- Đọc các bài của Lm. Mễn: 1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71; 2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn 3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com 5. ĐT: 0913 784 998; 0394 469 165
**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)
**** Lạy Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.
Bài 1: NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN 23
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 378) -------------------------------------
Bạn thân mến,
Ông Giacôbo Veisu, một nhà điêu khắc nổi tiếng của Italia, đã viết hồi ký về những giây phút cuối đời của Đức Gioan 23, kể lại như sau:
Vào ngày cuối cùng của chuỗi ngày đau đớn kéo dài, linh mục Cabovila, bí thư riêng của Đức Thánh Cha, đến bên giường bệnh, hôn tay Ngài và hỏi xem Ngài cảm thấy thế nào. Đức Thánh Cha Gioan 23 trả lời:
- Tôi cảm thấy trong mình khỏe khoắn và bình an, như thể tôi đang ở trong tay Chúa, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo.
Linh mục Cabovila thưa:
- Xin Cha đừng lo, những người phải lo là chính chúng con đây. Chúng con đã nói chuyện với bác sĩ.
Đức Thánh Cha Gioan 23 ngắt lời:
- Họ đã nói những gì với con?
Linh mục bí thư nghẹn ngào nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, con muốn nói với Cha một sự thật. Hôm nay, là ngày của Chúa, hôm nay là ngày Cha sẽ được về Thiên Đàng!
Nói xong, cha bí thư quì gối xuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng cha cảm thấy có một bàn tay, đang âu yếm xoa đầu mình, và nghe một giọng nói êm ấm, rất thân thương, rất quen thuộc:
- Con hãy ngước mắt nhìn lên đây! Bình thường, người thư ký của Cha rất mạnh mẽ, can đảm, nhưng sao bây giờ lại trở thành mềm nhũn đến như thế.
Con đã nói với Người Bề Trên của con những lời hay, đẹp nhất, mà con người có thể nghe được, từ miệng của một vị linh mục!
Vâng, đó là thứ Bình an đích thực, mà Chúa ban cho những ai tin vào Chúa.
Lạy Chúa, sự can đảm của Đức Thánh Cha Gioan 23, khi ngài bình tỉnh đón nhận cái chết, thì cũng giúp chúng con biết sống can đảm, và chết can đảm như Ngài. Xin Chúa giúp chúng con. Amen.
-------------------------------
Bài 2: SỰ BẤT AN CỦA MỘT CA SỸ NHẠC ROCK RẤT NỔI TIẾNG.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 379) -------------------------------------
Bạn thân mến,
Có một lần được phỏng vấn trên truyền hình, Mẹ Têrêsa phải trực diện với một kẻ hỏi cắc cớ:
“Bà yêu thương người nghèo, điều đó rất tốt. Nhưng còn biết bao nhiêu người giàu có của Vatican và trong Giáo Hội thì sao ?”
Mẹ nhìn thẳng vào người phỏng vấn và nói:
“Thưa ông, tôi thấy ông không phải là người có hạnh phúc. Có những điều đang sâu xé trong thâm tâm ông. Ông không có một chút bình an trong lòng.”
Lời đó làm cho ông ta xụ mặt.
Và mẹ lại tiếp tục nói, khiến ông ta càng thêm quặn đau:
“Ông nên có niềm tin tưởng.”
- Làm thế nào tôi có được niềm tin ?
- Ông nên cầu nguyện.
- Nhưng tôi không thể cầu nguyện.
- Tôi sẽ giúp ông. Nhưng phần ông, ông nên cho những người xung quanh nụ cười. Một nụ cười làm cho ông đến gần với những người khác. Những nụ cười sẽ giúp mang cho ông sự thật về Thiên Chúa, và sẽ cho ông có niềm tin vào cuộc sống.
*****
Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng.” (Ga 14, 27)
Michael Jackson, một ca sỹ nhạc rock, rất nổi tiếng. Ông đã đạt tới đỉnh cao của danh vọng. Nhưng ông còn có một ước mơ, là mơ ước được sống tới 105 tuổi. Vì thế, anh chẳng ngại thường xuyên thuê trực thăng, đem khí Oxy trong lành từ trên các đỉnh núi cao, mang về bơm vào đầy phòng kín, nơi ông đang ở, để tránh mọi sự ô nhiễm.
Tôi tự hỏi: “Liệu ông có thật sự an toàn nơi phòng kín đó chăng ?”
Vâng, lạy Chúa, có nhiều lần con tự trấn an mình, bằng những gì con đang có, con đang chiếm hữu và cố hết sức mà giữ lấy.
Trước bạn bè, con giả vờ như rất an tâm, giữa những tiếng ồn ào, huyên náo; nhưng thật sâu lắng tự bên trong, con lại thấy: Con chẳng được an tâm chút nào.
Xin Chúa hãy ban cho con bình an của Chúa, thứ bình an, mà không đau khổ nào có thể chạm tới, thứ bình an giúp cho mọi tâm hồn luôn sống trong sự thật, trong tình yêu thương của Chúa. Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 380) -------------------------------------
Bạn thân mến,
Một giáo viên cấp II, đang vào sổ hai cậu học sinh mới chuyển trường. Cô thấy tên họ của chúng giống nhau, dáng người và quần áo như nhau, nên hỏi:
- Hai anh em sinh đôi phải không ?
- Dạ, không.
Rồi cô đọc thấy ngày tháng năm sinh của chúng chỉ cách nhau sáu tháng. Cô lại hỏi:
- Hai anh em họ phải không ?
- Dạ, không, chúng em là anh em ruột.
- Ồ, cô nghĩ có sự nhầm lẫn trong việc ghi ngày sinh của các em. Hai anh em về nói mẹ ghi lại ngày sinh của mình, rồi đưa lại cho cô vào sáng mai nhé ?
- Tại sao vậy ?
- Bởi vì nếu hai anh em, không sinh đôi, mà lại là anh em ruột, thì Nam không thể lớn hơn Tâm chỉ có sáu tháng.
Hai cậu nhìn nhau. Rồi Nam quay lại, mỉm cười nói với cô giáo:
“Nhưng em không phải là người lớn hơn; vì cô biết đó, một trong hai chúng em là con nuôi. Nhưng chúng em không biết ai là con nuôi.” (Góp nhặt).
*****
“Tin Mừng (Mt 28, 8-15) đề cập tới hai thái độ khác nhau trước biến cố Phục sinh:
- Một của các phụ nữ, một của nhóm lính canh.
Đối diện với ngôi mộ trống, các phụ nữ nhận ra dấu chỉ của Tin Mừng Phục sinh và khởi điểm cho niềm hy vọng, tuy lo âu, nhưng họ cũng vui mừng vội vã đi báo tin cho các môn đệ.
Còn đối với nhóm lính canh, ngôi mộ trống đã không là khởi điểm của sự tìm kiếm và tin tưởng, mà còn khiến họ xa rời niềm tin, chỉ vì sợ hãi và vì chút lợi lộc…
*****
Kitô hữu, là người đối diện với Tin Mừng Phục sinh và được trao cho nhiệm vụ đi loan báo cho người khác tin vui này…
Tuy nhiên, như nhóm lính canh, có thể vì sợ hãi trước quyền lực trần thế, hay vì một chút lợi lộc, nên họ đành tâm phản bội Tin Mừng, và do đó cho đến nay, vẫn còn những hiểu biết lệch lạc về Chúa Kitô và về Giáo hội” (Mỗi ngày một tin vui”).
Hôm qua, mừng ngày Sinh Nhật của tôi, với bao niềm vui, với bao lời chúc, với bao bông hoa và quà cáp.
Hôm nay, tôi lại trở về với cuộc sống thường nhật. Tôi bị “hụt hẫng!”. Tôi cố níu kéo, nhưng những cảm giác hạnh phúc hôm qua, nhưng đành bất lực!
*****
Nhưng có một niềm vui bên cạnh tôi, chẳng bao giờ bị tan biến, nhưng nào tôi có hay, có biết, đó là “Chúa của tôi đã Phục sinh”. Một niềm vui trọng đại, một ân điển lớn lao, cho bạn và cho tôi.
Bởi lẽ:
Tình yêu đã chiến thắng; Sự thật đã lên ngôi.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết xóa bỏ những hận thù, những tranh chấp, xóa bỏ những thành kiến, xa tránh mọi điều dối gian, để chúng con và mọi người cũng được Phục sinh với Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 381 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?
”Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con!”
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”
Người chủ cửa hàng mỉm cười, rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu, như năm cuộn len chạy ra.
Duy có một chú bị tụt lại sau khá xa.
Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”
Ông chủ giải thích rằng: Nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời.
Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu”.
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói:
“Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra, ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”
- “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó”, người chủ cửa hàng khuyên.
- “Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.”
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống, vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo, được đỡ bằng một thanh kim loại.
Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”
Dan Clark
*****
Chuyện tiếp theo... CẬU BÉ VÀ CON CHÓ NHỎ
Cậu bé, với chiếc chân trái phải mang khung thép trong suốt bốn tháng qua, về đến nhà, trên tay ôm một chú cún con. Chú cún này bị tật ở xương hông, nên chỉ có thể đi được những bước khập khiễng.
Việc cậu bé chọn mua một chú cún bị tật khiến bố mẹ cậu vừa ngạc nhiên, vừa xót xa vì thương cảm.
Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên hơn nữa, đó là từ ngày có người bạn mới, cậu bé như trở thành một con người khác, lúc nào cũng tươi vui, tràn đầy hy vọng.
Ngay từ ngày đầu tiên đón chú cún về nhà, cậu bé đã cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y để tìm ra cách chữa trị tốt nhất cho cún con.
Bác sĩ khuyên rằng, nếu cậu bé chịu khó xoa bóp, kéo căng chân cún đều đặn mỗi sáng và dắt chú đi dạo ít nhất một dặm mỗi ngày thì các cơ xung quanh chiếc hông bị vẹo của cún con sẽ dần trở nên mạnh khỏe. Cơ may trở lại bình thường của cún con là hoàn toàn có thể và tùy thuộc rất nhiều ở cậu bé.
Mặc dù chú cún cứ rên rỉ khó chịu mỗi lần cậu bé xoa bóp chân cho chú, và dù cậu luôn cảm thấy chân trái đau nhức mỗi khi dẫn cún đi dạo, nhưng trong suốt hai tháng trời, cả hai đã nghiêm túc tập luyện theo chế độ phục hồi dành riêng cho họ.
Vào tháng thứ ba, cả hai đã có thể đi được ba dặm mỗi sáng, trước khi cậu bé đến trường, mà không hề cảm thấy đau chân tí nào.
Vào một sáng thứ bảy, khi cả hai đang trên đường trở về sau buổi tập như thường lệ, thì bất thình lình, một chú mèo nhảy ra khỏi bụi cây bên đường, khiến cún con hết sức hoảng hốt.
Chú nhảy chồm lên, giật tung dây xích ra khỏi cổ rồi phóng như tên bắn ra giữa dòng xe cộ.
Cún con va phải một chiếc ô tô, bị hất tung lên vệ đường.
May mắn thay, chú chó vẫn còn thoi thóp thở.
Ghì chặt người bạn nhỏ yêu thương vào lòng, cậu bé đi nhanh về nhà, không để ý thấy khung thép bên chân trái của mình đã boong ra tự lúc nào.
Mẹ cậu tất tả đưa chú chó đến viện thú y. Trong khi cậu bé đang lo lắng chờ đợi bên ngoài, mẹ cậu ôm cậu vào lòng, nghẹn ngào nói trong nước mắt:
- Con không để ý thấy điều gì ư? Con đã có thể đi lại bình thường được rồi đấy!
- Sao lại như vậy được hả mẹ? - Cậu bé ngạc nhiên.
- Con trai của mẹ, con bị viêm tủy xương - Người mẹ giải thích. - Căn bệnh này khiến chân con ngày càng yếu, nhưng nó không thực sự là một căn bệnh nan y, nếu con quyết tâm vượt qua nỗi đau đớn và tích cực tập luyện hàng ngày.
Con biết điều ấy, nhưng con lại không tin vào chính mình. Con luôn chống cự không để bố mẹ giúp con điều trị, cả bố và mẹ cũng thực sự không biết mình nên làm gì nữa. Nhưng chú cún con đã làm thay đổi mọi thứ. Kỳ diệu thay, khi con giúp chú chó, con cũng đang tự giúp chính mình để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Ngay lúc đó, cánh cửa phòng mổ hé mở. Bác sĩ thú y bước ra tươi cười thông báo:
- Cháu có thể yên tâm, chú chó của cháu sẽ sớm khỏe lại thôi!
Chuyện xảy ra ngày hôm đó đã để lại trong cậu bé một bài học sâu sắc, đó là
- Khi cho đi, cũng chính là lúc chúng ta nhận được;
- lúc quên mình cũng chính là lúc chúng ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống...
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 382 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Có một ông nhà giàu kia rất thích thú với việc sưu tầm các bức danh họa nổi tiếng trên khắp thế giới. Ai đến đến thăm nhà ông cũng đều phải trầm trồ nễ phục trước bộ sưu tầm rất công phu, rất đắc giá và rất quý hiếm của ông, như những bức tranh của Picasso, của Rembrandt…
*****
Ông có một đứa con trai duy nhất, khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ.
Trong một trận chiến, chàng trai đã anh dũng hy sinh, khi cố gắng cứu mạng cho một bạn đồng đội.
Để tỏ lòng biết ơn chàng trai đã cứu sống mình, và cũng để tò lòng biết ơn người cha của anh ta, người bạn đồng đội được cứu sống này, đã dồn hết tâm lực để vẽ lại một bức tranh, ghi lại hình ảnh hào hùng của người bạn đã anh dũng cứu mình, để tặng cho người cha của bạn.
Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta tổ chức một cuộc bán đấu giá những tài sản của ông ta. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến, mong có thể mua được những danh họa có một không hai đó.
Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu lên tiếng nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con".
Một sự im lặng căng thẳng, rất khó chịu, bao trùm cả căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh của người con, do một tay tài tử nghiệp dư vẽ, có đáng gì để mà đấu giá. Hãy bắt đầu với những bức tranh của Picasso hay Rembrandt đi".
Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu với bức tranh của người con của ông chủ gia tài này trước đi. Ai muốn lấy bức tranh của người con".
Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Ðó là tiếng nói của người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng, mà người làm vườn này có thể trả nổi.
"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?"
Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau, để chuyển qua những món khác.
"Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán".
Người trọng tài gõ búa xuống. Người làm vườn già nua tiến lên nhận bức tranh và nhận một bao thơ dán kín, kèm theo bức tranh.
Sau khi công khai đọc xong bức thư, người trọng tài tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay. Cuộc đấu giá hôm nay đã kết thúc".
Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng: Hễ ai mua bức tranh người con, thì sẽ được hưởng tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con của ông".
*****
Trong Ðức Giêsu, Thiên Chúa cho chúng ta mọi thứ, kể cả bức tranh, mà Ngài muốn chúng ta noi theo, thực hiện, để chúng ta trở nên con của Ngài.
Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa sẽ hỏi thẳng chúng ta cách rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì sẽ được hưởng mọi sự".
Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, thì mọi người sẽ tranh giành để đấu cho bằng được bức tranh của người con.
Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa, mà chúng ta lại không chấp nhận người Con, thì phải nói là chúng ta quá dại dột.
Chúng ta hãy đón nhận Con Thiên Chúa, cùng với thánh giá của Ngài. Bởi không có thánh giá, sẽ không có vinh quang.
Chúng ta hãy học nơi Thánh Kinh và học nơi tất cả các thánh, để "Không phải là tôi sống nữa, nhưng chính là Ðức Kitô sống trong tôi" (Galata 2,20).
Lạy Ðức Giêsu, xin cho con chọn Ngài. Xin Chúa hãy sống trong con, để hướng dẫn và biến đổi con thành một môn đệ đích thực của Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 383 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào, Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong cuộc đời này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, Nhưng đừng quên rằng, Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây. Hãy là người tốt và luôn làm những điều tốt.
*****
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý. Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1. Ngài đặt hai con mắt của chúng ta ở phía trước, là vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải là để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2. Ngài đặt hai lỗ tai của chúng ta ở hai bên, là vì Ngài muốn chúng ta nghe từ cả hai phía, cả lời khen, lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía, hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc, nịnh hót, êm tai.
3. Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, là vì Ngài muốn chúng ta nói ít thôi, và chịu khó nghe nhiều hơn. Và khi nói thì chỉ nói những lời khôn ngoan, hữu ích, chứ không phải là để nói những lời sâu hiểm, làm tổn thương người khác.
4. Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ thật vững chãi, là vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5. Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, là vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người với nhau, phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.
Lạy Chúa, những suy tư trên đây, tuy rất đơn sơ, dễ hiếu lắm, nhưng không mấy khi con nghĩ tới, để thấy được ý Chúa muốn trong cuộc sống đời thường. Xin giúp con biết sống tinh tế với hết mọi người và trong mọi việc, để cho chương trình của Chúa nơi trần gian này được thực hiện một cách tốt đẹp như ý Chúa muốn. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 384 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Tổng Thống George Washington, một trong những nhà anh hùng của nền độc lập Hoa Kỳ, thường được đề cao như một người con hiếu thảo đối với mẹ:
Sau những trận chiến cam go nơi sa trường, sau những cuộc họp căng thẳng với các chính khách, sau những công việc bề bộn của một nguyên thủ quốc gia, ông vẫn dành nhiều thời gian để về nhà thăm người mẹ hiền và trò chuyện với bà nhiều giờ liền.
Một hôm, thấy con đã vất vả công việc quốc gia, lại còn mất nhiều thời giờ thăm viếng, an ủi mình, bà mẹ mới hỏi ông:
"Tại sao con lại chịu khó và mất thời giờ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?"
Vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ đã trả lời:
"Thưa mẹ, ngồi bên cạnh để lắng nghe mẹ nói, không phải là một việc mất giờ. Bởi vì, sự thanh thản và lòng nhân hậu của mẹ đã giúp con vui sống." (Trích trong Maria Mẹ Tuyệt Mỹ - Thiên Phúc, trg. 27-28).
Vai Trò Của Cha Mẹ
Làm cha mẹ, khi thấy con cái treo những bức hình của những ca sĩ, những tài tử, diễn viên kịch ảnh, những anh hùng thể thao... và khi thấy chúng lúc nào cũng mê man nghe nhạc, nghe khi vừa thức dậy, khi ăn, khi đi học, khi ngồi làm bài, khi làm việc vặt trong nhà, thì chúng ta e ngại là con cái chúng ta sẽ bị ảnh hưởng qúa nhiều bởi những mẫu người đó.
Tuy nhiên, khảo cứu tâm lý cho chúng ta biết, khi tuổi trẻ truởng thành hơn, thì chúng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những mô phạm nhất thời đó.
Người có ảnh hưởng nhiều nhất nơi con cái chính là cha mẹ.
Cha mẹ cần dạy và sống những gía trị đạo đức và luân lý, để con cái noi theo, khi chúng còn sống chung dưới mái ấm gia đình.
Một bà mẹ nhận xét: "Cái quan trọng trong đời sống của gia đình, không phải là những món ăn sang trọng, cái bếp sạch sẽ ngăn nắp, hay biết sắp xếp liệt kê những việc phải làm trong nhà. Không gì có thể thay thế việc cho con cái chúng ta nhìn thấy tình thương và sự tận tụy hy sinh của chúng ta đối với chúng.
Đồ chơi, quần áo mới, dĩa nhạc, đồ trang sức, sẽ không thể thay thế tấm lòng hy sinh và tình thương của cha mẹ tỏ ra đối với con cái."
Những Tấm Gương
Khi chúng ta mừng lễ kính Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh (Luca 2, 22-40), phúc âm thánh Luca giới thiệu cho chúng ta hình ảnh những con nguời tôi trung của Thiên Chúa: Giuse, Maria, Simeon và Anna.
Là bậc cha mẹ gương mẫu, là đôi vợ chồng đạo đức, đầy lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa. Khi vừa đủ ngày, Giuse và Maria đem con lên đền thờ để hiến dâng cho Thiên Chúa. Hành động Hiến Dâng của các ngài biểu lộ một đức tin sâu đậm, và lòng xác tín yêu mến lề luật của Chúa. Các ngài dâng Con không phải chỉ bằng môi miệng hay lời kinh suông, nhưng còn kèm với của lễ tuy đơn sơ, nhưng gói gọn cả tấm lòng đối với Thiên Chúa, trong khả năng của các ngài.
Hơn nữa, cho dù được tiên báo là con mình sẽ như một Luỡi Gươm Đâm Thấu Tâm Hồn, các Ngài vẫn can đảm lãnh nhận và chu toàn trách nhiệm dậy dỗ con.
Con trẻ lớn lên thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
Được như thế là do bởi cha mẹ Ngài là những nguời công chính và đạo hạnh.
Hầu hết những nguời làm cha mẹ đều có tình thương yêu đối với con cái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tỏ tình thưong yêu và phương cách dậy dỗ giáo dục con cái cho đúng.
Việt Nam chúng ta có câu: "Cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh."
Câu này chỉ trúng một phần nhỏ. Để chu toàn trọng trách làm cha mẹ, bậc cha mẹ còn có bổn phận tìm hiểu và học hỏi đào sâu về đức tin, về tâm lý và luân lý để huấn luyện dậy dỗ con mình lớn lên trong đường lối của Thiên Chúa.
Nhận Ra Dấng Cứu Thế
Khi đến đền thờ, các ngài gặp hai Nhân Vật cao niên Simeon và Anna. Con trẻ Giêsu mới chỉ được có 40 ngày.
Ông Simeon và bà Anna chưa hề gặp con trẻ và cha mẹ của con trẻ. Nhưng tại sao họ đã nhận ra con trẻ Giêsu là Đấng Cứu Thế?
Sở dĩ họ nhận ra con trẻ Giêsu là Đấng Cứu Thế, bởi vì Simeon là Người công chính, biết kính sợ Thiên Chúa, cho nên lòng trí của ông luôn tỉnh thức. Ông đã nghe và nhận ra tiếng thúc đẩy của Thần Khí và ông đã nhận ra Đấng Cứu Thế. Khi ông đã được nhìn thấy Chúa Giêsu và ẵm bồng Ngài thì ông mãn nguyện sung sướng. Ông Simeon đã nhìn ra giá trị đích thực và không còn luyến tiếc sự đời. Do đó, ông xin bằng lòng phó thác: "Lạy chúa bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa, vì chính mắt tôi đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn cho muôn dân."
Cũng thế, bà Anna, sau khi chồng chết, đã thủ tiết và dành cuộc đời của bà sống ăn chay cầu nguyện trong đền thờ, trông chờ Đấng Cứu Thế.
Vì có tấm lòng thành kính và sống trong tinh thần chuẩn bị và mong chờ Đấng Cứu Thế, cho nên bà cũng đã được diễm phúc gặp Ngài và nhận ra Ngài để công bố và xác nhận cho những nguời khác về Đấng Cứu Thế.
Tuy nghèo túng nhưng Giuse và Maria vẫn có thể tìm được của lễ để dâng cho Thiên Chúa và chu toàn trách nhiệm làm cha làm mẹ.
Phần chúng ta, chúng ta có thể liệu được những gì để dâng cho Thiên Chúa và làm những gì để nói lên tinh thần của bậc làm cha làm mẹ đối với con cái?
Trong tuổi già, lưng còng, mắt kém, nhưng ông Simeon và và Anna vẫn có thể nhìn và nhận ra Đấng Cứu Thế.
Lạy Chúa, xin giúp con nhận ra Chúa Giêsu hiện diện trong hoàn cảnh sống hàng ngày của con, như ông Simeon và bà Anna xưa. Xin cho các cha mẹ trong các gia đình biết chu toàn bổn phận của mình trong việc giáo dục con cái, nhất là trong việc nhận biết Chúa. Lạy Chúa, xin giúp chúng con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 385 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Ngày Phêrô đổi đời, là ngày ông đang gặp thất bại.
Chúa can thiệp vào đời ông, ông có chút thành công. Rồi Chúa lại bảo ông bỏ lại thành công đó cho đời, để nghe theo lời gọi mới.
Phêrô phân vân, “đâu là thành công thật?”
Cuộc đời Phêrô xoay quanh con thuyền, sóng nước. Nước có lúc bình yên, biển có ngày sóng gió. Đời ông cũng nổi trôi như sóng nước.
Có ngày cá vào đầy lưới, ông vui. Ngày cá đi vắng, ông buồn.
Ông không nắm chắc liệu cá có bơi qua thuyền mỗi ngày như mọi ngày không?
Sống trong cái bấp bênh của may rủi, là thân phận con người.
Ông có thể tính toán giỏi, nhưng ông không đọc được hết tâm tư của sóng nước.
Ông cũng chẳng hiểu những chuyến đi thầm lặng của loài cá.
Ông sống chờ thời.
Rồi một ngày, ông lên bờ với bàn tay trắng. Ông buồn vì thất bại. Nhưng buồn hơn là thấy đồng nghiệp của mình đang thành công, mà mình thì thất bại.
Phúc Âm kể, những người chài lưới khác đang đi rửa lưới. Có cá vào nhiều, nên mới đi rửa lưới.
Còn lưới Phêrô sạch, không cần rửa! Ông ngồi nhìn con thuyền trống rỗng, nghĩ đến ngày mai bấp bênh.
Ông ngồi ngậm nghĩ:
- Giá mà tối hôm qua, ông thả lưới ở một vùng nước khác, có lẽ sẽ không đến nỗi tệ như hôm nay.
- Giá như ông theo đám đông để thả lưới, thì có lẽ cũng kiếm được mớ cá như bao nhiêu người khác.
Bao nhiêu tâm trạng “giá mà” vẫn thường quanh quẩn trong tư tưởng, mỗi khi thất bại.
Nếu nhìn chung quanh ai cũng đều thất bại, thì có lẽ Phê rô không buồn nhiều. Còn tất cả thành công, mà mình thất bại thì buồn lắm.
Mặc cảm cá nhân thường ngăn cản những nụ cười tươi. Chung quanh ông, có nhiều ánh mắt vui của thành công. Còn trong ánh mắt Phêrô có ánh nhìn xa xăm.
*****
Tôi gặp trong dòng đời nhiều ánh mắt như Phêrô, và tôi yêu mến họ. Những ánh mắt buồn vì thất bại trong tình yêu, trong hôn nhân, và trong nghề nghiệp.
Ngay cả trong Giáo Hội, những người thất bại ít có tiếng nói, họ đứng bên lề của đời sống phục vụ. Thinh lặng, kiên nhẫn, và đợi chờ. Lối đi nào cũng có những khúc quanh của nó. Lắm khi những khúc quanh cuộc đời, khiến người ta ngại tìm một lối đi mới.
Câu chuyện vui của một Cha xứ kể làm tôi nhớ mãi:
Một buổi sáng Chúa Nhật, bà mẹ đến gọi con trai.
- Steven, dậy đi lễ con.
Steven nghe tiếng gọi, nhưng anh phản ứng:
- Không, con không muốn đi. Đi lễ một mình buồn. Hơn nữa, chẳng mấy ai ở nhà thờ ưa con.
Rồi anh kéo mền phủ kín đầu. Người mẹ kiên nhẫn nhưng dứt khoát.
- Có ba lí do con phải đi lễ hôm nay. Thứ nhất, hôm nay là Chúa Nhật, lễ buộc. Thứ hai, con đã ngoài bốn mươi tuổi rồi. Và thứ ba, vì con la Cha Xứ. Dậy nhanh lên con, sắp trễ rồi !
Thất bại làm con người tê liệt, không muốn vươn xa hơn.
Phêrô cũng ngại ngần như thế. Ông nhìn con nước trong veo, nhưng lòng đầy nghi nan, tương lai ảm đạm. Bất lực. Ông ngồi chờ thời.
Rồi ánh bình minh lên cao, có bước chân người tìm đến. Chúa nhìn thuyền Phêrô trống trải, còn ánh mắt ông thì vẫn xa xăm.
Có tiếng nói bên tai: “Cho tôi mượn chiếc thuyền.”
Lời đề nghị thân tình làm ông ngạc nhiên.
Lâu nay có ai mượn thuyền của ông bao giờ.
Phúc Âm kể (Luca 5,1-11):
Một hôm, đám đông chen lấn nhau đến sát bên Người để nghe lời Thiên Chúa, mà Người thì đang đứng bên bờ hồ Ghen-nê-xa-rét. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Ðức Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simôn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
Giảng xong, Người bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá".
Ông Simôn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới".
Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Thấy vậy, ông Simôn Phêrô sấp mặt dưới chân Ðức Giêsu và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!"
Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Cả hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông Simôn, cũng kinh ngạc như vậy.
Bấy giờ Ðức Giêsu bảo ông Simôn: "Ðừng sợ, từ nay, anh sẽ bắt người như bắt cá.
Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người."
*****
Mượn thuyền là để đưa thuyền ra khơi. Chúa mượn thuyền Phê rô, Chúa mượn thuyền đời tôi. Những con thuyền cũng có lần ngại ngùng xuống nước. Rồi một lời đề nghị thả lưới trái quy luật, khó chấp nhận: Bởi vì, không ai có hy vọng lưới cá ban ngày, nhất là khi nắng đã lên. Cá chỉ xuất hiện nhiều trong đêm. Nắng càng lên cao, cá càng lặn sâu.
Thả lưới ban đêm mà vẫn trắng tay, nay lại còn có lời yêu cầu thả lưới ban ngày!
Sóng nghi nan trỗi dậy trong lòng. Phép lạ hiếm xảy ra trong cuộc đời chài lưới nhiều kinh nghiệm. Càng thấy mình có kinh nghiệm, càng khó tin lời người khác chỉ bảo.
Rồi từ bàn tay trắng, xen lẫn nghi nan, có phép lạ xảy đến. Phép lạ thứ nhất là lòng Phêrô thay đổi.
Chưa bắt được cá, nhưng lòng biết lắng nghe, là đã mở lối cho nhiệm mầu.
Ông để Chúa vào thuyền đời mình. Con thuyền lâu nay ông tự lèo lái, chẳng cần ai. Nay ông thất bại, ông bắt đầu hoài nghi cả chính mình. Cái hay của Phêrô là nhẹ nhàng chấp nhận: “Thôi Chúa cứ dùng, chứ con nản chí lắm rồi.”
Sẵn lòng để Chúa dùng con thuyền đời mình, là bắt đầu đón nhận nhiều sự lạ.
Chuyện lạ của mẻ cá được bắt đầu từ một thái độ mở lòng, dù nó xen lẫn chút nghi nan.
Cái đẹp của niềm tin, là nó được đan quyện trong những giây phút hoài nghi.
Tin mà không có chút hoài nghi, có thể là một niềm tin tinh tuyền, nhưng cũng có khi nó lại là một niềm tin non trẻ, chưa trải nghiệm sóng gió.
Tin mà xen lẫn cả nghi nan, mới thấy rõ Ơn Trời nhiệm mầu.
Chúa biết Phêrô hoài nghi, nhưng vẫn can thiệp, để biến hoài nghi trở thành niềm tin tưởng.
Vì thế, cảm thông cho những giây phút chán nản trong đời của một ai đó, là bắt đầu dìu nhau bước vào ánh sáng của niềm tin.
Thay Đổi Giá Trị Sống
Phêrô choáng ngợp trước thành công vật chất quá lớn. Chúa của ông lúc này vẫn là Chúa của ban ơn, Chúa của vật chất, và Chúa của nguồn thành công.
Ông vui, vì được làm bạn với Chúa, người cho ông quyền lợi, cho ông lợi nhuận.
Ông vui, vì từ nay, ông không còn sợ kinh nghiệm trắng tay.
Rồi ông sẽ lên bờ, sẽ rao giảng cho đồng nghiệp: “Hãy theo Chúa đi, rồi sẽ trúng lớn!”
Giá trị cuộc sống của Phêrô cho đến lúc này vẫn chỉ là cá.
Chúa cho Phêrô cá, nhiều lắm, nhưng lại yêu cầu ông từ bỏ nó. Phêrô ngỡ ngàng: “Sao Chúa cho con, rồi lại bảo con từ bỏ?”
Đây là bài học sâu thăm thẳm trong hành trình gọi mời: “Sao Chúa cho con thành công, rồi Chúa bảo con bỏ nó đi?”
Rồi sâu trong ký ức, Phêrô lại nghe tiếng nói lúc Chúa mượn thuyền. Lần lắng nghe trước đã làm nên điều kỳ diệu, nên ông muốn tiếp tục lắng nghe.
Chúa mách bảo với ông: “Cá nhiều thì vẫn là cá. Cá không làm cho anh trở thành người. Bám mãi với cá, đời anh sẽ thoang thoảng với mùi tanh của cá. Nếu anh muốn làm người, hãy đi theo Đấng đã nhập thể làm người.”
*****
Theo Đấng đã nhập thể làm người, là bắt đầu thay đổi giá trị sống: Là để Chúa đi vào con thuyền đời mình, hơn là tự lèo lái, là khám phá thành công vật chất, địa vị, nghề nghiệp, công danh, quyền lực, ngay cả địa vị trong tôn giáo, chỉ là phương tiện để hướng đến giá trị vĩnh cửu, hơn là bám víu vào đó như là cứu cánh, rồi để bước chân lên bờ, tìm đến những mảnh đời bị lãng quên.
Có khi những mảnh đời bị lãng quên đó có mặt ngay trong chính gia đình, trong giáo hội, hay lang bạt giữa chợ đời mênh mông.
Trong một thoáng giây choáng ngợp, Phêrô chợt hiểu, thành công thật không phải là kết quả, nhưng là hành trình đáp trả lời mời gọi, để đi tìm kiếm con người.
Ông bỏ lại phía sau những gì đã đón nhận: Con thuyền, mẻ cá, chiếc lưới, chút thành công vội vàng, và cả biển khơi, cả cuộc đời, để gắn bó, để theo Đấng đã làm người và mong sao cho mỗi người được trở thành người hơn.
Lạy Chúa, xin cho con hiểu rằng, thất bại lớn nhất, không phải là những lần thua cuộc trong chợ đời, nhưng là những lần không đáp trả lời mời gọi từ trên cao, và nhất là khi không sống đúng với cái hình ảnh, mà Thiên Chúa muốn con trở thành.
Hôm nay, khi ánh bình minh lên cao, con cũng thấy bước chân của Ngài đi ngang qua con thuyền đời con, con thuyền cũng nhiều lần thất bại trắng tay.
Xin cho con hiểu:
Mỗi một lần thất bại, là mỗi lần con cần tập khám phá ý nghĩa của thất bại trong ánh sáng của Phúc Âm.
Mỗi một lần thành công, cũng xin cho con hiểu rằng, thành công là quà tặng. Giữ mãi quà tặng cho riêng mình, mà không sinh lợi cho nước Chúa, thì thành công ấy chỉ giống như mẻ cá của Phêrô, có rồi sẽ mất theo dòng sông cuộc đời.
Lạy Chúa, xin hướng dẫn con từng bước, trên con đường theo tiếng gọi của Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 386 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Một gia đình quý tộc giàu có nước Anh về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: Cậu con trai nhỏ của họ đã sa chân, ngã xuống vực nước sâu.
Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, có một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng, đã chạy đến tiếp cứu.
Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:
- Khi lớn lên, cháu muốn làm gì ? Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: - Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu. - Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao ? - Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây ? - Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì ? - Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ ! Nhưng gia đình cháu rất nghèo.
Nhà quý tộc tiếp lời:
- Đừng bận tâm cháu ạ. Hãy giữ vững ước mơ, lên kế hoạch cho bản thân và bác sẽ chi trả mọi chi phí học tập.
Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi, được cứu sống, đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó là Thủ Tướng Winston Churchill.
Còn cậu bé quê, nhà nghèo, đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại, khi tìm ra được thần dược penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.
Không ai ngờ rằng, đến thủ tướng nước Anh, lúc lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ Alexander Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông từng cứu năm xưa.
*****
Tin Mừng theo Thánh Luca thuật lại mười người bịnh phung được Đức Giêsu chữa lành, mà chỉ một mình người Samari liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.
Cậu bé Winston Churchill không gào lên kêu cứu, chắc nước Anh đã chẳng có một Thủ Tướng lẫy lừng. Cũng thế, cậu bé Alexander Fleming không nhanh chân chạy đến cứu bé Winston, thì thế giới cũng chẳng có thần dược Penicilline. Nợ đồng lần thiên hạ trả vay, vay trả. Nhưng có món nợ chỉ vay, mà không thể trả nổi, như trường hợp mười người phong được chữa lành, biết lấy chi đền trả cho Chúa ?
Trong cuộc lữ hành vất vả dương thế, chẳng ai không cần đến sự cứu nguy, chẳng ai mãi cứ an nhiên tự tại, mãi yên ổn, chẳng ai có thể tự hào nắm tay thâu đêm đến sáng, cũng lắm khi sa chân lỡ bước, gian nan, hiểm nguy, phải cầu cứu, mong được thoát nạn.
Như thế, tuy lời xin ơn, vô cùng đa dạng, muôn cảnh, muôn tình huống, nhưng đều giống nhau ở thái độ chân thành hạ mình, nài van, khiêm nhường nguyện cầu.
Tuy thế, vẫn có những thái độ xin ơn bất xứng, kênh kiệu, cao ngạo, như đặt cược, đặt điều kiện với Thiên Chúa. Chẳng hạn như “Nếu Chúa cho con điều này, thì con sẽ đóng góp vào Nhà Thờ…”
Thông thường, nhiều lời cầu xin nghiêng về quyền lợi vật chất, của cải, danh lợi, phục vụ cho bản thân, phần xác hơn là mưu ích cho phần rỗi linh hồn.
Thay vì cầu xin nhân đức Tin Cậy Mến, thì lại xin làm ăn phát đạt, trúng mùa, trúng số, lên chức, lên lương.
Thay vì xin theo Thánh Ý Chúa, thì xin theo ý riêng, ích kỷ hẹp hòi của mình.
Thay vì xin cho Danh Chúa cả sáng, thì lại xin cho mình được sáng danh.
Thiên Chúa thấu đáo mọi sự, biết nhu cầu cấp bách từng người.
Tuy Ngài luôn ban nhưng không, nhưng còn tùy theo sự tự do cá nhân, có muốn lãnh nhận hay không, tùy theo lòng thành khẩn của mỗi người, tùy theo lòng tin cậy vững chãi hay không.
Chúa Giêsu đã ân cần khuyến khích ta tin cậy vào Chúa Quan Phòng: "Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho” ( Lc 11, 9 – 10 ).
*****
Trong Tin Mừng, biết bao người đến xin Chúa Giêsu chữa những chứng bệnh hiểm nghèo, họ thảy đều toại nguyện. Mẫu số chung cho lời ban ơn cho người bệnh tật, chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”
Như thế, tiên quyết, là cần dốc lòng tin, cậy, vững chãi vào Chúa, tin tưởng vào quyền năng vô hạn của Chúa, nếu muốn lãnh nhận được ơn thiêng. Như khi cứu chữa bà kia băng huyết 12 năm, Người cũng phán: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con” ( Lc 8, 48 ).
Người cũng an ủi, cứu giúp ông Giaia, trưởng hội đường, dù được biết đứa con gái của ông đã chết: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi, là con gái ông sẽ được cứu” ( Lc 8, 50 ).
Nhân được lời cầu xin chân thành, tin cậy, Thiên Chúa quảng đại ban ơn cho con người điều tốt lành nhất, hữu ích nhất, trên cả mong đợi.
Vì người cha thế gian còn biết điều gì tốt lành ban cho con cái, huống chi Người Cha Đại Từ Bi Nhân Hậu:
“Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư ? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư ? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lc 11, 11 – 13 ).
Ngài ban Chúa Thánh Thần với bảy ơn trọn vẹn tuyệt đỉnh, không gì sánh nổi: Khôn Ngoan, Thông Minh, Biết Lo Liệu, Dũng Cảm, Hiểu Biết, Đạo Đức, Kính Sợ Chúa.
Tóm lại, Thiên Chúa chính là Đấng Bảo Hiểm trọn đời, cả đời này lẫn đời sau.
*****
Phận làm con, chúng ta hãy luôn nhớ ơn sinh thành và dưỡng dục như trời cao, bể rộng của các đấng phụ mẫu.
Vậy càng cần ngợi khen, chúc tụng và tạ ơn hơn nữa, với Đấng tạo nên vạn vật, vũ trụ và con người.
Tuy nhiên, tầm nhìn của con người quá thiển cận và mù quáng, thường chỉ nhìn thấy cái trước mắt, mà không thấy cái tiềm ẩn phía sau.
Trong trích thuật Tin Mừng theo Thánh Luca (17,11-19), Mười người phung được chữa lành, mà chỉ duy nhất một người trở lại cảm tạ ân sư, Đức Giêsu. Hơn nữa, người ấy lại là người Samari, dân ngoại, chứ không phải phe ta, dân riêng của Chúa.
Qua cầu rút ván, hay ăn cháo đá bát, vốn chẳng hiếm hoi trong xã hội. Thái độ vô ơn, bạc nghĩa luôn hiện hữu nơi những ai vô tình, vị kỷ, tưởng mình là cái rốn vũ trụ, mới dám kiêu căng, hoang tưởng, cho rằng ai cũng phải cúc cung, tận tụy phục vụ mình.
Trong thư gửi tín hữu thành Côlôxê, Thánh Phaolô đã khẩn khoản nhắn nhủ lòng biết ơn chân thành với Thiên Chúa: “Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” ( Cl 3, 16 ).
"Khi đau khổ cực độ, con hãy nhìn lên Thánh Giá, ôm choàng lấy Thánh Giá, và con sẽ thinh lặng đứng vững như Đức Mẹ" ( Đường Hy Vọng, số 694 ).
Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu chữa các trọng bệnh, xin giải thoát chúng con khỏi chứng phong cùi linh hồn, để chúng con có thể hân hoan trở về với Chúa luôn mãi.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy cho chúng con luôn biết cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa, vì biết bao hồng ân lãnh nhận hằng ngày. Nhất là ân phúc được nhận biết Ơn Cứu độ, để được sống viên mãn. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 387 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Đầu tháng 10 năm 1962, chiếc phi cơ hàng không PanAm (Mỹ), chở mấy trăm Giám mục người Mỹ đi họp Công Đồng chung Vatican II. Trong hai cô tiếp viên hàng không phục vụ hành khách, có một cô kiều diễm tuyệt vời.
Đức Cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục giáo phận New York, đồng thời là một nhà văn và một nhà hùng biện nổi tiếng Nước Mỹ, đã lưu ý đến sắc đẹp của cô tiếp viên nầy.
Thế rồi, khi phi cơ hạ cánh, hai cô đứng bên cửa xuống cầu thang chào từ biệt, và hành khách thì đáp lại hai tiếng cám ơn.
Nhưng đến lượt Đức Cha Fulton Sheen, người ta thấy ngài đưa miệng ghé vào tai cô tiếp viên xinh đẹp kia, mà nói nhỏ một câu gì không ai nghe được.
Bốn tháng sau, khi khóa I Công Đồng chung Vatican II kết thúc, các Giám Mục được về nước nghỉ.
Một hôm, cô chiêu đãi viên xinh đẹp nọ tìm đến gặp Đức Cha Fulton Sheen:
+ “Thưa Đức Cha, Đức Cha còn nhớ con là ai không?”
– “Tôi còn nhớ lắm, Đức Cha còn đáp. Cô là tiếp viên trên chiếc hàng không đưa chúng tôi đến Rôma”.
+ “Nhưng Đức Cha còn nhớ Đức Cha đã nói gì với con không?”
– “Tôi đã nói: Có khi nào cô đã tạ ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho cô sắc đẹp tuyệt vời không?”
+ “Thưa Đức Cha, chính vì câu hỏi đó, mà hôm nay con đến hầu chuyện Đức Cha. Chính vì câu hỏi đó, mà Cha nghĩ con phải làm gì để tạ ơn Chúa?”.
Trước câu hỏi đột ngột, Đức Cha Fulton Sheen lúng túng không biết trả lời làm sao. Ngài trấn tỉnh, chấp tay lên ngực, rồi ngước mắt lên trời, như thể xin ơn soi sáng.
Trong chốc lát, ngài nói:
“Cha vừa mới được một tin từ Việt Nam: Đ là Đức Cha Jean Cassaigne, một người Pháp, đang là Giám Mục giáo phận Sài Gòn, đã xin từ chức, để đi phục vụ một trại phong cùi ở miền núi Di Linh – Lâm Đồng. Nhưng người phong cùi ở đó khốn khổ lắm con ạ! Họ đang chờ cái chết đến với họ.
Vậy theo ý cha, cách tạ ơn Chúa đẹp lòng Ngài hơn cả và có ý nghĩa hơn cả là con hãy hy sinh một thời gian, đem nụ cười xinh tươi, đem tiếng nói dịu dàng, đem duyên sắc mặn mà của con để an ủi họ”.
Mặt cô tiếp viên tái dần đi. Cô đứng lặng yên trong mấy phút. Đột nhiên cô cúi đầu, tạm biệt, không nói một lời.
Rồi từ đó không biết hai người còn gặp nhau hay thư từ liên hệ gì nữa chăng. Nhưng đầu năm 1963, đài phát thanh cũng như báo chí ở Sài Gòn loan tin:
“Một nữ tiếp viên rất xinh đẹp của hãng hàng không Panam tình nguyện đến Di Linh – Lâm Đồng, để sống với những người phong cùi trong sáu tháng”.
*****
Bạn thân mến,
Cái nhìn đức tin thúc đẩy chúng ta tạ ơn Chúa là như thế đó.
Nhận được ơn thì phải biết chia sẻ cho người khác, để nói với Thiên Chúa và anh em mình rằng: “Tất cả đều là hồng ân”.
Biết bao ơn lành lớn nhỏ Chúa tuôn đổ xuống trên cuộc đời chúng ta. Có bao giờ chúng ta nhận ra những hồng ân ấy để dâng lên những lời cảm tạ mỗi ngày không?
Những điều chúng ta đang có tưởng rằng tầm thường, nhưng thật ra lại rất phi thường.
Đừng đợi khi mắt mù, tai điếc, cụt tay, què chân... chúng ta mới nhận ra có thân thể lành lặn là quý giá vô cùng.
Nếu chúng ta biết cám ơn những gì mình đang có, thì chúng ta sẽ biết dành cả cuộc đời mà cám ơn Chúa, vì tất cả những gì Ngài đã ban cho.
Chúa Giêsu đã hỏi: “Không phải cả mười người được khỏi phong cùi sao? Thế thì chín người kia đâu, sao không trở lại tạ ơn Chúa, mà chỉ có một người ngoại giáo nầy thôi?” (Luca 17,11-19).
Đối với người Do Thái, người bị phong cùi được coi như bị Thiên Chúa chúc dữ và còn bị luật coi là người mắc ô uế nhơ bẩn, bị xã hội khai trừ, phải sống biệt lập trong bãi tha ma, đi đâu thì phải lắc chuông lên tiếng báo động cho người ta xa tránh.
Nhưng Chúa Giêsu không xa tránh họ. Họ đã đến với Chúa như Chúa đến với họ, vì Ngài là tình thương cứu chữa.
Chỉ có tình thương mới tìm đến với những con người bị bỏ rơi, bị loại trừ.
Trên đất nước chúng ta có hàng chục trại phong cùi. Một số trại do các tu sĩ nam nữ Công Giáo đảm nhận điều hành, chăm sóc các bệnh nhân.
Nếu ở Việt Nam tên tuổi của Đức Cha Jean Cassaigne gắn liền với trại phong cùi Di Linh, thì danh tiếng của Đức Cha Đamien còn vang vọng giữa hải đảo Milokai – Thái Bình Dương, người mà nhà ái quốc Gandhi đã ca ngợi và nói:
“Nên tìm hiểu đâu là nguyên do phát sinh một cuộc sống anh hùng như vậy”.
Nguyên do của cuộc đời hy sinh ấy là tình yêu mến Chúa như Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến tận cùng.
Vậy khi chúng ta được Chúa ban ơn, được mọi ơn lành hồn xác, thì đừng quên cám ơn Chúa và đừng kiêu hãnh khinh miệt kẻ khác.
Thánh Inhaxiô nói: “Tội lớn lao hơn cả là tội vô ơn”.
Trong nhóm 10 người phong cùi được Chúa chữa lành, chỉ có một người đã trở lại cám ơn Chúa và người đó lại là người ngoại giáo.
Nhiều khi chúng ta được ơn Chúa, nhưng không biết cám ơn Chúa.
Khi hoạn nạn thì khấn vái bốn phương, khi được như ý, thì quên lời đã nguyện hứa.
Tệ hơn nữa, còn tự kiêu, tự phụ, khinh miệt những người xấu số, bệnh tật, nghèo khó, phong cùi.
Cám ơn là dấu chỉ của lòng tin.
Chúa nói với người phong cùi biết ơn đang sụp lạy dưới chân Ngài:
“Anh hãy đứng dậy mà về, vì lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
Chính lòng tin đã thúc giục người Samari phong cùi trở lại tạ ơn Chúa trước hết.
Đang khi chín người Do Thái kia lo đi trình diện các tư tế, để được xác nhận và được hội nhập vào cộng đoàn.
Trong Cựu Ước cũng có kể lại chuyện quan Naaman, sau khi được lành sạch phong cùi, cũng đã vì lòng tin, mà tìm đến Ngôn sứ Êlizê và tuyên xưng lòng tin vào Thiên Chúa: “Thật tôi biết, không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ ngoài một Thiên Chúa của Israel”.(Các Vua 2 Chương 5,1-27).
Bạn thân mến,
Tạ ơn Chúa là dấu chỉ của niềm tin.
Tạ ơn Chúa không chỉ là chuyện lễ nghĩa, nhưng là nét đặc trưng của những tâm tình, mà con người phải có trước các ơn thiêng đã lãnh nhận từ Thiên Chúa.
Việc bẻ bánh ngày xưa, cũng như Thánh lễ ngày nay là gì? Phải chăng là tâm tình tạ ơn, mà người Kitô hữu khiêm tốn và hân hoan dâng lên Thiên Chúa là Cha vì muôn hồng ân Ngài đã ban cho chúng ta trong Đức Giêsu?
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết tạ ơn Chúa, trong mọi nơi, mọi lúc, vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho con, ơn phần hồn, ơn phần xác, để con xứng đáng là người con hiếu thảo của Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 388 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Chuyện xưa kể lại rằng: Ở bên Trung Quốc, có một người con gái tên là Lili, sau lễ cưới thì khăn gói lê xe hoa về nhà chồng, như các cuộc hôn nhân bình thường.
Nhưng chưa được bao lâu, cô đã cảm thấy không thể nào sống hoà hợp được với mẹ chồng, dù cô đã cố gắng hết mình, cố gắng hết kiểu, hết cách, nhưng không có một chút tiến bộ nào. Bởi tính tình của mẹ chồng thì rất là cá biệt.
Đã thế, cô luôn bị mẹ chồng bắt lỗi. Một chuyện nhỏ, cũng đủ làm cho mẹ chồng tức giận. Cả khi không có chuyện gì, bà cũng bịa cho ra chuyện để làm khổ cô. Ngày qua ngày, tháng qua tháng. Từ năm này sang năm khác, cô phải âm thầm sống trong nước mắt. Tình trạng này cứ kéo dài mãi, và càng ngày càng xấu đi, không thấy có một chút thay đổi gì, không thấy có một chút tiến bộ nào.
Nhưng theo truyền thống lễ giáo, thì cô dâu phải luôn tùng phục mẹ chồng, phải luôn làm theo ý của mẹ chồng. Nhưng cô cố gắng cách nào, làm cái gì, mẹ chồng cũng không vừa lòng.
Người chồng biết hết tất cả, nhưng một bên mẹ phải hiếu thảo, một bên vợ cần được yêu thương, cần được chở che bảo vệ. Anh chàng ta đau đầu, mà không biết giải quyết làm sao cho ổn, cho thoả. Trong nhà có 3 người, mà không ai có hạnh phúc.
Cuối cùng, LiLi đã không còn chịu đựng được nữa, về những thái độ xấu, rất ác tâm, ác ý của mẹ chồng, nhất là cô không thể chịu đựng nổi cái tính quyết đoán của mẹ chồng, nên cô ta quyết định phải làm một điều gì đó.
Cô LiLi đã tìm cách để gặp một người bạn tốt của cha cô, đó là ông Ô. Huang, người bán các loại dược thảo.
Cô ta đã kể cho ông Ô. Huang tình cảnh đau khổ đầy nước mắt của cô, trong hàng bao nhiêu năm qua. Mà cuối cùng, cả nhà chẳng có ai dược hạnh phúc. Sau cùng cô yêu cầu Ô. Huang giúp bán cho cô một ít thuốc độc, để cô có thể giải quyết một lần cho xong! Vì thà một người chết, thì cả nhà mới được hạnh phúc.
Để cho được an toàn và khỏi bị lộ chuyện, thì cô xin ông Ô. Huang cho một loại dược thảo, mà chất độc của nó sẽ tạo ra một cách thật chậm rãi trong cơ thể của bà ta. Cứ năm ba ngày, cô sẽ chuẩn bị cho bà một bữa ăn ngon. Và cô sẽ bỏ một ít thảo dược này vào trong phần ăn của bà.
Ô. Huang hứa đồng ý giúp cô, nhưng ông căn dặn thêm, là cháu phải hành động một cách hết sức cẩn thận, để khi bà chết, thì không có ai nghi ngờ là cháu đã giết bà ta.
Ông cũng còn căn dặn: Từ nay trở đi, cháu phải hết sức tỏ ra thân thiện với bà, không bao giờ được phép cãi lại bất cứ điều gì. Và phải chiều theo mọi ý thích của bà. Hãy đối xử với bà như một người mình rất yêu thương, rất quí mến.
LiLi tỏ ra hết sức sung sướng, và có thể nói là sung sướng ra mặt. Cô khẻ gật đầu, và hứa với ông, là sẽ cố gắng hết mình, để làm đúng theo từng chi tiết, những gì ông đã chỉ dạy. Cô cúi đầu, và nói lời từ giả ra về.
*****
Khi về nhà, cô bắt đầu thực hiện kế hoạch giết mẹ chồng.
Cô ta nhớ rõ những gì Ô Huang dặn về việc tránh bị nghi ngờ, nên cô ta đã kiềm chế được tính khí của mình và vâng lời mẹ chồng, đối xử với bà như mẹ ruột.
Sáu tháng trôi qua, cả nhà đã thay đổi:
- LiLi đã tự kiểm soát được tâm trang của cô, đến nỗi cô cảm thấy là cô chẳng bao giờ tỏ ra nóng nảy hay bực mình nữa. Cô ấy đã không một lần cãi lại mẹ chồng trong sáu tháng trời. Bởi vì bây giờ cô ấy đã tốt hơn và dễ dàng hoà hợp hơn. Thái độ của bà mẹ chồng bây giờ đối với LiLi cũng thay đổi hẳn: Bà ta bắt đầu yêu thích LiLi như con gái ruột, bà ta luôn kể với bạn bè và họ hàng: LiLi la một đứa con dâu tốt nhất bà từng có. Giờ thì LiLi và mẹ chồng của cô đã đối xử với nhau như mẹ con ruột.
Chồng LiLi cảm thấy rất vui, và cảm thấy thật hạnh phúc.
Một hôm, LiLi đến gặp Ô. Huang và laị yêu cầu Ô Giúp. Cô nói:
“Thưa bác Huang, làm ơn giúp cháu tẩy chất độc ra, để nó khỏi giết hại mẹ chồng cháu. Giờ đây, bà ấy đả thành một phu nữ rất dễ thương và cháu rất yêu thích bà ấy như mẹ ruột. Cháu không muốn bà ấy phải chết bởi vì chất độc cháu đã bỏ cho bà ấy”.
Ô. Hoang mỉm cười gật gù: “LiLi, cháu chẳng có gì phải lo, bác đã chẳng bao giờ cho cháu chất độc nào. Dược thảo bác cho cháu là thuốc bổ, để giúp tăng cường sức khoẻ. Chất độc duy nhất là ở trong trí não và thái độ của cháu đối với bà ấy. Nhưng tất cả những điều đó đã được rửa sạch, bởi tình yêu mà cháu đã dành cho bà ấy”
*****
Bạn thân mến,
Chắc bạn đã thấy rõ: Bạn đối xử với người khác thế nào, thì họ cũng sẽ đối xử lại với bạn như thế. Bạn yêu thương người ta như thế nào, thì cũng sẽ được người ta yêu thương lại như vậy.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương con quá nhiều mà con lại yêu thương Chúa chưa được bao nhiêu. Đúng là con đã quá lỗi công bằng đối với Chúa. Xin Chúa giúp mở rộng trái tim con, để con biết yêu mến Chúa nhìều hơn nữa, và cũng biết mở rộng tâm hốn đối với những người sống bên cạnh con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 389 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Vào ngày cuối cùng tháng 10 dương lịch, các nước phương Tây thường tưng bừng tổ chức lễ hội Halloween.
Ý nghĩa nhân bản về cô hồn Jack trước đây, thường chẳng mấy ai buồn nhớ đến nữa, mà chỉ lo tập trung vào việc hóa trang đủ loại hồn ma, phù thủy để vui chơi, giải trí.
Ngoài lợi ích mang tính xã hội và giáo dục, lễ hội Halloween còn giúp trẻ thơ dạn dĩ với cõi âm, với vong hồn và với ma quái linh thiêng.
Tuy nhiên, bao giờ cái mề đai hào hoáng cũng có mặt trái chẳng đẹp đẽ tí nào.
Hình như con người ngày nay thật sự chẳng còn sợ hãi ma quỷ nữa chăng, khi lấy hình hài ma quỷ ra bỡn cợt?
Đáng lẽ tôi đã không viết về đề tài này, nhưng tôi cho rằng: Từ chối sự hiện hữu của ma quỷ là một điều sai lầm, có thể gây tổn hại cho linh hồn cách trầm trọng.
Mà linh hồn thì bất tử, thì làm sao mà làm ngơ được kia chứ!
Linh hồn tôi được cứu chuộc bằng Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô.
*****
Cha linh hướng của tôi thường dạy rằng: “Đừng phí thì giờ để nghỉ đến chúng! Mà hãy dành thì giờ để nghĩ đến TÌNH YÊU.”
Ngài còn dạy rằng: “Đừng bao giờ nên tò mò về chuyện của thế giới bên kia, đó là tự động mở cửa linh hồn của mình để chúng có dịp đột nhập vào!”
Lời dạy của cha, tôi hằng ghi nhớ. Nhưng có một điều tôi nhận thấy trên thế giới ngày nay, người ta hầu như quên hẳn đi sự tồn tại của chúng, để rồi sống buông thả theo đường lối của nó.
Nhân loại không còn ý thức được sự tội, thì cũng có nghĩa là không còn tin rằng Satan đang có mặt ở khắp nơi.
Tôi còn nhớ đã đọc một đoạn trong sách nói về cuộc đời Cha Thánh Piô Năm Dấu. Ngài bảo rằng:
“Nếu Chúa cho phép chúng ta thấy được ma quỷ, thì sẽ kinh hoàng, vì chúng nó đông đến nổi có thể che đi ánh sáng của ban ngày!”
Thật là hãi hùng!.
Lạy Chúa! chữ “nếu” này, Chúa cứ để vậy luôn nha Chúa, đừng biến chữ “nếu” thành sự thật. Vì Chúa biết đó, con sợ lắm Chúa ơi. Đức tin con thật yếu kém, xin ban cho con thêm đức tin, mà các thánh thường có, một đức tin chỉ bé nhỏ như hạt cải, mà có thể dời núi non.(Mt 17, 20)
Tuy tôi nghe lời cha linh hướng, chẳng bao giờ nghĩ đến chúng, cũng tránh luôn cả viêc coi phim rùng rợn, mà tôi thường gọi là phim ma.
Danh từ “ma” coi có vẻ con nít, nhưng thật sự nó che dấu thật kín đáo, “ma” đồng nghĩa với quỷ dữ Satan.
Đây cũng là cái ranh mãnh của chúng nó, hòng ru ngủ người ta đấy! Khi nói đến “ma” thì ai ai cũng nghĩ đó là chuyện hoang đường, chuyện chỉ có trong tiểu thuyết hay trong phim mà thôi.
Không, họ đã lầm lẫn. Và dưới đây là môt chuyện “ma” mà tôi sắp sửa viết ra đây. Đó là chuyện mà chính tôi đã chứng kiến, và cho đến bây giờ, sau hơn chục năm, tôi vẫn còn nhớ vanh vách từng chi tiết.
*****
Vào năm ấy, sau môt thời gian lần hạt Mân Côi như bữa ăn thiêng liêng hằng ngày của tôi. Không ngày nào mà tôi không dùng bữa, thì cũng vậy, không ngày nào mà tôi không lần chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi là lương thực cho linh hồn tôi, là áo giáp mà Mẹ Maria may cho tôi, để chống lại những tấn công của ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt.
Mẹ ơi! con hết lòng tri ân cảm tạ Mẹ đã “đan” cho con chiếc áo giáp này, chỉ bằng những hạt nhỏ, nối lại bằng giây thật đơn sơ, nhưng lại làm cho chúng nó kinh hoàng khiếp sợ.
Một ngày kia, trong khi đang lần chuỗi Mân Côi cùng chồng tôi, trong căn phòng bé nhỏ, cạnh chiếc bàn thấp bé, với ngọn nến được làm phép. Ngọn nến lung linh này nhắc nhở tôi rằng: Mỗi khi nó đươc thắp lên, tôi đừng có quên sự hiện diện của Đức Chúa Thánh Thần. Ngài đã hiện ra với các Thánh Tông Đồ dưới hình những lưỡi lửa, có Mẹ Maria chứng kiến.
Đang lần chuỗi tới chục thứ hai, thì chúng tôi ngửi thấy một mùi khét lẹt. Tôi chạy ra ngoài bếp, xem có để quên tắt bếp gaz chăng. Nhưng bếp không cháy. A, hay là những người sống trong chung cư này, có ai quên tắt bếp chăng? Coi chừng cháy cả căn hộ nhà tôi thì sao. Vội chạy ra hành lang xem xét, tôi chẳng thấy khói, cũng chẳng ngửi thấy mùi khét gì cả. Vậy thì lạ thật, không biết cháy ở đâu?
Trở vô phòng đọc kinh tiếp, mùi khét mỗi lúc mỗi gia tăng, đến nổi cả hai chúng tôi ho sặc sụa, ngộp thở y như thiếu dưỡng khí. Không biết làm sao, tôi chạy ra mở cửa sổ cho thoáng khí. Mở cửa sổ vào mùa đông, trong khi khí hậu bên ngoài xuống đến âm 20 mấy độ bách phân là một điều rất cấm kỵ. Vì quá lạnh, mà trong nhà thì mở sưởi, cửa sổ có thể bị kẹt, không thể đóng lại được nữa. Nhưng còn biết làm gì hơn, vì không tài nào thở được nữa. Nhưng mở cửa sổ rồi cũng vô ích, vì mùi khét chẳng giãm bớt chút nào, mà chỉ khét ở trong phòng tôi mà thôi.
Mùi này giông giống như mùi lưu huỳnh cháy, hoăc nhựa đường đang nấu. Lúc ấy, tôi chẳng nghĩ ra được mùi khét đó từ đâu đến.
Cuối cùng, tôi thì thầm trong trí hỏi Mẹ: “Mùi gì kỳ vậy Mẹ?”
Tức thì, Mẹ soi sáng cho tôi nhớ lại một đoạn trong sách của Chân Phước Ann Catherine Emmerich.
Toàn bộ sách gồm ba quyển bằng Pháp ngữ, thuật lại cả cuộc đời Chúa Giêsu.
Chúa đã ban cho Chân Phước Ann hồng ân được “thấy” Chúa, y như ngài đang “sống” trong thời kỳ Chúa còn ở thế gian.
Có môt lần ngài ngửi một mùi khôi khét kinh khủng, và hãi hùng kêu cầu cùng Chúa. Ngài nhìn thấy Satan hiện hình qua lớp khói đen mù mịt. Kêu cầu Chúa, thì tức khắc dưới chân thánh nữ, đất mở ra, bên dưới là hỏa ngục Satan hoảng hốt liền chui xuống lỗ hổng này. Mùi hôi khét lập tức biến đi.
Khi tôi nhớ đến đoạn này trong sách, tôi hiểu ngay rằng mùi khét, mà chúng tôi ngửi từ nãy giờ, chẳng gì khác hơn là mùi khét của chúng, mùi khét cháy vì lửa hỏa ngục!
Lúc ấy tôi nói với chồng tôi: “Mình tiếp tục lần chuỗi đi, tụi nó đó!”
Và chúng tôi tiếp tục cố gắng đọc thành tiếng Kinh Kính Mừng, vừa đọc, vừa bị ngạt thở, pha lẫn với tiếng ho sặt sụa vì thiếu dưỡng khí.
Sau một chục kinh nữa, thì bỗng nhiên mùi khét biến dần, cho đến khi chúng tôi hít thở không khí bình thường. Chắc hẳn rằng Mẹ của tôi đã đến đuổi chúng đi.
*****
Giờ đây, viết lại hiện tượng này, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Thời đại này, ở thế kỷ thứ 21 mà còn có Satan hiện hình sao?
À, không phải, cảm tạ Chúa đã không cho phép nó hiện nguyên hình cho con thấy. Nếu không, chắc chắn con phải chết giấc! Chúa chỉ cho phép nó đứng gần bên, để con ngửi được mùi hôi khét của hỏa ngục. Không biết lúc đó có mấy đứa vậy hả Chúa?
Lúc ấy, tôi sợ quá, nên chẳng nghĩ đến viêc rảy nước thánh, nhưng Kinh Mân Côi cũng đủ làm chúng cong đuôi chạy có cờ rồi.
Ngày nay, người ta có khuynh hướng quên đi, hoăc không còn tin rằng Satan còn hiện hữu.
Hiếm khi nào có dịp chứng kiến một người bị quỷ nhập, sùi bọt mép, bứt dây xít, nhảy vào lửa, vv… như trong thời Chúa Giêsu.
Chúng nó càng ngày càng “văn minh”, vì đã ẩn khuất dưới nhiều hình thức. Điều tôi nhận thấy rõ ràng, đó là người ta đã đánh mất ý thức về tội lỗi. Tội lỗi giờ đây được hợp thức hóa, như kiểu sống thời thượng, còn đươc người đời tôn trọng, đề cao nữa chứ! Satan đã núp sau bức màn này, bức màn được mang danh tự do trong mọi lãnh vực.
Lòng Thương Xót Chúa thì bao la vô bờ bến, chắc hẳn ai cũng cảm nhận được, bởi vì chúng ta còn tồn tại trên trái đất này là do bởi Lòng Thương Xót Chúa còn trải dài.
Nhưng Satan đã ngụy trang Lòng Thương Xót Chúa, bằng cách gieo vào tâm trí con người thời nay rằng: “Cứ thoải mái sống trong tội đi, Chúa yêu thương và sẵn sàng tha thứ”…
Người ta chỉ nhắc đến việc Chúa sẵn sàng tha thứ, nhưng chẳng ai nhắc đến viêc “ăn năn hối lỗi”, trở về cùng Cha, như trong dụ ngôn Người Con Hoang Đàng mà Chúa nói trong Phúc Âm.
Nhân đức thì bị coi là lỗi thời, bị đem ra nhạo báng.
Ai? Ai là tác giả của những lập luận này? Nếu không phải là chính Satan? Satan không còn hiện hình ra nữa, chúng cũng ít khi nhập vào người ta, nhưng còn hơn thế nữa, chúng đang tìm cách thống trị linh hồn, và đây mới là điều phải ghi nhớ hơn cả.
Lời thánh Phêrô tông đồ luôn vang vẳng bên tai tôi: “Ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh, tìm mồi để cắn xé” (1 Pr 5, 8).
Chúa ơi, xin thương xót chúng con. Nay chúng con xin vâng lời Mẹ dạy, cũng là lời Chúa dạy:
“Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, hãy ăn năn hối lỗi, hãy cải thiện đời sống, hãy trở về cùng Chúa!”
Cảm tạ Chúa đã gởi người Mẹ Thiên Quốc xuống trần gian để nhắc nhở, chăm nom, ủi an, che chở, phù trì chúng con khỏi mưu ma chước quỷ thâm độc.
“Xin cho con được yêu Mẹ với Trái Tim Chúa, và được yêu Chúa với Khiết Tâm Mẹ.” (Thánh Alphonso de Liguori) Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 390 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Chuyện kể rằng: Khi quân Mông Cổ mở mang bờ cõi đến vùng Ba Tư, họ bắt được một tu sĩ công giáo. Quân Mông Cổ giải vị tu sĩ đến gặp Thành Cát Tư Hãn.
Thấy người tù binh đeo một cây thánh giá trước ngực, Thành Cát Tư Hãn hỏi về ý nghĩa của dấu hiệu này.
Thế là vị tu sĩ nhân cơ hội ngàn vàng kể lại cuộc đời của Chúa Giêsu cho cả triều đình Mông Cổ nghe. Vị đại hãn tỏ ra thích thú, cho đến khi nghe đoạn thương khó. Khi nghe đến chuyện Chúa Giêsu bị phản bội, bị bắt, bị đánh đòn, rồi bị đóng đinh, càng lúc khuôn mặt của đại hãn càng lộ vẻ tức giận.
Đến lúc vị tu sĩ nói: “Chúa Giêsu kêu lớn: Elôi, Elôi lamma sabác thani” (Mc 15:34), Thành Cát Tư Hãn gầm lên: “Rồi sao nữa?”
Sau khi nghe chuyện Chúa Giêsu gục đầu tắt thở, màn đền thờ xé làm đôi, rồi viên đại đội trưởng tuyên bố: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15:38), đại hãn trầm ngâm một lúc rồi hỏi: “Thế Thượng đế của các ngươi đã làm gì? Ngài có sai quân binh trên trời xuống tàn sát những kẻ giết con của Ngài không?”
Khi thấy vị tu sĩ lắc đầu, Thành Cát Tư Hãn khoát tay đuổi ông ra và không muốn nghe thêm nữa.
Đại hãn bình luận: “Một chủ tể mà không bảo vệ được con của ngài, một quân vương mà không trả thù cho con của ngài, thì có gì mà đáng kính phục”.
Và dĩ nhiên là Thành Cát Tư Hãn đã không theo đạo.
***
Tội nghiệp vị đại hãn chưa có dịp nghe đoạn kết câu chuyện, vì nếu đã được nghe, có lẽ ông đã có một kết luận khác.
Còn chúng ta, dĩ nhiên là chúng ta biết hết câu chuyện thương khó của Chúa Giêsu. Chúa chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại và ba ngày sau Ngài sẽ sống lại.
- Nhưng chúng ta có thật sự hiểu câu chuyện này không?
- Chúng ta có thực sự hồi hộp theo dõi từng tình tiết một, như vị đại hãn đã làm không?
Có lẽ, vì chúng ta nghe quá nhiều lần, nên có khi đã không còn tâm tình cùng đi với Chúa Giêsu trên con đường tử nạn.
Có lẽ, vì chúng ta biết Chúa sẽ sống lại, nên khó cảm nghiệm được cảm giác của người nghe câu chuyện lần đầu. Bi thương, hùng tráng, giận dữ, chua xót, mất mát, đau buồn, v.v... Những cảm giác đó mới chính là những gì chúng ta cần được cảm nghiệm trong Tuần Thánh này.
Kể từ hôm nay, chúng ta được mời cùng đi với Chúa Giêsu, với Mẹ của Ngài, từng ngày một, từng bước một, vào trong câu chuyện Thương Khó.
Cuộc Thương Khó giúp tôi ý thức sự giới hạn của lý trí, khi tôi không có câu trả lời cho những vấn nạn của cuộc đời:
- Tại sao tôi mất việc?
- Tại sao gia đình tôi đổ vỡ?
- Tại sao con cái tôi hư hỏng?
- Tại sao em tôi bị bạo bệnh?
- Tại sao bạn tôi chết khi còn quá trẻ?
- Tại sao và tại sao ???
Đó là những vấn nạn, đôi khi không có câu trả lời.
Nhìn lên Chúa, Chúa im lặng.
Nhìn sang Phật, Phật nhắm mắt.
Hỏi những người thông thái, họ lắc đầu: Không biết!
Phải chăng lúc đó tôi cũng kêu lên rằng: Lạy Chúa sao Chúa bỏ con?
***
Bạn thân mến,
Đau khổ là một thực tế không thể chạy trốn trong kiếp người. Tôi chỉ có thể trực diện với nó khi tôi biết Con Thiên Chúa cũng đã đi qua cái chung cuộc tồi tàn nhất của kiếp người:
- Bị bạn bè bán đứng,
- Bị người thân chối bỏ.
- Thân phận Ngài còn thua xa tên tội phạm Ba-rab-ba.
- Con Thiên Chúa đã chết một cách thầm lặng, trần truồng trên thập giá.
- Đứng dưới chân thập giá, có mấy người nhỏ lệ? Có bao nhiêu người hả hê?
Nếu Con Thiên Chúa, Đấng vô tội, mà còn bị người đời đối xử thế đó, thì làm sao, tôi là môn đệ Ngài lại có quyền đòi hỏi một cái gì khác hơn.
Nếu Thiên Chúa đã im lặng khi Con của Ngài bị giết, thì làm sao tôi lại có quyền đòi hỏi Thiên Chúa phải lên tiếng, khi tôi gặp đau khổ.
Chúa Giêsu đã mang lấy một số phận nghiệt ngã hơn chúng ta nhiều lắm.
Thế nên, khi gặp đau khổ hoạn nạn, tôi đừng vội trách Chúa: Sao Chúa lại gửi cho con thập giá quá nặng nề ?
Không, Thiên Chúa không phải là tác giả của hình phạt dã man độc ác đó. Chính con người chúng ta nghĩ ra những trò độc ác, những hình phạt dã man để hại nhau, để giết nhau.
Và rồi chính con người đã đóng đinh cả Con Thiên Chúa trên đó nữa.
Nhưng phần Ngài, sao Ngài lại chấp nhận như thế?
Phải chăng, khi chọn chén đắng của cuộc đời, Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta thấy: Đau khổ và sự chết, không phải là tiếng nói sau cùng?
Phải chăng, Ngài muốn chia sẻ thân phận mỏng dòn, yếu hèn của chúng ta?
Đúng như lời thánh Phaolô tuyên bố: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự” (Pl 2:6-8).
Quả thế, Con Thiên Chúa đã cúi mình xuống, để nâng chúng ta lên với Ngài. Dù chúng ta phải đi qua con đường khổ giá, nhưng chúng ta tin rằng chúng ta không đi một mình. Qua những người chung quanh, Chúa Kitô ghé vai cùng vác thập giá cùng chia sẻ cuộc đời với chúng ta.
Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay cũng còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó.
Đây là Chúa Nhật đặc biệt nhất trong năm, vì có đến hai bài Phúc âm được đọc:
Một bài Phúc âm về reo hò mừng vui của việc đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem…
Và sau đó là bài Phúc âm kể về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, bắt đầu từ âm mưu nộp Chúa của Giuđa, cho đến lúc táng xác Chúa.
Hai bài Phúc âm với hai tâm tình trái ngược:
- Dân chúng hôm trước thì tung hô, mấy hôm sau thì đả đảo.
- Các môn đệ hôm trước thì hãnh diện đi với Thầy, vài hôm sau trốn chui trốn nhủi.
- Các Kinh sư và Biệt phái hôm trước thì e dè, vài bữa sau thì hả hê.
Tâm tình của con người là thế đó.
Và Chúa Giêsu biết điều đó. Ngài chấp nhận tất cả, chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả.
Thật dễ dàng để suy tư về ý nghĩa của Tuần Thương Khó, nhưng không thật dễ dàng để cảm nghiệm được những đau đớn của Tuần Thương Khó.
Chúng ta hãy để cho những cảm giác đau đớn, giận dữ, khó chịu, kinh sợ, v.v... nổi lên trong lòng chúng ta. Những cảm xúc này thật cần thiết, để mỗi khi bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lăng mạ hay bị kết án, bị trù dập hay bị sỉ nhục, bị chế diễu, bị lột trần hay bị đóng đinh, chúng ta có thể nhìn lên thập giá với một niềm an ủi.
Ước gì mỗi người chúng ta bước vào Tuần Thương Khó với tâm tình của Chúa Giêsu, để rồi khi chúng ta cùng chết đi với Ngài, chúng ta cũng cùng được sống lại với Ngài.
Lạy Chúa, xin cho con bước vào Tuần Thánh với một niềm tin vững mạnh và sẽ nhận được nhiều ân sủng của Chúa, do việc Chúa đã chịu nạn, chịu chết vì con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 391 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Có một người kia đến gặp một vị linh mục và nói:
“Thưa cha, hôm nay con đến xin cha giúp con một việc. Con bê bối lắm: Mười điều răn Đức Chúa Trời, Sáu điều răn Hội Thánh, Bảy mối tội đầu, điều nào con cũng phạm hết. Con xưng tội rồi, lại cứ phạm hoài. Con muốn thay đổi, nhưng con không biết bắt đầu từ đâu cả. Con nản quá, muốn buông xuôi luôn cho rồi. Đằng nào cũng phạm tội thì phạm thêm tí nữa có sao đâu! Nói thì nói vậy, nhưng con vẫn thấy nó làm sao sao ấy”.
Vị linh mục cười và nói:
“Cha kể cho con một câu chuyện này nhé:
Một người kia đi làm trên thành phố. Sau Tết anh bị thất nghiệp, trở về quê, buồn bã. Người cha an ủi: Thôi con ạ, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông thì nhì sĩ. Con trở lại với miếng ruộng của gia đình mình đi. Sáng mai con hãy ra làm cỏ năm sào ruộng, để tháng tới chúng ta sẽ gieo mạ, xạ lúa”.
Người con nghe lời, sớm mai vác cuốc ra đồng. Nhưng khi nhìn thấy đám ruộng mênh mông, chỉ toàn là cỏ với cỏ, anh ngán ngẩm, rồi tìm một gốc cây nằm ngủ.
Người cha biết chuyện, không la rầy, nhưng ôn tồn nói với con: “Mỗi ngày con làm cho cha một ít, 20 mét vuông thôi, con làm được không ?”
- “Dạ, ít vậy thì con làm được”.
Và cứ như thế, chẳng bao lâu đám ruộng đã sạch cỏ. Vị linh mục tiếp lời:
“Tâm hồn con bây giờ cũng như đám ruộng kia, đầy cỏ dại, nhưng con hãy bắt đầu đi, rồi con sẽ thấy kết quả. Rồi đây, con sẽ còn sa ngã, nhưng điều quan trọng là luôn biết bắt đầu lại. Tội con Chúa đã tha rồi, Chúa chỉ đòi hỏi con cố gắng mà thôi”.
Nhiều năm sau đó, vị linh mục nhận được một thiệp mời đi dự lễ khấn trọn đời của một tu sĩ ngài không hề quen biết. Trong thiệp có ghi một hàng chữ sau: “Cám ơn cha đã chỉ cho con cách làm cỏ 15 năm trước đây”.
***
Bạn thân mến,
Thế là Mùa Chay lại về. Một mầu tím bao trùm cả không gian cung thánh. Mầu tím của thống hối. Mầu tím của hy sinh.
Bước vào Mùa Chay, bước vào cuộc hành trình 40 ngày trong sa mạc với Đức Kitô, chúng ta được mời gọi để duyệt lại cuộc sống của mình.
“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15).
Lời Chúa trong nghi thức xức tro hôm Thứ Tư Lễ Tro vừa qua, cũng là chủ đề chính của bài Tin Mừng Chủ Nhật tuần này.
Câu chuyện trên đây cho thấy: Sám hối là một tiến trình dài hạn.
- Nhưng sám hối là gì?
- Sám hối như thế nào và tại sao phải cần sám hối?
Sám hối, nói theo kiểu văn chương hoa mỹ là “Cải tà quy chánh”.
Hay nói theo điểu đạo đức bình dân là “Ăn năn trở về”.
Sám hối là làm một bước ngoặc trong cuộc sống, là “thay đổi tâm hồn”, theo đúng nghĩa của danh từ “metanôia” được dùng trong Tân Ước.
Lời rao giảng đầu tiên của Đức Giêsu theo Tin Mừng Marcô là lời mời gọi con người làm một vòng xoay, làm một cuộc cách mạng trong tâm hồn:
- Giờ đã điểm.
- Nước Trời đang gần đến.
- Hãy quay lưng với tội lỗi.
- Hãy quay về với Thiên Chúa Yêu Thương.
Lúc khởi đầu sứ vụ rao giảng của Ngài, Đức Giêsu đã vào hoang địa 40 đêm ngày để ăn chay, cầu nguyện và tìm hiểu thánh ý Chúa Cha.
Bốn mươi đêm ngày trong hoang địa nhắc nhớ 40 năm dân Israel chịu thử thách trước khi được vào Đất Hứa.
Bốn mươi đêm ngày trong hoang địa, Đức Giêsu đi vào hành trình tâm linh của dân tộc Ngài.
Hành trình của thử thách và cạm bẫy, nhưng đồng thời cũng là lúc rèn luyện tâm linh. Trong Mùa Chay, chúng ta sống lại kinh nghiệm này của Đức Giêsu, để liên kết thâm sâu hơn với Ngài và với Chúa Cha.
Tôi đi vào sa mạc của tâm hồn, để thấy rõ hơn những nhu cầu tâm linh, mà bấy lâu nay tôi đã để thế giới vật chất làm lu mờ.
Nếu những cỗ máy, những chiếc xe cần được bảo trì hằng năm, hầu có thể chạy tốt hơn, thì tâm hồn chúng ta cũng cần được bảo dưỡng như thế.
Mùa Chay là dịp để đổi mới tâm hồn.
Hàng năm, chúng ta có cơ hội để chùi rửa, lau sạch những vẩn đục trong tâm hồn, qua việc cầu nguyện, ăn chay, bố thí, và lãnh bí tích Hòa Giải.
Đó là những phương cách để từ bỏ tội lỗi và trở về với Người Cha nhân lành đang chờ đợi ta.
Đối với một số người, việc hãm mình mùa Chay có nghĩa là kiêng cữ một điều gì đó. Cụ thể là nhịn rượu, thịt, thuốc lá, hay giảm bớt một thứ gì đó mình ưa thích.
Người khác thì xem mùa Chay là dịp để thực thi bác ái, để đến nhà thờ, dự tĩnh tâm.
Dù dùng phương thế nào để tu sửa tâm hồn, thì cũng đều tốt. Nhưng điều quan trọng, không phải là hình thức, nhưng là động cơ.
Nếu tôi kiêng ăn để thân hình được thon thả, gọn gàng hơn, hoặc nếu tôi rộng rãi bố thí để được khen là người hào phóng, nếu tôi dự tĩnh tâm để tỏ ra là mình đạo đức, thì tất cả đều vô nghĩa.
Tôi được tiếng khen của người đời, nhưng sẽ được công trạng gì trước mặt Thiên Chúa? Trọng tâm của Mùa Chay không phải là việc đánh tội hành xác.
Việc hãm mình khổ chế, chỉ là phương tiện để gạn lọc những vẩn đục của tâm hồn, ngõ hầu con người có thể chú tâm đến những thực tại cao siêu hơn.
Cũng như thửa ruộng, cần phải được cầy xới, tưới nước, làm cỏ, bón phân, trước khi gieo hạt, để đạt được năng xuất cao, thì tâm hồn của chúng ta cũng cần được thanh tẩy, để hạt giống tin mừng có thể sinh hoa kết quả.
*****
Chúng ta hãy chú ý: “Sám hối” chỉ là vế đầu của lời Đức Giêsu kêu gọi, còn vế sau là “tin vào Tin Mừng”.
Trong Tân Ước, động từ “Tin” (pisteuein), không chỉ là gật đầu, đồng ý, nhưng tin còn có nghĩa là chấp nhận thay đổi, với một sự tín thác và dấn thân.
Vì thế, tin vào Tin Mừng, không chỉ đơn thuần là đón nhận chân lý của Tin Mừng, nhưng còn là đặt trọn cuộc đời sống theo những giá trị của Tin Mừng.
Những giá trị này: là tinh thần nghèo khó, hiền lành, khiêm nhường, khát khao sự công chính, từ bi, thương xót, tâm hồn trong sạch, xây dựng hoà bình, không giận ghét, không xét đoán, cố gắng chung thuỷ trong hôn nhân, cố gắng tha thứ không báo oán, cố gắng yêu thương kẻ thù, và cố gắng thực hiện những giá trị khác được nhắc đến trong các huấn từ của Đức Giêsu.
Tin vào Tin Mừng, là ký thác đời mình vào tình yêu bất diệt của Thiên Chúa, Đấng đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người vì chúng ta.
Khi tin vào Tin Mừng, chúng ta chấp nhận một lối sống như Con Thiên Chúa đã sống:
- Chấp nhận yêu thương, mà không đòi hỏi.
- Chấp nhận cho đi, mà không tính toán.
- Chấp nhận quên mình vì người khác.
Khi tin vào Tin Mừng, chúng ta chấp nhận đoạn tuyệt với tội lỗi, đoạn tuyệt với nếp sống chạy theo những gì mà thế gian mời mọc quyến rũ. Nói thì dễ, nhưng làm thì khó.
Sám hối không chỉ xảy ra một lần là xong.
Ăn năn trở về là một tiến trình kéo dài, từ ngày này qua ngày khác, có khi cả đời.
Tuy khó khăn và trắc trở, chúng ta vẫn không được bỏ cuộc. Như chí sĩ Nguyễn Bá Học đã từng nói:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi. Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Trên đường đi đến Golgotha, Đức Giêsu đã té ngã ba lần. Ngài biết những yếu đuối của xác phàm. Ngài biết chúng ta dễ vấp ngã. Nhưng điều quan trọng là ngã xuống rồi, có thể đứng lên được không? Nói cách khác, hôm nay chúng ta có thể bắt đầu lại được không?
Mùa Chay, mùa của ân sủng, mùa mời gọi canh tân đời sống. Chúng ta có thể thử bắt đầu lại với việc cầu nguyện, ăn chay, bố thí.
Trong 40 ngày của Mùa Chay, chúng ta có thể cầu nguyện nhiều hơn và sốt sắng hơn một tí xíu. Có thể hãm mình, khổ chế hơn một tí. Và có thể sống bác ái, quảng đại, tha thứ hơn một tí. Mỗi ngày chỉ hơn một tí thôi là con đường thanh tẩy nội tâm, sống triệt để theo Tin Mừng sẽ chẳng còn xa bao nhiêu.
Lạy Chúa, xin cho con biết tích cực bước vào mùa thương khó với Chúa, một Mùa Chay thánh thiện, canh tân và để nhận được nhiều ân sủng của Chúa. Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 392 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Tình cờ, tôi gặp lại cô bé gái trên đường. Tôi biết em từ lâu, một cô bé rất nghịch ngợm và rất hay quậy phá, lại chơi hàng trắng nữa.
Hôm nay, tình cờ tôi gặp lại em, em cho biết là em đã bỏ chơi ma túy từ 3 năm.
Tôi rất ngạc nhiên, và tôi rủ em cùng đi thăm các gia đình có con em học Lớp Tình Thương của tôi.
Trên đường đi, em đã kể lại cho tôi nghe về cuộc chiến rất cam go của em với ma túy.
Tôi gợi ý cho em, chia sẻ cho các bạn khác trên trang báo điện tử Ephata Việt Nam. Em đã nhận lời và đã bộc lộ cái “bí quyết” chiến thắng Ma Túy của em như sau:
Tôi là một người sử dụng ma túy cách nay đã 3 năm. Tôi đã ba lần cai, nhưng không thành công, cho tới lần thứ 4 tôi mới thật sự cai được.
Lý do ba lần cai trước không thành công là bởi vì tôi gặp lại bạn bè cũ, rủ chơi và sử dụng lại ma túy.
Bởi, khi tôi nghiện ngập trở lại cũng là lúc tôi hết tiền. Và mỗi lần tới cữ là toàn thân tôi bị đau nhức, đầu thì nặng như đá, tôi không thể nào chịu nỗi. Mà mỗi lần như vậy, là tôi lại kiếm tiền rất khó. Cho nên khi được bạn bè mời mọc là tôi theo họ ngay.
Lần cai thứ tư đối với tôi thật là khủng khiếp, đau đầu và đau cột sống, đêm thì không ngủ được và sốt cao, lúc nóng, lúc lạnh, ngực thì khó thở.
Tôi cũng không dám nghĩ: Lần này tôi có cai được hay không.
Trong lúc yếu đuối cả tinh thần, lẫn thể xác, thì sự cám dỗ của ma túy lại càng mãnh liệt hơn. Suýt chút nữa là tôi lại ngã lòng. Tôi rất là căng thẳng trong những giây phút này. Tôi suy nghĩ và đắn đo: Nếu tôi không thể vượt qua thì tôi sẽ nghiện ngập trở lại, tôi chỉ có hai cách chọn lựa mà thôi: Một là cứu lấy chính mình, hai là buông trôi.
Đang lúc chưa thật sự cắt cơn, ma túy lại trỗi dậy trong tôi, tôi thèm có hàng để sử dụng. Tôi không chịu đựng được nữa, tôi phải đi mua thôi.
Trên đường đi mua, thì tôi chợt nhớ tới một người bạn thân quen, nhà cũng ở gần đó. Tôi đến tâm sự với bạn và xin bạn giúp tôi cai, để không sử dụng ma túy nữa, bởi bạn ấy đã từng làm được việc này.
Người bạn ấy bảo: "Hãy cầu nguyện thật nhiều với Chúa, Chúa sẽ cứu".
Và người bạn ấy còn dạy cho tôi nên thường xuyên đọc lời nguyện vắn tắt này: “Lạy Chúa, xin Chúa cứu con, con tín thác ở nơi Chúa”.
Tôi chào từ biệt bạn. Tôi ra về, nhưng lại không trở về nhà. Tôi lại tiếp tục đi mua hàng. Tôi mua về và bắt đầu sử dụng. Khi tôi cầm hàng trên tay, mà sao tay tôi cứ run run. Tôi lại nghĩ tới những lời người bạn quen vừa mới dạy cho tôi lúc nãy, tôi liền gọi Chúa: "Lạy Chúa, xin Chúa cứu con Chúa ơi, con tín thác ở nơi Chúa".
Tôi nhìn vào ma túy, mà miệng thì cứ luôn gọi Chúa, cho đến lúc thật sự hạ cơn nghiện. Thế là tôi đem cất hàng, và không sử dụng nữa.
Qua lời nguyện vắn tắt đó, tôi đã cảm nghiệm được một điều: Đức Tin đã cứu lấy tôi, và Chúa của tôi đã không bỏ tôi giữa bầy sói.
Đó là những gì mà tôi đã cảm nghiệm, và xin được chia sẻ ra đây, hy vọng có thể giúp được một ai đó.
Tôi đã tin tưởng vào Chúa, đã cầu xin với Chúa, và Chúa đã đến chữa lành và mở lối cho tôi bước đi, làm lại cuộc đời mình, trong bình an như hôm nay. Và tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa thường xuyên trong gnày như vậy,
Lạy Chúa, con nghĩ: lời nguyện “Lạy Chúa, xin cứu con, con tin ở nơi Chúa”, không chỉ những người đang cai nghiện mới cần đến lời cầu xin này, mà chính chúng con, những người đang phải đối mặt với cuộc sống quá tất bật hôm nay, phải đối mặt với những khủng hoảng kinh tế toàn cầu, phải đối mặt với nạn thất nghiệp, lo sợ bị mất nhà, lo cho sự bất ổn của chén cơm, manh áo, và sức khoẻ…
Xin cho con đừng sợ hãi trước tương lai, mà luôn biết tin tưởng, cậy trông, phó thác vào tình yêu của Chúa.
Xin cho con luôn nhớ đến Chúa, qua những lời cầu nguyện vắn gọn và đơn sơ này, nhất là trong những lúc gặp gian nan, nguy khốn, Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 393 -------------------------------------
Bạn thân mến,
Từ nơi xa xôi, có một người bạn gửi về tặng tôi một bàn chân.
Dĩ nhiên, đây không phải là bàn chân thật. Dù có thương tôi bao nhiêu đi nữa, thì bạn cũng không thể chặt bàn chân xinh xắn của bạn để gởi cho tôi.
Đây là một bàn chân bằng sành, ở giữa lõm xuống, để có thể đựng những vật nho nhỏ, như cái kẹp giấy, cái kim, hay vài đồng tiền cắc. Như thế, bàn chân này là một vật trang trí hữu dụng trên bàn giấy.
Bàn chân đã vượt không biết bao nhiêu dặm đường để đến với tôi vàơ một buổi chiều cuối năm, thời điểm mà tôi cũng như bao người khác muốn dừng chân, để nhìn lại một đoan đường mình đa đi qua.
Ngắm nghía bàn chân và cầm nó trên tay, tôi có cảm tưởng như được ngắm nghía và vuốt ve bàn chân xinh xắn dễ thương của bạn.
Nhưng điều ấy tuy có dễ thương thật, cũng không quan trọng bằng những cảm nghĩ gợi ra trong tâm hồn tôi, do một bàn chân đến với tôi vào một buổi chiều cuối năm.
Chân dùng để đi. Dĩ nhiên. Và vì thế cảm nghĩ đầu tiên được gợi lên trong tôi là những cuộc ra đi.
Vào đời là một cuộc ra đi. Thượng Đế gửi tôi vào cuộc đời này, là đặt tôi trên một chuyến đi. Tôi cần phải đi làm sao cho trọn đường trần.
Với tôi, đi cho trọn đường trần là trí học biết được càng nhiều càng tốt những khôn ngoan do cuộc đời dạy bảo, mà tâm vẫn giữ được cái hồn-hậu của tuổi ấu thơ.
Thường thì khi vừa sinh ra, người ta có cái tâm hồn-hậu, nhưng cái trí dại khờ.
Càng lớn lên, trí càng khôn ngoan, nhưng tâm càng vẩn đục.
Thánh nhân, theo quan niệm Nho giáo là người trở về với Thượng Đế, phải mang theo trí khôn ngoan và cái tâm phải trong sáng, sau khi đã sống trọn cuộc đời mình.
Người cũng khôn ngoan chẳng thua gì Thánh, bởi Thánh chỉ hơn người ở chỗ, sau khi đi hết đường trần, không để quên con tim ở đâu cả, cũng không làm cho con tim ra chai đá, vẩn đục hay đầy những vết thương.
Những cuộc ra đi cũng gợi cho tôi về tính mạo hiểm phiêu lưu.
Người mạo hiểm phiêu lưu là người dám ra đi, cho dù cuộc ra đi có thể làm mình mất đi chỗ cư ngụ an toàn, êm ấm.
Nếu lúc nào cũng muốn an toàn, cũng mong êm ấm, người ta không đám đi đâu cả.
Nhưng như thế thì có chân để làm gì?
Như thế, thì làm sao khai phá được một con đường, làm sao nhìn thấy được chân trời man mác, làm sao theo đuổi được một lí tưởng cao cả, và làm sao tìm được những kho tàng vô giá, chỉ dành cho những kẻ dám cất bước ra đi !
Những bậc anh hùng trong bất cứ lãnh vực nào, cũng đều là những người dám cất bước ra đi, mặc dù biết rằng đường mình đì sẽ gập ghềnh và đầy gai góc:
"Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào-kiệt có hơn ai! "
*****
Chúa Ki tô của tôi cũng có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, cũng dám ra đi. Nếu không, Người sẽ ở mãi bên hữu Đức Chúa Cha, trong sự an toàn và êm ấm.
Nhưng như thế thì làm sao Người thực hiện được công trình cứu chuộc nhân loại bằng con đường tình yêu?
Các tông đồ của Chúa Kitô cũng có tính phiêu lưu và dám ra đi. Nếu không dám ra đi một cách phiêu lưu như thế, ông Phê rô chắc sẽ ở lại thuyền với cha, với người làm và với một nghề nghiệp cha truyền con nối, chứ không đi theo một chàng thanh niên ba mươi tuổi, không nhà cửa, cũng không một chỗ gối đầu.
Điều này khiến tôi được nhắc nhở rằng: người Ki tô hữu đích thực phải biết đùng đôi chân của mình để ra đi trong tinh thần dấn thân, mà không đòi cho mình được mãi an toàn, êm ấm, nếu không muốn trở thành một thứ Kitô hữu cầu an và thụ động.
Bàn chân còn gợi cho tôi những bước đi kiếm tìm Chân Lí.
Chân Lí, hay nói khác đi là lẽ thật của cuộc đời, chỉ dành cho những ai dám cất bước ra đi tìm kiếm, và đi một cách kiên trì.
Chân Lí là mặt trời và những kẻ dám tiến về phía mặt trời sẽ được mặt trời sợi sáng, dẫn đường.
Hành trình tìm kiếm Chúa là hành trình tiến về mặt trời công chính, một cuộc hành trình mà tất cả mời người, nhất là người Ki tô hữu phải thực hiện.
Nhưng, bàn chân cũng có thể dẫn tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng. Đó là những khi tôi ra đi, mà không muốn trở về, ra đi mà nhắm sai mục tiêu, ra đi mà không biết sẽ đi về đâu.
*****
Kiểm điểm lại trong đời, cũng đã nhiều lần tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng như thế.
Đam mê khiến tôi đi hoang, cám dỗ khiến tôi đi lạc, tâm hồn bất định khiến tôi đi không định hướng.
Những cuộc ra đi như thế đã khiến bàn chân tôi xước da, đau buốt hay chảy máu, và ít nhiều đã để lại những vết thương trong trái tim tôi.
Nếu biết xem đó là những bài học dạy sự khôn ngoan, tôi mua được chút kinh nghiệm bằng một giá đắt.
Nhưng nếu không ý thức, tôi mất mát nhiều, có khi mất đi cả chính trái tim của mình.
Bàn chân ra đi sẽ để lại dấu chân.
Dấu chân giúp người ta tìm biết một người đi đến đâu.
Dấu chân cũng có tác dụng dẫn dắt người khác đi theo mình.
Ý thức được điều đó khi bước đi, tôi đặt vào bước chân mình sự sáng suốt của trí khôn và sự thiện hảo của tâm hồn tôi.
Tôi muốn dấu chân của mình sẽ là những dấu chân trên cát.
Rõ ràng, ai cũng nhìn thấy, ai cũng có thể bước theo không ngập ngừng nghi ngại.
Tôi không muốn vết chân tôi để lại trên những bụi cỏ hoang khó theo dõi.
Tôi lại càng không muốn tôi vừa đi, vừa chùi xóa vết chân, vì không muốn ai biết mình đã đi đâu, đến đâu.
Muốn như thế, đường tôi đi phải là đường ngay nẻo chính.
Ngày xưa còn bé, mỗi lần ra bãi biển, tôi thường nhìn ngắm những dấu chân trên cát.
Có những dấu chân độc hành, mà cũng có những dấu chân song đôi.
Thằng bé con đa cảm là tôi, đã nhiều lần cảm thấy thương cho những dấu chân độc hành, lẻ loi, buồn thảm làm sao.
Thằng bé cũng vui vui và muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với những bước chân song đôi, mà nó gọi là những bước chân có bạn.
Rồi thằng-bé-con-tôi lớn lên, vào đời, đi qua rất nhiều nẻo đường. Lúc nào nó cũng ước ao, kiếm tình, mời gọi người đồng hành, để cho bước chân của nó là những bước chân có bạn.
Những bước chân của Chúa Ki tô cũng là những bước chân có bạn.
Trên núi đồi, quanh bờ biển, ngang qua cánh đồng, giữa kinh thành tráng lệ, nơi làng mạc đìu hiu, vùng hoang vu, biên giới... Chỗ nào, Chúa Kitô cũng có những người bạn đồng hành.
Phần tôi, đã đọc câu truyện Foot Prints tuyệt vời, tôi tin rằng lúc nào Chúa cũng đồng hành với tôi, để hướng dẫn, nâng đỡ, dìu đắt, và nếu cần thì bế tôi lên để Ngài bước những bước thay tôi.
Chân là để ra đi, nhưng chân cũng là để ngừng lại. Đã biết bao lần tôi chỉ biết tiến tới, mà không biết dừng chân.
Trước những hố thẳm trước mặt, tôi phải biết dừng chân, để không lao mình xuống hố.
Khi bóng tối phủ xuống, tôi phải biết dừng chân để định lại phương hướng.
Khi ánh sáng chói lòa, tôi cũng cần phải biết dừng chân, để không bị lóa mắt, đụng phải những vật trên đường, hay có khi xô cả vào người khác, làm cho họ hay cho chính tôi vấp ngã.
Ngay cả trong những khi nghĩ rằng: mình đang đi trên đường tốt đẹp, đường phục vụ, đường hi sinh, tôi cũng cần phải biết dừng chân, để định lại đường đó đưa tôi đi đến đâu, và coi xem những bước đi của mình có phải là những bước đi đúng cách không, có chen lấn ai không, có làm phiền toái người nào không.
Những khi dừng chân như vậy, nếu ý thức, tôi sẽ cảm thấy sức nặng của thân thể hoàn toàn đặt trên hai bàn chân của tôi.
Để chịu được sức nặng ấy, bàn chân phải vững chãi. Không có bàn chân vững chãi, nhà nông không thể cày sâu cuốc bẫm. Không có bàn chân vững chãi, người lữ hành không thể bước đi dẻo dai trên đường dài vạn dặm.
Ý thức thêm chút nữa, tôi hiểu bàn chân của tôi biểu tượng cho căn bản cuộc đời chính tôi.
Căn bản ấy chính là những giá trị tinh thần.
Căn bản ấy vững, cả cuộc sống của tôi vững, tôi có thể làm những việc hữu ích và đi được những chuyến đi xa.
Thiếu căn bản ấy, hoặc căn bản ấy không vững, con người tôi sẽ chao đảo, bước chân tôi quờ quạng và tôi có thể ngã trên đường đời bất cứ lúc nào.
Tôi đã nói đến những cuộc trở về .
Phải, chân để ra đi, nhưng chân cũng để dẫn dắt tôi trở về. Nếu không có những cuộc trở về trong đời sống, tôi đã không để cho đôi chân làm tròn chức năng của nó.
Tôi phải trở về sau những lần đi hoang, đi lạc.
Là con người, dù là người con của Chúa đi nữa, đã mấy ai nhận rằng mình chưa hề đi hoang, ít nhất là đi hoang trong tư tưởng.
Đi hoang là dấu chỉ của một tâm hồn phản kháng, không muốn giam mình trong một khuôn khổ gò bó .
Em đã muốn ra đi nhiều lần... Lời ca khắc khoải ấy hình như ít nhiều muốn nói về một bàn chân đang muốn phá tan cái gò bó của khuôn khổ, để cất bước ra đi.
Đi hoang cũng có thể là một biểu lộ của sự yếu đuối, không cưỡng lại được trước một đam mê, một cám dỗ.
Nói thế nào đi nữa, thì khi đã cất bước đi hoang, người ta đã làm một điều đáng tiếc.
Nhưng điều đáng tiếc ấy sẽ được sửa đổi, nếu một ngày nào đó, người ta quay gót trở về .
Mặc dù trở về trong rách rưới thể xác và với những vết thương đau buốt của tâm hồn, cuộc trở về cũng vẫn là một hành trình đẹp đẽ và hữu ích. Đó là hành trình trở về nhà cha của đứa con đi hoang trong Phúc âm.
Tôi cũng cần trở về với căn nhà nội tâm của tôi.
Ra đi phục vụ, tôi tìm thấy tha nhân. Nhưng trở về với nội tâm, tôi tìm thấy chính mình.
Nếu tôi đánh mất chính tôi, tất cả mọi việc làm của tôi, mọi bước chân ra đi của tôi đều trở thành vô nghĩa.
Nội tâm là căn nhà kín đáo nhất. Trong căn nhà ấy, tôi cất giữ gia tài của mình, đó là những đức tính Thượng Đế trao tặng cho tôi: Tình thương tôi có và một kho kỉ niệm, dù buồn hay vui nhưng, tất cả đều rất đẹp và quí báu.
Trong căn nhà nội tâm, tôi cũng đặt một tấm gương soi. Trở về đó, tôi soi mình trong gương, để nhận diện con người thật của mình, con người thật ấy đã ra như thế nào trong thời điểm này.
Cũng trong căn nhà nội tâm, tôi có chiếc giường để nghỉ ngơi, có thuốc men để chữa trị những vết thương, và có khung cảnh tĩnh lặng để kiểm điểm về những chuyến ra đi.
Nhất là ở đó, tôi tìm thấy Thượng Đế, Đấng tôi hằng tìm kiếm. Tưởng rằng Ngài ở đâu xa, nhưng thật ra Ngài đang cư ngụ trong chính căn nhà nội tâm của tôi.
Cuộc trở về lớn lao nhất trong đời tôi là cuộc trở về với Thượng Đế, Đấng tạo dựng nên tôi và gửi tôi vào đời.
Một ngày, gần hay xa chưa biết, nhưng chắc chắn là sẽ có, tôi sẽ nhắm mắt xuôi tay, để lại trên thế gian này tất cả những gì gọi là của tôi: Của cải, công danh, sự nghiệp, người thân, những gì đã đạt được, những ước vọng chưa thành hình, tiếng tốt và tiếng xấu...
Tôi trở về với Thượng Đế, trần trụi như thuở vào đời.
Mong ước làm sao trong cuộc trở về ấy, tôi có được trí sáng và tâm trong, cùng với một tình yêu nồng nàn dành cho Thượng Đế, được kết tụ bằng tình yêu tôi dành cho tha nhân trong cuộc sống mình, nơi chốn dương gian.
Mong ước làm sao tôi được Thượng Đế đón nhận trong yêu thương và hài lòng.
Muốn như thế, những bước chân trên đường đời của tôi cần phải là những bước chân đẹp, những bước chân gần gũi với hạnh phúc Thiên Đàng.
Tôi nhớ lại một điều đã làm tôi suy nghĩ nhiều lần: Đường về Thiên Đàng sẽ xa lạ, nếu khi còn sống, tôi không biết làm quen với con đường ấy.
*****
Tôi đang giữ bàn chân bạn gửi trong tay và đọc trong đó những lời nhắn gửi của bạn.
Đã một lần tôi đến với bạn và sau đó tôi đã ra đi. Với bàn chân bạn gửi, bạn khuyến khích tôi hãy ra đi trên những nẻo đường tốt đẹp và hữu ích.
Nhưng bạn cũng nhẹ nhàng nhắc tôi một chuyến trở về.
Bạn ơi, một ngày nào đó, tôi sẽ trở về gặp bạn.
Lạy Chúa, trong những ngày cuối năm, con vừa có dịp suy nghĩ về đôi bàn chân và những sứ điệp mà Chúa muốn nhắc nhở con.
Xin cho con biết sử dụng đôi bàn chân để thực hiện những gì mà Chúa mong muốn nơi con. Amen.
*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)
I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/ 1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1 2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2 3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/ 1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1 2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2 3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3 4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4 5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
III. - Chuyện kể cho các gia đình: (14 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/ 1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1 2. Đừng bỏ cuộc - sách 2 3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3 4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4 5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5 6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6 7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7 8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8 9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9 10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10 11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11 12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12 13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13 14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/ 1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1 2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2 3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3 4. Căn hầm bí mật - Sách 4 5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5 6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6 7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7 8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8
V. – Kho sách quý: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/ 1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1 2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2 3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3 ----------------------------------------------