Theo phần đông các sử gia thì Thánh Irênê sinh gần Smyrnes, thuộc Thồ nhĩ Kỳ.
Ngay từ thời niên thiếu, Ngài đã từng theo học với Thánh Polycarpô, giám mục thành Smyrnes, môn đệ thánh Gioan Tông Đồ.
Sau đó, Ngài được thánh Polycarpô cử sang giảng đạo tại Lyon.
Nhờ tài hùng biện, cũng như lòng hy sinh hiếm có, Ngài đã đưa nhiều người trở vê với đức tin Công Giáo.
Ngài cũng giữ một địa vị quan trọng trong giáo đoàn Lyon, nhất là khi giáo đoàn này phải qua cơn cấm đạo hết sức gắt gao.
Ngài được đề cử sang Rôma để trình bày với Đức Giáo Hoàng về tình trạng của giáo đoàn và bày tỏ lòng trung thành với Toà Thánh.
Tại đây, Ngài được Đức Thánh Cha tiếp đón niềm nở.
Trong suốt thời gian lưu tại Rôma, Ngài đã dành nhiều thời giờ đề học hỏi về tập tục, lễ nghi của các tông đồ truyền lại.
Ngài đã học thuộc lòng các tài liệu đó để đối chất vói bọn lạc giáo và ly giáo, khiến họ phải thất bại, vì sự khôn ngoan và lý chứng cúa Ngài.
Khi trở về Lyon, Ngài lãnh chức linh mục.
Sau khi Đức Giám mục Lyon qua đời, toàn thề giáo dân đã bầu Ngài làm Giám mục.
Nhờ lòng đạo đức và kiến thức dồi dào, Ngài đã đem lại nhiều kết quả cho giáo đoàn, và gây một ảnh hưởng sâu rộng nơi lương dân, và nhất là ra sức giữ đoàn chiên Chúa khỏi những mầm mống tà giáo vừa xuất hiên.
Ngoài ra, Ngài còn viết rất nhiều sách chống lại bọn lạc giáo, minh chứng Giáo Hội Rôma, quyền tối thượng và việc kế vị của các giám mục là tông truyền và bền vững mãi mãi.
Đến thời Hoàng đế Sévere, cuôc bách hại trở nên dữ dội hơn, nhất là tại Lyon.
Thánh Irênê, vi giám mục can trường của Chúa cũng không thoát khỏi tai họa đó.
Ngài bị giam giữ, bị tra tấn dã man và bị trảm quyết ngày 28-6-202.
Thánh Irenê sinh tại Tiểu Á và giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
- “Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlicarpô ngồi khi Ngài rao giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái, cách sống và lời Ngài nói in sâu vào lòng tôi. Tôi như còn nghe thấy Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác đã thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những điều các Ngài đã học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và giáo thuyết của Chúa.
Thánh Irenê còn phấn khởi ghi thêm:
- “Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng nhớ lại những kỷ niệm ấy trong lòng”.
Như vậy, thánh Irenê luôn nhớ mãi hình ảnh sống động của thánh Policarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irenê ra đời khoảng từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của thánh Pôlicarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là với thánh Gioan, thánh Irenê còn ở trong vòng ánh sáng mà tâm điểm là tình yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm dài “Adversus Haereses” của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.
Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, giám mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irenê cho Giáo hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy gẫm thánh kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học ngại giáo, Ngài biết tìm ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đã tuyên nhận rằng không có ai nỗ lực tìm tòi hơn là thánh Irênê. Thánh Hiêrônimô, nại đến thánh nhân để củng xố uy tín của mình. Ngài được coi như là ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.
Năm 177, thánh Irenê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức giáo hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ phục sinh
Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đã bị sát hại. Thánh Irenê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lãnh Giáo hội tại xứ Gaule, bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn viết sách để chống đỡ chân lý. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi vì cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo hội. Thánh Irenê dùng hết tâm trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những lẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo hội thật:
- “Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống .... Khốn khổ cho ai lìa xa sự hợp nhất ấy. Hình phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà do chính họ, vì khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi tài sản”.
Các tác phẩm lừng danh Ngài đã soạn khiến cho Ngài đang được gọi là “Anh sáng bên trời Tây”.
Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đã trở thành một trường dạy phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế hệ đầu tiên của trường đã bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến những miền khác.
Hoàng đế Seltinô – Severô tái diễn cuộc bách hại. Ong gia hình cho đến chết những ai kiên trì với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra cuộc hãm xác tập thể các Kitô hữu thật khủng khiếp. Máu chảy thành suối trên đường phố tiếp nối dòng máu các giám mục tử đạo, thánh Irênê, cũng bị hạ sát với đàn chiên mình. Một tài liệu cố tìm được cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết vì đạo với Ngài.
Thánh Hiêrônimô là người đầu tiên gọi Irênê là thánh tử đạo. Lễ nhớ người được danh mục các thánh tử đạo xác nhận, là ngày 28 tháng 6. Mãi đến năm 1928, khi được đưa vào lịch Giáo triều Rôma, thì việc tôn kính ngài, trước tiên trong giáo đoàn Lyon, đã có từ lâu đời bên Đông Phương. Irênê, tên gọi có nghĩa là “Hiếu hòa”, sinh tại Smyrne khoảng 130, và sống trong khu thuộc địa gồm các Kitô hữu Hy Lạp gốc Tiểu Á. Ngài là môn đệ của thánh Polycarpe, mà vị này lại là môn đệ của Tông Đồ Gioan. Ngài được nhập cư vào xứ Gaule và tham quan Rôma, nơi đây ngài gặp vị triết gia đã trở lại đạo, đó là thánh Justinô. Điều này về sau sẽ giúp ngài thu thập rất nhiều tài liệu viết về các lạc giáo quan trọng nhất, đặc biệt về Ngộ đạo (gnose = trí thức cao đẳng về Thiên Chúa và vũ trụ vạn vật, dựa trên niềm tin vào các uy thần vĩnh cửu lưu xuất từ hữu thể tối cao, các thần trung gian, và qua các uy thần đó Thiên Chúa hành động trong trần thế).
Khoảng năm 177, người ta gặp lại ngài tại Lyon, lúc ấy là trung tâm thương mại và địa lý của xứ Gaule đang còn là vùng đất truyền giáo. Đó là thời kỳ bách hại khủng khiếp của Marc Aurèle, đã sát hại hơn 50 vị tử đạo tại Lyon ngày 2 tháng 6 năm 177. Trong các vị này, có các thánh Pothin, Maturus, Sanctus, Attale, Ponticus, một thiếu niên 15 tuổi, và Blandine, Bà đi vào chốn cực hình lòng “đầy vui mừng và hoan lạc” (Eusèbe). Vào lúc ấy, các Kitô hữu rất lo lắng vì các lời tiên tri đến từ Phrygie. Nơi đây, các lời tiên tri ấy lưu hành giữa những người theo phong trào Montaniste, nhưng đã bị Đức Giáo Hoàng Eleuthère nghiêm khắc phê phán. Bởi lẽ chúng loan báo Đức Kitô sắp quang lâm, với các thần sứ vây quanh. Sau khi được thụ phong linh mục tại giáo đoàn Lyon, Irênê được phái đến với Đức Giáo Hoàng Eleuthère trong cương vị đặc sứ hòa bình giữa các Giáo hội. Khi trở lại Lyon, ngài được mời kế vị giám mục Pothin. Lúc ấy, ngài lo đấu tranh chống phong trào duy lý ngộ đạo và chăm lo rao giảng Tin Mừng cho xứ Gaule. Ngài phái các nhà truyền giáo đến các vùng trong xứ đồng thời cũng đóng vai trò làm trung gian. Theo truyền thuyết được thánh Jerôme và thánh Grégoire de Tours xác nhận, ngài được tử đạo dưới thời Septime Sévère.
2. Thông điệp và tính thời sự
Cả ba lời nguyện Thánh lễ đều nêu bật các nét đặc trưng chính của thánh Irênê:
a.Trước hết, lời nguyện trong ngày, cũng như lời nguyện trên lễ vật, đều ca tụng Chúa đã cho “thánh giám mục Irênê thành công bênh đỡ đức tin chân chính”. Giáo đoàn Lyon nhìn nhận tước hiệu tiến sĩ dành cho ngài đã biết vạch trần các thuyết sai lầm, cách riêng ngộ đạo thuyết, như thuyết của Valentin, đồng thời tố giác các hệ tư tưởng sai lầm này là những nền thần học mang tính huyền thoại đang còn sót lại. Irênê là một trong những nhà thần học lớn nhất của thế kỷ IV: Khảo luận Chống Lạc giáo của ngài bác bỏ các kiến thức sai lầm, cũng như tập Diễn giải lời rao giảng của các Tông Đồ là một tác phẩm nhỏ hơn, viết bằng tiếng Armenie, được tìm thấy vào năm 1904. Cả hai tác phẩm đều thông chuyển cho chúng ta giáo lý đức tin chân chính lấy từ các nguồn Thánh Kinh và thánh Truyền, để củng cố niềm tin và lòng mến của chúng ta (xem lời nguyện).
Lời nguyện trên lễ vật xin Chúa cho chúng ta, nhờ lời chuyển cầu của thánh Irênê, được biết “giữ gìn niềm tin tinh tuyền vào Hội thánh”. Các Ki-tô hữu ở Lyon gởi cho các anh em tại Tiểu Á và Phrygie, cũng như cho Đức Giáo Hoàng Eleuthère lá thư, qua đó, họ gửi gắm Irênê và ca ngợi đức tin của ngài: “Chúng con nhờ anh Irênê chuyển cho ngài các lá thư này và xin ngài xem anh ấy như là người nhiệt thành bênh vực Giao ước của Đức Kitô. Nếu chúng con biết rằng chính phẩm hàm biện minh cho tư cách đứng đắn của một con người, thì chúng con xin giới thiệu với ngài anh ấy, trước hết là linh mục của Hội thánh và quả thật là như thế” (Eusèbe de Césarée, Lịch Sử Hội thánh, V,4,2). Lời nguyện hiệp lễ được diễn tả như sau: “Chính đức tin được thánh Irênê bảo vệ cho đến giọt máu cuối cùng, đã làm cho thánh nhân nên vinh hiển: Ước gì cũng chính đức tin đó mà chúng con sống cách chân thành, đem lại cho chúng con ơn công chính hóa”. Nhà thần học cao cả này đã nêu gương kiên vững trong đức tin. Lòng kiên vững này biến chúng ta nên môn đệ của Đức Giêsu Kitô: Đặc biệt ngài đã triển khai các lý chứng nơi truyền thống và của các Tông Đồ mà “đã trở thành hiển nhiên trên khắp thế giới ngõ hầu bất kỳ ai đi tìm chân lý đức tin đều có thể chiêm ngắm chân lý ấy trong mọi Giáo hội.” Rồi ngài viết tiếp: “Chúng ta có thể liệt kê các giám mục đã được các Tông Đồ thiết lập, cũng như những đấng kế vị các ngài cho đến chúng ta ngày nay. Thế nhưng, các ngài đã không giảng dạy điều gì, cũng như không quen biết người nào mà rập theo các thuyết điên rồ của họ (các thuyết ngộ đạo). Tuy nhiên, nếu các Tông Đồ đã biết các mầu nhiệm bí ẩn mà các ngài sẽ mạc khải cho những kẻ “hoàn hảo” rồi loại trừ các kẻ khác, thì các ngài sẽ thông truyền các mầu nhiệm ấy trước hết cho những ai đã được các ngài giao phó coi sóc các Giáo Hội. Bởi lẽ các ngài đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối, không thể chê được nơi những kẻ kế vị là đã được giao trọng trách giảng dạy thay cho các ngài” (khảo luận Chống Lạc giáo, III, 3,1).
Một yếu tố khác được nêu bật trong các lời nguyện Thánh lễ: “Xin cho chúng con đem hết sức mình làm cho mọi người luôn đồng tâm nhất trí” (lời nguyện) “và gìn giữ Hội thánh luôn được hiệp nhất, không hề bị lay chuyển”(lời nguyện trên lễ vật).
Tuy trung thành với Truyền thống Hội thánh, song Irênê vẫn là người biết đối thoại. Mười bốn năm sau khi ngài làm đặc sứ tại Rôma bên cạnh Đức Giáo Hoàng Éleuthère, sự hiệp nhất của Hội thánh suýt bị tan vỡ trở lại, do việc Giáo Hoàng Victor đe dọa ra vạ tuyệt thông cho các Giáo Hội Tiểu Á đang trung thành với truyền thống của thánh Gioan. Theo những điều Eusèbe cho chúng ta biết sau đó một thế kỷ (lịch sử Hội thánh) khi thuật lại các lời tranh cãi, thì Irênê đã biên thư cho Đức Giáo Hoàng Victor, “nhân danh các Giáo Hội xứ Gaule mà thánh nhân là kẻ lãnh đạo: người xác định trước hết rằng mầu nhiệm Phục Sinh chỉ được cử hành vào ngày chúa nhật. Rồi người cung kính xin Giáo Hoàng giữ các mối liên hệ hiếu hòa với những Giáo Hội này. Bởi lẽ cho dù việc tuân giữ các nghi thức của họ quả thật không giống như Giáo Hội Rôma, nhưng nó được thể hiện bởi các giám mục sống lâu đời hơn Victor như Soter, Anicet, Piô, Hygin, Télesphore hay Sixte.”
Đối với Irênê, tiêu chuẩn hỗ trợ sự hiệp nhất trong hòa bình và tôn trọng các truyền thống khác nhau, đó là quyền kế vị các Tông Đồ, biết rằng quyền này đặc biệt luôn được thực thi trong Giáo Hội Rôma. Nên ngài đã viết: “Có lẽ bản liệt kê sẽ quá dài nếu tính nơi đây những đấng kế vị các Tông Đồ trong các Giáo Hội. Chúng tôi chỉ lưu ý đến Giáo Hội lớn nhất và lâu đời nhất, được mọi người biết đến, đó là Giáo Hội được thành lập tại Rôma bởi hai vị thánh Tông Đồ rất vinh hiển, Phêrô và Phaolô. Chúng tôi sẽ chứng minh rằng truyền thống mà Giáo hội ấy nhận được từ các Tông Đồ và chân lý đức tin Giáo Hội loan báo cho chư dân, tất cả đều được chuyển giao cho chúng tôi qua quyền kế vị liên tục của các giám mục… do bởi quyền hạn đã được ban cho Giáo Hội Rôma ngay từ đầu, tất cả các Giáo Hội khác đều phải qui chiếu và tuân theo Giáo Hội (Rôma) này, nghĩa là các giáo hữu ở khắp nơi. Truyền thống các Tông Đồ luôn luôn được gìn giữ trong Giáo Hội Rôma vì lợi ích của mọi người ở mọi nơi” (khảo luận chống Lạc giáo, II,3,1-2). Chính bởi các nguyên tắc này mà Irênê đã xứng đáng với tên gọi hiếu hòa và là người xây dựng hòa bình.
Một đặc điểm khác của vị chứng nhân cho đức tin này là quan niệm của thánh nhân về con người. Câu danh ngôn được Bài đọc- Kinh sách trích dẫn, đã tóm tắt quan niệm ấy như sau: “Con người sống là vinh quang của Thiên Chúa, còn sự sống của con người là nhìn thấy Thiên Chúa”(khảo luận chống Lạc giáo IV). Đối với Hội thánh, điều này xác định chương trình không hề thay đổi của mình là luôn tìm kiếm sự hiệp nhất trong đức tin như thể Hội thánh chỉ có “một con tim, một tâm hồn và một miệng lưỡi” (khảo luận chống Lạc giáo I,10,2).
Ngày 28/06: Thánh Irênê, Giám mục, tử đạo Lm. Giuse Đinh Tất Quý I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Pôlycarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
- “Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlycarpô ngồi khi Ngài rao giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái, cách sống và lời Ngài nói in sâu vào lòng tôi. Tôi như còn nghe thấy Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác đã thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những điều các Ngài đã học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và giáo thuyết của Chúa.
Thánh Irênê còn phấn khởi ghi thêm: - “Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng nhớ lại những kỷ niệm ấy trong lòng”.
Như vậy, thánh Irênê luôn nhớ mãi hình ảnh sống động của thánh Pôlycarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irênê ra đời khoảng từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của thánh Pôlycarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là với thánh Gioan, thánh Irênê còn ở trong vòng ánh sáng mà tâm điểm là tình yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm dài “Adversus Haereses” của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.
Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, giám mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irênê cho Giáo hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy gẫm thánh kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học ngại giáo, Ngài biết tìm ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đã tuyên nhận rằng không có ai nỗ lực tìm tòi hơn là thánh Irênê. Thánh Giêrônimô, nại đến thánh nhân để củng cố uy tín của mình. Ngài được coi như là ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.
Năm 177, thánh Irênê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức giáo hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ phục sinh
Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đã bị sát hại. Thánh Irênê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lãnh Giáo hội tại xứ Gaule, ngoài việc bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn viết sách để chống đỡ chân lý. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi vì cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo hội.
Thánh Irênê dùng hết tâm trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những kẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo hội thật :
- “Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống.... Khốn khổ cho ai lìa xa sự hợp nhất ấy. Hình phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà do chính họ, vì khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi tài sản”.
Các tác phẩm lừng danh Ngài đã soạn khiến cho Ngài đang được gọi là “Anh sáng bên trời Tây”.
Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đã trở thành một trường dạy phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế hệ đầu tiên của trường đã bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến những miền khác.
Hoàng đế Seltinô - Severô tái diễn cuộc bách hại. Ông gia hình cho đến chết những ai kiên trì với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra cuộc tàn sát thật khủng khiếp tập thể các Kitô hữu thật. Máu chảy thành suối trên đường phố tiếp nối dòng máu các giám mục tử đạo, thánh Irênê, cũng bị hạ sát với đoàn chiên mình. Một tài liệu cố tìm được cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết vì đạo với Ngài.
II. BÀI HỌC
Bài học đẹp nhất chúng ta học được từ cuộc đời của thánh Irênê là ngài luôn luôn ghi nhớ những điều Thánh Pôlycarpô truyền dạy và đem ra thực hành trong đời sống của mình.
Thái độ này chẳng khác gì thái độ của Đức Maria trước những màu nhiệm được Thiên Chúa mạc khải cho mẹ trong cuộc đời của mình.
Nào có ai trên đời sinh ra mà đã có tất cả. Từ của cải vật chất tới vốn liếng tinh thần
Năm 1934 khi nhắn nhủ một số các em nhỏ đến mừng sinh nhật của mình, nhà bác học nổi danh nhất của thế kỷ thứ 20, Albert Einstein đã nói với các cháu những lời cảm động như sau: “Các cháu nên nhờ rằng những điều kỳ diệu các cháu được học ở trường là do công lao của biết bao thế hệ trên khắp thế giới đã hăng hái gắng sức và cặm cụi làm việc không ngừng, rồi truyền lại cho các cháu như một di sản để cho các cháu tiếp nhận, tôn trọng, tăng gia thêm và một ngày nào đó các cháu sẽ lại trung thành truyền lại cho con cháu các cháu. Nhờ vậy mà chúng ta, những con người hữu sinh hữu tử mới thành bất tử trong những vật trường tồn mà chúng ta cùng chung sức làm ra”.
Chúng ta đang thừa hưởng một di sản vô cùng quí giá từ cha ông chúng ta để lại. Cách trả ơn tốt nhất đối với các Ngài là tiếp nhận và trung thành truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Nhưng truyền lại bằng cách nào ?
- Thưa bằng chính cuộc sống mà tổ tiên của chúng ta đã sống.
Văn hào Tagore khi bàn về cái chết của Thánh Gandhi, đã nói: “Có lẽ thánh Gandhi không thành công, có lẽ thánh sẽ thất bại như Đức Thích Ca đã thất bại, như Đức Giêsu đã thất bại vì chưa hủy diệt được lòng ác độc của loài người. Nhưng loài người luôn nhớ tới Thánh vì thánh đã đem đời mình ra để làm bài học cho muôn thế hệ mai sau”
a- Bài học đầu tiên mà mỗi người chúng ta phải noi gương bắt chước đó là phải trung thành với niềm tin.
Đức tin là ơn nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Hãy bảo vệ lấy, đừng để cho nó bị hao mòn đi.
Phaolô Mợi bị bắt, bị giải đến quan.
Quan dụ:
- Anh đạp ảnh đi, tôi sẽ cho anh một nén bạc.
-...?
- Vậy một nén vàng!
- Bẩm quan chưa đủ.
- Vậy anh muốn bao nhiêu?
- Bẩm quan lớn, quan lớn muốn cho tôi quá khóa thì quan phải cho tôi đủ vàng để mua được một linh hồn khác.
Nguyễn văn Lựu: “Đạo đã nhập vào xương tủy tôi, làm sao tôi có thể bỏ được”.
Còn gì cao cả và tốt đẹp hơn khi chứng kiến cảnh thánh Irênê cùng chịu một hình phạt với đoàn chiên của mình cho đến chết.
b- Bài học thứ hai phải can đảm sống niềm tin đó.
Victor Hugo: “Đồi Calvario ở dầu đường và hào quang cũng xuất hiện ở đó”.
Chúa Giêsu: “Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy”.
Không có chiến thắng cho những kẻ chưa lâm trận đã đầu hàng.
Không có vinh quang cho những kẻ hèn nhát.
Phần thưởng càng lớn, vinh quang càng cao thì cái giá phải trả cho nó càng đắt.
Phải sử dụng sức mạnh mới chiếm hữu được Nước Trời.
Lời cuối cùng của tôi. Tôi xin mượn lời của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Roma. Ngài gửi những lời này cho họ vào lúc cơn bắt bớ đạo giáo tại đó bắt đầu trở thành khốc liệt. Ngài muốn dùng những lời này để khích lệ họ, để họ can đảm, để họ tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bở, gươm giáo?”