Suy Niệm Tin Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12 Bài 101-117 Đức Maria và đặc ân Vô Nhiễm

Chủ nhật - 05/12/2021 05:35
Suy Niệm Tin Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12 Bài 101-117 Đức Maria và đặc ân Vô Nhiễm
Suy Niệm Tin Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12 Bài 101-117 Đức Maria và đặc ân Vô Nhiễm
Suy Niệm Tin Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12 Bài 101-117 Đức Maria và đặc ân Vô Nhiễm
--------------------------------
Mục Lục:

Phúc Âm: Lc 1,26-38 "Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ". 1
8/12-101: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 2
8/12-102: Lịch sử Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 4
8/12-103: Cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ. 5
8/12-104: Đức Mẹ Vô Nhiễm.. 7
8/12-105: Người phụ nữ thánh thiện. 10
8/12-106: Đức Mẹ không mắc tội tổ tông truyền. 11
8/12-107: ĐẤNG VÔ NHIỄM THAI – MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT.. 14
8/12-108: Ơn Chẳng Hề Mắc Tội Nguyên Tổ Nơi Đức Maria. 18
8/12-109: “… ĐẤNG THÁNH SẮP SINH RA SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ CON THIÊN CHÚA”. 20
8/12-110: Lạy Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm.. 23
8/12-111: ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHÚA YÊU.. 24
8/12-112: ĐỨC MARIA: NIỀM HY VỌNG CHẮC CHẮN.. 27
8/12-113: NGƯỜI MẸ KHÔNG VƯỚNG TỲ Ố.. 35
8/12-114: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 39
8/12-115: Vầng trăng sáng giữa màn đêm.. 41
8/12-116: Tìm hiểu tín điều Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội 43
8/12-117: Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội 45

---------------------------------

 

Phúc Âm: Lc 1,26-38 "Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận !" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam ?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ. - Ðó là Lời Chúa.

----------------------------------

 

8/12-101: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội


--Lm Giuse Đinh Lập Liễm

Lý do:

 

Tin mừng hôm nay kể lại: Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Trinh nữ Maria biết Thiên Chúa đã 8/12-101


Tin mừng hôm nay kể lại: Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Trinh nữ Maria biết Thiên Chúa đã chọn Trinh nữ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Sứ thần bắt đầu báo tin trọng đại ấy bằng một lời chào có vẻ rất tầm thường, nhưng lại chứa đựng đầu mối của mọi đặc ân nơi Đức Maria.

“Kính chào Trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn mọi phụ nữ”. Lời chào này đã gián tiếp đề cập đến mầu nhiệm và đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria. Bởi vì “đầy ơn phúc” (gratia plena) thì tất nhiên là không có tội. Cũng như một gian phòng, nếu đầy ánh sáng, dĩ nhiên bóng tối không còn có thể xâm nhập vào được nữa.

Chúng ta có thể tóm tắt trình bày Đức Maria được khỏi tội tổ tông theo Thánh kinh và thần học để hiểu rõ thêm, dĩ nhiên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, còn các nhà thần học có những suy nghĩ khác.

Theo Thánh kinh

Sách Sáng thế cho biết: sau vụ rắn quỷ cám dỗ hai tổ tông phạm tội và Thiên Chúa đã ra hình phạt cho cả hai bên, Ngài còn phán tiếp với con rắn quỷ: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa miêu duệ mi và miêu diệu người đàn bà, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi” (St 3,15).

Người đàn bà này là ai? Chắc chắn không phải Evà, vì lẽ Evà đã phạm tội. Và theo Thánh kinh, kẻ phạm tội thì làm tôi cho sự tội (Ga 8,34). Và kẻ làm tôi sự tội dĩ nhiên làm tôi ma quỷ. Đã làm tôi ma quỷ lại đạp nát đầu ma quỷ thì cả là một sự vô lý, khác nào con ở đánh phạt chủ nhà vậy.

Cho nên, người nữ đây phải hiểu là Đức Maria – người có quyền đạp đầu con rắn quỷ. Nhưng việc Đức Maria đạp đầu rắn quỷ không thể cắt nghĩa được, nếu không nhận Ngài có quyền trên rắn quỷ, cũng không cắt nghĩa được nếu không công nhận Đức Maria không mắc tội tổ tông, vì lẽ tội tổ tông mới làm cho rắn quỉ có quyền như thế.

Theo Thần học

“Thiên Chúa ở cùng Trinh nữ”. Thiên Chúa là Đấng thánh vô cùng. Tội lỗi không thể ở chung với Thiên Chúa. Tội lỗi chống lại sự thánh thiện của Thiên Chúa như bóng tối và ánh sáng. Vậy, nếu Thiên Chúa ở cùng Đức Maria, Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm đền thờ cho Ngài ngự, thì tội lỗi còn ở trong Đức Maria thế nào được?

Như đã nói Thiên Chúa và tội lỗi xung đột nhau như lửa với nước, như ánh sáng và bóng tối. Nếu Đức Maria mang tội tổ tông trong lòng một trật lại cưu mang Thiên Chúa, hoá ra Người là vật hy sinh chứa đựng hai sự xung đột như trên sao?

Thứ nữa, Thiên Chúa là Đấng vô tội – và gớm ghét sự tội, nay lại xuống thai trong lòng một người mang tội, thì chẳng ra con người có tiếng là thanh sạch mà lại gieo mình vào đống bùn nhơ sao?

Đàng khác, Chúa xuống thế gian để kêu mời kẻ có tội (Mc 2,17; Lc 5,32), nghĩa là làm cho kẻ có tội sạch tội và nên thánh, thì tại sao lại không làm cho Mẹ mình sạch tội và nên thánh, nếu thật sự Mẹ mình ít nhất là có tội tổ tông? Do đó phải kết luận rằng: Đức Maria được khỏi tội nguyên tổ là một đặc ân Thiên Chúa ban cho, để Người cộng tác với Chúa Giêsu trong việc cứu chuộc loài người.

Tuy nhiên, đặc ân vô nhiễm nguyên tội này không có lý do nào khác ngoài tình thương Thiên Chúa ban cho Đức Maria, vì Thiên Chúa đã chọn Ngài làm Mẹ mình. Ngài làm cho Mẹ mình “có phúc hơn các người nữ”, nghĩa là từ người nữ đầu tiên cho đến người nữ cuối cùng đều thua kém Đức Maria.

Sách Giáo lý Công giáo cũng dạy: “Suốt dòng lịch sử, Hội thánh ý thức rằng: Đức Maria vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc” (Lc 1,28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai”. Đó là nội dung tín điều VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI do Đức Piô IX công bố năm 1854.

Sách Denzinger cũng còn trưng lại: “Đức Trinh nữ diễm phúc Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ loài người” (DS 2803)

SỐNG TRONG SẠCH THEO GƯƠNG MẸ MARIA

Đặc ân vô nhiễm nguyên tội đã chuẩn bị cho Đức Maria một sứ mạng cao quý là được làm mẹ Đấng Cứu thế, làm Mẹ Thiên Chúa xuống thế làm người và làm mẹ của tất cả chúng ta.

Ngày nay, qua Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội, Chúa Cứu thế đã đến với chúng ta và đã thực hiện ơn cứu độ trong thế giới. Ngài đã trả lại cho con người tình trạng ơn nghĩa đã bị đánh mất vì tội nguyên tổ. Như thế, chúng ta tuy không được đặc ân vô nhiễm nguyên tội như Đức Mẹ, nhưng chúng ta đã được khỏi tội nguyên tổ trong bí tích Thánh tẩy. Và khi được rửa sạch tội lỗi trong bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã được sự sống mới, sự sống của Chúa và được có “Chúa ở cùng chúng ta” như đã ở cùng Đức trinh nữ Maria. Chúng ta không được làm mẹ Thiên Chúa, nhưng qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, làm em của Đức Giêsu Kitô và con của Mẹ Maria.

Trong bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã được tha tội tổ tông, nhưng hệ luỵ của tội nguyên tổ vẫn còn ảnh hưởng xấu đến chúng ta. Con người chúng ta trở nên yếu đuối dễ hướng chiều về tội lỗi. Chúng ta vẫn bị ma quỷ cám dỗ nhất là lỗi đức trong sạch. Chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria mà giữ hồn xác trong sạch, xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa.

---------------------------
 
 

8/12-102: Lịch sử Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội


Lm Thêôphilê
 
 

Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos 8/12-102


Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa)” vào ngày 9 tháng 12 hàng năm. Ý nghĩa lễ này dựa vào Ngụy Thư “Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê”. Bà Anna sau một thời gian dài son sẻ đã được thiên thần báo tin thụ thai như dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa. Ý lễ được lan qua Tây phương nhất là tại Ý, Ái Nhĩ Lan và Anh thành lễ “Đức Maria thụ thai”. Tại thành Naples (Ý) vào thế kỷ thứ IX, ngày lễ được khắc vào lịch bằng đá hoa cương. Và năm 1050, Đức Giáo Hoàng Léon IX huấn dụ các tín hữu mừng kính Đức Trinh nữ thụ thai như Giáo Hội Đông phương đã làm.

Cho đến thế kỷ thứ XII, những vị thánh như Albert Cả, Bonaventura, Tôma d’Aquin cũng cho rằng vì Đức Maria thừa kế di nghiệp Ađam nên vướng mắc nguyên tội, nhưng Mẹ được thánh hóa ngay từ trong thai mẫu.

Tuy vậy, vấn đề vẫn còn gây tranh cãi cho đến thế kỷ XIII. Một thần học gia lỗi lạc dòng Phanxicô là Duns Scott (1308) đã nghĩ ra một lối giải thích độc đáo bênh vực Đức Maria đã được sung mãn ân sủng ngay từ giây phút đầu tiên cuộc đời. Tác giả minh chứng đặc ân vô nhiễm tuyệt đối gìn giữ Đức Maria khỏi mọi tội lỗi kể cả nguyên tội không hề đi trệch ra ngoài trật tự ơn cứu chuộc, mà còn là thành quả vinh quang nhất trong công trình cứu độ của Chúa Kitô.

Đến thời Công đồng họp tại thành Bâle (Thụy sĩ) năm 1439 cũng đồng ý về vấn đề Đức Maria Vô Nhiễm, và mãi tới thời Đức Giáo Hoàng Piô IX, mới công bố ý tưởng Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội thành tín điều vào ngày 8 tháng 12 năm 1854 trong thông điệp Ineffabilis Deus : “Ta tuyên xưng, công bố và xác quyết rằng tín điều này đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế phải được mọi tín hữu tin nhận cách chắc chắn, không được rút lại. Cụ thể, tín điều này xác quyết rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ngay từ giây phút đầu tiên được tượng thai – nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô – đã được gìn giữ khỏi mọi vương vấn nguyên tội”.

----------------------------
 
 

8/12-103: Cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ


--Lm Giuse Đinh Tất Quý

 

Thánh Luca thuật lại một cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ: người mẹ già và người mẹ trẻ. - Người 8/12-103


A. Thánh Luca thuật lại một cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ: người mẹ già và người mẹ trẻ.

- Người mẹ trẻ là người đến thăm. Người đó chính là Đức Maria, người đang mang Chúa Giêsu trong lòng, người được gọi là người “có phúc hơn mọi người nữ”, và là người có một niềm tin tuyệt vời.

- Người mẹ già là người được thăm: Đó là bà Êlizabeth. Bà cũng đang cưu mang. Người con bà cưu mang là người con của ân sủng. Người mẹ già và cả con người con của mình đều cảm thấy được diễm phúc trước sự xuất hiện của người mẹ trẻ “Bởi đâu tôi được diễm phúc là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy! Vì này tai chị vừa nghe lời em chào thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng chị”.

+ Cuộc viếng thăm mà thánh Luca thuật lại là cuộc viếng thăm tuyệt đẹp: dẹp trong ý nghĩa và đẹp trong thành quả.

Đẹp trong ý nghĩa bởi vì đây là cuộc viếng thăm của hai người mẹ đang cưu mang trong mình những con người thánh.

Và đẹp trong thành quả vì cuộc viếng thăm này đã đem lại những kết quả tuyệt vời: Gioan Tẩy giả được thánh hóa ngay từ trong lòng mẹ và Mẹ Maria đã để lại cho hậu thế một bài ca, một bài ca thánh, có một không hai trong Lịch sử ơn Cứu độ, để nói lên tâm tình tạ ơn và ca tụng lòng nhân từ của Thiên Chúa+ Chúng ta cầu xin cho cuộc viếng thăm này trờ thành mẫu mực cho các cuộc viếng thăm nhau của chúng ta.

B. Quả vậy khi nhìn vào cuộc sống xô bồ ngày nay, chúng ta thấy chuyện đi thăm viếng nhau ngày càng ít dần, nhất là những người sống nơi thành thị. Có khi hai người ở sát nhà nhau mà không gặp nhau suốt cả tháng trời. “Tình nghĩa láng giềng” ngày càng lợt lạt, thay vào đó là “đèn nhà ai nhà nấy sáng”, và “sống chết mặc bây”. Linh mục Azevedo nhận xét: ngay cả những tu sĩ ở cùng một cộng đoàn mà nhiều khi chỉ “sống bên cạnh nhau” chứ không phải “sống với nhau”. Câu chuyện Đức Mẹ lặn lội đường xa đến thăm và giúp đỡ bà Êlisabeth là một lời nhắc nhở những người sống cạnh nhau hãy nhớ đến nhau.

Hơn nữa khi chúng ta thăm nhau, thử hỏi chúng ta đã đem lại được gì tốt đẹp cho những người chúng ta viếng thăm hay chỉ là những chuyện cà kê dê ngỗng với nhau hoặc là ngồi lê đôi mách. Việc thăm viếng nhau như thế chẳng những không giúp ích gì cho nhau mà còn làm dịp tội cho nhau và là dịp để nói xấu người khác.

 Có lẽ chúng ta cũng phải thành thực kiểm tra lại những cuộc thăm viếng của chúng ta xem: Tôi có mang Chúa đến cho người tôi thăm viếng hay không? Những điều tôi nói có phải là Tin Mừng khiến người được tôi thăm cảm thấy được bình an và hạnh phúc hơn không?

Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã thuật lại một câu chuyện sau nhân dịp một đài truyền hình phỏng vấn Mẹ. Mẹ nói: Một lần khi khi còn ở Úc tôi có đến thăm một người thuộc thổ dân Aborigine. Ông cụ sống trong cảnh cô độc thật thảm thương. Ông sống trong một túp lều xiêu vẹo với tuổi đã già nua của mình. Khởi đầu câu chuyện cho lần gặp đầu tiên, tôi đã đề nghị:

- Để tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường ngủ cho ông. Ông ta trả lời hững hờ:- Tôi đã quen sống như vậy rồi. - Nhưng ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn tôi thấy một cái đèn cũ đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm và bồ hóng. Tôi hỏi ông:- Có bao giờ ông thắp đèn này chưa?Ông la trả lời cộc lốc:- Nhưng thắp đèn để cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu? Tôi sống ở đây đã từ lâu không hề trông thấy mặt người nào cả. Tôi hỏi ông:- Nếu như có người tình nguyện đến thăm ông thường xuyên, ông có vui lòng thắp đèn lên không? - Dĩ nhiên. Từ ngày đó, các nữ tu quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Ông ta bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi qua đời ông nhờ các nữ tu ghé thăm nhắn tin giúp ông:- Xin nhắn với mẹ Têrêsa, bạn tôi, rằng ngọn đèn mà mẹ thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Đó chỉ là một việc nhó mọn, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã thắp lên và vẫn còn tiếp tục chiếu sáng mãi. Vâng! Đúng là một cuộc viếng thăm thật tuyệt vời.

Ngọn đèn cũ không được thắp sẽ trở nên vô dụng và quên lãng nơi một xó xỉnh nào đấy, nhưng khi được châm vào một chút dầu tình yêu và sự bao dung thì nó đem đến sự sáng và sưởi ấm lòng người. Giờ đây, con người dù phải sống cô độc nhưng không còn cô đơn nữa vì bóng tối đã bị đẩy lui và nhường bước cho tình yêu và lòng bao dung của những đốm sáng nhỏ nơi con người, nơi nhân loại.

-------------------------
 
 

8/12-104: Đức Mẹ Vô Nhiễm


--Lm Giuse Đinh Tất Quý

 

Hôm nay chúng ta cử hành đại lễ kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội. Mầu nhiệm này đã được 8/12-104


Hôm nay chúng ta cử hành đại lễ kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội. Mầu nhiệm này đã được Đức Pio IX định tín ngày 8/12/1854 tức trước khi Đức Maria hiện ra tại Lộ Đức 4 năm.

Ngay từ thời nguyên thủy, Kitô giáo đã tin Đức Maria được ơn Vô nhiễm nguyên tội nghĩa là Đức Maria không bị vướng mắc vào một tội lỗi nào cả từ khi thụ thai trong lòng mẹ. Nói một cách khác, Đức Maria được sinh ra trong tình trạng không mắc tội tổ tông truyền và giữ được tình trạng vô tội đó suốt cả cuộc đời của mình.

Giáo huấn của Giáo hội về mầu nhiệm Vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ rất phù hợp với giáo huấn của Thánh Kinh. Chẳng hạn trong bài đọc I hôm nay, Thiên Chúa nói với Satan: “Ta sẽ đặt một mối hiềm thù giữa mi và  người phụ nữ, giữa dòng dõi mi và dòng dõi ng nữ. ”

Người công giáo luôn coi người nữ đây là hình ảnh của Đức Maria và dòng dõi người phụ nữ chính là Đức Giêsu. Đức Maria và Chúa Giêsu đứng trên cùng một chiến tuyến đối nghịch với chiến tuyến bên kia là Satan và những đồ đệ của nó.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thiên sứ nói với Đức Maria: “Hãy vui mừng vì cô được Chúa trời chúc phúc. Thiên Chúa ở cùng cô và cô có phúc hơn mọi người phụ nữ”

Câu này nói về chính mầu nhiệm ấy. Đức Maria phải được coi là người khác biệt với hết mọi người phụ nữ khác. Đức Maria cao trọng hơn hết mọi người phụ nữ.

Như vậy sự việc Thiên Chúa gìn giữ Đức Maria không mắc tội lỗi nào, không có gì đáng ngạc nhiên vì Ngài đã được Thiên Chúa chọn làm mẹ của Con Thiên Chúa. Con của Thiên Chúa phải được sinh ra từ một người mẹ hoàn toàn vô tội chẳng phải là một việc xứng hợp sao?

Người công giáo của chúng ta luôn luôn có lòng sùng kính đặc biệt với Đức Maria dưới danh hiệu Vô nhiễm nguyên tội. Và vì thế mà ngày hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm  nguyên tội với một niềm vui đặc biệt và với một lòng biết ơn sâu xa.

Trong cuốn “Tiểu Sử Ðời Sống Của Thánh Don Boscô” có thuật lại một sự việc sau đây:

Hôm ấy là ngày 8 tháng 12 năm 1841, ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Cha Don Boscô vị tân Linh Mục đang mặc áo sửa soạn dâng Thánh Lễ, bỗng từ trong phòng áo Cha nghe tiếng ồn ào từ phía ngoài cửa. Cha bước ra và gặp thấy Ông Từ coi phòng áo nhà thờ đang cầm chổi lông gà đánh đuổi một cậu bé nghèo ăn mặc rách rưới, chỉ vì cậu dám bén mảng đến phòng áo và lại không biết giúp lễ. Cha Don Boscô tỏ vẻ không bằng lòng và bảo ông Từ phải đi tìm cậu bé đem trở lại phòng áo cho Cha. Cha lại còn quả quyết rằng đó là bạn thân của Cha.

Một lúc sau, ông Từ trở lại phòng áo, dẫn theo cậu bé bị đánh đuổi. Cha bảo cậu ngồi đợi một chút, sau lễ ngài sẽ nói với cậu về một điều mà cậu sẽ rất vui thích. Có lẽ đó chỉ là cách Cha muốn bù đắp lại sự tàn nhẫn của ông Từ hoặc xóa bỏ đi những mặc cảm và ấn tượng xấu đã gây nên trong tâm hồn cậu.

Nhưng đường lối của Chúa còn đi xa hơn nữa, vì chính trong ngày lễ Kính Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đó, Thiên Chúa muốn ngài khởi công một sứ mệnh Tông Ðồ cao cả vẫn còn hiện hữu cho tới ngày nay. Ðiều gì đã xảy ra trong cuộc gặp gỡ đó? Như lời đã hứa, sau lễ Cha bắt đầu cuộc đối thoại thân mật với cậu bé, đó là cậu Bartolômêo Galendy. Don Boscô bắt đầu bằng những câu hỏi thân mật từ gia đình cậu, cha mẹ cậu.

Cậu đáp lại là cả hai đều đã qua đời.

Cha hỏi tiếp về tuổi của cậu, về công ăn việc làm và nơi ăn chốn ở của cậu.

Với những câu hỏi đó, cậu chỉ đáp lại bằng tiếng “không” hơi cọc cằn.

Tuy nhiên, Cha vẫn không nản lòng. Sau cùng Cha hỏi:

- Con có biết huýt sáo không?

Mắt cậu sáng lên và cậu bắt đầu mỉm cười gật đầu. Ðó là điều duy nhất Cha mong ước. Cậu đã bị chinh phục và đã trở nên bạn thân của Cha. Từ đó, cha bắt đầu đối thoại bằng những câu hỏi về đời sống người công giáo của cậu. Ðáng thương thay, mặc dù cậu đã lên 16 tuổi nhưng mới chỉ được xưng tội lần đầu mà thôi. Còn về giáo lý thật không biết gì hết, vì không được ai chỉ bảo cho. Ngay cả đến việc làm dấu Thánh Giá và đọc một kinh Kính Mừng cậu cũng không biết. Và cha Don Boscô quì gối đọc kinh Kính Mừng phó thác cho Mẹ Maria và nhân danh Mẹ bắt đầu sứ mệnh Tông Ðồ của Cha, cầu xin Mẹ giúp Cha cứu rỗi linh hồn cậu bé này.

Trước khi cho cậu ra về, Cha tặng cậu một mẩu ảnh Ðức Mẹ và cậu hứa sẽ trở lại tuần tới đem theo chúng bạn của cậu để cùng được học giáo lý nữa.

Thời gian trôi qua, nhân dịp toàn thể Dòng Con Cái Don Boscô mừng kỷ niệm một trăm năm mươi năm cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Don Boscô và cậu bé Bartolômêo Galendy, ngày khởi đầu sinh hoạt “Khánh Lễ Viện” mà Don Boscô là Vị Sáng Lập và cậu bé Bartolômêo là viên đá đầu tiên. Nơi cậu Bartolômêo, Don Boscô đã nhìn thấy trước hàng ngàn thanh thiếu niên bị bỏ rơi cần được nhận biết tình thương của Chúa và ngài đã hiến trọn đời mình để giáo dục niềm tin trong tâm hồn các em. Hơn nữa, ngài còn đào luyện các em trở thành tông đồ giữa chúng bạn, dẫn đưa chúng bạn về với Chúa qua đời sống bí tích và việc học hỏi giáo lý. Một trăm năm mươi năm đã qua và sứ mệnh tông đồ của Don Boscô đã được các con thiêng liêng của ngài tiếp tục tới ngày nay trên khắp Năm Châu. Hàng ngàn hàng triệu thanh thiếu niên qua nhiều năm đã nhận biết, yêu mến Chúa và dấn thân để Chúa cũng được nhận biết, yêu mến và tôn thờ.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, một tấm gương tinh tuyền và tràn đầy ơn thánh Chúa. Cám ơn Chúa đã làm phong phú Giáo Hội Chúa với ơn đặc sủng của Tu Hội Salésien. Xin Chúa chúc lành cho sứ mệnh tông đồ mà ngài đã hiến thân phục vụ đến hơi thở cuối cùng, để giới trẻ qua mọi thời đại và trong mọi môi trường văn hóa tìm được thầy chỉ dẫn, nhận được sự hiểu biết tình thương của Chúa và trở nên vị tông đồ khác giữa giới trẻ, dẫn đưa chúng bạn gặp gỡ Chúa, xa tránh tội lỗi và gìn giữ luôn mãi vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn là bí quyết niềm an vui và hạnh phúc thật. Amen.

---------------------------
 
 

8/12-105: Người phụ nữ thánh thiện


--P. Trần Đình Phan Tiến

 

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, người Công Giao trên khắp thế giới tôn kính Mẹ Maria là điều 8/12-105


Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, người Công Giao trên khắp thế giới tôn kính Mẹ Maria là điều hiển nhiên rồi. Nhưng, người Hồi giáo cũng tôn kính Mẹ Maria không thua kém. Như vậy, cùng với hơn một tỷ người Công giáo và Hồi giáo chúng ta hân hoan mừng kính trọng thể Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vâng, “Người Nữ đạp nát đầu satan”.

Thưa quý vị, thưa các bạn, Người Phụ Nữ được Thiên Chúa chúc phúc để “đạp nát đầu satan”, đó chính là Đức Trinh Nữ Maria. Vâng, không ai có thể đạp nát đầu satan được, nếu không được Thiên Chúa ban cho cái “quyền “ấy.

Người phụ nữ đầu tiên đã “bị” satan gài bẫy, sự bất lực nơi con người không thể chống lại stan. Nhưng, với ơn Chúa và sự vâng lời của con người, thì con người mới chống lại satan được.

Satan: kẻ phản nghịch. Vậy muốn chống lại satan, con người phải “vâng lời” Thiên Chúa. Vậy, ai là người đầu tiên thực thi được điều ấy. Thưa, đó là ”DỨC TRINH NỮ MARIA”, Lời Thiên Sứ Truyền Tin đứng sau “Lời tiền định” từ Thiên Chúa, Lời mà Thiên Chúa đồng thời lên “án phạt” satan, tức con rắn xưa.

Như vậy, “Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội” được ban cho Đức Trinh Nữ Maria chính là “ngay từ giây phút”  Lời Tiền Định từ Thiên Chúa. (St 3, 15) trong Cựu Ứơc. “ … người phụ nữ sẽ đạp nát đầu mi.. ” Còn trong Tân Ứơc chính là câu: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà …” (Lc 1, 35)

Đồng thời lời thưa “ Xin Vâng” của Mẹ nói lên sự “ưng thuận tuyệt đối”, sự tín thác chân thành của thụ tạo, mà Mẹ là người đại diện.

Tiếng “Fiat” của Mẹ là tiếng thưa của cả nhân loại, dâng lên Thiên Chúa là Cha, để đáp lại “Hồng ân của lòng tin “. Để đồng lòng cùng Đấng Tạo Thành lên án satan. Như vậy, Người Phụ Nữ  duy nhất ấy phải Thánh Thiện, phải trỗi vượt trên tất cả loài thụ tạo, để Mẹ xứng đáng được đón nhận một “dòng dõi mới”, đó là Tân Ứơc, một Giao Ứơc mới. Một Giao Ứơc mà Thiên Chúa đã “lập ra” dành cho một “Người Mẹ”, để làm Mẹ một dòng dõi mới, dòng dõi Tân Ứơc. Vì, “… Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa ” ( c 35)

Vâng, Đấng Thánh được sinh ra bởi một Người Mẹ, mặc nhiên người Mẹ ấy phải thánh thiện trỗi vượt. Vì, Người Mẹ ấy được gọi là “ MẸ THIÊN CHÚA “.

Như vậy, “Đặc ân vô nhiễm nguyên tội” nơi Đức Mẹ thật là có cơ sở vậy. Bởi vì, “ Từ Nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở nơi Thiên Chúa  Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, vì Ngôi Lời là Thiên Chúa” ( Ga 1, 1).

Mặc nhiên, người được Thiên Chúa tiền định để cộng tác vào Mầu Nhiệm Cứu Độ loài người bởi Thiên Chúa, thì Người Phụ Nữ ấy phải là “ Nguyên tuyền thánh thiện” vậy.

Vâng, đó là nguyên lý đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” nơi Đức Trinh Nữ Maria vậy.

Không ai được gọi là “Thánh “ ngoài Thiên Chúa, nhưng chính Đấng Thánh ấy, là Thiên Chúa cực Thánh, Chí Thánh, ngàn trùng Chí Thánh đã muốn “Tiền Định” sự “Thánh Thiện “ ấy cho một thụ tạo, thì ai ngăn cản được.

Xin mượn lời nhạc sĩ để cất lên lời chúc tụng Mẹ: “Cung chúc Trinh Vương, Mẹ quyền phép khôn lường, vì Mẹ đầy ơn Thiên Chúa, Mẹ khiết trinh trọn đời …”

Lạy Thiên Chúa là Cha, xin chúc tụng ngợi khen Danh Cha, xin cùng Đức Trinh Nữ Maria cảm tạ Cha muôn vàn cao cả, Cha đã ban cho một thụ tạo được trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, để muôn đời nhân thế tôn vinh Cha, vì những kỳ công tuyệt mỹ. Xin Cha thương ban cho mọi loài thọ sinh biết nhận ra tình Cha cao vời, mà phượng thờ cho xứng hợp. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu- Kitô. /. Amen.

--------------------------------
 
 

8/12-106: Đức Mẹ không mắc tội tổ tông truyền

 
 

Trưa 8-12-2012 lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc kinh 8/12-106


Trưa 8-12-2012 lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nói: Nhờ đặc ân của Thiên Chúa. Nơi Mẹ, nhân loại và lịch sử rộng mở cho Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã tìm thấy nơi Mẹ sự lắng nghe, tiếp nhận, đáp trả và tiếng “có” sẵn sàng công tác hoàn toàn, cho phép Ngôi Lời nhập thể và đến ở giữa chúng ta. Mẹ Maria đại diện cho dân Israel mới, mà Thánh Kinh Cựu Ưóc miêu tả với biểu tượng hiền thê. Trong thư gửi tín hữu Êphêxô thánh Phaolô nói về hôn nhân và khẳng định rằng: “ Chúa Kitô đã yêu Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội để làm cho Giáo Hội trở thành thánh thiện, bằng cách thanh tẩy Giáo Hội bằng nước và lời hằng sống, để giới thiệu với chính Người Giáo Hội hoàn toàn vinh quang, không tì ố, không vết nhăn hoặc bất cứ khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,25-27).

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Các Giáo Phụ đã khai triển hình ảnh này và giáo thuyết của Mẹ Vô Nhiễm đã nảy sinh, trưóc hết quy chiếu về Giáo Hội đồng trinh – me và sau đó quy chiếu về Mẹ Maria. Vì thế giáo phụ Efrem ngưới Siri mới viết một cách thi vị như sau: “Như chính các thân xác đã phạm tội và chết và, đất mẹ của chúng, bị chúc dữ (x, St 3,17-19), thì nhờ thân xác này là Giáo Hội không thể hủy hoại, đất của nó đã được chúc lành ngay từ đầu. Đất đó là thân xác Đức Maria, đền thờ trong đó một hạt giống đã được đặt vào” (Diatesaron 4,15: SC 121,102).

Ánh sáng dãi tỏa từ gương mặt của Đức Maria giúp chúng ta hiểu ý nghĩa đích thật của tội tổ tông. Thật vâỵ, nơi Mẹ Maria sống và hoạt động một cách tràn đầy tương quan với Thiên Chúa mà tội lỗi đã bẻ gẫy. Nơi Mẹ không có sự đối nghịch nào giữa Thiên Chúa và con người Mẹ, mà có sự hiệp thông tràn đầy mạnh mẽ. Có một tiếng “có” hai chiều của Thiên Chúa đối với Mẹ và của Mẹ đối với Thiên Chúa. Mẹ Maria khỏi tội lỗi vì Mẹ hoàn toàn là của Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc về Người. Mẹ tràn đầy Thánh Sủng và Tinh Yêu của Thiên Chúa.

Kết luận, giáo lý vế sự Vô Nhiễm Thai của Mẹ Maria diễn tả sư chắc chắn của niềm tin rằng các lời hứa của Thiên Chúa đã được thực hiện: rằng giao ước của Người không thất bại, nhưng đã sinh ra một gốc rễ thánh thiện, từ đó nảy mầm Qủa Phúc của toàn vũ trụ, là Đức Giêsu Đấng Cứu Thế. Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội chứng minh cho thấy rằng Thánh Sủng có khả năng dấy lên một câu trả lời, rằng sự trung thành của Thiên Chúa biết sinh ra một đức tin đích thực và tốt lành.

** Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã bày tỏ tình liên đới với các anh chị em nạn nhân bão lụt tại Philippines. Ngài cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ và các người phải di tản. ĐTC cầu mong đức tin và tình bác ái huynh đệ là sức mạnh giúp đối phó với thử thách khó khăn này.

Vào bốn giờ chiều, theo một thói quen đã có từ nhiều thập niên qua, Đức Thánh Cha đã đến quảng trường Tây Ban Nha để kình viếng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm và dâng hoa cho Đức Mẹ. Ngỏ lời trong dịp này ngài nói việc sùng kính Đức Mẹ hiệp nhất mọi người, đặc biệt trong Năm Đức Tin này.

Biến cố Thiên Chúa nhập thể làm người và cuộc gặp gỡ của sứ thần với Trinh Nữ Vô Nhiễm đã xảy ra trong sự thinh lặng hoàn toàn. Điều thật sự quan trọng thường đi qua trong thầm lặng, không ai trông thấy và nhận ra. Và sự trầm lắng đó phong phú hơn nhịp điệu ồn ào của các thành phố của chúng ta ngày nay. Khuynh hưóng hiếu động khiến cho chúng ta không có khả năng dừng lại, yên tĩnh, lắng nghe sự thinh lặng, trong đó Thiên Chúa cho nghe được tiếng nói kín đáo của Người. Trong ngày truyền tin Đức Maria hoàn toàn cầm trí và rộng mở cho việc lắng nghe Thiên Chúa. Nơi Mẹ không có gì ngăn che, cản trở và xa cách với Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa cuộc sống vô nhiễm nguyên tội của Mẹ.

Con tim của Mẹ ở trong tim Thiên Chúa một cách toàn vẹn, không phân cách, không có bóng dáng sự ích kỷ, nhưng hoàn toàn đồng điệu vỏi Thiên Chúa.

Nơi đây, Mẹ Vô Nhiễm nhắc cho chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa nói với chúng ta trong thinh lặng. Để nhận ra chương trình của Người đối với cuộc sống cá nhân và xã hội, cần phải xuống một mức sâu xa hơn nữa, nơi các sức mạnh luân lý và tinh thần hoạt động, chứ không phải các sức mạnh kinh tế chính trị. Mẹ mời chúng ta xuông đó để đồng điệu với hoạt động của Thiên Chúa.

Điều thứ hai Đức Mẹ Vô Nhiễm nói với chúng ta: đó là ơn cứu rỗi không phải là công trình của con người, khoa học, kỹ thuật và ý thức hệ, nhưng đến từ Ơn Thánh. Ơn Thánh có nghĩa là Tinh Yêu trong sự tinh tuyền và xinh đẹp của nó, là chính Thiên Chúa như được Thanh Kinh kể trong lích sử cứu rỗi và thánh toàn nơi Đức Giêsu Kitô.

Mẹ Maria được gọi là Đấng “đầy ơn phước”. Căn cưóc này của Mẹ nhắc cho chúng ta nhớ tới quyền tối thượng của Thiên Chúa trong cuộc sông chúng ta và trong lich sử thế giới. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng quyền năng tinh yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và có thể lấp đầy các trống rỗng, mà sự ích kỷ gây ra trong lịch sử của con người, của các gia đình, các quốc gia và của thế giới. Các trống rỗng ấy có thể trở thành các hoả ngục, nơi cuộc sống con người bị kéo xuống thấp và sự hư vô, mất đi ý nghĩa và ánh sáng. Các phương thuốc gỉa mà thế giớí đề để lấp đầy các trống rỗng ấy – biểu tượng là ma túy – thật ra chỉ đào rộng thêm hố sâu. Chỉ có tình yêu chứa đựng sự trong sạch của Ơn Thánh mới có thể cứu con người khỏi sư sa ngã này, tình yêu của Thiên Chúa biến đổi và canh tân, trao ban dưỡng khí mới, khí trọng lành và năng lực mới cho các lá phổi bị nhiễm độc. Mẹ Maria nói với chúng ta rằng cho dù con người có rơi xuống sâu tới đâu đi nữa nó cũng không bao giờ quá sâu đối với Thiên Chúa là Đấng đã xuống các vực sâu. Cho dù trái tim con người có sai lạc tới dsâu đi nữa, Thiên Chúa “vẫn luôn luôn lớn lao hơn trái tim của chúng ta” (1 Ga 3,20).Hơi thở dịu dàng của Thánh Sủng có thể đánh tan các đám mây đen tối nhất, và cả trong các tinh trạng vô nhân nhất nó cũng có thể khiến cho cuộc sống lại xinh đẹp và phong phú.

Điểm thứ ba Mẹ Maria Vô Nhiễm nói với chúng ta đó là niềm vui đích thật tỏa lan trong con tim khỏi tội lỗi. Tội lỗi đem theo trong chính nó một nỗi buồn tiêu cực khiến cho con người tự khép kín trong chính mình.

Ơn Thánh đem lại niềm vui thật, niềm vui không tùy thuộc nơi sự chiếm hữu vật chất, mà đâm rễ trong nơi sâu thẳm của con người, mà không có gì và không ai có thể lấy mất được. Kitô giáo, một cách nòng cốt, là một “tin mừng”, “tin vui”.

Kitô giáo loan báo chiến thắng của Ơn Thánh trên tội lỗi, của sự sống trên cái chết. Nếu nó bao gồm các khước từ, một kỷ luật của tâm trí và hành động là bởi vì nơi con người có gốc rễ độc hại của ích kỷ gây đau đớn cho chính mình và cho người khác. Vì thế cần phài học biết nói không với ích kỷ và nói có với tình yêu đích thật. Niềm vui của Mẹ Maria tràn đầy, bởi vì trong tim Mẹ không có bóng dáng tội lỗi. Niềm vui ấy trùng hợp với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống của Mẹ… Trong Mùa Vọng này xin Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội dậy cho chúng ta biết lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói trong thinh lặng và tiếp nhận Ơn Thánh của Chúa, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và mọi ích kỷ, để hưởng nếm niêm vui đích thật. Xin Mẹ Maria đầy ơn phúc cầu cho chúng ta

(SD 8-12-2012)
Linh Tiến Khải

---------------------------------------------------
 
 

8/12-107: ĐẤNG VÔ NHIỄM THAI – MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

 
 

Ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm nay (2015) có thêm một ý nghĩa đặc biệt 8/12-107


Ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm nay (2015) có thêm một ý nghĩa đặc biệt: Đó là ngày khai mạc “NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”, như Tông thư Khuôn Mặt Xót Thương “Misericordiæ Vultus” (số 3) ấn định: “Năm Thánh sẽ được khai mạc vào ngày 8/12/2015, Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày lễ phụng vụ này nhắc nhớ tác động của Thiên Chúa ngay từ đầu của lịch sử nhân loại. Sau khi ông A-đam và bà E-và đã phạm tội, Thiên Chúa không muốn để nhân loại cô đơn trong thống khổ của sự dữ. Vì thế, Ngài quay sang nhìn Đức Maria, thánh thiện và tinh tuyền trong tình yêu (x Ep 1, 4), và chọn Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc nhân loại.” Rõ ràng Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định từ trước vô cùng là Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành cùng Người Con – “Đấng Cứu Chuộc nhân loại”, hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót – trong công trình cứu chuộc nhân loại. Bởi vậy cho nên Mẹ chính là Mẹ của Lòng Thương Xót (Tông thư -nt- số 24).

Khi nói đến vấn đề Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vẫn còn không ít người cho rằng đó là điều không thể. Họ lý luận: “Nguyên tổ loài người đã pham tội, tội đó truyền tử lưu tôn đời đời kiếp kiếp. Đức Maria là con cháu của Nguyên tổ thì làm sao có thể thoát khỏi tội Nguyên tổ cho được?” Lý luận nghe ra có vẻ hợp lý, nhưng đó mới chỉ là những “tư tưởng của loài người, không phải tư tưởng của Thiên Chúa” (Mc 8, 33). Thiên Chúa đã làm những việc vượt quá trí khôn của loài người, nên không thể “suy sự Đức Chúa Trời”, nếu chưa được Người mạc khải cho biết. Vâng, đối với Thiên Chúa thì mọi sự “không thể” đều trở nên “có thể” (“Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được.” – Mt 19, 26). Tất cả đều không ra ngoài sự quan phòng của Đấng Tối Cao, mọi sự đều đã được Thiên Chúa tiền định từ trước vô cùng.

Cũng chính vì còn nhiều người “bán tín bán nghi”, nên ngày 8/12/1854, bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus”, Đức Thánh Cha Pi-ô IX đã long trọng tuyên bố: “Với uy quyền của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, của hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, cũng như của riêng Ta, Ta công bố, tuyên ngôn và xác nhận tín điều được mạc khải bởi Thiên Chúa buộc mọi tín hữu phải tin vững vàng và trung kiên là “Rất Thánh Trinh Nữ Maria, ngay từ giây phút đầu thai, nhờ đặc ân của Thiên Chúa toàn năng và công nghiệp của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội” (TCF:204).” Sau đó hơn 3 năm, ngày 25-3-1858, lúc hiện ra với Thánh nữ Bernadette tại Lộ Đức (Lourdes – miền nam nước Pháp), chính Đức Maria đã công nhận tín điều này khi tự xưng mình là “Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

Khi Nguyên tổ phạm tội, thì vì Lòng Thương Xót vô hạn, Thiên Chúa đã có ngay kế hoạch cứu độ, bởi “sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5, 15). A-đam xưa đã phạm tội phải xa lìa Thiên Chúa, thì cần phải có một A-đam Mới đem nhân loại trở về với Thiên Chúa. A-đam Mới đó chính là Đức Giê-su Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật. Đã là Thiên Chúa thì tất nhiên không hề có chuyện mắc tội cúa Nguyên tổ loài người, như vậy thì Con-Thiên-Chúa-làm-người là Đấng Vô Nhiễm cần phải được sinh ra từ một người Mẹ Vô Nhiễm, và đó chính là E-và Mới Maria Vô Nhiễm Nguyên tội vậy. Sáng tạo cũ dựng nên Nguyên tổ loài người, nhưng A-đam và E-và đã phạm tội, thì E-và Mới hạ sinh A-đam Mới (A-đam cuối cùng) mở ra một kỷ nguyên mới, một sáng tạo mới chan đầy ân sủng của Thiên Chúa toàn năng. Sáng tạo mới không thay thế mà chỉ làm mới lại sáng tạo cũ, nói cách khác, con người được dựng nên bởi sáng tạo cũ đã chết đi thì nay được tái sinh bởi sáng tạo mới.

Quả thực Đức Trinh nữ Maria Vô nhiễm, Mẹ Thiên Chúa, đã được tiền định từ trước muôn đời (“từ  trước muôn đời Thiên Chúa đã chọn một thiếu nữ Ít-ra-en, một cô gái Do Thái, quê tại Na-da-rét xứ Ga-li-lê, “một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi Đa-vít, trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a” (Lc 1,26-27) để làm mẹ của Con Mình. ” – Giáo Lý HTCG, số 488). Nếu không là một tiền định bất biến, thì làm sao ngôn sứ Isaia biết được (nhờ mạc khải) để tiên báo từ 5 thế kỷ trước khi mầu nhiệm Nhập Thể trở thành hiện thực? (“Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” – Is 7, 14). Việc tiền định cho Đức Maria được vô nhiễm nguyên tội là điều tất yếu, bởi vì “Chúa Cha rất nhân từ đã muốn sự ưng thuận của người mẹ đã được tiền định làm Mẹ phải có trước khi Chúa Con nhập thể, để như một người nữ đã hợp tác cho sự chết, thì cũng một ngừơi nữ hợp tác cho sự sống.” (Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, số 56).

Hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Ki-tô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại: Đức Maria vẹn tuyền, tuyệt mỹ. Mẹ đã gắn bó mật thiết với mầu nhiệm Con-Thiên-Chúa-làm-người, và “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy” (Giáo Lý HTCG, số 490). Lời chào của Thiên sứ khi truyền tin cho Đức Mẹ (“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” – Lc 1, 28) đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của mầu nhiệm này. Vâng, “Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Đức Maria, vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc” (Lc 1, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Mẹ đã được hoàn toàn gìn giữ khỏi tỳ ố của nguyên tội và suốt cả đờii, Mẹ vẫn luôn tinh tuyền không phạm tội riêng nào.” (Giáo Lý HTCG, số 508).

Rõ ràng “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Ki-tô: Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ.” (Giáo Lý HTCG, số 506). Những đặc ân của “Đấng Đầy Ân Sủng” Maria không những là kết quả đi trước của cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, mà còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong kinh Tiền Tụng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: “Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa.”

Chính Đức Ki-tô yêu thương Giáo Hội như hiền thê Người, Người trở thành gương mẫu của người chồng yêu vợ mình như yêu chính bản thân (x. Ep 5, 25-28), nên “Giáo hội được mô tả như hiền thê tinh tuyền của Con Chiên không tì ố” (x. Kh 19, 7-8; 21, 2.9; 22, 17). Vì thế, Giáo Hội luôn hiệp ý, chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.” (“Bài ca Ngọi Khen – Magnificat” – Lc 1, 46-56). Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm tình của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

Hơn thế nữa, “Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc đời hoàn toàn do Lời lên khuôn, ta hiểu được rằng cả ta nữa cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó, Chúa Ki-tô tới cư ngụ trong đời ta. Thánh Am-brô-si-ô nhắc nhở ta rằng xét theo một phương diện nào đó, mọi tín hữu Ki-tô đều tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Ki-tô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin. Như thế, điều xẩy ra cho Đức Maria cũng hàng ngày xẩy ra nơi mỗi người chúng ta, trong việc nghe Lời Chúa và trong việc cử hành các bí tích.” (Tông huấn Lời Chúa “Verbum Domini”, số 20).

Tóm lại, Lòng Chúa Thương Xót dành cho con người trải qua từ nguyên thủy tới tận cùng (Alpha – Omega) vũ trụ, và để thể hiện Lòng Thương Xót, Thiên Chúa Cha đã ban cho loài người một A-đam Mới giáng trần cứu thế, thông qua một E-và Mới “không tì vết của tội nguyên tổ E-và xưa”. Vì thế, nên “Được chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa, Mẹ Maria, ngay từ đầu, đã được chuẩn bị bởi tình yêu của Thiên Chúa để trở thành Hòm Bia Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Mẹ trân quý lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim của mình trong sự hòa hợp hoàn hảo với Chúa Giê-su Con Mẹ. Bài thánh ca tán tụng, được hát ở ngưỡng cửa ngôi nhà bà Elizabeth, được dành riêng cho lòng thương xót Chúa kéo dài từ “thế hệ này sang thế hệ khác” (Lc 1, 50).” (Tông thư Khuôn Mặt Xót Thương “Misericordiæ Vultus”, số 24)

Vâng, “Đức Maria là người biết thấu đáo hơn cả mầu nhiệm lòng Thiên Chúa thương xót. Người biết giá của mầu nhiệm ấy và biết nó lớn lao biết chừng nào. Trong ý nghĩa ấy, chúng ta cũng gọi người là Mẹ của Lòng Thương Xót: Đức Bà có lòng thương xót hay Đức Mẹ của lòng Thiên Chúa thương xót; mỗi tước hiệu này đều có một ý nghĩa thần học sâu sắc, bởi vì đều nói lên việc tâm hồn và tất cả con người Đức Mẹ đã được chuẩn bị đặc biệt để người có thể trước tiên, thông qua các biến cố phức tạp của Israel rồi thông qua các biến cố liên quan tới mọi người và toàn thể nhân loại mà thấy được lòng thương xót, ai ai cũng được hưởng phần “suốt đời nọ đến đời kia” theo ý định đời đời của Ba Ngôi Chí Thánh.” (Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót “Dives in misericordia”, số  9).

Cử hành lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đồng thời cũng là ngày hân hoan khai mạc “NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”, cộng đoàn Ki-tô hữu hãy cầu xin cho được “tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa trong đức tin” như Đức Maria đã “tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa bằng xương bằng thịt” (“mọi tín hữu Ki-tô đều tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Ki-tô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin.” – Tông huấn Lời Chúa “Verbum Domini”, số 20). Một cách cụ thể là hãy dọn sạch tâm hồn, để xứng đáng đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với ân sủng ngõ hầu biến cuộc sống trở thành một mảnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mảnh đất tâm hồn trinh nguyên vẹn tuyền của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Ước được như vậy.

Ôi! “Lạy Thiên Chúa chí thánh, Chúa đã làm cho Trái Tim Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a nên cung điện xứng đáng của Chúa Thánh Thần, vì lời Ðức Trinh Nữ chuyển cầu xin thương giúp chúng con cũng trở nên đền thờ Chúa ngự. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.”

(Lời nguyện nhập lễ, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội).

JM. Lam Thy ĐVD.

----------------------------
 
 

8/12-108: Ơn Chẳng Hề Mắc Tội Nguyên Tổ Nơi Đức Maria


Thưa quý vị, thưa các bạn

 

Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Đức Maria, có nghĩa là Đức Mẹ chẳng hề mắc tội Tổ Tông 8/12-108


Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Đức Maria, có nghĩa là Đức Mẹ chẳng hề mắc tội Tổ Tông. Điều nầy có nghĩa là tất cả mọi phàm nhân đều là con cháu tổ tông Adong và Eva, kể cả Chúa Giêsu, phương chi là Đức Mẹ.

Bởi nhân tính nơi Chúa Giêsu là nhân tính thật, nhưng bản tính Thiên Chúa nơi Người cũng là thật. Từ đó, suy ra “ ơn Vô Nhiễm “ nơi Đức Mẹ là gì ? Hay là thế nào? Thưa, ơn Vô Nhiễm tội tổ tông nơi Đức Mẹ là ơn được tháp nhập hoàn toàn vào Thiên Chúa. Vâng, chỉ có nơi Thiên Chúa thì mới có sự vô tội, sự miễn nhiễm ở đây có nghĩa là được Thiên Chúa cứu vớt, hay nói cách khác, Thiên Chúa vớt riêng ra một bên. Theo đó, khi Đức Trinh Nữ Maria vẫn là con cháu Eva, thì ngài được Thiên Chúa “vớt ra một bên”, có nghĩa là Đức Mẹ được cứu độ nhờ Con Thiên Chúa , và Người cũng chính là Thiên Chúa. Đấng Cứu Độ nhân loại. Như vậy, Đức Mẹ cũng được Đấng cứu độ là Thiên Chúa “vớt” ra một bên, tức Đức Mẹ được miễn nhiễm tội nguyên tổ. Nói cho dễ hiểu, Đức Mẹ được diễm phúc cưu mang Chúa Giêsu qua lời thưa “ xin vâng” của Mẹ, thì giây phút Chúa Giêsu hóa thành phàm nhân trong cung lòng trinh khiết của Đức Mẹ, thì ngay lúc ấy Đức Mẹ được khỏi tội tổ tông. Như vậy, Đức Mẹ là phàm nhân đầu tiên được khỏi tội nguyên tổ là nhờ Con Một Thiên Chúa Giêsu- Kitô, Đấng xóa tội trần gian.

Do đó, Bí Tích Thánh Tẩy, hay là Bí Tích Rửa Tội do chính Thiên Chúa Ba Ngôi Tạo Tác. Vì căn cứ lời thánh Gioan Tiên Hô nói : “ phần tôi, tôi rửa anh em bằng nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em bằng Nước và Thánh Thần “. Như vậy, Bí Tích Rửa Tội được Chúa Giêsu thiết lập để ban cho phàm nhân ơn khỏi tội nguyên tổ là nhờ Chúa Thánh Thần và nước.

Từ đó, chúng ta thấy ơn Vô Nhiễm tội Nguyên Tổ nơi Đức Maria là nhờ bởi Chúa Thánh Thần, tức giây phút Truyền Tin và tiếng thưa “ Xin Vâng” của Mẹ. Như vậy, rõ ràng ơn miễn nhiễm cũng là ơn tha tội, mà chỉ duy một mình Thiên Chúa là Đấng có quyền tha tội. Ngay giây phút được truyền tin, cũng là giây phút nhập thể làm Người của Đấng cứu thế, vì Mầu Nhiệm Nhập Thể bởi phép Chúa Thánh Thần vì vậy, Đức Mẹ được tha tội tổ tông là nhờ ân sũng đặc cách bởi Ba Ngôi Thiên Chúa, nơi Mẹ cùng lúc được nhận muôn vàn ân sũng, bởi vì từ đây muôn thế hệ sẽ khen Mẹ diễm phúc, vì Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ những sự trọng đại. Như vậy, những tín điều khác nơi Đức Mẹ cũng chính là nhờ bởi ơn vô nhiễm nguyên tội. Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Đức Mẹ mặc nhiên là nhờ bởi ơn Nhập Thể cứu thế của Ngôi Hai Thiên Chúa trong chương trình cứu độ từ muôn thuở bởi Ba Ngôi Cực Thánh.

Như vậy, ơn chẳng hề mắc tội tổ tông nơi Đức Trinh Nữ Maria, không phải là một sự huyễn hoặc, hay phù phiếm, dễ tin, mà là một ân sũng tuyệt đối, một ân ban hoàn toàn có cơ sở nhờ bởi kế hoạch cứu độ nhiệm mầu bởi Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng.

Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân đầu tiên dành cho Đức Maria, là được khỏi tội tổ tong, để Mẹ đứng đầu, có nghĩa là Mẹ sinh ra một dòng dõi Tân Ứơc, vô nhiễm nguyên tội, vì Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế, Đấng cứu chuộc, là Đấng có quyền tha tội.

Như vậy, đặc ân vô nhiễm nguyên tội nơi Đức Mẹ là một đặc ân hầu tác sinh một Eva mới , có nghĩa là Thiên Chúa rút bỏ lời nguyền đối với “ nữ giới ”. Án phạt nguyên tổ vẫn còn đó, nhưng nhờ “ một người nữ “ của một dòng dõi được cứu chuộc, hầu được lãnh nhận ơn tha thứ là Nước và Thánh Thần, thì giá cứu độ được ban tặng.

Theo đó, Đức Mẹ là người được khỏi tội tổ tông đầu tiên nhờ vào Chúa Giêsu, cưu mnag, sinh hạ, cho bú mớm, đồng công khổ nạn trên con đường cứu chuộc của Thiên Chúa, hầu cứu độ loài người.

Như vậy, mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là mừng kính một trong những mầu nhiệm cứu chuộc bởi Thiên Chúa. Tội Nguyên Tổ là tội siêu nhiên chứ không phải tội tự nhiên, tội hệ lụy, chứ không phải tội riêng ta tự phạm.. Như vậy, tội nguyên tổ nơi Đức Mẹ là hệ lụy tất yếu, từ đó Đức Mẹ là người được cứu độ đầu tiên của Tân Ứơc. Vì Mẹ được diễm phúc đón nhận ơn cứu độ, loan truyền ơn cứu độ ( cưu mang ơn cứu độ) , vì Mẹ mang Chúa Cứu Thế là Mẹ mang ơn cứu độ đến cho nhân loại.

Chúng ta nên biết rằng, trong hành trình nơi dương thế của Đức Mẹ, thì Mẹ vẫn hoàn toàn là phàm nhân. Vì trước và sau khi khỏi tội tổ tong, thì Đức Mẹ vẫn là một con người. Vì, nếu Đức Mẹ được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ khi còn nằm trong cung lòng thánh Anna, thì chính Đức Mẹ đã trở nên “Đấng Cứu Thế” rồi. Nhưng, Đức Mẹ lãnh nhận ơn Vô Nhiễm như một phép rửa của người công giáo là Nước và Thần Khí. Ơn Vô Nhiễm tội tổ tông nơi Đức Mẹ chính là Mẹ đã cưu mang Đức Kitô.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, Chúa đã muốn chọn Đức Trinh Nữ Maria như một Eva mới, hầu cộng tác vào công trình cứu độ, cứu vớt nhân loại khỏi vòng tội lụy. Nên đã kêu mời Đức Trinh Nữ cưu mang, sinh hạ Đấng Cứu Thế, một mầu nhiệm cả thể, hầu nhờ Con của Mẹ, đồng thời là Chúa Ngôi Hai ban cho nhân loại ơn Vô Nhiễm tội nguyên tổ, theo đó, Mẹ là người diễm phúc đầu tiên được khỏi tội nguyên tổ. Xin cho chúng con bước theo chân Mẹ, hầu nhờ Mẹ chúng con đến được với Chúa Giêsu Con Mẹ, mà đến cùng với Chúa là Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu- Kitô Chúa chúng con ./. Amen

08/12/2015
P.Trần Đình Phan Tiến

-----------------------------
 
 

8/12-109: “… ĐẤNG THÁNH SẮP SINH RA SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ CON THIÊN CHÚA”.


( Lc 1, 35b)

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tôi

P. Trần Đình Phan Tiến
 
 

Vâng, kính thưa quý vị ! Thật là kỳ diệu, thật là lạ lùng ! Một thụ tạo, một phàm nhân mà Thiên8/12-109


Vâng, kính thưa quý vị ! Thật là kỳ diệu, thật là lạ lùng ! Một thụ tạo, một phàm nhân mà Thiên Chúa đoái thương chúc phúc, và còn hơn thế nữa, Thiên Chúa đã nâng lên đến tận ngai vàng của Trời cao, được làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Người phụ nữ ấy là ai ? Thưa, chính là ĐỨC TRINH NỮ MARIA mà hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng kính trọng thể Thánh Tước của Mẹ : ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI.

Vâng, thật lạ lùng , vì sự lạ lùng ấy, chính là : Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế.

Chúng ta thấy, theo lịch phụng vụ, thì các Lễ về Đức Mẹ không có lễ nào trọng bằng Lễ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI . (08/12). Lễ nầy chỉ đứng sau Lễ Giáng Sinh một bậc. ( Lịch P/V).

Chúng ta thấy, khởi đi từ bài đọc I , ( St 3, 9 – 15. 20), Thiên Chúa cũng dựng nên một người phụ nữ, một thụ tạo, và thụ tạo nầy đã làm nên tội, đã thỏa hiệp với sự dữ chống lại Thiên Chúa, tuy nhiên cũng được mệnh danh là Eva, nghĩa là mẹ chúng sinh, nhưng dòng giống sinh nên tội. Thì đây, EVA mới, Mẹ chúng sinh mới, mặc nhiên, Mẹ không vướng tội nguyên tổ. Vâng, đó là điều hiển nhiên, bởi vì người phụ nữ của dòng dõi mới, mà Thiên Chúa đã phán trong Thánh Kinh trong khi nguyền rủa con rắn xưa : “ Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, người sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người.” ( St 3, 15).

Như vậy, hiển nhiên, người nữ mà Thiên Chúa đã phán khi nguyền rủa con rắn xưa, chính là ĐỨC TRINH NỮA MARIA, điều nầy hoàn toàn chính xác, và hợp lý, bởi vì, hẳn nhiên người nữ xứng đáng ấy phải là vô cùng tinh tuyền, có nghĩa là không vướng tỳ ố một chút nào. Chúng ta thấy, Mẹ tuyệt đối tính tuyền, không hề có một chút gợn nào của tội là một điều hợp lý, phải lẽ. Mặc nhiên ở cả hai phía, từ phía siêu nhiên tuyệt đối là Thiên Chúa, và phía tự nhiên chính là ở nơi Mẹ. Sự cộng tác, sự hưởng ứng, sự vâng phục và sự trung tín nơi Mẹ đối với Đấng Tạo Thành. Nơi Mẹ, trước hết, là một kỳ công của Thiên Chúa, hẳn như vậy, tiếp đến, Mẹ thành thục trong tâm tưởng, và nói như các thánh : Mẹ là kiệt tác của Thiên Chúa.

Điều nầy, rõ ràng là như thế, nhưng kiệt tác ấy, từ tận cung lòng Mẹ, Thiên Chúa đã gìn giữ, đã nâng niu như báu vật, và quả thật là như thế. Xét lại, chúng ta thấy, Eva cũ, cũng là một tác phẩm của Thiên Chúa, nhưng tác phẩm nầy, được sinh ra bởi “xương sườn” của người đàn ông. Còn EVA mới, là Đức Trinh Nữ Maria, được chính Thần Khí thổi hơi qua hai phàm nhân trổi vượt là thánh Gioan Kim và Anna. Điều nầy mở đường cho công cuộc cứu chuộc nhân loại, một dòng dõi mới được sinh ra bởi Đấng Cứu Thế. Theo đó, Đấng Cứu Thế được sinh ra bởi một người nữ.

Như vậy, sự lạ lùng và huyền nhiệm không phải bởi đến khi Đức Trinh Nữ Maria được truyền tin, mà là đã có từ trước muôn thuở, đến độ loài người không thể biết được, ngay cả chính Đức Maria. Chúng ta thấy, ngày nhận Truyền Tin, Đức Mẹ thật ngỡ ngàng. Nhưng sứ thần bảo : “Này Bà Maria, xin đừng sợ ! Vì, Bà đã được ơn nghĩa cùng Chúa … Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” ( Lc 1, 30 – 35)

“ Vì , Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là GIÊSU ” ( c 31). Vâng, điểm chính là đây.

Theo đó, rõ ràng, chúng ta thấy, Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời. Thì tín điều ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI là một tín điều hoàn toàn hợp lý, đến độ chính Dức Mẹ đã mặc khải cho một thiếu nữ quê mùa, ít học tại thành Lourdes bên Nước Pháp, đó là thánh nữ Bernadette, nhiều lần. Soi sáng, mở đường cho Giáo Hội trong việc định tín rõ ràng Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Một định tín cần thiết, theo thời gian thì chỉ hơn 160 năm, kể từ ngày được định tín, đó là ngày 08 tháng 12 năm 1854, bởi Đức Giáo Hoàng Pio IX.

Theo đó, sự định tín bởi Giáo Hội, được bắt nguồn bởi Thánh Kinh và sự soi sáng nhận biết, là sự mặc khải bởi chính Đức Mẹ qua trung gian các thánh.

Một bằng chứng hiển nhiên, người được chính Đức Mẹ cho biết phải tuyên xưng Tín điều trọng đại ấy, là thánh nữ Bernadette, thì được ơn nhục thân bất hoại, thân thể còn nguyên vẹn. Đó là một bằng chứng hiển nhiên, chỉ được trong thấy sự thánh khiết vẹn tuyền của Mẹ thôi, thì cũng đủ được ảnh hưởng bởi sự diệu kỳ ấy. Cho thấy, ĐỨC TRINH NỮ MARIA hoàn toàn thánh khiết vẹn tuyền không nhiễm tỳ ố tội nguyên tổ, vì Mẹ đã cưu mang Chúa Cứu Thế GIÊSU. Rõ ràng, “DANH GIÊSU ” khi được nghe thấy, cả tầng trời và trong âm phủ cũng phải phủ phục thờ lạy. Huống chi, Mẹ cưu mang trọn cả Thánh Thể Chúa Ngôi Hai, hẳn nhiên, đồng thời ngay lúc “Lời xin vâng “ của Mẹ, thì ngay lúc ấy, ơn VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI cũng lập tức hình thành. Bởi thế, từ đó, ơn VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI xứng đáng làm cho Mẹ trở nên MẸ THIÊN CHÚA là điều hợp lẽ. Bởi vì, chính một Ngôi Vị Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân trong cung lòng thánh khiết, vẹn tuyền của Mẹ.

Bài đọc II thánh Phao-lô xác quyết cho chúng ta biết( Ep 1, 3 – 6; 11-12) “…Thiên Chúa là Cha, Thân Phụ Đức Giêsu- Kitô, từ cõi Trời , Người đã thi ân giáng phúc cho chúng ta, ban cho chúng ta muôn vàn ân phúc của Thánh Thần.  Trong Đức Kitô, người đã chọn ta cả trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người , ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. “ ( c 3- 4).

Như vậy, đối với phàm nhân bất xứng là chúng ta, mà Thiên Chúa đã yêu thương như thế, huống chi là một thụ tạo đặc biệt, đó là Đức Trinh Nữ Maria. Người được đặc ân không mắc tội tổ tông truyền là điều hoàn toàn hợp lẽ. Để sự trinh trắng vẹn tuyền nơi Mẹ là một bằng chứng phản ánh sự tuyệt thánh nơi Đấng Cứu Thế, Con Mẹ, cũng chính là Con Thiên Chúa. Vì Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.

Lạy Đức Maria chẳng hề mắc tội tổ tông , xin cầu cho chúng con ./. Amen

08/12/2014

Phêrô Trần Đình Phan Tiến

------------------------------------
 
 

8/12-110: Lạy Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm


Tuyết Mai
 
 

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của toàn nhân loại chúng con ơi!. Ước gì thế giới con người 8/12-110


Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của toàn nhân loại chúng con ơi!. Ước gì thế giới con người chúng con ngày hôm nay được yên bình và nhà nhà được êm ấm khắp trên toàn cõi địa cầu nhưng không đâu thưa Mẹ — Vì con người của chúng con mà ngày nay chỉ cần nhìn những dấu chỉ thì thấy rằng chiến tranh thế giới thứ III có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chỉ vì những ông lãnh đạo quốc gia có cuộc sống ích kỷ, chỉ mong tích góp cho thật nhiều để đến cả 3,4 đời con cháu mặc sức mà ăn; cái TÔI mới thật tội lỗi làm sao và rồi không một lãnh đạo nào còn tha thiết mong cho đất nước thanh bình, có tự do và nhân đạo nữa cả.
 
Những năm gần đây thì nước này gây chiến tranh nước kia, làm cho bao nhiêu con người vô tội phải chết vì bom đạn. Trong nước thì người dân can đảm đứng lên biểu tình đòi quyền lợi cho nhân quyền, cho tự do dân chủ, cho mức lương được tăng cao hơn lên vì tiền thì bị lạm phát, kinh tế thì đi xuống, người người bị mất việc mà chính phủ còn hăm dọa là cắt giảm tiền hưu trí. Chưa kể môi trường sống càng ngày càng trở nên tệ hại hơn xưa vì chất thải độc đã giết chết mọi sông ngòi cùng mọi sự sống trong nó; rồi thì con người ăn vào cũng chết.
 
Ngày nay con người ở trên thế giới không còn biết ăn gì là sống mạnh khỏe mà gọi là tin tưởng được với những thức ăn hầu hết được đóng gói sẵn mà chúng con hằng ngày tiêu thụ nhất là từ RPC (Republic of china). Có chết con người ta hay không thưa Mẹ là ngay cả thuốc men đáng lẽ là thứ thuốc chúng con uống vào, là để hy vọng giúp cho sự điều trị cùng kiểm soát cơ thể mà chúng lại được sản xuất, xuất cảng từ nơi đó mà ra — Thì chẳng khác nào chúng con bỏ tiền ra để mua dần cái chết.
 
Mẹ ơi, Mẹ hỡi, Mẹ ời! Ngày nay con cái của Mẹ trên toàn thế giới ngày càng sống xa Chúa & Mẹ nhất là chúng trẻ vì chúng đang rất thiếu những gương sống thánh thiện, tốt lành từ trong gia đình của chúng cho đến ngoài học đường & ngoài xã hội vì những thành phần Pharisêu (đạo đức giả) chỉ biết vơ vét vào và làm ăn bất lương thôi. Làm cho chúng chán đời nên tìm vào bẫy của Satan đang chờ chúng bước chân vào hang là kể như cuộc đời của chúng bị tiêu tùng và mất linh hồn cách dễ dàng thưa Mẹ!.
 
Mẹ Maria rất dấu ái của chúng con ơi! Chúng con cúi xin Mẹ luôn là yêu thương, gìn giữ chúng con cho khỏi sa lưới của chúng quỷ dữ và luôn mở tà áo giãn rộng (không có giới hạn) để luôn bao phủ chúng con là những đứa con bất hảo, bất toàn, bất xứng rất dại khờ, ngu ngơ và luôn dễ bị dụ. Xin Mẹ giúp cho chúng con bước vào Mùa Vọng trong một tâm tình quyết tâm hơn, bền vững một lòng sắt son hơn để biết hướng về Trời, biết làm cho linh hồn được lành sạch và biết giữ 10 Điều Răn Thiên Chúa; nhất là sống không lỗi đức Công Bằng với anh chị em của chúng con. Amen.
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
8 tháng 12, 2019

-------------------------
 
 

8/12-111: ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHÚA YÊU


Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
 
 

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã nhìn thấy Đức Maria. Người đã hiện diện ngay trong tình yêu của 8/12-111


Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã nhìn thấy Đức Maria. Người đã hiện diện ngay trong tình yêu của Chúa trước khi thành một con người.

Chính xác hơn, nơi ý muốn của Thiên Chúa, Đức Mẹ đã hiện diện từ khởi đầu của chương trình cứu độ, vì Đức Mẹ đã được tiền định từ ngàn đời để làm Bà Hoàng, Mẹ của Con Thiên Chúa:

“Thiên Chúa đã cử Con mình đến trong thế gian. Nhưng để tạo một thân xác cho Người, Thiên Chúa đã muốn có sự tự do cộng tác của một thụ tạo. Với mục đích ấy, từ trước muôn đời, Thiên Chúa đã chọn một thiếu nữ Israel, một cô gái Do Thái, quê tại Nazaret xứ Galilê, ‘một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõ Đavit, trinh nữ ấy tên là Mria’ (Lc 1, 26-27) để làm mẹ của Con mình” (GLCG, số 488).

Từ những trang khởi đầu của Thánh Kinh, Đức Mẹ được vinh dự nhắc đến như một Bà Hoàng quyền uy, cộng tác xây dựng lại công cuộc cứu chuộc mà Nguyên tổ đã phá đổ: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi (kẻ chủ mưu của tội lỗi) và người đàn bà, giữa dòng dõi mi và dòng dõi người ấy. Dòng dõi đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3, 15).

Theo thời gian, ánh sáng của mạc khải càng tiệm tiến rõ nét, hình ảnh một Bà Hoàng của thời cứu chuộc cũng sáng dần lên và rõ nét hơn. Đó là một Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con. Chính tiên tri Isaia đã gọi tên người con của Đức Trinh Nữ: “Này đây một Trinh Nữ sẽ mang thai, sinh con trai, và đặt tên là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7, 14; Mt 1, 23).

Còn tiên tri Mikha nhấn mạnh đến quyền uy của Thiên Chúa nơi Người Con ấy: “Cho đến thời một Trinh Nữ sẽ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của Người Con đó sẽ trở về với con cái Israel. Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt họ” (Mk 5, 2-3).

Uy quyền của Người Con ấy, làm cho Đức Maria thật xứng danh Bà Hoàng, vì vinh quang và thế giá của Người Con lớn bao nhiêu, danh dự của Người Mẹ được nâng lên bấy nhiêu. Công đồng Vatiacan II không quên nhắc đến tình yêu của Thiên Chúa đã làm cho Nữ Hoàng Maria “trổi vượt trên các người khiêm hạ và khó nghèo của Chúa” (GH, số 55).

Đến lúc khởi đầu của triều đại Tân Ước, nhận lấy lời chào hết sức kính phục, đầy nghĩa cử yêu thương của thiên thần: “Mừng vui lên, hỡi Đấng Đầy Ân Sủng, Đức Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 28), Đức Maria đã thật sự làm cho lịch sử cứu độ sang trang mới.

Mẹ chính là Eva mới hiệp công với Con mình tiêu diệt sự chết, trao ban sự sống. Vì Nếu Eva là người phụ nữ đầu tiên bước vào dòng lịch sử của nhân loại, lại mang đến sự chết, thì Nữ Hoàng Maria, nhờ lòng Chúa yêu thương, lại là người phụ nữ đầu tiên bước vào dòng lịch sử mới, dòng lịch sử thấm đẫm tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ làm cho sống.

Nếu Eva đã buộc lại nút dây cứu độ bởi cứng lòng tin, thì Đức Trinh Nữ  tháo cởi nhờ lòng tin. Đức Mẹ xứng đáng được gọi là “Mẹ kẻ sống” (GH, số 56).

Ngoài những đặc ân: làm Mẹ Thiên Chúa, sinh con mà vẫn trinh tiết trọn đời, được trực tiếp cộng tác với Chúa Giêsu ban ơn cứu chuộc cho trần gian, Chúa còn yêu thương trao cho Đức Maria những đặc ân khác, quý giá không kém: được gìn giữ nguyên tuyền từ khi thành thai trong lòng mẹ; được cất về trời hồn xác. Giờ đây, trong vinh quang của Thiên Chúa, Đức Mẹ được Chúa đặt làm Nữ Vương trời đất, trung gian giữa Chúa Kitô và loài người.

Bà Hoàng Maria còn là tuyệt tác lộng lẫy của Chúa Thánh Thần. Chính Tin Mừng minh xác điều đó nhờ lời thiên thần: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35).

Thánh Thần thánh hóa cung lòng trinh khiết của Đức Mẹ, làm cho Đức Mẹ thụ thai Con hằng hữu của Chúa Cha, “trong một nhân tính bắt nguồn từ nhân tính của Mẹ” (GLCG 485).

Lòng yêu thương của Thiên Chúa làm nên sự cao cả của Bà Hoàng Maria, khiến thánh Công đồng không tiếc lời ca ngợi: “Theo chương trình của Chúa quan phòng, trên trần gian Ngài đã trở nên mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh, và cách đặc biệt hơn mọi người khác, ngài là cộng sự viên quảng đại và tôi tá khiêm hạ của Chúa. Vì đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đã dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thánh và cùng đau khổ với Con mình chết trên thập giá, Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ chúng ta” (GH, số 61).

Tuyên dương Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta kêu nài Đức Mẹ tiếp tục ở lại trong Hội Thánh, để Người tiếp tục là Mẹ của Hội Thánh và Hội Thánh được tiếp tục ở lại trong Người, mà hoàn thành sứ mạng trần thế của mình như chính Người.

Còn chúng ta, tôn kính, mến yêu Đức Mẹ, dù là cách đặc biệt, vẫn chưa đủ. Chúng ta cần tiến xa hơn trong sự tận hiến thời gian, sức lực, trí khôn, của cải, sự sống, toàn bộ cuộc đời và tấm thân ta để cùng đi chính con đường Chúa Kitô và Mẹ Người đã đi xưa, mà tận hiến chính mình như của lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa. Đó mới chính là thể hiện lòng yêu mến, tôn sùng Đức Mẹ cách thiết thực và cần thiết nhất, phù hợp thành ý Chúa.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

-------------------------
 
 

8/12-112: ĐỨC MARIA: NIỀM HY VỌNG CHẮC CHẮN


Lm. Jos Phan Quang Trí

« Đoàn dân đang lầm lũi bước đi giữa tối tăm bỗng nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng rực rỡ; đám người sống trong cảnh tối tăm mịt mùng thì nay đã được ánh sáng bừng lên chiếu rọi chan hòa. Người người sẽ vui mừng phấn khởi trước nhan thánh Chúa vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, Chúa đều bẻ gãy hết. Vì từ đây một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng. Danh hiệu Người là Thần Linh dũng mãnh, là Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính và thiết lập nền hòa bình vô tận » (x. Isa 9, 1-6).
 
 

Những vầng thơ cổ kính vừa rồi đã được ngôn sứ Isaia vận dụng để loan báo về một cuộc giải phóng 8/12-112


Những vầng thơ cổ kính vừa rồi đã được ngôn sứ Isaia vận dụng để loan báo về một cuộc giải phóng thiêng liêng mà Thiên Chúa hứa sẽ thực hiện. Đấy là lúc Đức Chúa ra tay sửa trị thói kiêu căng nghạo nghễ, dẹp bỏ mọi tà thần, dỡ bỏ mọi áp bức bất công và bênh vực người công chính (x. Isa 2, 11-12; 20). Đấy cũng chính là lúc Người sẽ khai mạc một triều đại mới, triều đại hòa bình viên mãn của Đấng Emmanuel, con trẻ sơ sinh.[1] Một cách giáng tiếp, những lời sấm vừa rồi của ngôn sứ Isaia tiết lộ cho chúng ta thực trạng đáng buồn của Dân Ísraen thời Cựu Ước. Dân được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn cũng lại là dân bội nghĩa bất trung (x. Isa 1, 2-31). Họ đã nhiều lần cố tình bưng tai bịt mắt khước từ sứ điệp của Thiên Chúa, quay sang bái lạy tà thần và dấn bước vào con đường tối tăm tội lỗi. Thực trạng đen tối này thật ra cũng chỉ là một phần nhỏ nằm trong bức tranh đại tổng thể lịch sử Thiên Chúa cứu độ con người. Bức tranh tổng thể tái hiện lại lịch sử hàng nghìn năm kể từ lúc Thiên Chúa thiết lập lời hứa cứu độ tại vườn Địa Đàng xưa kia sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội cho đến khi lời hứa đó chính thức biến thành hiện thực tại Bêlem nơi biến cố Ngôi Lời Thiên Chúa sinh xuống làm người để giải thoát chúng ta khỏi ách tử thần.

Thoạt nhìn, bức tranh ấy thật não nề u ám vì dường như nhìn đâu cũng thấy nhuốm màu tang tóc. Nhưng khi quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rằng nét độc đáo của bức tranh này không nằm nơi màu tím tang thương do tội lỗi nhân loại gây nên nhưng lại toát ra từ những tia sáng hy vọng lung linh và những ánh lửa yêu thương rạng rỡ mà Thiên Chúa đã không ngừng thắp lên dẫn lối cho con người có cơ hội quay về nẻo chính đường ngay. Quả vậy, sự kiên nhẫn phi thường và lòng khoan dung hải hà của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng ta thật chẳng khác gì hàng vạn ngôi sao lấp lánh tỏa sáng trên nền trời u tối và nhờ đó bức tranh lịch sử cứu độ trở nên kiệt tác huy hoàng diễm lệ.

Đức Maria: Ngọn Nến Mùa Vọng

Bước vào Mùa Vọng, Giáo hội khoác lên mình màu tím thâm trầm tượng trưng cho thái độ tỉnh thức cũng như tâm tình khát khao trông đợi đang trào dâng trong lòng mỗi người tín hữu. Dân thánh đang hướng về “ngày Đức Kitô tỏ hiện” (1 Pr 1, 13), ngày mà muôn vật muôn loài được tái tạo hoàn toàn (x. Ep 1, 10; Cl 1, 20; 2 Pr 3,10-13). Trên đường tiến đến “tầm vóc viên mãn”, Hội Thánh mặc lấy tâm tình đoàn dân Ísraen xưa; mong ngóng khao khát Đấng Cứu Tinh. Trong suốt hành trình đầy thử thách đó, Dân Kitô Giáo không hề bị bỏ rơi giữa tối tăm tuyệt vọng. Ngược lại, Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương đã đoái ban cho Hội Thánh một tặng phẩm cao quý là Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ trở nên như vầng trăng hy vọng, như Sao Biển rạng ngời soi đường dẫn lối cho dân thánh Chúa tiến lên.[2] Công Đồng Vaticanô II cũng đã xác quyết như thế khi truyền dạy rằng: Đức Maria chính là “dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc và cũng là niềm an ủi” đầy khích lệ mà Thiên Chúa ân ban cho Hội Thánh trên đường lữ thứ tiến về quê trời.[3]

Ngày hôm nay, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta chiêm ngắm vầng sáng Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, kỳ công đẹp nhất do tay Chúa tạo dựng và cũng là tặng phẩm cao quý Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì nơi Đức Maria chúng ta được nhìn thấy trước hình ảnh tiên báo phúc phận đời sau mà ai trong chúng ta cũng có cơ hội đạt đến. Rồi khi dõi theo gương sáng đạo đức của Mẹ, chúng ta an tâm vì biết chắc chắn rằng chúng ta đang tiến về nơi có Mẹ và Chúa Giêsu Con Mẹ đang đón đợi chúng ta. “Nếu như Mẹ của Đức Giêsu được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành ở đời sau” (LG, 68) thì Đức Maria với đặc ân vô nhiễm nguyên tội chính là “hình ảnh một Hội Thánh xinh đẹp, không tì ố, không vết nhăn, là Hiền Thê dấu ái của Đức Giêsu Kitô.”[4]

Ngày lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được long trọng cử hành đang khi dân thánh Chúa đang chăm chú bước đi trên hành trình hy vọng. Cách sắp đặt này không những giúp các tín hữu nâng cao ý thức về vai trò và vị trí của Mẹ Thiên Chúa trong đời sống của Giáo Hội, mà còn làm cho chiều kích “cánh chung” của các cử hành phụng vụ Mùa Vọng được diễn tả một cách sống động hơn.

Giữa bầu khí thâm trầm sâu lắng của Mùa Vọng, Đức Maria xuất hiện như ngọn nến lung linh, tỏa lan ánh sáng dịu dàng ấm áp. Bởi vì trái tim và tâm hồn Mẹ thanh khiết tựa pha lê nên khi tâm hồn đó được đặt cạnh “Vầng Hồng” rực rỡ là Đấng Mêsia (x. Lc 2, 78) nó sẽ trở nên lăng kính phản chiếu trung thực ánh sáng hy vọng mà Thiên Chúa muốn chiếu dãi trên dân của Người. Chúng ta đang nói đến tương quan giữa Đức Maria và Chúa Giêsu Con Mẹ, tương quan đóng vai trò nền tảng giúp chúng ta hiểu thấu mối liên hệ giữa Mẹ Thiên Chúa và Hội Thánh (x. LG, 54).    

Đức Maria: Mẫu Mực của Hội Thánh

Thật vậy, khi công bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã triển khai nội dung tín điều này trên nền tảng cơ sở là giáo lý về đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria. Hay nói cách khác, vì Ngôi Lời Nhập Thể là đấng cực trọng cực thánh, nên người nữ được chọn để cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa cũng phải là đấng được chuẩn bị xứng đáng. Ơn vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria nói lên sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa và mối liên hệ khắng khít giữa Đức Maria và Đấng Cứu Thế. Nhờ hồng ân cứu độ do cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô mang lại và trong đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha, Đức Maria ngay từ giây phút đầu tiên trong đời đã được gìn giữ thanh khiết vẹn toàn khỏi mọi vết nhơ tội lỗi kể cả tội nguyên tổ.[5] Nội dung chính yếu của tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tuy ngắn gọn xúc tích nhưng rất mực cao siêu. Chúng ta chỉ có thể phần nào hiểu được mầu nhiệm này nhờ vào ánh sáng mặc khải về Chúa Kitô.

Mặc khải ghi chép trong Kinh Thánh và Thánh Truyền cho phép chúng ta khám phá vai trò đặc biệt của Đức Maria trong nhiệm cục cứu độ. Chúng ta đều biết việc Đức Kitô cần phải đến trong thế gian đã được các sách Cựu Ước trình bày một cách tiệm tiến. Song song với việc giới thiệu đấng Mêsia, các tài liệu tiên khởi này cũng từng bước giới thiệu hình ảnh của một người nữ, Đấng sẽ xuất hiện trong vai trò là Mẹ Đấng Cứu Thế. Người nữ ấy chính là người đã được tiên báo trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà nguyên tổ đã nhận được sau khi phạm tội (x. St 3, 15). Tương tự thế, người nữ này là “trinh nữ” các ngôn sứ đã tiên báo là sẽ thụ thai, sinh một người con trai và sẽ đặt tên là Emmanuel (x. Is 7, 14; Ml 5, 2-3; Mt 1, 22-23). Người nữ ấy trổi vượt trong số các kẻ khiêm nhu và hèn mọn của Thiên Chúa nhưng quan trọng nhất là người nữ này như mọi thụ tạo khác cũng lãnh nhận ơn cứu độ từ Thiên Chúa.[6] Người nữ mà Cựu Ước giới thiệu chính là Đức Maria. Điều đáng lưu ý là vai trò đặc biệt của Mẹ Maria trong nhiệm cục cứu độ không hề làm lu mờ hay giảm thiểu vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô. Ngược lại, các đặc ân Mẹ hưởng càng làm cho sức mạnh của Đức Kitô nổi bật hơn. Thật vậy, bất cứ một ảnh hưởng quyền thế nào của Đức Trinh Nữ trên nhân loại đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Đức Kitô và phát sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa (x. LG, 60).

Mọi đặc ân Chúa ban cho Đức Maria đều bắt nguồn từ công nghiệp Chúa Kitô. Do đó, mầu nhiệm Đức Maria và mầu nhiệm Chúa Kitô gắn liền chặt chẽ với nhau đến độ Đức Trinh nữ Maria được sánh ví như một “Evà mới” xuất hiện bên cạnh Đức Kitô, “Ađam mới”. Nếu như trước kia Evà cũ đã góp phần vào sự chết của nhân loại, thì nay cũng cần có một người nữ mới, người sẽ cộng tác vào công cuộc tái tạo nhân loại mới. Cách diễn tả này thật chính xác khi nói về “Mẹ của Đức Giêsu, người đã đem đến cho thế gian sự sống đổi mới mọi sự, và là người được Thiên Chúa ban cho những ân huệ tương xứng với vai trò cao cả như thế. Do đó, không lạ gì khi các thánh Giáo phụ thường gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng thánh thiện vẹn toàn, không vương nhiễm vết nhơ tội lỗi, như được chính Chúa Thánh Thần nhào nắn và được tác thành như một thụ tạo mới.”[7]

Thụ tạo Maria làng Nazarét được sứ thần Gabrien kính cẩn cúi chào như “Đấng Đầy Ân Sủng” (x. Lc 1, 28) và thái độ “xin vâng” của người nữ ấy cho thấy người xứng đáng là thụ tạo trổi vượt nhất giữa muôn vàn thụ tạo,[8] là Mẹ Thiên Chúa, và là “Mẹ của kẻ sống.”[9] Các Giáo Phụ có lý khi cho rằng Đức Maria không hẳn chỉ là một khí cụ hoàn toàn thụ động trong tay Thiên Chúa. Ngược lại, nhờ tin và vâng phục trong tự do Mẹ đã cộng tác tích cực vào việc cứu độ nhân loại. Như thánh Irênê đã từng nói: “Nhờ vâng phục, Đức Maria đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.”[10] Những thương tổn tệ hại mà Evà đầu tiên đã gây ra bởi cứng lòng tin thì người nữ Evà thứ hai đã góp phần chữa lành: “Nút dây đã bị thắt lại vì Evà bất tuân, nay đã được gỡ ra nhờ Đức Maria vâng phục” (Irênêô, trích trong LG, 56).

Trong khi trình bày Đức Maria như biểu tượng sống động cho niềm hy vọng chắc chắn của Hội Thánh, Công Đồng Vaticanô II như muốn nói với chúng ta rằng: Khi nhìn vào Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta như nhìn thấy đích đến, nhìn thấy viễn cảnh tương lai khi mà niềm ước mơ biến thành hiện thực. Thánh Công Đồng cũng lưu ý với chúng ta rằng Đức Maria tựa như tấm gương sáng ngời, khi soi mình vào tấm gương này, Hội Thánh ý thức rõ rệt hơn về đích điểm cần phải vươn tới và học được cách thức chuẩn bị cho một tương lai xán lạn. Tương lai này không phải tự nhiên mà chúng ta có được. Cũng giống như Đức Maria, Hội Thánh cần phải cộng tác tích cực với ơn Chúa. Nói đơn giản, khi nhìn nhận Đức Maria là “dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc”, dân thánh Chúa đồng thời nhìn nhận nơi Mẹ Thiên Chúa một “hình ảnh lý tưởng”, một “mẫu thức” hay một “mẫu gương sống động” hướng dẫn họ sống “đức tin, đức ái và kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô.”[11]

Dẫu các phần tử Hội Thánh lữ hành còn mang nhiều khiếm khuyết nhưng Hội Thánh xét một cách tổng thể thì thánh thiện và xinh đẹp vì chưng Đức Kitô Con Thiên Chúa, “Đấng thánh thiện duy nhất”[12] đã yêu thương Hội Thánh như hiền thê của Người và hơn nữa Chúa đã hiến thân để thánh hoá Hội Thánh (x. Ep 5, 25-26; LG, 39). Vẻ đẹp thánh thiện của Hội Thánh xuất phát từ công nghiệp của Đức Kitô và tỏ hiện cụ thể nơi Đức Maria, “mẫu gương mọi nhân đức” (x. LG, 65). Chính vì Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội là “hình ảnh một Hội Thánh xinh đẹp, không tì ố, không vết nhăn” nên khi chúng ta nhìn vào “Đức Nữ cực tinh cực sạch” chúng ta được mời gọi để ý thức hơn nữa về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta.   

Trong Hội Thánh, mọi Kitô Hữu cho dù thuộc bất cứ bậc sống nào, đều được kêu gọi để “nên hoàn thiện như Cha trên trời” (x. Mt 5, 48). Ơn gọi phổ quát này đã thành toàn cách mỹ mãn nơi Đức Trinh Nữ Maria, một thụ tạo như chúng ta. Vì thế, ngày lễ Mẹ cũng là dịp để chúng ta lập lại cam kết “nên thánh” và quyết tâm noi theo nếp sống Mẹ đã nêu gương. Nên Thánh theo cách của Mẹ Maria là “hành động theo Thần Khí, vâng phục thánh ý của Chúa Cha, và bước theo Đức Kitô khó nghèo.” Ngay trong những tình huống, bổn phận và hoàn cảnh sống hàng ngày, chúng ta đều có thể nên thánh, nếu như chúng ta thực hiện những gì Mẹ đã thực hiện; đó là lãnh nhận mọi sự trong đức tin và phục vụ mọi người trong đức mến (x. LG, 41).

Đức Maria trên hành trình “trông đợi”

Khi truyền dạy “Đức Maria là dấu chỉ niềm hy vọng chắc chắn của Hội Thánh lữ hành”, Thánh Công Đồng còn minh định thêm rằng “Mẹ Thiên Chúa được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và khởi đầu của Hội Thánh phải được kiện toàn ở đời sau” (LG, 68). Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ khi nào thì mới đến “đời sau”? Chúng ta không biết “khi nào” “giờ nào”, chúng ta chỉ biết chắc chắn là sẽ có ngày đó, giờ đó. Ý thức điều này, Hội Thánh trong cuộc lữ thứ trần gian không ngừng dõi theo “sự khởi đầu” của mình là Đức Trinh Nữ Maria để củng cố niềm hy vọng và để lựa chọn những bước đi đúng đắn. Thực ra, “thời đại cuối cùng” đã đến rồi (x. 1Cr 10, 11). Công cuộc canh tân thế giới đã được tiến hành. Do đó Hội Thánh ngay khi còn ở trần gian đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa đến tầm mức viên mãn. Cho tới khi có trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị (x. 2 Pr 3,13) thì Giáo Hội lữ hành vẫn cứ phải sống giữa các loài thụ tạo và mong ngóng sự mạc khải của con cái Thiên Chúa (x. Rm 8, 19-22).[13] Nỗi niềm trông đợi này được diễn tả qua các cử hành phụng vụ trong suốt Mùa Vọng. Mùa trông đợi được tận dụng như cơ hội để Giáo Hội tự nhắc nhớ chính mình về hành trình tiến về quê trời, hành trình bước đi với niềm hy vọng hằng sống.

Thú vị thay, tác giả Thư Hibri tiết lộ cho chúng biết là trên hành trình hy vọng, đức tin chính là bảo đảm cho những điều chúng ta hy vọng và là bằng chứng cho những điều chúng ta không thấy (x. Hr 11, 1). Do đó, chúng ta cần lắm những mẫu mực đức tin có thể đồng hành và giúp đỡ chúng ta trên hành trình Mùa Vọng. Hành trình trông đợi của dân Ísraen thời Cựu Ước chính là hình ảnh của Hội Thánh lữ hành hôm nay (x. LG, 9). Trong cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian đó, Đức Maria xuất hiện giữa Hội Thánh “như người nữ được chúc phúc vì Mẹ đã tin và là người tiến bước trong đức tin.”[14] Đối với Hội Thánh, Đức Maria như một “kho tàng sống” lưu giữ nhiều “tài liệu” liên quan đến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói như thế vì không ai khác ngoài Đức Maria là nhân chứng số một về những gì đã xảy ra thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu. Mẹ không những “ghi nhớ” mà còn “hằng suy đi ngẫm lại những điều ấy ở trong lòng” (x. Lc 2, 19; x. Lc 2, 51). Nhưng quan trọng hơn hết, Hội Thánh đồng quan điểm với bà Elizabét khi ca tụng Đức Maria như mẫu gương tuyệt hảo về đức tin. Được mệnh danh là “người đầu tiên tin tưởng”, Mẹ xứng đáng là mẫu mực đức tin để mọi người noi theo. Đức tin của Hội Thánh lữ hành phải là sự vag vọng và là tiếp nối đức tin của Đức Maria (x. RM, 26).

Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Thế – Redemptoris Mater còn trình bày cho chúng ta một chủ đề khác liên quan đến nỗ lực sống tâm tình “trông đợi” của Hội Thánh lữ hành. Dõi theo bước chân Đức Maria đến thăm viếng nhà Giacaria, chúng ta khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn của Đức Maria. Con tim của Mẹ không chỉ đầy ắp ân sủng mà còn chan chứa từ bi (x. Lc 1, 40-42). Nếu như danh hiệu “Đầy Ân Sủng” trong lời chào của sứ thần nói về những đặc ân mà Thiên Chúa ưu ái tặng ban cho Mẹ, thì “mối phúc dành cho người đã tin” trong lời khen ngợi của bà Elizabét lại nói về cách thức người Trinh Nữ thành Nazareth đền đáp hồng ân Thiên Chúa như thế nào (x. RM, 12). Qua biến cố thăm viếng, Đức Maria dạy cho Hội Thánh phương thế đạt đến hạnh phúc đích thật, hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. “Phúc cho bà vì bà đã tin những gì Thiên Chúa đã phán cùng bà” (x. Lc 1, 45). Phúc cho cả chúng ta nữa nếu chúng ta cũng biết cúi mình trước kế hoạch của Chúa và tích cực cộng tác bằng đức tin và đức ái. Có làm như thế thì chúng ta mới trở nên giống với Mẹ của chúng ta Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; qua sự hiện diện và chứng tá giữa lòng thế giới, chúng ta tình nguyện trở nên những cánh tay nối dài chuyển tải lòng Chúa xót thương đến với mọi người.[15]

Không hình ảnh nào thích hợp bằng hình ảnh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tỏa sáng như ngọn nến lung linh giữa không gian Mùa Vọng để diễn tả thực tại cánh chung của Hội Thánh lữ hành: Hội Thánh trên trần thế sống tương quan với Thiên Chúa nhờ đức tin; Hội Thánh lữ hành mỗi ngày một tiến gần hơn tới Chúa Kitô trong đức tin; Hội Thánh ấy hợp nhất trong cùng một đức tin. Chúng ta, mọi thành phần Hội Thánh được khuyến khích yêu mến và tôn kính Đức Maria không những vì lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa sẽ đưa chúng ta đến gần với Chúa Kitô hơn (x. LG, 65) mà còn vì Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của niềm hy vọng (Mater Spei).[16]

Kết: Đăng trình theo ánh Sao Mai

Ngày từ đầu, khi ông bà nguyên tổ phạm tội, bóng dáng một người nữ mới đã được tiên báo. Đức Maria với đặc ân làm Mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa đặt vào vị trí “trỗi vượt” trong lịch sử cứu độ. Với vị trí này, Mẹ Thiên Chúa đã đồng hành cùng nhân loại trong từng bước đi của lịch sử cứu độ (x. RM, 47) thì hẳn nhiên Mẹ cũng sẽ đồng hành và nâng đỡ mỗi Kitô hữu trong thời khắc khó khăn của họ. Hiện diện giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ, Đức Maria tham gia vào cuộc chiến chống lại “quyền lực của bóng tối” (GS, 47) và bảo vệ con cái Mẹ như hình ảnh “người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai sao sáng” (Kh 12: 1). Trên hành trình dương thế, mỗi khi chúng ta cảm thấy chao đảo mất phương hướng hoặc mỗi khi chúng ta bị bóng tối của nghi hoặc bủa vây, chúng ta hãy ngước nhìn lên Đức Maria để nhận ra “niềm hy vọng vững chắc” và “niềm an ủi” trìu mến nơi Đấng Đầy Ơn Phúc – Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Sau cùng, những tai tiếng gần đây như nạn giáo sĩ ấu dâm, lạm dụng tính dục, lạm dụng chức quyền, tham ô, phe cánh xảy ra trong Hội Thánh khiến cho nhiều người bên trong cũng như bên ngoài không còn đánh giá đúng vai trò và chức năng của Hội Thánh nữa. Làn sóng công khai từ bỏ Giáo Hội ngày càng dâng cao tại các nước Châu Âu. Thực trạng này có thể khiến cho những ai tha thiết với vận mạng của Hội Thánh không khỏi chạnh lòng. Nhiều người đã không giấu được thất vọng tự hỏi không biết hình ảnh một “tân nương xinh đẹp được điểm trang lộng lẫy để đón chào tân lang” có còn hiện thân nơi cộng đoàn Hội Thánh của chúng ta nữa không? (x. Kh 19: 7-8 & 21: 1-9). Cần phải xác quyết ngay, Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô cho dù có già nua về mặt thời gian và tiếp tục gánh chịu nhiều thương tích do con người gây ra nhưng chắc chắn Hội Thánh ấy sẽ không bao giờ bị tiêu diệt (x. Mt 16,18) và sẽ tiếp tục trường tồn cho đến tận thế.[17] Học thuyết trình bày Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) là mẫu mực của Hội Thánh (Typos) giữ nguyên giá trị là nền tảng đức tin giúp chúng ta sống đạo và tuyền đạo. Nhìn vào mẫu gương Đức Maria, chúng ta nhận ra tính cấp bách của ơn gọi nên thánh. Học hỏi nơi Đức Maria, chúng ta tái khám phá ra giá trị của Lời Chúa trong đời sống đức tin. Dõi theo bước chân Mẹ Maria, chúng ta không còn ỷ lại vào “nén bạc” Chúa ban nhưng sẽ tích cực cộng tác bằng tình yêu phục vụ và niềm tin trung thành.

Kính mừng Maria Đầy Ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Rôma, 07.12.2020
Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.

 ---------------------------------------
[1] Nhóm CGKPV, “Chú giải Isaia 9, 1-6” trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước: Lời Chúa cho Mọi Người, NXBTG, 2006, 1181-1182.

[2] Bậc Đáng Kính Tổng Giám Mục Fulton Sheen ca tụng Đức Maria như vầng trăng phản chiếu hào quang của Đức Kitô Mặt Trời Công Chính. Kinh cầu Đức Bà Loreto do Đức Giáo Hoàng Sixtus V phê chuẩn năm 1587 trong đó bao gồm tước hiệu: “Đức Bà như Sao Mai sáng vậy.”

[3] Xem Công Đồng Vatican II, “Tiêu đề số V, Chương VIII” của Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium và nội dung số 68 của phần này. Từ đây về sau, Lumen Gentium sẽ được viết tắt “LG”.

[4] Xem Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

[5] Xem ĐGH Piô IX, Tông Hiến Thiên Chúa Khôn Tả (Apostolic Constitution Ineffabilis Deus), Vatican, 08/12/1854. Tham khảo: https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9ineff.htm, truy cập 04/12/2020.

[6] Xem Lumen Gentium, 55.

[7] Xem Germanô Constantinôpôli, Hom. trong Annunt. Deiparae: PG 98, 328a; trong Dorm. 2: 357; Anatasiô Antiôkia, Serm. 2 de Annunt. 2: PG 89, 1377AB; Serm. 3, 2: 1388C; Anrê Crêta, Can. In. B.v. nat. 4: PG 97, 1321b; trong b.v. nat. 1; 821a; Hom. trong Dorm. 1: 1068C; Sophrôniô, or. 2 trong Annunt. 18: PG 87 (3), 3237BD, tất cả trích trong Lumen Gentium, 56.

[8] Xem Lumen Gentium, 53.

[9] Êpiphaniô, Haer. 78, 18: PG 42, 728CD-729AB, trích trong Lumen Gentium, 56.

[10] Irênêô, Adv. Haer. III, 22, 4: PG 7, 959A; Harvey, 2, 123, trích trong Lumen Gentium, 56.

[11] Xem Ambrôsiô, Expos. Lc. II.7; PL 15, 1555, trích trong Lumen Gentium, 63.

[12] Sách lễ Rôma, Kinh Vinh Danh.

[13] Lumen Gentium, 48.

[14] Xem ĐGH Gioan Phaolô II, «Tông Huấn Redemptoris Mater: Đức Trinh Nữ Maria trong Cuộc Lữ Hành của Hội Thánh trên Trần Gian», 27. Từ đây về sau Redemptoris Mater sẽ được viết tắt “RM”.

[15] Xem Đề Tựa Phần II và Phần III của Thông Điệp Redemptoris Mater.

[16] Trong Ca Vãn Đức Mẹ Salve Mater Miseriocrdiae, xuất hiện từ Thế Kỷ XI và trở thành một phần trong truyền thống Thánh Mẫu Học Dòng Cát Minh. Ca từ đầy đủ tham khảo https://sspx.org/en/news-events/news/motherly-hymn-salve-mater-misericordiae-4420, truy cập 05/12/2020.

[17] Xem Henri de Lubac, Catholicism, 153, và ĐGH Phanxicô, Tông Huấn Christus Vivit, 1 & 34.

-----------------------------
 
 

8/12-113: NGƯỜI MẸ KHÔNG VƯỚNG TỲ Ố


P. Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2020 – LỄ TRỌNG ( B ) (Lc 1, 26 -38)                    

Thưa quý vị và các bạn,
 
 

Khi suy niệm Đoạn Tin Mừng (Lc 1, 26 -38) về ngày Lễ Truyền Tin, hay Lễ về Đức Mẹ, chúng 8/12-113


Khi suy niệm Đoạn Tin Mừng (Lc 1, 26 -38) về ngày Lễ Truyền Tin, hay Lễ về Đức Mẹ, chúng ta thường suy niệm về Đức Mẹ và như Đọan Tin Mừng nầy dành riêng cho Đức Mẹ. Hôm nay, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hội Thánh cho chúng ta một lần nữa suy niệm Đoạn Tin Mừng ( Lc 1, 26, 38) mang tựa đề Là : TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MARIA.

Vâng, và như vậy, chúng ta thường chỉ suy niệm về Đức Mẹ và nghĩ rằng: Đoạn Tin Mừng nầy dành riêng cho Đức Mẹ.

Quả thật Đức Mẹ là “nhân vật” ưu tiên số một cho Đoạn Tin Mừng nầy, nhưng, không phải chỉ dành riêng cho Đức Mẹ Đoạn Tin Mừng nầy.

Tại sao vậy, thưa quý vị ? Thưa, bởi vì, Đức Maria là một thụ tạo trong chương trình Cứu Chuộc loài người của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Chủ của Chương Trình Cứu Độ chứ không phải do Đức Mẹ.

Nhưng, Đức Mẹ là một người cộng tác đầu tiên và đắc lực cho công trình vĩ đại bởi Thiên Chúa. Vì thế, Đoạn Tin Mừng Truyền Tin cho Đức Maria là Đoạn Tin Mừng khởi sự công trình Cứu Chuộc bởi Thiên Chúa và vì nhân loại.

Vì thế ,cho nên , nhân vật “tối” quan trọng ấy phải là một con người tinh tuyền, hoàn toàn thánh khiết, hoàn toàn chẳng chút bợ nhơ, hoàn toàn không vướng tỳ vết nào, kể cả tội nguyên tổ, vì vậy, Đức Mẹ được miễn nhiễm tội tổ tông, là Đức Mẹ trở nên vẹn sạch hoàn toàn để xứng đáng cho một Ngôi Vị Thiên Chúa ngự vào để hiện thực hóa một LỜI HỨA từ ngàn xưa của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Như vậy, rõ ràng, Ngôi Hai Thiên Chúa, là Đấng Messia, một tình thương lạ lùng, một ân ban vĩ đại cao cả mà Thiên Chúa dành cho con người.

Và như vậy, một sự lạ lùng của một Ngôi Vị Thiên Chúa đã “ từ Trời xuống thế”, bởi quyền năng của thượng giới là Chúa Thánh Thần. Một quyền năng kỳ diệu hơn cả việc tạo thành muôn vật, muôn loài.

Như vậy, để hiện thực hóa công trình kỳ diệu bởi Thiên Chúa, Người đã chọn một Cung Lòng Từ Mẫu, để “Làm Người”, tức hiện thực mầu nhiệm Cứu Độ.

Mầu Nhiệm Cứu Độ phải có hai bước là mầu nhiệm “ Nhập Thể” “, và  mầu nhiệm “Nhập Thế”. Mầu Nhiệm Nhập Thể phải có một “ Cung Lòng”, Cung Lòng ấy mặc nhiên phải thánh khiết vẹn tuyền.

Cung Lòng ấy phải trở nên kỳ diệu, tràn đầy ân sủng. Vâng, ân sủng của Thiên Chúa mặc nhiên huyền nhiệm và thánh khiết hoàn toàn.

Sự thánh khiết ấy “thánh hóa” và “tẩy sạch” tội nguyên tổ nơi tâm hồn của Đức Trinh Nữ Maria là hoàn toàn hợp lý, không chút nghi ngờ. Như, tia sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thế nào, thì ân sủng thánh khiết bởi Thiên Chúa cũng chiếu qua tâm hồn Đức Maria như vậy.

Ân sủng thánh khiết ấy chiếu qua “ Cung Lòng” vẹn sạch của Mẹ, khiến Mẹ được trở nên không chút tỳ ố là điều dễ dàng, và còn gìn giữ Mẹ thánh khiết trọn đời là điều dễ hiểu. Bởi ân sủng là Thánh Ân, sự nhiệm mầu của Thiên Chúa hoàn toàn khác với tự nhiên, sự siêu nhiên là vô cùng, vô tận. Không thể dùng sự tự nhiên để sánh với siêu nhiên, cũng như không thể lấy sự tự nhiên đối chiếu với huyền nhiệm.

Vì thế, tội tổ tông hay tội nguyên tổ giống như một “vết” đen trên trán của mỗi thụ tạo nhân thế, ân sủng của Thiên Chúa sẽ “xóa” ngay trên thụ tạo ấy bởi một “ánh” nhiệm mầu, Thiên Chúa sẽ dùng “ ngón tay” hoặc một “tia “ chớp nhẹ thôi, tức khắc “ vết “ tội nguyên tổ biến mất.

Vâng, đó là ân sủng huyền nhiệm trên bất cứ thụ tạo nào Ngài muốn, nên chi, đối với một “thụ tạo” diễm kiều, đầy ân sủng, đẹp lòng Thiên Chúa nơi Đức Trinh Nữ Maria điều ấy có khó gì ?

Trong lúc trao đổi với sứ thần trước lúc Mẹ đáp tiếng “ xin vâng” thì Thiên Chúa đã “tẩy xóa” ngay vết “ nguyên tổ” trên trán người Nữ Tỳ của Thiên Chúa là Đức Trinh Nữ Maria, tức khắc Mẹ thưa lên tiếng” xin vâng” tuyệt tác, chấp thuận vâng theo Thánh Ý Chúa, thì ân sủng “xóa tan” tội nguyên tổ phát huy lên toàn thân của Mẹ, lúc ấy, Ngôi Hai Thiên Chúa được trở nên Mầu Nhiệm Nhập Thể bởi sự huyền nhiệm của Ngôi Ba Thiên Chúa thánh hóa , bao phủ trần đầy ân sủng nơi Mẹ, thì giây phút linh thánh nhiệm mầu ấy là Mẹ được Thiên Chúa ở cùng, Ngôi Hai được cung lòng thánh khiết che chở, như Người bước vào vũ trụ huyền nhiệm là trái đất tự nhiên vậy, và còn đặc biệt hơn nữa, bởi vì thân xác và linh hồn của Mẹ còn hơn trái đất như khi mỗi thế nhân bước vào.

Như vậy, tâm hồn trinh nguyên, thánh khiết, phần hữu hình cũng như linh hồn Mẹ càng tỏa sáng uy nghi, lung linh nhiệm mầu hơn trước lúc Mẹ thưa “xin vâng”.

Mặc nhiên , sự tỏa sáng từ giây phút Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa cho đến lúc Mẹ hạ sinh Người, tức giây Phút Nhập Thế của Người, cả hồn xác Mẹ uy nghi tỏa sáng, lung linh nhiệm mầu, nhưng, sứ mạng “làm Người” của Ngôi Lời Nhập Thể không thể tách rời mầu nhiệm làm Người, là trở nên giống như phàm nhân mọi đàng, Người trở nên hoàn toàn bé thơ, chịu mọi sự của một kiếp người, để trao phó mọi sự trong tay Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cho tới lúc Người thưa lên câu :” Lạy Cha , Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha”.

Như vậy, Đức Mẹ cũng đồng hình , đồng dạng với Chúa Giêsu ngay từ “giây phút “ Nhập Thể của Người, theo lẽ đó, mầu nhiệm nơi Chúa Giêsu là Thánh Thánh ,Thánh, ngàn trùng Chí Thánh, mặc nhiên, Mẹ của Người mang Thánh Thai là hoàn toàn vô nhiễm nguyên tội.

“Vô nhiễm” có nghĩa là : Không vướng,dính, mắc phải một điều gì là như vậy. Mẹ không vướng mắc một điều gì trong đó có tội nguyên tổ là được Thiên Chúa “ vớt ” riêng ra để “chọn” làm nơi Ngôi Hai ngự xuống là hoàn toàn hợp lẽ.

Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Giáo Hoàng Pio IX tuyên tín ngày 08/12/1854, trước ngày Đức Mẹ hiện ra và mặc khải cho thánh nữ Bethnardes năm 1851, nhưng, Đức Giáo Hoàng Xito IV đã công bố sự mặc khải trên năm 1483.

Lời nguyện Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ.Chúa cũng gìn giữ Người khỏi vết nhơ tội lỗi, nhờ công nghiệp của Con Chúa chịu chết sau nầy. Vì lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính, thánh thiện mà đón rước Con Chúa là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen

Từ đó, chúng ta thấy, sau khi thưa lời xin vâng, Đức Mẹ đã cất lên lời ca ngợi tuyệt hảo lên Thiên Chúa rằng:

“ Linh Hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa
và thần trí tôi hớn hở vui mừng
trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.
Vì, Chúa đã trông đến sự thấp hèn tôi tớ Chúa.
Vậy, từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại,
Danh Ngài thật Chí Thánh, Chí Tôn.
Từ đời nọ, tới đời kia Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Chúa.
Chúa đã ra tay uy quyền đánh tan người kiêu ngạo
Với những ý nghĩ kiêu căng của chúng
Chúa đã hạ người quyền hành xuống khỏi vị cao
Và đã nâng người hèn mọn lên
Chúa đã cho người đói khó no đầy ơn phúc
Và để người giàu có trở về tay không.
Chúa đã săn sóc Israel đầy tớ Chúa
Bởi nhớ lại Lòng Thương Xót Chúa
Như Chúa đã phán hứa với tổ phụ Ápraham
và cho con cháu người đến muôn đời”.

Vâng, Magnificat là lời tán dương chúc tụng Thiên Chúa của Đức Mẹ, qua muôn thế hệ là lời kinh hay nhất, đẹp nhất của đại diện thụ tạo dâng lên Đấng Tạo Thành như một của lễ sống động tah thiết, van lơn, đền bồi tội lỗi nhân gian.

Lời mà muôn thế hệ, những ai bước theo Đức Ki-tô không thể xao lãng mỗi ngày, lời mà mọi tín hữu, mọi linh mục, tu sĩ phải cất lên hiệp cùng Mẹ ca vang, chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa cao cả vì Lòng Thương Xót của Người.

Lạy Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ có lòng trông cậy Đức Mẹ.

08/12/2020
Trần Đình Phan Tiến

----------------------------
 
 

8/12-114: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội


Lm. Minh Anh, GP. Huế

‘NGUYỄN THỊ ÂN SỦNG’

“Kính chào Bà đầy ân sủng”.

Kính thưa Anh Chị em,
 
 

Ngày 25-3-1858 tại Lộ Đức, một ‘Bà Đẹp’ đã hiện ra cho Bernadette, một em bé gần như mù 8/12-114


Ngày 25-3-1858 tại Lộ Đức, một ‘Bà Đẹp’ đã hiện ra cho Bernadette, một em bé gần như mù chữ; khi em gặng hỏi tên Bà, Bà trả lời, “Que soy era immaculada Councepciou”. Không hiểu gì hết, Bernadette nhẩm đi nhẩm lại và chạy ù một mạch, về đọc thuộc lòng cho cha xứ; cha xứ nghe xong, ngài hết hồn. Bernadette đâu biết, bốn năm trước, Đức Piô IX đã long trọng công bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; sở dĩ, Đức Thánh Cha mạnh dạn tuyên tín như thế, vì lẽ, ngày truyền tin, Đức Maria đã được sứ thần trao tặng một tên mới, ‘Nguyễn Thị Ân Sủng’.

Bằng việc nâng giáo lý đức tin này lên cấp độ tín điều, Đức Piô đã công bố một lẽ thật được tìm thấy trong lời sứ thần Gabriel chào Mẹ ngày truyền tin, “Kính chào Bà đầy ân sủng!”; ‘đầy ân sủng’ chỉ có nghĩa là ‘đầy 100%’. Bà đầy ân sủng khác nào Bà ‘Nguyễn Thị Ân Sủng’. Vì mặc dầu Mẹ chưa thụ thai Con Chúa, nhưng ân sủng mà Đức Kitô sẽ giành cho nhân loại bằng mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh của Ngài đã được coi như vượt thời gian để chữa lành cho Đức Mẹ ngay lúc thụ thai, giữ gìn Mẹ khỏi cả vết nhơ nguyên tội nhờ quà tặng của ân sủng từ chính lòng Mẹ.

Phụng vụ Lời Chúa ngày lễ hôm nay kể lại hai cuộc đối thoại của hai người mẹ. Eva, người mẹ Cựu Ước với cuộc đối thoại mất mát và gãy đổ khi Thiên Chúa đi tìm con người vốn đang trần truồng, ẩn núp, sợ ánh sáng và thích bóng tối; đó là một cuộc đối thoại chạy tội, đầy sợ hãi; Adam đổ lỗi cho Eva, Eva đổ lỗi cho con rắn và kết quả là nguyên tổ bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Người mẹ thứ hai, Đức Maria, không trần truồng, chẳng ẩn núp, nhưng đang mặc lấy phẩm phục chói ngời của ân sủng; Maria, ‘Nguyễn Thị Ân Sủng’ không sợ hãi, không chạy trốn nhưng sẵn sàng mở cửa cho sứ thần Thiên Chúa bước vào; Mẹ đã đối thoại, và nhất là, đã xin vâng. Để từ đó, con người bị đuổi khỏi vườn xưa nay được mời gọi vào lại trong gia đình Thiên Chúa nhờ sự chết và phục sinh của Đấng mà Mẹ cưu mang; bởi lẽ, Thiên Chúa là tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của loài người. Chúng ta không quên một chi tiết rất giàu ý nghĩa trong câu chuyện Sáng Thế, ngay giữa những khoảnh khắc bẽ bàng của nguyên tổ, Thiên Chúa vẫn không tài nào giấu được cảm xúc và lòng thương xót của Người; Người đã nói với con rắn, “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì rình cắn gót chân người”. Đó là tiền Phúc Âm, đó là Tin Mừng đầu tiên còn được gọi là lời hứa. Và Người đã thực hiện những gì đã hứa, bắt đầu với Abraham, các tổ phụ cho đến thời viên mãn; và với quả phúc lòng mình, Maria, ‘Nguyễn Thị Ân Sủng’ đã sinh Đấng Cứu Độ thế giới.

Trong cuốn “Sống đời sống vĩnh cửu”, David Breese có một so sánh thật sâu sắc. Nếu Adam và Eva vẫn giữ được trạng thái ban đầu của họ, họ đã không bao giờ chết. Tiếc thay, nguyên tổ đã khuất phục trước con rắn và sự chết đã đến thế gian. Trước đó, họ ở trạng thái đẹp đẽ, nguyên sơ; tồn tại ở một mức độ cao hơn nhiều so với điều kiện hiện tại của loài người. Thật khó để hình dung con người lúc đó như thế nào so với con người hôm nay. Giờ đây, con người xem ra đang cố tái tạo lại phiên bản gốc của mình như tái tạo một chiếc máy bay từ đống đổ nát của nó. Và nếu chúng ta không biết gì về việc bay, chúng ta khó có thể ngờ rằng, nó đã từng bay bổng khỏi mặt đất. Vật liệu sẽ giống nhau; tuy nhiên, khả năng bay đã không còn.

Anh Chị em,

‘Khả năng bay không còn’ chính là hiện trạng của mỗi người chúng ta. ‘Khả năng bay không còn’ khi chúng ta dễ nghiêng chiều về sự dữ; ‘khả năng bay không còn’ khi con người mất ý thức về tội; ‘khả năng bay không còn’ khi chúng ta không ước ao nên thánh. Vì thế, kính mừng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta hướng lòng chiêm ngắm Mẹ mình, ‘Nguyễn Thị Ân Sủng’, tưởng nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn của Mẹ, đức tính hoàn hảo Mẹ được hưởng; tưởng nghĩ đến đức tin hoàn hảo, hy vọng hoàn hảo và lòng bác ái hoàn hảo của Mẹ; và gẫm suy lời Mẹ dạy… nhờ đó, với ân sủng của Thiên Chúa, như Mẹ, chúng ta cũng có thể bay lên mỗi ngày trong Thánh Thần.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ là Mẹ, và là Nữ Hoàng của con. Giữa trần đời tục luỵ, xin cho con biết chạy đến với Mẹ mỗi ngày; để nhờ Mẹ, con hiểu được rằng, nên thánh như Mẹ là sống một cuộc sống liên lỉ thưa “Có”, “Dạ” và “Xin vâng” mỗi ngày với Chúa Thánh Thần”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

----------------------------

 

8/12-115: Vầng trăng sáng giữa màn đêm


--Lm. Giuse Lê Danh Tường

 

Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm là dịp giúp ta nhìn về một con người, chiêm ngắm sự tinh tuyền của 8/12-115


Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm là dịp giúp ta nhìn về một con người, chiêm ngắm sự tinh tuyền của con người ấy. Đức Maria, một con người đã không bị vướng vào tội nguyên tổ. Mẹ tinh tuyền như vầng trăng sáng giữa màn đêm. Các bài đọc trong Thánh lễ trọng thể này giúp chúng ta một cái nhìn về sự tương phản giữa vầng trăng sáng và màn đêm đen tối.

Trong bài đọc một kể lại câu chuyện Chúa đến gặp con người. Trong bài Tin Mừng cũng kể một câu chuyện sứ thần của Chúa đến gặp con người.

Khi Chúa đến gặp Adam và Eva thì hai con người này chạy chốn, không dám đối diện với Chúa. Lý do là quá rõ. Họ đã phạm tội. Sự nhục nhã và xấu hổ đã ngăn cản họ đối diện với Chúa. Lời mời gọi của Thiên Chúa đã bị họ từ chối. Khi Chúa hỏi: vì sao mà ngươi không dám gặp Ta. Câu trả lời là sự thú nhận mình đã phạm tội, đã ăn trái cấm.

Kết thúc cuộc gặp gỡ là sự ra đi của Adam và Eva. Một cuộc ra đi trong tủi nhục. Họ bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng, ra khỏi Nhà của Thiên Chúa; Họ không còn được sống trong ân sủng của Thiên Chúa nữa. Họ đi vào trong đau khổ. Những gì diễn ra sau cái ngày phạm tội ấy là sự đổ lỗi cho nhau, nghi kỵ nhau, ghen ghét nhau, làm hại nhau, thậm chí chém giết nhau ngay cả khi là anh em ruột thịt như Cain và Abel.

Họ nhận ra mình trần truồng bởi họ đã bị lột sạch, đúng hơn là họ đã tự trút bỏ toàn bộ y phục mỹ miều, trút bỏ ân sủng của Thiên Chúa. Một con người trần trụi không còn được ơn Chúa trợ giúp thì hậu quả thật kinh khủng. Họ co cụm lại để bảo vệ chính mình; họ sẵn sàng đạp lên người khác để bảo toàn mạng sống của mình. Khái niệm phục vụ người khác trở thành điên rồ đối với họ.

Giữa màn đêm dày đặc bao trùm bởi bóng tối của sự bi quan, bài Tin Mừng trình bày cho chúng ta một khuôn mặt, một ánh trăng rạng ngời, ấy là Maria.

Chúng ta cũng được chứng kiến một cuộc gặp gỡ. Không hẳn là giữa Thiên Chúa và con người nhưng là giữa sứ thần của Thiên Chúa và con người. Ở đây Maria không chạy chốn, Maria không ẩn núp, Maria đã đối diện trực diện với Sứ thần. Lời mời gọi Maria nghe được nơi Sứ thần cũng chính là lời mời gọi của Thiên Chúa với mình.

Adam và Evà không dám gặp Chúa vì mình đã phạm tội, đã ăn trái cấm. Còn ở đây, Maria đã đối thoại thân tình với Sứ thần, đã thẳng thắn thân thưa: làm sao chuyện có thể xảy ra được, vì tôi chưa biết đến người nam. Nếu sự nổi bật trong câu chuyện ở vườn Địa Đàng là sự bất tuân thì cao điểm của câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay là tiếng thưa Xin Vâng của Maria.

Maria cũng đã ra đi sau biến cố Truyền tin ấy. Nhưng nếu Adam và Eva năm xưa ra đi trong sự trần trụi, không có ân sủng, thì ở đây Maria ra đi với chiếc áo choàng mỹ miều đầy ân sủng. Nếu trước đó Adam và Eva ra khỏi vườn Địa Đàng, ra khỏi nhà của Thiên Chúa, thì bây giờ “Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuda”. Lên núi là lên nơi Chúa ngự. Thành thuộc chi tộc Giuda là thành của Thiên Chúa, là nhà Thiên Chúa ngự. Maria đã trở về với ngôi nhà của Thiên Chúa.

Những gì diễn ra sau đó với Maria không phải là sự thù ghét, xua đuổi, ghen tương đố kỵ, nhưng là sự yêu thương, gắn bó, phục vụ, trao ban chính mình để phục vụ người khác. Maria đã ở lại phục vụ bà Isave. Sự gặp gỡ giữa con người với con người trong hân hoan nhảy múa. “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng”. Không chỉ họ vui mừng mà cả những thế hệ tiếp theo, những đứa con trong lòng họ cũng nhảy mừng.

Tất cả những điều ấy đã diễn ra nơi con người Maria. Mẹ đã không bị vướng vào tội; Mẹ đã được tràn đầy ơn Chúa; Mẹ có Chúa ở cùng. Cả và Giáo hội khắp 5 Châu từ cổ chí kim đều ca tụng Mẹ, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Đứng trước Mẹ Maria, dưới Vầng Trăng mỹ miều của Thiên Chúa, những kẻ tội lỗi như chúng ta chẳng còn biết nói gì hơn là:

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Amen.

---------------------------------

 

8/12-116: Tìm hiểu tín điều Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội


-- Thiên Triệu

WGPMT (07.12.2021) –

 

Ngày 8 tháng 12 là lễ trọng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn mạng của nhiều nhà thờ 8/12-116


Ngày 8 tháng 12 là lễ trọng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn mạng của nhiều nhà thờ trong Giáo phận Mỹ Tho. Những điểm sau đây giúp chúng ta hiểu tín điều mà Hội Thánh Công giáo tuyên xưng và cử hành trong ngày lễ đặc biệt này.

1. “Vô nhiễm nguyên tội’’ nghĩa là gì?

Nhiều người nghĩ “vô nhiễm nguyên tội” là nói đến việc Đức Maria mang thai Chúa Giêsu bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Không phải thế! “Vô nhiễm nguyên tội” muốn nói đến việc chính Đức Maria đã thành thai cách đặc biệt trong lòng mẹ.

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy như sau: “Để làm Mẹ Đấng Cứu độ, Đức Maria đã được Chúa ban cho các hồng ân xứng với nhiệm vụ cao cả ấy. Lúc Truyền tin, sứ thần Gabriel đã chào Mẹ là người “đầy ơn phúc”… Qua các thế kỷ, Hội Thánh đã ý thức rằng Đức Maria, vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc”, nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Giáo hoàng Piô IX công bố năm 1854, tuyên xưng: Rất Thánh Trinh Nữ Maria ngay từ lúc tượng thai, bởi ân sủng và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, trông vào công nghiệp của Đức Kitô Giêsu Đấng Cứu độ loài người, đã được gìn giữ tinh tuyền khỏi mọi vết nhơ của nguyên tội” (số 490, 491).

2. Phải chăng Đức Mẹ không bao giờ phạm tội?

Đúng thế. Vì Mẹ được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai nên Mẹ được bảo vệ không những khỏi tội tổ tông truyền mà còn cả các tội riêng. “Các Giáo phụ truyền thống Đông phương gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng Toàn Thánh (Panaghia) và tôn vinh Mẹ là Đấng không hề vương nhiễm một vết nhơ tội lỗi nào, như thể một tạo vật mới được Chúa Thánh Thần nắn đúc và tạo dựng. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Maria suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm một tội riêng nào” (SGLHTCG số 493).

3. Nếu Đức Maria không phạm tội nào, phải chăng Đức Maria không cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu?

Không phải thế. “Sự thánh thiện hoàn toàn độc nhất vô nhị được ban cho Mẹ ngay từ lúc tượng thai, tất cả đều từ Đức Kitô mà đến với Mẹ: Mẹ đã được cứu chuộc cách hết sức kỳ diệu nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu, Con của Mẹ” (SGLHTCG số 492).

4. Có thể so sánh Đức Maria với bà Eva trong Kinh Thánh không?

Adam và Eva đều được tạo dựng trong sự thánh thiện, không mang vết nhơ nguyên tội, nhưng họ đã sa ngã, đánh mất ân sủng, và cả nhân loại bị ảnh hưởng.

Chúa Kitô và Đức Maria cũng sinh ra trong sự thánh thiện và các ngài luôn trung thành với Thiên Chúa. Chúa Kitô được gọi là Adam mới, Đức Mẹ được gọi là Eva mới.

“Cùng với thánh Irênê, nhiều Giáo phụ cũng giảng dạy rằng: Nút dây do sự bất tuân của bà Eva thắt lại, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Eva đã buộc lại do sự cứng lòng tin, nay Đức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ đức tin; và so sánh với bà Eva, các ngài gọi Đức Maria là ‘Mẹ chúng sinh’, và quả quyết rằng: Sự chết qua bà Eva, sự sống qua Đức Maria” (SGLHTCG số 494).

5. Chúng ta phải tôn kính Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội thế nào?

Đức Mẹ là gương mẫu tuyệt vời về đức tin và đức mến cho Hội Thánh, vì thế mỗi tín hữu Công giáo phải chiêm ngắm Mẹ để noi gương sống đức tin và đức mến trong mọi hoàn cảnh.

Đồng thời, Đức Mẹ cũng là Mẹ chúng ta trong lãnh vực ân sủng, và Mẹ không ngừng chuyển cầu cho chúng ta; vì thế trong Hội Thánh Công giáo, Đức Mẹ được kêu cầu bằng các tước hiệu là Trạng Sư, Đấng Cứu Giúp, Đấng Phù Hộ. Chúng ta hãy đến với Đức Mẹ và cầu xin Mẹ nâng đỡ trong hành trình sống đời Kitô hữu của mình.

---------------------------------

 

8/12-117: Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội


-- Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh

1. Lịch sử tín điều

 

Không có một giáo phụ Hy lạp hoặc Latinh nào dạy cách minh bạch về: “đầu thai vô nhiễm nguyên 8/12-117


Không có một giáo phụ Hy lạp hoặc Latinh nào dạy cách minh bạch về: “đầu thai vô nhiễm nguyên tội” của Đức Maria (immaculé conception de Marie), nhưng đã có manh nha cho tư tưởng này:

- Thánh Ephrem (thế kỷ 4) đã nói tới sự trong sạch và Thánh thiện hoàn toàn của Đức Mẹ: “Ôi Chúa và Mẹ Ngài, Chúa và Mẹ hoàn toàn tốt đẹp và hoàn hảo mọi mặt, vì ở nơi Chúa không có vết bẩn nào, ở nơi Mẹ không có vết nhơ nào” (Carm Nisib 27).

- Thánh nhân còn so sánh Đức Mẹ với Eva: “Cả hai đều vô tội, đều đơn sơ, đều hoàn toàn bằng nhau, nhưng sau này một trở thành nguyên nhân cho sự chết chúng ta, một trở thành nguyên nhân cho sự sống chúng ta” (Op syr 2,327).

- Thánh Augustinô (354-430) quả quyết rằng tất cả mọi người phải nhìn nhận: “Trừ Đức Trinh Nữ Maria, không thể nói về Ngài điều gì khi bàn tới tội vì danh dự của Chúa” (De nuture et gratia 36,42).

- Sở dĩ các giáo phụ không bàn tới việc Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội – ngay cả Thánh Ambrosiô và Augustinô thường nhấn mạnh tới sự tinh tuyền và Thánh thiện của Đức Mẹ cũng không hề có tư tưởng về Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội – là vì rất ý thức về lời Thánh Phaolô dạy: “Vì chỉ có một Thiên Chúa và một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Giêsu Kitô, con người thật, đã thí mình lam giá chuộc thay cho mọi người” (1 Tm 2, 5 - 6).

Vậy do một người mà tội lỗi đã vào thế gian và tội lỗi đã gây nên sự chết. Thế là sự chết đã lan tràn đến hết mọi người vì mọi người đã phạm tội… Ấy vậy, cũng như do sự sa ngã của một người, mọi người đều bị án phạt, thì cũng vậy, do đức công chính của một người, mọi người đều được giải án tuyên công và được sống. Vì cũng do sự bất khẳng, không tuân phục của một người mà nhiều người bị liệt hàng tội lỗi. Thì cũng vậy, do sự vâng phục của một người mà nhiều người được nên công chính” (Rm 5,12 và 18-19).

Do Adam phạm tội, ai cũng vướng mắc tội lỗi cả. Bây giờ, do Chúa Kitô, mọi người được giải án tuyên công, được trở nên công chính. Thánh Phaolô nhấn mạnh tới tính phổ biến của ơn cứu chuộc do  Chúa Kitô thực hiện cho toàn thể nhân loại, thế mà bảo Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội “tức là xem Đức Mẹ không phải cứu chuộc ?”

 Thánh Bênađô, rất tôn kính Đức Mẹ, thế mà Ngài vẫn phản đối một cách quyết liệt giáo lý Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm nguyên tội nhân dịp các kinh sĩ địa phận Lyon tổ chức trọng thể lễ Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm nguyên tội, khoảng năm 1140, Ngài viết:“ chỉ có Đức Kitô đầu thai là hoàn toàn sạch mọi tội lỗi vì thế mới xứng đáng mừng lễ trọng  thể Đức Kitô đầu thai tinh tuyền”.

Thánh Albertô, Thánh Bonaventura thế kỷ 13 cũng tỏ ra rất dè đặt về giáo lý Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Ngay cả Thánh Tôma Aquinô cũng phân vân và hình như ngài chủ trương lý thuyết: Đức Mẹ đầu thai mắc tội tổ tông truyền, nhưng ngay khi đó Ngài được Thánh hóa (tương tự trường hợp Thánh Gioan Tẩy Giả), Ngài viết: “Chúng ta không được gán cho Đức Mẹ cái gì làm giảm bớt một phần nào vinh quang của Chúa Con, là Đấng Cứu độ hết mọi người như lời Thánh Tông Đồ dạy” (Sm. Theol. Lla, q.14, art.3, ad pr).

Bên cạnh đó, lòng sùng kính Đức Mẹ cứ tăng lên nơi giáo dân và linh mục xứ đạo. Ban đầu, ở thế kỷ 8, người ta mừng lễ Đức Mẹ đầu thai trong lòng bà Thánh Anna hiếm hoi và già cả sinh được người con là Đức Maria. Dần dần lòng sốt mến của giáo dân và suy nghĩ của một số linh mục, thí dụ các kinh sĩ địa phận Lyon, đã suy nghĩ, đào sâu vấn đề đầu thai của Đức Mẹ và đi đến kết luận: sự đầu thai vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ.

Trào lưu thần học dòng Phanxicô với những thần học gia Guileimo de Ware, với Duns Scot đưa quan niệm “praeredemptio” đã đặt nền tảng thần học vững chắc cho việc Đức Maria đầu thai vô nhiễm nguyên tội. Theo quan niệm này, Đức Maria được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô trước khi Chúa Kitô sinh ra làm người bằng một ơn không phải giải thoát Đức Maria khỏi trạng thái tội lỗi nhưng là dự phòng để Đức Mẹ khỏi sa ngã vào tình trạng tội lỗi đó. Theo Duns Scot, đây là cách cứu chuộc hoàn hảo nhất.

Công Đồng Balê năm 1439 (khóa 36, không phải Công Đồng chung) đã có những lời lẽ đồng tình về quan niệm “vô nhiễm nguyên tội”: “Giáo thuyết dạy Đức Trinh Nữ diễm phúc vô nhiễm nguyên tội, được mọi tín hữu đón nhận là giáo thuyết phải được trân trọng”.

Công Đồng Tridentinô: Không quyết định một cái gì tích cực về giáo thuyết này nhưng trong khi định tín về tội nguyên tổ, Công Đồng đã viết những lời có ý nghĩa như sau: “Công Đồng không có ý định thêm vào trong các sắc lệnh tội nguyên tổ Đức Trinh Nữ diễm phúc vô nhiễm nguyên tội Mẹ Thiên Chúa” (DBR 792).

Thánh Giáo Hoàng Piô V, năm 1567, đã kết án Bauis vì ông dạy rằng: ngoài Đức Kitô ra, không ai được miễn trừ khỏi tội nguyên tổ, cái chết và những khổ não của Đức Maria là hình phạt vì những tội hiện tại hoặc tội nguyên tổ” (D 1073).

Đức Phaolô V (1616), Đức Grêgoriô XV (1622) cấm không được khích bác giáo thuyết Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Alexandre VII (1661) trong một bản văn tỏ bày sự tin tưởng về giáo thuyết này (tham chiếu D 1100).

Đức Clêmentê XI ra lệnh phổ biến lễ Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm nguyên tội cho toàn thể thế giới.

Sau cùng, ngày 8-12-1854 Đức Piô IX đã định tín Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội: “… beatissinam Virginem Mariam in primo instanti suae conceptionis fuiesse singulari omnipotentis Dei gratia et privilegio intuitu meritorum Christi, Jesu salvatoris humani generis ab omni originalis culpae labe praeservatam immunem esse a Deo revelatam atque idcirco ab omnibus fidelibus firmiter credendam…: Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc ngay từ giây phút đầu tiên đầu thai, nhờ một phương pháp ngoại lệ và ơn sủng duy nhất của Thiên Chúa toàn năng ban cho do công nghiệp của Chúa Kitô Đấng cứu chuộc loài người, đã được gìn giữ tinh tuyền khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ là điều được Thiên Chúa mạc khải vì thế mọi tín hữu đã tin tưởng cách chắc chắn và bền vững”.

2. Suy nghĩ : Kinh Thánh đã dành cho Đức Mẹ một địa vị cao sang, trổi vượt chỉ sau Chúa Kitô mà thôi. Thí dụ lời sứ thần xưng Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc (Ave Maria gratia plena) hoặc bài Magnnificat mà cộng đoàn của Thánh Luca ca ngợi Đức Mẹ. Nhưng không có một câu Kinh Thánh nào “ám chỉ” rằng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Phụng vụ trích những câu Kinh Thánh trong Cựu Ước (thí dụ Cách ngôn 8,22 ; Nhã Ca 4,7 ; 52…) hoặc trong Tân Ước (Lc 1, 29-38 ; 1, 39-56 v.v…) trong ngày lễ Đức Mẹ kể cả Lễ Vô Nhiễm nguyên tội không phải chỉ cho ta biết đó là những câu mạc khải về tín điều vô nhiễm nguyên tội.

Vậy, khi ta gặp những câu trích Kinh Thánh của Phụng vụ hoặc những lời của các giáo phụ về Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội thì chỉ là bằng chứng về lòng tin của các giáo phụ của giáo dân về Đức Mẹ mà thôi.

Tuy nhiên, nhờ Chúa Kitô xuất hiện, người ta mới hiểu được Cựu Ước nói gì, lời của các sứ ngôn tiên báo mới có ý nghĩa. Kinh Thánh là Lời Chúa mạc khải, nhưng phải xuyên qua Đức Kitô, Lời bản thể (Parole substantielle) mới hiểu được lời trong Kinh Thánh. Cũng vậy, phải nhờ Đức Kitô chúng ta mới hiểu được Đức Mẹ. Muốn biết tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội có mạc khải trong Kinh Thánh hay không phải nhìn vào Chúa Kitô mới có thể hiểu đầy đủ những câu Kinh Thánh nói về Đức Mẹ.

Còn về tín điều vô nhiễm nguyên tội, ta phải hiểu như sau:

- Nhờ công nghiệp của Đức Giêsu là Đấng Cứu Chuộc  loài người (intuitu meritorum Christi Jésu Salvatoris humani generis) tất cả mọi ơn loài người được đều nhờ công nghiệp của Chúa Kitô là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. Ta thường suy luận theo một quan niệm bình thường về ảnh hưởng: cái xảy ra trước sẽ ảnh hưởng đến cái đến sau, và khó hiểu cái đến sau, cái xảy ra trong tương lai ảnh hưởng đến trước, xảy ra trước. Tuy nhiên, ta vẫn thường gặp trong lý luận và thực hành: tháp chuông cùng được xây cất cùng với nhà thờ, dự định sẽ treo quả chuông mua trong tương lai có đường kính một mét, quả chuông chưa có (chỉ dự định), tháp chuông đã phải xây để treo quả chuông mua trong tương lai có đường kính một mét (cái đến sau đã ảnh hưởng cái đến trước). Trong một chương trình thống nhất và duy nhất, cái đến sau cùng thường định hướng cho cái đến trước. Trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa, mọi vật được tạo thành để phục vụ cho chương trình nhập thể của Ngôi Lời, các ơn sủng được ban do công nghiệp nhập thể và cứu chuộc của Chúa Kitô, vì thế Abraham, Môisen, các Thánh trong Cựu Ước đã ddđu?c Thánh hóa trước do một biến cố xảy ra trong tương lai (Chúa Kitô nhập thể và cứu chuộc), điều này không có gì khó hiểu. Giáo hội quả quyết Đức Mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội (xảy ra trước) do công nghiệp của Chúa Kitô (xảy ra sau) là một khẳng định căn bản vững bền.

- Nền tảng của tín điều vô nhiễm nguyên tội là Đức Mẹ hưởng ơn Thánh hóa ngay lúc giây phút  đầu thai trong cung lòng Thánh Anna, nghĩa là Đức Mẹ không mắc tội tổ tông truyền. Yếu tính của tội tổ tông truyền là tình trạng không có ơn Thánh sủng (không có sự sống của Chúa), Đức Mẹ không mắc tội tổ tông truyền nghĩa là Đức Mẹ có ơn Thánh sủng ngay khi hiện hữu là người trong lòng Thánh Anna, nói một cách khác, Đức Mẹ là con cái ân sủng của Thiên Chúa ngay từ giây phút là người trong bào thai.

- Thiên Chúa là nguyên thân tác thành, nguyên nhân ban mọi ơn  thì ơn vô nhiễm nguyên tội cũng do Thiên Chúa ban.

- Còn công nghiệp Chúa Kitô là nguyên nhân công nghiệp, nguyên nhân dụng cụ để Thiên Chúa ban ơn. Điều ta phải lưu ý là mọi người được Chúa Kitô cứu chuộc, mọi người đều phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô mới được cứu rỗi. Đức Mẹ và mọi người đều nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, nghĩa là Đức Mẹ được ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, nghĩa là Đức Mẹ được cứu chuộc như mọi người ta, nhưng Đức Mẹ nhận ơn theo một cách thế hoàn hảo hơn (theo Duns Scot). Duns Scot viết: “Maria redempta est sicut omnes homines, sed redempta est modo eminentiori quam caeteri homines, fuit praeredempta: Đức Mẹ được cứu chuộc như mọi người, nhưng được cứu chuộc một cách hoàn hảo hơn các người khác, tức là praeredemptio: giữ phòng khỏi tội”.

NHỮNG ĐẶC ÂN LIÊN HỆ TỚI VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

1. Đặc ân khỏi dục vọng hỗn loan (immunitas a fonte peccati)

Đức Maria không vướng mắc tội nguyên tổ, vậy Ngài có được miễn khỏi dục vọng hỗn loạn (concupiscentia inordinata) không?

Theo Thánh Tôma Aquinô: “Chất thể của tội nguyên tổ là dục tình và mô thể của tội nguyên tổ là mất ơn công chính nguyên thủy” (S. Th 1,2,82,4 ad 3).

Nhiều nhà thần học hậu Công Đồng Tridentinô xem dục vọng không phải là yếu tố thiết yếu của tội nguyên tổ mà chỉ là hậu quả của tội nguyên tổ. Để trả lời câu hỏi trên, cần phải phân biệt hậu quả của tội tổ tông:

 - Những khuyết điểm và những yếu hèn thông thường của nhân loại như đau yếu, đói khát, mệt mỏi, sự chết v.v… gắn chặt lấy thân phận làm người thì không được miễn trừ, mặc dầu nhìn dưới lăng kính tội nguyên tổ chúng là những hình phạt. Chính Chúa Kitô cũng chịu những khuyết điểm đó, để thể hiện sự tự hạ (kenosis) và vâng phục của Ngài.

 - Những khuyết điểm trực tiếp liên hệ với tội lỗi nghĩa là những cái phát xuất từ tội (ex peccato) hoặc những khuynh hướng nghiêng chiều về tội (inclinat ad peccatum) thì được miễn trừ.

Dục vọng hỗn loạn được xem như chất thể của tội nguyên tổ hoặc ít ra được xem như hậu quả trực tiếp của nguyên tội kéo người ta về đàng tội lỗi, theo các nhà thần học, Đức Mẹ được ơn miễn trừ (exemption de la concupiscence).

Được miễn trừ như thế nào ?

- Có thể nói Thánh Tôma phân biệt hai giai đoạn: giai đoạn “bao vây” và giai đoạn diệt trừ. Khi Đức Mẹ được Thánh hóa trong cung lòng bà Thánh Anna, formes peccati (lửa dục tình) bị kềm tỏa nên tất cả xúc động hỗn loạn của giác quan bị loại trừ. Khi Đức Mẹ cưu mang Đức Kitô thì lửa dục vọng bị sự  hướng dẫn của lý trí (tham chiếu S. Th 3,27,3). Phân biệt như vậy chỉ là một giả thiết thôi và giả thuyết này ở trong nhãn giới “Đức Maria mắc tội nguyên tổ”. Theo một số nhà thần học, vì Đức Maria được gìn giữ khỏi vướng mắc tội nguyên tổ, thì ngay khi là người trong cung lòng Thánh Anna, Đức Maria được miễn trừ khỏi tội nguyên tổ và dục vọng hỗn loan.

2. Đặc ân khỏi những tội riêng (immunitas a peccati actuali)

Các giáo phụ Hy Lạp như Origène, Thánh Basiliô, Thánh Gioan Kim Khẩu, Thánh Cyrillô công nhận có những thiếu sót nhỏ nơi cá nhân Đức Mẹ như tham vọng phô trương, hồ nghi trước sứ điệp của Thiên Thần đem đến và thiếu cả niềm tin khi đứng dưới thập giá. Các giáo phụ Latinh nhận rằng không có một bóng mờ tội lỗi cá nhân nào nơi Đức Maria.

Thánh Augustinô dạy Đức Mẹ không vướng mắc tất cả những tội riêng vì danh dự của Chúa (de natura et gratia, 36,42). Thánh Ephrem đặt Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội ngang hàng với Chúa Kitô. Theo Thánh Tôma Aquinô, Đức Maria đầy ơn phúc khi Ngài cưu mang Ngôi Hai – các thần học gia sau này chủ trương khi Đức Maria đầu thai trong lòng Thánh Anna – thì Ngài đã biểu lộ sự kiên vững trên đường thiện hảo đồng thời cũng biểu lộ sự miễn trừ chắc chắn khỏi tội riêng.

Công Đồng Tridentiô thì dạy: “Không một người công chính nào trong suốt cuộc đời mình có thể tránh phạm tất cả các tội, dầu là tội nhẹ nếu không có một đặc ân đặc biệt của Thiên Chúa ban giống như Giáo hội đã tuyên nhận điều này về Đức Trinh Nữ diễm phúc” (D 833). Trong thông điệp Mystici Corporis, Đức Piô XII dạy về sự tinh tuyền của Đức Maria rằng “Ngài được miễn trừ tất cả mọi tội riêng hoặc di truyền” (D 2291).

3. ĐẦY ƠN PHÚC (Plena aratia)

Sứ thần Grabiel đã tuyên xưng Đức Maria bằng một tên mới: Đấng đầy ơn phúc (kêcharitomené). Theo tinh thần Đông phương, danh tính biểu lộ một ý nghĩa, một bản chất của con người. Qua trung gian các sứ thần, Thiên Chúa đã “đặt tên” cho Đức Mẹ tên “Đầy Ơn Phúc” một mặt nói lên hồng ân của Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ hết sức tràn đầy, một mặt nói lên phẩm chất xứng đáng của Đức Mẹ.

Trong thông điệp Mystici Corporis, Đức Piô XII nói: “Linh hồn Đức Mẹ hết sức Thánh thiện, tràn đầy tinh thần thần linh của Chúa Kitô, Mẹ trổi vượt hơn mọi linh hồn khác do Thiên Chúa dựng nên”.

Các giáo phụ suy nghĩ về mối liên hệ giữa Đức Maria đầy ơn phúc với chức vị Đức Maria Me Thiên Chúa (Mẹ Thiên Chúa là đặc ân do sinh Chúa Kyto6 Con Thiên Chúa, đầy ơn phúc nên không vương mắc tội gì để xứng đáng làm Mẹ Thiên Chúa)

Thánh Tôma Aquinô lý luận để tìm hiểu sự đầy ơn phúc của Đức Maria qua phạm trù nguyên lý (nguồn gốc của mọi hoạt động, tư tưởng): “Mỗi vật thể càng gần nguyên lý của nó, càng nhận được sức hoạt động của nguyên lý nầy . Vây, trong tất cả các thụ tạo, Đức Maria xét như là Mẹ về thể lý và tinh thần là hết sưc gần Đức Kytô, do thiên tính Ngài là Đấng có quyền và do nhân tính Ngài là dụng cụ, là nguyên lý của các ơn sủng, nên Đức Maria nhận được nơi Đức Kytô múc độ ơn phúc rất cao. Được tiền định sẽ là Mẹ của Con Một Thiên Chúa nên phải đươc lãnh nhận hết sức dồi dào và phong phú các ơn thiêng’" (S.Th 3,27,5).

Ơn phúc của Đức Mẹ được hưởng trổi vượt hơn Thiên Thần và các thụ tạo (chỉ thua Chúa Kitô mà thôi) nhưng ta đừng gán cho Mẹ có những ơn thuộc vườn địa đàng trần gian như: suốt đời ở cõi trần mà được hưởng kiến Thiên Chúa, ý thức về con người của mình và sử dụng lý trí ngay từ giây phút được tạo dựng, hiểu biết được các mầu nhiệm đức tin, có kiến thức khoa học thần đồng hoặc được ơn hiểu biết thiên phú của bậc Thiên Thần.

Thât sự, Đức Mẹ vẫn thực hiện “lữ hành đức tin” về cõi trời, vì thế Thánh Luca đã ghi lại lời của Thánh Elizabeth: “Em có phúc vì em đã tin”. (Lc 1,45).

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây