Xem ra không thích hợp lời định nghĩa vĩnh cửu tính mà Boèce đã nêu lên: vĩnh cửu tính là sự chiếm hữu đồng thời nguyên vẹn và hoàn hảo sự sống vô cùng (De Consel, V, prose, 6).
1. Từ ngữ vô cùng là từ ngữ phủ định. Nhưng sự phủ định chỉ thích hợp với cái gì khuyết điểm. Không hoàn toàn và từ ngữ này không thích hợp với vĩnh cửu tính. Bởi đó, trong lời định nghĩa của vĩnh cửu tính từ ngữ “vô cùng” không được dùng đến.
2. Hơn nữa, vĩnh cửu tính có nghĩa là một thứ kỳ gian nào đó. Nhưng kỳ gian quan hệ với sự hiện hữu hơn là với sự sống. Vậy, từ ngữ “sự sống” không được đặt vào trong lời định nghĩa, và từ ngữ “hiện hữu” đúng hơn.
3. Cái toàn thể thì có các phần. Nhưng có các phần thì trái với vĩnh cửu tính, vì vĩnh cửu thì đơn giản. bởi đó, nói vĩnh cửu tính là cái toàn thể, thì không chính xác.
4. Nhiều ngày không thể đồng hiện hữu cũng như nhiều thế kỷ, song người ta nói nhiều ngày và nhiều thế kỷ trong vĩnh cửu tính có lời ghi chép: Nguồn gốc của Ngài lên đến trước xa, lên tới những ngày thuở xưa, và cần lời ghi chép: “chiếu tho mạc khải về mầu nhiệm đã âm thầm giữ kín từ muôn thuở” (Rm 16,25). Vậy vĩnh cửu tính không phải hoàn toàn đồng thời.
5. Cái toàn thể và cái hoàn hảo là những từ ngữ đồng nghĩa; nên thêm từ ngữ cho từ ngữ toàn thể là dư thừa.
6. Sự chiếm hữu này thuộc về kỳ gian. Mà vĩnh cửu tính là một thứ kỳ gian. Nên vĩnh cửu tính không phải là sự chiếm hữu.
TRẢ LỜI
Cũng như chúng ta đạt được sự hiểu biết các sự vật đơn giản nhờ các hợp vật, thì chúng ta cũng phải đạt tới sự hiểu biết về vĩnh cửu tính nhờ thời gian. Nhưng thời gian chỉ là số của sự chuyển động trước và sau. Vì sự kế tiếp xảy ra trong tất cả mọi chuyển động và một phân đến sau phần khác; và sự kiện chúng ta đem trước và sau trong sự chuyển động làm cho chúng ta lãnh hội thời gian; thời gian chỉ là số trước và sau trong sự chuyển động. Nhưng ở nơi các vật không có sự chuyển động, và luôn luôn tồn tại cũng là một y nguyên, thì không có trước sau. Bởi đó, chính như bản tính cho thời gian cốt ở tại sự đến trước sau trong sự chuyển động, thì cũng vậy.
Yếu tính của vĩnh cửu tính cốt ở tại sự lĩnh hội về tính không thay đổi của một cái gì tuyệt đối ở ngoài sự chuyển động.
Hơn nữa, những vật được nói là được đo lường bởi thời gian đó là những vật có khởi sự và cuối cùng trong thời gian, như đã nói trong sách vật lý (Phys., 4,11, Aristote), vì trong tất cả mọi vật ở trong chuyển động, thì có khởi sự và có sự cuối cùng. Nhưng bởi vì bất cứ cái gì hoàn toàn bất khả dịch, thì không thể có sự kế tiếp, nên không có khởi sự và cuối cùng.
Như thế, vĩnh cửu tính được nhận biết do hai sự kiện:
Thứ nhất, cái gì vĩnh cửu, thì không thể có cuối cùng, nghĩa là không có khởi sự, cũng không có cuối cùng (nghĩa là: không có giới hạn ở cai hai điểm khởi sự và cuối cùng).
Thứ hai vĩnh cửu tính không có sự kế tiếp, nhưng đồng thời hiện hữu nguyên vẹn.
GIẢI ĐÁP
1. Các vật đơn giản thường được định nghĩa nhờ sự phủ định, thí dụ, điểm là cái không có các phần. tuy nhiên việc phủ định này không phải được lãnh hội dường như sự phủ định thuộc về yếu tính của chúng nó, nhưng trí năng chúng ta trước tiên lĩnh hội các hợp vật, không thể đạt tới sự hiểu biết các vật đơn giản trừ phi theo đường lối phủ định sự hỗn hợp.
2. Cái gì thực sự vĩnh cửu, thì chẳng những hiện hữu mà còn sống và sự sống thì hành động, sự hiện hữu không hành động. Những sự kéo dài của kỳ gian xem ra thuộc về sự hành động, chứ không thuộc về sự hiện hữu; bởi đó, thời gian là sự đếm sự chuyển động.
3. Vĩnh cửu tính được gọi là nguyên vẹn, không phải bởi vì nó có các phần, nhưng bởi vì nó không thiếu gì cả
4. Như Thiên Chúa, mặc dầu vô hình, trong Kinh Thánh, một cách tỷ dụ, được gọi bằng những tên hữu hình; cũng thế đó, vĩnh cửu tính, mặc dầu đồng thời nguyên vẹn, được gọi bằng những tên bao hàm thời gian và sự kế tiếp.
5. Hai sự vật được coi là ở trong thời gian: chính cái thời gian mà yếu tính là sự kế tiếp: và cái “bây giờ” của thời gian: cái “bây giờ” bất toàn. Bởi đó, lời nói “đồng thời nguyên vẹn” được sử dụng để gạt bỏ tư tưởng về thời gian, và tiếng “hoàn hảo” được sử dụng để trục xuất tiếng “bây giờ” của thời gian.
6. Cái gì được chiếm hữu, thì được gìn giữ cách chắn chắn và không thể lay động. Bởi đó, chúng ta dùng tiếng “chiếm hữu”, để nói lên sự bất khả dịch và sự bất biến, cùng sự trường tồn của vĩnh cửu tính.
1. Không có cái gì được tạo thành, mà được chỉ về cho Thiên Chúa. Nhưng vĩnh cửu tính được tạo thành, vì Boèce nói: Cái “bây giờ” trôi qua đi, thì tạo ra thời gian, còn cái “bây giờ” tồn tại, thì tạo nên vĩnh cửu tính (De Trin., 4); và Augustin nói: Thiên Chúa là tác giả của vĩnh cửu tính (Quaest, p.23). Bởi đó, Thiên Chúa không vĩnh cửu.
2. Hơn nữa, cái gì có trước vĩnh cửu tính, và có sau vĩnh cửu tính, thì không bị đo lường bởi vĩnh cửu tính. Như đã nói ở quyển sách các nguyên nhân (De Causis. 2, p.162), Thiên Chúa có trước vĩnh cửu tính và Ngài có sau vĩnh cửu tính; vì lời ghi chép: Thiên Chúa sẽ thống trị cho tới vĩnh cửu, và qua bên kia vĩnh cửu (Xh 15,18). Bởi đó, vĩnh cửu tính không thuộc về Thiên Chúa.
3. Hơn nữa, vĩnh cửu tính là một đơn vị đo lường. Nhưng bị đo lường, thì không thích hợp với Thiên Chúa. Bởi đó, vĩnh cửu tính không thuộc về Thiên Chúa.
4. Trong vĩnh cửu tính, thì không có hiện tại, dĩ vãng và tương lai, vì vĩnh cửu tính đồng thời nguyên vẹn, như đã nói trước. Nhưng các từ ngữ nói lên thời gian hiện tại, dĩ vãng và tương lai, được sử dụng cho Thiên Chúa trong Kinh Thánh. Bởi đó, Thiên Chúa không vĩnh-cửu.
TRÁI LẠI
Anathasius nói: “Đức Chúa Cha vĩnh cửu, Đức Chúa Con vĩnh cửu, Đức Chúa Thánh Thần vĩnh cửu” (Pseudo – Anathasius, Symb. Quicumque, Denzmger, No. 39).
TRẢ LỜI
Khái niệm về vĩnh cửu tính đi theo sau bất khả dịch tính, như khái niệm về thời gian đi theo sau sự chuyển động; như đã trình bày ở Tiết trước. Bởi đó, vì Thiên Chúa tột bực bất khả dịch, nên vĩnh cửu tính thuộc về Thiên Chúa cách tột bực. Thiên Chúa chẳng những là vĩnh cửu mà Ngài còn chính là vĩnh cửu tính; đang khi không vật nào là chính kỳ gian của nó, vì nó không phải là chính sự hiện hữu của nó. Còn Thiên Chúa là chính sự hiện hữu bất biến của Ngài. Bởi đó, vì Ngài là sự hiện hữu riêng của Ngài, Ngài là vĩnh cửu tính riêng của Ngài.
GIẢI ĐÁP
1. Cái “bây giờ” còn tồn tại được nói là tạo nên vĩnh cửu tính theo sự lãnh hội của chúng ta. Vì chính như sự lãnh hội về thời gian được tạo ra nên trong chúng ta do sự kiện chúng ta lãnh hội sự đi qua của cái “bây giờ” thì sự lãnh hội vĩnh cửu tính cũng được tạo nên trong chúng ta do việc lãnh hội cái “bây giờ” còn tồn tại. Khi Augustin nói Thiên Chúa là tác giả của vĩnh cửu tính (Lib. 83, Quael., p.23), thì vĩnh cửu-tính này phải được hiểu là vĩnh cửu tính được thông phần. Vì Thiên Chúa thông phần vĩnh cửu tính của Ngài cho một vài hữu thể, như Ngài thông phần bất khả dịch tính của Ngài.
2. Giải đáp vấn nạn 1 ở trên, đã sáng tỏ để giải đáp vấn nạn 2.
Vì Thiên Chúa được nói là có trước vĩnh cửu tính, vì các bản thể phi vật chất thông phần vĩnh cửu tính. Bởi đó, cũng trong quyển sách về Nguyên nhân (De Causis, 2), có nói trí năng được xếp ngang hàng với vĩnh cửu tính. Theo từ ngữ sách Xuất Hành (Xh 15,8), Thiên Chúa làm Vua thống trị vĩnh cửu và hơn vĩnh cửu: vĩnh cửu tính ở đây, thay thế tiếng thời đại, được gặp thấy ở trong bản dịch khác. Như thế nói Thiên Chúa làm Vua thống trị lâu hơn vĩnh cửu, theo mức độ Thiên Chúa tồn tại qua mọi thời đại, tức là qua mọi kỳ gian nhất định: vì thời đại chỉ là thời kỳ của mỗi vật, như đã trình bày ở trước về việc nghiên cứu về trời (De Caelo, 1,9). Nhưng làm Vua thống trị lâu hơn vĩnh cửu, có nghĩa là: nếu có vật nào được quan niệm tồn tại luôn mãi, thí dụ, sự chuyển động của các thiên thể theo ý kiến của một số Triết gia, thì Thiên Chúa vẫn thống trị lâu hơn, vì Thiên Chúa thống trị đồng thời nguyên vẹn.
3. Vĩnh cửu tính chỉ là chính Thiên Chúa. bởi đó, Thiên Chúa bị gọi là vĩnh cửu, dường như Ngài đi đo lường cách nào đó; nhưng khái niệm về cách đo lường được hiểu biết chỉ theo cách lãnh hội của chúng ta.
4. Người ta ứng dụng cho Thiên Chúa các dộng từ biểu thị các thời gian khác nhau, vì vĩnh cửu tính của Thiên Chúa bao gồm tất cả mọi thời gian; chứ không phải Ngài thay đổi ngang qua hiện tại, dĩ vãng và tương lai.
Xem ra vĩnh cửu tính không phải chỉ thuộc về Thiên Chúa mà thôi.
2. Có lời ghi chép: Hỡi kẻ bị nguyền rủa! Các ngươi đi cho khuất mặt Ta, hãy nhận lấy lửa vĩnh cửu sẵn sàng cho Ma quỷ và các nguỵ thần nó (Mt 21,41). Vậy, Thiên Chúa không phải là Đấng vĩnh cửu duy nhất.
3. Hơn nữa, vật tất yếu thì vĩnh cửu; như thí dụ, tất cả các nguyên lý để minh chứng và tất cả các mệnh đề mình chứng. Bởi đó, Thiên Chúa không phải là Đấng vĩnh cửu duy nhất.
TRÁI LẠI
Augustin nói: Thiên Chúa là hữu-thể duy nhất không có khởi thuỷ (St. Jérome, Episl. 15). Nhưng cái gì có khởi thuỷ thì không vĩnh cửu. Vậy, chỉ Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu duy nhất.
TRẢ LỜI
Vĩnh cửu tính xác thực và chính xác, thì có ở nơi Thiên Chúa mà thôi, vì vĩnh cửu tính đi theo bất khả dịch tính, như đã trình bày ở trước. Nhưng Thiên Chúa là hữu thể duy nhất hoàn toàn bất khả dịch, như đã minh chứng ở trước (CH.9, t.2). tuy nhiên, một số hữu thể tuỳ theo chúng lãnh nhận bất khả dịch tính từ Thiên Chúa thì được thông phần vĩnh cửu tính của Ngài. Như thế, một số hữu thể lãnh nhận bất khả dịch tính từ Thiên Chúa theo mức độ chúng nó không bao giờ chấm dứt hiện hữu. Theo ý nghĩa này trái đất được nói là tồn tại vĩnh cửu (Tv 75,5) các gò đồi vĩnh cửu (Đnl 33,15). Một ít vật khác thông phần vĩnh cửu tính một cách rộng rãi hơn theo mức độ chúng nó bất khả-dịch hoặc vê sự hiện hữu, hoặc về hành động ở đời sau, như Thiên thần và các Thánh thưởng thức Ngôi Lời, theo lời thánh Augustin nói: về việc thị kiến Ngôi Lời, Chư thánh không có những tư tưởng thay đổi (De Trin., 15,16). Bởi đó, những kẻ trông thấy Thiên Chúa, được gọi là có sự sống vĩnh cửu, theo lời Kinh Thánh: “Vậy sự sống vĩnh cửu, tức là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Giêsu Kitô Cha đã sai xuống” (Ga 17,3).
GIẢI ĐÁP
1. Nói nhiều vĩnh cửu tính, vì có nhiều kẻ thông phần vĩnh cửu tính do chính sự chiêm ngưỡng Thiên Chúa.
2. Lửa Hoả ngục được gọi là vĩnh cửu chỉ vì nó chẳng bao giờ tắt. Nhưng các hình của những kẻ mất linh hồn, thì có thay đổi theo lời Kinh Thánh: Nắng hạn tiêu nước tuyết, tội nhân sa hoả ngục, lân tuất sẽ bị quên, nên mồi giòi bọ ăn, chẳng ai thèm nhớ nữa, hoá thành tấm ván thôi. Bởi đó, trong hoả ngục, nói đúng hơn là không có vĩnh cửu tính, mà chỉ có thời gian, theo lời Thánh vịnh thời gian của chúng vĩnh tồn muôn đời muôn thuở.
3. Sự tất yếu là một hình thái của chân lý. Chân lý theo Triết gia, thì ở trong trí tuệ (Metaph., 5,4). Do đó, chân lý và tất yếu thì vĩnh cửu, vì chúng ở trong trí tuệ vĩnh cửu; trí tuệ vĩnh cửu này, chỉ là trí tuệ của Thiên Chúa mà thôi. Như thể không được kết kết luận có cái gì ở ngoài mà vĩnh cửu.
1. Xem ra vĩnh cửu tính không dị biệt với thời gian vì hai đồ đo lường không thể đồng hiện hữu, nếu một cái không phải là một phần của cái kia. Thí dụ, hai ngày hoặc hai giờ không thể đồng hiện hữu. Nhưng chúng ta nói một ngày và một giờ đồng hiện hữu, vì một giờ là một phần của ngày. Mà vĩnh cửu tính và thời gian có một trật với nhau, và một trong hai đo lường kỳ gian một cách nào đó. Vậy, bởi vì vĩnh cửu tính không phải là một phần của thời gian, vì vĩnh cửu tính vượt quá thời gian, và bao gồm thời gian, thì xem ra thời gian là một phần của vĩnh cửu tính, và không phải là một cái gì dị biệt với vĩnh cửu tính.
2. Theo Triết gia (Phys., 4,11), cái “bây giờ” của thời gian tồn tại đồng nhất trong toàn thể của thời gian mà bản tính của vĩnh cửu tính xem ra là cái gì bảo-toàn chính mình bất khả phân của toàn thể dòng thời gian. Nên vĩnh cửu tính là cái “bây giờ” của thời gian. Nhưng cái “bây giờ” của thời gian không ở trong một bản thể nào khác ngoài ra chính cái thời gian. Do đó, vĩnh cửu tính không ở trong bản thể khác, ngoài ra chính cái thời gian.
3. Như đồ đo lường sự chuyển động đầu tiên, là sự đo lường của tất cả mọi sự chuyển động, như đã nói ở sách vật lý (Phys., 4,14); cũng thế, đồ đo lường sự hiện hữu đầu tiên, là sự đo lường tất cả mọi hiện hữu. Nhưng vĩnh cửu tính là đồ đo lường sự hiện hữu đầu tiên, tức là sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bởi đó, vĩnh cửu tính là đồ đo lường tất cả mọi sự hiện hữu. Mà sự hiện hữu của các vật có thể bị tiêu hư, thì được đo lường bởi thời gian. Do đó, thời gian hoặc là vĩnh cửu tính, hoặc là một phần của vĩnh cửu tính.
TRÁI LẠI
Vĩnh cửu tính là đồng thời nguyên vẹn. Còn thời gian có trước, có sau. Bởi đó, thời gian và vĩnh cửu tính không phải một sự vật đồng nhất.
TRẢ LỜI
Tôi trả lời rõ ràng rằng thời gian và vĩnh cửu tính không phải là một. Một số người nhận thấy sự dị biệt này ở trong sự kiện là vĩnh cửu tính thì vô thuỷ vô chung, đang khi thời gian có khởi thuỷ và có cuối cùng. Tuy nhiên sự dị biệt này chỉ tạo nên một sự dị biệt thuần tuý tuỳ thể, chứ không phải tạo nên sự dị biệt thuốc yếu tính. Vì cho rằng thời gian tồn tại luôn mãi, đã có và sẽ có, theo chủ trương của những người nói sự chuyển động trong vòm trời tồn tại luôn mãi, thì vẫn còn sự dị biệt giữa vĩnh cửu tính và thời gian, theo lời Boèce nói (De Consolat. 5, Prosa. 6), do sự kiện là vĩnh cửu tính thì đồng thời nguyên vẹn; sự kiện này không thể chỉ về cho thời gian; vì vĩnh cửu tính là đồ đo lường hiện hữu vĩnh cửu, đang khi thời gian là đồ đo lường sự chuyển động. Nhưng, nếu sự dị biệt nói ở trên được quan sát ở phía các sự vật được đo lường, chứ không ở phía các đồ đo lường, sự dị biệt có lý luận nào đó. Quả thế, chỉ cái này được đo lường bởi thời gian, đó là cái có khởi thuỷ và có cuối cùng trong thời gian, như đã nói ở sách Vật lý (Phys., 4.12). Bởi đó, nếu sự chuyển động trong vòm trời tồn tại luôn mãi, thì thời gian cũng không phải đồ đo lường cho nó đối với toàn thể kỳ gian của nó, bởi vì vô cùng hữu không thể đo lường được. Nhưng thời gian có thể đo lường mỗi phần trong sự đi vòng quanh của nó, vì sự đi vòng quanh có bắt đầu và chấm dứt trong thời gian.
Còn một lý nữa ủng hộ lập trường trên, có thể rút ra từ chính trong các đồ đo lường, nếu chúng ta quan sát sự cuối cùng và sự khởi thuỷ ở tiềm thể. Vì cho rằng sự chuyển động tồn tại luôn mãi, thì người ta vẫn có thể đánh dấu thời gian, cả sự khởi thuỷ và sụ cuối cùng, bằng cách nghiên cứu các phần của nó: như thế, chúng ta nói sự bắt đầu và sự cuối cùng của một ngày hoặc của một năm. Và lý luận này không thể ứng dụng với vĩnh cửu tính.
Tuy nhiên các sự dị biệt này là những hậu quả các sự dị biệt yếu tính và nền tảng tức vĩnh cửu tính thì toàn thể đồng thời, chứ không phải thời gian.
GIẢI ĐÁP
1. Một lý luận như thế sẽ là một lý luận có giá trị, nếu thời gian và vĩnh cửu tính là cũng một thứ đồ đo lường; sự giả thiết này sai, nếu chúng ta nghiên cứu các vật mà các đồ đo lường riêng của mỗi vật là thời gian và vĩnh cửu tính.
2. Cái bây giờ của thời gian là đồng nhất đối với chủ thể của nó trong suốt dòng thời gian; nhưng khác biệt về trạng huống vì thời gian thì tương xứng với sự chuyển động, còn các “bây giờ” của thời gian, thì tương xứng với vật ở trong chuyển động; vật ở trong chuyển động thì luôn luôn có cũng một chủ thể, nhưng khác biệt về trạng-huống ở đây và ở đó sự thay đổi lần lượt thể ấy, đó chính là sự chuyển động. Cũng vậy, cái dòng diễn ra cái “bây giờ”, thay đổi trạng huống, là thời gian. Nhưng vĩnh cửu tính tồn tại đồng nhất nguyên vẹn theo cả hai chủ thể và trạng huống; và do đó, vĩnh cửu tính không đồng nhất với cái “bây giờ” của thời gian.
3. Như vĩnh cửu tính là đồ đo lường riêng biệt của sự hiện hữu, thì cũng thế, thời gian là đồ đo lường riêng biệt của sự chuyển động. Và do đó, vật nào không có sự hiện hữu vĩnh cửu, và bị sự thay đổi, thì không có vĩnh cửu tính và phải lệ thuộc vào thời gian. Bởi đó, sự hiện hữu của các vật có thể bị tiêu diệt, vì sự hiện hữu này thay đổi, thì không được đo lường bởi vĩnh cửu tính, nhưng bởi thời gian. Vì thời gian đo lường chẳng những các vật hiện đang thay đổi, mà còn đo lường các vật có thể thay đổi; bởi đó, thời gian chẳng những đo lường sự chuyển động, mà lại cũng đo lường sự nghĩ: sự nghĩ này thuộc về bất cứ vật gì có thể chuyển động theo bản tính, nhưng hiện nó không ở trong sự chuyển động.
1. Xem ra kỳ gian là một với thời gian. Vì Augustin nói: Thiên Chúa động các thụ tạo thiêng liêng nhờ thời gian (De Genesi ad litt., 8,20). Nhưng kỳ gian được cho ta đo lường các bản thể thiêng liêng. Bởi đó, thời gian là một với kỳ gian.
2. Hơn nữa yếu tính của thời gian là có trước có sau; nhưng yếu tính của vĩnh cửu tính là có đồng thời nguyên vẹn, như đã trình bày trước. Mà kỳ gian không phải là vĩnh cửu tính, vì có lời Kinh Thánh: mọi điều khôn ngoan đều bởi Thiên Chúa mà ra, ở Ngài luôn luôn từ vĩnh cửu (Hc 1,1). Bởi đó, kỳ gian không đồng thời nguyên vẹn, nhưng có trước có sau; và như vậy, kỳ gian với thời gian là một.
3. Hơn nữa, nếu không có trước có sau trong kỳ gian, thì trong các vật thuộc về kỳ gian, không có sự khác biệt giữa đang có, đã có và sẽ có. Vì các vật thuộc về kỳ gian, không thể đã có, thì chúng nó cũng không thể không có trong tương lai. Nhưng điều này sai, vì Thiên Chúa có thể bắt chúng trở thành hư vô.
4. Hơn nữa, vì thời gian của các vật thuộc về kỳ gian vô cùng; nếu kỳ gian đồng thời nguyên vẹn, thì âu là có một vài thụ tạo vô cùng hiện thể. Sự việc này không thể có được. Bởi đó, kỳ gian không khác biệt với thời-gian.
TRÁI LẠI
Boèce nói: Ai khiến thời gian phát xuất từ kỳ gian. (De Consol., 3,9).
TRẢ LỜI
Kỳ gian dị biệt với thời gian và với vĩnh cửu tính, như trung gian giữa thời gian và vĩnh cửu tính. Sự dị biệt này, theo một số người, cốt ở tại sự kiện này là vĩnh cửu tính không có khởi thuỷ cũng không cuối cùng; còn kỳ gian có khởi thuỷ mà không có cuối cùng; và thời gian thì có cả hai. Tuy nhiên, sự dị biệt này là dị biệt tuỳ thể, như đã trình bày trước, vì cho dầu các vật có kỳ gian đã có luôn mãi, và sẽ có luôn mãi, như một số người tưởng nghĩ, hoặc cho dầu các vật có kỳ gian chấm dứt hiện hữu do quyền năng của Thiên Chúa, thì kỳ gian vẫn còn dị biệt với vĩnh cửu tính và thời gian.
Có những người khác cho sự dị biệt giữa vĩnh cửu tính, kỳ gian và thời gian cốt ở tại sự kiện là vĩnh cửu tính thì không có trước không có sau; thời gian thì có trước có sau, cùng với sự đổi mới và hoá ra cũ. Tuy nhiên chủ trương này vướng mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này thấy được rõ ràng; nếu sự đổi mới và hoá ra cũ có liên hệ đến đồ đo lường. Vì cái có trước và cái có sau của thời gian không thể đồng thời hiện hữu; nếu kỳ gian có trước có sau, thì xảy ra phần có trước phải lui đi và phần có sau phải xuất hiện cách mới mẻ; và như vậy, sự đổi mới có thể xảy đến chính trong kỳ gian, như nó xảy ra trong thời gian. Và nếu sự đổi mới và hoá ra cũ đối chiếu với các vật bị đo lường, thì thấy có sự phi lý. Vì một vật hiện hữu trong thời gian thì trở nên già với thời gian, vì nó có sự hiện hữu thay đổi, và đó là sự có thể thay đổi của vật được đo lường, thì xảy ra sự có trước và có sau ở nơi vật đo lường, như thế rõ ràng ở sách Vật lý. Bởi đó, sự kiện một vật có kỳ gian không hoá ra cũ, cũng không bị đổi mới, thì phát xuất do sự không thể thay đổi của vật ấy, bởi đó, đồ đo lường vật ấy, không có sự trước và sự sau.
Như thế, phải nói lên điều này là vì vĩnh cửu tính là đồ đo lường sự hiện hữu vĩnh cửu, nên vật nào ở xa cách sự hiện hữu vĩnh cửu bao nhiêu thì ở xa cách vĩnh cửu tính bấy nhiên. Nhưng có những vật không có sự hiện hữu vĩnh cửu, thì sự hiện hữu của chúng nó thay đổi hoặc cốt ở tại sự thay đổi; và các vật này được đo lường bởi thời gian, thí dụ, tất cả mọi chuyển động và chính sự hiện hữu của tất cả mọi vật có thể bị tiêu diệt. Nhưng có những vật khác rất xa cách sự hiện hữu vĩnh cửu, vì sự hiện hữu của các vật này có sự thay đổi thêm vào cho chúng nó các hiện thể hoặc tiềm thể. Tình trạng này được thấy ở nơi các thiên thể không có thể thay đổi: chúng nó có sự hiện hữu bản thể không thay đổi, nhưng có thể có sự thay đổi nơi hiện thể hoặc tiềm thể. Tình trạng này cũng được ứng dụng cho các Thiên thần: các Thiên thần về bản tính, thì có sự hiện hữu không thể thay đổi và có thể có sự thay đổi trong việc lựa chọn; và cũng còn có thể có sự thay đổi trong các hành động hiểu biết, yêu mến và nơi chỗ, theo cấp bậc riêng của các ngài. Bởi đó, các Thiên thần được đo lường bởi kỳ gian: kỳ gian là trung gian đối với vĩnh cửu tính và thời gian. Nhưng sự hiện hữu, được đo lường bởi vĩnh cửu tính thì không thể thay đổi, cũng không bị thay đổi. Như vậy, thời gian có trước có sau. Kỳ gian, theo bản tính không có trước không có sau, tuy nhiên có trước và có sau có thể được thêm vào cho kỳ gian; đang khi vĩnh cửu tính không có trước không có sau, và cũng không tương hợp với bất cứ cái có trước, cái có sau nào.
GIẢI ĐÁP
1. Các thụ tạo thiêng liêng, về các xúc đông kế tiếp và các hiểu biết, được đo lường bởi thời gian. Bởi đó, Augustin nói: bị chuyển động qua thời gian, tức là bị chuyển động các sự xúc động của mình. Nhưng về sự hiện hữu bản tính của các thực tại thiêng liêng, thì các ngài được đo lường bởi kỳ gian; còn về sự thị kiến vinh quang, các ngài thông phần vĩnh cửu tính.
3. Trong chính xác sự hiện hữu của một Thiên thần, được quan sát cách tuyệt đối thì không có sự dị biệt giữa dĩ vãng và tương lai, nhưng chỉ có dị biệt đối với các sự thay đổi tuỳ thể. Vậy, nói Thiên thần đã hiện hữu, đang hiện hữu, hoặc sẽ hiện hữu, đó là nắm lấy các ý nghĩ dị biệt theo sự lãnh hội của trí năng chúng ta: trí năng chúng ta hiểu biết sự hiện hữu của Thiên thần bằng cách so sánh với các phần khác nhau của thời gian. Nhưng lúc chúng ta nói Thiên thần đang hiện hữu hoặc đã hiện hữu thì chúng ta giả thiết có một vật gì bất khả hợp với sự khẳng định trái ngược với nó cho dầu đối với quyền năng Thiên Chúa. Còn lúc chúng ta nói Thiên thần sẽ hiện hữu, chúng ta chưa giả thiết có vật gì. Do đó, vì sự hiện hữu và phi hữu của một Thiên thần được quan sát cách tuyệt đối, thì bị khuất phục dưới quyền năng Thiên Chúa, Thiên Chúa có thể làm cho sự hiện hữu của Thiên thần không có trong tương lai; nhưng Thiên Chúa không thể làm cho Thiên thần không hiện hữu, đang khi Thiên thần hiện hữu, hoặc cũng không có thể làm cho Thiên thần đang hiện hữu, không hiện hữu, cũng không có thể làm cho Thiên thần đã không hiện hữu, sau khi đã hiện hữu.
4. Sự tồn tại của kỳ gian thì vô cùng, vì nó không bị hạn định bởi thời gian. Bởi đó, không có gì thích hợp, nếu nói một thụ tạo vô cùng theo ý nghĩa là thụ tạo này không bị hạn định bởi một thụ tạo nào khác.
1. Có lời ghi chép trong sách nguỵ tác Esdras: “Sự uy nghi và năng lực của các thời đại ở với Chúa, lạy Chúa” (Esd. 4,40).
2. Hơn nữa, các giống vật khác nhau, thì có những sự đo lường khác nhau. Có những vật có kỳ gian, thuộc về giống vật thể, như các thân thể ở trên Thiên Đàng; và những giống vật khác có kỳ gian, là những bản thể thiêng liêng, như các Thiên thần. Do đó, không phải có một kỳ gian duy nhất.
3. Kỳ gian là cái tên của thời hạn; bởi đó, ở đâu có một kỳ gian, thì ở đó cũng có một thời hạn. Tất cả mọi vật có kỳ gian, thì không phải chỉ có một thời hạn, vì có những vật bắt đầu hiện hữu sau những vật khác; như thấy rõ một cách đặc biệt đối với các linh hồn nhân loại. Vậy, không phải chỉ có một kỳ gian duy nhất.
4. Những vật lệ thuộc lẫn nhau, xem ra không chỉ có một sự đo lường duy nhất về thời hạn; do đó, tất có một vật có thời gian, thì xem ra chỉ có một thời gian, vì sự chuyển động đầu tiên, được đo lường trước tiên bởi thời gian, thì bằng một cách nào đó làm nguyên nhân cho tất cả mọi chuyển động. Nhưng các vật có kỳ gian không lệ thuộc nhau, vì một Thiên thần không phải là nguyên nhân cho một Thiên thần khác. Vậy, không phải chỉ có một kỳ gian.
TRÁI LẠI
Kỳ gian thì đơn giản hơn thời gian và gần vĩnh cửu tính hơn. Mà thời gian là một duy nhất, thì kỳ gian càng là một duy nhất hơn nữa.
TRẢ LỜI
Có hai ý kiến về vấn đề này. Có những người chủ trương: chỉ có một kỳ gian duy nhất; và có những người chủ trương có nhiều kỳ gian. Muốn biết ý kiến nào thực, thì phải nghiên cứu nguyên nhân tạo nên tính duy nhất cho thời gian; vì chúng ta có thể đi từ các vật hữu hình mà hiểu biết được các vật thiêng-liêng.
Có những người nói: có một thời gian duy nhất cho tất cả mọi vật hữu hình, vì có một số duy nhất cho tất cả mọi vật được đếm; mà thời gian là số, theo Triết gia. Nhưng lý luận này không phải là một túc-lý: vì thời gian không phải là số được trừu xuất ra ngoài các vật được đếm, nhưng là hiện hữu trong vật được đếm: nếu cách khác, thì số không liên tục: vì mười thước vải có liên tục tính, không phải do số, nhưng do vật được đếm số. Số hiện hữu trong vật được đếm, không phải là duy nhất cho tất cả; nhưng là những số khác nhau cho những vật khác nhau.
Do đó, có những người khác xác định duy nhất tính của thời gian được cấu tạo do duy nhất tính của vĩnh cửu tính: vĩnh cửu tính là nguyên lý của mọi thời hạn. Như thế tất cả mọi thời hạn thì duy nhất, nếu quan sát nguyên lý của chúng, nhưng các thời hạn có nhiều thứ, nếu quan sát tạp đa tính của các vật lãnh nhận thời hạn do tác dụng của nguyên lý đệ nhất.
Nhưng còn có những người xác định nguyên nhân tạo nên duy nhất tính của thời gian là chất thể đệ nhất, vì chất thể đệ nhất là chủ thể đệ nhất lãnh nhận sự chuyển động, mà sự đo lường sự chuyển động là thời gian.
Tất cả hai xác định nói trên xem ra không đầy đủ, vì những cái gì duy nhất bởi nguyên lý hoặc chủ thể, và nhất là do nguyên lý hoặc do chủ thể xa xôi, thì không duy nhất cách đơn thương, nhưng duy cách cách tuỳ phương.
Vật lý do tạo nên tính duy nhất của thời gian, là tính duy nhất của sự chuyển động đệ nhất; sự chuyển động đệ nhất này tột bực đơn giản nên đo lường tất cả mọi sự chuyển động khác, như đã nói ở Siêu hình học (Aristote, Metaph., 9). Bởi đó, thời gian được đối chiếu với sự chuyển động đệ nhất này, chẳng những với tính cách vật đo lường cùng vật được đo lường, mà còn với tính cách tuỳ-thể cùng chủ-thể; và như thế thời gian được đo lường bởi chuyển động đệ nhất. Đối với các chuyển động khác thì sự chuyển động đệ nhất chỉ đem đến cái quan hệ vật đo lường nhiều thứ khác nhau, không làm cho sự chuyển động đệ nhất trở nên nhiều thứ, vì với cũng một vật đo lường đứng riêng biệt ra thì nhiều vật có thể được đo lường.
Lý luận trên được chấp nhận, ta còn phải có hai ý kiến đối với các bản thể thiêng liêng. Có những người nói tất cả các bản thể thiêng liêng đã được phát sinh từ Thiên Chúa trong một mức độ bằng nhau, như Origène chủ trương; hoặc ít ra nhiều bản thể thiêng liêng đã được phát sinh từ Thiên Chúa trong mức độ bằng nhau, đó là ý kiến của số người khác.
Có những người nói tất cả các bản thể thiêng liêng phát sinh từ Thiên Chúa trong cấp bậc và trật tự nào đó. Denys xem ra đã chủ trương như thế, khi ông nói: giữa bản thể thiêng liêng thì có hạng nhất, hạng trung và hạng chót, ngay chính trong một phẩm trật Thiên thần cũng vậy.
Vậy theo ý kiến thứ nhất, ta hẳn phải có nhiều kỳ gian, vì có nhiều vật phục tùng kỳ gian là những vật thứ nhất và bằng nhau.
Theo ý kiến thứ hai, phải nói chỉ có một kỳ gian độc nhất, vì mỗi một vật được đo lường bởi vật đơn giản nhất thuộc về giống của nó, như đã nói ở Siêu hình học (Aristote, Metaph., 9,1). Sự hiện hữu của tất cả mọi vật có kỳ gian, đều được đo lường bởi sự hiện-hữu của vật có kỳ gian đệ nhất; vật có kỳ gian đệ nhất này càng cao đẳng, thì càng đơn giản hơn. Bởi đó, ý kiến thứ hai đúng hơn, như sẽ trình bày ở đây, chúng ta thừa nhận chỉ có một kỳ gian.
GIẢI ĐÁP
1. Kỳ gian đôi khi được coi là “Thế kỷ” mà thế kỷ là giai đoạn tồn tại của một vật; và như vậy, chúng ta nói có nhiều kỳ gian, nghĩa là có nhiều thế kỷ.
2. Dầu các Thiên thể và các bản thể thiêng liêng dị biệt theo giống trong bản tính của chúng, chúng vẫn phù hợp nhau trong việc có sự hiện hữu không thay đổi và như vậy chúng được đo lường bởi kỳ gian.
3. Không phải tất cả mọi vật thuộc về thời gian bắt đầu đồng thời với nhau, nhưng có một thời gian độc nhất cho tất cả chúng nó, bởi lý do mà sự chuyển động đệ nhất được đo lường bởi thời gian. Cũng vậy tất cả mọi vật có kỳ gian: có một kỳ gian đệ nhất do vật đệ nhất trong chúng nó cho dầu chúng nó có thể không bắt đầu đồng thời với nhau.
4. Đối với các vật được đo lường bởi một vật duy nhất, không phải tất nhiên vật duy nhất này làm nguyên nhân tạo thành tất cả mọi vật đó, nhưng chỉ vì vật đệ nhất này đơn giản hơn mọi vật đó.