế. Ở Rôma, người ta kính thánh nhân đặc biệt tại Đại Giáo Đường Đức Bà Cả. Dưới đời Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII (1294-1303), thánh nhân được suy tôn bậc tiến sĩ ngang hàng với thánh Grêgôriô cả, thánh Âu Tinh và thánh Ambrôsiô, tức bốn vị giáo phụ ở Tây phương.
B. BÀI HỌC.
1. Dám hy sinh vì Chúa.
Bỏ cả sở thích riêng của mình. Khi được Chúa “cảnh cáo” dù chỉ là trong một giấc mơ, Giêrônimô đã sửa lại lỗi lầm của mình ngay. Đây là một điều rất khó nhưng Giêrônimô đã làm được.
Hy sinh cả cuộc đời cho Lời của Chúa. Chúng ta hãy cứ tưởng tượng xem một công trình lớn - là công trình chuyển ngữ Kinh Thánh tử tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh- như vậy mà hầu như chỉ có một mình ngài thực hiện thì thời giờ và công sức phải bỏ ra lớn đến mức độ như thế nào.
Để có một chút so sánh thì chúng ta hãy nhìn vào Giáo hội Việt Nam của chúng ta. Giáo hội công giáo Việt Nam đã tạm gọi là đã có hơn 4 thế kỷ nay. Vậy mà chỉ mới đây chúng ta mới có một tin vui là nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh cho ra đời trọn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Việt đầu tiên. Trước đây đã có một số bản những bản này có quá nhiều hạn chế và thiếu sai sót.
Phải đợi nhiều năm trời Giáo Hội Việt Nam mới có được bộ Kinh Thánh có tầm cỡ và xứng đáng như thế.
Vậy mà một mình Thánh Giêrônimô đã làm được công việc vĩ đại đó. Giáo hội dùng bản dịch của Ngài suốt từ thời đó cho đến nay. Điều đó đã tự khẳng định về tầm quan trọng và chỗ đứng của nó trong lịch sử Giáo hội.
2. Tiếp đến Thánh Giêrônimô đã biết chọn thật đúng nhu cầu của Giáo hội và đã làm hết sức mình để đáp ứng lại nhu cầu đó.
Vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, người ta đã thấy thời đại của văn hóa Hy lạp đang suy tàn và thời đại văn minh Tây phương đi lên.
Phải nói Giêrônimô là một con người rất thức thời. Hiểu được những nhu cầu của Giáo hội và đáp ứng lại một cách hết sức tốt đẹp. Đây là bài học chung cho cả Giáo hội. Công đồng Vaticanô khi cho chuyển ngữ các bàn văn Phụng vụ bằng tiếng Latinh sang tiếng địa phương cũng nhắm chiều hướng này.
Hơn nữa ngày từ năm 1933 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI mà thánh Giêrônimô đã nghĩ đến việc phát động phong trào nghiên cứu và tìm hiểu Kinh thánh thì phải coi đây là sáng kiến và công việc hết sức mới mẻ mà mãi về sau Giáo Hội mới thấy sự sức cần thiết của công việc này. Bởi vậy, khi nhắc đến huân công và thiên tài dịch bộ Kinh Thánh của ngài, giáo sư M.J. Lagrange, một nhà nghiên cứu và chú giải Thánh kinh nổi tiếng của Giáo Hội hôm nay đã viết rằng: “Đó là một trong những sự nghiệp đáng thán phục nhất của trí óc nhân loại”
Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết yêu mến Lời Chúa với tất cả tấm lòng của chúng ta .
Xin được kết thúc bằng lời chú giải của thánh Ép-rem, phó tế, về sách Tin Mừng tổng hợp.”Lạy Chúa, ai nào hiểu nổi dù chỉ một lời trong các lời Chúa phán. Như những kẻ khát nước uống nơi mạch suối, chúng con bỏ đi nhiều hơn là thu vào, bởi lẽ lời Chúa có muôn màu muôn vẻ, tuỳ theo nhận thức khác nhau của những người học hỏi. Chúa tô điểm cho lời Người bằng nhiều màu sắc, để ai học hỏi đều tìm thấy ở đó điều mình ưa thích. Người thiết lập nhiều kho tàng châu báu trong lời của mình, để ai trong chúng ta khai thác ở đâu thì nên giàu ở đó.
Lời Chúa là cây sự sống cung cấp cho bạn quả phúc từ mọi phần cây, tựa như tảng đá xưa trong sa mạc đã nứt ra để ban nước thiêng cho mọi thành phần dân Chúa, như thánh Phao-lô tông đồ nói : Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, cùng uống một thức uống linh thiêng. Vậy ai lãnh được phần nào trong kho tàng của Chúa thì đừng tưởng trong lời Chúa chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng phải nghĩ rằng mình chỉ thấy được có một trong nhiều điều chứa chất ở đó. Cũng đừng vì chỉ gặp được và lãnh nhận có một phần đó thôi mà coi nhẹ và bảo rằng lời Chúa nghèo nàn và cằn cỗi, nhưng bởi không thể lãnh hội hết nên hãy cảm tạ vì sự phong phú của lời Chúa.
Bạn hãy thưởng thức món bạn ăn và đừng buồn vì bạn không ăn hết được. Kẻ khát thì vui khi được uống và chẳng buồn vì không uống cạn được suối. Hãy để suối làm cho bạn đã khát, chứ đừng để cơn khát của bạn uống cạn suối, vì nếu bạn hết khát mà suối không cạn thì khi bạn lại khát, bạn có thể uống nữa. Còn nếu như bạn hết khát mà suối cũng cạn luôn thì việc bạn uống cạn suối sẽ trở nên tai hoạ cho bạn.
Hãy cảm tạ vì những gì bạn đã nhận được và đừng buồn vì phần còn lại quá nhiều. Cái bạn đã lãnh và đã tìm được là phần của bạn; ngoài ra cái còn lại là gia nghiệp bạn sẽ được hưởng. Điều mà trong một giờ bạn không lãnh được vì bạn yếu đuối thì bạn vẫn có thể lãnh nhận trong những giờ khác, nếu bạn kiên trì. Đừng vì tà ý mà cố gắng uống một hơi cho cạn cái không thể uống cạn một hơi, cũng đừng vì ngu dốt mà không uống cái bạn có thể uống từ từ. Amen.
Lạy thánh Giêrônimô, xin mở miệng chúng con để chúng con luôn ca ngợi và nói lời Chúa vì chỉ lời Chúa mới làm cho chúng con đi đúng đường và hạnh phúc.
Hầu hết các thánh được nhớ đến là vì một vài nhân đức trổi vượt hay sự sùng kính đặc biệt Ngày 30/09-4
của các ngài, nhưng Thánh Giêrônimô được nhớ đến là vì tính nóng nảy! Thật sự ngài rất nóng tính và có tài viết cay độc. Tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa và Ðức Kitô Giêsu thật mãnh liệt, nên bất cứ ai dạy bảo điều gì sai trái ngài đều coi là kẻ thù của Thiên Chúa và chân lý, và Thánh Giêrônimô theo đuổi người ấy đến cùng với lối viết táo bạo và đôi khi châm biếm.
Trên tất cả ngài là một học giả Kinh Thánh, dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh. Ngài cũng viết những bài chú giải là nguồn cảm hứng về kinh thánh cho chúng ta ngày nay. Ngài là một sinh viên nhiều tham vọng, một học giả thông suốt, một văn sĩ phi thường và là cố vấn cho các tu sĩ, giám mục và giáo hoàng. Thánh Augustine nói về ngài, “Ðiều mà Thánh Giêrôm không biết, thì thần chết cũng không biết.“
Thánh Giêrônimô đặc biệt nổi tiếng trong việc chuyển dịch Kinh Thánh mà cuốn ngài dịch được gọi là Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng được Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng. Như các học giả ngày nay nhận xét, “Không ai trước thời Thánh Giêrônimô hay cùng thời với ngài và rất ít người hậu sinh sau đó hàng thế kỷ cũng không đủ khả năng để thực hiện công trình đó.” Công Ðồng Triđentinô đã tu sửa bản Vulgate và công bố đó là văn bản chính thức được dùng trong Giáo Hội.
Ðể thực hiện công trình đó, Thánh Giêrônimô đã phải chuẩn bị rất kỹ. Ngài là bậc thầy về tiếng La Tinh, Hy Lạp, Cổ Do Thái và Canđê. Học vấn của ngài bắt đầu từ nơi sinh trưởng, ở Stridon thuộc Dalmatia (Nam Tư cũ). Sau giai đoạn giáo dục sơ khởi, ngài đến Rôma, là trung tâm học thuật thời ấy, và đến Trier, nước Ðức, là nơi quy tụ các học giả. Mỗi nơi ngài sống một vài năm, để theo học với những bậc thầy tài giỏi.
Sau phần chuẩn bị kiến thức ngài tung hoành ở Palestine cốt để ghi nhận những nơi đã in dấu Ðức Kitô với lòng sùng kính dạt dào. Ngài cũng là một nhà thần bí, đã sống trong sa mạc Chalcis 5 năm để hy sinh cầu nguyện, hãm mình và nghiên cứu.
Sau cùng ngài dừng chân ở Bêlem, có một số các bà ở La Mã (con thiêng liêng của người) đi theo. Trong số ấy có thánh Paola và con gái là thánh Eustochium. Họ sống trong các tu viện chung quanh thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem. Còn Jerome đứng đầu một tu viện nam và sống trong một cái hang mà ngài tin rằng Ðức Kitô đã sinh hạ ở đấy. Ngài hiến dâng cuộc đời còn lại cho việc phiên dịch Thánh Kinh. Tất cả các bản Thánh Kinh La Ngữ gọi là bản Vulgate hay phổ thông đều do Jerome phiên dịch hoặc hiệu chính, ngoại trừ các sách Khôn Ngoan, Giảng Viên, Baruch và Macabê. Người cũng dịch lại bản Thánh Vịnh dịch ở La Mã và dùng trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Bản Vulgate được công nhận như bản chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Jerome qua đời tại Bethlehem ngày 30 tháng 9 năm 420. Thánh Paola và Eustochium qua đời trước. Xác thánh nhân được chôn cất kế bên hai người con thiêng liêng dưới hầm mộ của thánh đường Giáng Sinh. Nhưng sau đó thánh tích của thánh Jerome được chuyển về La Mã. Thi hài của ngài hiện được chôn cất trong Ðền Ðức Bà Cả ở Rôma.
Đức Giáo Hoàng Boniface XIII đã tuyên xưng Thánh Jerome và Thánh Augustine là Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 20 tháng 9 năm 1295
Lời Bàn
Thánh Giêrônimô là một người thẳng tính, cương quyết. Ngài có nhân đức cũng như các tính xấu của một người ưa chỉ trích tất cả những vấn đề luân lý thường tình của con người. Như có người nhận xét, ngài là người không chấp nhận thái độ lưng chừng trong phẩm hạnh cũng như trong việc chống đối sự xấu xa. Ngài mau nóng, nhưng cũng mau hối hận, và rất nghiêm khắc với những khuyết điểm của chính mình. Người ta kể, khi nhìn thấy bức tranh vẽ Thánh Giêrônimô đang cầm hòn đá đánh vào ngực, một giáo hoàng nói, “Ngài cầm hòn đá đó là phải, vì nếu không, Giáo Hội không bao giờ phong thánh cho ngài” (Ðời Sống Thánh Nhân của Butler).
Lời Trích
“Ở nơi xa xôi nhất của sa mạc hoang vu đầy đá sỏi, như thiêu đốt dưới cái nóng hực lửa của mặt trời đã khiến các tu sĩ cư ngụ nơi đây cũng phải khiếp sợ, tôi thấy mình như ở giữa những say mê và đàn đúm ở Rôma. Trong sự đầy ải và tù ngục mà tôi tự ý xử phạt mình vì sợ hỏa ngục, nhiều khi tôi thấy mình ở giữa đám thiếu nữ Rôma như tôi đã từng sống với họ: Trong cái cơ thể lạnh ngắt và trong da thịt nứt nẻ của tôi, dường như tôi đã chết trước khi thực sự chết, lại khao khát được sống. Cô đơn trước kẻ thù này, linh hồn tôi phủ phục dưới chân Ðức Giêsu, lấy nước mắt rửa chân Ngài, và tôi chế ngự xác thịt với những tuần lễ ăn chay. Tôi không xấu hổ để thố lộ những sự cám dỗ, nhưng tôi đau buồn vì trước đây tôi không được như bây giờ” (trích thư Thánh Giêrônimô gửi Thánh Eustochium).