*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;
2. Vào Internet: Youtube, Google, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, Cha Mễn kể chuyện, hoặc linh mục Mễn
3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com
5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165
**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)
**** Lạy Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.
Người đàn ông trạc ngoài năm mươi. Mọi người trong nhà thờ ra về gần hết thì ông ta lại bước vào. Tôi ra trễ, dường như ông ta muốn gặp tôi.
- Thưa cha, mai cha có làm lễ không?
Tôi ân cần hỏi ông:
- Ông có việc gì thế?
- Nếu mai cha làm lễ, xin cho con một thông báo.
Ông mới nói tới đó, chưa biết ông muốn thông báo điều gì. Nhưng như vậy là ông không gặp tôi như điều tôi đang nghĩ.
Tôi đến giúp tĩnh tâm mùa Vọng ở cộng đoàn này. Thường thường có nhiều người muốn gặp cha giảng tĩnh tâm có chuyện thiêng liêng muốn bàn. Ông ta không ở trong trường hợp này. Ông gặp tôi chỉ vì muốn có một thông báo. Nhưng thông báo là chuyện ngoài quyền hạn của cha khách như tôi:
- Thưa ông, tôi là cha khách đến đây giúp tĩnh tâm. Nếu có thông báo, ông cần liên lạc với cha quản nhiệm.
- Con không biết điều đó, con chỉ có một thông báo, nếu cha làm lễ ngày mai, xin cha cho con một thông báo.
Tôi biết mình không thể tự thông báo điều này điều nọ, dùm kẻ này kẻ kia. Nhưng tôi cũng hỏi ông. Câu chuyện làm tôi nghĩ ngợi.
- Thưa cha con có restaurant bên kia đường. Con biết anh chị em Công Giáo đi lễ là điều tốt. Nhưng thưa cha, họ cứ đậu xe vào parking của con, con mất khách…
Ông nói tới đó, tôi hiểu ngay rồi. Một tiếng thở phiền lòng.
- Con đã nói năm lần rồi. Chỗ gia đình làm ăn. Họ cứ đậu xe, rồi đi xem lễ, con mất khách…
Sau khi cửa nhà thờ đóng. Tôi về phòng nhà xứ, một mình ngồi nghĩ đến câu chuyện của người đàn ông. Tôi đang về đây giảng tĩnh tâm. Ngày Chúa Nhật dân Chúa đi lễ bên này đường, thì phía bên kia đường có người phàn nàn.
Tôi đọc lại đoạn Tin Mừng tường thuật các thánh lễ ngày xưa:
Các tín hữu hợp nhất với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (TDCV: 2:42).
Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại thánh lễ ban đầu của Giáo Hội sơ khai bằng một đoạn văn ngắn. Trong đoạn văn này có một đặc tính rất lạ. Đặc tính ấy không ngắn, dài như những bước chân vất vả của một người làm thuê:
- Họ được toàn dân thương mến.
Điều đó có nghĩa là cứ sau những nghi thức bẻ bánh như thế, người chung quanh xóm giềng thương nhóm tín hữu này. Và rồi “Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” Nghĩa là sau các thánh lễ như thế, dân chúng thương nhóm tín hữu này, rồi họ xin nhập đạo.
Kết qủa của bí tích Thánh Thể là mức độ tăng trưởng về tình yêu.
Nhà xứ vắng lặng. Tôi ngồi xem lại bài giảng cho ngày mai. Tôi cứ hình dung, đã bao ngày tháng rồi. Khi bên đây có thánh lễ, thì phía bên kia đường có người đau khổ. Parking nhà hàng của họ. Ngày Chúa Nhật họ làm ăn. Mất chỗ đậu xe của khách. Rồi tôi nghĩ, làm sao tôi có thể nhân danh những gì tôn giáo của tôi, để lỗi đức công bình với người khác.
Có thể vì đi trễ, không muốn mất lễ, không muốn đậu xe ở xa.
Có thể vì lười biếng.
Làm sao người ta có thể “bảo vệ” những thực hành tôn giáo của mình, bằng cách xúc phạm đến người khác.
Ông ta nói với tôi rất lịch sự, không bực tức, nhưng biết đâu, cứ mỗi khi bên đây có thánh lễ, nhìn parking, thì ông không dằn lòng được, lại nguyền rủa.
“Và được toàn dân thương mến”.
Kết qủa của thánh lễ ban đầu là như thế. Các tín hữu lúc sơ khai đã sống như vậy.
Tôi đọc lại lời tường thuật ấy, rồi nghĩ đến người đàn ông Việt Nam có cửa tiệm bên kia đường:
Có khi nào, vì các nghi lễ, mà tôi làm cho nhiều người phải xa Chúa không?
Đức tin cần một địa chỉ để về, đó là bác ái.
Không có đức ái, đức tin không biết lối nào đi.
Biết đâu có người nhân danh đức tin, mà làm cho người khác khốn khổ.
Họ chỉ nhìn đức tin, mà không có tấm lòng, nên đức tin thành hố sâu ngăn cách người với người.
Kẻ khác không thấy niềm vui, và rồi chỉ gặp nơi đức tin của họ là một hố sâu.
Thánh lễ: Đây là mầu nhiệm đức tin.
Nhưng đức tin được thánh Phaolô cắt nghĩa:
“Giả sử tôi có đức tin đến nỗi chuyển núi rời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.” (1 Cor. 13:2)
*****
Thánh Thể và lòng mến Trưởng Thành
Có người băn khoăn khi đón nhận mầu nhiệm Thánh Thể này:
- Tội như thế nào thì không được rước lễ?
Họ nhìn bí tích tình yêu, với một chọn lựa nguyên tắc, hơn là mức độ trưởng thành.
Sợ lề luật, hơn là thúc đẩy bởi lòng mến.
Khi nói tội như thế nào, nghĩa là họ vẽ lằn mức. Họ nhìn tội là những đơn vị đo lường. Nếu bảo tội nặng bằng này, không được rước lễ. Vậy tôi bớt đi một chút, có được rước lễ chăng? Bớt bằng nào thì vừa đủ để rước lễ?
*****
Vị đạo sĩ đưa khúc mía cho người học trò. Khúc mía rất ngọt. Người học trò đưa lên miệng, lấy răng cắn vào vỏ mía. Vừa cắn vào, đau buốt óc, anh không thể cắn nổi, vì răng anh đau. Càng cố cắn, càng khốn nạn cho mình.
Đây là cách hiểu lời Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô:
“Ai nấy hãy tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Ai ăn và uống, mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là tự chuốc lấy án phạt cho mình” (1 Cor. 11: 22).
Khúc mía vẫn ngọt. Anh từ chối khúc mía? Hay khúc mía từ chối anh? Vị đạo sĩ hỏi người học trò:
- Khúc mía có ra hình phạt cho con không?
Anh im lặng hỏi lòng mình:
- Có ai đem đĩa cơm thịt nướng rất thơm bón cho xác chết trong nhà quàng không?
Nhét đến đâu, xác vẫn cứ nằm đó. Mắt nhắm và môi cứ lạnh. Càng nhét vào miệng, ta càng thấy rợn người.
Anh hiểu xác chết không có khả năng để ăn chứ, không phải đĩa cơm từ chối. Tội làm linh hồn tôi chết, nó không còn khả năng thích hợp đón nhận sự thánh thiện.
Bản chất của bình an, không đi với gian dối. Niềm vui không đi với lỗi phạm.
“Anh em không thể vừa uống chén của Chúa và chén của ma quỷ được” (1 Cor. 10:21).
Giáo lý trả lời, có tội trọng thì không được rước lễ.
Dễ hiểu. Vấn đề là:
Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Côrintô: “Khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con. Nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi loại bỏ tất cả những gì là trẻ con.” (1 Cor. 13:11).
Giả sử bạn nghe tiếng nhỏ to: “Bận rộn thế này, mà ngày mai lại phải vác mặt đến nhà ông ấy.”
Họ không muốn, nhưng vì lý do xã giao phải đến.
Rồi ngày mai người đó phải đến nhà bạn.
Rồi lại cũng xã giao cười cười, nói nói, nhưng lòng dạ chán lắm. Bạn có vui trong cuộc gặp gỡ không?
Đừng hỏi có ăn được khúc mía không. Mía bao giờ cũng ngọt, cũng thơm ngon. Tùy khả năng của mình.
Lạy Chúa,
Có tình yêu, thì Thánh Thể mới là hoa trái. Và hoa trái của Thánh Thể là tình yêu.
Có những thánh lễ, có những bí tích tình yêu như thế, mà sao tâm hồn người tham dự, thì như có nỗi chán chường. Trong ngôn ngữ, chúng con diễn tả là “phải” đi lễ.
Trong khi các tín hữu sơ khai thì diễn tả là “được” tham dự.
Đối với thánh lễ lúc ban đầu, sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật là họ tham dự với lòng “vui vẻ”.
Hôm nay, nhiều khi chúng con tham dự với lòng nặng nề. Khi chúng con nói “phải” đi lễ, chứ không nói “được” là tâm hồn chúng con không nặng nề đó sao.
Nếu con không tha thiết với Thánh Thể thì con rước Thánh Thể để làm gì?
*****
Thánh Thể và lòng mến: Cung Kính
Tôi cần nhìn lại lối sống tín nguỡng của mình nhiều lắm.
Có những cách sống đã quá quen thuộc, tôi tưởng chừng như mình đang sống đức tin, nhưng có lẽ tôi chỉ quằn quại với niềm tin mà thôi, vì tâm hồn không an vui, không hạnh phúc, và những người chung quanh tôi cũng không hạnh phúc, không an vui.
Khi niềm tin trở thành quằn quại, thì nghi thức tôn giáo là gánh nặng.
- Chúa nói: “Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” (M. 20:28).
Như vậy, niềm tin là một giếng nước. Mà để kéo gầu ấy, tại sao ta không thể có niềm vui?
- Chúa nói: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11:29).
Như vậy đến với Chúa là một giải thoát. Tại sao ta thiếu thiết tha, khi cử hành phụng vụ?
- Thấy bệnh tật, Chúa chữa lành, thấy đói, Chúa cho ăn (Mt. 14:14-21).
Như vậy, niềm tin là cánh tay với vào vườn hoa trái. Tại sao ta thấy nặng nề?
Có người nói:
- “Tôi bận quá, không thể đi tĩnh tâm được”. - “Tôi mỏi mệt lắm, không thể phục vụ Chúa được.”
Trong khi đó, vì bận rộn nên mới cần tĩnh tâm, để Chúa dắt đi, nghỉ ngơi.
Trong khi đó, vì ta mỏi mệt, và gánh đời quá nặng, Chúa mới đến để phục vụ. Có một suy nghĩ nào đó, dường như không ổn.
Nếu suy nghĩ không ổn, thì rất có thể suy nghĩ ấy sẽ đưa đến một lối sống khắc khoải.
Ngài đợi một năm sau. Và rồi cứ mỗi lần dâng lễ ngài lại khóc.
Còn Mẹ Têrêsa Calcutta thì treo trong phòng áo lễ của nhà dòng tấm bảng:
Xin linh mục của Chúa, Cha dâng lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng, như thánh lễ chỉ dâng duy nhất một lần trong đời mà thôi.
Nói về bí tích Thánh Thể, về những nghi thức cử hành.
Hôm nay người ta nghe thấy những lời “khen”, tiếng “chê”.
Đi lễ cha kia làm lẹ lắm. Và dường như cũng có những linh mục, vô tư nhận mình làm lễ lẹ lắm, nhiều người thích. Họ nói với người tham dự: “Chúa ở cùng anh chị em”.
Nhưng thật sự đấy chẳng phải là lời cầu chúc, vì tay cha đang mở sách, chưa thấy lời nguyện thánh lễ hôm nay ở trang nào.
Tâm trí đang vội vã đi tìm.
Có những thánh lễ, mà giây phút cực trọng là truyền phép Thánh Thể, linh mục đọc quá vội vàng. Chưa xong đã bái gối, chưa bái gối xong đã hốt hả đứng dậy. Rất là liếng thoắng.
Tôi cũng thấy nhiều thừa tác viên thánh thể, sau khi cho chịu lễ, họ rước Máu Thánh còn lại trong chén thánh như uống một ngụm Coca.
Họ “bốc”, họ “đổ” Bánh Thánh, như đổ một hũ đậu phụng.
Họ thiếu cung kính, vì thiếu tấm lòng. Họ đến từ một cộng đoàn, mà chính cha quản nhiệm không đầy đủ bổn phận huấn luyện họ cung kính Thánh Thể Chúa.
Làm sao huấn luyện, nếu chính cha quản nhiệm thiếu tấm lòng.
Đi giúp mục vụ nhiều nơi, tôi rất cảm kích: khi có những linh mục đến nhà thờ rất sớm, không tiếp ai trước thánh lễ. Họ dành giây phút đó để chuẩn bị thánh lễ. Và cũng có những thừa tác viên Thánh Thể được huấn luyện rất cung kính, khi thi hành nhiệm vụ thánh.
*****
Lạy Chúa,
Con cần hiểu bí tích Thánh Thể là kết quả của tình yêu Chúa chết cho con người được sống. Làm sao con có thể cử hành cho chóng qua, như một cuộc gặp gỡ, mà con không muốn gặp. Làm sao con cảm nghiệm được, khi con chỉ gặp để cho qua.
Con cần phải hiểu những gì con đang làm, con đang sống, tôn giáo con đang theo.
Con phải hiểu thông báo của người đàn ông kia là thông báo của thiên thần báo mộng trước cửa đền thờ linh hồn mỗi khi con bước vào:
- Đức tin không có đức ái, sẽ không biết lối nào đi.
Con phải hiểu Thánh Thể Chúa là tình yêu vô cùng sâu thẳm.
- Xin cho con lòng yêu mến trưởng thành.
Con phải hiểu Thánh Thể Chúa là mầu nhiệm cực thánh.
- Xin cho con cử hành, với tâm hồn hết sức kính cẩnvà thiết tha.
Ngày 7/12/1988, một trận động đất phá tan phần Tây Bắc nước Armenia, cơn chấn động chết người này đã làm nhiều người tử vong chỉ trong chưa đầy 4 phút.
Trong một tỉnh nhỏ, ngay sau cơn động đất, một người cha vội vã tới trường học để đón con trai mình. Khi ông tới nơi chỉ thấy ngôi trường đã bị san bằng bình địa, không có một dấu hiệu của sự sống.
Nhưng ông đã không nghĩ tới việc trở về. Ông đã thường bảo con mình rằng: "Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cha vẫn sẽ luôn bên con".
Hoàn cảnh trước mắt dường như vô vọng, nước mắt bắt đầu trào ra từ khóe mắt ông. Cảnh vật sao trông vô vọng quá. Nhớ phòng học của con trai nằm ở cuối góc bên phải của ngôi trường, ông vội chạy tới và bắt đầu đào bới đống đổ nát.
Những bậc cha mẹ đau khổ tuyệt vọng cũng vừa chạy đến kêu gào thảm thiết: "Trời ơi con trai tôi!"; "Ôi con gái của tôi!". Họ vừa cố kéo người cha ra khỏi đống đổ nát vừa nói: "Đã quá trễ rồi!"; "Chúng chết cả rồi!"; "Ông không thể làm gì được nữa đâu!"; "Về nhà đi!". Ngay đến viên cảnh sát và người lính cứu hỏa cũng khuyên ông tốt hơn hết là nên về nhà. Ông nói với những người đã ngăn cản mình: "Mọi người có định giúp tôi không?". Họ không trả lời ông. Cách can đảm, ông tiến tới làm một mình, quăng từng viên gạch ra ngoài.
Với sức mạnh và sự bền bỉ, người cha trung tín yêu thương cứ như thế đã tiếp tục đào bới suốt 8 tiếng đồng hồ, rồi 12 tiếng, rồi 24 tiếng và rồi đến 36 tiếng. Cuối cùng ở tiếng thứ 38, khi ông đang nặng nhọc đẩy một tảng đá lớn nhất ra ngoài, ông nghe được giọng nói của con trai ông.
"Armand!" - ông thét gọi tên con, và có tiếng trả lời ông: "Có phải cha không cha? Con đây nè cha!"
Đứa bé nói thêm: "Con đã bảo các bạn kia đừng có lo. Con bảo tụi nó rằng nếu cha còn sống, cha sẽ cứu con, và khi cha cứu con, tụi nó cũng sẽ được cứu. Cha hứa cha sẽ luôn ở cùng con, cha đã làm đúng như vậy".
Vài phút sau, người cha lần lượt giúp Armand con mình và 13 đứa trẻ khác, trai và gái đang sợ hãi, đói khát, leo ra khỏi đống đá tan nát bụi bặm. Khi ngôi trường sụp đổ, những đứa trẻ này được sống sót trong một khoảng trống tựa như một cái lều ở trong lòng đống đá. Người cha yêu thương khiêng con trai mình về nhà với mẹ nó, nơi đó nó được chăm sóc ân cần.
Mặc dù hình ảnh người Cha trong gia đình được nhắc đến ít hơn hình ảnh người Mẹ, mà nếu có nói đến thì hình ảnh đó cũng đều chứa đựng sự nghiêm nghị. Thế nhưng trong cái nghiêm nghị ấy lại chứa đựng cả một bầu trời yêu thương, luôn lo toan cho gia đình.
Có một người đàn ông đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm.
Khi đếm lại số tiền nhận được, anh ta hơi sững lại. Thay vì 120.000 rupee (đơn vị tiền tệ của Ấn Độ, tương đương khoảng 36 triệu VNĐ) và trên giấy tờ cũng đã ghi nhận con số này, nhưng có lẽ giao dịch viên đã nhầm, nên đã đưa cho anh ta tới 140.000 rupee (khoảng 42 triệu VNĐ).
Thế nhưng, khi người đàn ông liếc nhìn giao dịch viên, thì thấy người này không có biểu hiện gì là đã nhận ra sai sót, còn lịch sự chào anh.
Thấy vậy, người đàn ông đã lẳng lặng cho tiền vào túi, rời đi trong im lặng.
Vừa đi, anh ta vừa nghĩ, cái ngân hàng này lớn như vậy, mất có 20.000 rupee thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới hoạt động của họ. Mà có phải do anh cố tình đâu. Đây là sai sót của họ mà, họ chẳng có lý do gì để kiện tụng hay làm khó anh cả.
Từ trước đến nay, anh cũng thi thoảng trả nhầm tiền cho người khác, nhưng có ai đến tìm anh để trả lại đâu. Vì sao anh phải trả lại tiền cho ngân hàng.
Cứ như thế, người đàn ông đã nghĩ ra đủ thứ lý do cho việc "ỉm" số tiền trả thừa của ngân hàng.
Song càng đi, càng về gần đến nhà, người đàn ông lại nhớ đến nụ cười lịch sự của giao dịch viên. Anh ta rất tử tế, hòa nhã và còn cảm ơn lúc anh rời đi nữa mà chẳng hề hay biết chuyện gì đang xảy ra.
Không biết anh ta có phải đền số tiền này cho ngân hàng không nhỉ?
Người đàn ông bắt đầu cảm thấy hơi có lỗi. Hai mươi ngàn rupee không phải số tiền quá lớn, nhưng cũng chẳng phải số tiền nhỏ. Nó có thể là tiền thu nhập một tháng của bất kỳ người dân nào.
Chẳng phải anh đang lợi dụng sai lầm của người khác ư?
Vậy là người đàn ông bắt đầu bồn chồn, mồ hôi túa ra khi đấu tranh tư tưởng:
- Có nên giữ số tiền đó hay không ?
Anh cảm thấy hơi khó thở.
Rồi cuối cùng, anh nhìn đồng hồ, chỉ còn 1 tiếng nữa là ngân hàng đóng cửa và quyết định đem 20.000 rupee quay lại. Chỉ đến lúc này, sự căng thẳng trong anh mới bắt đầu giảm đi.
Khi nhận xong số tiền thừa từ người đàn ông, anh chàng giao dịch viên mới bắt đầu thở phào và cảm ơn anh rối rít.
Anh ta lấy 1.000 rupee từ trong túi của mình để cảm ơn người đàn ông và nói:
"Cảm ơn anh rất nhiều. Hôm nay anh đã giúp tôi 1 việc lớn đấy. Tôi đang lo sẽ phải bù tiền lương của mình vào chỗ tiền bị nhầm lẫn. Thật hiếm có người nào trung thực như anh. Anh hãy nhận số tiền ít ỏi này của tôi thay cho lời cảm ơn và mua bánh kẹo cho các con của anh nhé".
Người đàn ông nghe những lời nói này, vừa xúc động, lại vừa có chút hổ thẹn:
- Chẳng phải ban đầu, anh đã định ỉm đi hay sao? - May mắn là cuối cùng, lương tâm của anh đã chiến thắng.
"Thực ra tôi mới là người phải cảm ơn anh đấy. Lẽ ra tôi mới là người phải tặng anh số tiền này. Vì thế, tôi xin phép không nhận món quà của anh", người đàn ông từ tốn đáp.
Giao dịch viên lấy làm lạ, mới hỏi lại vị khách: tại sao lại nói thế.
- "Hai mươi ngàn rupee anh trao nhầm đã cho tôi, là cơ hội cho tôi được tự đánh giá chính bản thân mình. Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng, và may mắn là, cuối cùng tôi đã làm đúng. Tôi đã vượt qua được sự tham lam, ích kỷ, để chiến thắng và giữ được sự trung thực. Đây đúng là 1 cơ hội hiếm có. Vì thế, người tôi muốn cảm ơn là anh", người đàn ông thú nhận.
Lúc sống tranh đấu một đời, bất chấp dư luận, chấp nhận mất nhân cách, rồi thì....
- Vào một ngày, khi hơi thở ta không còn nữa, đứng cạnh thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ của ta, ta đã thấy... Người ghét ta, nhảy múa vui mừng, người thương ta, nước mắt rưng rưng.
- Ngày động quan...
Thân thể ta nằm sâu dưới lòng đất.
Người ghét ta, nhìn nấm mộ niềm vui của họ hiện rõ.
Người thương ta, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối.
*****
- Ba tháng sau...
Thân xác ta đang dần trương sình, bốc mùi hôi thối, thuở còn sống ta vô cùng ghét côn trùng, giờ đây giòi bọ đang nhăm nhi cái thân, mà ta cả đời ta đã nâng niu, cung phụng cho nó đủ thức ăn ngon, đủ kiều thời trang mặc đẹp, đã đắp vào đó biết bao nhiêu là tiền của…
- Một năm sau...
Thân thể của ta đã rã tan… nấm mộ của ta mưa bay gió thổi... ngày giỗ ta, họ vui như trẩy hội, mở tiệc ca nhạc, ăn uống linh đình….
Người ghét ta, lâu lâu trong buổi trà dư, tửu hậu, nhắc đến tên ta... họ vẫn còn bực tức.
Người thương ta, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ, tìm ai bày tỏ.
- Vài năm sau...
Ta không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn.
Người ghét ta, chỉ nhớ mơ hồ tên ta, họ đã quên mất gương mặt của ta.
Người yêu thương ta, khi nhớ về ta có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả.
- Vài chục năm sau...
Nấm mộ của ta hoang tàn, không người nhang khói, quan tài nơi ta nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu.
Người ghét ta, đã già lú cũng quên ta rồi.
Người yêu thương ta, cũng tiếp bước ta đi vào nấm mộ.
- Đối với thế giới này...
Ta đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết ta từng tồn tại, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, mỗi người một nơi, kẻ già, người chết, những gì ta dùng đã mất, những gì ta dành dụm để lại, rơi vào tay kẻ khác.
Ta phấn đấu, hơn thua, tranh giành cả đời, cũng không mang theo được nhành cây ngọn cỏ. Tiền tài, gia sản mà ta cố giữ, cố thủ đoạn, mưu mô để có cũng không mang được một phần hư danh, vinh dự hão huyền nào.
- Ta nhận ra sống trên đời này, bất luận là giàu sang, phú quý, hay bần tiện nghèo nàn, khi nhắm mắt, xuôi tay, phải bỏ lại tất cả, trả hết cho đời. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là đạo đức, là sự lương thiện.
Bất giác ta có chút ân hận, lòng lâng lâng một nỗi buồn khó tả, cứ da diết, da diết mãi không thôi.
Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc…
Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm nấm mộ vô danh.
Cuộc đời như nước chảy, hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi, chỉ có tình thương ở lại đời.
Lời Bàn:
Đã biết trần gian là quán trọ... Hơn thua hờn oán để mà chi... Thử ra ngồi xuống bên phần mộ. Hỏi họ mang theo được những gì... ???
Dẫn nhập: Tình cờ thấy bài viết này, được viết vào khoảng cuối tháng 6/1999, trước khi Đức Cha Kiệt về Lạng Sơn, được đăng trên nguyệt san Dân Chúa, và trang mạng Vietcatholic, USA. Thấy hay hay, xin được phép ghi lại nguyên văn như sau:
*****
Khi được tin người bạn cùng lớp năm xưa, LM Giuse Ngô Quang Kiệt, đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi làm Giám Mục, nhưng lại phải đi giáo phận “tiền đồn” Lạng Sơn, tôi đã không biết phải vui hay buồn cho ngài!
Tôi đã mường tượng đến cảnh một viên quan nhỏ ngày xưa, một mình, một ngựa, với vài anh lính hầu, trên đường ra biên ải “trấn thủ lưu đồn.”
Dường như cũng đoán được cảm nghĩ của mọi người, vị tân GM đã nhanh chóng biên thư cho anh em để giải thích:
“Lạng Sơn là vùng dân cư pha tạp, đủ mọi chủng tộc: người Tày, người Nùng, người Thái, người Hoa, người Kinh… sống chung với nhau. Người Kinh chỉ là thiểu số (15%). Người Công Giáo càng ít hơn (0.2%)”
Và ngài dứt khoát xác định tác vụ của mình:
“Ðối với tôi, Lạng Sơn là một Ga-li-lê mới, nơi Ðức Giêsu hẹn gặp, nơi Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng của Người.
Vì thế tôi sẽ không đi Lạng Sơn như một người đến để cai trị, vì chẳng có ai để mà cai trị. Chỉ có núi rừng. Có ai cai trị núi rừng cơ chứ!
Tôi sẽ đi Lạng Sơn như một vị thừa sai.
Hãy nhìn một vị thừa sai quá giang tàu buôn, tới rao giảng cho Việt Nam:
Hành lý của ngài gọn nhẹ lắm. Bởi chẳng biết sẽ ở đâu, ăn đâu! Bởi chẳng biết đường sẽ gần hay xa, và nhất là chẳng biết phải chạy trốn (quân bắt đạo) lúc nào.
Vị thừa sai chẳng oai nghi bệ vệ, chẳng thở ra khói, ra lửa, nhưng hiền hòa đến với dân, để dân chấp nhận.
Học tiếng (địa phương) để chuyện trò, thông cảm với người dân.
Học hỏi để sống theo phong tục người dân, khám phá ra những điều tốt đẹp ở nơi dân bản xứ.
Như vậy đó, (Chúa) Thánh Thần đang đợi tôi ở Lạng Sơn. Tôi phải đến tìm gặp Người. Tôi phải khám phá ra Người trong dân cư, trong phong tục, trong hoàn cảnh sinh sống của họ.” (Trích thư gởi cho anh em lớp Khai Phá 18/6/1999).
*****
Cách đây ít ngày, Ðức Cha Bùi Tuần, vị ân sư và Giám Mục của chúng tôi, đã đưa hai Ðức Cha “mới” (vị thứ hai là ĐC Giuse Trần Xuân Tiếu, nguyên cha sở nhà thờ chính tòa Long Xuyên và sau này đã trở thành GM Long Xuyên) ra Bắc thăm Ðức Hồng Y Tụng, và nhân tiện để ÐC Kiệt lên thăm giáo phận của ngài. Hãy nghe vị tân GM kể tiếp:
“Lạng Sơn nghèo về mọi mặt. Rừng nhiều hơn nhà. Núi nhiều hơn đường. Cây rừng đông hơn dân cư. Ðá sỏi nhiều hơn lúa gạo. Từ Hà Nội đi ra khỏi Bắc Giang đã thấy vắng vẻ. Qua ải Chi Lăng là vào vùng rừng núi mênh mông. Xa xa mới có một bóng nhà nhỏ bé, e ấp bên sườn núi đá. Ven đường ít quán xá. Chỉ có vài chợ huyện tiêu điều.
“Dân cư Lạng Sơn nghèo. Giáo phận Lạng Sơn càng nghèo hơn. Nhà thờ chính tòa đã bị bom Mỹ phá sập. Qua ba cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ và Trung Quốc, hầu hết các nhà thờ bị tàn phá. Nhà thờ nào còn lại cũng đã xiêu vẹo, mối mọt.
“Về mặt nhân sự, Lạng Sơn là giáo phận tội nghiệp nhất. Cả giáo phận gồm hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần (của) tỉnh Hà Giang. Chỉ còn một linh mục 96 tuổi và một nữ tu 100 tuổi.
“Tôi về Lạng Sơn như hành hương về miền quê nghèo. Tôi đi hành hương trong thân phận của người nghèo: Không tài sản, không nhân sự. Tôi không có gì để nương tựa, bám víu. Chỉ ra đi với niềm tin cậy phó thác.
“Tôi học được ở nơi người Lạng Sơn niềm đơn sơ phó thác. Với niềm cậy trông phó thác (đó), ông cụ 96 tuổi và bà lão 100 tuổi vẫn còn cặp mắt tinh anh. Khuôn mặt tuy nhăn nheo nhưng vẫn ánh lên niềm vui. Thái độ đơn sơ chân thành thoát ra một niềm tin tưởng mãnh liệt. Các ngài đã sống như những người nghèo nhất: không tài sản, không phương tiện… Bí quyết của các ngài là khi mất mọi điểm tựa ở đời, thì đặt trọn niềm tin tưởng phó thác nơi Chúa. Các ngài (đã) sống như những đứa con nhỏ tin tưởng vào Cha nhân lành. Từng hạt cơm, manh áo; từng đường đi, nước bước; từng lời ăn, tiếng nói; và cả kiếp sống mong manh phù du, đều do Cha chăm sóc gìn dữ. Cứ đơn sơ phó thác như thế, các ngài đã vượt qua được những năm tháng khó khăn nhất.”
*****
Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên của Tiểu Chủng Viện Têrêsa ở Long Xuyên.
Chúng tôi bắt đầu năm học, khi chủng viện còn chưa xây xong. Những giờ “công tác” là những giờ khiêng gạch, cát, xi-măng. Chính vì vậy, chúng tôi tự đặt một tên riêng cho lớp là Khai Phá.
Anh em các lớp khác (thường hay đặt theo tên các thánh) đã trêu chúng tôi là “bọn vừa ‘khai’, vừa ‘phá’.”
Mặc, chúng tôi vần giữ cái tên “cúng cơm” ấy.
Qủa thật, tinh thần Khai Phá đã tiêm nhiễm đến tận xương tủy của mỗi người, kẻ còn tiếp tục tu, cũng như người đã hoàn tục, luôn luôn mang niềm hãnh diện riêng của lớp.
Lúc lên đại chủng viện, chúng tôi còn khoảng trên 40 người, kể cả 5 thày từ Cần Thơ qua và 2 thày Tận Hiến ICM từ Ðalạt về.
Cũng lại là lớp đầu tiên của ÐCV Thánh Tôma (LX). Cùng với vận nước nổi trôi và qua bao nhiêu thăng trầm, cho đến nay lớp chúng tôi đã có 20 người được thụ phong linh mục. Mười người ở quê nhà, mười người ở hải ngoại: Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Ðức, Thụy Sĩ, Ðài Loan. Năm vị đã thành cha sở, đang chăm sóc những giáo xứ Âu, Mỹ. Một vài vị đã khá thành danh trên đường tông đồ, như cha Khảm ở Sàigon (nay đang là GM phụ tá của TGP.SG), LM nhà văn ‘Nguyễn Tầm Thường’ thuộc dòng Tên ở Mỹ, (sau lại có thêm ĐC Thống của Phan Thiết.) Ðức Giám Mục mới (ĐC Kiệt), dĩ nhiên là không thể quên được tinh thần của lớp, ngài đã viết thêm:
“Tâm tình một người Khai Phá: Từ mấy chục năm nay, giáo phận Lạng Sơn chìm trong giấc ngủ. Thành quách hoang vu. Tường xiêu, cột đổ. Ông cụ 96 tuổi và bà lão 100 tuổi chỉ sống như những chứng nhân của những tàn phai hư ảo, không còn sức ngăn chặn cỏ dại, rêu phong. Nên Lạng Sơn không khác gì một vùng rừng núi hoang vu, chưa hề in vết chân người. Vì thế, lên Lạng Sơn cần có tinh thần Khai Phá.”
“Có tinh thần Khai Phá, để dám lên đường. Có tinh thần Khai Phá, để dám đối diện với những khó khăn. Không mơ mộng, nhưng biết nhìn thẳng vào thực tế, để cố gắng tìm ra lối thoát.”
“Có tinh Thần Khai Phá, để nhìn xa, trông rộng, biết mở những con đường mới, đi về phía chân trời.”
“Có tinh thần Khai Phá, cũng là có cái nhìn tiên tri. Biết nhìn thấy những viên ngọc (còn) đang ẩn khuất trong đá sỏi. Biết nhìn thấy những cánh đồng lúa chín vàng, đằng sau những bãi cỏ lau um tùm bên sườn núi. Biết nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ, đằng sau những giọt mồ hôi thánh thót. Biết nhìn thấy cả một rừng mầm non nhú lên, bên xác những thân cây gìa rũ mục.”
Và ngài đã nhắn nhủ:
“Hãy tới thăm Lạng Sơn và người bạn của anh chị em. Rừng núi biên cương sẽ hân hoan đón tiếp những người bạn Khai Phá (và tất cả).
“Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh?”
*****
Ðức Cha Bùi Tuần, trong thư gửi toàn giáo phận của ngài đã nhắc đến Lạng Sơn, “nơi vị tân GM trẻ nhất trong Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, được sai đến phục vụ... Số giáo dân dưới 5,000 người. Hầu hết là những người từ đồng bằng lên đó lập nghiệp đã nhiều năm nay. Họ sống rải rác. Nhiều tập tục, nhiều khuynh hướng. Số giáo xứ là 16. Nhiều giáo xứ không còn nhà thờ, nhà xứ. Nhiều giáo xứ tuy còn nhà thờ, nhưng đã đổ nát. Có những giáo xứ chỉ còn vài chục giáo dân.” (Thư ngày 19/6/1999).
Rồi hình như ngài muốn nhắn nhủ riêng với vị GM trẻ:
“Vấn đề hôm nay phải sớm giải quyết, là tạo nên một bầu khí hiệp nhất, trên cơ sở Phúc Âm và Công Ðồng Vatican II. Rất cần một làn gió tu đức truyền giáo mới và một phong cách mới của chứng nhân Tin Mừng.”
“… Ðừng cố tìm những giải nghĩa hợp lý trong lý thuyết. Nhưng hãy bước vào thực tế lịch sử. Tại đây lúc này, với tất cả thực tại hiện có, tôi có thể làm gì, để tận hiến cho Thiên Chúa của tôi. Tại đây lúc này, tôi sẽ dấn thân thế nào, để phục vụ đồng bào của tôi, bằng một tình yêu tối đa chân thành nhất.
Rồi hãy nhảy vào dòng lịch sử một cách can đảm và hãy hoạt động, bắt đầu từ bao nhiêu điều tốt lành sẵn có ở địa phương đáng trân trọng này. Luôn luôn với tình yêu thương chan hòa dành cho con người (Mc 8:2) và niềm tin tưởng phó thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa tình yêu. Trong tinh thần cầu nguyện và tỉnh thức (Lc 21:36).”
Ðã vài lần được tiếp xúc riêng với Ðức Cha Bùi Tuần, nghe những ưu tư của ngài, kẻ viết bài này biết chắc những điều sau đây, ngài đã từng mong có dịp để nói với cả Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam:
“Tất nhiên, mỗi GM đều được chỉ định phục vụ một giáo phận nhất định. Nhưng mỗi GM đều là người kế vị các thánh tông đồ. Mọi GM tại chức, đều là thành viên của Hội Ðồng Giám Mục Giáo Tỉnh (Việt Nam có ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Saigon) và Toàn Quốc. Sự đóng góp của mỗi thành viên trong HÐGM giáo tỉnh và toàn quốc là rất quan trọng.”
“Trong nhiều trường hợp, các GM trẻ, các GM phụ trách các giáo phận nhỏ, khi có năng lực, sẽ có nhiều cơ hội giúp ích chung cho HÐGM giáo tỉnh và toàn quốc. Tôi không loại trừ hai người môn đệ Ðức Kitô, tân GM của chúng ta (hai ĐC Tiếu và Kiệt) ra khỏi hy vọng chính đáng ấy.” (Ngài đã đúng, vì sau này ĐC Kiệt đã trở thành TGM của giáo tỉnh Hà Nội và Tổng Thư Ký của HĐGM.VN).
“Tôi coi sự bổ nhiệm hai tân GM từ Long Xuyên này, là một dấu chỉ đáng suy nghĩ về thời đại mới. Thời đại này đòi giáo hội địa phương phải chú trọng nhiều đến việc đào tạo nhân sự lãnh đạo. Ðể bất cứ tình huống nào xảy tới, giáo hội địa phương đã có sẵn những nhân sự mới thích hợp.”
“... Hy vọng từ nay, các ranh giới cục bộ địa phương sẽ nhẹ đi, mở đường tiến tới một chân trời ích chung không ranh giới. Các ranh giới hẹp hòi vẫn còn tồn tại đó đây trong lòng dân tộc và cả trong nội bộ Hội Thánh Việt Nam. Nhiều người Công Giáo vẫn để ý đến tư lợi, hơn để ý đến lợi chung (của) Hội Thánh. Hoặc chỉ để ý đến lợi ích trước mắt của Hội Thánh, mà không để ý đến lợi ích sâu xa của Nước Trời. Chúng ta phải cố vượt qua.”
“... Nhìn vào HÐGMVN, với các thành viên cũ mới, tôi thấy rất cần kết hợp chặt chẽ với Ðức Kitô, mà cầu nguyện cho sự hiệp nhất trưởng thành, nhiệt thành và chân thành trong Hội Thánh Việt Nam, thao thức với ơn đổi mới, hướng về Nước Trời. “Xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 17:21).
*****
Vài cảm nghĩ:
Tôi đã cảm thấy thật vui, sau khi đọc thư ÐC Kiệt. Bạn tôi đã không đi Lạng Sơn, như một ông quan đi nhậm chức, dù đó chỉ là một thị trấn nhỏ ở miền biên ải xa xôi; bạn tôi đã không đi Lạng Sơn như một người đến để cai trị, để thở ra khói ra lửa. Nhưng bạn tôi đến Lạng Sơn, chỉ như một nhà truyền giáo; đã là nhà truyền giáo, thì cần chuẩn bị những gì? Hãy nghe lời dặn bảo của Thày Chí Thánh năm xưa:
“Hãy đi và loan báo rằng ‘Nước Trời đã gần bên.’ . . . không bị đi đàng, đừng có hai áo, giầy dép, gậy gộc…” (Mat. 10:7-10).
Tôi có lý do để tin rằng: ÐC Kiệt đã viết những gì ngài nghĩ, ngài cảm; càng xác tín hơn rằng: ngài sẽ thực hiện những gì ngài đã viết.
Hơn 20 năm trước, ÐC Kiệt cũng như nhiều anh em bạn học chúng tôi đã học xong chương trình thần học, nhưng “nhà nước” đã không cho phép họ được thụ phong linh mục.
Thế rồi, họ đợi chờ, một năm, rồi hai năm, rồi 5 năm, rồi 10 năm, rồi 14 năm. . . càng chờ càng chỉ thấy biệt tăm hơi. Ðã có một vài người nản chí và bỏ cuộc, nhưng thày Kiệt và nhiều thày khác vẫn kiên nhẫn đợi chờ trong phục vụ, trong tin yêu và phó thác.
Rồi, bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời nào đó, người ta thấy Bức Tường Bá Linh (Berlin Wall, phân đôi thành phố này và cả nước Đức) sụp đổ, người ta thấy Liên Bang Soviet sụp đổ, người ta thấy cả khối cộng sản quốc tế không còn nữa, và chính đất nước Việt Nam cũng đã phải chuyển mình, thay đổi, để phù hợp với một “trật tự mới của thế giới”, để hội nhập với cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu (nếu không, có lẽ cho đến nay, VN vẫn là một nước như Bắc Triều Tiên hay Cuba).
Thế là các bạn tôi, lần lượt được thụ phong! Cha Kiệt và hai “chàng” Khai Phá nữa (cha Tân và cha Thống, - lúc ấy - đang là giáo sư ở các ÐCV Cần Thơ và Sàigon, đã được bề trên gửi đi học ở Pháp (Institut Catholique de Paris) vào năm 1993 (cha Thống sau này đã trở thành GM của giáo phận Phan Thiết).
Hè năm sau, “bọn vừa Khai vừa Phá” chúng tôi đã gặp lại nhau bên trời Mỹ Quốc. Nhìn lại nhau, thì ra mái tóc chúng tôi đều đã điểm hoa râm.
Trong những giờ hàn huyên, tâm sự, có khi suốt canh dài (làm sao chúng tôi có thể lấp đầy được khoảng trống cách biệt gần 20 năm?), tôi đã thấy ở cha Kiệt một con người chín chắn, nhu mì, nhưng rất vững vàng trong lý tưởng. Qủa nhiên, bề trên đã không nhìn lầm!
Ðức Cha Bùi Tuần là vị ân sư của lớp Khai Phá, ngài còn là Giám Mục của địa phận “nhà nông” (Long Xuyên) chúng tôi. Những gì ngài dạy theo phong cách “tông truyền”, anh em chúng tôi cố gắng nhập tâm, nhưng những gì ngài viết theo quan điểm của riêng ngài, chúng tôi không buộc phải đồng ý với tất cả; vả lại, chúng tôi đều đã trưởng thành cả rồi!
Tuy nhiên, qua vài lần tiếp xúc riêng với ngài, được nghe những ưu tư của ngài, (cũng như ưu tư của một số vị ‘phẩm trật’ khác), nhất là sau khi đọc thư luân lưu Ðức Cha viết cho cả giáo phận (nhưng trên thực tế là cho “toàn quốc”) nhân dịp có thêm hai ÐGM mới, tôi đã hiểu thêm khá nhiều.
Thực sự, khi đất nước chuyển mình, theo những biến thiên của thời đại, thì hầu như tất cả đã phải chuyển biến theo.
Vấn đề là liệu con người, hay tổ chức có thay đổi kịp thời không. Ngay cả trong lớp người “trẻ” chúng tôi đã thấy có những điểm “hơi” khác nhau, sau gần hai thập niên xa cách.
Thiết tưởng, nếu có những khác biệt trong tư tưởng và hành động giữa những “anh em hai Miền” sau bao năm cách biệt, cũng không lấy gì làm lạ. Ðã có nhiều lối giải thích, từ tâm lý, đến hoàn cảnh xã hội, chính trị; nhưng tựu trung vẫn là “phản ứng tự nhiên của con người.” Nên cho nhau sự thông cảm hài hòa, đặc điểm trong dân tộc tính của nòi giống Việt.
Tuy nhiên, sau gần một phần tư thế kỷ, đã đến lúc giáo hội Công Giáo Việt Nam cần có những thay đổi nghiêm chỉnh, không chỉ là “việc đào tạo nhân sự lãnh đạo” (1), nhưng cần phải dẹp hẳn những “ranh giới cục bộ địa phương” (2), để rồi “xin cho tất cả nên một” (3).
Ðã có những dấu hiệu đáng phấn khởi cho điểm đầu tiên, nhiều ÐGM trong Nam cũng như ngoài Bắc đã và đang gửi linh mục, chủng sinh ra nước ngoài tu tập. Những vị này sẽ là các “nhân sự lãnh đạo” của giáo hội Công Giáo Việt Nam trong tương lai.
Hy vọng, trong tầm kiến thức “cập nhật hóa” với hướng đi của Giáo Hội Hoàn Vũ trước thềm Thiên Kỷ mới, họ sẽ là những nhà lãnh đạo có thể giải quyết được điểm thứ hai. (Nhưng tại sao phải chờ đến phiên họ mới giải quyết được?) Và nếu điểm thứ hai đã được giải quyết thì việc đạt tới điểm cuối cùng, thiết tưởng, không phải là điều quá xa vời.
Sự kiện “một LM trẻ của Long Xuyên, miền cực Nam, được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Lạng Sơn, miền cực Bắc . . . (đã) là một biến cố lớn.” (thư ÐC Bùi Tuần).
Tuy nhiên, sự kiện ấy rất có thể đã không xảy ra, nếu trên hết không có lời “chúc lành” của Ðức Hồng Y Tụng, cũng như sự “hợp thỉnh” của cả HÐGM Giáo Tỉnh Hà Nội.
Nếu việc chọn các nhà lãnh đạo mới cho giáo hội được đặt căn bản trên đạo đức, khả năng, và lý tưởng tông đồ của các LM trẻ, không phân biệt “ranh giới địa phương” thì đó là một “hồng ân” lớn cho giáo hội nước nhà. Mong lắm thay! (Điều này đã và đang được thực hiện. Tạ ơn Chúa).
Ðức Cha Kiệt chắc chắn sẽ không “ngần ngại” đón nhận những anh em linh mục từ trong Nam, từ miền Trung, hay ngay cả từ nước ngoài muốn về giúp ngài. Biết đâu đây chẳng là khởi đầu cho một thời điểm mới, khi các mục tử Việt Nam có thể du hành đến bất cứ nơi nào cần, trên khắp dải quê hương, để phục vụ anh em. Có như thế mới minh chứng được rằng: cái “ranh giới cục bộ địa phương” từ ngoại tại, đến nội tại, đã thực sự được dẹp bỏ.
Ngoại trừ trường hợp “nhà nước” cấm cản, mọi giải thích khác đi để che dấu những ẩn ý, đều không thuộc tinh thần người môn đệ chân chính của Chúa Kitô.
Ngoài ra, làm sao người ta có thể biện minh trước đòi hỏi phải thú nhận. vì đã “không thực hành những gì mình có thể làm được” cho anh em, cho giáo hội, cho Nước Trời? (Kinh Cáo Mình).
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhất định sẽ cùng sánh vai với toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ đi vào Thiên Niên Kỷ mới, với tinh thần Hiệp Nhất (Unity), Liên Kết (Solidarity) và Bác Ái (Charity) trong Thiên Chúa Tình Yêu.
Phaolô Nguyễn Văn Tùng, KP-64
------------------------- Ghi chú: Sau Đức Tổng Giám Mục Kiệt, thì Tòa Thánh đã cử một loạt các LM, từ trong Nam, ra làm GM của các giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội. Ngược lại và cũng có nhiều LM từ Giáo Tỉnh Hà Nội, đến làm GM Giáo tỉnh Huế và Saigon. Cụ thể gần đây nhất là năm 2023, GM sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Tổng-giám-mục-phó Tổng Giáo Phận Huế, đó là ĐC Giuse Đặng Đức Ngân, nguyên là GM chính tòa của các giáo phận Lạng Sơn và Đà Nẵng.
Nhà từ thiện người Mỹ Kenneth Behring đã từng có một câu nói được rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân ông như thế này:
“Đừng tùy tiện đưa ra lời phỏng đoán về người khác”.
Vào thập niên 90 của thế kỉ 20, khi đi ngang qua vịnh San Francisco, Behring đột nhiên phát hiện ví tiền của mình đã biến mất.
Người trợ lý lo lắng: "Có khi nào sáng nay chúng ta đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley đã đánh rơi mất rồi chăng, phải làm sao đây?"
Behring bất lực đáp: "Đành đợi người nhặt được ví liên hệ với chúng ta vậy."
Hai tiếng sau, người trợ lý thất vọng lên tiếng: "Thôi bỏ đi, đừng đợi nữa. Chúng ta đáng nhẽ không nên ôm hy vọng đối với những người ở khu ổ chuột đó."
Người trợ lý cảm thấy khó hiểu: "Trong ví còn có danh thiếp. Nếu người nhặt được muốn mang trả lại, thì gọi cuộc điện thoại có mất mấy phút đâu cơ chứ. Trong khi chúng ta đã chờ cả buổi chiều rồi, rõ ràng, bọn họ không có ý định trả lại cho chúng ta mà."
Nhưng Behring vẫn khăng khăng chờ đợi.
Khi bóng tối dần bao phủ, đột nhiên có tiếng chuông điện thoại reo lên. Chính là người nhặt được chiếc ví gọi điện tới, yêu cầu họ đến đường XX… nhận lại ví.
Người trợ lý rối rít bên cạnh: "Đây liệu có phải là cái bẫy? Có thể họ muốn gài chúng ta tới đó, rồi tấn công, hoặc tống tiền gì đó chăng?"
Behring không quan tâm tới lời nói của người trợ lý, lập tức phóng xe tới đó.
Khi tới điểm hẹn, có một cậu bé, mặc bộ quần áo rách rưới, đi về phía họ, và cái cậu bé đang cầm trên tay, chính là chiếc ví mà Behring đã đánh rơi.
Người trợ lý đón lấy chiếc ví, đếm số tiền trong ví, không thiếu một đồng.
"Cháu có một thỉnh cầu." Cậu bé ngập ngừng nói, "Ông có thể cho cháu 1 ít tiền được không?"
Khi đó, người trợ lý phá lên cười: "Tôi biết mà…"
Behring ngắt lời người trợ lý, mỉm cười hỏi cậu bé: Con cần bao nhiêu tiền.
"Dạ, chỉ cần 1 đô la là đủ ạ." Cậu bé ngại ngùng trả lời, "Cháu đi bộ rất lâu mới tìm thấy trạm điện thoại công cộng, nhưng trên người lại không có tiền, cháu đành đi vay mượn người bạn 1 đô la để gọi điện. Bây giờ cháu cần tiền để trả lại cho người bạn."
Nhìn thấy đôi mắt trong veo của cậu bé, người trợ lý cúi đầu xấu hổ.
Còn Behring thì xúc động ôm chầm lấy cậu bé.
*****
Ngay sau đó, ông đã thay đổi kế hoạch từ thiện trước đấy, đã chuyển tiền đầu tư xây dựng một số trường học trong thành phố Berkeley, chuyên thu nhận những đứa trẻ không có tiền tới trường, trong các khu ổ chuột.
Trong buổi lễ khai giảng, Behring phát biểu: "Xin đừng tùy tiện phỏng đoán hay đánh giá về người khác.
Thay vào đó, chúng ta cần phải dành thời gian và cơ hội, để đón nhận những trái tim thuần khiết và lương thiện.
Một trái tim như vậy, thật xứng đáng để chúng ta dày công vun đắp thành tài."
Bà và mẹ bảo: hôm nay là 30 Tết, Phượng phải dọn dẹp nhà cửa và lau chùi, sắp xếp bàn thờ cho sạch sẽ, gon ghẽ.
Mẹ đã giở tờ lịch Việt Nam cho Phượng xem, đây này 30 Tết, tức là đêm giao thừa đấy, ngày này thiêng liêng và quan trọng lắm, chúng ta phải cúng, để tiễn năm cũ đi, đón mừng năm mới đến, với thật nhiều ước vọng may mắn.
Xem thì xem, nhưng những con số trên tờ lịch chẳng làm Phượng nhớ, cũng chẳng chờ mong, và cũng chẳng nôn nao khi Tết đến. Việc ấy đã có bà và mẹ lo.
Khi Phượng thấy mẹ đi chợ Việt Nam về, mua những lá chuối, nếp, đậu, rồi bà rửa lá, ngâm nếp… có nghĩa là Tết đấy, vì những ngày thường bận rộn quanh năm, chẳng ai muốn bày việc này ra làm gì.
Nhiều khi bố thấy bà và mẹ bận rộn quá, nói mua bánh trái làm sẵn ở chợ cho tiện, nhưng bà cương quyết không chịu, mẹ cũng thế, nguyên liệu, thực phẩm ở Mỹ này rẻ quá, chỉ bỏ tí công là có đồ ăn tươi, ngon và tiết kiệm được tiền, mình biết làm, tội gì để cho họ ăn lời dễ dàng thế, nên hai người đàn bà này ra sức làm công việc bánh trái, với tất cả lòng hăng say và yêu thích của họ.
Năm nào cũng vậy, bà gói bánh chưng, không cần khuôn, chỉ bằng tay thôi, mà cái nào cái nấy vuông vức đều nhau, y như sản phẩm ra lò từ một khuôn mẫu có sẵn.
Lần đầu, thì luộc bánh bằng nồi to ở sau vườn, với bếp củi, khói lửa lên nhiều quá, hàng xóm chạy sang phàn nàn, bố còn bảo coi chừng họ gọi 911 sở cứu hoả đến, thì phiền.
Nên từ năm sau trở đi, bà gói bánh nhỏ lại và luộc bằng bếp gas trong garage.
Khi bánh vừa vớt ra, Phượng thích được nếm thử, gọi là nếm, chứ cô xơi luôn một cái, nếp và đậu mềm nhuyễn, thơm phức mùi thịt mỡ hạt tiêu.
Công việc của mẹ là xay lá gai (do mẹ trồng và hái lá để đông lạnh, tới dịp cần dùng thì mang ra) để nhồi với bột nếp làm bánh gai, nhân đậu xanh trộn với dừa non, thái sợi, vương vấn mùi nước hoa bưởi.
Ban đầu nhìn thấy cái bánh màu đen nhánh, Phượng sợ lắm, không dám ăn, nhưng khi ăn thử rồi, Phượng thấy thích.
Bà và mẹ đã tập cho Phượng ăn đủ thứ món ăn Việt Nam, có cái Phượng ăn được, có cái Phượng không thích, những lúc Phượng chê đồ ăn Việt Nam thì bà mắng:
Con này, mày đẻ tại Mỹ, nên quên cả nguồn gốc rồi, Phượng biết nguồn gốc mình là người Việt Nam chứ, nhưng bắt Phượng ăn mắm tôm, ăn tương, ăn giò heo nấu giả cày của bà, thì Phượng xin chịu thua, ghê quá!
Hôm nay là 30 Tết Việt Nam, bà và mẹ lại làm như mọi năm, bà gói bánh chưng (bà bảo cho đến khi nào già yếu quá, tay run lẩy bẩy không gói được, thì sẽ nhường lại việc này cho mẹ) còn mẹ đang làm bánh gai.
Phượng giặt giũ quần áo, chăn gối xong thì lau bàn thờ, bà bảo năm mới mọi thứ trong nhà phải mới, cô vừa lau vừa hỏi bà:
- Bà ơi, ngày mai mồng một Tết, chúng ta có tục lệ lì xì phong bì bao tiền, phải không?
Bà cười hiền hậu:
- Ông bà, cha mẹ sẽ lì xì tiền cho con cháu, để chúc con cháu được mọi sự tốt lành.
- Vậy thì bà nhớ lì xì cho cháu nhiều tiền vào nhé, tiền già của bà mỗi tháng vài trăm bà để dành làm gì?
Mẹ mắng Phượng:
- Con gái lớn rồi, mà ăn nói như còn bé lắm ấy vậy. Tiền của bà là để dành cúng chùa, giúp đỡ những họ hàng nghèo khó ở Việt Nam và mới đây, bà đóng góp tiền giúp nạn nhân bão lụt đấy.
Bà chép miệng:
- Tội nghiệp! Bao nhiêu nhà cửa đổ nát, người chết thảm thương, cháu đừng quên lời bà dặn nhé, hãy mở lòng ra với mọi người nghèo khó hơn mình, hay đang gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Bà dặn cháu nhiều lần rồi, cháu không quên đâu, nhưng phải đợi cháu ra trường, có việc làm đã, cháu lo thân cháu xong, rồi muốn giúp ai thì giúp.
- Cháu bà ngoan quá, bà sẽ lì xì cho cháu nhiều nhất nhà. Nhưng ngày xưa, khi bà 20 tuổi bằng cháu bây giờ, bà đã có 3 mặt con rồi đấy.
Phượng nhẩy cẩng lên thích thú:
- A! Cháu thích nghe chuyện ngày xưa của bà, sao ngày ấy bà lấy chồng sớm thế? Boyfriend (bạn trai) của bà đòi cưới, hay bà đòi cưới?
- Boyfriend là gì hở cháu?
- Là người yêu đó, anh ta yêu bà lắm phải không?
Mẹ cau mày mắng Phượng:
- Con ăn nói phải giữ lời, “anh ta“ nào thế? Ông ngoại của con đấy.
Phượng nũng nịu nắm tay mẹ phân trần:
- Trong tiếng Anh già trẻ, ông cháu gì thì cũng dùng từ như thế thôi, mẹ biết điều đó mà.
- Nhưng mẹ sợ bà không biết, bà giận.
Bà đỡ lời:
- Không sao, các cháu nó nói tiếng Anh là chính, tiếng Việt nam thế là giỏi rồi, cháu cứ tự nhiên, vì lúc nào cháu cũng là cháu gái bé bỏng của bà.
Rồi bà kể tiếp:
- Thời xưa đâu có người yêu như bây giờ, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó.
Phượng kêu lên:
- Bất công! Và tước đoạt quyền tự do của người con gái.
- Nhưng chả sao cả cháu ạ, người ta vẫn sống hạnh phúc êm đềm và sinh con, đẻ cháu. Ai như bây giờ, tự do lựa chọn người mình yêu, rồi một sớm một chiều đã li dị, con cái thì bơ vơ, xa mẹ vắng cha.
Phượng cười:
- Hên cho bà là anh ta đẹp trai, cháu đã nhìn thấy hình ông ngoại hồi trẻ rồi, nếu bà lấy người xấu thì cháu cũng xấu luôn, cháu sẽ bắt đền bà đấy.
Bà mơ màng trôi về quá khứ:
- Ông ngoại đẹp trai, mà nghiêm lắm, bà nể sợ ông, không dám cãi một câu, ông vừa là người chồng, vừa là người chủ của bà. Bà làm dâu, hàng ngày đã bận rộn làm lụng , mỗi lần Tết đến càng bận rộn thêm, vừa trông coi, vừa làm, nào gói bánh chưng, bánh gai, bánh dày, nấu chè kho, muối dưa hành. Nào mổ lợn để làm giò lụa, nem chua, nấu thịt đông, xương thì nấu măng, nấu miến… cỗ bàn 3 ngày Tết không lúc nào ngơi tay.
Phượng ngạc nhiên:
- Bà khổ thế sao? Họ abuse (lạm dụng, hành hạ) bà đấy, nếu ở Mỹ thì họ đáng tội vào tù.
Mẹ giải thích:
- Chẳng ai hành hạ bà cả, bà hãnh diện và sung sướng được làm những công việc ấy, chứng tỏ mình là vợ đảm, dâu hiền.
Phượng chặc lưỡi ngẩn ngơ:
- Thời xưa lạ nhỉ! Bị hành hạ, mà vẫn sung sướng.
Thế 3 ngày Tết, ăn uống nhiều thứ, bà có sợ mập không? Sau Tết bà có diet (chế độ ăn kiêng) cho xuống cân không?
- Ăn thì cứ ăn, chẳng sao cháu ạ.
Rồi bà chép miệng:
- Ngày xưa, phong tục lễ Tết rất nhiều, ngày nay càng ngày càng đơn giản đi, và sang đến Mỹ, thì mất gần hết rồi. Con cháu đẻ ra ở đây, chẳng biết ngày Tết quý giá và thiêng liêng thế nào.
Ngày Tết xa xưa, bà ăn một miếng bánh chưng thơm mùi nếp, mùi lá dong, bà nghĩ tới những cánh đồng lúa chín vàng, tới những giọt mồ hôi cày cấy của người nông dân…
Mẹ tiếp lời:
- Bây giờ chúng nó nhìn bánh chưng bằng đôi mắt dửng dưng hoặc tò mò hỏi cái gì đây, rồi lắc đầu, từ chối, ngay cả không thèm ăn thử lấy một miếng.
Phượng lý luận:
- Thì bà và mẹ, cũng không thích ăn hamburger, có bao giờ ăn thử miếng nào đâu!
Mẹ hồi tưởng:
- Sống ở quê hương mình, trải qua những mùa mưa nắng, những lúc đói no, mới thấm được hương vị ngày Tết.
Khi đất trời vào Xuân, có nắng vàng, có gió nhẹ thổi sạch những chiếc lá khô nhỏ trên hè phố, khi chợ búa bắt đầu đổi màu sắc, ngập tràn cam quýt chín vàng, dưa hấu chất từng đống giữa chợ… còn rau sao mà nhiều thế? Sà lách xanh, bông cải trắng, cà chua chín đỏ, như hẹn nhau cùng mùa thu hoạch cho kịp Xuân về… Và khi người ta vội vã mua sắm đồ Tết làm như sẽ không còn dịp nào để mua sắm nữa.
Những hình ảnh đó, cảm giác đó, người Việt Nam tha hương chẳng bao giờ quên.
Phượng ngừng tay lau chùi, quay lại nhìn bà và mẹ, hai thế hệ đã qua, mỗi người có một mùa Xuân đẹp theo ý họ, trông bà lưng còng tóc bạc, trông mẹ tuổi đã xế chiều Phượng khó có thể hình dung được họ đã từng có những mùa Xuân lộng lẫy trong đời, từng bâng khuâng xao xuyến, khi thời tiết giao mùa, cây cối đơm hoa, nẩy lộc.
Bây giờ họ thích ôn lại kỷ niệm và kể cho con cháu nghe.
Phượng nghĩ vẩn vơ: Sau này, mình già, thì sẽ có kỷ niệm gì để kể cho con cháu nhỉ?
Cô sẽ kể lại cái ngày 30 Tết này vậy, rằng là bà không biết gói bánh chưng, bánh gai, nên bà ngoại và mẹ của bà sai bà làm đủ thứ chuyện, mệt kinh hồn.
Mẹ nhìn vẻ đăm chiêu của cô và hỏi:
- Con đang nghĩ gì mà ngẩn người ra thế? Lại đây mẹ chỉ cách gói bánh gai, sau này làm cho các con nó ăn.
Phương dẫy nẩy lên:
- Các con của con sẽ không thích ăn bánh này đâu.
- Con chỉ lười thôi, mấy món bánh đơn giản này mà cũng không chịu học.
Bà than thở:
- Tôi đã nói rồi mà, càng ngày con cháu ở xứ người càng quên đi mọi thứ liên quan đến cội nguồn của nó, chẳng biết tới đời con, đời cháu, nó có còn biết nếm cái mùi vị ngon của bánh chưng, bánh gai, hay dưa hành ngày Tết không?
Mẹ nói như an ủi bà:
- Cũng phải thế thôi, biết sao bây giờ? Mình đâu có sống đời mà hướng dẫn chỉ bảo chúng nó được.
Bà đã gói bánh xong, gọi Phượng vào thu dọn, rồi mang bánh chưng và nồi ra garage để nấu bánh.
Chưa hết, bà còn giao cho Phượng một công việc nữa, là đêm nay chở bà đi chùa đón Giao thừa. Bà rất chăm đi chùa, có lần Phượng đã hỏi bà:
- Bà ơi, đi chùa có vui không? Sao tuần nào bà cũng đòi đi?
Bà âu yếm mắng cháu:
- Chùa là chốn tôn nghiêm, đâu phải chỗ giải trí mà vui, nhưng có niềm vui của tâm hồn, được bình an, được thanh thản.
Tuần nào không đi được bà buồn hẳn ra, cứ than thở là già cả ở Mỹ này chỉ trông vào con cháu chở đi chùa vào dịp cuối tuần, thế mà đôi khi cũng không xong, khi vui nó chở, khi buồn thì không.
Bà nói đúng quá, những hôm bận, Phượng chẳng muốn chở bà đi chùa, hay có chở thì cũng vùng vằng, kém vui.
Biết sự cần thiết của bà, Phượng làm tới, cô hay năn nỉ bà kể chuyện ngày xưa cho cô nghe, nếu bà không kể, cháu “cúp” luôn, không chở bà đi chùa nữa. Và bao giờ Phượng cũng được vừa ý.
Thường thường, Phượng chở bà đến chùa và hẹn giờ đến đón, một hôm cao hứng Phượng ở lại lễ chùa với bà, cô tò mò xem có gì hấp dẫn, mà tuần nào bà cũng đi, như những người yêu nhau, không bao giờ lỗi hẹn, cô ngồi cạnh bà, cũng quỳ, cũng lạy, nhưng cô không biết tụng kinh, chỉ biết ngồi im nghe, người ta đọc hết trang này đến trang khác, làm cô sốt cả ruột hỏi bà chừng nào xong?
Bà nói: Tụng hết cuốn kinh Pháp Hoa này, cô nhìn cuốn kinh dày cộp thở dài ngao ngán, tự trách mình lỡ dại trót ngồi đây rồi bỏ ra về giữa chừng sao được!
Từ đó, Phượng chẳng bao giờ vào chùa đọc kinh nữa và thầm phục bà: Mỗi tuần ngồi cả giờ đọc đi, đọc lại, những câu kinh ấy, những sách kinh ấy, mà không chán, mà vẫn sốt sắng khăn áo đến chùa. Sau này dù Phượng có già, cũng không thể làm như bà được.
Bánh chưng và bánh gai đang được nấu trên bếp, nên mọi người cảm thấy rảnh rang, bà quay ra kể chuyện đi chùa đón giao thừa, nghe tiếng chuông chùa báo hiệu năm mới vừa sang, rồi ra vườn chùa hái lộc.
Phượng hỏi:
- Hái lộc là gì hở bà?
- Cháu hái bất cứ một cành lá nào, gọi là hái lộc đầu năm, để cầu ước mọi điều trong năm mới sẽ được tốt tươi như cành lộc ấy.
Mắt Phượng sáng long lanh:
- Cháu muốn được hái lộc, tối nay cháu vào chùa với bà.
Bà nghi ngờ:
- Nhưng đừng có chóng chán đòi về nhé?
Cô cương quyết:
- Cháu sẽ ở bên bà từ đầu đến cuối, bà biết không? Cháu sẽ cầu ước nhiều thứ lắm: bà khoẻ mạnh sống lâu, bố mẹ cháu cũng thế và cháu thì học hành khá hơn…
Phượng ngừng, không nói tiếp những ý nghĩ còn trong đầu, là cô sẽ gặp một người tình vừa ý như mơ, điều ấy cô biết một mình là đủ rồi.
Lòng hớn hở, vui vẻ, Phượng dặn bà:
- Tối nay đi chùa bà nhớ mặc nhiều áo ấm vào, Tết của người Việt Nam, mùa Xuân của người Việt Nam, nhưng ở Mỹ này là mùa Đông đấy, bà hãy cẩn thận kẻo cảm lạnh bà nhé.
Một giáo viên mang bóng bay đến trường và yêu cầu bọn trẻ thổi phồng chúng lên. Rồi mọi người sẽ viết tên của mình lên mỗi quả bóng đó.
Sau đó, ném tất cả quả bóng đó ra hành lang và giáo viên trộn lẫn lộn từ đầu này đến đầu kia.
Sau đó cô giáo dành cho bọn trẻ 5 phút để tìm quả bóng có tên của mình. Bọn trẻ đi theo mọi hướng, trông thật sinh động, nhưng khi hết thời gian, không ai tìm thấy quả bóng có tên mình.
Sau đó cô giáo bảo bọn trẻ: Hãy lấy quả bóng gần nhất và trao cho người bạn có tên ghi trên đó. Trong chưa đầy 2 phút mỗi người đều có một quả bóng có tên mình.
Cuối cùng, sau khi tất cả học sinh có cơ hội nhận xét về những gì học được từ trãi nghiệm này, giáo viên nói thế này.
"Bóng bay giống như hạnh phúc. Không ai tìm thấy Hạnh Phúc, nếu chỉ tìm kiếm Hạnh Phúc cho riêng mình. Thay vào đó, nếu mọi người quan tâm nhau, thì mọi người sẽ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình cách dễ dàng hơn".
Tại một thành phố ở Ấn Độ, một vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với các đối tác.
Mệt mỏi, ông bước vào một nhà hàng sang trọng, để tự thưởng cho mình một bữa tối thịnh soạn.
Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm qua khung cửa kính, ánh mắt vô cùng thèm thuồng.
Bỗng có cái gì đó đâm nhói trong tim, ông vẫy gọi cậu bé vào.
Cậu bé dắt theo một đứa em gái nhỏ.
Hai đứa trẻ chăm chăm nhìn vào những đĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào là ai.
Vị thương gia bảo chúng cứ ăn thỏa thích.
Thế là, không nói, không cười, hai đứa trẻ ngấu nghiến ăn hết các món ăn ngon lành trên bàn.
Vị thương gia im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn và rời đi sau lời cám ơn, ông thấy cơn đói của mình bỗng được xua tan một cách lạ kỳ, một cảm giác khó tả khác lại lâng lâng trong lòng ông...
Vị thương gia lại gọi tiếp món ăn cho mình, và nhẫn nha thưởng thức.
Sau đó, ông gọi người phục vụ đến thanh toán.
Nhìn xem tờ hóa đơn, bỗng một giọt nước mắt khẽ rơi trên má. Bởi khi ông đọc Tờ hóa đơn, thì không hề thấy ghi số tiền, mà chỉ thấy ghi một lời nhắn:
“Thật đáng tiếc, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho “tình người!” Chúc ngài luôn hạnh phúc!”.
Ông đứng lên, tiến lại người đàn ông tại quầy thu ngân và đáp lại anh ta bằng một nụ cười thật rạng rỡ.
Lời Bàn:
Vị thương gia đã dùng “đức”, lấy tình thương đối xử với người nghèo. Chủ nhà hàng dùng “nghĩa” đáp lại “đức”. Cũng không biết ai hơn ai?
Nhưng, tình yêu thương luôn đem đến nhiều điều kì diệu cho cả người cho đi và người nhận lại.
Hạnh phúc, mà tình yêu thương đem lại cho cả hai là cảm giác bình yên thật sâu lắng, xóa tan mọi đau khổ và những nỗi bất hạnh...
*****
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian, ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại, hay cưỡng lại với quy luật của thời gian.
Theo thời gian, thì mọi thứ đều phải biến hóa và đổi thay khôn lường, có thể sinh ra hoặc mất đi, có thể phát triển hay lụi tàn, cái gì có đến, chắc chắn sẽ có đi, không bao giờ là tồn tại mãi mãi.
Đó chỉ đúng với vật chất ngoài thân, nhưng có một thứ, mà con người có thể gìn giữ nó tồn tại mãi với thời gian đó chính là tình người".
Cô bé con đi về phòng ngủ, kéo ra chiếc hộp thủy tinh, từ chỗ giấu bí mật, sau tủ quần áo, dốc hết số tiền bên trong rồi cặm cụi đếm.
Cô đếm đến 3 lần, mà vẫn chỉ một số ấy, không thể sai được.
Cẩn thận đặt những đồng xu trở lại chiếc hộp, vặn nắp cẩn thận, cô bé ra khỏi nhà bằng cửa sau, đi qua 6 dãy nhà nữa để đến một hiệu thuốc lớn.
Cô bé kiên nhẫn chờ đợi người dược sĩ để mắt tới mình, nhưng lúc đó ông ấy đang rất bận.
Cô bé lại xoay chân để tạo ra những tiếng cọ xát dưới sàn.
Vẫn không ăn thua.
Cô bé làm bộ súc họng, cố tạo ra những âm thanh rất đỗi bất lịch sự.
Vẫn chẳng ai bận tâm về điều đó.
Cuối cùng, cô bé lấy ra một xu trong hộp, gõ keng keng trên bàn kính của quầy thanh toán.
Đã có hiệu quả !!
- “Vậy cháu muốn gì?” – người dược sĩ cao giọng, đúng kiểu đang bị làm phiền - “Ta đang nói chuyện với anh trai mới từ Chicago mới về, rất lâu rồi ta chưa gặp anh ấy đấy”.
- “Cháu xin được phép nói chuyện với ông về anh trai của cháu ạ”. – Cô bé trả lời với giọng điệu “bị làm phiền” không kém – “Anh ấy ốm, ốm lắm… và cháu muốn mua cho anh ấy một phép màu”.
- “Cháu nói sao cơ?” – dược sĩ hỏi.
- “Anh cháu tên là Andrew. Anh ấy bị một cái gì rất xấu, mọc lên trong đầu. Bố cháu nói là chỉ có phép màu mới cứu được anh ấy lúc này thôi. Thế bao nhiêu tiền một phép màu ạ?”.
- “Ở đây chúng ta không bán phép màu cô bé ạ. Ta xin lỗi không giúp gì được cho cháu cả” – dược sĩ trả lời, giọng điệu đã nhẹ nhàng hơn.
- “Xin hãy nghe cháu, cháu có tiền trả mà. Nếu chưa đủ, cháu sẽ lấy thêm. Cứ nói cho cháu biết một phép màu bán bao nhiêu tiền?”.
Anh trai của dược sĩ, là một người đàn ông ăn mặc rất sang trọng. Ông khom người xuống hỏi cô bé: “Thế anh cháu cần loại phép màu nào?”.
- “Cháu không biết” – cô bé trả lời với đôi mắt chực khóc – “Cháu chỉ biết anh ấy rất ốm và mẹ nói anh ấy cần được phẫu thuật. Nhưng bố không có đủ tiền, nên cháu muốn dùng tiền của cháu…”.
- “Thế cháu có bao nhiêu?” – Người đàn ông đến từ Chicago hỏi.
- “1 đô la và 11 xu ạ” – cô bé trả lời rành rọt – “Và đó là tất cả số tiền cháu có, nhưng cháu sẽ kiếm thêm, nếu cần”.
- “Ừm, thế là vừa đúng cháu ạ. 1 đô la 11 xu, đó chính xác là giá của một phép màu dành cho anh cháu đấy”.
Anh của dược sĩ một tay cầm tiền từ cô bé, tay kia nắm lấy bàn tay bé nhỏ của cô, rồi nói: “Đưa ta đến chỗ cháu ở. Ta muốn xem anh của cháu thế nào và gặp bố mẹ cháu nữa. Để xem, ta có loại phép màu nào cháu cần không”.
Người đàn ông ăn mặc sang trọng ấy chính là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
*****
Cuộc phẫu thuật cho anh trai cô bé hoàn toàn miễn phí.
Không lâu sau, Andrew đã khỏe mạnh hơn và có thể về nhà.
“Cuộc phẫu thuật đó qủa là một phép màu” – mẹ cô bé thì thầm với chồng – “Em tự hỏi không biết nó đáng giá bao nhiêu?…”.
Cô bé chỉ cười, khi nghe bố mẹ nói chuyện. Cô biết chính xác: Một phép màu đáng giá 1 đô la 11 xu… cộng thêm niềm tin của một đứa trẻ.
Sống Mùa Chay KiTô Giáo, chúng ta cũng nên tập sống theo “ THẤT THÍ”:
Chuyện kể rằng:
Có một người nghèo nọ, do làm việc gì cũng không thành công, sinh lòng uất ức, liền chạy đến khóc than với Đức Phật:
“Duyên cớ làm sao, mà con làm việc gì cũng không thành ạ?”
Đức Phật trả lời: “Đó là vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người kia đáp: “Nhưng con nghèo khó như vậy, tiền mình còn không có, thì biết bố thí cho ai cái gì ?”
Đức Phật mới từ tốn dạy:
“Một người cho dù hoàn toàn không có gì, vẫn có thể cho người khác 7 thứ”.
7 cách bố thí Đức Phật nói chính là:
1. Nhan thí – cho nét mặt: Dù không có gì, nhưng ai cũng có nụ cười, thái độ niềm nở, đều có thể đem cho những người mà mình gặp hàng ngày.
2. Ngôn thí – cho lời nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lúc nào chúng ta cũng có thể lựa lời nói, những điều ấm áp, động viên người khác, khiến họ cảm thấy được an ủi, vỗ về.
3. Tâm thí – cho tấm lòng: Tấm lòng cũng chẳng tốn đồng nào, chỉ cần có cái tâm rộng mở, đối xử với mọi người chân thành, trung thực, thế cũng là đã cho đi rất nhiều rồi.
4. Nhãn thí – cho ánh mắt: Dùng cái nhìn thiện ý, động viên có thể khiến một ngày của ai đó trở nên tốt đẹp hơn. Không phải bạn cũng từng ít nhất một lần cảm thấy phấn chấn hơn, chỉ với một ánh mắt sao?
5. Thân thí – cho hành động: Những hành động nhân ái, giúp đỡ người khác, đôi khi còn giá trị hơn cả tiền bạc.
6. Tọa thí – cho chỗ ngồi: Khi đi tàu, xe hay thuyền, hãy nhường chỗ ngồi của mình cho người cần.
7. Phòng thí – cho nơi ở: Phòng ở còn trống, không dùng đến có thể cho người khác vào nghỉ ngơi.
Ông chú trạc tuổi ba mình, cũng gầy gò y như vậy, bước vào Tiệm Vàng, tần ngần, tháo kim băng trên túi áo, lấy ra một gói nhỏ. Mở mấy lớp giấy, tháo nốt chiếc khăn tay cuối cùng, chú đưa đôi bông tai nói muốn bán.
Vừa quay mặt đi, chú lại đứng chôn chân, ngẩng mặt lên trời.
Nhưng cuối cùng, cũng không ngăn nổi nước mắt, chú đã khóc.
Sau vài cái xoa vai an ủi, chú mở lòng với tôi:
Vợ chồng chú lấy nhau không có đám cưới, cô vất vả cả đời cũng chẳng có nổi một phân vàng để đeo cho có với người ta.
Đâu chừng mười năm trước, ráng lắm, chú cũng sắm được cho cô một đôi bông vàng 18, hơn chỉ.
Cô mừng lắm, quý lắm. Nhưng đeo được mới chừng nửa năm, thì cô mất. Chú cố giữ nó như một kỷ vật quý giá và duy nhất của cô, của nghĩa tình vợ chồng.
Cả năm nay chú bệnh nhiều, không làm được gì, đắn đo mãi mà vẫn ráng giữ.
Nhưng nay, đành phải bấm bụng bán đi, để lấy tiền mua thuốc…
- Thôi không sao đâu. Chú đừng buồn nữa. Chú đứng đây đợi con một chút.
Tôi quay vào tiệm: “Anh ơi, em muốn mua lại đôi bông tai của chú mới bán”.
- Em đợi chút, anh đánh bóng lại cho.
- Không cần đâu. Em mua để tặng lại cho chú ấy mà…
Nói thêm vài câu, kể lý do, ảnh biểu đưa ảnh triệu tư thôi. Coi như mỗi người góp một tay…
Cuộc đời này, còn nhiều người thiệt rộng lòng.
Nhìn đôi tay chú run run, khi được cầm lại đôi bông, tôi nhớ ba mình quá chừng. Cái lần cầm chiếc nhẫn vàng đầu tiên do thằng con tặng, ba cũng run hệt như vầy.
Lời bàn: Khi cha cho con, thì cả hai đều cười; khi con biếu cha, thì cả hai cùng khóc.
Rosa là một thiếu nữ cô độc, hay thẹn thùng xấu hổ.
Cha cô mất sớm từ lúc cô còn rất nhỏ.
Mẹ có tên là Sophia. Bà làm trong một công ty vệ sinh môi trường, một tay bà nuôi dưỡng Rosa trưởng thành, bằng đồng lương ít ỏi của mình.
Bởi vì gia cảnh bần hàn, nên Rosa thường hay bị người khác xem thường và bắt nạt.
Việc này đã để lại nỗi ám ảnh to lớn trong tâm hồn nhỏ bé của cô.
Lâu dần, cô bé bắt đầu oán hận mẹ mình, vì cô bé cho rằng: Chính thân phận thấp hèn của bà, khiến cho mình chịu biết bao đau khổ.
*****
Vào một ngày hạ tuần tháng 2 năm 2002, nhờ xuất sắc trong công việc, Sophia được nghỉ phép một tuần.
Để cứu vãn mối quan hệ của hai mẹ con, Sophia quyết định dẫn con gái đến dãy An-pơ (Alpes) trượt tuyết.
Nhưng thật không may, họ lại đi lạc trong tuyết. Hai mẹ con vốn thiếu kinh nghiệm sống trong địa hình tuyết, nên càng hoảng loạn.
Họ vừa trượt, vừa kêu lớn tiếng, để may ra có người đến cứu. Nào ngờ, tiếng kêu lớn đã làm tuyết lở liên tục, khiến hai mẹ con bị chôn trong đống tuyết.
Bằng bản năng sinh tồn của mình, hai mẹ con không ngừng cào tuyết ra, trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng họ cũng trèo lên được đống tuyết dày ấy.
Hai mẹ con dìu nhau đi tìm đường, để ra khỏi đống tuyết trắng mênh mông.
Bất ngờ, Sophia nghe thấy tiếng trực thăng cứu hộ, nhưng vì hai mẹ con đều mặc áo ấm, màu xám bạc, nhìn gần giống như tuyết, nên nhân viên cứu hộ không hề nhìn thấy họ.
Khi Rosa tỉnh lại, thì thấy mình đang nằm trên giường của bệnh viện, còn mẹ Sophia thì đã qua đời rồi.
Bác sĩ nói với Rosa rằng: thực sự người cứu cô bé chính là mẹ cô. Sophia đã lấy mảnh đá, cắt đứt động mạch của mình, sau đó để lại vết máu trãi dài đến mười mấy mét, mục đích là muốn trực thăng cứu hộ từ trên không, có thể phát hiện ra vị trí của họ, và cũng chính vết máu dài đỏ tươi trên nền tuyết ấy, đã thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hộ.
Lời Bàn:
Tình yêu vĩ đại nhất trên thế gian này chính là tình yêu thương của cha mẹ. Không nghi ngờ gì đó là tình thương của thánh thần.
Cũng có khi chúng ta chê trách cha mẹ, đó là vì chúng ta chưa nhìn thấy công sức, mà cha mẹ đã bỏ ra, và không cảm nhận được tình yêu của họ dành cho chúng ta một cách sâu sắc.
Nếu chỉ có một cơ hội được sống, các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, đều sẽ nhường nó cho con mình.
Vì thế, hãy thôi xốc nổi, hãy thôi bướng bỉnh, hãy thôi oán trách, mà hãy yêu thương cha mẹ.
Đồng thời, khi chúng ta đã có con, cũng hãy yêu thương con cái của mình, cũng như cha mẹ đã từng yêu thương chúng ta. Đây mới chính là đạo lý làm người.
Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa, ông ta vào nhà thờ, không quá hai phút.
Ông từ giữ nhà thờ rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
– Tại sao ngày nào bác cũng đến đây vậy? – Tôi đến cầu nguyện. – Không thể được! Cầu gì mà chỉ trong hai phút? – Tôi vừa già, vừa dốt, tôi cầu nguyện theo kiểu của tôi. – Ông nói gì với Chúa? – Tôi nói: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.
*****
Thời gian trôi qua, ông Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, khu vực dành cho người già.
Sau đó, ông Jim yếu liệt, chuẩn bị ra đi... Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường ông:
– Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, thì có rất nhiều điều thay đổi: Bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?...
– Chả biết!... Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò chút đỉnh. Sau này liệt giường, tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với tôi ai cũng vui.
– Thế tại sao ông vui, ông hạnh phúc?
– Khi cha và sơ được người ta đến thăm mỗi ngày, cha và sơ có vui không?
– Vui chứ! Nhưng có thấy ai đến thăm ông đâu?
– Lúc mới vào, tôi có xin hai cái ghế, một dành riêng cho cha và sơ, còn một cho khách quí của tôi, cha thấy không?
– Khách của ông là ai?
– Là Chúa Giêsu.
Trước kia tôi đến thăm Ngài vào mỗi bữa trưa, nay đi hết nổi, thì cứ 12 giờ trưa, Ngài lại đến thăm tôi.
– Ngài nói gì với ông?
– Ngài bảo: “Jim, có Giêsu đây!...”
*****
Trước lúc Jim chết, người ta thấy ông đưa tay chỉ chiếc ghế, như thể muốn mời ai đó ngồi, ông mỉm cười, rồi nhắm mắt ra đi...
Những lúc tôi không còn sức để đọc nổi, dù một kinh, tôi lặp đi lặp lại: “Giêsu, có con đây”. Tôi cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: “Thuận ơi, có Giêsu đây!”
Sáng nay trên đường đi thăm viếng, tôi có ghé thăm nhà của một em trong nhóm ơn gọi của tôi.
Nhà em ở tít trong ruộng, tôi phải lội qua một cánh đồng, xa khoảng 2 km, mới tới được nhà của em.
Căn nhà lá đơn sơ, cũ kỷ, xung quanh là bốn bề ruộng lúa. Em đang chăn vịt ngoài đồng. Thấy tôi đến em hớn hở chạy vô chào rất vui vẻ.
Em tuy ở xa thế, nhưng chưa bao giờ em vắng một buổi họp ơn gọi nào. Em luôn có mặt đúng giờ và rất nghiêm túc.
Người em thì nhỏ nhắn, đen nhẻm, nhưng rất lanh lẹ và rất có duyên. Em có ước muốn đi tu làm linh mục, vì vậy mà em rất siêng năng trong việc đi lễ, và thích được giúp lễ.
Sau khi chia tay ra về, em đi theo tôi một đoạn và em hỏi tôi:
“Thầy ơi, nhà em nghèo chắc không thể đi tu được hả thầy ?”.
Tôi hỏi em: “ Sao em lại hỏi thế?”
Em nói rằng: “Mẹ em luôn bảo rằng: nhà nghèo hỏng đi tu làm cha được, vì mẹ em hỏng có tiền để lo lễ tạ ơn, lo sắm đồ lễ cho em được. Mẹ em nói: Làm linh mục là tốn tiền nhiều lắm”.
*****
Chia tay em, mà câu hỏi của em vẫn luôn âm ỷ trong tâm trí tôi, làm cho tôi mãi suy nghĩ, và tôi đem đem vào giờ cầu nguyện tối của tôi.
Câu hỏi của em làm cho tôi phải nhìn lại thực tế cuộc sống của những người đi tu như tôi hôm nay. Chúng tôi đã sống như thế nào, mà để cho người khác có một cái nhìn, cái suy nghĩ như thế.
Xã hội phát triển, con người ta sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi, vật chất. Người tu cũng bị ảnh hưởng bởi cái sự hưởng thụ vật chất, cũng sống xa hoa, cũng có đầy đủ mọi thứ sang trọng, có khi là không cần thiết nữa.
Tôi không biết tự bao giờ, mà có “tục lệ làm lễ tạ ơn” sau khi được khấn dòng, hoặc được thụ phong linh mục 1, 2,3,4,5…. năm linh mục hay khấn dòng, và Thánh lễ tạ ơn làm rất long trọng, hoành tráng, từ vài chục măm, có khi đến hơn trăm mâm cỗ.
Không biết là sau khi khấn xong, hay sau khi làm linh mục, thì bản thân người ấy đã sống ra sao, đã làm được gì cho tha nhân, nhưng trước hết là làm cái lễ tạ ơn cho thật to, thật oách cái đã.
Mỗi năm, đến mùa phong chức hay khấn dòng, thì nhiều người cứ phải chạy show gần như liên tục, để đi ăn mừng lễ tạ ơn, vì được mời, hết nơi này đến nơi khác.
Lễ tạ ơn nhiều quá, giờ nó không còn gì mới lạ, hấp dẫn hay ý nghĩa nữa, mà đôi khi nó đã trở nên gánh nặng cho người được mời, cho cả gia đình, vì phải gồng gánh tổ chức lễ.
*****
Tôi cũng không biết tự bao giờ, mà những đồ dùng trong Thánh Lễ lại có nhiều mẫu mã, nhiều chất liệu, nhiều loại giá cả như hôm nay, chẳng khác gì thời trang ngoài xã hội, kẻ có tiền mua đồ tốt, người ít tiền mua loại rẻ hơn.
Đồ lễ cũng thế, cha nào có tiền thì mua loại tốt, cha nào ít tiền thì mua loại rẻ, nhìn vào chén lễ và đồ lễ sẽ thấy đẳng cấp.
Có dịp ghé vào nhà sách công giáo, tôi mới thấy đồ lễ có đủ loại giá, từ một triệu cho đến hàng trăm triệu cũng có.
Tôi tự hỏi sao Giáo Hội không qui định tất cả mọi thứ chén lễ, hay đồ lễ,… chỉ dùng cùng một loại chất liệu, một loại vải… tất cả cùng giống nhau, giá cả cũng tương đối giống nhau, để các linh mục không quá phân biệt cha thì quá giàu, cha thì quá nghèo, để không có quá chênh lệc đẳng cấp, không có sang hèn trong những đồ ‘thánh thiêng’ này.
Và cũng để cho mọi người ý thức rằng: Chúa mới là chính, chứ không phải là những đồ vật đấy là chính.
Nhìn vào thực tế người tu hôm nay, chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những người tu ‘đẳng cấp’, ‘sang chảnh’ nơi quần áo, nơi đồ dùng mà họ có.
Biết bao người tu đã chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài ấy để rồi đánh mất cái căn tính của người tu, đó là “trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, một Giêsu nghèo khó”, nhưng người tu hôm nay lại ‘khó mà nghèo’.
*****
Có một thầy phó tế nọ, chuẩn bị cho ngày lễ tạ ơn, sau khi được thụ phong linh mục rất hoành tráng.
Thầy mua chén thánh tám mươi triệu, và mỗi áo lễ là khoảng bảy triệu một cái.
Thầy còn yêu cầu gia đình là phải gắn máy lạnh tất cả các phòng ngủ để đón khách đến vào ngày lễ tạ ơn.
Cha mẹ chỉ là nông dân bình thường thôi, họ phải gồng gánh để chuẩn bị lo cho thánh lễ tạ ơn của con trai mình theo như ý nó muốn.
Gia đình chắc phải chuẩn bị hàng tỉ đồng, để lo cho cái ngày con trai mình bước lên bàn thánh.
Rồi sau ngày lễ tạ ơn ấy, người linh mục này sẽ thế nào?
Tôi không biết Chúa ở trong chén thánh tám mươi triệu có khác với Chúa ở trong chén thánh vài ba triệu không?
Linh mục mặc áo lễ bảy, tám triệu làm lễ, có sốt sáng hơn linh mục mặc áo chỉ một hai triệu hay không?
Hay người ta chỉ ngắm nhìn cái chén, trầm trồ vì cái chén đẹp, cái quí giá, mà chẳng thấy Chúa ở đâu trong cái chén ấy.
Và người ta chỉ lo ngắm cái áo lễ của vị linh mục, mà chẳng có ai chú tâm đến Chúa ở trong vị linh mục ấy.
*****
Người thầy tu và nữ tu ngày nay cũng thế, bị cuốn hút vào xã hội vật chất này:
Nhiều thầy tu và nữ tu cũng làm lễ tạ ơn thật hoành tráng, sau khi tuyên khấn lần đầu, khấn trọn đời, hoặc kỷ niệm 25 năm, 50 năm….
Người nữ tu ấy cũng chẳng thiếu thứ gì, thứ gì cũng đắc tiền, cũng sang chảnh mới chịu.
Ngày nay chúng ta không khó để nhìn thấy những nữ tu giàu có, sang chảnh, sành điệu…
Và bản thân tôi, người thầy tu và nữ tu, cũng bị vật chất lôi cuốn, khi mà tôi cũng chọn cho mình loại vải thật đẹp, đắc tiền để may những bộ tu phục.
Tôi cũng thích khoác lên mình những thứ đắc tiền, để thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu… theo thói đời.
Người ta không còn thấy Chúa ở nơi tôi, mà chỉ thấy một nữ tu ‘sành điệu’ ‘sang chảnh’ và giàu có. Cái nét đơn sơ, giản dị, nghèo khó của một người nữ tu thực sự không còn ở nơi tôi nữa.
Vì cách sống của chúng tôi như thế, thì làm sao mà người ta không khỏi thắc mắc như cậu bé kia đã hỏi “nghèo có đi tu được không?”.
Nếu người tu cứ sống như chúng tôi đang sống trong xã hội này, cứ hưởng thụ, cứ tiêu xài,… cứ tổ chức hết lễ tạ ơn này đến tạ ơn khác, thì thử hỏi làm sao người ta không nghĩ rằng ‘nghèo sao đi tu được’, làm gì có tiền để lo được như thế.
Người tu dần mất đi chất lượng bên trong vì quá tập trung vào cái hào nhoáng bên ngoài, và cũng vì thế mà ngày nay có biết bao nhiêu scandal của người tu hàng ngày xảy ra: Người tu kém chất lượng, kém giá trị, làm cho người khác mất dần sự tín nhiệm, sự trân trọng, và sự tin tưởng vào người tu nữa.
Người tu thay vì làm gương sáng, thì đã trở nên gương mù cho tha nhân.
*****
Nhìn lại bản thân tôi là một người tu trong thời hiện đại này, tôi thấy chúng tôi đã bị nhiễm quá nhiều tinh thần thế gian, tinh thần hưởng thụ, thích cái hào nhoáng, tìm kiếm hư danh.
Chúng tôi đã đi lạc xa con đường của Chúa.
Xin tha thứ cho chúng tôi, xin cầu nguyện cho chúng tôi thật nhiều, để mỗi người chúng tôi biết nhận ra, mà quay trở về con đường khiêm nhu của Chúa.
Xin lỗi, vì đã làm cho mọi người thấy hình ảnh méo mó của Chúa, đã làm cho mọi người hiểu sai về đời tu, qua cách sống của chúng tôi.
Xin lỗi cậu bé, vì đã làm cho em thất vọng và mặc cảm, khi nghĩ rằng: ‘nghèo không thể đi tu được’.
Em à, nghèo hay giàu đều, có thể đi tu đươc, vì đó là ơn gọi, do Chúa ban cho chúng ta.
Em hãy kiên trì cầu nguyện và tiếp tục tham gia sinh hoạt cùng nhóm ơn gọi nhé.
Thầy cầu nguyện cho em và sẽ luôn đồng hành cùng em.
Xin Chúa chọn gọi và nâng đỡ em trong mọi ngày đời của em.
Cửa hàng bán đồ ăn bình dân của ông Tim nhỏ xíu, nằm lọt thỏm giữa các hàng quán to lớn, nên khách ít và việc thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.
Một buổi sáng nọ, có hai mẹ con dìu nhau vào ăn sáng, người mẹ thì bị thọt một chân, phải chống nạng, còn cậu con trai thì mặc đồng phục học sinh rất lịch lãm.
Vừa ăn, người phụ nữ vừa giục cậu bé ăn nhanh.
Và khi ăn xong, thì hai mẹ con họ vội vã thu túi xách, áo khoác, rồi đi nhanh ra khỏi cửa hàng, mà không ghé qua quầy trả tiền.
Vợ ông Tim thấy vậy định gọi thì ông Tim ngăn lại. Thấy lạ, vợ ông liền hỏi chồng: Có phải là người quen không, nhưng ông Tim lắc đầu.
Người vợ thắc mắc: Không quen thì tại sao lại để họ đi, khi chưa trả tiền ?
Ông Tim liền nhẹ nhàng trả lời: “Hai mẹ con họ đang vội vã như vậy, chắc là họ quên, chứ không phải cố tình”.
Những người khách ngồi ăn quanh đó cũng nói thêm vô: Có lẽ họ quá vội, nên quên đó thôi.
Một người khách ăn xong, tỏ ý muốn trả tiền cho cả hai mẹ con đó, nhưng ông Tim từ chối, khiến cho những người khách khác đều ngạc nhiên.
Họ càng ngạc nhiên hơn, khi thấy vợ ông Tim bỗng dưng bật khóc.
Mọi người hỏi han mới biết: Gia đình ông bà Tim đang rất khó khăn, cô con gái duy nhất của họ đang bị bệnh nan y, và bệnh từ nhỏ, cho nên bao nhiêu tiền của cũng không xuể để chữa bệnh con. Gia đình họ lúc nào cũng trong tình cảnh khó khăn.
Một lúc sau, người mẹ thọt chân quay trở lại cửa hàng, xin lỗi, vì đưa con đến lớp xong thì mới nhớ là mình quên trả tiền.
Cô hỏi ông Tim sao không gọi cô lại lúc đó, vẫn nụ cười hiền hòa, ông đáp: “Khi đó nhìn hai mẹ con cô rất vội, cô thì đi lại khó khăn, với lại nếu tôi gọi, thì sợ cô sẽ ngại giữa chỗ đông người”.
Người mẹ cảm động, trả tiền bữa ăn rồi ra về.
*****
Một tuần sau, ông Tim mở cửa hàng rất sớm như thường lệ. Bỗng, khi cửa vừa mở, thì ông không tin nổi vào mắt mình nữa, và cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bởi trước cửa nhà ông, có vài chục người đang xếp hàng dài, gần hết dãy phố, để chờ ông mở cửa vào ăn sáng.
Cả tháng sau đó, cửa hàng của ông Tim lúc nào cũng đầy chật khách, mặc cho các quán ăn bên cạnh còn chỗ, khách hàng vẫn nhẫn nại xếp hàng, chờ được ông phục vụ.
Sau khi tìm hiểu, ông Tim mới biết rằng, cửa hàng ăn của ông đã được lên báo. Ngoài việc mô tả đồ ăn ngon, hợp vệ sinh, giá hợp lý,… bài báo còn đặc biệt nhấn mạnh sự nhân hậu, tốt bụng và rất có tâm của ông chủ cửa hàng.
Tác giả của bài báo chính là người mẹ thọt chân kia, bởi cô là một nhà báo.
Lời Bàn:
Cuộc sống luôn được đền đáp lại một cách xứng đáng, cho những con người biết sống nhân hậu, yêu thương, thấu hiểu và thông cảm.
Bọn lính Rôma được lệnh áp tải Đức Giêsu đến nơi hành hình, để bảo đảm trật tự, và để tránh các cuộc bạo động của đám đông quá khích.
Chiếc áo choàng đỏ dính sâu vào các vết thương của Đức Giêsu bị lột ra không thương tiếc, để làm khổ Ngài, khiến cho các vết thương toét ra và máu lại tuôn chảy, toàn thân Ngài lạnh run.
Thế rồi, bọn lính cho Ngài mặc lại tấm y phục nhuộm đầy máu này và đặt lên vai Ngài cây thập giá.
Thật ra, đây không phải là toàn bộ cây thập giá, nhưng chỉ là thanh ngang (patibulum) nặng đến 50 kg, mà Ngài phải vác tới đồi Golgotha. Còn cây cột đứng (stipes) thì đã được chôn sẵn tại đỉnh đồi. (1)
Thanh ngang của thập giá thì sần sùi và thô nhám, đặt nằm thăng bằng trên vai phải của Ngài, hơi xiên xuống và lui về phía sau để Ngài dễ bước đi.
Tay phải Ngài luôn bám chặt vào phần gỗ nhô ra trước mặt, để giữ nó khỏi bật lên hoặc tụt xuống.
Nghị lực nào có thể giúp Ngài trụ vững được dưới sức nặng này, khi thân thể Ngài đã bị hành hạ kiệt sức!
Nhưng kìa Ngài đã bắt đầu cất bước.
Hai bàn chân của Ngài thì trần trụi, giẫm lên con đường gập ghềnh, đầy đá sỏi. Con đường tới Golgotha, nằm ngoài cửa E-phra-im, chỉ dài khoảng 600 mét, nhưng dốc và gồ ghề, ngay cả phía bên trong thành.
Đức Giêsu phải nặng nhọc lê từng bước chân, cùng với hai tên trộm chịu khổ hình thập giá, tạo thành một đoàn tử tội, làm huyên náo cả thành Giêrusalem.
Cái thanh ngang thô cứng đè nặng trên vai Ngài, làm cho vai bị thương tích, như muốn hằn sâu và lõm vào.
Ai đã từng khuân vác những thân cây hoặc những đòn ngang xe lửa đều biết cái cảm giác lõm sâu của vật nặng trên đôi vai khỏe mạnh.
Tuy nhiên ở đây, đôi vai Đức Giêsu mang đầy vết thương. Các vết thương cứ mở rộng dần và khoét sâu thêm, do bị cọ sát mạnh, mỗi khi Ngài cất bước.
Ngài đuối sức dần và nhiều lần té sấp xuống trên hai đầu gối, khiến da đầu gối bị rách toạc và trầy trụa, tạo thành một vết thương lớn.
Mỗi lần quỵ ngã, Ngài xoãi về phía trước, bỏ tay ra khỏi thanh ngang để chống xuống đất, và như thế phần trước của thanh ngang bật lên, phần sau sẽ tụt xuống về phía trái và đập trên lưng, gây thương tích cho mào xương chậu trái, hông trái đến xương bả vai trái.
Bọn lính nắm những sợi dây cột ngang lưng Ngài, kéo Ngài đứng lên và lo lắng chẳng biết Ngài có tới được Golgotha hay không? Vì thế, chúng không ngược đãi Ngài lắm.
Nhưng Đức Giêsu đã kiệt sức và lần này, Ngài ngã nằm dài trên đất, thanh ngang tuột ra khỏi tay, đập mạnh vào lưng, làm trầy trụa toàn bộ những nơi nào có đầu xương nhô cao, từ vai phải, đến cuối xương cùng chậu trái.
Chiếc áo lót không đường khâu bị rách và thấm đầy máu, một vệt máu to cứ lan mãi dần và chảy dài xuống thấu lưng.
Ngài có thể trỗi dậy được nữa không?
Bọn lính e ngại Ngài có thể chết trên đường đi và như thế nhiệm vụ của chúng sẽ không hoàn thành. Bởi đó, viên bách quản ra lệnh tìm người vác đỡ thập giá cho Ngài. Vừa lúc đó, một người từ ngoài đồng trở về, bọn lính liền bắt ông vác thập giá cho Đức Giêsu. Ông tên là Simon làng Kyrênê (Cyrene), (Lc 23, 26) người mà sau này sẽ là một Kitô hữu ngoan đạo, như hai con ông là Alexandre và Rufus.
Nhưng Đức Giêsu không dễ dàng đi tới Golgotha, Ngài phải lê từng bước chân, trong dáng bộ thất thểu và liên tục bị đám đông chửi mắng, nhục mạ, đấm đánh.
Sau cùng, cả đoàn tử tội cũng cực nhọc leo hết được con dốc tới đỉnh Golgotha. (2) Đức Giêsu ngã gục xuống đất và bọn lính cho tiến hành việc đóng đinh.
------------- (1) Đóng đinh thập giá là một hình cụ trừng phạt khủng khiếp nhất và gây ra cái chết đau đớn nhất mà loài người nghĩ ra được. Nó xuất phát từ người Ba Tư, giữa năm 300-400 trước Công Nguyên và thường được sử dụng ở một số quốc gia xưa, đặc biệt là Roman và Carthaginian.
Từ tiếng Anh “Excruciating - đau đớn tột cùng” xuất phát từ chữ “Crucifixion - đóng đinh thập giá”, được hiểu như là sự thương tổn và đau đớn thật chậm, nhưng vô cùng khốc liệt. Nạn nhân bị hành hình không thể chết nhanh được, nhưng lại phải chịu mọi đau đớn dữ dội và kéo dài cơn hấp hối đến cùng cực.
Đôi lúc những thống khổ này kéo dài đến hai ngày.
Hình phạt đóng đinh thập giá chỉ dành riêng cho nô lệ, những người nổi loạn và những tội phạm tàn ác nhất. Nó không áp dụng cho công dân Rôma.
Thập giá, có một số dạng chính như:
- Dạng chữ (X), được gọi là thập giá của Thánh An-rê (Crux Andreana) vì Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá như thế.
- Dạng thập giá La tinh (Crux immissa) có dạng chữ (t) gồm thanh dọc và thanh ngang đóng dính liền nhau, hoặc
- Dạng thập giá Tau (Crux commissa) với hình chữ (T) gồm hai thanh ngang và dọc rời nhau trước khi đóng đinh. Đức Giêsu đã bị xử tử theo dạng thập giá này.
- Loại thập giá khác có dạng chữ Thập (+) gồm hai thanh gỗ đóng vào giữa chia thành đúng bốn góc.
--------- (2) Golgotha, tiếng Do Thái gọi là “Đồi Sọ- Gulgotha” có lẽ vì hình dạng giống chiếc sọ hoặc là nơi của sự chết. Nó là một ngọn đồi thấp, nằm bên ngoài thành Giêrusalem. Đây là nơi người ta mang tội nhân đến để tử hình và đem những xác chết vô thừa nhận đến để làm mồi cho chuột bọ, chim trời rỉa thịt và phân hủy. Nó là nơi ô nhiễm và đầy uế tạp với mùi hôi thối khủng khiếp. Mặt đất lầy lội đầy bùn, với bụi bặm và máu của nạn nhân cùng với sự hư hoại của các xác chết. Nó thật sự là nơi của bóng tối và chết chóc.
-------- ***** Sơ đồ việc hành hình thập giá
- Người trong khăn liệm, phải mang trên vai một thanh ngang bằng gỗ xù xì và thô nhám, dài khoảng 1,5-1,8 m và nặng từ 34-57 kg, để đi đến pháp trường. Trong khi, cột dọc đã được chôn sẵn tại nơi hành hình. Đây là loại thập giá “Tau” thấp (Crux commissa) có chiều cao khoảng 1,8-2,0 m.
- Khi đến nơi hành hình, nạn nhân bị đạp ngã xuống đất và các lý hình sẽ kéo giãn hai tay đóng đinh vào thanh ngang, rồi dựng nạn nhân đứng dậy để kéo móc thanh ngang đó vào cột dọc.
Lý hình Rôma có thể đóng thêm miếng đế tựa mông để kéo dài sự sống của nạn nhân trong cuộc khổ hình.
Tuy nhiên, trường hợp của Đức Giêsu không có miếng đế tựa mông này, vì Ngài chết rất nhanh trong vòng 3 giờ sau khi đóng đinh.
- Một bản án kèm theo được viết tên và tội danh của nạn nhân “Giêsu Nazareth Vua dân Do Thái” với ba thứ tiếng Do Thái, La tinh và Hy Lạp. Bản án này được đóng vào phía trên đỉnh của thập giá.
Vấn đề:Vì sao Giáo hội yêu cầu người công giáo không ăn thịt các ngày thứ sáu Mùa Chay (và ngày thú tư), nhưng lại cho phép ăn cá?
1. Trước hết là câu hỏi: “Vì sao ngày thứ sáu?”
Từ xa xưa, chúng ta không còn nhớ bắt đầu từ lúc nào, các cộng đoàn công giáo xem ngày thứ sáu là ngày đặc biệt để ăn năn hối cải, trong niềm vui, họ chia sẻ với nhau các sự thương khó của Chúa Kitô, trong hy vọng một ngày được vinh quang với Ngài.
Điều này là trọng tâm việc kiêng thịt ngày thứ sáu và truyền thống này được Giáo hội công giáo gìn giữ.
Vì người ta nghĩ: Chúa Kitô chịu đau khổ và chết trên thập giá vào một ngày thứ sáu, nên ngay từ đầu, các tín hữu kitô đã kết hiệp đau khổ của họ vào đau khổ của Chúa Giêsu vào ngày này.
Vì thế, dẫn đến việc Giáo hội công nhận ngày thứ sáu như “ngày thứ sáu thánh”.
Trong ngày này, giáo dân nhớ lại sự thương khó của Chúa Kitô và có một hình thức ăn năn đặc biệt.
Từ lâu trong lịch sử Giáo hội, thịt là thức ăn đặc biệt trong những ngày lễ hội và ăn mừng. Phần lớn các nền văn hóa xưa, thịt được xem là thức ăn ngon, người ta chỉ “giết bê béo” khi có dịp ăn mừng.
Vì ngày thứ sáu được xem là ngày ăn năn hối cải, nên “mừng” cái chết của Chúa Kitô được xem là không phù hợp.
*****
2. Nhưng vì sao cá lại không được xem là thịt?
Vì không được ăn thịt của các “động vật trên mặt đất”. Các luật lệ kiêng thịt này, xem là thịt động vật là gà, bò, heo, cừu…, những động vật nuôi trên mặt đất. Các động vật gia cầm cũng xem là thịt.
Còn cá thuộc một loại động vật khác. Như thế được phép ăn cá (nước mặn cũng như nước ngọt), tôm cua, ếch nhái, loài bò sát (động vật máu lạnh).
Tiếng la-tinh chữ “thịt” mà chúng ta có thể ăn vào ngày thứ sáu là chữ carnis, có nghĩa là “thịt động vật” và cá không ở trong định nghĩa này.
Thêm nữa, ngày xưa trong văn hóa la-tinh, người ta không xem cá là thức ăn dùng trong các “bữa tiệc”, cá bị xem là một thức ăn buộc phải ăn.
*****
Với văn hóa bây giờ, các chuyện này đã khác, thịt nhiều lúc lại không đắt bằng cá và người ta cũng không còn nghĩ thịt là thức ăn của các buổi tiệc.
Chính vì vậy, bây giờ nhiều người đặt vấn đề các luật lệ này có còn thích đáng nữa hay không, nhất là những người thích ăn cá, họ không xem việc này như một hình thức ăn năn, ăn chay, hãm mình.
Nhưng mục đích của Giáo hội là khuyến khích giáo dân làm một vài việc hy sinh từ tâm hồn, để kết hiệp đau khổ của mình, với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá.
Kiêng thịt là hình thức ăn năn cổ điển nhất, nhưng đừng bao giờ quên mục đích của việc điều chỉnh thức ăn này. Chẳng hạn, “không nên” ăn tôm hùm….. trong các ngày thứ sáu Mùa Chay. Ý tưởng làm một việc hy sinh giúp chúng ta đến gần với Chúa, mà vì tình yêu Chúa đã làm một hy sinh cao cả nhất cho chúng ta.
Nguồn: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch.
---------------------------------
Những sách cha Mễn đã in (65 cuốn): như lương thực tinh thần hổ trợ bà con qua lại thời Covid từ khi nhà thờ không có thánh lễ, không có giảng dạy, không có các lớp Giáo Lý và không có các sinh hoạt đoàn thể.... https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html
*** Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ, hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. (Chỉ khoảng 24 tờ A4).
*** Bạn cũng có thể đọc trực tiếp các bài này, trên Điện Thoại cảm ứng, khi bạn dùng ngón tay chạm vào đường link trên: https://...
*** Và bạn cũng có thể chép đường link trên: https://... gởi qua Zalo, làm quà tặng cho các bạn bè, nhiều người được đọc, sẽ có nhiều lợi ích.
---------------------------------
I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
4. Chuyện gà mái ấp trứng đại bàng – Sách 4
5. Chuyện “Số Con Rệp” – Sách 5
6. Thiên Chúa là Đấng hay quên – Sách 6
7. Chuyện một người con chọn mẹ để sinh ra – Sách 7
8. Family, một định nghĩa hay về gia đình – Sách 8
II. – Chuyện đời chuyện đạo: (15 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
6. Phút thánh hoá gia đình đầu năm mới - Sách 6
7. Năm Mão nói chuyện con mèo - Sách 7
8. Một kiểu sống lại không vui - Sách 8
9. Chuyện con gà trống - Sách 9
10. Kinh cầu các thánh chẳng hề được phong - Sách 10
11. Làm phúc giúp các linh hồn nơi Luyện Ngục - Sách 11
12. Các linh hồn nơi Luyện Ngục sẽ không quên sự giúp đỡ của chúng ta - Sách 12 13. Tình Mẫu Tử trong dịp Lễ Giáng Sinh - Sách 13
14. Năm Thìn, nói chuyện con rồng - Sách 14 15. Nhật ký của một linh hồn sau khi chết - Sách 15
III. - Chuyện kể cho các gia đình: (28 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15
16. Kinh nghiệm của những người trở về “Từ Cõi Chết” nói với ta - Sách 16
17. Quyển nhật ký của mẹ - Sách 17
18. Phép lạ từ việc sùng kính Đức Mẹ - Sách 18
19. Ngày của bố - Sách 19
20. Chuyện 2 cha con hoang đàng - Sách 20
21. Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Sách 21
22. Chuyện Quỷ Ám là có thật - Sách 22
23. Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Sách 23
24. Thảm họa: Một Thiên Đường không có Thiên Chúa – Sách 24
25. Nếu Thiên Chúa không có, thì tại sao lại chống Ngài ? – Sách 25
26. Ông già Noel không mặc đồ đỏ – Sách 26
27. Tình yêu có sức mạnh biến đổi – Sách 27 28. Chuyện một mối tình thật đẹp – Sách 28
IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8
V. – Kho sách quý: (6 cuốn) https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3
4. Sách tháng các linh hồn – Sách 4
5 300 Chuyện ngắn giúp minh họa lời Chúa (Phần I) – Sách 5
6 300 Chuyện ngắn giúp minh họa lời Chúa (Phần II)– Sách 6