Ngày 15-07 lễ Thánh Bônaventura

Chủ nhật - 14/07/2024 07:03
Ngày 15-07 lễ Thánh  Bônaventura
Ngày 15-07 lễ Thánh Bônaventura
Ngày 15-07 lễ Thánh  Bônaventura
---------------------------------
Nội Dung:

Bài 1: Phụng Vụ Chư Thánh – Châu Kiên Long. 1
Bài 2: Thánh  Bônaventura. 1
Bài 3: Thánh Bônaventura. 3
Bài 4: https://www.tonggiaophanhanoi.org/ 5

---------------------------------
 

Bài 1: Phụng Vụ Chư Thánh – Châu Kiên Long


Thánh Bonaventura sinh tại Bagnorea miên Toscane năm 1221.
(1221 - 1274)


Ngài trải qua thời niên thiếu tại dòng Thánh Phanxicô khó khǎn, thành Assisie (1243). Dưới sự hướng dẫn của Alexandre de Hales.

Ngài theo học vǎn chương và cũng thâu lượm nhiều kiến thức khoa học.

Bảy nǎm sau, Ngài cho xuất bản cuốn sách nồi tiến “Commentaire sur les 4 livres des sentences” và nhiều sách giá trị khác.

Ngài có lòng dịu hiền tột bậc, lòng khiêm nhường sâu xa và lòng mộ mến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Năm 35 tuồi, Ngài được bầu làm bë trên cả dòng Phanxicô (1257). Với trọng trách nặng nề này, Ngài được mọi người biết đến, không những vì học thuyết và sự thánh thiện, nhưng còn vì sự thông minh và khôn khéo của Ngài nữa.

Chính vì vậy, năm 1273 Đức Giáo Hoàng Grê-gọ-ri-ô X đặt Ngài làm Hồng y coi đia phận Al-ba-nô.

Ngài đã viết nhiều tác phầm thần học rất có giá trị.

Và sau cùng, Ngài chết tại Ly-on (1274), hưởngtho 53 tuôi.

Đức Giáo Hoàng Sixtô IV nâng Ngài lên bậc hiển thánh nǎm 1482 và Ðức Giáo Hoàng Sixtô V đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1588, vì Ngài là cột trụ chống đỡ Giáo Hội, lưu tâm đến vấn đề hiệp nhất Hy Lạp và La-mã, đồng thời duy trì và củng cố dòng Phan-xi-cô được lớn mạnh, vững vàng.

---------------------------------
 

Bài 2: Thánh  Bônaventura


Thánh  Bônaventura sinh tại Tốt-can nước Ý, năm 1221

Lúc lên 4 tuổi, Thánh nhân lâm bệnh nặng, không phương cứu chữa. Mẹ Ngài đem đến nhờ thánh Phanxicô câu nguyện. Và Chúa đã nhậm lời, cho Ngài lành mạnh. Ngài luôn nhớ ơn đó, nên sau này Ngài đã vào tu dòng của thánh Phan-xi-cô.

Năm 15 tuổi, Thánh nhân được cha mẹ gởi đến học ở Balê là trung tâm văn hóa thời đó.

Ngài theo học triết học và thần học với giáo sư nổi tiếng A-lệ-sơn.

Chính trong thời gian học ở đây, Ngài đã gặp Tô-ma A- qui-nô là một sinh viên tài ba lỗi lạc.

Hai người kết bạn thân với nhau và thường lui tới học hỏi nhau về các môn học phần đời cũng như  đàng nhân đức trọn lành.

Thấy bạn thông minh tài đức, Tô-ma A-qui-nô hỏi:

- Bạn học sách nào ?

Ngài chỉ cây Thánh giá và nói: Tôi học với Chúa Giê-su chịu đóng đinh, chính trong các vết thương đẫm máu của Người, tôi múc lấy mọi sự thông biết cho tôi”

Khoảng năm 1243, Thánh nhân gia nhập dòng Thánh Phan-xi-cô.

Nhà Dòng thấy Ngài nhân đức, lại khôn ngoan, thông giỏi, nên năm 1257 đã bầu Ngài làm Bề trên Cả của đòng.

Lúc đó, trong dòng đang gặp cơn xung khắc giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ luật dòng nhiệm nhặt, với những người muốn giảm bớt.

Ngài đã giải quyết ổn thỏa các cuộc tranh chấp và đã ban hành hiến pháp chung cho dòng.

Ngài cũng viết nhiều sách để huấn luyện các tu sĩ về đàng nhân đức thánh thiên.

Trong tác phẩm bàn về con đường hướng tâm hồn lên Chúa, Thánh nhân viết :

"Chúa Ki-tô là đường đi và là cửa vào. Chúa Ki-tô là thang và là xe. Người như bàn xá tội đặt trên hòm bia Thiên Chúa và là mầu nhiệm giấu kín từ khởi nguyên.
Ai nhất định quay mặt hẳn về bàn xá tội ấy và nhìn Chúa chịu treo trên thập giá với lòng tin, cậy, mến và lòng sốt sắng, ngưỡng mộ, hân hoan, cảm mến, ca tụng và vui mừng, người ấy sẽ nhờ cây thập giá mà làm cuộc Vượt qua biển Đỏ

Trong cuộc vượt qua nầy, nếu muốn nên hoàn hảo, thì phải bỏ mọi sinh hoạt của trí năng, phải biến đổi và chuyển hướng trọng tâm của mọi khát vọng vào Thiên Chúa.

Đó là mầu nhiệm vô cùng sâu kín, chẳng ai biết được, nếu không nhận được, và chẳng nhận được, nếu không ao ước, và chẳng ao ước, nếu không được Thánh Thần mà Chúa Ki-tô sai xuống trần gian đốt lửa lên ở trong lòng.

Thế nên, Thánh tông đồ bảo : đây là sự khôn ngoan mầu nhiệm, do Chúa Thánh Thần mạc khải".

Ngoài việc bổn phận trong dòng, Thánh nhân còn đi giảng thuyết nhiều nơi, kêu gọi mọi người sống đời trọn lành.

Chính Ngài là người đầu tiên khởi xướng ba giai đoạn trong khoa tu đức là thanh đạo, minh đạo và hiệp đạo. Đó là ba thời kỳ cần phải tập luyện, để tiến tới sự trọn lành.

Năm 1265, Đức Giáo Hoàng Clê-mên-tê thứ tư chọn Ngài làm Tổng Giám mục, vì lòng khiêm tốn Ngài đã từ chối. Nhưng khi Đức Thánh Cha Ghê-gô-ri-ô thứ 10 quyết định đặt ngài làm Hồng Y, Ngài phải vâng lời và đi dự Công đồng chung Ly-on.

Sau khi dự Công đồng, Thánh nhân đã qua đời ngày 15 háng 7 năm 1274, được Đức Giáo Hoàng Six-tê IV tôn phong hiển Thánh, và Đức Six-tê V đặt làm Tiến sĩ Hội hánh:.

* Quyết tâm

Hằng ngày, tôi nhìn lên Thánh giá Chúa, mà tập sống khiêm nhượng, bác ái, như Thánh Bô-na-ven-tu-ra, vì đó là trường trọn lành, dẫn ta vào Nước Trời.

Lời nguyện.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con đang hiệp nhau mừng ngày Thánh Giám mục Bô-na-ven-tu-ra về trời. Xin cho chúng con vừa được đức khôn ngoan phi thường của Thánh nhân soi sáng, vừa được đức bác ái của người khích lệ. Chúng con cầu xin

-------------------------------
 

Bài 3: Thánh Bônaventura

 (1221 - 1274)

Sinh năm1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella.

Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh.

Sung sướng, người mẹ kêu lên: “Obuona Ventura” (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura.

Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.

Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong, đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét:

- Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.

Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ?

Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời:

-Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô.

Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp: Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm.

Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng.

Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng.

Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.

Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi, đến cả những bậc thức giả, lẫn giới bình dân.

Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX, Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả. Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài:

- Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được  ?

Bonaventuratrả lời:

- Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.

Thầy dòng hỏi tiếp:

- Một người không biết đọc, biết viết, có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?

Thánh nhân trả lời:

- Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.

Thày dòng vui vẻ la lớn:

- Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.

Ngài còn tiếp:

- Biết một chút về Chúa, còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.

Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy, Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh.

Chúng ta có thể kể đến cuốn “chú giải luật dòng Phanxicô”, “hạnh tích thánh Phanxicô”, nhất là cuốn “hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa”.

Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn.

Người ta kể rằng: Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng, trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.

Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York, mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes...

Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Al-ba-nô và truyền Ngài về Roma ngay. Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chân. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng.

Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.

Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274.

Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là “Tiến sĩ sốt mến”. 

------------------------------
 

Bài 4: https://www.tonggiaophanhanoi.org/


Ngày 15/7: Thánh Bô-na-ven-tu-ra – Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1221 – 1274)
Lễ nhớ

1. Tiểu sử – Phụng vụ

Thánh Bônaventura qua đời trong nhà dòng Phan Sinh, ngày 15 tháng Bảy năm 1274, ở tuổi năm mươi ba. Được phong thánh năm 1482, Ngài được tuyên bố là “vị tiến sĩ thiên thần” (docteur séraphique) năm 1588. Tên thật của Ngài là Gioan, nhưng người ta quen gọi Ngài là Bônaventura, vì theo một giai thoại, Thánh Phanxicô Assise vừa trông thấy Ngài, đã buộc miệng la lên: “O bona ventura !”.

Thánh Bônaventura sinh năm 1221, tại Bagnorea gần Viterbe nước Ý. Nhập dòng Phanxicô, Bônaventura sang Paris để học triết lý và thần học. Là đồ đệ của Alexandre de Halès, vị “tiến sĩ không thể phủ nhận”, Ngài cũng đã trở thành đại sư (maýtre) vào năm 1253 và đã xuất bản cuốn Sách về các châm ngôn của Pierre Lombard.

Dòng Phanxicô năm mươi năm sau ngày thành lập đã có gần hai mươi ngàn thành viên và đã nhận được từ Thánh Bônaventura một cách tổ chức vững chãi dung hòa những khuynh hướng chia rẽ đã bộc lộ nơi các tu huynh. Được chọn làm bề trên tổng quyền dòng Phanxicô từ năm 1257 đến năm 1274, Thánh Bônaventura có ảnh hưởng lớn lao trên toàn dòng đến nỗi người ta xem Ngài như Đấng sáng lập thứ hai; tại tổng công hội ở Narbonne năm 1260, Ngài đã công bố bản Hiến Pháp của Dòng.

Vừa khước từ chức tổng giám mục York, Ngài buộc phải chấp nhận tước vụ hồng y giám mục Albano. Sau đó trong tư cách sứ thần, Ngài được sai sang dự Công đồng chung ở Lyon. Công đồng được triệu tập nhằm mục đích hiệp nhất hai Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Ngài vui mừng thấy sự đoàn kết được thực hiện tại Lyon ngày 28 tháng Sáu năm 1274, nhưng chỉ chóng vánh, vì mười bảy ngày sau, Ngài qua đời trong yên ủi trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng.

2. Thông điệp và tính thời sự

Lời nguyện của ngày nhấn mạnh “những sự phong phú trong giáo huấn” của Thánh Bônaventura và “đức ái nồng nhiệt” của Ngài. Quả thế Ngài từng là một nhà thần học sâu xa, đã xây dựng một sự tổng hợp về khoa học dưới ánh sáng Phúc Âm. Châm ngôn của Ngài là: “Vinh quang và danh dự chỉ dâng lên Thiên Chúa”. Là đồ đệ Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô Assise, Thánh Bônaventura trước tiên là một nhà thần bí. Trong cuốn Đường tâm hồn hướng về Chúa, trong đó giải thích rằng khoa sư phạm của tình yêu muốn đạt tới Thiên Chúa, phải dựa trên triết lý và thần học, Ngài tuyên bố: “Trên chặng đường này, nếu muốn nên trọn hảo …, hãy hỏi nơi ân sủng chứ không phải nơi kiến thức, hỏi hứng khởi sâu xa nơi cõi lòng chứ không phải hỏi trí tuệ, nghe tiếng rên rỉ của lời cầu nguyện chứ không phải niềm đam mê đọc sách; hãy hỏi Đấng Phu Quân chứ không phải hỏi giáo sư …”. (Xem Phụng vụ Bài đọc).

Các tác phẩm khác của Thánh Bônaventura, như cuốn Cây trường sinh hoặc Năm đại lễ của Hài Nhi Giêsu vốn tạo nhiều thích thú ở thời Trung Cổ, thì dựa trên học thuyết cao siêu đặt ước vọng trên trí tuệ. Ở Paris, năm 1269, Ngài viết cuốn Biện minh cho người nghèo, nhằm chống lại những kẻ phản bác tinh thần khó nghèo Phan Sinh và năm 1273, Ngài có một loạt các bài Thuyết trình về Hexanméron nhằm chống lại thuyết Averoes La Tinh vốn chủ trương xây dựng nền triết lý thành môn học độc lập với Thánh Kinh.

Cuốn Tiểu sử Thánh Phanxicô do Ngài viết nhằm thúc đẩy sự thống nhất nơi các tu sĩ Phan Sinh, cho chúng ta thấy tinh thần hòa giải của vị “tiến sĩ thiên thần” chủ ý hòa hợp các khuynh hướng khác nhau nơi các môn đệ Thánh Phanxicô, lo lắng về việc trung thành với tinh thần hơn với chữ viết của Đấng sáng lập Dòng.

Trong cuốn Divina Comedia, Dante đặt Thánh Bônaventura trong số các vị thánh Thiên Đình (XII, 127), vì Ngài đã coi trọng tinh thần hơn vật chất.

Enzo Lodi

`------------------------------------------------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây