Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật Bài 130 - Mùa Vọng 2B: Nội lực của chúng ta hôm nay là gì ?

Thứ năm - 07/12/2023 07:44
Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật Bài 130 - Mùa Vọng 2B: Nội lực của chúng ta hôm nay là gì ?
Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật Bài 130 - Mùa Vọng 2B: Nội lực của chúng ta hôm nay là gì ?
Chuyện Minh Họa Tin Mừng Chúa Nhật Bài 130
Mùa Vọng 2B

Nội lực của chúng ta hôm nay là gì ?
------------------------------------------

Bạn thân mến,

Trong cuốn “Nội lực nơi bạn” (the power within you), Pat William ở tiểu bang Philadelphia, có kể lại một câu chuyện đặc biệt sau đây:

Năm 1980, vào một buổi trưa Chúa nhật nóng bức, một bệnh nhân trẻ, bị chứng tê liệt não bộ, tên là Cordell Brown, đang đi bộ đến câu lạc bộ quán quân thế giới Philadelphia Phillies.

Cordell bước đi những bước hết sức khó khăn, nói năng cũng rất là khó. Ăn uống đối với anh là một bổn phận hết sức nặng nhọc.

Khi thấy Cordell tới, nhiều người quay mặt đi, hoặc cố tình không nhìn thấy anh. Đó là cách phản ứng của một số người trong hội Phillies, khi thấy Cordell đi tới câu lạc bộ.

Cordell đến đây để làm gì trong câu lạc bộ Phillies vậy ?

Thực ra, vị linh mục phụ trách câu lạc bộ, đã mời anh đến, để nói chuyện với những tay ăn chơi, trong một buổi sinh hoạt thường kỳ, tại nhà nguyện của câu lạc bộ.

Cordell, một người khuyết tật, có thể nói gì với những ngôi sao màn bạc, như Steve Carleton và Mike Schmit… những người sống rất xa cách với thế giới đau khổ và dị tật như anh ?

Một vài người trong hội Phillies cũng tự hỏi như thế, khi họ ngồi xuống để chuẩn bị nghe anh nói.

Cordell đã cố gắng bắt đầu câu chuyện, bằng những cách nói trào phúng, tế nhi… cố làm sao cho các tay ăn chơi đó, cảm thấy sự thoải mái, dễ chịu.

Anh nói: "Tôi biết rằng: tôi rất là khác biệt với các bạn".

Rồi anh trưng đoạn thư Thánh Phaolô (1Cr. 15,10): “Nhưng nhờ ơn của Thiên Chúa, mà tôi được như thế này”.

Suốt 20 phút kế đó, Cordell đã nói về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, được thể hiện trong cuộc sống của anh.

Anh kết luận, bằng cách trả lời cho câu hỏi này:

“Anh có thể nói gì, với những siêu minh tinh nổi tiếng, như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới của những người đau khổ tật nguyền như anh ?”

Cordell nói một cách rất duyên dáng:

"Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của bạn lại, thì bạn sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là lúc, mà mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần tới những gì các bạn hiện đang có trong cuộc sống, nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng: lúc bấy giờ, các bạn sẽ cần một điều mà tôi đang có, đó là Đức Giêsu Kitô".

Tôi thích câu chuyện này vì hai lý do:

1. Trước hết, nó nói cho chúng ta về Mùa vọng .

- Nó mời gọi chúng ta trở về với những gì nền tảng, căn bản của cuộc sống.

- Nó mời chúng ta tự vấn luôg tâm, tự hỏi chính mình xem: Cái gì thực sự là quan trọng đối với chúng ta lúc này?

- Nó mời chúng ta nhìn vào những cái, mà chúng ta phải coi là ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời mình.

- Nhất là nó hỏi chúng ta xem: Đức Giêsu Kitô có phải là ưu tiên số một trong cuộc đời của chúng ta hay không ?

2. Và điều này dẫn chúng ta tới điểm thứ hai, về câu chuyện của Cordell Brown. Nó nói với chúng ta về những bài học Thánh Kinh ngày hôm nay (MV 2B: Mc 1, 1-8).

Cả ba bài đọc đều nói nói về sự cần thiết phải dọn đường cho Chúa đến.

Cả ba bài đọc đều nói rằng: Nếu chúng ta không sống đúng theo như cái chúng tah phải sống, thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Nói cách khác, nếu chúng ta đi sai, đi không đúng theo cái căn bản của cuộc sống, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta hãy liệu sớm quay trở về với những cái nền tảng này.

Nếu chúng ta đặt công việc của chúng ta lên hàng đầu, trước cả gia đình chúng ta, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta lo chỉnh chữa lại tình trạng ấy.

Nếu chúng ta đặt sự thành công lên trên những tương quan của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta phải nhanh thay đổi và chỉnh sửa lại.

*****

Tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn, có một nhà nguyện nhỏ, tên là "nhà nguyện thánh Grêgôriô".

Nhà nguyện này được xây lên để tưởng niệm những người dân Luân Đôn bị mất mạng vì máy bay oanh tạc, thời đệ nhị thế chiến.

Trong nhà nguyện này có bốn cuốn sách lớn, trong đó có ghi tên 6.000 tên các nạn nhân, trong cuộc không kích đó.

Một cuốn mở ra và trên trang sách đó lấp lánh ánh sáng, có ghi một số tên nạn nhân.

Mỗi ngày người ta giở ra một trang, để phơi ra một số những tên mới. Khi bạn nhìn và đọc các cột tên dài ấy, bạn sẽ không sao biết được người có tên đó là  nghèo hay giầu, da đen, da trắng hay da nâu, là Kitô hữu, là Do Thái hay là vô thần, gìa hay trẻ, đẹp hay xấu…

Lúc đó, không còn có một khác biệt nào nữa.
Lúc đó, mới thấy: điều quan trọng là bản chất của con người, do những gì người ta tạo ra cho mình, khi còn sống trên dương thế.

Câu chuyện của Cordell Brown và câu chuyện nhà nguyện Thánh Grêgoriô của Tu viện Westmister, khiến chúng ta tự hỏi:

- Chúng ta phải làm gì, nếu chúng ta thấy mình đã không sống đúng như cách chúng ta phải sống ?

- Chúng ta phải làm gì, nếu chúng ta nhận ra rằng: Chúng ta không chuẩn bị cho ngày giờ chết của ta, hay chuẩn bị cho ngày Đức Giêsu tái lâm, bất chấp ngày đó là ngày nào.

Dĩ nhiên câu trả lời là:

Chúng ta phải làm đúng những gì Gioan Tẩy Gỉa đã đề nghị cho dân chúng Do Thái thời bấy giờ:

- Chúng ta phải sám hối, phải xin Thiên Chúa tha thứ những lỗi lầm của chúng ta.

- Chúng ta phải cải tà qui chánh và phải bắt đầu một cuộc sống mới.

Đó là tất cả những gì mà Mùa vọng mời gọi chúng ta.

Đây chính là thời gian, để chúng ta kiểm tra lại đời sống của mình và làm tất cả những thay đổi cần thiết trong đời sống.

Điều này đem chúng ta trở lại với câu chuyện đáng ghi nhớ của Cordell Brown và câu hỏi được anh nêu ra trong câu chuyện:

Anh có thể nói gì với các siêu minh tinh như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới đau khổ tật nguyền của anh ? và Cordell phải nói gì với bạn và tôi ?

Câu trả lời của Cordell cũng thật duyên dáng:

"Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi ngày giờ đó đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của bạn lại, ngày đó bạn sẽ chẳng khác gì tôi chút nào. Đó là lúc mọi người chúng ta đều y như nhau.

Lúc đó, tôi sẽ không cần tới những thứ mà các bạn đang có trong cuộc sống hôm nay, nhưng tôi chắc chắn  là các bạn sẽ  rất cần có cái tôi đang có, và đó chính là Đức Giêsu Kitô".

Để kết thúc, chúng ta hãy thưởng thức một bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng:

" Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bò tới.
" Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.
" Khi tôi trưởng thành, tôi đ4 là một người chững chặc, thì thấy thời gian chạy.
" Cuối cùng, khi tôi bước vào tuổi chín mùi, thì thấy thời gian như bay.
" Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã biến đi mất.
" Ôi lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng đối với con nữa."

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chuẩn bị đón Chúa, với thái độ của người lữ hành trong sa mạc: Dẹp đi những cồng kềnh, vướng bận.

Xin cho chúng con biết khổ chế nơi thân xác và chay tịnh trong cõi lòng, cho tâm hồn chúng con được thanh thoát, để đón mừng Chúa đến ban nguồn vui Ơn Cứu độ cho chúng con. Amen

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây