Ngày 27/09 Thánh Vinh Sơn Phaolô

Thứ sáu - 27/09/2024 08:49
ngày 27/09 thanh Vinh Sơn Phaolô
ngày 27/09 thanh Vinh Sơn Phaolô
Ngày 27/09 Thánh Vinh Sơn Phaolô
---------------------------------
Mục Lục:
27/09-1: THÁNH VINH-SƠN PHAO-LÔ: NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG VIỆC BÁC ÁI HIỆN ĐẠI 1
27/09-2: THÁNH VINHSƠN PHAOLÔ.. 2
27/09-3: Thánh Vinh-sơn Phaolô, linh mục. 3
27/09-4: Thánh Vinh Sơn Phaolô, linh mục - Lm. Giuse Đinh Tất Quý. 4
27/09-5: THÁNH VINH-SƠN PHAOLÔ.. 6
27/09-6: Thánh Vinh Sơn Phaolô: Linh Mục. 7
27/09-7: Thánh Vincent de Paul 8
27/09-8: 27/09-9: 27/09-10: 10


---------------------------------

 

27/09-1: THÁNH VINH-SƠN PHAO-LÔ: NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG VIỆC BÁC ÁI HIỆN ĐẠI


Cha Vinh-sơn, người đề xướng việc bác ái hiện đại, là đấng sáng lập Dòng Lazaristes và Tu Hội Nữ Tử Bác Ái tại Pháp.

 

Là nông dân vùng Landes, Vinh-sơn Phao-lô ( 1581 – 1660 ) vừa thông minh lại vừa có trực giác: 27/09-1


Là nông dân vùng Landes, Vinh-sơn Phao-lô ( 1581 – 1660 ) vừa thông minh lại vừa có trực giác tốt. Sau khi học xong thần học ở Toulouse, Thầy Vinh-sơn được phong Linh Mục năm 1600. Vào năm 1612, người ta thấy cha ở trong triều của vua Henri IV. Sau đó là cha xứ Clichy, gần Paris, rồi tổng tuyên úy quân đội.

Nhưng vào năm 1617 mới xẩy ra điều mà sau này cha gọi là “cuộc trở lại" của mình. Là cha xứ Châtillon-sur-Chalaronne, nằm ở trung tâm vùng Dombes, cha khám phá ở giữa vùng đầm lầy này tình trạng nghèo đói và bệnh tật, một tình trạng khốn khổ khủng khiếp. Cha Vinh-sơn lập tức hiểu ra rằng sự cứu trợ khẩn cấp không thể giải quyết đến nơi đến chốn tình trạng khốn khổ ấy. Cha bàn bạc với các phụ nữ – là những người có óc thực tế – để thành lập "Hội Các Bà Bác Ái". Cha Vinh-sơn Phao-lô cũng quan tâm đến việc rao giảng Tin mừng cho các miền nông thôn: năm 1625 cha thành lập các Linh Mục truyền giáo mà sau này người ta gọi là Dòng Lazaristes vì các Linh Mục này sống ở Paris trong khu vực tu viện Thánh La-da-rô. Cha Vinh-sơn cũng phụ trách việc huấn luyện các Linh Mục là những người thường rất dốt nát vào thời bấy giờ.

Cha Vinh-sơn tuyển mộ các thiếu nữ nông thôn cho cuộc chiến ác liệt nhất chống lại tình trạng nghèo đói: đó là các “Nữ Tử Bác Ái", do Louise de Marillac hướng dẫn. Mọi người đều nhớ đến chiếc áo thô dày và cái nón trắng lớn hình cánh chim: các chị đi xe đạp hay xe hơi hai ngựa ( 2 cv: 2 mã lực ), đó chính là các nữ tử bác ái ! Vào thời ấy Nước Pháp rất cần đến các chị. Các chị làm cho các bệnh viện thành nơi dễ chịu hơn, vì khi ấy bệnh viện là nơi làm người ta phải sợ hãi vì bệnh nhận chen chúc sáu người trên một chiếc giường. Đường phố đầy dẫy các người ăn xin, Cha Vinh-sơn quyết định mở một nhà đón tiếp, rồi mở nhiều "nhà nhỏ" do các nữ tu quản lý. Mỗi năm có hàng ngàn trẻ em bị bỏ rơi ở Paris: Louise de Marillac thành lập một bệnh viện cho các trẻ mà người ta nhặt được này.

Để cứu giúp vùng Lorraine bị chiến tranh tàn phá, cha Vinh-sơn tổ chức đoàn xe cứu trợ nhân đạo đầu tiên trong lịch sử. Là một con người khiêm tốn nhưng nhiệt tâm và tháo vát, cha Vinh-sơn đã mặc cho Bác Ái một dung mạo hiện đại. Cha được phong thánh năm 1737 và là bổn mạng của công việc bác ái từ năm 1885.

JEAN HERNIN ( La Voix de nos clochers, No 355 Septembre 2001 ). NGUYỄN VĂN NỘI phỏng dịch

-------------------------------

 

27/09-2: THÁNH VINHSƠN PHAOLÔ


 (1580? - 1660)

 

Cảnh một người hầu hấp hối xưng tội trên giường bệnh như đã mở mắt Vincent để nhìn thấy: 27/09-2


Cảnh một người hầu hấp hối xưng tội trên giường bệnh như đã mở mắt Vincent để nhìn thấy nhu cầu tâm linh của vùng quê nước Pháp thời bấy giờ. Đó là giây phút quan trọng trong cuộc đời của một người xuất thân từ nông trại nhỏ ở Gascony, nước Pháp, mà việc đi tu làm linh mục không có gì lớn lao hơn là có được một cuộc sống tiện nghi.

Chính nữ Bá Tước de Gondi (có người đầy tớ được Vincent giúp đỡ) đã thúc giục chồng bà cung cấp tiền bạc và hỗ trợ một nhóm truyền giáo có khả năng và hăng say muốn hoạt động cho người nghèo, người hầu và tá điền. Lúc đầu Cha Vincent quá khiêm tốn nên không nhận làm người lãnh đạo cho nhóm này, nhưng sau một thời gian hoạt động cho các tù nhân khổ sai ở Balê, ngài trở nên nhà lãnh đạo thực sự của tổ chức mà bây giờ được gọi là Hội Thừa Sai, hay tu sĩ

Dòng Thánh Vinh Sơn. Các linh mục này, với các lời thề khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và bền vững, tận tụy làm việc cho dân chúng ở các thành phố nhỏ hay làng mạc.

Sau này Cha Vincent tổ chức các nhóm bác ái để trợ giúp tinh thần cũng như thể chất của những người nghèo trong mỗi xứ đạo. Từ sinh hoạt này, với sự trợ giúp của Thánh Louis de Marillac, xuất phát tổ chức Nữ Tử Bác Ái, "mà tu viện là bệnh xá, nhà nguyện là nhà thờ của giáo xứ và khuôn viên là đường phố." Ngài huy động các bà giầu có ở Balê để quyên góp tài chánh cho chương trình truyền giáo, xây bệnh viện, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và chuộc lại khoảng 1,200 người nô lệ da đen. Ngài hăng hái tổ chức tĩnh tâm cho giới tu sĩ khi sự sao nhãng, lộng hành và ngu dốt lan tràn trong giới này. Ngài là người tiên phong trong việc huấn luyện tu sĩ và thúc đẩy sự thiết lập các chủng viện.

Đáng để ý nhất, Vincent là một người hay cáu kỉnh -- ngay cả bạn hữu của ngài cũng công nhận điều ấy. Ngài cho biết, nếu không có ơn Chúa ngài sẽ "rất khó khăn và lạnh lùng, cộc cằn và gắt gỏng." Nhưng ngài trở nên một người dịu dàng và dễ mến, rất nhạy cảm trước nhu cầu của người khác.

Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đặt ngài làm quan thầy của mọi tổ chức bác ái. Nổi bật nhất trong các tổ chức này, dĩ nhiên, là Dòng Thánh Vinh Sơn, được thành lập năm 1833 bởi Chân Phước Frederic Ozanam, là người rất ái mộ thánh Vinh Sơn.

1. Lời Bàn

Giáo Hội là của mọi con cái Thiên Chúa, dù giầu hay nghèo, nông dân hay trí thức, thượng lưu hay bình dân. Nhưng hiển nhiên điều Giáo Hội lưu tâm nhất là những người cần sự giúp đỡ -- đó là những người trở nên cô thế bởi bệnh tật, nghèo đói, ngu dốt và sự tàn ác. Thánh Vinhsơn Phaolô rất thích hợp là quan thầy cho mọi Kitô Hữu ngày nay, khi người đói ngày càng nhiều, và lối sống xa hoa của người giầu ngày càng đối chọi với tình trạng sa sút về thể chất và tâm linh của con cái Thiên Chúa.

2. Lời Trích

"Hãy cố gắng vui lòng chấp nhận sống với những điều kiện khiến bạn bất mãn. Hãy giải thoát tâm trí mình khỏi những điều làm bạn phiền hà, Thiên Chúa sẽ lo lắng mọi sự. Khi bạn vội vàng lựa chọn bạn sẽ làm buồn lòng Thiên Chúa, vì Ngài thấy bạn không tôn kính Ngài đầy đủ với sự tin tưởng thánh thiêng. Hãy tin tưởng vào Ngài, tôi nài xin bạn, và bạn sẽ được no đầy những gì mà tâm hồn bạn khao khát" (Thánh Vinhsơn Phaolô, Thư Từ).

Lm Thiên Lâm

-------------------------------

 

27/09-3: Thánh Vinh-sơn Phaolô, linh mục

 

Nói về một con người, đề cập đến cuộc sống của một con người là nói lên cuộc sống của con người: 27/09-3


Nói về một con người, đề cập đến cuộc sống của một con người là nói lên cuộc sống của con người ấy : thời gian họ sống, thái độ, tư tưởng, cách sống của họ. Thánh Vinh-sơn Phaolô, linh mục là nét đẹp tô điểm Giáo Hội Chúa Kitô.

THÁNH VINH-SƠN PHAOLÔ

Thánh Vinh-sơn Phaolô,sinh tại Pouy miền Aquitaine nước Pháp vào khoảng năm 1581. Ngài lãnh sứ vụ linh mục vào năm 1600.

Cuộc đời của Ngài, ngay từ hồi còn thơ ấu đã nổi rõ nét là một con người đầy vị tha, bác ái và hay thương xót những kẻ nghèo hèn. Chính vì thế, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn rao giảng lòng thương xót của Chúa và sống chứng nhân tình yêu của Chúa trong mọi trạng huống của cuộc đời. Dù với bất cứ chức vụ nào: Bề trên Dòng Thăm Viếng, Bề Trên Tu Hội triều hay trong cương vị của một mục tử, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn chu toàn trách vụ cách hết sức khôn ngoan. Ngài yêu thương các người nghèo khó, những kẻ đau khổ, những kẻ lao động vất vả, đặc biệt Ngài lưu tâm đến việc giáo dục các thiếu nữ. Lời Chúa trong bài giảng tám mối phúc thật Mt 5, 1tt, được Ngài thực hiện cách tận căn: đi và dậy người ta bước đi trên con đường hiến chương nước trời. Ngài đã sống tận cùng lời Chúa: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng kẻ bị tù đầy vvẨ(Mt 25, 1tt ).

Chúa đã dậy mọi người bài học yêu thương.Yêu thương tận cùng và yêu thương không ngừng.Chính Chúa đã sống tận cùng sự yêu thương bằng cái chết trên thập hình. Chết mới nói lên lời. Trên thập giá, Chúa đã nói lên tất cả: yêu thương và tha thứ. Chúa đã trở nên nghèo, để sống với người nghèo. Thánh Vinh-sơn Phaolô đã yêu thương người nghèo, những kẻ bơ vơ vất vưởng,đầu đường xó chợ, không nhà không cửa. Theo gương Chúa, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn cứu giúp người nghèo, sống như người nghèo trong việc phục vụ, lao động để gần gũi chúa. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa. Sống như người nghèo là sống như Chúa. Gặp gỡ người nghèo là gặp gỡ Chúa.

MỘT GƯƠNG SÁNG

Thánh Vinh-sơn Phaolô lúc nào cũng tận tụy với công việc. Dù cuộc đời Ngài đã cao tuổi,thánh Vinh-sơn lúc nào cũng rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin vui của Chúa không mệt mỏi, không chán nản.Người ta không ngại gọi Ngài là vị tông đồ của giới lao động. Vì quả thực, với tuổi già sức yếu, Ngài luôn hoàn thành sứ mạng của vị mục tử, luôn chu toàn trách vụ của đời linh mục. Ngài luôn tâm niệm lời Chúa: "đến để phục vụ, đến để tìm kiếm và đến để qui tụ ".

Ngài qua đời vào năm 1660 sau khi đang miệt mài với sứ vụ của mình. Chúa thưởng công Ngài bằng muôn vàn phép lạ sau khi an nghỉ, vì thế, Ịức Giáo Hoàng Clêmentê XIII đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh . Với các việc làm mang tính xã hội tuyệt vời của Ngài lúc còn sống, Ịức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn Ngài làm bổn mạng các hội từ thiện công giáo.

Lạy thánh Vinh-sơn Phaolô, linh mục xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa để chúng con biết bắt chước Ngài mà sống yêu thương, bác ái đối với mọi người.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

-------------------------------

 

27/09-4: Thánh Vinh Sơn Phaolô, linh mục - Lm. Giuse Đinh Tất Quý

 
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-27-09-thanh-vinh-son-phaololinh-muc-47829

1. Đôi dòng tiểu sử

 

Vinh Sơn đệ Phaolô sinh ngày 24 tháng 4 năm 1580, mất ngày 27 tháng 9 năm 1660, là một 27/09-4


Vinh Sơn đệ Phaolô sinh ngày 24 tháng 4 năm 1580, mất ngày 27 tháng 9 năm 1660, là một vị thánh của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Ngài sinh tại Pouy, Landess, Gascony, nước Pháp trong một gia đình nông dân nghèo khó. Lễ kính ngài trước đây là ngày 19 tháng 7 nhưng hiện nay được cử hành vào ngày giỗ của ngài 27 tháng 9 hằng năm.

Vinh Sơn thụ phong linh mục năm 1600 và lưu trú tại Toulouse cho đến khi đi Marseille để nhận thừa kế. Trên đường về từ Marseille, ngài bị người Turk cướp và bắt cóc đưa đi Tunis và bị bán làm nô lệ. Sau khi cảm hoá người chủ để trở thành một Kitô hữu, linh mục Vinh Sơn được trả tự do vào năm 1607.

Sau đó, ngài quay trở lại Pháp và nhận nhiệm sở tại một giáo xứ gần Paris. Ngài đã thành lập các dòng từ thiện như Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, với sự cộng tác của bà Louise de Marillac, và Tu hội Truyền giáo hay còn được gọi là Lazarist.

Khi được vua Louis XIII bổ nhiệm làm Tổng Tuyên úy của những tù nhân khổ sai chèo thuyền chiến, ngài có cơ hội để cải thiện đời sống những tù nhân ở Pháp.

Thánh Vinh Sơn Phaolô qua đời ngày 27 tháng 9 năm 1660 tại Paris thọ 80 tuổi.

Vào năm 1705 tu viện trưởng Tu hội Truyền giáo Lazarists đề nghị tiến hành hồ sơ phong thánh cho đấng sáng lập. Vào ngày 13 thánh 8 năm 1739, Vinh Sơn Phaolô đã được Đức Giáo Beneđictô XIII phong chân phước và ngày 16 tháng 6 năm 1737 ngài được Đức Giáo Hoàng Clêmentê XII phong ngài lên hàng hiển thánh. Năm 1885 Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đặt ngài làm bổn mạng hội Nữ tu sĩ Bác ái. Đồng thời ngài cũng trở thành thánh bổn mạng của hội Nam tu sĩ Bác ái.

2. Những nét nổi bật trong đời sống

+ Đầu tiên là việc phục vụ cho những người nghèo khó: Cuộc đời của Ngài, ngay từ hồi còn thơ ấu đã nổi rõ nét là một con người đầy vị tha, bác ái và hay thương xót những kẻ nghèo khó. Chính vì thế, thánh Vinh Sơn Phaolô đã luôn rao giảng lòng thương xót của Chúa và sống chứng nhân tình yêu của Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Dù với bất cứ chức vụ nào: Bề trên Dòng Thăm Viếng, Bề Trên Tu Hội triều hay trong cương vị của một mục tử, thánh Vinh Sơn Phaolô đã luôn chu toàn trách vụ cách hết sức khôn ngoan. Ngài yêu thương các người nghèo khó, những kẻ đau khổ, những kẻ lao động vất vả, đặc biệt Ngài lưu tâm đến việc giáo dục các thiếu nữ. Lời Chúa trong bài giảng tám mối phúc thật (x. Mt chương 5), đã được Ngài thực hiện cách tận căn: đi và dạy người ta bước đi trên con đường hiến chương nước trời. Ngài đã sống tận cùng lời Chúa: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng kẻ bị tù đày v.v...(x. Mt chương 25).

Chúa đã dạy mọi người bài học yêu thương. Yêu thương tận cùng và yêu thương không ngừng. Chính Chúa đã sống tận cùng sự yêu thương bằng cái chết trên thập hình. Chết mới nói lên lời. Trên thập giá, Chúa đã nói lên tất cả: yêu thương và tha thứ. Chúa đã trở nên nghèo, để sống với người nghèo. Thánh Vinh Sơn Phaolô đã yêu thương người nghèo, những kẻ bơ vơ vất vưởng, đầu đường xó chợ, không nhà không cửa. Theo gương Chúa, thánh Vinh Sơn Phaolô đã luôn cứu giúp người nghèo, sống như người nghèo trong việc phục vụ, lao động để gần gũi Chúa. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa. Sống như người nghèo là sống như Chúa. Gặp gỡ người nghèo là gặp gỡ Chúa.

+ Thứ đến là lo cho họ, những người nghèo khó có các mục tử coi sóc họ. Chính vì thế mà năm 1625, ngài đã sáng lập ra Tu hội “Linh mục thừa sai” để giúp đào tạo các giáo sỹ theo tinh thần công đồng Trente, và nâng đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở vùng quê. Như vậy, công việc giúp đỡ người nghèo của thánh nhân đã hội tụ được những nguồn lực có tính quyết định cho cả lộ trình đồng hành với người nghèo của ngài. Việc phục vụ những người nghèo khó theo tinh thần Tin Mừng đã trở thành một linh đạo sống cho những ai muốn hiến thân phục vụ người nghèo trong Chúa Kitô.

Theo Ngài, con đường nên thánh phải được khởi đi từ việc nhận ra hiện thân của Con Thiên Chúa, Đấng đã muốn là người nghèo: “… Chính chúng ta phải cảm nghiệm được điều đó, cũng như phải xử sự như Đức Kitô là quan tâm đến những người nghèo túng, an ủi, giúp đỡ và bảo lãnh cho họ… Quả thật, Đức Kitô đã muốn sinh ra là người nghèo, đã kết nạp những người nghèo làm môn đệ. Người đã trở thành kẻ phục vụ người nghèo, nên đã chia sẻ thân phận của họ…”

Việc phục vụ người nghèo đối với Thánh nhân, không phải theo một vài hình thức ban ơn phô trương, mà phải được xuất phát từ chính con tim biết hiểu hoàn cảnh của họ mà thông cảm với họ. Sao cho tâm hồn chúng ta cũng rung động như Thánh Phaolô tông đồ, khi Người nói: “Tôi trở nên tất cả cho mọi người…”

Đức ái với những người nghèo trong linh đạo của thánh Vinh Sơn Phaolô còn hệ tại ở việc hành động phục vụ và nhận biết những nhu cầu cấp thiết nơi những người nghèo: “phải ưu tiên phục vụ người nghèo, không được trì hoãn… Vậy khi chị em bỏ đọc kinh nguyện để giúp đỡ người nghèo thì hãy nhớ rằng, đó là chị em phục vụ Thiên Chúa” (Kinh Sách, Các bài đọc).

Cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta một tấm gương sáng trong việc phục vụ những người nghèo khó mà Chúa luôn yêu thương họ.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

---------------------------------

 

27/09-5: THÁNH VINH-SƠN PHAOLÔ


https://giaophannhatrang.org/vi/news/Phung-Vu-343/27-09-thu-tu-thanh-vinh-son-phaolo-linh-muc-26033.html

 

Thánh Vinh-sơn Phaolô, sinh tại Pouy miền Aquitaine nước Pháp vào khoảng năm 1581. Ngài 27/09-5


Thánh Vinh-sơn Phaolô, sinh tại Pouy miền Aquitaine nước Pháp vào khoảng năm 1581. Ngài lãnh sứ vụ linh mục vào năm 1600. Cuộc đời của Ngài, ngay từ hồi còn thơ ấu đã nổi rõ nét là một con người đầy vị tha, bác ái và hay thương xót những kẻ nghèo hèn. Chính vì thế, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn rao giảng lòng thương xót của Chúa và sống chứng nhân tình yêu của Chúa trong mọi trạng huống của cuộc đời. Dù với bất cứ chức vụ nào: Bề trên Dòng Thăm Viếng, Bề Trên Tu Hội triều hay trong cương vị của một mục tử, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn chu toàn trách vụ cách hết sức khôn ngoan. Ngài yêu thương các người nghèo khó,những kẻ đau khổ, những kẻ lao động vất vả, đặc biệt Ngài lưu tâm đến việc giáo dục các thiếu nữ.Lời Chúa trong bài giảng tám mối phúc thật Mt 5, 1tt, được Ngài thực hiện cách tận căn: đi và dậy người ta bước đi trên con đường hiến chương nước trời.Ngài đã sống tận cùng lời Chúa:cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống,cho kẻ rách rưới ăn mặc,thăm viếng kẻ bị tù đầy vv.(Mt 25, 1tt ).

Chúa đã dậy mọi người bài học yêu thương.Yêu thương tận cùng và yêu thương không ngừng.Chính Chúa đã sống tận cùng sự yêu thương bằng cái chết trên thập hình.Chết mới nói lên lời.Trên thập giá, Chúa đã nói lên tất cả:yêu thương và tha thứ.Chúa đã trở nên nghèo, để sống với người nghèo.Thánh Vinh-sơn Phaolô đã yêu thương người nghèo,những kẻ bơ vơ vất vưởng,đầu đường xó chợ,không nhà không cửa.Theo gương Chúa,thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn cứu giúp người nghèo,sống như người nghèo trong việc phục vụ, lao động để gần gũi chúa.Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa.Sống như người nghèo là sống như Chúa.Gặp gỡ người nghèo là gặp gỡ Chúa.

MỘT GƯƠNG SÁNG

Thánh Vinh-sơn Phaolô lúc nào cũng tận tụy với công việc. Dù cuộc đời Ngài đã cao tuổi,thánh Vinh-sơn lúc nào cũng rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin vui của Chúa không mệt mỏi, không chán nản.Người ta không ngại gọi Ngài là vị tông đồ của giới lao động.Vì quả thực,với tuổi già sức yếu,Ngài luôn hoàn thành sứ mạng của vị mục tử, luôn chu toàn trách vụ của đời linh mục.Ngài luôn tâm niệm lời Chúa:" đến để phục vụ, đến để tìm kiếm và đến để qui tụ ".

Ngài qua đời vào năm 1660 sau khi đang miệt mài với sứ vụ của mình. Chúa thưởng công Ngài bằng muôn vàn phép lạ sau khi an nghỉ, vì thế, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê XIII đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh. Với các việc làm mang tính xã hội tuyệt vời của Ngài lúc còn sống, Ðức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn Ngài làm bổn mạng các hội từ thiện công giáo.
 
Lạy thánh Vinh-sơn Phaolô, linh mục xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa để chúng con biết bắc chước Ngài mà sống yêu thương, bác ái đối với mọi người.
 
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Nguồn: simonhoadalat.com

---------------------------------

 

27/09-6: Thánh Vinh Sơn Phaolô: Linh Mục

 

Mỗi vị thánh mà Giáo Hội tôn phong sẽ phác họa lại một nét hoàn hảo nào đó nơi Đức Giêsu Kitô 27/09-6


Mỗi vị thánh mà Giáo Hội tôn phong sẽ phác họa lại một nét hoàn hảo nào đó nơi Đức Giêsu Kitô. Cũng vậy, được Chúa Thánh Thần tác động qua những hoàn cảnh nghèo khổ của xã hội Pháp lúc đó, thánh Vinh Sơn Phaolô đã họa lại lòng xót thương của Chúa Giêsu nơi những người cùng khốn, bệnh tật và nghèo đói. 

Giống như Chúa Giêsu, trong thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng, đã luôn chạnh lòng thương với những người bệnh hoạn, tật nguyền và Người chữa lành cho họ; thánh nhân cũng sống như Đức Kitô, luôn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai đang gặp đau khổ. Hơn thế nữa, thánh nhân còn muốn loan truyền và chia sẻ linh đạo đó với những anh chị em khác. Cho nên, ngài đã sáng lập Tu Hội Thừa Sai để giúp đào tạo các giáo sĩ và nâng đỡ những người nghèo khổ. Được thánh nữ Louise de Marillac cộng tác, người cũng sáng lập Tu Hội Nữ Tử Bác Ái (Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn) cùng linh đạo với dòng nam.

Lạy Chúa, ngày nay, xung quanh chúng con cũng không thiếu những người nghèo khó vật chất và những người khao khát Tin Mừng. Qua lời chuyển cầu của thánh Vinh Sơn Phaolô, xin cho chúng con biết lưu tâm đến những nhu cầu của anh chị em xung quanh chúng con, và rộng tay giúp đỡ họ trong khả của mình. Amen.

Truyền Thông Thương Khó

---------------------------------

 

27/09-7: Thánh Vincent de Paul


https://gpcantho.com/27-09-thanh-vinh-son-phao-lo/

(1581-1660)

 

Vincent de Paul sinh ngày 24 tháng 4 năm 1581 tại Pouy miền Ranquine, Gascony, nước Pháp 27/09-7


Vincent de Paul sinh ngày 24 tháng 4 năm 1581 tại Pouy miền Ranquine, Gascony, nước Pháp. Ngay từ nhỏ, ngài đã tỏ ra có một lòng bái ái cao cả đối với người nghèo khó. Năm 1596, ngài học thần học tại Toulouse và chịu chức linh mục năm 20 tuổi.

Tháng 7 năm 1605, trong chuyến tàu từ Marseille tới Narbonne, tàu của cha Vincent bị hải tặc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và bị bắt giam giữ để bán làm nô lệ tại Phi Châu nhưng cha Vincent được cứu ra nhờ hoán cải người chủ mua người và được trở về Pháp. Tại Pháp, cha Vincent phục vụ cho một xứ đạo gần Paris. Cha nhiệt thành với các linh hồn và được nhiều người tín nhiệm.

Nhìn cảnh một người hầu hấp hối xưng tội trên giường bệnh như đã mở mắt cha Vincent để nhìn thấy nhu cầu tâm linh của vùng quê nước Pháp thời bấy giờ. Ðó là giây phút quan trọng trong cuộc đời của một người xuất thân từ nông trại nhỏ ở Gascony, nước Pháp, mà việc đi tu làm linh mục không có gì lớn lao hơn là có được một cuộc sống tiện nghi.

Chính nữ Bá Tước de Gondi  (có người đầy tớ được cha Vincent giúp đỡ) đã thúc giục chồng bà cung cấp tiền bạc và hỗ trợ một nhóm truyền giáo có khả năng và hăng say muốn hoạt động cho người nghèo, người hầu và tá điền. Ngay lúc đầu cha Vincent thừa khiêm tốn để nhận làm người lãnh đạo cho nhóm này, nhưng sau một thời gian hoạt động cho các tù nhân khổ sai ở Balê, ngài trở nên nhà lãnh đạo thực sự của tổ chức mà bây giờ được gọi là Hội Thừa Sai hay tu sĩ Dòng Thánh Vinh Sơn (the Congregation thành Priests thành the Mission – Lazarists). Các linh mục này, với các lời thề khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và bền vững, tận tụy làm việc cho dân chúng ở các thành phố nhỏ hay làng mạc.

Sau này cha Vincent tổ chức các nhóm bác ái để chữa trị tinh thần cũng như thể xác của những người nghèo trong mỗi xứ đạo. Từ sinh hoạt này, với sự trợ giúp của thánh nữ Louis de Marillac, xuất phát tổ chức Nữ Tử Bác Ái (the Congregation thành the Daughters thành Charity) “mà tu viện là bệnh xá, nhà nguyện là nhà thờ của giáo xứ và khuôn viên là đường phố.” Ngài huy động các bà giầu có ở Paris để quyên góp tài chánh cho chương trình truyền giáo, xây bệnh viện, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và chuộc lại khoảng 1,200 người nô lệ da đen. Ngài hăng hái tổ chức tĩnh tâm cho giới tu sĩ khi sự sao nhãng, lộng hành và ngu dốt lan tràn trong giới này. Ngài là người tiên phong trong việc huấn luyện tu sĩ và thúc đẩy sự thiết lập các chủng viện.

Ðáng để ý nhất, cha Vincent là một người hay cáu kỉnh — ngay cả bạn hữu của ngài cũng công nhận điều ấy. Ngài cho biết, nếu không có ơn Chúa ngài sẽ “rất khó khăn và lạnh lùng, cộc cằn và gắt gỏng.” Nhưng ngài trở nên một người dịu dàng và dễ mến, rất nhạy cảm trước nhu cầu của người khác.

Cha Vincent qua đời ngày 27 tháng 9 năm 1660 tại Paris, nước Pháp. Đức Giáo Hoàng Benedictus XIII đã tôn phong Chân Phước cho cha Vincent đệ Phaolô ngày 13 tháng 8 năm 1729. Tám năm sau, Đức Giáo Hoàng Clement XII đã nâng cha Vincent đệ Phaolô – vị tông đồ của lòng bác ái lên hàng hiển thánh ngày 16 tháng 6 năm 1737. Ðức Giáo Hoàng Leo XIII ngày 12 tháng 5 năm 1885 đã đặt ngài làm quan thầy của mọi tổ chức bác ái. Nổi bật nhất trong các tổ chức này, dĩ nhiên, là Dòng Thánh Vinh Sơn, được thành lập năm 1833 bởi Chân Phước Frederic Ozanam, là người rất ái mộ thánh Vinh Sơn.

Sau nhiều cuộc di dời, hài cốt thánh nhân được đặt trong một bức tượng bằng sáp để trong một chiếc hòm xinh đẹp tại nguyện đường nhà mẹ dòng thánh Vinh Sơn đường Rue de Sèvres, thành phố Paris. Phần đầu của pho tượng giống hệt như đầu thánh nhân.

Tuy nhiên trái tim còn toàn vẹn của ngài được đặt trong một chiếc hòm bằng vàng được bày kính trên bàn thờ đài vị kính ngài trong nguyện đường trụ sở nhà mẹ của dòng Nữ Tử Bác Ái tại số 140 đường Rue du Bac, Paris. Cách xa thánh tích thánh Vinh Sơn một chút, bên dưới bàn thờ cạnh là thi hài nguyên vẹn của người con thiêng liêng của ngài là thánh nữ Catherine Labouré, người được Đức Mẹ hiện ra và ban cho chiếc ảnh Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ. Cũng trong nguyện đường này, trên bàn thờ cạnh còn có một chiếc hòm kính có tượng sáp trong có xương của thánh nữ Louise de Marillac, vị đồng sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái.

Lời Bàn
Giáo Hội là của mọi con cái Thiên Chúa, dù giầu hay nghèo, nông dân hay trí thức, thượng lưu hay bình dân. Nhưng hiển nhiên điều Giáo Hội lưu tâm nhất là những người cần sự giúp đỡ – đó là những người trở nên cô thế bởi bệnh tật, nghèo đói, ngu dốt và sự tàn ác. Thánh Vinhsơn Phaolô rất thích hợp là quan thầy cho mọi Kitô Hữu ngày nay, khi người đói ngày càng nhiều, và lối sống xa hoa của người giầu ngày càng đối chọi với tình trạng sa sút về thể chất và tâm linh của con cái Thiên Chúa.

Lời Trích
“Hãy cố gắng vui lòng chấp nhận sống với những điều kiện khiến bạn bất mãn. Hãy giải thoát tâm trí mình khỏi những điều làm bạn phiền hà, Thiên Chúa sẽ lo lắng mọi sự. Khi bạn vội vàng lựa chọn bạn sẽ làm buồn lòng Thiên Chúa, vì Ngài thấy bạn không tôn kính Ngài đầy đủ với sự tin tưởng thánh thiêng. Hãy tin tưởng vào Ngài, tôi nài xin bạn, và bạn sẽ được no đầy những gì mà tâm hồn bạn khao khát” (Thánh Vinhsơn Phaolô, Thư Từ).

---------------------------------

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây