Ngày 20/09 thánh Anê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo

Thứ năm - 19/09/2024 03:36
Ngày 20/09 thánh Anê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo
Ngày 20/09 thánh Anê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo
Ngày 20/09 thánh Anê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo
---------------------------------
Mục Lục:
20/9-1 THÁNH ANRÊ KIM TAEGON, PHAOLÔ CHONG HASANG VÀ CÁC BẠN   1
20/9-2: Kính Các Thánh Tử Đạo Đại Hàn. 2
20/9-3: THÁNH ANDRÊ KIM THÁNH PHAOLÔ CHUNG VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO   3
20/9-4: Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT.. 5
20/9-5: Thánh Anrê Kim Têgon, thánh Phaolô Chung Hasan và các bạn tử đạo. 7
20/9-6: 20/9-7: 20/9-8: 20/9-9: 20/9-10: 9


---------------------------------

 

20/9-1 THÁNH ANRÊ KIM TAEGON, PHAOLÔ CHONG HASANG VÀ CÁC BẠN

 

Anrê Kim Taegon là linh mục Đại Hàn đầu tiên và là con của một người trở: 20/9-1


Anrê Kim Taegon là linh mục Đại Hàn đầu tiên và là con của một người trở lại đạo. Cha của ngài, ông Ignatius Kim, được tử đạo trong thời cấm đạo năm 1839 và được phong thánh năm 1925. Sau khi được rửa tội vào lúc 15 tuổi, Anrê phải trải qua một hành trình dài 1,300 dặm để gia nhập chủng viện ở Macao, Trung Cộng. Sáu năm sau, ngài xoay sở để trở về quê hương qua ngả Mãn Châu. Cùng năm ấy ngài vượt qua eo biển Hoàng Sa đến Thượng Hải và thụ phong linh mục. Khi trở về quê, ngài có nhiệm vụ thu xếp cho các vị thừa sai vào Đại Hàn qua ngã đường biển, nhằm tránh né sự kiểm soát biên phòng. Ngài bị bắt, bị tra tấn và sau cùng bị chặt đầu ở sông Han gần thủ đô Hán Thành.

Thánh Phaolô Chong Hasang là một chủng sinh, 45 tuổi.

Kitô Giáo được du nhập vào Đại Hàn khi Nhật xâm lăng  quốc gia này vào năm 1592, lúc ấy có một số người Đại Hàn được rửa tội, có lẽ bởi các binh sĩ Công Giáo người Nhật. Việc truyền giáo rất khó khăn vì Đại Hàn chủ trương bế quan tỏa cảng, ngoại trừ những hành trình đến Bắc Kinh để trả thuế. Một trong những chuyến đi này, khoảng năm 1777, sách vở tài liệu Công Giáo của các cha dòng Tên ở Trung Cộng được lén lút đem về để dạy bảo người Kitô Giáo Đại Hàn. Giáo Hội tại gia bắt đầu thành hình. Khoảng mười năm sau đó, khi một linh mục Trung Hoa lén lút đến Đại Hàn, ngài thấy có đến 4,000 người Công Giáo mà chưa có ai được gặp một vị linh mục. Bảy năm sau, số người Công Giáo ấy lên đến khoảng 10,000 người. Sau cùng, tự do tôn giáo được ban hành vào năm 1883.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Nam Hàn năm 1984 để phong thánh, ngoài Thánh Anrê và Phaolô, còn 98 người Đại Hàn và ba vị thừa sai người Pháp, tất cả đều tử đạo trong khoảng 1839 và 1867. Trong số đó có các giám mục và linh mục, nhưng hầu hết là giáo dân: 47 phụ nữ, 45 quý ông.

Trong những người tử đạo năm 1839 là Columba Kim, một phụ nữ 26 tuổi. Ngài bị cầm tù, bị tra tấn bằng vật dụng bằng sắt nung nóng và than. Ngài và người em là Agnes bị lột quần áo và bị giam chung với những tù nhân hình sự, nhưng họ không bị làm nhục. Sau khi Columba phàn nàn về sự sỉ nhục này, từ đó về sau không một phụ nữ nào bị nhục nhã như vậy nữa. Hai người bị chém đầu. Một em trai 13 tuổi, Peter Ryou, bị tra tấn dã man đến độ em có thể lấy da thịt của mình mà ném vào quan toà. Em bị xiết cổ cho đến chết. Protase Chong, một người quý tộc 41 tuổi, sau khi bị tra tấn ông đã chối đạo và được thả tự do. Sau đó, ông trở lại, tuyên xưng đức tin và bị tra tấn cho đến chết.

Lời Bàn

Chúng ta bàng hoàng khi thấy sau khi được thành lập, Giáo Hội Đại Hàn hoàn toàn là một Giáo Hội của giáo dân khoảng hơn một chục năm. Làm thế nào mà giáo hội ấy sống còn khi không có bí tích Thánh Thể? Điều này cho thấy, không phải các bí tích không có giá trị, nhưng phải có một đức tin sống động trước khi thực sự được hưởng ơn ích của bí tích Thánh Thể. Bí tích là dấu chỉ của sự hoạt động và đáp ứng của Thiên Chúa đối với đức tin sẵn có. Bí tích làm gia tăng ơn sủng và đức tin, nhưng chỉ khi nào sẵn có một điều gì đó để được thăng tiến.

Lời Trích

"Giáo Hội Đại Hàn thì độc đáo vì được thành lập hoàn toàn bởi giáo dân. Giáo Hội còn non yếu, thật trẻ trung nhưng thật vững mạnh trong đức tin, và đã đứng vững sau những đợt sóng bách hại mãnh liệt. Do đó, chỉ trong vòng một thế kỷ, Giáo Hội đã kiêu hãnh với 10,000 vị tử đạo. Cái chết của các vị tử đạo này trở thành men cho Giáo Hội và đưa đến sự triển nở huy hoàng của Giáo Hội Đại Hàn ngày nay. Ngay cả bây giờ, tinh thần bất khuất ấy vẫn còn trợ giúp cho người tín hữu của Giáo Hội thầm lặng ở miền bắc bên kia vĩ tuyến"

(ĐGH Gioan Phaolô II, bài giảng trong lễ phong thánh).

---------------------------------

 

20/9-2: Kính Các Thánh Tử Đạo Đại Hàn


Ngy 20 thng 9: Kính Các Thá nh Tử Đạo Đại Hàn.

VietCatholic News (20/09/2004 )

 

Đạo Công Gíáo được truyền bá đến nước Đại Hàn bắt đầu từ thế kỷ 17 do một nhóm giáo dân: 20/9-2


Đạo Cơng Gío được truyền b đến nước Đại Hn bắt đầu từ thế kỷ 17 do một nhĩm gio dn. Một cọng đồng Kitơ hữu cĩ một sức sống mnh liệt được nhĩm gio dn ny điều khiển cho đến lc cc gio sĩ của Hội Dịng Thừa sai Paris được gởi đến.

Đến thế kỷ thứ 19 thì cc cuộc bch hại Kitơ gio trở nn hết sức dử dội v dả man (vo những năm 1839, 1866 v 1867). Hơm nay chng ta tơn kính 103 vị thnh tử đạo ở Đại Hn. Cc ngi được Đức Gio Hồng Gioan Phao lồ II tuyn phong khi đến tơng du tại nước ny năm 1984.

Cc đấng tử đạo gồm mọi thnh phần từ cc gim mục, linh mục, gio dn, đn ơng, đn b cc cụ gi cho đến những trẻ em. Cc ngi đều bị đnh đập tra tấn dả man nhưng tất cả đều can đảm tuyn xưng Đức Tin lm chứng cho Cha Kitơ, lấy mu đo lm hạt giống xy dựng Hội Thnh Đại Hn. Trong cc đấng tử đạo cĩ một linh mục bản xứ l Cha Andrew Kim, một gio dn tơng đồ l Phao lồ Hasang v 10 đấng l gio sĩ người Php thuộc Dịng Thừa sai Paris.
Phĩ Tế J.B. Huỳnh Mai Trc

---------------------------------

 

20/9-3: THÁNH ANDRÊ KIM THÁNH PHAOLÔ CHUNG VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-20-09-thanh-anre-kim-tegonphaolo-chung-hasang-va-cac-ban-tu-vi-dao-47866

(1839-1846 và 1862-1867)

1. Đôi dòng lịch sử

 

Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ kính thánh Andrê Kim và Thánh Phaolô Chung cùng 20/9-3


Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ kính thánh Andrê Kim và Thánh Phaolô Chung cùng các bạn tử đạo tại Giáo Hội Đại Hàn.

Phải nói Giáo Hội Đại Hàn đã được bắt đầu như một phép lạ. Nói theo cái nhìn của Chúa Giêsu thì Giáo Hội đó được bắt đầu như một hạt cải nhỏ bé nhưng bây giờ nó đã lớn lên, lớn lên mạnh mẽ và oai hùng trước sự kinh ngạc vả cảm phục của nhiều người.

Nào có ai ngờ được rằng chỉ có một người. Người đó tên là Li Sung Hung. Người ta gọi Li Sung Hung là một học giả. Li Sung Hung đã đến Bắc Kinh năm 1784. Li Sung Hung được học đạo và rửa tội tại đây. Sau khi được trở thành một Kitô hữu, Li Sung Hung thấy mình là người được hạnh phúc. Li Sung Hung đã không muốn một mình vui hưởng niềm hạnh phúc đó. Li Sung Hung muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đó cho đồng bào ruột thịt trên quê hương đất nước của mình. Thế là chỉ với một ít sách báo, tài liệu hiếm hoi, Li Sung Hung đã lên đường về nước rồi với nhiệt tình nóng bỏng truyền giáo, Li Sung Hung đã làm cho ngọn lửa Đức tin được bùng cháy lên.

Việc làm lúc đầu tưởng chừng chỉ là đơn độc và khó lan truyền, thế nhưng như lời Chúa tiên báo ngọn lửa đó đã bùng cháy lên.

Một Giáo Hội đã được thành hình. Không linh mục, thậm chí không có một nhà truyền giáo, chỉ có một giáo dân, rồi từ từ lan toả, từ từ lớn lên, bất chấp mọi trở ngại, bất chấp mọi khó khăn nhất là những hiểu lầm lúc khởi đầu.

Rồi ngay sau đó, nhờ những nỗ lực của một nhóm học giả Hàn quốc tìm tòi, nghiên cứu về đức tin công giáo qua các sách vở mà ông Li Sung Hung đã mang về từ Trung Hoa, những người giáo dân Hàn quốc này bắt đầu dạy giáo lý cho những người khác và rửa tội cho họ. Mãi tới 11 năm sau (1784- 1795), nhờ sự học hỏi tìm hiểu sâu rộng, nhóm giáo dân công giáo đầu tiên này mới bắt đầu nhận thấy: họ cần có một linh mục. Thế là một đại diện ngoại giao đoàn đã được gửi sang Bắc kinh. Đức giám mục Bắc kinh đã chấp thuận ngay lập tức. Và vào năm 1795, cha Chumuymô, vị linh mục thuộc giáo phận Bắc kinh đã chính thức được cử sang Đại hàn và trở thành nhà truyền giáo đầu tiên tại đây.

Giáo hội Đại Hàn bắt đầu lớn lên và càng ngày càng lớn nhanh, lớn mạnh. Thế nhưng cũng như bất cứ Giáo hội nào của Chúa, như một định luật chung, cứ bắt đầu thành hình, lớn lên là bắt đầu chịu nhiều cản trở, cấm đoán cản ngăn, thậm chí nhiều khi còn đi đến chỗ bị bắt bớ tiêu diệt.

Giáo Hội Đại hàn đã phải trải qua một cơn đại hoạ kéo dài 100 năm như thế.

Trong khoảng thời gian kéo dài gần 100 năm đó, lịch sử còn ghi lại con số 103 vị tử đạo. Trong số 103 vị tử đạo này có 92 giáo dân thuộc đủ mọi giai cấp trong xã hội, 45 người nam và 47 phụ nữ. Nổi bật nhất là vị linh mục đầu tiên tại đất nước Hàn quốc là Andrê Kim Têgôn và mười nhà truyền giáo Pháp. Trong số 103 vị tử đạo, 79 vị đã được phong chân phước năm 1925, họ là nạn nhân của cuộc bách hại đầu tiên, và 24 vị được nâng lên hàng chân phước năm 1968, là nạn nhân của cuộc bách hại sau này.

Cha Chumuymô cũng được phúc tử đạo. Cùng chịu tử đạo với ngài lúc đó, có khoảng 300 người mới trở lại đạo trong đó có ông Phaolô Chung, một nhân công trong một xưởng dệt dây thừng, một gương mặt tiêu biểu cho những người công nhân, đã được rửa tội năm 30 tuổi, và đã hoạt động tích cực trong việc truyền bá đức tin công giáo bằng cách giấu ẩn các tín hữu trong vùng khi họ đến nhận lĩnh các bí tích. Ông đã bị bắt vào năm 1839, bị tống ngục và bị tra tấn dã man. Vì không chịu đựng được những cực hình, ông đã đồng ý chối đạo, và được trả lại tự do. Tuy nhiên, sau đó ông hối hận và trở lại nói với chánh án, là ông muốn rút lại lời tuyên bố chối đạo. Một lần nữa, ông bị bắt giam tù và bị đánh đập. Ông chết vì các vết thương làm độc, năm ấy ông 41 tuổi.

Năm 1984, Giáo hội công giáo Hàn quốc mừng lễ kỷ niệm 200 năm ngày học giả trẻ tuổi Li Sung Hung đến Bắc Kinh năm 1784, được rửa tội tại đây, đoạn trở về quê hương với một số sách đạo và một ánh lửa đức tin, để rồi sau đó làm bùng cháy ngọn lửa đức tin công giáo tại Hàn quốc.

Ngày 6.5.1984, tại Seoul, Nam Hàn, trong một thánh lễ phong thánh đầu tiên được cử hành ngoài Rôma kể từ thế kỷ XIII, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng 103 vị tử đạo lên bàn thờ và gọi dịp này là ngày vui mừng nhất, ngày trọng đại nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo tại Hàn quốc.

2. Bài học đáng nhớ: Vai trò của những người giáo dân trong công việc mở mang nước Chúa.

Sắc Lệnh Tông Ðồ Giáo Dân đã nói rất mạnh: “Thời gian mà các tín hữu chỉ đóng vai trò thụ động đã qua rồi. Ngày nay Giáo Hội đặt niềm tin ở sự can thiệp, ở sáng kiến cũng như nơi sự tuân phục của con cái mình.”

Quả thực ngày nay khi nhìn vào Giáo Hội tại Đại Hàn, không ai mà không nhận thấy các tín hữu của họ đã đóng một vai trò hết sức năng động và hữu hiệu trong đời sống của Giáo Hội.

Ước gì mỗi người trong giáo xứ chúng ta cũng ý thức được vai trò của mình trong công việc xây dựng giáo xứ mình như thế.

Hai ông giáo dân gặp nhau giữa phố chợ. Ông thứ nhất nói:

Ông có nghĩ rằng chúng ta nên giúp cha xứ một tay không?
Ông thứ hai đáp:

Tôi cũng thường nghĩ tới chuyện đó, nhưng sao tôi thấy hình như ngài đã chọn riêng vài người phụ giúp rồi, tôi không muốn chen vào nhóm đầu não này.
Ừ, ông sẽ thấy nhóm này luôn quanh quẩn bên cha xứ, cứ như họ thuộc một hội kín có mật khẩu nào đó.
Một trong những người thuộc nhóm giúp cha xứ, mà hai ông này đang nói tới, tiến đến góp lời:

Thực ra cũng có nhóm môn đệ nòng cốt, nếu các ông muốn tham gia, tôi sẽ tiết lộ mật khẩu cho.
Hai người kia đồng thanh:

Nào, nói cho chúng tôi nghe đi.
Ông kia đáp:

Khi cha đến xứ mình, trước hết, ngài cần nhiều đôi tay góp sức. Ngài đã mời được nhiều người, nhưng chỉ những người biết mật khẩu mới ở lại giúp ngài. Mật khẩu là: “Xin Vâng.” (John C.Hicks)

---------------------------------

 

20/9-4: Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

https://giaophannhatrang.org/vi/news/Phung-Vu-343/20-9-thanh-anre-kim-te-gon-phaolo-chung-ha-san-va-cac-ban-tu-dhao-24484.html

Thánh An-rê Kim Tê-gon,Phaolô Chung Ha-san Và Các Bạn Tử Ðạo
(St. Andrew Kim Taegon, Paul Chong Hasang). Ngày 20/9

Lc 8, 1-3

 

Hội Thánh Ðại Hàn tuy còn non trẻ,nhưng Giáo Hội Chúa Kitô ở Ðại Hàn vẫn là một Cộng đoàn 20/9-4


Hội Thánh Ðại Hàn tuy còn non trẻ,nhưng Giáo Hội Chúa Kitô ở Ðại Hàn vẫn là một Cộng đoàn Kitô giáo tràn đầy sức sống. Dòng máu của tín hữu Chúa Kitô ở Ðại Hàn làm nẩy sinh các thánh tử đạo. Nhờ dòng máu của các thánh tử vì đạo ở Ðại Hàn mà Giáo Hội của Chúa Kitô ở đất nước Ðại Hàn luôn đứng vững và càng ngày càng trở nên kiên vững. Mẹ Têrêsa đã thường cầu nguyện cho Dòng tu bác ái của Mẹ có các thánh tử vì đạo. Chúa đã nhậm lời Mẹ và cho Dòng nữ tu bác ái của Mẹ có những tu sĩ hiên ngang đổ máu để minh chứng cho Chúa Kitô phục sinh.Có lần,một phóng viên hỏi Mẹ :" Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm những công việc gì đặc biệt?-Mẹ trả lời rằng:"Công việc chúng tôi làm chỉ là một giọt nước trong Ðại Dương,nhưng nếu chúng tôi không làm thì Ðại Dương thiếu đi một giọt nước ".Mẹ Têrêsa đã minh chứng những việc làm nhỏ bé của Mẹ và của các nữ tu bác ái của Mẹ,những công việc xem ra khiêm tốn,nhưng lại hết sức vĩ đại.Các thánh An-rê Kim Tê-gon,Phaolô Chung Hasan và các bạn của các Ngài đã làm một công việc hết sức khiêm tốn,nhưng lại mang một ý nghĩa cao vời là minh chứng cho Chúa phục sinh,chứng minh:"Chúa là Ðàng,là Sự thật và là sự Sống ". Các Ngài đã dùng cái chết để nói lên lời."Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu "( Ga 15, 13 ).
Thánh Anrê Kim Têgon trong cảnh tù ngục cùng với 20 người bạn đã không hề than van trách móc,đã không đổ tội cho ai. Ngài đã viết thư động viên giáo hữu của Người trong giáo xứ:" Hãy tin tưởng phó thác,hãy kiên nhẫn trong tin yêu vì một sợi tóc trên đầu cũng do sự quan phòng của Chúa ". Thánh nhân đã khích lệ các tín hữu:"Hãy sống hiệp nhất,bác ái,yêu thương nhau,tuân theo ý Chúa và cương quyết chiến thắng ma quỉ noi gương Thầy Chí Thánh là Ðức Kitô đã chống lại ma quỉ và chiến thắng chúng một cách anh dũng ".
Thánh Anrê Kim Têgon,Phaolô Chung Hasan và các bạn đã anh dũng hy sinh làm cho vườn hoa Giáo Hội Ðại Hàn nẩy sinh tươi tốt. Chính Dòng máu của các Ngài đã làm cho Hội Thánh Triều Tiên lớn mạnh.Và như Mẹ Têrêsa Calcutta nói:" Tôi có làm gì đặc biệt đâu ". Lời nói ấy của Mẹ Têrêsa vẫn vang vọng mãi vì chính cái nói rằng không đặc biệt lại trở thành rất đặc biệt . Thánh Anrê Kim Têgon và các bạn đã làm một hành động đặc biệt, rất anh hùng,chấp nhận cái chết để qui tụ Giáo Hội Triều Tiên. Ðúng chết mới nói lên lời .Ngang qua thập giá, đau khổ,các thánh tử đạo mới gặt hái vinh quang.
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong" Bước qua ngưỡng cửa hy vọng ",có đoạn đã viết:" .Khi đưa ra cho lũ đông xem con người Nagiarét,thân mình bị đánh đòn,đầu đội mũ gai,Philatô đã không ngờ rằng khi ông ta nói"Ðây là người ",ông ta đã công bố một chân lý căn bản và đã nói lên cái điều sẽ mãi mãi và khắp nơi là nội dung của việc loan báo Tin Mừng ". Có nơi Ngài viết:" Có một điều nghịch lý căn bản trong Phúc Âm:muốn tìm thấy sự sống,phải bỏ mất nó;muốn sinh ra,thì phải chết;muốn được cứu độ,phải nhận lấy thập giá của mình! Ðó là chân lý nằm ở tâm điểm của Phúc Âm:ở mọi nơi và ở mọi thời,chân lý này sẽ bị người ta phản đối".
Thánh Anrê Kim Têgon,Phaolô Chung Hasan và các bạn tử đạo đã chấp nhận chân lý này và đã luôn sống cái nghịch lý của Tin Mừng.Các Ngài đã chết,nhưng các Ngài vẫn sống mãi mãi.
 
Lạy thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung Hasan và các bạn tử đạo,xin ban cho chúng con và Giáo Hội Triều Tiên luôn can đảm sống nghịch lý của Phúc Âm là có chết mới tìm được sự sống mới, có ngang qua thập giá mới tới vinh quang.
Xin các thánh tử đạo Ðại Hàn ban sức mạnh cho Giáo Hội Triều Tiên để Hội Thánh Triều Tiên luôn đứng vững trước muôn vàn thử thách.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

---------------------------------

 

20/9-5: Thánh Anrê Kim Têgon, thánh Phaolô Chung Hasan và các bạn tử đạo

 

Đạo Công giáo lần đầu tiên được du nhập vào Hàn Quốc thông qua Trung Quốc. Tu sĩ 20/9-5


Đạo Công giáo lần đầu tiên được du nhập vào Hàn Quốc thông qua Trung Quốc. Tu sĩ Dòng Tên Matteo Ricci là một trong những nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc và giới thiệu đức tin Công giáo vào năm 1583. Năm 1603, một nhà ngoại giao Hàn Quốc tên là Yi Su Gwang được giới thiệu sách giáo lý của Matteo Ricci ở Bắc Kinh và trở về Hàn Quốc, mang theo tài liệu đó.
Năm 1784, một nhà quý tộc hai mươi tám tuổi tên Yi Seung Hun đã nghe biết về đạo Công giáo. Anh cùng cha mình đi sứ mệnh ngoại giao đến Bắc Kinh. Khi ở đó, anh gặp gỡ được một số linh mục Công giáo và được rửa tội với tên thánh Peter. Bởi vậy, Yi Seung Hun trở thành người Hàn Quốc đầu tiên trở lại đạo Công giáo. Khi về Hàn Quốc, Yi Seung Hun mang theo cây thánh giá, tràng hạt, tượng và ảnh thánh, đồng thời chia sẻ đức tin của mình trong nhiều năm sau đó. Đạo Công giáo cũng từ đó âm thầm phát triển hơn. Một trong những lý do khiến đạo Công giáo rất hấp dẫn đối với người Hàn Quốc là vì nó đặt tất cả mọi người ngang hàng với nhau, loại bỏ hệ thống phân cấp bất công do Nho giáo đề cao. Đạo Công giáo cho phép mọi người coi nhau bình đẳng, được Chúa yêu thương và cứu chuộc, khiến họ trở thành anh chị em.
Mặc dù vậy, đạo Công giáo thời bấy giờ vẫn còn là mới mẻ và lạ lẫm với những truyền thống phong kiến, nhất là sự ảnh hưởng của Nho giáo. Bởi thế, người Công giáo đã phải chịu nhiều những áp bức và sát hại vì một lòng trung kiên giữ vững đức tin của mình. Tuy nhiên, đạo Công giáo không thể bị ngăn cấm. Hạt giống đức tin đã được gieo, bắt đầu lớn lên và sinh hoa trái tốt. Hai vị thánh tử đạo tiêu biểu được mừng kính hôm nay là thánh Anđrê Kim Têgon và Phaolô Chung Hasan.
Thánh Phaolô Chung sinh năm 1795 trong một gia đình quý tộc Hàn Quốc. Ngài là một giáo lý viên và đã kết hôn. Ngoài việc giảng dạy đức tin Công giáo, thánh Phaolô Chung còn thực hiện nhiều chuyến đi đến Bắc Kinh để thuyết phục Hội Thừa Sai Paris gửi các linh mục đến Hàn Quốc. Thậm chí ngài còn viết thư cho giáo hoàng với yêu cầu tương tự như vậy. Với những nỗ lực ấy, Giám mục Imbert và mười người bạn truyền giáo của ngài đã được gửi đến để phục vụ các nhu cầu của cộng đồng Công giáo bí mật Hàn Quốc. Năm 1839, giáo lý viên Phaolô Chung Hasan cùng với Giám mục Imbert được phúc tử đạo do bị hành quyết vì trung thành với đạo Chúa Kitô.
Anđrê Kim cũng sinh ra trong tầng lớp quý tộc thống trị của triều đại Joseon. Cha mẹ của anh nằm trong số nhiều người mới trở lại đạo Công giáo. Năm 1836, ở tuổi mười bốn hoặc mười lăm, thánh Anđrê Kim được rửa tội. Ba năm sau, cha của ngài nằm trong số các vị tử đạo năm 1839 và được ghi vào danh sách các vị thánh ngày nay. Sau khi Andrew chịu phép Rửa Tội, ngài đã đi quãng đường một nghìn ba trăm dặm đến Ma Cao, thuộc địa của Bồ Đào Nha. Chính nơi đây, ngài đã bước chân vào chủng viện. Sau đó, ngài được gửi đến Philippines để hoàn tất chương trình thần học. Năm 1845, thánh Anđrê Kim được truyền chức linh mục tại Thượng Hải và trở thánh linh mục Công giáo đầu tiên của Hàn Quốc. Ít lâu sau, ngài bí mật trở về Hàn Quốc bằng một chuyến hành trình vượt biển đầy nguy hiểm để tránh lính biên phòng và bắt đầu sứ vụ linh mục tại Hàn Quốc.
Sứ vụ của thánh Anđrê Kim ở Hàn Quốc tuy ngắn ngủi nhưng mang lại nhiều kết quả. Ngoài việc bí mật cử hành các Bí tích và giảng dạy đức tin, ngài còn giúp các linh mục truyền giáo người Pháp khác đến để thi hành sứ vụ. Tuy nhiên, hoạt động mục vụ của ngài đã bị phát giác. Chính vì vậy, vào năm 1846, ngài bị bắt và bị tra tấn tàn bạo nhằm buộc ngài phải từ bỏ đức tin của mình. Trong thời gian bị giam cầm, cha Anđrê Kim không chỉ mạnh mẽ tuyên xưng đức tin, mà ngài còn viết nhiều lá thư để khích lệ cho giáo dân của ngài. Trong thư, ngài đề cập đến những khó khăn mà giáo dân của ngài sẽ phải đối mặt, mang đến cho họ niềm hy vọng, hướng họ đến sự cứu rỗi trong Chúa Kitô và khuyến khích họ giữ vững đức tin bằng cách tìm thấy sức mạnh trong những lời dạy của Giáo hội Công giáo. Ngài đã bị xử trảm vào ngày 16 tháng 9 năm 1846, bên bờ sông Hàn, lúc ấy ngài mới hai mươi lăm tuổi.
Cuộc đàn áp các Kitô hữu tiếp tục diễn ra trong hai mươi năm sau đó. Vào năm 1866, một cuộc đàn áp khủng khiếp nhất đã xảy ra, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Người ta ước tính có khoảng mười nghìn đến hai mươi nghìn người Công giáo đã tử vì đạo ở Hàn Quốc trong thế kỷ 19. Những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc trở lại đạo Công giáo ở Hàn Quốc thật tàn bạo. Việc bỏ tù là không đủ. Cái chết là chưa đủ. Tra tấn dã man là thứ vũ khí được những kẻ cai trị sử dụng để ngăn chặn sự truyền bá đức tin. Một trăm linh ba vị tử đạo mà chúng ta kính nhớ hôm nay cho chúng ta thấy rằng những nỗ lực đàn áp ngăn chặn kia đã thất bại.
Vào ngày 06 tháng 05 năm 1984, trong chuyến tông du đến Seoul, Hàn Quốc, nhân dịp kỷ niệm 200 năm người Hàn Quốc đầu tiên trở lại đạo Công giáo, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị đã tuyên phong một trăm linh ba Vị Tử Đạo Hàn Quốc lên bậc hiển thánh.
Lạy Chúa là Đấng tạo thành và cứu độ muôn dân, Chúa đã mời gọi dân tộc Triều Tiên đón nhận đức tin Công Giáo để gia nhập cộng đoàn dân Chúa chọn, Chúa lại ban cho cộng đoàn này tăng trưởng nhờ lời tuyên xưng đức tin của các bậc anh hùng là hai thánh An-rê Kim, Phao-lô Chung cùng các bạn, tử đạo. Xin nhậm lời cầu nguyện của các ngài mà ban cho chúng con biết noi gương các ngài để lại, là trung thành tuân giữ giới răn Chúa cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Amen.

Phan Vũ

Nguồn: https://mycatholic.life/saints/saints-of-the-liturgical-year/september-20---sts-andrew-kim-taegon-paul-chong-hasang-and-companions

---------------------------------

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây