Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật MC 1 ABC Bài 301-350 Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa

Thứ bảy - 29/02/2020 01:10
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật MC 1 ABC Bài 301-350 Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật MC 1 ABC Bài 301-350 Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật MC 1 ABC Bài 301-350 Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa
--------------------------------------

Phúc Âm Năm A: Phúc Âm: Mt 4, 1-11: "Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh". Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'".
Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Ðền thờ, rồi nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá". Chúa Giêsu đáp: "Cũng có lời chép rằng: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi". Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: "Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài". Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người. - Ðó là lời Chúa.
----------------------------------

Phúc Âm Năm B: Phúc Âm: Marcô 1,12-15

“Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. - Ðó là lời Chúa.
----------------------------------

Phúc Âm Năm C: Phúc Âm: Luca 4,1-13

“Thánh Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa, và chịu cám dỗ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi”. Chúa Giêsu đáp: “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa”.
Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi”.
Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!” Và còn thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá”. Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!” Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác. - Ðó là lời Chúa.
--------------------

MC 1-ABC301: Chiến trận của sự cám dỗ. 2
MC 1-ABC302: Hoang địa. 5
MC 1-ABC303: CSTM/82 - Hoang địa. 6
MC 1-ABC304: SNLC/128 - Cuộc chiến. 8
MC 1-ABC305: SLCVHV/110 - Dã thú. 10
MC 1-ABC306: CSTM/70 - Cám dỗ. 13
MC 1-ABC307: Vượt thoát sức mạnh ma quỉ 15
MC 1-ABC308: Đức Giêsu chịu cám dỗ và được các thiên thần hầu hạ. 18
MC 1-ABC309: CHÚA NHẬT THỨ NHẤT MÙA CHAY.. 24
MC 1-ABC310: ĐỪNG XÉ ÁO NHƯNG HÃY XÉ LÒNG.. 25
MC 1-ABC311: Hành trình Mùa Chay. 27
MC 1-ABC312: Với Chúa Giêsu trong Hoang Địa. 30
MC 1-ABC313: Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ. 32
MC 1-ABC314: Hãy mở tâm hồn mình ra. 34
MC 1-ABC315: Chay tịnh cho sáng mắt s1ng lòng. 35
MC 1-ABC316: ĐỨC GI-SU, ĐẤNG GIAO HỒ.. 39
MC 1-ABC317: CHUYỆN: CHUYỆN TỬ TẾ.. 42
MC 1-ABC318: DÁM LÊN TIẾNG.. 44
MC 1-ABC319: MÙA THANH TẨY TÂM HỒN.. 46
MC 1-ABC320: Cám dỗ. 53
MC 1-ABC321: Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux. 54
MC 1-ABC322: Sống là chiến đấu. 57
MC 1-ABC323: Tầm quan trọng của một phản ứng tốt 60
MC 1-ABC324: Chú giải của Fiches Dominicales. 62
MC 1-ABC325: ĐỨC GIÊSU CHIẾN THẮNG SATAN.. 65
MC 1-ABC326: CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM B.. 70
MC 1-ABC327: CHÚA NHẬT I MÙA CHAY.. 74
MC 1-ABC328: HÀNH TRÌNH VỚI ĐỨC GIÊSU KITÔ.. 81
MC 1-ABC329: CÂU CHUYỆN ĐẠI HỒNG THỦY.. 83
MC 1-ABC330: MÙA THANH TẨY TÂM HỒN.. 84
MC 1-ABC331: MÙA CHAY, MÙA HY VỌNG.. 90
MC 1-ABC332: HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY.. 91
MC 1-ABC333: CHÚA KITÔ KHÔNG BỎ MỘT AI LẠI PHÍA SAU.. 94
MC 1-ABC334: HÃY CAN ĐẢM SỐNG GIỮA RỪNG CẠM BẪY.. 96
MC 1-ABC335: MÙA CHAY - MÙA VUI MỪNG.. 97
MC 1-ABC336: CHAY TỊNH THEO SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2009. 101
MC 1-ABC337: CHỌN THEO CHÚA LÀ ĐÓN NHẬN GIAO ƯỚC.. 105
MC 1-ABC338: TÌM HIỀU LỊCH SỬ MÙA CHAY.. 110
MC 1-ABC339: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: ĐỨC GIÊSU SỢ HÃI ĐAU KHỔ VÀ CÁI CHẾT.. 113
MC 1-ABC340: CHỦ NHẬT I MÙA CHAY.. 115
MC 1-ABC341: Nơi hoang dã. 116
MC 1-ABC342: Hằng ngày vào hoang địa. 117
MC 1-ABC343: TA YÊU CÁC NGƯƠI TỪ LÂU RỒI, HÃY TRỞ THÀNH DÂN CỦA TA.. 119
MC 1-ABC344: Hãy sửa đổi đời sống và tin vào Tin Mừng. 120
MC 1-ABC345: Chiến thắng cám dỗ với Chúa Giêsu. 123
MC 1-ABC346: XIN CHÚA Ở BÊN CON, GIÚP CON SÁM HỐI 125
MC 1-ABC347: Bài viết của Lm. Anmai, CSsR.. 131
MC 1-ABC348: SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN THÁNH THẦN.. 134
MC 1-ABC349: CHÚA Ở GIỮA HOANG THÚ.. 138
MC 1-ABC350: Thời điểm CHỮA BỆNH CĂNG THẲNG: STRESS. 140

--------------------

 

MC 1-ABC301: Chiến trận của sự cám dỗ


CHÚA NHẬT I  MÙA CHAY  Máccô 1,12-15

 

Giờ vinh quang của lễ rửa qua chưa được bao lâu, tiếp đến là chiến trận của sự cám dỗ. Có một: MC 1-ABC301


Giờ vinh quang của lễ rửa qua chưa được bao lâu, tiếp đến là chiến trận của sự cám dỗ. Có một điểm nổi bật ở đây, hết sức sống động, mà ta không thể bỏ qua, ấy chính là Chúa Thánh Thần (Thần Khí) đã đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc để trải qua thời gian thử thách. Chính Thánh Linh vừa ngự xuống trên Ngài lúc chịu lễ rửa đã đưa Ngài vào sa mạc để chịu thử nghiệm.

Sống trên đời, chúng ta không thể nào tránh được việc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, chúng được đưa đến để củng cố các gân cốt của trí tuệ, tấm lòng và linh hồn chúng ta, nhưng nhằm đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng không được đưa đến để nhắm tàn hại hủy diệt chúng ta. Chúng là  những phương tiện thử nghiệm để khi ra khỏi đó, chúng ta sẽ trở thành những chiến sĩ, những lực sĩ thiện chiến hơn, mạnh mẽ hơn của Thiên Chúa. Giả sử có một thanh niên chơi túc cầu thật hay trong đội dự bị và thấy có nhiều triển vọng, huấn luyện viên của cậu sẽ làm gì đây. Chắc chắn ông không xếp cho cậu đá cho đội hạng bét để suốt trận cậu chẳng cần đổ mồ hôi, nhưng ông xếp cho cậu đá đội tuyển chính thức để cậu phải chịu thử thách như chưa bao giờ chịu thử thách trước đó. Đó là mục đích mà sự cám dỗ nhắm vào, đó là cơ hội tạo cho chúng ta tự chứng minh nhân cách của mình, để khi ra khỏi đó được vững vàng, mạnh mẽ hơn cho cuộc chiến đấu.

Bốn mươi ngày là mệnh đề không nên hiểu theo nghiã đen, người Hêbơrô thường dùng từ ấy để chỉ thời gian đáng kể. Môsê được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê bốn mươi ngày (Xh24,18). Sau khi được bữa ăn của thiên sứ để đi trong bốn mươi ngày (1V 19,8). Người Hêbơrơ không dùng câu bốn mươi ngày theo nghĩa đen, nhưng nhằm chỉ một thời gian tương đối dài.

Chính qủy Xatan đã cám dỗ và thử thách Chúa Giêsu. Phần phát triển quan niệm về qủy Xatan rất lý thú, đáng cho chúng ta chú ý.

Từ ngữ Xatan trong Hy văn chỉ có nghiã đơn giản là chống đối, kẻ thù. Trong Cựu Ước nó vẫn được dùng nhiều lần theo nghiã là những kẻ thù thông thường, những người chống đối. Vị thiên sứ của Đức Giavê là Xatan đứng chặn đường Balaam (Ds 22,22). Dân Philitinh sợ rằng Đavit có thể trở thành Xatan của họ (2S 19,22); Đavit xem Abisai như Xatan của mình (2S 19,22). Salômôn tuyên bố rằng Thiên Chúa đã ban cho ông được hoà bình, thịnh vượng đến nỗi nhà vua không còn sa tan nào chống lại mình nữa (1V 5,4). Ban đầu từ ngữ ấy chỉ có nghĩa là kẻ thù theo nghĩa rộng nhất của nó, nhưng trên đường đi xuống nó đã thêm một bước nữa và bắt đầu có nghĩa là kẻ kiện cáo người khác. Chính theo nghiã ấy, chứ Xatan đã được dùng ở sách Gióp. Cần ghi nhận rằng trong chương đó, Xatan chính là một trong nhiều người con trai của Thiên Chúa (G 1,6), nhưng công tác đặc biệt của Xatan là soi mói, bới lông tìm vết con người (G 1,7) để tìm dịp kiện cáo họ trước mặt Chúa Trời. Việc làm của Xatan là kiếm đủ chuyện để chống lại ai đó.

Một danh hiệu khác nữa của Xatan là  ma qủy. Từ ngữ ma qủy vốn do từ diabolos, nghĩa đen là kẻ nói hành. Từ ngữ ý nghĩa về một kẻ kiếm chuyện để chống lại một người đến ý nghĩa về kẻ cố ý và qủy quyệt nói hành, nói xâú một người trước mặt Thiên Chúa chỉ có một bước ngắn. Nhưng trong Cựu Ước, Xatan hãy còn là một sứ giả của Giavê, chứ chưa phải là kẻ qủy quyệt số một của Ngài, nó chỉ là kẻ thù của loài người mà thôi.

Rồi tiếp tục con đường đi xuống của nó, từ ngữ ấy đã bước đến bước cuối cùng. Sau khi bị lưu đày, dân Dothái học hỏi được một số tư tưởng Batư. Tư tưởng Batư được lập lên nền trên quan niệm cho rằng trong vũ trụ này có hai thế lực: một thế lực của ánh sáng và một thế lực của tối tăm, một thế lực của điều thiện và một thế lực của điều ác. Toàn thể vũ trụ là bãi chiến trường của chúng, và loài người phải chọn đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp ấy. Thật ra người ta nhìn biết và cảm thấy cuộc đời quả giống như vậy. Tóm lại, trên đời này có Chúa Trời và kẻ thù của Ngài. Hầu như không thể tránh được việc Xatan bị coi là kẻ thù số một của Ngài. Tiêu biểu cho mọi thù địch. Đó chính là nghĩa của tên nó, loài người luôn luôn hiểu về nó như thế, Xatan đã trở thành yếu tính của mọi sự chống nghịch với Thiên Chúa.

Sang Tân Ước, chúng ta thấy ma qủy hay Xatan ẩn mình sau bệnh tật và đau khổ của con người (Lc 13,16), chính Xatan quyến rũ Giuđa (Lc 22,3), ma qủy là kẻ chúng ta phải chống lại (1 Pr 5,8-9; Gc 4,7), chính quyền lực của ma qủy bị công việc của Chúa Cứu Thế đập tan (Lc 10,1-ABC9), chính ma qủy đã định phải hủy diệt hoàn toàn vào ngày sau cùng (Mt 25,41). Xatan là thế lực chống lại Thiên Chúa.

Ở đây, chúng ta có toàn thể yếu tính về câu chuyện về sự cám dỗ. Chúa Giêsu cần quyết định phải làm công việc của mình như thế nào. Ngài biết rằng đây là một công việc phi thường và Ngài cũng ý thức đến những quyền lực phi thường. Thiên Chúa đã phán với Ngài "Hãy đem tình yêu thương của ta đến cho loài người, hãy yêu thương họ đến nỗi con sẽ vì họ mà chịu chết, hãy chinh phục họ bằng tình yêu thương không gì chiến thắng được, cả khi con phải kết thúc nó trên thập giá". Qủy Xatan bảo với Đức Giêsu "Hãy dùng quyền phép của ngươi để quét sạch loài người, hãy tiêu diệt các kẻ thù của ngươi, hãy chiếm lấy thế gian bằng sức mạnh, quyền phép và làm đổ máu". Thiên Chúa phán với Đức Giêsu "Hãy thiết lập vương quyền bằng tình yêu thương"; Xatan bảo Ngài "Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực". Hôm đó, Chúa Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù của Thiên Chúa.

Câu chuyện ngắn gọn của Maccô kể lại việc cám dỗ chấm dứt bằng hai nét sống động.

1. Có thú rừng ở chung với Ngài.

Trong vùng sa mạc có beo, gấu, heo rừng , chó rừng lang thang khắp nơi. Người ta thường cho rằng đó là những chi tiết sống động làm tăng thêm vẻ đen tối, ghê rợn của khung cảnh. Nhưng thực sự không phải vậy, đây là một điều hết sức đẹp đẽ vì có thể nó có ý nghiã là các thú dữ đã đến để kết bạn với Chúa Giêsu. Trong giấc mơ của dân do thái về hoàng kim thời đại, họ vẫn mơ có một ngày nào đó, sự thù địch giữa loài người và loài vật sẽ không còn nữa. "Trong ngày đó, vì dân Ta, Ta sẽ thiết lập một giao ước với thú vật đồng hoang, với chim chóc trên trời, với loài bò sát dưới đất" (Hs 2,20). "Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ... Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển" (Is 11,6-9). Và những ngày sau đó, thánh Phanxicô đã giảng đạo cho thú vật. Rất có thể ở đây chúng ta được nếm trước sự đẹp đẽ của thời kỳ mà con người và loài thú sẽ sống hoà bình với nhau. Có lẽ ở đây chúng ta được thấy bức tranh trong đó loài thú nhận biết trước loài người rằng Ngài là Bạn và là Vua của của chúng.

2. Có thiên sứ hầu chuyện.

Trong giờ thử thách bao giờ cũng có sự thêm sức của Chúa Trời. Lúc Êlisê và kẻ tôi tớ ông bị kẻ thù bao vây tại Đôthan và dường như chẳng còn đường nào thoát được, Êlisê xin Chúa mở mắt cho kẻ tôi tớ ông , và chàng thanh niên ấy thấy chung quanh họ những ngực và xe bằng lửa của Thiên Chúa (2V 6,17) Chúa Giêsu đã không bị bỏ mặc một mình để chiến đấu trong cô đơn, và chúng ta cũng vậy.

--------------------

 

MC 1-ABC302: Hoang địa

 

Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa, Ngài ở đó suốt 40 đêm ngày và chịu Satan: MC 1-ABC302


Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa, Ngài ở đó suốt 40 đêm ngày và chịu Satan cám dỗ. Hoang địa hay sa mạc là một chủ đề quen thuộc trong Kinh Thánh. Vậy thì nó có ý nghĩa gì ?

Trước hết, hoang địa hay sa mạc là nơi thử thách. Thực vậy, đọc lại Cựu ước, chúng ta thấy dân Do Thái, trên đường trở về miền đất hứa, đã phải lang thang trong sa mạc suốt bốn mươi năm. Trong thời gian này, trước những gian nan thử thách, họ đã bị cám dỗ rời bỏ Chúa để chạy theo những thần tượng ngoại lai. Và rất nhiều lần họ đã bị khuất phục, đã chịu thua để rồi quỳ gối thờ lạy con bò vàng, như chúng ta đã thấy.

Còn Chúa Giêsu thì khác, chính tại hoang địa, ngài đã bị Satan cám dỗ, nhưng cả ba lần Ngài đều chiến thắng. Sự chiến thắng của Ngài là một bài học, là một mẫu gương cho chúng ta suy nghĩ và bắt chước. Hãy khiêm nhường, hãy tin tưởng vào quyền năng Chúa và hãy sám hối ăn năn để chúng ta cũng sẽ vượt qua được những cám dỗ mà chúng ta gặp phải.

Charles de Foucauld đã tâm sự với cha Huvelin như sau: Từ ngày lên 15 tuổi, tôi đã mất đức tin. Cha Huvelin nhìn con người từ sa mạc trở về và nói: Anh hãy quỳ gối xuống và xưng thú tội lỗi đã. Charles de Foucauld đã vâng lời, khiêm tốn làm việc sám hối. Và từ đó, cuộc đời của vị sĩ quan bê tha tội lỗi này đã hoàn toàn đổi mới: Khi tôi vừa hiểu rằng có một Thiên Chúa, thì tôi cũng hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ sống vì Ngài. Không phải chỉ là nơi thử thách, hoang địa hay sa mạc còn là nơi để chúng ta sống thân tình với Chúa.

Thực vậy, suốt bốn mươi năm trong sa mạc, dân Do Thái đã được Thiên Chúa thương, thực hiện biết bao nhiêu việc kỳ diệu, chẳng hạn hướng dẫn họ bằng áng mây cột lửa, đưa họ qua biển đỏ, trao ban cho họ mười điều răn làm giao ước, nuôi sống họ bằng manna bởi trời, chữa họ khỏi hiểm họa rắn độc… Thế nhưng, dân Do Thái rất nhiều lần đã không hiểu được tình thương tuyệt vời ấy, để rồi đã quay lưng chống lại Chúa.

Còn Chúa Giêsu hôm nay, Ngài vào hoang địa để sống gắn bó mật thiết với Chúa Cha trong tâm tình cầu nguyện và chay tịnh. Còn chúng ta thì sao, Thiên Chúa thường nói với chúng ta trong thinh lặng và chỉ trong thinh lặng, chúng ta mới nghe được tiếng nói của Ngài. Đồng thời chỉ trong thinh lặng, chúng ta mới tâm sự kết hiệp với Ngài. Bởi đó, giữa dòng đời huyên náo, chúng ta hãy biết dành lấy những khoảnh khắc thinh lặng để vào sa mạc, để vào hoang địa, bằng cách sống tâm tình cầu nguyện để kín múc được nguồn sinh lực, nhờ đó chúng ta sẽ vượt qua được những cám dỗ và thử thách của cuộc đời.

--------------------

 

MC 1-ABC303: CSTM/82 - Hoang địa

 

Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỷ, xác thịt, thế gian. Để: MC 1-ABC303


Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỷ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Đức Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.

Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỷ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.

Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người sống trong hoang địa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Tại các sa mạc cát phủ, đêm thì lạnh thấu xương, ngày thì nóng như thiêu. Hầu như không có thực phẩm. Người sống trong hoang địa phải chịu đói, chịu khát, chịu cái nóng nung người, chịu cái lạnh cắt da, chịu tất cả mọi thiếu thốn của đời sống thường ngày. Xưa, dân Do Thái được Chúa đưa vào hoang địa để huấn luyện trước khi đưa họ vào Đất Hứa. Trong hoang địa, người Do Thái không chịu nổi những thiếu thốn, nên đã nhiều lần nổi loạn chống lại Chúa, chống lại ông Môsê, muốn quay trở lại làm nô lệ bên Ai cập để được ăn no ngủ kỹ. Trái lại, tổ phụ Abraham đã chấp nhận vượt qua hoang địa, nên đã tới được Đất Hứa, tiên tri Elia đã vượt qua hoang địa 40 đêm ngày, nên đã đi đến núi của Thiên Chúa. Và hôm nay, Đức Giêsu đã thắng được cái lạnh, cái nóng và nhất là đã thắng được cái đói, cái khát, đã hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những nhu cầu của thân xác.

Cuộc chiến đấu thứ hai mà Đức Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ. Thiên Chúa cho phép ma quỷ thử thách con người. Từ tạo thiên lập địa, hai ông bà nguyên tổ đã bị ma quỷ cám dỗ và đã thua cuộc. Ông thánh Gióp cũng đã bị ma quỷ thử thách, mất hết tài sản, mất hết con cái, mất hết danh dự. Nhờ kiên quyết trung thành với Chúa đến cùng, ông đã thắng được ma quỷ. Đức Giêsu đã thắng vượt mọi cơn cám dỗ ma quỷ đưa tới, nhờ Người vững lòng tin ở Thiên Chúa. Những cơn cám dỗ của ma quỷ thường là cám dỗ về đức tin. Adong Evà không vững lòng tin nên đã sa ngã. Ông thánh Gióp vững lòng tin nên luôn đứng vững qua mọi thử thách. Đức Giêsu luôn vững niềm tin vào Chúa Cha, nên đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ thâm độc nhất của ma quỷ.

Cuộc chiến đấu thứ ba mà Đức Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha. Hai ông bà nguyên tổ đã tìm ý riêng hơn ý Chúa, nên đã đi trệch đường. Đức Giêsu luôn tìm thánh ý Chúa Cha, nên Người đã từ bỏ con đường kiêu căng để đi vào con đường khiêm nhường, từ bỏ con đường rộng để đi vào con đường hẹp, từ bỏ con đường dễ để đi vào con đường khó, từ bỏ con đường vinh quang để đi vào con đường thập giá, từ bỏ con đường giàu sang để đi vào con đường nghèo hèn, từ bỏ con đường riêng tư để đi vào con đường Chúa Cha đã định. Nên Người đã toàn thắng trong cuộc chiến đấu.

Hoang địa không phải chỉ là nơi thử thách. Hoang địa còn là nơi gặp gỡ Chúa. Sau khi đã thắng vượt tất cả các cuộc thử thách, ta sẽ gặp được Chúa, sẽ sống thân tình với Chúa và sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Ông Môsê, sau 40 đêm ngày ở trên núi Sinai, đã trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Mặt ông trở nên sáng láng đến nỗi dân Do Thái không dám nhìn thẳng vào. Tiên tri Elia, sau khi đi 40 đêm ngày, đã tới núi của Chúa và đã gặp được Chúa. Đức Giêsu đã gặp gỡ Chúa Cha, đã tìm được ý Chúa Cha và kết hiệp mật thiết với Chúa Cha đến độ từ nay Người trọn vẹn thuộc về Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời Người. Thi hành thánh ý Chúa Cha trở thành lương thực nuôi dưỡng Người. Người sẽ hy sinh tất cả, kể cả mạng sống để cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn. Chính vì thế mà Người đã được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha.

Trong Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi ta hãy vào hoang địa với Đức Giêsu để chịu thử thách, để rèn luyện đời sống tâm linh cho vững mạnh, kiên cường. Ta không có điều kiện để vào nơi hoang vắng, nhưng ta vẫn có thể vào hoang địa của cuộc đời.

Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, dù đói nghèo vẫn giữ được tâm hồn tự do, không chịu nô lệ vật chất.

Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ ma quỷ đưa tới, luôn vững niềm tin vào Chúa dù gặp những khó khăn thử thách.

Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là từ bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực hành thánh ý Chúa, dù có phải đau đớn, thiệt thòi.

Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là giữ tâm hồn bình an thanh thản để gặp gỡ Chúa, tiếp xúc thân mật với Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa để trở nên “Con yêu dấu” của Chúa.

Nếu ta chuyên tâm rèn luyện trong suốt Mùa Chay, tâm hồn ta sẽ trở nên vững mạnh chống lại được những cám dỗ ma quỷ đưa tới ; nhanh nhẹn dấn thân vào những việc đạo đức không ngại khó khăn vất vả ; quen từ bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa và sẽ trở nên con hiếu thảo của Chúa.

--------------------

 

MC 1-ABC304: SNLC/128 - Cuộc chiến

 

Sau khi Chúa Giêsu được Chúa Cha công bố là “Con yêu quý” thì “Thần Khí dẫn Người vào: MC 1-ABC304


Sau khi Chúa Giêsu được Chúa Cha công bố là “Con yêu quý” thì “Thần Khí dẫn Người vào trong hoang địa. Người ở đó bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ Người”.

Thật là một đoạn văn lạ lùng ! Tại sao đoạn này được đọc cho chúng ta nghe trong Chúa Nhật đầu Mùa Chay ? Phải chăng vì nó nói đến thời gian bốn mươi ngày của Chúa Giêsu ? Có lẽ đó là một lý do nhưng còn có những ý nghĩa khác nữa.

Trong chương hai của sách Sáng Thế, trình thuật sáng tạo bắt đầu trong nơi hoang vắng và Ađam kiểm soát các loài thú vật. Hoang địa là nơi dân Israel đã bị thử thách và bị cám dỗ sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập và được tự do. Hoang địa cũng là nơi các loài thú dữ đe dọa những người lữ khách. Nó cũng được xem là nơi các quyền lực của thần dữ thống trị được biểu tượng qua các loài thú dữ. Hoang địa là nơi Satan, kẻ thù của Thiên Chúa, ngự trị.

Với cái nhìn như thế đoạn Tin Mừng lạ lùng hôm nay trở nên đầy ý nghĩa. Thần khí đưa Chúa Giêsu vào hoang địa: Chúa Giêsu đến không phải để sống một cuộc đời dễ dãi nhưng là một cuộc sống chiến đấu với tất cả những gì là sự dữ. Chính nơi mà dân Israel đã chịu thất bại thảm thương trong cuộc thử thách thì Chúa Giêsu sẽ chiến thắng. Cũng giống như Ađam trong vườn địa đàng xưa, Chúa Giêsu là Ađam mới cũng kiểm soát các thú dữ, tức là kiểm soát được sự dữ. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa chiến đấu với sự dữ, chiến thắng sự dữ và sáng tạo một cái mới.

Chúng ta cần rút ra bài học áp dụng khi đọc bài Tin Mừng này trong Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay. Cũng giống như Chúa Giêsu, sau khi chịu bí tích Rửa tội chúng ta vào trong “hoang địa’ của thế gian này, nơi chúng ta phải đương đầu với cám dỗ và sự dữ. Vấn đề là chúng ta đương đầu với hoang địa của chúng ta như thế nào ? Chúng ta có vượt qua thử thách như Chúa Giêsu hay chịu thất bại như dân Israel ngày xưa ? Chúng ta có đủ sức mạnh để loại bỏ mọi cám dỗ của Satan, kẻ muốn chúng ta chống lại Thiên Chúa, và trung thành với bổn phận mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta hay không ? Chúng ta chế ngự và kiểm soát các thú dữ, tức là các đam mê, các dục vọng và thói quen xấu của chúng ta như thế nào ?

Trong đoạn Tin Mừng vắn vỏi này tôi có thể xác định được căn tính của tôi chưa ? Tôi có hành động giống như ma quỷ, kẻ chống lại kế hoạch của Thiên Chúa, bởi vì tôi nghĩ là tôi biết rõ hơn không ? Hay tôi giống như một con thú dữ, không nhận biết Thiên Chúa và cứ đi theo con đường bạo lực của mình ? Hoặc tôi giống như các thiên thần, những vị trợ giúp Chúa Giêsu, để trung thành phụng sự Thiên Chúa và nhận ra vai trò của Chúa Giêsu trong kế hoạch của Thiên Chúa ? Mặt khác, đoạn Tin Mừng này còn nhắc nhở cho chúng ta nhiều điều khác nữa đó là Satan luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta, nó chống lại Thiên Chúa và lôi kéo chúng ta theo nó. Các thú dữ, tức là những đam mê của chúng ta cũng làm cho chúng ta không lưu tâm gì đến Thiên Chúa nữa. Mặt khác, chúng ta cũng có các thiên thần luôn trợ giúp chúng ta trong việc phụng sự Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ đến nhiều vấn đề, đặc biệt là trong Mùa Chay này. Chúng ta hãy sống như Chúa Giêsu, can đảm, mạnh mẽ để sẵn sàng dâng hiến bản thân cho việc phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.

--------------------

 

MC 1-ABC305: SLCVHV/110 - Dã thú

 

Một ngày nọ, lạc đà con nói chuyện với lạc đà mẹ như sau, “Mom ! Tại sao bàn chân của mẹ: MC 1-ABC305


Một ngày nọ, lạc đà con nói chuyện với lạc đà mẹ như sau, “Mom ! Tại sao bàn chân của mẹ con mình lại có 3 ngón chân to tổ chảng vậy ?” Lạc đà mẹ trả lời, “Để chúng mình băng qua sa mạc cát mềm mà không bị lún chứ làm sao !” “Và tại sao chúng mình có bộ lông mi dài lượt thượt và nặng nề quá vậy ?” “Để cát khỏi rơi vào mắt trên những hành trình dài trong sa mạc đó con !” “Và Mom, tại saochúng mình lại phải mang những cái bướu quá bự trên lưng vậy ?” Bây giờ thì lạc đà mẹ không còn kiên nhẫn nổi để trả lời những câu hỏi vớ vẩn của thằng con nữa, nhưng cũng cố trả lời, “Chúng nó giúp chúng mình dự trữ những chất béo cho những cuộc du hành dài, nhờ đó mà mẹ con mình không cần nước trong một thời gian rất lâu ở sa mạc !” “Đúng vậy, con biết rồi !” lạc đà con nói, “Chúng mình có ngón chân bự để không bị lún dưới cát, lông mi dài để tránh cát bụi khỏi rơi vào mắt, và những cái bướu trên lưng để chứa nước. Vậy thì, Mom ! Tại sao chúng ta lại ở đây, trong cái sở thú của Toronto này ?

Đời sống văn minh hiện đại làm cho chúng ta có cảm giác giống như con lạc đà trong sở thú. Chúa ban cho ta khối óc để suy nghĩ, nhưng bây giờ đã có máy computer nghĩ hộ chúng ta rồi ! Chúa ban cho ta con tim để yêu thương tha nhân, nhưng đã có những cơ quan từ thiện làm việc bác ái rồi ! Đôi khi chúng ta cần đi vào trong “sa mạc” để khám phá lại chúng ta thực sự là ai? Mùa chay mời gọi chúng ta đi vào trong cái cảm nghiệm của loại “sa mạc “ này.

Sa mạc hay hoang địa là nơi sinh trưởng của dân Thiên Chúa. Dân Do Thái, là những bộ lạc tản mác tha phương đã trốn thoát khỏi đất Ai cập trở về miền Đất Hứa như một quốc gia dưới quyền lực của Thiên Chúa. Chính ở trong sa mạc mà họ đã trở thành dân Thiên Chúa với lời giao ước. Trong dòng lịch sử, khi nào tình yêu và lòng trung thành của họ đối với Thiên Chúa trở nên lạnh nhạt, thì các tiên tri đề nghị họ trở về sa mạc để khám phá lại cái căn tính của mình là ai, giúp họ ý thức về ơn gọi và sứ mệnh của mình, làm thức tỉnh đức tin và củng cố sự liên hệ đã giao ước giữa họ với Thiên Chúa. Những đại tiên tri như Elijah và Gioan Tẩy giả là những vị tiên tri của sa mạc: họ sống trong sa mạc, ăn thức ăn sa mạc, và chấp nhận một lối sống đơn sơ và khắc nghiệt trong sa mạc. Sa mạc là trường đại học nơi Thiên Chúa dạy dỗ dân Ngài.

Lời Chúa hôm nay trích từ Phúc âm của thánh Máccô. Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, “Thánh Thần thúc đẩy Ngài vào hoang địa, và Ngài ở đó suốt 40 đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú; và các thiên thần hầu hạ Ngài”. Phúc âm của Matthêu và Luca diễn tả quỷ dữ cám dỗ và thách thức Chúa Giêsu dùng quyền lực phục vụ cho nhu cầu riêng tư của Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đã khước từ và nói, “Ngươi phải bái lạy Thiên Chúa là Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi”. Còn Phúc âm của Máccô, thay vì diễn tả những chi tiết của sự cám dỗ, chỉ nói vắn tắt trong câu: “Sống chung với dã thú”. Dã thú là những con thú nào ?

Theo các nhà tu đức thì những con dã thú đó không phải là những con dã thú ở bên ngoài chúng ta, nhưng ở trong lòng ta. Chúng là những con dã thú của bẩy mối tội đầu như kiêu ngạo, hà tiện, ghen tuông, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, và lười biếng hay nguội lạnh.

Những quyền lực này đè nặng trên chúng ta khi chúng ta quyết định làm bất cứ việc gì. Đời người giống như cuộc sống giữa sa mạc với đầy những “dã thú”. Chúng ta bị vây hãm xung quanh bởi một bên là những hoàn cảnh khó khăn, còn một bên là những cám dỗ mời gọi. Chúng ta cần sức mạnh để chống lại những thù nghịch, những gì đang tạo ra cho chúng ta một cảm giác an bình giả tạo. Hôm nay chúng ta thử đối diện với “những con dã thú” mà chúng ta thường xuyên phải chiến đấu trong đời sống tâm linh.

1. Sự ngã lòng.

Nếu ví cuộc đời giống như sa mạc, nơi hoang địa với nhiều dã thú, khó khăn và chông gai, thì chúng ta cảm thấy phải chiến đấu thường xuyên và liên tục. Cuộc đời chất đầy những gánh nặng và đòi hỏi. Không bao giờ giải quyết hết các chuyện rắc rối. Lúc nào cũng có vấn đề. Nhưng chúng ta phải lưu ý rằng trong khi Chúa Giêsu sống với các dã thú thì Thánh Kinh nói rằng “các thiên thần hầu hạ Ngài”. Nói cách khác, Chúa Giêsu không cô đơn, một mình. Ngài đã chiến đấu với dã thú bằng sự hiện diện và sức mạnh của Thiên Chúa. Ngài có sức mạnh, tràn đầy sức mạnh. Sức mạnh của Thiên Chúa hướng dẫn: “Thánh Thần thúc đẩy Ngài vào hoang địa”. Chính Chúa Thánh Thần và các lực lượng thiên thần cũng sẽ hướng dẫn và gia tăng sức mạnh cho chúng ta chiến đấu kiên trì với những khó khăn và cám dỗ trong cuộc đời.

Selma Lagerloeff trong huyền thoại “The Flanme”, đã kể câu chuyện về chàng hiệp sĩ, sau cuộc chiến thành công vào Thánh Địa, anh đã làm một lời thề hứa. Anh thắp lên một cây nến lấy từ ngọn lửa thánh tại ngôi mộ của Chúa Giêsu, và mang nó trở về quê quán của anh ở tỉnh Florence, nước Ý Đại Lợi mà vẫn còn cháy sáng. Quyết định này đã biến đổi anh trở thành một con người mới. Nó biến đổi anh từ một người lính hiếu chiến thích đánh nhau trở thành một con người yêu chuộng hòa bình.

Trên đường trở về nhà chàng hiệp sĩ đã bị bọn cướp bóc lột, anh đã không rút gươm ra chống cự. Anh đã hứa cho chúng bất cứ những gì anh có miễn là chúng không dập tắt ngọn nến cháy của anh. Bọn cướp đã tước đoạt áo giáp, thanh gươm, con ngựa yêu quý và tiền bạc của anh. Chúng chỉ để lại cho anh một con ngựa già. Sau khi đã trải qua tất cả các kinh nghiệm của sự nguy khốn, anh đã cưỡi con ngựa già về đến Florence. Để bảo vệ ngọn lửa không bị tắt bởi những cơn gió trong sa mạc, anh đã phải ngồi quay lưng lại với con ngựa, và dùng thân mình để che chở cho ngọn lửa.

Khi những tên đểu cáng trong thị xã trông thấy anh cưỡi ngựa ngược như vậy, chúng nghĩ anh là một tên điên khùng, và ra sức đùa nghịch để dập tắt ngọn lửa. Nhưng anh đã làm tất cả sức mình để có thể giữ ngọn lửa cháy sáng. Và sau cùng, anh đã mang nó về đến nhà thờ chính tòa, và dùng nó để thắp lên tất cả những cây nến trên bàn thờ của nhà thờ chính tòa Florence. Khi người đốt đèn ở nhà thờ hỏi anh đã phải làm gì để giữ ngọn lửa khỏi tắt, anh trả lời, “Ngọn lửa nhỏ bé này sẽ đòi hỏi tất cả sự chú tâm của anh; nó sẽ không cho phép anh nghĩ về bất cứ điều gì khác. Và anh sẽ không có thể cảm thấy an toàn một giây phút nào cả. Anh phải luôn luôn chiến đấu. Bất kể là ngọn lửa có thể đã bảo vệ anh tránh khỏi biết bao nhiêu nguy hiểm, anh phải luôn tỉnh thức để ngăn ngừa ngọn lửa không bị đánh cắp mất khỏi anh”.

2. Sợ hãi

Nỗi sợ hãi lớn nhất cho người bộ hành trong sa mạc là mất phương hướng, không biết đường đi. Cái nhìn của họ trở nên mờ ảo. Họ nhìn ánh nắng chói chan trước mắt như là những ao hồ mông mênh ngập nước. Ao giác làm cho con người trở nên nghi ngờ, mất niềm tin, và sau cùng dẫn đến hoang mang sợ hãi. Chỉ có đức tin và lòng trông cậy phó thác mới chiến thắng được sợ hãi. Tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương ta và muốn điều tốt đẹp nhất cho ta. Tin vào một Thiên Chúa luôn ở bên ta, đi với ta cho dù gian nguy. Tin rằng quỷ dữ không có quyền lực gì trên ta, nó chỉ có quyền vì ta ban cho nó mà thôi. Nó không thể bắt chúng ta làm điều gì được, ngoài sự cám dỗ cho chính chúng ta phạm tội. Chúng ta có tự do để từ chối, có sức mạnh để chống trả.

“Đừng sợ !” là sứ điệp nhắc đến trên 300 lần trong Phúc âm. Khi Chúa Giêsu bước đi trên mặt nước đến với các môn đệ, các ông hoảng sợ, Ngài nói: “Chính Thầy đây, đừng sợ !” Thiên thần Gabriel đã nói với Đức Maria: “Hỡi Maria, xin đừng sợ !” Thiên thần cũng đã nói với Giuse: “Đừng sợ đón Maria vợ ông về”. Vào ngày sống lại, Chúa Giêsu cũng đã hiện ra với các tông đồ và nói: “Sao anh em lại hoảng sợ… Chính Thầy đây mà !”

3. Sự tiêu cực

Đây chính là thái độ khiến chúng ta không thể thành công khi làm bất cứ việc gì, hay bất cứ việc gì chúng ta đang làm cũng sẽ đi sai lệch. Gần đây tôi lắng nghe một cuốn băng cát-sét do một nhà giảng thuyết nổi tiếng tên là Zig Ziglar. Ziglar nói rằng điều ngăn ngừa chúng ta khỏi niềm hy vọng và sự tích cực về cuộc đời chính là thái độ của chúng ta. Thái độ tiêu cực có tính cách truyền nhiễm giống như cơn bệnh nhiễm trùng. Chúng ta càng tiêu cực bao nhiêu thì tình huống càng trở nên thống khổ và hỗn loạn bấy nhiêu. Thái độ tích cực lúc khởi sự của một ngày, hay của bất cứ công việc gì sẽ định hình cho tất cả phần còn lại của trọn cả một ngày hay sự thành công của công việc sẽ kéo dài về sau.

Frederick Ebright đã chia sẻ kinh nghiệm đối với thái độ tâm lý của mình như sau: “Khi tôi cảm thấy thật buồn, tôi viết một lá thư cho người bạn nói với người ấy tất cả những chuyện rắc rối của tôi. Tôi không gửi lá thư đó đi. Nhưng tôi bắt đầu viết lá thư thứ hai gửi cho cùng một người, trong đó tôi cẩn thận bỏ đi bất cứ điều nào đã đề cập đến những điều không may, và thay vào mỗi rủi ro đó một chút tin vui. Vào lúc lá thư này được viết ra, một phép lạ đã xảy ra: tôi thực sự cảm thấy tốt hơn. Và vì một lá thư vui tươi luôn luôn phát sinh ra một sự đáp trả phấn khởi, tôi đã hoàn tất một mục đích lưỡng tiện”.

Mùa chay là thời gian để cảm nghiệm về sa mạc hay hoang địa. Chúng ta không cần phải có lạc đà đi vào sa mạc, nhưng chúng ta có thể tạo ra một khoảng không gian hoang địa cho chúng ta ngay giữa những xô bồ ồn ào của cuộc sống. Hằng ngày chúng ta có thể tìm ra một chỗ, dành ra một chút thời gian một mình với Thiên Chúa. Nơi yên tĩnh chúng ta sẽ biết mình là ai, biết những điểm mạnh và điểm yếu, biết “thiên thần” xung quanh cùng “những con dã thú”, lắng nghe tiếng Chúa gọi và lời cám dỗ của Satan, khám phá lại chúng ta là ai trước mặt Thiên Chúa.

--------------------

 

MC 1-ABC306: CSTM/70 - Cám dỗ

 

Buổi chiều ngày cuối tháng 10 thường được người Mỹ và các nước có ảnh hưởng của Mỹ gọi là: MC 1-ABC306


Buổi chiều ngày cuối tháng 10 thường được người Mỹ và các nước có ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, có nghĩa là ngày mừng lễ các thánh. Có lẽ đã là điều còn rơi rớt lại của những ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời của những người Santies trước Công Nguyên mà ngày lễ vọng các thánh mang một màu sắc ảm đạm ma quái. Trong các cửa tiệm, trưng bày những mặt nạ quái dị, những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng ra khắp nơi, các đồ chơi của trẻ em cũng được khoác lên những nét ma quái, kinh dị, trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị.

Buổi tối ngày Halloween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe những chuyện ma quái. Phải chăng mỗi năm, người ta muốn dành một ngày để nhắc nhớ đến sự hiện hữu và tác quái của thần dữ ? Nhưng ngày nay người ta còn ý thức được tội lỗi và sự tác động của thần dữ, tức là ma quỷ hay không ? Thi sĩ Bô-đơ-le của Pháp đã có lần nói: “Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng chúng không hề hiện hữu”. Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Thánh Kinh nói đến đều chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay con người có thể tìm ra nguyên nhân.

Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào là đã loại trừ được ma quỷ ra khỏi cuộc sống. Rất tiếc con người ngày nay ít được chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tiền mà Kinh Thánh đã ghi lại. Tuy nhiên, dù muốn dù không, tất cả đều không thể từ chối có một sức mạnh luôn tác động trong tâm trí con người, lôi kéo con người đến chỗ hành động xấu xa, tội lỗi, mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng trong kinh nghiệm của mỗi người: “Điều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn làm thì tôi lại làm”. Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn lôi kéo, xúi giục con người vào tội ác, sức mạnh vô hình đó chính là Satan, là ma quỷ, và chiến thuật hay phương thế ma quỷ sử dụng để lôi kéo, xúi giục chúng ta phạm tội là cám dỗ.

Ma quỷ thường cám dỗ chúng ta thế nào ? Ma quỷ rất khôn khéo, quỷ quyệt và kiên nhẫn, vì chúng là các thiên thần sa ngã. Chúng áp dụng nhiều chiến thuật và nhiều cách thế khác nhau, tùy tuổi tác, tính tình, tùy hoàn cảnh để xúi giục chúng ta nghe theo chúng mà phạm tội. Rất ít khi ma quỷ cám dỗ chúng ta phạm tội ngay từ đầu, vì làm thế chúng ta sẽ sợ hãi không dám phạm, nhưng chúng cám dỗ chúng ta phạm một lỗi nhỏ trước, rồi mới dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Đàng khác, không bao giờ ma quỷ cám dỗ chúng ta làm hai điều một trật, để chúng còn đủ thời giờ cám dỗ chúng ta phạm tội kia, nghĩa là chúng cám dỗ thế nào để từ cơn cám dỗ này đưa đến một cơn cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa, và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta sa ngã và phạm tội.

Về chiến thuật cám dỗ của ma quỷ, người ta thường kể câu chuyện sau: ma quỷ khôn khéo như một phạm nhân bị giam trên một cái tháp rất cao, không thể nào trèo xuống được, vậy mà anh ta đã thoát thân được bằng một cách rất tài tình: mỗi ngày anh nhổ hai sợi tóc và xe lại với nhau, sau một thời gian anh đã có một sợi dây tóc dài, anh thả xuống qua cửa sổ, bên dưới, người bạn của anh buộc một sợi dây lụa rất nhẹ vào đầu sợi dây tóc, cuối sợi dây lụa lại buộc một sợi dây gai, cuối sợi dây gai lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, cuối sợi dây thừng nhỏ là một sợi dây thừng lớn, bằng sợi dây thừng này, phạm nhân đã tụt xuống đất trốn thoát được. Đó chính là đường lối cám dỗ mà ma quỷ áp dụng, chúng ta giam các dục vọng của chúng ta, nhưng ma quỷ giúp các dục vọng đó vượt ngục dần dần. Trong thực tế chúng ta không thấy rõ thứ tự hay tiến trình tuần tự như thế, nhưng nói chung, tất cả các cám dỗ phạm tội đều như vậy.

Chúng ta phải xử trí ra sao khi bị cám dỗ ? Đành rằng ma quỷ cám dỗ chúng ta, nhưng chúng chỉ là kẻ thù nguy hiểm thứ hai sau xác thịt của chúng ta: thế gian, ma quỷ và xác thịt, đó là ba kẻ thù ghê gớm. Ma quỷ chỉ là kẻ xách động, cám dỗ, thúc đẩy, xúi giục chúng ta phạm tội, nhưng chúng có gặp được sự đồng tình, đồng ý của chúng ta hay không ? Tức là chúng ta có chấp nhận hay ngả theo những chước cám dỗ hay không, đó là chính ý chí của chúng ta. Vậy, trước hết, chúng ta phải đề phòng và xa tránh các dịp nguy hiểm, các cơ hội, các lý do, các hoàn cảnh, những người, những vật… có thể đưa đẩy chúng ta đến chỗ phạm tội. Rồi, nếu bị cám dỗ, chúng ta phải mau lẹ chống trả ngay từ đầu, chống trả cách cương quyết, đừng chần chừ, trì hoãn, và nhất là phải cầu nguyện nhiều để xin Chúa ban ơn trợ giúp. Nếu chẳng may thất bại, nghĩa là sa chước cám dỗ, phạm tội, chúng ta phải lập tức đứng dậy ngay, nghĩa là hối hận, ăn năn, xưng tội, xin Chúa tha thứ và cố gắng hơn nữa để khỏi tái phạm.

Chúng ta chẳng ai thoát khỏi cám dỗ, chỉ khác nhau ở chỗ có sa chước cám dỗ hay không, vì vậy, trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ. Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi ác thần, xin giúp chúng con khỏi sa chước cám dỗ. Chúng ta phải luôn cầu xin Chúa như thế, nhất là khi gặp chước cám dỗ.

--------------------

 

MC 1-ABC307: Vượt thoát sức mạnh ma quỉ


- Huyền Đồng

Chúa Nhật 1 Mùa Chay B

First Sunday of Lent

Lời Chúa cho hôm nay: Vượt thoát sức mạnh ma quỉ - Huyền Đồng
Overcoming the Powers of Evil

•        Bài đọc 1: Sáng thế 9, 8- 15= Giao ước của Chúa với ông No-ê: Nếu Tín hữu trung thành với Giao ước của Chúa, có thể thoát sức mạnh của ma quỉ với sự giúp đỡ của Ngài.

God's covenant with Noah: If people were faithful to God's covenant, they could overcome the powers of Evil with God's help.

•        Bài đọc 2: 1Phêrô 3, 18- 22= Quyền năng của sự Sống lại: Sự chết của Đức Kitô đã thoát khỏi sức mạnh cửa ma quỉ. Ngài đến rao giảng cho tâm hồn bị lao tù.

The death of Christ overcame the power of evil: He went to preach to the spirits in prison.

•        Gospel (Tin mừng):Mác-cô 1, 12- 15= Đức Giêsu bị ma quỉ cám dỗ: Thử thách, cam dỗ, ma quỉ, sự xấu và thiên thần che chở. Tất cả luôn ở trong và chung quanh ta. Ta cần xin Chúa giúp đỡ.

Jesus was tempted by Satan, the test, Satan ( the devil) and angels God's protection. All of this is still in and aound us.! We need ask God for help.

A. Bạn và tôi cùng Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: ( Reflections, live out and share )

 

Bài Tin mừng nói về sự cám đỗ của Đức Kitô như sau: "Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa: MC 1-ABC307


1/ Bài Tin mừng nói về sự cám đỗ của Đức Kitô như sau: "Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ..." Ngài đã thắng cơn thử thách và cám dỗ, sống giữa loài dã thú và được các Thiên sứ phục vụ, tức là được Chúa cứu giúp. Đời sống của người tín hữu hôm nay cũng gặp nhiều khó khăn như vậy. Tôi đã trông cậy vào ai và làm gì để qua khỏi những thử thách trên?

The Spirit drove Jesus out into the desert, and He remained in the desert for forty days, tempted by Satan. ( MC . 1, 12 )

2/ Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng, người nói: "Thời kỳ đã mãn và triều đại của Thiên Chúa đã đền gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" Thời kỳ đã mãn đây là thời kỳ hiện tại và thời kỳ sẽ đến, thời cánh chung. Bạn cần sám hối thay đổi những gì về ý nghĩ, não trạng và hành động?

This time is the time of fulfillment. The Kingdom of God is at hand, repent and believe in the Gospel. ( MC . 1, 15 )

3/ Trong thư 1 Thánh Phêrô nói về thời ông Nô-ê đóng tầu: "Trong con tầu ấy, một số ít, cả thảy là tám người được cứu thoát nhờ nước, đó là hình bóng phép Rửa..." Những người đó là hai ông bà No-ê, ba người con trai với ba người con dâu. Chúa đang chờ đợi gia đình tôi những gì? Tôi có gì để đáng Chúa cứu vớt?

In the days of Noah...in which a few persons, eight in all were saved through water, This prefigured Baptism. (1Ph.3, 20- 21)

4/ Khi nói về trật tự của thế giới, Chúa phán với ông Nô-e trong sách Sáng Thế Ký: "Ta lập giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn nước hồng thủy diệt..." Chúa luôn trung tín với lời hứa và muốn mọi người được cứu rỗi. Bạn có gì để Chúa lập giao ước với bạn và sẵn sàng giúp bạn sống?

I will establish my covenant with you, that never again shall all bodily creatures be detroyed by waters of flood. (St. 9, 11)

B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi Sống tuần đầu mùa chay này: ( The Best God's Word )

Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng (MC . 1, 15 )

Repent and believe in the Gospel

C.Ngay hôm nay tôi phải làm gì vượt thắng những cám dỗ: ( So what am I doing / For Action )

a/ Tôi có thể chọn 1 trong 4 Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ở phần A để thực hành vào đời sống.

b/ Bạn cần thay đổi hướng đi, suy nghĩ khác trước, có cái nhìn mới để quyết tâm quay về với Thiên Chúa.
D.Tôi cần Cầu nguyện nhiều và sống điều tôi cầu xin: ( I pray and practice / Pray in Action )
1/ Lạy Cha, Đừc Giêsu đã được Thần Khí Chúa dẫn vào hoang địa bốn mươi ngày và chịu Xa-tan cám dỗ. Xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt và chỉ bảo con biết kêu cầu Chúa giúp trong cuộc sống khó khăn hôm nay.

2/ Thiên Chúa đã phán với ông Nô-ê: Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, mọi xác phàm sẽ không còn nước hồng thủy diệt. Xin cho con sống trung thành với Lời Chúa bằng sự quyết tâm thay đổi trở về.

---------------------------

 

MC 1-ABC308: Đức Giêsu chịu cám dỗ và được các thiên thần hầu hạ


 - Lm. Đan Vinh

Chúa Nhật 1 Mùa Chay B
MC  1,12-15

I.Tìm hiểu Lời Chúa

1) Ý chính: Đức Giêsu chịu cám dỗ và được các thiên thần hầu hạ - Lm. Đan Vinh

 

Bài Tin Mừng gồm hai phần chính:-Phần I (c. 12-13): Sau khi được tấn phong làm Đấng Thiên: MC 1-ABC308


Bài Tin Mừng gồm hai phần chính:

-Phần I (c. 12-13): Sau khi được tấn phong làm Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) tại sông Gio-đan, Đức Giê-su đã được Thần Khí thúc đẩy vào hoang địa để chịu thử thách và đã chiến thắng ma quỉ cám dỗ. Người là Vua Mê-si-a đã khai mạc thời kỳ thái bình đầy tình yêu thương. Trong đó mọi hận thù đều tan biến hết.

-Phần II (c. 14-15): Sau khi bị bắt, sứ mệnh tiền hô của Gio-an chấm dứt, để nhường chỗ cho Đức Giê-su xuất hiện công khai. Người đi từ miền Nam là Giu-đê trở về miền Bắc là Ga-li-lê để rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Nội dung Tin Mừng được tóm lại trong 3 điều sau: Một là thời kỳ Cánh Chung đã đến; Hai là Triều Đại Thiên Chúa đã gần bên; Ba là người ta muốn được cứu độ thì phải ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng.

2) Chú thích:

- Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ, và có các thiên sứ hầu hạ Người (MC  1,12-13):

+ Thần Khí liền đẩy Người: Khi chịu phép Rửa của Gioan Tẩy Giả, Đức Giê-su đã được Thần Khí hay Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên mình Người, để xức dầu thiêng liêng, phong Người làm Đấng Thiên Sai. Từ đây Người được Thần Khí hướng dẫn và ban sức mạnh để chịu thử thách cám dỗ của Xa-tan và đã chiến thắng nó.

+ Hoang địa hay sa mạc: là một khu rừng hoang vắng nằm giữa Giê-ru-sa-lem và Biển Chết, ở gần thành Giê-ri-cô.

+ Bốn mươi ngày: Con số bốn mươi tượng trưng cho một thời gian dài. Chẳng hạn:Trong Đại Hồng Thủy, ông No-e đã mở cửa sổ tàu sau khi nước rút được 40 ngày (x. St 8,6); Mô-sê đã lên núi tiếp xúc với Đức Chúa suốt 40 ngày đêm (x. Xh 34,28); Dân Ít-ra-en phải lưu lạc trong sa mạc suốt 40 năm trường (x. Ds 14,34); Vua Đa-vít đã cai trị trong thời gian 40 năm (2 Sm 5,4); Ngôn sứ Ê-li-a đã chạy trốn lên núi Khô-rếp mất 40 ngày đêm (x. 1 V 19,8); Đức Giê-su đã vào sa mạc và ăn chay cầu nguyện 40 ngày (x. MC  1,13).

Hỏi: Đức Giêsu "vào sa mạc" để làm gì ?

Đáp: Để chịu Xa-tan cám dỗ.

* Dân Ít-ra-en "vào sa mạc": Khi giải thoát con cháu Gia-cóp khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập, Đức Chúa đã đưa họ "vào sa mạc" 40 năm, để ký một giao ước công nhận họ là dân riêng của Người, thanh luyện họ khỏi các đam mê tội lỗi. Đây cũng là thời gian thử thách lòng trung tín của họ đối với Người. Đến thời các ngôn sứ, Hô-sê đã diễn tả đúng ý nghĩa của sa mạc khi ông trình bày Đức Chúa như một người chồng luôn yêu vợ là dân Ít-ra-en. Người đã dẫn đưa dân này vào sa mạc để sống thân mật với Người (x. Hs 2,16).

* Đức Giê-su "vào sa mạc": Sau khi được công nhận là Người Con Yêu Dấu đẹp lòng Chúa Cha và đã đón nhận được đầy Thần Khí, Đức Giê-su được Thần Khí thúc đẩy vào sa mạc, để sống thân tình với Chúa Cha bằng việc chuyên cần cầu nguyện và ăn chay suốt 40 ngày. Đây cũng là thời gian Người chịu ma quỉ thử thách cám dỗ. Nhờ luôn chọn theo lời Thánh Kinh, Đức Giê-su đã chiến thắng Xa-tan cám dỗ, và chứng minh lòng trung thành của Người đối với sứ mệnh Thiên Sai được Chúa Cha trao phó.

+ Xa-tan: Xa-tan nghĩa là "kẻ thù", "kẻ chống đối", hay còn được gọi là "ma quỉ" hay Di-a-bo-los nghĩa là "kẻ kiện cáo", "kẻ vu khống". Đây là nhân vật vô hình có hai hoạt động là: nhập vào một người để bắt họ nói hay làm theo ý của nó và cám dỗ, xúi dục người ta phạm tội chống lại Thiên Chúa.

+ Cám dỗ: Cơn cám dỗ của ma quỉ gồm 3 giai đoạn như sau: Một là gợi lên trong đầu người ta một hình ảnh hợp với nhu cầu của họ. Hai là làm cho người ta vui thích với hình ảnh ấy hoặc ước muốn làm điều xấu xa độc ác. Ba là người bị cám dỗ sẽ quyết định chiều theo hay không theo sự xúi giục của ma quỉ. Quyết định làm theo ma quỉ là đã phạm tội. Đối với Đức Giê-su, Xa-tan chỉ có thể cám dỗ ở giai đoạn thứ nhất, nghĩa lả gợi lên trong tâm trí Người một tư tưởng hay một hình ảnh phù hợp với nhu cầu. Trong đoạn này, Mác-cô đã không thuật lại diễn tiến cơn cám dỗ của ma quỉ như trong hai Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca (x.Mt 4,1-ABC11; lc 4,1-ABC13).

+ Sống giữa loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ Người: Đức Giê-su đã chiến thắng cơn thử thách cám dỗ của Xa-tan. Dấu chỉ cụ thể của cuộc chiến thắng ấy là Người đã được Thiên Chúa che chở để sống hòa hợp với dã thú và còn được các thiên thần đến hầu hạ phục vụ (x. Tv 91,11-ABC13). Đây là quang cảnh của thời Thiên Sai: một thời kỳ thái bình và đầy tình yêu thương huynh đệ, trong đó mọi loài vật sẽ sống hòa hợp với nhau và sẽ không có chỗ cho sự ghen ghét và hận thù nhau (x. Is 11,6-9; 65,25).

- Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (MC  1,14-15):

+ Sau khi Gio-an bị nộp: Việc Gio-an bị bắt nói lên sứ mệnh của ông là tiền sứ hay tiền hô đã chấm dứt, để chuyển sang thời kỳ Đức Giê-su thực hiện ơn cứu độ.

+ Sang miền Ga-li-lê: Ga-li-lê là miền Bắc của nước Do Thái, nơi đây có nhiều dân ngoại sống lẫn lộn với dân Do Thái. Đức Giê-su đã rời bỏ miền Giu-đê để đi đến miền Ga-li-lê và bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.

+ Lời rao giảng của Đức Giê-su được tóm kết trong 3 tư tưởng sau:

* Một là: Thời kỳ đã mãn: Các ngôn sứ chia thời gian làm hai thời kỳ là thời hiện tại và thời kỳ cánh chung. Giờ đây Đức Giê-su loan báo thời kỳ hiện tại đã kết thúc để bắt đầu một thời kỳ mới là thời cánh chung, trong đó Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ.

* Hai là: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Cựu Ước nói đến Vương Quyền của Thiên Chúa đối với Ít-ra-en là dân riêng của Người (x. Is 43,15; Tv 47,3). Từ đó, dân Ít-ra-en luôn trông chờ Thiên Chúa sớm thiết lập Vương Quyền của Người. Giờ đây, Đức Giê-su đã khẳng định rằng: Nơi Người, Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần.

* Ba là: Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Sám hối hay Me-ta-noi-a, một từ Hy Lạp có nghĩa là nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng, hối tiếc, hối hận. Ở đây, Sám Hối chính là sự thay đổi hướng đi, triệt để từ bỏ tội lỗi để quay về với Giao Ước, và bước vào một đời sống mới. Rồi tiếp theo còn phải đón nhận Tin Mừng mà Đức Giê-su rao giảng.

II.Học sống Lời Chúa

1) Thần khí liền đẩy Đức Giêsu vào hoang địa (MC  1,12):

- Câu chuyện: Về bốn bức tranh:

+Tại một phòng triển lãm tranh ảnh tôn giáo kia, ngoài các bức vẽ về các đề tài quen thuộc, tại gian chính còn treo 4 bức tranh khổ lớn gấp đôi bình thường, được xếp thành hai cặp song đôi với nhau như sau: Trong cặp tranh đầu thì bức bên trái vẽ cảnh vườn Địa Đàng với màu sắc hài hòa tươi đẹp. Một con suối lượn quanh khu vườn có nhiều cây hoa đang nở và nhiều cây ăn trái trĩu nặng trái cây chín mọng trên cành. Trong cảnh thiên nhiên ấy, đôi vợ chồng trẻ A-Đam E-Và với vẻ mặt gìa nua hốc hác, vầng trán nhăn nheo ướt đẫm mồ hôi, dáng người gầy yếu vì bệnh tật, đang vất vả cấy lúa giữa một cánh đồng khô cằn nhiều sỏi đá và gai góc um tùm.

Đó là bức tranh mô tả thân phận đau thương của con người sau khi phạm tội. Chính tội lỗi là nguyên nhân phá hủy sự hài hòa giữa con người với Thiên Chúa, với vạn vật thiên nhiên và với người đồng loại. Tội làm cho con người bị mất hạnh phúc sống trong vườn Địa Đàng và bị xua đuổi xuống trần gian là nơi đầy nước mắt đau khổ, chiến tranh hận thù và bệnh tật chết chóc.

+ Còn cặp tranh thứ hai thì bức bên trái vẽ cảnh sa mạc hoang vu: Đức Giê-su đang ngồi trên một tảng đá, vẻ mặt suy tư và tiều tụy sau bốn mươi ngày chay tịnh. Một thằng quỉ mặt mũi gian ác đang đứng bên phải Người. Nó ghé vào tai Người để gợi lên trong đầu Người những tư tưởng ham mê danh vọng chức quyền trần gian ( xúi Người nhảy từ nóc đền thờ xuống để được khen ngợi), ham mê lợi lộc vật chất ( cho Người xem thấy các kho tàng chứa đầy vàng bạc châu báu) và ham hưởng thụ các lạc thú xác thịt (như xúi Người làm phép ra bánh rượu thịt và chiều theo các thú vui bất chính khác)... Còn bức bên phải lại vẽ cảnh thanh bình: Đức Giê-su đang ngồi giữa bầy dã thú và bên cạnh là các loài vật hiền lành như chiên cừu, bò dê, lừa ngựa, chim chóc...

Hai bức tranh sau diễn tả sứ mệnh của Đức Giê-su: Người đến sa mạc trần gian đầy sỏi đá và đang bị ma quỉ khống chế. Người thi hành sứ mệnh cứu thế bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời và xua trừ ma quỉ, tiêu diệt sự ác. Trong cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ, Người luôn chọn đứng về phía Thiên Chúa là nguồn Chân Thiện Mỹ. Luôn làm theo Thánh Ý Thiên Chúa thể hiện trong các Lời Chúa phán trong Kinh Thánh. Người làm phép lạ chữa lành bệnh tật, an ủi người đau khổ,đưa những người lầm đường lạc lối ăn năn trở về, và tiêu diệt sự chết, thiết lập một Nước Trời ngay từ trần gian. Qua mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, Người đã hòa giải nhân loại tội lỗi với Thiên Chúa, thiết lập một Trời Mới Đất Mới công bình, yêu thương, bình an và hạnh phúc.

- Câu hỏi thảo luận: Sách Khải Huyền đã viết về sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su như sau: "Bấy giờ tôi thấy Trời Mới Đất Mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa... Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa. Vì những điều cũ đã biến mất" (Kh 21, 1.4)

+ Vậy mỗi người chúng ta phải làm gì để nhận được ơn cứu độ do Đức Giê-su mang lại ? (ĐÁP: Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng).

+ Ngay từ hôm nay chúng ta phải làm gì để cộng tác với Đức Giê-su trong sứ mệnh cứu độ thế gian ? (ĐÁP: Nên nhân chứng cho Chúa bằng việc yêu thương mọi người, khiêm nhường phục vụ người đau khổ bất hạnh và giới thiệu Chúa là đường, là sự thật và là sự sống cho tha nhân).

2) Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng:

- Câu chuyện: Một mẫu gương sám hối:

+ Pi-ri Tô-mát (Piri Thomas), có viết một tác phẩm mang tựa đề là "Hãy đi xuống những đường phố tồi tàn này" (Down these mean streets ). Tác phẩm mô tả cuộc đời của mình: Từ một tên tội phạm đang thi hành án trong nhà tù, một con nghiện ma túy đã từng nhúng tay vào tội ác giết người.. . cuối cùng trở thành một tín hữu đạo đức thánh thiện đầy lòng nhân ái. Câu chuyện sám hối ấy như sau: Một đêm nọ, Pi-ri đang nằm trong một phòng giam đặc biệt, cùng chung giường với một tên tội phạm biệt hiệu là "Thằng Ròm", đột nhiên anh có suy nghĩ về tình trạng tội lỗi của mình. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt phải chỗi dậy cầu nguyện với Chúa. Nhưng lúc đó anh lại đang nằm chung một giường với một bạn tù tên là "Thằng Ròm". Do đó, chờ cho "Thằng Ròm" ngủ say, anh mới từ từ bò ra khỏi giường, quì gối xuống nền nhà bằng bê-tông lạnh ngắt. Rồi anh say sưa nói với Chúa như đứa con thưa chuyện với cha của mình. Anh đã thuật lại như sau: "Tôi bày tỏ với Chúa những gì chất chứa trong lòng tôi. Tôi thưa với Ngài bằng những lời đơn sơ mộc mạc. Tôi nói với Ngài những điều tôi muốn, những lầm lỗi thiếu sót của tôi, những hy vọng và thất vọng. Lúc đó tôi cảm thấy xúc động đến nỗi suýt bật khóc, một sự xúc động mà trước đây chưa bao giờ cảm thấy. Sau khi đã cầu nguyện xong, bỗng tôi nghe có tiếng đáp khẽ: "Amen". Thì ra đó là tiếng của "Thằng Ròm". Lúc đó hắn đang nằm sấp trên giường, đầu tựa trên cánh tay khép lại bên dưới trán. Sau một lúc lâu yên lặng. Rồi "Thằng Rờm" nói nhỏ với tôi: "Này Pi-ri, tớ cũng tin Chúa!". Rồi tôi leo lên giường và hai đứa chúng tôi tiếp tục nói chuyện về niềm tin từ hồi còn thơ ấu của mình. Trước khi ngủ tiếp, tôi đã nói với "Thằng Ròm": "Chúc Chi-co ngủ ngon nhé ! Tớ nghĩ rằng: Thiên Chúa vẫn luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là không muốn ở với Người mà thôi !".

- Suy nghĩ và quyết tâm:

+ Câu chuyện này minh họa lời Đức Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng": Ăn năn sám hối là "cải thiện đời sống", là "cải tà qui chánh". Nghĩa là nhìn nhận những gì không tốt đẹp, xấu xa trong đời sống của mình và quyết tâm từ bỏ. Nói cách khác: Sám hối là nhìn nhận thân phận tội nhân của mình và thực lòng hoán cải, bằng cách làm những việc tốt trái ngược với thói xấu của mình. Tin vào Tin Mừng là tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, Đấng được Thiên Chúa sai đến để rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi làm nô lệ cho ma quỉ. Cuối cùng nhờ mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, Người đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa Cha và ban cho chúng ta sự sống đời đời.

+ Vậy hiện giờ tôi cần phải ăn năn sám hối về mối tội đầu nào trong kinh Cải tội bảy mối có bảy đức ? Tôi quyết tâm làm gì cụ thể để tu sửa thói hư tật xấu ấy ? Dâng một lời nguyện để xin Chúa giúp chúng ta hoán cải nên tốt hơn trong Mùa Chay này.

III.Hiệp sống nguyện cầu

1) Lạy Chúa Giêsu , con thật kính phục Chúa đã vào sa mạc để cầu nguyện và ăn chay 40 đêm ngày. Con cảm thấy hổ thẹn vì những bữa ăn nhậu thừa mứa trong dịp Tết vừa qua: Con đã ăn uống no say trong khi biết bao đồng bào Miền Trung đang đói khát vì bao thiên tai bão lụt liên tiếp đổ xuống tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, phá hủy các ghe thuyền và các phương tiện làm ăn sinh sống khác. Bao nhiêu đứa con mất cha, vợ mất chồng, anh mất em... khiến cho nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đau khổ tột cùng. Vậy trong những ngày Mùa Chay này, xin Chúa giúp chúng con có tinh thần chay tịnh khổ chế, bằng cách nhịn ăn một tô phở, nhịn uống một tách cà phê hay nhịn hút vài điếu thuốc.. . để cộng tác cứu trợ bà con vượt qua hoàn cảnh đói khát túng nghèo.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria. -Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2) Lạy Thánh Mẫu Maria, xin giúp con ý thức rằng: Đức Giê-su đã vào sa mạc là để tiếp xúc và sống thân tình với Chúa Cha. Xin cho Mùa Chay này cũng là thời gian thuận tiện để con cùng vào sa mạc với Đức Giê-su. Xin cho con mỗi ngày biết dành ít phút thinh lặng để tâm tình với Thiên Chúa Cha, cho con lắng nghe lời Đức Giê-su qua các buổi Tỉnh tâm Mùa Chay tại nhà thờ. Nhờ Thần Khí Chúa thôi thúc, con sẽ siêng năng thực hành sự khổ chế, bằng việc ăn chay trong ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Xin cho con quyết tâm làm các việc hãm mình để đền tội, bằng cách chu toàn bổn phận trong gia đình và xã hội, sẵn sàng chủ động đi bước trước để làm hòa với kẻ đang giận ghét con...để mỗi ngày con đều được Thần Khí Chúa thanh luyện khỏi các đam mê tội lỗi và các thói hư tật xấu khác. Xin Mẹ giúp con mỗi ngày biết ăn năn tội để trở nên trong sạch hơn, xứng đáng nhận được Ơn Chúa để biến đổi nên người mới trong Mùa Phục Sinh sắp tới.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria. - Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

---------------------------

 

MC 1-ABC309: CHÚA NHẬT THỨ NHẤT MÙA CHAY


M1-ABCB46: Sr. Margareta Maria Hiền

 

Mahatma Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau: Hồi tôi mười lăm tuổi, tôi mắc một tội rất xấu: MC 1-ABC309


Mahatma Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau:

Hồi tôi mười lăm tuổi, tôi mắc một tội rất xấu, là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ. Nhưng sau đó tôi luôn luôn bị lương tâm cắt rứt, không cho tôi được giây phút bình an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội với cha tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh rồi nói với tôi: "Biết mình là điều rất tốt" và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương, tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.

Lời Chúa trong tuần đầu mùa chay cũng nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, là những con cái yêu thương của Ngài: "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." Sám hối ở đây theo ngôn sứ Giêrêmia là thay đổi hướng đi, thực tình quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới. Đón nhận Tin Mừng và sống thực thi Tin Mừng của Thiên Chúa, Tin Mừng về việc Người can thiệp trong lịch sử nhân loại nhờ Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a là Quân Vương được xức dầu tấn phong để cai trị muôn dân. Người là con một yêu dấu của Thiên Chúa được dâng hiến làm lễ vật trong hy lễ; Người là tôi trung của Thiên Chúa có nhiệm vụ rao giảng, thực hiện công việc giải thoát và cứu độ. Đó là Tin Mừng mà Đức Giêsu muốn loan truyền và kêu gọi chúng ta lấy đức tin mà đón nhận toàn diện thông điệp hôm nay Ngài công bố.

Để sống Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy bắt chước thái độ của Gandhi, thực tình trở về với cha trong tâm tình thống hối ăn năn; bỏ đường xấu quay về chính lộ để xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ và lòng nhân từ của Thiên Chúa.

---------------------------

 

MC 1-ABC310: ĐỪNG XÉ ÁO NHƯNG HÃY XÉ LÒNG


 (Ge 2,13).

“Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng”.

 

Giáo hội đã dùng sấm ngôn này trong sách ngôn sứ Giôen để dẫn chúng ta vào Mùa Chay: MC 1-ABC310


Giáo hội đã dùng sấm ngôn này trong sách ngôn sứ Giôen để dẫn chúng ta vào Mùa Chay. Thế nào là xé áo và thế nào là xé lòng? “Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng” có ý nghĩa gì?

Suy niệm   

1.- Thế nào là xé áo? Áo lành thì chẳng ai nỡ xé. Áo đẹp và mắc tiền như thời trang Hollywood thì càng không nỡ xé. Người ta chỉ xé áo để biểu lộ sự giận dữ cực độ hay đau khổ tột cùng. Người ta còn xé áo khi muốn thể hiện sự tiếc nuối hối hận ghê gớm về một hay nhiều hành vi hết sức đáng trách của mình. Nhưng trong lời mời gọi sám hối của Mùa Chay thì sấm ngôn Đức Chúa lại nói: “Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng!”         

2.- Thế nào là xé lòng? Lòng hay tâm hồn thì làm sao mà xé thành từng mảnh được? Nhưng có những đau khổ lớn lao, khủng khiếp đến nỗi người ta cảm thấy như đứt ruột đứt gan và tan nát cõi lòng. Xé lòng là hối tiếc từ đáy lòng, tức cách chân thành. Có thế sự sám hối mới có hiệu quả và đủ sức thay đổi cuộc đời của chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta thể hiện lòng sám hối và tâm tình hối tiếc ăn năn về tội phản nghịch hay thờ ơ của chúng ta đối với Thiên Chúa bằng tất cả tâm hồn và ở tận đáy linh hồn như thế.

3.- “Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng” có nghĩa là hãy thay đổi từ bên trong, từ tận đáy lòng, chứ không chỉ thay đổi ở bên ngoài. Chúng ta có thể liên tưởng đến lời Chúa Giêsu đã nhắc nhở các môn đệ là cái làm cho con người ra dơ bẩn không phải là những đồ ăn thức uống người ta cho vào dạ dầy mà là những thứ từ trong lòng người phát ra. Đó là tâm địa độc ác, mưu mô xảo quyệt, ý đồ nham hiểm, lòng ghen tỵ vô lối, tình cảm nghịch thù, lời nói thâm độc và hành động tàn ác. Nói theo kiểu các thi sĩ thì đó là những sản phẩm của một trái tim đen. Trái tim mà đen thì tất cả những gì phát xuất từ trái tim ấy không thể có mầu hồng, mầu cam hay mầu xanh, mầu vàng, mầu đỏ được mà tất cả chỉ toàn là mầu đen, thậm chí là đen ngòm, đen thui!

 4.- Vậy thì việc sám hối và quay về với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình phải bắt đầu từ trái tim và bằng việc xé lòng. Xé lòng là từ bỏ tính kiêu căng, thói đạo đức giả mà tập sống khiêm nhường, chân thật, hiền lành và nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt mọi người. Xé lòng còn là mở trái tim ra thật rộng để được tẩy rửa và thay máu.

Thực hành

          1. Xem: Tôi thường ấp ủ, nuôi dưỡng những ý nghĩ nào? Và thường tính toán những công việc gì và lên phưong án những cách thế nào? (hy sinh/từ bỏ/siêu thoát của cải vật chất, danh vọng, chức quyền hay ham hố, chiếm hữu thụ hưởng; yêu thương/phục vụ/mưu ích cho người khác hay khinh khi, nói xấu, vu khống và ám hại người khác?)

          2. Xét: Những ý nghĩ, tính toán và phưong thế ấy có phù hợp với giáo huấn của Phúc Âm và tinh thần của Chúa Kitô không?

3. Làm: Tôi quyết tâm từ bỏ những ý nghĩ, tính toán và phưong thế xấu xa độc ác ra khỏi lòng / trí tôi để tôi quay về với Chúa, với anh em và với chính mình trong Mùa Chay Thánh năm nay!

- Phaolô Nguyễn Nhân Hòa

---------------------------

 

MC 1-ABC311: Hành trình Mùa Chay


CHÚA NHẬT I MÙA CHAY (B)

Dẫn nhập đầu lễ:

Kính thưa Ông Bà và Anh Chị Em

 

Cộng đoàn Dân Chúa đã long trọng tiến vào Mùa Chay, tiến vào một giai đoạn phụng vụ đặc: MC 1-ABC311


Cộng đoàn Dân Chúa đã long trọng tiến vào Mùa Chay, tiến vào một giai đoạn phụng vụ đặc biệt để sửa soạn tâm hồn sống lại những biến cố đặc biệt của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, và cũng là những biến cố liên quan mật thiết đến đức tin và thân phận của mỗi người chúng ta. Đặc biệt, liên quan đến cuộc dấn thân chuẩn bị “nhập đạo” của vô số anh chị em dự tòng trên khắp thế giới trong dịp Đại Lễ Phục Sinh sắp tới.

Với hình ảnh của cuộc hồng thủy tẩy sạch tội trần và con tàu Noe đem lại ơn cứu thoát, với cuộc chiến thắng của Đức Kitô trong cuộc đối đầu với ma quỷ giữa hoang mạc cuộc đời, sứ điệp phụng vụ hôm nay đang gọi mời chúng ta luôn sống trọn vẹn hồng ân bí tích Rửa tội bằng cuộc dấn thân chiến đấu cho ơn thánh và sự thiện, bằng niềm trông cậy vững vàng quyết chiến thắng cám dỗ và sự dữ.

Giờ đây, để xứng đáng của hành thánh lễ, chúng ta cùng sám hối tội lỗi.

Giảng Lời Chúa:

Cho dù không thi vị mượt mà đượm chất thi ca của những lời sứ ngôn vang lên trong Mùa Vọng, phụng vụ Mùa Chay lại luôn đầy ắp những hình ảnh, những biểu tượng, những gợi nhớ để lôi kéo chúng ta tập chú vào cuộc “vượt qua của Đức Kitô”, một cuộc Vượt Qua mạnh mẽ như cuộc “đại hồng thủy của thuở hồng hoang” càn quét sạch sẽ cái thế giới tội lỗi ô nhơ để xây dựng một trật tự thế giới mới trên nền tảng của Bí tích Rửa Tội mà con tàu cứu độ Noe đã tiên báo (BĐ 1 và BĐ 2). Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô cũng là một cuộc “trường hành khắc nghiệt của hoang mạc nóng cháy” luôn đòi hỏi khách lử hành muốn sống, muốn tồn tại để tới đích thì chỉ có một chọn lựa duy nhất đó chính là chiến thắng (TM).

1. Mùa Chay và Nhiệm Tích Rửa Tội:

Chúng ta có thể đồng cảm với những gợi ý của Lời Chúa hôm nay khi đối diện với chính mình và nhìn vào thế giới để nhận ra rằng: dòng nước Rửa tội luôn phải được tuôn chảy trong tâm hồn chúng ta và giữa lòng thế giới để cuốn trôi mọi thứ rác ruởi của ươn hèn, ích kỷ, ghét ghen, dục vọng… để trả về cho Thiên Chúa một cõi lòng tinh trắng, một nhân loại tín trung. Nếu trong buổi hồng hoang của nhân loại, chỉ cần một dúm người, gia đình của ông Noe với con tàu được chuẩn bị nghiêm túc, đã cứu thoát nhân loại khỏi án diệt vong, thì hôm nay, con tàu của Hội Thánh với hàng hàng lớp lớp thế hệ kitô hữu, chắc chắn thế giới có đủ lý do để chứa chan hy vọng một ngày không xa tội lỗi và sự dữ sẽ bị đẩy lùi để nhường chỗ cho một thế giới mới tràn trề thánh ân và hạnh phúc.

Không phải chỉ có thời Noe mới có những người dửng dưng trước những dấu chỉ của Hồng Thủy để rồi sau đó bị hồng thủy cuốn trôi. Thế giới hôm nay vẫn còn đầy dẫy những Kitô hữu biến chất, đã không đóng góp gì, trong việc xây dựng con tàu Hội Thánh, lại luôn rình chờ cơ hội để “thoát ly” lũi trốn, hầu được thảnh thơi với cái tôi ích kỷ của mình. Chắc chắn những tâm hồn đó, những con người đó, những kitô hữu đó, nếu không thức tỉnh “bò” vào lại con tàu của Hội Thánh, sẽ bị cơn hồng thủy của tội lỗi cuốn trôi vào vực thẳm địa ngục. Những lát cưa, nhát búa sửa soạn cho con tàu Noe năm xưa để đương đầu với đại hồng thủy; thì hôm nay, đó chính là những hy sinh, cầu nguyện, làm phúc bố thí…để con tàu của Hội Thánh, để con tàu của linh hồn lướt qua giông tố trần gian để tiến vào thiên quốc.

Dòng nước Rửa tội không chỉ chảy một lần trên trán, trên đầu, để sau đó trả lại những cái đầu khô khan nguội lạnh, những cái trán phẳng lỳ lười biếng, đam mê…mà luôn luôn chứa chan ơn thánh để đức Tin, đức Cậy, đức Mến được đam chồi nẩy lộc, được sinh hoa kết trái. Hay như ngôn ngữ của ThánhTông Đồ Phêrô trong bài đọc 2 hôm nay: “Lãnh nhận phép rửa không phải là được tẩy sạch vết nhơ thể xác, mà là lời cam kết với Thiên Chúa để giữ lương tâm trong trắng…” (BĐ 2)

2. Mùa Chay và cuộc trường chinh xuyên hoang mạc:

Nhưng để ơn của Nhiệm tích Rửa tội đơm hoa kết trái giữa đời thường, không phải cứ “ngồi chờ sung rụng” hay áp dụng chiến thuật “bất chiến tự nhiên thành” là mọi sự sẽ được giải quyết. Trích đoạn Tin Mừng ngắn gọn của Mác-cô hôm nay lại là một câu trả lời thích đáng: “chiến thắng cám dỗ, sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Quả thật, trong và với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có cần chi đâu phải “lặn lội vào hoang mạc” để dành ra tới 40 ngày để cầu nguyện và tĩnh tâm, để chấp nhận đương đầu với những cơn cám dỗ của ác thần. Phải chăng, Ngài muốn nói với chúng ta rằng: “Khi chấp nhận nhập thể làm người, Ta muốn thực sự đồng hành và liên đới với toàn thể nhân loại, một nhân loại bất trung, phản bội và đầy tính hư tật xấu. Đồng thời, ta cũng muốn dạy cho các ngươi hay rằng: những kẻ không chịu chiến đấu trong mặt trận của Thiên Chúa sẽ không đi tới chiến thắng cuối cùng; và những kẻ không biết ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng để hoán cải đổi đời, sẽ mãi mãi cách xa nghìn trùng với Vương quốc Thiên Chúa”.

Và như thế, con đường Mùa Chay lại là con đường của cuộc “trường chinh xuyên hoang mạc cuộc đời”, cuộc trường chinh với tính mê tật xấu, cuộc trường chinh với những cám dỗ của “bãnh mì hưởng thụ”, cuộc trường chinh với những “ngọn tháp của kiêu căng và hư danh phách lối, cuộc trường chinh với những “đô thành của dục vọng đam mê, của sự giàu sang ích kỷ phù phiếm…”.

Những hoang mạc khắc nghiệt của cuộc đời hôm nay vẫn còn đầy dẫy trên thế giới, nơi mọi quốc gia, gia đình và tận thâm tâm của mỗi người. Đó là những hoang mạc chất chứa bao nhiêu cơn cám dỗ của hận thù sắc tộc, tôn giáo, quyền lợi kinh tế, ý thức hệ…, những cơn cám dỗ để con người lạnh lùng nói “có” với bạo lực, khủng bố, chiến tranh, ly dị, ngoại tình, phá thai…, và sẵn sàng nói “không” với khoan dung và tha thứ, với liên đới và huynh đệ, với chia sẻ và bác ái, với thủy chung và trách nhiệm…

Để nêu gương chiến đấu và chiến thắng, Đức Kitô đã nói “không” với ma quỷ cho dù sau đó Ngài phải trả giá bằng chính cái chết tủi nhục thập giá. Tuy nhiên, chính khi Ngài nói “vâng” với Thiên Chúa, tiếng vâng khi vừa chập chững vào đời “nầy con xin đến…” hay tiếng vâng trong vườn Giết sê-ma-ni “xin vâng ý Cha” cho đến tiếng vâng cuối cùng: “con xin phó mọi sự trong tay Cha”, Ngài đã đem về chiến thắng lẫy lừng cho Thiên Chúa và cho toàn thể nhân loại mà khúc dạo đầu của bài Thánh thi Kinh Sáng phần nào đã nói lên:

Lạy Đức Kitô Mặt Trời công chính
Chúa thật là ngày mới đã lên ngôi !
Ngài phá tan đêm tối phủ lòng người
Cho đức hạnh lại chói ngời kiều diễm…
Hay như một đoạn trong Thánh thi kinh chiều thứ Bảy Tuần Thánh:
Ngài chết để diệt tan thần chết
Ngài phục sinh mở kiếp trường sinh
Mưu mô ác quỷ tung hoành
Rắc gieo tử khí cũng đành chịu thua.

Như thế, cuộc hành trình Mùa Chay của Hội Thánh hay của mỗi người chúng ta hôm nay, nói cho cùng, chỉ là cuộc thực hành thường xuyên của đức tin, một đức tin sống động làm mới mãi dòng nước Rửa tội chảy xuyên suốt cuộc đời và tràn lan thế giới, một đức tin kiên cường chiến đấu và chiến thắng những cám dỗ và chào thua để Thiên Chúa được tôn vinh và con người được cứu độ. Amen

LM. Giuse Trương Đình Hiền

---------------------------

 

MC 1-ABC312: Với Chúa Giêsu trong Hoang Địa


Bài giải thích của Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchine, người giảng Phủ Giáo hoàng, về Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay.

* * *

Chúa Nhật I Mùa Chay (năm B)
St 9:8-15; Pt 3:18-22; MC  1:12-15)
Với Chúa Giêsu trong Hoang Địa

 

Chúng ta hãy tập trung vào câu thứ nhất đoạn Tin Mừng: "Thần Khí liền đẩy Người vào: MC 1-ABC312


Chúng ta hãy tập trung vào câu thứ nhất đoạn Tin Mừng: "Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa." Câu này chứa đựng một lời kêu gọi quan trọng lúc bắt đầu Mùa Chay. Chúa Giêsu vừa mới nhận lãnh sự tấn phong cứu thế trong sông Giodan, để mang Tin Mừng cho người nghèo khó, chữa lành những tâm hồn sầu khổ, rao giảng Nước Chúa. Nhưng Người không vội làm bất cứ điều gì trong những sự này. Ngược lại, vâng theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Người rút lui vào hoang địa và ở đó 40 ngày, ăn chay, cầu nguyện, suy gẫm và chiến đấu. Tất cả sự này diễn biến trong sự cô tịch và thinh lặng thâm sâu.

Trong lịch sử có hàng đạo binh người nam và nữ đã chọn bắt chước Chúa Giêsu rút lui vào hoang địa. Tại phương Đông, bắt đầu với Thánh Antôn Đan Sĩ họ đã rút lui vào những hoang địa nước Ai cập và Palestine; tại phương Tây, nơi không có những hoang địa cát, họ rút lui vào những nơi cô tịch, những miền núi và những thung lủng xa xôi.

Nhưng lời mời theo Chúa Giêsu trong hoang địa thì được chuyển tới mọi người. Các đan sĩ và những ẩn sĩ chọn một chỗ trong hoang địa; chúng ta phải chọn ít nhất một thời gian trong hoang địa. Trải qua một thời gian trong hoang địa có nghĩa là tự trút hết và chìm ngập trong thinh lặng, tái khám phá con đường của lòng chúng ta, đẩy chúng ta ra xa khỏi sự huyên náo và những áp lực bên ngoài để tiếp cận những nguồn mạch sâu xa nhất của hữu thể chúng ta.

Nếu sống tốt, Mùa Chay là một thứ chữa trị chất độc hại linh hồn. Trên thực tế, không những có sự làm ô nhiễm của chất carbon monoxit; cũng có sự gây ô nhiễm âm thanh và ánh sáng, Tất cả chúng ta say sưa bằng cách nào đó với tiếng ồn ào và những dáng vẻ bên ngoài. Con người phát sóng của mình tới ngoại vi hệ thống mặt trời, nhưng trong đa số các trường hợp không biếi cái gì ở trong lòng mình. Giải thoát, thư giãn, giải trí-là những lời nói có nghĩa là đi ra khỏi mình, đi xa khỏi thực tại.

Có những trình diễn "giải thoát" (TV cung cấp chúng dồn dập), văn chương "giải thoát". Một cách có ý nghĩa, chúng được gọi là sự tưởng tượng. Chúng ta thích sống trong sự tưởng tượng hơn là trong thực tại. Ngày nay người ta nói nhiều về "những ngoại kiều," nhưng chúng ta đã ra ngoại kiều hay là nên xa lạ bởi cách làm của chúng ta trong hành tinh chúng ta, mà không cần những kẻ khác đến từ bên ngoài.

Giới trẻ bị phơi bày hơn hết cho sự say sưa với tiếng ồn ào. "Phải giao cho bọn người ấy những công việc thật nặng nhọc để chúng làm," Pharaon đã nói với các viên đốc công của ông," và đừng có nghe lời Moisen và đừng nghĩ tới chuyện bẻ gãy xiềng xích nô lệ" (Xh 5:9). Những "Pharao" ngày nay nói, trong một cách ngấm ngầm hơn nhưng không kém phần hống hách hơn: " Hãy gia tăng sự huyên náo trên những giới trẻ này để chúng sẽ thiếu thận trọng và không suy nghĩ, không quyết định về mình, nhưng theo mốt, mua những điều chúng ta muốn chúng mua, và tiêu thụ những sản phẩm chúng ta nói cho họ."

Chúng ta có thể làm gì? Không có khả năng đi vào hoang địa, chúng ta phải tạo ra một chút hoang địa bên trong chúng ta. Về điều này, Thánh Phanxico thành Assisi cho chúng ta một sự gợi ý thực tế. Ngài nói "Chúng ta có một nơi ẩn dật luôn với chúng ta; bất cứ nơi nào chúng ta đi và bất cứ khi nào chúng ta muốn chúng ta có thể nhốt chúng ta trong đó như những ẩn sĩ. Nơi ẩn dật là thân xác chúng ta và linh hồn là kẻ ẩn sĩ ở trong!" Chúng ta có thể vào trong nơi ẩn dật "cầm tay" này mà không ai thấy, cho dầu khi chúng ta đang quá giang trên một xe buýt rất đông khách. Tất cả hệ tại thỉnh thoảng biết cách "đi vào trong tâm hồn chúng ta".

Xin Thần Khí " đã đẩy Chúa Giêsu vào trong hoang địa" cũng đưa chúng ta, giúp chúng ta trong trận chiến chống sự dữ và chuẩn bị chúng ta cử hành Lễ Phục Sinh được đổi mới trong tinh thần!
Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách

---------------------------

 

MC 1-ABC313: Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ


BÀI GIẢNG LỄ GIỚI TRẺ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM 2006

Các bạn trẻ thân mến,

 

Chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay là sự kiện Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ: MC 1-ABC313


Chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay là sự kiện Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ trong hoang địa, mặc dù bài tường thuật của thánh Marcô rất vắn vỏi, so với hai bài tường thuật khác của thánh Máthêu và Luca. Thánh Marcô viết: "Sau khi Dức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa" (MC  1,12 ). Gioan Tẩy giả đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu, và đây là thời điểm mà Thiên Chúa Cha dùng để mạc khải con người và sứ mạng của Chúa Giêsu, cũng là thời điểm mà Chúa Cha trao phó sứ mạng và đường lối cứu thế cho Chúa Giêsu.

Chúa Cha cũng ban tràn đầy Thánh Thần, để Chúa Giêsu có thể thực thi sứ mạng theo ý muốn của Người. Ðiều đầu tiên mà Chúa Thánh Thần làm là thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa để ăn chay cầu nguyện, suy nghĩ về cách thi hành sứ mạng Chúa Cha giao phó. Quan trọng hơn cả, chính là sống mật thiết, gần gủi với Chúa Cha trong thời gian lâu dài. Thời gian ấy là khoảng 40 ngày đêm, để Chúa Giêsu có thể cầu nguyện lâu giờ trong chay tịnh và thinh lặng. 40 là con số biểu tượng cho thời gian hành trình của Dân Chúa trong hoang địa trước khi vào Ðất Hứa.

Satan cũng lợi dụng chính thời gian này để tấn công Chúa Giêsu, cám dỗ Chúa Giêsu đi theo đường lối của nó thay vì theo đường lối của Thiên Chúa Cha, đây cũng là một cám dỗ bất tuân giống như đã cám dỗ Adam. Satan muốn Chúa Giêsu là một con người hoàn toàn thuộc về thế gian, thế giới gian trá mà nó làm chủ. Với tư cách là con người, chắc chắn Chúa Giêsu đã phải chiến đấu rất nhiều, dựa vào Lời Chúa và sức mạnh của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần. Người đã chiến thắng, ma quỷ đã phải rút lui, và có các thiên sứ đến hầu hạ Người.

Chúa Giêsu đã bị cám dỗ bất tuân lệnh truyền của Chúa Cha, Người đã chống trả quyết liệt và đã vâng phục cho đến chết. Sự bất tuân ấy được diễn tả như thế nào? Nội dung của sự cám dỗ ấy là gì? Chúa Giêsu là con người hoàn toàn như chúng ta, giống chúng ta mọi đàng, nên những thử thách mà Người phải đương đầu, những cám dỗ mà Người phải chịu, cũng là những thử thách, những cám dỗ lớn của nhân loại hôm nay. Cám dỗ ấy vừa là cám dỗ về vật chất tư lợi, vừa là cám dỗ về uy quyền danh vọng, vừa là cám dỗ về hưởng thụ thỏa mãn các đam mê trần tục.

Tiền bạc và của cải vật chất là một cám dỗ lớn, mãnh liệt, và không trừ một ai, từ em bé mới có trí khôn cho đến người già sắp lìa cõi thế, từ người buôn bán giữa chợ cho đến vị linh mục ở nhà thờ. Tự bản chất tiền bạc không là điều xấu; xã hội phải làm ra của cải thì mới có thể tồn tại và phát triển; con người phải có tiền bạc tối thiểu mới có thể sống. Trong thế giới hôm nay, người nào mỗi ngày chỉ có dưới 15 ngàn đồng, được coi là người nghèo khổ thiếu thốn. Nhưng tiền bạc là một người đầy tớ tốt, mà là một ông chủ xấu. Biết sử dụng và làm chủ tiền bạc, chúng ta có thể làm rất nhiều việc, kể cả những việc ích Nước lợi Dân. Trái lại, khi chúng ta nô lệ tiền bạc, để cho tiền bạc làm chủ, thì nó sẽ huỷ hoại tất cả những giá trị đạo đức, từ tình nghĩa gia đình, vợ chồng, cha mẹ con cái, cho đến những giá trị về công bằng xã hội, về đạo đức tôn giáo.

Danh vọng là một cám dỗ cũng mạnh mẽ không kém. Con người ngày hôm nay có khuynh hướng lẫn lộn danh dự với danh vọng. Thực ra danh dự thì ai cũng cần; ai cũng phải có danh dự thì mới có thể sống vui, sống xứng đáng là con người. Mất hết danh dự, con người nhiều khi không còn thiết sống nữa. Nhưng danh vọng thì khác; danh vọng thường phát xuất từ một địa vị cao, hoặc một đời sống giàu có, hoặc từ sự thành công được nhiều người biết đến và khen ngợi. Người ham mê danh vọng là người thích được người khác vỗ tay đề cao, thích được nổi bật giữa đám đông. Có người ham mê danh vọng đến mức sẵn sàng hy sinh hạnh phúc gia đình, hy sinh cả những giá trị đạo đức. Chạy theo danh vọng nhiều khi là thả mồi bắt bóng và dẫn tới những sụp đổ bi đát nhất.

Cám dỗ thứ ba là cám dỗ về quyền lực. Bất cứ ở quốc gia nào, ở thời đại nào, cám dỗ về quyền lực vẫn là một cám dỗ đáng sợ nhất. Thường khi đã có tiền và danh vọng, điều mà người ta ao ước là có quyền trên những người khác, điều khiển những người khác. Các tranh chấp về quyền hành làm nảy sinh những biến động xã hội rất tai hại, có khi còn phát sinh giặc giả chiến tranh và gieo rắc đau khổ tan tóc trên nhiều người. Có những người đang nắm quyền cố gắng giữ chặt quyền bính bằng mọi giá, kể cả những thủ đoạn bất chính và phi nhân.

Chúa Giêsu đã chiến thắng mọi cám dỗ của Satan; nên Người được các thánh Giáo Phụ gọi là Adam mới, sinh ra một nhân loại mới, sống bằng sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ mình là con người mới được tái sinh nhờ phép rửa, được kêu mờ?#7889;ng ơn gọi đó.

Mỹ Tho, ngày 5/03/2006
+ Phaolô Bùi Văn Ðọc
Giám Mục Mỹ Tho

---------------------------

 

MC 1-ABC314: Hãy mở tâm hồn mình ra


Qua lũng âm u, nhưng dạ vẫn an tâm

“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4)

 

Mùa Chay chuẩn bị mùa Phục Sinh thật đúng là thời điểm, để mở tâm hồn mình ra với Đấng: MC 1-ABC314


 “Mùa Chay chuẩn bị mùa Phục Sinh thật đúng là thời điểm, để mở tâm hồn mình ra với Đấng là nguồn của lòng thương xót. Trên con đường lữ hành, Đấng thương xót đồng hành với chúng ta, đi với chúng ta qua cả sa mạc nghèo nàn của chúng ta, và Ngài ban cho chúng ta sức mạnh trên đường tìm đến niềm vui Phục Sinh sâu sa. Thiên Chúa che chở và ban sức mạnh cho chúng ta, ngay cả trong “lũng âm u”, mà Thánh Vịnh gia đã nhắc đến (Tv 23,4), trong khi đó kẻ cám dỗ đang thì thầm bên tai chúng ta, để dụ dỗ và hy vọng hão huyền rằng, chúng sẽ ảnh hưởng trên đời sống chúng ta.” (ĐTC Benedicto XVI, sứ điệp mùa Chay 2006)

Bạn thân mến,

Mùa Chay lại đến với chúng ta. Mùa Chay này chúng ta được Đức Thánh Cha hướng dẫn và đồng hành. Sứ điệp của ngài nhắn nhủ chúng ta hãy mở tâm hồn mình ra. Mở tâm hồn là một thái độ rất căn bản. Mở tâm hồn đòi hỏi một niềm tin tưởng. Vâng, làm sao tôi có thể mở lòng để chia sẻ với Bạn những gì thâm sâu của cuộc đời tôi, nếu Bạn không trao cho tôi niềm tin tưởng. Mở tâm hồn để giãi bày những gì thâm sâu, không chỉ có nghĩa là trao cho người đối diện món quà quý báu của tình thân con người, mà còn có nghĩa là “dọn một chỗ” cho người đó, để họ hiện diện, để họ cùng đồng hành trên một chặng đường hay cả con đường.

Hôm nay, trong những ngày đầu tiên của mùa Chay thánh, chúng ta hãy dừng bước. Trong thịnh lặng chúng ta hãy mở lòng của mình cho Chúa - Đấng chúng ta có thể tin tưởng được. Vâng, còn có thể tin ai nữa, ngoài tin vào Đấng là nguồn của tình yêu, nguồn của lòng thương xót. Niềm tin của chúng ta vào Chúa sẽ không bao giờ nhuốm màu “đen thất vọng”, vì Chúa luôn ở cùng chúng ta, Ngài đi với chúng ta qua cả sa mạc nghèo nàn nhất của cuộc đời. Côn trượng Ngài sẽ bảo vệ đời ta, che chở ta, ban sức mạnh cho chúng ta.

Có Chúa là người Bạn Đường chúng ta tin rằng con đường của chúng ta, dù có phải qua sa mạc nghèo nàn, dù có phải qua cả lũng âm u, cũng sẽ dẫn đến đích đến của niềm vui Phục Sinh.

Vì vậy, Bạn ơi ! chúng ta vững dạ an tâm mở lòng cho Chúa.

Chúng ta vững dạ an tâm tiến bước trên đường.

Lạy Chúa, lũng âm u và sa mạc của cuộc đời đang chờ chúng con trước mặt. Chúng con sợ hãi biết bao nhiêu, khi nhìn về phía trước chỉ toàn thấy khô cằn và đêm đen. Làm sao chúng con có thể mở lòng mình ra, để vui tươi, để can đảm lên đường. Phải làm gì đây Chúa ơi?

May thay, chúng con vẫn còn nhìn thấy Chúa là nguồn của lòng thương xót, nguồn của tình yêu. Vì vậy, chúng con tin tưởng hoàn toàn vào Chúa, và xin mở lòng mình ra, để với Chúa chúng con vững dạ an tâm lên đường. Amen.

Lm. Nguyễn ngọc Thế sj

---------------------------

 

MC 1-ABC315: Chay tịnh cho sáng mắt s1ng lòng


CHÚA NHẬT I MÙA CHAY B

(MC  1,12-15)

Thưa quý vị,

 

Đêm đầu tiên tuần cấm phòng mùa chay năm ngoái, tôi lưu ý đến một nhóm người trẻ đi dự: MC 1-ABC315


Đêm đầu tiên tuần cấm phòng mùa chay năm ngoái, tôi lưu ý đến một nhóm người trẻ đi dự tĩnh tâm. Trong đó có đôi vợ chồng ẵm đứa con thơ trên tay. Một số người nòng cốt của giáo xứ và một nhóm hổ lốn khác nữa. Họ rất năng động và nhiệt thành, cầu nguyện sốt sắng trong các buổi phụng vụ chung. Họ gắn bó với nhau không hẳn vì đã quen biết cho bằng tinh thần cộng đoàn. Điều đó làm tôi rất cảm kích và thán phục. Sau một buổi phụng vụ, tôi đến gặp họ và tự giới thiệu. Tôi hỏi họ có phải là láng giềng với nhau không hay cùng ở trong một nhóm lao động? Một người đàn bà trẻ trả lời: “Thưa cha chúng con là những dự tòng đến học giáo lý.” Câu trả lời làm tôi bất ngờ và ngạc nhiên. Nó giải thích đầy đủ lòng nhiệt thành, tính cộng đoàn và những đêm cầu nguyện hàng tuần chung của một số người trong giáo xứ. Tôi ước ao toàn thể giáo xứ, những tín hữu đạo gốc, noi gương họ, rũ bỏ được tính ươn lười cố hữu mà nhiệt thành tham dự các buổi tĩnh tâm hàng năm theo luật định.

Mùa chay năm nay tôi lại nhớ đến nhóm người “tân tòng” đó. Họ khích lệ và kêu gọi chúng ta tiến vào hành trình chay tịnh một cách đầy đủ và sốt sắng. Dĩ nhiên một trong các công việc mùa chay là sửa soạn cho các tân tòng lãnh nhận bí tích Rửa tội. Nhưng nó cũng bao gồm hết thảy mọi tín hữu, suốt năm đã sao lãng bổn phận đạo đức, đã đi lạc đường Phúc âm hoặc lại rơi vào tính mê tật xấu cũ, những vết xe đổ mà mình đã hơn một lần hạ quyết tâm từ bỏ. Mùa chay là cơ hội tốt để mọi tín hữu bồi dưỡng lòng tin của mình, thêm cho nó sức sống mới, khoẻ khoắn và vui tươi. Đây là dịp quý báu để chúng ta canh tân sự dấn thân Phúc âm của bí tích Thánh tẩy mà chúng ta sẽ khấn hứa lại trong đêm Phục sinh sắp tới. Từ lúc này chúng ta phải hướng toàn thể tâm hồn, thân xác vào công việc đó mới hy vọng thành công. Muốn khẳng định đời sống thiêng liêng trong Chúa Giêsu chúng ta phải nỗ lực hết sức xa tránh tội lỗi, thói xa hoa của thế gian và lòng tham ích kỷ. Đừng coi thường sức mạnh của tội lỗi, nó có khả năng nhận chìm tất cả nhân loại xuống địa ngục như nước đại hồng thuỷ thời ông Nôe đã nhận chìm con cháu loài người. Người ta kể rằng có một lực sĩ rất khoẻ thuộc phái thể công, tức dùng khí nội lực mà làm nên sức mạnh diệu kỳ. Anh đã từng lên gồng để cho một chiếc xe vận tải chạy ngang qua bụng. Lần kia, anh gặp một cụ già tóc bạc, râu trắng và khoe với cụ về võ thuật của mình. Cụ già cười nói: “Ông không chịu nổi nửa lít nước đâu”. Người lực sĩ khinh bỉ cụ ra mặt: “thử xem”. Lập tức người ta đem đến nửa lít nước, cụ bảo người lực sĩ úp bàn tay, rồi cho nước chảy từng giọt, từng giọt với độ cao vừa phải, từ mái tranh xuống đất. Nếu tính chính xác thì nửa lít nước có 11.520 giọt. Độp! Độp! những giọt nước rơi đều đều trên mu bàn tay anh lực sĩ. Tới giọt thứ 4200 các gân cốt bàn tay anh lực sĩ xưng lên đau đớn. Tới giọt 7320 người lực sĩ ngất xỉu, người ta phải khiêng anh đến bệnh viện cấp cứu. Đó là hình ảnh nỗi linh hồn phải gánh chịu sức ép của tội lỗi. Tuy mắt trần không thấy, nhưng thực tế, trong đời sống thiêng liêng từng tọi, từng tội sẽ nghiền nát bất cứ linh hồn nào sống trong sự kìm kẹp của nó.

Vì lẽ đó chúng ta có câu truyện Thiên Chúa cứu vớt gia đình ông Noe và lập giao ước với loài người trong bài đọc 1 hôm nay. Giao ước xảy ra ngay sau khi nước rút, tuy tác giả Do Thái chỉ có ý nói đến liên hệ giữa Thiên Chúa và dân tộc Israel, nhưng mọi sinh vật đều được bao gồm: “Đây Ta lập giao ước với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi…”.

Vậy thì rõ ràng ngầm ý: Chúa là Thiên Chúa mọi tạo vật đã thề hứa với mình là không phá huỷ trái đất nữa, mặc dù về tương lai loài người còn phạm tội, chúng ta còn sai lỗi. Cái dấu chỉ của giao ước một chiều này là cầu vồng ngũ sắc. Mỗi lần mưa xong thì nó mọc ở chân trời, đối diện với ánh sáng mặt trời. Nó không phục vụ chúng ta như dấu chỉ nhắc nhớ giao ước mình đã ký, nhưng là hiệu lệnh Thiên Chúa hằng thương yêu nhân loại. Cho nên mặc dù chúng ta trôi dạt đến đâu về luân lý, mặc dù chúng ta lãng quên Thượng đế đến thế nào đi nữa, Ngài vẫn không hề sao lãng bổn phận của mình với chúng ta, (xin nhớ lại giao ước Ngài lập với Abraham mà tôi giải thích những năm trước). Đúng là một lòng thương xót vô bờ bến, chúng ta không bao giờ ca ngợi cho cân xứng.

Vậy nên mùa chay này xin mọi linh hồn hồi tâm suy nghĩ về những thái độ của mình đáp trả tình thương đó ra sao? Vô ơn bội bạc hay thiết tha mến yêu? Phần lớn thì chúng ta bội bạc, vô ơn, quá tệ xét như một thụ tạo trước tôn nhan Đấng Tạo Hoá tràn trề yêu thương. Do đó, từ đầu mùa chay năm nay, chúng ta hãy miệt mài suy gẫm về nội dung giao ước Thiên Chúa ký kết với loài người qua đại diện Noe để nhận ra lòng Ngài rộng rãi, ngõ hầu được lôi cuốn đến cùng tình yêu thương vĩ đại đó. Khi quay lưng từ chối các thần thánh giả tạo của thế gian như tiền tài, sắc dục, quyền bính… chúng ta chẳng có chi phải khiếp sợ, lo âu bởi đã nắm vững ý định của Thượng đế là ký kết giao ước với mọi sinh vật. “Từ đây, mọi xác phàm sẽ không bị nước hồng thuỷ tiêu diệt nữa.” Ngài luôn trợ giúp và hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống.

Như thường lệ mùa chay, Chúa nhật thứ nhất đọc về các cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa Palestine. Mỗi tác giả nhất lãm đều có bản văn riêng của mình. Năm nay là bản văn của thánh sử Marcô. Ông viết rất ngắn, rất gọn gàng, chỉ trong hai câu 12 và 13 của chương một, gồm 32 chữ, bỏ đi hầu hết các chi tiết trong trình thuật Luca và Matthêo. Chúng ta có khuynh hướng lấp “đầy” chỗ trống bằng cách gợi lại nội dung của các bản văn khác. Theo ý tôi thì không nên, hãy cứ tôn trọng bản văn của Marcô và khám phá ra những gì ông muốn nói với chúng ta trong mùa chay này. “Thần khí Chúa liền đẩy Người vào hoang địa. Ngài ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Ngài”. Toàn bộ bản văn chỉ có thế. Nhưng nội dung thì mênh mông, phong phú. Mấy dòng trước đó, thánh Gioan tiền hô đã hứa:

“Người đến sau tôi, quyền năng hơn tôi”. Như vậy theo Marcô, Chúa Giêsu là Đấng quyền năng. Ngài rất mạnh mẽ trong các cơn cám dỗ. Chúng ta nhớ kỹ điều đó trong tinh thần mùa chay này, mùa chay mang đặc tính Marcô. Đây là điểm tựa để chúng ta quyết định thay đổi thái độ lừng khừng. Nhiều người cho rằng: Chẳng qua trong cuộc đời, mùa chay cũng chỉ là một giai đoạn của những chuỗi ngày dài dằng dặc “thường hằng bất biến”.

Nói cách khác, nó là một câu truyện thường nhật mang tính chu kỳ hàng năm. Rõ ràng chúng ta thiếu lòng nhiệt thành của các tân tòng tôi nói ở trên. Quen quá hoá nhàm, đã trải qua vài lần mùa chay, chúng ta không thấy nó là quan trọng, là ích lợi to lớn nữa. Thật tai hại! Làm sao chúng ta có thể lợi dụng ân huệ mùa chay để canh tân, đổi mới tâm hồn? Làm sao chúng ta có thể tập trung ý chí, nghị lực để thay đổi nếp sống? Làm sao chúng ta biết được lãnh vực nào trong tâm linh cần sửa đổi, bồi dưỡng? Thánh Gioan nói tiếp: “Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”. Như vậy nguồn mạch đổi mới của chúng ta là Thánh Thần. Ngài sẽ đổ vào lòng chúng ta ước vọng canh tân và thúc đẩy ước vọng đó sinh hoa kết quả. Chúa Giêsu sẽ làm phép rửa cho chúng ta bằng Thần khí của Ngài trong mùa chay này để tâm hồn chúng ta lại được mới mẻ, bỏ đi tính ươn lười, trì độn. Như vậy mùa chay đúng là cơ hội của hy vọng, trong đó chúng ta khám phá ra điều không thể thực hiện được đối với mình, thì Thiên Chúa làm được dễ dàng.

Dân tộc Israel trải qua 40 năm trong hoang địa khô cằn. Họ đã bị thử thánh và đã ngã gục. Chúa Giêsu lúc này cũng ở sa mạc 40 ngày. Ngài cũng bị cám dỗ nhưng đứng vững. Ngài đã sống với thú dữ suốt thời gian đó. Đối với chúng ta, đó là nơi ghê gớm đầy sợ hãi. Nhưng trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã hoà giải nhân loại với thiên nhiên! Hoang dã đã mất tính thù địch với con người. Vương quốc bình an đã ló rạng. Đúng như tiên tri Isaia loan báo (Is 65, 25). Trên bình diện siêu nhiên, mùa chay cung cấp cho chúng ta cơ hội quí báu để đối diện với các “thú dữ” của bản năng nhân loại trong con người của mình. Đó là tính ích kỷ, bạo hành, tham lam, vô độ, độc ác, hung hăng, gây hấn, những con lợn lòng ma quái, những dục vọng không kiềm chế… Hiện thời chúng đang ngự trị từng cá nhân, quốc gia và thế giới. Mở tivi, radio, báo chí, tức khắc chúng ta nhận ta chúng có mặt. Chúng không hề bị chế ngự, ngược lại còn được cổ võ, khuếch đại. Than ôi! Đáng lý chúng không hề có quyền bính nào trên chúng ta, bởi đã được Chúa Giêsu ban phép rửa trong thần khí dũng mãnh của Ngài. Đấng đã trải qua thử thách trong hoang địa và đã chiến thắng, đã hoà giải những thế lực đối kháng của thiên nhiên.

Nhưng cũng trong hoang địa, nơi đầy rẫy thử thách và thú dữ, chúng ta cũng được thánh Marcô thuật lại là “có các thiên sứ hầu hạ Ngài”. Một tin mừng hết sức phấn khởi và an ủi. Trong cuộc sống không thiếu những lúc chúng ta cảm nhận khó khăn, những vật lộn, những cám dỗ. Có một lực nào đó vô cùng mãnh liệt, vô cùng nguy hiểm lôi kéo chúng ta xuống vực thẳm tội lỗi và chúng ta cảm thấy hết sức cô đơn. Tuy nhiên Phúc âm hôm nay cho chúng ta biết “Có các thiên sứ hầu cận”. Chẳng hiểu bao lâu, cứ như ý của bản văn là 40 đêm ngày. Phấn khởi biết mấy! Vậy thì còn sợ chi những tăm tối của thế gian? Một thói xấu khó bỏ ư? Xì ke ma tuý ư? Bệnh tật hết đường cứu chữa ư? Người thân qua đời ư? Tai nạn bất ngờ ư? Thất nghiệp, không công ăn việc làm, đổ vỡ kinh tế ư? Vợ chồng ly dị, con cái đi hoang, bụi đời ư? Hoặc trăm ngàn khó khăn khác cũng chẳng thể làm chúng ta nao núng. Bởi đã có thiên thần hầu cận. Thiên thần đây có thể là cha mẹ, ông bà, bạn bè, hàng xóm tốt bụng, các nhóm đạo đức, ân nhân vô danh, mẹ Têrêsa thành Calcutta. Thánh Martinô de Porres, linh mục Piô năm dấu v.v… Danh sách là vô tận. Họ đều sẵn sàng tận tình giúp đỡ chúng ta vượt qua gian nan thử thách của cuộc sống, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Miễn là chúng ta noi gương họ, lưu lại trong gương lành của họ, nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu hôm nay: “Hãy sám hối vào tin vào Tin mùng ”.

Tóm lại, hoang địa của chúng ta là cuộc sống, với những khó khăn nhọc nhằn, với những sai lỗi, đi hoang, với những lo âu thất nghiệp, với những khắc khoải mong chờ mộ tương lai tươi sáng hơn, với những cám dỗ thoả hiệp cùng thế gian ma quỉ. Dân tộc Do thái thời xưa đã thất bại. Họ đã phản bội Thiên Chúa ngay trên cánh tay yêu thương của Ngài. Nhưng Ngài vẫn trung tín, dẫn đưa họ qua sa mạc vào đất hứa tràn trề sữa và mật ong. Mỗi lần cầu vồng xuất hiện là một lần nhắc nhớ chúng ta Ngài vẫn trung thành với giao ước Ngài lập cùng mọi sinh vật trên địa cầu. Vậy thì Ngài chẳng để chúng ta vượt “sa mạc” một mình nhưng luôn thăm viếng bằng nhiều đường lối mầu nhiệm thần linh khác nhau. Và như thế, tương lai mùa chay thật là tươi sáng cho mọi tín hữu. Amen.

- Chay tịnh làm cho sáng mắt, sáng lòng.

Lm. Jude Sicilianô, OP.

---------------------------

 

MC 1-ABC316: ĐỨC GI-SU, ĐẤNG GIAO HỒ

 

Chúng ta đã khởi đầu Mùa Chay bằng việc xức tro lên đầu. Đây không phải là một lễ nghi có MC 1-ABC316


Chúng ta đã khởi đầu Mùa Chay bằng việc xức tro lên đầu. Đây không phải là một lễ nghi có tính bùa chú, pháp thuật, nhưng qua nghi thức bên ngoài này, Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta hãy tận dụng thời gian 40 ngày Chay Thánh này, như một cơ hội thuận lợi, để thanh tẩy tận cõi lòng thâm sâu của mình, giao hoà cùng Thiên Chúa, ngõ hầu xứng đáng mừng đại lễ Phục sinh sắp tới. Trong chiều hướng đó, trong Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay này, Lời Chúa mời gọi chúng ta đón nhận Đức Giê-su, để nhờ Ngài, chúng ta được  giao hoà lại với Thiên Chúa.

1. THÂN PHẬN CON NGƯỜI:

Khi mời gọi con cái mình sám hối và giao hoà, Giáo Hội muốn từng người chúng ta ý thức lại sự giới hạn và yếu đuối của từng người chúng ta. Kể từ sau khi Nguyên Tổ phạm tội, con người chúng ta đã ra yếu đuối, luôn hướng chiều về điều xấu. Chúng ta không còn làm chủ được mình, và lắm khi không thực hiện được điều mình muốn. Chính Thánh Phao-lô cũng đã thú nhận với tín hữu thành Rô-ma: “Tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi” ( Rm 7, 14b – 15; 19 – 20 ).

Đến đây, tôi nhớ lại một câu chuyện kể về Mahatma Gandhi, người có công lớn trong việc giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách nô lệ của thực dân Anh. Ông được nhân dân Ấn coi như một vị thánh, một vị cha già của dân tộc. Ông đã kể một câu chuyện thật cảm động về cuộc đời ông như sau:

“Hồi tôi mười lăm tuổi, tôi mắc một tội rất xấu, là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ. Nhưng sau đó tôi luôn luôn bị lương tâm cắt rứt, không cho tôi được giây phút bình an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội với cha tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh rồi nói với tôi: “Biết mình là điều rất tốt” và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương, tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.”

 Điều đó, cho thấy: con người chúng ta thật dễ vấp phạm, sai lỗi. Gandhi, một anh hùng dân tộc và được cả một dân tộc tôn sùng như một vị thánh, nhưng cũng đã có lần phạm sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là cách thức giải quyết sai lầm của Gandhi. Ông đã không để cho lỗi lầm đè bẹp mình trong mặc cảm, cũng không che dấu nó, nhưng ông đã can đảm thú nhận nó. Cũng từ giây phút đó, ông cảm nhận được tình yêu của người cha và tìm lại được sự bình an trong tâm hồn, như lời ông tâm sự: “Từ giây phút đó, tôi hiểu và thương cha tôi hơn”. Tương tự như thế, mỗi một lần chúng ta thành tâm đến với toà Cáo Giải là một cơ hội, để chúng ta hiểu được tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa, một tình yêu đến nỗi sẵn sàng chết vì chúng ta.

Mặt khác, không chỉ đối phó với sự yếu đuối của bản thân, chúng ta còn phải đương đầu với một sự dữ khác, đó là sự cám dỗ của Sa-tan. Chính Chúa Giê-su trong thân phận của một con người cũng phải đối đầu với nó. Thánh Mác-cô ghi lại, sau khi chịu phép Rửa, “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giê-su vào hoang địa, chịu Sa-tan cám dỗ”. Đây là điều mà chúng ta hay lãng quên. Vì quên rằng thế lực sự dữ, đứng đầu là Sa-tan đang luôn rình mò tấn công vào những yếu đuối của chúng ta bằng mọi cách, nên lắm khi chúng ta bất cẩn và bị thua trận não nề.

Kế đó, với việc Chúa Giê-su chịu cám dỗ sau khi được Thanh Tẩy và được Chúa Cha xác nhận là “Con yêu dấu”, nhắc bảo chúng ta rằng: hồng ân được làm con Chúa nhờ Bí Tích Thánh Tẩy không miễn trừ cho chúng ta khỏi các cám dỗ, thử thách và những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Thiên Chúa không làm phép lạ nhãn tiền để giải quyết những khó khăn, hay thoả mãn những nhu cầu theo ý riêng của chúng ta. Nhưng để xứng đáng lãnh nhận được Ơn Cứu Độ, Thiên Chúa muốn chúng ta cộng tác bằng những cố gắng của bản thân mình.

Chia sẻ với nhau những yếu đuối của con người không phải để chúng ta tuyệt vọng, nhưng là để chúng ta càng thêm lòng tin tưởng và cậy trông vào Thiên Chúa, bởi vì chúng ta có một vị Thiên Chúa làm người để đồng hành và nâng đỡ chúng ta, đó là Đức Giê-su Ki-tô. Ngài là Đấng đến để giao hoà chúng ta lại với Thiên Chúa.

2. ĐỨC GIÊ-SU, ĐẤNG GIAO HOÀ:

Chính tình yêu đã thúc đẩy Thiên Chúa đi bước trước đến với con người. Thông thường, trong tương quan giữa người với người, những người có lỗi thường phải đi bước trước đến để xin người kia tha thứ và làm hoà. Nhưng ở đây, trong tương quan với Thiên Chúa thì chúng ta lại gặp điều ngược lại. Giữa lúc con người đang là tội nhân, phản bội, chống lại Thiên Chúa, Ngài đã  đến để giao hoà chúng ta lại với Ngài. Chúng ta có thể nhận ra điều này ngay trong bài đọc một. Lúc đó, vừa ra khỏi tàu, đúng ra gia đình Noê phải dâng lễ tế tạ ơn Thiên Chúa, và xin Người đoái thương đừng đoán phạt con cháu họ nữa. Thế nhưng, chính Thiên Chúa đã chủ động đến lập với họ một giao ước: “Đây Ta ký kết giao ước của Ta với các ngươi: nước lụt không còn tiêu diệt mọi loài nữa... Ta sẽ đặt trên trời một cái mống, và nó sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái đất”.

Đây là một giao ước đơn phương, chỉ mình Thiên Chúa đặt mình vào giao ước, không hề có một điều kiện nào từ phía con người. Lòng nhân từ đó của Thiên Chúa đã được Thánh Phê-rô diễn tả cách cụ thể: “Với Thần Linh, Người đã đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc không tin, đang khi lòng nhân từ Chúa còn khoan giãn lúc ông No-ê đóng tàu”.

Không chỉ giải thoát con người khỏi cái chết về thể xác, Đức Ki-tô còn dùng chính mạng sống mình để giao hoà chúng ta lại với Thiên Chúa, như lời Thánh Phê-rô chúng ta vừa nghe: “Chúa Ki-tô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Đấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa”. Hơn nữa, theo Thánh Phê-rô, với cuộc Vượt Qua của mình, Đức Giê-su đã để lại cho chúng ta Bí Tích Thánh Tẩy, để đem lại cho chúng ta một đời sống mới: “Hiện giờ, phép Thánh Tẩy cũng cứu thoát anh em giống như thể thức ấy, vì phép ấy không phải chỉ rửa sạch thân xác, mà đó là một lời cầu xin Thiên Chúa ban cho một lương tâm ngay thẳng”.

Giờ đây, tin tưởng vào Tình Yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã dùng chính cái chết của mình để giao hoà chúng ta lại với Thiên Chúa, chúng ta hãy mau chóng đáp lời Ngài, đến với Toà Cáo Giải làm hoà cùng Thiên Chúa. Và sau khi rời Toà Cáo Giải, rời ngôi Thánh Đường trở về nhà, chúng ta cũng thành tâm sống yêu thương, và mau mắn giao hoà với người chồng, người vợ, với con cái và anh chị em chúng ta, để gia đình chúng ta thực sự trở thành một tổ ấm yêu thương, Giáo Xứ chúng ta trở thành một cộng đoàn hiệp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa. Nhờ đó, tâm hồn chúng ta được thanh thản và an bình để đọc lời Kinh Lạy Cha: “Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha”...

Lm. TRẦN THANH SƠN, Giáo Phận Bà Rịa

---------------------------

 

MC 1-ABC317: CHUYỆN: CHUYỆN TỬ TẾ

 

Cách đây hơn hai chục năm, tại khu điều trị phong ở Quy Hòa, Quy Nhơn, đoàn làm phim Chuyện: MC 1-ABC317


1. Cách đây hơn hai chục năm, tại khu điều trị phong ở Quy Hòa, Quy Nhơn, đoàn làm phim Chuyện Tử Tế gặp mặt đông đảo các thầy thuốc và hỏi: “Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy chữa, chia sẻ với người hủi ?” – “Các bà soeurs ! Chuyện đó phải kể đến các bà soeurs !”

Các thầy thuốc, trong đó có nhiều người từ khi rời ghế trường y, cho đến bây giờ đã hai thứ tóc, làm việc ở các trại hủi, đều trả lời như vậy. Gặp các soeurs, những người làm phim sực nhớ lại lời thề Hyppocrate treo ở giảng đường Viện Da Liễu: "Tôi xin hứa và thề nhất luật tuân theo những ước lệ của tính thanh cao và lòng chính trực trong khi hành nghề. Tôi sẽ chữa bệnh không lấy tiền cho những người nghèo khó và không bao giờ được đòi hỏi thù lao quá với công sức của mình. Tôi chỉ mong mọi người dành cho sự quý mến, nếu tôi làm đúng lời thề". Lời thề Hyppocrate là một lời thề tử tế.

2. Năm 26 tuổi, A.Yersin viết thư gửi mẹ: "Con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi một bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống ! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng".

Tâm sự của A.Yersin cũng là trăn trở của nhiều thầy thuốc tử tế. Vậy tử tế là gì ? Một bô lão giảng giải: "Tử tế, các nhà làm phim thân mến ạ, gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ "tử" có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ "tế" có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ "tử tế" gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Sự tử tế, tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời".

Người biên tập bộ phim Chuyện Tử Tế cho hay: "Từ rất xa xưa, cha tôi có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người – người tử tế – trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm”.

XUÂN HÒA, Thanh Niên Online Ngày Thầy Thuốc 27.2.2006

---------------------------

 

MC 1-ABC318: DÁM LÊN TIẾNG


Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm C

 

Người Kitô hữu chúng ta qua bí tích Rửa Tội  được Thiên Chúa trao phó sứ mạng nói lên MC 1-ABC318


TMĐP- Người Kitô hữu chúng ta qua bí tích Rửa Tội  được Thiên Chúa trao phó sứ mạng nói lên Lời hằng sống, lên tiếng cho những sự thật thuộc về Thiên Chúa vì hạnh phúc của con người.

Thiên Chúa là Thiên Chúa nói với con người, và Ngài muốn con người cũng nói với Ngài, nói với nhau, kể cả nói với chính mình, vì không phải ai cũng dám nói, nhất là khi nói ra để rồi chịu thiệt thòi, chống đói, bách hại, tiêu diệt như Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã bị nhiều người lên án, đóng đinh vì nói sự thật của Thiên Chúa, hay như Gioan Tẩy Giả đã bị bắt giam, chém đầu vì dám lên tiếng khiển trách, ngăn cấm vua Hêrôđê lấy vợ của anh mình.

Nhưng dựa vào sức mạnh nào để dám lên tiếng?

Sách Đệ Nhi Luật của Cựu Ước dậy tín hữu dựa vào lich sử cứu độ của Dân Chúa  để lên tiếng. Lịch sử cứu độ ấy được  khởi đầu từ lúc Ápraham được Thiên Chúa chọn với Lời Hứa “trở thành tổ phụ một dân tộc lớn” cho đến ngày toàn dân được giải phóng khỏi ách nô lệ bên Ai Cập và vào Đất Hứa.

Sức mạnh cứu độ của cánh tay Thiên Chúa Giavê ấy đã được biểu hiện qua công trình giải phóng dân khỏi Ai Cập và ban cho dân miền đất phì nhiêu, “chảy sữa và mật ong”, vì có đất làm gia nghiệp là dấu chỉ của hồng ân  Chúa ban, để được sống tự do, độc lập, hạnh phúc dưới sự hướng dẫn, che chở, phù trợ của Chúa, mà  không còn phải  làm thân nô lệ, tôi đòi như lời kinh của dân Do Thái trong ngày lễ dâng Thiên Chúa sản phẩm đầu mùa được ghi lại trong bài đọc thứ nhất: “Và bây giờ, lậy Đức Chúa, này con xin dâng sản phẩm đầu mùa của đất mà Ngài đã ban cho con” (Đnl 25,10).

Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Rôma thì kêu gọi người Kitô hữu hãy dựa vào niềm tin ở Đức Giêsu Kitô, Đấng là Ngôi Lời Thiên Chúa đã sống lại từ cõi chết, mà lên tiếng rao giảng, lên tiếng làm chứng, lên tiếng tuyên xưng  Đức Giêsu là Thiên Chúa cứu độ, Đấng làm cho chúng ta nên công chính, và “là Đấng  qủang đại  với tất cả những ai kêu cầu Người” (Rm 10,12).

Thánh nhân còn quả quyết: “Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng” (Rm 10,8) để thúc đẩy chúng ta lên tiếng, khuyến khích chúng ta dám nói, mà không nao núng, sợ sệt, vì Lời Thiên Chúa là sự thật, “lời khơi dậy đức tin” và luật của Ngài giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích nô lệ tội lỗi.

Và quan trọng nhất, khi chiêm ngắm Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, chúng ta thấy: khi bị ma quỷ cám dỗ, Ngài đã không im lặng, dù là im lặng coi thường, im  lặng bất cần hay im lặng thách thức, cũng không lẳng lặng bỏ đi, nhưng Ngài đã nói cho ma quỷ biết sự thật của Thiên Chúa, sự thật mà ma quỷ phải cúi đầu chân nhận và lủi thủi bỏ đi vì thua cuộc.

Như đã cám dỗ Đức Giêsu khi nói với Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi” (Lc 4, 3), ma quỷ cũng đưa bả vật chất để quyến rũ chúng ta, nhất là giữa thời đại thực dụng và tiêu thụ, ở đó người ta chấm điểm, định giá nhau qua nhà cao cửa rộng, xe hơi đời mới, hột xoàn, kim cương; như đã cám dỗ Đức Giêsu khi nói vói Ngài: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị  cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý. Vậy, nếu ông bái lậy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông” (Lc 4, 6-7), ma quỷ cũng lấy quyền lực thống trị và vinh quang bản thân để mồi chài chúng ta; như đã cám dỗ Đức Giêsu khi nói với Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi. Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn. Lại còn chép rằng: Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá”(Lc 4, 9-11), ma qủy cũng dụ dỗ chúng ta bỏ Thiên Chúa mà thờ ngẫu thần, làm tôi Xatan để được lợi lộc thế gian.

Và như Đức Giêsu khi bị cám dỗ đã cương quyết lên tiếng nói Lời Thiên Chúa, đã  thẳng thắn cất tiếng nói sự thật đời đời của Thiên Chúa và Lời Thiên Chúa, tiếng nói của Thiên Chúa đã đánh gục Xatan và bè lũ, chúng ta cũng không thể làm khác hơn, nhưng noi gương Ngài mạnh dạn lên tiếng rao giảng Lời Thiên Chúa, qủa cảm làm chứng sự thật của Thiên Chúa,  can trường tuyên xưng Sự Thật là Thiên Chúa trước mọi người trong mọi hoàn cảnh, vì chỉ có Lời Thiên Chúa mới là Lời giải thoát, chữa lành, đổi mới, như thánh Phaolô khẳng định: “Có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10, 10).

Tuy vậy, trong cuộc sống đã có rất nhiều lý do chúng ta dựa vào để không lên tiếng, và có nhiều nguyên nhân cản trở việc chúng ta mở miệng làm chứng Thiên Chúa và nói lên những sự thật của Ngài.

Tất nhiên ma quỷ là nguyên nhân hàng đầu, chúng luôn rình rập cám dỗ chúng ta như đã cám dỗ Đức Giêsu để chúng ta chọn im lặng hèn nhát, im lặng đồng loã, im lặng đồng phạm. Bên cạnh ma quỷ là chính chúng ta, vì phải bảo vệ chỗ đứng quyền lực, giữ gìn các mối tương quan có sức mạnh bảo kê, củng cố các mạng lưới lợi thế, lợi nhuận, chúng ta tìm đủ lý do để im lặng, mượn đủ lý chứng để đánh lừa mình hầu không phải lên tiếng, dù việc lên tiếng là bổn phận phải làm, nghĩa vụ phải thi hành, đòi hỏi cấp bách phải kịp thời đáp ứng.

Tóm lại, người Kitô hữu chúng ta qua bí tích Rửa Tội  được Thiên Chúa trao phó sứ mạng nói lên Lời hằng sống, lên tiếng cho những sự thật thuộc về Thiên Chúa vì hạnh phúc của con người. Nhưng để nói lên tiếng nói của Thiên Chúa, nói với muôn dân Lời của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, và nói thay tiếng nói bị bức tử của những  người nghèo khổ, yếu đuối, bị đàn áp là anh em bé mọn của Thiên Chúa (x. Mt 25), chúng ta cần dựa vào Lịch Sử Cứu độ của Dân Thiên Chúa, mà trên dòng lịch sử này, Thiên Chúa đã tỏ lòng khoan dung và thực hiện Lời Hứa của Ngài qua biết bao điều cao cả, kỳ diệu để nhận ra Thiên Chúa là Đấng trung tín, và “mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng” (Rm 10,11); đồng thời dựa vào chính Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, bời nhờ sự chết và sống lại của Ngài, “tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa đều sẽ được cứu thoát” (Rm 10,13), nhất là khi chúng ta bị ma quỷ dồn lực tấn công.

Jorathe Nắng Tím

---------------------------

 

MC 1-ABC319: MÙA THANH TẨY TÂM HỒN


A. DẪN NHẬP

 

Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng: MC 1-ABC319


Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng Mùa Chay là thời gian thuận lợi giúp các tín hữu chú trọng vào việc sám hối bằng việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đề tài này đã có từ lâu trong Giáo hội và đã trở thành truyền thống lên mãi tới thời các giáo phụ.

Bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên phong là Con yêu dấu của Chúa Cha, đã vào trong hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và đã bị ma qủi cám dỗ. Khác với thánh Matthêu và Luca, thánh Marcô nói rất vắn tắt không cho biết diễn tiến cám dỗ và Chúa đã chiến thắng như thế nào. Tuy nhiên, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng này để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta cuộc chiến đấu với Satan và những cám dỗ của nó. Chúng ta sẽ bị ma qủi cám dỗ nhưng theo gương chiến đấu của Đức Giêsu và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta sẽ chiến thắng.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: St 9,8-15.

Nhiều tôn giáo cũng có biết đến một trận hồng thủy do các thần gây nên để tiêu diệt một nhân loại phản loạn. Riêng Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta việc Thiên Chúa tạo nên một trận đại hồng thủy tiêu diệt loài người tội lỗi. Nhưng cũng trình bầy cho chúng ta một Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ phục hồi những gì nạn hồng thủy phá hủy và xây dựng lại một nhân loại trong một bầu khí giao ước và chia sẻ. Ngài cũng hứa sẽ không bao giờ cho nạn hồng thủy tiêu diệt loài người nữa; và dấu hiệu giao ước Ngài ký kết với loài người là chiếc cầu vồng.

Vì thế, cho dầu tội lỗi chúng ta và thế gian có thế nào đi nữa, chúng ta đừng thất vọng, hãy tin tưởng vì nơi Thiên Chúa luôn có sự tha thứ và cứu vớt: chính vì Ngài là Tình yêu vô tận

+ Bài đọc 2: 1 Pr 3,18-22.

Muốn khích lệ các tín hữu đang bị ngược đãi, thánh Phêrô nhắc lại nạn hồng thủy xưa và coi đó là hình bóng của phép rửa tội. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa nhân từ đã cứu sống ông Noe và gia đình ông thế nào thì ngày nay phép rửa cũng cứu thoát con người khỏi tội lỗi, giải thoát con người khỏi hình phạt do tội gây nên. Muốn được như thế chúng ta phải cam kết sống như Chúa Kitô, tức là phải từ bỏ mình và phục vụ vô vị lợi vì lòng mến Chúa và tha nhân.

+ Bài Tin mừng: MC  1,12-15.

Thánh Marcô nói tóm tắt việc khởi đầu sứ mạng của Đức Giêsu với hai biến cố quan trọng:

- Vào hoang địa bị ma qủi cám dỗ.
- Rao giảng Tin mừng tại Galilêa.

Trong suốt 40 đêm ngày chay tịnh (như thời gian xẩy ra cơn hồng thủy) Đức Giêsu với tư cách là con người đã bị ma qủi cám dỗ để đi sai đường lối của Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chiến đấu dũng mạnh và chiến thắng vinh quang để đi đúng đường lối của Chúa là dấn thân vào công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Sau thời gian chay tịnh, Ngài khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng với đề tài cũng giống như của ông Gioan Tẩy giả: ”Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô cũng phải là cuộc chiến đấu và chiến thắng của chúng ta, nghĩa là hãy sống thân mật với Chúa bằng cầu nguyện để có thể mạnh mẽ chống lại sự dữ tấn công chúng ta.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Chiến thắng cám dỗ của ma qủi.

I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ.

1. Ngài vào trong sa mạc.

Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.

2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày.

Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày. Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40: Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).

3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng.

Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ. Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.

Truyện: Anh nông dân keo kiệt.

Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý: quản lý đất đai và tiền bạc.

Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai: ”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân đã biết cách bịt miệng tên qủi. Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.

Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.

II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ.

1. Các giai đoạn của cám dỗ.

Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ:

a) Gợi lên một hình ảnh.

b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.

c) Sau cùng là ưng thuận.

Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất: gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.

Truyện: cách vượt ngục đặc biệt

Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.

Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta phạm tội trọng ngay từ đầu. Vì thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)

2. Những lợi ích của cám dỗ.

Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì:

- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.

- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.

- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám dỗ”.

- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".

3. Kitô hữu trước những thử thách.

Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách như Adong trong vườn địa đàng và như dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa: Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.

Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực). Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(MC  1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy

III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ.

1. Trước cái thế giằng co.

Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan: Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.

Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau: Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm: điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.

2. Quyết tâm cải thiện đời sống.

“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.

Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.

3. Phải đề cao cảnh giác.

Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là: ”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).

Truyện: Cạm bẫy của người Eskimô

Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.

Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.

Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.

Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
(Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm B, tr 143)

4. Cần sự trợ lực của Chúa.

Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ. Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói: ”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).

Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì. Về đêm, trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.

Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc, cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.

Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan, hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.

Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát, Đà lạt

---------------------------

 

MC 1-ABC320: Cám dỗ

 

Để bắt đầu phần chia sẻ hôm nay, tôi xin kể lại trường hợp vượt ngục rất đặc biệt của một tù: MC 1-ABC320


Để bắt đầu phần chia sẻ hôm nay, tôi xin kể lại trường hợp vượt ngục rất đặc biệt của một tù nhân. Đúng thế, ông ta bị nhốt trong một ngọn tháp thật cao và trong phòng thì lại không có một phương tiện nào để có thể leo xuống. Vậy ông ta đã làm gì?

Để vượt ngục, mỗi ngày ông ta chỉ nhổ có hai sợi tóc và xe lại với nhau. Sau một thời gian, ông ta đã làm được một sợi dây bằng tóc khá dài. Ông ta thả sợi dây tóc ấy xuống qua cửa sổ nhà tù. Ở dưới, một người bạn thân đã chờ sẵn. Người bạn này đã buộc một sợi chỉ dài vào đầu sợi dây tóc. Rồi cuối sợi chỉ, người ấy lại buộc thêm một sợi dây vải dài. Cuối sợi dây vải, người ấy buộc một dây thừng nhỏ và cuối sợi dây thừng nhỏ, người bạn ấy buộc một dây thừng to. Sau đó, tù nhân ở trên ngọn tháp cao bắt đầu kéo lên. Hết sợi dây tóc, thì nắm lấy sợi dây chỉ. Hết sợi dây chỉ thì nắm lấy sợi dây vải. Hết sợi dây vải, thì nắm lấy dây thừng nhỏ. Hết dây thừng nhỏ thì nắm lấy dây thừng lớn và ông ta đã dùng dây thừng lớn này để mà vượt ngục cách an toàn trong một đêm trời tối.

Kề lại câu chuyện này, tôi thấy đó cũng chính là đường lối ma quỉ vốn thường dùng để cám dỗ chúng ta. Thực vậy, rất ít khi ma quỉ cám đỗ chúng ta phạm tội trọng ngay từ lúc đầu. Nếu làm thế, ma quỉ sẽ khiến cho chúng ta sợ hãi. Nó cứ từ từ mà tiến. Lúc đầu nó chỉ cám dỗ chúng ta phạm một lỗi nhỏ, rồi sau đó một lỗi lớn hơn và cuối cùng nó mới dẫn chúng ta đến tội trọng.

Chẳng hạn một anh chàng ghiền sì ke. Đâu có phải chỉ trong một sớm một chều mà đã ghiền như dân chuyên nghiệp. Lúc đầu nó cám dỗ anh ta lân la với những người bạn xấu, rủ rê anh làm thử một điếu cho biết mùi đời. Sau một điếu, rồi hai điếu, rồi ba điếu, để cuối cùng trở thành dân ghiền lúc nào cũng không hay biết. Chợt tỉnh và hối tiếc thì cũng đã quá muộn: Trót vì tay đã nhúng chàm, dại rồi còn biết khôn làm sao đây.

Ma quỉ cũng cứ từ từ mà tiến. Nó không bao giờ cám dỗ chúng ta làm hai điều xấu cùng một lúc. Trai lại, sau khi cám dỗ chúng ta làm điều này, nó vẫn còn đủ thời giờ cám dỗ chúng ta lài điều kia. Từ cám dỗ này, nó đưa chúng ta đến cám dỗ khác và những cám dỗ khác nữa. Cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng.

Chẳng hạn nó cám dỗ một người rơi vào vòng cờ bạc. Sau khi đã mê cờ bạc, thì về nhà sẽ đánh vợ chửi con, làm cho gia đình bị tan nát. Và nếu gia đình nghèo, không có tiền để tiếp tục cuộc chơi, thì sẽ sinh ra gian tham và trộm cắp.

Suy nghĩ về trường hợp của Chúa Giêsu, chúng ta thấy ma quỉ cũng áp dụng một chiến thuật như thế. Nó không cám dỗ Ngài quì xuống thờ lạy Satan ngay lúc đầu. Trái lại, cám dỗ thứ nhất nó bảo Ngài làm phép lạ khiến những hòn đá trở nên bánh, để khơi dậy những ước muốn về của cải vật chất. Cám đỗ thứ hai nó bảo Ngài gieo mình xuống khỏi nóc đền thờ, để khơi dậy những ước muốn về quyền hành. Và sau cùng nó mới bảo Ngài quì xuống thờ lạy nó, để khơi dậy sự chối bỏ Thiên Chúa.

Đối với chúng ta cũng vậy, nó không cám dỗ chúng ta ăn cắp một món tiền lờn, khi chưa đưa chúng ta vào thói quen ăn cắp lặt vặt, như tục ngữ đã bảo: Bé không vin, cả gẫy ngành. Bé ăn cắp một trái trứng, thì lớn lên sẽ ăn cắp một con bò.

Bởi đó, đừng khinh thường những sai lỗi nhỏ mọn. Rất có thể vì những sai lỗi nhỏ mọn hôm nay mà ngay mai chúng ta sẽ quay phản bội cùng Chúa.

---------------------------

 

MC 1-ABC321: Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux


CÁM DỖ TRONG HOANG ĐỊA (1,12-13)

 

Khác nào một tia sáng lóe rạng, trình thuật phép rửa vừa chấm dứt, Maccô liền cho ta thấy Chúa: MC 1-ABC321


Khác nào một tia sáng lóe rạng, trình thuật phép rửa vừa chấm dứt, Maccô liền cho ta thấy Chúa Giêsu tiến vào một cảnh vực tối tăm. “Thánh Thần liền thúc đẩy Người vào hoang địa”. Chúng ta cần nhờ chính Thánh Thần của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu vừa lãnh nhận lại lôi kéo Ngài vào hoang địa. Hoang địa nào? Có lẽ là hoang địa Giuđê, nơi ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện (1,4). Nhưng vấn nạn chính yếu là: tại sao lại vào hoang địa? Hậu cảnh của việc đổi đời này ta gặp thấy trong lịch sử Israel, nhân cuộc Xuất hành. Khi ra khỏi Ai Cập, người Do Thái tiến vào hoang địa Sinai. Và ở đó họ đã gặp những thử thách cam go về lòng trung thành với Thiên Chúa (x. Xh 16,1-ABC4; 17,1-ABC17). Về phần mình, chết được thúc đẩy làm lại tiến trình thiêng liêng của dân Thiên Chúa. Việc Ngài đem dìm mình trong nước sông Giođan nhắc lại cuộc dân Israel băng qua Biển Đỏ (Xh 13,17-14,31). Được Thánh Thần thúc đẩy vào hoang địa, Chúa Giêsu gặp lại nơi đó những “cám dỗ” mà Israel xưa kia đã phải chịu trong hoang địa Sinai. Như vậy, khác nào một Môsê mới, Chúa Giêsu hoàn tất cuộc Xuất hành mới: nơi bản thân trung tín của Ngài đã hình thành dân mới của Thiên Chúa.

“Người ở đó bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ” (c.13a), nửa câu ngắn ngủi này rất có ý nghĩa. Đúng là một nhắc nhở về việc Chúa Giêsu cũng chịu cám dỗ như Israel xưa kia. Con số “bốn mươi” làm ta liên tưởng thời gian người Do Thái lưu lạc trong hoang địa (Đnl 8,2). Nhất là, như Maccô nhấn mạnh, Chúa Giêsu chịu Satan cám dỗ trong đó, Satan xưng danh mà Thánh Kinh (từ thời Gióp, G 1,6) gán cho tên thù bí nhiệm, kẻ chống đối việc thiết lập Vương Quốc Thiên Chúa. Ta sẽ thấy Chúa Giêsu đối đầu với hắn trong các vụ trừ quỷ sau này (x.3,22-23). Ở đây, Maccô là tác giả Tin Mừng duy nhất giữ kín nội những cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu (x.Mt 4,1-ABC11 và Lc 4,1-ABC13). Từ đó Maccô mời gọi độc giả tìm coi lại những cám dỗ mà Chúa Giêsu đã gặp trong suốt thời gian Ngài thi hành sứ vụ. Ta thấy nhiều lần Ngài đã bị khuyến dụ dùng quyền năng Thiên Chúa nơi mình để thiết lập Vương Quốc một cách huy hoàng đắc thắng (x.8,11-ABC13.31-ABC33; 12,13; 14,38; 15,29-32). Trong mỗi dịp có thể biểu lộ thần tính huy hoàng như thế, Chúa Giêsu đều tỏ ra khiêm tốn suy phục Chúa Cha. Như vậy không phải là ngẫu nhiên khi Maccô kết thúc trình thuật ngắn ngủi này bằng cách cho ta thấy Chúa Giêsu chiến thắng trước quyền lực của thần Dữ.

“Người sống giữa loài dã thú…” (c.13b). Ở một nơi đặc biệt nguy hiểm, sự gần gũi giữa con người và thú hoang nói đây làm ta nghĩ tới cảnh thân thiện của thời đại “Mêsia” đã được Isaia mô tả: “Chó sói ở với chiên, beo xám bên cạnh dê con, bê với sư tử được nuôi chung một chuồng, và một em bé dẫn chúng đi chăn” (11,6).

“Và các thiên sứ hầu hạ Người” (c. 13b). Câu này muốn nói đến sự hiện diện của Thiên Chúa. Như vậy, Đấng Mêsia được coi như Con Người mới, sống trong mối giao hảo toàn vẹn với đất trời. Câu kết này của phần nhập đề nói lên một ngụ ý sâu xa. Ở chính nơi, tức hoang địa, mà Israel đã thất trung với Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu, vị mục tử dân mới của Thiên Chúa sẽ trọn vẹn trung thành.

Qua những hoạt cảnh nối tiếp nhau tuy vắn gọn nhưng giàu ý nghĩa, toàn thể đoạn văn 1,2-13 làm ta có cảm tưởng như đó là khúc mở màn, khi buổi hòa tấu chưa khởi sự, dàn nhạc tuần tự chơi những điệu chính mà các nghệ sĩ độc tấu và ca đoàn sẽ lặp lại và khai triển qua suốt buổi trình diễn. Lời mở đầu này giống như một “bản liệt kê các chủ đề” của toàn bộ cuốn Tin Mừng. Nốt chủ âm đã được xướng lên. Buổi trình diễn có thể bắt đầu.

TIN MỪNG CỦA THIÊN CHÚA (1,14-15)

Hai câu này khác nào một “bản tóm lược”: một cái nhìn bao quát về sứ vụ của Chúa Giêsu như sẽ diễn ra các trình thuật tiếp theo. Maccô đặt Chúa Giêsu trong khuôn khổ những sinh hoạt chính yếu của Ngài tóm lược sứ vụ của Ngài cách thật cô đọng.

Mọi từ trong đoạn văn đều đáng quan tâm (c.14a). Chúng được cân nhắc cẩn thận. Trước hết ta được cho hay rằng Chúa Giêsu chỉ khởi đầu sứ vụ khi Gioan chấm dứt sứ vụ của ông và bị bắt giam. Như vậy là có một mối tương quan giữa sứ vụ của hai người. Maccô không nói Chúa Giêsu từ hoang địa Giuđa trở về (1,12). Không một chuyển tiếp nào cả, ông cho thấy ngay Chúa Giêsu đi tới Galilê. Đó là tỉnh miền Bắc xứ Palestin, nơi Chúa Giêsu sinh trưởng (x. Lc 4,14-16). Nhưng nhất là vì danh xưng Do Thái của nó, “Galilê” là “miền đất ngoại bang” (Is 8,23). Từ nhiều thế kỷ đây là ngã ba đường của các dân tộc. Vì những đoàn quân ngoại quốc và các thương gia đều phải qua lại nơi này, nên Galilê là vùng đất chung đụng từ xưa giữa những người Do Thái và dân ngoại. Trong Tin Mừng Maccô, Chúa Giêsu sẽ coi vùng đất này như một trung tâm “truyền giáo” tuyệt hảo. Vì ranh giới của miền này không rõ ràng nên người Israel dễ có liên hệ với những vùng đất dân ngoại bao quanh: phía bắc có Tia và Siđon, Syrô-Phênêci (bây giờ là Libăng), phía nam có miền Thập tỉnh (bây giờ là Gioocđani). Khi coi Galilê là địa bàn hoạt động chính của Chúa Giêsu, Maccô muốn nhấn mạnh rằng lời ngôn sứ mang tính phổ quát về Đấng Mêsia trong Isaia đã ứng nghiệm: “Dân đi trong bóng tối đã nhận thấy ánh sáng rạng ngời, trên dân cư của xứ sở một luồng sáng đã bừng lên” (Is 8,23-9,1).

Trong miền đất Galilê này, Chúa Giêsu khởi sự “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa” (c. 14b). Đó là lời loan báo ơn cứu độ “đến” từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu mang theo với Ngài “Tin Mừng” này (1,1). Các độc giả của Maccô hiểu rất rõ diễn ngữ “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa”. Đó là nhiệm vụ các Tông đồ đã lãnh nhận sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh (1Tx 2,8). Nhiệm vụ này là làm cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu đã tỏ mình ra là Đấng Mêsia và là Con Thiên Chúa được các ngôn sứ loan báo. Chính Ngài là “Đấng Cứu độ trần gian” (Ga 4,42).

Tiếp theo, Maccô tóm lược trong hai câu đề tài căn bản trong lời công bố của Chúa Giêsu. Trước hết loan báo rằng giờ thi hành sứ vụ đã đến (c. 15a), nơi các Kitô hữu tiên khởi, thành ngữ “thời kỳ đã mãn” đã trở thành cổ điển. Nó có nghĩa là khi Chúa Giêsu đến là “thời gian đã đầy đủ” (Gl 4,4). Ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đã hoàn thành nơi Chúa Giêsu: Ngài là Đấng Mêsia đã đến để đưa lịch sử tới hồi chung cuộc “Nước Thiên Chúa đã đến gần” cũng là một xác tín của Thánh Kinh. Từ ngày thoát khỏi cảnh lưu đày ở Babilon, Israel đặt tất cả hy vọng vào việc Thiên Chúa đích thân ngự đến và việc thiết lập Vương Quốc Ngài trên mọi dân tộc. Nơi các ngôn sứ lòng mong đợi này càng khẩn thiết hơn (Mi 4,7; So 3,15b; Za 14,9 v.v…). Với Chúa Giêsu, Thiên Chúa hiện diện đang đích thân hoạt động. Vương Quốc Ngài đã gần kề (Mt 12,28b).

Và Maccô kết thúc bản tóm tắt sứ điệp của Chúa Giêsu bằng cách đặt nơi miệng Ngài một lời kêu gọi cấp bách phải hoán cải để đón nhận trong đức tin biến cố hân hoan này (c.15b). Hoán cải –theo sát tiếng Hy Lạp- có nghĩa là “thay đổi não trạng”. Việc biến đổi này, một biến đổi cốt yếu nơi con người để trở lại với Thiên Chúa, cũng chính là nền tảng trong lời giảng dạy của các ngôn sứ (Am 4,6-12). Ở đây, Chúa Giêsu lặp lại một điểm nòng cốt trong sứ điệp của Gioan Tẩy Giả (1,4). Nhưng cùng với sự hoán cải cần phải có “niềm tin” vào Tin Mừng. Đó cũng là lời mời gọi của các Tông đồ khi lần đầu tiên các ngài công bố sự kiện Chúa Giêsu Phục Sinh. Phaolô đã làm thế ở Ephêsô: “Tôi kêu nài những người Do Thái và Hy Lạp trở lại với Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu” (Cv 21,21).

Không phải là ngẫu nhiên, nếu ở đây Maccô nhấn mạnh tới mối liên tục giữa sứ vụ của Giáo Hội và sứ vụ của Chúa Giêsu. Giữa hai sứ vụ này là cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Người loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa lại trở nên chính đối tượng của lời loan báo. Điều này không thể không gây ấn tượng nơi độc giả.

---------------------------

 

MC 1-ABC322: Sống là chiến đấu.

 

Một buổi chiều, cha bề trên một tu viện kia hỏi một tu sĩ:  - Hôm nay con đã làm gì?: MC 1-ABC322


Một buổi chiều, cha bề trên một tu viện kia hỏi một tu sĩ:

- Hôm nay con đã làm gì?

- Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời, con rất bận bịu mà nguyên sức con không thể nào làm nổi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Thưa cha, ngày nào con cũng phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, dạy hai con diều hâu, thắng một con cá sấu, trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân.

- Con nói gì thế? Cha bề trên cười hỏi lại, những việc như thế làm gì có trong tu viện này?

- Thưa cha bề trên, thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con, con phải gìn giữ cho nó luôn trong sáng, không để nó thu giữ những hình ảnh xấu xa. Hai con nai là hai chân của con, con phải luôn trông coi từng bước đi, để chúng bước đi trên nẻo chính đường ngay. Hai con diều hâu là hai bàn tay của con, con phải luôn bắt nó làm những việc tốt. Con cá sấu là cái lưỡi của con, con phải kìm hãm hằng ngày để nó khỏi thốt ra những lời nói thâm độc và thô bỉ. Con gấu là trái tim của con, con phải trừng trị để khỏi ích kỷ và phô trương. Còn bệnh nhân là chính thân xác con, con phải canh phòng ráo riết để nhục dục không xâm nhập và luôn lành mạnh.

Tu sĩ này có lý, thưa anh chị em, vì sống là chiến đấu. Đời là một cuộc trường kỳ chiến đấu, và cuộc chiến cam go nhất chính là cuộc chiến cam go nhất chính là cuộc chiến với bản thân. Địch thù ẩn núp ngay trong bản thân mình chứ không ở đâu xa. Chúa Giêsu trong cuộc đời trần thế cũng không thoát khỏi cuộc chiến đấu này. Ngài đã quyết liệt chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Tin Mừng hôm nay đã kể lại, lúc khởi đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã được Chúa Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách –tương tự như Ađam khi xưa ở vườn Eden- Địa đàng, hay dân Do Thái 40 năm trong sa mạc để chịu thử thách. Nhưng Ađam khi xưa trong vườn địa đàng đã nghe theo lời xúi giục của Satan đội lốt con rắn, đã bất tuân lệnh Thiên Chúa, đã ăn trái cấm, vì không muốn làm người mà muốn làm Thiên Chúa. Ông đã sa ngã trước thử thách, kéo theo hậu quả khốc hại muôn đời cho con cháu loài người. Bốn mươi năm trong sa mạc cũng là thời gian thử thách lâu dài đối với dân Do Thái. họ cũng đã sa ngã trước thử thách: bao lần phản loạn, chống đối ông Môsê, kêu trách Thiên Chúa, muốn quay trở lại Ai Cập với kiếp nô lệ hơn là tiến về Đất Hứa.

Còn Chúa Giêsu trong sa mạc 40 đêm ngày đã cương quyết trung thành với Thiên Chúa, dứt khoát chọn lựa đứng về phía Thiên Chúa. Theo Thánh Matthêu và Luca thì Satan đã dùng cơm bánh, quyền phép, danh vọng để cám dỗ Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã dùng lời Kinh Thánh để cương quyết khước từ cám dỗ và nói lên ý muốn dứt khoát chọn lựa con đường của thánh ý Chúa Cha, con đường khổ nạn thập giá. Cuối cùng Satan phải chịu rút lui, nhường chỗ cho các thiên thần đến phục vụ Ngài. Chúa Giêsu đã chiến thắng cám dỗ. Sức mạnh làm cho Ngài chiến thắng chính là Lời Chúa trong Kinh Thánh và thái độ cương quyết đứng về phía Thiên Chúa, thực thi ý muốn của Chúa Cha.

Anh chị em thân mến,

Là tín hữu, chúng ta cũng có thể chiến thắng như Chúa Giêsu, nếu chúng ta biết chọn đứng về phía Thiên Chúa, lắng nghe Lời Chúa và để Chúa hướng dẫn đời sống chúng ta. Cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu đã chứng tỏ: con người có thể thắng được những chước mê hoặc dụ dỗ của Satan, nếu biết dựa vào sức mạnh của Chúa. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không chấp nhận thách thức Thiên Chúa, chúng ta không theo Chúa chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cơm bánh. Chúng ta không theo Chúa để bắt Chúa phục vụ đời sống thể xác hay vật chất của chúng ta. Chúng ta không coi Thiên Chúa như một sức mạnh phù phép để làm những việc phi thường, để biểu diễn những pha ngoạn mục. Chúng ta cũng không lòn cúi, quy lụy Satan để được làm chúa thiên hạ. Chính Thiên Chúa mới là Chủ tể vũ trụ, là Chúa của chúng ta.

Hôm nay cùng với Chúa Giêsu, chúng ta đi vào sa mạc của chúng ta. Không phải sa mạc của muôn thú và quỷ ma, nhưng là sa mạc của tâm hồn chúng ta. Theo Kinh Thánh, sa mạc là nơi thoát tục để con người gặp gỡ và sống thân mật với Thiên Chúa tình yêu. Ngôn sứ Hôsê đã diễn tả ý nghĩa của sa mạc rất đúng khi ông viết: “Thiên Chúa phán: Ta sẽ dẫn người yêu của Ta vào sa mạc, để ở đó Ta thủ thỉ với nàng” (Hs 2,16). Sa mạc là nơi sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Vì thế, chúng ta hãy bịt tai trước những tiếng ồn ào bên ngoài, những lời xúi giục, dụ dỗ của Satan. Ngày nay và hằng ngày vẫn luôn có những tiếng xúi giục như vậy. Đừng tưởng chỉ có tiếng nói bên ngoài, tiếng của Satan có thể nói lên ngay trong tâm hồn chúng ta. Nó xúi giục chúng ta đừng sống theo Lời Chúa. Sống theo Tin Mừng sẽ thiệt thòi lắm! Sống như người ta, làm như người đời, dễ biết bao, lợi biết mấy! Nhưng nghe theo những tiếng xúi giục ấy là phản bội Chúa, là từ bỏ Chúa, là lựa chọn không đi theo Chúa nữa. Như thế là lại rơi vào số phận khốn khổ của Ađam khi xưa, của dân Do Thái ngày trước. Tất cả đã sa ngã trước thử thách. Chúng ta hãy theo gương Chúa Giêsu, chọn tình Chúa làm hạnh phúc, lấy Lời Chúa làm lẽ sống, làm sức mạnh, để chiến thắng tội lỗi và sống gắn bó với Thiên Chúa.

Thưa anh chị em,

Thử thách và sa mạc là để thanh luyện tâm hồn, để chuẩn bị cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, trong tương quan với Chúa và với anh chị em. Trong sứ điệp Mùa Chay năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Mùa Chay nhằm giúp các tín hữu sống lại lộ trình 40 năm dân Israel đã trải qua trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, với một nỗ lực thanh luyện bản thân, ý thức tình trạng nghèo khó và bấp bênh của cuộc sống và khám phá ra sự can thiệp quan phòng của Chúa. Ngài mời gọi người tín hữu hãy mở đôi mắt để nhìn thấy nhu cầu cấp bách nhất của anh em chúng ta. Bằng cách ấy, Mùa Chay cũng trở thành mùa liên đới với những con người và với những dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới đang sống trong hoàn cảnh bấp bênh, tạm bợ, không cửa không nhà”. Đức Thánh Cha còn nói: “Hãy đón nhận lời mời gọi hoán cải của Đức Kitô để gắn bó bền chặt hơn với Thiên Chúa, Đấng Thánh và giàu lòng thương xót, cách riêng trong Mùa Chay, mùa ân sủng này. Ước gì Mùa Chay sẽ giúp cho mỗi người biết lắng nghe tiếng Chúa mà mở tâm hồn ra tiếp rước tất cả những người đang sống túng thiếu”… “Chính lúc tỏ ra cởi mở và quảng đại mà Kitô hữu, với tính cách riêng rẽ hoặc tập thể, có thể phục vụ Đức Kitô hiện diện trong người nghèo và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Đức Kitô đã đi trước chúng ta trên con đường này. Sự hiện diện của Ngài là một sức mạnh và là một khích lệ: Ngài cho ta được tự do và trở thành những chứng nhân của tình yêu thương”

---------------------------

 

MC 1-ABC323: Tầm quan trọng của một phản ứng tốt

 

Điều mà trong ngôn ngữ thông thường chúng ta gọi là “cám dỗ” thực ra trên bình diện tôn: MC 1-ABC323


Điều mà trong ngôn ngữ thông thường chúng ta gọi là “cám dỗ” thực ra trên bình diện tôn giáo lại là một thực tại rất phức tạp. Vì tính cách phức tạp đó chúng ta không thể nhận ra cách dễ dàng Chúa Giêsu đã muốn bị cám dỗ về sự gì và cách nào. Có nhiều yếu tố trong cách thức thông thường để hiểu sự cám dỗ

- cái gợi lên lòng ước muốn;

- động lực thúc đẩy có căn nguyên nội tâm hay từ bên ngoài, lôi cuốn vào một hành động;
- phát hiện bằng một cuộc thử thách, những đức tính hay là những nết xấu của một người nào;

- xúi giục phạm tội, hoặc bằng sự kích thích các thú vui xác thịt, hoặc bằng cách lường gạt, thúc đẩy làm điều xấu nguỵ trang với những bề ngoài của sự tốt lành (một sự tốt lành giới hạn nào đó).

Con người đầy dục vọng, chúng ta luôn luôn sẵn sàng thức dậy. Tội nguyên tổ đã làm rối loạn sự diễn tiến của các dục vọng đó, thành thử các dục vọng ấy ngày nay lan tràn đến cả những việc xấu cũng như những việc tốt. Khi một việc xấu đề nghị với chúng ta một ước muốn, thì đó là một sự cám dỗ. Nhưng đến chừng nào việc xấu ấy còn ở ngoài chúng ta và đến khi nào nó vào hẳn bên trong chúng ta? Nhiều sự dơ bẩn có thể làm hoen ố một con người song vẫn không làm thiệt hại gì. Để so sánh, tục ngữ có câu: “Nước đổ đầu vịt” là thế. Trái lại, sự rấy lên của lòng ước muốn một điều xấu xa, có thể khuấy rối hay gây ra một tâm trạng mù mờ nửa phạm tội nửa không. Tình trạng đó người ta cho là chưa hẳn có tội, nhưng làm lo ngại. Chúng ta không nói đến sự ưng thuận tất nhiên dẫn đến tội rồi.

Trong giới hạn nào, chúng ta có thể suy tư về sự cám dỗ của Chúa Giêsu?

Mà đây là một sự kiện. Chúa Giêsu muốn biết sự cám dỗ. Người ở trong sa mạc 40 ngày, chịu satan cám dỗ. Người để cho ma quỷ đề nghị với nhân tính của Người, những gì mà nơi chúng ta, gợi lên lòng kiêu ngạo, tính xác thịt và máu tham lam. Chúa Giêsu có bị thử thách bởi sự quyến rũ nào vào sự tội không? Sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu bắt buộc ta trả lời ngay là không. Nhưng Người muốn thử chịu sự nung đốt của những cái thường làm cho các dục vọng của chúng ta cuống quýt. Người muốn dìm thứ vàng ròng của sự thánh thiện Người vào trong lò lửa, ở đó sự yếu đuối của chúng ta tan chảy như chì và nhất là Người muốn cho chúng ta thấy phải phản ứng thế nào?

Chúa Giêsu đã phản ứng như người ta phản ứng khi bị bỏng, nghĩa là bằng phản ứng tự vệ và đề phòng. Người không có bàn cãi với sự cám dỗ. Người đã nhận ra nó tức khắc, và tức khắc người đuổi nó đi, không tranh luận. Đó là bài học thực hành chính yếu mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Đâu là phương cách tốt nhất để nhận ra và đẩy lùi cơn cám dỗ? Phương cách tốt nhất, đó là hãy duy trì nơi mình một ý chí tích cực trung thành với Thiên Chúa. Chúa Giêsu phản ứng bằng bản năng và phản ứng, tại sao vậy? Vì Người là một con người hoàn toàn bị thu hút bởi Con Thiên Chúa. Cũng là người thật như chúng ta, nhưng Người còn là Con Thiên Chúa. Người chống cự lại sự dữ với sự mãnh liệt, và sức mạnh của Thiên Chúa. Người phản ứng lại như thế, vì Người là con ngừơi và là Thiên Chúa. Nếu chúng ta đem gương Chúa Giêsu vào trình độ chúng ta, Chúa dạy chúng ta rằng, chúng ta phải chống cự lại cơn cám dỗ tuỳ theo sức loài người chúng ta nếu chúng ta mang Chúa trong mình cách sâu đậm, chúng ta sẽ phản ứng chống lại cơn cám dỗ với sự sáng suốt và nghị lực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta được ơn không thể bị sa ngã, trái lại là khác, song qua sự việc trên Chúa dạy chúng ta bằng những danh từ nào, chúng ta phải dùng để đặt vấn đề sự cám dỗ. Cuối cùng, chỉ còn lại cho chúng ta việc chính yếu phải lo, đó là lòng trung thành với Chúa, chuyện không chiều theo chước cám dỗ tất nhiên sẽ đến

Chúng ta chỉ còn phải lo cầu xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta khỏi sa chước cám dỗ. Chúng ta hãy cầu xin để Người hằng gìn giữ chúng ta khỏi những cuộc tấn công của sa tan, khỏi những phản bội của sự yếu đuối của chính chúng ta và khi mặc dầu vậy, Chúa vẫn cho phép cơn cám dỗ kéo đến, chúng ta hãy kêu xin Người ban cho chúng ta đủ sáng suốt và sức mạnh để chống lại sự dữ.

---------------------------

 

MC 1-ABC324: Chú giải của Fiches Dominicales


SAU KHI CHỊU THỬ THÁCH VÀ CHIẾN THẮNG, ĐỨC GIÊSU KHỞI ĐẦU SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO Ở GALILÊ

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1) Thần Khí đẩy Người vào hoang địa.

 

Mỗi năm cứ đến Chúa nhật thứ I Mùa Chay chúng ta lại đọc tường thuật về cuộc Cám dỗ của: MC 1-ABC324


Mỗi năm cứ đến Chúa nhật thứ I Mùa Chay chúng ta lại đọc tường thuật về cuộc Cám dỗ của Đức Giêsu. Matthêu và Luca trình bày giai thoại này như một cuộc đọ sức mà hai bên dùng lời Cựu ước để tranh thắng bại, giữa Đức Giêsu và Tên Cám Dỗ. Còn về phần Maccô, ông đã khôn khéo tóm lược trong hai câu, vừa ngắn gọn lại vừa đầy đủ.

Đức Giêsu vừa đến xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa ở sông Giođan. Ở đó Người đã được thánh hiến để làm Đấng Mêsia Vua và làm người Tôi Tớ của Thiên Chúa. "Đây là Con Ta yêu dấu”, tiếng từ đám mây đã tuyên phán như vậy, "trong Người, Ta được hài lòng”. Là Môsê mới, Người đã băng qua nước thuộc về một cuộc xuất hành mới. Người được giao trọng trách tụ họp một dân mới để dẫn họ về đất hứa; Người đã nhận lãnh Thần Khí là quyền năng của Thiên Chúa để chu toàn trọng trách đã nhận.

Maccô viết tiếp: Chính Thánh Thần liền đẩy Người vào hoang địa.

+ "Liền": Còn cách nào nhấn mạnh mối tương quan giữa phép rửa và cuộc thử thách hơn thế? Nào ta có thể cảnh báo những ai đã chịu thanh tẩy hoặc những dự tòng đang chuẩn bị để lãnh bí tích này một cách rõ ràng hơn, rằng họ đừng ngạc nhiên khi họ phải đương đầu với thử thách?

+ "Thần Khí đẩy Người vào hoang địa", nếu dịch nguyên văn thì phải viết: "ném người vào hoang địa”, giống như dân Israel thuở xưa, khi được lôi ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, đã bị ném ra ngoài, bị xua đuổi đi (Xh 6,1; 11,1; 12,33).

Tại sao lại vào "sa mạc"? - Thưa bởi vì theo truyền thống Kinh Thánh, hoang địa nơi thử thách cũng là nơi con tim Thiên Chúa và lòng tin con người được bộc lộ, nơi khởi đầu mọi sự; nơi thiết lập Giao ước.

J . Potin viết: "Đối với người Do Thái thì hoang địa là nơi thử thách ròng rã 40 năm dài. Dân Israel lâm vào một cuộc chiến không ngừng là chọn giữa Thiên Chúa thật, Đấng vừa cứu họ khỏi ách nô lệ và tự mạc khải ở núi Sinai, với bên kia là những tà thần, nào là của Ai Cập, nào là của những dân ở Canaan, những thần mà lúc nào họ cũng muốn chạy theo. Đức Giêsu không thoát khỏi cuộc thử thách này. Thử thách bắt buộc người, Vị được chọn của Thiên Chúa, phải lựa chọn một lần dứt khoát, cái lựa chọn sẽ dẫn Người đến con đường thảm kịch. Trong hoang địa, cái đói cái khát làm nổi lên trước mắt những vùng sáng chói ngời, đó có thể là những ảo ảnh, mà cũng có thể là dân Hứa. không ai có thể chọn trải qua cuộc chiến như thế, nếu không là kẻ tự phụ. Người ta bị Thần Khí đẩy vào, như Maccô đã viết, Thần Khí sức mạnh của Thiên Chúa từ nay được che giấu sâu kín trong ý chí và trong con tim" ("Jésus, l'histoire vraie", Centurion, trang 114).

2) Đức Giêsu đối đầu và toàn thắng thử thách.

“Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ”, Maccô viết tiếp.

"Bốn mươi": đối với người am hiểu Kinh Thánh đây là một con số mang nặng ý nghĩa: con số tượng trưng sửa soạn cho một cuộc khởi đầu mới. Nước Đại hồng thuỷ đã tràn ngập mặt đất suốt 40 ngày và 40 đêm, trước khi Thiên Chúa lập giao ước với ông Noe và dòng dõi. Trong 40 ngày và 40 đêm, ông Môsê chuẩn bị trên núi Sinai lãnh nhận Lề luật của Giao ước trước khi truyền lại cho dân. Trong suốt 40 năm, dân Israel được Thiên Chúa gỡ cho khỏi ách nô lệ Ai Cập đã dong duỗi hành trình trong hoang địa trước khi vào được Đất Hứa. Cũng trong 40 ngày và 40 đêm, ngôn sứ Êlia đã đi bộ về núi Horép, núi của Thiên Chúa, để ở đó lãnh nhận sứ mạng tái lập giao ước.

Ở đây thánh ký Maccô tỏ cho ta thấy rằng một khởi đầu mới đã khai mào. Đức Giêsu đã muốn làm lại cuộc hành trình do chính bản thân, cuộc hành trình thiêng liêng của dân Người; Người chiến thắng những cám dỗ mà xưa kia dân Israel đã bị thất bại trong hoang địa, với vai trò Môsê mới, Người đi đầu dẫn dắt dân mới về Đất Hứa.

- Trong Tin Mừng của ông, Maccô cũng không quên nhấn mạnh cám dỗ, mà Đức Giêsu phải liên lỉ đương đầu, là dùng quyền năng thần thiêng để áp đặt vương quốc Thiên Chúa. Ong tuy chỉ nhắc đến bằng một câu hết sức sơ sài; ông viết: "Người chịu Satan cám dỗ ".

Rồi bằng một câu ngắn, ông công bố cuộc khải hoàn của Đức Giêsu trên quyền lực của sự dữ:

- "Người sống giữa loài dã thú". Đó là một cách tuyên bố rằng Đức Giêsu khánh thành thời đại cứu thế, mà ngôn sứ Isaia nói đến: "sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ, bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng" (Is 11,6).

+ "Và có các thiên sứ hầu hạ Người". Một kiểu nói của Maccô ám chỉ sự trợ giúp thần thiêng dành cho người mà trong gian nan thử thách đã đặt hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chua. Ở trong Cựu ước - Matthêu và Luca trong tường thuật song hành đã trich dẫn rõ ràng Thánh vịnh 90: "Người truyền cho thiên sứ và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vập chân vào đá”.

J. Hervieux kết luận: Đấng Mêsia xuất hiện như một Con Người mới, sống hoà hợp tuyệt vời với trời cao cũng như đất thấp. Câu kết của đoạn Dẫn Nhập nay nói lên rất nhiều điều. nơi mà Israel đã tỏ ra bất trung với Thiên Chúa, thì Đức Giêsu, vị Chủ lại của dân mới, đã tỏ ra thái độ trung thành tuyệt hảo" (L’Evangile de Marc", Centurion, trang 25).

3) Khai mạc sứ mạng của Người ở Galilê.

Thế giới mới mà Đức Giêsu vừa khai mở do toàn thắng Satan trong cuộc thử thách nơi hoang địa, bây giờ Người công bố bằng lời nói và bằng hành động.

Maccô nêu rõ, Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng của người . “Sau khi ông Gioan bị nộp" để nói lên sự liên tục của sứ mạng Người với sứ mạng của Gioan.

"Người đến miền Galilê”, là quận của dân ngoại, là miền đất cư ngụ người Do Thái pha trộn người dân ngoại, là tỉnh bị Giêrusalem coi khinh.

Người công bố khai mạc thời đại mà những loan báo của các tiên tri được thực hiện. Giờ đây Thiên Chúa bắt đầu hoạt động ra tay, Vương quốc của Người đã đến gần: "Thời kỳ đã mãn và Triều đã Thiên Chúa đã đến gần”? Người ta cần phải thống hối ngay để đón nhận biến cố hồng phúc này trong đức tin: "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

BÀI ĐỌC THÊM.

Một cuộc lật ngược ngoạn mục, chỉ bằng 1 câu văn.

(H.Vulliez, trong cuốn ~dieu si proche, Năm B" Brouwer, trang 34).

Thánh ký Maccô chỉ dùng một câu văn mà trình bày được một cuộc lật ngược ngoạn mục: một Đức Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa, trở thành một Đức Giêsu sáng ngời trong một vũ trụ hoà hợp và xinh đẹp. Đó là tạo thành mà Thiên Chúa yêu quý. Một Đức Giêsu toàn thắng sự dữ, trong một thế giới được hoà giải với chính mình và với Thiên Chúa. Ở đó ta tìm thấy toàn bộ Kinh Thánh, toàn bộ lịch sử nhân loại, chỉ trong vài hàng chữ đầy kỷ niệm, ta thấy nổi lên nguồn hy vọng vượt khỏi tầm mức con người.

Đức Giêsu ở trong hoang địa 40 ngày chịu sa tan cám dỗ. Thế rồi, báo trước buổi bình minh vượt qua, Người sống an hoà với mãnh thú, và các thiên sứ từ trời xuống hầu hạ Người. Hoang địa, một vùng đất mênh mông đầy thế lực thù nghịch. Cuộc sống luôn bị thần chết đe doạ. Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người đến để lật ngược tình thế: là trả lại cho Thiên Chúa và cho vũ trụ đã ra méo mó, dung mạo của Thiên Chúa. Thần Khí bay lượn trên miền đất khô ráo và kìa Đấng Hằng Sống chỗi dậy trong một khu vườn xanh tươi và nở đầy bông. Bức phù điêu khắc hình Ađam đã lật sang mặt kia có hình Đức Kitô. Địa đàng đã không bị mất phía sau mình. Mà nó đang ở phía trước, người ta phải tìm kiếm thì mới tìm thấy, nhờ cộng tác với Đức Giêsu và nhận Thần Khí.

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, 40 ngày sa mạc để được quyến rũ và lôi kéo bởi niềm hy vọng mãnh liệt, hy vọng rằng mọi vật trong vũ trụ sống hoà hợp trong Đức Kitô, tuy chưa hoàn tất; nhưng đang hoạt động rồi.

---------------------------

 

MC 1-ABC325: ĐỨC GIÊSU CHIẾN THẮNG SATAN


Máccô 1,12-15

 

Muốn chuẩn bị lòng trí đón Chúa đến, người ta phải triệt để quay về với Thiên Chúa, phải  cậy MC 1-ABC325


Muốn chuẩn bị lòng trí đón Chúa đến, người ta phải triệt để quay về với Thiên Chúa, phải  cậy dựa vào Lời Người.

Lm PX Vũ Phan Long, ofm

I. NGỮ CẢNH

Đây là phân đoạn cuối của Lời tựa (1,1-ABC15), kể lại những hoạt động đầu tiên của Đức Giêsu sau khi chịu phép rửa.

II. BỐ CỤC

Bản văn này gồm hai đơn vị:

1) Cám dỗ trong sa mạc (1,12-13);

2) “Bản  tóm tắt” công việc rao giảng  của Đức Giêsu tại Galilê (1,14-15):

      a- nơi chốn và thời gian (c.14a),
      b- chính “bản tóm tắt” (cc. 14b-15).

III. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

- Thần Khí đẩy Người (12): Động từ Hy-lạp ekballô, “quăng ra; đuổi; kéo ra”, thuộc thì “hiện tại lịch sử” (historic present), một thì tiêu biểu của TM Máccô. Trong tác phẩm, động từ này luôn luôn hàm ý sức mạnh, có khi là một sức mạnh áp đảo (đuổi ma quỷ: 1,34; 3,15.22.23; 6,13; 7,26; 9,18.28.38; 16,9.17. Về người: 1,43; 5,40; 11,15; 12,8). Các Tin Mừng Nhất Lãm khác dùng những động từ nhẹ nhàng hơn (Mt: anagesthai, “được dẫn”; Lc: agesthai,“được dẫn”). Ý nghĩa: chính Thánh Thần đã là sức mạnh làm cho Đức Giêsu đi vào hoang địa.

- bốn mươi ngày (13): Trong Mt và Lc, giữa những câu trao đổi giữa Đức Giêsu và Satan, trích từ sách Xh và Ds, chúng ta hiểu đây là mọt quy chiếu về biến cố Xuất Hành. Còn trong MC , có thể con số “40” này là một âm vang của cuộc thử thách 40 ngày mà Môsê (Xh 34,28) và ngôn sứ Êlia (1 V 19,1-ABC8) đã trải qua.

- hoang địa (sa mạc): Sa mạc có ảnh hưởng dọc theo lịch sử Dân Thiên Chúa. Lịch sử này đã ghi lại hai kỷ niệm có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng thật ra là hai mặt của cùng một hoàn cảnh: (1) Thời gian ở trong hoang địa trước tiên được trình bày như thời kỳ sống lý tưởng của Dân được Thiên Chúa tuyển chọn; khi ấy, lý tưởng tôn giáo của họ phát triển phong phú và họ sống lý tưởng này ở mức hoàn hảo. (2) Nhưng đây cũng là thời thử thách, thậm chí thời trừng phạt, dành cho tội lẩm bẩm kêu ca và bất phục tùng. Hoang địa vừa là nơi con người tách mình khỏi trần thế để được thanh luyện (các nhân vật lớn của dân Chúa đến đây để làm cho các chương trình của mình được chín muồi, hoặc để tái phục hồi lòng nhiệt thành), vừa là nơi thử thách. Ở đây, hoang địa là nơi đáng sợ bởi vì có các dã thú cư ngụ. Tác giả không quan tâm xác định một địa điểm theo địa lý.

- Satan (Hp. Sâtân, “kẻ tố cáo, kẻ chống đối” (Hl. satanas; x. MC  3,23.26; 4,15; 8,33): Tên này tương tự với diabolos, “ác thần”, “quỷ”, kẻ điều hành những sức mạnh xấu xa, đối thủ của Thiên Chúa, kẻ thù của loài người.

- cám dỗ (Hl. peirazomai, “bị thử thách”, “bị cám dỗ”): Ở đây động từ này hàm ẩn một ý đồ gian ác. Hành động cám dỗ được mô tả như  là xảy ra suốt thời gian 40 ngày. Mặc dù tác giả MC  không mô tả chi tiết hơn việc quỷ cám dỗ Đức Giêsu, ta có thể giả thiết là cuộc cám dỗ có một lý do Kitô học, tức được nhắm vào việc thi hành nhiệm vụ Mêsia. Người đã thắng Satan như một báo trước; Người sẽ thắng nó vĩnh viễn (x. 2 Tx 2,3-12; Kh 19,19t; 20,2.10).

- sống giữa loài dã thú và có các thiên thần hầu hạ: Hoang địa Giuđê là nơi cư trú của nhiều loại dã thú; sự kết nối giữa các thiên thần hầu hạ (diêkonoun: thì vị hoàn [imperfect] để mô tả một việc phục dịch kéo dài suốt thời gian ở trong hoang địa) và sự che chở khỏi các thú dữ khiến có thể coi Tv 91,11-ABC13 là một bối cảnh. Với hoạt cảnh này, tác giả cho hiểu là với Đức Giêsu, thời cánh chung đã bắt đầu: Đức Giêsu là Ađam mới, có thể đưa ta trở lại Địa đàng.

- Sau khi ông Gioan bị nộp (14): Gioan Tẩy Giả lại được giới thiệu là Tiền hô của Đức Giêsu. Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai sau hoạt động của Gioan. Chi tiết này thuộc về lược đồ lịch sử cứu độ hơn là lịch sử trần thế: Đức Giêsu không thể bắt đầu được trước khi vị Tiền hô ra khỏi sân khấu. Kết thúc tàn bạo Gioan phải chịu cũng gợi ý xa xa về số phận của Đức Giêsu. Động từ hl paradothênai (thái bị động) khiến ta phải thấy ở đây có bàn tay của Thiên Chúa làm việc (áp dụng cho Đức Giêsu: 9,31; 10,33; 14,41) .

- Tin Mừng của Thiên Chúa: Công thức với thuộc-cách này vừa có nghĩa là Tin Mừng đến từ Thiên Chúa và Tin Mừng nói về Thiên Chúa. Đây là một “Tin Mừng”, nghĩa là tin về một sự kiện có thật, chứ không phải là một suy diễn, một giả thiết, một lý thuyết, thậm chí một lệnh truyền. Do có mạo từ xác định, đây chính là Tin Mừng tuyệt hảo, mà người ta không thể thêm vào một tin nào hay hơn, tốt hơn, mừng hơn. 

- Thời kỳ đã mãn: “Thời kỳ” (kairos [thời gian đã định, lúc] ≠ chronos [khoảng thời gian]) là thời điểm quyết liệt Thiên Chúa đã định, mọi sự tùy thuộc thời điểm này (x. Đn 7,22; Ed 7,12; 9,1; Ac 4,18; Kh 1,3; 1 Pr 1,1). Trong TM Lc, có những quy chiếu về thời kỳ này (Lc 12,56; 19,44).

- Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được nhận biết như là Chúa tể và Vua của Israel (x. Is 43,15; 52,7); và người ta chờ đợi Người tỏ mình ra công khai như là Đức Vua và Chúa tể duy nhất và thống trị tất cả mọi sự thật rõ ràng (x. Mk 4,7; Xp 3,15; Dcr 14,9). Đức Giêsu không nói: “Triều Đại Thiên Chúa mà anh em vẫn chờ đợi đang hiện diện trong mức viên mãn”; nhưng: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. Đó là đặc điểm của thời kỳ hoàn tất này, thời kỳ đầy ân sủng và thời kỳ quyết liệt, thời kỳ này bây giờ đã bắt đầu. Như thế, trung tâm của sứ điệp của Đức Giêsu là: “Thiên Chúa là Chúa tể; vị Chúa tể này đã gần kề”. Ngài là vị Chúa tể có quyền quyết định và lo lắng cho chúng ta. Đó là Tin Mừng tuyệt hảo. “Đến gần” có nghĩa là: khi đến lúc đã định, Triều Đại Thiên Chúa đã đến và kể từ nay bắt đầu tỏ rõ ra: một sự giằng co giữa hiện tại và tương lai. Đây là một sự kiện hiện tại và một sự kiện của thời cuối cùng.

- Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Lời này cũng có nghĩa là “Hãy sám hối là tin vào Tin Mừng”, tức bằng cách (diễn tả qua việc) tin vào Tin Mừng.

IV. Ý NGHĨA CỦA BẢN VĂN

* Cám dỗ trong sa mạc (12-13)

Kể từ Giáo Hội sơ khai, các nhà chú giải đã coi bức tranh mô tả Đức  Kitô ở trong hoang địa với dã thú như là một đối trưng của Ađam trong vườn. Tình trạng thù nghịch giữa loài người và dã thú, một hậu quả của sự sa ngã của Ađam, không được áp dụng cho Đức Giêsu. Tình trạng Đức Giêsu ở trong hoang địa sống hài hoà với muôn loài và quan hệ thân tình với Thiên Chúa cho thấy đó là hoàn cảnh của nhân loại nếu Ađam đã không phạm tội. Một hoang địa biến thành địa đàng là một hình ảnh ngôn sứ Isaia dùng để mô tả ơn cứu độ (x. Is 11,6-9; 32, 14-20; 65,25).

Không như dân Israel ngày xưa, Đức Giêsu sống một mình khi ở trong hoang địa. Thông thường, sự cô độc này hẳn là dấu chứng tỏ một người điên hoặc bị quỷ ám. Tuy nhiên, các thiên thần là dấu chỉ Đức Giêsu luôn quan hệ với Thiên Chúa: cho dù không có loài người, Con Thiên Chúa có thể cậy dựa vào sự hỗ trợ của Thiên Chúa. Tác giả MC  đã nói vắn tắt về Satan khiến các học giả đi đến nhiều kết luận. Một số vị cho rằng Đức Giêsu bị khép vào tình trạng xung đột với Satan xuyên suốt tác phẩm. Tuy nhiên, Satan không mấy khi xuất hiện trong phần Tin Mừng còn lại như tác nhân cám dỗ. Đức Giêsu mau chóng chứng tỏ Người có khả năng xua đuổi bất cứ thứ quỷ nào. Do đó, rất có thể MC  nhắm cho độc giả nghĩ rằng Đức Giêsu đã phá vỡ quyền lực Satan trước khi sứ vụ của Người bắt đầu.

* Khởi đầu hoạt động rao giảng của Đức Giêsu tại Galilê (14-15)

Trước khi ghi nhận các chi tiết thuộc về đời sống công khai của Đức Giêsu, MC  tóm tắt hoạt động của Người bằng cc. 14-15. Biến cố Gioan Tẩy Giả bị bắt đã kết thúc hoạt động của ông. Đức Giêsu, trước đây đã được Gioan ban phép rửa cho (1,9-11), nay trở lại Galilê và tại đó, Người bắt đầu công trình của Người. Sứ điệp Người phải truyền đạt được xác định ngay từ đầu là Tin Mừng của Thiên Chúa: Tin Mừng đến từ Thiên Chúa và Tin Mừng nói về Thiên Chúa. Đây là Tin Mừng tuyệt hảo được Thiên Chúa thông ban cho ta và nói với ta về tương quan Ngài muốn thiết lập với ta. Đức Giêsu cho biết rằng những gì Thiên Chúa đã hứa, nay đang trở thành hiện thực. Thời gian đang khởi đầu với lời loan báo và hoạt động của Đức Giêsu là thời gian của sự hoàn tất, thời gian của hoạt động đặc biệt của Thiên Chúa. Tất cả những điều này khiến chúng ta vui mừng và tin tưởng.

+ Kết luận

Không giống như TM Mt (4,1-ABC11) và Lc (4,1-ABC13), TM MC  không giải thích cách thức Satan cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa. Các câu chuyện Ít-ra-en đi trong hoang địa, cũng như Ađam và Evà ở trong vườn là những ví dụ về thế nào là bị cám dỗ và sa ngã. Những câu chuyện về Môsê và Êlia là những thí dụ về thế nào là bị thử thách và đứng vững. Nếu tin tưởng vào Lời Chúa thì đứng vững; nếu không tin tưởng vào Lời Ngài thì sẽ sụp đổ. Đức Giêsu luôn trung thành với Thiên Chúa, do đó, dã thú sống hoà bình với Người, còn các thiên thần thì hầu hạ Người.

Muốn chuẩn bị lòng trí đón Chúa đến, người ta phải triệt để quay về với Thiên Chúa, phải  cậy dựa vào Lời Chúa.

V. GỢI Ý SUY NIỆM

1. Người Kitô hữu chọn Đức Kitô và xin chịu phép rửa tội, thì chia sẻ số phận của Đức Kitô; người ấy sẽ bị Satan cám dỗ. Tuy nhiên, người ấy cũng sẽ được hỗ trợ bởi chính Đức Kitô và các thiên thần của Người.

2. Vì Tin Mừng Đức Giêsu mang đến là Tin Mừng tuyệt hảo, Tin Mừng này là nền tảng cho niềm vui và sự tin tưởng của chúng ta. Ai đón tiếp Tin Mừng này và lưu tâm nghiền ngẫm, thì biết rằng Thiên Chúa ở gần bên để ban ơn cứu độ.

3. Thời kỳ Đức Giêsu loan báo liên hệ với các lời Thiên Chúa hứa trong Cựu Ước: Thiên Chúa trung thành với lời hứa. Do đó, chúng ta vui mừng, tin tưởng và yên tâm ký thác cho Thiên Chúa. Nhưng thời kỳ này chỉ là thời kỳ chan hòa niềm vui cho ai biết nhận định như thế, và có một thái độ thích hợp: “sám hối và tin vào Tin Mừng”, tức là biết chọn lựa.   

4. Thiên Chúa là Chúa tể chứ không phải là nô lệ của chúng ta; chúng ta không thể coi Ngài như ngang vai; chúng ta không thể áp đặt cho Ngài bất cứ chuyện gì. Ngài có tất cả mọi quyền bính và sức mạnh; Ngài quyết định và quy định. Bởi vì Thiên Chúa là Chúa tể chân thật duy nhất, chúng ta được tự do đối với mọi chúa tể và quyền lực khác. Sứ điệp nói rằng Thiên Chúa là Chúa tể là sứ điệp về sự giải phóng cơ bản của chúng ta. Mọi chúa tể và quyền lực khác được trả về đúng chiều kích của họ.

5. Thiên Chúa là Chúa tể mọi nơi mọi lúc, nhưng quyền chủ tể của Ngài có thể ở trong tình trạng giấu ẩn, rất khó nhận ra, đến nỗi người ta có thể nghĩ rằng Thiên Chúa và Triều Đại Ngài không hiện hữu. Để có thể nhận ra quyền chủ tể của Thiên Chúa, cần phải có đức tin, rồi khám phá ra dần nơi lối cư xử của Đức Giêsu: nơi Người, chúng ta được mạc khải cho biết Thiên Chúa đến gần chúng ta như thế nào với Triều Đại của Ngài và các hoa trái của Triều Đại Ngài.

Lm PX Vũ Phan Long, ofm

---------------------------

 

MC 1-ABC326: CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM B


 - Lm. Augustine, SJ

I. ÐỌC TIN MỪNG MC  1,12-15

Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

Sau khi ông Gioan bị nộp, Ðức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.

II. GỢI Ý ĐỂ SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG

Thầy Giảng Phanxicô

 

Ngày 20 tháng 11,1837, thày giảng Phanxicô Nguyễn Cần (1803-1837) bị điệu ra pháp trường: MC 1-ABC326


Ngày 20 tháng 11,1837, thày giảng Phanxicô Nguyễn Cần (1803-1837) bị điệu ra pháp trường Cửa Ô Cầu Giấy, Hà Nội. Năm viên quan cưỡi voi đi trước, mười cai đội dẫn ngựa theo sau, kế đến là 300 lính mặc binh phục đỏ, tay cầm kiếm. Một người lính giương cao bản án để mọi người thấy: "Can phạm theo đạo Gia Tô, không chịu bước qua thập giá, án xử giảo."

Khi bản án được vua Minh Mạng châu phê ra tới Hà Nội, quan tổng trấn khuyên Thầy Cần nhắm mắt bước đại qua thập gía để được tha. Thầy nói: "Mắt thì nhắm được, chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm." Quan còn cho xếp chéo hai khúc gỗ và nói: "Ðây không phải là ảnh Chúa, gỗ này cũng chưa được làm phép, cứ bước qua thì sẽ thoát chết." Thầy không bước qua vì biết đó là dấu hiệu chối đạo.

Phanxicô Nguyễn Cần sinh năm 1803 tại xã Sơn Miêng, huyện Phú Xuyên, phủ Trường Tín, tỉnh Hà Ðông. Từ niên thiếu, cậu Cần đã ước ao dâng mình trong nhà Chúa, nhưng mẹ cậu từ chối vì không muốn xa con. Cậu phải nói với mẹ: "Nếu mẹ không bằng lòng cho con ở với cha xứ nhà, con sẽ trốn đi, ở với cha xứ khác." Thế là mẹ cậu buộc lòng cho phép cậu đến ở với cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng.

Ðời sống ơn gọi của cầu Cần luôn rõ nét qua gương sáng và lời nói có sức thuyết phục. Cậu được nhận vào chủng viện, trở nên thầy giảng và được phái đi giúp Ðức Cha Havard Du, rồi cha Retord Liêu.

Ngày 19 tháng 4,1836, cha Liêu nhờ thầy Cần đi mời cha Tuấn xứ kẻ Chuông tới giảng để chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Thầy đến xứ Kẻ Vạc nơi cha Tuấn đang ở, thì bị bắt.

Trước công đường

Trước công đường, quan khuyên thầy đừng tin vào các đạo trưởng và hãy đạp lên ảnh đạo để được tha về nuôi mẹ già. Thầy trả lời: "Thưa quan, tôi chưa thấy các đạo trưởng lừa dối ai bao giờ; còn mẹ già tôi không lo, tôi xa nhà đã lâu chẳng giúp gì cho bà." Nghe vậy, quan liền phê bình đạo với những lời khiếm nhã. Thầy Cần bình tĩnh giải thích lại, rồi trình bày cho quan nghe nội dung mười điều răn Thiên Chúa và sáu điều luật Hội Thánh. Thầy kết thúc bằng một lời nguyện tự phát rất cảm động. Mọi người có mặt đều cảm phục. Quan tuyên bố kết thúc phiên toà và cho giải thầy Cần về trại giam. Nhưng quan nói nhỏ với những người đứng bên: "Anh này nói cũng có lý. Những giới răn và kinh nghiệm của anh ta chứa đựng nhiều điều tốt lành, có lẽ còn dễ hiểu hơn "thập điều" của nhà vua nữa."

Khi bị giam thầy Cần viết cho cha Liêu: "Con bị tra tấn ba lần, hai lần đầu, mỗi lần 60 roi, lần sau 50 roi. Nhà giam chật hẹp hôi hám, lại có hơn chục anh đầu trộm đuôi cướp, ăn nói lỗ mãng ban ngày say sưa, ban đêm cờ bạc, lúc nào cũng ồn ào làm con khó cầu nguyện quá!"

Nơi nhà tù

Nhưng ngay nơi nhà tù chật hẹp hôi hám ấy, thầy Cần vẫn kiên trì là thầy giảng, luôn lợi dụng mọi cơ hội để rao giảng cho những ai sẵn sàng nghe. Thầy viết cho cha Liêu:

"Con xin báo để cha an tâm. Ở đâu con cũng được mọi người thương mến, dù quan hay dân và các bạn tù đều kính trọng gọi con bằng thầy, có người còn tặng con danh hiệu khác nữa. Hầu hết họ cảm thương con bị đau khổ, hoặc khen con vững chí. Con hay bàn luận với họ và biết nhiều điều mê tín của họ, nhưng chưa biết khuyên bảo họ sao bây giờ. Có một ông chánh tổng cũng bị giam ở đây, hứa với con khi ra tù sẽ theo đạo và sống theo những điều con giảng. Thưa cha, con thấy người đời sẵn sàng chịu nhiều khổ sở để được giầu sang hoặc danh vọng chóng qua, lẽ nào con không nhẫn nại, chịu những sự khó mau qua này, để được vinh quang đời đời."

Tại pháp trường

Tại pháp trường, khi dây thừng đã cuốn vòng quanh cổ, thầy Cần vẫn bình tĩnh cảm ơn mọi người, nói với họ về cái chết theo đức tin Công giáo, về hạnh phúc đời sau và hứa sẽ nhớ đến họ khi về bên Chúa. Viên quan cố thuyết phục tội nhân lần chót: "Anh có thể cứu mạng mình. Anh không trộm cướp, cũng không làm loạn, bản án của anh còn có thể rút lại được, chỉ cần anh bước một bước qua thập tự." Nhưng thầy Cần trả lời: "Tôi trung không thờ hai chủ, xin quan cứ án mà thi hành." Quan ra lệnh, tức khắc quân lính kéo mạnh hai đầu dây. Người môn đệ Chúa Kitô gục đầu tắt thở, cửa họng vừa thốt lên những lời chính Thầy chí thánh đã dạy các môn đệ về lòng thành tín đối với Thiên Chúa.

Thầy Cần quả thật đã rao giảng Tin Mừng của Ðức Giêsu không những bằng lời nói nhưng bằng cả tính mạng.

Ðức Giêsu và Tin Mừng

Câu đầu tiên của Tin Mừng thánh Máccô không chỉ là nhan đề của sách. Nó giới thiệu nhân vật trung tâm của Tin Mừng là Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa (MC  1,1). Nơi nhân vật Con Thiên Chúa này, ta được cung cấp chìa khoá để hiểu toàn bộ 16 chương sách của Máccô. Nhưng người duy nhất trong Tin Mừng của Máccô tuyên xưng Ðức Giêsu Con Thiên Chúa là viên sĩ quan La Mã đã thi hành án tử cho Người (15,39). Ðộc giả của Máccô được chuẩn bị để duyệt lại niềm tin của mình về Ðức Giêsu làng Nadarét. Bởi lẽ không một ai đã từng sống với Người, nghe Người giảng và chứng kiến các phép lạ Người làm, mà tự nhiên đã tin vào Người là Con Thiên Chúa. Cho nên câu đầu tiên của Tin Mừng Máccô cho thấy đầu mối của mục đích mà tác giả nhắm tới là để biết Ðức Giêsu Con Thiên Chúa, tức là tin vào Người là vị Cứu Tinh chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá nhưng đã chỗi dậy khỏi sự chết. Ðộc giả được mời bước theo Người để đạt được sự sống nhờ dõi bước theo Người trên con đường Người đã đi, đó là con đường phục vụ cho đến chết.

Con đường ấy bao gồm cả những chước cám dỗ mà Người chịu dưới quyền lực của Thần Khí (MC  1,12). Người đã chịu Satan cám dỗ và thử thách nơi hoang địa bốn mươi ngày như dân Ít-ra-en xưa, nhưng Người được các thiên thần của Thiên Chúa gìn giữ.

Trong Tin Mừng của Máccô, ông Gioan Tẩy Giả có chức năng duy nhất là vạch cho người ta thấy Ðức Giêsu chính là vị Cứu Tinh dân chúng đang chờ mong. Ngay về việc ông Gioan Tẩy Giả bị nộp (c.14) cũng báo trước việc Ðức Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng đưa Người tới hoàn cảnh bị nộp và bị giết chết.

Khi Ðức Giêsu lên tiếng nói "Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần" (c.15). Người có ý cho thấy vương quyền đầy uy lực của Thiên Chúa đã khởi sự nơi bản thân Người. Chính Người là hiện thân của Tin Mừng. Ðiều đó hẳn phải làm nức lòng người Do Thái đương thời. Nhưng gắn liền với Tin Mừng đó là lời kêu gọi không kém tầm quan trọng, đó là: "Anh em hãy sám hối và đặt trọn niềm tin của anh em vào Tin Mừng tôi mang đến cho anh em!" Với những lời khai trương tóm tắt sứ vụ của Ðức Giêsu, tác giả Máccô có ý bao gồm sứ điệp Tin Mừng mà Ðức Giêsu đến rao giảng đó là: Thiên Chúa sẵn sàng ban sức mạnh của Người cho những ai biết mở rộng bản thân mình để Ðức Giêsu hành động và đón nhận Tin Mừng về con đường phục vụ trong yêu thương chính Người mang tới.

Bằng chứng về quyền lực vô song của Thiên Chúa được thấy rõ nơi Ðức Giêsu khi Người ngỏ lời với hai anh em thuyền chài là Simon cùng với người anh Anrê, kế đến với hai anh em con ông bà Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan. Tất cả những người ấy đều lập tức bỏ chài lưới và người thân mà bước theo Người (xem MC  1,16-20). Quyền lực của Thiên Chúa sẽ còn tiếp tục biểu lộ ra trong suốt cuộc đời của những người môn đệ vừa nói. Họ và tất cả nhóm 12 đều chấp nhận chết cái chết tử đạo để được gắn bó với Thầy mình như lịch sử của Giáo Hội sau này cho thấy.

Thầy Cần đã bước theo cùng một con đường ơn gọi đó. Cậu Cần đã dứt khoát xin với mẹ cho cậu được vào nhà Chúa. Cậu đã trở nên thầy giảng và đã trung kiên với ơn gọi đó tới cùng. Tại pháp trường, khi thầy Cần bị xử giảo với dây thừng đã vòng quanh cổ rồi mà thầy còn tiếp tục giảng! Thực ra cái chết tử đạo của thầy là một bài giảng hùng hồn nhất vẫn còn tiếp tục vang lên trong Giáo Hội.

III. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

1. Bạn thán phục như thế nào về thầy Phanxicô Nguyễn Cần: Cậu Cần đã dứt khoát xin với mẹ để được vào nhà Chúa? Quan nói với người bên cạnh "Những giới răn và kinh nghiệm của anh ta chứa đựng nhiều điều tốt lành, có lẽ còn dễ hiểu hơn "thập điều" của nhà vua"? "Ở đâu con cũng được mọi người thương mến, dù quan hay dân hay các bạn tù"? "Có một ông chánh tổng cũng bị giam ở đây, hứa với con khi ra tù sẽ theo đạo và sống theo những điều con giảng"? Tại pháp trường khi dây thừng đã cuốn vòng quanh cổ, thầy Cần vẫn bình tĩnh cảm ơn mọi người, nói với họ về cái chết theo đức tin Công giáo, về hạnh phúc đời sau và hứa sẽ nhớ đến họ khi về ở bên Chúa?

2. Bạn có thể nói tóm tắt về cuộc đời của Ðức Giêsu Con Thiên Chúa, Ðấng đến rao giảng về Nước Thiên Chúa chăng? Người biểu lộ quyền lực như thế nào khi mời gọi người ta bước theo Người? Bạn nghĩ ngày nay còn có ai bước theo Ðức Giêsu nữa chăng? Họ phải trả giá như thế nào để bước theo Người?

Lm. Augustine, SJ

---------------------------

 

MC 1-ABC327: CHÚA NHẬT I MÙA CHAY


 - Lm. Ignatiô Hồ Thông

 

Vào Chúa Nhật I Mùa Chay năm B, bài đọc I và bài đọc II đều hướng về điển hình học của: MC 1-ABC327


Vào Chúa Nhật I Mùa Chay năm B, bài đọc I và bài đọc II đều hướng về điển hình học của phép rửa: hình ảnh của sự chết và sự phục sinh.

St 9: 8-15

Đoạn trích từ sách Sáng Thế gợi lên nhân loại mới được cứu khỏi trận Đại Hồng Thủy. Thiên Chúa ký kết giao ước với nhân loại mới nầy đại diện ông Nô-ê và các con của ông.

 1Pr 3: 18-22

Trong thư thứ nhất của mình, thánh Phê-rô muốn những người nhận phép rửa hiểu rằng việc vượt qua nước là dấu chỉ của việc họ tham dự vào cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki tô và đó cũng là sự dấn thân vào giao ước với Thiên Chúa.

MC  1: 12-15

Tin Mừng là bài tường thuật rất ngắn của Mác-cô về cuộc thử thách của Đức Giê-su trong hoang địa: Ngài thắng các cơn cám dỗ, thế lực của sự ác.

I. BÀI ĐỌC I St 9: 8-15

Chữ "Ước" ở trong thuật ngữ "Cựu Ước và Tân Ước" được dùng để chỉ bộ Kinh Thánh được dịch từ tiếng la-tin: "Testamentum" từ nguyên ngữ Hy-lạp có nghĩa là "Giao Ước", vì thế, thuật ngữ "Cựu Ước và Tân Ước" phải được hiểu trọn nghĩa là "Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới".

 Quả thật, chữ "Giao Ước" tóm gọn tinh thần của bộ Kinh Thánh. Vấn đề những mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người chạy xuyên suốt bộ Sách Thánh. Ấy vậy, có một chỗ đứt quãng giữa công việc của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và thi ân, và cách hành xử của con người, tội nhân, nhưng chỗ đứt quãng nầy về phương diện lịch sử được lòng xót thương của Thiên Chúa đổ đầy: sau vài án phạt điển hình, Thiên Chúa tha thứ và thiết lập lại giao ước với nhân loại.

 1. Giao Ước với ông Nô-ê:

Đây là Giao Ước mà Thiên Chúa đã thiết lập sau trận Đại Hồng Thủy như án phạt khắp toàn cõi địa cầu của Thiên Chúa.

 Với hai ông bà nguyên tổ, A-đam và E-và, giao ước là hàm ẩn; với ông Nô-ê, giao ước được minh nhiên bày tỏ, và qua ông và hậu duệ của ông, được gởi đến cho toàn thể nhân loại.

 Tính cách phổ quát của giao ước với ông Nô-ê nầy càng đáng chú ý hơn những giao ước sau nầy. Giao ước được ban cho cho tổ phụ Áp-ra-ham cũng như giao ước được ký kết với ông Mô-sê bị thu hẹp và chỉ liên quan đến một dân tộc, được tuyển chọn giữa muôn dân (thực ra, dân Chúa chọn nầy có sứ mạng chuẩn bị ơn cứu độ phổ quát).

 Mặt khác, sau trận Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa cho cuộc sáng tạo một khởi điểm mới, một nhân loại mới lại bắt đầu. Ông Nô-ê là một người công chính, như A-đam trước đây đã là người công chính khi xuất ra từ bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Vì thế, đích thật là một khởi nguyên mới.

 2. Ơn cứu độ cho mọi người dưới dấu chỉ của nước:

Tác giả soạn thảo chuyện tích trận Đại Hồng Thủy nầy dựa trên những truyền thống xưa và những dữ kiện huyền thoại. Phải nói có hai chuyện tích về trận Đại Hồng Thủy được đan quyện vào nhau. Một chuyện tích xưa thuộc truyền thống Gia-vít không biết đến đề tài giao ước, và một chuyện tích khác muộn thời hơn thuộc truyền thống tư tế, được một tác giả tư tế soạn thảo có thể trong thời kỳ lưu đày hay sau đó một ít lâu. Đoạn văn của chúng ta được trích dẫn từ câu chuyện tư tế nầy. Đề tài giao ước được diễn tả ở đây. Tác giả khoắc một quan điểm thần học cho quá khứ xa xưa nầy. Khi cố gắng phân biệt giáo huấn Thiên Chúa ở đây, ông đã đọc thấy dấu chỉ của ơn cứu độ được dâng hiến cho mọi người và nước sẽ đóng một vai trò. "Nếu toàn thể nhân loại đã bị trừng phạt, cũng chính toàn thể nhân loại sẽ được cứu, lòng xót thương của Thiên Chúa còn lớn hơn cả tội lỗi nữa". Ơn cứu độ sẽ được thực hiện dưới dấu chỉ của nước, biểu tượng của cuộc tái sinh. Thánh Phê-rô, trong thư mà chúng ta đọc vào Chúa Nhật nầy, gợi lên hình ảnh tiên trưng của phép rửa nầy. 

 3. Giao ước với tất cả mọi sinh vật:

Giao ước của Thiên Chúa trải dài cho hết mọi sinh vật. "Cử chỉ song đôi với hành vi sáng tạo" trong "các chuyện tích về các nguồn gốc". Nô-ê là A-đam mới, nhưng Thiên Chúa không cần tái tạo nên ông: cũng vậy, những sinh vật đã được cứu; từ nay, chúng được đảm bảo tồn tại. Thiên Chúa không từ chối bất cứ gì của cuộc sáng tạo nguyên thủy.

 Chúng ta có thể nhấn mạnh thêm rằng tai họa của trận Đại Hồng Thủy đã chấm hết, nước phía trên đã được phân rẽ khỏi nước phía dưới, và đất trồi lên, như trong cuộc khởi nguyên đầu tiên. Tất cả lại bắt đầu. Như vậy phép rửa sẽ có ý nghĩa của sự chết và sự sống lại.

 4. Cầu vồng:

Dân Hy-lạp xem cầu vồng là khăn quàng của nữ thần Iris, sứ giả của các thần linh. Dân Do thái, xoay quanh vấn đề những mối tương quan giữa trời và đất, thấy ở đây một dấu chỉ việc Thiên Chúa giao hảo với nhân loại. Chiếc cầu vồng nối liền trời và đất là hình ảnh về chiều kích phổ quát của Giao Ước, giải thích thi ca về lời hứa của Thiên Chúa.

 II. BÀI ĐỌC II 1Pr 3: 18-22

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô nầy được chọn vì âm vang bài đọc I, gợi lên trận Đại Hồng Thủy và giao ước được thiết lập giữa Thiên Chúa và ông Nô-ê. Thánh nhân nhấn mạnh hình ảnh tiền trưng của phép rửa.

 Thư thứ nhất của thánh Phê-rô nầy được viết ở Rô-ma vào những năm 60-64 (cuộc tử đạo của thánh nhân vào năm 64). Thư được gởi đến cho tất cả Ki tô hữu bị phân tán khắp miền Tiểu Á vì bị quấy nhiễu hay bị bách hại. Vị lãnh đạo Giáo Hội quan tâm đến đàn chiên của mình. Bức thư của thánh nhân nhắc nhớ những chân lý cốt yếu của đức tin, và đã thường được văn chương Ki tô giáo đầu tiên trích dẫn.

 Bức thư nầy đã được soạn thảo bởi một cộng tác viên của thánh Tông Đồ, ông Sin-va. Ông cũng là người bạn đồng hành thân tín của thánh Phao-lô. Có lẽ vì lý do đó mà những dấu ấn của thánh Phao-lô âm vang nhiều đoạn của bức thư nầy. Trong đoạn trích hôm nay, chúng ta ghi nhận "chết vì tội lỗi chúng ta", sự đối lập "thân xác và thần khí", "phép rửa" đồng nghĩa với việc "tham dự vào cuộc phục sinh của Đức Ki tô".

 Những Ki tô hữu mà thánh Phê-rô ngỏ lời phải chịu dân ngoại chế nhạo và vu khống. Thánh Tông Đồ khuyên họ hãy can đảm theo gương Đức Ki tô, Ngài đã chịu đau khổ dù vô tội. Từ đó thánh nhân gợi lên ơn Cứu Chuộc và những ân phúc của nó đối với những người đã qua đời cũng như những người đang sống. 

1. Đối với những người đã qua đời: xuống cõi âm ty.

Một đoạn văn, hoàn toàn ngoại lệ trong các bản văn Tân Ước, gợi lên Đức Ki tô xuống ngục tổ tông (đây chính xác là một trong các bản văn mà niềm tin nầy dựa trên).

 Việc xuống nơi cư ngụ của những người đã qua đời có nghĩa là ơn cứu chuộc của những tội nhân không chỉ có giá trị đối với những ai đã qua đời sau biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki tô, nhưng cũng có hiệu quả trở về trước nữa. Đức Ki tô đã đến "loan báo Tin Mừng" cho các vong nhân, và đặc biệt hơn nữa, cho những vong nhân bị lãng quên và bị nguyền rủa, ngay cả vào thời mà ông Nô-ê và con cái của ông là những người công chính duy nhất. Những vong nhân nầy xuất hiện trong truyền thống Do thái (và đặc biệt trong văn chương khải huyền) như những kẻ nổi loạn. Chắc chắn đó là lý do mà thánh Phê-rô trích dẫn họ để ca ngợi quyền năng của ơn Cứu Chuộc và lòng xót thương vô lượng hải hà của Thiên Chúa.

 Mặt khác, việc Đức Giê-su xuống cõi âm ty nêu bật giá trị với việc Ngài lên trời trong vinh quang. Đấng xuống cõi âm ty chính là Đấng "ngự bên hữu Chúa Thiên Chúa, bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền Ngài". Vinh quang tuyệt mức đã đáp trả cho sự khiêm hạ tột cùng của Con Thiên Chúa, Đấng đã dự phần vào cõi hư vô của sự chết.

 2. Đối với những người đang sống: phép rửa. 

Đối với những ai hiện đang sống (và đối với những ai sinh ra sau nầy), biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki tô dâng hiến ơn cứu độ dưới dấu chỉ phép rửa.

 Thánh nhân nhấn mạnh rằng không cốt thanh tẩy những vết nhơ thể xác như trong các nghi thức thanh tẩy của lương dân, nhưng cốt là một tâm hồn trong trắng.

 Cùng với những bản văn trước đó của thánh Phao-lô, bản văn nầy làm chứng rằng "vào những năm 60, thần học phép rửa đã được bày tỏ và khẳng định rất rõ nét".

 III. TIN MỪNG MC  1: 12-15.

Đoạn trích của Tin Mừng Mác-cô hôm nay gồm có hai phần: phần thứ nhất (1: 12-13) tường thuật những chuẩn bị cần thiết của Đức Giê-su cho sứ vụ công khai của Ngài; phần thứ hai (1: 14-15) tường thuật bước khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài.

 A. Đức Giê-su chuẩn bị cho sứ mạng công khai của Ngài (1: 12-13): 

Tin Mừng Mác-cô kể lại cuộc thử thách của Đức Giê-su trong hoang địa quá giản dị đến ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều cốt yếu được nói ở đây:

-        Thánh Thần thúc đẩy.
-        Bốn mươi ngày trong hoang địa.
-        Chịu Sa-tan cám dỗ.
-        Đức Giê-su chiến thắng Sự Dữ, được gợi ra một cách đơn giản bởi một dấu chỉ, dấu chỉ địa đàng: "sống giữa loài dã thú và có các thiên thần hầu hạ Người".

Trong giai đoạn cuộc đời của Đức Giê-su, phải phân biệt hai khía cạnh: rút vào hoang địa, chịu Sa-tan cám dỗ.

 1. Rút vào hoang địa:

Ngay sau khi chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy giả và trước khi bắt đầu sứ vụ của mình, Đức Giê-su rút vào hoang địa. Ngài chuẩn bị sứ vụ của mình trong chiêm niệm, cầu nguyện và chay tịnh. Trước khi khai mạc công trình cứu độ của chúng ta, trước khi khởi sự cuộc đời phiêu bạt, khiêm hạ và hoàn toàn tuân theo theo mọi hướng dẫn của Chúa Cha, Đức Giê-su sống trong sự mật thiết với Cha Ngài và trang bị cho mình sức mạnh Thần Khí. Về phương diện nhân loại mà nói, Đức Giê-su chắc hẳn đã kinh qua sự e sợ và nỗi xao xuyến: Ngài đã gánh lấy thân phận yếu hèn của chúng ta; Ngài đặt mình liên đới với những âu lo của chúng ta. Ngài tăng cường lời cầu nguyện của mình bằng chay tịnh như sự huấn luyện "làm chủ bản thân mình", đồng thời như một hành vi "phụ thuộc vào Thiên Chúa".

 Trước những giây phút quyết định, Đức Giê-su nhiều lần rút vào nơi cô tịch để cầu nguyện; Ngài đã cầu nguyện thâu đêm trước khi chọn các Tông Đồ của mình; Ngài đã cầu nguyện lâu giờ trước khi hỏi thánh Phê-rô lời tuyên xưng đức tin của ông; Ngài cũng đã thức suốt đêm cầu nguyện trước khi nói về Bánh Ban Sự Sống và công bố rằng Ngài ban chính mình làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta.
 2. Thử thách:

Nhưng tại sao Ngài chịu ma quỷ cám dỗ? Ba lý do soi sáng vấn đề nầy.

 2.1-ABC Thử thách, thân phận con người:

Việc Đức Giê-su chịu ma quỷ cám dỗ nằm trong sự hợp lý ơn gọi của Ngài: Ngài đã đồng hóa mình với nhân loại tội lỗi, Ngài đã chấp nhận phép rửa sám hối; Ngài đã đi cho đến tận cùng của sự đồng hóa nầy khi chịu thử thách như số phận của con cái A-đam và E-và. Ngài chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào chiến thắng sự thử thách. Và chính nhờ mẫu gương của Ngài, được Thánh Thần nâng đỡ như Ngài mà chúng ta có thể lập lại lời khẩn cầu mà Ngài đã dạy: "Lạy Cha…xin chớ để chúng con xa chước cám dỗ…".

2.2- Thử thách, nhắc lại những sự thử thách của Dân Chúa:

Nếu Đức Giê-su là một A-đam mới, một A-đam khải hoàn, Ngài cũng là một Mô-sê mới. Đức Giê-su đã muốn đòng hóa mình với dân Ngài, sống lại những thử thách của họ; Ngài đã biết cuộc lưu đày ở Ai-cập khi vừa mới chào đời; Ngài đã kinh qua hoang địa. Bốn mươi ngày chay tịnh và cầu nguyện của Ngài nhắc nhớ không chỉ bốn mươi ngày chay tịnh và cầu nguyện của ông Mô-sê trên núi Xi-nai, trước khi đón nhận những lời Giao Ước, nhưng cũng bốn mươi năm gian truân và thử thách mà dân Do thái đã trải qua trong hoang địa.

 2.3- Thử thách, khúc dạo đầu cho cuộc tấn công sau cùng:

Cuộc đời của Đức Giê-su đầy những dấu chỉ. Cuộc thử thách trong hoang địa là một trong những dấu chỉ lớn lao. Nó là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến vĩ đại chống lại quyền lực của Sự Dữ. Về phần mình, Sa-tan đã tiên cảm một đối thủ đáng gờm; nó sẽ tăng gấp bội nổ lực của mình, sẽ gây ra những phản bội và bỏ rơi, và bên ngoài có vẽ chiến thắng vào ngày thứ sáu sau thương khó của Ngài…

 B. Bước khởi đầu sứ vụ công khai của Đức Giê-su (1: 14-15):

Tiếp đó, thánh Mác-cô gợi lên việc ông Gioan Tẩy giả bị bắt và bước khởi đầu sứ vụ của Đức Giê-su ở miền Ga-li-lê, bản văn mà chúng ta đã nghiên cứu vào Chúa Nhật thứ ba thường niên năm B rồi. Tôi xin trích lại chú giải phần thứ hai nầy.

1. Bối cảnh:

Khi nghe tin Gioan Tẩy bị bắt, Đức Giê-su cho rằng cẩn trọng hơn nên rời bỏ miền Giu-đê trở lại miền Ga-li-lê. Giờ Ngài chưa đến để đón nhận số phận tương tự.

Ấy vậy, vua Hê-rô-đê An-ti-pa, người đã ra lệnh bắt giam Gioan Tẩy giả, đang cai trị xứ Ga-li-lê. Vì thế, xem ra Đức Giê-su muốn lánh xa Giê-ru-sa-lem, lánh xa trung tâm quyền lực Do thái giáo. Quả thật, Tin Mừng Gioan viết: "Nhóm Pha-ri-sêu nghe tin Đức Giê-su thâu nạp nhiều môn đệ hơn ông Gioan…Biết thế, Đức Giê-su bỏ miền Giu-đê mà trở lại miền Ga-li-lê" (Ga 4: 1-ABC3). 

 2. Sứ điệp đầu tiên của Đức Giê-su.

Vào thời đó, miền Ga-li-lê là "ngã ba quốc tế", vì các đoàn quân ngoại quốc và các thương nhân đều phải qua lại ở nơi nầy; và từ lâu được mệnh danh là "miền đất của dân ngoại" (Is 8: 28) vì ở đây dân Do thái không chỉ sống chung với dân ngoại nhưng còn là nơi tiếp xúc với muôn dân. Vì thế, khi định vị sứ vụ đầu tiên của Đức Giê-su ở miền Ga-li-lê, thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh rằng sấm ngôn về ơn cứu độ phổ quát của ngôn sứ I-sai-a đã được ứng nghiệm nơi sứ điệp đầu tiên của Đức Giê-su: "Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi" (Is 9: 1).

Tiếng nói của vị Tiền Hô không còn vang lên nữa. Sứ mạng dọn đường cho Tin Mừng đã đến hồi kết thúc. Từ đây chính Đấng là hiện thân Tin Mừng xuất đầu lộ diện. Chúng ta ghi nhận rằng Đức Giê-su bắt đầu sự vụ của mình ở Ga-li-lê với lời công bố tương tự như lời công bố của Gioan Tẩy giả, nhưng có một điểm khác biệt cốt yếu, sứ điệp không còn hướng đến tương lai, nhưng nhấn mạnh hiện tại: "Thời kỳ đã mãn".

 Lm. Ignatiô Hồ Thông

---------------------------

 

MC 1-ABC328: HÀNH TRÌNH VỚI ĐỨC GIÊSU KITÔ


- Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

MC  1, 12-15

 

Lại bắt đầu một mùa chay thánh, một cuộc hành trình đức tin với Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, mùa: MC 1-ABC328


Lại bắt đầu một mùa chay thánh, một cuộc hành trình đức tin với Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, mùa chay mời gọi mọi Kitô hũu cải thiện đời sống, đổi mới để lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa. Mùa chay dẫn người tín hữu của Chúa đi vào mầu nhiệm chết và phục sinh của Chúa Giêsu.  Do đó, mùa chay là mùa Thiên Chúa ban hồng ân cách đặc biệt, nhưng đồng thời mùa chay cũng mời gọi chúng ta cải thiện đời sống, đổi mới cuộc đời, thay đổi lối sống tốt hơn, cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô.

SỨ VỤ CỦA CHÚA GIÊSU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH:

Khai mạc sứ vụ công khai rao giảng nước Thiên Chúa bằng phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ xung quanh Ngài, Chúa Giêsu đã hướng về Giêrusalem. Chúa Giêsu đã cho nhân loại thấy rõ ý định của Cha Ngài. Bởi vì Thiên Chúa Cha sai Ngài đến trần gian không phải để làm theo ý của mình mà là làm theo ý của Chúa Cha. Cả cuộc đời của Ngài là chuẩn bị cho sự chết để cứu độ nhân loại và phục sinh để làm vinh danh Thiên Chúa Cha. Do đó, ngay từ khi còn ở trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria, Chúa Giêsu đã sẵn sàng cho cuộc hành trình của Ngài dẫn đến thánh giá, và khi đi vào cuộc đời rao giảng Chúa Giêsu đã chuẩn bị bằng cuộc ăn chay, hãm mình 40 đêm ngày trong hoang địa. Đây là cuộc chuẩn bị rất kỹ càng, Ngài đã kết hợp mật thiết với Chúa Cha để nghe Lời Chúa Cha và thực hiện ý Chúa Cha. Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho cuộc hành trình bằng cuộc hành trình vượt qua hay là mầu nhiệm vượt qua. Trong thánh lễ lúc tuyên xưng đức tin chúng ta đọc rõ ràng:” Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại…” và “ Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang để giải thoát muôn người, xin cứu độ chúng con “.

BIẾN CỐ LỚN LAO CỦA MÙA CHAY LÀ PHÉP RỬA và BÍ TÍCH GIẢI TỘI:

 Chúa Giêsu đã nhận phép rửa của Gioan ở sông Giorđan. Đây là phép rửa sám hối, xin ơn tha tội. Chúa làm thế để nói cho nhân loại Ngài cảm thông với nỗi yếu hèn của con người.Và từ đó chúng ta qua bí tích rửa tội được chia sẻ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Thánh Phêrô trong thứ thứ nhất của Người nhấn mạnh:” Chúng ta được cứu rỗi, được tẩy sạch tội lỗi qua phép rửa tội như Thiên Chúa đã cứu ông Noe và gia đình ông khỏi nạn đại hồng thủy “. Phép rửa đem lại bình an và ơn tha thứ:” Bằng sự chết, Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta; bằng sự sống lại, Ngài phục hồi sự sống của chúng ta “. Con người thật yếu đuối,quyết tâm đó nhưng rồi lại luôn sa ngã, tuy nhiên Chúa luôn yêu thương và giải thoát chúng ta qua bí tích giải tội. Bí tích giao hòa đem chúng ta thiết lập lại giao ước tình yêu của chúng ta đối với Chúa khi chúng ta chịu phép rửa.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Mùa chay là thời gian quay trở về, là thời gian hồi tâm để nhìn vào Chúa hơn là nhìn vào mình. Nhìn vào Chúa để thấy mình con quá khiếm khuyết phải cố gắng vươn tiến.Mùa chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cạm bẫy, những thử thách, những cám dỗ đang bủa vây xung quanh chúng ta. Tỉnh thức để dễ dàng tránh những cạm bẫy. Cầu nguyện để không sa bẫy của ma quỷ. Chính Chúa Giêsu cũng luôn phải cảnh tỉnh:” Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ “ ( MC  1, 13 ). Chính vì thế, chúng ta phải biết cậy dựa vào Chúa.

Đời là một cuộc chiến đấu liên lỉ, có Chúa chúng ta sẽ luôn đứng vững.Chúa kêu gọi:” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin vao ơn cứu rỗi, tin vào sự sống Chúa mang đến, do đó, chúng ta sẵn sàng sám hối.

 Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng ma quỷ, chiến thắng những cơn cám dỗ của Satan, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào Chúa nhờ đó, chúng con luôn thắng vượt những cơn cám dỗ ở trần gian này. Amen.

 Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

---------------------------

 

MC 1-ABC329: CÂU CHUYỆN ĐẠI HỒNG THỦY


- Lm. Anphong Trần Đức Phương

 

Mùa Chay Thánh năm nay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro (25 tháng 2 năm 2009) cho đến Chúa: MC 1-ABC329


Mùa Chay Thánh năm nay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro (25 tháng 2 năm 2009) cho đến Chúa Nhật Lễ Lá ( 5 tháng 4, 2009) mở đầu Tuần Thánh, và tiếp theo là Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh (12 - 4 - 2009 ).

Trong Chúa Nhật I Mùa Chay (Năm B), Bài Đọc I (Sáng thế 9, 8-15) nhắc đến câu chuyện Đại Hồng Thủy. Thánh Phêrô cũng nhắc đến câu chuyện Đại Hồng Thủy trong Bài Đọc II (1 Phêrô 3, 18-22). Đại Hồng Thủy đã tiêu diệt tất cả nhân loại và mọi sinh vật “trừ 8 người trong gia đình ông Noe và một số sinh vật được đưa lên tàu”.

Câu chuyện Đại Hồng Thủy nhắc nhở chúng ta đến hậu quả khủng khiếp của tội lỗi. Nhưng con người chúng ta luôn bị cám dỗ lôi cuốn phạm tội. Bài Phúc Âm (Matcô 1, 12-15) cũng ghi lại việc chính Chúa Giêsu cũng để cho ma qủy cám dỗ, sau khi đã ăn chay 40 ngày.

Cám dỗ là một thử thách suốt cuộc đời chúng ta. Nhưng bị cám dỗ chưa hẳn là đã phạm tội. Có rất nhiều thứ cám dỗ khác nhau, nhưng tất cả đều do khuynh hướng con người chúng là ‘ham danh, ham lợi, ham lạc thú!’. Mọi người đếu bị cám dỗ. Ai trong chúng ta cũng ham muốn được ca tụng, được giầu có, và thỏa mãn các thú vui. Ngay cả các vị Thánh tu hành trong sa mạc cũng bị cám dỗ, nhiều khi rất mạnh mẽ, cả trong tuổi già (như Thánh Antôn Viên Phú; Lễ kính ngày 17-1 hàng năm). Nhưng chúng ta có thể thắng cám dỗ, nếu có ơn Chúa giúp đỡ qua việc cầu nguyện, ăn chay hãm mình, và xa tránh dịp tội.

Trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi chúng ta lên chịu xức tro, chúng ta đã nghe ca đoàn hát: “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro…” (Bài “Hỡi Người Hãy Nhớ” của Kim Long) để nhắc nhở chúng ta đã được dựng nên do “bụi tro, và khi chết, thân xác chúng ta cũng sẽ trở về ‘tro bụi’. Suy nghĩ như vậy không phải để chúng ta ‘bi quan yếm thế’; nhưng chỉ để chúng ta nhớ đến cuộc đời của chúng ta trên trần thế này ngắn ngủi, mỗi ngày qua đi là một ngày chúng ta đi đến gần nấm mộ của chúng ta hơn, và sau khi chết thân xác chúng ta sẽ trở thành tro bụi. Tuy nhiên, chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh Chúa, có linh hồn bất tử. Chết chỉ là ‘thể phách, hồn là tinh anh” và ‘sống gửi thác về’, ‘sinh qúy tử quy’. Chúng ta sẽ được về với Chúa là Cha chúng ta trên nước Hằng Sống, miễn là chúng ta luôn biết cố gắng thắng cám dỗ để sống xứng đáng những con người đã “được dựng nên theo hình ảnh Chúa!’ (Sáng thế 1, 26).

Mùa Chay chính là “thời gian thuận tiện” (2 Corintô 6,2) để chúng ta ‘làm các việc lành phúc đức’. Mùa Chay chính là thời gian để chúng ta dùng nhiều thời giờ hơn để sống đức tin của chúng ta, thánh hóa bản thân và gia đình chúng ta. Có những việc Giáo hội nhắc nhở chúng ta phải làm nhiều hơn trong Múa Chay, đó là: Cầu nguyện, ăn năn sám hối lỗi lầm quá khứ qua việc xét mình xưng tội; làm việc đền tội qua những hy sinh hãm mình (ăn chay và kiêng thịt); làm việc từ thiện (thường gọi là ‘làm phúc bố thí’), giúp đỡ những người nghèo khó, bệnh tật, đau khổ trên thế giới. Những việc này chúng ta vẫn làm hàng ngày, và từng giây phút cuộc đời, nhưng vào Mùa Chay, chúng ta cố gắng nhiều hơn để giúp đổi mới con người chúng ta, gia đình chúng ta và chuẩn bị những ngày kỷ niệm việc Chúa đã chịu chết để chuộc tội chúng ta, nhưng Ngài đã Sống Lại và Lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.

Xin hiệp ý cầu nguyện chung, để mỗi người chúng ta sống tốt đẹp mùa Chay Thánh này, được dồi dào ơn thánh Chúa để canh tân con người chúng ta, gia đình chúng ta và chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn trong thế giới hôm nay.

Lm. Anphong Trần Đức Phương

---------------------------

 

MC 1-ABC330: MÙA THANH TẨY TÂM HỒN


 - Lm Giuse Đinh lập Liễm

MÙA THANH TẨY TÂM HỒN - Lm Giuse Đinh lập Liễm

I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ.

1. Ngài vào trong sa mạc.

 

Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa: MC 1-ABC330


Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.

 2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày.

Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày.  Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40: Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).

 3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng.

Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ.  Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm  là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục.  Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.

Truyện: Anh nông dân keo kiệt.

Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý: quản lý đất đai và tiền bạc.

Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai:”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân  đã biết cách bịt miệng tên qủi.  Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.

 Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.

 II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ.

 1. Các giai đoạn của cám dỗ.

Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ:

a) Gợi lên một hình ảnh.

b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.

c) Sau cùng là ưng thuận.

Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất: gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.

 Truyện: cách vượt ngục đặc biệt

Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.

 Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta  phạm tội trọng ngay từ đầu. Vì thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta  phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)

 2. Những lợi ích của cám dỗ.

Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta  được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì:

- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.
- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.
- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám dỗ”.
- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".

 3. Kitô hữu trước những thử thách.

Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách  như Adong trong vườn  địa đàng và như dân Do thái  suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa: Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.

 Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực).  Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(MC  1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy

 III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ.

 1. Trước cái thế giằng co.

Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan: Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn  Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.

 Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau: Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm: điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.

 2. Quyết tâm cải thiện đời sống.

“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.

 Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.

 3. Phải đề cao cảnh giác.

Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là:”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).

 Truyện: Cạm bẫy của người Eskimô

Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.

Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.

Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.

Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết. (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm B, tr 143)

 4. Cần sự trợ lực của Chúa.

Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ.  Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói:”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).

 Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì.  Về đêm , trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.

 Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc,  cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.
 Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta  đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan , hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.
          Lm Giuse Đinh lập Liễm

---------------------------


 

MC 1-ABC331: MÙA CHAY, MÙA HY VỌNG


 - Lm. An Phong, OP

 

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về Giao ước mà chính Thiên Chúa đã ký kết với Dân: B69 MC 1-ABC331


Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về Giao ước mà chính Thiên Chúa đã ký kết với Dân của Người. Giao ước đó đã được ký kết qua từng giai đoạn trong lịch sử cứu độ và được hoàn tất trong cái chết của Ðức Kitô, Ðấng là Con Một Thiên Chúa nhưng lại chịu chết vì con người.

Ơn Cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện theo kiểu Giao ước, điều đó vừa cho chúng ta thấy rằng Dân Chúa vẫn phải sống trọn vẹn cuộc sống trần gian còn nhiều bất trắc; nhưng Dân có thể hoàn toàn tín thác nơi Chúa, vì Người đã ký Giao ước thì Người sẽ không thể bỏ mặc Dân của Người.

Chính vì thế, Dân Chúa khi xưa đã phải thể hiện lòng trung tín của mình với Chúa trong 40 năm sa mạc; và chúng ta hiện nay phải thể hiện lòng trung tín với Chúa trong cuộc sống hằng ngày luôn có những khó khăn chờ đón.

Lời Chúa hôm nay cũng kêu gọi chúng ta tin tưởng bước vào mùa Chay như Chúa Giêsu đã được Thánh Thần đưa vào hoang địa, để "luyện tập thiêng liêng" và để có thể đảm nhận những thử thách trong "sa mạc cuộc sống" trong sự trung tín với Giao ước.

Trong niềm xác tín đó, người kitô hữu không còn bị đè bẹp bởi những gian nan vất vả, để chỉ còn biết than vắn thở dài; trong niềm xác tín đó, người kitô hữu không còn đụng đầu với cái chết như một thách thức làm sứt đầu mẻ trán. Ngược lại, tin tưởng vào Giao ước Cứu độ, người kitô hữu có thể khám phá ra ý nghĩa mùa Chay trong những cám dỗ, những khó khăn; có thể sống cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trong những đau thương vốn đầy dẫy trong cuộc sống. Nhất là khi tin tưởng vào Giao ước Cứu độ của Thiên Chúa, người kitô hữu có thể khám phá ra:

"Ðường lối Chúa, tất cả là yêu thương thành tín,
Ðối với ai giữ giao ước của Ngài" (đáp ca, Tv 24).

Chúa Giêsu đã chiến thắng cám dỗ của Satan; thì trong ơn cứu độ của Người, chúng ta cũng sẽ chiến thắng mọi thách đố của cuộc sống; đó là ý nghĩa lời rao giảng mang đầy hy vọng của Ðức Giêsu.

"Thời kỳ đã mãn,
và Nước Thiên Chúa đã đến gần rồi.
Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng".

Lạy Chúa Giêsu,
Ðã nhiều lần chúng con không hiểu được
sự im lặng của Chúa;
Ðã nhiều lần chúng con bực tức
vì Chúa cứ để cho sự dữ hoành hành
trong cuộc sống chúng con;
Và cũng đã nhiều lần
chúng con chỉ biết đặt hy vọng vào những thế lực nào khác
để tìm giải quyết cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, xin ban thêm niềm tin tưởng cho chúng con.

Lm. An Phong, OP

---------------------------

 

MC 1-ABC332: HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY

 - Lm. Giuse Ịỗ Vân Lực, OP

 

Cuộc sống muôn mặt. Có buồn. Có vui.  Niềm vui không thiếu trong cuộc đời. Nhưng niềm: B70 MC 1-ABC332


Cuộc sống muôn mặt. Có buồn. Có vui.  Niềm vui không thiếu trong cuộc đời. Nhưng niềm vui thường chỉ đến với những người giàu có, thông thái, quyền thế. Hôm nay, Đức Giêsu công bố Tin Mừng cho những người nghèo khổ. Nước Trời đã tìm thấy trụ sở nơi những tâm hồn đơn sơ, tầm thường.Vì chính Đức Giêsu cũng phát xuất từ hoàn cảnh khó nghèo đó.

Hơn nữa qua cơn thử thách trong hoang địa, Đức Giêsu mới cảm thấy thấm thía cơn đói khát của nhân loại trên đường tìm về hạnh phúc đích thực. Hôm nay hạnh phúc đã xuất hiện trong tầm tay, vì “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”(MC  1:15). Chúng ta có nhận ra những dấu chỉ và thời điểm Thiên Chúa đến viếng thăm hay không ?

CUỘC ĐỌ SỨC

Đức Giêsu được Thánh Linh dẫn vào hoang địa để đương đầu với đối thủ lợi hại nhất của Thiên Chúa là Xatan. Tại đây sẽ xác định cuộc thắng bại, quyết định tất cả sứ mệnh cao cả của Người. Thánh Marcô thuật lại rất vắn tắt, nhưng cũng cho thấy sau khi “chịu Xatan cám dỗ”, Đức Giêsu “sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người”(MC  1:13). Sau cơn cám dỗ rất lớn lao đó, Thiên Chúa đã trả lại cho Đức Giêsu cảnh hòa hợp giữa đất trời. Cảnh hòa bình đó chỉ kiếm thấy trong thời Mêsia (x.Is 11:6-9). Cuộc chiến thắng Xatan vô cùng cần thiết để chấm dứt cảnh lộng hành của đầu mục thế gian và mở ra một thời đại mới chan chứa tình người và hồng ân cứu độ. Đức Giêsu sẽ là thủ lãnh qui tụ muôn dân trong cảnh hòa bình và hạnh phúc.

Để rao giảng Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đã phải chuẩn bị bằng một cuộc chiến thắng những ồn ào của bao cơn cám dỗ. Người đã lên tiếng giữa một cảnh thanh bình, giữa cảnh hòa hợp và tương liên giữa mọi thụ tạo, giữa thiên thần và các muông thú (Disciples in Mission [Homily Guide, Lent Cycle B 1999:5]). Con người cảm thấy liên đới với muôn thụ tạo trong ơn cứu độ do Thiên Chúa đã giao ước. “Con người không còn là một kẻ ngoại  cuộc hay kẻ thống trị thiên nhiên. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng mình là một thành phần của chính thiên nhiên. Vũ trụ hôm nay không phải là một miền đất lưu đầy cũng không phải chỉ là nguồn khai thác của con người. Nhưng vũ trụ cũng được Thiên Chúa yêu thương như chúng ta. Tất cả đều lệ thuộc vào luật của Thiên Chúa chứ không phải của chúng ta, luật liên kết tất cả “các thụ tạo có xác” vào một giao ước” (Disciples in Mission [Homily Guide, Lent Cycle B 1999:7]). Quả thế, “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi  chờ ngày cũng sẽ được giải thoát, cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8:19-21).

Sau khi chiến thắng Xatan, Đức Giêsu cảm thấy có một sức mạnh phi thường. Sứ mệnh Người hiện rõ từng nét. Khi nghe tin “ông Gioan bị nộp” vì đã làm chứng cho công lý, “Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa” (MC  1:14), một Tin Mừng “cống hiến cho nhân loại sự tự do, công chính và niềm hi vọng” (Life Application Study Bible 1991:1727). Nghĩa là Người vẫn không sợ xiềng xích gông cùm, nhưng can đảm rao giảng “Triều Đại Thiên Chúa” (MC  1:15), một Triều Đại được xây dựng trên lẽ công chính, trái tai bạo chúa Hêrôđê và đẩy ông Gioan vào chỗ chết. Cũng chính vì lẽ công chính đó, Đức Giêsu đã bị bách hại. Nhưng cũng chính nhờ đó, uy quyền Thiên Chúa bao trùm toàn thể vũ tru,ï và nhân loại mới biết thời đại cánh chung đã đến.

Đã đến phút chót, mọi lời Thiên Chúa hứa phải được thực hiện. Chính nơi con người Đức Giêsu những lời hứa đó sẽ hiện thực từng nét. Cũng chính nơi Người, người ta nhận biết và cảm nghiệm “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (MC  1:15). Muốn thừa hưởng lời hứa và sống trong “Triều Đại Thiên Chúa”, “anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (MC  1:15). Đó là điều kiện duy nhất cho những ai muốn sống với niềm vui Nước Trời. Không thay đổi não trạng, không chuyển hướng sống, không thể cảm thấy niềm vui của những người “quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới” (Kinh Thánh Tân Ước 1995:184), một cuộc sống được biến đổi toàn diện nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô.

Khi sám hối, chúng ta trải qua một cuộc lột xác, giống như “thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần khí Người đã được phục sinh” (1 Pr 3:18).  Chính Thần Khí sẽ tạo nên cả hai cuộc biến đổi kỳ diệu đó. Thần Khí sẽ gìm toàn thân chúng ta vào máu của Đức Giêsu và sẽ nâng chúng ta lên “cùng Thiên Chúa” (1 Pr 3:18), dưới sự lãnh đạo của Đức Giêsu Kitô. Nhờ cuộc toàn thắng đó, Đức Giêsu đã giựt thoát nhân loại khỏi nanh vuốt ma quỉ, tội lỗi và sự chết. Nhờ đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện đối với các thụ tạo của Người.

“Sám hối là quay hướng về, đáp trả lại tiếng mời gọi” (Fuellenbach 1995:590) của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tạo mọi điều kiện mang lại cho chúng ta niềm vui, nhất là niềm vui của người con hoang đàng trong ngày vui họp mặt với cha già khả kính. Bởi đó “sám hối là một dịp vui, chứ không phải một việc phán xét hay lên án” (Fuellenbach 1995:590). Vui vì “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.  Vui vì mọi người sẽ đón nhận hồng ân cứu độ và được qui tụ về nhà Cha để cùng nhận ra nhau là anh em.

 GẶP GỠ

Niềm vui đó chỉ tìm nơi Đức Giêsu Kitô. Lý do vì nơi Người, chúng ta tìm được tất cả “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14:17). Cuộc gặp gỡ Người không dừng lại nơi lý thuyết hay các nghi lễ, nhưng tận thâm tâm, bản ngã con người. Chỉ có thể cảm nghiệm, hiểu biết và tưởng tượng được Nước Trời là gì khi bản thân tôi gặp gỡ “Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20). Trong cảm nghiệm sâu xa đó, Đức Giêsu sẽ trở thành “trung tâm của cả cuộc đời chúng ta” (Fuellenbach 1995:590). Tất cả đều tùy thuộc và quy hướng về Người.   Đức Giêsu chính là cầu vồng nối đất với Trời.  Sức sống vươn cao, vì ơn cứu thoát đến đúng lúc.   Thiên Chúa đã có sáng kiến trước, đã làm tất cả cho con người. Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi xem con người phản ứng thế nào trước những sáng kiến diệu kỳ của Người. Chính vì yêu thương, Người đã không ngần ngại đi bước trước.  Đáp lại sáng kiến đầy tình yêu thương đó, tức là sám hối (Fuellenbach 1995:590). Nói khác, con đường trở về với Thiên Chúa trải bằng những cánh hoa hồng tình yêu.  Nhưng chỉ những tâm hồn khiêm cung mới thực sự hiểu được chỗ đứng của mình trong một trần gian đã được kết giao trong máu Đức Kitô và mới có thể tìm được con đường dẫn đến hoà bình nối kết bằng những tràng chuỗi Mân Côi ngọc ngà.

Chính vì thế, trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mới lên tiếng: “trên hết, chúng ta hãy khẩn xin Thiên Chúa cho mọi người cải hoá nội tâm và mở rộng tầm nhìn khi đưa ra những quyết định công bình giải quyết những tranh chấp cản trở cuộc hành trình trần gian hôm nay bằng những phương tiện tương xứng và hoà bình.   Trong mỗi đền thánh dâng kính Mẹ Maria, chúng ta hãy sốt sắng dâng lên trời cao những chuỗi Mân Côi cầu xin cho hoà bình.  Tôi xác tín rằng các giáo xứ và gia đình cũng đọc kinh Mân Côi cho công cuộc quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn lao đó.” (Zenit 23/02/03)   Chỉ kinh Mân Côi mới mạc khải cho chúng ta biết “không bao giờ chúng ta có thể sống hạnh phúc nếu chúng ta kình chống nhau ; tương lai nhân loại không thể bị nhận chìm cùng với chủ thuyết khủng bố và logic chiến tranh.  Đặc biệt các Kitô hữu chúng ta được kêu gọi trở thành những người bảo  vệ hoà bình ở những nơi chúng ta đang sinh sống và làm việc.   Nghĩa là chúng ta cần tỉnh thức, để tiếng lương tâm không khuất phục trước cám dỗ đầy ích kỷ, sai lầm và bạo động.” (Zenit 23/02/03)

 Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

---------------------------

 

MC 1-ABC333: CHÚA KITÔ KHÔNG BỎ MỘT AI LẠI PHÍA SAU

 - Jos Tú Nạc

St: 9: 8-15; Tv: 25; 1 Pr 3: 8-22; MC  1: 12-15

 

Một trận lụt sẽ gây kinh hoàng và tàn phá cho dù mực nước chỉ dâng cao vài bộ. Những hình: B71 MC 1-ABC333


Một trận lụt sẽ gây kinh hoàng và tàn phá cho dù mực nước chỉ dâng cao vài bộ. Những hình ảnh từ trận sóng thần Châu Á, cơn cuống phong Catrina ở New Orleans và hàng loạt những trận lụt khác ở nhiều nơi vẫn còn ám ảnh trong tâm trí chúng ta. Sự tàn phá khủng khiếp và cướp đi sự sống có thể rất nặng nề.

Giao ước đã được diễn tả trong bài đọc này, một đoạn trong Genesis – cuốn sách thứ nhất của Cựu ước, mô tả một trận đại hồng thủy cuối cùng đã ập đến bao trùm toàn trái đất một cách vô cớ. Cho đến bây giờ, khoa hoc vẫn không có bằng chứng nào chứng minh được câu chuyện này. Những trận lụt, động đất, và những trận dịch khu vực đã đựợc thấy nhiều nhưng không mang tai họa toàn khắp. Và câu chuyện trong Genesis hầu như hoàn toàn giống những huyền thoại Babylon đã được khám phá và chuyển dịch – chỉ có những tên và những chi tiết chính thay đổi. Những người cổ đại (và cũng có một số người hiện đại) hình dung một Thiên Chúa là vội vã, độc ác, gây ra sự tàn phá với những trừng phạt và hành hạ của Người. Tốt hơn hết đừng hiểu đó là mặt xấu của Người.

Nhưng điểm chính của bài đọc hôm nay không phải là sự hành hạ, trái lại, đó là lời hứa, giao ước và hy vọng. Phiến đá đã được lau sạch và có một sự khởi đầu mới. Thiên Chúa, bây giờ hình như từ bỏ sự yếu đuối của loài người, hứa không bao giờ đem lại một trận lụt trên toàn trái đất nữa. Cầu vồng được thiết kế như một biểu tượng hằng hữu, và đáng yêu của lòng trung thực của Thiên Chúa. Có phải Thiên Chúa (đã thay đổi tâm trí của Người” hoặc “ghi nhớ”? Về vấn đề đó, phải chăng Thiên Chúa trừng phạt hoặc hủy diệt? Đây là những hình ảnh của Thiên Chúa rằng nghi ngờ loài người trong thế giới tự nhiên, và nó mời gọi chúng ta để suy nghĩ trong những đường hướng mới. Lời giao ước này đặt ra mà trong đó không chỉ bao gồm tất cả nhân loại mà còn đối với tất cả những sinh vật đang tồn tại. Nó dường như là sự sang trang trong sự hiểu biết của loài người đối với Thiên Chúa. Đây là nơi mà những thần thọai sáng tạo cổ đại bị bỏ lại phía sau và thiên Chúa được biết nhiều thêm về mối quan hệ và sự ủy thác ý tuởng đạo đức. Cầu vồng là một lời nhắc nhở của thiện ý thiêng liêng, và một tương lai hy vọng chứ không phải là một biểu tượng kinh hoàng, khiếp sợ, và đây chính là biểu tượng chúng ta cần ghi nhớ.

Câu chuyện về trận đại hồng thủy và con tàu này là dấu hiệu đầy quyền năng của việc xét xử và công bằng của Thiên Chúa. Nhưng tác giả Peter trong bài 1 đã biến đổi nó thành một câu chuyện của lòng nhân từ và giữ trọn lời hứa bằng việc liên hệ nó với Lễ Rửa Ki-tô giáo. Thay vì hủy diệt, nước bây giờ là sự cứu vớt, vì giờ đây, Đức Ki-tô ngự trị trong quyền năng từ Nước Trời. Sự quan tâm kỳ lạ tới việc thuyết phục của Đức Ki-tô đối với các linh hồn trong những tiếng kêu van giam hãm, tù đày mà theo niềm tin cổ đại rằng những linh hồn của những người mà đã bị hủy diệt trong cơn đại hồng thủy hoặc đã chết trước khi đợi Đức Ki-tô đến cứu chuộc. Câu chuyện này là một đế tài thường xuyên trong hình ảnh Ki-tô giáo Đông phương ngày xưa. Rõ ràng các tác giả của chúng ta tin một cách chắc chắn tất cả có cơ hội để nghe lời tuyên bố và lời đáp lại. Đối với Đức Ki-tô, không một ai bị quên lãng hoặc bỏ rơi lại phía sau.

Đoạn văn này là sự nài van tuyệt đối: tâm hồn đã đẩy đưa Chúa Jesus phải đến hoang vu để suy ngẫm. Sự chuẩn bị này cho bất kỳ một sứ mệnh cao cả hoặc một lời đoan kết nào đòi hỏi sự chuẩn bị và chiêm niệm, và chúa Jesus không là một ngoại lệ. Người đã phải loại bỏ hành trang tâm lý và tinh thần chung của nhân loại. Người phải tự quyết để chống lại sự sợ hãi và cám dỗ, nhất là gắn kết với quyền năng. Chỉ sau khi hoàn thành suy ngẫm này là Người có thể rao giảng Tin Mừng của Thiên chúa. Nay đã đến – lịch trình thời gian của Thiên Chúa đã được hoàn tất. Thiên Chúa sẽ can thiệp lịch sử loài người bằng một phương thức đồ sộ, uy nghiêm: tất cả những sáng tạo và xã hội loài người sẽ được đặt dưới quyền cai quản và theo ý muốn của Thiên Chúa một cách trực tiếp.

Với những ai đau khổ và bị áp bức thì điều này quả thật là tin mừng. Tình trạng bất công sẽ phải được quét sạch và, thế giới sẽ được cai trị theo ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng đối với nhiều người thì điều này không là tin mừng vì họ sợ mất hết tài khoản và vị thế trong một trật tự xã hội bất công đó. Chúa Jesus mời gọi họ (và cả chúng ta) ăn năn, sám hối – có sự thay đổi tâm trí và tâm hồn – và đón nhận tin mừng trong niềm hân hoan.

Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ hoặc suy tàn của nhiều thể chế, cả hai chính trị và tôn giáo, và sự tan rã của những thành phần trong guồng máy kinh tế. Với sự trừng phạt này có thể là, đó cũng là một sự khoan dung. Vì một thế giới mới chỉ có thể là bằng cách khai tử một trật tự bất công. Một trật tự mới ra đời phải đặt dưới sự giám sát trước những tiêu chuẩn công bình của Thiên Chúa, thương cảm và hiệp thông. Chúng ta chỉ có thể đón nhận món quà này bằng cách mở cửa tâm hồn và tâm trí cũng như một sự tự nguyện chấp nhận đổi thay.

Jos Tú Nạc

---------------------------

 

MC 1-ABC334: HÃY CAN ĐẢM SỐNG GIỮA RỪNG CẠM BẪY

 - Lm Nguyễn Khoa Toàn

 

Có câu chuyện về hai thiền sư đang trên đuờng trở về thiền viện. Ịến một khúc sông vắng: B72 MC 1-ABC334


Có câu chuyện về hai thiền sư đang trên đuờng trở về thiền viện. Đến một khúc sông vắng thì trời đã về chiều, cả hai tình cờ găp một thiếu phụ ngại ngùng không dám lội qua dòng sông đang đến cơn chảy xiết. Nhìn đôi mắt thiết tha cầu khẩn van lơn của nguời con gái trẻ đẹp kia, một thiền sư lẳng lặng cõng nàng qua sông truớc đôi mắt quá đỗi kinh ngạc của người bạn đồng hành.

Đến bờ bên kia, thiền sư nhẹ nhàng đặt người thiếu phụ xuống rồi tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng khi gần vào cửa thiền viện, người bạn đồng hành không còn có thể che giấu sự khó chịu day dứt trong lòng, liền buột miệng: “Tại sao thiền sư lại có thể làm một việc nhớp nhua như thế? Thiền sư há đã quên luật cấm chúng ta đụng đến xác thịt nguời khác phái ư?” Nghe thế, thiền sư kia ngước mắt nhìn thẳng vào đôi mắt người bạn đồng hành rồi ôn tồn nói: “Này bạn! Tôi đã đặt nguời thiếu phụ tội nghiệp kia ngay tại bờ sông vắng. Còn bạn, bạn vẫn còn cõng nàng đến trước thiền môn!!!”

Có một ai đó đã nói rằng một chỗ duy nhất trên thế giới này mà không bị vây quanh bởi hàng muôn cám dỗ đó là.. . nghĩa địa. Còn sống là còn bị cám dỗ. Và nếu ai đó nghĩ rằng mình đã siêu thoát và không có thể sa vào chước cám dỗ thì hãy thử xem nhịp tim người ấy còn đập hay không đã! Có nhiều người vẫn còn nghĩ rằng đời sống tu trì là một đời sống không còn bị ‘xác thịt thế gian’ cám dỗ nữa. Mới nghe qua, có vẻ đúng, nhưng nếu đã là con nguời muốn sống thực sự đời sống con người thì không một ai có thể nào thoát khỏi đuợc những cám dỗ miên viễn vây quanh. Càng nơi thanh cao, sự cám dỗ lại càng nhiêu khê, đòi buộc đêm ngày. Càng hoang vắng, sự cám dỗ lại càng đau thương nhức nhối. Và vấn đề không phải là chạy trốn sự cám dỗ, nhưng là diện đối diện để có thể vượt thắng và sống một đời sống tinh khiết trọn vẹn con người.Nghe có vẻ tột cùng mâu thuẫn nhưng một đời sống công giáo chân chính là phải luôn luôn dám sống trong những biện chứng rất nghịch lý kia, như lời Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: “Ở giữa trần gian, nhưng không do trần gian mà cho trần gian với những phương tiện của trần gian.” Đối diện với sự cám dỗ không phải là tội. Tội chỉ là khi buông lơi xuôi tay chọn sự cám dỗ thay vì chọn Đường, Sự Thật và Sự Sáng.

Câu chuyện về Chúa Giêsu chịu qủy ma cám dỗ cũng chính là câu chuyện của đời sống mỗi nguời chúng ta. Nơi hoang địa là chỗ thử thách đầu tiên trước khi Nguời thi hành sứ vụ cứu chuộc nhân loại. Thật thế, ngay sau khi Người chịu phép rửa từ chính tay ngôn sứ Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan, Thánh Thần Chúa đã đem Người vào ngay hoang địa. Nhưng nếu như hai thánh sử Matthêô và Luca mô tả rất chi tiết về bốn mươi ngày ròng rã vật lộn với muôn vàn cám dỗ kia, thì thánh Marcô chỉ viết vỏn vẹn một hàng: “Người ở đó chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú rồi các thiên thần hầu hạ Người.”

Khi Chúa Giêsu thắng hết mọi cám dỗ, ma quỷ liền bỏ đi và các thiên thần đến hầu hạ Người. Chỉ có thể đòi buộc qủy ma cút xéo khi chúng ta vượt qua cơn thử thách vật chất xác thịt thế trần. Sẽ còn muôn ngàn cám dỗ vây quanh, nhưng cũng sẽ có ngàn muôn thiên thần đến hộ phù, khi Thiên Chúa là trọng tâm đời sống mỗi một chúng ta.

Lm Nguyễn Khoa Toàn

---------------------------

 

MC 1-ABC335: MÙA CHAY - MÙA VUI MỪNG


- Lm Giuse Trần Ịình Long, SSS

 “Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh mà ăn, cho đến lúc ngươi về lại bụi đất, vì tự đất ngươ:i đã được rút ra” (Kn 3,19a)   

 

Ngày Tết dân tộc với bao nhiêu nhộn nhịp hòa lẫn với ít nhiều mệt mỏi ưu tư đã qua đi, nhưng MC 1-ABC335


Ngày Tết dân tộc với bao nhiêu nhộn nhịp hòa lẫn với ít nhiều mệt mỏi ưu tư đã qua đi, nhưng hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trên đời sống của mọi thành phần trong xã hội. Đi đến đâu cũng nghe những tiếng thở dài não ruột vì thất nghiệp, vì nợ nần, vì bị phá sản, vì vật giá leo thang mà đồng lương cứ thu nhỏ lại. Nhiều công ty xí nghiệp phải đóng cửa vì càng làm càng thua lỗ. Bên Đức, bên Pháp, bên Mỹ, và ngay ở Việt Nam có những nhà doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã tự tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề ! Trong bối cảnh bức tranh kinh tế tài chánh toàn cầu xám xịt đó, chúng ta bước vào Mùa Chay. Mùa của mầu tím. Có phải đó là mầu tím thê lương ảm đạm, buồn tái tê không? Có phải là mùa khóc lóc rên la đến “tím cả chiều hoang biền biệt” không?

Mùa Chay có phải là mùa than khóc, u sầu, ăn chay đền tội không ?

Đặt hết niềm tin tưởng vào Đức Giêsu, chúng ta xác định: Mùa Chay là mùa vui mừng, vì là thời gian mà Hội Thánh dành để cho chúng ta được gặp lại Thiên Chúa. Đó là mùa hồng ân, vì là thời gian của những đứa con hoang đàng hồi tâm quay về để nhận lại địa vị làm con của Cha. Vui mừng vì người Cha không bao giờ nhắc lại tội lỗi của đứa con biết thống hối ăn năn, mà chỉ nghĩ đến bù đắp, bồi dưỡng và trả lại cho nó những gì nó đã làm mất: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy…” (Lc 15,22tt).

Vậy Mùa Chay chính là mùa những đứa con phải ngửa mặt lên nhìn Cha mình với tấm lòng vô cùng yêu mến, biết ơn, với đôi mắt đẫm lệ, vui sướng vì được ơn tha thứ.

Kinh Thánh nói: Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào sa mạc. Chúng ta biết sa mạc là vùng hoang địa nóng cháy khô cằn, không có màu xanh cây cỏ, không có sự sống.

Ađam được Thiên Chúa cho vào vườn địa đàng, vùng đất phì nhiêu sữa mật. Nhưng Ađam đã phạm tội, biến vườn địa đàng thành sa mạc. Ađam đã đánh mất địa đàng của mình và của nhân loại.

Tội đã làm vùng đất sữa mật trở thành nghèo nàn gai góc. Ađam xuất từ đất, nên tội cũng biến lòng Ađam và lòng mọi người thành gai góc. Gai góc với Thiên Chúa và gai góc với nhau. Kết quả đích điểm cuối cùng của nhân loại là nấm mồ tối tăm của sự chết.

“Đức Giêsu được Thần khí dẫn vào sa mạc, ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày”, Đức Giêsu vào sa mạc biến sa mạc chết khô cằn cỗi thành sự sống vui tươi. Tin Mừng Marcô nói: “Đức Giêsu ở giữa dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người” (MC  1,12-13).

Đức Giêsu vào sa mạc thì gai góc không còn nữa. Người giao hòa vạn vật với Thiên Chúa: “Người ở giữa dã thú”. Việc ăn chay cầu nguyện trong lòng mến và trong sự vâng phục ý Cha của Đức Giêsu đã lấy lại tất cả những gì Ađam đã làm mất. Bằng sự chết thập giá và sự sống lại vinh quang, Đức Giêsu đã phục hồi sự sống muôn đời cho Ađam và cho cả nhân loại .

Nếu Đức Giêsu không ăn chay, thì tất cả mọi việc ăn chay của chúng ta đều vô nghĩa và vô ích, vì nó chỉ là một hành động làm khổ thân xác, không xóa được tội, cũng không mang lại được ơn cứu độ.

Việc ăn chay của người tín hữu chỉ trở nên tràn đầy công phúc khi họ biết hối cải, tin vào Đức Giêsu, đón nhận Người vào cuộc đời mình, để việc chay kiêng của mình được nên một với sự chay thánh của Đức Giêsu. Lúc ấy mọi tội lỗi được xóa, mọi công phúc sẽ được ban dư dật từ nơi trái tim giàu có vô phương dò thấu của Đức Kitô Phục Sinh. Và không còn án phạt nào đè nặng trên những kẻ đã ở trong Đức Kitô nữa: “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô Giêsu thì không còn bị lên án nũa.” (Rm 8,1) .

Sứ điệp quan trọng trong Mùa Chay là: Đức Giêsu là Đấng yêu mến chúng ta, đã tỏ mình ra cho chúng ta biết Người là ai, để cho chúng ta vui mừng đặt tất cả niềm tin tưởng vào Lòng Thương Xót của Người. Đức Giêsu nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (Ga 14,21b).

Khi Thiên Chúa tỏ cho nhân loại biết Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài, thì Ngài cũng ban cho nhân loại một lệnh truyền: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (MC  9,7b).

Nghe lời Đức Giêsu là gì ? Đức Giêsu đang nói gì với tôi trong Mùa Chay năm nay?

Đức Giêsu sau khi kiêng chay 40 ngày thì Người nói với mọi người: “Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”, nghĩa là tin vào Đức Giêsu.

Tin vào Đức Giêsu không phải là đứng ngoài Đức Giêsu để ăn chay hãm mình, làm việc lành phúc đức, mà là đón nhận Người vào cuộc đời mình. Đức Giêsu nói: “Hãy lưu lại trong Ta. Ta là cây nho, anh em là cành nho” (Yn 15,4-5).

Đức Giêsu muốn chúng ta kết hiệp với Người như chim liền cánh như cây liền cành. Tình yêu là thế.

Chúng ta đau khổ, vì tất cả chúng ta đã đánh mất thiên chức làm Con Thiên Chúa. Cành đã rời cây làm sao mà tươi được. Loài người kể từ khi Ađam phạm tội đã trở thành những đứa con hoang đàng. Hôm nay một con người có danh hiệu là Giêsu, đến để làm con thay cho tất cả chúng ta. Người kêu mời chúng ta hãy quay về để được Thiên Chúa trả lại cho tất cả những gì chúng ta đã làm mất. Đó là: “Chức vị làm Con Thiên Chúa”. Lúc ấy chúng ta sẽ trở thành cành nho tươi mơn mởn, trĩu nặng trái thơm ngọt mọng chín, vì chúng ta có Đức Giêsu, Đấng quyền năng và giàu lòng thương xót ở trong chúng ta. Nếu chúng ta ở ngoài Đức Giêsu, hay ở bên cạnh Đức Giêsu, thì dù có đạo đức đến đâu, chúng ta vẫn ở trong tối tăm của sự chết, vì chúng ta chưa phải là Con. Vì Thiên Chúa chỉ nhìn thấy những kẻ ở trong Con của Ngài, nếu chúng ta ở ngoài Đức Giêsu, thì Thiên Chúa chẳng hề biết chúng ta là ai.

Cho nên việc cốt lõi trong Mùa Chay và trong suốt đời người tín hữu là: Tin vào Đức Giêsu và đón nhận Người. Nếu việc tin và đón nhận Đức Giêsu không có trong tôi thì tất cả mọi chay kiêng, hãm mình nguyện ngắm trong Mùa Chay, chỉ làm tôi mất thì giờ và thêm mỏi mệt phần xác. Vì những việc đó chẳng có khả năng gì mang lại phần rỗi cho tôi.

Như vậy Mùa Chay không phải là mùa than khóc để thương thân phận mình, hay để xót thương Đức Giêsu. Mùa Chay là mùa vui mừng hăm hở dấn bước quay về nhà Cha. Mùa Chay là mùa tích cực đáp ứng lời kêu mời của Đức Giêsu Chúa chúng ta: “Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”.

“Mồ hôi đẫm mặt ngươi mới có bánh mà ăn, cho đến lúc ngươi về lại bụi đất, vì tự đất ngươi đã được rút ra” (Kn 3,19).

Đây là án phạt giáng xuống trên Ađam và tất cả nhân loại, nhưng hôm nay án ấy không còn nữa. Vì Thiên Chúa đã giáng xuống trên Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô rồi.

Mùa Chay này, cho dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn cơ cực do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu, chúng ta cũng hãy vui mừng tạ ơn Thiên Chúa và ngước mắt lên Đức Giêsu, Đấng đã chết thay cho tội lỗi chúng ta, rồi tin tưởng đặt tất cả mọi việc lành phúc đức ăn chay hãm mình của chúng ta vào trái tim yêu dấu của Người. Lúc đó chúng ta sẽ có đầy đủ công nghiệp đáng thưởng trước mặt Thiên Chúa, và sự bình an của Thiên Chúa vượt quá mọi suy tưởng sẽ canh giữ  lòng trí chúng ta trong Đức Giêsu Kitô (Pl 4,7).

Lạy Chúa Giêsu Kitô nguồn chay thánh và nguồn sự sống của con, xin ban Thần Khí mở lòng con, để con hồi tâm quay về đón nhận Chúa trong Mùa Chay năm nay và trong suốt đời con. Amen

Lm Giuse Trần Đình Long, SSS

---------------------------

 

MC 1-ABC336: CHAY TỊNH THEO SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2009

- Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chủ đề sứ điệp Mùa Chay năm 2009 là: CHAY TỊNH.

 

Sứ điệp trình bày thực hành Chay Tịnh dưới ánh sáng Thánh Kinh. Sứ điệp phân tích những: B74 MC 1-ABC336


Sứ điệp trình bày thực hành Chay Tịnh dưới ánh sáng Thánh Kinh. Sứ điệp phân tích những giá trị và ý nghĩa Chay Tịnh nhằm giúp người tín hữu sống Mùa Chay Thánh.

Nền tảng Thánh Kinh:

-Trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa truyền dạy con người phải kiêng cữ, đừng ăn trái cấm: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,16-17). Thánh Basiliô chú giải “'ngươi không được ăn' là luật ăn chay và kiêng khem”.

- Chúa Giêsu chay tịnh bốn mươi ngày trong hoang địa. “Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-ABC2).

- Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28).

- Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8).

- Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ.

- Dân thành Ninivê, để đáp lại lời mời gọi hoán cải của Giôna, đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong trường hợp ấy cũng vậy, Thiên Chúa thấy việc làm của họ và tha cho họ.

- Việc chay tịnh đích thực, như Chúa Giêsu đã nhắc ở một nơi khác, chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18).

- Việc thực hành chay tịnh luôn hiện diện trong cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi (x. Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5).

Giá trị và ý nghĩa của chay tịnh.

- Ăn chay là một trợ giúp lớn lao để tránh tội và tất cả những gì dẫn đến đó. Vì thế, lịch sử cứu độ đầy dẫy những sự kiện mời gọi ăn chay.

- Các giáo phụ cũng nói đến sức mạnh của chay tịnh để kiềm chế tội lỗi, đặc biệt những thèm khát của “con người Adam cũ,” và và mở ra trong tâm hồn người tín hữu một con đường đi đến Thiên Chúa.

- Chay tịnh được đề nghị cho chúng ta như là một phương thế để phục hồi lại tình bạn với Thiên Chúa.

- Chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý. Đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.

- Chay tịnh giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.

- Chay tịnh cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa.

- Chay tịnh là một trợ giúp để mở mắt nhìn thấy tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống.

- Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta tăng trưởng theo tinh thần của Người Samaritanô nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ.

- Chay tịnh là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân.

Chay tịnh thực hành.

Chay tịnh chính là hãm mình. Hãm bớt dục vọng, hãm bớt đam mê, hãm bớt thói hư tật xấu, hãm bớt sự tham lam của cải, hãm bớt sự hung hăng gây chiến, hãm bớt lòng tự cao tự đại, hãm bớt cả những sở thích thường nhật. Sự hãm bớt như thế có một tác dụng rất lớn, nếu được thực hành thường xuyên, sẽ tạo cho ta một nội lực, một sức mạnh giúp ta làm chủ bản thân khi cần thiết. Ðức tính tự chủ dễ nảy sinh và phát triển nơi những con người quen hãm mình. Và chính đức tính ấy làm cho con người thực sự tự do, làm chủ bản thân, không nô lệ chính mình và bất cứ điều gì. Thoạt nghĩ tới thì sự hãm mình có vẻ là một sự gò bó, giới hạn, cắt xén, làm cho con người không còn được tự do thoải mái. Chính vì thế mà nhiều người trong xã hội hôm nay, kể cả những người có đạo, thậm chí cả những người sống đời tu trì, không thích hãm mình, và hầu như không còn hãm mình nữa. Ðó là lý do của sự xuống dốc về đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội. (x.Thư mục vụ Mùa Chay năm 2006, ĐGM Bùi Văn Đọc).

Chay tịnh theo tinh thần Phúc Âm không chỉ là giảm bớt ăn uống mà còn là chay tịnh của con tim được cụ thể hóa trong lời nói, ý nghĩ và việc làm. Một con tim chay tịnh không có chỗ cho hận thù, chia rẽ, sự nhỏ nhen, ghen ghét, ác ý, lạnh lùng và muôn vàn hình thái của ích kỷ. Một con tim chay tịnh chỉ có nơi một con người biết yêu thương, quảng đại, cởi mở và nhạy cảm trước bao nỗi khổ của anh chị em đồng loại. Rồi như anh chị em cũng biết, theo truyền thống, chay tịnh vẫn gắn liền với kiêng thịt. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là ngày nay có nhiều người đã thay thế việc kiêng thịt bằng những thức ăn đắt tiền hơn. Chay tịnh như thế chưa phải là “xé lòng” mà chỉ dừng lại ở việc “xé áo”.

Chay tịnh mà Hội Thánh đề nghị thật ra là lời mời gọi hướng tới việc chia sẻ của đức ái. Đức ái Kitô giáo không dừng lại việc làm phúc bố thí hiểu như một sự thương hại, nhưng hướng tới tấm lòng yêu thương chân thành, khiêm tốn và tôn trọng phẩm giá con người. Mùa Chay Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu để học với Ngài về một tình yêu luôn trao ban và sống vì người khác.(x. Thư Mục vụ Mùa Chay 2006, ĐGM Nguyễn Văn Nhơn).

Sống Chay tịnh là sống đơn giản. Thiếu Chay tịnh, thiếu đơn giản trong đời sống, con người dễ sa ngã, dễ đánh mất lý tưởng. Câu chuyện văn chương tu đức Ấn Giáo sau đây là một minh hoạ.

Ở một làng nọ, có vị đạo sĩ, Sadhu, tu thân lâu ngày, gần đạt đến bậc thánh nhân. Dân chúng ngưỡng mộ, quý mến nhà đạo sĩ, đến thỉnh ý, tầm thầy học đạo.

Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ rách rưới, kẻ qua đường biếu nhà đạo sĩ manh vải che mình. Những lúc Sadhu ngồi thiền niệm, bày chuột tưởng tượng gỗ, rúc vào tấm vải gặm nhấm. Tội nghiệp, có kẻ qua đường thấy thế, biếu Sadhu con mèo bắt chuột. Dân trong làng thương tình, thay nhau đem sữa nuôi con mèo. Rồi ngày nọ, có kẻ hành hương từ phương xa, nghe tiếng thơm nhân đức, đến viếng nhà đạo sĩ. Người đàn bà giàu có ấy tặng đạo sĩ Sadhu con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Để nuôi con bò, người ta làm cho nó cái chuồng. Từ dạo đó, con bò có chuồng, vị đạo sĩ không có nhà. Thấy thế không ổn, dân trong làng làm cho nhà đạo sĩ chiếc chòi lá.

Từ ngày ấy, nhà đạo sĩ không còn nhiều thời giờ tu niệm như xưa, bận rộn nuôi con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Nuôi con mèo để đuổi lũ chuột. Phải lo sửa sang căn nhà. Dân trong làng không muốn nhà đạo sĩ mất thời giờ săn sóc con bò, họ gởi một người đàn bà đến cắt cỏ nuôi con bò, săn sóc con mèo thay cho nhà đạo sĩ có giờ thiền tu.

Nhà đạo sĩ đã có tấm vải che thân, có con mèo đuổi chuột, có con bò cho sữa, có căn nhà để ở, có người đàn bà săn sóc cuộc đời mình. Chẳng bao lâu, nhà đạo sĩ không còn thời gian tĩnh mịch nữa, ông đầy đủ hết rồi.

Đâu là con đường tu đạo? Ông lấy người đàn bà làm vợ, thế là chấm dứt cuộc đời hạnh tu.

Câu chuyện bắt đầu chỉ là miếng vải che thân, rồi dần dần nhu cầu sinh ra nhu cầu, sau cùng nhà đạo sĩ mất lý tưởng hạnh tu. Làm thế nào nhà đạo sĩ Sadhu bỏ cuộc, đánh mất hành trình tu giới của mình? Của lễ, tặng vật kia êm ả quá đỗi. Nó như làn gió nhẹ mơ màng, dật dờ như dòng nước không tiếng động. Thế mà đánh đổ nhà đạo sĩ. Sự đổi mới ở đất nước tôi đang mang dáng dấp có nhà Sadhu nào sắp ngã không?

Của lễ dâng cúng không là tội. Nhưng người đạo sĩ có thể bị hủ hóa không ngờ. Lòng bao dung của tín đồ cũng phải khôn ngoan biết bao, chính họ có thể đưa con người hướng dẫn tôn giáo của họ vào tà đạo bằng của lễ ngẫu tượng.

Người ta làm chủ của cải, rồi một ngày bị của cải lấy mất tự do mà họ không ngờ. Để lòng mình làm chủ hay bị của cải làm chủ vẫn luôn luôn là một giằng co khốn khổ. Nó vẫn là con đường hạnh tu. Thật khó để mình chiếm hữu của cải chứ không để của cải chiếm hữu mình. Nhu cầu này sinh ra nhu cầu khác. Ta không biết đâu là bến bờ. Phương tiện nào đưa ta đạt đến mục đích, khó mà nhìn thấy.

Sống đơn giản đưa Shadu vào đời sống tu hạnh. Mất đơn giản, ông mất lý tưởng. Trong Giáo Hội, tất cả các đại thánh đều có đời sống đơn giản. Không phải trong Giáo Hội Công Giáo mà thôi, tất cả thánh nhân trong tôn giáo khác cũng vậy.

Không ngờ Sadhu đánh mất lý tưởng. Tội nghiệp ông. Tôi nghĩ, nhà đạo sĩ nào viết câu chuyện ấy, đã đạt tới bậc tỉnh ngộ rất cao như lời dạy “hãy tỉnh thức và cầu nguyện.” (x. Những trang nhật ký của một Linh mục, Lm Nguyễn Tầm Thường).

Chay tịnh có giá trị và ý nghĩa thật cao cả.Mục tiêu tối hậu của chay tịnh là giúp đỡ mỗi một người dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa.

Kết thúc Sứ điệp, Đức Thánh Cha ước mong rằng: mỗi gia đình và cộng đoàn kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

---------------------------

 

MC 1-ABC337: CHỌN THEO CHÚA LÀ ĐÓN NHẬN GIAO ƯỚC


- Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

St: 9, 8-15; 1Pr: 3, 18-22; MC: 1, 12-15

I. PHUC ÂM: MC  1, 12-15

"Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người".

Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.

Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

 II. SUY NIỆM:

 

Sống ở đời là phấn đấu và chọn lựa. Trong cuộc đời trần thế, Đức Kitô đã không thoát khỏi: B75 MC 1-ABC337


Sống ở đời là phấn đấu và chọn lựa. Trong cuộc đời trần thế, Ðức Kitô đã không thoát khỏi vòng thông lệ đó.

Thật vậy, lúc khởi đầu cuộc sống công khai, Người đã được Thánh Linh đưa vào sa mạc để chịu thử thách giống như Ađam trong vườn địa đàng và dân Dothái suốt 40 năm trường trong sa mạc. Nhưng Ađam đã sa ngã. Dothái đã thất trung.Còn Ðức Kitô đã trung thành đứng hẳn về phía Thiên Chúa. Nhờ vậy, Người đã thắng Satan.

Sau hành động quyết liệt đương đầu với chước cám dỗ, Ðức Kitô đã xuất hiện trước công chúng, rao giảng Tin Mừng và kêu gọi thống hối (Mt 4,12-17; MC  1,14-15; Lc 4,14-15). Chẳng những cơn thử thách đã không cầm chân và quật ngã được Người, mà trái lại càng làm cho Người quyết tâm chu toàn sứ mạng.

Quả vậy, thay vì chiều theo những lời dụ dỗ mê hoặc của Satan (Mt 4,3-11; Lc 4,3-14), Ðức Kitô đã dùng lời Kinh Thánh mà khước từ mạnh mẽ. Cuối cùng Satan đã rút lui và Người đã chiến thắng. Sức mạnh làm cho Người chiến thắng là chính lời Kinh Thánh và thái độ cương quyết đứng về phía Thiên Chúa. Là tín hữu, chúng ta cũng có thể chiến thắng như Ðức Kitô, nếu biết chọn đứng về phía Thiên Chúa và lắng nghe lời Người mà thay đổi nếp sống và để Người hướng dẫn đời ta.

Vì thế, có thể nói chiến thắng của Ðức Kitô cũng là chiến thắng của chúng ta. Cuộc chiến đấu của Người đã chứng tỏ: con người có thể thắng những chước mê hoặc của Satan, nếu dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa. Cũng như Ðức Kitô, ta không chấp nhận dùng Thiên Chúa như một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu thế tục; hoặc như một sức mạnh ma thuật để làm những việc phi thường; hay qụy lụy Satan để được làm chúa thiên hạ (Mt 4,3-10). Chính Thiên Chúa mới là chủ tể vũ trụ và Người điều khiển lịch sử loài người.

Trong lịch sử Dothái, Thiên Chúa đã trực tiếp hướng dẫn dân Người và đã chuẩn bị họ đón nhận Giao ước như một ân huệ. Người đã đem họ ra khỏi Aicập và dẫn đưa qua sa mạc để thanh luyện tâm hồn họ và để họ chọn lựa tin vào Thiên Chúa, nghĩa là đứng hẳn về phía Người. Còn Người đã nuôi sống họ bằng Manna, một ân huệ từ trời xuống, Ðức Kitô, sau khi quyết định đứng về phía Thiên Chúa và nhờ đó chiến thắng Satan, cũng đã được Thiên Thần mang của ăn từ trời đến nuôi dưỡng và hầu hạ. Cuộc thử thách của Ðức Kitô đã chuẩn bị Người thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nghĩa là thiết lập Giao ước mới trong cái chết và cuộc phục sinh của Người.

Trước khi lập Giao ước với loài người, Thiên Chúa luôn dùng một khoảng thời gian để chuẩn bị và thanh luyện. Lục Ðại Hồng Thủy 40 đêm ngày thời Noe là một bằng chứng khác. Sau cơn tàn phá, mà chỉ một mình ông và một số ít người theo ông được cứu thoát, Thiên Chúa đã ký kết với ông một Giao ước ân tình: từ nay Người sẽ không bao giờ còn tàn phá mặt đất nữa. Từ đây bắt đầu một giai đoạn mới với một lớp người biết đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa. Biểu hiệu cho Giao ước này là một cầu vòng hình cánh cung đặt ngang trời. Mỗi khi nhìn thấy nó là Thiên Chúa nhớ lại tình thương vô điều kiện của Người đối với nhân loại: từ nay Người giao hòa cùng vạn vật, gác cung lên, không còn dùng đến nữa và bảo toàn sinh mạng cho muôn loài.

Chọn theo Chúa là đón nhận Giao ước. Nhưng ân huệ Giao ước luôn đi kèm với thử thách. Mà thử thách chỉ là để chuẩn bị cho loài người một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, vì tuy có hủy diệt nhưng là để tái tạo, tuy có đau khổ nhưng là để thanh luyện, nhằm đưa vào Ðất Hứa. Ðức Kitô cũng đã chịu chết, nhưng Người đã sống lại và đem đến cho ta sự sống vĩnh cửu, nhờ cái chết và cuộc Phục sinh của Người để tiêu diệt tội lỗi và thanh luyện tâm hồn.

 III. GIẢNG LỄ

Chúng ta đã bước vào mùa Chay Thánh từ hôm thứ Tư lễ Tro vừa rồi. Và có lẽ theo truyền thống, chúng ta đã bắt đầu có những quan niệm nghiêm ngặt và khắc khổ về nếp sống phải có trong mùa này; đến nỗi sau khi nghe 3 bài đọc Sách Thánh hôm nay, có lẽ chúng ta chỉ còn nhớ tư tưởng Chúa Yêsu ngày trước đã bị cám dỗ trong sa mạc. Quả thật, ngày Chúa Nhật thứ I mùa Chay thường được mệnh danh là ngày Chúa nhật Chúa bị cám dỗ. Nhưng ước gì chúng ta hãy nghĩ đúng về biến cố này, như các bài đọc Kinh Thánh hôm nay cho thấy, đã biết đúng ý của Giáo hội muốn chúng ta sống ngày hôm nay và suốt tuần lễ này như thế nào.

Chúng ta hãy bắt đầu nhớ lại đúng ý tưởng của bài đọc thứ I hôm nay. Yavê Thiên Chúa ký kết Giao ước thân hữu với Noe và con cháu ông sau khi họ ra khỏi tàu. Như vậy rõ ràng bài Cựu Ước muốn nhắc nhở lại quãng thời gian nhân loại được hạnh phúc sống trong tình nghĩa của Chúa, sau khi Ngài đã cứu họ ra khỏi nạn lụt 40 đêm ngày. Phải chăng Giáo hội không muốn dùng bài Sách Thánh ấy để nói lên thời đại Ân sủng đang chờ ta 40 ngày chay thánh này? Thời đại ấy, nói cho đúng, hiện ta đang sống đây, như bài đọc II cho thấy. Chúng ta là những người đã chịu phép Rửa của Ðức Kitô, đã được đưa ra khỏi cảnh ngập lụt tội lỗi, để sống trong tình thân ái của Thiên Chúa mà mầu nhiệm Phục sinh đem lại cho chúng ta.

Như vậy thời gian chúng ta đang sống, thời gian mùa Chay Thánh, trước tiên là thời gian Ân sủng, thời gian Chúa yêu thương chúng ta và muốn giao ước thân hữu mãi mãi với mọi người. Thế nên không ai được sợ đi vào mùa Chay Thánh. Ðừng ai nghĩ ngay tới việc ăn chay, hãm xác, kẻo đâm ra ngại ngùng. Ngược lại, chúng ta cần nhớ mình là những người đã được chịu phép Rửa, đã được đưa ra khỏi trận lụt Hồng Thủy của tội lỗi, để bây giờ được Thiên Chúa coi như con cái, như và hơn xưa Ngài đã xử sự với Noe và con cái ông. Chỉ với những tâm tình như vậy, chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay và mới kết hợp được với Ðức Kitô trong mầu nhiệm mà Phụng vụ hôm nay đang cử hành.

Thật vậy, muốn hiểu đúng ý mấy câu Phúc Âm vắn tắt mà Marcô đã viết, chúng ta phải nhớ lại mấy câu trước, kể việc Chúa chịu phép rửa. Chính khi vừa ở bờ sống thanh tẩy lên, Ðức Kitô đã được Chúa Cha tuyên phong là Con rất yêu dấu và được Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên mình. Chính khi ấy, Người cũng đã được Thánh Thần hướng dẫn vào sa mạc.

Và nếu dùng chính những chữ của Marcô, Người đã được Thánh Thần đẩy vào sa mạc, ở đó 40 đêm ngày. Ở bờ sống thanh tẩy lên, Ðức Kitô như nhân loại trong ngày ra khỏi tàu Noe. Ðúng hơn nữa, Ngài như toàn thể Dân Chúa ra khỏi dòng Biển Ðỏ. Ngài cô đọng, tập trung ở nơi mình, tất cả Dân Chúa được cứu vớt và giải thoát. Ngài thật xứng đáng được tuyên phong là Con yêu dấu duy nhất của Thiên Chúa Cha. Ngài đi đâu bây giờ, nếu không đi vào sa mạc, vì đừng tưởng sa mạc là nơi ghê gớm, đầy dẫy quỷ ma. Không, theo truyền thống tiên khởi của Kinh Thánh, sa mạc là nơi thoát tục để con người gặp gỡ và sống thân mật với Thiên Chúa tình yêu. Hôsê đã diễn tả đúng ý nghĩa của sa mạc nhất khi ông viết thay cho Chúa: " Ta sẽ kéo người yêu của ta vào sa mạc, để ở đó ta thủ thỉ với nàng" (2,16). Sa mạc, như vậy, là nơi sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Ðược tuyên dương là Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha xong và được đầy tràn Thánh Thần yêu mến, Ðức Kitô được đẩy vào sa mạc là phải. Chính tình yêu đã đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống trong tình mật thiết với Thiên Chúa, để sống lại trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn. Một chi tiết cuối cùng khiến ta phải nghĩ: được đưa vào sa mạc, Ðức Kitô đã sống trong tình con thảo đối với Thiên Chúa Cha.

Ðó là mấy câu Phúc Âm Marcô viết: "Ở trong sa mạc Người sống với thú rừng, và các thiên thần hầu hạ Người". Mấy lời mộc mạc ấy gợi lên hình ảnh của vườn địa đàng xưa. Adong khi ấy cũng sống giữa muông thú, nhưng chúng hiền lành và giao hảo với ông. Viết mấy câu mộc mạc trên, Marcô cũng có ý nói lên ý tưởng: Ðức Kitô là Adong mới; Ngài đến trong thế gian để xây dựng lại vườn địa đàng xưa, khiến mọi hiềm khích giữa loài người và vạn vật không còn nữa. Ngoài ra người ta còn giao tiếp với những bậc thần linh như các thiên sứ.

Như vậy, bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy Ðức Kitô đi vào sa mạc như là Ðấng Cứu Thế đến trong trần gian để thể hiện lời sách Isaia viết: trong thời đại thiên sai, sư tử sẽ gặm cỏ chung với bê non. Ngài đem Nước Trời đến, hoàn tất giao ước thân hữu mà Thiên Chúa đã ký kết với Noe. Nước Trời đó, chúng ta đã được lãnh nhận, vì đã chịu phép Rửa tội, như bài đọc thứ II đã viết. Chúng ta đang sống trong Nước Trời, trong Giao ước của Chúa; chúng ta đang sống trong mùa Chay 40 ngày của Chúa trong sa mạc, nơi Ngài mật thiết liên kết với Thiên Chúa Cha, trong Thánh Thần yêu mến. Thế thì chúng ta cũng phải có thái độ như Ngài. Và đó là ý nghĩa của việc Chúa bị cám dỗ, mà chúng ta cần phải tìm hiểu bây giờ.

Ở trong vườn địa đàng, Adong đã bị cám dỗ. Con cái Noe sống trong Giao ước cũng đã gặp thử thách. Dân Chúa trong sa mạc còn gặp nhiều hơn nữa. Tất cả đều nói lên rằng hạnh phúc con người ở trần gian này có thể bị tan vỡ. Tình yêu Thiên Chúa ở nơi ta có thể bị thử thách. Và rõ rệt tất cả loài người đã sa ngã, đã phạm tội. Adong đã phạm tội; con cháu Noe cũng vậy; dân Chúa ngày xưa cũng thế. Trong Cựu Ước, xem ra chỉ có một người không sa ngã. Nói đúng hơn chỉ có câu truyện một người bị cám dỗ mà vẫn không sa ngã, để làm gương cho ta: đó là truyện ông Yob, một truyện được xây dựng có mục đích răn bảo, nên không cần đặt vấn đề có hay không. Nhưng điều mà sách Yob gợi lên, đề cao sự trung thành với Thiên Chúa qua bất cứ gian nan thử thách nào, điều đó đã được thực hiện nơi Ðức Kitô. Ở trong sa mạc, Ngài bị Satan cám dỗ, nhưng Ngài đã lướt thắng một cách bình an chân thật, báo trước việc Ngài sẽ đi qua con đường thập giá đau thương mà cuối cùng vẫn trung tín thưa cùng Chúa Cha: Con xin phó mạng sống con trong tay Cha.

Chúng ta không cần đi sâu vào chi tiết để thấy Chúa bị cám dỗ và lướt thắng như thế nào. Bài học của chúng ta hôm nay chỉ cần ghi nhận: đang sống trong Nước Trời, chúng ta phải cẩn thận kẻo mất tình nghĩa thân mật với Chúa. Và nếu mất là rơi vào số phận của Adong, của con cái Noe, của dân Israel ngày trước. Mọi hạng người ấy đã không giữ giao ước, đã không giữ Lời Chúa, đã nghe theo một tiếng nói xúi giục ngược với Lời Chúa dạy. Ngày nay và hằng ngày, không có những tiếng xúi giục, cám dỗ như thế sao? Ðừng tưởng chỉ có tiếng nói bên ngoài. Tiếng của Satan sẽ có thể nói lên ở ngay trong tâm hồn ta: sống theo Phúc Âm làm sao được? Như vậy sẽ thiệt thòi quá! Sống như người ta, làm như thế gian, dễ biết bao, lợi biết mấy! Nhưng nghe theo những tiếng xúi giục như vậy là phản bội giao ước, là từ bỏ Lời Chúa, là lựa chọn không đi với Chúa nữa.

Chúa đã yêu thương đi tìm ta đưa vào sa mạc. Ngài chịu gian khổ để dẫn ta qua dòng nước Rửa tội. Ta đang sống trong Nước Trời và trong tình nghĩa của Ngài. Hôm nay ta còn đến đây để dự lễ, để thấy Chúa thương ta như ta vừa hiểu qua các bài đọc Sách Thánh, để còn uống thêm chén giao ước của Ngài trong Thánh Thể mà ta cử hành bây giờ. Chúng ta còn có thể có thái độ nào khác hơn là dứt khoát đứng về bên Chúa, chọn Lời Chúa làm lẽ sống, lấy tình Ngài làm hạnh phúc. Có như vậy chúng ta mới thật sự sống với Ðức Kitô trong mầu nhiệm sa mạc, trong mùa Chay 40 ngày mà ta đang cử hành.

Chúng ta hãy cương quyết đứng lên tuyên xưng đức tin của mình để suốt đời trung tín với Phúc Âm, với Giáo Hội, với tình yêu thương của Chúa.
Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

---------------------------

 

MC 1-ABC338: TÌM HIỀU LỊCH SỬ MÙA CHAY

Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu bắt đầu vào Mùa Chay, khoảng thời gian này xét mình xưng tội, cầu: B76 MC 1-ABC338


Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu bắt đầu vào Mùa Chay, khoảng thời gian này xét mình xưng tội, cầu nguyện và hãm mình trước khi kỷ niệm ngày Chúa Jesus phục sinh.

Ngay từ những ngày đầu tiên của giáo hội đã có những bằng chứng về một vài hình thức của việc chuẩn bị Mùa Chay cho lễ Phục Sinh; nhưng khoảng thời gian và bản chất của việc chuẩn bị này đã phải mất nhiều thế kỷ để phát triển, và thậm chí đến ngày hôm nay vẫn còn đang thay đổi.

Vào khoảng đầu thế kỷ II, St. Irenaeus, một giám mục có ảnh hưởng lớn và là một nhà truyền giáo, đã viết thư cho DGH Victor I khiếu nại về việc tranh luận xung quanh về ngày lễ Phục Sinh và nghi thức cùng thời gian ăn chay kéo dài ngày lễ này. Một số giáo hội tôn giáo đã ăn chay có một ngày, một số khác vài ngày, và còn lại một số vẫn giữ 40 giờ (hầu hết dựa vào niềm tin truyền thống rằng Đúc Ki-tô nằm 40 giờ trong mộ).

Phải hai thế kỷ nữa, trước Hội đồng Nicea (The Council of Nicea) mới đưa ra giải quyết vấn đề của St. Irenaeus. Đã được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine vào năm 325, những giám mục tại Nicea đã đưa ra một công thức phức tạp để xếp đặt ngày tháng cho lễ Phục Sinh là vào ngày Chúa Nhật sau khi lần trăng đầy đầu tiên sau ngày thứ nhất của mùa xuân. Những kinh sách chính thống được nảy sinh từ đó, Hội đồng cũng đã tham chiếu một mùa chay kéo dài 40 ngày cho việc ăn chay.

Từ Mùa Chay (Lent) bắt nguồn từ tiếng Anglo-Saxon, "Lencten", nghĩa là "mùa xuân" (spring) và từ "Lenctentid" là từ dùng cho tháng Ba (March), là tháng của mùa hãm mình, hy sinh và sám hối.

Tại sao khoảng thời gian 40 ngày được chọn lại không được hiểu một cách hoàn toàn, nhưng các nhà thông thái tin nó được ảnh hưởng bởi những tham khảo Kinh Thánh đối với những ngày ăn chay 40 ngày bởi Moses trên núi Sinai và Đức Ki-tô trong sa mạc trước khi ngài chăm sóc cộng đồng. Dù sao, vào thời DGH Gregory, một nhân vật có uy tín trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ thứ VI, những người KI-tô giáo ở La Mã và phương Tây đã tuân theo sáu tuần chay trước lễ Phục Sinh.

Nhưng việc tính toàn không hoàn toàn chính xác. Đưa ra như vậy, việc ăn chay sẽ xảy ra vào ngày Chúa Nhật – vì ngày Chúa Nhật được xem như lễ kỷ niệm hàng tuần của sự Phục Sinh. Vì vậy, nó là ngày kỷ niệm chứ không phải ngày ăn chay – Sáu tuần ăn chay cộng lai chỉ có 36 ngày, không đủ 40 ngày. Để đúng với điều này, DGH Gregory đã dời Mùa Chay bắt đầu vào một ngày thứ Tư.

Gregory cũng đã được cho là khởi đầu hình thành và đã đặt tên ngày đầu của Mùa Chay, "Ngày Tro Tàn" (Day of Ashes) hoặc đơn giản, "Thứ Tư Lễ Tro"(Ash Wednesday). Để bắt đầu mùa ăn chay này và ăn năn sám hối, Gregory đã làm dấu trên trán cộng đồng tôn giáo của mình bằng tro, một biểu tượng Kinh Thánh cho sự sám hối. Đó cũng là điều nhắc nhở cho Ki-tô hữu thuở xưa về sự chết của họ ("vì bạn là tro bụi, và bạn sẽ phải trở về cùng tro bụi" Genesis 3: 19) và đây là điều cần thiết để chuẩn bị cho sự sống đời sau.

Một thiên niên kỷ rưỡi sau DGH Gregory, thời gian nghi thức Mùa Chay vẫn không rõ ràng đối với nhiều người Công giáo ngay lúc đó. Sự rối rắm ngăn chặn từ thực tế do nghi thức gây ra, Mùa Chay kéo dài 44 ngày.
Việc ăn chay 44 ngày theo truyền thống bắt đầu vào thứ Tư Lễ Tro, từ những ngày Chúa Nhật và kéo dài đến đêm trước lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, những Chuẩn Mực Chung Cho Năm Nghi Lễ và Lịch, đã được DGH Paul VI truyền bá vào năm 1969, đã thiết lập những yếu tố hơi khác cho Mùa Chay.

Trở lại với tập quán được tổ chức một thời gian dài trong giáo hội, Công Đồng Vatican II đã tái thiết lập ba ngày trước lễ Phục Sinh như một thời gian thiêng liêng tách riêng biệt ra khỏi Mùa Chay, được xem như Vọng Phục Sinh (Sacred Triduum), thời gian ba ngày này với Lễ Tiệc Ly buổi tối của Thiên Chúa (the Lord's Supper) vào thứ Năm Tuần Thánh, đó là khi mùa Vọng Phục Sinh bắt đầu. Như vậy, từ một bối cảnh nghi lễ, Mùa Chay bắt đầu vào thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước lễ Tiệc Ly vào thứ Năm Tuần Thánh, bắt đầu vọng phục sinh. Và nó bao gồm cả ngày Chúa Nhật, làm cho nó kéo dài thời gian 44 ngày

Bản chất nghi thức Mùa Chay đã thay đổi đáng kể hơn một thiên niên kỷ. Trong khi việc ăn chay dường như luôn có một phần của sự chuẩn bị vượt qua, đã có sự tự chọn lựa nghi thức xung quanh việc ăn kiêng trong những thế kỷ đầu tiên của giáo hội. Một số người Ki-tô giáo ăn chay hằng ngày trong mùa Phục Sinh; một số khác chỉ ăn một tuần một lần. Nhiều người ăn chay kham khổ hãm mình sống một tuần với một hay hai bữa ăn, nhưng nhiều người nhận thấy rằng giảm một bữa một ngày cũng là một sự hy sinh đầy đủ. Trong khi nhiều người kiêng thịt và rượu, không ăn thức gì ngoài bánh mì khô.

DGH Gregory cũng đã cân nhắc vấn đề này. Ông đã đặt ra điều luật Mùa Chay mà mọi người Ki-tô giáo buộc phải kiêng thịt và tất cả những thứ làm từ "thịt" chẳng hạn như sữa, chất béo và trứng, và ăn chay có nghĩa là môt bữa cơm trong ngày, thường diễn ra vào lúc giữa trưa.

Việc cấm sữa và trứng đã dẫn đến truyền thống của ngày thứ Ba trước lễ Phục Sinh, Lễ này được cử hành trước thứ Tư Lễ Tro. Vào ngày này, những người Ki-tô giáo có thể đựoc dùng những loại thực phẩm mà họ không được dùng vào Mùa Chay – và bánh rán/ chiên trở nên một bữa ăn toàn sữa và trứng.

Vượt quá thời gian, đã có những nhượng bộ được thành lập những điều luật xung quanh việc ăn chay, vào thế kỷ XII và XIII, những nhà thẩm quyền giáo hội như St. Thomas Aquinas bổ sung thêm một lượng "bổ sung" nào đó cho một bữa ăn mỗi ngày, nên được cho phép, đặc biệt đối với những người lao động chân tay. Ăn cá cuối cùng cũng được cho phép, và thậm chí cả việc tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa, miễn là thể hiện những hành động thành tâm để đền bù cho sự xá tội.

Ngày nay, Điều luật của Bộ luật Công giáo yêu cầu những người ở độ tuổi từ 18 đến 59 ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh.

Và việc ăn chay có nghĩa là chỉ ăn no một bữa, với những bữa tạm cho phép hai lần trong ngày (thường vào buổi sáng và buổi tối). Điều này cũng khuyến cáo rằng những người 14 tuổi trở lên ăn chay và kiêng thịt vào ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh trong thời gian Mùa Chay.
Tuy nhiên, Mùa Chay không đơn thuần chỉ là ăn kiêng. Cầu nguyện, thi ân và công tác từ thiện luôn là việc làm cổ vũ của giáo hội và đi Chặng Đường Thánh Giá (Station of the Cross/ Way of the Cross/ Via Crucis) là một dâng hiến Mùa Chay đó là những ngày tháng trở về thế kỷ IV.

Khách hành hương tới Jerusalem sẽ hồi tưởng những bước chân Đức Ki-tô đã đi trên con đường của Người tới Calvary, dừng lại từng nơi một để nguyện cầu. Khi những cuộc Thập Tự chinh vào thời Trung cổ đã ngăn cản những chuyến đi như thế tới Holy Land, Chặng Đường Thánh Giá đã được sao chép những phần khác nhau của châu Âu. Những nơi thờ phượng và những dấu hiệu đã được trùng tu với những hình ảnh của Cảm Xúc Nồng Nàn, được đặt trong những tu viện, và trong những thành phố đông người để giúp cho những chuyến hành hương tái hiện. Bây giờ, Mười Bốn Nơi Thương Khó xuất hiện hầu hết trong các giáo đường, và Đi Đàng Thánh Giá là một phần không thể thiếu trong những nghi thức của Mùa Chay.

Những truyền thống và nghi thức Mùa chay được thay đổi, nhưng tất cả đều tựu trung: chuẩn bị cho sự sống lại của Đức Ki-tô và Chúa Nhật Phục Sinh. Vào Mùa Chay mới này, chúng ta - những người Công giáo hãy tập trung suy niệm.

Jos Tú Nạc

---------------------------

 

MC 1-ABC339: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: ĐỨC GIÊSU SỢ HÃI ĐAU KHỔ VÀ CÁI CHẾT

 

Tại sao Đức Giêsu đã chấp nhận và đã biết trước những gì Người sắp trải qua, mà trong Vườn: B77 MC 1-ABC339


Hỏi: Thưa cha, con có một thắc mắc: Tại sao Đức Giêsu đã chấp nhận và đã biết trước những gì Người sắp trải qua, mà trong Vườn Cây Dầu, Người còn lo sợ mà xin Chúa Cha cất chén đắng? (Têrêsa Ngọc Nga)

Đáp: Chị Ngọc Nga mến,

Đọc Tin Mừng Luca 22,41-ABC44, chúng ta thấy tác giả kể rằng khi đến sát giờ Khổ nạn, trong Vườn Ô-liu, Đức Giêsu đã lo sợ, nên Người đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này” (c. 42a). Và Người sợ hãi đến nỗi “mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (c. 44). 

Trong thâm tâm bất cứ người nào, cũng có một sự thôi thúc được tiếp tục sống, và một nỗi ghê sợ đối với đau khổ và cái chết. Đức Giêsu là con người hoàn hảo, không bị tội lỗi làm cho cùn mòn các cảm xúc hoặc làm chai cứng trái tim, nên Người càng nhạy cảm hơn vô cùng, càng cảm thấy ghê tởm đối với những điều không tự nhiên. Trong nhân tính hoàn hảo, Người không thể không cảm thấy trong lòng có một sức đối kháng chống lại sự sỉ nhục, đau khổ và cái chết. Cảm nhận này càng thêm mạnh mẽ bởi vì Người biết rõ là không những Người sẽ phải chịu đau khổ và chịu chết, mà còn phải trải qua đau khổ và cái chết như một lễ hy sinh để cứu lấy loài người tội lỗi.

“Cơn giận” thánh thiện và công bình của Thiên Chúa đối với tội đổ xuống trên Người ở mức tối đa, bởi vì Người đã sẵn sàng đặt mình vào vị trí của nhân loại tội lỗi. Án phạt dành cho tội là cái chết, thiêng liêng cũng như thể lý. Và cái chết thiêng liêng có nghĩa là bị Thiên Chúa bỏ rơi. Vậy, ý nghĩ ấy mới thật là khủng khiếp đối với Đức Giêsu, vì từ muôn đời Người sống trong sự hiệp thông thân mật nhất và bền chặt nhất với Cha của Người! Thật ghê rợn cho Người vì Người biết là Người không hề có tội, lại sẽ bị treo trên cây thập giá, bị hành hình đau đơn nhất và nhục nhã nhất như một tên gian ác, gánh lấy tội lỗi của nhân loại như Con Chiên Thiên Chúa chịu sát tế!

Không một ai có thể thăm dò được mức độ thâm sâu của cảm nhận Đức Giêsu đang trải qua tại Vườn Ghếtsêmani khi mà thực tại tròn đầy của nỗi đau khổ trong tâm hồn cũng như trên thân xác Người đang thấm dần vào tâm trí tinh trong vô tội của Người. Nhưng cho dù có sợ hãi trước những gì đang chờ đời Người, và cho dù sức mạnh của sự dữ lúc đó có bung ra trong một nỗ lực cuối cùng nhằm làm cho Người rúng động, để kéo Người trốn thoát thập giá, Đức Giêsu vẫn không nao núng, Người nhất quyết (x. Lc 9,51: “nhất quyết” = làm cho mặt chai ra như đá) đi cho đến cuối con đường Người đã chọn, con đường Chúa Cha muốn. Dưới áp lực ghê gớm của các hoàn cảnh, nếu Người đã nói: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này” (Lc 22,42a), thì cũng là chuyện tự nhiên, dễ thông cảm. Nhưng vừa thốt ra những lời ấy, Người tiếp ngay: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42b). Người nhận lấy trọn vẹn chén đắng, chén của đau khổ và sự chết, và uống tới giọt cuối cùng.

Trong cái nhìn của thánh sử Luca, trong thời gian Đức Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa để chuẩn bị sứ vụ, ma quỷ đã cám dỗ Người phản bội sứ mạng mà không thành công; thánh sử viết: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13). “Thời cơ” chính là lúc này, là cơn hấp hối của Đức Giêsu trong Vườn Ghếtsêmani. Quỷ tung ra “cơn cám dỗ cuối cùng”, nhưng nó cũng thất bại, và thất bại lần này là vĩnh viễn.

Cầu chúc chị luôn sẵn sàng noi theo gương chiến đấu của Thầy Giêsu.
Thân ái,

Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm

---------------------------

 

MC 1-ABC340: CHỦ NHẬT I MÙA CHAY


Tin mừng: MC  1, 12-15.

“Đức Giê-su chịu Xa-tan cám dỗ, và có các thiên sứ hầu hạ Ngài.”

Bạn thân mến,

 

Để chuẩn bị cho công cuộc rao giảng tin mừng Nước Trời, Chúa Giê-su đã ăn chay bốn mươi: B78 MC 1-ABC340


Để chuẩn bị cho công cuộc rao giảng tin mừng Nước Trời, Chúa Giê-su đã ăn chay bốn mươi đêm ngày trong hoang địa, không những thế, Ngài còn bị ma quỷ cám dỗ nữa, không phải chỉ cám dỗ một lần mà thôi, nhưng là ba lần, để cho chúng ta thấy rằng không một ai tránh khỏi hay được miễn trừ cám dỗ, bởi vì khi bị cám dỗ chính là lúc mà chúng ta nhận ra được quyền năng ân sủng của Thiên Chúa trên con người của chúng ta.

Bạn và tôi thường có thói quen tham dự các buổi tĩnh tâm trong mùa chay, đó là việc làm tốt và rất có ích cho phần rỗi linh hồn của mình, và nhờ tĩnh tâm mà chúng ta giống nên Chúa Giê-su ăn chay trong hoang địa hơn: kết hợp với Cha trên trời và cầu nguyện cho mọi người.

Mùa chay với những hy sinh hãm mình, không chỉ bằng thái độ bên ngoài, nhưng còn bằng sự hối cải trở về với Chúa của chúng ta nữa, sự trở về này dứt khoát không phải chỉ là trở về trong mùa chay mà thôi, những mỗi ngày trong đời sống của mình, bạn và tôi đều phải trở về với Chúa luôn luôn bằng chính sự hối cải và quyết tâm từ bỏ những gì là không phù hợp với đức tin và tinh thần của Phúc Âm.

Bạn thân mến,

Mùa chay là mùa của sám hối và hy sinh, mùa của ăn chay và cầu nguyện; mùa chay cũng là cơ hội lớn lao mà Giáo Hội muốn mỗi người Ki-tô hữu phải nhìn lại cách sống của mình, nhìn lại quãng đường mình đã đi qua có thật là con đường mà Chúa Giê-su đã vác cây thập giá đi lên đồi Golgotha hay không, để nhờ ơn Chúa soi sáng và giúp đỡ, chúng ta vững vàng tiến lên phía trước với một tâm hồn hy vọng sống lại với Chúa Giê-su.

Hy vọng bạn và tôi sống thật đúng nghĩa làm người Ki-tô hữu trong suốt mùa chay thánh này, để cùng với Chúa Giê-su, chúng ta vác thập giá của mình đồng hành với anh chị em và tha nhân trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------------------------

 

MC 1-ABC341: Nơi hoang dã

 

Có một vở kịch mang tựa đề là nơi hoang dã, kể lại câu chuyện như sau: Chàng thanh niên yêu: B79 MC 1-ABC341


Có một vở kịch mang tựa đề là nơi hoang dã, kể lại câu chuyện như sau: Chàng thanh niên yêu say đắm cô gái hàng xóm. Thế nhưng cha nàng không ưng vì cuộc sống có phần bê bối của chàng. Ông ra sức dập tắt mối tình của chàng. Thất vọng, chàng đâm ra rượu chè bê bối. Ngày kia, sau khi đã uống rượu, chàng gây lộn và đánh  nhau với một người trong quán, nên bị chủ quán tống cổ ra ngoài đường. Cha chàng rất hiểu và cảm thông với con mình. Ông từ từ giúp chàng lấy lại thế quân bình. Sau khi biết được cô gái hàng xóm cũng yêu chàng, thế là chàng quyết định hối cải và làm lại cuộc đời.

Vở kịch được trình diễn một cách rộng rãi và đã thu hút được nhiều người đến xem vì nó đưa ra một hoàn cảnh chung, vừa nhân bản, lại vừa gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Nó vẽ lên phần nào cảnh hoang dã mà chúng ta đang sống.

Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Thực vậy, trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã vào sa mạc, nơi hoang dã để ăn chay, cầu nguyện và chịu cám dỗ suốt 40 đêm ngày. Theo Kinh Thánh, sa mạc hay nơi hoang dã đã là nơi trú ẩn của thần dữ, của thử thách.

Với chúng ta cũng vậy, chúng ta đang sống trong một nơi hoang dã, một thế giới tràn ngập những tạo vật man rợ dưới hình thức con người. Có gì hung dữ hoặc xấu xa cho bằng sự tàn bạo của con người thời đại. Giết người không gớm tay. Ngược đãi trẻ em cộng với những hành động gian tham, trộm cướp bất công. Có con thú dữ nào giết hại hằng triệu người mỗi năm? Thế nhưng, việc phá thai của con người thời nay còn vượt hơn con số đó rất nhiều.

Thú dữ mang hình người trong hoang địa của chúng ta đang phá huy không những sự sống thể xác, mà hơn nữa, còn đặc biệt phá huỷ sự sống tinh thần của chính chúng ta và của những người thân yêu. Chẳng hạn như những phim ảnh và sách báo đồi truỵ. Vậy liệu có phương cách nào để kềm chế những kẻ tàn phá thể xác và tâm hồn hay không?

Tôi xin thưa rằng có, đó là phương cách của Chúa Giêsu. Bởi vì chính Ngài đã đến để cứu chữa những gì đã hư đi. Cũng vì thế mà Ngài đã vào hoang địa để chiến thắng sự dữ bằng việc hãm mình và cầu nguyện. Chỉ trong đường lối của Chúa, chúng ta mới chiến thắng được sự dữ trong thế giới ngày hôm nay.

Đúng thế, chỉ bằng việc cầu nguyện và hy sinh, chúng ta mới có thể thuần hoá được những con thú tiềm ẩn trong cõi lòng chúng ta. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu nguyện và chấp nhận những hy sinh hãm mình, để nhờ đó chúng ta cũng sẽ chiến thắng được những cám dỗ suốt dọc cuộc đời chúng ta.

---------------------------

 

MC 1-ABC342: Hằng ngày vào hoang địa


Chia sẻ Tin Mừng CN I MC  NB

 

Hôm nay Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta vào hoang địa, nơi tứ bề yên tĩnh, vắng vẻ, hoang: B80 MC 1-ABC342


Hôm nay Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta vào hoang địa, nơi tứ bề yên tĩnh, vắng vẻ, hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh, môi trường chẳng thân thiện, chỉ có dư giả nắng và gió, cùng thú dữ tình rập đe dọa.

Chúa vẫn thường hay đi ngược dòng đời thực dụng, thay vì mời gọi chúng ta nghỉ dưỡng bãi biển nắng ấm, hay lên cao nguyên mát mẻ, lại muốn chúng ta đồng hành với Người đến chỗ khô chồi, cằn cỗi, cùng hứa hẹn bao nguy hiểm bất ngờ. Nhưng đấy lại là yêu cầu chính đáng để chúng ta có thể trở nên môn đệ chân truyền của Người.

Chính trong hoang mạc cô đơn, thoát ra khỏi môi trường quen thuộc, khỏi đám đông xô bồ, con người mới có dịp đối diện với chính bản thân, mới có cơ hội nhìn lại, tự kiểm, xét mình. Đây là giờ phút phản tỉnh, một bước dừng trong cuộc sống hối hả, tất bật mưu sinh, quay cuồng với dục vọng, ham muốn, hay say sưa chức tước bổng lộc, tựa như một dấu lặng trong bản nhạc, để thăng hoa cuộc sống thêm ý nghĩa.

Đồng thời, nơi đây mỗi người còn phải đối mặt với các cuộc chiến trường kỳ và ác liệt, phải chiến đấu với môi trường nghiệt ngã, chiến đấu với bản năng sinh tồn, chiến đấu với cám dỗ xác thịt, chiến đấu với đam mê, dục vọng, do ma quỷ ra sức khêu gợi, dụ giỗ. Dẫu vậy, đây cũng là cơ hội may mắn, nếu thành tâm tìm đến nương tựa bên Người Cha Nhân Lành, để được nâng đỡ, an ủi và chúc phúc.

Tiếc thay, mang tiếng xét mình, nhưng ta lại kiêu căng, tự phụ, cứ nhiệt thành xét tội người khác, đổ vấy bao lỗi lầm, tội lỗi lên đầu thiên hạ, còn mình chẳng thấy có chút tỳ vết gì. Mang tiếng ăn năn sám hối, nhưng lòng ta vẫn tôn thờ cái tôi vĩ đại, cứ mãi manh nha, toan tính dối gian, đắn đo bao lẽ hơn thiệt. Tưởng chừng mau mắn tìm đến Thánh Ý, hóa ra toàn là đi tìm tà ý!..

Có lẽ chẳng cần đi đâu xa xôi, mà vẫn có thể vào hoang địa. Hằng ngày cứ sốt sắng dành chút thời gian với Chúa Giêsu, ngay trong căn phòng vắng lặng, trước giấc ngủ khuya, hay sáng sớm vừa tỉnh giấc, để kiểm điểm, sám hối và tin vào Tin Mừng. Tiếng Chúa chắc chắn sẽ vang vọng trong tâm hồn, mỗi khi thành tâm chạy đến cùng Ngài.
“Thinh lặng bên ngoài, nhất là thinh lặng bên trong là bầu khí của cuộc sống nội tâm.” (ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận, ĐHV, số 86)
“Mỗi ngày dành riêng ít phút thinh lặng để giúp đời nội tâm tiến lên. Lâu nay con để dành mấy phút?” ( ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận, ĐHV, số 98)
Lạy Chúa Giê su nhân lành, xin dẫn dắt con vào hoang địa, để con biết ăn năm, sám hối, thanh tẩy, hầu nhận biết được Thánh Ý nhiệm mầu trong cuộc sống của con.
Lạy Mẹ chí thánh, xưa kia Mẹ đã đồng hành cùng Chúa trong suốt 33 năm, xin nhắc con hằng ngày vào hoang địa, để con chừa bỏ tội lỗi yếu đuối, mà nhận lấy bao hồng ân Chúa luôn sẵn lòng thương ban. Amen.
AM Trần Bình An

---------------------------

 

MC 1-ABC343: TA YÊU CÁC NGƯƠI TỪ LÂU RỒI, HÃY TRỞ THÀNH DÂN CỦA TA


 Suy niệm của Camille Gagnon

Mùa Chay, một thời gian yêu mến.

 

Lễ tro vừa rồi, chúng ta đã mang một bộ mặt mùa chay hơi buồn bã, nghiêm khắc và nghiêm túc: B81 MC 1-ABC343


Lễ tro vừa rồi, chúng ta đã mang một bộ mặt mùa chay hơi buồn bã, nghiêm khắc và nghiêm túc, như phải có. Thứ tư lễ tro không phải là một ngày hội hóa trang. Nó nhắc nhở chúng ta nhớ đến tội lỗi và sự mỏng dòn của chúng ta. Chúng ta là tro bụi, những gì chúng ta làm được đều bấp bênh; chúng ta có một con tim nặng trĩu vì những ích kỷ và thiếu tế nhị, thậm chí phản bội nữa. Hàng năm người ta cử hành lễ thánh Valentin, lễ tình yêu trước hoặc sau ngày thứ tư lễ tro. Tình yêu càng khó kéo dài thì người ta lại càng ham thích ca ngợi chúc mừng nó! Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ, bắt đầu mùa chay bằng lễ thánh Valentin không phải là điều vô ích. Điều quan trọng là hiểu được đề tài và sự năng động của khẩu hiệu được nêu ra cho mùa chay này: “Ta yêu các ngươi từ lâu rồi”.

Đúng vậy! Mùa chay là thời gian để nghe nói về tình yêu. Một mùa chay tình yêu xem ra mới mẻ, nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta hãy nhớ lại ngôn sứ Ôsê đã đặt lời than thở này nơi miệng Đức Giavê để khơi lại tình yêu của dân Ngài: “Ôi! Ta sẽ dẫn ngươi vào nơi thanh vắng và sẽ quyến rũ ngươi”. Chẳng phải đây là lời yêu thương tốt đẹp cho mùa chay sao: “Ta sẽ quyến rũ ngươi?”. Phải Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta từ lâu rồi. Ngài muốn nhắc lại điều đó để ta nhớ và để cho nó trở thành nơi chúng ta như một bài ru con được nhiều người biết đến: “Ta đã yêu con từ lâu và Ta sẽ không bao giờ quên con”.

Trong mùa chay này, Thiên Chúa sẽ nhắc lại với chúng ta điều đó bằng rất nhiều cách. Một trong những cách đó là nói với chúng ta hôm nay Tin Mừng này: chúng ta là dân của Ngài.

Hãy trở thành dân của Ta. Gần đây một người bạn của tôi được nhận quốc tịch Canada với niềm tự hào lớn đến độ làm tôi phải ngạc nhiên. Sự kiện đó đã khiến tôi suy nghĩ lại xem: Một xứ sở, một dân tộc là những gì; Có những quyền được nhìn nhận và được bảo vệ và có thể thực thi những quyền này quan trọng đến mức nào; Nhu cầu cảm thấy được liên kết với những người khác mạnh làm sao; Được chia sẻ cùng một cuộc sống xã hội gây phấn khởi dường nào.

Từ kỷ niệm này, chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ lại về quốc tịch “Thiên quốc”của chúng ta: Chúng ta là một dân tộc thánh, là công dân nước trời, dân của Thiên Chúa.

Dân tộc của giao ước. Nền tảng của một quốc gia trước hết là người ta chấp nhận sống chung với nhau, tuân theo những qui luật chung. Một quốc gia được xây dựng trên những thỏa thuận của các thành phần xã hội.

Trong câu chuyện đại hồng thủy và cầu vồng vào thời gọi là của Nôê. Thiên Chúa bày tỏ sự đồng ý liên kết lịch sử của chúng ta với lịch sử của Ngài, dùng sức mạnh của Ngài để hỗ trợ và cứu độ chúng ta. Lịch sử Thánh Kinh tương đương với một hiệp ước hoặc với hiến pháp trong một quốc gia. Nó đặt nền tảng cho dân Chúa: “Này đây Ta ký kết một giao ước với các ngươi, với hết thảy con cháu các ngươi, và hết thảy các vật sống động…” Trong những lời này, có một hiệp đồng, một giao ước.

Nghĩa vụ công dân. Thiên Chúa lập một hiệp ước với chúng ta. Nhưng một hiệp ước đòi hỏi sự tương hỗ. Hai bên cùng ký vào đó. Một công dân mới tuyên thệ. Một Kitô hữu ký vào bản hiệp ước đó nhờ phép rửa. Thánh Phaolô nhắc lại rõ ràng: Phép rửa là một sự cam kết chứ không phải là một việc tẩy rửa những vết nhơ bên ngoài. Ta hãy nghe ngài nói: “Chịu phép rửa, không phải là được tẩy sạch những vết nhơ bên ngoài, nhưng là cam kết với Thiên Chúa bằng một lương tâm ngay thẳng”. Ta hãy hiểu rõ ý nghĩa của những từ quan trọng này: Cam kết với Thiên Chúa bằng một lương tâm ngay thẳng.

Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu vào hoang địa.

Tin Mừng thánh Marcô nhấn mạnh rằng, sau khi chịu phép rửa Chúa Giêsu đã vào hoang địa. Và ở đó, các thiên thần phục vụ Ngài. Ta có thể thấy rằng, sau khi đã cam kết với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã vào sa mạc để bày tỏ tình yêu của mình đối với Cha, đã được quyến rũ bởi dự án của Chúa Cha chứ không phải bởi dự án của ma quỷ. Vậy nên, không lạ gì khi kết thúc mùa chay của mình, Ngài đã nói: “Triều đại Thiên Chúa đã đến, hãy tin vào Tin Mừng”.

Vào đầu mùa chay này, chúng ta hãy xác tín rằng chúng ta là dân Thiên Chúa. Triều đại của Ngài đang ở giữa chúng ta.

---------------------------

 

MC 1-ABC344: Hãy sửa đổi đời sống và tin vào Tin Mừng.

 

Một đôi vợ chồng đã sống với nhau 25 năm và xem ra họ là một cặp xứng đôi vừa lứa hoan: B82 MC 1-ABC344


Một đôi vợ chồng đã sống với nhau 25 năm và xem ra họ là một cặp xứng đôi vừa lứa hoan hỷ long phụng. Hai vợ chồng có việc làm tốt. Họ cùng nhau đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật và cầu nguyện mỗi tối trước ngày họ về hưu. Song giữa họ có một vấn đề xem ra khó mà vượt qua, đó là cứ mỗi lần nói chuyện là một lần họ cãi nhau. Cuối cùng, bà vợ như đã ứ tới cổ, đương nhiên vì đạo giáo họ không thể ly dị, nên bà mới nghĩ ra một cách. Vào buổi tối kia khi hai người bắt đầu buổi cầu nguyện chung thì bà nói với ông chồng, "Tôi và ông không thể tiếp tục sống mà cứ cãi cọ với nhau như thế này mãi được, chúng mình phải chấm dứt tình trạng này ngay. Nhân đây là ngày đầu tiên của mùa Chay, tại sao tôi và ông không cầu xin Chúa làm ơn thay đổi cách sống này. Vợ chồng mình hãy cầu xin Chúa gọi một người trong chúng ta về với Ngài".

Với lối ý kiến như thế ai cũng thấy điều bà vợ nói là sai với tinh thần của mùa Chay, bởi vì điều thiết yếu của mùa Chay là hồi tâm để canh tân thay đổi chiều hướng ý tưởng cũ của cuộc sống để đời sống tương lai tốt lành hơn. Chúng ta nghe Chúa gọi ta đi một hướng, còn ma quỉ thì quyến rũ ta về lối khác; câu hỏi là "ta theo ai", sự quyết định lệ thuộc vào ta hoàn toàn.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nghe Chúa Cha gọi Ngài theo một hướng sau khi chịu phép rửa và rồi ma quỉ quyến rũ Ngài theo hướng khác. Chúa Giêsu ở một mình nơi hoang địa, sau bốn mươi ngày dài ăn chay thì sức Ngài yếu đi và là dịp may cho Satan cám dỗ bởi khi ấy Ngài rất đói. Ngay lập tức những hình ảnh cám dỗ thoả mãn tính xác thịt theo đuổi Ngài. "Tại sao không biến những hòn đá kia thành bánh? Ta có thể làm điều đó và hơn nữa khỏi phải đói!" Sau những ngày một mình trong hoang địa làm Ngài cảm thấy cô đơn. "Tại sao Ta không làm cái gì đó kỳ lạ để mọi người chú ý? Chẳng hạn nhảy từ ghềnh đá cao này xuống dưới vực sâu mà không bị thương tổn? Chà chà, người ta sẽ nhìn thấy và kéo đến đông biết chừng nào, khi ấy Ta hết cô đơn!"

Bốn mươi ngày Ngài tự xét đã nhìn thấy những ý tưởng về công cuộc truyền bá của Ngài. "Tại sao Ta không là một anh hùng dũng sĩ như người ta mong chờ nơi Đấng Thiên Sai? Ta sẽ đầy quyền hành và giàu có. Ta có thể làm điều ấy và sẽ không còn nỗi sợ bất an nữa!" Những quyền lực hung mãnh trên sa mạc thế giới cho chúng ta biết rằng đơn hành trên sa mạc mà thiếu các dự bị thiết yếu thì chỉ có hai cách chọn: một là cố tự bảo vệ cho đến khi trợ giúp tới, hai là để cho sự sợ hãi chiếm lĩnh. Một chuyên gia thám hiểm sa mạc đã viết: "Chỉ có người đã tự chuẩn bị cho mình đầy đủ mới có thể sống sót qua sa mạc". Chúa Giêsu đã không hoảng sợ khi mình Ngài đi qua hoang mạc và Ngài cũng chẳng lo âu khi đối mặt với sức mạnh cám dỗ ghê gớm của ma quỉ. Ngài đã tự chuẩn bị cho mình cách hoàn hảo nhất, như Thánh Kinh đã cho ta biết "Ngài đã ăn chay cầu nguyện bốn mươi đêm ngày".

Theo truyền thống của Cựu Ước, ăn chay là một cử chỉ tôn giáo cao cả với ý muốn tăng thêm sức mạnh ý chí qua cầu nguyện và chiêm ngắm. Như thế, bằng cách tự thanh luyện tâm hồn mình qua ăn chay cầu nguyện, Chúa Giêsu đã chọn lựa cách hành động luân lý rõ ràng với chủ ý theo tiếng gọi và chiều hướng trong công cuộc truyền bá Tin Mừng của Ngài. Ngài đã nói, "Hãy xéo đi Satan! Vì có lời Thánh Kinh đã viết: Ngươi chỉ tùng phục một Thiên Chúa mà thôi, và chỉ tôn thờ một mình Ngài" (Mt 4,10).

Đời sống là những chuỗi dài của núi cao và thung lũng. Chẳng ai trong chúng ta có thể trốn tránh hết những kinh nghiệm hoang mạc, đó là những giờ phút ta cảm thấy tâm hồn bơ vơ trống vắng, lạnh lẽo cô đơn. Chắc chắn rằng, vào những giờ phút đó, cầu nguyện là điều cần thiết nhất cho chúng ta.

Mặc dầu chúng ta có sợ hãi trong cô đơn lẻ loi và thất bại trong cuộc tìm kiếm để thoát cảnh lạnh giá của cuộc sống, nhưng chúng ta đừng thất đảm. Chúng ta cần cầu nguyện, cần phải thôi nói với chính mình để có thể nghe được tiếng của Chúa là Cha nói trong tâm hồn chúng ta. Trong hoang mạc của đời sống vô nghĩa xem ra mọi cái đều trở nên tiêu tan, vô mục đích, vô ý nghĩa, nó tựa như một trò đùa ghê tởm bao bọc chúng ta bởi quyền lực bên ngoài mà chúng ta không hiểu nổi. Chỉ có một lối thoát, một lối tìm ra ý nghĩa xác thực và cùng đích của cuộc sống của chúng ta; chỉ có một con đường để tìm ra ta là ai và ta phải làm gì, đó là lắng nghe và lắng nghe tiếng Chúa Kitô trong tâm hồn ta. Có thể sẽ phải trải qua bốn mươi ngày đêm hoặc sẽ lâu hơn thế nữa để Tin Mừng của Chúa thấu nhập tâm hồn, nhưng điều quan trọng cần thiết là ta phải tiếp tục lắng nghe không nản lòng. Khi ta ngừng nghe tiếng Chúa thì là lúc ta thiếu chuẩn bị để xua đuổi sự nguy hiểm của thất đảm, nỗi trống rỗng sẽ bao bọc và là dịp thuận tiện để ma quỉ tiến vào đánh giết chúng ta.

Cơn cám dỗ có thể là ước muốn một mình ra đi, ta có thể đi qua ánh sáng không cần Chúa. Nó là sự cám dỗ khi nói rằng chúng ta có thể tự tìm ra câu trả lời "tại sao" cho cuộc sống; và nó là sự cám dỗ làm chúng ta tự hình thành những "thần tượng" nhỏ bé trong tâm hồn chúng ta. Ta phải tự nói với chính mình rằng, "Tôi cần Thiên Chúa nói cho tôi biết tôi là ai, tại sao tôi như vầy và tôi sẽ đi về đâu? Tôi cần Thiên Chúa dẫn đưa tôi ra khỏi sự trống rỗng đến ánh sáng tạo dựng của Ngài và Ngài nói cho tôi biết sự toàn hảo của tôi nằm ở đâu? Hãy tránh xa ta đồ quỉ dữ Satan, vì ngay từ đầu Thiên Chúa là Đấng tạo dựng trời đất, tất cả... Ta chỉ tôn thờ một mình Ngài".

Gặp gỡ và theo Chúa Kitô trong việc tìm kiếm Nước Chúa trước tiên là một sự thay đổi tính chất cuộc sống của chúng ta, nó không đơn giản chỉ là tăng thêm cái gì đó vào đời sống; song đúng hơn là một tính chất mới mẻ nảy sinh trong tâm hồn. Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết là chúng ta đón nhận nguyên cuộc sống mới, một quà tặng từ Quyền Năng của tương lai đó chính là Thiên Chúa Cha của chúng ta. Mỗi giây phút ta sống không chỉ là cái gì nối tiếp từ quá khứ song là một sự tạo dựng mới. Mỗi hơi ta thở không chỉ là hoạt động sinh lý tự nhiên nhưng là hành động đón nhận từng món quà từ chính sự sống. Món quà của sự sống mới này, chúng ta có được từ cuộc chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô, vĩnh viễn bất tận ngay cả sự chết cũng không làm gì được.

Đó chính là sự thành quả hy vọng, công chính được thoả mãn, tình yêu được tràn đầy, chân lý sẽ toàn thắng.

---------------------------

 

MC 1-ABC345: Chiến thắng cám dỗ với Chúa Giêsu


(Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ - Lm Trần Ngà)

 

Người Eskimo nghĩ ra một cách bẫy chó sói rất độc đáo để lấy da chúng làm y phục. Người ta: B83 MC 1-ABC345


Người Eskimo nghĩ ra một cách bẫy chó sói rất độc đáo để lấy da chúng làm y phục.

Người ta dùng một con dao cực bén và nhúng lưỡi dao ấy vào máu súc vật, rồi đem dang ra ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại chung quanh. Họ lặp lại động tác đó nhiều lần cho đến khi con dao được bọc quanh bằng khối máu lớn như quả xoài.
Đợi đến khi trời tối, thợ săn đem con dao bọc máu đó ra cắm giữa đồng hoang. Với tài đánh hơi bén nhạy, loài sói sẽ phát hiện rất nhanh mùi máu tươi và sẽ chạy đến liếm tới tấp vào cục máu đông đó cho đến khi lưỡi dao lộ ra cứa đứt lưỡi chúng. Một khi lưỡi bị cứa đứt nhiều đường, máu từ lưỡi ứa ra và chúng tiếp tục liếm cách điên cuồng hơn chính dòng máu của mình mà không hay biết. Càng liếm hăng, lưỡi càng bị cứa sâu hơn và nhiều hơn khiến máu chảy thành dòng kết thúc cuộc đời lũ sói tham ăn.

Cám dỗ trong đời người

Có thể nói: con người là con vật phải đương đầu với nhiều cơn cám dỗ nhất. Cám dỗ của miếng ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, ma tuý, cần sa, cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, của địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác.

Người ta bị thu hút, bị lôi cuốn vào các cơn cám dỗ như con sói tham lam lao vào liếm cục máu bọc lưỡi dao, như những con thiêu thân lao vào lửa và hậu quả là con người trở nên mềm yếu, bạc nhược, bị lôi cuốn vào dòng thác dục vọng như cánh bèo nhỏ bé bị cuốn phăng phăng giữa dòng nước lũ hung tàn.

Không rõ con sói một khi biết có lưỡi dao bén ẩn dấu trong cục máu đông có còn dám tiếp tục liếm cục máu đó nữa không, nhưng đối với nhiều người thì dù biết chắc chắn rằng đằng sau những lạc thú có ẩn dấu lưỡi dao thần chết thì họ vẫn cứ tiếp tục hưởng thụ những thứ đó đến cùng rồi mượn lời thơ Xuân Diệu để tự biện minh rằng: "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm" (Xuân Diệu)

Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ như chúng ta.

"Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa... nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. (Philip 2, 6-7)

Vì trở nên người phàm như chúng ta, "Chúa Giêsu đã từng chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta' (Do-thái 4,15).

Qua đoạn Tin Mừng được trích đọc trong thánh lễ hôm nay, thánh sử Mác-cô cho biết Chúa Giêsu đã vào hoang địa bốn mươi ngày và Người đã thực sự bị Xa-tan cám dỗ. (Mác-cô 1, 12-13)

Điều đặc biệt là dù phải bị cám dỗ trăm bề về mọi phương diện như chúng ta, Chúa Giêsu không bao giờ thua cuộc, không bao giờ sa chước cám dỗ. Người đã chiến thắng vẻ vang trước mọi cơn cám dỗ và luôn trung thành đi theo đường lối của Thiên Chúa Cha cho đến cùng.

Cùng chiến đấu chống lại cám dỗ với Chúa Giêsu.

Trâu bò tuy to khoẻ nhưng dễ dàng bị chế ngự bởi một đứa bé cỏn con khi người ta xỏ mũi được chúng. Con người dù có hùng mạnh đến đâu, nhưng một khi bị "xỏ mũi" bởi các đam mê tội lỗi, thì cũng phải ngoan ngoãn lội xuống bùn, sa xuống vực vì sức kéo của những đam mê và dục vọng xấu xa đen tối.

Mỗi người có một tử huyệt, một chỗ hiểm riêng. Nơi người nầy là lỗ miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng...

Người đi câu luôn biết lựa mồi hợp sở thích của cá; cũng vậy ma quỷ có thừa khôn ngoan để chọn những mồi bả phù hợp "khẩu vị" của từng người và nhắm tấn công vào đúng tử huyệt của chúng ta.

Trong mùa chay, Chúa Giêsu và Giáo Hội kêu mời chúng ta đi vào cõi thinh lặng của tâm hồn để nhìn lại lòng mình, rà soát tâm tư mình, xét xem những đam mê nào, những xu hướng tội lỗi nào đang chi phối đời ta mạnh nhất (đó là những tử huyệt cần canh phòng che chắn). Chính những đam mê và xu hướng đó là động cơ xô đẩy con sói tham ăn lao vào chỗ chết; và cũng chính những động cơ đó đã huỷ hoại cuộc đời ta, làm mất thanh danh phẩm giá cũng như giá trị cao đẹp của đời ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu cùng chiến đấu với chúng con trong mặt trận nguy khó nầy và ban ơn giúp sức để chúng con không bao giờ lùi bước trước bất kỳ cơn cám dỗ nào, nhưng kiên cường chiến đấu để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và những đam mê xấu xa đồng thời lập được nhiều chiến công vẻ vang như Chúa.

---------------------------

 

MC 1-ABC346: XIN CHÚA Ở BÊN CON, GIÚP CON SÁM HỐI


SUY NIỆM của Lm Jude Siciliano OP

CN 1 mùa chay  1-ABC03-2009

St.  9: 8-15; Tv 25; I Phêrô 3: 18-22; MC . 1: 12-15

Anh chị em thân mến,

 

Cách đây vài ngày, tôi đang đứng trả tiền tại siêu thị, có một người thâu ngân trẻ mang bảng: B84 MC 1-ABC346


Cách đây vài ngày, tôi đang đứng trả tiền tại siêu thị, có một người thâu ngân trẻ mang bảng tên là Nô-ê. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người nghĩ rằng, tên của anh ta có liên hệ với trận lụt Đại Hồng Thủy mà chúng ta đọc được trong Sách Sáng Thế? Ngay cả đối với những người chỉ có một ít kiến thức về Kinh thánh cũng biết ông Nô-ê và gia đình, chiếc tàu, và những cặp động vật mà ông đã mang lên tàu, sự phá hủy và tận diệt của cơn lụt, rồi đến Móng cầu vòng trên trời. Tôi cứ tưởng tượng rằng ông Nô-ê lúc ấy đang cân cà chua thì trận lụt tới..

 Câu chuyện về Nô-ê chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở cho những người có đức tin. Chúng ta hãy nhớ rằng, trong phần đầu của Sách Sáng thế, mọi vật đều ở trong sự hỗn loạn và tăm tối bao trùm cả vũ trụ. Sau đó, Thiên Chúa đã bắt đầu tạo dựng trời đất và vào cuối mỗi ngày, Chúa thấy mọi việc Ngài làm đều tốt đẹp. Cuối cùng, sau khi tạo dựng nên con người, “Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rất tốt đẹp”. Sau đó, tội lỗi xâm nhập vào và làm lây lan sự hỗn loạn khắp toàn thể nhân loại.

Các tác giả Kinh thánh mượn huyền thoại về Ba-by-lon để chuyển tải một số ý trong Kinh thánh: Thiên Chúa không thờ ơ đối với những bất công và tội lỗi của loài người, vì trong khi Thiên Chúa trừng phạt những điều ác, Ngài không tiêu diệt những người tốt. Lụt Đại Hồng thủy nhắc lại những hỗn loạn trong vũ trụ thời nguyên thủy (1:1) và một lần nữa, Thiên Chúa cho thấy là Ngài sẽ làm lại mọi sự nên tốt đẹp. Con người đã đem sự hỗn loạn và vô trật tự vào trong xã hội hoàn hảo mà ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên. Nhưng chính Thiên Chúa chứ không phải con người, quyết định gìn giữ những gì tốt lành Ngài đã làm ra. Do vậy, mới có việc con người và các tạo vật cùng nhiều giống loài khác được cứu thoát trong tàu ông Nô-ê.

 Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với Nô-ê và các thế hệ sau này. Giao ước trong Kinh thánh được thiết lập giữa hai đối tác không ngang hàng, và cả hai bên đều hứa hẹn với nhau về các mối quan hệ của họ trong tương lai. Nhưng theo sách Sáng thế, Giao ước lần này chỉ có Thiên Chúa hứa, không những đối với ông Nô-ê và gia đình, mà còn cho các thế hệ mai sau nữa; kể cả “các sinh vật”. Thiên Chúa cam kết "không bao giờ" tái trừng phạt sự dữ của con người bằng cơn lụt lớn như vậy nữa.

 Thiên Chúa hứa bảo vệ tất cả các tạo vật. Nhưng một lần nữa, tội lỗi đã xâm nhập vào để phá hoại xã hội loài người và các tạo vật. Làm thế nào Thiên Chúa đánh bật được tội lỗi và mang lại một thế giới mới trong lúc con người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ với Thiên Chúa? Nhưng Thiên Chúa vẫn hủy bỏ các trận lũ lụt. Tác giả Sáng thế cho biết: “14 Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, 15Ta sẽ nhớ lại Giao ước giữa Ta với các ngươi, … và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa”(St: 9,14=15). Thay vào đó,Thiên Chúa đã có một kế hoạch khác.

Trong bài đọc hai, trích thư của thánh Phêrô, chúng ta thấy Thiên Chúa làm thế nào để đối xử với loài người trong khi họ vẫn phạm tội. Sẽ có một trận lũ lụt khác, nhưng không phải là trận lụt bao phủ trái đất, mà đây là trận lụt tràn trên chúng ta để rửa sạch mọi tội lỗi. Đó là Phép Rửa tội. Một lần nữa, Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với chúng ta "qua sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô". Nhờ nước mà gia đình ông Nô-ê gồm 8 người đã được cứu thoát; Nước đó chính là hình ảnh của nước rửa tội để cứu rỗi chúng ta hôm nay.

 Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với những ý nghĩa quan yếu của Bí Tích Rửa tội. Chúng ta đang chuẩn bị dạy giáo lý cho tân tòng để họ sửa soạn nhận Phép Rửa tội trong ngày Phục Sinh. Chúng ta, những người đã nhận Bí Tích Rửa tội, cũng nhận được ơn Chúa trong Mùa Chay, để chuẩn bị giúp chúng ta lập lại lời hứa của Phép Rửa tội trong lễ Phục Sinh. Nhờ lời cầu nguyện, qua việc giữ chay và giúp người nghèo, chúng ta sẵn sàng nhận lãnh ân sủng của Thiên Chúa một cách trọn vẹn trong suốt cuộc sống của chúng ta.

 Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta món quà gì trong Mùa Chay này vậy?. Một đời sống cầu nguyện sâu lắng? Một dịp giúp chúng ta trung thực dấn thân làm việc? Một đường hướng mới trong đời sống Kitô hữu của chúng ta trong hoàn cảnh hiện tại? Đổi mới mạnh mẽ cách thức theo chân Chúa? Luôn biết vui mừng và cảm tạ về những gì chúng ta đã có được từ bàn tay nhân từ của Thiên Chúa? Một cử chỉ tha thứ cho những hờn giận trong quá khứ? Một đời sống hăng say hoạt động nhằm bồi dưỡng và chăm sóc cho trái đất chúng ta đang sống và tất cả các tạo vật khác đang sống quanh ta?. Ai mà biết được? Thiên Chúa chính là Đấng đầu tiên đến với chúng ta để thực hiện một Giao ước và Ngài luôn giữ lời Giao ước, là giúp chúng ta đổi mới qua Nước Hằng Sống, để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Trong ân sủng đó, chúng ta sẽ đồng hành với Chúa Kitô và các tín hữu khác.

 Đời sống rao giảng của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng Phép Rửa ở sông Jordan. Khi Ngài từ dưới sông bước lên, đó là "trận lụt" của riêng Ngài; Và Chúa Thánh Thần đưa Ngài vào trong sa mạc đề chịu sự cám dỗ qua sự trình bày ngắn gọn của thánh Mác-cô. (vì thế không nên xem xét nhiều chi tiết khác ở thánh Lu-ca và Mát-thêu).

Từ cơn lụt Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa làm nên một tạo dựng mới và, một Giao Ước mới giữa Thiên Chúa và loài người được bắt đầu trở lại. Ngài hứa sẽ giữ lời Giao Ước, là sẽ không hủy diệt tạo vật như thế nữa. Ngay sau bài Phúc âm này, sẽ tới đoạn thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt và bị trảm quyết. Hình như bạo lực và tội lỗi vẫn cứ lộng hành mãi. Nhưng một sức sống mới lại bắt đầu với việc Chúa Giêsu đi rao giảng: "Nước Chúa đã gần đến". Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, mọi sự lại chìm trong bóng tối. Và qua sự sống lại của Ngài, chúng ta có được cuộc sống mới. Có lẽ Thiên Chúa hay xử dụng mọi thất bại để gây dựng nên một cuộc sống mới chăng? Ai có thể làm Thiên Chúa thất bại được?  Ai có thể đánh bại ý Thiên Chúa muốn sự tốt lành cho chúng ta và các tạo vật của Ngài?

Thiên Chúa đã không đứng ngoài thế giới của chúng ta. Qua Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đứng cạnh chúng ta ngay trong lúc chúng ta đang chiến đấu chống lại tội lỗi và những xáo trộn của đất trời. Không một trận lụt nào, không lực lượng hủy diệt nào, và ngay đến cả cái chết, cũng không thể ngăn cản được sự hoạt động của Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài cho vạn vật. Lời Giao ước của Thiên Chúa với Nô-ê và các thế hệ sau này nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa luôn muốn hoạt động với chúng ta để cứu vớt những gì Ngài đã tạo dựng nên một cách tốt lành.

 Vì vậy, chúng ta nên tự hỏi: Bổn phận của chúng ta là gì trong Giao ước với Thiên Chúa, để giữ gìn và đổi mới những gì đã bị tội lỗi gây xáo trộn? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ người nghèo trên thế giới vượt qua bệnh tật và nghèo đói? Làm thế nào chúng ta có thể chăm sóc và làm sạch cho môi trường thiên nhiên?  Chúng ta làm gì để có thể bảo vệ cuộc sống con người nhằm giảm thiểu tính bạo lực trong xã hội? Cần phải làm gì để bảo vệ nhân phẩm của mỗi người?

Nói cách khác, chúng ta phải làm những gì để có thể chu toàn bổn phận của chúng ta trong Giao Ước mới với Thiên Chúa. Lần đầu tiên được khởi sự từ thời Nô-ê và còn tiếp tục mãi trong suốt cuộc đời chúng ta qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô?

Lm.  Jude Siciliano, OP -Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

***

1st SUNDAY OF LENT - March 1, 2009

Genesis 9: 8-15; Psalm 25; I Peter 3: 18-22;
Mark 1: 12-15
By Jude Siciliano, OP

Dear Preachers:

I was at the cash register in the supermarket the other day and the young man who was ringing up my items had a name tag that read, Noah. I wonder how many people noticed his name and linked it with the Flood we read about in Genesis? Even people with just a passing knowledge of the bible know about Noah – his family, the ark, the two-by-two animals on board, the destruction of the wicked, the sparing of the good and then – the rainbow. At least that’s what flooded into my mind as Noah was weighing my tomatoes.

The story of Noah certainly touches the religious memory of the devout. We remember that in the beginning verses of Genesis chaos and the brooding darkness pervaded. Then God began the work of creation and at the end of each day of creating we are told, God "saw how good" it was. Finally, after creating humans, "God looked at everything God had made and found it very good" (1:31). Then sin entered the story and spread its corrupting influence throughout humanity.

The biblical author borrowed and adapted a Babylonian myth and used it to convey some important biblical messages: God is not indifferent to human injustice and sin and, while God punishes evil, God does not destroy those who are good. The waters of the Flood recall the original chaos (1:1) and suggest that once again God is going to bring about something new. Human beings did their best to mess up the order and goodness God established from the beginning; but God, not humans, is in charge and has determined to preserve and continue creating good. Hence the creatures and humans are saved in the ark. And more.

God establishes a covenant with Noah and future generations. Biblical covenants happen between two unequal parties; both make promises to each other about their future relations. What is distinctive about the covenant in today’s Genesis reading is that only God voices the agreement, not only with Noah and his people, but with future generations – which includes, "all living things." God is making a free choice to be faithful and gracious to all creatures and promises "never again" to punish evil doers by another flood.

God stands with and protects all creation. But sin will again show its destructive effects on the human community and the rest of God’s creation. How will God defeat sin and bring about still another new beginning when humans again turn away from God? – and they will turn away from God! God eliminated the flood option. The author of Genesis tells us when God "brings clouds over the earth and the bow appears in the clouds," God will remember the covenant God has made with humans and will not destroy us with another flood. Instead, God has another plan.

St. Peter, in our second reading, summarizes how God deals with human beings’ tendency to fall back into sin. There will be another flood; not the kind that covered the earth, but the one that washes over us to take away our sins – baptism. Once again God has taken the initiative and established a covenant with us, Saint Peter tells us, "through the resurrection of Jesus Christ." Through water "the eight" were saved in the time of Noah; those waters prefigured baptism by which we are now being saved.

We begin Lent with strong baptismal allusions. We are preparing catechumens for baptism at Easter. We, the already-baptized, are also being graced in Lent to prepare ourselves for a renewal of our baptismal promises at Easter. This Lent, through prayer, fasting and almsgiving, we ready ourselves to be attentive so as to experience, once again, God’s graciousness at this moment of our lives.

What gift has God got in mind for us this Lent? – A deepened spirit of prayer? A renewed energy for our on-going commitments? A new vision for how to live the Christian life in our present circumstances? A dramatic shift to a different form of discipleship? A fuller sense of joy and gratitude for what we already have from God’s hands? A letting-go of resentments and past hurts? A life dedicated to caring for and fostering the renewal of the planet ("all living creatures")? – Who knows? But God took the first steps in making a covenant with us and God will live up to the promise to stand with us and constantly renew us through the waters that saved us from sin and began our journey with Christ and one another.

The initiation of Jesus’ public ministry began with his baptism in the Jordan. Jesus has just emerged from his own "Flood" – his baptism. The Spirit "drove" Jesus into the desert. Now Mark tells us of Jesus’ temptation. (Mark’s narrative of the temptations is succinct. Let’s respect his telling and not go looking into Luke and Matthew for more details.)

From the destruction of the Flood, God brings about a new creation and a new relationship between God and humans begins. God makes a promise to stay in the relationship with us; not to destroy creation again. Immediately after today’s gospel account John the Baptist is arrested and will be put to death. Sin and chaos seem to have the upper hand. But a new moment begins again as Jesus sets out to preach, "the kingdom of God is at hand." Even when Christ is crucified and hope seems dashed, God raises him and, through him, us to new life. Is there any defeat that God cannot draw new life from? Who can ultimately defeat God’s will for our good and the good of all creation?

God has not stayed aloof from our world and has, in Christ, joined us as we struggle against sin and the forces of chaos. No flood, no destructive forces, not even death itself, can overcome God’s active and saving presence in the world. God’s covenant with Noah and his descendants reminds us that God also wants to continue working with us to save what God has created and is good.

So, we can ask ourselves: What is our responsibility, as people in covenant with God, for preserving and renewing what has suffered the results of sin? How are we responsible for the safety and well-being of others? What can we do to help the poor of the world overcome disease and hunger? How are we to care for and renew the natural environment itself? (Cf. "Justice Bulletin Board" below) How can we protect human life in all its stages? How can we diminish violence in society? What do we need to do to assure the dignity of each person?

How, in other words, can we fulfill our part in the covenant with God which was first struck with Noah and renewed in perpetuity with us through the life, death and resurrection of Jesus Christ?

Fr, Jude Siciliano, OP

---------------------------

 

MC 1-ABC347: Bài viết của Lm. Anmai, CSsR 


Sám hối thì được cứu rỗi

CHÚA NHẬT 1 MUA CHAY B

(St 9, 8-15; 1 Pr 3, 18-22; MC  1, 12-15)

 

Mở đầu những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy trình thuật Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất: B85 MC 1-ABC347


Mở đầu những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy trình thuật Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất muôn loài muôn vật. Đỉnh điểm của công trình tạo dựng của Thiên Chúa đó là Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Không chỉ dựng nên giống hình ảnh mình mà thôi, Thiên Chúa còn cho con người được ơn, được quyền sử dụng tất cả những tạo vật mà Chúa đã dựng nên ấy. Thiên Chúa một mực yêu thương con người ngay từ những ngày đầu tạo thiên lập địa nhưng con người, con người mãi quay lưng lại với Thiên Chúa.

Cũng ngay những chương đầu của sách Sáng Thế, chúng ta thấy Thiên Chúa ban đầu cảm thấy vui khi tạo dựng con người. Thế nhưng, chẳng được bao lâu, con người cứ mãi hận thù, ganh tỵ, chém giết lẫn nhau như Ca-in đã giết A-ben em mình. Không chỉ có như vậy mà lòng con người cũng bắt đầu thay đổi. Lòng con người không được như trước nữa mà lòng con người đã trở nên chai đá trước tình yêu của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế đã ghi lại: “Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: "Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng."(St 6, 5-7)

Giận thì giận mà thương thì thương. Thiên Chúa thấy Nôê là người công chính nên Ngài đã thương và Ngài đã bày tỏ tình thương của Ngài với Nô-ê và gia đình của ông.

Như sách Sáng Thế đã thuật lại, chúng ta thấy Thiên Chúa giận thì có giận đấy nhưng mà Ngài không nỡ bỏ con người. Ngài vẫn chờ đợi sự hoán cải, sự hối lỗi của con người.

Nhìn vào Thiên Chúa và con người, cách hành xử của Thiên Chúa và con người chúng ta thấy rất ư là buồn cười. Con người thì cứ mãi miết đi trong tăm tối, đi trong tội lỗi còn Thiên Chúa thì cứ mãi biểu lộ tình thương, sự tha thứ của mình. Một trong những người cảm nhận được lượng từ bi lân tuất, tình yêu thương hải hà của Thiên Chúa đó chính là vua Đa-vít. Vua Đa-vít hơn một lần đã dâng lời chúc tụng Chúa, chúc tụng về tình thương bao la của Thiên Chúa:

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,
ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc,
khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Chúa phân xử công minh,
bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Ít-ra-en
thấy những kỳ công Người thực hiện.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.
Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như người cha chạnh lòng thương con cái,
Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn. (Tv 103, 1-ABC13)

Thiên Chúa là Cha hay thương xót, chạnh lòng thương và chờ đợi con người đáp trả.

Trở về với trường hợp của Nô-ê. Thiên Chúa giận, Ngài đã quyết định số phận mọi xác phàm và rồi Ngài bảo Nô-ê chuẩn bị cho quyết định ấy. Nô-ê tin tưởng vào lời của Thiên Chúa và ông đã thực hiện những gì Thiên Chúa bảo ông làm. Nếu như ông không tin tưởng và không kiên nhẫn chờ đợi trong trong 150 ngày thì số phận của ông cũng như những người kia. Thiên Chúa không những cứu sống cho đại gia đình của Nô-ê mà Thiên Chúa còn chúc phúc cho đại gia đình ấy nữa.

Để được sống, được hưởng chúc như ông Nô-ê không đơn giản như chúng ta nghĩ. Phải thật kiên nhẫn, phải thật tin tưởng, phải thật tín thác cuộc đời mình trong tay Chúa. Đâu có đơn giản để sống 150 ngày lênh đênh trên sóng nước ? Phải chiến đấu, phải đối diện với biết bao nhiêu gian nan khốn khó của cuộc đời thì gia đình của Nô-ê mới được đi vào trong vinh quang với Thiên Chúa.

Trong thư của mình, Thánh Phêrô nhắc nhở mỗi người chúng ta về ơn cứu độ, về sự phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu. Ngài viết: “Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi - Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương - hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh” (1 Pr 3, 18-19). Đức Kitô muốn vào vinh quang phục sinh với Cha của Ngài, Ngài cũng phải trải qua nhiều đau khổ và nhất là phải đón nhận cái chết và cái chết tủi nhục trên thập giá. Chúng ta thừa biết rằng, cuộc đời của Chúa Giêsu, từ khi sinh ra cho đến khi chịu chết, Ngài phải chấp nhận biết bao nhiêu đau khổ.

Để thi hành sứ vụ rao giảng công khai của mình về Nước Trời, Chúa Giêsu đã phải đối diện với biết bao nhiêu đau khổ, biết bao nhiêu là thử thách.

Để bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã vào hoang địa để chịu sự cám dỗ của ma quỷ. Không đơn giản để vượt qua những cám dỗ đó dẫu đó là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng mang trong mình phận của một con người yếu đuối, mỏng dòn, cũng biết cảm thương, cũng biết giận, biết hờn … Chúa Giêsu cũng có trong mình cảm nghĩ về sự đau khổ, về sự thử thách mà chúng ta đã từng được nghe Thánh Kinh thuật lại. Chúa Giêsu cầu xin với Chúa Cha là cất khỏi Ngài chén đắng mà Chúa Cha trao ban nhưng xin đừng theo ý của Ngài nhưng là theo ý Cha. Với tâm tình đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng quá vất vả, quá khó khăn khi đối diện với ma quỷ, với cám dỗ. Thế nhưng, chung cuộc, kết cục của cơn cám dỗ mà ma quỷ đưa ra đó Chúa đã thắng.

Tại sao Chúa đã thắng được những cơn cám dỗ của ma quỷ ? Chúa đã sống kết hợp mật thiết với Cha, Chúa đã cầu xin Chúa Cha ban ơn cho mình và đặc biệt Chúa Giêsu đã hoàn toàn tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong tay của Cha. Hơn một lần chúng ta nghe Chúa Giêsu thỏ thẻ với Cha: “Lạy Cha ! Nếu có thể được xin Cha cấy cho con khỏi chén này nhưng xin theo ý Cha chứ đừng theo ý con”. Qua câu thỏ thẻ ấy, chúng ta thấy tâm tình của Chúa Giêsu như thế nào. Chúa Giêsu cũng như mỗi người chúng ta, Ngài phải đón nhận những cơn cám dỗ của cuộc đời nhưng Ngài đã thắng.

Bước vào Mùa Chay Tịnh, chúng ta bước vào hoang địa với Chúa Giêsu để sống thời gian đặc biệt: Thời gian sám hối.

Đừng như một số người suy nghĩ về cuộc đời họ thường nói là “kệ nó ! tới đâu thì tới !” hay là “sao cũng được !”. Nếu nghĩ như thế, nếu nói như thế thì chẳng còn gì phải bàn, phải bận tâm nữa. Cuộc đời con người mau qua chóng tàn, nay còn mai mất. Mất và tàn ấy không phải là chuyện của chúng ta mà là của Thiên Chúa. Và nếu như người khôn ngoan thật thì luôn luôn hướng đến ngày mau qua chóng tàn ấy để cân chỉnh cuộc đời của mình cho tốt hơn.

Chúa luôn luôn chờ đợi, Chúa luôn luôn bao dung tha thứ. Phần chúng ta là ăn năn sám hối, sửa đổi cuộc đời.

Mùa Chay là mùa thuận tiện, mùa cơ hội để chúng ta hồi tâm quay về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót.

Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót thương mở rộng vòng tay ra để ôm chầm chúng ta là những con người tội lỗi biết quay về với Chúa.

Anmai, CSsR

---------------------------

 

MC 1-ABC348: SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN THÁNH THẦN

 

Đối với hạ viện Hoa Kỳ, khi nhóm họp, bao giờ bên cạnh vị chủ tịch hạ viện cũng có một chuyên: B86 MC 1-ABC348


Đối với hạ viện Hoa Kỳ, khi nhóm họp, bao giờ bên cạnh vị chủ tịch hạ viện cũng có một chuyên viên lo về thủ tục của nghị viện. Chuyên viên này phải là người quan sát tinh tế, nhanh trí trong mọi trường hợp cần giải quyết, ứng xử trong mọi hoàn cảnh hợp thời. Ông là người biết phải làm thế nào để buổi họp sinh động, phải biểu quyết ra sao, làm sao có thể dàn xếp những cuộc tranh cãi, xung đột. Khi có bất cứ cá nhân nào không biết rõ thủ tục, người chuyên viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ…

1. Chúa Thánh Thần là Đấng bảo trợ

Tôi không có ý so sánh Chúa Thánh Thần với một chuyên viên nghị viện nào đó, vì dù tài cách mấy, họ vẫn chỉ là con người, là thụ tạo của Chúa. Và việc làm của họ càng không trên cùng bình diện để mà so sánh. Nhưng với một hình ảnh chuyên viên được đưa ra như một ví dụ, sẽ giúp ta hiểu hơn phần nào vai trò của Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu đã từng hứa ban Chúa Thánh Thần để ta được sống trong ơn nghĩa Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ dạy ta hiểu lời Chúa Giêsu. Người hướng dẫn ta con đường về cùng Thiên Chúa. Người sẽ soi lòng mở trí để ta khôn ngoan chọn lựa cho mình con đường sống. Khi ta gặp phải bất an, Chúa Thánh Thần ở bên cạnh nâng đỡ, ủi an, làm cho ta mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Chúa Thánh Thần chuẩn bị tâm hồn ta xứng đáng là đền thờ, nơi đó ta tôn thờ Thiên Chúa, và tôn thờ chính Chúa Thánh Thần. Người cũng sẽ thánh hóa ta, để ta được sống chính sự sống của Thiên Chúa. Người sẽ tháp nhập chính cuộc đời và tâm hồn ta, tháp nhập thánh giá mà ta mang vác suốt chuỗi ngày sống vào cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, làm cho cuộc tử nạn và phục sinh ấy sinh hiệu quả cứu độ đời đời cho ta…

Suốt cuộc đời, ta cần đến Chúa Thánh Thần. Người là Thầy dạy, là Đấng dẫn lối, là bạn đồng hành của ta. Trong mọi ngày sống, trước khi bắt đầu ngày mới, trước khi bắt đầu làm việc, trước khi bắt đầu giờ cầu nguyện, dù chung hay riêng, trước khi bắt đầu mọi sinh hoạt… ta đều phó thác cho sự hướng dẫn tài tình của Chúa Thánh Thần để Người luôn ra tay nâng đỡ ta.

Hôm nay cũng vậy, bắt đầu sống mùa Chay mới, chúng ta cũng nài xin Chúa Thánh Thần trợ giúp để ta bền tâm chay tịnh. Xin Chúa Thánh Thần gìn giữ để ta luôn trong sạch. Xin Chúa Thánh thần soi sáng để ta nhớ lỗi lầm của mình mà ăn năn sám hối. Xin Chúa Thánh Thần dạy ta kết hợp với Chúa Kitô và gắn bó với anh em. Xin Chúa Thánh Thần giúp ta canh tân tâm hồn, trút bỏ con người cũ, mở rộng lòng đón nhận hồng ân cứu độ của Thiên Chúa.

Bởi Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi, là sự trợ lực cho đời sống đức tin của ta, vì thế, suốt cuộc đời, ta cần Chúa Thánh Thần như dòng sông cạn mong nguồn nước mát. Hôm nay, bước vào mùa Chay, để sống mùa Chay thật ý nghĩa, ơn Chúa Thánh Thần càng cần gấp bội. Cùng nhau suy niệm về Chúa Thánh Thần, ta nguyện xin Người đoái thương gìn giữ, giúp sức để ta hoàn thành đời Kitô hữu của mình và sống trọn vẹn mùa Chay Chúa ban.

2. Sống mùa Chay với ơn Chúa Thánh Thần

Chúng ta nhớ lại, khi kết thúc mùa Giáng sinh, Hội Thánh kính nhớ việc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Tin Mừng của ngày hôm đó giúp ta suy niệm việc Chúa Giêsu, dù là Chúa, lại đứng chung hàng ngũ với các tội nhân và nhận lãnh phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy giả trên dòng sông Giođan. Sau khi từ dưới dòng nước Giođan đi lên, cùng lúc với việc Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên Chúa Giêsu, Chúa Cha tuyên bố, Chúa Giêsu là Con yêu quý của Người. Với hình ảnh Chúa Thánh Thần được Chúa Cha trao ban trước khi bắt đầu sứ vụ công khai, trong phép rửa, Chúa Giêsu như vị ngôn sứ được xức dầu là chính ơn Thánh Thần. Cùng với ơn Thánh Thần được trao ban cho Chúa Giêsu, Hội thánh cũng nhận lãnh chính ơn Thánh Thần. Mượn hình ảnh đẹp vô song ấy, Hội Thánh kết thúc mùa Giáng sinh.

Hôm nay, Chúa nhật đầu tiên của mùa Chay, mùa phụng vụ mới, một lần nữa, Hội Thánh tiếp tục giới thiệu hình ảnh Chúa Thánh Thần. Và đoạn Tin Mừng của Chúa nhật thứ I mùa Chay, lại là đoạn Tin Mừng nối tiếp việc Chúa Giêu chịu phép rửa. Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để ăn chay, cầu nguyện 40 ngày trước khi bắt đầu ba năm truyền giáo. Chính thời gian chay tịnh này, Chúa Giêsu “chịu Satan cám dỗ”, nhưng Chúa đã chiến thắng các cơn cám dỗ nhờ gặp gỡ mật thiết với Thiên Chúa trong khi chay tịnh. Hai mùa phụng vụ, cách khoảng nhau, nhưng hình như vẫn nối tiếp nhau trong cùng một mối dây thật ý nghĩa, cao quý hết sức: Chúa Thánh Thần.

Như vậy, trong lễ Chúa Kitô chịu phép rửa, Hội Thánh muốn dạy rằng, dù kết thúc một mùa phụng vụ, Hội Thánh của Chúa Kitô không kết thúc sứ vụ, nhưng tiếp tục hành trình của mình với ơn Chúa Thánh Thần, như Chúa Kitô tiếp tục việc làm của Người theo ý Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, mở đầu mùa phụng vụ mới, phụng vụ mùa Chay, Hội Thánh cho thấy, hình ảnh Chúa Thánh Thần tiếp nối trong đời sống của Hội Thánh, như là sức mạnh của bất cứ ai có tâm hồn thiện chí muốn cậy dựa vào, muốn xin ơn trợ giúp để sống ơn hoán cải trong những ngày chay thánh này. Bởi nếu “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa”, để ở đó, Người gặp gỡ Thiên Chúa, sống chay tịnh, sống thật với chính tâm hồn mình, can đảm đối diện và chiến thắng cám dỗ, đồng thời tiếp cận với muông thú và sự hoang vắng im lặng mênh mông của hoang địa, thì đối với chúng ta, Chúa Thánh Thần cũng sẽ là nguồn sống thánh thiêng và trợ lực tuyệt đối trong cả cuộc đời chúng ta nói chung, đặc biệt trong mùa Chay nói riêng. Có thể nói, Chúa Kitô đã sống suốt mùa Chay với Chúa Thánh Thần, thì hôm nay, bước vào mùa Chay, ta cũng sẽ sống mùa Chay với ơn Thánh Thần.

Bởi chính nhờ ơn Thánh Thần mà Thiên Chúa và Chúa Kitô thương ban cho ta, ta cũng sẽ mạnh mẽ sống tâm hồn chay tịnh bằng sự liên lỉ cầu nguyện và siêng năng tìm gặp gỡ Thiên Chúa trong cõi thanh vắng của chính tâm hồn mình, trong các bí tích, trong phụng vụ thánh, trong sự tưởng nhớ tình yêu Thiên Chúa, trong sự suy niệm cuộc đời và cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ta còn có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong khi sống với mọi nguời quanh ta, khi ta làm việc bác ái, khi ta trao tặng người khác nghĩa cử yêu thương… Có Chúa Thánh Thần, ta sẽ đổi mới chính tâm hồn mình, sẽ sống khiêm nhu hơn, hiền lành hơn, vị tha hơn, bao dung hơn… Tắt một lời, trong đời ta, nhất là khi sống mùa Chay, ta biết tận dụng mọi phương thế Chúa ban và Hội Thánh đề nghị, để tìm gặp gỡ Thiên Chúa, đời ta sẽ thăng hoa, môi trường ta sống sẽ tràn ngập hương yêu thương, chiếu giải ánh sáng hòa bình.

3. Kết luận

Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa, để trong thinh lặng hoàn toàn, Chúa Giêsu sống mật thiết với Chúa Cha. Nhưng cũng chính trong thinh lặng ấy, Người chấp nhận chịu cám dỗ. Vậy, trong cuộc tĩnh tâm chay tịnh của mình, Chúa Kitô dạy ta hai bài học quý giá: đó là cầu nguyện và chiến thắng cám dỗ.

Cũng vậy, mang thân phận con người, chúng ta không thể tránh khỏi các cơn cám dỗ của ma quỷ, của cuộc đời, của vật chất và của chính lòng ta. Vì thế, nếu Chúa Thánh Thần đã từng hướng dẫn Chúa Kitô, thì chắc chắn, đời ta sẽ càng cần Chúa Thánh Thần trên mọi thứ cần thiết. Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta kết hợp với Chúa Kitô trong sự tĩnh mịch của tâm hồn chay tịnh của chính ta, mà tôn thờ Thiên Chúa, và xa tránh mọi bất chính, ngăn ngừa mọi tật xấu của tâm hồn, và chiến thắng mọi cám dỗ.

Tuy nhiên, trong thánh ý Chúa, cám dỗ vẫn có một giá trị của nó, nếu ta biết gặp gỡ Chúa và gắn bó mật thiết với Người bằng chay tịnh và cầu nguyện thật lòng. Bởi chỉ có chay tịnh và cầu nguyện thật lòng, cám dỗ sẽ giúp ta mạnh mẽ, kiên cường trong đức tin. Trong cám dỗ và vượt thắng nó, ta cũng sẽ được củng cố trí tuệ, tấm lòng và linh hồn, để càng thuộc về Thiên Chúa hơn, chứng minh lòng trung thành với Chúa quản đại hơn.

Cám dỗ cũng là cơ hội dạy ta khiêm nhường hơn, biết cậy trông vào Chúa, và yêu mến Chúa hơn. Cám dỗ còn dạy ta học lấy gương của Chúa Kitô, của Đức Mẹ, thánh Giuse và các thánh, để mãi mãi trung thành với Thiên Chúa, dù cho gặp phải bất cứ bất trắc hay thách thức nào của cuộc đời, hoặc của lòng tin.

Như vậy, dù là cám dỗ, tất cả những thuận lợi ấy, biến ta trở thành chiến sĩ của Chúa Kitô, chiến đấu không mệt mỏi với mọi thách thức của cuộc đời, mọi kẻ thù của linh hồn, mọi gian nan, khổ nhục mà bản thân phải gánh vác… Và ta tin, trong những thuận lợi ấy, chắc chăn Chúa Thánh Thần là tác nhân chính trợ lực lớn lao cho ta. Vậy mở đầu mùa Chay, ta hãy trao việc chay tịnh của ta cho Chúa Thánh Thần, hãy tín thác nơi Người, để Người làm chủ mọi hành động, mọi nếp sống, nếp nghĩ của ta. Có Chúa Thánh Thần, ta sẽ chiến đấu ngoan cường và chiến thắng vẻ vang, để sau những ngày chay thánh, ta sẽ hiên ngang bước vào cuộc phục sinh hiển thắng của Chúa Kitô. Bởi qua suốt mùa Chay, ta cũng đã chết đi trong mọi nỗ lực nên thánh, thì tất yếu ta cũng sẽ phục sinh trong đời sống mới của Chúa chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, khi chấp nhận chịu cám dỗ, Chúa muốn nói với chúng con: Cám dỗ chính là cơ hội để chúng con tuyên xưng đức tin của mình vào Thiên Chúa. Xin cho chúng con không hoang mang trước cám dỗ và thử thách, nhưng một lòng khiêm tốn, cầu nguyện không ngừng, quyết chiến đấu để trung thành với Chúa, vì Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng con. Xin ban Chúa Thánh Thần, để chúng con thêm mạnh mẽ mà tiến về cùng Thiên Chúa. Xin ban Chúa Thánh Thần, để Người tiếp tục nâng đỡ chúng con trong mọi khốn khó và thử thách của cuộc đời. Xin cho chúng con khiêm tốn sống tinh thần chay tịnh trong suốt mùa chay 2006 này. Amen.

 Lm. VŨ XUÂN HẠNH

---------------------------

 

MC 1-ABC349: CHÚA Ở GIỮA HOANG THÚ

 

Mở đầu Mùa Chay, theo chu kỳ phụng vụ năm B, Giáo Hội nhắc lại với chúng ta trong trích đoạn Tin: B87 MC 1-ABC349


Mở đầu Mùa Chay, theo chu kỳ phụng vụ năm B, Giáo Hội nhắc lại với chúng ta trong trích đoạn Tin Mừng của Thánh Máccô rằng, trong thời gian chay tịnh, “Chúa ở giữa hoang thú” (MC  1:13).

Những hoang thú ấy là gì? Sư tử, hùm, beo, gấu, hoặc chó sói? Hay đó là những loài rắn độc, bọ cạp sống ngoài hoang dã? Và khu vực mà Chúa Giêsu đến để ăn chay 40 đêm ngày ấy ở đâu, và những thú hoang nào ở gần ngài? Câu trả lời về tính chất lịch sử, địa lý ấy ta để cho các nhà chú giải và nghiên cứu Thánh Kinh. Nhưng về phần tâm linh, đạo đức ý nghĩa của lời Thánh Kinh này có thể giúp ta sống nên, và sống thánh đức Mùa Chay cũng như suốt cuộc đời Kitô hữu của mình.

Thật vậy, nếu Chúa Giêsu không sống giữa bày thú hoang như sư tử, hùm, beo, gấu, hay chó sói. Hoặc nếu ngài không sống giữa những loại rắn độc, bọc cạp, thì phải hiểu rằng ngài để mình bị bao vây bởi muôn thử thách tinh thần cũng như thể xác như những hoang thú nguy hiểm vây quanh ngài trong suốt thời gian chay tịnh của ngài.

Trong Thánh Kinh khi bức tranh tạo dựng được vẽ ra, cho thấy cảnh Adong và Evà bị “con rắn” làm hại và cám dỗ cách thê thảm. Và hình ảnh của những cám dỗ luôn luôn đi liền với hình ảnh một loài hoang thú độc hại có thể cắn chết người như loài rắn chẳng hạn.

Thánh ký nghi nhận, Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ. Điều này hiển nhiên hiểu là Satan và ma quỉ cám dỗ ngài. Nhưng còn việc ngài sống giữa hoang thú, cho ta một ý niệm về các ngũ quan trong thân xác mình như những hoang thú tinh thần luôn luôn ở quanh ta. Những hoang thú tinh thần có khả năng làm hại ta, khi chúng bị Satan và ma quỉ lợi dụng. Đặc biệt, khi ta bị đặt hoặc tự ý bước vào những dịp cám dỗ. Bởi vậy, hình ảnh Chúa Giêsu bị cám dỗ và sống giữa hoang thú cho ta một cái nhìn thực tiễn về chay tịnh, và về những nguy hiểm của giác quan, của xác thịt.

Thật vậy, ngoại trừ một số trường hợp quỉ ám, ít khi thấy Satan và ma quỉ làm khổ ta dù tinh thần hay thể xác. Nhưng người làm khổ ta, cái làm khổ ta lại là chính ta, giác quan ta. Ta làm khổ mình bằng những cảm tình bất chính, bằng những tình yêu bất chính, bằng sự tham lam, bằng tính ích kỷ, bằng lòng giận hờn, ghen tỵ, bằng dục vọng và ham muốn xấu xa. Những cái đó làm ta khổ, đưa ta đến tình trạng tật bệnh tinh thần, tật bệnh thể xác. Chính những cái ấy làm hại ta và cấu xé ta, thách đố ta. Satan và ma quỉ không trực tiếp gây ra những đau khổ ấy cho ta, ngoại trừ trường hợp của Thánh Job, một trường hợp điển hình mà cuộc thách đố về lòng trung thành và công chính của ông bị Satan trực tiếp nêu lên. Ngay trong trường hợp ấy, Chúa vẫn không cho phép Satan làm hại mạng sống của ông.

Thật vậy, vì tham ăn mà ta bị cao máu, tiểu đường, cao mỡ, bị mập phì. Vì nghiện ngập quá đà mà ta bị ung thư gan, lá lách, hay dạ dầy. Vì bài bạc mà ta mất nhà, mất việc. Vì xì ke, ma túy mà ta trở thành trộm cướp, giết người. Vì yêu thương cuồng nhiệt mà ta bị đánh ghen, bị tình địch bắn què giò. Vì lái xe ẩu mà ta gây tai nạn, phải vào nhà thương. Vì dâm ô vô độ, trác táng, bê tha mà ta bị AIDS. Vì ghen tỵ mà ta trở thành hiểm ác, thù đời và bị đời trả thù lại. Tóm lại, trong những bệnh tật phần xác, bệnh tật tâm hồn, và những nghiệt ngã của cuộc đời Satan và ma quỉ xem như bị trách mắng “oan”, và bị “đổ thừa”.

Tuy nhiên, Satan và ma quỉ không phải là hoàn toàn “vô tội”. Trong mọi cám dỗ và thử thách thì chính chúng vẽ vời, mời mọc, kích thích và lừa dối giác quan, lý trí và lòng muốn con người. Có thể nói, những hoang thú mà Thánh ký ghi nhận trong cuộc chay tịnh của Chúa Giêsu nếu đem áp dụng vào trường hợp của mỗi người chúng ta thì đó là những giác quan, ý chí và lòng muốn của mình. Một đàng chúng là bạn hữu, một đàng chúng cũng có thể trở thành thù nghịch và hiểm độc như những hoang thú. Chúa Giêsu sau này khi nói về ảnh hưởng của giác quan, của ý chí và lòng muốn ngài dùng hình ảnh “chặt” và “móc”: chặt chân, chặt tay, móc mắt bỏ đi nếu chúng trở thành cản trở và ngăn cản chúng ta vào Thiên Đàng.

Thánh Máccô ghi nhận, sau khi Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ và ra khỏi chay tịnh thì “các thiên thần đến hầu hạ ngài” (MC  1:13). Điều này cho ta thấy một hình ảnh của chiến thắng cũng như sự cố gắng thắng vượt chính mình. Cũng như Chúa Giêsu, chỉ khi nào ta chiến thắng được chính mình, ra khỏi các cám dỗ lúc ấy ta sẽ thấy các thiên thần ở bên mình. Tức là giác quan, ý chí và lòng muốn ta không những đem ta đến gần với Thiên Chúa, mà còn là phương tiện để ta tiếp cận và gặp gỡ ngài trong cuộc sống. Và chúng không còn là thù địch, không còn là những hoang thú đối với sống tâm linh và đạo đức, nhưng ngược lại, trở thành nguồn an ủi, khích lệ – trở thành những thiên thần ở quanh ta. Một hình thức nào đó, có nghĩa là ta phải thuần phục giác quan, ý chí và lòng muốn mình. Phải kiểm soát chúng để chúng giúp ta sống thân mật với Thiên Chúa.

Chúa sống giữa hoang thú, nhưng ngài không bị hoang thú ăn thịt. Ngược lại, ngài đã trị được, đã thuần hóa được chúng, khiến chúng ngoan ngoãn ở quanh ngài. Trong đời sống tâm linh và trong sinh hoạt nội tâm, ta phải xin Chúa giúp để biết cách thuần hóa và trị nổi con người của mình, giác quan, ý chí và lòng muốn của mình. Biết chinh phục và dùng chúng để giúp ta tiếp cận, khám phá và yêu mến ngài, để ta tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, và ân sủng là chính ngài, đấng phục sinh từ cõi chết, và là hạnh phúc, ơn cứu độ của chính ta.

T.s. Trần Quang Huy Khanh

---------------------------

 

MC 1-ABC350: Thời điểm CHỮA BỆNH CĂNG THẲNG: STRESS

 

Stress là một thứ bệnh rất phổ thông bây giờ tại Mỹ. Tờ The Times-Picayune ở New Orleans: B88 MC 1-ABC350


Stress là một thứ bệnh rất phổ thông bây giờ tại Mỹ. Tờ The Times-Picayune ở New Orleans, Louisiana phiếm luận một đề tài thật buồn cười: có được xin nghỉ làm một ngày vì bệnh căng thẳng không? Vì thường chủ hãng chỉ bất dĩ phải đồng ý khi nhân viên gọi vào sở xin nghỉ vì đau bụng quá cỡ, vì cảm lạnh, có sự nhăn nhó hay cơn ho sù sụ làm chứng. Chứ bệnh căng thẳng thì có gì đo được đâu. Ấy vậy mà cái bệnh này đang thịnh hành mới chết.

Kìa tờ báo đăng hình ảnh một nhóm người đang ngồi "tịnh niệm" (meditation), do Stan Davis giúp điều động. Anh ta thuộc trung tâm tịnh niệm AHAM (Association of Happiness for All Mankind) từ Asheboro North Carolina tới giúp người dân ở đây đang bị khủng hoảng sau trận bão Katrina tàn phá thành phố New Orleans, thiệt hại khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.

ĐÀ LOẠN NHỊP

Mà chẳng phải riêng New Orleans mới phải đương đầu với căng thẳng. Cuộc sống ở xứ Âu Mỹ bây giờ tưởng rằng thoải mái thì lại đầy căng thẳng. Nuốt "stress" như ăn cơm bữa. Ngày nào cũng bằng ấy công việc. Phải hối hả làm cho xong như một cái máy. Hình như xã hội này đang tạo sẵn một cái hộp nhốt tôi vào đó. Tầm mắt không vượt qua bốn bức tường vây hãm, và những đống thư từ do các văn phòng khác nhau cứ tiếp tục "oanh tạc" từng phút. Muốn thoát ra khỏi mà không ai cho phép! Và hậu quả là nhức đầu, chóng mặt, căng mạch máu, bong thần kinh. Rồi thuốc Advil, Tylenol trở nên bạn thân giúp cho được thăng bằng. Quá một chút là lại phải gọi số cứu cấp 911. Và xe cứu thương hú còi hối hả. Chết cũng chết vội vã như những con người văn minh ở khu vực Manhattan New York đi kiếm tiền phải chạy nhanh cho kịp xe điện ngầm: mỗi người một cái cặp Samsonite, mỗi người một suy tính chộp giật cho lợi tức gia tăng. Không còn giờ ngó nhau. Không còn sức nhìn lên bầu trời cao vợi, vì hai bên đường những ngôi nhà "gãi trời" đã bưng mắt giống như hai tấm che mắt những con ngựa kéo xe thổ mộ trên đường Lê Văn Duyệt thuở nào. Phía trên thì khói các nhà máy dầy đặc đen sì ngột ngạt thay cho mây trời thênh thang.

Ôi văn minh con người thừa thắng xông lên trên theo đà tiến hoá tất yếu của lịch sử! Phải cần triệu triệu năm khỉ đột tiến hóa thành dáng hơi giống người. Vậy mà ở cuối thế kỷ 20, con người thèm chảy cả nước miếng nhìn lên cành cây thấy chim trời ca hót líu lo thảnh thơi, trông xuống dòng sông thấy cá nước bơi lội tung tăng tươi tỉnh. Chỉ có con người là nhăn nhó tối ngày. Có cái gì bất ổn nơi văn minh loài người sao? Có cái gì bất bình thường sao? Trong tim mỗi người hình như đang cảm thấy một sự chao động căng thẳng bất an thì phải?

Sống trong một xã hội mà cái gì xem ra cũng mất thăng bằng, mà có được sự bình thường thì thật là quí. Mấy người bạn lâu ngày gặp lại nhau liền hỏi bạn có khoẻ không? Và câu trả lời đắc ý nhất là: tôi vẫn bình thường, vẫn thăng bằng, vẫn như thường. Như vậy giữ được sự bình thường, thăng bằng, an bình, chẳng phải là một điều lạ đáng ao ước lắm sao!

Trái đất và vũ trụ đang vẫn "như thường" đấy. Nghĩa là đang giữ được thăng bằng, đang bình thường. Thử tưởng tượng một vài chuyện bất thường xảy ra: nếu trái đất quay chậm lại 10 lần, thì sức nóng sẽ tăng lên 10 lần. Nếu mặt trời gần lại mặt đất thì mọi cây cỏ sinh vật trên trái đất bị thiêu rụi liền. Và nếu nó dở chứng bò xa ra một tí thôi thì cũng đủ làm cho mọi người chết lạnh hết. Và nếu mặt trăng chỉ cần hứng ẩu tiến gần vào trái đất khoảng 50 ngàn dặm, thì nước sẽ bị hút dâng lên ngập trái đất mỗi ngày hai lần.

Người ta chỉ thích tìm cái mới lạ, nên bỏ quên cái lạ nhất là cái bình thường. Bạn đang có thể thở ra hít vào từng giây phút, từ bao nhiêu năm nay. Các cơ năng trong thân thể vẫn ngày đêm làm việc để bạn sống. Quan sát một cành lá, một bông hoa: một sức sống mầu nhiệm đang luân lưu trong vũ trụ. Tất cả chẳng phải là những phép lạ sao?

Trời đất chỉ có một hơi thở của Thần Sinh Khí, một nhịp sống tuôn chảy ngày đêm. Hòa được vào nhịp sống này thì thăng bằng, vẫn như thường. Còn không thì "chạm điện", "mát dây" ngay.

TÌM LẠI NHỊP THĂNG BẰNG

Đọc "Thư từ Sa Mạc" của thầy tiểu đệ Carlo Carretto, ai mà chả mê cái kinh nghiệm tâm linh của thầy. Đó là kinh nghiệm về cõi trống diệu vợi của sa mạc. Thầy kể chuyện chính thầy đã từng làm chủ tịch phong trào giới trẻ Công Giáo toàn nước Ý thời Đức Giáo Hoàng Piô XII với biết bao sinh hoạt và chương trình tưởng có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng trong thâm tâm thầy vẫn thấy có cái gì hụt hẫng, bất ổn. Sau nhiều ngày vật lộn với chính mình thì đùng một cái, thầy bị Chúa quật ngã. Chúa đã gọi thầy bỏ cõi "đầy đặc" để đi tìm cõi trống nơi sa mạc.

Có lần đang cảm thấy căng thẳng mất thăng bằng mà được nghe về cảm nghiệm sa mạc trên, tôi đã tìm vào sa mạc Arizona tĩnh tu một tháng trong một lều nhỏ riêng biệt nơi một trung tâm tịnh niệm gần Tucson. Vào sa mạc là tự nhiên đi vào cõi trống rồi. Chung quanh chỉ có cát và những cây xương rồng saguaro khô khẳng. Những cây xương rồng vùng Tucson đặc biệt lắm: nó mọc lên như một thân người có những cánh tay vươn cao trong tư thế cầu nguyện như câu thánh vịnh 143:

Hai tay cầu khẩn giơ lên

Hồn con khát Chúa như miền đất khô.

Mỗi buổi tối, khi mặt trời lặn xuống khỏi rặng núi xa xa, thì bầu khí trở nên u linh lạ lùng. Ánh sáng thật huyền ảo. Bầu trời vút cao vời vợi. Tôi tập quì tĩnh niệm theo tư thế những cây xương rồng saguaro với hai tay giơ cao. Chờ cho đến khi ánh sáng ban ngày tắt hẳn, tôi lấy vải trải trên cát, và nằm chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Cái cảm nghiệm hút hồn đêm đó chắc chắn sẽ theo tôi suốt đời. Tôi thấy tôi lâng lâng khỏi mặt đất, khỏi những bon chen giam hãm thường ngày. Có cái gì đang bị hay đang được phá vỡ trong tôi. Giữa cõi không gian nhiệm mầu đó, tôi thấy mình xả buông tất cả. Một cảm giác kỳ lạ ngất ngây: tôi thấy mình tan biến đi mà nhẹ nhàng bay bổng vút cao hòa vào một thực tại bao la. Không còn trời. Không còn đất. Không còn chính tôi. Tất cả hòa nhập vào cõi Ta Thần Linh Đại Ngã tròn đầy viên mãn.Tôi không thể tả nổi cái cảm nghiệm này, hay không còn gì để nói thì đúng hơn. Tất cả như chỉ còn một sức sống, một nhịp điệu, một hơi thở. Lần đầu tiên tôi nghe rõ tiếng nói của thinh lặng như trong bài hát "The Sound of Silence". Và tôi hiểu được lời của Kahlil Gibran, nhà tiên tri của thời đại trong cuốn Tiên Tri:

Hãy để lòng bạn một khoảng trống
Cho gió Trời có thể nhảy múa thổi vi vu.

TIN VUI TÌM LẠI ĐƯỢC CHÍNH MÌNH (Chúa nhật I Mùa Chay)

Tờ báo quốc tế Time năm 2003 đã dành cả trang bìa và nội dung cho đề tài trào lưu Tịnh Niệm "Centering Meditation" rất thịnh hành và đã trở thành dòng chính (mainstream) của nếp sống Mỹ. Với những xác nhận như "Sức mạnh của cầu nguyện bây giờ là một khoa học" (power of prayer is now science). Các nhà khoa học còn nói rõ: "Óc con người được chế tạo để nối vào Thương Đế" (Brain is wired for God).

Ít nhất những phút tịnh niệm cũng làm cho con người thư giãn bớt đi nhiều căng thẳng. Kìa cô Heidi DeSalvo đang ngồi yên lặng, hai mắt nhắm lại, dõi theo hơi thở một cách nhẹ nhàng, và miệng lẩm nhẩm một câu niệm (mantra). Cô nói mỗi buổi sáng cô dành khoảng từ 20 phút đến một giờ để tịnh niệm. Cô cho biết như thế công việc trong ngày sẽ hiệu quả hơn, tập trung tinh thần dễ hơn, tâm hồn thấy an bình. Cả 800 người vùng New Orleans đang tham dự chương trình như cô. Họ là sinh viên đại học, là nhân viên của thư viện công cộng.

Đức Giêsu đã mở đầu công cuộc loan báo Tin Vui bằng hai việc tìm vào cõi trống xả buông tất cả là chịu phép rửa ở sông Gio-đan và sau đó đi vào sa mạc tịnh niệm. Kinh Thánh nói: "Thánh Thần thúc đẩy Đức Giêsu vào hoang địa, và Người ở đó bốn mươi đêm ngày" (MC  1:12).

Thời điểmrõ nhất lúc này là tình trạng căng thẳng rối loạn gia đình và xã hội, trống rỗng tâm hồn, và vô nghĩa cuộc sống. Đúng là tình trạng căng thẳng mất thăng bằng, "mát dây, chạm điện", đánh mất chính mình. Chỉ vì quá đầy đặc, lo vun vào giữ lại thành ứ đọng ủng thối. Muốn tìm lại thăng bằng an nhiên cuộc sống, chỉ có cách là tìm vào tĩnh lặng lòng mình. Đi vào tĩnh lặng lòng mình là đi vào sa mạc, chẳng cần phải đi đâu xa. Hội Thánh Công Giáo dành một thời gian 40 đêm ngày gọi là Mùa Chay, để theo bước chân Chúa Giêsu tìm vào cõi trống sa mạc tròn đầy diệu vợi, là tìm lại được chính mình.

PHÚT TỊNH NIỆM

Vậy tại sao mình không để ra mỗi ngày một khoảng thời gian ngắn để vào tĩnh lặng, mà cứ để tình trạng căng thẳng mất thăng bằng hoài? Tìm vào cõi trống để chính lòng mình cũng rộng mở, xả trống mọi bụi bặm phù du của hộp vuông tiểu ngã nhỏ hẹp với những nhịp thác loạn mà hòa vào một thực tại lớn hơn, hòa vào một sức sống tròn đầy bao la hơn, hòa vào một nhịp sống của đất trời, của Thần Sinh Khí. Trong cõi trống bao la này, con người không cần phải suy về hay nghĩ về Đấng Huyền Nhiệm nữa, mà như đang cảm thấy Người, chạm đến tay Người. Và như một mâu thuẫn không giải thích nổi, là trong cái tĩnh lặng và cõi trống hầu như tuyệt đối này, một cảm nghiệm an vui toàn mãn đầy tròn bao phủ. Mình tìm lại được chính mình. Lạ thật.
Và mình hòa nhập vào tâm tư Thánh Vịnh 143:
Hơi thở con chỉ còn thoi thóp
Nghe con tim giá lạnh trong mình.
Nhớ ngày xưa tháng cũ,
Con hoài niệm mọi công trình của Chúa
Và gẫm suy việc tay Chúa làm nên.
Hai tay cầu Chúa giơ lên,
Hồn con khát Chúa như miền đất khô.

Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường

---------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây