Lễ Sinh Nhật Đức Maria 8/9 Bài 1-36: Bà đã thụ thai bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần ---------------------------------- Phúc Âm: Mt 1, 1-16. 18-23: “Bà đã thụ thai bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít. Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon. Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, chồng Bà, là người công chính, không muốn tố giác Bà, nên mới định tâm lìa bỏ Bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; Bà sẽ sinh hạ một Con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Mình khỏi tội”. Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. - Ðó là lời Chúa.
Giáo Hội mừng kính ngày sinh nhật Đức Ma-ri-a từ thế kỷ thứ sáu. Ngày sinh nhật được chọn trong tháng Chín vì Giáo Hội Đông Phương bắt đầu niên lịch phụng vụ từ tháng 9. Ngày mùng 8 là vì lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội là ngày 8 tháng 12 ( chín tháng trước ).
Kinh Thánh không đề cập gì đến việc sinh hạ Đức Ma-ri-a. Tuy nhiên, bản văn mà người ta cho là phúc âm nguyên thủy của Thánh Gia-cô-bê có đề cập đến sự kiện này. Bản văn này không có giá trị lịch sử, nhưng nó cho thấy quá trình sùng đạo của Ki-tô hữu. Theo bản văn, bà An-na và ông Gio-a-kim vì hiếm muộn nên cầu xin cho được một đứa con. Họ được hứa cho một người con mà trẻ này sẽ giúp hình thành kế hoạch cứu chuộc trần gian của Thiên Chúa. Câu truyện trên ( cũng như nhiều câu truyện khác troứuc sách Tin Mừng ) cho thấy sự hiện diện quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời Đức Ma-ri-a ngay từ đầu.
Thánh Augustin nối kết việc sinh hạ của Đức Ma-ri-a với công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su. Thánh nhân nói trái đất hãy vui mừng và bừng sáng vì việc sinh hạ Đức Ma-ri-a. "Ngài là bông hoa trong cánh đồng mà từ đó đã nẩy sinh hoa huệ quý nhất vùng châu thổ. Qua sự sinh hạ của ngài, bản chất mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ đã thay đổi."
Chúng ta có thể xem việc sinh hạ của mỗi một người là lời mời gọi đem hy vọng đến cho thế gian. Qua tình yêu, hai cha mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong công việc sáng tạo. Họ có thể đem lại hy vọng cho một thế giới lao nhọc. Vì mỗi một đứa con đều có thể trở nên máng chuyển tình yêu và bình an của Thiên Chúa đến cho thế giới.
Điều này thật đúng với Đức Ma-ri-a. Nếu Đức Giê-su là sự biểu lộ tuyệt đối của tình yêu Thiên Chúa thì Đức Ma-ri-a là điềm báo của tình yêu ấy. Nếu Đức Giê-su đã hoàn tất công trình cứu chuộc thì Đức Ma-ri-a là bình minh hé mở của công trình ấy.
Việc mừng sinh nhật đem lại niềm vui cho chính cá nhân cũng như gia đình, bạn hữu. Ngoài việc giáng trần của Đức Giê-su, việc sinh hạ Đức Ma-ri-a đã đem lại niềm vui lớn lao nhất cho nhân trần. Mỗi khi chúng ta cử mừng sinh nhật của ngài, chúng ta có thể hy vọng chắc chắn là sự bình an trong tâm hồn chúng ta và trong thế giới sẽ gia tăng.
"Ngày hôm nay bà An-na hiếm muộn vỗ tay reo mừng, trái đất bừng sáng, các vua hát mừng, các tư tế hân hoan chúc lành, toàn thể vũ trụ vui mừng, vì ngài là hoàng hậu và là nàng dâu tinh khiết của Chúa Cha đã nẩy sinh từ gốc Jesse" ( phỏng theo Kinh Nhật Tụng của Đông Phương ).
“Khi Trinh Nữ cực thánh chào đời, cả trái đất tràn ngập ánh quang minh.
Người là cây quý giá đem lại hoa thiêng qủa phúc tuyệt vời”. ( Điệp Ca Kinh Sáng )
“Những ai Thiên Chúa đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngừời, để Con của Người làm Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc” ( Rm 8, 29 ).
Hôm nay, Hội Thánh mừng Sinh Nhật Mẹ Ma-ri-a. Nỗi vui mừng trong ngày Truyền Tin, đã được khởi xướng từ ngày Mẹ Ma-ri-a đuợc sinh ra trên trần gian. Ngày Cửa Trời rộng mở, để Con Thiên Chúa bước xuống trần gian.
2. LÝ DO NIỀM VUI
Văn minh Tây Phương có tục lệ mừng sinh nhật. Tín ngưỡng Việt nam mừng ngày đầy tháng thôi nôi. Và ngày nay, ở Việt Nam ta, người người đua nhau mừng Sinh Nhật. Điều đó nói lên sự vui mừng vì một người đã ra đời, đã vào đời. Một triết gia đã khẳng định: “Không có tôi, thế giới vũ trụ sẽ khác đi; mà có tôi, thế giới vũ trụ cũng sẽ khác đi”. Ý muốn nhấn mạnh rằng mỗi người ra đời là thêm cho đời sự đổi thay. Một nhân sinh là một hình ảnh Thiên Chúa xuất hiện. Đáng mừng, đáng mừng thật !
Nhưng sự tội đã lọt vào trần gian, mọi sự đã trở thành hỗn độn. Ra đời làm người ai dó không chịu làm người mà lại muốn làm Chúa, muốn làm đồ vật, làm con vật, làm con thú ăn thịt nhau... Hay tệ hơn hằng triệu triệu trẻ em muốn ra đời, lại bị bóp chết ngay từ trứng nước... Luận về sự tội thì không cùng... Cả một màn đêm âm u !
Còn chúng ta mừng Sinh Nhật Mẹ Ma-ri-a, không những là chính đáng và phải lẽ, mà mừng Sinh Nhật Mẹ là do Lòng Tin, Lòng Mến. Trong thế gian âm u tội lỗi, Chúa Giê-su Ki-tô xuất hiện như Mặt Trời xua tan bóng tối. Chính Mẹ Ma-ri-a là bình minh báo trước Mặt Trời. Nhìn trời bình minh, lòng người ai mà không rộn rịp vui mừng.Một đêm dài tối tăm lạnh lùng âm u ma quái, thấy bình minh ló dạng là thấy ấm áp, thấy sinh động, là hy vọng là sự sống...
Mẹ được Chúa cho ra đời như bình minh báo hiệu một ngày sáng rạng. Những ai trước đây ra đời thì như buớc vào đêm tối, ở tình trạng vẫn xa cách Đấng tạo ra mình, còn Mẹ được Thiên Chúa cho ra đời, không vướng mắc tình trạng đó như Tín Điều Hội Thánh công bố “Mẹ vô nhiễm nguyên tội”. Nói Mẹ là cửa Trời Chúa mở ra để buớc vào trần gian cũng được, nói Mẹ cái thang mà Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giê-su Con Mẹ lên xuống với loài người cũng được. Tất cả những ví von đó để cho ta thấy Chúa tuyển chọn Mẹ cho nhân loại, cho vũ trụ và Mẹ là người đón nhận ơn tuyển chọn trong tự do bởi tiếng “Xin Vâng” tuyệt vời đáng cho chúng ta suy gẫm.
3. HẰNG NHỚ ĐẾN CHÚA KHI KÍNH MỪNG MẸ
Thật vậy mừng sinh nhật Mẹ Ma-ri-a là ta được nhắc nhở đến tình yêu khôn luờng của Thiên Chúa đối với loài người trong đó có Mẹ. Vui mừng ngợi khen Chúa vì Chúa đã làm cho loài người như thế. Trong Đức Tin ta cảm nhận được Tình Yêu của Chúa và đồng thời ta lại thương mến Mẹ Ma-ri-a nhiều. Như vậy, nhớ lại chuyện Mẹ được tạo dựng, được sinh ra cho đời, thật đáng vui mừng khôn xiết. Cám ơn Chúa thật nhiều, cám ơn Mẹ nhiều ! Đó là lý do Hội Thánh mừng Sinh Nhật của Mẹ Ma-ri-a.
Dịp này, ta dâng lên Chúa lời ca tụng cảm mến, và xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta để mỗi người chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Chúa càng tô thêm vẻ đẹp của Thiên Chúa trong nhân thế và vũ trụ bằng một đời sống noi theo Mẹ: luôn làm đẹp lòng Chúa, và biết khước từ tội lỗi là thứ làm cho hình ảnh Chúa hoen ố. Ta cũng cầu xin cho các nhân sinh Chúa muốn cho ra đời, đừng vì tội ác của loài người mà không được sinh ra. Vì chưng, những ai được sinh ra trên đời đều phải cho Danh Chúa được rạng sáng và cho đồng loại được niềm vui và hạnh phúc. Giết chết họ đi trước khi được sinh ra, ôi phí phạm và chỏi lại chương trình của Thiên Chúa biết bao !
Mẹ được sinh ra là diễm phúc cho nhân loại và vũ trụ, và biết bao nhiêu người cũng được sinh ra cho vinh quang Thiên Chúa và cho nhân loại được hưởng nhờ, lại bị ngăn ngừa sinh ra hay bị giết chết. Mừng Mẹ Ma-ri-a được sinh ra, tuy chan hòa niềm vui mà lòng tín hữu cũng có phần se thắt vì đồng loại bị tổn thương như thế. Xin mẹ cầu bầu cùng Chúa thương xót và thứ tha.
“Khi Trinh Nữ cực thánh chào đời, cả trái đất tràn ngập ánh quang minh. Người là cây quý giá đem lại hoa thiêng qủa phúc tuyệt vời”. ( Điệp Ca Kinh Sáng)
“Những ai Thiên Chúa đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngừời, để Con của Người làm Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc” ( Rm 8, 29 ).
Hôm nay, Hội Thánh mừng Sinh Nhật Mẹ Ma-ri-a. Nỗi vui mừng trong ngày Truyền Tin, đã được khởi xướng từ ngày Mẹ Ma-ri-a đuợc sinh ra trên trần gian. Ngày Cửa Trời rộng mở, để Con Thiên Chúa bước xuống trần gian.
2. LÝ DO NIỀM VUI
Văn minh Tây Phương có tục lệ mừng sinh nhật. Tín ngưỡng Việt nam mừng ngày đầy tháng thôi nôi. Và ngày nay, ở Việt Nam ta, người người đua nhau mừng Sinh Nhật. Điều đó nói lên sự vui mừng vì một người đã ra đời, đã vào đời. Một triết gia đã khẳng định: “Không có tôi, thế giới vũ trụ sẽ khác đi; mà có tôi, thế giới vũ trụ cũng sẽ khác đi”. Ý muốn nhấn mạnh rằng mỗi người ra đời là thêm cho đời sự đổi thay. Một nhân sinh là một hình ảnh Thiên Chúa xuất hiện. Đáng mừng, đáng mừng thật !
Nhưng sự tội đã lọt vào trần gian, mọi sự đã trở thành hỗn độn. Ra đời làm người ai dó không chịu làm người mà lại muốn làm Chúa, muốn làm đồ vật, làm con vật, làm con thú ăn thịt nhau... Hay tệ hơn hằng triệu triệu trẻ em muốn ra đời, lại bị bóp chết ngay từ trứng nước... Luận về sự tội thì không cùng... Cả một màn đêm âm u !
Còn chúng ta mừng Sinh Nhật Mẹ Ma-ri-a, không những là chính đáng và phải lẽ, mà mừng Sinh Nhật Mẹ là do Lòng Tin, Lòng Mến. Trong thế gian âm u tội lỗi, Chúa Giê-su Ki-tô xuất hiện như Mặt Trời xua tan bóng tối. Chính Mẹ Ma-ri-a là bình minh báo trước Mặt Trời. Nhìn trời bình minh, lòng người ai mà không rộn rịp vui mừng.Một đêm dài tối tăm lạnh lùng âm u ma quái, thấy bình minh ló dạng là thấy ấm áp, thấy sinh động, là hy vọng là sự sống...
Mẹ được Chúa cho ra đời như bình minh báo hiệu một ngày sáng rạng. Những ai trước đây ra đời thì như buớc vào đêm tối, ở tình trạng vẫn xa cách Đấng tạo ra mình, còn Mẹ được Thiên Chúa cho ra đời, không vướng mắc tình trạng đó như Tín Điều Hội Thánh công bố “Mẹ vô nhiễm nguyên tội”. Nói Mẹ là cửa Trời Chúa mở ra để buớc vào trần gian cũng được, nói Mẹ cái thang mà Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giê-su Con Mẹ lên xuống với loài người cũng được. Tất cả những ví von đó để cho ta thấy Chúa tuyển chọn Mẹ cho nhân loại, cho vũ trụ và Mẹ là người đón nhận ơn tuyển chọn trong tự do bởi tiếng “Xin Vâng” tuyệt vời đáng cho chúng ta suy gẫm.
3. HẰNG NHỚ ĐẾN CHÚA KHI KÍNH MỪNG MẸ
Thật vậy mừng sinh nhật Mẹ Ma-ri-a là ta được nhắc nhở đến tình yêu khôn luờng của Thiên Chúa đối với loài người trong đó có Mẹ. Vui mừng ngợi khen Chúa vì Chúa đã làm cho loài người như thế. Trong Đức Tin ta cảm nhận được Tình Yêu của Chúa và đồng thời ta lại thương mến Mẹ Ma-ri-a nhiều. Như vậy, nhớ lại chuyện Mẹ được tạo dựng, được sinh ra cho đời, thật đáng vui mừng khôn xiết. Cám ơn Chúa thật nhiều, cám ơn Mẹ nhiều ! Đó là lý do Hội Thánh mừng Sinh Nhật của Mẹ Ma-ri-a.
Dịp này, ta dâng lên Chúa lời ca tụng cảm mến, và xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta để mỗi người chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Chúa càng tô thêm vẻ đẹp của Thiên Chúa trong nhân thế và vũ trụ bằng một đời sống noi theo Mẹ: luôn làm đẹp lòng Chúa, và biết khước từ tội lỗi là thứ làm cho hình ảnh Chúa hoen ố. Ta cũng cầu xin cho các nhân sinh Chúa muốn cho ra đời, đừng vì tội ác của loài người mà không được sinh ra. Vì chưng, những ai được sinh ra trên đời đều phải cho Danh Chúa được rạng sáng và cho đồng loại được niềm vui và hạnh phúc. Giết chết họ đi trước khi được sinh ra, ôi phí phạm và chỏi lại chương trình của Thiên Chúa biết bao !
Mẹ được sinh ra là diễm phúc cho nhân loại và vũ trụ, và biết bao nhiêu người cũng được sinh ra cho vinh quang Thiên Chúa và cho nhân loại được hưởng nhờ, lại bị ngăn ngừa sinh ra hay bị giết chết. Mừng Mẹ Ma-ri-a được sinh ra, tuy chan hòa niềm vui mà lòng tín hữu cũng có phần se thắt vì đồng loại bị tổn thương như thế. Xin mẹ cầu bầu cùng Chúa thương xót và thứ tha.
Thánh lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria xuất phát từ Giáo Hội Đông Phương, có lẽ từ thánh lễ cung hiến thánh đường dâng kính thánh Anna tại Giêrusalem; địa điểm của ngôi thánh đường được cung hiến được các tín hữu tin rằng đó là nơi sanh Đức Mẹ. Theo truyền thuyết khác thì Đức Maria được sinh tại Galilê.
Vào cuối thế kỷ thứ VII bên Giáo Hội Tây Phương, Giáo Hoàng Sergius (687-701) xác nhận có 4 thánh lễ được cử hành trong năm để kính Đức trinh nữ Maria trong phụng vụ Rôma:
- lễ Truyền Tin - lễ Hồn xác về trời - lễ sinh nhật và - lễ “Gặp gỡ” (tức lễ nến ngày 2.2)
Từ ngày Sinh Nhật này (đương nhiên không có một chứng cứ khoa học nào cả!) người ta xác định ngày thụ thai là ngày 8.12.
Sự kiện cụ thể là thánh lễ này được cử hành long trong phụng vụ, cho chúng ta thấy rõ, các tín hữu lúc đó đã xác tín rằng Đức Maria khi được sinh ra đời không vương chút tội nào (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh).
A. Hạt giống...
Đoạn Tin Mừng này (và toàn bộ Tân Ước) không cung cấp cho chúng ta những chi tiết cần thiết để chúng ta biết lý lịch của Đức Maria, chỉ có vài chi tiết liên quan tới Chúa Giêsu thôi:
- Người là Mẹ của Chúa Giêsu - Người thụ thai Chúa Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần. - Người được Thánh Giuse mang về nhà để chăm sóc.
Từ sự kiện Thánh Kinh không quan tâm tới lý lịch Đức Maria, chúng ta có thể hiểu rằng: Maria chỉ là một con người tầm thường, sở dĩ Người được nên cao trọng là hoàn toàn do vận mạng của Người đã gắn liền với vận mạng của Chúa Giêsu.
B.... nẩy mầm.
1. Một khối đá chẳng là gì cả, nhưng nếu được giao trong tay một nhà điêu khắc tài ba thì nó sẽ trở thành một kiệt tác nghệ thuật. Con người cũng chẳng là gì cả nhưng nếu để cho Chúa hướng dẫn đời mình thì người đó sẽ trở thành một kiệt tác của Chúa. Đức Maria là như thế. Xin Chúa và Đức Mẹ giúp con biết để cho Chúa xử dụng con như xưa đã xử dụng Đức Mẹ.
2. Có những người sinh ra trên đời đã thực sự là một diễm phúc cho đời, chẳng hạn Đức Maria. Nếu không có Người thì công trình cứu độ của Thiên Chúa đã không được thực hiện. Có những người khác sinh ra chỉ làm hại cho đời, “thà nó đừng sinh ra còn hơn”.
Phần con, lạy Chúa, xin cho con biết việc con sinh ra trên đời này có đem lại lợi ích gì cho anh chị em con không, hay con chỉ làm chật đất, tốn cơm và khổ sở cho họ.
3. Trong đoạn Tin Mừng này, số phận Đức Maria đang như ngàn cân treo sợi chỉ: nếu thánh Giuse rước Người về nhà thì mọi việc khác được giải quyết êm thắm, nhưng nếu thánh Giuse tố giác Người thì Người sẽ bị ném đá. Thế mà chúng ta không thấy Người làm gì và nói gì cả. Người phó thác mọi sự cho Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trao sứ mạng cho Người mang thai Ngôi Hai thì Thiên Chúa sẽ lo liệu cho Người.
Lạy Chúa, xin thêm cho con tinh thần phó thác trong khi thi hành nhiệm vụ Chúa giao.
4. Một nông dân trồng bụi tre nơi góc vườn. Thân tre mỗi ngày mỗi cao lớn, thẳng đuột. Ngày kia, người ấy đến nói với cây cao nhất: “Này bạn, ta cần bạn. ”Cây tre nói : “Thưa ông, tôi sẵn sàng, ông cứ sử dụng tôi theo ý ông”
- Được, ta sẽ xẻ anh ra làm đôi.
Nghe thế, cây tre phản đối:
- Xẻ tôi? Sao vậy? Trong vườn có cây nào đẹp hơn tôi đâu? Xin ông đừng...Ông dùng tôi thế nào cũng được, nhưng xin đừng xẻ tôi ra...
- Nếu không xẻ anh ra thì anh chả được việc gì.
Một làn gió nhẹ thổi qua, cây tre cúi đầu thở dài : “Thưa ông, nếu chỉ còn cách đó, thì xin ông cứ làm theo ý ông”.
Người nông dân nói tiếp : “Ta sẽ tước bỏ hết các cành của ngươi”
- Ông tước cành tôi? Như vậy còn gì là vẻ đẹp của tôi? Lạy Chúa, xin ông thương đừng làm thế... - Nếu không tước cành, anh chả được việc gì.
Gió thổi mạnh hơn. Cây tre quằn quại trong gió và nắng. Rồi nó mạnh dạn thưa : “Thưa ông, xin ông chặt tôi đi”.
Ông chủ nói : “Bạn thân mến, thực thì ta buộc lòng phải làm bạn đau, phải tước cành, khoét đốt bạn; nếu không, ta không thể dùng bạn”.
Cây tre cúi rạp xuống đất nói : “Thưa ông, xin ông cứ việc chặt, dùng tôi theo ý ông”.
Người nông dân chặt tre, tước cành, xẻ đôi và lóc ruột làm thành cái máng chuyển nước từ dòng suối vào cánh đồng. Và sau đó, người nông dân có một vụ mùa bội thu. (Góp nhặt)
Khi thánh Gioan Damascus dâng lễ tôn kính ngày sinh nhật của Đức Nữ Đồng Trinh Maria trong thánh đường thánh Ana ở Jerusalem, ngài long trọng tuyên bố: “Tất cả mọi người hãy vui mừng lên, đây là ngày trọng đại, một niềm vui lớn lao cho toàn thế giới. Hôm nay trời đất giao hòa. Hôm nay chính là ngày bắt đầu cuộc cứu độ cho nhân loại.”
Sứ mệnh làm Mẹ của Đấng Cứu Thế lá ánh sáng bình minh của sự cứu độ. Nếu Đấng Kitô là Mặt Trời huy hoàng của sự Công chính thì Mẹ Người là ánh sáng rạng đông. Khi một người con được sinh ra thì người ta hết lòng chúc tụng người làm cha và làm me. Thánh Damascus chúc tụng: “Ana và Joachim thật là một đôi vợ chồng có phúc! Tất cả mọi loài thọ tạo đều mang ơn của các ngài, Đấng Tạo Hóa đã ban một ân huệ cao cả vô cùng không gì sánh kịp: Phúc thay người cha và người mẹ, những bàn tay đã nâng niu âu yếm một người sẽ làm Mẹ của Đức Chúa Trời!”
Giáo Hội đã tôn kính ngày sinh nhật của Đức Nữ Đồng Trinh cách đây sáu thế kỷ. Ngày sinh nhật được chọn vào ngày 8 tháng 9 này để trùng hợp với ngày lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội được ấn định vào ngày 8 tháng 12. Kinh Thánh không đề cập đến ngày sinh của Đức Maria nhưng được người Công giáo tôn kính như một truyền thống.
Thánh Ana và Joachim son sẻ nhưng đã hết lòng cầu nguyện để có một mụn con. Các ngài nhận được lời Thiên Chúa hứa là người con đó sẽ giúp hoàn tất kế hoạch của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại.. Niềm tin này nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa khi Đức Maria mới được thụ thai.
Thánh Augustine nối kết ngày sinh của Đức Maria với sứ mệnh cứu chuộc của Chúa Kitô. Thánh Augustin loan báo là thế gian hãy vui mừng lên và nhận lãnh ánh sáng khi Đức Maria được sinh ra: “Đức Nữ Đồng Trinh Maria là hoa huệ tinh tuyền chớm nở ngoài đồng nội. Nhờ Đức Maria mà số mệnh nhận loại vướng tội tổ tông đã được thay đổi.”
Một bé gái được sinh ra ở ngôi làng Nadarét, thuộc vùng Galilê, nước Do Thái, cách đây hơn hai mươi thế kỷ. Trong một xã hội trọng nam khinh nữ, điều ấy đâu có gì là quan trọng! Nhưng dưới mắt Thiên Chúa, em bé này thật là một kiệt tác, bởi lẽ tất cả những gì tốt đẹp nhất làm được, thì Ngài đã làm cho em. Ngay từ khi em còn trong bụng mẹ, Thiên Chúa đã chuẩn bị em cho một sứ mạng hết sức lớn lao, sứ mạng trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể. Em bé ấy tên là Maria. Hôm nay Hội Thánh mừng sinh nhật của Đức Maria. Ngày bé gái Maria chào đời, Thiên Chúa chan chứa mừng vui và hy vọng. Maria vừa là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại, vừa là đại diện của nhân loại để đón nhận ơn cứu độ từ trời cao. Thiên Chúa cần một người mẹ xứng đáng cho Con Một của mình. Ngài muốn Con của mình được sinh ra từ cung lòng của một phụ nữ, để Người Con chí thánh ấy thực sự là người trọn vẹn. Maria được chọn để làm người mẹ ấy, dù chẳng có công chi. Vì thế ngay từ giây phút đầu tiên, khi thai nhi Maria còn trong bụng mẹ, Thiên Chúa đã ưu ái ban dồi dào ơn thánh, đã bao bọc em trong tình yêu. Em được gìn giữ khỏi những vết nhơ của tội nguyên tổ. Nhưng những ơn siêu phàm của Thiên Chúa không bóp chết tự do, không cưỡng ép Maria phải chấp nhận một định mệnh có sẵn, dù Thiên Chúa đã dành cho Maria một chỗ trong chương trình cứu độ. Bé gái Maria đã lớn lên, đã thành một thiếu nữ, đã đính hôn với Giuse. Chị Maria đã đi con đường tự nhiên của các thiếu nữ Do Thái. Ơn Chúa tuy không làm cho Maria mang bề ngoài khác hẳn mọi người, nhưng vẫn âm thầm hoạt động mãnh liệt nơi tâm hồn của Chị. Maria đã mềm mại để Thiên Chúa thì thầm với mình về dự định của Ngài. Dự định ấy có thể làm đảo lộn những gì Chị ước mơ. Khác với bà Evà, Chị tự nguyện buông đời mình để Chúa sử dụng. Cả tình yêu và hôn nhân với Giuse, bây giờ cũng mang ý nghĩa mới. Maria tin tưởng để Thiên Chúa dắt mình đi vào những lối chưa tường. Bài Tin Mừng hôm nay về màu nhiệm Nhập thể, gồm ba tiếng Xin Vâng. Tiếng Xin Vâng thứ nhất của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, được thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần, để cứu dân mình khỏi tội. Tiếng Xin Vâng thứ hai của Đức Maria, cô trinh nữ làng Nadarét. Maria đã đón lấy Đấng Cứu thế bằng cả tâm hồn và thân xác mình. Tiếng Xin Vâng thứ ba của Thánh Giuse, người bạn đời của Đức Maria. Nghe lời trong giấc mơ, và vâng lời khi thức dậy. Nhờ tiếng Xin Vâng này mà Con Thiên Chúa có chỗ dựa của người cha, và Maria được tiếp nhận như một người vợ đàng hoàng. Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, chúng ta lại nhớ đến ước mơ của Chúa về ta. Vẫn cần những tiếng Xin Vâng của tôi để Thiên Chúa cứu cả thế giới. Cầu nguyện:
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin gìn giữ nơi con quả tim của trẻ thơ, tinh tuyền và trong ngần như dòng suối. Xin ban cho con quả tim đơn sơ, mau quên những nỗi buồn phiền. Một quả tim hào hiệp dám hiến thân, dịu dàng để cảm thông. Một quả tim trung thành và quảng đại, không quên ơn, không báo oán. Xin tạo cho con quả tim hiền từ và khiêm tốn, yêu mà không mong được yêu lại, hân hoan xóa mình đi, để Con của Mẹ có chỗ trong lòng người khác. Một quả tim vĩ đại và bất khuất, không khép lại trước những kẻ vô ơn, không chán nản trước người lạnh nhạt. Một quả tim khắc khoải lo tìm vinh danh Chúa Giêsu Kitô, quả tim mang vết thương vì yêu Ngài, vết thương chỉ lành khi được sống với Ngài trên trời. Amen.
Như Mẹ Maria, ta đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa vì Ngài luôn điều khiển mọi biến cố để thực hiện chương trình cứu độ loài người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con xác tín về sự khôn ngoan tuyệt vời mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ Maria. Thiên Chúa cho Mẹ được sinh ra và chuẩn bị cho Mẹ mọi điều thiện hảo, để qua tiếng xin vâng của Mẹ, Chúa nhập thể nơi cung lòng Mẹ. Chính Thiên Chúa đã can thiệp và khởi đầu công trình cứu chuộc loài người hoàn toàn tốt đẹp. Trinh nữ Maria đã trở thành người Mẹ hoàn hảo mà vẫn trong trắng vô ngần. Phần thánh Giuse, dù với bao lo lắng, ưu tư, đã nên công chính hơn nhờ sự quyết tâm thi hành mọi lệnh truyền của sứ thần. Con xin thờ lạy sự khôn ngoan và quyền năng vô biên của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Mẹ Maria đã vâng nghe Thánh Ý Thiên Chúa, đã đón nhận và sống thân mật với Chúa cả xác hồn. Nhưng Mẹ không giữ hạnh phúc cho riêng mình. Mẹ đem Chúa và hạnh phúc đến cho mọi người: Mẹ đi thăm người chị họ Ê-li-sa-bét để trao hồng phúc cho cả nhà; tại tiệc cưới Ca-na, Mẹ giúp cho buổi tiệc trọn niềm hân hoan…
Xin cho con noi gương Mẹ, biết đón nhận Thánh Ý Thiên Chúa, sống thân mật với Chúa, và hơn nữa biết giới thiệu Chúa và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Xin cho con luôn kết hợp mật thiết với Thánh Thể, luôn gắn bó với Lời Hằng Sống, để rồi chia sẻ hạnh phúc với mọi người bằng đời sống bác ái yêu thương. Lạy Chúa, xin giúp con luôn làm theo Ý Chúa để niềm tin của con như Mẹ Maria, được trọn vẹn và hân hoan trong Chúa. Amen.
Ghi nhớ: “Bà đã thụ thai bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần”.
Hôm nay chúng ta mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ. Giáo Hội cho chúng ta đọc lại những trang đầu của Tin Mừng Thánh Matthêô. Qua những trang Tin Mừng đặc biệt này chúng ta có dịp suy niệm về Ơn gọi Thiên Chúa dành cho Đức Maria Mẹ của chúng ta.
Thánh Sử Matthêô đã mở đầu chứng từ về Đức Giêsu Con Thiên Chúa với những lời sau đây: gia phả đức Giêsu Kitô, Con Vua Đavit, Con của Abraham..." (Mt l.l).
Đây là những lời loan báo về lòng từ bi Chúa đang và sẽ trải dài từ đời này sang đời khác, "vì lòng từ bi của ngài tồn tại muôn đời" (Cf Tv 100,5; l36).
Đọc lại đoạn Tin Mừng này hôm nay chúng ta thấy việc Chúa gọi Đức Maria để công tác vào chương trình cứu độ của Người thật là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này đã khởi sự và trải dài qua suốt dòng lịch sử của loài người.
1. Mầu nhiệm của tiếng Chúa gọi.
Vâng điều đầu tiên chúng ta gặp khi đọc bản văn này là mầu nhiệm tiếng Chúa gọi. Sự chọn lựa của Thiên Chúa có tính cách nhưng không và đầy tình thương, không thể hiểu được theo những lý luận của lý trí, và nhiều khi còn là điều gây gương mù nữa.
Chẳng hạn, trong sách gia phả Đức Giêsu Kitô, chúng ta thấy Abraham thay vì chọn trưởng tử Ismael, con của bà Aggar, thì lại chọn Isaac, con của lời hứa, con của bà Sa-ra, vợ của ông. Rồi, đến lượt Isaac muốn chúc lành cho trưởng nam Esau, nhưng rốt cuộc lại chúc lành cho Gia-cóp, theo một ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Gia-cóp cũng không trực tiếp thông truyền sự nối dõi giòng giống dẫn tới Đấng Messia. Ông đã không chọn Ruben, con trưởng, hoặc chọn Giuse, người được ông yêu thương nhất, người giỏi giang hơn tất cả các anh em, người đã tha thứ cho anh em mình và cứu họ thoát khỏi nạn đói ở Ai Cập. Nhưng lại chọn Giuđa, người con thứ tư, người đã cùng với các anh em khác chịu trách nhiệm về việc bán Giuse cho các lái buôn để họ đưa cậu sang Ai Cập.
Nếu việc Thiên Chúa chọn lựa các tiền nhân của Đấng Messia là một mầu nhiệm làm cho chúng ta chú ý thì việc Chúa chọn Đức Maria để cộng tác với Người lại càng làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn. Để chuẩn bị cho Con của Người nhập thể, Thiên Chúa đã không chọn những bậc cung vương quyền thế, đã không chọn những con người giỏi giang xuất chúng…. nhưng Người đã chọn một cô thôn nữ bình thường, một người con gái sống ở một nơi chẳng ai màng tới, một thiếu nữ nhà quê nghèo nàn lạc hậu. Vâng đó là công việc của Chúa.
Xét như vậy thì chúng ta thấy chẳng ai trên trần gian này xứng đáng để được Thiên Chúa chọn, chẳng ai được chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi của Chúa. Chúng ta hãy nghe lại lời của tiên tri Giêrêmia như một kinh nghiệm: Chúa đã nói: "Ta đã yêu thương con bằng tình yêu đời đời" (Ger 3,1,3). Hay như lời tiên tri Isaia "Từ lòng mẹ, Chúa đã gọi tôi" (Is 49,1). Như vậy điều làm cho một thụ tạo hãnh diện, đó là ý thức mình được gọi và được chọn vì tình thương.
2. Mầu nhiệm của tội lỗi và ân sủng
Rồi nếu chúng ta đi xa hơn một chút nữa: khi xét tên của các Vua ở trong sách gia phả Đức Giêsu, chúng ta lại có thể nhận ra rằng chỉ có hai vị là trung thành với Thiên Chúa, đó là Ezechiel và Geroboam. Những vua khác đều là những kẻ thờ thần tượng, vô luân, sát nhân... Cả trong thời kỳ sau cuộc lưu đày, trong số các vua được kể tên, chúng ta chỉ thấy có hai người còn trung thành với Chúa, đó là Salathiel và Zorobabel. Những vua khác đều là những kẻ tội lỗi hoặc không được biết đến.
Riêng đối với Đavid, người nổi danh nhất trong các vua vì từ dòng dõi này Đấng Messia đã được sinh ra thì sự thánh thiện và tội lỗi xen lẫn nhau: Ngài đã công khai xưng thú các tội ngoại tình và sát nhân trong các Thánh Vịnh do Ngài viết. Hẳn anh chị em đã có lần nghe những lời được viết trong nước mắt và cay đắng trong Thánh Vịnh 50, một Thánh vịnh đã trở thành kinh nguyện thống hối thường được dùng trong phụng vụ của Giáo Hội.
Cả những phụ nữ, những người mà Mathêu nêu tên trong đầu sách Tin Mừng của ngài như những người mẹ thông truyền sự sống, từ cung lòng phúc lành của Thiên Chúa, cũng gợi lên nơi chúng ta một sự xúc động.
Tất cả họ đều là những phụ nữ ở trong những hoàn cảnh bất hợp lệ: Tamar là một phụ nữ tội lỗi, Racab là một gái mãi dâm, Rut là một người ngoại bang và về người phụ nữ thứ tư, người ta không dám nêu danh, và chỉ nói "đó là vợ của ông Uria" . Người đàn bà đó chính là bà Betsabea mà vua Đavit đã ngoại tình.
Tuy nhiên, từ dòng lịch sử tràn đầy tội lỗi và tội ác này đã phát sinh ra một nguồn nước trong, và khi càng đến thời gian của Chúa thì giòng nước ấy càng trở nên sung mãn. Đến Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và đến Chúa Giêsu, Đấng Messia thì tất cả đã trở nên kỳ diệu đến lạ lùng.
Như vậy danh sách những người tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy phải tuyên dương mầu nhiệm từ bi của Thiên Chúa. Chúng ta thấy trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã chọn Phêrô, người đã chối Ngài, và chọn Phaolô, người đã bách hại Ngài. Vậy mà các vị lại trở nên những cột trụ của Giáo Hội. Chúng ta thấy ở thế gian này, khi một dân tộc viết lịch sử chính thức của mình, thì họ thường nói về những chiến thắng đã đạt được, những vị anh hùng nổi danh, hoặc sự cao cả của mình... Còn đối lịch sử ơn Cứu độ thì đây quả là một trường hợp duy nhất, thật đáng ngưỡng mộ, khi thấy một dân tộc không hề muốn dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sự chính thức của mình.
Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa về những công trình kỳ diệu Chúa đã thực hiện giữa chúng ta đặc biệt qua việc tuyển chọn một người phụ nữ ở giữa loài người chúng ta để Người trở thành Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của cả loài người.
Với biến cố nhập thể, qua Đức Maria, Thiên Chúa đã làm cho Nước của Người hiện diện giữa chúng ta. Và như Đức Giêsu đã nói Nước ấy đang tăng trưởng từ từ, âm thầm, như một hạt cải.. . Giữa sự viên mãn của thời gian và tận thế, Giáo Hội đang hành trình như một Dân tộc hy vọng.(HY Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận)
Lạy Mẹ Maria, khi đọc Phúc Âm, lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường. Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Ðức Giêsu. Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ. Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana. Mẹ đi thăm Ðức Giêsu khi Ngài đang rao giảng. Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ. Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong, từ con người hay từ Thiên Chúa. Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Ðức Giêsu trong mọi bước đường của cuộc sống. Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa. Có những con đường đầy máu và nước mắt. Xin Mẹ dạy chúng con đừng sợ lên đường mỗi ngày, đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly. Xin giữ chúng con luôn đi trên Ðường-Giêsu để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa
Sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria nhằm hướng tới ngày trọng đại: sinh ra Đấng Cứu Thế. Tiếp đến “Đấng được sinh ra làm con một người đàn bà và sống dưới Lề luật” (Gl 4,4) đã cho chúng ta được sinh lại làm con cái Chúa. Đức Maria sinh ra trong ơn thánh, không vướng mắc nguyên tội. Còn chúng ta được khỏi tội tổ tông nhờ Bí tích Thánh tẩy, chúng ta mới được sự sống mới.
Chúng ta mừng Sinh nhật Đức Mẹ với niềm hạnh phúc vì luôn có Mẹ trong cuộc sống, như “Trong tiệc cưới Cana có thân mẫu Đức Giêsu” (Ga 2,1). Với Mẹ Maria chúng ta có được bông hồng cài áo. Đây là tập tục dễ thương của người Nhật, để tôn kính hiền mẫu, đã sớm du nhập vào Việt Nam.
Mừng Sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta cũng nhớ đến ngày sinh của chúng ta, để “Sao được cho ra cái giống người” (Tú Xương), hơn nữa cho ra người con Chúa. Cũng là lúc chúng ta nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, cố gắng làm vui lòng các ngài, như gương sáng của Chúa Giêsu được Chúa Cha công nhận: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).
Mẹ Maria thuộc dòng dõi vua Ðavít, cha mẹ của ngài là thánh Gioankim và thánh Anna. Theo truyền thống kể lại, hai ông bà Gioankim và Anna đã già mà không có con. Với lời cầu nguyện chân thành, Thiên Chúa đã nhậm lời hai ông bà, cho ông bà sinh ra Maria. Maria đã chào đời là để thực hiện ý Thiên Chúa, Mẹ đã mở rộng cửa trời để đón nhận mọi người và lời xin vâng làm Mẹ Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.
Chúng ta cử hành lễ sinh nhật Đức Mẹ, vì từ nơi ngài đã xuất hiện Mặt Trời Công Chính, là Đức Kitô, Thiên Chúa chúng ta (Ca nhập lễ, lễ sinh nhật Đức Mẹ). Hôm nay mừng sinh nhật Đức Mẹ, nhân loại được hạnh phúc vì công trình cứu rỗi của Thiên Chúa đã ló rạng qua việc chào đời của người nữ tử Sion mang danh Maria.
Câu chuyện
Khi đi hành hương kính viếng Đất Thánh, khách hành hương thường được mời đi thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Anna ở Giêrusalem, trên một thửa đất gần Giếng Bêsaiđa (x. Ga 5,1-9). Nơi này, theo truyền thống, vẫn được coi là nơi ở của thánh Gioakim và thánh Anna, và cũng là nơi Đức Maria được sinh ra.
Giáo hội Đông phương cũng như Tây phương đã cử hành lễ mừng kính sinh nhật Đức Mẹ từ thế kỷ VI. Đến thế kỷ X, lễ được phổ biến khắp nơi và trở thành một trong các lễ chính mừng kính Đức Mẹ. Vào thế kỷ XII, lễ này còn kéo dài thành tuần bát nhật, theo lời hứa của các Đức Hồng y họp mật nghị để bầu giáo hoàng. Các ngài hứa sẽ thiết lập tuần bát nhật để tạ ơn Đức Mẹ nếu có thể vượt qua được các chia rẽ vì cuộc vận động của vua Frédéric và sự bất mãn của dân chúng. Đức Giáo hoàng Célestinô V đắc cử, cai quản có 18 ngày, nên chưa thực hiện được lời hứa. Giữa thế kỷ XIII, Đức Innocentê đã hoàn thành lời hứa này… Khi canh tân phụng vụ, Đức Piô X bỏ lễ vọng và tuần tám ngày và truyền lễ sinh nhật Đức Mẹ như hiện nay.
Suy niệm
“Ngày hôm nay bà Anna hiếm muộn vỗ tay reo mừng, trái đất bừng sáng, các vua hát mừng, các tư tế hân hoan chúc lành, toàn thể vũ trụ vui mừng, vì ngài là hoàng hậu và là nàng dâu tinh khiết của Chúa Cha đã nảy sinh từ gốc Giêsê” (Phỏng theo Kinh Nhật Tụng của Giáo hội Ðông phương).
Sự son sẻ được sinh con của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse… Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi. Sách Nguỵ thư của thánh Giacôbê có ghi: Hai ông bà đã già mà không có con, đây là một thử thách lớn lao của hai ông bà nhưng cuối cùng thiên thần Chúa đã hiện ra loan báo cho hai ông bà một tin vui mừng: Bà sẽ thụ thai và sinh ra Đức Trinh Nữ Maria và hai ông bà đã dâng Maria trong đền thờ cho Thiên Chúa khi Maria được 3 tuổi, song thân dẫn Maria lên đền thờ tại Giêrusalem như một món quà dâng lên Chúa.
Đức Maria, người thiếu nữ Sion, một thiếu nữ Nadarét, qua lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, ngày nay ai cũng biết Bà là Mẹ Đấng Cứu Thế (x. Mt 1,18-23). Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, Thiên Chúa đã chuẩn bị Maria cho sứ mạng trở nên Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Thế nhân gian. Ngài cần một người mẹ xứng đáng cho Con Một của mình. Ngài muốn Con của mình được sinh ra từ cung lòng của một phụ nữ, để Người Con chí thánh ấy thực sự là con người trọn vẹn và Maria được chọn để làm người mẹ ấy. Maria vừa là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại, vừa là đại diện của nhân loại để đón nhận ơn cứu độ từ trời cao, ngày Maria chào đời chan chứa mừng vui và hy vọng.
Chính vì Maria là cung lòng, là ngai cho Con Thiên Chúa, ngay từ giây phút đầu tiên thai nhi, Maria còn trong bụng mẹ được Thiên Chúa đã ưu ái ban dồi dào ơn thánh, đã bao bọc Maria trong tình yêu: Được gìn giữ khỏi những vết nhơ của tội nguyên tổ.
Maria đã lớn lên thành một thiếu nữ, đi con đường tự nhiên của các thiếu nữ Do Thái: Lập gia đình khi đính hôn với Giuse. Tuy nhiên tình yêu và hôn nhân với Giuse mang ý nghĩa mới: Cộng tác vào chương trình cứu độ. Maria luôn đáp trả xin vâng và tin tưởng để Thiên Chúa dắt mình đi vào thánh ý Ngài. Cuộc đời của Maria như một bài ca bất tận: “Phần con đây, con tin cậy vào tình thương Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa, vì phúc lộc Ngài ban” (Tv 13,6).
Chúng ta mừng sinh nhật Đức Maria trong lời cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương sắp đặt cho nhân loại có một người Mẹ tuyệt vời, cùng hiệp lòng dâng lên Mẹ Maria những lời ngợi khen vì Mẹ chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương một cách đặc biệt, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ muôn vàn ân phúc… “vì Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30).
Ý lực sống:
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả…” (Lc 1,49).
Hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ.
Lễ Sinh Nhật Mẹ đã được Đức Giáo Hoàng Sergiô I sống vào thế kỷ thứ VlI đưa vào trong Phụng vụ Giáo Hội. Cuộc đời của Mẹ Maria luôn luôn gắn liều với Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ. Lúc bước vào thế gian với hồng ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đã là một khởi đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử cứu rỗi. Vì thế, nếu chúng ta vui mừng với biến cố Nhập Thể và Sinh nhật của Chúa Giêsu trong lịch sử nhân loại, thì chúng ta cũng phải vui mừng và sung sướng đón mừng ngày Sinh nhật của Mẹ Maria, một người phụ nữ đã được chào chúc là Đấng “Đầy tràn ơn sủng”, và luôn "được Thiên Chúa ở cùng".
Mừng sinh nhật có nghĩa là chúng ta mừng ngày Mẹ được Chúa cho sinh ra trên cõi đời này. Việc Mẹ được sinh ra xét về phương diện trần thế thì chẳng có gì khác với mọi người. Mẹ cũng được cưu mang, cũng cất tiếng khóc chào đời. Mẹ cũng được nuôi nấng và lớn lên từ những giòng sữa của người đàn bà. Đó là bà Anna. Điều khác ở nơi Đức Mẹ là vì Đức Mẹ đã được Chúa tiền định cho Mẹ có một vai trò rất đặc biệt trong chương trình cứu độ của Người.
Với hai tiếng Xin Vâng, Mẹ đã trở thành dụng cụ trong trong bàn tay kỳ diệu của Thiên Chúa. Nơi Mẹ, Thiên Chúa đã cho con của mình được trở thành một Con Người, một con người bằng xương bằng thịt giữa loài người. Mẹ đã dùng những dòng máu, và chia sẻ xương thịt của mình để làm nên xương thịt của Chúa Giêsu. Mẹ đã dùng những giòng sữa quí báu của mình để Chúa Giêsu được lớn lên. Bằng sự chăm lo của một người Mẹ dành cho một người con, Mẹ đã làm cho Chúa Giêsu được trở thành một Con Người, một con người như mọi người ở giữa, ở với loài người để rồi từ đó Chúa thực hiện chương trình cứu độ Chúa Cha trao cho Người.
Chúng ta hãy cám ơn Chúa vì Chúa đã cho Mẹ được sinh ra làm người.
Chúng ta cám ơn Chúa đã chọn Mẹ Maria để cộng tác với Chúa trong chương trình Cứu Độ.
Chúng ta cám ơn Chúa đã ban cho Mẹ Maria thật nhiều đặc ân để Mẹ có thể chu toàn được sứ mệnh Chúa trao phó trong chương trình cứu nhân độ thế của Chúa.
Ngày nay Mẹ đã về trời. Mẹ được về trời với cả hồn xác nghĩa là Mẹ về trời bằng cả con người mà Mẹ đã sống trên trần gian. Mẹ về trời vừa để làm mẫu gương cho chúng ta, vừa làm Đấng phù trợ đắc lực và đầy uy quyền cho cả loài người.
2. Vậy nhân dịp mừng lễ Sinh Nhật của Đức Mẹ hôm nay, một đàng chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Nhưng đàng khác chúng ta cũng hãy cầu xin Đức Mẹ cho chúng ta được biết sống thế nào cho tốt để mai sau chúng ta được cùng với Mẹ hưởng hạnh phúc đời dời.
Thế nhưng phải sống thế nào đây? Đó là một câu hỏi mà mỗi người phải tự tìm ra cho mình một câu trả lời.
Vào thứ bảy 19/09/1989, ông John Ivan mừng lễ sinh nhật thứ 112, và người con trai duy nhất của ông lúc đó cũng đã 78 tuổi. Hai cha con sống yên lành tại một thành phố nhỏ Lancashire, miền tây Anh Quốc. Và nhân dịp mừng sinh nhật thứ 112 này, trả lời cho hãng thông tấn ASB đến phỏng vấn, ông John Ivan đã trình bày bí quyết sống lâu của ông bằng một bảng lề luật "bốn không một có". Bốn không là:
- Không hút thuốc. - Không uống rượu. - Không giận ghét chửi rủa kẻ khác. - Không bài bạc gian tham.
Và một có là: Có tinh thần hòa hợp với mọi người.
Trước đó không lâu, ông John Ivan cũng đã lãnh được giải thưởng "người có quả tim vàng" vì lòng tốt đại độ của ông đối với mọi người xung quanh.
Nếu để kéo dài cuộc sống trên trần gian này dài thêm thì ông John Ivan vẫn phải thực hiện bí quyết sống "bốn không một có" như ông đã làm. Vậy thì thử hỏi nếu cuộc sống trên trần gian mà còn phải có những quy luật như vậy thì để được có sự sống đời đời chúng ta càng phải có những quy luật khắt khe như thế nào?
Chúng ta hãy nhớ lại câu truyện chàng thanh niên giàu có trong Tin Mừng. Anh ta đã đến hỏi Chúa về bí quyết để được sống đời đời: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?"
Trước hết Chúa Giêsu nhắc lại cho anh ta những điều kiện căn bản, trong đó cũng bao gồm cả những bí quyết giống như bí quyết "bốn không một có" của ông John Ivan trên đây, đó là:
- Không gian dâm, - Không giết người, - Không làm chứng gian, - Không làm hại ai - và một có là hãy thảo kính cha mẹ.
Đó là bí quyết "bốn không một có".
Chàng thanh niên đã trả lời cho Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, tôi đã giữ cẩn thận các điều ấy từ thuở nhỏ". Đối với cuộc sống ở đời được như vậy đã là quí lắm. Nhưng cuộc sống đời đời đòi hỏi một điều gì hơn nữa.
Tin Mừng Marcô ghi tiếp: "Bấy giờ Chúa Giêsu âu yếm nhìn anh rồi bảo: anh còn thiếu một điều nữa là hãy đi bán tất cả gia tài và lấy tiền làm phúc cho kẻ nghèo khó, anh sẽ được một kho báu trên trời rồi đến đây theo Ta". Anh ta đáp lại thế nào? Tin Mừng ghi: "Nghe lời ấy anh buồn rầu và chán nản bỏ đi vì anh có nhiều của cải lắm". Anh ta đã chọn của cải trần gian hơn là chọn đi theo và sống kết hiệp với Chúa Giêsu. Anh ta đã đặt giá trị vật chất lên trên cả việc đi theo Chúa để làm môn đệ cho Ngài.
Có thể chúng ta ngày hôm nay, nhiều người chúng ta cũng hành động giống như thế. Chúng ta không dám chọn Chúa và đặt Ngài làm chỗ nhất trong đời sống chúng ta. Và nếu không làm nổi việc này thì chúng ta khó mà sống an vui trên trần gian này và khó mà hưởng được sự sống đời đời.
Lạy Chúa, như Mẹ Maria thuở xưa, mỗi người Kitô chúng con đã được Chúa mạc khải cho biết bí quyết sống hạnh phúc, sống an vui, sống đời đời. Ðó là sống theo Chúa, kết hiệp với Chúa và sống như Chúa. Xin ban ơn giúp chúng con thực hành điều Chúa đã truyền dạy và cố gắng sống như Mẹ Maria đã sống thuở xưa để mai ngày chúng con được về huởng hạnh phúc cùng Mẹ trên trời. Amen.
Người ta kể chuyện rằng: ngày kia một văn sĩ bỗng nảy sinh ra một ý kiến ngộ nghĩnh. Ông ta muốn viết một cuốn sách. Mà cuốn sách ấy, ông muốn làm sao cho nó không được dài quá một trang. Cuốn sách một trang này lại phải làm sao cho nó không được dài quá một dòng. Dòng ấy phải làm sao cho nó chỉ vỏn vẹn có một chữ.
Chữ độc nhất ấy, cố nhiên, phải làm sao diễn tả được hết mọi tư tưởng cao xa, tốt đẹp của văn sĩ.
Ý nghĩ ấy ngày đêm ám ảnh ông ta, làm cho ông ta mất ăn, mất ngủ. Làm thế nào viết được cuốn sách một chữ ấy?
Cuối cùng nhà văn kia đành ngồi khoanh tay bó gối, thở dài thất vọng... Tất cả những danh từ trên thế giới, không đủ cung cấp tài kiệu, và ý nghĩa cho công việc ông ta dự định thực hiện.
Nhưng, cuốn sách một chữ ấy Thiên Chúa đã viết được. Chữ độc nhất, hàm súc mọi ý nghĩa, vừa hùng hồn, sâu rộng, vừa nhẹ nhàng ý nhị để diễn tả được những kỳ công kiệt tác trong vũ trụ. Tất cả những gì là tươi mát, là xinh đẹp, tất cả những gì là đáng quý chuộng, đáng yêu thương, đáng đòi hỏi, đáng tìm kiếm, đáng ước ao, đáng khát vọng.
Chữ ấy là: Maria, tên của người Trinh Nữ đã được thiên Chúa tuyển chọn và tô điểm cho cân xứng với thiên chức làm Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, cân xứng để trở nên vườn địa đàng thật hoàn hảo, thật sặc sỡ, thật kiều diễm để trong cung lòng của Maria, Thiên Chúa sẽ cử hành một lễ cưới long trọng, không phải giữa một người với một người, nhưng là giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Ngày hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng ngày chào đời của công trình tuyệt hảo ấy của Thiên Chúa. Hân hoan vì với tiếng khóc và nụ cười của em bé mang tên Maria này, vầng đông của lịch sử và công trình cứu rỗi của toàn thể nhân loại đã ló dạng.
Một ngày nọ, thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, gặp trong nhà thờ một người đàn bà có vẻ đang đau khổ nhiều. Bà ta vừa trở thành góa phụ. Ông chồng đã rơi từ cầu xuống sông và bị chết đuối. Ông ta đã chết khi chưa kịp ăn năn thống hối. Do đó, đối với bà, ông chồng chắc chắn đã mất linh hồn.
Cha Vianney đã nhẹ nhàng đến gần, và được Chúa soi sáng, cha đã nói:
- Chồng bà đã được cứu thoát.
Quá ngạc nhiên và tỏ vẻ không tin, bà ta lại hỏi:
- Thưa cha, làm sao lại có thể như vậy?
Cha Vianney cắt nghĩa:
- Có Chúa ở giữa chiếc cầu và dòng sông. Chồng bà đã cùng rơi với Chúa và khi rơi, ông đã làm hòa với Ngài.
- Nhưng làm sao có thể như vậy được? Bà vợ hỏi lại:
- Ðó là một ơn của Ðức Mẹ. Cha Vianney trả lời và cắt nghĩa tiếp:
- Vì một hôm, trên đường từ đồng về nhà, chồng bà đã hái một đóa hoa đem chưng trước tượng Ðức Mẹ ở bên đường. Ðức Mẹ có thể quên được cử chỉ tốt đẹp này sao?
Mừng ngày sinh nhật của Mẹ Maria hôm nay, chúng ta hãy quyết hái nhiều chiếc hoa xinh đẹp dâng kính Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính mẹ, như: lần hạt Mân Côi, đọc kinh truyền tin, nguyện kinh cầu. Nhưng chúng ta hãy làm những việc đạo đức thông thường ấy một cách phi thường. Có nghĩa là: miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Ðức Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Chúa Giêsu, cũng được thể hiện trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta.
Hôm nay, lễ sinh nhật Ðức Mẹ, quyển gia phả của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và trong ngày sinh của Ðức Mẹ có một ý nghĩa đặc biệt. Quyển gia phả này được chia thành 3 phần: Phần thứ nhất kể tên các vị tổ phụ, phần thứ hai nhắc đến các vua trước thời lưu đày bên Babylon, và phần thứ ba dành cho các vua sau thời lưu đày.
Tất cả những tên tuổi được nhắc đến trong quyển gia phả của Chúa Giêsu gợi lên cho chúng ta chương trình và sự lựa chọn vô cùng lạ lùng của Thiên Chúa.
Quả thật, gia phả của Chúa Giêsu như được thánh Máthêu dựng lại là một dòng sông lịch sử được dệt bởi rất nhiều tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại cũng là lịch sử của tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Chúa Giêsu cũng đã hành xử theo cung cách ấy của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Phêrô là kẻ đã chối Ngài, Ngài đã chọn Phaolô là kẻ đã bách hại Giáo Hội của Ngài.
Thông thường, khi viết về lịch sử của dân tộc, người ta thường che dấu những thất bại để chỉ đề cao những chiến thắng, các bậc anh hùng và những hành động lẫm liệt của họ. Lịch sử của ơn cứu độ đã không được viết như thế, Thiên Chúa đã viết thẳng bằng những đường cong, Ngài đã chọn viên đá bị loại ra làm viên đá góc tường, Ngài đã chọn những con người yếu đuối và tội lỗi để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Chính trong dòng sông đầy tội lỗi ấy mà Mẹ Ngài đã được sinh ra để chuẩn bị cho Ngài một chỗ trong lịch sử nhân loại. Chính vì là thành phần của một nhân loại tội lỗi mà Mẹ mới có thể sinh ra Chúa Giêsu như một con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chính vì sinh ra trong một gia đình tội lỗi mà Mẹ mới có thể cảm thông với những yếu đuối bất toàn của kiếp người. Chính vì gắn liền với một lịch sử đầy những phản bội hất ngã mà Mẹ mới là nơi nương tựa cho những người tội lỗi. Còn lời kinh nào xứng hợp để dâng lên Mẹ trong ngày sinh của Mẹ cho bằng lời kinh Kính Mừng: "Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
Ma-ri-a là nguồn cậy trông vì lý do tối cao của Mẹ để sống chính là Thiên Chúa. Mẹ sống vì Chúa. Mẹ khao khát làm theo thánh ý Chúa “Này tôi là tôi tớ Chúa, mong sao lời Chúa đến với tôi”. Mẹ sống vì con để chia sẻ ước muốn của con cứu độ thế giới để giải thoát mọi người khỏi áp chế của sự dữ. Mẹ cộng tác vào sứ vụ của Con. Mẹ dâng lời cầu nguyện hiến lễ cho nước Chúa ngự đến. Mẹ kết hiệp những đau đớn của Mẹ với đau đớn của Con.
Thiên Chúa là nguồn hy vọng của Ma-ri-a
Ma-ri-a hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Mạnh mẽ hy vọng, Mẹ có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh đau khổ, dù thật bi đát. Mẹ chịu đau khổ khi Đức Giê-su bị hiểu lầm, bị oán ghét. Lòng Mẹ bị xâu xé, khi mẹ đứng dưới chân thánh giá để chứng kiến con hấp hối.
Mẹ trong lòng lời trối cuối cùng của con khi Người phó Mẹ cho Gioan : “Thưa Bà, này là con Bà... Này là mẹ con...”
Trước xác con mẹ không một chút nghi ngờ lời Người đã nói : “Ngày thứ ba Thầy sẽ sống lại”. Con Mẹ đã sống lại và hằng sống ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Mẹ vui mừng về hạnh phúc và vinh quang của con Mẹ : “Mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc”.
Hy vọng của chúng ta là gì?
Hy vọng của chúng ta bị suy nhược vì nó không đặt vững chắc trên nền tảng tốt lành và toàn năng của Thiên Chúa.
Mẹ Ma-ri-a là mẫu mực của lòng trông cậy. Mẹ mời gọi chúng ta đặt tất cả nguồn trí tri của chúng ta, con tim của chúng ta, ý chí của chúng ta làm theo lời kêu gọi trở về với Chúa, nâng cao cái nhìn của chúng ta vượt trên trái đất này để đến với ánh sáng lời Chúa, đến với nguồn an ủi trong tình yêu của Chúa, đến với nguồn sức mạnh toàn năng của Chúa.
“Sống giữa trần gian đầy bất công, chia rẽ, đói khổ, người Kitô hữu cẫn phải trở nên niềm hy vọng cho trần gian. Đây thật là một thách đố lớn lao; thách đố quét sạch mọi hận thù. Sự hiện diện của người Kitô đem lại Tin Mừng xây dựng. Thách đố này đang thiêu đốt con tim đem yêu thương mạnh mẽ vào nơi thất vọng”. (Schutz R... Violence despacifiques P. 158)
Ngày lễ sinh nhật Mẹ Maria hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta đọc lại gia phả của Chúa Giêsu. Ta thấy, trong suốt chiều dài lịch sử thấy Thiên Chúa đã tuyển chọn gia tộc cho Người cách đặc biệt.
Hình ảnh bốn phụ nữ được Kinh Thánh nói đến như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến để cứu độ những người tội lỗi, và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Việc tuyển chọn những nhân vật này không phải là điều đáng tự hào vì lý lịch của họ. Nhưng tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với con người. Người chọn sự yếu kém để nói lên lượng từ bi của Người.
Đây là "gia phả của đức tin và ân sủng". Vì cho dẫu gia phả này được đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót Chúa, được chính Thiên Chúa can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt, khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài, không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người. Chính vì một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã sinh ra để cưu mang Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta
Mẹ Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang lầm lỗi. Mẹ đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Mẹ đã làm cho có sự sống viên mãn.
Hôm nay là lễ sinh nhật Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ chúng ta, chúng ta không thể không vui, và cùng nhau chúc mừng tuổi Mẹ. Ngày này phải là ngày vui chung của toàn thế giới, chứ không phải riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ ân sủng và ơn cứu độ trong Đức Kitô. Mẹ thật xứng : "Đức Mẹ làm cho chúng con vui mừng".
Maria! Mẹ Ngôi Hai Con Chúa Chúc tụng Mẹ! Mừng Sinh nhật hôm nay Chúa thương Mẹ ban ơn phúc dư đầy Hình ảnh Mẹ, ngàn đời con ca tụng.
Quả thật, ngày sinh nhật của Mẹ đã khai mở lời hứa của Thiên Chúa bước đầu thành sự, đồng thời, Mẹ là Nữ Tử Sion, là hy vọng của nhân loại. Mẹ ra đời để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Có cuộc sinh nhật của Mẹ, mới có sự ra đời của Đức Giêsu, có Đức Giêsu mới có Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, ngày sinh nhật của Mẹ đã được đặt vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, cứu độ. Mẹ như Sao mai dẫn lối đưa đường, Mẹ chính là hừng đông, là ánh bình minh báo trước Mặt trời công chính là Đức Kitô.
Vì thế trong ngày Đức Maria chào đời Giáo Hội đã kêu lên : "Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường nay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh".
Thánh Gioan Đamatsô đã dâng lời ca tụng : "Hết thảy mọi người hãy đến, chúng ta hân hoan mừng ngày sinh ra niềm vui sướng của cả thế giới! Hôm nay đây, từ một bản tính thế trần, một thiên đàng đã thành hình dưới thế. Hôm nay đây, việc cứu rỗi đã bắt đầu cho thế giới!"
Vậy, hôm nay, mọi loài trên trời dưới đất hãy cùng nhau hoan hỷ và đồng ca, nhảy múa biểu lộ niềm vui bất cứ vật nào ở trong trần gian cũng như ở trên trần gian hãy họp nhau mừng lễ. Quả thật, hôm nay thánh điện của Đấng tạo thành muôn vật đã được xây lên, và một thọ tạo, vì một lý do mới mẻ và thích đáng, đã được chuẩn bị làm nơi cư trú mới cho Đấng Hoá Công.
Khi mừng sinh nhật nhau, chúng ta thường tặng nhau những bó hoa, những món quà. Mừng ngày sinh nhật của Mẹ hôm nay: "mãi mãi nhân loại sẽ khơng ngớt cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa:
Chúng con tại thế tưng bừng, Cùng nhau ca hát vang lừng bốn phương. Tạ ơn Thiên Chúa tình thương, Chọn người Trinh Nữ ngát hương ngàn đời.
Chúng ta hãy quyết hái nhiều hoa xinh đẹp để dâng kính Mẹ, tỏ lòng mến yêu Mẹ bằng những kinh nguyện chân thành dâng lên Mẹ, những đóa hoa tươi kính dâng Mẹ sẽ là những tâm tình đẹp chúng ta làm vui lòng Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính Mẹ, như : lần hạt Mân Côi, đọc kinh Truyền tin, nguyện kinh cầu, một cách phi thường. Có nghĩa là miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Đức Giêsu cũng được thể thể hiện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ. Với những lời chúc tốt lành nhất dâng về Mẹ cuộc sống hiện tại, quá khứ và tương lai làm món quà mừng Mẹ tuổi mới.
Mẹ sinh ra giữa muôn hoa hương ngát Với màu sắc lộng lẫy đẹp đất trời Mẹ rạng ngời trong hào quang vời vợi Cùng Triều Thần con Chúc khen mừng Mẹ. Amen.
Lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria có liên hệ với việc cung hiến một đại giáo đường xây ở Jérusalem hồi thế kỷ V, tại nơi truyền thống vẫn xem là địa điểm nhà ông Gioakim và bà Anna, cạnh hồ tắm Bethzatha (Ga 5, 1-9). Từ thế kỷ XII, ngôi nhà thờ này, buổi đầu dâng kính Sinh nhật Đức Maria, được gọi là đền thờ thánh Anna. Lễ này, truyền sang phương Đông vào thế kỷ VI, được Đức giáo hoàng Serge I (+ 701) thiết lập tại Roma cùng với kiệu rước. Cuộc kiệu bắt đầu ở Saint-Adrien-au Forum đi đến đại giáo đường Libêrô, tức đền thờ Đức Bà Cả.
Tài liệu đầu tiên về lễ Sinh nhật Đức Maria có lẽ một bài ca vẫn còn của Romanos le Mélode (kh. 556), một bài thơ ca ngợi việc Đức Maria sinh ra, theo Ngụy phúc âm của thánh Giacôbê. Vào thế kỷ VII, thánh Jean de Damas đã có bài giảng lừng danh về sinh nhật Đức bà tại đại giáo đường thánh Anna. Có những cuốn ngụy thư khác kể về sinh nhật Đức Maria như Ngụy thư theo thánh Matthêu và phúc âm về sinh nhật Đức Bà, là tác phẩm sau này, được gán cho thánh Hiêrônimô. Ở phương Đông, lễ sinh nhật Đức bà mở đầu cho năm phụng vụ Byzantin bắt đầu vào đầu tháng chín. Tại Roma, lễ này có tuần tám ngày theo sau (quyết định của Đức Innocenl IV) và có lễ vọng (Đức Grégoire XI, năm 1378).
2. Thông điệp và tính thời sự
Tất cả phụng vụ lễ sinh nhật Đức bà đều tìm cách tạo cho lễ một nền tảng Thánh kinh
Lời nguyện trong ngày đặt quan hệ giữa việc đức Maria sinh ra với tư cách Mẹ Thiên Chúa vốn là “khởi đầu sự cứu rỗi chúng ta”. Tư tưởng đó cũng đã xuất hiện trong Điệp ca mở đầu: chúng ta hãy hân hoan mừng sinh nhật Đức trinh nữ Maria; “qua Mẹ, Mặt trời công chính đã đến với chúng ta…”. vậy nên đối tượng của lễ là chính Đức Giêsu. “Chúng ta hãy mừng Đức Trinh nữ Maria: hãy tôn thờ Con của Người” (ca dẫn nhập). “Chúng ta hãy ca tụng vinh quang của Đức Kitô hết tâm hồn khi cử hành lễ Mẹ rất thánh của Thiên Chúa” (Điệp ca giữa ngày). Điệp khúc ca vịnh Zacharie cũng ca ngợi như thế khi dịch từ apolitikion trong kinh chiều theo phụng vụ Byzantin: “Ôi Maria, ngày sinh của Mẹi loan báo niềm vui cho thế giới. Từ nơi Mẹ mặt trời công chính đã mọc lên. Đức Kitô đã biến tội lỗi thành ân sủng, sự chết thành cõi sống vĩnh hằng”. Cùng với lễ sinh nhật Đức Maria, đã mở ra thời kỳ các lễ sinh nhật trên trời (Ga 3,7) mang lại bình an. Vậy nên chúng ta cầu xin cho lễ này “mang lại bình an sung mãn cho chúng ta” (lời nguyện trong ngày), bởi vì lễ này “mang sự cứu rỗi thế giới một cách âm thầm, máu Chúa Kitô cứu chuộc Mẹ / nhưng chính Mẹ là nguồn gốc” ( Ca vãn Phụng vụ bài đọc). Lời nguyện tạ lễ lấy tinh thần từ sách lễ Paris, cũng trở lại đề tài này: “sinh nhật Đức Maria là nguồn vui, vì chính Mẹ cho thế giới được cậy trông và là bình minh của sự cứu rỗi”.
Đức giám mục Gortine là André de Crête (kh. 660 – 670) trong bài giảng lễ sinh nhật Đức Bà (phụng vụ bài đọc) cho chúng ta hiểu ý nghĩa hân hoan của lễ hôm nay: “Mọi tạo vật hãy ca hát và nhảy múa, hãy góp mình hết sức mình vào niềm hoan lạc của ngày hôm nay. Tất cả những gì hiện hữu trong thế giới hãy cùng phối hợp vào bản hòa tấu ngày lễ này. Vì hôm nay thánh đài đã được tạo tác làm nơi Đấng sáng tạo vũ trụ sẽ ngự, đang tới: và một thụ tạo, do sự sắp xếp hoàn toàn mới mẻ đó, đã được chuẩn bị để dâng lên Đấng tạo hóa một nơi cư ngụ thánh thiêng”.
Tông Huấn Marialis cultus (số 7) xếp lễ sinh nhật Đức Maria trong số các lễ “kỷ niệm những biến cố cứu rỗi trong đó Đức Trinh nữ đã phối hợp chặt chẽ với Con mình”. Vì quả thực, việc Người sinh ra đã là “bình minh báo hiệu ngày sắp tới” (Thánh thi phụng vụ bài đọc).
Sự sống là điều quý giá mà Thiên Chúa ban tặng cho con người. Việc tổ chức mừng sinh nhật cho chính mình cũng như cho người khác là dịp nhắc nhở ta về sự quý giá đó để tạ ơn Thiên Chúa qua sự hiện hữu của mình hay của người khác.
Hôm nay, cùng với toàn thể nhân loại, chúng ta mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và qua thiên chức cao cả đó, Mẹ cũng là mẹ các chi thể của Đức Kitô là chính chúng ta. Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ: “Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì bởi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Đức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người sẽ kéo chúng con ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu”. Và cùng với chính Mẹ, chúng ta ca tụng Thiên Chúa: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 49-50).
Thật vậy, ngày Mẹ sinh ra, cả Triều Thần Thiên Quốc và mọi loài mọi vật dưới đất hân hoan, vui mừng, hy vọng. Bởi vì Mẹ sinh ra báo hiệu thời cứu rỗi đã đến, là Rạng Đông đi trước Mặt Trời Công Chính là Đức Kitô. Mẹ chính là Sao Mai soi sáng và dẫn đưa nhân loại đến với Đức Kitô. Mẹ đến để phục hồi vai trò làm Mẹ Chúng Sinh mà Evà đã đánh mất do tội bất tuân. Mẹ chính là Evà mới, nghĩa là sự sống và là Mẹ của các người sống. Bởi vì như Evà đầu tiên đã được rút ra từ cạnh sườn của Ađam, để trở nên một con người sống động thế nào, thì cũng vậy, Đức Maria, với tất cả rạng ngời của sự sống và vô nhiễm nguyên tội, Mẹ bước ra từ trái tim của Ngôi Lời vĩnh cửu là chính Đức Kitô, Đấng là nguồn mạch sự sống.
Mẹ Maria chính là ưu phẩm; là bảo vật mà Thiên Chúa đã dấu kín từ lâu; là hình ảnh đã được tiên báo trong Tiền Tin Mừng. Mẹ cũng là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại. Nơi Mẹ, Mẹ vừa là Nữ Tỳ của Thiên Chúa, vừa là Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể và Mẹ của toàn thể chúng sinh. Việc tuyển chọn Mẹ để trở thành Mẹ Thiên Chúa là một mầu nhiệm cao cả, bởi vì liên hệ trực tiếp đến công trình cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Chính trong vai trò này, mà Mẹ đã góp phần của mình nhằm hoàn tất vai trò cứu độ loài người của chính Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta tôn kính Mẹ bởi vì Mẹ đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa qua lời “xin vâng”. Khi Mẹ đón nhận thánh ý Chúa như thế, Ngôi Hai Thiên Chúa đã Nhập Thể trong cung lòng Mẹ. Đây chính là một vai trò trọng yếu trong công trình cứu độ của Thiên Chúa nơi nhiệm cục cứu độ của Người.
Nhưng khi tôn kính những ơn huệ của Mẹ không thôi thì chưa đủ, mà còn noi gương những nhân đức của Mẹ mới là những người con thảo hiếu của Mẹ trên trời.
Quả thật, Công đồng Vaticanô II đã nói: “Lòng sùng kính chân chính... phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67).
Noi theo mẫu gương của Mẹ, chính là bắt chước những gương sáng của Mẹ để lại. Những mẫu gương nổi trội nơi Mẹ chính là: đức tin, đức ái, lòng khiêm nhường, tinh thần ngoan ngùy với Thiên Chúa trong vai trò là Nữ Tỳ của Người.
Lạy Chúa, ngày sinh nhật của Đức Giêsu Con Một Chúa. Chúa đã mở đầu kỷ nguyên cứu độ, thì hôm nay, ngày sinh nhật của Thánh Mẫu người, xin Chúa cũng rộng ban muôn phúc lộc. Và cho chúng con hưởng bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Bà Êlisabét hạnh phúc khi được Đức Trinh Nữ Maria tới thăm, Tin Mừng của thánh Luca cho thấy bà Êlisabét vừa nghe lời Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng:” Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc…” (Lc 1, 41-42). Việc bà Êlisabét tung hô mẹ Maria có một ý nghĩa rất đặc biệt. Mẹ là người diễm phúc hơn mọi người phụ nữ trên trần gian này vì Mẹ đã đắc sủng nơi Thiên Chúa. Chính vì thế, Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế và làm Mẹ của toàn thể nhân loại.
Thiên Chúa đã tô điểm cho công trình sáng tạo tuyệt vời của Ngài. Evà thứ nhất đã phản bội lại tình thương cao vời, tuyệt đối của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã đuổi ông bà nguyên tổ ra khỏi vườn địa đàng. Nơi vườn diệu quang này, đáng lẽ ông bà tổ tiên của nhân loại sẽ vô cùng hạnh phúc vì ông bà nguyên tổ luôn diện đối diện với Thiên Chúa, được Thiên Chúa trò chuyện mỗi buổi chiều. Nhưng rồi, cái tên Evà đã bị lu mờ vì tội sa ngã: ”ăn trái cấm do sự xúi giục của ma quỉ”. Evà đã mang sự chết vào trần gian. Tuy nhiên tình thương của Thiên Chúa vẫn vượt trội trên mọi sự, mọi việc ở trần gian này. Ngài lại tô điểm lịch sử cứu độ của Ngài bằng cách chọn lựa một người nữ có tên là Maria, Evà mới. Maria, Evà mới nói lên tất cả. Vườn địa đàng từ nay thuộc về người nữ tử Sion. Evà mới điểm tô cho vườn địa đàng mà bà Evà cũ đã làm hư đi. Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang sa cơn nguy lầm. Maria đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm cho nó bị hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Evà mới đã làm cho nó có sự sống viên mãn.
Trình thuật của thánh Matthêu 1, 1-16.18-23 nói về gia phả của Chúa Giêsu. Quyển gia phả ấy nói lên một lịch sử đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa. Lịch sử này được đan kết bằng biết bao sự kiện, biết bao vụ việc vừa tội lỗi, vừa u tối, nhưng lịch sử ấy lại được chính Thiên Chúa ghé mắt đoái thương và can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt và khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài. Thiên Chúa đã không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người, của loài người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người một. Chính vì sống trong một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã cảm thông và hiểu được tình trạng của con người. Chính vì sống trong một thế giới u sầu vì phản bội mà Mẹ Maria đã sinh ra Chúa Giêsu hoàn toàn giống như mọi người và đặc biệt ngoại trừ tội lỗi. Maria tên đẹp tuyệt vời gói ghém tất cả lịch sử loài người, Mẹ đã cảm thông với mọi yếu hèn, tội lỗi của nhân loại, của con người, nên Mẹ đã trở thành nơi nương tựa vững chắc của nhiều người.
Mừng lễ sinh nhật của Mẹ Maria, mãi mãi nhân loại sẽ không ngớt cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 49-50).
Chúng ta chỉ hạnh phúc khi chúng ta luôn tôn kính, mến yêu Mẹ và những tràng hoa Mân Côi, những kinh nguyện chân thành dâng lên Mẹ, những đóa hoa tươi kính dâng Mẹ sẽ là những tâm tình đẹp chúng ta làm vui lòng Mẹ. Còn lời kinh nào đẹp bằng lời kinh kính mừng chúng ta dâng lên Mẹ: ”Kính mừng Maria đầy ân phước Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phước lạ hơn mọi người nữ và Giêsu Con lòng bà gồm phước lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ: ”Lạy Mẹ, Mẹ Thiên chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì bởi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Đức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người sẽ kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu”.
NGUỒN GỐC: Khi đi hành hương kính viếng Đất Thánh, chúng ta thường được mời đi thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Anna ở Giêrusalem, trên một thửa đất gần Giếng Bêsaiđa (Gioan 5: 1-9). Nơi này, theo truyền thống, vẫn được coi là nơi ở của Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna, và cũng là nơi Đức Maria được sinh ra. Lễ kính Sinh Nhật Đức Maria có thể đã được mừng từ đầu thế kỷ thứ VI cùng với việc xây cất đền thờ gọi là Đền Sinh Nhật Đức Mẹ. Đền thờ này vào thế kỷ XII lại được đổi tên là Đền Thờ kính Bà Thánh Anna. Ngày nay, Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria là “Lễ Kính” (có kinh Vinh Danh, có kinh Tiền Tụng riêng) trên toàn thể Giáo Hội.
Ý NGHĨA: Trong ngày Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, “chúng ta hãy hân hoan với tất cả tâm hồn, mừng kính việc sinh ra của Đức Trinh Nữ Maria, từ nơi Người đã xuất hiện Mặt Trời Công Chính là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Ca nhập Lễ).
Câu xướng trước Phúc Âm cũng ca tụng: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ diễm phúc, Mẹ xứng đáng mọi lời ca tụng; vì từ nơi Mẹ đã xuất hiện Mặt Trời Công Chính là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” Theo Thánh Gioan Damascene, thì hôm nay chúng ta “muôn người như một, vui niềm vui của toàn thể nhân loại, ngày giao hoà của đất trời, ngày khởi đầu Ơn Cứu Độ nhân loại…”
Bài Đọc I trích trong sách tiên tri Mica (5: 1-4) nói đến thời một người nữ sẽ sinh ra… và cũng nói “hỡi Belem-Ephrata, ngươi là nơi thật nhỏ bé trong toàn cõi Giuđê, nhưng từ nơi ngươi sẽ xuất hiện Đấng Chăn Dắt Israel!” (Bài Đọc I cũng có thể lấy đoạn trích từ thơ Rôma (8: 28-30).
Bài Phúc Âm trích trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu (1: 1-16, 18-23) kể lại gia phả của Chúa Giêsu từ thời Abraham; đồng thời cũng kể lại việc Đức Maria chịu thai Chúa Giêsu (bởi quyền phép Chúa Thánh Thần), và việc Thánh Giuse vâng lời Sứ Thần truyền, rước Đức Maria về nhà như người vợ của mình.
SUY NIỆM: Ngày mừng Lễ Sinh Nhật của Đức Trinh Nữ Maria cũng là dịp để chúng ta nhớ đến ngày sinh ra của mỗi người chúng ta, để chúng ta nhìn vào cuộc đời của chính mình, tự nói với chính mình : “Tôi đã mừng sinh nhật thứ bao nhiêu? Tôi đã sinh ra đời được bao nhiêu năm? Tôi đã sống thế nào trong những năm tháng vừa qua như những người con của Chúa, của Mẹ Maria trong việc thánh hoá bản thân, trong việc phục vụ gia đình, xã hội và Giáo Hội Chúa? Tôi đã chu toàn thế nào bổn phận của người chồng, người vợ, của người Cha, người Mẹ, của những người con hiếu thảo? Tôi đã sống thế nào để xứng đáng là những người đã được Chúa yêu thương, gọi và chọn vào hàng Giáo Phẩm, vào đời sống tu trì như những Linh mục, Tu sĩ nam, nữ?
LỜI CẦU NGUYỆN: Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng nhau khiêm tốn dâng lời cầu nguyện, xin Chúa thương thánh hóa đời sống mỗi người chúng ta, giúp chúng ta luôn biết noi gương đời sống của Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh là những Đấng đã luôn sống đẹp lòng Chúa, để chúng ta có thể sống một cuộc sống cao đẹp, biết quên mình, khiêm tốn phục vụ Chúa qua mọi người, nhất là những người đau khổ. Xin cho chúng ta luôn biết chung tay xây dựng gia đình, xã hội và thế giới, cũng như góp phần vào việc rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày trong cuộc sống.
Hôm nay mừng sinh nhật Đức Maria. Có thể nói: ngoài sinh nhật Chúa Giêsu, không có sinh nhật nào quan trọng, cần thiết và ích lợi cho nhân loại bằng sinh nhật của Đức Mẹ. Tuy nhiên, sinh nhật của Đức Maria chỉ diễn ra âm thầm. Về ngày sinh nhật của Đức Mẹ, kinh thánh không cho biết gì, Thánh truyền cũng không ghi lại gì cả, chỉ có một câu chuyện do một vị ẩn sĩ kể lại, được Thiên Chúa cho biết ngày 8 tháng 9 là ngày sinh nhật của Đức Mẹ. Có lẽ Giáo hội đã dựa vào câu chuyện này mà mừng sinh nhật Đức Mẹ vào ngày 8 tháng 9 chăng?
Về giáo lý và lòng tôn sùng đối với Đức Mẹ, lễ sinh nhật Đức Mẹ nhắc nhớ chúng ta hai điều. Thứ nhất, sinh nhật Đức Mẹ là rạng đông cứu rỗi. Chúng ta biết rạng đông đi trước mặt trời và báo hiệu mặt trời đến. Rạng đông là một khoảnh khắc tuyệt vời trước khi mặt trời mọc. Chúa Giêsu là mặt trời công chính, Mẹ Maria là rạng đông báo hiệu và đi trước mặt trời cao cả ấy; nghĩa là ròng rã bao nhiêu thế kỷ, nhân loại còn ở trong tối tăm, cho tới khi Đức Maria sinh ra, báo hiệu hừng dông cứu độ đã đến, báo hiệu ngày cứu chuộc sắp tới. Vì thế, trong kinh nguyện hôm nay, Giáo Hội nói lên rằng : “Lạy Nữ Vương, sinh nhật của Mẹ loan báo niềm vui cho toàn trái đất, vì mặt trời công chính là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, đã từ lòng mẹ sinh ra”. Do đó, chúng ta có thể nói : cũng như khúc nhạc dạo trước một bài hát, sinh nhật Đức Mẹ là dạo khúc của sinh nhật Chúa Giêsu.
Điều thứ hai nhắc nhở chúng ta hôm nay, là hãy sống khiêm nhường và âm thầm như Đức Mẹ. Chúng ta thấy, người đời tin rằng: mỗi khi có một thánh nhân ra đời, thường có những chuyện lạ, và người ta hay thêu dệt những chuyện ly kỳ chung quanh đời sống của một vĩ nhân anh hùng.
Thế nhưng, ngày sinh nhật của Đức Maria, một thánh nhân trên mọi thánh nhân, lại không có chuyện lạ nào xảy ra. Đức Mẹ sinh ra hoàn toàn âm thầm và bình thường như mọi người.
Vì thế, sinh nhật Đức Mẹ cũng như cuộc đời Đức Mẹ dạy chúng ta đức khiêm nhường và thầm lặng. Thánh lễ chúng ta mừng kính Mẹ hôm nay là lời mời gọi chúng ta sống khiêm nhường, thầm lặng. Ai muốn là kẻ lớn trước mặt Thiên Chúa thì phải ở ẩn khuất trước mặt mọi người. Công việc thực hiện cho Thiên Chúa càng lớn nếu người ta càng làm trong thầm lặng. Đó là gương mẫu và là bài học khôn ngoan Đức Mẹ dạy chúng ta.
Viết về Mẹ, nói về Mẹ sẽ không bao giờ cạn vơi ý tưởng, sẽ không bao giờ ngập ngừng, miễn cưỡng. Mẹ trần thế là niềm an ủi cho cuộc đời của con người gian trần. Nhưng, người Kitô hữu luôn hãnh diện vì có một người Mẹ trên trời, Mẹ thiêng liêng mà gần gũi mỗi người, mỗi con người. Mẹ có tên gọi Maria. Cái tên sao êm dịu và dễ mến. Maria gói trọn cả ý nghĩa loài người. Mừng sinh nhật của mẹ Maria, nhân loại sẽ không ngớt lời ca ngợi Mẹ.
I.MARIA, NGƯỜI LÀ AI?
Maria thuộc dòng dõi vua Ðavít, cha của Người là thánh Gioakim, mẹ của Người là bà thánh Anna. Theo truyền thống kể lại, hai ông bà Gioakim và Anna đã già mà không có con. Với lời cầu nguyện chân thành, Thiên Chúa đã nhậm lời hai ông bà, cho ông bà sinh ra Maria. Maria là người con duy nhất của thánh Gioakim và thánh Anna. Maria sinh ra và lớn lên tại làng Nagiarét, xứ Galilêa, thuộc mạn Bắc Palestina. Khi Maria đến tuổi thành hôn, thì kết hôn với Giuse thuộc chi họ vua Ðavít, làm nghề thợ mộc ở Nagiarét.
Chính trong thời kỳ đính hôn, sứ thần Gabrien thừa lệnh Thiên Chúa đến với Maria khi Maria đang trong phòng cầu nguyện. Thiên Thần loan báo cho Maria hay cô sẽ thụ thai và sinh ra Ðấng Cứu Thế. Dù đã đính hôn, nhưng Maria đã quyết dâng trọn cuộc đời cho Thiên Chúa, nên Maria rất bối rối vì cô không biết đến người nam. Trước lời giải thích của sứ thần Thiên Chúa rằng" Cô sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, nên sinh con, cô vẫn trọn đời đồng trinh". Tuy chưa hiểu hết,nhưng Maria đã thưa với sứ thần Gabrien: "Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin vâng như lời thiên thần truyền". Và chính lúc ấy, Ngôi Hai đã xuống đầu thai trong cung lòng Ðức trinh nữ Maria.
Maria là Mẹ Ðấng cứu thế, người đã sinh ra Chúa Giêsu.
II. SINH NHẬT CỦA ÐỨC TRINH NỮ MARIA CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Dù Mẹ Maria được sinh ra trong một hoàn cảnh nghèo khó, tầm thường trước mặt người đời,trước mặt thế gian. Cuộc đời của Mẹ bao trùm bởi biết bao sự lạ. Maria đã được Thiên Chúa để ý, chọn lựa ngay từ trong cung lòng bà thánh Anna để sau này kết hôn với thánh Giuse, sinh ra Ðấng cứu thế bởi phép Chúa Thánh Thần, vẫn trọn đời đồng trinh và không bị người đời, xã hội nghi ngờ. Chính vì thế, ngày sinh ra của Ðức trinh nữ Maria là một ngày trọng đại, ngày vui mừng của toàn nhân loại, của thế giới, của lịch sử cứu độ. Hội Thánh đã cất vang lời chúc tụng Mẹ: "Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì bởi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Ðức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người sẽ kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu".
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong năm 1987 và năm 2002 khi về thăm quê hương Ba Lan của Ngài, thì cử chỉ đẹp nhất, đáng trân trọng nhất là việc Ngài viếng mộ song thân của Ngài. Viếng mộ song thân, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên tiếng nói thâm sâu hãy hiếu thảo với cha mẹ, hãy bảo vệ gia đình. Có cha mẹ, mới có con cái. Thế cho nên, bảo vệ gia đình, làm cho gia đình hạnh phúc là điều Ðức Thánh Cha kêu gọi. Qua cử chỉ của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, mọi người Kitô hữu trên thế giới hãy tỏ lòng biết ơn cha mẹ, đấng sinh thành nên mình và hãy bảo vệ gia đình, vì gia đình là nền tảng của xã hội và là Giáo Hội nhỏ. Con cái là hoa quả của tình thương yêu của cha mẹ. Cây tốt sinh trái tốt. Maria là hoa quả đầu mùa và quí giá nhất của hai thánh Gioakim và Anna.
Ngày sinh của Mẹ Maria là niềm vui, hạnh phúc của toàn thể nhân loại, mặc cho nhân loại ý nghĩa cứu độ và hồng phúc.
Lạy Ðức trinh nữ Maria đầy ơn phước, xin cầu bầu cho chúng con trước toà Chúa, để chúng con luôn một niềm trung tín và cậy trông vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin cho chúng con luôn biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa.
Xin cho chúng con cùng với Mẹ hát bài Magnificat ngợi khen Thiên Chúa.
Ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ 8 tháng 9 năm 2006 vừa qua, Hội đồng Giám mục Việt Nam, sau khi họp Hội nghị thường niên tại Huế, đã công bố Thư mục vụ với đề tài : Sống đạo hôm nay. Thư mục vụ viết : “Đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em” (số 1). Chúng ta sẽ cùng nhau xem Đức Mẹ đã thực hành hai điểm đó thế nào và dạy chúng ta sống thế nào.
I. Gắn bó với Thiên Chúa
Đức Mẹ đã hết lòng gắn bó với Thiên Chúa, nghĩa là vâng theo ý Chúa Cha và sống với Chúa Giê-su.
1. Vâng theo ý Chúa Cha
a) Khi nghe thiên sứ truyền tin, báo cho Đức Mẹ là Đức Mẹ sẽ sinh ra Đấng Cứu Thế thuộc dòng dõi vua Đa-vít mà vẫn còn đồng trinh, Đức Mẹ đã bối rối. Nhưng khi được thiên sứ giải thích rằng đó là việc Thiên Chúa làm, Đức Mẹ đã hoàn toàn vâng phục và thưa : “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa thực hiện cho tôi như lời thiên sứ nói” (Lu-ca 1,28-38). Từ đó, Đức Mẹ đã hoàn toàn vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc đời, kể cả khi theo Con mình đến tận chân Thánh giá.
b) Chúng ta cũng phải noi gương Đức Mẹ để biết lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Như vậy chúng ta sẽ đáng được Chúa Giê-su khen là có phúc và nhận chúng ta là anh em của Chúa (Lu-ca 8,21; 11,28). Nhờ lắng nghe Lời Chúa mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh hoặc nghe đọc trong Phụng vụ, chúng ta sẽ có thể nhận ra ý Chúa muốn chúng ta làm gì trong mỗi hoàn cảnh của cuộc đời, và hoàn toàn vâng theo ý Chúa khi vui cũng như lúc buồn. Xưa trong tiệc cưới Ca-na, Đức Mẹ đã nói với các gia nhân : “Ông Giê-su bảo gì, các anh cứ làm theo” (Gio-an 2,5); nay Đức Mẹ cũng nói với chúng ta như vậy : “Đức Giê-su bảo gì, các con cứ làm theo.”
Câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi :
– Đức Mẹ đã vâng theo ý Chúa khi nào? – Chúng ta nghe và tuân giữ Lời Chúa thế nào?
2. Sống với Chúa Giê-su
a) Từ khi thụ thai Chúa Giê-su trong lòng, Đức Mẹ đã luôn luôn gắn bó với Chúa Giê-su, sống với Chúa. Mọi suy nghĩ và việc làm của Đức Mẹ đều nhằm phục vụ người Con yêu quí, như sách Tin Mừng cho chúng ta thấy, nhất là trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giê-su : Đức Mẹ đã sinh ra Chúa Giê-su, đã dâng con trong đền thờ, đã đưa con trốn sang Ai-cập, đã ba ngày tìm con bị lạc trong đền thờ. Từ khi Chúa Giê-su ra giảng đạo, chúng ta ít thấy Đức Mẹ xuất hiện, có lẽ vì Đức Mẹ tôn trọng, không muốn gây cản trở cho hoạt động của Chúa Giê-su. Nhưng trong giờ hãi hùng nhất, là giờ Chúa Giê-su chịu thương khó, khi các môn đệ đã bỏ trốn hết, chỉ còn một mình ông Gio-an, thì chúng ta thấy Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh giá để cùng chịu đau khổ với Con (Gio-an 19,25-27).
b) Như vậy Đức Mẹ nêu gương cho chúng ta. Nhờ bí tích thánh tẩy, chúng ta đã trở nên một thân thể mầu nhiệm với Chúa Giê-su và được sống sự sống thần linh Chúa ban. Vì thế mỗi người chúng ta cũng có thể nói như thánh Phao-lô : “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Ga-lát 2,20). Chúng ta cần ý thức điều đó để nhớ rằng : Có Chúa Giê-su luôn luôn ở với ta trong mọi giây phút cuộc đời, Chúa không bao giờ bỏ ta. Vì thế ta luôn sống với Chúa và có thể cầu nguyện với Chúa mọi nơi mọi lúc. Đặc biệt trong những giờ phút gặp khó khăn, đau khổ, ta biết rằng Chúa luôn ở bên ta, để ban ơn giúp sức cho ta vượt qua thử thách.
Câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi :
– Đức Mẹ đã sống với Chúa Giê-su thế nào? – Chúng ta phải sống với Chúa Giê-su thế nào?
II. Đến với anh chị em
Đức Mẹ luôn gắn bó và sống với Chúa, nhưng vẫn sinh hoạt như bao người khác khi sống trong gia đình Na-da-rét, đồng thời để ý đem Chúa đến cho người khác.
1. Sống đời sống gia đình
a) Thánh Gia Chúa Giê-su, Đức Mẹ và Thánh Giu-se là một gia đình không như những gia đình khác. Thế nhưng tại Na-da-rét Thánh gia đã sinh hoạt bình thường như những người khác. Đức Mẹ là một người nội trợ; Thánh Giu-se là một người thợ, lao động để nuôi sống gia đình, và cũng đã truyền nghề lại cho con, nên Chúa Giê-su khi ra giảng đạo cũng được gọi là “bác thợ” (Mác-cô 6,3), “con của bác thợ” (Mát-thêu 13,55). Thánh Gia không sống xa cách với người khác, nên ai ai cũng biết (Gio-an 6,42). Đặc biệt, Thánh Gia chú trọng đến việc giữ đạo như lề luật Chúa dạy : khi sinh con được tám ngày thì làm phép cắt bì (Lu-ca 2,21); đến thời gian luật định thì đem con lên đền thờ để tiến dâng con cho Chúa và dâng lễ vật (2,22-24); khi trẻ Giê-su được mười hai tuổi thì cả gia đình đi hành hương lên Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua (2,41-42). Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật, nhưng cũng là người thật, nên chắc hẳn Thánh Giu-se và Đức Mẹ đã có vai trò quan trọng trong việc giáo dục Chúa Giê-su về mặt nhân bản và đạo đức (x. Lu-ca 2,51).
b) Chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ để sống với Chúa trong đời sống gia đình và trong những liên lạc với người khác. Ngày nay có nhiều ảnh hưởng bên ngoài có thể gây nguy hại cho sự đoàn kết trong gia đình cũng như cho việc giáo dục con cái. Noi gương Thánh Gia, mỗi gia đình công giáo phải luôn luôn đặt ý Chúa trên hết, và như vậy giữ vững được tình yêu giữa vợ chồng, giữa cha mẹ con cái, giữa anh em chị em, đồng thời giáo dục con cái nên những con người tốt trong xã hội, những tín hữu tốt trong Giáo Hội.
Câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi :
– Tại Na-da-rét Đức Mẹ đã sống đời sống gia đình thế nào? – Mỗi gia đình chúng ta phải sống thế nào?
2. Đem Chúa Giê-su đến cho người khác
a) Đức Mẹ có Chúa Giê-su nhưng không ích kỷ giữ riêng cho mình, mà Đức Mẹ đem Chúa đến cho người khác. Như khi thiên sứ truyền tin đã cho Đức Mẹ biết là bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng, tuy già rồi mà đã có thai con đầu lòng, thì lập tức Đức Mẹ đi đến miền núi xa xôi để thăm bà, chia vui với bà; Đức Mẹ cũng đem Chúa Giê-su khi đó còn đang ở trong lòng Đức Mẹ đến cho bà, khiến cho người con ở trong lòng bà đã nhảy lên vì vui sướng (Lu-ca 1,36-44). Rồi khi Chúa Giê-su sinh ra, Đức Mẹ cũng đưa Chúa ra cho các người chăn chiên và các nhà chiêm tinh bái lạy (Lu-ca 2,16; Mát-thêu 2,11). Sau khi Chúa Giê-su lên trời, chúng ta thấy Đức Mẹ cùng cầu nguyện với các tông đồ và một số người khác để trông đợi Chúa Thánh Thần ngự xuống như Chúa Giê-su đã hứa (Công vụ 1,13-14). Đây là lần cuối cùng Tân Ước nhắc đến “thân mẫu Đức Giê-su” : vào lúc Hội Thánh khởi đầu, Đức Mẹ có mặt, và chắc Đức Mẹ cũng đồng hành cách thiêng liêng với các tông đồ trong những bước đường truyền giáo, để cũng như Đức Mẹ, các ông đem Chúa Giê-su đến cho thế giới. Vì thế Hội Thánh quen kêu cầu Đức Mẹ là “Nữ Vương các thánh tông đồ”.
b) Đức Mẹ cũng là người hướng dẫn và đồng hành với chúng ta, để chúng ta ra đi đem Chúa Giê-su đến cho người khác. Ngày nay trên thế giới, và ngay bên cạnh chúng ta, vẫn còn vô số người chưa biết Chúa Giê-su. Chúng ta phải là những tông đồ làm chứng cho Chúa, đem Tin Mừng của Chúa đến cho họ. Khi mỗi người chúng ta làm ăn lương thiện, biết để ý đến người khác và giúp đỡ những người thiếu thốn, những người đau khổ về thể xác cũng như về tinh thần, khi mỗi gia đình chúng ta sống hoà thuận yêu thương nhau và cởi mở với những người xung quanh, là chúng ta làm chứng cho Chúa và làm cho Chúa hiện diện trong xã hội. Đặc biệt trong một thế giới đầy bóc lột, hận thù, khủng bố, người tín hữu phải làm chứng cho tình yêu của Chúa.
Câu hỏi để suy nghĩ và trao đổi :
– Đức Mẹ đã đem Chúa đến cho người khác khi nào? – Ngày nay chúng ta làm chứng cho Chúa cách nào?
Bài này có lẽ hơi dài. Chúng ta (cá nhân, gia đình, nhóm nhỏ, giáo xứ) có thể đọc mỗi lần một phần, suy nghĩ, cầu nguyện, rồi trao đổi, tìm cách áp dụng cho đời sống.
Xin Đức Mẹ soi sáng cho chúng ta hiểu hơn Đức Mẹ đã sống đạo thế nào, và xin Đức Mẹ giúp chúng ta noi gương Đức Mẹ sống đạo hôm nay trong lòng xã hội Việt Nam. Như vậy chúng ta sẽ thực hiện như Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam mong ước, là “làm vinh danh Thiên Chúa và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mọi người” (số 11).
Sau khi tìm hiểu lịch sử lễ Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cũng đã tìm hiểu lịch sử và chỗ đứng của Kinh Mân Côi trong cuộc sống Kitô hữu, đặc biệt là trong cuộc đời các Thánh. Tiếp tục trình bầy các lễ còn lại về Đức Mẹ, hôm nay chúng ta tìm hiểu lễ Sinh Nhật Đức Maria.
Liên quan tới biến cố Đức Maria sinh ra Đức Hồng Y Ildefonso Schuster, Tổng Giám Mục Milano, đã viết một trong những trang ý nghĩa như sau: “Như Evà đầu tiên đã được rút ra từ cạnh sườn của Ađam, cũng thế Đức Maria tất cả rạng ngời sự sống và sự vô tội, sáng chói và vô nhiễm, bước ra từ trái tim của Ngôi Lời vĩnh cửu, là Đấng do công trình của Chúa Thánh Thần, như phụng vụ dậy chúng ta, muốn chính Người nhào nặn thân thể và linh hồn ấy một ngày kia phải dùng làm nhà tạm và đền thờ cho Người. Mẹ là bình minh loan báo ngày đã mọc lên đàng sau các ngọn đồi vĩnh cửu; Mẹ là chồi thần bí nảy sinh từ gốc Giêssê đáng kinh; Mẹ là con sông mới vọt ra từ thiên đàng và sắp tưới gội toàn thế giới; Mẹ là tấm khăn biểu tượng được trải trên mặt đất để đón sương điềm lạ; Mẹ là Evà mới, nghĩa là sự sống và là Mẹ của các người sống, mà trong ngày này sinh ra cho những kẻ đã có Evà như là mẹ của tội lỗi và của cái chết” (I. Schuster, Liber sacramentorum, Marietti, Torino. Edd. divv. VIII, in fine).
Đức Maria là “ngôi sao báo trước mặt trời và là cung lòng của Thiên Chúa nhập thể”. Biến cố Đức Maria sinh ra được diễn tả một cách tổng kết trong điệp ca Benedictus Kinh Thần vụ của ngày lễ: “Việc Mẹ sinh ra, hỡi Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, đã báo trước niềm vui cho toàn thế giới: từ Mẹ đã sinh ra mặt trời công chính, là Chúa Kitô Chúa chúng con: Người đã cất án phạt và đã đem tới ân sủng, đã chiến thắng cái chết và ban lại cho chúng ta sự sống”.
Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria là một thời sự gây kinh ngạc, bởi vì nó trực tiếp gắn liền với đề tài Chúa Kitô ánh sáng, là một đề tài rất cổ xưa (Giustino, Apl., I,57) và đã được phát triển sau đó, đặc biệt bởi các giáo phụ thuộc thế kỷ thứ IV. Và nó đã được đào sâu trong các tuần lễ phụng vụ quốc gia. Chẳng hạn tuần lễ phụng vụ tại Pescara, trung Italia năm 1977, về đề tài “Chúa nhật ngày của Chúa và Chúa của các ngày”. Kết qủa nó là một đề tài tu đức cũng như đề tài mục vụ, bởi vì nó gắn liền mật thiết với đề tài phục sinh. Hoc giả J. A. Jungmann so sánh cuộc sống của Kitô hữu, coi phục sinh như biến cố của qúa khứ, với một loại hiện hữu khó hiểu, trong đó các thực tại Kitô như bị che kín bởi một làn sương dầy đặc. Trái lại, cuộc sống của Kitô hữu đặt để mầu nhiệm phục sinh vào trung tâm sự hiện hữu của mình, học giả Jungmann so sánh nó với “một cuộc tạo dựng mới, bị xâm chiếm bởi ánh sáng rạng ngời của buổi sáng ngày phục sinh.
Trong phụng vụ lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ liên tục được đặt để trong tương quan với ánh sáng: nếu Chúa Kitô là “mặt trời công chính”, thì Mẹ Maria là bình minh, là ngôi sao báo trước mặt trời, là điểm khởi hành, là cung lòng của Thiên Chúa nhập thể.
Lịch sử cứu độ có một “dẫn nhập” và đẫn nhập đó có tên là Maria: lời nguyện thánh lễ Sinh Nhật Đức Mẹ nói rõ điều đó: “Chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ ghi dấu khởi đầu ơn cửu rỗi của chúng con”.
Chính ý niệm này về Đức Maria như là khởi đầu ơn cứu độ của chúng ta đã khiến cho dân chúng đốt các đống lửa lớn trong đêm ngày mùng 7 rạng ngày mùng 8 tháng 9, chẳng hạn như tại đền thánh Đức Mẹ Loreto ở miền trung Italia, để soi sáng các đường phố và quảng trưởng, hầu diễn tả niềm tin yêu của tín hữu đối với Mẹ Maria Ngôi Sao báo trước Mặt Trời, như ở Mitello Val di Catania, nơi có đền thánh kính Đức Bà Ngôi Sao.
Thế chúng ta có các dữ kiện lịch sử và thần học nào chứng minh cho ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ không? Cần phải nói ngay rằng khác với trường hợp của ngày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả được thánh sử Luca kể lại trong Phúc Âm chương 1,57-66, sách Phúc âm không cho chúng ta biết gì về ngày sinh của Đức Mẹ.
Tài liệu đầu tiên kể lại ngày sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria là mạo thư “Phúc Âm của thánh Giacôbê”, cho biết Đức Maria sinh ra tại Giêrusalem, tại nơi, trên đó trong các năm 400 tới 600 người ta nói tới một vương cung thánh đường dâng kính Đức Mẹ gần hồ tắm Bếdatha có năm hành lang trong thành cổ, ở mạn bắc Đền Thờ Giêrusalem. Sau năm 603 Đức Thượng Phụ Sofronio khẳng định rằng đây là nơi Đức Mẹ đã sinh ra. Sau đó ngành khảo cổ đã xác nhận truyền thống này. Vương cung thanh đường được xây trên ngôi nhà của hai ông bà Gioakim và Anna, thân phụ và thân mẫu của Đức Mẹ, và là nơi Đức Trinh Nữ đã chào đời.
Lễ sinh Nhật Đức Trinh Nữ diễm phúc Maria đã bắt đầu bên Đông Phương, và chắc hẳn là tại Giêrusalem vào thế kỷ thứ V, nơi lưu giữ truyền thống sống động tin rằng có căn nhà nơi Đức Maria đã chào đời. Ngày lễ hẳn đã nảy sinh từ việc thánh hiến một nhà thờ cho Đức Maria gần hồ Bếdatha có năm hành lang, để kỷ niệm biến cố này. Và các truyền thống này gắn liền với đền thánh hiện nay kính thánh Anna, thân mẫu Đức Maria.
Tại sao lại mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ vào ngày mùng 8 tháng 9? Lễ này được cử hành vào ngày mùng 8 tháng 9 chắc hẳn bởi vì Mẹ Maria giữ nhiệm vụ là khởi đầu công trình cửu độ, vì thế thật là thích hợp cử hành sinh nhật của Mẹ vào đầu năm của Giáo Hội theo tác phẩm Monologium Basilianum. Có một chuyện mạo thư tựa đề “De ortu Virginis” Về ngôi vườn của Đức Trinh Nữ, cho rằng thánh Anna thân mẫu Đức Maria thụ thai vào đầu tháng 5 và chỉ sau bốn tháng mang thai đã cho con chào đời.
Tài liệu đầu tiên về lễ sinh nhật Đức Mẹ xem ra là một bài thánh thi của Romano il Melode, là người chuyên chép thánh thi giữa các năm 536-566. Thánh thi kể lại ngày sinh nhật Đức Trinh Nữ theo Phúc Âm thánh Giacôbê, và đề cập đến sự kiện ngày lễ được cử hành long trọng. Bên Đông phương lễ này mau chóng có tầm quan trọng lớn. Năm 701 Đức Giám Mục đảo Creta đã viết bốn bài giảng về lễ này (PG 97, 1046-1110).
Bên Tây phương lễ sinh nhật Đức Mẹ được du nhập vào hồi thế kỷ thứ VII. Bên Pháp chúng ta thấy lễ được nói đến trong lịch của Sonnatius là Giám Mục thành Reims giữa các năm 614-631. Tại Roma tác phẩm Sacramentario gelasiano (II, 54; ed. Mohlberg, nn. 1016-1019), ghi lại ba lời nguyện của thánh lễ. Tác phẩm Liber pontificalis (ed. Duchesne, I,376), thuộc hậu bán thế kỷ thứ VII, coi nó như đã có, và kể lại rằng Đức Giáo Hoàng Sergio I người Siro-siciliano, cai trị Giáo Hội giữa các năm 687-70i, muốn rằng lễ được cử hành với một cuộc rước kiệu đi từ nhà thờ thánh Adriano cho tới đền thờ Đức Bà Cả, y như cho các lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, lễ Truyền Tin và lễ Đức Mẹ ngủ.
Từ thế kỷ thứ XI lễ sinh nhật Đức Mẹ ngày càng có tầm quan trọng hơn nữa, đến độ có tuần bát nhật đi trước. Đây là điều đã được Đức Giáo Hoàng Innnocenzo IV thiết định năm 1243 theo sau một lời khấn hứa do các Hồng Y đưa ra trong Mật nghị Hồng Y đoàn năm 1241, khi các Hồng Y bị hoàng đế Federico II giam giữ trong vòng ba tháng trời. Năm 1378 Đức Giáo Hoàng Gregorio XI thiết định buổi canh thức vào hôm trước, sau này chính Đức Giáo Hoàng cử hành lễ trọng thể.
Song song trong lãnh vực nghệ thuật người ta cũng thường thấy có hàng loạt các bức khảm đá mầu diễn tả sinh nhật Đức Mẹ. Điển hình như loạt bức khảm đá mầu rất đẹp do ông Pietro Cavallini vẽ mẫu cho vương cung thánh đường Đức Bà Trastevere ở Roma trong hai thế kỷ XIII-XIV, rồi bức tranh nổi tiếng “sinh nhật Đức Maria”, của vị thầy chuyên thực hiện các bức tranh về cuộc đời Đức Mẹ khoảng năm 1460, được giữ trong viện bảo tàng tranh ảnh ở Monaco.
Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria đã được thiết định vào ngày mùng 8 tháng 9 trước thời Đức Giáo Hoàng Sergio I đã không bị điều kiện hóa bởi lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày mùng 8 tháng 12. Vì ý niệm về Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội đã chỉ có mãi sau này. Nhưng chính lễ sinh nhật Đức Mẹ lại điều kiện hóa lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày mùng 8 tháng 12.
Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ là lễ của sư tràn đầy và vơi nhẹ, vì nó được mừng bắt đầu vào mùa thu, nghĩa là sau cái nóng bức của mùa hè, khi khí hậu mát mẻ và dễ chịu hơn, và khi nho và nhiều thứ trái cây khác bắt đầu chín mọng. Do đó lễ Sinh Nhật Đức Mẹ diễn tả hai ý niệm rất đẹp: thứ nhất là ý niệm về sự “tràn đầy viên mãn của thời gian” và ý niệm sự vơi nhẹ mà Mẹ Maria đếm đến cho loài người. Là thụ tạo tuyệt vời được Thiên Chúa tuyển chọn từ đời đời để trở thành Mẹ của Đấng Cứu Thế biến cố Đức Maria chào đời mở màn cho việc thực hiện công trình cứu cuộc của Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolo diễn tả thời điểm quan trọng biến cố Chúa Giêsu Kitô nhập thể như sau: “Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật” (Gl 4,4). Nhưng trước khi Chúa Cứu Thế có thể sinh ra, đã phải có ngày Mẹ của Người là Đức Trinh Nữ Maria chào đời, đã phải có ngày Sinh Nhật của Mẹ. Vì vậy có thể nói thời gian viên mãn ấy đã bắt đầu với biến cố Đức Maria chào đời. Mẹ vào đời để bắt đầu hiện thực chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Mẹ là nước mát từ Trời đổ xuống trên trái đất khô cằn nứt nẻ vì tội lỗi của loài người, để cùng Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ lại biến nó trở thành vườn địa đàng, nơi ngày ngày Thiên Chúa gặp gỡ và chuyện vãn thân tình với con người.
Phụng Vụ trong Hội Thánh chỉ có hai lễ Sinh Nhật của người được Chúa cứu độ: thánh Gioan Tẩy Giả và Đức Ma-ri-a, còn các thánh khác, ngày Sinh Nhật được mừng khi các ngài mãn cuộc đời về với Chúa (xem Lời Nguyện Đầu Lễ của Các Thánh).
Lý do có lễ Sinh Nhật của thánh Gioan Tẩy Giả, vì trong loài người, chỉ có ông Gioan lúc tượng thai cho đến chết có những điểm song đối với Đức Giê-su nhằm dọn đường cho người ta đón nhận Đấng Cứu Thế; còn lễ Sinh Nhật của Đức Ma-ri-a chỉ vì Mẹ đã sinh Chúa Giê-su. Từ thuở đời đời Chúa đã nhắm mời Đức Ma-ri-a cộng tác với Ngài thực hiện chương trình cứu độ loài người, bởi đó, sứ mệnh của Đức Ma-ri-a là :
- Mẹ thực hiện lời tiên báo Đấng Cứu Thế sinh tại Bê-lem. - Con Mẹ thuộc dòng dõi vua Đavid. - Con Mẹ đến xóa bỏ giai cấp. - Mẹ là Trinh Nữ báo trước Hội Thánh là Hiền Thê Chúa Ki-tô. - Mẹ là mẫu gương cho loài người biết nghe Lời Chúa.
1/ MẸ THỰC HIỆN LỜI TIÊN BÁO ĐẤNG CỨU THẾ SINH TẠI BÊ-LEM.
Qua lời ngôn sứ Mikha: “Phần ngươi hỡi Bê-lêm Ep-ra-tha, ngươi nhỏ nhất trong các chi tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mệnh thống lãnh Israel, nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa, vì thế Đức Chúa sẽ không bỏ mặc Israel cho đến thời Đẻ sinh con (bản dịch NTT: là Đức Ma-ri-a, là Hội Thánh)…Người sẽ đưa vào quyền lực Đức Chúa mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng đến toàn cõi đất. Chính Người sẽ đem lại hòa bình” (Mk 5,1-4a: Bài đọc).
Vậy nhờ Chúa Giê-su, Con Đức Ma-ri-a nâng kẻ bé nhỏ lên hàng khanh tướng.
2/ CON MẸ THUỘC DÒNG DÕI VUA ĐAVID.
Đavid thuộc gốc tổ Giacop, chi họ Giuđa, là người đã được Giacop chúc phúc vì ông Giu-đa có công ngăn cản anh em không được giết Giuse, ông bày mưu để anh em bán Giuse cho người Ai-Cập với hy vọng Giuse thoát chết, bời vì các anh em ông đã quyết định giết em Giuse (x St 37,26-27). Chúa đã dùng miệng các ngôn sứ hứa cho nhà Israel một vị vua – Đấng Mêsia – là hiện thân vua Đavid. Đó là vị vua tài đức nhất trong các vua của Israel (x 2Sm 7,12; Ed 37,24-35; Is 44,28).
Để minh chứng Đức Giê-su thuộc dòng vua Đavid đến thực hiện lời hứa cứu độ, ông Mat-thêu mở đầu Tin Mừng giới thiệu Đức Giê-su là Con vua Đavid (x Mt 1,1: Tin Mừng), và kết thúc Tin Mừng, ông khéo léo nhấn mạnh vai trò quan trọng của vua Đavid mới là Đức Giê-su: Đó là lý do ba lần ông Mattheu nhắc đến tên Đavid bằng cách chơi chữ: 14 đời. 14 đời là tổng số 3 phụ âm của tên Đavid: DaWiD (D = 4; W = 6), như thế tên của Đavid viết bằng số là: 4a6i4 = 14 (x Mt 1,17: Tin Mừng).
Vậy những gì Chúa đã hứa cho chúng ta, không bao giờ Ngài quên thực hiện, như Lời Ngài đã nói: “Trời đất qua đi, nhưng Lời tôi nói không bao giờ qua” (Mt 24,35).
3/ CON ĐỨC MARIA ĐẾN XÓA BỎ GIAI CẤP.
Người Do-thái khinh dể phụ nữ, đến nỗi họ tưởng nghĩ phụ nữ là loài không có linh hồn, cho nên truyền thống của Do-thái khi viết gia phả của ai, không bao giờ người ta đưa tên phụ nữ vào danh sách đó. Thế mà ông Mat-thêu một người Do-thái, viết Tin Mừng cho người Do-thái, khi ông đề cập đến gia phả của Đức Giê-su, thì ông đã xé truyền thống Do-thái: tự đưa vào gia phả Đức Giê-su năm tên người phụ nữ: Bà Thamar, bà Rahab, bà Rut, bà Bat Shêba là vợ tướng Uria, và bà Maria là Mẹ Đức Giê-su (x Mt 1,3.5.6.16). Vậy sống tâm tình con cái Thiên Chúa, không ai được khinh dể người khác. Thánh Phao-lô nói: “Trong Chúa không nam thì cũng chẳng có nữ, không nữ thì cũng chẳng có nam” (1Cr 11,11).
4/ MẸ LÀ TRINH NỮ BÁO TRƯỚC HỘI THÁNH LÀ HIỀN THÊ CHÚA KI-TÔ.
Ta biết truyền thống Do-thái thời Cựu Ước không mong Đấng Cứu Thế sinh ra bởi một trinh nữ. Đối với họ, “trinh” là một sự tủi nhục, như con gái ông Giép-tê than khóc suốt hai tháng vì cô còn trinh, không xứng đáng để cha sát tế làm hiến vật tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cha cô thắng quân thù! (x Tp 11, 29-40).
Thực ra, lời ngôn sứ I-sai-a (7,14) theo nguyên bản bằng tiếng Hipri chỉ nói người nữ ấy là “Almah” có nghĩa là cô vợ trẻ hay một thiếu nữ (không xác định là còn hay mất trinh); nhưng Bản 70, viết bằng tiếng Hy-lạp lại xác định người nữ ấy là “Parthenos” (trinh nữ). Đức Giê-su và các Tông Đồ dùng bản văn này để giảng dạy, và sau này thánh Giê-rô-ni-mô dịch bản văn này sang tiếng Latinh, ông cũng xác định là Trinh Nữ như bản 70, bản này được Hội Thánh dùng trong Phụng Vụ.
Vậy đức đồng trinh của Đức Ma-ri-a báo trước Hội Thánh là một Trinh Nữ, Hiền Thê của Chúa Ki-tô (x Mt 25,1t; Ga 3,29; 2 Cr 11,2).
5/ MẸ LÀ MẪU CHO LOÀI NGƯỜI BIẾT NGHE LỜI CHÚA.
Ta biết, Đức Mẹ được truyền tin sinh Con Thiên Chúa trong một hoàn cảnh éo le, vì lúc ấy Mẹ đã đính hôn với ông Giuse, tuy chưa về chung sống một nhà, nhưng đã là vợ chồng chính thức trước pháp luật. Theo sách Ngụy kinh kể lại cho chúng ta: Cô Maria rất xinh đẹp và đầy nhân đức, cho nên chàng trai nào cũng muốn lấy làm vợ, vì quá đông các chàng theo đuổi, nên họ xin với vị thượng tế cầu nguyện, và chàng nào cũng mong mình trúng số lấy được cô Maria. Vị thượng tế có sáng kiến, bảo các chàng trai mỗi người cầm cây gậy và cùng đến cầu nguyện, gậy cậu nào nở bông là ý Trời muốn cậu đó se duyên với cô Maria. Thật là may mắn cho Giuse, gậy của ông đã nở hoa huệ. Cũng vì lý do đó mà hôm nay các tượng thánh Giuse, người ta thấy ngài cầm bông huệ. Thế mà khi Thiên thần báo tin cho Đức Ma-ri-a thụ thai, thì Thiên thần lại nói Mẹ Maria là một trinh nữ, có nghĩa là Maria không trở thành vợ của ông Giuse như những người phụ nữ khác có đời sống lứa đôi! Điều ấy có trái với định mệnh cho ông Giuse và Maria lấy nhau hay không? Vì gậy của ông đã được Chúa cho nở bông? Và như vậy Đức Ma-ri-a cũng đã xác định rằng: mình là vợ chính thức của Giuse, vì đã được tiền định, bây giờ không ăn ở với ông Giuse mà lại mang bầu, thì biết ăn nói thế nào với xã hội, và dù có tâm sự với Giuse, thì liệu ông có tin hay không? Chính ông Giuse khi biết Maria có thai, ông “đã định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo” (x Mt 1,18t: Tin Mừng).
Vậy Mẹ Maria vâng nghe Lời Chúa để sinh Con Đấng Tối Cao vào đời, đối với Mẹ là một đau khổ hơn là vinh dự, bởi vì Mẹ phải đối phó với bao nghịch cảnh luật Do Thái thời bấy giờ.
Đặc biệt hơn nữa là khi Mẹ đứng dưới chân thập giá Đức Giê-su, tất cả lời Thiên Chúa hứa trong ngày Truyền Tin: “Con Bà là Con Đấng Tối Cao, Ngài sẽ làm Vua, triều đại của Ngài vô cùng tận” (Lc 1,32-33), và “Bà là người có phúc giữa các người phụ nữ” (Lc 1,42). Chắc chắn những lời ấy đâm tim Mẹ Maria khi Mẹ đứng nhìn Con bị treo trên thập giá (x Ga 19,25). Cứ như suy nghĩ của người đời thì Thiên Chúa đã dối gạt Mẹ Maria, thế mà Mẹ vẫn vững tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, Mẹ đứng nhìn Con như một dũng tướng giữa chiến trường, Mẹ đứng lèo lái con thuyền Hội Thánh đang gặp sóng gió của niềm tin kinh hoàng nhất!
Bởi vậy Mẹ Maria là mẫu cho những người biết nghe Lời Chúa hầu được cứu độ, Mẹ là hình ảnh Hội Thánh viên mãn trong ngày cánh chung. Nhờ Con Thiên Chúa làm người, Ngài đến thực hiện những lời chúc phúc cho dòng giống của ông Abraham, mà trong gia phả Đức Giê-su, tác giả Mat-thêu đã ghi nhận, để Ngài làm cho chúng ta trở thành dưỡng tử của Thiên Chúa, cùng một xương thịt, cùng một sự sống, cùng vinh hiển trong Chúa Giê-su, Con Đức Ma-ri-a (x Dt 2,11; Ga 6,57; Gl 2,20; 2Tm 2,10).
Thánh An-rê, Giám mục Cơ-rê-ta nói: “Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria đem lại cho chúng ta hai mối lợi: Một là đưa chúng ta tới chân lý, hai là giải thoát chúng ta khỏi làm tôi và sống theo nghĩa đen của Lề Luật. Điều đó xảy ra thế nào và lý do gì? Thưa, ánh sáng đến đẩy lui bóng tối và ân sủng mang lại tự do thay cho mặt chữ. Lễ hôm nay là mốc phân ranh giới giữa hai điều đó, vì lễ này nối kết chân lý với hình ảnh tượng trưng, lấy cái mới thay cho cái cũ”
Vì vậy, những người được Chúa cứu độ trong niềm hân hoan tạ ơn nói: “Tôi mừng rỡ muôn phần vì Đức Chúa” (Is 61,10: Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Đức Ma-ri-a nói với loài người một lời duy nhất: “Giê-su bảo gì cứ làm theo!” (Ga 2,5)
Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày 8 tháng 9; đúng 9 tháng sau lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8 tháng 12. Ngày Đức Trinh Nữ Maria chào đời là khởi đầu cho mùa cứu rỗi, như bình minh báo hiệu một ngày tươi sáng cho nhân loại. Mẹ như “sao mai” dẫn lối loài người, như “rạng đông” báo hiệu mặt trời.
Ngay từ thế kỷ VI, cả Giáo hội Đông phương cũng như Tây Phương đã cử hành lễ mừng kính sinh nhật Đức Mẹ. Đến thế kỷ X, lễ mừng được phổ biến phắp nơi và trở thành một trong các lễ chính mừng kính Đức Mẹ. Vào thế kỷ XII, lễ này còn kéo dài thành tuần bát nhật, theo lời hứa của các Đức Hồng Y họp mật nghị để bầu giáo hoàng. Các ngài hứa sẽ thiết lập tuần bát nhật để tạ ơn Đức Mẹ nếu có thể vượt qua được các chia rẽ vì cuộc vận động của vua Frédéric và sự bất mãn của dân chúng. Đức Giáo hoàng Célestinô V đắc cử cai quản có 18 ngày nên chưa thực hiện được lời hứa. Giữa thế kỷ XIII, Đức Innocentê đã hoàn thành lời hứa này.
Giáo Hội hân hoan mừng ngày sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria. Chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho nhân loai một người Mẹ tuyệt mỹ là Đức Maria. “Ngày hôm nay bà Anna hiếm muộn vỗ tay reo mừng, trái đất bừng sáng, các vua hát mừng, các tư tế hân hoan chúc lành, toàn thể vũ trụ vui mừng, vì ngài là hoàng hậu và là nàng dâu tinh khiết của Chúa Cha đã nẩy sinh từ gốc Jesse” (phỏng theo Kinh Nhật Tụng của Ðông Phương).
Đức Maria ” là con ông thánh Gioakim và bà thánh Anna. Cả hai ông bà đều bởi dòng dõi vua Đavít, và gia đình thầy cả thượng phẩm Aaron. Thiên Chúa đã cho hai ông bà sinh được một người con quý báu trên đời là để thưởng công đức của hai ông bà. Nếu việc Đức Maria sinh ra làm cho thế gian vui mừng, thì cũng biết là gia đình ông thánh Gioakim vui sướng biết chừng nào. Sau khi sinh con được tám ngày, theo thông lệ, ông bà song thân đã đặt tên con gái là MARIA, nghĩa là Sao Biển ” (Sách hạnh các thánh).
Một bé gái được sinh ra ở ngôi làng Nadarét, thuộc vùng Galilê, nước Do Thái, cách đây hơn hai mươi thế kỷ. Trong một xã hội trọng nam khinh nữ, điều ấy đâu có gì là quan trọng! Nhưng dưới mắt Thiên Chúa, em bé này thật là một kiệt tác, bởi lẽ tất cả những gì tốt đẹp nhất làm được thì Ngài đã làm cho em.
Ngay từ khi em còn trong bụng mẹ, Thiên Chúa đã chuẩn bị em cho một sứ mạng hết sức lớn lao, sứ mạng trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể. Em bé ấy tên là Maria. Ngày bé gái Maria chào đời, Thiên Chúa chan chứa mừng vui và hy vọng. Maria vừa là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại, vừa là đại diện của nhân loại để đón nhận ơn cứu độ từ trời cao. Thiên Chúa cần một người mẹ xứng đáng cho Con Một của mình. Ngài muốn Con của mình được sinh ra từ cung lòng của một phụ nữ, để Người Con chí thánh ấy thực sự là người trọn vẹn. Maria được chọn để làm người mẹ ấy, dù chẳng có công chi. Vì thế ngay từ giây phút đầu tiên, khi thai nhi Maria còn trong bụng mẹ, Thiên Chúa đã ưu ái ban dồi dào ơn thánh, đã bao bọc em trong tình yêu. Em được gìn giữ khỏi những vết nhơ của tội nguyên tổ. Nhưng những ơn siêu phàm của Thiên Chúa không bóp chết tự do, không cưỡng ép Maria phải chấp nhận một định mệnh có sẵn, dù Thiên Chúa đã dành cho Maria một chỗ trong chương trình cứu độ.
Bé gái Maria đã lớn lên, đã thành một thiếu nữ, đã đính hôn với Giuse. Maria đã đi con đường tự nhiên của các thiếu nữ Do Thái. Ơn Chúa tuy không làm cho Maria mang bề ngoài khác hẳn mọi người, nhưng vẫn âm thầm hoạt động mãnh liệt nơi tâm hồn. Maria đã mềm mại để Thiên Chúa thì thầm với mình về dự định của Ngài. Dự định ấy có thể làm đảo lộn những gì Maria ước mơ. Khác với bà Evà, Maria tự nguyện buông đời mình để Chúa sử dụng. Cả tình yêu và hôn nhân với Giuse, bây giờ cũng mang ý nghĩa mới. Maria tin tưởng để Thiên Chúa dắt mình đi vào những lối chưa tường. (Mana). Cuộc đời của Mẹ như một bài ca bất tận: “Phần con đây,con tin cậy vào tình thương Chúa,được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.Con sẽ hát bài ca dâng Chúa,vì phúc lộc Ngài ban” (Tv 12). Mẹ được Thiên Chúa yêu thương với muôn vàn ân lộc: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả…” (Lc 1,49).
Hôm nay mừng sinh nhật Đức Mẹ là dịp để mỗi người con cảm ơn người mẹ sinh thành của mình.
Cám ơn mẹ đã cưu mang và sinh hạ ra con. Cám ơn mẹ đã nuôi dưỡng và bảo bọc che chở cuộc đời con. Cảm ơn mẹ đã cho con sự cân bằng trong cuộc sống. Cảm ơn mẹ đã dạy con tình thương mẫu tử là bất diệt. Cảm ơn mẹ đã dạy con giá trị của sự cần cù. Cảm ơn mẹ đã dạy con chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn vật. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết tôn trọng mọi loài. Cảm ơn mẹ đã cho con biết nuôi dưỡng những cảm xúc. Cảm ơn mẹ đã dạy con rằng cuộc sống luôn biến chuyển đổi thay. Cảm ơn mẹ cho con phương thế để trưởng thành. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết nhìn mặt sáng của sự việc. Cảm ơn mẹ đã dạy con sống mạnh mẽ dịu dàng. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết trắc ẩn cảm thông. Cảm ơn mẹ đã dạy con giá trị hợp tác trong công việc. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết quý trọng trời nắng và cả cơn mưa. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết ẩn nhẫn mà không chịu khuất phục. Cảm ơn mẹ đã cho phép con sáng tạo. Cảm ơn mẹ đã dạy cho con sống trung thực. Cảm ơn mẹ đã mở mắt cho con trước vũ trụ bao la. Cảm ơn mẹ đã dạy con biết trân quý những điều đơn giản. Cảm ơn mẹ đã dạy con tin vào chính mình.
Mẹ là tuyệt tác tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con. Không có mẹ, con đâu cảm được vị ngọt của tình yêu “như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Không có mẹ con đâu có “lớn nổi thành người”.
Không có gì trên đời này cao quý hơn tình yêu của người mẹ.
Không có tình mẫu tử nào cao quý hơn tình yêu của Mẹ Maria. Mẹ Maria chính là bảo ngọc châu báu mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại.
Lạy Mẹ Maria, chúng con cám ơn Mẹ. Xin Mẹ che chở, gìn giữ hồn xác chúng con trong tình thương của Mẹ. Xin cho chúng con được nép mình trong vòng tay từ ái của Mẹ. Amen.
Giáo Hội không mừng ngày sinh của các thánh. Ngày sinh của con cái Adam là một ngày u buồn tràn đầy nước mắt, và cái di sản thảm khốc của tội lỗi mà chúng ta mang theo khi vào đời. Nhưng trong lịch sử phụng vụ công giáo, chúng ta thấy có ba lễ mừng sinh nhật: của chính Đức Giêsu, của Trinh Nữ Maria và của thánh Gioan Tẩy giả. Đối với thánh Gioan Tẩy giả, vì được thánh hoá ngay từ khi còn trong lòng mẹ, việc chào đời của Ngài là một biến cố vui mừng đặc biệt. Riêng với Đức Trinh nữ Maria, những lễ kính Ngài là “Những lễ kính nhớ biến cố sinh ơn cứu rỗi, trong đó Giêsu và Mẹ Maria đi liền với nhau, như lễ sinh nhật Đức Maria, ngày mà hy vọng và vầng cứu rỗi ló dạng trên trần gian” (Marialis cultus. 7): bởi vậy, ngày lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, Giáo hội hân hoan ca tụng.
- “Lạy Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, việc Mẹ sinh ra loan báo niềm vui cho cả thế gian. Vì từ lòng mẹ phát sinh mặt trời công chính là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Đấng xóa bỏ án phạt mà ban chúc lành, tiêu diệt sự chết và ban sự sống đời đời cho chúng con” (ad Bened, ad laudes)
Niềm vui mừng trong ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria phát xuất từ niềm mong đợi lâu đời của nhân loại tội lỗi. Chính Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chúng ta niềm hy vọng này khi Chúa phán với con rắn cám dỗ:
- “Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng dõi ngươi và giòng giống nó. Giòng giống nó sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ táp lại gót chân” (St 3,15).
Lời hứa ấy còn được lập lại nhiều lần để nuôi dưỡng niềm tin của dân Chúa. Chẳng hạn Isaia báo trước hình ảnh Đấng sẽ sinh ra Đấng cứu thế:
- “Này cô nương sẽ thụ thai và sinh con và bà sẽ gọi tên là Emmanuel” (Is 7,14).
Đấng cưú thế sẽ được sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh (x. Lc 1,270. Như vậy Thiên Chúa đã dự liệu cho con Ngài. Một người mẹ đặc biệt. Maria còn được giữ cho khỏi vương nhiễm tội nguyên ngay từ buổi hình thai, để xứng đáng tước vị Mẹ Thiên Chúa. Theo truyền sử, cha mẹ Ngài là ông Gioakim và nà Anna, những người đạo đức thuộc dòng dõi vương giả David, và tư tế Aaron, nhưng lại son sẻ. Dầu sao đi nữa, chính Maria có một nét đẹp lạ lùng của ơn thánh. Giáo hội ca tụng Mẹ:
- Ôi Maria ! Mẹ đẹp tuyệt vời. Hơn hết mọi người.
Ngày Đức Trinh nữ Maria chào đời, mọi người thán phục. Hơn nữa biến cố này còn là khởi đầu cho ngày cứu rỗi, vì Ngài như “sao mai” dẫn lối loài người, như “rạng đông” báo hiệu mặt trời. Vì vậy ngay từ thế kỷ VI, cả Giáo hội Đông phương cũng như Tây Phương đã cử hành lễ mừng kính sinh nhật Mẹ. Đến thế kỷ X lễ mừng được phổ biến phắp nơi và trở thành một trong các lễ chính mừng kính Đức Mẹ. Vào thế kỷ XII, lễ này còn kéo dài thành tuần bát nhật, theo lời hứa của các Đức hồng Y họp mật nghị để bầu giáo hoàng. Các Ngài hứa sẽ thiết lập tuần bát nhật, để tạ ơn Đức Mẹ nếu có thể vượt qua được các chia rẽ vì cuộc vận động của vua Frédéric và sự bất mãn của dân chúng. Đức giáo hoàng Célestinô V đắc cử cai quản có 18 ngày nên chưa thực hiện được lới hứa. Giữa thế kỷ XIII, Đức Innocentê đã hoàn thành lời hứa này.
Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria loan báo niềm vui cho toàn thế giới, chúng ta cùng chiêm ngắm và tha thiết nguyện cầu cho được niềm vui thiêng liêng từ biến cố này.
Lễ sinh nhật của Đức Maria là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Mẹ Maria, đây là một trong mười hai ngày đại lễ kính của Chính thống giáo Đông Phương trong năm phụng vụ. Nó được tổ chức vào ngày 8 trong lịch phụng vụ (đối với những nhà thờ theo truyền thống lịch Julian ngày 08 tháng 9 rơi vào ngày 21 của dương Lịch hiện đại).
Theo truyền thống thiêng liêng của Giáo hội Chính Thống, Đức Maria được sinh ra khi cha mẹ là thánh Joachim và Anna đều đã già cả. Đây được coi là lời đáp lại của Thiên Chúa đối với lời cầu nguyện của họ.Không có một bằng chứng nào cụ thể để giải thích lý do vì sao người ta lại chọn ngày mừng lễ là ngày 8 tháng 9.
Câu chuyện về việc sinh hạ Đức Maria đã được ghi chép trong Tin Mừng ngoại thư của Thánh Giacôbê. Vào thế kỷ thứ VI, Thánh Rômanô (của Giáo hội Hy Lạp) đã sáng tác một thánh thi phác họa lại trích đoạn của sách Tin Mừng. Truyền thống cho rằng, lễ này có thể đã phát xuất ở Syria hoặc Palestin vào đầu thế kỷ VI, khi mà sau Công đồng Êphêsô sự tôn kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) được tăng cường mạnh mẽ đặc biệt là ở Syria.
Vào đầu thế kỷ VIII, Thánh Anrê đảo Crêta đã giảng nhiều bài giảng về lễ này. Giáo hội Rôma chấp nhận lễ này vào thế kỷ VII. Lễ này được tìm thấy trong các sách Bí tích Gêlasiô (thế kỷ VII) và Grêgôriô (thế kỳ VIII đến IX). Giáo hoàng Sergiô I đã ra lệnh đọc một kinh cầu và rước kiệu cho lễ này. Vì câu chuyện về sinh nhật của Đức Maria xuất hiện trong các sách Tin Mừng Ngoại Thư nên Giáo hội Tây Phương chậm chấp nhận lễ này. Nó không được đề cập trong các lịch có chữa Lễ Maria Hồn Xác Lên Trời như Lịch Gốt-Gallican, Lịch Luxeuil, Lịch Tôlêđô của thế kỷ X và Lịch Môzaráp[1].
Một truyền thống cho rằng giáo hội Angers ở Pháp đã yêu cầu Thánh Mauriliô thiết lập lễ này ở Angers do một biến cố xảy ra vào năm 430. Vào đêm 8 tháng 9, một người đàn ông đã nghe thấy các thiên thần hát trên trời và khi hỏi lý do thì ông được các thiên thần cho biết họ vui mừng vì Đức Maria đã sinh ra vào đêm đó) nhưng truyền thống này không có những bằng chứng lịch sử.
Trong Giáo hội Hy Lạp, apodosis (ngày bế mạc của thời gian mừng đại lễ) kết thúc vào ngày 12 tháng 9 vì lễ này và lễ trong suy tôn Thánh Giá là ngày 13 và 14 tháng 9. Những người Cốp ở Ai Cập và người Abyssinia cử hành Lễ sinh nhật Đức Maria vào ngày 1 tháng 5 và tiếp tục lễ này dưới tên là "Hậu thế của Giacóp" trong vòng 33 ngày; họ cũng kỷ niệm nó vào đầu mỗi tháng[2].
----- Chú thích - Nguyễn Thành Thống (2009). Đức Trinh Nữ Maria. Nhà xuất bản Tôn Giáo. tr. 169.
Tất nhiên, chúng ta không thể biết chắc chắn Mẹ Thiên Chúa được sinh ra vào thời điểm nào, nhưng Giáo hội đã kỷ niệm ngày sinh của Mẹ Maria ít nhất là từ thế kỷ thứ sáu. Như thế, gần 15 thế kỷ nay, người Công giáo đã kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh nữ Maria, gọi là lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria.[1]
Giáo hội Công giáo kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria với tư cách Mẹ là con của Thánh Gioakim và Thánh Anna, vào một ngày cố định truyền thống là ngày 8 tháng 9, chín tháng sau lễ Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ ngày 8 tháng 12.[2]
Hoàn cảnh thời thơ ấu và thuở ban đầu của Đức Trinh Nữ Maria không được trực tiếp ghi lại trong Kinh Thánh, nhưng các tài liệu và truyền thống khác mô tả hoàn cảnh ra đời của Mẹ, được một số tác giả Kitô giáo sớm nhất từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội trích dẫn.
Những lời trình thuật này, mặc dù không được coi là có thẩm quyền theo cách thức như Kinh thánh, nhưng phác thảo một số niềm tin truyền thống của Giáo hội về sự ra đời của Đức Maria.
“Tiền Phúc Âm Thánh Giacôbê,” có lẽ đã có được văn bản cuối cùng vào đầu thế kỷ thứ hai, mô tả Thánh Gioakim, cha của Mẹ Maria là một thành viên giàu có của một trong Mười hai chi tộc Ítraen. Gioakim cùng với vợ là Anna vô cùng đau buồn vì tình trạng không có con của mình. Văn bản dạng viết Kitô giáo đầu tiên cho thấy: “Thánh Gioakim gợi nhớ đến Abraham rằng vào ngày cuối cùng Thiên Chúa đã sinh cho Abraham một người con trai mà ông đặt tên là Isaác.
Thánh Gioakim và Thánh Anna bắt đầu dành nhiều tâm huyết cho việc cầu nguyện và ăn chay một cách nghiêm cẩn, ban đầu các ngài tự hỏi liệu việc không thể mang thai một đứa con có thể cho thấy sự không hài lòng của Thiên Chúa đối với các ngài hay không.
Tuy nhiên, hóa ra cặp vợ chồng này còn được ban phúc dồi dào hơn cả Abraham và Sara, như một thiên sứ đã tiết lộ cho Anna khi hiện ra với bà và nói tiên tri rằng mọi thế hệ sẽ tôn vinh người con tương lai của họ: “Chúa đã nghe lời cầu nguyện của bà , bà sẽ thụ thai, sẽ sinh con, và dòng dõi của ông bà sẽ được nói đến trên khắp thế giới. "
Sau khi Maria chào đời, theo Tiền Phúc Âm Thánh Giacôbê, Thánh Anna “làm một nơi tôn nghiêm” trong phòng của bé gái sơ sinh, và “không cho phép bất cứ gì thông thường hoặc ô uế” vì sự thánh thiện đặc biệt của đứa trẻ. Bản văn tương tự ghi lại rằng khi bé gái được một tuổi, cha cô “làm một bữa tiệc lớn, và mời các thầy tư tế, các thầy thông luật, các trưởng lão và toàn thể dân Ítraen.”
“Và Thánh Gioakim đã mang đứa trẻ đến cho các thầy tư tế,” lời trình thuật tiếp tục, “và họ chúc phúc cho bé ấy, nói rằng:“ Lạy Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng tôi, hãy ban phúc cho đứa trẻ này, và ban cho bé một cái tên được lưu danh muôn đời trong mọi thế hệ”... Thánh Gioakim đem đứa trẻ đến gặp các thầy Thượng Phẩm, và họ chúc phúc cho bé rằng: “Lạy Đức Chúa Trời cao cả, xin hãy nhìn xem đứa trẻ này, và chúc phúc cho bé bằng phúc lành tột cùng, cho đến muôn đời.”
Tiền Phúc Âm tiếp tục mô tả cách cha mẹ của Mẹ Maria, cùng với các thầy tư tế trong đền thờ, quyết định sau đó rằng đứa trẻ sẽ được dâng cho Thiên Chúa như một Trinh nữ thánh hiến suốt phần còn lại của cuộc đời, và bước vào một cuộc hôn nhân khiết tịnh với người thợ mộc Giuse.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các tín hữu Kitô giáo vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên đã ghi lại các chi tiết về sự ra đời của Mẹ Maria trong các tài liệu như Tiền Phúc Âm Thánh Giacôbê và Phúc âm Sinh nhật của Mẹ Maria. Mặc dù không có tài liệu nào mang thẩm quyền của Kinh thánh, nhưng chúng cung cấp cho chúng ta mọi thứ mà chúng ta biết về cuộc đời của Đức Maria trước ngày Truyền tin, bao gồm tên của cha mẹ của Mẹ Maria, Thánh Giaokim và Thánh Anna (hoặc Annê). Đó là một ví dụ điển hình về Thánh Truyền (bổ sung mà không bao giờ mâu thuẫn với Kinh thánh).
Các Kitô hữu thường kỷ niệm ngày các thánh qua đời, vì đó là ngày các ngài bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Và thực sự, người Công giáo và Chính thống giáo kỷ niệm sự kết thúc cuộc đời của Đức Maria trong Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (được gọi là Lễ An giấc của Mẹ Thiên Chúa ‘Theotokos’ trong các Giáo hội Công giáo Tây Phương và Chính Thống giáo Đông Phương). Nhưng chúng ta cũng kỷ niệm ba lần sinh nhật, và Sinh Nhật của Mẹ Maria là một trong số đó. Hai lễ còn lại là sự ra đời của Chúa Kitô (25 tháng 12), và của Thánh Gioan Tẩy giả (24 tháng 6), và sợi dây chung liên kết các lễ này với nhau là cả ba — Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy giả — đều được sinh ra mà không mắc tội Tổ tông, mặc dù Mẹ Maria và Chúa Giêsu được thụ thai mà không mắc tội Tổ tông, còn Thánh Gioan Tẩy giả được sạch tội Tổ tông ngay trong lòng mẹ khi Mẹ Maria viếng thăm bà Isave.
Trong những thế kỷ trước, Lễ sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria được tổ chức rầm rộ hơn[3]; Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết người Công giáo có lẽ thậm chí không nhận ra rằng Giáo hội có một ngày lễ đặc biệt được dành riêng để cử hành ngày đó. Nhưng, giống như lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria là một ngày quan trọng trong lịch sử cứu độ của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô cần một người mẹ, và do đó sự thụ thai và sinh hạ Mẹ Maria là những sự kiện mà nếu không có chúng thì sự ra đời của Chúa Kitô là việc không thể.
Mẹ Maria được sinh ra để làm Mẹ của Đấng Cứu Độ thế giới, mẹ thiêng liêng của mọi người và thánh thiện nhất trong các thụ tạo của Thiên Chúa. Vì công lao vô hạn của Con Mẹ, Mẹ đã được thụ thai và sinh ra vô nhiễm nguyên tội và đầy ân sủng. Nhờ Mẹ, là Nữ vương trời đất, mọi ân sủng đều được ban cho loài người. Nhờ ý muốn của Thiên Chúa Ba Ngôi, những người không tin nhận được ân sủng đức tin; những người đau khổ được hưởng nhờ công trình của lòng Chúa thương xót; và các chi thể của Chúa Kitô lớn lên giống như Đầu của họ. Nơi Đức Maria, tất cả nhân tính được tôn cao. Chúng ta vui mừng trong ngày sinh nhật của Mẹ, như Giáo hội đã làm từ những ngày đầu tiên.
Vào ngày sinh nhật của Đức Mẹ, Giáo Hội kỷ niệm việc cứu độ đầu tiên với sự xuất hiện của mẹ Đấng Cứu Độ, Mẹ Maria, vào trong trần thế. Đức Trinh Nữ có một vị trí độc nhất trong lịch sử cứu độ, và Mẹ có sứ mệnh cao cả nhất từng được giao phó cho một thụ tạo. Chúng ta vui mừng vì Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta. Chúng ta hãy năng gọi Đức Trinh Nữ là "Nguyên nhân của niềm vui của chúng con"[4], một trong những danh hiệu đẹp nhất trong kinh cầu Đức Bà.
Trong ngày Đức Maria chào đời Giáo Hội đã kêu lên: "Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường ngay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh".[5] Thánh Augustinô đã mô tả sự ra đời của Đức Trinh Nữ Maria là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử và vũ trụ, và là khúc dạo đầu thích hợp cho sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói: “Mẹ là bông hoa trong cánh đồng, từ đó đã nở ra một hoa huệ thung lũng quý giá”.
Vị giám mục ở thế kỷ thứ tư đó, mà thần học của ngài đã định hình một cách sâu sắc sự hiểu biết của Giáo hội phương Tây về tội lỗi và bản chất con người, khẳng định rằng “nhờ sự ra đời của Mẹ, bản chất nhân loại được thừa hưởng từ cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã được thay đổi”.
Thánh Gioan Đamátsô đã dâng lời ca tụng: "Hết thảy mọi người hãy đến, chúng ta hân hoan mừng ngày sinh ra niềm vui sướng của cả thế giới ! Hôm nay đây, từ một bản tính thế trần, một thiên đàng đã thành hình dưới thế. Hôm nay đây, việc cứu rỗi đã bắt đầu cho thế giới!"
Chúng ta có thể xem mỗi ca sinh ra đời của một con người là một lời kêu gọi về hy vọng mới trên thế giới. Tình yêu của hai con người đã kết hợp với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo của Người. Các bậc cha mẹ yêu thương đã thể hiện hy vọng trong một thế giới đầy rẫy những gian nan. Đứa trẻ mới sinh ra có khả năng trở thành một máng chuyển tình yêu và hòa bình của Thiên Chúa đến cho thế giới.
Tất cả điều này đều đúng một cách tuyệt vời nơi Mẹ Maria. Nếu Chúa Giêsu là biểu hiện hoàn hảo của tình yêu Thiên Chúa, thì Mẹ Maria là điềm báo trước cho tình yêu ấy. Nếu Chúa Giêsu đã mang lại sự cứu rỗi viên mãn, thì Đức Maria là hừng đông rạng ngời của ơn cứu độ đó.
Việc tổ chức sinh nhật mang lại hạnh phúc cho người tổ chức cũng như cho gia đình và bạn bè. Bên cạnh sự ra đời của Chúa Giêsu, sự ra đời của Mẹ Maria mang lại niềm hạnh phúc lớn nhất có thể cho thế giới. Mỗi lần kỷ niệm ngày sinh của Mẹ, chúng ta có thể tự tin hy vọng về sự gia tăng hòa bình trong con tim mình và trên thế giới nói chung.
Lạy Cha từ nhân, việc Đức Maria chào đời như rạng đông báo hiệu mặt trời Công Chính là Đức Giêsu Kitô. Xin cho chúng con cũng tìm được niềm vui trong ngày mừng sinh nhật Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa cùng là Mẹ chúng con, để cùng Mẹ, chúng con luôn là những chứng nhân giới thiệu Cha cho mọi người, như Mẹ đã đem đến cho nhân loại niềm hy vọng và ơn cứu độ là Ðức Giêsu Kitô.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ che chở, gìn giữ hồn xác chúng con trong tình thương của Mẹ, và giúp chúng con kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, như Mẹ đã che chở, gìn giữ và kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Mẹ. Xin Sinh Nhật của Mẹ, là hừng đông loan báo ơn cứu độ của Thiên Chúa qua Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô, giúp hết thẩy chúng con biết đón nhận Ánh Sáng Cứu Độ từ Mặt Trời ấy. Amen.
------- [1] Ngày sinh nhật của Mẹ được chọn vào tháng 9 trùng hợp với tháng mà Giáo hội Đông phương bắt đầu năm Phụng vụ của mình. [2] Ngày 8 tháng 9 chính xác là chín tháng sau ngày 8 tháng 12 — lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đó không phải là, như nhiều người (trong đó có rất nhiều người Công giáo) lầm tưởng, ngày Đức Maria đã thụ thai Chúa Kitô, mà là ngày mà chính Đức Trinh nữ Maria được thụ thai trong lòng mẹ mình là Thánh Anna. [3] Vì là ngày bắt đầu mùa thu nên người ta còn gọi lễ Sinh nhật Đức Mẹ là lễ “Giáng Sinh Mùa Thu”
*****
Kể từ ngày 8 tháng 9 đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và đầu mùa thu, ngày này có nhiều lễ tạ ơn và phong tục gắn liền với nó.
Trong hình thức cũ hơn của Nghi lễ Rôma, có một lời nguyện chúc phúc cho mùa hè thu hoạch và mùa thu gieo hạt trong ngày này.
Những người trồng nho ở Pháp gọi ngày lễ này là "Lễ Đức Mẹ Thu Hoạch Nho". Những quả nho ngon nhất được mang đến nhà thờ địa phương để được ban phúc và sau đó một số chùm được gắn lên tay của bức tượng Đức Mẹ Maria. Bữa ăn lễ hội bao gồm các chùm nho mới, là một phần của ngày lễ này.
Ở khu vực Alps của Áo, ngày này là "Ngày xuống núi", khi đó gia súc và bầy cừu được dẫn từ đồng cỏ mùa hè của chúng trên các sườn núi và được đưa đến khu nghỉ đông của chúng trong các thung lũng. Đây thường là một đoàn lữ hành lớn, với tất cả đồ đạc, đồ trang trí và lễ hội. Ở một số vùng của Áo, sữa từ ngày này và tất cả thức ăn thừa được trao cho người nghèo để tôn vinh ngày giáng sinh của Đức Mẹ, (Trích từ The Holiday Book của Fr. Francis Weiser, SJ.)
Trong ngày lễ này, người ta:
- Hát các bài thánh ca khác nhau hoặc dâng những lời cầu nguyện lên Mẹ Maria, chẳng hạn như Kinh Truyền Tin, Kinh Cầu Đức Bà, Kinh Hãy Nhớ, Kinh Kính Mừng, Kính chào Đức Nữ Vương và Kinh Lạy Nữ Vương:
Bản phổ thông:
Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ,… Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh.
Bản Kinh Phụng Vụ - Kinh Tối
Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương, Ngọt ngào cho cuộc sống, Kính chào lẽ Cậy Trông
...
Ôi lượng cả khoan hồng, Ôi tấm lòng xót thương, Ôi dịu hiền nhân hậu, Trinh Nữ Ma-ri-a.
- Chiêm ngắm về Đức Mẹ: tất cả các lễ của Đức Maria đều hướng đến các mầu nhiệm của Chúa Kitô và lịch sử cứu độ của chúng ta. Các bài đọc Kinh thánh: Châm ngôn 8: 22-35 và Mátthêu 1: 1-16 (điều này cho thấy sự trân quý di sản và gia đình của Chúa Giêsu).
- Tổ chức tiệc sinh nhật cho Mẹ Maria, với bánh sinh nhật được trang trí đặc biệt và đồ trang trí sinh nhật màu xanh lam. Màu xanh lam là màu truyền thống của tấm áo choàng của Đức Mẹ Maria. Hoặc làm một chiếc bánh toàn màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của Đức Mẹ hoặc những chiếc bánh quy có lớp băng trắng. Bánh quy lòng trắng trứng trộn đường (hoặc bánh nụ hôn) cũng sẽ nhắc ta nhớ đến sự sạch trong không vướng mắc tội lỗi của Mẹ Maria. Tiệc sinh nhật không cần những lời giải thích đặc biệt dành cho trẻ nhỏ. Yêu cầu mỗi đứa trẻ dâng một "món quà" cho Mẹ Maria của chúng, chẳng hạn như bó hoa thiêng liêng, lỗi lầm phải sửa hoặc đức tính cần tập, các công việc cụ thể tỏ lòng thương xót, v.v. Học cách thắt nút chuỗi hạt Mân Côi để tặng như "món quà".
- Trang trí nhà, bàn gia đình hoặc bàn thờ gia đình với hoa hoặc đồ trang trí đặc biệt dành cho Đức Mẹ.
- Ở các nước Châu Âu, người ta ăn một số loại quả việt quất vào ngày này, đặc biệt là vào buổi sáng - bánh nướng xốp việt quất hoặc bánh kếp việt quất, hoặc chỉ quả việt quất tươi. Màu xanh lam của việt quất tượng trưng cho tấm áo choàng màu xanh lam của Mẹ Maria.
- Tìm hiểu về lòng sùng kính đối với “Maria Bambina” hoặc "Bé Maria."
[4] Ðức Bà làm cho chúng con vui mừng. Cầu cho chúng con.
[5] Đức Thánh Giáo Hoàng Sergiô I (sinh năm 650 – mất ngày 8 tháng 9 năm 701) truyền cử hành một cuộc rước từ đền thờ Thánh Adrianô đến đền thờ Đức Bà Cả trong ngày lễ mừng Sinh Nhật Đức Mẹ. Theo Sách Lễ năm 1962 của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, Phụng vụ Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ở Rôma tiếp tục có cuộc rước truyền thống này.
Mỗi người đều có ngày sinh nhật, ngày chào đời, ngày ghi dấu giây phút một con người thực sự được “có mặt trên đời”. Đây là ngày mà người ta nhớ đến như một kỷ niệm, mốc thời gian đáng nhớ, bắt đầu cho một cuộc đời mới của một con người trên trần gian.
Trong Giáo Hội, ngoài lễ mừng Sinh Nhật Chúa Giê-su Ki-tô, việc mừng kính sinh nhật Đức Ma-ri-a chứng tỏ Mẹ là thụ tạo số một, trong chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa.
Ngày lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ gắn liền với việc cung hiến mộït Đền thờ được xây cât tại Giêrusalem vào thế kỷ thứ V, nơi theo truyền thống cho là nhà của ông Gioan Kim và bà Anna, gần nơi hồ tắm Bethzatha (Ga 5,1-9). Tức là nơi các tín hữu cho là nhà Đức Mẹ được sinh ra. Từ thế kỷ thứ XII, ngôi đền thờ được gọi là Đền thờ thánh Anna, rồi sau đó được dâng kính cho ngày Sinh nhật của Đức Maria.
Lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ được bắt nguồn bên Đông phương ở thế kỷ thứ VI và được Đứùc Giáo Hoàng Serge I đưa vào cử hành tại Rôma, với cuộc rước kiệu đi từ thánh đường thánh Adrien gần Forum đi đến Đền Đức Bà Cả.
Ý lễ được lấy ra từ các Ngụy Thư như Tiền Tin Mừng thánh Giacôbê, Tin Mừng của Mátthêu mạo danh, và Tin Mừng về cuộc sinh hạ của Đứùc Maria mà người ta gán cho thánh Jérôme là tác giả.
Bên Đông phương lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ được cử hành đầu tháng 9 khai mạc năm Phụng vụ. Tại Rôma, lễ được cử hành dưới thời Giáo Hoàng Octave IV vào năm 1243 với tuần Bát nhật; rồi sau đó Đức Giáo Hoàng Grégoire XI còn thêm vào đêm Canh thúc vào năm 1378.
Mẹ Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang lầm lỗi. Mẹ đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Mẹ đã làm cho có sự sống viên mãn.
Hình ảnh bốn phụ nữ được Kinh Thánh nói đến như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến để cứu độ những người tội lỗi, và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Việc tuyển chọn những nhân vật này không phải là điều đáng tự hào vì lý lịch của họ. Nhưng tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với con người. Người chọn sự yếu kém để nói lên lượng từ bi của Người.
Đây là “gia phả của đức tin và ân sủng”. Vì cho dẫu gia phả này được đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót Chúa, được chính Thiên Chúa can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt, khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài, không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người. Chính vì một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã sinh ra để cưu mang Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta.
Ngày sinh nhật của Mẹ đã khai mở lời hứa của Thiên Chúa bước đầu thành sự, đồng thời, Mẹ là Nữ Tử Sion, là hy vọng của nhân loại. Mẹ ra đời để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Có cuộc sinh nhật của Mẹ, mới có sự ra đời của Đức Giêsu, có Đức Giêsu mới có Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, ngày sinh nhật của Mẹ đã được đặt vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, cứu độ. Mẹ như Sao mai dẫn lối đưa đường, Mẹ chính là hừng đông, là ánh bình minh báo trước Mặt trời công chính là Đức Kitô.
Trình thuật về gốc tích Đức Giê-su Ki-tô hôm nay kể lại một việc vô cùng lớn lao, Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Ma-ri-a, một thụ tạo tuyệt vời, nhưng chỉ coi mình là nữ tỳ hèn mọn được Chúa đoái thương nhìn tới. Mẹ được thụ thai và cưu mang Đấng Cứu Thế do quyền năng Chúa Thánh Thần, chuyện lạ lùng số một trong lịch sử nhân loại. Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh trọn đời. Mẹ là người mà ngôn sứ Mi-kha nhắc đến trong lịch sử: “Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời một phụ nữ sinh con.” Trong tình yêu mến, Mẹ luôn “xin vâng”, phó thác để tình yêu Chúa chiếm đoạt, để Thiên Chúa thực hiện thánh ý và chúc phúc cho Mẹ. Thánh Phao-lô khẳng định với tín hữu thành Rô-ma: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người… Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.”
Vì thế trong ngày Đức Maria chào đời Giáo hội đã kêu lên : “Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường nay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh”.
Thiên Chúa chuẩn bị chương trình Cứu Độ của Ngài thật kỹ lưỡng trong dòng lịch sử, với thời gian rất ư lâu dài. Thánh sử Mát-thêu ghi lại bản gia phả của Đức Giê-su, từ Tổ phụ Ap-ra-ham cho đến thánh Giu-se, người đã đính hôn với Mẹ của Đức Ki-tô, trải qua mười bốn đời với thời cực thịnh, mười bốn đời với thời lưu đày suy vong và mười bốn đời sau thời lưu đày ở Ba-by-lon. Đức Giê-su xuất thân từ dòng tộc con người. Nhưng cuối bản gia phả lại nói lên Thiên Tính của Ngài. “Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-sucũng gọi là Đấng Ki-tô.” Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, do quyền năng Thiên Chúa. Ở đây thêm xác nhận Đức Giê-su có nguồn gốc từ Thần Linh và là Thiên Chúa thật. Ngài là Thiên Chúa nhập thể trong cuộc đời, là một con người thực sự qua dòng thời gian, lịch sử ghi nhận rõ ràng.
Khi thuật lại gia phả Đức Giêsu, Thánh Kinh muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa loài người từ thời A-đam đến Chúa Ki-tô. Nếu vì liên đới với A-đam và chịu hậu quả bởi tội của A-đam, thì nay, trong Đức Ki-tô, dòng dõi con người cho đến ngày tận thế được ban phúc trở nên dòng dõi các kẻ tin, dòng dõi được Chúa chọn. Hiểu như thế, Mẹ Ma-ri-a không khỏi vui mừng hân hoan, vì Mẹ được thuộc về dòng dõi Đức Ki-tô.
Ngày Mẹ Ma-ri-a chào đời, nhân loại đón nhận món quà tuyệt vời Thiên Chúa tặng ban: bé gái này rồi sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế, mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Vì thế, Thiên Chúa đã dự liệu cho Con của mình một người mẹ đặc biệt: ngay từ giây phút đầu tiên trong lòng bà thánh An-na, Đức Ma-ri-a đã được gìn giữ khỏi vết nhơ của tội nguyên tổ để rồi nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Mẹ sẽ mang thai, sinh hạ Đấng Cứu Thế. Nhờ được “Thiên Chúa ở cùng”, Mẹ được “đầy ơn phúc”, được diễm phúc hơn mọi phụ nữ. Thánh Bo-na-ven-tu-ra xác quyết: “Thiên Chúa có thể tạo dựng một thế giới khác tốt đẹp hơn, nhưng không thể tạo dựng một người mẹ khác hoàn hảo hơn Mẹ Thiên Chúa được.”
Ngày nay Mẹ Ma-ri-a đang ở trên trời nhưng tình Mẹ, ân phúc của Mẹ, dấu ấn của Mẹ vẫn còn đó trên hành trình của tất cả những người con đang còn ở dương thế. Chúa Giê-su đã trao ban Mẹ cho nhân loại chúng ta.Mỗi người chúng ta hãy chạy đến với Mẹ và thưa: cảm ơn Mẹ luôn đồng hành với con trong cuộc đời. Cảm tạ Mẹ đã bảo bọc che chở, quan tâm đến cuộc đời con. Cảm ơn Mẹ đã nhận con là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời con.
Hôm nay là lễ sinh nhật Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ chúng ta, chúng ta cùng nhau chúc mừng tuổi Mẹ. Ngày này phải là ngày vui chung của toàn thế giới, chứ không phải riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới.
Bài Tin Mừng về lễ sinh nhật của Mẹ Maria hôm nay, thánh ký Mátthêu kể cho chúng ta nghe về gia phả của Chúa Giêsu xuyên suốt lịch sử cứu độ. Lịch sử đó bắt đầu từ Thiên Chúa sáng tạo con người đầu tiên cho đến Thiên Chúa nhập thể làm người và cứu độ con người. Trong đó, A-đam và E-va trong cuộc Sáng Tạo đã sa ngã, thì đây cần một A-đam mới cùng với sự cộng tác của E-va mới để phục hồi nhân loại trong cuộc Tân Sáng Tạo. Mẹ Maria chói sáng trong vai trò E-va mới, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ và đem lại vinh dự cho mọi phụ nữ trên đời.
Người nữ trong công trình sáng tạo. Bản gia phả và việc sinh hạ Chúa Cứu Thế đưa ra một cái nhìn mới về chỗ đứng của người nữ trong việc cộng tác sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa, trong đó, Mẹ Maria là người nữ tuyệt hảo được Thiên Chúa sủng ái và có thần thế trước mặt Người.
Giữa một xã hội Do Thái trọng nam khinh nữ, thậm chí người phụ nữ được xếp hàng thứ sáu, đứng sau cả vật nuôi. Người phụ nữ Do Thái hầu như không có tiếng nói, đến cả việc cưới xin và ly hôn cũng do quyết định của người nam.
Xuyên suốt Thánh Kinh Cựu Ước, hầu như lãng quên bóng dáng của người phụ nữ, rải rác một ít chỗ nhắc tới một số phụ nữ, nhưng phần lớn thường là những chuyện chẳng vẻ vang gì (trừ Giuđitha, Etthe và vài ngôn sứ), thậm chí còn coi họ như là cạm bẫy cho đàn ông.
Các kinh sư Do Thái tuyệt đối không nhận phụ nữ làm đồ đệ, họ phân biệt đối xử trong mọi sinh hoạt xã hội, kể cả việc phụng tự và các nghi lễ thanh tẩy.
Thế nhưng, trong thời đại Tân Ước, thánh Matthêu đã bắt đầu với việc kể tới bốn người phụ nữ trong gia phả của Chúa Giêsu (Tharma, Rakhap, Rút, Maria) xuyên suốt lịch sử cứu độ và đỉnh điểm của mẫu phụ nữ tuyệt vời là Mẹ Maria.
Dù Thánh Kinh không để lại cho chúng ta một dấu tích nào về ngày sinh nhật của Mẹ Maria, cũng không cho biết tên song thân của Mẹ, nhưng truyền thống cho biết song thân của Mẹ là thánh Gioakim và Anna, và việc mừng kính ngày sinh nhật của Mẹ đã có rất lâu trong Phụng Vụ Giáo Hội.
Ý nghĩa việc sinh hạ Chúa Giêsu Việc mừng sinh nhật của Mẹ Maria cũng là dịp để chúng ta chiêm ngắm chức năng Mẹ là Mẹ Nhân Loại – là mọi người chúng ta, đồng thời mừng chúng ta được Mẹ sinh ra cách huyền nhiệm dưới chân thập giá Chúa Giêsu và chúng ta được làm con của Mẹ.
Mẹ Maria được mời gọi và ưng thuận làm Mẹ Chúa Chúa Kitô, Đầu của nhân loại. Nếu làm Mẹ của Đầu thì cũng là Mẹ của toàn thể. Đó là nền tảng đầu tiên của mẫu tính thiêng liêng đối với loài người. Nhưng Chúa Kitô đã thực hiện viên mãn ơn gọi của nhân loại mới, còn đa số nhân loại thì đang trên đường thực hiện ơn gọi của mình. Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại đã hoặc đang trên đường lãnh nhận ơn cứu độ.
Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại vì đã chuyển đạt cho nhân loại sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu, khởi đi từ việc sinh Đấng Cứu Thế được trao ban cho nhân loại. Vì Mẹ Maria chỉ có ý nghĩa trong tương quan với Chúa Kitô, nên mẫu tính của Người cũng chỉ có nền tảng khi được nối kết với Chúa Kitô. Khi sinh ra Chúa Kitô, tác giả sự sống thần linh, cho thế gian, Mẹ Maria thực sự là Mẹ nhân loại, nhưng là một nhân loại mới. Là “Eva mới”, Mẹ Maria cũng là Mẹ các chúng sinh (x. St 3, 20).
Sứ mệnh làm mẹ của Mẹ Maria thiết yếu gắn liền với sự sống siêu nhiên. Mẹ Maria là mẹ của loài người bằng cách làm cho đời sống ân sủng, sự sống của Chúa Kitô được nảy sinh và triển nở nơi các tâm hồn. Đối với các tâm hồn sống trong ân sủng, Mẹ Maria dẫn đưa họ đến một đời sống ngày càng mật thiết hơn với Chúa Giêsu, còn đối với các tâm hồn tội lỗi, Mẹ là hiện thân của sự khoan dung nhân hậu. Có thể nói, việc sinh ra Chúa Giêsu cho nhân loại, cũng có nghĩa là Mẹ Maria đã cho nhân loại sự sống siêu nhiên, điều đó cũng thật như những người mẹ cho con cái mình sự sống tự nhiên vậy. Mẹ Maria nuôi nấng, phù hộ, làm lớn lên và phát triển sự sống siêu nhiên của nhân loại để đưa nó tới chỗ hoàn hảo .
Giáo huấn của thánh Phaolô hướng mọi người Kitô hữu về chức làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria, khi thánh nhân thích diễn tả những điều kỳ diệu của mầu nhiệm, nhờ đó Kitô hữu chỉ trở thành một thân thể với Đức Kitô: là chi thể của Đức Kitô, nên phải tham dự vào những đoạn đời khác nhau của Đức Kitô (x. Rm 6). Nói cách khác, các Kitô hữu là con cái và thừa tự của cùng một Chúa Cha với Đức Kitô. Cũng theo dòng tư tưởng đó, có thể kết luận rằng: các Kitô hữu cũng được cưu mang và sinh ra bởi Mẹ Maria với Đức Kitô và có cùng một mẹ với Người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria, tôn trọng phẩm giá người nữ, đồng thời biết cộng tác vào việc sinh ra nhiều con cái cho Chúa qua việc loan báo Tin Mừng đem nhiều người về cho Chúa. Amen.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt và tác động, Giáo hội Đông phương đã mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ từ những năm 560, đến năm 715, Giáo hội Tây phương do Đức Thánh Giáo hoàng Sergiô I thiết lập lễ sinh nhật Đức Mẹ. Thế kỷ XI, Thánh Giám mục Fulbertô có công truyền bá lễ này khi làm giám mục thành Chartres, ngài đã mừng lễ này trọng thể, sau đó lễ sinh nhật Đức Mẹ được truyền bá khắp nơi. Đức Innocentê IV khởi xướng làm tuần 8 ngày trước lễ. Đức Grêgôriô XI đặt lễ vọng và ngày chay trước lễ. Đức Thánh Piô X bỏ lễ vọng và tuần tám. Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày 8-9, đúng 9 tháng sau lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8-12.
Cùng với toàn thể Giáo Hội trong ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương sắp đặt cho toàn thể nhân loai có một người Mẹ tuyệt vời là Đức Maria. Chúng ta hãy lên Mẹ Maria những lời ngợi khen vì Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương một cách đặc biệt với muôn vàn ân phúc, nhất là đặc ân vô nhiễm thai và trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời của Mẹ Maria, để trong từng ngày sống, chúng ta tập tành những nhân đức của Mẹ.
Mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria qua lăng kính Mẹ là thụ tạo của Thiên Chúa, một thụ tạo với ngày khởi đầu của một con người trong cộng đồng nhân loại, một con người có ngày sinh tháng đẻ như bao người khác: 9 tháng 10 ngày trong dạ mẹ, lớn dần theo năm tháng, nhận được sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ và người thân, mang nơi mình những ước mơ, hoài bão, những nỗi đau, yếu đuối của phận người.
Mẹ Maria không đi ngoài quỹ đạo đó, Mẹ là một thụ tạo được sinh dựng khởi đi từ tình yêu Thiên Chúa qua tình yêu và lòng đạo đức, lòng tin mạnh mẽ nơi song thân của Mẹ là Ông Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna, Mẹ cũng lớn lên trong vòng tay yêu thương và dạy dỗ của song thân. Như bao thiếu nữ khác cùng trang lứa, Mẹ cũng có những ước mơ, những hoài bão, dự định cho hiện tại cũng như tương lai. Nhưng! Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa yêu thương? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa chọn và mời gọi Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa ban ân sủng về trời hồn xác? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa ban tặng triều thiên Thiên Quốc? Đây chính là những gì mà mỗi người con của Mẹ cần đào sâu, học hỏi nơi đời sống của Mẹ Maria.
Nhiều người cho rằng, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn từ thưở đời đời, chính vì thế mà Thiên Chúa giúp Mẹ, ban ân sủng cho Mẹ. Nhờ đó mà Mẹ được những đặc ân lớn lao, điều này đúng chứ không sai, nhưng nếu ta hướng về Mẹ Maria qua lăng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, trong khi ta chỉ là một con người bình thường, tầm thường, đang phải vật lộn với những tật xấu, những đam mê, khó khăn và khổ đau, thì khó và rất khó học được đời sống Xin Vâng, đời sống Tin, Cậy, Mến nơi Mẹ.
Tuy Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, nhưng Ngài không áp đặt, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do tuyệt đối mà Ngài đã ban tặng cho Mẹ nói riêng và cho nhân loại nói chung. Mẹ được đặc ân vô nhiễm thai, nhưng để ân sủng được bền vững và lớn lên cần phải có sự nỗ lực, cộng tác chặt chẽ giữa con người với Thiên Chúa qua cầu nguyện, bằng tư tưởng và hành động. Như Thánh Âutinh đã cảm nghiệm “Thiên Chúa sinh dựng nên ta, Ngài không cần ý kiến của ta, nhưng muốn cứu độ ta, Ngài cần sự cộng tác của ta”.
Mẹ Maria được sinh ra trong một gia đình mà trước đây song thân Mẹ đã từng phải nghe những lời đàm tiếu, những ánh mắt khinh khi của mọi người vì không con nối dõi (Sách Nguỵ thư của Thánh Giacôbê có ghi: “Hai ông bà đã già mà không có con, đây là một thử thách lớn lao của hai ông bà”), Mẹ không được cắp sách tới trường, bởi phong tục tập quán của người Do Thái thời bấy giờ, người phụ nữ không được coi trọng (x. Lc 14,21), nói đúng hơn, người phụ nữ bị lệ thuộc vào người nam, lệ thuộc vào những luật lệ khắt khe (x. Cr 11,2-15; x. Tm 2,9-15).
Năm Mẹ được 3 tuổi, song thân dẫn Mẹ lên đền thờ tại Giêrusalem như một món quà dâng lên Chúa, một cô bé chỉ mới 3 tuổi, nên song thân phải dìu từng bước lên 15 bậc thang lớn dẫn vào sân đền thờ và tiến đến bàn thờ hiến tế nơi Thiên Chúa hiện diện. Điều song thân của Mẹ mong ước là con gái của họ được gần Thiên Chúa. Qua sự việc đó, Mẹ ao ước dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa (Trích khải thị của Thánh Giacôbê).
Trong Tin Mừng không tường thuật chi tiết cuộc đời của Mẹ, nhưng qua lời chào của Sứ Thần trong ngày truyền tin, “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30), cho ta biết Mẹ Maria chắc chắn là một người con hiếu thảo trong gia đình, một thiếu nữ nết na, nhu mì, Mẹ học hỏi và bắt chước thân phụ tìm và học hỏi lời Chúa qua Thánh Kinh, Mẹ được hấp thụ đời sống đức tin, đạo đức, chuyên tâm cầu nguyện từ song thân, tinh thần hiền lành khiêm nhường, chịu đựng nơi thân mẫu, dẫu rằng trong Kinh Thánh không ghi chép, tường thuật cuộc đời của song thân Đức Maria. Nhưng, “cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai” (Mt 7,20), “nhìn vào con cái, người ta sẽ biết song thân” (Hc 11,28).
Như bao thiếu nữ khác và theo tập tục của người Do Thái, song thân Mẹ cũng tìm cho Mẹ một ý trung nhân: “Bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse” (Mt 1,18).
Ngày Mẹ được song thân dẫn lên đền thờ dâng cho Thiên Chúa, Mẹ đã nguyện ước dâng mình cho Thiên Chúa điều đó đã đi theo Mẹ xuyên suốt cuộc sống. Đức vâng lời quan trọng hơn hết, Mẹ đã vâng lời song thân đính hôn cùng Thánh Giuse, ngày thành hôn đã gần kề niềm vui cùng với lắng lo, hạnh phúc cũng như nuối tiếc khi phải gác lại những ước mơ của riêng bản thân. Bỗng dưng, vào một ngày đẹp trời, đang khi thực hiện công việc và bổn phận của một người con, một người thiếu nữ trong gia đình, Sứ Thần Chúa hiện đến với lời chào làm Mẹ sững sờ, bối rối: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Với đức tính khiêm nhường, Mẹ bối rối và tự hỏi “lời chào đó có ý nghĩa gì?” (Lc 1,29), tiếp đến, Mẹ lại đón nhận một lời mời gọi, tưởng chừng như trời đất tối sầm, đôi tai Mẹ như bị lùng bùng, vì điều mời gọi của Sứ thần vượt quá sức tưởng tượng của Mẹ: “Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1,31), việc quá lớn lao và ngoài dự tính của Mẹ, Mẹ đã thận trọng và thưa: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34), sau khi được Sứ thần giải thích và biết đây là Thánh Ý của Thiên Chúa, tuy Mẹ chưa biết gì về quyền năng, hình ảnh của Chúa Thánh Thần, nhưng với niềm tin, phó thác Mẹ đã mạnh mẽ cất lên tiếng xin vâng trong khiêm hạ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần nói” (Lc 1,38).
Với luật lệ khắt khe của người Do Thái thời bấy giờ, tình huống mang thai của Mẹ lúc đó hẳn sẽ bị kết án tử hình với hình thức ném đá. Cất lời xin vâng, là Mẹ chấp nhận bản án tử hình cho cuộc đời Mẹ, sau lời xin vâng Mẹ tập sống đời sống Đức Tin, nhận ra ý Chúa trong hạnh phúc, khổ đau, luôn suy đi nghĩ lại ý Chúa qua từng biến cố của cuộc sống khi chưa có lời giải đáp (x. Lc 2,19.51), cất lời xin vâng là Mẹ đón nhận Thập Giá và Thập Giá luôn đồng với Mẹ.
Thập Giá đời Mẹ, Mẹ phải từ bỏ ước mơ, ý riêng để thuận theo ý Chúa, gánh chịu sự buồn phiền, nghi vấn của người bạn đã đính hôn: “Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19).
Thập Giá đời Mẹ: ngày Mẹ sinh con, đây là Con Thiên Chúa như lời Sứ Thần tiên báo, Mẹ lại sinh con nơi hang bò lừa trong khó khăn, thiếu thốn trăm bề sau khi bị từ chối sự giúp đỡ của những người đồng hương, những con người có điều kiện nơi vùng đất đô hội thời bấy giờ (x. Lc 2,1-7).
Thập Giá đời Mẹ: ngày dâng Hài Nhi Giêsu lên đền thờ, Mẹ gánh chịu lời tiên báo những điềm xấu cho cả con lẫn mẹ (x. Lc 2,33-35).
Thập Giá đời Mẹ: niềm vui và hạnh phúc đang dâng trào, Mẹ đón nhận tin chẳng lành, vội vã cùng người bạn đời lên đường lúc đêm khuya giá lạnh đưa con đi lánh nạn nơi đất khách quê người, trong sự thiếu thốn, khó nghèo vì Hêrôđê tìm giết con yêu (x. Mt 2,13-15).
Thập Giá đời Mẹ; Cả gia đình hân hoan trẩy hội đền thờ, nhưng niềm hân hoan chợt tắt khi trở về Mẹ lạc mất con, Mẹ đã lặn lội trong đau khổ buồn phiền, đói khát, sau 3 ngày Mẹ mới tìm thấy con yêu (x. Lc 2,41-48).
Thập Giá đời Mẹ: âm thầm lặng lẽ theo con từng bước khi con lên đường thi hành sứ vụ, hạnh phúc khi thấy con yêu thương, dạy dỗ điều tốt cho mọi người, vui vì con đem lại hạnh phúc cho những người khổ đau, Mẹ đang thả hồn theo lời cảm tạ và nguyện cầu cùng Thiên Chúa chúc phúc cho những công việc tốt đẹp của con. Bỗng dưng, trời đất như sụp đổ, đôi chân đã già yếu theo tuổi đời, mệt mỏi sau những ngày theo con rong ruổi khắp nơi, giờ đây như muốn ngã quỵ khi nghe tin vua quan trần gian kết án tử cho con mình (x. Ga 19,12-18).
Thập Giá đời Mẹ: còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau, khi Mẹ gặp con mình trên đường Thập Giá, chứng kiến cảnh con yêu bị hành hình một cách nhục nhã, nhục hình Thập Giá chỉ dành cho những thành phần người trộm cướp, giết người.
Thập Giá đời Mẹ: ngày mà đôi tay Mẹ ẵm Hài Nhi Giêsu, tuy khó khăn, gian khổ nhưng tràn đầy niềm hạnh phúc, đây là niềm vui lớn nhất của người phụ nữ khi đón nhận Thiên Chức làm mẹ, giờ đây cũng đôi tay giở đã gầy guộc vì tuổi già ẵm lấy xác con yêu người không ra hình người vì sự tra tấn dã man của nhân loại, hơi thở, giọng nói giờ cũng không còn, còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi Mẹ phải xa lìa con (x. Lc 23,28-34). “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống thật đau đớn lòng”.
Thập Giá đời Mẹ: ngày con được sinh ra tuy là trong hang bò lừa của những chú mục đồng nhưng ánh mắt, nụ cười, của con yêu đem lại cho Mẹ niềm vui và hạnh phúc, giờ đây cũng chính thân xác con yêu sau khi đã nhận sự trả ơn của nhân loại một cách tàn nhẫn, giờ được tang trong mồ, ngôi mồ mượn tạm của người. Mẹ đau đớn biết là dường nào (x. Lc 23,50-55).
Lược sơ qua cuộc đời của Mẹ Maria, một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác, chân yếu tay mềm, gánh chịu tất cả những gì mà người phụ nữ bình thường phải gánh, cũng mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng con bằng chính dòng sữa của mình, chu toàn bổn phận của một người vợ, mẹ trong gia đình. Nhưng Mẹ không than thân trách phận, Mẹ phó dâng cuộc đời cho Thiên Chúa định liệu, Mẹ khiêm nhường nhận Mẹ là nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ chuyên tâm cầu nguyện, tìm, lắng nghe và tuân theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vui cũng như buồn, Mẹ sống chan hoà tình yêu thương với mọi người, Mẹ đã từng sống trong đêm tối của đức tin. Chính niềm tin sắc bén, niềm phó thác cậy trông vững bền vào Thiên Chúa và đặc biệt Mẹ yêu mến Thiên Chúa bằng lời nói hành động, bằng cả trái tim và con người của Mẹ. Nhờ đó Mà Mẹ được Chúa yêu thương chúc phúc và ban tặng cho Mẹ những đặc ân cao trọng.
Mừng sinh Nhật Mẹ Maria và hướng về Mẹ qua lănh kính bình thường và bình dị. Để từ đó ta cố gắng hơn trong đời sống hoàn thiện, chuyên tâm hơn trong đời sống cầu nguyện, kiện toàn hơn trong đời sống đức tin, Xin Mẹ Maria đồng hành và giúp ta sống xứng với danh xưng là con Thiên Chúa, xứng với hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người ta.
Lạy Mẹ Maria! Mẹ cũng là thụ tạo do Chúa sinh dựng lên, nhưng là thụ tạo toàn bích trước mắt Thiên Chúa qua đời sống của Mẹ.
Trong niềm hân hoan mừng ngày sinh nhật của Mẹ, chúng con xin được hiệp cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân. Vì Chúa đã ban cho chúng con là những thụ tạo yếu đuối có một tấm gương và một người Mẹ, là Đức Trinh Nữ Maria.
Chúng con cảm tạ Mẹ đã sống nêu gương cho chúng con bằng những nhân đức xin vâng, khiêm nhường và chịu đựng, đã đồng hành và che chở, cầu nguyện cho chúng con trước ngai toà Thiên Chúa.
Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con, để nhờ ơn Chúa giúp, trong từng ngày sống chúng con biết noi gương Mẹ, Xin Mẹ đồng hành, dạy dỗ chúng con như xưa Mẹ đã dạy Thánh Tử Giêsu thời thơ ấu, xin Mẹ cầu nguyện cùng với chúng con như xưa Mẹ đã từng cầu nguyện cùng với Chúa Giêsu, xin Mẹ giúp chúng con vững bước trên đường thập giá. Nhờ đó mà chúng con trở thành những người con ngoan của Chúa và của Mẹ, trở thành những tấm gương, lời mời gọi mọi người tin, yêu và đón nhận Chúa trong cuộc sống. Amen.
Cùng với toàn thể Giáo Hội trong ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương sắp đặt cho toàn thể nhân loai có một người Mẹ tuyệt vời là Đức Maria.
“Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23).
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt và tác động, Giáo hội Đông phương đã mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ từ những năm 560, đến năm 715,
Giáo hội Tây phương do Đức Thánh Giáo hoàng Sergiô I thiết lập lễ sinh nhật Đức Mẹ. Thế kỷ XI, Thánh Giám mục Fulbertô có công truyền bá lễ này khi làm giám mục thành Chartres, ngài đã mừng lễ này trọng thể, sau đó lễ sinh nhật Đức Mẹ được truyền bá khắp nơi. Đức Innocentê IV khởi xướng làm tuần 8 ngày trước lễ. Đức Grêgôriô XI đặt lễ vọng và ngày chay trước lễ. Đức Thánh Piô X bỏ lễ vọng và tuần tám. Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày 8-9, đúng 9 tháng sau lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8-12.
Cùng với toàn thể Giáo Hội trong ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương sắp đặt cho toàn thể nhân loai có một người Mẹ tuyệt vời là Đức Maria. Chúng ta hãy lên Mẹ Maria những lời ngợi khen vì Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương một cách đặc biệt với muôn vàn ân phúc, nhất là đặc ân vô nhiễm thai và trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời của Mẹ Maria, để trong từng ngày sống, chúng ta tập tành những nhân đức của Mẹ.
Mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria qua lăng kính Mẹ là thụ tạo của Thiên Chúa, một thụ tạo với ngày khởi đầu của một con người trong cộng đồng nhân loại, một con người có ngày sinh tháng đẻ như bao người khác: 9 tháng 10 ngày trong dạ mẹ, lớn dần theo năm tháng, nhận được sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ và người thân, mang nơi mình những ước mơ, hoài bão, những nỗi đau, yếu đuối của phận người.
Cùng với toàn thể Giáo Hội trong ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, ngoài việc cùng với mọi người chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương sắp đặt cho toàn thể nhân loại có một người Mẹ tuyệt vời là Đức Maria, cùng hiệp lòng dâng lên Mẹ Maria những lời ngợi khen vì Mẹ chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương một cách đặc biệt, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ muôn vàn ân phúc, phúc lớn nhất là Mẹ được đặc ân vô nhiễm thai và trở thành Mẹ Thiên Chúa, kế đến cũng mời gọi mỗi người tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời của Mẹ Maria. Để rồi trong từng ngày sống ta tập tành những nhân đức của Mẹ.
Mẹ Maria không đi ngoài quỹ đạo đó, Mẹ là một thụ tạo được sinh dựng khởi đi từ tình yêu Thiên Chúa qua tình yêu và lòng đạo đức, lòng tin mạnh mẽ nơi song thân của Mẹ là Ông Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna, Mẹ cũng lớn lên trong vòng tay yêu thương và dạy dỗ của song thân. Như bao thiếu nữ khác cùng trang lứa, Mẹ cũng có những ước mơ, những hoài bão, dự định cho hiện tại cũng như tương lai. Nhưng! Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa yêu thương? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa chọn và mời gọi Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa ban ân sủng về trời hồn xác? Do đâu mà Mẹ được Thiên Chúa ban tặng triều thiên Thiên Quốc? Đây chính là những gì mà mỗi người con của Mẹ cần đào sâu, học hỏi nơi đời sống của Mẹ Maria.
Nhiều người cho rằng, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn từ thưở đời đời, chính vì thế mà Thiên Chúa giúp Mẹ, ban ân sủng cho Mẹ. Nhờ đó mà Mẹ được những đặc ân lớn lao, điều này đúng chứ không sai, nhưng nếu ta hướng về Mẹ Maria qua lăng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, trong khi ta chỉ là một con người bình thường, tầm thường, đang phải vật lộn với những tật xấu, những đam mê, khó khăn và khổ đau, thì khó và rất khó học được đời sống Xin Vâng, đời sống Tin, Cậy, Mến nơi Mẹ.
Tuy Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, nhưng Ngài không áp đặt, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do tuyệt đối mà Ngài đã ban tặng cho Mẹ nói riêng và cho nhân loại nói chung. Mẹ được đặc ân vô nhiễm thai, nhưng để ân sủng được bền vững và lớn lên cần phải có sự nỗ lực, cộng tác chặt chẽ giữa con người với Thiên Chúa qua cầu nguyện, bằng tư tưởng và hành động. Như Thánh Âutinh đã cảm nghiệm “Thiên Chúa sinh dựng nên ta, Ngài không cần ý kiến của ta, nhưng muốn cứu độ ta, Ngài cần sự cộng tác của ta”.
Đời thơ ấu của Đức Maria
Mẹ Maria được sinh ra trong một gia đình mà trước đây song thân Mẹ đã từng phải nghe những lời đàm tiếu, những ánh mắt khinh khi của mọi người vì không con nối dõi (Sách Nguỵ thư của Thánh Giacôbê có ghi: “Hai ông bà đã già mà không có con, đây là một thử thách lớn lao của hai ông bà”), Mẹ không được cắp sách tới trường, bởi phong tục tập quán của người Do Thái thời bấy giờ, người phụ nữ không được coi trọng (x. Lc 14,21), nói đúng hơn, người phụ nữ bị lệ thuộc vào người nam, lệ thuộc vào những luật lệ khắt khe (x. Cr 11,2-15; x. Tm 2,9-15).
Năm Mẹ được 3 tuổi, song thân dẫn Mẹ lên đền thờ tại Giêrusalem như một món quà dâng lên Chúa, một cô bé chỉ mới 3 tuổi, nên song thân phải dìu từng bước lên 15 bậc thang lớn dẫn vào sân đền thờ và tiến đến bàn thờ hiến tế nơi Thiên Chúa hiện diện. Điều song thân của Mẹ mong ước là con gái của họ được gần Thiên Chúa. Qua sự việc đó, Mẹ ao ước dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa (Trích khải thị của Thánh Giacôbê).
Trong Tin Mừng không tường thuật chi tiết cuộc đời của Mẹ, nhưng qua lời chào của Sứ Thần trong ngày truyền tin, “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30), cho ta biết Mẹ Maria chắc chắn là một người con hiếu thảo trong gia đình, một thiếu nữ nết na, nhu mì, Mẹ học hỏi và bắt chước thân phụ tìm và học hỏi lời Chúa qua Thánh Kinh, Mẹ được hấp thụ đời sống đức tin, đạo đức, chuyên tâm cầu nguyện từ song thân, tinh thần hiền lành khiêm nhường, chịu đựng nơi thân mẫu, dẫu rằng trong Kinh Thánh không ghi chép, tường thuật cuộc đời của song thân Đức Maria. Nhưng, “cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai” (Mt 7,20), “nhìn vào con cái, người ta sẽ biết song thân” (Hc 11,28).
Đời sống xin vâng và tận hiến cho Thiên Chúa nơi Đức Maria
Như bao thiếu nữ khác và theo tập tục của người Do Thái, song thân Mẹ cũng tìm cho Mẹ một ý trung nhân: “Bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse” (Mt 1,18).
Ngày Mẹ được song thân dẫn lên đền thờ dâng cho Thiên Chúa, Mẹ đã nguyện ước dâng mình cho Thiên Chúa điều đó đã đi theo Mẹ xuyên suốt cuộc sống. Đức vâng lời quan trọng hơn hết, Mẹ đã vâng lời song thân đính hôn cùng Thánh Giuse, ngày thành hôn đã gần kề niềm vui cùng với lắng lo, hạnh phúc cũng như nuối tiếc khi phải gác lại những ước mơ của riêng bản thân. Bỗng dưng, vào một ngày đẹp trời, đang khi thực hiện công việc và bổn phận của một người con, một người thiếu nữ trong gia đình, Sứ Thần Chúa hiện đến với lời chào làm Mẹ sững sờ, bối rối: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Với đức tính khiêm nhường, Mẹ bối rối và tự hỏi “lời chào đó có ý nghĩa gì?” (Lc 1,29), tiếp đến, Mẹ lại đón nhận một lời mời gọi, tưởng chừng như trời đất tối sầm, đôi tai Mẹ như bị lùng bùng, vì điều mời gọi của Sứ thần vượt quá sức tưởng tượng của Mẹ: “Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1,31), việc quá lớn lao và ngoài dự tính của Mẹ, Mẹ đã thận trọng và thưa: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34), sau khi được Sứ thần giải thích và biết đây là Thánh Ý của Thiên Chúa, tuy Mẹ chưa biết gì về quyền năng, hình ảnh của Chúa Thánh Thần, nhưng với niềm tin, phó thác Mẹ đã mạnh mẽ cất lên tiếng xin vâng trong khiêm hạ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần nói” (Lc 1,38).
Với luật lệ khắt khe của người Do Thái thời bấy giờ, tình huống mang thai của Mẹ lúc đó hẳn sẽ bị kết án tử hình với hình thức ném đá. Cất lời xin vâng, là Mẹ chấp nhận bản án tử hình cho cuộc đời Mẹ, sau lời xin vâng Mẹ tập sống đời sống Đức Tin, nhận ra ý Chúa trong hạnh phúc, khổ đau, luôn suy đi nghĩ lại ý Chúa qua từng biến cố của cuộc sống khi chưa có lời giải đáp (x. Lc 2,19.51), cất lời xin vâng là Mẹ đón nhận Thập Giá và Thập Giá luôn đồng với Mẹ.
Thập Giá đời Mẹ, Mẹ phải từ bỏ ước mơ, ý riêng để thuận theo ý Chúa, gánh chịu sự buồn phiền, nghi vấn của người bạn đã đính hôn: “Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19).
Thập Giá đời Mẹ: ngày Mẹ sinh con, đây là Con Thiên Chúa như lời Sứ Thần tiên báo, Mẹ lại sinh con nơi hang bò lừa trong khó khăn, thiếu thốn trăm bề sau khi bị từ chối sự giúp đỡ của những người đồng hương, những con người có điều kiện nơi vùng đất đô hội thời bấy giờ (x. Lc 2,1-7).
Thập Giá đời Mẹ: ngày dâng Hài Nhi Giêsu lên đền thờ, Mẹ gánh chịu lời tiên báo những điềm xấu cho cả con lẫn mẹ (x. Lc 2,33-35).
Thập Giá đời Mẹ: niềm vui và hạnh phúc đang dâng trào, Mẹ đón nhận tin chẳng lành, vội vã cùng người bạn đời lên đường lúc đêm khuya giá lạnh đưa con đi lánh nạn nơi đất khách quê người, trong sự thiếu thốn, khó nghèo vì Hêrôđê tìm giết con yêu (x. Mt 2,13-15).
Thập Giá đời Mẹ; Cả gia đình hân hoan trẩy hội đền thờ, nhưng niềm hân hoan chợt tắt khi trở về Mẹ lạc mất con, Mẹ đã lặn lội trong đau khổ buồn phiền, đói khát, sau 3 ngày Mẹ mới tìm thấy con yêu (x. Lc 2,41-48).
Thập Giá đời Mẹ: âm thầm lặng lẽ theo con từng bước khi con lên đường thi hành sứ vụ, hạnh phúc khi thấy con yêu thương, dạy dỗ điều tốt cho mọi người, vui vì con đem lại hạnh phúc cho những người khổ đau, Mẹ đang thả hồn theo lời cảm tạ và nguyện cầu cùng Thiên Chúa chúc phúc cho những công việc tốt đẹp của con. Bỗng dưng, trời đất như sụp đổ, đôi chân đã già yếu theo tuổi đời, mệt mỏi sau những ngày theo con rong ruổi khắp nơi, giờ đây như muốn ngã quỵ khi nghe tin vua quan trần gian kết án tử cho con mình (x. Ga 19,12-18).
Thập Giá đời Mẹ: còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau, khi Mẹ gặp con mình trên đường Thập Giá, chứng kiến cảnh con yêu bị hành hình một cách nhục nhã, nhục hình Thập Giá chỉ dành cho những thành phần người trộm cướp, giết người.
Thập Giá đời Mẹ: ngày mà đôi tay Mẹ ẵm Hài Nhi Giêsu, tuy khó khăn, gian khổ nhưng tràn đầy niềm hạnh phúc, đây là niềm vui lớn nhất của người phụ nữ khi đón nhận Thiên Chức làm mẹ, giờ đây cũng đôi tay giở đã gầy guộc vì tuổi già ẵm lấy xác con yêu người không ra hình người vì sự tra tấn dã man của nhân loại, hơi thở, giọng nói giờ cũng không còn, còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi Mẹ phải xa lìa con (x. Lc 23,28-34). “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống thật đau đớn lòng”.
Thập Giá đời Mẹ: ngày con được sinh ra tuy là trong hang bò lừa của những chú mục đồng nhưng ánh mắt, nụ cười, của con yêu đem lại cho Mẹ niềm vui và hạnh phúc, giờ đây cũng chính thân xác con yêu sau khi đã nhận sự trả ơn của nhân loại một cách tàn nhẫn, giờ được tang trong mồ, ngôi mồ mượn tạm của người. Mẹ đau đớn biết là dường nào (x. Lc 23,50-55).
Lược sơ qua cuộc đời của Mẹ Maria, một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác, chân yếu tay mềm, gánh chịu tất cả những gì mà người phụ nữ bình thường phải gánh, cũng mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng con bằng chính dòng sữa của mình, chu toàn bổn phận của một người vợ, mẹ trong gia đình. Nhưng Mẹ không than thân trách phận, Mẹ phó dâng cuộc đời cho Thiên Chúa định liệu, Mẹ khiêm nhường nhận Mẹ là nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ chuyên tâm cầu nguyện, tìm, lắng nghe và tuân theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vui cũng như buồn, Mẹ sống chan hoà tình yêu thương với mọi người, Mẹ đã từng sống trong đêm tối của đức tin. Chính niềm tin sắc bén, niềm phó thác cậy trông vững bền vào Thiên Chúa và đặc biệt Mẹ yêu mến Thiên Chúa bằng lời nói hành động, bằng cả trái tim và con người của Mẹ. Nhờ đó Mà Mẹ được Chúa yêu thương chúc phúc và ban tặng cho Mẹ những đặc ân cao trọng.
Mừng sinh Nhật Mẹ Maria và hướng về Mẹ qua lănh kính bình thường và bình dị. Để từ đó ta cố gắng hơn trong đời sống hoàn thiện, chuyên tâm hơn trong đời sống cầu nguyện, kiện toàn hơn trong đời sống đức tin, Xin Mẹ Maria đồng hành và giúp ta sống xứng với danh xưng là con Thiên Chúa, xứng với hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người ta.
Cầu nguyện
Lạy Mẹ Maria! Mẹ cũng là thụ tạo do Chúa sinh dựng lên, nhưng là thụ tạo toàn bích trước mắt Thiên Chúa qua đời sống của Mẹ.
Trong niềm hân hoan mừng ngày sinh nhật của Mẹ, chúng con xin được hiệp cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân. Vì Chúa đã ban cho chúng con là những thụ tạo yếu đuối có một tấm gương và một người Mẹ, là Đức Trinh Nữ Maria.
Chúng con cảm tạ Mẹ đã sống nêu gương cho chúng con bằng những nhân đức xin vâng, khiêm nhường và chịu đựng, đã đồng hành và che chở, cầu nguyện cho chúng con trước ngai toà Thiên Chúa.
Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con, để nhờ ơn Chúa giúp, trong từng ngày sống chúng con biết noi gương Mẹ, Xin Mẹ đồng hành, dạy dỗ chúng con như xưa Mẹ đã dạy Thánh Tử Giêsu thời thơ ấu, xin Mẹ cầu nguyện cùng với chúng con như xưa Mẹ đã từng cầu nguyện cùng với Chúa Giêsu, xin Mẹ giúp chúng con vững bước trên đường thập giá. Nhờ đó mà chúng con trở thành những người con ngoan của Chúa và của Mẹ, trở thành những tấm gương, lời mời gọi mọi người tin, yêu và đón nhận Chúa trong cuộc sống. Amen.
Lễ Sinh nhật Đức Mẹ gọi là "lễ Noel mùa Thu", vì bầu trời tươi sáng, khí hậu mát mẻ êm dịu tiên báo một mùa hồng phúc. Ngày Sinh nhật của Mẹ là Rạng đông của Mặt Trời công chính là Đức Giêsu Kitô, Con của Mẹ, vì Mẹ sinh ra đem đến cho toàn thể loài người niềm hy vọng ơn Cứu độ. Do đó, hôm nay Giáo hội cầu xin cho được ơn phúc lộc và bình an do Con sinh bởi Mẹ giải thoát loài người khỏi vòng tội lỗi.
PHỤNG VỤ CHƯ THÁNH
LỄ SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
NGÀY 8 THÁNG 9
1. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ
Theo Thánh sử Luca (Lc 1:26), Đức Trinh Nữ Maria sống tại Nagiarét khi chịu thai Chúa Giêsu, nên có thể Người cũng sinh ra tại Nagiarét. Và theo ngụy thư, gia đình hai Thánh Gioakim và Anna cư ngụ tại Nagiarét, nên hai Ngài cũng sinh Đức Trinh Nữ Maria tại đó. Nhưng theo Tiền Phúc âm Thánh Giacôbê, Đức Trinh Nữ Maria sinh tại Giêrusalem, vì hồi thế kỷ V một đền thờ được dâng kính Thánh Anna phía bắc đền thờ Giêrusalem, và tại Giêrusalem người ta mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày mồng 8 tháng Chín trong một Vương cung thánh đường gần hồ tắm ngay chính nơi theo lưu truyền là nơi Đức Trinh Nữ sinh ra. Và năm 603, Thánh Sôphrôniô, Thượng phụ Giêrusalem, xác nhận Đức Trinh Nữ sinh tại Giêrusalem. Thánh Inhaxiô Antiôkia và Thánh Giustinô minh chứng Đức Trinh Nữ thuộc hoàng tộc Đavid vì theo Thánh sử Luca (1:27, 32, 69), Chúa Giêsu, Con Đức Maria, thuộc nhà Đavid.
Bên Đông phương, theo Tiền Phúc âm Thánh Giacôbê, năm 560 đã có lễ Sinh nhật Đức Mẹ. Năm 715, Thánh Giám mục Anrê Crêta dâng lễ Sinh nhật Đức Mẹ và đã giảng bốn bài giảng. Bên Tây phương, Đức Thánh Giáo hoàng Sergiô I lập lễ này cùng với lễ Truyền tin, lễ Mẹ dâng Con, lễ Mẹ lên trời với bốn cuộc rước linh đình từ nhà thờ Thánh Adrianô về đền thờ Đức Bà Cả. Tại Pháp, Thánh Maurillô, Giám mục giáo phận Angers, đầu tiên mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ mà từ lâu gọi là "Notre-Dame Angevine". Thế kỷ XI, Thánh Giám mục Fulbertô có công truyền bá lễ này và, khi làm Giám mục thành Chartres, ngài đã mừng lễ này trọng thể. Dần dần lễ này được truyền bá khắp nơi.
Đức Innocentê IV đặt lễ có tuần tám. Đức Grêgôriô XI đặt lễ vọng và ngày chay trước. Đức Thánh Piô X bỏ lễ vọng và tuần tám. Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày mồng 8 tháng 9, đúng chín tháng sau lễ Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm ngày mồng 8 tháng 12.
2. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ
Lễ Sinh nhật Đức Mẹ gọi là "lễ Noel mùa Thu", vì bầu trời tươi sáng, khí hậu mát mẻ êm dịu tiên báo một mùa hồng phúc. Ngày Sinh nhật của Mẹ là Rạng đông của Mặt Trời công chính là Đức Giêsu Kitô, Con của Mẹ, vì Mẹ sinh ra đem đến cho toàn thể loài người niềm hy vọng ơn Cứu độ. Do đó, hôm nay Giáo hội cầu xin cho được ơn phúc lộc và bình an do Con sinh bởi Mẹ giải thoát loài người khỏi vòng tội lỗi. Ngày Sinh nhật đem Tin mừng cho cả trần gian, vì Đức Kitô, Chúa chúng ta là Mặt Trời soi đường ngay nẻo chính, đã từ cung lòng Mẹ sinh ra. Người là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, là Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh. Giáo hội cũng tin tưởng vào Con sinh ra bởi Mẹ làm cho đức Đồng trinh của Mẹ vẫn luôn vẹn toàn, không bị tổn thương, nhưng lại được thánh hiến. Đức Trinh Nữ Maria vinh hiển, xuất thân từ dòng dõi Abraham, từ chi tộc Giuđa và là con cháu hoàng tộc Đavid, đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Người là kho tàng đức Khiết trinh, là cây gậy nở hoa của Aaron, là đề tài của các lời tiên tri, là Ái nữ của Thánh Gioakim và Anna đã được sinh ra hôm nay, đổi mới lại bộ mặt trái đất và làm chan hoà ánh sáng trong khắp Giáo hội.
3. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ
Bài đọc I: Mica 5:1-4
Tiên tri Mica xuất hiện đồng thời với tiên tri Hosê và tiên tri Isaia thế kỷ VIII trước Thiên Chúa giáng sinh. Ông tiên báo Vua hoà bình sẽ sinh tại Ephrata và chăn dắt đoàn chiên của Giavê. Ephrata nguyên là một chi tộc sinh sống gần Bêlem. Mica nghĩ đến dòng dõi vua Đavid tại Bêlem và nhìn thấy một nhà lãnh đạo, một Đấng thống trị Israel. Thiên Chúa sẽ che chở dân Người tới khi một người nữ sinh đẻ sẽ sinh con (5:2). Lời này ám chỉ Mẹ Đấng Thiên Sai và sự đản sinh của Immanuel (Is 7:14). Đấng thống trị Israel sẽ chăn dắt dân Người. Người sẽ là chính sự bình an (5:4). Tân ước đã trích lại những lời Mica tiên tri về Đấng Thiên Sai sinh ra trong Mt 2:6 và Ga 7:42.
Giáo hội trích đọc đoạn tiên tri Mica này cho ngày Sinh nhật Mẹ Maria để nêu bật rằng thời gian đủ đầy đã đến khi Trinh Nữ Maria sinh ra: Đó là Rạng đông của ơn Cứu chuộc.
Bài đọc II: Rôma 8:28-30
Đoạn Thánh thư này nhắc nhớ kế hoạch từ muôn thuở của Thiên Chúa. Người tiền định rằng những kẻ yêu mến Người thì Người giúp họ được sự lành. Người nắn đúc họ nên giống hình ảnh Con của Người, để Ngài nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Tư tưởng "trưởng tử" ám chỉ phẩm chức của Người Con và chúng ta được kêu gọi vào vương quốc của Ngài. Kế hoạch của Thiên Chúa rất minh bạch, đó là những kẻ mà Người đã tiền định, đã kêu gọi, đã công chính hoá, thì Người đã đem họ vào phúc vinh quang. Kế hoạch thiên định này liên quan tới số phận tươi sáng của Mẹ Maria.
Phúc âm: Matthêu 1:1-16, 18-23
Gia phả Chúa Giêsu theo Thánh sử Matthêu hoàn toàn khác với gia phả của Thánh sử Luca. Mở đầu: "Gia phả Đức Giêsu Kitô, con Đavid, con Abraham", Thánh sử Matthêu chứng tỏ Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavid qua Thánh Giuse và nói cho tín hữu ngoài dân Do Thái biết rằng Chúa Giêsu là con Abraham mà mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ông mà cầu phúc cho nhau (St 22:18).
Thánh sử Luca thuật gia phả Chúa Giêsu vào dịp Người chịu phép rửa khi có tiếng từ trời phát ra: "Này Con là Con chí ái của Ta" (Lc 3:22).
Gia phả theo Thánh sử Matthêu được dùng trong lễ Sinh nhật Đức Mẹ, qua ba lần mười bốn thế hệ. Con số mười bốn là số ngày tròn và khuyết của mặt trăng. Lịch sử nhân loại tròn vào triều đại Đavid, nhưng khuyết trong thời gian dân Do Thái bị đi lưu đày bên Babylon, rồi lại tròn vào thời kỳ Chúa Giêsu. Điểm đặc biệt Thánh sử kể tên bốn người phụ nữ là những dụng cụ Thiên Chúa dùng trong kế hoạch của Người:
1) Bà Tamar (St 38:6-30) tổ mẫu của triều đại Giuđa (St 49:10);
2) Bà Rahah là một gái điếm đã lo liệu cho ông Giosuê dẫn dân Do Thái vào đất hứa (Gs 2:1-24);
3) Bà Ruth theo mẹ chồng về đất Israel kết hôn với ông Boaz sinh ra Obed là ông nội của vua Đavid (R 2-4);
4) Bà Bethsheba cùng với Đavid sinh ra Salomon
(2 Sm 11:12-24).
Tại sao gia phả Thánh Giuse được dùng cho lễ Sinh nhật Đức Mẹ? Là vì Đức Maria được dùng trong kế hoạch của Thiên Chúa: là bạn của Thánh Giuse, chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Ngày sinh nhật và vai trò của Mẹ là bối cảnh của lịch sử Cứu độ. Đức Maria giữ kín việc Người thụ thai một cách nhiệm lạ. Thánh Giuse là người công chính không muốn người ta cho mình là cha của thai nhi đó nên mới quyết tâm bỏ trốn. Nhưng Thiên thần Chúa hiện đến giải thích cho Ngài hiểu biết rõ biến cố Nhập thể ứng nghiệm lời tiên tri Isaia: "Một Trinh Nữ thụ thai, hạ sinh một Con Trai gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (7:14).
4. LỜI CÁC THÁNH
- Thánh Basiliô: Mẹ được ban ân sủng dư tràn là cốt để làm trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại.
- Thánh Sôphrôniô: Tổng thần Gabrie chào Mẹ là Đấng đầy ân sủng, vì ân sủng ban cho người khác có chừng có hạn, còn khi ban cho Mẹ Maria, đã ban đầy tràn, ban tất cả.
- Thánh Đamascenô: Muôn dân hãy đến, bất cứ bạn là ai, bất cứ ở nơi đâu, hãy đến hợp hoan chúc mừng ngày sinh nhật của Đức Trinh Nữ, cũng là ngày sinh nhật ơn Cứu độ chúng ta.
- Thánh Đamianô: Một chồi sẽ phát sinh từ gốc Jessê, và từ rễ nó mọc lên một bông hoa. Mẹ Thiên Chúa là chồi mạnh mẽ chiến thắng sức mạnh thù địch hoả ngục.
- Thánh Anselmô: Ở thế gian không có ai không được Mẹ Maria ban cho dự vào phần tràn dư ân sủng của Mẹ. Thật vậy, trong vũ trụ, không thể tìm đâu ra một người nào không mắc nợ từ tâm của Mẹ, không thể tìm đâu ra một người nào mà tình thương của Mẹ không tràn tới.
- Thánh Bênađô: Trong Mẹ, Chúa đã đặt tất cả sự sung mãn mọi ơn lành của Chúa để nếu chúng ta có được tia sáng hy vọng nào, ánh quang ân sủng nào, đường lối độ phúc nào, thì chúng ta thảy đều nhờ lòng từ ái Mẹ mà có.
- Thánh Bônaventura: Mọi người chúng ta là con cái sự phẫn nộ (Ep 2:3). Ngày sinh nhật rất thánnh của Mẹ Maria vượt xa biết bao lời chúc dữ của tất cả chúng ta. Không những Mẹ được thoát nguyên tội, mà cũng thoát khỏi mọi tội lỗi và khổ đau, vì Mẹ đầu thai vô nhiễm.
- Thánh Tôma: Mẹ Maria có 3 đợt ân sủng: Đợt tràn đầy thứ nhất trong linh hồn ngay khi vừa phôi dựng, linh hồn mỹ diệu của Mẹ đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Đợt tràn đầy thứ hai trong thân xác mẹ, để từ thân xác trinh vẹn Mẹ, Ngôi Lời mặc lấy thân xác loài người. Đợt thứ ba tràn đầy để làm lợi ích bao la cho chúng ta, để làm cho chúng ta được hưởng những báu tàng phú quí của Mẹ.
- Thánh Vinh-sơn: Sự thánh thiện của Mẹ đã cao vượt trên sự thánh thiện của tất cả các thần thánh.
- Thánh Bênađinô: Thiên Chúa không bao giờ chỉ định ai vào một nhiệm vụ nào mà không ban cho họ không những đủ các năng lực cần thhiết, mà còn ban cả những ân điển cần phải có để tô điểm nhiệm vụ đó thêm vinh dự.
- Thánh Laurensô Giustinianô: Nếu mẹ Maria không được đầy tràn ân sủng, thì làm sao Mẹ có thể làm thang lên thiên đàng, làm trạng sư biện hộ thế giới, làm trung gian hoàn hảo giữa Thiên Chúa và chúng ta?
- Thánh Tôma Villanôva: Đầy ơn sủng, nên Mẹ trào ra cho mọi người phần tràn dư của Mẹ.
- Thánh Anphong: Chúng ta hãy hoan hỉ vui lên cùng với Mẹ Maria thơ nhi của chúng ta: Vừa sinh ra, Mẹ đã rất mực thánh thiện, rất đầy ân sủng, và rất đẹp lòng Thiên Chúa. Chúng ta hãy hoan hỉ vui lên không những vì Mẹ, mà còn vì chúng ta: Mẹ sinh rào đời tràn đầy ân sủng như vậy, không những để vinh danh Mẹ, mà còn để mang ích lợi cho chúng ta.
5. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
- Đức Innocentê III: Như rạng đông vén lên bức màn đêm để bắt đầu một ngày, Rất Thánh Trinh Nữ Maria chấm dứt các nết xấu nên gọi là Rạng đông.
- Đức Lêô XIII: Mẹ Maria xuất hiện bởi hoàng tộc Đavid, nhưng Mẹ không được thừa hưởng của cải chức quyền do tổ tiên của Mẹ. Mẹ sống một cuộc sống khiêm hèn trong một thành phố nhỏ bé, trong một căn nhà thanh bạch. Mẹ càng an phận khiêm hèn trong cảnh nghèo nàn để Mẹ càng có thể nâng tâm trí lên với Thiên Chúa và trìu mến Chúa trên hết mọi sự.
- Đức Phaolô VI: Cần nói ngay đến những lễ kính nhớ biến cố sinh ơn Cứu rỗi, trong đó Chúa Giêsu và Mẹ Maria đi liền với nhau, như lễ Sinh nhật Đức Mẹ (ngày mồng 8 tháng 9), ngày mà niềm hy vọng và vầng hồng Cứu rỗi ló dạng trên trần gian.
- Đức Gioan Phaolô II: "Lạy Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, sự ra đời của Mẹ loan báo niềm vui cho toàn thế giới". Ngày mồng 8 tháng 9, chín tháng sau lễ Vô nhiễm thai của Mẹ Thiên Chúa, Giáo hội kính nhớ kỷ niệm ngày chào đời của Mẹ. Ngày chào đời của Mẹ thúc giục tâm lòng chúng ta quay hướng về Chúa Con: "Bởi Mẹ sinh ra Mặt trời công chính là Chúa Kitô, Chúa chúng ta: Người tẩy xoá án chúc dữ và đem lại ơn thánh. Người đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta sự sống đời đời". Như vậy, niềm vui dạt dào của Giáo hội toả lan từ Con sang Mẹ. Ngày Sinh nhật thật là một sự khởi đầu của một thế giới tốt hơn như Đức Phaolô VI đã tuyên ngôn một cách tuyệt vời. Vì lẽ đó mà Giáo hội công bố và loan báo sự chào đời của Mẹ Maria chiếu giãi ra mọi Giáo hội trên khắp thế giới. Chúng ta hân hoan mừng lễ Sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria: Bởi từ Mẹ mọc lên Mặt Trời công chính là Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Ngày lễ Mẹ này hoàn toàn là một sự mời gọi hãy hoan hỉ, vì do ngày Sinh nhật của Đức Maria Rất Thánh, Thiên Chúa ban cho thế giới bảo chứng cụ thể ơn Cứu độ sắp xảy đến: Nhân loại từ hàng ngàn năm đã ý thức nhiều hay ít, đã mong đợi một nhân vật nào có thể giải phóng họ khỏi khổ đau, khỏi rủi ro, lo âu, thất vọng, và ai đã tìm được những sứ giả loan báo lời trấn an và khích lệ của Thiên Chúa, có thể cảm kích nhìn thấy Thiếu Nhi Maria này. Maria là điểm hội tụ và là điểm đến của tất cả các lời hứa của Thiên Chúa vẫn ngân vang một cách huyền nhiệm tới tâm điểm của lịch sử.