Việc kính nhớ các sự đau khổ của Đức Bà hôm nay liên kết chặt chẽ với ngày lễ Suy tôn Thánh: 15/09-1
Việc kính nhớ các sự đau khổ của Đức Bà hôm nay liên kết chặt chẽ với ngày lễ Suy tôn Thánh Giá ngày hôm qua, đây cũng là một điều dễ hiểu ; y như thánh lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày xưa vào thứ sáu trước lễ Lá. Hai cuộc đau khổ phải được nối kết với nhau cách chặt chẽ ; cũng như cuộc đau khổ của chúng ta được nối kết với đau thương của Chúa Giêsu.
Thánh lễ “Bảy sự Thương Khó Đức Bà” được hình thành vào thời Trung Cổ. Ở nước Đức, người ta đã mừng thánh lễ này tuỳ từng nơi vào thế kỷ 15, như địa phận Cologne, địa phận Erfurt... Năm 1667 dòng Serviten bắt đầu phổ biến thánh lễ này. Mãi đến năm 1814 Đức Thánh Cha Piô VII mới cho phéptoàn thế giới mừng kính.
Bảy sự thương khó Đức Bà được liệt kê theo bản văn phụng vụ như sau:
1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,34-35) ; 2. Trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-15) ; 3. Ba ngày đi tìm Chúa trong Đền Thờ (Lc 2,41-52) 4. Con đường lên Golgotha ; 5. Cuộc đóng đinh ; 6. Hạ xác Chúa xuống ; 7. Chôn xác Chúa trong mồ. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
A. Hạt giống...
Thánh Gioan mô tả Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá:
- Người không rũ rượi như những người mẹ khác khi thấy con mình đang chết đau đớn. Nhưng người “đứng”, một tư thế rất kiên vững. Thế “đứng” của Đức Mẹ đã là đề tài cho bao người chiêm ngưỡng và suy gẫm: Stabat Mater dolorosa !
- Trong giờ phút đau khổ tột cùng này, không ai nâng đỡ an ủi Mẹ, trái lại Mẹ còn lãnh thêm nhiệm vụ “Thưa Bà, đây là con Bà”.
B.... nẩy mầm.
1. Đức Mẹ dưới chân Thập giá được gọi là Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc, vì những đau khổ của Mẹ do kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho loài người.
2. Có thứ đau khổ khiến người ta nhìn mà sợ Có thứ đau khổ làm cho người ta tội nghiệp Có thứ đau khổ làm cho người ta ngưỡng mộ Có thứ đau khổ đang cho người ta kính trọng.
Hôm nay chúng ta nhìn những đau khổ của Đức Mẹ Maria, không phải để sợ, để tội nghiệp mà để ngưỡng mộ, hơn nữa để tôn kính, vì đó là những đau khổ sinh ơn cứu độ cho người khác trong đó có chính chúng ta nữa.
3. Vài ý tưởng về sự đau khổ:
- Sung sướng kéo tâm hồn xuống đất, khổ đau nâng tâm hồn lên trời (Nino Salvaneshi)
- Thiên Chúa nói thì thầm trong cơn vui sướng của chúng ta ; Ngài nói đủ nghe trong lương tâm của chúng ta ; nhưng Ngài hô lớn trong những cơn đau của chúng ta (C.S. Lewis).
4. “Kể từ giờ ấy, người môn đệ rước Người về nhà mình”. Lạy Mẹ Maria, người môn đệ ấy là chính con. Kể từ hôm nay, con muốn rước Mẹ về ngôi nhà của lòng con và của cuộc đời con, để Mẹ cùng sống với con trong những lúc vui cũng như những lúc buồn, nhất là những lúc buồn ; những khi sung sướng và nhất là những khi đau khổ, để Mẹ dạy con biết cách chịu đau khổ thế nào để những khổ đau ấy trở thành nguồn ơn cứu độ cho con và cho anh chị em con. 5. Mầm khác:
Ngày hôm qua chúng ta suy tôn Thánh Giá của Chúa Giêsu, hôm nay chúng ta kính nhớ lòng Từ 15/09-2
Ngày hôm qua chúng ta suy tôn Thánh Giá của Chúa Giêsu, hôm nay chúng ta kính nhớ lòng Từ Bi bao la của Đức Bà Maria, Mẹ của Chúa Giêsu: Mẹ đứng kề bên Thánh Gía trền đồi Calvary lúc Con của Mẹ đang trút hơi thở cuối cùng.
Trong Đền Thờ ở Jerusalem, tiên tri Simeon đã tiên báo cho người mẹ son trẻ khi đến hiến dâng con mình lên Thiên Chúa. “Em bé này là cớ làm cho nhiều người Israel sa ngã hay được nâng lên và còn là dấu chỉ cho nhiều người chống đối nhau. Về phần Bà một lưỡi dáo sẽ đâm thâu qua lòng Bà.”
Đức Mẹ Sầu Bi, với nỗi niềm Đau Khổ khôn tả: “Hởi những người qua đường, hãy nhìn xem! Có ai có nỗi thống khổ như tôi không? Tình mẫu tử cao cả tuôn trào bên chân Thánh Giá của Chúa Con. Mẹ đứng đó, “ Cùng chịu đau khổ vô biên với Chúa Con, cùng hiệp dâng làm của Lễ Hy sinh để cứu chuộc nhân loại với sự đồng thuận trong Yêu thương.”
Lòng Từ Bi cao cả của Mẹ Maria là ân sủng cần thiết cho chúng ta: Trong lời trăn trối cuối cùng, Chúa Giêsu đã ủy thác cho Đức Mẹ làm Mẹ của nhân loại. Chúa gởi gắm Mẹ mình cho thánh Gioan, người môn đệ yêu dấu đại diện cho chúng ta. Và người môn đệ yêu dấu đã đưa Đức Mẹ vế nhà mình, có nghĩa là về trong yêu thương và trong cuộc sống của mình.
Thật vậy, Đức Mẹ Sầu Bi là hình ảnh, là dấu chỉ hy vọng của Giáo Hội của Chúa Kitô, của Dân Chúa đang lê bước lữ hành trên con đường trần thế. Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác
Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thập tự giá, nơi Con Người đã bị treo lên. 15/09-3
Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thập tự giá, nơi Con Người đã bị treo lên. Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau buồn...
Thứ Sáu Tuần Thánh, khi tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giêsu thì chúng ta cũng nghĩ đến Đức Mẹ Sầu Bi. Michelangelo thành Florence, thế kỷ XV, đã khắc một pho tượng rất nổi tiếng về Đức Mẹ Sầu Bi gọi là Pietà. Cũng có một lễ dành cho tước hiệu này vào ngày 15-9, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (hay lễ Đức Bà Bảy Sự, lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà) trong tiếng Latinh là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady).
1. Nguồn gốc ngày lễ
Trước cuộc cải tổ phụng vụ của Công đồng Vatican 1969, trong Phụng vụ có hai thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi. Việc tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi do Dòng Citercian và Dòng Phanxicô khởi xướng từ thế kỷ XII và thế kỷ XIII. Đến năm 1423, Công đồng Cologne đã quy định thành lập lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi (điều luật 11). Ý niệm khởi đầu chỉ hướng về mối đau khổ tổng thể, cụ thể hơn là tôn kính Đức Mẹ đau khổ đứng dưới chân thập tự giá. Thánh lễ được cử hành vào ngày thứ Sáu của tuần III sau lễ Phục Sinh. Năm 1482, bảy sự thương khó của Đức Mẹ mới được khai triển và truyền giảng ở Âu Châu. Năm 1725, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XIV đưa lễ Đức Mẹ Sầu Bi qua ngày thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn, trước Lễ Lá [1], đó là lễ thứ I. Năm 1668, Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được Toà Thánh cho phép mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày Chúa Nhật III trong tháng 9. Năm 1912, Đức Giáo hoàng Piô X quyết định toàn thể Giáo Hội cử hành lễ này một lần nữa vào ngày 15-9 hằng năm, sau lễ kính Thánh Giá, đó là lễ thứ II. Cả hai thánh lễ đều dùng thánh thi “Stabat Mater” (Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thập tự Giá) của Giacopone da Todi (1360), tu sĩ dòng Phanxicô, làm thánh ca cho buổi lễ. Năm 1969, lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày Thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn bị bãi bỏ do việc cải tổ phụng vụ sau Công đồng Vatican II. Lý do việc bãi bỏ là vì Giáo Hội không muốn mừng một biến cố hay một mầu nhiệm hai lần trong một năm.
2. Nghĩa của những chữ đức, mẹ, sầu, bi
2.1. Đức có duy nhất một chữ Hán 德 (tuy có nhiều cách viết, như: 徳 , 悳 , 惪 ), nghĩa là dt. (1) Ân Huệ: Dĩ đức báo oán. (2) Ðạo đức, cái đạo để lập thân: đức hạnh. (3) Hạnh kiểm, tác phong. (4) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa: mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc. (5) Ý chí, niềm tin: nhất tâm nhất đức (một lòng một dạ) (6) Tên nước: nước Ðức. (7) Họ Đức. đt. (8) Tạ ơn: Vương viết: “Nhiêntắc đức ngã hồ” (Vua nói: “vậy thì cám ơn tôi không?”). tt. (9) Mỹ thiện: Đức chính (chính sách tốt đẹp).
Nghĩa Nôm: Đức là từ [2] đi trước những danh xưng chức vị hay tước hiệu để tỏ lòng kính trọng dành cho những vị, những đấng mà nhiều người tôn kính. Ví dụ: Đức Chúa Trời, Đức Mẹ, Đức Phật Thích Ca, Đức Thái Thượng Lão Quân, Đức vua, Đức thánh Trần...
Theo Cha Giuse Cao Phương Kỷ: “Chữ đức, không có ý nghĩa thần tính, chỉ là danh hiệu tỏ lòng tôn kính dành cho nhiều người như: Đức Vua, Đức Bà, Đức Ông, Đức Thày... Ngoài ra, theo thói quen, chữ đức thường ghép vào một chức vị, hay danh hiệu của một người như Đức Giám Mục, Đức Cha... không ai gọi kèm theo tên riêng, tên tục người ta, chẳng hạn, ta quen gọi: Đức Hồng Y Khuê, mà không nói: “Đức Khuê” (vì chữ Khuê là tên riêng)” [3].
Chúng tôi đồng ý với Cha Giuse, vì Đức (nghĩa Nôm) là:
- “Từ đặt trước những danh từ chỉ những thần thánh hoặc những người đáng tôn kính” [4] “... hoặc người có địa vị cao quý trong xã hội phong kiến để tỏ ý tôn kính khi nói đến” [5].
- “Tiếng tôn gọi các bậc vua chúa, thần thánh” [6].
- “(Thường viết hoa) từ dùng để gọi thánh thần với ý tôn kính” [7].
- “Tước hiệu danh giá tột đỉnh” [8] dùng để “xưng tặng các đấng cao sang, tài trí...” như Paulus Huỳnh Tịnh Của viết: “Đức: tiếng xưng tặng các đấng cao sang, tài trí; tiếng chỉ việc nhơn lành, lòng lành: Đức Chúa trời [9]. Để tiếng đức cho trọng đấng bậc, không dám xưng ngay là Chúa trời, về các tiếng sau này cũng vậy: chúa, vua, thánh, giáo tông, giám mục, cha, thầy, phu tử, ông, mụ, bà (dùng tiếng đức cũng về một ý)” [10].
Theo lễ phép “xưng khiêm, hô tôn”, khi nói với (hoặc nói về) người trên thì người ta dùng chức vụ, vị trí công tác hay danh hiệu học vị học hàm; khi nói với (hoặc nói về) người ngang hàng hoặc dưới mình, nhưng vẫn tỏ ra lịch sự, người ta có thể dùng tên tự hay gọi theo chức vị. Có thể thêm tên hay họ tên sau chức vị khi có người khác cùng chức vị đó hiện diện. Thiết nghĩ, đối với các bậc tôn quý “danh giá tột đỉnh” được gọi là “Đức...” mà chúng ta chỉ xưng hô vỏn vẹn là “Đức + tên riêng” thì không phải phép. Thí dụ: Người ta không nói “Đức Khổng Khâu”, nhưng là “Đức Khổng Tử” [11]; không nói “Đức Tất Đạt Đa Cồ Đàm”, nhưng nói là “Đức Phật Thích Ca” [12]. Chúng ta không nên nói “Đức Maria”, mà nên nói là “Đức Mẹ Maria”, “Đức Bà Maria” hay “Đức Nữ Đồng Trinh Maria”... Tuy nhiên, khi nói về Đức Phật Thích Ca trong giai đoạn trước khi thành Phật, người ta có thể gọi ngài là “Hoàng tử Tất Đạt Đa” hay “Đức Cồ Đàm”..., cũng như có người dùng chữ “Đức Giêsu” để nhấn mạnh đến nhân tính, còn chữ “Chúa Giêsu” để nói về thần tính của Ngôi Hai Thiên Chúa [13]. Nhưng khi nhấn mạnh như thế, liệu chúng ta có đi lệch với mầu nhiệm ngôi hiệp không? Đây không phải chỉ là cách dùng từ nữa, mà liên quan đến phạm trù giáo lý đức tin rồi.
Khi ghép chữ “đức” vào hai chữ “lang quân” và “ông chồng”: Chữ “đức ông chồng” thì có nghĩa không được tốt đẹp lắm, tức là “chồng (cách gọi có ý đùa hoặc mỉa mai [14])” . Còn chữ đức lang quân, nay không nghe người ta nói nữa, chỉ thấy dùng trong văn viết với ý nghĩa như đức ông chồng vậy. Riêng Giáo hội Công giáo vẫn dùng chỉ Đức Phu Quân là Chúa Kitô... Đức Lang Quân của Hội Thánh!
2.2. Mẹ là chữ Nôm, nghĩa là dt. (1) Người đàn bà có con, trong quan hệ với con cái: nhớ mẹ, gửi thư cho mẹ, mẹ thương con. (2) Con vật cái, trực tiếp sinh ra đàn con nào đó: gà con tìm mẹ. (3) Người đàn bà đáng bậc mẹ: người mẹ chiến sĩ. (4) Cái gốc, cái xuất phát những cái khác: lãi mẹ đẻ lãi con. (5) Mẹ ghẻ (vợ kế của bố). (6) Đàn bà xấu: Mẹ mìn. (7) Tiếng chửi: Mẹ kiếp.
2.3. Sầu. Chỉ có một chữ Hán 愁 , nghĩa là: dt. (1) việc lo buồn: ly sầu (việc lo buồn của chia lìa). đt. (2) Lo lắng: Bất sầu ngậtbất sầu xuyên (không phải lo ăn lo mặc); tt. (3) Lo buồn: Sầu my khổ kiểm (nét mặt buồn sầu).
Nghĩa Nôm: đt.(1) Ðau lòng: Sầu khổ (hơi khác nghĩa Hv). (2) Nẫu: Gặp mưa to rau sầu hết. dt.(3) Trái durian (Hv Lựu liên), Nôm: Sầu riêng.
2.4. Bi có nhiều chữ Hán ở đây là chữ 悲 . Nghĩa là dt. (1) Việc đau thương: Lạc cực sinh bi (Vui quá sinh việc đau thương). (2) Thương xót: từ bi. (3) Họ Bi. đt. (5) Ðau, khóc không có nước mắt. (5) Thương cảm: Du tử bi cố hương (Con đi xa thương cảm quê hương). tt. (6) Buồn.
Nghĩa Nôm: Tiếng chiêng, cồng.
3. Ý nghĩa của “Đức Mẹ Sầu Bi”
3.1. Đức Mẹ Sầu Bi có nghĩa là Đức Mẹ đau khổ, thương khó, thống khổ... Đức Mẹ là mẹ Đức Chúa Giêsu, trong cuộc đời 33 năm của Đức Chúa Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi đau thương: Lời tiên báo của ông Simêon (x. Lc 2,34-35); Cuộc chạy trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-21); Lạc mất Chúa ba ngày (x. Lc 41,50); Vác thập tự giá lên đỉnh Calvê (x. Ga 19,17); Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập tự giá (x. Ga 19,18-30); Tháo xác Chúa (x. Ga 19,39-40); Táng xác Chúa (x. Ga 19,40-42).
Và cho đến ngày hôm nay, tuy đã về trời, Đức Mẹ Maria vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh... giữa đoàn con cái của mình. Nhưng nỗi thống khổ lớn nhất của Đức Mẹ chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi và sẽ sa xuống hoả ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa quả rất hiện thực, vì con tim của Đức Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, và người đâm thấu tâm hồn Đức Mẹ lại chính là những đứa con mà Đức Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng. Trong số những đứa con phản nghịch ấy, phải chăng có tôi và bạn?
3.2. Giáo Hội đã đặt lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá để như muốn nói rằng: “Khi Ðức Kitô chịu treo trên thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Chúa đứng kề bên mà thông phần đau khổ” [15]. Cuộc đời Mẹ luôn kết hợp với những nỗi khổ đau của Con. Có lẽ không đau khổ nào lớn hơn đau khổ của chính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà theo lời của Thánh Gioan, “đã đứng kề bên thập tự giá Đức Chúa Giêsu” (Ga 19,25) trên đồi Calvê. Không ai hiểu con cho bằng người mẹ, và cũng không ai đau khổ hơn người mẹ khi phải chứng kiến sự đau khổ và cái chết của con mình:
“Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thập tự giá, nơi Con Người đã bị treo lên. Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau buồn...”. (Thánh thi Stabat Mater)
Như Đức Giêsu, Con của Mẹ, Đức Mẹ Maria cũng tự đồng hoá chính mình với mầu nhiệm đau thương của thập tự giá. Bởi thế, Đức Mẹ đáng được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Qua việc cử hành lễ Mẹ Sầu Bi, Giáo Hội mời gọi con cái mình hãy chiêm ngắm hình ảnh của một người Mẹ đau thương vì Con và vì chúng ta:
“Ai là người không tuôn châu lệ, khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô, trong cảnh cực hình như thế? Ai có thể không buồn bã nhìn xem Mẹ Chúa Kitô, đang đau khổ cùng với Con Người?...” (Thánh thi Stabat Mater)
Đồng thời Giáo Hội kêu mời chúng ta hãy an ủi Mẹ bằng cách bắt chước và yêu mến Đức Mẹ hơn:
“Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến, xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương, để cho con được khóc than cùng Mẹ. Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu, mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa, để cho con có thể làm đẹp ý Chúa...”. (Thánh thi Stabat Mater)
3.3. Chúng ta hãy nhớ rằng Đức Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành đức tin bằng những lời xin vâng: “Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời ngài truyền” (Lc 1,38) và những lời vui tươi hăng hái của người mẹ trẻ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Vì Đức Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Đức Chúa...”. Vì vậy, khi ngắm nhìn sự đau thương của Đức Chúa Giêsu và Mẹ Đức Chúa Giêsu trong ánh sáng Thánh Kinh, chúng ta không thể đồng hoá sự tuân phục của các Ngài với định mệnh thuyết hay thụ động tính [16]. Trái lại, như Công đồng Vatican II dạy: “Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành hợp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân thập tự giá, theo đúng chương trình của Thiên Chúa” (LG 58):
“Ðức Maria, Nữ Vương cả đất trời, Vẫn hiên ngang đứng vững Gần bên thập giá Ðức Kitô. Diễm phúc thay, Ðấng không phải chết Mà được lãnh cành thiên tuế Dành cho người tuẫn đạo”. (Xướng đáp, Kinh Chiều Lễ Đức Mẹ Sầu Bi)
và đó là niềm vui của Mẹ cũng là niềm hy vọng của chúng ta:
Mừng vui lên, lạy Mẹ sầu bi, Xưa kia cùng với Con yêu dấu, Mẹ thông phần đau khổ, Ngày nay Mẹ lại được cùng Chúa, Chung hưởng phúc vinh quang. (Điệp ca Tin Mừng, Kinh Sáng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi)
4. Kết luận
Dựa theo giáo huấn Công đồng Vatican II, Giáo Hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta hướng về Đức Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ đồng thụ nạn với Đức Chúa Kitô khổ nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Đức Chúa Kitô, ngõ hầu mai sau chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Đức Chúa như Đức Mẹ.
“Khi chúng con kính nhớ tình yêu đau khổ của Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con biết dùng đời sống mình để bù đắp những gì còn đang thiếu sót trong những đau khổ của Đức Chúa Kitô để mưu ích cho Hội Thánh” (Lời nguyện hiệp lễ ngày 15/09).
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
------------------- [1] Trong phụng vụ trước Công đồng Vatican II, Chúa Nhật Lễ Lá còn gọi là Chúa Nhật Khổ Nạn II (Dominica II Passionis seu in Palmis) và tuần trước đó là Tuần Khổ Nạn I, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi cử hành vào ngày Thứ Sáu trong tuần này (Feria VI post Dominica De Passione).
[2] Các từ điển không thống nhất về từ loại của chữ này, ví dụ: TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (của Ban Tu Thư Khai Trí, NXB. Khai Trí, Sài Gòn, 1971) thì ghi là đại danh từ; ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (của Bộ Giáo dục Đào tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), NXB. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999) thi ghi là danh từ; còn GIÚP ĐỌC NÔM VÀ HÁN VIỆT (của Lm. Antôn Trần Văn Kiệm, NXB. Đà Nẵng, 2004) thì ghi là mạo từ.
[3] Cao Phương Kỷ, Lạm bàn về phiên dịch Kinh-Sách sang Việt ngữ
(http://www.gpnt.net/diendan/archive/index.php/t-795.html), các chữ in đậm do chúng tôi.
[4] Nguyễn Lân, TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM, NXB. TP.HCM, TP.HCM, 2000.
[5] Hoàng Phê (chủ biên), TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Viện Ngôn Ngữ Học, Đà Nẵng, 2005.
[6] Hội Khai Trí Tiến Đức, VIỆT NAM TỪ ĐIỂN, NXB. Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội. Gs. Lê Ngọc Trụ, VIỆT NGỮ CHÍNH TẢ TỰ VỊ, in lần ll, NXB. Khai Trí, Sài Gòn, 1972.
[7] Bộ Giáo dục Đào tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, NXB. Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 1999.
[8] Alexandre de Rhodes, TỪ ĐIỂN ANNAM - LUSITAN - LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA), Rôma, 1651. Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, NXB. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1991.
[9] Trong Lịch Sử Đàng Ngoài, ở bài giảng đầu tiên trên bến Cửa Bạng ngày 19/03/1627, chính ngày lễ kính Thánh Giuse, Đắc Lộ đã cho biết ông rất trịnh trọng nói đến tên Thiên Chúa một cách vô cùng long trọng. Ông không dùng “Thiên Chúa”, cũng không dùng “Chúa Trời” mà nói “đức Chúa trời đất”, vì chữ đức này làm tôn giá trị tuyệt đối của “Chúa trời đất”, vì trong cung điện, trong phủ, người ta vẫn phải nói đức vua, đức chúa, đức ông, đức bà... Cho nên Phép giảng là phép giảng cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh đức Chúa blời. Đắc Lộ còn viết rõ rệt: viết chữ nhỏ ở đức và blời, và chỉ viết chữ lớn, chữ hoa ở Chúa mà thôi, vì chúng ta không thờ trời, không thờ đất mà thờ đức Chúa blời đết”. (Nguyễn Khắc Xuyên, GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NGUYÊN THUỶ VIỆT NAM:
[10] Huình Tịnh Paulus Của, ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ, Rey, Curiol & Cie, Sài Gòn, 1895. NXB. Khai Trí, Sài Gòn, 1974.
[11] Đức Khổng Phu Tử (551-479 BC): Tên thật là Khổng Khâu ( 孔丘 ), tên hiệu là Trọng Ni ( 仲尼 ). Khổng là một họ phổ biến ở Trung Quốc; Phu Tử có nghĩa là thầy giáo, theo văn hoá Trung Quốc việc gọi thầy bằng tên là bất kính, nên ông chỉ được gọi là “Thầy Khổng”, thậm chí cho tới tận ngày nay. Từ “Phu” không bắt buộc, vì thế ông cũng thường được gọi là Khổng Tử.
[12] Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) là tên riêng của vị Phật lịch sử đã từng sống trên trái đất này, người sáng lập Phật Giáo. Thích Ca Mâu Ni (śākyamuni là danh hiệu có nghĩa là: Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích Ca).
[13] xem bài của Pt Giuse Trần Văn Nhật, Về danh xưng “Đức Giêsu” hay “Chúa Giêsu” trong www.nguoitinhuu.com.
[14] Hoàng Phê (chủ biên), TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Viện Ngôn Ngữ Học, Đà Nẵng, 2005.
[15] Lời nguyện Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi. [16] xem Bài giảng của ĐTC Gioan Phaolô II tại Los Angeles, ngày 15/09/1987
“Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ…” (1Cr 1,22-23)
o Đôi Giòng Lịch Sử
Lòng yêu mến và tôn kính Thánh Giá đã có từ lâu trong Kitô Giáo. Người Kitô hữu có thói quen làm 15/09-4
Lòng yêu mến và tôn kính Thánh Giá đã có từ lâu trong Kitô Giáo. Người Kitô hữu có thói quen làm dấu Thánh Giá trên người và vật như dấu chỉ sự chúc lành. Giáo Phụ Tertuliano cho biết: “Bất kỳ làm một việc gì có ý nghĩa, người Kitô hữu đều làm dấu Thánh Giá.” Trong Giáo Hội Chính Thống Giáo, việc làm dấu Thánh Giá được thực hiện bằng bàn tay phải với ba ngón tay: ngón trỏ, ngón chỉ và ngón giữa chụm lại, diễn tả niềm tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa; còn hai ngón đeo nhẫn và ngón út thì sát vào nhau, để chỉ sự kết hợp của thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ngày lễ dành để tôn vinh Thánh Giá mới có từ thế kỷ thứ 4.
Vào năm 326, sau khi tìm được di tích Thánh Giá, thánh Hélène, mẹ của Hoàng Đế Constantin, đã cho xây cất hai đền thờ, một tại Mộ Thánh ở Thánh Địa và một tại núi Calvario. Lễ khánh thành và cung hiến hai đền thờ này được tổ chức trọng thể vào hai ngày 13 và 14 tháng 9 tại Giêrusalem.
Vào thế kỷ thứ 6, Khosroès I (531-579) là vua Ba Tư đánh thắng quân của đế quốc Roma ở Phương Đông. Quân Ba Tư chiếm đóng, tàn phá Thánh Địa, và cướp đi cây Thánh Giá thực ở Giêrusalem.
Heraclius (575-641) là con của tổng trấn thành Carthage, là vị tướng tài giỏi mới 35 tuổi. Ngày 3-10-610, vị tướng trẻ này lật đổ bạo chúa Phocas, nắm quyền ở Constantinopoli, lên làm hoàng đế Byzantin, lấy hiệu là Heraclius I (610-641). Ngày 12-12-627, vua Heraclius đã anh dũng điều khiển trận đánh rượt đuổi vua Khosroès I đến Ctésiphon. Tại đây, con trai của Khosroès là Siroes Shirva đã giết cha và giao nộp Thánh Giá thực lại cho vua Heraclius I.
Năm 629, Thánh Giá được kiệu về Constantino, rồi từ đó rước về Giêrusalem giữa muôn tiếng reo mừng của thần dân trong ánh đuốc sáng ngời và những cành Olive thơm ngát. Vua Héraclius muốn đích thân vác thánh giá thật vào đền thờ để tạ ơn Chúa. Ông mặc vương phục và đội mũ hoàng đế. Nhưng khi vác Thánh Giá lên vai, ông thấy quá nặng, không thể bước tiếp được nữa khiến toàn dân kinh ngạc, lo âu. Đức Zacharias, Giáo Chủ Giêrusalem, liền nói với vua: “Xin hoàng đế thận trọng vì với mũ miện và y phục vương quyền mà ngài đang mặc, ngài không hợp để vác Thập Giá giống như thân phận khó nghèo, khiêm tốn của Chúa Giêsu Kitô.”
Nghe lời Đức Giáo Chủ, nhà vua bỏ hết mũ miện, thay bộ áo sang trọng bằng một bộ đồ rách rưới nghèo nàn… Tức thì cây Thánh Giá trở nên nhẹ nhàng. Heraclius I vác Thánh Giá gỗ vào đền thờ. Để tỏ quyền năng, với gỗ Thánh Gía, Chúa đã làm nhiều phép lạ trong ngày hôm ấy.
Tại Giêrusalem, Đức Giám Mục đã cử hành trọng thể lễ Suy Tôn Thánh Giá ngày 14 tháng 9 năm 629, sau này trở thành Lễ Suy Tôn Thánh Giá mừng kính vào ngày 14 tháng 9 hàng năm.
Đức Giáo Hoàng Gregorio (590-604) đưa vào Phụng Vụ Roma nghi lễ tôn kính Thánh Giá trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính yếu là việc biểu dương “Gỗ thập giá”, với lời kêu mời long trọng: “Đây là gỗ Thánh Giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian” Mọi người cùng đáp lại: “Chúng ta hãy đến thờ lạy”.
Trong thư Galat 5,11, Thánh Phaolô viết: “Thưa anh em, giả như tôi còn rao giảng phép cắt bì, thì tại sao tôi lại vẫn bị ngược đãi? Như thế, thập giá đâu còn là chướng ngại nữa!”. Khi thánh Phaolô viết những lời này, ngài đã từng bị công kích. Sứ điệp của ngài đang bị chỉ trích. Thánh Phaolô lý luận rằng sự chỉ trích có thể xảy ra. Ngài không rao giảng Tin Mừng về những điều chúng ta cần phải làm để được ơn cứu độ. Thay vào đó, ngài rao giảng rằng chúng ta chỉ có thể được cứu độ thông qua thập giá của Đức Kitô mà thôi. Phaolô nói là thế gian cho rằng sứ điệp này thật chướng ngại. Tại sao thế gian lại cho rằng sứ điệp này là chướng ngại ?
o Thập Giá Là Chướng Ngại Chính Vì Tính Chất Dã Man Của Việc Đóng Đinh
Tại Florida, bà Judy Buenoano, 54 tuổi, được biết đến như là Góa Phụ Đen, bị hành quyết. Bà bị kết tội giết chồng và con trai vì số tiền bảo hiểm. Trên đài CNN, cuộc hành quyết bà Judy Buenoano được mô tả bằng những chi tiết sinh động. Đầu bà được cạo nhẵn và chân trái của bà được cạo từ đầu gối đến mắt cá chân để có thể gắn điện cực. Đầu bà được bôi dầu mỡ để hoạt động như một chất dẫn điện. Khi bà được đưa vào phòng và bị trói vào ghế dựa, lệnh được ban hành, và dòng điện 2300 volts, 9.5 ampe truyền vào cơ thể bà trong vòng 8 giây. Một nhân chứng nói rằng khi dòng điện truyền vào cơ thể bà, thì “bà ấy nắm chặt những ngón tay của mình, và cơ thể bà phần nào lảo đảo khi dòng điện gây choáng váng đánh trúng vào bà. Một làn khói trắng phát xuất từ mắt cá chân bên phải của bà”.
Cuộc hành quyết người Góa Phụ Đen bị hoãn lại, vì tòa án tranh luận về một vụ kiện cho rằng hình thức chết này là cách trừng phạt tàn nhẫn vô nhân đạo.
Một năm trước, Pedro Medino đã bị xử tử bằng điện với cùng trạng thái này. Khi ông ta bị xử tử bằng điện, có những ngọn lửa màu cam và xanh dương dài tới 30 phân bắn ra từ phía bên phải đầu ông ta, và bay qua bay lại từ 6 đến 10 giây, tỏa khói đầy căn phòng hành quyết.
Việc hành quyết này gây sốc đối với chúng ta vì tính cách thô bạo của nó. Ta cảm thấy khiếp sợ. Thật là một điều kinh khủng. Trái lại, thập giá Đức Kitô nghe rất quen thuộc đối với chúng ta, đến nỗi chúng ta có nguy cơ thực sự quên rằng thập giá này thật dễ sợ đến thế nào, khủng khiếp đến thế nào, chướng ngại đến thế nào. Chúng ta vẫn làm những cây thập giá bằng vàng như là đồ trang trí. Chúng ta đeo thánh giá như là nữ trang. Có lẽ chúng ta nên đeo một hình vẽ trên huy hiệu, như một cái ghế điện thu nhỏ, hoặc một chiếc thòng lọng của người bị treo cổ – vì đó chính là biểu tượng – của một cuộc hành quyết thật đáng xấu hổ. Không giống như cái ghế điện, việc đóng đinh vào thập giá là một trong những cách thức tra tấn tinh tế nhất mà con người đã từng nghĩ ra. Đó là cách trừng phạt dành cho loại tội phạm tồi tệ nhất. Nạn nhân hoàn toàn bị mất phẩm giá trong nỗi xấu hổ trần truồng ô nhục. Đó là một điều thật chướng ngại!
Thập giá Đức Kitô là một sự xỉ nhục khủng khiếp. Đấng Messia của Thiên Chúa phải mang lấy một sự xỉ nhục như vậy là điều không thể chấp nhận nổi. Đối với một số người, việc giảng dạy như vậy dường như mang tính cách báng bổ. Không bao giờ được để cho Đấng Messia phải chịu đựng nỗi đau khổ và bất xứng đến thế. Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Người chống lại bất cứ điều gì đưa đến nỗi đau khổ. Chắc hẳn Đấng Toàn Năng sẽ ngăn chặn những điều ấy, trước khi chúng có thể được thực hiện. Tất nhiên trừ phi đây chính là điều mà Chúa Cha đã dành cho Chúa Con.
o Thập Giá Là Chướng Ngại Vì Thập Giá Cho Ta Thấy Rõ Con Người Thật Của Mình
Nguyên nhân thứ hai khiến thập giá là chướng ngại vì chúng ta không muốn nhận rằng chính tội lỗi đã làm cho cái chết của Đức Kitô trở nên cần thiết. Chúng ta chỉ muốn nghe nói đến sự tốt lành của con người. Chúng ta muốn nói về tiềm năng lớn lao chưa khai thác của mình. Khi nghĩ rằng chính tội lỗi của chúng ta chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ của Đức Kitô, thì chúng ta lại ngoảnh mặt đi. Chúng ta không thể và sẽ không chịu đựng nổi trách nhiệm đó. Đây là một cái nhìn về tình trạng tội lỗi riêng của mình, mà chúng ta không muốn thấy.
Kinh Thánh vẽ ra một bức tranh rõ rệt. Chúng ta đã nổi loạn chống lại chính Thiên Chúa. Sự nổi loạn này mang tính cách xúc phạm nặng nề đến chính Thiên Chúa, Đấng chí thánh. Chúng ta đáng phải chịu “chiếc ghế điện” của Thiên Chúa. Không có lời khẩn khoản nào trước Thiên Chúa. Chúng ta bị kết án, trừ phi chính Đấng Phán Xét can thiệp.
Chúng ta có thể lý luận, đổ lỗi, tìm cách chối tội! Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn không hề bị khuất phục. Thiên Chúa không chấp nhận tội lỗi. Tội lỗi thật khủng khiếp đối với Thiên Chúa, đến nỗi Người sẵn sàng để cho chính Con của Người chịu tra tấn, chịu hình phạt khổ giá ô nhục để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi đó.
Bất cứ khi nào chúng ta làm theo ý riêng mình thay vì ý của Thiên Chúa, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào chúng ta thỏa hiệp với sự dữ, với điều sai trái, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào ta ganh ghét, ghen tỵ, phê bình chỉ trích, đổ vạ cáo gian, tìm mọi cách trù dập người khác, hạ giá người khác, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào chúng ta chỉ ngón tay xương xẩu vào một người khác để kết án, thay vì thương xót, thì chúng ta phạm tội…
Rõ ràng bản danh sách này còn dài dài. Tuy nhiên, chúng ta thường tự bào chữa rằng: “Ồ! Thì tất cả mọi người đều làm những điều đó mà. Có sao đâu?” Không ! Không phải thế ! Đây chính là những tội lỗi đã gây ra cái chết khủng khiếp cho Đức Kitô. Đây là những tội lỗi đã giết chết Đức Kitô! Bạo lực đã trở thành quá quen thuộc, đến nỗi chúng ta đang trở nên tê liệt đối với nó. Bạo lực nơi học đường, trong gia đình, ngoài đường phố, chỉ một xích mích nhỏ, va quẹt nhẹ, cũng có thể gây án mạng dễ dàng! Sự vô luân lan tràn khắp nơi, đến nỗi hầu như chúng ta không nhận ra. Và tội lỗi là một phần rất lớn trong những việc chúng ta làm và trong con người của chúng ta, đến nỗi hiếm khi chúng ta nhìn lại nó. Nhưng chính những tội lỗi mà chúng ta vẫn coi thường, lại là những tội lỗi mà Đức Giêsu đã chịu treo trên thập giá để cứu độ chúng ta.
Người ta nhận thấy thập giá là chướng ngại, vì thập giá cho họ nhìn thấy một bức tranh rất thật về bản thân họ, về con người thật của họ mà họ không muốn thấy.
Đó chính là nguyên nhân khiến thập giá mang tính cách chướng ngại đối với bản chất tự hào của con người. Vì điều này tuyên bố rằng cách thức duy nhất để được ơn cứu độ là hoàn toàn phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!” Thay Lời Kết
Cùng nhau nhìn lên Thánh Giá Chúa và đọc lại "Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi" của Thánh Nữ Faustina, để thấy được Lòng Thương Xót Chúa dành cho những người tội lỗi như thế nào, và để thấy Thập Giá không còn là một chướng ngại nữa nhưng là biểu tượng của lòng thương xót:
- "Khi một linh hồn nhìn thấy và nhận ra gánh nặng tội lỗi của họ, khi cả một vực thẳm khốn nạn mà họ đã tự mình lao xuống hiện ra trước mắt, họ cũng đừng thất vọng, nhưng hãy tín thác gieo mình vào vòng tay đầy lân ái của Cha như một đứa trẻ trong tay mẹ hiền. Các linh hồn ấy được quyền ưu tiên đối với Trái Tim lân tuất của Cha. Họ được ưu tiên đến với Lòng Thương Xót của Cha.
Con hãy cho họ biết rằng chưa từng có một linh hồn nào kêu cầu Lòng Thương Xót của Cha mà phải thất vọng hay bẽ bàng. Cha vui sướng thỏa thê nơi một linh hồn đặt trót niềm tín thác vào lòng nhân lành của Cha." (NK, 1541)
"Cha đã mở rộng Trái Tim Cha như một nguồn mạch xót thương sống động. Các linh hồn hãy kín múc sức sống từ nguồn mạch ấy. Họ hãy đến với biển cả xót thương ấy với niềm tín thác mạnh mẽ. Các tội nhân sẽ được nên công chính, và những người công chính sẽ được vững vàng trong đàng lành. Bất cứ ai đặt trọn niềm tín thác vào Lòng Thương Xót Cha sẽ được tràn ngập niềm an bình thánh thiện của Cha trong giờ lâm tử." (NK, 1520)
"Hỡi ái nữ của Cha, con đừng chán ngại loan truyền Lòng Thương Xót của Cha. Như vậy, con sẽ làm giãn khát Trái Tim hằng bừng cháy ngọn lửa thương xót các tội nhân của Cha.
Con hãy nói cho các linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về Lòng Thương Xót của Cha. Và linh mục nào rao giảng về Lòng Thương Xót của Cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài và đánh động tâm hồn những ai nghe lời các ngài rao giảng." (NK, 1521)
Thứ Sáu Tuần Thánh khi tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thì chúng ta cũng nghĩ đến Đức Mẹ Sầu 15/09-5
Thứ Sáu Tuần Thánh khi tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thì chúng ta cũng nghĩ đến Đức Mẹ Sầu Bi. Michelangelo thành Florence, thế kỷ 15, đã khắc một pho tượng rất nổi tiếng về Đức Mẹ Sầu Bi gọi là Pietà. Cũng có một lễ dành cho tước hiệu này vào ngày 15/09, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (hay lễ Đức Bà Bảy Sự, lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà) trong tiếng Latin là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady). 1. Nguồn gốc ngày lễ. Trước cuộc cải tổ phụng vụ của Công Đồng Vatican 1969, trong phụng vụ có hai thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi. Việc tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi do Dòng Citercian và Dòng Phanxicô khởi xướng từ thế kỷ XII và thế kỷ XIII. Đến năm 1423, Công Đồng Cologne đã quy định thành lập lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi (điều luật 11). Ý niệm khởi đầu chỉ hướng về mối đau khổ tổng thể, cụ thể hơn là tôn kính Đức Mẹ đau khổ đứng dưới chân thập tự giá. Thánh lễ được cử hành vào ngày thứ Sáu của tuần III sau lễ Phục Sinh. Năm 1482, bảy sự thương khó của Đức Mẹ mới được khai triển và truyền giảng ở Âu Châu. Năm 1725 Đức Gíao Hoàng Bênêđictô XIV đưa lễ Đức Mẹ Sầu Bi qua ngày thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn, trước Lễ Lá, đó là lễ thứ I. Năm 1668, Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được Toà Thánh cho phép mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày Chúa Nhật III tháng Chín. Năm 1912 Đức Gíao Hoàng Piô X quyết định toàn thể Giáo Hội cử hành lễ này một lần nữa vào ngày 15/09 hàng năm, sau lễ kính Thánh Giá, đó là lễ thứ II. Cả hai thánh lễ đều dùng thánh thi “Stabat Mater” (Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thập Giá) của Giacopone da Todi (1360), tu sĩ dòng Phanxicô, làm thánh ca cho buổi lễ. Năm 1969, lễ Đức Mẹ Sầu Bi là ngày thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn bị bãi bỏ do việc cải tổ phụng vụ sau Công Đồng Vatican II. Lý do việc bãi bỏ là vì Giáo Hội không muốn mừng một biến cố hay một mầu nhiệm hai lần trong một năm. 2. Ý nghĩa của "Đức Mẹ Sầu Bi". 2.1. Đức Mẹ Sầu Bi có nghĩa là Đức Mẹ đau khổ, thương khó, thống khổ... Đức Mẹ là mẹ Chúa Giêsu, trong cuộc đời 33 năm của Chúa Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi đau thương: 1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2, 34-35); 2. Cuộc chạy trốn sang Ai-cập (Mt 2, 13-21); 3. Lạc mất Chúa ba ngày (Lc 41, 50); 4. Vác thập giá lên đỉnh Calvê (Ga 19, 17); 5. Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá (Ga 19, 18-30); 6. Tháo xác Chúa (Ga 19, 39-40); 7. Táng xác Chúa (Ga 19,40-42). Và cho đến ngày hôm nay, tuy đã về trời, Mẹ Maria vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh... giữa đoàn con cái của mình. Nhưng nỗi thống khổ lớn nhất của Mẹ chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi và sẽ sa xuống hỏa ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa quả rất hiện thực, vì con tim của Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, và người đâm thấu tâm hồn Mẹ lại chính là những đứa con mà Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng. Trong số những đứa con phản nghịch ấy, phải chăng có tôi và bạn?. 2.2. Giáo Hội đã đặt lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá để như muốn nói rằng: "Khi Đức Kitô chịu treo trên thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ". Cuộc đời Mẹ luôn kết hiệp với những nỗi khổ đau của Con. Có lẽ không đau khổ nào lớn hơn đau khổ của chính Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà theo lời của thánh Gioan "đã đứng kề bên thập giá Đức Giêsu" (Ga 19, 25) trên đồi Calvê . Không ai hiểu con cho bằng người mẹ, và cũng không ai đau khổ hơn người mẹ khi phải chứng kiến sự đau khổ và cái chết của con mình: “Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thập giá, nơi Con Người đã bị treo lên. Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau buồn...” (Thánh thi Stabat Mater) Như Đức Giêsu Con của Mẹ, Mẹ Maria cũng tự đồng hóa chính mình với mầu nhiệm đau thương của thập giá. Bởi thế, Mẹ đáng được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Qua việc cử hành lễ Mẹ Sầu Bi, Giáo Hội mời gọi con cái mình hãy chiêm ngắm hình ảnh của một người Mẹ đau thương vì Con và vì chúng ta: "Ai là người không tuôn châu lệ, khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô, trong cảnh cực hình như thế? Ai có thể không buồn bã nhìn xem Mẹ Chúa Kitô, đang đau khổ cùng với con người ?'..." (Thánh thi Stabat Mater) Đồng thời Giáo Hội kêu mời chúng ta hãy an ủi Mẹ bằng cách bắt chước và yêu mến Mẹ hơn: “Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến, xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương, để cho con được khóc than cùng Mẹ. Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu, mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa, để cho con có thể làm đẹp ý Người...” (Thánh thi Stabat Mater) 2.3. Chúng ta hãy nhớ rằng Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành đức tin bằng những lời xin vâng: "Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời Ngài truyền" (Lc 1,38) và những lời vui tươi hăng hái của người mẹ trẻ: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa ... vì Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Chúa ...". Vì vậy, khi ngắm nhìn sự đau thương của Đức Giêsu và Mẹ Ngài trong ánh sáng Thánh Kinh, chúng ta không thể đồng hóa sự tuân phục của các Ngài với định mệnh thuyết hay thụ động tính. Trái lại, như Công Đồng Vatican II dạy: "Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành hiệp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân thập giá, theo đúng chưng trình của Thiên Chúa" (LG 58): “Ðức Maria, Nữ Vương cả đất trời, Vẫn hiên ngang đứng vững Gần bên thập giá Ðức Ki-tô. Diễm phúc thay, Ðấng không phải chết Mà được lãnh cành thiên tuế Dành cho người tử đạo” (Xướng đáp, Kinh Chiều Lễ Đức Mẹ Sầu Bi) và đó là niềm vui của Mẹ cũng là niềm hi vọng của chúng ta: Mừng vui lên, lạy Mẹ Sầu Bi, Xưa kia cùng với Con yêu dấu, Mẹ thông phần đau khổ, Ngày nay Mẹ lại được cùng Người Chung hưởng phúc vinh quang. (Điệp ca Tin Mừng, Kinh Sáng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi) 3. Kết luận. Dựa theo giáo huấn Công Đồng Vatican II, Giáo Hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta hướng về Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ đồng thụ nạn với Chúa Kitô khổ nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Chúa Kitô, ngõ hầu mai sau chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Người như Đức Mẹ. "Khi chúng con kính nhớ tình yêu đau khổ của Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con biết dùng đời sống mình để bù đắp những gì còn đang thiếu sót trong những đau khổ của Chúa Kitô để mưu ích cho Hội Thánh" (Lời nguyện hiệp lễ ngày 15-09)
Là người Công giáo, chúng ta có lúc gặp khó khăn trong việc đánh giá lòng sùng kính cuộc khổ nạn của Đức Kitô. 15/09-6:15/09-7
Là người Công giáo, chúng ta có lúc gặp khó khăn trong việc đánh giá lòng sùng kính cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đó là sự không thoải mái khiến chúng ta cảm thấy mình có tội với Đức Kitô. Có thể chúng ta cảm thấy xấu hổ mà tránh né cuộc khổ nạn của Ngài. Mầu nhiệm đau khổ là một phần trong chuỗi Mân Côi: Năm sự Thương.
Không ai thích đau khổ, nhưng khi cảm nhận được sự đau khổ thì chúng ta sẽ cảm thấy thú vị và đau khổ có giá trị kỳ diệu. Hãy học theo Thánh Alphong Ligôriô (1696-1787, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội) để hiểu rõ về tình yêu của Đức Kitô, Đấng đã vì yêu mà chết vì chúng ta, và hãy chiêm niệm sự đau khổ của Ngài qua cái nhìn của Đức Maria. Tất cả các thánh đều tôn sùng cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Kitô. Thánh Phaolô đã biến sự đau khổ của Đức Kitô thành trung tâm điểm và tập trung vào cuộc sống đạo đức: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2:2).
Chúng ta cùng đi Đàng Thánh Giá với Đức Mẹ, cùng Đức Mẹ chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa qua mầu nhiệm đau khổ. Khi đó, hãy nắm lấy tay Đức Mẹ để Đức Mẹ dẫn chúng ta đi suốt các chặng Đàng Thánh Giá. Năm sự Thương trong chuỗi Mân Côi kỳ diệu nếu chúng ta thực sự tập trung vào chiều kích của Đức Mẹ và xin Mẹ cho chúng ta được thấy Chúa Giêsu. Đức Mẹ sẽ giúp giảm nhẹ tội lỗi và khuyếch tán Lòng Chúa Thương Xót.
Bảy nỗi khổ của Đức Mẹ cũng là lòng sùng kính tuyệt vời giúp linh hồn biết yêu thương, biết đánh giá cao cuộc khổ nạn của Đức Kitô và lòng từ bi của Đức Mẹ. Bảy nỗi khổ của Đức Mẹ là:
1. Thánh Simêon nói tiên tri về Đức Mẹ: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Chị” (Lc 2:35).
2. Hành trình tới Ai Cập: Nghèo khổ, vất vả, gian nan, xa lạ, chủ nghĩa ngoại giáo của Ai Cập,…
3. Khi lạc mất Con trẻ Giêsu trong Đền thờ, Đức Mẹ rất khổ sở vì thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa.
4. Gặp Chúa Giêsu vác Thập giá lên Can-vê, Đức Mẹ đau khổ đến nỗi không thể làm gì khác.
5. Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, một lưỡi gươm thực sự đâm xé lòng Đức Mẹ.
6. Khi hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi Thập giá, Đức Mẹ ôm xác Con yêu, cũng là Thiên Chúa và Đấng cứu độ.
7. Khi an táng Chúa Giêsu trong mộ, Đức Mẹ xếp khăn liệm Con và được Thánh Giuse Arimathê dẫn ra khỏi mộ.
Cuốn sách “Vinh Quang của Đức Maria” (Glories of Mary) của Thánh Alphong Ligôriô có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bảy nỗi khổ của Đức Mẹ.
Thánh Alphong Ligôriô cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ là vị tử đạo vĩ đại nhất vì cuộc tử đạo của Đức Mẹ kéo dài vài thập niên. Một lưỡi gươm đâm thâu lòng Đức Mẹ trên đồi Can-vê và Đức Mẹ bắt đầu chết dần chết mòn từ đó. Đức Mẹ như con nai bị mũi tên của thợ săn bắn trọng thương, phải chịu đựng vết thương đó suốt quãng đời còn lại.
Ngày 15 tháng 9 là lễ Đức Mẹ Sầu Bi (trước đây gọi là lễ Đức Mẹ Bảy Sự) nên tháng 9 được Giáo hội dành riêng kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi. Đức Mẹ chịu nhiều nỗi khổ nặng nề nên Giáo hội tôn xưng là Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi là ngày đặc biệt để chúng ta suy niệm về những nỗi khổ của Đức Mẹ để có thể vui chịu đau khổ cuộc đời, là tuân phục Ý Chúa muốn tôi luyện chúng ta nên thánh.
Kinh thánh nói về những nỗi khổ của Đức Mẹ: “Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, ví ngươi cùng ai, sánh ngươi với ai? Này trinh nữ, cô gái Sion, ai cứu được ngươi, ai ủi an ngươi? Tai hoạ ngươi mắc phải lớn quá rồi, lớn tựa trùng dương, ai chữa nổi?” (Ac 2:13). Đại dương sâu và rộng thế nào? Đó là chiều sâu và chiều rộng của tình yêu đau khổ mà Đức Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót các tội nhân chúng con và xin giúp chúng con kiên tâm vác thập giá cuộc đời theo Ngài trong mọi hoàn cảnh.
Lạy Mẹ Maria, xin thương hướng dẫn và nâng đỡ chúng con trên những chặng Đàng Thánh Giá của cuộc lữ hành trần gian để mai đây chúng con xứng đáng vào Thiên quốc để vĩnh viễn cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa muôn đời.
Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
A. Hôm qua chúng ta mừng lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu. Hôm nay chúng ta mừng lễ “Mẹ Sầu Bi” Mẹ đau khổ với Chúa Giêsu con của Mẹ. Khi cho con cái mình mừng lễ này, Giáo Hội cho chúng ta thấy có một sự liên kết hết sức chặt chẽ giữa những sự đau khổ của Đức Maria và đau khổ của Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá. Việc làm như thế cũng là một điều dễ hiểu. Chính vì thế mà ngày xưa người ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi vào thứ sáu trước lễ Lá. Hai cuộc đau khổ phải được nối kết với nhau cách chặt chẽ; cũng như cuộc đau khổ của chúng ta cũng phải được nối kết với đau thương của Chúa Giêsu.
Bảy sự đau thương của Đức Mẹ được liệt kê theo bản văn phụng vụ như sau:
1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,3435) 2. Trốn sang Ai Cập (Mt 2,1315) 3. Ba ngày đi tìm Chúa trong Đền Thờ (Lc 2,4152) 4. Con đường lên Golgotha 5. Cuộc đóng đinh 6. Hạ xác Chúa xuống 7. Chôn xác Chúa trong mồ. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
B. Khi mô tả Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, Thánh Gioan viết: Mẹ đứng sát cạnh cây Thánh Giá.
Mẹ không rũ rượi như những người mẹ khác khi thấy con mình đang chết đau đớn, nhưng người “đứng”, trong một tư thế rất kiên vững. Thế “đứng” của Đức Mẹ đã là đề tài cho bao người chiêm ngưỡng và suy gẫm: Stabat Mater dolorosa!
Đức Mẹ dưới chân Thập giá để được đồng công cứu chuộc, có nghĩa là Mẹ kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu con Mẹ để trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho loài người.
Đức Mẹ đứng gần bên thánh giá. Cuộc tử đạo này của Đức Trinh Nữ Maria đã được báo trước nhờ lời tiên báo của ông già Simêôn, cũng như chính bài tường thuật cuộc Thương Khó của Chúa. Về Hài Nhi Giêsu, ông già nói rằng: "Cháu sẽ là dấu hiệu bị người đời chống báng, còn bà - ông nói với Đức Maria - bà sẽ bị nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thâu" (Lc 2,34-35).
Vâng! Một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng Mẹ. Lưỡi gươm ấy không thể đâm vào thân con của Mẹ mà một trật không đâm thâu lòng Mẹ. Thật đúng như vậy, Chúa Giêsu, Con của Mẹ tuy là của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là riêng của Mẹ. Lưỡi gươm đó không tha cho một người đã chết mà nó không còn làm hại được nữa, nhưng nó đã mở sườn Người ra; và chính lúc đó, nó lại đâm thâu lòng Mẹ. Lòng Mẹ đã bị đau khổ đâm thâu, vì vậy, chúng ta thật có lý mà tuyên bố rằng Mẹ còn hơn cả vị tử đạo, bởi vì nỗi đau do việc Mẹ cùng chịu khổ chắc chắn đã vượt quá sự đau khổ trong thân xác.
Thánh Bênađô viện phụ nói: "Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên khi Đức Maria được gọi là vị tử đạo trong tâm hồn. Có ngạc nhiên chăng là kẻ đã quên lời thánh Phaolô nói rằng, một trong những tội tày trời của dân ngoại là vô tâm bạc tình. Một tội như thế thật xa lạ đối với lòng dạ Đức Maria. Ước gì tội đó cũng xa lạ đối với lòng dạ các tôi tớ mọn hèn của Mẹ.
Biết đâu lại có kẻ chẳng nói: Nào Mẹ lại không biết trước Chúa Giêsu phải chết sao? – Dĩ nhiên là biết. Nào Mẹ chẳng hy vọng Người sẽ sống lại ngay sao? – Dĩ nhiên, với tất cả lòng tin. Và dù vậy, Người cũng đau khổ khi thấy Con mình bị đóng đinh, phải thế không? – Phải, và đau khổ ghê gớm. Này người anh em, bạn là ai? Khôn ngoan của bạn ở đâu mà bạn lại ngạc nhiên vì Đức Maria cùng chịu thương khó hơn là vì Đức Giêsu, Con của Người chịu thương khó? Về phần xác, Con của Mẹ đã chết, còn Mẹ, Mẹ đã chẳng chết trong tâm hồn với Con sao? Chính tình thương đã khiến Chúa Kitô chịu thương khó, và không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của Người. Và kể từ đây, không có tình thương nào sánh nổi với tình thương đã khiến Đức Maria cùng chịu thương khó với Con của Người."
Nino Salvaneshi đã thật có lý khi viết “Sung sướng kéo tâm hồn xuống đất, khổ đau nâng tâm hồn lên trời”
Hãy tin tưởng nơi Mẹ. Mẹ đã cùng đồng công cứu chuộc với Chúa Giêsu thì hôm nay trên Thiên Đàng chắc chắn Mẹ cũng được chia sẻ vinh quang quyền uy với Chúa Giêsu con của Mẹ.
Mẹ Têrêsa kể: "Khi hội dòng Thừa Sai Bác ái vừa được thành lập, chúng tôi khẩn thiết cần một ngôi nhà để làm nhà mẹ, thế là tôi khấn xin Đức Trinh Nữ một căn nhà và hứa sẽ dâng cho Đức Mẹ 85.000 kinh Hãy Nhớ:
Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người này chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Xin Đức Mẹ đoái đến con, là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một rủ lòng thương và nhận lời con cùng. Amen.
Hồi ấy con số các dì chưa đông. Làm sao để trả nợ cho Mẹ Maria đây?
Cuối cùng tôi nghĩ ra cách: tập trung tất cả các trẻ em và những người đau yếu, chúng tôi đang chăm sóc tại Nirmal Hriday và Shishu Bhavan. Tôi dạy họ kinh Hãy Nhớ đó và tất cả chúng tôi cùng hứa đọc.