Ngày 05/06: Thánh Bôniphát, giám mục, tử đạo

Thứ tư - 05/06/2024 05:01
Ngày 05/06: Thánh Bôniphát, giám mục, tử đạo
Ngày 05/06: Thánh Bôniphát, giám mục, tử đạo
Ngày 05/06: Thánh Bôniphát, giám mục, tử đạo
(680-755)

---------------------------------
Nội Dung:

Bài 1: Phụng vụ chư thánh (Châu Kiên Long) 1
Bài 2: tgpsaigon.net 2
Bài 3: tonggiaophanhanoi.org. 3
Bài 4: dongnuvuonghoabinh.org. 5


---------------------------------

 

Bài 1: Phụng vụ chư thánh (Châu Kiên Long)


Thánh BONIFACIÔ, giám mục tử đạo
(680-755)

Bonifaciô tên thật là Winfrid, sinh khoảng 680 tại Kirton, nước Anh.

Lớn lên trong bầu khí đạo đức thánh thiện sẵn có của gia đình, nhất là nhờ ảnh hưởng cùa những tu sĩ truyền giáo quen biết, chẳng bao lâu Bonfaciô ngỏ ý xin đi tu dòng.

Tại đây, Bonifaciô đưọc bề trên và các bạn đồng học quí chuộng vì lòng đạo đức và sự minh mẫn hiếm có.

Ngài thụ phong linh mục nǎm 30 tuồi và được cử làm giáo sư tu viện.

Nhưng ý Chúa nhiệm mầu muốn đặt Ngài vào nhiệm vụ truyền bá Tin Mừng cho dân tộc Đức.

Nǎm 716, nhờ lòng hǎng say, Ngài đã vưọt qua mọi hiểm nguy, cấm cách hay sự chống đối của những người tà giáo và đem nhiều linh hồn vê cùng Chúa.

Để thưởng công lao truyền giáo nhiệt thành và đồng thời đề công cuộc truyền giáo của Ngài kết quả hơn, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô II đã tấn phong Ngài làm giám mục và sau đó đặt Ngài làm Tổng Giám mục Mayence, nưóc Ðúc, nǎm 747.

Mǎc dù tuổi già sức yếu, Đức Cha Bonifaciô vẫn tận tâm với việc truyền giáo.

Chi trong một thời gian ngắn, hằng ngàn người đã được chiu phép rửa tội.

Truóc thành quả lớn lao đó, nhiều thú lãnh ngoại giáo đem lòng ghen ghét và tìm dịp ám hại Ngài.

Mùa hè nǎm 755, đang lúc sửa soạn cử hành lễ nghi rửa tội cho một số tân tòng thì đột nhiên có những người võ trang đổ xô tới đâm chém Ngài.

Xác Ngài được đưa về an táng tại tu viện Fulda.

Chúa đã làm nhiêu phép lạ trên mộ Ngài.

---------------------------------

 

Bài 2: tgpsaigon.net


Thánh Bônifatiô, Vị truyền giáo cho dân tộc Đức

Thánh Bônifatiô sinh tại nước Anh vào năm 680 tại miền Kirton. Tên thật của  thánh nhân là Winfrid. Thánh Bônifatiô được may mắn sinh ra trong một gia đình đạo đức, thánh thiện. Thánh nhân được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản và đạo hạnh. Thánh Bônifaciô sớm tiến triển trên đàng nhân đức. Nhờ các tu sĩ quen biết, nhờ cha mẹ đạo đức, thánh nhân đã sớm có ý định muốn đi tu dòng. Trong tu viện, thánh Bônifa ciô được Bề trên và các bạn học quí chuộng, yêu mến vì lòng nhiệt thành, đạo đức và thánh thiện của Ngài cùng với trí thông minh hiếm có ở Ngài. Thánh Bônifatiô được lãnh nhận sứ vụ linh mục vào lúc 30 tuổi và Ngài được các Bề trên đề cử làm giáo sư tu viện. Tuy nhiên, ý Chúa nhiệm mầu: lòng thương xót của Chúa, đường lối của Chúa không ai dò thấu, Chúa muốn đặt Ngài làm việc truyền giáo cho dân tộc Đức. Thánh nhân đã cương quyết, vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, chống đối của bọn tà giáo, Ngài đã đem được rất nhiều người trở về với Chúa vào năm 716. Năm 747, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô II muốn thưởng công cho thánh Bônifatiô vì kết quả loan báo Tin  Mừng mà thánh nhân mang lại vượt quá lòng mong ước và để việc truyền giáo càng lúc càng tốt đẹp, kết quả hơn, Đức Thánh Cha đã tấn phong giám mục cho thánh nhân và đặt Ngài làm Tổng Giám Mục Mayence sau đó. Dù sức yếu vì tuổi cao, thánh nhân vẫn một lòng nhiệt thành làm việc truyền giáo và chỉ một thời gian ngắn hàng ngàn người đã xin trở lại đạo và được chính Ngài rửa tội. Ngài đã ý thức sâu xa lời Chúa:” Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”( Ga 12, 24-25 ).

Chúa yêu thương thánh nhân, Giáo hội tôn vinh ngài
 
Với những kết quả lớn lao trong việc truyền giáo, kẻ yêu nhiều, nhưng những kẻ ghen ghét, tỵ hiềm cũng không ít. Nhiều kẻ lạc giáo, tà giáo đã âm mưu tìm cách ám hại Ngài. Lời Chúa luôn hiển rõ nơi thánh nhân:” Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người”( 2 Tm 2, 11-12 ). Năm 755 vào mùa hè, đang khi thánh nhân sửa soạn nghi lễ rửa tội cho một số anh chị em tân tòng, bỗng dưng có một số người võ trang, xông tới chém Ngài. Xác thánh nhân được đem chôn cất tại tu viện Fulda. Chúa đã tỏ uy quyền của Ngài và đã ban cho thánh nhân được thông chia vinh quang với Chúa qua nhiều phép lạ xẩy ra nơi phần mộ của Ngài. Chúa đã đội mũ triều thiên cho Ngài và Giáo Hội đã tôn vinh Ngài vì máu của Ngài đã đổ ra để minh chứng cho tình yêu là Chúa Giêsu.
 
 “Lạy Chúa, nhờ ơn Chúa, thánh Bônifaciô giám mục đã dùng lời nói rao giảng đức tin và lấy máu đào để minh chứng. Vì lời thánh nhân chuyển cầu, xin cho chúng con giữ vững lòng tin, và lấy cả cuộc đời để can đảm tuyên xưng lòng tin đó”( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Bônifaciô, giám mục tử đạo).

---------------------------------

 

Bài 3: tonggiaophanhanoi.org


Ngày 5/6: Thánh Bô-ni-phát
– Giám mục, tử đạo (khoảng 673-754)

Lễ nhớ

SaintBoniface 2

1. Ghi nhận lịch sử – Phụng Vụ

Cuộc tử đạo của thánh giám mục thành Mayence và 52 người bạn đã diễn ra ngày 5 tháng 6 năm 754. Trong khi dâng Thánh lễ ở Dokkum, thuộc Frise miền Bắc (Hà Lan ngày nay), các Ngài đã bị dân Frisons sát hại, dẫu rằng họ đã được các ngài loan báo Tin Mừng của Chúa. Lễ nhớ thánh Boniface ca ngợi ngài là vị Tông Đồ vĩ đại của nươc Đức. Ngài hoạt động truyền giáo đến tận vương quốc dân Francs.

Mãi đến năm 1874, theo lời yêu cầu của các Nghị phụ Công đồng Vaticanô I, người ta mới đưa lễ nhớ thánh Boniface vào lịch Giáo triều Rôma. Tuy nhiên thánh nhân đã được tôn kính không những tại Đức, mà còn ở Anh là quê quán của ngài. Nơi đây, một Công đồng đã ban tặng người tước hiệu Đấng Thánh Bảo Trợ, bên cạnh thánh Grégoire Cả và thánh Augustin de Cantorbéry.

Winfrid sinh khoảng năm 673 tại vương quốc Anglo-saxon Wessex, nước Anh. Ngài được giáo dục trong các Đan viện Biển Đức miền Exeter và Nutshulling và khấn dòng năm 715.

Vì mong ước ra đi loan báo chân lý đức tin cho dân ngoại, lần đầu tiên ngài đến Frise năm 716. Nhưng nỗ lực này kết thúc trong thất bại. Năm 719, Đức Giáo Hoàng Grégoire II trao ngài sứ vụ loan báo Tin Mừng cho những kẻ thờ tà thần ở Đức, và cho gọi ngài bằng tên của một vị thánh tử đạo người Rôma: Bonifacius. Năm 722, ngài được phong giám mục, trực thuộc Tòa thánh nên không có giáo phận riêng.

Sau khi loan báo Tin Mừng cho miền Hesse – nơi đây ngài đã hạ ngã Cây sồi thiêng Donar, gần Geismar vào năm 725 – ngài sang Thuringe, lưu lại nơi này bảy năm và lập nhiều Đan viện. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Grégoire III trao cho ngài một cánh đồng truyền giáo mới ở Bavière và phong ngài làm Tổng giám mục năm 732. Boniface ở lại đó 9 năm, cho đến năm 741, vào thời điểm này ngài lập các giáo phận quan trọng thuộc giáo tỉnh như Salzbourg, Freising, Ratisbonne, Passau.

Để hoàn thành tốt hơn sứ vụ loan báo Tin Mừng, thánh giám mục xin Đức Giáo Hoàng Zacharie quyền đặc miễn của Giáo Hoàng cho Đan viện Fulda mà ngài vừa thành lập năm 744: đây là quyền đặc miễn đầu tiên trong lịch sử.

Năm 747, dưới áp lực của các môi trường người Francs, xem Boniface như một người Anglo-saxon nguy hiểm, nên Pépin le Bref đã tách Boniface ra khỏi các nơi ấy. Sau cùng, vào ngày lễ Chúa Thánh Thần năm 754, ngài bị một nhóm người ngoại đạo sát hại cùng với 52 bạn, trong khi ngài đang rao giảng Tin Mừng cho miền Frise miền Bắc. Các thánh tích của ngài luôn được sùng kính tại Đan viện Fulda. Chính vì luôn trung thành tưởng nhớ đến ngài mà các giám mục Đức thường qui tụ về thành phố này.

2. Thông điệp và tính thời sự

Lời nguyện mới trong Thánh lễ được trích từ sách lễ Ambroise và Paris. Lời nguyện xin thánh giám mục Boniface chuyển cầu “cho chúng ta giữ vững lòng tin và lấy cả cuộc đời can đảm tuyên xưng lòng tin mà thánh tử đạo đã dùng lời nói rao giảng và lấy máu đào để chứng minh”. Nhờ tích cực hoạt động Tông Đồ trong nhiều vùng đất châu Âu, và cũng nhờ tiếp xúc dễ dàng với các Giáo Hoàng và các vị vua chúa, ngài đã hỗ trợ việc chuyển giao quyền Giáo Hoàng từ thời Byzantin sang thời Francs.

Phương pháp truyền giáo của Boniface dựa trên hai điểm chính: trước hết tìm kiếm sự hậu thuẫn của vua chúa và quan quyền mà không bao giờ phương hại sự tự do của Hội thánh; sau đó, kêu gọi sự hỗ trợ của các Đan viện, là những trung tâm đích thực của đời sống Kitô giáo và rao giảng Tin Mừng.

Khi phân chia vương quốc của Charles Martel năm 741; Carloman được hưởng vùng Austrasie, đã nhờ Boniface giúp loại bỏ những sự lạm dụng trong việc chuyển nhượng bổng lộc danh tước, và buông lỏng kỷ cương trong giới giáo sĩ và ngay cả các đan sĩ Celte phiêu bạt. Để đạt mục đích này, Boniface đã triệu tập một Công đồng chung các giám mục Francs tại Soisson năm 742. Công đồng này kéo dài trong ba năm và đã đưa ra sắc lệnh cải tổ quan trọng trong Giáo hội Francs.

Các Đan viện là những trung tâm sinh hoạt Phụng Vụ và cũng là trung tâm văn hóa xã hội. Việc phát triển xây dựng các Đan viện là một trong những đặc điểm quan trọng trong việc thánh nhân xây dựng và tái tổ chức các Giáo hội, như ở Bavière, Thuringe hay tại các quốc gia nói tiếng Pháp. Thánh Boniface cũng là tác giả sách ngữ pháp, hệ thống đo lường và sáng tác nhiều thơ văn.

Bài đọc – Kinh sách đề xuất một lá thư của thánh giám mục Boniface qua đó chúng ta thấy được các đặc tính của vị mục tử như ngài: “… Chúng ta chớ như những con chó câm, những lính canh thinh lặng, những kẻ chăn thuê chạy trốn sói dữ; nhưng chúng ta hãy là những mục tử chuyên chăm, biết lo lắng cho đoàn chiên Chúa Kitô, biết rao giảng mọi ý định của Thiên Chúa cho hết mọi người, thuộc mọi tầng lớp cũng như tuổi tác, cho kẻ lớn cũng như người bé, cho người giàu cũng như kẻ nghèo, trong mức độ Thiên Chúa giúp sức cho, lúc thuận tiện cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, theo cách thức như thánh Grégoire đã chép trong sách mục vụ” (Thư 78).

Enzo Lodi

---------------------------------

 

Bài 4: dongnuvuonghoabinh.org


Ngày 05/06: thánh Bôniphát, Giám mục, Tử đạo

Thánh Bôniphát tên thật là Wynfrid, sinh năm 673 trong vương quốc Wessex ở nước Anh. Ngài được giáo dục trong Đan viện Exeter và Nursling. Năm 30 tuổi, ngài được thụ phong Linh mục. Năm 40 tuổi, ngài bắt đầu sang truyền giáo ở nước Đức.

Năm 719 Đức Giáo hoàng Grêgôriô II trao trách nhiệm truyền giáo cả nước Đức cho ngài và đạt tên ngài là Bôniphát. Năm 722 ngài nhận chức Giám mục. Năm 732 Đức Giáo hoàng Grêgôriô III nâng ngài lên hàng Tổng Giám mục.

Ngài tổ chức Giáo hội và thành lập các địa phận Bayern, Hessen, Thuerigen. Ngài cố gắng thực hiện việc canh tân bằng các buổi họp công nghị. Nơi nào ngài đặt chân đến truyền giáo, ngài cũng lập các dòng tu như trung tâm cho công tác truyền giáo. Các dòng tu này vừa là nơi cầu nguyện, vừa là căn cứ truyền bá văn hóa. Giai đoạn này nổi trội về vấn đề di dân. Người Man Di tràn tràn vào đế quốc La Mã, vừa tiêu diệt đế quốc, vừa xóa bỏ tàn tích văn hóa cổ. Dân Man Di không theo Công Giáo trừ dân Franken, Thế nên thánh Bôniphát lãnh nhiệm vụ truyền giáo, Kitô hóa Châu Âu lần thứ hai. Đặc biệt công tác của ngài nằm ở nước Đức.

Cơ sở yêu quý nhất của ngài là Đan viện Fulda được xây dựng năm 744, là nơi ngài được chôn cất sau khi đã qua đời. Cũng tại nơi này, hằng năm các Đức Giám mục toàn nước Đức tụ họp về, quỳ chung quanh mộ của thánh nhân trước khi bước vào họp hội đồng Giám mục.

Ngày 05.06.754, thánh Bôniphát cùng với 52 người tùy tùng bị người Friesen giết chết tại Dokkum. Thánh Bôniphát được xem như vị Tông đồ và là thánh quan thầy của nước Đức. Ngài cũng được gọi là vị Tông đồ đem lại nền văn minh cho Châu Âu.

Thánh Bôniphát đã đã dùng lời nói rao giảng đức tin và lấy máu đào để minh chứng niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Vì lời thánh nhân nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cho chúng ta biết sẵn sàng hy sinh lên đường để bảo vệ đức tin, rao truyền chân lý theo lời mời gọi của Ngài.

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây