Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Gia ABC Bài 151-200 Thánh Gia, một gia đình gương mẫu về mọi mặt.

Thứ tư - 27/12/2017 09:37
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Gia ABC Bài 151-200 Thánh Gia, một gia đình gương mẫu về mọi mặt.

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Gia ABC Bài 151-200 Thánh Gia, một gia đình gương mẫu về mọi mặt.

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Gia ABC Bài 151-200 Thánh Gia, một gia đình gương mẫu về mọi mặt.
-------------------------

Năm A:

Lời Chúa: Mt 2, 13-15. 19-23: Hãy đem Con Trẻ và mẹ Người trốn sang Ai-cập

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi các đạo sĩ đã đi rồi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người". Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm cho trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: "Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập".
Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe những tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.

Khi Hêrôđê băng hà, thì đây thiên thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ bên Ai-cập và bảo: "Hãy chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm hại mạng sống Người đã chết". Ông liền chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó.

Ðược báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua các tiên tri rằng: "Người sẽ được gọi là Nadarêô".

Năm C:

Phúc Âm: Lc 2,41-52: "Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.
Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.
Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế ? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con ? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư ?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.
Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta. - Ðó là Lời Chúa.
---------------------------------------

ThánhGia ABC 151: MÁI ẤM GIA ĐÌNH.. 2
ThánhGia ABC 152: GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH THU NHỎ.. 4
ThánhGia ABC 153: GIA ĐÌNH THÁNH GIA.. 6
ThánhGia ABC 154: Những Hêrôđê thời nay. 7
ThánhGia ABC 155: Lễ Thánh Gia. 8
ThánhGia ABC 156: Gia đình cộng đoàn yêu thương. 9
ThánhGia ABC 157: CÂY LEO HẠNH PHÚC.. 12
ThánhGia ABC 158: Xin đưa chúng con ra khỏi sự dữ. 15
ThánhGia ABC 159: Thánh cung gia đình - gia đình thánh. 18
ThánhGia ABC 160: Noi gương Thánh Gia. 20
ThánhGia ABC 161: Để sống tốt đẹp và hạnh phúc. 22
ThánhGia ABC 162: Gia Đình: Cộng Đoàn Tình Yêu. 24
ThánhGia ABC 163: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.. 26
ThánhGia ABC 164: Thánh Gia đối phó với khó khăn. 28
ThánhGia ABC 165: Hãy Chỗi Dậy. 30
ThánhGia ABC 166: CUỘC PHIÊU LƯU.. 32
ThánhGia ABC 167: MỘT GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI 35
ThánhGia ABC 168: Lễ Thánh Gia Thất, A.. 38
ThánhGia ABC 169: LỄ THÁNH GIA THẤT.. 41
ThánhGia ABC 170: LỄ THÁNH GIA.. 44
ThánhGia ABC 171: CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA.. 48
ThánhGia ABC 172: GIA ĐÌNH THÁNH.. 49
ThánhGia ABC 173: SỐNG VÌ NHAU.. 51
ThánhGia ABC 174: YÊU THƯƠNG - VÂNG LỜI 53
ThánhGia ABC 175: GIA ĐÌNH LÀ CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG.. 55
ThánhGia ABC 176: CỘNG ĐOÀN NÊN THÁNH.. 56
ThánhGia ABC 177:  GIA ĐÌNH THÁNH GIA.. 58
ThánhGia ABC 178: SỐNG ĐỨC TIN.. 60
ThánhGia ABC 179: THÁNH GIA MẪU GƯƠNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.. 63
ThánhGia ABC 180: CON PHẢI CÓ BỔN PHẬN Ở NHÀ CHA CON.. 66
ThánhGia ABC 181: GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI 70
ThánhGia ABC 182: LỄ THÁNH GIA THẤT.. 72
ThánhGia ABC 183: THEO GƯƠNG THÁNH GIA.. 76
ThánhGia ABC 184: HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI THÁNH GIA.. 79
ThánhGia ABC 185: GIA ĐÌNH: TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÌNH THƯƠNG.. 81
ThánhGia ABC 186: GIA ĐÌNH VÀ GIÁO XỨ LÀ MÔI TRƯỜNG.. 83
ThánhGia ABC 187: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC TUYỆT VỜI 87
ThánhGia ABC 188: GIA ĐÌNH - MÁI ẤM... 89
ThánhGia ABC 189: LỐI ĐI RIÊNG.. 91
ThánhGia ABC 190: ĐIỀU RĂN THỨ I VÀ IV: TUY HAI MÀ MỘT.. 94
ThánhGia ABC 191: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.. 96
ThánhGia ABC 192: MỘT GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU TUYỆT VỜI 98
ThánhGia ABC 193: GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA.. 100
ThánhGia ABC 194: LỄ THÁNH GIA THẤT.. 102
ThánhGia ABC 195: Dức Giêsu tại Đền thờ. 103
ThánhGia ABC 196: Những tâm tình đẹp của Thánh Gia. 110
ThánhGia ABC 197: Lễ Thánh Gia Thất 112
ThánhGia ABC 198: Chúa Giêsu và Gia Ðình. 113
ThánhGia ABC 199: MÁI ẤM GIA ĐÌNH.. 119
ThánhGia ABC 200: Lễ Thánh Gia Thất 121

------------------------------

 

ThánhGia ABC 151: MÁI ẤM GIA ĐÌNH


Lc 2,41- 52

 

Sinh ra làm con người ai cũng có một gia đình, có cha, có mẹ, có anh chị em...Thiên Chúa làm: ThánhGia ABC 151


Sinh ra làm con người ai cũng có một gia đình, có cha, có mẹ, có anh chị em...Thiên Chúa làm người Người cũng chọn cho mình một gia đình. Ngài có cha, có mẹ. Chính gia đình này là mẫu gương cho tất cả mọi gia đình. Vì sao thế ?

Gia đình Nagiareth là Thánh Gia Thất vì gia đình này luôn có Chúa hiện diện. Chính Chúa là trung tâm của đời sống gia đình. Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria luôn xác tín rằng con mình là Thiên Chúa, Thiên Chúa làm người ở với nhân loại. Nên mọi sự trong gia đình đều được sưởi ấm bởi niềm xác tín này. Là Thiên Chúa nhưng Chúa Giêsu không miễn trừ cho mình luật lên Giêrusalem hằng năm và Ngài đã ở lại trong Đền Thờ để làm công việc của Cha Ngài mà Thánh Giuse và Đức Mẹ không biết. Thánh Luca thuật lại việc lạc mất Chúa Giêsu cho ta thấy rõ vai trò của Chúa Giêsu trong gia đình quan trọng như thế nào. Sau ba ngày tìm Con mới gặp lại con trong hoàn cảnh làm cho Đức Mẹ và Thánh Giuse ngạc nhiên sửng sốt. Thánh Giuse và Mẹ Maria mặc dù biết Con mình là Ai nhưng làm sao hiểu được ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Câu trả lời của Chúa Giêsu với Đức Mẹ: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” đây cũng là một mặc khải đòi hỏi Thánh Giuse và Đức Mẹ phải vâng phục thánh ý Thiên Chúa mặc dù hai ông bà chưa thể hiểu thấu.

Gia đình Kitô hữu chúng ta noi gương gia đình Nagiareth hãy để Chúa Giêsu làm trung tâm đời sống gia đình mình, hãy để Chúa Giêsu nối kết mọi thành viên trong gia đình. Có Chúa Giêsu hiện diện chắc chắn mọi sự sẽ được quan phòng, chăm nom trong tình yêu Thiên Chúa. Có những lúc gia đình chúng ta cũng lạc mất Chúa, mất niềm tin, mất hy vọng... hãy bắt chước Đức Mẹ và Thánh Giuse mau mắn đi tìm Chúa. Việc đi tìm Chúa đòi hỏi gia đình chúng ta phải có sự kiên trì và nhận ra Ngài trong những cảnh huống của cuộc sống. Xưa Thiên Chúa đòi hỏi Thánh Giuse và Đức Mẹ từng bước từng bước nhận ra mặc khải của Thiên Chúa trong cuộc sống của Chúa Giêsu thì nay Chúa cũng đòi hỏi chúng ta nhận ra Ngài, tin tưởng vào Ngài trong cuộc sống với tinh thần vâng phục cho dù ta chưa hiểu, cho dù khó chấp nhận...

Thánh Giuse và Đức Mẹ đã hoàn thành trọn vẹn ý định của Thiên Chúa là làm cha và làm mẹ Đấng Cứu Thế. Trong bản văn (Lc 2, 41- 52 ) được đọc hôm nay ta không thấy Thánh Giuse nói lên một tiếng nói nào, hình bóng của Thánh Giuse thật mờ nhạt nhưng không vì thế mà ta có thể nói vai trò của Thánh Giuse là không quan trọng. Thánh Giuse là chủ gia đình. Gia đình có vững chắc, có nề nếp hay không là do ở người chủ này. Mười hai tuổi Chúa Giêsu được phép theo người chủ này lên Giêrusalem. Khi lạc mất con Thánh Giuse phải vất vả và tìm kiếm. Người ở người nam thường là thế, lo lắng lắm, vất vả lắm, đau khổ lắm... nhưng ít có khi bộc lộ. Ở đây ta thấy vai trò thầm lặng của Thánh Giuse thật đặc biệt. Thầm lặng dõi tìm con để nhận ra ý Chúa muốn cho cuộc đời mình. Mẹ Maria cũng thế, sau khi gặp Con, nghe câu nói của Con dù Mẹ không hiểu nhưng Mẹ không đòi giải thích hay oán trách nhưng Mẹ suy niệm những lời ấy trong lòng.

Chúa Giêsu đã chọn gia đình là bước khởi đầu cho hành trình bước lên đồi Sọ của Ngài. Ngài đã sống vâng phục cha mẹ Ngài, thánh hóa gia đình và làm cho gia đình có một ý nghĩa đặc biệt là môi trường dưỡng nuôi Con Thiên Chúa làm người. Luca hôm nay cũng cho ta thấy đâu là cùng đích thực sự mà ta phải tiến về và đâu là bổn phận mà ta phải vâng phục “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”. Hỡi các bậc làm cha mẹ hãy vâng lời Thiên Chúa chăm lo dạy dỗ con cái, hãy yêu thương nâng đỡ chúng. Hỡi những người làm con hãy vâng lời cha mẹ và như thế là vâng phục thánh ý Chúa. Hãy làm tròn bổn phận của mình trong gia đình vì gia đình môi trường để nên thánh, môi trường đã được chính Con Thiên Chúa sống và thánh hóa. Hỡi các gia đình hãy để Thiên Chúa hiện diện trong gia đình, hãy để Chúa làm trung tâm của mọi suy nghĩ , mọi sinh hoạt...khi đó chắc chắn gia đình bạn cũng sẽ là một thánh gia thất.

------------------------------

 

ThánhGia ABC 152: GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH THU NHỎ


Lc 2, 41 -52

“Chúa Giêsu theo hai ông bà về Nadareth và luôn luôn vâng phụ họ”. (Lc 2, 51)

 

Có một đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Chòm xóm xung quanh rất khen ngợi, va: ThánhGia ABC 152


Có một đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Chòm xóm xung quanh rất khen ngợi, và người ta đã bầu chọn họ là gia đình gương mẫu, là gia đình hạnh phúc. Nhà báo đến làm một cuộc phỏng vấn. Họ hỏi người chồng: “nghe nói gia đình của ông bà hạnh phúc nhất vùng này phải không?” Người chồng cười đáp: “khổng hẳn thế, nhưng vợ chồng chúng tôi tự thấy với nhau là có hạnh phúc”. “sao ông dám khẳng định như vậy?” “chúng tôi là người công giáo; hơn nữa, tôi chưa thấy vợ tôi nặng lời với tôi khi nào, vì thế, tôi không nở lòng nào đối xử không tốt với bà ấy”. Nhà báo bèn đến hỏi người vợ; người vợ trả lời: “vì tôi rất yêu chồng tôi, nên tôi luôn cố gắng nói tốt và làm điều tốt cho chồng tôi”. Hóa ra hạnh phúc gia đình được bảo vệ một cách đơn giản như vậy sao? Ngày hôm nay, chúng ta mừng kính một mẫu gương gia đình tuyệt vời: Gia đình Thánh. Hội Thánh đề cao gia đình này có quá đáng không? Đây là điều hôm nay chúng ta cùng suy niệm.

a. Thế giới hôm nay, người ta đặc biệt quan tâm đến gia đình, vì có nhiều nguy cơ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ngay cả gia đình công giáo. Ảnh hưởng văn minh vật chất của xã hội ngày hôm nay, do quá chú trọng giá trị bên ngoài, đã làm cho nhiều gia đình mất phương hướng, không biết sống làm sao, cư xử thế nào…. Thực ra, ngày hôm nay hơn bao giờ hết, con người cần có ánh sáng Lời Chúa để hướng dẫn, nhất là giúp cho các gia đình hiểu ý nghĩa và sứ mạng của mình. Đức Thánh Cha Bênêditô 16 nói: “Con cái có quyền có một gia đình như Thánh Gia thất. Gia đình là nơi lý tưởng để mọi người học biết cho đi và đón nhận tình yêu.”

b. Bây giờ chúng ta hãy xem lại bài sách thánh ngày lễ hôm nay: Thư thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côlôssê (3, 12-21): thánh Phaolô dạy:

Hãy sống hiền hòa, nhẫn nại, tha thứ cho nhau, như chính Chúa tha chứ cho anh em. lấy đức bác ái làm nền tảng; đó chính là mối dây liên kết giữa mọi con cái Chúa.

Ước gì ơn bình an, và Lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Trong tâm tình tạ ơn, khi ta làm gì nói gì, cũng đều nhân danh Chúa Giêsu Kitô…

Vợ hãy phục tùng chồng; chồng hãy yêu thương vợ. Con cái hãy yêu thương cha mẹ. Cha mẹ đừng dùng uy quyền kẻo con cái nhác đãm.

Trong thư này, thánh Phaolô đã dạy rất xác đáng bổn phận của các thành viên trong gia đình: lấy đức yêu thương làm nền tảng trong việc đối xử - dùng tính nhẫn nại, tha thứ mà cử xử nhau – trong tất cả mọi sự, mọi người cư xử với nhau nhân danh Chúa. Mọi người khi có sự bình an thật sự của Chúa ở cùng, người ta sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau; nhất là làm sao người ta nở cư xử cứng cỏi với nhau?

b. Gia đình Thánh: Trong Phúc âm không ghi được bao nhiêu về cuộc sống của Gia đình Thánh. Dù vậy Hội thánh vẫn coi Gia đình Thánh chính là mẫu gương tuyệt vời về việc thực hiện những lời dạy của thánh Phaolô trên đây. Gia đình Thánh cũng chính là mẫu gương về việc lấy đức ái làm nền tảng cho gia đình, nhất là dùng đức ái làm dây liên kết với nhau.

Mẹ Maria là một Tạo Vật hoàn hảo của Thiên Chúa. Hiểu rõ chân lý này, chúng ta sẽ hiểu được chân lý tiếp theo: Mẹ là như thế đó, làm sao ta có thể hiểu được, nếu Mẹ không sống đức ái? hoặc không đặt nền tảng gia đình trên đức ái? Nói cách khác, vì Mẹ sống trong tình yêu hiệp thông liên lỉ với Con Mẹ, Đức Giêsu Kitô, nên khi ta nói Mẹ lấy đức ái làm nền tảng của gia đình, xem ra điều đó là thừa; vì tình yêu hiệp thông nơi Mẹ chính là hình bóng của tình yêu hiệp thông vĩnh cữu nơi thiên Chúa.

Còn Thánh Giuse nữa, vị thánh đồng trinh và khiêm tốn hết mực, được gọi là tôi trung của Thiên Chúa, làm sao lại không sống trong tình yêu hiệp thông như Mẹ Maria; có chăng mức độ hiệp thông của Thánh Cả không sao so sánh được với Mẹ Maria thôi. Những điều nói trên không phải là những ý niệm tưởng tượng ; đó chính là sự thật thần linh trong Gia đình Thánh. Cũng chính vì lẻ đó mà ta gọi gia đình này là Gia đình Thánh…

c. Gợi ý suy niệm

* “gia đình là một cộng đoàn yêu thương và hiệp nhất, vì gia đình là một tế bào xã hội, một Hội thánh thu nhỏ”. Câu nói trên không hẳn đúng với hết mọi gia đình, nhưng lại hoàn toàn đúng với gia đình Naareth. Chính vì vậy gia đình Nadareth là gương mẫu, là bài học quí giá cho mọi gia đình công giáo. Bầu khí gia đình là môi trường tốt, để đào tạo con người tốt, người công giáo tốt . Chúng ta nghỉ thế nào? Gia đình chúng ta có sẵn sàng muốn và cố gắng sống theo gương gia đình Nadareth không?

------------------------------

 

ThánhGia ABC 153: GIA ĐÌNH THÁNH GIA

 

Nếu có ai đặt câu hỏi: Gia đình nào xứng đáng là mẫu mực cho mọi gia đình khác noi theo?: ThánhGia ABC 153


Nếu có ai đặt câu hỏi: Gia đình nào xứng đáng là mẫu mực cho mọi gia đình khác noi theo? Câu trả lời chính xác nhất là:Gia đình Thánh Gia, trong đó có Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh Giu-se .

Thật vậy, Gia đìnhThánh Gia chính là mẫu mực cho mọi gia đình. Nhưng cuộc sống của Thánh gia chẳng phải là êm ả. Ðâu phải có Chúa là tránh được căng thẳng, tránh được long đong vất vả.  Nhìn lại cuộc sống Thánh gia, ta thấy có nhiều sóng gió. Có lúc tưởng như tan vỡ  khi thánh Giuse định âm thầm rút lui khi nghe tin Maria đã mang thai. Có lúc bối rối khi ở Bêlem không tìm ra chỗ trọ. Có những lúc cha mẹ đôn đáo mang con trẻ Giêsu sang Ai cập chạy trốn sự bách hại của bạo chúa Hêrôđê. Có lúc mẹ Maria phải đứng lặng người bên xác con trên núi sọ. Thánh gia chẳng được hưởng một chút ưu đãi nào. Một gia đình vô cùng thánh thiện, vô cùng gương mẫu nhưng cũng phải chịu biết bao khổ đau và nghịch cảnh.

Các gia đình trong thế giới hôm nay cũng gặp biết bao khủng hoảng đe dọa. Có những gia đình quá nghèo túng và nợ nần. Có những trẻ thơ bị thất học, bị bỏ rơi, bị lạm dụng.  Có những gia đình bị đổ vỡ vì thiếu vắng tình yêu thương. Có những xung đột giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em với nhau.

Gia đình sẽ hạnh phúc, tiếng cười sẽ vang lên, bình an sẽ ngự trị, khi cha mẹ và con cái biết nỗ lực sống trọn vẹn vai trò của mình. Vai trò đó sẽ thật sự trọn vẹn khi người ta biết yêu mến Thiên Chúa và tuân giữ giới răn của Ngài.  Mái ấm gia đình sẽ thành hình khi người ta biết lắng nghe tiếng Chúa, bước đi theo đường lối của Ngài. 

***

Nguyện xin Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh cả Giu-se luôn hiện diện trong gia đình chúng con và giúp chúng con xây dựng gia thất của chúng con được trở nên giống thánh gia của Ngài. Amen

Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1:Sirach 3:2-6,12-14 – BĐ2:Collossians 3:12-21- PÂ: Mt. 2:13-15,19-23)

------------------------------

 

ThánhGia ABC 154: Những Hêrôđê thời nay

 

Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay kể lại câu chuyện thánh Giuse đem Chúa Giêsu trốn sang Ai: ThánhGia ABC 154


Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay kể lại câu chuyện thánh Giuse đem Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập, để thoát khỏi sự bách hại của Hêrôđê và sau đó quay về Israel. Đặt bối cảnh câu chuyện trên trong Chúa nhật lễ Thánh Gia, chúng ta có thể hiểu đây là một lời nhắc nhở đến bổn phận của người làm cha làm mẹ đối với con cái.

Quả thực là ngày nay, không còn có những Hêrôđê dám công khai ra lệnh tru diệt hàng loạt trẻ nhỏ, những hình ảnh gần gũi nhất với Chúa. Nhưng nói thế không có nghĩa là không còn những Hêrôđê hiện đại tàn ác có khi còn hơn cả ngày xưa nữa. Không kể đến những Hêrôđê chuyên giết chết trẻ em ở Brasil, những Hêrôđê chuyên bắt cóc trẻ em để bán làm mãi dâm ở Bangkok... trong cuộc sống thường ngày, vẫn có thể có những Hêrôđê đang rình rập để phá hoại trẻ em: Một nền văn hoá không lành mạnh, với những phim ảnh, sách vở và báo chí khiêu dâm, một xã hội thiếu những giá trị đạo đức, luôn cổ võ cho bạo lực, khủng bố.

Ngay trong bầu khí gia đình, những Hêrôđê thời nay có thể là chính những người cha, những người mẹ đã tàn nhẫn giết chết con mình từ trong trứng nước bằng những hành động ngừa thai và phá thai mà mỗi ngày một gia tăng.

Những Hêrôđê thời nay có thể là những người cha, những người mẹ đã không biết nhường nhịn chịu đựng lẫn nhau, để rồi đã phá huỷ bầu khí gia đình bằng cách ly dị, đẩy con cái vào chốn bơ vơ lạc lõng.

Những Hêrôđê thời nay có thể là những người cha, những người mẹ không sống gương mẫu, dù chỉ là một hành vi nhỏ mọn, cũng có thể tác hại đến con cái của mình, ít nữa là về phương diện tinh thần. Không phải chỉ khi nào làm các em đau đớn về thể xác hay tinh thần, mà ngay cả khi nuông chiều một cách thái quá và vô lý... cũng đã là một cách đẩy các em vào chỗ chết. Và trong cuộc sống hiện nay không thiếu những trường hợp như thế, để cuối cùng các em trở thành những tội phạm.

Vì thế, thái độ tỉnh táo của thánh Giuse trước cuộc sống để bảo vệ Hài nhi Giêsu vẫn là tấm gương cho các bậc phụ huynh noi theo trong việc chăm sóc và giáo dục con cái mình.

Lập trường của Chúa Giêsu trong vấn đề này thật là quyết liệt như chúng ta đã từng thấy Ngài tuyên bố: Ai làm gương mù gương xấu cho một trong những trẻ này, thì thà cột cối đá vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn.

Hãy cần xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết ý thức và chu toàn bổn phận giáo dục con cái, để gia đình chúng ta có được một bầu khí yêu thương và đạo đức như Thánh Gia ngày xưa.

------------------------------

 

ThánhGia ABC 155: Lễ Thánh Gia

 

Nhân vật nữ được tuần báo Time chọn làm người của năm 1996 là công chúa Diana của Anh: ThánhGia ABC 155


Nhân vật nữ được tuần báo Time chọn làm người của năm 1996 là công chúa Diana của Anh Quốc. Trong phỏng vấn dành cho đài BBC, công chúa đã không ngần ngại bộc bạch hết câu chuyện đổ vỡ của gia đình bà. Sự đổ vỡ của gia đình vương giả này khiến nhiều người phải tiếc xót. Bởi vì, nếu xét theo những tiêu chuẩn thông thường, thì quả thực cặp vợ chồng này có mọi sự để được hạnh phúc, như danh vọng, tiền tài, địa vị. Thế nhưng tại sao họ không tìm được hạnh phúc trong gia đình? Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ này? Có lẽ họ còn thiếu một cái gì đó mà sự giàu sang phú quý không thể mua được cũng như khiến họ không thể vượt qua được khó khăn thử thách.

Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm Thánh Gia thất để múc lấy bí quyết hạnh phúc gia đình. Cũng như bao gia đình khác. Thánh gia cũng đã trải qua nhiều sóng gió, thử thách. Chúng ta hãy nhìn lại cảnh bối rối mà có lẽ ít có đôi vợ chồng trẻ nào phải trải qua: vợ sắp sinh đi tìm một quán trọ để qua đêm nhưng không có, cuối cùng phải vào một chuồng súc vật và sinh con ở đó, và rồi sau đó đã phải vội vã đi lánh nạn trong một cuộc hành trình cam go và sống giữa những người xa lạ. Bí quyết đã giúp Đức Maria và thánh Giuse vượt qua khó khăn thử thách, đó là có Chúa Giêsu bên cạnh. Sự hiện diện của Chúa Giêsu chính là nền tảng của gia đình Nagiarét.

Cũng như Thánh gia thất, ngày nay các gia đình Việt Nam cũng đang trải qua bao khó khăn thử thách. Trước tiên là cái nghèo và rồi từ nghèo khổ sinh ra dốt nát, dốt nát kéo theo bao hệ lụy khác. Tuy nhiên, nhìn vào gương Thánh gia thất, chúng ta thấy rằng nghèo khổ không đương nhiên gây nên bất hạnh và đổ vỡ cho gia đình. Tỷ lệ những đổ vỡ của các gia đình tại các nước công nghiệp tiên tiến là bằng chứng cho thấy giầu có chưa hẳn đã là một bảo đảm cho hạnh phúc gia đình.

Không những trải qua cảnh nghèo. Thánh gia thất còn phải đương đầu với bạo chúa Hêrôđê nữa. Ngày nay, các gia đình cũng phải đương đầu với nhiều thứ bạo chúa, như các phương tiện truyền thông quảng bá lối sống đồi phong bại tục nhằm lung lạc và đầu độc giới trẻ, hoặc những luật pháp áp đặt những luật lệ nhằm phá đổ chính nền tảng thánh thiêng của gia đình, chẳng hạn luật cho phép phá thai, ly dị…

Thánh gia thất đã vượt qua được sóng gió nhờ niềm tin vững chắc vào sự hiện diện của Chúa trong gia đình. Đó cũng là bí quyết mà Giáo Hội đề ra cho chúng ta khi mời gọi chúng ta chiêm ngắm Thánh gia thất. Lấy sự hiện diện của Chúa Giêsu làm nền tảng vững chắc cho gia đình chính là mặc lấy tâm tình từ bi, nhân hậu, tha thứ cho nhau; lấy sự hiện diện của Chúa Giêsu làm nền tảng vững chắc cho gia đình chính là lấy sự cầu nguyện trong gia đình làm mối giây liên kết mọi người: một gia đình cầu nguyện chung với nhau là một gia đình đứng vững, và đó là điều chúng ta phải cầu xin cho nhau.

------------------------------

 

ThánhGia ABC 156: Gia đình cộng đoàn yêu thương


(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

 

Vào năm 1990, cậu bé siêu sao màn ảnh Macaulay Culkin nổi bật với bộ phim “Ở nhà một mình”: ThánhGia ABC 156


Vào năm 1990, cậu bé siêu sao màn ảnh Macaulay Culkin nổi bật với bộ phim “Ở nhà một mình” (Home Alone). Bộ phim này với doanh thu hơn 500 triệu đô la. Bố mẹ cậu Macaulay Culkin từng đi làm kiếm sống. Ông Culkin là ông từ tại một nhà thờ ở NewYork; bà Patrica Bentrup là một nhân viên trực điện thoại. Với số tiền lớn do cậu con mang về, hai ông bà liền bỏ việc, ở nhà làm chủ những món tiền mà tài năng của cậu nhỏ còn hứa hẹn nhiều.

Nhưng kể từ khi hai ông bà ở nhà, mái ấm gia đình trở thành bất ổn. Bố mẹ Macaulay Culkin thường xuyên gây gổ với nhau tới mức bà Patrica tố cáo chồng “rượu chè be bét, xúc phạm tình dục quá đáng và bội tín”.

Bắt đầu đóng phim từ tuổi lên tám, năm nay Macaulay Culkin đã 15 tuổi. Buồn nản và cô độc trong gia đình, cậu thường tìm giải khuây trong những bữa tiệc vô độ và ở những hộp đêm. Hậu quả là sự nghiệp của ngôi sao đang lên này đã khựng lại. Ba bộ phim gần đây do cậu thủ vai chính hoàn toàn không đạt được thành công như những bộ phim ban đầu.

Anh chị em thân mến,

Gia đình là một tổ ấm khi vợ chồng biết quảng đại hy sinh cho nhau và cho con cái, mặc dù đời sống kinh tế có khi còn chật vật khó khăn. Nhưng một khi gia đình để cho tiền của chi phối, tổ ấm sẽ bị xáo trộn đưa đến ích kỷ, đổ vỡ và chia ly, điển hình là tổ ấm của gia đình của cậu Macaulay Culkin. Cho hay rằng, tiền của không làm nên hạnh phúc gia đình. Chính tình yêu quảng đại mới tạo nên hạnh phúc cho gia đình.

Trong một thời gian dài, ở Âu Mỹ, người ta đã lãng quên những giá trị gia đình. Người ta nói nhiều đến tự do cá nhân, đề cao việc nhập thể và cuộc giải phóng con người. Dựa vào tự do cá nhân, những luật lệ và quy định tự do của mình, Âu Mỹ đang tách ly tình dục khỏi tình yêu, tình yêu khỏi hôn nhân, hôn nhân khỏi việc sinh con, và việc sinh con khỏi trách nhiệm đối với Chúa. Hậu quả là ở Mỹ hiện nay con số những đứa con sinh ngoài hôn nhân lên tới 30%. Ở Anh cũng có đến 30% trẻ con sinh ngoài gia đình, hơn nữa, 20% trẻ em chỉ sống với cha hoặc mẹ và 40% cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly dị. Và tình trạng trẻ em trong các gia đình đổ vỡ này thường có xu hướng chán đời, dễ bệnh hoạn, học kém, dễ bị lôi cuốn vào tội ác hơn, rồi cuối cùng chính chúng sẽ lập lại chu trình gia đình đổ vỡ mà chúng từng là nạn nhân. Thật không một xã hội nào có thể tồn tại nếu nó dành cho trẻ em quá ít sự an toàn, sự chăm sóc và tình yêu. Bức tranh ảm đạm này hiện đang lởn vởn đe doạ phần còn lại của thế giới đang phát triển, trong đó có đất nước chúng ta.

Thử hỏi bối cảnh không mấy tốt đẹp của gia đình ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Lễ Kính Thánh Gia nói gì với các thành viên của gia đình về những giá trị mà Tin Mừng luôn đề cao?

Chúa Giêsu đã sinh ra trong một gia đình, mà lại là một gia đình nghèo ngài cũng có cha mẹ như bao trẻ em khác. Cha mẹ Ngài cũng là những người lao động phải sống bằng mồ hôi nước mắt như hầu hết các gia đình khác. Là Thiên Chúa, Ngài đã đến với loài người như một con trẻ bé bỏng, cần đến sự đùm bọc, che chở của những người thân. Cũng như bao trẻ em khác, Ngài cũng bị những biến cố lớn nhỏ của gia đình và xã hội chi phối, đưa đẩy, ảnh hưởng.

Rồi những năm thơ ấu, những thời kỳ niên thiếu và thanh niên, Chúa Giêsu đã sống bên cạnh Đức Maria, Mẹ Ngài, và Thánh Giuse, cha nuôi Ngài. Ngài cũng đã phải tập đi, tập nói, tập đọc, tập viết. Ngài cũng đã phải học Thánh Kinh, Lề Luật. Ngài cũng đã phải tập lao động với những dụng cụ như cưa, bào, đục… trên những khúc cây, tấm ván. Ba mươi năm tại Nazarét là một chuỗi ngày bình dị như hàng trăm gia đình cùng thôn cùng làng, như hàng triệu cuộc sống của con người qua các thời đại.

Trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay, bài sách Huấn Ca nhấn mạnh đến lòng hiếu thảo của người con đối cha mẹ trong gia đình, khiến chúng ta dễ dàng hình dung ra cách sống của Con Thiên Chúa làm người dưới mái ấm gia đình Nazarét. Bài Tin Mừng nhắc đến vai trò đặc biệt của Thánh Giuse trong sứ mạng bảo vệ, che chở, dưỡng nuôi Chúa Cứu Thế, và Thánh Giuse đã chu toàn vai trò đó một cách khiêm tốn nhưng anh dũng, không quản ngại hy sinh gian khó. Ở đây, vai trò của Đức Maria xem ra rất khiêm tốn, đúng với cung cách khiêm nhu của người “Nữ tỳ của Chúa”. Còn bài đọc 2 là lời nhắn nhủ của Thánh Phaolô về mối quan hệ giữa những người được Chúa yêu thương, tuyển chọn sống thành gia đình của Thiên Chúa: đó là lòng từ bi, nhân hậu, là khiêm cung, ôn hòa, là nhẫn nại chịu đựng, chấp nhận nhau và tha thứ cho nhau. Gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là một gia đình đã sống trọn vẹn hơn ai hết tinh thần ấy, vì các ngài đều là những “tôi tớ của Thiên Chúa” trong ý nghĩa là mỗi vị và cộng đoàn ba vị, đều lãnh nhận từ Thiên Chúa một sứ mạng đặc biệt. Gia đình Nazarét là gương mẫu, là lời mời gọi đến với mỗi người chúng ta trong các gia đình Công giáo ngày nay.

Thưa anh chị em, gia đình là cái nôi đầu tiên đón tiếp con người và cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết của cuộc sống và hạnh phúc. Trong gia đình, một trẻ thơ khám phá dần dần mối tương quan với thế giới chung quanh, nhận lãnh sự giáo dục đầy trìu mến của cha mẹ và những người thân thương. Đối với Kitô hữu, gia đình còn là một cộng đoàn yêu thương phản ánh cộng đoàn của Thiên Chúa, theo gương mẫu Thánh Gia Nazarét. Sứ mạng thật cao cả, nên trách nhiệm thật lớn lao của các bậc làm cha làm mẹ. Chức năng nhiệm vụ vừa cao cả vừa nặng nề ấy gia đình chỉ có thể hoàn thành nếu biết sống theo tinh thần và tâm tình của Thiên Chúa: Đó là yêu thương và tha thứ. Đó là quy luật trọng yếu trong mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa con cái và cha mẹ. Vì trong đời sống gia đình, con người có đầy đủ những dữ kiện để biến cuộc sống gia đình thành thiên đàng hoặc hỏa ngục trần gian.

Cuộc sống gia đình tạo cho chúng ta những cơ hội quý báu để thực hiện tinh thần yêu thương quên mình, mưu tìm hạnh phúc cho người khác. Cuộc sống gia đình luôn đòi chúng ta phải dẹp bỏ ý riêng mình, quan điểm riêng của mình, để tôn trọng và giúp đỡ người thân của mình phát triển về mọi mặt. Do tình hình khác nhau, giáo dục và truyền thống khác nhau, tuổi tác khác nhau, sở thích khác nhau, nên chuyện xung đột là đương nhiên không thể tránh được giữa vợ chồng, giữa cha mẹ con cái. Muốn vượt qua những xung đột, những căng thẳng ấy, mỗi người –dù vợ hay chồng, dù là con cái hay cha mẹ– đều phải thấm nhuần tinh thần phục vụ của Chúa Kitô: “Tôi đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ”. “Ai muốn làm đầu, thì hãy làm tôi tớ phục vụ mọi người” (Lc 22,26).

Anh chị em thân mến, Con Thiên Chúa làm người đã sống trong một gia đình để nói lên sự cao trọng của cộng đoàn gia đình. Nhưng thực tế chúng ta còn chứng kiến cảnh những gia đình tan vỡ và cảnh những gia đình không hội đủ điều kiện về kinh tế, tài chánh, văn hóa để những người trong đó sống cho ra người, để con cái được giáo dục nên người hữu ích cho xã hội. Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta có trách nhiệm nặng nề trong việc xây dựng gia đình của chúng ta và giúp các gia đình khác có đủ điều kiện vật chất, tinh thần để sống phù hợp với chức năng của con người, xứng với phẩm giá con người là con cái của Thiên Chúa, là anh em trong đại gia đình của Cha trên trời.

------------------------------

 

ThánhGia ABC 157: CÂY LEO HẠNH PHÚC


Chúa nhật lễ Thánh Gia

 

Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng: ThánhGia ABC 157


Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng Rembrandt. Đó là tên của một họa sĩ người Hà Lan vào thế kỷ 17 đã tìm ra cách diễn tả loại ánh sáng không đến từ bên ngoài mà phát khởi từ nội tâm. Chẳng hạn như bức vẽ chính mình năm 1671, Rembrandt đã diễn tả một người đã cao tuổi, nghèo túng, với bộ mặt râu ria lởm chởm, cằm hai múi bạnh ra, tóc bạc, áo quần xác xơ. Vậy mà ánh sáng từ bên trong đã làm nổi lên được nét đẹp nhân bản với khuôn mặt dịu hiền của một con người có lòng tốt.

NHÀ TÔI

Thời còn mài đũng quần trên ghế trung học, tôi rất mê truyện Cây Leo Hạnh Phúc và Nhà Tôi của Duyên Anh, một khám phá tuyệt diệu nhất, kỳ ảo nhất về hạnh phúc, một tác phẩm rực rỡ thương yêu, mà cũng diễn tả đúng cái nếp sống hạnh phúc giản đơn theo tâm thức của người Việt mình. Nào có gì đâu. Không thấy nói phải đi party cung phụng cười ruồi với mấy "xếp" lớn, hay phải đi ăn tiệm sang cho thêm phần gợi hứng theo tâm lý bày đặt. Nhà có thể bình thường thôi, không phải loại nhà mấy trăm ngàn Mỹ kim với hồ tắm, có phòng đậu xe riêng... Nhưng mái nhà này chứa được cái cốt tủy của gia đình đầy ắp chất tình.

Này nhé, Cây Leo Hạnh Phúc tả lại buổi Tối Ở Nhà trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư: "Cơm nước xong xuôi, trời vừa tối. Ngọn đèn treo ở giữa nhà. Cha ngồi đọc báo. Mẹ và chị kim chỉ vá may. Tôi học bài, bà đang kể cổ tích cho hai đứa em nghe... Ánh sáng của ngọn đèn tỏa xuống ngập kín căn phòng nhỏ. Thứ ánh sáng hạnh phúc kỳ diệu chỉ thấy dưới mái nhà vào những buổi tối xum họp. Bất hạnh cho những ai không có mái nhà xum họp. Càng bất hạnh cho những ai có mái nhà mà không biết hưởng tối ở nhà."

Một trong những thiệp Giáng Sinh tôi thích nhất trong đời lại là một tấm thiệp hang đá Bêlem không hề có vách núi, cũng không có lều tranh nào cả. Hài nhi Giêsu nằm gọn ngủ ngon ở giữa. Hình Đức Maria và Thánh Giuse cúi khum xuống thành mái nhà che chở, giữ hơi ấm, bật sáng lung linh giữa đêm đen lạnh buốt, làm rạng lên vẻ huy hoàng giữa những gì xem ra túng nghèo xơ xác.

Thảo nào mà người Việt thường dùng tiếng nhà tôi để chỉ về vợ hay chồng mình. Vợ hay chồng mới đúng là nhà mình chứ không phải là cái nhà mấy trăm ngàn Mỹ kim. Đánh mất con tim thì cái nhà có mắc tiền và rộng mấy cũng vẫn chỉ là một cõi tha ma trống vắng rợn người.

TIN VUI GỬI NGƯỜI ĐANG NHỚN NHÁC

Những ai đang nhớn nhác chạy ra ngoài để tìm lợi tức gia tăng trong sổ ngân hàng, để lo mua sắm thêm tiện nghi cho nhà cửa thêm sang, sẽ giật mình lắm khi đọc mà phát thèm cái khung cảnh một buổi xum họp gia đình đầm ấm mà lại rất đơn giản trên đây. Nhớn nhác đến nỗi đánh mất không biết hưởng tối ở nhà thì quả là một giá phải trả quá đắt của nếp văn minh hiện tại.

Giầu có, sang trọng, hạnh phúc, đâu có phải đến từ đồng tiền hay những bộ quần áo đắt giá, mà phải đến từ nội tâm, từ bên trong cửa nhà, và ngay cả từ những gì xem ra tầm thường có sẵn trong kiếp nhân sinh. Đó cũng là câu truyện Thiên Chúa đã nhập thể mang thân xác làm người, đi vào lịch sử con người, sống chia sẻ thân phận con người như bất cứ ai.

" Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người." (Gioan 1:14)

Chính tình thương của một Thiên Chúa làm người đã biến cuộc bể dâu của mỗi người hiện hữu trên mặt đất này mang một ý nghĩa đích thực. Chứ không phải là bị vất ra đó, lớn lên đó, giẫy giụa trong "bể khổ trầm luân" đến buồn nôn như giọng hiện sinh phi lý của Jean Paul Sartre hay bất cứ triết thuyết nào. Rằng cuộc sống này đáng sống lắm, Chúa Trời đất đã yêu thương tạo dựng để con người bước vào hưởng niềm hạnh phúc của vườn địa đàng.

DƯA HẤU VÀ QUÁI VẬT

Truyện kể về một nhà truyền giáo ngày xửa ngày xưa bỏ quê hương mình để tới một xứ lạ của những người U Mê. Một hôm ông ta thấy rất đông người chạy hốt hoảng từ ngoài đồng về trong lúc họ gặt lúa. Hỏi ra thì biết họ vừa trông thấy một con quái vật ở trong ruộng lúa.

Nhà truyền giáo tìm hiểu thì thấy chẳng có con quái vật nào hết, mà chỉ là trái dưa hấu, vì chưa bao giờ đám dân đó thấy dưa hấu. Thế nên nhà truyền giáo bèn tình nguyện đi giết ”con quái vật”. Ông ta lấy dao cắt trái dưa ra từng miếng và ăn ngon lành trước mặt mọi người để làm chứng rằng không sao đâu.

Nhưng đám Dân U Mê lại sợ hãi tột độ! Thấy máu đỏ của con quái vật bị người lạ mặt đang nhai ngấu nghiến thì nghĩ ngay rằng ông ta còn nguy hiểm quái gở hơn quái vật, và ông ta sẽ giết đám chúng mình, nếu không tìm cách đuổi ông ta đi gấp!

Thế là nhà truyền giáo bỏ chạy không kịp ngoái cổ lại.

Một thời gian sau, một nhà truyền giáo khác cũng đến xứ Dân U Mê, và cũng chứng kiến cảnh họ hốt hoảng bỏ chạy khi gặp dưa hấu vì vẫn nghĩ là quái vật. Nhưng thay vì tình nguyện đi giết ”quái vật”, ông ta hòa mình vào đám dân đó: cũng run rẩy sợ hãi, cũng thấy quả là con quái vật nguy hiểm, và cũng hốt hoảng chạy trốn như đám Dân U Mê.

Sau một thời gian dài chia sẻ mọi tâm tình của Dân U Mê, nhà truyền giáo này đã chiếm được cảm tình của họ. Và dần dần ông ta đã cảm hóa được họ nhận ra dưa hấu thay vì là con quái vật, thì lại là một loại trái cây rất tươi mát ngon lành. Và từ đó Dân U Mê đã hết U Mê, và bắt đầu trồng dưa hấu.

PHÚT TÌM LẠI ĐẦM ẤM

Phép lạ nào có thể biến những con quái vật đáng sợ thành những trái thơm ngon? Đó chính là tình thương chia sẻ. Mà tình thương lại không mua bán được ở ngoài đường, nhưng phải từ nội tâm, từ bên trong nhà, như kiểu diễn tả ánh sáng của họa sĩ Rembrandt.

Vẫn biết và thèm cảnh xum họp gia đình tối ở nhà đầm ấm và dễ dàng như vậy mà con người thời nay không thực hiện được mới lạ. Bận quá, không thể có giờ cho nhau, không xếp được giờ xum họp gia đình tối ở nhà! Vì còn phải lo tiến thân để đua chen với người. Thế ra mình cũng đang cài bẫy để sập chính mình và nhà mình mới khổ.

Trong những rối loạn về gia đình hiện nay, bao nhiêu khảo cứu về phương pháp tâm lý, sinh lý, xã hội học, cũng chẳng giải quyết gì. Vẫn biết tình thương là số một, tại sao mình không dám đặt lại giá trị và xếp đặt lại ưu tiên đời sống? Và bắt đầu ngay hôm nay, mình để giờ xây dựng tình thương gia đình bằng sự hiện diện, tạo bầu khí xum họp kiểu tối ở nhà. Mình cũng cần để giờ mỗi ngày cho chính mình, gặp lại được lòng mình, để ánh sáng nội tâm lóe lên từ thẳm sâu. Rồi mình sẽ chứng nghiệm phép lạ tìm lại được đầm ấm rất giản đơn chứ có quá phức tạp như vẫn kiếm tìm đâu!

Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản)

------------------------------

 

ThánhGia ABC 158: Xin đưa chúng con ra khỏi sự dữ


Huấn ca: 3:2-7,12-14; TV 128; Colossê 3: 12-21; Matthêu 2: 13-15,19-23

Các Thầy Giảng thân mến,

 

Ngay sau lể Giáng Sinh, việc buôn bán bớt nhộn nhịp trong các cửa hàng, và sản phẩm mua bán: ThánhGia ABC 158


Ngay sau lể Giáng Sinh, việc buôn bán bớt nhộn nhịp trong các cửa hàng, và sản phẩm mua bán chuyển sang hàng hóa mùa xuân. Các kệ trưng bày sản phẩm lể Giáng sinh đều được dọn dẹp lại để mừng năm mới. Nhưng trong nhiều nhà thờ và nhiều gia đình công giáo máng cỏ vẩn còn được trưng bày, vì mùa Giáng Sinh chưa chấm dứt. Hôm nay chúng ta nhìn vào hang đá, một khung cảnh yên lặng, an bìinh, gợi nhớ cho chúng ta bao kỷ niệm đầy yêu thương. Khung cảnh một đứa bé thơ và cha mẹ, rồi ba vua mang quà đến, đôi khi còn lại vài thiên thần.

Bài phúc âm hôm nay đưa chúng ta ra khỏi khung cảnh an bình của hang đá. Ba Vua đã ra đi. Theo phúc âm thánh Matthêu trình bày về Thánh Gia Thất trong hoàn cảnh lịch sử của người Do Thái. Người Do Thái hay người Kito hữu đọc phúc âm có thể hiểu ngay sự lo sợ của cha mẹ hài nhi và dân Israel. Ông Herod cảm thấy quyền hành của ông ta có nguy cơ bị sụp đổ vi đứa bé mới sinh. Vì trước đó ba Vua có đến thăm Herod để hỏi xem Vua dân Do Thai vừa sinh ra ở nơi nào. Vi vậy Herod lại càng lo sợ hơn khi ba Vua không trở lại để xem họ có tìm ra đứa bé không. Herod ra lệnh giết tất cả các đứa bé trai mới sinh để tránh khỏi mọi hiểm họa cho quyền hành của ông. Sau khi ba Vua ra đi, và vì cuộc sát hại của Herod, thánh gia thất phải di tản. Cả gia đình đưa nhau đi xuống Ai Cập, cũng như dân Israel lúc trước xuống Ai cập để rồi bị đàn áp.

Cũng như lúc xưa ông Moisen đưa dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, thi Chúa Giêsu cũng sẽ ra khỏi đất Ai Cập để cứu dân Ngài. Chúa Giêsu sống y như lich sử dân Do Thái thuở xưa, và Matthêu dùng lời ngôn sứ Ôsê để diễn tả:"…Ta đã goi Con Ta ra khỏi Ai Cập "(11:1). Cũng như xưa Thiên Chúa đã cứu dân Ngài ra khỏi ách nô lệ của Vua Pharaon, thi bây giờ Thiên Chúa đang che chở cho đứa bé và cha mẹ nó khỏi bị sự đe dọa của Herod.

Theo phúc âm thánh Matthêu. đứa bé sinh ra sẽ được đặt tên là "Emanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (1:23). Vậy "Chúa ở cùng chúung ta" như thế nào? Chúa đã sống như những người di cư chạy khỏi nơi sinh sống vì chiến tranh hay vì sợ hãi. "Thánh Gia Thất" phải chạy loạn để được sống an bình. Khi chúng ta nhìn vào xã hội hiện nay, thánh Matthêu muốn chúng ta quan tâm tới những người nghèo khổ bi áp bức. Thiên Chúa đang ở về phía họ. Và đây là lời dạy xuyên suốt trong phúc âm thánh Matthêu. Ở những đọan cuối, chúng ta sẽ nghe Chúa nói rõ hơn nữa:"Vì khi Ta đói các con cho Ta ăn, khi Ta khát các con cho Ta uống. Khi ta không nhà ở các con đón nhận Ta. "(Mt 25:35)

Trong lễ Thánh Gia Thất hôm nay chúng ta có thể trang hoàng thêm nhiều sao sáng lộng lẫy. Nhưng Phúc âm không muốn chúng ta làm như vậy, vì làm như thế là chúng ta đã rời xa hình ảnh thực tế của đời sống Thiên Chúa làm người trong xã hội chúng ta. Thật thế, lúc đầu chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa gặp nhiều trở ngại, ngay từ lúc Chúa Giêsu mới sinh ra và trong suốt cuộc đời Ngài.

Chúng ta nên cất những tấm thiệp chúc Giáng Sinh có những hinh ảnh rất đẹp về khung cảnh Giáng Sinh, và đưa ra tấm thiệp chỉ có một cặp vợ chồng trẻ với một đứa bé đỏ hỏn đang chạy di tản với nét mặt đầy sợ hãi lo âu. Hình ảnh di tản của Thánh Gia hiện nay chúng ta đã thấy nhiều trên báo chí hay truyền hình cảnh chạy loạn của người Phi châu ở Darfur, hay người Iraq, Afghanistan, Syria, Liban, Palestine hay ở nhiều nơi khác nữa, hoặc những người chạy trốn qua biên giới Hoa Kỳ. Hình như khắp cùng thế giới ngày nay ở đâu cũng có người chạy loạn. Ở Hoa Kỳ có người chạy vì bão Katrina không được giúp đỡ đầy đủ, và đến ngày hôm nay họ vẫn chưa được trở về nhà cũ ở Louisiana và Mississipi. Nếu chúng ta nghĩ lại đến cảnh Thánh Gia di tản thì chúng ta nên nghỉ đến biết bao gia đình cũng đang di tản. Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse là họ hàng của những người di tản.

Thánh Matthêu lại tiếp tục viết thêm là sau khi Herod chết rồi Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria tưởng là đã được yên ổn trở về quê họ, nhưng họ vẫn còn sợ vì "Átken nối nghiệp cha là Herod cai trị xứ Judea". Như chúng ta cũng thường thấy chuyện này trong xã hội chúng ta, một người thống trị chết đi thì có người khác lên thay thế. Chúng ta hãy nhìn sự sợ hãi được diễn tả trong phúc âm hôm nay. Cặp vợ chồng trẻ sau cùng quyết định trở về Nazareth chứ không về lại Bêlem là quê thật của họ. Nazareth thuộc xứ Galilê là xứ người ngoại, không phải xứ người Do Thái.(Mt.4:15) Họ là người xứ Judêa. Vậy bây giờ về sống ở xứ người, nói giọng khác người bản xứ họ sẽ cảm thấy thế nào? Họ cũng giống những người di cư bây giờ, vì đi đến đâu thì người địa phương lại thắc mắc về họ. Đôi khi họ cũng muốn trở về quê cũ, có dòng họ, bạn bè cũ để có đời sống quen thuộc như trước kia.

Câu chuyện của Thánh Gia bắt đầu với việc hứa hôn của Maria, sự có thai bất ngờ. Và từ đó việc đám cưới về nhà chồng và sinh con ra đều bất thường cả. Bao nhiêu thay đổi trong chương trình của họ, và bây giờ phúc âm lại đưa thêm một bất ngờ khác nữa: Thiên thần bảo thánh Giuse:"Hãy chổi dậy, đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn qua Ai Cập..." Tuy họ ở trong cảnh lo sợ, nhưng chúng ta cũng biết chắc là Thiên Chúa che chở cho họ. Thiên Chúa điều khiển tất cả mọi sự, và chính Thiên Chúa đưa đường dẫn lối cho họ.

Hiện nay vấn đề "di cư" là một sự kiện nóng ở Hoa Kỳ, và được nhắc đến trong tất cả những cuộc bàn luận về chính trị. Nhưng đây không những chỉ là một vấn đề chính trị, kinh tế và pháp luật, mà còn là vấn đề con người và bản vị. Vì nó có ảnh hưởng đến bao nhiêu người nghèo khó; nên giáo hội có lên tiếng bênh vực. Các Giám Mục dựa vào lời dạy của giáo lý hội thánh về công lý xã hội, có lên tiếng cho rằng chính sách về di dân có sai sót và cần được sữa chữa lại. Các Giám Mục kêu gọi giúp 11 triệu người không có giấy tờ hợp lệ, hay đang làm việc tạm bợ trong chương trình đưa người nước ngoài vào làm việc, được hợp thức hóa giấy tờ để được làm việc an toàn và để sau này gia nhập quốc tịch, vì có rất nhiều người bị bọn lợi dụng đưa họ qua biên giới với giá bóc lột. Giáo Hội kêu gọi sự công chính để giúp người di tản được thực hiện thủ tục nhập cảnh hợp pháp. và cùng lúc ấy cũng kêu gọi sự bảo vệ biên giới quốc gia.

Vấn đề di cư đang rất rối rắm, nên chúng ta không nên vội đổ lỗi và gọi những người ấy là "bất hợp pháp". Họ là những người đã làm những việc mà tổ tiên chúng ta trước kia đã làm, là tìm một nơi để cho gia đình con cháu được sống yên ổn làm ăn.

Lễ Thánh Gia Thất nhắc chúng ta nghĩ đến vấn đề di cư. Ngay từ đầu kinh thánh là lịch sữ của một dân tộc du mục thường di cư tìm chổ lập nghiệp. Có thể là vì Thiên Chúa gọi bảo họ ra đi, hay vì dân Chúa bị bắt buộc phải di tản đến một nơi đất khách quê người. Thánh Gia Thất là một gia đình di cư và phúc âm cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu không nơi gối đầu yên ổn.

Chuyễn ngữ Fx Trọng Yên,OP.

Lm Jude Siciliano OP - Vietcatholic.net

------------------------------

 

ThánhGia ABC 159: Thánh cung gia đình - gia đình thánh


(Mt 2,13-15. 19-23)

Chúa nhật Lễ Thánh Gia

 

Các nhà xã hội học ngày nay đều khẳng định rằng: «Gia đình là một thánh cung, và là một trong: ThánhGia ABC 159


Các nhà xã hội học ngày nay đều khẳng định rằng: «Gia đình là một thánh cung, và là một trong những thánh cung cuối cùng còn lại của thời đại chúng ta!»

Điều đó đúng hay sai và mang một ý nghĩa quan trọng như thế nào, người ta có thể kiểm chứng được một cách cụ thể trong những ngày này tại các gia đình Âu Mỹ: Trong dịp đại lễ Giáng Sinh, hầu như tất cả mọi thành viên của gia đình, dù suốt năm vì bất cứ lý do nào – học hành, sinh kế, du lịch, v.v… - phải xa nhà, thì vào dịp Giánh Sinh đều cùng nhau quay trở về đoàn tụ trong mái ấm gia đình. Chính các tầng lớp trẻ ngày nay đã đánh giá rất cao ý nghĩa và các giá trị của gia đình, chứ không chỉ coi gia đình như là quê quán, như là nơi nương ẩn, lý do ngày nay người ta khó tìm được một nơi nào khác an ninh bình yên đúng nghĩa hơn.

Thật vậy, chỉ trong gia đình người ta mới cảm nhận được bản chất thực sự của cuộc sống một cách đúng đắn, gần gũi, thân thiết và trọn vẹn nhất, chứ không còn là một điều khát khao mơ ước nữa. Gia đình chính là ngôi trường đích thực cho con người học sống và học làm người qua những sắc thái của cuộc đời: Sự gần gũi và sự xa lạ, sự tin tưởng và sự sợ hãi, sức khoẽ và bệnh tật, xích mích va chạm và thông cảm tha thứ, yêu thương và hờn giận, sự chăm sóc lo lắng và trách nhiệm bổn phận, v.v… Vâng, chính ở đây, chính trong gia đình, là nơi quyết định: liệu một người đã trang bị cho mình đầy đủ tư cách để chính thức bước vào cuộc đời và có đủ khả năng hòa hợp được với xã hội nhân quần, để qua đó, có được một cuộc sống an bình hạnh phúc hay không!

Nhưng sự trau dồi, học hỏi và rèn luyện đó sẽ hoàn toàn mang tính cách khiếm khuyết, vụn vặt và dở dang, nếu từ trong gia đình một đứa bé không có được điều kiện để học biết đức tin, nghĩa là học biết được nguồn gốc cuộc sống của nó và mục đích sau cùng mà cuộc sống của nó phải nhắm đạt tới: Thiên Chúa Tạo Hóa! Bởi vì đức tin mở ra cho cuộc sống con người một chiều kích mới và qua đó làm cho cuộc sống con người được phong phú và mang đầy đủ ý nghĩa.

Do đó, «thánh cung gia đình» hoàn toàn mang tính cách trần thế và chỉ dừng lại trong phạm vi trần thế của nó, nếu như nó không mở rộng được tầm nhìn của mình để vươn tới chiều kích «thánh thiêng», vươn tới Thiên Chúa và thế giới huyền linh siêu nhiên của Người. Đây là điều khó khăn vất vả mà những bậc cha mẹ ngày nay còn gắn bó với đức tin đang phải đối mặt. Nhưng ở đây người ta cũng gặp phải một sự mâu thuẩn, đó là: một đàng, nhiều cha mẹ mong muốn cho con cái có được sự giáo dục về tôn giáo; nhưng đàng khác, chính họ lại thường cảm thấy mình bất lực trong việc hướng dẫn con cái về vấn đề đức tin. Hay: một đàng, họ muốn nắm giữ quyền quyết định về mức độ và cách thức giáo dục con cái về đức tin phải thế này thế kia; nhưng đàng khác, trách nhiệm giáo dục con cái về đức tin họ lại khoán trắng cho «các người chuyên môn» của Giáo Hội.

Ngày Lễ Thánh Gia Na-da-rét hôm nay giới thiệu cho chúng ta một kinh nghiệm sống cụ thể, đó là: Trong cuộc sống người ta học hỏi được đức tin và nhờ đức tin người ta học hỏi được phải sống thế nào cho đúng đắn. Bởi vậy, gia đình cũng chính là nơi người ta học hỏi được đức tin. Gia đình là ngôi trường đầu tiên đào tạo đức tin của con người.

Chính từ vòng tay của cha mẹ, đứa bé có thể học hỏi và khám phá ra được rằng nó có thể tin tưởng vào cuộc đời. Đứa bé học chấp nhận các tương quan với thế giới ngoại cảnh, học phải đối mặt với những lo âu sợ hãi cũng nhữ khó khăn của cuộc đời như thế nào và học để có thể chinh phục và làm chủ được cuộc sống của mình. Ai được yêu thương thì mới biết thương yêu. Ai biết mình được chấp nhận và được tiếp đón, người đó mới có thể chấp nhận được chính mình và chấp nhận được người khác. Chính trong những bước học hỏi quan trọng và chính yếu này của đứa trẻ, cha mẹ là những người thầy cô giáo, những người dẫn đường đầu tiên giúp đứa bé tìm gặp được Thiên Chúa, bởi vì chính Thiên Chúa là sự sống và là tình yêu.

Nếu thế, tại sao các bậc cha mẹ lại không tạo cho con cái mình có thêm điều kiện để khám phá và tìm gặp được Thiên Chúa một cách sống động và cụ thể qua các dấu chỉ và lời nói trong các kinh nguyện, trong các giờ cử hành lễ nghi Phụng Vụ, nhất là trong việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể?

Vậy, để «thánh cung gia đình» mang đầy đủ ý nghĩa của nó, thì gia đình cũng phải «thánh», cũng phải là nơi đầu tiên giúp cho con người gặp gỡ được Thiên Chúa qua tình yêu thương chân thành, sự thông cảm tha thứ, sự hy sinh quảng đại và tinh thần trách nhiệm đối với nhau.

Lm. Nguyễn Hữu Thy

------------------------------

 

ThánhGia ABC 160: Noi gương Thánh Gia


(Mt 2,13-15. 19-23)

Chúa nhật Lễ Thánh Gia

 

Cả ba bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay tuy đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của đời sống hôn: ThánhGia ABC 160


Cả ba bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay tuy đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của đời sống hôn nhân và gia đình, nhưng đều nói tới một điểm quy chiếu duy nhất của đời sống ấy. Bài sách Huấn Ca mở đầu ngay với khẳng định "Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con". Thánh Phaolô thì dạy "Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu..." Còn Tin Mừng thánh Matthêu không ngần ngại cho thấy các biến cố của đời sống gia đình đều "để ứng nghiện lời Chúa đã phán xưa qua miệng ngôn sứ".

Khi đọc Tin Mừng, chúng ta không thể phủ nhận sự thật này là "Lời Chúa, Ý muốn của Chúa" đó là yếu tố cấu thành nên Gia Đình Thánh Gia. Nếu chính Ý Chúa qua Lề Luật đã dẫn đến việc đính hôn của Giuse và Maria, thì cũng chính là Lời đã Nhập Thể, đã đầu thai trong lòng Trinh Nữ , và cũng chính là Lệnh Truyền đã đưa Giuse đến quyết định đưa Maria về chung sống. Và cũng từ ngày đó, Giuse đã chăm lo để Thánh Ý luôn luôn được thực hiện một cách hòan hảo nhất cho Gia Đình Thánh. Đó cũng chính là tâm nguyện tuyệt đối của Maria từ khi thưa với Sứ Thần "Này tôi là tôi tá Chúa, xin vâng như lời sứ thần truyền", cho đến tận Núi Sọ khi Bà hiến dâng Con Yêu cho Thiên Chúa và cho nhân lọai. Và là trọn vẹn cuộc sống của Đức Giêsu, người con duy nhất của Gia đình, như chính Ngài khẳng định "Ta đến không để làm theo ý ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai ta."

Đọc Tin Mừng, chúng ta càng không thể phủ nhận sự thật lớn lao trọng tâm của gia đình chính là "Hài Nhi": đó là lý do, là mục đích cho mọi quyết định, mọi lựa chọn, mọi hành vi của gia đình như chúng ta thấy trong câu chuyện hôm nay, dù phải từ bỏ mọi quyền lợi chính đáng của bản thân mỗi thành viên. Và chính "Hài Nhi" khi được đón nhận với tình yêu thương quảng đại đã làm triển nở cách hài hòa và bền vững mái ấm gia đình.

Tuy nhiên sự thật về "Hài Nhi" trong Tin Mừng phải là sự thật của mỗi một hài nhi trong mỗi gia đình nhân lọai, đó là điều đã được công bố trong Gia Đình Thánh và phải được tiếp tục công bố trong mỗi gia đình Kitô hữu. Đó là "cuộc sống cá biệt này, một mặt thấy thật bình thường và đơn sơ, mặt khác lại rất lạ lùng và mầu nhiệm, đã đưa Nước Thiên Chúa vào lịch sử nhân lọai và "đem sức mạnh của Nước ấy vào mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội, vốn bị vây bọc bởi tội lỗi và sự chết". Bằng lời nói và việc làm của mình, nhất là bằng đau khổ, cái chết và sự sống lại, Đức Giêsu đã thi hành ý muốn của Cha Ngài là hòa giải tòan thể nhân lọai với Chúa Cha, sau khi quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo bị tội nguyên tổ cắt đứt... Bằng cách này, ơn cứu độ đã được thực hiện một lần dứt khóat...vì lời nói và việc làm, nhất là sự phục sinh của Ngài từ cõi chết, đã mặc khải cho chúng ta thấy Ngài đúng là Con Thiên Chúa..." (THGHTAC 11). Tông huấn cũng nhận định "gia đình là nơi bình thường cho giới trẻ lớn lên, để đạt tới sự trưởng thành cá nhân và xã hội", mặt khác "gia đình chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong các nền văn hóa Á Châu..." do đó Tông Huấn nhấn mạnh "Các gia đình Kitô hữu cũng như tòan thể Giáo Hội phải là nơi lấy chân lý Tin Mừng làm quy luật sống và làm qùa tặng mà mỗi thành viên của gia đình mang đến cho cộng đòan rộng lớn hơn."

Qua các cử hành liên quan tới Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh, cũng như sự hòan thành sứ mạng, vai trò và địa vị của mỗi thành viên trong Gia Đình Thánh, chúng ta cảm nghiệm và xác tín cùng với các Nghị Phụ THĐGMAC "Chúa Thánh Thần là tác nhân chủ yếu..." và "sứ mạng trần gian của Chúa Giêsu được hòan thành nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần...", vì thế gia đình kitô hữu cũng như chính Giáo Hội phải luôn lắng nghe và đón nhận lời nhắc nhở của Chúa Thánh Thần rằng mình "không phải là cùng đích của chính mình". Giáo Hội cũng như gia đình "được trao cho nhiệm vụ trở thành dấu chỉ và dụng cụ chân thực để Chúa Thánh Thần họat động...làm chứng cho Đức Giêsu Cứu Thế một cách mới mẻ và hiệu qủa trong tất cả các hòan cảnh khác nhau..."

Vì vậy, điều mà Thánh Phaolô khuyên các gia đình "anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại...chịu đựng và tha thứ...và trên hết mọi sự, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo." , mối dây mà nơi khác Thánh Tông Đồ khẳng định chính là Thánh Thần. Những lời khuyên ấy thực sự, chúng ta đều đã gặp thấy được sống trọn hảo thế nào trong Gia Đình Thánh Gia, phải trở nên khuôn mẫu cho mọi gia đình.

Ước gì khi chúng ta sốt sáng cử hành tôn vinh Thánh Gia Thất, thì chúng ta cũng được chia sẻ cùng một Thánh Thần của Gia Đình Thánh để làm cho "Hài Nhi Giêsu" được lớn lên đạ tới mức viên mãn trong mỗi thành viên gia đình của chúng ta.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên

------------------------------

 

ThánhGia ABC 161: Để sống tốt đẹp và hạnh phúc


(Mt 2,13-15. 19-23)

Chúa nhật Lễ Thánh Gia

 

Trong một cuộc họp mặt của những bạn học cũ, nhiều người kể cho nhau nghe về những thành: ThánhGia ABC 161


Trong một cuộc họp mặt của những bạn học cũ, nhiều người kể cho nhau nghe về những thành đạt và hạnh phúc cũng như bất hạnh của mỗi người. Họ còn nói về địa vị mà họ nắm giữ trong xã hội, về những bằng cấp họ đạt được và về những phần thưởng họ có. Duy có một người làm ai cũng phải ngạc nhiên suy nghĩ khi người đó phát biểu rằng: “tôi chẳng có gì thành đạt lắm về địa vị cũng như tài sản. Nhưng tôi đã học được cách phân biệt giữa cái quan trọng với những cái vặt vãnh, giữa thảm họa thực sự với những cái khó chịu hằng ngày, học được cách đánh giá con người, trong đó có cả bản thân tôi. Tất cả thành đạt của tôi là ở chỗ đó’.

Theo lời những người xung quanh cho biết khi đưa ra những nhận định khác thường trên, anh ta không phải không thành đạt trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, nhưng anh ta đã không tự hào về những điều đó, trái lại điều mà anh ta cho là quan trọng nhất đối với mọi người là khả năng điều khiển được thế giới bên trong của mình. Bởi vì bất cứ ai có một tâm hồn trung thực lành mạnh, biết lo lắng tới những vấn đề cần thiết quan trọng, bỏ qua những cai vặt vãnh hư hèn và biết quan tâm tới cuộc sống của những người chung quanh đều có thể xây dựng cho mình được một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.

Tuy nhiên thử hỏi tại sao phần lớn các gia đình lại khó có được một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc như lòng mong muốn? Đặt vấn nạn như vậy, tất nhiên sẽ có nhiều nguyên nhân tùy theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi, từng sự cố đặc biệt, nhưng tựu trung chúng ta có thể tóm lược thành ba nhóm yếu tố tiêu biểu sau đây.

Nhân tố thứ nhất là đổ lỗi cho số phận. Nhiều người hay so sánh cuộc sống của gia đình mình với những gia đình chung quanh rồi cho rằng mình trót sinh nhầm thế kỷ nên luôn gặp thất bại, không thi thố được tài năng trong khi bạn bè luôn gặp vận đỏ. Ngoài trừ những hoàn cảnh đặc biệt hay đùa cợt con người, nhưng chính con người và toàn bộ tính cách, phẩm chất của con người ấy góp phần rất lớn vào việc tạo ra số phận của mình, chứ không hẳn do áp lực sẵn có bên ngoài tạo ra.

Nhân tố thứ hai là hay chán nản thất vọng. Thất vọng có thể do gặp thời điểm ít hứng thú như bệnh tật, thời tiết … hoặc do mang mặc cảm suy nhược yếu đuối nên làm gì cũng thất bại và dần dần thu mình vào ốc đảo chán chường. Cũng có thể do quá cao vọng, đặt mục tiêu quá sức nên khi gặp khó khăn, trở ngại lớn dễ bỏ cuộc và đâm thất vọng.

Nhân tố thứ ba là hay phàn nàn kêu ca. Nếu trong gia đình mà có người hay cằn nhằn than trách đủ điều sẽ làm cho những người xung quanh bực mình, rồi cô lập và tránh xa người đó. Nguyên nhân do ít hay nhiều còn mang tính ích kỷ, không thông cảm, khó tha thứ. Thế là gia đình sinh lủng củng, chia rẽ trầm trọng.

Khi đã biết những nhân tố gây bất hạnh trong gia đình, chúng ta lại tự hỏi phải làm gì tiếp để tránh những bất hạnh và có thể xây dựng được một gia đình êm ấm hạnh phúc.

Trước tiên là phải sống trung thực, đúng phẩm cách của một con người trưởng thành, nghĩa là phải làm chủ được mình trong mọi tình huống của cuộc sống. Muốn làm chủ tính chất, phẩm cách của mình được thì phải có một tâm hồn lành mạnh, vui tươi, lạc quan. Vì khi làm chủ được mình thì dễ dàng thắng vượt được mọi thử thách, trở ngại.

Thứ đến là phải khôn ngoan sáng suốt để phân biệt giữa cái tốt và cái xấu theo lương tâm chân chính, giữa điều quan trọng với chuyện lặt vặt. Nhất là phải luôn đại lượng để biết bỏ qua những chuyện nhỏ, những thiếu sót mà không quan trọng hóa cũng như không đay nghiến dằn mặt mãi.

Cuối cùng phải quan tâm tới cuộc sống của những người thân xung quanh để chia sẻ, thông cảm, động viên, giúp đỡ họ hoàn thiện, cải thiện nên người tốt. Ích kỷ, nhỏ nhen gây chia rẽ đổ vỡ bao nhiêu thì yêu thương tha thứ hàn gắn, xây dựng bất nhiêu.

Có thể nói những điều trên đã được những phần tử trong Thánh Gia Thất thực hiện một cách trọn hảo để mọi gia đình noi theo mà làm cho gia đình được hạnh phúc đích thực.

Quê Ngọc, Đừng chế giễu Chúa, tập một

------------------------------

 

ThánhGia ABC 162: Gia Đình: Cộng Đoàn Tình Yêu


Chúa nhật Lễ Thánh Gia

 

Sau mấy chục năm di cư và sinh sống tại đất Mỹ, chúng ta đã được mắt thấy tai nghe những: ThánhGia ABC 162


Sau mấy chục năm di cư và sinh sống tại đất Mỹ, chúng ta đã được mắt thấy tai nghe những cảnh đổ nát của một số gia đình Việt Nam tị nạn tại Mỹ: cảnh vợ chồng ngoại tình, ly thân hay ly dị; cảnh cha mẹ từ con; cảnh con cái bỏ nhà ra đi; cảnh anh em trong cùng một gia đình tị hiềm chém giết lẫn nhau.

Một gia đình nọ với hai vợ chồng trẻ và bốn mụn con. Họ có nhà đẹp với đầy đủ tiện nghi. Họ có xe mới. Hai vợ chồng lập gia đình với nhau tại Việt Nam khi mới 15, 16 tuổi đời. Thế nhưng, sau khi sống tại Mỹ được ít năm, người vợ bỗng dưng bồng đứa con út đi theo người tình mới! Gia đình bắt đầu tan nát: nhà bán, xe bán, ba đứa con còn lại sống nheo nhóc với người cha tủi sầu! Được hỏi lý do, người vợ cho biết vì không có tình yêu đích thực đối với người chồng cũ.

Một câu truyện khác xẩy ra tại miền Nam nước Mỹ. Hai anh em ruột cùng làm tầu đánh tôm chung với nhau, nhưng vì chia chác tiền nong không đều, nên người em tức máu lấy xe rượt đuổi người anh ngoài đường. Túng thế, người anh phải nhẩy qua hàng rào nhà hàng xóm, nhưng đứa em nhất định không tha, tông xe qua hàng rào, húc người anh té xuống, rồi chạy xe đè lên thân xác người anh, day qua day lại. Nạn nhân đã tắt thở sau khi được đưa tới nhà thương.

Anh chị em thân mến,

Những mẩu truyện trên đây là một vài thí dụ trong hàng trăm hàng ngàn cảnh gia đình đổ nát ngày nay. Tại sao có những cảnh gia đình tan hoang đó? Phải chăng nền tảng của gia đình là "tình yêu" đã bị lung lạc tận gốc? Phải chăng tình yêu đích thực giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau đã bị mai một, đã bị xúc phạm?

Theo Công Đồng Vaticanô II, gia đình là một "cộng đoàn tình yêu" (Cf. Gaudium et Spes 47, 48). Thực vậy, gia đình được xây trên nền tảng tình yêu. Chính do tình yêu mà một người nam và một người nữ kết hợp với nhau làm nên một gia đình. Con cái sinh ra trong gia đình cũng chính là hoa trái của tình yêu giữa người cha va người mẹ. Anh em sống hòa hợp với nhau trong một gia đình là do tình yêu huynh đệ. "Anh em xum họp một nhà, bao là tốt đẹp bao là sướng vui".

Gia đình là một cộng đoàn tình yêu, trong đó vợ chồng thương yêu nhau, cha mẹ mến yêu con cái, con cái thảo hiếu kính yêu cha mẹ, anh chị em thương mến nhau bằng tình yêu huynh đệ. Cũng chính vì gia đình là một cộng đoàn tình yêu, nên thánh Phaolô qua thư gửi giáo đoàn Côlôsê đã kêu gọi chúng ta: "... trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, ... anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện phải oán trách người kia" (Col 3:14,12). Tất cả những tâm tình, những đức tính đó là kết quả của một tình yêu đích thực.

Gia đình phải là một gia sản yêu thương qúy đẹp và độc đáo, một môi trường yêu thương đậm đà tình nghĩa theo tinh thần Phúc Âm. Trong cái gia đình đầm ấm này, chính cha mẹ là hồn sống, là con tim thể hiện tình phụ tử và mẫu tử; anh chị em yêu thương nhau, nhường phần hơn, nhịn nết xấu, đoán ý lành cho nhau.

Ở đây, chúng ta nhắc lại tấm gương yêu thương trọn hảo của gia đình Nagiarét: Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và thánh Giuse. Chúa Giêsu đã trở thành trung tâm điểm của Thánh Gia. Mọi hoạt động, mọi lời nói, mọi tư tưởng của Mẹ Maria và thánh Giuse đều thực hiện cho Chúa Giêsu và vì yêu Chúa Giêsu. Ngược lại, Chúa Giêsu đã yêu mến vâng phục Mẹ Maria và thánh Giuse, như Phúc Âm thánh Luca thuật lại: "Ngài theo hai ông bà trở về Nagiarét và Người vâng phục hai ông bà". Vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình Yêu, nên trung tâm tình yêu của Thánh Gia Nagiarét chính là Chúa Giêsu. Hay nói cách khác, Thánh Gia là một cộng đoàn tình yêu trọn hảo.

Vì là một cộng đoàn tình yêu trọn hảo, Thánh Gia Nagiarét đã trở thành mô phạm cho các gia đình. Nếu là người vợ, người mẹ trong gia đình, chúng ta hãy học gương yêu thương tuyệt hảo của Mẹ Maria đã dành cho Chúa Giêsu và thánh Giuse. Nếu là người chồng, người cha trong gia đình, chúng ta hãy học gương yêu mến tuyệt vời của thánh Giuse dành cho Chúa Hài Nhi và Mẹ Thánh Người. Nếu là con cái trong gia đình, chúng ta hãy học với Chúa Giêsu Vua Tình Yêu để biết cách yêu mến vâng phục và kính trọng cha mẹ của chúng ta.

Anh chị em thân mến,

Để cho gia đình chúng ta mãi mãi là cộng đoàn tình yêu, chúng ta hãy nài xin Thánh Gia Nagiarét ngự trị giữa gia đình chúng ta, để các Ngài điều khiển mọi người chúng ta, dạy cho chúng ta biết yêu thương như Chúa Giêsu, như Mẹ Maria và Thánh Giuse đã yêu thương nhau.

Rev. Raymond Thư, CMC

------------------------------

 

ThánhGia ABC 163: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


LỄ THÁNH GIA , năm A

CHÚA GIÊSU, MẸ MARIA và THÁNH GIUSE

Mt 2, 13-15.19-23

 

Không ai tự trời xuống, mà cũng không ai tự dưới đất chui lên.Tất cả phải có một gia đình. Ai: ThánhGia ABC 163


Không ai tự trời xuống, mà cũng không ai tự dưới đất chui lên.Tất cả phải có một gia đình. Ai cũng phải có mẹ, có cha. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta bắt gặp ba nhân vật đêm Giáng Sinh: thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Thật vậy, hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Thánh Gia:” Phúc thay người ở trong Nhà Chúa. Họ luôn luôn được hát mừng Ngài “( TV 83,6 ). Thánh Gia xét theo bình diện trần thế, gia đình của Chúa Giêsu chỉ là một gia đình bình thường, đủ ăn, đủ mặc, nếu không nói được là nghèo. Tuy nhiên, xét theo phương diện quyền thế, lẽ dĩ nhiên không ai có thể so sánh với Ba Đấng: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Chúa Giêsu chính là Đấng Emmanuen, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi “. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình…Và Ngài đã giảng hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ Bửu Huyết đổ ra nơi Thập Giá, cho mọi vật trên trời, dưới đất “ ( Cl 1, 15-20 ). Đức Kitô là Chúa, là Vua vũ trụ, Ngài quyền năng vô cùng…Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Ngài. Ngài đã đến để chúng ta được sống và sống dồi dào ( Ga 1,4; 14,5 ).

Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương các thiên thần và các thánh.Mẹ cũng là Mẹ của Hội Thánh, của nhân loại và của mỗi người chúng ta. Mẹ luôn có quyền thế trước mặt Thiên Chúa và trước mặt nhân loại. Thánh Bênađô đã nói một câu rất chí lý:” Tất cả những ơn lành đến với chúng ta đều qua tay Đức Mẹ “. Chính vì thế, Hội Thánh và mọi người Kitô hữu đều an tâm khi có Mẹ ở bên cạnh.

Thánh Giuse là Đấng công chính, đã được Thiên Chúa chọn lựa để bênh vực Mẹ Maria trước luật pháp và được chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài có công lớn lao không ai sánh bằng vì Ngài đã nuôi dưỡng Thánh Gia, bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Thiên Chúa đã chọn cho Chúa Giêsu một gia đình. Chính vì thế, gia đình là nền tảng của xả hội nhân loại. Tội lỗi đã xâm nhập vào gia đình thứ nhất, gia đình của ông Ađam và bà Eva, đã phá hủy tận căn gia đình này. Thiên Chúa đã muốn cải tạo xã hội nhân loại khi sai Con Một Ngài là Chúa Giêsu đến trong một gia đình. Gia đình Nagiarét, nơi Chúa sống những ngày ẩn dật 30 năm là trường học lý tưởng cho mọi gia đình nhân loại. Nơi gia đình Nagiarét có đầy đủ mọi nhân đức cao trọng nhất: Ba Đấng đều sống khiết trinh, khiêm nhượng và vâng phục. Tất cả gia đình Nagiarét lúc nào cũng tuân phục và làm theo ý của Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên khi sai Chúa đến gia đình Nagiarét, Chúa Giêsu không chỉ vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria nhưng Ngài còn luôn tuân phục và sống tình con thảo với Cha của Ngài là Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hằng tuân phục thánh ý Cha và lời ngôn sứ Siméon đã tiên báo về Hài Nhi Giêsu luôn làm cho Mẹ Maria và gia đình Thánh Gia suy nghĩ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu sau này càng lúc càng cho chúng ta hiểu được ý Chúa Cha:” Ai là Mẹ, là anh em. Đó là những ai biết nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa “.
Chúa Giêsu luôn mời gọi con người hướng lòng lên cao hơn để hiểu thế nào là gia đình theo ý Thiên Chúa. Gia đình mà Chúa muốn không phải chỉ liên kết với nhau bằng những mối dây thịt máu, nhưng còn hướng tới sự đồng tâm nhất trí về sự vâng phục và thực thi ý của Thiên Chúa.

Gia đình Thánh Gia, nơi đào tạo đức ái, mẫu gương cho mọi người noi theo. Cả Ba Đấng đã quên mình để nghĩ đến người khác, phục vụ người khác. Cứ xem gương Ba Đấng phục vụ lẫn nhau chúng ta sẽ rút ra được bài học đức ái lớn lao như thế nào. Và cũng chính nơi gia đình Thánh Gia chúng ta học được bài học lao động siêu việt. Tất cả đều lao động để góp tay vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói:” Cha Ta làm việc không ngừng, Ta cũng làm việc không ngừng “.

Vâng, gia đình là nơi đào tạo và giúp đưa con người đi vào xã hội. Gia đình cũng là Giáo Hội nhỏ, thu hẹp, trong đó đức tin được triển nở và lớn lên. Gia đình cũng giúp con người tham gia, góp tay vào công trình cứu chuộc của Chúa và đi vào xây dựng những gia đình thánh thiện, đạo đức và gia đình cũng là nơi của những con người được cứu chuộc.

Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng nhiệt thành bắt chước Thánh Gia để chúng con thực thi thánh ý Chúa, dấn thân phục vụ tha nhân và sống cầu nguyện, hy sinh, bác ái. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT

------------------------------

 

ThánhGia ABC 164: Thánh Gia đối phó với khó khăn


CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA

Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng  (Mát-thêu 2:13-15.19-23)

 

Lửa thử vàng, gian nan thử đức.  Như bài Tin Mừng hôm nay kể lại, việc Thánh Gia phải chạy: ThánhGia ABC 164


          Lửa thử vàng, gian nan thử đức.  Như bài Tin Mừng hôm nay kể lại, việc Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai-cập là “để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ:  Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.  Nhưng sự kiện còn cho chúng ta dịp suy gẫm những nhân đức tuyệt vời của một gia đình gương mẫu trước sóng gió cuộc đời.

          Cái nghèo đã là một khó khăn lớn đối với Thánh Gia khi “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lu-ca 2:7), dù là một nơi bình dân rẻ tiền.  Sách Tin Mừng không cho chúng ta biết thánh Giu-se xử trí thế nào trong hoàn cảnh Đức Mẹ sắp sinh con.  Nhưng kiếm được một nơi như túp lều của người chăn chiên ngoài cánh đồng cũng cách thỏa đáng trong lúc khẩn cấp.  Bài học hay ở đây là can đảm chấp nhận khó khăn và làm hết sức có thể để thắng vượt.  Động lực nào đã giúp các ngài can đảm và nhẫn nại như vậy?  Chính là sự hiện diện của Ngôi Hai Thiên Chúa.

          Khó khăn trong hoàn cảnh Chúa giáng Sinh vừa qua khỏi thì khó khăn bách hại lại đến.  Ở đây chúng ta thấy nổi bật vai trò của vị gia trưởng là thánh Giu-se.  Tuy việc quán xuyến và che chở của ngài không được nhắc đến, nhưng chúng ta chắc chắn ngài đã chu toàn bổn phận của người đứng đầu gia đình.  Vừa mới được dễ thở và an ủi đỡ nâng khi các nhà chiêm tinh tới thờ lạy Hài Nhi thì tai biến lại xảy tới:  Vua Hê-rốt sắp tìm giết Hài Nhi!  Vậy thánh Giu-se ứng xử như thế nào? 

          Trước hết ngài luôn theo kế hoạch của Thiên Chúa.  Với suy nghĩ thường tình của chúng ta, đâu cần phải chạy trốn đi một nơi quá xa xôi và lạ lẫm!  Từ Do-thái sang Ai-cập là đoạn đường xa và nguy hiểm trăm bề.  Nhưng đó là ý Chúa muốn:  “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập”.  Đã là ý Chúa thì phải mau mắn thi hành.  Thánh Giu-se lập tức trỗi dậy, và dù là đang đêm, ngài cũng lên đường đi Ai-cập ngay chứ không chờ trời sáng.  Sau thời gian tạm trú bên Ai-cập và “kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”, thánh Giu-se lại mau mắn thi hành ý Chúa, đem Thánh Gia lui về miền Ga-li-lê.  Tất cả là để ứng nghiệm lời Chúa và theo kế hoạch của Chúa Cha:  Chúa Giê-su được gọi ra khỏi Ai-cập và được gọi là người Na-da-rét.

          Mau mắn làm theo ý Chúa, thánh Giu-se còn dạy chúng ta bài học phó thác và tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.  Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ vì có Chúa Giê-su hiện diện trong gia đình, nên thánh Giu-se và Đức Mẹ dễ dàng phó thác như vậy!  Thực ra không dễ dàng cho các ngài nhận ra Chúa Giê-su là Thiên Chúa đâu!  Cũng như chúng ta, làm sao dễ dàng tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa mặc lấy xác phàm giống chúng ta?  Hiện giờ chúng ta cũng có Chúa Giê-su hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, vậy mà đâu dễ dàng gì cho chúng ta tin điều ấy.  Đức tin của thánh Giu-se đã biểu lộ qua những gì ngài làm, nhất là khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Sống sứ điệp Tin Mừng

          Khỏi cần phải kể ra những khó khăn của các gia đình hôm nay!  Nhưng đối phó như thế nào thì chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương Thánh Gia.  Ngày nay chúng ta có quá nhiều phương tiện để giải quyết khó khăn về mọi phương diện.  Về tài chính, chúng ta có thể vay mượn tiền bạc hoặc sự giúp đỡ tương đối dễ dàng.  Chúng ta có đủ thứ tư vấn để làm nhẹ đi hoặc chữa trị những áp lực tâm lý và tinh thần.  Nhưng tất cả những phương tiện dư thừa ấy vẫn không đủ để đem lại bình an và ý nghĩa cho đời sống gia đình nếu chúng ta thực sự chưa có Chúa hiện diện trong gia đình.  Một đời sống gia đình tốt đẹp phải là sự kết hợp hài hòa giữa lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại với những lời dạy dỗ khuyên bảo nhau, cộng thêm việc đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa (Cô-lô-xê 3:16).  
  
Lm. Đaminh Trần đình Nhi

23-12-2010

------------------------------

 

ThánhGia ABC 165: Hãy Chỗi Dậy


Chúa Nhật Lễ Thánh Gia A

Mt 2:13-15.19-23: 13 Họ lui về rồi, thì này Thiên Thần Chúa hiện ra trong mộng cho Yuse và bảo: "Hãy chỗi dậy đem Hài nhi và mẹ Ngài mà trốn qua Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi ta nói lại, vì Hêrôđê sắp lùng bắt Hài nhi để giết đi". 14 Chỗi dậy ông đã đem Hài nhi và mẹ Ngài ban đêm mà trốn qua Ai Cập, 15 và ông đã ở đó mãn đời Hêrôđê; ngõ hầu được trọn điều Chúa đã phán nhờ vị tiên tri nói rằng:

Từ Ai Cập ta sẽ gọi con Ta về.

19 Hêrôddê chết rồi, thì này: Thiên Thần Chúa hiện ra trong mộng cho Yuse tại Ai Cập, 20 và bảo: "Hãy chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài mà về đất Israel; vì những kẻ tìm hại tính mạng Hài Nhi đã chết rồi". 21 Ông chỗi dậy đem Hài nhi và mẹ Ngài mà về đất Isarel. 22 Nhưng nghe tin Arkhêlaô lên làm vua xứ Yuđê thay cha là Hêrôđê, thì ông sợ không dám về đó; được mộng báo, ông lui về miền Galilê, 23 và đến lập cư tại một thành gọi là Nazaret; hầu ứng nghiệm điều các tiên tri đã nói: Ngài sẽ được gọi là Nazarêô.

 

Đoạn 2:13-15.19-23 nằm trong văn mạch là sau khi các Đạo sĩ tìm đến thờ lạy Vua mới sinh: ThánhGia ABC 165


Đoạn 2:13-15.19-23 nằm trong văn mạch là sau khi các Đạo sĩ tìm đến thờ lạy Vua mới sinh (2:2), vua Hêrôđê ra lệnh tìm giết Vua mới sinh nầy, và đã giết các trẻ thơ vô tội (2:16-18); Vua mới sinh nầy phải trốn sang Ai cập trước khi lệnh của Hêrôđê được thi hành (2:13-15.19-23). Đoạn 2:13-15.19-23 gồm hai câu chuyện có kết cấu tương tự nhau là thiên sứ ra mệnh lệnh và Giuse thi hành mệnh lệnh. Đoạn 2:13-15 thuật việc Giuse đem Hài Nhi và mẹ của Người trốn đến Ai cập; trong khi đoạn 2:19-23 thuật việc họ trở về lại quê nhà. Cả hai đoạn, cũng như đoạn 2:16-18, đều kết thúc giống nhau là bằng một trích dẫn của CƯ (2:15.18.23). Ngay từ đầu Matthêô đã đặt những sự kiện bàn đến trong chương hai nầy trong bối cảnh lịch sử lúc ấy: “tại Bêthlêhem xứ Giuđa”, “trong những ngày của Hêrôđê làm vua” (2:1). Tiếp theo đó, Matthêô nói đến một vị “Vua của Giuđa mới sinh ra” (2:2), như là đối lập với vua Hêrôđê, mà các đạo sĩ tìm đến thờ lạy. Do đó, Hêrôđê tìm cách giết vị Vua mới nầy. Vào cuối chương 2, Hêrôđê chết, vị Vua mới nầy trở lại quê nhà, và tiếp theo đó Người bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai của Người. Câu chuyện trốn sang Aicập cho thấy Thiên Chúa đã tìm cách bảo vệ Con của Người qua sự vâng lời thi hành của Giuse.

Đoạn 2:13-15: Trốn sang Ai cập. “Nhưng sau khi họ (các Đạo sĩ) đi rồi, thiên sứ hiện ra…” liên kết trình thuật nầy với đoạn trước. Đoạn nầy gồm: - Lời của thiên sứ (c. 13) và sự thi hành của Giuse (cc. 14-15). Cấu trúc câu 2:13 hoàn toàn giống như câu 2:19-20: “Nầy” - Thiên sứ xuất hiện với Giuse trong giấc mơ, nói với ông - “Hãy chỗi dậy” đem Hài Nhi và mẹ Người đi đến đất chỉ định - “vì” với lời giải thích.  Thiên sứ ra lệnh Giuse đem con trẻ và mẹ của Người sang Ai cập, vì Hêrôđê tìm cách giết Người. Sự xuất hiện của thiên sứ cho thấy Thiên Chúa có một kế hoạch liên quan đến Con của Người (1:20.24; 2:13.19); ở đây Người cứu Hài Nhi khỏi bị giết bằng cách đưa sang Ai cập.

Giuse là người được giao phó thi hành kế hoạch ấy. Động từ paralambanô, “nhận về với mình” (1:20.24; 2:13.14.20.21) chỉ việc Giuse phải làm: trước đây là “nhận làm vợ”, “nhận về nhà” (1:20.24); bây giờ là “nhận đem đi” (2:1314.20.21). “Hài Nhi và mẹ Người” là một đơn vị không tách rời nhau (2:11.13.14.20.24). Cách dùng nầy muốn nói Hài Nhi không có cha trần gian. Giuse đứng ngoài qua hệ mẹ-con nầy, và như là người phục vụ Hài Nhi và mẹ Người. Hài Nhi được nêu lên trước, vì Người là trọng tâm chú ý của mọi biến cố và hành động xảy ra chung quanh Người. Ý muốn rõ ràng của Hêrôđê là “giết” Hài Nhi.

Giuse đã thi hành mệnh lệnh cách hoàn hảo, và có thế nói là đã theo từng chữ (2:14.21.23). Matthêô xem việc trốn sang Ai cập là để hoàn tất chương trình của Thiên Chúa; ông dùng công thức “để ứng nghiệm” (2:15.23). Lời của ngôn sứ Ôsê: “Từ Ai cập Ta sẽ gọi Con Ta về” (Ôs 11:1) ám chỉ việc Thiên Chúa hứa đưa dân do thái ra khỏi sự nô lệ ở Ai cập (x. Ds 23:22; 24:8). Lời nầy sẽ áp dụng cho Hài Nhi. Theo nghĩa đen đó là Giuse sẽ đưa Hài Nhi quay trở lại quê nhà khi Hêrôđê băng hà. Theo nghĩa cánh chung, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, cũng là hiện thân của dân Israel. Người thâu tóm trong chính mình cả lịch sử của dân tộc nầy: sống ở Ai cập, làm cuộc xuất hành, sống trong sa mạc. Khi trải qua tất cả những điều ấy, Người đưa lịch sử dân Israel đến cao điểm của nó là được cứu chuộc trong Người.

Đoạn 2:19-23: Trở về lại quê nhà. Đoạn nầy được chia thành hai phần: - Thiên sứ báo và trở lại đất Israel (2:19-21); - Thiên Chúa cho biết và đi về Nazaréth (2:22-23). Hêrôđê làm vua từ năm 37 trước Chúa Kitô đến năm 4 sau Chúa Kitô. Cách nói về cái chết của ông (c. 19) tương tự như về cái chết của Pharaoh (x. Xh 4:19-20). “Những người tìm tính mạng của Hài Nhi” (c. 20) là những người tìm giết Người (2:13). “Trong đất Israel” (2:20.21) đối nghịch với “Ai cập”; đó là đất nơi Hài Nhi được sinh ra để làm thủ lãnh (2:6). Sau khi vua Hêrôđê băng hà, vương quốc của ông chia cho ba người con là Philip, Archelaus và Antipas. Archelaus nắm quyền xứ Giuđa, Samaria và Idumea. Ông có tiếng là ác độc hơn hai anh em kia. Triều đại ông ngắn ngủi. Năm 6 sau Chúa Kitô, ông bị đày sang xứ Gaul. Matthêô nhắc đến triều đại của ông để tiếp tục đề tài về sự đối lập của hai vương triều. Chúa Giêsu là vua thật. Và Người phải tiếp tục lẫn tránh vì sự tìm giết của Archelaus khi ông kế vị ngôi của vua cha.

Ý định của Thiên Chúa là Giuse đưa Hài Nhi và mẹ Người về Galilêa (2:22). Chú ý cách dùng chữ kéo sự tập trung nhỏ dần về địa lý: “trong đất Israel” (2:19.20); “trong xứ Galilêa” (92:22) và “trong thành Nazaréth” (2:23). “Galilêa” nêu lên ở đây để chuẩn bị cho ngày Chúa Giêsu đi từ đây đến sông Giorđan để chịu phép rửa (3:13). Cụm từ “Ngài sẽ được gọi là Nazarêô” (2:23) không tìm thấy trong bất cứ ngôn sứ nào. Cụm từ nầy muốn chỉ Chúa Giêsu xuất thân từ Nazaréth (26:71; Lc 18:37). “Nazarênô” nầy cũng có thể ám chỉ Is 11:1, trong đó nói đến một chồi (nezer) sẽ phát xuất từ gốc Jessê. Thần Khí sẽ ngự xuống trên Người (Is 11:2-4; Lc 4:18). Chính Người là chồi phát xuất từ dòng dõi Đavít (Giêr 23:5; 33;15) để làm vua và cai trị dân Người trong chính trực và công bình.

Dân Israel đuợc thu tóm trong bản thân Chúa Giêsu. Người được sinh ra và được kể thuộc dòng dõi Abraham, Đavít. Bằng kinh nghiệm bản thân Người trải qua những gì dân nầy đã làm. Các vương quyền trần thế qua đi. Vương quốc của Người tồn tại, và với tư cách là Vua, Người dẫn đưa dân Israel nầy vào một bước ngoặt mới trong lịch sử cứu độ.

Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

------------------------------

 

ThánhGia ABC 166: CUỘC PHIÊU LƯU


Lễ Thánh Gia

 

Nhân loại đang choáng váng vì những cảnh gia đình đổ nát. Nhiều vấn đề lớn hôm nay sẽ được: ThánhGia ABC 166


Nhân loại đang choáng váng vì những cảnh gia đình đổ nát.   Nhiều vấn đề lớn hôm nay sẽ được giải quyết nếu bắt đầu từ gia đình.   Bởi vậy cần nhìn vào gia đình Nadarét để tìm một giải pháp tốt đẹp nhất cho những vấn nạn gia đình hôm nay.
 
LY HƯƠNG.

Đức Giêsu đã xuất hiện với những khó khăn chồng chất trong một gia đình.  Khó khăn lớn nhất đe dọa tới chính mạng sống Hài Nhi Giêsu.  Chính sứ thần đã báo mộng cho ông Giuse: “Vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !” (Mt 2:13)   Giữa cơn quẫn bách, con đường giải thoát đã mở ra trước mắt, khi “sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: ‘Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại.” (Mt 2:13)   Thiên Chúa đã can thiệp để giải thoát chính Con Mình.

Nhưng trước tiên, Hài Nhi có thể thoát nạn và vui hưởng những ngày tự do nơi đất khách quê người không, nếu ông Giuse không vâng lời tuyệt đối lệnh truyền đó ?  Chính sự vâng lời đã dẫn đến cuộc sống an vui và tự do.   Oâng vâng lời bồng bế gia đình lìa bỏ quê hương, vượt biên sang Ai cập.   Sẽ có ngày trở về quê cha đất tổ.   Nhưng ra đi hay trở về không quan trọng.   Quan trọng là làm sao nhận ra và tuân hành Thánh Ý.  Thực tế ông Giuse đã cùng gia đình ở lại Ai cập cho đến khi vua Hêrôđê băng hà.” (Mt 2:15)   Sống nơi đất khách, bao giờ ông cũng ôm giấc mộng hồi hương.   Chỉ có nơi quê hương, con người mới đích thực sống cuộc sống của mình.   Ngoài quê hương chỉ là nô lệ, xa lạ, tăm tối. 

Giữa cảnh tha hương, ông Giuse chỉ có một kim chỉ nam duy nhất là Thánh Ý Thiên Chúa.   Bởi vậy, khi nhận được lệnh sứ thần, “ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ítraen,” (Mt 2:21)   “để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai cập,” (Mt 2:15; Hs 11:1)  thoát miền đất đầy bóng tối tử thần.  Từ một kinh nghiệm cứu Ítraen Dân Chúa thoát ách nô lệ Ai cập, “thánh Mathêu muốn cho thấy Đức Giêsu là người khởi đầu tái thiết toàn thể dân tộc Ítraen như một cuộc xuất hành mới đầy lý tưởng (x. Mt 19:28; 21:43).    Việc trốn chạy này là một cuộc xuất hành mới với một tân Môsê vĩ đại hơn.” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:636)    Tương lai đang mở ra cho nhân loại …

Khi về đến quê cha đất tổ, “vì nghe biết Aùckhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó.” (Mt 2:22)   Một quyết định sai lầm lúc này sẽ dẫn đến những hậu quả khốc hại cho Hài Nhi.   Oâng Giuse đang đứng trước ngã ba đường.   Giữa lúc ông hoang mang như thế, “được báo mộng, ông lui về miền Galilê.” (Mt 2:22)   Trong hoàn cảnh nào, ông cũng quyết định dựa trên Thánh ý.   Không phải ông không đủ trưởng thành.   Dù có thâu thập đủ tin tức, ông cũng dựa vào Đấng khôn ngoan tuyệt đối để khỏi ân hận về sau.   Cuối cùng theo hướng Thánh ý, ông đã đưa gia đình “đến ở tại một thành kia gọi là Nadarét.” (Mt 2:23)    Trong đường lối Thiên Chúa quan phòng, thời ấy vua Herod Antipas đang xây thủ đô tại Sepphoris, một thành giáp ranh Nadarét.  Theo khôn ngoan tự nhiên, ông Giuse đã chọn Nadarét làm nơi cư trú cho gia đình.   Chắc chắn ở đó ông có thể thoải mái kiếm kế sinh nhai nuôi sống  gia đình và bảo đảm cho tương lai cậu bé Giêsu (x.The New Jerome Biblical Commentary 1990:636)  

Thánh ý đã hướng dẫn ông Giuse chọn Nadarét “để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nadarét.” (Mt 2:23)   Viết thế, thánh Mathêu “ám chỉ Đức Giêsu là ‘người được thánh hiến’ trong dòng tộc Samson và Samuel.   Nếu vậy, có thể thánh Mathêu muốn nói Đức Giêsu đầy sức mạnh để cứu độ dân Người.” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:636)   Thánh Giuse quả thật đã được Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt để góp phần đặc biệt công trình cứu độ muôn dân.

GIA ĐÌNH TRONG SỨ MẠNG CỨU ĐỘ.
Cũng như thánh Giuse, chúng ta “là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương” (Cl 3:12)  để hoàn thành sứ mạng lớn lao trong gia đình.  Gia đình không phải là một nơi náu ẩn của những con người tầm thường với những việc không tên.   Theo ý định Thiên Chúa quan phòng, gia đình là hình ảnh sống động nhất diễn tả tất cả khả năng sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa.   “Tình cha và mẹ, theo ý muốn của Thiên Chúa, được đặt trong mối tương quan thông phần vào quyền sáng tạo của Thiên Chúa, và do đó, có một quan hệ hỗ tương nội tại.” (ĐGH Gioan Phaolô II: VietCatholic News, 23/9/2000)   Không có gia đình, con người không thể hoàn thành sứ mạng sáng tạo đó.  

Muốn hoàn thành sứ mạng cứu độ,  con người phải “có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau.” (Cl 3:13)  Nghĩa là trong môi trương nhỏ bé đó, con người cũng có thể tìm được đầy dẫy những cơ hội làm chứng cho Thiên Chúa.   Nếu cứ luẩn quẩn với cái tôi, con người sẽ không tìm được lối thoát và không thể hoàn thành sứ mạng cứu độ.   Nhưng nếu có cái nhìn của thánh Giuse, họ sẽ thấy “cái tôi là cái đáng ghét.”  Đáng ghét vì trong ngữ học Việt Nam “TÔI” chỉ được ghép với ba dấu sắc, huyền và nặng: TỐI, TỒI, TỘI.   Đóng khung trong cái tôi là chìm vào cõi u tối.   Trong đó chỉ thấy những chuyện tồi bại và tội lỗi.  Khi nào thoát được cái tôi, con người sẽ thật sự tìm được ánh sáng, sự thật và sự sống. Đúng thế “ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này. Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình !” (Ga 11:9)   Aùnh sáng Đức Giêsu đem tới là tình yêu Thiên Chúa.   Bởi đó, muốn sống hạnh phúc, “anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo,” (Cl 3:14) nguồn mạch sáng tạo và sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa.  

Mối dây bác ái đó không chỉ liên kết mọi phần tử gia đình, nhưng còn kết hiệp họ với Thiên Chúa.   Thực vậy, “gia đình Kitô hữu được kêu gọi làm cho thiên hạ thấy mình là một nơi cầu nguyện chung, khi cầu nguyện như vậy, trong tự do của người con, người ta thưa chuyện với Thiên Chúa bằng cách gọi Người với cái tên trìu mến "Lạy Cha chúng con". Chúa Thánh Thần giúp chúng ta khám phá gương mặt của Chúa Cha như kiểu mẫu trọn vẹn của tình Cha trong gia đình.” (ĐGH Gioan Phaolô II: VietCatholic News, 10/10/2000)    Thánh Giuse đã họa lại trọn vẹn hình ảnh Chúa Cha để cho mọi người cha biết cách ứng xử trong những lúc gia đình gặp thử thách.

Hình ảnh người cha trong gia đình Nadarét chắc chắn đã in sâu  vào tâm khảm Đức Giêsu trong suốt thời gian ẩn dật.   Chính nhờ những năm tháng sống dưới sự che chở của Thánh Giuse, Đức Giêsu đã học được cách phục vụ mọi người.   Thật vậy, “Chúa cứu chuộc từng sống ẩn dật tại Nazareth trong phần lớn đời Ngài, về mặt ‘con người’,  Người đã ‘tuân phục’(Lc 2, 51), Đức Maria mẹ Ngài và Thánh Giuse người thợ mộc.   Đức ‘tuân phục’ thảo hiền này lại chẳng là biểu lộ đầu tiên sự vâng phục Cha Người ‘cho đến chết’ (Ph 2, 8), nhờ đó Người đã cứu chuộc thế gian sao ?” (ĐGH Gioan Phaolô II: VietCatholic News,23/9/2000)  

Chính trong môi trường tình yêu đó, Đức Giêsu đã học nơi thân phụ Giuse tất cả gương cương nghị trong khi thi hành Thánh Ý Thiên Chúa.   Quả thực, từ khi chấp nhận cưới Đức Maria, thánh Giuse đã “liều nhắm mắt đưa chân.”   Trong cuộc phiêu lưu đó, cùng với Đức Maria, thánh nhân chỉ biết sống cho Đức Giêsu, mở đường cho một dân mới, một dân nhiệt thành làm điều thiện và không ngừng tranh đấu chống lại mọi cảnh nô lệ, áp bức và tội lỗi.   Chính Đức Giêsu, nhờ bàn tay Mẹ Maria và thánh Giuse, sẽ dẫn muôn dân về Đất Hứa chan hòa ánh sáng và sự sống.

Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

------------------------------

 

ThánhGia ABC 167: MỘT GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI


THÁNH GIA THẤT: CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE,năm A.

Mt 2,13-15.19-23

 

Nói đến gia đình, ai cũng cảm thấy như đang nói về gia đình của mình. Mà sao không sung: ThánhGia ABC 167


Nói đến gia đình, ai cũng cảm thấy như đang nói về gia đình của mình. Mà sao không sung sướng,hạnh phúc khi mỗi người đều hãnh diện có một mái ấm gia đình. Người ta sẽ khen một ai đó khi họ vui vì họ có một gia đình tốt đẹp, một gia đình hiệp nhất, yêu thương. Và đáng chê trách khi người nào đó không biết tôn trọng gia đình của mình. Chúa Giêsu đã không đi ra ngoài con đường thường tình của mọi người, Ngài cũng có một gia đình. Nhưng thử hỏi gia đình của Chúa Giêsu có gặp thử thách khó khăn không ?

MỘT GIA ĐÌNH TUYỆT ĐỐI THÁNH NHƯNG CŨNG GẶP RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN, RẮC RỐI: Thiên Chúa đã chọn cho Con của Ngài một phương cách rất tự nhiên, rất thật, rất thực tế để vào đời. Chúa Giêsu vì là Chúa, Người có thể vào trần gian bằng nhiều cách. Hoặc tự vươn vai lớn lên như Phù Đổng, như thánh Gióng hoặc giáng trần như những nhân vật huyền thoại, Chúa đã không làm như thế, Ngài đã chọn một gia đình có cha có mẹ để sinh ra. Tuy nhiên, việc sinh ra của Chúa Giêsu không phải dễ dàng như ta lầm tưởng. Mẹ của Chúa Giêsu là Maria, đã có thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Chính việc mang thai này đã làm cho người bạn đời của Đức Mẹ là thánh Giuse phải trăm ngàn lo âu, bối rối. Khi chưa hiểu ý định của Thiên Chúa, thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo.” Ông Giuse chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1, 19 ). Đây là nỗi khổ tâm tột cùng của Giuse. Tuy nhiên biết được ý định của Thiên Chúa, thánh Giuse hoàn toàn tôn trọng chương của Người. Thánh Giuse “khước từ đứa con theo xác thịt” thì Ngài lại nhận được đứa con của lời hứa ( Gl 4, 23 ). Còn Maria, Mẹ đã khấn tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, nên khi Thiên Thần Gaprien ngỏ ý về việc Người sẽ mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ không khỏi bối rối, ngượng ngùng và âu lo. Nhưng với lời giải thích của thiên thần Gaprien, Maria đã nói lời xin vâng hết sức tuân phục chương trình của Thiên Chúa. Rồi việc về quê làm hộ tịch, hộ khẩu theo lệnh kiểm tra của Césarê Augustô, thanh Giuse và mẹ Maria không có chỗ nơi quán trọ. Mẹ đản sinh Con Thiên Chúa nơi hang

bò lừa Bêlem. Tất cả đều là những thử thách, tất cả đều là những hoang

mang cho gia đình Thánh Gia. Việc đưa con trẻ Giêsu và Mẹ Maria trốn qua Ai Cập để tránh Hêrôđê đang tìm giết các con trẻ. Rồi sau này việc lạc mất Chúa Giêsu trong đền thánh Giêrusalem khi Người được 12 tuổi.

Những biến cố ấy đều là những vụ việc làm gia đình Thánh Gia không khỏi lo âu, suy nghĩ. Tuy nhiên tất cả đều là hồng ân. Mẹ Maria và thánh Giuse đã luôn can đảm vượt qua và phó thác nơi Thiên Chúa.

GIA ĐÌNH THÁNH GIA MỜI GỌI MỌI GIA ĐÌNH NOI GƯƠNG BẮT CHƯỚC CHÚA GIÊSU, MẸ MARIA VÀ THÁNH GIUSE:

Sở dĩ gia đình Thánh Gia luôn đứng vững vì Ba Đấng luôn phó thác, luôn tôn trọng lẫn nhau trên thuận dưới hòa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng mặc lấy xác phàm làm người, Ngài luôn tỏ ra hiếu thảo, tôn trọng và thương yêu thánh Giuse và Mẹ Maria. Thánh Giuse là cột trụ trong gia đình Thánh Gia nhưng lúc nào Người cũng yêu thương, tôn trọng Mẹ Maria và kính yêu Chúa Giêsu. Tất cả Ba Đấng đều sống tình con thảo đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu khi đi rao giảng đã đủ 30 tuổi thì họ hàng bà con lại cho rằng Ngài bị mất trí và khi đứng dưới chân thập giá lòng Mẹ hoàn toàn nát tan. Sở dĩ gia đình Thánh Gia giữ được hạnh phúc vì  luôn có Chúa hiện diện mà nơi đâu có Chúa hiện diện nơi đó tình yêu ngự trị, nơi đó thiên đàng có mặt. Gia đình Thánh gia hạnh phúc vì các thành viên trong gia đình luôn biết lắng nghe lời Chúa và chóng vánh đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống của mình. Hạnh phúc của Thánh Gia là vì các thành viên trong gia đình luôn phó thác và tin tưởng vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha.

Gia đình Thánh Gia là mẫu gương tuyệt vời cho mọi gia đình Kitô hữu và mọi gia đình noi theo bắt chước. Bởi vì, trong bất cứ nghịch cảnh nào của cuộc đời gia đình Thánh Gia cũg luôn sống trong sự ấm êm hạnh phúc.

Thế giới ngày nay, nhiều gia đình đang bị đe dọa lung lay vì họ không biết sống trật tự của gia đình, không biết lắng nghe lời Chúa và thực thi lời Chúa.

Lạy Thánh Gia xin giúp mọi gia đình luôn biết sống noi gương gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse để tất cả các gia đình đều tìm được hạnh phúc trong cuộc đời này. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT

------------------------------

 

ThánhGia ABC 168: Lễ Thánh Gia Thất, A


(2007)

 

Thiên Chúa làm người là để “phục hồi phẩm giá con người cách kỳ diệu” (lời nguyện Thánh: ThánhGia ABC 168


          Thiên Chúa làm người là để “phục hồi phẩm giá con người cách kỳ diệu” (lời nguyện Thánh lễ Ban Ngày), để từ con người, cuộc phục hồi ấy phải tiến tới những lãnh vực khác như gia đình, cộng đồng và toàn thế giới.  Chính vì thế, ta không lấy làm lạ khi thấy lễ Thánh Gia Thất được cử hành vào Chúa Nhật ngay sau lễ Giáng Sinh.  Nếu Chúa Giê-su là con trưởng của một nhân loại mới, thì Thánh Gia Thất cũng phải là khuôn mẫu cho các gia đình trong nhân loại.  Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay sẽ giúp ta hiểu thế nào là một gia đình trong đó có Thiên Chúa và con người sống chung với nhau.

1.  Thiên Chúa tôn vinh bậc làm cha mẹ (bài đọc Cựu Ước – Hc 3:2-6,12-14)   

          Con Thiên Chúa xuống thế làm người và sống chức phận làm người con trong một gia đình.  Mục đích là để đổi mới quan hệ giữa người con đối với bậc cha mẹ.  Sự hiện diện của Chúa Giê-su, người con của gia đình Na-da-rét, nói lên lối sống gương mẫu của kẻ làm con cái.  Đối với Thánh Gia Thất, những lời sách Huấn ca không chỉ là những lời khuyên nhủ, nhưng nói lên phẩm giá của cha mẹ Chúa Giê-su là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se.  “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con”.  Đời sống vâng lời và tôn kính của Chúa Giê-su đối với cha mẹ Người chính là cách Thiên Chúa dùng để nhắc nhở các người con có bổn phận phải làm sao cho cha mẹ mình “được vẻ vang và thêm uy quyền”.  Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a đã thực sự được vẻ vang và thêm uy quyền là vì “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2:40).  Sau chuyến lên Giê-ru-sa-lem lúc Chúa Giê-su lên mười hai tuổi, “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài… Còn Đức Giê-su, ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2:51-52).  Tóm lại, qua Chúa Giê-su, Thiên Chúa muốn phục hồi chỗ đứng của những bậc làm cha làm mẹ.

          Đó chẳng phải là điều ta luôn mong mỏi, nhất là trong những gia đình của xã hội văn minh cấp tiến hôm nay hay sao?  Con cái không còn là một lý do để người cha được ngẩng mặt lên với đời nữa.  Trái lại, con cái nhiều khi là một nỗi tủi nhục cho cha mẹ, chẳng những chúng không đem lại niềm vui hay ủi an cho các ngài, mà trái lại chỉ gây phiền lụy và lo lắng cho các ngài.  Là gương mẫu cho các người con, Chúa Giê-su đã sống vâng phục cha mẹ Người.  Chắc chắn ta phải kết luận rằng sở dĩ Chúa Giê-su luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha là vì Người đã học vâng phục Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se trước.  Sự vâng phục đã được rèn luyện dưới mái nhà Na-da-rét và đạt tới cao độ khi Chúa Giê-su tỏ ý vâng phục trong Vườn Ô-liu và trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.  “Cha ơi, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22:42), và “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).

          Trong gia đình ngày nay, nhiều khi sự vâng phục của con cái đã bị bóp méo.  Người ta coi đó là cách hạn chế sự phát triển của con người.  Sự bất vâng phục còn được luật pháp hỗ trợ, thí dụ như tại Hoa-kỳ.  Nhiều đứa con chỉ dài cổ mong chóng đến 18 tuổi để được tự do, muốn làm gì thì làm, một thứ tự do ấu trĩ nhất.  Thử hỏi có khi nào người ta dám đặt lại vấn đề vâng phục trong gia đình ở Hoa-kỳ không?  Chắc là không và thật đáng buồn thay!  Hãy nhìn về Thánh Gia Thất Na-da-rét mà dạy và học bài học vâng phục của Chúa Giê-su.

2.  Đời sống mới của gia đình:  sống theo tinh thần của Chúa (bài đọc Tân Ước – Cl 3:12-21)

          Thánh Phao-lô viết thư cho tín hữu Cô-lô-xê.  Ngài coi cộng đoàn Cô-lô-xê như một gia đình và đưa ra những lời khuyên thực tế áp dụng cho đời sống cộng đoàn.  Tuy nhiên, để thực hiện được một gia đình cộng đoàn gương mẫu, mỗi Ki-tô hữu cần phải thấm nhuần những nhân đức luân lý căn bản.  Sau khi trình bày những nhân đức căn bản này, thánh Phao-lô muốn họ đem những nhân đức ấy vào đời sống gia đình.  Do đó, ngài đã chỉ thị cho mỗi phần tử trong gia đình, từ cha mẹ, vợ chồng, con cái cho tới kẻ ăn người ở trong nhà, phải sống sao để thể hiện được những đặc nét của một gia đình gồm “những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương”.  Những đặc nét đó là lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, tất cả đều được biểu lộ qua những hành vi chịu đựng, tha thứ và bác ái trong khi đối xử với nhau.  Những nhân đức luân lý căn bản nói trên một khi đã được thực hành trong đời sống gia đình, thì cũng giúp ta sống quan hệ tốt đẹp hơn đối với Chúa.  Một gia đình có được những nhân đức trên sẽ thăng tiến đến mức độ có thể giúp đỡ khuyên bảo nhau sống tốt lành và một lòng phụng sự Chúa.

          Nếu thực sự sống những nhân đức gia đình thì việc người vợ phục tùng chồng không phải là cảnh chồng chúa vợ tôi mà là cách biểu lộ lòng yêu thương sâu xa, việc người chồng yêu thương vợ không phải là tỏ ra uy quyền mà là cách nhận biết phẩm giá và sự cao quý của vợ, việc con cái vâng lời cha mẹ không phải là sợ hãi cha mẹ mà là cách nói lên lòng tôn kính và yêu mến đấng sinh thành.  Nói tóm lại, nếu đem những nhân đức luân lý căn bản vào đời sống gia đình, chúng sẽ thay đổi mọi quan hệ giữa những phần tử thuộc gia đình phản ánh những đường nét và tinh thần của Thiên Chúa.

3.  Dù trong hoàn cảnh nào, gia đình luôn gắn bó với Chúa và với nhau (bài Tin Mừng – Mt 2:13-15.19-23)

          Gia đình sống theo tinh thần của Chúa lúc nào cũng giữ được mối hài hòa gắn bó, khi vui cũng như lúc buồn.  Bài Tin Mừng cho ta thấy Thánh Gia Thất đã ứng phó thế nào khi các ngài gặp hoạn nạn.  Sau khi các nhà chiêm tinh phương Đông ra về, vua Hê-rô-đê nổi giận tìm cách giết Hài Nhi.  Được sứ thần Chúa báo tin, thánh Giu-se “liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập”.  Trước một cuộc xuất hành xa xôi và không biết ngày về, ta thường chuẩn bị kỹ càng.  Dầu vậy, Thánh Gia Thất làm gì có thời giờ để chuẩn bị.  Điều cần thiết là phải làm sao bảo toàn tính mạng cho Hài Nhi và mẹ Người.  Ta có thể tưởng tượng ra khung cảnh thánh Giu-se chuẩn bị cấp tốc cho một chuyến đi sang tận Ai-cập.  Chuẩn bị mấy đi nữa cũng chỉ có hạn.  Phương tiện chuyên chở căn bản là con lừa.  Đồ đạc phải là những đồ dùng cần thiết nhất.  Tuy nhiên trang bị tối cần vẫn phải là lòng tin, hoàn toàn tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.  Đây là điều thánh Giu-se hơn tất cả các gia trưởng của mọi gia đình trong nhân loại.  Có tin tưởng Chúa, Người mới lập tức lên đường ngay giữa đêm khuya.  Có tin tưởng Chúa, Người mới sẵn sàng làm một cuộc hành trình hoàn toàn ngoài dự tính của Người, đến nơi xứ lạ quê người và không rõ tương lai đi về đâu.  Thánh Giu-se là con người của đức tin, giống hệt như tổ phụ Người là Áp-ra-ham, lúc nào cũng tìm cách làm theo thánh ý Thiên Chúa.

          Có thể lối diễn tả của thánh sử Mát-thêu làm cho ta có cảm nghĩ như thánh Giu-se quá thụ động.  Sứ thần Chúa bảo đi là Người đi, bảo về là Người về.  Nhưng chắc chắn là thánh Giu-se không thụ động như vậy đâu.  Một đàng Người mau mắn làm theo ý Chúa, nhưng mặt khác Người cũng phải đối phó với những khó khăn, phải xoay sở tháo vát để chu toàn bổn phận gia trưởng của Người.  Có lẽ chẳng ai dám “xúc phạm” đến lòng khiêm tốn và đức tin mạnh mẽ của Người nên không dám kể ra những công khó của Người trong đời sống của Thánh Gia Thất đấy thôi!  Làm sao ta có thể kể hết công ơn của Đấng đã hiến thân phụng sự trong kế hoạch của Thiên Chúa, “để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ:  Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập… và Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”.

4.  Sống Lời Chúa

          Gia đình là một đơn vị nòng cốt của nhân loại.  Nhân loại được thăng tiến hay không hoàn toàn do gia đình.  Nhân loại được tăng số “như sao trời, như cát biển” là nhờ gia đình.  Nhân loại nên tốt hay xấu cũng là do gia đình.  Kể từ khi tội lỗi xâm nhập vào nhân loại, nền tảng gia đình bị phá hoại, quan hệ gia đình bị tổn thương, nên gia đình cần phải được phục hồi những gì đã bị tội lỗi tước bỏ.  Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa gia đình qua việc Con Một Người xuống thế làm người con của gia đình Na-da-rét, Thiên Chúa thi hành kế hoạch phục hồi ấy.  Chúa Giê-su giúp ta đặt lại vấn đề của bậc làm con cái.  Thánh Giu-se nói lên gương mẫu của bậc gia trưởng.  Mẹ Ma-ri-a phản ánh những nhân đức đầy tinh thần của Chúa mà Mẹ đã dạy dỗ rèn luyện cho Chúa Giê-su từ khi tấm bé cho thành người “được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến”.  Như vậy ta có thể ý thức được tầm mức quan trọng của Thánh Gia Thất như thế nào trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Suy nghĩ:  Suy tư về sự hiệp nhất trong gia đình, thánh Phao-lô viết:  “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái” (Cl 3:14).  Vậy tôi hiểu tại sao lòng bác ái lại quan trọng như thế?  Từ lâu, nói đến bác ái là tôi thường nghĩ đó là việc đối xử với người ngoài gia đình.  Lời thánh Phao-lô có giúp tôi phải đặt lại vấn đề bác ái không?  Nếu có, tôi phải xét lại đời sống gia đình tôi như thế nào và phải làm gì để mọi người trong gia đình biết sống bác ái đối với nhau?

Cầu nguyện:  Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao Thánh Gia như tấm gương xán lạn để mọi người bắt chước.  Xin làm cho chúng con cũng biết noi gương để ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời.  Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.  A-men.  (Lời nguyện nhập lễ, lễ kính Thánh Gia Thất).

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

------------------------------

 

ThánhGia ABC 169: LỄ THÁNH GIA THẤT


Thánh ca và lời nguyện mở đầu

Kinh Thánh:       Cô-lô-xê 3: 12-21

 

Có lẽ cho tới lúc viết thư này, thánh Phao-lô chưa đặt chân tới Cô-lô-xê. Chính ông Ê-páp-ra ThánhGia ABC 169


Có lẽ cho tới lúc viết thư này, thánh Phao-lô chưa đặt chân tới Cô-lô-xê. Chính ông Ê-páp-ra, một môn đệ của ngài, đã rao giảng Tin Mừng cho Cô-lô-xê. Đang khi bị cầm tù tại Rô-ma, thánh Phao-lô vẫn lưu tâm đến công việc của người môn đệ này. Ông Ê-páp-ra đã đến thăm thánh Phao-lô tại Rô-ma và cho ngài biết nhiều tín hữu tân tòng đã bị quấy nhiễu do một số thầy dạy giả dối. Cho nên ngài đã viết thư cho tín hữu Cô-lô-xê để khích lệ họ hãy vững lòng trong đức tin được xây dựng trên nền tảng là thần tính của Chúa Ki-tô và hãy sống theo giáo lý Chúa Ki-tô đã được ông Ê-páp-ra rao giảng. Ngài đưa ra một số quy luật để sống đời Ki-tô hữu xứng đáng và một số chỉ thị dành cho đời sống gia đình. Bài đọc hôm nay trích từ phần này.

          Chín mươi phần trăm những người đầu tiên đọc thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-lô-xê là tín hữu trở lại từ ngoại giáo. Do đó, đối với họ, việc thực hành những nhân đức Ki-tô giáo là điều mới mẻ. Trào lưu ngoại giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh đối với nếp sống mới của những tín hữu tân tòng này, nhất là trong những phân biệt giai cấp xã hội và văn hóa. Vậy để có thể sống đời Ki-tô hữu đích thực, điều tiên quyết là tín hữu phải nhận thức căn tính mới của mình, tức họ là "con người mới, được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa" (c. 11). Con người mới này còn được thánh Phao-lô gọi là "những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương."

          Lý tưởng là mục đích tiến tới với tất cả cố gắng, chấp nhận thay đổi và hy sinh. Vậy muốn sống lý tưởng của "con người mới", tín hữu phải cố gắng đem thực hành những nhân đức Ki-tô giáo, nhờ đó tín hữu sẽ dần dần biến đổi nên giống Chúa Ki-tô hơn. Sau khi nêu lên một số những nhân đức tiêu biểu của Chúa Ki-tô, thánh Phao-lô muốn quy về một mối quan trọng nhất: "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái."

          Thánh Phao-lô không muốn lý thuyết suông, nhưng ngài đề ra một số phương pháp thực hành cụ thể.

- Hãy để cho "lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú", hay nói đơn sơ theo ngôn từ hôm nay là hãy tích cực sống lời Chúa, hãy để cho lời Chúa trở nên sống động trong cuộc sống chúng ta, chứ không phải chỉ là những dòng chữ nằm chết trong sách vở.

- Hãy "dạy dỗ khuyên bảo nhau", nhưng cách khôn ngoan để khỏi mất lòng.
- Hãy biểu lộ lòng biết ơn Chúa qua những cử hành phụng vụ.
- Hãy "nhân danh Chúa Ki-tô" mà làm mọi sự.

- Tóm lại, sống nhân đức Ki-tô tức là một cách để "nhờ Đức Ki-tô mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.

Trình bày lối sống Ki-tô hữu xong, thánh Phao-lô mới đề cập tới đời sống gia đình. Đây thực là cách hợp lý, vì lối sống Ki-tô hữu phải là căn bản để sống bất cứ bậc sống nào. Để làm người chồng hay người vợ tốt, trước hết phải là Ki-tô hữu tốt. Muốn làm linh mục hay tu sĩ tốt, trước hết phải là Ki-tô hữu tốt. Chính vì thế, thánh Phao-lô muốn trình bày nếp sống Ki-tô hữu trước rồi mới đem áp dụng vào hoàn cảnh đời sống gia đình.

Nếu lấy tiêu chuẩn "người thuộc về Chúa" làm nền tảng, chúng ta sẽ tránh được những hiểu lầm về lối nói theo văn hóa đương thời của thánh Phao-lô. Bình thường nếu nói "vợ hãy phục tùng chồng" là chúng ta nghĩ ngay tới tình trạng chồng chúa vợ tôi hoặc bất bình đẳng. Nhưng nếu xử sự như "người thuộc về Chúa" hoặc lấy tình yêu làm động lực, thì việc phục tùng sẽ là một cách biểu lộ tình thương chứ không phải là chịu khuất phục trước quyền bính nữa. Hay nói đúng hơn, sự "tùng phục" chỉ là cách diễn tả cung cách khả ái dịu dàng của một người vợ đáng yêu. Cũng thế, tình yêu sẽ loại trừ tất cả những gì là cay nghiệt, hống hách nơi người chồng, và làm cho cha mẹ thành gần gũi, "giống như bạn" đối với con cái . Đồng thời tình yêu cũng sẽ làm cho những đứa con được đẹp lòng Chúa.

Có lẽ cách Phụng vụ Lời Chúa lễ Thánh Gia thất trích dẫn đoạn thư Phao-lô sẽ giúp chúng ta đặt lại vấn đề. Vấn đề ở điểm: đời sống Ki-tô hữu phải là nền tảng cho đời sống hôn nhân hoặc gia đình. Các bạn trẻ sắp lập gia đình đừng vội kết án Giáo Hội khó khăn trong việc chuẩn bị hôn nhân, nhất là đối với những anh chị không thực sự tích cực sống đức tin Công Giáo! Đối với những người đang sống trong bậc hôn nhân cũng cần đặt lại vấn đề: để tránh lục đục, đổ vỡ hôn nhân, tôi cần phải xét đến đời sống đức tin trước hay cứ loay hoay với những sửa chữa tâm sinh lý?

Nhìn vào đời sống của Thánh Gia thất, chúng ta chỉ thấy nổi bật đời sống đức tin, với những nhân đức Ki-tô giáo, nhờ đó Giu-se, Ma-ri-a và Giê-su đã thắng vượt được mọi khó khăn và trở nên gia đình gương mẫu.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

          Nhìn lại đời sống gia đình của tôi, tôi có thể chia sẻ những gì phản ảnh đời sống của Thánh gia thất?
          Mọi người trong gia đình tôi có lấy đức ái làm nguyên tắc trên hết để cư xử với nhau không? Tôi nhận thấy yêu thương là "mối dây liên kết tuyệt hảo" như thế nào trong gia đình tôi?
          Tôi nhận định thế nào về "đời sống cầu nguyện"của gia đình tôi?
          Tôi có thể so sánh bài đọc hôm nay với đoạn thư Ê-phê-xô 5:22-6:4 để học hỏi thêm.

Cầu nguyện kết thúc

          Sau lời nguyện bộc phát, nhóm cùng hát bài "Giu-se trong xóm nhỏ điêu tàn", hoặc kinh sau đây:
 
          Lạy Chúa Giê-su, sau hơn 30 năm sống dưới mái nhà ở Na-da-rét,
Chúa đã thành một người chín chắn và trưởng thành,
sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng Cha giao.
          Bầu khí yêu thương đã góp phần không nhỏ
trong việc hình thành nhân cách của Chúa.
Chúa đã học nơi thánh Giu-se sự lao động miệt mài,
sự mau mắn thi hành Thánh ý Thiên Chúa,
sự âm thầm chu toàn trách nhiệm đối với gia đình.
          Chúa đã học nơi mẹ Ma-ri-a sự tế nhị và phục vụ,
sự buông mình sống trong lòng tin phó thác
và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
          Xin nhìn đến gia đình chúng con,
xin biến nó thành nơi sản sinh những con người tốt,
biết yêu thương tha thứ, biết cầu nguyện và phục vụ.
Ước gì xã hội chúng con lành mạnh hơn,
Giáo Hội chúng con thánh thiện hơn,
nhờ có những con người khỏe mạnh, khôn ngoan và tràn đầy ơn Chúa.
                                      (Trích RABBOUNI, lời nguyện 56)

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

------------------------------

 

ThánhGia ABC 170: LỄ THÁNH GIA


(30-12-2001)

NGHE:

Bài đọc 1 Hc 3,2-6: Nghĩa vụ đối với cha me.

(2) Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con. (3) Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, (4) ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. (5) Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nghuyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.

Bài đọc 2 Cl 3,12-21:

(12) Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. (13) Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau..(14) Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó làm mối dây liên kết tuyệt hảo..(16) Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào và phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca..

Chỉ thị riêng cho đời sống gia đình: (18) Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. (19) Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. (20) Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa.

Tin Mừng Mt 3,12-15.19-23):

Đức Giê-su trốn sang Ai-cập và các anh Ngài bị giết.

(13) Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì kìa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!" (14) Ông Giu-se liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập..

Từ Ai-cập về đất Is-ra-en

(19) Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, (20) báo mộng cho ông..(21) Ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. (22) Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi dược báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, (23) và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: "Người sẽ dược gọi là người Na-da-rét."

 NGẪM

•        Câu hỏi gợi ý:

 

Ý nghĩa các bài đọc trong Lễ Thánh Gia. 2. Gia đình: Trường đào tạo con người: ThánhGia ABC 170


1.      Ý nghĩa các bài đọc trong Lễ Thánh Gia
2.      Gia đình: Trường đào tạo con người

•        Suy tư gợi ý:

Ý nghĩa: Các bài đọc hôm nay đều hướng về việc củng cố đời sống gia đình. Sách Huấn Ca (3,2-6) nhắc nhở cho chúng ta bổn phận làm con là thảo kính, vâng lời cha mẹ. Ai thực hành như vậy sẽ được Chúa chúc phúc. Khi cầu nguyện, họ sẽ được Chúa lắng nghe, được thịnh đạt và trường thọ.

 Ý nghĩa: Các bài đọc hôm nay đều hướng về việc củng cố đời sống gia đình.

Sách Huấn Ca (3,2-6) nhắc nhở cho chúng ta bổn phận làm con là thảo kính, vâng lời cha mẹ. Ai thực hành như vậy sẽ được Chúa chúc phúc. Khi cầu nguyện, họ sẽ được Chúa lắng nghe, được thịnh đạt và trường thọ.

Trong Thư Cô-lô-se, thánh Phao-lô liệt kê các đức tính nổi bật trong đời sống gia đình: thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, tha thứ, biết ơn.. và ngài còn thêm: "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo". Ngài cũng dạy vợ chồng phải yêu thương và có nghĩa vụ với nhau, con cái phải vâng lời cha mẹ.

Tin Mừng Thánh Mát-thêu (2,13-15.19-23) giới thiệu cho chúng ta hình ảnh Thánh Gia trong cơn gian nan nguy khốn: phải trốn sang Ai-cập vì vua Hê-rô-đê đang tìm giết Hài Nhi. Trên đường đi về xa xôi hiểm trở, với biết bao khó nhọc, thiếu thốn, nhưng Thánh Giu-se và Đức Mẹ luôn tỏ ra can đảm, âm thầm chịu đựng, không một lời than trách. Chính tình yêu gia đình đã giúp các vị vượt qua mọi khó khăn.

Gia đình là trường đào tạo con người.

Ngay từ khi tạo dựng loài người, Thiên Chúa đã thiết lập gia đình và A-đam E-va chính là gia đình đầu tiên của loài người. Trải qua bao thế hệ, gia đình được củng cố thêm và luôn duy trì được chỗ đứng của mình: là tế bào, là nền tảng vững chắc của xã hội. Chính vì thế việc giáo dục, rèn luyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Câu nói: "Dạy con từ thuở lên ba" đến nay không còn phù hợp. Việc giáo dục con người đòi hỏi phải được chuẩn bị sớm hơn: ngay từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ (thai giáo), hoặc phải xa hơn nữa: là phải tạo điều kiện cho các thanh niên nam nữ học hỏi sâu hơn về đời sống hôn nhân mà họ sắp bước vào.

Trong gia đình, con trẻ lớn lên và học được rất nhiều điều: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", nói chung là học làm người, và cha mẹ là những người thầy đầu tiên hết sức quan trọng cho việc hình thành nhân cách nơi các em, ảnh hưởng trực tiếp đến các em: "Cha nào con nấy", "Cha mẹ hiền lành để đức cho con". Trách nhiệm giáo dục thật nặng nề, đòi hỏi nhiều hy sinh nhẫn nại, hao tốn tiền của, sức lực và cha mẹ còn phải là những gương sáng cho các con noi theo. Thiên Chúa trao trách nhiệm, Ngài cũng ban ơn sủng giúp con người hoàn thành trách nhiệm đó. Quả vậy, kinh nghiệm đời thường cho thấy: Biết bao thanh niên nam nữ từng sống vô tư, bay nhảy, ăn mặc chải chuốt, nhưng khi có gia đình thì liền thay đổi: biết lo toan, chăm chỉ làm ăn hơn, sẵn sàng xả thân cho công việc mưu sinh, nhiều khi quên cả bản thân. Mọi phần tử trong gia đình được liên kết với nhau bằng những mối tương quan mật thiết: "Con dại cái mang" và họ hãnh diện vì nhau như sách Huấn Ca hôm nay diễn tả: "Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền với các con" (Hc 3,2). Đẹp biết bao những hình ảnh về gia đình: Ông bà nội ngoại, cha mẹ..đường đường là những bậc vị vọng trong xã hội, nhưng tại gia đình, không ngại bồng ẵm và đôi khi, còn sẵn sàng làm bò, ngựa cho con cháu cỡi. Người mẹ, người chị dù không không biết hát cũng cố hát khan cả cổ cốt sao cho con, em hết khóc. mệt nhọc nhưng vẫn vui tươi. Gia đình là nơi mà những trẻ thơ, những cụ già được bảo vệ, được chăm sóc tốt nhất với tình yêu thương và lòng hiếu thảo theo nề nếp gia phong. Đó là điều mà các tổ chức xã hội khác khó có thể thay thế được .

Chính tình yêu thương trong gia đình đã làm nên những kỳ tích, những hình ảnh đẹp đẽ đó. Anh em như thể tay chân, con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, cha mẹ thương yêu chăm sóc con cái không tính toán, so đo, không mong được báo đền, điều mà ngoài xã hội ít khi thấy được. Tình yêu đó thật giống với tình yêu nhưng không, tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa. Chính trong cái nôi gia đình yêu thương đó mà những con người mới được hình thành, được sống an vui và phát triển tròn đầy.

 NGUYỆN

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con mẫu gương gia đình thánh thiện: Thánh Giu-se, một gia trưởng chính trực, tận tụy trong công việc. Đức Ma-ri-a, một nội trợ, một người mẹ hiền dịu, luôn chu đáo mọi việc trong nhà. Đức Giê-su người con hiếu thảo, Ngài càng lớn càng thêm khôn ngoan và ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta. Xin cho mỗi gia đình chúng con biết noi gương gia đình Thánh Gia, làm cho gia đình mình trở thành gia đình thánh thiện, góp phần làm cho xã hội ngày thêm tốt đẹp.

Phêrô Đamianô Đinh Ngọc Thiệu

------------------------------

 

ThánhGia ABC 171: CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA


 Mt. 2, 13-15. 19-23.

 

Mừng Lễ Thánh Gia Thất hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta  hãy hướng nhìn lên gia đình: ThánhGia ABC 171


Mừng Lễ Thánh Gia Thất hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta  hãy hướng nhìn lên gia đình Thánh Gia Nagiareth, nơi đó có Cha Giuse, có Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu mà chúng ta quen gọi là gia đình Thánh Gia Thất. Đây là một gia đình gương mẫu cho tất cả các gia đình noi theo. Đây là một gia đình hạnh phúc. Hạnh phúc vì gia đình đó sống yêu thương và quan tâm thi hành ý Chúa.

Thánh Giuse là một gia trưởng  rất giàu tình thương, một gia trưởng biết hành động một cách cân nhắc trước những tình huống khó khăn, Ngài để tâm chu toàn thánh ý Thiên Chúa nên rất mau mắn đem Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria trốn qua Ai cập. Là một gia trưởng gương mẫu, Ngài dám bỏ những gì là riêng tư như tài sản, họ hàng, quê hương để sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Thánh Giuse đúng là một mẫu gương tuyệt vời cho các gia trưởng noi theo.

Bên cạnh đó, ta cũng thấy Mẹ Maria, Ngài là một người vợ và là một người mẹ hết sức thánh thiện, bởi vì trước những biến cố rất lạ thường, trước những biến cố rất quan trọng có liên quan đến cả một cuộc đời, mà Mẹ Maria không nghi ngờ, không ngại khó để sẵn sàng vâng phục theo thánh ý Chúa . Có thể nói Mẹ chính là niềm vui cho trẻ Hài Nhi Giêsu, là sự hãnh diện cho Thánh Giuse, là niềm hạnh phúc cho các mục đồng, và là nguồn an ủi cho ba nhà đạo sĩ. Mẹ chính là một cái máy điều hòa không khí để cho hang đá Belem đang giá lạnh được trở nên ấm cúng một cách lạ thường. Mẹ Maria xứng đáng là một mẫu gương tuyệt vời cho các người vợ, người mẹ trong gia đình noi theo. Mẹ là hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta.

Người thứ ba trong gia đình Thánh Gia mà ta không thể không nhắc đến đó chính là Chúa Giêsu, Ngài là một con người nhỏ nhất, nhỏ nhưng lại quan trọng nhất. Quan trọng nhất, bởi vì Ngài là Vua cả trời đất, Ngài là Thiên Chúa tình yêu, Ngài là chỗ dựa duy nhất cho con người mà trong gia đình Thánh Gia, Ngài là trung tâm. Dù là Thiên Chúa, là con trong gia đình Thánh Gia Thất, Ngài luôn thực thi thánh ý Thiên Chúa, luôn vâng lời Thánh Giuse và Mẹ Maria, Ngài làm tròn bổn phận của đứa con ngoan trong gia đình. Ngài làm tròn bổn phận làm người trong cuộc đời trần thế. Do đó, Chúa Giêsu đúng là một mẫu người lý tưởng để mỗi người chúng ta nhìn vào đó mà suy gẫm và bắt chước.

Nếu chúng ta đem gia đình Thánh Gia vào gia đình của mình, chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm chung là gia đình chúng ta có tình yêu thương của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, nếu gia đình chúng ta có tình thương, và tổ ấm gia đình chỉ được xây dựng được khi nào có tình thương  thì mọi người trong gia đình sẽ có quảng đại để lo cho nhau, và để đem lại niềm vui cho nhau. Hơn nữa, có Thiên Chúa ngự trong gia đình, chúng ta sẽ được bình an và hạnh phúc.

 Lạy Thánh Gia Nagiareth, xin ngự trị trong gia đình chúng con và ban ơn cho chúng con biết yêu thương nhau, xây dựng tổ ấm gia đình trên tình yêu của Thiên Chúa, mỗi người trong đó biết quan tâm thực thi ý Chúa, thực thi giới răn yêu thương, quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của người khác. Amen.


 

ThánhGia ABC 172: GIA ĐÌNH THÁNH


Mt. 2, 13-15. 19-23.

Anh chị em thân mến.

 

Trong những ngày này, nếu có theo dõi tin tức thời sự, anh chị em thường nghe nói đền tình hình ở: ThánhGia ABC 172


Trong những ngày này, nếu có theo dõi tin tức thời sự, anh chị em thường nghe nói đền tình hình ở trung đông, đặc biệt là tình hình chiến sự tại Irac. Đất nước Irac giờ đây đang trong tình trạng chiến tranh hỗn loạn vì những người có trách nhiệm cai trị không hợp lòng dân, họ xem quyền lợi cá nhân là trên hết, chỉ biết có bản thân mình. Người trong nước lại đánh nhau, những người cùng tôn giáo tranh giành ảnh hưởng và tàn sát lẫn nhau, những người có thế lực, có trách nhiệm thì lại đàn áp và chà đạp người khác, tình trạng trở nên hỗn loạn, người người oán than. Tình hình như thế, tự họ không giải quyết cho đất nước mình được, nên những người bên ngoài đến và giải quyết cho họ. Tình trạng càng trở nên tệ hại hơn, cảnh tàn sát càng ác liệt hơn.

Nếu họ biết yêu thương nhau hơn, biết nghĩ về nhau nhiều hơn, biết lo cho nhau và lo cho đất nước, thì người bên ngoài không thể vào đất nước họ được. Cảnh yên bình chỉ trở lại khi mọi người nhìn thấy trách nhiệm và biết lo cho nhau.

Trong ngày lễ mừng kính Gia Đình Thánh, gương mẫu cho mọi gia đình, qua bài Phúc Âm chúng ta nhận ra: mỗi người trong Gia Đình Thánh đều sống đúng vai trò của mình, chu toàn trách nhiệm cách hết sức hoàn hảo.

Thánh Giuse người gia trưởng là chỗ dựa vững chắc cho mọi người trong gia đình. Khi được biết gia đình gặp nguy hiểm, Ngài không quảng ngại khó khăn cho bản thân, không phiền trách người khác, không coi mọi người là gánh nặng, nhưng ngay tức khắc Ngài lo bảo vệ cho gia đình được an toàn.

Còn Mẹ Maria nhìn thấy trong sự hiểu biết và thông cảm, cùng với lòng tin yêu, Mẹ chấp nhận trong sự vâng phục mà không lời phiền trách. Mẹ còn phụ giúp trong hành động để công việc được nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.

Ngôi Hai Thiên Chúa, trong giây phút này cũng thinh lặng, chấp nhận theo những toan tính của con người, để mọi người được chu toàn trách nhiệm của mình.

Nếu trong lúc đó, Mẹ Maria hay Thánh Giuse không bằng lòng với hiện tại, kêu la khóc lóc mà không hành động, hay hành động trái ngược lại, hoặc tệ hại hơn nữa là không chấp nhận nhau, thì mọi việc sẽ ra sao?

Gương sáng cho mọi gia đình đó là Thánh Gia. Nhiều người biết đến Thánh Gia, nhiều người biết đến gương tốt đẹp này, nhưng họ không thể nào sống theo được. Chúng ta nhìn thấy chiến tranh, khủng bố vẫn còn tái diễn hằng ngày, ở mọi nơi, vì con người không biết chấp nhận nhau.

Trong gia đình cũng thế; biết bao nhiêu cuộc ly tan, biết bao nhiêu cảnh hỗn độn trong gia đình, những điều mà tưởng chừng như không thể, lại diễn ra: vợ chồng nói xấu nhau đưa ra trước nơi công cộng để cho mọi người xét xử, con cái trong gia đình không chấp nhận cha mẹ, hay ngược lại và cũng đưa trước nơi công cộng để chờ sự phán quyết của những người không thuộc thành phần gia đình của họ. Trong gia đình Giáo hội mà chúng ta là thành phần, chúng ta cũng chỉ trích, không chấp nhận nhau, tìm cách loại trừ nhau và cũng chờ sự phán quyết của những người không thuộc gia đình Giáo Hội. Như thế không phải tại Irac mới có chiến tranh khủng bố, mà ngay tại mỗi người chúng ta chiến tranh và khủng bố cũng xảy ra hằng ngày.

Gương của Thánh Gia chúng ta biết rất rỏ. Nhưng cái biết và sống lại không đi đôi với nhau. Chúng ta nhìn vào đời sống chính mình, nếu nhận thấy rằng: chúng ta chu toàn trách nhiệm hằng ngày được trao phó một cách tốt đẹp, với một tâm tình phó thác và với nụ cười trên môi thì thật hạnh phúc cho chúng ta. Những lúc đó chúng ta đang noi gương theo Gia Đình Thánh, những lúc đó chúng ta biết chấp nhận nhau và cùng giúp nhau để tạo sự bình an cho nhau.

Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa ban ơn Giúp sức cho mỗi người chúng ta, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình, trong cuộc sống cùng giúp nhau tiến bước theo Thánh Gia.


 

ThánhGia ABC 173: SỐNG VÌ NHAU


Mt 2, 13-15.19-23

 

Ngày 21.8.2007, không những người dân nước Pháp, mà cả thế giới xúc động trước sự ra đi: ThánhGia ABC 173


Ngày 21.8.2007, không những người dân nước Pháp, mà cả thế giới xúc động trước sự ra đi của một người phụ nữ ở tuổi 33, có tên là Caroline Aigle. Caroline được miêu tả rất xinh đẹp: một phũ nữ tóc vàng, mắt xanh, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, cô là người đầu tiên lái lái máy bay tiêm kích của không quân Pháp, và đạt rất nhiều những thành tích khác nữa. Điều đã làm cho Caroline đi vào huyền thoại không chỉ là tài năng, sắc đẹp của cô, mà là việc cô sẵn sàng hy sinh sự sống để cho đứa con trong bụng của cô mới được 5,5 tháng tuổi có cơ hội sống sót.

Carôline rất hạnh phúc khi biết mình được mang thai đứa con thứ 2. Nhưng rồi ít lâu sau, các bác sĩ phải nói sự thật cho cô biết là cô đã bị ung thư với một khối u ác tính. Các Bác sĩ cho biết, có thể chữa được căn bệnh nguy hiểm đó, nhưng phải điều trị theo liệu pháp “sốc”, và chắc chắn đứa con trong bụng không thể chịu nổi, phải hy sinh cháu bé. Các bác sĩ hỏi cô có bằng lòng không? Carôline đã có một quyết định rất anh hùng: không. Cuối cùng thì chuyện gì đến đã đến. Khi không còn chịu đựng nổi với cơn đau được nữa, các bác sĩ đã phải mổ lấy thai nhi ra lúc cháu bé chỉ được 5,5 tháng tuổi. Carôline đã sống được với con là Gabriel được 18 ngày; và cô đã từ giã cõi đời này trước sự thương tiếc và sự kính phục cả biết bao con người trên thế giới.

Gabriel đã bước vào cuộc đời này với những tiếng khóc thật non nớt của một chú bé chưa đủ tháng ngày để chào đời như bao nhiêu những đứa trẻ khác, rồi phải sống trong sự cô đơn vì thiếu vắng bàn tay của người mẹ dù có rất nhiều những bàn tay nhân ái khác đang giang rộng để giúp đỡ cho em. Nhưng chắc chắn, đối với Gabriel, sự mất mát tinh thần là khó có gì có thể bù đắp nổi.

Hôm nay, toàn thể Giáo hội Công giáo mừng lễ Thánh gia Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, một cơ hội rất tốt để chúng ta suy niệm về tình thương và sự hy sinh cho nhau trong đời sống hôn nhân gia đình. Chúa Giêsu ra đời làm người và Ngài đã chấp nhận tất cả những gì trong kiếp sống của một con người. Ngài chịu sinh ra trong hoàn cảnh cùng khốn nhất trong số những con người cùng khốn để có thể yêu thương hết mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ khốn khó .

Có điểm nào giống nhau giữa trẻ Giêsu và trẻ Gabriel không? Điểm giống nhau rõ nét nhất là 2 trẻ này đều có một người mẹ tuyệt vời, sẵn sàng hy sinh tất cả những gì có thể để cho con mình có cơ hội được sống. Nếu như trẻ Gabriel thiếu vắng tình mẫu tử để chăm sóc em trong những ngày đầu đời non nớt, thì trẻ Giêsu thiếu sự đón tiếp của con người, thiếu sự an toàn cho sự sống của Ngài.

Nhưng xét ra thì trẻ Gabriel còn hạnh phúc hơn trẻ Giêsu nhiều lần. Nếu trẻ Gabriel được mọi người giang rộng bàn tay tiếp đón, thì trẻ Giêsu đang bị vua Hêrôđê tìm giết vì nghĩ rằng Ngài đang đe doạ vương quyền của ông. Nếu trẻ Gabriel được mọi người hướng về và săn sóc em với những phương tiện tốt nhất nếu có thể trong một quốc gia, thì trẻ Giêsu chỉ có chiên bò sưởi ấm, chỉ có những mục tử giữ chiên nghèo khổ đến chúc mừng . . . Vua trời đất sinh ra trong cảnh khốn cùng nhất của kiếp người. Quả là “Thiên Chúa từ trời bước xuống dương gian để con người dương gian được bước lên trời”. Và Ngài trở thành con đường, thành ánh sáng soi dẫn mọi người về thiên quốc.

1. Nền tảng của đời sống Thánh gia:

Gia đình thánh gia nếu nhìn theo phương diện con người thì quả là mong manh, thiếu thốn, nghèo khổ . . . mọi bề. Nhưng Thánh gia lại trở thành mẫu gương cho tất cả mọi gia đình dõi theo. Nền tảng chính yếu của Thánh gia là tình yêu và sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Thánh gia đã dựa trên 2 nền tảng căn bản ấy để làm nên mọi sự, và thực tế đã trở thành một mô hình tuyệt hảo cho mọi gia đình bước theo. Ước gì mọi gia đình công giáo hãy noi gương thánh gia của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse để xây dựng gia đình mình để có thể có một gia đình mẫu mực, hạnh phúc và thánh thiện.

2. Gương mẫu của đời sống Thánh gia:

Gương mẫu của đời sống thánh gia chính là sự hy sinh cho nhau và thực thi thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Thánh Giuse đã chu toàn trách nhiệm của một người trưởng trong gia đình, sẵn sàng gánh lấy mọi công việc nặng nề nhất cách vui lòng và mau mắn. Ngài quả thực là mẫu mực của những người chồng trong gia đình, và là mẫu mực của những con người thích làm hơn nói. Khi nói đến thánh Giuse, ta nhớ ngay đến câu nói của thánh Phalô: “Anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng. Như thế, anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 14-15) Thánh Giuse quả thực đã trở thành kiểu mẫu cho những con người vẹn toàn của Thiên Chúa trong phương diện này.

Đức Maria là người mẹ gương mẫu, hết lòng yêu thương và chăm sóc cho gia đình hết sức có thể. Nết đặc biệt nhất của Đức Maria chính là sự khiêm tốn nơi con người của Mẹ. Trước những biến cố xảy ra mà ngài chưa hiểu thấu, thì ngài ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng, chứ không bực bội hay kêu trách với ai, nhất là không hề kêu trách đối với Thiên Chúa. Mẹ đã theo bước Đức Giêsu cho đến cùng trong suốt cuộc hành trình dương thế của Đức Giêsu, cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên Thánh giá và mẹ đã giang tay ẩm lấy xác con trong đau đớn tột cùng.

Đặc biệt hơn cả là tấm gương của Đức Giêsu, Ngài dù là Con Thiên Chúa, nhưng đã trở nên con của loài người và hoàn toàn vâng phục Đức Maria và Thánh Giuse trong tư cách là người con trong gia đình để nêu gương cho mọi người trong tư cách làm con. Ngài đã chu toàn trách nhiệm không những là người con đối với Đức Maria và thánh Giuse mà còn là trong tư cách người Con của Cha trên trời. Ngài đã tự nguyện chấp nhận sự tự huỷ để hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha cho con người.

Mừng lễ Thánh gia hôm nay, mỗi người chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình trong cương vị mà mình đang có: làm cha, làm mẹ và làm con cái trong gia đình của mình. Hãy chu toàn trách nhiệm trong sự hiền hoà, khiêm tốn và hy sinh cho nhau. Mỗi người hãy vì mọi người để gia đình thật sự trở thành tổ ấm cho mọi người và cho cả Chúa Giêsu vào ngụ ở đó. Chu toàn trách nhiệm là nên thánh!


 

ThánhGia ABC 174: YÊU THƯƠNG - VÂNG LỜI


Mt 2,13-15.19-23

 

Gia đình được xây dựng trên mối quan hệ căn bản là vợ chồng, cha mẹ và con cái. Cũng thế, Gia: ThánhGia ABC 174


Gia đình được xây dựng trên mối quan hệ căn bản là vợ chồng, cha mẹ và con cái. Cũng thế, Gia Đình Thánh: Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse đã thật sự thành hình sau biến cố Hài Nhi Giêsu ra đời. Do đó, sau khi mừng lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta nhìn về Thánh Gia, một gia đình có những phẩm chất hoàn hảo đáng để mọi người noi gương. Mỗi người, tùy vị thế trong gia đình, có thể nhận được từ Thánh Gia một gương mẫu cho mình. Riêng các bạn trẻ, bài học dành cho bạn sẽ là gì?

Bài học đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy nơi Thánh Gia chính là sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria đã cất tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa (Lc 1,38) và đã đáp trả trọn vẹn tiếng xin vâng của mình cho đến trọn đời. Đức Giêsu thì đến trần gian với sứ mạng “thi hành thánh ý Cha”. Đặc biệt, trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Giuse tỏ ra là người mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa: mau mắn mang Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập, rồi ngay lập tức đưa trở về quê hương khi được sứ thần báo mộng. Bài Phúc Âm phát họa lên bức tranh một gia đình đùm túm nhau bước đi trong đêm tối, phó thác đời mình cho thánh ý Thiên Chúa.

Mỗi người có một thánh ý Chúa dành cho mình. Đối với bạn trẻ, còn ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Chúa không buộc bạn phải làm gì to lớn, cao xa, Chúa chỉ cần bạn vâng phục những vị có trách nhiệm, đại diện hữu hình của Chúa ở trần gian dạy dỗ bạn. Tuy nhiên, ở trong một xã hội thay đổi mau chóng hiện nay, nhiều khi con cái lớn lên lại thấy cha mẹ là những người không hợp thời nữa. Do vậy mà không ít bạn đã tỏ ra không còn nghe lời dạy bảo của cha mẹ, những người có trách nhiệm nữa. Dẫu biết rằng bạn hiểu rõ vấn đề của riêng bạn hơn các vị ấy, có khi kiến thức của bạn trổi vượt hơn các ngài nữa. Nhưng nếu bạn nhận ra tiếng nói của cha mẹ, những người có trách nhiệm là tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng biết rõ con đường bảo đảm hơn cả cho hạnh phúc của bạn, thì bạn sẽ mau mắn, vui vẻ mà đáp trả cách mau mắn.

Một bài học khác cũng toát lên rõ nét từ đời sống Thánh Gia là tình yêu trong mối tương quan gia đình. Thánh Cả đón nhận Chúa Giêsu và Mẹ Ngài để yêu thương và chăm sóc trong khi ngài có quyền từ chối. Đức Maria đón nhận Chúa Giêsu vì yêu thương cho dù biết mình sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Đức Giêsu là niềm hãnh diện của cha mẹ khi tỏ ra “hằng vâng phục” và “càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan và vững mạnh” (x. Lc 2,51-52). Chính tình yêu đã giúp Thánh Gia vượt qua mọi thử thách hiểm nguy.

Sinh ra nơi thế gian này, bạn đã được đặt trong các mối tương quan gia đình: gia tộc thân thích, gia đình xã hội và gia đình Giáo Hội. Bạn được mời gọi sống yêu thương để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa thế gian nầy. Ngày nay không thiếu những gia đình thiếu vắng tình yêu. Nguyên nhân dẫn đến thảm trạng nầy đến từ các bậc cha mẹ, từ các con hư hỏng. Nếu bạn sống trong một gia đình luôn ấm êm, thuận hòa thì thật là một hồng ân lớn lao. Nhưng nếu chẳng may gia đình bạn lúc nào cũng có tiếng cãi vã, ngột ngạt thì thật là đáng buồn. Tuy nhiên, là người con Chúa, dù gia đình bạn thế nào, dù bạn còn nhỏ tuổi, bạn cũng có thể trở nên niềm an ủi cho cha mẹ bằng sự vâng lời, ngoan ngoãn, dễ thương. Do vậy, bạn hãy quan tâm đóng góp cho đời sống gia đình được êm ấm. Bạn cũng đừng quên rằng, sự hư hỏng của con cái là nguyên nhân gây nên bao nỗi bi đát cho gia đình, xã hội và Giáo Hội.

Mừng lễ Thánh Gia Thất, rất nhiều bài học có thể được rút ra khi chiêm ngắm Ba Đấng. Nhưng thiết nghĩ, nếu bạn cố gắng làm thật tốt hai bài học gợi ra hôm nay cũng đủ để bạn góp phần đem lại sự hiệp nhất yêu thương cho gia đình, cho xã hội và cho Giáo hội. Xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse phù trợ cho gia đình bạn và giúp bạn cùng chung tay xây dựng thế giới nầy tốt đẹp hơn


 

ThánhGia ABC 175: GIA ĐÌNH LÀ CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG


Mt 2,13-15.19-23

 

Một trong những nỗi lo lắng của giới hữu trách đạo cũng như đời hiện nay là nền tảng gia đình: ThánhGia ABC 175


Một trong những nỗi lo lắng của giới hữu trách đạo cũng như đời hiện nay là nền tảng gia đình ngày càng có xu hướng tuột dốc. Con số những gia đình đổ vỡ ngày càng trở nên báo động. Dĩ nhiên có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân đó là các gia đình thiếu yêu thương nhau thật sự.

Là người Công giáo chúng ta thật may mắn vì vào mỗi mùa Giáng sinh Chúa và Giáo hội cho chúng ta mừng lễ Thánh Gia. Thánh Gia gồm có Chúa Giêsu - Đức Mẹ và Thánh Giuse. Gia đình là cộng đoàn yêu thương chính là điều rất quý giá mà chúng ta học được qua mẫu gương gia đình Thánh Gia.

Yêu thương nhau là điều kiện tiên quyết để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Khi người thanh niên và cô thiếu nữ tự nguyện đến với nhau chắc chắn là vì yêu thương nhau. Dù vậy, chúng ta xem kỹ họ đã yêu thương nhau vì động lực nào và họ yêu thương nhau như thế nào. Động lực để yêu thương nhau là vì muốn đền đáp lại tình yêu mà Thiên Chúa ban cho mình.Với người Công giáo chúng ta đã được Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15, 12 ). Yêu như Thầy yêu là hy sinh, là quan tâm cho nhau.

Chỉ khi thật sự cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho mình bao la như thế nào thì chắc chắn chúng ta sẽ biết làm gì để yêu thương những người trong gia đình mình. Chính từng thành viên trong gia đình Thánh Gia cũng đã vì thế mà đã yêu thương nhau thật sự.

Kết quả của tình yêu vợ chồng sẽ sinh ra những đứa con. Như thế, những người làm cha mẹ cũng được kêu gọi hãy biết quý trọng con cái mình sinh ra. Chúng ta thấy, Đức Mẹ và Thánh Giuse với cái nhìn bình thuờng thì Hài nhi Giêsu chẳng phải là máu mủ của mình nhưng các ngài đã bằng mọi cách mà bảo vệ. Trước khi sinh Chúa Giêsu thì họ đã bị đuổi và phải trốn chui trốn nhủi. Rồi khi sinh ra thì cũng chưa yên phải trốn sang Ai Cập để tránh cơn bạo hành của vua Hêrôđê.

Ngày nay chúng ta thấy có nhiều người làm cha mẹ chỉ vì ích kỷ nên sẵn sàng giết con của mình ngay từ trong bào thai. Họ viện đủ lý do để biện minh cho hành vi sai trái của mình. Con cái chính là quà tặng tình thương mà Thiên Chúa ban cho những ai sống trong bậc gia đình. Có cảm nhận được cực khổ của bổn phận làm cha mẹ thì mới biết thương cha mẹ của mình.

Chúa Giêsu đã chọn gia đình để được sinh ra và lớn lên thì chắc hẳn Chúa thấu hiểu được tất cả nỗi khổ cực của chúng ta. Chúng ta hãy chạy đến với Thánh Gia để xin các Ngài phù giúp chúng ta làm tròn bổn phận của mình trong gia đình.


 

ThánhGia ABC 176: CỘNG ĐOÀN NÊN THÁNH


Mt 2,13-15.19-23

Anh chị em thân mến,

 

Nhiều ca dao tục ngữ Á đông nói về gia đình và ảnh hưởng của gia đính: con không cha như: ThánhGia ABC 176


Nhiều ca dao tục ngữ Á đông nói về gia đình và ảnh hưởng của gia đính: con không cha như nhà không nóc, con không mẹ như cột nhà xiêu – cha còn gót đỏ như son, đến khi cha mất gót con đen sì – gia đình chính là Hội Thánh thu nhỏ - gia đình là Hội thánh tại gia …

Thế giới ngày hôm nay, người ta đặc biệt quan tâm đến gia đình, vì nhiều nguy cơ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ngay cả gia đình công giáo. Ảnh hưởng văn minh vật chất của xã hội, ý thức tự do cao độ, do quá chú trọng giá trị bên ngoài… những yếu tố trên đã làm cho nhiều gia đình mất phương hướng, không biết sống làm sao, cư xử thế nào…. Thực ra, ngày hôm nay hơn bao giờ hết, con người cần có ánh sáng Lời Chúa để hướng dẫn, nhất là giúp cho các gia đình hiểu ý nghĩa và sứ mạng của mình. Đức Thánh Cha Bênêditô 16 nói: “Con cái có quyền có một gia đình như Thánh Gia thất. Gia đình là nơi lý tưởng để mọi người học biết cho đi và đón nhận tình yêu….”

a/. Gia đình thánh là mẫu gương các gia đình kitô hữu và cả nhân loại nữa; chính vì lẻ đó, mà Hội thánh mừng kính hôm nay. Bây giờ ta hãy đọc lại Thư thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côlôssê (3, 12-21), xem thánh Phaolô dạy thế nào? Gia đình kitô hữu phải:

•        Hãy sống hiền hòa, nhẫn nại, tha thứ cho nhau, như chính Chúa tha chứ cho anh em.

•        lấy đức bác ái làm nền tảng; đó chính là mối dây liên kết giữa mọi con cái Chúa.

•        Ước gì ơn bình an, và Lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Trong tâm tình tạ ơn, khi ta làm gì nói gì, cũng đều nhân danh Chúa Giêsu Kitô…

•        Vợ hãy phục tùng chồng; chồng hãy yêu thương vợ. Con cái hãy yêu thương cha mẹ. Cha mẹ đừng dùng uy quyền kẻo con cái nhác đãm.

Thánh Phaolô đã dạy rất xác đáng bổn phận của các thành viên trong gia đình: lấy đức yêu thương làm nền tảng trong việc đối xử với nhau - dùng tính nhẫn nại, tha thứ mà cử xử nhau – trong mọi sự, mọi người cư xử với nhau, nhân danh Chúa. Mọi người khi có sự bình an của Chúa ở cùng, sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau; nhất là làm sao nở đối xử cứng cỏi với nhau?

b/. Phúc âm không nói nhiều về Gia đình Thánh; dù vậy Hội thánh vẫn coi Gia đình Thánh chính là gương mẫu của các gia đình công giáo, là mẫu gương tuyệt vời về việc thực hành lời dạy của thánh Phaolô. Gia đình Thánh cũng chính là mẫu gương cao cả về việc lấy đức ái làm nền tảng cho gia đình, nhất là dùng đức ái làm dây liên kết với nhau.

Mẹ Maria là một Tạo Vật hoàn hảo của Thiên Chúa. Hiểu rõ điều này, ta sẽ hiểu được chân lý tiếp theo: Mẹ là như thế đó, làm sao ta có thể hiểu được Mẹ, nếu Mẹ không sống đức ái? Nói cách khác, vì Mẹ sống trong tình yêu hiệp thông liên lỉ với Con Mẹ, nên khi ta nói Mẹ lấy đức ái làm nền tảng của gia đình, xem ra là thừa; vì tình yêu hiệp thông nơi Mẹ chính là hình bóng của tình yêu hiệp thông vĩnh cữu nơi TC.

Còn Thánh Giuse nữa, vị thánh đồng trinh và khiêm tốn hết mực, được gọi là tôi trung của Thiên Chúa, làm sao lại không sống trong tình yêu hiệp thông như Mẹ Maria; có chăng mức độ hiệp thông của Thánh Cả không sao so sánh được với Mẹ Maria thôi. Những điều nói trên không phải là những ý niệm tưởng tượng ; đó chính là sự thật thần linh trong Gia đình Thánh. Cũng chính vì lẻ đó mà ta gọi gia đình này là Gia đình Thánh…

c/. Gợi ý sống và chia sẻ: Gia đình thánh là như thế. Ta có muốn gia đình mình cũng là gia đình thánh không? Dù gia đình mình chưa phải là gia đình thánh, Mẹ Maria hằng ngày vẫn luôn cầu nguyện cho gia đình chúng ta nên thánh, ta có muốn cộng tác với Mẹ Maria, để biến gia đình ta nên thánh không?


 

ThánhGia ABC 177:  GIA ĐÌNH THÁNH GIA

 

Con Thiên Chúa làm người và sống trong một gia đình, chúng ta gọi là gia đình Thánh Gia: ThánhGia ABC 177


Con Thiên Chúa làm người và sống trong một gia đình, chúng ta gọi là gia đình Thánh Gia. Một gia đình rất là thánh thiện và làm gương mẫu cho mọi gia đình . Thế nhưng, sự thánh thiện đó có phải là con đường dễ dãi không?. Sự thánh thiện đó có miễn chước cho gia đình đó khỏi những khổ đau và thử thách trong cuộc sống không?. Tôi nhận thấy gia đình Thánh Gia cũng phải đương đầu với những khó khăn và mâu thuẫn được ghi lại trong Tin mừng.

1. Mâu thuẫn giữa vợ chồng. Khi cô Maria xinh đẹp, hiền lành, đạo đức vừa đính hôn với một người thanh niên tên là Giuse. Họ chưa kết hôn với nhau, thì nàng đã mang thai rồi. Ngày nay, chúng ta có thể coi cái chuyện ấy là bình thường. Nhưng đối với luật của người Do thái, một phụ nữ có chửa hoang là phạm tội ngoại tình thì bị ném đá cho đến chết. Giả như có một chàng thanh niên yêu một người con gái, vì thấy cô ta hiền lành, xinh đẹp, rồi tính chuyện kết hôn với cô ta. Khi anh ta chưa kịp làm đám cưới, thì thấy cô nàng có thai, nhưng không phải là của mình, anh ta có lấy nàng làm vợ không?. Tin mừng thuật lại, lúc ấy thánh Giuse âm thầm định bỏ đi, thì sứ thần báo mộng thánh Giuse rằng, Maria thụ thai là bởi quyền năng phép Chúa Thánh Thần.

Chúng ta thường nghĩ rằng, gia đình Thánh Gia thì mọi sự điều tốt lành nhưng thực tế thì không đơn giản. Không chỉ có mâu thuẫn về việc vợ chồng mà còn có áp lực của xã hội. Khi Hài nhi Giêsu vừa mới được sinh ra, thì thánh Giuse lại phải đưa mẹ và con lên lưng lừa chạy trốn sang Ai Cập, vì vua Hêrôđe tìm kiếm giết Hài nhi Giêsu. Gia đình Thánh Gia đâu chỉ có nghèo, mà còn bị áp lực của xã hội lúc bấy giờ.

 2. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Thánh Luca thuật lại trong Tin mừng hôm nay. Trong cuộc hành hương về Giêrusalem, Mẹ Maria và thánh Giuse lạc mất Giêsu, họ vất vả đi tìm con mình. Đến khi gặp Giêsu trong đền thờ, thì Mẹ Maria trách con một cách nhẹ nhàng. Sao con để cho cha mẹ phải tìm con vất vả, thì Chúa Giêsu trả lời rằng, cha mẹ không biết con đây đang làm việc cho cha con sao?. Chúng ta thử đặt trường hợp mình vào trong hoàn cảnh đó, khi đứa con 12 tuổi nói với mình như vậy, thì chúng ta có hành xử thế nào?. Chắc hẳn là cho nó một cái tát vào mặt và dạy cho một bài học. Từ những mâu thuẩn và thử thách của gia đình Thánh Gia, chúng ta thấy rằng, thánh Giuse và Mẹ Maria không biết rõ chương trình và ý định của Thiên Chúa một cách tỏ tường. Thánh Luca nói rõ, hai ông bà nghe Chúa Giêsu trả lời thì không hiểu gì. Các ngài cũng phải đương đầu với khó khăn và thử thách.

Thế nhưng, đâu là động lực cho các ngài vượt qua những mâu thuẩn và thử thách trong gia đình?. Tôi thiết nghĩ, tất cả các ngài  đều lấy thánh ý của Thiên Chúa làm giá trị tuyệt đối. Các ngài có một điểm chung, có một hướng đi chung để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa trong đời sống mình. Điểm chung đó là Lời Chúa. Chính nhờ Lời Chúa là sức mạnh giúp các ngài vượt lên trên những mâu thuẫn và hoá giải những khó khăn trong đời sống gia đình.

Khi suy niệm về gia đình Thánh Gia, thì Giáo hội mời gọi chúng ta nhìn lại gia đình của mình hôm nay. Gia đình của chúng ta cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn giữa vợ chồng với nhau từ nhiều lý do: khác biệt tâm lý, khác biệt trong cách nhìn, khác biệt trong cách suy nghĩ, cuộc sống kinh tế, lo lắng cho con cái v.v. Cho nên, cuộc sống gia đình ngày nay đã và đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn nữa, có những mâu thuẩn giữa cha mẹ với con cái trong gia đình về trình độ văn hóa, về lối sống và cách suy nghĩ khác nhau. Ngoài ra, chúng ta còn thấy có áp lực rất mạnh của xã hội, kinh tế thị trường đối với cuộc sống gia đình. Ngày xưa, vua Hêrôđê muốn giết Hài Nhi Giêsu, vì sợ mất ngôi vị và quyền lợi của mình, nên tìm cách giết Hài nhi Giêsu, thánh Giuse và Mẹ Maria phải đem Hài Nhi chạy trốn, thì ngày nay có những áp lực xã hội đang đè nặng trên con cái và mỗi người chúng ta một cách tinh vi hơn. Nó không phải làvề mặt thân xác, mà là giá trị đời sống tinh thần, đời sống đức tin của con cái chúng ta. Vì thế, cha mẹ phải trở thành lá chắn để bảo vệ thành trì tinh thần và đức tin cho con cái mình. Gia đình phải là mái ấm yêu thương cho mọi người nương thân.

Khi chúng ta chọn gia đình Thánh Gia làm mẫu gương cho gia đình mình, thì chúng ta hãy xác định lại hướng đi của gia đình. Tuy có những mâu thuẩn, bất đồng và khác biệt nhau trong đời sống gia đình. Nhưng chúng ta biết cư xử với nhau theo giá trị Tin Mừng dạy là: hy sinh, chịu đựng, khoan dung, bác ái, tha thứ, thì tình yêu, niềm vui và hạnh phúc sẽ đến trong gia đình. Mỗi người bỏ đi tính ích kỷ hẹp hòi của mình thì sẽbớt đi xung đột và chiến tranh. Hạnh phúc không phải tự nó có được mà là phải tìm kiếm và xây đắp cho nhau.

Rev.John Nguyen
St.John's Church
240 Bleecker St
Utica, NY 13501
Tel: 817-247-1223; 845-701-6345
wedsite:www.congdoanutica.org


 

ThánhGia ABC 178: SỐNG ĐỨC TIN


THEO GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA

Lc 2, 41 – 52

 

Gia đình hạnh phúc, ấm êm đó là mơ ước của nhiều người. Cũng vậy, gia đình Công Giáo mong: ThánhGia ABC 178


Gia đình hạnh phúc, ấm êm đó là mơ ước của nhiều người. Cũng vậy, gia đình Công Giáo mong muốn hạnh phúc và người ta thật sự hạnh phúc khi có Chúa hiện diện trong gia đình mình, khi gia đình mình sống theo gương gia đình Thánh Gia.

Ai trong chúng ta cũng muốn sống trong gia đình hạnh phúc. Phải, gia đình chính là cái nôi để con cái phát triển toàn diện. Trong đạo Công giáo gia đình là nơi để con cái được giáo dục trong đức tin, cha mẹ thực thi quyền lợi và nghĩa vụ theo tinh thần gia đình Thánh gia. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm, học hỏi và bắt chước gia đình Thánh Gia Nagiareth, nơi đó có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse.

Chắc hẳn ngày nay chúng ta đang chứng kiến và có thể trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng trầm trọng về sống gia đình. Rất nhiều gia đình trong xã hội đang là những gia đình nghèo, nghèo vì thiếu tình thương, què quặt, tan nát vì nạn ly thân, ly dị và phá thai; những gia đình phân tán, chia ly vì chiến tranh, bạo lực và áp bức; những gia đình bất hoà vì nạn thất nghiệp, với đời sống vật chất kinh tế khó khăn eo hẹp hay vì nạn cờ bạc, rượu chè...

Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy mẫu gương gia đình sống đức tin. Đây là một gia đình như bao gia đình khác, nhưng họ đã chu toàn bổn phận của mình là từng thành viên trong gia đình. Đây là một cộng đoàn yêu thương và hiệp nhất. Như thế, chúng ta bắt chước gia đình Thánh gia sống đức tin.

Gia đình sống đức tin là gia đình luôn tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa. Nói cách khác gia đình sống đức tin là gia sống đạo theo ý muốn của Thiên Chúa. Thánh Gia là một gia đình Thánh vì ngoài sự hiện diện của Chúa Giêsu, gia đình các Ngài còn tuân giữ và sống theo Thánh Ý Chúa, sống gắn bó với Chúa. Các Ngài thể hiện việc sống gắn bó với Chúa qua việc chu toàn lề luật, dâng con vào đền thờ, đi hành hương....(Lc 2, 41).  Nhờ chính việc chu toàn lề luật, siêng năng cầu nguyện và sống gắn bó với Chúa nên các Ngài nhận ra và mau mắn thi hành ý Chúa trong cuộc sống. Gia đình kitô hữu chúng ta ngày nay cũng là một gia đình thánh. Thánh trong việc sống gắn bó với Chúa qua kinh nguyện, trong việc giữ các giới răn và qua việc sống bái ái.

Gia đình sống đức tin cần được xây dựng trên tình yêu. Nhưng làm sao có tình yêu khi người cha, người mẹ không chu toàn bổn phận của mình cũng như không hết tình thương con cái. Làm sao có được hạnh phúc khi con cái trong gia đình không thảo hiếu với cha mẹ và làm sao có hạnh phúc khi mọi người trong gia đình luôn sống bất hoà với nhau. Gia đình là tế bào của xã hội, là trường dạy đầu tiên, là cơ sở cho cuộc sống xã hội trong tương lai. Nơi gia đình con cái được học hỏi và sống tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc, sống liên đới với tha nhân. Hơn nữa, gia đình Kitô hữu là mảnh đất tốt sống đức tin, biết thờ phượng Chúa cho phải đạo, kính mến cha mẹ, yêu thương tha nhân và biết sống lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa. Điều này trong Chương 3 sách Huấn ca đã nhắc lại điều răn thứ tư , dạy con cái phải tin yêu và thảo hiếu với cha mẹ và những lý do luân lý tự nhiên với câu ca dao Việt Nam:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Hãy noi gương Thánh Gia, nơi đó Đức Mẹ và Thánh Giuse yêu thương nhau, cùng hợp sức nuôi dạy Chúa Giêsu. Còn Đức Giêsu thì hằng yêu thương và vâng phục cha mẹ mình. Nhưng trên hết tình yêu của Thánh Gia đặt nền tảng trên tình yêu dành cho Thiên Chúa.

Gia đình sống đức tin khi từng thành viên góp phần của mình vào việc xây dựng gia đình. Mỗi người hãy sống đúng bổn phận của mình trong gia đình. Thánh Giuse là một người cha mẫu mực, khôn ngoan quán xuyến mọi sự trong chức vụ gia trưởng nhưng cũng hết tình phục vụ Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Những người cha trong gia đình hãy biết học đòi nơi mẫu gương ấy. Người làm mẹ cũng hãy học hỏi nơi Mẹ Maria mẫu gương về tình yêu, đức nết na, đức tin, sự phục vụ và khiêm tốn hết lòng. Dù là Mẹ Đấng Cứu Thế nhưng Mẹ Maria đã xưng mình là tôi tớ của Thiên Chúa. Những người con hãy học nơi Chúa Giêsu đức vâng lời, lòng tôn kính biết ơn. Là Thiên Chúa nhưng Người đã chấp nhận trở nên một người con nhỏ nhất trong gia đình hằng vâng phục cha mẹ trong tình yêu.

Thiên Chúa không xa vời, Người hiện diện trong cuộc sống bình thường mỗi ngày của chúng ta, bởi vì Người đã sống giữa con cái loài người, đồng hành với con người và chia sẻ mọi niềm vui, mọi âu lo, khó nhọc của cuộc sống con người. Khi biết nhìn thực tại với đôi mắt của đức tin, thì mọi sự trong thế giới hữu hình đều được biến đổi là điều nói lên sứ điệp Thiên Chúa muốn nhắn gởi chúng ta. Một gia đình trong đó mọi thành phần biết kính sợ Thiên Chúa, biết yêu thương tôn trọng nhau, hy sinh cho nhau, sống cho nhau và sống vì nhau sẽ là một gia đình được tràn đầy phúc lành và sức sống thiêng linh của Thiên Chúa.

Như thế, gia đình sống đức tin khi mỗi người trong gia đình biết noi gương Thánh Gia, sẵn sàng và quảng đại cộng tác với nhau để tạo lập và duy trì tình thương, sự hiệp nhất. Sống đạo bằng cách thực thi ý Chúa trong cuộc sống và thể hiện tình yêu qua việc chu toàn bổn phận của mình, đóng góp vai trò của từng thành viên trong gia đình để quên mình phục vụ người khác trong yêu thương. Nếu gia đình luôn đặt ý Chúa lên trên và đặt tình yêu trong từng việc phục vụ thì mới hy vọng giữ được hạnh phúc gia đình, nhất là khi phải đối phó với những khó khăn ngày càng nhiều trong đời sống hiện nay.

Lạy Thánh Gia Nagiareth, xin giúp từng thành viên trong gia đình chúng con biết sống đạo, sống đức tin  theo tinh thần của Chúa, tìm kiếm và thực thi ý Chúa, chu toàn bổn phận và sống tình yêu thương như Thiên Chúa muốn. Amen.


 

ThánhGia ABC 179: THÁNH GIA MẪU GƯƠNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Lc 2, 41 – 52

1. LỜI CHÚA: "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái... Người làm vợ hãy phục tùng chồng. Như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa" (Cl 3,14.18).

2. CÂU CHUYỆN: MỘT CON NGƯỜI CẦU TOÀN:

 

Theo chuyện cổ Hồi Giáo thì NA-TRÚT-ĐIN là hiện thân của những chàng trai độc thân khó tính: ThánhGia ABC 179


Theo chuyện cổ Hồi Giáo thì NA-TRÚT-ĐIN là hiện thân của những chàng trai độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi bạn bè chất vấn tại sao đến tuổi bốn mươi rồi mà anh vẫn chưa lấy vợ, Na-trút-đin đã tâm sự về tình trạng độc thân bất đắc dĩ của anh như sau:

"Tôi đâu phải là không muốn lấy vợ như các bạn nghĩ: Suốt cả tuổi thanh xuân, tôi đã đi khắp nơi để tìm cho mình một người vợ hoàn hảo như ý muốn. Tại Cai-rô, thủ đô Ai Cập, tôi đã sớm gặp được một thiếu nữ vừa đẹp người lại vừa thông minh. Nàng có đôi mắt bồ câu với con ngươi đen nhánh giống như hai hạt ô-liu. Tôi ưng ý ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Nhưng chỉ vài ngày sau, tôi đã khám phá ra rằng: Nàng ta không phải là một cô gái hiền thục như tôi mong muốn. Thế là tôi liền rời bỏ Cai-rô để đến thành Bát-đa Thủ đô nước I-rắc, để tìm kiếm một người vợ lý tưởng, nghĩa là phải vừa đẹp người lại vừa phải thông minh dịu hiền nữa! Tại đây, nhờ Đức Thánh Al-lah phù hộ nên tôi đã sớm gặp được một thiếu nữ hoàn hảo, đúng như lòng hằng mong ước. Nhưng có điều chúng tôi lại bị khắc khẩu mỗi khi nói chuyện: Ít khi chúng tôi cùng chung quan điểm về bất cứ lãnh vực nào. Thế là tôi đành phải âm thầm chia tay với nàng. Từ đó, tôi liên tiếp trải qua nhiều mối tình với nhiều phụ nữ khác nhau.

Nhưng người được mặt này thì lại mất mặt kia, được tính tốt này thì lại vướng phải tật xấu nọ. Đến lúc tôi sắp hoàn toàn thất vọng, tưởng như sẽ không thể tìm đâu ra được một người đàn bà hoàn hảo, thì một hôm Đức Thánh Al-lah đã sắp xếp cho tôi gặp được một thiếu nữ siêu tuyệt vời. Có thể nói: Nàng là sự kết hợp rất nhiều đức tính của một người vợ lý tưởng mà tôi hằng mong ước: Nàng vừa đẹp người, thông minh, lại vừa hiền dịu và ân cần tử tế trong giao tiếp... Ngoài ra nàng lại còn hát hay múa giỏi, nấu ăn ngon, cắm hoa đẹp, thêu thùa cắt may thành thạo... Thế nhưng các bạn có biết vì sao cho đến giờ này tôi vẫn là một chàng trai độc thân khó tính không??? Vì khi tôi mạnh dạn ngỏ lời cầu hôn với nàng, thì lập tức tôi đã bị nàng thẳng thừng từ chối, vì nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông lý tưởng để lấy làm chồng. Mà theo đánh giá của nàng thì tôi chỉ là một gã đàn ông tầm thường, có quá nhiều thói hư tật xấu, không xứng đáng làm chồng của nàng!".

3. SUY NIỆM:

- THÁNH GIA: MẪU GƯƠNG CỦA GIA ĐÌNH TÍN HỮU: Gia đình là nền tảng của xã hội và là tế bào của Hội thánh! Gia đình có bền vững hạnh phúc thì xã hội mới an vui và Hội thánh mới phát triển. Hôm nay Hội thánh giới thiệu Thánh Gia cho các gia đình tín hữu học tập noi gương: Trong gia đình này có thánh cả Giu-se là một người chồng lý tưởng: hết lòng yêu thương và chu tòan trách nhiệm lo cho vợ con. Còn Đức Ma-ri-a thì nêu gương cho các người làm vợ làm mẹ về tình yêu thương hết mình phục vụ chồng con. Trong gia đình này, trẻ Giê-su chính là người con hiếu thảo, luôn tôn kính vâng lời và làm vui lòng cha mẹ trong gia đình.

- GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC PHẢI TRÊN THUẬN DƯỚI HÒA: Về phạm vi nhân lọai thì thánh Giu-se là người gia trưởng có tinh thần trách nhiệm cao, rồi đến Đức Ma-ri-a là hiền mẫu luôn biết quan tâm chăm sóc cho chồng con và cuối cùng là trẻ Giê-su luôn hiếu thảo thể hiện qua sự vâng lời và luôn làm vui lòng cha mẹ, như Tin Mừng Lu-ca viết: "Sau đó Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài" (Lc 2,51a).

- GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC PHẢI CÓ SỰ BỔ TÚC CHO NHAU: Thiên Chúa đã dựng nên hai người nam nữ tuy khác nhau, nhưng không đối kháng mà còn bổ túc cho nhau. Hai vợ chồng mỗi người đều được Chúa ban những ưu điểm phù hợp với vai trò trong gia đình như sau:

+ Nếu người chồng có sức mạnh ví như là cây cột nhà chống đỡ làm cho gia đình bền vững, thì người vợ là sợi dây yêu thương liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.

+ Nếu người chồng có khả năng kiếm tiền nuôi sống gia đình, thì người vợ là nhà quản lý tài ba biết sắp xếp mọi việc và bảo vệ mái ấm gia đình.

+ Nếu người chồng được ví như vị thuyền trưởng lãnh đạo gia đình, thì người vợ phải là tài công trực tiếp điều khiển bánh lái, phối hợp chặt chẽ với thuyền trưởng để đưa con tàu gia đình đến bến bờ hạnh phúc.

+ Nếu người chồng cần tính nghiêm khắc, thì người vợ lại cần sự dịu dàng, để con cái tuy phải tuân giữ kỷ luật nhưng vẫn cảm thấy dễ chịu ở trong bầu khí yêu thương của gia đình.

+ Nếu người chồng có vai trò giám đốc tổng quát xí nghiệp thì người vợ là giám đốc điều hành lo quản lý mọi việc nhà, chứ không chỉ là người lao công lo giúp việc nhà, như lời cầu của chủ tế trong thánh lễ hôn phối: "Lạy Cha, Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam khiến họ không phải là hai nhưng chỉ là một xương một thịt ... Xin cho chú rể biết trọn niềm tin tưởng ở vợ mình, nhìn nhận vợ là người bạn bình đẳng và cùng thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Xin cho anh biết luôn yêu thương kính trọng yêu thương vợ như Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh Người".

- GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC PHẢI CÓ CHÚA HIỆN DIỆN: Muốn có hạnh phúc thì gia đình phải có Thiên Chúa là Tình Yêu ngự trị. Tình yêu chính là sợi dây bền chặt liên kết các thành viên lại với nhau. Thứ đến phải có Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường, rồi còn phải có ơn Thánh Thần là sức mạnh giúp hai vợ chồng cùng nhau gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhờ đó vợ chồng sẽ dễ dàng đồng tâm hiệp lực để cùng vượt qua các phong ba thử thách cuộc đời (x Cl 3,12-17), như người đời thường nói: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn".

4. THẢO LUẬN: Gia đình hôm nay thường gặp nhiều khó khăn như: Con cái dễ bị hư hỏng vì mắc các thói hư tật xấu, vợ chồng khó giữ trọn được lời thề hứa yêu thương, tôn trọng và trọn đời chung thủy với nhau... Theo bạn đâu là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và cần phải khắc phục thế nào?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin nhìn đến những gia đình đang thiếu vắng tình yêu, hay đang thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu, những gia đình đang buồn sầu vì vắng tiếng cười trẻ thơ, hay trái lại đang vất vả lo toan vì đàn con nheo nhóc đói khát của ăn vật chất cũng như tinh thần.  Xin nâng đỡ những gia đình đã biến thành hỏa ngục vì dối trá, ích kỷ, kiêu căng, giận hờn khi luôn hành hạ và làm khổ lẫn nhau.

- LẠY CHÚA. Xin nhìn đến những trẻ em đang cần được chăm sóc và yêu thương, những trẻ em đang bị lạm dụng tình dục, đang bị bóc lột tiền bạc và trở thành những món hàng để con buôn trao đổi kiếm lời; Những trẻ em đang lạc lõng bơ vơ và không được đến trường; Những trẻ em bị cuộc đời vùi dập và đang biến dạng trở thành hư hỏng... Xin hãy biến đổi các gia đình tín hữu chúng con. Xin sai Thánh Thần đốt lên ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi thành viên. Xin cho mỗi người chúng con biết luôn chu toàn nhiệm vu xây dựng gia đình cả về tinh thần cũng như vật chất, hầu gia đình chúng con ngày thêm hòa hợp hạnh phúc, là dấu chỉ giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa.

X. Xin hiệp cùng Mẹ Maria
Đ. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

LM ĐAN VINH     www.hiephoithanhmau.com


 

ThánhGia ABC 180: CON PHẢI CÓ BỔN PHẬN Ở NHÀ CHA CON


Lc 2, 41 – 52

 

Quý vị có ngạc nhiên khi thấy đức Maria và thánh Giuse đi cả ngày đường mà không hề biết Đức: ThánhGia ABC 180


Quý vị có ngạc nhiên khi thấy đức Maria và thánh Giuse đi cả ngày đường mà không hề biết Đức Giêsu có đi cùng hay không? Tôi nghe nói có nhiều gia đình đi chơi cùng con cái bằng xe ôtô và dừng lại ở một trạm nghỉ. Khi họ quay lại xe thì giật mình nhận ra một trong những đứa trẻ bị lạc. Ngay lập tức họ bủa ra đi tìm đứa trẻ đó. Nhưng đằng này đức Maria và thánh Giuse đi suốt cả ngày rồi mới biết Đức Giêsu vắng mặt! Đức Maria và thánh Giuse đang bận tâm chuyện gì thế? Họ chỉ có mỗi mình trẻ Giêsu thôi mà!

John Pilch thật hữu ích trong việc tìm hiểu về bối cảnh đời thường và phong tục vào thời Đức Giêsu. (x. "The Cultural World of Jesus: Sunday by Sunday." Collegeville: Liturgical Press, 1997). Ông cho rằng mối tương quan tình cảm mạnh mẽ nhất trong vùng Địa Trung Hải là giữa người mẹ và con trai trưởng. Sự ảnh hưởng của người cha không gây tác động đối với con trai cho đến khi cậu bé đến tuổi dậy thì, khi mà cậu ta "thoát khỏi sự vỗ về của thế giới người nữ để bước vào thế giới hà khắc của đàn ông" (tr. 13).

Trẻ Giêsu đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thế giới của người mẹ và thế giới của người cha. Trong đoàn người hành hương, họ đi theo từng phái, vì xã hội của họ phân chia khắt khe thế. Vì vậy, thánh Giuse thì nghĩ rằng trẻ Giêsu đang trên đường với đức Maria, còn đức Maria thì lại đinh ninh con mình đang đi cùng Giuse. Thế nên, đức Maria đinh ning rằng trẻ Giêsu đang trên hành trình với cánh đàn ông. Trong khi Giuse thì nghĩ rằng trẻ Giêsu về nhà trong vòng tay yêu thương của những phụ nữ. Cả bậc cha mẹ và các cậu thiếu niên đều thừa nhận sự khó khăn này vì trong cuộc đời họ đều phải kinh qua trong giai đoạn chuyển tiếp ấy.

Khi ông bà tìm thấy đức Giêsu ngồi giữa những người đàn ông và các bậc thầy, Pilch cho rằng đức Maria và thánh Giuse lẽ ra nên tự hào mới phải vì đức Giêsu đã chuyển tiếp thành công gia đoạn phát triển của mình. Nhưng trẻ Giêsu vẫn chưa phải là người trưởng thành và đã không báo cho cha mẹ biết về ý định của mình. Vì thế, đức Maria đã quở trách Người. Trong thế giới khép kín của người Địa Trung Hải thì ứng xử như vậy cũng là phải. Điều đó cho thấy rằng nuôi dạy con trẻ thời của Đức Giêsu cũng không hề dễ dàng gì hơn ngày nay.

Khi tôi viết những điều này thì đám tang của các nạn nhân ở Newtown, Connecticut đang diễn ra. Người ta chỉ có thể mường tượng nỗi kinh hoàng và đau khổ của các bậc cha mẹ của những nạn nhân nhỏ bé này. Thêm vào đó, có những cuộc phỏng vấn với cha mẹ, những người vội vã đến trường nhưng không hề hay biết đứa con nhỏ của họ có nằm trong số các nạn nhân hay không. Những người có con sống sót đã tả lại nỗi sợ hãi, nhẹ nhõm và mừng vui như thế nào khi họ ôm chầm lấy những đứa trẻ được tìm thấy. Những cuộc phỏng vấn này giúp chúng ta cảm nhận phần nào tình cảnh mà cha mẹ của đức Giêsu đã phải trải qua khi cuối cùng họ tìm thấy Người.

Nhưng chúng ta không phải dừng lại ở sự cảm thương của câu chuyện hôm nay. Cũng không cần phải nói lời hay ý đẹp về một "gia đình thánh" lý tưởng. Đó không phải là điều mà thánh sử Luca muốn nhấn mạnh. Nhưng, thánh Luca như muốn trình bày về thân thế của Đức Giêsu. Khởi đầu Tin mừng, thánh Luca cho thấy Đức Giêsu là ai và mục đích của Người là gì. Như chúng ta học biết rằng thánh Luca đang trình bày về Kitô học của ngài.

Trong lịch sử của nhưng nhân vật vĩ đại thường có những câu chuyện đáng phi thường từ thuở thiếu thời. Các câu chuyện cho thấy hình ảnh về sự vĩ đại trong tương lai của một người đã được hiển hiện ngay từ thời niên thiếu. Những gì mà nhân vật nổi tiếng làm thời còn niên thiếu cho thấy trước việc đó được thực hiện sau nàykhi lớn lên.

Hầu như những thông tin của Đức Giêsu vào thời niên thiếu đều không ai biết, đó là "cuộc đời ẩn dật" của Người. Có một vài câu chuyện ngụy thư nói về những mầu nhiệm mà trẻ Giêsu thực hiện. Còn việc cha mẹ "tìm gặp" Đức Giêsu hôm nay là câu chuyện duy nhất nói về thời niên thiếu của Đức Giêsu mà chúng ta biết được. Và việc đó tiên báo trẻ Giêsu sẽ trở thành người như thế nào. Đức Giêsu giải thích rằng: "Cha mẹ không biết là con phải có bổn phận ở nhà Cha con sao?" (từ "biết" ở đây được chia ở chủ từ số nhiều, Đức Giêsu đang nói cho cả Maria và Giuse). Thánh Luca đã làm nổi bật lời tuyên bố của Đức Giêsu. Đó chính là trọng tâm của câu chuyện. "Con phải" là cụm từ mà thánh sử còn dùng cho chỗ khác nữa trong Tin mừng. Đức Giêsu phải bày tỏ ý định của Thiên Chúa cho chúng ta, vì thế có những điều Người "phải" thực hiện. Cụm từ "nhà Cha" củaCon có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, Người phải có "bổn phận" với Thiên Chúa Cha. Thứ hai, "nhà" là bao gồm các thành viên trong đó, các thành viên này làm nên cộng đoàn trong "nhà Cha" của Người.

Những gì đến với độc giả, ngay cả sự hiện diện của cha mẹ của Người, là Đức Giêsu có liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Đó chính là sự ý thức theo Người suốt cuộc đời sứ vụ sau này. Đức Giêsu được sai đến vì một sứ vụ, sứ vụ này sẽ quyết định tất cả những gì Người sẽ nói và sẽ làm. Ngay điểm Tin mừng này cho thấy hai ông bà không "hiểu lời Người vừa nói với họ," kể dân chúng, thậm chí chính các môn đệ của Người cũng không thể hiểu Đức Giêsu là ai và Người muốn nơi họ điều gì. Những môn đệ đón nhận Đức Giêsu trong suốt cuộc đời sứ vụ ở trần gian này trở thành một phần trong "nhà Cha" của Người.

Câu chuyện bắt đầu với một gia đình tuân giữ tập tục hằng năm hành hương Đền Thánh Giêrusalem để tham dự lễ Vượt Qua cùng với những người Dothái khác. Việc nói đến Giêrusalem trong thời gian Lễ Vượt Qua tiên báo hành trình mà Đức Giêsu và các môn đệ của Người sẽ thực hiện sau này. Xuyên suốt Tin mừng, Đức Giêsu sẽ có "bổn phận" trong "nhà Cha" của Người, cho dù điều đó muốn nói đến cái chết của Người. Đức Giêsu chứng tỏ sự khôn ngoan của mình khi còn là một cậu thiếu niên trong Đền thờ và cũng chính Đền thờ là nơi Người sẽ kết thúc sứ vụ giảng dạy của mình (x. Lc 19,41-21,38)

Trong đoạn văn hôm nay còn nhiều gợi ý khác nữa cho toàn bộ trình thuật của Tin mừng. Các bậc thầy đạo đức "kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu". Vì Tin mừng đang trên đà tiến triển, nên nhóm Dothái giáo nhiệt thành chống đối lời giảng dạy của Đức Giêsu. Nhưng dân chúng lại chấp nhận Người và đến Đền Thờ để nghe Người giảng dạy, vì "toàn dân say mê nghe Người" (x. Lc 19,48).

Đức Giêsu không đơn thuần là một cậu bé khôn trước tuổi, sau này lớn lên thành một bậc thầy cuốn hút. Nhưng Người nói về Thiên Chúa, nói thay cho Thiên Chúa với một uy quyền lớn lao còn hơn cả những bậc thầy thông Luật. Nguồn gốc sự khôn ngoan của Đức Giêsu không phải do học hỏi mà có được. Vì Người có một mối quan hệ độc nhất với Thiên Chúa và luôn cư ngụ trong nhà Cha của Người. Nên người giảng dạy và mời gọi những ai nếu chấp nhận bước vào ngôi nhà đó, thì hãy ngồi vào bàn tiệc của sự khôn ngoan để cùng ăn cùng uống bữa tiệc mà Thiên Chúa đã dọn sẵn.
Vì vậy, câu chuyện Tin mừng hôm nay không phải là một chuyện lạ lùng từ thời niên thiếu của Đức Giêsu. Đó là câu chuyện cho biết về Đức Giêsu trong thời niên thiếu của Người, giúp cho ta biết được Đức Giêsu là ai, và Người sẽ cống hiến cuộc đời vì mục đích gì. Tin mừng không chỉ là một sự lựa chọn trong những miêu tả về cuộc đời lịch sử của Đức Giêsu. Mà hơn thế nữa, ngay chính lúc khởi đầu của Tin mừng, đã có một trình thuật về kế hoạch mạc khải của Thiên Chúa nhằm đến ơn cứu độ của chúng ta thông qua Đức Giêsu.
Đức Maria và thánh Giuse đã không hiểu được ẩn ý trong câu trả lời của Đức Giêsu. Còn Đức Giêsu thì lại vâng lời cha mẹ, nhưng cốt chuyện đã mạc khải về mối quan hệ đặc biệt của Đức Giêsu với Chúa Cha. Dần dần, chúng ta biết nhiều hơn nữa về Đức Giêsu và hiểu ra được ý nghĩa trong cuộc đời của Người. Tin mừng theo thánh Luca lại tiến triển theo mỗi Chúa nhật trong suốt năm phụng vụ này, và vì chúng ta cư ngụ trong "nhà Cha" với Đức Giêsu và cư ngụ với nhau, nên chúng ta sẽ đến để biết Thiên Chúa của chúng ta là ai qua Đức Giêsu, và qua Đức Giêsu chúng ta được kêu gọi để đáp trả những gì Người yêu cầu.

Khi đọc Tin mừng Luca và nghe Tin mừng đó lần lượt được công bố trong năm nay, chúng ta sẽ thừa nhận sự nhầm lẫn của mình và nhận thấy thiếu hiểu biết về những gì Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta. Nhưng đã có Đức Maria là mẫu gương của chúng ta vì người đã lắng nghe suốt quá trình mạc khải. Noi gương Đức Maria, chúng ta kiên nhẫn giữ "tất cả điều này" trong lòng với hy vọng rằng: còn nhiều điều nữa sẽ được mạc khải trên hành trình với Đức Giêsu, cũng như đồng hành với các môn đệ của Người đến Giêrusalem để chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua - lễ hiến tế mạng sống mà chính Đức Giêsu sẽ thực hiện.

Cái chết của Đức Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn không phải là hồi kết của câu chuyện. Nhưng vào Ngày Phục Sinh, chúng ta sẽ hiểu đầy đủ hơn Người là ai. Vì vậy, cùng với hai môn đệ tiếp đón người khách lạ trên đường về Emmau, chúng ta cũng sẽ nhận ra Đức Kitô chỗi dậy ở giữa chúng ta, trái tim ta sẽ bừng cháy nhờ Lời của Người, và mắt chúng ta sẽ mở ra khi Người bẻ bánh (x. Lc 24,13-35).

Đức Maria và thánh Giuse đã đi trước chúng ta trên con đường đức tin. Chúng ta cùng với các ngài có mặt ngay từ khởi đầu của câu chuyện. Nhưng ở đây, tình tiết ngắn ngủi này lại là những hạt mầm của toàn bộ Tin mừng. Chúng ta được mời gọi suy tư không ngừng về khoảnh khắc ngắn ngủi đó, bởi vì nó chiếu soi cho ta biết Đức Kitô là ai. Còn thánh Giuse là mẫu gương về một người công chính, cả cuộc đời chỉ biết vâng phục theo lời mời gọi của Thiên Chúa, dù lúc đầu có ý chống lại kế hoạch ấy. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng đi với đức Maria vì người xuất hiện lại trong Tin mừng. Cùng với đức Maria, chúng ta sẽ nhìn thấy và lắng nghe những sự kiện được mạc khải, và cùng tham gia với người khi chúng ta giữ "tất cả điều này" trong lòng.

Câu chuyện Tin mừng này trước hết không nhằm chỉ dạy cho chúng ta về đời sống gia đình Kitô hữu xứng hợp; cũng không phải yêu cầu những đứa trẻ vâng lời cha mẹ. Nhưng, đó là câu chuyện Tin mừng mạc khải cho chúng ta biết về kế hoạch của cứu độ của Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: Anh Em HV. Đaminh Gò Vấp

Lm Jude Siciliano, OP


 

ThánhGia ABC 181: GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI


Lc 2, 41 – 52

 

Thánh Gia là một gia đình gương mẫu tuyệt vời đã nêu gương cho mọi gia đình noi theo bắt chước: ThánhGia ABC 181


Thánh Gia là một gia đình gương mẫu tuyệt vời đã nêu gương cho mọi gia đình noi theo bắt chước và sống lý tưởng của đời sống gia đình. Lễ Thánh Gia cũng là một dịp giúp mọi người tự vấn lương tâm xem mình đã sống lý tưởng thực tế của đời sống gia đình như thế nào ! Do đó, hôm nay khi mừng lễ Thánh Gia, chúng ta thử xem lại cách sống của gia đình mình và rồi đem đối chiếu với gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse để xem mình con thiếu gì, cần bổ túc những gì, cần sửa đổi những gì ?

Mừng lễ Thánh Gia trong bối cảnh, chúng ta vừa mừng đại lễ Giáng Sinh. Đây quả thực là cơ hội rất thích hợp, rất thuận lợi để chúng ta soi chiếu gia đình chúng ta với gia đình của Chúa Giêsu. Là Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu đã chọn một gia đình để sinh ra. Sở dĩ, Ngài chọn cách bình thường nhất để sinh ra là để gần gũi con người, gần gũi loài người. Nếu Ngài cứ ở trên cao thì thực ra con người khó lòng gần gũi được Ngài. Do đó, Chúa đã có mẹ, có cha là để hòa đồng với kiếp sống con người.Chúa đã chấp nhận làm người: " Ngôi Lời đã làm người " như thánh Gioan đã viết là để hòa nhập với thế giới con người, ngoại trừ tội lỗi. Thánh Giuse và Đức Mẹ đã tuân theo ý Thiên Chúa để nuôi nấng, dạy dỗ Chúa với tư cách Ngài là con người. Thánh Giuse và Mẹ Maria đã bao bọc, chở che, nuôi dưỡng Chúa với tình yêu bao la. Gia đình của Chúa Giêsu là gia đình đại thánh vì cả Ba Đấng luôn tuân hành ý của Thiên Chúa. Gia đình của Chúa Giêsu cũng như mọi gia đình trần thế luôn sống trọn vẹn về tình yêu phu phụ, về sự cộng tác, về sự hiếu thảo, về sự hy sinh và về niềm tin tưởng sâu xa, tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Gia đình của Chúa Giêsu luôn sống trên thuận dưới hòa, luôn sống hài hòa giữa nhau và sống hòa hợp, bác ái với mọi người. Gia đình thánh lại luôn nêu gương về đời sống lao động, về tình liên đới, về sự hiệp nhất yêu thương và về sự quảng đại, về sự chia sẻ. Gia đình thánh khác với những gia đình khác về sứ mạng Thiên Chúa trao ban là nuôi dưỡng Đấng Cứu Thế và chỉ cho mọi người, mọi gia đình hay chân trời mới của Thiên Chúa và kế hoạch yêu thương cứu rỗi của Thiên Chúa.

Nét đẹp tuyệt hảo của Gia đình thánh là giá trị cao sâu của gia đình bởi vì chính Chúa đã nâng gia đình lên bậc bí tích. Gia đình của Chúa đã nêu cao giá trị tuyệt vời của gia đình. Bởi vì gia đình là ân huệ Chúa trao ban cho mọi gia đình. Bản tính của Chúa là tình yêu như thánh Gioan đã định nghĩa Chúa là tình yêu. Chính khi được sinh ra trong tình yêu mà Chúa Giêsu đã được lớn lên nhờ sự săn sóc đầy tình mẫu tử của Đức Mẹ và sự bảo vệ trung thành tuyệt đối của thánh Giuse. Sống trong gia đình thánh, Chúa Giêsu đã lớn lên đầy khôn ngoan và đầy Thánh Thần của Thiên Chúa.

Giá trị là nết đẹp của gia đình. Nên, mọi gia đình hãy bảo vệ, giữ gìn và làm thăng tiến gia đình của mình trong sự tác động của Chúa Thánh Thần và sự khôn ngoan Thiên Chúa tặng ban cho mỗi người, và mỗi gia đình. Hãy làm cho mọi gia đình được hạnh phúc khi các gia đình noi gương bắt chước gia đình thánh Giuse. Chân Phước Gioan Phaolô II khi về thăm quê hương Ba Lan đã làm hai cử chỉ rất ấn tượng là thăm mộ song thân của mình và cử hành lễ hôn phối, kỷ niệm hôn phối cho các đôi hôn nhân được 10 năm, 25 năm hoặc 50 năm. Ngài làm hai cử chỉ đó để nói lên ý nghĩa cao quí của các gia đình. Cây tốt sinh trái tốt. Gia đình là nền tảng của Xã hội và Giáo Hội. Bảo vệ gia đình và thăng tiến gia đình là bổn phận của mọi người vì đó là hồng ân cao quí của Chúa tặng ban cho mọi người.

Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI trong ngày lễ Thánh Gia đã nói: " Tình yêu và sự âm yếm, sự sẵn lòng và niềm tin tưởng, sự kiên nhẫn và lòng tận tụy kín đáo đã hiện diện trong ngôi nhà của Đức Maria và Thánh cả Giuse. Ngày hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho tất cả những gia đình hạnh phúc, và chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả những gia đình đang gặp khó khăn, để họ có thể tìm được sự đón tiếp, giúp đỡ và an ủi ".

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho mọi gia đình sự thuận hòa yêu thương, sự bình an thật sự để cha mẹ, con cái, cháu chắt luôn sống trong sự kính sợ Chúa và quảng đại, chia sẻ, tha thứ, cảm thông với nhau. Amen.

ầu nguyện, sống còn của gia đình

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

------------------------------

 

ThánhGia ABC 182: LỄ THÁNH GIA THẤT


Lc 2, 41 – 52

 

Khi các bài ca của thiên thần ngưng bặt, Khi những chòm sao trên nền trời Bêlem lặng khuất, Khi ba: ThánhGia ABC 182


Khi các bài ca của thiên thần ngưng bặt,
Khi những chòm sao trên nền trời Bêlem lặng khuất,
Khi ba vua đã trở lại quê nhà,
Khi các mục đồng cùng đoàn vật đã rút lui,

Thì bấy giờ, công việc Giáng Sinh lại bắt đầu

để tìm kiếm những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đổ gãy,
để các tâm hồn được chữa lành,
để các nước được dựng xây trên công lý và hoà bình...

và để nhân loại được sống trong một nền văn minh mới, văn minh tình thương Kitô.

Vậy mà tất cả ấy lại được bắt đầu từ một mái ấm, từ một gia đình, gia đình Nazareth mà chúng ta quen gọi là gia đình Thánh Gia.

Như bao gia đình khác, Thánh Gia cũng đã trải qua những ngày nắng ấm, những chiều giông bão; cả những khoảnh khắc an vui lẫn những phút giây bồi hồi; nhiều lúc rộn rã tiếng cười, bao lần sùi sụt tiếng khóc.

Thử nhìn lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy của đôi bạn trẻ Giuse - Maria. Từ phút truyền tin, từ buổi đón nhau về cho đến ngày sinh con giữa đồng không mông quạnh, hay khi phải ẵm con đỏ hỏn làm khách trọ quê người..., Thánh Gia phải đương đầu với bao thử thách. Thử thách bên ngoài do hoàn cảnh, thử thách bên trong như câu chuyện Tin Mừng chúng ta vừa nghe, "Con ơi, sao con làm thế, này cha con và mẹ phải lo lắng tìm con?". "Cha mẹ không biết rằng con phải lo việc nhà Cha con sao?". Đó là cả một thử thách, một hiểu lầm. Ngước nhìn lên hang đá, bóng thánh giá đã thấp thoáng ở đó.

Ấy thế, kính thưa Anh Chị em,

Gia đình ấy vẫn là một gia đình hạnh phúc nhất trần gian, gia đình ấy vẫn trở nên thước ngọc khuôn vàng cho mọi gia đình trong nhân loại. Đó là một gia đình kính sợ Thiên Chúa, một gia đình cầu nguyện, một gia đình mà con cái là tất cả của cha mẹ và cha mẹ là tất cả của con cái. Ở đó, cha mẹ là cả một bầu trời cho con cái và con cái là cả một bầu trời của cha mẹ.

Ở đó, có một người cha chăm chỉ làm việc, một người mẹ ít nói nhưng cầu nguyện nhiều và cả hai cùng ra sức làm gương tốt để nuôi dạy và giáo dục trẻ Giêsu. Ở đó, người con Giêsu hằng vâng lời tùng phục cha mẹ mình.

Trước bao khủng hoảng của cuộc sống hôm nay, nền đạo đức luân lý gia đình đang hấp hối, không ít gia đình đang đối diện bên bờ vực đổ vỡ. Đời sống vật chất của một xã hội tiêu thụ và hưởng thụ đang chực nuốt chửng cái giá trị đạo đức truyền thống của gia đình. Cha mẹ ít có thời giờ cho nhau, chẳng có thời giờ để ở với con cái. Chưa bao giờ mà con cái vuột mất khỏi tầm tay cha mẹ như hôm nay. Cha mẹ mất con ngay khi con đang ở trong nhà. Gương lành gương tốt đang trở nên một cái gì xa xỉ và hiếm hoi. Đó là chưa nói đến gương mù gương xấu nhan nhản trên báo chí, trên phim ảnh...

Hỡi những người làm cha làm mẹ, cả những người làm con, hãy nhìn lên Thánh Gia. Hãy chiêm ngắm Giuse, Maria và trẻ Giêsu: những tấm gương ngời sáng của một người cha, một người mẹ và một người con hết lòng vì gia đình. Hãy làm sống lại truyền thống gia phong Á Đông của cha ông.

Chuyện kể về một người chuyên nuôi cá cảnh. Một hôm, trong kỳ hè, khi đang dạo chơi trước các quầy hàng dọc theo bờ biển, anh thấy một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp trong một chậu thủy tinh ở quầy. Đó là một con cá nước mặn xinh xắn mà anh chưa từng thấy, anh quyết định mua về. Về đến nhà, anh ra sức chăm sóc nó và áp dụng những phương pháp tốt nhất của một nhà chuyên môn.

Trước hết, anh đặt cá vào chậu nước mặn, cá lội tung tăng trong môi trường quen thuộc. Thế nhưng, một tuần sau, với sáng kiến, anh thêm vào một ít nước ngọt, mỗi ngày một ít. Cứ thế, anh tăng dần nước ngọt cho đến khi chú cá quen hẳn với môi trường mới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục luyện cá. Mỗi ngày, anh bắt đầu đổ vào chậu một ít bùn, và cứ thế, sau nhiều tháng, lượng bùn được tăng lên cho đến khi con cá quen hẳn với việc ngày ngày nằm trên mặt bùn đớp mồi như một loài bò sát. Chưa hết, anh tập cho cá ra khỏi chậu và lẽo đẽo theo anh như một con cún cưng. Anh đã thành công, vì mỗi lần anh đi đâu, con cá màu ngoan ngoãn theo sau. Cho đến một ngày kia, chuyện đã xảy ra khi anh có việc sang nhà bạn, có chú cá cùng đi. Lúc trở về, trời đổ mưa, anh phải chạy thật nhanh và quên mất chú cá. Sực nhớ, anh quay lại tìm, nhưng chẳng thấy đâu cho đến khi gặp một vũng nước trên đường, thì hỡi ôi, chú cá yêu quý của anh nằm chết trong đó vì nó không biết bơi.

Câu chuyện khiến chúng ta rùng mình sởn ốc khi nhớ đến trách nhiệm và bổn phận của một người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục và làm gương sáng cho con cái. Vì "nửa cuộc đời còn lại của một con người được hình thành từ những thói quen có được từ nửa cuộc đời trước đó". Thói quen cầu nguyện, thói quen đạo đức, thói quen lễ phép, thói quen dùng thời giờ, thói quen học hành, thói quen dùng tiền..., nghĩa là giáo dục thế nào, kết quả thể ấy.

Muốn được như thế, gia đình chúng ta phải là một gia đình mà Thiên Chúa phải chiếm địa vị tối thượng tuyệt đối trong bậc thang các giá trị. "Không ai hơn Chúa, không chi bằng Chúa, Chúa trên hết, Chúa trước hết". Bởi lẽ, gia đình được dựng xây và phát xuất từ gia đình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu Thiên Chúa không chiếm địa vị độc tôn tối thượng, mọi trật tự sẽ đảo lộn. Có Chúa, gia đình sẽ là một gia đình cầu nguyện. Nhưng để trở nên một gia đình cầu nguyện, để nuôi dưỡng đời sống đức tin, phải lưu ý đến ba hình thức cầu nguyện:

1. Trước hết là hình thức cầu nguyện riêng tư, cá nhân. Mỗi người trong gia đình cầu nguyện riêng với Chúa. Đời sống đức tin phải được đặt nền tảng trên việc trải nghiệm cá nhân với Chúa. Một trong những món quà quý báu nhất mà cha mẹ có thể ban tặng cho con cái là tập tành dạy dỗ và làm cho chúng biết yêu thích cùng thưởng thức những giây phút cầu nguyện một mình. Không cách nào để thực hiện điều đó tốt hơn là dùng chính những gương sáng cầu nguyện của mình.

2. Hình thức thứ hai của việc cầu nguyện trong gia đình là cầu nguyện chung: kinh nguyện gia đình. Kinh nghiệm cho thấy, các gia đình bỏ kinh, bỏ cơm chung... là dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt. Có hình ảnh nào dễ thương hơn khi mọi người được lắng nghe Lời Chúa trong những giây phút này. Hãy để Chúa Thánh Thần dạy dỗ mỗi khi đêm về nhiều hơn thay vì cả nhà ngồi chầu trước con quái vật một mắt để nghe con người dạy bảo.

Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ Quân Đội Philippines thập niên 1930, người đã để lại một câu nói bất hủ: "In war, there is no substitute for victory", "Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng". Vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một câu nói bất hủ hơn: "Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy. Nhưng tôi còn hãnh diện hơn, hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha...và niềm hy vọng của tôi là: Khi tôi đã về bên kia thế giới, thì con tôi vẫn nhớ đến tôi không phải với những hình ảnh ở trận chiến mà là những hình ảnh ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc hằng ngày: "Lạy Cha chúng con ở trên trời...".

3. Cuối cùng, cầu nguyện với cộng đoàn, Nhà Thờ phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi gia đình. Ở đó, cùng với cộng đoàn, mỗi người thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các Bí Tích cùng những sinh hoạt không thể thiếu khác với cộng đoàn dân Chúa.

Lễ Thánh Gia hôm nay là dịp để chúng ta tự vấn về việc cầu nguyện trong gia đình của mình. Cầu nguyện có phải là một phần sống chết của gia đình tôi không? Cụ thể hơn là chúng ta - cha mẹ, con trai, con gái - đã góp phần và làm gương sáng vào đời sống cầu nguyện trong gia đình thế nào?

Để kết thúc, chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với Nguyên Soái Douglas McArthur khi ông đang ở chiến trường Philippines trong những ngày mở đầu cuộc chiến Thái Bình Dương.

"Lạy Cha, xin ban cho đứa con của con đủ sức mạnh để biết được lúc nào nó yếu đuối, đủ dũng cảm để đối diện với chính mình khi nó cảm thấy sợ hãi... Xin đừng để cho đứa con của con chỉ biết ước muốn mà không dám hành động... Xin đừng để nó đi vào con đường dễ dãi tiện nghi, nhưng hãy hướng dẫn nó đi vào con đường bắt buộc nó phải cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách.

Xin hãy tập cho nó đứng vững trong bão tố, nhưng lại biết thông cảm với những ai gục ngã.

Xin hãy ban cho đứa con của con có một trái tim trong sạch, có một mục đích cao cả, biết tự chủ lấy mình trước khi muốn làm chủ người khác, biết lo lắng cho tương lai mà không bao giờ quên quá khứ.

Và khi Chúa đã ban cho nó tất cả những điều ấy, xin cũng hãy ban cho nó có đủ tính hài hước để có thể luôn nghiêm nghị nhưng không bao giờ nghiêm nghị một cách quá đáng.

Như vậy, là cha nó, con dám tự nhủ rằng, con đã không sống một cách vô ích".

Mừng kính Thánh Gia hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các bậc làm cha mẹ luôn ý thức tầm quan trọng của việc hình thành những chiếc khuôn giáo dục nhân cách, đạo đức cho con cái. Xin cho mọi thành phần trong gia đình luôn biết làm gương sáng cho nhau, gương sáng cầu nguyện, gương sáng yêu thương quên mình. Ở đó, tình yêu, chứng tá hùng hồn nhất của Tin Mừng luôn được hâm nóng và toả sáng cho mọi người chung quanh. Nguyện xin Thánh Gia luôn che chở, cầu bầu và ban bình an cho gia đình Anh Chị em trong Mùa Giáng Sinh hồng ân này và suốt cả Năm Mới, Amen.

Lm. Minh Anh

(Tham khảo thêm New Sunday & Holy Day Liturgies by Flor McCarthy)

------------------------------

 

ThánhGia ABC 183: THEO GƯƠNG THÁNH GIA


Lc 2, 41 – 52

 

Lẽ tự nhiên, ai ai cũng mong muốn cho gia đình mình được ấm êm hạnh phúc. Trong thực tế: ThánhGia ABC 183


Lẽ tự nhiên, ai ai cũng mong muốn cho gia đình mình được ấm êm hạnh phúc.

Trong thực tế, không ít người thường than phiền về cuộc sống gia đình của mình.

Ý thức sự bất toàn nơi con người, các tín hữu hướng về Thánh Gia khẩn xin gương sáng của Thánh Gia chiếu soi, nâng đỡ gia đình sống: Tin mừng - Gia-đình - Làm việc

I. TIN MỪNG

Là con, Ngôi Hai Thiên Chúa đã chọn Thánh Gia để nhập thể vào trần gian. Người chính là Tin Mừng, là ơn cứu độ, cho toàn thể nhân loại. Nơi Thánh Gia, Người đã xuất hiện "cách đơn sơ, khiêm tốn và dễ thương" và đã sử dụng những phương thế: khung cảnh, địa điểm, phong tục, ngôn ngữ, nghi lễ tôn giáo ... để mặc khải chính mình cho thế gian.

Là chủ của Thánh Gia, thánh Giu-se, người công chính luôn tìm kiếm thánh ý Chúa: vâng theo lời thiên thần đón Trinh Nữ Ma-ri-a về làm vợ, theo luật tôn giáo dâng con vào đền thờ, tránh bạo vương Hê-rô-đê đang đêm đưa con trốn sang Ai cập, khi vua Hê-rô-đê chết chuyển gia đình hồi hương về Na-da-rét, thi hành bổn phận thờ phượng hàng năm đưa gia đình lên thành Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua.

Là hiền mẫu, Mẹ Ma-ri-a xin vâng như lời thiên thần truyền lãnh nhận nhiệm vụ cưu mang con Thiên Chúa nhập thể làm người, vội vã lên miền núi phục vụ bà chị họ, sinh con trong cảnh khó khăn, chăm lo phục vụ gia đình, suy gẫm lời Chúa và những kỷ niệm được Chúa ban cho.

Như vậy, từng thành viên trong Thánh Gia đều là tin mừng cho nhau và cho muôn người, cùng dắt dìu nhau trong ân sủng và tình thương của Thiên Chúa.

Ước mong mọi thành viên trong các gia đình trần thế hôm nay cũng trở nên tin mừng cho bản thân và cho nhau, cùng giúp nhau sống tình yêu thương hầu trở nên ánh sáng tin mừng cho muôn người.

II. GIA ĐÌNH
Tự bản chất, con người là một sinh vật xã hội, luôn sống cùng và sống với nhau. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội tốt.
Gia đình chính là nơi đầu tiên để người ta học biết các giao tiếp xã hội. Bài học đầu đời luôn bắt đầu từ gia đình "học ăn học nói, học gói học mở". Thầy cô giáo đầu tiên của mỗi người là chính người cha, người mẹ.

Như bao gia đình, Thánh Gia chính là một xã hội thu nhỏ, một Hội Thánh tại gia. Nơi ấy, Con Thiên Chúa được sinh ra làm người, được bắt đầu bập bẹ những tiếng nói nhân loại, được dạy dỗ để trở nên một người giữa mọi người.

Thánh Gia tuy nghèo hèn khắc khổ nhưng sáng ngời, chan chứa yêu thương hòa điệu với mọi người:

- Hàng ngày, Thánh Gia chia sẻ cuộc sống với khoảng năm mươi gia đình gắn bó với nhau nơi làng quê Na-da-rét hẻo lánh.

- Hàng năm, Thánh Gia cùng với bà con thân thích, bạn bè thân hữu dắt dìu nhau trẩy hội lên đền Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt Qua.

- Đến mùa cưới, Thánh Gia cũng đi dự tiệc cưới để chia sẻ niềm vui với mọi người.

- Đến chân thập giá, Thánh Gia cũng không lẻ loi một mình, bởi dưới chân thập giá, cùng hiện diện với Mẹ Ma-ri-a còn có một số người nữa.

Thánh Gia đã sống hòa điệu với cuộc đời, đã đồng hành với mọi người trên từng bước đường của cuộc sống.

Gương Thánh Gia như đang mời gọi các gia đình hãy tái khám phá ý nghĩa và giá trị của gia đình, đồng thời ý thức vai trò nền tảng của gia đình trong trật tự xã hội. Nhờ vậy, các gia đình sẽ nghiêm túc thực hiện việc huấn luyện tại gia thể hiện qua việc: chỉ bảo cho nhau những ứng xử tích cực trong gia đình và với mọi người, giúp nhau vượt ra khỏi sự ích kỷ, hẹp hòi đóng khung khép kín của bản thân và gia đình mình để chia sẻ sự sống cho nhau và cho những người xung quanh, cùng nâng đỡ nhau xây dựng thế giới chan chứa yêu thương...

III. LÀM VIỆC

Sóng gió hiểm nguy đã qua, từ nơi đất khách quê người Ai-cập Thánh Gia đã hồi hương về làng quê Na-da-rét.

Tại đây, thánh Giu-se dùng nghề thợ mộc mưu sinh, kiếm tìm miếng cơm manh áo cho gia đình.
Mẹ Ma-ri-a tần tảo sớm hôm, chăm lo cho những sinh hoạt của cả nhà.

Trẻ Giê-su học nghề của cha nuôi để tìm kiếm sinh nhai. Rõ ràng, trong thân phận con người, Đức Giê-su đã có những trải nghiệm cụ thể. Từ trải nghiệm ấy, từng lời giảng dạy của Người đều chất chứa những hình tượng, những kinh nghiệm từ thiên nhiên từ sự quan sát cuộc sống...

Như vậy, Thánh Gia đã sống giữa những người đồng hương nghèo khổ bằng đôi tay lao động chân chính của mình.

Ngày nay, rất nhiều nơi, người ta than phiền về tình trạng nhiều người chẳng làm việc gì mà việc gì cũng xen vào, than phiền về tình trạng nhiều người chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàn, hậu quả là tham nhũng, gian xảo, dối trá...than phiền về tình trạng người trẻ lạm dụng những tiện ích nên không biết đến giá trị của lao động, giá trị của những đồng tiền mồ hôi nước mắt, nên đã vô cảm đòi hỏi hưởng thụ quá đáng...

Ước mong gương lao động của Thánh Gia chiếu soi các gia đình, thúc đẩy mọi thành viên trong gia đình ý thức giá trị của lao động, hầu rèn luyện bản thân và đóng góp phần mình trong việc cộng tác với Chúa tiếp tục tạo dựng vũ trụ tốt đẹp, cộng tác với nhau xây dựng thế giới văn minh tình thương.

KẾT: Lúc này, tương quan nhiều gia đình lỏng lẻo và tình thân nhiều gia đình đang bị đe dọa bởi nhiều lý do.

Khát khao hạnh phúc cho gia đình, người tín hữu tìm về với Thánh Gia để học sống: Tin Mừng yêu thương, tình thân gia đình, cộng tác làm việc.

Nguyện xin gương Thánh Gia tỏa sáng trong các gia đình, cùng giúp nhau chia sẻ niềm vui và hạnh phúc.

Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R

------------------------------

 

ThánhGia ABC 184: HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI THÁNH GIA


Lc 2, 41 – 52

 

Tôi thấy trong các gia đình công giáo rất thường trưng ảnh tượng Thánh Gia trên bàn thờ, và đó là: ThánhGia 184


Tôi thấy trong các gia đình công giáo rất thường trưng ảnh tượng Thánh Gia trên bàn thờ, và đó là điều đáng mừng. Nhưng nhiều khi tôi tự hỏi, họ học được điều gì nơi cái gia đình 'siêu phàm' đó? Đối với nhiều người đó chỉ là một sự tôn thờ, tôn thờ một biểu tượng gần gũi với đời mình để dễ nhận được điều cầu được ước thấy. Nhưng cũng có nhiều người nói với tôi là họ (được dạy) coi Thánh Gia là một mẫu gương để họ noi theo bắt chước. Nhưng bắt chước điều gì mới được chứ? Những 'công dung ngôn hạnh', những cần cù đảm đang, những trên thuận dưới hòa... tôi đâu có thấy phúc âm ghi nhận chỗ nào đâu. Những điều này trong sách Huấn Ca của Cựu Ước (tư tưởng hao hao như sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi... và có lẽ mỗi dân tộc đều có một vài tác phẩm tương tự) đã có dư thừa và còn phong phú hơn cả Phúc âm nữa. Lời Chúa của lễ Thánh Gia hôm nay cũng chỉ trích dẫn trong bài Tin Mừng câu chuyện về 'trẻ Giê-su vị thành niên bị thất lạc trong đền thờ Giê-ru-sa-lem', một giai thoại chẳng liên quan gì tới các nội dung luân lý giáo điều về gia đình.

Giai thoại hiếm hoi được ghi nhận trong thời gian thật dài khi trẻ Giê-su còn chung sống trong gia đình mình, giai thoại được Maria ghi vào ký ức để suy đi nhẩm lại, có vẻ gì đó tiêu cực, nếu xét theo các tiêu chí luân lý thông thường: Trẻ Giê-su đã làm phiền lòng chính cha mẹ mình. "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Như thế thì trong đời sống của Thánh Gia đâu phải mọi sự đều trôi chảy, đều êm thắm, đều lý tưởng... để có thể trở thành mẫu gương luân lý tiết hạnh của mọi thời đại. Tôi chắc rằng Thánh Gia cũng có những diễn biến cuộc sống (tạo nên những hỷ, nộ, ái, ố) giống như mọi gia đình bình thường khác thôi. Tuy nhiên Thánh Gia đã có một điều gì đó rất khác, rất phi thường: vì đó là gia đình đầu tiên đã học biết (Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói) sống những diễn biến bình thường đó trong một tinh thần Tin Mừng thực sự. Trẻ Giê-su đã đưa ra hướng giải đáp cho vấn nạn chính đáng và thông thường của đời sống gia đình: khi có những mất lòng nhau vì nhiều nguyên nhân, khách quan hay chủ quan: hãy lo 'bổn phận ở nhà của Cha'. Bổn phận ở nhà của Cha là gì nhỉ?

Chẳng lẽ chỉ đơn thuần là ở lại trong đền thờ? Chỉ mình Giê-su đấng từ trời xuống mới biết; và Ngài đã mạc khải qua chính cuộc sống và cái chết của Ngài về cái bổn phận chưa ai từng biết đó. Thánh Gioan (mà lịch phụng vụ hôm nay 27/12 nói là không cử hành lễ kính) đã dần dần học biết được cái bổn phận căn bản đó. Và một khi đã học được, vì là người môn đệ được tựa đầu vào ngực Chúa, ngài đã mạnh mẽ thốt lên: "Anh em hãy thương yêu nhau vì tinh yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa...Tinh yêu cốt ở điều này... chính Người đã yêu thương chúng ta và đã sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta... Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau" (1Ga 4, 7-16). Thánh Gia, và mọi gia đình công giáo, đều phải học bài học này. Cả Giu-se cũng phải học, cả Maria nữa. Bài học yêu thương tha thứ cho nhau vì biết rằng Thiên Chúa đã tha thứ yêu thương trước thì ai cũng phải học, đơn giản vì ai cũng có thể bực dọc hay phật lòng (cho dầu bực dọc có lý do chính đáng). Và bài học này không dễ hiểu được đâu, chưa nói đến thực hành, vì nó không dựa trên lý luận hay hợp lý, nó không công bằng chút nào. Chỗ dựa duy nhất của nó là niềm tin vào Đức Ki-tô Giê-su, vào sự điên rồ hay ngu xuẩn của Thập giá. Kể cả Giu-se và Maria cũng thấy khó khăn như thế "Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói...

Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng". Như vậy Thánh Gia thật gần với đời thường, vì là nơi niềm tin tìm được cách biểu lộ cách chân thực nhất và cũng bị thách thức nhiều nhất. Chính trong các gia đình (kể cả các gia đình tu sĩ), nơi chung sống những con người bất toàn, bất hòa hay bực dọc sẽ vẫn là chuyện cơm bữa, thì tình yêu thương xót và tha thứ (phát xuất từ Thiên Chúa) sẽ có dịp cất lên tiếng nói mãnh liệt nhất.

Lạy Chúa, xin cho con hằng biết chiêm ngưỡng Thánh Gia như nơi đã học và đã cố gắng sống bổn phận vĩ đại nhất của Thiên Chúa Tình Yêu. Xin cho con không chỉ biết tôn thờ suy tôn, mà còn biết đồng hành với Thánh Gia trong tiến trình sống niềm tin. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB

------------------------------

 

ThánhGia ABC 185: GIA ĐÌNH: TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÌNH THƯƠNG


 VÀ NIỀM TIN

Lc 2, 41 – 52

 

Đất nước chúng ta đã mở cửa cho nền kinh tế thị trường phát triển, đã gia nhập Tổ chức Thương Mại: ThánhGia ABC 185


Đất nước chúng ta đã mở cửa cho nền kinh tế thị trường phát triển, đã gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới ( WTO ). Thế là bao tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đi vào đầu tư, kinh doanh, hợp tác trong các ngành nghề, không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà cả trong lãnh vực văn hóa, giáo dục... Cửa mở thì gió vào. Dĩ nhiên ai ai cũng muốn đón gió lành, khí trong sạch, thế nhưng gió độc, khí ô nhiễm dù không mong cũng lùa vào và nhiều khi nhiều hơn cả lượng gió lành, khí sạch.

"Tùng thiện như đăng, tùng ác như băng". Ngạn ngữ người xưa vẫn diễn tả đúng cái hiện thực hôm nay. Các cơn gió độc, cái bầu khí ô nhiễm luôn có sức lôi cuốn con người, nhất là các thế hệ trẻ, khi chưa đủ đầy nhân cách hay bản lãnh. Một trong những hậu quả nhãn tiền, đó là nền tảng gia đình đang lung lay và có nguy cơ bị băng hoại. Không phải vì sự trịch thượng của người Đông phương thích xét nét và phê bình lối sống Âu - Mỷ, trời Tây mà ngay cả các nhà đạo đức của những quốc gia phát triển ấy cũng từng nhìn nhận và phân tích hiện tượng xuống dốc của các giá trị nền tảng xã hội, cách riêng là sự thánh thiêng và bền vững của gia đình tại đất nước họ. Bác sĩ Benjamin Spack, trong cuốn sách "Nghệ thuật làm cha mẹ", một trong những cuốn sách bán chạy nhất ( best beller ) ở nước Mỷ đã phân tích tình trạng sa sút gia đạo với các nguyên nhân như sau: ( x. Tuần báo CG và Dt số 1134 trang 20-21 )

1.Vì thích độc lập, thích sống riêng rẽ, nên các gia đình trẻ mất sự hổ trợ, mất bầu khí đùm bọc yêu thương của cha mẹ, anh chị em.

2.Cuộc sống sinh kế, nghề nghiệp thiếu ổn định khiến cho các gia đình hay thay đổi chỗ ở làm mất tình làng nghĩa xóm ( bà con xa không bằng láng giềng gần ).

3.Cũng do kế mưu sinh mà cả cha lẫn mẹ đều bôn ba chuyện cơm áo gạo tiền một cách tất bật và thế là thiếu thời giờ dành cho nhau và dành cho con cái.

4.Nạn ly hôn ngày càng phổ biến làm ảnh hưởng rất tai hại trên con cái, trên sự thánh thiêng của đời hôn nhân gia đình. Đây là một sự thật khó chối cãi.

5.Óc thượng tôn của cải, lấy vật chất làm thước đo giá trị đã làm cho con người thiếu niềm tin vào các giá trị tinh thần mà đạo hiếu là một trong những số phận hẩm hiu ấy.

Chúa Nhật tiếp ngay sau lễ Giáng Sinh, Giáo hội liền mời gọi chúng ta hướng cái nhìn vào Gia đình Thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Hẳn nhiên Giáo hội ý thức tầm quan trọng của gia đình vốn được ví là tế bào của xã hội. Không gì hơn hãy nhìn vào Ba Đấng của Thánh gia để học cách củng cố gia đạo, xây dựng cái nền tảng của xã hội đúng như thánh ý Chúa tự ban đầu buổi sáng tạo, khi Người dựng nên loài người có nam có nữ và cho họ chung sống thành gia đình ( x. St 1,27-28 ).

1. Gia đình: trường huấn luyện con tim: Vì yêu thương hai trái tim chung nhịp đập tìm đến nhau và kết duyên vợ chồng. Tình yêu ấy trổ sinh hoa trái là các đứa con.

Con nằm giữa cha, con nằm giữa mẹ.
Cuộc đời nằm giữa yêu thương . ( Tế Hanh )

Thi sĩ Tế Hanh diễn tả một hình ảnh rất thân quen mà mãi luôn chan chứa nét tình. Nhìn vào máng cỏ: một Hài nhi Giêsu bé bỏng nằm giữa mẹ cha. Tình yêu là thế đó. Các thành viên luôn sống vì nhau và cho nhau. Không hề kể công và cũng chẳng tiếc tình, đó là tình nghĩa phu thê, là tình mẹ tình cha. Có thể nói gia đình là mái trường đào luyện tình yêu thương cách thiết thực và hữu hiệu nhất. Vì yêu Maria, Giuse đã không muốn làm bất cứ sự gì xấu cho người mình yêu, dù có thể làm theo luật. Trước sự kiện Maria thụ thai và khi chưa hiểu sự thể thì Giuse đã chọn con đường âm thầm rút lui và dĩ nhiên là sẽ chịu tiếng xấu cho riêng mình. Khi đã được sứ thần tỏ bày qua giấc mộng, thì Ngài đã mau mắn đón Maria và Hài Nhi trong dạ về chung sống ( x. Mt 1,18-25 ). Chính trong gia đình, chúng ta sẽ học biết rằng đã thương thì không hề tiếc, đã yêu thì không hề tính toán, so đo, đã yêu là yêu đến cùng.

2. Gia đình: trường đào tạo niềm tin: Đã yêu thì hẳn nhiên sẽ dẫn đến sự tin cậy. Tin tưởng, tín nhiệm nhau là một trong những biẻu hiện của tình yêu chân thực. Khi nhận lời sứ thần truyền tin là mang thai do bởi phép Chúa Thánh Thần, chắc chắn Maria không chỉ tin vào quyền năng của Thiên Chúa mà còn tin vào tình yêu của Giuse, người bạn đã đính hôn. Tin cậy ở Giuse, dù đã gần đến ngày mãn nguyệt khai hoa thế mà vẫn lên đường về quê Bêlem khai nhân hộ khẩu. Tin cậy ở Giuse, dù con thơ còn quá bé, thế mà phải lặn lội lánh nạn sang Ai Cập rồi sau đó lại trở về, Maria theo chân Giuse không một lời than vãn. Dù luật không buộc, thế mà Maria vẫn theo chân Giuse và con trai đủ tuổi mười hai lên Giêrusalem dự lễ hằng năm. Đức tin là hồng ân Chúa ban nhưng lại được trao ban qua nhiều cách thế. Một trong những cách thế phổ biến và hữu hiệu đó là gương sáng cũng như sự dạy bảo của mẹ cha.

Tin mừng làm chứng cho ta hay rằng nhân cách của Chúa Giêsu mang đậm dấu ấn của Maria và Giuse, những người theo lệnh truyền là phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu ( x.Mt 1,21; Lc 1,31 ). Cũng thế, sự trưởng thành trong đức tin của con trẻ cũng có sự góp phần đáng kể của hai ông bà. Sau khi tìm được con trong đền thờ, trước câu trả lời của con: Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao ?" ( Lc 2,49 ), thì dù không hiểu, hai ông bà vẫn im lặng đón nhận. Chúng ta có thể khẳng định rằng đã có sự tin cậy giữa con trẻ với hai ông bà. Khi sinh thời, đi rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường nhấn mạnh đến lòng tin như là điều kiện ắt có để có thể đón nhận Người cũng như hồng Người ban tặng.

"Ba là cây nến hồng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba cây nến lung linh." Một ca từ của nhạc sĩ Ngọc Lễ nói về sự tốt đẹp và thánh thiêng của đời gia đình đã từng được xã hội Việt Nam vinh danh trong một chương trình tất niên đón xuân mới trên truyền hình. Ba cây nến cháy lửa tình yêu. Ba cây nến thắp sáng niềm tin. Hai tiếng gia đình thật thiết thân và ấm tình. Hai tiếng gia đình cần phải ưu ái và gìn giữ. Con Thiên Chúa đã chào đời, làm người từ mái ấm gia đình. Xin Thánh Gia che chở, phù trì các gia đình để với niềm tin và tình yêu, con người mọi thời được lớn lên thành người, thành người con Chúa.

Lm. Guse Nguyễn Văn Nghĩa

------------------------------

 

ThánhGia ABC 186: GIA ĐÌNH VÀ GIÁO XỨ LÀ MÔI TRƯỜNG


GIÚP CHÚNG TA NÊN THÁNH

Lc 2, 41 – 52

 

Thời Giáo Hội tiên khởi có những truyền thuyết về tuổi thiếu niên của Chúa Giêsu, và những việc: ThánhGia ABC 186


Thời Giáo Hội tiên khởi có những truyền thuyết về tuổi thiếu niên của Chúa Giêsu, và những việc kỳ lạ Chúa đã làm. Những chuyện đó không thuật lại như trong các phúc âm. Các thánh sử không chú trọng mấy đến những câu chuyện trước những năm Chúa Giêsu ra đi giảng đạo. Những câu chuyện ấy chắc cũng dễ thương, nhưng bốn thánh sử viết phúc âm không chú trọng đến thời thơ ấu và thiếu niên, trái lại họ chỉ chú trọng đến sứ vụ, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu mà thôi.

Thánh Luca trong phúc âm ngày hôm nay nói về chuyện lúc Chúa Giêsu 12 tuổi ở trong đền thánh. Còn những chuyện khác thường được nghe kể trong thời Giáo Hội tiên khởi về thời thiếu niên của Chúa Giêsu không có gì hấp dẫn. Đoạn phúc âm hôm nay có ý nhấn mạnh lời Chúa Giêsu nói: "Cha mẹ không biết là Con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Đó là một việc rất quan trọng nổi bật trong câu chuyện này. Đó là biểu hiện đầu tiên chứng tỏ Chúa Giêsu biết sứ vụ của Ngài trong tương lai.

Đời sống của Chúa Giêsu chứng tỏ lý do Chúa Cha gọi Ngài xuống trần gian: Ngài "phải" thi hành sứ vụ đó. Trong phúc âm có chỗ, Chúa Giêsu nói "Tôi còn "phải" loan báo Tin Mừng" (Lc 4:43). Rồi khi Chúa Giêsu quay mặt nhìn về Thành Jerusalem, Chúa nói với các môn đệ: "Con Người "phải" chịu nhiều đau khổ... bị giết" (Lc 9:22; 17:25). Bài phúc âm hôm nay chỉ rõ bước đầu tiên Chúa Giêsu ra khỏi nơi ấm cúng với cha mẹ trong gia đình để tiến về thập giá, nơi mà Chúa "phải" thực hiện sứ vụ của Chúa Cha giao cho Ngài. Trên đường tiến về thập giá, Chúa Giêsu sẽ gặp đau khổ và thất vọng vì sự quay lưng của dân chúng, và Ngài sẽ mời gọi các môn đệ tiếp bước Ngài thi hành sứ vụ này.

Trong lúc ấy, Đức Maria, môn đệ gương mẫu của con Mẹ, và của chúng ta ghi nhớ tất cả những lời nói và sự việc xảy ra trong đời Chúa Giêsu, và kiên nhẫn chờ đợi ... "riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng".

Những bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy, mặc dù còn trong mùa Giáng Sinh, chúng ta bắt đầu dấn bước vào sứ mệnh của Chúa Giêsu, và chúng ta bắt đầu hiểu về sứ vụ của Ngài. Nhưng Ngài vẫn trở về sống với cha mẹ trong gia đình, vâng lời cha mẹ và "ngày càng khôn lớn". Chúng ta cảm thấy có hai gương giáo dục trong đời sống của Chúa Giêsu: đời sống thường ngày và tôn giáo. Thánh Luca nói "hàng năm cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đến Jerusalem mừng lễ Vượt Qua". Cha mẹ Ngài là người Do Thái đạo đức, nên giáo dục con trọng tôn giáo mình. Và nhờ dịp đó mà Chúa Giêsu ở lại Đền Thánh. Đó có phải là việc đạo đức do cha mẹ dạy cho Chúa Giêsu không?

Nhưng hôm nay không nói đến việc Chúa Giêsu gọi các môn đệ. Chưa đến lúc. Hôm nay chỉ nói đến Chúa Giêsu cảm thấy sứ mệnh của mình đã đụng chạm đến gia đình. Khi Chúa Giêsu nói với cha mẹ: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Trung thành với gia đình là một điều rất quan trọng. Gia đình ban cho chúng ta một tư cách trong cộng đoàn. Hôm nay Chúa Giêsu tuyên xưng lòng trung thành của Ngài với Cha Ngài trên trời, và vì thế Ngài phải xa cha mẹ, bà con hay cộng đoàn để ra đi rao giảng tin mừng, và lập một gia đình, một cộng đoàn mới.

Khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Ngài, Ngài mời gọi các môn đệ hãy bỏ tất cả để theo Ngài. Những người đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, họ không những từ bỏ của cả mà còn từ bỏ cả gia đình họ nữa. Và họ sống với Chúa Giêsu thành một gia đình mới. Và bài đọc thứ nhì ngày hôm nay nói "hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa..." Chúa Giêsu và các môn đệ làm thành một gia đình mới, anh em với nhau "con của Thiên Chúa". Chúa Giêsu không đòi hỏi các môn đệ những gì khác ngoài những việc Ngài đã làm. Bắt đầu từ lúc 12 tuổi Ngài đã xa cha mẹ để lo việc Cha Ngài trên trời.

Trong phúc âm chúng ta thấy cha mẹ Chúa Giêsu "tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ vừa đặt câu hỏi. Ai nghe câu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu". Nhưng ngạc nhiên chưa đủ, nếu họ không thay đổi lối sống của họ và dấn thân theo Chúa Giêsu.

Và bây giờ cũng vậy. Dân chúng sẽ ngạc nhiên về Chúa Giêsu. Họ sẽ kính trọng đời sống hòa bình, những lời giảng dạy sâu sắc, những việc làm lớn lao, nhưng họ vẫn còn đứng xa xa nhìn. Chưa muốn bước tới một bước nữa để làm môn đệ của Chúa Giêsu: đó là một việc làm của đức tin và sẽ thay đổi mọi lối sống của họ. Anh chị em có thể khâm phục một người nào để xin chữ ký, nhưng chưa chắc phải khăn gói theo người đó. Vì thế với Chúa Giêsu cũng vậy. Khâm phục Ngài thôi là chưa đủ.

Thánh Luca tường thuật việc Chúa Giêsu ở trong Đền Thờ cũng có thể là một thí dụ về những người đi tìm Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngồi giữa các thầy dạy, nghe, đặt câu hỏi và trả lời. Ai trong chúng ta lại không có câu hỏi về đức tin? Điều này không làm chúng ta cảm thấy mình kém đức tin. Đây là dịp giúp chúng ta không nên sợ vì hay thắc mắc, hoặc hay có ý kiến. Đôi khi tôi gặp những người có được đức tin nhờ thời thơ ấu họ đã học giáo lý ở các lớp nhỏ. Vì thế, thảo luận và đặt câu hỏi về đức tin có thể giúp họ trưởng thành hơn trong đức tin, và làm họ nên anh em trong gia đình mới của Chúa Giêsu.

Chúng ta thường tìm cơ hội học thêm về nghề nghiệp để cầu tiến. Nhưng có nhiều người không nghĩ phải tìm hiểu thêm về đức tin. Họ chỉ nghĩ đến việc đi lễ ngày chủ nhật, đọc kinh trước khi ăn và kinh hàng ngày là đủ. Có phải chúng ta sợ vì chúng ta có câu hỏi về đức tin không? Có nhiều giáo xứ tổ chức lớp học kinh thánh, hay lớp giáo lý cho người lớn. Nếu chúng ta dự những lớp đó, chúng ta sẽ cảm thấy đức tin của chúng ta mạnh mẽ hơn. Đây là một dịp để các giáo lý viên giúp đở giáo dân trong những dịp đó. Nhờ đó khuyến khích các nhà sách đạo bán những sách giáo lý cho người lớn.

Bài đọc thứ nhất và bài phúc âm hôm nay chú trọng đến Đền Thờ và nói đến hai người con sinh một cách đặc biệt. Samuel và Chúa Giêsu là hai con người có sứ mệnh của Thiên Chúa. Bà Hanna đã lớn tuổi, rồi mới có con. Sau khi con bà Hanna lớn lên, thì bà dẫn con vào đền thờ để hầu hạ Chúa như bà đã hứa. Trẻ Samuel nghe tiếng Chúa gọi trong Đền Thờ, rồi sau đó trở thành một ngôn sứ, ra đi giảng lời Chúa.

Cả hai thiếu niên, Samuel và Giêsu, mặc dù đã được gọi lúc còn niên thiếu, họ vẫn còn đợi thời gian sau mới ra đi thi hành sứ vụ. Samuel làm việc trong Đền Thờ, và Giêsu ở trong gia đình ("Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadaret"). Hai bài trên chỉ rõ hai nơi giáo dục, huấn luyện: Đền Thờ và gia đình. Đó là hai nơi giúp thiếu niên "ngày càng khôn lớn", và được huấn luyện để sau phục vụ Thiên Chúa.

Lễ này có thể làm cho một ít gia đình buồn. Không phải gia đình nào cũng bình an êm lắng đâu, nhiều gia đình đã phải dành cả đời cố gắng để vượt qua những đau đớn. Nên có nhiều người nhớ lại thời thơ ấu mà sinh đau lòng. Có nhiều gia đình tuy không thánh thiện mấy, nhưng cũng có những điều tốt đẹp để hảnh diện. Nhưng đối với những người khác, trong ngày lễ Thánh Gia này; lại gợi nhớ lại những nổi đau riêng. Có nhiều gia đình vẫn còn cảnh hục hặc giữa anh chị em, cấu xé nhau vì tiền bạc, của cải, ma túy, bạo lực v.v... Trên 80% trẻ em bị ngược đải hành hạ như tù nhân. 1/3 bé gái, và 20% bé trai bị lạm dụng tình dục trong suốt thời thơ ấu. Hầu hết các kẻ bạo hành tình dục là thành viên của gia đình hoặc người thân quen trong gia đình. Đây không phải là những ý tưởng đẹp đẽ gì. Điều này như là một câu chuyện cảnh báo cho những cha giảng thuyết nên để ý đến những hoàn cảnh sống hiện nay của các gia đình.

Lm. Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP - chuyển ngữ

------------------------------

 

ThánhGia ABC 187: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC TUYỆT VỜI


Lc 2, 41 – 52

 

Nói về gia đình Thánh Gia không ai có thể so bì được bởi vì gia đình này là một gia đình đại thánh: ThánhGia ABC 187


Nói về gia đình Thánh Gia không ai có thể so bì được bởi vì gia đình này là một gia đình đại thánh. Chúa Giêsu dù là Chúa nhưng Ngài luôn vâng phục và tôn kính Cha Mẹ của Ngài. Thánh Giuse luôn yêu thương Chúa Giêsu và tôn trọng Mẹ Maria. Còn Mẹ Maria lúc nào cũng hoàn thành trách nhiệm cao vời của một người vơ, người Mẹ trong gia đình. Gia đình Thánh gia luôn trên thuận dưới hòa, với tất cả tình thương và tôn trọng lẫn nhau.

Ngày nay, trên thế giới nhiều gia đình bị lung lay, đổ vỡ vì nền tảng gia đình bị phá hoại bằng nhiều cách. Nhiều người coi gia đình là trò chơi. Ưng thì ở mà chán thì bỏ. Do đó, câu nói: " Gia đình là nền tảng của xã hội " không được họ chấp nhận. Nên, nhiều cảnh cha mẹ ly dị làm con cái đau khổ vì chúng không được giáo dục, mất tình thương của cha mẹ. Ngược với nhiều gia đình tan nát vì sống thiếu nền tảng, thiếu đạo đức. Giáo Hội đưa ra mẫu gương Thánh Gia: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse để cho mọi gia đình noi gương bắt chước. Gia đình Thánh Gia là một gia đình hạnh phúc tuyệt vời. Bởi vì ba vị đều là đại thánh. Nơi đâu có trật tự, nơi đó có an bình hạnh phúc. Nơi đâu có Chúa hiện diện, nơi đó có tình thương và có Thiên Đàng. Gia đình Thánh Gia luôn giữ cái trật tự quí hóa của gia đình, luôn biết vai trò và địa vị của mình. Do đó, gia đình Thánh Gia là gia đình hạnh phúc. Điều tạo nên hạnh phúc nơi gia đình thánh là thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu luôn biết cầu nguyện. Chính việc cầu nguyện đã làm cho gia đình thánh luôn tỏa hương thơm ngát, qua đó, mọi người luôn nhìn thấy sự đầm ấm, yêu thương chân thành nơi gia đình thánh. Dù Gia Đình Thánh cũng có những lo toan tất bật trong gia đình, nhưng tất cả những điều đó, những việc đó đều được giải quyết một cách ổn thỏa do ba vị thánh đều sống phó thác và cầu nguyện.

Phải theo dõi những biến cố xẩy ra nơi gia đình thánh, chúng ta mới cảm nghiệm sâu xa sự tin tưởng, phó thác của gia đình thánh nơi Thiên Chúa như thế nào. Việc Mẹ Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, lúc đầu thánh Giuse chưa hiểu cũng gây biết bao phiền muộn cho Ngài, tuy nhiên, khi được thiên thần cho biết ý định của Thiên Chúa, thánh Giuse đã vâng theo và hoàn toàn tin tưởng nơi người bạn đời của mình là Maria. Việc đem Chúa Giêsu trốn qua đất Ai Cập cũng được thánh Giuse quyết định tuyệt vời và Mẹ Maria đã hạnh phúc ẵm con trong đêm cùng với thánh Giuse đi qua Ai Cập để tránh sự tàn sát của vua Hêrôđê. Rồi khi Chúa Giêsu lên Giêrusalem lúc 12 tuổi, thánh Giuse và Mẹ Maria lo buồn vì lạc mất con, khi tìm được con thì thánh Giuse và Mẹ Maria chỉ biết vâng lời Thiên Chúa vì rằng Chúa Giêsu đang làm việc cho Chúa Cha. Tất cả những việc đó, tất cả những sự cố ấy như chỉ ra rằng thánh Giuse và Mẹ Maria cũng có những lo âu như mọi gia đình, tuy nhiên Maria và thánh Giuse đã luôn giải quyết những thử thách, những khó khăn dưới ánh sáng Tin Mừng. Sở dĩ, gia đình Thánh Gia luôn giữ được sự êm ấm, hiệp nhất, hòa thuận vì Gia Đình Thánh luôn có Chúa hiện diện. Chính vì thế, gia đình Thánh Gia đã sống thương yêu, đạo đức, thánh thiện. Tin Mừng hôm nay cũng cho biết:đủ ngày đầy tháng, thánh Giuse và Mẹ Maria đã đem Chúa Giêsu dâng cho Thiên Chúa trong đền thánh theo tập tục người Do Thái và cũng làm lễ tảy uế người mẹ theo thói tục đạo đức của người Do Thái. Gia đình Thánh Gia đã giữ lòng đạo đức để nêu gương cho mọi gia đình biết tôn trọng luật lệ của Chúa và Giáo Hội. Có lòng đạo đức, có thánh thiện, gia đình vợ chồng, con cái mới biết cảm thông, nhịn nhục, yêu thương, tha thứ cho nhau được và con cái mới biết hiếu thảo với Cha Mẹ được. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai đã viết: " Anh em hãy có đức từ bi nhân hậu vv...".Những đức tính ấy nói lên mối giây ràng buộc trong gia đình và làm cho gia đình vững bền.

Gia đình Thánh Gia quả là mẫu gương tuyệt hảo, hoàn thiện, mẫu mực nhất để mọi gia đình noi theo, bắt chước. Bởi vì Gia Đình Thánh là một gia đình chan chứa yêu thương, một gia đình trong đó mỗi người vì mọi người, chỉ biết sống cho người khác và cho Thiên Chúa. Gia Đình Nagiarét là một gia đình như bao nhiêu gia đình khác, nhưng tình gia đình Nagiarét là một tình siêu nhiên, thánh thiện vì mọi người đều sống cho nhau, sống cho Thiên Chúa và chu toàn bổn phận vì lòng yêu mến Chúa.

Hướng về gia đình Thánh Gia, mỗi gia đình chúng con chân thành xin Chúa thứ tha, vì biết bao nhiêu lần chúng con đã không chu toàn bổn phận làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ, làm anh, làm chị trong gia đình.

Chúng con đã nhiều lần lỗi đức thương yêu trong gia đình, vì một chút nóng giận, một chút hiểu lầm, một chút nghi ngờ bóng gió đã gây nên bao sóng gió trong gia đình chúng con. Nhìn vào mẫu gương gia đình Thánh Gia, xin giúp chúng con ý thức bổn phận phải xây dựng mỗi gia đình công giáo thành một tổ ấm tràn đầy yêu thương, biết hy sinh quên mình và sống cho nhau.

Chúng ta hãy cùng cầu nguyện như Douglas Mac Arthur: " Xin hãy ban cho đứa con trai ( con gái ) của con có một trái tim trong sạch, có một mục đích cao cả, biết tự chủ lấy mình trước khi muốn làm chủ người khác, biết lo lắng cho tương lai mà không bao giờ quên quá khứ ".

" Và khi Chúa đã ban cho nó tất cả những điều ấy, xin Chúa hãy ban cho nó có đủ tính khôi hài để nó có thể luôn luôn nghiêm nghị nhưng không bao giờ nghiêm nghị một cách quá đáng.

Như vậy, là cha nó, con dám tự nhủ rằng con đã không sống một cách vô ích ".

Lạy Chúa Giêsu, xin chúc phúc cho mọi gia đình chúng con và xin cho gia đình chúng con luôn biết sống mẫu gương gia đình Nagiarét của Chúa. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

------------------------------

 

ThánhGia ABC 188: GIA ĐÌNH - MÁI ẤM


Lc 2, 41 – 52

 

Không có nơi nào thuận tiện cho bằng gia đình, để xây dựng một tổ ấm gồm những người yêu: ThánhGia ABC 188


Không có nơi nào thuận tiện cho bằng gia đình, để xây dựng một tổ ấm gồm những người yêu thương nhau. Nơi gia đình, vợ chồng yêu thương nhau và sẵn sàng bỏ tất cả để chung sống với nhau, để có thể lo cho nhau một cách trọn vẹn. Con cái do cha mẹ sinh ra, cha mẹ yêu thương con cái. Con cái thảo hiếu với cha mẹ vì được sinh ra nuôi nấng yêu thương và dạy dỗ. Nếu những người trong một gia đình không yêu thương nhau, thì họ còn tìm đâu ra một môi trường thuận lợi yêu thương như vậy nữa!

Thực tế cho thấy có những cặp vợ chồng sống với nhau không vì yêu thương; có những người con không được yêu thương ngay từ trong dạ mẹ và không được sinh ra; có những người được sinh ra, nhưng không được nhìn nhận như con, và không được cha mẹ nuôi nấng yêu thương cưng chiều; có những người con được sinh ra, được nuôi nấng nhưng không được yêu thương chăm sóc nên đã bỏ nhà đi hoang. Có những người cảm thấy gia đình không còn là mái ấm nhưng lại là hỏa ngục; và như vậy, có những em bỏ nhà sống bụi đời, và cho rằng thà như vậy còn hạnh phúc hơn ở trong "hỏa ngục trần gian". Người con rất đau khổ khi thấy cha mẹ mình không yêu thương nhau: gây gỗ và dùng bạo lực với nhau.

Nếu gia đình gồm những người có tương quan máu mủ ruột thịt mà không yêu thương nhau, không tạo nổi một mái ấm nơi đó những thành viên trong gia đình cảm thấy được yêu thương săn sóc, thì làm sao xã hội gồm những người khác nhau, không có tương quan máu mủ, lại có thể yêu thương nhau cho được! Tạo một gia đình yêu thương hạnh phúc, đó là điều khó nhưng cũng vẫn khả thi. Tạo một gia đình hạnh phúc thì dễ hơn tạo một xã hội an ninh hạnh phúc; tạo một gia đình hạnh phúc thì dễ hơn tạo một thế giới hòa bình yêu thương nhau.

Nếu mình không kiếm chế mình, nếu mình để cho những đam mê và những xu hướng xấu ảnh hưởng quá mạnh trên mình, để rối ngay cả mình cũng không chấp nhận chính mình, thì làm sao người khác có thể chấp nhận mình, cho dù người đó là người thân trong gia đình? "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Để có thể có một gia đình hạnh phúc, mỗi người trong gia đình phải tập làm chủ chính mình. Tu thân, là điều mỗi người phải cố gắng hằng ngày, để vươn tới mức hoàn hảo hơn.

Mỗi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nghĩa là, quan tâm đến nhau với những nhu cầu của nhau, đến những bận tâm của nhau. Nếu mỗi người trong gia đình, và ngay cả trong một đơn vị, biết quan tâm đến nhau, săn sóc cho nhau, hy sinh cho nhau, thì đời sống của mỗi thành viên trong đơn vị đó sẽ mỗi ngày một triển nở và hạnh phúc hơn.

Vợ diễn tả ý Thiên Chúa cho chồng; chồng diễn tả ý của Thiên Chúa cho vợ; con cái diễn tả ý của Thiên Chúa cho cha mẹ; cha mẹ diễn tả tình yêu của Thiên Chúa cho con cái. Có người vợ người chồng nào không muốn người bạn đời của mình triển nở hạnh phúc? Có người cha người mẹ nào không yêu thương con cái, không muốn điều tốt nhất cho con cái, không tìm cách làm điều tuyệt nhất cho con cái mình? Nếu người chồng người vợ có một tật xấu, thì người chồng người vợ người con cũng mong ước người đó bỏ thói hư tật xấu đó. Thiên Chúa cũng muốn điều đó. Ý của Thiên Chúa được diễn tả qua những người thân yêu trong gia đình.

Mỗi người hãy cố gắng diễn tả ý của Thiên Chúa cho những người trong gia đình mình. Mỗi người trong gia đình hãy cố gắng diễn tả tình yêu của Thiên Chúa cho những phần tử khác trong gia đình. Cha mẹ được trao trách nhiệm yêu thương chăm sóc dạy dỗ con cái nhân danh Thiên Chúa. Con cái phải vâng phục cha mẹ, vì cha mẹ đại diện Thiên Chúa yêu thương mình, muốn điều tốt lành cho mình, dạy dỗ mình trở nên những người tốt nhất theo ý Thiên Chúa.

Mỗi người trong gia đình hãy sống tốt, để trở thành tình yêu của Thiên Chúa cho người khác. Đừng ảo tưởng: nếu ta không xây dựng được một gia đình hạnh phúc, thì không thể xây dựng một xã hội hạnh phúc được. Ta cũng chẳng có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc, nếu mỗi người không tự tu thân sửa mình mỗi ngày. Hãy biến gia đình thành thiên đường hạ giới. Nếu không làm gia đình mình thành một mái ấm thân thương, thì mình cũng chẳng có thể xây dựng được một cộng đoàn nào thoải mái và hạnh phúc thật sự được. Nếu ta không tu sửa chính mình mỗi ngày, thì cũng chẳng có thể sống tốt với người khác, cũng không thể xây dựng một gia đình hạnh phúc được, cũng không thể xây dựng một cộng đoàn hạnh phúc thật sự được.

LM Phạm Thanh Liêm, S.J

------------------------------

 

ThánhGia ABC 189: LỐI ĐI RIÊNG


Lc 2, 41 – 52

 

Trước hết, bài Tin Mừng hôm nay tường trình những sự thể như sau: Sau khi ngày lễ chấm dứt: ThánhGia ABC 189


Trước hết, bài Tin Mừng hôm nay tường trình những sự thể như sau:

Sau khi ngày lễ chấm dứt, cha mẹ và trẻ Giêsu trên đường từ Giê-ru-sa-lem trở về nhà đã không cùng đi chung với nhau, nhưng mỗi người chọn một lối đi riêng. Và sau đó, không phải cậu con lên 12 tuổi đi tìm cha mẹ, nhưng là cha mẹ đi tìm kiếm cậu !

Câu trả lời của trẻ Giêsu trước lời trách móc của mẹ mình, xem ra bất cẩn: « Tại sao cha mẹ đi tìm con ? Cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà cha của con sao ? »

Ðiều ngạc nhiên ở đây là đã không xảy ra chuyện cãi cọ giằng co giữa hai bên. Trái lại, trẻ Giêsu ngoan ngoãn « hằng vâng phục các ngài » (Lc 2,51), chứ không hề tỏ ra bất kính. Còn cha mẹ Người - hai ông bà Giuse và Maria - cũng không nhắc đi nhắc lại hay đưa ra phân tích mổ xẻ sự việc đã xảy ra.

Chắc chắn là đã có những khó khăn xảy ra. Nhưng với những khó khăn, người ta cũng vẫn có thể sống chung với nhau được, miễn là mọi thành viên trong gia đình đều biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Ðó chính là điều đã làm cho một gia đình đơn sơ Na-da-rét thành một thánh gia thất !

Lời đầu tiên mà các bản Tin Mừng đã tường thuật lại từ miệng trẻ Giêsu, là một lời hết sức tự tín: « Tại sao cha mẹ đi tìm con ? Cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà cha của con sao ? » Lời nói này biểu lộ sự tự lập của trẻ Giêsu khỏi tất cả mọi ràng buộc nhân loại. Nói đúng hơn, vì sứ mệnh Thiên Sai của mình, Ðức Giêsu không ràng buộc gắn bó với cha mẹ mình như là điều tiên quyết, nhưng là với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha của Người và sứ mệnh của Người là chu toàn mọi ý định của Thiên Chúa.

Cuộc đời Ðức Giêsu được gắn liền với chữ « phải », và chữ « phải » đó định đoạt cuộc sống và mọi hoạt động của Người. Thí dụ:

Người phải ở nhà Cha của Người;

« Thầy cũng phải loan báo tin Mừng của Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa » (Lc 4,43);
« Con Người phải chịu nhiều đau khổ » (Lc 9,22);

« Phải chăng Ðấng Messia không phải chịu tất cả những điều đó, để đạt tới được sự vinh quang của Người » (Lc 24,26); v.v...

Chữ « phải » đó được đặt nền tảng trên thánh ý Thiên Chúa, mà Ðức Giêsu cảm thấy có bổn phận phải chu toàn. Ðối với Ðức Giêsu, không có gì quan trọng hơn thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, việc chu toàn thánh ý Thiên Chúa chính là lối đi riêng của Người, và không có bất cứ lý do ngoại tại nào có thể ngăn cản hay làm lạc hướng được !

Trong cuộc hành hương về giáo đô Giê-ru-sa-lem, Ðức Giêsu phải ở nhà Cha Người. Người phải ở nơi mà Danh Thiên Chúa được tôn kính và Lời của Thiên Chúa được công bố. Trong cuộc hành hương của mình, Ðức Giêsu đã tìm kiếm và đã gặp được Thiên Chúa, Cha của Người.

Qua thái độ rõ ràng và dứt khoát của mình đối với Thiên Chúa, trẻ mười hai tuổi Giêsu đã làm cho chúng ta phải suy nghĩ và tự xấu hổ. Tại sao chúng ta lại không định hướng đời chúng ta về cùng Thiên Chúa một cách hoàn toàn và trọn vẹn như Người ?

Ðức Giêsu đã tìm được lối đi riêng cho mình và qua đó Người cũng đã tìm gặp được ý nghĩa đích thực của đời mình, đó là khi Người hoàn toàn sống một cuộc sống vì Thiên Chúa và cho Thiên Chúa.

Ðối với chúng ta cũng thế, chúng ta không còn có sự lựa chọn nào khác, khi đi tìm kiếm cho mình một lối đi riêng. Vì thế, Thiên Chúa phải luôn luôn là đề tài và nội dung của cuộc sống chúng ta !

Ðiều « phải » của cuộc sống chúng ta hệ tại việc chúng ta phải tự lập và trưởng thành. Thiên Chúa muốn mỗi người trong chúng ta là một nhân vị cá biệt, độc lập và bất tráo đổi. Người đã trao ban cho mỗi người trong chúng ta những ơn huệ và những bổn phận riêng biệt.

Ðứa trẻ có bổn phận phải lớn lên và trưởng thành cả hai mặt: tâm-sinh lý. Các bậc cha mẹ có bổn phận phải là những nhà giáo dục tốt, để giúp đỡ con cái trong suốt tiến trình trở thành tự lập của chúng.

Người thanh niên có bổn phận phải học hỏi và phải tập tự nắm lấy định mệnh của mình, nghĩa là: Có tư duy riêng, có những quyết định và lựa chọn riêng với đầy đủ ý thức trách nhiệm; nói tắt, có cuộc sống tự lập. Vì thế, người thanh niên sẽ thiếu sót bổn phận của mình cách trầm trọng và qua đó sẽ làm mất định hướng cho cuộc đời mình, nếu chỉ bán bíu và lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Tiến trình tự nhiên và bình thường của cuộc sống con người là « sinh ra, lớn lên, trưởng thành và sống đời tự lập ! » Ngoài tiến trình đó ra là không bình thường, là thiếu sót, là lệch lạc !

Do đó, người thanh niên sẽ bỏ lỡ đời mình, nếu anh chỉ biết làm theo điều người khác làm; nếu anh chỉ nhắm mắt chạy theo người khác từng bước trên đường đời.

Mỗi người chỉ tìm gặp được con đường riêng của mình, nếu người đó biết khám phá ra được các ân huệ mà Thiên Chúa đã ban riêng cho mình để mang lại hạnh phúc và sự cứu rỗi cho mọi người.

Một điều vô cùng quan trọng và có tính cách quyết định là việc ý thức được rằng chúng ta có bổn phận phải chu toàn thánh ý Thiên Chúa trên hết mọi sự, trên tất cả mọi mệnh lệnh, mọi chương trình và ý muốn nhân loại.

Nhưng ai tìm cách bước đi trên con đường đời của mình một cách đầy đủ ý thức và nghiêm chỉnh như thế, thường sẽ phải đối mặt với những va chạm và đụng độ: với môi trường sống, với những người hữu trách và cả với chính mình nữa. Tuy nhiên, trong cuộc sống mọi sự được đan kết và gắn bó chặt chẽ với nhau, chứ không hoàn toàn sòng phẳng rõ ràng, để có thể nói được rằng đây là con đường duy nhất khả dĩ đối với tôi, ngoài ra không có con đường nào khác nữa. Nhưng điều đó cũng không phủ nhận là trong suốt dòng thời gian, người ta thường cảm nhận được rằng Thiên Chúa đã tiền định cho mỗi người một điều hoàn toàn riêng biệt. Ðiều quan trọng là mỗi ngày và trong mỗi hoàn cảnh phải luôn luôn biết tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa. Ðó chính là điều kiện để vượt thắng được những thử thách trên bước đường đời và để đạt tới được mục đích. Và qua gương sống của mình, trẻ mười hai tuổi Giêsu sẽ đỡ nâng và truyền sức mạnh cho chúng ta để có thể hiên thực được điều đó. Amen

LM Nguyễn Hữu Thy

------------------------------

 

ThánhGia ABC 190: ĐIỀU RĂN THỨ I VÀ IV: TUY HAI MÀ MỘT


Lc 2, 41 – 52

 

Theo thánh sử Luca, thời thơ ấu của Chúa Giêsu có cả thảy hai chuyến hành trình lên Giêrusalem: ThánhGia 190


Theo thánh sử Luca, thời thơ ấu của Chúa Giêsu có cả thảy hai chuyến hành trình lên Giêrusalem. Lần thứ nhất khi Chúa được 40 ngày tuổi và lần này lúc Chúa được 12 tuổi như là thời điểm đánh dấu việc kết thúc giai đoạn tuổi thơ của Chúa. Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của bài tin mừng mà giáo hội muốn gửi đến trong ngày lễ Thánh Gia Thất.

Theo luật Dothái giáo, mọi nam nhân khi đến tuổi trưởng thành theo luật định, phải hành hương về Giêrusalem mỗi năm ba lần. Đó là vào những dịp như đại lễ Vượt qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lều (x. Xh 23, 14-17; 34, 22-23; Đnl 16,16). Như thế, gia đình Thánh Gia Thất luôn luôn trung thành tuân giữ lề luật này.

Chúng ta biết là những cư dân sống xa Giêrusalem, khi muốn về dự lễ, thường họ tổ chức thành từng đoàn để việc hành hương được diễn ra thuận tiện. Trong việc tổ chức đó, thường họ quy định đi sao thì đi nhưng khi đến một địa điểm nào đó đã ấn định thì sẽ dừng lại để nghỉ ngơi. Chính vì thế chúng ta mới thấy việc cha mẹ Chúa Giêsu khi đến nơi đã ấn định, các ngài tìm trong đoàn hành hương không thấy Chúa, nên đã vội vã chạy về Giêrusalem kiếm tìm.

Sau ba ngày tìm kiếm- một con số không chỉ mang tính tượng trưng mà còn là một sự tiên báo về thời gian Chúa chịu chết và sống lại sau này- cha mẹ mới tìm ra Người. Tuy nhiên, phần nào đó chúng ta cũng thấy được vào những dịp đại lễ, hầu hết mọi người đều dồn về Giêrusalem dự lễ nên việc tìm một cậu bé 12 tuổi không phải là việc dễ.

Khi tìm ra Chúa Giêsu, hai ông bà thấy rằng hoá ra người con mà hai ông bà lặn lội, lo lắng tìm kiếm ròng rã mấy ngày trời không phải tụ tập với chúng bạn để phá phách, để nghịch gợm, nhưng là đang ngồi giữa các Rabbi để nghe giảng dạy. Trả lời cho lời mắng nhẹ nhàng của Mẹ, câu nói đầu tiên của Chúa Giêsu hướng về Cha của Người. Câu trả lời của Chúa Giêsu sự thực là một lời nhằm giải thích cho điều răn đã lưu truyền từ lâu trong lịch sử dân Dothái dưới thời Môsê. Nếu Mẹ Maria dựa vào điều răn thứ tư -thảo kính cha mẹ, để mắng nhẹ người con yêu dấu của mình, thì câu trả lời của Chúa Giêsu lại ngầm ý bao hàm không chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà cả thảo kính cha mẹ nữa. Thật vậy, "bổn phận trong nhà Cha" mà Chúa Giêsu nói đến trước hết đó chính là việc tôn thờ Thiên Chúa là Cha -điều răn thứ nhất; kế đến, đó còn là việc chỉ đến người cha mà Chúa Giêsu là người con có bổn phận thảo kính mến yêu -điều răn thứ tư. Như thế, đối với Chúa Giêsu, điều răn thứ tư cũng đồng thời là điều răn thứ nhất mà lề luật truyền dạy phải kính yêu Thiên Chúa như Cha. Sở dĩ cha mẹ Chúa Giêsu không hiểu được điều này là vì chính Chúa Giêsu đã xem việc thảo kính cha mẹ (điều răn thứ tư) với việc tôn thờ Thiên Chúa (điều răn thứ nhất) "tuy hai mà một". Thật thế, chúng ta không thể nói đến việc tôn thờ Thiên Chúa, đến việc chu toàn luật Thiên Chúa mà lại lơ là bổn phận thảo kính cha mẹ hoặc ngược lại. Cả hai đều đan quyện vào nhau làm nên một mối dây liên kết không thể tách rời cả trong việc tôn thờ Thiên Chúa lẫn việc thảo kính cha mẹ.

Chúa Giêsu trải qua thời gian sống nơi trần thế dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn của thánh Cả Giuse và Mẹ Maria như để tham dự tất cả vào tiến trình ơn gọi làm người; nhờ đó Ngài mới thánh hóa tất cả những gì là thực tại của con người nhằm cứu độ con người. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy trong đời sống gia đình, nhiệm vụ thiết yếu của mỗi người không chỉ nhằm vào việc bổn phận của con cái là yêu thương, chăm sóc, vâng lời cha mẹ và bổn phận của cha mẹ là hướng dẫn, dạy dỗ con cái nên người,... mà đó còn là việc tất cả mọi thành phần trong gia đình đều phải quy hướng về Thiên Chúa để thực thi thánh ý Người. Đây là điều rất quan trọng. Vì nếu sống trong thánh ý Thiên Chúa, chúng ta dễ dàng chấp nhận những gì đi ngược lại với những gì thuộc bản tính con người, nhiều khi đó là những đau khổ của chính mình hay của những người thân thuộc.

Mừng lễ Thánh Gia Thất, chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta chiêm ngưỡng mầu gương gia đình Thánh trong đó Thánh Cả Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu là những mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo; đồng thời chúng ta cũng tri ân Chúa đã ân ban cho chúng ta có được những người cha người mẹ dấu yêu, suốt một đời lam lũ hy sinh nuôi dạy con cái nên người. Xin Chúa qua lời bầu cử của Thánh Gia Thất, thương ban cho các bậc làm cha làm mẹ cũng như mọi gia đình trên thế giới này biết yêu thương nhau, cùng nhau mưu cầu thiện ích cho nhau ngõ hầu xã hội nhờ đó trở nên thánh thiện, công bình và bác ái hơn.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

------------------------------

 

ThánhGia ABC 191: GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


Lc 2, 41 – 52

 

Trước đây, có nhiều người tưởng lầm rằng: nói đến ơn kêu gọi nên thánh là nói đến giới tu hành: ThánhGia ABC 191


Trước đây, có nhiều người tưởng lầm rằng: nói đến ơn kêu gọi nên thánh là nói đến giới tu hành, còn đời sống hôn nhân và gia đình chẳng qua chỉ là một lối đi tầm thường. Không phải như vậy, ngày nay không ai quan niệm như thế nữa. Đời sống hôn nhân và gia đình thì thông thường chứ không tầm thường. Hơn nữa, phải nói là nó rất cao quý, đáng cho loài người cúi đầu cảm phục và biết ơn. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã nói rõ: "Ơn gọi nên thánh là ơn gọi chung của mọi Ki-tô hữu và hôn nhân là phương tiện để con người triển nở và đáp lại lời mời gọi nên thánh. Lấy nhau là để giúp nhau trưởng thành trong tình yêu Chúa. Lấy nhau là để cùng nhau và nhờ nhau mà nên thánh. Nhiệm vụ trần thế quan trọng nhất của mỗi người giáo dân chính là thánh hóa gia đình mình". Lễ Thánh Gia là một dịp tốt để chúng ta nhìn lại mẫu gương cao quý và hoàn hảo của Thánh Gia, đồng thời suy nghĩ và kiểm điểm lại gia đình của chúng ta.

Thiên Chúa làm người cứu chuộc nhân loại đã chọn gia đình làm nơi sinh trưởng. Chúa Cứu Thế là con bác thợ mộc Giuse và bà Maria, thuộc gia đình lao động ở Na-da-rét. Ngài đã sống âm thầm trong gia đình và vâng phục cha mẹ trong 30 năm. Như thế, để mở đầu công cuộc cứu chuộc, Thiên Chúa đã ban cho thế gian một mẫu gương gia đình cao quý và hoàn hảo nhất do Thiên Chúa thiết lập. Người ta có thể tìm thấy nơi gia đình tuyệt vời này một tấm gương trọn hảo cho các gia đình. Đó là gia đình Na-da-rét, nơi mà Chúa Cứu Thế đã sống ẩn dật với Mẹ đồng trinh Maria và cha nuôi thánh đức Giuse. Các Ngài đã chu toàn trách vụ làm cha mẹ đối với Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cũng hết lòng hiếu thảo đối với các ngài.

Gia đình thánh này đã trở thành gương mẫu về mọi nhân đức cho các gia đình. Tất cả mọi nhân đức, mọi đức tính người ta đều thấy có nơi gia đình thánh này, như tương thân tương ái, lễ giáo thánh thiện, hiếu thảo trọn vẹn. Các người cha chắc chắn tìm học được nơi thánh Giuse một mẫu mực khôn ngoan, quán xuyến và tiên liệu trong chức vụ làm cha và gia trưởng của gia đình. Các bà mẹ tìm thấy nơi Mẹ Maria một tấm gương chói sáng về tình yêu, đức nết na, đức tin trọn hảo, hết lòng tùng phục và khiêm tốn. Những người con học được với Chúa Giêsu đức vâng lời, lòng tôn kính, biết ơn và bắt chước cha mẹ trong việc mến Chúa yêu người. Những người quý phái hãy học với gia đình hoàng tộc này về đức tiết kiệm, phong độ và danh giá trong mọi cơn thử thách.

Những người giàu có hãy học cùng gia đình này tìm kiếm nước trời trước, mộ mến các nhân đức hơn là của cải trần gian. Những người lao động nghèo khó hãy vui mừng và hãnh diện vì những vất vả nghèo hèn của mình đã được Thánh Gia chia sẻ; những lo âu về cuộc sống hằng ngày đã được Thánh Gia hiểu biết và thông cảm. Thánh Giuse đã phải lao lực mới kiếm đủ cơm bánh nuôi vợ con. Những bàn tay của Chúa Giêsu đã phải cực nhọc với những dụng cụ thợ mộc. Những trằn trọc, thao thức, lo âu hòa trong mồ hôi của Mẹ Maria để dọn những tấm bánh ngon, những manh áo lành cho chồng con. Tóm lại, người ta không thể tìm đâu được gương mẫu gia đình hoàn hảo cho các gia đình bằng Thánh Gia. Hoặc như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "Thánh Gia Na-da-rét là trường dạy cho người chồng, người vợ, người cha, người mẹ và con cái biết sống đúng địa vị, chức năng và nhiệm vụ của mình trong gia đình".

Nhìn về chúng ta, chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn có được một gia đình hạnh phúc, trong đó vợ chồng, cha mẹ, con cái vui sống đầm ấm, yêu thương chan hòa. Những mẫu gia đình như thế giống như trái chín treo trên cành cao, muốn hái được chúng ta cần phải không ngừng vươn lên. Nói rõ hơn, muốn có được một gia đình êm ấm và vững chắc, mọi người trong gia đình phải dùng trí óc, con tim và đôi tay để cùng nhau xây dựng, nhất là phải biết tôn trọng nhau và thánh hóa lẫn nhau, đồng thời biết hy sinh cho nhau. người ta thường nói: "Muốn cho đàn gà tranh nhau, hãy rải thóc cho chúng ăn. Còn muốn cho hai người đoàn kết với nhau, hãy bắt họ kéo chung một khúc gỗ". Một gia đình mà mọi người càng cộng tác với nhau thì càng thương nhau. Cũng như người cha, người mẹ nào càng cực khổ vì con, càng yêu con hơn thì con cái cũng thương cha mẹ nhiều hơn. Cũng thế, đôi vợ chồng nào càng hy sinh cho nhau lại càng yêu nhau đậm đà.

Trái lại, nếu trong gia đình thiếu sự cởi mở, cảm thông, tương trợ lẫn nhau, thì bầu khí gia đình trở nên tẻ nhạt, nặng nề, căng thẳng, mỗi người trở nên ít nói, thích sống riêng tư, khiến gia đình thành một nơi buồn chán, xa lạ, trong khi ở những môi trường khác, họ lại hoạt động vui vẻ và tích cực hơn. Không thể kéo dài tình trạng gia đình mãi như vậy. Mỗi người trong gia đình phải góp một phần làm thay đổi bầu không khí đó. Cha mẹ chịu khó lắng nghe con cái một chút và cảm thông với những khó khăn và suy tư của chúng. Con cái cũng chịu khó nhìn về thế hệ trước để dung hòa với cha mẹ. Anh chị em hãy thân nhau hơn, thương nhau hơn, để cùng dẫn dắt nhau, đỡ trách nhiệm cho cha mẹ. Muốn thế, đòi hỏi mỗi người trong gia đình một sự nhẫn nại, chịu khó hiểu nhau và hy sinh cho nhau. Yêu nhau tất nhiên phải chịu khổ vì nhau, và ngược lại, càng hy sinh chịu khổ gánh vác cho nhau, tình thương lại càng thắm thiết sâu xa hơn.

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

------------------------------

 

ThánhGia ABC 192: MỘT GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU TUYỆT VỜI


Lc 2, 41 – 52

 

Chúa Giêsu đã chọn một gia đình để sinh ra. Bởi vì Ngài muốn cảm thông với kiếp người, với: ThánhGia ABC 192


Chúa Giêsu đã chọn một gia đình để sinh ra. Bởi vì Ngài muốn cảm thông với kiếp người, với thân phận làm người. Ngài có thể từ trời xuống hoặc giáng trần như một vị tiên, nhưng Chúa Giêsu đã không làm như thế, Ngài đã như mọi người, có một gia đình và sinh ra theo cách thông thường của con người. Gia đình của Chúa Giêsu là gia đình Nagiarét trong đó Mẹ Maria và thánh cả Giêsu đã giữ một vai trò rất đặc biệt: dưỡng nuôi và làm cho Chúa lớn lên trong bầu khí ấm cúng của gia đình.

Gia đình Nagiarét trong đó Mẹ Maria, thánh Giuse và Chúa Giêsu đã sống hạnh phúc và tuyệt đối thánh thiện. Gia đình Thánh Gia luôn sống trên thuận dưới hòa. Đâu có hòa thuận, trật tự đấy có hòa bình và an vui. Gia đình Thánh Gia luôn luôn có Chúa hiện diện, nơi đâu có Chúa nơi đó có thuận hòa, có Thiên Đàng, có sự thánh thiện, đạo đức. Xét theo tự nhiên, thánh Giuse là gia trưởng, là người lớn nhất trong gia đình, rồi đến Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Nhưng trước mặt Thiên Chúa, Chúa Giêsu lại là người lớn nhất vì Người là Thiên Chúa, rồi đến Đức Mẹ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, thánh cả Giuse giữ vai trò thứ ba trong gia đình thánh. Tuy nhiên, cả ba Đấng luôn sống trong phạm vi vai trò Thiên Chúa định liệu. Do đó, cả ba Đấng đều sống rất hạnh phúc với cương vị của mình.

Ađam và Evà đã làm cho đời sống gia đình bị tàn lụi, tan rã và mất hạnh phúc. Chúa Giêsu đã đến nâng cao đời sống gia đình và làm cho gia đình có một ý nghĩa đặc biệt. Từ lúc sinh ra, cho tới khi lên đường rao giảng nước trời. Chúa Giêsu đã sống hết mình vì gia đình. Học nghề thợ mộc nơi thánh Giuse, Chúa Giêsu đã cần cù lao động để giúp đỡ cha mẹ và thăng hoa cuộc sống gia đình. Đời sống của gia đình Thánh Gia tràn đầy nhân đức. Ba Đấng đã sống hoàn toàn cho Chúa và cho nhau. Các Ngài luôn làm theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Nếu xét về mặt tự nhiên, Chúa Giêsu là Đấng dựng nên thánh Giuse và Đức Mẹ, Ngài có toàn quyền, nhưng Ngằi đã thực hiện đúng điều Thiên Chúa Cha muốn:" Hãy thảo kính Cha Mẹ ". Chúa Giêsu luôn yêu, kính Cha Mẹ của Ngài. Do đó, khi lên 12 tuổi thánh Giuse và Mẹ Maria lên Giêrusalem cùng với Chúa Giêsu để ăn lễ Vượt Qua theo tục lệ của người Do Thái. Khi trở về, giữa đàng, hai Đấng đã không thấy Chúa Giêsu, các Ngài tưởng rằng Chúa Giêsu đi với những người họ hàng và những người thân quen. Nhưng, đúng không phải như hai đấng nghĩ. Chúa Giêsu đã ở lại đền thờ để trao đổi với những nhà thông thái, những tiến sĩ luật về những việc có liên quan đến đạo giáo.Hai Đấng đã trở lại Giêrusalem để tìm Chúa Giêsu.

Sau ba ngày đàng, thánh Giuse và Mẹ Maria mới tìm gặp Chúa Giêsu trong đền thánh. Mẹ Maria và thánh Giuse quả thực đã rất lo lắng vì Chúa Giêsu con yêu quí của ông bà đã lạc và đã được tìm thấy. Nỗi buồn, nỗi lo âu muốn trách móc của hai Cha Mẹ đã biến thành sự sống siêu nhiên: ". Cha Mẹ không biết con còn có bổn phận ở nhà của Cha con sao ? Mẹ Maria và thánh Giuse đã từ từ nhận ra điều cao sâu, bí nhiệm đó. Sau đó, Tin Mừng Luca viết tiếp:" Người đi xuống cùng với Cha Mẹ, trở về Nagiarét và ở đó, Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà ". Rõ ràng, Chúa Giêsu đã sống hết mình với giới răn thứ tư là thảo kính cha mẹ. Vâng, Luca đã cho thấy một cách rõ nét và nổi bật giữa hai tình yêu của Chúa Giêsu: "tình yêu đối với Thiên Chúa Cha và tình yêu đối cha mẹ trần thế của Ngài ".

Nhìn vào hang đá máng cỏ, chúng ta có cảm nghiệm sâu xa, cả ba Đấng: Giêsu, Maria và Giuse đều im lặng. Cái im lặng nhiệm mầu và linh thiêng. Một sự im lặng thánh mà chỉ trong sự chiêm niệm thẩm sâu, Chúng ta mới nhận ra mẫu gương tuyệt vời của gia đình Thánh Gia. Một gia đình luôn sống trong sự tôn trọng, hòa hợp và yêu thương lẫn nhau. Gia đình này là mẫu gương cho mọi gia đình ở trần thế như lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nói trong một bài giảng ở Valencia:" Con cái có quyền có được một gia đình như Thánh Gia. Gia đình là nơi lý tưởng để mỗi người học cho đi và đón nhận tình yêu". Thánh Gia là nơi lý tưởng nẩy sinh mọi gia đình Kitô hữu. Chúa Giêsu luôn tôn kính, mến yêu và thảo hiếu với cha mẹ như Ngài tôn kính Thiên chúa Cha và tỏ tình con thảo đối với Cha của Ngài. Mẹ Maria luôn sống đúng vai trò người Mẹ đạo đức, thánh thiện, lắng nghe và thực thi lời Chúa. Thánh cả Giuse luôn nắm vai trò nồng cốt, cột trụ trong gia đình nhưng lúc nào Người cũng kính trọng Chúa Giêsu và yêu mến Đức Mẹ. Dưới lăng kính tự nhiên, gia đình Thánh Gia nghèo thật, nhưng trước mặt Thiên Chúa, gia đình Thánh Gia lại giầu có hơn mọi gia đình trần thế. Gia đình của Thánh Gia có đầy mọi nhân đức như yêu thương, bác ái; đạo đức, phó thác, cần cù lao động và nhiều nhân đức tuyệt vời khác. Do đó, gia đình Thánh Gia quả là cái nôi tỏa sáng để mọi gia đình Kitô hữu noi gương bắt chước.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong số 18 của THVGĐ:" Gia đình được thiết lập do tình yêu thương và được sinh động cũng do tình yêu thương, là một cộng đồng các Ngôi vị, đôi bạn là nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của nó là trung thành sống thực tại, của sự hiệp thông trong một cố gắng bền bỉ, nhằm thăng tiến một cộng đồng đích thực gồm các Ngôi vị. ".

Gia đình Thánh Gia là một gia đình đầy ắp tình yêu thương. Mỗi gia đình công giáo chúng ta cũng được kêu mời sống tình yêu của Chúa và biểu lộ tình yêu của Chúa cho mọi người.

Lạy chúa Giêsu, xin cho mọi gia đình Kitô hữu chúng con luôn noi gương bắt chước gia đình Thánh Gia mà sống yêu thương, hiệp nhất và bác ái.

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

------------------------------

 

ThánhGia ABC 193: GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA


Lc 2, 41 – 52

 

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhằm tuyên dương đời sống Gia Đình Thánh. Thật vậy, ngay từ bài: ABC ThánhGia 193


Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhằm tuyên dương đời sống Gia Đình Thánh. Thật vậy, ngay từ bài đọc I, trích sách Samuel (1 Sam.1,20-28) nói lên sự thánh thiện của hai ông bà Anna và Elquanna. Tuy ông bà đã già không có con, bà Anna đã cầu nguyện trong nước mắt, nài xin Thiên Chúa cất sự tủi hổ cho bà. Thế nhưng khi Chúa cho một mụn con, ông bà đã không giữ lấy cho mình mà sẵn sàng tiến dâng cho Thiên Chúa. Đến bài Tin Mừng, thánh Luca diễn tả Đức Maria và Thánh Giuse luôn luôn dạy con trẻ Giêsu những lề luật Thiên Chúa, tuân giữ cặn kẽ và làm nhiều hơn luật buộc: Dâng con - đem con đi lễ đền thờ....(Lc.2,41-52) và thánh Gioan

trong bài đọc II đã nhắc nhở các Kitô hữu hãy ý thức mình đang sống trong gia đình Giáo Hội, có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em, nên hãy thực hiện giới luật yêu thương (1 Ga,3,21-24)

Chúa Giêsu con Thiên Chúa làm người, chỉ sống vỏn vẹn có ba mươi ba năm trần thế, nhưng lại chọn ba mươi năm để sống trong một mái gia đình. Có cha là thánh Giuse có mẹ là Đức Maria và có bà con thân thuộc là Gioan, Giacôbê....đồng thời phải lao động vất vả hàng ngày với nghề thợ mộc. Đời sống gia đình đã chiếm 9/10 cuộc đời của Chúa. Người làm thế để đề cao mái ấm gia đình, để thánh hóa gia đình và cho chúng ta thấy giá trị của việc lao động. Người không chọn sinh ra trong một gia đình giầu có nhưng chọn gia đình nghèo, để biến công việc tay chân thành hiến lễ dâng lên Thiên Chúa, kết hợp với đời mình thành của lễ hy tế.

Gia đình là trường dạy người Kitô hữu trở thành những thợ gặt lành nghề cho Hội Thánh, trở thành những công dân tốt cho xã hội. Như gia đình Thánh Gia đã đào tạo nên một Đấng Messia chuẩn bị cho công cuộc cứu chuộc. Gia đình Nazareth là chuẩn mực cho mọi gia đình. Thánh Giuse sáng ngời về đức tin mạnh mẽ và niềm trông cậy. Ngài tận tình yêu thương chăm sóc Chúa Giêsu và Mẹ Người. Ngài xứng đáng là một gia trưởng hoàn hảo đã hoàn thành sứ mạng cách xuất sắc. Đức Maria, gương mẫu cho các bà mẹ, nêu cao tinh thần phó thác - chìm đắm trong cầu nguyện trước mọi biến cố xẩy ra cho Mẹ cũng như cho Chúa Giêsu - chu toàn nhiệm vụ của người mẹ, của người nội trợ. Tám chữ vàng mà người đời vẫn thường đề cao và trao tặng những người phụ nữ Việt Nam anh hùng thì nơi Mẹ trổi vượt trên tất cả. Còn Chúa Giêsu không chê vào đâu được trong vai trò làm con trong gia đình Nazareth và con Thiên Chúa " Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng".(Mc.1,11)

Mái ấm Nazareth là mái ấm tình thương, chan hòa bầu khí yêu thương, đạo hạnh và hạnh phúc. Gia đình Nazareth giống như gia đình chúng ta cũng phải lao động, cũng phải thi hành nghĩa vụ tôn giáo và xã hội, cũng có những sóng gió như bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe kể về việc lạc mất con. Thế nhưng gia đình này vẫn đầy ắp yêu thương, vẫn đong đầy hạnh phúc vì luôn chấp nhận thánh ý Chúa và thực thi trong tin yêu, phó thác. Gia đình Kitô hữu chúng ta muốn có hạnh phúc thì mỗi người hãy sống đúng cương vị của mình: làm chồng làm cha, làm vợ làm mẹ, làm con như lời khuyên của Thánh Phaolộ tông đồ dân ngoại " Hỡi các người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đùng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa" ( Cl.3,18-20)

Lạy Chúa, xin cho gia đình nhân loại biết noi gương gia đình Nazareth, để các bậc cha mẹ tìm được niềm vui và sự nhẫn nại trong việc giáo dục con cái. Cho họ luôn ý thức trách nhiệm phải xây dựng gia đình trên nền tảng tình thương và trung thành phụng sự Chúa. Nhờ đó mọi gia đình thực sự là cái nôi thánh thiện của Giáo Hội, và giúp cho con người được hưởng hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng và an bình.

Sr Mai An Linh OP

------------------------------

 

ThánhGia ABC 194: LỄ THÁNH GIA THẤT


Lc 2, 41 – 52

 

Gia đình là nền tảng xã hội. Gia đình bền vững thì xã hội mới vững bền. Tuy nhiên chúng ta đang: ThánhGia ABC 194


Gia đình là nền tảng xã hội. Gia đình bền vững thì xã hội mới vững bền. Tuy nhiên chúng ta đang sống trong một thời đại mà cơ chế gia đình đang bị lung lay. Một MC của một chương trình văn nghệ thời danh đã đọc một bức thư của một khán thính giả về dấu hiệu sự phản bội của người chồng và người phụ nữ đó kết luận: khi cầm giấy ly dị trên tay là như thấy thiên đàng.

Theo một thống kê đứng đắn thì tỉ số li dị của những người giữ đạo đàng hoàng là 1.7 phần nghìn. Cha Peyton một linh mục thời danh đã nói rõ: family prays, family stays: có nghĩa là khi có đời sống cầu nguyện thì gia đình sẽ vững bền.

Hôn nhân là một bí tích có nghĩa Chúa ban ơn đặc biệt cho vợ chồng để họ có thể yêu nhau và trung thành với nhau. Được bao nhiêu cặp vợ chồng khi có nguy hiểm li dị đã cầu nguyện để xin ơn trợ giúp hay là họ đã để cho tự ái và cơn nóng giận nhất thời lôi kéo đến những chuyện mà cả hai người không muốn xảy ra. Những thiếu niên phạm pháp hay có vấn đề đều do những gia đình cha mẹ không thương yêu nhau hay là đồng sàng dị mộng hay là giả vờ đóng kịch làm cha làm mẹ.

Nhìn vào gia đình Nazareth chúng ta thấy có những nhân đức về đời sống gia đình mà vợ chồng cần học hỏi. Trước hết theo Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khi ngài viếng Nazareth đó là bài học của sự im lặng. Nói cụ thể hơn là sự bớt lời, kìm hãm những lời nói thô bỉ xúc phạm đến nhau: Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa không đời nào khê. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Im lặng còn có nghĩa chỉ nói những lời an bình yêu thương mang lại hạnh phúc. Có nhà tâm lý Việt nam kia cho rằng có ít là ba câu nói trong gia đình mang lại hạnh phúc nhưng người Việt nam ít nói nhất đó là câu nói: cám ơn, xin lỗi và khen tặng. Hình như người chồng cho rằng vợ phục vụ mình là bổn phận không cần phải cám ơn. Họ đâu có biết câu cám ơn đầu ngày hay khi nhận được sự phục vụ hay giúp đỡ là ánh sáng và niềm vui cho người phối ngẫu trong cả ngày sống. Có những người chồng hay cha còn quan niệm mình không bao giờ phải xin lỗi ai và vợ con phải xin lỗi mình. Và được bao nhiêu người cha Việt nam khi thấy con và vợ làm được cái gì mà biết khen tặng thực sự hay họ đã đổi họ thành họ Chê của người chàm ? hay người Tây Ban Nha?

Im lặng còn có nghĩa trong mọi trường hợp phải dẹp bỏ những tình cảm lố lăng trong tâm hồn để lắng nghe tiếng Chúa và tuân thủ. Yêu nhau có nghĩa là cảm thông có cùng ý nghĩ và cùng tần số yêu thương ? Yêu nhau còn có nghĩa là cùng nhìn về một hướng chính là Thiên Chúa là hạnh phúc của con cái. Thánh Giuse và Mẹ Maria làm mọi chuyện cho Chúa Giêsu. Vợ chồng cũng phải làm mọi việc cho Thiên Chúa và con cái là món quà Chúa ban.

Hiện nay nhiều vợ chồng công giáo còn cho con cái là cái nợ đời nên yêu con mà hình như là yêu mình và chỉ muốn con làm theo ý kiến độc đoán của mình không cần biết con có hạnh phúc hay không. Họ yêu con vì họ chứ không phải vì con cái. Và những người con cái chỉ cần bắt chước Chúa Giêsu: và người vâng lời các Đấng ấy là đủ vì cá không ăn muối cá ươn con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Con hư vì con không muốn tuân thủ những giáo huấn của cha mẹ. Có thể con cái học cao có bằng cấp hơn cha mẹ, nhưng Chúa cho cha mẹ kinh nghiệm và ơn sủng cần thiết cho việc giáo dục con. Cha mẹ đừng mặc cảm không dám dậy con mà hãy can đảm nhận lãnh trách nhiệm Thiên Chúa đã ban. Và con cái đừng quên rằng bằng cấp không mang lại sự khôn ngoan trong cuộc đời mà chính là cuộc sống và kinh nghiệm. Cái học thực tế là cái học tạo nên con người và cuộc sống có ý nghĩa đích thực chứ không phải mớ kiến thức chuyên môn để kiếm tiền qua ngày.

Hãy cầu nguyện và im lặng gia đình sẽ hạnh phúc. Và yêu thương nhau giữa vợ chồng con cái chính là chìa khoá của việc giáo dục. Khi con cái vợ chồng biết rõ vợ chồng con cái yêu thương nhau thì sự an toàn sẽ làm cho mọi người thăng tiến và hạnh phúc trong gia đình. Hãy nghe lời thánh tiến sĩ Augustinô: Yêu thương nhau đi rồi muốn làm gì thì làm: Ama et fac quod vis. Aimes et fais ce que tu veux.

Lm. Augustine Nguyễn Huy Tưởng

------------------------------

 

ThánhGia ABC 195: Dức Giêsu tại Đền thờ


 (Luca 2,41-52 – Thánh Gia - C)

1.- Ngữ cảnh

 

Đặt vào trong cấu trúc tổng quát của Tin Mừng về thời thơ ấu, truyện Tìm được trẻ Giêsu trong Đền: ThánhGia ABC 195


          Đặt vào trong cấu trúc tổng quát của Tin Mừng về thời thơ ấu, truyện Tìm được trẻ Giêsu trong Đền Thờ bổ sung cho những truyện song song trước đây (chào đời, cắt bì, tỏ mình của Gioan và Đức Giêsu). Bản văn này có vẻ giống truyện Đức Maria đi thăm bà Êlisabét (Lc 1,39-56). Tuy nhiên, trong khi truyện Thăm viếng được liên kết chặt chẽ với những truyện loan báo các cuộc chào đời (1,5-25; 1,26-38), truyện Tìm lại Đức Giêsu trong Đền Thờ chỉ được nối kết khá lỏng lẻo. Thật ra, truyện này là một đơn vị độc lập.

Cho đến nay tác giả Lc chỉ nói đến Đức Giêsu với những động từ ở thái bị động: cuộc chào đời của Người được loan báo; Người được đặt nằm trong một máng cỏ; được đưa lên Đền Thờ; được hai cụ già bồng ẵm trên tay; được công bố và ca ngợi vì ý nghĩa Người đang mang nơi mình. Đức Giêsu không hành động, Người chỉ là một em bé yếu đuối, được người khác hành động giúp cho. Bây giờ lần đầu tiên Người tỏ ra như là nhân vật chính, và tác giả ghi nhận những lời đầu tiên của Người. Lối xử sự của Người gây ra một hoàn cảnh đau đớn. Câu nói đầu tiên của Người bắt đầu với một từ “tại sao?”, như để trả lời cho một từ “tại sao?” của mẹ Người. Trong những lời đầu tiên của Người, Đức Giêsu đã gọi Thiên Chúa là “Cha Người” và khẳng định rằng đối với Người, liên hệ với Cha quan trọng hơn tất cả mọi sự khác.

Ta cũng có thể tự hỏi vì sao tác giả Lc đã ghi lại sự cố này. Dường như có ba lý do:

a) Lý do 1 (chủ đề): Sự cố xảy ra tại Đền Thờ (2,46). Thế mà chúng ta biết rằng tác giả Lc quan tâm đến chủ đề Đền Thờ. Tin Mừng đã bắt đầu với việc thiên thần Gabriel hiện ra với Dacaria trong Đền Thờ. Rồi đến việc cha mẹ dâng Đức Giêsu trong Đền Thờ. Bằng truyện 2,41-52, tác giả Lc có thể kết thúc phân đoạn đầu bằng một lời nhắc đến Đền Thờ, cũng như sau này khi kết thúc Tin Mừng (24,53). Lời Đức Giêsu nói: “Con có bổn phận ở nhà của Cha con” , nghĩa là ở trong Đền Thờ, đưa lại cho sự hiện diện của Đức Giêsu trong Đền Thờ chiều kích biểu tượng, là cuộc trở về nhà Cha Người.

b) Lý do 2 (văn thể): Tác giả Lc cũng khác với các Tin Mừng khác ở điểm ngài muốn giới thiệu cho chúng ta một bản “tiểu sử” của Đức Giêsu đúng với các quy tắc của thể loại tiểu sử (haggada Do Thái và khoa tiểu sử Hy Lạp). Thể loại này lưu tâm đến thời niên thiếu của nhân vật. Do đó, Lc đã lấp đầy khoảng trống giữa các bài tường thuật về chào đời và các bài về đời sống công khai bằng truyện này. Nội dung của truyện được giới thiệu bằng hai câu đóng khung bài tường thuật (2,40 và 2,52): vấn đề là sự tăng trưởng của Đức Giêsu về sự khôn ngoan (sophia). Vì ngữ cảnh của Tin Mừng về Thời thơ ấu là sự tăng trưởng về khôn ngoan, ta hiểu vì sao Lc đã chọn một bản văn minh họa sự khôn ngoan của Đức Giêsu.

c) Lý do 3 (tín lý): Rất sớm trong Kitô giáo đã xuất hiện một luồng tư tưởng cho rằng Đức Giêsu là một người như biết bao người khác, chào đời từ cuộc hôn nhân của Maria và Giuse, nhưng được Thánh Thần ngự xuống trên mình, vào dịp nhận phép rửa, để trở thành vị ngôn sứ ưu việt (quan niệm của một số Kitô hữu gốc Do Thái, phái Êbiônít, một số người theo thuyết Ngộ đạo). Có thể quan niệm này xuất phát từ TM Mc (khởi đầu với phép rửa). Do đó, Lc tìm cách cho thấy rằng Đức Giêsu ý thức Người là Con Thiên Chúa ngay khi còn thơ ấu.   

2.- Bố cục

          Bản văn có thể chia thành sáu phần:
1) Khung cảnh (2,41-42);
2) Bị lạc mất Đức Giêsu (2,43-45);
3) Tìm ra Đức Giêsu (2,46-48);
4) Câu nói của Đức Giêsu (2,49);
5) Kết luận nguyên thủy (2,50);
6) Kết luận thứ hai của Lc (2,51-52).

3.- Vài điểm chú giải

- Lễ Vượt Qua (41): Lễ Vượt Qua được cử hành vào lúc mặt trời lặn đánh dấu ngày 15 Nisan, là tháng đầu năm theo lịch Babylon/Do Thái (tháng Ba/Tư; tên cũ là tháng Aviv: x. Đnl 16,1). Dịp này người ta giết chiên Vượt Qua vào chiều ngày 14 Nisan, nướng lên và ăn trong gia đình vào lúc mặt trời lặn (Lv 23,6). Tất cả những gì có men đều phải loại ra khỏi nhà trước khi giết chiên (Đnl 16,4). Không những hôm ấy, người ta phải ăn với bánh không men (Xh 12,8), mà con tiếp tục ăn như thế bảy ngày sau đó (Xh 12,17-20; 23,15; 34,18). Thời gian bảy ngày này được gọi kiểu chuyên môn là “Lễ Bánh Không Men”. Tuy nhiên, với thời gian, “Lễ Vượt Qua” trở thành tên gọi cho cả bảy hoặc tám ngày (Đnl 16,1-4; Ed 45,21-25). Dường như trước khi có Israel, lễ Vượt Qua là một lễ của dân du mục (Xh 5,1; 10,9), còn lễ Bánh Không Men  là lễ của dân định cư nguồn gốc nông dân (Xh 23,15-16). 

- mười hai tuổi (42): Theo Xh 23,17 và Đnl 16,16, mọi người nam ở Paléttina, không phân biệt tuổi tác, phải ra trình diện trước nhan Đức Chúa vào ba đại lễ trong năm: lễ Bánh Không Men (tức lễ Vượt Qua), lễ Mùa Gặt và lễ Lều. Nhưng truyền thống Do Thái giáo chỉ buộc một trẻ em Do Thái tham dự các cử hành phụng tự ở hội đường khi được mười ba tuổi (em được gọi là bar miswâh, “con của điều răn”; nghi thức đưa em vào tuổi giữ luật cũng được gọi như thế). Tuy thế, dường như không có liên hệ gì rõ rệt giữa nghi thức “gia nhập” hội đường và việc hành hương. Nếu tác giả cố tình ghi lại chi tiết 12 tuổi thì hẳn không chỉ để chứng tỏ rằng Thánh Gia đạo đức, tuân giữ quá Luật. Có lẽ nên nghĩ đến một ý hướng biểu tượng. Con số 12 có nghĩa là “toàn thể”, hoàn tất”. Ghi nhận rằng khi ấy Đức Giêsu được 12 tuồi chính là quy hướng tâm trí về lúc kết thúc hoạt động của Người nơi trần thế, về cái Ngày mà Người sẽ trở về với Chúa Cha. Nơi Lc, ý tưởng về “hoàn tất” này luôn được kết nối với Thương Khó – Phục Sinh (x. 12,50; 18,31; 22,37; 9,31; 22,16; 24,44…) là biến cố được coi như điểm tới và sự hoàn tất sứ mạng trần thế của Đức Giêsu (9,51). Và chính là lời loan báo ẩn giấu này về cuộc Phục Sinh là ý hướng đầu tiên của bài tường thuật.
- Xong kỳ lễ (43): dịch sát là “và khi các ngày ấy đã mãn” (NTT). Như vậy, Giuse và Maria đã ở lại Giêrusalem từ bảy đến tám ngày mừng lễ Vượt Qua và Bánh Không Men (x. Lv 23,5-6).

- Đang ngồi giữa các bậc thầy (46): Kathezomai có thể có nghĩa là “ngồi” hay là “ngự”. Các thiếu niên đến muốn học, các thầy cũng không ngăn cản. Do đó, có thể hiểu chi tiết “ngồi” (kathezomenon) này cho biết Đức Giêsu muốn học hỏi với các thầy. Tuy nhiên, hẳn là tác giả Lc không chỉ ghi lại một chi tiết chứng tỏ Đức Giêsu hiếu học. “Ngồi” cũng là cung cách của một vị thầy: như thế, động từ này hẳn là báo trước việc Đức Giêsu giảng dạy như một vị thầy (x. 5,3; 19,47–21,38). Ở đây Đức Giêsu đã chứng tỏ một trí thông minh khiến các vị thầy phải kinh ngạc. Điều này sẽ thường xuyên xảy ra vào thời gian Đức Giêsu hoạt động công khai. Nói chung, Đức Giêsu xuất hiện trong trong các TM như nhà chú giải (x. 4,32). Ở đây, Đức Giêsu tỏ ra một khả năng hiểu Kinh Thánh, một khả năng được chính các bậc thông luật nhìn nhận. Như vậy, Người là một vị thầy đáng tin cậy. 

Đàng khác, theo Ml 3,3, vào Ngày của Đức Chúa, Đức Chúa sẽ vào trong Đền Thờ của Ngài và “ngồi/ngự [= hiển trị]” (kathieitai, LXX) trong tư cách thẩm phán. Ta có thể hướng tới cả nghĩa này, bởi vì toàn khối Lc 1–2 đã cho thấy bằng những nét chấm phá kín đáo tính siêu việt mà cuộc sống ẩn dật của trẻ Giêsu mạc khải ra. Sự kết nối kathezomai với “giữa các bậc thầy” khiến phải nghĩ đến nghĩa mạnh là “ngự [= hiển trị]” như trong Ml 3,3; với lại bản văn này cũng như bài tường thuật trước có gợi đến lời sấm này. Như thế, về phương diện thể lý, cho dù Đức Giêsu có ngồi bên chân các thầy thông luật, như bất cứ em bé nào, Người vẫn là tác nhân chính mà toàn cảnh phải xoay quanh. Một cách mầu nhiệm, Người đã là Con Thiên Chúa “ngự trong Đền Thờ Người”, theo lời sấm Ml 3,3.

- kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu (47): Đây là một câu được viết theo  “phép thế đôi” (hendiadys), có nghĩa là: “các lời đối đáp thông minh của cậu”.

- con có bổn phận (49): Dịch sát là “cần thiết (dei) là con ở nhà của Cha con”. Từ dei không chỉ diễn tả một sự cần thiết tổng quát, nhưng là điều nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa có liên can đến Đức Giêsu. Từ ngữ này được dùng 7 lần trong TM Lc, luôn được kết nối với cuộc Thương Khó như cách hoàn tất các sấm ngôn (2,49; 13,33; 17,25; 22,37; 24,7; 24,26; 24,44).

- ở nhà của Cha con (49): Câu en tois tou patros mou cũng có thể dịch là “(can dự đến) các công việc của Cha con” hoặc “ở giữa những người thuộc về Cha con”. Dịch là “ở nhà của Cha con” thì được hỗ trợ bởi các bản văn như St 41,51; Et 7,9; G 18,19 và một số bản văn ngoài Kinh Thánh. Trên môi miệng của một em bé, ý nghĩa cụ thể này dường như hợp lý hơn; đàng khác, Đền Thờ Giêrusalem được gián tiếp coi là nhà Thiên Chúa ở Lc 19,46. Với câu này, cũng rõ ràng là Đức Giêsu coi Thiên Chúa là Cha trên trời của Người.

- Nhưng ông bà không hiểu (50): Hơn ai hết, hai ông bà biết nguồn gốc siêu phàm của con mình. Nhưng ông bà không hiểu ngay được là Người nói về Cha Người trên trời theo nghĩa xác thực nhất. Nhất là ông bà không thể đoán ra được những gì nằm dưới lời nói của con trẻ: một tương lai mà ông bà hoàn toàn không thể nắm bắt được. Nếu không giải thích như thế, chúng ta sẽ khiến Lc mâu thuẫn, bởi lẽ Đức Maria đã biết tư cách Con Thiên Chúa của Đức Giêsu vào ngày Truyền Tin. Trong Lc, đề tài “không hiểu” (9,45; 18,34 và 24,25) luôn liên hệ đến các lời Đức Giêsu  nói cách huyền bí về cuộc Thương Khó của Người. Vậy sự không hiểu của Maria ở đây không do lỗi Mẹ, nhưng do chỗ lời Đức Kitô loan báo về Thương Khó phải bị che giấu với những người được loan báo. Họ chỉ hiểu sau khi các lời này được ứng nghiệm.

4.- Ý nghĩa của bản văn

Bằng câu truyện dâng trẻ Giêsu vào Đền Thờ, tác giả Lc cho thấy Đức Chúa đã trở lại theo các lời sấm Cựu Ước mà chiếm lấy Đền Thờ của Người. Bằng câu truyện hôm nay, tác giả cho thấy Người “ngự trị” trong Đền Thờ. Tuy nhiên các ý nghĩa này chìm dưới những truyện rất tầm thường trong đời thường. 

Đức Giêsu ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Người ở lại Đền Thờ, nghe các cuộc đối thoại của các vị thầy, đặt câu hỏi và làm người ta kinh ngạc vì sự khôn ngoan trong các câu trả lời của Người. Ở tuổi 12, khi “ngồi giữa các bậc thầy”, Người đã tự loan báo mình như là người sau này sẽ giảng dạy với uy quyền trong toàn xứ sở và ngay trong Đền Thờ (19,47–21,38). Nhưng Người cũng đang sống tư cách là “Đức Chúa hiển ngự” trong Đền Thánh của Người.

Trong khi đó, Maria và Giuse đang trên đường về Nadarét. Sau một ngày đàng, các ngài mới nhận ra là Đức Giêsu không có ở đây, các ngài rất lo lắng. Các ngài phải mất “ba ngày” mới tìm ra Đức Giêsu: ba ngày là khoảng thời gian đi từ cái chết đến cuộc sống lại của Đức Giêsu (“vào ngày thứ ba”); chính Đức Giêsu diễn tả điều đó khi nói là “cần thiết phải”, một công thức được Lc gắn liền với cuộc Thương Khó như sự hoàn tất các sấm ngôn. Khi tìm ra Người, Maria đã bộc phát nói lên một câu hỏi mà cũng là một lời than thở: “Này con, tại sao con làm thế? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con!”. Đây là một phản ứng bộc phát của một người mẹ đang phải đau khổ và cho biết là bà đã phải đau khổ đến độ nào. Maria ngỏ lời với Đức Giêsu trong tư cách là con. Bà chưa bao giờ thấy và chờ đợi là con có một hành vi như thế. Đức Giêsu, trong tư cách Con Thiên Chúa, hoàn toàn độc lập với mọi người. Sự độc lập này được diễn tả qua thế tương phản giữa từ ngữ “cha con” trên môi miệng Maria và “Cha Con” trên môi miệng Đức Giêsu. 

Câu trả lời của Đức Giêsu cũng gây ngạc nhiên như lối xử sự của Người vậy: “Thì tại sao tìm con? Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà Cha con sao?” (NTT). Đức Giêsu đã gọi Thiên Chúa là “Cha Người”. Cho đến nay, trong Tin Mừng, không có một ai gọi Thiên Chúa như thế cả. Maria đã ngỏ lời với Thiên Chúa như là “Đức Chúa và Thiên Chúa” (1,46t); Dacaria gọi Thiên Chúa là “Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en” (1,68); Simêôn thưa với Thiên Chúa là “Đức Chúa” (2,29). Cả sau này Đức Giêsu cũng sẽ gọi Thiên Chúa là “Cha” (10,21; 22,42) và sẽ dạy các môn đệ thưa với Thiên Chúa như thưa với một người “Cha”. Nhưng thiên thần đã loan báo về Đức Giêsu  như là Con Đấng Tối Cao” (1,32), Con Thiên Chúa (1,35). Người ở trong một quan hệ hoàn toàn đặc biệt với Thiên Chúa: Thiên Chúa là Cha Người và Người là Con Thiên Chúa. Hành động đầu tiên của Người mà tác giả ghi nhận là một hành động nhằm diễn tả bí mật thâm sâu đó trong cuộc đời Người. Người biết Người là Con Thiên Chúa và nhất là Người biết rằng Người được liên kết với ý muốn của Thiên Chúa. Trong tư cách là Con Thiên Chúa và trong quan hệ hết sức chặt chẽ với Thiên Chúa, được biểu lộ ra nơi sự vâng lời của Người với ý muốn của Chúa Cha, Người sẽ đi theo đường lối của Chúa Cha.

Tác giả ghi rằng Maria và Giuse không hiểu các lời ấy. Những lời Đức Giêsu nói đây là một câu nói huyền bí, chẳng giải thích gì cả, cũng chẳng phải để biện minh cho cách xử sự của Người. Những lời ấy chỉ mời Maria và Giuse vượt lên trên bình diện của những lo toan đời thường để gặp bình diện của Thiên Chúa, là nơi mà Người vẫn ở. Ngay cả hôm nay nữa cũng không dễ gì mà hiểu các lời ấy, không những trong các từ ngữ mà cả trong ý nghĩa. Điều này thúc đẩy chúng ta đặt ra các câu hỏi: Phải chăng Maria và Giuse không được đi tìm Người?

Làm thế nào các ngài có thể hiểu được rằng Thiên Chúa muốn rằng Người phải ở lại trong Đền Thờ? Phải chăng Thiên Chúa lại không muốn điều này được thông tri cho các ngài? Phải chăng ý muốn của Thiên Chúa là cứ bỏ mặc các ngài ba ngày trong tình trạng lưỡng lự và để các ngài phải đi lòng vòng mà tìm Đức Giêsu? Không dễ gì mà trả lời các câu hỏi như thế. Ý nghĩa của biến cố này phải được tìm ra trong chiều hướng này: Maria và Giuse phải trải nghiệm một cách hết sức sâu xa, đau đớn và không thể quên được rằng Đức Giêsu quy phục một quyền bính cao hơn. Tương quan đặc biệt của Đức Giêsu với Thiên Chúa đưa Đức Giêsu đến một lối xử sự có vẻ cứng cỏi không sao hiểu được và có một sự chia cắt đau đớn, do chỗ nó không tương ứng với các chờ đợi của cha mẹ Người. Đức Giêsu sẽ đi theo con đường của Người, con đường đã được Chúa Cha vạch ra từ trước rồi. Kể cả Maria cũng phải chấp nhận con đường ấy như thế. Kể cả bà cũng không được mong là biết ngay mọi sự cách rõ ràng và được khai mở ngay vào mọi sự.

Bà phải làm gì khi bà không hiểu? “Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (2,51). Ghi nhớ điều ấy và chờ đợi, tôn trọng điều ấy và kiên nhẫn, thái độ này là một hình thái đức tin, một hình thái tin tưởng vào Đức Giêsu và vào Thiên Chúa.

+ Kết luận

          Sự cố này, được tác giả Lc kể trong khung cảnh những bước khởi đầu của Đức Giêsu là sự cố duy nhất qua đó ta không ghi nhận được các nét vui tươi hân hoan. Con trẻ, đã được đón tiếp với biết bao niềm vui và lời ca ngợi Thiên Chúa, sẽ đi theo con đường vâng phục đối với Chúa Cha. Niềm vui và lời ca ngợi vẫn có giá trị và ngày càng nhận được nền tảng vững chắc và lý hữu vững vàng hơn. Ở đây ta thấy Đấng Cứu thế, Đức Kitô, Đức Chúa, ơn cứu độ của Israel và của mọi dân tộc không là gì khác ngoài Con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chọn ở lại với chúng ta và cách tốt nhất để thực hiện điều này là sự hiện diện của Con của Người. Nơi Chúa Con, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và không có lý do nào to lớn hơn để mà vui lên nữa. Nhưng ở đây ta cũng thấy rằng chúng ta không thể áp đặt cho Chúa Con nẻo đường Người  phải theo, trái lại chúng ta phải chấp nhận con đường của Người, cho dù trong chúng ta phát sinh ra nhiều câu hỏi “tại sao”.

5.- Gợi ý suy niệm

1. Ngay từ thuở niên thiếu, Đức Giêsu đã ý thức rằng Người sẽ phải trở về nhà Cha Người trên trời bằng một cái chết dữ dội, đã được Kinh Thánh tiên báo (Is 53; Tv 22; Tv 69…) và, vẫn theo Kinh Thánh (Hs 6,2; 2 V 20,5), người ta chỉ gặp lại Người (đang sống) vào ngày thứ ba. Truyện này cho thấy Người muốn cho Maria và Giuse sống cách biểu tượng mầu nhiệm Thương Khó – Phục Sinh, trước khi sống thực sự mầu nhiệm này. Thật ra mọi sự cố trong cuộc đời Đức Giêsu đều nói về mầu nhiệm trung tâm này. Chúng ta được mời gọi nhận biết rằng các biến cố thông thường của đời ta chỉ có ý nghĩa khi chúng giúp chúng ta sống mầu nhiệm Phục Sinh (Vượt Qua), nghĩa là đi từ cuộc sống này mà vào sự sống của chính Thiên Chúa.

2. Như Đức Maria đã hiểu, các cha mẹ hôm nay cũng cần phải hiểu: họ không bao giờ được chống lại ơn gọi của con cái họ, khi chúng đã nhận ra (ơn gọi linh mục, tu sĩ, hoặc ơn gọi lập gia đình). Muốn giữ con cái lại cho mình bằng mọi giá là một hình thái ích kỷ không tương hợp với tình yêu chân chính mà các cha mẹ phải có đối với con cái. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh lại: đi theo ơn gọi phải là sống một sự vâng phục đối với Đấng Cao Cả, chứ không phải là một sự đào thoát để tránh một quyền bính. Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha, nhưng Người cũng vâng lời cha mẹ trần thế.   

3. Maria và Giuse bị lạc Đức Giêsu, không do lỗi các ngài. Nhưng các ngài vẫn đi tìm vì không thể sống thiếu Đức Giêsu. Khi người ta cảm thấy mình khô khan, sầu khổ thiêng liêng, không do lỗi mình, sự ngờ vực, bóng tối hoàn toàn, thì phải xem có phải do lỗi mình không, hay là do Thiên Chúa muốn đào luyện chúng ta (x. Lc 24,28). Cứ đi tìm Người cho đến khi tìm ra Người.   

4. Điều ta không hiểu, ta có thể phớt lờ đi hoặc tìm cách quên đi. Ta có thể tuyên bố rằng điều ấy chẳng có nghĩa gì và triệt để từ chối nó. Ngược lại, Đức Maria ghi giữ điều ấy và làm cho nó thành lực thúc đẩy bà kiên trì suy nghĩ (x. 2,19). Thật ra một điều gì đó có thể không nói cho tôi biết mọi sự vào lúc này. Tôi cũng chẳng có thể tự phụ cho rằng vào mọi lúc tôi hiểu tất cả những gì có một ý nghĩa. Mức độ hiểu biết giới hạn không phải là một lý do để loại bỏ hoặc xua trừ một điều gì đó.  

Lm PX Vũ Phan Long, ofm

------------------------------

 

ThánhGia ABC 196: Những tâm tình đẹp của Thánh Gia


CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA

Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng  (Luca 2:41-52)

 

Để biết những tâm tình của một gia đình, có lẽ không gì thích hợp cho bằng quan sát gia đình ấy đã ứng: ThánhGia ABC 196


          Để biết những tâm tình của một gia đình, có lẽ không gì thích hợp cho bằng quan sát gia đình ấy đã ứng xử như thế nào với một cơn khủng hoảng xảy ra.  Gia đình ông bà Giu-se đã trải qua một biến cố kinh hoàng khi cậu bé Giê-su biến mất sau cuộc mừng lễ Vượt Qua tại Giê-ru-sa-lem.  Những năm trước, khi Giê-su chưa tới mười hai tuổi thì cậu luôn ở bên cạnh mẹ trong dịp lễ.  Năm nay cậu đã đủ tuổi để có thể tự quyết định hoặc đi với mẹ hoặc theo cha vào khu dành riêng cho đàn ông.  Tuy nhiên còn hơn thế nữa, sau lễ cậu đã tự ý ở lại Đền Thờ mà không cho cha mẹ biết.  Lý do cậu ở lại Đền Thờ là vì cậu “có bổn phận ở nhà của Cha cậu”.  Trong khi đó hai ông bà chạy đôn chạy đáo tìm kiếm cậu khắp nơi.

          Trước hết, chúng ta thử tưởng tượng ra cảnh thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a đi tìm con.  Ba ngày trời, hai ông bà đã sống trong lo âu.  Ăn không ngon, ngủ không yên.  Lại thêm nỗi lo lắng không biết con đang ở đâu, có gặp nguy hiểm gì không, có đói khát hay đau ốm không.  Đó là lo lắng thường tình của bậc làm cha mẹ.  Trong tình huống này, chúng ta thử hỏi cách ứng xử của họ thế nào.  Liệu hai người có trách lẫn nhau tại sao không để tâm tới con không?  Liệu thánh Giu-se hay Mẹ Ma-ri-a có tỏ ra bực bội với việc làm tự ý của Chúa Giê-su, rồi lẩm bẩm:  Tôi mà tìm được nó, thế nào cũng cho nó một trận!  Chắc chắn hai ông bà không hành động như chúng ta thấy người đời thường làm.  Bởi vì có một chi tiết rất ý nghĩa chứng minh cho khẳng định trên, đó là “hai ông bà tìm thấy con trong Đền Thờ”.  Các ngài đã tìm đến Đền Thờ với nhiều lý do.  Đến Đền Thờ vì ở đấy Thiên Chúa sẽ giúp đỡ các ngài trong cơn khó khăn.  Các ngài đã hiểu rõ lòng đạo đức của con mình, cho nên các ngài cho rằng chỉ có Đền Thờ là nơi cậu Giê-su sẽ quyến luyến để biểu lộ lòng yêu mến Thiên Chúa.  Vậy sau khi “tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc” mà không thấy, thì Đền Thờ chắc chắn phải là nơi con của các ngài ở lại.

          Khi gặp lại con “đang ngồi giữa các bậc thầy”, thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a không trút cơn giận xuống đầu con, nhưng các ngài chỉ “sửng sốt”.  Thánh Giu-se im lặng theo như bản chất con người của ngài.  Chỉ có Mẹ Ma-ri-a lên tiếng, không phải là lời la mắng và vạch ra lỗi lầm, nhưng Mẹ chỉ muốn chia sẻ nỗi “cực lòng” khi đi tìm con mà thôi.  Rõ ràng tình yêu đã quảng đại, tha thứ và cảm thông.  Câu trả lời của Chúa Giê-su hé cho thấy “lòng nhiệt thành vì nhà Chúa” sẽ làm hao mòn con người của Người.

          Nhưng đặc biệt nhất vẫn là bầu khí của Thánh Gia sau cơn khủng hoảng.  Các ngài vui vẻ cùng nhau từ Giê-ru-sa-lem đi xuống về nhà mình ở Na-da-rét.  Người con thì vâng phục cha mẹ, tiếp tục phát triển cả ba phương diện:  thể dục, trí dục và đức dục.  Người mẹ thì “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng”, sống đời sống nội tâm sâu xa và chiêm niệm mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.

Sống sứ điệp Tin Mừng

          Có khi nào gia đình chúng ta nhìn lại cách mỗi người đã phản ứng như thế nào trong một cơn khủng hoảng không?  Nhìn lại và tự hỏi xem cách ứng xử của chúng ta có phản ánh những tâm tình đạo đức và nhân bản như các vị trong Thánh Gia đã đối xử với nhau không.  Những cử chỉ, lời nói và suy nghĩ của Thánh Gia đều xuất phát từ một nguồn suối là lòng mến đích thực.  Những điều thánh Phao-lô mô tả về lòng mến cũng là những điều Thánh Gia đã thực hành trong đời sống gia đình của các ngài (1 Cô-rin-tô 13).

          Tâm tình của người cha siêng năng cần mẫn, nhất là tính tình điền đạm sẽ giúp cho gia đình vượt qua mọi thử thách khó khăn.  Tình yêu sâu xa của người mẹ sẽ giúp cho con cái trưởng thành về mọi phương diện.  Đức vâng lời của người con sẽ hóa giải được mọi hiểu lầm giữa cha mẹ với con cái và còn giúp cho cha mẹ “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” để theo dõi tương lai của người con.  Chúng ta hãy cầu xin cho có được những tâm tình tốt đẹp ấy.

------------------------------

 

ThánhGia ABC 197: Lễ Thánh Gia Thất


Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng  (Lu-ca 2:41-52)

 

Điều thích thú của Thánh lễ hôm nay là bài Tin Mừng kể lại Thánh Gia thất phải trải qua những ngày: ThánhGia ABC 197


          Điều thích thú của Thánh lễ hôm nay là bài Tin Mừng kể lại Thánh Gia thất phải trải qua những ngày khủng hoảng gia đình.  Bình thường, nói đến gia đình thánh Giu-se, Đức Mẹ và Chúa Giê-su là chúng ta chỉ nghĩ tới một gia đình êm ấm, yêu thương và không có chuyện người này làm cho người kia buồn phiền.  Vậy mà câu truyện hôm nay cho thấy cậu ấm Giê-su làm cho cha mẹ xất bất xang bang vì cậu tự ý ở lại Giê-ru-sa-lem mà không cho ông bà hay.  Hai ông bà chạy đôn đáo khắp nơi tìm kiếm cậu và ba ngày sau mới tìm thấy cậu trong Đền Thờ.  Thật là một phen hú vía.  Mặc dù ngạc nhiên khi thấy cậu Giê-su ngồi giữa các thầy tiến sĩ, đàm đạo với họ như một người lớn, Mẹ Ma-ri-a cũng không giữ nổi bình tĩnh, lên tiếng trách con.  Cậu trả lời, nhưng cha mẹ không hiểu được cậu muốn nói gì.  Họ trở về Na-da-rét và gia đình trở lại cuộc sống an vui như trước.  Tuy nhiên có một số điều đặc biệt chúng ta cần biết để hiểu sứ điệp bài Tin Mừng muốn nói gì.

          Trước hết, thánh Lu-ca ghi lại thời điểm quan trọng là “lúc bấy giờ Chúa Giê-su lên mười hai tuổi”.  Lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua hằng năm là “thói quen” của Thánh Gia Thất.  Vậy mà thánh sử ghi lại câu truyện xảy ra vào năm Chúa Giê-su lên mười hai tuổi, thì hẳn phải có lý do.  Đối với Do-thái giáo, tuổi mười hai là tuổi em nhỏ được coi là trưởng thành về mặt tôn giáo.  Bắt đầu tuổi này, em có đủ tư cách để tham dự tích cực vào sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, biểu lộ tâm tình đạo đức… Hiểu như vậy, chúng ta dễ dàng chấp nhận được hành động Chúa Giê-su tự ý ở lại Giê-ru-sa-lem để “lo công việc của Cha Người”.

          Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se không hiểu lời Người nói.  Đâu phải lúc nào cha mẹ cũng có thể hiểu được con cái.  Nhưng điều quan trọng là họ phản ứng thế nào khi không hiểu con cái.  Đa phần chúng ta thường lấy quyền cha mẹ mà nạt nộ chứ không lắng nghe hoặc kiên nhẫn chờ đợi.  Ở đây Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se im lặng, một sự im lặng mang nhiều ý nghĩa đối với các ngài và đối với cả Chúa Giê-su nữa.

          Chúa Giê-su theo cha mẹ về Na-da-rét, tiếp tục sống vâng phục cha mẹ.  Sau biến cố khủng hoảng vừa qua, mỗi người học được bài học:  Đức Mẹ thì ghi nhớ những việc đó trong lòng, còn Chúa Giê-su thì phát triển tốt đẹp toàn diện con người.

          Khủng hoảng dù lớn hay nhỏ trong gia đình đều là cơ hội để mọi người trở nên hoàn thiện hơn.  Thánh Gia Thất không chỉ là mẫu gương đời sống yêu thương và đạo hạnh, mà còn dạy chúng ta phải biết đối xử với nhau thế nào trong những hoàn cảnh tình yêu gia đình có thể bị tổn thương.  Khi con cái chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành là lúc cha mẹ hơn bao giờ hết cần biểu lộ tình yêu đích thực và kiên nhẫn lắng nghe để hiểu con cái hơn.  Phần con cái, dù bắt đầu ý thức tự do nhưng vẫn phải cố gắng sống vâng phục như Chúa Giê-su đã sống, vì sống vâng phục là lối sống giúp các em tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Chúa và người ta.

Sống sứ điệp Tin Mừng

          Câu chuyện đời sống của Thánh Gia Thất trong bài Tin Mừng hôm nay là câu chuyện có thực và đầy ý nghĩa.  Nó giúp chúng ta nhận ra phải sống và đối xử thế nào để tình yêu thương nhau càng ngày càng phát triển, nhất là khi phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng.  Ở đâu có tình yêu, ở đấy có Chúa.  Đó là hình ảnh đích thực của Thánh Gia Thất và cũng phải là hình ảnh của gia đình chúng ta nữa. Lm. Dominic TTL    

------------------------------

 

ThánhGia ABC 198: Chúa Giêsu và Gia Ðình


Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất Năm C

 (Huấn ca 3,2-14; Côlôssê 3,12-21; Luca 2,41-52)

Phúc Âm: Lc 2, 41-52

"Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ".

Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.

Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.

Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.

Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.

Suy Niệm:

 

Chúa Giêsu sống ở Nadarét khoảng 30 năm. Mái nhà Người ở tất nhiên đã được đầy sự thánh thiện: ThánhGia ABC 198:


Chúa Giêsu sống ở Nadarét khoảng 30 năm. Mái nhà Người ở tất nhiên đã được đầy sự thánh thiện. Và chúng ta có lý để nói đến Thánh gia thất. Nhưng chúng ta lại không được quên rằng thời gian Chúa sống ở Nadarét là thời gian ẩn dật đến nỗi khi rao giảng về đời sống của Người, giáo huấn của các Tông đồ chỉ bắt đầu từ lúc Người chịu phép rửa của Gioan cho đến khi Người chịu chết, sống lại, lên trời và sai Thánh Thần xuống.

Do đó, lấy Thánh gia làm gương cho đời sống gia đình, không phải là điều dễ. Chính Phụng vụ khi chọn các bài đọc Thánh Kinh cũng đã nhận thấy điều ấy. Và để đạt được cả hai mục tiêu, vừa nói về các nhân đức gia đình, vừa nói về thời gian Chúa ở Nadarét, tức là ở với Ðức Mẹ và Thánh Giuse, phụng vụ đã dùng hai bài đọc trước chung cho chu kỳ ba năm liền, còn bài Tin Mừng thì thay đổi mỗi năm. Như vậy dường như chúng ta được phép coi hai bài đọc Kinh Thánh đầu như không trực tiếp dính liền với bài Tin Mừng và chúng ta có thể suy nghĩ về một sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu vượt lên trên mọi ưu tư về đạo đức gia đình.

Dĩ nhiên nối liền hai việc đó lại được với nhau thì càng tốt. Và đó là điều chúng ta cố gắng làm hôm nay để xin ánh sáng Tin Mừng cứu độ của Chúa chiếu soi, hướng dẫn và sưởi ấm đời sống gia đình của chúng ta.

1. Chúa Giêsu và Gia Ðình

Tác giả Luca kể rằng hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu vẫn hành hương lên Giêrusalem vào dịp lễ vượt qua. Các người thuộc thành phần lao động nghèo khó trong dân, nhưng vẫn tiết kiệm để có thể làm những cuộc hành hương như thế vì lòng đạo đức.

Mọi năm không xảy ra truyện gì sao mà tác giả không kể? Người chỉ kể về lần hành hương khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi. Hay là tác giả Luca đã chịu ảnh hưởng của bầu khí văn chương tôn giáo thời bấy giờ? Có tác giả nghĩ rằng khi Ðanien tỏ ra khôn ngoan trong câu chuyện minh oan cho bà Suzanna, Ðanien mới 12 tuổi. Nhiều tác giả khác cũng nói khi Salômon phân xử một cách đầy khôn ngoan vụ hai người đàn bà giành giựt nhau một đứa con, bấy giờ Salômon cũng mới 12 tuổi. Ấy là chưa kể việc Flavius Josèphe, một tác giả viết sử thời danh ở thời Luca cũng nghĩ rằng Samuen bắt đầu nói tiên tri ở tuổi 12. Và chúng ta biết có nhiều nét tương tự giữa câu chuyện Samuen kể trong Kinh Thánh với những lời Luca viết về trẻ Gioan và trẻ Giêsu. Vậy nếu Luca đã có một dụng ý nào như các tác giả trên đây khi thuật lại câu chuyện xảy ra vào lúc Chúa Giêsu lên 12 tuổi, thì hẳn người cũng muốn nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của Chúa như các tác giả kia đã muốn nói đến sự khôn ngoan của Ðanien, Salômon, Samuen. Và chúng ta thấy có điều đó trong câu truyện này.
Nhưng để tránh mọi hiểu lầm có thể, chúng ta nên biết ngay rằng theo quan điểm Thánh Kinh, người khôn ngoan là kẻ biết các mầu nhiệm và đường lối của Thiên Chúa để luôn đem ra thi hành và sống trung tín với Thiên Chúa cùng luật pháp của Người. Chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu khôn ngoan theo nghĩa đó; Và đó là điều mà tác giả Luca muốn nhấn mạnh, trong câu truyện hành hương hôm nay.

Chúng ta không cần nhắc lại phần nói rằng Thánh gia thất đã theo tục lệ hằng năm lên Giêrusalem vào dịp lễ vượt qua. Sau lễ, cha mẹ Ðức Giêsu đã ra về; còn Người thì ở lại. Lúc không thấy Người đi về với bà con thân thuộc, các người đã lên lại Giêrusalem và ba ngày sau tìm thấy Người trong đền thờ. Ðiều lạ là các người thấy Con mình đang ngồi giữa các tấn sĩ mà nghe và hỏi họ. Người ngồi chỗ nào mà tác giả nói rằng "giữa các tấn sĩ". Chỗ của các em nhỏ tuổi như Người không phải là ở dưới chân các luật sĩ sao? Nhưng chúng ta cũng đừng quên trong Kinh Thánh đã có những trường hợp hy hữu: các kỳ mục đã nói với trẻ Ðanien: "Lại đây, ngồi giữa chúng tôi, cho chúng tôi biết, em nghĩ sao; Vì Thiên Chúa đã cho em tư cách của bậc lão thành rồi" (13,50). Và Ðanien đã ngồi ghế danh dự mà xử kiện. Cũng như Salômon đã ngồi mà xử vụ hai người đàn bà tranh nhau một đứa con...

Nhưng không cần nói đến "chỗ ngồi"; hãy xem trẻ Giêsu đang nghe và hỏi các tấn sĩ. Tác giả Luca viết "Mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh, và các lời Ngài đối đáp". Chúng ta nghĩ: tất nhiên Chúa thông minh rồi. Nhưng với những người đang nghe Chúa nói, họ chỉ biết Ngài là một thiếu niên 12 tuổi; thế mà tuổi nhỏ như vậy mà đã làm cho các tấn sĩ trong đạo phải sửng sốt. Ðiều này không đánh một dấu hỏi lớn trong đầu óc họ ư? Luca viết như vậy là để chúng ta biết: Ðây là một mạc khải, một hiển linh nữa về Chúa. Và phụng vụ thật có lý đem câu truyện này vào kể trong mùa Giáng sinh là mùa Chúa tỏ mình ra. Ngài cho chúng ta thấy Ngài đầy khôn ngoan, am tường đường lối của Thiên Chúa để có thể dạy dỗ chúng ta.

Chúng ta đừng tưởng đây là một mạc khải nhỏ. Luca viết: Các tấn sĩ đã sửng sốt... Còn chính cha mẹ Ðức Giêsu thì sao? Các người đã thất kinh. Ðối với các người, quang cảnh các người đang xem thấy thật lạ lùng, kỳ diệu. Thường ngày ở Nadarét Ðức Giêsu có như vậy đâu! Do đó đây là một mạc khải lớn lao cho các người, không ve vuốt lòng tự phụ của các người vì có một người con như thế đâu, nhưng, càng đưa các người vào lòng kính sợ Thiên Chúa. Các người được sự khôn ngoan của con trẻ làm cho khôn ngoan đạo đức hơn...

Tuy nhiên đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa, không làm cho xác thịt được ung dung sung sướng. Ðức Maria vừa lên tiếng nhẹ trách con tại sao làm thế để cho mẹ phải đau khổ đi tìm? Thì trẻ Giêsu đã đáp lại hầu như từng điểm: tại sao tìm con? Lại còn không biết là con đang ở nơi nhà Cha con sao?

Người ở ngoài cuộc sẽ bảo những lời này cứng cỏi. Nhưng ai tinh mắt sẽ thấy như cha mẹ Ngài. Rõ ràng ở đây Ðức Giêsu muốn nhấn mạnh bản chất siêu phàm của Ngài. Cha Ngài không phải là Giuse, nhưng là Thiên Chúa, nên Ngài có một sự tự lập nào đó với các liên hệ xác thịt. Ðời Ngài phải chu toàn các phận sự gia đình ư? Nhưng đồng thời cũng phải để cho Ngài chu toàn các phận sự đối với Cha trên trời. Ở đây, lúc này, tại đền thờ Ngài phải thi hành các bổn phận đối với Chúa Cha... cũng như rồi đây khi trở về Nadarét Ngài sẽ "hằng phục tùng" hai ông bà.

Dựa vào đây, chúng ta có thể bảo Ngài đã chu toàn cả hai phận sự đạo đời và làm gương ấy cho chúng ta trong đời sống gia đình. Nhưng ở đây, có lẽ Ngài chỉ muốn tỏ mình ra để từ nơi con trẻ 12 tuổi thành Nadarét, người ta nhận thấy sự hiện diện của Thần linh: Con Thiên Chúa đang ở giữa loài người và muốn dùng câu chuyện hôm nay để hiển linh. Ngài muốn rằng khi người ta thấy Ngài mỗi ngày mỗi "tấn tới thêm vừa khôn ngoan và vóc dáng", tức là trưởng thành thêm, thì cũng đầy ân sủng thêm, và không những trước mặt người ta, nhưng đồng thời, trước mặt Thiên Chúa nữa. Ở nơi Ngài, yếu tố nhân linh và thần linh, đạo và đời, không xung khắc nhưng hòa hợp. Ngài thật là Con Người - Thiên Chúa hay là Thiên Chúa làm Người.

Tuy nhiên như Luca đã chú thích, "ông bà đã không hiểu lời Ngài nói với họ". Mạc khải và hiển linh này chưa sáng tỏ như chúng ta vừa nói. Và như mọi trường hợp khác, sự kiện hôm nay phải đợi ánh sáng phục sinh - hiện xuống mới tỏ hiện hoàn toàn. Mà thực vậy nếu chúng ta đem đoạn văn này đọc với đoạn sách Luca viết về các phụ nữ sáng Chúa nhật Phục sinh ra đi thăm mồ ba ngày sau khi Chúa chịu đóng đinh (chương 34) chúng ta thấy có nhiều nét tương tự về lời văn, cách bố cục và tư tưởng. Thiên Thần cũng nói với các bà: Tại sao lại tìm Ðấng sống giữa những người chết? Lại còn không biết Con Người đã bị nộp... và sống lại sao?

Nếu thế thì Luca đã muốn dùng câu chuyện hôm nay để nói về Con Người Tử Nạn - Phục sinh của Ðức Kitô. Ít ra Người đã đặt câu chuyện trong khung cảnh của mầu nhiệm này. Và khi mầu nhiệm này chưa đến, thì Ðức Maria chỉ có thể có thái độ "giữ kỹ các điều ấy trong lòng" để suy niệm và chờ đợi mạc khải hoàn toàn. Ðó là thái độ Người vẫn có mỗi khi được báo về Mầu nhiệm Cứu độ như khi nghe lời mục đồng kể và lời Simon tiên báo.

Chúng ta cũng phải có thái độ như vậy sau khi nghe bài Tin Mừng hôm nay. Ðức Giêsu đã tỏ ra cho chúng ta thấy sự khôn ngoan của Ngài, đẻ chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa làm người; Ngài sống đầy đủ các phận sự ở trần gian nhưng không ngớt ở nơi nhà Thiên Chúa Cha tức là nơi vinh quang của Người, mà vinh quang của Người nơi trần gian chính là kế hoạch cứu độ, nên nhiều khi người ta đã dịch câu "ở nơi nhà Cha con" là "lo các công việc của Cha con". Dù sao một nếp sống theo sự khôn ngoan như vậy cũng không ung dung cho xác thịt. Và vì thế đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô mà hôm nay tác giả Luca cũng đã nhìn thấy và muốn trình bày trong câu chuyện này.

Câu hỏi cuối cùng của chúng ta là sự kiện kể trong bài Tin Mừng hôm nay có soi sáng gì cho đời sống gia đình của chúng ta không?

2. Gia Ðình Công Giáo Phải Thế Nào?

Dĩ nhiên chúng ta đã gặp thấy nhiều bài học về đời sống gia đình trong câu chuyện Chúa Giêsu hồi lên 12 tuổi. Chúng ta thấy thái độ đạo đức của Thánh gia thất và chúng ta biết Chúa Giêsu hằng phục tùng cha mẹ trần gian của Ngài. Trẻ em cũng có thể xem gương Chúa mà hỏi thưa chăm chỉ khôn ngoan với các bậc "tấn sĩ đạo" nữa. Nhưng trên hết, chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự khôn ngoan của Chúa để luôn muốn biết hơn các mầu nhiệm cứu độ và đem ra thi hành.

Ðạo đức phải là nền tảng của đời sống gia đình. Ðó cũng là quan điểm của hai bài đọc Kinh Thánh kia. Bài sách Huấn ca chỉ giá trị hơn những bài luân lý đạo đức gia đình ở chỗ lấy Chúa làm đối tượng mà cha mẹ, con cái, phải nhìn, phải yêu, phải cầu xin, phải trông đợi. Còn như các bài thư Phaolô rõ ràng khuyên nhủ mọi người, với tư cách là thánh (hữu) được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu mến, hãy mặc lấy mọi tâm tình và thái độ của chính Chúa. Chúng ta chẳng cần kể lại hết những tâm tình và thái độ này, và chính tác giả Phaolô cũng đã chẳng muốn kể hết. Người chỉ dùng lại một số từ ngữ quen dùng trong Kinh Thánh để nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa khi còn sống ở trần gian này. Tức là thánh Phaolô chỉ muốn nhắc đến tư cách đặc biệt của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu là lòng mến. Thế nên sau khi khuyên ai nấy hãy mặc lấy những tâm tình và thái độ của Chúa, Thánh Tông đồ đã viết một cách tổng quát: "Anh em hãy mặc lấy Ðức mến là giềng mối của sự trọn lành".

Chúng ta cũng có thể nói một cách tương tự. Các đức tính về đời sống gia đình thật là nhiều; nhưng giềng mối nối kết mọi dự tính ấy là lòng mến. Lòng mến hãy ngự trị trong lòng chúng ta và trong gia đình chúng ta, thì chúng ta sẽ có tất cả mọi sự khác.

Lòng mến này sẽ tăng thêm mãi khi chúng ta biết tạ ơn Thiên Chúa bằng lời ca, tiếng hát của Thần Khí, tức là có tâm tình phụng vụ thờ phượng chân thật và sốt sắng. Nó sẽ đem an bình của Chúa Kitô đến trong lòng chúng ta và đem chính Ngài đến ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Nhờ vậy chúng ta sẽ có những tâm tình và thái độ của Ngài để đối xử với nhau. Mối tương quan giữa chúng ta sẽ đầy tính chất Kitô hữu. Và như vậy không thể nào chúng ta thiếu ơn cứu độ được.

Giờ đây, chúng ta đang ở trong bầu khí phụng vụ. Chúng ta hãy nghe lời thánh Phaolô mà cố gắng chân thật và sốt sắng dâng lễ Tạ ơn, để đón nhận ơn bình an của Ðức Kitô, để rước lấy chính Ngài, để tâm tình của Ngài chi phối, thấm nhuần mọi cảm nghĩ hành động của chúng ta. Sự khôn ngoan của mầu nhiệm thập giá của Ngài sẽ hướng dẫn, nâng đỡ chúng ta trên đường đời. Chắc chắn đời sống chúng ta được thêm cứu độ và gia đình mọi người cũng được thêm hạnh phúc.

Đức Cố Giám Mục Barthôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

------------------------------

 

ThánhGia ABC 199: MÁI ẤM GIA ĐÌNH


Lễ Thánh Gia

1 Sm 1:20-22.24-28
Lc 2:40-52
1 Ga 3:1-2.21-24

 

Gia đình là đề tài bất tận và là mối quan tâm hàng đầu của những bậc làm cha mẹ và những người: ThánhGia ABC 199


Gia đình là đề tài bất tận và là mối quan tâm hàng đầu của những bậc làm cha mẹ và những người làm công tác giáo dục, xã hội, tôn giáo.   Không có gia đình cũng chẳng có ai lo cho thế hệ tương lai.  Bởi vậy, muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, cần phải tìm ra một khuôn mẫu lý tưởng cho mọi gia đình. Khuôn mẫu đó chính là Thánh Gia Thất.

GIA ĐÌNH NADARÉT

Gia đình Thánh Gia sống những ngày thật êm ả tại Nadarét. Ngày ngày sống thánh thiện và tần tảo nuôi nhau. Một trong những thói quen đạo đức đó là “hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua” (Lc 2:41). Đức Giêsu càng lớn, cha mẹ Người càng thấy việc lên đền là chuyện đạo đức cần thiết. Bởi vậy đúng tuổi mộng mơ nhất, cậu bé Giêsu đã cùng “cả gia đình lên đền” (Lc 2:42). Cuộc hành trình lên Giêrusalem tượng trưng cuộc hành trình Đức Kitô về với Chúa Cha.

Nhưng chuyện bất ngờ xảy tới, để lại dấu vết đáng ghi nhớ ngàn đời.  “Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết” (Lc 2:43). Cuộc tìm kiếm thật là cam go. “Sau ba ngày, hai ông mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy.  Ai nghe cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 2:46,47). Trong khung cảnh rất thánh đó, Đức Giêsu đã cho mọi người thấy Người là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó đã đứng trước một lựa chọn quyết liệt có tính cách định hướng cho cả cuộc đời. Người chọn xa lìa cha mẹ trần gian để dấn thân vào công việc nhà Cha trên trời.  Bởi vậy, Người đã làm cho cha mẹ kinh ngạc khi nói: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao” ? (Lc 2:49). Ở nhà Cha để làm gì, nếu không phải để thi hành thánh ý Chúa Cha ? Quả thực, trong ngôi nhà đó, lương thực nuôi sống Người là thánh ý Chúa Cha (x.Ga 4:34). Suốt đời Người chỉ biết làm theo ý Chúa Cha (Ga 4:34; 6:38, 39), Đấng đã sai Người. Đó là tóm lược tất cả sứ mệnh Người trên trần gian. Chính nhờ sự vâng phục tuyệt đối đó, Đức Giêsu đã cứu chuộc toàn thể nhân loại.

Nhưng trước khi đạt tới cao điểm đó, Người phải trở về thực tế cuộc sống con người. Bởi vậy, “sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và vâng phục các ngài” (Lc 2:51). Chính trong ngôi nhà Nadarét, Người sẽ học cách vâng phục thánh ý Chúa Cha. Gia đình nhân loại đã trở thành môi trường thuận tiện để con người có thể học biết và vâng phục Thiên ý. Phương tiện hữu hạn có thể trở thành nhịp cầu đưa ta vào thiên giới. Không có gì mâu thuẫn. Rời xa những ràng buộc trần gian chỉ có tính cách chiến lược và giai đoạn, chứ không phải là một lựa chọn phân biệt tốt xấu hay như một phản kháng đối với giá trị trần thế.  Vì trần gian cũng do chính Chúa dựng nên.
Trải bao năm tháng sống dưới sự chăm sóc ấm êm của cha mẹ trong ngôi nhà nhỏ bé đó, “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52). Thật là một tầm vóc lý tưởng cả về tri thức, thể lực và đạo đức. Rõ ràng Đức Giêsu cũng tuân theo định luật phát triển bình thường của con người.  Phát triển này chỉ có thể tìm thấy trong khung cảnh tình yêu gia đình. Đức Maria và thánh Giuse đã tạo được bầu khí thân thương và một môi trường rất thích hợp cho việc phát triển đó.

Từ thái độ “sửng sốt” về việc làm của Người trong đền thờ tới việc “không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2:50), cha mẹ Người bắt đầu có những câu hỏi về “bàn tay Chúa phù hộ” (Lc 1:66) con mình.  “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2:51). Đức Mẹ không dừng lại bên ngoài sự kiện. Mẹ đã biết đọc những dấu chỉ Thiên Chúa trong cuộc đời con mình. Mẹ đã có một nỗ lực rất lớn để góp phần vào việc giáo dục thiếu niên Giêsu. Sống trong niềm tin sâu xa vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, cả Mẹ và thánh Giuse đều rất cẩn thận làm gương sáng và đưa ra một khuôn mẫu lý tưởng cho người con độc nhất ấy.  Tương lai cha mẹ ngày càng rực rỡ với khuôn mặt khôi ngô và dáng vẻ tuấn tú của cậu bé Giêsu. Trong tình yêu cha mẹ, cậu hiểu được tình yêu Thiên Chúa và có thể đi vào cuộc đối thoại thân tình với Chúa Cha. Từ cung cách làm con trong gia đình Nadarét, Đức Giêsu ngày càng hiểu phải đối xử với Chúa Cha như thế nào.

TRONG GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA

Thử hỏi trong cuộc sống, bao nhiêu người có thể dám nghĩ tới một thực tại vô cùng lớn lao này: “chúng ta được gọi là con Thiên Chúa” (1 Ga 3:1) ?  “Tất cả giá trị cuộc đời chúng ta được xây trên nền tảng đó. Không phải trong tương lai xa xôi, nhưng ngay hiện tại, Thiên Chúa yêu thương và âu yếm gọi chúng ta là con !   Nhận thức này thúc đẩy chúng ta mạnh dạn sống như Đức Giêsu” (Life Application Study Bible 1991:2279). Hồng ân làm con Chúa là một giá trị vượt trên mọi thực tại trần gian. Không thể tưởng tượng vị Thượng Đế vô cùng cao trọng như thế lại đoái đến thân phận cát bụi chúng ta. Không ai dám tin mình lại được diễm phúc tuyệt vời như thế. Nhưng “chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8:16). Tất cả những chức tước trên trần gian là cái gì so với danh dự lớn lao này ?!

Danh dự đó không phải chỉ tìm thấy sau này trên trời. Nhưng ngay trên trần gian này, chúng ta đã thuộc về gia đình Thiên Chúa, Đấng hằng yêu thương và lắng nghe lời chúng ta cầu xin. Thực vậy, “bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp ý Ngườ.” (1 Ga 1:22). Với tư cách là con, Đức Giêsu cũng không có con đường nào khác để chiếm lấy tình yêu Thiên Chúa. Dù đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời, chúng ta cũng thấy rất bình an khi sống và thi hành bổn phận trong nhà Chúa.

Bổn phận hàng đầu của mỗi Kitô hữu là sống theo thánh ý Thiên Chúa.  Còn nơi đâu sống theo thánh ý và cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa sâu xa hơn trong mái ấm gia đình ?  Chính tương quan chằng chịt giữa cha mẹ và con cái đã giữ được hơi ấm tình yêu Thiên Chúa trong gia đình. Hơn lúc nào, cần phải nỗ lực để nhìn thấy tình yêu là một hồng ân trong một thế giới tình yêu đang bị phá sản. Hoa trái tình yêu là con cái càng cần phải được nhìn nhận là một tặng phẩm Thiên Chúa trao vào tay con người. Nhìn kỹ vào gương Thánh Gia để thấy phải làm cách nào cho con cái ngày càng lớn “càng thêm khôn ngoan và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.” (Lc 2:52)  Đó mới là những giá trị đích thực bảo đảm một tương lai tươi sáng cho toàn thể nhân loại !

Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

------------------------------

 

ThánhGia ABC 200: Lễ Thánh Gia Thất


(Lu-ca 2: 41-52)

 

Thiên Chúa đã chọn làm người và tuân theo những cơ cấu và luật lệ của nhân loại.  Công trình cứu: ThánhGia ABC 200


          Thiên Chúa đã chọn làm người và tuân theo những cơ cấu và luật lệ của nhân loại.  Công trình cứu độ là một công trình toàn diện cho con người.  Nói khác đi, ta không chỉ được cứu độ như những cá nhân riêng rẽ, không cần liên đới với người khác hoặc độc lập với mọi hoàn cảnh xã hội, nhưng với tính cách là một phần tử liên đới với tất cả gia đình nhân loại.  Một trong những cơ cấu và môi trường sống trong đó ta được trở nên vẹn toàn dần dần chính là gia đình, nơi ta được nuôi dưỡng và lớn lên làm một con người theo đúng nghĩa và làm con cái Thiên Chúa.  Có lẽ đó là lý do tại sao Phụng vụ của Giáo Hội đã đặt lễ Thánh Gia Thất ngay sau lễ Giáng Sinh, để nói lên tầm quan trọng của gia đình đối với việc cứu độ của ta.

1)  Gia đình là môi trường để con người phát triển toàn diện, nhất là lòng đạo đức

          “Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua”.  Đây không chỉ là câu mở đầu cho câu truyện Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se lạc mất Chúa Giê-su và tìm thấy Người trong Đền Thờ, nhưng nó còn nói lên tình trạng đời sống đạo của Thánh Gia Thất.  Hoàn cảnh xã hội khi ấy có lẽ giúp ta hiểu nếp sống đạo của các ngài.  Từ Na-da-rét xuống Giê-ru-sa-lem đâu phải gần gũi, vả lại phương tiện di chuyển thường chỉ là đôi chân.  Do đó một năm mới có một lần.  Các ngài là một gia đình đạo hạnh, mong chờ chuyến đi Giê-ru-sa-lem, không phải như nhiều người đi hành hương cho vui hoặc để gặp lại bạn bè.  Nhưng các ngài chờ đợi ngày trở về sum họp trong Nhà Thiên Chúa, với anh chị em con cùng Cha trên trời và nhất là để biểu lộ những tâm tình thờ phượng tin kính Thiên Chúa.  Trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem là một cơ hội để giúp các ngài phát triển chiều kích đức tin trong sự phát triển toàn diện con người mình.  Dĩ nhiên, ngoài việc mỗi năm một lần đi lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, hằng ngày trong gia đình các ngài vẫn luôn trung thành với kinh nguyện, đọc và suy niệm Sách Thánh.  Hằng tuần các ngài tham dự buổi cầu nguyện của cộng đoàn tại hội đường.  Một dẫn chứng rất cụ thể về đời sống đạo đức của Thánh Gia Thất:  các ngài thuộc rất nhiều đoạn Kinh Thánh và sống những điều được Kinh Thánh chỉ dạy.

          Đáng tiếc nhiều gia đình hôm nay chỉ chú trọng đến mặt phát triển thể chất và trí thức mà quên hoặc cố tình bỏ qua mặt phát triển lòng đạo đức.  Họ làm việc cần cù, cứ mỗi năm lại đổi một chiếc xe đẹp và đắt giá hơn, dăm bảy năm lại tậu một cái nhà lớn và sang trọng hơn.  Con cái thì cha mẹ cố gắng đưa vào những trường nổi tiếng, lấy thêm bằng nọ cấp kia.  Nhưng về mặt đạo đức thì là con số không.  Đã có lần tôi nghe một người nọ nhận xét về một ông bác sĩ:  ông ta học làm bác sĩ chứ đâu có học làm người!  Những đứa trẻ này lớn lên mà thiếu chiều phát triển đạo đức là những kẻ khuyết tật tinh thần. 

Sự phát triển toàn diện con người của Chúa Giê-su chính là gương mẫu:  “Còn Đức Giê-su, ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:40).  Sự phát triển ấy phải được thực hiện trong môi trường đầu tiên và quan trọng nhất của đứa trẻ, tức là gia đình.

2)  Gia đình là nơi giúp nhau đối phó với nghịch cảnh và hiểu nhau

          Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se “lạc mất” Chúa Giê-su, nhưng Chúa Giê-su không “lạc”, mà Người cố ý “ở lại Giê-ru-sa-lem”.  Cùng một sự kiện, nhưng mỗi người một ý, nên cần có sự hiểu biết và cảm thông.  Thánh Lu-ca cẩn thận ghi lại một chi tiết quan trọng:  “Khi Người được mười hai tuổi...”  Tại sao có chi tiết này?  Hẳn là thánh sử có ý nói theo đạo Do-thái, tuổi mười hai là tuổi trưởng thành về mặt tôn giáo.  Như thế, em Giê-su đã trưởng thành, em muốn tự ý “ở lại Giê-ru-sa-lem” là vì em cứ vương vấn muốn ở lại Đền Thờ của Chúa Cha, muốn bắt tay ngay vào “bổn phận ở nhà của Cha”.

          Cha mẹ Người không hiểu ý Người.  Tuy nhiên các ngài không nặng lời thêm và cố gắng tìm hiểu, vì các ngài biết con mình không vô lý và có bàn tay Thiên Chúa can thiệp rõ ràng.

          Có lẽ khi đọc câu truyện này lần đầu tiên, ta sẽ đứng về phía cha mẹ Chúa Giê-su và chờ đợi sự trách phạt của các ngài.  Nhưng câu truyện đã đi vào một ngã rẽ bất ngờ, là không có một chút hờn giận nào nữa và mọi người vui vẻ trở về nhà.  Động lực nào đã hóa giải tất cả những hiểu lầm nhau nếu không phải là lòng yêu thương chân thành?  Thánh Phao-lô thật sâu sắc khi viết bài ca đức mến.  “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc... Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13:4-7).

          Bất đồng giữa trẻ Giê-su và cha mẹ đâu có nhỏ, nhưng họ đã cố gắng giải quyết với lòng yêu thương đích thực, để không những tránh được bất hòa mà còn tăng thêm mối cảm thông lẫn kính trọng.  Mỗi người đã trở về vị trí của mình, nhưng hòa hợp với nhau:  trẻ Giê-su thì hằng vâng phục cha mẹ, bà Ma-ri-a thì tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của những gì xảy ra cho đúng với ý Thiên Chúa.

3)  Thánh Gia Thất, một lý do để ta đặt lại vấn đề gia đình ngày nay
          Ai cũng hiểu gia đình luôn là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại.  Người ta tổ chức rất nhiều cơ quan, văn phòng để giúp vợ chồng con cái vượt qua những khủng hoảng không ngừng.  Nhưng xem ra ngày nay người ta vẫn đặt nặng vấn đề tâm lý nhiều hơn và ít khi lưu tâm khai triển “vấn đề đạo đức”.

          Nhìn vào Thánh Gia Thất, ta nhận ra yếu tố chính giúp họ xây dựng mái ấm gia đình không phải là vì họ sành tâm lý, vì họ giỏi giang lỗi lạc, nhưng vì họ thực sự sống đức yêu thương.  Chúa Giê-su là tình yêu Thiên Chúa nhập thể.  Tình Yêu đầy tràn Thánh Gia Thất.  Tình Yêu vạch ra lối sống cho Thánh Gia Thất, sống cho Thiên Chúa, sống cho nhau và sống cho tha nhân.

          Nhìn lại đời sống gia đình hôm nay, tinh thần Thánh Gia Thất thì ít, nhưng tinh thần thế gian thì đầy tràn.  Được mấy gia đình còn giữ được sinh hoạt đạo đức chung tại nhà, tại nhà thờ?  Hay đời sống đức tin đã trở thành một thứ riêng tư ai cũng muốn “tôn trọng” và không dám xâm phạm?  Cả đến bậc làm cha mẹ cũng “nể” hoặc “sợ” con cái đến nỗi không dám nhắc bảo con cái đi dự lễ Chúa Nhật hoặc xưng tội rước lễ nữa.  Đời sống đức tin là sợi chỉ đỏ đan kết mọi phần tử gia đình lại với nhau đã bị đứt đoạn rồi.  Thế là ly dị, là bỏ nhà đi bụi đời, là gân cổ cãi lại hoặc có khi còn “kêu cảnh sát” nữa.  Lạy Chúa tôi!  Xin Thánh Gia Thất cầu bầu nâng đỡ các gia đình hôm nay!

4)  Suy nghĩ và cầu nguyện
          Nhận định sự phát triển con người của tôi, tôi có nhận ra sự khập khễnh nào không?  Riêng về phương diện đạo đức, tôi có bị tàn phế hoặc còi cọt không?  Tôi phải làm gì để sửa chữa sự phát triển lệch lạc ấy?
          Gia đình tôi cần phải làm gì để phát triển tinh thần và lối sống của Thánh Gia Thất?

Cầu nguyện
          “Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
          xin Cha nhìn xuống
          những gia đình sống trên mặt đất
          trong những khu ổ chuột tồi tàn
          hay biệt thự sang trọng.
          Xin thương nhìn đến
          những gia đình thiếu vắng tình yêu
          hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
          những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
          hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
          Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
          vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
          Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
          những trẻ em cần sự săn sóc và tình thương,
          những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
          những trẻ em lạc lõng bơ bơ, không được đến trường,
          những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
          Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
          từng gia đình là hình ảnh của Thánh Gia Thất,
          từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
          Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
          đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
          nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
          hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
          của từng người chúng con.  A-men.”
                             (Trích RABBOUNI, lời nguyện 57)

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Công ty chủ quản
Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính