Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 29 TN-A Bài 151-162: Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa

Chủ nhật - 15/10/2023 06:28
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 29 TN-A Bài 151-162: Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 29 TN-A Bài 151-162: Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 29 TN-A Bài 151-162: Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa

------------------------------------------
Tin mừng: Mt 22,15-21

15 Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”
18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp: “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”
------------------------------------------
Mục Lục:

TN 29-A151: LỠ LỜI 1
TN 29-A152: NƠI TA THUỘC VỀ.. 3
TN 29-A153: TRUNG TÍN.. 4
TN 29-A154: ĐỜI – ĐẠO RẠCH RÒI 6
TN 29-A155: TRẢ NỢ THIÊN CHÚA.. 11
TN 29-A156: “THIÊN CHÚA VÀ TRẦN GIAN”. 14
TN 29-A157: THUỘC VỀ THIÊN CHÚA.. 16
TN 29-A158: THUẾ ĐỜI 19
TN 29-A159: TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?. 25
TN 29-A160: Bổn phận đối với Thiên Chúa và nghĩa vụ đối với Xêda. 27
TN 29-A161: NỘP THUẾ CHO CAESAR.. 31
TN 29-A162: KITÔ HỮU TRONG TRẦN THẾ.. 36

----------------------------------

 

TN 29-A151: LỠ LỜI


Anna Cỏ may

 

Có lúc nào bạn lỡ lời với ai mà lại đem niềm vui cho họ không? Có lẽ có, nhưng đó chỉ là trường TN 29-A151


Có lúc nào bạn lỡ lời với ai mà lại đem niềm vui cho họ không? Có lẽ có, nhưng đó chỉ là trường hợp rất hy hữu. Thường, chúng ta dễ nói những lời gây cho nhau đau khổ và buồn tủi nhiều hơn là nhưng điều đem lại niềm vui, vì bản tính chúng ta là hay ghen tị. Bên cạnh đó, có không ít người tìm cách làm cho người khác phải lỡ lời mà nói ra điều không hay, cố tình gài bẫy để người khác phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

Trong Tin Mừng Mátthêu, nhóm người Pharisêu đã bàn bạc với nhau, tìm cách làm sao cho Chúa Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Họ soạn và nói ra những lời khen thật đúng, thật hay để đánh lạc hướng tâm trí của Chúa Giêsu, để Ngài không còn để ý đến câu hỏi phía sau. Họ hỏi: “Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” (Mt 22,17). Dầu vậy, họ vẫn không thể có được kết quả như họ mong đợi. Họ còn ngạc nhiên về cách hành xử và lời nói của Ngài. Và, họ đã phải bỏ đi, để Ngài ở lại.

Chúa Giêsu đã cho nhóm người Pharisêu nhận thấy việc gì nên và không nên. Ngài cũng để lại cho các môn đệ bài học về sự tỉnh thức trước câu hỏi của người khác. Đứng trước câu hỏi của nhóm người Pharisêu, Ngài nhận định lại người đang hỏi mình là ai? Câu họ hỏi là gì? Được đặt trong bối cảnh nào? Điều họ muốn là gì? Vâng, Ngài không trả lời theo kiểu máy móc “có” hay “không”. Ngài đi vào sự việc, sự vật ngay lúc đó. Ngài nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! “Họ liền đưa cho Người một quan tiền. Người hỏi họ: ‘Hình và danh hiệu này là của ai đây?’ Họ đáp: ‘Của Xêda.’ Bấy giờ, Người bảo họ: ‘Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Mt 22, 18-21). Thật sự có những lúc, chúng ta phải trả lời ngắn gọn, cũng có khi chúng ta phải đi vào sự việc mới trả lời chính xác và minh bạch để không ai thiệt thòi. Thánh Giacôbê đã nói: “Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận, vì khi nóng giận, con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa” (Gc 1, 19-20). Chúng ta nghe nhưng phải có thời gian để suy nghĩ và hiểu, lúc đó mọi lời nói và những quyết định mới đạt kết quả cao. Trong thời gian đó, Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta chọn lựa những điều tốt nhất. Nếu không, chúng ta dễ rơi vào sai lầm như vua Hêrôđê (x. Mc 6,17-29). Vậy, để tránh được những lời nói và những quyết định sai lầm, chúng ta chớ vội nói, vội quyết mà hãy lắng nghe tiếng lương tâm thúc đẩy hoặc đi bàn hỏi với người khôn ngoan.

Ngày hôm nay, chúng ta dễ rơi vào bệnh “lỡ lời”, bệnh sai lầm là khi chúng ta tham gia vào mạng truyền thông, nhất là tham gia vào hoạt động facebook. Chúng ta chỉ nghe-đọc hay chỉ xem những hình ảnh, những tin nhắn trên “facebook” mà đã vội đưa ra những bình luận, những câu phán xét cho nhau. Điều đó làm cho không ít người đã phải đau khổ và còn dẫn đến cái chết cho người khác, nó như một con dao hai lưỡi vậy. Chớ gì, chúng ta hãy cẩn thận thì tốt hơn.

Lạy Chúa, Ngài thấu rõ tâm can chúng con. Xin giúp chúng con biết nhận định trong mọi vấn đề, để chúng con không bị lỡ lời hay có những quyết định sại lầm gây đau khổ cho nhau. Xin cho chúng con mỗi ngày biết chạy đến học khoa sư phạm của Ngài được chứa đựng trong lời Ngài. Nhờ đó, chúng con đem lại niềm vui cho nhau, cùng nhau xây dựng hòa bình như lòng Chúa mong ước. Amen.

------------------------------

 

TN 29-A152: NƠI TA THUỘC VỀ


Thiên San

 

Con người sinh ra và lớn lên mang theo những nét văn hóa từ gia đình, làng quê, đất nước của TN 29-A152


Con người sinh ra và lớn lên mang theo những nét văn hóa từ gia đình, làng quê, đất nước của mình. Bởi đó là nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi ta thuộc về, gắn bó, yêu thương. Thuộc về đồng nghĩa với việc thi hành nghĩa vụ cũng như quyền lợi ta đáng được hưởng. Nhưng đức tin dạy ta biết rằng, cuộc sống nơi trần gian này chỉ là cuộc sống tạm bợ, đời sống mai sau nơi Quê Trời mới là cuộc sống vĩnh cửu, là quê hương đích thực của mỗi người chúng ta. Vậy, để đạt được hạnh phúc Nước Trời, quê hương đích thực ta phải làm gì?

Là công dân, chúng ta có quyền lợi và nghĩa vụ để xây dựng quê hương đất nước. Dòng máu chảy trong ta, văn hóa và mọi thứ ta mang trong mình đều mang dáng dấp của một sự thuộc về. Nó giúp cho mọi người nhận biết ta là ai, công dân nước nào. Khi các cuộc thi được tổ chức với quy mô lớn cấp châu lục hay thế giới, màu cờ, sắc áo của mỗi đội tuyển sẽ nói lên điều đó. Hay chẳng hạn khi đi làm, học tập ở nước ngoài dù trước đó ta chưa từng quen biết nhau nhưng chỉ cần gặp được một người Việt Nam nơi đất khách quê người thôi ta cũng cảm thấy có một sự gần gũi, thân quen, vui đến lạ thường. Kinh nghiệm đó cho ta thấy và ý thức về cội nguồn của ta, nơi “chôn rau cắt rốn”.

Hôm nay, qua câu trả lời của Đức Giêsu với những người Pharisêu, Người nhắc cho chúng ta biết rằng, nghĩa vụ của chúng ta không chỉ dừng lại ở quê hương đất nước nơi trần gian này nhưng là đối với Nước Thiên Chúa:“Của Xêda trả vê cho Xê da, của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Nghĩa là nơi ta thật sự thuộc về chính là Nước Trời. Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương, chăm sóc ta, ta thuộc về Ngài. Ta phải có nghĩa vụ xây dựng và làm cho Nước ấy trổ sinh hoa trái và để trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài.

Thiên Chúa chính Đấng Tạo Thành và là Cha của chúng ta. Chúng ta thuộc về Ngài vì được Ngài tạo dựng và cứu chuộc. Tất cả những gì chúng ta có, chúng ta là đều thuộc về Thiên Chúa. Tâm tình ta cần có đối với Thiên Chúa trước tiên là tâm tình cảm tạ, biết ơn, và nhất là tâm tình thảo hiếu như Đức Giêsu. Nhờ liên đới với Đức Giêsu, chúng ta được gọi Thiên Chúa là “Apba – Cha ơi”. Sống tâm tình cảm tạ, biết ơn, thảo hiếu là luôn ý thức ta là con của Ngài, thuộc về Ngài, luôn để cho Chúa hướng dẫn, làm chủ đời ta. Khi ý thức được điều đó, ta sẽ dễ dàng trao lại cho Chúa tất cả những gì ta nhận được, những gì ta có, ta là. Cảm thức thuộc về Nước Thiên Chúa mang lại cho ta niềm vui vì được Chúa yêu thương, cứu chuộc. Đồng thời cảm thức ấy giúp ta biết dùng sự sống đời này để đạt được hạnh phúc đời sau khi vâng nghe và làm theo những gì Con Một Thiên Chúa truyền dạy. Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta vào đời để mời gọi chúng ta sống xứng đáng là con cái Chúa, Ngài sẽ ban cho ta ơn để đáp lại tình thương của Ngài. Mặt khác, chính khi nỗ lực sống thánh thiện như Chúa là Đấng Thánh là ta đang góp phần xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trên trần gian này.

Lạy Chúa! Chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được hiện diện trên cõi đời này. Cảm tạ Chúa đã mạc khải cho chúng con biết rằng quê hương điích thực của chúng con là Nhà Cha trên trời. Xin giúp chúng con luôn biết sống tâm tình của một thụ tạo, một người con, luôn ngoan ngoãn sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đặc biệt là biết dùng sự sống đời này như phương thế hữu hiệu để đạt được Nước Trời mai sau khi chúng con biết sẵn sàng dâng lại cho Chúa tất cả những gì thuộc vê Ngài, những gì chúng con có, những gì chúng con là. Amen.

------------------------------

 

TN 29-A153: TRUNG TÍN


Lm Vũđình Tường

 

Nhóm Pharisiêu và Herodian thoả hiệp, tạm thời để sang bên những khác biệt, cùng nhau tìm cách TN 29-A153


Nhóm Pharisiêu và Herodian thoả hiệp, tạm thời để sang bên những khác biệt, cùng nhau tìm cách hãm hại Đức Kitô. Họ đồng í đưa ra câu hỏi, mà theo họ, Đức Kitô trả lời ‘đồng í hay không đồng í‘ đều không tránh khỏi phiền toái lớn. Họ chắc chắn đến độ Đức Kitô keo này sẽ thua đặm, coi như mất hết tiếng tăm và hỗ trợ của đám đông. Câu hỏi gần với chính trị hơn là tôn giáo. Họ hỏi Ngài. Xin cho biết ‘Có nên đóng thuế cho Caesar không?’. Nếu câu trả lời là ‘Nên đóng thuế’, Đức Kitô sẽ mất trắng, mất hết mọi hỗ trợ của dân chúng, vì toàn dân đặt trọn hy vọng nơi Ngài. Lòng tin vào Ngài bị tiêu hủy bởi ai cũng trông đợi Ngài như Đấng Cứu Tinh giúp giải thoát họ khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Nếu Ngài đáp ‘không nên đóng thuế’ nhóm Herodian sẽ tức thời báo cho chính phủ thuộc địa Rôma biết là Đức Kitô đang khuyến khích dân nổi loạn chống lại quân Rôma, như thế máu sẽ chảy, đầu sẽ rơi, thân xác đổ gục, nhà cháy thành tro, phố đầy tiếng bi ai, dân làng than khóc. Họ hí hửng chờ câu trả lời của Đức Kitô. Tập thể lãnh đạo Pharisiêu và Heordian họp hành, bàn tán. Tự tin tập thể luôn đúng. Tập thể sai lầm.Cả tập thể thua cá nhân Đức Kitô.

Biết sự xảo trá của tập thể lãnh đạo. Đức Kitô bảo họ cho coi đồng xu dùng đóng thuế. Ngài hỏi họ, tên và hình của ai trong đồng xu. Họ đáp đó là hình hoàng đế Casear. Đức Kitô nói với họ, ‘Những gì thuộc về Caesar thì trả cho Caesar, những gì thuộc về Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa’ c.16. Gài bẫy Đức Kitô, giờ chính họ rơi vào cái bẫy chính họ giăng ra. Đức Kitô dậy họ hai nhiệm vụ. Thứ nhất, mọi công dân có nhiệm vụ đóng thuế cho chính quyền nơi họ đang cư ngụ. Thứ hai, mọi thụ tạo đều phải tôn thờ Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên chúng. Đức Kitô có lần các xác nhận với một luật gia khi ông hỏi Ngài điều răn nào quan trọng nhất. ‘Mến Chúa hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn, và yêu thương đồng loại như chính mình’ Mt 22,37. Đây là nhiệm vụ không phải dành riêng cho Kitô hữu, mà cho toàn thể nhân loại, dù tin Đức Kitô hay không tin cũng cần tình yêu để sống. Đức Kitô nhận biết tâm trí con người, đọc được tư tưởng trong óc, biết rõ cảm xúc trong tim người khác. Làm sao Ngài lại không biết tên và hình của ai trong đồng xu. Ngài hỏi điều đó để chính tập thể Pharisiêu phải bộc lộ điều họ dấu kín trong tâm. Đó là sự gian trá của họ. Môi miệng họ ca tụng ‘Đức Kitô là Đấng công chính, giáo huấn của Ngài thuộc về Chúa… Ngài không quị lụy ai’ c.18 nhưng trong tâm họ tìm cách triệt hạ Đức Kitô. Họ thần phục quân đô hộ Roma, ham thích quyền hành, lợi lộc quân đô hộ ban phát. Bởi ham lợi hơn thương dân, thích lợi lộc hơn trung tín nên họ bất trung, thất tín với Thiên Chúa. Họ không hoàn thành trách nhiệm phục vụ dân, trái lại còn chèn ép dân với sưu cao, thuế nặng. Tăng thuế Đền Thờ, nâng cao vật giá dâng hiến lễ vật. Đứng ngay trong Đền Thờ bàn thảo việc chính trị, việc đóng thuế cho hoàng đế Roma. Những việc này làm ô uế Đền Thờ. Đức Kitô có lần nói với họ ‘Không được biến nhà Cha Ta thành hang trộm cướp’ Mt 21,13.

Hàng chữ ghi trên đồng xu có nghĩa ‘Caesar, con chúa Augustus, Thầy Cả Thượng Phẩm’. Chữ khắc nơi đồng xu nói lên tính kiêu ngạo, tự nhận là chúa của mọi người. Dù biết thế nhưng tập thể Pharisiêu yêu thích đồng xu đó, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng xu đó. Họ luông mang đồng xu tà thần bên mình, gần trong tâm trí họ. Không nhận biết tên và hình hoàng đế trong đồng xu, Đức Kitô nói cho tập thể Pharisiêu biết hoàng đế Caesar và Augustus là vua trần gian như mọi vị vua khác, không phải là chúa. Với Đức Kitô chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, Đấng tạo dựng vũ trụ và mọi sự trong đó, ngoài ra không còn chúa nào khác. Của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống nhưng con người đừng làm nô lệ cho chúng. Nó được tạo dựng nên cho ta dùng. Chúng ta xin ơn biết tôn thờ một Chúa duy nhất, trung tín với giao ước tuyên thệ khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, và lập lại điều hứa này mỗi khi tuyên xưng đức, tin tóm tắt trong kinh Tin Kính, thường tuyên xưng mỗi Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.

------------------------------

 

TN 29-A154: ĐỜI – ĐẠO RẠCH RÒI


Trầm Thiên Thu

 

Rạch ròi là rõ ràng, rành mạch, không gây lầm lẫn cái này với cái kia. Đó là cách phân định cần TN 29-A154


Rạch ròi là rõ ràng, rành mạch, không gây lầm lẫn cái này với cái kia. Đó là cách phân định cần thiết để tránh phiền toái trong mọi lĩnh vực, cả đời thường và tinh thần. Không chỉ cần rạch ròi với người khác mà còn phải rạch ròi với chính mình, vì con người luôn bị giằng co giữa trái và phải. Người can đảm mới có thể rạch ròi.

Một trong những thứ rất cần rạch ròi hiện nay là đại dịch corona. Tạ ơn Chúa cho Việt Nam được an toàn, mau qua 2 đợt dịch, nhưng chớ khinh suất, vì Việt Nam vừa phát hiện 2 trường hợp nhiễm covid tại Saigon và Bạc Liêu. Chúng ta cũng đừng quên nhiều nơi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng phức tạp với loại virus “chết người” này.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay, người ta không muốn rạch ròi, thích giấu giếm, lén lút, chấm mút, mưu mô mờ mịt,… thích đi đêm hơn đi ngày. Kẻ ưa bóng tối là kẻ “không hành động theo sự thật.” (1 Ga 1:6) Mắt “yếu” thì sợ ánh sáng. Ai cũng có thể suy ra rằng chỉ có kẻ xấu mới không thích ánh sáng, minh bạch.

Được làm người, dù đã lớn hay còn nhỏ, chắc chắn không ai lại không có gì sở hữu, hiểu đơn giản là quyền làm chủ – quyền cơ bản nhất của mỗi con người. Lĩnh vực nào cũng có quyền sở hữu đặc trưng, chẳng hạn về tài chính, người ta có loại quyền gọi là “sở hữu chéo” (ngân hàng này sở hữu ngân hàng khác, doanh nghiệp này sở hữu doanh nghiệp khác,… mối quan hệ vừa trực tiếp vừa gián tiếp – khái niệm này xuất hiện từ thập niên 1980). Kể ra cũng lạ thật.

Con người cũng được Thiên Chúa ban cho những loại quyền riêng. Ngài ban cho chúng ta quyền quản lý thời gian và quyền tự do, chúng ta được quyền sở hữu nhưng không được làm chủ. Chúa Giêsu xác định: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban.” (Ga 3:27) Thật vậy, khi nói về một tài năng nào đó, người ta dùng chữ “thiên phú” – tức là “trời cho.” Tác giả sách Giảng Viên cảm nhận: “Tôi nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi. Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên Chúa đã hành động như thế để phàm nhân biết kính sợ Người.” (Gv 3:12-14) Vấn đề quan trọng là ai đó có tài năng mà còn “biết kính sợ Chúa” hay không, biết khiêm nhường hay không. Nếu cứ ảo tưởng thì “chết chắc” thôi. Quả thật, rất cần phải rạch ròi.

Ngày xưa, Đức Chúa phán với kẻ Ngài đã xức dầu là vua Kyrô: “Ta đã cầm lấy tay phải nó, để bắt các dân tộc suy phục nó, Ta tước khí giới của các vua, mở toang các cửa thành trước mặt nó, khiến các cổng không còn đóng kín nữa.” (Is 45:1) Ngài giải thoát ai thì người đó thuộc quyền sở hữu của Ngài. Chúng ta cũng được Thiên Chúa cứu độ bằng Giá Máu của Đức Giêsu Kitô, Con Một Yêu Dấu của Ngài, do đó chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Đức Kitô, thuộc dòng dõi Ápraham và được thừa kế. (Gl 3:29) Bất cứ ai thuộc về Thiên Chúa thì phải vâng lời Ngài. (Ga 8:47) Đó là vấn đề quan trọng, cần nhận thức rạch ròi.

Cái gì cũng có nguyên nhân. Thiên Chúa giải thích: “Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Giacóp, và của người Ta đã chọn là Israel, Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu, dù ngươi không biết Ta. Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ, để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.” (Is 45:4-6) Thiên Chúa nhấn mạnh tính cao cả duy nhất của Ngài bằng cách lặp đi lặp lại: “Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.” Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta chỉ được phép tôn thờ một mình Ngài mà thôi. Và thật diễm phúc, chúng ta đã nhận ra điều này, để rồi chúng ta đang tôn thờ Ngài và không ngừng nỗ lực học bài học yêu của Ngài. Cũng như dân Israel, chúng ta được trở nên dân riêng của Ngài.

Chính Thiên Chúa cũng đã động viên và xác nhận với dân Israel trước đó: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về, đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi: ngươi là của riêng Ta!” (Is 43:1) Và Ngài cũng đang nói với mỗi chúng ta như vậy. Dân Israel là “vật sở hữu” của Thiên Chúa, và có cả mỗi chúng ta nữa. Ngày nay cũng có những thứ thuộc về Thiên Chúa, tương tự như Dân Riêng vậy, thuộc quyền sở hữu của Ngài. Ai dám “đụng chạm” đến những gì của Chúa thì sẽ “có vấn đề” ngay thôi. Không hẳn là Ngài trừng phạt, mà Ngài muốn làm cho chúng ta tỉnh ngộ. Kinh Thánh nói: “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn.” (Cn 1:7)

Thời gian là cõi phù vân, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời ở dưới bầu trời này. Ngay cả chuyện ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra, tức là tận hưởng những gì mình sở hữu, đó cũng là tặng phẩm Chúa ban rồi. (x. Gv 3:1-12) Vâng, tất cả chỉ là phù vân, chúng ta “chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết,” (Tv 49:13) chẳng có gì bền vững, chỉ có Thiên Chúa là Đấng vạn đại trường tồn. (Tv 102:25) Phải biết Chúa vô hạn và biết mình hữu hạn, biết rạch ròi như vậy để mà hết lòng tôn thờ, tuyên xưng và tán tụng Ngài. Thánh Vịnh gia mời gọi mọi người và mọi dân tộc: “Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!” (Tv 96:1)

Đó không chỉ là trách nhiệm và bổn phận mà còn là quyền lợi của chúng ta, bởi vì việc chúng ta ca tụng Chúa cũng chẳng thêm gì cho Ngài, nhưng đem lại ơn cứu độ cho chính chúng ta. Rõ ràng Thiên Chúa quá đại lượng. Ca tụng Thiên Chúa cũng chính là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta: “Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh! Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của Người. Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng, khả tôn khả uý hơn chư thần, vì chư thần các nước thảy đều hư ảo, còn Đức Chúa, Người sáng tạo trời cao.” (Tv 96:3-5) Ca tụng Chúa khi thuyền đời chúng ta xuôi chèo mát mái thì đã đành, tất nhiên thôi, nhưng ca tụng Chúa ngay cả khi thuyền đời chúng ta không chao nghiêng vì sóng to, gió lớn, đó mới là điều khó thực hiện, thế nhưng lại có giá trị cao. Nhiều vị thánh đã chứng minh điều đó, cụ thể là CP thiếu niên Carlo Acutis mà Giáo Hội vừa tôn phong ngày 10-10-2020.

Con người được Thiên Chúa chăm sóc và ban cho mọi thứ, cả vật chất và tinh thần, nhưng người ta lại cứ tưởng là “điều dĩ nhiên” nên không tạ ơn Ngài, rồi lại còn “so đo” vì cho rằng mình không may mắn như người khác. Thật ra đó là ý mình chứ không phải Ý Chúa. Quả thật, Thiên Chúa luôn xứng đáng để chúng ta xưng tụng mọi nơi và mọi lúc: “Hỡi các dân các nước, hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang, hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người. Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện, toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước Thánh Nhan. Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.” (Tv 96:7-10) Thiên Chúa nhân từ, nhưng nghiêm minh, rất rạch ròi.

Thiên Chúa tạo tác muôn loài, nghĩa là Ngài sở hữu tất cả, còn chúng ta trắng tay. Chúa Giêsu xác định: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15:5) Thế nên chúng ta không thể không tôn vinh Ngài và không tạ ơn Ngài. Chúng ta không có quyền đòi hỏi, có ai đau khổ bằng ông Gióp chưa? Thế mà trong lúc đau khổ cùng cực, mất hết mọi thứ, từ của cải tới con cái, nhưng ông Gióp vẫn “không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.” (G 1:22) Thiên Chúa nói với Satan về ông Gióp: “Chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó: một con người VẸN TOÀN và NGAY THẲNG, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác.” (G 1:8) Đó là tấm gương lớn sáng ngời mà mỗi tín nhân cần phải soi hằng ngày. Chưa đến nỗi nào mà chúng ta đã than trách đủ thứ, vậy thì làm sao có thể “xách dép” theo Thánh Gióp? Làm việc gì cũng mệt mỏi, vác thập giá không thể thoải mái, chắc chắn như vậy. Cái Khó nào cũng Khổ, nhưng nhờ Khổ mới nên Khôn. Nhóm 3K kỳ lạ: Khó – Khổ – Khôn. Thảo nào người ta nói: “Cái khó ló cái khôn.”

Tạ ơn và cầu nguyện là bổn phận của chúng ta, không chỉ cho mình mà còn cho tha nhân, đồng thời cũng cần biết cảm ơn nhau nữa. Thánh Phaolô nói: “Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.” (1 Tx 1:2-3) Tình liên đới Kitô giáo thật tuyệt vời, không chỉ với người còn sống mà cả với người đã qua đời – các thánh và các linh hồn.

Vừa giải thích vừa xác định, Thánh Phaolô phân tích: “Anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em.” (1 Tx 1:4-5) Lời thánh nhân nói với giáo đoàn Thêxalônica cũng là nói với chính chúng ta – mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hội đoàn, mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận, mỗi chủng viện, mỗi tu viện,…

Người ta nói: “Nhà có gia phong, nước có quốc pháp.” Gia đình nào cũng có nề nếp riêng, quốc gia nào cũng có hiến pháp – nhưng hiến pháp phải hợp lòng dân, không thể tự ý ra luật “tùy hứng” rồi bắt người khác thực hiện. Luật có sau con người. Luật vị nhân sinh, luật vì con người. Luật giúp con người sống tốt hơn và giúp duy trì trật tự. Nên giữ luật nhưng đừng câu nệ luật, giữ luật “chữ đỏ” theo kiểu Biệt Phái. Cổ nhân có câu: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên.” Nghĩa là trong ba người cùng đi cũng có một người là thầy, có khả năng hướng dẫn hai người kia, tức là có thể “làm luật” để duy trì trật tự, vì lợi ích chung.

Trình thuật Mt 22:15-21 (≈ Mc 12:13-17; Lc 20:20-26) cho biết: Một hôm, nhóm Pharisêu bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Không chỉ vậy, họ còn cấu kết với phe Hêrôđê, gã cáo già nham hiểm mà hèn nhát. Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê đến nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” Đó là những kẻ mặt người dạ thú. Thật đáng kinh tởm!

Vải thưa không thể che mắt thánh. Tiền nhân ví von chí lý như vậy. Chúa Giêsu thấu suốt lòng con người, Ngài biết họ có ác ý nên Ngài nói thẳng: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình? Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ thường xuyên bị Chúa Giêsu trách mắng thẳng thừng, thậm chí là nguyền rủa, thế mà họ vẫn chai mặt, lì lợm. Và rồi họ thản nhiên đưa cho Ngài một quan tiền. Ngài vừa chỉ đồng tiền vừa hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp tỉnh queo: “Của Xêda.” Thật là trơ trẽn, hết nước nói. Bấy giờ, Ngài bảo họ: “Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” Câu trả lời của Chúa độc đáo quá! Nghe vậy, họ ngạc nhiên lắm, nhưng đành lẳng lặng bỏ đi. Cái gì của ai thì trả cho người đó, không phải của mình thì đừng tham lam, không chỉ KHÔNG NÊN mà là CẤM tuyệt đối.

Dù vật chất hay tinh thần, bất cứ thứ gì của người khác thì không thuộc quyền sở hữu của mình, chớ có “ước muốn” hoặc rờ tới. Thiên Chúa đã nghiêm cấm trong Thập Giới: Chớ lấy của người và chớ tham của người. (Giới Răn 7 và 10) Rất rạch ròi. Thế nhưng có một số người lại quan niệm lệch lạc thế này: “Cho không lấy, thấy không xin, kín thì rình, hở thì rinh.” Nguy hiểm vô cùng! Cuộc sống có nhiều dạng sở hữu, nhưng phải phân biệt rạch ròi giữa Đời và Đạo: Cái gì thuộc về trần tục và cái gì thuộc về tâm linh. Đừng lầm lẫn mà lấy râu ông nọ đem cắm cằm bà kia. Vâng lời quyền bính thế gian cũng là vâng lời Thiên Chúa – nếu khoản luật đó phù hợp với công bình và bác ái. Chính Thiên Chúa đã minh định: “Trên hết, hãy yêu chuộng Chân Lý và Bình An.” (Dcr 8:19)

Thật vậy, Thánh Phaolô đã đề cập nhà chức trách: “Làm điều thiện thì không phải sợ nhà chức trách, có làm điều ác mới phải sợ. Bạn muốn khỏi phải sợ chính quyền ư? Hãy làm điều thiện, và bạn sẽ được họ khen ngợi, vì chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Nhưng nếu bạn làm điều ác thì hãy sợ, vì họ mang gươm không phải không có lý do. Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác. Vì lẽ đó, cần thiết phải phục tùng, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13:3-5) Ở đây là “lương tâm ngay lành, chân chính.” Cũng nên lưu ý loại “lương tâm chai cứng” vì bị lệch lạc, không đủ mức phân biệt phải – trái. Loại lương tâm này rất nguy hiểm, bởi vì đã mất cảm thức tội lỗi. Những người thuộc tổ chức IS (Islamic State – Nhà nước Hồi giáo) giết người dã man vì họ cho đó là “điều chính nghĩa.” (sic!) Thậm chí họ còn hành hạ cả các trẻ em vô tội. Đã có đợt họ hành hạ dã man khoảng 70.000 trẻ em vô tội. Niềm tin tôn giáo của họ lệch lạc nên họ bất nhân, loại đó không phải là tín ngưỡng đúng nghĩa.

Qua một tâm thư, Thánh Phaolô đã dặn dò đệ tử Titô: “Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt, và đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn luôn tỏ lòng nhân từ với mọi người.” (Tt 3:1-2) Những mệnh lệnh cách rất mạnh mẽ, cả thể xác định hoặc và phủ định – Phải và Đừng.

Thế gian là tạm bợ. Tất cả là phù vân. Mọi thứ sẽ qua đi. Ngay cả những gì chúng ta đang sở hữu cũng không thuộc về chúng ta mãi mãi, kể cả sự sống: “Chúa lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi.” (Tv 104:29) Những gì chúng ta sở hữu và thuộc về chúng ta vĩnh viễn là nhân đức. Loại “vật sở hữu” này rất quan trọng, gọi là công trạng, vì đó sẽ là chứng cớ hùng hồn bênh vực cho chính chúng ta, chỉ nhờ đó mà chúng ta được trở thành Công Dân Nước Trời – dĩ nhiên trước tiên phải nhờ công cuộc cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Có Chúa là có tất cả, Thánh LM TS Tôma Aquinô rất khôn ngoan khi xác định: “Con chỉ muốn Chúa mà thôi!” Đó là điều duy nhất mà mỗi chúng ta phải nỗ lực để khả dĩ “sở hữu” mãi mãi, và là trạng sư cho chúng ta khi chúng ta trình diện Thiên Chúa.

Chúa Nhật áp chót của tháng 10 là ngày Khánh nhật Truyền giáo – ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và dâng hiến, nói đơn giản là “đi tu” – tất nhiên không phải là “đi tù.” Ngày Thế giới Truyền Giáo được Đức Piô XI khai sinh từ năm 1926. Sứ điệp Khánh nhật Truyền giáo năm 2020: “Dạ, con đây, xin sai con đi.” (Is 6:8)

Lạy Thiên Chúa duy nhất, xin dạy chúng con nhận biết Ngài và nhận biết chính chúng con để một niềm tin yêu đến hơi thở cuối cùng. Tất cả là của Ngài và thuộc về Ngài, chúng con chỉ là cát bụi, xin triệt tiêu “cái tôi” tồi tệ của chúng con và xin liên kết mọi người “nên một” (Ga 17:20-23) theo Thánh Ý Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

------------------------------

 

TN 29-A155: TRẢ NỢ THIÊN CHÚA


(22/10/2023)

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

 

Trong Thánh Kinh nói chung và trong Phúc Âm nói riêng, mỗi câu chuyện, mỗi giáo huấn  hay TN 29-A155


Trong Thánh Kinh nói chung và trong Phúc Âm nói riêng, mỗi câu chuyện, mỗi giáo huấn  hay mổi tuyên bố của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu, của một vị ngôn sứ đều có một bối cảnh riêng. Hiếu được bối cảnh riêng của từng  câu chuyện, của từng giáo huấn  hay tuyên bố của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu, của một vị ngôn sứ chúng ta mới hiều đầy đủ câyu chuyện, giáo huấn hay tuyên bố ấy,

Bối cảnh của câu chuyện trong bài Phúc âm Chúa Nhật XXVIII thường niên hôm nay (Mt 22,15-21)  là như sau: Vào lức đó, dân Do-thái đang sống dưới ách đô hộ của đế quốc Roma. Người dân phải nộp thuế cho nhà cầm quyền ngoại bang và mất chủ quyển. Có nhiều người bất mãn, muốn lật đổ chính quyền, nhưng cũng có kẻ bàn mình cho ngoại bang để hưởng lợi cá nhân. Trong bối cảnh rối ren ấy các biệt phái Do-thái tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu bằng cách sai người đến hỏi Chúa:  "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào. Vậy xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?"

Chúng ta hãy tìm xem Chúa Giêsu muốn dậy ta điều gì khi Người trả lời:          “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa".

II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 22,15-21: Khi ấy, các người biệt phái họp nhau lại bàn mưu để bắt bẻ Chúa Giêsu trong lời nói. Các ông sai môn đồ của các ông đi với những người thuộc phái Hêrôđê đến nói với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào. Vậy xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?" Chúa Giêsu thừa hiểu ác ý của họ, nên nói: "Bọn người giả hình, các ngươi gài bẫy Ta làm gì? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế". Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: "Hình tượng và danh hiệu này là của ai?" Họ thưa rằng: "Của Cêsarê". Bấy giờ Người bảo họ rằng: "Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa".

III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 22,15-21: Câu trả lời của Chúa Giêsu có hai phần hay hai vế: Phần hay vế thứ nhất là phụ và phần hay vế thứ hai là chính. Phần hay vế thứ nhất được các biệt phài và nhà cầm quyền Rôma chú ý. Còn phần hay vế thứ hai thì bị các biệt phài và nhà cầm quyền Rôma lãng quên và thờ ơ nên Chúa Giêsu đã nhắc khéo.   

3.1 Cái gì của Cêsarê hãy trả cho Cêsarê:  Cêsarê  và đế quốc Rôma đuợc (Thiên Chúa) giao trọng trách cai trị Israel là dân riêng của Thiên Chúa thì  ông ấy phải cai trị dân theo ý Thiên Chùa là tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân. Quyên bính cai trị là điều thuộc về ông ấy. Hình ông ấy được in/khắc trên đồng tiền thể hiện  quyên bính ấy. Dân Israel có nghĩa vụ nộp thuế cho ông ấy. Nhưng Cêsarê không có toàn quyền trên dân Israel mà Cêsarê cũng có nghĩa vụ đối với Thiên Chúa và đối với dân Israel. Nghĩa vụ của Cêsarê đối với Thiên Chúa và với dân Israel là tôn trọng quyền  tối thượng của Thiên Chúaa, tôn trọng Đền Thờ và tôn giáo của Israel. Nghĩa vụ của Cêsarê đối với dân Israel là lo cho mọi người được ấm no hạnh phúc. Trong thực tế thì Cêsarê và đế quốc Rôma không làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Thiên Chúa cũng như đối với dân Israel!

3.2 Cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Đấng đã tạo nên dân Israel và dân Rôma và ban ơn cứu độ cho những người sống theo giáo huấn của Người nên Thiên Chúa đáng được dân Israel và dân Rôma nhận biết, yêu mến và tôn thờ. Vì dân Israel và dân Rôa đã được Thiên Chúa chọn cách đặc biệt và giao sứ mạng riêng thì dân Israel và dân Rôma phải dành cho Thiên Chúa một vị trí cao nhất trong tâm hồn và đời sống. Nhưng đế quốc Rôma đã lam quyền và đã chiếm quyến của Thiên Chúa. Riêng dân Israel đã từ chối tình yêu của Thiên Chúa và đã giết hại các ngôn sứ và thậm chí cả Con Thiên Chúa.  Họ mắc nợ Thiên Chúa rất rất nhiều.

IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 22,15-21:     

4.1 Không chỉ có dân Roma và dân Israel mắc nợ Thiêu Chúa mà tất cả các dân đều mắc nợ Thiêu Chúa:  Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên mọi người vađã quy tự các dân lại với nhau trên một mảnh đất cố định.  Thiên Chúa còn là Đấng đã muốn hết mọi người được ơn Cứu Độ nên đã sai Con Một Người đến thế gian. Chúa Giêsu đã rao giàng Nước Trời và đã chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người!. Những ân huệ tày trời ấy mỗi người, mỗi dân tộc chúng ta đã đền đáp được bao nhiêu?

4.2 Truyền gíao hay loan báo Tin Mừng là chúng ta trả nợ Thiêu Chúa: Có người không nhìn thấy mối liện hệ giữa bài Phúc âm hôm nay và ngày Truyền giáo Thât ra có mối quan hệ mật thiết vì Truyền Giáo là gì nếu không phải là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Thiên Chúa hay là làm cho mọi người trở thành môn đệ Chúa Giêsu. Nói cách khác Truyền giáo là giúp mọi người trả món nợ mà ai cũng nợ Thiên Chúa.

Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, và Cha đã mời chúng con tham dự vào Công Cuộc Truyền Giáo của Con Cha.  Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin

1.- «Khi ấy, các người biệt phái họp nhau lại bàn mưu để bắt bẻ Chúa Giêsu trong lời nói»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho tất cả mọi người sống chân thành với Thiên Chúa và với nhau.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

2.- «Các ông sai môn đồ của các ông đi với những người thuộc phái Hêrôđê đến nói với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào. Vậy xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả giáo dân để mọi Kitô hữu sống theo giáo huấn và sự chỉ dậy của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

3.- «Chúa Giêsu thừa hiểu ác ý của họ, nên nói: "Bọn người giả hình, các ngươi gài bẫy Ta làm gì? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế". Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: "Hình tượng và danh hiệu này là của ai?" Họ thưa rằng: "Của Cêsarê".»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi giáo dân tránh xa lối sống giả hình.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xsin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.- « Bấy giờ Người bảo họ rằng: "Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa"»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả chúng ta là biết tôn trọng những gì là của người khác và nhất là những gì là của Thiên Chúa.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xsin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

LỜI KẾT:

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu cho chúng con và Cha  đã mời gọi  chúng con tham dự vào Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Con Cha.

Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh và lòng hăng say để chúng con biết giúp người chung quanh nhận ra và yêu mến Cha là Chúa và là Cha mọi người  Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha Chúa chúng con. Amen.

Sàigòn ngày 21 tháng 10 năm 2023
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

------------------------------

 

TN 29-A156: “THIÊN CHÚA VÀ TRẦN GIAN”

 

Hãy trả cho Xê-da điều thuộc về Xê-da, hãy… Lời tuyên bố của Chúa Giê-su đã quyết định một TN 29-A156


“Hãy trả cho Xê-da điều thuộc về Xê-da, hãy trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa”. Lời tuyên bố của Chúa Giê-su đã quyết định một ranh giới giữa Thiên Chúa và thế gian. Người tín hữu sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian (x. Ga 15,19). Như đóa sen giữa bùn lầy, vẫn vươn cao và tỏa hương thơm ngát, Ki-tô hữu hòa mình vào cuộc sống trần thế đầy bon chen và gian dối, nhưng không để mình bị lây nhiễm những thói xấu của cuộc đời trần tục. Nói như thế không có nghĩa là coi thường những giá trị trần thế hoặc guồng máy lãnh đạo xã hội. Bởi lẽ tham gia xây dựng một xã hội nhân ái và công bằng chính là điều kiện để trở nên Ki-tô hữu đích thực.

Xê-da là hoàng đế La mã. Tên đầy đủ của ông là Gaius Julius Caesar (sinh năm 100 TCN, và bị ám sát năm 44 TCN). Ông được coi như người khai sinh ra đế quốc, vì vậy hình của ông được đúc nổi trên đồng tiền trong nhiều thế kỷ. Trong ngôn ngữ thời Chúa Giê-su, nói đến Xê-da là nói đến quyền lực và của cải trần thế. Những người Biệt phái tìm cách gài bẫy Đức Giê-su, khi đặt ra câu hỏi này. Bởi lẽ dù câu trả lời là có nộp thuế hay không nộp thuế, thì vẫn có cớ để làm to chuyện. Không nộp thuế tức là chống lại nhà nước; có nộp thuế thì chẳng có gì khác những người theo phe ủng hộ nhà nước, tức là làm chính trị. Câu trả lời của Chúa Giê-su không dừng lại ở chuyện tiền thuế, nhưng còn đi xa hơn. Người không trực tiếp chống lại hoàng đế, mà nêu rõ quan điểm của Người: Phải trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài, vì Thiên Chúa là Chủ của mọi sự, kể cả quyền lực thế gian. Sau này, khi đứng trước tòa Phi-la-tô, Chúa Giê-su khảng khái nói: “Ngài chẳng có quyền gì đối với tôi, nếu Trời không ban cho ngài” (Ga 19,11).

“Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình!”. Chúa Giê-su biết rõ tư tưởng và mưu mô của họ. “Hãy trả cho Xê-da điều thuộc về Xê-da, hãy trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa”. Chúa Giê-su không trốn tránh trách nhiệm của người công dân, đồng thời Người cũng khẳng định Thiên Chúa là Chủ tuyệt đối của các dân tộc. Nếu hình của một hoàng đế được khắc trên đồng tiền, thì, hình ảnh Thiên Chúa lại được khắc sâu nơi mỗi tâm hồn con người. Vì thế, con người phải chủ toàn những bổn phận đối với Ngài, không chỉ là đóng thuế Đền thờ, mà còn là tâm tình thờ lạy, tạ ơn và cầu nguyện bằng trái tim trọn vẹn. Mưu mô của đám biệt phái đã thất bại, thánh Mát-thêu viết: “Và họ để Người lại đó mà đi”.

Thiên Chúa là Đấng Tối cao và là Đấng duy nhất đáng tôn thờ. Đó cũng là khẳng định của chính Chúa qua ngôn sứ I-sai-a. Vua chúa trần gian suy cho cùng cũng là do Thiên Chúa ban cho quyền lãnh đạo. Ông Ky-rô là vua Ba-tư đã giải phóng dân Ít-ra-en lưu đày, cho họ trở về quê cha đất tổ, theo giáo huấn của vị ngôn sứ, là vị vua được chính Thiên Chúa sai đến. Ông là hình ảnh của Đấng Ki-tô sau này. Người đến để giải phóng nhân loại khỏi lầm than tội lỗi. Chúa Giê-su đã chiến thắng mưu mô của con người. Người đã chiến thắng tử thần, chiến thắng ma quỷ, giải thoát và cho nhân loại được hưởng tự do của những con cái Chúa.

Ki-tô hữu là công dân của vương quốc vĩnh cửu, đồng thời cũng là công dân của vương quốc trần gian. Họ phải chu toàn những bổn phận công dân, nhưng không buộc phải làm những gì trái ngược với luật Chúa và luật Giáo Hội. Ví dụ chính phủ một số quốc gia cho phép ly dị, phá thai, người công giáo vẫn phải coi ly dị là sự phản bội lời cam kết trong bí tích Hôn nhân và phá thai là giết người, xúc phạm đến Thiên Chúa là chủ sự sống.

Cách đây vài tuần, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô gửi thư cho các tín hữu Công giáo Việt Nam. Đây là một đặc ân mà người kế vị Thánh Phê-rô dành cho dân tộc chúng ta. Dựa trên nội dung được gửi cho ông Diognetus ở thế kỷ thứ hai, Đức Thánh Cha viết: “Như vậy, các tín hữu Công giáo, hoặc qua việc xây dựng Hội Thánh bằng cách cộng tác vào sinh hoạt mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế, họ sẽ thể hiện căn tính của mình là người Ki-tô hữu tốt và là công dân tốt. Trong viễn cảnh này, khi thực hiện được những điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tôn giáo cách tự do, các tín hữu Công giáo sẽ có thể tăng cường đối thoại và mang lại niềm hy vọng cho đất nước ”Cũng trong Thư này, Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI nhân dịp Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam vào năm 2009: “Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng. Hội Thánh tuyệt đối không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền, nhưng chỉ ước mong có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng”. Khẳng định này nhằm xóa tan những nghi ngờ và thành kiến, muốn coi Giáo Hội của Chúa Ki-tô như một tổ chức chính trị.

Chúa nhật hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng, hay còn gọi là Chúa nhật truyền giáo. Sứ vụ truyền giáo đích thực là giúp con người nhận ra Đức Giê-su là Đường, là Sự thật và là Sự sống, đồng thời nhiệt tâm đón nhận và chuyên cần thực hành giáo huấn của Người. Xin cho mỗi tín hữu ý thức bổn phận của mình đối với việc loan báo Đức Giê-su bằng chính đời sống thường ngày.

+ ĐTGM. Giuse Vũ Văn Thiên

-------------------------------

 

TN 29-A157: THUỘC VỀ THIÊN CHÚA


Anh chị em thân mến,

 

Có một thực tế làm cho các vị lãnh đạo quan tâm, đó là việc tham gia vào công tác kiến tạo và TN 29-A157


Có một thực tế làm cho các vị lãnh đạo quan tâm, đó là việc tham gia vào công tác kiến tạo và đổi mới ‘môi trường’ theo tinh thần của Phúc Âm vẫn còn xa lạ với lối sống đạo của nhiều tín hữu. Họ vẫn thờ ơ và tỏ ra thiếu quan tâm với những gì đang xẩy ra trong xã hội. Một số người có khuynh hướng tách rời tôn giáo ra khỏi cuộc sống của người công dân. Nói cách khác, cuộc sống của chúng ta có thể chia thành nhiều mảng. Việc thờ phượng và yêu mến Chúa dừng lại trong các nghi lễ và bị cầm tù tại các khuôn viên nhà thờ. Khi tham dự nghi lễ xong, vừa bước chân ra khỏi nhà thờ thì chúng ta đã trở về với cuộc sống khác, một con người thuộc về trần thế. Với lối sống như thế, chúng ta dần dần sẽ thiếu nhậy cảm với những điều tạo ra các bất công, không nhìn thấy các nguyên nhân tạo ra cuộc sống giai cấp và thiếu công bình trong đời sống.

Công cuộc xây dựng và mở mang Nuớc Chúa là bổn phận và trách nhiệm của mọi tín hữu. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực dùng cả cuộc sống để chu toàn nhiệm vụ của Chúa trao ban. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại thường chia đời sống thành nhiều mảnh: như theo đạo rồi quên đời, theo Chúa rồi bỏ thế gian. Hẳn anh chị em vẫn còn nhớ rằng vì yêu thuơng thế gian mà Thiên Chúa đã sai người Con duy nhất của Người đến thế gian đó sao! Và nhờ vậy, mà thế gian đã được cứu độ. Vì thế, cả hai mặt ‘đạo và đời’ cần đuợc gắn bó với nhau. Đó là điểm mà chúng ta cần lưu tâm trong lúc suy niệm bài Tin Mừng hôm nay. Để làm được việc này, chúng ta hãy tìm hiểu cách hành xử rất mực khôn Ngoan của Chúa khi trả lời vấn nạn mà các thủ lãnh đặt ra để gài bẫy Chúa.

Trong các tuần vừa qua, Đức Giê-su đã đối diện với sự đối kháng của những nhà lãnh đạo tôn giáo thời của Người. Hôm nay, trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su gặp phải tình huống căng thẳng hơn. Đối thủ của Người bao gồm đời và đạo. Họ là những người thuộc nhóm Hê-rô-đê, là những người có địa vị trong guồng máy của đế quốc La-Mã và nhóm Pha-ri-siêu, họ nghiêm chỉnh trong việc tuân giữ luật lệ Do Thái. Tuy hai nhóm người này là đối thủ của nhau, nhưng hôm nay họ liên kết với nhau để cố gắng làm mất uy tín của Đức Giê-su hầu tiêu diệt Người.

Trước khi đặt câu hỏi, họ tán dương và ca tụng Đức Giê-su là Người tôn trọng sự thật, là Đấng chỉ bảo đường lành, là Thầy dậy đường công chính. Những lời ca tụng của họ không phát sinh từ ý ngay lành cho bằng bộc lộ ác ý để gài bẫy Người. Họ dương dương tự đắc và nghĩ rằng Đức Giê-su sẽ bị bí với câu hỏi mà họ nghĩ rằng rất phức tạp, đó là “có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?”

Nếu câu trả lời của Đức Giê-su là “không” thì nhóm người thuộc nhóm Hê-rô-đê sẽ bắt Chúa vì tội xúi giục dân chúng làm loạn qua việc không nộp thuế cho đế quốc La-Mã. Còn nếu Đức Giê-su trả lời "có" thì những người phe Pha-ri-siêu sẽ thừa dịp này mà tố cáo Chúa là người thân với chính quyền bảo hộ, hà hiếp và bóc lột dân chúng. Người không xứng đáng là người lãnh đạo tôn giáo (vì không làm theo ý của họ!)

Theo như cách suy nghĩ và lối suy luận của họ thì Đức Giê-su chắc chắn bị rơi vào bẫy. Người sẽ không còn đường thoát. Đức Giê-su không còn con đường nào khác ngoại trừ có hay không. Một là phải nộp thuế hai là không nộp thuế. Đường nào cũng dẫn Đức Giê-su vào ngõ cụt. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu làm cho cả hai nhóm không bắt bẻ được Người, đồng thời Đức Giêsu còn nhắc cho họ biết sự thật đã được mạc khải từ khi tạo dựng đó là con người thuộc về Thiên Chúa thì hãy trả lại cho Người những gì mà Thiên Chúa đã dựng nên. Còn những gì mà họ đang nhìn thấy trước mắt thì hãy trả cho Xê-da.

Thật vậy,

Có vật gì hay một thứ gì hiện diện trong trời đất này mà không thuộc về Thiên Chúa hay Thượng Đế hay chăng? Thiên Chúa đã tạo dựng nên mọi sự từ hư không, và đỉnh cao của chương trình tạo dựng của Thiên Chúa là con người, con người là “hình ảnh Người.” Sự sống đang luân chuyển trong ta đã được diễn tả qua việc thổi hơi, ban sự sống, trao sinh khí cho con người. Vì thế không có gì chúng ta có được mà không phát sinh và ban tặng từ Người.

Vậy, nếu không trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người, không hướng về Thiên Chúa những gì trong vũ trụ hay tất cả những gì ta đang hưởng dùng thì đó là thái độ bất trung. Một khi, chúng ta chiếm mất vị trí của Thiên Chúa, tự mình làm chủ, lấy mình làm tiêu chuẩn cho mọi phán đoán, bộc lộ tính kiêu ngạo và hất Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống mình và tha nhân thì chúng ta sẽ chuốc lấy tranh chấp, hận thù, bạo lực và hủy diệt mà thôi

Vì thế, bao lâu con người không nhìn nhận Thiên Chúa là Cha yêu thương, là Chủ tể của mình, không qui hướng tất cả những gì con người có được về Người, không để cho Thiên Chúa chiếm chỗ nhất trong cuộc sống của mình, không cảm nhận lòng thương xót và tính quảng đại của Thiên Chúa đang hoạt động trong ta thì bấy lâu con người không thể xây dựng một xã hội nhân bản, không thể nào xây dựng một xã hội hiệp nhất và an bình, trong đó mọi người yêu thương, kính trọng và mến mộ nhau như anh chị em trong gia đình có Thiên Chúa là Cha, đó là ý của câu trả lời của Đức Giê-su: trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.

Hơn thế nữa, khi nói điều này, Đức Giê-su không có ý đưa ra nguyện tắc chia quyền ‘Chúa một nửa, vua một nửa’, hay là phần thiêng liêng thì thuộc về Chúa, còn phần đời thuộc về vua. Người cũng không tranh dành uy quyền với các vị vua trần gian; bởi vì uy quyền tối thuợng và vững bền qua muôn thế hệ thuộc về Thiên Chúa; còn các vị vua, ông chúa, bà hoàng hay các vị thủ lĩnh trên thế gian đều là những người thừa hành; họ nối tiếp nhau cai trị thiên hạ; nhưng có ông vua hay bà chúa nào trường tồn quá một trăm năm đâu! Chỉ có uy quyền của Thiên Chúa mới tồn tại qua muôn thế hệ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bán cái và trả lại trách nhiệm trông coi và xây dựng vũ trụ này cho Thiên Chúa. Trách nhiệm đó đã được trao ban cho chúng ta. Chúng ta cần thi hành bổn phận cao quý và đầy thử thách này. Muốn được như thế, hãy noi gương Chúa.

Trong khi thi hành sứ vụ mà chúng ta gọi là truyền giáo, giới thiệu và mở mang Nước Chúa, Đức Giêsu đã tỏ bầy cho chúng ta nhận biết về một Thiên Chúa không chỉ ở trên cao, nhưng Người đang đồng hành với cảnh ngộ và cuộc sống của từng người. Người nhập thể và chia sẻ mọi tình huống của con người: ai đau ốm Người chữa cho lành; ai gặp hoạn nạn, Người thuơng cứu giúp; ai đói khát, Người nuôi ăn; ai tội lỗi, Người ban ơn tha thứ; thậm chí Người hồi sinh cả kẻ đã chết… Người chu toàn mọi sự trong mọi người. Nhưng, có một điều thật rõ ràng là Đức Giêsu không làm thay chúng ta. Người trao và mời gọi chúng ta tiếp tay. Người không thể cứu giúp và làm cho mọi bịnh nhân thuộc mọi thời đại khác nhau được chữa khỏi; Người cũng chẳng làm cho mọi người đói, thuộc về các thời đại khác nhau được no nê. Đó là phần vụ của con người ở các thời đại khác nhau.

Do đó, khi chúng ta tiếp cận người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, tiếp đón những người bị khước từ là lúc chúng ta đang cố gắng hết sức để cho Thiên Chúa họat động trong toàn bộ, cũng như trong mọi lãnh vực của cuộc sống chúng ta.

Vì thế, sứ điệp của bài Tin Mừng hôm nay, không chỉ được thu gọn trong việc đóng thuế xây dựng quốc gia nơi chúng ta đang sống hay là việc mở mang Nuớc Chúa. Nhưng, qua cuộc sống, chúng ta thực hiện để cho Thiên Chúa trở nên mọi sự trong chúng ta. Và, chúng ta, cũng như mọi sự của chúng ta, đều thuộc về Người. Hơn thế nữa, chúng ta hãy sống mà trả lại cho Người, không chỉ quan tiền của Xê-da, mà còn là mọi sự của chúng ta nữa. Amen! mục lục

Lm. Yuse Mai Văn Thịnh, DCCT

-------------------------------

 

TN 29-A158: THUẾ ĐỜI

 

Thuế là nhiệm vụ người dân đối với nhà nước, nhưng đôi khi có những thứ thuế nặng nề hoặc TN 29-A158


Thuế là nhiệm vụ người dân đối với nhà nước, nhưng đôi khi có những thứ thuế nặng nề hoặc vô lý khiến dân chịu khổ. Ngày xưa có loại “thuế thân” – còn gọi là thuế đinh, một thứ thuế của chế độ phong kiến thời quân chủ, đánh theo mức cố định mỗi người, ai cũng phải nộp bằng hiện vật hay hiện kim. Sưu dịch cũng là loại thuế thân, nhưng đóng bằng sức lao động.

Tại Việt Nam, đời nhà Lý có lệ mỗi năm khai số hộ – gọi là đơn số, đàn ông 18 tuổi gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại nam. Thuế đinh được “bổ” theo đinh bộ hay hộ tịch mỗi làng. Thuế thân thời này căn cứ theo số ruộng của mỗi người, ai không có ruộng thì không phải nộp.

Về sau, người Pháp tiếp tục áp dụng thuế thân ở Việt Nam cho đến năm 1945. Thuế thân thời Pháp thuộc đánh vào các “suất đinh” – đàn ông từ 13-53 tuổi, trừ những người làm trong bộ máy chính quyền và một số trường hợp được miễn khác.

Trình thuật Mt 22:15-21 kể: Một hôm, những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Không chỉ vậy, họ còn cấu kết với phe Hêrôđê – kẻ nham hiểm và hèn nhát. Quả thật, họ sai các đệ tử của họ cùng đi với những người theo phe Hêrôđê đến nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” Ra vẻ chân thành nhưng chỉ là mưu mô xảo quyệt. Miệng cầu nguyện mà bụng lắm dao găm. Kinh khủng thật! Những kẻ nham hiểm như vậy vẫn có ở mọi thời, mọi nơi.

Vải thưa không thể che mắt thánh. Sự thật mãi là sự thật. Chúa Giêsu biết mưu kế của họ nên Ngài nói thẳng: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình? Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ thường xuyên bị Chúa Giêsu không chỉ trách mắng mà còn nguyền rủa, nhưng họ cứ trơ trơ. Họ vẫn thản nhiên đưa cho Ngài một quan tiền. Ngài vừa chỉ đồng tiền vừa hỏi họ hình và danh hiệu của ai. Họ trả lời tỉnh queo: “Của Xêda.” Tồi tệ và trơ trẽn! Ngài bảo họ: “Thế thì của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.” Cái gì của ai thì phải trả cho người đó, vì đó là quyền sở hữu của họ, không ai có quyền chiếm hữu bất cứ thứ gì của người khác – dù vật thể hay phi vật thể. Chúa trả lời quá độc đáo. Họ rất ngạc nhiên, và đành im lặng bỏ đi thôi.

Đụng chạm quyền sở hữu của người khác là có tội. Có hai điều Thiên Chúa đã nghiêm cấm: Chớ LẤY của người và chớ THAM của người. (Giới Răn 7 và 10) Thế nhưng có người lại khái niệm lệch lạc thế này: “Cho không lấy, thấy không xin, kín thì rình, hở thì rinh.” Nguy hiểm quá! Cuộc sống có nhiều dạng sở hữu, nhưng cần phải biết phân biệt rạch ròi: Cái gì thuộc về trần tục và cái gì thuộc về tâm linh. Đừng lầm lẫn kẻo mang họa. Nếu khoản luật đó hợp với công bình và bác ái thì phải thi hành.

Tuân theo quyền bính thế gian cũng là vâng lời Thiên Chúa, nhưng chỉ với điều đúng đắn. Alfred Einstein nói: “Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu.” Con người có hai phần – hồn và xác, thế nên cũng có hai dạng trách nhiệm, không thể lẫn lộn. Thánh Phaolô nói về nhà chức trách: “Làm điều thiện thì không phải sợ nhà chức trách, có làm điều ác mới phải sợ. Bạn muốn khỏi phải sợ chính quyền ư? Hãy làm điều thiện, và bạn sẽ được họ khen ngợi, vì chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Nhưng nếu bạn làm điều ác thì hãy sợ, vì họ mang gươm không phải không có lý do. Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác. Vì lẽ đó, cần thiết phải phục tùng, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13:3-5) Ở đây đề cập “lương tâm ngay lành” chứ không nói tới “lương tâm lệch lạc.”

Lương tâm bị “chai cứng” hoặc “lệch lạc” là loại lương tâm không thể phân biệt phải – trái. Đó là loại lương tâm nguy hiểm, vì không còn cảm thức tội lỗi. Ngày nay có những người tự xưng là thuộc tổ chức IS (Islamic State – Nhà nước Hồi giáo), họ giết người rất dã man vì cho đó là “chính nghĩa,” là “thánh chiến.” (sic!) Ngay cả các trẻ em vô tội cũng bị họ sát hại dã man. Đã từng có đợt họ hành hạ dã man khoảng 70.000 trẻ em. Niềm tin tôn giáo lệch lạc nên hóa bất nhân!

Thánh Phaolô dặn dò Titô rạch ròi: “Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt, và đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hòa, luôn luôn tỏ lòng nhân từ với mọi người.” (Tt 3:1-2) Các mệnh lệnh cách rất mạnh mẽ.

Mọi thứ sẽ qua đi. Tất cả cũng chỉ là phù vân. Sinh ra tay trắng, không mang gì vào trần gian, chết cũng trắng tay, chẳng mang gì ra được. (1 Tm 6:7) Chắc chắn không có gì trường tồn ở thế gian này, ngay cả những gì chúng ta đang sở hữu cũng không thuộc về chúng ta mãi mãi, thậm chí kể cả sự sống: “Chúa lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi.” (Tv 104:29) Những gì chúng ta sở hữu và thuộc về chúng ta mãi mãi chính là các nhân đức, đặc biệt là đức ái. Loại “vật sở hữu” này rất quan trọng, gọi là “công trạng,” vì đó sẽ là chứng cớ hùng hồn bênh vực cho chính chúng ta, chỉ nhờ đó mà chúng ta được trở thành Công Dân Nước Trời – dĩ nhiên trước tiên phải nhờ công cuộc cứu độ của Đức Giêsu Kitô.

Thánh LM TS Tôma Aquinô (1225-1274) rất khôn ngoan khi cầu xin: “Con chỉ muốn Chúa thôi!” Đó là điều duy nhất mà ai cũng phải nỗ lực để khả dĩ “sở hữu” mãi mãi. Thánh TS Gioan Thánh Giá (1542-1591), khi Chúa hỏi “muốn phần thưởng gì,” ngài trả lời: “Xin cho con chịu ĐAU KHỔ và chịu SỈ NHỤC vì Chúa.” Đó là dạng sở hữu rất đặc biệt, đồng thời cũng là trách nhiệm và bổn phận. Có một loại thuế đặc biệt mà chúng ta phải nộp cho Thiên Chúa là tình yêu: Mến Chúa – Yêu Người. Có Chúa thì có tất cả, không có Ngài thì “trắng tay” mọi sự.

Nói về bổn phận phải thực hiện, người Việt có câu: “Ăn cây nào, rào cây nấy.” Người ta cũng có cách nói khác: “Của thiên trả địa.” Đó là nói về tình trạng sở hữu, nhưng mang nghĩa xấu, ý nói rằng cái gì không là của mình thì không thể giữ được, tương tự kiểu nói: “Của phi nghĩa có giàu đâu!”

Không ai lại không có gì sở hữu, hiểu đơn giản là “quyền làm chủ.” Quyền sở hữu liên quan bổn phận, vậy thì ai cũng có bổn phận. Quyền sở hữu là quyền cơ bản nhất của mỗi con người. Thời gian và tự do là đặc ân Chúa ban, nghĩa là chúng ta có quyền sở hữu hai thứ đó. Nhưng chúng ta KHÔNG LÀM CHỦ mà CHỈ QUẢN LÝ, vì chính Chúa Giêsu minh định: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban.” (Ga 3:27) Thật vậy, khi nói về một tài năng nào đó, người ta dùng chữ “thiên phú” – tức là “trời cho” đó thôi. Tác giả sách Giảng Viên cảm nhận: “Tôi nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi. Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên Chúa đã hành động như thế để phàm nhân BIẾT KÍNH SỢ NGƯỜI.” (Gv 3:12-14) Vấn đề quan trọng là người nào đó có tài năng mà còn biết kính sợ Chúa mà khiêm nhường hay không. Vả lại, Chúa Giêsu đã xác định: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15:5) Ảo tưởng thì chết chắc!

Vua Kyrô là người được Thiên Chúa xức dầu, Ngài nói về ông: “Ta đã cầm lấy tay phải nó, để bắt các dân tộc suy phục nó, Ta tước khí giới của các vua, mở toang các cửa thành trước mặt nó, khiến các cổng không còn đóng kín nữa.” (Is 45:1) Ngài giải thoát ai, người đó thuộc quyền sở hữu của Ngài. Chúng ta cũng được Thiên Chúa cứu độ bằng Giá Máu của Đức Giêsu Kitô, Con Một Yêu Dấu của Ngài, vậy chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Đức Kitô và mặc lấy Đức Kitô, (Gl 3:27) thuộc dòng dõi Ápraham và được thừa kế. (Gl 3:29) Những ai thuộc về Thiên Chúa thì phải vâng lời Ngài. (Ga 8:47) Đó là bổn phận và trách nhiệm, là “thuế” phải nộp cho Ngài.

Thiên Chúa giải thích: “Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Giacóp, và của người Ta đã chọn là Israel, Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu, dù ngươi không biết Ta. Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ, để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.” (Is 45:4-6) Thiên Chúa nhấn mạnh tính cao cả duy nhất của Ngài bằng cách lặp đi lặp lại: “Ta là Đức Chúa, KHÔNG CÒN CHÚA NÀO KHÁC.” Minh nhiên là chúng ta chỉ được phép tôn thờ một mình Ngài, mọi thứ khác đều là ngẫu tượng. Như dân Israel, chúng ta được là dân riêng của Ngài. Thật diễm phúc vì chúng ta nhận biết Ngài, tôn thờ Ngài, và không ngừng nỗ lực học bài học yêu của Ngài.

Là phàm nhân, chúng ta hoàn toàn bất xứng, bởi vì “con tim là tro bụi, hy vọng hèn hơn đất, cuộc đời tệ hơn bùn,” (Kn 15:10) nhưng Thiên Chúa vẫn quan tâm, chăm sóc và hết mực yêu thương chúng ta, Ngài còn khuyến khích chúng ta như đã động viên dân Israel xưa: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về, đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi: ngươi là của riêng Ta!” (Is 43:1) Chúng ta cũng vậy. Ngày nay có những thứ thuộc về Thiên Chúa, tương tự như dân Israel. Đó là những thứ thuộc quyền sở hữu của Ngài, không ai có thể “đụng chạm” đến. Chúng ta thật diễm phúc: “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8:5)

Mọi sự ở dưới bầu trời này đều có lúc, mọi việc đều có thời. Ngay cả chuyện ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra, tức là tận hưởng những gì mình sở hữu, điều đó đã là một món quà Thiên Chúa ban tặng rồi. (x. Gv 3:1-12) Tất cả chỉ là phù vân, chúng ta “chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết,” (Tv 49:13) chẳng có gì bền vững, chỉ có Thiên Chúa là Đấng vạn đại trường tồn. (Tv 102:25) Biết mình hữu hạn, biết Chúa vô hạn, để mà hết lòng tôn thờ và tán tụng Ngài. Cảm nhận niềm hạnh phúc này, Thánh Vịnh gia không thể lặng im nên đã mời gọi: “Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!” (Tv 96:1)

Việc chúng ta ca tụng Chúa chẳng thêm gì cho Ngài, nhưng đem lại ơn cứu độ cho chúng ta. Ca tụng Ngài không chỉ là trách nhiệm và bổn phận của chúng ta mà còn là niềm hạnh phúc của chúng ta: “Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh! Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của Người. Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng, khả tôn khả uý hơn chư thần, vì chư thần các nước thảy đều hư ảo, còn Đức Chúa, Người sáng tạo trời cao.” (Tv 96:3-5) Ca tụng Chúa khi chúng ta may mắn thì dễ thực hiện, nhưng ca tụng Chúa ngay cả khi cuộc đời chúng ta không “xuôi chèo mát mái” là điều khó thực hiện, nhưng làm được vậy mới có giá trị cao. Trong đau khổ tận cùng, ông Gióp vẫn rạch ròi đặt vấn đề với người vợ vô tâm vô tính: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” (G 2:10)

Sinh ra tay trắng, chẳng có hành lý gì vào đời, nhưng Thiên Chúa vẫn ban cho chúng ta mọi thứ (cả vật chất lẫn tinh thần), thế mà chúng ta vô tâm cho rằng đó là “dĩ nhiên,” đã không biết tạ ơn mà còn “so đo” cho rằng mình không được may mắn như người khác. Thật ra đó là ý mình, không phải Ý Chúa, đôi khi chúng ta chỉ muốn ép Chúa theo ý mình mà thôi.

Thiên Chúa luôn xứng đáng để chúng ta xưng tụng mọi nơi và mọi lúc. Thánh Vịnh gia tha thiết mời gọi: “Hỡi các dân các nước, hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang, hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người. Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện, toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước Thánh Nhan. Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.” (Tv 96:7-10) Thật hạnh phúc khi nhận biết và xưng tụng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa duy nhất, không có Đấng nào khác. Đó là sự thật minh nhiên và chắc chắn.

Tất cả là của Chúa, chúng ta chẳng có gì, không có Ngài thì chúng ta chẳng làm nên trò trống gì, chỉ là đồ vô tích sự. (x. Ga 15:5 và Lc 17:10) Không có lý do gì mà chúng ta lại không tôn vinh và không tạ ơn Thiên Chúa. Có ai đau khổ bằng ông Gióp? Thế mà trong lúc đau khổ đến tột cùng, mất hết mọi sự, từ của cải tới con cái, nhưng ông vẫn “không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.” (G 1:22) Thiên Chúa xác nhận với Satan về ông Gióp: “Chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó: một con người vẹn toàn, ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác.” (G 1:8) Đó là 4 “điểm son” của Thánh Gióp, đồng thời là một tấm gương lớn sáng chói để chúng ta soi vào. Cuộc đời có khi chưa đến nỗi nào mà chúng ta đã than trách đủ thứ. Còn lâu chúng ta mới có thể “xách dép” chạy theo Thánh Gióp. Vác thập giá đâu có sướng, đâu có nhàn, không thể cứ tà tà mà vác rồi đòi hỏi đủ thứ cho mình.

Chúng ta không chỉ phải biết tạ ơn và cầu nguyện cho mình mà còn phải tạ ơn và cầu nguyện cho người khác, đồng thời còn phải biết ơn nhau. Đó là trách nhiệm và bổn phận. Thánh Phaolô cho biết: “Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.” (1 Tx 1:2-3) Đó là sợi dây liên đới trong tình yêu Kitô giáo.

Thánh Phaolô vừa giải thích vừa xác định: “Anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em.” (1 Tx 1:4-5) Lời này cũng nói với chính mỗi chúng ta.

Nhà có gia phong, nước có quốc pháp. Quốc gia nào cũng có hiến pháp – nhưng hiến pháp phải hợp lòng dân, không thể tự ý ra luật “tùy hứng” rồi bắt người khác thực hiện, theo kiểu “luật rừng.” Luật có sau con người. Luật vị nhân sinh, luật vì con người, giúp con người sống tốt hơn và duy trì trật tự. Nên giữ luật nhưng đừng câu nệ luật, cứng ngắc theo “chữ đỏ.” Tương tự, người ta nói rằng “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên.” Trong ba người cùng đi cũng có một người là thầy, có khả năng hướng dẫn hai người kia – tức là có thể “làm luật.” Dù là luật gì cũng không thể để “hành hạ” người khác, mà phải vì yêu thương.

Theo truyền thống Công giáo, Chúa Nhật áp chót của tháng Mười là ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, ngày cổ vũ ơn thiên triệu linh mục và dâng hiến. Ngày Thế Giới Truyền Giáo được ĐGH Piô XI khai sinh từ năm 1926.

Lạy Thiên Chúa, ngày và đêm là của Ngài, (Tv 74:16) trời và đất cũng là của Ngài, (Tv 89:12) chúng con chẳng có gì, xin triệt tiêu tính kiêu ngạo trong chúng con và xin đổ máu hồng thương xót đầy tim mọi người để tất cả NÊN MỘT (Ga 17:20-23) theo Thánh Ý Ngài, xin ban ơn thông minh để chúng con sáng suốt biết việc phải làm như Ngài muốn. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen. mục lục

Trầm Thiên Thu

----------------------------------

 

TN 29-A159: TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?

 

Chúng tôi có được nộp thuế cho… Cái bẫy sẵn sàng đưa Chúa Giêsu vào sự thâm độc đầy tính TN 29-A159


"Chúng tôi có được nộp thuế cho Sêzarê không?". Cái bẫy sẵn sàng đưa Chúa Giêsu vào sự thâm độc đầy tính toán, đầy mưu mô của cả hai nhóm, vốn luôn kình địch nhau: Pharisiêu và Hêrôđê.

1. "Liên minh ma quỷ".

Nhóm Pharisiêu tuyệt đối trung thành với đức tin, với Kinh Thánh, với truyền thống sống đạo của cha ông. Họ giữ luật rập khuôn mặt chữ, cứng nhắc khiến họ nệ luật, không cởi mở, hình thức, quá khích, thiếu từ bi... Họ không chấp nhận chính quyền Rôma, căm ghét nhóm Hêrôđê.

Nhóm Hêrôđê bợ đỡ đế quốc Rôma. Bản thân Hêrôđê không phải gốc Do thái, cũng không là người Do thái giáo nòi, được Rôma bổ nhiệm nắm chính quyền. Ông và nhóm theo ông, ủng hộ lập trường của Rôma, chấp nhận sự thống trị của hoàng đế ngoại lai này.

Hai nhóm nếu không thù, thì cũng đối lập, lại liên kết nhau chống Chúa Giêsu. Thái độ hợp tác hiếm thấy nói lên sự căm thù, sự thâm độc của những kẻ rình rập Chúa và quyết tâm hại Chúa, lớn đến mức nào.

Chúa là kẻ thù chung, họ cần hợp lực hủy diệt. Chúa là cái gai, là nỗi ám ảnh đáng sợ, là sự đe dọa kinh hoàng đến ảnh hưởng và quyề lực của họ. Họ nhất quyết khử trừ. Họ thực sự là liên minh ma quỷ.

Sự chân thật, ngay thẳng, công minh của Chúa khiến lương tri họ bị đánh, bị xé. Họ cần sức. Sự hợp lực cho họ cảm giác an tâm. Họ tin sức mạnh chung mà họ đang sử dụng, không còn kẽ hở để Chúa thoát thân...

"Chúng tôi có được nộp thuế cho Sêzarê không?". Bảo "không", Hêrôđê tố cáo Chúa chống chế độ, bất trung với hoàng đế. Bảo "có", Pharisêu tố cáo Chúa phản truyền thống, phản luật, làm chính trị, chống Kinh Thánh.

Cái bẫy tưởng hoàn hảo? Không! Hoàn hảo với kẻ bày mưu. Nó không thắng Chúa Giêsu. Câu trả lời Chúa giải gỡ mình, lại đòi kẻ thâm ác nhìn lại mình, Chúa dạy họ và chúng ta chỗ đứng đích thực của Thiên Chúa trong cuộc đời từng người: "CỦA THIÊN CHÚA HÃY TRẢ THIÊN CHÚA".

2. Trả Thiên Chúa những gì?

Với câu trả lời hoàn hảo để nói với lương tâm từng người, Chúa vạch một ranh giới: Thiên Chúa - thế gian.

Thời đại này luôn tìm gạt bỏ Thiên Chúa, chối đức tin, phủ nhận Thiên  Chúa hiện diện, trong khi con người lại muốn chiếm vị trí của Chúa. Bởi loại trừ Chúa, thế giới phải chứng kiến bạo lực, chiến tranh, sự tàn bạo, sự mạnh được yếu thua... từ bình diện quốc tế đến đời sống cá nhân.

Không còn Thiên Chúa, người ta càng thâm độc, tàn nhẫn, vô cảm. Trong những chiến trận hủy diệt, họ sẵn sàng sử dụng vũ khí giết hàng loạt, tấn công nơi đông dân, không nương tay cả việc bắt cóc trẻ con, đánh vào bệnh viện, trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ con......

Để xây dựng một thế giới và một bầu khí mang mầm sống, mang hy vọng, người ta phải trở về với Thiên Chúa, phải trả lại cho Thiên Chúa trong lòng người ta đúng vị trí của Người. Họ phải để lương tâm tùng phục Đấng Toàn Năng. Họ phải loại trừ những đối nghịch với Thiên Chúa, trả lại thế gian những tội ác, sự xấu xa, sự nhẫn tâm, sự tàn độc của nó.

Riêng tín hữu Kitô phải thâm tín: "Sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian" (Ga 15, 19). Chúng ta có bổn phận công dân nhưng không được trái luật Chúa, luật Hội Thánh. Tỉnh táo, khôn ngoan để không cộng tác vào những sai trái, không biến mình thành "liên minh ma quỷ" với cái xấu, nhưng luôn trả cho Thiên Chúa đúng vị trí của Thiên Chúa và trả tất cả những gì đen tối của thế gian, của ma quỷ về đúng chỗ của chúng.

Chẳn hạn luật ly dị, phá thai, tử hình... không bao giờ phù hợp với đức tin, với giáo huấn của Huấn quyền. Người công giáo xem ly dị là phản bội giao ước của bí tích Hôn phối. Họ dứt khoát chống lại mọi hình thức giết người, trong đó có phá thai và thi hành án tử hình.

Để trả lại chỗ đứng của Thiên Chúa trong lòng mình, người tín hữu hãy luôn học cùng Chúa Giêsu như Chúa dạy: "Học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11, 29).

Sốnh hiền lành, nhân từ, khiêm nhường là cách mà Hội Thánh sử dụng để đến với con người, nhất là nguời đau khổ, người nghèo, người bị bỏ rơi, người đơn thân...

Đi cùng Hội Thánh học với Chúa Giêsu những bài học thánh, là cách ta mang Chúa trong lòng, trong cuộc đời, trong từng giây phút sống.

Học cùng Chúa Giêsu, ta trả lại hình ảnh của Thiên Chúa, chỗ đứng của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa, lòng xót thương ngút ngàn của Thiên Chúa trong chính cõi hồn mình, trong chính nội tâm mình.

Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng

----------------------------------

 

TN 29-A160: Bổn phận đối với Thiên Chúa và nghĩa vụ đối với Xêda

 

Sau khi nói về những xung đột trong Đền thờ giữa Chúa Giêsu và “các thượng tế và kỳ mục trong TN 29-A160


Sau khi nói về những xung đột trong Đền thờ giữa Chúa Giêsu và “các thượng tế và kỳ mục trong dân” (Mt 21:23-27), Thánh Mátthêu mô tả thái độ cương quyết của Chúa Giêsu khi Ngài tiếp tục kể cho người Pharisêu những dụ ngôn về hai người con được người cha sai đi làm vườn nho, về những tá điền sát nhân, về tiệc cưới. Qua đó Chúa Giêsu kết luận: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21:31) hoặc: “Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” (Mt 21:43) và: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng” (Mt 22: 8-9). Những người Pharisêu hẳn nhiên hiểu rất rõ Chúa Giêsu đang nói về họ, vì thế họ tìm cách làm mất uy tín của Ngài, và cuối cùng là loại bỏ Ngài: “Nghe những dụ ngôn Ngài kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Ngài nói về họ. Họ tìm cách bắt Ngài, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Ngài là một ngôn sứ” (Mt 21:45-46). 

Để đối mặt với Chúa Giêsu, những người Pharisêu đã liên kết với kẻ thù của họ, những người thuộc phe Hêrôđê: “Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê” (Mt 22:16).

Người Pharisêu tượng trưng cho sự trong sạch về tôn giáo. Họ nhấn mạnh vào việc tuân thủ tuyệt đối Lề Luật của Môsê. Trên thực tế, họ đã tạo ra toàn bộ quy tắc sống như một phương tiện để bảo vệ những người Do Thái trung thành với Luật Môsê, không bao giờ vi phạm Lề Luật, mà họ gọi là “hàng rào chung quanh Kinh Torah”. Trong khi đó, phe Hêrôđê lại xây dựng quyền lực của mình dựa trên sự chiếm đóng của người La Mã. Được đặt theo tên của vua Hêrôđê Cả, nhóm người này được người La Mã lập ra để cai trị dân với danh nghĩa Rôma và bắt tay với những người bảo trợ trong giới thượng lưu ở Rôma. Không giống như những người Pharisêu vốn làm việc với người La Mã để giữ gìn lợi ích của người Do Thái, những người thuộc phe Hêrôđê khoác lên mình cái vỏ thực hành tôn giáo của cha ông để biện minh cho lợi ích riêng tư của mình với cái cớ: “Người La Mã mong muốn như vậy, đâu còn cách nào khác ngoài tuân theo”.

Tuy nhiên, những người Pharisêu sai các môn đồ của mình, liên kết với những người phe Hêrôđê, đến vặn hỏi Chúa Giêsu, không chỉ vì muốn tránh sự đối đầu trực tiếp có thể dẫn đến thất bại như đã xảy ra nhiều lần trước. Việc kết bè kết cánh này chủ yếu còn để gài Chúa Giêsu rơi vào cái bẫy đã được toan tính kỹ lưỡng của họ. Với hy vọng Chúa Giêsu ít cảnh giác, các người này đã đưa ra những lời tâng bốc Chúa, theo đúng kế sách đã dự trù trước, khi nói rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (Mt 22:16). Họ thừa nhận Chúa Giêsu là một Bậc Thầy, nhưng thật ra là để gây áp lực buộc Ngài phải trả lời câu hỏi này: “Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” (Mt 22:17). Nếu Vị Rabbi lưu động này nói “Có” thì chắc chắn Ngài sẽ đánh mất uy thế của Ngài trước mặt dân chúng vốn ghét Rôma và lâu nay coi Ngài là Bậc Thầy. Mọi lời rao giảng của Ngài chỉ còn là những lời nói của “tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Mt 11:19) và hành động của Ngài đúng là “dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ” (Mt 9:34) như lâu nay họ vẫn quy kết. Nếu Ngài nói “Không” thì những người phe Hêrôđê có mặt sẽ làm nhân chứng tại chỗ cho phe Pharisêu: “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là Vua nữa” (Lc 23;2) như họ sẽ tố cáo Ngài sau này trước tổng trấn Philatô.

“Chúa Giêsu biết họ có ác ý” (Mt 22:18), Ngài nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình!” (Mt 22:18) và yêu cầu họ: “Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” (Mt 22:19). Ngài hỏi: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” (Mt 22:20). Họ trả lời: “Của Xêda”. Chúa Giêsu trả lời: “Vậy của Xêda hãy trả cho Xêda”. Ngài muốn nói rằng: là công dân, chúng ta có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và đóng các khoản thuế bắt buộc. Nhưng Ngài tiếp tục “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22:21), nghĩa là chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa và việc dâng bản thân mình lại cho Thiên Chúa là điều thích đáng vì Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta và tất cả chúng ta đều là những thụ tạo thuộc về Ngài: “Ngươi sẽ không có thần khác trước nhan Ta. Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên, nơi đất bên dưới hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng, và phụng sự chúng” (Đnl 5:7-8)

Những người Pharisêu cố ép Chúa Giêsu phải lựa chọn hoặc nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của trần thế hoặc vâng theo giới răn thờ phụng Thiên Chúa. Câu trả lời của Ngài đã lật ngược tình thế, biến câu hỏi nhằm gài bẫy Ngài, thành lời chất vấn ngược lại chính họ. Lời chất vấn đó buộc họ phải đưa ra lựa chọn ưu tiên.

Chúa Giêsu không ở đây để khiến thế giới của chúng ta rơi vào tình thế đối kháng giữa nghĩa vụ tham gia và đóng góp bảo vệ trật tự công bằng trong cộng đồng xã hội con người, và bổn phận đối với Thiên Chúa, là chuẩn mực tối cao của lương tâm mà mọi người cần phải tuân theo. Thay vào đó, Ngài trả lời và thừa nhận trách nhiệm của nhà nước, cũng như nghĩa vụ của chúng ta đối với nhà nước ấy, nhưng khẳng định rằng người ta phải dành cho Thiên Chúa vị trí cao nhất trong cuộc đời mình, như tiên tri Đaniel đã nói: “Hãy nghe, hỡi Israel, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết sức lực ngươi” (Đnl 6:4), và đúng như tiên tri Isaia nói trong bài đọc thứ nhất: “Ta là Chúa, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta.Ta là Chúa, không còn chúa nào khác” (Is 45:5-6). Những đồng xu và hình tượng có hình Xêda có thể thuộc về ông ấy, nhưng mỗi chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa vì mang trong mình hình ảnh của Ngài: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (Stk 1:27). Chúng ta không thuộc về bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai khác. Chúng ta thậm chí không thuộc về chính mình. Toàn bộ con người chúng ta thuộc về Thiên Chúa, với tất cả tài năng, sở thích, thời gian và của cải: “Hãy xem trời và các tầng trời, trái đất và mọi sự trên mặt đất đều thuộc về Chúa là Thiên Chúa các ngươi” (Đnl 10;14).

Chúa Giêsu đã buộc những người Pharisêu, những người thuộc phe Hêrôđê, và cả chúng ta ngày nay, phải đối mặt với sự lựa chọn: Thờ phượng Thiên Chúa hay coi quyền lực thế trần là thần thánh? Chúa Giêsu đã phá vỡ tư tưởng của cả hai nhóm bằng một câu trả lời duy nhất: “Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22:21). Chính phủ là cần thiết, thuế có thể là cần thiết, và mọi quốc gia đều có một loại Xêda mà người dân nhiều khi cần đối đầu. Tuy nhiên, hãy trả cho Xêda đó bất cứ điều gì đến hạn, và đừng lẫn lộn với những gì thuộc về Thiên Chúa. Thờ phượng Thiên Chúa và thực thi nghĩa vụ công bằng xã hội không loại trừ nhau. Thiên Chúa nhập thể và nhập thế, can dự vào cuộc sống con người là để mang lại sự sống dồi dào và toàn diện: thể chất, linh hồn, cá nhân, xã hội: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10: 10). Vì vậy, bỏ bê trách nhiệm cá nhân trong cuộc sống cụ thể hàng ngày đối với các thực tại của cộng đồng xã hội, nơi mình đang sinh sống thực tế là đi ngược lại với lời khuyên của Thánh Phaolô: “Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (1 Tm 2:1-2).

Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy dâng cho Chúa mọi sự, nhưng hãy trả cho Xêda quyền của ông ta. Nói cách khác, tích cực tham gia vào nền văn hóa đương thời vì lợi ích chung là điều đáng khích lệ. Bằng cách này, sự tham gia của chúng ta trở thành một hành động bác ái Kitô giáo và có thể trở thành một phương tiện loan truyền sứ điệp tình thương của Thiên Chúa.

Sự tham gia bắt đầu từ trách nhiệm cá nhân trong gia đình, trong công việc và trong hội thánh địa phương, giáo xứ, giáo họ, hội đoàn, khu xóm, xưởng thợ, trường học, bệnh viện... của chúng ta. Về phần mình, chính phủ và các tổ chức xã hội nên khuyến khích và tạo lập các quy chế để người dân phục vụ công ích. Nhờ vậy, những người gặp khó khăn, thiếu thốn, khuyết tật, kém may mắn... và toàn xã hội ngày càng hy vọng được thụ hưởng một cuộc sống xứng với phẩm giá con người và con cái của Thiên Chúa. Việc tham gia xây dựng lợi ích chung là một hành vi luân lý và đạo đức nhằm khẳng định phẩm giá của mỗi con người. Ngay cả trong những hoàn cảnh cấp thiết, hành động chống lại sự áp bức của các chính phủ hoặc các tổ chức xã hội, nếu xảy ra, vẫn phải lấy lợi ích chung làm quan trọng. Thiên Chúa, ban cho chúng ta quyền tự do hành động trong cuộc sống cá nhân cũng như trong cộng đồng. Tuy nhiên, sự tự do đó đi kèm với trách nhiệm: hành động vì lợi ích chung của mọi người.

Chúng ta đã thực thi trách nhiệm cá nhân và tham gia vào đời sống công cộng vì lợi ích chung như thế nào? Những trách nhiệm đó đã giúp chúng ta trưởng thành như thế nào, có quy hướng về Thiên Chúa và biểu lộ đức ái Kitô giáo với những người chung quanh không? Hơn nữa liệu tự do cá nhân có cản trở lợi ích chung không, có khuyến khích những hành động vị tha không? Chúng ta hãy cầu nguyện cho có nhiều hành động vị tha hơn, theo lời khuyên bảo của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ nhất: “Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em” (1 Tx 4-5). mục lục

Phêrô Phạm Văn Trung

----------------------------------

 

TN 29-A161: NỘP THUẾ CHO CAESAR

 

Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 22:15-21) là câu chuyện mà Mátthêu kể tiếp liền câu chuyện dụ ngôn TN 29-A161


Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 22:15-21) là câu chuyện mà Mátthêu kể tiếp liền câu chuyện dụ ngôn tiệc cưới nhà vua tổ chức cho hoàng tử. Lại một lần nữa mấy người biệt phái tính gài bẫy Chúa Giêsu. Họ đã nhận ra Chúa Giêsu ám chỉ họ là những người đã từ chối không đến dự tiệc cưới và giết sứ giả của vua, nghĩa là không chịu cải đổi tâm hồn để trở nên thánh thiện qua câu chuyện tiệc cưới nói ở chúa nhật trước (Mt 22:1-14). Do đó họ bắt đầu âm mưu chống Chúa bằng cách gài bẫy để lấy cớ tấn công Người. Thoạt tiên chúng ve vãn nịnh bợ Chúa để Người cho lơ ý nói lỡ lời đúng theo kế của chúng. Một tên biệt phái giả vờ ca ngợi Chúa là lương thiện, nhân lành, vô tư, chỉ biết giảng dạy sự thật theo đường lối của Thiên Chúa, không coi trọng vẻ bề ngoài và nhận xét của loài người (c.16).

Câu hỏi “Theo luật thì có phải đóng thuế cho Caesar hay không?” chính là cái bẫy mà chúng gài Chúa. Chúng biết Chúa thừa khả năng cắt nghĩa luật Torah của Do Thái. Phần Chúa dĩ nhiên cũng quá rõ hậu ý xấu của chúng nằm sau câu hỏi này với những thách thức và cạm bẫy chúng giăng ra để giật xập Người. Chúng chủ tâm buộc Người phải đứng vào tư thế hoặc chống lại đa số dân chúng hoặc đối nghịch với Chính quyền La Mã. Cả hai đều nguy hiểm cho Chúa. Chúng sẽ dựa vào đó mà hãm hại Chúa, Nhưng Chúa Giêsu khôn ngoan vô cùng.

Ý nghĩa việc đóng thuế

Thuế nói trong bài Tin Mừng hôm nay là thuế thân tức thuế đánh trên đầu người cả nam lẫn nữ và nô lệ tuổi từ 12 đến 65. Tiền thuế đóng là một Denarius (đồng bạc cổ La Mã) tương đương một ngày lương. Loại thuế này được thiết lập từ năm 6 sau CN khi mà xứ Judea trở thành một tỉnh ly của La Mã. Dan Do Thái rất ghét loại thuế này nên ngọn lửa quốc gia cực đoan đã bùng lên rồi mới phát sinh phong trào Zealot là phong tráo quá khích chống lại đế quốc La Mã đã gây ra hậu quả tàn khốc cho dân Do Thái vào những năm 66-70. Trong khi những người biệt phái Pharisieu chống lại việc đóng thuế thì phe theo Herode lại ủng hộ La Mã chấp nhận đóng thuế.

Nếu Chúa Giêsu ủng hộ việc đóng thuế thì bị dân Do Thái phản đối và không chấp nhận Chúa là tiên tri của họ. Ngược lại nếu dùng lý chống lại thuế thì họ sẽ bá cáo với La Mã là Chúa phản động làm cách mạng rất nguy hiểm, Chúa đã biết rõ cái bẫy chúng giăng ra nên Chúa biểu chúng đưa Chúa coi đồng tiền đóng thuế là đồng tiền La Mã, đồng tiền dùng làm kinh tế, phương tiện buôn bán, trao đổi thương mại tức chấp nhận sự cai trị của người La Mã trên đất Palestine rồi.

Chúa lại hỏi về hình người và danh hiệu trên đồng tiền. Dân Do Thái lúc đó coi đồng tiền đó là phạm thượng, vì đó là hình người. Như vậy, theo luật Do Thái trong cựu ước cấm không được thờ ngẫu tượng tức không được tạc hình người hay súc vật. Còn tước hiệu thì ghi: “Tiberius Caesar, con thần linh Augustus, thầy cả thượng phẩm” thì rõ ràng đã tuyên bố đối đầu với Thiên Chúa là đấng đang thống trị Israel. Do đó dân Do Thái đã không coi đồng tiền đó là gì cả.

Hãy trả cho Caesar

Câu Chúa Giêsu trả lời “Hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, và trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa” ám chỉ cả dân Pharisieu lẫn dân theo Herode chẳng tên nào dám làm chuyện này cả, vì đây là một cáo buộc nghiêm trọng. Những ai dùng đồng tiến này của Caesar thì phải trả thuế lại cho Caesar. Câu trả lời của Chúa tránh không nói là phải đóng thuế theo pháp luật.

Chúa biết ró họ là những tay giả hình nhân đức và nhiều gian sảo hơn nữa nhưng Người chỉ nói vắn gọn như vậy thôi. Chúa đã tạo ra một cuộc tranh luận theo một hình thức mới mà không làm sai lạc hay mất đi tính tinh tuyền và lương thiện của Chúa. Còn họ hỏi ngài về chuyện thuế má có liên quan đến luật Chúa thì họ phải nghĩ đến việc trả ơn lại cho Chúa vì những phúc lành mà Thiên Chúa đã ban cho họ mà họ còn đang nợ.

Phụng sự Chúa và phụng sự Caesar

Đứng trước đồng tiền, đối với chúng ta sẽ có hai hình tượng: Caesar và Thiên Chúa. Vậy đối với Caesar, Chúa hỏi một câu đơn giản:

- Hình ai đây?

Họ trả lời gọn lỏn:

- Caesar.

Do đó câu trả lời : “Hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar” có nghãi là một phẩn gia sản của các ngươi thuộc về ông ta. Nhưng câu hỏi thứ hai rất thâm thúy của Chúa Giêsu như xoáy vào tim óc họ:

- Hình ảnh và ân phúc của ai đang ở trong mỗi người các ông?

Câu trả lời cũng đơn giản:

- Thiên Chúa!

Do đó Chúa nói “Hãy trả lại Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa” có nghĩa tất cả con người của các ngươi từ thể xác đến linh hồn, trí khôn tất cả đề trọn vẹn không thể phân biệt chia cắt được. Chúng ta có được ân phúc hàng ngày trong cuộc sống thì chúng ta phải biết ơn, trung thành và phục vụ ai? Phải chăng không phải là Thiên Chúa sao? Phụng sự Thiên Chúa và Caesar có tương hợp nhau hay có sự phân bì, cạnh tranh khiến lòng trung thành của chúng ta bị phân tán khiến cho ý niệm ân phúc trở nên khác biệt? Chúa Giêsu đòi hỏi không những chỉ trả lại cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiê húa, nghĩa là tất cả mọi sự; còn yêu cầu trả lại cho Caesar cái gì thuộc về Caesar nghĩa là phải sống trọn vẹn những đòi hỏi về công lý, công bằng, tự do và an bình trong mối liên dới xã hội hầu thực thi công ích.

Thế quyền không thể vượt quyền Thiên Chúa

Là công dân một nước thì ta phài thuần phục nhà cầm quyền, nhưng trên thế quyền còn có Thiên Chúa. Quyền của Thiên Chúa bao gồm cả quyền của con người, liên quan đến mọi dân tộc và mọi thời đại. Đối tượng trực tiếp của thần quyền đòi hỏi người ta phải thờ phượng và phục tùng Thiên Chúa đồng thời bảo đảm cho người dân những mối lợi trường cửu. Quyền lợi của người dân là do Thiên Chúa ban nhưng trực tiếp do người cầm quyền nắm giữ để phục vụ lợi ích chung ở trần thế này. Nghĩa vụ của người dân đối với Thiên Chúa và với chính quyền không phải là không dung hòa với nhau được nếu hiểu cho đúng nghĩa của nó. Nói cách khác khi phục vụ quyền lợi chính đáng của nhà nước và của dân tộc v.v. thì đó là phục vụ Thiên Chúa. Nhưng không  ai được vi phạm quyền lợi của Thiên Chúa để gọi là phục vụ quyền lợi của “một người nào đó”, dù người này là chính quyền hay là bất cứ ai đi nữa. Ví lúc đó quyền lợi của “một người nào đó”là không chính đáng. Chính quyền thay Trời trị dân để mưu cầu cơm no áo ấm và hạnh  phúc cho dân. Nếu chính quyền không thực hiện được như vậy và làm mất lòng dân thì dân có quyền lật đổ vua, vì vua đã cãi lệnh Trời đi ngược lại quyền ơi của dân do Thiên Chúa ban cho họ như tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo...Ta không thể phục tùng, ủng hộ loại chính quyền có dã tâm tước đoạt những quyền căn bản ấy của người dân, vì như vậy là đồng lõa với chính quyền chống lại chủ đích và quyền lợi của Thiên Chúa. Khi đó, sự trung thành, biết ơn và phục vụ Thiên Chúa của chúng ta bị phân tán; ý niệm về ân phúc Chúa ban cho chúng ta trở thành khác đi; việc phục vụ Thiên Chúa của chúng ta không vượt lên trên việc phục vụ thế quyền như bổn phận của chúng ta đã được Thiên Chúa qui định là phải trả lại Thiên Chúa tất cả những gì ta có. Những vị cầm đầu Giáo Hội trung ương và địa phương lại có bổn phận lớn lao và quan trọng hơn nữa.

Cyrus là ai? Khí cụ của Thiên Chúa

Trong bài đọc 1 hôm nay (Is 45:1,4-6), chúng ta lại bắt gặp một Cyrus đặc biệt. Isaiah cho biết Cyrus là vua xứ Ba Tư đã được “xức dầu thánh” là một dấu chỉ thuộc về dân Israel. Nhưng ở đây Cyrus lại ám chỉ  là đại diện của Chúa (45:1). Khi vua Cyrus cho phép dân Israel trở về đất tổ để xây lại đền thờ đã bị phá hủy ở Jerusalem là lúc mà dân Israel chấm dứt thời nô lệ. Vì vậy Cyrus tượng trung cho đấng thiên sai mà dân Israel đang mong đợi. Ông là hình ảnh đấng cứu chuộc đã được hứa và thiết lập để giải phóng dân Chúa ra khỏi tội lỗi và đem họ vào vương quốc tự do đích thực. Dù ông được nuôi dưỡng là dân ngoại, nhưng ông được xức dầu thánh Chúa để thi hành sứ mạng giải phóng dân Chúa. Dù ông không biết đến Thiên Chúa, nhưng cuối cùng ông cũng hiểu ông được Thiên Chúa chọn. Chúa đã đặt mọi sự trong tay ông để ông hoàn thành mục dích của Thiên Chúa. Thiên Chúa nuôi dưỡng ông với mục dích đặc biệt là giải phóng dân Do Thái ra khỏi Babylon.

“Vui Mừng và Hy Vọng”

Làm sao để phục vụ Thiên Chúa trong xã hội loài người? Nhờ ánh sáng bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thử coi lại một trong những tài liệu quan trọng của Giáo Hội nói về sứ mạng và sự dấn thân của Giáo Hội và thế giới hiện tại ngày nay. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới hiện tại “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG” của công dồng Vatican II đã đưa ra một kế hoạch mới nhấn mạnh đến vấn đề không phải là thoái lui hay khải hoàn, cũng không phải là hòa mình đến độ dồng hóa, nhưng là nhiệm vụ cấp thiết phải đối thoại, nghĩa là lắng nghe và lên tiếng, đồng thời công tác có nguyên tắc với những cơ chế xã hội khác và những cộng đồng dân tộc. Sứ mạng của Giáo Hội phải được biểu hiện thành những quan điểm xã hội và phải được coi như những thực tại trần thế và chủ nghĩa đa nguyên là quan trọng.

Cũng cần nhớ lại những điểm chính yếu của hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng.”

- Hiến chế khuyến khích thái độ cởi mở với thực tế về sự hiện diện của một loại tôn giáo dưới hình thức thế quyền thường được hiểu một cách đơn thuần là tình trạng thế tục mất hết đặc tính tôn giáo.

- Hiến chế phát triển chủ nghĩa nhân bản Kito Giáo theo giáo huấn xã hội của Đức Phaolo VI và Đức Gioan Phaolo II và chắc chắn có tim óc và công trình của Joseph Ratzinger Đức Benedict XVI. Tài liệu giúp ta hiểu biết về con người nhân bản, chú trọng đến những ưu tư được đại về tự do bình đẳng và tình liên đới. Nó giúp tái xác định sứ mạng của Giáo Hội như là dấu chỉ và bảo đảm an toàn cho nhân cách con người. Vậy là Hiến Chế Mục Vụ đã đưa ra một căn bản thần học về sứ mạng xã hội của Giáo Hội.

- Cuối cùng nó đã gợi ý và đề nghị một kế hoạch giúp Giáo Hội làm sao có thế tham gia vào thế giới trần thế với một thái độ nể trọng và tôn kính đối với sinh hoạt của Chúa Thánh Thần đang tác dụng qua nhiều biến cố, cơ sở và cộng đồng trong thế giới của chúng ta.. Công trình của hiến chế hẳn còn phải lâu mới hoàn thành và kết thúc. Chúng ta cần phải có phân tích, nghiên cứu thêm và phối hợp với sứ mạng xã hội để đi sâu vào trung tâm điểm của đời sống Công Giáo.

- Cũng cần nhấn mạnh là sứ vụ truyền giáo là công việc chung của tòan thể Giáo Hội, không phải nhiệm vụ của một ít người, nhóm chuyên viên nào đó thôi.

Định giá sau cùng của Công Đồng Vatican II

Định giá sau cùng của CĐ Vatican II về Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng” nhắm vào những cố gắng về thần học cũng như mục vụ của chúng ta qui vào những điểm chính sau:

Nếu chúng ta thực sự tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa lịch sử và thế giới cũng như thời đại của chúng ta thuộc về Người thì phải chăng chúng ta phải phán xét những cố gắng của chúng ta theo tâm tư ý nghĩ của Chúa Giêsu Kito. Phải chăng chúng ta phải đánh giá tất cả mọi sự chúng ta có và những việc chúng ta làm dựa vào cách thức chúng ta tự mở mắt chúng ta và mắt tha nhân để nhìn ngắm hào quang và vẻ đẹp cứu độ của Chúa Kito. Phải chăng chúng ta cũng phải tự hỏi xem những cố gắng của chúng ta có đi sâu vào những lời hứa và lòng tin tưởng của chúng ta nơi tình vua, sự hiện diện và uy quyền của Chúa Giêsu Kito trong lịch sử loài người không?

Đôi lời kết

Nếu hình Caesar được khắc in trên đồng tiền La Mã phải được trả lại cho ông ta thì trái tim loài người mang dấu ấn của tạo hóa là Chúa duy nhất của đời chúng ta. Người đã đánh dấu chúng ta với mục đích riêng của Người rồi sai chúng ta đi thi hành sứ mệnh trên khắp thế giới, Những kế hoạch của loài người có giúp chúng ta trở thành những tiên tri, những đầy tớ và sứ giả tốt lành hơn của vương quốc Chúa Giêsu không? Chúng ta đừng bao giờ phải xấu hổ vì công khai làm việc vì vương quốc của Chúa và tuyên xưng cho muôn dân biết về Người. Chỉ có một mình Người bảo đảm cho chúng ta có được sự vui mừng đích thực và niềm hy vọng thâm sâu, một “Vui Mừng và Hy Vọng” thực sự cho muôn dân trong thời đại chúng ta.

Chúng ta hãy cầu nguyện để có lòng can đảm và trí khôn ngoan có thể trả lời một cách trung thực và đon giản khi chúng ta cảm thấy mình đi lạc hướng ở trong tình trạng phân vân hồ nghi. Chúng ta được in dấu và chúc phúc với hình ảnh của Thiên Chúa. Đừng bao giờ quên chúng ta thực sự thuộc về ai và tại sao chúng ta phải làm  những điều chúng ta cần làm. Chúa gọi chúng ta không phải vì chúng ta, nhưng Chúa đến với chúng ta, mời chúng ta, sai chúng ta đi cùng với Chúa để tuyên xưng danh Người và công trình cứu độ của Người. Đây là sứ mệnh khó khăn và nguy hiểm, nhưng cũng là lý do để mọi người chúng ta cùng vui mừng.

Đừng bao giờ đặt việc phục vụ thế quyền lên trên quyền lợi và chủ đích của Thiên Chúa. Vương quốc của Người thì vĩnh cửu. mục lục

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

----------------------------------

 

TN 29-A162: KITÔ HỮU TRONG TRẦN THẾ

 

Daniel O’Connell (1775-1847) là một tín hữu Công giáo nổi tiếng đồng thời là một nhà ái quốc TN 29-A162


Daniel O’Connell (1775-1847) là một tín hữu Công giáo nổi tiếng đồng thời là một nhà ái quốc thời danh nước Ai-len (Ireland). Hiểu rõ nỗi thống khổ và niềm hy vọng của tổ quốc đang bị người Anh đô hộ, ông đã quy tụ và tổ chức đồng bào mình thành một lực lượng hùng hậu, mang tên Liên hiệp Công giáo (Catholic Association). Tổ chức này đã đấu tranh giành được “Dự luật giải phóng người Công giáo” năm 1829, nhờ đó nước ông thoát khỏi ảnh hưởng Anh giáo, sống tự do về mặt đạo. Năm 1841, được bầu làm thị trưởng Dublin (lúc ấy thuộc đế quốc Anh nhưng về sau trở thành thủ đô cộng hòa Ai-len), Daniel O’Connell đã dùng đường lối bất bạo động để đấu tranh với chính quyền Luân Đôn và cuối cùng đã làm cho đảo quốc mình được công nhận về mặt chính trị, trở thành cộng hòa độc lập. Ông mất tại Gênes (Ý) ngày 15-5-1847, sau hai ngày đêm cầu nguyện sốt sắng. Đây là những lời trăn trối cuối cùng của ông: “Thân xác tôi thuộc về Ai-len, linh hồn tôi thuộc về Thiên Chúa, trái tim tôi thuộc về Giáo hội”. Ông quả là người đầu tiên ý thức rằng Ki-tô hữu không thể bỏ rơi đời sống công cộng. Trước hết là vì phải xác định và duy trì chỗ đứng mà Giáo hội sẽ chiếm giữ trong đó. Nhưng đặc biệt và sâu xa hơn nữa, là vì đời sống đó cần được nghe sứ điệp của Chúa Cứu Thế, bởi lẽ nó bị rình rập bởi mọi thứ dục vọng mà cám dỗ chức quyền hằng luôn kích thích, dẫn đến những chế độ độc tài đảng trị. Daniel O’ Connell đúng là con người đã thấu hiểu và thực hiện bài Tin Mừng hôm nay.

1. Tiến thoái lưỡng nan.

Chúng ta luôn có khuynh hướng tưởng tượng rằng thời đại chúng ta là thời đại đầu tiên khó sống. Không còn thấy “sự nhất trí về luân lý và xã hội” nữa. Các lập trường đối nghịch nhau nhất đều có thể biểu đạt công khai, dưới ánh mặt trời. Người ta chẳng còn biết phải nghĩ ra sao, có thái độ nào trước một số vấn đề lớn. Nếu biết thật sự đọc Tin Mừng, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thời Đức Giê-su cũng đã khó sống. Đức Giê-su đã sống trong một bối cảnh lịch sử thật căng thẳng. Các đoàn quân Rô-ma xâm chiếm Pa-lét-ti-na, và kháng chiến quân Do-thái không ngớt gầm gừ. Khoảng thập niên 30 ấy, vị hoàng đế khuất phục được đế quốc mênh mông của mình chính là Ti-bê-ri-ô, một ông già ngồi cai trị từ đảo Capri thơ mộng. Nhiều người cầm giáo vì cớ lương tâm, như các đảng viên Quá khích (hay Nhiệt thành), chống lại quân đô hộ và cổ võ việc từ chối nộp thuế. Phe Hê-rô-đê, trái lại, dựa vào quyền lực Rô-ma để bảo vệ địa vị của mình. Phái Pha-ri-sêu, cuối cùng, ra sức cứu vãn tự do tôn giáo bằng cách thích nghi ít nhiều với quyền bính chính trị.

Phái đoàn đến gặp Đức Giê-su để giăng bẫy Người, được cố ý bao gồm những kẻ có lập trường chống đối nhau (phe Pha-ri-sêu và phe Hê-rô-đê). Dù theo “cánh tả” hay “cánh hữu”, đàng nào Đức Giê-su cũng sẽ bị liên lụy! Trước tiên họ khen Người: “Chúng tôi biết Thầy là người chân thật, và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai cả, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta”. Bốn câu nịnh hót này là miếng mồi lừa lọc che giấu cạm bẫy. Tuy nhiên, cạm bẫy này cũng nói lên thái độ cảm phục của mấy tay khiêu khích đó đối với vị rabbi trẻ : họ công nhận Đức Giê-su như một nhân vật độc lập, đạo đức, vững vàng. Trong thực tế, chúng ta biết Người vẫn hay đi ngược các quan điểm thời thượng : Người đã ngợi khen “đức tin” của một viên bách quản đạo quân Rô-ma (x. Mt 8,11) ; đã thường xuyên tiếp xúc với hạng thu thuế và lấy một kẻ trong họ làm tông đồ mình (x. Mt 9,9-10) ; rồi còn đưa vào Nhóm Mười Hai một thành viên đảng Quá khích. Trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy để thì giờ chiêm ngưỡng Đức Giê-su, một con người không giống ai cả. Lạy Chúa, xin giúp chúng con noi gương Ngài: luôn luôn chân thật… theo chính lộ của Thiên Chúa… chẳng để mình bị lôi kéo bởi những ảnh hưởng muốn đưa chúng con đi nơi chúng con không muốn… luôn hoàn toàn tự do, không cứng nhắc, không thỏa hiệp, chẳng phân biệt đối xử.

Tiếp đến họ hỏi Người: “Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?” Câu hỏi khôn khéo quỷ quyệt: nếu trả lời “được”, Người sẽ mất tất cả niềm quý chuộng của quần chúng vốn đang trông đợi Người làm đấng Mê-si-a đánh đuổi quân xâm lăng… nếu trả lời “không”, Người sẽ bị phe Hê-rô-đê tố cáo như một tay phản động chống Rô-ma nguy hiểm. Y như mọi thời, Giáo hội hôm nay cũng thấy mình phải đương đầu với vấn đề sau đây: vai trò của Giáo hội không thể mang tính chất “chính trị” cách trực tiếp… nhưng Giáo hội cũng không thể đứng trung lập, không thể a tòng, thỏa hiệp hay im lặng trước một nhà cầm quyền áp bức, một chế độ độc tài toàn trị, một chính đảng tiêu diệt tự do, dân chủ, nhân quyền. Dù sao đi nữa, dẫu nói “được” hay “không”, dầu lên tiếng hay im lặng, Giáo hội sẽ luôn thấy mình bị kéo sang phe này hay phe khác.

Nhưng Đức Giê-su trả lời thế nào? Trước hết Người cho thấy mình không dễ bị lường gạt! Và Người bắt đầu bằng cách vạch trần thói giả hình của họ, qua kiểu ngây ngô xin họ cho xem một “đồng tiền”. Chẳng chút ngập ngừng, họ lôi ra một đồng từ trong túi. Như thế, vừa ra vẻ bối rối, tự đặt những câu hỏi về sạch nhơ khi tiếp xúc với quân xâm lược ngoại giáo, họ cũng vừa biết sử dụng tiền bạc vô đạo cho công việc của mình. Chung quy, trả thuế sẽ chẳng làm hoen ố lương tâm họ hơn là sử dụng thường nhật đồng tiền xấu xa ấy.

“Hình và danh hiệu này là của ai đây? - Của Xê-da”. Người Rô-ma dành cho mình việc đúc tiền để nói lên quyền tối thượng của họ. Và đồng tiền mang hình hoàng đế với danh hiệu của ông. Đầu Ti-bê-ri-ô ấy đã từng bị xem như dấu ô nhục của việc thần phục Rô-ma, vì qua đó, hoàng đế tự coi mình là thần! Nên ta hiểu tại sao phái Nhiệt thành cấm đảng viên của họ trả thuế. Làm sao Đức Giê-su, với tiếng tăm là chỉ trung thành với duy mình Thiên Chúa, lại không đứng về “cánh tả” với những kẻ xúi giục khởi nghĩa nhân danh Kinh Thánh được? Đức Giê-su sẽ trả lời thế nào đây?

“Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Câu ứng đối của Đức Giê-su đã trở thành châm ngôn tục ngữ! Tuy nhiên người ta thường hiểu sai nó, như thể Đức Giê-su đã đơn giản chủ trương “tách biệt Giáo hội với Nhà nước” bằng cách ban một thứ tự trị hoàn toàn cho quyền lực chính trị… hay, ngược lại, hiểu nó như thể Đức Giê-su đã dạy môn sinh chớ nhúng tay vào việc đời. Thành thử phải cố gắng tìm hiểu tất cả tư tưởng của Người khi áp dụng cho thời đại chúng ta. Để được thế, chúng ta phải lưu ý đến hai vế của câu này, và cho vế thứ hai tất cả giá trị kết luận quyết định.

2. Của vua trả cho vua.

Của Xê-da, trả về Xê-da… Trong viễn tượng của toàn thể Cựu Ước, “mọi quyền bính đều phải xuất từ Thiên Chúa”. Thậm chí chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu tiên hôm nay rằng : một ông vua ngoại giáo như Ky-rô đã được Thiên Chúa “xức dầu” để thực hiện công cuộc thần linh “dù chẳng biết Thiên Chúa” (x. Is 45,1.4-6). Áp dụng cũng nguyên tắc này, thánh Phao-lô sẽ yêu cầu các Ki-tô hữu sơ khai tuân phục quyền bính dân sự (x. Rm 13,1-7; Tt 3,1-2). Trong thực tế, không ai có thể coi thường các liên đới xã hội và công dân. Đúng là giải thích sai Tin Mừng khi muốn cắt cuộc sống con người thành nhiều lát tách biệt nhau hẳn, như thể Ki-tô hữu và Giáo hội có thể bất biết chính trị… như thể tôn giáo phải khép kín trong nhà thờ và chớ nên ảnh hưởng trên đường xá, thành phố, luật pháp, thuế má, gia đình, công việc…

Vẫn biết Đức Giêsu đã thường xuyên từ chối đóng vai trò “Mê-si-a xã hội-chính trị” mà thiên hạ muốn gán cho Người: -đó là ý nghĩa sâu xa của kinh nghiệm thiêng liêng Người có được sau các cám dỗ chịu đầu đời công khai (x. Mt 4,8tt); -đó là ý nghĩa việc Người bỏ trốn mà đi cầu nguyện khi thiên hạ muốn tôn vương Người sau phép lạ bánh hóa ra nhiều (x. Ga 6,14tt); -đó là ý nghĩa việc Người quở trách Phê-rô khi ông muốn can ngăn Người làm một Mê-si-a đau khổ (x. Mt 16,21tt); -đó là ý nghĩa rất rõ rệt của lời Người tuyên bố với Phi-la-tô: “Tôi là vua, nhưng nước tôi không thuộc thế gian này” (Ga 18,36). Tuy nhiên, trong câu Đức Giê-su đáp “Của Xê-da trả Xê-da”, khó mà không thấy đó là lời mời gọi hãy tính đến quyền bính thiết định và hợp pháp, tôn trọng các quyền lợi của quyền bính này. Khi chọn thái độ này, Đức Giê-su đưa vào trong thế giới cổ xưa một lối phân biệt có tính cách mạng: Người “giải thiêng hóa” chính trị bằng cách quả quyết Xê-da là Xê-da … nhưng không phải là Thiên Chúa! Vậy thì Xê-da, vì luôn có Xê-da, hãy tiếp tục hành sử chức năng của mình, với tất cả lòng tôn trọng nhân phẩm, bảo vệ công lý. Đây là một chức năng phàm trần, chịu đủ thứ bấp bênh, vấp phải sự phức tạp của các thực tại xã hội-chính trị, các chế độ, các hệ thống, các hệ tư tưởng. Nhưng chưa phải đã hết.

3. Của Chúa trả cho Chúa

Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa… Là những con người hiện đại, giờ đây chúng ta biết mọi nền chính trị chủ trương khinh rẻ phần hai nầy của tư tưởng Đức Giê-su sẽ dẫn đến đâu. Các xã hội vô thần, “không Thiên Chúa” cũng là những xã hội vô nhân đạo. Khi Nhà nước tự phong là “thượng đế” (nói theo kiểu hiện đại là “toàn trị”) thì nó đàn áp tiêu diệt con người. Thành thử chính Xê-da cũng phải tuân phục Thiên Chúa và phải trả lại cho Thiên Chúa những cái thuộc về Người. Thật rất ý nghĩa khi Đức Giê-su nhấn mạnh “các bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa”, trong khi thiên hạ không đặt cho Người câu hỏi ấy, nhưng chỉ câu hỏi về trần thế thôi. Vế sau đúng là cao điểm của toàn thể trang Tin Mừng.

“Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Tất cả cuộc sống Đức Giê-su không ngớt la lớn cho chúng ta điều này. Vì là nghệ thuật phục vụ công ích, nên chính trị cũng quan trọng. Nhưng dẫu quan trọng đến đâu, nó không phải là tất cả con người, không phải là phần thiết yếu nhất của con người. “Con người đâu chỉ sống nhờ bánh”… nhờ chỗ ở, nhờ thị trường hay nhờ sản xuất! Được tạo dựng “theo hình ảnh Thiên Chúa”, con người có định mệnh chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Nếu Xê-da đã có thể khắc hình ảnh mình lên các đồng tiền, thành thử phải “trả” chúng lại cho ông… thì huống chi là con người được ghi dấu hình ảnh Thiên Chúa, nó càng phải “trả mình” toàn diện cho Thiên Chúa hơn nữa! (x. St 1,26). Con người đáng được tuyệt đối tôn trọng vì định mệnh họ có tính chất thần thiêng. Tính cách “làm con người” chỉ hoàn tất trong tính cách “làm con Chúa”.

Như thế Đức Giê-su đã không để mình bị mắc vào cạm bẫy kẻ địch giăng ra. Một lần nữa, Người đã mạc khải cho ta bí mật và sứ mệnh của Người : thiết lập Vương triều Thiên Chúa… và, qua đó, mạc khải chiều kích vĩ đại nhất của con người chúng ta! Nhưng phải chăng tôi trả lại cho Xê-da cái thuộc về Xê-da trong thực tế? Phải chăng tôi cho chiều kích chính trị của đời tôi (và của đạo tôi) là quan trọng, để dấn thân cách nào đó cho công lý, sự thật, tình thương và tự do ? Và phải chăng tôi cũng trả cho Thiên Chúa những cái thuộc về Người ? Đời tôi phải chăng hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa và nỗ lực đem mọi sự về với Thiên Chúa? mục lục

Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

----------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây