Ngày 13/09 Thánh Gioan Kim Khẩu

Thứ năm - 12/09/2024 09:09
Ngày 13/09 Thánh Gioan Kim Khẩu
Ngày 13/09 Thánh Gioan Kim Khẩu
Ngày 13/09 Thánh Gioan Kim Khẩu
---------------------------------

13/09-1: Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám mục - Tiến sĩ Hội Thánh. 1
13/09-2: Thánh Gio-an Kim Khẩu – Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh. 2
13/09-3: Thánh John Chrysostome. 5
13/09-4: Thánh Gioan kim khẩu. 6
13/09-5: THÁNH GIO-AN KIM KHẨU.. 8
13/09-6:13/09-7:13/09-8:13/09-9:13/09-10: 9

---------------------------------

 

13/09-1: Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám mục - Tiến sĩ Hội Thánh


https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-13-9-thanh-gioan-kim-khaugiam-muc-tien-si-hoi-thanh-38773

 

Thánh Gioan Kim Khẩu sinh tại Antiôchia nước Syria, năm 347, cha Ngài là một sĩ quan quân đội 13/09-1


Thánh Gioan Kim Khẩu sinh tại Antiôchia nước Syria, năm 347, cha Ngài là một sĩ quan quân đội, đã qua đời ít lâu sau khi Ngài sinh ra. Mẹ Ngài goá bụa vào tuổi đôi mươi đã từ khước tái hôn để dành trọn tình mẫu tử vào việc giáo dục con cái. Vì vậy thánh nhân liên tiếp được hướng dẫn sống đời cầu nguyện thinh lặng. Gioan còn được mẹ ký thác cho Libaniô, nhà hùng biện thời đó, dạy cho thuật ăn nói. Thánh nhân nhanh chóng bắt kịp rồi qua mặt thầy về khoa này. Một ngày kia, khi đọc bài tập của Gioan, Libanio đã phải thốt lên:

- “Phúc cho những hoàng đế nào được tán tụng như vậy”. 20 tuổi, Gioan đã biện hộ trứơc tòa án với một tài năng đặc biệt khiến nhiều người thán phục. Gioan một thời gian đã để mình bị lôi cuốn theo nhiệt tình của dân chúng. Nhưng rồi Ngài đã sớm nhận ra mối nguy của danh vọng và dứt khoát giã từ pháp đình để tự hiến cho Thiên Chúa. Sau khi học thánh kinh, Ngài theo thánh Meletô (+381). Giám mục Antiochia, là người đã dạy dỗ, rửa tội và phong cho Ngài tác vụ đọc sách.

Năm 374, thánh Gioan ẩn mình trong miền núi Syria, thụ giáo với tu sĩ thánh thiện trong 4 năm. Sau đó Ngài ẩn mình trong một hang đá hai năm để cầu nguyện và học hỏi Kinh thánh. Ngã bệnh vì cuộc sống quá khắc khổ, Ngài trở lại Antiochia và được thánh Melatiô phong chức phó tế năm 318. Năm 386, Ngài thụ phong linh mục và bắt đầu giảng dạy, một phận vụ lúc ấy chỉ do các giám mục phụ trách. Suốt 38 năm, tài lợi khẩu của Ngài thật đặc biệt có sức lôi cuốn cả dân thành Antiochia.

Ngày 26 tháng 2 năm 398, thánh Gioan được tấn phong giám mục thành Constantinople. Ngài mau mắn sửa đổi lại tòa giám mục. Bán của cải, Ngài phân phát cho người nghèo khó và xây dựng một nhà thương, Ngài lo lắng nhổ tận gốc rễ những lạm dụng trong giáo đoàn. Với tất cả sự hùng biện, Ngài công kích những vô kỷ luật xa hoa, ngay tại triều đình. Bà vận động chống lại thánh nhân. Ngài nói:

- “Hãy nói với Hoàng Hậu rằng: Gioan Kim Khẩu chỉ sợ có một điều, không phải lưu đày tù tội, cũng không phải nghèo túng và phải chết đi nữa, mà chỉ sợ phạm tội thôi”.

Và Ngài đã bị lưu đày nơi Cucuusus ở Armenia. Đức giám mục tại đó tiếp đón Ngài nồng hậu. Đức giáo hoàng Innocentê I, gởi đặc sứ tới Constantinople triệu tập một công đồng để dàn xếp nội vụ. Nhưng các thành viên bị tống giam và thánh Gioan Kim Khẩu còn bị lưu đầy đi xa hơn nữa. Lúc ấy Ngài đã già nua. Cuối cùng Ngài bị bất tỉnh và được đưa vào nguyện đường thánh Basiliô gần miền Cappadocia. Nơi đây sau khi chịu các phép bí tích cuối cùng, Ngài qua đời ngày 14 tháng 9 năm 407. Năm 438 xác thánh nhân được long trọng rước về Constantinople. Vị tân hoàng đế và em gái ông đã hối hận vì tội lỗi của cha mẹ họ.

Kim Khẩu có nghĩa là miệng vàng. Tài lợi khẩu và việc rao giảng đã khiến cho thánh nhân xứng đáng mang danh hiệu này. Tên Ngài cũng dính liền với phụng vụ thánh Gioan Kim Khẩu, thịnh hành ở Đông phương. Tuy nhiên thánh nhân nổi tiếng vì chính con người của Ngài hơn là tài giảng thuyết. Ngài là một khuôn mặt có ảnh hưởng lớn lao và sống động thời đó. Qua các bài giảng của Ngài, chúng ta thấy phản ảnh một con người nhẫn nại và đầy sức sống. Qua các tác phẩm và nhất là qua các thư từ của Ngài, ngày nay chúng ta có được cảm giác sống động thế nào là một con người đầy nhân bản.

Thánh Gioan Kim Khẩu đã nêu cao tinh thần học hỏi và nhất là với một đời sống nhiệt thành, trung kiên. Ước gì chúng ta cũng biết học nơi thánh nhân tinh thần ấy.

(tổng hợp)

---------------------------------

 

13/09-2: Thánh Gio-an Kim Khẩu – Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh


https://www.tonggiaophanhanoi.org/ngay-13-thang-9-thanh-gioan-kim-khau-giam-muc-tien-sy-hoi-thanh/

1. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

 

Lễ Thánh Gioan Kim khẩu được định vào 13 tháng 9, áp ngày qua đời, phù hợp truyền thống Giáo 13/09-2


Lễ Thánh Gioan Kim khẩu được định vào 13 tháng 9, áp ngày qua đời, phù hợp truyền thống Giáo hội Antiochia. Thực thế, thánh nhân qua đời ngày 14 tháng 9 năm 407 tại Comane miền Pont, trên đường đi tới bờ Đông Biển Đen nơi phát vãn. Xác người ban đầu được đưa về Constantinople vào năm 438, về sau, theo truyền thuyết, đưa về Roma trong thế kỷ VIII.

Thánh Gioan Kim Khẩu sinh tại Antioche (Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 349, trong một gia đình công giáo quí tộc. Thân phụ, ông Secundus là sĩ quan. Thân mẫu Antousa là một phụ nữ đáng khâm phục : chồng qua đời lúc mới hai mươi tuổi, bà ở vậy lo việc giáo dục con trai và sẽ được tuyên phong thánh nữ. Gioan được hưởng một nền giáo dục tinh tế tại trường học giáo dục nổi tiếng Libanios , nhờ thế Ngài hòa hợp được văn hóa Hy lạp với Kitô giáo. Là thành viên cộng đoàn công giáo do Đức giám mục Mélèce phát động, Ngài được rửa tội năm 368 vào quãng mười tám tuổi. Nhập môn khoa chú giải Thánh Kinh của thầy Diodore de Tarse, Gioan nhận chức đọc sách, rồi phó tế năm 381, cuối cùng thụ phong linh mục năm 386 do Đức gíam mục Flavien. Từ 372 đến 378, Gioan đã sống sáu năm đời tu sỹ trong cảnh tịch liêu, gần Antiochia.

Sau khi thụ phong linh mục, Cha Gioan giảng ở Antiochia trong mọi trường hợp. Các bài giảng của Ngài vừa sống động vừa ngôn phong hoa mỹ làm cho Ngài nhanh chóng nổi tiếng ở đông Phương. Ngài ưu tiên giải thích Kinh thánh, áp dụng vào cuộc sống đời thường. Ngài tố cáo những lạm dụng, tấn công tật xấu các nhà giàu có, người quyền thế, bênh vực kẻ nghèo hèn. Dân chúng được Ngài chia sẽ niềm vui, khổ cực, nên yêu mến gọi Ngài là Kim Khẩu. Loạt bài giảng về các tượng thánh nhân dịp dân chúng Antiochia tức giận vì mạng cướp bóc, vùng dậy lật đổ các tượng thuộc gia đình hoàng gia, chứng tỏ nhiệt tình mục tử của Ngài không chấp nhận qúa khích, nhưng nương nhẹ và nâng đỡ dân chúng.

Néctaire qua đời, Jean Chrysostome, nhờ nổi tiếng, được công bố làm giáo chủ Constantinople, Tòa giám mục thứ nhất tại thủ đô phương Đông. Nhưng vị tuyên úy cung đình trước hết vẫn là tu sỹ và chủ chăn, nhà cải cách; thánh Gioan đả kích tật xấu, thói xa hoa, các lạc giáo, tệ bất công, vậy là Ngài bị chống đối quyết liệt. Hai bài giảng của thánh nhân về sự thất sủng của Entrope, nguyên bộ trưởng đầy quyền thế của Arcadius, là thành công tốt đẹp nhất của Ngài trong nghệ thuật thuyết giảng, chống lại tính cách hảo huyền của quyền lực nhân loại. Tuy nhiên đối với thánh Gioan thì đây là thời kỳ nhen nhúm sự chống đối và thù nghịch chỉ kết thúc bằng sự cô đơn và lưu đày của Ngài. Chạm tự ái vì một bài giảng về vấn đề xa hoa, hoàng hậu Endoxie cho đày thánh nhân lần thứ nhất đi Bithynie, có sự đồng lõa của Téophile, giáo chủ Alexandria qua Công đồng Chêne năm 403. Vừa tới nơi, có lệnh của hoàng đế và thư của hoàng hậu gọi Ngài về lại và người ta đón Ngài như kẻ chiến thắng. Tuy nhiên chỉ mấy tháng sau, Ngài lại phải bị lưu đày lần nữa đến Cucuse, sát biên giới Arménie, theo lệnh hoàng đế Arcadius. Thánh Gioan rời Constantinople ngày 20 tháng sáu năm 404. Sau hết năm 407, Ngài bị chuyển đến một nơi xa hơn, trên bờ Đông Biển Đen, tại Pityonte. Dọc đường, Ngài qua đời do kiệt sức vì cuộc hành trình. Trút hơi thở cuối cùng, Ngài nói : “Nguyện Chúa được tôn vinh trong mọi sự. Amen.

2. Thông điệp và tính thời sự

Các kinh nguyện trong thánh lễ đưa ra ánh sáng một số điểm đặc trưng trong cuộc đời thánh Gioan Kim khẩu.

a. Lời nguyện trong ngày nhấn mạnh “Tài hùng biện diệu kỳ” và “đức can đảm lớn lao” của thánh Gioan. Giáo lý do nhà giảng thuyết này (xứng đáng để Công đồng Chalcédoine công bố Ngài là tiến sỹ Hội thánh), được phát hiện qua số lượng tác phẩm rất nhiều – ở phương Tây chỉ thánh Augustin sánh bằng -, cũng như các bài giảng trong tư cách chủ chăn và bài dạy giáo lý dân chúng. Thánh Gioan Kim khẩu thường chú trọng nghĩa từ nguyên của bản văn Thánh kinh theo trường phái thần học Antiochia; trong các chú giải Kinh Thánh, Ngài để lại một di sản bao la gồm cả về Cựu và Tân Ước. Ngài đặc biệt yêu thích các thư thánh Phaolô, mỗi tuần Ngài đọc lại đến hai lần. bản chú giải thư gửi tín hữu Roma là tác phẩm tuyệt tác của Ngài. Về “đức can đảm lớn lao” của Ngài biểu lộ trong các thử thách, chỉ cần đọc các thư của Ngài. Bị phát lưu bất công, xa Giáo hội mình bằng vũ lực, trong khi ốm đau, thay vì trốn lánh đau khổ, Ngài xem đó như ơn Chúa : “Tôi bay lên vì vui, nhảy lên vì mừng, tôi sẽ để dành được một kho báu lớn” (Thư IX). Chúng ta cũng gặp dư âm đức can đảm anh hùng của Ngài trong bài giảng trước khi lên đường lưu đày năm 401 và phụng vụ bài đọc trích lại một đoạn: ” Tôi không sợ nghèo , không mong giàu ; tôi không sợ chết, cũng không thiết sống nếu không phải để giúp anh em tiến bộ. Bất kể nơi đâu Chúa muốn cho tôi, tôi đề chúc phúc nó”.

b. Lời nguyện trên lễ vật khuyến khích giáo dân “dâng hiến mình trọn vẹn” khi cử hành lễ Thánh thể, theo giáo huấn Thánh Gioan Kim khẩu. Chúng ta gặp lại giáo lý Thánh thể của Ngài trong các tài liệu chú giải Kinh Thánh, trong rất nhiều thư tín, nhưng nhất là trong cuốn luận về chức tư tế. Theo Thánh Gioan, việc dâng hiến mình đó đòi hỏi chúng ta phải được nuôi nấng bằng tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người : “Nếu được nhiệt tình thiêu đốt, chỉ cần một người đủ để cải tạo cả một dân tộc… Đức Kitô đang chết đói trước cửa nhà bạn… Hãy giải thoát Chúa khỏi đói, khỏi các nhu cầu, khỏi tù tội, trần truồng !” Cốt lõi sứ điệp và đường lối cơ bản trong hành động của Ngài chính là : thánh hóa đích thực hệ tại việc phục vụ tha nhân; qui luật vàng cho Kitô hữu là quên mình để đến với người khác.

c. Lời nguyện tạ lễ nhấn mạnh tư tưởng về việc làm chứng cho chân lý : “Lạy Chúa, xin làm cho việc rước lễ này biến chúng con thành chứng nhân trung thành cho chân lý”. Việc làm của thánh Gioan trước tiên là công việc một người đầy tớ trung thành với lời Chúa. Thực thế, trong cuốn Luận về chức tư tế, Ngài viết : ” Bạn không biết thân thể này (Giáo hội Chúa Ki-tô) bị nhiều tật bệnh, nguy hiểm hơn thân xác chúng ta sao ? Nhưng không kể các công việc, chỉ có một cách, một phương pháp chữa lành, đó là việc giáo huấn lời. Đó là dụng cụ, đó là lương thực, đó là bầu khí tốt nhất… cho dầu có phải tự thiêu đốt, dầu có phải bị chặt, bị chém, cứ phải dùng phương tiện đó” (IV, 3).

Qua sức mạnh của lời giảng, sự thánh thiện cuộc đời và công việc chủ chăn, thánh Gioan Kim Khẩu vừa là thầy, là cha tinh thần và nhà cải cách. Loan báo Tin Mừng mọi nơi mọi lúc, Ngài đã thành công trong việc đưa sứ điệp phúc âm nhập thể vào xã hội thời mình. Gương mẫu của Ngài thúc đẩy chúng ta, lời Ngài kêu gọi chúng ta : ” Nầy bạn, người thuần khiết, ít mạnh mẽ hơn nhưng thắng được người khác há chẳng tốt hơn điềm nhiên tọa thị mãi trên đỉnh nếu nhìn anh em hư mất sao ? (Bài giảng VI, 4).

ENZO LODI

(Lm hạt Xóm chiếu dịch)

---------------------------------

 

13/09-3: Thánh John Chrysostome

https://gpcantho.com/hanh-cac-thanh-13-09-thanh-gioan-kim-khau/

Tiến Sĩ Hội Thánh
(334-407)

 

Thánh Gioan thành Antiokia mệnh danh là Chrysostome (Kim Khẩu) vì sự khôn ngoan và tài 13/09-3


Thánh Gioan thành Antiokia mệnh danh là Chrysostome (Kim Khẩu) vì sự khôn ngoan và tài hùng biện. Thánh nhân sinh năm 334 tại Antiokia nước Thổ Nhĩ Kỳ. Từ bé, Ngài đã được hấp thụ do mẹ Ngài một đức ái nhân hậu, một đức tinh sắt đá và một lòng hy sinh hào hiệp.

Mùa Xuân năm 373, Ngài được tuyển vào chức đọc sách và từ đó danh tiếng Ngài bắt đầu lừng lẫy. Ðược tôn lên chức Giám Mục, nhưng cảm thấy bất xứng nên Ngài đã rút lui vào nơi kín đáo. Ngài ước ao sống cuộc đời khổ hạnh nhưng chỉ được bốn năm, vì mắc bệnh đau đạ dầy nên buộc lòng Ngài phải trở về Antiokia. Năm 386, Ngài thụ phong Linh Mục và suốt 12 năm Ngài đã làm cho thính giả thành Antiokia say mê và mến phục tài giảng thuyết. Ngài đả kích mãnh liệt những cổ tục mê tín, cuộc sống xa hoa của những người giàu có. Ngài nhắn mạnh đặc biệt đến những người nghèo và nêu gương bằng cách hết lòng giúp đỡ họ.

Năm 397, Ngài được bầu làm Giám Mục thành Constantinople. Ngài lo nghiên cứu đặc biệt về Thánh Phaolô, cải tổ hàng Giáo sĩ, thiết lập một số quy chế để thánh hóa bản thân, hủy bỏ mọi tập tục xa xỉ. Ngài cũng tận lực chiến đấu chống lại những bè rối như Aviô, Novatio… Vì phản đối Nữ hoàng Eudoxie đã chiếm đoạt gia sản của một góa phụ ở Callitrope. Ngài bị kết án lưu đày năm 403. Người ta không được biết bao nhiêu khổ cực Ngài đã phải chịu vì Ðức Kitô và bao nhiêu người đã trở lại cùng Chúa, nhưng mọi người đều phải thán phục lòng bác ái và những lời giảng thuyết cùng các sách của Ngài đã viết.

Sau cùng, Ngài qua đời vào ngày 14-7-407, Ðức Thánh Cha Piô X đã tuyên xưng Ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh và bổn mạng của những nhà giảng thuyết.

---------------------------------

 

13/09-4: Thánh Gioan kim khẩu


http://daminhrosalima.net/phut-cau-nguyen-moi-ngay/ngay-139---thanh-gioan-kim-khau-29771.html

Quý vị và các bạn thân mến!

 

Đã có khi nào bạn cảm thấy hãi sợ không dám nói lên sự thật, không dám lên tiếng bênh vực những 13/09-4


Đã có khi nào bạn cảm thấy hãi sợ không dám nói lên sự thật, không dám lên tiếng bênh vực những người yếu thế hay chưa? Đã có khi nào, bạn chỉ muốn lặng thinh để được yên ổn dù rằng bạn nhận thấy bất công, áp bức và bạo lực đang xảy ra, còn tình thương, bình an và công lý đang thiếu vắng hay không? Nếu câu trả lời là “không,” bạn hãy tạ ơn Thiên Chúa, xin Chúa tiếp tục đỡ nâng và thêm sức cho bạn. Nhưng nếu câu trả lời là “có,” thì quả thật, việc nhìn lại mình là hết sức cần thiết, vì Chúa đang rất cần bạn đi làm ngôn sứ cho Người. Với những phút giây lặng thầm này, bạn và tôi - chúng ta hãy cùng chiêm ngắm mẫu gương cuộc đời của thánh Gioan Kim Khẩu trong cách thức ngài dùng lời, để chúng ta soi lại chính mình và để xin ngài chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được luôn can đảm, mạnh mẽ mà biết nói đúng lúc, đúng thời điểm vì lòng mến Chúa và vì ơn ích của anh chị em.

Cậu bé Gioan chào đời tại Antiôkia vào khoảng năm 344, trong một gia đình khá giả. Nếp sống bình yên nơi mái ấm nhỏ có chút xáo trộn khi cha cậu qua đời. Chỉ còn lại mẹ, người đã dành cho Gioan trọn vẹn tình yêu, sự hy sinh cùng những điều kiện tốt đẹp nhất. Nhờ sự nhạy bén của mẹ mà những tài năng Chúa ban, những tố chất thông minh, tài giỏi của Gioan nhanh chóng được nhận ra và được vun xới. Cùng với con đường tìm kiếm tri thức từ những bậc thầy danh tiếng, Gioan còn muốn kiếm tìm những giá trị đích thực khác, qua chính việc hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa uy linh. Trở thành người kế vị các thánh tông đồ, giám mục Gioan Kim Khẩu hăng say chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chăm sóc, nuôi dưỡng những người nghèo, trẻ em mồ côi và hướng dẫn, giải thích lời Chúa cho mọi người.

Dùng lời để đến với tha nhân, dùng lời để phản đối, tố cáo những bất công, bênh người cùng khổ, vị giám mục thân thiện được nhiều người ưu ái gọi là “kim khẩu.” “Kim khẩu” ắt “kim ngôn,” những lời đem lại ơn ích và phần rỗi cho người nghe. Tuy nhiên, dù cho lời hay ý đẹp, ngôn từ mượt mà, sinh động nhưng vì ngài đã sẵn sàng chống lại những tập tục, những hành động sai trái của quan quyền, của hoàng tộc; đã đụng chạm đến tầng sâu của bản tính tự ái nơi người giàu có, quyền lực nên những lời kia trở thành không vừa ý, không dễ lắng nghe và không dễ đón nhận.

Cho dẫu rất hoạt ngôn, nhưng thánh nhân luôn ý thức, cân nhắc trong từng lời nói và cũng không quên khuyên nhủ chúng ta “chỉ nên nói, khi nói sinh ích lợi hơn nín lặng.”[1] Điều mà ngài hướng đến là sự hoán cải, thay đổi tận căn trong tâm hồn theo hướng thiện lành. Hấp lực và đích điểm cao quý như thế nên ngài đã chấp nhận đánh đổi cả an nguy của bản thân, để rồi hai lần phải đối diện với bản án đi đày. Trang sử cuộc đời ngài khép lại vào ngày 14/9/407 trên đường đi đày lần hai, nhưng một trang sử mới cũng được mở ra, bởi đó cũng chính là ngày ngài hạnh phúc trở về bên Chúa.

Thánh Gioan Kim Khẩu đã không để cho những ân phúc Chúa tặng ban thành ra vô hiệu, và cũng không để cho những kiểu trừng phạt của thế gian trở thành vật cản lối trên đường nhân đức. Cũng nơi đó, một bài học hay và ý nghĩa được khơi gợi lên khiến chúng ta ghi nhớ để không chỉ cố gắng học cách nói thế nào, nói điều nào, nhưng còn nỗ lực học cách nói lúc nào và im lặng ra sao. Liên quan đến điều này, Lev Tolstoy đã chỉ ra cho ta hai điều sai, đó là “giữ im lặng khi lẽ ra phải nói và nói khi lẽ ra phải giữ im lặng.”[2] Đón nhận kinh nghiệm thực tế này, chúng ta cũng đồng thời đón nghe thêm lời khuyên của thánh Anphongsô trong kinh nghiệm thiêng liêng rằng: “Con hãy chăm chỉ hết sức giúp đỡ linh hồn người ta bằng lời nói, bằng gương sáng, nhất là bằng cầu nguyện.”[3]

Giờ đây, hiệp với thánh Gioan Kim Khẩu, chúng ta cùng nhau thân thưa với Chúa tâm tình: “Lạy Chúa, xin canh giữ miệng con và trông chừng lưỡi con” (Tv 141,3). Nguyện Chúa cũng thương giúp chúng con ý thức tầm quan trọng khi nói đúng lúc và biết chân nhận rằng: “Miệng lưỡi người công chính hằng niệm lẽ khôn ngoan, luôn nói điều chính trực.”[4] Amen
 
[1] Y Phan CMC, 1001 Danh ngôn các thánh, Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.166
[2] Lev Tolstoy, Suy niệm mỗi ngày_Một kho tàng minh triết tinh túy, tr.294.
[3] Y Phan CMC, 1001 Danh ngôn các thánh, Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.118.
[4] Xướng đáp Kinh phụng vụ phần “các thánh tiến sĩ.”

---------------------------------

 

13/09-5: THÁNH GIO-AN KIM KHẨU


Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Saint John Chrysostom).
Lc 6,39-42

 

Mỗi vị thánh đều mang Chúa Kitô trong mình và một cách nào đó các Ngài luôn chóng vánh giới 13/09-5


Mỗi vị thánh đều mang Chúa Kitô trong mình và một cách nào đó các Ngài luôn chóng vánh giới thiệu Ðức Kitô cho người khác. Thánh là để Chúa phủ lấp toàn bộ con người mình, để Chúa chiếu sáng xuyên suốt từng ngõ ngách, từng đường tơ, kẽ tóc. Thánh là họa lại chính Chúa Kitô càng rõ nét bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, đúng như lời sách khởi nguyên viết:"Họa lại hình ảnh của Thiên Chúa". Thánh Gioan kim khẩu là một trong muôn vàn vị thánh đã trở nên giống Chúa Kitô.
 
GIOAN KIM KHẨU LÀ AI ?
Thánh nhân sinh tại nước Thổ nhĩ Kỳ vào năm 334 tại Antiokia. Người ta gọi Ngài là Gioan thành Antiokia. Ngài được mệnh danh là Kim Khẩu: Chrysostome. Miệng tuôn toàn những lời quí như vàng. Thánh nhân có tài hùng biện và trí khôn ngoan minh mẫn hiếm có. Gioan thành Antiokia ngay từ khi còn nhỏ đã được mẹ Ngài giáo dục với một lòng nhân ái bao la, truyền đạt cho Ngài một đức tin sắt đá và lòng hy sinh hào hiệp. Năm 373, thánh nhân được tuyển vào chức đọc sách, nhưng tài lợi khẩu, hoạt bát của Ngài đã làm say mê bao người, từ đó danh tiếng Ngài vang dội khắp nơi.
ÐỜI CON NGƯỜI LÀ DO CHÚA
Vì danh tiếng lẫy lừng nổi bật do lòng đạo đức thánh thiện và tài hùng biện có sức thuyết phục nhiều người trở về với chúa, người ta nhất loạt tôn thánh nhân lên chức giám mục, nhưng Ngài khiêm tốn khước từ và chỉ thích ẩn mình, ăn chay, cầu nguyện. Ý Chúa lạ lùng không ai hiểu thấu,sau bốn năm sống khắc khổ,Ngài lâm bệnh dạ dầy nặng, buộc Ngài phải trở về Antiokia. Năm 386, thánh nhân lãnh nhận sứ vụ linh mục và trong cương vị linh mục, suốt 12 năm, thánh nhân đã làm say mê dân thành Antiokia nhờ lòng sốt sắng, tài ăn nói thuyết phục,miệng tuôn những lời quí như vàng và đưa rất nhiều người quay về với Chúa do lời giảng dậy của Ngài. Thánh nhân đả phá những cổ tục mê tín,cuộc sống hào phóng,xa hoa, trụy lạc của những người giầu và kêu gọi mọi người lưu tâm đến những người nghèo. Chính thánh nhân nêu gương sáng sống nghèo và giúp đỡ người nghèo.Năm 397,Ngài được bầu làm giám mục thành Constantinople, thánh nhân lưu tâm nghiên cứu về thánh Phaolô tông đồ,cải tổ hàng giáo sĩ,thiết lập một số qui chế để thánh hóa bản thân,hủy bỏ tận căn mọi tập tục xa xỉ gây tốn phí tiền bạc, của cải,vật chất. Ngài chống đối kịch liệt các bè rối Ariô, Novatio vv.
CHÚA THƯỞNG CÔNG CHO THÁNH NHÂN
Năm 403, Ngài bị Nữ hoàng Eudoxie kết án lưu đày vì thánh nhân dám lên tiếng phản đối Eudoxie đã chiếm đoạt tài sản của một bà goá ở Callitrope.Thánh nhân đã phải chịu biết bao nhiêu đau khổ,cay đắng,chông gai và thử thách vì Chúa. Mọi người sẽ mãi mãi thán phục lòng bác ái ,tài giảng thuyết và các sách vở giá trị Ngài đã để lại cho hậu thế.
Cuộc đời của Ngài có thể ví như một bông hoa đẹp giữa những bông hoa khác muôn mầu,muôn hương . Bông hoa thơm là chính Ngài bị cầm tù,bị tra khảo,đánh đập,nhưng hương thơm mãi mãi tỏa ra thơm ngát làm say mê mọi người.
Thánh nhân qua đời vào ngày 14/7/407, Chúa thưởng công Ngài bằng vô số phép lạ sau khi Ngài chết. Ðức Thánh cha Piô X đã nâng Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh và đặt Ngài làm bổn mạng của những nhà giảng thuyết.
 
Lạy thánh Gioan Kim Khẩu, xin ban cho chúng con biết dùng miệng lưỡi để ca tụng và cảm tạ tri ân Thiên Chúa.
Xin cho chúng con lòng can đảm dám nói lên sự thật,dù sự thật làm người khác mất lòng.
Xin ban cho mọi người Kitô hữu biết sống khó nghèo như Chúa.
 
                                                            Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
                                                                   Nguồn: simonhoadalat.com

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây