Ngày 03/06: Thánh Carolô và Phêrô Lwanga cùng các bạn tử đạo

Chủ nhật - 02/06/2024 19:37
Ngày 03/06: Thánh Carolô và Phêrô Lwanga cùng các bạn tử đạo
Ngày 03/06: Thánh Carolô và Phêrô Lwanga cùng các bạn tử đạo
Ngày 03/06: Thánh Carolô và Phêrô Lwanga cùng các bạn tử đạo
 (1885 - 1887)
---------------------------------
Nội Dung:

Bài 1: Phụng Vụ Chư Thánh - Châu Kiên Long. 1
Bài 2: Thánh CAROLÔ Và PHÊRÔ LWANGA.. 1
Bài 3: Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT.. 4
Bài 4: giaophanvinhlong. 6
Bài 5: tgpsaigon. 7

---------------------------------

 

Bài 1: Phụng Vụ Chư Thánh - Châu Kiên Long


Thánh CAROLÔ Và PHÊRÔ LWANGA Và CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1885 - 1887)

Hai muoi hai thánh từ đạo da đen ở Ouganda đã làm chúng ta sống lại thời các thánh Tông đồ. Những hình khổ thật tàn nhẫn: Ném đá, làm mồi cho thú dữ, chém đầu v.v.

Trong 22 vị, có 13 vi bi thiêu sống trong nhũng giỏ mây.

Các Ngài thuộc đủ mọi hạng tuôi: Matthias Kalenba 5 tuổi, Kitô 13 tuổi, những vị lớn hơn khoảng 16 đến 24 tuồi.

Sự phát triển cúa Giáo Hội Ouganda ngày nay đã minh chứng cho kết quả cúa các hy sinh cúa các Ngài.

Thật đúng vói câu:Máu các vị tử đạo là hạt giống sinh ra các Kitô hữu”.

Lwanga luôn khích lệ tinh thần anh em và cùng họ cầu nguyện liên lỉ.

Bốn vị trong số các Ngài chưa được chịu phép thánh tẩy đều đã đuọc Lwanga rửa tội trước khi chịu khổ hình.

Mừng kính các Ngài, chúng ta cũng nhìn lại chính mình: Chúng ta cũng là con cháu của các thánh tử đạo, nhưng chúng ta đã sống đúng gương sáng của cha ông chúng ta chưa ?

Và máu các Ngài đổ ra có làm đức tin nẩy mầm tươi tốt trong tâm hồn chúng ta không ?

---------------------------------

 

Bài 2: Thánh CAROLÔ Và PHÊRÔ LWANGA


Thánh CAROLÔ Và PHÊRÔ LWANGA Và CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1885 - 1887)

Dân da đen sống ở miền OUGANDA, Trung Phi, thuở ấy chưa hề nghe đến tên Chúa. Ma quỉ còn thống trị họ, với mọi thứ phù phép. Họ chém giết lẫn nhau và ăn thịt nhau nữa. Trẻ em bị bỏ rơi. Đàn bà bị coi như thú vật phải làm việc mệt nhọc và bị sát hại theo sở thích của đàn ông.

Ngày kia, hai cha thừa sai Lourdel và Livinhac, đến với họ, sau một cuộc hành trình đầy cực khổ.

Các Ngài đến gặp nhà vua trong chòi của ông và buổi đầu mọi sự tốt đẹp. Các Ngài tận tụy phục vụ.

Dân da đen đã không bao giờ tưởng tượng được điều các vị thừa sai nói cho lại là điều tốt đẹp như vậy:

Họ có một người cha trên trời đã yêu thương họ, đến nỗi đã ban con mình là Chúa Giêsu đến cứu chuộc họ, và Chúa Giêsu lại chết trên thánh giá để họ được về trời với Người. Như thế, họ lại không yêu mến vâng phục Người, để được gặp lại Người trong hạnh phúc bất tận sao ?

Để được như vậy, họ quyết yêu thương nhau theo luật Chúa, để nên tốt hơn.

Khi đã cố gắng lãnh phép Rửa tội. Chúa Giêsu đổ tràn ơn thánh vào trong lòng họ và kết hợp với họ trong Bàn tiệc Thánh Thể.

*****

Nhà Vua cũng rất thích điều các Cha nói. Những điều các Ngài rao giảng, làm cho các phù thủy và bọn người Ả rập buôn người giận dữ.

Một thị động bị vu oan và bị thiêu sống. Anh ta xin được rửa tội và đã can đảm chịu cực hình, các nhà thừa sai cảm thấy cơn bách hại đã đến, nên vội rửa tội cho những người đã được chuẩn bị, rồi rút lui, với một số trẻ em các Ngài đã chuộc lại được.

Các  Ngài rút lui về bờ hồ phía nam, là nơi bệnh đậu mùa đang giết hại rất nhiều người. Số đông trẻ em sắp chết đều được rửa tội. Các Ngài nói với một em bé 9 tuổi:

- Hãy cầu nguyện, xin Chúa Giêsu cứu chữa con.

Nhưng em bé trả lời:

- BÂY GIỜ ĐƯỢC LÀM CON THIÊN CHÚA, CON KHÔNG SỢ CHẾT NỮA. 

Được ba năm, nhà vua qua đời, các vị thừa sai trở lại, dân chúng mừng rỡ. Dân được rửa tội trước đã rửa tội cho nhiều người khác nữa.

Việc tông đồ đã khởi sắc, nhưng một viên chức của Tân vương đã gieo nghi ngờ đối với các thành quả của các Kitô hữu, nhất là đối với Giuse Mukasa, thủ lãnh các thị đồng, người đã chống lại sự vô luân của ông.

Ông ta tâu vua rằng: các Kitô hữu mưu chiếm ngôi vua. Các phủ thủy bảo rằng, bọn khởi xướng phải chết.

Vua tin họ và Giuse bị thiêu sống.

Lý hình muốn trói Ngài lại, nhưng Ngài nói:

- Tôi chết vì đạo, mà lại tìm cách thoát thân sao ? Một Kitô hữu không có sợ chết đâu.

Nhà vua nghĩ rằng: bản án nầy sẽ làm cho các Kitô hữu khiếp sợ. Trái lại, ngày càng có nhiều người theo đạo.

Khi đi săn về, ông gọi tiểu đồng Mwafou 14 tuổi lại, và khi biết rằng em đang học đạo với một thiếu niên tên là Denis, ông truyền dẫn Denis lại, la lớn:

- Tên nô lệ khốn khiếp, ngươi dạy đạo hả ?

Và ông dùng lưỡi dao tẩm thuốc độc hạ sát Denis.

Giận dữ đi ra, ông gặp Honôrat, và hỏi:

- Mày cũng là Kitô hữu hả ?

- Phải.

Và Hônôrat bị tra khảo, bị xẻ thịt. Bấy giờ vua khám phá ra một tân tòng là Giacôbê và tra gông vào cổ.

Về nhà, ông thúc trống tập họp các đao phủ lại. Bọn đao phủ và các phù thủy nhảy múa như được thoát khỏi ngục.

Ngược lại, tại các nhà thị đồng quang cảnh như thần tiên:

Carôlô Lwanga, chiến sĩ anh dũng nhất của triều đình đã rửa tội cho em bé Kizitô và ba trẻ em khác, dọn mình cho các em chịu chết cách thánh thiện.

Ngày 28 tháng 5, nhà vua truyền thiêu sống các thị đồng dám cầu nguyện.

Mwa-Ga là con một đao phủ. Ba em khẩn khoản xin em trốn đi, nhưng em từ chối. Một chiến sĩ Kitô giáo nói với vua:

- Con lên trời và cầu nguyện cho Đức Vua.

Các phạm nhân mạnh dạn tiến đi chịu khổ hình, gặp Pontianô tên đao phủ hỏi anh:

 - Mày biết cầu nguyện không ?

Vừa trả lời “biết”, Pontianô bị chém đầu ngay.

Những người khác nói:

- Ở trên trời, Pontianô sẽ cầu nguyện cho chúng ta được can đảm chịu chết.

Các vị tử đạo bị kềm cứng trong gông cùm, trong khi người con của đao phủ bị ép đến với cha mẹ.

Họ phải đợi sáu ngày, để chuẩn bị giàn thiêu. D0ã đến ngày xử, Mwaga nhảy xổ đến nhập bọn tại pháp trường, các vị tử đạo nói với nhau:

- Chính tại nơi đây, chúng mình được thấy Thiên Chúa.

Các Ngài bị đặt trên các tấm phên, như những cây đuốc sống.

Người ta đốt chân các vị tử đạo để mong các Ngài thôi cầu nguyện, nhưng các Ngài đã trả lời:

- Còn sống, chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện.

Một phù thủy nói với các Ngài: Thiên Chúa sẽ không giải thoát các Ngài đâu.

Brunô trả lời:

- Ông không đốt cháy linh hồn chúng tôi được đâu, nhưng nó sẽ bay lên Thiên Đàng.

Giàn thiêu được đốt lên. Lời kinh lạy cha của các thánh còn vượt trên những tiếng la hét man rợ và những tiếng nổ lốp đốp của lò lửa.

Người ta biết được, là các Ngài đã chết, khi hết nghe tiếng các Ngài cầu nguyện.

Ông vua da đen tự nhiên chắc rằng: Sau tội ác này, chẳng còn bóng dáng Kitô hữu nào trong xứ sở của ông nữa. Nhưng ngày nay, Ouganda có hơn nửa triệu tín hữu.

--------------------------------

 

Bài 3: Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT


Lễ Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo

"Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc, dành sẵn cho các ngươi, ngay từ lúc tạo thành trời đất” ( Mt 25, 34 ).

Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo đã làm cho Hội Thánh Ouganda càng lúc càng phát triển. Các Ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên trên trời.

HỘI THÁNH OUGANDA ĐƯỢC LỚN LÊN NHỜ MÁU CÁC THÁNH CARÔLÔ LWANGA và CÁC BẠN TỬ ĐẠO:

“Máu của các Kitô hữu làm nẩy sinh Giáo Hội”
Hay
”Máu vị tử đạo là hạt giống của các Kitô hữu”.


Thánh Carôlô Lwanga luôn khích lệ, động viên các bạn kiên cường, tuyên xưng danh Chúa, dẫu có phải hy sinh tới cả mạng sống của mình.

Các thánh tử đạo Ouganda thuộc mọi lứa tuổi:

Có vị như Matthias mới lên 5 tuổi, thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn hơn từ 16 tới 24 tuổi đời.

Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của mình, đã đi con đường đức tin, con đường thập giá, con đường tình yêu như Thầy chí thánh Giêsu. Những hình phạt như ném đá, voi dày, đòn vọt, gông cùm, xiềng xích không làm chùn bước các Ngài.

Các Ngài đã cảm nghiệm sâu xa lời của Chúa: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ).

Hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda, trong đó, có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội, thánh Carôlô đã động viên, dậy dỗ và rửa tội cho họ, trước khi các Ngài được phúc tử đạo.

Hội Thánh Ouganda chỉ thực sự được phát triển và lớn mạnh nhờ máu của các vị tử đạo mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.

CHÚA THƯỞNG CÔNG CÁC NGÀI:

Cảm nghiệm sâu xa lời sách khải huyền:

“Ai thắng, Ta sẽ cho ăn quả cây sự sống, trồng ở trên Thiên Đàng của Thiên Chúa”( Kh 2, 7 ).

Thánh Carôlô Lwanga và hai mươi mốt bạn được phúc tử đạo, đã lãnh triều thiên nước trời.

Chúa thưởng công các Ngài, Giáo Hội trần thế tôn vinh các Ngài.

“Lạy Chúa, Chúa đã cho máu tử đạo làm nẩy sinh thêm nhiều Kitô hữu. Xin cho máu của thánh Carôlô Lwanga và các bạn đã tưới xuống cánh đồng Hội Thánh, cũng đem lại một mùa lúa dồi dào” ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo ).

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT.

---------------------------------

 

Bài 4: giaophanvinhlong


Kitô giáo còn hoàn toàn mới lạ đối với Phi châu cho tới khi việc truyền bá đạo Công giáo bắt đầu khai mào từ năm 1879. Các linh mục là những tu sĩ dòng Thừa Sai Phi Châu. Các ngài được mọi người biết đến dưới tước hiệu “các cha áo trắng” vì các ngài mang bộ tu phục màu trắng. Vua Mwanga chẳng biết Kitô giáo rao giảng những gì nhưng ông cảm thấy bực mình khi một tín hữu Công giáo là Giuse Mkasa khiển trách lối sống của ông. Vua đã sát hại một nhóm Kitô hữu và cả vị giám mục thân yêu của họ. Vua cũng can dự vào sinh hoạt đồng tính luyến ái. Ông đặc biệt ưa thích các chú tiểu đồng. Rồi sự bực mình của vua Mwanga trở nên phẫn nộ và căm thù đối với Giuse Mkasa và tôn giáo của anh. Một số giới chức tham tham của nhà vua đã kích động tâm trạng vua với những lời xu nịnh gian trá. Thế là vào ngày 18 tháng Mười Một năm 1885, Giuse Mkasa bị đem ra xử trảm. Cuộc bách hại khủng bố bắt đầu. Trước khi nó kết thúc, hàng trăm người đã bị thiệt mạng. Hai mươi hai người trong số họ được tôn phong lên bậc hiển thánh.

Với cái chết của Giuse Mkasa, Carôlô Lwanga trở thành thầy dạy đạo chính yếu cho các chú tiểu đồng của vua. Vào ngày 26 tháng Năm năm 1886, vua Mwanga nhận thấy một số tiểu đồng của ông là tín hữu Công giáo. Ông cho gọi Đênis Sêbugwawo vào. Ông hỏi có phải Đênis đã dạy đạo cho các tiểu đồng không. Đênis trả lời phải. Nhà vua liền chụp lấy ngọn giáo của mình và phóng xuyên qua cổ họng chàng thanh niên. Rồi ông la lớn tiếng không cho phép ai được rời khỏi tổng hành dinh của ông. Tiếng trống đấu tranh vang lên thâu đêm. Trong một căn phòng kín ẩn, Carôlô Lwanga đã bí mật rửa tội cho bốn chú tiểu đồng. Một em trong bọn trẻ là thánh Kizitô, chú bé mười ba tuổi có tính tình vui tươi quảng đại. Kizitô là người bé nhất trong nhóm. Thánh Carôlô Lwanga thường hay bảo vệ Kizitô thoát khỏi lòng ham muốn dâm dật của vua Mwanga.

Hầu như hai mươi hai vị thánh tử đạo Uganđa này đã bị giết chết vào cùng ngày mùng 3 tháng Sáu năm 1886. Các ngài bị bắt đi bộ chừng năm mươi chín cây số đến nơi hành quyết. Sau ít ngày bị giam tù, người ta ném các ngài vào một đống lửa lớn. Mười bảy người trong số ấy là những chú tiểu đồng thuộc vương gia. Một trong các cậu bé tử đạo là thánh Mbaga. Hôm ấy chính thân phụ ngài là người đao phủ. Một vị tử đạo khác là thánh Anrê Kagwa, mất ngày 27 tháng Giêng năm 1887, cũng ở trong số hai mươi hai vị tử đạo được đức thánh cha Phaolô VI tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1964.

Carôlô Lwanga là thánh bổn mạng của giới trẻ da mầu Phi châu. Ngài và các bạn tử đạo đã hết sức hiểu rõ và quý trọng ơn đức tin của mình. Các ngài đã là những anh hùng! Chúng ta hết thảy hãy cầu xin cùng thánh Carôlô Lwanga và các thánh tử đạo Phi châu này. Hãy xin các ngài chỉ cho chúng ta biết cách làm chứng cho Đức Chúa Giêsu và Giáo hội như các ngài.

(nguồn: giaophanvinhlong)

---------------------------------

 

Bài 5: tgpsaigon


https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-03-06-thanh-carolo-lwanga-va-cac-bantu-dao-39694

Ngày 3 tháng 6: THÁNH CARÔLÔ LWANGA CÁC BẠN TỬ ĐẠO
(1885 - 1887)

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Chúng ta không có được những tài liệu lịch sử rõ ràng về cuộc đời của thánh Carôlô Lwanga cũng như các bạn của ngài được Giáo hội mừng kính hôm nay. Dầu sao chúng ta cũng có được một ít tài liệu về cái chết của Ngài cùng với hai mươi mốt người bạn của Ngài

Theo tài liệu thì hôm đó tại pháp trường nơi các ngài bị hành quyết, thánh Carôlô Lwanga luôn khích lệ, động viên các bạn kiên cường, tuyên xưng danh Chúa dẫu có phải hy sinh tới cả mạng sống cuối cùng của mình. Tài liệu cũng cho chúng ta biết các ngài thuộc mọi lứa tuổi: có vị mới lên 5 tuổi, thánh Matthias; thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn hơn một chút từ 16 tới 24 tuổi đời. Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của mình, đã đi con đường đức tin, con đường thập giá, con đường tình yêu như Thầy chí thánh Giêsu. Các ngài đã phải chịu nhiều hình phạt như bị ném đá, bị voi dày, bị đòn vọt, phải mang gông cùm, xiềng xích. Dầu phải chịu như thế nhưng các ngài đã không chùn bước. Các Ngài đã cảm nghiệm được cách sâu xa lời của Chúa: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ). Đặc biệt trong số hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda hôm đó có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội. Thánh Carôlô đã động viên, dạy dỗ và rửa tội cho họ trước khi các Ngài được phúc tử đạo.

II. BÀI HỌC

Cũng giống như nhiều Giáo Hội khác, lúc khởi đầu thường gặp nhiều bách hại, nhiều khi tới mức độ tàn nhẫn. Chúng ta có thể coi đây là mẫu số chung của các Giáo hội. Giáo Hội tại Ouganđa không phải là một ngoại lệ.

Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:

- Giáo Hội có mấy dấu chỉ?

- Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Đức Thánh Cha hỏi tiếp:

- Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?

Không ai trả lời được câu hỏi đó, Đức Thánh Cha liền trả lời:

- Dấu chỉ thứ năm của Giáo-Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy”.

Lời nhận xét của Đức Thánh Cha Piô X thật đáng cho mọi người suy nghĩ.

Đức Cha Fulton Sheen, một diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ trước đây đã tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ như sau:

“Tôi ra khỏi nhà để hưởng chút ánh sáng mặt trời, tôi gặp một người đang quằn quại trên thập giá, tôi dừng lại và đề nghị:

- Xin cho phép tôi được giúp ông xuống khỏi Thập Giá.

Nhưng người ấy trả lời:

- Hãy để cho tôi yên, hãy để nguyên những cái đinh trong lòng bàn tay và bàn chân của tôi. Hãy để nguyên những gai nhọn trên đầu và lưỡi dòng trong trái tim tôi. Tôi không tự mình xuống khỏi Thập giá, bao lâu những người anh em tản mác khắp nơi của tôi chưa hợp nhất với nhau.

Tôi liền hỏi người ấy:

- Ông muốn tôi làm gì cho ông?

Người ấy trả lời:

- Hãy đi khắp thế giới, và bắt gặp bất cứ ai hay nói với họ rằng: “Có một người đã chịu đóng đinh Thập giá”

Đây cũng chính là lời loan báo mà Giáo Hội không ngừng nói với con người qua mọi thời đại. Giáo Hội không chỉ nói bằng lời rao truyền, mà còn bằng chính chứng từ đẫm máu của mình nữa. Thật vậy, ở đâu có người tín hữu, ở đó Thập giá được dựng lên; ở đâu có người tín hữu, ở đó có bách hại. Lịch sử Giáo Hội được viết bằng máu: từ máu của Stêphanô - Vị tử đạo tiên khởi đến máu của biết bao tín hữu ngày nay đang phải chịu đủ thứ bách hại và thử thách trên khắp thế giới.

Nhưng Tại Sao Giáo Hội Bị Bách Hại? Vì Giáo hội chính là một nối dài của chính Chúa Kitô. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá, Giáo Hội cũng không thoát khỏi số phận ấy. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá bởi vì người ta đã không hiểu được Ngài là ai; ngày nay Giáo hội cũng phải bị treo lên, bao lâu còn có những người chưa hiểu được Giáo Hội.

Giáo Hội là một mầu nhiệm như chính con người của Chúa Kitô. Qua suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội luôn luôn là tên bị cáo lớn nhất. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng, do đó cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như là một lực lượng chính trị, một tổ chức nguy hiểm cho Nhà nước. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một sức mạnh cản trở đà tiến của xã hội và nhân loại. Mãi mãi vẫn có người không hiểu Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội là một mầu nhiệm. CHúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta đã từng nhắn nhủ

Đứng trước hoàn cảnh như thế, chúng ta phải có thái độ nào? Thất vọng hay tin tưởng. Câu trả lời là phải tin tưởng. Có lẽ chúng ta không còn có thể có thái độ nào khác. Chúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta khi đứng trước sự dao động của các tông đồ trước Màu nhiệm Thập giá đã phải an ủi các Ngài: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga Ga 16,33)

Saladin, Vua Hồi Giáo gởi giấy cho Đức Giáo Hoàng: “Ta sẽ lấy Đền thờ Phêrô làm Đền thờ Mohamét!”. Đức Giáo Hoàng trả lời: “Thuyền Thánh Phêrô có thể có lúc lắc nhưng nhất định không chìm” (Fluctuat nec mergitur).

Câu nói thời danh này đã đi vào lịch sử.

Suốt đời Luther, đã dùng mọi phương thế để lặng nhục và đánh đổ Hội thánh, nhưng ông ta không đạt được mong ước. Trên giường bệnh, ông còn xin cục phấn và gắng gượng viết lên vách câu này: “Lúc sinh thời, ta là thứ dịch tễ cho mi thì khi chết, ta sẽ chôn vùi mi theo”.

Nối chí ấy có ông Voltaire ở thế kỷ XVIII. Thông minh, nhưng nham hiểm, ông đã viết bao nhiêu sách và đã diễn thuyết bao nhiêu bài cổ động, hô hào tiêu diệt Hội thánh Công Giáo. Ông công khai tuyên bố rằng chỉ 20 năm nữa thôi, Hội thánh Công Giáo sẽ đi đời. Thế nhưng, câu đoán đó của ông đã trật lất!

Khi làm chủ tướng nước Đức, Bismarck (1815-1898) một tay anh hùng đầy thế lực quyết định đánh đổ Hội thánh trong chiến dịch văn hóa của ông (Kulturkampf).

Để củng cố đức tin cho các tín hữu và khởi động lòng trông cậy vào Chúa, có người đã dán lên mấy cửa hiệu một mẫu truyền đơn bằng tranh như sau: Trên một tờ giấy lớn vẽ một núi đá to, sóng biển liên tục tấn công tới tấp, lại có một đám đông người tí hon, ăn mặc như Bismarck đang hợp lực với sóng gió để xô đổ núi. Nhưng chính phía bên kia có một tên quỷ, đứng khinh bỉ nhìn bọn người tí hon kia, lên tiếng: “Đã hơn 2000 năm, tao đã dùng lửa hỏa ngục nỗ lực làm đổ mà tảng đá đó không hề nao núng chi, sá gì lũ tí hon tụi bay”.

Năm 1903 Jaurès (1859-1914), nhà hùng biện người Pháp thấy Hội thánh phải đương đầu với nhiều khó khăn, cùng lúc nhiều nước có đạo bỏ rơi, ông vui mừng reo lên: “Sóng đưa thuyền Phêrô vào bờ, bây giờ nước rút, thuyền mắc cạn, nằm trơ trên bãi cát”.

Nhưng sự thực nước rút rồi thì nước lại lên, và thuyền Phêrô lại tiếp tục ra khơi!

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây