§Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ Sau khi đã bàn về đối tượng chính yếu làm nên hạnh phúc đích thực của chúng ta, bây giờ thánh Thomas Aquinas bàn về hành vi tiên quyết giúp ta chinh phục đối tượng ấy. Cũng như trong vấn đề 2, khi bàn về đối tượng làm nên hạnh phúc, thánh sư Thomas chỉ bàn về đối tượng chính yếu chứ chưa bàn đến toàn thể những điều tháp tùng đối tượng ấy, thì trong vấn đề 3 này, khi bàn về việc chinh phục đối tượng ấy, thánh nhân cũng chỉ bàn về hành vi tiên quyết, tức là về cốt tính của hành vi này, chứ chưa bàn về những điều kiện chuẩn bị, đồng hành hay theo sau hành vi chinh phục này, nghĩa là những thể thức phụ thuộc, cấu tạo thành trạng thái hạnh phúc của con người, quen gọi là yếu tính vật lý. Cốt tính này cũng tương tự như chất tinh luyện của một sản phẩm công nghệ, như dầu ăn, dầu gội đầu vv... Các nhà Kinh viện quen gọi cốt tính này là yếu tính siêu hình. Đây là điều độc giả nên đặc biệt lưu ý để dễ nắm bắt luồng tư tưởng rất độc đáo của thánh sư Thomas. I. Khái niệm.Hạnh phúc chủ vị là sự chinh phục và chiếm hữu đối tượng làm nên hạnh phúc; nếu xét theo yếu tính siêu hình, thì hành vi này là hành vi tiên quyết giúp ta chinh phục điều Tuyệt hảo, tức là Tạo Hoá, và nhờ đó mà được hạnh phúc. Gọi là hạnh phúc chủ vị (Beatitudo subjectiva) vì là hành vi sống động của một chủ thể, là tác động của con người; cũng gọi là hạnh phúc mô thể (beat. Formalis), vì khi chiếm hữu đối tượng, thì đối tượng này như mô thể phẩm định phúc nhân, xét như phúc nhân; và vì là hành vi giúp chủ thể chiếm hữu hạnh phúc khách thể, thế nên hạnh phúc chủ vị này là hạnh phúc thiết thực, chứ không phải là điều duy tưởng. II. Yếu tính siêu hình của hạnh phúc chủ vị:Nói chung yếu tính siêu hình của một vật là: điều ta quan niệm trước tiên về vật ấy; là điều phân biệt vật ấy với các vật khác; là như cội rễ của tất cả những chi thuộc về vật ấy, đến nỗi có nó thì có tất cả những điều tuy nhiên phù hợp với vật ấy, và mất nó thì mất tất cả những gì thuộc về vật ấy.[1]Áp dụng định nghĩa yếu tính siêu hình nói chung ấy vào hạnh phúc chủ vị, chúng ta có thể định nghĩa: “Yếu tính siêu hình của hạnh phúc chủ vị là hành vi hay là động tác tiên quyết giúp ta chinh phục, hoặc chiếm hữu đối tượng chính yếu làm cho ta được hạnh phúc, vì thế nguyên nó đủ làm cho con người được hoàn toàn hạnh phúc, đến nỗi thiếu hành vi ấy thì con người không thể đạt tới hạnh phúc, và không được kể là người hạnh phúc; trái lại có nó thì có tất cả những chi làm nên hạnh phúc viên mãn của con người”. III. Những điều kiện của yếu tính siêu hình này.Theo câu định nghĩa trên đây ta thấy, yếu tính siêu hình phải hội đủ bốn điều kiện: 1* Là điều ta quan niệm trước tiên về hạnh phúc, tức là hành vi trước tiên làm cho con người đạt tới hạnh phúc; 2* Là điều trước tiên phân biệt việc chiếm hữu với những hành vi khác không chiếm hữu hạnh phúc; 3* Là cội rễ của mọi điều khác, tức là hành vi phát sinh ra những điều thiện khác của hạnh phúc; 4* Là điều mà hễ đã bị huỷ bỏ thì tất cả những điều khác thuộc về hạnh phúc cũng bị tiêu diệt. Như thế ta thấy, dù đây là hành vi tiên quyết và đơn thuần, nhưng rất hoàn bị và cao cường, đến nỗi hàm chứa tất cả mọi điều liên quan đến hạnh phúc của con người. IV. Bốn thứ hạnh phúc chủ vị hay mô thể.Nên biết rằng, có bốn thứ hạnh phúc chủ vị là: 1* Hạnh phúc tuy nhiên khiếm khuyết hay sơ khởi, như có thể có ở đời này; 2* Hạnh phúc tự nhiên hoàn bị hoặc viên mãn trong phạm vi của nó, như có thể có ở đời sau, nếu chúng ta xét theo những định luật của bản tính lành mạnh sơ khai; 3* Hạnh phúc siêu nhiên khiếm khuyết và sơ khởi, như có thể có trong tình trạng hiện nay của cuộc sống; 4* Hạnh phúc siêu nhiên hoàn bị và viên mãn, như Thiên Chúa đã hứa cho chúng ta trong cuộc sống mai hậu. Đứng trong lãnh vực Thần học, trong vấn đề này thánh Thomas bàn về hạnh phúc siêu nhiên hoàn bị và viên mãn. V. Tính cách đa diện và lý thú của vấn đề.Trong vấn đề 2, chúng ta đã thấy, hạnh phúc khách thể hệ tại điều thiện tự hữu, vô thuỷ vô chung, tức là Thiên Chúa. Ở đây chúng ta nghiên cứu xem hành vi hay động tác nào là hành vi tiên quyết, có thể giúp ta đạt tới Đấng Tuyệt Hảo ấy, và vì thế là hành vi tiên quyết tự nó có thể làm cho người ta được hạnh phúc? Nhưng chúng ta có thể cứu xét hạnh phúc chủ vị hai cách: như một hữu thể, theo phương diện thực thể luận, và như sinh hoạt, theo phạm vi tâm sinh lý. Hữu thể trước hết được phân thành hữu thể thực hữu (thực định) và hữu thể của lý trí (lý định). Hữu thể thực định lại được tái phân thành hữu thể tự hữu và hữu thể thụ tạo. Vì thế, trước hết phải bàn giải xem hạnh phúc chủ vị hệ tại hữu thể tự hữu, hay hữu thể thụ tạo? Vì hữu thể thụ tạo được tái phân thành bản thể và phụ thể. Nếu hạnh phúc chủ vị cốt yếu hệ tại hữu thể thụ tạo, thì phải bàn xem hạnh phúc ấy hệ tại phạm trù bản thể hay phụ thể (substantia vel accidens)? - Vả lại vì có chín thứ phụ thể là: lượng (quantitas), tương quan (relatio), phẩm (qualitas), hoạt động (actio) và thụ động (passio), thời gian (quando), không gian (ubi), vị thế (situs), và trang phục (habitus). Nếu hạnh phúc chủ vị không hệ tại điều nào thuộc phạm trù bản thể (substantia), mà hệ tại một điều thuộc phạm trù phụ thể; và đàng khác cũng không thể thuộc những phạm trù lượng, thời giờ, không gian, vị thế và trang phục: vì là những phạm trù phẩm định phần chất thể của thân thể; chúng ta sẽ chứng minh luôn là không thể hệ tại phẩm tính, tương quan và thụ động, để kết luận là thuộc một điều thuộc phạm trù hoạt động (actio), tức là bước sang lãnh vực tâm lý, và bàn về hành vi tiên quyết chinh phục hạnh phúc (x. bản Phạm trù dưới đây). Nhưng ở nơi con người có hai loại hành vi là: hành vi của cảm giác và của tâm trí. Hành vi cảm giác là hành vi của những cơ quan - chẳng kỳ là cơ quan thực vật hay cảm giác - là những hành vi thể hiện nơi giác quan, nhưng đúng ra là hành vi của toàn thể con người, kép bởi linh hồn và thân thể. Hành vi của tâm trí là những hành vi thiêng liêng, phát sinh từ linh hồn như từ căn nguyên và chủ thể. - Nếu chúng ta chứng minh rằng: hạnh phúc chủ vị không thể hệ tại hành vi của các cơ quan (actus potentiarum organicarum), mà là hành vi của những tài năng thiêng liêng, chúng ta còn phải tiến thêm một bước nữa, là cứu xét xem thuộc về hành vi của cơ quan thiêng liêng nào, vì con người có hai thứ tài năng thiêng liêng là trí khôn và ý chí. - Nếu không phải là hành vi của một mình ý chí, cũng không phải là hành vi đồng đều của cả ý chí lẫn trí khôn, mà là hành vi của một mình trí khôn, thì còn phải xem hạnh phúc chủ vị ấy hệ tại hành vi của trí khôn thực hành hay trừu tượng? Vấn đề được bàn giải theo phương pháp của Aristoteles, nên ở đây chúng tôi xin trình bày cách giản lược bản Phạm trù của nhà hiền triết này.
HỮU THỂ
Lý định Thực định
Tự hữu Thụ tạo
Bản thể Phụ thể
Lượng Tương quan Phẩm tính Hoạt động Thụ động Khi nào Ở đâu Vị thế Trang phục
Chỉnh bị - tập quán Khả kham - bất khả... Biến thái - biến trạng Vóc dáng - hình thù
VI. Lập trường của các triết gia và các thần học gia. Cốt cách của hạnh phúc chủ vị, hay là của việc chinh phục hạnh phúc, là vấn đề đã và còn đang được trang luận, chẳng những giữa các triết gia và thần học gia ngoài Kinh viện, nhưng còn được tranh luận giữa những học giả của Kinh viện Trung cổ và Hiện kim; vì thế, trong lãnh vực Triết học và Thần học công giáo có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên những ý kiến ấy có thể quy thành hai loại, là ý kiến cho hạnh phúc chủ vị hệ tại một điều tự hữu và ý kiến cho là hệ tại một điều thụ tạo. A. Ý kiến của những người chủ trương hạnh phúc chủ vị hệ tại điều tự hữu nào đó được trình bày hai cách: là các phiếm thần và cách thần bí. 1. Lối giải thích cách phiếm thần (modo pantheistico) được trình bày dưới nhiều hình thức: a) Môn phái Yoga ở Ấn Độ cho việc chiếm hữu hạnh phúc, hay là hạnh phúc chủ vị của con người, hệ tại con người hoàn nguyên hay là sự đồng hoá một cách phiếm thần với Thượng Đế, mà có người gọi là Niết bàn, làm cho con người còn hoặc mất cả nhân vị riêng, thành thử người hạnh phúc trở nên một với cái Thuần nhất thuần tuý và tuyệt đối; con người cải biến thành Thuần nhất nhờ sự chiêm ngưỡng cái Thuần nhất. Ý kiến này còn được những người Sufista ở Ba Tư và Ả Rập bênh vực. b) Môn phái Palamitae công nhận sự giáng nhập (illapsus) của Chúa Thánh Thần vào linh hồn người chiêm niệm, nhờ đó họ có thể xem thấy Chúa Ba Ngôi bằng con mắt xác thịt. Bởi nín thở, cằm tựa trên ngực và mắt nhìn xuống rốn, con người nhìn thấy tinh thần ngự trị trong trái tim của mình, và được ánh sáng thần linh bao vây và trở thành hạnh phúc, khi âm thầm kêu tên Giêsu. Gregorius Palamas gọi ánh sáng này là ánh sáng chiếu giãi trên núi Tabor, khi Chúa Giêsu biến hình trước mặt ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Ánh sáng này khác với Thiên Chúa tính, nhưng vì phát xuất tự nhiên và tất yếu bởi Thiên Chúa tính, nên là ánh sáng tự hữu và đời đời. c) Môn phái Priscillianistae dạy rằng, linh hồn con người là bản thể của Thiên Chúa, hay là một phần của Thiên Chúa, hoặc là sự lưu xuất tự nhiên (emanatio) bởi Thiên Chúa, nên họ nói nhất thiết phải công nhận rằng: hạnh phúc mô thể của con người cũng là hạnh phúc tự hữu và cũng là một hạnh phúc cốt yếu của Thiên Chúa. Đến đầu thế kỷ 13, môn phái Amauri quyết rằng: Thiên Chúa là mô thể (forma) hay là nguyên nhân mô thể của mọi vật; mọi vật đều là một, vì bất luận là vật gì cũng đều là Thiên Chúa. Vì thế, Bernard Godino quả quyết mình không thể bị hoả thiêu (cremari), cũng không thể bị hành hạ (torqueri), vì cái gì ở nơi mình cũng là Thượng Đế cả. d) Môn phái Beguardi và Beguinae dạy rằng, mình và những người trọn lành, hay một số người trong bọn họ là trọn lành, vì thế được liên kết với Thượng Đế, đến nỗi thực sự trở nên Thượng Đế, vì họ nói mình cũng là một hữu thể như Thượng Đế, không có chi khác biệt. 3) Thuyết tâm lý phiếm thần của Fichte, Hegel, Schelling vv... cũng dạy, khi tinh thần ý thức đầy đủ về mình như thực tại toàn diện, như chân lý, và như sự sống, thì trở nên Tuyệt đối. Vì thế, những người theo thuyết Duy tâm cho rằng, Thượng Đế là ý thức tôn giáo, tự bộc lộ chính mình trong lương tâm con người. 2. Lối giải thích cách thần bí (modo mystico) cho rằng hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại sự phối hiệp, hay là sự in hình của Thiên Chúa một cách mầu nhiệm vào trong linh hồn, làm cho con người được hạnh phúc, và sự phối hiệp ấy là tự hữu. Lối giải thích này trình bày dưới bốn hình thức: a) Theo Hugo a S. Victor thì hạnh phúc mô thể là chính sự Thượng trí hay là Ngôi Lời Thiên Chúa tự hữu, vì nhờ sự thông tuệ thần linh này con người đạt tới và chiếm hữu Thiên Chúa, chiêm ngưỡng và mục kích Người. b) Theo một số học giả khác, nhất là Pierre de Lombard hạnh phúc mô thể của con người là Tình Yêu tự hữu hay là Đức ái tự hữu, là chính Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần mà chính Thiên Chúa thưởng thức chính mình và được hạnh phúc. c) Chính hạnh phúc tự hữu - hạnh phúc làm cho Thiên Chúa được hạnh phúc, - là hạnh phúc mô thể của linh hồn Chúa Giêsu và của chư thánh. Hạnh phúc ấy phù hợp với Thiên Chúa do bản tính, còn phù hợp với con người do ân sủng. Đây là ý kiến của Joannes de Mirecuria, của Joannes de Ripa. d) Là sự yếu tính Thiên Chúa giáng nhập (illapsus) vào bản tính linh hồn, do đó thể hiện sự tiếp xúc cơ bản và thâm thuý của Thiên Chúa với chỗ thẳm sâu của linh hồn thụ tạo, vì thế linh hồn được hạnh phúc như thể được cải biến thành Thiên Chúa. Đây là ý kiến của Henricus Gandavensis, của Eckhart vv... B. Ý kiến của những người chủ trương hạnh phúc chủ vị hệ tại hữu thể thụ tạo cũng mặc nhiều hình thức: 1. Có người cho rằng hệ tại tập quán, thuộc phạm trù phẩm tính (qualitas), thần hoá chính bản tính của linh hồn, và kiện toàn tài năng để thực thi những việc thuộc đời sống thanh nhàn. Thánh Bonaventura hiểu tập quán này như một tập quán linh hoạt tột mức, không khi nào gián đoạn và thuyên giản, chứ không như một tập quán rảnh rỗi, nhàn hạ. 2. Petrus Paludanus, Occam, Gabriel Biel và những người chủ trương thuyết Tĩnh tịch (Quietistae) cho rằng, hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại sudnhạ thụ động (passione vel receptione pura) hạnh phúc chủ vị, vì trước tiên hạnh phúc khách thể được con người chiếm hữu bằng đón nhận, chứ không phải bằng hoạt động (receptione et non actione). 3. Có người cho hạnh phúc chủ vị hệ tại tương quan hiện diện (in relatione praesentiae) của Thiên Chúa trong linh hồn phúc nhân và linh hồn phúc nhân trong Thiên Chúa, nhờ đó mà Thiên Chúa thuộc về phúc nhân và phúc nhân thuộc về Thiên Chúa bằng cách chiếm hữu lẫn nhau. 4. Hầu hết các học giả Công giáo cho rằng hạnh phúc chủ vị hệ tại một hành vi nào đó của linh hồn: a) Nhưng chân phước Don Scotus và những môn đệ của ngài lại cho rằng, hành vi tiên quyết giúp ta đạt tới hạnh phúc là hành vi của ý chí, nhất là của đức ái, nghĩa là hệ tại tình yêu bằng hữu đối với Thiên Chúa, Đấng ban hạnh phúc. Aureolus thì cho là hệ tại sự hưởng phúc thanh nhàn (fruitio). b) Thánh Thomas và những người theo thuyết Thomas, chẳng kỳ thuộc giáo sĩ Triều hay Dòng, như Godofridus de Fontibus, Montesino, Curiel, Estius, Paquet Hervé, Fonseca, Vasquez, Conimbricenses, Pesch, Billot, Honoratus, Lepicier cho rằng, cốt cách của sự chinh phục hạnh phúc chỉ hệ tại hành vi duy nhất của trí khôn: đó là sự thị kiến thanh nhàn chính Thiên Chúa (visio beatifica). c) Suarez và một số tác giả dòng Tên, thánh Albert Cả và một số tác giả khác, thì cho là hệ tại tác động đồng đều của cả trí khôn lẫn ý chí.[2] § LẬP TRƯỜNG CỦA THÁNH THOMAS AQUINAS Thánh Thomas đã giao lưu một cách liên lỉ và đối thoại một cách sâu sắc với tất cả những luồng tư tưởng trên đây. Chúng tôi xin trình bày lập trường của thánh sư qua những Đề luận sau đây. Chúng tôi cũng xin trân trọng nhắc lại rằng, trong vấn đề 3 này, thánh Thomas chỉ bàn về điều chính yếu và cốt thiết của việc chinh phục hạnh phúc mà thôi. Về toàn bộ hạnh phúc này sẽ được bàn tới trong vấn đề sau. I. Đề luận I: Cốt cách của việc chinh phục hạnh phúc hay hạnh phúc chủ vị không hệ tại điều tự hữu nào cả (m.1). Chứng minh Nếu hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại điều tự hữu nào, thì hoặc hiểu theo hình thức phiếm thần, hoặc hiểu theo hình thức thần bí. Nhưng dù hiểu theo hình thức phiếm thần, hay thần bí cũng không ổn. A. Không thể hiểu theo hình thứcphiếm thần: 1. Thuyết Phiếm thần, mà hình thức này nương tựa, thì sai lầm không thể có. Thực vậy, thuyết Phiếm thần, dưới dạng thức nào cũng sai lầm. a) Vì tương phản với đạo lý đức tin: 1* Đức tin Công giáo dạy rằng linh hồn con người là Thiên Chúa hay là một phần của Thiên Chúa là nghịch với đức tin Công giáo. Công đồng Toledo I đã châu phê một công thức đức tin dạy rằng: Linh hồn con người không phải là bản thể Thiên Chúa hay là một phần của Thiên Chúa, mà phải nói rằng là một thụ tạo được Thiên Chúa tự ý tạo thành (DS 190); lại ra vạ tuyệt thông cho những ai tin như thế (DS 201). - Công đồng Braga I cũng ra vạ tuyệt thông cho những ai, như Manichaeus và Priscillianus, tin rằng thiên thần và linh hồn bởi bản thể Thiên Chúa (DS 455). - Kinh Tín Kính của Đức Leo IX còn dạy rõ ràng: Linh hồn không phải là một phần của Thiên Chúa, nhưng được Thiên Chúa tạo thành từ hư vô ((DS 685). - Công đồng chung Lateranum I luận phi những ai chủ trương rằng: Linh hồn suy lý thì hay chất, hoặc chỉ có một linh hồn duy nhất chung cho mọi người... kỳ thực linh hồn thì bất hoại, có thể gia tăng, đã được gia tăng và phải được gia tăng theo sự gia tăng của những thân thể, trong đó linh hồn được phú vào (DS 1445). Đàng khác, tất cả các kinh Tín Kính, đặc biệt là kinh Tín Kính của thánh Athanasius, đều dạy chỉ có một Thiên Chúa, không gia tăng và không thể tăng thêm nhiều Thiên Chúa (xc. DS 75). b) Tương phản với lý lẽ tự nhiên. Thánh Augustinus đã sâu sắc biện bạch rằng: Nếu quả linh hồn là Thượng Đế hay là một phần của Thượng Đế, ắt linh hồn sẽ không thể chuyển biến và không thể hư hoại; nếu quả linh hồn là Thiên Chúa ắt không thể thoái hoá cũng không thể cải thiện; và nơi linh hồn cũng không có điều nào trước kia chưa có mà bây giờ bắt đầu có, hoặc trước đã có mà bây giờ mất đi. Nhưng kinh nghiệm bản thân của mỗi người chứng minh rằng linh hồn có thể chuyển biến thành xấu hoặc nên tốt hơn. Vậy một vật đã thay đổi cách nào đó, vì một lý do nào đó, và một phần nào đó, thì không thể nói là không thể chuyển biến. Còn chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối bất khả biến, theo lời Thánh Kinh: Nơi Thiên Chúa không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng (Gc 1,17); Chính Ta là Đức Chúa, Ta không hề thay đổi (Ml 3,6). Thành thử linh hồn không phải là một phần của Thiên Chúa.[3] Điều đã nói về linh hồn con người cũng thế, và càng có thể nói về con người hơn. Thực vậy: con người do phụ nữ sinh ra, tuổi đời ngắn ngủi, mà âu lo chồng chất. Tựa đoá hoa mới nở đã tàn, con người mau qua, khác nào bóng câu qua cửa sổ (G 14,1-2). Vậy ai có thể nói về Thiên Chúa như thế, nếu không phải là tên điên khùng? Đó là kiểu nói Công đồng chung Lateranum IV đã dùng khi luận phi lạc thuyết của Almarici hay là Almarici de Benai, lại còn dùng trong nhiều văn kiện (xc. DS 2901; 3001; 3002; 3024). Cho nên nền tảng của lập trường này là thuyết Phiếm thần thì sai nhầm. 2. Vả lại chính lập trường áp dụng thuyết Phiếm thần cũng sai lầm. Thực vậy, theo lập trường này, hạnh phúc chủ vị của mọi người sẽ là một duy nhất, vô thuỷ vô chung; lại ai nấy đều được hạnh phúc tuyệt vời trong chính mình và do chính mình, không có chi tách biệt và khác biệt. a) Điều đó hiển nhiên là nghịch với đức tin Công giáo. Đức tin dạy rằng: không phải mọi người đều được cứu độ, và cho rằng một số người bị trầm luân.[4]. Còn chư thánh ở trên trời được minh bạch chiêm ngưỡng một Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng vị nọ được nhìn chiêm ngưỡng hoàn bị hơn vị kia, vì có công phúc khác nhau (xc. DS 1305). b) Điều đó cũng nghịch với lẽ tự nhiên. Vì nếu không phải là thác loạn thì ai dám nói nhân loại, phần đông là quê mùa, dốt nát, là chính sự Hiểu biết Lập hữu, và có hạnh phúc tuyệt vời một cách tự nhiên, ngay trong chính mình và do chính mình. Phải chăng những người đang rên xiết, quằn quại, đang bị tra tấn trong ngục tùlà những người hạnh phúc tuyệt vời? B. Dù hiểu theo hình thức thần bí thì hạnh phúc chủ vị cũng không thể hệ tại điều tự hữu nào cả.[5] Chứng minh. 1. Thực vậy, theo những người hiểu điều tự hữu dưới hình thức thần bí thì ơn sủng, sự vinh quang hay hạnh phúc chủ vị cũng thực sự như nhau, vì vinh quang là chính ơn thánh đã hoàn chỉnh, chứ không phải chi khác. Nhưng theo đức tin Công giáo, ơn thánh hoá làm cho con người đạt được hạnh phúc không phải là ơn sủng tự hữu, mà là ơn sủng thụ tạo: Công đồng chung Trento dạy: Căn nguyên “mô thể” duy nhất của sự công chính hoá là sự công chính của Thiên Chúa, không phải sự công chính nhờ đó Thiên Chúa là Đấng công bình, mà nhờ đó chúng ta nên công chính”... thứ công chính mỗi người nhận được làm của mình, tuỳ theo mức độ Chúa Thánh Thần tự ý phân phối cho mỗi người.[6] - Cũng theo Công đồng chung ấy xác định căn nguyên cứu cánh của ơn thánh hoá là vinh quang Thiên Chúa; căn nguyên tác thành lập công là sự khổ nạn của Chúa Giêsu; còn dụng căn (causa instrum) là bí tích Rửa tội, là bí tích đức tin. - Hơn nữa, ơn thánh hoá này được ban vào tâm hồn những người được công chính hoá và bám trụ vào đó. Tất cả những điều đó chỉ có thể phù hợp với hữu thể thụ tạo: vì phàm chi có căn nguyên là được tác thành rồi; đã là tự hữu thì không thể có căn nguyên. 2. Giả thuyết của những người chủ trương giải thích hạnh phúc chủ vị của con người theo lối thần bí hàm súc ba điểm: Thượng Đế chính là hạnh phúc tự hữu; linh hồn người công chính phải được thanh nhàn vì hạnh phúc mô thể này; và sự liên kết giữa Thượng Đế và phúc nhân. - Nhưng về phía nào cũng thấy có những điều phi lý. a) Về phía Thượng Đế: Nếu hạnh phúc tự hữu là hạnh phúc mô thể của con người, thì hạnh phúc tự hữu sẽ là căn nguyên mô thể của phúc nhân, xét như phúc nhân. Nhưng đó là điều không thể có: vì hạnh phúc tự hữu là chính Thượng Đế (là Đấng tự hữu duy nhất). Nhưng Thượng Đế không thể đóng vai căn nguyên mô thể của con người. Căn nguyên mô thể nhất thiết là mọi thành phần của vật kép mà nó mô thể hoá, và có phần ở trong tiềm thể đối với vật kép. Nhưng cả hai điều đó hàm súc sự khiếm khuyết. Mà Thượng Đế, theo yếu tính, là Đấng tuyệt hảo, tuyệt nhiên không thể có khiếm khuyết. b) Về phía linh hồn được hạnh phúc: Vì hạnh phúc là sự sống, nên nếu hạnh phúc chủ vị của con người là chính hạnh phúc tự hữu, nghĩa là Thiên Chúa hằng sống, thì linh hồn phúc nhân, xét như phúc nhân, sẽ chính thức sống bằng sự sống tự hữu của Thượng Đế. Vậy chúng ta hãy xem: sự sống tự hữu của linh hồn hạnh phúc là sự sống trong hiện thể đệ nhất cấp, hay là sự sống trong thiện thể đệ nhị cấp. 1* Nhưng không thể là sự sống trong hiện thể đệ nhất cấp: Vì sự sống trong hiện thể đệ nhất cấp, xét theo mô thể, là chính yếu tính của sinh vật (essentia viventis); và như vậy Thượng Đế sẽ là chính yếu tính của linh hồn haphú. Nhưng chủ trương như thế là phiếm thần. 2* Cũng không thể là sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp (vita in actu primo): Vì sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp là chính sự hoạt động của sinh vật, của người đang sống (operatio viventis), do chính sinh vật thực hiện và phát sinh. Vậy nếu hạnh phúc mô thể của con người là sự sống tự hữu trong hiện thể đệ nhị cấp (in actu secundo), thì chính sự sống này, và chính Thượng Đế, sẽ do linh hồn phúc nhân phát sinh và sản xuất, đó là điều mâu thuẫn; sẽ là sự sống tự hữu và vô thuỷ vô chung do một vật thụ tạo thực hiện và phát sinh. Nếu nói rằng linh hồn phúc nhân không sản xuất tức là chối bỏ sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp, và nhiên hậu chối bỏ cả chính hạnh phúc chủ vị mà thuyết này định tâm giải thích. c) Về chính sự phối hiệp giữa Thượng Đế với linh hồn. Đây phải là sự phối hiệp vật lý (physica unio) giữa hai chủ thể, chứ không phải phối hiệp ý hướng (unio intentionalis) của trí khôn với đối tượng, cho nên sẽ là thứ phối hiệp về bản thể hay là thứ phối hiệp về phụ thể (unio substantialis vel accidentalis). 1* Nhưng không thể là phối hiệp về bản thể: Vì sự phối hiệp này hoặc là phối hiệp về bản tính (unio in natura) hay là ngôi vị (in persona). Song không thể là sự phối hiệp về bản tính, như sẽ được trình bày trong phần III (xc. III, vđ.2, m.1). - Cũng không thể là phối hiệp về ngôi vị: Vì theo đức tin Công giáo việc phối hiệp này chỉ thể hiện giữa Ngôi Lời Thiên Chúa với bản tính nhân loại nơi Chúa Giêsu.[7] 2* Không phải là sự phối hiệp về phụ thể: Vì sự phối hiệp này nhất phải thực hiện qua trung gian của một phụ thể thụ tạo nào đó; và phụ thể này sẽ là hạnh phúc mô thể của linh hồn. Như vậy là đi ra ngoài chủ thuyết của những người cho hạnh phúc chủ vị của con người là điều tự hữu nào đó. d) Riêng về ý kiến của những học giả cho hạnh phúc chủ vị hệ tại sự giáng nhập của yếu tính Thượng Đế vào bản tính của linh hồn, và ta có thể phi bác như sau: 1* Hạnh phúc chủ vị thì phù hợp với Thiên Chúa và với linh hồn nhân loại không phải vì lẽ là yếu tính, mà vì lẽ có trí khôn. Thánh Thomas đã khẳng định rằng: Thiên Chúa thì hạnh phúc theo yếu tính của mình, nhưng không theo lý tính của yếu tính, mà theo lý tính của trí khôn.[8]Nhưng Henricus Gandavensis chủ trương, thì hạnh phúc của Thiên Chúa, cũng như của con người, lại hệ tại yếu tính hơn là hệ tại trí khôn. 2* Vả lại, Thánh Kinh cũng như đạo lý của Giáo Hội mô tả hạnh phúc chủ vị bằng hành vi, chứ không bằng yếu tính. Thực vậy, Thánh Kinh chép: Sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất, và nhận biết Đấng Cha cử đến, là Giêsu Kitô (Ga 17,3). Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5,8). Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi (1Cr 13,12). Chúng ta biết rằng, khi Đức Kitô xuất hiện chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào chúng ta sẽ thấy Người như vậy (1Ga 3,2). - Đức Benedicuts XII đã ấn định về linh hồn chư thánh là: được mặt giáp mặt trực kiến yếu tính Thiên Chúa... và như vậy sẽ thực sự được hạnh phúc, được sống và nghỉ ngơi muôn đời.[9] Công đồng chung Firenze cũng dạy: Linh hồn chư thánh vào thiên đàng được nhìn thấy rõ ràng và đích thị một Thiên Chúa Ba Ngôi, tuy rõ ràng hơn kém tuỳ theo công trạng của mỗi linh hồn (xc. DS 1305). 3* Lẽ tự nhiên. Sự giáng nhập, theo nguyên ngữ, là việc bản thể cao cấp ập xuống trên bản thể hạ cấp cách mạnh mẽ, đến độ thấu nhập vào chỗ thâm sâu của bản tính này, chứ không bám vào ngoại diện của bản tính ấy. Vậy ta có thể hiểu sự giáng nhập này ba cách: ấy là cách chủ động (active) về phía Thiên Chúa tính, hoặc cách thụ động (passive) về phía linh hồn được hạnh phúc; hoặc hiểu theo tương quan (relative) hiện diện, như thể sự phối hợp, sự tiếp cận của bản tính Thiên Chúa giáng nhập với linh hồn đón nhận sự giáng nhập này. Nhưng hạnh phúc chủ vị của con người không thể hệ tại sự giáng nhập chủ động; hay thụ động; hoặc như tương quan, tức là mối liên kết giữa bản tính Thiên Chúa giáng nhập và linh hồn đón nhận. * Không hệ tại sự giáng nhập chủ động. Sự giáng nhập chủ động, cũng là chính hoạt động tự hữu của Thượng Đế, chứ không phải chi khác. Nếu quả thế thì hoặc hoạt động tự hữu của Thượng Đế là thành quả bởi hoạt động của vật thụ tạo: vì hạnh phúc chủ vị là tác động của người chiếm hữu hạnh phúc; hoặc, phẩm định trí khôn thụ tạo như nguyên nhân mô thể. Nhưng hoạt động tự hữu của Thượng Đế không thể là thành quả bởi hoạt động của vật thụ tạo: vì hoạt động của Thượng Đế đồng nhất với chính Thượng Đế và thuộc riêng về Người. - Cũng không thể là điều gì phẩm định trí khôn theo lối nguyên nhân mô thể: căn nguyên mô thể mô-thể-hoá vật nào, thì chia sẻ sự khiếm khuyết của vật ấy, lại cùng với vật ấy cấu tạo nên một hữu thể đệ tam, nghĩa là một kép thể, hoàn bị hơn chính mô thể và chất liệu. * Không hệ tại sự giáng nhập thụ động. Sự giáng nhập thụ động có thể hiểu như thành quả phát sinh do hoạt động của bản tính Thiên Chúa giáng nhập; hoặc như sự tiếp nhận thụ động suông, hay như sự biến đổi của linh hồn tiếp nhận sự giáng nhập ấy. Nhưng không thể hiểu như thành quả phát sinh do hoạt động của bản tính Thiên Chúa giáng nhập, vì hạnh phúc chủ vị là sự hoàn bị tâm-luân-lý, tức là sự sống thanh nhàn; mà đặc tính của sinh hoạt là phát xuất tự bên trong sinh vật, chứ không phải do ngoại căn gây nên. Đàng khác chủ trương như trên cũng tương phản với giả thuyết cho rằng hạnh phúc chủ vị hệ tại một điều gì tự hữu, vì nếu đã gọi là phát sinh tức là thụ tạo rồi. * Cũng không thể hiểu như sự tiếp nhận thụ động suông: Vì nếu sự sống không hệ tại sự lãnh nhận suông, thì sự sống thanh nhàn và hoàn bị, tức là hạnh phúc chủ vị, càng không thể hệ tại sự tiếp nhận thụ động suông. * Cũng không thể hệ tại tương quan, nghĩa là sự liên kết giữa bản tính Thiên Chúa giáng nhập và linh hồn tiếp nhận. Sự liên kết này hoặc là trực tiếp hay là gián tiếp. - Nhưng không thể là sự liên kết trực tiếp: Vì nếu là liên kết về bản thể sẽ đưa đến thuyết Phiếm thần (hỗn hợp Thiên Chúa tính với nhân loại tính), hay về ngôi vị (không đủ để làm cho con người được hạnh phúc, như thi thể Chúa Giêsu lúc được mai táng trong mồ). - Cũng không thể là liên kết gián tiếp: Vì phải thực hiện qua trung quan của một vật thụ tạo đệ tam nào đó; và phụ thể này sẽ là hạnh phúc chủ vị của linh hồn. Như vậy là tương phản với chủ thuyết cho hạnh phúc chủ vị của con người là điều tự hữu nào đó. Cho nên hạnh phúc chủ vị không hệ tại bản tính Thiên Chúa giáng nhập vào bản tính của linh hồn. II. Đề luận II-A. Hạnh phúc chủ vị của con người không thể là điều thụ tạo nào thuộc phạm trù bản thể (m.2)[10] Chứng minh. Nếu hạnh phúc chủ vị của con người thực sự thuộc phạm trù bản thể thì nhất thiết phải là bản thể tuyệt đối và tự lập, hoặc là một bản thể nào đó được quy kết vào bản thể của người được hạnh phúc. a) Nhưng không thể là bản thể tuyệt đối tự lập: 1. Vì hạnh phúc chủ vị có những đặc trưng tương phản với những đặc trưng của bản thể: ấy là có thể tăng thêm, theo lời Công đồng chung Trento: Người công chính nhờ những việc lành của mình thì đích thực đáng công để tăng thêm ân sủng, để được sống đời đời, và nếu chết trong ân sủng thì đạt được chính sự sống đời đời, cùng được tăng thêm vinh quang (DS 1583). Nhưng bản thể thì không thể tăng hay giảm. 2. Hạnh phúc chủ vị thì siêu nhiên theo yếu tính; vì thế nếu là bản thể, tất nhiên phải là bản thể siêu nhiên theo yếu tính. Vậy bản thể thụ tạo không thể là siêu nhiên theo yếu tính. Vì bản thể thụ tạo, theo định nghĩa là bản tính (natura); còn siêu nhiên theo yếu tính, cũng là siêu nhiên theo bản tính, thì do chính yếu tính trổi vượt trên mọi bản tính đã được tạo thành nay có thể được tạo thành, về hữu thể cũng như về mọi năng lực. Cho nên bản thể thụ tạo mà lại siêu nhiên là điều vốn dĩ mâu thuẫn rồi. 3. Vả lại, hạnh phúc chủ vị là việc chinh phục hạnh phúc khách thể bằng nhật biết và yêu mến, vì thế nếu hạnh phúc chủ vị là bản thể tự lập thì nhất thiết phải là ngôi vị (persona). Nhưng điều đó không thể có, vì như vậy người hạnh phúc sẽ có hai ngôi vị, một ngôi vị vì là người; và một ngôi vị vì là người hạnh phúc. Nhiên hậu mỗi người hạnh phúc sẽ có hai hiện hữu (esse) là điều nghịch lý. b) Cũng không thể là bản thể nào đó được quy kết vào bản thể của phúc nhân. Vì bản thể này cũng sẽ phối hợp theo bản thể hay phụ thể. 1. Nếu phối hợp theo phụ thể (accidentaliter) thì tức là phủ nhận hạnh phúc bản thể mà đối phương chủ trương giải thích. a) Khi nhiều bản thể phối hợp với nhau theo lối phụ thể thì sự phối hợp ấy không phải là phối hợp trực tiếp, mà là sự phối hợp gián tiếp, nghĩa là qua trung gian của một thực thể khác, tách biệt với bản thể và với người được hạnh phúc; nhờ trung gian này con người thiết yếu trở nên hạnh phúc (formaliter constituitur beatus); và phụ thể này sẽ trở nên hạnh phúc chủ vị (beatitudo formalis). Vì thế, nói rằng hạnh phúc chủ vị của con người là một bản thể thụ tạo phối hiệp theo cách phụ thể với người hạnh phúc, tức là công nhận hai điều tương phản nhau. b) Còn nếu phối hợp theo bản thể (substantialiter) thì phải phối hợp trong bản tính (in natura) hay trong ngôi vị (in persona). Nhưng dù phối hợp trong bản tính (in natura) hay trong ngôi vị (in persona), thì vẫn có những bất trắc vừa nói trên đây. III. Đề luận II-B. Hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại phẩm chất (qualitate). Chứng minh. 1. Nếu hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại phẩm chất, thì hẳn phải hệ tại loại phẩm chất thứ nhất, tức là tập quán. Biến thái (passio) và biến trạng (patibilis qualitas) cũng như vóc dáng (forma) và hình thù (figura) là những thể thức có tính cách hoàn toàn vật chất. Khả kham và bất khả kham (potentia et impotentia) cũng không được, vì hạnh phúc chủ vị là điều chuyên biệt của người lương thiện; còn khả kham và bất khả kham thì người ác cũng có. Hơn nữa không ai có thể lạm dụng hạnh phúc chủ vị để làm điều ác; nhưng người ta có thể lạm dụng khả kham và bất khả kham để làm điều ác. Nhưng không hệ tại tập quán. Thực vậy, có hai thứ tập quán là tập quán thực-thể (entitativus) và tập quán hoạt động (operativus). a) Không hệ tại tập quán thực-thể luận: Tập quán thực thể luận chỉ phẩm định nội tại để chủ thể là thế nọ thế kia, chứ không phải để hoạt động; nhưng hạnh phúc chủ vị lại nhất thiết đòi phải hoạt động cách trực tiếp. b) Cũng không hệ tại tập quán hoạt động: Tập quán này tuy có thể trực tiếp hoạt động, nhưng có thể đình chỉ và không luôn luôn hoạt động, hoặc vì chưa bắt đầu, hoặc đã bắt đầu mà đình như khi ngủ, hay không bao giờ làm, như người điên dại. Mà hạnh phúc chủ vị thì không thể ngưng hoạt động và tách rời với hoạt động hiện có. Ngoài ra, hạnh phúc chủ vị là sự hoàn bị tuyệt đỉnh của con người trong lãnh vực tâm-luân-lý, nên không thể hệ tại vật gì khiếm khuyết hay không hoàn bị. Vậy tập quán hoạt động thì thiết yếu hướng về hành động, như phương tiện hướng về mục đích; mà đã có tính phương tiện thì kể là vị toàn rồi. Hơn nữa, con người không thể vừa hạnh phúc vừa bất hạnh một trật. Nhưng hiển nhiên là người ta có thể có những tập quán hoạt động tốt, tức là nhân đức, mà đôi khi bị ngăn trở không hành động theo tập quán ấy được. IV. Đề luận II-C. Hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại thụ động (passio). Chứng minh. Hạnh phúc chủ vị vì thiết yếu là sự sống và là sự chinh phục (finis quo), nên phải là sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp, và phải là sự hoàn bị tuyệt đỉnh của con người về phạm vi tâm-luân-lý. Vậy cả sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp, lẫn sự hoàn bị tuyệt đỉnh trong phạm vi tâm-luân-lý, không phải là sự thụ động thuần tuý (mera passio). 1. Sự sống trong hiện thể đệ nhị cấp là sự thực thi (exercitium) sự sống trong hiện thể đệ nhất cấp. Mà sự sống trong hiện thể đệ nhất cấp lệ thuộc vào linh hồn, là mô thể của con người sống động; nhưng mô thể xét như mô thể (forma) không thể thụ động hay là nguyên nhân chịu đựng: thụ động là đặc trưng của vật ở trong tiềm thể; còn mô thể là hiện thể. Cây cối gọi được là sinh sống khi tự nó thực hiện những tác động thực vậy, chứ không phải chỉ khi chịu thiêu đốt hay chặt chém; còn động vật sinh sống khi cảm giác và thèm khát...; cóng khi hiểu biết, ước muốn, suy nghĩ, lý luận và lựa chọn. 2. Sự hoàn bị tuyệt đỉnh về phương diện tâm-luân-lý của con người cũng không hệ tại thụ động. Chịu đựng là đặc trưng của vật khiếm khuyết và hạ cấp; trái lại hoạt động là đặc trưng của vật cao cấp, hoàn bị. Vì thế, chủ trương sự hoàn bị tuyệt đỉnh về phương diện tâm-luân-lý hệ tại điều thiết yếu là khiếm khuyết và hạ cấp thì thực là mâu thuẫn. Cho nên hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại thụ động. V. Đề luận II-D. Hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại tương quan (relatio). Chứng minh. Nếu hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại tương quan thì hệ tại tương quan siêu việt hay tương quan phạm trù. Nhưng không hệ tại tương quan siêu việt; cũng không hệ tại tương quan phạm trù. 1. Không hệ tại tương quan siêu việt: Tương quan siêu việt không khác với vật có tương quan (re relata). Nhưng hạnh phúc chủ vị phải khác với linh hồn phúc nhân. 2. Cũng không hệ tại tương quan phạm trù: Tương quan này hàm súc một nền tảng, là hữu thể thực hữu, thuộc cũng một loại phạm trù. Mà loại hữu thể thực hữu, thuộc cũng một loại phụ thể, làm nền tảng cho tương quan có thể là lượng (quantitas), phẩm chất (qualitas), thụ động (passio) và hoạt động (actio). Nhưng không phải là lượng, phẩm chất và thụ động: Vì lượng là phụ thể phẩm định phần chất thể. - Còn phẩm chất và thụ động không thể giúp ta chinh phục hạnh phúc như vừa được chứng minh trên đây. 3. Riêng về tương quan hiện diện (relatio praeentiae), nên nhớ rằng: ở đây chúng tôi bàn về hành vi tiên quyết chiếm hữu Thiên Chúa: vậy không phải vì hiện diện trước thánh nhan Thiên Chúa mà chúng ta chiếm hữu Người, trái lại, vì đã chiếm hữu Thiên Chúa nên chúng ta mới hiện diện trước nhan Người. Cho nên hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại tương quan. VI. Đề luận III: Hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại hành động (actio) (m.2). Chứng minh. A. Đạo lý đức tin: Ngoài những điều đã trích dẫn trên đây (tr. 195-196), có thể trích dẫn thêm lời thánh Phaolô: Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng (1Cr 9,24). Cố nhiên còn phải xác định rõ ràng hơn thêm, nhưng việc chạy cũng biểu thị một thứ hoạt động nào đó. B. Lẽ thần học. 1. Hạnh phúc chủ vị của con người thiết yếu là trung gian giữa phúc nhân và Thượng Đế là hạnh phúc khách thể. Vì thế có thể xét theo hai vế: xét theo phía phúc nhân và đối tượng làm nên hạnh phúc. Nhưng dù xét về phía phúc nhân hay về phía đối tượng làm nên hạnh phúc, ta đều thấy hạnh phúc chủ vị ấy hệ tại hành động. a) Về phía phúc nhân: Việc con người chiếm hữu hạnh phúc là sự hoàn thiện tâm-luân-lý tối hậu của con người. Mà sự hoàn thiện tâm-luân-lý tối hậu của con người là hiện thể tối hậu (actus ultimus) của con người. Sự hoàn thiện là hiện thể, và vật nào càng hoàn thiện bao nhiêu càng ở trong hiện thể bấy nhiêu, cũng như càng vị toàn càng ở trong tiềm thể. Nhưng hiện thể tối hậu của con người là hiện thể đệ nhị cấp hay là hành động. Vì so sánh với hoạt động thì tất cả những chi khác nơi con người đều là tiềm thể (potentia), hay hiện thể đệ nhất cấp (actus primus). Nhưng không so sánh với gì mà hoạt động là tiềm thể. Nơi linh hồn có năm điều là: yếu tính, hiện hữu, tài năng, tập quán và hành vi hay hoạt động. Nhưng đã rõ yếu tính của linh hồn, dù là hiện thể đệ nhất cấp của thân thể, và so sánh với hiện hữu thì như hiện thể đệ nhất với hiện thể đệ nhi trên bình diện hiện hữu; so sánh với các tài năng của nó, như những thuộc tính bản nhiên, thì như điều có thể được kiện toàn (perfectibile) với điều kiện nó (perfectivum); các tài năng so sánh với tập quán hoạt động, kiện toàn chúng thì cũng vậy; còn tập quán so sánh với hành vi hay với hoạt động là như hiện thể đệ nhị cấp ; cũng vậy, hiện hữu (esse) là hiện thể đệ nhị cấp trên bình diện hiện hữu (in linea essendi), so sánh với hoạt động (agere) là hiện thể đệ nhị cấp trong lãnh vực nào đó (actus secundus secundum quid) với hiện thể đệ nhị cấp đơn thuần (actus secundus simpliciter), và như thế, là như hiện thể đệ nhất cấp với hiện thể đệ nhị cấp. Vì thế hiển nhiên hoạt động là hiện thể tối hậu trên bình diện tâm-luân-lý.[11] b) Về phía Thượng Đế, đối tượng làm nên hạnh phúc. 1* Hạnh phúc chủ vị của phúc nhân hệ tại nên giống Thượng Đế cách tối đa, theo lời Thánh Kinh: Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên “giống” như Người, vì Người thế nào, chúng ta suyễn thấy Người như vậy (1Ga 3,2). Vì so sánh với hạnh phúc khách thể thì hạnh phúc chủ vị là như sự chiếm hữu sánh với đối tượng được chiếm hữu, cho nên toàn thể hạnh phúc chủ vị thì quy hướng về hạnh phúc khách thể. Nhưng quy hướng bằng cách liên kết và nên giống hạnh phúc khách thể như cùng đích tuyệt đối tối hậu. Mà việc phúc nhân nên giống và đến gần Thiên Chúa cách tối đa hệ tại hoạt động. * Việc con người nên giống Thượng Đế cách tối đa hệ tại hoạt động. Thực vậy, Thượng Đế nhất thiết là Hiện thể Thuần tuý, cho nên sự nên giống Người cách tối đa hệ tại điều là hiện thể, và tuyệt nhiên không thể là tiềm thể. Vậy điều đó là hiện thể đệ nhị cấp hay là hoạt động: hành động này hiện thể hoá tất cả những chi khác trong con người, đến nỗi không có chi khác trong con người hiện thực hoá nó (xc. tr. 203). Vì thế thánh Thomas gọi yếu tính và mô thể là hiện thể nhất hạng đệ nhất (actum secundo-primum); hoạt động là hiện thể đệ nhị (actum secundum), là hiện thể đơn thuần ( De Verit. 5,8 nghi vấn 10). Sự nên giống Thượng Đế cách tối đa trước hết hệ tại hoạ lại, một cách tột mức, hình ảnh của Thượng Đế nơi con người. Vậy điều trước tiên và tột mức hoạ lại hình ảnh của Thượng Đế nơi con người là hành động, hay là hiện thể đệ nhị cấp. * Việc con người liên kết với Thượng Đế cách tối đa. Sự liên kết tối đa với Thượng Đế phải thể hiện bằng hiện thể. Nhưng không phải bằng hiện thể đệ nhị cấp, là yếu tính hay mô thể: vì như vậy là phiếm thần, hoàn toàn nghịch với đức tin và lý lẽ tự nhiên. Cũng không phải là hiện thể đệ nhất, hiểu như hiện hữu (esse): vì sự phối hợp này là điều riêng biệt của một mình nhân loại tính nơi Chúa Giêsu, đã phối hợp theo bản thể hoặc ngôi vị với Ngôi Lời theo hiện hữu riêng biệt của Ngôi Lời. Cho nên sự liên kết tốt đa với Thượng Đế thể hiện bằng hiện thể đệ nhị cấp, tức là hành vi. VII. Đề luận IV. Hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại tác động của những tài năng cảm giác (m.3). Trước khi chứng minh đề luận này, nên lưu ý rằng, trong các vật của thế giới hữu hình, chỉ có nhân loại là có thể chiếm hữu hạnh phúc khách thể như đã được trình bày trên đây, vì thế hạnh phúc chủ vị là của riêng con người, chứ không phải chung cho cả súc vật và thảo mộc, cho nên hạnh phúc chủ vị không hệ tại những tác động của tài năng thực vật, như dinh dưỡng, tăng trưởng và truyền sinh, cũng không hệ tại những loại sinh hoạt dinh dưỡng và tăng trưởng nơi con người, như sự khoẻ mạnh, khôi ngô, cường tráng và cao lớn. Chứng minh A. Đạo lý đức tin. Hạnh phúc chủ vị của con người là sự chinh phục hạnh phúc khách thể. Mà hạnh phúc khách thể, như đã chứng minh trên đây là hữu thể tự hữu, tức là Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa là Đấng thuần thần, theo lời Chúa Giêsu: Thiên Chúa là thần linh, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong tâm trí và sự thật (Ga 4,24). Thánh tông đồ cũng dạy: Chúa là thần linh (2Cr 3,17; xc. 3,18). Chúa Giêsu cũng minh bạch đối lập thân thể với thần linh, khi nói với các môn đệ: Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đâu mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh thấy Thầy có đây (Lc 24,39). Thánh Kinh cũng gọi Thiên Chúa là Đấng ta không thể nhìn thấy (1Tm 1,17; Cl 1,15; xc. 1Tm 6,16; 1Ga 4,12). Vì thế Giáo Hội Công giáo tin và tuyên xưng Thiên Chúa là một yếu tính, một bản thể hoặc bản tính hoàn toàn đơn thuần (DS 800; xc. DS 3001). B. Lẽ thần học. 1. Lẽ tiên nghiệm: a) Về phía đối tượng: 1* Hạnh phúc chủ vị của con người là hành vi chiếm hữu hạnh phúc khách thể. Vậy hành vi cảm giác của con người không phải là hành vi chiếm hữu hạnh phúc khách thể. 2* Hạnh phúc khách thể của con người là chính Thiên Chúa. nhưng hoạt động cảm giác của con người không chiếm hữu chính Thiên Chúa theo lối mô thể (formaliter), hay là bằng nhận biết và yêu mến. Thiên Chúa là Đấng vô hình, chẳng những trổi vượt vô cùng trên mọi vật thể, lại trổi vượt trên mọi thụ tạo thần linh hiện có và có thể có. Nhưng hoạt động của giác quan, trong thực tế, không triệt để chiếm hữu theo lối mô thể mọi vật thể; ngày nay người ta đã khám phá ra những vật thể mới..., lại không thể chiếm hữu những thụ tạo thiêng liêng hạ cấp, trổi vượt trên mọi vật thể. Vì thế càng không thể đạt tới chính Thiên Chúa, trổi vượt trên mọi thụ tạo thiêng liêng muôn trùng. 3* Hoạt động cảm giác chỉ có thể chiếm hữu theo lối mô thể ít nhiều thực tại hữu hình, nói cách khác chỉ có thể biết những vật thể là đối tượng riêng của mình. Nhưng hạnh phúc khách thể của con người không pah3i là thực tạithụ tạo hữu hình, và cũng không phải là toàn bộ những thực tạithụ tạo hữu hình, hiện có hay có thể có. Cho nên hoạt động cảm giác của con người không phải... b) Về phía chủ thể hoạt động. 1* Hạnh phúc chủ vị là điều riêng của con người, chứ không phải chung cho con người và súc vật. Nhưng hoạt động cảm giác không phải là hoạt động riêng của con người, mà chung cho cả súc vật. Cho nên... 2* Hạnh phúc chủ vị của con người là điều thiện tâm-luân-lý tối đa của con người. Mà sự hoàn thiện tâm-luân-lý tối đa của con người tuyệt nhiên không hệ tại hoạt động cảm giác: vì những hoạt động thiêng liêng của trí tuệ và ý chí thì cao trọng hơn. Cho nên... 2. Lẽ tiên nghiệm: a) Về phía đối tượng: 1* Nếu hạnh phúc chủ vị là hành vi chiếm hữu hạnh phúc khách thể theo lối mô thể, hệ tại hoạt động cảm giác, thì nhất thiết phải hệ tại một hoạt động nào của ngoại quan hay của nội quan, hoặc của tham dục (appetitus concupiscibilis) hay nộ dục (irascibilis). Nhưng không hệ tại một hoạt động nào của những giác quan trên đây cả: Không hệ tại hoạt động của ngoại quan: mỗi ngoại quan có đối tượng riêng phân minh: Không hệ tại hoạt động của nội quan, như công giác (sensus communis), thâu nhận và phân biệt mọi cảm giác bên ngoài mà không thêm thắt gì hết; óc tưởng tượng (imaginatio), bày vẽ và sắp xếp những cảm giác bên ngoài; óc đoán định (vis cogitativa vel aestimativa), nhận biết những chi phù hợp với bản tính; ký ức (memoria) duy trì những đoán định đặc thù, nhưng không thêm gì vào. Cũng không hệ tại tham dục hay nộ dục. Vì những dục vọng này theo đuổi điều thiện hay lẩn trốn điều ác giác cảm, do các giác quan ngoại hay nội trình bày, và không vượt quá. Cho nên hạnh phúc chủ vị không hệ tại hoạt động cảm giác. b) Về phía chủ thể: Những linh hồn lành thánh đã lìa khỏi xác và chưa được phục sinh về phần xác, cũng được chiếm hữu hạnh phúc khách thể. Nhưng những linh hồn ấy không thực sự có hoạt động cảm giác. Cho nên... VIII. Đề luận V-A. Hạnh phúc chủ vị của con người không chủ yếu hệ tại hành vi của một mình ý chí (m.4). Chứng minh 1. Hạnh phúc chủ vị của con người thiết yếu hệ tại sự chinh phục và chiếm hữu hạnh phúc khách thể. Nhưng sự chinh phục và chiếm hữu ấy không hệ tại hành vi của ý chí. Thực vậy, hành vi của ý chí hoặc nhằm vào phương tiện đưa tới mục đích, hoặc nhằm vào chính mục đích. Nhưng cả những hành vi của ý chí nhằm vào phương tiện lẫn hành vi nhằm vào mục đích đều không chiếm hữu mục đích. a) Những hành vi nhằm vào phương tiện là sự ưngthuận (consensus), lựa chọn (electio) và sử dụng (usus activus); những hành vi này trực tiếp nhằm vào việc chiếm hữu những phương tiện, nghĩa là những điều thiện thụ tạo, và chỉ nhờ trung gian của những phương tiện mới đạt tới cứu cánh, là điều thiện tự hữu. Nhưng sự chinh phục hạnh phúc khách thể phải trực tiếp. Cho nên... b) Những hành vi nhằm vào mục đích là ưa muốn hay yêu mến (velle vel amare); chiếu cố hay mong ước (intentio vel desiderium); thưởng thức hay thích thú (frui seu delectari). Nhưng ba hành vi ấy, không hành vi nào chinh phục hạnh phúc. 1* Ưa muốn hay yêu mến, thì nhằm vào điều thiện suông, bất luận đó là điều thiện hiện diện hay ẩn khuất.[12] Vì thế chủ trương rằng sự chinh phục hạnh phúc hệ tại thứ hành vi, không quan tâm gì đến sự hiện diện của hạnh phúc khách thể thì quả là mâu thuẫn. 2* Sự chiếu cố hay mong ước lại nhằm vào điều thiện ẩn khuất, còn xa cách và chưa chiếm hữu.[13] Hành vi hàm súc sự xa cách, và chưa chiếm hữu, hẳn không phải là hành vi chinh phục và chiếm hữu. 3* Sự thưởng thức và thích thú toại nguyện lại hiểu ngậm hạnh phúc đã chiếm hữu: không phải vì thưởng thức và toại nguyện mà ý chí đạt được hạnh phúc, nhưng chính vì đã đạt được hạnh phúc, nên ý chí mới có thể thưởng thức và mãn nguyện. Vậy hành vi hiểu ngậm việc chinh phục, quả không phải là hành vi chinh phục; hành vi đến sau khi đã chinh phục, thì làm sao dám nói là hành vi chinh phục (xc. Bản 12 động tác làm nên hành vi nhân tính, trg.49). Cho nên hạnh phúc chủ vị không hệ tại hành vi của một mình ý chí. 2. Ngoài ra phải đoán định về việc chiếm hữu điều thiện thiêng liêng tối thượng bởi tài năng thiêng liêng, tương tự như việc chiếm hữu điều thiện khả giác bởi tài năng cảm giác. Vậy sự chiếm hữu điều thiện khả giác hay hữu hình không thể hiện bằng dục vọng, nhưng do cơ quan cầm nắm và chiếm đoạt, như chân tay. Cho nên việc chiếm hữu điều thiện thiêng liêng cũng vậy. IX. Đề luận V-B. Hạnh phúc chủ vị của con người không thể chủ yếu hệ tại hành vi đồng đều của ý chí và trí khôn (m.4).[14] Chứng minh.1. Lẽ chung: a) Hạnh phúc chủ vị nhất thiết là hành vi nào đó của phúc nhân (xc. Đề luận III, tr. 202-204). Mà hạnh phúc chủ vị thì nhất loại (una specie) đối với mọi người; và duy nhất về đơn vị (una numerica) đối với mỗi người. Cho nên hành động bàn đây phải thuộc về một loại nơi mọi phúc nhân, và một hành động duy nhất nơi mỗi phúc nhân. Nhưng hành vi của ý chí và của trí tuệ là những hành vi khác loại và khác số: trí tuệ và ý chí là hai tài năng khác nhau: vì có đối tượng mô thể khác nhau. Cho nên hạnh phúc chủ vị không thể chủ yếu hệ tại hành vi đồng đều của cả ý chí lẫn lý trí. b) Hạnh phúc chủ vị vốn biểu thị sự hoàn bị tuyệt đỉnh và tối đa của phúc nhân. - Mà sự hoàn thiện tuyệt đỉnh và tối đa của con người không hệ tại nhiều hành vi một trật: 1* Vì điều tuyệt đỉnh và tối đa của mỗi loại chỉ là một duy nhất. Giả dụ sự hoàn thiện ấy hệ tại cả hành vi của trí tuệ lẫn ý chí một trật, thì hai hành vi này hoặc khác nhau về loại và về số (specie et numero diversi actus). Nếu khác nhau về loại, thì trong trường hợp này, hai hành vi ấy không thể đều là những hành vi hoàn bị tuyệt đối và tối đa; hành vi nọ thiết yếu hoàn bị hơn hành vi kia, và sự hoàn bị tuyệt đỉnh và tối đa chỉ thấy nơi một hành vi. Nếu chỉ khác nhau về so, thì trong trường hợp này, nơi mỗi hành vi đều có tất cả sự hoàn bị. Như vậy tăng thêm số hành vi là thừa. 2. Xét riêng về phía phúc nhân, như tác căn chinh phục hạnh phúc. Nếu hạnh phúc chủ vị thiết yếu hệ tại hành vi của cả trí tuệ lẫn ý chí, thì hoặc hệ tại hành vi của các tài năng ấy một cách đồng đều (ex aequo) hay không đồng đều (non ex aequo). a) Nhưng không thể hệ tại hành vi của trí tuệ và ý chí một cách đồng đều: 1* Trí tuệ và ý chí là những tài năng khác loại (facultates specie diversae), vì thế không đồng nhất và không hoàn bị như nhau; nhiên hậu cũng không thể cộng những hành vi riêng của mình lại để làm nên sự hoàn bị tâm-luân-lý của hạnh phúc chủ vị. 2* Tự nhiên tài năng nọ trổi vượt hơn tài năng kia về bản chất cũng như về hoạt động: trí tuệ trổi vượt hơn ý chí, như vậy cũng không thể cộng tác cách đồng đều vào việc chiếm hữu hạnh phúc, là thực tại ở trong hiện thể đệ nhị cấp. b) Cũng không hệ tại... một cách không đồng đều: 1* Hạnh phúc chủ vị, tức là sự chiếm hữu hạnh phúc khách thể thiết yếu là sự hoàn thiện tuyệt đỉnh và tối đa của phúc nhân. Sự hoàn thiện này không thể hệ tại hành vi vốn kém phần hoàn bị. 2* Một công hiệu toàn diện và trọn vẹn về loại và về số không thể phát sinh do nhiều nguyên nhân toàn diện và toàn ứng. Mà hạnh phúc chủ vị của con người là một công hiệu toàn diện và trọn vẹn về loại và về số nơi mỗi người. Cho nên hạnh phúc chủ vị không... 3* Đàng khác hạnh phúc chủ vị của phúc nhân, vì thiết yếu là hoạt động nội cố của con người; vì thế nếu hạnh phúc ấy hệ tại hành vi của trí tuệ và ý chí, sẽ nhất thiết chủ trì một cách đồng đều nơi trí tuệ và nơi ý chí như nơi chủ thể riêng và trọn vẹn. Nhưng điều đó không có thể, vì một phụ thể (accidens) duy nhất không thể bám vào hai chủ thể toàn diện và toàn vẹn một trật, cũng như một mô thể không thể mô-thể-hoá hai chất thể một trật. 3. Xét về phía hạnh phúc khách thể. a) Cũng một đối tượng mô thể duy nhất về loại và về số không thể bị chiếm đoạt một cách đồng đều và tiên quyết bởi nhiều hành vi khác nhau về loại và về số. Đối tượng mô thể (obj. formale) tương quan với những hành vi như với mô thể hay cùng đích của chúng. Nhưng cũng một mô thể duy nhất về loại và về số, hoặc cũng một cùng đích duy nhất về loại và về số không thể kiện toàn, và viên thành nhiều hành vi một cách tiên quyết và đồng đều. Vậy hạnh phúc khách thể - đối tượng mô thể và cùng đích toàn diện và trọn vẹn của hạnh phúc chủ vị - là duy nhất về loại và về số đối với một phúc nhân. Cho nên hạnh phúc khách thể không thể kiện toàn và viên thành một cách đồng đều và tiên quyết bằng những hành vi khác nhau về loại và về số, như những hành vi của trí tuệ và của ý chí. X. Đề luận V-C. Hạnh phúc chủ vị của con người chủ yếu hệ tại hành vi của một mình trí tuệ (m.4). Chứng minh. A. Đạo lý đức tin. Đạo lý này đã viện dẫn trên đây (tr. 195-196), và sẽ còn được viện dẫn dưới đây (tr. 113-114). B. Lẽ thần học: 1. Điều chủ yếu hay yếu tính siêu hình của hạnh phúc chủ vị của con người là điều ta quan niệm trước tiên về hạnh phúc ấy; là cội rễ của mọi điều thiện của hạnh phúc ấy, đến nỗi có nó thì có tất cả mọi cái khác, và mất nó thì mọi cái khác cũng tiêu ma; sau hết là nguyên nhân thứ nhất phân biệt hạnh phúc chủ vị với tất cả mọi điều khác. Vậy hành vi của một mình trí tuệ, tức là sự thị kiến Thiên Chúa, hội đủ ba điều đó. a) Là điều ta quan niệm trước tiên về hạnh phúc chủ vị. Hạnh phúc chủ vị thiết yếu hệ tại sự chinh phục và chiếm hữu Hạnh phúc khách thể bằng hành vi hay tác động của phúc nhân. Nhưng hành vi này là tác động của một mình trí tuệ, tức là sự thị kiến thanh nhàn. Hành vi của trí tuệ đi trước hành vi của ý chí. Thị kiến là điều trước tiên làm cho phúc nhân nhận biết Thiên Chúa hiện diện trước mặt mình, như thể được chiếm hữu: Trí tuệ là tài năng nhận thức đích thực, trước tiên thâu nhận đối tượng vào mình; như vậy là hành vi tiên quyết biết đối tượng hiện diện trước mặt mình như thể được chiếm hữu. b) Thị kiến là cội rễ của mọi điều khác thuộc về hạnh phúc chủ vị. Thực vậy, mọi hạnh phúc chủ vị thì hoặc thuộc về thân thể hoặc thuộc về linh hồn. - Vậy cội rễ của cả hai thứ hạnh phúc là hành vi của trí tuệ, tức là sự thị kiến Thiên Chúa: Cội rễ căn bản làm cho thân thể được hạnh phúc, là chính hạnh phúc của linh hồn, cũng như linh hồn tự nhiên là cội rễ sự sống tự nhiên của thân thể. Còn cội rễ căn bản hạnh phúc của linh hồn là chính sự thị kiến. Hạnh phúc thiết yếu bao hàm sự nhìn thấy, yêu mến và vui thoả (fruitio). Nhưng sự nhìn thấy là cội rễ thứ nhất và thiết yếu của cả tình yêu lẫn sự vui thoả. - Thực vậy, như sự yêu mến và vui thoả phát sinh bởi sự nhận biết điều thiện ta yêu mến thế nào, thì sự yêu mến và vui thoả thanh nhàn cũng phát sinh bởi sự thị kiến thanh nhàn như vậy. Mà sự nhận biết nói chung là cội rễ của sự yêu mến và vui thoả nói chung. Cho nên cội rễ căn bản của hạnh phúc của linh hồn là chính sự thị kiến. c) Sự thị kiến chính Thiên Chúa là điều tiên quyết phân biệt hạnh phúc hoàn chỉnh (beatitudinem consummatam) với tất cả những cái khác, như sự trầm luân; hạnh phúc giả tạo, hạnh phúc chân chính, nhưng khiếm khuyết. 1* Trước hết phân biệt với sự trầm luân. Hình phạt chính yếu của người bị trầm luân là hình phạt thất khổ (poena damni); hình phạt này hệ tại không được nhìn thấy bản tính Thiên Chúa. 2* Phân biệt với hạnh phúc giả tạo. Nhờ hành vi giúp ta tiên quyết và thiết thực đạt tới hạnh phúc khách thể chân thực, mà hạnh phúc chủ vị chân thực khác biệt một cách tiên quyết với hạnh phúc giả. - Cũng như chân lý của trí khôn thụ tạo phát sinh và được đo lường bởi tính cách chân thực của đối tượng, thì sự chân thực của hạnh phúc chủ vị nơi tạo vật cũng hệ tại sự chân thực của hạnh phúc khách thể. Vậy sự thị kiến bản tính Thiên Chúa là hành vi thủ yếu giúp con người đạt được hạnh phúc khách thể. Như chúng ta thấy: Hạnh phúc khách thể thiết yếu hệ tại chính Thiên Chúa. Nhưng thị kiến là điều tiên quyết giúp ta thiết thực đạt được hạnh phúc khách thể. - Tiên quyết, vì thị kiến là hành vi của trí tuệ: vô tri bất mộ. - Thiết thực, vì thị kiến là trực kiến, chứ không qua trung gian của một tạo vật nào. * Sau hết hạnh phúc khách thể ấy được đạt tới theo lý tính của điều thật, vì chân lý là đối tượng thủ yếu của trí tuệ. 3* Khác biệt với hạnh phúc chân chính, nhưng bất toàn. Trạng thái cánh chung là trạng thái của người đã thủ đắc Thiên Chúa, hay là đã chiếm hữu hạnh phúc khách thể; còn trạng thái lữ khách là trạng thái của người chưa tới đích, chưa thủ đắc, nhưng đang tiến bước, và đang mong chờ. Vậy sự thị kiến, tức là hành vi của trí khôn, là điều tiên quyết tạo nên trạng thái của người thủ đắc và phân biệt trạng thái ấy với trạng thái của người lữ hành. XI. Đề luận VI. Hạnh phúc chủ vị của con người cốt yếu hệ tại tác động của lý trí trừu tượng (m.5). Chứng minh. A. Đạo lý đức tin. Môn đệ Philipphê thưa với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện (Ga 14,8); Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5,8); Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã cử đến, là Giêsu Kitô (Ga 17,3); Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt (1Cr 13,12); Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 18,10). Thánh Clemens Alexandrinus, Gregorius Nazianzenus, Augustinus, Ambrosius,, Gregorius Magnus đều giải thích những trích văn ấy về lý trí trừu tượng.[15] B. Lẽ thần học. 1. Hạnh phúc chủ vị hoàn bị thiết yếu hệ tại hành vi tuyệt hảo, của tài năng tuyệt hảo, về đối tượng tuyệt hảo. Hạnh phúc chủ vị thiết yếu là điều thiện tuyệt hảo hay là sự hoàn thiện tâm lý tuyệt hảo của phúc nhân. Nhưng sự hoàn thiện tâm lý tuyệt hảo của phúc nhân là hành vi tuyệt hảo, của tài năng tuyệt hảo, về đối tượng tuyệt hảo: tài năng được loại định bởi đối tượng. Vậy hành vi tuyệt hảo của tài năng tuyệt hảo về đối tượng tuyệt hảo là hành vi của lý trí trừu tượng. Trước hết là lý trí khả hội (intellectus possibilis) vì là tài năng tuyệt hảo của linh hồn; Vì trực tiếp nhằm vào Thiên Chúa là Đấng mà con người tuyệt nhiên không thể làm ra: Thiên Chúa là Đấng tự hữu. Cho nên cốt cách của hạnh phúc chủ vị không hệ tại hành vi của lý trí thực hành. 2. Hạnh phúc chủ vị của con người là cứu cánh nhân bản của con người, không quy hướng về một điều nào khác trong con người, như thể mục đích nội tại, nhưng được ước ao vì chính nó và quy hướng về hạnh phúc khách thể như mục đích ngoại tại. Vậy đặc tính của lý trí trừu tượng là không khuynh hướng về điều nào khác như mục đích nội tại, mà chỉ hướng về đối tượng khả niệm phải đạt tới, như mục đích ngoại lai: vì mục đích riêng của lý trí trừu tượng là chính việc nhận biết và lý hội hay là chiêm ngưỡng; trái lại lý trí thực hành thiết yếu hướng về cái khác, không những như mục đích ngoại tại, lại còn như mục đích nội tại, tức là điều chỉnh hành động của dục vọng và điều chỉnh chính lý trí thực hành và sau hết điều chỉnh lý trí trừu tượng, vì mục đích riêng của lý trí thực hành thì khác với việc nhận biết, lý hội: nhận thức thực hành nhất thiết là hướng đến công việc tài nghệ bên ngoài, vì thế mục đích của nó là cái gì khác với nó. Cho nên cốt cách của hạnh phúc chủ vị thiết yếu hệ tại... 3. Cốt cách hạnh phúc chủ vị của con người hệ tại hành vi mà con người có giống như Thiên Chúa và thiên thần, chứ không hệ tại hành vi mà con người có giống như súc vật hạ đẳng. Thiên Chúa và thiên thần là những chủ thể đặc biệt của hạnh phúc chủ vị; còn súc vật không thể có hạnh phúc ấy. Vậy con người có những hành vi của lý trí trừu tượng giống như Thiên Chúa và thiên thần: Đối tượng đặc biệt mà Thiên Chúa và thiên thần chiêm ngưỡng là chính Thiên Chúa và thiên thần, là những Đấng hoàn toàn thiêng liêng, siêu vượt trên vật chất. Vậy nhờ hành vi của lý trí trừu tượng, con người vươn lên trên những vật hữu hình bằng cách trừu xuất chúng, để hiểu biết yếu tính của các vật; suy niệm những thực tại vô hình và thiêng liêng là Thiên Chúa và những bản tính thuần thần. Trái lại, con người có chung với súc vật một thân thể và những điều thuộc thân thể, như những tài năng hữu cơ và những hành vi của các tài năng ấy. Về điểm này thánh Thomas viết: “Cũng như trí tuệ, đối với con người, là một điều gì thần linh, thì đời sống chiêm niệm, là đời sống theo lý trí, so sánh với đời sống luân lý (hoạt động) là như đời sống thần linh so sánh với đời sống nhân loại.[16] Cho nên hạnh phúc chủ vị của con người không hệ tại hành vi của lý trí thực hành. XII. Đề luận VII. Hạnh phúc chủ vị siêu nhiên của con người không chủ yếu hệ tại việc nhận biết Thiên Chúa bằng những khoa học trừu tượng và bằng minh triết (m.6). Chứng minh.A. Đạo lý đức tin. 1. Trước hết Thánh Kinh dạy, sự sống đời đời hệ tại thị kiến Thiên Chúa nhãn tiền (1Ga 3,2; 1Cr 13,12); rồi khẳng định rằng trong cuộc sống hiện tại, con người không thể lấy lý trí tự nhiên mà nhìn thấy Thiên Chúa: Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy (1Tm 6,16). Chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết (Ga 1,18). Vậy ai trong loài người biết được những gì nơi con người, nếu không phải là thần trí của con người trong con người? Cũng thế, không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Linh của Thiên Chúa (1Cr 2,11). Vì thế, sách Isaia chép: Mắt chưa hề thấy có vị thần nào, ngoài Chúa ra, đã hành động như thế đối với ai tin cậy nơi mình (64,4); theo lời Chúa Giêsu: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy (Ga 14,21). Còn về các khoa học, kể cả những khoa học giúp ta căn cứ vào vật thụ tạo để nhận biết Thiên Chúa, thì thánh tông đồ cũng cho là không đủ để nhìn thấy Thiên Chúa. Ngài viết rõ ràng: Vì tuy biết Thiên Chúa, họ không tôn thờ hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội... Họ thừa biết phán quyết của Thiên Chúa là: hễ ai làm những điều như vậy thì đáng chết. Thế mà không những họ cứ phạm những tội đó, lại còn tán thành những kẻ làm như vậy (Rm 1,21-22; 32). 2. Còn Giáo Hội thì một đàng đã ấn định là hạnh phúc siêu nhiên của con người hệ tại trực tiếp thị kiến chính yếu tính Thiên Chúa “tam vị nhất thể” (DS 1000); đàng khác cũng ấn định rằng việc thị kiến này thì vượt trên mọi khoa học và triết học loài người và thiên thần (DS 2856; xc. DS 2854). Công đồng chung Vatican II cũng đã long trọng châu phê đạo lý đó (DS 3005; 3041). B. Lẽ thần học. 1. Hạnh phúc chủ vị siêu nhiên hàm súc hai điều, một là siêu nhiên, hai là hoàn bị tột mức, là nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền, diện đối diện. Nhưng cả hai điều đó không hệ tại sự thấu hiểu những nguyên lý thủ yếu. a) Xét như siêu nhiên. Không một tập quán tự nhiên nào có thể thực hiện hành vi siêu nhiên: vì không công hiệu nào có thể vượt quá tiềm năng của căn nguyên.[17] Trong sự thị kiến này, chính bản tính Thiên Chúa như ảnh niệm, như mô thể của trí tuệ phúc nhân, xét như phúc nhân, nhờ đó trí tuệ phúc nhân được phẩm định để nhận biết. Xét về phía đối tượng, thì thực tại mà Thiên Chúa biết cũng là thực tại mà phúc nhận được thị kiến: vì bản tính của Thiên Chúa cũng là đối tượng toàn ứng của trí tuệ phúc nhân. b) Xét như hoàn bị tột mức, tức là nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền,[18] thì phải trực tiếp không có trung gian khách thể, cũng không có trung gian luận lý nào hết (sine ulla mediatione objectiva et logica), nghĩa là không có ảnh niệm cũng chẳng có quá trình suy luận từ hành vi này đến hành vi khác. 2. Vả lại sự suy cứu và thấu hiểu những nguyên lý thủ yếu là sự thấu hiểu rất tổng quát và khái quát. a) Sự nhận thức làm cho ta được hạnh phúc có tính cách cứu cánh, hoàn chỉnh mọi thứ nhận thức. Nhưng sự thấu hiểu những nguyên lý thủ yếu lại có tính cách khởi diễn, khơi mào; và là điều tự nhiên mà có, chứ không do sưu tầm, tìm tòi.[19] b) Sự nhận thức làm cho chúng ta được hạnh phúc phải là sự chiếm hữu hạnh phúc khách thể, tức là chính Thiên Chúa là Hữu Thể tự hữu và tự tại. Nhưng sự thấu hiểu các nguyên lý thủ yếu là biết hữu thể bất định và siêu việt nói chung. c) Hạnh phúc chủ vị là hạnh phúc riêng biệt của người thiện, và không có ngay khi vừa mới biết dùng trí khôn, như kinh nghiệm chứng minh. Nhưng sự hiểu biết những nguyên lý thủ yếu thì cả người ác cũng có, mà mọi người đều có ngay khi biết dùng trí khôn... - Riêng về hạnh phúc tự nhiên nói chung, nếu so sánh với hạnh phúc siêu nhiên ở đời sau, thì có thể là hạnh phúc thật, nhưng rất khiếm khuyết. XIII. Đề luận VIII. Hạnh phúc chủ vị siêu nhiên của con người không hệ tại nhận biết Thiên Chúa qua việc nhìn thấy Bản thể phân lập (m.7). 1) Thực tại mà người Công giáo gọi là Thiên thần và Linh hồn, thì môn phái Plato và Aristoteles gọi cách tương tự là bản thể phân lập (substantiae separatae). Còn những người Ả Rập thì gọi là trí hiểu (intelligentias). 2) Trong mục này, thánh Thomas biện bạch với cả một trào lưu tư tưởng sai lạc thịnh hành thời đó, mà ngài nhắc qua trong nghi vấn 2, nhưng đã trình bày một cách chính xác ở những tác phẩm khác.[20] Đól à đạo lý Tân Plato hay là Averroes và của những triết gia Ả Rập, từ Avicenna qua Alfarabi, Algazel, Avempace đến Averroes và Maimonides. Những triết gia này theo thuyết lưu xuất của môn phái Tân Plato (emanatismus neo-platonicus), chủ trương rằng vạn vật lưu xuất từ Một Hữu thể đệ nhất, theo quá trình tiệm tiến của mười trí tuệ; trí tuệ sau cùng - đồng nhất với trí khôn tác động (intellectua agens) của Aristoteles - là trí khôn tạo thành và bảo tồn vạn vật trong vũ trụ. Vì thế các triết gia này cho rằng hạnh phúc thật của con người hệ tại sự hoàn nguyên, sự trở về và thẩm thấu vào Thiên Chúa theo một quá trình tương tự như quá trình lưu xuất. Việc hoàn nguyên này được giải thích theo hai đường lối là: trừu tượng-thần bí (via speculativo-mystica), theo đường lối này, trí khôn phải được chuẩn bị bằng những khoa học trừu tượng; thần bí thuần tuý (via pure mystica). Từ đây phát sinh ra thuyết Duy thực thể luận (Ontologismus) của Gratry, Gioberti, Rosmini vv...[21] Chứng minh.A. Đạo lý đức tin. 1. Thuyết lưu xuất xét theo nền tảng và theo chính nó cũng nghịch với đức tin và với lý trí tự nhiên. a) Theo nền tảng. Trong khảo về Thiên Chúa tạo thành, chúng tôi đã trích dẫn rất nhiều lời Thánh Kinh về việc Thiên Chúa trực tiếp tạo thành muôn vật.[22] b) Đạo lý của Giáo Hội. Một đàng Giáo Hội dạy rằng: Thiên Chúa đã quyền toàn năng của mình mà tạo thành một trật ngay từ đầu, thiêng liêng và thể chất, thiên thần và thế giới, và con người, là một vật kép bởi yếu tố thiêng liêng và thể chất (xc. DS 800). Công đồng chung Vatican I cũng nhắc lại điều đó (DS 3002). Vậy nếu Thiên Chúa đã tạo thành muôn vật một trật và ngay từ đầu thời gian (simul ab initio temporis) thì tức là Người không tạo thành dần dà qua dòng thời gian. Công đồng chung Firenze khẳng định rằng: Thiên Chúa đã tạo thành các vật thụ tạo, thiêng liêng và chất thể theo như Người muốn (DS 1333). Vậy như xưa kia Thiên Chúa muốn là Người đã tạo thành, thì bây giờ nếu Người muốn Người vẫn có thể tạo thành các vật. Về phía đối tượng, vì Thiên Chúa là Đấng khả tri tuyệt đỉnh (in summo gradu intelligibilitatis) và là nguyên nhân mọi sự hiểu biết. Về phía chủ thể là trí tuệ nhân loại, vì bản tính Thiên Chúa, xét như hữu thể khả tri thì nằm trong lãnh vực của đối tượng toàn ứng (objecti adaequati) của trí tuệ nhân loại. Đàng khác, Giáo Hội cũng luận phi thuyết chủ trương nguồn gốc của linh hồn từ Tâm trí thứ mười cũng nghịch với đức tin.[23] Đức Benedictus XII cũng luận phi thuyết lưu xuất thiêng liêng (DS 1007). Giáo Hội cũng dạy cách minh bạch là linh hồn được Thiên Chúa tạo thành (xc. DS 1440). 2. Theo chính nó. Trong việc linh hồn trở về với Thiên Chúa có ba điều cần suy nghĩ: đối tượng hay là đích phải đi tới, trung gian, và khởi điểm. a) Về đối tượng hay là đích thì theo chủ thuyết này phải là sự nối tiếp (continuatio) bằng sự thẩm thấu vào Lý trí Tác động (absorptio in Inteligentia Agente). Nhưng đức tin dạy rằng: Đối tượng hạnh phúc chỉ duy nhất là Một Thiên Chúa,[24] là hữu thể tự hữu.[25] Mà bất cứ Lý trí Phân lập nào cũng đều là hữu thể và là điều thiện do thông dự, tức là thụ tạo. b) Về trung gian. Đức tin dạy hạnh phúc chủ vị hệ tại sự thị kiến trực, nhãn tiền diện đối diện, chứ không thể qua trung gian. c) Về khởi điểm, thì thuyết này chủ trương là nhờ sức tự nhiên. Nhưng đức tin lại dạy là nhờ ơn Chúa, theo lời Thánh vịnh (83,12): Thiên Chúa tặng ban ân huệ với vinh quang; và lời thư Rôma (6,23): Ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không, là sự sống đời đời. - Riêng về hạnh phúc tự nhiên, ta nên phân biệt: 1* Hạnh phúc tự nhiên của con người khi còn sống trên dương thế. Hạnh phúc này không hệ tại nhận biết Thiên Chúa bằng cách trực kiến những Bản Thể Phân lập: vì những người chủ trương như thế căn cứ trên chủ thuyết sai lầm về Trí khôn Tác động; về sự phối hợp gượng ép của linh hồn với thân thể vv... 2* Về hạnh phúc tự nhiên của linh hồn đã lìa ra khỏi xác. Hạnh phúc này chủ yếu hệ tại nhìn thấy ngay Thiên Chúa trong yếu tính của linh hồn như trong công hiệu; thứ yếu là nhìn thấy Thiên Chúa trong yếu tính của các linh hồn hay trong các vong linh; sau cùng là nhìn thấy Thiên Chúa trong yếu tính của Bản thể Phân lập. XIV. Đề luận IX. Hạnh phúc chủ vị hoàn bị của con người hệ tại diện kiến yếu tính Thiên Chúa bằng lý trí trừu tượng, được ánh vinh quang cất nhắc (m.8). a) Đây là hệ luận của những điều đã trình bày trên đây; và đề luận được trình bày theo thứ tự tiệm tiến mà thánh Thomas đã giả định, nhưng đã được nhà thần học J.M. Ramirez đã sâu sắc trình bày.[26] b) Tác động thị kiến hay hạnh phúc chủ vị hoàn bị này không do đức tin, không do thần học, là những kiến thức khiếm khuyết; không do ơn tiên tri tiên triệu vì cũng là kiến thức khiếm khuyết và trung gian về những điều thần linh; cũng không hệ tại các ơn Chúa Thánh Thần, - như ơn hiểu biết, khoa học và thông tuệ - vì những ơn này không hàm súc sự thị kiến, nên cũng không hàm súc hạnh phúc. c) Vậy chỉ còn tác động tri thức phát sinh bởi tập quán riêng biệt mà ta quen gọi là ánh vinh quang (lumen gloriae). Chứng minh.[27] Tri thức siêu nhiên của con người thì phát xuất từ ánh sáng hiểu biết siêu nhiên, như từ căn nguyên riêng biệt và trực tiếp, nội tại trong con người và tương ứng với mỗi nhận thức. Thực vậy, nhận thức là hành vi hay là công hiệu của người nhận biết theo tiềm năng hay ánh sáng nhận biết của mình. Vậy như nhận thức giác quan thì phát xuất từ ánh sáng của giác quan, thì nhận thức của trí khôn cũng phát xuất từ ánh sáng của trí khôn; và như nhận thức tự nhiên là do ánh sáng tự nhiên thì nhận thức siêu nhiên cũng phải do ánh sáng siêu nhiên. Vậy sự diện kiến trực tiếp Thiên Chúa là tri thức siêu nhiên của con người. Đây là đạo lý đức tin như chúng tôi đã xác định nhiều lần. Cho nên phải phát xuất từ ánh sáng hiểu biết siêu nhiên, như từ căn nguyên riêng biệt và trực tiếp, nội tại trong con người và tương ứng với nhận thức. Mà ánh sáng hiểu biết siêu nhiên nội tại trong con người và tương ứng với nhận thức này được gọi là ánh vinh quang, thứ ánh sáng đã được bàn giải trong phần I (vđ.12) của bộ Tổng Luận Thần Học này.
Đến đây, phải nghiên cứu xem: Hạnh phúc là gì (xc. vđ.2, dẫn nhập), và nói đòi hỏi những gì (vđ.4). Về điều thứ nhất cần tìm hiểu tám mục: 1. Hạnh phúc có phải là điều tự hữu nào chăng? 2. Nếu là điều thụ tạo nào đó, thì có phải là hoạt động chăng? 3. Có phải là hoạt động thuộc về cảm giác hay chỉ thuộc về trí năng mà thôi chăng? 4. Nếu là hoạt động của phần trí năng, thì là hoạt động của trí khôn hay của ý chí? 5. Nếu là hoạt động của trí khôn, thì là hoạt động của lý trí trừu tượng hay của lý trí thực hành? 6. Nếu là hoạt động của lý trí trừu tượng, thì có hệ tại việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng chăng? 7. Có hệ tại việc nghiên cứu các bản thể phân lập, tức là các thiên thần chăng? 8. Có hệ tại nguyên việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa theo yếu tính chăng?
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc là một điều tự hữu nào đó. 1. Thực vậy, Boetius viết trong cuốn III De cons.: Chúng ta cần phải tuyên xưng rằng Thiên Chúa chính là hạnh phúc. 2. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện tuyệt đỉnh. Nhưng là điều thiện tuyệt đỉnh thì phù hợp với Thiên Chúa. Mà vì không có nhiều điều thiện tuyệt đỉnh, nên hình như hạnh phúc thì đồng nhất với Thiên Chúa. 3. Vả lại, hạnh phúc là mục đích tối hậu mà ý chí của con người tự nhiên hướng tới. Nhưng ý chí của con người chỉ được hướng về Thiên Chúa, chứ không về điều gì khác như về mục đích: chỉ nơi một mình Người ta mới được vui hưởng, như thánh Augustinus đã nói trong cuốn I De Doct. Christ.. Cho nên, hạnh phúc và Thiên Chúa cũng là một. NHƯNG. Không chi được tác thành lại là tự hữu. Nhưng hạnh phúc của con người là một điều được tác thành: vì như thánh Augustinus viết trong cuốn I De Doct. Christ: Chúng ta phải vui hưởng những vật làm cho chúng ta được hạnh phúc. Cho nên, hạnh phúckhông phải là điều tự hữu nào cả. LUẬN GIẢI. Như đã trình bày ở trên (vđ.1, m.8; vđ.2, m.7), có thể hiểu mục đích hai cách. Một là, chính sự vật mà chúng ta mong ước chinh phục: như đối với người hà tiện mục đích là tiền của. Hai là, chính sự chinh phục, hoặc chiếm hữu, sự sử dụng hay sự thưởng thức sự vật mà ta mong ước: như nếu ta nói, chiếm hữu tiền bạc là mục đích của người hà tiện; và thoả thích trong dật lạc là mục đích của người phóng túng. Cho nên, theo nghĩa thứ nhất, mục đích tối hậu của con người là điều thiện tự hữu, tức là Thiên Chúa, Đấng duy nhất do sự thiện hảo vô hạn của Mình có thể làm cho ý muốn của con người được hoàn toàn mãn nguyện. Nhưng theo nghĩa thứ hai, hạnh phúc tối hậu của con người là một điều thụ tạo, hiện hữu trong chính con người, đây là chính sự chinh phục hay thưởng thức mục đích tối hậu chứ không phải chi khác. Mà mục đích tối hậu được gọi là hạnh phúc. Cho nên nếu hạnh phúc thật của con người, được cứu xét theo căn nguyên hay đối tượng của nó, thì đó là một điều tự hữu; nhưng nếu được cứu xét theo chính yếu tính của hạnh phúc, thì đó là một điều thụ tạo. GIẢI ĐÁP. 1. Thiên Chúa là hạnh phúc theo yếu tính của Người: Thực vậy, Người không hạnh phúc do việc chinh phục hay do thông dự điều thiện nào khác, mà theo chính yếu tính của Người. Nhưng như Doetius đã viết trong cuốn III De Cons.: Con người được hạnh phúc do thông dự; cũng như được gọi là thần minh do thông dự. Mà chính sự thông dự hạnh phúc, nhờ đó mà con được hạnh phúc, là điều thụ tạo nào đó. 2. Hạnh phúc được gọi là điều thiện tuyệt đỉnh của con người, vì là sự chinh phục hay sự vui hưởng hướng điều thiện tuyệt đỉnh. 3. Hạnh phúc được gọi là mục đích tối hậu, cũng một cách như sự chinh phục mục đích được gọi là mục đích.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc không phải là một hoạt động. 1. Thực vậy, thánh tông đồ viết (Rm 6,22): Anh em thu được kết quả trong sự thánh hoá, còn cùng đích là sự sống đời đời. Nhưng sự sống không phải là một hoạt động, mà là chính việc hiện hữu của các sinh vật. Cho nên cùng đích tối hậu, tức là hạnh phúc, không phải là một hoạt động. 2. Vả lại, Boetius viết trong cuốn II De Cons. rằng: Hạnh phúc là trạng thái hoàn bị gồm thâu mọi điều thiện. Nhưng trạng thái không biểu thị hoạt động. Cho nên, hạnh phúc không phải là một hoạt động. 3. Vả lại, hạnh phúc biểu thị điều gì đó hiện hữu trong người hạnh phúc: vì nó là sự hoàn bị tối hậu của con người. Nhưng hoạt động không biểu thị điều gì đó như hiện hữu trong chủ thể hoạt động, nhưng như phát xuất từ chủ thể hoạt động thì đúng hơn. Cho nên hạnh phúc không phải là một hoạt động. 4. Vả lại, hạnh phúc thì tồn tại nơi phúc nhân. Mà hoạt động thì không tồn tại, nhưng chỉ kinh qua. Cho nên, hạnh phúc không phải là một hoạt động. 5. Vả lại, đối với mỗi người chỉ có một hạnh phúc. Nhưng có nhiều hoạt động. Cho nên, hạnh phúc không phải là một hoạt động. 6. Vả lại, hạnh phúc trụ tại phúc nhân một cách không gián đoạn. Nhưng hoạt động của con người thì bị gián đoạn thường xuyên: như do giấc ngủ, do công việc khác nào đó, hay do sự nghỉ ngơi. Cho nên, hạnh phúc không phải là một hoạt động. NHƯNG. Trong cuốn I Ethic. nhà hiền triết viết: Hạnh phúc là một hoạt động theo nhân đức hoàn bị. LUẬN GIẢI. Phải nói rằng, nếu hiểu hạnh phúc của con người là một điều thụ tạo nào đó hiện hữu trong chính con người, thì hạnh phúc là một hoạt động. Thực vậy hạnh phúc là sự hoàn bị tuyệt đỉnh của con người. Mà mỗi hữu thể ở trong hiện thể chừng nào thì được hoàn bị chừng ấy: vì tiềm thể mà không hiện thể thì bất toàn. Cho nên, hạnh phúc phải hệ tại hiện thể tối hậu của con người. Nhưng rõ ràng hoạt động là hiện thể tối hậu của chủ thể hoạt động; thành thử trong cuốn II De Anima, nhà hiền triết gọi hoạt động là hiện thể đệ nhị cấp; vì chủ thể có mô thể thì có thể là chủ thể hoạt động trong tiềm thể; cũng như người thức giả là người đang suy nghĩ trong tiềm thể. Và vì thế mà đối với cả các vật khác, vật nào cũng được cho là hiện hữu vì hoạt động của mình, như ta thấy trong cuốn II De Caelo. Cho nên hạnh phúc của con người nhất thiết là một hoạt động. GIẢI ĐÁP. 1. Sự sống được hiểu hai cách. Một là chính hữu thể của sinh vật. Và như thế, hạnh phúc không phải là sự sống: thực vậy, chúng ta đã chứng minh (vđ.2, m.5) rằng, hữu thể của con người, dù là thế nào đi nữa, không phải là hạnh phúc của con người; chỉ hữu thể của một mình Thiên Chúa là hạnh phúc của Người. - Thứ đến, chính sự sống được gọi là hoạt động của sinh vật, nhờ đó mà nguyên uỷ của sự sống được trở thành hiện thể; theo cách đó, chúng ta nói về đời sống hoạt động, chiêm niệm, hoặc dật lạc. Và theo cách này, sự sống đời đời được gọi là cùng đích tối hậu, như Tin Mừng Gioan (17,3) nói rõ: Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, một Thiên Chúa chân thật. 2. Khi định nghĩa hạnh phúc, Boetius chỉ suy cứu lý tính khái quát của hạnh phúc. Thực vậy theo lính tính khái quát, hạnh phúc là điều thiện khái quát và hoàn bị, và đây là điều mà ông muốn biểu thị khi khẳng định rằng: hạnh phúc là trạng thái hoàn bị gồm thâu mọi điều thiện, qua đó ông chỉ biểu thị rằng, phúc nhân ở trong tình của điều thiện hoàn bị, chứ không biểu thị điều gì khác. Nhưng Aristoteles diễn tả chính yếu tính của hạnh phúc, khi giãi bày cho thấy nhờ đâu mà con người được ở trong tình trạng đó, ấy là nhờ một hoạt động nào đó. Và vì thế trong cuốn I Ethic., ông cũng chứng minh rằng, hạnh phúc là điều thiện hoàn bị. 3. Như đã trình bày trong cuốn IX Metaphys., có hai thứ hoạt động: Một là hoạt động phát xuất từ người hoạt động sang chất thể bên ngoài, như thiêu đốt và cưu cắt. Và hoạt động này không thể là hạnh phúc: vì thứ hoạt động đó không phải là hành vi và sự hoàn bị của tác nhân, mà của thụ nhân thì đúng hơn, như được trình bày trong cũng một trích văn. Một hoạt động khác, trụ tại nơi tác nhân, như cảm giác, hiểu biết, và ưa muốn: thứ hoạt động này là sự hoàn bị và là hiện thể của tác nhân. Và hoạt động đó có thể là hạnh phúc. 4. Vì hạnh phúc biểu thị một sự hoàn bị tối hậu nào đó; tuỳ theo những vật khác nhau khả dĩ được hạnh phúc có thể đạt tới những mức độ hoàn bị khác nhau, theo đó cần phải hiểu hạnh phúc một cách khác nhau. Nơi Thiên Chúa có hạnh phúc theo yếu tính: vì chính hiện hữu của Người là hoạt động của Người, nhờ đó Người vui hưởng chính mình, chứ không vui hưởng điều gì khác. Nơi các thiên thần và các phúc nhân có sự hoàn bị tối hậu theo một hoạt động nào đó, làm cho các vị kết hợp với điều thiện tự hữu: và nơi các vị hoạt động này là một hoạt động duy nhất và vĩnh cửu. Nhưng nơi con người, theo tình trạng của đời sống hiện tại, sự hoàn bị tối hậu thì tuỳ theo hoạt động, nhờ đó con người được kết hiệp với Thiên Chúa: nhưng hoạt động này cũng không thể là liên tục, nhiên hậu cũng không phải là duy nhất, vì hoạt động được gia tăng do sự gián đoạn. Và vì thế, trong tình trạng của cuộc sống hiện tại, con người không thể đạt tới hạnh phúc hoàn bị. Do đó, trong cuốn I Ethic., vì nhà hiền triết công nhận có hạnh phúc ở đời này, nên ông cho đây là thứ hạnh phúc bất toàn, và sau nhiều lý luận ông kết luận: Chúng tôi cho họ, như những con người, là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc hoàn bị được Thiên Chúa hứa cho chúng ta khi chúng ta được nên như thiên thần trên trời, ăn nhịp với lời thánh Mathaeus (22,30). Cho nên về hạnh phúc hoàn bị thì không còn vấn nạn nữa: vì trong trạng thái hạnh phúc đó, tâm trí con người kết hiệp với Thiên Chúa bằng một hoạt động duy nhất, liên tục và vĩnh cửu. Nhưng trong cuộc sống hiện tại, hoạt động của chúng ta càng thiếu tính cách thuần nhất và liên tục bao nhiêu, chúng ta càng thiếu hạnh phúc hoàn bị bấy nhiêu. Tuy nhiên, ta vẫn được dự phần hạnh phúc, và hoạt động càng liên tục và thuần nhất ngần nào, thì sự dự phần đó càng lớn lao ngần ấy. Và vì thế, đời sống hoạt động, bận rộn với nhiều công việc, thì ít hạnh phúc hơn đời sống chiêm niệm, là đời sống chỉ chuyên chú vào một việc, là chiêm niệm chân lý. Và dù đôi khi con người không thi hành trong thực tế hoạt động đó; và vì con người quy hướng chính sự gián đoạn, như do giấc ngủ hoặc do công việc tự nhiên nào khác, về hoạt động được bàn trên đây, nên hoạt động đó được kể là như liên tục. Điều đó cũng đủ để giải đáp những nghi vấn 5 và 6.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc cũng hệ tại hoạt động của giác quan. 1. Thực vậy, nơi con người không có hoạt động nào cao nhã hơn hoạt động giác cảm, ngoại trừ hoạt động hiểu biết. Nhưng hoạt động hiểu biết nơi chúng ta thì lệ thuộc vào hoạt động giác cảm: Vì chúng ta không thể hiểu biết mà không có giác tượng, như đã được đề cập trong cuốn III De Anima. Cho nên, hạnh phúc cũng hệ tại hoạt động giác cảm. 2. Vả lại, Boetius viết trong cuốn III De Cons. rằng: Hạnh phúc là trạng thái hoàn bị gồm thâu mọi điều thiện. nhưng một số điều thiện là điều thiện khả giác, mà chúng ta đạt được nhờ hoạt động của các giác quan. Cho hình như hoạt động của giác quan cũng cần để được hạnh phúc. 3. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện hoàn bị, như được chứng minh trong cuốn I Ethic.: nhưng sẽ không hoàn bị nếu con người không nhờ đó mà được hoàn bị trong mọi phần hữu thể của mình. nhưng một vài phần của linh hồn được hoàn bị nhờ những hoạt động giác cảm. Cho nên, hoạt động giác cảm thì cần thiết cho hạnh phúc. NHƯNG. Thú vật có chung với chúng ta về hoạt động giác cảm. Nhưng về hạnh phúc thì không. Cho nên, hạnh phúc không hệ tại hoạt động giác cảm. LUẬN GIẢI. Một điều có thể thuộc về hạnh phúc ba cách: một là cách cốt thiết; hai là cách tiền suất; ba là cách hậu suất. Hoạt động của giác quan không thể thuộc về hạnh phúc cách cốt thiết. Vì hạnh phúc của con người cốt thiết hệ tại việc con người kết hợp với điều thiện tự hữu, là mục đích tối hậu, như đã được chứng minh trên đây (m.1): con người không thể nhờ hoạt động của giác quan mà kết hợp với điều thiện đó. Vả lại, như được chứng minh trên đây (vđ.2, m.5), hạnh phúc của con người cũng không hệ tại những điều thiện thể chất: là những điều thiện mà ta chỉ nhờ hoạt động của giác quan mới đạt được. Nhưng hoạt động của các giác quan có thể thuộc về hạnh phúc cách tiền suất và cách hậu suất. Cách tiền suất, đối với hạnh phúc bất toàn, như có thể có ở đời này: vì hoạt động của trí khôn giả định một hoạt động của giác quan. - Còn cách hậu suất là trong hạnh phúc hoàn bị được mong chờ trên thiên đàng: vì sau khi sống lại, sẽ thể hiện một ảnh hưởng nào đó từ chính hạnh phúc của linh hồn sang thân thể và sang các giác quan thể xác, để những hoạt động của chúng được hoàn bị, như thánh Augustinus viết trong thư gởi Dioscorus; và như được giải thích rõ ràng hơn khi bàn về sự sống lại (Suppl. Vđ.82). Nhưng khi ấy hoạt động, nhờ đó trí khôn con người kết hiệp với Thiên Chúa, không còn lệ thuộc vào giác quan. GIẢI ĐÁP. 1. Nghi vấn này chứng minh rằng, hoạt động của giác quan cần thiết cách tiền suất để đạt hạnh phúc bất toàn, mà chúng ta có thể có ở đời này. 2. Hạnh phúc hoàn bị, như các thiên thần chiếm hữu, thì gồm thâu mọi điều thiện là do kết hợp với nguồn mạch phổ quát của mọi điều thiện: mà không cần đến từng điều thiện đặc thù. Nhưng trong hạnh phúc bất toàn này, thì cần thâu thập những điều thiện đầy đủ về hoạt động hoàn bị tối đa ở đời này. 3. Trong hạnh phúc hoàn bị, toàn thể con người được hoàn bị, nhưng hạnh phúc nơi phần hạ là do phần thượng trần xuống. Còn trong hạnh phúc bất toàn của đời sống hiện tại thì ngược lại, từ sự hoàn bị của phần hạ vươn tới sự hoàn bị của phần thượng.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc hệ tại hoạt động của ý chí. 1. Thực vậy, thánh Augustinus viết trong cuốn XIX De Civ. Dei rằng, hạnh phúc của con người hệ tại ở sự bình an; vì thế trong Thánh vịnh (147,14) có câu: Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình. Nhưng hoà bình thì thuộc về ý chí. Do đó, hạnh phúc của con người hệ tại ý chí. 2. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện tuyệt đỉnh. Mà điều thiện là đối tượng của ý chí. Cho nên, hạnh phúc hệ tại hoạt động của ý chí. 3. Vả lại, mục đích sau cùng thì tương ứng với động lực đầu tiên: như mục đích sau cùng của toàn thể đạo binh là sự chiến thắng; sự chiến thắng là mục đích của vị tư lệnh, là người huy động mọi binh sĩ. Nhưng động lực đầu tiên của mọi hoạt động là ý chí: vì nó huy động mọi năng lực khác, như sẽ được bàn giải (vđ.9, m.3). Cho nên, hạnh phúc thì thuộc về ý chí. 4. Vả lại, nếu hạnh phúc là một hoạt động, thì phải là hoạt động cao nhã nhất của con người. Nhưng sự yêu mến Thiên Chúa, là hành vi của ý chí, là hoạt động cao nhã hơn sự nhận biết, là hoạt động của trí khôn, như thánh tông đồ đã viết (1Cr 13). Cho nên, hình như hạnh phúc hệ tại hành vi của ý muốn. 5. Vả lại, thánh Augustinus viết trong cuốn XIII De Trin.: Người hạnh phúc là người muốn gì có nấy, và không muốn điều gì cách gian ác. Sau đó ngài thêm: Người muốn điều gì cũng muốn cách thiện hảo đó là người sắp được hạnh phúc: vì những điều thiện hảo làm nên người hạnh phúc, người này đã chiếm được một phần những điều hiện hảo đó, là chính ý chí lương thiện. Cho nên, hạnh phúc hệ tại hành vi của ý chí. NHƯNG. Chúa Giêsu đã nói (Ga 17,3): Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, một Thiên Chúa chân thật. Mà sự sống đời đời là mục đích tối hậu, như đã nói trên (m.2, gđ.1). Cho nên hạnh phúc của con người hệ tại sự nhận biết Thiên Chúa, là một hành vi của trí khôn. LUẬN GIẢI. Như đã trình bày ở trên (vđ.2, m.6), để làm nên hạnh phúc cần phải có hai điều: Điều thứ nhất là chính yếu tính của hạnh phúc; điều thứ hai, là như thuộc tính của nó, tức là sự hoan lạc kèm theo nó. Vậy tôi nói, điều cốt thiết là chính hạnh phúc không thể hệ tại hành vi của ý chí. Vì do những điều đã được trình bày trên đây (m.1.2; vđ.2, m.7), hiển nhiên hạnh phúc là chiếm hữu mục đích tối hậu. - Nhưng việc chiếm hữu mục đích không hệ tại chính hành vi của ý chí. Thật vậy ý chí hướng cả về mục đích ẩn khuất khi mong ước nó, và về mục đích hiển hiện khi yên hàn thoả thích vì nó. Nhưng hiển nhiên là, ước mong mục đích không phải là chiếm hữu mục đích, mà là vận động tới mục đích. Trái lại vì có mục đích trước mặt nên ý chí mới thoả thích, chứ không ngược lại, vì ý chí thoả thích mà mục đích hiển hiện. Cho nên, để chính mục đích hiển hiện trước mặt người ưa muốn, thì cần phải có một hành vi khác với hành vi của ý muốn. Và điều đó đã hiển nhiên khi ta áp dụng vào những mục đích khả giác. Vì nếu tiền của được chiếm hữu do hành vi của ý chí, hẳn người tham lam phải lập tức chiếm hữu tiền của ngay khi bắt đầu ước muốn. Nhưng lúc ban đầu người ấy thiếu tiền; rồi hắn sở hữu tiền của bằng cách giơ tay chiếm lấy tiền của hay điều gì khác như vậy; sau đó mới thoả thích về số tiền mà mình đã có. Đối với mục đích khả tri cũng vậy. Vì ban đầu chúng ta muốn đạt mục đích khả tri; nhưng chúng ta chỉ đạt được mục đích ấy bằng cách nhờ hành vi của trí khôn mà làm cho nó hiển hiện trước chúng ta; và lúc đó ý muốn thoả thích an hưởng mục đích đã đạt được. Thế nên, yếu tính của hạnh phúc hệ tại hành vi của trí khôn; nhưng sự khoái lạc theo sau hạnh phúc thì thuộc về ý chí: theo như lời thánh Augustinus viết trong cuốn X Confess. rằng: hạnh phúc là sự vui thú về chân lý, vì chính sự vui thú là sự thành tựu của hạnh phúc. GIẢI ĐÁP. 1. Sự bình an thuộc về cùng đích tối hậu của con người, không phải như chính hạnh phúc cách cốt thiết; nhưng vì tương quan với hạnh phúc cách tiền suất và hậu suất. Tiền suất vì những yếu tố gây xáo trộn, và ngăn trở cùng đích tối hậu đã bị loại bỏ. Còn hậu suất là vì một khi đã đạt được cùng đích tối hậu, thì con người được yên ổn, với ước muốn đã toại nguyện. 2. Đối tượng đầu tiên của ý chí không phải là hành vi của ý chí; cũng như đối tượng đầu tiên của thị giác không phải là sự trông nhìn, nhưng là sự vật khả thị. Vậy chính vì hạnh phúc thuộc về ý chí như đối tượng đầu tiên, nên không thuộc về ý chí như hành vi của nó. 3. Cùng đích được trí khôn nhân biết trước ý chí, nhưng sự vận chuyển tới cùng đích lại được khởi sự nơi ý chí. Và vì thế, ta qui cho ý chí điều hậu suất sau cùng từ việc chiếm hữu cùng đích, tức là sự khoái lạc hay sự thưởng thức. 4. Sự yêu mến đi trước sự nhận biết trong việc huy động, nhưng sự nhận biết lại đi trước sự yêu mến trong việc chiếm đoạt: vì vô tri bất mộ như thánh Augustinus viết trong cuốn X De Trin.. Vì thế, nhờ hành vi của trí khôn, chúng ta thâu nhận mục đích khả tri trước: cũng như nhờ hành vi của giác quan, chúng ta thâu nhận mục đích khả giác trước. 5. Người muốn gì có nấy dĩ nhiên là người hạnh phúc, sở dĩ là người hạnh phúc vì có điều mình muốn: nhưng do một hành vi khác với hành vi của ý chí. Nhưng việc không muốn điều gì bất hảo thì cần thiết để được hạnh phúc, như sự chuẩn bị đúng đắn cho hạnh phúc. Còn ý chí lương thiện được liệt vào số những điều thiện làm cho con người được hạnh phúc, như một khuynh hướng nào đó về những điều thiện; cũng như sự vận chuyển được quy kết vào phạm trù của đích điểm, và sự biến chất vào phẩm chất.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc hệ tại hoạt động của trí khôn thực hành. 1. Thực vậy, mục đích của bất cứ vật thụ tạo nào cũng hệ tại nên giống như Thiên Chúa. Nhưng con người nên giống Thiên Chúa bằng trí khôn thực hành, là căn nguyên của các vật được hiểu biết, hơn là bằng trí khôn trừu tượng. Cho nên, hạnh phúc của con người hệ tại hoạt động của trí khôn thực hành hơn là của trí khôn trừu tượng. 2. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện hoàn bị của con người. Nhưng trí khôn thực hành quy hướng về điều thiện hơn trí khôn trừu tượng, là trí khôn quy hướng về chân lý. Vì thế, chúng ta được coi là lương thiện theo sự hoàn bị của trí khôn thực hành; chứ không theo sự hoàn bị của trí khôn trừu tượng, là sự hoàn bị làm cho chúng ta được coi là những nhà trí thức hay là thông minh. Cho nên, hạnh phúc của con người hệ tại hoạt động của trí khôn thực hành hơn là của trí khôn trừu tượng. 3. Vả lại, hạnh phúc chính là điều thiện nào đó của con người. Nhưng trí khôn trừu tượng bận tâm nhiều hơn đến những điều ở ngoài con người; còn trí khôn thực hành bận tâm đến những điều thuộc về chính con người, như những hoạt động và những đam mê của con người. Cho nên, hạnh phúc của con người hệ tại hoạt động của trí khôn thực hành hơn là của trí khôn trừu tượng. NHƯNG. Thánh Augustinus viết trong cuốn I De Trin.: Sự chiêm ngưỡng đã được hứa cho chúng ta như cùng đích của mọi hành vi, và như sự hoàn bị vĩnh cửu của mọi điểm vui. LUẬN GIẢI. Hạnh phúc hệ tại hoạt động của trí khôn trừu tượng hơn là của trí khôn thực hành. Điều này được chứng minh bằng ba lý lẽ. Trước hết, vì nếu hạnh phúc của con người là một hoạt động, thì phải là hoạt động tuyệt hảo của con người. Mà hoạt động tuyệt hảo của con người là hoạt động của tiềm năng tuyệt hảo của con người về đối tượng tuyệt hảo; mà tiềm năng tuyệt hảo là trí khôn, và đối tượng tuyệt hảo của nó là điều thiện thần linh, và điều thiện này không phải là đối tượng của trí khôn thực hành, nhưng của trí khôn trừu tượng. Cho nên, hạnh phúc đặc biệt hệ tại hoạt động như thế, tức là hệ tại sự chiêm niệm những điều thuộc về Thiên Chúa. Và bởi vì mỗi người được thẩm định theo điều tuyệt hảo nơi người ấy như được viết trong cuốn IX và X Ethic. Cho nên hoạt động đó là hoạt động riêng biệt nhất và thích thú nhất của con người. Thứ đến, điều đó cũng hiển nhiên, vì sự chiêm ngưỡng được đặc biệt tìm kiếm vì chính nó. Còn hoạt động của trí khôn thực hành không được tìm kiếm vì chính nó, mà vì hành động. Lại chính những hành động này cũng quy về một mục đích nào đó. Cho nên hiển nhiên là cùng đích tối hậu không thể hệ tại đời sống hoạt động, là đời sống thuộc về trí khôn thực hành. Sau hết, cũng hiển nhiên là trong đời sống chiêm niệm, con người hiệp thông với những vị cao tôn, nghĩa là với Thiên Chúa và các thiên thần, con người nhờ hạnh phúc trở nên giống các vị ấy. Còn trong những điều thuộc về đời sống hoạt động, thì những động vật khác cũng hiệp thông phần nào với con người, dẫu một cách khiếm khuyết. Và vì thế, hạnh phúc thật và hoàn bị, được mong chờ trong cuộc sống mai hậu, hoàn toàn hệ tại sự chiêm niệm. Còn hạnh phúc bất toàn, như có thể có ở đời này, trước hết và chính yếu hệ tại sự chiêm niệm; thứ đến cùng hệ tại hoạt động của trí khôn thực hành, điều khiển hành vi và đam mê của con người, như đã được chép trong cuốn X Ethic.. GIẢI ĐÁP. 1. Việc trí khôn thực hành nên giống Thiên Chúa như được nói trên, là theo một thứ tỷ lệ; nghĩa là trí khôn thực hành cũng tương quan với điều nó biết, như Thiên Chúa với điều Người biết. Nhưng việc trí khôn trừu tượng nên giống Thiên Chúa là theo một thứ phối hợp hay là mô thể hoá: là một cách nên giống lớn lao hơn nhiều.- Tuy nhiên, có thể trả lời rằng, đối với đối tượng chính yếu, tức yếu tính của mình, Thiên Chúa không có sự nhận biết thực hành, nhưng chỉ có sự hiểu biết trừu tượng mà thôi. 2. Trí khôn thực hành thì quy hướng về điều thiện ở ngoài nó; nhưng trí khôn trừu tượng thì có điều thiện trong chính nó, ấy là sự chiêm niệm chân lý. Và nếu điều thiện này là hoàn bị, thì nhờ nó mà toàn thể con người được kiện toàn và trở thành lương thiện: đó là điều trí khôn thực hành không có, vì nó phải quy hướng về điều khác. 3. Nghi vấn có giá trị, nếu chính con người là cùng đích tối hậu của mình: vì lúc đó sự suy tư và sự điều phối những hành vi và những đam mê sẽ là hạnh phúc của mình. Nhưng vì cùng đích tối hậu của con người là một ngoại thiện, ấy là chính Thiên Chúa, mà chúng ta nhờ hoạt động của trí khôn trừu tượng mà đạt tới; cho nên, hạnh phúc của con người hệ tại hoạt động của trí khôn trừu tượng hơn là của trí khôn thực hành.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc của con người hệ tại việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng. 1. Thực vậy, nhà hiền triết viết trong Ethic. rằng hạnh phúc là hoạt động theo nhân đức hoàn bị. Và khi phân biệt các nhân đức, ông chỉ đưa ra ba nhân đức trừu tượng là: khoa học, sự thông tuệ và minh trí, tất cả các nhân đức ấy đều thuộc về sự nghiên cứu các khoa học trừu tượng. Cho nên, hạnh phúc tối hậu của con người hệ tại việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng. 2. Vả lại, hình như điều được mọi người ước muốn vì chính nó là hạnh phúc thật của con người. Mà điều được ước như thế là việc nghiên cứu khoa học trừu tượng: vì như đã trình bày trong cuốn I Metaphys.: Cứ tự nhiên mọi người đều mong muốn hiểu biết. Sau đó ông thêm rằng, các khoa học trừu tượng thì được tìm kiếm vì chính chúng. Cho nên, hạnh phúc của con người hệ tại việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng. 3. Vả lại, hạnh phúc là sự hoàn bị tối hậu của con người. Mà mỗi hữu thể được kiện toàn khi từ tiềm thể trở thành hiện thể. Nhưng trí khôn nhân loại được trở thành hiện thể bởi việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng. Cho nên, hình như hạnh phúc thật của con người hệ tại việc nghiên cứu các khoa học ấy. NHƯNG. Trong sách Jeremias (Gr 9,22) chép: Kẻ thông thái đừng tự hào về sự thông thái của mình; và ngôn sứ nói về sự thông hiểu những khoa học trừu tượng. Cho nên, hạnh phúc thật của con người không hệ tại việc nghiên cứu các khoa học ấy. LUẬN GIẢI. Như đã trình bày trên đây (m.2, gđ.4), có hai thứ hạnh phúc của con người: một là hoàn bị, hai là khiếm khuyết. Nhưng phải hiểu hạnh phúc hoàn bị là hạnh phúc đạt tới lý tính đích thực của hạnh phúc: còn hạnh phúc khiếm khuyết thì không đạt tới, mà chỉ thông dự thứ hạnh phúc đặc thù giống như thế thôi. Như sự khôn ngoan hoàn bị có nơi người có ý niệm về những điều khả hành: còn sự khôn ngoan khiếm khuyết thì thấy nơi một số thú vật có bản năng để làm một số công việc giống như những công việc của sự khôn ngoan. Do đó, hạnh phúc hoàn bị không thể cốt yếu hệ tại việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng. Để hiểu rõ điều đó nên suy rằng, việc nghiên cứu khoa học trừu tượng không phổ đạt quá hiệu năng của các nguyên lý thuộc khoa học đó: vì toàn thể khoa học được hàm chứ trong hiệu năng của các nguyên lý khoa học. Mà những nguyên lý thủ yếu của các khoa học trừu tượng được thâu nhận bằng giác quan, như nhà hiền triết đã viết ở đầu những cuốn Metaphys. và ở cuối những cuốn Poster.. Cho nên, toàn thể việc nghiên cứu khoa học trừu tượng không thể phổ đạt hơn lãnh vực mà sự nhận biết những điều khả giác có thể mở đường. Mà hạnh phúc thật của con người, là sự hoàn bị tuyệt đỉnh của con người, không thể hệ tại sự nhận biết những điều khả giác. Vì không chi được hoàn chỉnh bởi điều kém hơn nó, đừng kể khi trong đó có điều cao hơn thông dự. Mà hiển nhiên là mô thể của hòn đá, hoặc của bất cứ vật khả giác nào, thì thua kém con người. Cho nên, trí khôn không được hoàn chỉnh bởi mô thể của hòn đá, xét như mô thể của hòn đá, nhưng vì nơi mô thể này có điều gì đó cao hơn trí khôn con người, tức là ánh sáng khả tri[28] hay điều tương tự như thế. Nhưng phàm chi nhờ điều khác mà phát sinh đều được quy kết vào điều tự mình mà có. Cho nên, sự hoàn bị tối hậu của con người phải phát sinh bởi sự nhận biết một thực tại trổi vượt trên trí khôn con người. Nhưng chúng tôi đã chứng minh trên đây (I, vđ.88, m.2) rằng, nhờ những vật khả giác ta không thể vươn lên để nhận biết các bản thể phân lập, là những bản thể trổi vượt trên trí khôn nhân loại. Thành thử, hạnh phúc thật của con người không thể hệ tại nghiên cứu các khoa học trừu tượng.- Nhưng như trong các mô thể khả giác có một sự tham dự nào đó vào các bản thể cao hơn, nên việc nghiên cứu các khoa học suy lý là một sự tham dự nào đó vào hạnh phúc thực sự và hoàn bị. GIẢI ĐÁP. 1. Trong tác phẩm Ethica của mình, nhà hiền triết bàn về hạnh phúc khiếm khuyết, như có thể có ở đời này, như đã trình bày ở trên (m.2, gđ.4). 2. Một cách tự nhiên, ta không những ước muốn hạnh phúc hoàn bị, mà còn ước muốn điều tương tự hoặc sự thông phần chính hạnh phúc ấy. 3. Do việc nghiên cứu các khoa học trừu tượng, trí khôn chúng ta được trở thành hiện thể một cách nào đó, nhưng không trở thành hiện thể tối hậu và hoàn bị.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc của con người hệ tại việc hiểu biết các bản thể phân lập, ấy là các thiên thần. 1. Thực vậy, thánh Gregorius nói trong một bài giảng rằng: Nếu tham dự lễ hội của phàm nhân, mà không được tham dự lễ hội của các thiên thần, thì nào có ích lợi gì; qua điều đó thánh nhân biểu thị hạnh phúc sau cùng. Nhưng chúng ta có thể tham dự lễ hội của các thiên thần bằng việc chiêm ngưỡng các ngài. Cho nên, hình như hạnh phúc sau cùng của con người hệ tại việc chiêm ngưỡng các thiên thần. 2. Vả lại, sự hoàn bị sau cùng của mỗi hữu thể tại kết hợp với nguyên uỷ của mình: chính vì thế hình tròn được gọi là hình hoàn bị, vì khởi điểm thì đồng nhất với đích điểm. Nhưng khởi điểm của sự hiểu biết nhân loại xuất phát từ các thiên thần, những vị soi sáng cho con người, như Dionysius đã viết trong chương 1 của sách De Caelesti Hier.. Cho nên, sự hoàn bị của trí khôn nhân loại hệ tại chiêm ngưỡng các thiên thần. 3. Vả lại, mỗi bản tính được hoàn bị khi tiếp cận với bản tính cao hơn; cũng như sự hoàn bị sau cùng của một vật thể là được tiếp cận với bản tính thiêng liêng. Nhưng theo trật tự của bản tính, các thiên thần thì trổi vượt trên trí khôn nhân loại. Cho nên, sự hoàn bị sau cùng của trí khôn nhân loại là nhờ sự chiêm ngưỡng mà tiếp cận với các thiên thần. NHƯNG. Trong sách Jeremias có chép: Ai hãnh di65n thì hãy hãnh diện về điều này, là biết và nhận biết Ta (Gr 9,23). Cho nên, vinh quang sau cùng hay hạnh phúc sau cùng của con người chỉ hệ tại ở việc hiểu biết Thiên Chúa. LUẬN GIẢI. Như đã trình bày trên đây (m.6), hạnh phúc hoàn bị của con người không hệ tại điều hoàn chỉnh trí khôn theo sự thông dự vào điều nào đó, nhưng hệ tại điều tự thể là thế. Nhưng hiển nhiên là hữu thể nào cũng chỉ có thể là sự hoàn bị của một tài năng, vì lẽ đối tượng riêng của tài năng ấy thuộc về hữu thể ấy. Mà đối tượng riêng của trí khôn là điều thật. Cho nên, phàm chi chỉ có chân lý được thông dự, thì khi chiêm ngưỡng nó trí khôn cũng không được hoàn bị bởi sự hoàn bị sau cùng. Mà vì tình trạng của các vật trong hiện hữu và trong chân lý cũng là một, như nhà hiền triết đã viết trong cuốn II Metaphys.; phàm chi là hữu thể do sự thông dự thì cũng là chân lý do sự thông dự. Mà các thiên thần có hữu thể thông dự: duy hữu thể của một mình Thiên Chúa là yếu tính của Người, như đã được chứng minh trong phần I. Thành thử duy một mình Thiên Chúa là chân lý do yếu tính, và sự chiêm ngưỡng Người làm cho con người được hoàn toàn hạnh phúc. Tuy nhiên, không chi ngăn cản để mong chờ hạnh phúc khiếm khuyết do sự chiêm ngưỡng các thiên thần; cao cả hơn hạnh phúc do việc suy cứu các khoa học trừu tượng. GIẢI ĐÁP. 1. Chúng ta tham dự các lễ hội của các thiên thần không những khi chiêm ngưỡng chư vị thiên thần, lại cả khi, cùng chư vị, chiêm ngưỡng Thiên Chúa. 2. Phải nói rằng, theo những người chủ trương rằng linh hồn con người được các thiên thần tạo thành, thì hình như hạnh phúc của con người hệ tại việc chiêm ngưỡng các thiên thần, như thể phối hợp với nguyên uỷ của mình, là điều thích hợp. Nhưng đó là điều sai nhầm, như chúng ta đã trình bày trong Phần I (vđ.90, m.3) Cho nên, sự hoàn bị tối hậu của trí khôn nhân loại hệ tại kết hiệp với Thiên Chúa, là nguyên khởi đệ nhất của cả việc tạo thành cũng như của việc soi sáng linh hồn. Còn thiên thần chỉ soi sáng với tư cách là một thừa tác viên, như đã trình bày trong phần I, (vđ.111, m.2, gđ.2). Thành thử, nhờ sự cứu giúp của mình, thiên thần giúp con người đạt tới hạnh phúc, chứ không phải là đối tượng của hạnh phúc nhân loại. 3. Việc bản tính cấp dưới tiếp cận với bản tính cấp trên xảy ra hai cách. Một là, theo mức độ của tài năng thông dự; và như vậy, sự hoàn bị tối hậu của con người sẽ hệ tại việc con người đạt được sự chiêm ngưỡng như các thiên thần đạt được. Hai là, như là đối tượng mà tài năng đạt tới: và theo cách này, sự hoàn bị tối hậu của mỗi tài năng hệ tại việc đạt được điều hàm chứa đầy đủ đối tượng mô thể của nó.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc của con người không hệ tại việc thị kiến yếu tính của Thiên Chúa. 1. Thực vậy, trong chương I của cuốn Myst. Theol. Dionysius viết rằng: nhờ điều thượng đỉnh của trí khôn, con người liên kết với Thiên Chúa, như với hữu thể mà nó tuyệt nhiên không biết. Nhưng điều được nhìn thấy theo yếu tính không phải điều ta tuyệt nhiên không biết. Cho nên, sự hoàn bị tối hậu của trí khôn, hay là hạnh phúc, không hệ tại điều này là nhìn thấy Thiên Chúa theo yếu tính. 2. Vả lại, sự hoàn bị của bản tính cao cấp thì cũng cao cấp. Nhưng sự hoàn bị riêng biệt của trí khôn Thiên Chúa là nhìn thấy yếu tính của mình. Cho nên, sự hoàn bị tối hậu của trí khôn nhân loại không đạt tới điều đó, mà dừng lại bên dưới. NHƯNG. Trong thư thứ nhất của thánh Gioan có viết: Khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ trở nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy (1Ga 3,2). LUẬN GIẢI. Hạnh phúc tối hậu và hoàn bị chỉ có thể hệ tại việc thị kiến yếu tính Thiên Chúa. Để hiểu rõ điều đó, cần phải suy xét hai điều. Một là, con người không hoàn toàn hạnh phúc bao lâu còn thiếu điều gì đáng ước ao và đáng tìm kiếm. Hai là sự hoàn bị của mỗi tài năng được thẩm định theo đối tượng mô thể của nó. Mà như được viết trong cuốn III De Anima: đối tượng của trí khôn là điều cốt yếu, tức là yếu tính của thực tại. Do đó, sự hoàn bị của trí khôn được thăng tiến theo mức độ nó hiểu biết yếu tính của một thực tại. Cho nên, nếu trí khôn hiểu biết yếu tính của một công hiệu nào đó, mà nhờ đó nó không thể hiểu biết yếu tính của căn nguyên, nghĩa là không hiểu biết “cốt tính” của căn nguyên; thì không nói được rằng, trí khôn đã thấu đáo căn nguyên ấy cách đơn thuần, mặc dầu nhờ công hiệu nó có thể biết “là có” căn nguyên. Và vì thế, khi con người nhận biết một công hiệu, và khi nhận biết công hiệu ấy có căn nguyên, thì cứ tự nhiên con người vẫn còn một ước muốn là nhận biết “cốt tính” của căn nguyên. Và đây là ước muốn của ngạc nhiên, phát sinh ra sự nghiên cứu, như đã được trình bày ở đầu cuốn Metaphys.. Chẳng hạn, khi ai trông thấy nhật thực, thì nghĩ rằng nó phát xuất do một căn nguyên nào đó, và vì không biết căn nguyên đó là gì, nên ngạc nhiên, và vì ngạc nhiên nên nghiên cứu. Và sự nghiên cứu này sẽ không ngừng cho đến khi hiểu biết yếu tính của căn nguyên. Vậy nếu trí khôn của con người, khi hiểu biết yếu tính của một công hiệu thụ tạo mà chỉ hiểu biết “là có” Thiên Chúa; thì sự hoàn bị của trí khôn đó vẫn chưa thấu đạt cách đơn thuần tới Căn nguyên Đệ nhất, nhưng trí khôn đó vẫn có ước muốn tự nhiên nghiên cứu căn nguyên. Như thế, nó chưa hoàn toàn hạnh phúc. Cho nên, để được hạnh phúc hoàn bị, trí khôn phải thấu đạt chính yếu tính của căn nguyên Đệ nhất. Như thế, nó sẽ đạt được sự hoàn bị của mình bằng cách kết hiệp với Thiên Chúa như kết hợp với đối tượng, hạnh phúc của con người chỉ hệ tại một mình đối tượng đó, như chúng tôi đã chứng minh trên đây (m.1.7; vđ.2, m.8). GIẢI ĐÁP. 1. Ở đây, Dionysius nói về sự hiểu biết về của những lữ khách, đang hướng về hạnh phúc. 2. Như đã được trình bày trên đây (vđ.1, m.8), có thể hiểu mục đích hai cách. Một là về chính thực tại được ước muốn: và theo nghĩa này mục đích của bản tính cao cấp thì đồng nhất với mục đích của hạ cấp, lại còn là đồng nhất cho mọi vật, như đã được trình bày trên đây (vđ.1, m.8). Hai là, về sự chinh phục thực tại này: và theo nghĩa này, mục đích của bản tính cao cấp và của bản tính hạ cấp thì khác nhau, tuỳ theo tương quan khác nhau với thực tại đó. Cho nên, hạnh phúc của Thiên Chúa, Đấng thấu triệt yếu tính của mình, thì cao cả hơn hạnh phúc của con người hay của thiên thần, chỉ nhìn thấy mà không thấu triệt.
I. Ý nghĩa của vấn đề. Trên đây thánh sư Thomas đã bàn đến yếu tính siêu hình, tức là cốt cách của hạnh phúc khách thể cũng như của hạnh phúc chủ vị, trong vấn đề 4 này ngài bàn về trạng thái hạnh phúc của con người, tức là toàn bộ những hành động. Boetius đã định nghĩa hạnh phúc này là: trạng thái hoàn bị gồm thâu mọi điều thiện; nghĩa là trạng hàm chứa tất cả những điều thiện mà yếu tính của hạnh phúc đòi hỏi bất cứ cách nào; nhưng điều nọ có thể là điều kiện cần thiết để kiện toàn điều kia nhiều cách, như khai đoạn hay như điều chuẩn bị để đạt hạnh phúc, như dụng cụ như tháp tùng để trợ giúp, hoặc như hệ quả tất yếu (xc. m.1, LG): Tất cả những điều thiện đó đều là những điều phụ thuộc, chứ không phải là những điều chủ chốt làm nên cốt tính của hạnh phúc khách thể và hạnh phúc chủ vị, như đã bàn giải trong vấn đề 2 và 3.- Kinh viện thường gọi trạng thái này là yếu tính vật lý của hạnh phúc. II. Sự cần thiết của vấn đề. Sở dĩ phải bàn về yếu tính vật lý, vì cũng như một chủ thể không thể hiện hữu một cách cụ thể nếu không có những thuộc tính hay những đặc trưng, những thứ mặc dầu không nói lên yếu tính, nhưng luôn luôn phù hợp với chủ thể, và chỉ phù hợp với một chủ thể nhất định nào đó thôi. Vậy nơi con người, một vật kép bởi hồn và xác, nên hẳn có những đặc trưng đi theo linh hồn, lại có những đặc trưng thuộc về thân thể. Trong số những đặc trưng thuộc về linh hồn có: sự vui thoả trong tình yêu (delectatio); sự không thể mất (inamissibilitas); không thể phạm tội (impeccabilitas) và ý chí ngay thẳng (rectitudo voluntatis). Trong số những đặc trưng về phía thân thể có: chính thân thể; sự cân đối của các chi thể; của cải và tình bạn. Khi đền cập đến toàn bộ những điều thiện làm nên yếu tính vật lý của hạnh phúc, trước hết thánh Thomas bàn về những điều liên quan đến linh hồn (m.1-4), rồi đến những điều liên quan đến thân thể (m.5-8). Trên đây trang 15-16 chúng tôi đã nhắc đến những tài liệu thánh Thomas đã sử dụng trong Phần II của Tổng Luận Thần học nói chung; cố nhiên những tài liệu được sử dụng trong vấn đề 4 này là những chân lý mạc khải, như Thánh Kinh, Thánh Truyền, và đạo lý các thánh phụ, đặc biệt là thánh Augustinus; nhưng thánh Thomas còn dùng cả những tài liệu của các nhà hiền triết, đặc biệt là của Aristoteles. § I. Sự vui thú thì cần cho hạnh phúc như thế nào (m.1) I. Xác định ý nghĩa. Theo dụng ngữ của nhà hiền triết, thánh tiến sĩ thiên thần dùng hạn từ vui thú (delectatio), tương tự hạn từ (ήδουή), để chỉ sự thoả thích nói chung, hạn từ ấy cũng chỉ sự vui mừng (gaudium) và sự thoả thích (fruitio), tức là vui thú và thoả thích của phúc nhân khi được nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền; nói cách khác là hành vi của ý chí an hưởng trong Điều Thiện đã chinh phục được.[29] Chỉ có điều là không nên hiểu sự vui thú theo nghĩa giác cảm chung cho cả những thú vật, mà ta thường gọi là sự dật lạc (voluptas), nhưng phải hiểu là sự vui mừng thiêng liêng; cũng như phải hiểu hạn từ sự thoả thích theo nghĩa riêng biệt là sự vui hưởng nhan thánh Thiên Chúa. Cùng với sự vui mừng, phát sinh nơi phúc nhân đức ái hoàn hảo tột mức theo lời thánh Phaolô: Đức ái không bao giờ mất được (1Cr 13,8). Và vì có hai thứ bác ái: bác ái bằng hữu (amor amicitiae), khiến phúc nhân yêu mến Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng tuyệt hảo đối với chính mình Người; và đức ái tham dục (amor concupiscentiae), khiến phúc nhân yêu mến Thiên Chúa vì Người là Đấng tuyệt hảo đối với chính phúc nhân nữa. Do đó phúc nhân được thoả thích vì được nhìn thấy Đấng là Điều Thiện Tự Hữu; lại được thoả thích vì Điều Thiện Tự Hữu này là kỷ phần của mình. Vậy trong mục 1, thánh Thomas khẳng định rằng, sự nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền nhất thiết mang theo sự vui thú, thoả thích, như công hiệu gần gũi, cốt thiết, hay như thuộc tính của sự thị kiến thanh nhàn. II. Chứng minh. A. Thánh Kinh. Trong dụ ngôn về những nén bạc được trao phó cho con người kinh doanh, thánh Matthaeus (25,21.33) đã hai lần nhắc lại cũng một lối khen thưởng: Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh. Thánh Lucas (15,7.10) cũng nhắc lại hai lần: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối... B. Lẽ thần học. Sự vui thoả hệ tại dục vọng được toại nguyện vì điều thiện đã chinh phục. Mà cốt tính của hạnh phúc chủ yếu hệ tại chiếm hữu Điều Tuyệt Hảo. Vậy hạnh phúc toàn diện là trạng thái hoàn bị, hội đủ mọi điều thiện; cho nên hẳn phải có sự vui thú hay thoả thích tháp tùng. § II. Trong hạnh phúc sự nhìn thấy Thiên Chúa hay sự vui thoả điều nào chính yếu hơn? (m.2) Đây là lập trường trung dung giữa hai chủ trương tương phản của thánh Thanh giáo (Spiritualismus Puritanus) và của những người như P. Aureolus cho hạnh phúc hệ tại sự vui thú thoả thích.- Thánh Thomas thì chủ trương rằng: sự vui thoả thì cần để được hạnh phúc, nhưng không phải là điều chính yếu và chủ chốt, mà chỉ là điều thứ yếu và phụ thuộc. Cố nhiên là sự vui thú tối hậu này có tính cách thiêng liêng. Sự vui thú ở đây, như chúng ta đã thấy là thể thức đi theo lý trí con người chiếm hữu đối tượng làm nên hạnh phúc, cho nên phải thuộc về phần cao thượng trong con người, tức là linh hồn. Hiểu sự vui thoả trong hạnh phúc vĩnh cửu như thế thì cũng có thể áp dụng vào cuộc sống hiện tại: vì con người hạnh phúc là con người chiêm niệm; mà chiêm niệm là hành vi đặc biệt của trí khôn. Thuận lý với những điều đã nói trên, thánh Thomas xác định lập trường minh bạch của người về tính cách ưu tiên và chủ chốt của việc nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền; còn sự vui thoả chỉ là công hiệu tất nhiên của sự nhìn thấy đó. Và thánh nhân đã viện lý cách sâu sắc rằng: Điều thiện chính yếu là hoạt động nhờ đó ý chí được an hưởng, chứ không phải sự an hưởng của ý chí trong điều thiện (m.2, LG. xc. gđ.2). § III. Sự nắm vững hạnh phúc có cần cho hạnh phúc chăng? (m.3) I. Xác định ý nghĩa. Chúng tôi dùng hạn từ nắm vững để dịch tiếng comprehensio của La ngữ, vì ta có thể hiểu tiếng comprehensio theo ba nghĩa: một là tác động của trí khôn thấu triệt một tư tưởng: như khi ta nói nắm vững một quan niệm; hai là tác động của ý chí giữ vững một tôn chỉ: như khi ta nói nắm vững một lập trường; ba là theo dụng ngữ của đạo Công giáo, chỉ sự chiếm lĩnh hạnh phúc thiên đàng, và như thế hạn từ comprehensio (phúc nhân) thì đối lập với hạn từ viator (thế nhân hay lữ khách). Theo nghĩa này thì comprehensio cũng là nắm vững không để mất (xc. I-II, vđ.5, m.4). Trong mục 3 này, chữ nắm vững không thể hiểu theo nghĩa thứ nhất: vì không thụ tạo nào, kể cả thiên thần có thể thấu triệt yếu tính Thiên Chúa. Nhưng có thể hiểu hạn từ nắm vững theo nghĩa thứ hai và thứ ba, như thể nắm chắc điều mà ta mong ước, hay nắm chắc đối tượng mà ta yêu mến và hướng tới: vì thế thánh Thomas đã định nghĩa sự nắm vững là sự cầm giữ vật gì hiện có (xc. gđ.1). II. Chứng minh: A. Thánh Kinh. Trong thư gởi cho dân Corintô (1Cr 9,24-25), thánh tông đồ viết: Anh em chẳng biết sao: trong cuộc đưa trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm (tức là nắm vững) cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư, trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. B. Lẽ thần học. Thực ra Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, nhưng nhờ sự nhìn thấy nhãn tiền của trí khôn mà phúc nhân có Thiên Chúa hiện diện trước mặt mình, như thể được mình chiếm hữu. Tuy nhiên, theo nghĩa bóng, nơi ý chí và tình yêu phát sinh một tương quan mới đối với Điều Thiện nó yêu mến: ý chí không những yêu mến, lại còn như quấn quýt với Điều Tuyệt Hảo và Sung Mãn; do tương quan mới này phát sinh ra sự thoả thích, chế ngự những điều thiện bên ngoài đã được chiếm hữu và đang hiện diện. § IV. Sự ngay thẳng của ý chí và sự không thể phạm tội cần cho hạnh phúc như thế nào? (m.4) I. Xác định ý nghĩa. Sự ngay thẳng của ý chí là sự vắng bóng tội lỗi, đây là điều kiện tiền ứng để đạt tới hạnh phúc. Còn sự không thể phạm tội (impeccabilitas) là điều kiện cốt thiết và là đặc trưng của chính hạnh phúc. II. Một số ý kiến thiếu chính xác. Ông Origenes chủ trương rằng: Các phúc nhân vẫn có thể phạm tội, và đôi khi đã thực sự phạm tội.[30] Những học giả theo thuyết Duy danh thì cho rằng: những phúc nhân sống trong ơn thị kiến thanh nhàn, theo quyền năng tuyệt đối, phúc nhân không thể phạm tội.[31] Thánh Thomas và hầu hết các nhà thần học thì chủ trương rằng: đang khi sống trong thị kiến thanh nhàn mà phúc nhân có thể phạm tội là chuyện mâu thuẫn không thể có. Cội rễ hay căn nguyên của sự không thể phạm tội cố hữu (impeccabilitas intrinseca) này chỉ là sự nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền. III. Chứng minh. A. Thánh Kinh. Đạo lý đức tin dạy: do quyền năng có phối trí hay do sự an bài thông thường, phúc nhân không thể phạm tội. Thánh Mathaeus (5,8) viết: Phúc ai ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa; thánh Phaolô (1Cr 13,8) khẳng định: Đức mến không bao giờ mất được; thư Do Thái (12,14) cũng viết: Không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Thiên Chúa; còn sách Khải Huyền (21,27; 24,5) thì cho biết: Tất cả những gì ô uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào thành (nghĩa là vào thiên đàng); sẽ không còn đêm tối nữa..., vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị điến muôn thuở muôn đời. Tâm trạng của phúc nhân đối với hạnh phúc khách thể thì giống như tâm trạng của người nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền đối với Thiên Chúa, nghĩa là không thể lìa bỏ Thiên Chúa. B. Lẽ thần học. 1. Trong thị kiến thanh nhàn, ý chí được quy định bởi điều Thiện thần linh, cũng như ý chí của chúng ta trên trần thế bởi điều thiện phổ quát hay bởi hạnh phúc nói chung. Vậy như chúng ta không thể ưa muốn điều gì mà không vì điều thiện, xét như điều thiện, hoặc không được huy động bởi diễm phúc; cũng một cách người nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa sẽ ưa muốn mọi sự vì Thiên Chúa: đối với người ấy Thiên Chúa là điều Thiện tuyệt đối và bao quát: người ấy sẽ thấy cách minh bạch rằng, mọi thiện hảo khác, không phải là Thiên Chúa, chỉ là những thiện hảo do thông dự thiện hảo của Thiên Chúa. Vậy không một trí khôn nào đã nhìn thấy yếu tính tuyệt hảo của Thiên Chúa cách nhãn tiền lại có thể ngoảnh mặt đi, ấy là phạm tội và phản nghịch với Thiên Chúa. Cho nên người đã được hạnh phúc, tức là được thị kiến Thiên Chúa, ắt phải kiên định trong việc chiêm ngưỡng và yêu mến Thiên Chúa, đến nỗi đời đời không thể phạm tội. Phúc nhân cũng không thể ngán hạnh phúc, vì tự nhiên con người mong muốn hạnh phúc và xa lánh điều bất hạnh. 2. Vả lại mọi tội lỗi đều phát sinh do sai nhầm nào đó, hay do sự u minh thực hành, nghĩa là do phán đoán thực hành khiếm khuyết: vì không có khuyết điểm nào của ý chí mà không giả định sự sai nhầm trước của lý trí. Vậy trong thị kiến thanh nhàn trí khôn không thể sai nhầm: vì sự thị kiến này hàm chứa mọi hoàn bị của trí khôn trừu tượng và thực hành. 3. Thánh Thomas (I, vđ.63, m.1) còn lưu ý chúng ta rằng: phúc nhân gắn bó một cách bất khả biến với quy luật không thể sai trệch của sinh hoạt luân lý, ấy là sự thiện hảo của Thiên Chúa. như Thiên Chúa là quy luật của mình và không thể đi trệch quy luật ấy, thì tương tự như vậy, ý chí của phúc nhân cũng không thể mảy may hướng về điều ác: vì như vậy là đi trệch quy luật của Thiên Chúa, và đó là điều mâu thuẫn. Sự ngay thẳng nội tại và sự củng cố của phúc nhân trong điều thiện đẩy lui mọi tội lỗi, kể cả tội quán tập (peccatum habituale): vì như chúng tôi đã nói: trong sự thị kiến Thiên Chúa, ý chí không thể không yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự; nhiên hậu sẽ đẩy lui mọi tội lỗi cách hữu hiệu; nói cách khác sẽ làm cho phúc nhân không thể phạm tội. Dù sao thì sự tự do của phúc nhân vẫn được bảo toàn, nếu không về đối tượng chính yếu là Thiên Chúa, ít ra cũng về đối tượng thứ yếu, tức là các vật thụ tạo. § V. Hạnh phúc và sự sống lại của thân xác (m.5) Đây là vấn đề đã được tranh luận sôi nổi vào thời thánh Thomas. I. Một số ý kiến sai nhầm. Vào thời thánh Thomas, có những học giả Hy Lạp chủ trương rằng: Trước ngày thân xác sống lại, linh hồn của các thánh nhân đã lìa ra khỏi thân thể không được nhìn thấy Thiên Chúa và không được vinh quang.[32] Do ảnh hưởng của Thiên niên thuyết (Millenarismus) và của nhóm Origenes, cũng như những quan niệm mơ hồ về thời Cánh chung, nhiều học giả, theo mức độ khác nhau, đã chủ trương rằng: các hình phạt hoả ngục và các phần thưởng thiên đàng của các ly hồn sẽ được trì hoãn cho đến ngày chung thẩm. Các ly hồn này bị cầm giữ tại một nơi gọi là Hades, trong niềm hy vọng sống lại của thân xác. Đó là ý kiến của Origenes, Tertulianus, của các thánh Justinus, Clemens Alexandrinus, Irenaeus, của ông Novacianus, Victorinus bên Hy Lạp. Lạc thuyết đó được thông truyền sang các giáo phụ Latinh, như Lactantius, thánh Hilarius. Sau này thánh Bernardus chủ trương rằng, trước ngày chung thẩm, các ly hồn chỉ được nhìn thấy nhân loại tính của Chúa Giêsu.[33] Nhưng cuộc tranh luận thời danh nhất về vấn đề thì xảy ra vào thời Đức Gioan XXII. Đang khi làm giáo hoàng, trong nhiều bài giảng Đức Gioan XXII còn chủ trương, như ý kiến riêng, rằng: Trước ngày chung thẩm, linh hồn chư thánh không được nhìn thấy Thiên Chúa. Nhưng nhiều học giả đã công khai phi bác ý kiến sai nhầm này. Và vào năm 1334, trước khi lâm chung, Đức Gioan XXIII đã từ bỏ ý kiến sai nhầm đó, và công khai tuyên xưng chân lý đức tin trước mặt các Hồng y của ngài; như thế là chuẩn bị việc ấn định đức tin, được thể hiện vào thời Đức Benedictus XII. Đạo lý đức tin dạy rằng: Linh hồn chư thánh đã lìa ra khỏi thân thể, một khi đã được thanh tẩy mọi tội lỗi, thì lập tức được nhận vào hưởng thánh nhan Thiên Chúa.[34] Chúng ta có thể trình bày chủ trương của thánh Thomas như thế này: Thân thể: A- Không thiết yếu cần cho hạnh phúc, B- Có chăng cũng chỉ để hạnh phúc được tăng thêm về trường độ (extensive), chứ không phải về cường độ (intensive). II. Chứng minh. Phần A. Việc thân thể không thiết yếu cần cho hạnh phúc là đạo lý đức tin. 1. Thánh Kinh. Sách Xuất Hành (33,20) cho việc linh hồn phối hợp với thân thể là cản trở cho việc nhìn thấy Thiên Chúa khi viết: Ngươi (tức Moses) không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà còn sống. Thánh Phaolô cũng viết: Vậy chúng tôi mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng: ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa (2Cr 5,6); và ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần (Pl 1,21.22). Minh bạch hơn nữa là lời Chúa Giêsu hứa cho người trộm lành, mà thân xác sắp bị chôn vùi trong lòng đất rằng: Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng (Lc 23,43). 2. Đạo lý của Giáo Hội Công giáo. Công thức tuyên xưng đức tin của CĐC Lyon II dạy: Những linh hồn sau khi lãnh phép rửa tội mà không vướng mắc vết nhơ tội lỗi, hoặc đã mắc tội lỗi mà đã tẩy sạch ngay khi còn trong thân xác hay sau khi đã lìa xác, thì được đón nhận vào thiên đàng ngay...[35]Tông huấn Benedictus Deus của Đức Benedictus XII, ban hành ngày 29.1.1336, về số phận con người sau khi đã qua đời, cũng dạy về vấn đề này rằng, sau khi Chúa Giêsu đã sống lại và về trời, và trước ngày phán xét chung, những linh hồn của những người quá cố nào sạch lâng tội lỗi thì được vào thiên đàng ngay (xc. DS 1000). CĐC Firenze cũng nhắc lại từng chữ như CĐC Lyon II, rồi thêm những dòng sau đây: được nhìn thấy Một Thiên Chúa Ba Ngôi cách minh bạch, nhưng vì sự khác nhau của công trạng, người nọ nhìn thấy hoàn bị hơn người kia! Phần B. Có chăng cũng chỉ để tăng thêm hạnh phúc về trương độ, chứ không phải về cường độ. Lẽ thần học. Như trên đây (tr. 211-115) chúng ta đã thấy thánh Thomas chủ trương rằng: hạnh phúc chủ vị tức là sự chinh phục hạnh phúc chính yếu hệ tại tác động của một lý trí trừu tượng. 1. Tri thức trừu tượng của con người, như có nơi trần thế, quả có lệ thuộc vào thân thể, vào những giác tượng. Nhưng việc nhìn thấy Thiên Chúa là việc hoàn toàn siêu nhiên, và chỉ phù hợp với con người như đã được cất nhắc để hoạt động theo bản tính thiên thần và theo lối trực kiến. Đối với lối tri thức siêu việt này, những hoạt động giác cảm chẳng những không trợ giúp, lại còn gây trở ngại. 2. Tuy nhiên, nhờ sự tái hợp của thân thể trong ngày cánh chung, hạnh phúc cốt yếu của linh hồn được tăng thêm, và được hoàn bị hơn. Thực vậy, hạnh phúc toàn diện đòi thoả mãn mọi cách thức mong ước của phúc nhân. Nhưng mọi cách thức mong ước chỉ có thể được hoàn toàn thoả mãn sau khi linh hồn đã tái hiệp với thân thể: vì thân thể là phần bản thể của con người. Và nếu thân thể phối hợp làm nên bản thể hoàn bị của con người, thì cũng cung cấp cho linh hồn một hoạt động hoàn bị hơn; nhiên hậu một hạnh phúc hoàn bị hơn. Tuy nhiên không thể hiểu sự hoàn bị này theo cường độ: vì linh hồn đã nhận được hạnh phúc cao cường ngay khi vừa vào thiên quốc; mà chỉ có thể hiểu theo trương độ: vì phúc nhân đạt được hạnh phúc theo mọi cách thức mình muốn (xc. gđ.5). § VI. Sự hoàn bị của thân thể cần cho hạnh phúc như thế nào? (m.6) Theo thuyết Ngộ đạo (Gnosticismus) và Tân Plato: để được hạnh phúc linh hồn phải hoàn toàn thoát ly thân thể: vì thân thể là một thức chất thể, là sào huyệt của điều ác, của sự xáo trộn và của bóng tối. Còn các thánh giáo phụ, như Justinus,[36] Cyrillus Alexandrinus,[37] Augustinus.[38] Bernardus[39] thì cho rằng, ít ra nơi thân thể của các phúc nhân phải có sự toàn vẹn của các chi thể, sự xinh đẹp tuyệt vời, việc phân biệt giới phái, sự cân đối và sự xếp đặt ngăn nắp của các phần và các cơ quan trong thân thể. Để dễ dàng nắm bắt các lý lẽ, chúng tôi sẽ nói riêng về đời sống trên trần gian và trên thiên quốc. A. Đời sống trên trần gian. Sự hoàn bị hay vẹn toàn thân thể thì cần thiết để được hạnh phúc. Thật vậy, hạnh phúc tương đối và tạm bợ trên trần gian chính yếu hệ tại hoạt động hoàn bị theo nhân đức. Nhưng sự ốm yếu của thân thể có thể cản trở con người trong việc thực thi nhân đức: sự ốm yếu giảm thiểu năng lực cần thiết để suy tư. B. Đời sống trên thiên quốc. 1. Đạo lý của Giáo Hội. Nói cách khái quát, đạo lý chắc chắn của Công giáo dạy rằng: sau khi thân xác sống lại, linh hồn hạnh phúc sẽ nhận lại những thân thể được cải biến trong tình trạng hoàn bị và vẹn toàn, tương tự như thân thể phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh tông đồ viết: Người (Chúa Giêsu) có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người (Pl 3,21). Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại (Rm 6,5). Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất hoại; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử (1Cr 15,53). Sách Khải Huyền (21,4) cũng cho biết: Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất. 2. Lẽ thần học. Sự hoàn bị hay vẹn toàn của thân thể thì cần thiết như đi trước chuẩn bị cho hạnh phúc và như theo sau hạnh phúc. a) Như đi trước chuẩn bị.[40] Như khi bàn về sự sống trên trần gian, chúng ta đã thấy thân thể ốm yếu, khả hoại cản trở việc suy niệm chân lý, thì càng cản trở việc chiêm niệm thánh nhan Thiên Chúa, cho nên nó phải được cất nhắc lên tình trạng thiêng liêng bằng những tập quán bền vững, như sự vi diệu (subtilitas),[41] làm cho nó không còn nặng nề bởi khối lượng và trọng lượng trần thế. Thánh Phaolô đã nói về những tập quán này khi viết: Thân thể được gieo xuống là động vật, thân thể sẽ sống lại là thần linh. Nếu có thân thể động vật, thì cũng có thể thể thần linh (1Cr 15,44). b) Như theo sau. 1* Sự hoàn bị siêu nhiên không thủ tiêu sự hoàn bị tự nhiên. Vậy tính tự nhiên đòi linh hồn phải tái hiệp với thân thể. Cho nên để hạnh phúc được đầy đủ cần phải có thân thể vẹn toàn. 2* Vả lại, hạnh phúc của linh hồn sẽ ảnh hưởng và thông đạt sang thân thể, làm cho nó trở nên bất khả thụ nạn (impassibilitas); bất tử (immortalitas) và bất khả hoại (incorruptibilitas). Thánh tông đồ đã ám chỉ những điều đó khi viết: Về việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất hoại; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ (1Cr 15,42-43). Vì thế, nơi thân thể vinh quang của chư thánh mọi tác động sinh lý sinh hoá của đời sống thực vật, như sự biến hoá (metabolismus), đã bị khai trừ. Về điểm này thánh Thomas viết: Dẫu Chúa Giêsu có nhập khẩu những thức ăn, để tỏ rõ thân thể sống lại chân thực của Người; nhưng cho rằng Người đã tiêu hoá những thức ăn ấy, thì quả là khiếm nhã (Quodl. 3, a.5). Về những sinh hoạt của đời sống động vật cũng vậy. Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời (Mt 22,30). § VII. Có những ngoại thiện nào cần cho hạnh phúc chăng? (m.7) Như trên đây chúng tôi đã xác định (xc. tr.105), ngoại thiện là những điều thiện ở ngoài con người, và ở đây ngoại thiện là những của cải vật chất. Vấn đề cũng được giải quyết bằng cách phân biệt hạnh phúc nơi dương thế và trên thiên quốc. A. Đối với hạnh phúc nơi dương thế: 1. Trên dương thế, của cải vật chất thì cần như phương tiện. Thực vậy, hạnh phúc hệ tại hoạt động theo nhân đức. Nhưng trên dương thế, để thực thi nhân đức, con người cũng cần có một số phương tiện trợ lực; mà của cải vật chất thì hàm chứa trong số những phương tiện trợ lực này. 2. Nhưng không cần như điều chính yếu. Hạnh phúc chính yếu hệ tại suy niệm chân lý, mà chân lý là điều thiêng liêng vô vật chất. Đàng khác, việc phải sử dụng nhiều của cải là dấu lệ thuộc; thành thử đối với người thông thái việc không sử dụng nhiều của cải thì tốt hơn. Hơn nữa, sự quá dư dật về của cải làm cho người mất trạng thái tự túc, vì phải dùng nhiều cố vấn và nhiều nhân viên bảo vệ và quản lý tài sản. B. Đối với hạnh phúc trên thiên quốc. Hạnh phúc này hệ tại nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền, nên tuyệt nhiên không cần đến của cải vật chất, là những thứ trợ lực cho thân thể sống động, hoặc cho những sinh hoạt của thân thể. § VIII. Về sự cần thiết của bầu bạn (m.8) A. Đối với hạnh phúc nơi dương thế. 1. Bầu bạn thì cần, không phải như điều hữu dụng, vì người hạnh phúc là người tự túc; cũng không phải để được vui thoả, vì việc thực thi nhân đức nguyên nó cũng mang lại sự vui thích. 2. Nhưng cần để làm việc thiện, tức là để làm ơn cho bầu bạn; để thích thú vì thấy bạn làm điều thiện; sau hết để bạn trợ giúp khi mình làm việc thiện, như phân phối của cải cho người túng thiếu. B. Đối với hạnh phúc trên thiên quốc: Sự quây quần của chư thánh thì cần để hạnh phúc được khởi sắc (ad bene esse). 1. Đạo lý mạc khải. Sách Khải Huyền nói đến con số cơ man những người được lên trời: vì sau khi nhắc đến con số một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc mọi chi tộc con cái Israel, sách ấy viết thêm: Sau đó, tôi thấy: kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7,9). Thánh vịnh 133,1 thì nói lên niềm vui: Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau. Và đây quả là niềm vui của những cư dân thiên quốc, vì Thánh vịnh đó viết tiếp: Nơi đây ân huệ Chúa ban, chính là sự sống chứa chan muôn đời (133,3). Vậy để hạnh phúc được toàn bích cần phải có thân thể và bầu bạn: 2. Lẽ thần học. Điều nọ cần để điều kia được thêm khởi sắc khi nó tham gia vào việc kiện toàn điều ấy cho đầy đủ về mặt tuỳ thuộc, chẳng hạn như diện mạo khôi ngôi và trí tuệ linh lợi đối với sự hoàn bị của con người. Vậy trong đời sống vân tân, mỗi người sẽ vui mừng về việc lành mà mình và tha nhân đã thực hiện.[42] Trong đời sống vô tận, ngoài việc chiêm ngưỡng và chúc tụng Thiên Chúa, cùng với sự toại nguyện và chắc chắn về trạng thái hạnh phúc vĩnh viễn, còn có sự bầu bạn với những phúc nhân. Sự bầu bạn sẽ rất hoan lạc, vì ai nấy sẽ chung hưởng hạnh phúc của tha nhân: ai nấy đều yêu mến tha nhân như chính mình. Do đó, sự vui mừng riêng của mỗi người sẽ được tăng gia, được vươn dài trải rộng theo mức độ của sự vui mừng chung. Cho nên sự quây quần của bầu bạn cần cho hạnh phúc thêm khởi sắc.
Rồi phải bàn đến những điều cần để đạt hạnh phúc (xc. vđ.3, Đức Nữ). Về vấn đề này tám điều cần được tìm hiểu: 1. Sự vui thú có cần cho hạnh phúc chăng? 2. Trong hạnh phúc sự vui thú hay sự nhìn thấy là điều chính yếu? 3. Sự nắm vững có cần cho hạnh phúc chăng? 4. Sự ngay thẳng của ý chí có cần cho hạnh phúc chăng? 5. Thân thể có cần cho hạnh phúc của con người chăng? 6. Sự hoàn bị của thân thể có cần cho hạnh phúc chăng? 7. Một số những ngoại thiện có cần cho hạnh phúc chăng? 8. Sự sum họp bầu bạn có cần cho hạnh phúc chăng?
NGHI VẤN. Hình như sự vui thú không cần thiết cho hạnh phúc. 1. Thực vậy, trong cuốn I De Trin. thánh Augustinus viết: Sự nhìn thấy là tất cả phần thưởng của đức tin. Mà phần thưởng hay công xá của nhân đức là hạnh phúc, như nhà hiền triết đã chứng minh trong cuốn I Ethic.. Cho nên để được hạnh phúc chỉ cần sự nhìn thấy, chứ không cần điều chi khác. 2. Vả lại, như nhà hiền triết đã viết trong cuốn I Ethic.: Hạnh phúc là điều thiện nguyên nó đã sung túc tột mức. Nhưng phàm chi còn cần đến bất kỳ điều gì khác thì nguyên nó chưa phải là sung mãn. Vậy vì yếu tính của hạnh phúc hệ tại sự nhìn thấy Thiên Chúa, như đã được chứng minh trên đây (vđ.3, m.8); cho nên hình như sự vui thú không cần để được hạnh phúc. 3. Vả lại, nhà hiền triết cũng viết trong cuốn VII Ethic.: Hoạt động để đạt diễm phúc hay hạnh phúc là hoạt động không bị cản trở. Nhưng vui thú cản trở hoạt động của trí khôn; vì làm hư hoại sự thẩm định của đức khôn ngoan, như đã được ghi trong cuốn VI Ethic.. Chonên để được hạnh phúc không cần có sự vui thú. NHƯNG. Trong cuốn X Confess. thánh Augustinus viết rằng: hạnh phúc là sự vui thú trong chân lý. LUẬN GIẢI. Điều nọ cần cho điều kia bốn cách. Một là, như điều khai đoạn và chuẩn bị cho nó: như sự dạy dỗ thì cần cho kiến thức. Hai là, như điều kiện toàn nó: như linh hồn thì cần thiết cho sự sống của thân thể. Ba là, như điều trợ giúp bên ngoài: như bạn hữu thì cần để thực hiện công việc gì. Bốn là, như điều đồng hành: như nếu ta nói rằng sức nóng cần thiết cho lửa. Và theo cách này sự vui thú thì cần để được hạnh phúc. Vì sự vui thú thì phát sinh do dục vọng được an hưởng trong điều thiện nó đã chiếm hữu. Vậy vì hạnh phúc là chiếm hữu điều thiện tuyệt đỉnh chứ không phải chi khác, nên không thể có hạnh phúc mà không có vui thú kèm theo. GIẢI ĐÁP. 1. Phải nói rằng, khi công xá được trả cho ai thì ý chí của người ấy an hưởng, nghĩa là thích thú. Cho nên, sự vui thú hàm chứ trong chính lý tính của công xá. 2. Phải nói rằng, sự vui thú phát sinh do chính sự nhìn thấy Thiên Chúa. Cho nên, ai nhìn thấy Thiên Chúa thì không thể không vui thú. 3. Phải nói rằng, sự vui thú đi theo hoạt động của trí khôn chẳng những không cản trở hoạt động ấy, mà còn kiện cường nó, như đã được ghi trong cuốn X Ethic.: Vì điều mà chúng ta làm cách thích thú, ắt cũng làm cách chăm chú và kiên trì hơn. Nhưng sự vui thú dị tính thì cản trở hoạt động: đôi khi vì sự phân tâm; vì như đã nói, chúng ta chăm chú hơn đến những điều mà chúng ta thích thú; và khi chúng ta chăm chú một cách nồng nhiệt đến một điều là chúng ta lơ là với điều khác. Nhưng đôi khi thì ngược lại: như sự vui thú của giác quan thì tương phản với lý trí, vì nó cản trở việc thẩm định của đức khôn ngoan hơn là việc thẩm định của lý trí trừu tượng.
NGHI VẤN. Hình như trong hạnh phúc, sự vui thú thì chính yếu hơn sự nhìn thấy. 1. Thực vậy, sự vui thú là sự hoàn bị của hoạt động, như đã được ghi trong cuốn X Ethic.. Nhưng sự hoàn bị thì cao trọng hơn là có thể được hoàn bị. Cho nên, sự vui thú thì cao trọng hơn là hoạt động của trí khôn, tức là sự nhìn thấy. 2. Vả lại, điều làm cho một vật đáng ham muốn thì cao trọng hơn chính vật này. Nhưng những hoạt động được ham muốn vì sự vui thú của những hoạt động: thành thử thiên nhiên gắn liền sự vui thú với những hoạt động cần thiết để bảo tồn cá vật và chủng loại, kẻo những hoạt động đó bị các thú vật lơ là. Cho nên, trong hạnh phúc, sự vui thú thì chính yếu hơn là hoạt động của trí khôn, tức là sự nhìn thấy. 3. Vả lại, sự nhìn thấy ứng đối với đức tin; còn sự vui thú hay sự thưởng thức thì đối ứng với đức mến. Mà đức mến thì cao trọng hơn đức tin, như thánh tông đồ đã viết (1Cr 13,13). Cho nên, sự vui thú hay sự thưởng thức thì cao trọng hơn là sự nhìn thấy. NHƯNG. Căn nguyên thì cao trọng hơn là công hiệu. Mà sự nhìn thấy là căn nguyên của sự vui thú. Cho nên, sự nhìn thấy thì cao trọng hơn là sự vui thú. LUẬN GIẢI. Vấn đề này đã được nhà hiền triết đề cập tới trong cuốn X Ethic., song ông để đó mà chưa giải quyết. Nhưng hàm ai chăm chú suy cứu, thì hoạt động của trí khôn, tức là sự nhìn thấy, nhất thiết phải cao trọng hơn sự vui thú. Vì sự vui thú hệ tại sự an nguôi nào đó của ý chí. Vậy sở dĩ ý chí an nguôi trong điều nào đó thì cũng chỉ vì sự thiện hảo của điều làm cho nó an nguôi. Vì thế, nếu ý chí an nguôi trong một hoạt động nào đó, thì sự an nguôi của nó cũng chỉ phát sinh do sự thiện hảo của hoạt động. Ý chí không tìm kiếm điều thiện hảo vì sự an nguôi: vì như thế chính hành vi của ý chí sẽ là mục đích, tương phản với những điều đã trình bày trên đây (vđ.1, m.1, gđ.2; vđ.3, m.4). Nhưng sở dĩ ý chí tìm kiếm sự an nguôi trong hoạt động, vì hoạt động là điều thiện của nó. Vì thế hiển nhiên rằng, chính hoạt động trong đó ý chí được an nguôi là điều thiện chính yếu hơn là sự an nguôi của ý chí trong điều thiện đó. GIẢI ĐÁP. 1. Như nhà hiền triết đã viết trong cuốn X Ethic.: Sự vui thú kiện toàn hoạt động như sự duyên dáng kiện toàn tuổi thanh xuân, vìđi theo tuổi thanh xuân. Thành thử, sự vui thú là một sự hoàn bị tháp tùng sự nhìn thấy; chứ không phải là một sự hoàn bị làm cho sự nhìn thấy được hoàn chỉnh theo loại của nó.
2. Phải nói rằng sự trực giác giác quan không đạt tới lý tính tổng quát của điều thiện, nhưng đạt tới điều thiện đặc thù nào đó, làm cho vui thú. Và vì thế, đối với dục vọng giác cảm nơi các thú vật, thì hoạt động được tìm kiếm vì sự vui thoả. Nhưng trí khôn lãnh hội được lý tính tổng quát của điều thiện, là điều hễ đã chiếm được thì phát sinh sự vui thú; vì thế, trí khôn nhằm vào điều thiện cách chính yếu hơn là vào sự vui thú. Và do đó, trí khôn của Thiên Chúa, thiết định tính tự nhiên,, đã vì những hoạt động mà thêm sự vui thú vào. Nhưng không nên thẩm định điều gì cách đơn thuần theo trật tự của giác dục, mà theo trật tự của ý muốn thì hơn. 3. Phải nói rằng, đức mến không vì sự vui thú mà tìm điều thiện được nó yêu mến: nhưng công quả của đức mến là, được vui thú trong điều thiện mà nó yêu mến, đã được chiếm hữu. Và như thế, sự vui thú không ứng đối với đức ái như mục đích, nhưng sự nhìn thấy thì đúng hơn, vì nhờ đó mà mục đích xuất hiện trước tiên trước đức ấy.
NGHI VẤN. Hình như sự nắm vững không cần để được hạnh phúc. 1. Thực vậy, thánh Augustinus viết trong thư (Ad Paulinam, De videndo Deum): Hạnh phúc lớn lao là dùng trí khôn mà đạt tới Thiên Chúa, còn nắm vững là chuyện không thể có. Cho nên được hạnh phúc không cần đến sự nắm vững. 2. Vả lại, hạnh phúc là sự hoàn bị của con người về mặt hiểu biết, trong đó không có tài năng nào khác ngoài trí khôn và ý chí, như đã trình bày trong Phần I (vđ.79 tt). Nhưng trí khôn được kiện đoàn đầy đủ bằng sự nhìn thấy Thiên Chúa, và ý chí thì bằng sự vui thú trong Ngài. Cho nên, không cần sự nắm vững, như yếu tố thứ ba nào cả. 3. Vả lại, hạnh phúc hệ tại hoạt động. Mà những hoạt động được quy định theo đối tượng. Nhưng có hai đối tượng tổng quát, là chân lý và điều thiện: chân lý thì ứng đối với sự nhìn thấy, và điều thiện thì ứng đối với sự vui thú. Cho nên, không cần sự nắm vững như yếu tố thứ ba nào cả. NHƯNG. Trong thư (1Cr 9,24), thánh tông đồ viết: Anh em hãy chạy thế nào để nắm vững phần thưởng. Nhưng cuộc chạy thiêng liêng thì kết thúc ở hạnh phúc: vì thế chính thánh nhân viết trong thư (2Tm 4,7.8): Tôi đã đấu trong cuộc thi cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây, tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Cho nên, sự nắm vững thì cần để được hạnh phúc. LUẬN GIẢI. Vì hạnh phúc hệ tại đạt tới mục đích tối hậu, nên những điều cần để đạt hạnh phúc phải được suy cứu do chính sự quy hướng của con người về mục đích. Mà con người được quy hướng về mục đích khả hội phần thì bằng trí khôn của mình, phần thì bằng ý chí. Bằng trí khôn, vì nơi trí khôn đã có sẵn sự nhận thức khiếm khuyết nào đó về một mục đích. Bằng ý chí, trước tiên bằng tình yêu, là động tác thứ nhất của ý chí tới một điều gì đó; thứ đến bằng tương quan thực hữu của người yêu với hữu thể được yêu mến, tương quan này có thể thể hiện ba cách. Thực vậy, đôi khi hữu thể được yêu mến đã hiện diện trước mặt người yêu mến: lúc đó nó không được tìm kiếm nữa. Đôi khi hữu thể được yêu mến không hiện diện, nhưng không thể đạt được: trong trường hợp này, nó cũng không được tìm kiếm nữa. Còn đôi khi có thể đạt được hữu thể này, nhưng nó lại trổi vượt trên khả năng của kẻ muốn đạt tới nó, đến nỗi không thể đạt được ngay tức khắc: đây là tương quan của kẻ hy vọng với đối tượng được hy vọng; đây là tương quan duy nhất phát sinh từ tìm kiếm mục đích. Trong chính hạnh phúc có những điều ứng đối với ba cách đó. Như sự nhận biết hoàn bị về mục đích, ứng đối với sự nhận biết khiếm khuyết; còn sự hiện diện của mục đích ứng đối với niềm hy vọng; nhưng sự vui thú trong mục đích đã hiện diện thì đi theo lòng mến, như chúng tôi đã nói trên đây (m.2, gđ.3). Và vì thế, để đạt hạnh phúc cần phải có sự hiệp lực của ba điều sau đây: ấy là sự nhìn thấy, tức là sự nhận thức hoàn bị về mục đích khả hội; sự nắm vững hàm súc sự hiện diện của mục đích; sự vui thú hay là sự thưởng thức, hàm chứa sự an nguôi của chủ thể yêu mến trong chủ thể được yêu mến. GIẢI ĐÁP. 1. Có thể hiểu sự nắm vững hai cách. Một là, hữu thể nằm trong nội hàm của một chủ thể: và như thế, phàm chi nằm trong nội hàm của một chủ thể hữu hạn cũng là hữu hạn. Cho n ên, theo cách này Thiên Chúa không thể được nắm vững bởi bất cứ trí khôn nhân tạo nào. Hai là, sự nắm vững chỉ biểu thị sự cầm giữ đối tượng đã hiện diện, chứ không là chi khác: như ai nắm vững người nào thì được kể là cầm giữ người ấy một cách nào đó. Và theo cách này, sự nắm vững thì cần để được hạnh phúc. 2. Như hy vọng và tình yêu thuộc về ý chí, vì cũng một chủ thể yêu mến đối tượng và hướng về đối tượng ấy khi chưa có nó; thì sự nắm vững và sự vui thú cũng thuộc về ý chí, vì việc chiếm hữu một đối tượng và an nguôi trong đối tượng đó thì thuộc về cũng một chủ thể. 3. Phải nói rằng sự nắm vững không phải là một hoạt động khác biệt với sự nhìn thấy: nhưng là một tương quan nào đó với mục đích đã được chiếm hữu. Cho nên chính sự nhìn thấy hay sự vật được nhìn thấy, xét như đang hiện diện, đều là đối tượng của sự nắm vững.
NGHI VẤN. Hình như sự ngay thẳng của ý chí không cần để được hạnh phúc. 1. Thực vậy, hạnh phúc cốt yếu hệ tại hoạt động của trí khôn như đã trình bày trên đây (vđ.3, m.4). Nhưng để trí khôn hoạt động cho hoàn bị không cần sự ngay thẳng của ý chí, nhờ đó con người được gọi là thanh sạch: vì thánh Augustinus đã viết trong sách Retract. rằng: Tôi không chấp nhận điều tôi đã nói trong lời cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa, Chúa chỉ muốn cho người thanh sạch hiểu biết điều thật. Vì thiên hạ có thể trả lời rằng, nhiều người không thanh sạch cũng muốn hiểu biết nhiều điều thật. Cho nên sự ngay thẳng của ý chí không cần để được hạnh phúc. 2. Vả lại, điều có trước không lệ thuộc vào điều có sau. Mà hoạt động của trí khôn thì có trước hoạt động của ý chí. Cho nên hạnh phúc, tức là hoạt động hoàn bị của trí khôn, không lệ thuộc vào sự ngay thẳng của ý chí. 3. Vả lại, điều được quy hướng về điều khác như về mục đích, thì một khi mục đích đã đạt được, không còn cần thiết nữa: như con tàu một khi ta đã cập bến. Mà sự ngay thẳng của ý chí, phát xuất do nhân đức, được quy hướng về hạnh phúc như về mục đích. Cho nên, một khi đã đạt được hạnh phúc rồi, thì sự ngay thẳng của ý chí không còn cần nữa. NHƯNG. Tin Mừng Matthaeus (Mt 5,8) có chép rằng: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa; và trong thư Do Thái có viết: Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải cố gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện thì chẳng ai thấy Chúa được (Dt 12,14). LUẬN GIẢI. Sự ngay thẳng của ý chí thì cần như tiền suất và như đồng hành của hạnh phúc. Như tiền suất vì sự ngay thẳng của ý chí phát sinh bởi sự quy hướng đúng đắn về mục đích tối hậu. Mà điều được quy hướng về mục đích so sánh với mục đích là như mô thể đối với chất thể. Thành thử, như chất thể không thể tiếp nhận mô thể nếu không được chuẩn bị cách đúng đắn để tiếp nhận nó, thì cũng không chi đạt đến mục đích nếu không được quy hướng về nó cách đúng đắn. Vì thế, không ai có thể đạt tới hạnh phúc nếu không có ý chí ngay thẳng. Như đồng hành, vì, như chúng tôi đã nói trên đây (vđ.3, m.8), hạnh phúc thật hệ tại nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, là chính sự thiện hảo theo yếu tính. Và như vậy, ý chí của người nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, tất nhiên phải yêu mến tất cả những gì người ấy yêu mến trong sự quy hướng về Thiên Chúa, cũng như ý chí của người không nhìn thấy yếu tính của Thiên Chúa, nhất thiết phải yêu mến tất cả những gì người ấy yêu mến dưới lý tính chung của điều thiện mà người biết. Và đây chính là điều làm cho ý chí được ngay thẳng. Cho nên, hiển nhiên là không thể có hạnh phúc mà không có ý chí ngay thẳng. GIẢI ĐÁP. 1. Thánh Augustinus nói về sự nhận biết thứ điều thật, không phải là chính sự thiện hảo theo yếu tính. 2. Mọi hành vi của ý chí đều theo sau một hành vi nào đó của trí khôn: tuy nhiên cũng có thứ hành vi của ý chí đi trước hành vi của trí khôn. Thực vậy, ý chí hướng tới hành vi cuối cùng của trí khôn, là hạnh phúc. Và do đó, để đạt hạnh phúc thì ý chí cần phải có khuynh hướng ngay thẳng trước, cũng như để mũi tên bắn trúng mục tiêu thì nó phải được vận chuyển đúng cách. 3. Không phải mọi điều quy hướng về mục đích đều biến mất khi mục đích đã xuất hiện, mà chỉ điều có tính cách khiếm khuyết, như sự chuyển động, mới biến mất. Vì thế, những phương tiện của sự chuyển động thì không còn cần thiết sau khi ta đã đạt được mục đích; nhưng trật tự đúng đắn để đạt mục đích thì cần thiết.
NGHI VẤN. Hình như thân thể không cần cho hạnh phúc của con người. 1. Thực vậy, sự hoàn bị của nhân đức và của ân sủng ngầm hiểu sự hoàn bị của bản tính. Mà hạnh phúc là sự hoàn bị của nhân đức và của ân sủng. Nhưng linh hồn mà không có thân thể thì không có sự hoàn bị về bản tính: vì cứ tự nhiên linh hồn là một phần của bản tính nhân loại, nhưng mọi thành phần tách rời khỏi tổng thể của mình đều là khiếm khuyết. Cho nên linh hồn mà không có thân thể thì không thể được hạnh phúc. 2. Vả lại, như đã trình bày trên đây (vđ.3, m.2,5): hạnh phúc là thứ hoạt động hoàn bị. Nhưng hoạt động hoàn bị thì phát xuất từ hữu thể hoàn bị: vì không cho hoạt động nếu không phải là hữu thể trong hiện thể. Vậy vì bao lâu linh hồn tách rời khỏi thân thể bấy lâu nó không có hiện hữu hoàn bị, cũng như không một thành phần nào tách rời khỏi tổng thể là hoàn bị; cho nên hình như linh hồn không có thân thể thì không thể được hạnh phúc. 3. Vả lại, hạnh phúc là sự hoàn bị của con người. Nhưng linh hồn không có thân thể thì không phải là con người. Cho nên, hạnh phúc không thể có nơi linh hồn không có thân thể. 4. Vả lại, như nhà hiền triết viết trong cuốn VII Ethic.: hạnh phúc hệ tại hoạt động của vinh phúc không bị cản trở. Mà hoạt động của linh hồn tách rời thì bị cản trở: vì như thánh Augustinus viết trong cuốn XII Super Gen. ad Liit.: một ước vọng thiên phú trong linh hồn là điều khiển thân thể, do ước vọng đó mà nó bị chậm trễ cách nào đó trong cái đà tiến tới thiên cung cao chót vót, nghĩa là tới sự nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa. Cho nên, linh hồn không có thân thể thì không thể hạnh phúc. 5. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện đầy đủ làm cho ước muốn được mãn nguyện. Nhưng điều này không phù hợp với linh hồn: vì như thánh Augustinus viết trong cuốn XII Super Gen. ad Litt.: linh hồn vẫn ao ước kết hợp với thân thể. Cho nên, bao lâu linh hồn còn tách rời khỏi thể xác bấy lâu chưa được hạnh phúc. 6. Vả lại, con người được ngang hàng với thiên thần về hạnh phúc. Nhưng, như thánh Augustinus viết trong cuốn XII Super Gen. ad Litt.: linh hồn không có thân thể thì không được ngang hàng với thiên thần. Cho nên không được hạnh phúc. NHƯNG. Ta đọc thấy trong sách Khải Huyền (14,13): Phúc thay những người đã chết, mà được chết trong Chúa. LUẬN GIẢI.Có hai thứ hạnh phúc: một là khiếm khuyết ở đời này; hai là hạnh phúc hoàn bị, hệ tại nhìn thấy Thiên Chúa. Hiển nhiên là để được hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại thì cần phải có thân thể. Vì hạnh phúc ở đời này là hoạt động của trí khôn, trừu tượng hay thực hành. Mà ở đời này trí khôn không thể hoạt động mà không có giác tượng, là điều chỉ có có nơi cơ quan thể xác, những điều đã trình bày ở Phần I (vđ.84, m.6.7). Như thế, hạnh phúc có thể có ở đời này thì phần nào lệ thuộc vào thân thể. Nhưng đối với hạnh phúc hoàn bị, hệ tại nhìn thấy Thiên Chúa, thì có người chủ trương rằng, hạnh phúc ấy không thể ban cho linh hồn hiện hữu ngoài thân thể: và họ nói rằng, linh hồn của chư thánh đã lìa ra khỏi thân thể chỉ đạt được hạnh phúc vào ngày phán xét chung, khi linh hồn tái hiệp với thân thể. - Căn cứ vào thế giá và vào lý lẽ thì chủ trương đó sai lầm. Về thế giá, vì thánh tông đồ viết trong thư II gởi dân Corintô (5,6) rằng: Bao lâu còn ở trong thân thể, bấy lâu chúng ta lưu lạc xa Chúa; và thánh nhân đã vạch ra lý do của việc lưu lạc, khi ngài viết thêm (c.7): Vì chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa. Do đó hiển nhiên là, bao lâu ai còn tiến bước nhờ lòng tin, chứ không nhờ sự hiển minh, thì người ấy vẫn không nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, vẫn chưa hiện diện trước thánh nhan Thiên Chúa; nên thánh tông đồ thêm: Vậy chúng tôi mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa (2Cr 5,8). Như thế hiển nhiên là, linh hồn chư thánh, đã lìa ra khỏi thân thể, tiến bước trong sự hiển minh, được nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, hạnh phúc chân thật hệ tại điều đó. Hơn nữa, lý lẽ cũng làm sáng tỏ điều đó. Quả thực trí khôn chỉ cần đến thân thể để hoạt động vì những giác tượng, bởi trong những giác tượng này, nó nhìn thấy một trật chân lý khả tri, như đã được bàn giải trong Phần I (vđ.84, m.7). Nhưng hiển nhiên là ta không thể nhờ những giác tượng mà nhìn thấy yếu tính của Thiên Chúa, những điều đã trình bày trong Phần I (vđ.12, m.3). Vậy vì hạnh phúc hoàn bị của con người hệ tại sự nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, nên hạnh phúc hoàn bị của con người không lệ thuộc vào thân thể. Cho nên, dù không có thân thể linh hồn vẫn có thể được hạnh phúc. Nhưng chúng ta nên biết rằng một vật có thể thuộc về sự hoàn bị của vật khác hai cách. Một là để cấu thành yếu tính của vật đó: như linh hồn thì cần thiết cho sự hoàn bị của con người. Hai là để cho yếu tính ấy được hoàn bị: như sự kiều diễm của thân thể và sự linh lợi của tài trí thuộc về sự hoàn bị của con người. Cho nên dù thân thể không thuộc về sự hoàn bị của hạnh phúc con người theo cách thứ nhất, thì cũng thuộc về sự hoàn bị của hạnh phúc con người theo cách thứ hai. Thực vậy, vì hoạt động thì lệ thuộc vào bản tính của mỗi vật, nên linh hồn nào càng hoàn bị trong bản tính, thì càng hoạt động cách đúng đắn và hoàn bị hơn, mà hạnh phúc hệ tại hoạt động độc đáo này. Vì thế, trong cuốn XII Super Gen. ad Litt., thánh Augustinus sau khi tự hỏi: Hạnh phúc tuyệt đỉnh có được ban cho các linh hồn thiếu thân thể của những người quá cố chăng? Ngài đã trả lời: Các linh hồn ấy không thể nhìn thấy bản thể bất khả biến như các thiên thần nhìn thấy; hoặc vì một căn nguyên bí ẩn nào đó, hoặc vì nơi các linh hồn vẫn tồn tại nguyện vọng tự nhiên là điều khiển thân thể của mình. GIẢI ĐÁP. 1. Hạnh phúc là sự hoàn bị của linh hồn về phần trí khôn, theo đó linh hồn trổi vượt trên các cơ quan của thân thể: chứ không phải vì linh hồn là mô thể tuy nhiên của thân thể. Và vì thế, nơi linh hồn vẫn tồn tại sự hoàn bị tự nhiên của bản tính, theo đó hạnh phúc được ban tặng cho nó; mặc dầu nơi linh hồn không tồn tại sự hoàn bị của bản tính, xét như là mô thể của thân thể. 2. Tương quan của linh hồn với hữu thể của con người thì không như tương quan của nó với các thành phần khác của con người. Vì hữu thể của toàn thể không phải là hữu thể của một thành phần nào trong các thành phần: vì thế, hoặc thành phần hoàn toàn tiêu tan, khi toàn thể bị tiêu diệt: như các thành phần của thú vật, khi chính thú vật bị tiêu diệt; hoặc, nếu các thành phần vẫn tồn tại, thì sẽ có thứ hữu thể khác trong hiện thể, như một phần của con đường có hữu thể khác với toàn thể con đường. Nhưng sau khi thân thể bị tiêu tan, hữu thể của linh hồn vẫn còn là hữu thể của phức thể: sở dĩ như thế là vì hữu thể của mô thể và của chất thể chỉ là một và đây là hữu thể của phức thể. Vậy linh hồn thì lập hữu tại hữu thể của mình, như chúng tôi đã chứng minh trong Phần I (vđ.75, m.2). Thành thử sau khi lìa ra khỏi thân thể, linh hồn phải có hữu thể hoàn bị, và vì thế cũng có thể có hoạt động hoàn bị; dẫu nó không có bản tính hoàn bị về loại. 3. Hạnh phúc thì thuộc về con người theo trí khôn; và vì thế, bao lâu còn trí khôn bấy lâu hạnh phúc vẫn có thể trụ tại nơi con người. Như vì những chiếc răng mà người Aethiops được gọi là bạch nhân, thì những chiếc răng của người Aethiops ấy vẫn có thể trắng, kể cả khi đã bị nhổ đi. 4. Một vật bị cản trở một vật khác hai cách. Một là vì sự tương phản: như khí lạnh cản trở hoạt động của sức nóng; và sự cản trở về hoạt động như thế thì tương phản với hạnh phúc. Hai là vì những cách thức thiếu hụt nào đó, nghĩa là vì vật bị cản trở không có tất cả những chi mà sự hoàn bị mọi đàng của nó đòi hỏi: và trở ngại về hoạt động như thế thì không tương phản với hạnh phúc, nhưng tương phản với sự hoàn bị mọi đàng của nó. Và vì thế, sự lìa ra khỏi thân thể được coi là làm trì chậm, kẻo linh hồn đem hết nghị lực quy hướng về việc chiêm ngưỡng yếu tính Thiên Chúa. Thực vậy, linh hồn mong muốn vui hưởng Thiên Chúa một cách sung mãn để chính sự vui hưởng ấy lan toả sang thân thể. Và vì thế, bao lâu linh hồn được vui hưởng Thiên Chúa mà không có thân thể, bấy lâu lòng khao khát của nó được an nguôi trong điều nó hiện có, nhưng vẫn mong muốn cho thân thể của nó được thông dự. 5. Sự ước muốn của linh hồn thì được hoàn toàn thoả mãn về phía đối tượng được ước muốn; vì đối tượng này hội đủ những chi thoả mãn niềm ước mong của linh hồn. Nhưng về phía chủ thể ước muốn, thì không được hoàn toàn toại nguyện: vì nó không chiếm hữu điều thiện đó theo mọi cách thức mà mong muốn chiếm hữu. Cho nên, sau khi đã lấy lại được thân thể, thì hạnh phúc của nó gia tăng, không phải về cường độ, nhưng về trương độ. 6. Câu nói trên kia, trong đó chủ trương rằng: linh hồn của những người quá cố không nhìn thấy Thiên Chúa cũng một cách như các thiên thần, thì chúng ta không nên hiểu câu đó theo sự chênh lệch về lượng: vì hiện nay, một số linh hồn của các phúc nhân được đưa vào hàng ngũ cao cấp của các thiên thần, đang nhìn thấy Thiên Chúa cách tỏ tường hơn các thiên thần cấp dưới. Nhưng ở đây có ý nói đến sự chênh lệch về tỷ lệ: vì các thiên thần, kể cả những thiên thần ở cấp thấp nhất, cũng có toàn thể sự hoàn bị của hạnh phúc mà vào lúc nào đó các vị sẽ chiếm hữu, nhưng linh hồn của chư thánh không được như vậy.
NGHI VẤN. Hình như sự hoàn bị của thân thể không cần cho hạnh phúc hoàn bị của con người. 1. Thực vậy, sự hoàn bị của thân thể là một điều thiện nào đó của thân thể. Nhưng trên đây (vđ.2), chúng tôi đã chứng minh rằng: hạnh phúc không hệ tại những điều thiện của thân thể. Cho nên, sự bố trí hoàn hảo nào đó về thân thể không cần thiết cho hạnh phúc của con người. 2. Vả lại, như đã trình bày ở trên (vđ.3, m.8), hạnh phúc của con người hệ tại việc nhìn thấy yếu tính của Thiên Chúa. Nhưng thân thể không cộng tác chi hết vào công việc đó, như đã được trình bày ở trên (m.5). Cho nên, không có sự bố trí nào về thân thể là cần thiết cho hạnh phúc. 3. Vả lại, trí khôn càng thoát ly khỏi thân thể thì càng hiểu biết cách hoàn bị hơn. Mà hạnh phúc hệ tại hoạt động hoàn bị nhất của trí khôn. Thành thử, linh hồn phải thoát ly khỏi thân thể bằng mọi cách. Cho nên, không có sự bố trí nào về thân thể là cần thiết cho hạnh phúc. NHƯNG. Hạnh phúc là phần thưởng của nhân đức: vì thế, trong Tin Mừng (Ga 13,17) có chép: Nếu anh em thi hành (những điều đó) thì thật phúc cho anh em. Nhưng điều được hứa cho chư thánh như phần thưởng không những là sự nhìn thấy và vui hưởng Thiên Chúa, mà còn là sự bố trí hoàn hảo về thân thể: vì trong sách Isaia (Is 66,14) có chép: Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc, thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh. Cho nên sự bố trí hoàn hảo về thân thể thì cần cho hạnh phúc. LUẬN GIẢI. Nếu chúng ta nói về hạnh phúc như có thể có ở đời này, thì hiển nhiên là để được hạnh phúc nhất thiết phải có sự bố trí hoàn bị về thân thể. Vì theo nhà hiền triết, hạnh phúc này hệ tại hành động của nhân đức hoàn bị. Nhưng hiển nhiên là do sự ốm yếu của thân thể con người có thể bị cản trở trong mọi hoạt động nhân đức. Nhưng nếu nói về hạnh phúc hoàn bị, thì một số người cho rằng, để được hạnh phúc không cần sự bố trí nào cả về thân thể: hơn nữa để được hạnh phúc, linh hồn phải hoàn toàn thoát ly khỏi thân thể. Vì thế, trong cuốn XXI, De Civ. Dei) thánh Augustinus đã trích dẫn câu nói của Porphyrius rằng: Để linh hồn được hạnh phúc, thì phải thoát ly mọi vật thể. - Nhưng đó là điều phi lý. Vì cứ tự nhiên linh hồn phải phối hợp với thân thể, nên không thể có thứ hoàn bị nào của linh hồn lại khai trừ sự hoàn bị tự nhiên của nó. Vì thế, phải nói rằng, để được hạnh phúc hoàn bị bằng mọi cách thì cần phải có sự bố trí hoàn bị tiền suất và hậu suất về thân thể. Tiền suất, vì như thánh Augustinus viết trong cuốn XII (Super Gen. ad Litt.): Nếu là thứ thân thể mà sự điều khiển nó đã khó khăn và nặng nhọc, như thân xác bị hư nát và đè nặng lên linh hồn, thì tâm trí cũng bị lơ là trong việc ngắm nhìn thiên cung cao chót vót. Cho nên thánh nhân kết luận rằng: Khi thân thể này không còn là thân thể súc vật nữa, mà là thân thể thiêng liêng, thì lúc đó nó sẽ được ngang hàng với các thiên thần, và điều đã là gánh nặng sẽ là vinh quang cho linh hồn. - Hậu suất, vì hạnh phúc của linh hồn sẽ tràn sang thân thể, để chính thân thể cũng được hưởng sự hoàn bị của linh hồn. Vì thế, trong thử gởi Dioscorum, thánh Augustinus viết rằng: Thiên Chúa ban cho linh hồn bản tính mãnh liệt, đến độ từ hạnh phúc rất sung mãn của linh hồn, một sức cường tráng của sự bất hoại tuôn tràn sang bản tính thấp kém. GIẢI ĐÁP. 1. Hạnh phúc không hệ tại điều thiện vật thể như đối tượng của hạnh phúc; nhưng điều thiện thể xác có thể làm cho hạnh phúc được phần nào rạng rỡ hoặc hoàn bị thêm. 2. Dẫu thân thể không tham gia vào hoạt động của trí khôn trong việc nhìn thấy yếu tính của Thiên Chúa, lại có thể cản trở hoạt động đó nữa. Cho nên sự hoàn bị của thân thể thì cần thiết, để nó không cản trở việc nâng cao tâm trí lên. 3. Để hoạt động của trí khôn được hoàn bị, sự siêu thoát của trí khôn khỏi thân thể khả hoại, đè nặng lên linh hồn, thì cần thiết: chứ không phải thân thể thiêng liêng, là thân thể hoàn toàn tùng phục linh hồn. Đây là vấn đề sẽ được bàn tới trong Phần II của Bộ Tổng Luận này.[43]
NGHI VẤN. Hình như những ngoại thiện cũng cần cho hạnh phúc. 1. Thực vậy, phàm chi được hứa ban cho chư thánh như phần thưởng đều thuộc về hạnh phúc. Mà những ngoại thiện, như đồ ăn thức uống, của cải và vương quốc được hứa ban cho chư thánh, theo lời thánh Lucas (22,3): Để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy; trong Tin Mừng (Mt 6,20) có viết: Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời; và trong Tin Mừng ấy (Mt 25,34) còn viết: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc. Cho nên, những ngoại thiện thì cần thiết cho hạnh phúc. 2. Vả lại, trong cuốn III (De Cons.), Boetius cho hạnh phúc là: tình trạng hoàn bị gồm thâu mọi điều thiện. Nhưng thánh Augustinus nói: những ngoại thiện cũng là những điều thiện nào đó của con người, dù là những điều thiện nhỏ nhoi. Cho nên, chúng cũng cần cho hạnh phúc. NHƯNG. Trong Thánh vịnh (73,25) có chép: Còn chi cho con trên chốn trời xanh? Và còn muốn được ban gì trên trần thế? Như thể nói rằng: “Con không muốn chi khác ngoại trừ điều nói tiếp” (c.28): Điều thiện hảo của con là gắn bó với Thiên Chúa. Cho nên, chẳng có điều ngoại tại nào cần thiết cho hạnh phúc cả. LUẬN GIẢI. Đối với hạnh phúc khiếm khuyết như có thể có ở đời này, thì những ngoại thiện là cần thiết, không phải như những điều cốt yếu của hạnh phúc, mà như những dụng cụ trợ lực cho hạnh phúc, vì hạnh phúc hệ tại hoạt động theo nhân đức, những điều đã trình bày trong cuốn I Ethic.. Vì trong cuộc sống hiện tại, con người cần đến những điều thiết yếu cho thân thể, để hoạt động theo tiềm năng chiêm niệm cũng như theo tiềm năng hoạt động; đàng khác tiềm năng này còn cần đến nhiều thứ khác, nhờ đó mà nó thực hiện những công việc của mình. Nhưng để đạt hạnh phúc hoàn bị, thứ hạnh phúc hệ tại nhìn thấy Thiên Chúa, thị tuyệt nhiên không cần đến những điều thiện đó. Sở dĩ như thế là vì tất cả những ngoại thiện hoặc là cần thiết để duy trì thân thể thú vật; hoặc để thân thể thú vật thực hiện một vài hoạt động thích hợp với đời sống con người. Trái lại, thứ hạnh phúc hoàn bị, như hệ tại sự nhìn thấy Thiên Chúa, sẽ thể hiện nơi linh hồn không có thân thể, hoặc nơi linh hồn đã phối hợp với thân thể không còn phải là thân thể thú vật, mà là thân thể thiêng liêng. Vì thế, những ngoại thiện là những điều dành cho sự sống thú vật, sẽ tuyệt nhiên không cần thiết cho thứ hạnh phúc hoàn bị ấy.- Và vì trong cuộc sống trần gian này, hạnh phúc do chiêm niệm, vì giống với Thiên Chúa hơn, như đã được chứng tỏ (vđ.3, m.5, gđ.1), thì tiến gần tới hạnh phúc hoàn bị hơn là hạnh phúc do hoạt động; nên chỉ cần đến một số điều thiện của thân thể, những điều đã trình bày trong cuốn X Ethic.. GIẢI ĐÁP. 1. Tất cả những lời hứa về những điều thiện hữu hình mà chúng ta thấy trong Thánh Kinh phải được hiểu theo nghĩa ẩn dụ, vì Thánh Kinh thường trình biểu thị những thực tại thiêng liêng bằng những thực tại hữu hình, để nhờ những điều đã biết, chúng ta nhắc lòng lên ước ao những điều chúng ta chưa biết, như thánh Gregorius nói trong một bài giảng. Như qua của ăn thức uống ta hiểu được sự hoan lạc của hạnh phúc; qua những của cải ta hiểu được Thiên Chúa là sự sung túc đối với con người; qua vương quốc ta hiểu được sự cân nhắc con người đến chỗ hiệp thông với Thiên Chúa. 2. Phải nói rằng những thứ điều thiện phục vụ cho đời sống thú vật không phù hợp với đời sống thiêng liêng làm nên hạnh phúc hoàn bị. Tuy nhiên, trong hạnh phúc này mọi điều thiện sẽ được hội tụ, vì phàm chi là thiện hảo trong những điều thiện đó, thảy đều được chiếm hữu trong nguồn mạch tối cao của mọi điều thiện. 3. Như thánh Augustinus viết trong sách Bài Chúa giảng trên núi, không nói là phần thưởng của chư thánh trụ tại những bầu trời hữu hình: nhưng qua bầu trời ta hiểu về sự cao viễn của những điều thiện thiêng liêng. Tuy nhiên, một nơi chốn hữu hình, tức là thiên cung, sẽ được dành sẵn cho các phúc nhân, không phải vì nó cần thiết cho hạnh phúc, mà vì đó là điều thích hợp và là điều trần thiết bên ngoài.
NGHI VẤN. HÌnh như các bầu bạn thì cần cho hạnh phúc. 1. Thực vậy hạnh phúc mai hậu thường được Thánh Kinh biểu thị bằng danh từ vinh quang. Nhưng vinh quang hệ tại điều thiện của con người được nhiều người khác biết đến. Do đó, sự sum họp của bầu bạn thì cần cho hạnh phúc. 2. Vả lại, Boetius nói: Chiếm hữu điều thiện nào mà không có ai để chia sẻ cũng chẳng lý thú. Mà sự khoái lạc cần thiết cho hạnh phúc. Cho nên sự sum vầy của bầu bạn cũng cần để được hạnh phúc. 3. Vả lại, đức mến được hoàn bị trong hạnh phúc. Mà đức mến bao gồm lòng mến Chúa và yêu người. Cho nên hình như sự sum vầy của bạn bè thì cần để được hạnh phúc. NHƯNG. Trong sách Khôn Ngoan (7,11) có chép: Cùng với đức khôn ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi, nghĩa là cùng với sự khôn ngoan thần linh, thứ khôn ngoan hệ tại việc chiêm ngắm Thiên Chúa. Như thế để được hạnh phúc chẳng cần chi khác nữa. LUẬN GIẢI. Nếu chúng ta nói về thứ hạnh phúc ở đời này, thì phải nói như nhà hiền triết (IX Ethic.) rằng: người hạnh phúc cần có bầu bạn, không phải để trục lợi, vì người hạnh phúc là người sung túc; cũng không phải để được khoái lạc, vì nơi chính mình người hạnh phúc đã có hoan lạc hoàn bị trong việc đạo đức; nhưng để làm việc thiện, nghĩa là để làm ơn cho bầu bạn, để khoan khoái khi thấy bầu bạn làm việc thiện, và cũng để bầu bạn trợ giúp khi mình làm việc thiện. Vì khi thực thi những công việc của đời sống hoạt động cũng như của đời sống chiêm niệm, con người cần đến sự trợ giúp của bầu bạn. Nhưng nếu chúng ta nói về hạnh phúc hoàn bị sẽ được trên quê trời, thì sự sum vầy của bầu bạn không nhất thiết là cần cho hạnh phúc; vì con người được hoàn bị cách sung mãn toàn diện nơi Thiên Chúa. Nhưng sự sum vầy của bầu bạn thì cần để hạnh phúc được khởi sắc. Vì thế, trong cuốn VIII Super Gen. ad Litt., thánh Augustinus viết: Để thụ tạo thiêng liêng được hạnh phúc bề trong thì chỉ cần được trợ giúp bởi sự vĩnh hằng, bởi chân lý, và đức ái của Đấng Tạo Thành. Còn bề ngoài, nếu phải nói là cần được trợ giúp, thì có lẽ chỉ được trợ giúp ở chỗ những phúc nhân nhìn thấy nhau, và vui mừng vì sự quy tụ của mình trong Thiên Chúa. GIẢI ĐÁP. 1. Vinh quang cốt yếu của hạnh phúc là vinh quang con người chiếm hữu không phải nơi nhân loại, nhưng nơi Thiên Chúa. 2. Câu nói này phải được hiểu về điều thiện tự nó không sung túc đầy đủ. Điều đó không thể áp dụng vào vấn đề chúng ta đang bàn: vì con người được sung túc về mọi điều thiện nơi Thiên Chúa. 3. Sự hoàn bị của đức mến là điều cốt yếu cho hạnh phúc, nếu xét về lòng mến Thiên Chúa, chứ không phải sự yêu người thân cận. Thành thử, nếu chỉ có một linh hồn duy nhất vui hưởng Thiên Chúa, thì linh hồn này vẫn hạnh phúc, dù không có người thân cận nào để yêu mến. Nhưng giả dụ có người thân cận đồng loại, thì tình yêu đối với người này chỉ là hệ quả của lòng mến hoàn bị đối với Thiên Chúa. Cho nên tình bằng hữu thì tương quan với hạnh phúc hoàn bị như điều tháp tùng.
Trong vấn đề này thánh Thomas bàn về toàn thể những điều liên can tới hay chiếm hữu hạnh phúc, và chúng ta có thể theo Kinh viện mà gọi là yếu tính vật lý của việc chiếm hữu hạnh phúc. Vấn đề được chia thành hai phần cân đối: mỗi phần gồm 4 mục. Trong phần một (m.1-4), thánh Thomas bàn về việc khả dĩ đạt tới hạnh phúc: xét nguyên nó (n.1); theo cấp bậc hơn kém của mỗi người (m.2); khi nào? (m.3); và tính cách vĩnh cửu của hạnh phúc (m.4). Phần này đã được thánh nhân bàn giải (xc. I, vđ.12), theo một khía cạnh khác, khi đề cập đến sự thị kiến thanh nhàn. Trong phần hai, thánh nhân nghiên cứu những căn nguyên giúp con người đạt tới hạnh phúc: ấy là tác nhân của hạnh phúc: là chính con người (m.6) hay một căn nguyên ngoại tại nào, như Thiên Chúa? (m.7); căn nguyên chuẩn bị cho chính hạnh phúc, ấy là công phúc (m.7); sau hết là ước muốn tự nhiên được hạnh phúc (m.8). § I. Về việc con người có thể đạt tới hạnh phúc (m.1) A. Đạo lý mạc khải. Hạnh phúc hoàn bị của con người hệ tại nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền (xc. vđ.3, m.8). Mà mọi người công chính nhận được hạnh phúc này, như phần thưởng cho công phúc của mình, hoặc lập tức sau khi lìa thế, hay sau khi đã được thanh luyện khỏi tội lỗi và những vết nhơ của tội lỗi. Đây là chân lý Đức Benedicutus XII đã ấn định như tín điều (DS 1000), và được tái ấn định trong CĐC Firenze (DS 1305); cũng như đã được ấn định trong CĐC Lyon II (DS 857).[44] B. Giải thích thần học. Thánh Thomas chứng minh việc con người có thể đạt tới hạnh phúc hoàn bị: 1) Bằng cách nại đến đối tượng toàn ứng của trí khôn và của ý chí con người, đối toàn ứng này là chân lý và điều thiện phổ quát: bản tính hiểu biết “có thể” nhận biết chân lý phổ quát, cũng như ý chí có thể yêu mến điều thiện phổ quát. Mà Thiên Chúa là chân lý và là điều thiện phổ quát; chỉ khác ở chỗ: chân lý và điều thiện nơi Thiên Chúa là hữu thể thực hữu, chứ không phải là những quan niệm trừu tượng. 2) Bằng khả năng tuân nhận (potentia oboetientiali). Dưới đây (m.5) khi bàn về năng lực giúp ta nhìn thấy Thiên Chúa, Thánh Thomas nại đến ánh vinh quang (lumen gloriae), tức là năng lực siêu nhiên. Nên ở đây khi khẳng định là bản tính hiểu biết “có thể” thì chỉ có ý nói về khả năng cơ bản, mà ngày nay các nhà Kinh viện gọi là khả năng tuân nhận, tức là sở năng giúp hữu thể hạ đẳng sẵn sàng đón nhận một năng lực chủ động cao cường, có thể cất nhắc để hữu thể hạ đặng thực hiện một hành vi, vượt quá khả năng thụ động tự nhiên của nó. Vậy mọi vật thụ tạo đều có khả năng tuân nhận đối với Thiên Chúa, là Đấng có thể thực hiện tất cả những chi không tương phản với bản tính của vật thụ tạo này. Vì thế khi con người “có thể” nhìn thấy Thiên Chúa, tức là nhìn nhận rằng: bản tính nhân loại có thể tiếp nhận tác động của Thiên Chúa cất nhắc mình lên để nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền.[45] § II. Buộc phải tin là hạnh phúc vĩnh cửu được ban cho người công chính theo cấp bậc khác nhau, tuỳ theo công phúc của mỗi người (m.2) A. Đạo lý mạc khải. 1) Thánh Kinh. Thánh Gioan (14,2) ghi lại lời Chúa Giêsu phán: Trong nhà CHa của Thầy có nhiều nơi ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Thánh Phaolô (Rm 2,6) viết: Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm. 2) Đạo lý của Giáo Hội. CĐC Firenze đã xác định rằng: “người nọ được nhìn thấy Thiên Chúa cách hoàn bị hơn người kia, do những công phúc khác nhau của mỗi người” (DS 1305). B. Giải thích thần học. Xét về phía đối tượng làm nên hạnh phúc, tức là Thiên Chúa, thì hạnh phúc của mọi chính nhân đều như nhau; nhưng xét về phía chủ vị, tức là việc chiếm hữu hay vui hưởng hạnh phúc thì người công chính nọ có thể hạnh phúc hơn người công chính kia, tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi người. § III. Có ai có thể được hạnh phúc ngay trên dương thế chăng? (m.3) Để trả lời câu hỏi này Thánh Thomas vẫn phân biệt hạnh phúc hoàn bị và vĩnh cửu trên thiên quốc với hạnh phúc khiếm khuyết và tạm bợ nơi dương thế. 1. Về hạnh phúc hoàn bị và vĩnh cửu, như hệ tại nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, phải nói rằng: không người công chính nào có thể đạt được khi còn sống trên dương thế. A. Đạo lý mạc khải. 1) Thánh Kinh. Thánh Phaolô viết: Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt (1Cr 13,12). Vậy chúng tôi luôn mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng: ở lại trong thân thể này là lưu lạc xa Chúa, vì chúng tôi tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa. Vậy chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân thể để được ở bên Chúa (2Cr 5,6-8). 2) Đạo lý của Giáo Hội. Trong CĐC Vienne đã luận phi những sai nhầm của nhóm Beguard chủ trương rằng: “Ngay trên trần thế con người đã đạt được hạnh phúc theo mọi cấp bậc hoàn bị, như sẽ đạt được trong cuộc sống vinh phúc” (DS 894). Thánh bộ Đức tin cũng phi bác chủ trương sai lầm của nhóm Duy thực thể (Ontologismus) cho rằng: “Có thể thị kiến Thiên Chúa ngay trên dương thế này” (DS 2841-2847). B. Giải thích thần học. Chúng tôi xin diễn đạt những lý lẽ của Thánh Thomas về điều này như sau: 1) Hạnh phúc hoàn bị là trạng thái trong đó mọi điều ác đều bị đẩy lui, và mọi điều thiện đều được gồm thâu. Nhưng chúng ta thấy trên trần thế nhan nhản mọi thứ điều ác: chẳng những về thân thể, như đói khát, nóng bức giá lạnh, ốm đau; về tinh thần, như những đam mê, thác loạn, những nhu nhược, những ngu dốt; về xã hội như lừa đảo, tham nhũng, những chèn ép, bóc lột, áp bức, vv... 2) Chính con người cũng có những ước vọng khôn nguôi, như thiên hạ thường nói: Túi tham không đáy, hoặc được voi đòi tiên, vv... II. Về hạnh phúc khiếm khuyết và tạm bợ. Hạnh phúc này có thể có nơi dương thế. A. Đạo lý mạc khải. 1) Thánh Kinh. Chúng ta có thể áp dụng vào đây lời Chúa Giêsu phán với thánh Phêrô: Thầy bảo thật anh em: PHàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp (Mt 19,29). Khi nhắc lại lời Chúa hứa với các tông đồ, thánh Lucas ghi rõ: Chẳng hề ai... mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau (Lc 18,29-30). 2) Đạo lý của Giáo Hội. Trong Thông điệp Tứ Thập Niên, Đức Pius XI khẳng định: “Theo đạo lý của Thiên Chúa giáo, con người có bản tính xã hội, được đặt trên mặt đất này để sống trong xã hội, và dưới một quyền bính do Thiên Chúa xếp đắt, ngõ hầu trau dồi và phát triển đầy đủ mọi khả năng của mình để ca tụng và tôn vinh Thiên Chúa, và nhờ sự trưởng thành với tài năng và nghề nghiệp của mình, họ chinh phục cho mình hạnh phúc tạm bợ và vĩnh cửu” (số 49). B. Giải thích thần học. Ở đây Thánh Thomas chỉ xác định là: ai cho rằng có thể có hạnh phúc tạm thời trên dương thế, như phản ánh hạnh phúc vô tận, thì không hoàn toàn sai lầm (xc. gđ.3). C. Những yếu tố khác nhau cộng tác kiến tạo nên hạnh phúc tạm bợ trên trần thế. Chúng tôi xin liệt kê những yếu tố đó trong bản lược đồ dưới đây, với những giải thích vắn gọn:
thứ yếu
HẠNH PHÚC hệ tại
chính yếu
- kiến thức: như điều cốt yếu - đức hạnh: như điều chuẩn bị - bầu bạn: như hệ quả
- tư chất tốt
- ngoại thiện
- khoẻ mạnh: để có hạnh phúc - khôi ngôi: để hạnh phúc được khởi sắc
- sung túc: để có hạnh phúc - dư giả: để hạnh phúc được khởi sắc
1) Hạnh phúc tạm thời ở trần gian chính yếu và cốt yếu hệ tại kiến thức. Thực vậy, “hạnh phúc là hoạt động chuyên biệt của con người theo nhân đức trong đời sống hoàn bị”.[46] Mà hoạt động chuyên biệt của con người là suy nghĩ và hiểu biết: vì con người là động vật suy lý. Về điểm này Thánh Thomas viết: “Hiển nhiên là ai chuyên chủ suy niệm chân lý là người sung sướng nhất, theo sự sung sướng khả dĩ trong cuộc sống hiện tại”.[47] Thánh nhân còn khẳng định rằng: “Các nhân đức trí năng, thuộc về những điều làm cho con người được hạnh phúc... và là sự khai mào của hạnh phúc hoàn bị, thứ hạnh phúc hệ tại chiêm niệm chân lý”.[48] 2) Hạnh phúc tạm bợ cũng chính yếu được chuẩn bị bởi các nhân đức luân lý. “Thực vậy, để được hạnh phúc, cần phải có một số chuẩn bị: ấy là những hành vi của các nhân đức luân lý, nhờ đó ta đẩy lui được những trở ngại, như sự lo âu của tâm trí, bởi những đam mê, và bởi những thác loạn bên ngoài”.[49] Đàng khác, khoa học cũng như nghệ thuật chỉ chung cấp cho trí khôn trừu tượng và thực hành khả năng thực hiện những hành vi liên hệ một cách chính xác, dễ dàng, quen thuộc và thành thạo; nhưng không giúp sử dụng những tài năng hay những tập quán cho phù hợp với luân lý.[50] 3) Để hạnh phúc tạm bợ thêm khởi sắc (ad bene esse) thì cần phải có bầu bạn. Người hạnh phúc cần đến bầu bạn không phải để trực lợi, vì đã có phần sung túc rồi; cũng không để mua vui: việc nhân đức đã mang lại sự vui thoả rồi. Nhưng cần bầu bạn để làm việc thiện, như để giúp bầu bạn; để vui thoả khi thấy bạn làm việc thiện; để nhờ bạn trợ giúp phân phối tặng phẩm, khi mình làm việc thiện. Ngoài ra niềm vui đặc biệt của người là chia sẻ những sở trường của mình cho người mình mến yêu.[51] Cho nên bầu bạn thì cần để hạnh phúc được khởi sắc. 4) Hạnh phúc tạm thời ở trần gian thứ yếu hệ tại sự khoẻ mạnh, như điều cần để có hạnh phúc. Quả thực, hạnh phúc ở đời này hệ tại hoạt động chuyên biệt của con người theo nhân đức. Nhưng sự ốm yếu thể xác có thể cản trở con người trong việc thực thi nhân đức: sự ốm yếu giảm thiểu năng lực cần thiết để suy nghĩ, học hỏi. 5) Sự khôi ngô cũng cần như điều thứ yếu làm cho hạnh phúc được khởi sắc. Đây cũng là chủ trương của Aristoteles và Thánh Thomas: “Nếu bàn về hạnh phúc tạm bợ của con người thì cần có sự bố trí hoàn hảo của thân thể” (I-II, vđ.4, m.6). Và “con người có khuôn mặt xấu xí thì không được hạnh phúc mọi đàng, vì sự dị dạng thì đáng khinh bỉ và bị khinh thị trước con mắt tha nhân”.[52] 6) Hạnh phúc tạm thời ở trần gian thứ yếu hệ tại có đủ của cải. Về điểm này Thông điệp Tứ Thập Niên (số 32) viết: Con người phải thoả mãn những nhu yếu phẩm, những tiện nghi đoan chính, và để thăng tiến trong đời sống hạnh phúc bao nhiêu thì cần phải có bấy nhiêu ngoại thiện (tức của cải). Những ngoại thiện này, nếu được quản lý cách khôn ngoan thì không những không cản trở nhân đức, lại có lợi lớn cho nhân đức nữa.[53] 7) Có dư giả, để thực hiện những đóng góp đoan chính cho xã hội; nhất là để đề phòng cho lúc tuổi già; khi bệnh hoạn, hay nói chung, khi mất sức lao động. § IV. Hạnh phúc hoàn bị thì vĩnh cửu, không thể mất (m.4)
Đây cũng là chân lý đức tin.
1) Thực vậy, Thánh Kinh thường nói về phúc thiên đàng như sự sống đời đời. Thánh Matthêu (25,46) viết: ... Còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời. Thánh Gioan (17,3) cũng viết: Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã cử đến, là Giêsu Kitô. Các kinh Tín Kính cũng tuyên xưng có sự sống vĩnh cửu. 2) Bản tuyên tín của Đức Benedictus XII cũng nói: “Sự nhìn thấy và vui hưởng ấy sẽ liên tục không gián đoạn, sẽ tiếp nối mãi cho đến ngày chung thẩm, và từ đó cho đến đời đời”.[54] B. Lẽ thần học. Hạnh phúc hoàn bị là hồng ân Thiên Chúa ban cho chính nhân; mà Người đã ban thì không rút lại, vì nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng (Gc 1,17). Đàng khác hạnh phúc hoàn bị hệ tại sự nhìn thấy Thiên Chúa, là Đấng tuyệt hảo vô cùng, đáng yêu mến trên hết mọi sự. Vì thế, một khi chính nhân đã được nhìn thấy Thiên Chúa tỏ tường thì tuyệt nhiên không thể lìa bỏ Người. Còn về hạnh phúc khiếm khuyết và tạm bợ trên dương thế thì hẳn là phù du: vì không đẩy lui mọi điều ác, như đã nói trên đây (tr. 323-324). § V. Con người không thể tự sức mình đạt tới hạnh phúc hoàn bị (m.5-6) A. Đạo lý đức tin. 1) Thánh Kinh khẳng định là việc nhìn thấy Thiên Chúa là đặc trưng tự nhiên của Chúa Con và Chúa Thánh Thần (xc. Mt 11,27; Ga 1,18; 6,46; 1Cr 2,11; 1Tm 6,16). 2) Đạo lý của Giáo Hội. Để luận phi lạc thuyết của nhóm Beguard, CĐC Vienne đã ấn định rằng: “Bản tính của vật hiểu biết không thể tự mình đạt tới hạnh phúc hoàn bị, và bản tính này cần phải được cất nhắc bằng ánh vinh quang để nhìn thấy Thiên Chúa và vui hưởng hạnh phúc” (DS 895). B. Lẽ thần học. Sự nhận biết tự nhiên của vật thụ tạo nào cũng được thể hiện theo cách thức của bản thể của thụ tạo ấy. Mà sự nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa thì vượt quá bản tính của con người và của mọi vật thụ tạo. Cho nên cứ sức tự nhiên của mình, con người không thể đạt tới hạnh phúc hoàn bị. § VI. Để đạt tới hạnh phúc hoàn bị cần phải có công phúc (m.7) Sau khi đã bàn về hạnh phúc tạm bợ trên dương thế trong mục 5.6; (xc. § V trên đây), thánh Thomas bàn về điều kiện luân lý của hạnh phúc hoàn bị và vĩnh cửu. A. Đạo lý mạc khải. 1) Thánh Kinh. Vào thời của thánh Thomas, các học giả Công giáo thông thạo Thánh Kinh, nên thánh tiến sĩ thiên thần rất vắn gọn trong việc trưng dẫn đạo lý mạc khải; cũng vì thế mà ở đây, ngài chỉ trưng Tin Mừng thánh Gioan (13,17): Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em. Thực ra, đứng trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không có một thứ quyền lợi nào: chúng ta là những tên đầy tớ vô dụng.[55] Nhưng sở dĩ chúng ta có thể lập công cách đích đáng để lãnh thưởng, là vì khi ban ơn cho chúng ta, Thiên Chúa đã mặc nhiên hứa thưởng công cho chúng ta vì những việc lành ta làm.[56] Đó là điều Thánh Kinh đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: khi thì khuyên bảo ta hãy kiên tâm và ân cần phụng thờ Chúa: Bởi vậy anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích (1Cr 15,58; xc. 1Cr 9,24 tt); lúc thì dạy chúng ta chớ bỏ niềm tín thác, vì niềm tín thác ấy sẽ được bội thưởng: Vậy anh em đừng đánh mất niềm tín thác của anh em, niềm tín thác ấy sẽ được lãnh thưởng (Dt 10,35); Thánh Kinh cũng nói rõ, phần thưởng đó là triều thiên công chính, mà vị Thẩm phán chí công sẽ ban cho chúng ta: Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong ngày ấy, và không những cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện (2Tm 4,8). Tuy nhiên Thánh Kinh cũng nhắn nhủ cho ta biết, phần thưởng đó cũng căn cứ vào lời hứa của Thiên Chúa: Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người (Gc 1,12; xc. 2Pr 1,10). 2) Đạo lý của Giáo Hội. CĐC Trento đã luận phi lạc thuyết cho rằng: “Việc lành của chính nhân chỉ là ân huệ của Thiên Chúa, chứ không một trật là công phúc của chính nhân; hoặc nhờ những việc lành, chính nhân không thực sự đáng công để được tăng thêm ơn thánh, để được trường sinh, và để (nếu chết trong ơn thánh) đạt tới phúc trường sinh, và được tăng thêm vinh quang”.[57] B. Lẽ thần học. Trong mục 7 này thánh Thomas đã viện lẽ xứng tiện một cách khúc chiết, xin độc giả tiếp cận với chính bản văn của thánh sư Thomas. § VII. Về ước muốn tự nhiên được nhìn thấy Thiên Chúa (m.8) Vấn đề được khơi dậy bởi lối giải thích thiếu chính xác của nhóm Tân Thần học, như P. De Lubac, D. Laporte và O’Mahoney. Thực ra, vấn đề đã đợi đặc biệt bàn giải bởi các nhà Kinh viện, như Sylvestre de Ferrara, Soto; Cayetanus; Bañez, Joannes de Sto Thomas, Salmanticenses, Gonet, Gotti, Billuart, Garrigou-Lagrange, và bởi nhiều nhà thần học hiện đại. Trước hết nên lưu ý rằng Giáo Hội đã luận phi chủ thuyết của J. Frohschammer cho rằng, chẳng những các mầu nhiệm theo nghĩa rộng, lại cả những mầu nhiệm theo nghĩa hẹp cũng là đối tượng chung của cả đức tin lẫn lý trí (xc. DS 2851-2859). Lại CĐC Vaticano I cũng dạy: “Có hai lãnh vực nhận thức khác nhau, chẳng những về nguyên lý mà còn về đối tượng nữa: nguyên lý vì trong lãnh vực nọ chúng ta biết bằng lý trí tự nhiên; còn trong lãnh vực kia thì bằng đức tin; đối tượng vì ngoài những điều lý trí tự nhiên có thể nhận biết, còn có những mầu nhiệm phải tin, được giấu ẩn trong Thiên Chúa, mà chúng ta chỉ có thể biết do Thiên Chúa mạc khải (xc. DS 3015). Sau khi đã lưu ý đến đạo lý của Giáo Hội, chúng tôi xin trình bày cách vắn gọn về ý nghĩa của cụm từ ước muốn tự nhiên được nhìn thấy Thiên Chúa như sau: 1) Nơi bản tính suy lý của con người có nguyện vọng tự nhiên được nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, là sự hoàn bị tuyệt đỉnh của mọi nhận thức. Nguyện vọng này được khơi dậy bởi những công trình của Thiên Chúa, và là nguyện vọng tự nhiên, nhưng không phải là tất yếu và được quy định bởi bản tính như sự khao khát nhận biết điều thiện, mà là nguyện vọng tự phát và tự do, không bị cưỡng bức. 2) Nguyện vọng này cố nhiên là khiếm khuyết và không hữu hiệu, vì là sự khao khát một điều thiện không tương ứng với tính tự nhiên, nhưng trổi vượt trên tính tự nhiên ngàn trùng; là nguyện vọng hữu kiện chứ không tuyệt đối (desiderium conditionatum et non absolutum), vì hướng về một đối tượng mà ta không biết chắc là có thể có, như thánh Phaolô đã giãi bày: Và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại (1Cr 12,4); Chỉ một mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy (1Tm 6,16); lại cũng không biết dùng những phương tiện nào để đạt tới. Những thứ nguyện vọng không hữu hiệu này là tình trạng thông thường của con người: như ước ao không phải chết, ước ao được núi vàng, ước ao được bay vv..., và không ai cho đó là những yêu sách tự nhiên. Thánh Thomas gọi thứ nguyện vọng không hữu hiệu này là “muốn vậy” (velleitas), là thứ sơ ước, theo như bản lược đồ 12 động tác làm thành hành vi nhân tính hoàn bị (xc. tr.49). 3) Không thể lấy Thiên Chúa vốn dĩ hay tự thể là điều thiện tuyệt đỉnh và là Đấng đáng ước muốn tuyệt đối mà cho rằng, Ngài cũng là điều thiện tuyệt đối và đáng ước muốn tuyệt vời đối với con người: để một điều thiện đáng ai đó ước muốn không những phải là điều thiện tự thể, mà còn phải là điều thiện đối với người ấy. 4) Căn cứ vào đạo lý của thánh Thomas về việc không thể chứng minh những mầu nhiệm siêu nhiên, thì những lý lẽ chứng minh, căn cứ trên nguyện vọng tự nhiên của con người, chỉ là những lẽ xứng tiện, nói lên sự hài hoà lạ lùng giữa sự thị kiến thanh nhàn, và những phương tiện siêu nhiên, với bản tính thiêng liêng của chúng ta, nghĩa là trên trí hiểu là ý muốn của con người, là những tài năng hoàn toàn vô chất, tức là thiêng liêng. Còn những lý lẽ mà thánh Thomas dùng trong cuốn III Cont. Gent., c.50, như có giá trị chứng minh, chỉ là những lý lẽ đối nhân (arg. Ad hominem), tức là đối với những triết gia Ả Rập. 5) Tóm lại, nguyện vọng tự nhiên này là một sở năng để được cất nhắc, thứ sở năng mà các nhà Kinh viện quen gọi là tiềm năng tuân nhận (potentia oboedientialis), của bản tính, chỉ có thể được đưa sang hiện thể bởi Thiên Chúa toàn năng, như đã được gàn giải trong mục 1 của vấn đề 5 này.[58]
Bây giờ phải bàn tới chính việc đạt tới hạnh phúc (xc. vđ.2, DN). Về vấn đề này, tám mục cần được bàn giải: 1. Con người có thể đạt tới hạnh phúc chăng? 2. Người nọ có thể hạnh phúc hơn người kia chăng? 3. Có người nào có thể được hạnh phúc ở đời này chăng? 4. Hạnh phúc đã đạt được có thể bị mất chăng? 5. Con người có thể nhờ những năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hạnh phúc chăng? 6. Con người có thể đạt tới hạnh phúc nhờ hoạt động của một thụ tạo cao cấp chăng? 7. Con người có cần những công việc nào đó để được Thiên Chúa cho đạt tới hạnh phúc chăng? 8. Có phải mọi người đều ước mong hạnh phúc chăng?
NGHI VẤN. Hình như con người không thể đạt tới hạnh phúc. 1. Thực vậy, cũng như bản tính suy lý thì trổi vượt trên bản tính cảm giác; thì bản tính hiểu biết cũng trổi vượt trên bản tính suy lý, như Dionysius đã chứng minh nhiều lần trong sách De Div. Nom.. Nhưng vì chỉ có bản tính cảm giác nên các thú vật không thể đạt tới mục đích của bản tính suy lý. Vậy vì thuộc về bản tính suy lý, nên con người cũng không thể đạt tới mục đích của bản tính hiểu biết, tức là hạnh phúc. 2. Vả lại, hạnh phúc chân thật hệ tại sự nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng là chân lý thuần tuý. Nhưng điều bản nhiên của con người là nhận ra chân lý trong các vật hữu chất: vì thế, con người hiểu biết những ảnh niệm trong các giác tượng, như ta thấy trong cuốn III De Anima. Cho nên con người không thể đạt tới hạnh phúc. 3. Vả lại, hạnh phúc hệ tại tới điều thiện tối thượng. Nhưng chả ai có thể đạt tới điều thiện tối thượng nếu không vượt qua những điều thiện trung gian. Vậy giữa Thiên Chúa và bản tính nhân loại có bản tính thiên thần, mà con người không thể vượt qua: cho nên hình như con người không thể đạt tới hạnh phúc. NHƯNG. Thánh vịnh (94,12) có chép: Lạy Chúa, hạnh phúc thay kẻ được Ngài giáo huấn. LUẬN GIẢI. Hạn từ hạnh phúc biểu thị sự chiếm hữu điều thiện hoàn bị. Vì thế, phàm ai có khả năng đạt tới điều thiện hoàn bị thì cũng có thể đạt tới hạnh phúc. Mà ta có thể giãi bày việc con người có khả năng đạt tới điều thiện hoàn bị cũng có thể đạt tới hạnh phúc. Mà ta có thể giãi bày việc con người có khả năng đạt tới điều thiện hoàn bị như thế này: vì trí năng của con người có thể thâu nhận điều thiện phổ quát và hoàn bị, và ý chí con người có thể muốn điều thiện đó. Cho nên con người có thể đạt tới hạnh phúc. – Điều đó cũng được chứng minh bởi con người có thể nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, như đã được giãi bày trong phần I (vđ. 12, m.1); và hạnh phúc hoàn bị của con người hệ tại việc nhìn thấy này, như chúng tôi đã bàn giải (I-II, vđ.3, m.8). GIẢI ĐÁP. 1. Sự trổi vượt của bản tính suy lý trên bản tính cảm giác của bản tính hiểu biết trên bản tính suy lý thì khác nhau. Bản tính suy lý trổi vượt trên bản tính giác cảm về đối tượng nhận thức: vì giác quan tuyệt nhiên không biết điều phổ quát, là đối tượng của lý trí. Còn bản tính hiểu biết thì trổi trên bản tính suy lý về cách thức nhận biết cũng một chân lý khả tri: vì bản tính hiểu biết thâu nhận chân lý ngay lập tức, mà bản tính suy lý chỉ đạt tới nhờ sự suy cứu, như đã được chứng minh bởi những điều đã nói trong phần I (vđ.58, m.3; vđ.79, m.8). Vì thế, lý trí phải nhờ một thứ chuyển động nào đó mới đạt tới điều mà trí hiểu thâu nhận. Vì thế bản tính suy lý có thể đạt tới hạnh phúc, thứ hạnh phúc là sự hoàn bị của bản tính hiểu biết; nhưng theo cách thức khác với các thiên thần. Các thiên thần đạt tới hạnh phúc lập tức sau khi khởi sự được tạo thành: còn con người chỉ đạt tới hạnh phúc sau một thời gian. Nhưng bản tính tuyệt nhiên không thể nào đạt tới cùng đích này. 2. Đối với con người trong tình trạng sinh sống hiện tại, cách thức bản nhiên để nhận biết chân lý khả tri là nhờ những giác tượng. Còn sau tình trạng sinh sống hiện tại, con người có một cách thức bản nhiên khác, như chúng tôi đã bàn giải trong phần I (vđ.84, m.7; vđ.89, m.1). 3. Con người không thể vượt qua cấp bậc các thiên thần về bản tính, nghĩa là để cứ tự nhiên ở trên các thiên thần. Nhưng con người có thể vượt qua các thiên thần bằng hoạt động của trí hiểu, khi hiểu biết rằng, trổi vượt trên các thiên thần còn có một hữu thể nào đó, hạnh phúc hoá con người; và khi con người đạt được hữu thể này cách hoàn bị, thì sẽ được hạnh phúc hoàn toàn.
NGHI VẤN. Hình như người này không thể hạnh phúc hơn người kia. 1. Thực vậy, hạnh phúc là phần thưởng của nhân đức, như nhà hiền triết đã viết trong cuốn I Ethic.. Nhưng sẽ trả một công xá đồng đều cho mọi công việc nhân đức: vì trong Tin Mừng thánh Matthêu (20,1) có chép rằng: mọi người lao tác trong vườn nho mỗi người nhận được một quan tiền; vì như thánh Gregorius nói: họ lãnh thưởng một cách đồng đều là sự trường sinh. Cho nên, người này không thể hạnh phúc hơn người kia. 2. Vả lại, hạnh phúc là điều thiện tối thượng. nhưng không chi có thể vĩ đại hơn điều thiện tối thượng. Cho nên, hạnh phúc của người này không thể vĩ đại hơn hạnh phúc của người kia. 3. Vả lại, vì hạnh phúc là điều thiện hoàn bị và sung túc, làm cho ước muốn của con người an nguôi. Nhưng ước muốn không được an nguôi, nếu còn thiếu một điều thiện nào đó có thể được bổ khuyết. Nhưng nếu không thiếu chi hết có thể bổ khuyết, thì sẽ không thể có điều thiện nào khác vĩ đại hơn. Cho nên, hoặc con người chưa hạnh phúc: hoặc nếu đã hạnh phúc, thì không thể có hạnh phúc nào vĩ đại hơn. NHƯNG. Trong Tin Mừng thánh Gioan (14,2) có chép rằng: trong nhà Cha Thầy có nhiều nơi ở. Mà những nơi ở này được hiểu là những phẩm vị khác nhau của công phúc trong cuộc sống vĩnh cửu, như thánh Augustinus đã khẳng định. Nhưng phẩm vị của đời sống vĩnh cửu, đợi ban tặng theo công phúc, là chính hạnh phúc. Cho nên có những cấp bậc hạnh phúc khác nhau, và hạnh phúc của mọi người thì không đồng đều. LUẬN GIẢI. Như đã trình bày ở trên (vđ.1, m.8; vđ.2, m.7), lý tính của hạnh phúc hàm súc hai điều: ấy là chính cùng đích tối hậu, tức là điều thiện tuyệt đỉnh; và sự chinh phục hoặc sự vui hưởng chính điều thiện đó. Vậy xét theo chính điều thiện, là đối tượng và căn nguyên của hạnh phúc, thì hạnh phúc nọ không thể vĩ đại hơn hạnh phúc kia, vì chỉ có một điều thiện tuyệt đỉnh, tức là Thiên Chúa: nhờ sự vui hưởng Thiên Chúa mà con người được hạnh phúc. – Còn xét về sự chinh phục hoặc về sự vui hưởng điều thiện này, thì người nọ có thể hạnh phúc hơn người kia: vì ai càng được vui hưởng điều thiện này thì người ấy càng hạnh phúc. Nhưng có thể xảy ra là người nọ vui hưởng Thiên Chúa cách hoàn bị hơn người kia, hoặc vì được chuẩn bị, hoặc vì được quy hướng về sự vui hưởng Thiên Chúa cách hoàn bị hơn. Theo đó người nọ có thể hạnh phúc hơn người kia. GIẢI ĐÁP. 1. Phải nói rằng sự đồng nhất của quan tiền biểu thị sự thuần nhất của hạnh phúc về phía đối tượng. Nhưng sự khác nhau về nơi chốn diễn tả sự khác nhau về hạnh phúc theo cấp bậc khác nhau của sự vui hưởng. 2. Ta nói hạnh phúc là điều thiện tuyệt đỉnh, vì là sự chiếm hữu hay sự vui hưởng hoàn bị điều thiện tuyệt đỉnh. 3. Không một phúc nhân nào thiếu điều thiện đáng mong ước: vì đã chiếm hữu chính điều thiện vô hạn, là điều thiện của mọi điều thiện, như thánh Augustinus đã nói. Nhưng ta nói người nọ hạnh phúc hơn người kia, là do sự tham dự khác nhau vào cũng một điều thiện. Còn việc thêm những điều thiện khác vào không tăng thêm hạnh phúc, vì thế trong cuốn V Confess., thánh Augustinus than thở: kẻ nhận biết Chúa và các vật khác thì không vì thế mà hạnh phúc hơn, nhưng chỉ nhờ một mình Chúa mà được hạnh phúc.
NGHI VẤN. Hình như có thể có hạnh phúc ở đời này. 1. Thực vậy, trong Thánh vịnh (118,1) có viết rằng: Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp Chúa Trời. Mà điều này xảy ra ngay trong cuộc sống hiện tại. Cho nên, ai đó có thể được hạnh phúc ở đời này. 2. Vả lại, sự tham dự khiếm khuyết vào điều thiện tuyệt đỉnh không thủ tiêu lý tính của hạnh phúc: chẳng vậy, người nọ không thể hạnh phúc hơn người kia. Nhưng ở đời này con người có thể thông dự vào điều thiện tuyệt đỉnh, bằng cách nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, dẫu chỉ thông dự cách khiếm khuyết. Vì thế con người có thể hạnh phúc ngay ở đời này. 3. Vả lại, điều gì được nhiều người nói tới thì không thể là hoàn toàn sai lầm: vì hình như điều gì phần nhiều hay xảy ra là điều tự nhiên; thực vậy thiên nhiên không thiếu sót cách hoàn toàn. Mà nhiều người chủ trương là trong cuộc sống này có hạnh phúc, như thấy trong lời Thánh vịnh 143,15: Hạnh phúc thay dân nào được những điều này, nghĩa là những điều thiện của cuộc sống hiện tại. Vì thế ai đó có thể được hạnh phúc ngay ở đời này. NHƯNG. Sách Gióp (14,1) có chép rằng: Con người do phụ nữ sinh ra, tuổi đời thì ngắn ngủi mà âu lo thì chồng chất. Nhưng hạnh phúc thì đẩy lui sự khổ cực. Vì thế, con người không thể được hạnh phúc ở đời này. LUẬN GIẢI. Sự tham dự đôi chút vào hạnh phúc thì có thể có ở đời này; còn hạnh phúc đích thực và hoàn bị thì không thể có ở đời này. Đó là điều ta có thể suy cứu hai cách. Trước hết, do chính lý tính chung của hạnh phúc. Vì hạnh phúc là điều thiện hoàn bị và sung túc, đẩy lui mọi điều ác, và thoả mãn mọi ước muốn. Nhưng ở đời này, ta không thể đẩy lui mọi điều ác. Vì đời sống hiện tại phải luỵ nhiều điều ác mà ta không thể tránh, như sự dốt nát về phía trí khôn, sự luyến ái hỗn độn về phía dục vọng, và nhiều nỗi cực nhọc về phía thân thể, như thánh Augustinus đã trình bày cách cẩn trọng trong cuốn XIX De Civ. Dei.. Cả sự mong ước điều thiện cũng không được thoả mãn ở đời này. Thực vậy, cứ tự nhiên con người mong muốn điều thiện, mà họ chiếm hữu, được vĩnh tồn. Mà những điều thiện của đời hiện tại thì mau qua: vì chính sự sống cũng qua đi, dù cứ tự nhiên chúng ta muốn nó trường tồn, vì cứ tự nhiên con người tránh lánh sự chết. Vì thế, không thể có hạnh phúc thật ở đời này. Thứ đến, nếu suy đến yếu tố loại biệt làm nên hạnh phúc, tức là sự nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, là điều mà con người không thể đạt được ở đời này, như đã được chứng minh trong Phần I (vđ.12, m.11). Do những điều đó hiển nhiên là, ở đời này không ai có thể đạt được hạnh phúc chân thật và hoàn bị. GIẢI ĐÁP. 1. Nhiều người được coi là có hạnh phúc ở đời này, hoặc vì hy vọng đạt được hạnh phúc ở đời sau, theo lời thư Rôma (8,24): Chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng; hoặc vì sự thông dự phần nào vào hạnh phúc, theo mức độ vui hưởng điều thiện tuyệt đỉnh. 2. Sự thông dự hạnh phúc có thể khiếm khuyết hai cách. Một là về phía chính đối tượng của hạnh phúc, vì đối tượng này không được nhìn thấy theo yếu tính của nó: và sự khiếm khuyết này triệt tiêu lý tính của hạnh phúc chân thật. Hai là, sự khiếm khuyết có thể do chính chủ thể thông dự, chủ thể này thực sự đạt tới chính đối tượng của hạnh phúc, tức là Thiên Chúa, nhưng đạt tới một cách khiếm khuyết, nếu so sánh với cách thức mà Thiên Chúa vui hưởng chính mình. Sự khiếm khuyết này không triệt tiêu lý tính đích thực của hạnh phúc: vì hạnh phúc là một hoạt động, những điều đã trình bày trên đây (vđ.3, m.2), lý tính đích thực của hạnh phúc là do đối tượng loại định hành vi, chứ không do chủ thể. 3. Sở dĩ có người tưởng rằng ở đời này có một thứ hạnh phúc nào đó, là vì có bóng dáng của hạnh phúc đích thực. Và như vậy, sự thẩm định của họ không hoàn toàn sai lầm.
NGHI VẤN. Hình như hạnh phúc có thể mất đi 1. Thực vậy, hạnh phúc là một sự hoàn bị. Nhưng mọi sự hoàn bị thì trụ tại vật khả dĩ hoàn bị theo cách thức của vật này. Vậy vì theo bản tính của mình, con người hay thay đổi, nên hình như hạnh phúc con người tham dự một cách đổi thay. Cho nên, hình như con người có thể đánh mất hạnh phúc. 2. Vả lại, hạnh phúc hệ tại hành vi của trí khôn; và trí khôn thì luỵ phục vào ý chí. Nhưng ý chí có thể ưa muốn những điều tương phản nhau. Cho nên, hình như con người có thể đình chỉ hoạt động làm cho mình được hạnh phúc: và vì thế con người hết được hạnh phúc. 3. Vả lại, cùng tận thì ứng đối với khởi đầu. Nhưng hạnh phúc của con người thì có khởi đầu: vì con người không luôn luôn được hạnh phúc. Cho nên, hình như hạnh phúc có cùng tận. NHƯNG. Trong Tin Mừng theo thánh Matthêu (25,46) có viết về người công chính rằng: Họ ra đi để hưởng sự sống muôn đời, là hạnh phúc của chư thánh, như đã trình bày trên đây (m.2, NHƯNG). Mà điều vĩnh hằng thì không biến mất. Cho nên hạnh phúc không thể mất đi. LUẬN GIẢI. Nếu chúng ta bàn về hạnh phúc khiếm khuyết, như có thể có trong cuộc sống này, thì có thể mất đi. Đó là điều hiển nhiên đối với hạnh phúc trong chiêm niệm, là hạnh phúc có thể mất đi hoặc vì sự quên lãng, chẳng hạn khi kiến thức bị huỷ diệt bởi bệnh tật nào đó; hoặc bởi những bận bịu, khiến con người hoàn toàn xao nhãng việc chiêm niệm. Điều đó cũng hiển nhiên đối với hạnh phúc trong hoạt động: vì ý chí của con người có thể thay đổi, thoái hoá từ nhân đức đến nết xấu, mà hạnh phúc chính yếu hệ tại hành vi của nhân đức. Còn nếu nhân đức vẫn được vẹn toàn, thì những thay đổi bên ngoài có thể quấy rối hạnh phúc đó vì cản trở nhiều hoạt động của nhân đức. Tuy nhiên, những thay đổi đó không thể hoàn toàn cất mất hạnh phúc, vì hoạt động của nhân đức vẫn còn, bao lâu con người đương đầu với những thử thách ấy một cách đáng khen. – Và vì hạnh phúc ở đời này có thể mất đi, là điều hình như tương phản với lý tính của hạnh phúc, nên trong cuốn I Ethic., nhà hiền triết viết rằng, một số người được hạnh phúc ở đời này, không phải cách đơn thuần, nhưng như con người, có bản tính luỵ thuộc vào sự thay đổi. Nhưng nếu chúng ta bàn về hạnh phúc hoàn bị được mong đợi sau cuộc sống này, thì phải biết rằng ông Origenes, theo sự sai lầm của một số đồ đệ Plato cho rằng, con người có thể trở thành khổ cực sau khi đạt tới hạnh phúc tối hậu. Tuy nhiên, điều này hiển nhiên là sai vì hai lý do. Trước hết, do chính lý tính chung của hạnh phúc. Thực vậy, hạnh phúc là điều thiện hoàn bị và sung túc (xc. m.2, gđ.3), phải làm cho ước muốn của con người được an nguôi, và phải đẩy lui mọi điều ác. Nhưng cứ tự nhiên con người ao ước giữ lấy điều thiện mà mình đã đạt được, và được chắc chắn trong việc giữ lấy đó: chẳng vậy, hẳn phải băn khoăn vì sợ mất, và đau đớn vi chắc chắn phải mất. Cho nên, để được hạnh phúc đích thực, con người phải xác tín là mình sẽ không bao giờ mất điều thiện đã chiếm hữu. Nếu niềm xác tín này là chân thực, thì con người sẽ không bao giờ mất hạnh phúc. Còn nếu niềm xác tín sai lầm, thì chính việc xác tín sai lầm đã là một điều ác: vì sai lầm là điều ác của trí khôn, cũng như chân thật là điều thiện của nó, như đã trình bày trong cuốn VI Ethic.. Vì thế, nếu điều ác nào đó trụ nơi ai thì người ấy sẽ không thực sự hạnh phúc. Thứ đến, điều đó cũng hiển nhiên, nếu suy cứu lý tính của hạnh phúc đặc thù. Thực vậy, như đã chứng minh trên đây (vđ.3, m.8), hạnh phúc hoàn bị của con người hệ tại nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa. Vậy phàm ai đã nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa thì người ấy không thể muốn không nhìn thấy nữa. Vì phàm ai muốn thiếu điều thiện mà mình hiện có, thì hoặc đó là điều thiện bất túc, nên người ấy tìm kiếm điều thiện sung túc hơn để thay thế, hoặc vì điều thiện đó có điều bất tiện nào kèm theo làm cho người ấy ngán ngẩm nó. Nhưng sự nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa làm cho linh hồn được đầy mọi điều thiện, vì liên kết nó với nguồn của mọi thiện hảo; vì thế, Thánh vịnh (16,15) có chép: Tôi sẽ được no thoả khi vinh quang Chúa xuất hiện; và sách Khôn Ngoan (7,11) thì viết: Cùng với sự thông tuệ, mọi điều thiện đã đến với tôi, nghĩa là cùng với sự chiêm ngưỡng sự thông tuệ. Lại có điều bất tiện nào kèm theo: vì có viết (Kn 8,16) về việc chiêm niệm sự thông tuệ rằng: đàm đạo với sự thông tuệ không bao giờ cay đắng, và chung sống với sự thông tuệ chẳng khi nào phải đau khổ. Cho nên, hiển nhiên là do ý riêng phúc nhân không thể từ bỏ hạnh phúc được. – Cũng không thể mất hạnh phúc ấy do Thiên Chúa lấy lại hạnh phúc này. Vì sự lấy lại hạnh phúc là một hình phạt, nên sự lấy lại ấy không thể do Thiên Chúa, là thẩm phán công minh, có chăng là do tội lỗi nào đó: mà người nhìn thấy Thiên Chúa không thể sa phạm, vì để được nhìn thấy này nhất thiết mang theo sự ngay thẳng của ý chí như đã được trình bày trên đây (vđ.4, m.4). Cũng không một tác nhân nào khác có thể lấy lại hạnh phúc này. Vì tâm hồn đã được kết hợp với Chúa tức là được cất nhắc lên trên tất cả mọi thực tại khác; vì thế không tác nhân nào khác có thể phân rẽ tâm hồn ra khỏi sự kết hiệp này. Cho nên, xem ra tuyệt nhiên không thể chủ trương rằng con người theo dòng thời gian phải trải qua từ hạnh phúc đến khổ cực, và ngược lại: vì những thay đổi tạm thời như thế chỉ có thể xảy ra cho các vật lệ thuộc vào thời gian và vào sự chuyển biến. GIẢI ĐÁP. 1. Phải nói rằng hạnh phúc là sự hoàn bị đã hoàn chỉnh, đẩy lui mọi khiếm khuyết khỏi phúc nhân. Và vì thế, sự hoàn bị ấy được ban tặng một cách bất biến cho người đạt được, nhờ quyền năng của Thiên Chúa cất nhắc con người, để được thông dự vào sự vĩnh hằng vượt trên mọi đổi thay. 2. Ý muốn có thể hướng về những điều tương phản trong những phương tiện đưa tới đích; nhưng hướng về cứu cánh do sự tất yếu tuy nhiên. Đó là điều hiển nhiên, vì con người không thể không muốn được hạnh phúc. 3. Phải nói rằng hạnh phúc có khởi đầu do tình trạng của con người được thông dự nó: nhưng không có cùng tận do tình trạng của điều thiện, làm cho người được thông dự thành phúc nhân. Vì thế, sự khởi đầu của hạnh phúc thì do một căn nguyên, còn việc nó không có cùng tận lại do một căn nguyên khác.
NGHI VẤN. Hình như con người có thể nhờ những năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hạnh phúc. 1. Thực vậy, thiên nhiên không thiếu sót trong những điều cần thiết. Nhưng đối với con người không chỉ cần thiết cho bằng điều giúp con người đạt tới mục đích tối hậu. Cho nên điều đó không thiếu sót nơi bản tính con người. Thành thử con người có thể nhờ năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hạnh phúc. 2. Vả lại con người, vì cao nhã hơn các thụ tạo không suy lý, nên xem ra phải sung túc hơn. Nhưng các thụ tạo không suy lý có thể nhờ các năng lực tự nhiên của chúng mà đạt tới những mục đích riêng. Cho nên, con người càng có thể nhờ các năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hạnh phúc. 3. Vả lại, theo nhà hiền triết, hạnh phúc là một hoạt động hoàn bị. Mà cũng một căn nguyên phải khởi đầu một công việc và hoàn chỉnh nó. Vậy vì công việc khiếm khuyết là như sự khởi đầu trong các công việc của nhân loại, thì lệ thuộc vào năng lực tự nhiên của con người, nhờ đó con người làm chủ các hành vi của mình; cho nên xem ra con người có thể nhờ năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hoạt động hoàn bị, tức là hạnh phúc. NHƯNG. Cứ tự nhiên do trí khôn và ý chí mà con người là căn nguyên mọi hành vi của mình. Nhưng hạnh phúc tối hậu được chuẩn bị cho chư thánh thì trổi vượt hơn trí khôn và ý chí của con người: thực vậy, thánh tông đồ viết (1Cr 2,9): Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người. Cho nên con người không thể nhờ các năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới hạnh phúc. LUẬN GIẢI. Phải nói rằng hạnh phúc khiếm khuyết như có thể có ở đời này, thì con người có thể nhờ những năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới, cũng một cách như nhân đức: vì hạnh phúc hệ tại việc thực thi nhân đức, như sau đây sẽ được bàn tới (vđ.63). Nhưng hạnh phúc hoàn bị của con người hệ tại việc nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, như đã trình bày trên đây (vđ.3, m.8). Mà việc nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa thì trổi vượt quá bản tính chẳng những của con người, mà còn của tất cả mọi thụ tạo khác, như đã trình bày trong phần I (vđ.12, m.4). Thực vậy, sự nhận thức tự nhiên của thụ tạo nào thì tương ứng với cách thức của bản thể của nó; vì thế, trong sách Các căn nguyên có viết về Trí hiểu rằng: Nó nhận biết cả những điều ở trên nó và những điều ở dưới nó, theo cách thức bản thể của nó. Nhưng mọi nhận thức theo cách thức của bản thể thụ tạo đều hụt hẫng, không thể nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa là yếu tính vô cùng trổi vượt trên mọi bản thể thụ tạo. Cho nên dù con người, hay bất cứ thụ tạo nào, cũng không thể nhờ những năng lực tự nhiên của mình mà đạt tới được hạnh phúc tối hậu. GIẢI ĐÁP. 1. Phải nói rằng, như thiên nhiên không để con người thiếu thốn về những nhu yếu phẩm, vì dù cung cấp cho con người vũ khí và trang phục, như đã cung cấp cho các thú vật khác; nhưng đã cung cấp cho con người lý trí và hai bàn tay, nhờ đó mà con người có thể chinh phục cho mình những thứ ấy, thì thiên nhiên cũng không để con người thiếu thốn về những điều cần thiết, dù không cung cấp cho con người khởi nguyên để đạt tới hạnh phúc: vì điều này là điều không thể có. Nhưng đã ban cho con người sự tự do tự quyết để nhờ đó mà trở về với Thiên Chúa, là Đấng sẽ làm cho con người được hạnh phúc. Thực vậy, những chi chúng ta có thể nhờ bạn hữu mà làm, thì một cách nào đó, chúng ta có thể tự mình làm, như đã được ghi trong cuốn III Ethic.. 2. Phải nói rằng, bản tính có thể đạt được điều thiện hoàn bị, dẫu phải cần đến sự trợ giúp ngoại lai để đạt tới điều thiện đó, thì thuộc về tình trạng cao nhã hơn là bản tính không thể đạt tới điều thiện hoàn bị, mà chỉ có thể đạt tới điều thiện khiếm khuyết nào đó, dù không cần đến sự trợ giúp ngoại lai, như nhà hiền triết đã viết trong cuốn I De Caelo. Cũng như người có tạng lành mạnh có thể đạt tới sự lành mạnh hoàn bị, dẫu phải nhờ đến thuốc men, thì vẫn hơn là người chỉ có thể đạt được sự lành mạnh khiếm khuyết, dù không có sự trợ giúp của thuốc men. Vì thế, thụ tạo có lý trí, là thụ tạo có thể đạt tới điều thiện hoàn bị của hạnh phúc, dẫu cần sự trợ giúp của Thiên Chúa, vẫn hoàn bị hơn thụ tạo không suy lý, là thụ tạo không có khả năng về điều thiện này, nhưng nhờ năng lực tự nhiên của mình chỉ đạt tới điều thiện khiếm khuyết nào đó. 3. Khi điều khiếm khuyết và điều hoàn bị cũng thuộc về một loại, thì chúng có thể phát sinh bởi cũng một năng lực. Nhưng nếu không thuộc về loại khác nhau, thì điều này không nhất thiết là như thế: vì không phải phàm chi có thể thực hiện sự chuẩn bị, cũng có thể cung cấp sự hoàn bị tối hậu. Vậy hoạt động khiếm khuyết luỵ thuộc vào năng lực tự nhiên của con người không thuộc về một loại với thứ hoạt động hoàn bị là hạnh phúc của con người: vì là hoạt động được loại biệt bởi đối tượng. Cho nên, lý lẽ đó không ăn nhằm gì cả.
NGHI VẤN. Hình như con người có thể trở thành hạnh phúc nhờ hoạt động của thụ tạo cao cấp nào đó, chẳng hạn của thiên thần. 1. Thực vậy, nơi các vật có hai trật tự: một là trật tự giữa các thành phần của vũ trụ với nhau; hai là trật tự của toàn thể vũ trụ với điều thiện ở ngoài vũ trụ; trật tự thứ nhất thì quy hướng về trật tự thứ hai như về mục đích, như đã ghi trong cuốn XII Metaphys.; cũng như trật tự giữa các thành phần của đạo binh với nhau phải vì trật tự của toàn thể đạo binh với vị tư lệnh. Nhưng trật tự giữa các thành phần của vũ trụ với nhau được thể hiện khi các thụ tạo cao cấp tác động và các thụ tạo hạ cấp, như đã được ban tới trong phần I (vđ.109, a.2): nhưng hạnh phúc hệ tại con người quy hướng về điều thiện ở ngoài vũ trụ, tức là Thiên Chúa. Cho nên nhờ tác động của thụ tạo cao cấp, tức là thiên thần, vào con người, mà con người trở thành phúc nhân. 2. Vả lại, phàm chi là thế trong tiềm thế thì có thể nhờ điều là thế trong hiện thể mà trở thành hiện thể: chẳng hạn, vật óng trong tiềm thể nhờ vật nóng trong hiện thể mà trở thành nóng trong hiện thể. Nhưng con người là phúc nhân trong có tiềm thể. Cho nên nhờ thiên thần là phúc thần trong hiện thể, mà con người có thể trở thành phúc nhân trong hiện thể. 3. Vả lại, hạnh phúc hệ tại hoạt động của trí khôn, như đã được trình bày trên đây (vđ.3, m.4). Mà thiên thần có thể soi sáng trí khôn con người, như chúng tôi đã chứng minh trong phần I (vđ.111, m.1). Cho nên, thiên thần có thể làm cho con người thành phúc nhân. NHƯNG. Trong Thánh vịnh (84,12) có chép: Thiên Chúa sẽ ban ân sủng và vinh quang. LUẬN GIẢI. Vì mọi vật thụ tạo đề lệ thuộc vào những định luật của bản tính, mà vì bản tính chỉ có năng lực và hoạt động hữu hạn: nên điều vượt quá bản tính thụ tạo thì không thể được thể hiện bởi năng lực của thụ tạo nào cả. Vì thế, nếu phải thể hiện điều gì vượt trên bản tính của vật thụ tạo, thì điều đó được Thiên Chúa trực tiếp thể hiện: như sự sống lại của người chết, sự sáng mắt của người mù, và những điều tương tự như thế. Nhưng như đã được trình bày trên đây (m.5): hạnh phúc là điều thiện vượt trên bản tính thụ tạo. Thành thử, hạnh phúc không thể được cung cấp bởi hoạt động của bất cứ vật thụ tạo nào: nhưng chỉ nhờ một mình Thiên Chúa tác động mà con người được hạnh phúc, nếu chúng ta bàn về hạnh phúc hoàn bị. – Còn nếu chúng ta bàn về hạnh phúc khiếm khuyết, thì cũng phải nói về nó như về nhân đức: hạnh phúc hệ tại hành vi của nhân đức. GIẢI ĐÁP. 1. Điều hay xảy ra nơi các tiềm năng hoạt động phối trí với nhau là, tiềm năng thượng đẳng thì đưa tới mục đích tối hậu, còn tiềm năng hạ đẳng thì cộng tác bằng cách chuẩn bị để đạt tới mục đích tối hậu đó: như việc sử dụng con tàu, là mục đích thúc đẩy ta đóng tàu, thì thuộc về nghề hàng hải, là nghệ thuật điều khiển việc đóng tàu. Trong trật tự của vũ trụ cũng vậy, con người được các thiên thần trợ giúp, về những tiền ứng nào đó, để đạt tới mục đích tối hậu của mình: nhưng con người đạt tới mục đích tối hậu nhờ chính tác căn đệ nhất, là Thiên Chúa. 2. Khi một mô thể có trong hiện thể nơi một chủ thể theo hữu thể hoàn bị và tự nhiên, thì nó có thể là nguyên khởi hoạt động đối với chủ thể khác: như một vật thể nóng thì nhờ nhiệt lực của mình mà hâm nóng. Nhưng nếu một mô thể có nơi chủ thể nào cách khiếm khuyết và không theo hữu thể tự nhiên, thì nó không thể là nguyên khởi chuyển thông chính mình cho chủ thể khác: như hình ảnh của màu sắc nơi con người không thể làm cho vật thể nào thành trắng; cũng như tất cả những chủ thể được soi sáng hay được hâm nóng có thể hâm nóng và soi sáng những chủ thể khác; chẳng vậy sự soi sáng và sự hâm nóng sẽ tồn tại đến vô tận. Nhưng ánh vinh quang, nhờ đó con người nhìn thấy Thiên Chúa, thì có nơi Thiên Chúa theo hữu thể tự nhiên; nhưng có nơi các vật thụ tạo một cách khiếm khuyết, như hữu thể tương tự và như được thông dự. Cho nên, không thụ tạo nào có thể chuyển thông hạnh phúc của mình cho thụ tạo khác. 3. Phải nói rằng, phúc thần soi sáng trí khôn của con người, hay của thiên thần cấp dưới, thì liên hệ đến những khía cạnh nào đó trong những công trình của Thiên Chúa: chứ không phải trong việc nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, như đã được bàn giải trong phần I (vđ.106, m.1); để nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa, mọi người phải được Thiên Chúa trực tiếp soi sáng.
NGHI VẤN. Hình như không công việc nào là cần để con người được Thiên Chúa ban hạnh phúc. 1. Thực vậy, vì Thiên Chúa là tác căn vô cùng quyền năng, nên khi hành động không đòi phải có chất thể trước, hay sự chuẩn bị nào của chất thể, nhưng có thể lập tức sản xuất ra toàn thể hữu thể. Vậy các công việc của con người, vì không cần như tác căn làm nên hạnh phúc của con người, như đã được trình bày trên đây (m.6), mà chỉ cần như những chuẩn bị cho hạnh phúc. Cho nên Thiên Chúa, là Đấng khi hoạt động không cần đến những chuẩn bị, ban hạnh phúc mà không cần đến công việc tiền ứng nào cả. 2. Vả lại, cũng như Thiên Chúa là tác giả trực tiếp của hạnh phúc, thì Ngài cũng trực tiếp thiết lập bản tính. Nhưng lúc khởi đầu thiết lập bản tính Thiên Chúa đã sản xuất ra các thụ tạo mà tuyệt nhiên không có sự chuẩn bị tiền ứng hay hoạt động nào của vật thụ tạo; trái lại Người đã lập tức tác thành từng vật hoàn bị theo loại của nó. Cho nên hình như Thiên Chúa ban hạnh phúc cho con người mà không có công việc tiền ứng nào cả. 3. Vả lại, thánh tông đồ viết (Rm 4,6): hạnh phúc của người là được Thiên Chúa kể là công chính mà không xét đến việc làm. Cho nên, không công việc nào của con người là cần để đạt tới hạnh phúc. NHƯNG. Trong thánh Gioan (Ga 13,17) viết rằng: Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em. Cho nên nhờ công việc mà con người đạt tới hạnh phúc. LUẬN GIẢI. Như đã được bàn giải trên đây (vđ.4, m.4), sự ngay thẳng của ý chí thì cần để được hạnh phúc, vì chỉ có sự chỉnh bị đúng đắn của ý chí, chứ không phải chi khác, quy hướng về mục đích tối hậu; trật tự chỉnh bị thì cần để đạt tới mục đích tối hậu, cũng như sự chỉnh bị đúng đắn của chất thể thì cần để lãnh nhận mô thể. Nhưng do đó không kết luận được rằng, một công việc nào đó của con người phải đi trước hạnh phúc của con người: vì Thiên Chúa có thể một trật tác thành ý muốn khuynh hướng cách đúng đắn về mục đích và đạt tới mục đích; cũng như đôi khi Người vừa chuẩn bị chất thể vừa phú ban mô thể một trật. Nhưng yêu sách của trật tự đầy thượng trí của Thiên Chúa là không làm như vậy: vì như đã chép trong cuốn II De Coelo: Trong số những vật có khả năng tự nhiên chiếm hữu điều thiện hoàn bị, có vật có điều thiện ấy mà không nhờ một chuyển biến nào cả, có vật chỉ nhờ một chuyển biến, có vật phải nhờ nhiều chuyển biến. Nhưng có điều thiện hoàn bị mà không nhờ một chuyển biến nào cả thì thuộc về hữu chất theo bản tính có điều thiện ấy. Mà có hạnh phúc theo bản tính thì thuộc về một mình Thiên Chúa. Cho nên điều độc đáo của Thiên Chúa là đạt tới hạnh phúc mà không phải chuyển biến bằng một công việc tiền ứng nào cả. Nhưng vì hạnh phúc thì trổi vượt trên mọi vật thụ tạo, nên không thụ tạo thuần tuý nào đạt tới hạnh phúc một cách xứng hợp mà không có sự chuyển biến của công việc, nhờ đó nó hướng về hạnh phúc. Nhưng thiên thần, là thụ tạo trổi vượt trên con người trên bình diện bản tính thì, do trật tự đầy thông tuệ của Thiên Chúa, đạt tới hạnh phúc bằng một chuyển biến của công phúc, như đã được trình bày trong phần I (vđ.62, m.5). Còn con người thì đạt tới hạnh phúc do nhiều chuyển biến của nhiều công việc, được mệnh danh là công phúc. Thành thử, theo nhà hiền triết, hạnh phúc là phần thưởng của những công việc phúc đức. GIẢI ĐÁP.1. Phải nói rằng công việc của con người thì cần để đạt tới hạnh phúc; không phải vì năng lực hạnh phúc hoá của Thiên Chúa thì thiếu sót: nhưng để trật tự giữa các vật được duy trì. 2. Thiên Chúa đã sản xuất ra các vật thụ tạo đầu tiên hoàn bị ngay lập tức mà không có sự chuẩn bị hay hoạt động tiền ứng nào của vật thụ tạo, vì Người đã thiết lập những cá vật đầu tiên của các loại, để nhờ chúng mà bản tính được lưu truyền đến con cháu. Tương tự như thế, nhờ Chúa Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người, mà hạnh phúc phải được chuyển đạt đến những người khác, theo lời thư Do Thái (2,10), Đấng đã đưa muôn vàn con cái đến vinh quang; ngay lập tức khi bắt đầu thành thai, tâm hồn Người đã hạnh phúc mà không có bất kỳ một hoạt động lập công tiền ứng nào. Nhưng đây là điều riêng biệt nơi Chúa Kitô: vì công phúc của Chúa Kitô hỗ trợ cho các trẻ đã làm phép rửa tội để đạt tới hạnh phúc, mặc dù chúng không có những công phúc riêng, vì nhờ phép Rửa tội chúng trở thành chi thể của Chúa Kitô. 3. Ở đây, thánh tông đồ nói về hạnh phúc của đức cậy được ban qua ơn công chính hoá, và được ban không vì những công việc tiền ứng. Thực vậy, ơn ấy không có vai trò kết thúc sự chuyển biến: đúng hơn nó là nguyên khởi của sự chuyển biến, nhờ đó ta hướng tới hạnh phúc.
NGHI VẤN. Hình như không phải mọi người đều ước muốn hạnh phúc. 1. Thực vậy, không có ai có thể ước muốn điều mình không biết: vì điều thiện đã được thâu nhận mới là đối tượng của ý muốn, như đã chép trong cuốn II De Anima. Nhưng nhiều người không biết hạnh phúc là gì: đó là điều hiển nhiên, vì như thánh Augustinus nói (De Trinitate 13,4), Có người cho hạnh phúc hệ tại khoái lạc của thân xác; có người thì cho hạnh phúc hệ tại đức hạnh của linh hồn, người khác nữa thì cho là hệ tại những vật khác, như thánh Augustinus viết trong cuốn XIII De Trin.. Cho nên không phải mọi người đều ước muốn hạnh phúc. 2. Vả lại, yếu tính của hạnh phúc là nhìn thấy yếu tính của Thiên Chúa, như đã được trình bày trên đây (vđ.3, m.8). Nhưng một số người cho rằng, việc con người nhìn thấy yếu tính Thiên Chúa là điều không thể có: thành thử họ không ước muốn điều đó. Cho nên, không phải mọi người đều ước muốn hạnh phúc. 3. Vả lại, trong cuốn XIII De Trin., thánh Augustinus viết: phúc nhân là người có mọi điều mình ước muốn, và không ước muốn điều gì cách gian ác. Nhưng không phải mọi người đều ước muốn như thế: vì có một số người ước muốn đôi điều cách gian ác, mà muốn mình ước muốn như thế. Cho nên, không phải mọi người đều ước muốn hạnh phúc. NHƯNG. Trong cuốn XIII De Trin., thánh Augustinus viết: Nếu anh hề nào nói: tất cả các bạn đều muốn được hạnh phúc; và không muốn phải khổ cực, thì quả người ấy đã nói lên điều mà không ai không nhận thấy trong ý muốn của mình. Cho nên, ai ai cũng ước muốn được hạnh phúc. LUẬN GIẢI. Có thể cứu xét hạnh phúc hai cách. Trước hết là, theo lý tính chung của hạnh phúc. Theo cách này, thì nhất thiết là mọi người đều ước muốn hạnh phúc. Mà theo lý tính chung của hạnh phúc thì nó phải là điều thiện hoàn bị, như đã được bàn giải trên đây (m.3.4). Vì điều thiện là đối tượng của ý muốn, nên điều thiện hoàn bị của mỗi người là điều làm cho ý muốn của người ấy được hoàn toàn thoả mãn. Vì thế, ước muốn hạnh phúc là ước muốn cho ý muốn được mãn nguyện chứ không phải chi khác. Đó là điều ai nấy đều muốn. Thứ đến, chúng ta có thể nói về hạnh phúc theo lý tính riêng của nó, về điều cấu thành hạnh phúc. Và theo cách này, không phải mọi người đều nhận biết hạnh phúc: vì họ không biết lý tính chung của hạnh phúc phù hợp với thực tại nào. Thành thử, theo nghĩa này, không phải mọi người đều ước muốn hạnh phúc. GIẢI ĐÁP.1. Điều đó đã giải đáp cho nghi vấn thứ nhất. 2. Phải nói rằng, vì ý muốn theo sự sự thâu nhận của trí hiểu hay của lý trí, như thể xảy ra là một vật thì đồng nhất theo thực tại, nhưng lại khác nhau theo sự cứu xét của lý trí; như xảy ra là cũng một vật duy nhất theo thực tế, nhưng theo khía cạnh này thì được ước muốn, còn theo khía cạnh kia thì không. Cho nên, hạnh phúc có thể được suy cứu dưới lý tính của điều thiện sau cùng và hoàn bị, là lý tính chung của hạnh phúc: theo cách này, thì ý muốn hướng về nó một cách tự nhiên và tất yếu, như đã nói trên (LG. và m.4, gđ.2). Hạnh phúc có thể được xét theo những khía cạnh đặc thù khác, như về phía chính hoạt động, hoặc là về phía tài năng hoạt động, hay về phía đối tượng: lúc đó ý muốn không hướng về hạnh phúc cách tất yếu. 3. Phải nói rằng, định nghĩa sau đây về hạnh phúc mà ai đó đã đưa ra: Phúc nhân là người có tất cả những gì mình muốn, hoặc “mọi sự đều xảy ra theo sở ước”; nếu hiểu theo một ý nghĩa nào đó, thì có thể được coi là định nghĩa đúng và đầy đủ; nhưng nếu hiểu theo một ý nghĩa khác, thì là định nghĩa khiếm khuyết. Thực vậy, nếu hiểu một cách tuyệt đối về mọi điều mà con người ước muốn với ước muốn tự nhiên, thì quả thực phúc nhân là người có những gì mình ước muốn: vì không chi thoả mãn được ước vọng tự nhiên của con người, nếu không phải là điều thiện hoàn bị, tức là hạnh phúc. Nhưng nếu hiểu về những điều mà con người muốn theo sự thâu nhận của lý trí, thì lúc đó, có những điều mà con người muốn, không thuộc về hạnh phúc, mà thuộc về sự khổ cực thì đúng hơn, vì những vật sở hữu đó ngăn cản kẻo con người có tất cả những chi con người ước muốn cách tự nhiên: như đôi khi lý trí cũng cho là chân thật những chi cản trở sự nhận biết chân lý. Và theo sự phân biệt đó, để có hạnh phúc hoàn bị, thánh Augustinus thêm công thức: không ước muốn điều ác nào. Dẫu công thức thứ nhất: Phúc nhân là người có tất cả những gì mình ước muốn, nếu được hiểu cho đúng đắn, cũng đã đủ.
[3]Epist. 16 ad Hieronymum; De Origine animae hominis, cap. 2. n03, ML 33,721.
[4] Illorum autem animas, qui in actuali mortali peccato vel solo originali decedunt, mox in infernum descendere, poenis tamen disparibus puniendas (DS 1306).
[5] Ở đây chúng tôi sẽ phi bác cách giải thích theo lối thần bí nói chung, rồi phi bác riêng cách giải thích theo lối giáng nhập của yếu tính Thiên Chúa vào bản tính linh hồn, vì có thể giúp bạn đọc nhận định về những lời đồn thổi về việc cô nọ chị kia được Đức Mẹ hay vị thánh nhân nào đó giáng nhập để trao sứ điệp nọ sứ điệp kia. Còn những cách giải thích khác theo lối thần bí, bạn đọc có thể kê cứu qua tác phẩm của linh mục J.M. Ramirez, sđd. t.III, tr. 38-41.
[6] Demum unica formalis causa est “justitia Dei, non qua ipse justus est, sed qua nos justos facit, qua videlicet ab eo donati renovamur spiritu mentis nostrae, et non modo reputamur, sed vere justi nominamur et sumus, uustitiam in nobis recipientes unusquisque suam, secundum mensuram, quam Spiritus Sanctus partitur singulis prout vult” (DS 1529).
[7] De his tribus personis solam Filii personam pro liberatione humani generis hominem verum sine peccato de sancta et immaculata Maria Virgine credimus assumpsisse... Qui partus Virginis nec ratione colligitur, nec exemplo monstratur: quod si ratione colligitur, non est mirabile; si exemplo (mostratur), non erit singulare... (DS 533).
[9] Animae sanctorum omnium... vident divinam essentiam vidsione intuitiva et etiam faciali... quodque sic videntes eadem divina essentia perfruuntur, necnon quod tâm linh visione et fruitione eorum animae, qui jam decesserunt, sunt vere beatae et habent vitam et requiem aeternam... (DS 1000).
[10] Sau khi biện bác những chủ trương cho rằng hachchvị hệ tại điều tự hữu nào đó, thánh Thomas đã thông qua một số chủ đề mà ngài đã bàn ở những khảo luận khác, và đi thẳng đến chủ đề: Haphchcị của con người hệ tại hoạt động. Nhưng thiết tưởng nên căn cứ vào bản Phạm trù của Aristoteles (xc. tr.185), và công cuộc sưu tầm của nhà thần học J.M. Ramirez để tìm hiểu thêm những tư tưởng rất đáng trân trọng.
[13] Est enim desiderium, secundum quod voluntas tendit in id quod nondum habet; hoc autem contrariatur rationi ultimi finis (formalis seu quo) (III Cont. Gent. c.26, arg.5) “Ipsum desiderium finis non est consecutio finis, sed est motus ad finem” (I-II, vđ.3, m.4).
[14] Một số tác giả, như Thomas de Argentina, Alphonsus Vargas, Antonius de Cordura, không hiểu cho chính xác những văn kiện của Giáo Hội, nên đã cho hạnh phúc chủ vị hệ tại sự thị kiến (visione) và sự vui hưởng (fruitione) yếu tính Thiên Chúa, nghĩa là hệ tại hành vi của trí khôn và của ý chí một cách đồng đều. J.M. Ramirez đã phi bác ý kiến này một cách khúc chiết (xc. sđd. t.III, tr. 134-138).
[16] Sicut ergo intellectus, per comparatioem ad homines, est quoddam divinum; ita et vita speculativa, quae est secundum intellectum, per comparationem ad vitam MORALEM (activam), sicut divina ad humanam.
[18] Animae sanctorum omnium... dvinam essentiam visione intuitiva et etiam faciali, nulla mediante creatura in ratione objecti visi se habente, sed divina essentia immediate se nude, clare et aperte eis ostendente, quodque sic videntes eadem divina essentia perfruuntur... (DS 1000).
[27] Sau những bằng chứng của đức tin đã được viện dẫn trên đây, thiết tưởng không cần phải trưng dẫn thêm thế giá của Thánh Kinh và đạo lý của Giáo Hội nữa, mà chỉ cần đưa ra những lý lẽ thần học thôi.
[34] Xc. Teofilo Urdanoz, trong Suma Teologica IV, BAC, Madrid 1954, tr. 188-189.
[35] Illorum animas, qui post sacrum baptisma susceptum nullam omnino peccati maculam incurrerunt, illas etiam, quae post contractam peccati maculam, vel in suis manentes corporibus, vel eisdem exutae, prout superius dictum est, sunt purgatae, mox in caelum recipi - (DS 857).
[40] Không nên hiểu sự chuẩn bị này như điều phải có trước về thời gian, mà như căn nguyên chất thể; nghĩa là thân thể sẽ được thông dự vinh quang sung mãn của linh hồn, nên thân thể phải được chuẩn bị làm sao để không ngăn cản việc thông dự đó.
[41] Sự vi diệu hay thiêng liêng ở đây không có nghĩa là thân thể được biến đuổi thành bản tính thiêng liêng: hiểu như thế là sai; nhưng là được cất nhắc để hoàn toàn tuân phục linh hồn, và trở nên giống linh hồn trong những đặc trưng của nó (IV Cont. Gent. 86).
[45] Xc. Thomas D’Aquin, Somme Théologique, Tome 2; pag. 51, note 1.
[46] Felicitas est operatio propria hominis secundum virtutem in vita perfecta (In I Ethic. bài 10, số 130).
[47] Sic patet quod ille qui vacat speculationi veritatis, est maxime felix, quantum homo in hac vita felix esse potest (In X Ethic. bài 11, số 2110).
[48] Virtutes intellectuales sunt corum per quae homo fit bentus... Quia sunt quaedam inchoatio perfectac beatitudinis, quae in contemplatione veri consisti (I-II, vđ.67, m.1, gđ.2).
[49] Ad felicitatem quaedam praeexiguntur sicut dispositiones, sicuti actus virtutum moralium, per quos removentur impedimenta felicitatis, scilicet inquietudo mentis à passionibus, et ab exterioribus perturbationibus” (De Virtutibus in comuni, m.5, gđ.8).
[50] Xc. Tổng Luận Thần Học: Đức Khôn Ngoan, tp HCM, 2002, tr.15 và 17.
[51] Cum autem amicitia sit virtus unitiva secumdum propriam rationem causat pacem, quia amicitia est amor benevolus mutuus is comunicatione virtuosorum fundatus (II-II, vđ.23, m.1; xc. VIII Ethic. bài 1, số 1539).
[52] Non enim estg omnino felix qui est turpis specie; quia ex hoc redditur in oculis aliorum contemptibilis et despectus (Chú giải cuốn I Ethic. bài 13, số 163).
[53] Quae quidem bona (exteriora) tot esse debent quot necessaria sunt et ad necessitatibus honestisque commodis satisfaciendum, et ad homines provehendos ad feliciorem illum vitae cultum, qui, modo prudenter res geratur, virtuti non solum non obstat, sed magnopere prodest (XL Anno, n.32).
[54] Endem visio et fruitio sine aliqua intercisione [intermissione] seu evacuatione praedictae visionis et fruitionis continuata exstitit et continuabitur usque ad finale judicium et ex tunc usque in saeculum (DS 1001).
[55]Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi (Lc 17,10).
[56] Xc. E. Hugon, Tract. Dogm.: De gratia, edit. 10, tr. 255.
[57] Si quis dixerit hominis justificati bona opera ita esse Dei, ut non sint etiam bona ipsius justificati merita; aut ipsum justificatum bonis operibus, quae ab eo per Dei gratiam et Jesu Christi meritum (cujus vivum membrum est), fiunt, non vere merer augmentum gratiae, vitam aeternam et ipsius vitae aeternac (si tamen in grsatia decesserit), consecutionem, atque etiam gloriae augmentum, an s. (DS 1582; xc. DS 1576).
[58] Xc. Teofilo Urdanoz, OP. Suma Teologica, T. IV, BAC, Madrid 1954, tr.224-230.