*** Đọc các bài của Lm. Mễn: 1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71; 2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn 3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com 5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165
**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)
**** Lạy Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.
Có một vị ẩn sĩ kia đã từ lâu sống kham khổ trong sa-mạc, Ông vốn là người có nhân đức, rất hiền lành, nhưng lại có cái chứng bệnh hay quên. Vị ẩn sĩ đó mới tìm đến một vị đạo sĩ khôn ngoan hơn, để bàn hỏi về cái chứng bệnh nan y của mình.
Sau khi nghe những lời khuyên bảo khôn ngoan, vị ẩn sĩ sung sướng ra về. Nhưng khi về đến nhà, thì lại quên hết tất cả những lời khôn ngoan của vị đạo sĩ đã hướng dẫn.
Hôm sau, vị ẩn sĩ lại tìm đến nhà đạo sĩ để nghe lại những lời khôn ngoan ấy.
Trên đường về, vị ẩn sĩ lại quên hết mọi sự.
Ngày này qua ngày khác, ông ta nghe, rồi lại quên.
Nản lòng, thất vọng, ông quyết định không đến tìm nhà đạo sĩ nữa.
*****
Một thời gian sau, tình cờ, vị ẩn sĩ gặp lại nhà đạo sĩ. Nhà đạo sĩ ân cần hỏi thăm cho biết: ông đã tiến tới đâu rồi ?
Vị ẩn sĩ khiêm tốn thú nhận: Thưa thầy, con lại quên mất tất cả những lời thầy khuyên dạy. Con biết đã quấy rầy thầy quá nhiều rồi, cho nên con không dám làm phiền thầy hơn nữa.
Nhà đạo sĩ mới dạy như thế này: Con hãy đi thắp đèn lên đi. Vị ẩn sĩ đi thắp đèn. Rồi nhà đạo sĩ lại nói: Con hãy đem những đèn khác đến đây, rồi mồi lên từ ngọn đèn vừa mới thắp kia.
Vị ẩn sĩ làm như lời nhà đạo sĩ khôn ngoan dạy.
Nhà đạo sĩ hỏi: Theo thiển ý của con, ngọn đèn đầu tiên kia, có bị hụt mất đi ánh sáng của nó chăng, vì nó đã thắp sáng cho những cái đèn khác. Vị ẩn sĩ trả lời: Thưa thầy không.
Rồi nhà đạo sĩ ôn tồn kết luận: Cũng vậy, đối với thầy đây, không những chỉ mình con mà thôi, nhưng nếu tất cả dân làng này đến với thầy, xin bất cứ điều gì, thầy sẽ không phải mất mát thiệt thòi gì cả. Vậy, bất cứ khi nào con cần đến thầy, hãy đến, đừng ái ngại chi hết.
*****
Yêu thương, không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính mình. Yêu thương, là tận hiến. Yêu thương, là quên mình, để phục vụ người khác.
Nhưng làm sao chúng ta có thể cho đi chính mình, hay là có thể hiến thân để phục vụ, nếu chúng ta vẫn còn nô lệ của sự vật và nô lệ người khác, hay nô lệ chính bản thân, và nô lệ tính ích kỷ của ta.
Nếu chúng ta chỉ tìm kiếm những gì đem lại tiện nghi, để dễ dãi cho bản thân. Nếu chúng ta chỉ bận tâm tránh né những gì phiền toái đến chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể nói được là chúng ta biết cho đi, là biết hiến thân một cách chân thành.
Tình thương đích thực không làm cho chúng ta trở nên nghèo nàn, hoặc bị thiếu hụt mất mát đi, nhưng ngược lại, nó càng làm cho chúng ta thêm phong phú và được tự do thực sự. Nếu chúng ta chỉ cho đi, rồi mong nhận lại, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì hết và sẽ cảm thấy cay đắng, sẽ cảm thấy bất mãn trước những vô ơn bạc bẽo của kẻ này người nọ.
Nhưng, nếu chúng ta thành thực cho đi, mà không mong được đền đáp, chúng ta sẽ nhận được tất cả và cảm thấy bình an vui sướng khi không nhận được gì hết.
*****
Lạy Chúa, Chúa không bao giờ chịu thua những người biết quảng đại yêu thương, những người biết cho đi một cách vô gì lợi.
Tuy, con chỉ biết hiến dâng cho Chúa một mình con, với tất cả sự nhỏ bé, với tất cả sự nghèo nàn, với tất cả sự vô nghĩa của con. Nhưng Chúa sẽ trao trả lại cho con tất cả sự vô tận của Chúa.
Xin cho con được nhận chìm, và tan biến trong Biển Cả của tình thương bao la của Chúa. Amen. -----------------
Vua Lu-y là người rất mực đạo đức thánh thiện, có tước hiệu là người Công Chính.
Khi ngài đang bao vây La Rochelle, là nơi quân lạc giáo có pháo đài rất kiên cố, đã viết thơ về cho Hoàng Thái Hậu, xin bà tổ chức những buổi cầu nguyện chung, để xin Đức mẹ ban ơn thắng trận.
Hoàng Thái Hậu quyết định tổ chức lần hạt chung trong nhà thờ thánh Đa-minh tại Paris. Và được Đức Tổng giám mục Paris tích cực hưởng ứng. Tham gia những buổi đọc kinh chung này, có Hoàng Thái Hậu, có bá tước Orléans và toàn thể triều đình. Cũng có đức hồng y De Berule và các thành phần dân Chúa tham dự. Kết thúc buổi lần hạt chung là việc rước kiệu Đức Mẹ và hát kinh cầu Đức Bà. Việc sùng kính này được duy trì với lòng sốt sắng lạ lùng vào các ngày thứ bảy. Kết quả là Ân Phúc vô lường được Trời Cao ban xuống.
******
Trong ngày lễ Các Thánh năm ấy, nhà vua chiến thắng quân Anh ở đảo Ré, và khải hoàn tiến vào La Rochelle.
Nơi đâu có hai ba người họp nhau nhân Danh Thầy mà cầu nguyện, thì có Thầy ở giữa họ.
Đó là lý do tại sao các tín hữu tiên khởi họp nhau để cầu nguyện chung, bất chấp những sự bách hại của hoàng đế Roma. Dù những cuộc nhóm họp đó bị cấm chỉ, nhưng họ đã thà chịu chết hơn là bỏ họp nhau để cầu nguyện chung, vì ở đó, có Chúa hiện diện.
Lại nữa, khi cầu nguyện chung lời kinh của mỗi người thuộc về mọi người: Người cầu nguyện sốt sắng sẽ bổ khuyết cho kẻ lo ra. Người thánh thiện sẽ nâng đỡ kẻ khô khan. Người mạnh mẽ sẽ bổ sức cho kẻ yếu đuối. Do đó, việc đọc kinh chung, việc lần chuỗi chung, sẽ có giá trị trước mặt Chúa, nhiều hơn việc đọc kinh riêng, việc lần chuỗi riêng.
*****
Sau những lần Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, và ở Fatima, việc đọc Kinh Mân Côi chung càng được khuyến khích.
Đài phát thanh Vatican truyền thanh Kinh Mân Côi mỗi ngày để cho các tín hữu trên toàn thế giới cũng đọc chung Kinh Mân Côi, để ca ngợi, để tôn vinh, để cầu xin với Mẹ, Đấng Cứu Thế.
Đức thánh cha Gioan-Phaolô đệ nhị đã muốn chủ sự buổi đọc kinh chung vào mỗi thứ bảy đầu tháng, để cầu nguyện chung với mọi người, cho toàn thế giới.
Hợp quần gây sức mạnh. Một cây đũa dễ dàng bị bẻ gãy, nhưng một bó đũa thì không ai bẻ nổi. Một tín hữu cầu nguyện riêng, dễ dàng bị ma quỷ cám dỗ, nhưng một cộng đoàn họp nhau cầu nguyện, thì ma quỷ khó làm gì được. Các kẻ xấu thưòng cấu kết với nhau để làm điều ác. Các thần xấu thường liên kết với nhau để cướp mất linh hồn người ta, thì tại sao người Kitô Hữu lại không liên kết với nhau trong việc cầu nguyện chung, để nên mạnh mẽ, để có Chúa ở cùng, để vô hiệu hoá những chước cám dỗ của ma quỷ, để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa, và để kéo ơn Chúa đổ xuống trên cuộc sống chúng ta.
Lạy nữ vương rất thánh Mân Côi, dù con sống ở thành thị hay thôn quê, gần nhà thờ lớn hay nguyện đường nhỏ, hay ở xa nhà thờ, mỗi khi chiều buông, xin Mẹ nhắc nhở con đến với Mẹ trong chuỗi Kinh Mân Côi, để dâng lên Mẹ những tâm tình sốt mến. Xin Mẹ hãy giúp cho gia đình con luôn biết quây quần bên nhau trước bàn thờ Mẹ mỗi tối trước khi ngủ, cùng nhau đọc và suy niệm mầu nhiệm Mân Côi. Con tin chắc lúc ấy, sẽ là giây phút hạnh phúc nhất trong ngày của gia đình con. Dưới ánh mắt nhân từ và yêu thương của Mẹ, chúng con sẽ quên đi bao nỗi truân chuyên vất vả, sẽ tha thứ bỏ qua cho nhau những xúc phạm lỗi lầm, sẽ đủ sức mạnh chống trả lại ba thù và nhất là, được Mẹ thương yêu ban muôn ngàn ơn Phước Lộc. Amen. -------------------- Mời nghe: https://www.youtube.com/watch?v=WPSEam5Mb-A
Có một người rất giàu có, nhà ở bên cạnh đường xe lửa, mỗi ngày đều có xe lửa chạy ngang qua nhà ông. Cứ mỗi lần như thế, con chó bẹc-giê to lớn oai phong của ông liền sủa ầm lên và chạy đuổi theo chiếc xe lửa, cho tới ba bốn cây số, rồi nó mới há hốc, thè lưỡi chạy trở về nhà.
Ngày nọ, bà vợ hỏi ông chồng:
- Con chó của chúng ta chạy đâu rồi ?
Ông lắc đầu trả lời:
- Đuổi theo chiếc xe lửa rồi, nhưng có bao giờ nó đuổi kịp đâu.
Bà đôi co với ông, giả sử nó đuổi theo kịp thì sao?
Ông đáp lại:
- Nếu nó đuổi theo kịp thì cũng chẳng làm gì, chỉ tổ nhọc xác mà thôi.
*****
Những kẻ suốt đời bôn ba tìm kiếm danh vọng, tìm kiếm giàu sang, tìm kiếm trường thọ, có bao giờ thỏa mãn được đâu. Cũng giống như con mèo đuổi theo cái đuôi của mình.
Những kẻ tự phụ, những kẻ ngông cuồng, kiêu căng, tự mãn, không bao giờ đạt được tham vọng của họ. Thật không khác gì cái bong bóng xà phòng, chỉ nhấp nháy dưới ánh mặt trời, để rồi lại tan vỡ, và rơi vào bụi đất. Cuộc sống con người, không thể nào cứ nối tiếp nhau như cái bong bóng xà phòng.
Những người đặt nền tảng hạnh phúc của mình trên vinh dự hào nhoáng và tiếng hoan hô của người đời, là những người bất hạnh hơn bất cứ ai hết. Trong chốc lát, những tràng pháo tay, những tiếng hoan hô nhiệt liệt im bặt, mọi cảm xúc đều bị gió thổi đi mất hút, và sẽ phải trở về với cái trống rỗng của tâm hồn, tức là cái bóng đen của cuộc đời họ.
Người trưởng thành và khôn ngoan thật, là người biết nhìn nhận ánh sáng và bóng tối của đời mình, biết chấp nhận thành công cũng như thất bại, và chấp nhận những hạn hẹp của bản thân, biết tận dụng mọi vốn liếng, mọi cái mới, cái cũ, để trở thành chính mình, mà không cần phải bắt chước ai, không cần phải chạy theo ai, hoặc không cần trở nên hoàn toàn giống ai cả.
Thiên Chúa tạo dựng mỗi người độc nhất vô nhị. Tại sao bạn phải sợ những xét đoán của người khác? Tại sao phải khó chịu trước những sự hạn hẹp của người khác? Và tại sao lại phải cắm đầu lo sợ chạy trốn, nếu bạn biết chấp nhận bản thân bạn, nếu bạn biết chấp nhận những đức tính của người khác, họ sẽ chấp nhận bạn.
Trái lại, người ta sẽ chê cười bạn, nếu bạn tìm cách lừa dối họ và muốn họ thấy con người không thật của bạn.
Chúng ta đều biết rằng, một bức tranh chỉ đẹp, với màu sắc, ánh sáng và bóng tối của nó, như là họa sĩ đã muốn vẻ nó. Triết gia Pascal đã nói: “Con người không phải là thiên thần, cũng không phải là thú vật, thế nhưng, ai muốn làm Thiên Thần thì người đó sẽ trở thành thú vật.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn tạo dựng mỗi người chúng con như một tác phẩm tuyệt vời, như một bức tranh tuyệt đẹp, gồm ánh sáng và bóng tối. Chúa không ghét bỏ bóng tối trong con. Nhưng Chúa cho phép bóng tối đó hiện diện trong đời sống của con, để con có cơ hội tự do đóng góp, để khử trừ bóng tối, và để cho ánh sáng tình thương của Chúa được hoàn tất, được rạng ngời trong đời sống con hơn nữa.
Cuộc sống dù có vất và, dù có khổ lụy đến đâu đi chăng nữa, thì cũng là ân huệ Chúa ban.
Xin cho con biết đón nhận trong tinh thần tình yêu phó thác, để rồi cùng với Chúa, con sẽ hoàn thành tác phẩm tuyệt đẹp, mà Chúa muốn tạo dựng nên con. Amen. -------------------
Vào năm 1900 mẹ Caprini cập bến tàu ở Mỹ. Mẹ đã bỏ quê hương Ý Đại Lợi để phục vụ những người Ý di dân nơi đó. Mẹ không có tiền nong gì cả. Một bá tước phu nhân nghe biết, đã đến và đã giúp đỡ mẹ. Bà đã biếu cho mẹ một căn nhà lớn để làm tu viện và làm nhà nuôi trẻ mồ côi. Mẹ còn được nhiều người khác nữa giúp đỡ, tùy theo khả năng của họ.
Mẹ đã có đến yết kiến Đức Tổng Giám Mục ở Nữu Ước và đã trình bày sự việc. Ngài đã đặt vấn đề với mẹ như sau: Mẹ tưởng là số tiền bá tước phu nhân dâng hiến sẽ tồn tại mãi hay sao ? Giả sử như có được một năm đi chăng nữa, rồi thì sau đó, mẹ sẽ lấy tiền ở đâu ra, mà chi phí cho một cái chương trình lớn và lâu dài như vậy.
Trong khi mẹ còn đang bối rối, cố nặng óc tìm câu trả lời, thì bá tước phu nhân đang đứng bên cạnh, liền lên tiếng:
- Kính thưa Đức Tổng, khi dạy cầu nguyện. Chúa Giêsu đã không dạy chúng ta: là xin lương thực cho một năm, mà chỉ dạy chúng ta xin lương thực hàng ngày.
Đức tin mạnh mẽ đã giúp cho mẹ thành công trong việc xin phép Đức Tổng Giám Mục, và Đức Tổng Giám Mục đã chúc lành và đã hỗ trợ chương trình giúp đỡ những người nghèo của mẹ Caprini.
*****
“Họ chẳng cần phải đi đâu cả, các con hãy cho họ ăn đi” (Marcô 6,37).
Chúa Giêsu đã dùng năm chiếc bánh và hai con cá để làm phép lạ nhân bánh ra nhiều cho 5.000 người đàn ông ăn no nê, không kể đàn bà trẻ con.
Đối với những người theo Chúa, chấp nhận vất vả, chấp nhận cực khổ, có khi phải chấp nhận đói khát, nhưng Thiên Chúa luôn quan phòng, luôn nuôi dưỡng, luôn an bài mọi sự thật tốt đẹp cho những con cái của Người. Chúa vẫn hằng thương yêu, Chúa vẫn hằng chăm sóc những ai biết bỏ mọi sự mà theo Chúa.
Nói như thế, không phải để chúng ta ỷ lại, để chúng ta lười biếng, nhưng là để chúng ta đánh giá đúng mức những giá trị nơi trần thế. Chúng ta phải khôn ngoan để phân biệt đâu là tạm bợ, đâu là kho tàng vĩnh viễn. Chúng ta cần biết sống hết mình, nghĩa là tận dụng hết mọi tài năng của mình, để làm sáng danh Chúa, biết lắng nghe lời Chúa và tuân giữ những điều Chúa dạy.
Lạy Chúa, Chúa thật khôn ngoan vô cùng. Chúa dạy con tin tưởng, phó thác. Nhưng Chúa cũng dạy chúng con phải lo tích trữ những của cải đời sau.
Chúa dạy cho con chớ lo cho ngày mai. Nhưng Chúa cũng dạy cho chúng con biết phân biệt: cái phù du để biết lo tích trữ kho tàng vĩnh cữu.
Xin cho con luôn trung thành bước theo Chúa, cho dù gặp những gian nan thử thách, vì “Chúa chăn nuôi con, con chẳng thiếu thốn chi”. Amen. ----------------------
Có một lần, Chúa Giêsu hiện ra với Cha Giovani, và đã tỏ ra cho cha biết là Chúa rất quý mến, rất yêu thương giáo xứ của cha, bởi vì, giáo xứ của cha có rất nhiều người làm đẹp lòng Chúa.
Trong hân hoan vui mừng phấn khởi, Cha Giovani đã vội vàng hỏi Chúa:
- Lạy Chúa, có phải là họ đã làm đẹp lòng Chúa, do những lời họ tung hô, ca ngợi, chúc tụng Chúa chăng ?
Chúa lắc đầu: Không phải.
Cha Giovani vàng hỏi tiếp: Lạy Chúa, có phải họ làm đẹp lòng Chúa, là do những lời họ cảm tạ, những lời họ tri ân, những lời họ biết ơn Chúa không ?
Chúa lắc đầu trả lời: Không phải.
Không chịu thua, Cha Giovani vội hỏi tiếp:
- Lạy Chúa, có phải họ làm đẹp lòng Chúa, là vì họ cảm thấy họ nghèo nàn, họ túng thiếu, đủ thứ mọi chuyện, cho nên họ đã kêu cầu, cho nên họ đã van xin Chúa, đủ điều, đủ cách, để mong được Chúa thương, để mong được Chúa thi ân, để mong được Chúa giáng phúc không ?
Chúa lắc đầu. Con đoán sai hết. Nếu con muốn biết thì cha cho con biết, là giáo xứ của con, có nhiều người và rất nhiều người, đã làm đẹp lòng Chúa, làm cho Chúa được vui sướng, là do những lời kinh nguyện của họ, họ thường lặp đi lặp lại lời này:
- Lạy Chúa xin thương xót con, vì con là kẻ có tội.
- Lạy Chúa xin thương xót con, xin Chúa tha tội cho con.
Thiên Chúa không chờ nơi con người điều gì khác, hơn là tấm lòng khiêm tốn, ăn năn, thống hối, trở về, với Ngài.
*****
Trong cuộc đời rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu thể hiện tình thương của Chúa Cha đối với con người, qua việc tha thứ tội lỗi cho họ. Ngài đã mạc khải cho họ biết Thiên Chúa Cha vui mừng biết chừng nào, khi gặp người tội lỗi khiêm tốn, xin người tha thứ.
Ngài đã bày tỏ niềm vui mừng khôn tả ấy qua các dụ ngôn:
- con chiên lạc
- người đàn bà tìm được đồng tiền đánh mất, và
- người cha nhân hậu
Thử hỏi: Còn gì phấn khởi hơn khi biết rằng: Thiên Chúa Cha luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta và còn tha thứ mãi mãi.
Thánh phaolô đã cảm nghiệm được tình thương tha thứ của Thiên Chúa và ngài đã tâm sự như sau:
3 “Tất cả chúng tôi xưa kia, cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác. 4 Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, 5 cho nên, dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng, mà anh em được cứu độ! ”. (Epheso 2,3-6)
*****
Mỗi người chúng ta là một tác phẩm của Thiên Chúa, nhờ tình thương và nhờ ân sủng của ngài, chúng ta mới đáng được như mình đang có. Nên hãy sống làm sao để cho ân sủng của Thiên Chúa không trở nên vô ích trong cuộc đời của chúng ta
Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn nhận thân phận yếu hèn của con. Và xin cho chúng con biết cần đến sự tha thứ của Chúa. Xin cho cuộc đời của con trở thành bài ca tôn vinh tình thương của Chúa, vì Chúa đã thực hiện nơi con những điều lạ lùng, đã tha thứ tội lỗi cho con, và đã nâng con lên làm con cái Thiên Chúa.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 12) ----------------------------
Người ta thường nói: Những trẻ em tàn tật suốt đời, thường khôn ngoan và trưởng thành trước tuổi, đó là trường hợp của một thiếu niên người Mỹ tên là Benny Eggreno, năm nay vừa lên 16 tuổi.
Năm ngoái, các tiến sĩ xã hội và 5 cảnh sát viên, cùng với 2 xe cứu thương, ập vào nhà em ở tiểu bang Florida, để cưỡng bách em phải vào bệnh viện, để chữa trị.
Tại nhà thương, em đã từ chối, không cho khám nghiệm, không cho thử máu, cũng như không dùng bất cứ thứ thuốc nào. Sau 4 ngày, tòa đã ra lệnh để Benny Eggreno được tự do về nhà.
Sinh ra với một lá gan không bình thường. Năm lên 8 tuổi Benny đã được ghép gan lần đầu tiên. Trong 5 năm liền, cậu bé phải nhờ đến thuốc, để cho cơ thể tiếp nhận một bộ phận khác không phải của mình. Nhưng, khi thuốc không còn hiệu nghiệm nữa, các bác sĩ tại một bệnh viện nhi đồng Ban Sylvania đã tiến hành một cuộc ghép gan khác. Cuộc giải phẫu này đã giúp cho Benny sống thêm được một vài năm nữa. Nhưng, những hậu quả phụ của việc ghép gan và thuốc, đã khiến cho sức khỏe của em ngày càng tồi tệ hơn: Em rất ham đọc sách, nhưng không thể nào đọc được 5 phút liền. Tay chân của em lúc nào cũng nhức mỏi, khiến cho em không thể chơi đùa với chúng bạn được. Sau khi suy nghĩ suốt cả mùa hè, cuối cùng, em đã quyết định không dùng thuốc nữa. Các bác sĩ và gia đình, muốn kéo dài cuộc sống của em thêm một vài năm nữa. Nhưng Benny biết mình rõ hơn bất cứ ai.
Từ ngày thôi dùng thuốc và chấp nhận số phận của mình, Benny đã phát biểu như sau:
“Đây là những ngày tháng đẹp nhất của đời tôi”.
*****
Bất cứ lúc nào trong cuộc sống, ai cho chúng ta cũng có thể tuyên bố như cậu bé Benny Eggreno: Đây là những tháng ngày đẹp nhất của đời tôi.
Thật vậy, khi đã chấp nhận chính mình và bằng lòng với cuộc sống, thì lúc đó, con người cảm thấy hạnh phúc.
Quả thật, sự bất mãn, chỉ mang lại cho con người khổ tâm mà thôi. Biết chấp nhận bản thân, biết hài lòng với chính mình, không chỉ là một nghệ thuật sống, mà còn là một đòi hỏi của đức tin.
Đức tin, trước tiên là một cái nhìn về bản thân. Người có đức tin sẽ nhìn vào bản thân, như một công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Còn hồng ân nào cao cả hơn là sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Mỗi một cuộc sống là một giá trị độc nhất vô nhị.
- Thiên Chúa đã không tạo dựng con người như một con số, nhưng như một ngôi vị.
- Mỗi người có một giá trị cá biệt trong trái tim của Chúa.
- Mỗi người có một chỗ đứng ưu việt, không ai có thể thay thế được trong tình yêu quan phòng của Chúa.
- Mỗi một biến cố trong cuộc đời, đều có một giá trị riêng.
Nhìn vào bản thân với cái nhìn đức tin ấy, hẳn chúng ta sẽ thấy được an ủi hơn, hẳn chúng ta sẽ thấy được hạnh phúc hơn.
- Thiên Chúa, có lẽ không ban cho con người những tài năng giống nhau.
- Thiên Chúa cũng không ban cho con người những cơ may giống nhau.
- Thiên Chúa cũng không ban cho con người những của cải bằng nhau.
Nhưng mỗi người, ai cũng đều hãnh diện, vì mình có một giá trị riêng, mà người khác không có.
Tôi có thể trải qua đau khổ, mà người khác không thể cảm nghiệm được. Nhưng cũng từ cái khổ đau ấy, Thiên Chúa đã ban cho tôi một ân huệ, mà người khác không thể nào có được.
Thiên Chúa Quan Phòng yêu thương mỗi người bằng một tình yêu cá biệt. Tình yêu ấy vượt lên trên mọi tính toán đo lường của mỗi người. Mỗi một niềm đau, mỗi một nỗi khổ, luôn có một cơ may để Thiên Chúa ban tặng Hồng ân. Đó phải là niềm xác tín của chúng ta, khi đứng trước những thất bại đau thương, khi đứng trước bao khổ lụy trong cuộc sống.
Lạy Chúa, xin đừng để chúng con thất vọng, khi đứng trước những khổ đau thử thách. Xin giúp chúng con nhận ra: Giữa những tâm tối, vẫn còn có ánh sáng. Giữa những đau buồn chóng qua, luôn có niềm vui đích thực. Và nhất là, giữa những thăng trầm biến đổi, luôn có những hồng ân và sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa. Amen.
Có một đoàn người vác thập giá của mình bước đi một cách cực nhọc dưới sức nặng của cây thánh giá đè trên ai.
Có một người vác một cây thập giá khá dài, khá nặng, anh ta cảm thấy không thể chịu đựng được nữa, nên quyết định cưa bớt đi một đoạn.
Sau cuộc hành trình gian truân, đoàn người đó đã đến trước một vực thẳm.
Tại nơi đây, không có một chiếc cầu nào để sang qua bờ bên kia, là nơi sẽ được sống hạnh phúc bên Thiên Chúa, là nơi sẽ được hưởng niềm vui muôn đời.
Sau một lúc do dự, không ai bảo ai, mỗi người đều đặt cây thập giá của mình bắt ngang qua vực thẳm. Và lạ lùng thay, các thập giá dài ngắn không giống nhau, nhưng khi vừa bắt ngang qua vực thẳm, thì nó lại vừa khít với chiều ngang của vực thẳm.
Chỉ riêng có cây thập giá bị cưa bớt cho nó đỡ nặng thì nó lại bị thiếu hụt. Người vác nó bèn phải đứng lại bờ bên nay, với niềm đau đớn tuyệt vọng.
Ai trong chúng ta mà lại không một lần gặp đau khổ ?. Ai trong chúng ta lại không một lần gặp thất vọng trong cuộc sống?
Được tạo dựng để sống hạnh phúc, nhưng đau khổ đã trở thành người bạn của cuộc sống.
Điều đau khổ hơn nữa, là chúng ta không thể hiểu được nguồn gốc của đau khổ từ đâu ?
Đức Kitô đã đến trong thế gian, Ngài đã sống như một con người đau khổ.
Thánh Phêrô trong thư thứ nhất, Ngài viết như sau:
“Đức Giêsu Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một mẫu gương cho anh em dõi bước theo Ngài” (I Phêrô 2,21).
Khi chết treo trên thập giá, Ngài đã biến thập giá thành chiếc cầu, nối giữa sự chết và sự sống. Qua cái chết của Ngài ánh sáng đã chiếu dọi vào từng nỗi khổ đau của con người.
Trong thư gởi cho giáo dân Do Thái, thánh Phaolô cũng viết:
“Vì bản thân Chúa Giêsu đã trãi qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Do Thái 2,18).
Từ nay, thập giá không còn là một chướng ngại trong cuộc sống, nhưng là con đường dẫn đến sự sống đích thực.
Lạy Chúa, con biết rằng Chúa không bao giờ gởi đến cho con một thập giá nặng hơn sức con có thể vác. Cũng không bao giờ Chúa gởi đến cho con một cây thập giá dài hơn đôi vai của con. Thế nhưng, đã không biết bao nhiêu lần rồi, con tìm mọi cách để ném cây thập giá đó đi. Con tìm cách để cắt cây thập giá đó cho nó ngắn hơn, cho nó nhẹ hơn.
Xin Chúa ban thêm sức mạnh để cho con luôn vui vẻ tiến bước theo Chúa với cây thập giá mà con đang vác. Amen.
Năm 1898 tại vịnh Manila xảy ra một cuộc Hải Chiến khốc liệt.
Giữa lúc giao tranh đầy cam go, thì một chàng thủy thủ đánh rơi chiếc áo của mình xuống biển. Anh vội vàng chạy đến xin vị sĩ quan chỉ huy cho nhảy xuống biển để vớt áo lên. Nhưng anh đã bị từ chối. Lập tức, anh cho chiếc tàu quay trở lại và từ trên boong tàu anh phóng xuống biển, làm sao lấy lại cho được chiếc áo.
Khi cuộc chiến kết thúc, chàng trai bị truy tố. Tòa án quân sự đã kết tội chàng một cách thật nặng nề, đó là “khổ sai chung thân”. Bởi vì, anh dám đào ngủ, anh dám rời bỏ phòng tuyến, trong lúc chiến trận đang hồi khốc liệt.
Trước khi đẩy chàng vào ngục tối, vị chánh án hỏi: Bị can có muốn biện hộ, hay muốn nói thêm điều gì nữa chăng?
Lúc bấy giờ, chàng thủy thủ mới rút ra trong túi áo một vật nhỏ và nói:
“Đây là tấm ảnh của mẹ tôi. Không một sự gì trên trần thế này, có thể làm tôi xa cách”.
Lời biện bạch đơn sơ ấy làm viên chánh án đứng dậy, dõng dạt tuyên bố:
“Kính thưa quý vị, đây mới thật là người lính can đảm. Đây mới là một vị anh hùng. Bởi vì, khi người ta dám liều mạng sống của mình, để bảo vệ tấm hình của người mẹ, thì người ta cũng có đủ can đảm, để chiến đấu, để bảo vệ Quê Hương. Vì thế, tòa tuyên bố tha bổng cho anh. Kể từ giây phút này, anh được tự do”.
*****
Trong văn chương, trong âm nhạc, trong hội họa, trong điêu khắc, sẽ không bao giờ múc cạn hết đề tài về người mẹ.
Từ trong đáy thẳm sâu của lòng người, ai cũng luôn cất giữ những hình ảnh thân thương trìu mến, những tình cảm âu yếm đậm đà của người mẹ.
Trong cuộc sống Đức tin, người kitô hữu cũng được mời gọi nuôi dưỡng trong tâm tư những tình cảm sâu đậm như thế đối với mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu và cũng là mẹ của tất cả những môn đệ của người.
Dưới chân thập giá, trước khi gục đầu tắt thở, Chúa Giêsu đã trối mẹ cha Gioan và trao Gioan lại mẹ: “Đây là mẹ con. Đây là con mẹ”. Và Kinh thánh nói: “Ngay từ lúc ấy, Gioan đem mẹ về nhà mình”.
Gioan đại diện nhận mẹ Maria làm mẹ loài người, để yêu mến, để phụng dưỡng.
Nhân loại mới được Chúa tái sinh trong máu của Người, chính là giáo hội. Từ nay, được nuôi dưỡng bằng tình yêu của một bà mẹ. Mẹ là cộng sự viên quảng đại của Thiên Chúa. Mẹ là tôi tới khiêm nhu của Thiên Chúa. Nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, nhờ đức cậy, nhờ đức mến, nhờ sự đau khổ Mẹ đã chịu, Mẹ đã hợp tác với công cuộc của Đấng Cứu Thế.
Vì thế, trên bình diện ân sủng, Mẹ thật là mẹ của chúng ta. Mẹ là của Gia Bảo mà Thiên Chúa để lại cho chúng ta, là ánh sáng soi lòng, là lửa hồng sưởi ấm, là tình thương ấp ủ chúng ta.
Mẹ là mẹ của nhân loại, nhưng cũng là mẹ riêng của mỗi người chúng ta.
Đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị đã nói: “Khi ban Đức Mẹ làm mẹ của thánh Gioan trong chiều hướng cá nhân, thì Chúa Giêsu muốn bày tỏ ý chí đặt Mẹ, không những là mẹ của toàn thể môn đệ, mà còn là mẹ của từng cá nhân một, như họ chính họ là con duy nhất, để thay thế Con của Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ thật là mẹ của chúng con. Xin Mẹ luôn ở bên cạnh, để giúp chúng con khỏi vấp ngã. Nhưng nếu chúng con có vấp ngã, thì xin Mẹ cũng hãy nâng đỡ chúng con dậy, trong vòng tay từ mẫu của Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con luôn tiếp tục thưa xin vâng với Chúa và bước đi theo Chúa Giêsu, con yêu dấu của Mẹ, là Anh Cả của chúng con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 18) ---------------
Cô Admietca một người mẫu nổi tiếng của Hoà-Lan, vừa được 24 tuổi. Cô đã giữ được một chỗ trong chuyến bay TVA 800. Nhưng rồi vào phút chót, vì một trở ngại bất ngờ, khiến cô phải đình lại chuyến đi của mình.
Chắc hẳn là cô đã không ngừng cảm tạ Thiên chúa vì thoát chết. Bởi vì, chuyến bay đó đã bị nổ tung trong khoảnh khắc sau khi rời sân bay. Toàn chuyến bay đã bị rơi gọn vào lòng biển sâu, không có một ai sống sót. Cho tới hôm nay, dù hao tốn bao công sức và tiền bạc, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của tai nạn đó.
Nhưng rồi, thoát cái chết ghê gớm đó, cô lại rơi vào một cái chết không kém tan thương:
Chưa được một tháng sau sau, giữa những tiếng reo hò ca ngợi của đám đông quần chúng ngưỡng mộ, thì thình lình cô bị đâm túi bụi. Cô bị chấn thương hiểm nghèo. Cô đã tắt thở sau đó, trước sự kinh ngạc của bao người. Những người ngưỡng mộ cô. đành bó tay, đành bất lực, không thể cứu sống cô được.
*****
“Anh em hãy tính thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
- Chẳng ai biết giờ chết của mình, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. - Chẳng ai biết Chúa hẹn mình ở đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn đó phải có.
Điều cần thiết là luôn tỉnh thức, là luôn sẵn sàng, là luôn trong tư thế chờ đợi.
- Tỉnh thức, không phải là không ngủ, mà là ngủ trong sự tỉnh thức. - Tỉnh thức, không phải là suốt ngày đọc lời Chúa, Nhưng là để lời Chúa chi phối đời sống của mình.
Khi nhận ra mình đang mê muội, tức là lúc bắt đầu ta tỉnh thức. Các thánh khác chúng ta ở chỗ đó. Với đức tin mạnh mẽ và với ý thức thân phận mỏng giòn, các ngài luôn trong tư thế chuẩn bị, luôn trong tư thế sẵn sàng. Các ngài luôn nhớ đến kiếp lữ hành tạm bợ, như bông hoa sớm nở chiều tàn, nên lòng các ngài luôn hướng về trời cao, luôn mong mõi giờ Hạnh Ngộ cùng Đấng Vĩnh Hằng, Đấng mà các ngài luôn tôn thờ, luôn kính yêu.
*****
Cái chết bất ngờ của người mẫu nổi tiếng Admietca làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Dù tin hay là không tin, thì sự sống của cô đang có một bàn tay Siêu Việt điều khiển. Cô không thể giữ nổi hơi thở của mình. Cô đâu có ngờ: Cái may thoát nạn vừa được hưởng, thì cũng chính là tiếng chuông cảnh báo giờ ra đi của cô. Không ai có thể nắm chắc được sự sống của mình, kể cả vua chúa quyền năng, cho đến thứ dân hèn mọn. Chỉ có Thiên Chúa toàn năng mới có quyền cai quản sự sống con người và gọi họ về với ngài khi ngài muốn. Nhưng tiếng gọi ấy luôn là bất ngờ.
Lạy Chúa nhân từ, Chúa biết chúng con còn quá nặng nợ trần gian, mặc dầu biết rằng:
- Đời là bể khổ,
- Trần thế là tạm bợ, - Dương gian là chốn lưu đày.
Nhưng chúng con vẫn quyến luyến, chúng con vẫn vấn vương. Thay vì để tâm chuyên lo làm những việc trên trời, nơi Quê Hương đích thật của chúng con, thì chúng con lại vất vả xây dựng những lâu đài phù du. Chúng con ham muốn tiền tài. Chúng con chạy theo sắc dục và danh vọng.
Lạy Chúa, xin hãy đánh động lòng chúng con, để chúng con luôn hướng tâm về Chúa. Xin đừng để bụi trần làm mờ ám cùng đích của chúng con, nơi mà Chúa đang dang cánh tay yêu thương chờ đón. Xin Chúa hãy nhắc nhở chúng con: Luôn sẵn sàng, luôn tỉnh thức, để không phải ngỡ ngàng khi được Chúa gọi về. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 20) ----------------------
Năm 1981, nhạc sĩ vĩ cầm người Anh, Peter Cropper, được mời đến Phần Lan để trình diễn một buổi hòa nhạc đặc biệt của Peter.
Viện Hàn Lâm âm nhạc của hoàng gia đã biếu tặng ông chiếc vĩ cầm vô giá, tên là Stradivarius, được chế tạo cách đó 285 năm, để ông sử dụng trong các buổi hòa nhạc.
Chiếc nhạc cụ quý hiếm này mang tên nhà chế tạo vĩ cầm người Ý tên là Antonio Stradivivarius. Nó được cấu tạo bằng 80 phiến gỗ đặc biệt, với 30 lớp sơn bóng cũng đặc biệt. Âm thanh nó phát ra hết sức rõ ràng, hết sức du dương.
Nhưng, khi Peter Cropper đến Phần Lan, thì một cơn ác mộng khủng khiếp không thể tin được là đã xảy ra. Bởi vì, khi bước lên sân khấu trình diễn, Peter bỗng trượt chân ngã xuống, làm chiếc vĩ cầm vỡ tan thành từng mảnh. Thế là, Peter phải trở về Luân Đôn, mà tâm trí khủng hoảng cực độ. Một người chuyên sửa đàn dày dạn kinh nghiệm, tên là Charles Beare, tình nguyện, cố gắng hết sức phục hồi chiếc đàn cho Peter. Chàng miệt mài làm việc ngày đêm với chiếc đàn vỡ. Thế rồi cuối cùng, ông đã lắp được toàn bộ các mảnh vỡ lại để làm thành chiếc đàn nguyên vẹn như trước.
Giây phút thử nghiệm hồi hộp đã đến, mọi người đều nín thở chờ xem âm thanh của tiếng đàn phát ra. Beare trao chiếc vĩ cầm lại cho Peter. Người nhạc sĩ vô cùng hồi hộp cầm chiếc đàn trên tay, bắt đầu chơi nhạc. Mọi người có mặt ở đó không dám tin vào tai mình nữa, bởi vì, chẳng những âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn tuyệt hảo như xưa, mà xem ra hiện giờ còn xuất sắc hơn trước, trước khi nó bị vỡ.
Những tháng sau đó, Cropper đã mang chiếc vĩ cầm đi trình diễn vòng quanh thế giới. Hằng đêm, chiếc vĩ cầm mà mọi người đã nghĩ rằng sẽ vĩnh viễn bị hư đã mang lại cho Cropper biết bao nhiêu lời hoan hô chúc tụng thật nồng nhiệt từ phía thính giả hâm mộ.
* * * * *
Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, thường xuyên xảy ra những biến cố cực kỳ bi đát, những bất hạnh liên tiếp chụp lên đầu chúng ta, khiến lòng chúng ta đau đớn, lòng chúng ta lo lắng, tâm hồn chúng ta tan nát.
Giống như Peter khi đánh vỡ chiếc vĩ cầm quý giá, chúng ta cũng bị rơi vào tâm trạng khủng hoảng tuyệt vọng.
Chính trong những lúc sóng gió nổi lên trong cuộc đời như vậy, hãy hết lòng tin tưởng vào Quyền Năng vô biên của Thiên Chúa, hãy vững lòng Trông Cậy mà thốt lên lời cầu xin như Thánh Phêrô ngày xưa: "Lạy Thầy xin cứu con".
Không có hoàn cảnh nào khủng khiếp đến mức chúng ta không thể vượt qua được.
Không có một tai họa nào tàn khốc đến nỗi không thể phục hồi được.
Hãy nhặt lên những mảnh vụn tan nát của mọi biến cố đau lòng, của mọi rủi ro tàn phá, và trao lại cho Chúa Giêsu trong Niềm Tin kiên vững, Người sẽ kiến tạo lại còn tốt đẹp hơn lòng ta mong đợi.
* * * * *
Lạy Chúa Giêsu, như người sửa đàn tài ba đã sửa chữa chiếc vĩ cầm bể nát kia, xin Chúa cũng hãy chữa lành cuộc đời tan vỡ của con.
Xin hãy giúp con biết chạy đến với Chúa trong những lúc hiểm nguy, trong những lúc rủi ro, trong những lúc đau buồn của cuộc đời.
Xin cho con cảm nghiệm được sự hiện diện Cứu Độ của Chúa trong cuộc đời con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 22) ------------------------
Năm nay, kỷ niệm đúng 18 năm nhà máy phát điện hạt nhân Chernobyl tại Liên xô bùng nổ.
Trong lịch sử nhân loại, đây là tai nạn hạt nhân khủng khiếp nhất: 1 giờ 23 phút, sáng ngày 26 tháng 04 năm 1986 một trong bốn máy phát điện hạt nhân đã phát nổ. Khói lửa bốc lên bao trùm cả một vùng trời trải rộng đến 82 ngàn cây số vuông, bao trùm lãnh thổ của ba nước: Nga, Ukrena, Belarus.
Ngày nay, trong vùng đất với 60 cây số vuông, được tuyên bố là vùng tử địa. Chính Phủ Ukrena ước tính lượng phóng xạ vụ nổ gây ra mạnh gấp 500 lần trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
- Đã có hàng ngàn người chết vì bị nhiễm phóng xạ.
- Có hàng ngàn người trong các toán cấp cứu đã bị nhiễm phóng xạ và đã qua đời.
Các thống kê cho thấy:
- Phóng xạ đã giảm sức đề kháng đối với các bệnh thông thường và bệnh lao.
- Hệ thống miễn nhiễm của trẻ em cũng rất yếu kém.
- Không những trẻ dễ mắc bệnh, mà cơn bệnh thường lại kéo dài hơn.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật rất cao.
- Trẻ em hay bị ung thư gan, hay bị ung thư đường ruột, một chứng bệnh ít thấy nơi trẻ em.
Điều đáng lo ngại là 2 trong 4 lò hạt nhân tại Chernobyl vẫn còn hoạt động. Lò phát điện số 2 đã ngừng từ năm 1991. Riêng lò số 4 với lớp vỏ bọc an toàn đã có dấu nước rạng. Và như con người vẫn chứng kiến: Lịch sử thường lặp đi lặp lại.
Một quyết định thiếu trách nhiệm của những kẻ nắm quyền gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tốc cho không biết bao người vô tội. Nhưng tiếc thay, những người có trách nhiệm không những không hề hấn gì, mà họ lại thường chối bỏ trách nhiệm của mình.
*****
Giáo hội luôn nhắc nhở các tín hữu về trách nhiệm của mình đối với mọi người. Một tín hữu càng trưởng thành, là một tín hữu ý thức trách nhiệm của mình. Một tín hữu càng sống niềm tin của mình thì càng cảm thấy mình liên đới với mọi người. Ai cũng là anh em của họ. Ai cũng là người được họ canh giữ và quan tâm đến.
Do đó, mỗi một quyết định và mỗi hành động của họ đều có ảnh hưởng đến người khác. Tốt hay xấu, hành vi nào của người tín hữu Kitô cũng đều có liên hệ đến cuộc sống của những anh em sống bên cạnh mình. Đây chính là đòi hỏi của sự hiệp thông trong Giáo Hội. Tuyên xưng “các thánh thông công”, chính là nhận ra trách nhiệm và nhận ra tình liên đới, mà mình phải gánh lấy đối với cuộc sống của anh chị em sống chung quanh mình.
Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức rằng:
- sống là sống cùng
- sống là sống với
- sống là sống cho mọi người.
Xin đừng để cho một ngày sống của con qua đi mà không được lấp đầy bằng những quan tâm, bằng những phục vụ tha nhân sống bên cạnh con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 24) ---------------------------------
Báo Parismatch số ra tháng 4 năm 1994 đã cho đăng câu chuyện của Barbara Samson, cô gái 19 tuổi bị nhiễm virus HIV, ngay từ mối tình đầu tiên. Câu chuyện để làm xúc động hơn 20 triệu khán giả theo dõi trên 7 kênh truyền hình của Pháp. Barbara đã năm lần toan tự tử, và cuối cùng, đã tìm được sự cân bằng. Cô đã dũng cảm xuất hiện công khai, để nói lên một vấn vấn đề nhức nhối của xã hội hiện tại, qua trường hợp của chính bản thân cô.
Sau đây là trích lược những lời tự thuật của Barbara Samson trên màn hình nhỏ của truyền Pháp.
*****
Từ sân thượng của tòa nhà nhà vọng đến một bản nhạc quen thuộc, tôi ngoái nhìn lên, thì có một chàng trai trẻ, tuổi trạc 30, nước da sạm nắng, mặc quần Jeans, áo thun trắng. Tôi thấy anh ấy đẹp trai. Anh ấy cười với tôi và vẫy tay. Cảnh tượng đó, tôi sẽ không bao giờ quên. Ôi ! Giá như tôi có thể sống mãi với những giây phút ngắn ngủi đó.
Bốn ngày sau, tình cờ gặp lại anh ấy, tôi rất bối rối. Anh ấy tự giới thiệu: Anh tên là Albert.
Chiều hôm đó, chúng tôi đã tâm sự rất lâu.
- Anh ấy thích cùng một bản nhạc tôi thích.
- Anh ấy thật thông minh.
- Anh ấy thật dí dỏm.
Tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu.
Ba ngày sau, anh ấy đưa tôi về phòng và chúng tôi đã hôn nhau. Đêm hôm đó, tôi đã trở thành một phụ nữ. Và cũng chính đêm hôm đó, tôi đã đánh mất một cuộc sống bình thường và dài lâu.
Cho đến một buổi sáng, Khi vị bác sĩ gia đình đến gặp tôi vẻ nghiêm trọng. Ông ấy hỏi, tôi có quen Albert không? Và có quan hệ tình dục với anh ta chưa? Tôi chối.
Ông ấy hỏi tiếp: Cô có biết hắn từng nghiện ma túy, và mắc bệnh sida không? Tôi nghẹn ngào trong nước mắt tuôn trào.
- Không, không thể nào. Nếu có như vậy thì anh ấy đã nói. Nhất định là như thế. Nhất định là như thế, vì chúng tôi đã yêu nhau. Không ai nói dối với người mình yêu bao giờ.
Tất cả đều sụp đổ. Tôi cảm thấy cái chết. Tôi cảm thấy sự đau đớn, và mường tượng một vùng lầy tăm tối đang chờ đón tôi.
Chiều hôm đó, tôi gọi điện thoại cho anh Albert, anh ấy đã không dám nhận. Cuối cùng, ngày Khai Trường đã đến, tôi không chịu được nữa, tôi khóc suốt đêm. Mẹ tôi gặng hỏi, tôi thú nhận. Mẹ tôi đưa tôi đi khám. Mười ngày sau, bác sĩ thông báo rằng, tôi đã có thai và kết quả xét nghiệm sida là dương tính.
Mẹ tôi bật khóc, còn cha tôi, ông đứng sững, cặp mắt nặng trĩu.
Cuộc gặp gỡ giữa đôi bạn trẻ yêu nhau này thật quá phũ phàng. Cái bất hạnh, là chính người yêu đã truyền cho mình cái căn bệnh đáng sợ này. Anh ta biết mình mắc bệnh, mà vẫn im lặng. Đau đớn hơn nữa, đó là lần đầu tiên trong đời của người con gái.
Cuộc gặp gỡ ấy đã thay đổi hẳn số phận của người thiếu nữ và nó đã mang lại cho cô mầm mống của đau thương, của chết chóc.
*****
Nhưng, cũng có những cuộc gặp gỡ đã từng đem lại biết bao nhiêu niềm vui, với một sức sống mới dâng tràn. Cuộc gặp gỡ ấy chính là cuộc gặp gỡ của Phêrô với Chúa Kitô. Đó là cuộc gặp gỡ của Phaolô với Đức Kitô.
Phêrô đã khám phá ra con người của Đức Kitô và quyết sống chết với Ngài, sau 3 lần Phêrô phản bội.
Còn Phaolô đã nhận ra Đức Kitô, sau những lần truy lùng gắt gao các môn đệ của Ngài.
Một người đã nhận ra tình yêu của Ngài, qua những giọt nước mắt sám hối. Còn người kia, đã gặp gỡ Ngài, sau một lần ngã ngựa đớn đau. Một người là dân chài, nóng nảy, cộc mịch. Còn người kia là thư sinh học rộng, hiểu sâu. Hai trình độ khác nhau. Hai tính khí khác nhau. Nhưng mẫu số chung nối kết hai tâm hồn, chính là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô.
Lạy Chúa, hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, vừa là hình ảnh đa dạng, phong phú của Giáo Hội, vừa là biểu trưng của tình yêu Chúa Kitô đối với chúng con.
Chúa yêu thương chúng con trong sự yếu hèn, thiếu sót của chúng con, để làm nổi bật sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Xin cho chúng con gặp gỡ được Chúa trong người anh em. Và xin cho chúng con biết giúp người anh em cũng gặp gỡ được Chúa trong cuộc đời của họ. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 26) ----------------------------
Cựu tổng thống Nam Hàn ông Rô-Tê-Hu (Roh Tae-wo) đã khóc sướt mướt trên màn ảnh truyền hình quốc gia. Ông đã công khai thú nhận rằng:
“Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, từ năm 1988 đến năm 1993, ông đã thâm lạm Công Quỹ đến 645 triệu đô la”.
Ông nói trong nghẹn ngào rằng:
“Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, khi ra trước mặt quí vị. Tôi sẽ nhận tất cả mọi trách nhiệm của tôi. Tôi sẵn sàng chịu mọi hình phạt”.
Đây không phải là lần đầu tiên một cựu tổng thống Nam Hàn công khai thú tội trước mặt mọi người.
Năm 1989, tức là sau một năm ông Rô-Tê-Hu được bầu làm tổng thống, một người bạn thân và là một người tiền nhiệm của ông là ông Chung-Đô-Hoan (Chun Doo-hwan) cũng đã ra trước công chúng để xin thú tội tham nhũng của mình. Với sự ưng thuận của Chính Phủ, ông này đã vào chùa tu tỉnh trong một năm, trước khi trở về cuộc sống bình thường.
Nhìn nhận và xưng thú tội lỗi của mình trước mặt mọi người, xem ra không phải là chuyện bình thường đối với một nhà chính trị. Dẫu sao, ông Rô-Tê-Hu cũng đáng được ca tụng như một người có liêm sĩ. Phải có đủ liêm sĩ, mới dám nhận tội và nhận tội công khai.
*****
Chúa Giêsu dường như cũng đề cao sự liêm sỉ của một người thu thuế.
Vào thời đó, thu thuế là một nghề bỉ ổi, cấu kết với ngoại bang, để bóc lột đồng bào của mình. Những người Do Thái khác nhìn họ với đôi mắt khinh bỉ. Nhưng Chúa Giêsu không nhìn người bằng đôi mắt ấy. Ngài kết thân với những người thu thuế, với những cô gái điếm. Nói chung, với những người tội lỗi vốn bị xã hội ruồng rẫy, và bị xã hội đẩy ra bên lề cuộc sống.
Dĩ nhiên, thái độ của Chúa Giêsu không hề là một biện minh hay có ý khuyến khích cho tình trạng ấy. Ngài không bao giờ đề cao nghề thu thuế hay nghề gái điếm. Ngài đến với họ là để thể hiện tình thương, để thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Và nhờ đó, mà cải hóa họ.
Qua những người thu thuế và các cô gái điếm Chúa Giêsu cũng muốn mặc khải cho con người một chân lý: Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều là tội nhân. Do đó, thái độ cơ bản nhất của con người phải là khiêm tốn, phải là sám hối.
Chúa Giêsu đã đề cao thái độ đúng đắn của người thu thuế và lên án thái độ tự cao tự đại của người biệt phái. Người biệt phái kể lễ công đức của mình trước mặt Chúa. Bản kê khai ấy không có một chút gì là gian trá, và người biệt phái quả thật đã có nhiều công đức.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu lên án thái độ ấy, là bởi vì người biệt phái tưởng mình không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa nữa. Người biệt phái chối bỏ Thiên Chúa, chính cái lúc ông kê khai công đức của mình, vì ông cho rằng: Ông có thể làm được mọi sự, kể cả công đức, mà không cần có ơn Chúa.
Chúa Giêsu đã đề cao thái độ thành tâm của người thu thuế, vì ông sám hối thật lòng. Ông chỉ dám đứng ở cuối đền thờ, không dám ngước mắt nhìn lên. Ông ý thức một cách sâu xa, rằng ông chỉ là một tội nhân, cần được Chúa xót thương và tha thứ.
Đó cũng phải là thái độ cơ bản của người tín hữu Kitô. Người tín hữu thiết yếu phải nhận ra mối tương quan giữa mình và Thiên Chúa.
Trong mầu nhiệm cứu rỗi, tất cả là “nhưng không”. Sự cao cả của con người, chính là sự nhận ra được tính “nhưng không” ấy của ơn Chúa. Có cảm nhận được tính “nhưng không” ấy của ơn chúa, con người mới có thể sống trong tâm tình cảm mến tri ân đối với Ngài,
Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi yếu hèn, xin thương nâng đỡ con. Trên hết mọi sự, xin cho con luôn biết thành tâm sám hối, để đón nhận ơn Chúa. Và sau khi đã cố gắng tập sống theo ý Chúa, xin cho con biết thốt lên:
Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng mà thôi. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 28) -----------------------------------
Hai vợ chồng kia lấy nhau đã nhiều năm, mà không sinh được một đứa con nào cho vui cửa vui nhà.
Năm ấy, có một vị tư tế đến thăm. Ông này đã được họ giúp đỡ nhiều lần.
Sau khi đã đãi vị tư thế một bữa cơm tươm tất, hai vợ chồng đã nói với ông: Xin ngài, khi hành hương lên đền thờ, hãy cầu nguyện với Thần Linh cho vợ chồng tôi có được một đứa con.
Khi vị tư tế lên đến đền thờ, ông cầu nguyện cho vị ân nhân của mình như sau:
Tâu lạy Thần Linh, vợ chồng người đó rất tử tế đối với con. Con xin Người thương xót họ, và cho họ có con để vui cửa vui nhà.
Vị thần linh trả lời một cách nghiêm nghị và dứt khoát:
“Theo như số đã định, thì gia đình đó không có con”
Năm năm sau, vị tư tế đó lại lên đường đi hành hương một lần nữa, và cũng dừng lại ở gia đình ấy. Thấy có hai đứa bé đang nô đùa ở trước sân nhà, ông hỏi: Con của ai vậy ?
Người cha trả lời: Con của chúng tôi đó.
Vị tư tế bở ngỡ.
Người đàn ông mới nói: Năm năm trước, khi ngài từ biệt chúng tôi, thì có một vị nổi tiếng thánh thiện, đã đến làng này. Chúng tôi đón tiếp ông. Và hôm sau, trước khi từ giã chúng tôi, ông đã chúc lành cho hai vợ chồng chúng tôi. Và những đứa con này, là kết quả của sự chúc lành đó.
Nghe thế, vị tư tế hối hả lên đền thờ và trách vị Thần Linh: “Tại sao ngài đã bảo, là số của họ là không có con, mà bây giờ họ có cả hai đứa”.
Khi vị Thần Linh nghe thế, mỉm cười và nói: “Có lẽ, một thánh nhân nào đó đã làm như thế. Các Thánh Nhân có thể làm thay đổi số mệnh người đời".
Đời sống đạo đức, thánh thiện, gương mẫu của chúng ta, cũng có thể thay đổi được nếp sống của những người chung quanh.
Chúa Giêsu đã từng căn dặn những kẻ tin theo Người:
“Chúng con phải sống thế nào, để cho mọi người nhìn vào chúng con, mà ngợi khen Cha chúng con ở trên trời”. (Matthêu 5,6).
Lời khuyên đó càng đúng hơn bao giờ hết. Vì đã có một thời, người ta hâm mộ những lời giảng thâm thúy hùng hồn của các nhà truyền giáo. Rồi có một thời, người ta cải tà quy chính, trước những điều kỳ lạ xảy ra trước mắt. Nhưng ngày nay, người ta sẽ tin Chúa nhiều hơn, nhờ đời sống lành thánh của những người biết Chúa.
Đời sống gương mẫu của người Kitô Hữu, có thể thay đổi được vận mệnh của người khác: Từ không biết Chúa, đến nhận biết, tôn thờ, và yêu mến Chúa để đạt được hạnh phúc Thiên Đàng.
Đời sống đó, còn có thể thay đổi được cả vận mạng của thế giới, từ lòng tị hiềm, ghen ghét, chiến tranh, chém giết nhau, đến yêu thương, xây dựng, đùm bọc, nâng đỡ nhau.
Đời sống gương mẫu đạo đức của chúng ta có ảnh hưởng sâu xa đến niềm tin của những người khác, và làm cho mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Kitô được hiển linh cho muôn dân trên toàn cõi địa cầu.
Lạy Chúa, xin cho chúng con xác tín rằng: Mỗi người chúng con, là một ánh sao sáng, một sứ giả loan truyền ơn Cứu Độ và Tình Thương của Chúa cho mọi người.
Vậy, trước tiên, xin Chúa tha thứ cho chúng con, vì đã bao lần chúng con sống, không những đã không chứng minh cho người khác khác sự hiện hữu của Chúa, hiện hữu tình thương của Chúa, mà còn làm nhơ danh đạo Chúa.
Xin cho chúng con biết sống nêu gương mẫu cho mọi người, trước tiên cho những người thân yêu trong gia đình của chúng con, bằng đời sống hòa thuận, thương yêu nhau, hạnh phúc trong tình yêu mến Chúa và yêu mến nhau. Rồi từ đó, lan tỏa cho những người xung quanh chúng con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 30) -----------------------------
Cách đây không lâu, có một cặp vợ chồng sinh được một cháu trai. Phải nói là con cầu con khẩn, bởi vì hai người cưới nhau đã lâu, sống đạo rất tử tế, nhưng cầu xin cho có một đứa con mãi mà vẫn không được. Cho nên, đến lúc người vợ mang thai, phải nói đó là một ân huệ Chúa bạn.
Nhưng đến ngày sinh, rủi thay, đứa bé có tật ở bên tay phải. Các ngón tay nhỏ quá, không đủ kích thước như bàn tay kia.
Thân nhân của gia đình cho biết: Người cha của cậu bé đã ôm con và khóc như trẻ nhỏ tại nhà thương. Sau đó, bạn bè đến thăm gia đình, nhưng phải thú thực là họ rất lúng túng không biết phải nói sao cho hợp tình hợp lý, vì không biết phải chia vui hay chia buồn.
Khi đến nơi, họ chưa biết phải mở miệng như thế nào, thì mẹ của em bé đã làm cho họ bở ngở thán phục, khi bà tươi cười nói với họ:
Vợ chồng chúng tôi đã xóa khỏi đầu óc cái lý tưởng hoàn hảo, mà chúng tôi hằng ao ước. Dù gì đi nữa, cái lý tưởng kia không bao giờ có. Trong hiện tại, chúng tôi đang có trong tay một đứa con. Công việc của chúng tôi bây giờ, không phải là sống với lý tưởng, nhưng là yêu thương đùm bọc đứa con của mình.
Những con người đó đã sống đức tin của mình. Họ đã chỉ cho chúng ta thấy cung cách đối phó với hoàn cảnh trái ý của người Kitô Hữu. Không phải là bất tuân, không phải là đau buồn, không phải là than trách, nhưng là vui mừng chấp nhận như thánh ý Chúa muốn thế.
Qua kinh nghiệm đau buồn của sự việc ngoài tầm tay, ngoài ước vọng, họ đã nhận thấy được thế nào là yêu thương, như Chúa yêu thương: Đó là yêu người khác như họ đáng được yêu thương.
Lạy Chúa là Đấng dụng nên chúng con, và là Đấng cứu chuộc chúng con, xin cho chúng con luôn vui lòng chấp nhận, trong tâm tình biết ơn những phúc lành lớn nhỏ Chúa ban. Xin giúp cho chúng con đừng bao giờ đòi hỏi cho được những điều lý tưởng mới an lòng, nhưng biết bằng lòng với những thực tế trong tầm tay. Và nhất là biết khôn ngoan đọc được thánh ý Chúa, trong mọi biến cố của cuộc sống. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 32) -------------------------------------
Một người giàu có thường đến xưng tội với thánh Philipphê Neri, nhưng không thấy có tiến bộ nào trên con đường thiêng liêng, cho nên ông đã chán nản, thất vọng đến nỗi bỏ luôn xưng tội.
Thánh nhân thấy như vậy, nên đã tìm đến nhà ông.
Sau một lúc chuyện trò thân mật, ngài nhìn lên cây thánh giá treo trên tường và rồi cân nhắc cái độ cao của các giá, ngài mới đề nghị với người giàu có rằng: Ông thử với tay xem có tới cây thánh giá không?
Người đàn ông cao lớn vươn cánh tay dài của mình ra, nhưng không thể nào chạm tới cây thánh giá được. Bấy giờ, thánh nhân mới dùng hết sức đẩy cái túi đựng tiền của người giàu có đến bên cạnh ông. Ngài bảo ông: Hãy đứng lên cái tủ tiền ấy để với tới cây thánh giá. Và quả thật, ông đã sờ được Chúa Giêsu trên cây thánh giá.
Lúc đó, thánh nhân mới nói: Để có thể chạm được Chúa Giêsu, để có thể tiến bộ trên con đường thiêng liêng, chúng ta cần phải đứng trên tiền bạc.
*****
Được cả thế gian này, mà rồi phải thiệt hại mạng sống của mình, thì nào được lợi ích gì. Nói như thế, Chúa không có ý bảo chúng ta khinh chê của cải vật chất và mọi tiện nghi của đời sống này. Chúa đã nhập thể, đã sinh ra trong trần gian, chắc chắn Ngài cũng đã dùng của cải vật chất để sống.
Thiên Chúa đã yêu mến vũ trụ tạo vật, vì đó là công trình sáng tạo của Ngài và Ngài đã chúc lành cho mọi loài mọi vật đó.
Vậy, Chúa không bao giờ cấm chúng ta hưởng dùng những ơn lành Chúa ban, kể cả những ơn lành vật chất. Nhưng Ngài chỉ muốn nhắc chúng ta, là cuộc sống đời này chỉ là cuộc sống tạm bợ mà thôi. Và chúng ta còn có một cuộc sống khác, là một cuộc sống thật, vĩnh cửu, mai sau, đó là Nước Thiên Chúa. Đời sống đó mới vững, mới bền, mới mang lại hạnh phúc trường cửu.
Chúa đã dạy: “Kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng trí của anh em cũng sẽ ở đó”.
Thật vậy, nếu chúng ta đặt kho tàng của đời chúng ta là những cuộc cải vật chất, tạm bợ, mau qua, thì lòng chúng ta cũng sẽ nằm lì ở đó. Và chúng ta sẽ thành nô lệ cho mọi ham muốn hưởng thụ, không thể nào được tự do đích thực, để vươn lên tới Thiên chúa.
“Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa cái đã, rồi mọi sự khác Chúa sẽ ban thêm cho”. Đó là khuôn vàng thước ngọc, mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Ai sống theo lẽ khôn ngoan ấy, sẽ không bao giờ thất vọng.
Lạy Chúa, Chúa là cùng đích của đời con. Con có Chúa là có tất cả. Xin giúp chúng con biết đặt kho tàng đời của chúng con ở nơi Chúa, để con có thể ở luôn bên Người. Xin giải thoát chúng con khỏi cảnh nô lệ của tham lam, của ham muốn trần tục, để con được tự do bay lên cùng Chúa, là nguồn hạnh phúc chân thật và trường cửu của đời con. Amen.
Vua Alphonse thứ VIII cai trị xứ Aragon và Castile. Ông đã sống một cuộc sống vô luân nên bị Thiên Chúa giáng phạt nhiều cách. Một trong những hình phạt đó là vua bị thất trận thảm bại, phải ẩn tránh vào 1 thành của liên minh.
Thánh Đaminh cũng có mặt trong thành phố đó. Ngài đang giảng về ơn Phước lớn lao từ Kinh Mân Côi. Nhà vua chăm chú lắng nghe và xin gia nhập hội Mân Côi, với quyết tâm là sẽ đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày.
Trung Thành trong suốt một năm, gần lễ giáng Sinh năm sau, khi nhà vua vừa lần hạt xong, thì Đức Mẹ hiện đến và phán: Alphonse, con đã phục vụ mẹ trong suốt 1 năm qua, bằng cách sốt sắng đọc Kinh Mân Côi hằng ngày, vì thế để ân thưởng cho con, mẹ đã cầu bầu cùng con mẹ tha thứ mọi tội lỗi cho con. Mẹ ban cho con chuỗi tràng hạt này, hãy đeo luôn trong người và mẹ hứa sẽ không để cho kẻ thù nào hãm hại được con bao giờ nữa.
Nhà vua đầy phấn khởi và sung sướng dạt dào, liền đi tìm Hoàng Hậu. Lúc đó, Hoàng Hậu đang bị mù, vì biến chứng của một căn bệnh nguy hiểm. Nhà vua kể cho bà nghe tất cả câu chuyện về những lời Đức Mẹ hứa và về món quà mà Mẹ trao ban cho. Nhà vua giơ cỗ tràng hạt trước mặt Hoàng Hậu. Và thật lạ lùng, bà liền thấy được. Bà lập tức ca ngợi kỳ công của Mẹ Maria đã làm. Và hết lòng tạ ơn Chúa về ơn phúc lành Mẹ đã ban.
Chỉ một thời gian ngắn với sự giúp đỡ của đồng minh, nhà vua đã tập hợp được nhiều đạo quân. Ngài gan dạ đánh bậc quân thù ra khỏi lãnh thổ chúng đã lấn chiếm, khiến chúng phải đền bù những xúc phạm, những lăng nhục, đối với Ngài trước kia.
Nhà vua trở thành kẻ nhiều may mắn: Binh lính khắp nơi đều quy phục. Hình như bất cứ khi nào phải giao tranh, thì chắc chắn phần thắng thuộc về nhà vua. Chắc chắn phần thắng thuộc về nhà vua, điều đó không có gì lạ. Vì không bao giờ ra chiến trường, mà trước tiên nhà vua lại không quỳ gối thành kính đọc Kinh Mân Côi cùng với đạo quân sắp ra trận.
Đức Viện phụ Clausius dạy: Kinh Mân Côi, với việc suy niệm 15 mầu nhiệm về đời sống, về cuộc khổ nạn và Vinh Quang của Chúa Giêsu, chắc chắn là điều đẹp lòng Chúa Giêsu và đẹp lòng Đức Mẹ nhất. Đó là phương thế hết sức hữu hiệu để được mọi ơn phúc lành đời này và sẽ được phần rỗi đời đời.
Thật may mắn cho chúng ta, khi lương tâm đè nặng bởi tội lỗi, hãy cầm lấy chuỗi Mân Côi, hãy đọc, và hãy suy gẫm các mầu nhiệm, chắc chắn chúng ta sẽ được lòng thống hối.
Ngày kia, Chúa Giêsu nói cùng thánh Alaine de la Roche: Nếu các tội nhân khốn cùng thành khẩn đọc Kinh Mân Côi, họ sẽ được dự phần ơn phúc do các thương tích của Ta. Ta sẽ là trạng sư cho họ và sẽ làm dịu phép công thẳng của Cha Ta.
Thánh Alaine có lòng sùng kính Đức Mẹ sâu xa. Ngài đã được Mẹ tỏ cho biết nhiều điều. Chính ngài đã xác nhận sự chân thực của sự mặc khải này:
“Nếu người ta bỏ đọc kinh kính mừng vì khô khan hay vì chê ghét kinh này, thì đó là dấu chỉ, có lẽ, họ bị kết án đời đời.
Những ai yêu thích lời sứ thần kính chào mẹ, sẽ mang lấy dấu tích đặc biệt, chắc chắn cho phần rỗi đời đời. Những ai yêu mến và phụng sự mẹ với hết tình con thảo, thì cần phải tiếp tục yêu mến và cần phải phụng sự mẹ, cho tới khi mẹ đặt họ trên trời, bên cạnh Con của mẹ”.
Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ là nơi nương náu cho các tội nhân, xin Mẹ hãy che chở. Xin Mẹ hãy bảo vệ chúng con trong giờ phút chúng con lìa trần. Xin đẩy xa chúng con những kẻ thù rất độc ác dữ tợn là ma quỷ, luôn rình rập ám hại chúng con. Xin dẫn dắt chúng con tới tòa án Chúa Giêsu con Mẹ. Và xin đừng bỏ mặc chúng con, trước ngai Toà Người. Xin hãy cầu khẩn cùng Chúa tha thứ cho chúng con và xin dẫn đưa chúng con tới hàng Thần Thánh, những người con ưu tuyển của Mẹ. trong Vương Quốc Vinh Quang muôn đời của Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 36) -------------------------------
Một toán trẻ em bị lính của vua Charles vây bắt và ép buộc phải khai cha mẹ chúng lẫn trốn ở đâu, vì cha mẹ chúng là những tín hữu Kitô nên bị truy nã. Nếu lính của nhà vua bắt được họ, chắc chắn họ sẽ bị bắn chết. Cho nên, các em nhất mực không chịu khai.
Viên thiếu úy chỉ huy bắt các em đứng dưới gốc cây, rồi hét to lên: Nếu chúng mày không khai mau, thì tất cả chúng mày đều bị bắn. Chúng sợ hãi ôm lấy nhau, nhưng không chịu nói gì cả. Tức giận, viên thiếu úy ra lệnh: “Hãy bắt chúng quỳ gối xuống và bịt mắt lại”. Nhưng, có một bé trai không chịu quỳ. Em hiên ngang, dõng dạt nói: “Tôi không làm gì nên tội, tôi không quỳ. Tôi sẽ đứng anh dũng để chịu chết”. Các binh sĩ đã nạp đạn chờ lệnh bắn, thì một vài em sợ hãi khóc rống lên. Một số khác ngã lăn ra đất. Viên chỉ huy thấy vậy liền hỏi: Trước khi chết, chúng mày muốn xin gì ? Một bé gái trả lời: Thưa ông, mẹ tôi dậy hát Thánh Vịnh 23. Vậy xin ông cho phép chúng tôi hát bài đó. Viên thiếu úy cho phép và các em đồng Thanh hát: Chúa chăn nuôi tôi, tôi còn mà thiếu gì. Chúa bảo vệ tôi, lẽ nào tôi còn sợ chi, còn sợ ai.
Nghe giọng hát ngây thơ và du dương của bọn trẻ, các binh lính không cầm được nước mắt. Bởi vì hồi còn nhỏ, mẹ của họ cũng đã từng dạy họ bài hát đó.
Chờ một lúc, không thấy động tịch gì, các em tự mở vải bịt mắt ra, thì thấy viên thiếu quý và các binh sĩ đã bỏ đi xa rồi. Chúng vui mừng và bắt đầu chơi đùa vui vẻ.
Lạy Chúa tể trái đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu, không cho những nhà hiền triết và khôn ngoan biết những điều đó, mà lại mặc khải cho những kẻ bé mọn.
Những nhà hiền triết và khôn ngoan mà Chúa ám chỉ đến, hẳn phải là các tiến sĩ và các thành phần lãnh đạo trong dân. Họ thông thạo lề luật. Họ am tưởng kinh thánh. Họ là những chuyên gia về tôn giáo, nhưng đức tin, thì họ không hề có. Bởi vì, họ không sẵn sàng từ bỏ những kiến thức và thành kiến của họ, để đón nhận một sự hiểu biết mới, một cái nhìn mới, mà Thiên Chúa ban cho con người, qua và trong Chúa Giêsu. Và như thánh Gioan đã viết: Bởi không tin nhận chúa Giêsu Kitô, cho nên họ không có sự sống vĩnh cửu. Đối với thái độ mù quáng và khép kín của việc phái và luật sĩ, Chúa Giêsu đề cao sự khiêm tốn và tinh thần phó thác của những người, mà Ngài gọi là những kẻ bé mọn. Họ là 12 tông đồ. Họ là những người xuất thân từ đám dân chài, nghèo nàn, ít học. Họ là những bọn thu thuế. Họ là những cô gái điếm. Họ là những người bị xã hội loại bỏ ra bên lề. Họ không có của cải để khoe khoang. Họ không có quyền bính trong tay để áp bức người khác. Họ không có vốn liếng kiến thức, để tự phụ. Họ trắng tay và trắng cả cõi lòng, cho nên, họ mới có thể đón nhận được tình yêu, mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Giêsu Kitô.
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”. Đó là điều khoản đầu tiên và cơ bản nhất trong bản Hiến Chương Nước Trời. Muốn thuộc về Nước Trời, muốn thuộc về niềm tin, trước hết con người cần phải trở nên nghèo nàn, trơ trụi. Càng vất bỏ chính mình, càng loại trừ những gì là thừa thải trong tâm hồn, con người mới có thể có những cái nhìn mới từ Thiên Chúa.
Đức tin, không hề là kết quả của những truy tìm nghiên cứu của con người. Đức tin cũng không tăng theo tỷ lệ thuận đối với kiến thức của con người. Đức Tin là một ân huệ nhưng không của Thiên Chúa. Và bởi vì là một ân huệ nhưng không, cho nên nói như nhà Bác học, kiêm triết gia Pascal: Để có đức tin, con người phải quỳ gối cầu khẩn này van, nghĩa là phải có tinh thần khiêm tốn và phó thác. Đó chính là ý nghĩa của cử chỉ cầu nguyện nơi nhà bác học Louis Pasteur. Và không biết bao nhiêu nhà bác học chân chính khác, họ hiểu được ý nghĩa của lời Chúa Giêsu: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho con. Xin cho con biết dốc càng những gì là thừa thãi và vướng mắc của cuộc sống, để con có thể đón nhận được tình yêu của Chúa. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 38) -------------------------------
Trong đời sống của hoàng đế Amurad, nước Thổ Nhĩ Kỳ, có một lần nhà vua bị đau nặng, nhà vua ra lệnh cho hầu cận thu tập tất cả những chiếc ly kiểu quý báu trong cung điện, đa số là những vật dụng quý giá, đã được chính tay nhà vua đem về từ những nước mà ngài đã thăm viếng. Chúng được coi là những kỷ vật.
Sau khi nhìn lại chúng một lần cuối, nhà vua ra lệnh đập bể tất cả.
Có người muốn can ngăn, cho nên xin nhà vua cho biết lý do của hành động trên. Nhà vua không ngần ngại trả lời: Những kỷ vật này vô giá thật, nhưng chính chúng đã làm cho ta nhiều lần quá chén, làm cho thân thể ta đã bị chất rượu tàn phá. Nay, ta nhất quyết không để bị sa ngã, vì nhìn thấy chúng.
*****
“Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã thì hãy móc mà ném nó đi. Vì thà mất một phần tinh thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào Hỏa Ngục” (Matthêu 5,29-30).
Người nào không may bị thiếu một phần cơ thể, thường bị liệt vào hàng tàn tật. Như thế có nghĩa là cơ thể chúng ta thật là quý giá. Chúng ta cần đầy đủ mọi phần trong cơ thể. Nhưng cuộc sống tạm bợ này có là chi, so với niềm vui vĩnh cửu mai sau. Để nắm chắc ơn hằng sống này, chúng ta cần phải sẵn sàng hi sinh tất cả.
Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về, bán tất cả những gì anh có, mà đi mua cho được thửa ruộng ấy (Matthêu 13,44).
Nước Trời, tức là phần rỗi của chúng ta, thứ quý giá vô cùng, đòi hỏi chúng ta phải hi sinh tất cả, để đạt tới phần rỗi đời. Và đồng thời, cũng đòi hỏi chúng ta phải thực hiện việc phần rỗi, ngay từ trong hiện tại, chứ đừng trì trệ, đợi đến ngày phán xét.
Tiếc thay, đời sống trần gian, với biết bao nhiêu thu hút của danh vọng, của tiền tài và của những đòi hỏi của nhu cầu bản thân. Chúng ta khó phân biệt đâu là cần thiết, đâu là phụ thuộc. Thiếu sáng suốt, chúng ta có thể rơi vào tình trạng phụng sự những thần do chính mình tạo ra, mà quên đi cái giá trị vĩnh cửu, là Nước Trời.
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết đâu là khôn ngoan để lựa chọn phần rỗi đời, hơn là dại dột hưởng thụ những cái chóng qua.
Xin cho chúng con luôn xác tín rằng: Chúa mới là Gia Tài Vĩnh Cửu và là Cùng Đích của đời sống con. Amen.
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 40) -------------------------
Ngày xưa, khi chưa có máy ảnh, người ta thường nhờ họa sĩ vẽ chân dung cho mình.
Có một vị công tử mướn họa sĩ tài ba để vẽ bức chân dung của mình.
Sau vài tháng chờ đợi, được báo tin: bức chân dung đã hoàn tất. Vị công tử vội vàng đến để nhận bức họa.
Khi vị công tử đến, thì nhà họa sĩ bận việc, chưa có thể ra tiếp đón được. Vị công tử mới đi dọc hành lang, ngắm những bức họa trưng bày nơi đó. Ông dừng lại trước một bức chân dung, ngắm nghía, vẻ mặt khinh chê.
Khi vừa thấy họa sĩ bước tới, vị công tử vội vàng phê bình như sau: Này họa sĩ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một bức chân dung của một người xấu xí đến như vậy.
Làm chủ được sự luống cuống của mình, người họa sĩ bình tĩnh trả lời: Nhưng thưa công tử, đây chính là bức chân dung của công tử đó.
*****
Ta thường dễ chê bai kẻ khác, nhưng không ngờ ta lại chê bai chính mình. Ta lên án tật xấu kẻ khác, nhưng không ngờ lại lên án chính ta.
Đó là điều đã xảy ra cho Vua Đavít, khi nghe tiên tri Nathan, kể lại câu chuyện anh nhà giàu có tất cả mọi sự, chiên dê đầy đàn, mà lại đi hiếp đáp kẻ nghèo nàn, cô thế, cô thân, để cướp đi con chiên cái nhỏ, nguồn sống duy nhất của người nghèo đó.
Nghe tiên tri kể lại sự việc, Vua Đavít đã nóng giận kết án người giàu có quyền thế kia là đáng chết. Nhưng tiên tri Nathan nói cho Vua Đavít biết rằng: Thưa Đức Vua, Người giàu có quyền thế đó, chính là Ngài.
Thật vậy, Vua Đavít đã âm mưu giết chết tướng Uriah, để đoạt lấy vợ của vị tướng này, về làm vợ của mình. (2Samuel 11,2-27).
Đúng như lời một văn sĩ đã viết:
- Có người giọng nói như sóng biển, nhưng sóng đời hạn hẹp giống như nước ao tù. - Có kẻ cất đầu cao hơn núi, trong khi tâm hồn của họ còn dò dẫm dưới đáy sâu.
Chúa Giêsu sau này đã dạy các môn đệ của Ngài: “Đừng để ý lo lấy cọng rác nơi mắt anh em của mình, mà rồi quên đi cái đà to lớn trong mắt của mình” (Matthêu 7,3).
Người Việt Nam chúng ta có câu: Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”.
Nhiều khi ta không tiếc lời chê bai, chỉ trích kẻ khác, trong khi đó, ta lại đề cao, ta lại phóng đại những việc làm của ta. Gặp trường hợp không thể nào khen mình được nữa, vì lời nói việc làm của mình quá tệ, ta lại tìm cách giải thích cách này cách khác, ta lại tìm các biện hộ, hoặc làm ngơ, hoặc che đậy.
Một thái độ như vậy, chắc chắn không thể giúp ta thăng tiến đời sống tinh thần của mình, lại càng không phù hợp với tinh thần Kitô giáo.
Hãy canh tân đời sống của mình trước, rồi mới mong giúp anh chị em xung quanh của mình thăng tiến.
Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu Galata như sau:
“Thưa anh chị em. Nếu có ai phạm tội, thì anh chị em là người được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, anh chị em hãy lấy lòng hiền từ, mà khuyên răn kẻ ấy. Và chính anh chị em cũng phải ý tứ, vì chính anh chị em cũng có thể bị cám dỗ. Hãy nhịn nhục chịu đựng lẫn nhau. Và như vậy, là anh chị em giữ trọn lề luật của Chúa”. (Galata 6,1).
Lạy Chúa, xin cho con biết rõ chính bản thân con và xin giúp cho con biết canh tân chính mình luôn mãi, để con luôn làm sáng Danh Chúa và biết phục vụ anh chị em một cách thiết thực hơn. Amen.
*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)
I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/ 1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1 2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2 3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/ 1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1 2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2 3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3 4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4 5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
III. - Chuyện kể cho các gia đình: (14 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/ 1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1 2. Đừng bỏ cuộc - sách 2 3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3 4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4 5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5 6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6 7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7 8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8 9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9 10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10 11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11 12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12 13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13 14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn) https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/ 1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1 2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2 3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3 4. Căn hầm bí mật - Sách 4 5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5 6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6 7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7 8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8
V. – Kho sách quý: (3 cuốn) https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/ 1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1 2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2 3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3