1. Bất cứ cái gì mà động chính mình, thì khả dịch một cách nào đó.
2. Đã ghi chép trong sách Khôn Ngoan rằng: Khôn ngoan hoạt động hơn mọi loài động vật, vì tự mình tinh khiết, nên thấu nhập được khắp nơi (Kn 7,24); bởi đó, Thiên Chúa là chính sự Khôn Ngoan, nên Thiên Chúa di động.
3. Sự chuyển động có nghĩa đến gần, đi xa các sự di động này được chỉ về cho Thiên Chúa trong Kinh Thánh: “Hãy đến gần Thiên Chúa, Ngài sẽ thân cận anh em” (Gc 4,8). Vậy Thiên Chúa khả dịch.
TRÁI LẠI
Có lời ghi chép: “Ta là Thiên Chúa và không bao giờ Ta thay đổi” (Ml 3,6).
TRẢ LỜI
Do các chân lý đã trình bày trước, là có một hữu thể đầu tiên mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. Hữu thể đầu tiên này là hiện thể thuần tuý, không có trộn lộn với tiềm thể, vì tiềm thể thì có sau hiện thể. Bất cứ cái gì mà thay đổi bất cứ cách nào, thì ở tiêm thể một cách nào đó. Do đó, tuyệt đối Thiên Chúa không thể thay đổi.
Thứ hai, cái gì chuyển động, thì có phần tồn tại và có phần đi qua mất: như vật đi từ màu trắng qua màu đen, thì tồn tại về bản thể. Bất cứ vật gì, có sự chuyển động, thì nhận thấy có sự hỗn hợp nào đó, nhưng đã minh chứng trong Thiên Chúa không có một sự hỗn hợp nào, nhưng Ngài hoàn toàn đơn giản. Do đó, Thiên Chúa không thể ở trong chuyển động.
Thứ ba, mỗi một vật chuyển động, thì thu được một cái gì do sự chuyển động của nó, cùng đạt được điều mà trước nó đã không có đạt được. Nhưng vì Thiên Chúa vô cùng, bao hàm trong chính Ngài tất cả sự sung mãn hoàn hảo về sự hiện hữu nguyên vẹn toàn diện, Ngài không thể thu được cái gì mới, cũng không mở rộng giương chính mình đến vật nào mà trước Ngài không ở đó. Do đó, sự chuyển động tuyệt đối không thích hợp với Thiên Chúa. Như thế, một người thời cổ bị chân lý bắt buộc, đã công nhận đệ nhất nguyên nhân bất dịch.
1. Augustin về quan điểm này, nói tương tự với Triết gia Platon: Platon nói, đệ nhất động cơ động chính mình; và như thế, các ông gọi mọi hành động là chuyển động: chính hàng động hiểu biết, ước muốn và yêu mến cũng bị gọi là chuyển động. Do đó, bởi vì Thiên Chúa hiểu và yêu chính Ngài, nên họ nói Thiên Chúa động chính Ngài; nhưng không phải thứ chuyển động và thay đổi thuộc về vật hiện-hữu tiềm-thể, như chúng ta đang nói về sự thay đổi và sự chuyển động.
2. Sự Khôn ngoan được gọi là động cơ theo ý nghĩa ẩn dụ, do sự khôn ngoan làm tràn lan sự tương tự với mình đến các yếu tố cuối cùng của các sự vật. Quả thực, không có cái gì mà không phát xuất từ sự khôn ngoan Thiên Chúa, theo một sự mô phỏng nào đó, như từ nguyên nhân tác thành và mô thể; như các vật nhân tạo phát xuất do sự khôn ngoan của Kỹ thuật gia. Như vậy, theo mức độ sự khôn ngoan Thiên Chúa dần dần mở rộng từ các vật thượng đẳng tham dự nhiều hơn vào sự Khôn ngoan Thiên Chúa, đến các vật hạ đẳng, tham dự kém hơn vào sự Khôn ngoan này, thì nói có quá trình tiến triển và có sự chuyển động sự Khôn ngoan Thiên Chúa đến các vật; cũng như chúng ta nói mặt trời tiến lại gần trái đất, theo mức độ các tia sáng mặt trời tung toé đến mặt trái đất. Theo thể cách này, Denys trình bày vấn đề này đã nói tất cả mọi sự phát xuất về sự biểu-hiện của Thiên Chúa đến chúng ta do sự chuyển động của Cha tất cả các sự sáng (De Cael. Hier. 1,1).
GIẢI ĐÁP
Tất cả các việc nêu lên trong vấn nạn 3, được nói về Thiên Chúa một cách ẩn dụ. Vì như mặt trời được nói là đi vào nhà hoặc đi ra khỏi nhà tuỳ theo các tia sáng mặt trời dọi tới trong nhà này; cũng như vậy Thiên Chúa được nói đến gần chúng ta hoặc là rút lui ra xa chúng ta, khi chúng ta lãnh nhận các ơn do lòng thiện hảo của Thiên Chúa hoặc chúng ta rời ra cách xa Thiên Chúa.
Xem ra bất khả dịch không chỉ thuộc về Thiên Chúa mà thôi.
1. Triết gia nói: Chất thể ở trong mọi vật đang chuyển động. Nhưng một số bản thể thụ tạo, thí dụ, Thiên thần là linh hồn, không có chất thể. Vậy, bất khả dịch không thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi.
2. Cái gì chuyển động, thì chuyển động vì mục đích nào đó; cho nên, cái gì đã đạt tới cùng đích, như tất cả các Thánh ở Thiên Đàng. Vậy một số vật thụ tạo bất động.
3. Bất cứ cái gì khả dịch, thì hay biến đổi. Nhưng các mô thể không biến đổi; vì đã ghi chép trong sách “Sáu Nguyên Nhân”: mô thể cốt là một yếu tính đơn giản và bất biến (De Principus. 1, Gibert de la Porrée). Vậy bất khả dịch không chỉ thuộc về Thiên Chúa mà thôi.
TRÁI LẠI
Augustin nói: Một mình Thiên Chúa bất khả dịch; còn tất cả mọi vật Thiên Chúa đã tác thành từ hư vô, đều biến dịch. (De Natura Boni. 1 PL. 42,551).
TRẢ LỜI
Chỉ có Thiên Chúa bất khả dịch, đang khi tất cả mọi thụ tạo đều khả dịch một cách nào đó. Bởi đó, chúng ta phải nhận xét vật khả dịch có thể thay đổi theo hai cách thức. Cách thứ nhất, vật khả dịch thay đổi do năng lực trong chính nó, cùng do năng lực được chiếm hữu do một vật khác. Vì tất cả mọi thụ tạo, trước khi chúng hiện hữu đều là những khả hữu, không phải do năng lực thụ tạo nào, tất cả mọi thụ tạo không vĩnh cửu, nhưng do năng lực Thiên Chúa mà thôi. Theo mức độ Thiên Chúa có thể làm cho chúng hiện hữu. Việc làm cho một thụ tạo hiện hữu lệ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa thế nào, thì việc bảo tồn một thụ tạo trong sự hiện hữu, cũng lệ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa như vậy, vì bảo tồn thụ tạo trong hiện hữu, là tiếp tục luôn luôn cho nó sự hiện hữu; như thế, giả như Thiên Chúa chấm dứt hành động ở nơi thụ tạo, thì tất cả mọi thụ tạo đều trở lại tình trạng hư vô, như Augustin đã nói (De Genesi ad litt., 4,12). Bởi đó, cũng như trước khi các thụ tạo hiện hữu trong chính chúng nó, thì chỉ do năng lực Thiên Chúa tạo thành chúng, cũng vậy khi chúng nó hiện hữu, thì do năng lực Thiên Chúa mà chúng nó không tồn tại. Nên các thụ tạo do năng lực ở nơi vật khác, tức là ở nơi Thiên Chúa mà khả dịch, theo mức độ chúng nó do Thiên Chúa mà được đưa đến hiện hữu từ hư vô và từ hiện hữu đến không hiện hữu.
Tuy nhiên, nếu một vật được nói là khả dịch do năng lực hiện hữu trong nó, thì theo thể cách này, tất cả mọi thụ tạo đều được nói là khả dịch theo một cách đó. Vì tất cả mọi thụ tạo có hai năng lực; năng lực hoạt động và năng lực thụ động. Tôi gọi năng lực thụ động là năng lực làm cho một vật đạt được sự hoàn hảo của nó, hoặc trong sự hiện hữu, hoặc, trong việc theo đuổi mục đích. Vậy nếu nhận xét khả dịch tính của một vật theo năng lực đối với sự hiện hữu, thì không phải mọi vật đều có khả dịch tính, vì khả dịch tính chỉ có trong những vật mà theo yếu tính chúng nó có thể không hiện hữu. Bởi đó, ở nơi các vật thể hạ tầng, có khả dịch tính theo sự hiện hữu bản thể, vì chất thể có thể hiện hữu mà không có mô thể bản thể của chúng nó; và cũng có khả dịch tính theo sự hiện hữu tuỳ thể, trong trường hợp một chủ thể hiện hữu mà khuyết phạp một tuỳ thể, như, thí dụ, một người là một chủ thể, có thể hiện hữu mà không có màu da trắng và như vậy, con người này có thể thay đổi từ màu trắng đến màu không trắng. Nhưng nếu một tuỳ thể đi theo các nguyên nhân yếu tính của một chủ thể, mà chủ thể này không thể không có tuỳ thể đó: do đó chủ thể không thay đổi theo tuỳ thể này; như, thí dụ, tuyết không thể thay đổi ra đen. Nhưng trong thiên thể, chất thể không thể không có mô thể, vì mô thể làm hoàn hảo trọn vẹn tiềm thể tính của chất thể, và như vậy, các thiên thể bất khả dịch về sự hiện hữu bản thể, chỉ khả dịch về sự hiện hữu nơi chỗ, vì chủ thể chấp nhận mất nơi chỗ này hoặc nơi chỗ khác. Còn các bản thể vô hình, chính là các mô thể lập hữu, có tương quan với sự hiện hữu của chúng nó như tiềm thể với hiện thể, thì không chấp nhận mất hiện thể này: sự hiện hữu đi theo mô thể, và không vật nào lui mất, trừ phi nó mất mô thể. Trong mô thể, không có tiềm thể không hiện hữu; nên các bản thể vô hình thì bất khả dịch và bất di bất dịch theo sự hiện hữu. Bởi đó, Dionysius nói: các bản thể lý tính thụ tạo không sinh sản khỏi mọi thay đổi, dường như là vô hình và phi vật chất (De Div. Nom, 4,1). Tuy nhiên, trong các bản thể đó, còn hai thứ thay đổi: thay đổi thứ nhất theo mức độ chúng ở trong tiềm thể đối với mục đích và như thế, chúng thay đổi trong việc lựa chọn sự lành với sự dữ, như lời nói của Damascenus (De Fide Orth., 2,3). Sự thay đổi thứ hai liên quan đến nơi chỗ, theo mức độ chúng do năng lực hữu hạn của mình, mà đạt tới nơi chỗ mà trước kia chúng chưa đạt tới: sự thay đổi đạt tới hơi chỗ thế này, thì không có đối với Thiên Chúa, vì Ngài do vô cùng tính, làm đầy tất cả mọi nơi chỗ, như đã trình bày ở trước (CH.8, t.2).
Như thế tất cả mọi thụ tạo đều ở trong tiềm thể thay đổi: hoặc là thay đổi sự hiện hữu bản thể như trong trường hợp các vật có thể hủ hoá; hoặc là thay đổi về nơi chỗ mà thôi, như các thiên-thể; hoặc là thay đổi theo trật tự mục đích, và sự ứng dụng các năng lực và các đối tượng khác nhau, như trong trường hợp các Thiên thần; và nói cách tổng quát, tất cả mọi thụ tạo nói chung thì khả dịch do quyền năng của Đấng Tạo Hoá: quyền năng Đấng Tạo Hoá cho chúng hiện hữu hoặc không hiện hữu. Bởi đó, vì Thiên Chúa không thay đổi một cách nào trong các cách nói trên, chỉ một mình Thiên Chúa là bất khả dịch, bất di bất dịch.
GIẢI ĐÁP
1. Vấn nạn này phát xuất do sự thay đổi sự hiện hữu bản thể hoặc do sự thay đổi sự hiện hữu tuỳ thể: về sự thay đổi thể này, các Triết gia đã nghiên cứu.
2. Thiên thần tốt, ngoài đặc ân bất khả dịch về hiện hữu, cũng có bất khả dịch tính về sự lựa chọn do quyền năng Thiên Chúa. Tuy nhiên, các Thiên thần còn khả dịch tính về nơi chỗ.
3. Các mô thể được gọi là bất khả dịch theo mức độ chúng nó không làm chủ thể cho sự thay đổi; nhưng chúng thay đổi, vì các chủ thể, phù hợp với chúng nó, thì khả dịch. Bởi đó, rõ ràng là chúng nó thay đổi theo mức độ chúng nó hiện hữu; vì chúng no không được gọi là những hữu thể dường như chúng nó là chủ thể của sự hiện hữu, nhưng bởi vì nhờ chúng nó mà một vật nào đó có hiện hữu.
Như vậy chúng ta có lời giải đáp cho các vấn nạn đã được nêu lên.